thien can va luc thap hoa giap

25
Trang 1 / 25 Nhiều lúc trong buổi họp mặt trò chuyện với bạn bè hay người thân, ta sẽ gặp phải những câu hỏi đại loại như: “Can Chi của năm 1805 là gì? Can Chi của năm 2098 là gì?..”. Có nhiều người sẽ lúng túng vì không biết trả lời ra sao, hoặc đành phải mở sách lịch vạn niên để tra tìm. Một số người khác có cách trả lời bằng việc lấy một số năm cố định để làm MỐC nhớ (Ví dụ: mốc nhớ là năm sinh của họ 1968 – “Tết Mậu Thân”) rồi cộng thêm hay trừ đi một số nào đó để tính ra Địa Chi của năm cần tìm… Lại nhớ những Thầy bói mù trước đây, khi người muốn xem bói chỉ cần nói năm sinh của mình thì ngay tức thì ông ta có thể nhẩm ra và trả lời ngay năm đó có Can Chi gì, ta tán thưởng và cho là ông ấy tài quá. Thật ra, câu hỏi này không khó để trả lời, và hiện nay trong các diễn đàn trên mạng, có rất nhiều người rất tốt và chịu khó, đã cung cấp cho mọi người các phương pháp khác nhau để tính Can Chi của năm Dương lịch bất kỳ, khá hay và đơn giản như: phương pháp lấy toàn bộ năm chia cho 12 rồi tìm số DƯ để quy đổi ra Địa Chi tương ứng, hoặc phương pháp quy đổi ra công thức toán học A1= B+C+… rồi dùng một số quy ước để tìm ra kết quả..v.v. cũng rất thú vị. Tuy nhiên, một số người đứng tuổi không thấy các cách đó “hợp với khẩu vị” của mình lắm vì phải đụng đến toán chia nhiều số, hoặc đụng đến biểu thức toán học phải ghi chép ra giấy, họ chỉ thích làm sao cũng như ông Thầy bói mù năm xưa chỉ cần nhẩm trên tay là tìm được ngay Can Chi của năm cần tìm. Phương pháp tính Can Chi của năm Dương lịch được dẫn ra dưới đây không ngoài mục đích để đạt được như ông Thầy bói mù năm xưa, tức là chỉ cần nhẩm trên bàn tay trái ta sẽ có kết quả trả lời ngay mà không cần phải tính toán nhiều (“nhẩm trên bàn tay trái” nghĩa là việc di chuyển ngón tay cái qua các cung Địa bàn 12 cung: Tý, Sữu, Dần, Mão… quy ước trên bàn tay trái trong thuật Tử Vi, Nhâm Độn v..v). Do chúng ta đã và đang trãi qua giữa hai thế kỷ XX và XXI, tức là từ năm 1900 đến năm 2099 nên chúng ta quan tâm trước cách tìm Can Chi của những năm nằm trong khoảng giữa thời kỳ này, và tạm chấp nhận kết quả cung khởi của những năm 1900 và 2000. Phần giải thích nguyên lý và cách tính sẽ được trình bày tiếp để các bạn sẽ hiểu rõ hơn vì sao như vậy, và sẽ nắm trọn phương pháp tính cho bất kỳ năm Công nguyên nào. Tuy phần giải thích chi tiết hơi dài để hiểu cặn kẽ, nhưng khi thực hành thì gọn gàng, kết quả ra nhanh chóng và chính xác.

Upload: khanhtramnguyen

Post on 05-Feb-2016

61 views

Category:

Documents


6 download

DESCRIPTION

Sách nghiên cứu tử vi

TRANSCRIPT

Page 1: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 1 / 25

Nhiều lúc trong buổi họp mặt trò chuyện với bạn bè hay người thân, ta sẽ gặp phải những câu hỏi

đại loại như: “Can Chi của năm 1805 là gì? Can Chi của năm 2098 là gì?..”. Có nhiều người sẽ lúng túng vì

không biết trả lời ra sao, hoặc đành phải mở sách lịch vạn niên để tra tìm. Một số người khác có cách trả

lời bằng việc lấy một số năm cố định để làm MỐC nhớ (Ví dụ: mốc nhớ là năm sinh của họ 1968 – “Tết

Mậu Thân”) rồi cộng thêm hay trừ đi một số nào đó để tính ra Địa Chi của năm cần tìm… Lại nhớ những

Thầy bói mù trước đây, khi người muốn xem bói chỉ cần nói năm sinh của mình thì ngay tức thì ông ta có

thể nhẩm ra và trả lời ngay năm đó có Can Chi gì, ta tán thưởng và cho là ông ấy tài quá. Thật ra, câu hỏi

này không khó để trả lời, và hiện nay trong các diễn đàn trên mạng, có rất nhiều người rất tốt và chịu khó,

đã cung cấp cho mọi người các phương pháp khác nhau để tính Can Chi của năm Dương lịch bất kỳ, khá

hay và đơn giản như: phương pháp lấy toàn bộ năm chia cho 12 rồi tìm số DƯ để quy đổi ra Địa Chi tương

ứng, hoặc phương pháp quy đổi ra công thức toán học A1= B+C+… rồi dùng một số quy ước để tìm ra kết

quả..v.v. cũng rất thú vị. Tuy nhiên, một số người đứng tuổi không thấy các cách đó “hợp với khẩu vị” của

mình lắm vì phải đụng đến toán chia nhiều số, hoặc đụng đến biểu thức toán học phải ghi chép ra giấy, họ

chỉ thích làm sao cũng như ông Thầy bói mù năm xưa chỉ cần nhẩm trên tay là tìm được ngay Can Chi của

năm cần tìm.

Phương pháp tính Can Chi của năm Dương lịch được dẫn ra dưới đây không ngoài mục đích để đạt

được như ông Thầy bói mù năm xưa, tức là chỉ cần nhẩm trên bàn tay trái ta sẽ có kết quả trả lời ngay mà

không cần phải tính toán nhiều (“nhẩm trên bàn tay trái” nghĩa là việc di chuyển ngón tay cái qua các cung

Địa bàn 12 cung: Tý, Sữu, Dần, Mão… quy ước trên bàn tay trái trong thuật Tử Vi, Nhâm Độn v..v).

Do chúng ta đã và đang trãi qua giữa hai thế kỷ XX và XXI, tức là từ năm 1900 đến năm 2099 nên

chúng ta quan tâm trước cách tìm Can Chi của những năm nằm trong khoảng giữa thời kỳ này, và tạm

chấp nhận kết quả cung khởi của những năm 1900 và 2000. Phần giải thích nguyên lý và cách tính sẽ được

trình bày tiếp để các bạn sẽ hiểu rõ hơn vì sao như vậy, và sẽ nắm trọn phương pháp tính cho bất kỳ năm

Công nguyên nào.

Tuy phần giải thích chi tiết hơi dài để hiểu cặn kẽ, nhưng khi thực hành thì gọn gàng, kết quả ra nhanh chóng và chính xác.

Page 2: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 2 / 25

A. THỰC HÀNH:

Bước 1: Định cung khởi cố định (cố định trong 100 năm): a. Hễ thuộc những năm 1900: Khởi cung TÝ

b. Hễ thuộc những năm 2000: Khởi cung THÌN

Bước 2: Tìm bội số của 12 thích hợp gần đến năm cần tìm (ta chỉ cần nhẩm: 0, 12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96; cần thuộc lòng 9 bội số này của 12). Rồi từ cung khởi ta di chuyển ngón tay cái qua các cung trên bàn tay trái theo chiều thuận hay nghịch để đến cung Địa Chi cần tìm.

Bước 3: Đổi số cuối của năm ra CAN ghép vào Địa Chi vừa tìm được ta có kết quả Can Chi của năm cần tìm (cách quy đổi ra CAN có trình bày phía dưới).

Ví dụ 1: Tìm Can Chi năm 1900.

Bước 1: Thuộc 1900 -> khởi từ cung Tý: ta đưa ngón tay cái vào cung Tý trên Địa bàn của bàn tay trái.

Bước 2: Lấy ngón tay cái đứng tại Tý nhẩm: 0 tức là bằng với số cuối cùng của năm cần tìm là 0, ta nói: Địa Chi là năm Tý.

Bước 3: Vì số cuối cùng của năm cần tìm là 0, tương ứng với Can CANH, ta ghép Can vào Chi được: năm 1900 là năm CANH TÝ.

Ví dụ 2: Tìm Can Chi năm 2000.

Bước 1: Khởi từ cung Thìn.

Bước 2: Lấy ngón tay cái đứng tại Thìn nhẩm: 0 tức là bằng với số cuối cùng của năm cần tìm là 0, ta nói: Địa Chi là năm Thìn.

Bước 3: Vì số cuối cùng của năm cần tìm là 0, tương ứng với Can CANH, ta ghép Can vào Chi được: năm 2000 là năm CANH THÌN.

Ví dụ 3: Tìm Can Chi năm 1911.

Bước 1: Khởi từ cung Tý.

Bước 2: Đứng nguyên tại Tý nhẩm: 0, rồi 12 dừng đếm lại - 12 tức là bội số gần nhất với số của năm cần tìm 11, và lớn hơn 1 số, nên ta đang đứng tại Tý lùi lại (theo chiều nghịch) 1 cung, là cung Hợi, ta nói: Địa Chi là năm Hợi.

Bước 3: Vì số cuối cùng của năm cần tìm là 1, tương ứng với Can TÂN, ta ghép Can vào Chi được: năm 1911 là năm TÂN HỢI.

Ví dụ 4: Tìm Can Chi năm 1991.

Bước 1: Khởi từ cung Tý.

Bước 2: Đứng nguyên tại Tý nhẩm: từ 0 đến 84 thì dừng đếm lại - 84 tức là bội số của 12 gần nhất với số của năm cần tìm 91, và nhỏ hơn 7 số, nên ta đang đứng tại Tý tiến thêm (theo chiều thuận) 7 cung (lưu ý: cung đối xung luôn cách 6 cung, tức là ta đang đứng cung Tý, vậy đếm đến Ngọ là 6, qua cung Mùi là 7), là cung Mùi, ta nói: Địa Chi là năm Mùi.

Bước 3: Vì số cuối cùng của năm cần tìm là 1, tương ứng với Can TÂN, ta ghép Can vào Chi được: năm 1991 là năm TÂN MÙI.

Page 3: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 3 / 25

Ví dụ 5: Tìm Can Chi năm 1945.

Bước 1: Khởi từ cung Tý.

Bước 2: Tại Tý nhẩm: từ 0 đến 48 thì dừng đếm lại - 48 tức là bội số của 12 gần nhất với số của năm cần tìm 45, và lớn hơn 3 số, nên ta đang đứng tại Tý lùi lại (theo chiều nghịch) 3 cung, là cung Dậu, ta nói: Địa Chi là năm Dậu.

Bước 3: Số đuôi của năm là 5, tương ứng ẤT, ta ghép Can vào Chi được: năm 1945 là năm ẤT DẬU.

Ví dụ 6: Tìm Can Chi năm 1996.

Bước 1: Khởi từ cung Tý.

Bước 2: Tại Tý nhẩm: từ 0 đến 96 thì dừng đếm lại - 96 tức là bội số của 12 bằng với số của năm cần tìm 96, ta nói: Địa Chi là năm Tý.

Bước 3: Số đuôi của năm là 6, tương ứng BÍNH, ta ghép Can vào Chi được: năm 1996 là năm BÍNH TÝ.

Lưu ý: Nếu ta từ năm 1996 - Bính Tý này, đếm tiến thêm 4 cung nữa gồm: Đinh Sửu (1997), Mậu Dần (1998), Kỹ Mão (1999), đến cung Thìn là 4 cung: vậy Canh Thìn là năm 2000, tức là qua năm 2000 và trong 100 năm thuộc về năm 2000 ta phải bắt đầu khởi từ Thìn, không khởi từ Tý nữa. Các bạn sẽ tìm thấy lời giải thích chi tiết ngay dưới đây cho việc thay đổi cung khởi này.

Ví dụ 7: Tìm Can Chi năm 2014.

Bước 1: Khởi từ cung Thìn.

Bước 2: Tại Thìn nhẩm: từ 0 đến 12 dừng đếm - 12 tức là bội số gần nhất với số của năm cần tìm 14, và nhỏ hơn 2 số, từ Thìn ta tiến thêm 2 cung nữa, là cung Ngọ, ta nói: Địa Chi là năm Ngọ.

Bước 3: Số đuôi của năm là 4, tương ứng GIÁP, ta ghép Can vào Chi được: năm 2014 là năm GIÁP NGỌ.

Ví dụ 8: Tìm Can Chi năm 2096.

Bước 1: Khởi từ cung Thìn.

Bước 2: Tại Thìn nhẩm: từ 0 đến 96 thì dừng đếm lại - 96 tức là bội số của 12 bằng với số của năm cần tìm 96, ta nói: Địa Chi là năm Thìn.

Bước 3: Số đuôi của năm là 6, tương ứng BÍNH, ta ghép Can vào Chi được: năm 2096 là năm BÍNH THÌN.

Lưu ý: Nếu ta từ năm 2096 -Bính Thìn này, đếm tiến thêm 4 cung nữa đến cung Thân: vậy Canh Thân là năm 2100, tức là qua năm 2100 và trong 100 năm thuộc về năm 2100 ta phải bắt đầu khởi từ Thân, tương tự như khởi từ Tý và Thìn vậy.

Page 4: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 4 / 25

B. GIẢI THÍCH:

1. CHU KỲ CỦA THIÊN CAN:

Do Thập Thiên Can (10 Thiên Can) cùng tương ứng với hệ số đếm thập phân mà năm Dương lịch đang dùng, do vậy cứ sau mỗi chu kỳ mười năm thì trở lại cùng một Thiên Can. Bảng dưới đây liệt kê các chữ số năm cuối tương ứng với Thiên Can:

Ví dụ: o Các năm 1900, 1910, 1920, 1930,… 2000 có chữ số 0 cuối tương ứng Can CANH o Các năm 1811,…, 1971,…, 1991,… 2001 có chữ số 1 cuối tương ứng Can TÂN o Các năm 1716,…, 1836,…, 1956,… 2016 có chữ số 6 cuối tương ứng Can BÍNH

Chỉ cần nhớ các Can Dương: Giáp – 4; Bính – 6; Mậu – 8; Canh – 0; Nhâm – 2 dễ dàng suy ra các Can Âm.

Ghi chú: Các số CHẲN thuộc CAN DƯƠNG - Các số LẺ thuộc CAN ÂM.

2. CHU KỲ 100 NĂM CỦA ĐỊA CHI:

Địa Chi có 12 cung, nên cứ 12 năm thì quay trở lại Địa Chi (cung) đã bắt đầu. Suy ra rằng các năm có 2 chữ số cuối là bội số của 12 thì cùng Địa Chi, gồm có: 0 (coi như năm bắt đầu), 12, 24, 36, 48, 60, 72, 84, 96.

Ví dụ: Năm 1900 xem lịch ta biết là năm Tý, vậy các năm 1912, 1924, 1936, 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, cũng là năm Tý. Gắn chữ số cuối theo các năm trên ta tìm được: 1900 (Canh Tý), 1912 (Nhâm Tý), 1924 (Giáp Tý), 1936 (Bính Tý), 1948 (Mậu Tý), 1960 (Canh Tý), 1972 (Nhâm Tý), 1984 (Giáp Tý), 1996 (Bính Tý)…

Page 5: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 5 / 25

Theo như trên, trong 100 năm ta có 9 năm (kể cả năm có chữ số 0 đầu tiên) có bội số chung 12, năm có chữ số 96 là năm cuối để có cùng Địa Chi ban đầu, còn lại 4 năm nữa để hoàn thành số 100 năm, tức là tính từ cung bắt đầu ta phải tiến thêm 4 cung nữa.

Ví dụ: Năm 1900 xem lịch ta biết là năm Tý, sau 100 năm kế tiếp - năm 2000 - sẽ là năm Thìn. Ta tính như sau: đến năm 1996 vẫn là năm Tý, từ Tý tiến thêm 4 cung nữa đến cung Thìn. Theo như trên ta suy ra năm 2000 (chữ số 0 cuối) là năm Canh Thìn. Tương tự suy ra các năm: 2012 (Nhâm Thìn), 2024 (Giáp Thìn), 2036 (Bính Thìn), 2048 (Mậu Thìn), 2060 (Canh Thìn), 2072 (Nhâm Thìn), 2084 (Giáp Thìn), 2096 (Bính Thìn).

Tương tự cách tính trên cho 100 năm kế tiếp tính từ cung Thìn (tiến 4 cung nữa) là cung Thân (Canh Thân – 2100). Thêm 100 năm kế tiếp tính từ cung Thân (tiến 4 cung nữa) là cung Tý (Canh Tý -2200). Vậy, chu kỳ của thế kỷ (100 năm) là bội số của số 3, tức là cứ sau 300 năm thì quay trở lại cung khởi cố định cho 100 năm đó, và dựa theo thứ tự: THÂN – TÝ – THÌN.

Từ chu kỳ này ta có thể luận: năm 2100 là năm Thân, trọn số năm này chia chẳn cho số 12, cứ lùi 300 năm lại ta thì cũng là cung Thân, gồm các năm: 1800, 1500, 1200, 900, 600, 300, 0, các năm này cũng đều chia chẳn cho 12. Ta có thể lập ra bảng dưới đây dựa theo cơ sở luận như trên:

TK. I: Từ 0 đến 99 cung khởi bắt đầu ở THÂN (0 chia 3 không dư)

TK. II: từ 100 đến 199 cung khởi bắt đầu ở TÝ (1 chia 3 dư 1)

TK. III: từ 200 đến 299 cung khởi bắt đầu ở THÌN (2 chia 3 dư 2)

TK. IV: từ 300 đến 399 cung khởi bắt đầu ở THÂN (3 chia 3 không dư)

TK. V: từ 400 đến 499 cung khởi bắt đầu ở TÝ (4 chia 3 dư 1)

TK. VI: từ 500 đến 599 cung khởi bắt đầu ở THÌN (5 chia 3 dư 2)

TK. VII: từ 600 đến 699 cung khởi bắt đầu ở THÂN (6 chia 3 không dư)

TK. VIII: từ 700 đến 799 cung khởi bắt đầu ở TÝ (7 chia 3 dư 1)

TK. IX: từ 800 đến 899 cung khởi bắt đầu ở THÌN (8 chia 3 dư 2)

TK. X: từ 900 đến 999 cung khởi bắt đầu ở THÂN (9 chia 3 không dư)

(..……….)

TK. XIX: từ 1800 đến 1899 cung khởi bắt đầu ở THÂN (18 chia 3 không dư)

TK. XX: từ 1900 đến 1999 cung khởi bắt đầu ở TÝ (19 chia 3 dư1)

TK. XXI: từ 2000 đến 2099 cung khởi bắt đầu ở THÌN (20 chia 3 dư2)

TK. XXII: từ 2100 đến 2199 cung khởi bắt đầu ở THÂN (21 chia 3 không dư)

(Cứ tiếp tục như vậy….)

Ta thấy: chúng ta chỉ cần lấy các chữ số đầu của năm, không dùng 2 chữ số cuối của năm (Vd: năm 1978, ta chỉ lấy số 19, không dùng 78), rồi đem chia cho số 3, nếu không có dư: khởi tại cung Thân, dư 1: khởi tại cung Tý, dư 2: khởi tại cung Thìn.

Page 6: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 6 / 25

Dựa theo quy tắc chia hết cho 3: “Một số chia hết cho 3 thì tổng số hạng của nó phải chia hết cho 3”, ta có thể cộng các số hạng của các chữ số đầu của năm sau khi loại bỏ 2 chữ số cuối, nếu lớn hơn 10 ta lại cộng các số hạng đó lại với nhau sao cho nhỏ hơn 10.

Ví dụ: - Năm 3795, ta chỉ lấy 37, 3 cộng với 7 bằng 10, rồi 1 cộng số 0 bằng 1, đem 1 chia 3 dư 1 ta khởi từ cung Tý.

- Năm 1718, ta chỉ lấy 17, 1 cộng với 7 bằng 8, đem 8 chia 3 dư 2 ta khởi từ cung Thìn

- Năm 2455, ta chỉ lấy 24, 2 cộng với 4 bằng 6, đem 6 chia 3 không dư ta khởi từ cung Thân

- Năm 1971, ta chỉ lấy 19, 1 cộng với 9 bằng 10, rồi 1 cộng số 0 bằng 1, đem 1 chia 3 dư 1 ta khởi từ cung Tý.

Bước kế tiếp là đem 2 chữ số cuối của năm so sánh với Bội số của 12 gần nhất rồi tiến hay lùi các cung cho đến cung cần tìm, như bước hai đã nói ở phần trên.

Page 7: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 7 / 25

1. THEO PHƯƠNG PHÁP CỔ TRUYỀN: Cơ sở để tôi ghi chép dưới đây dựa vào quyển “TỬ VI ĐẨU SỐ - Lấy số Tử Vi bằng Đồ Biểu

Toán Pháp” xuất bản 1951, tác giả Ông Nguyễn Mạnh Bảo và “TỬ VI THỰC HÀNH” của tác giả Dịch

Lý Huyền Cơ đã ghi lại và hướng dẫn. Phương pháp này có lẽ được sử dụng chính thống và áp

dụng rộng rãi trước đây, nay, xin bổ túc thêm ý nho nhỏ là phần Hán văn và giải thích để các bạn

tiện tham khảo. Vì trước đây tư liệu của các môn Huyền học như Tử Vi, Thái Ất… chỉ được thể hiện

bằng Hán văn, và bậc ông cha ta ít nhiều cũng nhìn được và hiểu rõ không cần giải thích nhiều,

nhưng sẽ là khó khăn lớn và tối nghĩa cho chúng ta hiện nay vì được giáo dục bằng hệ thống chữ

khác hẳn hệ thống chữ tượng hình của Trung Quốc.

Lúc đầu tôi cũng hơi băn khoăn không muốn việc ghi chép kiểu “song ngữ” này vì sẽ có hiểu

nhầm, lời đi tiếng lại, nhưng lại nghĩ: Một, muốn bảo tồn cái sở học quý báu của ông cha truyền

lại; Hai, thà đưa ra một thông tin minh bạch có cơ sở để mọi người có thể tự kiểm chứng – đối

chiếu, còn hơn biên dịch lại rồi chua thêm hoặc “bẻ cong” tư tưởng, ngụy luận rồi đưa ra một sản

phẩm từ sao chép biến thành của mình “sáng tác”, vẽ “rắn” thêm chân hòng biến thành “rồng”,

làm đỏm với mọi người, thật chỉ là sự khinh miệt với những người thiện chí đi tìm nguồn gốc của

một học thuật lâu đời đang bị mai một và biến dạng do sự nhào nắn của cuộc đời vậy.

a. Biểu và Khẩu Quyết “Lục Thập Giáp Tý Nạp Âm Ngũ Hành”:

六十甲子納音五行表六十甲子納音五行表六十甲子納音五行表六十甲子納音五行表 甲甲甲甲子子子子乙丑-海中金 甲甲甲甲午午午午乙未-砂石金 銀銀銀銀 丙寅丁卯-爐中火 丙申丁酉-山下火 燈燈燈燈 戊辰己巳-大林木 戊戌己亥-平地木 架架架架 庚午辛未-路旁土 庚子辛醜-璧上土 壁壁壁壁 壬申癸酉-劍鋒金 壬寅癸卯-金簿金 鉤鉤鉤鉤 甲甲甲甲戌戌戌戌乙亥-山頭火 甲甲甲甲辰辰辰辰乙巳-覆燈火 煙煙煙煙 丙子丁醜-澗下水 丙午丁未-天河水 滿滿滿滿 戊寅己卯-城頭土 戊申己酉-大驛土 寺寺寺寺 庚辰辛巳-白臘金 庚戌辛亥-釵釧金 鐘鐘鐘鐘 壬午癸未-楊柳木 壬子癸醜-桑柘木 樓樓樓樓 甲甲甲甲申申申申乙酉-井泉水 甲甲甲甲寅寅寅寅乙卯-大溪水 沙沙沙沙 丙戌丁亥-屋上土 丙辰丁巳-沙中土 地地地地 戊子己醜-霹靂火 戊午己未-天上火 燒燒燒燒 庚寅辛卯-松柏木 庚申辛酉-石榴木 柴柴柴柴 壬辰癸巳-長流水 壬戌癸亥-大海水 濕濕濕濕

口訣:口訣:口訣:口訣:

子午銀燈架壁鉤 戌辰煙滿寺鐘樓 申寅沙地燒柴濕 便是納音六甲頭

(Trích dẫn từ: http://www.docin.com/p-294600718.html)

Page 8: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 8 / 25

(Lược dịch)

LỤC THẬP GIÁP TÝ NẠP ÂM NGŨ HÀNH BIỂU

Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim Giáp Ngọ - Ất Mùi: Sa Thạch Kim Ngân Bính Dần – Đinh Mão: Lô Trung Hỏa Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa Đăng Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc Giá Canh Ngọ - Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ Canh Tý - Tân Sửu: Bích Thượng Thổ Bích Nhâm Thân – Quý Dậu: Kiếm Phong Kim Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạc Kim Câu

Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phú Đăng Hỏa Yên Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy Mãn Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Dịch Thổ Tự Canh Thìn - Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim Canh Tuất - Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim Chung Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Chá Mộc Lâu

Giáp Thân – Ất Dậu: Tỉnh Tuyền Thủy Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy Sa Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ Địa Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa Thiêu Canh Dần - Tân Mão: Tùng Bách Mộc Canh Thân - Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc Sài Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy Thấp

KHẨU QUYẾT Tý, Ngọ, Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu Tuất, Thìn, Yên, Mãn, Tự, Chung, Lâu Thân, Dần, Sa, Địa, Thiêu, Sài, Thấp Tiện Thị Nạp Âm Lục Giáp Đầu

Ghi chú:

Bài khẩu quyết theo thể “Thất ngôn tứ tuyệt” thường thấy trong thi văn trước đây, mục đích cho dễ nhớ và áp dụng cho biểu ở trên. Cho nên, không thể bảo chỉ cần nhớ bài thơ với năm chữ: ”Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu; Yên, Mãn, Tự….” cũng được rồi, vì sẽ dễ gây ra sự ngộ nhận rằng bài thơ khiếm khuyết một câu cuối cùng, rồi có những nhận định về học thuyết Nạp Âm Ngũ Hành theo lối suy diễn sai lầm ngớ ngẫn.

Biểu và khẩu quyết ở trên tôi dịch nguyên văn của tư liệu và thấy rằng so với tư liệu của Ông Nguyễn Mạnh Bảo thì câu thứ ba Ông ghi là: “Hán, Địa, Siêu, Sài, Thấp”, việc này theo

tư ý: do chữ Sa - 沙 và chữ Hán - 漢 đều là bộ Thủy, nhưng nghĩa chữ Sa là: cát sỏi - hơi xa

vời với ý nghĩa Thủy: nước, nên có lẽ vì vậy ông cha ta đổi Hán thay Sa!. Riêng chữ “Siêu”: 超 siêu việt, và 弨 siêu (cây cung) thì chắc rằng có sự sai sót trong in ấn vì kể cả hai chữ

đồng âm này cũng không chứa bộ thủ: Hỏa, do vậy chữ đúng là Thiêu 燒 (đốt, cháy) vậy.

Phần tên gọi Ngũ Hành Nạp âm của các năm Can Chi, tôi có đối chiếu với sách Hiệp Kỷ Biện Phương Thư và tôi theo tinh thần là giữ nguyên văn của tư liệu để các bạn tiện tham khảo và đối chiếu. So sánh với các sách Việt có sự khác biệt sau:

HIỆP KỶ BIỆN PHƯƠNG THƯ SÁCH CỔ VIỆT NAM Sa Thạch Kim 砂石金 Kim trong sỏi cát

Sa Trung Kim 砂中金 Kim trong cát

Tỉnh Tuyền Thủy 井泉水 Thủy của suối giếng Tuyền Trung Thủy 泉中水 Thủy của suối

Page 9: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 9 / 25

Tang Chá Mộc 桑柘木 Mộc của cây Dâu Tằm

Tang Đố Mộc 桑螙木 Mộc của cây Dâu, chữ Đố không rõ ý nghĩa!!

Phú Đăng Hỏa 覆燈火 Hỏa của Đèn lồng

Phúc Đăng Hỏa 覆燈火 Cùng chữ, nghĩa, cách đọc khác

Đại Dịch Thổ 大驛土 Thổ của Trại lớn

Đại Trạch Thổ 大宅土 Thổ của nhà lớn!!

b. Cách sử Dụng Khẩu Quyết khi tìm Ngũ Hành Nạp Âm của một năm: Lấy các mốc để khởi, gồm:

o Tý – Tuất – Thân o Ngọ – Thìn – Dần

Gắn Can GIÁP vào các mốc này, ta có THỨ TỰ LỤC GIÁP (6 con Giáp) như sau:

1. 2. 3. 4. 5. 6.

Giáp Tý Giáp Tuất Giáp Thân Giáp Ngọ Giáp Thìn Giáp Dần

Dùng khẩu quyết trên đọc ra các bộ thủ của các chữ: “Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu…”để định được ngũ hành nạp âm của từng cặp năm ta muốn tìm.

GIÁP TÝ và GIÁP NGỌ dùng câu “Tý – Ngọ Ngân, Đăng, Giá, Bích, Câu “ GIÁP TUẤT và GIÁP THÌN dùng câu “Tuất – Thìn Yên, Mãn, Tự, Chung, Lâu “ GIÁP THÂN và GIÁP DẦN dùng câu “Thân – Dần Sa, Địa, Thiêu, Sài, Thấp “

o Chú thích: Nạp Âm (納音納音納音納音) Ngũ Hành – âm là thanh âm, khác với âm trong âm dương (陰陰陰陰陽陽陽陽): lấy Can nối Chi và “gán” ngũ thanh âm tương thích vào.

Ý nghĩa của các chữ trong khẩu quyết:

GIÁP TÝ – GIÁP NGỌ GIÁP TUẤT – GIÁP THÌN GIÁP THÂN – GIÁP DẦN

Ngân 銀銀銀銀 Bộ Kim金 Bạc

Yên 煙煙煙煙 Bộ Hỏa火 Khói

Sa 沙沙沙沙 Bộ Thủy水 Cát, bãi cát

Page 10: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 10 / 25

Đăng 燈燈燈燈 Bộ Hỏa火

Đèn Mãn 滿滿滿滿

Bộ Thủy水

Đầy tràn Địa 地地地地

Bộ Thổ土

Đất

Giá 架架架架 Bộ Mộc木

Cái giá để đồ đạc Tự 寺寺寺寺

Bộ Thổ土

Chùa chiềng Thiêu 燒燒燒燒

Bộ Hỏa火

Đốt, cháy

Bích 壁壁壁壁 Bộ Thổ土

Tường, vách Chung 鐘鐘鐘鐘

Bộ Kim金

Cái chuông Sài 柴柴柴柴

Bộ Mộc木

Củi đun

Câu 鉤鉤鉤鉤 Bộ Kim金

Móc, lưỡi câu Lâu 樓樓樓樓

Bộ Mộc木

Tầng lầu Thấp 濕濕濕濕

Bộ Thủy水

Ẩm ướt

Ví dụ 1: tìm ngũ hành nạp âm của năm Canh Tý.

a. Tìm năm Canh Tý thuộc Giáp đầu nào:

� Cách 1: Từ cung Tý trên bàn tay trái, ta đọc: Canh Tý, rồi tiến theo chiều thuận

từng cung một ta đọc cho đến Giáp, ta được cung Thìn -> là Giáp Thìn tiến thêm

2 cung nữa là cung Ngọ, theo quy tắc đếm nghịch 10 cung thì cùng một Thiên

Can, ta quy ra là Giáp Ngọ. Vậy con Giáp trước Giáp Thìn là Giáp Ngọ.

� Cách 2: Từ cung Tý, ta đọc: Giáp, rồi đếm theo chiều nghịch từng cung một và

đọc: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh thì đến cung Ngọ, vậy Canh Tý thuộc

con Giáp Ngọ.

b. Sử dụng khẩu quyết tính từ Giáp đầu:

Vì Giáp đầu là Giáp Ngọ nên ta áp dụng câu: “(Tý Ngọ) Ngân Đăng Giá Bích Câu” rồi đọc thuận theo từng 2 cung một lần. Cụ thể: từ Ngọ ta đọc: Ngân - Ngân (cho hai

cung Ngọ - Mùi), Đăng – Đăng (cho hai cung Thân-Dậu), Giá – Giá (cho hai cung Tuất

- Hợi), Bích – Bích (cho hai cung Tý - Sửu). Ở ví dụ này đến cung Tý là chữ Bích (bộ

Thổ), vậy hành của Canh Tý là Thổ.

Ví dụ 2: tìm ngũ hành nạp âm của năm Kỷ Mão.

a. Tìm năm Kỷ Mão thuộc Giáp đầu nào:

� Cách 1: Từ cung Mão, ta đọc là Kỷ, rồi cứ tiến từng cung một đếm theo chiều

thuận đến chữ Giáp, là đến cung Thân, tiến thêm 2 cung là cung Tuất, ta quy ra

là Giáp Tuất là Giáp đầu.

� Cách 2: Từ cung Mão, ta đọc: Giáp, rồi đếm theo chiều nghịch từng cung một và

đọc: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ thì đến cung Tuất, vậy Kỷ Mão thuộc con Giáp

Tuất.

b. Sử dụng khẩu quyết tính từ Giáp đầu: Vì Giáp đầu là Giáp Tuất, ta dùng câu: “(Tuất, Thìn) Yên, Mãn, Tự, Chung, Lâu”

thuận đếm từng 2 cung một: Yên – Yên (cho hai cung Tuất - Hợi), Mãn – Mãn (cho

hai cung Tý - Sửu), Tự - Tự (cho hai cung Dần - Mão – Tự: bộ Thổ) thì dừng lại => vậy

hành của Mậu Dần – Kỷ Mão là Thổ.

Page 11: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 11 / 25

c. Hình ảnh thuyết minh:

Page 12: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 12 / 25

2. THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH NHẨM MỚI:

Sau phát kiến độc đáo của Ông Vu Thiên – Nguyễn Đắc Lộc về bảng Nạp Âm Ngũ Hành 60 Hoa Giáp

trong quyển “Số Tử Vi Dưới Mắt Khoa Học” xuất bản năm 1973, tất cả mọi người yêu Tử Vi đều lấy

đó làm cơ sở để tính ra ngũ hành nạp âm của một năm. Từ đó đến nay, có những cách nhẩm khác

quanh phát kiến này mà hôm nay tôi muốn trao đổi cùng bạn đọc như dưới đây:

a. Bảng gốc đầy đủ tạo ra bảng tóm tắt Nạp Âm Ngũ Hành 60 Hoa Giáp:

TÝ-SỬU DẦN-MÃO THÌN-TỴ NGỌ-MÙI THÂN-DẬU TUẤT-HỢI GIÁP - ẤT Hải Trung Kim Đại Khê Thủy Phú Đăng Hỏa Sa Thạch Kim Tỉnh Tuyền Thủy Sơn Đầu Hỏa

BÍNH - ĐINH Giản Hạ Thủy Lô Trung Hỏa Sa Trung Thổ Thiên Hà Thủy Sơn Hạ Hỏa Ốc Thượng Thổ

MẬU - KỶ Tích Lịch Hỏa Thành Đầu Thổ Đại Lâm Mộc Thiên Thượng Hỏa Đại Dịch Thổ Bình Địa Mộc

CANH - TÂN Bích Thượng Thổ Tùng Bách Mộc Bạch Lạp Kim Lộ Bàng Thổ Thạch Lựu Mộc Thoa Xuyến Kim

NHÂM - QUÝ Tang Chá Mộc Kim Bạc Kim Trường Lưu Thủy Dương Liễu Mộc Kiếm Phong Kim Đại Hải Thủy

* Bảng tóm tắt: Ngón cái Ngón trỏ Ngón giữa Ngón áp út Ngón út

GIÁP ẤT

BÍNH ĐINH

MẬU KỶ

CANH TÂN

NHÂM QUÝ

TÝ-SỬU K T H O M NGỌ-MÙI

DẦN-MÃO T H O M K THÂN-DẬU

THÌN-TỴ H O M K T TUẤT-HỢI

Ghi chú:

K: Kim

T: Thủy

H: Hỏa

O: Thổ

M: Mộc

Chú thêm:

Có cách nhớ khác bằng bài thơ “kỳ dị” sau: (không

liên quan đến việc tính nhẩm trên bàn tay trình bày

dưới đây)

Tý Ngọ –Dần Thân –Thìn Tuất

• GIÁP Không – Tương – Hội

• BÍNH Tướng – Hỡi – Ôi

• MẬU Hóa – Ô – Môi

• CANH Ôm – Một – Khối

• NHÂM Mong – Kịp – Tối

Page 13: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 13 / 25

b. Vị trí Thập Thiên Can và Địa chi trên bàn tay để tính Nạp Âm Ngũ Hành:

i. Quy ước: Ta có: Ngón trỏ - Ngón giữa – Ngón nhẫn (áp út); và các lóng của các ngón này được quy ước

cách gọi như sau: lóng trên: 1; lóng giữa: 2; lóng cuối: 3.

*Ghi chú thêm: Quy ước này cũng tiện dùng cho việc an định cửu cung trong Phong Thủy.

Trong việc tính nhẩm ta chỉ sử dụng 5 lóng trên 3 ngón như sau:

Trỏ 1 - Giữa 1 - Nhẫn 1 - Nhẫn 2 - Nhẫn 3.

ii. An định Vị trí:

THIÊN CAN ĐỊA CHI

GIÁP – ẤT: Trỏ 1 BÍNH – ĐINH: Giữa 1 MẬU – KỶ: Nhẫn 1 CANH – TÂN: Nhẫn 2 NHÂM – QUÝ: Nhẫn 3

1/ TÝ – SỬU: Trỏ 1 2/ DẦN – MÃO: Nhẫn 3 3/ THÌN – TỴ: Nhẫn 2

1/ NGỌ – MÙI : Trỏ 1 2/ THÂN – DẬU: Nhẫn 3 3/ TUẤT – HỢI: Nhẫn 2

Page 14: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 14 / 25

iii. Giải thích việc an định các Vị trí Thiên Can và Địa Chi: Dựa trên bảng tóm tắt Nạp Âm Ngũ Hành đề cập trên đây, ta có thể rút ra các nhận xét sau:

Thứ tự của Thập Thiên Can được an từ trái qua phải theo đúng thứ tự như cách trình bày của bảng tóm tắt, và theo chiều thuận như sau: Trỏ 1 – Giữa 1 – Nhẫn 1 – Nhẫn 2 – Nhẫn 3 (nếu hết thì trở lại từ đầu)

Lấy Hành Kim làm mốc để an Địa Chi vào Thiên Can tương ứng, cụ thể:

o Do Hành của Giáp Tý - Ất Sửu là K (kim), Giáp - Ất đã an tại “Trỏ 1”, thì Tý – Sửu cũng an tại “Trỏ 1”

o Do Hành của Nhâm Dần – Quý Mão là K (kim), Nhâm – Quý đã an tại “Nhẫn 3”, thì Dần – Mão cũng an tại “Nhẫn 3”

o Do Hành của Canh Thìn – Tân Tỵ là K (kim), Canh – Tân đã an tại “Nhẫn 2”, thì Thìn – Tỵ cũng an tại “Nhẫn 2”

o Tương tự như trên, ta suy ra cho các Địa Chi mang Hành Kim còn lại: � Giáp Ngọ – Ất Mùi � Nhâm Thân – Quý Dậu � Canh Tuất – Tân Hợi

iv. Thực hành tính nhẩm Nạp Âm Ngũ Hành:

1. Bước 1: Tìm vị trí của Thiên Can cần tìm nằm tại lóng quy ước nào.

2. Bước 2: Tìm vị trí của Địa Chi cần tìm nằm tại lóng quy ước nào.

3. Bước 3: Từ vị trí của Địa Chi vừa tìm bước 2, đọc là “K”, rồi sử dụng câu “K – T – H – O – M” đếm theo chiều thuận đến vị trí của Thiên Can cần tìm ở bước 1.

Ví dụ 1: Tìm ngũ hành nạp âm của năm Canh Tý. o Bước 1: Canh nằm tại “Nhẫn 2” o Bước 2: Tý nằm tại “Trỏ 1” o Bước 3: Từ “Trỏ 1”, đọc “K”, và đếm thuận theo vị trí quy ước của Thiên Can đã nêu ở trên:

“T” (Giữa 1), “H” (Nhẫn 1), rồi đến “O” là vị trí “Nhẫn 2”, ta suy ra Canh Tý mang hành Thổ.

Ví dụ 2: Tìm ngũ hành nạp âm của năm Kỷ Mão. o Bước 1: Kỷ nằm tại “Nhẫn 1” o Bước 2: Mão nằm tại “Nhẫn 3” o Bước 3: Từ “Nhẫn 3”, đọc “K”, và đếm thuận: “T” (Trỏ 1), “H” (Giữa 1), rồi đến “O” là vị trí

“Nhẫn 1”, ta suy ra Kỷ Mão mang hành Thổ.

Ví dụ 3: Tìm ngũ hành nạp âm của năm Bính Ngọ. o Bước 1: Bính nằm tại “Giữa 1” o Bước 2: Ngọ nằm tại “Trỏ 1” o Bước 3: Từ “Trỏ 1”, đọc “K”, và đếm thuận đến “T” là vị trí “Giữa 1”, ta suy ra Bính Ngọ mang

hành Thủy.

Ví dụ 4: Tìm ngũ hành nạp âm của năm Kỷ Hợi. o Bước 1: Kỷ nằm tại “Nhẫn 1” o Bước 2: Hợi nằm tại “Nhẫn 2” o Bước 3: Từ “Nhẫn 2”, đọc “K”, và đếm thuận: “T” (Nhẫn 3), “H” (Trỏ 1), “O” (Giữa 1), rồi đến

“M” là vị trí “Nhẫn 1”, ta suy ra Kỷ Mão mang hành Mộc.

Page 15: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 15 / 25

c. Cách ghi nhớ 30 tên gọi của Nạp Âm Ngũ Hành: Tùy theo ý thích của mỗi người nên không thể có công thức chung để định đặt cho việc tính toán,

hay nhẩm ra 30 tên gọi của Nạp Âm Ngũ Hành. Theo truyền thống thì ta phải nhớ “trực tiếp” 30 tên

gọi Nạp Âm Ngũ Hành theo thứ tự từ Giáp Tý đến Quý Hợi. Cũng có người tìm những phương cách để

dễ nhớ như đặt thơ cho từng tên gọi, khá thú vị… Lại nhớ, thuở còn ngồi “mài ghế” nhà trường, chúng

ta không ai không được học bài thơ: “Sao Đi Học, Cứ Khóc Hoài, Thôi Đừng Khóc, Có Kẹo Đây” để suy

ra công thức góc lượng giác, hoặc “Khi Nào Cần May Áo Mặc Z, Hỏi Cửa Hàng Á Phi Âu” của thứ tự dãy

kim loại trong hoá học.v.v. Chính nhờ những đoạn thơ đọc lên thì nghe “ngô nghê”, nhưng tác dụng

giúp bạn trong việc học tập của việc đó thì rất lớn và hiệu quả. Nay, lấy cách thức tương tự để áp dụng

vào việc ghi nhớ 30 tên gọi của Nạp Âm Ngũ Hành, thử đề nghị một cách thức như dưới đây, vừa có

tính thống kê theo loại vừa phân biệt lượng độ âm dương theo truyền thống và hoàn toàn dựa theo

cơ sở sách Hiệp Kỷ Biện Phương Thư.

Trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư đề cập đến vấn đề Nạp Âm Ngũ Hành có nêu luật: “Cách bát sinh

tử” và theo thứ tự của Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái Đồ (Hình đính kèm):

Kim – Hỏa – Mộc – Thủy – Thổ,

o Chú ý 1: Quy tắc đếm nhẩm của Thiên Can: cách 8 tức là đồng nghĩa với việc đếm nghịch � đếm thuận: GIÁP –> BÍNH –> MẬU –> CANH –> NHÂM –> GIÁP …. � đếm nghịch: GIÁP –>NHÂM –> CANH –> MẬU –> BÍNH –> GIÁP ….

o Chú ý 2: Quy tắc đếm nhẩm của Địa Chi nếu cách 4 tức là đếm thuận với thứ tự tam hợp Cục, nếu cách 8 tức là đếm ngược với thứ tự tam hợp Cục, ta có:

� đếm thuận (Từ Tý): Tý – Thìn – Thân … (thuận chiều kim đồng hồ) � đếm nghịch (Từ Tý): Tý – Thân – Thìn …. (nghịch chiều kim đồng hồ)

Lại phân định theo quy trình: Mạnh – Trọng – Quý cho từng Ngũ Hành, nhận xét hai vòng Tý và

Ngọ ta có thể nhận xét và ghi được bảng sau:

MẠNH tại TÝ NGỌ TRỌNG tại THÂN DẦN QUÝ tại THÌN TUẤT

Page 16: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 16 / 25

o Nhận xét: � Vòng TÝ theo thứ tự: Tý – Thân – Thìn. � Vòng NGỌ theo thứ tự: Ngọ – Dần – Tuất.

Việc phân định Mạnh – Trọng – Quý cho từng ngũ hành giúp các bạn có thể nắm rõ hơn mức độ

hay định lượng âm dương cho từng niên độ khi Thiên Can (trời) phối với Địa Chi (đất), điều này cũng

chính là một trong những nền tảng để các bạn khám phá thêm nhiều điều hữu ích trong học thuật Tử

Vi khi luận số.

VÒNG THỨ 1. Vòng Tý 2.Vòng Ngọ VÒNG THỨ 1. Vòng Tý 2.Vòng Ngọ

Giáp Tý – Ất Sửu 1.K - Mạnh Giáp Ngọ – Ất Mùi 1.K - Mạnh Bính Dần – Đinh Mão 2.H - Trọng Bính Thân – Đinh Dậu 2.H - Trọng Mậu Thìn – Kỷ Tỵ 3.M - Quý Mậu Tuất – Kỷ Hợi 3.M - Quý Canh Ngọ – Tân Mùi 5.O - Mạnh Canh Tý – Tân Sửu 5.O - Mạnh Nhâm Thân – Quý Dậu 1.K - Trọng Nhâm Dần – Quý Mão 1.K - Trọng Giáp Tuất – Ất Hợi 2.H - Quý Giáp Thìn – Ất Tỵ 2.H - Quý Bính Tý – Đinh Sửu 4.T - Mạnh Bính Ngọ – Đinh Mùi 4.T - Mạnh Mậu Dần – Kỷ Mão 5.O - Trọng Mậu Thân – Kỷ Dậu 5.O - Trọng Canh Thìn – Tân Tỵ 1.K - Quý Canh Tuất – Tân Hợi 1.K - Quý Nhâm Ngọ – Quý Mùi 3.M - Mạnh Nhâm Tý – Quý Sửu 3.M - Mạnh Giáp Thân – Ất Dậu 4.T - Trọng Giáp Dần – Ất Mão 4.T - Trọng Bính Tuất – Đinh Hợi 5.O - Quý Bính Thìn – Đinh Tỵ 5.O - Quý Mậu Tý – Kỷ Sửu 2.H - Mạnh Mậu Ngọ – Kỷ Mùi 2.H - Mạnh Canh Dần – Tân Mão 3.M - Trọng Canh Thân – Tân Dậu 3.M - Trọng Nhâm Thìn – Quý Tỵ 4.T - Quý Nhâm Tuất – Quý Hợi 4.T - Quý

Hai vòng Tý – Ngọ đan xen kế tiếp nhau và theo thứ tự: Mạnh – Trọng – Quý

MẠNH TRỌNG QUÝ Vận 1 KIM 1 Vận 1 1 2 3 HỎA 2 Vận 2 5 1 2 MỘC 3 Vận 3 4 5 1 THỦY 4 Vận 4 3 4 5 Vận 2 THỔ 5 Vận 5 2 3 4 KIM 1 HỎA 2 MỘC 3 Vận 3 THỦY 4 THỔ 5 KIM 1 HỎA 2 Vận 4 MỘC 3 THỦY 4 THỔ 5 KIM 1 Vận 5 HỎA 2 MỘC 3 THỦY 4 THỔ 5

Page 17: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 17 / 25

i. Quy ước: Ta chỉ sử dụng 2 ngón: Trỏ và Giữa:

Ngón trỏ Ngón giữa

Lóng 1: MẠNH TÝ NGỌ Lóng 2: TRỌNG THÂN DẦN Lóng 3: QUÝ THÌN TUẤT

ii. An Định:

Do năm Âm đi cặp chung với năm Dương cùng Hành, như Tý với Sửu; Ngọ với Mùi… nên suy ra chỉ cần nhớ năm Dương ta luận được năm Âm.

30 tên gọi Nạp Âm Ngũ Hành được nhóm lại và liệt kê theo từng Ngũ Hành, an định theo quy ước vị trí như trên, và chỉ ghi nhận chữ đầu thôi:

1. HÀNH KIM:

HẢI SA

KIẾM KIM

BẠCH THOA

Ngón trỏ Ngón giữa

Hải Trung Kim Sa Thạch Kim Kiếm Phong Kim Kim Bạc Kim Bạch Lạp Kim Thoa Xuyến Kim

Ví dụ: sau khi tìm được Canh Thìn là Kim, ta tìm vị trí của Thìn là “Trỏ 3”, ta đọc theo thứ tự:

o Hải – Sa ; Kiếm – Kim ; Bạch là đến “Trỏ 3”, “Bạch” là chữ đầu của Bạch Lạp Kim, ta gọi nạp âm ngũ hành của Canh Thìn là Bạch Lạp Kim.

Page 18: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 18 / 25

2. HÀNH HỎA:

TÍCH THIÊN

SƠN LÔ

PHÚ SƠN

Ngón trỏ Ngón giữa

Tích Lịch Hỏa Thiên Thượng Hỏa Sơn Hạ Hỏa Lô Trung Hỏa Phú Đăng Hỏa Sơn Đầu Hỏa

3. HÀNH MỘC:

TANG DƯƠNG

THẠCH TÙNG

ĐẠI BÌNH

Ngón trỏ Ngón giữa

Tang Chá Mộc Dương Liễu Mộc Thạch Lựu Mộc Tùng Bách Mộc Đại Lâm Mộc Bình Địa Mộc

4. HÀNH THỦY:

GIẢN THIÊN

TỈNH ĐẠI

TRƯỜNG ĐẠI

Ngón trỏ Ngón giữa

Giản Khê Thủy Thiên Hà Thủy

Tỉnh Tuyền Thủy Đại Khê Thủy

Trường Lưu Thủy Đại Hải Thủy

Page 19: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 19 / 25

5. HÀNH THỔ:

BÍCH LỘ

ĐẠI THÀNH

SA ỐC

Ngón trỏ Ngón giữa

Bích Thượng Thổ Lộ Bàng Thổ Đại Dịch Thổ Thành Đầu Thổ Sa Trung Thổ Ốc Thượng Thổ

Page 20: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 20 / 25

3. CÁCH TÍNH NHẨM TRÊN BÀN TAY CHO NGŨ HÀNH CỤC SỐ TỬ VI: Cách tính nhẩm cũng hoàn toàn dựa vào Bảng tóm tắt Nạp Âm Ngũ Hành của Ông Vu Thiên –

Nguyễn Đắc Lộc và theo các quy ước sau:

a. Bảng tóm tắt dùng cho tìm Cục Ngũ Hành:

Ngón cái Ngón trỏ Ngón giữa Ngón áp út Ngón út

MẬU-QUÝ GIÁP-KỶ ẤT-CANH BÍNH-TÂN ĐINH-NHÂM

GIÁP BÍNH MẬU CANH NHÂM TÝ K T H O M NGỌ

DẦN T H O M K THÂN

THÌN H O M K T TUẤT

b. An định:

THIÊN CAN ĐỊA CHI

GIÁP – KỶ: Trỏ 1 ẤT – CANH: Giữa 1 BÍNH – TÂN: Nhẫn 1 ĐINH – NHÂM: Nhẫn 2 MẬU – QUÝ: Nhẫn 3

1/ TÝ – SỬU: Nhẫn 3 2/ DẦN – MÃO: Nhẫn 2 3/ THÌN – TỴ: Giữa 1

4/ NGỌ – MÙI: Nhẫn 1 5/ THÂN – DẬU: Trỏ 1 6/ TUẤT – HỢI: Nhẫn 2

c. Nhận xét:

Từ Niên Can quy ra “Kiến Dần”: Nên ta thấy trên Bảng tóm tắt: Giáp – Kỷ sẽ tương ứng với cột Bính (Đinh), Ất – Canh tương ứng với cột Mậu (Kỷ)… Điều này ứng với khẩu quyết truyền thống tính “Ngũ Hổ Độn”: 甲己之年丙作首, 乙庚之歲戊為頭, 丙辛歲首尋庚起, 丁壬壬位順行流, 若言戊癸何方發, 甲寅之上好追求,

Giáp Kỷ chi niên Bính tác thủ

Ất Canh chi tuế Mậu vi đầu

Bính Tân tuế thủ tầm Canh khởi.

Đinh Nhâm, Nhâm vị thuận hành lưu

Nhược ngôn Mậu Quý hà phương phát

Giáp Dần chi thượng hảo truy cầu (Trích từ: http://bazi.baike.com/article-197013.html)

Page 21: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 21 / 25

Theo trên Địa Chi “Dần” được xem làm MỐC để tìm ra vị trí các địa chi khác cùng với ngũ hành của chúng, ta tính như sau:

o Năm Giáp – Kỷ: Bính Dần tháng giêng, hành Hỏa, từ Giáp – Kỷ an tại “Trỏ 1”, đọc là “K”, đếm nghịch lại “Nhẫn 3” là “T”, “Nhẫn 2” là “H” => vậy Dần – Mão được an tại “Nhẫn 2”.

o Bính Dần tháng giêng, thì Mậu Thìn tháng 3, hành Mộc. Dòng thứ 2 trong bảng tóm tắt nêu trên, ta thấy hành Mộc cách hành Hỏa về trước 2 cung, vậy an Thìn – Tỵ tại “Giữa 1” vậy.

o Tiếp đến, Canh Ngọ tháng 5, hành Thổ. Dòng thứ 2 trong bảng tóm tắt nêu trên, ta thấy hành Thổ cách hành Hỏa về trước 1 cung, vậy an Ngọ – Mùi tại “Nhẫn 1” vậy.

o Tiếp đến, Nhâm Thân tháng 7, hành Kim. Dòng thứ 2 trong bảng tóm tắt nêu trên, ta thấy hành Kim cách hành Hỏa trước 3 cung (hoặc sau 2 cung), vậy an Thân – Dậu tại “Trỏ 1” vậy.

o Tiếp đến, Giáp Tuất tháng 9, hành Hỏa, đồng hành Bính Dần. Vậy, Tuất – Hợi cùng an tại “Nhẫn 2” vậy với Dần - Mão.

o Tiếp đến, Bính Tý tháng 11, hành Thủy. Dòng thứ 2 trong bảng tóm tắt nêu trên, ta thấy hành Thủy cách hành Hỏa sau 1 cung, vậy an Tý – Sửu tại “Nhẫn 3” vậy.

d. Áp dụng tính Ngũ Hành Cục: 1. Bước 1: Định vị trí quy ước của Niên Can (theo năm sinh của đối tượng cần xem Tử Vi)

2. Bước 2: Định vị trí quy ước Địa Chi của cung an Mệnh

3. Bước 3: Từ vị trí của Địa Chi vừa tìm, đọc thuận câu “K- T – H – O – M”, cho đến vị trí Niên

Can tìm tại bước 1, đến chữ nào thì đó là hành của Cục.

Ví dụ 1: Năm sinh Bính Ngọ, Mệnh an tại Tý. � B1: Bính an tại “Nhẫn 1”

� B2: Mệnh tại Tý, Tý theo quy ước an tại “Nhẫn 3”

� B3: Từ “Nhẫn 3” đọc “K – T – H – O”, đến chữ “O“ là đến vị trí “Nhẫn 1”, vậy suy ra là THỔ

NGŨ CỤC.

Ví dụ 2: Năm sinh Đinh Tỵ, Mệnh an tại Thìn. � B1: Đinh an tại “Nhẫn 2”

� B2: Mệnh tại Thìn, Thìn theo quy ước an tại “Giữa 1”

� B3: Từ “Giữa 1” đọc “K – T – H”, đến chữ “H“ là đến vị trí “Nhẫn 2”, vậy suy ra là HỎA LỤC CỤC.

Page 22: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 22 / 25

e. Kiến Dần Nạp Âm Ngũ Hành:

Page 23: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 23 / 25

4. Một số hình ảnh minh họa sự vận hành của sao Hỏa – Mộc – Thổ cho vòng 60 Hoa Giáp:

30 năm từ Giáp Tý

Page 24: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 24 / 25

30 năm từ Giáp Ngọ

Page 25: Thien Can Va Luc Thap Hoa Giap

Trang 25 / 25

Hình minh họa của hai vòng Giáp Tý và Giáp Ngọ trên được dựa theo ý của bài viết: “Thiên Văn

Học Phương Đông” – Mục Ngũ Hành và Can Chi của tác giả: Bùi Dương Hải, xin trích đoạn dưới đây:

“ Thiên Can Địa Chi

Can Chi chủ yếu dùng trong Lịch pháp, nhưng cũng có cơ sở từ quan sát Thiên Văn. Có lẽ do nằm ở vĩ độ cao, ngày Hạ chí mặt trời không thẳng đứng trên đỉnh đầu, cùng với việc canh tác nông nghiệp ít liên quan đến mặt trời hơn, nên Lịch pháp Trung hoa dựa vào Mặt trăng là chính. Việc dùng Can Chi tính ngày tháng đã xuất hiện vào cuối đời Thương (TK 12 TCN), việc gán tên con vật vào thì phải đến đầu công nguyên mới thực hiện.

Khi quan sát quĩ đạo các hành tinh, họ lấy Bắc thiên cực làm gốc, rồi dựa theo 8 cung Bát quái (1) để xác định tọa độ. Sau rất nhiều năm quan sát và ghi chép lại, họ đưa ra các nhận xét của mình. Một số nhận xét về chu kỳ (trở về vị trí cũ trên bầu trời) của các Hành tinh như sau:

Sao Thủy: khoảng ¼ năm

Sao Kim khoảng 0,6 năm

Sao Hỏa khoảng 2 năm

Sao Mộc khoảng 12 năm

Sao Thổ khoảng 30 năm.

Các nhà làm lịch đã dùng 3 hành tinh là Hỏa, Mộc, Thổ làm chuẩn, bội số chung nhỏ nhất là 60, hay phải sau khoảng 60 năm, các hành tinh trên mới có được vị trí (tương đối với nhau) gần giống như cũ. Sao Hỏa sau 1 năm lại chuyển sang vị trí đối diện, rồi 1 năm sau lại về vị trí cũ, trở thành sao làm chuẩn cho chu kì 1 năm Âm 1 năm Dương. Sao Mộc có chu kỳ 12 năm được lấy làm chuẩn để tính năm, nên gọi là Tuế Tinh. Sao Thổ lâu nhất, gọi là Thiên Can.

Sau khi kết hợp cả thuyết Ngũ hành và Âm Dương, thì con số 5 được chia 2, thành 10 Can, ứng với Ngũ hành, mỗi hành 1 Âm 1 Dương, còn 12 năm của Tuế Tinh thành Chi. Can Chi ra đời còn muộn hơn Ngũ hành, và càng muộn hơn thuyết Âm Dương, mãi khoảng đầu công nguyên mới có.

Can (cán – thân cây) gồm: Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ - Canh – Tân – Nhâm – Quý

Chi (cành cây), gồm: Tí – Sửu – Dần – Mão – Thìn – Tỵ – Ngọ - Mùi – Thân – Dậu – Tuất – Hợi….”

Với chủ đề đã được trình bày trên đây, hy vọng sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tìm Can Chi của năm Dương lịch, và Nạp Âm Ngũ Hành Hoa Giáp để kháo chuyện với bạn bè trong những lúc thảnh thơi, hoặc cũng có thể là một công cụ hỗ trợ nho nhỏ cho việc học những môn Khoa học huyền bí Á Đông .

Cảm ơn đã dành thời gian cho chủ đề này.

Ngày 12/11/2012

Nguyễn Chánh Quốc