thiết bị phản ứng hợp hạch lạnh a. parkhomov: báo cáo kết quả thử nghiệm...

17
Kết quả thử nghiệm chạy thiết bị hợp hạch lạnh lâu dài: Thiết bị do Alexander G. Parkhomov chế tạo dựa tren thiết kế của Andrea Rossi Bản tạm dịch Việt ngữ của Nhóm Năng lượng Mới Việt Nam 20/04/2015 www.nangluongmoisaigon.org GS. Ts Alexander Georgevich Parkhomov ĐH Lomonosov – Moskva, Nga

Upload: nhom-nang-luong-moi-viet-nam

Post on 17-Jul-2015

332 views

Category:

Science


1 download

TRANSCRIPT

Kết quả thử nghiệm chạy thiết bịhợp hạch lạnh lâu dài:

Thiết bị do Alexander G. Parkhomov chếtạo dựa tren thiết kế

của Andrea RossiBản tạm dịch Việt ngữ của

Nhóm Năng lượng Mới Việt Nam

20/04/2015

www.nangluongmoisaigon.org

GS. Ts Alexander Georgevich Parkhomov

ĐH Lomonosov – Moskva, Nga

Các thí nghiệm trước đây với thiết bị tạo nhiệt bằng phản ứng Hợp hạch lạnhcủa A. Rossi và các thiết bị tương tự đã cho thấy rằng, với một nhiên liệu hỗnhợp gồm Niken + LiAlH4, năng lượng sản sinh ra sẽ nhiều hơn năng lượngthiết bị tiêu thụ khi nhiên liệu được đưa vào một ống gốm được được đệm kínkhít và gia nhiệt trên 1100 độ C.

Tuy nhiên, trong các lần thử nghiệm trước đây, chúng tôi chạy thiết bị chưa đủlâu để biết chính xác về các sự thay đổi đồng vị đang xảy ra trong nhiên liệuhỗn hợp nói trên. Vì thế, chúng tôi xin chạy thiết bị HHL lâu hơn để tìm hiểuthêm về các sự thay đổi đồng vị cũng như để chứng minh rằng nhiệt thừađang sản sinh như một hệ quả sự chuyển hóa hạt nhân lạnh.

Để chạy thiết bị lâu hơn, chúng tôi đã phải thay đổi thiết kế của thiết bị phảnứng. Thứ nhất, chúng tôi đã phải thay đổi cách đo lượng nhiệt sản sinh ra.Trước đây, chúng tôi áp dụng phương pháp đun sôi nước. Tuy nhiên, phươngpháp này không còn khả thi vì rất khó để tiếp tục đổ thêm nước vào bồn24/24 giờ.

Thiết kế thiết bị phản ứng chocác đợt thử nghiệm dài hạn

Ống gốm dài 29cm và nguồn nhiệt chỉ được nối vào tâm của nó. Nhờtính dẫn nhiệt thấp của chất gốm, hai bên của ống không được nónglắm (nhiệt độ ở tâm ống là 1200 độ C, trong khi nhiệt độ ở 2 bên chỉvào 50 độ C). Hai bên của ống được khép kín bằng nhựa epoxy. Nguồnnhiệt dùng dây điện trở loại Kanthal A1, một loại dây điện có thể chịunhiệt tới 1400 độ C. Nhiên liệu hỗn hợp (640 mg Ni + 60 mg LiAlH4) được đặt trong một bồn inox mỏng. Không khí được bơm ra khỏi ống. Áp kế Bourdon (đo được áp suất đến tối đa 25 bar), được nối vào thiếtbị phản ứng bằng một ống inox mỏng.

Thiết kế của thiết bị phản ứng

Nguồn điện thiết bị phản ứng vàbộ điều chỉnh nguồn điện

Cặp nhiệt điện được giám sát để duy trì nhiệt độ mong muốn. Một máy vi tính liên tục ghi dữ liệu về lượng điện được thiết bị phản ứng tiêu thụ.

Thiết bị phản ứng đã chuẩn bị sẵn để thửnghiệm

Thiết bị phản ứng đang chạy

Thiết bị phản ứng đang chạy tiếp…

Gia nhiệt thiết bị phản ứngđến nhiệt độ vận hành

Bề mặt của ống gốm được gia nhiệt dần đến 1200 độ C qua 12 tiếngđồng hồ. Nhiệt độ được tăng như bậc thang đến mức nguồn điện đầuvào 630 tối đa là 630W. Qua gần 3 ngày chạy thiết bị phản ứng, nguồnđiện cần thiết để duy trì nhiệt độ ống gốm 1200 độ C là 300 đến 400W.

Gia nhiệt thiết bị phản ứng đến nhiệt độ vận hànhSự thay đổi áp suất trong quá trình gia nhiệt

Áp suất bắt đầu tăng từ khi nhiệt độ đạt mức 100 độ C. Áp suất tối đa (khoảng 5 bar) được đạt tại mức nhiệt độ 180 độ C. Sau đó, áp suất giảm. Khi nhiệt độ đứngtrên 900 độ C, áp suất bên trong ống gốm là thấp hơn áp suất không khí bên ngoài. Chân không cao nhất (khoảng 0,5 bar) xảy ra ở mức nhiệt độ 1150 độ C. Sau đó, ápsuất tăng dần đến mức không khí bên ngoài.

Năng lượng tiêu thụ của thiết bị gia nhiệt điện qua 4 ngày…đến khi nó bị cháy

• Qua gần ba ngày, khi nhiệt độ của thiết bị phản ứng được duy trì ở mức 1200 độ C, nguồn điện cho bộ gia nhiệt là từ 300-400 watt. Ngay khi bộ gia nhiệtsắp cháy, nguồn điện đầu vào đã tăng nhanh (cố gắng duy trì nhiệt độ ở mức1200 độ C) và khi bộ gia nhiệt cháy hoàn toàn, nguồn điện đầu vào ở mức 600 watt.

• Bộ gia nhiệt bị cháy là hệ quả của việc dây điện trở bị oxy-hóa.

Vận hành thiết bị phản ứng với bộ gia nhiệt mới

Nhiệt độ được duy trì ở mức 1200 độ với nguồn điện từ 500 đến 700 watt.

Năng lượng cần thiết để duy trì nhiệt độ mong muốn

• Ở nhiệt độ trên 700 độ C, thiết bị phản ứng có nhiênliệu tiêu thụ ít năng lượnghơn so với thiết bị phản ứngkhông có nhiên liệu

• Điều này xác minh rằng cómột nguồn nhiệt ngoài bộ gianhiệt điện.

Khi nhiệt độ đạt mức 1200 độ C, nguồn điện cần thiết để duy trì nhiệt độ này (khi

không có nhiên liệu) là 1100 watt. Khi có nhiên liệu, thiết bị phản ứng lúc đầu cần

650 watt, và một tiếng đồng hồ sau nguồn điện xuống còn 300-330 watt. Từ các

số liệu trên, chúng ta có thể ước tính lượng năng lượng thừa bằng 800 watt.

Như vậy, COP = 1100/330 = 3.3

Tuy nhiên, mức COP “ước tính” nói trên chưa chính xác vìta chưa tính đến các quá trình khác nhau giữa 2 trường hợp

(có và không có nhiên lieu)

Khi không có một nguồn nhiệttừ bên ngoài, về mặt lý thuyết, nhiệt độ trong và ngoài ốnggốm là bằng nhau, và nhiệt độđược đo bởi một cặp nhiệtđiện trên bề mặt bên ngoàiống lẽ ra nên bằng nhiệt độcủa bề mặt bộ gia nhiệt. Khivận hành thiết bị phản ứngkhông có nhiên liệu, sự bức xạnhiệt từ bên trong ống sang phía ngoài sẽ tạo một građiennhiệt độ. Vì thế, nhiệt độ đượcđo bởi cặp nhiệt điện sẽ khôngbằng nhiệt độ của bề mặt bộgia nhiệt.

Khi bề mặt ống phản ứng ở mức 1200 độ C (khi có nhiên liệu tạo nhiệt),

nhiệt độ tại ống bộ gia nhiệt là khoảng 1070 độ C. Vậy, bộ điều chỉnh

nhiệt độ chỉ cung cấp lượng nhiệt vừa đủ khi không có nhiên liệu để đạt

nhiệt độ bằng 1070 độ C (800 W chứ không phải 1100 W).

Vì thế, chúng ta có thể tính mức COP một cách chính xác hơn như sau:

COP = 800/330 = 2.4

Tro để lại từ phản ứng Hợp hạch lạnh(tức nhiên liệu đã sử dụng)

Đồ đựng nhiên liệu (giữa). Ở hai bên là những miếng gốm

Nhiên liệu (tro) sau khi lấy ra từ đồ đựng nhiên liệu Nhiên liệu đã sử dụng (tro) nhìn bằng kính hiển vi

Tóm tắt nội dung báo cáo

1. Thiết bị phiên bản mới được vận hành suốt hơn 3 ngày và đã sảnxuất lượng nhiệt gấp hai lần lượng điện nó tiêu thụ. Năng lượngthừa được sản sinh là khoảng 50kw/giờ hay 180 MJ. Lượng nănglượng này là tương đương với việc đốt khoảng 3,5 kg dầu.

2. Áp suất trong ống phản ứng là tương đối thấp khi nhiệt độ đượctăng dần (ở đây, áp suất tối đa được đo là 5 bar)

3. Nhiên liệu đã sử dụng có hình dáng hạt nhỏ, màu vàng-nâu, hỗnhợp với một bột màu xám.

4. Các mẫu nhiên liệu đã sử dụng đã được gửi đi xét nghiệm tỷ lệđồng vị. Tuy nhiên, chưa có kết quả để báo cáo.