thiẾt kẾ ma trẬn vÀ biÊn soẠn ĐỀ kiỂm tra · web viewkhâu quan trọng nhất khi...

48
THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA DƯỚI HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN VẬT LÍ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN KẾT HỢP NỘI DUNG GIẢM TẢI I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm gần đây, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bậc THPT đang có xu hướng chuyển dần sang trắc nghiệm khách quan và đặc biệt trong năm học 2011-2012 đã đưa vào nội dung giảm tải ở chương trình chuẩn. Song, việc thay đổi cách ra đề kiểm tra sao cho vẫn đánh giá được chất lượng dạy của giáo viên và học của học sinh, phân loại được học sinh,... Điều đó bắt buộc giáo viên giảng dạy các bộ môn như: Lí – Hóa – Sinh – Anh… có hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan phải điều chỉnh cách dạy của thầy; dạy bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng – kết hợp giảm tải và học sinh cũng phải có phương pháp học phù hợp để đáp ứng được các kì kiểm tra và thi. Mục đích cuối cùng của thầy và trò vẫn là góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục. Muốn thực hiện được mục tiêu trên, thì công việc tạo ra một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan không thể là tùy tiện và thiếu cơ sở. Vì hình thức – nội dung của một đề kiểm tra đánh giá có vai trò quyết định đến kết quả học tập của học sinh, nó là cơ sở để phản ánh lại kết quả giảng dạy của giáo viên và học của học sinh. Nhưng, để soạn một đề kiểm tra luôn phù hợp với nội dung giảng dạy, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học, kết hợp với nội dung giả tải, đảm bảo kiến thức được dàn trải đều ở các nội dung và hạn chế được tiêu cực trong thi cử, tôi nhận thấy kiểm tra đánh giá dưới hình thức trắc nghiệm khách quan là tối ưu nhất, theo 1

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRADƯỚI HÌNH THỨC TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

MÔN VẬT LÍ LỚP 11 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN KẾT HỢP NỘI DUNG GIẢM TẢI

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:1. Tính cấp thiết của đề tài.

Trong những năm gần đây, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bậc THPT đang có xu hướng chuyển dần sang trắc nghiệm khách quan và đặc biệt trong năm học 2011-2012 đã đưa vào nội dung giảm tải ở chương trình chuẩn. Song, việc thay đổi cách ra đề kiểm tra sao cho vẫn đánh giá được chất lượng dạy của giáo viên và học của học sinh, phân loại được học sinh,... Điều đó bắt buộc giáo viên giảng dạy các bộ môn như: Lí – Hóa – Sinh – Anh… có hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan phải điều chỉnh cách dạy của thầy; dạy bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng – kết hợp giảm tải và học sinh cũng phải có phương pháp học phù hợp để đáp ứng được các kì kiểm tra và thi. Mục đích cuối cùng của thầy và trò vẫn là góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục. Muốn thực hiện được mục tiêu trên, thì công việc tạo ra một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan không thể là tùy tiện và thiếu cơ sở. Vì hình thức – nội dung của một đề kiểm tra đánh giá có vai trò quyết định đến kết quả học tập của học sinh, nó là cơ sở để phản ánh lại kết quả giảng dạy của giáo viên và học của học sinh. Nhưng, để soạn một đề kiểm tra luôn phù hợp với nội dung giảng dạy, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học, kết hợp với nội dung giả tải, đảm bảo kiến thức được dàn trải đều ở các nội dung và hạn chế được tiêu cực trong thi cử, tôi nhận thấy kiểm tra đánh giá dưới hình thức trắc nghiệm khách quan là tối ưu nhất, theo cách này còn hướng chuẩn bị cho học sinh làm một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan môn vật lí trong các kì thi tốt nghiệp, cao đẳng và đại học. Và để đáp ứng được những vấn đề đặt ra thì việc “thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan có kết hợp giảm tải môn vật lí lớp 11 chương trình chuẩn” là một hoạt động tất yếu của mỗi giáo viên.

2. Tính mới của của đề tài.- Biên soạn đề kiểm tra vật lí 11 chương trình chuẩn có kết hợp giảm tải.- Lập kế hoạch giảng dạy – ôn tập liên hệ mật thiết với nội dung và phạm vi

kiểm tra.- Tôi chưa thấy đối tượng nào thực hiện.

II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:

1. Thuận lợi: Từ khi thay đổi SGK (năm học 2006 - 2007) và trong năm học 2011-2012 đã đưa vào nội dung giảm tải ở chương trình chuẩn, kéo theo một loạt các thay đổi khác trong hoạt động giáo dục của thầy và trò, trong đó có đổi mới về kiểm tra

1

Page 2: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

đánh giá mà hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan cũng là một trong những đổi mới điển hình nhất.

- Hầu hết giáo viên và học sinh đã làm quen và thuần thục hình thức biên soạn và làm một đề kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan.

- Hầu hết giáo viên đều thừa nhận và phát huy được những ưu điểm đồng thời cũng cơ bản giải quyết được các yếu điểm của kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan, chấm và trả bài nhanh chóng và đơn giản.

- Hầu hết học sinh đều có hứng thú làm bài kiểm tra dưới hình thức TNKQ.- Nguồn tài liệu cụ thể là ngân hàng câu hỏi TNKQ từ các sách tham khảo từ

các thư viện điện tử rất đa dạng và phong phú.- Nội dung giảm tải của môn học đã được thống nhất thông qua tổ bộ môn.2. Khó khăn:

Từ khi có chuẩn kiến thức kĩ năng, bản thân tôi và nhiều giáo viên khác cũng phân vân về cách thức soạn một đề kiểm tra dưới hình thức TNKQ dựa trên cơ sở nào và thật sự lúng túng trong quy trình biên soạn đề. Nhưng rồi, trong “tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Vật lí cấp THPT” đã cơ bản giải quyết được khó khăn trên. Song trong tài liệu, chỉ thiết kế ma trận và biên soạn rất rõ và chi tiết đề kiểm tra cho đối tượng lớp 12 chương trình chuẩn, trong khi THPT có cả ba khối lớp mỗi khối lại chia thành hai ban, chưa nói đến còn giảm tải và kéo dài thời gian năm học; 37 tuần, mà để thiết kế ma trận và biên soạn một đề kiểm tra thì khó khăn lớn nhất vẫn là tốn kém rất nhiều thời gian như: thiết lập ma trận kiểm tra, biên soạn và phân chia số câu, mức độ khó dễ cho từng nội dung, cân đối điểm giải quyết vấn đề nảy sinh; không thực hành được, bổ sung chương trình liên đới với lớp học cao hơn, ….. 3. Số liệu thống kê: điểm kiểm tra học kì I khi chưa áp dụng phương pháp.Lớp 10B1 10B2 10B4Loại điểm

Điểm<5

Điểm>5

Điểm>8

Điểm<5

Điểm>5

Điểm>8

Điểm<5

Điểm>5

Điểm>8

Tỷ lệ %

theo lớp

Bài KT hệ số 2 lần 127% 61% 12% 21% 65% 14% 34% 58% 8%

Bài KT học kì I26% 63% 11% 20% 67% 13% 34% 57% 9%

III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:1. Cơ sở lí luận:- Kiểm tra là một cách thức thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ

năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập và nó là cơ sở để đánh giá.- Đánh giá kết quả học tập của học sinh làm cơ sở cho những chủ trương

biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sữa chữa thiếu sót.

2

Page 3: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

- Kiểm tra - đánh giá phải có sự hướng dẫn và chỉ đạo chặt chẽ của các cấp quản lí giáo dục, có sự hỗ trợ của đồng nghiệp và nhất là giáo viên cùng bộ môn, lấy ý kiến xây dựng của học sinh để hoàn thiện phương pháp dạy học và kiểm tra – đánh giá, không rời xa chủ đề năm học. Để biên soạn một đề kiểm tra, người ra đề cần thực hiện theo quy trình sau:Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra

Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học, nên người soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.Bước 2: Xác định hình thức kiểm tra

Đề kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. Đây là loại hình thường là câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã có

sẵn. Tiêu chí này có kết quả đánh giá là đơn nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người chấm. Mặt khác, TNKQ còn có nhiều ưu điểm như: Có tính toàn diện - hệ thống hơn, tiêu chí đánh giá là đơn nhất nên kết quả đánh giá sẽ khách quan hơn so với hình thức TNTL, công việc chấm bài không cần nhiều thời gian. Tuy nhiên, không thể nào không có nhược điểm như biên soạn đề mất rất nhiều thời gian, không cho phép đánh giá được năng lực diễn đạt của học sinh.Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra

Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các mức: nhận biết, thông hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao).

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.

Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: Mỗi câu hỏi chỉ kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định.Bước 5: Cách tính điểm

Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời

đúng được 1 điểm, điểm toàn bài làm được tính như sau:(10Tổng điểm của số câu đúng)/số câu của bài kiểm tra.

Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

3

Page 4: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

- Kiểm tra lại tình trạng đề kiểm tra: về độ rõ của chữ, số lượng câu, quy cách của từng câu, sự trùng lặp,…

- Đối chiếu từng câu với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không, thời gian làm bài đã phù hợp chưa?

- Nếu có điều kiện nên thử đề kiểm tra.2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:

BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỆ SỐ 2 LẦN I1 TIẾT HỆ SỐ 2 LẦN I LỚP 11CB Môn : Vật Lí

1. Mục đích kiểm tra. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau chương I và II.2. Hình thức kiểm tra. TNKQ 40 câu.3. Nội dung kiểm tra.

Chủ đề 1: Chương I. Điện tích. Điện trườngKiến thức- Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).- Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích. - Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.- Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron.- Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.- Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.- Nêu được trường tĩnh điện là trường thế.- Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.- Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.- Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng và nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.- Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.- Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng.Kĩ năng- Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.- Vận dụng được định luật Cu-lông và khái niệm điện trường để giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.- Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc theo đường sức của một điện trường đều.

4

Page 5: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

Chủ đề 2: Chương II. Dòng điện không đổiKiến thức- Nêu được dòng điện không đổi là gì.- Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì.- Nắm được nội dung định luất Jun – Len-Xơ- Viết được công thức tính công của nguồn điện : Ang = Eq = EIt- Viết được công thức tính công suất của nguồn điện : Png = EI- Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch. - Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc song song.Kĩ năng

- Vận dụng được hệ thức hoặc U = E – Ir để giải các bài tập đối với toàn

mạch, trong đó mạch ngoài gồm nhiều nhất là ba điện trở.- Vận dụng được công thức Ang = EIt ; Png = EI và Q = I2Rt.- Tính được hiệu suất của nguồn điện.- Nhận biết được, trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn nối tiếp hoặc song song.- Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.Chú ý: Chỉ xét định luật Ôm đối với mạch kín mà mạch ngoài nhiều nhất chỉ có 3 điện trở và chỉ xét các bộ nguồn mắc song song gồm tối đa bốn nguồn giống nhau được mắc thành các dãy như nhau.4. Xác định hình thức kiểm tra.a. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình

Nội dung Tổng số tiết

Lí thuyết

Số tiết thực Trọng sốLT VD LT VD

C I. Điện tích. Điện trường 10 7 4.9 5.1 20.4 21.3C II. Dòng điện không đổi 14 6 4.2 9.8 17.5 40.8

Tổng 24 13 9.1 14.9 37.9 62.1

b. Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ

Cấp độ Nội dung (chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kt) Điểm số

Cấp độ 1,2 C I. Điện tích. Điện trường 20.4 8.2 2.0C II. Dòng điện không đổi 17.5 7.0 1.8

Cấp độ 3,4 C I. Điện tích. Điện trường 21.3 8.5 2.1C II. Dòng điện không đổi 40.8 16.3 4.1

Tổng 100 40 10

5

Page 6: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

Tên Chủ đề Nhận biết(Cấp độ 1)

Thông hiểu(Cấp độ 2)

Vận dụngCộngCấp độ thấp

(Cấp độ 3)Cấp độ cao(Cấp độ 4)

Chủ đề 1: Điện tích. Điện trường (10 tiết)1. Điện tích. Định luật Cu-lông.(1 tiết) =4,2%(1*100/24)=4,2%

- Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm. [ 1 câu]

- Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).

- Vận dụng được định luật Cu-lông để giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm. [ 2 câu]

3câu - 0,75đ

2. Thuyết electron (1 tiết) =4,2%

- Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích.

- Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron.

[1 câu]

- Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.

[ 1 câu] 2câu - 0,5đ3. Điện trường.(3 tiết) =12,5%

- Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.

[ 1 câu]

- Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.

- Vận dụng công thức cường độ điện trường của điện tích điểm để giải được các bài tập đối với điện trường của 1 điện tích điểm.

[ 1 câu]

- Giải được bài toán về: tìm vị trí điện trường triệt tiêu và nguyên lí chồng chất điện trường đối với 2 điện tích điểm.

[ 2 câu]

4 câu - 1đ

4. Công của lực điện.(1,5 tiết) =6,3%

- Nêu được trường tĩnh điện là trường thế.

- Nhận biết được đặc điểm công của lực điện trường.

[ 1 câu]1câu– 0,25đ

5. Điện thế. Hiệu điện thế.(1,5 tiết) =6,3%

- Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa

- Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện

- Vận dụng mối quan hệ giữa công, điện thế và hiệu điện thế để giải các bài tập đơn

- Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc

6

5. Thiết lập khung ma trận. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Page 7: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

hai điểm của điện trường

đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.

[ 1 câu]

trường và nêu được

đơn vị đo hiệu điện thế. [ 1câu]

giản.

[ 1 câu]

theo đường sức của

một điện trường đều.

[ 1 câu]4 câu -1đ

5. Tụ điện.(2 tiết) =8,3%

- Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng và nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.- Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng. [ 1 câu]

- Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.

[ 1 câu]

- Vận dụng đặc điểm, ý nghĩa và tính chất của tụ điện để đi

tìm điện tích tụ điện.

[ 1 câu]

3 câu -0,75đ

Số câu (điểm) Tỉ lệ %

8 (2 đ) (8*10/40)20 % (8*100/40)

9 (2,25 đ)22,5%

17 (4,25 đ)42,5 %

Chủ đề 2: Dòng điện không đổi. ( 14 tiết)1. Dòng điện không đổi. Nguồn điện.(2 tiết) =8,3%

- Nêu được dòng điện không đổi.

[ 1 câu]

- Nêu được suất điện động của nguồn điện.

[ 1 câu]

- Vận dụng được biểu thức

để tính I hoặc q hoặc

tìm số electron.- Vận dụng được biểu thức

để tính suất điện động

hoặc A hoặc q.[ 2 câu]

4 câu - 1đ

2. Điện năng. Công suất điện.(3 tiết) =12,5%

- Nhận biết được công thức tính công và công suất của nguồn điện.

- Nội dung định luật Jun – Len-xơ.

- Vận dụng được biểu thức

- Vận dụng được biểu thức [ 3 câu]

5 câu -1,25đ

7

Page 8: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

[ 1 câu] [ 1 câu]

3. Định luật ôm đối với toàn mạch.(4 tiết) = 16,7%

- Định luật ôm đối với toàn mạch.

[ 1 câu]

- Nhận biết được biểu thức định luật ôm đối với toàn mạch.

- Vận dụng được biểu thức

để tìm

I ; U ; RN.- Vận dụng biểu thức

để tính

hiệu suất của nguồn điện. [ 4 câu]

- Vận dụng được biểu thức

để tìm ξ ; I ; r ;U ; RN.

[ 2 câu]

7 câu - 1,75đ

4. Ghép các nguồn điện thành bộ.(2 tiết) = 8,3%

- Nhận biết được công thức tính Sđđ và Đtt của bộ nguồn mắc nối tiếp song song.

[ 1 câu ]

- Nhận biết được trên sơ đồ và trong thực tế bộ nguồn mắc nối tiếp song song.

[ 1 câu ]

- Vận dụng được biểu thức

để tính Sđđ và Đtt của bộ nguồn. [ 2 câu]

4 câu - 1đ

5. Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch.(3 tiết) = 12,5%

- Vận dụng kết hợp kiến thức của chương giải bài toán về toàn mạch.

[ 1 câu]

- Vận dụng kết hợp kiến thức của chương giải bài toán về toàn mạch.

[ 2 câu]

3câu– 0,75đ

Số câu(số điểm) Tỉ lệ ( %)

7 (1,75 đ) 17,5 %

16 (4 đ)40%

23( 5,75 đ) 57,5%

TS số câu (điểm)Tỉ lệ %

15( 3,75 đ) 37,5 %

25 ( 6,25đ)62,5 %

40 (10đ)100 %

8

Page 9: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

R

ξ ; r rrrrr

R1

R1 R2R

3

R1

R2

KIỂM TRA 1 TIẾT LỚP 11CB NĂM HỌC 2011 – 2012MÔN: VẬT LÍ

Câu 1: Nhiệt lượng tỏa ra trong 2 phút khi dòng điện có cường độ I = 1,5A chạy qua một điện trở thuần 100Ω là:A. Q = 24 kJ B. Q = 27 kJ C. Q = 48 kJ D. Q = 40 kJ

Câu 2: Biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch là:

A. B. C. D.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phàn của mạch.

B. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ với hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R.

C. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

D. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật.Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ: bộ nguồn gồm 3 pin giống nhau, mỗi pin có ξ = 1,5V ; r = 0,5Ω ; R1 = R2 = 6Ω. Cường độ dòng điện qua mạch kín và công suất tiêu thụ trên điện trở R1 lần lượt là:

A. 0,5A ; 1,5WB. 0,6A ; 0,54WC. 0,33A ; 0,67WD. 1A ; 1,5W

Câu 5: Chọn câu không đúng. Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của điện trường đều có cường độ điện trường là E, hiệu điện thế giữa M và N là U MN và

khoảng cách MN = d thì:A. UMN = -UNM B. UMN = VM - VN C. UMN = q/AMN D. E = UMN/d

Câu 6: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết = 12 V ; r = 1,1 ; R1 = 0,1 . Muốn cho công suất mạch ngoài lớn nhất, R phải có giá trị bằng bao nhiêu ?

A. 1,2 B. 1,1 C. 1 D. 0,1Câu 7: Nhận xét đặc điểm cấu tạo mạch ngoài của mạch điện bên: (viết tắt: nt – nối tiếp ; // - song song)

A. R1 nt R2 nt R3 B. R1 // R2 // R3 C. (R1 // R2) nt R3 D. R1 nt (R2 // R3)

9

Page 10: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

R

ξ ; r r

Đ

Câu 8: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích điểm Q = 5C, tại một điểm trong chân không cách điện tích Q một khoảng r = 30cm có độ lớn là:

A. 250V/m B. 250000V/m C. 500000V/m D. 500V/mCâu 9: Cho mạch điện như hình vẽ: suất điện động của nguồn điện ξ = 9V ; điện trở trong của nguồn điện r = 1Ω ; R = 5Ω ; đèn Đ: 6V – 3W. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Đèn sáng rất mờ. B. Đèn không sáng, vì điện quá yếu.C. Đèn rất sáng và có thể bị cháy. D. Đèn sáng bình thường.

Câu 10: Năng lượng của điện trường trong tụ điện không thể tính bằng công thức:

A. B. C. D.

Câu 11: Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt 2 bóng đèn có điện trở R1 = 2 và R2 = 8 , khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là?

A. 2 B. 4 C. 5 D. 6Câu 12: Một nguồn điện có suất điện động ξ = 1,5V. Để chuyển một điện lượng q = 10C qua nguồn điện này thì lực lạ phải thực hiện một công là:

A. A = 6,67J B. A = 0,15J C. A = 15J D. A = 15mJCâu 13: Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện trường E = 10 4V/m. Vận tốc ban đầu của electron bằng 3.106m/s. Khối lượng của electronlà m = 9,1.10-31kg. Từ lúc electron bắt đầu chuyển động đến lúc vận tốc của nó bằng 0 thì electron đã chuyển động được quãng đường:

A. S = 5,12mm B. S = 2,56. 10-3mm C. S = 2,56mm D. S = 5,12.10-3mmCâu 14: Trên vỏ của một tụ điện có ghi: 20F – 220V. Nối hai bản của tụ điện này với hiệu điện thế 120V thì điện tích mà tụ điện tích được có giá trị

A. 2,4.10-3C B. 2,4C C. 4,4.10-3C D. 4,4CCâu 15: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong sự di chuyển đó là A thì

A. A > 0 nếu q > 0. B. A > 0 nếu q < 0. C. A = 0 trong mọi trường hợp.D. A 0, còn dấu của A thì chưa xác định được vì chưa biết chiều chuyển động của q.

Câu 16: Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động ξ = 6V ; điện trở trong r = 3Ω và điện trở mạch ngoài R = 9Ω. Hiệu điện thế mạch ngoài UN có giá trị:

A. UN = 5,5V B. UN = 4,5V C. UN = 4V D. UN = 6V

10

Page 11: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

Câu 17: Mắc một dây có điện trở 2 với một pin có suất điện động 1,1 V thì có dòng điện 0,5 A chạy qua dây. Cường độ dòng điện nếu đoản mạch có giá trị là:

A. 1A B. 0,5A C. 0,55A D. 5,5ACâu 18: Cho hai điện tích điểm q1 = 1nC và q2 = 9nC, đặt cố định trong một môi trường, chúng cách nhau r = 10cm. Vị trí mà tại đó cường độ điện trường bằng không là:

A. cách q2 7,5cm và cách q1 2,5cm. B. cách q1 2,5cm và cách q2 12,5cm.C. cách q1 12,5cm và cách q2 2,5cm. D. cách q1 7,5cm và cách q2 2,5cm.

Câu 19: Mắc một điện trở R = 9Ω vào một nguồn điện có suất điện động ξ = 12V thành một mạch kín thì dòng điện chạy qua nguồn có cường độ I = 1,2A. Công suất của nguồn điện là:

A. = 10,8W B. = 12,96W C. = 1,44W D. = 14,4WCâu 20: Một dòng điện không đổi, sau 3 phút có một điện lượng q = 36C chuyển qua tiết diện thẳng của một dây dẫn. Dòng điện đó có cường độ là:

A. I = 0,2A B. I = 108A C. I = 12A D. I = 0,083ACâu 21: Công của nguồn điện được xác định theo công thức:

A. A = ξIt. B. A = UIt. C. A = ξI. D. A = UI.Câu 22: Điện tích của êlectron là - 1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là

A. 7,895.1019. B. 2,632.1018. C. 3,125.1018. D. 9,375.1019.Câu 23: Một điện tích q = 3C, chạy từ một điểm M có điện thế VM = 10V đến điểm N có điện thế VN = 4V. Biết M cách N 5cm. Công của lực điện trong sự di chuyển đó là:

A. 24J B. 10J C. 20J D. 18JCâu 24: Hai điện tích điểm q1 = 3C và q2 = -3C, đặt trong không khí, cách nhau một khoảng r = 30cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:

A. Lực đẩy với độ lớn F = 0,45N B. Lực hút với độ lớn F = 0,9N C. Lực hút với độ lớn F = 45N D. Lực đẩy với độ lớn F = 90NCâu 25: Gọi F0 là lực tác dụng giữa hai điện tích điểm khi chúng nằm cách nhau một khoảng r trong chân không. Đem đặt hai điện tích đó trong môi trường có hằng số điện môi là ε = 4 thì phải tăng hay giảm r đi bao nhiêu lần để lực tác dụng giữa chúng vẫn là F0.

A. Tăng 2 lần. B. Giảm 2 lần. C. Giảm 4 lần. D. Tăng 4 lần.Câu 26: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đậy là đúng?

A. q1.q2 < 0 B. q1 > 0 và q2 < 0 C. q1.q2 > 0 D. q1 < 0 và q2 > 0Câu 27: Có 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động ξ = 2,1V và điện trở trong r = 1,5 Ω được mắc như sơ đồ. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

11

Page 12: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

R1

R2

R3

A. ξb = 6,3V ; rb = 0,5 Ω B. ξb = 2,1V ; rb = 4,5 ΩC. ξb = 6,3V ; rb = 4,5 Ω D. ξb = 2,1V ; rb = 0,5 Ω

Câu 28: Phát biểu nào sau đây không đúng? Theo thuyết electronA. một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron. B. một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.C. các electron có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. D. một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.

Câu 29: Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động ξ = 24V ; điện trở trong r = 2Ω và điện trở mạch ngoài R = 10Ω. Hiệu suất của nguồn điện có giá trị:

A. 48% B. 16,7% C. 83% D. 42%Câu 30: Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động ξ ; điện trở trong r = 1Ω và điện trở mạch ngoài R = 11Ω. Cường độ dòng điện qua nguồn có giá trị I = 0,6A. Suất điện động của nguồn có giá trị:

A. ξ = 7,2V B. ξ = 20V C. ξ = 0,6V D. ξ = 6,6VCâu 31: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn di chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.B. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ di chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.D. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn di chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

Câu 32: Có 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động ξ = 1,5V và điện trở trong r = 1 Ω được mắc như sơ đồ. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là:

A. ξb = 4,5V ; rb = 3 Ω B. ξb = 1,5V ; rb = 1/3 Ω C. ξb = 4,5V ; rb = 1/3 Ω D. ξb = 1,5V ; rb = 3 ΩCâu 33: Tại hai điểm A và B cách nhau 5cm trong chân không, có hai điện tích điểm q 1 = -4.10-8C và q2 = -4.10-8C. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C là trung điểm của AB là:

A. E = 1,152.106 V/m B. E = 0 C. E = 5,76.105 V/m D. E = 4,59.105 V/mCâu 34: Cho mạch điện như hình vẽ: nguồn điện có ξ = 3,25V ; r = 0,5Ω và các điện trở mạch ngoài R1 = 1Ω ; R2 = 2Ω ; R3 = 3Ω. Cường độ dòng điện qua mạch kín là:

A. 0,5A B. 1A C. 0,78A D. 1,5A

Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng?A. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công

của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.B. Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Trong nguồn điện dưới tác dụng của lực lạ

các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.

12

Page 13: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

C. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực dương đến cực âm và độ lớn của điện tích q đó.

D. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích âm q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.Câu 36: Đặt một điện tích điểm Q < 0 tại một điểm O trong không khí. Vectơ cường độ điện trường tại điểm M cách O một khoảng r

A. hướng về phía O. B. hướng về phía M. C. hướng ra xa O. D. hướng ra xa M.Câu 37: Biểu thức nào sau đây không thể dùng để xác định suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn gồm n nguồn giống nhau ghép nối tiếp hoặc ghép song song.

A. B. C. D.

Câu 38: Dòng điện không đổi làA. dòng điện có chiều không thay đổi nhưng cường độ thay đổi theo thời gian.B. dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. C. dòng điện có chiều và cường độ thay đổi theo thời gian.D. dòng điện có chiều thay đổi nhưng cường độ không thay đổi theo thời gian.

Câu 39: Biểu thức nào dưới đây chứng tỏ cường độ điện trường có đơn vị là V/m.A. E = q/U B. E = F/q C. E = AM/q D. E = U/d

Câu 40: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của một tụ điện:A. Điện dung của tụ điện. B. Điện tích của tụ điện. C. Cường độ điện trường trong tụ điện. D. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện.

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA BÀI KIỂM TRA HỆ SỐ 2 – LẦN 1

STT Lớp Sĩ số Điểm < 3,5 Điểm < 5,0 Điểm < 6,5 Điểm >= 6,5Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)

1 11B6 45 4 8,9 12 26,7 13 28,9 16 35,52 11B7 45 4 8,9 13 28,9 10 22,2 18 40,03 11B13 41 9 22,0 18 43,9 11 26,8 3 7,3Tổng số & % 131 17 13,0 43 32,8 34 26,0 37 28,2

13

Page 14: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 11CB - Môn : Vật Lí1. Mục đích kiểm tra. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau chương I , II và III.2. Hình thức kiểm tra. TNKQ 40 câu.3. Nội dung kiểm tra. Chủ đề 1: Chương I. Điện tích. Điện trườngKiến thức- Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).- Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích. - Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.- Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron.- Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.- Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.- Nêu được trường tĩnh điện là trường thế.- Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.- Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.- Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng và nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.- Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.- Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng.Kĩ năng- Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.- Vận dụng được định luật Cu-lông và khái niệm điện trường để giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.- Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc theo đường sức của một điện trường đều.

14

Page 15: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

Chủ đề 2: Chương II. Dòng điện không đổiKiến thức- Nêu được dòng điện không đổi là gì.- Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì.- Nắm được nội dung định luất Jun – Len-Xơ- Viết được công thức tính công của nguồn điện : Ang = Eq = EIt- Viết được công thức tính công suất của nguồn điện : Png = EI- Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch. - Viết được công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc song song.Kĩ năng

- Vận dụng được hệ thức hoặc U = ξ – Ir để giải các bài tập đối với toàn mạch, trong đó mạch ngoài gồm nhiều

nhất là ba điện trở.- Vận dụng được công thức Ang = ξIt ; Png = ξI và Q = I2Rt.- Tính được hiệu suất của nguồn điện.- Nhận biết được, trên sơ đồ và trong thực tế, bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.- Tính được suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn mắc nối tiếp hoặc mắc song song.Chú ý- Chỉ xét định luật Ôm đối với mạch kín mà mạch ngoài nhiều nhất chỉ có 3 điện trở.- Chỉ xét các bộ nguồn mắc song song gồm tối đa bốn nguồn giống nhau được mắc thành các dãy như nhau.Chủ đề 3: Chương III. Dòng điện trong các môi trườngKiến thức- Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.- Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì.

15

Page 16: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

- Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì.- Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân.- Mô tả được hiện tượng dương cực tan.- Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết được hệ thức của định luật này.- Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng điện phân.- Nêu được bản chất của dòng điện trong chất khí.- Nêu được điều kiện tạo ra tia lửa điện.- Nêu được điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện.- Nêu được bản chất của dòng điện trong bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.- Nêu được cấu tạo của lớp chuyển tiếp p – n và tính chất chỉnh lưu của nó.- Nêu được cấu tạo, công dụng của điôt bán dẫn.Kĩ năngVận dụng định luật Fa-ra-đây để giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng điện phân.4. Xác định hình thức kiểm tra.

a. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình

a. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình

Nội dung Tổng số tiết

Lí thuyết

Số tiết thực Trọng sốLT VD LT VD

C I. Điện tích. Điện trường 10 7 4.9 5.1 14.8 15.5C II. Dòng điện không đổi 14 6 4.2 9.8 12.7 29.7C III. Dòng điện trong các môi trường 9 7 4.9 4.1 14.8 12.4Tổng 33 20 14 19.0 42.4 57.6

16

Page 17: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

b. Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ

Cấp độ Nội dung(chủ đề) Trọng số Số lượng câu (chuẩn cần kt) Điểm số

Cấp độ 1,2C I. Điện tích. Điện trường 14.8 5.9 1.5C II. Dòng điện không đổi 12.7 5.1 1.3C III. Dòng điện trong các môi trường 14.8 5.9 1.5

Cấp độ 3,4C I. Điện tích. Điện trường 15.5 6.2 1.5C II. Dòng điện không đổi 29.7 11.9 3.0C III. Dòng điện trong các môi trường 12.4 5.0 1.2

Tổng 100 40 105. Thiết lập khung ma trận.

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Tên Chủ đề Nhận biết(Cấp độ 1)

Thông hiểu(Cấp độ 2)

Vận dụngCộngCấp độ thấp

(Cấp độ 3)Cấp độ cao(Cấp độ 4)

Chủ đề 1: Điện tích. Điện trường (10 tiết)-12 câu (cấp độ 3,4 6 câu)1. Điện tích. Định luật Cu-lông.(1 tiết) =3%(1*100/33)=3%(3%*40=1,2 câu)

- Phát biểu được định luật Cu-lông và chỉ ra đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm.

[1 câu]

- Nêu được các cách làm nhiễm điện một vật (cọ xát, tiếp xúc và hưởng ứng).

- Vận dụng được định luật Cu-lông để giải được các bài tập đối với hai điện tích điểm.

1câu - 0,25đ

2. Thuyết electron (1 tiết) =3%1,2 câu

- Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích.

- Nêu được các nội dung chính của thuyết êlectron.

[1 câu]

- Vận dụng được thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện. 1câu - 0,25đ

17

Page 18: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

3. Điện trường.(3 tiết) =9,1%3,6 câu

- Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.

[1 câu]

- Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.

- Vận dụng công thức cường độ điện trường của điện tích điểm để giải được các bài tập đối với điện trường của 1 điện tích điểm.

[2 câu]

- Giải được bài toán về: tìm vị trí điện trường triệt tiêu và nguyên lí chồng chất điện trường đối với 2 điện tích điểm.

[1 câu]

4 câu - 1,0đ

4. Công của lực điện.(1,5 tiết) =4,5%1,8 câu

- Nêu được trường tĩnh điện là trường thế.

[1 câu]

- Nhận biết được đặc điểm công của lực điện trường.

[1 câu]2câu– 0,5đ

5. Điện thế. Hiệu điện thế.(1,5 tiết) =4,5%1,8 câu

- Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nhận biết được đơn vị đo cường độ điện trường.

- Phát biểu được định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.

- Vận dụng mối quan hệ giữa công, điện thế và hiệu điện thế để giải các bài tập đơn giản.

[1 câu]

- Giải được bài tập về chuyển động của một điện tích dọc đường sức của một điện trườngđều.[1 câu]

2 câu -0,5đ

5. Tụ điện.(2 tiết) =6%2,4 câu

- Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện. Nhận dạng được các tụ điện thường dùng và nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.- Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng.

- Phát biểu được định nghĩa điện dung của tụ điện và nhận biết được đơn vị đo điện dung.

[1 câu]

- Vận dụng đặc điểm, ý nghĩa và tính chất của tụ điện để đi

tìm điện tích tụ điện.

[1 câu]

2 câu -0,5đ

Số câu (điểm) Tỉ lệ %

6 (1,5 đ) (6*10/40)15 % (6*100/40)

6 (1,5 đ)15%

12 (3,0 đ)30 %

18

Page 19: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

Chủ đề 2: Dòng điện không đổi. ( 14 tiết)- 17 câu (cấp độ 3,4 12 câu)1. Dòng điện không đổi. Nguồn điện.(2 tiết) =6% 2,4 câu

- Nêu được dòng điện không đổi.

[1 câu]

- Nêu được suất điện động của nguồn điện.

- Vận dụng được biểu thức

để tính I hoặc q hoặc tìm

số electron.- Vận dụng được biểu thức

để tính suất điện động

hoặc A hoặc q.[1 câu]

2 câu – 0,5đ

2. Điện năng. Công suất điện.(3 tiết) =9,1%3,6 câu

- Nhận biết được công thức tính công và công suất của nguồn điện.

[1 câu]

- Nội dung định luật Jun – Len-xơ. [1 câu]

- Vận dụng được biểu thức

- Vận dụng được biểu thức [2 câu]

4 câu -1,0đ

3. Định luật ôm đối với toàn mạch.(4 tiết) = 12,1%4,8 câu

- Định luật ôm đối với toàn mạch.

- Nhận biết được biểu thức định luật ôm đối với toàn mạch.

[1 câu]

- Vận dụng được biểu thức

để tìm I ;

U ; RN.- Vận dụng biểu thức

để tính

hiệu suất của nguồn điện. [3 câu]

- Vận dụng được biểu thức

để tìm ξ ; I ; r ;U ; RN.

[1 câu]

5 câu - 1,25đ

19

Page 20: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

4. Ghép các nguồn điện thành bộ.(2 tiết) = 6%2,4 câu

- Nhận biết được công thức tính Sđđ và Đtt của bộ nguồn mắc nối tiếp song song.

[1 câu]

- Nhận biết được trên sơ đồ và trong thực tế bộ nguồn mắc nối tiếp song song.

- Vận dụng được biểu thức

để tính Sđđ và

Đtt của bộ nguồn. [1 câu]

2 câu – 0,5đ

5. Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch.(3 tiết) = 9,1%3,6 câu

- Vận dụng kết hợp kiến thức của chương giải bài toán về toàn mạch.

[2 câu]

- Vận dụng kết hợp kiến thức của chương giải bài toán về toàn mạch. [2 câu]

4câu– 1,0đ

Số câu(số điểm) Tỉ lệ ( %)

5 (1,25 đ) 12,5 %

12 (3,0 đ)30%

17( 4,25 đ) 42,5%

Chủ đề 3: Dòng điện trong các môi trường. ( 9 tiết)- 11 câu (cấp độ 3,4 5 câu)1. Dòng điện trong kim loại.(1 tiết) =3%1,2 câu

- Nêu được hiện tượng nhiệt điện là gì. - Nêu được hiện tượng siêu dẫn là gì. [1 câu]

- Nêu được điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.

1câu - 0,25đ

2. Dòng điện trong chất điện phân.(3 tiết) =9,1%3,6 câu

- Nêu được bản chất của dòng điện trong chất điện phân.- Phát biểu được định luật Fa-ra-đây về điện phân và viết được hệ thức của định luật này. [1 câu]

- Mô tả được hiện tượng dương cực tan.- Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng điện phân.

[1 câu]

- Vận dụng định luật Fa-ra-đây để giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng điện phân.

[2 câu]

4 câu -1,0đ

2. Dòng điện trong chất khí.

- Nêu được bản chất của dòng điện trong chất khí.

- Nêu được điều kiện tạo ra tia lửa điện.

20

Page 21: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

(2 tiết) =6%2,4 câu [1 câu]

- Nêu được điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện. [1 câu]

2 câu -1,0đ

2. Dòng điện trong chất bán dẫn.(3 tiết) =9,1%3,6 câu

- Nêu được bản chất của dòng điện trong bán dẫn loại p và bán dẫn loại n.

[1 câu]

- Nêu được cấu tạo, công dụng của điôt bán dẫn.

- Nêu được cấu tạo của lớp chuyển tiếp p – n và tính chất chỉnh lưu của nó.

[2 câu]

- phân biệt được hướng của điện trường ngoài và hướng của điện trường do lớp tiếp xúc. [1 câu]

4 câu -1,0đ

Số câu(số điểm) Tỉ lệ ( %)

6 (1,5 đ) 15 %

5 (1,25 đ)12,5%

11( 5,75 đ) 27,5%

TS số câu (điểm)Tỉ lệ %

17( 4,25 đ) 42,5 %

23 ( 5,75đ)57,5 %

40 (10đ)100 %

Trường THPT Sông RayTổ Vật Lí – Công Nghệ

ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ - LỚP 11CB – NĂM HỌC 2011-2012

Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 138Họ, tên thí sinh:....................................................... .Lớp ..................Câu 1: Đương lượng điện hóa của niken là k = 3.10-4g/C. Khi cho điện lượng 10C chạy qua bình điện phân có anốt bằng niken thì khối lượng niken bám vào catốt là:

A. 0,3.10-3g. B. 3.10-3g. C. 3.10-4g. D. 0,3.10-4g.Câu 2: Hai quả cầu đã nhiễm điện được cho tiếp xúc rồi tách rời nhau. Sau khi tách rời ra, ta có kết luận như thế nào về điện tích của hai quả cầu.

A. Điện tích của chúng tăng lên gấp đôi. B. Hai điện tích đều biến mất (quả cầu trung hòa).C. Điện tích càng lớn nếu quả cầu càng nhỏ. D. Tổng đại số các điện tích trên hai quả cầu không đổi.

21

Page 22: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

Câu 3: Chọn câu sai. Khi cần mạ bạc cho một chiếc vỏ đồng hồ, thì:A. Dung dịch điện phân là NaCl. B. Vỏ chiếc đồng hồ treo vào cực âm.C. Chọn dung dịch điện phân là một muối bạc. D. Anốt làm bằng bạc.

Câu 4: Tại A có điện tích điểm ql, tại B có điện tích điểm q2. Người ta tìm được một điểm M trong đoạn thẳng AB và ở gần B hơn A tại đó điện trường bằng không. Ta có:

A. ql, q2 cùng dấu; |q1| < |q2| B. ql, q2 khác dấu; |q1| > |q2| C. ql, q2 khác dấu; |q1| < |q2| D. ql, q2 cùng dấu; |q1| > |q2|Câu 5: Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng mà khi ta hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ Tc nào đó, điện trở của kim loại (hợp kim):

A. Tăng đến vô cực. B. Không thay đổi.C. Giảm đến một giá trị xác định khác không. D. Giảm đột ngột đến giá trị bằng 0.

Câu 6: Tìm câu đúng khi nói về hạt tải điện trong các môi trường.A. Hạt tải điện trong chất điện phân là các ion dương và những electron tự do.B. Hạt tải điện trong chất điện phân là các ion dương, ion âm và electron.C. Hạt tải điện trong kim loại là những ion dương, ion âm.D. Khi bình điện phân hoạt động thì ion dương chuyển về catot, còn ion âm chuyển về anot.

Câu 7: Nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p – n ?A. là chỗ tiếp xúc bán dẫn loại p và bán dẫn loại n; B. lớp tiếp xúc này có điện trở lớn hơn so với lân cận;C. lớp tiếp xúc cho dòng điện dễ dàng đi qua theo chiều từ bán dẫn n sang bán dẫn p;D. lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p sang bán dẫn n.

Câu 8: Một điện trở R = 4 Ω mắc vào nguồn có E = 1,5 V tạo thành mạch kín. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là P = 0,36 W. Điện trở trong của nguồn và hiệu điện thế giữa 2 đầu R là:

A. 1 Ω ; 1,2 V. B. 2 Ω ; 1,2 V. C. 1 Ω ; 1,25 V. D. 2 Ω ; 1,5 V.Câu 9: Một điện tích Q = 4.10-8C đặt tại A trong môi trường có hằng số điện môi là 2. Vectơ cường độ điện trường tại điểm M cách điện tích 3cm có hướng và độ lớn:

A. Hướng lại gần Q và E = 4.105V/m B. Hướng ra xa Q và E = 2.105V/mC. Hướng lại gần Q và E = 2.105V/m D. Hướng ra xa Q và E = 2.101V/m

Câu 10: Độ lớn cường độ điện trường do 1 điện tích điểm gây ra tại 1 điểm không phụ thuộc vào:

A. Độ lớn điện tích thử. B. Độ lớn điện tích đó. C. Khoảng cách từ điểm xét đến điểm đó. D. Hằng số điện môi của môi trường.Câu 11: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của

A. ion dương và ion âm. B. các ion dương.C. ion dương, ion âm và electron tự do. D. ion âm.

22

Page 23: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

Câu 12: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch:A. Tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài. B. Giảm khi điện trở mạch ngoài tăngC. Tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài. D. Tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.

Câu 13: Người ta mắc một bóng đèn (220V- 100W) vào một hiệu điện thế 220V. Nhiệt lượng do bóng đèn toả ra trong thời gian một phút là:

A. 480J. B. 4800J C. 6 kJ. D. 150J.Câu 14: Công của lực điện tác dụng lên một điện tích chuyển động từ M đến N sẽ:

A. Càng lớn nếu đoạn đường đi càng dài B. Phụ thuộc vào vị trí các điểm M và NC. Phụ thuộc vào dạng quỹ đạo D. Chỉ phụ thuộc vào vị trí M

Câu 15: Một nguồn điện có suất điện động và điện trở trong là E = 6V và r = 0,6 Ω, Sử dụng để thắp sáng bóng đèn có ghi 6V - 3W. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện khi đó.

A. 0,476 A và 5,712 V B. 2,31 A và 4,615 V C. 5,455 A và 2,73 V D. 10 A và 6 VCâu 16: Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là:

A. 2 J. B. 20 J. C. 0,05 J. D. 2000 J.Câu 17: Chọn câu đúng khi nói về Tia lửa điện:

A. là quá trình phóng điện tự lực của chất khí giữa hai điện cực khi HĐT cỡ 20V50V.B. Được ứng dụng trong hàn điện. C. Ứng dụng trong luyện nhôm.D. là quá trình phóng điện tự lực của chất khí giữa hai điện cực khi Cường độ điện trường rất lớn (3.106V/m).

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?A. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg). B. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion. D. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).

Câu 19: Điều kiện nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện không đổi :A. có chiều thay đổi và cường độ không đổi. B. có chiều và cường độ không đổi.C. có chiều không đổi và cường độ thay đổi. D. có chiều và cường độ thay đổi.

Câu 20: Biểu thức định luật ôm đối với toàn mạch là:

A. B. C. D.

Câu 21: Hai bóng đèn dây tóc có công suất định mức là 25W và 100W đều làm việc bình thường ở hiệu điện thế 110V. Trong trường hợp này, cường độ dòng điện qua đèn nào lớn hơn:

A. Cường độ dòng điện qua bóng đèn 25W lớn hơn. B. Cường độ dòng điện qua bóng đèn 100W lớn hơn.C. Cường độ dòng điện qua hai bóng đèn đều như nhau. D. Cường độ dòng điện qua bóng đèn 100W nhỏ hơn.

23

Page 24: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

Câu 22: Cho mạch điện gồm: một bóng đèn loại (6V – 6W ) mắc nối tiếp với một điện trở có R = 2Ω và mắc với nguồn điện có suất điện động , điện trở trong r = 1Ω tạo thành mạch kín. Khi đèn sáng bình thường, Suất điện động của nguồn là :

A. 3V B. 12V C. 6V D. 9VCâu 23: Mét b×nh ®iÖn ph©n ®ùng dung dÞch b¹c nitrat víi anèt b»ng b¹c. §iÖn trë cña b×nh ®iÖn ph©n lµ R= 2 (). HiÖu ®iÖn thÕ ®Æt vµo hai cùc lµ U= 10 (V). Cho A= 108 vµ n=1. Khèi lîng b¹c b¸m vµo cùc ©m sau 2 giê lµ:

A. 8,04.10-2 kg B. 40,3 kg C. 40,3g D. 8,04 gCâu 24: Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

A. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.C. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 25: Hiện tượng nào sau đây được ứng dụng trong hàn điện, nấu chảy kim loại, làm đèn chiếu sáng,..:A. Hiện tượng nhiệt điện. B. tia lửa điện. C. Hiện tượng hồ quang điện. D. hiện tượng điện phân.

Câu 26: Lớp tiếp xúc p-n có điện trường hướng từ…………Lớp tiếp xúc p-n có tính dẫn điện chủ yếu theo một chiều từ ………….A. p→n; p→n B. p→n; n→n C. n→p; n→p D. n→p; p→n

Câu 27: Một mạch điện kín đơn giản gồm một nguồn điện có =24V; r=2 mắc với một điện trở R=10. Hiệu suất của nguồn điện làA. 16,7% B. 50% C. 48% D. 83,3%

Câu 28: Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớpA. mica. B. gốm. C. sứ. D. giấy tẩm dung dịch muối ăn.

Câu 29: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là:A. 12 A. B. 1/12 A. C. 0,2 A. D. 48A.

Câu 30: Có một hiệu điện thế U đặt vào hai đầu điện trở R thì có dòng điện I chạy qua. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R không thể tính bằng :

A. P = U2/R B. P = RI2 C. P = U.I D. P = I2/UCâu 31: Cho mét m¹ch ®iÖn kÝn gåm nguån ®iÖn cã suÊt ®iÖn ®éng E = 12 (V), ®iÖn trë trong r = 2 (Ω), m¹ch ngoµi gåm ®iÖn trë R1 = 0,5 (Ω) m¾c nối tiếp víi mét ®iÖn trë R. §Ó c«ng suÊt tiªu thô ë m¹ch ngoµi lín nhÊt th× ®iÖn trë R ph¶i cã gi¸ trÞ

A. 3 B. 2,5 C. 1,5 D. 2Câu 32: Một nguồn điện có điện trở trong r=0,1 được mắc nối tiếp với một điện trở R=4,8 thành mạch kín. Khi đó HĐT giữa hai cực của nguồn điện là 14V. Suất điện động của nguồn điện là:

A. ξ = 12V B. ξ = 12,25V C. ξ = 14,5V D. ξ = 11,75V

24

Page 25: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

Câu 33: ĐiÖn thÕ tại hai ®iÓm VM = 4,5 (V) ; VN = 2,5 (V). C«ng cña ®iÖn trêng lµm dÞch chuyÓn ®iÖn tÝch q = - 1 (μC) tõ M ®Õn N lµ:

A. A = + 2 (μJ). B. A = - 2 (μJ). C. A = +1 (μJ) D. A = - 1 (μJ)Câu 34: Một mạch điện kín đơn giản gồm một nguồn điện có =24V; r=2 mắc với một điện trở R=10. Hiệu suất của nguồn điện là

A. 48% B. 83,3% C. 16,7% D. 50%Câu 35: Biểu thức định luật Jun- Lenxơ có dạng :

A. Q = RI2t B. Q = RIt C. Q = RIt2 D. Q = R2ItCâu 36: Mét m¹ch ®iÖn kÝn gåm hai nguån ®iÖn (E, r) m¾c song song víi nhau, m¹ch ngoµi chØ cã ®iÖn trë R. BiÓu thøc cêng ®é dßng ®iÖn trong m¹ch lµ:

A. B. C. D.

Câu 37: Điôt bán dẫn có tác dụngA. chỉnh lưu dòng điện xoay chiều. B. khuếch đại.C. cho dòng điện đi theo hai chiều. D. cho dòng điện đi theo một chiều từ catôt sang anôt.

Câu 38: Một điện tích q = 2.10-5 C chạy dọc theo đường sức từ điểm M có điện thế 10V đến điểm N có điện thế 4V. Công của lực điện là bao nhiêu?

A. 20.10-5J B. 8.10-5J C. 12.10-5J D. 10.10-5JCâu 39: Một tụ điện có điện dung C = 500 nF, được mắc vào hiệu điện thế U = 100V. Điện tích của tụ bằng:

A. Q = 5.10-4 C B. Q = 2,5.10-4 C C. Q = 5.10-5 C D. Q = 2,5.10-5 CCâu 40: Công của lực điện trường khi điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường bằng:

A. Hiệu thế năng của điện tích tại M và N. B. Độ chênh lệch điện thế giữa hai điểm M và N.C. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N. D. Hiệu cường độ điện trường giữa hai điểm M và N.

---------------------------------------------------------- HẾT ----------

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I

STT Lớp Sĩ số Điểm < 3,5 Điểm < 5,0 Điểm < 6,5 Điểm >= 6,5Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)

1 11B6 45 0 0 4 8,9 19 42,2 22 48,9

25

Page 26: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

2 11B7 45 0 0 3 6,7 9 20 33 73,33 11B13 41 3 7,3 17 41,5 12 21,2 9 30

Tổng số & % 131 3 2,3 24 18,3 40 30,5 64 48,9

26

Page 27: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

IV. KẾT QUẢ: - Về phương diện thiết kế và biên soạn đề kiểm tra.Trên cơ sở đã có sẵn quy trình và các nội dung, đặc biệt là khung ma trận đề kiểm tra giáo viên chỉ còn biên soạn đề kiểm tra và làm đáp án. Điều đó có nghĩa là đã tiết kiệm khá nhiều thời gian trong khâu ra đề kiểm tra sau này.

- Về sự điều chỉnh phương pháp dạy của giáo viên và học của học sinh.Với công cụ kiểm tra đánh giá đã được chuẩn bị kĩ lưỡng có khoa học thì kết quả học tập của học sinh phản ánh khá chính xác về kết quả dạy của thầy và học của trò, nó là cơ sở để giáo viên đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ học tập của học sinh. Từ đó, giáo viên có thể tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp và hành động giáo dục tiếp theo, nhằm phát huy kết quả và sửa chữa thiếu sót. Đối với học sinh cũng tự ý thức cần phát huy những mặt tích cực đồng thời hạn chế và khắc phục những cách thức học còn chưa đạt hiệu quả, để đưa ra được phương pháp học tối ưu. Và mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.- Qua hai bảng thống kê kết quả đạt được sau khi vận dụng SKKN, tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt về chất lượng đánh giá kết quả dạy và học khi vận dụng phương pháp. - Đồ thị biểu diễn điểm thi học kì I năm học 2010 – 2011 chưa thực hiện giải pháp (before) và năm học 2011 – 2012 đã thực hiện giải pháp (after) ở 3 lớp 11 chương trình chuẩn.

27

Page 28: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

- Khi đã có số liệu thống kê ta có thể vẽ các đồ thị và qua đó kiểm tra sự tiến bộ của học sinh, hoặc cũng có thể phân tích kết quả dạy của giáo viên, qua đó góp phần hoàn thiện hơn về cách đánh giá kết quả công tác giảng dạy của giáo viên.

28

Page 29: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Cách thức thiết kế ma trận và biên soạn đề kiểm tra đáp ứng kịp thời những lúng túng và hạn chế mà giáo viên thường mắc phải khi biên soạn đề kiểm tra TNKQ. Tuy nhiên, khi vận dụng giáo viên cần đặc biệt chú ý đến:

* Cấp độ vận dụng cao giành cho học sinh. Nếu có điều kiện giáo viên nên tách độc lập phần này để khảo sát, như thế thì kết quả mới đánh giá sẽ cao và chính xác hơn. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi trường hợp khi đã áp dụng giải pháp mà kết quả lại phản ánh ngược lại với dự kiến, khi đó giáo viên cần phải xem xét lại từng bước, đặc biệt là khi phân chia các cấp độ 1, 2, 3, 4 từ đó tìm giải pháp khắc phục.

* Nội dung giảm tải đối với chương trình chuẩn của Bộ mới đưa vào trong chương trình, khi thực hiện nếu còn phát hiện ra những phần không phù hợp thì giáo viên phải thông qua tổ bộ môn và dưới sự cho phép của Ban giám hiệu ta thay đổi cho phù hợp.- Đối với lớp 10 và 11 theo tôi kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm khách

quan chỉ nên áp dụng cho các bài kiểm tra có thời gian từ 45 phút trở lên, các bài kiểm tra còn lại nên dùng hình thức kiểm tra viết. Riêng lớp 12 thì nên kiểm tra dưới hình thức TNKQ 100%, khi đó thì giáo viên cũng thực hiện quy trình biên soạn đề kiểm tra tương tự như trên.VI. KẾT LUẬN

Có được một đề kiểm tra đánh giá, phân loại được đối tượng phải mất nhiều thời gian đầu tư và soạn đề theo bài bản. Để rút ngắn thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng đề thì ngay từ những bài dạy đầu tiên, người dạy hãy đầu tư soạn câu trắc nghiệm vừa củng cố bài học vừa làm nguồn tài nguyên cho các đề trắc nghiệm sau này. Khâu soạn giáo án cũng cần tỉ mỉ, công phu để giảng dạy thích hợp trình độ đối tượng.

Khâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế ma trận phân bố các câu hỏi theo mức độ, đảm bảo được tính hệ thống của đề, sự dàn trải kiến thức đều đặn, phân bố điểm hợp lí cho từng bài và theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng có kết hợp giảm tải người ra đề cũng cân nhắc được mức độ quan trọng của những bài trong từng chương, từng phần.

Biết được vai trò quan trọng trong quy cách soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan, người giảng dạy mới có hướng, cách thức chuẩn bị tốt hơn một bài dạy, một giờ dạy trên lớp. Người dạy dẫn dắt được học sinh của mình tiếp cận bài kiểm tra trắc nghiện khách quan tương đối dễ và không qúa khó khăn, bỡ ngỡ.

Tôi hy vọng với sáng kiến kinh nghiệm này phần nào tải được đến người đọc vận dụng được quy trình biên soạn đề kiểm tra một cách linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và còn giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian. Đề kiểm tra được sọan theo các khâu như trên sẽ không bị xa rời nội dung học tập, không bị sai hướng, lạc đề. Nhằm đến mục tiêu cuối cùng là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.Đề xuất:1. Đề kiểm tra dưới hình thức TNKQ thường có nhiều mã đề do đó hệ thống câu hỏi phân luồng theo chủ đề bị đảo lộn và điều này sẽ rất khó khăn cho việc lập đồ thị khảo sát mức độ nắm kiến thức của học sinh cho từng chủ đề. Ban giám hiệu

29

Page 30: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

nên cân nhắc xem, có nên chăng: trong một đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan ta nên sắp xếp các cấp độ từ 1 đến 4 theo thứ tự câu từ nhỏ đến lớn và bắt đầu ở mỗi cấp độ nên có dấu hiệu nhận biết.2. Thư viện trường cần bổ sung thêm sách về ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm hoặc nhà trường nên thành lập một thư viện điện tử riêng có lưu trữ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để giáo viên tiện tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.3. Các kì kiểm tra có thời gian từ 45 phút trở lên nhà trường nên tổ chức kiểm tra tập trung đồng loạt để kết quả của học sinh được đánh giá chính xác hơn.4. Nhà trường nên trang bị máy chấm điểm bài kiểm tra TNKQ và phần mềm phân tích kết quả kiểm tra để tiết kiệm thời gian cho giáo viên.5. Ban giám hiệu nhà trường – các tổ trưởng – nhóm trưởng của các tổ chuyên môn nên gương mẫu thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện của giáo viên trong tổ. Qua đó, phát hiện và có giải pháp phát huy mặc tích cực hoặc khắc phục mặc hạn chế.

Sông Ray, ngày 05 tháng 3 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN

DƯƠNG TRÚC QUỲNH

30

Page 31: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn Vật lí cấp THPT- TS.Vũ Đình Chuẩn và ThS. Nguyễn Trọng Sửu – NXBGD – 20112. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 THPT môn Vật lí – Bộ giáo dục và đào tạo - NXBGD – 20063. Hướng dẫn thực hiện chẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 11 - Bộ giáo dục và đào tạo- NXBGD Việt Nam – 20104. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập vật lí 11 – nhiều tác giả - NXBGD Việt Nam – 20095. Vật lí 11 chương trình chuẩn - Bộ giáo dục và đào tạo – NXBGD – 20066. Các dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 – Phan Hoàng Văn và Nguyễn Thị Hồng Mỹ - NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM - 20067. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn vật lí, cấp THPT – Bộ Giáo dục và Đào tạo 2011.8. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Bộ giáo dục và đào tạo - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2012

31

Page 32: THIẾT KẾ MA TRẬN VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA · Web viewKhâu quan trọng nhất khi soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan vẫn là bước thiết kế

MỤC LỤC

I. Lí do chọn đề tài...................................................................trang 1 1/ Tính cấp thiết của đề tài 2/ Tính mới của đề tàiII. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài...............................trang 1 – 2 1/ Thuận lợi 2/ Khó khăn 3/ Số liệu thống kêIII. Nội dung đề tài.................................................................trang 2 – 25 1/ Cơ sở lí luận 2/ Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tàiIV. Kết quả..............................................................................trang26- 27V. Bài học kinh nghiệm ...........................................................trang 28VI. Kết luận .......... .......... ............. .......... ........... .......trang 28 -29VII. Tài liệu tham khảo................................................................trang 30

32