thpt-lequydon.edu.vnthpt-lequydon.edu.vn/portals/1/van/nhung/tỔ vĂn-lqd.doc · web view+ khái...

36
Trường THPT Lê Quý Đôn ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP THI QUỐC GIA NĂM 2014-2015 A. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN I. CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC - Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). - Bước 2: Đọc - hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. - Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. II. KIẾN THỨC CẦN CÓ ĐỂ DỌC- HIỂU VĂN BẢN 1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy... 1.1. Các lớp từ a. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép. - Từ đơn: + Khái niệm: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành. + Vai trò: dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú. - Từ ghép: + Khái niệm: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. + Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng thái của sự vật. - Từ láy: + Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. + Vai t: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác dụng gợi hình gợi cảm. b. Từ xét về nguồn gốc - Từ mượn: gồm từ Hán Việt, và từ mượn các nước khác. - Từ địa phương ( phương ngữ ): là từ dùng ở một địa phương nào đó ( có từ toàn dân tương ứng ). - Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

Upload: others

Post on 24-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Trường THPT Lê Quý Đôn

ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP THI QUỐC GIA NĂM 2014-2015

A. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢNI. CÁC BƯỚC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC

- Bước 1: Đọc - hiểu ngôn từ: Hiểu được các từ khó, từ lạ, các điển cố, các phép tu từ, hình ảnh… (đối với thơ). 

- Bước 2: Đọc -  hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học hàm chứa nhiều ý nghĩa. 

- Bước 3: Đọc - hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả trong văn bản văn học: Phải phát hiện được tư tưởng, tình cảm của nhà văn ẩn chứa trong văn bản. 

II. KIẾN THỨC CẦN CÓ ĐỂ DỌC- HIỂU VĂN BẢN1. Các kiến thức về từ: từ đơn; từ ghép; từ láy...1.1. Các lớp từa. Từ xét về cấu tạo: Nắm được đặc điểm các từ : từ đơn, từ láy, từ ghép.- Từ đơn:+ Khái niệm: là từ chỉ gồm một tiếng có nghĩa tạo thành.+ Vai trò: dùng để tạo từ ghép, từ láy làm cho vốn từ thêm phong phú.- Từ ghép:+ Khái niệm: là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.+ Tác dụng: dùng định danh sự vật, hiện tượng hoặc dùng để nêu đặc điểm tính chất trạng thái của sự vật.- Từ láy:+ Khái niệm: là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng.+ Vai tr: tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong miêu tả, thơ ca... có tác dụng gợi hình gợi cảm.b. Từ xét về nguồn gốc- Từ mượn: gồm từ Hán Việt, và từ mượn các nước khác.- Từ địa phương ( phương ngữ ): là từ dùng ở một địa phương nào đó ( có từ toàn dân tương ứng ).- Biệt ngữ xã hội: là từ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.c. Từ xét về nghĩa- Nghĩa của từ: là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ..) mà từ biểu thị.- Từ nhiều nghĩa: là từ mang sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa.- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:* Các loại từ xét về nghĩa:- Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa tương tự nhau.- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.- Từ đồng âm: là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.* Trường từ vựng: là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.* Từ có nghĩa gợi liên tưởng:- Từ tượng hình: là từ gợi tả dáng vẻ, hình ảnh trạng thái của sự vật.- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc của con người.

1.2. Phát triển và mở rộng vốn từ ngữSự phát triển của từ vựng diễn ra theo 2 cách:+ Phát triển nghĩa của từ ngữ: trong quá trình sử dụng từ ngữ người ta có thể gán thêm cho từ một nghĩa mới làm cho một từ có thể có nhiều nghĩa, tăng khả năng diễn đạt của ngôn ngữ.+ Phát triển số lượng các từ ngữ: là cách thức mượn từ ngữ nước ngoài (chủ yếu là từ Hán Việt) để làm tăng số lượng từ.1.3. Phân loại từ tiếng Việt- Danh từ: là những từ chỉ người, vật, khái niệm; thường dùng làm chủ ngữ trong câu.- Động từ: là những từ dùng chỉ trạng thái, hành động của sự vật, thường dùng làm vị ngữ trong câu.- Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái, có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.- Đại từ: là những từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.- Lượng từ: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.- Chỉ từ: là những từ dùng để chỉ sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian.- Quan hệ từ: là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa các câu với câu trong đoạn văn.- Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.- Thán từ: là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm của người nói hoặc dùng để gọi, đáp.- Tình thái từ: là những từ thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.2. Các kiến thức về câu.2.1. Câu và các thành phần câua. Các thành phần câu- Thành phần chính:+ Chủ ngữ:Khái niệm: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động đặc điểm trạng thái được miêu tả ở vị ngữ.Đặc điểm và khả năng hoạt động: CN thường làm thành phần chính đứng ở vị trí trước vị ngữ trong câu; thường có cấu tạo là một danh từ, một cụm danh từ, có khi là một động từ hoặc 1 tính từ.+ Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian, trả lời cho câu hỏi làm gì, tại sao, như thế nào..- Thành phần phụ:+ Trạng ngữ: là thành phần nhằm xác định thêm thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, cách thức... diễn ra sự việc nêu trong câu.+ Thành phần biệt lập: là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu ( tình thái, cảm thán, gọi - đáp, phụ chú ), bao gồm:Phần phụ tình thái: dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câuPhần phụ cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói ( vui, buồn, mừng, giận...).

Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai đầu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.Thành phần gọi đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì mối quan hệ giao tiếp.+ Khởi ngữ: là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.2.2. Phân loại câua. Câu theo cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn, câu ghép.b. Câu phân loại theo mục đích nóiCác kiểu câu Khái niệm

Câu trần thuậtĐược dùng để miêu tả, kể, nhận xét sự vật. Cuối câu trần thuật người viết đặt dấu chấm.

Câu nghi vấnĐược dùng trước hết với mục đích nêu lên điều chưa rõ (chưa biết còn hoài nghi) và cần được giải đáp. Cuối câu nghi vấn, người viết dùng dấu chấm ?

Câu cầu khiến

Là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...đối với người tiếp nhận lời. Câu cầu khiến thường được dùng như những từ ngữ: hãy, đừng, chớ, thôi, nào....Cuối câu cầu khiến người viết đặt dấu chấm hay dấu chấm than.

Câu cảm thán Dùng để bộc lộ trạng thái, cảm xúc của người nói ...

3. Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.- Nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.- Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định.- Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. - Nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.- Liệt kê: là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh.- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị.4. Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ4.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau chuốt.- Phân loại: VB nói; VB viết- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.4.2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương.- Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch- Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả.4.3. Phong cách ngôn ngữ báo chí- Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng.- Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm- Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.4.4. Phong cách ngôn ngữ chính luận- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xă hội.- Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận...- Đặc điểm:+ Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị+ Tính chặt chẽ trong lập luận+ Tính truyền cảm mạnh mẽ4.5. Phong cách ngôn ngữ khoa học- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ- Phân loại:+ Văn bản khoa học chuyên sâu+ Văn bản khoa học giáo khoa+ Văn bản khoa học phổ cập- Đặc điểm:+ Tính khái quát, trừu tượng+ Tính lí trí, logic+ Tính khách quan, phi cá thể.4.6. Phong cách ngôn ngữ hành chính- Khái niệm và phạm vi sử dụng: là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội thường gọi là văn bản hành chính.- Phân loại:+ Văn bản quy phạm pháp luật+ Văn bản hội nghị+ Văn bản thủ tục hành chính- Đặc điểm:+ Tính khuôn mẫu+ Tính minh xác+ Tính công vụ5. Các kiểu văn bản

Kiểu văn bản/ Phương thức biểu đạt Đặc điểmVăn bản tự sự

- Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân - quả.- Múc đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.

Văn bản miêu tả

- Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

Văn bản biểu cảm

- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc của con người trước những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự vật...

Văn bản thuyết minh

Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để người đọc có tri thức và có thái độ đúng đắn với chúng.

Văn bản nghị luận

- Trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.

Văn bản điều hành

- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí.

B. LÀM VĂN:I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI:1.YÊU CẦU:

- Thí sinh có ý thức quan tâm đến thông tin từ đời sống, có thái độ nhận thức đúng đắn. - Biết vận dụng các thao tác lập luận trong một bài nghị luận có dung lượng khoảng

600 từ. Xây dựng và triển khai các luận điểm mạch lạc. Bố cục rõ. Diễn đạt có tính thuyết phục…Chú ý các kiến thức liên môn: lịch sử, địa lí, khoa học…

2. CÁC DẠNG BÀI:a. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí:

Cấu trúc triển khai tổng quát:- Giới thiệu, giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận. - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn - Nêu ý nghĩa của vấn đề (Bài học nhận thức, hành động…)

b. Nghị luận về một hiện tượng đời sốngCấu trúc triển khai tổng quát:- Nêu hiện tượng.- Phân tích các mặt đúng- sai, lợi- hại và nguyên nhân của hiện tượng đó.- Bày tỏ thái độ của người viết trước hiện tượng- Bài học nhận thức và hành động.

II. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:1. YÊU CẦU:

- Học sinh nắm vững các kiến thức đã học về các tác phẩm văn học để vận dụng làm bài văn nghị luận văn học.- Biết cách xây dựng bài văn nghị luận văn học; Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài nghị luận.

2. CÁC DẠNG BÀI a. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:

Dàn ý tổng quát: + Giới thiệu khái quát về tác giả, về bài thơ/ đoạn thơ cần bàn luận.+ Phân tích, bnh giảng về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ/ đoạn thơ.+ Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

b. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.Dàn ý tổng quát: + Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.

+ Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.

+ Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích đó.c. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

Dàn ý tổng quát: + Giới thiệu ý kiến cần bàn luận+ Giải thích ý kiến, chứng minh theo quan điểm của người viết.+ Nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

d. Kiểu bài so sánh văn học Cách làm- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh -  Làm rõ đối tượng so sánh thứ nhất -  Làm rõ đối tượng so sánh thứ hai -  Chỉ ra nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên các bình diện (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).- Lý giải sự  tương đồng, khác biệt giữa hai đối tượng dựa vào các bình diện:  bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học.- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

C. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN MINH HỌA:

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ SỐ 1:Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.

Em ơi! Buồn làm chiAnh đưa em về sông ĐuốngNgày xưa cát trắng phẳng lìSông Đuống trôi điMột dòng lấp lánhNằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ

Xanh xanh bãi mía bờ dâuNgô khoai biêng biếcĐứng bên này sông sao nhớ tiếcSao xót xa như rụng bàn tay

Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)Câu 1 (0,5 điểm): Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 2 (0,25 điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ trong khổ thơ 1.Câu 3 (0,5 điểm): Tác giả đã bày tỏ cảm xúc gì qua những hồi ức về quê hương?Câu 4 (0,25 điểm): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về quê hương mình. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi từ 5 đến 8:

(1) Tôi cảm kích trước lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật vừa mới tự tử tại Thổ Nhĩ Kỳ bởi vì một sợi dây cáp bị đứt khi cây cầu đang được thi công, mặc dù cầu không bị gãy và không có người thiệt mạng. Ông là Kishi Ryoichi, 51 tuổi, người đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư tuyệt mệnh mà ông để lại.

(2) Vậy mà ở Hà Nội, cả một dự án chặt cây liên quan đến nhiều vị lãnh đạo các cấp, khi mới bước đầu thực hiện đốn hạ được 500 cây, họ đã lập tức bị cả một làn sóng dư luận phản đối, chỉ trích từ người dân, từ các nhà khoa học, trí thức và truyền thông mà vẫn chưa một ai đứng ra nhận lỗi trước công luận thì đấy là một điều hết sức kỳ lạ. Nhưng lạ hơn là tất cả những câu trả lời báo chí của họ, dù chậm chạp, lại tìm mọi cách để né tránh hay tảng lờ. Họ chống lại cả các nhà khoa học, họ khăng khăng cây mỡ là cây vàng tâm. Họ cưa đổ hàng loạt cổ thụ đang sống yên ổn và phát triển tốt mà họ vẫn nói là chỉ chặt bỏ cây sâu, cây mọt rỗng... để làm đẹp đô thị và bảo đảm an toàn giao thông. Họ đốn hạ cả những cây mới trồng 4-5 năm dọc những vỉa hè thoáng đãng để thay cây mới không biết bao giờ mới khép tán nhưng họ nói đấy là cần thiết. Tóm lại là họ đang chống lại tai mắt, trí tuệ, tình cảm của người dân. Đó phải chăng là lòng tự trọng của họ?

Không. Không bao giờ có một kiểu “tự trọng” như thế cả. Chỉ là họ muốn né tránh trách nhiệm mà thôi.

(3) Nếu không thì tại sao họ không công nhận ngay những sai trái nhỡn tiền, ai ai cũng thấy. Chẳng lẽ, họ không nhìn thấy trên truyền hình những người dân biết tôn trọng chính quyền, ủng hộ chính quyền làm những việc ích nước lợi dân, những người dân đã khóc khi thấy những thân cây vô tội dọc những con phố yên ổn hàng mấy chục năm bỗng dưng bị đốn hạ? Chẳng lẽ, họ không thấy những em sinh viên xuống đường bảo vệ cây xanh, bảo vệ lá phổi của thủ đô? Chẳng lẽ, họ không thấy những nhà khoa học, những văn nghệ sĩ, những nhà báo, những trí thức lên tiếng phản đối vụ chặt cây này? Họ thấy mà cứ làm ngơ?

(Báo Người lao động-Ra ngày 28/03/2015)Câu 5 (0,25 điểm): Trong đoạn 1 và 2, người viết đã sử dụng thao tác lập luận nào?Câu 6 (0,5 điểm): Trong đoạn 3, việc sử dụng điệp từ “Chẳng lẽ” và các câu hỏi tu từ đã thể hiện thái độ gì của người viết.Câu 7 (0,5 điểm): Bài báo trên đề cập đến vấn đề gì? Câu 8 (0,25 điểm): Anh/chị nêu một ý kiến bình luận về vấn đề đặt ra trong bài báo. Trả lời trong khoảng 3-5 dòng.Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm)

“Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí…”

(Thép đã tôi thế đấy - Nikolai Alexeevich Ostrovsky)Anh (chị) có ý kiến như thế nào về câu nói trên? Hãy bày tỏ quan điểm sống của

chính mình (bài viết khoảng 600 từ)Câu 2 (4,0 điểm):

Về nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Việc Tràng nhặt vợ giữa cái đói khát ghê gớm đang đe dọa là một sự liều lĩnh. Cũng có ý kiến rằng: Đó là biểu hiện của khát vọng cháy bỏng về hạnh phúc.

Bằng sự cảm nhận về nhân vật Tràng, anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên.

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂMPhần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Câu 1. Những phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả. - Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 phương thức biểu đạt- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 phương thức biểu đạt.- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 2. Biện pháp tu từ trong khổ thơ 1- Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 3. Cảm xúc của tác giả- Tự hào về quê hương thanh bình, giàu đẹp, giàu truyền thống văn hóa.- Đau xót khi quê hương rơi vào tay giặc.- Điểm 0,5: Trả lời theo cách trên - Điểm 0,25: Câu trả lời chung chung, chưa thật rõ ý - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 4. Nêu cảm nghĩ của bản thân. - Điểm 0,25: Nêu được cảm nghĩ riêng của bản thân. - Điểm 0: Câu trả lời không rõ ý hoặc không có câu trả lời. Câu 5. Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn 1 và 2: so sánh. - Điểm 0,25: Trả lời đúng theo cách trên.- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời Câu 6. Trong đoạn 3, việc sử dụng điệp từ “Chẳng lẽ” và các câu hỏi tu từ đã thể hiện thái độ của người viết: Bất bình trước thái độ thiếu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong dự án chặt cây xanh ở Hà Nội.- Điểm 0,5: Trả lời đúng theo cách trên - Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. - Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời

Câu 7. Bài báo trên đề cập đến vấn đề: Các cá nhân, tổ chức trong dự án chặt cây xanh ở Hà Nội.né tránh trách nhiệm khi bị phát hiện những việc làm sai trái.Đó là biểu hiện của sự thiếu lòng tự trọng.Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ ý trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí. - Điểm 0,25: Trả lời chung chung, chưa thật rõ ý. - Điểm 0: Trả lời không hợp lí hoặc không có câu trả lời. Câu 8. Nêu 01 ý kiến bình luận theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. - Điểm 0,25: Nêu 01 ý kiến bình luận theo hướng trên - Điểm 0: Cho điểm 0 đối với một trong những trường hợp sau: + Nêu ý kiến nhưng không phải là quan điểm riêng của bản thân mà nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho.+ Câu trả lời không rõ ý, không có sức thuyết phục; + Không có câu trả lời. II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống có ích để khỏi xót xa, ân hận.- Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giải thích ý kiến: Cuộc sống là vô cùng quí giá, mỗi người chỉ một lần được sống trong cuộc đời này. Vì vậy, phải biết sống cho thật ý nghĩa, biết sống vì mọi người, cống hiến cho xã hội, cho nhân loại nhưng gì mình có. + Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục: Đó là một quan niệm sống đẹp, quan niệm sống tích cực. Thời gian là vô giá, mỗi khoảnh khắc trôi qua là vĩnh viễn không thể lấy lại. Cho nên, phải tận dụng nó một cách hữu hiệu nhất, đừng để cuộc đời trôi qua một cách vô vị và vô nghĩa, nhất là tuổi trẻ.+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh: Mỗi người hãy giữ cho mình những lý tưởng sống cao đẹp và sống theo lý tưởng mà ta đã chọn. Đừng bao giờ chùn bước, phải dũng cảm đối mặt với những khó khăn.- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2. (4,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Tràng và bình luận hai ý kiến nêu trên đề. - Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm): - Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân, có một số tác phẩm có giá trị về đề tài này.

Vợ nhặt là truyện ngắn độc đáo rút trong tập “Con chó xấu xí” xuất bản năm 1962. Truyện phản ánh đời sống nghèo khổ, cơ cực và khát vọng hạnh phúc của người nông dân

Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.. Nhà văn kể về chuyện anh cu Tràng nhặt vợ giữa lúc người chết như ngả rạ. Có ý kiến cho rằng việc Tràng nhặt vợ giữa cái đói khát ghê gớm đang đe dọa là một sự liều lĩnh. Cũng có ý kiến rằng: Đó là biểu hiện của khát vọng cháy bỏng về hạnh phúc.+ Cảm nhận về nhân vật Tràng và bình luận các ý kiến…++ Việc Tràng nhặt vợ giữa cái đói khát ghê gớm đang đe dọa là một sự liều lĩnh: Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm, hãi hùng: “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”, “người chết như ngả rạ”… Tràng nhặt vợ chỉ sau hai lần vô tình gặp ngoài chợ, vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc. Xây dựng hạnh phúc trên nền một cuộc sống bất trắc và khốn đốn khiến bản thân Tràng, bà cụ Tứ và cả xóm ngụ cư đều lo lắng: “thóc gạo này đến cái thân mình chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”, “Giời đất này còn rước cái của nợ đời về”… Nhận xét: Kim Lân đặt vào bối cảnh đó một mối duyên thật là táo bạo, dở khóc, dở cười. Hành động Tràng nhặt vợ giữa cái đói khát ghê gớm đang đe dọa quả là một sự liều lĩnh. Nhưng đó là cái liều của sự dũng cảm, Tràng đã dũng cảm dắt tay cô gái ấy bước qua ranh giới của sự sống và cái chết. Cái liều kia khiến người đọc cảm thương, trân trọng và khâm phục.++ Tràng nhặt vợ giữa nạn đói là biểu hiện của khát vọng cháy bỏng về hạnh phúc: Thái độ trân trọng, chu đáo của Tràng đối với người vợ nhăt: bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con, vài thứ lặt vặt, ăn một bữa no nê; cách Tràng giới thiệu vợ với mẹ.

Tâm trạng vui sướng, hạnh phúc của Tràng: Mặt hắn “phớn phở”, hai con mắt thì “sáng lên lấp lánh”. Tràng hình như quên cả cái đói khát đang đe dọa, quên cảnh sống ê chề tối tăm. Tràng thực sự thấy cuộc đời mình đã thay đổi: yêu thương, gắn bó với gia đình, ý thức về trách nhiệm và bổn phận, có niềm tin vào tương lai. Nhận xét: Cái quyết định có vẻ liều lĩnh của Tràng đã nói lên rằng, từ trong sâu thẳm của tiềm thức, con người vẫn khao khát hạnh phúc, bất chấp sự đe dọa của cái đói, cái chết. Đó là sức mạnh để con người đứng vững giữa cuộc đời. Thể hiện cái nhìn rất nhân văn của Kim Lân về con người, về cuộc đời.

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân

tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ SỐ 2: Phần I: Đọc hiểu: (2.0 điểm) Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả "Từ ấy".  Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng:

-Ai đã đặt tên cho dòng sông?... (Trích Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường)Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau :1. Nêu ý chính của văn bản? 2. Các từ ngữ gạch chân tinh tế, khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt như thế nào?.3. Câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông? có ý nghĩa gì ?Phần II: Làm văn ( 8 đ)  Câu 1: ( 3,0đ)      Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không sao hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.      Người mẹ nắm tay con, đưa trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”                                      (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)      Từ câu chuyện trên, anh (chị) hãy viết một bài luận có độ dài khoảng 600 từ nói lên suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc sống?Câu 2: ( 5 đ) Thế nào là tư tưởng “Đất nước của nhân dân” ? Chứng minh vẻ đẹp của tư tưởng ấy qua phần II của đoạn trích “Đất Nước” (Trường ca mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm). Liên hệ ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay với quê hương, Tổ quốc của mình. HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Câu 1. Ý chính của văn bản: Tác giả ca ngợi sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.- Điểm 0,25: Xác định đúng nội dung.- Điểm 0: Không xác định đúng nội dung.Câu 2. Các từ ngữ gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt : vừa ca ngợi sông Hương là nguồn cảm hứng của thi ca, đồng thời phát hiện ra phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ khi viết về sông Hương.- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý trên- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý trên- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lờiCâu 3. Câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông? có ý nghĩa : không phải để hỏi nguồn gốc của một danh xưng địa lý thông thường mà là một sự nhấn mạnh, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về

dòng sông quê hương. Tác giả gợi mở cho người đọc những hướng trả lời khác nhau bằng trải nghỉệm văn hóa của bản thân. Tên riêng của một dòng sông có thể do một cá nhân nào đó đặt ra, qua năm tháng, danh xưng của tác giả bị mai một, nó trở thành tài sản chung của cộng đồng. Tuy nhiên, cái tên đích thực của dòng sông phải là danh từ gắn với biểu tượng văn hóa, tinh thần, chiều sâu lịch sử của một dân tộc. Ở khía cạnh này, chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử là những người “ đã đặt tên cho dòng sông”.- Điểm 0,75: Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng đảm bảo được 2 ý: Tự hào về vẻ đẹp của sông Hương, lòng biết ơn đối với những người dân bình thường đã đặt tên cho dòng sông.- Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý trên nhưng còn hạn chế về diễn đạt.- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 ý.- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lờiCâu 4. Phương thức biểu đạt mà văn bản sử dụng là phương thức biểu cảm.- Điểm 0,25: Trả lời đúng ý.- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lờiCâu 5. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Nét đặc sắc ở đây là tác giả đã đưa ra một loạt hình ảnh so sánh (nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa) để làm nổi bật một yếu tố được so sánh (con gặp lại nhân dân). Đây là kiểu so sánh phức hợp, ít gặp trong thơ. - Điểm 0,5: Trả lời đúng 2 ý trên- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 ý trên- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lờiCâu 6. Cụm từ “con gặp lại nhân dân” được hiểu: trước cách mạng, nhà thơ sống xa rời nhân dân, bó hẹp trong cái tôi cá nhân. Sau cách mạng, nhà thơ được hòa mình vào cuộc đời rộng lớn, cảm thấy thân thiết, gắn bó, gần gũi máu thịt với nhân dân. - Điểm 0,25: Nêu đúng ý- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lờiCâu 7. Bốn câu thơ trên đã thể hiện cảm xúc mãnh liệt của Chế Lan Viên khi trở về với nhân dân. Một loạt hình ảnh so sánh được đưa ra nhằm diễn tả sự hồi sinh của một hồn thơ. Đối với một người nghệ sĩ, đó là niềm hạnh phúc lớn lao, vô bờ. - Điểm 0,5: Diễn đạt đúng ý trên- Điểm 0,25: Diễn đạt còn hạn chế nhưng có ý đúng- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lờiPhần 2. Làm văn (7 điểm)Câu 1. (3,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận . - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:* Giải thích+ Giải thích: “cho” và “nhận”.+ Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa “cho” và “nhận” trong cuộc đời mỗi con người. Khi con người trao tặng cho người khác tình cảm gì thì sẽ nhận lại được tình cảm đó. Đấy là mối quan hệ nhân quả và cũng là quy luật tất yếu của cuộc sống.* Phân tích, chứng minh + Biều hiện của “cho” và “nhận vô cùng phong phú bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần. Được “nhận” và được “cho” đều là niềm hạnh phúc.+ Con người phải biết cho cuộc đời này những gì tốt đẹp nhất. Đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau cả về vật chất lẫn tinh thần.+ Phải biết “cho” mà không hi vọng mình sẽ được đáp đền.+ Con người cần phải cố gắng phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình, làm cho mình giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn cuộc đời này. * Bàn bạc + Ca ngợi những con người biết “cho” mà không đòi hỏi được “nhận”, “cho” thực sự là sự tương thân, tương ái.+ Phê phán những người “Cho” vì mục đích vụ lợi, vì tham vọng cá nhân; và những người chỉ biết “Nhận” mà không biết ơn.- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm)

- Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.Câu 2. (5,0 điểm) * Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. * Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm):- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; luận đề.+ Khái niệm: “Tư tưởng đất nước của nhân dân”: Thời trung đại người ta quan niệm rằng, đất nước là của vua, đất nước thuộc về các triều đại, do các triều đại quản lý. Đến thời hiện đại, người ta nhận ra được sức mạnh của nhân dân, nhân dân chính là người đã đổ mồ hôi,

sôi giọt máu, đã cống hiến và hi sinh, đã góp tuổi tên, số phận, cuộc đời mình để làm nên Đất nước nên đất nước đó phải thuộc về nhân dân. Từ đó mà tư tưởng “Đất nước của nhân dân” ra đời.+ Nội dung++ Mỗi cuộc đời, mỗi số phận của nhân dân đã hóa thân thành đất nước++ Nhân dân là những con người vô danh đã làm nên lịch sử, truyền thống, phong tục... để lại văn hóa vật chất và tinh thần.++ Nhân dân còn là những con người sáng tạo nên văn hóa, sáng tạo nên ca dao thần thoại với đời sống tâm hồn lãng mạn. Nhà thơ đã chọn ba phương diện phẩm chất của nhân dân để nói lên lối sống, tnh yêu và truyền thống: Tnh yêu trong sáng và thủy chung; Biết quư trọng nghĩa tnh; Quyết liệt trong căm thù và bền bỉ trong tranh đấu.+ Đánh giá chung.- Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

ĐỀ SỐ 3:

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu:“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản

thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt

xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)

Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)Câu 2. Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn. (0,5 điểm)Câu 3. Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích. (0,25 điểm) Câu 4. Cho mọi người biết giá trị riêng (thế mạnh riêng) của bản thân bạn. Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:Em trở về đúng nghĩa trái tim emBiết khao khát những điều anh mơ ướcBiết xúc động qua nhiều nhận thứcBiết yêu anh và biết được anh yêu

Mùa thu nay sao bão mưa nhiềuNhững cửa sổ con tàu chẳng đóngDải đồng hoang và đại ngàn tối sẫmEm lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

(Trích Tự hát - Xuân Quỳnh)Câu 5. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên. (0,5 điểm)Câu 6. Nêu ý nghĩa của câu thơ Biết khao khát những điều anh mơ ước. (0,5 điểm)Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những từ ngữ nào nêu lên những trạng thái cảm xúc, tình cảm của nhân vật “em”? (0,25 điểm)Câu 8. Điều giãi bày gì trong hai khổ thơ trên đã gợi cho anh chị nhiều suy nghĩ nhất? Trả lời trong khoảng từ 3 - 4 câu. (0,25 điểm)

Phần II. Làm văn (7,0điểm)Câu 1. (3,0điểm)

Luôn luôn hướng tới mục đích thì người chậm chạp nhất cũng tiến nhanh hơn kẻ nàoLuôn luôn hướng tới mục đích thì người chậm chạp nhất cũng tiến nhanh hơn kẻ nào cứ lang thang không mục đích.cứ lang thang không mục đích.

(G. Let-xinh)(G. Let-xinh)Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên..Viết một bài văn (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên..

Câu 2. (4,0điểm)Về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, có ý kiến cho rằng:

Đặc sắc nổi bật của thiên truyện ngắn này là hồn vía Tây Nguyên thấm đẫm trên từng trang viết, từng dòng chữ . Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Đặc sắc chủ yếu, cơ

bản của truyện Rừng xà nu là khúc ca bi tráng về những người con anh hùng của núi rừng Tây Nguyên, đã thắp sáng lên chân lí của một thời đau thương và vô cùng anh dũng.

Bằng cảm nhận về truyện ngắn Rừng xà nu, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.

ĐỊNH HƯỚNG CHẤM:Phần I. Đọc hiểu: ( 3 đ)

Phần 1

Câu

Nội dung ĐiểmĐọc 2 đoạn trích dẫn trên đề và thực hiện các yêu cầu 3,0Yêu cầu chungCâu này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản văn xuôi để làm bài.Yêu cầu cụ thể

1. Phương thức nghị luận. 0,52. Câu: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với

những giá trị có sẵn. Có thể dẫn thêm câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

0,5

3. Điểm giống nhau về cách lập luận: lập luận theo hình thức đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định, nhấn mạnh sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.

0,25

4. Câu này có đáp án mở, tùy thuộc cách trả lời và nhận định của người chấm.

0,25

5. Biện pháp điệp từ và ẩn dụ (có thể: câu hỏi tu từ).. 0,56. Ý nghĩa: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu,

nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người minh yêu.

0,5

7. Những từ: khao khát, xúc động, yêu.Học sinh chỉ cần nêu được hai từ.

0,25

8. Có thể là: niềm hạnh phúc hoặc nỗi lạc loài vì cảm thấy mình nhỏ bé và cô đơn;...

0,25

Phần II. Làm văn (7 đ)Câu 1. (3.0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm):

- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu như trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn.- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự đánh giá/thái độ/quan điểm đối với công việc của bản thân và những người xung quanh. - Điểm 0, 25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.

c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm): - Điểm 1,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau:

+ Giải thích ý kiến để thấy được: Mục đích là lí tưởng, hoài bão, khát vọng vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người; Ý kiến này muốn đề cập đến phẩm chất kiên trì nhẫn nại là phẩm chất quan trọng để đi đến mục đích của mỗi con người.

+ Chứng minh tính đúng đắn (hoặc sai lầm; hoặc vừa đúng, vừa sai) của ý kiến bằng việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối; hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối) đối với ý kiến. Lập luận phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

+ Bình luận để rút ra bài học cho bản thân và những người xung quanh cần phải biết kiên trì nhẫn nại, quyết tâm thực hiện mục đích đề ra của mình. Song cần bàn bạc, mở rộng vấn đề, để đi đến mục đích trong cuộc sống, mỗi con người cần xác định mục đích đúng đắn, cao cả, phù hợp với sở trường, năng lực của bản thân và cần phải có kế hoạch, phương pháp thực hiện khoa học, hiệu quả...- Điểm 0,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (giải thích, chứng minh, bình luận) còn chưa đầy đủ hoặc liên kết chưa thật chặt chẽ. - Điểm 0,5: Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc thuyết phục.

- Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc.- Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ không xác đáng.

e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.Câu 2. (4,0 điểm)

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

* Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. - Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. - Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn.b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bàn luận hai ý kiến đánh giá về nét đặc sắc trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. - Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác.c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. (2,0 điểm):- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: + Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, luận đề.

* Nguyễn Trung Thành (sinh 1932, bút danh khác Nguyên Ngọc) là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến, sống găn bó và hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên và cuộc sống con người Tây Nguyên.

* Rừng xà nu viết năm 1965, ra mắt lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung bộ (số 2/1965), sau đó được in trong tập truyện và kí Trên quê

hương những anh hùng Điện Ngọc (1969), là một truyện ngắn viết rất thành công về đất và người Tây Nguyên.

* Nêu (trích dẫn) ý kiến + Giải thích ý kiến++ Ý kiến thứ nhất:

Vẻ đẹp làm nên giá trị nổi bật, gây ấn tượng mạnh, dễ nhận thấy của truyện ngắn Rừng xà nu là đã tạo ra được nét riêng về khí chất, màu sắc Tây Nguyên đậm đà. ++ Ý kiến thứ hai

Vẻ đẹp chủ yếu làm nên giá trị về chiều sâu tư tưởng của truyện Rừng xà nu là ngợi ca những người con anh hùng của núi rừng Tây Nguyên. Số phận, cuộc đời bi tráng của họ đã làm sáng rõ chân lí của thời đại: Phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để giải phóng dân tộc. + Phân tích, chứng minh ý kiến++ Ý kiến 1: Đặc sắc nổi bật của thiên truyện ngắn này là hồn vía Tây Nguyên thấm đẫm trên từng trang viết, từng dòng chữ.

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần bám sát ý kiến nêu trong đề và cơ bản làm nổi bật được hồn vía Tây Nguyên thấm đẫm trên từng trang viết, từng dòng chữ thể hiện trong cách đặt nhan đề, trong cảnh sắc thiên nhiên, trong các chi tiết sinh hoạt, truyền thống văn hóa, trong cách cảm nghĩ, lời ăn tiếng nói và tính cách nhân vật, trong tên của bản làng, tên người, ...++ Ý kiến 2: Đặc sắc chủ yếu, cơ bản của truyện Rừng xà nu là khúc ca bi tráng về những người con anh hùng của của núi rừng Tây Nguyên, đã thắp sáng lên chân lí của một thời đau thương và vô cùng anh dũng - "Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo".

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần bám sát ý kiến nêu trong đề và cơ bản làm nổi bật được: Khúc ca bi tráng về những người con anh hùng của núi rừng Tây Nguyên thể hiện qua số phận, cuộc đời, tính cách của các nhân vật tiêu biểu (cụ Mết, Tnú, Dít, Heng) đã quật khởi đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Thông qua số phận, cuộc đời bi tráng của họ, tác phẩm thể hiện rõ chân lí của thời đại: Phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng, đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để giải phóng dân tộc. Đây chính là chiều sâu tư tưởng mà tác phẩm thể hiện. + Bình luận về ý kiến

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đánh giá được:++ Cả hai ý kiến đều có tính khái quát, sâu sắc, nhấn mạnh những vẻ đẹp làm nên những mặt giá trị khác nhau của truyện: bức tranh thiên nhiên và con người Tây Nguyên là vẻ đẹp nổi

bật; khẳng định chân lí của thời đại là vẻ đẹp tư tưởng chủ yếu, xuyên suốt trong chiều sâu của tác phẩm.++ Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, tạo nên sự nhìn xác đáng hơn về nhứng đặc sắc làm nên giá trị nhiều mặt của truyện Rừng xà nu.

Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. - Điểm 1,5 - 1,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một trong các luận điểm (phân tích, so sánh) còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết chưa thực sự chặt chẽ. - Điểm 1,0 -1,25 : Đáp ứng 1/2 đến 2/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,5 - 0,75: Đáp ứng được 1/3 các yêu cầu trên. - Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. - Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên. d) Sáng tạo (0,5 điểm) - Điểm 0,5: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0,25: Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; thể hiện được một số suy nghĩ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. - Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm, thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. e) Chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm): - Điểm 0,5: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0,25: Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

Trên đây là Định hướng ôn tập và Đề, đáp án minh họa cho kì thi THPT Quốc gia năm 2015 theo tinh thần của Bộ GD – ĐT. Các em tham khảo và ôn luyện. Chúc các em thi tốt!

-----------HẾT!------------