thu hoach dc do

3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM KHOA: Tài Chính – Kế Toán BÀI THU HOẠCH Họ và tên thí sinh: MSSV: Ngày tháng năm sinh: Nơi sinh: Ngày đăng ký tham quan: Đợt: Xe số: Địa điểm tham quan: Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh - Bến cảng Nhà Rồng Chữ ký của Sinh viên: Điểm chấm Giáo viên chấm điểm Nội dung Điểm số Điểm chữ Họ và tên Ký tên Phần I Phần II Tổng điểm Nội dung thi gồm 02 phần : I. PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM (Thí sinh dùng bút bôi đen vào đáp án cho là đúng) Câu hỏi A B C D Câu 1 ο ο ο ο Câu 2 ο ο ο ο Câu 3 ο ο ο ο Câu 4 ο ο ο ο Câu 5 ο ο ο ο Câu hỏi A B C D Câu 6 ο ο ο ο Câu 7 ο ο ο ο Câu 8 ο ο ο ο Câu 9 ο ο ο ο Câu 10 ο ο ο ο II. PHẦN THI VIẾT (TỰ LUẬN) (Bài viết được quy định không quá 2 trang giấy khổ A.4) - 1 -

Upload: huyentrangnh3

Post on 20-Jul-2015

111 views

Category:

Education


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thu hoach dc do

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM

KHOA: Tài Chính – Kế Toán

BÀI THU HOẠCH

Họ và tên thí sinh: MSSV:

Ngày tháng năm sinh: Nơi sinh:

Ngày đăng ký tham quan: Đợt: Xe số:

Địa điểm tham quan: Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh - Bến cảng Nhà Rồng

Chữ ký của Sinh viên:

Điểm chấm Giáo viên chấm điểm

Nội dung Điểm số Điểm chữ Họ và tên Ký tên

Phần I

Phần II

Tổng điểm

Nội dung thi gồm 02 phần :

I. PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM(Thí sinh dùng bút bôi đen vào đáp án cho là đúng)

Câu hỏi A B C D

Câu 1 ο ο ο οCâu 2 ο ο ο οCâu 3 ο ο ο οCâu 4 ο ο ο οCâu 5 ο ο ο ο

Câu hỏi A B C D

Câu 6 ο ο ο οCâu 7 ο ο ο οCâu 8 ο ο ο οCâu 9 ο ο ο οCâu 10 ο ο ο ο

II. PHẦN THI VIẾT (TỰ LUẬN)

(Bài viết được quy định không quá 2 trang giấy khổ A.4)

- 1 -

Page 2: Thu hoach dc do

Đề bài 1: Tóm tắt lịch sử di tích Bảo tàng Tp.HCM – chi nhánh Tp.HCM (Bến cảng Nhà Rồng). Em hãy viết cảm nhận về Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản thân đã học tập được điều gì có ích sau chuyến tham quan?

Bài làm

Như chúng ta đã biết, Bến Nhà Rồng là thương cảng lớn nằm bên sông Sài Gòn và cũng là một di tích lịch sử nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Nó là nơi mà các thế hệ cháu con đất Việt tìm về để hiểu và trân trọng hơn những giá trị của lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính từ nơi đây, ngày 05/06/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức Bác Hồ) đã ra đi tìm đường cứu nước và từ đó thay đổi vận mệnh dân tộc ta. Người đã tìm được ánh sáng chân lý đưa nước nhà thoát khỏi bóng tối lầm than của kiếp đời nô lệ. Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP. Hồ Chí Minh (Bến cảng Nhà Rồng) hiện tọa lạc tại số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4. Đây là một trong những đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một chi nhánh nằm trong Hệ thống các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước. Bảo tàng đặt trong ngôi nhà trước đây là trụ sở của Tổng Công ty Vận tải Hoàng đế (Messageries Impériales) - một trong những công trình đầu tiên do thực dân Pháp xây dựng sau khi chiếm được Sài Gòn. Ngôi nhà này được khởi công từ giữa năm 1862 và đến cuối năm 1863 thì hoàn thành. Được xây dựng với lối kiến trúc phương Tây nhưng trên nóc nhà gắn hai con rồng châu đầu vào mặt trăng theo mô típ "Lưỡng long chầu nguyệt" - một kiểu trang trí quen thuộc của đình chùa Việt Nam. Với kiểu kiến trúc độc đáo đó nên ngôi nhà này còn được gọi là Nhà Rồng và bến cảng cũng mang tên là Bến cảng Nhà Rồng. Năm 1870, Công ty Vận tải Hoàng đế đổi thành công ty Vận tải Hàng hải nhưng nhiệm vụ và phạm vi hoạt động không thay đổi. Công ty đã thay thế mặt trăng trên nóc nhà bằng biểu tượng của công ty, đó là: vương miện, mỏ neo và đầu ngựa. Chính vì vậy công ty còn được gọi là hãng Đầu Ngựa. Năm 1955, sau khi thực dân Pháp thất bại ở Việt Nam, thương cảng Sài Gòn – trong đó có Nhà Rồng được chuyển giao cho chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý. Họ đã cho tu bổ lại mái ngôi nhà và thay thế hai con rồng cũ bằng hai con rồng khác với tư thế quay đầu ra. Năm 1965, ngôi Nhà Rồng do quân đội Mỹ sử dụng làm trụ sở của Cơ quan Tiếp nhận viện trợ quân sự Mỹ. Năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, Nhà Rồng - biểu tượng của cảng Sài Gòn - thuộc Cục đường biển Việt Nam quản lý. Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt liên quan đến cảng Sài Gòn và thành phố Hồ Chí Minh đó là vào ngày 5/6/1911, Bác Hồ (lúc bấy giờ lấy tên là Văn Ba) đã xuống tàu Amiral Latouche Tréville từ bến cảng Sài Gòn, để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người đã đi qua Pháp và nhiều nước với nhiều châu lục khác nhau, để sau 30 năm trở lại đất nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân Việt Nam đứng lên giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, đế quốc giành độc lập thống nhất Tổ quốc. Để ghi nhớ sự kiện trên, sau ngày đất nước thống nhất, ngày 7/9/1979, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định giữ lại ngôi Nhà Rồng làm “Di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Sau hơn 10 năm hoạt động, đến ngày 30/10/1995, Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh ra quyết định chuyển "Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh" thành "Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.Hồ Chí Minh". Bảo tàng có nhiệm vụ chính là nghiên cứu sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở các tư liệu, hiện vật của Bảo tàng; đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam đối với Bác Hồ. Hơn 30 năm hoạt động, Bảo

- 2 -

Page 3: Thu hoach dc do

tàng này đã thực sự trở thành một trung tâm giáo dục về lịch sử cách mạng, về tư tưởng đạo đức và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ khi sinh ra cho đến nay,em đã được nghe, được học rất nhiều về những phẩm chất cao đẹp và những hi sinh cống hiến vĩ đại của Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam ta. Niềm tự hào, lòng biết ơn và tình yêu thương sâu đậm đối với Bác không biết đã hình thành trong em từ khi nào và tình cảm ấy không ngừng lớn lên theo thời gian. Mỗi khi nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh là trong lòng em lại trào dâng lên lòng kính yêu, sự thán phục và niềm tự hào vô bờ bến đối với Bác. Người là một vị lãnh tụ vĩ đại của không chỉ riêng dân tộc Việt Nam mà cả các dân tộc bị áp bức và giai cấp công nhân trên thế giới. Cả cuộc đời vĩ đại của Hồ Chủ Tịch là tấm gương sáng ngời chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước thương dân thắm thiết, đạo đức cao cả cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và tác phong khiêm tốn giản dị. Còn có biết bao điều tốt đẹp về Bác mà ta không thể nói hết được và ta cũng không thể dùng từ ngữ để diễn tả hết được sự hi sinh to lớn, cống hiến vĩ đại của Bác với nhân dân ta, với dân tộc ta. Đặc biệt trong chuyến tham quan Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh - Bến Cảng Nhà Rồng, qua lời kể của chị hướng dẫn viên và được xem vật dụng liên quan tới Bác, em lại càng thấm thía hơn sự vĩ đại của Bác cùng với những phẩm chất cao đẹp mà ta cần phải học tập theo. Khi thấy mô hình ngôi nhà nơi Bác ở, thấy từng dụng cụ sinh hoạt của Bác thường ngày mới cảm nhận hết rằng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày của Bác cũng hết sức tiết kiệm, lúc nào cũng nghĩ những gì Bác dùng là mồ hôi nước mắt của nhân dân. Em khâm phục Bác vô cùng và thương Bác vô hạn, Người cho đi mà đâu màng nhận lại. Nói đến đây, em bỗng thấy mình trước giờ được sống trong cảnh hòa bình, trong sự lo toan của gia đình, sống trong hạnh phúc mà đâu đã làm được gì có ích cho gia đình xã hội. Em cảm thấy thật hổ thẹn. Và khi thấy chiếc micro Bác đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9, thấy những bức ảnh thật, những văn kiện cũng như những bức tượng và mô hình tái hiện lại những giai đoạn hoạt động cách mạng của Bác, em cảm thấy xúc động dạt dào, khó tả. Và em tự hứa với mình sẽ cố gắng học tập để sau này trở thành một công dân có ích cho xã hội, không phụ sự hi sinh, cống hiến của các các vị anh hùng đặc biệt là Bác Hồ. Từ những điều trên, ta thấy được những gì Bác đã làm cho dân tộc ta cũng như cách mạng giải phóng giai cấp áp bức bóc lột trên thế giới là không gì có thể so sánh được. Dù Bác đã ra đi nhưng Bác mãi mãi sống trong lòng mỗi con người Việt Nam chúng ta. Sau chuyến đi đó, em thấy tham quan bảo tàng Hồ Chí Minh là một hoạt động vô cùng bổ ích. Nó không chỉ giúp cho chúng em hiểu rõ hơn về công lao to lớn của Bác, về truyền thống yêu nước, quá trình dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta. Mà qua đó, em cũng như nhiều bạn ý thức hơn về vai trò của mình đối với vận mệnh của đất nước. Hiện là một sinh viên cũng như một công dân Việt Nam, em thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa để trở thành một học sinh giỏi, năng động trong các phong trào, thể hiện và chứng tỏ đầy đủ bản lĩnh của thế hệ trẻ, sống với chính mình, hết mình với cuộc đời bằng tất cả những phẩm chất của một người chân chính để không phụ lòng mong mỏi của ba mẹ, thầy cô, và sự hi sinh vô cùng to lớn của Bác và của biết bao vị anh hùng dân tộc ta. Và khi làm được điều ấy, em tin rằng em sẽ rất tự hào khi nói: “Tôi là người Việt Nam!”.

- 3 -