thu hÚt fdi vÀo lĨnh vỰc nÔng nghiỆp: kinh nghiỆm cỦa mỘt sỐ nƯỚc asean vÀ bÀi...

147
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---------***-------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : Mã sinh viên : Lớp : Anh 10- Khối 4 KT Khóa : 47

Upload: d-d

Post on 19-Jun-2015

1.404 views

Category:

Business


2 download

DESCRIPTION

THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

TRANSCRIPT

Page 1: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại

THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ

BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên : Mã sinh viên : Lớp : Anh 10- Khối 4 KTKhóa : 47Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Thị Việt Hoa

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Page 2: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………..1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP...........................4

1.1. Tổng quan về FDI..........................................................................................4

1.1.1. Khái niệm FDI........................................................................................4

1.1.2. Đặc điểm của FDI...................................................................................5

1.1.3. Phân loại FDI..........................................................................................7

1.2. Tổng quan về ngành nông nghiệp.................................................................8

1.2.1. Khái niệm...............................................................................................8

1.2.2. Đặc điểm.................................................................................................9

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp.............................10

1.2.4. Vai trò của nông nghiệp với nền kinh tế...............................................13

1.3. Mối quan hệ giữa thu hút FDI và phát triển nông nghiệp...........................15

1.3.1. Vai trò của FDI với phát triển nông nghiệp..........................................15

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp...................17

1.4. Xu thế FDI trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới..................................19

1.4.1. Xu thế chung trên thế giới....................................................................19

1.4.2. Xu hướng các nước đang phát triển......................................................20

CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM THU HÚT FDI VÀO NGÀNH NÔNG NGHIỆP

CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN.........................................................................................22

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các

nước ASEAN.........................................................................................................22

2.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................22

2.1.2. Dân cư và nguồn lao động....................................................................23

2.1.3. Cơ sở hạ tầng........................................................................................23

2.1.4. Thị trường sản phẩm.............................................................................24

2.1.5. Luật pháp..............................................................................................24

2.2. Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN................26

2.2.1. Thực trạng chung..................................................................................26

2.2.2. Tình hình thu hút FDI vào nông nghiệp của một số nước ASEAN......30

2.3. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các nước

ASEAN..................................................................................................................34

Page 3: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

2.3.1. Kết quả đạt được...................................................................................34

2.3.2. Hạn chế.................................................................................................35

2.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp

của các nước ASEAN............................................................................................36

2.4.1. Kinh nghiệm chung của các nước ASEAN..........................................36

2.4.2. Kinh nghiệm thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của một số nước

ASEAN………………………………………………………………………39

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO NÔNG NGHIỆP Ở

VIỆT NAM DỰA TRÊN BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN 44

3.1. Những nét tương đồng, khác biệt của Việt Nam so với các nước ASEAN

trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp...........................................44

3.1.1. Những nét tương đồng..........................................................................44

3.1.2. Điểm khác biệt......................................................................................45

3.2. Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2000-

2011 ……………………………………………………………………………46

3.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng..................................................................46

3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư.................................................................................48

3.3. Đánh giá FDI vào nông nghiệp Việt Nam...................................................56

3.3.1. Thành tựu đạt được...............................................................................56

3.3.2. Hạn chế- Nguyên nhân.........................................................................59

3.4. Định hướng thu hút FDI vào nông nghiệp đến năm 2015...........................67

3.4.1. Yêu cầu chung......................................................................................67

3.4.2. Định hướng thu hút FDI.......................................................................68

3.5. Một số giải pháp nhằm tăng thu hút FDI vào nông nghiệp Việt Nam dựa

trên bài học kinh nghiệm từ một số nước ASEAN................................................69

3.5.1. Xây dựng chiến lược thu hút và nâng cao hiệu quả quản lý FDI……71

3.5.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về khuyến khích ĐTNN vào lĩnh vực

nông nghiệp........................................................................................................71

3.5.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn..................................75

3.5.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp.....................76

KẾT LUẬN………….........................................................................................................78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 4: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Kí hiệu Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCC Business Cooperation Contract

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

BOT Build- Operate- Transfer Xây dựng- kinh doanh- chuyển giao

BT Build- Transfer Xây dựng- chuyển giao

BTO Build- Transfer- Operate Xây dựng- chuyển giao- kinh doanh

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IMF International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

M&A Mergers and Acquisitions Mua lại và sáp nhập

ODA Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD Organization for Economic Cooperation

and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

R&D Research & Development Nghiên cứu và Phát triển

UNCTAD United Nations Conference on Trade and

Development

Tổ chức Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại

và phát triển

Page 5: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SỐ LIỆU, HÌNH VẼ

Biểu đồ 1.1: Vốn FDI vào nông nghiệp khu vực các nước đang phát triển năm 2002

và 2007 …………………………………………………………………………….21

Biểu đồ 2.1: Dòng vốn FDI vào nông nghiệp các nước ASEAN giai đoạn 2000-

2011………………………………………………………………………………...26

Biểu đồ 2.2: FDI vào nông nghiệp Thái Lan giai đoạn 2000-2011……………….30

Biểu đồ 2.3: FDI vào nông nghiệp Indonesia giai đoạn 2000-2010………………32

Biểu đồ 2.4: FDI vào nông nghiệp Malaysia giai đoạn 2002-2010……………….33

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu vốn FDI theo tiểu ngành nông lâm sản (1988-2008)………..49

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu FDI vào nông nghiệp theo hình thức đầu tư…………………52

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn FDI vào nông nghiệp theo vùng lãnh thổ 1988-2008…..53

Biểu đồ 3.4: FDI đăng ký trong nông nghiệp theo đối tác giai đoạn 1988-2008….55

Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2003-2011...60

Bảng 2.1: FDI vào nông nghiệp ASEAN theo chủ đầu tư ………………………...28

Bảng 2.2: FDI vào nông nghiệp ASEAN theo nước nhận đầu tư………………….29

Bảng 3.1: Vốn FDI vào nông nghiệp giai đoạn 2000-2011……………………… .46

Page 6: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và

phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do vậy vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn,

nông dân luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng và là một trong những mục tiêu

hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã đẩy nhanh quá

trình lưu chuyển dòng vốn trên thế giới, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI). Ở nước ta, dòng vốn FDI đã góp phần tạo nên những chuyển biến quan

trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, có một thực tế là trong khi vốn FDI vào lĩnh vực

công nghiệp- dịch vụ ngày càng tăng, thì vốn FDI vào lĩnh vực nông, lâm, ngư

nghiệp lại có xu hướng giảm, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu vốn FDI.

Hơn nữa, so với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các lĩnh vực

khác, hiệu quả thực hiện các dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn

rất hạn chế, chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh của nước ta trong lĩnh vực

này.

Trong khi đó, một số nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia…mặc

dù có những nét tương đồng với Việt Nam, nhưng thực tế hiệu quả thu hút và sử dụng

vốn FDI trong nông nghiệp ở các quốc gia này thường cao hơn ở Việt Nam. Vậy

chúng ta có thể học tập được gì từ kinh nghiệm thu hút FDI trong lĩnh vực nông

nghiệp của các quốc gia này? Đó chính là lý do em chọn đề tài “ Thu hút FDI vào

lĩnh vực nông nghiệp: Kinh nghiệm của một số nước ASEAN và bài học cho Việt

Nam” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình thu hút FDI trong nông nghiệp của các nước ASEAN, qua

đó rút ra bài học kinh nghiệm giúp Việt Nam tăng cường thu hút vốn FDI vào lĩnh

vực nông nghiệp.

Page 7: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

Lý luận chung về FDI cũng như ngành nông nghiệp, xu hướng dòng vốn FDI

trong nông nghiệp hiện nay.

Nghiên cứu thực trạng thu hút FDI trong nông nghiệp tại một số nước

ASEAN, từ đó đưa ra đánh giá và rút ra các bài học kinh nghiệm.

Đánh giá thực trạng thu hút FDI trong nông nghiệp ở Việt Nam, đề xuất giải

pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp trong thời gian tới dựa trên bài học

kinh nghiệm từ thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông nghiệp của

ba nước ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, và thu hút FDI vào nông nghiệp

của Việt Nam.

Phạm vi không gian: bao gồm tất cả các tiểu ngành nông lâm ngư nghiệp như

trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy hải sản…Phạm vi nghiên cứu tập trung ở Việt

Nam và ba nước ASEAN: Thái Lan, Malaysia, Indonesia

Phạm vi thời gian: Khóa luận tập trung phân tích các tài liệu, số liệu liên quan

đến thực trạng thu hút và sử dụng FDI trong giai đoạn từ 2000 đến 2011, đề xuất

giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp đến năm 2015.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu, báo cáo

chính thức đã công bố của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư và các tổ chức quốc tế về các vấn đề có liên quan.

Phương pháp biện chứng, kết hợp lý luận và thực tiễn.

Phương pháp thống kê so sánh để làm rõ kết quả nghiên cứu.

6. Bố cục khóa luận

Nội dung khóa luận gồm 3 chương:

Page 8: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

3

Chương 1: Tổng quan về FDI và ngành nông nghiệp

Chương 2: Kinh nghiệm thu hút FDI vào ngành nông nghiệp của một số

nước ASEAN

Chương 3: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào nông nghiệp ở Việt Nam

dựa trên bài học kinh nghiệm từ một số nước ASEAN

Do hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nên khóa luận không thể tránh khỏi

những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các

thầy cô, bạn đọc để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Việt Hoa đã tận tình hướng dẫn,

chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Page 9: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1.1. Tổng quan về FDI

1.1.1. Khái niệm FDI

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các quốc gia

muốn phát triển thì không thể đóng cửa, chỉ dựa vào nguồn lực của đất nước mình

mà phải hội nhập vào nền kinh tế thị trường toàn cầu, tranh thủ tối đa nguồn lực bên

ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế. Nguồn vốn FDI là một trong những nguồn vốn

được các quốc gia rất quan tâm, kể cả nước phát triển và các nước đang phát triển.

Có nhiều khái niệm về FDI được đưa ra:

Khái niệm của tổ chức tiền tệ thế giới (IMF) :

“ FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích

lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác

nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực

sự doanh nghiệp ” (BPM5, fifth edition).

Khái niệm của tổ chức Thương Mại Thế Giới:

“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước

chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với

quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công

cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người

đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà

đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty

con" hay "chi nhánh công ty" ”

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm như sau về

FDI:

“ Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp

nhân hoặc không có tư cách pháp nhân trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất

10% cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết. Điểm mấu chốt của đầu

tư trực tiếp là chủ định thực hiện quyền kiểm soát công ty”. Khái niệm chỉ ra điểm

Page 10: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

5

khác biệt cơ bản giữa FDI và các hình thức đầu tư nước ngoài khác là quyền kiểm

soát công ty. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu không phải luôn luôn là 10%, phụ

thuộc vào quy định của pháp luật đầu tư từng quốc gia. Trong thực tế có những

trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanh nghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10%

nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanh nghiệp, trong khi nhiều lúc lớn

hơn nhưng vẫn chỉ là nhà đầu tư gián tiếp.

Theo quy định của Việt Nam: Luật đầu tư năm 2005 không đưa ra khái niệm

về FDI, nhưng có quy định “ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư tự

bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” (Điều 3, khoản 2) và “ Đầu tư

trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền

và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam” ( Điều 3,

khoản 12). Từ hai khái niệm trên có thể hiểu FDI theo tinh thần của luật Đầu tư

2005 là “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng

tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành đầu tư tại Việt Nam và tham gia

quản lý hoạt động đầu tư đó”.

Kết hợp những khái niệm trên có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực

tiếp nước ngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại một quốc gia là việc

nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia

đó để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế

tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hóa lợi ích của mình”. Tài sản trong khái niệm

này bao gồm tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản,

các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ,

bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái

phiếu, giấy ghi nợ…). Sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư

(pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lí đối

tượng đầu tư chính là hai đặc điểm cơ bản nhất của FDI, phân biệt với các hình thức

đầu tư nước ngoài hay dạng quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài khác.

1.1.2. Đặc điểm của FDI

Mục đích hàng đầu của FDI là tìm kiếm lợi nhuận: Do vậy, khi tiến

hành thu hút FDI, các nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển,

Page 11: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

6

cần lưu ý đặc điểm này, phải xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh và các

chính sách thu hút FDI hợp lí để hướng FDI phục vụ cho các mục tiêu kinh

tế xã hội của nước mình, tránh để FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợi

nhuận của các chủ đầu tư .

Quyền kiểm soát hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư

của các chủ đầu tư nước ngoài được quyết định dựa trên tỷ lệ vốn đóng góp

tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp

luật từng nước. Luật các nước thường quy định không giống nhau về vấn đề

này. Một số nước chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh

nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ tham gia

liên doanh với số cổ phẩn nắm giữ tối đa là 49%.

Tỷ lệ đóng góp của mỗi bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định sẽ

quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời rủi ro, lợi nhuận cũng

được phân chia theo tỷ lệ này.

Thu nhập mà các nhà đầu tư nhận được mang tính chất thu nhập kinh

doanh chứ không phải lợi tức, phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư. Điều này sẽ sẽ là động lực thúc đẩy nhà đầu tư

tập trung nâng cao kết quả kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận cao. Do vậy

mà các dự án FDI thường đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn các hình thức đầu

tư nước ngoài khác.

Các chủ đầu tư được hoàn toàn tự chủ trong hoạt động kinh doanh của

mình. Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự

chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chọn hình

thức đầu tư, lĩnh vực, quy mô đầu tư, quy trình sản xuất, công nghệ sử dụng,

do đó sẽ tự đưa ra các quyết định có lợi nhất cho họ.

FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho nước nhận đầu tư.

Thông qua FDI, nước chủ nhà có thể tiếp cận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,

kinh nghiệm quản lý. Đây là đặc điểm rất quan trọng của vốn FDI, đặc biệt

với các nước đang và kém phát triển, khi mà trình độ quản lý, khoa học kỹ

thuật còn thấp, đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật còn hạn chế hoặc

không có đủ điều kiện để tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển. Thu

Page 12: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

7

hút nguồn vốn FDI không những cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho

phát triển kinh tế mà còn góp phần cải thiện, nâng cao trình độ công nghệ

trong nước. Đây cũng là ưu thế lớn nhất của FDI so với các dòng vốn từ bên

ngoài khác.

1.1.3. Phân loại FDI

1.1.3.1. Theo mục đích của nhà đầu tư nước ngoài

Theo mục đích của nhà đầu tư nước ngoài, FDI được chia thành:

FDI nhằm tìm kiếm nguồn lực - Resource-seeking: Mục đích của hình thức

đầu tư này là nhằm đạt được dây chuyền sản xuất và các nguồn lực khác như lao

động rẻ hoặc tài nguyên thiên nhiên, mà những nguồn lực này không có hoặc có rất

ít ở nước chủ đầu tư. Đây là FDI thường đầu tư vào các nước đang phát triển, chẳng

hạn như vào các nước Trung Đông nhằm khai thác nguồn dầu mỏ, vào Châu Phi

nhằm khai thác vàng, kim cương; vào Đông Nam Á nhằm tận dụng nguồn lao động

giá rẻ…

FDI tìm kiếm thị trường -Market-seeking: Đầu tư nhằm thâm nhập thị trường

mới hoặc duy trì thị trường hiện có. Tiêu biểu của hình thức đầu tư này là các công

ty, tập đoàn đa quốc gia (TNCs).

FDI tìm kiếm hiệu quả - Effficiency-seeking: Đầu tư nhằm tăng cường hiệu

quả bằng việc tận dụng lợi thế của tính kinh tế theo quy mô hay phạm vi, hoặc cả

hai.

FDi tìm kiếm tài sản chiến lược - Strategic-Asset-Seeking: Đầu tư vào một

công ty, doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư nhằm tận dụng các nguồn lực sẵn có về

cơ sở vật chất, thị phần, lao động…

1.1.3.2. Theo mục đích của nước nhận đầu tư

Theo mục đích của nước nhận đầu tư, FDI được chia thành hai hình thức là

đầu tư thay thế hàng nhập khẩu và đầu tư hướng tới xuất khẩu.

Đầu tư thay thế hàng nhập khẩu, mục đích chủ yếu của hình thức đầu tư này

là tập trung vào các sản phẩm, lĩnh vực mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản

xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Ưu điểm của hình thức này là vừa tận

Page 13: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

8

dụng được nguồn vốn của nước ngoài, vừa có thể phát triển được các ngành nghề

mà trong nước chưa phát triển hoặc chưa có điều kiện tập trung sản xuất.

Đầu tư hướng tới xuất khẩu, áp dụng khi nền sản xuất trong nước đã phát

triển, không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn tạo ra sản phẩm phục

vụ xuất khẩu. Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, thì đây là hình thức đầu tư

đang được cả nước nhận đầu tư và các chủ đầu tư hướng tới, nhằm tận dụng tối đa

lợi thế so sánh của các quốc gia.

1.1.3.3. Theo hình thức thâm nhập

Có hai hình thức chủ yếu là đầu tư mới- Greenfield Investment (GI) và mua lại

sáp nhập qua biên giới- Cross-border Merger and Acquisition (M&A)

Đầu tư mới –GI: là đầu tư vào một cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở

nước ngoài. Khi tiến hành đầu tư theo hình thức này, nhà đầu tư cần bỏ vốn đầu tư,

nghiên cứu thị trường và thường chứa nhiều rủi ro. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này

có vai trò quan trọng đối với nước nhận đầu tư, đặc biệt là các nước đang phát triển,

góp phần tạo cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa

đất nước.

Mua lại và sáp nhập qua biên giới -M&A: Mua lại và sáp nhập qua biên giới

là một hình thức FDI liên quan đến việc mua lại hoặc hợp nhất với một doanh

nghiệp đang hoạt động tại nước nhận đầu tư. Với hình thức này, nhà đầu tư có thể

tận dụng được cơ sở vật chất hiện có của doanh nghiệp đó, không phải mất nhiều

chi phí cho đầu tư, nghiên cứu thị trường, đồng thời cũng hạn chế được những rủi ro

khi xâm nhập một thị trường hoàn toàn mới. Do có nhiều ưu điểm nên đây chính là

xu hướng chính của dòng vốn FDI hiện nay. Hình thức đầu tư này được thực hiện

chủ yếu qua các công ty, tập đoàn đa quốc gia.

1.2. Tổng quan về ngành nông nghiệp

1.2.1. Khái niệm

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để

trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu

Page 14: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

9

lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công

nghiệp (Địa lý 10, tr 73).

Theo nghĩa hẹp nông nghiệp bao gồm các chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi,

sơ chế nông sản.

Theo nghĩa rộng nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.

Trong phạm vi bài khóa luận nông nghiệp sẽ được hiểu theo nghĩa rộng bao

gồm cả lâm nghiệp và thủy sản.

1.2.2. Đặc điểm

Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế . Ngành nông

nghiệp gắn liền với đất đai, đất đai là tài sản quý nhất, là tư liệu sản xuất (TLSX)

quan trọng nhất. Tuy nhiên, đất đai lại là TLSX có tính chất đặc biệt, không giống

như các TLSX trong các ngành khác, chúng không thể sản xuất thêm, nhưng có thể

“giàu” lên cùng quá trình sản xuất. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài

người, của quá trình đô thị hóa, diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp trên thế

giới ngày càng bị thu hẹp, chưa kể đến độ màu mỡ của đất đai đang ngày càng đi

xuống, không thể canh tác được. Do vậy, để phát triển nông nghiệp, vấn đề bảo tồn,

sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất là một trong những nhiệm vụ quan trọng

hàng đầu.

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.

Nông nghiệp là ngành có sự gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Đối

tượng của sản xuất nông nghiệp là các loại cây, con, các loại sinh vật. Đặc trưng về

đối tượng sản xuất khiến cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất phụ thuộc nhiều

vào điều kiện tự nhiên so với các ngành kinh tế khác.

Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và thường có chu kỳ sản xuất kéo dài.

Khác với các ngành sản xuất khác, chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp thường kéo

dài tùy thuộc vào đặc điểm sinh lý của đối tượng cây trồng, vật nuôi. Chu kỳ sản

xuất của ngành nông nghiệp thường kéo dài 3-4 tháng, 1 năm, 5 năm hoặc thậm chí

lâu hơn như đối với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm. Ngoài ra, mỗi

sản phẩm nông nghiệp thường chỉ phù hợp sản xuất trong một mùa nhất định, trong

Page 15: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

10

điều kiện thời tiết, khí hậu nhất định. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến quá trình

đầu tư do liên quan đến việc thu hồi vốn, tái sản xuất của các dự án.

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Đối tượng sản xuất chủ yếu là cây trồng, vật nuôi, do vậy sản xuất nông

nghiệp gần như phụ thuộc vào vào các yếu tố tự nhiên từ đất đai, khí hậu, nguồn

nước…Ngày nay, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã hạn chế một phần

sự phụ thuộc của nông nghiệp vào điều kiện tự nhiên, tuy nhiên đây vẫn là yếu tố

chính tác động đến hiệu quả và kết quả kinh doanh của ngành, từ đó ảnh hưởng đến

việc thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Khả năng sinh lợi của ngành không cao. Yếu tố này được quyết định bởi tính

chất của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chu kỳ sản xuất kéo dài, giá trị sản phẩm

nông nghiệp không cao, sản phẩm chủ yếu là hàng thứ cấp, giá cả không ổn định,

hiện tượng giá cánh kéo, lại phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nên không

thể lường trước được kết quả kinh doanh. Nếu được mùa, giá giảm do quy luật cung

cầu, nếu mất mùa, giá tăng nhưng nông dân cũng không được lợi do sản lượng thấp.

Do vậy, để tăng giá trị của cho nông sản thì cần phải kéo dài chuỗi giá trị của nó,

tức là gắn liền với công nghiệp chế biến.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp

1.2.3.1. Các nhân tố tự nhiên

Nông nghiệp là ngành sản xuất có quan hệ chặt chẽ với các nhân tố tự nhiên,

từ tư liệu sản xuất đến đối tượng sản xuất. Do vậy, các nhân tố tự nhiên như đất đai,

nguồn nước, khí hậu là nền tảng cơ bản cho sự phát triển cũng như sự phân bổ của

nông nghiệp.

Đất đai

Như đã phân tích, trong nông nghiệp, đất đai là TLSX quan trọng nhất, không

thể thay thế. Do vậy, đây cũng là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất ảnh hưởng đến

phát triển nông nghiệp. Các đặc điểm đất đai như quỹ đất, tính chất của đất, độ phì

của đất có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây

trồng, vật nuôi.

Page 16: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

11

Hiện nay, nguồn tài nguyên đất nông nghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ

chiếm 12% diện tích tự nhiên, và ngày càng bị thu hẹp do sự gia tăng dân số, phục

vụ công nghiệp hóa cùng với một số nguyên nhân khác như xói mòn, rửa trôi,

nhiễm mặn khiến không thể canh tác được. Chính vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh

khai hoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp, thì con người cần phải sử dụng hợp

lý, bảo vệ diện tích đất nông nghiệp hiện có cùng với sự phì nhiêu của đất.

Khí hậu và nguồn nước

Cùng với đất đai, khí hậu và nguồn nước là hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ

tới phát triển, phân bổ nông nghiệp. Sự phân đới khí hậu trên thế giới tạo nên sự

phân chia các đới trồng trọt chính như nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới và cận cực. Ngay

trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng miền

cũng tạo nên các vùng chuyên canh với các loại cây trồng, vật nuôi đặc trưng của

từng vùng. Sự phân mùa của khí hậu quy định tính mùa vụ trong sản xuất, đồng thời

ảnh hưởng gián tiếp đến tiêu thụ sản phẩm.

Ngoài ra, phải kể đến các hiện tượng thời tiết như hạn hán, lũ lụt, giông bão

hay các loại dịch bênh do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết xảy ra hàng năm, gây thiệt

hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Chính sự phụ thuộc lớn vào yếu tố thời

tiết, khí hậu này làm cho nông nghiệp trở thành ngành sản xuất bấp bênh, không ổn

định, rủi ro cao.

Sinh vật

Ảnh hưởng tích cực: các loài cây con, đồng cỏ tạo nên nguồn thức ăn tự nhiên

nhiên cho gia súc, phục vụ cho chăn nuôi. Các loại vi sinh vật giúp tăng độ phị

nhiêu của đất, tiêu diệt các loại thiên địch (rắn bắt chuột…)

Ảnh hưởng tiêu cực: các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng, vật nuôi.

1.2.3.2. Các nhân tố kinh tế- xã hội

Bên cạnh các nhân tố tự nhiên, các nhân tố kinh tế - xã hội cũng có ảnh hưởng

quan trọng tới phát triển và phân bố nông nghiệp.

Page 17: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

12

Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp ở hai mặt:

vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp vừa là thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông

nghiệp. Các cây trồng và vật nuôi cần nhiều công chăm sóc đều phải phân bố ở

những nơi đông dân, có nhiều lao động. Truyền thống sản xuất, tập quán ăn uống

của các dân tộc có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phân bố cây trồng vật nuôi.

Các quan hệ sở hữu ruộng đất

Các quan hệ sở hữu ruộng đất có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển và các

hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Việc thay đổi quan hệ sở hữu ruộng đất ở

mỗi quốc gia thường gây ra những tác động rất lớn tới phát triển nông nghiệp.

Trình độ phát triển của nền kinh tế

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển nông

nghiệp. Một thực tế là trong khi nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng tại nhiều nước

đang phát triển, thì những nền nông nghiệp lớn nhất thế giới lại là ở các nước công

nghiệp phát triển. Mỹ, nước công nghiệp lớn nhất thế giới và cũng là nước có nền

nông nghiệp rất phát triển trên thế giới. Kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc đáp

ứng đủ nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp; áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến,

hiện đại vào sản xuất... từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Thiếu vốn, công nghệ cũng là những rào cản lớn nhất cho phát triển nông nghiệp ở

các nước đang phát triển.

1.2.3.3. Tiến bộ khoa học kỹ thuật

Tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nông nghiệp thể hiện qua các mặt sau:

Cơ giới hoá, sử dụng máy móc trong các khâu của quy trình sản xuất như làm

đất, chăm sóc và thu hoạch, thay thế, giảm dần lao động trong nông nghiệp.

Thuỷ lợi hoá, xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu, đảm bảo đủ nước tưới vào

mùa khô, tiêu thoát nước mùa mưa; áp dụng tưới tiêu theo khoa học, tiết kiệm

nước…

Page 18: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

13

Điện khí hoá, hóa học hoá, sử dụng điện trong nông nghiệp; sử dụng rộng rãi

phân hoá học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất kích thích cây trồng nhằm nâng cao năng

suất cây trồng, diệt trừ các loại sinh vật gây hại.

Cách mạng xanh và áp dụng công nghệ sinh học, ấp dụng các biện pháp lai

giống, biến đổi gen,cấy mô tạo ra và sử dụng các giống mới có năng suất cao, phù

hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, từng địa phương.

Nông nghiệp phụ thuộc, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên. Chính

nhờ áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học – kỹ thuật mà con người chủ động hơn

trong sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất nông nghiệp.

1.2.3.4. Thị trường

Giống như tất cả các ngành sản xuất khác, thị trường tiêu thụ có tác động

mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp và giá cả nông sản. Bên cạnh đó, đặc trưng của

sản phẩm nông nghiệp là phục vụ nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng lớn, do

đó yếu tố thị trường còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các

vùng chuyên môn hoá nông nghiệp, chẳng hạn hình thành vành đai nông nghiệp

ngoại thành với hướng chuyên môn hoá sản xuất rau, thịt, sữa, trứng, cung cấp cho

nhu cầu của dân cư xung quanh các thành phố, các trung tâm công nghiệp lớn.

1.2.3.5. Chính sách, pháp luật

Đường lối chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói

riêng cũng có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Một số quốc gia có chính

sách ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, trong khi ở một số quốc gia khác, phát triển

nông nghiệp không được coi trọng trong chính sách phát triển kinh tế quốc gia.

1.2.4. Vai trò của nông nghiệp với nền kinh tế

1.2.4.1. Cung cấp lương thực thực phẩm

Đây là vai trò cơ bản, quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo an

ninh lương thực là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu ở tất cả các quốc

gia, là tiền đề tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển kinh tế. Nếu như

việc nhập khẩu các yếu tố sản xuất đầu vào như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu

làm tăng vốn sản xuất thì việc nhập khẩu lương thực, thực phẩm tiêu dùng không

Page 19: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

14

làm tăng vốn sản xuất cho nền kinh tế. Do vậy mà không chỉ các nước đang phát

triển với ngành nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, mà cả các nước công nghiệp phát

triền đều coi trọng sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu lương thực trong

nước.

1.2.4.2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, việc đảm bảo nguyên liệu

đầu vào cho sản xuất là một “bài toán khó” ở nhiều nước đang phát triển. Sản xuất

nông nghiệp góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến

nông sản, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành này.

1.2.4.3. Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua xuất khẩu nông sản

Sản xuất nông nghiệp ngày nay không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực,

thực phẩm trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Đối với các nước đang phát

triển, xuất khẩu nông sản được coi là nguồn hàng hóa chính để phát triển ngoại

thương giai đoạn đầu hội nhập, đồng thời đáp ứng một phần nhu cầu ngoại tệ cho

nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp hóa.

Hiện nay, Việt Nam cũng như một số nước đang phát triển khác đang tăng

cường phát triển nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu ngoại tệ.

Trên thế giới, lịch sử phát triển của một số quốc gia như Úc, Canada, Đan Mạch,

Thụy Điển, Mỹ đã cho thấy vai trò quan trọng của xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp

trong việc tích lũy vốn cho nền kinh tế.

1.2.4.4. Cung cấp vốn cho các ngành kinh tế khác

Thông qua hai dạng:

Dạng trực tiếp: bổ sung cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế như

thuế đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu nông sản, thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất

nông nghiệp, thông qua ngân sách đầu tư, phân bổ để phát triển kinh tế.

Dạng gián tiếp: với chính sách quản lý giá của nhà nước theo xu hướng là giá

sản phẩm công nghiệp tăng nhanh hơn giá nông sản, tạo điều kiện cho gia tăng

nhanh tích lũy công nghiệp từ “hy sinh” của nông nghiệp.

Page 20: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

15

1.2.4.5. Tạo điều kiện cho thị trường nội địa phát triển

Nông nghiệp, nông thôn, nông dân tạo nên một thị trường rộng lớn cho sản

phẩm trong nước. Việc phát triển nông nghiệp tạo nên cầu cho hàng hóa tư kiệu sản

xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc, trang thiết bị; việc tiêu dùng của nông

dân, dân cư nông thôn tạo nên cầu lớn cho hàng hóa tiêu dùng như vải vóc, quần áo,

đồ đạc, vật liệu xây dựng… Ngoài ra, cũng phải kể đến sự đóng góp thông qua việc

bán lương thực, thực phẩm và nông sản nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.

1.3. Mối quan hệ giữa thu hút FDI và phát triển nông nghiệp

1.3.1. Vai trò của FDI với phát triển nông nghiệp

1.3.1.1. FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp

Để phát triển bất kì lĩnh vực kinh tế nào, nguồn vốn luôn là yếu tố giữ vai trò

quyết định. Đặc biệt tại các nước đang phát triển, nền nông nghiệp còn lạc hậu, do

vậy để phát triển nông nghiệp đòi hỏi cần phải có một nguồn vốn đầu tư lớn. Tuy

nhiên thực tế là nguồn vốn đầu tư trong nước dành cho lĩnh vực thường khá hạn

chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho ngành. Vì vậy việc thu hút các nguồn vốn

đầu tư từ nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có nguồn vốn FDI càng trở

nên quan trọng và được các nước chú trọng hơn bao giờ hết, thể hiện qua các chính

sách ưu đãi đầu tư mà hầu hết các quốc gia dành cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào

lĩnh vực nông nghiệp.

1.3.1.2. Góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn

Dòng vốn FDI không những bổ sung nguồn vốn cho nông nghiệp mà còn góp

phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên cả ba lĩnh vực:

Đối tượng của nông nghiệp: các dự án FDI góp phần đa dạng hóa đối tượng

sản xuất như cây trồng, vật nuôi, như tạo ra các giống cây, con mới, cho năng suất,

chất lượng sản phẩm cao; hoặc các giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện

hoàn cảnh riêng của từng quốc gia…

Loại sản phẩm: các dự án FDI không chỉ tập trung vào khâu sản xuất, đầu tư

vào các khu nguyên liệu, và còn tập trung vào khâu chế biến, tạo thêm giá trị gia

tăng cho sản phẩm.

Page 21: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

16

Quy mô sản xuất: Vốn FDI vào nông nghiệp góp phần mở rộng quy mô sản

xuất, đặc biệt tại các nước nông nghiệp lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập

trung.

1.3.1.3. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho ngành

Cùng với vốn đầu tư, công nghệ là yếu tố quan trọng để xây dựng một nền

nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Các quốc gia muốn có công nghệ phải đầu tư cho

nghiên cứu và phát triển hoặc nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Đây là khó khăn

lớn đối với các nước đang và kém phát triển. Do vậy FDI chính là nguồn cung cấp

công nghệ hiện đại cho nền kinh tế và ngành nông nghiệp thông qua chuyển giao

công nghệ qua các dự án FDI.

Công nghệ áp dụng trong nông nghiệp rất đa dạng như công nghệ sinh học

phục vụ sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi; công nghệ sản xuất, thu hoạch; công

nghệ chế biến lâm sản; công nghệ phát triển và quản lý các nguồn tài nguyên đất,

nước, thủy lợi, tưới tiêu…

Áp dụng công nghệ sinh học vào nông nghiệp đã tạo ra các giống cây trồng,

vật nuôi mới phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Công nghệ sản xuất và thu

hoạch góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và thu hoạch sản phẩm. Đối

với nguồn tài nguyên đất, nước, những yếu tố sống còn với sản xuất nông nghiệp,

việc duy trì và nâng cao chất lượng các nguồn tài nguyên này là hết sức quan trọng.

Công nghệ trong thủy lợi, tưới tiêu cũng là một phần hết sức quan trọng trong

phát triển nông nghiệp. Ở các nước đang phát triển, hệ thống thủy lợi thường chưa

đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu nước phục vụ sản xuất. Một số vùng trồng cây công

nghiệp như cà phê, hồ tiêu, người sản xuất cũng không đủ nước cho sản xuất, trong

khi đây lại là những mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao cho các quốc gia.

1.3.1.4. Thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản

Khi xem xét yếu tố thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, các dự án FDI đầu tư vào

nông nghiệp không chỉ hướng vào phục vụ nhu cầu trong nước mà có tỷ trọng xuất

khẩu nhất định. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư với mong muốn tận

dụng tới đa lợi thế so sánh của nước nhận đầu tư để thu lợi nhuận cao sẽ có xu

Page 22: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

17

hướng đẩy mạnh sản xuất hướng về xuất khẩu. Kết quả là, nguồn vốn FDI vào ngành

nông nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông sản ở các nước nhận đầu tư.

Ngoài ra, việc thu hút FDI vào nông nghiệp còn giúp tận dụng được lợi thế về

vốn, công nghệ sản xuất của nhà đầu tư nước ngoài, giúp tăng năng suất, chất lượng

sản phẩm, làm tăng khả năng khả năng cạnh tranh, phát triển thương hiệu nông sản

quốc gia trên thị trường thế giới. Bản thân các doanh nghiệp nội địa khác cũng có

thêm cơ hội gia tăng xuất khẩu sản phẩm của mình từ sự lớn mạnh của thương hiệu

quốc gia.

Mặt khác, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI còn có tác động tới

các doanh nghiệp trong nước như thúc đẩy trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và

thị trường, làm cho họ ý thức hơn về khả năng xuất khẩu nông sản, tăng cường hiểu

biết hoạt động Marketing, đẩy mạnh tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu.

Xuất khẩu nông sản của các doanh nghiệp nội địa phần nào cũng được đẩy mạnh

nhờ các tác động ngoại ứng này.

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên

Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện

tự nhiên, các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước là một trong những

nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp. Đối với nhà đầu tư, mục

tiêu hàng đầu là lợi nhuận, do vậy, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông

nghiệp là một trong những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng tới quyết định của nhà đầu

tư khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Trong tổng nguồn vốn FDI đổ vào các nước đang phát triển, khu vực châu Á-

Thái Bình Dương chiếm 77% tổng vốn FDI (UNCTAD Database). Một trong

những nguyên nhân khiến FDI tập trung chủ yếu vào khu vực này là do đây là khu

vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngược lại, khu vực

châu Phi, điều kiện tự nhiên không thuận lợi là một trong những rào cản khiến khu

vực này chỉ thu hút được 7% trong tổng lượng vốn FDI vào nông nghiệp các nước

đang phát triển

1.3.2.2. Dân cư và nguồn lao động

Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt tại các nước đang phát

triển khi mà mức độ công nghiệp hóa trong nông nghiệp còn thấp. Do vậy, yếu tố

Page 23: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

18

lao động cũng là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút FDI vào

lĩnh vực nông nghiệp. Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng không chỉ bởi đây là

nguồn lao động trực tiếp, mà còn là thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp.

Theo báo cáo của UNCTAD về 20 nước có dòng vốn FDI trung bình vào nông

nghiệp lớn nhất giai đoạn 2005-2007, Trung Quốc là nước dẫn đầu với 747.0 triệu

USD và vốn lũy kế năm 2007 là 6156.2 triệu USD. Điều này cũng dễ hiểu bởi

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới đồng nghĩa với nguồn lao động cũng

như thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp là rất lớn.

1.3.2.3. Cơ sở hạ tầng

Có một điểm đáng chú ý là dòng vốn FDI vào nông nghiệp trên thế giới không

chỉ tập trung ở các nước đang và kém phát triển với nền nông nghiệp giữ vai trò chủ

đạo mà còn tập trung vào các nước công nghiệp phát triển nhưng đồng thời cũng

được biết đến là những cường quốc về nông nghiệp như Mỹ, Canada.

Trong báo cáo của UNCTAD về 20 nước có lũy kế vốn FDI vào nông nghiệp

lớn nhất năm 2007, Hoa Kỳ đứng ở vị trí thứ hai sau Trung Quốc với lượng vốn

FDI lũy kế đến năm 2007 là 2561.0 triệu USD; Canada xếp thứ tư với số vốn FDI

lũy kế là 1497.8 triệu USD. Đây là hai nước công nghiệp phát triển trên thế giới,

nhưng đồng thời nền nông nghiệp cũng rất triển mạnh. Một trong những yếu tố làm

cho dòng vốn FDI vào nông nghiệp các nước này rất cao là do điều kiện cơ sở hạ

tầng thuận lợi ở các nước này. Hạn chế về cơ sở hạ tầng cũng là một trong những

nguyên nhân làm giảm dòng vốn FDI vào các nước đang và kém phát triển.

1.3.2.4. Thị trường sản phẩm

Bất kỳ sản phẩm nào muốn tồn tại và phát triển đều phải đảm bảo yếu tố đầu

ra cho sản phẩm. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp

do các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là những sản phẩm mang tính thời vụ, cần

tiêu thụ ngay hoặc chỉ bảo quản được trong một thời gian ngắn. Thị trường sản

phẩm không chỉ bao gồm thị trường trong nước mà cả thị trường nước ngoài khi mà

các dự án FDI nông nghiệp hiện nay không chỉ hướng đến phục vụ nhu cầu trong

nước mà ngày càng tập trung vào sản xuất phục vụ xuất khẩu. Các yếu tố thị trường

trong nước là dân số, phân bố dân cư, thu nhập trung bình của người dân; đối với thị

trường nước ngoài là thương hiệu các mặt hàng nông nghiệp, quan hệ thương mại

của nước nhận đầu tư với các nước trên thế giới…

Page 24: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

19

1.3.2.5. Luật pháp, chính sách

Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thu hút FDI

nói chung, thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Nhân tố này bao gồm:

Đặc điểm môi trường pháp lý, thủ tục cấp giấy phép, triển khai, quản lý dự

án đầu tư. Thủ tục đơn giản, nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí

cho nhà đầu tư, tạo điều kiện tăng thu hút FDI; ngược lại thủ tục rườm rà,

phức tạp là một nguyên nhân làm giảm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.

Các chính sách liên quan đến đầu tư, bao gồm các quy định về hình thức đầu

tư, lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư…; các chính sách ưu đãi đầu tư như ưu đãi

về thuế, tín dụng…; các biện pháp bảo đảm đầu tư; các chính sách về hạn

chế đầu tư.

1.3.2.6. Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố trên, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp còn chịu ảnh

hưởng của một số nhân tố khác như môi trường quốc tế, xu hướng dòng vốn FDI

trên thế giới, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới …Điển hình là cuộc khủng

hoảng kinh tế thế giới 2008 đã tác động lớn đến dòng vốn FDI trên thế giới, trong

đó có vốn FDI vào nông nghiệp.

1.4. Xu thế FDI trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới

1.4.1. Xu thế chung trên thế giới

Trong năm 2011, mặc dù kinh tế thế giới còn nhiều biến động, nhưng dòng

vốn FDI toàn cầu vẫn tăng lên 1.509 tỷ USD so với 1.290 tỷ USD năm 2010, cao

hơn mức FDI trung bình thời kì trước khủng hoảng là 1472 tỷ USD. Các nền kinh tế

đang phát triển và chuyển đổi đạt kỷ lục 755 tỷ USD, chiếm hơn một nửa dòng vốn

FDI của thế giới (Global Investment Trends Monitor, 1/2012)

Trong lĩnh vực nông nghiệp, vốn FDI tăng từ 2 tỷ USD năm 2001 lên 5 tỷ

USD năm 2008. Không những thế, nếu như trước đây các nhà đầu tư thường chỉ

tham gia vào các giai đoạn như chế biến và phân phối, thì hiện nay còn trực tiếp

tham gia vào khâu sản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụ trực tiếp với nông dân, góp

phần làm tăng quy mô cũng như hiệu quả của các dự án FDI.

Theo dự báo của UNCTAD, xu thế này sẽ được duy trì trong tương lai vì một

số nguyên nhân sau:

Page 25: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

20

Thứ nhất, đặc trưng của sản phẩm nông nghiệp là có cầu ít co giãn đối với giá

và thu nhập. Điều này được phản ánh rõ trong thời kỳ khủng hoảng, khi mà các

ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh tế như công nghiệp chế biến hay dịch vụ bị ảnh

hưởng nặng nề, thì cầu đối với sản phẩm nông nghiệp lại tương đối ổn định.

Thứ hai, nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng do sự gia tăng dân

số, đặc biệt tại các nước đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ…và tại các quốc gia,

khu vực có nền nông nghiệp kém phát triển như châu Phi, vùng Vịnh…

Thứ ba, việc tìm kiếm nguồn năng lượng sạch, thay thế cho nguồn năng lượng

truyền thống đang ngày càng cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường khiến cho hoạt động

sản xuất năng lượng sinh học cũng đang tăng rất nhanh, đồng nghĩa với nhu cầu về

các loại sản phẩm nông sản phục vụ việc sản xuất loại năng lượng này như ngũ cốc,

các hạt có dầu sẽ ngày càng tăng.

Những nhân tố này, cùng với sự lo ngại về an ninh lương thực ở nhiều nước

đẩy giá lương thực tăng nhanh là động lực thôi thúc các nhà đầu tư tìm kiếm lợi

nhuận trong lĩnh vực vốn được xem là ít tiềm năng so với các ngành kinh tế khác

này. Điều này sẽ thúc đẩy các dòng vốn FDI tiếp tục chảy vào khu vực nông nghiệp,

đặc biệt ở các nước đang phát triển, nơi có lợi thế tương đối về nguồn lực đất, nước,

và con người (FDI và cơ hội cho ngành nông nghiệp, 2010).

1.4.2. Xu hướng các nước đang phát triển

So với các nước phát triền, ngành nông nghiệp ở các nước phát triển có một

tầm quan trọng tương đối, cộng với sự dồi dào về đất đai cho nông nghiệp, các

chính sách ưu tiên của chính phủ, điều này đã khiến giá trị FDI đầu tư vào nông

nghiệp tại các nước đang phát triển có xu hướng cao hơn tại các nước phát triển.

Hơn nữa, xét về tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong giá trị FDI lũy kế với tất cả

các ngành khác trong nền kinh tế, nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng hơn

nhiều tại các nước đang phát triển so với các nước phát triển. Tuy nhiên, có một

thực tế là FDI dành cho chế biến thực phẩm tại các nước phát triển vẫn cao hơn,

điều đó cho thấy đa phần các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn vẫn tập trung tại

các nước phát triển.

Về cơ cấu vốn, nguồn vốn FDI vào nông nghiệp tại các vùng kinh tế đang phát

triển tập trung chủ yếu ở các khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Mỹ Latin và

Caribe, Châu Phi.

Page 26: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

21

Biểu đồ 1.1: Vốn FDI vào nông nghiệp khu vực các nước đang phát triển năm

2002 và 2007

77%

7%

16%

2002

Châu Á- Thái Bình Dương

Châu Phi

Mỹ latin và Caribe

78%

7%

15%

2007

Châu Á- Thái Bình Dương

Châu Phi

Mỹ Latin và Caribe

Nguồn : UNCTAD Database

Qua biểu đồ ta thấy xu hướng dòng vốn FDI vào các khu vực đang phát triển

phân bổ không đồng đều giữa các khu vực. Cụ thể khu vực Châu Á- Thái Bình

Dương luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn FDI, với 77% năm 2002 và 78%

năm 2007; trong khi đó khu vực châu Phi luôn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 7% trong hai

năm 2002 và 2007.

Page 27: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

22

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM THU HÚT FDI VÀO NGÀNH

NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp

của các nước ASEAN

Như đã phân tích trong phần các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào lĩnh

vực nông nghiệp ở các nước, trong phần này chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu thực tế

các nhân tố này ở các nước ASEAN.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên khu vực ASEAN thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Khí hậu đặc trưng của khu vực là nhiệt đới gió mùa: nhiệt độ cao quanh năm;

mưa theo mùa, có một mùa mưa nhiều và một mùa ít mưa. Một phần Bắc Việt Nam,

Myanmar, Thái Lan có xen một mùa đông lạnh. Phần nam bán đảo Malaca có khí

hậu xích đạo, nóng ẩm, mưa nhiều và điều hòa quanh năm. Đặc điểm khí hậu tạo

điều kiện cho phát triển đa dạng các loại cây trồng, đặc biệt các loại cây nhiệt đới và

cả ôn đới.

Về tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều có nguồn tài

nguyên dồi dào, phong phú. Với 50% diện tích là rừng nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm

quanh năm, là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp. Một số quốc gia

có diện tích rừng lớn như Malaysia (59% diện tích). Khu vực ASEAN cũng có lợi

thế về tài nguyên nước. Hệ thống sông ngòi dày đặc, với hệ thống sông lớn là sông

Mê Kông, vừa cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là

điều kiện thuận lợi cho đánh bắt thủy sản nước ngọt. Ngoài ra, tất cả các nước châu

Á, trừ Lào, đều có mặt giáp biển- biển Đông. Biển Đông có một ý nghĩa quan trọng

đối với các nước ASEAN, là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan

trọng, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật, thủy sản.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên khu vực ASEAN thuận lợi cho phát triển nông

nghiệp trên tất cả các lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi, đến lâm nghiệp, ngư nghiệp.

Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh

vực nông nghiệp nói chung của các nước ASEAN.

Page 28: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

23

2.1.2. Dân cư và nguồn lao động

Dân số ASEAN hiện nay trên 600 triệu người, chiếm khoảng 1/10 dân số thế

giới. Indonesia là quốc gia đông dân nhất khu vực với 237,6, triệu người, đứng thứ

tư trên thế giới. Với lực lượng lao động khoảng 285 triệu người (ASEAN Labour

Ministers Meeting, 2008), đây được coi là một trong những khu vực có nguồn lao

động dồi dào, giá rẻ trên thế giới. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sản xuất

nông nghiệp do đây là ngành đòi hỏi nhiều lao động, trong bối cảnh nền nông

nghiệp ở hầu hết các nước ASEAN còn lạc hậu, tỷ trọng công nghiệp hóa, cơ giới

hóa trong nông nghiệp chưa cao.

Ngày nay, các dự án FDI không chỉ tập trung vào sản xuất nguyên liệu đầu

vào, mà còn đầu tư vào công nghiệp chế biến, đặc biệt còn mở rộng sang nghiên

cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sinh học. Do vậy, bên cạnh

việc tận dụng những lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thì việc xây dựng đội

ngũ lao động, cán bộ có trình độ ngày càng trở nên quan trọng.

2.1.3. Cơ sở hạ tầng

Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ sở hạ tầng phát triển tạo thuận lợi cho việc vận chuyển, liên lạc, có tác động đến

hầu hết các quy trình trong một dự án đầu tư, nhờ đó giúp nhà đẩu tư giảm chi phí,

nâng cao năng lực sản xuất cũng như lợi nhuận đạt được.

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng trong việc thu hút

đầu tư nước ngoài, trong những năm qua các nước ASEAN đã có nhiều đầu tư đáng

kể để phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước. Các quốc gia đã xây dựng sân

bay quốc tế, cảng biển, hệ thống đường cao tốc và viễn thông, thông tin liên lạc...

đến cả những vùng khó khăn nhất của đất nước. Chẳng hạn như Thái Lan đã phát

triển hệ thống vận tải hàng không với hệ thống sân bay thương mại rộng khắp, biến

tất cả các vùng của đất nước chỉ cách thủ đô Bangkok khoảng 1 giờ bay. Ngoài ra

Thái Lan cũng có hệ thống đường bộ phát triển dài 390.206 km, trong đó có 98.5%

là đường bê tông trải nhựa đến các vùng của đất nước; hay như Malaysia cũng có hệ

thống giao thông đường bộ và cảng biển rất phát triển.

Page 29: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

24

Trên phạm vi khu vực, bên lề hội nghị thường niên Ngân hàng Thế giới (WB)

và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra tại Washington, các bộ trưởng Tài chính

ASEAN ngày 24/9/2011 đã nhất trí thành lập Quỹ cơ sở hạ  tầng trị giá gần 500

triệu USD nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực năng động này và các

nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, theo đó các quốc gia thành viên có thể đề nghị

Quỹ cơ sở hạ tầng cấp các khoản vay để xây dựng đường bộ, đường sắt hay thực

hiện các dự án khác về cơ sở hạ tầng.

2.1.4. Thị trường sản phẩm

Dân số đông không chỉ đáp ứng nhu cầu về lao động cho sản xuất nông nghiệp

mà còn đảm bảo yếu tố thị trường tiêu thụ cho sản phẩm. Tuy nhiên, các dự án FDI

vào lĩnh vực nông nghiệp hiện nay không chỉ góp phần đảm bảo nhu cầu trong nước

mà còn tập trung hướng về xuất khẩu. Do vậy, việc mở rộng quan hệ thương mại

với các nước trên thế giới có vai trò quan trọng trong việc tạo thị trường cho sản

phẩm nông nghiệp. Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, tất cả các nước

ASEAN hiện nay, trừ Lào, đều đã là thành viên của WTO; có 7 nước tham gia

APEC. Các quốc gia ASEAN cũng đã ký kết các thoả thuận tự do thương mại với

rất nhiều quốc gia, khu vực, tổ chức khác trên thế giới như Trung Quốc (ACFTA),

Hàn Quốc (AKFTA), Nhật Bản, Úc, New Zealand và gần đây nhất là Ấn Độ....

Ngoài ra, hiện nay tổ chức này đang đàm phán thoả thuận tự do thương mại với

Liên minh châu Âu, khi thỏa thuận tự do thương mại ASEAN-EU được ký kết sẽ

càng mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của ASEAN vào thị trường

EU.

2.1.5. Luật pháp

Môi trường pháp lý, thủ tục cấp giấy phép, triển khai, quản lý dự án đầu tư.

Về môi trường pháp lý, các quốc gia đều tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư với

các bộ luật của mình. Luật Lao động Thái Lan cho phép các nhà đầu tư được tuyển

lao động trực tiếp và không quy định lương tối thiểu cũng như thủ tục tuyển dụng.

Các dự án đầu tư được quyền quyết định các điều kiện, điều khoản, phương thức, số

lượng lao động tuyển dụng. Tuy nhiên, đối với lao động nước ngoài có một số hạn

chế nhất định về thủ tục xin cấp giấy phép. Trong khi đó Malaysia cho phép nhà

Page 30: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

25

đầu tư nước ngoài sử hữu đất đai, mặc dù phải qua thủ tục phê duyệt nhưng cũng là

một ưu đãi lớn cho phép nhà đầu tư được tự do trong quá trình kinh doanh của

mình.

Về đơn giản hóa thủ tục pháp lý, cấp giấy phép, triển khai, quản lý dự án, thủ

tục, quy trình thông thoáng, đơn giản không chỉ giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời

gian, chi phí trong quá trình làm thủ tục, cấp phép đầu tư mà còn đẩy nhanh quá

trình thực hiện dự án, đưa dự án vào hoạt động, qua đó giúp nhà đầu tư nhanh

chóng nắm bắt cơ hội cũng như tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Chính sách liên quan đến thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp

Về hình thức đầu tư, các quốc gia áp dụng đa dạng hóa các hình thức đầu tư,

tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp nhất

với đặc điểm lĩnh vực mà họ muốn hoạt động kinh doanh, với quy mô vốn và mục

đích đầu tư.

Về lĩnh vực thu hút đầu tư, một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia đã

chuyển việc quản lý dự án, lĩnh vực đầu tư theo hình thức danh mục khuyến khích

đầu tư sang hạn chế đầu tư. Thay vì quy định chung chung các danh mục khuyến

khích đầu tư như trước đây, hiện nay danh mục hạn chế đầu tư đã quy định rõ ràng

những địa bàn, hình thức đầu tư, các ngành, các lĩnh vực không được phép đầu tư.

Khi sử dụng danh mục này, các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư vào bất kỳ dự án,

lĩnh vực nào không thuộc danh mục hạn chế đầu tư, qua đó lĩnh vực đầu tư được mở

rộng hơn rất nhiều và cũng tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trọng quá trình làm thủ tục

đăng ký đầu tư.

Về địa bàn đầu tư, bên cạnh việc tích cực mở rộng các hình thức, lĩnh vực đầu

tư, các nước cũng rất chú trọng đến cân đối nguồn vốn đầu tư giữa các vùng miền

trong nước, đặc biệt là tăng cường thu hút FDI vào các khu vực vùng sâu vùng xa.

Thái lan là một trong những quốc gia đã có những chính sách rất hợp lý trong vấn

đề này với việc chia đất nước ra thành ba khu vực đầu tư với những sự ưu đãi khác

nhau, những khu vực vùng sâu, vùng xa, xa trung tâm kinh tế sẽ được hưởng ưu đãi

hơn.

Page 31: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

26

Về chính sách ưu đãi đầu tư, các nước đều sử dụng các chính sách khác nhau

như ưu đãi về thuế, ưu đãi về tài chính và các ưu đãi phi tài chính để khuyến khích

FDI.

2.2. Thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp của các nước ASEAN

2.2.1. Thực trạng chung

2.2.1.1. Xu hướng thu hút FDI

Biểu đồ 2.1: Dòng vốn FDI vào nông nghiệp các nước ASEAN giai đoạn

2000-2010

Đơn vị: triệu USD

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 20100

1000

2000

3000

4000

5000

6000

Nguồn: Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN 2006- ASEAN

Investment Report 2011

Giai đoạn 2000- 2005: dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp ASEAN tương

đối ổn định nhưng ở mức thấp. Cụ thể là năm 2001 với số vốn chỉ đạt 12.71 triệu

USD, thấp nhất trong cả giai đoạn, chiếm tỷ trọng 0.07% trong tổng vốn FDI vào

ASEAN. Nguyên nhân một phần là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính

châu Á 1997-1998 đã tác động lớn đến nguồn vốn FDI đổ vào khu vực ASEAN nói

chung, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng. Sau đó, dòng vốn FDI vào nông

Page 32: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

27

nghiệp các nước ASEAN đã có bước tăng trưởng đáng kể trong năm 2002 với số

vốn đạt 522.41 triệu USD, tỷ trọng đạt 3.3%. Từ năm 2003 đến 2005, dòng vốn

tương đối ổn định, mặc dù có giảm so với năm 2002 nhưng vẫn ở mức cao hơn so

với năm 2000 và 2001.

Giai đoạn 2006- 2010: Giai đoạn này dòng vốn FDI vào nông nghiệp các nước

ASEAN có những biến động lớn. Năm 2006, dòng vốn tăng so với năm 2005, đạt

325 triệu USD. Đặc biệt năm 2007, vốn FDI vào nông nghiệp đạt kỷ lục là 4780

triệu USD, chiếm 6.4% tổng vốn FDI vào khối. Nguyên nhân khách quan của sự

tăng vọt này là năm 2007 cũng là năm dòng vốn FDI trên thế giới có sự gia tăng

mạnh mẽ đạt 1.500 tỷ USD. Sự gia tăng này diễn ra ở tất cả các nhóm nước chính

và khu vực ASEAN cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Về nguyên nhân chủ

quan, là nhờ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực; môi trường đầu tư

được cải thiện; việc tư nhân hoá thành công tài sản Nhà nước ở một số nước; giá

dầu tăng cao… Ngoài ra, đây cũng là năm kỉ niệm 40 năm thành lập khối ASEAN.

Sau 40 năm thành lập và phát triển, bên cạnh việc mở rộng quan hệ với các nước,

khu vực bên ngoài, ASEAN đang đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội khối, xây dựng thị

trường chung thống nhất, làm tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư và tăng cường

sức mạnh kinh tế của khối. Cụ thể, hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN tháng

5/2007 đã nhất trí hoàn tất kế hoạch khung hội nhập kinh tế trong khuôn khổ Cộng

đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhằm thực thi hội nhập sớm hơn dự định, từ năm

2020 lên năm 2015. Một trong những hoạt động chính của quá trình hội nhập là

điều chỉnh Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) nhằm phối hợp hoạt

động đầu tư nội khối, nơi toàn bộ các ngành sẽ mở cửa cho đầu tư từ các nước

ASEAN vào năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư vào năm 2020 (Trung Việt,

2007). Tuy nhiên, giai đoạn 2008- 2010, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

giới, vốn FDI vào nông nghiệp giảm mạnh trong năm 2008 và 2009, tăng trở lại

năm 2010 đạt 546 triệu USD.

Page 33: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

28

2.2.1.2. Cơ cấu vốn

Cơ cấu vốn theo nước nhận đầu tư

Bảng 2.1: FDI vào nông nghiệp ASEAN theo nước nhận đầu tư

Đơn vị: triệu USD

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Bruney 2,23 1,07 0,02 0,01 0 - - - -

Campuchia 32,44 0,82 9,94 12,45 131 118 72 88 157

Indonesia 385,44 180,14 141,46 37,15 230 2412 173 -44 337

Lào 0,57 0,32 0,48 6,89 10 74 9 6 4

Malaysia - -67,32 13,84 98,71 -101 2016 77 -68 28

Myanmar 0,99 0,17 1,08 - - - 1 0 -

Philippin -0,03 0,19 -0,06 0,13 0 4 1 0 2

Singapore 13,50 -1,50 -790 -5,90 6 -3 3 2 3

Thái Lan 3,20 28,22 5,72 12,60 -2 3 9 7 6

Việt Nam 87,28 42,42 56,06 55,60 52 156 347 44 9

Nguồn: Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN 2006- ASEAN

Investment Report 2011

Qua bảng, có thể thấy rõ sự phân bổ không đều của dòng vốn FDI vào lĩnh

vực nông nghiệp trong khối. FDI chủ yếu chảy vào các nước có nền nông nghiệp

phát triển như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia…,trong khi các nước như Bruney,

Lào, Campuchia lại chỉ thu hút được lượng vốn rất thấp.

Indonesia dẫn đầu về thu hút FDI vào nông nghiệp trong ba năm liên tiếp từ

2002 đến 2004 với số vốn lần lượt là 385,44 triệu USD, 180,14 triệu USD và

141,46 triệu USD. Nguồn vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam cũng ở mức cao với

vị trí dẫn đầu trong các năm 2000 và 2001 đạt 90.96 triệu USD và 120.33 triệu

USD. Vốn FDI vào nông nghiệp Malaysia đứng đầu trong năm 2005 với 98,71 triệu

USD, năm 2007 đứng thứ hai với 2016 triệu USD. Trong khi đó, một số quốc gia

Page 34: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

29

như Brunei, Philippin chiếm tỷ trọng không đáng kể trong dòng FDI vào khối, cụ

thể Philippin số vốn cao nhất chưa đạt 1 triệu USD, Bruney là 2.23 triệu USD.

Cơ cấu vốn theo chủ đầu tư

Bảng 2.2: FDI vào nông nghiệp ASEAN theo chủ đầu tư

Đơn vị: triệu USD

Nhật Bản

Hoa Kỳ

EU Hàn Quốc

Hong Kong

Đài Loan

Trung Quốc

ASEAN

2000 0.45 15.51 20.64 4.59 3.47 30.19 3.50 26.05

2001 -9.25 -42.97 95.79 2.93 -41.69 23.45 4.49 24.79

2002 -11.92 27.17 40.49 185.96 8.35 7.08 4.09 171.18

2003 -23.44 125.71 -3.78 2.41 20.47 -0.09 1.20 76.15

2004 -6.57 6.24 -11.92 10.44 4.09 8.27 0.10 106.73

2005 1.68 -0.07 148.03 2.07 10.29 10.78 3.64 6.46

2006 9.01 34.52 46.06 11.71 54.93 23.82 9.42 118.91

Nguồn: ASEAN Secretariat – ASEAN FDI Database

Qua bảng chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, Nhật Bản được biết đến là nhà đầu tư lớn tại ASEAN, tuy nhiên

điều này lại không đúng trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể dòng vốn FDI từ Nhật

Bản vào nông nghiệp ASEAN luôn ở mức thấp hơn các quốc gia còn lại, thậm chí

trong giai đoạn 2001-2004 dòng vốn này mang dấu âm. Ngoài nguyên nhân chủ

quan do nông nghiệp không phải là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn thì nguyên nhân khách

quan là Nhật Bản cũng không phải là nước có nền nông nghiệp phát triển.

Thứ hai, Hoa Kỳ, EU cũng dành sự quan tâm cho nông nghiệp ASEAN. Mặc

dù có những năm dòng vốn FDI từ Hoa Kỳ, EU vào ASEAN mang dấu âm nhưng

bù lại đóng góp của những năm khác rất đáng kể, điển hình là Hoa Kỳ năm 2003

( 125.71 triệu USD) và EU năm 2005 (148.03 triệu USD). Một đặc điểm đáng lưu ý

nữa là Hoa Kỳ, EU vốn có nền nông nghiệp rất phát triển, do vậy đi kèm với nguồn

vốn FDI là sự chuyển giao công nghệ tiên tiến trong sản xuất, điều này có ý nghĩa

đặc biệt quan trọng đối với nền nông nghiệp còn khá lạc hậu tại các nước ASEAN.

Page 35: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

30

Thứ ba, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan cũng dành sự quan tâm nhất định

cho nông nghiệp ASEAN. FDI từ Hàn Quốc vào nông nghiệp ASEAN năm 2002

đạt 185.96 triệu USD, cao nhất trong số các quốc gia. Dòng vốn FDI từ Trung Quốc

tuy không lớn nhưng tương đối ổn định qua các năm.

Đầu tư trong nội khối ASEAN vào lĩnh vực nông nghiệp cũng chiếm một vị trí

quan trọng. Tuy nhiên, lượng vốn này có xu hướng không ổn định qua các năm, đặc

biệt trong hai năm 2004, 2005 khi giảm từ 106.73 triệu USD xuống 6.46 triệu USD.

2.2.2. Tình hình thu hút FDI vào nông nghiệp của một số nước ASEAN

2.2.2.1. Thái Lan

Cũng như Việt Nam, ngành nông nghiệp Thái Lan chiếm một vị trí quan trọng

với nền kinh tế. Khủng hoảng tài chính 1997 – 1998 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền

kinh tế Thái Lan, trong đó có ngành nông nghiệp. Từ đó đến nay, cùng với sự phục

hồi, phát triển của nền kinh tế, ngành nông nghiệp Thái Lan cũng đã đạt được

những thành tựu đáng kể, trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng

đầu thế giới (Thái Lan hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới)

Biểu đồ 2.2: FDI vào nông nghiệp Thái Lan giai đoạn 2000-2011

Đơn vị: triệu USD

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

-10

-5

0

5

10

15

20

25

30

35

Nguồn: Bank of Thailand

Page 36: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

31

Qua biểu đồ 2.2, ta có thể thấy dòng vốn FDI vào nông nghiệp Thái Lan giai

đoạn 2000-2011 biến động mạnh, tăng giảm với biên độ lớn. Giai đoạn 2000-2002

cho thấy ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 1997- 1998 khi dòng vốn FDI rất thấp,

đặc biệt năm 2001 mang giá trị âm. Tuy nhiên đến năm 2003, vốn FDI tăng kỷ lục

đạt 28.17 triệu USD. Đây là năm nền kinh tế Thái Lan có mức tăng trưởng cao, đạt

6,4%, vượt xa các nước trong khu vực ASEAN (Singapore là 1,1%). Mặc dù năm

2004 giảm xuống còn 5.68 triệu USD, sau đó tăng lên mức 12.56 triệu USD năm

2005 nhưng vẫn ở mức cao so với giai đoạn trước. Trước khủng hoảng kinh tế thế

giới 2008, vốn FDI giảm xuống mức thấp với giá trị âm năm 2006 và chỉ đạt 3.11

triệu USD năm 2007. Sau đó tăng lên 9.26 triệu USD năm 2008. Từ đó đến nay,

dòng vốn FDI tiếp tục trong xu hướng giảm với 7.32 triệu USD năm 2009, 5.9 triệu

USD năm 2010 và 1,07 triệu USD tính đến tháng 6 năm 2011.

Tóm lại, dòng vốn FDI vào nông nghiệp Thái Lan tương đối biến động. Trong

khối ASEAN, Thái Lan là nước có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt, cộng với chính sách

ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp của chính phủ. Tuy nhiên, dòng vốn

FDI vào nông nghiệp Thái Lan vẫn chưa tương xứng với các lợi thế đó. Một trong

những nguyên nhân là do tình hình chính trị - xã hội Thái Lan rất bất ổn, làm giảm

sức hấp dẫn của nông nghiệp Thái Lan với nhà đầu tư nước ngoài.

2.2.2.2. Indonesia

Indonesia là quốc gia lớn nhất và cũng là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực

Đông Nam Á. Là quốc gia có điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên, kinh tế xã hội cho

phát triển nông nghiệp, chính vì vậy mà lượng vốn FDI vào nông nghiệp Indonesia

luôn ở mức cao trong khối ASEAN.

Page 37: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

32

Biểu đồ 2.3: FDI vào nông nghiệp Indonesia giai đoạn 2000-2010

Đơn vị: triệu USD

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

-500

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

Nguồn: Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN 2006- ASEAN

Investment Report 2011

Qua biểu đồ 2.3 ta thấy, trong giai đoạn 2000-2001, FDI vào nông nghiệp

Indonesia tương đối thấp, giá trị âm năm 2001, nguyên nhân một phần là do ảnh

hưởng của khủng hoảng tài chính châu á 1997-1998 mà Indonesia là một trong

những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất khiến nền kinh tế suy giảm 13.7% trong

năm 1998. Tuy nhiên những năm tiếp theo, dòng vốn FDI vào nông nghiệp

Indonesia luôn ở mức cao so với các nước còn lại trong khối, liên tiếp đứng đầu

trong ba năm 2002, 2003 và 2004. Nguyên nhân quan trọng nhất cho sự tăng trưởng

này là việc thay đổi thể chế có liên quan đến các dự án đầu tư cũ trong nước (được

nước ngoài mua lại), thay vì các dự án đầu tư mới hoàn toàn. Cụ thể trong năm

2003 đã có 99 dự án quốc nội được chuyển đổi thành dự án FDI với số vốn 3,8 tỷ

USD, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Đồng thời, có 726 dự án FDI mới được cấp

phép với số vốn 4,6 tỷ USD, so với 898 dự án với tổng vốn 4,1 tỷ USD năm 2002

(FDI vào Indonesia tăng bất thường, 2003). Đặc biệt trong năm 2007, cùng với xu

hướng tăng mạnh của dòng vốn FDI vào khu vực, vốn FDI vào nông nghiệp

Page 38: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

33

Indonesia cũng đạt mức kỉ lục là 2412 triệu USD. Tuy nhiên sau đó, khủng hoảng

kinh tế thế giới 2008 đã ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn FDI. Năm 2008, FDI giảm

xuống còn 173 triệu USD, nhận giá trị âm năm 2009 và chỉ tăng lên 337 triệu USD

năm 2010.

Nhìn chung, với lợi thế về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội,

cùng với cơ chế, chính sách hợp lí, nền nông nghiệp Indonesia luôn nhận được sự

quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài so với phần còn lại của khu vực ASEAN.

2.2.2.3. Malaysia

Biểu đồ 2.4: FDI vào nông nghiệp Malaysia giai đoạn 2002-2010

Đơn vị: triệu USD

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

-500

0

500

1000

1500

2000

2500

Nguồn: Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN 2006- ASEAN

Investment Report 2011

Trong khu vực Đông Nam Á, nông nghiệp Malaysia ít được biết đến với

những sản phẩm xuất khẩu như Thái Lan, Indonesia. Thực tế hiện nay cũng không

có phân ngành nào của nông nghiệp được xếp vào danh mục khuyến khích đầu tư

của Malaysia. Tuy nhiên, thu hút FDI vào nông nghiệp của Malaysia vẫn đạt mức

khá cao trong những năm gần đây.

Page 39: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

34

Giống như các quốc gia ASEAN khác, giai đoạn 2002- 2004, dòng vốn FDI

vào nông nghiệp Malaysia cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính

khu vực. Năm 2002 đạt 3.5 triệu USD, sau đó nhận giá trị âm năm 2003, tăng đáng

kể trong hai năm tiếp theo lên 14 triệu USD năm 2004 và 98 triệu USD năm 2005.

Tương tự như Thái Lan và Indonesia, năm 2007 đánh dấu sự tăng vọt của vốn FDI

vào nông nghiệp Malaysia với số vốn lên đến 2016 triệu USD, chiếm tỷ trọng 3.7%

tổng vốn FDI vào Malaysia trong năm đó. Năm 2008 giảm xuống còn 77 triệu

USD, nhận giá trị âm năm 2009 và đạt 28 triệu USD năm 2010.

Mặc dù dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của Malaysia nhìn chung thấp

hơn Indonesia và Thái Lan, nhưng vẫn ở mức khá cao trong khu vực ASEAN.

2.3. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các

nước ASEAN

2.3.1. Kết quả đạt được

Xuất phát điểm của hầu hết các nước ASEAN đều là từ những nước nghèo,

với nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhưng còn rất lạc hậu. Hội

nhập kinh tế thế giới với việc dòng vốn đầu tư từ bên ngoài chảy vào đã mở ra

những cơ hội lớn cho phát triển kinh tế. Nhận thức được vai trò quan trọng của

nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là FDI, cùng với chính sách phát triển nông

nghiệp phù hợp với điều kiện của nước mình, các nước ASEAN đã đạt được những

thành tựu đáng kể trong phát triển nông nghiệp nói riêng, góp phần vào những

chuyển biến quan trọng của nền kinh tế nói chung.

Một số chuyển biến quan trọng của nền nông nghiệp các nước ASEAN nhờ

việc thu hút nguồn vốn FDI :

Bổ sung nguồn vốn lớn cho phát triển nông nghiệp, góp phần nâng cao số

lượng, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, không những đáp ứng đủ nhu

cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu.

Tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến từ nước ngoài, nâng cao

năng suất, tiết kiệm thời gian, nhân lực, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình

công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Page 40: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

35

Định hướng, tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế. Đó là sản xuất khẩu

gạo, cao su ở Thái Lan, các sản phẩm gỗ của Indonesia…Từ đó tạo nên

thương hiệu của các sản phẩm nông nghiệp có xuất xứ ASEAN trên thị

trường thế giới, không những góp phần tăng thu ngoại tệ mà còn trở thành

điểm thu hút đối với các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào nông nghiệp ASEAN.

Tạo bước chuyển biến quan trọng trong đời sống xã hội như tạo thêm việc

làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần đảm bảo

ổn định chung của xã hội.

2.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những lợi ích đã đạt được, thì thì vẫn còn những hạn chế cần được

khắc phục trong quá trình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao hơn

nữa hiệu quả mà dòng vốn FDI mang lại.

Quá chú trọng đến việc thu hút nguồn vốn, thiếu sự chọn lọc đã dẫn tới thực

trạng trở thành bãi thải công nghệ của các nước phát triển do tiếp nhận các

công nghệ, máy móc lạc hậu. Điều này không những làm giảm hiệu quả sản

xuất mà còn tăng chi phí khi phải đầu tư phát triển lại tại các nước này.

Tiếp nhận ồ ạt vốn đầu tư nhưng lại không đi kèm với việc quy hoạch phát

triển kinh tế theo vùng, phân bổ nguồn vốn FDI hợp lí, dẫn đến tình trạng nơi

cần vốn cho đầu tư phát triển lại không có, nơi lại tập trung quá nhiều vốn.

Chính sự hạn chế này càng làm cho khoảng cách phát triển giữa các vùng

miền trong nước ngày càng nới rộng, dẫn tới một loạt các hệ quả tiêu cực về

sau như chênh lệch giàu nghèo, phân bố dân cư không đều, ô nhiễm môi

trường…

Một trong những đặc điểm của FDI là mục tiêu lợi nhuận của các chủ đầu tư.

Mặt khác đặc điểm của ngành nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,

nên nếu trong quá trình thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI không có cơ chế

quản lí hợp lí, đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, dẫn tới tình trạng phá

hoại môi trường, ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất, mất cân bằng sinh

thái, suy kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra, một đặc điểm dễ nhận thấy khi nghiên cứu tình hình thu hút FDI

vào lĩnh vực nông nghiệp của ASEAN cũng như các quốc gia Thái Lan,

Page 41: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

36

Indonesia, Malaysia là vốn FDI không ổn định qua các năm. Phân bổ FDI

vào nông nghiệp các nước trong khối cũng không đồng đều, một số nước

FDI vào nông nghiệp rất cao, trong khi một số nước FDI vào nông nghiệp rất

thấp, không đáng kể.

2.4. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực

nông nghiệp của các nước ASEAN

Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều nhóm nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI

vào nông nghiệp của các quốc gia nói chung, các nước ASEAN nói riêng. Trong

đó, nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, dân cư, nguồn lao động là yếu tố riêng của

từng quốc gia, phụ thuộc vào điều kiện địa lý, nhân khẩu học của mỗi nước. Một

quốc gia muốn tăng thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp khó có thể bằng cách

nâng cao điều kiện về đất đai, khí hậu, hay dân số, ít nhất là trong ngắn hạn để

giống như các nước có điều kiện thuận lợi về các yếu tố đó. Tuy nhiên có một yếu

tố mà tất cả các quốc gia đều có thể học hỏi được khi nghiên cứu về kinh nghiệm

thu hút FDI của các quốc gia khác, đó là yếu tố luật pháp, hay chính là cơ chế, chính

sách, hành lang pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông

nghiệp.

Việt Nam và các nước ASEAN có khá nhiều điểm tương đồng cả về điều kiện

tự nhiên, kinh tế, xã hội… Do vậy, khi nghiên cứu tình hình thu hút FDI vào nông

nghiệp của các nước ASEAN, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu kinh nghiệm từ

chính sách thu hút FDI của các nước này.

2.4.1. Kinh nghiệm chung của các nước ASEAN

2.4.1.1. Về khuyến khích đầu tư

FDI là nguồn vốn đầu tư với mục tiêu hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Khi tiến

hành đầu tư, nhà đầu tư luôn quan tâm đến sự an toàn và khả năng sinh lời của dòng

vốn của họ. Vì vậy chính sách khuyến khích và bảo hộ đầu tư là điều đầu tiên nhà

đầu tư quan tâm khi tìm hiểu về môi trường pháp lý của nước chủ nhà.

Thông qua chính sách khuyến khích đầu tư để thu hút nguồn vốn FDI vào

nông nghiệp của các nước ASEAN, có thể rút ra một số bài học sau:

Page 42: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

37

Thuế là một công cụ thường được dùng trong việc khuyến khích hoặc hạn chế

hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó. Trong việc thu hút FDI, để khuyến khích

nhà đầu tư, các dự án FDI thường được miễn thuế trong một thời gian nhất định.

Tuy nhiên do đặc điểm các dự án FDI trong nông nghiệp thường là các dự án dài

hạn, do vậy việc khuyến khích về thuế cũng phải được thực hiện trong một thời gian

dài để đảm bảo các dự án đầu tư đạt được hiệu quả cao. Cụ thể, Thái Lan, Malaysia

miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án nông nghiệp từ 3-8 năm; các dự án

trồng rừng ở Malaysia được miễn thuế trong 10 năm; ở Philippinnes thì các doanh

nghiệp FDI trong lĩnh vực nông nghiệp được miễn thuế thu nhập trong 4 năm và có

thể kéo dài đến 8 năm (ASEAN Investment Guidebook, 2009).

Hầu hết các quốc gia đều áp dụng chính sách ưu tiên về tín dụng dành cho các

dự án FDI trong nông nghiệp như không hạn chế vay vốn đối với các dự án FDI,

vay vốn với lãi suất thấp (ASEAN Investment Guidebook, 2009).

Một trong những yếu tố cũng rất được nhà đầu tư quan tâm là việc chuyển lợi

nhuận ra nước ngoài. Hiện nay các nước ASEAN đều không hạn chế việc chuyển

lợi nhuận, cổ tức của các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi nước chủ nhà, điều này tạo

tâm lý an tâm cho nhà đầu tư, tăng tính hấp dẫn của thị trường.

Ngoài việc thu hút được nguồn vốn lớn, thông qua các dự án FDI, nước chủ

nhà còn nhận được sự chuyển giao công nghệ, tiếp nhận khoa học kỹ thuật, đồng

thời nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong nước, đặc biệt thông qua hoạt động

nghiên cứu và phát triển(R&D). Singapore, Malaysia miễn hoàn toàn thuế cho các

chi phí của hoạt động R&D. Điều này đã thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sáng tạo,

đầu tư phát triển nhân tố con người trong các dự án FDI, mà nhân tố con người có

một ý nghĩa đặc biệt trong việc thu hút FDI trong dài hạn.

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến thu hút FDI nói chung và FDI

vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng là thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư

nước ngoài như thủ tục đăng kí, cấp giấy phép đầu tư…Đây cũng là rào cản lớn đối

với nguồn vốn FDI ở các nước mà thủ tục rườm rà, phức tạp, nạn quan lieu tham

nhũng. Ngược lại những nước đã tiến hành cải cách một cách triệt để, toàn diện

nhằm đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính về đầu tư, tạo môi trường thuận

Page 43: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

38

lợi, dễ dàng cho nhà đầu tư đã đạt được rất nhiều thành công trong việc thu hút

dòng vốn FDI nói chung và FDI vào lĩnh vực nông nghiệp nói riêng.

2.4.1.2. Về hạn chế đầu tư

Như đã phân tích, bên cạnh những lợi ích mà nguồn vốn FDI mang lại, có một

sự thật là chính sách thu hút FDI không phải bao giờ cũng đạt được sự thành công

tuyệt đối, mà hệ quả sẽ là những tác động tiêu cực nếu không có những cơ chế, định

hướng phù hợp cho quá trình này. Đối với hoạt động thu hút FDI trong lĩnh vực

nông nghiệp, một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm là vấn đề liên quan

đến điều kiện tự nhiên như đất đai, nước, bảo vệ môi trường, các nguồn tài nguyên

thiên nhiên, ngoài ra vấn đề về kinh tế như bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, về

phát triển cân bằng giữa các vùng miền cũng cần được quan tâm. Do vậy, bên cạnh

các chính sách khuyến khích đầu tư, các nước ASEAN cũng có các chính sách để

hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình thu hút FDI vào lĩnh vực nông

nghiệp.

Thứ nhất, là thực hiện chính sách hạn chế với một số ngành nhất định vì mục

đích bảo vệ nền sản xuất trong nước hoặc an toàn quốc gia. Mục đích của những

chính sách này là tạo điều kiện cho các ngành trong nước phát triển đến mức đủ để

cạnh tranh được với các công ty nước ngoài. Các nước như Thái Lan, Indonesia,

Malaysia…đều đã thực hiện chính sách này, phần nào kìm hãm sự phát triển của

các ngành không có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng góp phần bảo vệ

nền sản xuất trong nước.

Thứ hai, về quyền sở hữu nước ngoài, là tỷ lệ vốn tối đa mà chủ đầu tư nước

ngoài có thể nắm giữ trong các công ty. Về vấn đề này luật pháp các nước quy định

không giống nhau. Một số quốc gia, như Philippin, chỉ cho phép nhà đầu tư nước

ngoài nắm giữ một tỷ trọng nhỏ vốn đầu tư trong các công ty; trong khi đó, các

quốc gia như Thái Lan, Singapore… cho phép nhà đầu tư nắm giữ tỷ lệ vốn lớn,

thậm chí là 100% thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong một số

ngành, lĩnh vực sản xuất ưu tiên xuất khẩu. Bên cạnh quy định về tỷ lệ sở hữu tối

đa, các nước còn quy định về việc giảm dần tỷ lệ sở hữu và quyền kiểm soát, quản

Page 44: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

39

lý của các chủ đầu tư nước ngoài thông qua bán lại cổ phần cho công chúng qua

những thời kỳ nhất định.

Thứ ba, về hạn chế lĩnh vực đầu tư, đó là chính sách hạn chế hoạt động kinh

doanh hoặc yêu cầu có sự tham gia của nhà đầu tư trong nước trong một số ngành

nhất định. Singapore hầu như không hạn chế lĩnh vực kinh doanh của nhà đầu tư

nước ngoài, trong khi một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia áp dụng chính sách

này trong một số ngành như sản xuất lương thực, khai thác tài nguyên…

2.4.2. Kinh nghiệm thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của một số

nước ASEAN

2.4.2.1. Thái Lan

Thái Lan đặc biệt ưu tiên đến phát triển nông nghiệp, do vậy hoạt động đầu tư

nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của Thái Lan luôn dành được những ưu đãi về

chính sách đầu tư.

Luật Xúc tiến Đầu tư 2001 (Investment Promotion Act B.E 2544, 2001) sửa

đổi từ Luật Xúc tiến Đầu tư 1992, quy định những ưu đãi về thuế và phi thuế đối

với hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước, cụ thể ưu đãi với nhà đầu

tư nước ngoài như sau:

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, Thái Lan chia đất nước thành ba khu

vực với những mức ưu đãi khác nhau (xem phụ lục 1). Cụ thể, các dự án đầu tư vào

khu vực 1 được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm; khu vực 2 là 3

năm và có thể kéo dài đến 5 năm; khu vực 3 là 8 năm (ASEAN Investment

Guidebook, 2009, tr 249).

Ưu đãi về thuế nhập khẩu hàng hóa vốn như máy móc, trang thiết bị phục vụ

sản xuất: các dự án FDI vào khu vực 1, khu vực 2 được giảm 50% thuế nhập khẩu

máy móc thiết bị nếu những loại máy móc, thiết bị này phải chịu mức thuế lớn hơn

10%; khu vực 3 giảm 100%.

Đối với nhập khẩu nguyên vật liệu thô phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, khu

vực 1, khu vực 2 được miễn thuế trong vòng 1 năm, khu vực 3 được miễn thuế

trong 5 năm.

Page 45: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

40

Ưu đãi về tín dụng, không hạn chế việc vay vốn của các dự án FDI từ các tổ

chức tín dụng, bao gồm các ngân hàng thương mại, tập đoàn tài chính công nghiệp

Thái Lan (IFCT), các công ty tài chính, tín dụng, chứng khoán…

Chính sách về đất đai, lao động, luật Đất đai Thái Lan không cho phép nhà

đầu tư, công ty nước ngoài sở hữu đất đai. Tuy nhiên, đối với các công ty mà sở hữu

của nhà đầu tư nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 50% vẫn có thể sở hữu đất đai như

quy định trong chương 27 Luật Xúc tiến Đầu tư 2011 và thông báo số 2/2546 của

Bộ Đầu tư Thái Lan (BOI). Luật Xúc tiến Đầu tư cũng cho phép công dân nước

ngoài đến Thái Lan nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư; các dự án FDI có thể đem theo

các chuyên gia, kỹ sư nước ngoài cùng với gia đình của họ…

Bên cạnh ưu đãi về thuế là các ưu đãi về dịch vụ. Thái Lan giảm giá thuê nhà

đất, văn phòng, cước viễn thông, vận tải...Giá dịch vụ, các chi phí cho tiến hành

hoạt động sản xuất kinh doanh ở Thái Lan cũng thuộc loại hấp dẫn nhất trong khu

vực (xem phụ lục 2).

Về thủ tục pháp lý, quy trình đầu tư đều là thủ tục một cửa đơn giản, với

những hướng dẫn cụ thể tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Ở Thái Lan có Luật xúc

tiến thương mại quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc

xúc tiến đầu tư.

Các biện pháp đảm bảo đầu tư, tháng 10 năm 2000, Thái Lan trở thành thành

viên của MIGA- cơ quan bảo hộ đầu tư đa phương nhằm bảo vệ các nhà đầu tư

nước ngoài tránh những rủi ro chính trị. Thái Lan cũng sớm thông qua các luật về

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền như Trademark Act B.E 2534

(A.D. 1991), Patent Act B.E 2522 (A.D. 1992, Copyright Act B.E 2537 (A.D 1994).

Thái Lan cũng là thành viên của Công ước Paris (02/08/2008), Hiệp định TRIPS về

sở hữu trí tuệ liên quan đến hoạt động thương mại.

Bên cạnh những biện pháp ưu đãi, đảm bảo đầu tư, Thái Lan cũng áp dụng

một số hạn chế nhất định đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực

nông nghiệp. Cụ thể đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực như trồng lúa, trồng

trọt, làm vườn, chăn nuôi gia súc, các dự án về khai thác lâm sản, hải sản, khai thác

muối… trong lãnh thổ Thái Lan, nhà đầu tư chỉ được phép đầu tư khi được những

Page 46: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

41

dự án đó được Hội đồng đầu tư cho phép. Trong những dự án này cũng chỉ cho

phép đầu tư dưới hình thức liên doanh và các nhà đầu tư nước ngoài không được

nắm phần sở hữu đa số.

Thái Lan cũng hạn chế đầu tư nước ngoài trong những ngành nghề nhất định

mà chưa thực sự sẵn sàng hợp tác với nước ngoài như: sản xuất bột mỳ, đánh bắt

thủy sản, khai thác lâm sản…

Hiện nay, Thái Lan là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế

giới, đặc biệt xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Nguyên nhân có được điều đó là do

Thái Lan đã biết định hướng vốn FDI vào việc khai thác đặc sản của từng vùng,

thậm chí cả những vùng khó khăn nhất. Chính chính sách này đã làm cho nền nông

nghiệp Thái Lan có được những lợi thế cạnh tranh cả về chất lượng và giá sản

phẩm, xây dựng thương hiệu nông sản quốc gia trên thị trường thế giới.

2.4.2.2. Indonesia

Ngành nông nghiệp Indonesia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế với

hơn một nửa số dân phục vụ trong nông nghiệp. Do vậy, để phát triển, tăng thu hút

FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, Indonesia đã có hàng loạt các chính sách ưu đãi

dành cho nhà đầu tư nước ngoài.

Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài là Luật đầu tư số 25

năm 2007. Theo đó các công ty có vốn FDI được hoạt động trong vòng 30 năm kể

từ ngày thành lập. Trong thời gian hoạt động nếu cam kết tăng vốn thì thời gian

hoạt động sẽ được tăng thêm 30 năm. Luật cũng không giới hạn về tỷ lệ nắm giữ

phần sở hữu đối với nhà đầu tư và số vốn đầu tư tối thiểu. Đối với loại hình công ty

100% vốn nước ngoài, sau 15 năm hoạt động phải bán tối thiểu 5% cổ phần cho

phía Indonesia.

Indonesia thực hiện giảm mức thu nhập chịu thuế tới 30% tổng giá trị vốn đầu

tư trong 6 năm, tương đương 5% 1 năm. Chẳng hạn một công ty có tổng vốn đầu tư

là 1 tỷ USD sẽ được giảm 50 triệu USD (5% x 1 tỷ USD) 1 năm khi tính thu nhập

chịu thuế. Lỗ được chuyển sang kỳ tiếp theo nhưng không quá 10 năm. Thuế nhập

khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất được giảm đến 5% nếu các hàng

Page 47: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

42

hóa này chịu mức thuế lớn hơn 5% . Ngoài ra, các dự án FDI không bị hạn chế

trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng (ASEAN Investment

Guidebook, 2009, tr 83).

Đất sử dụng cho nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi gia súc và thủy sản,

nhà đầu tư có quyền sử dụng trong vòng 35 năm và được kéo dài thêm 25 năm nếu

đất được sử dụng đúng mục đích và quản lý tốt. Quyền sử dụng đất có thể được thế

chấp hoặc chuyển nhượng nếu được phép của nhà chức trách. Khi được phép đầu tư

vào các lĩnh vực như khai thác rừng, trồng trọt, nhà đầu tư có thể sử dụng đất trong

phạm vi được phép.

Chính phủ Indonesia đã ký thỏa thuận song phương về đầu tư với 55 nước trên

thế giới, đồng thời cũng là thành viên của MIGA. Ngoài ra, Indonesia cũng thông

qua các luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như luật bản quyền số 6 năm 1997, luật

thương hiệu, nhãn hiệu số 15 năm 2001, luật về bằng phát minh sáng chế số 14 năm

2001.

2.4.2.3. Malaysia

Ở Malaysia, các ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư được quy định trong

luật thuế thu nhập 1967, luật thuế môn bài 1976, luật xúc tiến đầu tư năm 1986, các

danh mục khuyến khích đầu tư được Bộ Công nghiệp và Thương mại (MITI)

Malaysia công bố hàng năm. Cụ thể, miễn thuế thu nhập cho các doanh nghiệp FDI

trong lĩnh vực nông nghiệp từ 3-5 năm, đối với các dự án trồng rừng được miễn

thuế thu nhập trong vòng 10 năm; cho phép chuyển lỗ sang năm sau và trừ vào chi

phí trong 5 năm, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong 5 năm sau thời gian

miễn thuế (ASEAN Investment Guidebook, 2009, tr 139).

Miễn thuế nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất mà trong

nước chưa sản xuất được; miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu phục vụ sản

xuất hàng xuất khẩu.

Cũng giống như Thái Lan, Malaysia thực hiện chính sách “một cửa” đối với

hoạt động đầu tư trên toàn lãnh thổ. Cơ quan chính được quyền phê chuẩn, cấp phép

đầu tư là Cơ quan Phát triển Đầu tư (MIDA), được thành lập từ năm 1967, trực

Page 48: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

43

thuộc Bộ Công nghiệp và thương mại quốc gia. MIDA hoạt động như một đầu mối

duy nhất, là trung tâm điều phối đầu tư để giúp chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đầu

tư cần thiết. Chính sự thống nhất này đã giảm được các thủ tục hành chính chồng

chéo, rườm rà, hạn chế nạn quan liêu, tham nhũng, tạo thuận lợi và là yếu tố thu hút

hơn nữa nguồn vốn FDI nói chung và FDI vào nông nghiệp nói riêng.

Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang rất được các nhà đầu tư nước ngoài

quan tâm. Về vấn đề này, Malaysia đã tham gia ký kết công ước Paris, Công ước

Berne, Hiệp định TRIPS về sở hữu trí tuệ liên quan đến thương maị; là thành viên

của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Malaysia cũng xây dựng hệ thống luật

pháp về bảo vệ quyền sử hữu trí tuệ bao gồm: luật về phát minh, sáng chế 1983 và

quy định về phát minh, sáng chế 1996; luật về thương hiệu, nhãn hiệu 1976 và quy

định về thương hiệu, nhãn hiệu 1997; luật bản quyền 1987; luật về thiết kế công

nghiệp 1996.

Bên cạnh những chính sách khuyến khích đầu tư, cũng có những hạn chế nhất

định đối với các nhà đầu tư nước ngoài, không cấp phép hoặc chỉ cấp phép đầu tư

khi có điều kiện đối với các dự án phát triển nguồn nguyên liệu, đầu tư trên địa bàn

nhất định…

Malaysia gần như đóng cửa hoàn toàn đối với các dự án tinh chế đường. Hạn

chế với các ngành tinh chế dâu cọ, sợi mỳ chế biến, nước chấm, gia vị… để bảo vệ

các sản phẩm mang tính chất dân tộc.

Ngoài ra, một số dự án đòi hỏi phải đánh giá tác động đến môi trường trước

khi được phê duyệt như dự án chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp có diện

tích trên 500 ha; các dự án phát triển bất động sản nông nghiệp có diện tích trên 500

ha; các dự án đòi hỏi tái định cư cho từ 100 hộ gia đình trở lên.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO

NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN BÀI HỌC KINH NGHIỆM

TỪ MỘT SỐ NƯỚC ASEAN

3.1. Những nét tương đồng, khác biệt của Việt Nam so với các nước

ASEAN trong việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp

Page 49: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

44

3.1.1. Những nét tương đồng

Về điều kiện tự nhiên, cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, do đó mang đặc

điểm về điều kiện tự nhiên chung của khu vực là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với

hai mùa đặc trưng là mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Cũng

giống như điều kiện chung của khu vực ASEAN, điều kiện tự nhiên của Việt Nam

thuận lợi cho phát triển cả nông, lâm, ngư nghiệp.

Về khí hậu, nằm trong vành đai nội chí tuyến, nhiệt độ cao và độ ẩm lớn

quanh năm. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính

khí hậu lục địa với mùa đông lạnh. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất

nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất

trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ

rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào

Nam và từ Đông sang Tây. Đặc điểm khí hậu này thuận lợi cho phát triển đa dạng

các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây lương thực.

Về tài nguyên, nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên vô cùng

phong phú. Với ¾ diện tích là đồi núi trong đó 30% được che phủ bởi rừng, có hệ

động thực vật đa dạng, nhiều loại cây gỗ quý, là điều kiện thuận lợi cho lâm nghiệp

phát triển. Diện tích mặt nước kể cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn là nguồn tài

nguyên phong phú cho phát triển nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy hải sản. Ngoài

ra, diện tích mặt nước lớn, phân bổ đều ở các vùng với hệ thống sông suối, hồ đầm,

kện rạch…còn là nguồn cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi.

Điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu

hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cả về nông lâm

ngư nghiệp, nên khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng luôn được coi là

điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Về điều kiện kinh tế, giống như hầu hết các nước ASEAN, xuất phát điểm của

Việt Nam khi tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đều là từ nền kinh tế nông

nghiệp lạc hậu. Vì vậy, để phát triển kinh tế, các nguồn vốn đầu tư, trong đó có

nguồn vốn FDI, giữ một vai trò quan trọng.

Trong xu thế hội nhập, hợp tác cùng phát triển trên thế giới, Việt Nam cùng

các nước khác trong khối cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Tất cả các quốc gia

trong khối đều chủ trương tăng cường phát triển kinh tế đối ngoại, tự do hóa thương

mại đầu tư, đẩy mạnh liên kết song phương, đa phương, nhằm mục tiêu đưa đất

Page 50: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

45

nước ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, tận dụng tối đa các

nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, xuất phát điểm thấp cũng gây ra những hạn chế trong việc thu hút

đầu tư nước ngoài, như cơ sở hạ tầng kém phát triển, trình độ đội ngũ cán bộ nguồn

nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Đây là các hạn chế mà Việt

Nam và các nước ASEAN đang tập trung khắc phục để tăng cường thu hút nguồn

vốn FDI.

Về dân cư, nguồn lao động, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng từ lâu

vốn được xem là có dân số đông, nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Cụ thể dân số Việt

Nam năm 2011 là 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Lực lượng lao

động từ 15 tuổi trở lên chiếm 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010, lực

lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12% (Tổng cục

Thống kê, 2011). Đây là một lợi thế trong việc thu hút FDI, đặc biệt trong lĩnh vực

cần nhiều lao động như nông nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh yêu cầu về trình độ,

tay nghề người lao động của các dự án FDI ngày càng cao, thì phát triển, nâng cao

chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực là mục tiêu quan trọng mà Việt Nam cũng như

các nước ASEAN đang hướng tới.

3.1.2. Điểm khác biệt

Về tình hình chính trị, xã hội: khác với hầu hết các quốc gia ASEAN khác,

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo và điều hành đất nước cao nhất và duy

nhất, được sự tin tưởng và ủng hộ tuyệt đối của tất cả các giai cấp, tầng lớp, dân tộc

trên lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, giữa bối cảnh tình hình chính trị trên thế giới

cũng như ở một số nước ASEAN vẫn còn những bất ổn như hiện nay, đặc biệt là

mối đe dọa về khủng bố, thì Việt Nam luôn được coi là điểm đến an toàn cho các

nhà đầu tư nước ngoài. Sự ổn định về chính trị là một trong những yếu tố có ảnh

hưởng lớn đến khả năng thu hút FDI.

Về thời điểm hội nhập kinh tế, Việt Nam tham gia tiến trình hội nhập kinh tế

thế giới muộn hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực do đặc điểm lịch sử

trải qua hai cuộc chiến tranh và thời gian cấm vận kinh tế kéo dài. Tuy nhiên, điều

này cũng đem lại cho chúng ta những thuận lợi nhất định, đặc biệt là cơ hội học hỏi

kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước, tránh được những sai lầm mà các nước đã

mắc phải trước đó.

Page 51: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

46

Về hạn chế đầu tư, trong lĩnh vực nông nghiệp Luật đầu tư 2005 của Việt Nam

chỉ quy định đánh bắt hải sản là lĩnh vực đầu tư có điều kiện, ngoài ra không hạn

chế đầu tư vào các lĩnh vực khác của ngành nông nghiệp, miễn là không sản xuất

các sản phẩm bị cấm hoặc gây hại cho con người. So với một số nước trong

ASEAN, luật đầu tư của Việt Nam có quy định “thoáng” hơn, chẳng hạn Thái Lan

hạn chế đầu tư với ngành trồng lúa, sản xuất thủy sản, đánh bắt lâm sản…, Malaysia

đóng cửa với ngành tinh chế đường, hạn chế đầu tư vào tinh chế dầu cọ, sợi mỳ chế

biến, nước chấm, gia vị… Đây là một lợi thế của nước ta trong việc thu hút nguồn

vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp.

3.2. Tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam giai

đoạn 2000-2011

3.2.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng

Bảng 3.1: Vốn FDI vào nông nghiệp giai đoạn 2000-2011

Năm Số dự án đăng ký Vốn đăng ký (triệu USD)

Vốn thực hiện (triệu USD)

2000 79 137,1 59,62001 78 214,3 53,42002 90 171,4 17,12003 101 178,3 141,02004 104 380,2 194,52005 101 148,9 215,12006 66 161,6 137,42007 80 286,8 201,22008 53 332,0 153,22009 32 84,9 40,02010 12 36,2 19,52011 30 130,7 71,1

Nguồn: Trần Nam Bình (2004), Báo cáo FDI nông nghiệp 1988-2003 và định hướng 2010

Số liệu từ Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tưVề vốn đăng ký

Trong giai đoạn 2000-2010, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng

2,3% tổng vốn FDI của cả nước. Cơ cấu vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm

tỷ trọng rất nhỏ và ngày càng có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Tính

đến 15/12/2011, số dự án lũy kế là 496 dự án, với vốn đầu tư là 3.218.267.739,00

Page 52: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

47

USD, vốn điều lệ là 1.551.774.601 USD. Cụ thể tình hình thu hút vốn FDI vào nông

nghiệp các năm qua như sau.

Giai đoạn 2000-2006: Năm 2000, có 79 dự án FDI đăng ký vào nông nghiệp

với số vốn đăng ký là 137,1 triệu USD. Năm 2001, FDI vào ngành nông nghiệp có

khởi sắc với lượng vốn đăng ký đạt 214,3 triệu USD và 78 dự án. Tiếp đó, năm

2002 thu hút được 90 dự án với tổng số vốn giảm xuống còn 171,4 triệu USD; năm

2003 thu hút được 178,3 triệu USD với 54 dự án. Vốn đăng ký tăng lên 380,2 triệu

USD với 104 dự án năm 2004. Tuy nhiên 2 năm tiếp theo là 2005, 2006, dòng vốn

FDI vào nông nghiệp tiếp tục giảm cả về số lượng dự án lẫn vốn đăng ký, cụ thể

2005 là 101 dự án với số vốn đăng ký là 148,9 triệu USD, 2006 là 66 dự án với số

vốn 161,6 triệu USD.

Giai đoạn 2007-2011: mặc dù năm 2007, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng

mạnh với những dự án có vốn đầu tư hàng tỷ USD được cấp phép, nhưng chỉ một

phần rất ít trong số đó là đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Số dự án đăng ký là 80

với tổng vốn là 286.7 triệu USD, tuy nhiên đây cũng là con số tăng đáng kể so với 2

năm trước đó. Năm 2008, số dự án giảm với 53 dự án nhưng vốn đăng ký tăng so

với 2007 đạt xấp xỉ 332 triệu USD. Năm 2009 FDI giảm mạnh cả về số dự án lẫn

vốn đăng ký với 84,9 triệu USD trong 32 dự án. Năm 2010, vốn FDI vào nông

nghiệp tiếp tục giảm, với 12 dự án và 36,2 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 1% trong

tổng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2011 đánh dấu sự tăng trở lại của vốn

FDI với 30 dự án và 130,7 triệu USD vốn đăng ký.

Về vốn giải ngân

Theo Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT), tỷ trọng vốn FDI vào

lĩnh vực nông nghiệp trong tổng vốn FDI vào nước ta liên tục giảm từ 21.6% giai

đoạn 1988-1990 xuống còn 8.3% giai đoạn 1991-1995, đến hết năm 2008 còn

khoảng 3%, giảm xuống 1% năm 2010 và trong năm 2011 chỉ còn 0.89%. Không

những vốn đăng ký thấp, mà tỷ lệ vốn giải ngân còn thấp hơn nhiều. Trong tổng số

vốn đăng ký 4.8 tỷ USD của 977 dự án FDI vào nông nghiệp tính đến 19/12/2008,

chỉ có khoảng 2 tỷ USD được giải ngân so với tổng vốn FDI giải ngân của cả nước

là 30 tỷ USD.

Page 53: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

48

Cụ thể, năm 2000 lượng vốn giải ngân là 59,6 triệu USD, thì đến năm 2001,

giảm xuống còn 53,4 triệu USD và có xu hướng xấu đi trong hai năm tiếp theo.

Năm 2002 toàn ngành có 223 dự án được thực hiện với số vốn giải ngân là 17 triệu

USD. Đến năm 2003 thì chỉ có duy nhất 1 dự án được thực hiện với số vốn là 1

triệu USD. Từ năm 2004-2007, số vốn FDI giải ngân trong nông nghiệp vô cùng

nhỏ bé. Cụ thể, cả giai đoạn 1988-2003, cả nước có 528 dự án được thực hiện với

tổng vốn vào khoảng 1.75 tỷ USD thì đến năm 2007, con số này mới chỉ dừng lại ở

mức khoảng 2 tỷ USD tính đến 31/12/2007. Những năm tiếp theo, vốn giải ngân

tiếp tục giảm xuống 153,2 triệu USD năm 2008, 40 triệu USD năm 2009, 19,5 triệu

USD năm 2010 và tăng lên 71,1 triệu USD năm 2011.

Tóm lại, xét trong cả giai đoạn 2000-2011, dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông

nghiệp thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ so với vốn FDI vào các lĩnh vực kinh tế khác.

3.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư

3.2.2.1. Cơ cấu theo tiểu ngành

Page 54: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

49

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu vốn FDI theo tiểu ngành nông, lâm, thủy sản (1988-2008)

Đơn vị: %

56.75

11.43

22.32

9.5

vốn đăng ký

Trồng trọt, Chế biến nông sản, thực phẩm

Chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc

Trồng rừng và chế biến lâm sản

Thủy sản

63.214.66

13.74 8.4

vốn thực hiện

Trồng trọt, chế biến nông sảnChăn nuôi thức ăn gia súcTrồng rừng, chế biến gỗThủy sản

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư

Nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp khá đa dạng và phân bổ vào tất cả

các tiểu ngành của ngành nông nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản,

thực phẩm, thức ăn gia súc, trồng rừng, lâm, thủy sản. Tuy nhiên tỷ trọng nguồn

vốn FDI vào các tiểu ngành không đồng đều. Cụ thể từng tình hình vốn FDI vào

từng lĩnh vực như sau:

Page 55: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

50

Ngành trồng trọt và chế biến nông sản thực phẩm:

Đây là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn FDI vào nông nghiệp,

chiếm 56,75% trong tổng vốn đăng ký và 63.2% trong tổng vốn thực hiện. Đặc

điểm của các dự án trong lĩnh vực này là chủ yếu gắn liền với phát triển vùng

nguyên liệu như mía đường, chế biến gạo, xay xát bột, khoai mỳ…Một số dự án

như chế biến đường tại Thanh Hóa, Nghệ An, Phú Yên, Tây Ninh, Long An đã

bước đầu gây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, trình độ quản lý, cung cấp

nguyên liệu khoa học, góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành mía đường;

các dự án xay xát bột mỳ góp phần tạo được giống khoai mỳ cho năng suất cao trên

những vùng đất từ trước đến giờ bị coi là hoang hóa, tạo công ăn việc làm, thu nhập

cho nhân dân địa phương…

Các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong ngành trồng trọt và chế biến nông

sản tại Việt Nam chủ yếu là các nước có nền nông nghiệp tương đối phát triển như

Đài Loan, Hoa Kỳ, Pháp, British Virgin Islands (BVI), …(xem phụ lục 3)

Ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc

Mặc dù vốn đăng ký vào ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chỉ

chiếm 11,43% tổng vốn đăng ký vào nông nghiệp, nhưng vốn thực hiện đạt 14,66%,

chỉ xếp sau ngành trồng trọt, chế biến nông sản. Các dự án FDI trong ngành này chủ

yếu tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố

Hồ Chí Minh… vì đây là khu vực có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi, thị

trường tiêu thụ lớn, cộng thêm chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, tạo điêu kiện

cho hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư.

Tương tự như ngành trồng trọt và chế biến nông sản, các đối tác đầu tư vào

ngành chăn nuôi đều là các nước, các vùng lãnh thổ có thế mạnh về nông nghiệp

như Thái Lan, Đài Loan, Pháp (xem phụ lục 4). Trong đó một số đối tác như

Singapore, BVI, lại chủ yếu đầu tư vào các dự án sản xuất và chế biến các sản phẩm

chăn nuôi như thức ăn gia súc, chế biến thịt và một số dự án có mục tiêu chăn nuôi

đặc thù như nuôi khỉ phục vụ nghiên cứu khoa học.

Page 56: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

51

Ngành trồng rừng và chế biến gỗ, lâm sản

Chế biến gỗ, lâm sản là lĩnh vực đầu tư khá hấp dẫn, chiếm tỷ trọng 22,32%

trong tổng vốn đăng ký và 13,74% vốn giải ngân vào nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng

giống như FDI vào trồng trọt, chế biến nông sản, FDI vào lâm nghiệp cũng chủ yếu

tập trung khai thác tài nguyên hiện có. Các nhà đầu tư chủ yếu là Đài Loan,

Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu như Thụy Điển, Nauy, Đan

Mạch…chiếm gần 90% tổng vốn vào ngành này ( xem phụ lục 5).

Ngành thủy sản

Đây là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu vốn FDI vào nông nghiệp

theo tiểu ngành, chiếm 9,5% trong tổng vốn đăng ký và 8,4% trong tổng vốn thực

hiện. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng các doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh

vực thủy sản hiện đang giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành, đặc biệt

trong việc sản xuất thức ăn, con giống, thuốc cho nuôi trồng thủy sản. Cụ thể, các

doanh nghiệp FDI chiếm 90% thị phần thuốc thú y, thuốc thủy sản; các công ty như

Cargill, Green Feed, New Hope, CJ Vina, Anco…chiếm thị phần lớn sản xuất con

giống; các công ty như CP Việt Nam (Thái Lan), Uni-President Việt Nam (Đài

Loan), Tomboy (Pháp)… chiếm thị phần lớn trong sản xuất thức ăn phục vụ nuôi

trồng thủy sản. Ngoài ra, phần lớn các dự án từ 5 triệu USD trở lên tập trung vào

các hoạt động tổng hợp nuôi trồng thủy sản kết hợp với chế biến xuất khẩu và các

dự án nuôi trai cấy ngọc, sản xuất thức ăn vi sinh. Tuy nhiên, chưa có dự án nào

khai thác cá biển do chưa thể tính được hiệu quả khai thác biển vì liên quan đến

công nghệ khai thác bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái biển.

Các đối tác đầu tư vào lĩnh vực này chủ yếu đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật

Bản…(xem phụ lục 6).

Page 57: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

52

3.2.2.2. Cơ cấu theo hình thức đầu tư

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu FDI đăng ký vào nông nghiệp theo hình thức đầu tư

giai đoạn 1988- 2008

Đơn vị: %

75.9

3.8

0.52

20

100% vốn nước ngoàiCông ty cổ phầnHợp đồng hợp tác kinh doanhLiên doanh

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư

Biểu đồ cho thấy, FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu dưới hai hình thức là

doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức công ty

cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong 977 dự án

đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 1988-2008, thì có đến 775 dự án thuộc

hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm tới 79.3% tổng số dự án và 75.9% tổng vốn

đăng ký. Hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 20% tổng số vốn đầu tư với 173 dự

án, trong khi hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm 0.52 % với tổng số 20 dự án.

Hình thức công ty cổ phẩn chỉ có 9 dự án với tổng vốn đầu tư là 170.78 triệu USD,

chiếm 3.8 tổng vốn FDI đăng ký vào nông nghiệp trong cả giai đoạn.

Đa số các nhà đầu tư Đài Loan, Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ

thực hiện đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài. Trong khi đó các đối tác như

Hồng Kong, Malaysia chủ yếu chọn hình thức doanh nghiêp liên doanh, chiếm tới

87% dự án của các đối tác này.

Mặc dù thành lập doanh nghiệp liên doanh với đối tác trong nước sẽ giúp các

nhà đầu tư nước ngoài tiết kiệm đáng kể chi phí kinh doanh, hạn chế rủi ro, đặc biệt

Page 58: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

53

trong lần đầu tiên thâm nhập thị trường mới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, phần lớn hoạt

động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện, do

đó hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài được đa số các nhà đầu tư lựa chọn.

(Xem phụ lục 7)

3.2.2.3. Cơ cấu vốn theo địa phương

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu vốn FDI vào nông nghiệp theo vùng lãnh thổ giai

đoạn 1988-2008

Đơn vị: %

69.9

3.4

5.2

4.1 5.70.3 7 4.5

vốn đăng ký

Đông Nam Bộ

Đông Bắc Bộ

Tây Nguyên

Duyên hải nam trung bộ

Bắc trung Bộ

Tây bắc Bộ

ĐB sông Hồng

DĐB sông Cửu Long

61.6

7.1

5.5

5.7

9.8

0.4

5.34.4

vốn thực hiện

Đông Nam Bộ

Đông Bắc Bộ

Tây Nguyên

Duyên hải nam trung bộ

Bắc trung Bộ

Tây bắc Bộ

ĐB sông Hồng

DĐB sông Cửu Long

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư

Page 59: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

54

Cho đến nay, hầu hết các tỉnh và thành phố đều đã có dự án FDI vào lĩnh vực

nông nghiệp. Tuy nhiên, vốn đầu tư trong nông nghiệp phân bổ không đồng đều, tập

trung chủ yếu vào các vùng kinh tế trọng điểm, những vùng có điệu kiện thuận lợi

về kết cấu hạ tầng và môi trường kinh tế, trong khi các tỉnh vùng sâu, vùng xa, kinh

tế khó khăn, tỷ trọng còn rất thấp.

Cụ thể, hơn ½ lượng vốn FDI nông nghiệp tập trung ở khu vực Đông Nam

Bộ, là vùng có điều kiện thuận lợi cả về tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc biệt là phát

triển vùng chuyên canh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia

cầm. Các tỉnh, thành phố có lượng vốn FDI lớn như Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình

Dương, Tây Ninh, Long An.

Trong cơ cấu FDI vào nông nghiệp theo vùng miền, một điểm đáng lưu ý là

khu vực đồng bằng sông Hồng được coi là có điều kiện thuận lợi cho phát triển

nông nghiệp, tuy nhiên lượng vốn FDI đổ vào khu vực này còn rất hạn chế, chiếm

5,7% vốn đăng ký và 5,3% vốn thực hiện trong tổng vốn FDI vào nông nghiệp trên

phạm vi cả nước. Nguyên nhân một phần do công tác quản lý đất nông nghiệp chưa

hiệu quả, điển hình đây là khu vực có mức độ mức độ manh mún trong việc chia ô,

thửa ruộng cao nhất cả nước (tính đến tháng 5/2008, có 26.353.080 thửa ruộng được

chia cho 2.815.934 hộ nông dân, trung bình gần 9,4 thửa ruộng trên một hộ). Điều

này gây khó khăn cho việc quy hoạch, chuẩn bị nguồn đất đai cho các dự án FDI.

Các khu vực có điều kiện tự nhiên, kinh tế khó khăn cho phát triển nông nghiệp như

miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên cũng là những khu vực có lượng

vốn FDI vào nông nghiệp thấp.

Ngoài ra, đặc trưng của hầu hết các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp tập

trung ở vùng nguyên liệu truyền thống, thuận lợi khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển

nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy, như các dự án mía đường tại các tỉnh

Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh Đông Nam Bộ; các dự án trồng chè, trồng rau, hoa

tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Lâm Đồng…

Theo cơ cấu địa phương, Bình Dương là tỉnh thu hút lượng vốn FDI nhiều

nhất vào lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời cũng có nhiều dự án nhất với 265 dự án,

tiếp theo là Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Lâm Đồng. Về quy mô

dự án, trừ một số dự án sản xuất mía đường, thức ăn chăn nuôi có quy mô hàng

Page 60: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

55

chục triệu USD, phần lớn các dự án FDI vào nông nghiệp có quy mô nhỏ và gắn với

nguồn nguyên liệu địa phương.

3.2.2.4. Cơ cấu theo đối tác đầu tư.

Biểu đồ 3.4: Vốn FDI đăng ký trong nông nghiệp theo đối tác giai đoạn 1988-

2008

Đơn vị: %

28

4

8255

11

19

Đài LoanHoa KỳPhápASEANTrung QuốcBritish VirginCác nước khác

Nguồn: Vụ kế hoạch, bộ nông nghiệp phát triển nông thôn

Qua biểu đồ ta thấy, nguồn vốn FDI vào nông nghiệp nước ta chủ yếu từ các

quốc gia châu Á như Đài Loan, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản… Cụ thể trong

giai đoạn 1988- 2008, Đài Loan là nước đầu tư lớn nhất chiếm 28% tổng vốn FDI,

tiếp đó là các nước ASEAN với 25%, Trung Quốc là 5%. Như vậy chỉ riêng ba

quốc gia và khu vực đã chiếm tới 58% tổng vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam.

Còn tính đến hết năm 2011, trong hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI

còn hiệu lực trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam, các nhà đầu tư đến từ châu Á

như Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan chiếm hơn 60% tổng vốn đăng ký.

Các quốc gia châu Âu đầu tư có số vốn đầu tư đáng kể là Pháp 8%, British

Virgin 11%. Trong khi đó đầu tư của Hoa kỳ chỉ chiếm 4%. Các quốc gia còn lại

chiếm 19% trong tổng vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam.

Nhìn chung, cơ cấu FDI vào nông nghiệp theo đối tác đầu tư còn thiếu đa

dạng, tập trung chủ yếu ở các quốc gia châu Á, trong khi các nước khác, đặc biệt

Page 61: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

56

các quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến Âu, Mỹ đầu tư còn hạn chế vào nông

nghiệp nước ta.

3.3. Đánh giá FDI vào nông nghiệp Việt Nam

3.3.1. Thành tựu đạt được

3.3.1.1. Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp

Mặc dù tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp so với các ngành kinh tế

khác không cao nhưng đây vẫn là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho việc đầu

tư phát triển nông nghiệp nông thôn.

Nông nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt

Nam. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều bất cập

trong quá trình phát triển, một trong số đó là nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông

nghiệp. Mức đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua không tương xứng với vai trò

của ngành đối với phát triển kinh tế cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sản

xuất nông nghiệp hiện đại. Trong giai đoạn 2000-2010, tỷ trọng trong tổng vốn đầu

tư xã hội cho ngành nông nghiệp giảm từ 13,8% GDP  năm 2000 xuống còn 7,5%

GDP vào năm 2005; và chỉ còn 6,26% GDP vào năm 2010. Cụ thể, giai đoạn 5 năm

từ 2002 đến 2007, tổng vốn đầu tư cho phát triển chỉ đạt 113,116 ngàn tỷ đồng, chỉ

đáp ứng 17% nhu cầu và chiếm 8.7% trong tổng đầu tư cả nước; giai đoạn 2006-

2010, đầu tư cho nông nghiệp chỉ đạt 116 ngàn tỷ đồng. Theo Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn, trong năm 2011, chính phủ chỉ cấp cho Bộ 3,873 tỷ đồng, chỉ

đáp ứng 35% nhu cầu đầu tư toàn ngành (Vụ Kế hoạch, Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn, 2010)

Vì vậy, vấn đề là phải đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào,

trong đó nguồn vốn FDI giữ một vị trí quan trọng. Năm 2000, tỷ trọng vốn FDI

chiếm 10.2% tổng vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, năm 2001 là 20.7%, 2002 là

15.4% và 2003 là 8.9% ( Chu Tiến Quang, 2005). Tuy tỷ lệ chưa cao nhưng vẫn là

nguồn vốn hỗ trợ quan trọng cho đầu tư phát triển nông nghiệp trong bối cảnh

nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp còn thiếu như hiện nay.

Page 62: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

57

3.3.1.2. Góp phần thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp nông thôn

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp gồm: đối tượng (cây trồng, vật nuôi), loại sản

phẩm và quy mô sản xuất. Nguồn vốn FDI vào nông nghiệp đã góp phần chuyển

dịch cơ cấu kinh tế ngành theo cả 3 phương diện trên.

Về đối tượng, thông qua các dự án FDI, nhiều giống vật nuôi, cây trồng mới đã

xuất hiện, làm phong phú hệ thống vật nuôi, cây trồng như như giống dứa Cayen,

giống mía ấn Độ, Đài Loan, châu Mỹ La tinh. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển

sản xuất, một số dự án FDI đã tập trung vào các dự án nghiên cứu và phát triển, ứng

dụng công nghệ sinh học, công nghệ gen nhằm tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi

mới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Điều này không chỉ giúp gia tăng giá trị công

nghệ trong sản phẩm mà còn tạo điều kiện để thực hiện chủ trương phát triển nông

nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc của nông nghiệp

vào điều kiện tự nhiên.

Về sản phẩm, nếu như trước đây, các sản phẩm trong nông nghiệp chủ yếu là

sản phẩm thô, sơ chế, giá trị thấp, thì hiện nay, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đang

thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến, giảm tỷ trọng sản phẩm thô,

kéo dài chuỗi giá trị sản phẩm. Thực tế FDI vào lĩnh vực trồng trọt, chế biến nông

sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn FDI vào nông nghiệp.

Về quy mô sản xuất, cũng có những chuyển biến quan trọng, từ nền sản xuất

với trồng trọt, chăn nuôi nhỏ lẻ, đã xuất hiện các dự án trồng trọt, chăn nuôi quy mô

lớn. Ngày càng xuất hiện nhiều các nhà máy chế biến nông, thủy sản, sản xuất thức

ăn chăn nuôi với công nghệ tiên tiến hiện đại của đối tác nước ngoài như công ty

Cargill Vietnam (vốn đầu tư từ Mỹ), công suất 1 triệu tấn thức ăn gia súc/năm,

tương đương 10% thị phần hiện tại. Đặc biệt, thông qua các dự án FDI, đã góp phần

thay đổi nhận thức sản xuất của nông dân theo hướng mở rộng quy mô sản xuất,

ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

3.3.1.3. Tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thu hút FDI nhằm tạo thêm việc làm cho xã hội là một trong những mục tiêu

của chính sách thu hút FDI.

Page 63: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

58

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến 1/7/2011, lao động làm việc

trong khu vực kinh tế có vốn FDI là 26367,7 nghìn người, trong đó nông nghiệp

chiếm 7,9% số lao động. Không chỉ tạo việc làm cũng như nguồn thu nhập ổn định

cho một lực lượng lao động làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp…mà

các dự án FDI trong nông nghiệp còn giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản ở các

vùng nguyên liệu như mía, khoai mỳ, qua đó gián tiếp tạo việc làm cho nông dân

các vùng này.

Ngoài ra, các dự án FDI trong nông nghiệp cũng có vai trò tích cực trong việc

đào tạo đội ngũ lao động cho ngành nông nghiệp nước ta. Thực tế lực lượng lao

động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động cả nước, tuy

nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo lại rất thấp. Trong khi đó, hầu hết các dự án FDI

được triển khai tại các vùng nông thôn hoặc vùng lân cận đô thị, nhưng nguồn nhân

lực tại chỗ đạt chất lượng, đủ trình độ đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư lại quá thiếu. Do

vậy, trong bối cảnh nguồn lao động giá rẻ đã không còn là yếu tố cạnh tranh hàng

đầu thì chất lượng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, chất lượng cao càng

phải được quan tâm.

3.3.1.4. Góp phần cải thiện công nghệ của ngành

Một trong những đặc điểm quan trọng của nguồn vốn FDI là đi kèm với

chuyển giao công nghệ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn vốn FDI đã thổi một

luồng gió mới, không những bổ sung nguồn vốn quan trọng, mà còn góp phần cải

thiện công nghệ sản xuất vốn rất còn lạc hậu ở nước ta hiện nay. Nếu như trước đây,

sản xuất trong ngành nông nghiệp chủ yếu là lao động chân tay đơn thuần, máy móc

thô sơ, thì nhờ có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhiều dây chuyền công

nghệ mới đã được chuyển giao vào Việt Nam. Các dây chuyền như dây chuyền chế

biến thịt của Australia; dây chuyền sản xuất bột mỳ của Singapore, Indonesia; dây

chuyền xay xát gạo của Nhật Bản; dây chuyền chế biến thức ăn gia súc của Mỹ,

Pháp, Hà Lan, dây chuyền chế biến chè của Nhật, Bỉ, Đài Loan,… đã tạo ra những

chuyển biến quan trọng, tăng năng lực, hiệu quả sản xuất, tạo ra khối lượng sản

phẩm lớn, có chất lượng và giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, việc đẩy mạnh nghiên

cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ gen trong nông nghiệp đã

đưa một số giống mới như dòng ngô có nguồn gốc ôn đới A188, H99, vào sản xuất

Page 64: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

59

trên cơ sở áp dụng các kết quả nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống cây trồng, vật

nuôi.

3.3.1.5. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản

Với việc áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, các dự án FDI giúp

tăng chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt các mặt hàng xuất khẩu chủ

lực, tăng sức cạnh tranh, khẳng định thương hiệu của nông sản Việt Nam trên thị

trường thế giới. Ngoài ra, việc xuất khẩu thông qua các dự án FDI còn tận dụng

được lợi thế về thị trường, hệ thống phân phối của chủ đầu tư, tạo thuận lợi cho

nhãn hiệu nông sản Việt Nam thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới.

3.3.2. Hạn chế- Nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp

vẫn còn một số hạn chế

Thứ nhất, hiệu quả hoạt động các dự án FDI trong nông nghiệp chưa cao .

Đây thực thực trạng tại nhiều dự án FDI trong nông nghiệp khi mà các dự án mới

chỉ tập trung chủ yếu vào khai thác các tiềm năng, thế mạnh hiện có như đất đai, tài

nguyên, lao động mà chưa tập trung đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, tạo hướng

phát triển bền vững cho các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp. Ngoài ra, phần lớn

các doanh nghiệp FDI vào nông nghiệp Việt Nam đều có số vốn vừa và nhỏ, dưới 2

triệu USD, thậm chí có doanh nghiệp số vốn dưới 500.000 USD như công ty TNHH

Shin Wall của Hàn Quốc, vốn kinh doanh chỉ có 160.000 USD. Vốn đăng ký thấp,

vốn thực tế hoạt động còn thấp hơn vốn đăng ký nhiều, chẳng hạn Công ty TNHH

Trường Thái Việt Nam, vốn đầu tư của Đài Loan, vốn đăng ký kinh doanh là 1 triệu

nhưng sau 2 năm hoạt động mới chỉ đầu tư được 570,000 USD.

Thứ hai, phân bố vốn FDI không đều giữa các địa phương

FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam phân bố không đều giữa các địa

phương và vùng lãnh thổ. Hầu hết các dự án đều tập trung ở các vùng nguyên nhiên

liệu, kinh tế trọng điểm, có địa kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển

sản xuất (như vùng Đông Nam Bộ), trong khi các địa phương, vùng kinh tế khó

khăn đang rất “khát” FDI (khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ). Điều này đã

Page 65: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

60

hạn chế chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn giữa các vùng, địa

phương, tạo nên sự mất cân bằng ngày càng lớn về phát triển kinh tế.

Thứ ba, đối tác đầu tư thiếu đa dạng.

Trong cơ cấu các nước, vùng lãnh thổ đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, chủ

yếu vẫn là các nước châu Á. Đài Loan vẫn là nước đầu tư nhiều nhất, tiếp theo là

các nước ASEAN. Các cường quốc nông nghiệp như EU, Úc, Mỹ, Canada đã đầu

tư vào Việt Nam nhưng tỷ trọng còn thấp. Do vậy, để tăng nguồn vốn FDI vào nông

nghiệp, cần phải đa dạng hóa hơn nữa đối tác đầu tư, đồng thời tăng cường thu hút

đầu tư từ các nước có nền nông nghiệp phát triển, đẩy mạnh chuyển giao công

nghiệp, học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ các nước đó.

Thứ tư, tỷ trọng FDI vào nông nghiệp so với các ngành kinh tế khác còn thấp,

chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành. Trong những năm qua, tỷ

trọng đầu tư cho nông nghiệp thấp và thiếu ổn định.

Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng vốn FDI vào nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2003-2011

Đơn vị; %

2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 20110%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

93.97 93.18 93.49 96.68 99.4 99.6 99.6 99.81 99.2 Các ngành khácNông, lâm, ngư nghiệp

Nguồn: Tính toán từ báo cáo FDI hàng năm của Cục đầu tư nước ngoài- Bộ

kế hoạch đầu tư

Page 66: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

61

Qua biểu đồ có thể thấy vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng

thấp trong tổng vốn FDI vào Việt Nam và ngày càng có xu hướng giảm. Cụ thể giai

đoạn 2003- 2005, FDI nông nghiệp chiếm trên 6% thì đến năm 2006, giảm xuống

3.32%. Đặc biệt giai đoạn 2007-2011, tỷ trọng FDI trong nông nghiệp luôn nhỏ hơn

1%, chỉ đạt 0.6% năm 2007, 0.4% năm 2008, 2009, 0.19% năm 2010 và 0.8% năm

2011.

Nếu so với vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế (chiếm trên 50%

lao động, 20% GDP, 23% kim ngạch xuất khẩu năm 2008), cộng với tiềm năng, thế

mạnh hiện có, thì rõ ràng vốn đề tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp

cần được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Hoạt động kinh doanh nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro.

Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết, khí

hậu. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng đồng

thời cũng đem lại những bất lợi với sự biến đổi bất thường hàng năm kèm theo các

hiện tượng thời tiết như thiên tai, bão lụt, hạn hán gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Đặc biệt trong điều kiện nước ta khi mà hệ thống giao thông thủy lợi phục vụ nông

nghiệp còn hạn chế thì yếu tố thời tiết, khí hậu càng có ảnh hưởng quan trọng.

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi cũng thường xuyên

chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Đặc biệt trong những năm gần đây tình hình dịch

bệnh trên đàn gia súc gia cầm diễn biến phức tạp với các dịch cúm A H5N1 trên gia

cầm, cúm H1N1 trên lợn, dịch lở mồm long móng trên trâu bò…gây ảnh hưởng lớn

đến chăn nuôi.

Giá cả của các sản phẩm nông nghiệp thường xuyên chịu biến động bởi nhiều

yếu tố, trong khi đó sản phẩm nông nghiệp lại mang tính thời vụ cao, khó bảo quản

trong thời gian dài. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào nông nghiệp còn

phải đầu tư đào tạo chuyên môn cho lao động và đầu tư xây dựng các công trình kết

cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp như thủy lợi nội đồng, đường

liên thôn bản, hệ thống dẫn nước trong sản xuất nông nghiệp và các công trình phúc

Page 67: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

62

lợi cho công nhân tại các cơ sở chế biến nông sản, làm giảm hiệu quả sản xuất kinh

doanh. Trong khi các doanh nghiệp FDI trong công nghiệp, thương mại không phải

chịu những khoản đầu tư này. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông

nghiệp và chế biến nông sản đang đòi hỏi các nhà đầu tư phải tăng thêm vốn đầu tư

vào xử lý chất thải và chống ô nhiễm, làm tăng thêm chi phí sản xuất. Giá cả biến

động, chi phí sản xuất tăng khiến nhà đầu tư ít nhìn thấy lợi nhuận để quyết định

đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam quy mô nhỏ, phân tán, thiếu tính liên kết, phối

hợp và không chuyên nghiệp, chưa tạo ra sức thu hút đầu tư của các doanh nghiệp,

trong đó có doanh nghiệp FDI.

Nông nghiệp nước ta chủ yếu là sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún và chưa

quen với phương thức sản xuất hàng hóa. Các hộ gia đình là chủ thể chủ yếu của

sản xuất nông nghiệp với phương thức sản xuất truyền thống, kỹ thuật giản đơn, thô

sơ, chủ yếu là lao động chân tay, chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, quản

lý. Họ tự quyết định đầu tư mua sắm vật tư sản xuất như giống cây, con, phân bón,

thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, cải tạo đồng ruộng, xây dựng chuồng trại chăn

nuôi. Việc thiếu các dịch vụ cung ứng chuyên nghiệp đã khiến chất lượng các nhân

tố đầu vào thấp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của sản phẩm đầu ra. Trong

khi đó, các vùng sản xuất cũng chưa được chuyên môn hóa với kết cấu hạ tầng đồng

bộ; cơ cấu sản xuất chưa ổn định. Nông nghiệp là ngành sản xuất mang tính chất

mùa vụ, điều này đã là một ảnh hưởng không thuận đến động lực đầu tư. Trong điều

kiện sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, thiếu gắn kết giữa các hộ nông dân thì ảnh hưởng

này lại càng tăng lên.

Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng chưa phát triển đủ mạnh, chưa tạo

đủ vốn tín dụng cho người sản xuất nông nghiệp đã làm tăng gánh nặng về vốn tiền

mặt ngắn hạn lên các doanh nghiệp nói chung và nhà đầu tư FDI nói riêng trong

việc thu mua sản phẩm của nông dân, dẫn đến làm suy giảm động lực của họ trong

đầu tư vào nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp chưa hình thành được các chuỗi giá

trị bền vững từ cung ứng đầu vào, canh tác trên đồng ruộng, thu hoạch, đến bảo

quản, chế biến và tiêu thụ, tình trạng chia cắt, tranh chấp đã tạo ra thị trường nông

Page 68: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

63

sản nguyên liệu không lành mạnh, mang tính phổ biến làm nản lòng các doanh

nghiệp và nhà đầu tư FDI.

Cơ sở hạ tầng kém phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất

kinh doanh trong nông nghiệp

Hệ thống giao thông, đặc biệt giao thông đường bộ chưa đáp ứng được nhu

cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng

xa, vùng kinh tế còn khó khăn. Cụ thể, hết năm 2011, trên cả nước vẫn còn 149 xã

chưa có đường ôtô (Đức Phương, 2012), khoảng trên 31.300 km đường cấp huyện,

trong đó rải nhựa chỉ chiếm 3,6%, còn lại là đá răm, đường đất. Không những thiếu

về số lượng mà chất lượng các tuyến đường giao thông hiện nay cũng không đảm

bảo, xuống cấp, thường xuyên phải nâng cấp, sửa chữa. Nhiều tuyến đường phía

Bắc thường xụt lở vào mùa mưa bão, phía Nam ngập lụt chỉ đi được vào mùa khô.

Đường giao thông thôn, bản càng hết sức khó khăn, nhất là vùng núi, vùng sâu,

vùng xa. Đây chính là sự hạn chế lớn để phát triển và tiêu thụ nông sản đối với các

dự án phát triển nguồn nguyên liệu ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Cụ thể các vùng

trồng mận ở Mộc Châu, Nhãn ở Sông Mã (Sơn La), vải thiều (Bắc Giang), ... xe ôtô

không thể tiếp cận để tiến hành thu mua. Đây chính là rào cản lớn đối với FDI vào

nông nghiệp các khu vực này.

Hệ thống lưới điện cũng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Hệ thống điện

nước ta vẫn chủ yếu là từ các nhà máy thủy điện, điều này đồng nghĩa với việc phụ

thuộc vào điều kiện tự nhiên. Vào mùa khô khi mực nước các sông hồ hạ xuống

thấp, hiện tượng thiếu điện thường xuyên xẩy ra, gây ảnh hưởng không nhỏ đến

hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Các dự án chăn nuôi là một trong những

đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng thiếu điện này. Nắng nóng, cắt

điện luân phiên làm tăng chi phí sản xuất do phải làm mát chuồng trại bằng nguồn

năng lượng thay thế, đồng thời tăng nguy cơ mắc loại dịch bệnh như: tiêu chảy, cảm

nóng, cảm nắng, Ecoli, phó thương hàn, viêm phổi, dịch tả, tụ huyết trùng, cầu

trùng…ở gia súc, gia cầm.

Hệ thống giao thông thủy lợi được coi là “mạch máu” trong sản xuất nông

nghiệp. Tuy nhiên hệ thống này ở nước ta vẫn còn rất thiếu và yếu, chưa đáp ứng

được nhu cầu tưới nước trong mùa khô, tiêu nước trong mùa mưa. Tình trạng thiếu

Page 69: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

64

nước nghiêm trọng vẫn diễn ra ở các vùng khô hạn miền Trung, Tây Nguyên, miền

núi, thiếu nước cho thau chua rửa mặn ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn còn thiếu. Cụ thể, tính đến năm

2010, các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, bình quân 10km2 chỉ có 0,1-0,2 chợ. Cả nước

còn hơn 3.000 xã thiếu chợ hoặc chỉ có chợ quy mô nhỏ; 43% chợ tạm. Trong khi

đó, nhiều chợ đầu mối xây dựng hoành tráng, kinh phí hàng tỷ đồng lại không phát

huy hiệu quả (Nguyễn Tố, 2010). Ngoài ra, các trung tâm thương mại, kho bảo

quản, kho lạnh chưa được quan tâm đầu tư, trong khi đặc điểm của sản phẩm nông

nghiệp là các sản phẩm không bảo quản được trong thời gian dài, dễ bị biến đổi về

chất lượng.

Nguyên nhân chủ quan

Hệ thống quản lý, xúc tiến FDI của ngành nông nghiệp chưa hiệu quả

Công tác vận động, xúc tiến đầu tư còn chưa được thực hiện hiệu quả, chưa

tạo được sức thu hút đối với các nhà đầu tư đến tham quan tìm hiểu cơ hội đầu tư

cũng như ra quyết định đầu tư. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nước ta đang

phải cạnh tranh gay gắt với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, những

nước có sức hút FDI lớn, kể cả trong lĩnh vực nông nghiệp, thì việc đẩy mạnh việc

xúc tiến đầu tư, quảng bá thông tin và hình ảnh Việt Nam, của nông nghiệp Việt

Nam và cơ hội đầu tư tới các nhà đầu tư tiềm năng ngày càng có ý nghĩa trong việc

tăng cường thu hút FDI vào Việt Nam nói chung, vào lĩnh vực nông nghiệp nói

riêng.

Chi phí đầu tư cao. Các chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân công cùng với những

chi phí vận hành cố định như điện, điện thoại, internet, viễn thông, vận tải ... đều ở

mức xấp xỉ của các nước cùng khu vực như Thái Lan, Singapore...trong khi hạ tầng

cơ sở của Việt Nam lại kém hơn các nước trong cùng khu vực rất nhiều. Thêm vào

đó, các doanh nghiệp còn phải chịu rất nhiều các loại, phí, lệ phí, phụ phí khác như

phí lưu kho sân bay, phí an ninh, phụ phí xăng dầu…Chi phí kinh doanh cao ảnh

hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhà đầu tư, làm giảm động lực của nhà đầu tư khi

cân nhắc đầu tư.

Page 70: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

65

Ngoài ra, khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, các nhà đầu tư còn phải chịu

thêm các chi phí khác như chi phí để có được mặt bằng cho sản xuất bao gồm chi

phí theo hộp đồng thuê đất với Nhà nước, chi phí đền bù, san lấp mặt bằng; chi phí

dành cho đào tạo chuyên môn cho lao động, đầu tư xây dựng các công trình kết cấu

hạ tầng kinh tế, kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp như thủy lợi nội đồng, đường

liên thôn bản, hệ thống dẫn nước trong sản xuất nông nghiệp và các công trình phúc

lợi cho công nhân tại các cơ sở chế biến nông sản; các chi phí dành cho xử lí chất

thải, chống ô nhiễm…

Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với các nhà đầu tư FDI trong nông

nghiệp thiếu rõ ràng, minh bạch

Hiện nay, các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư, về tổ chức hoạt động

của các dự án FDI trong nông nghiệp chưa tính hết những đặc thù như: chứa đựng

nhiều rủi ro trong kinh doanh; khả năng tiên lượng về thị trường khó khăn; các mối

quan hệ giữa các tác nhân trong triển khai dự án phức tạp hơn so với dự án FDI

trong công nghiệp, xây dựng và thương mại... Điều này khiến cho các quy định của

luật pháp về đầu tư FDI hiện nay ít phù hợp với ngành nông nghiệp và công nghiệp

chế biến nông sản. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong thẩm

định, cấp phép dự án chưa rõ ràng, gây khó khăn, lãng phí thời gian, tăng chi phí

của nhà đầu tư trong việc xin cấp phép triển khai dự án.

Mặc dù nhà nước đã có nhiều chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trực tiếp

nước ngoài, nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp, các chính sách này chưa thật sự tạo

điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. Hầu hết các dự án FDI trong lĩnh vực này cần

vùng nguyên liệu tập trung, đều gặp phải sự trắc trở, thậm chí là bế tắc trong tiếp

cận đất đai. Nhiều dự án trồng rừng, trồng mía công nghiệp gặp khó khăn do chỉ

được giao một phần nhỏ diện tích đất trồng rừng so với quy định tại giấy phép đầu

tư. Các dự án trồng và chế biến rau quả gặp cản trở trong thuê đất và quan hệ với

nông dân về đất đai. Các dự án thủy sản gặp khó khăn trong giao mặt nước cho nuôi

trồng thủy sản ở các vùng biển do trở ngại về môi trường sinh thái trong điều kiện

năng lực quản lý của Việt Nam còn hạn chế. Chính sách tín dụng cũng chưa phát

huy được vai trò hỗ trợ vốn cho các dự án FDI.

Năng lực sản xuất của người dân, trình độ của đội ngũ lao động còn thấp.

Page 71: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

66

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ từ lâu vốn được xem là ưu thế của nước ta

trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, để phát triển bền vững

bất kỳ ngành kinh tế nào, chất lượng nguồn lao động là một trong những yếu tố

quan trọng hàng đầu. Thực tế các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, vốn

cũng là những nước có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, đang ngày càng tập trung

vào việc nâng cao chất lượng nguồn lao động, tăng sức cạnh tranh trong việc thu hút

nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ở Việt Nam, theo thống kê cho thấy, năm 2009 tổng số lao động ngành nông

nghiệp cả nước là 46,7 triệu người, chiếm 74,6% tổng lực lượng lao động toàn xã

hội. Nhưng có tới 83% trong số 46,7 triệu người này chưa hề qua bất kỳ một lớp tập

huấn, đào tạo kỹ thuật nông nghiệp nào. Điều này một phần là do định hướng nghề

nghiệp còn chưa hiệu quả, khiến số lượng người theo học khối ngành nông- lâm-

ngư nghiệp còn thấp so với các khối ngành khác như kinh tế, tài chính, dẫn đến hệ

quả tất yếu là thiếu đội ngũ cán bộ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Sự yếu kém

về chuyên môn, khả năng sử dụng máy móc, công nghệ mới của lao động đã buộc

các nhà đầu tư nước ngoài phải bỏ thêm chi phí đào tạo, thuê chuyên gia nước

ngoài.

Tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản ở Việt Nam còn

nhiều vấn đề mâu thuẫn, phức tạp khó xử lý.

Những năm qua, bài toán mất cân đối giữa cung và cầu về nguyên liệu cho chế

biến nông sản ngày càng trở nên nan giải. Tình trạng nông dân không gắn hoạt động

sản xuất nông sản nguyên liệu của họ với hoạt động thu mua, chế biến của các

doanh nghiệp đã dẫn tới tình trạng tranh chấp trong mua - bán nguyên liệu, gây bất

ổn về giá, lúc lên cao, lúc xuống thấp, kết quả là cả người nông dân sản xuất, các

doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và cả lĩnh vực nông nghiệp nói chung đều chịu ảnh

hưởng bất lợi. Thiếu liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ đã khiến cho phần

lớn nông sản tiêu thụ dưới dạng tươi sống hoặc chế biến thô, giá trị gia tăng thấp.

Đây là một trong những lý do làm cho nông nghiệp chưa hấp dẫn được nhà đầu tư

nước ngoài.

Chính phủ, các cơ quan nhà nước còn thiếu các biện pháp đối phó với các

biến động bất lợi. Nông nghiệp là ngành chịu nhiều rủi ro so với các ngành sản xuất

Page 72: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

67

khác. Tuy nhiên chính phủ và các cơ quan nhà nước còn rất hạn chế trong việc đối

phó với những biến động bên trong như thiên tai, khan hiếm thị trường hay bên

ngoài như khủng hoảng kinh tế, tăng giá nguyên vật liệu trên thị trường thế giới.

Điều này không tạo được tâm lý an toàn cho nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư

vào lĩnh vực nhiều rủi ro như nông nghiệp.

Nông nghiệp vẫn là một ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt

Nam. Tuy nhiên, với những hạn chế kể trên đã khiến cho đầu tư vào lĩnh vực nông

nghiệp Việt Nam chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài, khiến dòng vốn

FDI vào ngành còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ so với các ngành kinh tế khác.

3.4. Định hướng thu hút FDI vào nông nghiệp đến năm 2015

Một trong những biện pháp hàng đầu để tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực

nông nghiệp là cần phải xây dựng định hướng, chiến lược thu hút FDI rõ ràng, cụ

thể cho ngành. “Chương trình thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp

và phát triển nông thôn giai đoạn 2009-2015” của Bộ nông nghiệp và phát triển

nông thôn đã đi qua được một nửa chặng đường. Ngành nông nghiệp đã và đang

đẩy mạnh thu hút FDI dựa trên cơ sở các nhóm giải pháp và chương trình hành

động cụ thể đã đề ra.

3.4.1. Yêu cầu chung

Thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế theo cơ cấu ngành, vùng, lãnh thổ,

quy hoạch vùng nguyên liệu.

Tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên đất, rừng, nguồn

nước…

Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân, sử dụng hiệu quả nguồn

nguyên liệu địa phương.

Dự án phải có tính khả thi cao về địa điểm thực hiện, thị trường tiêu thụ sản

phẩm, nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.

Page 73: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

68

Phân bổ nguồn vốn FDI hợp lý theo vùng, miền, đặc biệt là tại các vùng có

điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.

3.4.2. Định hướng thu hút FDI

Trên cơ sở chiến lược thu hút FDI chung của ngành nông nghiệp, định hướng

thu hút FDI vào ngành bao gồm:

Khuyến khích các dự án về nghiên cứu và phát triển R&D, các dự án áp dụng

công nghệ sinh học nhằm tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới cho năng suất,

phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu Việt Nam, đáp ứng nhu cầu

trong nước và xuất khẩu.

Khuyến khích các dự án đầu tư cho công nghiệp chế biến thực phẩm, bảo quản

sau thu hoạch, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tạo thị trường tiêu thụ nông sản,

đặc biệt tập trung hướng về xuất khẩu.

Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ

phát triển nông nghiệp, nông thôn như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón,

thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nông thôn, thông tin liên lạc…

Trên cơ sở chiến lược phát triển của từng tiểu ngành, hoạt động thu hút FDI

cũng được định hướng cụ thể cho từng tiểu ngành. Cụ thể:

Đối với ngành trồng trọt và chế biến nông sản: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

cần tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản phục vụ

xuất khẩu như lúa gạo, cây lương thực, rau quả, chè, cà phê, cao su,..theo hướng

thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, áp dung công nghệ tiên tiến,

đổi mới trang thiết bị trong các xưởng, nhà máy chế biến,…

Đối với ngành chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi, cần tập trung thu

hút đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất các giống vật nuôi như lợn, bò và gia

cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, kết

hợp với phát đầu tư sản xuất các nhà máy chế biến các sản phẩm chăn nuôi, nhà

máy sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo vệ sinh môi

trường khi phát triển chăn nuôi với quy mô lớn cần được đặc biệt quan tâm.

Page 74: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

69

Đối với ngành trồng rừng và chế biến gỗ, cần hướng đầu tư nước ngoài vào

các dự án sản xuất các giống cây có chất lượng tốt, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu

cầu trồng rừng nguyên vật liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản.

Đối với ngành thủy sản, cần hướng đầu tư nước ngoài vào các dự án nuôi

trồng, đánh bắt các loại hải sản có giá trị cao, khuyến khích việc tạo ra các giống

con có giá trị cao phù hợp với điều kiện tự nuôi trồng ở Việt Nam, đồng thời cũng

phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.

3.5. Một số giải pháp nhằm tăng thu hút FDI vào nông nghiệp Việt

Nam dựa trên bài học kinh nghiệm từ một số nước ASEAN

3.5.1. Xây dựng chiến lược thu hút và nâng cao hiệu quả quản lý FDI

của ngành

3.5.1.1. Xây dựng chiến lược thu hút FDI của ngành

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần kết hợp với các Bộ, Ban, Ngành

hữu quan khác nhằm tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch vùng, sản phẩm chủ lực

trên cơ sở gắn kết với mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành. Bộ cần phải

đưa ra một chiến lược cụ thể thu hút bao nhiêu vốn cho phát triển nông nghiệp, đẩy

mạnh thu hút từ những đối tác nào, ưu tiên thu hút vốn vào địa phương nào, vùng

nào, nguồn vốn sẽ được sử dụng vào lĩnh vực nào.

Một chiến lược rõ ràng không chỉ giúp các ban, ngành trực thuộc, các địa

phương xác định cụ thể được mục tiêu, chiến lược thu hút FDI, mà còn tạo sự rõ

ràng, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định đầu tư. Trên cơ

sở chiến lược và quy hoạch đã đề ra, Bộ sẽ cùng các địa phương xây dựng các dự án

trọng điểm để ưu tiên thu hút vốn. Danh mục các dự án trọng điểm được đưa ra dựa

trên đề xuất của các địa phương và những đánh giá nghiên cứu của cơ quan quản lý

đầu tư nước ngoài của Bộ. Việc xây dựng danh mục các dự án đầu tư trọng điểm sẽ

góp phần hạn chế hiện tượng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, gây lãng phí nguồn vốn,

đồng thời tạo điều kiện phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh của từng địa

phương.

Page 75: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

70

Đặc biệt, cần có chiến lược thu hút hiệu quả theo vùng, miền, địa phương nhận

đầu tư, qua đó đẩy mạnh ưu tiên thu hút ngồn vốn vào các vùng kinh tế khó khăn,

vùng sâu vùng xa, tránh hiện tượng phân bổ nguồn vốn không đồng đều. Thái Lan

là nước thực hiện rất hiệu quả vấn đề này bằng việc chia đất nước ra thành ba khu

vực với những ưu đãi đầu tư riêng cho từng khu vực.

3.5.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý FDI của ngành

Hoàn thiện, tiến tới đơn giản hóa bộ máy quản lý FDI, nâng cao chất lượng

quản lý, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan. Đối với thủ tục cấp

phép đầu tư, cần nghiên cứu cắt giảm các tiêu chí để xem xét, thẩm định dự án

nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt, thẩm định, cấp phép đầu tư. Việc quản lý hoạt

động đầu tư phải theo hướng giảm bớt các thủ tục liên quan đến giấy tờ, đảm bảo

hiệu quả mà không gây phiền nhiễu, lãng phí thời gian của doanh nghiệp. Các thủ

tục hành chính cải tiến cho phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện của doanh

nghiệp. Cơ chế quản lý “một cửa” với việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ

quan, ban ngành trong việc quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài của Malaysia, Thái

Lan cần được quan tâm xem xét.

Theo quyết định số 17/2005/QD-BNN ngày 22/2/2005 của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn, cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, quy hoạch, cơ

chế chính sách, theo dõi, giám sát, kiểm tra và tổng hợp công tác quản lý đầu tư trực

tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là Vụ hợp tác

quốc tế. Các cơ quan hỗ trợ cho Vụ hợp tác quốc tế là Vụ kế hoạch, các Cục chuyên

ngành, các Tham tán nông nghiệp ở nước ngoài. Vụ kế hoạch là bộ phận chuyên

nghiên cứu đưa ra các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hoạt động của ngành trong

đó có hoạt động thu hút FDI. Các Cục chuyên ngành chịu trách nhiệm đưa ra chiến

lược quy hoạch, kế hoạch cho các tiểu ngành. Hệ thống Tham tán thương mại sẽ hỗ

trợ cho các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về đối tác đầu tư, khả năng

tiếp cận, hỗ trợ xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Để tăng cường hiệu quả của hoạt động

quản lý FDI, trong thời gian tới, cần tăng cường phối hợp hoạt động của các cơ

quan này hơn nữa, trong đó đặc biệt là hoạt động của các Tham tán nông nghiệp ở

nước ngoài với vai trò là cầu nối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Page 76: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

71

Tăng cường phối hợp giữa Bộ và cơ quan quản lý FDI ở các địa phương để

bao quát, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI trong nông nghiệp. Tuy

nhiên cần tránh can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp, hạn chế

thanh tra, kiểm tra nhiều lần, dễ gây ra các hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng đến

quyền tự chủ của nhà đầu tư.

Cần xây dựng một cơ quan chuyên trách trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư thực

hiện các thủ tục đầu tư và giải quyết các vướng mắc gặp phải trong quá trình đầu tư.

Đây là một việc làm rất cần thiết khi mà hệ thống chính sách, pháp luật liên quan

đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam còn chưa hoàn thiện, không tránh khỏi những trở

ngại gây ra cho các nhà đầu tư. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải am hiểu về thủ

tục đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư nước ngoài vào ngành nông nghiệp thì

mới có thể giúp các doanh nghiệp giải quyết những vướng mắc phát sinh, tạo niềm

tin đối với nhà đầu tư.

3.5.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách về khuyến khích ĐTNN vào lĩnh

vực nông nghiệp

Để tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh những giải

pháp tổng thể về phát triển nông nghiệp nông thôn đã được xây dựng trong kế

hoạch của ngành, cần phải có hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ nhằm khuyến

khích FDI vào lĩnh vực nông nghiệp theo các hướng cơ bản sau:

3.5.2.1. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi, đảm bảo ĐTNN trong lĩnh vực nông

nghiệp

Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro, trong khi mục tiêu hàng đầu của nhà

đầu tư nước ngoài là tìm kiếm lợi nhuận, do vậy đề tăng cường thu hút FDI vào

nông nghiệp, cần có hệ thống chính sách ưu đãi, hỗ trợ đủ sức hấp dẫn để nhà đầu

tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro này.

Cũng như hầu hết các quốc gia ASEAN khi thu hút FDI vào nông nghiệp, Việt

Nam đã áp dụng một loạt các biện pháp ưu đãi đầu tư dưới các hình thức như miễn,

giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, mặt nước và nhiều

hình thức hỗ trợ khác, tập trung chủ yếu vào các hình thức hỗ trợ tài chính. Tuy

nhiên, với việc Việt Nam gia nhập WTO thì các hình thức trợ cấp nói chung, trợ cấp

Page 77: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

72

trong nông nghiệp nói riêng sẽ phải cắt giảm và tiến tới loại bỏ trong tương lai gần.

Do vây, nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hiện nay là phải xây dựng chính sách

khuyến khích FDI vào nông nghiệp theo hướng vào đảm bảo mục tiêu tăng cường

thu hút nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn, vừa thực hiện đúng cam

kết quốc tế.

Thứ nhất, duy trì và mở rộng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hiện hành đối với các

dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, đồng thời giảm dần tiến tới loại bỏ các tiêu chí

liên quan khuyến khích xuất khẩu, ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế

hàng nhập khẩu.

Thứ hai, vận dụng tối đa các biện pháp được WTO cho phép để tăng cường

thu hút FDI vào ngành như:

Tăng cường trợ cấp cho nông dân để đầu tư phát triển nguồn nguyên vật liệu

trong nước dưới hình thức cho vay ưu đãi ( nằm trong trợ cấp màu xanh lá

cây)

Đẩy mạnh, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động R&D, phục vụ

công nghiệp chế biến.

Bảo hộ một số sản phẩm trong nước bằng việc áp dụng hạn ngạch thuế quan

thay thế cho biến pháp cấm, hạn ngạch đã dỡ bỏ theo cam kết.

Thứ ba, tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ sinh

học vào sản xuất, dự án R&D, dự án xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ

nông nghiệp, nông thôn

Thứ tư, ngoài việc tuân thủ cam kết của WTO, cũng cần phải vận dụng tối đa

các hỗ trợ, các thỏa thuận tự do thương mại khi gia nhập WTO để tăng cường thu

hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

3.5.2.2. Chính sách về thị trường vốn và tín dụng đầu tư

Trong những năm qua, nguồn vốn phục vụ cho đầu tư vào nông nghiệp chủ

yếu là vốn tín dụng từ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngoài ra,

các hộ nông dân và doanh nghiệp trong nước còn được hỗ trợ vốn thông qua các

quỹ tín dụng nhân dân, các dự án, chương trình theo mục tiêu của Nhà nước…Tuy

nhiên, một thực tế là nguồn vốn này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn dành cho

Page 78: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

73

đầu tư và phát triển trong lĩnh vưc nông nghiệp. Do vậy, một trong những yêu cầu

đặt ra là phải phát triển nhanh thị trường vốn, tín dụng dành cho phát triển nông

thôn theo các hướng sau:

Một là, xem xét lại chính sách tín dụng theo hướng tạo môi trường cạnh tranh

bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài trong việc tiếp cận nguồn vốn, tín dụng. Theo đó, các dự án FDI trong

nông nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện, cũng được hưởng ưu đãi về tín dụng từ

Ngân hàng phát triển dưới các hình thức như: cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, và bảo

lãnh tín dụng. Ngoài ra, cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân được

tiếp cận nguồn vốn, tín dụng ưu đãi này. Hầu hết các nước ASEAN đều áp dụng sự

ưu đãi tiến dụng này.

Hai là, tạo kênh hỗ trợ vốn cho các dự án liên doanh trong nông nghiệp nhằm

đáp ứng đủ nguồn vốn cho doanh nghiệp trong nước tham gia góp vốn liên doanh,

thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư như tạo giống, sản xuất

phục vụ xuất khẩu…

Ba là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn FDI vay vốn hiệu

quả qua việc áp dụng cơ chế bảo lãnh, thế chấp, điều kiện vay vốn thuận lợi.

Bốn là, trong phân bổ nguồn vốn ODA, có thể xem xét cho các doanh nghiệp

FDI vay khi đầu tư vào các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, các dự án vào các

vùng kinh tế, xã hội khó khăn, các dự án trọng điểm quốc gia. Đối với các dự án

trong điều kiện sản xuất khó khăn, cần xem xét hỗ trợ bổ sung vốn kịp thời, tránh

hiện tượng giải thể, phá sản, dẫn đến tác động tiêu cực cho nền kinh tế và tâm lý

không tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài.

3.5.2.3. Chính sách về đất đai, rừng, mặt nước trong nông nghiệp

Đất đai là TLSX quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện

nay công tác quản lý đất đai dành cho các dự án đầu tư trong nông nghiệp nói

chung, dự án FDI trong nông nghiệp nói riêng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế như

tình trạng thiếu đất sản xuất, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chậm, gây ảnh

hưởng không nhỏ tới hoạt động đầu tư. Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên

cần thực hiện các biện pháp sau:

Page 79: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

74

Chính phủ, các địa phương cần có quy định ưu tiên tạo quỹ đất cho các dự án,

tạo điều kiện thuận lợi, ưu tiên cho nhà đầu tư khi xem xét mở rộng diện tích đất để

mở rộng dự án. Thực hiện nhất quán chính sách giao đất, rừng, mặt nước cho nhà

đầu tư theo hướng vừa quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên, vừa khuyến khích, đảm

bảo cam kết trong việc giao đất, rừng, mặt nước thực hiện các dự án đầu tư. Xây

dựng quy trình về giao đất, giao rừng cho các địa phương thống nhất thực hiện, theo

quy hoạch đã được phê duyệt và gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Có những

biện pháp nhằm hỗ trợ nhà đầu tư đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt

là đền bù đất cho nông dân. Trong các dự án liên doanh, có thể hỗ trợ bằng nguồn

vốn ngân sách hoặc cho vay ưu đãi đối với bên Việt Nam trong việc thực hiện công

tác giải tỏa, đền bù, sớm đưa đất vào góp vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh

doanh.

Mở rộng, củng cố quyền của người được giao đất, thuê đất, đảm bảo khả năng

tiếp cận lâu dài đối với đất đai. Đơn giản hóa thủ tục trong việc cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo cho rừng, đất rừng có sử hữu cụ thể, đồng thời

cũng tạo điều kiện cho nhà đầu tư có tài sản thế chấp vay vốn để phát triển dự án.

3.5.2.4. Các biện pháp đảm bảo đầu tư

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tham gia các thể chế quốc tế về đầu tư, đảm bảo

đầu tư, ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư đa phương, song phương, tạo niềm tin

cho nhà đầu tư khi đầu tư vào nước ta nói chung, vào lĩnh vực nông nghiệp nói

riêng. Indonesia là quốc gia đã thực hiện rất tốt hoạt động này với việc ký thảo

thuận song phương về đầu tư với 55 nước trên thế giới, đồng thời cũng là thành viên

của MIGA- cơ quan bảo hộ đầu tư đa phương, nhằm bảo vệ các nhà đầu tư nước

ngoài tránh khỏi những rủi ro chính trị.

Hoàn thiện và tăng cường thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền.

Thực tế tình trạng vi phạm bản quyền là một trong những nguyên nhân khiến nhà

đầu tư nước ngoài mới chỉ tập trung vào các dự án khai thác các tiềm năng, thế

mạnh hiện có, sử dụng nhiều lao động. Thái Lan, Indonesia, Malaysia ngoài việc ký

kết các hiệp định bảo hộ đầu tư đều đã sớm ban hành các luật về bảo hộ quyền sở

hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền. Việt Nam cũng cần có những cơ chế chính sách

mạnh mẽ hơn trong vấn đề này, nhằm tăng dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao.

Page 80: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

75

3.5.3. Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

Để thu hút nguồn vốn ĐTNN, các chính sách ưu đãi đầu tư được coi là điều

kiện cần. Về dài hạn, để giữ chân nhà đầu tư, khuyến khích nhà đầu tư mở rộng quy

mô dự án và thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư mới, thì các yếu tố căn bản như

cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường mới là quan trọng, quyết định.

Xác định rõ tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng trong chiến lược tăng

cường thu hút FDI, khu vực ASEAN nói chung, các nước ASEAN như Thái Lan,

Malaysia nói riêng đều dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Ở

Việt Nam, trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng đã có những

chuyển biến tích cực cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Hệ thống đường giao thông, hệ

thống điện, thông tin liên lạc, đặc biệt tại các vùng nông thôn đã được quan tâm đầu

tư phát triển. Về cơ sở hạ tầng nông nghiệp, hệ thống giao thông thủy lợi được cải

thiện đã phần nào đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, góp

phần hình thành các vùng chuyên canh như cao su, cafe ở miền Đông Nam Bộ, Tây

Nguyên, vùng chè ở trung du miền núi phía Bắc. Cơ sở hạ tầng thương mại nông

thôn cũng được quan tâm xây dựng.

Tuy nhiên, để tăng cường hơn nữa thu hút FDI vào nông nghiệp, đặc biệt trong

bối cảnh phải cạnh tranh gay gắt về thu hút nguồn vốn FDI hiện nay, thì cần tiếp tục

đẩy mạnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông

thôn. Trước tiên, cần tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ

tầng cho ngành nông nghiệp. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hàng năm, từ phát

hành trái phiếu trong nước, quốc tế, trái phiếu công trình…khuyến khích các dự án,

chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn dưới hình thức nhà

nước và nhân dân cùng làm. Nguồn vốn vay thương mại, vốn ODA, đặc biệt

khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các

dự án BOT, BT, BTO để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, theo

quy hoạch thống nhất, đáp ứng kịp thời sự phát triển kinh tế xã hội. Các công việc

cần làm cụ thể là:

Xây dựng, kiên cố hóa, mở rộng mạng lưới giao thông trong cả nước. Chính

sách hỗ trợ của nhà nước, cùng với các địa phương, đóng góp của nhân dân

Page 81: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

76

để phát triển nhanh hệ thống giao thông nông thôn, nâng cấp các tuyến

đường hiện có, xây dựng hệ thống cầu, cống …phục vụ nhu cầu đi lại, vận

chuyển hàng hóa, đặc biệt tại các vùng nguyên liệu phục vụ cho các dự án.

Xây dựng, mở rộng lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất

của nhân dân, doanh nghiệp, tránh tình trạng thiếu điện dành cho sản xuất

vào mùa khô.

Phát triển dịch vụ bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, internet, từng

bước ứng dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp, nông thôn.

Đặc biệt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng sử dụng tổng

hợp tài nguyên đất nước để cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, và cải

thiện môi trường, phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ thiên tai. Áp dụng công

nghệ tiên tiến, công nghệ tưới tiêu nước tiết kiệm trong việc xây dựng và

quản lý các công trình thủy lợi.

3.5.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nông nghiệp

Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư, đặc

biệt trong những dự án đòi hỏi trình độ, tay nghề cao là một trong những rào cản đối

với dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp trong thời giạn qua. Các nước Thái

Lan, Malaysia bên cạnh việc tạo thuận lợi cho người lao động nước ngoài là các

chuyên gia đến sống và làm việc ở nước mình, thì cũng rất quan tâm đến việc phát

triển nguồn nhân lực trong nước. Ở nước ta, để khắc phục hạn chế về chất lượng đội

ngũ lao động này, cần phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho lực lượng lao

động hiện tại, cũng như đối với lực lượng lao động trong tương lai, từ đội ngũ cán

bộ quản lý nhà nước về FDI, cán bộ tham gia quản lý doanh nghiệp FDI, đến lao

động làm việc trong các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ nhất, phát triển hệ thống đào tạo nghề ở nông thôn, hệ thống khuyến

nông, khuyến ngư, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, kiến thức kinh tế, quản lý sản xuất,

kiến thức về thị trường, thông tin. Kết hợp tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp

như chế biến nông lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ công nghiệp.

Page 82: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

77

Thứ hai, hỗ trợ việc làm cho khu vực nông nghiêp và phi nông nghiệp, đẩy

nhanh tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đây là

hướng đi quan trọng để tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Có chiến lược

đào tạo thích hợp đối với các trường đào tạo về lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp.

Ngoài việc đào tạo chuyên môn, cần đẩy mạnh đào tạo ngoại ngữ, tin học, tạo cơ

hội cho các học viên sau này có thể làm việc trực tiếp với các chuyên gia nước

ngoài, tiếp cận với các nguồn tài liệu nước ngoài khi tham gia các dự án FDI.

Xây dựng đội ngũ lao động chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân

lực phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao khả năng thu hút FDI của nông nghiệp Việt

Nam mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI

trong nông nghiệp, góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa

nông nghiệp nông thôn.

Page 83: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

78

KẾT LUẬN

Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp kém phát triển,

do vậy để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì công

nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải được xác định là nhiệm vụ

hàng đầu. Đây là yêu cầu tất yếu khách quan để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng

nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, văn minh.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, bên cạnh phát huy tối đa nội lực, thì việc thu hút,

sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài giữ một vai trò quan trọng. Thực tế

trong những năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực,

một phần nhờ các nguồn lực từ bên ngoài đó, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế

trong việc thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam như

hiệu quả các dự án chưa cao, phân bổ nguồn vốn không đều... Ngoài ra, việc thiếu

chiến lược thu hút FDI dài hạn, cơ sở hạ tầng yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực

chưa cao…đang là những trở ngại lớn đối với dòng vốn FDI vào nông nghiệp, mà

thực tế là vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các

ngành kinh tế khác, và ngày càng có xu hướng giảm.

Qua việc nghiên cứu tình hình thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của các

nước ASEAN, mà cụ thể là tại ba nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, chúng ta có

thể rút ra một số bài học kinh nghiệm từ chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của các quốc gia này, từ đó lựa chọn áp dụng phù

hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Với những tiềm năng, thế mạnh

hiện có của ngành, kết hợp với chính sách thu hút, sử dụng nguồn vốn hiệu quả, sẽ

thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, bền vững theo hướng hiện

đại, góp phần vào việc hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Page 84: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Chính Phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2006, Nghị định

số 108/NĐ-CP ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội.

2. Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư, 19/12/2008, Báo cáo tình

hình thu hút FDI vào các ngành nông lâm ngư nghiệp theo đối tác đầu

tư, theo hình thức đầu tư, theo phân ngành và theo địa phương nhận đầu

tư giai đoạn 1988- 2008, Hà Nội.

3. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2005, Luật Đầu

tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội

4. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Doanh

nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Hà Nội.

5. La Thị Hoài Anh, 2007, Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI vào

nông nghiệp, luận văn thạc sỹ, Hà Nội.

6. GS.TS Đỗ Đức Bình, 2009, Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam- Những bất

cập về chính sách và giải pháp hoàn thiện, tạp chí Kinh tế& Phát triển,

tháng 7/2009

7. Trần Nam Bình, 2004, FDI nông nghiệp giai đoạn 1988-2003 và định

hướng đến năm 2010, Hà Nội

8. Triệu Hồng Cẩm, 2005, Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh

thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế,

TP Hồ Chí Minh

9. Nguyễn Tiến Cơi, 2008, Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

của Malaysia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế- thực trạng và khả

năng vận dụng vào Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Hà Nội.

10. Trần Hào Hùng, 2006, Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thu

hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát

Page 85: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

80

triển nông thôn, chương trình hỗ trợ nông nghiệp quốc tế ISG- Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội.

11. TS. Nguyễn Hữu Khải, 2003, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp nông thôn Việt Nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông

sản, NXB Thống kê, Hà Nội.

12. Vũ Chí Lộc, 1997, Giáo trình đầu tư quốc tế, NXB Giáo dục, Hà Nội

13. GS.TS Nguyễn Thế Nhã, 2004, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB

Thống kê

14. Chu Tiến Quang, 2005, Chính sách đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng

nhằm tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam,

NXB Thống kê, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

1. ASEAN Secretariat, 2009, ASEAN Investment Guidebook, Jakatar.

2. ASEAN Secretariat, 2011, ASEAN Investment Report 2011, Jakatar.

3. ASEAN Secretariat, 2006, Statistics of Foreign Direct Investment in ASEAN,

Eighth Edition, 2006, Jakarta.

4. ASEAN Secretariat, 2010, ASEAN Investment Guidebook 2009, Jakarta.

5. The United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD),

2011, World Investment Report 2011, United Nations Publication, Switzerland.

6. UNCTAD, 2012, Global Investment Trends Monitor.

III. Các Websites

1. Báo Doanh nhân 360, 2008, Kinh nghiệm thu hút FDI của các cường quốc Châu Á. Truy cập ngày 15/04/2012 từhttp://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Thi-truong-360/Dau-tu-360/

Kinh_nghiem_thu_hut_FDI_cua_cac_cuong_quoc_Chau_A/

2. Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, 2009, Thu hút vốn FDI vào nông nghiệp,

nông thôn: Kê sao cho hết lệch.Truy cập ngày 27/03/2012

http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=81749

3. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, Cần đẩy mạnh thu hút FDI vào

khu vực nông nghiệp. Truy cập ngày 18/04/2012 từ

Page 86: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

81

http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?

co_id=30111&cn_id=462168

4. Báo điện tử Tạp chí Cộng sản, 2011, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào

lĩnh vực nông nghiệp thực trạng và chính sách. Truy cập ngày 28/03/2012 từ

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2011/979/Dau-tu-truc-

tiep-nuoc-ngoai-FDI-vao-linh-vuc-nong-nghiep.aspx

5. Báo điện tử Tạp chí Cộng sản, 2011, Động lực mới thu hút doanh nghiệp đầu

tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn. Truy cập ngày 03/04/2012 từ

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-thon/2011/13449/Dong-

luc-moi-thu-hut-doanh-nghiep-dau-tu-vao-khu-vuc.aspx

6. Báo điện tử- Thời báo Kinh tế Việt Nam, Nguyên nhân khiến FDI ít vào

nông nghiệp. Truy cập ngày 20/04/2012 từ

http://vneconomy.vn/66815P10C1001/nguyen-nhan-khien-fdi-it-vao-nong-

nghiep.htm

7. Báo điện tử- Thời báo Kinh tế Việt Nam, Trung Việt, 2007, FDI vào ASEAN

sẽ tăng kỷ lục trong những năm tới. Truy cập ngày 15/04/2012 từ

http://vneconomy.vn/67493P0C99/fdi-vao-asean-se-tang-ky-luc-trong-nhung-nam-

toi.htm

8. Báo điện tử Vietnamplus.vn, Đức Phương 2012, Tập trung kinh phí xây dựng

giao thông nông thôn. Truy cập ngày 30/03/2012 từ

http://www.vietnamplus.vn/Home/Tap-trung-kinh-phi-xay-dung-giao-thong-nong-

thon/20124/136906.vnplus

9. Báo Kinh tế Nông thôn, 2009, Làm thế nào để "kéo" FDI vào nông nghiệp.

Truy cập ngày 27/03/2012 từ

http://kinhtenongthon.com.vn/Story/kinhte-thitruong/2009/1/16705.html

10. Cổng thông tin điện tử- Bộ kế hoạch và Đầu tư, Thu hút, nâng cao hiệu quả

các dự án FDI vào nông nghiệp. Truy cập ngày 21/04/2012 từ

http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/10192/Tin%20t%E1%BB%A9c

%20chung/1556721/3625076/3805346/3829000

Page 87: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

82

11. Cổng thông tin điện tử- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2007,

Nông nghiệp Việt Nam sau một năm gia nhập WTO: Xuất khẩu thuận lợi. Truy cập

ngày 20/03/2012 từ

http://agro.gov.vn/news/tID5952_Nong-nghiep-Viet-Nam-sau-mot-nam-gia-nhap-

WTO-Xuat-khau-thuan-loi.htm

12. Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2007, Tổng quan về dòng

FDI vào Việt Nam 1988- 2006. Truy cập ngày 20/03/2012 từ

http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=2.44&aID=9

13. Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và Đầu tư, 2008, 20 Năm Đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam (1988 - 2007). Truy cập ngày 25/03/2012 từ

http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=2.44&aID=507

14. Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tình hình đầu tư

trực tiếp nước ngoài 12 tháng năm 2011. Truy cập ngày 27/03/2012 từ

http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=2.44&aID=1128

15. Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tình hình đầu tư

trực tiếp nước ngoài 12 tháng năm 2010. Truy cập ngày 01/04/2012 từ

http://fia.mpi.gov.vn/News.aspx?ctl=newsdetail&p=2.44&aID=1043

16. FDI vào Indonesia tăng bất thường, 2003. Truy cập ngày 24/04/2012 từ

http://www.mof.gov.vn/portal/pls/portal/SHARED_APP.UTILS.print_preview?

p_page_url=http%3A%2F%2Fwww.mof.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal

%2Fmof_vn

%2F1539781&p_itemid=2287683&p_siteid=33&p_persid=2177085&p_language=

vi

17. Trung tâm giống Nông nghiệp Đồng Tháp, Nguyễn Tố, 2010, Phát triển

thương mại nông thôn. Truy cập ngày 12/04/2012 từ

http://www.giongnongnghiep.com/nong-nghiep-nong-thon/216-phat-trin-thng-mi-

nong-thon-k-1.html

18. Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Bắc, 2010, FDI và cơ hội cho ngành nông

nghiệp. Truy cập ngày 15/03/2012 từ

Page 88: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

83

http://ipcn.mpi.gov.vn/news/detail/tabid/75/newsid/50126/language/vi-VN/

Default.aspx

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng phân chia ưu đãi đầu tư theo khu vực của Thái Lan

Khu vực 1

Gồm 6 tỉnh thành phố trung tâm có thu nhập cao, cơ

sở hạ tầng tốt là: Bangkok, Nakhon

Pathom, Nonthaburi, Pathum Thani,

Samut Prakan, and Samut Sakhon

Khu vực 2

Gồm 12 tỉnh: Ang Thong, Ayutthaya,

Chachoengsao, Chon Buri, Kanchanaburi, Nakhon

Nayok, Ratchaburi,

Samut Songkhram, Saraburi, Suphan Buri, Phuket,

and Rayong

Khu vực 3 Gồm 58 tỉnh:

Chai Nat, Chaiyaphum, Chanthaburi, Chiang Mai,

Chiang Rai,

Chumphon, Kamphaeng Phet, Khon Kaen, Krabi,

Lamphang, Lamphun,

Loei, Lop Buri, Mae Hong Son, Mukdahan, Nakhon

Ratchasima,

Nakhon Sawan, Nakhon Si Thammarat, Nong Khai,

Phangnga,

Phattalung, Phetchabun, Phetchaburi, Phitsanulok,

Pichit, Prachin Buri,

Prachuab Khiri Khan, Ranong, Sa Kaew, Sing Buri,

Songkhla,

Sukhothai, Surat Thani, Tak, Trang, Trat, Udon

Thani, Ubon

Ratchathani, Uthai Thani, Uttaradit, Amnat Charoen,

Buri Ram, Kalasin,

Maha Sarakham, Nakhon Phanom, Nan, Narathiwat,

Nong Bualamphu,

Pattani, Phayao, Phrae, Roi Et, Sakhon Nakhon,

Sathun, Si Sa Ket,

Page 89: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

84

Surin, Yasothon, and Yala.

Nguồn: ASEAN Investment Guidebook, 2009

Phụ lục 2: Chi phí tiến hành hoạt động kinh doanh tại các nước ASEAN

giai đoạn 2007- 2011

Country

Easing

of Doing

Business

Cost of Doing Business Indicators

Starting

Busines

s

Getting

PermitsRegistration Taxes

Trading

Across

Investor

ProtectionCredit Contract

Closing

Business

Bruney 78 (112)

Campuchia143

(147)

Indonesia135

(121)

Lào159

(171)

Malaysia 25 (21) N/C

Philippin126

(148)

Singapore 1 (1) N/C N/C

Thái Lan 18 (19)

Việt Nam 104 (87)

ASEAN 87 (89) N/A N/A N/A N/A N/A N/A

Nguồn: ASEAN Investment Report 2011

Giảm trong giai đoạn 2007- 2011

Tăng trong giai đoạn 2007- 2011

N/C Không thay đổi

N/A Không có dữ liệu

Page 90: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

85

Phụ lục 3: Đối tác ĐTNN trong ngành trồng trọt và chế biến nông sản ở

Việt Nam giai đoạn 1988- 2008

STT Đối tác Số dự án Vốn đăng ký (USD)

Vốn điều lệ (USD)

1 Đài Loan 92 265.932.376 137.881.957

2 BVI 7 223.845.635 82.511.971

3 Pháp 7 162.949.308 130.908.688

4 Singapore 15 159.726.732 58.150.020

5 Hoa Kỳ 13 115.939.390 42.351.489

6 Đối tác khác 112 669.286.630 342.039.437

Tổng 246 1.597.680.071 793.843.382

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư

Page 91: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

86

Phụ lục 4: Đối tác ĐTNN trong ngành chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam giai đoạn 1988- 2008

STT Đối tác Số dự án Vốn đăng ký (USD)

Vốn điều lệ (USD)

1 Đài Loan 13 80.183.822 38.675.471

2 Thái Lan 9 270.872.500 99.821.000

3 BVI 5 66.100.000 51.420.000

4 Hà Lan 1 49.500.000 24.166.666

5 Pháp 8 23.709.470 8.291.970

6 Các đối tác khác

50 263.266.686 117.746.661

Tổng 86 753.632.478 340.121.768

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư

Page 92: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

87

Phụ lục 5: Đối tác ĐTNN trong ngành trồng rừng, chế biến gỗ ở Việt Nam

giai đoạn 1988- 2008

STT Đối tác Số dự án Vốn đăng ký (USD)

Vốn điều lệ (USD)

1 Đài Loan 192 761.760.158 324.032.829

2 Malaysia 26 195.509.138 63.380.143

3 BVI 27 131.278.000 40.037.000

4 Nhật Bản 29 91.955.282 34.197.466

5 Singapore 14 42.328.637 15.853.637

6 Các đối tác khác

165 516.053.068 304.194.148

Tổng 453 1.738.884.283 781.695.223

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư

Page 93: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

88

Phụ lục 6: Đối tác ĐTNN có dự án còn hiệu lực trong lĩnh vực thủy sản ở

Việt Nam giai đoạn 1988- 2008

STT Đối tác Số dự án Vốn đăng ký (USD)

Vốn điều lệ (USD)

1 Đài Loan 33 74.805.000 42.969.989

2 Hàn Quốc 24 39.369.750 20.813.650

3 Nhật Bản 11 38.663.830 20.508.274

4 Singapore 8 33.107.037 17.867.037

5 Thái Lan 6 91.147.340 78.635.318

6 Hoa kỳ 6 21.635.816 9.154.839

7 Đối tác khác 41 151.159.006 58.104.051

Tổng 129 449.887.779 247.780.131

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư

Page 94: THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP: KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

89

Phụ lục 7: FDI vào nông nghiệp Việt Nam theo hình thức đầu tư giai

đoạn 1988- 2008

STT Hình thức Số dự ánVốn đăng ký

(USD)Vốn điều lệ

(USD)

1100% vốn nước

ngoài775 3.648.779.091 1.682.813.852

2 Liên doanh 173 962.044.063 452.263.547

3Hợp đồng hợp tác

kinh doanh20 25.437.165 25.075.138

4 Công ty cổ phần 9 170.780.000 136.304.000

Tổng số 977 4.807.040.319 2.296.456.537

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư