thuần chính thập nhị thủ

22
Thuần Chính Thập Nhị Thủ Tác giả : Thủy Tiên Công Chúa (1254 - 1329) Xuất xứ : Vạn Pháp Quy Nguyên và Đông-A Di Sự (phần Vũ-kinh) Dịch, biên tập chú giải : Trần Đại-Sỹ Với sự trợ giúp của Võ-sư Trần Huy-Quyền, Lê Như-Bá Copyright by Trần Đại-Sỹ – Trần Huy-Quyền – Lê Như-Bá Các soạn giả giữ bản quyền. 1. NGUỒN GỐC Năm 1280, quân Mông Cổ chuẩn bị sang xâm lăng Việt Nam. Vua ra lệnh cho các vương hầu, tướng sĩ, võ phái đều được mộ binh, tổ chức huấn luyện. Trong hoàng cung, bà Linh Từ (Vương phi của Trung-vũ đại vương, lĩnh Thái sư Trần Thủ Độ) họp tất cả các phi tần, công chúa, cung nga, quận chúa lại và ban huấn từ : "Giặc sắp đến, các người phải luyện tập võ nghệ để có thể xuất trận chống xâm lăng. Nếu võ không tinh thì ít ra cũng tự bảo vệ được bản thân, không làm bận đến tướng sĩ để bảo vệ" Bà chỉ định: Khâm Từ hoàng hậu, Thiên Thụy công chúa (vương phi Hưng Võ Vương, con Hưng Đạo Vương) và Thủy Tiên Công-chúa dạy các cung phi, cung nga. Còn công chúa, quận chúa thì đích thân bà dạy. Khi dạy võ, Thủy Tiên Công-chúa thấy dạy cương quyền cho phái nữ để chuẩn bị chống với binh sĩ Mông Cổ là loại người to lớn, dũng mãnh, thì khó mà bảo toàn thân thể. Vì vậy bà mới tìm ra tất cả thế nhu, chống lại đủ hình thức tấn công của đối thủ. Sau khi thắng Mông Cổ, bà chép lại thành bộ "Thuần Chính Thập Nhị Thủ" là những phương pháp hiền hậu để tỏ ra mình là người trinh tĩnh, tiết hạnh.

Upload: vuong-nhan-tran

Post on 02-Dec-2015

219 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Thuần Chính Thập Nhị Thủ

TRANSCRIPT

Page 1: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Tác giả : Thủy Tiên Công Chúa (1254 - 1329)

Xuất xứ : Vạn Pháp Quy Nguyên và Đông-A Di Sự (phần Vũ-kinh)

Dịch, biên tập chú giải : Trần Đại-Sỹ

Với sự trợ giúp của Võ-sư Trần Huy-Quyền, Lê Như-Bá

Copyright by Trần Đại-Sỹ – Trần Huy-Quyền – Lê Như-BáCác soạn giả giữ bản quyền.

1. NGUỒN GỐC

Năm 1280, quân Mông Cổ chuẩn bị sang xâm lăng Việt Nam. Vua ra lệnh cho các vương hầu, tướng sĩ, võ phái đều được mộ binh, tổ chức huấn luyện. Trong hoàng cung, bà Linh Từ (Vương phi của Trung-vũ đại vương, lĩnh Thái sư Trần Thủ Độ) họp tất cả các phi tần, công chúa, cung nga, quận chúa lại và ban huấn từ :

"Giặc sắp đến, các người phải luyện tập võ nghệ để có thể xuất trận chống xâm lăng. Nếu võ không tinh thì ít ra cũng tự bảo vệ được bản thân, không làm bận đến tướng sĩ để bảo vệ"

Bà chỉ định: Khâm Từ hoàng hậu, Thiên Thụy công chúa (vương phi Hưng Võ Vương, con Hưng Đạo Vương) và Thủy Tiên Công-chúa dạy các cung phi, cung nga. Còn công chúa, quận chúa thì đích thân bà dạy.

Khi dạy võ, Thủy Tiên Công-chúa thấy dạy cương quyền cho phái nữ để chuẩn bị chống với binh sĩ Mông Cổ là loại người to lớn, dũng mãnh, thì khó mà bảo toàn thân thể. Vì vậy bà mới tìm ra tất cả thế nhu, chống lại đủ hình thức tấn công của đối thủ. Sau khi thắng Mông Cổ, bà chép lại thành bộ "Thuần Chính Thập Nhị Thủ" là những phương pháp hiền hậu để tỏ ra mình là người trinh tĩnh, tiết hạnh.

Năm Xương Phù thứ 11 (1387) Thái-sư Trần Nguyên Đán chép vào bộ Đông A Di Sự, chú thích, vẽ đồ hình đầy đủ, và cho khắc bản in. Nay còn lưu truyền.

2. TIỂU SỬ TÁC GIẢ

Thủy Tiên Công Chúa là dưỡng nữ Hưng Đạo Vương. Không rõ bà xuất thân từ đâu, cha mẹ là ai. Chỉ biết bà được Hưng Đạo Vương yêu thương nhận làm con nuôi. Bà

Page 2: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

sinh niên hiệu Nguyên Phong thứ tư (1254) đời vua Trần Thái Tông. Lên sáu tuổi bắt đầu học võ với Hưng Đạo Vương. Sau này bà học với Khâm Từ hoàng hậu (vợ vua Nhân Tông, và là con đẻ Hưng Đạo Vương). Nhưng sự thực tất cả võ công và nội công của bà do Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản dạy. Hưng Đạo Vương gả bà cho danh tướng Phạm Ngũ Lão. Dã sử tương truyền trình độ võ học của bà được liệt vào hàng thứ 15 đời Trần, trong khi Phạm Ngũ Lão đứng hạng thứ 17, tức võ nghệ thua bà hai bậc. Bà có công huấn luyện võ thuật cho toàn thể cung phi, cung nga đời Trần. Chính vì vậy, khi mà quân Mông Cổ chiếm Thăng Long, các cung phi, cung nga tự bảo vệ, di tản an toàn, không cần hộ tống.

Tuy nhiên, bà không hoàn toàn đi theo hoàng cung. Bà theo sát phu quân là danh tướng Phạm Ngũ Lão đánh trận Chương Dương, Nội Bàng, sau này cũng chính bà theo phu quân chinh phạt Ai Lao (Lào) và Chiêm Thành.

Sách Đông A Di Sự, Thủy Tiên Công Chúa liệt truyện chép:

"Công chúa mặt đẹp như ngọc, dáng người thanh nhã, tiếng nói khoan thai, lòng đầy nhân ái, nhưng khi xung trận thì dũng mãnh phi thường".

Bộ Mông Thát Cáo Lục chép :

"Vợ tướng họ Phạm là con gái của Hưng Đạo Vương, không biết tên là gì, tước phong Thủy Tiên Công Chúa. Thủy Tiên dáng người thanh thoát, mặt đẹp ; nói thông thạo tiếng Mông Cổ âm Hoa Lâm, tiếng Hán âm Lâm An. Khi lâm trận đối đáp với tướng Mông Cổ bằng ngôn từ nhẹ nhàng, nhưng khi giao tranh thì dũng mãnh phi thường. Nhiều tướng Mông Cổ không đề phòng, bị Thủy Tiên giết. Tướng Nguyễn Linh Nhan bị Thủy Tiên bắt sống".

Lưu ý độc giả, trong tất cả các sách của Trung-quốc viết về cuộc chiến Mông-Việt, họ gọi thẳng tên các vua Trần. Như vua Trần Thái Tông họ gọi là Trần Cảnh, trong khi họ gọi Trần Quốc Tuấn bằng tước Hưng Đạo Vương, để tỏ lòng kính trọng.

Công-chúa hoăng vào niên hiệu Khai Thái năm thứ sáu đời Trần Minh Tông (1329), thọ 75 tuổi. Huyền sử Việt Nam kể rằng sau khi mất bà hiển thánh. Cho nên ngày nay tại tất cả các đền thờ Hưng Đạo Vương trên toàn Việt Nam đều có tượng thờ bà. Tại đền thờ nói đến Tứ vị vương tử, nhị vị vương cô, bà là một trong nhị vương cô. Chính bà đã dùng một chiêu trong Thuần Chính Thập Nhị Thủ bắt một danh tướng Mông Cổ là Nguyễn Linh Nhan, cho nên ngày nay mỗi khi về đồng bà, người ta còn diễn lại tích này.

Về võ học, bà có để lại các phát minh sau :

Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Page 3: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Thủy Tiên Liên Hoa quyền,Thủy Tiên Trường Xuân Công,Thủy Tiên Trị Liệu Thủ (phương pháp dùng chỉ lực chữa bệnh)(Thất truyền)

3. PHÂN TÍCH CÁC THỦ

Thủ nghĩa đen là tay. Mỗi thủ có một tên, 12 thủ có 12 tên nguyên thủy do công chúa đặt ra. Nhưng khi chép vào bộ Đông A Di Sự, Thái-sư Trần Nguyên Đán lại đổi tên đi để cho hợp với các hoạt động cơ thể.

Đệ nhất: Việt nữ chính thủ, gồm 12 chiêu phá các thế nắm tay,Đệ nhị: Việt nữ phản thủ, gồm 12 chiêu chống lại bóp cổ,Đệ tam: Việt nữ tịch tà, gồm 12 chiêu khóa tay chân,Đệ tứ: Việt nữ bảo tiết, gồm 12 chiêu nằm tự vệ,Đệ ngũ: Việt nữ phản chế, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị nắm áo,Đệ lục: Thiên cẩu nhập nội, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị nắm tóc,Đệ thất: Việt nữ phục hổ, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị tấn công bằng thủ pháp,Đệ bát: Anh thư bảo quốc, gồm 12 chiêu thức tuyệt diệu của nhu quyền,Đệ cửu: Việt nữ thuần chính, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị ôm,Đệ thập: Ô nha phạm cảnh, gồm 12 chiêu tự vệ chống cước,Đệ thập nhất: Việt điểu nam phi, gồm 12 chiêu tự vệ chống dao,Đệ thập nhị: Nam thiên anh kiệt, gồm 12 chiêu tự vệ khi bị trói,

Ngoại trừ thủ thứ 11 và 12, các thủ đều nằm trong tư thế chống lại các loại quyền cước. Khi luyện tập Thuần Chính Thập Nhị Thủ phải nhớ các nguyên tắc sau :

– MỘT LÀ, đọc, nhớ kỹ danh hiệu các chiêu thức. Mỗi chiêu thức có một tên, tên đó nhắc nhở cho biết nội dung động tác.

– HAI LÀ, thuộc các nguyên lý võ học.

– BA LÀ, luyện tập theo thứ tự từ chiêu thứ 1 đến chiêu thứ 12.

– BỐN LÀ, trước khi luyện, phải luyện Nội-công, Khí-công chỉ định. Sau khi thuần-nhuyễn Nội-công, Khí-công mới luyện các chiêu.

– NĂM LÀ, phải luyện theo thứ tự, từ thủ thứ nhất, đến thủ thứ nhì...

Vì là loại nhu quyền, nên tuyệt đối tránh dùng cương giải quyết, không được xử dụng những đòn, thế của cương quyền. Luôn luôn nhớ rằng : người xử dụng nhỏ bé, không biết võ, chống lại người to lớn khỏe mạnh.

Mỗi chiêu thức bao giờ cũng có ba phần, đó là một nguyên lý căn bản của Võ Việt đời Trần, để phân biệt với các võ khác. Đó là : Công, Nghinh, Thủ.

Page 4: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Nhiều võ phái khác, mỗi chiêu thức của họ chỉ CÔNG không, hoặc NGHINH không, hoặc THỦ không. Nhưng môn võ này là võ Trấn Bắc Bình Nam nghĩa là bảo vệ quốc gia, cho nên :

– Trong thế CÔNG bao giờ cũng kín đáo, không để hở cho địch tấn công vào, như thế là trong thế công có thế thủ.

– Trong thế THỦ bao giờ cũng dự trù một thức phản công, như thế là trong thế thủ có thế công.

– Trong một chiêu, mà chúng ta xuất phát, không bao giờ tấn công trước. Đợi đối thủ xuất chiêu rồi nhân đó phản công. Thế là trong thế công bao hàm chống đỡ, đó là NGHINH.

4. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG XỬ DỤNG

Cũng như hầu hết các pho võ thuật tối cổ của tộc Việt: Mỗi pho đều đính kèm phần Nội-công, Khí-công áp dụng. Trong Thuần Chính Thập Nhị Thủ, Công-chúa Thủy Tiên có đính kèm:

– Mỗi Thủ đều có phần Nội-công bắt buộc người luyện phải tập, để có thể sử dụng những chiêu thức sao cho linh hoạt, dẻo dai, thăng bằng và có lực.

– Một phần Khí-công bắt buộc phải luyện mới có thể phát lực. Hơn nữa sau mỗi buổi tập, sao cho cơ thể không mệt mỏi, cùng quy tụ chân khí.

– Muốn luyện Nội-công, Khí-công của Thuần Chính Thập Nhị Thủ phải hội đủ các điều kiện sau:

· Một là, phải hiểu thấu đáo một trong các kinh Kim-cương, Lăng-già hay Bát-nhã, sau buổi tập dùng quy liễm chân khí. Theo quan niệm các võ học danh gia thời Đông-a (Trần) thì khi luyện võ trong tâm đều nảy sinh ra ác nghiệp: muốn giết, muốn đánh đối thủ. Cái ác tâm đó dần dần tích tụ sẽ sinh ra những phản ứng tai hại trong cơ thể. Sau này được gọi là nhập ma chướng. Cho nên khi luyện Thuần-chính Thập Nhị Thủ phải dùng tinh hoa của ba kinh Kim-cương, Lăng-già và Bát-nhã hóa giải.

· Hai là, phải biết dẫn khí.

· Ba là, phải biết điều khí thông qua 12 chính kinh, Kỳ kinh bát mạch, vòng Tiểu Chu-thiên, vòng Đại Chu-thiên.

Phần này chúng tôi không dịch, không chú giải, vì quá dài. Nếu² biên tập hết, chẳng

Page 5: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

hóa ra phải soạn một pho Võ-học toàn thư ư? Chúng tôi không có thời gian để làm công việc này. Vì cuộc đời tôi đã dành để viết về năm thời đại oanh liệt của tộc Việt trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Xin độc giả niệm thứ. Tôi hứa sau khi hoàn thành:

– Thời đại Lĩnh Nam

Thuật vua Trưng cùng 162 tướng khởi binh lập nền tự chủ.

– Thời đại Tiêu Sơn

Thuật cuộc đánh Tống, bình Chiêm của triều Lý.

– Thời đại Đông A

Thuật cuộc bình Mông, đời Trần.

– Thời đại Lam Sơn

Thuật cuộc khởi nghĩa của vua Lê.

– Thời đại Tây Sơn

Thuật cuộc khởi nghĩa của Tây-sơn và đánh giặc Thanh.

Bấy giờ tôi sẽ biên tập, dịch bộ Vạn Pháp Quy Nguyên.

5. HUẤN THỊ TỔNG QUÁT

Đây chỉ là một võ học bậc trung, không phải là loại tuyệt học, tức võ học tối cao. Tuy nhiên trong cũng có 40% là những có khả năng giết người trong chớp mắt. Nhất là những chiêu điểm huyệt. Các võ sư, huấn luyện viên, giáo sư không nên dạy cho võ sinh cấp nhỏ học. Vì muốn điểm huyệt phải :

– Hiểu rõ 12 kinh mạch, Nhâm, Đốc. Hơn nữa phải học nội công biết phát lực đã.

– Điểm huyệt không trúng, thì rất nguy hiểm cho bản thân.

– Điểm mạnh quá làm đối thủ chết hoặc thành phế tật, thiếu nhân đạo. Dầu đối với kẻ thù.

– Điểm trúng rồi làm sao giải huyệt ?

Page 6: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Trần Đại Sỹ

Thuần Chính Thập Nhị Thủ - Thuần Chính Đệ Nhất Thủ: TỎA THỦ PHÁ THỨC

1. DẪN NHẬP

Thủy Tiên Công Chúa sáng chế ra 12 thủ nhu quyền, gồm 114 chiêu, đặt tên thủ thứ nhất là Việt-nữ chính thủ. Khi chép vào phần Vũ-kinh trong bộ Đông A Di Sự, thì Thái-sư Trần Nguyên Đán lại chép là Tỏa thủ phá thức. Nhân đó các đời sau gọi là Tỏa Thủ Phá Thức thành quen.

Việt-nữ chính thủ gồm có 12 chiêu tự vệ khi bị đối thủ nắm tay.

12 chiêu có tên như sau :

Chiêu thứ nhất: Đối diện chính tâm, hữu chiêu.Chiêu thứ nhì: Đối diện chính tâm, tả chiêu.Chiêu thứ ba: Nhân ngã đối diện, hữu chiêu.Chiêu thứ tư: Nhân ngã đối diện, tả chiêu.Chiêu thứ năm: Ngã Việt, Nhữ Đát, hữu chiêu.Chiêu thứ sáu: Ngã Việt, Nhữ Đát, tả chiêu.Chiêu thứ bảy: Cản tiền, chế hậu.Chiêu thứ tám: Đối cản, chế tiền.Chiêu thứ chín: Ngã nhân, nhĩ ngưu.Chiêu thứ mười: Thuận thủ bảo thân.Chiêu thứ mười một: Nghịch thủ trấn địa.Chiêu thứ mười hai: Việt nữ bảo tiết.

Tất cả 12 chiêu đều ở vào tư thức: đối thủ ra tay trước, ta phản ứng lại.

_ 4 chiêu đối thủ đứng trước dùng một tay nắm ta._ 2 chiêu đối thủ đứng ngang hông dùng một tay nắm tay ta._ 1 chiêu đối thủ đứng sau nắm tay ta._ 2 chiêu đối thủ cản đường._ 3 chiêu đối thủ dùng hai tay nắm tay ta.

Tất cả các chiêu đều tự vệ, không dùng để tấn công. Khi đối thủ nắm tay ta, cản đường ta, là ỷ mạnh, có ý khinh thường, không phòng bị. Trong ý, nghĩ rằng như vậy đủ uy hiếp ta rồi. Cho nên tất cả các thế phá đều căn cứ vào các nguyên lý võ học Việt Nam như sau :

Page 7: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

_ Dĩ nhu chế cương, lấy mềm thắng cứng._ Dĩ nhược chế cường: lấy yếu thắng mạnh.

Động tác xử dụng, nằm trong nguyên lý :

_ Xuất kỳ bất ý, công kỳ vô bị : ra chiêu bất thần, đánh vào chỗ địch không phòng bị._ Dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi ư bỉ thân : lấy cái sở trường của địch mà trị địch. Tức đối thủ nắm tay cậy mạnh thì tấn công ngay vào tay đối thủ.

Trong phần diễn giảng, chúng tôi không dùng tên cổ nhân đặt ra, mà nêu rõ từng chi tiết, nội dung của chiêu, để Quý độc giả dễ nhớ. Tuy nhiên những động tác, chiêu số, gia tốc không được đổi. Vì khi Thủy Tiên Công Chúa sáng chế ra đã dùng khí công để nghiên cứu về phương diện y khoa rồi, không có hại cho cơ thể, tâm mạch, cũng như thần kinh. Vì vậy sửa đổi có thể đi vào sai lạc, rất có hại.

2. NỘI CÔNG, KHÍ CÔNG ÁP DỤNG

Thủ này chỉ dùng hai tay, nên Nội-công, Khí-công cũng giản lược.

2.1. Nội công

_ Luyện cườm tay, ngón tay,_ Luyện cùi chỏ,_ Luyện hai vai,_ Luyện 8 thân pháp nhập môn,_ Luyện nhãn pháp nhập môn,_ Luyện các thế tấn.

2.2. Khí công

Dẫn khí tuần lưu:_ Thủ Thái-âm phế kinh,_ Thủ Dương-minh đại trường kinh,_ Luyện Nhâm-mạch, Đốc-mạch._ Thu công.

3. CÁC CHIÊU THỨC

3.1. CHIÊU THỨ NHẤT

TAY PHẢI NẮM TAY PHẢI

TƯ THỨC

Page 8: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Đứng đối diện với đối thủ. Cườm tay phải bị tay phải đối thủ nắm chặt.

GIẢI THOÁTDùøng lực cườm tay phải xoay về phía ngón cái đối thủ. Ngón cái đối thủ bị xô ra. Tay phải giải thoát được, nếu giật mạnh về phía phải.

PHẢN CÔNGBàn tay trái chụp lên lưng bàn tay phải đối thủ, để bàn tay phải đối thủ không di chuyển được.Chân phải lui một bước, giữ bộ vị cho vững.Bàn tay phải lật cho chưởng tâm hướng lên trời. Dùng cường lực vặn vổ tay đối thủ xoay lên trời.Đồng thời tay trái biến thành chảo chụp lưng chưởng phải đối thủ.Dùng cường lực hai tay bẻ cổ tay đối thủ, và giật cho ngã. Lúc đối thủ ngã, tay phải phóng hai chưởng, một âm một dương vào mặt đối thủ.

3.2. CHIÊU THỨ NHÌTAY TRÁI NẮM TAY TRÁI

TƯ THỨCĐứng đối diện với đối thủ. Cườm tay trái bị tay trái đối thủ nắm chặt.

GIẢI THOÁTDùng lực cườm tay trái xoay về phía ngón cái đối thủ. Ngón cái đối thủ bị xô ra. Tay trái giải thoát được, nếu giật mạnh về phía trái.

PHẢN CÔNGBàn tay phải chụp lên lưng bàn tay trái đối thủ, để bàn tay trái đối thủ không di chuyển được.Chân trái lui một bước, giữ bộ vị cho vững.Bàn tay trái lật cho chưởng tâm hướng lên trời. Dùng cường lực vặn vổ tay đối thủ xoay lên trời.Đồng thời tay phải biến thành chảo chụp lưng chưởng trái đối thủ.Dùng cường lực hai tay bẻ cổ tay đối thủ, và giật cho ngã. Lúc đối thủ ngã, tay phải phóng hai chưởng, một âm một dương vào mặt đối thủ.

3.3. CHIÊU THỨ BATAY TRÁI NẮM TAY PHẢI

TƯ THỨCĐứng đối diện với đối thủ. Cổ tay phải bị tay trái đối thủ nắm.

GIẢI THOÁTDùng lực cườm tay phải xoay về phía ngón tay cái đối thủ. Ngón cái đối thủ xô ra.

Page 9: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Giật mạnh tay về phía sau, giải thoát được.

PHẢN CÔNGNếu muốn phản công, không giật tay phải về sau. Chưởng tâm trái chụp lên lưng bàn tay trái đối thủ. Chân phải lùi một bước.Bàn tay phải co lại, gập tay để khủyu tay làm góc 45 độ.Lập tức đối thủ nghiêng người về trước, mất trọng tâm, căn bản bị tuyệt.Bàn tay phải vòng lên, biến thành trảo, túm lấy cổ tay trái đối thủ, dùng sức đè mạnh xuống.Bàn tay trái đẩy lưng bàn tay phải đối thủ lên trên.Chân phải quét chân đối thủ.Khi đối thủ ngã, tay trái phóng hai chưởng, một âm, một dương vào mặt đối thủ.

3.4. CHIÊU THỨ TƯTAY PHẢI NẮM TAY TRÁI

TƯ THỨCĐứng đối diện với đối thủ. Cổ tay trái bị tay phải đối thủ nắm.

GIẢI THOÁTDùng lực cườm tay trái xoay về phía ngón tay cái đối thủ. Ngón cái đối thủ xô ra. Giật mạnh tay về phía sau, giải thoát được.

PHẢN CÔNGNếu muốn phản công, không giật tay phải về sau. Chưởng tâm phải chụp lên lưng bàn tay phải đối thủ. Chân trái lùi một bước.Bàn tay trái co lại, gập tay để khủyu tay làm góc 45 độ.Lập tức đối thủ nghiêng người về trước, mất trọng tâm căn bản bị tuyệt.Bàn tay trái vòng lên, biến thành trảo, túm lấy cổ tay phải đối thủ, dùng sức đè mạnh xuống.Bàn tay phải đẩy lưng bàn tay trái đối thủ lên trên.Chân trái quét chân đối thủ.Khi đối thủ ngã, tay trái phóng hai chưởng, một âm, một dương vào mặt đối thủ.

3.5. CHIÊU THỨ NĂMĐỨNG CÙNG CHIỀU, TAY TRÁI NẮM TAY PHẢI

TƯ THỨCĐi cùng chiều với đối thủ. Đối thủ ở bên phải, dùng tay trái nắm bàn tay phải ta.

GIẢI THOÁTVận dụng lực cổ tay phải xoay về phía ngón tay cái đối thủ. Tay đối thủ long ra, lực căn bản bị mất. Giật cùi chỏ sang phía trái, đẩy nắm tay chéo về trước hướng xuống đất.

Page 10: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

PHẢN CÔNGVận sức vào hai bàn chân cho vững.Chưởng tâm trái chụp lên bối chưởng phải đối thủ.Vận sức hai tay kéo về trước ngực.Cổ tay phải đè lên cổ tay trái đối thủ.Thừa cơ chân trái lui về phía sau phải một bước. Người quay góc 45 độ về trái. Đối thủ mất trọng tâm nghiêng về phía mình.Cổ tay phải đè mạnh trở xuống.Tay trái biến chưởng thành trảo túm lấy lưng bàn tay trái đối thủ bẻ trở lên.Chân phải lùi một bước về sau.Chân trái quét chân phải đối thủ về phía phải.Hai tay giật mạnh đối thủ về trái.Khi đối thủ ngã, tay trái phóng hai chưởng, một âm, một dương vào mặt đối thủ.

3.6. CHIÊU THỨ SÁUĐỨNG CÙNG CHIỀU, TAY PHẢI NẮM TAY TRÁI

TƯ THỨCĐi cùng chiều với đối thủ. Đối thủ ở bên trái, dùng tay phải nắm bàn tay trái ta.

GIẢI THOÁTVận dụng lực cổ tay trái xoay về phía ngón tay cái đối thủ. Tay đối thủ long ra, lực căn bản bị mất. Giật cùi chỏ sang phía phải, đẩy nắm tay chéo về trước hướng xuống đất.

PHẢN CÔNGVận sức vào hai bàn chân cho vững.Chưởng tâm phải chụp lên bối chưởng trái đối thủ.Vận sức hai tay kéo về trước ngực.Cổ tay trái đè lên cổ tay phải đối thủ.Thừa cơ chân phải lui về phía sau trái một bước. Người quay góc 45 độ về phải. Đối thủ mất trọng tâm nghiêng về phía mình.Cổ tay trái đè mạnh trở xuống.Tay phải biến chưởng thành trảo túm lấy lưng bàn tay phải đối thủ bẻ trở lên.Chân trái lùi một bước về sau.Chân phải quét chân trái đối thủ về phía trái.Hai tay giật mạnh đối thủ về phải.Khi đối thủ ngã, tay phải phóng hai chưởng, một âm, một dương vào mặt đối thủ.

Trả lời: Thuần Chính Thập Nhị Thủ Ngày 10/02/2008 09:12 Karma: 0  

Page 11: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

3.7. CHIÊU THỨ BẢY

CẢN TIỀN, CHẾ HẬU

TƯ THỨC

Đối thủ đi cùng chiều.

Đối thủ đi trước, cố ý ngăn cản không cho mình vượt qua.

GIẢI THOÁT

Về hông trái đối thủ

Bước sang hông trái đối thủ một bước.

Tay trái biến thành chưởng túm lấy cổ tay trái đối thủ.

Tay phải biến thành trảo chụp lấy chưởng trái đối thủ. Ngón tay cái ấn vào

giữa hai đốt xương bàn tay của ngón vô danh và ngón giữa. Bốn ngón còn lại

ấn vào chưởng tâm ép ngón cái đối thủ vào chưởng tâm đối thủ.

Người quay góc 90 độ về phải, chân phải lui sau một bước.

Đối thủ mất trọng tâm, nghiêng người về phía ta.

Tay phải bẻ gập bàn tay trái đối thủ lại.

Về hông phải đối thủ

Bước sang hông phải đối thủ một bước.

Tay phải biến thành chưởng, túm lấy cổ tay phải đối thủ.

Tay trái biến thành trảo chụp lấy chưởng phải đối thủ. Ngón tay cái ấn vào

giữa hai đốt xương bà ntay của ngón vô danh và ngón giữa. Bốn ngón còn lại

ấn vào chưởng tâm ép ngón cái đối thủ vào chưởng tâm đối thủ.

Người quay góc 90 độ về trái, chân trái lui sau một bước.

Đối thủ mất trọng tâm, nghiêng người về phía ta.

Tay trái bẻ gập bàn tay phải đối thủ lại.

PHẢN CÔNG

Về hông trái đối thủ

Tay trái tát hai tát, một âm một dương.

Chân phải quét đối thủ cho ngã. Hai tay biến thành trảo móc mắt.

Page 12: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Về hông phải đối thủ

Tay phải tát hai tát, một âm một dương.

Chân trái quét đối thủ cho ngã. Hai tay biến thành trảo móc mắt.

3.8. CHIÊU THỨ TÁM

ĐỐI CẢN, CHẾ TIỀN

TƯ THỨC

Đối thủ đi từ trước lại. Có cử chỉ khiếm nhã vô lễ hoặc cố ý ngăn cản không

cho ta đi.

GIẢI THOÁT

Về hông trái đối thủ

Thản nhiên đi lại gần đối thủ, hai chân bước sang phải một bước.

Hai tay biến thành chưởng phóng vào tay trái đối thủ, biến thành trảo chụp

lấy chưởng trái đối thủ. Bẻ cho hổ khẩu gập lại theo chiều âm :

– Ngón tay cái trái đè vào lưng chưởng, giữa hai đốt xương sau của ngón vô

danh và ngón giữa.

– Ngón tay cái phải đè vào giữa hai đốt xương bàn tay sau ngón giữa và trỏ.

– Các ngón còn lại ấn vào chưởng tâm đối thủ.

Chân trái lùi sau một bước. Người quay về trái 90 độ. Kéo đối thủ về trái.

Hai tay bẻ gập bàn tay trái đối thủ :

– Hai ngón cái ấn mạnh bẻ bàn tay.

– Hai bàn tay đẩy mạnh về phía đối thủ, bẻ cườm tay.

Đối thủ mất trọng tâm.

Giật mạnh đối thủ về trái, rồi đẩy về phải, chân phải quét chân đối thủ. Đối

thủ loạng choạng té ngồi.

Về hông phải đối thủ

Thản nhiên đi lại gần đối thủ, hai chân bước sang trái một bước.

Hai tay biến thành chưởng phóng vào tay phải đối thủ, biến thành trảo chụp

lấy chưởng phải đối thủ. Bẻ cho hổ khẩu gập lại theo chiều âm :

Page 13: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

– Ngón tay cái phải đè vào lưng chưởng, giữa hai đốt xương sau của ngón vô

danh và ngón giữa.

– Ngón tay cái trái đè vào giữa hai đốt xương bàn tay sau ngón giữa và trỏ.

– Các ngón còn lại ấn vào chưởng tâm đối thủ.

Chân phải lùi sau một bước. Người quay về phải 90 độ. Kéo đối thủ về phải.

Hai tay bẻ gập bàn tay trái đối thủ :

– Hai ngón cái ấn mạnh bẻ bàn tay.

– Hai bàn tay đẩy mạnh về phía đối thủ, bẻ cườm tay.

Đối thủ mất trọng tâm.

Giật mạnh đối thủ về phải, rồi đẩy về trái, chân trái quét chân đối thủ. Đối

thủ loạng choạng té ngồi.

PHẢN CÔNG

Về hông trái đối thủ

Tay phải phóng hai chưởng, một âm, một dương vào mặt đối thủ (nếu đối thủ

tội nhẹ).

Biến thành cương đao, chém Hậu thiên đao vào thái dương thiên căn (nếu

đối thủ tội trung bình).

Biến thành chỉ, móc mắt (nếu đối thủ tội nặng).

Về hông phải đối thủ

Tay trái phóng hai chưởng, một âm, một dương vào mặt đối thủ (nếu đối thủ

tội nhẹ).

Biến thành cương đao, chém Hậu thiên đao vào thái dương thiên căn (nếu

đối thủ tội trung bình).

Biến thành chỉ, móc mắt (nếu đối thủ tội nặng).

3.9. CHIÊU THỨ CHÍN

ĐI SAU NẮM KHUỶU TAY

TƯ THỨC

Bị đối thủ đứng sau; đi sau nắm lấy tay ở khoảng khủyu tay đến nách.

Page 14: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

GIẢI THOÁT

Có 4 trường hợp xảy ra :

_ Tay trái đối thủ nắm tay phải ta.

_ Tay trái đối thủ nắm tay trái ta.

_ Tay phải đối thủ nắm tay phải ta.

_ Tay phải đối thủ nắm tay trái ta.

Bất cứ trường hợp nào, cũng chúi người về phía trước. Phóng chân đạp vào

ống quyển, hoặc đầu gối đối thủ.

PHẢN CÔNG

Nếu tay phải bị túm

Dùng chân phải đạp vào chân đối thủ.

Người quay về phải 90 độ, chân trái bước về phải một bước.

Tay trái phóng hai chưởng vào mặt đối thủ : một âm, một dương.

Nếu tay trái bị túm

Dùng chân trái đạp vào chân đối thủ.

Người quay về trái 90 độ, chân phải bước về trái một bước.

Tay phải phóng hai chưởng vào mặt đối thủ : một âm, một dương.

3.10. CHIÊU THỨ MƯỜI

ĐỐI DIỆN NẮM HAI CỔ TAY THUẬN

TƯ THỨC

Đứng đối diện với đối thủ.

Hai cườm tay bị đối thủ nắm :

Tay phải nắm tay trái.

Tay trái nắm tay phải.

GIẢI THOÁT

Dang hai chân ra cho vững bộ vị.

Hai tay nắm thành quyền.

Xoay úp sấp tâm quyền xuống đất.

Page 15: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Đẩy lên ngang mặt, lật ngược hai quyền theo chiều dương. Cọ các đốt xương

cuối các ngón tay vào huyệt : Thái Uyên, Thần Môn, Đại Lăng, Âm Ky, Thông

Lý, Kinh Cự, vv... Hai cườm tay đối thủ đau tê. Nhân dịp đó giật mạnh hai tay

ra.

PHẢN CÔNG

Chân phải di chuyển ra sau 2 chân đối thủ quét mạnh.

Tay phải vòng ngang ngực đối thủ, gạt đối thủ về phía phải ta. Đối thủ mất

trọng tâm ngã.

Chân trái xử dụng Hậu thiên đao lên mặt, ngực đối thủ.

3.11. CHIÊU THỨ MƯỜI MỘT

ĐỐI DIỆN NẮM HAI CỔ TAY NGHỊCH

TƯ THỨC

Đứng đối diện với đối thủ.

Hai cườm tay bị đối thủ nắm. Hai tay bị bắt chéo. Tay trái nắm tay trái, tay

phải nắm tay phải.

GIẢI THOÁT

Hai bàn tay xoè ra túm lấy cườm tay đối thủ xoay mạnh :

Tay trái xoay thuận.

Tay phải xoay nghịch.

Đối thủ bị đau bàn tay, mất kình lực, buông tay ta ra.

PHẢN CÔNG

Chân trái đứng nguyên, chân phải bước về trái một bước, người quay góc 180

độ.

Kéo hai tay đối thủ vắt qya vai phải giật mạnh. Cúi người xuống dùng lưng

hất bụng đối thủ lên cao, quật đối thủ xuống đất.

Khi đối thủ rớt xuống, tay trái nắm tay. Tay phải trừng phạt đối thủ :

Phóng hai chưởng, một âm, một dương vào mặt đối thủ (nếu đối thủ tội nhẹ).

Chém Hậu thiên đao, đả Hậu thiên quyền vào mặt, thái dương đối thủ (nếu

Page 16: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

đối thủ tội trung bình).

Biến thành chỉ, móc mắt (nếu đối thủ tội nặng).

3.12A. CHIÊU THỨ MƯỜI HAI: THUẬN

ĐỨNG SAU NẮM HAI TAY THUẬN

TƯ THỨC

Bị đối thủ đứng sau nắm hai tay :

– Tay phải nắm cườm tay phải.

– Tay trái nắm cườm tay trái.

GIẢI THOÁT

Lùi thật nhanh sát người đối thủ.

Hai chân dang ra đứng vững.

Hai tay ép sát hông, co cho khuỷu tay thành góc 45 độ.

Xoay hai bàn tay chưởng tâm hướng lên trời. Lập tức hai tay đối thủ lỏng ra.

PHẢN CÔNG

Cúi xuống thật nhanh, hai tay giật lên cao, chuyển thế bất thần trấn xuống

đất. Hai tay đối thủ tuột khỏi tay ta.

Hai tay biến thành chảo luồn qua háng, chộp chân đối thủ giật lên.

Đối thủ mất trọng tâm ngã ngửa. Ta ngã theo.

Hai tay vặn chân đối thủ theo chiều nghịch (nếu là nữ).

Buông chân đối thủ ra, tay trái biến thành trảo chụp dương vật bóp mạnh.

Tay phải đánh một đao Bình Đông vào mặt, thái dương (nếu là nam).

3.12B. CHIÊU THỨ MƯỜI HAI: NGHỊCH

ĐỨNG SAU NẮM HAI TAY NGHỊCH

TƯ THỨC

Bị đối thủ đứng sau nắm hai tay :

– Tay phải nắm tay trái.

– Tay trái nắm tay phải.

Page 17: Thuần Chính Thập Nhị Thủ

Hai tay bị bắt chéo.

GIẢI THOÁT

Xoay hai chưởng tâm hướng vào lưng để tay đối thủ lỏng ra.

Giật mạnh hai tay về hông để kéo đối thủ sát vào ta. Căn bản đối thủ tự

tuyệt.

Chân phải lùi ra sau một bước, gót chân trái trấn vào chân trái đối thủ.

Tay phải khuỳnh ra gạt vào ngực đối thủ, chân phải trấn vào gót chân trái đối

thủ.

Người quay góc 180 độ về phải.

Đối thủ ngã, ta ngã theo đè lên ngực đối thủ, hai tay giật mạnh thoát ra.

PHẢN CÔNG

Tay phải đè mạnh yết hầu đối thủ.

Đánh đối thủ hai chưởng, một âm, một dương vào mặt (nếu đối thủ tội nhẹ).

Biến thành cương đao, quyền trấn vào thái dương thiên căn (nếu đối thủ tội

trung bình).

Biến thành trảo móc mắt (nếu đối thủ tội nặng).