thuc thi quyen so huu tri tue tai vietnam

22
THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Diễn giả: LS Nguyễn Bùi Anh Tuấn Luật sư Công ty Luật SBLAW Hanoi, 2014

Upload: sblaw

Post on 14-Jul-2015

80 views

Category:

Law


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

THỰC THI

QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Diễn giả: LS Nguyễn Bùi Anh Tuấn

Luật sư Công ty Luật SBLAW

Hanoi, 2014

Page 2: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

I/ Điều kiện để được bảo hộ quyền SHTT

II/ Hành vi xâm phạm quyền SHTT

III/ Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT

IV/ Cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền SHTT

V/ Quy trình xử lý xâm phạm quyền SHTT

VI/ Thủ tục yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm

quyền bảo vệ quyền SHTT

Page 3: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

I. Điều kiện để được bảo vệ quyền SHTT

1. Điều kiện về chủ thể;

Chủ thể yêu cầu bảo vệ quyền SHTT phải là chủ

sở hữu, người được quyền sử dụng; người

được chuyển giao, thừa kế hoặc kế thừa quyền

SHTT

2. Điều kiện về đối tượng được bảo vệ

Phải là các đối tượng đang được bảo hộ theo quy

định của pháp luật

Page 4: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

1. Điều kiện để được bảo vệ quyền SHTT

2. Điều kiện về đối tượng được bảo vệ quyền

(Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ)

- Đối với những đối tượng xác lập trên cơ sở cấp

Văn bằng bảo hộ của cơ quan NH có thẩm

quyền: căn cứ chứng minh là văn bằng bảo hộ

- Đối với quyền tác giả và quyền liên: căn cứ

xác định trên cơ sở bản gốc tác phẩm; bản định

hình đầu tiên, trong trường hợp không còn bản

gốc hoặc bản định hình đầu tiên thì căn cứ xác

định là bản sao được công bố hợp pháp.

Page 5: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

1. Điều kiện để được bảo vệ quyền SHTT

2 Điều kiện về đối tượng được bảo vệ

(Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ)

- Tên Thương mại: xác định trên cơ sở quá trình

sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên TM

- Bí mật kinh doanh: xác định trên cơ sở các tài

liệu thể hiện nội dung, bản chất của BMKD và

bản thuyết minh, mô tả về quy trình bảo mật;

- NH nổi tiếng: căn cứ theo các tiêu chí được

quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ

Page 6: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

II. Hành vi xâm phạm quyền SHTT

1. Phân tích hành vi xâm phạm quyền

2. Các yếu tố xâm phạm quyền SHTT

3. Căn cứ xác định tính chất và mức độ xâm phạm

Page 7: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

1. Phân tích hành vi xâm phạm quyền

Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHTT khi

có đủ các căn cứ sau đây:

i) Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang

được bảo hộ quyền SHTT;

ii) Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;

iii) Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể

quyền SHTT hoặc không phải là người được pháp luật cho

phép theo quy định;

iv) Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam (Hành vi bị xem xét

cũng bị coi là xảy ra tại VN nếu hành vi đó xảy ra trên mạng

internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng

tin tại Việt Nam)

Page 8: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

2. Các yếu tố xâm phạm quyền

• Yếu tố xâm phạm quyền tác giả và quyền liên

quan đến quyền tác giả;

• Yếu tố xâm phạm xâm phạm quyền SHCN

(Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố

trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn

địa lý, tên thương mại,

• Yếu tố xâm phạm xâm phạm quyền đối với

giống cây trồng

Page 9: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

3. Căn cứ xác định tính chất và mức độ

xâm phạm

a) Xác định tính chất xâm phạm:

- Hoàn cảnh, động cơ xâm phạm, mức độ lỗi, xâm phạm do

khống chế hoặc bị lệ thuộc, xâm phạm lần đầu, tái phạm,

- Cách thức thực hiện: xâm phạm riêng lẻ, xâm phạm có tổ

chức, tự thực hiện hay mua chuộc, lừa dối người khác thực

hiện hành vi xâm phạm.

b) Mức độ xâm phạm

- Phạm vi lãnh thổ, thời gian, khối lượng, quy mô thực hiện

hành vi xâm phạm;

- Ảnh hưởng, hậu quả của hành vi xâm phạm

Page 10: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

III/ Các biện pháp bảo vệ quyền

1. Các biện pháp tự bảo vệ

2. Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ

quyền sở hữu trí tuệ

Page 11: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

1. Các biện pháp tự bảo vệ

- Áp dụng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi

xâm phạm quyền SHTT;

i) Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh quyền nhằm

thông báo đối tượng thuộc quyền sở hữu của mình và khuyến

cáo người khác không được xâm phạm.

ii) Sử dụng các phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh

dấu, nhận biết, phân biệt bảo vệ quyền SHTT được bảo hộ.

- Yêu cầu các tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền

SHTT phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính

công khai, bồi thường thiệt hại.

Page 12: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

2. Yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền

bảo vệ quyền SHTT

2.1. Các cơ quan hành chính (xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng

biện pháp hành chính và kiểm soát biên giới)

- Cơ quan quản lý thị trường;

- Cơ quan công an;

- Ủy ban Nhân dân;

- Cơ quan Hải quan;

- Cơ quan thanh tra.

2.2. Các cơ quan tư pháp: Tòa án, Viện Kiểm sát (xử lý xâm

phạm quyền SHTT bằng biện pháp dân sự và hình sự)

Page 13: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

IV/ Các biện pháp xử lý xâm phạm

quyền SHTT

1. Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp

dân sự;

2. Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp

hành chính;

3. Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp

hình sự;

4. Thủ tục tố tụng hành chính (trường hợp khởi

kiện hành chính liên quan đến việc thực thi

quyền SHTT)

Page 14: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

1. Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng

biện pháp dân sự

1.1. Luật áp dụng;

1.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết;

1.3. Các biện pháp dân sự

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

- Buộc bồi thường thiệt hại;

- Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc buộc đưa vào sử

dụng không nhằm mục đích thương mại mà không làm ảnh

hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT.

Page 15: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

1. Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng

biện pháp dân sự

1.4. Xác định thiệt hại

Thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT là sự tổn thất thực tế về vật

chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ

thể quyền, căn cứ xác định:

- Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị

thiệt hại;

- Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích trên;

- Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi

hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó

khi không có hành vi xâm phạm xảy ra và hành vi xâm phạm

là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, bao gồm tổn thất

về tài sản; giảm sút về thu nhập, lợi nhuận; tổn thất về cơ hội

kinh doanh, và các chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục.

Page 16: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

2. Xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng

biện pháp hành chính

2.1. Luật áp dụng: Luật xử lý vi phạm hành

chính, Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật

Hải quan, Luật Thanh tra

2.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

2.3. Các biện pháp xử phạt hành chính

2.4. Thủ tục giải quyết

Page 17: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

2.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cơ quan hành chính Nhà nước, bao gồm:

- Quản lý thị trường (theo quy định của MoIT)

- UBND

- Cơ quan Hải quan (theo quy định của MoF)

- Cơ quan thanh tra (theo quy định của MCSF,

MoIT, MoST, MARD)

- Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý

kinh tế và chức vụ.

Page 18: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

2.3. Các biện pháp xử phạt

a) Hình thức xử phạt chính

- Cảnh cáo

- Phạt tiền

b) Hình thức xử phạt bổ sung

- Tịch thu hàng hoá, phương tiện

- Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh

c) Biện pháp khắc phục hậu quả

- Buộc tiêu huỷ/phân phối/đưa vào sử dụng không nhằm mục

đích thương mại;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ VN đối với hàng hoá quá cảnh,

hoặc tái xuất đối với hàng hoá nhập khẩu sau khi loại bỏ yếu

tố xâm phạm

Page 19: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

2.4. Thủ tục giải quyết

a) Nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính

(hoặc kiểm tra giám sát thị trường phát hiện

hành vi vi phạm nhưng phải phối hợp với chủ

thể quyền)

b) Xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm

c) Lập biên bản xử phạt hành chính

d) Ra quyết định xử lý vi phạm hành chính

Trường hợp đặc biệt: Kiểm soát biên giới

Page 20: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

IV/ QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT

• B1. Phát hiện, thu thập, điều tra các thông tin

vi phạm

• B2. Trưng cầu giám định

• B3. Gửi thư cảnh báo và đàm phán

• B4. Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

can thiệp

• B5. Các biện pháp hỗ trợ truyền thông khác.

Page 21: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

3. Xử lý xâm phạm quyền SHTT

bằng biện pháp hình sự

3.1. Luật áp dụng;

3.2. Cơ quan có thẩm quyền

3.3. Các hình thức xử lý

3.4. Thủ tục xử lý

Page 22: THUC THI QUYEN SO HUU TRI TUE TAI VIETNAM

Thank You!Liên hệ: sblaw.vn