thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng no&ptnt pgd Đức minh

96
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN KHOA KINH TẾ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH ĐỨC MINH, TỈNH ĐĂK NÔNG Sinh viên: Ngô Hoàng Hiệp Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Khóa học: 2010

Upload: hoang-hiep

Post on 08-Apr-2016

21 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

phân tích sơ lược về thực trạng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh Đăk Nông

TRANSCRIPT

Page 1: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ HỘ SẢN XUẤT

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH ĐỨC

MINH, TỈNH ĐĂK NÔNG

Sinh viên: Ngô Hoàng Hiệp

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Khóa học: 2010

Đăk Lăk, tháng 05 năm 2014

Page 2: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA KINH TẾ

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ HỘ SẢN XUẤT

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM PHÒNG GIAO DỊCH ĐỨC

MINH, TỈNH ĐĂK NÔNG

Sinh viên : Ngô Hoàng Hiệp

Ngành học: Tài chính - Ngân hàng

Người hướng dẫn:

ThS. Phan Thanh Chung

Đăk Lăk, tháng 05 năm 2014

Page 3: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành báo cáo thực tập này em xin chân thành cảm ơn:

Quý Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế và Trường Đại học Tây Nguyên đã

giúp đỡ, giảng dạy và truyền đạt những kiến quý báu cho em trong suốt quá

trình học tập tại Trường.

Thầy Phan Thanh Chung đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình em

trong quá trình thực tập và viết báo cáo thực tập.

Ban Giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Nông Nghiệp và

Phát Triển Nông Thôn Việt Nam phòng giao dịch Đức Mình, tỉnh Đăk Nông

đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình trong quá trình thực

tập. Tập thể lớp Tài chính ngân hàng K10 cùng gia đình đã động viên và giúp

đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và thực tập.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian còn hạn

chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được ý

kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và độc giả để đề tài được hoàn thiện hơn.

Chúc sức khoẻ và thành công!

Xin chân thành cảm ơn !

Buôn Ma Thuột, tháng 05 năm 2014

Sinh viên thực hiện

Ngô Hoàng Hiệp

i

Page 4: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1.Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ sản xuất tại các ngân hàng thương mại.....3

2.1.1. Khái niệm về cho vay...................................................................................3

2.1.2. Khái niệm hộ sản xuất..................................................................................3

2.1.3. Tín dụng hộ sản xuất.....................................................................................3

2.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.....................................4

2.1.5. Một số vấn đề về việc cho vay hộ sản xuất..................................................4

2.1.6. Quy trình cho vay đối với hộ sản xuất..........................................................7

2.1.7. Một số nhân tố tác động đến kết quả cho vay...............................................9

2.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................11

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................12

3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................12

3.3. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................12

3.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...........................................................................12

3.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông.........................................................12

3.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý..................................................................14

3.4.3. Tình hình về nhân sự..................................................................................16

3.4.4. Hoạt động huy động vốn.............................................................................17

3.4.5. Hoạt động sử dụng vốn...............................................................................20

3.4.6. Tình hình tài chính......................................................................................21

3.4.7. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông.........................................................24

3.5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................26

ii

Page 5: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu......................................................................26

3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................26

3.5.3. Phương pháp thống kê kinh tế....................................................................26

3.5.4. Phương pháp so sánh..................................................................................27

3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................27

3.6.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ...............................................27

3.6.2. Nợ quá hạn (NQH) và tỷ lệ NQH...............................................................28

3.6.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng.................................................................28

3.6.4. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động.......................................................29

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông...............................................................................30

4.1.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông......................................................................................................30

4.1.2. Doanh số cho vay.......................................................................................32

4.1.3. Tình hình thu nợ HSX................................................................................35

4.1.4. Tình hình dư nợ HSX................................................................................39

4.1.5. Tình hình nợ quá hạn HSX.........................................................................42

4.2. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT Phòng giao dịch Đức Minh qua 3 năm 2011-2013............................................................................44

4.3. Những nhân tố tác động đến hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông.......................45

4.3.1. Nguyên nhân trực tiếp.................................................................................45

4.3.2. Nguyên nhân gián tiếp................................................................................46

4.4. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông.......................47

4.4.1. Nâng cao năng lực chuyên môn và pháp luật cho đội ngũ cán bộ điều hành, cán bộ tín dụng......................................................................................................48

4.4.2. Làm tốt công tác nghiên cứu khách hàng, thu nhập thông tin khách hàng.48

4.4.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng, đa dạng hóa hình thức cho vay...............49

4.4.4. Mở rộng củng cố mạng lưới gắn khoán tài chính đến nhóm và người lao động......................................................................................................................49

iii

Page 6: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

4.4.5. Hoàn thiện quy trình tín dụng, đặc biệt nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát, xử lý sau khi sau kiểm tra trong hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng..............................................................................................................50

4.4.6. Đổi mới công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng..................................50

4.6.7. Kết hợp chặt chẽ với chính quyền đoàn thể trong quá trình tổ chức cho vay, tuyên truyền xã hội hóa hoạt động ngân hàng......................................................51

4.6.8. Một số giải pháp khác.................................................................................51

PHẦN 5: KẾT LUẬN5.1. Kết luận...........................................................................................................52

5.2. Kiến nghị.........................................................................................................53

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................55

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN..............................................................56

iv

Page 7: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Diễn giải

1 CBTD Cán bộ tín dụng

2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

3 DSCV Doanh số cho vay

4 DSTN Doanh số thu nợ

5 HĐKD Hoạt động kinh doanh

6 HSX Hộ sản xuất

7 HĐTD Hợp đồng tín dụng

8 NHNN Ngân hàng Nhà nước

9 NHTM Ngân hàng thương mại

10 NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

11 NQH Nợ quá hạn

12 STĐ Số tuyệt đối

13 TCTD Tổ chức tín dụng

14 TG Tiền gửi

v

Page 8: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ

A- SƠ ĐỒ

STT Tên sơ đồ Trang

1 Sơ đồ 2.1. Tóm tắt quy trình cho vay 8

2 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng 14

B – BẢNG BIỂU

STT Tên bảng biểu Trang

1 Bảng 3.1. Bảng thống kê nhân sự của ngân hàng 16

2 Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn 18

3 Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng 19

4 Bảng 3.4. Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh 20

5 Bảng 3.5. Kết quả hoạt động của PGD trong 3 năm 2011-2013 22

6 Bảng 4.1.Tình hình cho vay HSX tại chi nhánh giai đoạn 2011-2013 30

7 Bảng 4.2. Doanh số cho vay hộ sản xuất theo kỳ hạn 32

8 Bảng 4.3. Doanh số cho vay hộ sản xuất theo ngành kinh tế 33

9 Bảng 4.4. Doanh số cho vay hộ sản xuất theo phương thức cho vay 34

10 Bảng 4.5. Doanh số thu nợ HSX theo kỳ hạn 35

11 Bảng 4.6. Doanh số thu nợ HSX theo ngành kinh tế 37

12 Bảng 4.7. Doanh số thu nợ HSX theo phương thức cho vay 38

13 Bảng 4.8. Cơ cấu dư nợ HSX theo kỳ hạn vay 39

14 Bảng 4.9. Cơ cấu dư nợ HSX theo ngành kinh tế 40

15 Bảng 4.10. Cơ cấu dư nợ HSX theo phương thức cho vay 41

16 Bảng 4.11. Cơ cấu nợ quá hạn của ngân hàng 42

C – BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang

1 Biểu đồ 3.1. Kết quả kinh doanh của PGD trong 3 năm 2011-2013 23vi

Page 9: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

vii

Page 10: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế, không ngừng phấn đấu đưa đất nước

mình ngày một phát triển.Việt Nam, vốn là một nước nông nghiệp có vị trí địa lý

và điều kiện về thời tiết khí hậu cũng như các điều kiện tự nhiên thuận lợi. Trong

những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc. Từ chỗ

sản xuất không đủ ăn đến có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và vươn lên thành

một quốc gia xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên về mặt đời sống nhân dân vẫn

còn nhiều khó khăn, chưa chú trọng đầu tư, thiếu vốn cùng với đó là tác động của

các yếu tố khách quan như bão lũ, dịch bệnh…làm hạn chế phát triển nền nông

nghiệp.

Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trí vô

cùng quan trọng. Để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như tham gia

vào các quan hệ kinh tế khác, thì hộ sản xuất cần vốn và tín dụng ngân hàng là

nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó. Do đó cho vay hộ sản xuất là vấn đề

quan trọng và cần thiết giúp cho nông dân có thêm nguồn vốn để đầu tư để phát

triển, giúp khai thác các tiềm năng kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông

thôn…

Xã Đức Minh là một trong những xã có điều kiện kinh tế tăng trưởng khá

của huyện Đăk Mil. Tuy nhiên, đời sống của đại bộ phận dân cư còn phụ thuộc chủ

yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao đời sống, người dân cần phải

tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động mở rộng sản xuất nông nghiệp,

mà trong đó vốn vay từ ngân hàng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng.

Là một PGD trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Đăk Nông, phòng giao dịch Đức

Minh luôn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Với vị thế là ngân hàng

thương mại hoạt động lâu năm trên địa bàn, Phòng giao dịch Đức Minh được xem

là một trong những kênh dẫn vốn quan trọng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

của đại đa số bộ phận dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nhất định,

phòng giao dịch cũng gặp không ít thách thức, đặc biệt là những khó khăn xuất phát

từ tình hình thực tế của địa phương. Chính điều này đã đặt ra cho phòng giao dịch

nhiều vấn đề cấp bách cần phải giải quyết để khẳng định vai trò, vị trí của phòng

1

Page 11: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

giao dịch đối với nền kinh tế của xã Đức Minh nói chung và với đời sống của các

hộ sản xuất trên địa bàn huyện nói riêng.

Nhận thức tầm quan trọng đó, với những kiến thức đã được học ở trường

cùng với những kiến thức thu nhận trong thời gian thực tập tổng hợp tìm hiểu thực

tế về hoạt động cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông

thôn Việt Nam – Phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông, em chọn đề tài “Thực

trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Việt Nam-Phòng giao

dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông “.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng về hoạt động cho vay hộ sản xuất

Đề xuất một số giải pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện hoạt động cho vay hộ

sản xuất

2

Page 12: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay hộ sản xuất tại các ngân hàng thương mại2.1.1. Khái niệm về cho vay

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao

cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời

gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

2.1.2. Khái niệm hộ sản xuất

Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp sản xuất kinh doanh và là chủ

thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh, được nhà nước giao đất quản lý và sử

dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất

định do Nhà nước quy định. Đại diện của hộ sản xuất là chủ hộ- đại diện của hộ sản

xuất trong các giao dịch dân sự và lợi ích chung của hộ. Cha mẹ hoặc các thành

viên đã thanh niên có thể làm chủ hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho các thành viên

khác đã thanh niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do

người đại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát

sinh thêm quyền và nghĩa vụ của hộ sản xuất.

Tài sản chung của hộ gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên

hoặc được tặng, cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài

sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp cũng là tài sản chung của hộ sản

xuất.

Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa

vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất. Hộ chịu trách

nhiệm bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện

quyền và nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên quan

bằng tài sản riêng của mình.

2.1.3. Tín dụng hộ sản xuất

Khái niệm: Tín dụng hộ sản xuất là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn

tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng cho hộ sản xuất.

3

Page 13: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

Đặc điểm cơ bản của hộ sản xuất ở nước ta:

• Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp ngoài ra còn nghề rừng, nghề

cá và hoạt động phi nông nghiệp tại nông thôn.

• Quy mô sản xuất nhỏ, có sức lao động, có các điều kiện về đất đai, mặt nước

nhưng thiếu về hiểu biết khoa học, kỹ thuật, kiến thức về thị trường nên sản xuất

kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp tự túc.

• Trong sản xuất gặp nhiều rủi ro nhất là rủi ro do thiên tai gây ra và hộ chưa

có khả năng khắc phục phòng ngừa.

• Hộ nghèo và hộ trung bình còn chiếm tỷ trọng cao, khó khăn của hộ là thiếu

vốn.

2.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất

• Đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất mở rộng sản xuất, kinh doanh, có vai

trò rất to lớn trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

• Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa

học kỹ thuật, góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tiếp cận cơ chế thị trường.

• Thúc đẩy nền kinh tế sản xuất từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng

hóa, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn

• Thúc đẩy mở rộng sản xuất, phát triển nhiều ngành nghề mới trong nông

thôn, tạo việc làm cho người lao động, thu hút lực lượng lao động dư thừa trong

nông thôn.

• Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn.

• Góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

2.1.5. Một số vấn đề về việc cho vay hộ sản xuất

2.1.5.1. Điều kiện cho vay

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự

theo quy định của pháp luật:

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết

- Không có nợ nhóm 4, nhóm 5 tại ngân hàng nông nghiệp Viêt Nam và các tổ chức

tín dụng khác ở thời điểm xem xét quyết định cho vay

4

Page 14: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả,

hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, NHNN

Việt Nam và NHNo.

2.1.5.2. Đối tượng cho vay

• Cho vay ngắn hạn gồm những đối tượng chủ yếu sau:

+ Vật tư chi phí trồng trọt, chăn nuôi như: Hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, con

giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y…..

+ Vật tư chi phí các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp như: nguyên

vật liệu, nhiên liệu, công cụ lao động, tiền thuê công nhân, phí sửa chữa máy

móc…..

• Cho vay trung hạn bao gồm:

+ Chi phí trồng mới cây lưu gốc như: điều, dừa….

+ Chi phí mở rộng diện tích canh tác, cải tạo mặt bằng, cải tạo đất để gieo trồng cây

hàng năm

+ Chi phí chăn nuôi như mua giống chăn nuôi đại gia súc lấy thịt, thức ăn chăn

nuôi gia cầm.

• Cho vay dài hạn:

+ Chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến, bảo quản nông, lâm, ngư,

nghiệp.

+ Chi phí đổi mới cải tiến công nghệ sản xuất, mua sắm phương tiện trồng trọt,

chăn nuôi và đánh bắt thủy hải sản, chi phí xây dựng lò sấy, sân phơi….

+ Chi phí xây dựng mới nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất, xây dựng

mới ruộng, vườn, ao, hồ, nuôi trồng thủy sản...

2.1.5.3. Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc vay vốn

sau:

• Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD

5

Page 15: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

• Hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thỏa thuận trong HĐTD

• Phải có tài sản thế chấp để đảm bảo món vay theo quy định của chính phủ,

thống đốc NHNN và hướng dẫn đảm bảo tiền vay của khách hàng đối với ngân

hàng

2.1.5.4. Mức cho vay

• Căn cứ xác định mức cho vay

• Căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng hoàn trả nợ của khách

hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để quyết định mức cho vay.

• Vốn tự có được tính cho tổng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc

từng lần cho một dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống. Mức vốn

tự có của khách hàng tham gia vào dự án phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ,

đời sống

• Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định về

đảm bảo tiền vay của NHNo&PTNT Việt Nam. Mức cho vay tối đa là 75% tổng giá

trị tài sản đảm bảo

• Mức cho vay không có đảm bảo đối với hộ sản xuất, hợp tác xã và chủ trang

trại phải đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn của chính phủ và NHNN Việt Nam tại

từng thời kỳ.

• Khả năng nguồn vốn của NHNo&PTNT Việt Nam nhưng không quá mức ủy

quyền phán quyết cho vay của tổng giám đốc ngân hàng cho vay.

2.1.5.5. Hồ sơ cho vay vốn

• Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải thực hiện

bảo đảm bằng tài sản có giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.

• Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định trên) phải có

giấy đề nghị vay vốn, dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống

• Đối với hộ vay phải thực hiện thế chấp cầm cố, bảo lãnh, hồ sơ gồm có: giấy

đề nghị vay vốn, dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ đảm bảo tiền

vay theo quy định.

6

Page 16: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

2.1.6. Quy trình cho vay đối với hộ sản xuất

Quy trình cho vay đối với HSX tại phòng giao dịch NHNo&PTNT phòng

giao dịch Đức Minh bắt đầu từ khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng

đến khi thanh toán hết nợ gốc, lãi, phí và thanh lý hợp đồng tín dụng.

Quy trình cho vay được thực hiện theo quy trình sau:

- Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn cho khách hàng về hồ sơ vay vốn

- Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng

- Bước 3: Xét duyệt cho vay và kí hợp đồng tín dụng

- Bước 4: Giải ngân, theo dõi và giám sát việc sử dụng vốn vay

- Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh

- Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Chi tiết các bước được mô tả chi tiết ở sơ đồ

7

Page 17: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

ZQuy trình cho

vay

8

Khách hàng Cung cấp các tài liệu và thộng tin

Nhân viên tín dụng - Tiếp xúc, hướng dẫn- Phỏng vấn khách hàng

Thu thập thông tin qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi

Lập hồ sơ - Giấy đề nghị vay- Hồ sơ pháp lý- Phương án/dự án

Tổ chức phân tích và thẩm định- Pháp lý- Bảo đảm nợ vay

Kết quả ghi nhận- Biên bản báo cáo- Tờ trình- Giấy tờ về bảo đảm nợ

Cập nhật thông tin thị trường, chính sách khung pháp lý

Quyết định tín dụng- Hội đồng phán quyết- Cá nhân phán quyết

Từ chối Giấy báo lý do

Hợp đồng tín dụng- Đàm phán- Ký kết HĐ tín dụng- Ký kết hợp đồng phụ khác

Chấp thuận

Giải ngân- Chuyển tiền vào tài khoản khách hàng- Trả cho nhà cung cấp

Tổ chức giám sát- Nhân viên kế toán- Nhân viên tín dụng- Thanh tra, giám sát

Thu nợ gốc cả lãi

Đầy đủ và đúng hạn

Thanh lý HĐTD mặc nhiênThanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc

Biện pháp: cảnh báo, tăng cường kiểm sát, ngừng giải ngân, giám sát tín dụng

Không đủKhông đúng hạn

Giám sát tín dụng

Vi phạm hợp đồng

Xử lýTòa ánCơ quan thẩm quyền

Không đủKhông đúng hạn

Sơ đồ 2.1. Tóm tắt quy trình cho vay

Page 18: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

2.1.7. Một số nhân tố tác động đến kết quả cho vay.

2.1.7.1. Nhân tố chủ quan

Một là: Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các văn bản phản ánh cương

lĩnh tài trợ của một ngân hàng, nhằm hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và nhân

viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo ra sự

thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và naanh cao khả

năng sinh lời.

Một chính sách tín dụng phù hợp sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân

hàng giảm thiểu được rủi ro, nâng cao chất lượng và do đó hiệu quả của các món

vay được nâng cao. Ngược lại một chính sách tín dụng thiếu chính xác và hpwj lý

cỏ thể đẩy ngân hàng vào tình trạng thua lỗ hay nặng hơn là phá sản.

Một chính sách tín dụng được đánh giá là hoàn thiện nấu nó xây dựng phù hợp

với mục tiêu thổng thể ngân hàng trong từng thời kì, thể hiện được vai trò định

hướng cho hoạt động tín dụng ngân hàng, đáp ứng được nh cầu vốn cho nền kinh tế.

Hai là: Thẩm định cho vay

Trong quy trình tín dụng của các ngân hàng, thẩm định cho vay là khâu đầu

tiên và quan trọng. Thẩm định là việc đánh giá, thẩm tra, dự đoán về độ chính xác,

an toàn và hiệu quả của một hợp đồng tín dụng. Kết quả của quá trình thẩm định sẽ

dùng để quyết định xem có cho vay hay không. Nếu thực hiện tốt khâu này sẽ tạo

tiền đề cho việc thu hồi đủ cả vốn và lãi một cách đầy đủ và đúng hạn.

Ba là: Cán bộ tín dụng

Nhân tố con người là nhân tố trung tâm, vì con người là chủ thể của mọi hoạt

động. Trong lĩnh vực tín dụng cũng vậy, cán bộ tín dụng là người có vai trò quyết

định đến tính chính xác của các quyết định cho vay vì họ là người trực tiếp nắm rõ

về khách hàng nhất. Vì thế, cán bộ tín dụng sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng của

khoản vay và do vậy ảnh hưởng đến hiểu quả cho vay. Chất lượng cán bộ tín dụng

được đánh giá trên hai tiêu chí là trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.

9

Page 19: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

Bốn là: Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt

động kinh doanh của ngân hàng, nó quyết định đến thành công hay thất bại của

công việc kinh doanh. Do vậy, thông tin đối với ngân hàng là vô cùng quan trọng,

trong quá trình hoạt động của mình, nếu ngân hàng thiếu thông tin sẽ tạo ra những

rủi ro lớn, tạo ra rủi ro lựa chọn đối nghịch. Ngân hàng càng nắm được nhiều thông

tin chính xác sẽ càng có lợi thế trong cạnh tranh.

Năm là: Công tác tổ chức và quản lý

Tổ chức và quản lý của ngân hàng có vai trò quyết định đến tính chuyên

nghiệp và hiệu quả của hoạt động cho vay. Công tác tổ chức và quản lý nếu được

phối hợp chặc chẽ sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động

cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh NHTM nói chung.

2.1.7.2. Nhân tố khách quan

Môi trường tự nhiên: bao gồm các ảnh hưởng của thiên nhiên như: thiên tai,

bão lụt, hạn hán, môi trường sinh thái…sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của

khách hàng.

Môi trường pháp lý: bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính hoàn

thiện, thống nhất của các văn bản dưới luật, ý thức chap hành pháp luật của các chủ

thể khi tham gia quan hệ tín dụng…. đều ảnh hưởng đến sự phát triển của nghiệp vụ

cho vay. Một hệ thống pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định sẽ giúp các ngân hàng dễ

dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh và phát triển cho vay với nền

kinh tế.

Nhân tố khách hàng: khả năng trả nợ của khách hàng được quyết định bở các

yếu tố: tình hình tài chính, phương án sử dụng vốn vay, năng lực điều hành, quản lý

và đạo đức kinh doanh của khách hàng.

10

Page 20: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

2.2. Cơ sở thực tiễnVớí đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất” đã được rất nhiều

học giả quan tâm và hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

- Về quy trình cho vay: Theo Ngô Bích Chăm (2008), Nguyễn Thị Phương

Thảo (2010) thì quy trình cho vay hộ sản xuất gồm 6 bước từ tiếp nhận và lập hồ

sơ hướng dẫn đến thanh lý hợp đồng, trong khi Nguyễn Hoàng Anh Thơ (2007),

Nguyễn Thị Thảo (2008) chỉ nêu được 4 bước, Đặng Thị Thanh Hoài (2005) thì

không đề cập đến quy trình cho vay.

- Các chỉ tiêu nghiên cứu: Các đề tài của Nguyễn Thị Phương Thảo (2010),

Nguyễn Hoàng Anh Thơ (2007) đưa ra 6 chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm: Doanh sô

cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình quân, tỷ lệ nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng,

dư nợ trên tổng vốn huy động, trong khi các đề tài của Ngô Bích Chăm (2008),

Đặng Thị Thanh Hoài & Nguyễn Thị Thảo chỉ đưa ra các chỉ tiêu về doanh số cho

vay, tỷ lệ nợ xấu, riêng Ngô Bích Chăm có đưa thêm vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt

động cho vay.

- Kết quả nghiên cứu: Nguyễn Thị Phương Thảo (2010), Ngô Bích Chăm

(2008) vừa đưa ra được kết quả tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu, đồng thời phân

tích cụ thể sự biến động của các chỉ tiêu đó. Các đề tài của Đặng Thi Thanh Hoài

(2005), Nguyễn Thi Thảo (2008) và Nguyễn Hoàng Anh thơ (2007) chỉ nêu kết

quả tính toán của các chỉ tiêu mà không đi vào phân tích cụ thể.

Qua việc tham khảo một số đề tài, đề tài quyết định lựa chọn một số chỉ tiêu

để nghiên cứu như sau

- Về quy trình cho vay. Tiến hành qua 6 bước

- Các chỉ tiêu nghiên cứu: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ bình

quân, tỷ lệ nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng, dư nợ trên tổng vốn huy động

- Kết quả nghiên cứu: Phân tích cụ thể dựa trên các chỉ tiêu nghiên cứu đã đưa

ra.

11

Page 21: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng

NNo&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông, gồm: nguyên

tắc và chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay, những nhân tố ảnh hưởng và một số giải

pháp hoàn thiện hoạt động cho vay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng No&PTNT Việt

Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông.

- Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu qua 3 năm 2011, 2012, 2013.

- Phạm vi nội dung: Thực trạng hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng

No&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông.

3.3. Nội dung nghiên cứu- Thực trạng về hoạt động cho vay hộ sản xuất

- Giải pháp góp phần bổ sung, hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất

3.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng No&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông

Để kịp thời phục vụ vốn đầu tư cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn, theo

một mô hình thích ứng với sự phát triển kinh tế của huyện, NHNo Phòng giao dịch

Đức Minh được thành lập theo quyết định số 70/QĐ-NH ngày 14/02/1999 của Tổng

giám đốc NHNo Việt Nam, trên cơ sở nâng cấp quỹ tín dụng xã Đức Minh với biên

chế 7 người trong đó có 2 người được bổ sung từ NHNo huyện Đăk Mil, là một đơn

vị loại 3 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Đăk Nông, hoạt động theo loại hình doanh

nghiệp Nhà Nước và có 100% vốn Nhà nước. Trụ sở chính đóng tại trung tâm xã

Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.

Là một xã có vị trí địa lý cách xa trung tâm huyện nên cơ sở vật chất nói

chung còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Phòng giao dịch NHNo&PTNT xã Đức

Minh tiếp tục sử dụng phòng giao dịch cũ của quỹ tín dụng để làm trụ sở giao dịch: 12

Page 22: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

Với diện tích 15m2 vừa làm trụ sở vừa làm nơi nghỉ cho các cán bộ nam (cán bộ nữ

thì mượn nhà dân để ở) cả nơi giao dịch của kế toán, quỹ, tín dụng và giám đốc đều

trong một gian nhà này. Trang thiết bị là 3 chiếc bàn gỗ, 1 chiếc két nhỏ, 2 tủ gỗ

đựng hồ sơ và làm bình phong cho 1 chiếc giường bên trong. Hoàn cảnh như vậy cứ

thế kéo dài trong gần 2 năm cho đến khi trụ sở mới được xây dựng.

Chưa kể đến các tuyến đường giao thông trên các địa bàn nhất là các tuyến

đường vào xã còn gập ghềnh, lồi lõm, nắng bụi, mưa bùn cùng với đời sống kinh tế

của nhân dân còn rất nhiều khó khăn và vất vả.

Hoạt động trong điều kiện vật chất còn nhiều thiếu thốn, đời sống sinh hoạt

còn nhiều khó khăn, địa bàn hoạt động và cho vay còn nhiều gian khổ, nhưng với sự

nỗ lực của toàn thể các cán bộ, nhân viên NHNo&PTNT Phòng giao dịch Đức Minh

vẫn vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.

Phòng giao dịch được giao thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực

nông nghiệp, nông thôn thông qua mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn. Vì thế, định

hướng hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn này là coi trọng thị

trường nông nghiệp, nông thôn, tiếp tục mở rộng cho vay các hộ sản xuất, kinh tế

trang trại, hợp tác xã, các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu, đầu tư các dự án phát

triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi…

Ngày nay NHNo&PTNT Phòng giao dịch Đức Minh đã thay đổi cơ bản về

bộ mặt, hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng ổn định, đời sống cán bộ

nhân viên được cải thiện, uy tín được cũng cố và nâng cao.

* Tên gọi và trụ sở.

- Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Phòng

giao dịch Đức Minh, Đăk Nông

- Địa chỉ: Trung tâm xã Đức Minh, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông

- Điện thoại: 0501 3740674

13

Page 23: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

3.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Chú giải:

Quan hệ trực tuyến. Quan hệ chức năng

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng

- Ban Giám đốc: Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của phòng giao

dịch Đức Minh, bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc.

+ Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc:

Giám đốc Phòng giao dịch Đức Minh là người đại diện theo uỷ quyền và là

người điều hành cao nhất mọi hoạt động của phòng giao dịch Đức Minh, thực hiện

công tác quản lý hoạt động tại phòng giao dịch Đức Minh trong phạm vi phân cấp

quản lý, phù hợp với các quy chế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn Việt Nam. Giám đốc Chi nhánh phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, trước pháp luật về hoạt

động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm vụ, về kết quả kinh doanh của phòng giao

dịch Đức Minh.

+ Quyền hạn và nhiệm vụ của Phó Giám đốc.

Giúp Giám đốc điều hành hoạt động của một hoặc một số đơn vị trực thuộc và

một hay một số nghiệp vụ tại phòng giao dịch Đức Minh theo sự phân công của

Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quản công

việc được phân công phụ trách. Phó giám đốc đại diện phòng giao dịch Đức Minh

ký kết các văn bản hợp dồng, chứng từ thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh của

phòng giao dịch.

14

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG KẾ TOÁN

BAN GIÁM ĐỐC

Page 24: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

- Phòng kinh doanh

Gồm 2 bộ phận:

+ Làm công tác thống kê, tổng hợp, điều hành vốn kinh doanh, thông tin

phòng ngừa rủi ro.

+ Bộ phận làm công tác tín dụng

Phòng kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc về việc:

+ Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, quí, tháng của chi nhánh.

+ Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh doanh

hàng ngày, đảm bảo cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao dịch với khác hàng.

+ Thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hàng tháng va hướng dẫn nghiệp vụ

tín dụng đối với các phòng giao dịch và quản lý các hoạt động cho vay.

- Phòng kế toán

Bao gồm các bộ phận:

+ Bộ phận giao dịch với khách hàng.

+ Bộ phận kế toán tổng hợp.

Chức năng nhiệm vụ của phòng là tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài

chính, hạch toán theo quy định kế toán của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổ chức hạch

toán phân tích, hạch toán tổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn, sử dụng vốn

của toàn chi nhánh.

Chỉ đạo công tác kế toán của chi nhánh, theo dõi tiền gửi và vay của khách

hàng.

Tham mưu cho giám đốc công tác thanh toán, lập kế hoạch tài chính năm,

quý, tháng để làm cơ sở cho các bộ phận trong toàn chi nhánh thực hiện, quản lý

hướng dẫn công tác tài chính toàn chi nhánh.

15

Page 25: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

3.4.3. Tình hình về nhân sự

Bảng 3.1 Bảng thống kê nhân sự của ngân hàng (Đơn vị: Người)

Tiêu chí

Năm So sánh

2011 2012 20132012/2011 2013/2012

+/- % +/- %

1.Tổng số 27 29 30 2 7,41 1 3,45

1.2 Theo trình độ

-Đại học 19 21 22 2 10,53 1 4,76

-Sơ cấp 4 4 4 0 0 0 0

Chưa qua đào tạo 4 4 4 0 0 0 0

1.3 Theo giới tính

-Nam 20 21 22 1 5 1 4,76

-Nữ 7 8 8 1 14,29 0 0

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua bảng thống kê, ta thấy năm 2011 ngân hàng đã tuyền dụng thêm hai

nhân viên với trình độ đại học nhằm tăng cường nhân lực cho phòng giao dịch, sang

năm 2011 thì tăng một nhân viên với trinh độ đại học. Tỷ lệ nhân viên có trình độ

đại học chiếm đa số thể hiện được yêu cầu tuyển dụng cũng như yêu cầu về trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên trong ngân hàng không ngừng nâng cao.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên của ngân hàng gồm một số ít người có thâm

niên trong ngành, với nhiều kinh nghiệm, còn phần lớn là các nhân viên trẻ với độ

tuổi trung bình là 28 , năng động, sáng tạo, luôn nỗ lực trong công việc.

Ngân hàng cũng thường xuyên chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp

vụ cho cán bộ công nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn.

16

Page 26: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

3.4.4. Hoạt động huy động vốn

Với đặc thù là một huyện đang trong giai đoạn cần đầu tư để phát triển, nên nhu

cầu vốn đầu tư rất cao. Để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi Ngân hàng phải tích

cực khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư tại địa phương, huy động từ

nhiều nguồn khác như huy động vốn trong toàn tỉnh, ngoài tỉnh, sử dụng vốn từ Hội

sở chính và nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức trong nước, quốc tế… trong đó

nguồn vốn huy động tại địa phương đóng vai trò quan trọng nhất

Bảng 3.2. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm 2011-2013

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 20132012/2011 2013/2012

+/- % +/- %

Tổng nguồn vốn

huy động69.203 88.540 96.097 19.337 27,94 7.557 8,54

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Qua bảng 3.2, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm (2011-

2013) trong đó tăng mạnh nhất là năm 2013 tăng 19.337 triệu đồng chiếm 27,94% so

với năm 2011. Năm 2013 tăng 7.557 triệu đồng tương ứng mức tăng 8,54% so với

năm 2012. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm chứng tỏ công tác

huy động vốn của ngân hàng rất tốt, tuy nhiên so với năm 2012/2011 thì năm

2013/2012 vốn huy động giảm, giá trị vốn huy động tăng chỉ chiếm khoảng 39% so

với mức tăng năm 2012/2011. Điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh

tế thế giới làm lãi suất tiền gửi các ngân hàng giảm, tình hình kinh tế lạm phát, khó

khăn nên nguồn huy động vốn chưa tăng nhiều. Mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng

kinh tế nhưng nguồn huy động vốn vẫn tăng, đây là một điều đáng mừng của ngân

hàng.

a) Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn:

Nguồn vốn huy động vốn từ TG không kỳ hạn và có kỳ hạn tăng qua 3 năm

(2011-2013), trong đó tăng mạnh nhất vẫn là năm 2012 vớI TG không kỳ hạn tăng

10.188 triệu đồng tương ứng mức tăng 50,66%, TG có kỳ hạn năm 2012 tăng 9.149 17

Page 27: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

triệu đồng tương ứng mức tăng 18,64%. TG không kỳ hạn tăng qua các năm (tăng

10.188 triệu đồng tương ứng mức tăng 50,66% năm 2012 so với năm 2011, năm

2013/2012 tăng 5.008 triệu đồng tương ứng mức tăng 16,53%), cùng với đó tỷ trọng

TG không kỳ hạn cũng tăng qua các năm (tỷ trọng tăng 29,06% - 34,22% - 36,74%

tương ứng qua 3 năm 2011 – 2012 – 2013), tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn chiếm <

40% tổng nguồn vốn huy động được.

Bảng 3.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêuNăm

2011

Năm

2012

Năm

2013

2012/2011 2013/2012

+/- % +/- %

Tổng nguồn vốn huy động 69.203 88.540 96.097 19.337 27,94 7.557 8,54

1.TG không kỳ hạn 20.110 30.298 35.306 10.188 50,66 5.008 16,53

2.TG có kỳ hạn 49.093 58.242 60.791 9.149 (1,19) 2.549 (27,84

)

- TG có kỳ hạn dưới 12 tháng 36.911 50.783 56.205 13.872 37,58 5.422 10,68

- TG có kỳ hạn trên 12 tháng12.182 7.459 4.586

(4.723

)(38,77)

(2.873

)

(38,52

)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Đạt được điều này là do 3 năm qua ngân hàng không ngừng phát triển dịch vụ

phát hành thẻ, do sự tiện dụng của việc sử dụng thẻ ATM người dân đã quen dần

với việc thanh toán qua thẻ, chuyển khoản hay rút tiền để sử dụng, tiện lợi hơn,

nhanh chóng hơn, an toàn hơn, cùng với đó là thanh toán qua ngân hàng của các tổ

chức kinh tế xã hội như trả lương công nhân viên, trả tiền điện nước hàng tháng,

hay thanh toán nợ bằng chuyển khoản… là những dịch vụ tiện lợi từ ngân hàng thu

hút lượng vốn lớn nên huy động vốn từ TG không kỳ hạn tăng qua các năm. Huy

động vốn từ TG có kỳ hạn cũng tăng, trong đó TG có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm

>53%, TG có kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng tăng và tỷ trọng của nó cũng tăng

18

Page 28: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

qua các năm (53,34% năm 2010, 57,36% năm 2011, 58,49% năm 2012) trong đó

tăng mạnh nhất là năm 2012 với mức tăng 13.872 triệu đồng tương ứng mức tăng

37,58%. TG có kỳ hạn >12 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng TG có kỳ hạn

(chiếm <17%) và có xu hướng giảm qua các năm (17,60% năm 2011, 8,42% năm

2012, 4,77% năm 2013), năm 2012/2011 giảm 4,723 triệu đồng giảm tương ứng

38,77%, năm 2013/2012 giảm 2.873 triệu đồng tương ứng mức giảm 38,52%. TG

có kỳ hạn tăng qua các năm, là hình thức huy động vốn gần gũi với người nông dân,

thu hút vốn nhàn rỗi của người dân bởi vì nó là hình thức huy động vốn có lãi suất,

ngược với TG có kỳ hạn trên 12 tháng, TG có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng qua các

năm và chiếm tỷ trọng cao là do TG có kỳ hạn dưới 12 tháng có tính linh hoạt hơn,

thời gian đáo hạn nhanh hơn, cùng với đó là khi lãi suất ngân hàng tăng giảm biến

động người gửi có thể linh hoạt hơn.

b) Nguồn vốn huy động phân theo đối tượng:

Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 20132012/2011 2013/2012

+/- % +/- %

Tổng nguồn vốn huy

động

69.203 88.540 96.097 19.337 27,94 7.557 8,54

1.TG kho bạc 25.093 24.615 23.064 (478) (1,90) (1.551

)

(6,30)

2.TG TCTD 159 218 235 59 37,11 17 7,80

3.TG dân cư 42.913 62.099 70.100 19.186 44,71 8.001 12,88

4.TG khác 1.038 1.608 2.698 570 54,91 1.090 67,79

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Huy động vốn từ TG dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động

được >62% và có xu hướng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất là năm 2012 với mức

tăng là 19.186 triệu đồng tương ứng mức tăng 44,71%, năm 2013/2012 tăng 8.001

19

Page 29: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

triệu đồng tương ứng mức tăng 7,80%, điều này cho thấy tình hình huy động vốn từ

ngân hàng có hiệu quả, tiền huy động chủ yếu từ tiền gửi dân cư, do đó ngân hàng

cần tăng mạnh hơn nữa các hoạt động huy động, cần có các hình thức huy động vốn

hấp dẫn hơn để ngày càng huy động được nhiều vốn. Kế tiếp là tiền gửi từ kho bạc

chiếm hơn 24% tổng huy động vốn, nhưng có xu hướng giảm qua các năm, năm

2012/2011 giảm 478 triệu đồng tương ứng mức giảm 1,90%, năm 2013/2012 giảm

1.551 triệu đồng tương ứng mức giảm 6,30% điều này cho thấy vốn tự lực của ngân

hàng ngày càng tăng và không phụ thuộc vào tiền gửi kho bạc. Ngoài ra, TG TCTD

chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa tới 0,5% trong tổng huy động vốn, có xu hướng tăng giảm

biến động nhẹ qua 3 năm 2011-2013, năm 2012 tăng 59 triệu đồng tương ứng mức

tăng 37,11%, qua năm 2013 tăng 17 triệu đồng nhưng tỷ trọng giảm 0,01% so với

năm 2012 còn 0,24%. TG khác cũng tăng qua các năm dù tỷ trọng không lớn lắm

(chỉ dưới 3%) tăng mạnh nhất năm 2013 với mức tăng 1.090 triệu đồng tương ứng

67,79%. TG TCTD và TG khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng góp một phần

vốn không nhỏ vào hoạt động huy động vốn của ngân hàng, do đó cần phát huy sâu

hơn nữa hoạt động huy động vốn từ hai mảng này.

3.4.5. Hoạt động sử dụng vốn

Bảng 3.5. Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêuNăm

2011

Năm

2012

Năm

2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

+/- % +/- %

Tổng dư nợ 125.122 171.214 182.954 46.092 36,84 11.740 6,86

Dư nợ ngắn hạn 80.610 109.786 112.099 29.176 36,19 2.313 2,11

Dư nợ trung hạn 44.512 61.428 70.855 16.916 38,00 9.427 15,35

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013) 20

Page 30: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

Khi đã có nguồn vốn trong tay thì việc sử dụng nó như thế nào để có hiệu quả

nhất, tốt nhất, phù hợp nhất lại là vấn đề lớn đối với chi nhánh. Trong những năm

qua cùng với sự phát triển của huyện Đăk Mil thì hoạt động tín dụng của Phòng

giao dịch cũng ngày càng tăng trưởng và phát triển. Tình hình sử dụng vốn tại chi

nhánh ngày càng tăng, phản ánh sự cố gắng của ngân hàng trong việc mở rộng hoạt

động tín dụng nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn trong nông nghiệp, kích

thích sản xuất phát triển. Tổng dư nợ tăng nhanh qua các năm, tăng mạnh nhất năm

2012 (tăng 46.092 triệu đồng tương ứng mức tăng 36,84%). Trong đó tổng dư nợ

ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (>60%) trong tổng dư nợ trong khi dư nợ trung hạn chỉ

chiếm dưới 40% và không có dư nợ dài hạn điều này là do định hướng của ngành.

Dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm (năm 2012/2011 tăng 29.176 triệu đồng tương

ứng mức tăng 36,19%, năm 2013/2012 tăng 2.313 triệu đồng tăng tương ứng

2,11%), nhưng tỷ trọng giảm (giảm 0,31 năm 2012/2011, tiếp tục giảm 2,85% năm

2013/2012). Dư nợ trụng hạn cũng có xu hướng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất

là năm 2012 tăng 16.916 triệu đồng tương ứng mức tăng 38%, năm 2013 tăng 9.427

triệu đồng tương ứng mức tăng 15,35%. Tóm lại doanh số cho vay qua 3 năm đã

không ngừng tăng lên tuy nhiên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế để có thể

tồn tại và phát triển thì vốn là một trong những điều kiện cần thiết trong mọi hoạt

động kinh doanh. Tỷ trọng các khoản vay còn giảm nhẹ điều này là do ảnh hưởng

của lạm phát làm lãi suất cho vay tăng cao, cùng với đó ngân hàng thu hẹp phạm vi

cho vay. Vì vậy cần mở rộng hoạt động tín dụng hơn để đáp ứng nhu cầu về vốn

cho người dân. Dư nợ vay ngắn hạn không tạo ra doanh thu cho ngân hàng nhiều

hơn so với dư nợ trung-dài hạn, vì dư nợ ngắn hạn lãi suất thấp hơn, thời gian vay

ngắn hơn, cùng với đó dư nợ ngắn hạn dễ dẫn đến nợ quá hạn do nếu có biến cố xảy

ra với người sản xuất họ khó có khả năng tìm ra nguồn vốn thay thế vì thời gian đáo

hạn sớm tuy nhiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn lớn hơn, vẫn tạo ra thu nhập lớn hơn cho

ngân hàng. Cần có nhiều biện pháp tín dụng chặt chẽ hơn để giảm thiểu nợ quá hạn.

3.4.6. Tình hình tài chính

Nhìn chung doanh thu tăng nhanh qua các năm. Trong đó tăng cao nhất là

năm 2012 với doanh thu tăng 8.402 so với năm trước tương ứng với tốc độ tăng

28,94%. Điều này cho thấy thời gian qua ngân hàng đã luôn mở rộng và đẩy mạnh

21

Page 31: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Trong tổng doanh thu thì thu từ HĐKD

là chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng (>99% trong tổng

thu nhập),thu từ HĐKD tăng qua các năm nhưng tăng mạnh nhất là năm 2012, trong

thu từ HĐKD thì thu lãi chiếm hơn 98% trong khi thu từ dịch vụ chỉ chiểm chưa

đầy 1% và có tốc độ giảm qua các năm, điều này chứng tỏ ở ngân hàng các hoạt

động dịch vụ chưa phát triển mạnh. Thu khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong doanh

thu (0,62% năm 2011, 0,68% năm 2012 và 0,74% năm 2013). Điều này chứng tỏ

hoạt động chủ yếu của ngân hàng là hoạt động cho vay.

Bảng 3.6 : Kết quả kinh doanh của PGD trong 3 năm 2011-2013

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012Năm

2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

+/- % +/- %

Doanh thu 29.037 37.439 41.418 8.402 28,94 3.979 10,63

1.Thu từ HDKD 28.856 37.186 41.113 8.330 28,87 3.927 10,56

-Thu từ lãi 28.619 36.754 40.619 8.135 28,43 3.865 10,52

-Thu từ dịch vụ 237 432 494 195 82,28 62 14,35

2.Thu khác 181 252 305 72 39,78 52 20,55

Chi phí 22.078 25.408 26.888 3.330 15,08 1.480 5,82

-Chi HĐKD 17.097 21.220 22.312 4.123 24,12 1.092 5,15

-Chi sự nghiệp 3.521 1.763 2.014 (1.758) (49,93) 251 14,24

-Chi khác 1460 2.425 2.562 965 66,10 137 5,65

Lợi nhuận 6.959 12.031 14.530 5.072 72,88 2.499 20,77

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

22

Page 32: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

Ngân hàng cũng như bất kỳ tổ chức kinh doanh nào để tạo ra nguồn thu cho

mình trước hết phải bỏ ra chi phí. Do đó cùng với sự tăng lên của thu nhập chi phí

cũng tăng đều qua các năm, nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm và giảm hơn so

với cùng kỳ năm trước đó. Trong đó chi cho HĐKD chiếm hơn 75% và tốc độ tăng

qua các năm (77,44% năm 2011, 83,52% năm 2012, 82,98% năm 2013) do ngân

hàng có mua một số thiết bị như máy tính, bàn ghế phục vụ công việc và có tuyển

thêm nhân viên do đó mà chi phí hoạt động kinh doanh tăng lên, chi nghiệp vụ là

những khoản chi cho học tập để nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, chiếm hơn

15% trong tổng chi phí, giảm mạnh năm 2012 và tăng trờ lại năm 2012 nhưng

không tăng mạnh. Nguyên nhân là do năm 2013 ngân hàng đã mở lớp huấn luyện

ngắn hạn nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng. Chi khác chỉ chiếm hơn 5% trong tổng

chi phí bao gồm chi công cụ, chi tuyên truyền, chi kiểm tra. Khoản chi này tăng qua

các năm tăng mạnh nhất là năm 2012 do hoạt động mở rộng ngân hàng ngày càng

đẩy mạnh, chi phí quảng cáo vận động tuyên truyền tăng.

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận0

50001000015000200002500030000350004000045000

29037

22078

6959

37439

25408

12031

41418

26888

14530

Kết quả kinh doanh của PGD trong 3 năm 2011-2013

2011 2012 2013

Triệ

u Đồ

ng

Biểu đồ 3.1. Kết quả kinh doanh của PGD trong 3 năm 2011-2013

Chi phí tuy có tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn do đó ngân

hàng vẫn thu được lợi nhuận đang kể qua các năm. Năm 2012 doanh thu tăng gần

gấp đôi so với năm 2011 tương ứng mức tăng 72,88%. Năm 2013 lợi nhuận cũng

tăng so với năm 2012 nhưng tốc độ tăng giảm so với cùng kỳ năm trước nguyên

nhân là do lạm phát, lãi suất vay tăng cao, dự phòng rủi ro tăng và nhiều vấn đế

23

Page 33: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

khác làm lợi nhuận ngân hàng giảm hơn so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung năm

2012 có lẽ là năm khởi sắc hơn so với 2 năm 2011 và 2013 của ngân hàng. Đạt

được kết quả như vậy là nhờ sự lãnh đạo và sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán

bộ công nhân viên trong chi nhánh. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các ngành,

các cấp chính quyền địa phương trong việc đánh giá phân loại khách hàng, giúp

Ngân hàng đầu tư đúng đối tượng qua từng ngành nghề thích hợp, tạo điều kiện đầu

tư sản xuất cho nông dân, giúp họ cải thiện mức sống, thực hiện mục tiêu phát triển

kinh tế nông nghiệp nông thôn ở trên địa bàn xã Đức Minh.

3.4.7. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông

3.4.7.1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của cấp trên, sự giúp đỡ của các

ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương trong công tác huy động vốn, cho vay.

Trong chỉ đạo điều hành luôn bám sát mục tiêu đề ra, nhanh chóng thúc đẩy kinh tế

địa phương phát triển.

- Đại đa số đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt tình, vui vẻ, tận tình với khách hàng, sự

kết hợp chặc chẽ giữa các phòng ban và sự đoàn kết nội bộ trong cơ quan cũng là

một thuận lợi lớn của Ngân hàng.

- Phong trào thi đua được phát động liên tục, tất cả cán bộ công nhân viên đều nhiệt

tình tham gia. Từ đó mọi công việc và chỉ tiêu được giao đều được hoàn thành tốt.

- Hoạt động chi bộ và công đoàn được duy trì tốt từ đó góp phần lãnh đạo, giáo dục

và động viên về chính trị, tư tưởng cho cán bộ công nhân viên ngày một tốt hơn.

- Vị trí của Ngân hàng nằm ở trung tâm xã Đức Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho

khách hàng đến và giao dịch.

-Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn ổn định, đời sống người dân được nâng cao,

chăn nuôi sản xuất phát triển.

-Mạng thông tin nội bộ được nâng cấp, tạo điều kiện thu thập và xử lý thông tin kịp

thời. Ứng dụng phần mềm quản lý mới trong công việc giúp cho chất lượng công

việc ngày càng tốt hơn.24

Page 34: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

- Thời gian hoạt động của ngân hàng trên địa bàn tương đối lâu, lượng khách hàng

truyền thống tương đối ổn định nên mức độ tin cậy và sự hiểu biết giữa khách hàng

và ngân hàng ngày càng cao.

- NHNo& PTNT Việt Nam Phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đắk Nông hiện đã

được lắp đặt 1 máy ATM tại trung tâm xã Đức Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho

khách hàng giao dịch.

3.4.7.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, song trong hoạt động của Ngân hàng những năm

qua không thể tránh khỏi những khó khăn làm hạn chế hiệu quả hoạt động của Ngân

hàng và hiện đang là vấn đề mà lãnh đạo Ngân hàng quan tâm, đó là:

- Các thủ tục về vay vốn chưa được đơn giản hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho

khách hàng đến và giao dịch với ngân hàng.

- Giá cả nguyên vật liệu tăng, chi phí đầu vào tăng cao, gây nhiều khó khăn cho các

hộ sản xuất kinh doanh, hộ nông dân làm ảnh hưởng đến việc thu nợ của ngân hàng.

- Đối tượng cho vay của ngân hàng là các hộ dân làm nông, ngoài dân tộc kinh còn

có các dân tộc thiểu số khác, trình độ học vấn và nhận thức của người dân còn thấp

gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định, cho vay, thu hồi nợ và

xử lý những món nợ quá hạn, việc để xảy ra nợ quá hạn là tương đối phổ biến, tỷ lệ

nợ xấu còn cao.

- Việc kiểm tra sử dụng các món vay chưa toàn diện, đôn đốc và xử lý nợ đến hạn

chưa triệt để.

- Hoạt động Marketing, công tác khách hàng chưa được ngân hàng quan tâm đúng

mức, chưa có các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo để thu hút khách hàng, chưa tổ

chức các hội nghị khách hàng để lấy ý kiến về hoạt động của chi nhánh và thông

qua đó Ngân hàng có thể phổ biến cho khách hàng mục tiêu, phương hướng hoạt

động của Ngân hàng nhằm nâng cao uy tín và sự tín nhiệm của khách hàng đối với

Ngân hàng.

25

Page 35: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

- Cán bộ tín dụng cho vay dưới chuẩn đã dẫn đến việc ngân hàng không thu hồi

được nợ, làm tỷ lệ nợ xấu tăng, gây thất thoát tiền của nhà nước.

- Ý thức trả lãi và nợ gốc của người dân còn kém, họ cố tình trì hoãn việc trả nợ,

mặc cho cán bộ tín dụng đã gọi điện nhắc nhở, thậm chí khi biết cán bộ ngân hàng

gọi điện họ đã không bắt máy, một số hộ gia đình, cá nhân còn cho số điện thoại

không đúng, đã gây nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng.

3.5. Phương pháp nghiên cứu3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin số liệu thứ cấp: Số liệu được thu thập bao gồm: Doanh thu, chi

phí, lợi nhuận…được lấy từ bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, bảng báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011,2012,2013. Đồng thời thu thập thông tin

trên các tạp chí ngân hàng, internet...

3.5.2. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu thứ cấp: Dựa vào số liệu đã công bố, sau đó tổng hợp, đối chiếu để

chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài. Số liệu được xử

lý bằng phần mềm Excel. Để xây dựng các bảng biểu, biểu đồ để đưa ra các phân

tích đánh giá phục vụ cho kết quả nghiên cứu.

3.5.3. Phương pháp thống kê kinh tế

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng bằng thống kê trên cơ sở thu thập, tổng

hợp, phân tích, so sánh các số liệu và hiện tượng. Khi phân tích thường dùng cách

phân bổ hệ thống chỉ tiêu, so sánh số tuyệt đối, số tương đối để tìm ra quy luật và

đưa ra kết luận đúng đắn và hợp lý.

Số tuyệt đối ∆Y=Y1 –Yo.

Trong đó Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích

Yo: Trị số của chỉ tiêu gốc

Số tương đối: %Y= (Y1/Yo)*100%.

26

Page 36: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

3.5.4. Phương pháp so sánh

Là phương pháp chủ yếu dùng để phân tích các hoạt động kinh tế trong cùng một

điều kiện, thống nhất về nội dung phản ánh, thống nhất về phương pháp tính toán,

số liệu thu thập phải cùng một khoảng thời gian tương ứng và các chỉ tiêu kinh tế

phải cùng một đại lượng biểu hiện.

3.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu3.6.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ

Chỉ tiêu dư nợ

Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + DSCV trong kỳ - DSTN trong kỳ

Đây là chỉ tiêu phản ánh số tiền vay mà khách hàng còn nợ ngân hàng cho đến

cuối kỳ. Chỉ tiêu này vừa phản ánh quy mô tín dụng vừa phản ánh kết quả hoạt

động cho vay và thu nợ của ngân hàng

Chỉ tiêu doanh số cho vay

DSCV trong kỳ = Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ + DSTN trong kỳ

DSCV là tổng giá trị bằng tiền của tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã

cho vay trong một khoảng thời gian nhất định, không kể món cho vay đó đã thu hồi

về hay chưa. DSCV thường được tính theo tháng, quý, năm. Chỉ tiêu này cho ta biết

được ngân hàng đã cho khách hàng vay bao nhiêu tiền trong một thời kỳ nhất định,

chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ ngân hàng cho vay được nhiều, khả năng đáp ứng

nhu cầu vốn càng mạnh.

Chỉ tiêu doanh số thu nợ

DSTN trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ - dư nợ cuối kỳ + DSCV trong kỳ

Là toàn bộ giá bằng tiền các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho

vay của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. Chỉ tiêu này cho biết

tổng số nợ mà ngân hàng đó đã thu được trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này

càng cao thì chứng tỏ khách hàng làm ăn có hiệu quả, khả năng thu nợ của ngân

hàng tốt và ngược lại.

27

Page 37: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

3.6.2. Nợ quá hạn (NQH) và tỷ lệ NQH

NQH phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn

bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. NQH thường là biểu hiện yếu kém về tài

chính của khách hàng và là dấu hiệu của rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thực tế cho

thấy, trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NQH phát sinh là không thể tránh khỏi,

nhưng nếu tỷ lệ NQH vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán

của ngân hàng.

NQH phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn

bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. NQH thường là biểu hiện yếu kém về tài

chính của khách hàng và là dấu hiệu của rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Thực tế cho

thấy, trong hoạt động tín dụng ngân hàng, NQH phát sinh là không thể tránh khỏi,

nhưng nếu tỷ lệ NQH vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán

của ngân hàng.

Tỷ lệ NQH = \f(Sốdưnợquáhạn,Tổngdưnợ x 100%

Tỷ lệ NQH cho biết, cứ 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đã quá hạn, đây

là chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu tại một thời điểm

nhất định nào đó tỷ lệ NQH chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất

lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Chỉ tiêu

này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong cho vay tiêu

dùng khách hàng cá nhân. Rõ ràng các ngân hàng đều mong muốn hạ thấp tỷ lệ này

xuống đến mức thấp nhất bởi lẽ nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng ngân hàng

đang có khả năng gặp nhiều rủi ro.

3.6.3. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = Doanhsố thu nợDư nợ bình quân

Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu

hồi nợ vay nhanh hay chậm trong trong một thời gian nhất định. Nếu số vòng quay

vốn tín dụng càng cao thì chứng tỏ đồng vốn tín dụng của Ngân hang quay càng

nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

28

Page 38: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

3.6.4. Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động

Tỷ lệ dư nợ/ Tổng vốn huy động = Dư nợ/ Tổng vốn huy động x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh công tác huy động của ngân hàng. Chỉ số này cao thì khả

năng thu nợ tốt và ngược lại.

29

Page 39: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam,

phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông

4.1.1. Tình hình cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông

Bảng 4.1. Tình hình cho vay HSX tại chi nhánh giai đoạn 2011-2013

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêuNăm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

ST ST % ST % ST % ST %

1.Doanh

số cho

vay

146.250 100 196.752 100 210.395 100 50.502 34,53 13.643 6,93

-Hộ sản

xuất129.965 88,86 180.905 91,95 196.658 93,47 50.940 39,20 15.753 8,71

2.Doanh

số thu nợ121.675 100 159.362 100 164.202 100 37.687 30,97 4.840 3,04

-Hộ sản

xuất100.987 83,00 142.150 89,20 148.110 90,20 41.163 40,76 5.960 4,19

3.Dư nợ

cuối kỳ125.122 100 171.214 100 182.954 100 46.092 36,84 11.740 6,86

-Hộ sản

xuất110.233 88,10 154.196 90,06 169.854 92,84 43.963 39,88 15.658 10,15

4.Nợ xấu 2.845 100 2.177 100 832 100 (668) (23,48) (1.345) (61,78)

-Hộ sản

xuất2.106 74,02 2.084 95,73 781 93,87 (22) (1,04) (1.303) (62,52)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

30

Page 40: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

Theo bảng 4.1 có thể thấy năm 2012 là năm các hoạt động của ngân hàng là

có hiệu quả nhất, doanh số các khoản mục tăng mạnh nhất trong vòng 3 năm 2011-

2013. Nhìn chung doanh số cho vay hộ sản xuất tăng qua các năm, tăng mạnh nhất

là năm 2012, tăng 50.940 triệu đồng tương ứng mức tăng 39,20%. Tổng hoạt động

tín dụng của ngân hàng thì cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn, 88,86% tổng

doanh số cho vay năm 2011 và tiếp tục tăng lên 91,95% năm 2012 và 93,47% năm

2013, sở dĩ doanh số cho vay tăng cao qua các năm như vậy là do ngân hàng đẩy

mạnh hoạt động tín dụng. Và điều này cho thấy cho vay hộ sản xuất góp phần lớn

trong thu nhập của ngân hàng, là nguồn thu cũng như là hoạt động tín dụng quan

trọng trong ngân hàng, cần đầu tư phát triển và mở rộng thêm. Doanh số thu nợ nhìn

chung cũng có bước biến chuyển mạnh, doanh số thu nợ tăng qua các năm, đặc biệt

là năm 2012 doanh số thu nợ là 159.362 triệu đồng trong đó doanh số thu nợ hộ sản

xuất chiếm gần 90% tổng doanh số thu nợ. Doanh số thu nợ hộ sản xuất tăng qua

các năm, tăng 40,76% năm 2012 so với năm 2011 tương ứng mức tăng 41.163 triệu

đồng, năm 2013 do ảnh hưởng của lạm phát nhưng doanh số thu nợ vẫn trong tình

trạng tăng nhẹ, tăng 5.960 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng mức tăng 4,19%.

Doanh số thu nợ tăng cho thấy ngoài hoạt động đẩy mạnh tín dụng ngân hàng cũng

đẩy mạnh hoạt động thu nợ, cố gắng bám sát theo dõi các khoản tín dụng nhằm báo

toàn vốn tín dụng ngân hàng đã tài trợ, chính vì vậy mà công tác thu nợ của ngân

hàng đã có hiệu quả. Dư nợ cuối kỳ của chi nhánh cũng tăng qua các năm, năm

2012 tăng so với năm 2011 là 46.092 triệu đồng tương ứng mức tăng 36,84%, năm

2013 so với năm 2012 tăng 11.740 triệu đồng tương ứng mức tăng 6,86%. Trong đó

dư nợ cuối kỳ của hộ sản xuất cũng tăng qua các năm và tỷ trọng của nó cũng rất

lớn trong tổng số dư nợ của ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ cuối kỳ của hộ sản xuất

chiếm hơn 88% tổng tỷ trọng dư nợ (88,6% năm 2011, 90,06% năm 2012 và

92,84% năm 2013). Dư nợ của ngân hàng ngày một gia tăng, một mặt phản ánh sự

cố gắng của ngân hàng trong công tác cho vay, mắt khác phản ánh những bất cập

trong công tác cho vay của ngân hàng, vì dư nợ tăng là bao gồm cả những khoản nợ

chưa đến hạn và nợ quá hạn. Nợ xấu của ngân hàng cũng như của tỷ trọng nợ xấu

của hộ sản xuất càng ngày càng giảm. Đây là điều đáng mừng cho ngân hàng. Để

hiểu rõ hơn nữa về hoạt động tín dụng của ngân hàng ta sẽ đi sau phân tích tình hình

31

Page 41: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

cho vay, tình hình thu nợ, dư nợ của từng đối tượng theo thời gian và theo địa bàn

hoạt động của NHNo&PTNT Phòng giao dịch Đức Minh.

4.1.2. Doanh số cho vay

a) Doanh số cho vay phân theo kỳ hạn

Bảng 4.2. Doanh số cho vay hộ sản xuất phân theo kỳ hạn

(Đơn vị: Triệu đồng )

Chỉ tiêu2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

ST % ST % ST % ST % ST %

Tổng số: 129.965 100 180.905 100 196.658 100 50.94

0

100 15.75

3

100

-Vay ngắn

hạn90.087 69,32 136.540 75,48 150.508 76,53

46.45

351,56

13.96

810,23

-Vay trung

hạn39.878 30,68 44.365 24,52 46.150 23,47 4.487 11,25 1.785 4,02

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Doanh số cho vay HSX của NHNo&PTNT Phòng giao dịch Đức Minh phân

theo kỳ hạn không có cho vay dài hạn vì chi nhánh không có nguồn vốn và cũng

không được giao kế hoạch vốn để vay dài hạn nên không có khoản cho vay dài hạn.

Qua bảng 4.7 ta nhận thấy doanh số cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng ngày càng

tăng , trong đó vay ngắn hạn vẫn chiểm tỷ trọng lớn (hơn 69%) trong tổng doanh số

cho vay. Vay ngắn hạn tăng qua các năm và tăng mạnh nhất năm 2012, tăng 46.453

triệu đồng so với năm 2011 tương ứng mức tăng 51,56% năm 2012 so với 2011,

tăng 13.968 triệu đồng tương ứng mức tăng 10,23% năm 2013 so với 2012. Đây là

hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng và đa số khách hàng là nông dân trên địa

bàn, họ chủ yếu vay vốn để trồng trọt, chăn nuôi, thu mua cà phê, nông sản...., thời

gian hoàn vốn tương đối ngắn, và lãi suất thấp hơn trung và dài hạn.Cho vay ngắn

hạn có thời gian hoàn vốn ngắn nhưng nếu có biến cố xảy ra đối với người sản xuất

thì họ khó có khả năng tìm ra nguồn vốn thay thế để trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến 32

Page 42: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

nợ quá hạn tăng lên. Đây là vấn đề mà ban lãnh đạo cũng như cán bộ tín dụng cần

phải chú ý trong quá trình thẩm định cho vay để chất lượng tín dụng được đảm bảo

cho chi nhánh. Doanh số cho vay trung hạn chủ yếu là cho vay để xây dựng nhà cửa

để ở, đào giếng, chăm sóc cà phê, tiêu, mua máy móc hoạt động sản xuất, đầu tư tài

sản cố định ban đầu cho tiểu thủ công nghiệp… Vay trung hạn tăng qua các năm

(năm 2012 so với 2011 tăng 4.487 triệu đồng tương ứng mức tăng 11,25%, năm

2013 so với 2012 tăng 1.785 triệu đồng tương ứng mức tăng 4,02%) nhưng tỷ trọng

giảm qua từng năm. Điều này là do tín dụng trung hạn có lãi suất cao, thủ tục và hồ

sơ vay phức tạp hơn so với vay ngắn hạn, do đó nó chiếm tỷ lệ thấp trong tổng

doanh số cho vay. Mặt khác, do tình hình nền kinh tế đã dẫn đến tâm lý người dân

không muốn nợ ngân hàng quá lâu vì họ nghĩ rằng thu nhập của mình không ổn

định nên không trả đúng nợ gốc và lãi.

b) Doanh số cho vay chia theo ngành kinh tế

Bảng 4.3. Doanh số cho vay hộ sản xuất theo ngành kinh tế

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

ST % ST % ST % ST % ST %

Tổng số: 129.96

5

100 180.90

5

100 196.65

8

100 50.94

0

100 15.75

3

100

-Ngành nông lâm

nghiệp

117.69

090,56

164.00

8

90,6

6

178.37

9

90,7

1

46.31

8

39,3

6

14.37

1

8,7

6

-Ngành thương

nghiệp-dịch vụ12.275 9,44 16.897 9,34 18.279 9,29 4.622

37,6

51.382

8,1

8

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Nhìn chung tín dụng HSX tập trung chủ yếu cho lĩnh vực sản xuất nông-lâm

nghiệp cả về diện hộ và quy mô (chiếm hơn 90% tổng doanh số cho vay). Doanh số

cho vay tăng lên qua các năm ( tăng 46.318 triệu đồng năm 2012 so với 2011, tăng

14.371 triệu đồng năm 2013 so với 2012) nhưng tỷ trọng qua từng năm tăng nhẹ 33

Page 43: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

(90,56% năm 2011, 90,66% năm 2012, 90,71% năm 2013). Nền công nghiệp tại địa

bàn chưa phát triển, là một huyện đồi núi, chỉ tập trung đa số là nông dân, làm vụ

mùa, chăn nuôi, hay trồng rừng nên nền công nghiệp chưa được chú trọng phát triển

vì vậy doanh số cho vay lĩnh vực công nghiệp chưa đạt. Cùng với đó thương nghiệp

và dịch vụ phát triển chưa cao, chỉ chiếm chưa đầy 10% tổng doanh số cho vay, cho

vay lĩnh vực thương nghiệp dịch vụ tăng qua các năm, tăng mạnh nhất là năm

2012/2011 tăng 4.622 triệu đồng tương ứng mức tăng 37,65%, năm 2013/2012 tăng

1.382 triệu đồng, tương ứng mức tăng 8,18%. Tuy nhiên tỷ trọng qua từng năm

giảm nhẹ, năm 2012 giảm 0,1% chỉ còn 9,34%, năm 2013 giảm 0,05% chỉ còn

9,29%. Do người dân chưa có nhu cầu cao trong việc phát triển dịch vụ, vui chơi,

giải trí. Trong xã và các xã lân cận chỉ tập trung một số ít hộ buôn bán nhỏ, chưa

phát triển. Điều này cũng cho thấy tín dụng HSX lĩnh vực nông-lâm nghiệp đặc biệt

phát triển hơn qua các năm, là khoản vay tạo nguồn thu lớn cho ngân hàng, nên cần

chú trọng phát triển. Đẩy mạnh lĩnh vực nông-lâm nghiệp, làm thay đổi bộ mặt

nông thôn, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhưng cho vay về

lĩnh vực này không tạo nguồn thu lớn so với cho vay về lĩnh vực công nghiệp,

thương mạidịch vụ. Do vây ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa về việc cho vay các

ngành công-thương nghiệp, dịch vụ.

c) Doanh số cho vay chia theo phương thức cho vay

Bảng 4.4. Doanh số cho vay hộ sản xuất theo phương thức cho vay

(Đơn vị: Triệu đồng )

Chỉ tiêu2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

ST % ST % ST % ST % ST %

Tổng số: 129.965 100 180.90

5

100 196.65

8

100 50.94

0

100 15.75

3

100

- Cho vay

không có TS

bảo đảm5.699 4,39 5.992 3,31 6.990 3,55 293 5,14 998 16,66

-Cho vay có

thế chấp, 124.266 95,61 174.91 96,69 189.66 96,45 50.64 40,76 14.75 8,44

34

Page 44: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

cầm cố 3 8 7 5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Cho vay theo hình thức có bảo đảm có cầm cố thế chấp là hình thức cho vay

chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ trọng hơn 95% (95,61% năm 2011, 96,69% năm

2012, 96,45% năm 2013) và có xu hướng tăng qua các năm (tăng 50.647 triệu tương

ứng mức tăng 40,76% năm 2012/2011, năm 2013/2012 tăng 14.755 triệu đồng

tương ứng mức tăng 8,44%), còn cho vay không có bảo đảm chỉ chiếm dưới 5%

tổng hoạt động tín dụng HSX, cho vay không có bảo đảm tăng qua các năm (5.699

triệu đồng năm 2011, 5.992 triệu đồng năm 2012, 6.990 triệu đồng năm 2013)

nhưng tỷ trọng biến động (tỷ trọng giảm 1,08% còn 3,31 năm 2012, tăng 0,24% đạt

tỷ trọng 3,55% năm 2013). Điều này cho thấy ngân hàng chú trọng việc quản lý nợ

xấu, tránh giảm nguồn vốn hoạt động tín dụng của ngân hàng do các khoản nợ

không được đảm bảo, nâng cao chất lượng tín dụng, cho thấy tình hình hoạt động

tín dụng của ngân hàng rất chặt chẽ.

4.1.3. Tình hình thu nợ HSX

Doanh số thu nợ phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, hiệu

quả hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như uy tín của khách hàng về khoản

vay đối với Ngân hàng. DSTN qua 3 năm đều tăng chứng tỏ NH hoạt động ngày

càng có hiệu quả, kinh tế địa bàn ngày một đi lên. DSTN theo ngành kinh tế của NH

được phản ánh như sau:

a) Tình hình thu nợ chia theo kỳ hạn

Bảng 4.5. Doanh số thu nợ HSX chia theo kỳ hạn

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/201

2

ST % ST % ST % ST % ST %

Tổng số: 100.987 100 142.15 100 148.11 100 41.163 40,76 5.960 4,1

35

Page 45: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

0 0 9

-Vay ngắn hạn 80.690 79,90 127.90

0

89,98 133.09

9

89,86 47.210 58,51 5.199 4,0

6

-Vay trung hạn 20.297 20,10 14.250 10,02 15.011 10,14 (6.047

)

(29,79

)

761 5,3

4

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Doanh số thu nợ ngắn hạn qua 3 năm đều tăng nhưng tỷ trọng thì có nhiều

biến động, năm 2012 so với 2011 doanh số thu nợ tăng 42.210 triệu đồng chiếm tỷ

trọng 58,51%, năm 2013 so với 2012 doanh số thu nợ tăng 5.199 triệu đồng, chiếm

tỷ trọng 4,06%. Tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn tăng từ năm 2011 sang 2012 với

mức tăng từ 79,9% lên đến 89,98% nhưng sang năm 2013 tỷ trọng giảm 0,12% còn

89,86% so với năm 2012. Điều này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế

làm ảnh hưởng tới doanh số thu nợ HSX. Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn hạn

HSX chiếm hơn 80% tổng doanh số thu nợ HSX, kết quả thu nợ vẫn tăng, kết quả

đó là nhờ năm 2012 giá cà phê tăng, thu nhập của người dân nhờ đó mà tăng lên,

bên cạnh đó ngân hàng cẩn thận trong việc thẩm định khách hàng vay nhằm hạn chế

thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng, năng lực làm việc của cán bộ tín dụng

ngày càng được chú trọng, thái độ ứng xử và phong cách giao tiếp tư vấn cho khách

hàng thân thiện tạo điều kiện thuận lợi trong công tác thu nợ của mình, doanh số thu

nợ của ngân hàng cũng vì đó mà tăng lên. So với tổng doanh số cho vay ngắn hạn 3

năm 2011-2013 thì tổng thu nợ ngắn hạn qua 3 năm 2011-2013 chiếm đến 90%

tổng doanh số cho vay, đây là một điều đáng mừng, một mặt cho thấy sự chặt chẽ

trong công tác tín dụng, một mặt cho thấy sự quản lý tốt của ban lãnh đạo và sự nỗ

lực của các cán bộ tín dụng trong ngân hàng. Tình hình thu nợ trung hạn nhiều biến

động, giảm 6.047 triệu đồng còn 14.250 triệu đồng năm 2012 so với 2011, tăng 761

triệu đồng năm 2013 lên 15.011 triệu đồng so với năm 2012. Tỷ trọng thu nợ trung

hạn chỉ chiếm dưới 20% trong tổng thu nợ HSX. Tập trung các khoản vay trung hạn

thường là những khoản vay của các hộ nông dân vay vốn để nuôi trồng hươu, dê,

trâu, bò, cùng với đó là những hộ nông dân vay vốn trung hạn để trồng rừng hay

36

Page 46: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

buôn bán nông sản. Các khoản vay này thường lớn và có thời gian đáo hạn lâu nên

thu nợ từ những khoản vay trung hạn thường thấp.

b) Thu nợ chia theo ngành kinh tế

Cũng như doanh số cho vay, thu nợ HSX đối với lĩnh vực nông-lâm nghiệp

vẫn chiếm tỷ trọng lớn (>89%) và doanh số thu nợ trong lĩnh vực này tăng. Trong

những năm qua có các doanh nghiệp mở nhà máy, xí nghiệp tiến hành sản xuất trên

địa bàn đã tập trung một lượng lớn lao động, đây là thị trường tiêu thụ ổn định nông

sản của nông dân. Vì vậy, đã tạo ra nguồn thu nhập nhiều hơn cho người đi vay nên

việc trả nợ Ngân hàng cũng dễ dàng hơn. Do sự chuyển dịch của nền kinh tế địa

phương, cùng với đó là chính sách đầu tư có trọng điểm, tránh cho vay tràn lan

trong nông nghiệp, tập trung vốn thúc đẩy tiểu thủ công nghiệp của Ngân hàng đã

làm cho doanh số cho vay nhóm ngành nông nghiệp tăng chậm.Trong lĩnh vực

nông-lâm nghiệp, doanh số thu nợ tăng 37.542 triệu đồng chiếm tỷ trọng 41,68%

năm 2012 so với 2011.

Bảng 4.6. Doanh số thu nợ HSX theo ngành kinh tế

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

ST % ST % ST % ST % ST %

Tổng số: 100.987 100 142.150 100 148.11

0

100 41.16

3

40,7

6

5.960 4,19

- Ngành nông lâm

nghiệp90.078

89,2

0127.620

89,7

8

134.00

9

90,4

8

37.54

2

41,6

86.389 5,01

- Ngành thương

nghiệp - dịch vụ

10.909 10,8

0

14.530 10,2

2

14.101 9,52 3.621 33,1

9

(429

)

(2,95

)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Năm 2013 tăng 6.389 triệu đồng tương ứng mức tăng 5,01% so với năm

2012. Mặc dù doanh số thu nợ nông-lâm nghiệp tăng qua các năm nhưng tỷ trọng

tăng còn thấp (tăng 0,58% năm 2012 làm tỷ trọng đạt 89,78%, năm 2013 tăng 0,7%

đạt mức 90,48%). Lĩnh vực thương nghiệp-dịch vụ doanh số thu nợ chỉ chiếm

37

Page 47: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

<11%, tỷ số thu nợ thương nghiệp-dịch vụ biến động qua các năm tăng 3.621 triệu

đồng năm 2012/2011, giảm 429 triệu đồng năm 2013/2012. Tỷ trọng ngành này

giảm nhẹ qua các năm, năm 2011/2010 giảm 0,58%, năm 2012/2011 giảm 0,7%.

Tuy vậy, nếu xét về tổng số cho vay đến thu nợ HSX trong lĩnh vực thương nghiệp

dịch vụ thì doanh số thu nợ trong lĩnh vực này chiếm >80% trong tổng số cho vay,

đây cũng là điều đáng mừng cho ngân hàng, nhìn qua đó ta thấy được sự nỗ lực cố

gắng trong hoạt động tín dụng, và hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

c) Thu nợ chia theo phương thức cho vay

Doanh số thu nợ theo hai phương thức có cầm cố thế chấp và không có cầm

cố thế chấp cũng tăng qua các năm, doanh số cho vay có cầm cố thế chấp chiếm tỷ

trọng cao nên doanh số thu nợ từ phương thức có cầm cố thế cấp cũng chiếm tỷ

trọng lớn >90% tổng doanh số thu nợ. Thu nợ chia theo phương thức cho vay không

có đảm bảo tăng qua các năm (tăng 511 triệu đồng năm 2012/2011 tương ứng mức

tăng 20,87%, năm 2013/2012 tăng 48 triệu đồng tương ứng mức tăng 1,60%) tuy

nhiên tỷ trọng giảm qua các năm, năm 2012/2011 tỷ trọng giảm 0,35%, năm

2013/2012 tỷ trọng giảm 0,05%.

Bảng 4.7. Doanh số thu nợ HSX theo phương thức cho vay

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

ST % ST % ST % ST % ST %

Tổng số: 100.987 100 142.150 100 148.110 100 41.163 40,76 5.960 4,19

-Cho vay không có

bảo đảm

2.449 2,43 2.960 2,08 3.008 2,03 511 20,87 48 1,62

-Cho vay có cầm

cố, thế chấp

98.538 97,5

7

139.190 97,92 145.102 97,9

7

40.652 41,26 5.912 4,25

. (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

38

Page 48: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

Bởi vì đa phần các khoản nợ không có đảm bảo thường là những khoản vay

của các cá nhân, là khách hàng thân thiết, uy tín với ngân hàng, nên được ngân hàng

cho vay mà không cần tài sản đảm bảo. Tuy vậy ngân hàng cũng cần đặc biệt quan

tâm đến những khoản vay này, vì do nhiều yếu tố các khoản vay này có thể không

được đảm bảo trả nợ đúng hạn, dẫn đến nợ xấu của ngân hàng tăng, hay ngân hàng

phải trích lập dự phòng dẫn đến chi phí tăng và lợi nhuận giảm. Thu nợ từ các

khoản cho vay có cầm cố thế chấp tăng qua các năm, tăng mạnh nhất là năm 2012

với mức tăng chênh lệch là 40.652 triệu đồng tương ứng mức tăng 41,26%, năm

2013/2012 tăng 5.921 triệu đồng tăng tương ứng là 4,25%, tuy nhiên tỷ trọng tăng

nhẹ qua các năm, tăng 0,35% năm 2012/2011, tăng 0,05%. Vì cho vay có cầm cố

thế chấp là hình thức vay phổ biến trong ngân hàng, để tránh rủi ro tín dụng người

đi vay phải có tài sản kèm theo thế chấp cho khoản vay của mình, cùng với đó

những năm trở lại đây hoạt động sản xuất của người dân đạt hiệu quả tốt nên các

khoản nợ phải trả giảm dần do vây doanh số thu nợ tăng qua các năm. Tuy vậy ngân

hàng cũng nên cố gắng hơn, vừa đẩy mạnh cho vay, vừa quản lý các khoản vay thật

chặt chẽ để tránh nợ xấu.

4.1.4. Tình hình dư nợ HSX

a) Tình hình dư nợ chia theo kỳ hạn

Bảng 4.8. Cơ cấu dư nợ HSX theo kỳ hạn vay

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

ST % ST % ST % ST % ST %

Tổng số: 110.233 100 154.196 100 169.854 100 43.963 39,88 15.65

8

10,15

-Vay

ngắn hạn86.106 78,11 135.020 87,56 141.210 83,14 48.914 56,81 6.190 4,58

-Vay

trung hạn24.127 21,89 19.176 12,44 28.644 16,86 (4.951) (20,52) 9.468 49,37

39

Page 49: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Nhìn chung tổng dư nợ tín dụng tăng qua các năm và tỷ trọng của nó cũng

tăng. Cũng như các khoản mục về doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ, dư

nợ của vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cuối kỳ cuả ngân hàng

( chiếm hơn 78% tổng dư nợ) và có xu hướng tăng, năm 2012 tăng 48.914 triệu

đồng chiếm 56,81% so với năm 2011, năm 2013 tăng 6.190 triệu đồng tương ứng

mức tăng 4,58%, nguyên nhân do dư nợ ngắn hạn là khoản vay mà người dân chủ

yếu vay tại ngân hàng cùng với đó là do các khoản nợ quá hạn còn tồn đọng nên dư

nợ HSX tăng, thêm vào đó, năm 2013/2012 tuy khủng hoảng kinh tế nhưng dư nợ

ngắn hạn vẫn tăng bởi vì trong khủng hoảng kinh tế, ưu tiên cho vay ngắn hạn với

lãi suất ưu tiên để khôi phục nền kinh tế, dư nợ trung hạn có xu hướng tăng, giảm

nhiều biến động, năm 2012 tỷ trọng cũng như dư nợ vay trung hạn giảm 4.951 triệu

đồng giảm tương ứng 20,52% so với năm 2011, tới năm 2013 dư nợ vay trung hạn

tăng lên 9.468 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng mức tăng 49,37%. Năm 2011

do các khoản vay trung hạn tăng, đồng thời người dân trả nợ đúng hạn nên nợ quá

hạn thấp, nhưng sang năm 2013 do nền kinh tế suy thoái, các khoản vay trung hạn

cũng tăng nhưng người dân trả nợ không đúng kỳ hạn, kèm đó là các khoản nợ quá

hạn không có khả năng trả nên dư nợ trung hạn tăng.

b) Tình hình dư nợ chia theo ngành kinh tế

Bảng 4.9. Cơ cấu dư nợ HSX theo ngành kinh tế

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

ST % ST % ST % ST % ST %

Tổng số: 110.23

3

100 154.19

6

100 169.85

4

100 43.96

3

39,8

8

15.658 10,15

-Ngành nông lâm

nghiệp99.232 90,02

140.08

9

90,8

5

145.89

9

85,9

0

40.85

7

41,1

75.810 4,15

-Ngành thương 11.001 9,98 14.107 9,15 23.955 14,1 3.106 28,2 9.848 69,81

40

Page 50: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

nghiệp-dịch vụ 0 3

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Qua bảng 4.9, ta nhận thấy tỷ trọng dư nợ ngành nông-lâm nghiệp cao (>85%)

doanh số dư nợ tăng qua các năm, tăng mạnh nhất là năm 2012 là 40.857 triệu đồng

tương ứng mức tăng 41,17% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 5.810 triệu đồng

tương ứng mức tăng 4,15% so với năm 2012, sở dĩ dư nợ ngành này tăng là do công

tác hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm đang chú trong đầu tư vào ngành

này, nhưng tỷ trọng qua các năm của dư nợ ngành nông-lâm nhiều biến động, từ

năm 2011-2012 tỷ trọng tăng lên 0,83%, năm 2012-2013 giảm 4,95% điều này là do

năm 2012/2011 nền nông nghiệp phát triển mạnh, người dân đẩy mạnh vay vốn để

đầu tư nông nghiệp, chăm sóc cà phê , mở rộng thêm vụ mùa…đến năm 2013/2012

do khủng hoảng kinh tế, kèm theo đó là do tình hình thời tiết không thuận lợi, cho

vay nông nghiệp vẫn tăng tuy nhiên tỷ trọng tăng giảm hơn trước.Tỷ trọng dư nợ

ngành thương nghiệp-dịch vụ đầy biến động (năm 2012 giảm 0,83% so với năm

2011 còn 9,15%, năm 2013/2012 tăng 4,95%) và chiếm không quá 15% tổng dư nợ,

dư nợ ngành thương nghiệp-dịch vụ tăng qua các năm (năm 2012/2011 tăng 3.106

triệu đồng, năm 2013/2012 tăng 9.848 triệu đồng), điều này cho thấy hoạt động tín

dụng trong năm này ngân hàng thu nợ của ngành khá tốt, các khoản nợ phải thu

cũng như nợ mới giảm, chứng tỏ ngân hàng giải ngân nhiều, đẩy mạnh cho vay, dư

nợ cao có thể do công tác mở rộng tín dụng tốt nhưng cũng có thể do công tác thu

nợ không tốt làm cho khoản tín dụng tồn đọng, nợ quá hạn cao.

c) Tình hình dư nợ chia theo phương thức cho vay

Bảng 4.10. Cơ cấu dư nợ HSX theo phương thức cho vay

(Đơn vi: Triệu đồng)

Chỉ tiêu2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

ST % ST % ST % ST % ST %

Tổng số: 110.233 100 154.196 100 169.854 100 43.963 39,88 15.658 10,15

-Cho vay 4.358 3,95 4.530 2,94 5.209 3,07 172 3,95 679 14,99

41

Page 51: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

không có bảo

đảm

-Cho vay có thế

chấp cầm cố

105.875 96,06 149.666 97,06 164.645 96,93 43.791 41,36 14.979 10,01

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Dư nợ chia theo phương thức cho vay không có đảm bảo tăng qua các năm

nhưng tỷ trọng biến động (năm 2012 giảm 1,01% so với năm 2011, năm 2013 tăng

0,13% so với năm 2012), năm 2012/2011 tăng 172 triệu đồng tương ứng mức tăng

3,95%, năm 2013/2012 tăng 679 triệu đồng tăng tương ứng là 14,99%. Điều này

cho ta thấy cho vay không có thế chấp cầm cố chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu cho

vay (<4%) nhưng có xu hướng tăng, do các khoản vay này tập trung cho các khách

hàng lâu năm, các khách hàng truyền thống của ngân hàng, thường là các khoản vay

nhỏ, tuy vậy ngân hàng cũng cần kiểm soát các khoản vay này thật tốt để tránh

trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn thậm chí không trả nợ. Cho vay có

thế chấp, cầm cố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, tỷ trọng lớn, >96%, năm

2012 dư nợ tăng 43.791 triệu đồng tương ứng 41,36% so với năm 2011, năm 2013

so với năm 2012 tỷ trọng tăng 10,01%, tương ứng mức tăng 14.979 triệu đồng.

Nhưng tỷ trọng qua từng năm một tăng giảm đầy biến động. Năm 2012 tăng 1% so

với năm 2011, năm 2013 giảm 0,13% so với năm 2012. Các khoản vay có cầm cố

thế chấp là các khoản vay chủ yếu của ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải có tài sản

thế chấp cho khoản vay tránh tình trạng không trả nợ được, các khoản vay này tăng

qua các năm do nhu cầu vay tăng và tồn đọng một số nợ quá hạn chưa trả.

4.1.5. Tình hình nợ quá hạn HSX

Bảng 4.11. Cơ cấu nợ quá hạn của ngân hàng

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu2011 2012 2013

So sánh

2012/2011 2013/2012

ST % ST % ST % ST % ST %

I.Ngắn hạn 2.027 96,25 1.994 95,68 712 91,17 (33) (1,63) (1.282) (64,29)

1.Dưới 180 ngày 1.409 66,90 1.372 65,83 540 69,14 (37) (2,63) (832) (60,64)42

Page 52: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

2.Từ 180-360 ngày 590 28,02 582 27,93 129 16,52 (8) (1,36) (453) (77,84)

3.Trên 360 ngày 28 1,33 40 1,92 43 5,51 12 42,86 3 7,50

II.Trung hạn 79 3,75 90 4,32 69 8,83 11 13,92 (21) (23,33)

1.Dưới 180 ngày 8 0,38 9 0,43 6 0,77 1 12,50 (3) (33,33)

2.Từ 180-360 ngày 11 0,52 16 0,77 12 1,54 5 45,45 (4) (25,00)

3.Trên 360 ngày 60 2,85 65 3,12 51 6,53 5 8,33 (14) (21,54)

Tổng cộng: 2.106 74,02 2.084 95,73 781 93,87 (22) (1,04) (1.303) (62,52)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

Nợ quá hạn là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, có tác

động sâu săc đến quan hệ kinh tế trong xã hội, nợ quá hạn có nhiều nguyên nhân

khách quan hay chủ quan nhưng dù bất kỳ nguyên nhân nào đi nữa thì nó cũng gây

ra những rủi ro. Nợ quá hạn luôn là mối quan tâm thường xuyên của các ngân hàng

thương mại. Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn

đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Vì thế mà nợ quá hạn là một vấn đề hết sức

quan trọng có liên quan đến sự tồn tại của ngân hàng. Qua bảng 4.16 ta thấy rằng nợ

quá hạn ngắn hạn trong năm 2011 chiếm tỷ trọng cao (96,25%) trên tổng nợ quá

hạn trong năm, sang những năm 2012, 2013 thì nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng

giảm (giảm 33 triệu đồng tương ứng mức giảm 1,63% năm 2012/2011, tiếp tục

giảm 1.282 triệu đồng tương ứng mức giảm 64,29% năm 2013/2012) nợ quá hạn

ngắn hạn thường tập trung cho những khoản vay dưới 180 ngày và chiếm hơn 60%

tổng nợ xấu, nhìn chung nợ ngắn hạn dưới 180 ngày giảm qua các năm (năm

2012/2011 giảm 37 triệu đồng tương ứng mức giảm 2,63%, năm 2013/2012 giảm

832 triệu đồng tương ứng mức giảm 60,64%) và tỷ trọng cũng tăng giảm biến động

( năm 2012/2011 tỷ trọng giảm 1,07%, năm 2013/2012 tỷ trọng tăng 3,31%). Kế

đến là rủi ro ở những khoản nợ từ 180-360 ngày, tỷ trọng chiếm <30% tổng nợ xấu,

các khoản nợ này có xu hướng giảm qua các năm (năm 2012/2011 giảm 8 triệu

đồng tương ứng mức giảm 1,36%, năm 2013/2012 giảm 453 triệu đồng tương ứng

43

Page 53: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

giảm 77,84%) và tỷ trọng của nó cũng giảm tương ứng qua 3 năm 2011-2012-2013

lần lượt là: 28,02%-27,93%-16,52%. Các khoản nợ trên 360 ngày thấp, chiếm tỷ

trọng >1% và có xu hướng tăng, nhưng không quá 6%. Nợ trung hạn tăng giảm biến

động, năm 2012 so với năm 2011 nợ quá hạn tăng 11 triệu đồng chiếm tỷ trọng

13,92%, năm 2013 giảm 21 triệu đồng từ 90 triệu đồng còn 69 triệu đồng so với

năm 2012 tương ứng giảm 23,33%,nhìn chung tỷ trọng nợ xấu trung hạn chiếm <

10% và có xu hướng tăng qua các năm, nợ quá hạn trung hạn thường tập trung cho

những khoản nợ trên 360 ngày, chiếm hơn 85% tổng nợ quá hạn trung hạn. Nợ quá

hạn ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 2,88% tỷ trọng dư nợ cuối kỳ vay ngắn hạn HSX,

tỷ trọng nợ quá hạn trung hạn chiếm 0,40% tổng dư nợ cuối kỳ của cho vay trung

hạn, xét về tổng doanh số cho vay qua 3 năm (2011-2013) thì tổng nợ quá hạn ngắn

hạn chỉ chiếm 1,25% tổng cho vay ngắn hạn, và nợ quá hạn trung hạn chỉ chiếm

0,18% tổng doanh số cho vay nợ trung hạn. Điều này cho thấy công tác thu nợ của

ngân hàng tương đối tốt. Từ đây ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của

NHNo & PTNT Phòng giao dịch Đức Minh mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro nhưng

đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Nợ quá hạn tuy không nhiều, tỷ lệ nợ

quá hạn thấp song cũng cần tìm những biện pháp để giảm thiểu đến mức thấp nhất

những rủi ro đó, để hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả hơn.

4.2. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất của NHNo&PTNT

Phòng giao dịch Đức Minh qua 3 năm 2011-2013

Bảng 4.12 Các tỷ trọng hoạt động cho vay hộ sản xuất qua 3 năm 2011-2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số cho vay Triệu đồng 129.965 180.905 196.658Doanh số thu nợ Triệu đồng 100.987 142.150 148.110Dư nợ Triệu đồng 110.233 154.196 169.854Dư nợ bình quân Triệu đồng 101.194 132.214,5 162.025Nợ quá hạn Triệu đồng 2.106 2.084 781Tỉ lệ quá hạn % 1,91 1,35 0.46Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,09 1,17 1,04

Hệ số thu nợ % 91,61 92,19 87,2Vốn huy động Triệu đồng 69.203 88.540 96.097Dư nợ/Vốn huy động % 159.3 174,15 176,75

44

Page 54: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2011-2013)

- Vòng quay vốn tín dụng: phản ánh tình hình luân chuyển vốn của ngân hàng

trong một kỳ nhất định. Trong năm 2011 vòng quay vốn tín dụng là 1,09 vòng và

tăng lên ở năm 2012 là 1,17 vòng, tuy nhiên sang năm 2013 chỉ đạt 1,04 vòng. Tuy

chỉ số này đạt chưa cao nhưng đều lớn hơn 1 chúng tỏ đồng vốn của Ngân hàng

được thu hồi và luân chuyển tốt qua ba năm, điều này làm cho quy mô hoạt động tín

dụng của chi nhánh càng được mở rộng. .Mặc khác, chúng ta thấy được công tác chỉ

đạo thu hồi nợ của Ngân hàng tốt, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, Ngân

hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả được gốc và lãi tiền vay nên

góp phần giữ vững, ổn định vòng quay vốn tín dụng.

- Hệ số thu nợ: đánh giá khả năng thu hồi nợ từ đồng vốn Ngân hàng cho vay

ra. Hệ số thu nợ của đơn vị đạt 99,61% trong năm 2011 và tiếp tục tăng trong năm

2012, đạt 92,16% nhưng sang năm 2013 chỉ còn 87,20%. Nhìn chung hệ số thu nợ

của chi nhánh đạt khá cao chỉ có năm 2013 thấp hơn hai năm còn lại. Điều này

chứng tỏ công tác thu hồi nợ hộ sản xuất của Ngân hàng đạt hiệu quả, rủi ro trong

hoạt động tín dụng thấp.

- Tỷ lệ nợ quá hạn: phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân

hàng. Trong năm 2011 có tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất là 1,91%, đến năm 2012 là

1,35% giảm 1,56% so với năm trước và tỷ lệ nợ quá hạn năm 2013 là 0,46%, giảm

gần 1% so với năm 2012. Tý lệ nợ quá hạn càng thấp thể hiện Ngân hàng hoạt động

có hiệu quả và ngược lại tỷ lệ này cao thể hiện mức độ rủi ro ưong hoạt động tín

dụng cao. Trong ba năm tỷ lệ nợ quá hạn giảm liên tục cho thấy công tác thu nợ của

đơn vị đạt hiệu quả rất khả quan, hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng hiệu

quả, công tác thu hồi nợ trong hoạt động tín đụng hộ sản xuất đạt hiệu quả cao, có

được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của các cán bộ tín dụng. Cán bộ tín

dụng đã cho vay đúng người, đúng đối tượng, làm tốt khâu thẩm định trước khi cho

vay, kiếm tra trước, trong và sau khi cho vay nên kết quả thu hồi nợ mới tốt như vậy

4.3. Những nhân tố tác động đến hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân

hàng NNo&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông

45

Page 55: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

4.3.1. Nguyên nhân trực tiếp

- Điều kiện tự nhiên: Hạn hán, bão lụt liên tục xãy ra đã ảnh hưởng đến năng

suất của cây trồng, bên cạnh đó tình hình dịch bệnh cũng xãy ra như dịch lở mồm

long móng, dịch tai xanh ở heo và bò, dịch cúm gia cầm,…ảnh hưởng đến thu nhập

của người dân dẫn đến chậm trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ dẫn đến nợ xấu

tăng.

- Trình độ phát triển kinh tế xã hội của huyện còn thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu

kém đã ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: hệ thống giao

thông đường bộ chất lượng kém, ở các thôn buôn chủ yếu là đường đất mùa mưa

thường kéo dài nên rất lầy lội đã làm ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, giám sát

trước khi cho vay và sau khi cho vay của cán bộ tín dụng; hệ thống kênh mương

thủy lợi chưa phát triển, chưa được chú trọng đầu tư nên khi hạn hán xảy ra thì đa

số hộ nông dân không đủ nước tưới cho cây trồng dẫn đến năng suất thấp ảnh

hưởng đến thu nhập của người dân, do đó ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của ngân

hàng.

- Sự biến động về chính trị, kinh tế của thế giới, cuộc khủng hoảng kinh tế đã

làm cho giá cả một số mặt hàng luôn biến động, giá dầu, giá phân bón các năm qua

liên tục tăng cao, làm tăng chi phí đầu tư của hộ nông dân, giá cà phê và các mặt

hàng nông sản tăng giảm bấp bênh và ở mức thấp khiến chất lượng tín dụng liên

quan đang tiềm ẩn nhiều bất trắc có thể gây ảnh hưởng không tốt cho hoạt động

kinh doanh của chi nhánh.

- Do địa bàn kinh doanh rộng, khách hàng chủ yếu là HSX, ở vùng nông thôn

cho vay món nhỏ, trong khi đó hình thức cho vay trực tiếp là chủ yếu nên đã có biểu

hiện quá tải về công việc đối với CBTD.

- Nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi, do vậy chính sách, cơ chế của nhà

nước luôn thay đổi và đi tới hoàn thiện. Quá trình thay đổi đó nhiều khi làm các chủ

thể kinh tế hướng không kịp, không giải phóng được vốn, gây khó khăn trong việc

trả nợ ngân hàng.

4.3.2. Nguyên nhân gián tiếp

- Đặc thù của những khoản vay của HSX thường nhỏ lẻ, phân tán, do đó chi phí

quản lý cao. 46

Page 56: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

- Công tác đào tạo cán bộ vẫn chưa được tiến hành thường xuyên.

- Một số ít các cán bộ tín dụng chưa thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình

tín dụng hay thực hiện còn sơ sài dẫn đến một số thiếu sót trong quá trình xét duyệt

cho vay.

- Quá trình kiểm tra giám sát các hộ vay vốn chưa được thường xuyên, chỉ là

mang tính đối phó, vì trong thực tế mỗi CBTD phải quản lý rất nhiều địa bàn với số

lượng hộ quá lớn, lại phân tán nên những hộ ở xa CBTD thường bỏ qua công tác

giám sát quản lý.

- Khâu thẩm định tư cách người vay, thẩm định các phương án SXKD chất

lượng chưa cao, nhiều CBTD chỉ coi trọng thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay và

xem nhẹ thẩm định tính khả thi của dự án sản xuất kinh doanh nhằm đánh giá khả

năng hoàn trả của hộ vay. Do trình độ nhận thức và hiểu biết của các hộ sản xuất có

hạn, vì vậy hầu hết các hộ vay đều không có khả năng lập phương án sản xuất kinh

doanh để vay vốn theo yêu cầu của Ngân hàng, CBTD thường trực tiếp hướng dẫn

cho hộ vay viết dự án hoặc là làm giùm cho các hộ vay. Trong thực tế các phương

án sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ rất đa dạng, phong phú, nhưng CBTD còn

hạn chế về am hiểu lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh, cho nên chất lượng tư vấn

cho hộ vay vốn còn rất hạn chế, thực trạng này làm cho việc thẩm định chỉ là hình

thức, thiếu khách quan và không có chất lượng.

- Trình khai thác, thu thập, xử lý thông tin chưa được chú trọng đúng mức, trình

độ của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, nên việc tiếp nhận phân tích thông tin còn

hạn chế khiến cho công tác dự báo chưa đạt kết quả như mong đợi.

- Phần lớn các hộ gia đinh có tiềm năng kinh tế hạn chế, nhiều hộ có nhu cầu

vay vốn 100%

- Kiến thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, các kiến thức về khoa học kỹ

thuật, kinh nghiệm trong chăn nuôi, SXSP còn hạn chế, dẫn đến một số hộ sử dụng

vốn vay không hiệu quả, khi thua lỗ không có nguồn trả nợ.

- Các cấp quản lý chính quyền địa phương còn chưa quan tâm đúng mức, thiên

về giới thiệu cho dân vay vốn mà chưa quan tâm đến xem xét, đôn đốc các hộ hoàn

trả nợ ngân hàng, do đó quá trình xét duyệt hồ sơ cho vay còn qua loa, thiếu thực tế.

47

Page 57: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

- Dự án của HSX thường thì đều là các dự án nhỏ, đều do CBTD hướng dân

xây dựng, sau đó lại trực tiếp thẩm định cho vay, do đó tính khả thi và hiệu quả kinh

tế thấp.

- Các phương tiện máy móc và thông tin ở ngân hàng cón yếu kém, chất lượng

cung cấp thông tin chưa cao. Đây là một trong các nguyên nhân làm cho phân tích

nhận đinh khách hàng kém chính xác, các quyết định tín dụng kém hiệu lực.

- Một số hộ nghèo vay vốn không làm kinh tế mà đem trả nợ, chi tiêu vặt dẫn

đến thất thoát vốn, sử dụng vốn sai mục đích.

4.4. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng

NNo&PTNT Việt Nam, phòng giao dịch Đức Minh, tỉnh Đăk Nông

Hoạt động sinh lời của NHNo & PTNT phụ thuộc rất lớn vào nghiệp vụ cho vay, hộ

sản xuất mà chủ yếu hộ nông dân là đối tượng khách hàng chủ yếu, là lợi thế kinh

doanh để ngân hàng nông nghiệp tiếp tục phát triển với chất lượng và hiệu quả hoạt

động ngày càng đựơc nâng cao. Nên việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với kinh tế

hộ sản xuất là bức thiết để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển nhất là trong môi

trường kinh doanh cạnh tranh khá cao, đang trên con đường hội nhập với khu vực

và thế giới hiện nay.

Trên cơ sở các mục tiêu, phương hướng trên, cũng như những tồn tại yếu kém

trong huy động vốn và sử dụng vốn đối với khu vực này, tôi xin đề xuất một số giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với kinh tế hộ sản xuất tại

NHNo&PTNT Phòng giao dịch Đức Minh như sau:

4.4.1. Nâng cao năng lực chuyên môn và pháp luật cho đội ngũ cán bộ điều hành, cán bộ tín dụng

Cần đa dạng hóa hình thức đào tạo tương ứng với từng lứa tuổi, trình độ cán

bộ, phù hợp với điều kiện khả năng của ngân hàng và bản thân cán bộ như:

+ Khuyến khích tự học tới 100% cán bộ với yêu cầu tự cập nhật kiến thức mới.

+ Tăng cường huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ kể cả cán bộ lãnh đạo về quy trình

nghiệp vụ, văn bản chế độ mới, kiến thức pháp luật, định hướng chiến lược kinh

doanh, tổ chức thông tin tiếp thị…

48

Page 58: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

+ Khuyến khích cán bộ học tập trung để có lực lượng cán bộ có kiến thức toàn diện,

vừa học vừa làm, tạo điều kiện cho học viên phát huy kiến thức đào tạo áp dụng vào

thực tiễn công tác.

+ Xây dựng quy chế tổ chức thi kiểm tra trình độ cán bộ trên cơ sở kiểm tra thưởng

phạt nghiêm minh để động viên cán bộ có kế hoạch đào tạo tiếp theo. Thông qua thi

kiểm tra nhằm mục đích nâng cao trình độ cho cán bộ.

+ Tuyển dụng nhân viên mới để thu hút nhân tài, đồng thời mở rộng được quy mô

trước mắt cũng như lâu dài của ngân hàng.

4.4.2. Làm tốt công tác nghiên cứu khách hàng, thu nhập thông tin khách hàng

Để làm tốt công tác nghiên cứu khách hàng, thu nhập thông tin khách hàng,

nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay hộ sản xuất đòi hỏi:

+ Mỗi cấp cán bộ nhận thức rõ yêu cầu cần thiết trong công tác nghiên cứu khách

hàng để từ đó xác định chiến lược kinh doanh đúng đắn.

+ Thành lập bộ phận tư vấn thông tin tín dụng trực thuộc phòng tín dụng thành hệ

thống từ tỉnh đến huyện: Là bộ phận cập nhật toàn bộ thông tin khách hàng tổ chức

quản lý theo dõi trên phương tiện thông tin hiện đại (trên máy vi tính) để khai thác

triệt để thông tin, đưa ra quyết định kịp thời khi khách hàng có nhu cầu vay.

4.4.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng, đa dạng hóa hình thức cho vay

- Từ đặc điểm hộ sản xuất của xã Đức Minh đa dạng với nhu cầu vay vốn ngày càng

phong phú đòi hỏi NHNo & PTNT Phòng giao dịch Đức Minh không ngừng mở

rộng cải tiến các hình thức cho vay phù hợp với từng loại hình hộ sản xuất, nhằm

phát huy hiệu quả được, hạn chế tồn tại, với mục đích đáp ứng đầy đủ kịp thời, tạo

điều kiện thuận lợi về vốn cho hộ sản xuất phát triển, sản xuất kinh doanh dịch vụ,

đời sống.

- Tiếp tục chỉ đạo chuyển biến nhận thức trong điều hành tín dụng, coi chất lượng

tín dụng là sự nghiệp, tồn tại phát triển từng chi nhánh và toàn tỉnh, mở rộng đầu tư

vào các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trên có Sở phân loại thị

trường, lựa chọn khách hàng để đầu tư.

49

Page 59: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

- Cùng với hình thức cho vay trực tiếp mở rộng cho vay, tổ liên doanh liên đới chịu

trách nhiệm đặc biệt phối hợp với các tổ chức như: Hội nông dân, hội phụ nữ, hội

cựu chiến binh…

- Cho vay trả góp đối với hộ nông dân góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh

thần cho hộ sản xuất.

- Cho vay lưu vụ tạo điều kiện hộ sản xuất chủ động vốn đầu tư thâm canh.

4.4.4. Mở rộng củng cố mạng lưới gắn khoán tài chính đến nhóm và người lao động

Mở rộng củng cố mạng lưới trên cơ sở điều kiện khả năng cho phép, tập trung

những môi trường có điều kiện kinh doanh tốt, những nơi đông dân cư, kinh tế hàng

hóa phát triển, nhân dân có nhu cầu đầu tư lớn; những nơi vùng sâu, vùng xa đi lại

khó khăn với yêu cầu mở rộng mạng lưới gắn mở rộng kinh doanh, gần dân sát dân

thuận tiện cho vay vốn. Mặt khác có điều kiện kết hợp tốt cấp ủy chính quyền địa

phương khai thác nắm bắt tích lũy thông tin khách hàng, từ đó có đầy đủ thông tin

để đưa ra quyết định cho vay vốn chính xác, kịp thời.

Tiếp tục thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch về chênh lệch quy thu nhập, tỷ lệ

phần trăm chi phí quản lý, NHNo Thành phố chỉnh sửa cơ chế khoán tài chính đến

đơn vị và cá nhân nhận khoán với phương châm không bao cấp về tài chính. Các

ngân hàng cơ sở chú trọng chỉ đạo các giải pháp tăng thu nhập là thu dịch vụ, tiết

kiệm chi hợp lý, tích cực thu hồi nợ xấu, nợ đã qua xử lý, rủi ro theo kế hoạch được

giao, đảm bảo chênh lệch lãi suất theo tín hiệu thị trường nhằm nâng cao hiệu quả

kinh doanh và năng lực tài chính của mỗi cấp ngân hàng.

4.4.5. Hoàn thiện quy trình tín dụng, đặc biệt nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát, xử lý sau khi sau kiểm tra trong hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân hàng

Công tác kiểm tra kiểm soát cần có chương trình, kế hoạch bắt buộc đối với

các cấp cán bộ. Đặc biệt chú ý quy định trách nhiệm các cấp cán bộ sau kiểm tra

của một số khâu then chốt:

50

Page 60: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

+ Xác định: “Tự kiểm tra, tự tìm sai, tự sửa là tự cứu lấy mình”. Tổ chức kiểm tra

chéo giữa các cán bộ tín dụng, cụ thể hóa thành nhiệm vụ phân công cán bộ kiểm

tra chéo (cán bộ phụ trách địa bàn này kiểm tra địa bàn khác) để phát hiện sai sót,

sửa chữa kịp thời.

+ Thực hiện tốt công tác kiểm tra phân tích nợ tháng, quý. Hàng tháng kết hợp kế

toán, cán bộ tín dụng, cán bộ kiểm soát tiến hành phân tích nợ đến hạn, xác định

khả năng thu hồi, khả năng giãn nợ, gia hạn, chuyển quá hạn, từ đó có kế hoạch đôn

đốc thu nợ, xử lý kịp thời.

4.4.6. Đổi mới công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng

Với số lượng cán bộ đông, đa dạng, mạng lưới rộng khắp đã và đang đòi hỏi

NHNo&PTNT Phòng giao dịch Đức Minh tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thực

hiện tốt hơn nữa công tác đổi mới công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng.

Đổi mới công tác thanh toán: tuyên truyền mở rộng thị trường thanh toán,

không dùng tiền mặt đối với các hộ sản xuất nhằm mục đích vừa thu hút được

nguồn vốn, vừa tạo điều kiện các hộ sản xuất yên tâm trong quá trình thanh toán,

trao đổi tiền tệ qua NHNo được an toàn, chính xác. Mặt khác, thông qua quá trình

thanh toán, ngân hàng có thể nắm bắt được việc sử dụng vốn vay, quá trình luân

chuyển vốn của hộ sản xuất.

Đối với việc thu nhập và xử lý thông tin: đây là một việc làm mới đòi hỏi phải

có chương trình đáp ứng được yêu cầu cập nhật, cung cấp thông tin khách hàng, tạo

lập thành kho dữ liệu thuận tiện tra cứu trên mạng vi tính.

4.6.7. Kết hợp chặt chẽ với chính quyền đoàn thể trong quá trình tổ chức cho vay, tuyên truyền xã hội hóa hoạt động ngân hàng

Các tổ chức đoàn thể có vay đóng góp quan trọng trong việc giúp ngân hàng

lựa chọn đối tượng cho vay, xác định tài sản thế chấp, ngăn chặn sử dụng vốn vay

sai mục đích, xử lý thu hồi nợ quá hạn… Do đó phải đề cao việc phối hợp chặt chẽ

với các tổ chức cơ quan đoàn thể, chính quyền, nhằm làm tốt hơn nữa công tác cho

vay và xã hội hóa hoạt động ngân hàng.

51

Page 61: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

4.6.8. Một số giải pháp khác

- Tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng điều hành tại các ngân hàng cơ sở, tiếp

tục thực hiện tốt các giải pháp cơ cấu tại ngân hàng theo đề án của NHNo Việt

Nam. Thực hiện có hiệu quả các công cụ điều hành, thực thi công việc đúng quy

trình nghiệp vụ và quy chế quản trị điều hành.

- Thường xuyên chú trọng tư vấn cho khách hàng về công tác kinh doanh và hiểu

biết pháp luật.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của giám đốc phải sâu sát cụ thể có sự

kiểm tra, phân công trách nhiệm rõ ràng, bố trí cán bộ hợp lý phù hợp với trình độ

và năng lực.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và công

đoàn, thường xuyên giáo dục cán bộ nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, làm

việc có kỷ cương và sự nghiệp chung. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, làm tốt

công tác xây dựng quỹ từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, phong trào văn nghệ, thể dục thể

thao, phấn đấu hoàn thành vượt mức kinh doanh.

PHẦN 5: KẾT LUẬN5.1. Kết luận

Qua phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại NHNo&PTNT Việt Nam,

Phòng giao dịch Đức Minh, có thể nói những năm qua Ngân hàng đã có những

bước chuyển mình, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế và đặc biệt là kinh tế

nông thôn, đưa nền kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển biến theo hướng CNH-

HĐH, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống tinh thần, cải thiện

đời sống người dân.

Trong nguồn vốn sử dụng của mình, Ngân hàng không những hỗ trợ vốn ngắn

hạn để đáp ứng, bổ sung kịp thời nhu cầu vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong hoạt

động kinh doanh mà còn đầu tư trang thiết bị, cơ sở sản xuất kinh doanh bằng

nguồn vốn trung - dài hạn. Trong năm 2013, mặc dù kinh tế trên địa bàn huyện có

nhiều khó khăn, doanh số cho vay ngắn hạn hsx vẫn tăng 20.23%, vay trung hạn

tăng 4,02%, trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm từ 1.04% năm 2012 xuống mức

52

Page 62: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

62.52%. Có thể nói, nguồn vốn vay được người dân sử dụng có hiệu quả và mang

lại lợi ích kinh tế cao hơn không chỉ cho chính họ mà cho cả nền kinh tế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng tại chi nhánh còn nhiều

hạn chế do xã Đức Minh là xã còn nhiều khó khăn, kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu

kém, ảnh hưởng đến kinh tế và thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào

sản xuất còn thấp, đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn dẫn đến việc thu

nợ còn nhiều khó khăn, làm cho hoạt động tín dụng chưa phát huy hết hiệu quả vốn

có của mình.

Do vậy, Ngân hàng cần hoàn thiện chính sách tín dụng, đa dạng hóa hình thức

cho vay, đồng thời mở rộng củng cố mạng lưới gắn khoán tài chính đến nhóm và

người lao động, hoàn thiện quy trình tín dụng, đặc biệt nâng cao chất lượng công tác

kiểm tra kiểm soát, xử lý, kiểm tra trong hoạt động cho vay hộ sản xuất của ngân

hàng, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng nhằm phát huy hơn nữa

vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong giai đoạn phát

triển như hiện nay.

5.2. Kiến nghị- Tiếp tục giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong ban lãnh đạo, sự phối hợp, hỗ trợ

chặt chẽ giữa các phòng chuyên môn trong chi nhánh, các phòng giao dịch và hệ

thống các chi nhánh trên toàn tỉnh.

- Điều hành lãi suất linh hoạt, kể cả lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay, giảm

rủi ro khi có sự biến động lãi suất trên thị trường.

- Xác định rõ mục tiêu, giải pháp kinh doanh trong năm và từng giai đoạn cụ thể,

tuyên truyền, vận động sâu rộng đến cán bộ công nhân viên để tạo nên sự thống

nhất trong chi nhánh, kiên quyết tổ chức chỉ đạo tập trung mọi nỗ lực thực hiện

hoàn thành mục tiêu đề ra về đẩy mạnh huy động vốn, phát hành thẻ, giảm nợ xấu,

điều chỉnh lãi suất…

- Làm tốt công tác đối ngoại, tích cực chủ động tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của

trung ương, của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài tỉnh. Tạo mối quan hệ tốt đẹp,

sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan ban ngành địa phương.

53

Page 63: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

- Chi nhánh nên đổi mới hơn nữa hoạt động kinh doanh nhằm không ngừng mở

rộng và nâng cao chất lượng tín dụng

- Chi nhánh cần phải quan tâm hơn nữa về chiến lược con người để phát huy mọi

tiềm năng thế mạnh của cán bộ tín dụng. Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại

nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ cho CBTD để

tiếp cận với xu thế hội nhập và tiến trình hiện đại hóa của ngành ngân hàng.

- Chi nhánh nên đề nghị ngân hàng cấp trên trang bị thêm về cơ sở vật chất kỹ thuật

nhằm hiện đại hóa công nghệ ngân hàng để có điều kiện thu thập thông tin, phân

tích, kiểm tra và xử lý thông tin được nhanh chóng chính xác.

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, một hình ảnh đẹp, một cử chỉ nhẹ

nhàng, một lời khen đúng lúc, một lá thư cảm ơn, một lãng hoa sinh nhật doanh

nghiệp… là món quà vô giá thể hiện sự kính trọng khách hàng làm doanh nghiệp

chi nhánh hiểu nhau hơn.

- Phải kiên quyết tập trung mọi nỗ lực đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm dịch

vụ. Nhận thức rõ việc phát triển dịch vụ là nhiệm vụ quan trọng nhất trong giai đoạn

hiện nay và những năm tới. Có cơ chế thưởng phạt xứng đáng về cả mặt tài chính và

cả thi đua, đánh giá trình độ quản lý và điều hành của lãnh đạo đơn vị.

54

Page 64: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ngô Bích Chăm (2008), Tình hình cho vay vốn đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Huyện Giồng Riềng.

2. Đặng Thị Thanh Hoài (2005), Thực trạng cho vay hộ sản xuất và một số giải

pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng

No&PTNT huyện Thanh Trì trong thời gian tới.

3. Nguyễn Minh Kiều (2009), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà

xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thảo (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản

xuất tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

5. Nguyễn Thị Phương Thảo (2010), Phân tích tình hình cho vay hộ nông dân tại

Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Lê Lợi, Kon Tum.

6. Nguyễn Hoàng Anh Thơ (2008), Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ

sản xuất tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Hàm Thuận Bắc, Bình

Thuận.55

Page 65: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

7. Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản

Thống Kê, Hà Nội.

8. Báo cáo tài chính Ngân hàng No&PTNT Việt Nam Phòng giao dịch Đức Minh,

Đăk Nông năm 2011, 2012, 2013.

9. Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam

(Ban hành theo quyết định số 666/QĐ-HĐQT-TDHO “Về việc ban hành quy định

cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam ”).

10. Các trang Web:

- Website Ngân hàng Nhà nước: www.sbv.gov.vn

- Website No&PTNT Việt Nam : www.agribank.com.vn

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Nhận xét:

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

56

Page 66: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

....................., ngày ... tháng .. năm .............

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

ThS. Phan Thanh Chung

57

Page 67: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ngân hàng No&PTNT PGD Đức Minh

58