thực trạng và một số tồn tại

64
Thực trạng và một số tồn tại, thách thức trong công tác quản lý đô thị thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 và những năm tiếp theo (6/10/2014 09:23) Phạm vi quản lý một đô thị bao gồm tất cả 6 đối tượng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm: (1) quản lý đất đai; (2) quản lý môi trường tự nhiên; (3) quản lý cơ sở hạ tầng; (4) quản lý nhà ở; (5) quản lý dịch vụ đô thị và (6) quản lý kinh tế. sáu đối tượng này cần được quản lý thống nhất và gắn kết trong một chiến lược và kế hoạch phát triển đồng bộ. 1. THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI QUA CÁC NĂM (ĐẾN 6/2014) 1.1. Về quản lý đất đô thị 1.1.1. Về chuyển đổi đất đai, thu tiền sử dụng đất: Theo quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã được phê duyệt, diện tích chuyển đổi từ đất nông nghiệp và các loại đất khác, sang đất phi nông nghiệp là khá lớn. Nếu như thực tế thời kỳ 2001-2010 bình quân đất phi nông nghiệp tăng thêm 1.650 ha/năm, thì giai đoạn 2011-2020 đã quy hoạch dự kiến sẽ tăng thêm bình quân 3.600 ha/năm đất phi nông nghiệp, mới đáp ứng theo chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra. Kết quả 6 tháng 2014 đối với công tác giao đất, cho thuê đất: Sở TNMT đã trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành 100 quyết định giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích 34,43 ha (trong đó: giao/thuê đất để thực hiện các dự án mới (theo QĐ 19): 41 dự án, diện tích 27,26 ha và công nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị đang sử dụng (theo QĐ 35): 216 khu đất, diện tích 7,17 ha). Như vậy, tiềm năng nguồn thu từ tiền sử dụng đất vẫn còn khá lớn trong những năm sắp tới. Chỉ riêng năm 2011, tổng diện tích giao đất Thành phố Hồ Chí Minh là 108 ha, nhưng tổng nguồn thu từ đất năm 2011 đạt 12.470 tỷ, trong đó tiền sử dụng đất chiếm 74,3%. Nếu như 6 tháng cuối năm, diện tích giao đất tương đương năm 2011, dự báo sẽ còn khoảng 60-70 ha diện tích đất được giao. Địa tô chênh lệch trên thực tế chỉ được điều tiết phần lớn từ tiền sử dụng đất và một phần từ tiền thuê đất, nhưng hạn chế là chỉ thu 1 lần đối với tiền sử dụng đất và sẽ không còn khi diện tích đất đã giao hết. Do vậy, về lâu dài, cần điều chỉnh tăng cơ cấu nguồn thu trong quá trình sử dụng đất hoặc sau khi công trình đi vào khai thác, hơn là chỉ dựa vào nguồn tiền sử dụng đất. Nếu không, chỉ dựa vào mục tiêu giao đất để thu sẽ không bền vững (+ 3.600 ha/năm đất phi nông nghiệp đến 2020). 1.1.2. Về công tác thu hồi và đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn

Upload: ngo-anh-dieu

Post on 02-Dec-2015

222 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

TRANSCRIPT

Page 1: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

Thực trạng và một số tồn tại, thách thức trong công tác quản lý đô thị thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 và những năm tiếp theo (6/10/2014 09:23)Phạm vi quản lý một đô thị bao gồm tất cả 6 đối tượng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bao gồm: (1) quản lý đất đai; (2) quản lý môi trường tự nhiên; (3) quản lý cơ sở hạ tầng; (4) quản lý nhà ở; (5) quản lý dịch vụ đô thị và (6) quản lý kinh tế. sáu đối tượng này cần được quản lý thống nhất và gắn kết trong một chiến lược và kế hoạch phát triển đồng bộ.

1. THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI QUA CÁC NĂM (ĐẾN 6/2014)

1.1. Về quản lý đất đô thị

1.1.1. Về chuyển đổi đất đai, thu tiền sử dụng đất: Theo quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hồ Chí Minh  đến năm 2020 đã được phê duyệt, diện tích chuyển đổi từ đất nông nghiệp và các loại đất khác, sang đất phi nông nghiệp là khá lớn. Nếu như thực tế thời kỳ 2001-2010 bình quân đất phi nông nghiệp tăng thêm 1.650 ha/năm, thì giai đoạn 2011-2020 đã quy hoạch dự kiến sẽ tăng thêm bình quân 3.600 ha/năm đất phi nông nghiệp, mới đáp ứng theo chỉ tiêu tăng trưởng đặt ra.

Kết quả 6 tháng 2014 đối với công tác giao đất, cho thuê đất:  Sở TNMT đã trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành 100 quyết định giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích 34,43 ha (trong đó: giao/thuê đất để thực hiện các dự án mới (theo QĐ 19): 41 dự án, diện tích 27,26 ha và công nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị đang sử dụng (theo QĐ 35): 216 khu đất, diện tích 7,17 ha). Như vậy, tiềm năng nguồn thu từ tiền sử dụng đất vẫn còn khá lớn trong những năm sắp tới. Chỉ riêng năm 2011, tổng diện tích giao đất Thành phố Hồ Chí Minh là 108 ha, nhưng tổng nguồn thu từ đất năm 2011 đạt 12.470 tỷ, trong đó tiền sử dụng đất chiếm 74,3%. Nếu như 6 tháng cuối năm, diện tích giao đất tương đương năm 2011, dự báo sẽ còn khoảng 60-70 ha diện tích đất được giao.

Địa tô chênh lệch trên thực tế chỉ được điều tiết phần lớn từ tiền sử dụng đất và một phần từ tiền thuê đất, nhưng hạn chế là chỉ thu 1 lần đối với tiền sử dụng đất và sẽ không còn khi diện tích đất đã giao hết. Do vậy, về lâu dài, cần điều chỉnh tăng cơ cấu nguồn thu trong quá trình sử dụng đất hoặc sau khi công trình đi vào khai thác, hơn là chỉ dựa vào nguồn tiền sử dụng đất. Nếu không, chỉ dựa vào mục tiêu giao đất để thu sẽ không bền vững (+ 3.600 ha/năm đất phi nông nghiệp đến 2020).

1.1.2. Về công tác thu hồi và đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu:

Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố đã hoàn thành công tác thu hồi 03 khu đất, với tổng diện tích 6,4 ha; đấu giá thành công 3 khu đất, với tổng diện tích 3.056 m2, tổng giá trị thu về cho Ngân sách thành phố là 19,5 tỷ đồng và lập thủ tục chuẩn bị đưa đấu giá 8 khu, với tổng diện tích: 3,3 ha (số liệu Sở TN-MT). Như vậy, tiến độ 6 tháng 2014 bước đầu diễn tiến tương đối thuận lợi.

1.2. Về lĩnh vực môi trường:

1.2.1. Nhận định một số chỉ tiêu môi trường đã được thực hiện cuối năm 2013

Biểu 1: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu môi trường cuối năm 2013

Chỉ tiêu Kế hoạch 2015

Kết quả

cuối năm 2013

Nhận định

Số cơ sở sản 80-90% 35% cơ sở Do vừa qua tập

Page 2: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

xuất, dịch vụ, thương mại có hệ thống xử lý môi trường đạt chuẩn

cơ sở

(1.140/3.300 cơ sở)

trung các cơ sở có nguồn thải lưu lượng 30m3 trở lên. Khả năng đạt được 90% cơ sở vào 2015.

Khu CN-KCX và Cụm CN có hệ thống xử lý nước thải tập trung

100% 100%

(16 khu)

Có 16/27 cụm CN đang hoạt động (Tổng DT 1.441 ha). Đạt chỉ tiêu này trước thời hạn.

Thu gom rác 100%, Trong đó:

+ Làm phân compost

+ Đốt phát điện

+ Chôn lấp hợp VS

+ Phân loại tái chế

40%

10%

40%

10%

24%

0%

75-80%

0%

Phấn đấu đạt chỉ tiêu năm 2015, tùy thuộc kết quả chương trình phân loại rác tại nguồn

(Nguồn: Sở TN-MT, 2014)

Nhìn chung, có khả năng đạt được các chỉ tiêu môi trường trong những năm tới (năm 2015)

1.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh có chú ý giảm lượng phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, lượng xe máy gia tăng đã góp phần phát thải nhiều CO2. Theo số liệu của Sở GTVT, đến cuối năm 2013 đã có đến 5,87 triệu xe cá nhân (trong đó xe gắn máy lên đến 5,34 triệu chiếc), bình quân tăng 10%/năm. Như vậy, mỗi ngày bình quân có đến 800-900 xe gắn máy đăng ký mới.  Theo báo cáo sở KH-CN, do xe gắn máy tiêu thụ một lượng lớn nhiên liệu nên chính loại xe này cũng gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh nhất là tại các giờ cao điểm trên các tuyến đường chính, cao gấp gần 40 lần so với đi xe buýt cùng một lượng hành khách chuyên chở.

1.2.3. Phối hợp các tỉnh thành trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh) chưa chặt chẽ và còn chậm trong việc ngăn chặn hiện tượng ô nhiễm sông rạch liên vùng, từ thượng nguồn (lưu ý chưa nghiên cứu áp dụng biện pháp kinh tế, chỉ áp dụng biện pháp hành chính). Hiện nay, Sở TN-MT đã trình Ủy ban nhân dân thành phố Dự thảo Quyết định thành lập Ban chỉ đạo bảo vệ môi trường nước lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai; đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn xả thải nước thải trên lưu vực hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Dự báo vẫn còn thách thức về ô nhiễm nguồn nước sông trong vài năm tới.

1.3. Về cơ sở hạ tầng:

Page 3: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

2.3.1. Nhận định một số chỉ tiêu giao thông và thoát nước:

Biểu 2: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu giao thông và thoát nước cuối năm 2013

Chỉ tiêu Thực trạng 2010

Quy hoạch/ KH  2015

Kết quả cuối năm 2013

Nhận định

Tỷ lệ đất giao thông so đất đô thị (%)

5,84 % 8,18 6,24 Tăng 0,40%

Dự báo 2015: chỉ đạt 6,29%

(Nguyên nhân: Quận huyện chưa ưu tiên đất giao thông. Đất bến bãi chỉ thu hồi 700 ha/1400 ha)

Mật độ đường giao thông (km/km2)

1,75 km/km2

1,87 1,82 Tăng 0,07km/km2

Dự báo 2015: 1,85 km/km2

(Nguyên nhân chiều dài đường làm mới chưa theo QH, đạt 50%)

Khối lượng VCHKCC (%)

7,8 %

TĐ Bus: 7%

15,0

Bus: 11%

10,8

Bus: 7,08%

Tăng 3%, chủ yếu nhờ xe taxi. Xe buýt có dấu hiệu chựng lại do số dân tăng nhanh.

Điểm ngập do mưa

58 điểm Xóa 47 điểm

Còn 11 điểm (và 3 điểm có khả năng tái ngập)

Điểm ngập do triều

26 điểm Xóa 24 điểm

Còn 2 điểm ngập nặng

Page 4: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

(Nguồn: Nhận định số liệu từ Sở GTVT và TTĐH Chống ngập, 2014)

Nhìn chung, khả năng giải quyết ùn tắc và ngập nước (so sánh chỉ tiêu 2015) dựa  kết quả đạt được đầu năm 2014 là còn khá thấp. Giải quyết ngập nước vẫn chưa bền vững, khả năng tái ngập cao khi xuất hiện tổ hợp bất lợi mưa và triều cường. Dự báo vẫn còn tiếp tục tồn tại ngập một số điểm trong những năm kế tiếp.

Chỉ tiêu giao thông rất khó đạt như mong đợi. Riêng chỉ tiêu vận tải hành khách  công cộng, dự báo vẫn còn khó khăn trong những năm kế tiếp. Tỷ lệ VTHKCC bằng xe buýt có dấu hiệu chựng lại, cần nhanh chóng tăng cường các phương tiện vận tải hành khách công cộng khác như xe buýt nhanh, metro….

Nhìn chung, tài sản kết cấu hạ tầng ngày càng gia tăng, trong khi nhu cầu bảo trì ngày càng lớn, nhưng chưa đủ vốn ngân sách đáp ứng. Do vậy, cần tìm ra mô hình tạo vốn dành cho bảo trì (khai thác tiềm năng của hạ tầng giao thông sẵn có).

2.3.2. Về cấp nước sinh hoạt

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH Thành phố Hồ Chí Minh đến 2020, tầm nhìn 2025 đã được phê duyệt (Quyết định 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013), tổng công suất cấp nước từ hệ thống cấp nước chính đến năm 2015 đạt 2.510.000 m3/ngày và chỉ tiêu nước sinh hoạt bình quân đầu người đạt 152 lít/người/ngày.

Đến cuối năm 2013, tổng công suất cấp nước đạt 1.750.000 m3/ngày. (nước mặt 1,6 triệu m3, nước ngầm 0,9 triệu m3 và nước từ Trung tâm nước sinh hoạt và VSMT là 65.000 m3), cần khoảng 760.000 m3 trong 2 năm 2014 và 2015. Theo kế hoạch Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn, dự kiến Nhà máy nước Thủ Đức 3 (công suất 300.000 m3), Tân Hiệp 2 (300.000 m3), Kênh Đông II (150.000 m3) và nâng công suất trạm cấp nước của Trung tâm nước sinh hoạt (95.000 m3), sẽ đáp ứng chỉ tiêu đề ra theo đúng kế hoạch 2015.

Cuối năm 2013, thành phố có 1,67 triệu hộ dân đô thị, trong đó 1,47 triệu hộ sử dụng nước sạch và khoảng 200.000 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh. Tổng công ty cấp nước đã khảo sát chỉ còn 336 hộ (H. Củ Chi và H. Bình Chánh) là sử dụng nước chưa hợp vệ sinh, chủ yếu từ giếng đào, giếng khoan và nước mưa. Tổng Công ty đã hỗ trợ cho xây bể lọc, cấp nước lẻ hoặc câu nhờ từ Công ty cấp nước Chợ lớn. Nhờ vậy, đã giải quyết hơn  20% trong số này và dự kiến dứt điểm trong năm 2015.

2.4. Về quản lý nhà ở

2.4.1. Theo báo cáo Sở TN-MT, trong tổng số 11.770 ha diện tích đất thực hiện 1.386 dự án nhà ở (đến 6/2014), Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 13,3% diện tích hoàn thành, 15,4% đang triển khai, nhưng có đến 61,6% ngưng triển khai và 9,7% bị thu hồi; cho thấy hiệu quả đầu tư nhà ở chưa cao.

2.4.2. Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong 6 tháng năm 2014, toàn thành phố đã cấp phép xây dựng 22.223 giấy phép xây dựng (tổng diện tích sàn xây dựng là 5,4 triệu m2), trong đó Quận Bình Tân (3.778 giấy phép, diện tích sàn xây dựng 786.980 m2), kế đến là Quận 12, Quận Tân Phú, Gò Vấp, Thủ Đức. Như vậy, cấp phép xây dựng nhiều chủ yếu tập trung ở các quận ven.

2.4.3. Thị trường bất động sản (nhà ở) mất cân đối cung cầu. Một nghịch lý là  một số khu dân cư đô thị được quy hoạch bài bản, hiện đại, lại để hoang do giá đất quá cao, trong khi một số khu đất trong hẻm, hạ tầng kém, ô nhiễm và ngập lụt, thì vẫn có nhu cầu mua, do phù hợp túi tiền của người dân. Điều này đã tác động rất lớn đến thị trường bất động sản trong thời gian qua.  Về giải quyết tồn kho bất động sản, trong tổng số 14.490 căn hộ tồn kho vào cuối năm 2012, đến 6/2014

Page 5: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

đã giải quyết được 6.970 căn (chiếm tỷ lệ 48,1%), với giá trị khoảng 11.849 tỷ đồng (tiến độ vẫn còn chậm).

2.4.4. Mặc dù đã chú trọng chính sách nhà ở xã hội (dành cho người thu nhập thấp); tuy nhiên, vẫn chưa có chính sách điều tiết đúng mức theo cơ chế thị trường (người mua có nhiều lựa chọn và người bán có thể giảm giá, cạnh tranh lẫn nhau trên thị trường). Nhà cho thuê chưa quan tâm đúng mức (do tâm lý, thói quen và chính sách tạo động lực chưa có), trong khi thị trường căn hộ cho thuê bình dân, dài hạn có khả năng sẽ đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng thu nhập thấp và mới lập nghiệp. Chưa quán triệt theo quan điểm: “Nhà nước chỉ lo cho dân có chỗ ở chứ không phải lo cho mỗi người dân có được sở hữu căn hộ”.

2.4.5. Theo Số liệu Sở TN-MT, đến 6/2014, tổng số Giấy chứng nhận đã cấp đối với đất ở của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố từ trước đến nay (giấy đỏ, giấy hồng qua các thời kỳ) là: 1.394.566 Giấy chứng nhận đạt tỷ lệ 91,5 % trên tổng số 1.523.578  nhà, đất trên địa bàn thành phố; với diện tích đất ở đã cấp Giấy chứng nhận là 23.867 ha đạt tỷ lệ 92% so với diện tích đất ở. Phấn đấu cấp giấy gần 100% để quản lý và thực hiện nghĩa vụ tài chính tốt. Dự báo sẽ hoàn thành chỉ tiêu này trong những năm kế tiếp.

2.5. Dịch vụ đô thị (xã hội)

2.5.1.  Đánh giá chung:

Kết quả khảo sát chỉ số hài lòng năm 2013, hầu hết các hộ dân vào thời điểm cuối năm 2013 (phạm vi thời gian đánh giá từ 2012-2013) đều hài lòng trên mức trung bình đối với 8 loại hình dịch vụ công, với chỉ số hài lòng dao động từ +0,21 đến +0,77, tức là ở mức lớn hơn 0 (trên mức trung bình). Nhóm dịch vụ công (như cấp nước, giáo dục mầm non, thu gom rác…) có mức độ  chỉ số hài lòng cao hơn so với nhóm dịch vụ hành chính công (như cấp phép xây dựng, cấp giấy chủ quyền nhà đất hoặc kê khai thuế thu nhập). Nếu xét tỷ lệ hài lòng so với năm 2008 và năm 2013, dịch vụ Thu gom rác và Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đã giảm rõ rệt từ năm 2008 đến 2013 (giảm -8,0% thu gom rác và giảm -19,5% VTHKCC). Dịch vụ y tế, cũng có tỷ lệ hài lòng đã giảm đáng kể (-16,2%). Dịch vụ cấp giấy chủ quyền nhà đất và cấp phép xây dựng, đã có kết quả gia tăng chỉ số hài lòng (và tỷ lệ hài lòng) từ năm 2008 đến năm 2013 – Sẽ có chuyên đề báo cáo riêng.

2.5.2. Riêng dịch vụ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt, số liệu báo cáo của Trung tâm Điều hành VTHKCC cuối năm 2013 cho thấy, dường như khối lượng vận chuyển hành khách đi xe buýt đang có dấu hiệu chựng lại, do dân số tăng nhanh. Năm 2012, tỷ lệ VTHKCC đạt 10,57%  (xe buýt 7,28% và taxi 3,29%). Năm 2013, tỷ lệ VTHKCC đạt 10,67%  (xe buýt 7,05% và taxi 3,62%). Chi phí trợ giá ngày càng cao (năm 2005 trợ giá 500 tỷ đồng; 2008 là 800 tỷ đồng và năm 2013 là 1.470 tỷ đồng), trong khi quy hoạch số lượng phương tiện VTHKCC sẽ ngày càng gia tăng. Đây cũng là thách thức lớn về trợ giá VTHKCC trong thời gian tới. Chính sách hạn chế xe cá nhân vẫn chưa được thực hiện, Chưa hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến VTHKCC khối lượng lớn như Metro, xe buýt nhanh, Hạ tầng xe buýt chưa hoàn chỉnh và đặc điểm không gian, cấu trúc đô thị phù hợp xe máy … là những nguyên nhân chính gây cản trở phát triển VTHKCC hiện nay và trong tương lai, là thách thức rất lớn trong quản lý giao thông đô thị. Kiến nghị trước mắt nên tăng cường khai thác đất đai bến bãi, đầu tư các trạm trung chuyển xe buýt và cho phép quảng cáo trên xe buýt.

2.6. Về quản lý kinh tế (Đã có chuyên đề báo cáo) xin bổ sung:

2.6.1. Mua bán vỉa hè có dấu hiệu đang gia tăng (đề nghị nghiên cứu cụ thể hơn).  Có thể do số lượng xe gắn máy tăng nhanh, đã dẫn đến hiện tượng khó kiếm chỗ đậu xe, nên tâm lý muốn mua hàng ngay trên vỉa hè, không cần bãi đậu, cũng ngày càng gia tăng. Chính chỗ thuận tiện này đã

Page 6: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

thúc đẩy nhu cầu mua bán vỉa hè tăng nhanh, là lực đẩy để tiểu thương ra ngoài vỉa hè nhiều hơn.

2.6.2. Kết quả giảm nghèo, tăng hộ khá đến 6/2014 đạt kết quả đáng khích lệ: Hộ nghèo (16 triệu/người/năm) chỉ còn 4,45%. Hộ nghèo (theo tiêu chí 16-21 triệu/người/năm) chỉ còn 2,7%. Biểu minh họa dưới đây cho thấy, Nhóm nghèo đã khá hơn, nhưng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo vẫn tăng nhẹ từ 6,19 lần (năm 2004) lên đến 6,27 lần (năm 2012). Lý giải nguyên nhân là do tốc độ tăng thu nhập (số lần) của Nhóm nghèo không nhanh bằng Nhóm giàu (2,85 lần so với 2,89 lần tương ứng) – xem Bảng 3.

Bảng 3: Kết quả điều tra thu nhập bình quân/người/năm của Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Thu nhập bình quân/

năm (1000 đồng/

tháng)

Chia theo 5 nhóm (1,000 đồng/tháng)

Nhóm TN thấp nhất(20%)

Nhóm TN thấp vừa (20%)

Nhóm thu nhập trung bình(20%)

Nhóm thu nhấp khá(20%)

Nhóm TN cao(20%)

Chênh lệch giàu nghèo (lần)

20041,164.80

430.8

635.4

870.0

1219.0

2668.3 6.19

20061,480.00

554.0

824.0

1078.0

1493.0

3453.0 6.23

20082,192.00

827.0

1183.0

1542.0

2140.0

5252.0 6.35

20102,737.00

965.2

1541.7

2018.2

2726.7

6429.0 6.66

20123,399.20

1229.8

1960.6

2598.7

3470.0

7716.5 6.27

Chênh lệch các năm (lần) 2.92 2.85 3.09 2.99 2.85 2.89

2. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA CÁC TỒN TẠI:

2.1. Thiếu vốn đầu tư:

Nguyên nhân thiếu vốn đầu tư là nguyên nhân cốt lõi, do nhu cầu vốn đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng là quá lớn, trong khi khả năng thành phố chưa thể đáp ứng, gây bất cập trong công tác đầu tư

Page 7: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

theo quy hoạch và nhất là triển khai thực hiện các đồ án quy hoạch đã định hình, với nhiều dự án đầu tư quan trọng, được đặt ra trong thời gian tới.  Theo ước tính, nhu cầu đầu tư của thành phố hiện nay khoảng 3-4 tỷ USD/năm, trong khi chỉ mới đáp ứng 10% nhu cầu. Vốn ngân sách ngày càng hạn hẹp. Thu tiền sử dụng đất không còn nhiều như trước đây. Các nước cho vay ưu đãi cũng ngày càng giảm đi.

2.2. Dân số tăng nhanh làm giảm các chỉ tiêu hạ tầng đề ra:

Bình quân mỗi năm dân số tăng từ 3-3,2%/năm, trong đó khoảng 2% là tăng cơ học. Dân số tăng nhanh, góp phần làm giảm chỉ tiêu như khối lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt v.v…

2.3. Khó khăn trong xác lập quỹ đất phục vụ công trình công cộng theo quy hoạch:

Sau quy hoạch, cần tiến hành công tác xác định diện tích phân bổ và cắm mốc ngoài thực địa. Tuy nhiên, công tác này đối với một số công trình công cộng thường gặp khó khăn (do đa số chú trọng dự án nhà ở, bất động sản…). Ví dụ điển hình là sau khi quy hoạch giao thông đã được duyệt theo QĐ101/TTg CP từ năm 2007, quĩ đất dành cho bến bãi phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt dự kiến là 1.141ha. Với sự nỗ lực trong 2 năm 2010-2012, Sở Giao thông vận tải đã   có nỗ lực rất lớn trong việc phối hợp với Sở Quy hoạch kiến trúc và các Quận, Huyện   liên quan, xác lập quĩ đất dành cho bến bãi vận tải công cộng chỉ được khoảng 700ha (trên tổng số 1.141ha), tức tăng gấp 10 lần so với trước năm 2010. Tuy nhiên, cho đến nay, một số quỹ đất vẫn còn nằm trên giấy và vẫn chưa được giao chính thức cho Trung tâm Quản lý và Điều hành VTHKCC sử dụng, nên chưa phát huy hiệu quả khai thác về nguồn lực quan trọng này.

2.4. “Lực thị trường” tác động mạnh đến định hướng quy hoạch:

Mặc dù mô hình phát triển thành phố theo Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng mới đây là tập trung - đa cực (quy hoạch 4 trung tâm cấp xung quanh), nhưng thực tế vừa qua, vẫn bị thu hút theo mô hình gần như "nén", mọi thứ dồn vào khu vực trung tâm (cao ốc mọc lên nhiều),nhưng bên ngoài thì gần như chưa có gì. Hệ quả: đặc điểm cấu trúc đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay gần như đơn cực, thể hiện mạng lưới đường nối kết giữa khu dân cư hiện hữu và khu dân cư mới chưa được thuận tiện để phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, dẫn đến việc phát triển và gia tăng xe cá nhân quá nhanh, gây áp lực lên diện tích đường còn khiêm tốn, góp phần gây ùn tắc và tai nạn giao thông kéo dài.

2.5. Do đặc điểm cấu trúc đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị phụ thuộc xe máy.

Chính đặc điểm này chi phối đến kết quả thực hiện chủ trương hạn chế xe cá nhân (xe máy) và phát triển vận tải hành khách công cộng. Xe buýt và các phương tiện VTHKCC kah1c cần có chiến lược cạnh tranh với xe máy hơn là cạnh tranh lẫn nhau (lưu ý cả hai giải pháp “đẩy” và “kéo” hành khách).

2.6. Công tác quản lý phát triển nhà ở đôi lúc chưa vận dụng cơ chế thị trường

Công tác quản lý và phát triển nhà ở vừa qua chưa chú trọng vận dụng cơ chế thị trường (VD: chưa tạo điều kiện cạnh tranh giữa các nhà  đầu tư bất động sản để cung ứng nhà ở xã hội hoặc nhà cho thuê bình dân. Chế độ hỗ trợ của nhà nước cần linh hoạt theo khu vực…

4. NHẬN ĐỊNH CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Do đất đai có hạn, hiện nay xu hướng phát triển không gian đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt khỏi ranh giới thành phố, mở rộng ra đến các tỉnh thành lân cận. Do vậy, kiến nghị sớm ban hành một cơ chế hợp tác và điều phối vùng sao cho thực sự hiệu quả và thiết thực, nhằm giải

Page 8: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

quyết những tồn tại hiện nay trong phạm vi vùng và qua đó không gian đô thị được tiếp tục mở rộng hơn trong mối liên kết chặt chẽ giữa các tỉnh thành trong vùng. Đồng thời ưu tiên đầu tư mạng lưới hạ tầng nối kết liên vùng, tạo điều liện mở rộng không gian vùng đô thị.

4.2. Cần nghiên cứu công bố các vành đai phát triển (từ trong ra ngoài) theo hướng cụ thể các chính sách (ưu tiên) theo từng vành đai phát triển; chẳng hạn như miễn giảm thuế trong thời gian nhất định, hỗ trợ vốn… cho các vành đai ngoài trung tâm, qua đó khuyến khích các nhà đầu tư chọn địa điểm hướng ra bên ngoài, hạn chế chỉ tập trung đầu tư bên trong, thực hiện theo quy hoạch phát triển đa cực.

4.3. Trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, cần nhất thiết phải điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất sao cho phù hợp, theo hướng, giảm bớt các khu công nghiệp và gia tăng diện tích đất dành cho bệnh viện, trường học, thương mại, cửa hàng…Trong bối cảnh có nhiều biến động từ nhu cầu thực tiễn phát sinh, kiến nghị thành phố đến năm 2015 (sau 5 năm triển khai thực hiện đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng phê duyệt năm 2010), cần xem xét và có thể điều chỉnh lại quy hoạch chung xây dựng sao cho phù hợp với tình hình mới.

Tóm lại, trong bối cảnh TFP (chỉ số năng suất các yếu tố tổng hợp) có biểu hiện tăng nhẹ lên đến 23% vào năm 2012 (trước đây chỉ đạt 21% vào năm 2008), thể hiện bước đầu, việc ứng dụng khoa học công nghệ và vận dụng các chủ trương chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, nguồn cung ứng đất đai phi nông nghiệp còn khá lớn (3.600 ha/năm), qua đó nguồn thu từ tiền sử dụng đất trong những năm tới vẫn còn. Thị trường bất động sản đang từng bước được hồi phục. Do vậy, trong giai đoạn trước mắt, nếu như thành phố có đủ nguồn lực, tập trung thực hiện thành công 6 chương trình đột phá theo kế hoạch đề ra (trong đó có giảm ùn tắc, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm, nguồn nhân lực, CCHC và chuyển dịch cơ cấu kinh tế); dự báo kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng trưởng bền vững trong những năm tới.

Quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất đô thị và hướng hoàn thiện23/01/2013

Quản lý hành chính nhà nước đối với các đô thị được coi là một phạm trù rộng lớn và phức tạp, trong đó, quản lý sử dụng đất đô thị là một phần quan trọng của nội dung quản lý đô thị, bởi lẽ, nó có liên quan đến cơ chế, chính sách ở nhiều cấp, nhiều ngành, từ trung ương đến địa phương. Trong điều kiện hiện nay, khi mà Đảng và Nhà nước ta chủ trương mục tiêu dân giàu, nước mạnh, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì các đô thị Việt Nam với tư cách là trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội, văn hóa của các vùng miền, địa phương trong cả nước đang giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển.Có thể nói, đất đai là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Làm tốt công tác quản lý đất đai sẽ góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và đời sống người dân. Ở các đô thị, hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh sống của dân cư đều gắn liền với đất đai trong giới hạn của không gian đô thị. Đất đai đô thị được coi là nền tảng phát triển đô thị. Nó được hình thành từ sự chuyển đổi mục đích sử dụng của các loại đất khác, mà chủ yếu là đất nông nghiệp. Chính bởi vậy, quản lý nhà nước đối với sử dụng đất đô thị mang tính đặc thù, được xuất phát từ tính chất đặc thù trong các hoạt động của đô thị.

1. Quá trình hình thành và phát triển của đất đô thị

Đất đô thị bao gồm mặt đất, mặt nước và khoảng không gian nhất định bên trên và bên dưới nó trong khu vực đô thị. Nhìn từ không gian địa lý kinh tế, thì đất đô thị có nguồn gốc từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất đô thị là một phần của đất đai quốc gia được phát triển gắn liền với quá trình đô thị hóa. Quá trình chuyển đổi hoạt động kinh tế và dân số từ vùng nông thôn vào vùng

Page 9: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

thành thị làm cho đất đô thị từ chỗ không khác mấy với đất nông nghiệp, dần phát triển về diện tích và tách khỏi nhóm đất này để mang những đặc tính khác biệt gắn với hoạt động kinh tế và đời sống dân cư phi nông nghiệp. Mức độ đô thị hóa càng gia tăng, thì các sự khác biệt càng đậm nét và hình thành tính chất đặc trưng đất đô thị.

Đất đô thị phát triển là dựa chủ yếu vào đất nông nghiệp và còn tiếp tục chiếm đất nông nghiệp. Do kinh tế đô thị phát triển, nhân khẩu tập trung đông, quy mô đô thị phải mở rộng ra vùng nông nghiệp phụ cận làm cho đất nông nghiệp suy giảm. Về kinh tế, đô thị mở rộng làm cho giá đất xung quanh đô thị tăng cao, buộc phải khai thác chiều sâu và chiều cao xây dựng công trình, nhưng hạn chế về điều kiện kỹ thuật và năng lực đầu tư cũng làm cho diện tích đất đô thị buộc phải mở rộng ra các vùng đất nông nghiệp xung quanh.

Đô thị Việt Nam đã và đang trong xu thế phát triển rất nhanh về số lượng, quy mô đất đai và dân số. Trong các yếu tố hình thành và phát triển đô thị, thì yếu tố mở rộng đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng. Mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đô thị trong xu thế phát triển, yêu cầu sử dụng nhiều đất, nhưng chỉ diễn ra trong phạm vi giới hạn của đô thị, làm cho tính khan hiếm của đất đô thị rõ ràng hơn, vai trò của đất đô thị càng trở nên quan trọng trong đời sống đô thị và việc sử dụng tiết kiệm đất đô thị càng trở nên cấp bách. Sử dụng hiệu quả đất đô thị trở thành mục tiêu quản lý và sử dụng. Đất đô thị nước ta năm 2000 có 990.276 ha, năm 2005 tăng lên 1.153.548 ha, đến năm 2009 đã tăng lên 1.429.000 ha. Đất đai đô thị còn tiếp tục gia tăng trong quá trình đô thị hóa theo mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo cách phân loại của Luật Đất đai hiện hành, thì không có loại đất đô thị (1), nhưng trong kiểm kê đất đai tại thời điểm năm 2005 lại có danh mục đất đô thị. Kết quả kiểm kê cho thấy, đất nông nghiệp chiếm 58,6% trong đất đô thị, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,12%, đất trồng lúa đã chuyển sang đất đô thị chiếm 26,5% so với đất nông nghiệp trong đô thị.

Kết quả của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu từ đất nông nghiệp sang đất đô thị không những làm thay đổi mục đích sử dụng, mà còn làm thay đổi nội dung, hình thức tổ chức quản lý và sử dụng đất phù hợp với sự phát triển đô thị, hình thành khách quan một danh mục mới trong phân loại đất. Đất đô thị tồn tại vừa là một nguồn lực hết sức quan trọng để phát triển đô thị, vừa là đối tượng quản lý trực tiếp của chính quyền đô thị trong quản lý và sử dụng theo cơ chế và chính sách phù hợp tính chất đô thị.

Hiện nay, tính pháp lý của đất đô thị chưa rõ và chưa có quy định riêng trong phân loại của pháp luật đất đai hiện hành. Cách phân loại đất theo mục đích sử dụng trong đô thị không phù hợp tính chất không gian đô thị là một thể thống nhất trong xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển kinh tế và quy hoạch sử dụng đất của chính quyền đô thị. Vì vậy, để phù hợp trong xây dựng chính sách đất đô thị, cần phải thay đổi tên gọi “đất phi nông nghiệp” trong pháp luật đất đai bằng tên gọi mới là “đất xây dựng”. Nhóm đất này bao gồm các loại đất xây dựng nông thôn, đất đô thị, đất công nghiệp và dịch vụ, đất kết cấu hạ tầng, đất quốc phòng an ninh và các loại đất khác do Chính phủ quy định.

Việc chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sang đất đô thị đang là xu thế không thể cưỡng lại được, làm giảm quỹ đất hữu hạn về canh tác của quốc gia, nên việc chuyển đổi cần phải xác định một ngưỡng nhất định về quy mô đô thị phù hợp sinh thái đặc thù cho từng vùng kinh tế, trên cơ sở phải triệt để tiết kiệm sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đất sản xuất nông nghiệp đặc sản, năng suất cao. Đồng thời, phải có cơ chế quản lý sử dụng hiệu quả đất đô thị đúng mục đích đã được thể hiện và thực thi có kiểm soát trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất đai.

2. Đất đô thị là một nguồn lực phát triển kinh tế, phát triển đô thị

Page 10: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

Đô thị mang tính chất đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đất đô thị có tác dụng hiệu ứng lan tỏa về môi trường sinh thái, sự phát triển dân số, về hiệu quả kinh tế - xã hội và cơ cấu sử dụng đất vùng lân cận nói riêng và cả nước nói chung.

Đất đô thị có tính đa dạng về mục đích sử dụng do hệ thống kinh tế đô thị phức tạp và đa dạng, xã hội hóa cao độ, chuyên môn hóa triệt để, các ngành hoạt động được bố trí vào các khu vực có chức năng khác nhau, có mối liên hệ chặt chẽ trong nội bộ của đô thị. Tính đa dạng về mục đích sử dụng và giá thành cao khi phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nên buộc phải tiến hành quy hoạch sử dụng đất một cách cẩn trọng, phải xem đất đô thị là một không gian thống nhất cần được thâm dụng để đạt hiệu quả cao, toàn bộ đất đô thị phải được xây dựng hạ tầng thống nhất theo chủ trương và quy hoạch thống nhất. Vị trí đất trong đô thị có ý nghĩa đặc biệt trong tiêu chuẩn lựa chọn khu dân cư, cũng như khu vực sản xuất kinh doanh, phụ thuộc nhiều vào điều kiện giao thông và cơ sở hạ tầng. Vị trí đất trong đô thị được xác định qua giá đất. Giá đất đô thị lại phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vào vị trí thửa đất, không phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Đất đô thị không chỉ là tài nguyên, mà đã là tài sản có giá trị trong quyền sử dụng đất. Việc định giá đất đô thị theo phương pháp luận thống nhất thích ứng với cơ chế thị trường.

Thị trường đất đô thị được hình thành trên cơ chế nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai có quyền giao, cho thuê có thu tiền đối với các đối tượng sử dụng. Người sử dụng có quyền thừa kế, thế chấp, chuyển nhượng… quyền sử dụng. Khi  đất đai có giá trị tài sản làm cho giá đất đô thị tăng lên không ngừng, đất đai trở thành nơi đầu tư để tích trữ vốn và gia tăng giá trị. Sự biến động thị trường đất đai đô thị mang tính xã hội có tác động mạnh đến hoạt động kinh tế - xã hội. Nguồn thu từ giao đất, cho thuê đất, thuế, các loại phí có liên quan đến đất đai, là những yếu tố rất quan trọng trong tạo lập nguồn tài chính của chính quyền đô thị. Tùy theo quy mô, vị trí của đô thị, nguồn thu này có thể chiếm từ 30-70% của ngân sách chính quyền đô thị.

Phát triển kinh tế làm cho giá đất đô thị tăng cao là động lực quan trọng nhất để sử dụng tiết kiệm đất đô thị, còn là cách  khai thác tốt nhất hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện có, làm tăng giá trị sử dụng đất. Giá trị đất đô thị không ngừng  tăng  cao do nhu cầu phát triển, do sự hạn chế về không gian sử dụng, mặt khác khi thay đổi mục đích sử dụng thì phải tăng chi phí đầu tư. Vì thế, khai thác không gian đô thị không những cả chiều sâu và chiều cao, mà còn có xu hướng lấn đất nông nghiệp vào mở rộng đô thị.

3. Những yêu cầu đặt ra trong quản lý sử dụng đất đô thị nhằm phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu thực tiễn

Việt Nam được xếp vào một trong các quốc gia có tỷ trọng dân số đô thị thấp trên thế giới với khoảng 23% dân số chính thức sống ở các đô thị. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh vừa kéo theo sự gia tăng của dân số đô thị chính thức và nhiều hơn là sự gia tăng dân số đô thị phi chính thức. Chính sự gia tăng nhanh chóng của dân số đô thị trong khi các điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị tăng chậm đang tạo ra những sức ép lớn về giải quyết các nhu cầu sinh hoạt đô thị. Để gia tăng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị, một trong những điều kiện cơ bản là khả năng đáp ứng về diện tích đất đai tạo bề mặt cho phát triển đô thị. Việc mở rộng thêm diện tích đất đai cho phát triển đô thị đang gặp phải nhiều giới hạn về địa hình bề mặt và nhất là giới hạn cho phép phát triển quy mô đô thị. Chính những giới hạn trên đang làm tăng thêm mâu thuẫn giữa cung và cầu về đất đai các đô thị ở nước ta.

Do điều kiện đặc thù về lịch sử, đất đai đô thị ở nước ta hiện đang sử dụng phân tán về mục đích sử dụng và chủ thể sử dụng. Sự đan xen giữa đất đai các khu dân cư với đất phát triển các hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các cơ quan hành chính sự nghiệp. Sự đan xem về mục đích sử dụng cũng dẫn đến sự đan xen về chủ thể đang sử dụng đất đô thị. Sự đan xen về chủ thể và mục đích sử dụng đang làm tăng thêm tính bất hợp lý trong việc sử dụng đất của các đô thị ở nước ta hiện nay. Việc đan xen trên cũng đang là lực cản cho việc quy hoạch phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.

Page 11: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

Việc phát triển các đô thị ở nước ta vốn dĩ đã thiếu quy hoạch thống nhất, thêm vào đó, do sự đan xen về chủ thể sử dụng và mục đích sử dụng, nên tình trạng sử dụng đất đô thị hiện nay không theo quy hoạch đang là vấn đề nổi cộm phổ biến của các đô thị. Do thiếu quy hoạch và sử dụng không theo quy hoạch nên việc sử dụng đất đô thị hiện nay đang thể hiện nhiều điều bất hợp lý cả về bố trí kết cấu không gian, địa điểm và lợi ích mang lại.

Những vấn đề bất cập trên đây đặt ra cho công tác quản lý đất đai phát triển đô thị ở nước ta trong thời gian tới nhiều vấn đề lớn cấp bách phải thực hiện.

Thứ nhất, phải hình thành quy hoạch về định hướng phát triển tổng thể hệ thống đô thị, tránh tình trạng phát triển đô thị tự phát không theo quy hoạch. Việc quy hoạch hệ thống đô thị cần phải xác định được quy mô, phạm vi phát triển của các đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và giới hạn tình trạng tự phát kéo dài nối liền các đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh.

Thứ hai, cần thống kê, điều tra nắm chắc thực trạng sử dụng đất đai của các đô thị hiện có; chủ động xây dựng quy hoạch chi tiết việc phát triển không gian và sử dụng đất đô thị để công bố công khai rộng rãi nhằm hạn chế các hoạt động sử dụng tự phát sai quy hoạch, hướng các hoạt động tư nhân đi theo định hướng quy hoạch đã phê duyệt. Xúc tiến việc thực hiện các phương án quy hoạch ở những nơi, những khâu trọng điểm.

Thứ ba, chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, công cụ và bộ máy quản lý việc sử dụng đất đai, quản lý phát triển đô thị từ Trung ương đến các thành phố, các quận và cấp phường.

Sự phát triển đô thị mang tính tất yếu khách quan nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Đất đai đô thị có tính đặc thù do tính chất hoạt động đô thị tạo nên theo quy luật giá trị và thị trường. Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở đô thị thời gian qua mang đậm tính chất quản lý tài nguyên, cho nên đã dẫn đến rất nhiều hạn chế và không thật sự hiệu quả trong sử dụng. Trước bối cảnh toàn cầu hóa và thị trường hóa, thì việc chuyển từ hình thức quản lý tài nguyên sang hình thức tổ chức kinh doanh tài sản là sự lựa chọn tất yếu cho sự phát triển phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đô thị và kinh doanh đất đai đô thị trở thành trung tâm kinh doanh đô thị.

4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đô thị, thị trường đất đô thị 

Sự gia tăng dân số đô thị, gia tăng đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ… theo cơ chế thị trường làm cho hoạt động đô thị luôn sôi động và không ngừng phát triển. Đô thị luôn phải đối mặt với những yếu tố phát triển mới, nhu cầu mới, hay sự thay đổi trong khuynh hướng sử dụng các công trình sẵn có…  làm gia tăng về yêu cầu, cũng như sự biến động phức tạp về sử dụng đất đai có tác dụng chi phối trong công tác quản lý của chính quyền đô thị, vừa giữ ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, vừa đáp ứng các nhu cầu của đời sống xã hội. Chính quyền đô thị trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi địa bàn đô thị. Nội dung chủ yếu quản lý nhà nước là quản lý bảo vệ các quyền về sở hữu, quyền sử dụng đất đai và quản lý việc sử dụng đất đai.

Quản lý các quyền về đất đai là việc Nhà nước xác nhận và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời điều chỉnh các mối quan hệ giữa người sở hữu và sử dụng, điều chỉnh mối quan hệ nội bộ của quyền sở hữu và quyền sử dụng. Quản lý việc sử dụng đất là thông qua hệ thống pháp luật và chính sách, Nhà nước sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, quy hoạch và kế hoạch để xác định và điều chỉnh cơ cấu, bố cục và phương thức sử dụng đất để phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng đất đô thị.

Biện pháp quản lý bằng pháp luật là chính quyền đô thị căn cứ vào hệ thống pháp luật về đất đai để quản lý. Ngoài ra, chính quyền đô thị còn căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển đô thị để xử lý chính xác các quan hệ đất đai phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đô thị.

Page 12: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

Biện pháp quản lý bằng các công cụ kinh tế là thực hiện việc thu tiền sử dụng đất, thuế, và phí sử dụng đất, các hình thức phát triển thị trường quyền sử dụng đất (hoạt động định giá, phát triển quỹ đất) để xúc tiến việc phân phối, sử dụng hợp lý đất theo cơ chế thị trường, làm tăng giá trị đất và duy trì nguồn thu từ đất vào ngân sách đô thị.

Biện pháp quản lý hành chính được thực hiện chủ yếu là hoạt động về đăng ký đất đai và thống kê, kiểm kê đất đai đô thị. Đăng ký đất đai là đăng ký quyền và những biến động của các quyền đó của người sở hữu và người sử dụng, làm căn cứ pháp luật để vật hóa trong các quan hệ về đất đai. Thống kê, kiểm kê đất đai là sự tổng hợp đánh giá, phân loại, phân tích về các quyền, loại hình, diện tích, chất lượng, hiện trạng sử dụng đất trên hồ sơ địa chính tại thời điểm thống kê, kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa 2 lần kiểm kê. Còn là biện pháp cơ bản để lập và thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo sử dụng tài nguyên đất có kế hoạch, cơ cấu sử dụng và bố cục không gian đô thị hợp lý.

Thực hiện các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để xác lập và thông tin về diện tích, loại hình sử dụng đất, phân bổ đất đai, giá cả, chủ sử dụng… công khai trên thị trường, đảm bảo tính thống nhất và thông suốt trong quản lý, thực hiện giám sát động thái sử dụng đất, giám sát mục đích sử dụng đất đô thị theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất.

Đối với việc kinh doanh đất đô thị, cần được hiểu không chỉ là dùng đất làm ra của cải hoặc khai thác giá trị tài sản của đất đai, mà còn bao gồm cả nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý tài nguyên và quản lý tài sản.

Về chủ thể quản lý, Nhà nước thực hiện quản lý theo pháp luật, chịu sự giám sát của quần chúng và khảo nghiệm của thị trường. Sự chuyển đổi từ quản lý hành chính sang quản lý quy hoạch và kinh doanh; chú trọng xu hướng yêu cầu của khách hàng để cung cấp dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của công chúng, thu thập xử lý thông tin thị trường để có được dự báo chính xác là yêu cầu đổi mới đối với chủ thể quản lý.

Về phương thức quản lý, thống nhất phương thức quản lý theo hợp đồng trong việc Nhà nước cung cấp đất đai (giao đất và cho thuê đất). Chuyển hình thức phê duyệt quy mô sử dụng đất theo dự án sang hình thức cung cấp đất đai thông qua hợp đồng cung cấp đất đai (giao đất và cho thuê đất). Mục đích kinh doanh đất đai của chính quyền đô thị không chỉ là kinh doanh bảo tồn giá trị đất đai, mà còn là quy hoạch, chỉnh lý, cung cấp dịch vụ để phát triển đất đai. Coi trọng quản lý liên tục và khống chế tận gốc các khâu từ khởi thảo, ký kết cho đến cả quá trình thực hiện hợp đồng bằng cơ chế kinh tế, đảm bảo hành vi quản lý hợp đồng của Nhà nước không bị biến dạng thành hành vi mệnh lệnh đơn phương.

Về cơ chế quản lý, lấy hợp đồng giao đất và cho thuê đất làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện thị trường đất đai (hoạt động các trung tâm giao dịch đất đai), cùng với việc hoàn thiện hệ thống vận hành quản lý đất đai có sự hợp tác chặt chẽ các ngành có liên quan, đảm bảo sự  minh bạch, công bằng đúng với quy phạm pháp luật.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH

1/3/2014 12:57:00 PM Print:   Email:   Share: Những năm gần đây, tại nước ta đã có nhiều cuộc hội thảo quốc gia cũng như quốc tế về chủ đề quy hoạch và phát triển đô thị, thế nhưng lại chưa có mấy hội thảo đánh giá kết quả quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. Nhìn chung, chính quyền các đô thị và các nhà làm chính sách quan tâm chủ yếu đến khâu lập, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoach mà chưa có sự chú ý đúng mức cần thiết đối với quản lý thực hiện quy hoạch.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCHTS Phạm Sỹ Liêm - PCT Tổng hội Xây dựng Việt Nam

Page 13: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

 MỞ ĐẦUNhững năm gần đây, tại nước ta đã có nhiều cuộc hội thảo quốc gia cũng như quốc tế về chủ đề

quy hoạch và phát triển đô thị, thế nhưng lại chưa có mấy hội thảo đánh giá kết quả quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch. Nhìn chung, chính quyền các đô thị và các nhà làm chính sách quan tâm chủ yếu đến khâu lập, thẩm định và phê duyệt đồ án quy hoach mà chưa có sự chú ý đúng mức cần thiết đối với quản lý thực hiện quy hoạch. Hậu quả là có sự cách biệt khá lớn giữa quy hoạch và thực tiễn phát triển của đô thị, nói cách khác là quy hoạch mất chức năng kiểm soát quá trình phát triển của đô thị! Quốc tế gọi hiện tượng này là “sự thất bại của quy hoạch” (Planning Failure). Chính vì vậy mà Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 yêu cầu phải “đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất lượng và quản lý chặt chẽ quy hoạch phát triển đô thị” (tr. 122 Văn kiện ĐH XI).

Không chỉ đối với nước ta, quản lý có hiệu lực và hiệu quả việc thực hiện quy hoạch đô thị cũng là thách thức to lớn đối với nhiều nước đang phát triển khác[1] và cả nước Trung Hoa rộng lớn[2]. 

Bốn năm sau khi Luật được ban hành, nay Tổng hội Xây dựng Việt Nam cùng với Bộ Xây dựng và Diễn đàn Đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo nhằm  đánh giá kết quả quản lý xây dựng đô thị từ loại 4 trở lên theo quy hoạch chung, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phát triển đô thị. Chúng tôi không đề cập đến một số chủ đề tuy quan trọng nhưng đã ít nhiều được thảo luận tại các cuộc hội thảo khác[3]. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các Ông Trần Ngọc Hùng, Lưu Đức Hải, Trần Ngọc Thái, Đào Ngọc Nghiêm, Nguyễn Xuân Hải và các Bà Lê thị Bích Thuận, Trần Thu Hằng  đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho Báo cáo này.

I. HIỆN TRẠNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM1. Việt Nam đang đô thị hóa nhanhBước vào Thế kỷ XXI, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta là 24,2% (năm 2000), sau 12 năm tỷ lệ đó đã

tăng lên đến hơn 32% (năm 2012). Dân số đô thị tương ứng là 18,7 triệu người tăng lên đến hơn 30 triệu người, bình quân mỗi năm tăng thêm 1 triệu người dân đô thị! Số đô thị cũng tăng nhanh, cuối năm 2011 có 731 đô thị nhưng đến cuối năm 2012 đã tăng thêm 34 đô thị mới, đưa tổng số đô thị lên 765 đô thị (2 loại đặc biệt, 13 loại 1, 10 loại 2, 53 loại 3, 62 loại 4, 625 loại 5), với nhịp độ tăng gần 3 đô thị mới mỗi tháng! Đô thị đóng góp khoảng 70% GDP quốc gia.

Không chỉ dân số đô thị tăng nhanh mà số lượng khách vãng lai trong nước và quốc tế đến các đô thị lớn và đô thị du lịch cũng tăng nhiều.

Thực ra dân số đô thị hiện nay được thống kê thấp hơn thực tế vì chưa bao gồm số dân phi nông nghiệp hiện sinh sống dọc theo các trục đường bộ trên khắp cả nước, tạo ra hiện tượng đô thị hóa phi chính thức.

Theo dự báo của Bộ Xây dựng thì đến năm 2015 sẽ có 870 đô thị với số dân 35 triệu (tỷ lệ đô thị hóa 38%), còn đến năm 2025 sẽ có 1000 đô thị với số dân 52 triệu (tỷ lệ đô thị hóa 50%).

2. Hiện trạng đô thịTiến vào Thế kỷ XXI, hệ thống đô thị Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ, phân bố tương

đối đồng đều trên cả nước, đồng thời hình thành hai Vùng đô thị Hà Nội và TP Hồ Chí Minh làm hạt nhân tăng trưởng cho hai Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Đà Nẵng và Cần thơ nổi lên thành trung tâm Vùng. Nhiều đô thị du lịch trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước như Hạ Long, Huế, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu... Đô thị đã góp phần quan trọng đưa nước ta thoát khỏi ngưỡng nghèo để trở thành nước có thu nhập trung bình thấp. Diện mạo đô thị đang dần dần khởi sắc Hệ thống hạ tầng đô thi được cải thiện nhiều, nhất là đường sá, cầu vượt sông, cấp nước, cấp điện và chiếu sáng công cộng. Nhiều khu đô thị mới được xây dựng. Nhìn chung, các thành tựu của quá trình đô thị hóa Việt Nam gắn liền với những chuyển biến mạnh mẽ trên các mặt hành chính, không gian, kinh tế, dân số và phúc lợi[4].

Page 14: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

Sở dĩ đô thị nước ta đạt được những thành tựu kể trên là do Đảng và Nhà nước ta kiên định đường lối đổi mới kinh tế và sự giúp đỡ quốc tế to lớn về nhiều mặt, cùng với sự nỗ lực vượt qua thách thức của chính quyền và nhân dân các đô thị.

Tuy có nhiều tiến bộ nhưng hiện trạng đô thị nước ta cũng bộc lộ nhiều yếu kém như:- Kiến trúc đô thị bị coi nhẹ, có nhà đẹp nhưng hiếm đường phố văn minh, hiện đại; nhiều đô thị

kém bản sắc;- Thiếu nhà ở và không gian công cộng; thị trường bất động sản yếu kém và rối loạn;- Tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường nước và không khí, ngập lụt cục bộ khi mưa to

hoặc triều cường,  nhất là tại các đô thị lớn; độ bao phủ các dịch vụ công cộng còn thấp tại các đô thị vừa và nhỏ;

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng mức độ chênh lệch giàu nghèo tăng;- Tình hình trật tự trị an đang xấu đi.Các mặt yếu kém kể trên đã tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân và môi

trường kinh doanh trong đô thị, ảnh hưởng không tốt đến năng lực cạnh tranh quốc gia.Tình trạng của đô thị còn nhiều yếu kém như đã nói trên là do nhiều nguyên nhân khách quan và

chủ quan gây ra.- Nguyên nhân khách quan là hậu quả chiến tranh và cơ chế bao cấp trước đây chậm được khắc

phục; quá trình đô thị hóa nhanh, toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu toàn cầu đặt ra nhiều thách thức cho quản lý đô thị;

- Nguyên nhân chủ quan bao gồm: thiếu tầm nhìn chiến lược; thể chế hành chính và thị trường chậm được đổi mới; ít chú trọng nghiên cứu lý luận và học tập kinh nghiệm quốc tế; coi nhẹ khâu tổng kết để rút ra các bài học thực tiễn; tình trạng kém minh bạch của bộ máy quản lý đô thị.

II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ1. Nguyên tắc quản lýChính phủ và Bộ Xây dựng đã ban hành một loạt Nghị định, Thông tư có liên quan tới quản lý

thực hiện quy hoạch đô thị. Các chính quyền địa phương cũng ra nhiều quyết định, chỉ thị về tổ chức thực hiện và quản lý phát triển đô thị địa phương mình theo quy hoạch. Tuy vậy chính quyền các đô thị vẫn gặp nhiều lúng túng trong thực thi do chưa nắm vững các nguyên tắc sau:

1. Phát triển tổng hợp cả chất lượng cuộc sống người dân và năng lực cạnh tranh của đô thị theo mô hình Đô thị ECO2-Đô thị sinh thái kiêm kinh tế; nắm vững và tận dụng hiệu ứng tụ tập (agglomeration effect) và hiệu ứng quy mô (scale effect) trong quản lý phát triển theo quy hoạch, không đầu tư phân tán, dàn trải; tận dụng triệt để đất đai đô thị hiện có trước khi mở rộng đô thị.

2. Chuẩn xác hóa các mục tiêu phát triển; xác lập  các chính sách, thể chế, phương thức và công cụ phát triển, các dự án trọng điểm và thứ tự ưu tiên của chúng trong giai đoạn phát triển đầu tiên, và cũng như vậy khi  đến giai đoạn tiếp theo. Nguồn vốn quan trọng nhất của các dự án phát triển hạ tầng phải được huy động từ khai thác đất đai đô thị.

Đô thị lớn cần có các chương trình riêng biệt về cải tạo khu đô thị hiện có, phát triển khu đô thị mới và bảo tồn các di sản văn hóa lịch sử cũng như các cảnh quan đặc sắc của đô thị.

3. Xây dựng chính quyền đô thị trị lý và quản lý giỏi. Xác lập quan hệ đúng đắn giữa chính quyền với thị trường: chính quyền đưa ra chính sách, khung pháp lý và thể chế, kiểm soát và xử lý các ngoại ứng có hại của thị trường, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động nhưng không làm thay thị trường. Xây dựng quan hệ mật thiết với cộng đồng, thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Phát triển đến đâu phải quản lý tốt đến đấy[5]. Theo dõi và định kỳ đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình và dự án phát triển, thông qua đó mà xây dựng chính quyền đô thị hiện đại và vững mạnh.

2. Nội dung quản lýLuật Quy hoạch Đô thị ra đời năm 2009 dành Chương V gồm 5 Mục để quy định tổ chức và

quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch như sau:2.1. Tổ chức công bố quy hoạch đô thị.

Page 15: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

Quy hoạch tổng thể đô thị sau khi được phê duyệt đều được công bố, thế nhưng hiếm khi quy hoạch đó, kể cả Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch, được in thành ấn phẩm để phát hành rộng rãi theo Điều 53 Luật QHĐT. Thiếu sót này đã hạn chế việc theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch trong từng giai đoạn phát triển đô thị.

2.2. Quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.Đây không chỉ là công việc của các cơ quan nghiệp vụ mà quan trọng hơn, còn là trách nhiệm

chỉ đạo của người đứng đầu chính quyền nhằm tạo ra bản sắc (character), thương hiệu (brand) và hình tượng (image) đô thị, tạo ra cảm nhận nơi chốn (sense of place) và cảm nhận quy thuộc (sense of belonging) cho mọi người sinh sống và làm việc trong đô thị, để cuối cùng tạo ra được các cộng đồng có chất lượng sống tốt (livable communities) mà mỗi thành viên đều có được cảm nhận cộng đồng (sense of community), đồng thời xây dựng được một nền kinh tế sôi động có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ.

2.3. Quản lý và sử dụng đất đô thị theo quy hoạch, kiểm soát được mật độ đô thị.Đây là nội dung quản lý có tầm quan trọng hàng đầu trong quản lý thực hiện quy hoạch đô thị,

liên quan chặt chẽ với phát triển không gian và hệ thống hạ tầng đô thị, vì vậy sẽ được thảo luận cụ thể trong phần sau.

2.4. Quản lý xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng và không gian ngầm đô thị theo quy hoạch.

Phát triển hạ tầng và không gian ngầm đô thị là trách nhiệm của chính quyền. Vấn đề mấu chốt không chỉ là huy động các nguồn lực tài chính và lập kế hoạch cho các dự án đầu tư xây dựng mà quan trọng hơn, chính là vấn đề phối hợp chúng trong một chương trình phát triển thống nhất với thứ tự ưu tiên rõ ràng, đảm bảo sự đồng bộ giữa các công trình trên và dưới mặt đất. Cần có biện pháp chống lãng phí và tham nhũng trong các dự án công.

2.5. Quản lý phát triển khu đô thị mới, cải tạo khu đô thị cũ, bảo tồn di sản và cảnh quan đặc sắc.

Đây là ba phần riêng biệt cần đến tư duy và  phương thức quản lý khác nhau của Chương trình phát triển đô thị theo quy hoạch, vì vậy các đô thị lớn đều cần xây dựng thể chế quản lý đặc thù cho mỗi phần. Nội dung quản lý từng phần thực ra là tổng hợp cả ba nội dung quản lý không gian, quản lý sử dụng đất đai và phát triển hạ tầng.

3. Thể chế và công cụ quản lýSau khi đưa ra mục tiêu và xây dựng chính sách cho giai đoạn phát triển trước mắt thì công việc

tiếp theo là phải tạo lập được thể chế quản lý thích hợp và đưa ra được bộ công cụ quản lý có hiệu lực.

a) Thể chế quản lý đô thịThể chế quản lý đô thị nước ta hiện thời dựa chủ yếu vào phân công và phân cấp, thế nhưng cần

tiếp tục hoàn thiện các khâu sau đây:- Cấp tỉnh cần phân cấp trách nhiệm quản lý đúng mức cho từng loại thành phố và thị xã thuộc

tỉnh tùy nhằm tăng quyền tự chủ của các đô thị này, như về quản lý các chợ trung tâm, các trường THPT cấp ba, các công trình hạ tầng đô thị. Cũng tương tự như vậy giữa cấp huyện và cấp thị trấn.

- Coi trọng phân công và phân cấp quản lý nhưng đồng thời phải có biện pháp phối hợp để không xẩy ra chồng chéo hoặc bỏ sót công việc. Cần xây dựng thể chế chỉ đạo thống nhất về quy hoạch, kiến trúc và hệ thống hạ tầng.

- Tăng cường tính chuyên nghiệp và tính minh bạch trong quản lý dự án công thông qua thuê tư vấn quản lý dự án. Mặt khác, cần sớm nghiên cứu áp dụng phương thức hợp tác Nhà nước và tư nhân PPP trong phát triển hạ tầng và cung ứng dịch vụ công cộng.

- Áp dụng mô hình chính quyền đô thị để thay thế thể chế hiện hành ít phân biệt giữa quản lý đô thị với khu vực nông thôn.

Tóm lại, việc hoàn thiện thể chế quản lý đô thị đang trở thành nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước ta hiện nay.

Page 16: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

b. Công cụ quản lýCông cụ quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch bao gồm: i) Công cụ quy hoạch và kế hoạch;

ii) Công cụ pháp lý; iii) Công cụ hành chính; iv) Công cụ tài chính; v) Công cụ truyền thông. Công cụ nào cũng quan trọng nhưng Báo cáo này chỉ tập trung thảo luận cụ thể hai công cụ hành chính và tài chính mà thôi.

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH1. Giữa quy hoạch và thực tiễn phát triển đô thị có khoảng cách lớnTrong thời kỳ chuyển tiếp sang Thế kỷ XXI, thực tiễn phát triển đô thị nước ta cũng như các

nước khác chứng tỏ phương pháp quy hoạch đô thị truyền thống[6] cùng với thể chế và năng lực quản lý yếu kém của chính quyền đô thị thường dẫn đến sự cách biệt khá lớn giữa đồ án quy hoach với thực tiễn phát triển đô thị. Tư duy quy hoạch dựa trên chủ nghĩa công năng đầu thế kỷ XX khiến giao thông đô thị căng thẳng, vai trò của khu thương mại trung tâm (CBD) bị giảm sút, đường phố bị bài xích, bản sắc đô thị bị coi nhẹ. Các biến động kinh tế-xã hội, khoa học-công nghệ và khí hậu-môi trường diễn ra khá nhanh và khó lường trong bối cảnh toàn cầu hóa khiến các dự báo phát triển đô thị dài hạn tới 20-25 năm khó sát với thực tế, vì vậy nếu không được điều chỉnh thường xuyên thì quy hoạch khó có thể được thực hiện suôn sẻ. 

Để thấy rõ điều này, có thể tham khảo ý kiến của một số chuyên gia quốc tế về vấn đề tổ chức thực hiện quy hoạch ở nước ta.

Trong một nghiên cứu công phu gần đây, các chuyên gia quy hoạch đô thị nước Pháp[7] nhận xét rằng khoảng cách giữa quy hoạch và thực tiễn tại TP HCM thể hiện ra trên các mặt sau:

- Quy mô dân số trong quy hoạch khác với thực tế;- Nhà đầu tư không tuân thủ giấy phép xây dựng, nhiều nhà xây cao vượt giấy phép; tình trạng

xây dựng không phép;- Quy hoạch ban đầu của các dự án lớn không được tuân thủ, hạ tầng không được xây dựng theo

quy hoạch (đường xá);- Tình trạng xây dựng tự phát (không có hạ tầng) ở ven nội và ven khu công nghiệp, không quan

tâm đến đất lúa và ngập lụt;- Nhiều công trình có giá trị di sản (như biệt thự) bị phá dỡ.Nguyên nhân tình trạng nói trên được cho là:- Thiếu sự đồng thuận xã hội và “hợp đồng xã hội” về lợi ích công cộng và sự tuân thủ quy định

của chính quyền;- Công chúng thiếu tin tưởng vào quyết định của chính quyền vì chúng có tính áp đặt;- Quyền sử dụng đất và quyền tài sản cũng như quá trình xin cấp phép xây dựng không được

đảm bảo chắc chắn;- Không đảm bảo chắc chắn về kỳ hạn hoàn thành công trình hạ tầng;- Tình trạng thiếu minh bạch về giá BĐS đã cản trở việc xây dựng các chính sách dựa  trên dữ

liệu thực tế;- Quá trình quy hoạch tương đối phức tạp, gắn chặt với mục tiêu, dù rằng đã có Đổi mới và áp

dụng cơ chế thị trường; các quyết định đưa ra lẻ tẻ vì thiếu chiến lược và các ưu tiên;- Thiếu sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, giữa cấp thành phố và cấp quận,

giữa khu vực công và khu vực tư nhân.Còn theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh được dẫn trong

cùng tài liệu này thì quy hoạch đô thị ở Việt Nam bất kể nhìn từ khía cạnh phương pháp luận, lý luận và thực tiễn đều đang được tập trung hóa cao, khiến cho sản phẩm quy hoạch nhanh chóng bị lỗi thời, cách tiếp cận chủ yếu từ trên xuống theo kiểu áp đặt, sự phối hợp liên ngành rất hạn chế và phương pháp luận quy hoạch lạc hậu trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Trong một nghiên cứu khác của D. Albrect, H. Hocquard và P. Papin[8], sau khi xem xét quá trình đô thị hóa và các dịch vụ công cộng địa phương ở Việt Nam, các tác tác giả đưa ra kết luận:

- Các nhu cầu to lớn đòi hỏi một khung quản lý đảm bảo hơn;

Page 17: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

- Các phương tiện tài chính cần được tăng cường;- Công tác trị lý (governance) cấp tỉnh và cấp đô thị cần được cải thiện;- Cần có sự minh bạch lớn hơn. Theo phân tích của một nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế Giới trong báo cáo Đánh giá đô thị

hóa ở Việt Nam4 công bố gần như đồng thời với nghiên cứu của các chuyên gia Pháp thì sự phát triển hệ thống đô thị Việt Nam gắn với 5 chuyển biến về: i) Hành chính; ii) Không gian; iii) Kinh tế; iv) Dân số; và v) Phúc lợi. Các chuyên gia này đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam đạt được nhiều thành tựu nhưng để đảm bảo tính bền vững trong tăng trưởng, cần chuyển đổi từ phát triển dựa vào lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên thiên nhiên sang chú trọng nhiều hơn đến tăng năng suất và áp dụng tiến bộ công nghệ, đồng thời tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô. Họ nhận xét “quy hoạch và quản lý đô thị ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các nguyên tắc thiết kế tĩnh” và đề xuất “Việt Nam nên xem xét việc bổ sung công tác quy hoạch tổng thể bằng các cập nhật quy hoạch chiến lược thường xuyên hơn và các chiến lược quản lý thích ứng, dựa trên các số liệu kinh tế-xã hội hiện tại và các xu hướng thị trường thực tế nhằm hỗ trợ và dẫn dắt quá trình phát triển theo định hướng thiết kế”. Từ đó các chuyên gia xác định một số chủ đề mà các nhà làm chính sách cần chú ý hơn, bao gồm:

- Đảm bảo khả năng cạnh tranh trên toàn cầu của hai Vùng đô thị TP Hồ Chí Minh và Vùng đô thị Hà Nội, gắn với vai trò chi phối của hai vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ và ĐB Sông Hồng, là yêu cầu quan trọng;

- Đầu tư cho kết cấu hạ tầng có vai trò thiết yếu trong việc phát triển và duy trì khả năng cạnh tranh của các vùng kinh tế mạnh nhất nước. Giảm chi phí vận tải ở các vùng này là ưu tiên lớn;

- Quy hoạch đô thị phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động và lưu thông linh hoạt của các thị trường nhà đất; cập nhật quy hoạch chiến lược thường xuyên hơn; việc thành lập Viện NC Phát triển TP. HCM để tập trung các nhà quy hoạch xã hội, kinh tế, sử dụng đất và không gian là bước phát triển quan trọng;

- Phát triển mạng lưới giao thông công cộng là rất cần thiết và là thách thức lớn;- Đất đai cần có khả năng thích ứng với những mục đích sử dụng khác nhau theo nhu cầu thị

trường về mật độ và phát triển đất; cần tăng cường tính minh bạch, hiệu quả và bình đẳng trên thị trường sử dụng đất;

- Tăng khả năng tiếp cận một số ngành dịch vụ chủ chốt, cải thiện tính bền vững tài chính của các dịch vụ đó.

2. Đánh giá thực trạng quản lý phát triển đô thị Việt Nam theo quy hoạchSau hơn hai mươi năm Đổi mới, đô thị Việt Nam đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ, trở thành các

trung tâm tăng trưởng cho nền kinh tế đất nước, nhưng cũng đang gặp phải nhiều thách thức to lớn như  các chuyên gia quốc tế đã đánh giá. Sau đây là kết quả đánh giá tóm lược thực trạng quản lý phát triển đô thị Việt Nam theo Phân tích SWOT:

Mặt mạnh:- Tất cả đô thị từ loại 4 trở lên và phần lớn đô thị loại 5 đều đã có quy hoạch tổng thể;- Khung pháp lý quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch đã hình thành về đại thể ( Luật Đất đai,

Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ môi trường, cùng với các văn bản dưới luật có liên quan của Chính phủ và cấp tỉnh);

- Vai trò của thị trường trong phát triển đô thị , nhất là thị trường bất động sản, ngày càng trở nên quan trọng;

Mặt yếu kém:- Phát triển đô thị chưa được kiểm soát đúng mức theo quy hoạch và kế hoạch; đô thị thiên về

phát triển theo bề rộng, xem nhẹ chất lượng; hệ thống hạ tầng thiếu đồng bộ và thường bị quá tải;- Quy hoạch đô thị tách rời quy hoạch nông thôn; xây dựng tại ngoại thành không được kiểm

soát; hiện tượng đô thị hóa lan tỏa tự phát (urban sprawl) ven các tuyến đường bộ đã trở thành tai họa rất khó khắc phục;

Page 18: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

- Năng lực quy hoạch và thực hiện quy hoạch đô thị trong kinh tế thị trường có nhiều lúng túng, chậm đổi mới, chấp pháp không nghiêm; bộ máy chính quyền đô thị nặng nề, kém tính chuyên nghiệp, còn thể chế quản lý thì không khác gì mấy với khu vực nông thôn;

- Quản lý đất đô thị có nhiều yếu kém. Giá đất đô thị tăng nhanh làm cho chi phí đầu tư phát triển đô thị trở nên quá đắt đỏ; đất đai hiện có chưa được khai thác đầy đủ đã vội mở rộng địa giới nội thành, nội thị; nguồn tài chính đất đai bị sử dụng lãng phí và thiếu minh bạch.

Cơ hội- Chiến lược phát triển KTXH 2011-2020 đưa ra quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát

triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt, và chỉ đạo tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 45%, hạn chế tác hại thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng. Một trong 3 đột phá chiến lược là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn. Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển bền vững và chiến lược tăng trưởng xanh;

- Quá trình chuyển đổi đô thị của Việt Nam trùng khớp với sự chuyển đổi lớn trong quan điểm toàn cầu về phát triển đô thị. Định hướng phát triển đô thị bền vững ở nước ta được nhiều tổ chức phát triển quốc tế quan tâm giúp đỡ;

- Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng chậm lại tạo sức ép phải đổi mới phương thức quản lý phát triển đô thị.

Thách thức- Tư duy phát triển đô thị, lý luận quy hoạch đô thị, thể chế và năng lực quản lý đô thị chưa theo

kịp yêu cầu của thời đại và đổi mới kịp thời để thích ứng và phát huy được tác dụng của thị trường, hướng tới tăng trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu và nâng cao năng lực cạnh tranh đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa;

- Vai trò các đô thị trong ba vùng kinh tế trọng điểm cần được nâng cao hơn nữa. Hai Vùng đô thị lớn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần được quy hoạch và xây dựng thể chế phối hợp quản lý thích hợp; 

- Khắc phục tình trạng quan liêu, tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền đô thị, kiên quyết chống lãng phí, thất thoát. 

Tóm lại, để đưa đô thị nước ta phát triển vừa nhanh vừa bền vững, đóng vai trò là “cỗ máy tăng trưởng” quốc gia để Việt Nam không rơi vào cái “bẫy phát triển trung bình” mà ADB vừa lên tiếng cảnh báo đối với các nền kinh tế châu Á, thì cần thực hiện chiến lược chuyển đổi từ tăng trưởng dựa trên tài nguyên (phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ và vốn tư bản) sang tăng trưởng dựa vào năng suất cao và sự đổi mới, mà muốn vậy thì phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hệ thống giáo dục. Vì vậy trách nhiệm chính quyền các đô thị nước ta rất nặng nề, trong đó có trách nhiệm nâng cao hiệu quả quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch để không phải trả giá đắt cho tăng trưởng quốc gia như hiện nay với chỉ số ICOR[9] đang vào khoảng 6~7, cao gấp rưỡi đến gấp đôi các nước trong khu vực! Là nước phát triển sau, chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của các nước đi trước để làm tốt công việc của mình.

IV. HỌC TẬP VÀ ÁP DỤNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾNhiều nước đã tích lũy được kinh nghiệm bổ ích về quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch,

nhưng ở đây chỉ chọn lựa và giới thiệu tóm lược một số biện pháp và công cụ quản lý tiên tiến thích hợp với quản lý đô thị nước ta hiện nay. Riêng đối với vai trò chính quyền đô thị hiện đại đang được nhiều nước và các tổ chức phát triển quan tâm nghiên cứu, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu khái niệm rất tóm lược để lưu ý các nhà làm chính sách và mong sẽ có nhiều cơ hội  trở lại chuyên đề đang bị bỏ quên này.

1. Quản lý đất đai và mật độ đô thịĐất đai có vai trò quan trọng hàng đầu trong thực hiện quy hoạch đô thị, nhưng đất đô thị lại

không được Luật Đất đai 2003 xem là một loại đất riêng biệt như đất nông nghiệp hay đất khu công nghiêp nên không được thống kê chính thức như khi còn Luật Đất đai 1993, lúc đó đất đô thị được

Page 19: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

quy thành một trong 6 loại đất (năm 1994 được thống kê là 63.000 ha, năm 2005 đã là 115.545 ha). Việc thiếu số liệu đất đai xác thực là một trở ngại cho việc nghiên cứu quá trình đô thị hóa Việt Nam.

Theo Định hướng phát triển đô thị đến năm 2025 thì đất đô thị năm 2015 cần tới 400.000 ha và năm 2025 cần 450.000 ha (1,4% diện tích cả nước). Đây cũng là một thách thức lớn trong bối cảnh nước ta chịu tác động nặng nề của nước biển dâng, mà để vượt qua thì phải phát triển đô thị theo chiều sâu chứ không nên dàn trải theo bề rộng và vội mở rộng đô thị khi đất đô thị hiện có chưa khác thác hết.

Một số chủ đề quan trọng về quản lý đất đai trong quá trình thực hiện quy hoạch đô thị là: i) Lập kế hoạch sử dụng đất và sử dụng các công cụ quy hoạch; ii) Gom đất và điều chỉnh đất; iii) Quản lý cốt nền; iv) Tài chính đất đai. Ba chủ đề đầu được thảo luận trong đoạn tiếp theo, riêng tài chính đất đai sẽ được thảo luận trong mục công cụ tài chính đô thị.

1.1. Quản lý đất đaiLập  kế hoạch sử dụng đất đô thị và sử dụng các công cụ quy hoạchQuy hoạch tổng thể đô thị nước ta được lập cho thời hạn 20-25 năm và được thực hiện theo từng

giai đoạn, vì vậy việc đầu tiên cần làm trong thực hiện quy hoạch đô thị là lập kế hoạch sử dụng đất đô thị dựa trên quy hoạch tổng thể cho kỳ hạn 5 năm sắp đến theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, để có cơ sở lập quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị phục vụ cho các dự án phát triển đô thị tại khu đô thị hiện có và khu đô thị mới (Ở Ấn Độ[10] thì đó là kế hoạch tổng hợp trung hạn phát triển không gian-kinh tế đô thị /Medium-term comprehensive plan of urban spatio-economic development). Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị là những công cụ quy hoạch rất quan trọng đối với sử dụng đất, phải có bản Quy định quản lý kèm theo và được công bố rộng rãi để tiện theo dõi và đánh giá.

Ngày nay các nước đều áp dụng nguyên tắc sử dụng đất hỗn hợp (mixed land-use), khác với chủ nghĩa công năng ở thế kỷ XX quy định mỗi khu đất đô thị chỉ được sử dụng theo một trong ba chức năng ở, làm việc và mua sắm-giải trí, được kết nối với nhau bằng không gian giao thông. Phương thức sử dụng đất đô thị như vậy làm cho người dân suốt ngày phải di chuyển từ khu chức năng này sang khu chức năng khác, khiến giao thông đô thị trở nên căng thẳng. Đô thị học ngày nay khuyến khích sử dụng đất hỗn hợp nhiều chức năng khác nhau để người dân chỉ cần di chuyển trong cự ly ngắn, thậm chí bằng đi bộ hay xe đạp là có thể đến nơi mình cần trong ngày. Phương thức sử dụng đất hỗn hợp truyền thống chính là các đường phố cung ứng nhiều việc làm và các dịch vụ cần thiết trong ngày nên người dân không phải đi xa, cùng với mạng đường dạng bàn cờ cho phép có ít nhất hai lối tiếp cận đến một địa chỉ nên hạn chế được tắc nghẽn giao thông. Đường phố cũng là không gian công cộng, nơi người dân có nhiều cơ hội giao tiếp, vì vậycaanf có lối đi cho người tàn tật, được trang bị phương tiện vệ sinh công cộng, nơi nghỉ chân và chỗ tránh mưa nắng dưới mái hiên.

Các quy hoạch chi tiết là cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng nhằm thực hiện kế hoạch sử dụng đất trước mắt, chứ không phải để “phủ kín” đô thị khiến nẩy sinh tình trạng “quy hoạch treo”. Các khu đô thị mới cần phát triển liền khoảnh để tận dụng hạ tầng khung của đô thị. Quy hoạch cải tạo, chỉnh trang đô thị là cơ sở cho việc lập các dự án đầu tư cải tạo, chỉnh trang hoàn chỉnh từng khu đô thị cũ, làm đâu gọn đấy, không để khắp nơi đều có công trường xây dựng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và việc vận hành của đô thị.

Thu hồi đất, gom đất và điều chỉnh đấtThu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và tổ chức tái định cư để có đất “sạch” theo yêu

cầu của từng dự án phát triển đô thị hiện đang gặp nhiều trở ngại, ít được nhân dân ủng hộ, không những làm cho tiến độ thực hiện dự án bị chậm trễ nhiều năm, chi phí tốn kém hơn mà nhiều khi còn gây ra bất ổn xã hội. Ngoài các nguyên nhân khác, một thực trạng không công bằng là các chủ sử dựng đất tùy theo vị trí thửa đất của mình trên mặt bằng được giải phóng mà có thể trở thành bên được hưởng lợi hay bên bị thiệt hại trong quá trình thực hiện dự án phát triển đô thị, vì vậy các nhà làm chính sách  cần tìm mọi cách cải thiện tình trạng khó khăn này. Một phương thức được xem xét

Page 20: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

là thực hiện dự trữ đất, tức là tạo mặt bằng đất đai liền khoảnh rộng lớn theo quy hoạch và được trang bị đầy đủ hạ tầng kỹ thuật khung rồi mới tiếp nhận các dự án phát triển.

Ngoài phương thức dự trữ đất dựa trên quyền lực nhà nước, gần đây các nước còn có phương thức gom đất (land pooling)/ điều chỉnh đất (land readjustment)/ hợp khối đất (land consolidation) theo cơ chế thị trường để có các lô đất vuông vức, ngay ngắn với các tuyến đường mới, nhằm cải tạo và chỉnh trang đô thị phù hợp với yêu cầu của quy hoạch. Nhiều dự án mở rộng đường cũ hoặc mở đường mới trong đô thị nước ta đã tạo ra các tòa nhà “siêu mỏng” hoặc “siêu méo” không vuông góc với đường phố chính là do đã bỏ qua khâu gom đất và điều chỉnh đất. Để khắc phục tình trạng này, Khoản 3 Điều 31 và Khoản 4 Điều 62 Luật Quy hoạch đô thị đã có những quy định rất cụ thể nhưng rất tiếc các quy định này thường bị chính quyền các đô thị viện những khó khăn để làm ngơ.

Các phương thức gom đất và điều chỉnh đất theo cơ chế thị trường được một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ[11], Nepal[12] nghiên cứu áp dụng và đạt được kết quả tốt, và cũng được một số nước khác như Anh, Hoa Kỳ quan tâm.

Ý tưởng chủ đạo của gom đất và điều chỉnh đất là chính quyền đô thị khởi xướng dự án cải tạo đô thị và các chủ tài sản trong khu vực dự án cùng thương lượng hợp tác thực hiện dự án, đôi khi có cả sự tham gia đầu tư của khối kinh doanh, để tạo ra khu vực đất đai rộng lớn được trang bị đầy đủ hạ tầng, phù hợp với yêu cầu quy hoạch và mọi bên tham gia đều được hưởng lợi một cách công bằng, kể cả việc tái định cư trở lại tại nơi này và trang trải chi phí phát triển hạ tầng. Nếu còn dư đất thì thông qua đấu giá đất, các nhà kinh doanh bất động sản vào đầu tư phát triển khu vực đã có sẵn mặt bằng. Trong H.1 là một ví dụ về gom đất tại Nagoya, Nhật bản.

Hiển nhiên gom đất là quá trình thương lượng, bàn bạc khó khăn, tốn thời gian, đòi hỏi chính quyền phải có năng lực tương xứng và cần đến sự tham vấn của tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thạo việc. Thế nhưng một khi đã hoàn thành giai đoạn chuẩn bị thì việc thực hiện gom đất lại rất suôn sẻ, nhanh chóng, tạo thuận lợi cho phát triển đô thị theo quy hoạch. Gom đất chính là phương thức hoàn toàn phù hợp với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” của Nhà nước Việt Nam và giúp gỡ khó cho việc thu hồi đất hiện nay.

       Hình 1. Cơ chế điều chỉnh đất của Nhật Bản (nguồn: Nagoya City Planning Bureau and the

Lincoln Institute)Quản lý cốt san nềnCốt nền là một đầu ra chủ yếu của việc chuẩn bị đất xây dựng đô thị và có liên quan mật thiết

với quy hoạch hệ thống hạ tầng, nhất là với cốt nền đường và hệ thống thoát nước mưa. Quy hoạch thoát nước, trong đó có việc xác định cốt san nền, được tiến hành trong quy hoạch chung và cả quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thế nhưng việc quản lý thực hiện cốt san nền theo đúng quy hoạch không phải đơn giản. Cốt san nền trong quy hoạch chung chỉ có tính khống chế để đảm bảo việc thoát nước tổng thể khi đô thị khi xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch chung. Sự rối loạn trong quản lý cốt san nền bắt đầu xuất hiện trong quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết vì hai lẽ: 1) Do các dự án phát triển bất động sản được lập ra rải rác tại những nơi chưa có hạ tầng khung nên phải định ra cốt san nền cục bộ để có hướng thoát nước “tạm thời” vào nơi trũng ở gần như ao hồ hiện có,  thế  nhưng hướng tạm thời đó rất có thể bị một dự án đi sau chặn lại, gây hiện tượng úng ngập cục bộ; 2) Do chưa phối hợp tốt việc phân cấp cấp phép xây dựng giữa cấp thành phố và cấp quận, và giữa các các cơ quan chủ quản dự án hạ tầng nên dễ xẩy ra sự thiếu thống nhất trong quản lý cốt san nền.

Tình trạng xây dựng tự phát và các yếu kém trong quản lý cốt san nền đã gây ra tình trạng ngập lụt đô thị khi mưa to hay lúc triều cường. Cách khắc phục là phải phát triển đô thị trên quỹ đất đã được dự trữ theo quy hoạch, thực hiện chuẩn bị đất đai hoàn chỉnh rồi mới cấp đất cho các dự án bất động sản riêng lẻ. Mặt khác phải kiên quyết chống hiện tượng xây dựng tự phát trên đất ven nội và dọc các tuyến đường ngoại thành.

Page 21: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

1.2. Quản lý mật độ đô thịQuản lý sử dụng đất đai có liên quan mật thiết với quản lý dân số, nói rộng ra là với hình thái đô

thị (urban form), tức là cấu trúc không gian của việc định cư mà nhân tố quan trọng là mật độ đô thị (urban density) với 2 độ đo cơ bản là mật độ dân số và mật độ xây dựng. Hai độ đo này có mối  tương quan nhất định: nơi có mật độ dân số cao thì mật độ xây dựng cũng cao và ngược lại.

- Mật độ dân sốMật độ dân số có nhiều cách tính, bao gồm mật độ dân số bình quân cả nội ngoại thị, mật độ dân

số riêng cho nội thành, nội thị (được dùng làm tiêu chí phân loại đô thị nước ta), mật độ dân số từng khu vực hành chính trong nội thị (phường, quận). Hiển nhiên hai loại mật độ sau cần được xem xét trong quản lý thực hiện quy hoạch.

Mật độ dân số bình quân của đô thị tính chung cho toàn bộ diện tích nội thành, nội thị chưa thể hiện rõ được đặc điểm phân bố dân cư không đồng đều tại các khu vực, thường tập trung cao tại khu trung tâm thương mại và giảm dần khi ra xa...

- Mật độ xây dựngMật độ xây dựng bao gồm mật độ xây dựng thuần và mật độ xây dựng gộp, mà trị số tối đa

được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng đô thị, tùy theo chức năng sử dụng và diện tích lô đất, và chiều cao công trình. Mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất có liên quan với nhau. Ngày nay xuất hiện hình thái đô thị nén (compact cities), có mật độ xây dựng cũng như mật độ dân số rất cao, tiêu biểu là Hồng Kông. Đô thị nén được nhiều học giả về đô thị học đánh giá là có khả năng ứng phó tốt với bão lụt và biến đổi khí hậu vì người dân hàng ngày không cần di chuyển với cự ly xa, hệ thống hạ tầng thu gọn nên giảm chi phí đầu tư và chi phí quản lý. Đô thị nén chú trọng khai thác không gian ngầm phục vụ giao thông và kinh doanh buôn bán. Tóm lại, đô thị nén sử dụng đất đai tiết kiệm và hiệu quả, ở vùng đồng bằng thì hạn chế được nhu cầu chuyển đổi nhiều đất nông nghiệp màu mỡ thành đất đô thị, góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.

Khu vực đô thị nào có mật độ xây dựng cao thì đất đai ở đó cũng có giá trị cao, cho nên có thể điều tiết một phần giá trị gia tăng của đất nhờ tăng mật độ xây dựng để tạo nguồn lực tài chính cần thiết cho việc tái thiết khu vực đó. Vì vậy cho phép nâng mật độ xây dựng trong dự án cải tạo đô thị vượt quá mật độ hiện có của khu đô thị là biện pháp được nhiều nước áp dụng để tạo điều kiên triển khai thực hiện dự án và tạo thị trường chuyển nhượng quyền phát triển nói trong mục c ở sau. Quy chuẩn nước ta cũng cho phép nâng mật độ gộp tối đa cho phép trong dự án nhà ở xã hội lên 70%, so với mức 60% tại các đơn vị ở thông thường.

2.  Công cụ hành chínha. Giấy phép xây dựngQuy hoạch chi tiết là cơ sở để cơ quan quản lý quy hoạch đô thị thực hiện việc giới thiệu địa

điểm (Điều 70 Luật QH ĐT), cấp giấy phép quy hoạch (Điều 71 Luật QH ĐT) và cấp giấy phép xây dựng (Mục 1 Chương V Luật Xây dựng). Đó là ba công cụ hành chính trong quản lý thực hiện quy hoạch, trong đó giấy phép xây dựng là chủ yếu nhất, có tác động đáng kể đến việc xây dựng nhà ở của người dân và đến môi trường kinh doanh.  Nghị định số 64/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng được Thông tư số 10/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung. Theo đó, giấy phép xây dựng ngoài các nội dung khác, phải quy định rõ cốt xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất. Thời hạn từ lúc nộp đơn xin cấp giấy phép đến lúc được cấp nếu suôn sẻ cũng phải khoảng 30 ngày, nếu không thì có thể lâu hơn nhiều.

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2013[13] dựa trên 10 tiêu chí về mức độ dễ dàng trong kinh doanh để xếp hạng 185 quốc gia (Việt Nam hạng 99), trong đó riêng tiêu chí về “cấp giấy phép xây dựng” thì Việt Nam được xếp thứ 28 với 11 thủ tục trong thời hạn bình quân 110 ngày (Singapore: 2 ngày, Thái Lan: 16 ngày, Malaysia: 96 ngày, Trung Quốc: 181 ngày). Một nghiên cứu khác của IFC, NHTG và MIGA[14] cho rằng rất cần cải cách vấn đề cấp phép và thanh tra xây dựng vì: i) Tình trạng kém hiệu quả và tham nhũng trong cấp phép xây dựng khiến người dân, nhất

Page 22: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

là người nghèo, xây dựng không phép; ii) Giấy phép xây dựng trở thành công cụ tham nhũng (ước tính toàn cầu có 23,2% doanh nghiệp thừa nhận phải đưa quà tặng khi xin phép xây dựng, riêng ở Ấn Độ và Cam Pu Chia thì con số tương ứng là 67% và 91,6%; và iii) Do thiếu kiểm soát mà hoạt động xây dựng gây ra nhiều ngoại ứng có hại như ô nhiễm môi trường và gây tai nạn không những cho người lao động mà cho cả những người sống cạnh công trường. Tại Ontario (Canada), một năm sau cải cách về giấy phép xây dựng, tai nạn lao động đã giảm 40% và hỏa hoạn giảm 15%!

Cấp giấy phép xây dựng là khâu kiểm tra toàn diện và cuối cùng về tính hợp pháp của công trình sắp xây dựng, việc thiết kế chấp hành các yêu cầu quy hoạch, các quy chuẩn xây dựng và chủ dự án tuân thủ các quy chế quản lý xây dựng. Việc xin phép xây dựng đòi hỏi phải chuẩn bị hồ sơ khá phiền phức, vì vậy nếu cần thì nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật. Việc cấp phép xây dựng đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ cao và tính minh bạch, vì vậy để hoàn thiện khâu cấp giấy phép xây dựng, cần làm tốt khâu chuẩn bị sẵn đầy đủ các dữ liệu có liên quan đến nội dung cấp phép, chống tùy tiện sửa đổi các quy định đã ban hành, và khi có sự phân cấp giữa cấp đô thị và cấp quận thì dữ liệu để cấp phép phải thống nhất.

Cần quy định chủ đầu tư công trình phải trình giấy phép xây dựng cho chính quyền cấp phường trước khi khởi công xây dựng để kiểm tra và theo dõi, còn khi công trình xây dựng xong thì phải thông báo cho cơ quan cấp phép xây dựng đến kiểm tra việc chấp hành các nội dung của giấy phép. Công tác kiểm tra chấp hành giấy phép xây dựng thường do thanh tra xây dựng của chính quyền đô thị tiến hành.

Đề nghị Bộ Xây dựng tổ chức sơ kết một năm thi hành Nghị định 64/2012 và Thông tư số 10/2012, để hoàn thiện hơn nữa việc sử dụng công cụ hành chính quan trọng này vào quản lý thực hiện quy hoạch đô thị.

b. Thanh tra xây dựngỞ các nước, thanh tra xây dựng là công cụ của chính quyền đô thị chủ yếu dùng để kiểm tra việc

chấp hành quy chuẩn xây dựng nhằm đảm bảo chất lượng công trình, và nhiều khi cả việc chấp hành giấy phép xây dựng, kể cả việc thực hiện quy hoạch chi tiết các khu đô thị mới. Thanh tra xây dựng được xã hội hóa, kỹ sư hành nghề thanh tra viên xây dựng (building inspector) phải có chứng chỉ. Có công ty tư vấn chuyên trách thanh tra xây dựng, cũng có công ty tư vấn quản lý dự án, công ty tư vấn thiết kế nhận làm dịch vụ thanh tra xây dựng. Khác với các dịch vụ tư vấn xây dựng khác được các chủ đầu tư hoặc nhà thầu sử dụng, dịch vụ thanh tra xây dựng là do chính quyền đô thị sử dụng.

Ở nước ta, thanh tra xây dựng cả nước hiện có khoảng 5000 người là công chức nhà nước, theo Nghị định 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 thì sẽ được tổ chức lại và hoạt động chỉ còn ở cấp Bộ và cấp Sở. Như vậy số thanh tra viên hiện có sẽ dôi ra. Đề nghị giúp họ thành lập các công ty tư vấn tư nhân về thanh tra và giám sát xây dựng (Hoa Kỳ có khoảng 10 vạn thanh tra viên xây dựng).

3. Các công cụ tài chínhTrong phát triển đô thị, chính quyền đô thị là chủ các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế và

xã hội của đô thị để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn thị trường vào phát triển đô thị theo quy hoạch. Để tạo nguồn vốn đầu tư vào các dự án này, chính quyền đô thị nước ta phải biết vận dụng các công cụ tài chính khác nhau, bao gồm các công cụ thuế và phí thông dụng mà các nước đã áp dụng và các phương thức hiện đại mà một số nước đã áp dụng thành công gần đây[15].

3.1. Thuế và phía. Thuế tài sảnTại các nước, thuế nhà đất thường được gọi là thuế tài sản (property tax), là một loại thuế địa

phương đánh vào giá trị tài sản, là nguồn thu ổn định và quan trọng (chiếm 30-70%) của ngân sách đô thị. Việc thu thuế tài sản giúp thống kê cập nhật hiện trạng nhà ở và đất ở, tạo nguồn tài chính cho chính quyền đô thị để trang trải các chi phí vận hành và bảo trì hệ thống hạ tầng (chính hệ thống này đã góp phần tạo ra giá trị tài sản), và điều tiết thu nhập của người giàu để trợ giúp người nghèo

Page 23: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

còn thiếu nhà ở. Tiếc rằng ở nước ta mới thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Mong rằng Quốc hội sẽ sớm xem xét lại sắc thuế này.

b. Phí phát triểnChính quyền đô thị thu phí phát triển (development charge) để trang trải các chi phí mở mang

dịch vụ thị chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển bất động sản tại khu đô thị hiện có.  Nguyên lý là như thế nhưng mỗi đô thị căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình mà định ra cách thu. Chẳng hạn ở Singapore, mức phí phát triển được định cho 118 khu vực địa lý và theo các nhóm công trình, gồm Nhóm A (thương mại), nhóm B (nhà ở), nhóm C (khách sạn, bệnh viên), nhóm D (công nghiệp, kho tàng), cho đến các nhóm E,F,G và H (các công trình khác). Tại Hồng Kông, phí phát triển thu được năm 1992 vào khoảng 8% tổng vốn đầu tư xây dựng nhà mới!

Để áp dụng việc thu phí phát triển tại các đô thị nước ta, chúng tôi đề nghị Chính phủ ra một Nghị định  về nghĩa vụ đóng góp phát triển đô thị và Hội đồng nhân dân các đô thị dựa vào đó mà định ra cách thu phí của đô thị mình. Cách thức đó nên đơn giản, dễ hiểu (đối với người nộp phí) và dễ làm (đối với cơ quan thu phí) rồi hoàn thiện dần qua kinh nghiệm thực tiễn.

c. Chuyển nhượng quyền phát triểnCuối thế kỷ XX, các học giả Hoa Kỳ đưa ra ý tưởng về chuyển nhượng quyền phát

triển[16] (Transfer of Development Rights/TDR) nhằm gìn giữ các khu vực đất nông nghiệp cần bảo tồn (như vành đai xanh), khu vực bảo tồn di sản lịch sử, văn hóa và cảnh quan, khu vực hạn chế xây dựng như vùng loa bay và các không gian công cộng trong đô thị... Ý tưởng của cách tiếp cận này như sau: Tách quyền phát triển ra khỏi quyền tài sản và chuyển nhượng quyền đó từ khu vực  này của đô thị sang khu vực khác. Khi một khu vực do quy hoạch mà trở thành đối tượng bị  kiềm chế về mặt tăng trưởng và phát triển, thì các chủ tài sản trong khu vực đó được bồi thường bằng cách cho phép chuyển nhượng quyền phát triển của họ tại đây về mật độ xây dựng tới giới hạn tối đa được phép sang cho khu vực nào khác muốn phát triển vượt quá tiêu chuẩn đó. Các chủ đầu tư phát triển tại khu vực tiếp nhận quyền phát triển phải chi trả chi phí chuyển nhượng cho các chủ tài sản tại khu vực cần bảo tồn nguyên trạng, tương tự như việc chuyển nhượng quyền xả thải khí nhà kính từ quốc gia này sang quốc gia khác. Để thực hiện ý tưởng này, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu trình Chính phủ ban bố khung pháp lý thích hợp và chính quyền các đô thị cần tạo lập thị trường cho chương trình chuyển nhượng quyền phát triển.

3.2. Các phương thức hiện đại để huy động vốn cho dự án phát triển hạ tầng đô thịNgày nay, các nhà làm chính sách phát triển đô thị còn đưa ra một số biện pháp sáng tạo trong

lĩnh vực tài chính đất đai đô thị nhằm huy động vốn phát triển hạ tầng đô thị[17]. Sau đây xin giới thiệu một số phương thức mà nước ta nên nghiên cứu áp dụng.

- Phương thức cấp vốn qua gia tăng thuếCấp vốn qua gia tăng thuế (Tax Incremental Financing/TIF) là phương thức tạo vốn cho dự án

đầu tư công (như hè đường, cấp thoát nước, chiếu sáng...) tại khu vực đô thị kém phát triển bằng cách vay vốn ngân hàng để cấp cho dự án rồi trả nợ trong một số năm sau bằng số tiền thuế tài sản tăng thêm nhờ có tác động của dự án này.

- Phương thức thu hồi giá trịThu hồi giá trị (Value capture) là phương thức mà chủ đầu tư các dự án công trình giao thông

như đại lộ, đường sắt đô thịv.v. thu hồi vốn và kiếm được lợi nhuận  bằng cách trích lợi ích mà các chủ bất động sản hai bên đường thu được vì giá trị đất đai tăng lên nhiều nhờ có công trình này. Ý tưởng cũng tương tự như trong phương thức cấp vốn qua gia tăng thuế nhưng ngoài việc trích từ thuế tài sản còn được trích từ tiền bán và cho thuê bất động sản, phí đỗ xe, thậm chí phụ thu khi cấp giấy phép kinh doanh tại khu vực hai bên đường. Dự án đầu tư có thể là dự án công mà cũng có thể là dự án hợp tác Nhà nước - tư nhân dạng PPP.

Phương thức thu hồi giá trị được áp dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ đối với dự án phát triển khu đô thị mới theo định hướng quá cảnh TOD (Transit-Oriented Development) hay cải tạo Khu thương mại trung tâm CBD.

Page 24: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

- Phương thức đóng góp thực hiện quy hoạchPhương thức này (gọi là planning obligations) khởi đầu từ nước Anh với ý tưởng là chính quyền

trích một phần giá trị gia tăng mà nhà đầu tư kinh doanh bất động sản thu được khi tham gia phát triển đô thị theo quy hoạch để dùng vào lợi ích chung hoặc giúp đỡ người nghèo. Từ năm 2008, nước Anh đã thay thế phương thức này bằng Phụ thu Kết cấu hạ tầng Cộng đồng (Community Insfrastructure Levy/CIL), nhưng thực chất cũng không khác nhau mấy.

Đài Loan áp dụng phương thức này[18] cho dự án phát triển khu vực công-thương với nội dung như sau:

- Chủ đầu tư phải “quyên tặng” 30% diện tích khu vực phát triển rồi trồng cây xanh hoặc giữ nguyên hiện trạng nếu môi trường sinh thái vốn rất tốt đẹp. Khi được cấp phép phải lập tức cắt đất quyên tặng khỏi địa bạ rồi chuyển thành đất nhà nước và bàn giao cho chính quyền đô thị quản lý;

- Chủ đầu tư đồng thời phải thỏa thuận “quyên hiến” khoản tiền không dưới 12% giá trị đất xây dựng theo giá công bố trong năm để chính quyền giúp đỡ người nghèo.

Điều 32 Nghị định 71/2010 của Chính phủ nước ta năm 2010 cũng quy định chủ đầu tư nhà ở thương mại và khu đô thị mới rộng trên 10 ha phải dành 20% diện tích đất đã có hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội. Thế nhưng nhà ở xã hội là gì đến nay cũng chưa thật rõ ràng nên không rõ điều khoản nói trên đã được áp dụng trong thực tiễn như thế nào.

Chúng tôi cho rằng phương thức đóng góp thực hiện quy hoạch áp dụng cho các dự án đô thị mới về thực chất không khác mấy với phí phát triển áp dụng cho các khu đô thị hiện có, vì vậy nên đưa vào Nghị định về nghĩa vụ đóng góp phát triển đô thị đã được đề cập đến trong mục b về phí phát triển ở phần trên.

3.3. Mô hình Công ty Đất đai và Nhà ở Hàn QuốcTheo Quyết định 40/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/5/2010 thì Quỹ phát triển

đất được cấp tỉnh thành lập dựa trên nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, và được dùng để ứng vốn cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất và đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng bị thu hồi đất. Đến nay tất cả các tỉnh thành đều đã lập Quỹ phát triển đất (QPTĐ).

QPTĐ và Tổ chức phát triển quỹ đất là thể chế đổi mới phục vụ phát triển đô thị, thế nhưng nếu muốn chúng có hiệu lực và hiệu quả thì còn cần tiếp tục hoàn thiện chúng hơn nữa. Chẳng hạn, nguồn thu quan trọng của quỹ là tiền đấu giá đất, nhưng đấy là nguồn thu không bền vững vì sẽ chóng đến lúc không còn bao nhiêu đất để bán, hoặc gặp khi thị trường BĐS suy thoái thì sẽ không có người mua! Công ty Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc, một doanh nghiệp nhà nước thành lập từ năm 1962, là mô hình thể chế phù hợp với cơ chế thị trường rất đáng cho các nhà làm chính sách nước ta tham khảo áp dụng, vì đó là một thể chế cấp quốc gia có đủ kinh nghiệm và sức mạnh để phát triển những khu vực đô thị mà Chính phủ muốn phát triển ưu tiên. Công ty này đóng góp có hiệu quả vào quá trình đô thị hóa nhanh của Hàn Quốc và góp phần đưa Hàn quốc vượt qua bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển.

V. VAI TRÒ CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ1. Trị lý và quản lý đô thịĐiều kiện then chốt để quản lý phát triển thành công đô thị theo quy hoạch là phải có chính

quyền đô thị vững mạnh, hay nói theo từ ngữ thông dụng của các tổ chức phát triển quốc tế là phải có trị lý và quản lý đô thị giỏi.

Trị lý (governance) vốn là một từ cũ ít được dùng nhưng vào cuối thế kỷ XX được NHTG sử dụng trở lại với nội dung đổi mới để nói lên phương thức “cai trị” của chính quyền trong thời hiện đại. Theo UNDP thì “trị lý giỏi” có 9 đặc trưng là:i) Sự tham dự; ii) Hướng tới đồng thuận; iii) Hiệu lực và hiệu quả; iv) Tầm nhìn chiến lược; v)Tinh thần trách nhiệm; vi) Tạo lập sự công bằng; vii) Thi hành luật pháp; viii) Sự minh bạch; ix) Trách nhiệm giải trình.

Nhân tố hàng đầu trong trị lý đô thị giỏi là phải thiết lập được khung thể chế hành chính thích hợp nhằm đảm bảo:

Page 25: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

- Sự phân công, phân cấp trách nhiệm rành mạch giữa các tổ chức và các cấp chính quyền;- Giao quyền hạn tương xứng với trách nhiệm;- Đề ra và buộc phải chấp hành bộ quy tắc đạo đức công vụ (code of conduct);- Khuyến khích khu vực tư nhân và các tổ chức quần chúng tham dự các hoạt động quản lý.Chính quyền đô thị trị lý giỏi phải: i) Đề ra chiến lược phát triển và xác định được những gì là

ưu tiên; ii) Xây dựng được khung chính sách để thực hiện chiến lược; iii) Đề ra các tiêu chuẩn cung ứng dịch vụ công cộng; iv) Theo dõi và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các ưu tiên và cung ứng các dịch vụ; v) Đảm bảo luồng thông tin đến người dân để cộng đồng có thể tham dự hiệu quả vào các hoạt động của đô thị.  

Quản lý (management) là quá trình huy động có hiệu lực và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu của một tổ chức. Chính quyền đô thị quản lý giỏi phải cung ứng được các dịch vụ công cộng đạt hiệu quả cao.

Sự tách bạch giữa trị lý và quản lý đô thị là cần thiết để phân biệt các mục tiêu chính trị thuộc trách nhiệm cấp lãnh đạo, đồng thời làm rõ các mục tiêu hành chính quản trị thuộc trách nhiệm  các tổ chức nghiệp vụ, qua đó mà tạo được sự minh bạch, hạn chế được nguy cơ tham nhũng và sự đùn đẩy trách nhiệm.

Tổng quát lại, chính quyền đô thị giỏi phải bảo đảm được:- Trách nhiệm giải trình: người đưa ra quyết định phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình;- Tính minh bạch: lề lối làm việc rõ ràng, trung thực và dễ theo dõi, chất vấn;- Tính chuyên nghiệp: bộ máy quản lý giỏi nghiệp vụ;- Tính ganh đua: có sự cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả.2.Tổ chức theo dõi và đánh giáTrách nhiệm giải trình và tính minh bạch đòi hỏi chính quyền đô thị phải tổ chức hệ thống theo

dõi và đánh giá để trợ giúp cho việc quản lý thực hiện các chính sách, chương trình và dự án phát triển đô thị theo quy hoạch[19].

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đã đinh nghĩa tóm lược “Theo dõi và Đánh giá”  (Monitoring & Evaluation/ M&E) như sau:

- Theo dõi là liên tục thu thập một cách hệ thống những dữ liệu cho biết mức độ tiến triển trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển và tiến độ sử dụng các nguồn lực đã được phân bổ;

- Đánh giá là xác định tính phù hợp của các mục tiêu phát triển cùng với hiệu lực, hiệu quả, tác động và sự bền vững trong quá trình thực hiện các mục tiêu đó.

Trong khi thông tin theo dõi có tính mô tả thì thông tin đánh giá có ý nghĩa tìm ra nguyên nhân.Hiển nhiên, để quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch thì trước hết phải có quy hoạch tốt, bao

gồm cả chiến lược thực hiện được xây dựng kỹ lưỡng. Tuy vậy, quá trình thực hiện quy hoạch cũng là quá trình hoàn thiện quy hoạch, đồng thời là quá trình học hỏi và tích lũy kiến thức thông qua phân tích các thách thức cũng như các kinh nghiệm thành công hay thất bại. Chính các hệ thống theo dõi và đánh giá tốt có thể giúp chính quyền đô thị nắm giữ được cả hai loại kiến thức này.

Hệ thống theo dõi và đánh giá còn là công cụ giám sát thúc đẩy trách nhiệm giải trình, có thể giúp khắc phục căn bệnh nói và làm không đi đôi của nhiều nhà lãnh đạo và quản lý đô thị. Theo dõi và đánh giá ngày nay đã được xây dựng thành môn học bài bản có thể đưa vào nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý đô thị[20].

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊĐảng và Nhà nước ta rất quan tâm phát triển đô thị. Đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, trong cương

vị Phó Thủ tướng, từng phát biểu tại Hội nghị Đô thị toàn quốc ngày 6-7/11/2009 rằng: “Việt Nam sẽ chỉ có một cơ hội duy nhất để đô thị hóa đúng hướng. Nếu thất bại trong đô thị hóa, chúng ta cũng sẽ thất bại trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa”.

Phát triển đô thị theo quy hoạch là chu trình tạo lập không gian tốt đẹp cho cuộc sống người dân đô thị và cho tăng trưởng kinh tế đô thị trong một thời kỳ nhất định, khởi đầu từ việc lập quy hoạch tổng thể với việc đưa ra tầm nhìn và những ý tưởng chủ đạo, đến việc lập chương trình phát triển

Page 26: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

tổng hợp kinh tế-xã hội và không gian để thực hiện chúng trong từng giai đoạn, thường là 5 năm. Cần nhận rõ quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch là một quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không ngừng đổi mới và sáng tạo.

Để quản lý có hiệu lực và hiệu quả quá trình phát triển đô thị theo quy hoạch dựa trên tư duy phát triển đô thị tiên tiến, các nhà làm chính sách nước ta cần bổ sung các chính sách tương ứng, chính quyền các đô thị cần “hiện đại hóa” năng lực trị lý và quản lý đô thị, và các chuyên gia quy hoạch cần đổi mới phương pháp luận quy hoạch.

Tiếp theo hai Hội thảo về “Xây dựng chính sách cải tạo các khu đô thị cũ” tháng 10/2011 và “Quy hoạch và phát triển không gian ngầm đô thị” tháng 7/2012, nay Tổng hội Xây dựng Việt Nam cùng với Bộ Xây dựng và Diễn đàn Đô thị Việt Nam tổ chức Hội thảo “Quản lý thực hiện quy hoạch đô thị” là nhằm góp phần đưa các đô thị nước ta phát triển theo quy hoạch, vừa có chất lượng sống tốt vừa có kinh tế phồn vinh. Dựa trên các luận cứ nêu ra trong các Báo cáo, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ có liên quan như sau:

 Về quản lý phát triển đô thị, đề nghị:- Chính phủ ban hành Nghị định về nghĩa vụ đóng góp thực hiện quy hoạch đô thị;- Bộ Xây dựng xem xét đưa vào Dự thảo Luật Đô thị (sửa đổi) chế độ theo dõi và đánh giá quá

trình thực hiện quy hoạch;- Bộ Xây dựng tiến hành sơ kết một năm cấp phép xây dựng theo NĐ số 64/2012;- Bộ Nội vụ nghiên cứu nội dung phân cấp quản lý phù hợp với từng loại đô thị giữa chính

quyền cấp tỉnh và chính quyền đô thị thuộc tỉnh, và chức năng cung ứng dịch vụ hạ tầng của chính quyền thị trấn.

Về quản lý đất đô thị, đề nghị:- Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét loại đất đô thị để có chính sách thích hợp;- Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu việc chuyển Quỹ phát triển đất sang cho Tổng Công

ty Đất quốc gia quản lý và áp dụng kinh nghiệm của Công ty Đất đai và Nhà ở Hàn Quốc.Về tài chính đô thị, đề nghị:- Quốc hội xem xét việc thu thuế Tài sản (thuế nhà đất) để điều tiết thu nhập của người giàu

sang giúp đỡ người nghèo cải thiện chỗ ở;- Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu việc áp dụng phương thức cấp vốn qua gia tăng thuế và

phương thức thu hồi giá trị.  

Câu 22: phân tích mục đích và ý nghĩa của việc đăng ký nhà ở và đất ở đô thịtất cả nhà ở và đất ở tại đô thị đều phải đăng ký tại UBND cấp xã đề nhằm mục đích hỗ trợ cho các cơ quan quản lý nhà ở và đất ở nếu được tình hình sử dụng đất đai ở đô thị và tình hình xây dựng nhà ở đô thịCụ thể: -đăng ký sử dụng đất đô thịMọi tổ chức, cá nhân sử dụng đất đều phải đăng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc này không chỉ đảm bảo quyền lợi mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với những đối tượng đang sử dụng đất, việc đăng ký giúp cho nhà nước nắm được hiện trạng sử dụng đất đai ở đô thị, trên cơ sở đó còn thường xuyên theo dõi, quản lý việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất -đăng ký nhà ở đô thị là nộ dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về nhà ở đô thị, nó không chỉ đảm bảo quyền làm chủ hợp pháp của người chủ sở hữu nhà và công trình trước pháp luật, mà còn là cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước nắm được hiện trạng nhà ở tại đô thị mình quản lý . trên cơ sở đó lập ra các kế hoạch phát triển nhà ở đô thị, ban hành các quy chuẩn, quy chế cho việc xây dựng nhà ở đô thị . đồng thời phát hiện sớm các cương mắc, tranh chấp xung quanh

Page 27: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

vấn đề nhà đất ở đô thị, và tìm ra giải pháp để giải quyết kịp thời các tình trạng trên theo đúng pháp luật . *trên cơ sở đăng ký nhà ở, đất ở đô thị, thì nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo nghị định 60/CP ngày 5/7/1994*điều tra thông kê nhà ở theo định kỳ nhằm giúp các cơ quan quản lý nắm được thực trạng, tình hình nhà ở trong cả nước cũng như trong từng đô thị, điiêù này có ý nghĩa to lớn cho việc hoạch định chính sách phát triển nhà ở và dự trữ đất ở trong khu vực đô thị*theo quy định của pháp luật, thì chính phủ định kỳ việc tổ chức điều tra, thống kê nhà ở trong phạm vi cả nước-UBND tỉnh, thành phố thuộc trung ương tổ chức chỉ đạo UBND cấp dưới trược tiếp tiến hành điều tra, thống kê nhà ở tại địa phươngCâu 10:Nguyên nhân thất nghiệp và biện pháp tạo việc làm hiện nay trong các đô thị VN, hiện tượng thất nghiệp là rất phổ biến và rất nhiều, nó gây khó khăn cho đời sống của con người và ảnh hưởng đến việc phát triển đô thị nói chung và hiện tượng thất nghiệp này là cho các nguyên nhân sau đây:-tốc độ phát triển dân số của các đô thị qúa nhanh, nhưng lại họ tương xứng với tốc độ và trình độ phát triển kinh tế của các đô thị, ngoài việc tăng dân số tự nhiên, còn có hiện tượng tăng dân số có học, có nghĩa là dân cư ở các vùng nông thôn hay phụ cân thành phố di cư vào để sinh sống và tìm kiếm việc làm, trong khi đó kinh tế chưa phát triển nên gây nên tình trạng thất nghiệp, và phát sinh ra từng lớp lao động chưa thật sự cần thiết cho hoạt động kinh tế xã hội ở đô thị -khi đi sâu vào nghiên cứu các hiện tượng thất nghiệp, thì đa số là ngững người không có trình độ, hay là lao động phổ thông, là thất nghiệp nhiều hơn cả,vi vậy có thể thấy một nguyên nhân nữa là lao động của chúng ta chưa có trình độ cao,chưa qua đào tạo nghề nghiệp vì vậy không có chất lượng cao. Không đáp ứng được nhu cầu thực tế sử dụng lao động-ngoài những người lao động phổ thông thất nghiệp ra, thì cùng có rất nhiều người có trình độ cũng thất nghiệp, điều này là do chính sách đào tạo lao động của chúng ta chưa phù hợp, không nghiên cứu việc đào tao lao động, gây nên tình trạng, ngành này thì thiếu nhưng ngành khác thì thừa -ngoài ra thì tốc độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, chưa đấp ứng được nhu cầu về việc làm cho lương dân cư đông*từ những nguyên nhân trên, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp khác phục tình trạng thất nghiệp như sau:-đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế tại các đô thị bằng cách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước để tạo ra nhiều việc làm cho lao động-hạn chế việc dốn dân, tự do vào các đô thị bằng cách giải quyết việc làm tại chố, ở nông thôn cho lao động bằng cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề thủ công, công nghiệp hoá nông thôn để tạo việc làm cho nhân dân để tránh tình trạng vào thành phố tìm việc làm-đào tạo nghề cho lao động phát triển, nâng cao chất lượng của lao động, khuyến khích những người được đào tạo đi làm ở các vùng sâu vùng xa miền núi bằng cách chính sách ưu đãi-mở nhiều trung tâm môi giới dịch vụ việc làm để giới thiệu việc làm cho lao động, đẩy mạnh việc hợp tác và xuất khẩu lao động sang các nước khác Câu 37: Ph©n tÝch nguyªn nh©n g©y ngËp óng ë ®« thÞ, ph¬ng híng vµ biÖn ph¸p kh¾c phôc.việc thoát nước mưa cũng như nước thải ở các đô thị, ở các đô thị nước ta giải quyết chưa tốt, nên hiện tượng ngập úng, gây ô nhiễm môi trường còn khá phổ biến, nặng nề đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân ở đô thịNguyên nhân: hệ thông cống rãnh tiêu thoát nước đã cũ, lưu lượng thoát nước nhỏ lại ùn tắc lại do rác thải bùn đất làm đầy cống tiêu thoát nước tắc nghèn dòng chảy-nhiều kênh mương, ao hồ trong các đô thị bị san lấp lấn chiếm để xây dựng nhà ở và các công trình

Page 28: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

phái viên dòng chảy và diện tích hồ chứa nước bị thu hẹp gây tình trạng ngập úng thường xuyên khi có mưa to kéo dài-một số khu vực trong đô thị thì chưa được xây dựng hệ thống tiêu thoát nước, hoặc không được nạo vét, sửa chữa thường xuyên gây tình trạng xuống cấp nghiêm trọng-tại các đô thị việc các đơn vị thi công các công trình kỹ thuật chưa được phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ còn gây nên việc đơn vị thì đào lên để thi công đ[n vị thì lấp đi, lại đào lên, gây ảnh hưởng đến việc tiêu thoát nước trong đô thị *phương hướng và biện pháp -định hướng phát triển hệ thống thoát nước ở đô thị về lâu dài đến năm 2010, 80% đạt nước thải ở đô thị được tiêu thoát -trong tương lai gần phảu xoá bỏ tình trạng ngập úng trong mùa mưa, ưu tiên các đô thị loại 1, 2, cải thiện một phần hệ thống thoát nước mưa ở đô thị loại 3, 4, cải thiện khả năng tiêu thoát nước từ 30%-40% hiện nay đến 50%-60%*biện pháp: cải tạo, nâng cấp xây mới các hệ thông thoát nước thải tại các đô thị, xây dựng các khu xử lý nước hải trong đô thị và khu công nghiệp và khu chế xuất -ban hành các căn, chính sách thu phí thoát nước đô thị để phát triển nguồn thu đầu tư cho phát triển hệ thống tiêu thoát nước -phối hợp giữa các ngành để giải quyết tốt việc tiêu thoát nước 

Câu1:Trình báy và phân tích những cơ sở hình thành, phát triển, và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta.*Cơ sở hình thành xà phát triển:-Sự phân công lao động: trong quá trình phát triển của xã hội loại người, từ thủa sơ khai, con người đã sống du mục, và họ tồn tại bằng cách săn bắn líu lươm những sản vật sắn có trong thiên nhiên, và dần dần thiên nhiên không còn đáp ứng đủ nhu cầu của con người, nên con người phải định cư tự lao động sản xuất và họ tập hợp lại sống trong 1 điểm dân cư, từ đây họ tự khai thác thiên nhiên và trồng cây, chăm nuôi ra các sản phẩm nuôi sống mình.-Sự phát triển của dịch vụ: khi con người định cư họ đã sản xuất ra rất nhiều của cải vật chất, đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày và còn dư thừa và 1 bộ phận lao động tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp để làm dịch vụ trao đổi hàng hoá.+Bên cạnh đó do nhu cầu cuộc sống ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh và 1 bộ phận lao động khác nữa cũng tách ra khỏi nong nghiệp để phát triển tiêu thủ công nghiệp và dịch vụ, quản lý xã hội. -> Tất cả lao động này cùng gia đình của họ tập trung lại sinh sống ở 1 điểm thích hợp với công việc sản xuất kinh doanh của họ và từ đó hình thành lên đô thị và ngày càng phát triển.*Vai trò của đôthị trong trong qua trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.VN là 1 quốc gia đang phát triển và có tốc độ đo thị hoá khá cao, và đo thị ngày càng có vai trò to lớn đối với đời sống kinh tế xã hội của đất nước như cùng cấp hơn 60% nguồn thu ngân sách và chiếm tới 23,5% dân số cuẩ cả nước đô thị của VN là những trung tân kinh tế, chính trị, văn hoá quan trọng của từng vùng. Vậy cụ thể đô thị VN có vai trò như thế nào trong qua trình phát triển kinh tế xã hội qua các thời kỳ sau:-Thời kỳ phong kiến trước 1958 thì đô thị VN chủ yếu là các sở lỵ, trung tâm hành chính, cai trị của vua chúa, quan lại, nó chưa có nhiều chức năng khác, nó chỉ có phát triển thương mại buôn bán ở các đo thị có vị trí thuận lợi, chưa phát triển mạnh sản xuất, -> đô thị thời này chưa phát triển mạnh, và chưa có vai trò to lớn.-Thời kỳ thuộc địa và kháng chiến chống Pháp(1858-1954) xã hội VN là xã hội thuọc địa nửa

Page 29: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

phong kiến, nên các đô thị này chủ yếu là trung tâm hành chính của bộ máy thực dân phong kiến, là trung tâm buôn bán, giao lưu, chung chuyển tài nguyên khai thác được ở VN về chính quốc. Thời kỳ này đô thị đã được nâng cao vai trò hơn thời kỳ phong kiến, nhưng nhìn chung sự phát triển đô thị vấn còn kém.-Thời kỳ 1954 đến nay: đô thị đã khá phát triển vì có vai trò quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới công nghiệp và dịch vụ phát triển nền nhiều đo thị và trung tâm công nghiệp mới hình thành, đô thị được mở rộng và góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiẹn đại hoá của cả nước, đã tạo ra 51% tổng GDP/ 7000 của cả nước, thời kỳ này đô thị đã phát triển thành hệ thống với hơn 600 đô thị với bộ mặt ngày càng đẹp đẽ và văn minh.Câu2: Phân tích mục đích ý nghĩa và cơ sở khoa học thực tiễn của phân loại, phân cấp quản lý đô thị VN, theo nghị định số 72NĐ-CP/5/10/2001.*Mục đích ý nghĩa:-Mục đích: Nhằm xác lập cơ sở cho việc tổ chức xắp xếp và phát triển hệ thống đô thị trong cả nước +Xác định cơ sở để phân cấp quản lý đô thị +Phân rõ trách nhiệm và quản lý Nhà nước cho các cấp chính quyền , phát huy quyền chủ động sáng tạo cho cấp chính quyền quản lý Nhf nước về đô thị.+lập và xét duyệt quy hoạch đô thị .+Quản lý đô thị nhằm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật các tiêu chuẩn chính sách và cơ chế quản lý phát triển đô thị.-Ý nghĩa theo nghị định 72NĐ-CP/05/10/2001của chính phủ thì sự phân cấp đô thị này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. + Nó xác định được các tiêu chí cơ bản của phân loại đô thị( 5 tiêu chí quqy mô dân số là 4000 người.#Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp là 65% phát triển trong tổng số lao động #Một đô thị dân cư phù hợp quy mô tính chất của từng đô thị .#Cơ sở hạ tầng đủ đáp ứng các hoạt động của dân cư đạt 70% nhu cầu.#Là trung tâm tổng hợp hoặc chuyển ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng lẫnh thổ nhất định ).+Nó phản ánh được sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đồng thời phù hợp với thực trạng và định hướng phát triển của hệ thống đô thị VN cũng như điều kiện của từng vùng VN. Như các đô thị ở vùng núi, vùng sâu, xa có các tiêu chuẩn thấp hơn( tối thiểu là 70%) mức tiêu chuẩn quy định đối với đô thị ở vùng đồng bằng+Phân loại đô thị đã phân rõ được trách nhiệm quản lý về mặt hành chính cho các cấp chính quyền từ TW đến địa phương, chính vì vậy nó là cơ sở quan trọng để tổ chức quản lý xắp xếp và phát triển hệ thống đô thị trong cả nước.*Cơ sở khoa học và thực tiễn để phân loại đô thị:dựa vào cơ sở phân loại theo nghị định 71, thì có 5 cơ sở sau đây:-Là trung tâm tổng hợp hay chuyên môn có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng lãnh thổ.-Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trong khu vực nội thành nội thị, nội trấn, thuộc các ngành kinh tế không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp.+Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động đời sống của dân cư tối thiểu phải đạt 70% tiêu chuẩn quy định đối với từng loại đô thị.+Quy mô dân số bao gồm số dân thường trú và tạm trú trên 6 tháng tại khu vực nội thành, nội thị, nội trấn.

Page 30: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

+1 đô thị dân số được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đất đô thị.Câu3: Tại sao chúng ta phải định kỳ điêù chỉnh phân loại phân cấp quản lý Nhà nước về đô thị.*Chúng ta phải phân loại, phân cấp quản lý Nhà nước về đô thị là nhằm mục đích phù hợp với sự phát triển của các đô thị đang ngày càng gia tăng.-Điều chỉnh này là căn cứ xác thựcđể Nhà nước hoạch định chính sách đầu tư phát triển đô thị.-Trình bày quy trình thực hiện điiêù chỉnh phân loại đô thị khi có nhu cầu điều chỉnhloại đô thị, UBND tỉnh, thành phố trục thuộc TW tổ chức nguyên cứu lập hồ sơ, đề án để phân loại đô thị, trỉnh cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.+Đối với các đô thị loại 1,2, đặc biệt tiến trình này được tiến hành theo quy trình sau:#Trường hợp đô thị là thành phố thuộc TW, thì UBND thành phố giao cho cơ quan quản lý kiến trúc quy hoạch thành phố chủ trì và lập hồ sơ đề án phân loại đô thị, trình UBND thành phố thuộc TW xem xét và trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ theo quy định tại NĐ72/CP Bộ xây dựng sau đó sẽ tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị trước khi trình chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định, công nhận loại đo thị.#Trong trường hợp đô thị là thành phố thuộc tỉnh thì UBND tỉnh giao cho UBDN thành phố lập hồ sơ trình duyệt đề án phân loại đô thị, trình hội động ND cùng cấp thông qua trước khi trình UBND tỉnh. UBND tỉnh xem xét trình HĐND tỉnh thông qua bằng nghị quyết trước khi trình thủ tướng chính phủ, Bộ xây dựng tổ chức thẩm định dự án trước khi trình thủ tướng chính phủ xem xét quyết định loại đô thị.#Đối với đô thị loại 3,4 UBND tỉnh, thành phố trục thuộc TW giao cho UBND cấp huyện lập đề án phân loại đô thị, trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình UBND cấp tỉnh. Cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định trước khi trình UBND tỉnh, UBND cấp tỉnh xem xét và trình HĐND cùng cấp thông qua trước khi trình Bộ xây dựng, Bộ xây dựng tổ chức thẩm định đề án trước khi quyết định công nhận loại đô thị.#Đối với đo thị loại 4, UBND cấp tỉnh giao cho UBND cấp huyện lập hồ sơ trình duyệt đề án, trình HĐND huyện thông qua trước khi trình UBND cấp tỉnh, cơ quan quản lý quy hoạch cấp tỉnh tổ chức thẩm định đề án trình UBND tỉnh xem xét quyết định công nhận đô thị.Câu4: Phân tích trực trạng phát triển hệ thống đô thi và quản lý đô thị VN hiện nay.*Quản lý đô thị VN hiện nay nhìn chung quản ký đô thị chưa làm chủ đước tình hình phát triển đô thị, còn có nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đô thị hiện nay.cụ thể, tình trạng phát triển đô thị khá lộn xộn, chỉ phát triển ở dọc các trục quốc lộ không theo quy định và pháp luật còn khả phổ biến, mặc dù vậy vấn chưa có biện pháp để ngăn chặn, vai trò của các cấp chính quyền vấn chưa được phát huy đầy đủ trong công việc tổ chức thực hiện pháp luật và các quy hoạch đô thị.-Các quy hoạch đô thị chi tiết:còn thiếu, chưa khả thi hay kém chất lượng, kiến trúc đô thị chưa được định hướng kỹ nhiều di sản kiến trúc văn hoá truyền thống đang bị vi phạm biến dạng 1 cách nghiêm trọng, cần được khôi phục lại.-Hiện nay còn có nhiều cơ quan đơn vị tham gia vào việc quản lý đô thị, nhưng lại thiếu hẳn cơ quan điều phói chung, nó gây ra nhiều vấn đề chồng chéo, phức tạp và không hợp lý.-Trong công tác quản lý đô thị, thì thủ tục hành chính trong vấn đề cấp đất, giấy phép xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư còn nhiều phiếu hà, vấn đề về thuế, phí còn bất hợp lý chưa phù hợp với thực tiễn nên gây khó khan cho các nhà đầu tưvà nhaan dân, dẫn đến tình trạng xây dựng không phép, chuyển nhượng ngầm đất đai,…-> Nói chung thực trạng quản lý như hiện nay nói lên rằng đô thị nước ta rất lộn xộn, các trật tự kỷ cương bị vi phạm, môi trường sinh thaí xuống cấp, tệ nạn xã hội ra tăng và khá phức tạp điều đó là tại sự yếu kém trong khâu quản lý.

Page 31: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

*Sự phát triển đô thị: Nước ta hiện nay khá phức tạp nó đều có các ưu và nhược điểm, cụ thể là các ưu điểm.-Tốc độ phát triển đô thị nước ta khá nhanh cả về số lượng và chất lượng, tạo nên 1 số lượng cơ sở hạ tầng bằng mấy chục năm trước đây, đã đáp ứng được sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước đồng thời nó troẻ thành nhân tố quan trọngcủa quá trình phát triển các đô thị đã đảm nhận được vai trò là trung tâm của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…-Đô thị đã đảm bảo được việc tăng ngân sách Nhà nước, đảm bảo vững nên quốc phòng an ninh.-Phương pháp quản lý Nhà nước về đô thị trong thời gian qua đã đổi mới 1 cách đáng kể thể hiện ở các văn bản pháp luật, quản lý quy hoạch, đất đai xây dựng đô thị đã được soạn thảo và ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ góp phần tăng cường quản lý đô thị trên cả lĩnh vực đặc biệt là trong việc đổi mới lập xét duyệt quy hoạch đô thị, tăng nguồn vốn thu tài chính.-Đô thị đã được cải tạo từ hình thức manh mún nhỏ lẻ sang xây dựng tập trung theo quy hoạch, dự án.-Việc triển khai cải cách các thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về đô thị đã thu được 1 số kết quả đáng quan tâm.Bên cạnh các ưu điểm đã đạt được thì trong quá trình phát triển đô thị của nước ta vừa qua cũng còn nhất nhiều điểm tồn tại.-Cơ sở kinh tế kỹ thuật của đô thị còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cân xứng với dân số,gây nên tình trạng thất nghiệp ngày càng cao, số dân cư từ nông thôn di cư ra đô thị nhiều làm tăng tình trạng vô giá cư gây bức xúc lớn.-Tình trạng phân bố dan cư và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị đang là 1 nguy cơ lớn đối với vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm, hiện nay 70% số dân cư đô thị đang ở các vùng đòng bằng ven biển nơi tập trung chủ yếu quỹ đất nông nghiệp của nước.-Hệ thống các đô thị tại trung tâm vẫn chưa hình thành, đều khắp các vùng, khoảng 50% tập trung tại 2 đô thị lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, các vùng sau, xa, núi hải đảo thiếu đô thị trung tâm, thiếu động lực phát triển.-Cơ sở hạ tầng nhìn chung còn yếu kém, không đảm bảo được các điều kiện cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, hạ tầng không đồng bộ, môi trường sống bị ô nhiễm, xuống cấp, mạng lưới giao thông chưa phát triển, giao thông công cộng chiếm tỷ lệ thấp dẫn đến tình trạng ách tắc giao.-Vấn đề cấp thoát nước rất kém, chỉ có 47% dân cư được dùng nước sạch, còn 45% bị thất thoát, mạng lưới cổng thoát nước, vệ sinh đô thị chưa được giải quyết còn hiện tượng ngập úng, ô nhiễm.-Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng nhưng cũng đặt ra cho chúng ta 1 nhiệm vụ là bảo vệ môi trường vì ở đô thị bị xuống cấp nghiêm trọng, nước, không khí, đất đai bị ô nhiễm nặng nè…Câu5:Phân tích công cụ chủ yếu của quản lý Nhà nước về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị.Để quản lý tốt các vấn đề xây dựng, phát triển và quản lý đô thị, thì Nhà nước ta đã áp dụng hàng loạt các công cụ để quản lý 1 cách có hiệu quả, sau đây là các công cụ chủ yếu:-Quy hoạch xây dựng đô thị: đây là hoạt động định hướng của con người nhằm tổ chức xắp xếp không gian lãnh thổ của đô thị trên tất cả các mặt đời sống sinh hoạt, sản xuất ở đô thị để đáp ứng 1 cách tốt nhất yêu cầu sản xuất, tổ chức sinh hoạt của người dân, bảo vệ cảnh quan môi trường sống của đô thị.-Quy hạch bao gồm chung cho toàn bộ phạm vi của đô thị và quy hoạch chi tiết cho từng phần thuộc phạm vi đất đô thị, do các tổ chức chuyên môn lập bao gồm đồ án quy hoạch chung và đồ án quy hoạch chi tiết.-Đồ án quy hoạch xây dựng đô thị chung và xác định phương hướng phát triển không gian đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường sống thích hợp có dẫn đến việc tạo lập sự cân đối hài hoà giữa phát triển đô thị và sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, đảm bảo quốc phòng an ninh, cùng các

Page 32: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

hoạt động văn hoá khác.-Đồ án quy hoạch đô thị chung phải thể hiện bằng sở đồ định hướng phát triển đô thị trong vòng 15-20 năm, đây là cơ sở để lập chi tiết và chuyên môn.-Đồ án quy hoạch chi tiết: được lập trên cơ sở bản đồ địa hình và địa chính gồm có quy hoạch chi tiết, sử dụng đất đai, quy hoạch này phải có tỷ lệ 1/2000-1/5000 và quy hoạch chi tiết chia lơ lập cho các khu xây dựng tập trung tỷ lệ là 1/500-1/2000 nhằm cụ thể hoá và tuân theo các quy định của đồ án quy hoạch chung và được lập đồng bộ cho từng khu vực ở đô thị.-Đồ án quy hoạch chi tiết là căn cứ để lập các dự án đầu tư, lựa chọn xét duyệt địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, quyết định giao đất và cấp giấy phép xây dựng.-Quy hoạch đô thị nhằm đảm bảo sự thống nhất tập trung quản lý của Nhà nước, là căn cứ lập kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị, đảm bảo môi trường cảnh quan đô thị, phát triển cân đối hài hoà.-Trong qua trình xây dựng quy hoạch đô thị phải tuyệt đối tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt, quy hoạch phải được công khai, minh bạch+Kế hoạch hoá: là bao gồm việc xác định phương hướng mục tiêu, chỉ tieu và việc sử dụng các nguồn lực.+Kế hoạch hoá phải đảm bảo sự thống nhất và tập trung giữa các bộ máy quản lý về đô thị, sử dụng hợp lý các nguồn lực.-Trong kế hoạch phải phối hợp được các hoạt động có liên quan đến đô thị của các tổ chức cá nhân nhằm đưa đô thị phát triển đúng hướng đã định.-Công cụ pháp luật: Nhà nước dùng pháp luật để điều chỉnh các mối quản hệ xã hội nhằm đưa xã hội theo 1 trật tự nhất định, trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị phải tuân thủ nghiêm ngặt các văn bản luật và dưới luật.Câu6: Phân tích vai trò của nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị.-Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội củ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước, sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và xây dựng phát triển đô thị nói riêng có sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo và quyết định vai trò này thể hiện cụ thể như sau:+Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển hệ thống đô thị quốc gia và hệ thống đô thị các vùng trên cơ sở chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nhà nước soạn thảo ban hành các chiến lược phát triển hệ thống đô thị quốc gia và từng vùng, thông qua đồ án quy hoạch lãnh thổ và đồ án quy hoạch vùng, nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và của các địa phương.+Thể chế hoá các luật và văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho xây dựng, phát triển và quản lý đô thị.+Nhà nước lập quy hoạch, xây dựng phát triển các đô thị trên cơ sở định hướng phát triển hệ thống đô thị quốc gia của vùng và các quy định quy chế chính sách các tiêu chuẩn quy phạm, chính phủ và các cấp chính quyền địa phương xác lập các quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền của mình, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng và quản lý tăng trưởng các đô thị.+Nhà nước xây dựng các chính sách huy động vốn đầu tư, khai thác các nguồn vốn trong và ngoài nước, thành lập quỹ đầu tư xây dựng đô thị, ngoài nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước thì chính quyền địa phưỡn xây dựng các chính sách tạo vốn, tạo nguồn thu để phát triển đô thị, đồng thời tạo mọi điều kiện và khuyến khích động viên các thành phần kinh tế cùng tham gia phát triển đo thị.+Nhà nước thực hiện quản lý toàn diện trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn, đối với các thành phần kinh tế xã hội, các tổ chức cá nhân ở đô thị phải chấp hành theo đúng pháp luật.+Nhà nước tiến hành thanh tra kiểm tra, xử lý các vi phạm về xây dựng và quản lý đô thị theo đúng

Page 33: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

quy định của pháp luật, bảo vệ trật tự an toàn đô thị.Câu7: Phân tích các nguyên nhân gia tăng của hiện tượng di dân tự do vào các đô thị lớn.Hiện nay tốc độ tập trung dân cư vào các đô thị lớn đang ngày càng gia tăng, nó đã trở thành 1 hiện tượng xã hội nổi bật, theo các nhà dân số học thì hiện nay có khoảng 50% dân số thế giới đang sống tại các đô thị lớn gấp nhiều lần so với năm 1900 là 14%, và di dân tự do này vào các đô thị lớn có rất nhiều nguyên nhân cụ thể.-Nguyyen nhân cụ thể là do sức hấp dẫn của các đo thị đối với những người dân sống ở vùng nông thôn, vì đô thị là vùng đất có thể kiếm được nhiều việc làm, với thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với vùng nông thôn, -Bên cảnh đó hàng năm số lượng lao động do nông dân đổ về các khu đô thị để kiếm việc làm ngày càng tăng do ở vùng nông thôn không chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp kiến cho thời gian nhàn rỗi nhiều, các lao đọng này rồn về các đô thị để kiếm việc làm.-Mặt khác ở đô thị chất lượng các dịch vụ cao, đời sống phục lợi xã hội tốt, các cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật nhiều, điều kiện cho giáo dục y tế, giải trí nhiều hơn, nên đã thu hút đông dân cư, người lao động từ nông thôn về sinh sống và tìm kiếm việc làm.Như vậy dòng người di cư này ngày càng đông đã góp phần làm tăng tỷ lệ dân số cơ hội và cùng với việc tăng dân số tự nhiên của các đô thị đã làm bùng nổ dân số ở các đô thị gây ra hàng loạt các vấn đề như nạn ách tắc giao thông, thiếu nhà ở, gây nên tình trạng quá tại cho ác chương trình phúc lợi, gây nên sức ép về việc làm cho các đô thị làm gia tăng lượng người thất ngiệpvà các tệ nạn xã hội.Câu8: Nội dung và biện pháp để xử lý vấn đề này của nước ta.Để hạn chế tốc độ gia tăng dân số ở các đô thị lớn như hiện nay là 1 vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi Nhà nước phải kết hợp nhiều biện pháp để khắc phục được bức ép này.-Trước hết chính phủ phải tăng cường xây dựng, phát triển và đặc biệt là quản lý đo thị phải theo quy hoạch và kế hoạch, như xây dựng và phát triển được các đô thị lớn có quy mô, cơ sở hạ tầng hiện đại, chịu được sức ép.-Nhà nước phải đề ra các chính sách, biện pháp tránh tập trung qua nhiều vào các đô thị, như giải quyết việc làm tại chỗ ở nông thôn, đối với sinh viên khi học xong khuyến khích tạo điều kiện cho họ đi vùng khác làm việc…-Cùng với các biện pháp trên là cần phát triển các đô thị vừa và nhỏ, các đô thị vệ tinh xung quanh để giảm sức ép về việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục cho các đô thị lớn, trung tâm, và làm hạn chế việc tập trung dân cư ở các đô thị này.-Và 1 biện pháp quan trọng đối với dân cư nông thôn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm tại chỗ cho người dân để họ không về các đô thị để kiếm việc làm. Ngoài ra cần có các chính sách phát triển kinh tế các vùng ngoài đô thị để tạo cho người dân có việc làm, tạo được sự công bằng xã hội thì sẽ thu hút các dòng người ra khỏi đô thị lớn…Câu9: Tại sao chúng ta phải hạn chế tối đa tập trung dân cư, và sản xuất vào khu vực nội thành của các đô thị lớn, phương hướng thực hiện định hướng trên của VN.*Hiện nay tốc độ gia tăng dân số ở nước ta không hoàn toàn dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và dịch vụ mà là do khoảng cách qua lớn giữa đô thị và nông thôn, điều này đã tạo ra sức ép lớn cho các đô thị. Vì vậy chúng ta phải hạn chế tối đa việc tập trung dân cư và sản xuất vào các khu vực đô thị, việc hạn chế này là do các nguyên nhân sau đây:-Đối với việc tại sao phải hạn chế tối đa tập trung dân cư vào các đô thị.+Hạn chế việc tập trung dân cư là vì: Hiện nay lượng dân cư di cư vào các đô thị đã bị quá tải, đặc biệt là các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, vấn đề quá tải dân cư tại các đô thị hiện này đã gây ra hàng loạt các vấn đề đặt ra cần phải giải quyết như:

Page 34: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

#Sức ép về việc làm tại các đô thị, hiện nay lượng lao động từ các vùng khác đổ về khu đô thị ngày càng đông để kiếm việc làm gây nên sức ép và tình trạng thất nghiệp, song song với tình trạng thất nghiệp là hàng loạt các mặt tiêu cực kèm theo như tệ nạn xã hội, tình trạng tội phạm gia tăng, các chợ lao động phổ thông mọc lên ở khắp nơi trong các khu đô thị làm mất cảnh quan đường phố.#Bên cảnh các sức ép về việc làm là sức ép về cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, các sức ép này là lượng người qua đông gây lên sức ép về giao thông, điện, nước, y tế, giáo dục đặc biệt là vấn đề nhà ở được đặt ra gay gát. Vì vậy cần hạn chế việc tập trung dân cư vào các đô thị, để thực hiện được việc này chúng ta cần thực hiện 1 số phương hướng sau đây:-Giải quyết việc làm tại chỗ cho lực lượng lao động tại các vùng, như thay đổi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất tại nông thôn, phát triển các ngành nghề thủ công mỹ nghệ để tạo việc làm cho người dân lúc  nông nhàn  như vậy sẽ hạn chế tối đa được việc tập trung lao động vào các đô thị để kiếm việc làm.-Để giải quyết tình trạng thất nghiệp thì việc giáo dục và đào tạonghề nghiệp cho người lao động cũng hết sức cần thiết vì những người thất nghiệp hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông.-Cùng với các biện pháp tại chỗ như vậy Nhà nước ta cần đặt ra các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế các vùng xung quanh các khu đô thị để thu hút lao động, xây dựng các đô thị vệ tinh với cớ sở hạ tầng hiện đại, các hoạt động giáo dục, y tế đầy đủ sẽ hạn chế việc tập trung dân cư vào các đô thị lớn.+Về việc hạn chế sản xuất ở các khu đô thị lớn là việc làm hết sức cần thiết, vì nếu tập trung quá nhiều các cơ sở, nhà máy sản xuất vào các đô thị sẽ gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, gây ra tiếng ôn tại các đo thị, và nhiều nhà máy sẽkéo   theo việc tập trung dân cư . Để hạn chế việc tập trung các nhà máy ở các khu đô thị thì Nhà nước cần đầu tư xây dựng các khu công nghiệp mới nằm ở các đô thị vệ tinh và các đô thị có vị trí quan trọng.Câu11: Tại sao trong định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 lại cần tăng cường phát triển đô thị vừa và nhỏ.Hiện nay do việc tập trung quá nhiều dân cư vào các đô thị lớn đã gây ra rất nhiều khó khăn và tình trạng quá tải về mặt cơ sở hạ tầng của các đô thị lớn và tình trạng thiếu việc làm, vì vậy trong định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 yêu cầu tăng cường phát triển đô thị vừa và nhỏ, việc làm này có ý nghĩa rất lớn vì nó đáp ứng được các yêu cầu sau đây:-Phát triển đô thị vừa và nhỏ để tạo ra các vệ tinh xung quanh các đo thị lớn giúp kéo dần dân cư và sản xuất từ các đ thị lớn ra các đô thị vệ tinh, giảm bớt tình trạng quá tải cho các đô thị lớn.-Phát triển đô thị vừa và nhỏ là nhằm mục đích tạo nên các điểm nhẩm, trung tâm văn hoá, khoa học, dịch vụ cho các tỉnh, vùng, làm động lực cho khu vực đó phát triển, và đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá của nước ta hiện nay.-Trong định hướng phát triển đô thị giai đoạn 2020 của nước ta có yêu cầu là ở mỗi tỉnh ,thành phố trục thuịic trung ương phải có ít nhất 1 đô thị vừa hoặch nhỏ để làm trung tâm và động lực phát triển, mà tại tỉnh chỉ có thsể phát triển đô thị vừa và nhỏ là hợp lý.-Mặt khác ở nước ta có 1 số vùng do điều kiện tự nhiên, kinh tế xsx hội không tuận lợi cho việc xây dựng các khu đô thị lớn vì vậy chỉ có thể xây dựng các đô thị vừa và nhỏ để tạo điều kiện cho vùng ấy phát triển cùng các vùng có lọi thế cao hơn.Như vậy với tình trạng quá tải ở các đô thị lớn hiện nay, việc phát triển đo thị vừa và nhỏ là 1 tất yếu, và do nhu cầu đòi hỏi hiện nay chúng ta cũng đã xây dựng được rất nhiều các đô thị vệ tinh xung quanh các đô thị lớn như Hải Dương, Hạ Long, Vình Phúc quanh Hà Nội- Hải Phòng hay Bình Dương, Đồng Nai, Vungx Tầu quanh HCM…Câu12: Trình bày và phân tích mục tiêu quan điểm phát triển quản lý đô thị ở VN.

Page 35: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

*Mục tiêu: Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị cả nước có cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, có môi trường đô thị trong sạch được phân bó và phát triển hợp lý trên địa bàn cả nước đảm bảo cho mỗi đô thị phát triển ổn định cân bằng bên vững và trường tồn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược là xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.*Quan điểm cơ bản:-Phát triển đô thị phải phù hợp với phần bó và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cả nước, tập trung xây dựng cơ sở kinh tế kỹ thuật vững chắc làm động lực phát triển từng đô thị.+Các vùng núi và đô thi còn thiếu các đô thị trung tâm, động lực tăng trường vì vậy cần tăng cường phát triển đô thị ở các vùng này để phù hợp với phân bố dân cư.-Phát triển và phân bố hợp lý các đô thị lớn, trung bình vừa và nhỏ trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ, kết hợp với quá trình đẩy mạnh đô thị hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới, trước mắt giành lấy nguồn lực thích đang, tăng cường phát triển đô thị vừa và nhỏ.-Phát triển đô thị phải đi đôi với việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kkỹ thuật đô thị, đặc biệt là giao thong, liên lạc, cấp nước, cấp điện, kinh tế, giáo dục và nhà ở với trình độ thích hợp.-Sự hình thành và phát triển đô thị phải đảm bảo tính ổn định bền vững trường tồn trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh, hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp vào phát triển đô thị.-Kết hợp cải tạo và xây dựng mới các đô thị coi trọng việc giữ gìn bản sắc và tôn trọng văn hoá bảo tồn tôn tạo di tích lịch sử các công trình kiến trúc có giá trị và các danh lam thắng cảnh của đất nước, đồng thời phát triển kiến trúc mới hiện đại, đậm đa bản sắc dân tốc, làm giầu thêm nền văn hoá, kiến trúc truyền thống dân tộc.-Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật vào mục đích cải tạo xây dựng cũng như hiện đại hoá đô thị, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta.-Phát triển đô thị phải kết hợp chặt chẽ với việc đảm bảo quốc phòng an ninh, an toàn xã hội nhất là đô thị vên biển, hải đảo, cửa khẩu biên giới tạo nên được đô thị vừa đô thị vừa là trung tâm kinh vừa là căn cứ vững chắc để bảo vệ tổ quốc.-Huy động mọi nguồn vốn để bảo vệ cải tạo và phát triển đô thị nhưng phải coi trọng việc giữ gìn trật tự kỷ cương tăng cường kiểm soát phát triển đô thị theo đúng quy hoạch và pháp luật.+Cần nắm vững định hướng XHCN trong việc phát triển đô thị tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đổi mới chính sách quản lý đô thị, tập trung xử lý rứt điểm những tồn tại trong lịch sử về quản lý nhà, đất ở đô thị từng bước thiết lập trật tự kỷ cương, huy động sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực vào mục đích cải tạo, xây dựng đô thị.Câu13: Phân tích định hướng phát triển đô thị VN đến 2020.Việc phát triển đô thị VN đến năm 2020 có các định hướng sau:-Xác định rõ chức năng của từng loại đô thị.+Các đô thị lớn như Hà Nội, Hải phòng, HCM phải giữ được vai trò là trung tâm kinh tế chính trị xã hội, đào tạo kỹ thuât và là đầu mối giao thông ở trong vùng, cả nước và quốc tế.+Các đô thị vừa và nhỏ phải giữ được vai trò là trung tâm kinh tế, dịch vụ của cả khu vực.+Bên cạnh đó trong quá phát triển đô thị hiện nay các thị trấn,tứ là điểm quá độ dân cư từ nông thôn lên thành thị thì nó cũng phải thể hiện là trung tâm văn hoá, dịch vụ cho xã, huỵên, nhằm đẩy mạnh đô thị hoá ở nông thôn.-Định hướng mức tăng trưởng dân số ở đô thị:Tháng 4 năm 1999 dân số ở các đô thị là 18 triệu người chiếm 23,5% dân số cả nước dự báo năm 2010 htì là 30 triệu người chiếm 33%dân số cả nước, đầu năm 2020 thì là 46 triệu chiếm 46% dân

Page 36: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

số cả nước.-Định hướng về nhu cầu sử dụng đất ở đô thị:+Theo thống kê năm 2000 diện tích đất đô thị là 114000 ha chiếm 0,35% diện tích đất cả nước. Và đến năm 2010 tăng 243,200 ha, xắp xỉ 0,75%. Đầu năm 2020 diện tích này tăng 420000 ha chiếm 1,4% diện tích cả nước với bình quân là 100m2/người.-Định hướng đất phát triển đô thị:+Trên cơ sở đất hiện có từng bước mở rộng đô thị ra vùng ven đô đẩy mạnh xây dựng đô thị mới ở các vùng chưa phát triển như vùng trung du Bắc bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.-Định hướng tổ chức không gian đô thị của cả nước, trước hết là xây dựng và phân bố đồng đều các đô thị trung tâm trên địa bàn cả nước,trên cơ sở đô thị hiện nay, bố trí xắp xếp lại hợp lý, kết hợp với việc mở rộng mạng lưới đô thị trên các vùnh lãnh thổ, xây dựng và phân bố đồng đều các đô thị trung tâm trên địa bàn cả nước dưới các cấp độ sau đây:+Đô thị trung tâm cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh, cấp huyện và phải đảm bảo 1 tỉnh, thành phố thuộc trung ương phải có ít nhất 1 đô thị trung tâm.+Phát triển các cụm dân cư nông thôn như các thị trấn nông công nghiệp, dịch vụ hoặc là các đô thị vệ tinh để làm điểm nhấn cho sự phát triển của vùng nông thôn. +Ngoài ra các kiến trúc đô thịcũng phải tạo ra hình ảnh đô thị hiẹn đại và văn minh, với sự kế thừa di sản văn hoá có giá trị đồng thời phát triển nền kiến trúc mới có giá trị và hiện đại.-Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng ở đô thị:+Ưu tiên phát triển hiện đại hoá cơ sở hạ tầng ở đô thị và các khu vực dân cư nông thôn và các vùng kinh tế trọng điểm để tạo tiền đề hình thành đô thị mới cũng như đô thị hoá nông thôn, đảm bảo liên hệ mật thiết với các quốc giatrong khu vực và thế giới cũng như là các ngành trong nước.+Việc cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng phải đáp ứng 1 cách đầy đủ yêu cầu về đời sống và sản xuất của từng đô thị.+Xây dựng bộ khung bảo vệ thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển bền vững và cân bằng sinh thái đô thị.+Hoạch định và bảo vệ vườn quốc gia, khu rừng thiên nhiên, di tích đã xếp hạng, vùng thiên nhiên cần bảo vệ, các vùng cấm xây dựng đã được quy hoạch.+Ngoài ra phải tổ chức môi sinh và bảo vệ môi trường sóng đô thị bằng việc áp dụng các biện pháp, giải pháp kỹ thuật công nghệ.+Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, xử lý và tái chế các chất thải khí, rầu, lỏng phù hợp với khả năng về trình độ phát triểncủa nước ta.Câu14:   Phân tích hướng ưu tiên đầu tư phát triển đô thị VN từ nay đến năm2005.-Trước tiên là ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất, phát triển cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp tập trung, dịch vụ thương mại trong vùng kinh tế trọng điểm và các địa điểm đã được quy hoạch trong ssịa bàn cả nước để tạo tiền đề phát triển đô thị, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế ở đô thị.+Tạo môi trường, thu hút đầu tư vào các đô thị, trong đó phát triển nhà ở vùng đo thị, thoả mãn nhu cầu đa dạng của các đối tượng, đảm bảo cải tạo và xây dựng nhà ở theo dự án, thoả mãn nhu cầu của nhân dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề nhà ở của các đối tượng chính sách thanh toán các khu nhà ở chuột   trong các đô thị.+Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông vận tải, tập trung đầu tư vào các tuyến đường xương sống Hồ Chí Minh, hiện đại hoá đường sắt Bắc-Nam, xây dựng các đường liên vận liên á, mở rộng và nâng cấp sân bay quốc tế hiện có đạt trình độ hiện đại cũng như cải tạo các sân bay hiện có.-Ưu tiên phát triển hạ tầng và cảnh quan đô thị trên cơ sở quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết, lập và triển khai các dự án để thu hút các nguồn vốn trong

Page 37: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

và ngoài nước để xây dựng mạng lưới cấp nước, cấp năng lượng, thông tin liên lạc.+Ưu tiên đẩy mạnh phát triển nông thôn, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông, cấp thoát nước tại các khu dân cư nông thôn, từng bước hiện đại hoá nông thôn.+Ưu tiên đầu tư vào việc đánh giá, phân loại xắp xếp nguồn ô nhiễm gây độc hại trong dô thị, áp dụng kỹ thuật tiên tiến để xử lý các chất thải độc hại, giải quyết 1 cách cơ bản tình trạng suy thoái môi trường do sản xuất và sinh hoạt gây ra ở các đô thị.-Ưu tiên đầu tư cho công tác quản lý Nhà nước về xây dựng và phát triển đô thị.-Ưu tiên cho đầu tư cho công tác lập quy hoạch đô thị, xxây dựng chương trình dự án đầu tư đảm bảo cho đô thị phát triển theo hướng các quy hoạch đã được lập.+Rà soát bỏ xung hoàn chỉnh hệ thống văn bản quản lý đô thị, tập trung ưu tiên cho các lĩnh vực đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng lực quản lý đô thị cải cách thủ tục hành chính.+Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình kiểm soát sự phát triển đô thị lập lại trật tự kỷ cương.+Đào tạo để nâng cao nghiệp vụ, trình độ cho cán bộ quản lý đô thị, đặc biệt là các bộ chuyên môn, giúp cho các cấp quản lý tốt hơn vấn đề về đô thị.Câu15: Phân tích những chính sách và biện pháp cắp bách về quản lý và phát triển đô thị VN trong thời gian tới.Để quản lý tốt đô thị VN trong thời gian tới cần có các chính sách và biện pháp sau đây:-Tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý đô thị, đổi mới chính sách phát triển đô thị, trên cơ sở nhiệm vụ quyền hạn của hội đồng nhân dân và UBND các cấp sử dụng 3 công cụ chủ yếu đó là pháp luật, quy hoạch, kế hoạch để các đô thị phát triển có hiệu lực, trật tự kỷ cương, có trong điểm theo các chương trình dự án phù hợp với định hướng phát triển đo thị của đất nước, bên cạnh đó tiếp tục phát triên nền hành chính quốc gia trên 3 phương diệnchủ yếu, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý đô thị các cấp theo chủ trương của Đảng, của Nhà nước, mặt khác xây dựng chính cơ chế phân cấp quản lý đô thị, xây dựng các chính sách ưu tiền phát triển đô thị, xây dựng các chính sách ưu tiên phát triển đô thị vừa và nhỏ.-Tạo vốn phát triển đô thị, sử dụng vốn Nhà nước 1 cách hiệu quả và quản lý 1 cách chặt chẽ, ưu tiên sử dụng vốn cho công tác lập kế hoạch xây dựng, hạ tầng công cộng, bảo vệ môi trường và các công trình không trực tiếp thu hồi vốn hay không có khả năng thu hồi vốn.+Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước và nước ngoài thông qua các biện pháp sau: xây dựng nhà để bán và cho thuê, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vốn để xây dựng công trình cơ bản và sản xuất kinh doanh.+Thực hiện thu phí xây dựng cơ sở hạ tầng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu, khuyến khích mọi người tham gia giữ tiết kiệm, tranh thủ sự viện trọ và vốn vay của nước ngoài sử dụng hợp lý nguồn vốn này, đồng thời khuyến khích người nước ngoài đầu tư trực tiếp hoặc chuyển giao công nghệ vào nước ta.+Phát triển nhà ở, xây dựng chiến lược phát triển nhà ở cũng như xây dựng nhà ở ở đô thị, bổ sung hoàn thiện 1 số chính sách cơ chế, tạo điều kiện và hoàn thiện chính sách đất đai.+Khi sử dụng đất đô thị thì cần phải nghiêm chỉnh thực hiện luật đất đai, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng, thực hiện đòng bộ, nội dung quản lý Nhà nước về đất đai.+Sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý và sử dụng đất đai.+Xây dựng luật về nhà ở, đất đô thị, hoàn chỉnh cơ chế sử dụng đất phải trả tiền, có chính sách sử dụng các khoản thu tài chính từ nhà ở, đất vào mục đích cải tạo, xây dựng đô thị, đồng thời phải hoàn chỉnh chính sách,cơ chế đền bù, xây dựng khu tái   định cư .-Chính sách về quy hoạch và kiến trúc đô thị.+Tất cả các đô thị xây dựng đều phải dựa trên quy hoạch hiện nay cần cải tiến nội dung phương pháp lập, xét duyệt quy hoạch, ban hành điều lệ quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, bảo tòn các khu

Page 38: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

phố cổ, két hợp xây dựng mới phù hợp với điều kiện thực tiễn của VN.+Cần cong khai các quy hoạch phát triển đô thị để nhân dân biết và thực hiện theo.+Tăng cường thành tra kiểm tra, xử lý các vi phạm về trật tự và ổn định đô thi.-Các chính sách về bảo vệ môi trường sống và cảnh quan thiên nhiên tại các đô thị.Câu16: Trình bày và phân tích mục đích và cơ sở pháp luật chủ yếu của quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị.*Mục đích: việc quy hoạch và xây dựng đô thị trong thời kỳ hiện nay của đất nước ta là hết sức cần thiết nhằm xây dựng được 1 đô thị hiện đại, có quy cư và mục đích cụ của việc quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị là:-Bảo đảm cho các đô thị trên khắp cả nước đều được lập đồ án quy hoạch xây dựng 1 cách khoa học, đầy đủ, tạo cơ sở pháp luật để quản lý xây dựng và phát triển đô thị.-Thông qua các quy trình lập xét duyệt các đồ án, quy hoạch xây dựng đo thị để đảm bảo cho chất lượng đồ án, quy hoạch xây dựng đô thị để nhằm mục đích nâng cao tính khả thi của các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị từ đó làm cơ sở pháp lý để lập kế hoạch xây dựng và phát triển đô thị, và ban hành các quy chế, các điều lệ, quy định và quy hoạch, các chính sách huy động vốn đầu tư…Mặt khác nó cũng là cơ sở pháp lý để quản llý việc cải tạo và xây dựng công trình trong đô thị như là lựa chọn địa điểm, giói thiểu địa điểm, cấp giấy chứng chỉ quy haọch, cấp giấy phép xây dựng.-Ngoài ra quản lý Nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị còn tạo cơ sở đẻ thẩm định hồ sở để phân loại đo thị, nâng cấp đô thị lên cấp cao hơn.*Cơ sở pháp lý chủ yếu:-Trước hết để có   được   việc quản lý Nhà nước về quy hoạch và xây dựng đô thị có hiệu lực và hiệu quả thì phải dựa trên chiến lựa tổng thể về phát triển kinh tế xã hội của cả quốc gia của từng vùng, điều này là hết sức quan trọng và cần thiết nó giúp cho các nhà quản lý có được cái nhằm tổng thể và cụ thể của cả xã hội để dựa vào đó có được quy hoạch đô thị tốt nhất.-Bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế xsx hội thì 1 cơ sở pháp lý không kém phần quan trọng vừa là định hướng phát triển đô thị của quốc gia và từng vùng, điều này sẽ để ra các hướng phát triển đô thị cơ bản, để dựa vào đó mà xây dựng nên các đô thị.-Cơ sở thứ 3 là kết quả phân loại, phân cấp đô thị, khi có được kết quả này rồi,htì chúng ta có thể xây dựng và phát triển các vùng còn yếu kém, chưa có điều kkiện phát triển, hoặch phát triển có trọng điểm từng loại đô thịvà từng thời kỳ khác nhau.-Cơ sở mang tính cụ thể và quan trọng nhất đó là các văn bản quy phạm pháp luật về các vấn đề quản lý đô thị, đây là cơ sở pháp lý chính thức và thường xuyên nhất hiện nay.-Cơ sở cuối cùng là các quy chế, quy chuẩn thiết kế xây dựng đô thị, ở cơ sở này sẽ giúp việc quản lý đô thị và xây dựng1 cách cụ thể và chi tiết.Câu18: Trình bày nội dung chủ yếu của quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị.1) Ban hành các quy định về quản lý xây dựng quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm các chính, quy định, điều lệ quản lý xây dựng quy hoạch xây dựng của các cấp quản lý từ Trương đến địa phương như:-Nghị định 88/CP ban hành ngày 17/8/1994 kèm theo điều lệquản lý quy hoạch đô thị,-Nghị định 48/CP ban hành ngày 5/5/1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng nhà và các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.+Các tiêu chuẩn quy phạm, quy trình và hướng dẫn việc thẩm tra xét duyệt quy hoạch quy hoạch xây dựng đô thị như:#Nghị định 322/BXD-ĐT ban hành này 27/12/98 về việc ban hành quy định lập các đô án quy hoạch xây dựng đô thị.#Nghị định 52/CP ban hành ngày 8/7/99 về điều lệ quản lý đầu tư về xây dựng

Page 39: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

#Nghị định số 12/CP về việc bổ sung1 số điều của nghị định52/CP-Tiếp theo là các thông tư liên tịch như:+Thông tư số 09/1999/BXD-TCĐC ra ngày 10/12/1999 hướng dẫn cấp phép xây dựng.+Thông tư số 03/2000/BXD-TCĐChính sửa đổi, bỏ sung thông tư 09 trên.2) Lập và xét duyệt các đô án quy hoạch xây dựng đô thị bao gồm nội dung:-Đồ án quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết do tổ chức chuyên môn lập ra và phải tuân theo tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật của Nhà nước.-Lập và xét duyệt đô án được quy hoạch như sau:+Thủ tướng chính phủ phê chuển đề án quy hoạch đối với các đô thị đặc biệt, loại 1,2 và các đề án quy hoạch xây dựng khác khi thấy cần thiết.+UBND cấp tỉnh trình duyệt các đề án quy hoạch xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chính phủ.+Bộ xây dựng tổ chức lập quy hoạch chung, đô thị đặc biệt loại 1,2 và thẩm tra các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của thủ tướng chính phủ.+UBND cấp tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chung và quy hoạchchi tiết thuộc thẩm quyền phề duyệt của UBND cấp tỉnh.+Sở xây dựng và kiến trúc sư trưởngthành phố tổ chức thẩm tra để báo cáo UBND cấp tỉnh về đồ án quy hoạch xây dựng đô thị ở cấp tỉnh.+Viễcý duyệt quy hoạch chung đô thị loại 3, 4 quy hoạch chi tiết trung tâm đô thị loại 1,2 và các quốc lộ đi qua các đô thị tình lượng   phải có ý kiến chính thức bằng văn bản của bộ xây dựng.3) Quản lý và cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị theo quy hoạch được duyệt. Các công trình trong đô thị bao gồm công trình ngầm, trên mặt đất, trên không, tranh, biển quảng cáo đều phải được thiết kế xây dựng theo quy hoạch chung, quy hoạch chi tiét hoặc là các dự án đô thị được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.-Trong phần này lại bao gồm rất nhiều nội dung như lựa chọn giới thiệu địa điểm xây dựng, cấp chưngs chỉ quy hoạch khi chủ đầu tư chưa có địa điểm xây dựng phải xin sau đó kiến trúc sư trưởng cấp chứng chỉ quy hoạch.+Cấp giấy phép xây dựng và cải tạo các công trình trong đô thị hoặc ra quyết định đỉnh chỉ xây dựng.+Hướng dẫn xây dựng hoặc cải tạo của công trình trong đô thị.+Đăng ký cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình sau khi đã xây dựng công trình theo đúng giấy phép xây dựng.+Điều tra thống kê, lưu trữ các hồ sơ của các công trình xây dựng đô thị.4) Bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị, khi lập dự án xây đựng phả trình đến địa điểm và tác động của nó đến môi trường, và phải có sự đánh giá của cơ quan quản lý môi trường.-Chủ sử dụng công trình phải đăng ký với cơ quan quản lý về các loại chất thải, lượng thải, và phương hướng, biện pháp để xử lý chất thải.+Các cơ quan quản lý môi trường đô thị phải giám sát kiểm tra các công trình đo thị trong việc thực hiện xây dựng quy tắc an toàn vệ sinh môi trường.5)Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về quy hoạch xây dựng đô thị với các nội dung:-Phát hiện vi phạm về quy luật xây dựng đô thị, lấn chiếm đất đai.-Phát hiện và xử lý các trường hợp cấp giấy phép sai hoặc không đúng thẩm quyền, phát hiện và xử lý các hành vi xây dựng không đúng phép, sai giấy phép.-Phát hiện và xử lý vi phạm, bảo vệ những cảnh quan đô thị.-Giải quyết các tranh chấp khiến biện   về quy hoạch xây dựng đô thị.-Việc phân công trách nhiệm thành tra, kiểm tra, xử lý vi phạm thì UBND cấp xã thực hiện chức

Page 40: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

năng kiểm tra giám sát các hoạt động của tổ chức nhân dân trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định của pháp luật.-UBND cấp huyện tổ chức thực hiện việc kiểm tra, thanh tra, chỉ đạo UBND cấp dưới xử lý vi phạm về quy hoạch xây dựng, khai thác sử dụng hợp lý các công trình trong đô thị.-UBND cấp tỉnh ban hành các quy định và chủ đạo UBND cấp dưới thực hiện việc thành tra xử lý vi phạm trong địa phương mình.-Sở chuyên ngành chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh về quản lý quy hoạch đô thị, hướng dẫn UBND cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ, và chịu trách nhiệm hiệu quả quản lý ngành trong địa phương.Câu19: Trình bày và phân tích mục đích và cơ sở pháp lý chủ yếu của việc cấp phép xây dựng và cải tạo các công trình trong đô thị:*Mục đích: là tạo đièu kiện cho tổ chức cá nhân các hộ gia đình(chủ đầu tư) thực hiện việc xây dựng cải tạo các công trình trong đô thị nhanh chóng, thuận lợi.-Đảm bảo quản lý việc xây dựng các cong trình trong đô thị theo quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường cũng như bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, các cong trình di tích lịch sử có giá trị.-Làm căn cứ để giám sát thi công, lập hồ sơ hoàn công, đăng ký sở hữu công trình hay sử dụng công trình.*Cơ sở pháp lý để cấp giấy phép xây dựng:-Trước hết là phải có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất và sở hữu công trình,+Các quy định về quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư, quy định về môi trường, yêu cầu về kiến trúc đô thị, yêu cầu về mỹ quan thành phố…+Các quy chuẩn, tiêu chuẩn,quy phạm về quy hoạch xây dựng đô thị và các văn bản pháp lluật khác có liên quan.+Các quy định về cấp phét xây dựng, thẩm quyền cấp phép là do chủ tịch uỷ ban cấp tỉnh cấp giấy phép cho công trình thuộc lãnh thổ mình quản lý theo đề nghị của giám đốc sở xây dựng, chủ tích UBND cấp tỉnh có thể uỷ quyền cho giám đốc sở xây dựngtrực tiếp cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc thẩm quyền của mình.+Chủ tịch UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân các công trình có quy mô nhỏ theo sự cho phép của UBND cấp tỉnh. Và các văn bản   phải thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính về cấp phép xây dựng và sự chủ đạo chuyên môn của sơ xây dựng.+Thời gian để xem xét cấp phép xây dựnglà không quá 30 ngày với các công trình bình thường có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, 10 ngày đối với các công trình có nguy cơ sụt đổ.Câu1:Trình báy và phân tích những cơ sở hình thành, phát triển, và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Câu2: Phân tích mục đích ý nghĩa và cơ sở khoa học thực tiễn của phân loại, phân cấp quản lý đô thị VN, theo nghị định số 72NĐ-CP/5/10/2001. Câu3: Tại sao chúng ta phải định kỳ điêù chỉnh phân loại phân cấp quản lý Nhà nước về đô thị Câu4: Phân tích trực trạng phát triển hệ thống đô thi và quản lý đô thị VN hiện nay.Câu5:Phân tích công cụ chủ yếu của quản lý Nhà nước về xây dựng, phát triển và quản lý đô thị.Câu6: Phân tích vai trò của nhà nước trong xây dựng và phát triển đô thị.Câu7: Phân tích các nguyên nhân gia tăng của hiện tượng di dân tự do vào các đô thị lớn.Câu8: Nội dung và biện pháp để xử lý vấn đề này của nước ta.Để hạn chế tốc độ gia tăng dân số ở các đô thị lớn như hiện nay là 1 vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi Nhà nước phải kết hợp nhiều biện pháp để khắc phục được bức ép này.Câu9: Tại sao chúng ta phải hạn chế tối đa tập trung dân cư, và sản xuất vào khu vực nội thành của

Page 41: Thực Trạng Và Một Số Tồn Tại

các đô thị lớn, phương hướng thực hiện định hướng trên của VN.Câu11: Tại sao trong định hướng phát triển đô thị đến năm 2020 lại cần tăng cường phát triển đô thị vừa và nhỏ.Câu12: Trình bày và phân tích mục tiêu quan điểm phát triển quản lý đô thị ở VN.Câu13: Phân tích định hướng phát triển đô thị VN đến 2020.Câu14:   Phân tích hướng ưu tiên đầu tư phát triển đô thị VN từ nay đến năm2005 Câu15: Phân tích những chính sách và biện pháp cắp bách về quản lý và phát triển đô thị VN trong thời gian tới Câu16: Trình bày và phân tích mục đích và cơ sở pháp luật chủ yếu của quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị.Câu18: Trình bày nội dung chủ yếu của quản lý Nhà nước về quy hoạch xây dựng đô thị.Câu19: Trình bày và phân tích mục đích và cơ sở pháp lý chủ yếu của việc cấp phép xây dựng và cải tạo các công trình trong đô thị