thuyẾt minh bÀi giẢng elearning tÊn bÀi...

11
THUYT MINH BÀI GING ELEARNING TÊN BÀI GING: BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO MÔN LCH SVÀ ĐỊA LÍ LP 4 Nhit lit chào mng thy cô và các em học sinh đến vi bài ging: Biển, đảo và qun đảo do tác giBùi Duy Phương thiết kế.Thưa quý thy cô và các hc sinh, để giúp các thy cô và các em có thhiu rõ ý tưởng và cách sdng ca bài ging rt mong các thy cô và các em hc sinh dành mt chút thời gian đọc phn thuyết minh trước khi vào bài hc. Hi vng các em hc sinh scó mt gihc lí thú và bích. Stt NI DUNG VÀ GIAO DIN THUYT MINH 1. Trang gii thiu Trang này có ni dung bao gm các phần như quy định trong thlca cuc thi. Phn nn trình bày trang có bản đồ Vit Nam và bin. Phn mt biển để trình bày các ni dung ca bài hc. Hình ảnh đất nước Vit Nam vi bin rng bao la sđi cùng học sinh trong sut tiết hc này. Qua hình nh các chú bđội hải quân đang canh gác vùng tri vùng bin ca tquc kết hp vi bài hát rất xúc động vbin đảo nước ta, tác gihi vng sgây được ấn tượng và cm xúc cho hc sinh trước khi vào bài hc mi. Bắt đầu ttrang thhai, tác githiết kế mt thanh menu bên trên để hc sinh ddàng chuyển đến mt ni dung bt kì mà mình mun hc. Bài hc được chia làm 4 phn chính. - Khởi động (Kim tra bài cũ) - Hc gì hôm nay: cha toàn bni dung bài mi. - Thư giãn: Giúp học sinh thư giãn sau mt thi gian hc tập nhưng đồng thi cũng giải quyết mt mc tiêu đặt ra trong bài hc. - Tng kết: tóm lược li ni dung bài.

Upload: trancong

Post on 16-Feb-2018

219 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING

TÊN BÀI GIẢNG:

BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO

MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4

Nhiệt liệt chào mừng thầy cô và các em học sinh đến với bài giảng: Biển, đảo và quần đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa quý thầy cô và các học sinh, để giúp các thầy cô và các em có thể hiểu rõ ý tưởng và cách sử dụng của bài giảng rất mong các thầy cô và các em học sinh dành một chút thời gian đọc phần thuyết minh trước khi vào bài học. Hi vọng các em học sinh sẽ có một giờ học lí thú và bổ ích.

Stt NỘI DUNG VÀ GIAO DIỆN THUYẾT MINH 1. Trang giới thiệu

Trang này có nội dung bao gồm các phần như quy định trong thể lệ của cuộc thi. Phần nền trình bày trang có bản đồ Việt Nam và biển. Phần mặt biển để trình bày các nội dung của bài học. Hình ảnh đất nước Việt Nam với biển rộng bao la sẽ đi cùng học sinh trong suốt tiết học này. Qua hình ảnh các chú bộ đội hải quân đang canh gác vùng trời vùng biển của tổ quốc kết hợp với bài hát rất xúc động về biển đảo nước ta, tác giả hi vọng sẽ gây được ấn tượng và cảm xúc cho học sinh trước khi vào bài học mới. Bắt đầu từ trang thứ hai, tác giả thiết kế một thanh menu ở bên trên để học sinh dễ dàng chuyển đến một nội dung bất kì mà mình muốn học. Bài học được chia làm 4 phần chính. - Khởi động (Kiểm tra bài cũ) - Học gì hôm nay: chứa toàn bộ nội

dung bài mới. - Thư giãn: Giúp học sinh thư giãn

sau một thời gian học tập nhưng đồng thời cũng giải quyết một mục tiêu đặt ra trong bài học.

- Tổng kết: tóm lược lại nội dung bài.

Page 2: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

Khi học sinh học đến phần nào thì tên của phần đó sẽ sáng (màu vàng) còn các phần khác có màu xanh. Thiết kế này giúp học sinh dễ dàng nhận ra mình đang ở đâu trong tiến trình của bài giảng.

2. Trang kiểm tra bài cũ

Hình bên là giao diện của phần kểm tra bài cũ. Ở bài học trước các em đã được học bài Đà Nẵng, câu hỏi số 1 này nhằm mục tiêu ôn tập lại cho các em về vị trí của thành phố Đà Nẵng. Sau khi hoàn thành mỗi trang bài tập các em sẽ bấm nút Next để sang trang kế tiếp hoặc nút Prev để về trang trước. Nút trở về trang đầu Home và nút tắt Close.

3. Giới thiệu về các cảng biển và giá trị của biển:

4. Giới thiệu bài mới và mục tiêu bài học Hình bên là giao diện của trang giới thiệu bài và mục tiêu của bài học.

Thanh Menu

Page 3: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

5. Giới thiệu nhân vật Trạng Tý

Với ý tưởng làm cho bài học trở nên gần gũi và hấp dẫn đối với học sinh, đồng thời qua nhân vật đó khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc đã được khẳng định từ rất lâu đời, tác giả đã lựa chọn nhân vật này để làm người thay cho giáo viên dẫn chương trình cho bài học. Đây là nhân vật Trạng Tý trong bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt, một người rất thông minh, gan dạ và yêu nước đại diện tiêu biểu cho những con người yêu nước cho tuổi trẻ và đặc biệt đây là thần tượng, là nhân vật yêu thích của các em học sinh tiểu học vì vậy sẽ tăng thêm “uy tín” và chất lượng giáo dục của bài học đối với các em.

6. Phần 1. Vùng biển Việt Nam

Trang này cung cấp cho học sinh thông tin tổng quát về biển Việt Nam như vị trí, vai trò, giá trị của biển thông qua một đoạn video minh họa. Qua đó học sinh sẽ biết được những nét chung nhất về biển Việt Nam.

Page 4: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

Sau khi học sinh đã xem video giới thiệu tổng quan về biển Việt Nam, các em sẽ đến với slide này để nghe Trạng Tý giảng cụ thể về các lợi ích mà biển mang lại.

6.1 Vị trí của vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan

Đây là một mục tiêu đặt ra trong bài học. Học sinh phải xác định được trên lược đồ vị trí của 2 vịnh này. Vì vậy tác giả đã thiết kế slide này nhằm giúp học sinh đạt được mục tiêu đó. Sau khi nghe xong yêu cầu của Trạng Tý, các em sẽ bấm chuột vào vị trí của vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Khi bấm đúng vào vị trí của vịnh được yêu cầu, các em sẽ được chuyển đến 1 slide giới thiệu về vịnh đó. Các slide liên kết xin quý vị xem ở hình 6.1 A và 6.1 B.

Trang giới thiệu về vịnh Bắc bộ.

Hình 6.1 A

Ở slide này, giáo viên sẽ chỉ rõ vị trí của vịnh Bắc Bộ đồng thời cho học sinh xem một video giới thiệu về vị trí, diện tích, các đảo, cuộc sống của người dân trên đảo,…của vịnh.

Trang giới thiệu về vịnh Thái Lan Ở slide này, Trạng Tí chỉ rõ vị trí của vịnh Thái Lan đồng thời cho học sinh xem một video giới thiệu về vị trí, diện tích, các đảo, …của vịnh.

Page 5: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

Hình 6.1 B

6.2 Xác định mỏ dầu và mỏ khí:

Ở trang này, Tý sẽ thông báo cho các bạn nhiệm vụ đi tìm kho báu mà nhà vua giao cho đồng thời hướng dẫn các bạn cách thực hiện. Mục đính chính của hoạt động này là giúp học sinh biết cách đọc chú giải trên lược đồ và xác định được vị trí của các mỏ dầu và mỏ khí của nước ta.

Hình 6.2 A

Slide này được thiết kế để giúp học sinh xác định được mỏ dầu và mỏ khí của nước ta trên lược đồ. Để đạt được yêu cầu này học sinh phải biết cách đọc chú giải. Sau khi nhận biết được kí hiệu mỏ dầu và mỏ khí các em sẽ bấm chuột vào từng mỏ có trên lược đồ. Nếu bấm chuột vào mỏ dầu sẽ xuất hiện hình khẳng định đó là mỏ dầu. Như hình 6.2 A Nếu bấm chuột đúng vào mỏ khí sẽ xuất hiện hình khẳng định đó là mỏ

Page 6: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

Hình 6.2 B

khí như hình 6.2 B

7. Phần 2: Đảo và quần đảo 7.1 Phân biệt đảo và quần đảo

7.2 Trò chơi Cắm cờ trên đảo quê hương

Giao diện của trò chơi

Trước khi giới thiệu về các đảo và quần đảo của nước ta. Trạng Tý sẽ giúp học sinh hiểu thế nào là đảo, thế nào là quần đảo. Tý sẽ đưa ra 2 tấm hình, 1 tấm là hình 1 hòn đảo, một tấm hình là quần đảo và giải thích để học sinh hiểu. Thông qua trò chơi này học sinh sẽ xác định được vị trí của các đảo và quần đảo như Cái Bầu, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Phú Quốc,… Trang này, Trạng Tý sẽ phổ biến luật chơi để các bạn nắm rõ. Khi đã rõ luật chơi bạn sẽ bấm vào biểu tượng chơi hoặc nút Next để sang trang giao diện trò chơi như Hình 7.2 A Hình 7.2 A là giao diện của trò chơi: Khi vào trang slide này sẽ có 1 bản nhạc được nổi lên. Lúc này học sinh sẽ phải nhanh tay bấm chuột vào tên các

Page 7: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

Hình 7.2 A

Hình 7.2 B

đảo, quần đảo chính có trên lược đồ. Khi hết bản nhạc hoặc khi chưa hết bản nhạc mà học sinh đã xác định xong các đảo và quần đảo em sẽ bấm vào nút Kết thúc để chấm dứt phần chơi. Mỗi đảo hoặc quần đảo bấm đúng em sẽ nhận được 1 lá cờ. Sau đó, em bấm vào vòng Báo cáo kết quả sẽ hiện ra câu hỏi như hình 7.2 B Người chơi sẽ phải nhập số đảo, quần đảo (tương ứng với số lá cờ đạt được) vào ô trống rồi bấm nút trả lời. Phần mềm sẽ xác nhận em trả lời đúng hay sai, đưa ra đáp án đúng và dẫn em đến slide tiếp theo để đưa các em đến thăm các đảo và quần đảo chính này. Trò chơi này còn ẩn chứa một một dụ ý là hình thành cho học sinh ý thức về chủ quyền biển đảo của đất nước thông qua việc cắm lá cờ tổ quốc lên mỗi đảo, quần đảo đó.

7.3 Trang video giới thiệu về các đảo, quần đảo của Việt Nam

Ở trang này các em sẽ được xem một video giới thiệu về các đảo và quần, đảo, đời sống dân cư các miền. Sau khi nghe xong các em sẽ có thể tìm hiểu lại các nội dung đó được ghi lại bằng văn bản bằng cách bấm vào hình chiếc thuyền thúng mang tên từng mền Bắc, Trung, Nam như hình 7.4

7.4 Trang giới thiệu về các đảo, quần đảo các miền bằng chữ:

Page 8: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

Hình 7.4

7.5 Tìm hiểu về Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

Hình 7.5 A

Hình 7.5 B

Trong sách giáo khoa có 1 câu hỏi đó là: Em hãy cho biết các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa thuộc tỉnh (thành phố) nào? Để giải quyết câu hỏi này, tác giả đã thiết kế cho học sinh thành 2 bài tập trắc nghiệm như hình 7.5 A và hình 7.5 C Khi học sinh trả lời đúng hay trả lời sai câu hỏi này thì đều được chuyển đến trang khẳng định kết quả và nghe thôn tin về từng quần đảo như hình 7.5 B và hình 7.5 D

Page 9: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

Hình 7.5 C

Hình 7.5 D

8. Thư giãn

Một hình ảnh trong bộ sưu tập:

Trong bài học có 1 yêu cầu là các em hãy sưu tập các hình ảnh về biển Việt Nam. Ở phần thư giãn này, tác giả muốn giúp học sinh có những phút thư giãn sau một thời gian tập trung học tập bằng cách giới thiệu 1 bộ sưu tập ảnh biển Việt Nam được kết hợp với bài hát Biển hát chiều nay đồng thời cung cấp thêm cho học sinh 1 bộ sưu tập. Các em sẽ bấm vào nút Khởi hành để tải bộ sưu tập về để xem và có thể lưu lại trên máy tính. Tác giả không thiết kế bộ sưu tập này thành đoạn phim mà để dưới dạng flash. Bởi vì nếu để đoạn phim thì mỗi ảnh chỉ có thể xuất hiện trên màn hình theo một thời gian thiết kế sẵn. Điều đó dẫn tới có thể có học sinh muốn

Page 10: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

Trên đây là bản thuyết minh về bài giảng Biển, đảo và quần đảo- Môn Lịch sử và Địa lí 4. Lần đầu tiên tác giả tham gia cuộc thi nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những

ngắm kĩ một bức ảnh thì nó đã chuyển sang ảnh khác rồi. Với cách thiết kế này học sinh có thể dừng lại ngắm một bức ảnh bao lâu tùy thích. Khi muốn chuyển sang ảnh khác hay xem ảnh phía trước học sinh sẽ bấm chuột vào nút chuyển trang. Bài hát này sẽ được phát lặp lại liên tục cho đến khi học sinh xem xong bộ sưu tập và bấm vào nút tắt. Muốn quay lại bức ảnh đầu tiên thì bấm vào nút Replay ở cuối bộ sưu tập.

9. Trang tổng kết

Đây là trang kết thúc bài học. Tuy nhiên tác giả muốn cho học sinh một góc nhìn khác về biển đảo. xuất phát từ một món nước chấm rất dân dã mà gần như xuất hiện trong mỗi bữa cơm của mọi gia đình Việt là nước mắm. Mỗi khi thưởng thức những giọt nước mắm thơm ngon các em hãy nhớ đó là một sản vật, một món quà của biển khơi, của những hòn đảo xinh đẹp của quê hương. Tình yêu tổ quốc rộng lớn có thể xuất phát từ tình yêu một sản vật nhỏ bé như vậy. Lấy cái nhỏ bé là giọt nước mắm trong mỗi bữa cơm hàng ngày để nhắc nhở các em phải biết yêu biển, yêu đảo xa, yêu những người ngày đêm bảo vệ biển đảo.

10. Trang tài liệu tham khảo

Ở trang cuối cùng của bài học tác giả trình bày các tài liệu tham khảo đã được sử dụng. Bạn đồng nghiệp và học sinh có thể tìm hiểu thêm về từng nguồn tư liệu này bằng cách bấm vào tên của mỗi tài liệu đó.

Page 11: THUYẾT MINH BÀI GIẢNG ELEARNING TÊN BÀI GIẢNGlophoccongdong.com/wp-content/uploads/2016/09/Thuyet-minh-bai... · đảo do tác giả Bùi Duy Phương thiết kế.Thưa

khiếm khuyết về nội dung, ý tưởng cũng như kĩ thuật thiết kế. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, em học sinh và những người quan tâm.

Mọi đóng góp xin được gửi theo địa chỉ:

Bùi Duy Phương, giáo viên Trường Tiểu học Đông Phương, Đông Hưng, Thái Bình.

Điện thoại: 0977 669 623

Email: [email protected]

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo, ban tổ chức cuộc thi. Chúc cuộc thi năm 2012-2013 thành công rực rỡ.