tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm chu...

45
1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHÂU ÂU SANG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

1

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHÂU ÂU

SANG THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Page 2: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

2

Mục lục Tiêu chuẩn Âu châu về sản xuất gia cầm. ...........................................................................................9

Vai trò của Ủy ban Châu Âu về việc An toàn Thực phẩm (EFSA) ..................................................... 10

Chính sách „từ đồng ruộng đến bàn ăn”. ......................................................................................... 11

Đối xử nhân đạo với gia súc là gốc của chất lượng sản phẩm. ......................................................... 12

Tôn trọng môi trường ...................................................................................................................... 14

Những yêu cầu cụ thể liên quan đến các giai đoạn sản xuất gia cầm. .............................................. 14

Kiểm tra chất lượng thịt cả con và các thành phần của gia cầm - cơ sở đơn hàng chủng loại ......... 17

Làm đông lạnh thịt coi như cách kéo dài thời hạn sử dụng. ............................................................. 18

Đóng gói ........................................................................................................................................... 19

Đóng mác sản phẩm ......................................................................................................................... 19

Quá trình cấp chứng chỉ QAFP.......................................................................................................... 20

QAFP – lợi ích cho tất cả mọi thành viên tham gia thị trường ......................................................... 21

2. TÍNH CHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU........................................................................................ 22

Tiêu thụ ............................................................................................................................................ 26

Sản xuất nội địa................................................................................................................................ 27

Sự lệ thuộc vào nhập khẩu ............................................................................................................... 31

Các nhà nhập khẩu ........................................................................................................................... 32

Phân phối và Chế biến ...................................................................................................................... 33

ƯU ĐIỂM CỦA GIA CẦM CHÂU ÂU TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM .................................................... 35

1. XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THỊT ĐẾN VIỆT NAM ....................................................................... 36

4. CÁC ĐIỀU KIỆN HÀNH CHÍNH ......................................................................................................... 39

4b. CÁC KHÍA CẠNH THÚ Y ................................................................................................................. 40

5. TÓM TẮT VÀ CÁC KẾT LUẬN ........................................................................................................... 41

Tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, trong đó có QAFP coi là đảm bảo chất lượng và an toàn ............. 42

Kiểu cách sống – ăn uống ngoài gia đình .......................................................................................... 43

Cúm gà ............................................................................................................................................. 43

Page 3: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

3

PHỤ LỤC 1: VÍ DỤ MẪU CHỨNG CHỈ THÚ Y SỨC KHỎE CHO THỊT GIA CẦM VÀ SẢN PHẨM TỪ GIA CẦM

XUẤT KHẨU SANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1. GIA CẦM ÂU CHÂU

1a. TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI

Nhu cầu về thịt tăng lên, việc đó có thuận lợi vì các nước Châu Á giầu lên và dân số trên thế giới tăng

nhanh. Ước tính rằng đến năm 2035 nhu cầu về chất đạm từ thịt gia cầm sẽ tăng hơn vào khoảng 65

phần trăm (thịt lợn +35%, thịt bò +30%,hải sản +30%,trứng +50%).1Gia cầm sản xuất tại Âu châu

đang đáp ứng tuyệt vời cho sự cần thiết của thị trường toàn cầu.

Thịt gia cầm là một trong những nguồn đạm quan trọng nhất và quý nhất đang thịnh hành rộng rãi trên

thế giới. Thị hiếu về gia cầm tăng đột ngột là vì việc gia cầm có giá trị dinh dưỡng tốt.Ngoài ra những

loại phổ thông nhất của nó là gà và gà tây – có đặc tính dễ nấu nướng. Loại thịt này có thể làm gốc cho

nhiều món ăn, có thể làm một phần của các món trộn, canh súp cũng như các món bánh nướng. Nó

kết hợp tuyệt vời trong các món ăn của các nền ẩm thực toàn thế gới. Điều có ý nghĩa lớn ở đây cũng

là vì thịt gia cầm được các đạo tín trên thế giới chấp thuận, như vậy trong trường hợp này không có

giới hạn sử dụng loại thịt này vì vấn đề thế giới quan (mặc dù ở một số vùng như Ấn Độ có thể bị hạn

chế). Vì những lí do kể trên thịt gia cầm cần coi là đối tượng đáp ứng cho nhu cầu đang tăng về dinh

dưỡng và thức ăn giá rẻ.

Gia cầm đã được các nhà dinh dưỡng khuyến khích làm thức ăn cho trẻ em, người đang phục hồi sức

khỏe, những người già, lao động trí óc. Hàm lượng đạm trong thịt gia cầm giao động trong khoảng từ

18 đến 25% và đến tận 97% được hấp thụ bởi cơ thể con người. Thịt của các loại gia cầm chính có ít

mỡ hơn,trung bình khoảng 1/3, so với các sản phẩm của các loại thịt gia súc lớn, là nguồn của các loại

sinh tố nhóm B cùng với các loại sinh tố khác hòa tan được trong dầu mỡ như A, D và E.

1 Statista.com, 2019, https://www.statista.com/statistics/739502/những thay đổi toàn cầu nhu cầu chất đạm động vật/”

Page 4: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

4

Trong trường hợp sinh tố B12, thực phẩm nguồn gốc động vật, trong này có thịt gia cầm, là nguồn duy

nhất của nó. Ngoài ra trong thịt gia cầm còn có rất nhiều các nguyên tố vi lượng như: sắt, kẽm, đồng,

selenium, natri, kali, vôi và mangie.2 Các đặc tính này cộng với chi phí sản xuất thấp so với các loại thịt

khác, sử dụng các nguồn lực ít hơn và kết quả là giá cả thị trường được chấp thuận trên mức nền kinh

tế toàn cầu, dẫn đến sự phát triển nhanh của thịt gia cầm trên quy mô thế giới.

Theo dữ liệu của FAO, dự tính là đến năm 2050 có thể sẽ tăng vọt sự cần thiết về dinh dưỡng trên thế

giới thậm chí đạt 97%,3.Dự báo tăng nhu cầu được thúc đẩy bởi 3 yếu tố mấu chốt sau:

Tăng vọt sự phát triển dân số (theo dự tính đến năm 2050 dân số trên thế giới tăng đến mức

9,7 tỷ);

Tăng sự giầu có trước tiên ở Trung Quôc, Ấn Độ (Ở hai nước này hiện nay đang sống 42% số

người trong số gần một tỷ người đói trên thế giới ) , ở Đông Âu và ở châu Mỹ Latin;

Tăng cường ý nghĩa sự trao đổi thương mại thế giới,cho phép thích ứng cung cấp cho sở thích

của người tiêu dùng4.

Dự tính là đến năm 2027 trong 3 loại thịt chính: gia cầm, thịt lợn,thịt bò, thì sự tiêu dùng thịt gia cầm

sẽ được tăng nhanh nhất – dự đoán tăng trưởng trung bình hàng năm ở mức khoảng 1,6% (so với

khoảng 1,4% đối với thịt bò và khoảng 1,0% đối với thịt lợn). Ở các quốc gia phát triển, sự tiêu thụ chỉ

ra mức tăng thấp hơn, nguồn gốc chính cho nhu cầu thêm về thịt gia cầm sẽ là các nước đang phát

triển.5 Vào năm 2030 theo dự đoán của FAO thịt gia cầm sẽ chiếm 38% sự tiêu thụ thịt nói chung:

Tiêu thụ thịt trên thế giới – dự đoán vào năm 2030

1997/99 2015 2030

Tiêu thụ kg/ đầu người (theo trọng lượng thịt cả

con)

2 „Phân tích tiêu dùng gia cầm và vai trò của nó trong dinh dưỡng của con người”, Kĩ nghệ Chế biến Thực phẩm 4/4–2013(8) 3 https://hbr.org/2016/04/chúng ta có thế đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu đang tăng lên 4 Đó đây 5OECD-FAO (2018), OECD-FAO Triển vọng ngành nông nghiệp 2018-2027

Page 5: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

5

Tiêu thụ thịt trên thế giới nói chung

36,4 41,3 45,3

Tiêu thụ thịt gia cầm trên thế giới

10,2 13,8 17,2

Tiêu thụ thịt gia cầm ở các nước đang phát triển 6,9 10,5 14

- trừ Trung Quốc và Brasil 5,2 8,1 11,6

Phần thịt gia cầm trong tiêu thụ thịt nói chung 28% 33% 38%

Nguồn: FAO (2017)

Dự đoán về sử dụng thịt trên đầu người trên thế giới chia theo loại thịt và khu vực, được giới thiệu ở

đồ thị dưới đây:

□ Gia cầm □ Thịt lợn □ Thịt cừu □ Thịt bò

Nam Phi/ Liên minh Châu Âu/ Châu mỹ Latin và Caribe / Thé giới/ Các nền kinh tế mới nổi/ Châu Á và Thái Bình

Dương/ Trung Đông Băc Phi/ Châu Phi

Nguồn : OECD-FAO (2018) OECD-FAO Agricultural Outlook 2018-2027

Page 6: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

6

Những thay đổi đáng kể nhất trong tiêu thụ thịt gia cầm có ở các nước, mà ở đó có truyền thống sản

xuất, tiêu thụ và từ đó xuất khẩu thịt bò: ở châu Mỹ Latin và ở Bắc Mỹ. Tiếp theo các vùng như Trung

cận Đông và Bắc Phi đã thích nghi thịt gia cầm thay vào chỗ có truyền thống là thịt cừu. Ở các nước Á

châu sự tăng trưởng sử dụng thịt gia cầm liên quan đến sự tăng nhu cầu chất đạm nguồn gốc từ thịt

nói chung.6

Dữ liệu của OECD/FAO7 cho thấy là trong năm 2017 thịt gia cầm đã vượt thịt lợn cả về mức sản xuất

cũng như tiêu thụ trong tổng thể toàn cầu.

Dự đoán cho những năm 2018-2027 về sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới chia theo chủng loại

được giới thiệu trong bảng dưới đây:

Nguồn :OECD/FAO (2018)

6FAO Viện phát triển kinh tế và xã hội: “Thế giới nông nghiệp: Định hướng 2015/2030. An FAO Triển vọng”, FAO 2017 7 OECD/FAO (2018), OECD-FAO Triển vọng ngành nông nghiệp 2018-2027 (https://stats.oecd.org/viewhtml.aspx?datasetcode=HIGH_AGLINK_2018&lang=en#)

Page 7: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

7

Sự phát triển của sản xuất gia súc, trong đó có gia cầm, được dự đoán ở các quốc gia mà ở đấy có: điều

kiện khí hậu thích hợp, có các nguồn (đất và nước), có tiềm năng phát triển công nghệ kỹ thuật sản

xuất có hiệu quả hơn, chi phí sản xuất thấp và khả năng giữ tiêu chuẩn chất lượng thế giới.

Cũng phải nhận thấy là Châu Âu có phần lớn những yếu tố nêu ra phía trên tạo nên thành tích, ngoài

vấn đề có nguồn đất đai và giá thành chi phí thấp. Do đó sức ép lớn hơn trong sự phát triển gia cầm

của liên minh được đặt trên sự phát triển của công nghệ sản xuất cùng với giữ tiêu chuẩn chất lượng

cao. Mục đích của các hoạt động này là tạo nên thế đối trọng đối với các cường quốc thế giới gia cầm

dựa trên chi phí sản xuất thấp và – kết quả – chào mời giá thị trường gia cầm hấp dẫn và rẻ.

Phỏng đoán là trong thập niên tiếp theo đến năm 2027, mức sản lượng buôn bán thế giới về thịt tăng

thêm 20% so với năm 2017. Điều đó từ thực tế là mức tăng trưởng đến năm 2027 dự tính là 1,5% hàng

năm, cái đó so với mức tăng trưởng của những năm cuối cùng – 2.9% là sự chậm đi rõ rệt.Trong năm

2027 Châu Á sẽ đáp ứng 56% buôn bán thit thế giới, với sự tăng trưởng lớn nhất phần của Việt Nam

và Philipin. Nếu nói về xuất khẩu, sẽ diễn ra sự tập trung từ từ mà Brasil sẽ tận dụng, sẽ đáp ứng trên

30% xuất khẩu thịt thế giới.8

Xuất khẩu gia cầm từ Liên minh Châu Âu sẽ tiếp tục tăng, trung bình thêm 1,4% một năm, để đến năm

2030 đạt gần 1,9 triệu tấn. Hiện tại các nước của Liên minh Châu Âu đang xuất khẩu sang các nước thứ

ba trên 10% sản xuất thịt gia cầm.9

Dữ liệu về thịt gia cầm trong UE (đơn vị nghìn tấn) được giới thiệu trong bảng dưới đây10

8 OECD-FAO Triển vọng ngành nông nghiệp 2018-2027, OECD-FAO 2018 9 UE (2018),Trieernvojng của ngành nông nghiệp đối với thị trường và thu nhập 2018-2030 10 Báo cáo thường niên a.v.e.c. 2018

Page 8: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

8

Tuy vậy đối với một số quốc gia của EU, vì có trao đổi buôn bán nội bộ liên minh lớn, các chỉ số này lớn

hơn nhiều. Trong trường hợp, thí dụ như Ba Lan thì tỷ số xuất khẩu trên toàn bộ sản xuất trong ngành

thịt gia cầm theo dự báo là gần 42% trong năm 201811.

Trên thị trường thế giới, trong đó có cả trên thị trường Châu Á, Liên minh Âu châu đã đương đầu với

những đối thủ lợi hại như: Brasil và USA – tầm cỡ xuất khẩu của mỗi quốc gia trong những quốc gia

nêu trên đều lớn hơn tổng xuất khẩu của liên minh và các dự báo không chỉ ra được là trật tự này có

thể thay đổi được trong những năm gần nhất.

1b.GIA CẦM TỪ LIÊN MINH CHÂU ÂU –ĐẢM BẢO AN TOÀN, CHẤT LƯỢNG VÀ ĐỐI XỬ

NHÂN ĐẠO VỚI GIA SÚC.

Liên minh Âu châu tiến đến sản xuất lương thực bằng cách cân bằng. Có nghĩa là gì? Có thể nói ở đây

về sản xuất có lợi nhuận kinh tế được tiến hành đồng thời bằng cách thân thiện với môi trường, có

trách nhiệm với xã hội, bên cạnh sự sử dụng những thành tựu khoa học mới nhất. Bản chất của sự cân

bằng về sản xuất là: đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại không giảm đi những cơ hội cho thế hệ tương

lai để đáp ứng những nhu cầu cho cá nhân”. Ngành gia cầm liên minh đã chấp nhận thách thức này với

thành quả và làm việc trên mặt tăng hiệu quả sản xuất nhằm mục đích đáp ứng những thách thức liên

quan với sự thay đổi khí hậu.

11 http://bip.kowr.gov.pl/uploads/pliki/fundusze/fpmd/strategia_fpmd_2019_uchw5_2018.pdf

2012 2013 2014 2015 2016 2017

Produkcja wewnętrzna brutto Sản xuất nội địa brutto 12 715 12 803 13 281 13 799 14 485 14 675

Export mięso Xuất khẩu thịt 1 324 1 311 1 361 1 370 1 486 1 478

Import mięsa Nhập khẩu thịt 841 791 821 855 882 829

Konsumpcja Tiêu dùng 12 223 12 274 12 731 13 275 13 874 14 020

Konsumpcja per capita, kg Tiêu dùng trên per capita, kg 21,3 21,3 22,1 22,9 23,9 24,1

Samowystarczalność, % Mức tự cung cầu, % 104,0 104,3 104,3 104,0 104,4 104,7

Page 9: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

9

Châu Âu, bên cạnh Brasil, Trung Quốc và USA, thuộc vào những trung tâm quan trọng nhất sản xuất

gia cầm trên thế giới. Các nhà sản xuất gia cầm ở EU có trách nhiệm hoạt động đúng với các quy định

liên minh nghiêm ngặt,đảm bảo an toàn sản xuất và sản phẩm cuối cùng được tạo ra, đối xử nhân đạo

với gia súc nuôi và bảo vệ môi trường. Các nhà sản xuất của liên minh, khi tìm thế mạnh cạnh tranh

ngoài giá cả trên thị trường thế giới cùng với con đường của sự phát triển sản xuất cân bằng đảm bảo

an toàn cho cả người tiêu dùng, cũng như cho môi trường , đã tìm ra được giải pháp mà cơ sở của

nó là hệ thống quản lý đồng bộ chất lượng và an toàn thực phẩm đồng thời theo dõi và kiểm tra

toàn bộ dây chuyền sản xuất thịt gia cầm. Điều đó đưa đến việc xuất khẩu gia cầm của châu Âu ngày

càng tăng và từ năm này đến năm khác càng nhận thêm được sự phổ biến lớn hơn và số lượng người

tiêu dùng có ý thức lựa chọn chất lượng Âu châu.

Tiêu chuẩn Âu châu về sản xuất gia cầm.

Các nhà sản xuất gia cầm của liên minh phải tuân thủ các quy định pháp luật châu Âu, mà đang được

coi là một trong những quy chế nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Chính sánh an toàn thực phẩm như thế

bắt đầu từ quan điểm được biên soạn trước đó „ từ đồng ruộng đến bàn ăn” ,đảm bảo mức an toàn

cao trên tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất và phân phối. Bằng những "dấu chỉ đường" căn bản

quan trọng nhất định nghĩa các đòi hỏi liên quan đến tất cả các giai đoạn quá trình sản xuất cùng với

chất lượng và an toàn sức khỏe của thịt là:

Những nguyên tắc chung của luật thực phẩm hiện hành có trong Quy định (WE) số 178/2002)

Quy chế vệ sinh (Quy định số 852/2004, 853/2004, 854/2004), quy định trách nhiệm trong đó

cho nhà sản xuất áp dụng hệ thống sử dụng phương pháp HACCP (Phân tích mối đe dọa và

điểm kiểm tra nguy kịch)

Mức độ ô nhiễm đồ thực phẩn cho phép xác định trong Quy định (WE) số

396/2005,1881/2006,37/2010

Những tiêu chuẩn vi sinh xác định trong Quy định (WE) số 2073/2005

Pháp luật về lĩnh vực sức khỏe của gia súc ( Quy định (WE) số 429/2016) và vệ sinh và nhãn

hiệu thức ăn cho gia súc ( Quy định (WE) số 183/2005 và 767/2009)

Những tiêu chuẩn sản xuất gia cầm ở EU đòi hỏi áp dụng bởi tất cả mọi thành viên tham gia dây chuyền

sản xuất,ngoài những đòi hỏi trên, phải áp dụng cả các nguyên tắc GMP (Thực hành Sản xuất Tốt), GHP

Page 10: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

10

(Thực hành Vệ sinh Tốt) cùng với GAP (Thực hành Nông nghiệp Tốt). Việc tuân thủ bởi nhà sản xuất

pháp luật và nguyên tắc trên cho người mua chắc chắn họ sẽ nhận được thịt gia cầm hoàn toàn an

toàn.

Việc các hệ thống tự lựa chọn quản lý chất lượng áp dụng rộng rãi cũng ảnh hưởng tới chất lượng cao

của thịt gia cầm sản xuất trong LIên minh Châu ÂU. Trong tình huống này ngoài sự kiểm tra của chính

quyền, thực hiện bởi thanh tra thú y độc lập,những người mua thịt có thêm đảm bảo chất lượng được

cấp bởi các đơn vị cấp chứng chỉ chuyên môn không phụ thuộc vào nhà sản xuất. Trong nhóm những

hệ thống có tính quốc tế này như IFS,BRC, hay QS cũng có hệ thống sáng tạo ở Ba Lan QAFP – Quality

Assurance for Food Products.

Vai trò của Ủy ban Châu Âu về việc An toàn Thực phẩm (EFSA)

Vào năm 2002 ở Liên Minh Âu châu đã chấp nhận quy định chung của luật thực phẩm (Quy định (EU)

số 178/2002) đã sắp đặt khuôn khổ cho hệ thống xác định chính xác theo dõi thực phẩm ở EU. Lúc đấy

cũng đã có thành lập ra Ủy ban Châu Âu về việc An toàn Thực phẩm, mà nhiệm vụ của nó là đưa đến

sự đảm bảo ở mức cao nhất thông tin khoa học cho tất cả mọi đối tượng tham gia trên thị trường thực

phẩm, điều đó trực tiếp tác động đến an tòan và chất lượng thực phẩm sản xuất ở UE. EFSA trong hoạt

động của mình định hướng với sự mở mang, trong sạch cùng với khả năng phản ứng nhanh, thực hiện

vai trò của cơ quan tư vấn, chuyên môn, chẳng hạn trong việc đánh giá nguy biến trong sản xuất. Những

đánh giá đó cho phép cơ quan quản lý các nguy biến ở Liên minh Châu Âu (Ủy ban Châu Âu, Quốc hội

Châu Âu cùng với các quốc gia thành viên EU) quản lý việc kiểm tra quá trình đưa ra quyết định điều

tiết, quá trình hình thành chính sách cùng với đưa ra các hoạt động đối phó và kiểm tra. Chìa khóa

thành công của EFSA là sự giao tiếp mạnh giữa các phía cùng tham gia, cả trên mặt bằng của EU nói

chung, cũng như của các quốc gia thành viên nói riêng. Sự hợp tác với các cơ quan của các quốc gia về

vấn đề an toàn thực phẩm bao gồm trong đó có các hoạt động khoa học, lưu trữ các thông tin, theo

dõi và giao thông liên lạc. Ủy ban Âu châu về vấn đề an toàn thực phẩm (EFSA) cũng cung cấp các nhận

xét khoa học khách quan về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cùng với thực hiện hàng loạt phân tích

khoa học nhằm mục đích đánh giá nguy biến liên quan đến một số nguy hiểm cụ thể. 12

12 “Bảo vệ khoa học thực phẩm sử dụng bởi người tiêu dùng” xuất bản EFSA

Page 11: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

11

Chính sách „từ đồng ruộng đến bàn ăn”.

Chính sách của liên minh phần lớn dựa trên việc kiểm tra triệt để dây chuyền sản xuất, mà cơ sở của

nó là, như đã kể trên,chính sách mang tên „từ đồng ruộng đến bàn ăn”. Chính sánh dựa trên nhận

dạng toàn phần (traceability) các sản phẩm lương thực, trong đó có thịt gia cầm. Điều đó có nghĩa khả

năng xác nhận lịch sử của nguyên liệu và của mỗi một giai đoạn sản xuất bằng cách để có thể theo dõi

liên tục được cả quá trình sản xuất của mỗi lô sản phẩm được đưa đến bàn ăn của người tiêu dùng.

Trong trường hợp nghạch gia cầm việc theo dõi tiến hành từ ngày con chim sinh ra. Kiểm tra việc chăn

nuôi chúng cùng với tình trạng sức khỏe cho đến tận ngày sát mổ và chế biến, có mục đích bảo đảm

an toàn sức khỏe trên mọi giai đoạn sản xuất gia cầm và kết quả cuối cùng– tạo ra cơ sở để giữ an toàn

thực phẩm của xã hội. Khả năng xác định những mắt xích tiếp theo của dây chuyền sản xuất là một

trong những đòi hỏi cơ bản của của pháp chế EU và được biết như là „one-step-backward, one-step-

forward”. Mỗi một nhà sản xuất của liên minh phải chỉ ra được những người cung cấp hàng của mình

và cho thông tin ai là người mua sản phẩm hay là nguyên liệu của mình. Nhờ chính sách này, Châu Âu

là vùng , mà ở đấy những thực hành liên quan với hệ thống truy tìm nguồn gốc thực phẩm ở mức rất

cao. 13

Đảm bảo an toàn thực phẩm được sản xuất có thể có nhờ vào việc thực hiện rộng rãi hệ thống quản lý

chất lượng và an toàn trong các xí nghiệp thịt của Châu Âu. Hệ thống mấu chốt an toàn thực phẩm, bắt

nguồn từ những quy trình NASA, là hệ thống HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points).

HACCP, nhờ sự kiểm tra liên tục quá trình sản xuất bằng cách xác định và theo dõi các Điểm Kiểm tra

nguy kịch (CCP), là công cụ có hiệu quả cho phép loại trừ những sai sót trên mỗi giai đoạn của quá trình

sản xuất. Tổ hợp của HACCP, các hệ thống quy định còn lại – như GHP (Good Management Practices)

và GMP (Good Hygiene Practices) cùng với các hệ thống tự lựa chọn đang được thực hành trong phần

lớn các xí nghiệp gia cầm lớn đang xuất khẩu gia cầm ra ngoài biên giới EU, thí dụ như tiêu chuẩn mạng

lưới IFS(International Food Standard) hay BRC(British Retail Consortium) hoặc QAFP (Quality Assurance

for Food Products) đảm bảo tối đa mức an toàn cao của sản xuất gia cầm. Quá trình phân phối cũng

nằm trong hệ thống chất lượng. Đòi hỏi theo dõi con đường của sản phẩm từ xí nghiệp đến điểm bán

13“ Dobrydrob.pl, http://www.dobrydrob.pl/bezpieczny-drob/kontrola-pola-stolu/

Page 12: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

12

cùng với đòi hỏi về nhiệt độ được xác định rõ ràng cho các sản phẩm thực phẩm, ép buộc những nhà

phân phối phải đảm bảo quy trình làm lạnh. Chính sách „từ đồng ruộng đến bàn ăn” bao gồm cả đóng

gói và dán nhãn mác cho sản phẩm. Trên mác của thịt gia cầm bắt buộc phải có những thông tin như

sau: tên của thịt / phần thịt, loại thịt theo pháp luật quy định, tình trạng nhiệt độ,nguồn gốc của nguyên

liệu, ngày có giá trị sử dụng, điều kiện bảo quản, mã số của lô sản phẩm, dữ liệu của nhà sản xuất hoặc

nhà phân phối và số nhận dạng của xí nghiệp do cơ quan thú y quốc gia độc lập cấp sau khi thỏa mãn

tất cả các yêu cầu trong phạm vi điều kiện sản xuất và an toàn sản phẩm được xác định, chẳng hạn như

trong nhóm quy chế vệ sinh .Theo đúng pháp luật- thì việc đánh dấu sản phẩm cho phép hoàn toàn

truy tìm được nguồn gốc của nó và trong trường hợp phát hiện được bất kỳ một nguy biến nào sẽ cho

phép thu hồi ngay lập tức sản phẩm đang nằm trên các giá trưng bày của cửa hàng.

Hệ thống QAFP đặt điều kiện cho các đối tượng đưa thịt vào thị trường, áp dụng bao bì đơn chiếc, với

đánh dấu đầy đủ toàn bộ sản phẩm đến tận lúc người tiêu dùng sử dụng nó. Điều đó cho bảo hành sự

định dạng hoàn toàn không chỉ ở giai đoạn bán (như trong trường hợp bán thịt theo cân), mà còn đến

lúc sử dụng sản phẩm trong gia đình.

Nhờ thực hiện các hệ thống chất lượng cùng bổ xung cho nhau trong các xí nghiệp thịt liên minh, người

tiêu dùng không những chỉ nhận thịt gia cầm an toàn, mà còn nhận được sản phẩm chất lượng cao,

đặc trưng bởi những giá trị dinh dưỡng, ẩm thực và hưong vị tuyệt vời. Sự tiến triển của các nhà sản

xuất thực phẩm châu Âu trên tinh thần của tư tưởng „từ đồng ruộng đến bàn ăn” cùng với trách nhiệm

chung của những đối tượng tham gia vào dây chuyền sản xuất, đảm bảo độ an toàn cao cho thực phẩm

được sản xuất, đồng thời cho bảo hành thịt gia cầm được bảo hành chất lượng cao , mà trong trường

hợp những sản phẩm với mác hiệu QAFP phản ánh trong những đặc thù giác quan, như màu, không có

sơ, không dị dạng , hay đọng máu.

Những sản phẩn được chứng nhận bằng mác hiệu QAFP, sự đặc biệt của mình dựa trên bảo

đảm chất lượng cao, tính ổn định và an toàn trong cả toàn bộ dây chuyền sản xuất. Hệ thống

được giữ gìn trên tinh thần với cách nhìn toàn diện về chất lượng và an toàn của sản phẩm nông

nghiệp-thực phẩm và tiêu chuẩn hóa cả con đường mà thực phẩm trải qua từ người nông dân

đến người tiêu dùng.

Đối xử nhân đạo với gia súc là gốc của chất lượng sản phẩm.

Page 13: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

13

Những quy chế của liên minh về vấn đề đối xử nhân đạo với gia súc có hai cơ sở .Thứ nhất là từ sự

quan tâm về sản xuất thịt đạo đức và nhân đạo. Tuy vậy điều quan trọng nhất là việc đối xử nhân đạo

với gia súc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thịt được sản xuất. Quy định của liên minh bảo

đảm cho các con chim có số lượng thức ăn và nước thích ứng, giới hạn tối đa những sự khó chịu, đau

đớn, thương tích và bệnh tật, và như vậy giảm thiểu tất cả các yếu tố gây ra sự căng thẳng của gia súc.

Các quy chế pháp lý trong lĩnh vực đối xử nhân đạo với gia súc bao gồm cả việc chăn nuôi, nuôi dưỡng,

vận tải đến lò mổ cũng như điều kiện giết mổ. Nhờ đó gia cầm có một khoảng không đảm bảo đủ để

lớn và phát triển trong điều kiện nhân đạo – với ánh sáng thích hợp và thông hơi và độ ẩm không khí

được xác định theo tiêu chuẩn về độ ẩm, ô nhiễm và bụi bặm.

Điều kiện cần thiết của hệ thống QAFP là tuân thủ các điều kiện :

-Những đòi hỏi quy trình của hệ thống bảo đảm chất lượng thực phẩm QAFP xác định nguyên tắc chiều

ngang trong hoạt động của nó và có những chỉ tiêu về nhập vào, tham gia, mối quan hệ giữa các đối

tượng tham gia trong hệ thống cùng trách nhiệm và quyền hạn của mình.

-Những tập san chuyên ngành của Hệ thống Bảo đảm chất lượng thực phẩm QAFP dành cho những

sản phẩm cụ thể và có những tiêu chí cho việc sản xuất sản phẩm đó như để kho, đóng gói và đưa vào

thị trường.

Cũng như quy trình cho gia cầm ăn cũng được thực hiện theo đúng với quy định của pháp luật: thức

ăn phải được sản xuất từ nguồn gốc đã được xác nhận, việc sử dụng nó phải được ghi chép, thành

phần, giá trị dinh dưỡng và số lượng phải được sử dụng theo tuổi của gia súc.

Trong việc cho gia cầm ăn, theo đúng với pháp luật, bị loại trừ việc sử dụng các chất kháng sinh, điều

đó nâng cao thịt gia cầm của châu Âu trên thị trường thế giới và là điều thể hiện chất lượng và an

toàn của nó. Trường hợp đặc biệt phải sử dụng các hóa dược chữa bệnh gia súc – tuy vậy lúc đó vấn

đề chữa bệnh được tiến hành dưới sự kiểm tra nghiêm ngặt của bác sỹ thú y , đảm bảo thời gian

ngưng thuốc tương ứng cho từng loại thuốc đã được dùng. Tuân thủ thời gian ngưng thuốc bảo

đảm làm sạch cơ thể của chim khỏi các tồn đọng của kháng sinh xuống dưới mức cho phép bởi

những quy định của liên minh.

Page 14: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

14

Tiêu chuẩn pháp luật của liên minh cũng xác định rõ điều kiện vận tải gia cầm đến lò mổ cùng những

điều kiện xử sự với chim ở lò mổ làm sao mức độ căng thẳng của động vật là tối thiểu, điều đó có ảnh

hưởng quan trọng tới chất lượng thịt gia cầm có được.

Tôn trọng môi trường

Điểm quan trọng nhất trong sản xuất thịt gia súc về vấn đề môi trường là sử dụng các tài nguyên trong

tự nhiên: năng lượng và nước, cũng như thải rác bẩn. Không khí, đất đai, nước và cây cối có thể bị ô

nhiễm bằng các chất thải ra môi trường và các chất hóa học – liên quan đến thí dụ như sự ô nhiễm đất

bằng các kim loại hoặc các chất độc do một số loại nấm gây ra. Các cơ quan liên minh, thí dụ như Ủy

ban Âu châu về vấn đề An toàn Thực phẩm (EFSA) chịu trách nhiệm lưu ý đến khả năng ảnh hưởng của

dây chuyền thực phẩm đến trạng thái hệ thống sinh thái và thải các chất bẩn vào tầng khí quyển. EU

cũng tiến hành đánh giá nguy cơ môi trường đối với trồng trọt các cây trồng được biến đổi gen, cũng

như các loại thuốc trừ sâu và thành phần phụ của thức ăn gia súc.14 Đây là cơ sở để tạo nên các quy

chế pháp lý của liên minh nhằm ràng buộc tất cả các thành viên tham gia dây chuyền sản xuất gia súc

ở EU.

Những yêu cầu cụ thể liên quan đến các giai đoạn sản xuất gia cầm.

Sản xuất thịt có nguồn gốc từ các loại chim nuôi được củng cố bằng một loạt các quy định cụ thể liên

quan đến ngạch này. Nhờ đó thịt sản xuất ở EU có chất lượng ổn định cao, bắt đầu từ sự an toàn của

sản phẩm, đến đặc thù cảm quan: mềm tự nhiên, dòn và cuối cùng là ngon. Tất cả các phần của dây

chuyền sản xuất gia cầm đều được giám sát chặt chẽ của ủy ban: từ bác sỹ của xí nghiệp, qua cơ quan

thú ý khu vực (ví dụ cấp huyện), đến tận bậc cấp bộ – Bác sỹ Thú y Trung ương.

Kèm theo từng bước một trong sản xuất gia cầm của liên minh, thỏa mãn những yêu cầu được xác

định trong những tiêu chuẩn chất lượng bắt buộc và tùy chọn, cần phải chú ý đến các nội quy và bảo

đảm sau đây,làm cho đơn chào hàng của gia cầm châu Âu, đặc biệt là gia cầm được sản xuất trong hệ

thống chất lượng như QAFP trội hơn đơn chào hàng của các nhà sản xuất còn lại trên thế giới:

14 „Bảo vệ khoa học thực phẩm bởi người tiêu dùng”- tập san EFSA

Page 15: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

15

Điều kiện chăn nuôi. Duy trì đối xử nhân đạo với gia súc là một trong những nguyên tắc đầu

tiên của chính sách sản xuất của EU trong phạm vi gia súc nuôi. Pháp luật đã xác định trong đó:

diện tích chuồng tương ứng, nhiệt độ và độ ẩm không khí, cách thắp sáng. Mặt bằng, nơi mà

các con chim sống, cần phải được trang bị hệ thống thông hơi tương ứng cho phép luồng

không khí đúng cách và loại trừ nguy cơ cư trú của các vi trùng. Toàn bộ quá trình chăn nuôi

gia súc được tiến hành dưới sự giám sát của Thanh tra thú y. Trong trường hợp điều trị kháng

sinh cho đàn thì việc chữa bệnh được tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sí thú y và

phải duy trì thời gian ngưng thuốc phù hợp nhằm hủy bỏ tồn đọng hoạt chất khỏi bắp thịt của

chim được đưa đến lò mổ. Mỗi nhà chăn nuôi hoạt động trong hệ thống QAFP có trách nhiệm

ghi chép và lưu tài liệu cần thiết để giữ quy trình chăn nuôi trong hệ thống QAFP và chịu sự

kiểm tra đột xuất ( hoặc báo trước một thời gian không nhiều ) , tối thiểu một lần trong một

năm, cho toàn bộ chuỗi hoạt động được cấp chứng chỉ của mình .

Nuôi dưỡng. Tất cả các thức ăn để cho gia cầm ăn trong trại chăn nuôi đều phải có chứng chỉ

tương ứng. Các con chim sẽ được thức ăn theo đúng với từng giai đoạn phát triển của nó, có

giá trị năng lượng phù hợp, hàm lượng đạm có mức hấp thụ cao cùng với các thành phần sinh

tố-khoáng chất. Thức ăn pha chế như vậy đảm bảo được sự sinh trưởng hợp lý và chất lượng

thịt có được.Cần phải nhấn mạnh là trên lãnh thổ EU phát luật cấm đưa vào thức ăn cho gia

súc các chất hóc môn hay kháng sinh kích thích phát triển. Áp dụng thức ăn chữa bệnh trong

trường hợp bệnh diễn ra theo quy định và dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ thú y. Trong hệ

thống QAFP, những thành phần thêm vào thức ăn ở dạng tổ hợp khoáng chất hay vitamin bị

sự kiểm tra đặc biệt dưới góc diện cấm dùng chất không được khuyến khích.

Thu mua gia cầm. Trong vòng 14 ngày trước thời hạn mổ thịt, quy định của liên minh đòi hỏi

tiến hành khám nghiệm đàn gia cầm để tìm sự tồn tại của vi khuẩn Salmonella. Trước khi bàn

giao gia súc đến mổ thịt , cần thiết phải cung cấp cho lò mổ , thông tin về dây chuyền đàn gia

cầm được chăn nuôi. Tài liệu này có mọi thông tin về ăn uống, khám nghiệm theo dõi, các

chương trình tiến hành kiểm soát và kiểm tra,và cả bệnh và chữa bệnh gia súc có thể có. Mỗi

lần gửi gia cầm đến lò mổ cũng kèm chứng chỉ sức khỏe do bác sĩ thú y nhà nước kí. Văn bản

này là bắt buộc, cho phép đưa lô gia cầm sống đến lò mổ. Chỉ có gia cầm đã nuôi theo đúng

Page 16: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

16

những nguyên tắc QAFP mới được dành cho sản xuất sản phẩm gia cầm cuối cùng có chứng

chỉ bằng mác hiệu QAFP.

Vận tải. Điều kiện vận chuyển gia súc chăn nuôi đã được xác định rất kỹ càng bằng Quy định

(WE) số 1099/2009. Những đòi hỏi này để tránh sự đau đớn cho gia súc, sự tăng căng thẳng

trước khi mổ và bảo đảm chất lượng phù hợp của thịt qua việc giảm các nguy cơ có thể xuất

hiện do lỗi công nghệ. Nó bao gồm , như thời gian vận chuyển cho phép dài nhất, tuyến đường

dài nhất (xác định bằng km), điều kiện bên trong của xe tải. Trong trường hợp xuất hiện sự cố

kĩ thuật hoặc xuất hiện điều kiện thời tiết khắc nghiệt, xe tải cùng với gia cầm chưa được bốc

xuống cần phải được đưa đến chỗ có mái che với khả năng thông hơi thích ứng. Kho bốc dỡ

gia cầm cần phải được che tối và thông khí thích hợp.

Điều kiện chung của làm thịt. Lò mổ phải được cơ quan Thanh tra Thú y có thẩm quyền phê

chuẩn và dưới sự giám sát của họ. Toàn bộ quá trình làm thịt phải đúng với các quy định đối

xử nhân đạo với gia súc, nhất là việc bảo vệ gia cầm trước các kích động quá mức, căng thẳng,

đau đớn và khổ sở.

Cắt tiết. Trong trường hợp gia cầm đào bới mổ thịt ở công nghiệp lớn thì sử dụng phương

pháp cắt ngoài, bằng cách cắt mạch máu, tĩnh mạch và động mạch nằm dưới da cổ, ở ngay

cạnh sát dưới đầu của chim. Cắt ngoài này có thể được thực hiện bằng dụng cụ tự động cắt

các mạch máu cổ hoặc được cắt bằng tay.

Nhúng lông. Các thông số nhúng lông gia cầm cần phải được điều chỉnh bằng hướng dẫn, nó

xác định cụ thể thời gian và nhiệt độ nhúng. Nhiệt độ nhúng cho hệ thống nước đối với gà

thường là 55°C.

Móc lòng gia cầm. Móc lòng là cắt da và lớp bụng cùng với moi nội tạng của thân và cần phải

được thực hiện ngay lập tức sau khi kết thúc quá trình nhổ lông. Trên dây chuyền móc lòng

cần phải có chỗ riêng để tiến hành khám nghiệm gia cầm cả con sau khi mổ và các bộ phận nội

tạng của gia cầm. Dụng cụ và dao sử dụng để móc lòng phải được sử lý vô trùng. Giai đoạn này

của sản xuất thịt gia cầm chỉ có thể được thao tác bởi các nhân viên chuyên nghiệp với sự đảm

bảo nguyên tắc GMP và GHP.

Page 17: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

17

Pha chế thân thịt gia cầm sau mổ. pha chế sau khi mổ thịt kết thúc ở bộ phận móc lòng cần

phải cho số thịt sạch sẽ không bị bẩn bên ngoài. Sau khi kết thúc giai đoạn này sẽ thực hiện

khám nghiệm thân thịt sau mổ. Các thân thịt bi nghi ngờ có xuất hiện bệnh phải được cách

ly ngay lập tức với thịt tốt.

Khám nghiệm thú y. Các cơ quan Thanh tra Thú y thực hiện giám sát sự an toàn của thực phẩm

trong các xí nghiệp đã được công nhận, còn phạm vi nhiệm vụ và trách nhiệm của họ trong

phạm vi giám sát các xí nghiệp được xác định cụ thể trong các quy định của Liên minh Châu Âu

cùng với quy định của nước sở tại.

Làm lạnh thịt. Thịt cả con được làm lạnh nhanh đến nhiệt độ không quá 40C. Trong trường

hợp gửi đi xuất khẩu cho phép sử dụng cách được gọi là giảm nhiệt độ sâu đến nhiệt độ -2°C.

Để làm lạnh thịt cả con trong các buồng hoặc hầm riêng thì sử dụng phương pháp làm lạnh

không khí hoặc phun – không khí, đảm bảo giảm nhanh nhiệt độ của thịt cả con. Quá trình làm

lạnh được giám sát tự động và ghi lại bằng hệ thống điện tử đo nhiệt độ không khí trong các

khoang.

Hệ thống chất lượng được lựa chọn, thí dụ như QAFP, nhưng cả các hệ thống được các mạng lưới

thương mại áp dụng, trong giai đoạn này của sản xuất bao gồm các yếu tố phụ, thí dụ như đo nồng độ

pH của thịt đã làm lạnh. Theo đúng với tiêu chí của tiêu chuẩn QAFP giá trị pH của thịt nằm giữa từ

5.8 đến 6.0, mà cần phải đạt được trong thịt lườn trong vòng 10 giờ kể từ lúc làm thịt, điều đó bảo

đảm chất lượng cao của nguyên liệu nhận được.

Kiểm tra chất lượng thịt cả con và các thành phần của gia cầm - cơ sở đơn hàng chủng loại

Gia cầm chuẩn bị đưa ra bán được phân loại xác định theo những thông số cụ thể, nó có thể là cơ sở

xác định đòi hỏi chất lượng của gia cầm trong đơn chào hàng. Trong phạm vi của Liên minh Châu Âu

đối với thịt gia cầm cả con và các thành phần của gia cầm, áp dụng hai hạng chất lượng thương mại.

Việc kiểm tra thịt và thành phần của gia cầm bao gồm cả các đặc tính cảm quang như màu của thịt và

da cùng với sự hiện diện xuất huyết, khi mà sự xuất hiện chúng sẽ làm giảm chất lượng thương mại

của thịt. Quy định (WE) số 543/2008 xác định những đòi hỏi chất lượng chung cho gia cầm sản xuất

Page 18: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

18

trên lãnh thổ UE. Kết quả của kiểm tra chất lượng cần phải được ghi chép lại và có thể yêu cầu các nhà

giao hàng cho xem15

Phân hạng chất lượng diễn ra trước quá trình đóng gói và/hoặc làm đông lạnh. Thịt được phân hạng

tùy theo mức độ bắp thịt, mỡ, màu da, độ kĩ lưỡng vặt lông, sự tồn tại có thể những hư hỏng do va

đập .

Mỗi xí nghiệp làm thịt gia cầm có trách nhiệm có hướng dẫn và tuân thủ hướng dẫn chia thịt ra các

thành phần, xác định cách chia và thành hình trong những bao bì đơn chiếc hay trong những phần

đóng đông lạnh, phân loại theo cân nặng cùng với các tính chất như: cấu trúc của thành phần, tỷ lệ

phần thịt so với phần mỡ, màu của da. Trong hướng dẫn cũng cần phải có thông tin cho những sai số

cho phép.

Đặc biệt hệ thống QAFP có danh mục chi tiết những đòi hỏi về các đặc thù của sản phẩm mà nó phải

được thỏa mãn, để nhà sản xuất có thể kí hiệu thịt bằng mác hiệu QAFP. Kiểm tra chất lượng thịt ẩm

thực từ gà và gà tây cùng với thịt cả con và các thành phần ngỗng non lúa mạch Ba lan được phân

hạng cho sản xuất sản phẩm cuối cùng với mác hiệu QAFP chỉ được tiến hành bởi nhân viên đã được

huấn luyện trong hệ thống.

Làm đông lạnh thịt coi như cách kéo dài thời hạn sử dụng.

Làm đông lạnh là biện pháp được sử dụng rộng rãi để kéo dài thời hạn có giá trị sử dụng của thịt gia

cầm. Phương pháp này không đòi hỏi cho thêm những thành phần bên ngoài hay xử lý nhiệt. Công việc

đó cho phép vận chuyển thịt đi xa, ví dụ sang các nước Châu Á hay là Trung cận Đông và lưu trữ an

tòan và lâu dài trong kho. Trên lãnh thổ của Liên minh Châu Âu sử dụng các biện pháp làm đông lạnh

hiện đại, đảm bảo hoàn toàn an toàn thực phẩm bảo quản. Thông số mấu chốt để bảo đảm được chất

lượng của thịt đông lạnh là tốc độ làm đông lạnh. Bên cạnh các phương pháp cổ truyền làm đông lạnh

gia cầm trên địa phận của Liên minh thì càng ngày càng phổ biến việc sử dụng hệ thống sử dụng khí

nitơ lỏng. Vì lẽ nhiệt độ cực kỳ thấp, nitơ lỏng cho phép hệ thống đông lạnh làm lạnh thực phẩm chỉ

trong thời gian vài phút, nhờ vậy việc đông lạnh là phương pháp đặc biệt tốt để cho phép bảo đảm giữ

15 TẬP SAN CHUYÊN NGÀNH THỊT CẢ CON,CÁC BỘ PHẬN VÀ THỊT GÀ, GÀ TÂY VÀ NGỖNG NON LÚA MẠCH BA LAN.Những đòi hỏi sản xuất và chất lượng

Page 19: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

19

đặc tính cảm quang của gia cầm.16 Trong hệ thống QAFP đòi hỏi để việc làm đông lạnh tiến hành trong

thời gian nhanh nhất hạ đến nhiệt độ tối thiểu -18 0 C

Đóng gói

Giai đoạn cuối cùng để chuẩn bị sản phẩm gửi đi là đóng gói. Đóng gói, cả đóng gói đơn chiếc, cũng

như gói sỉ, cần phải được thực hiện theo đúng với quy định của liên minh, trong nhiệt độ được kiểm

tra và môi trường sạch sẽ không có vi khuẩn. Các phương pháp thường dùng nhất đóng gói đơn chiếc

là đóng gói trong khí quyển biến đổi MAP cùng với chân không, hay thường gọi là vacuum (đóng gói

chân không ). Đóng gói loại này bảo quản có hiệu quả tránh được thịt bị khô, tránh sự phát triển của

các vi sinh vật, bảo đảm được độ tươi và giữ được đúng màu sản phẩm.

Hệ thống QAFP đòi hỏi gia cầm có chứng chỉ này được đóng gói đúng quy cách. Điều đó có hai lý do -

cả hai đều vì sự an toàn của sản phẩm: bao bì đảm bảo bảo vệ thịt khỏi bị nhiễm lại các vi khuẩn và

va đập cơ học đồng thời kéo dài thời gian giữ thịt tươi ngon. Bao bì đơn chiếc có mác cũng cho

người tiêu dùng biết thông tin cần thiết về nguồn gốc thịt và hạn sử dụng nó.

Những việc nghiên cứu đóng gói gia cầm với sử dụng vacuum và MAP đã được tiến hành, và cũng sử

dụng phương pháp áp xuất cao, những cách này cho phép giữ gìn độ tươi trong vận chuyển đường bộ

(thí dụ như tàu hỏa Châu Âu – Trung Quốc). Hiện tại kết quả mỹ mãn nhất đạt được cho thịt rút xương

(ví dụ miếng thịt không xương, không da). Trong trường hợp thịt có xương thì xuất hiện nguy cơ lớn

hơn do sự phát triển của vi khuẩn.

Đóng mác sản phẩm

Trên các bao bì thịt gia cầm được sản xuất ở các nước của Liên minh có thông tin đầy đủ về sản phẩm.

Thông tin bao gồm tên của sản phẩm, hạng chất lượng thương mại, trạng thái nhiệt độ, số của lô hàng,

thời hạn có giá trị sử dụng, điều kiện bảo quản, trọng lượng không bì, cách sử dụng, nước xuất xứ của

sản phẩm, cách đóng gói sản phẩm, ký hiệu thú y cùng với dữ liệu của nhà sản xuất hoặc nhà phân

phối. Trên các mác hiệu cũng phải có thông tin về hệ thống chất lượng được áp dụng ,ví dụ như ký hiệu

QAFP.

16 Czesław Brzozowski, dobrydrob.pl

Page 20: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

20

1c. VAI TRÒ CỦA CÁC HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG ÂU CHÂU, TRONG ĐÓ CÓ CHƯƠNG

TRÌNH THỰC PHẨM ĐƯỢC BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG QAFP

Các sản phẩm thực phẩm được sản xuất ở Liên minh Châu Âu cần phải phù hợp với pháp luật của Liên

minh Châu Âu, mà mục đích đặt trên hàng đầu của mình là đảm bảo an toàn thực phẩm và môi trường.

Các hệ thống được áp dụng đúng với pháp luật hiện hành bảo đảm an toàn, trực tiếp ảnh hưởng đến

chất lượng của thực phẩm. Nhằm mục đích có thêm bảo đảm chất lượng thịt gia cầm, được thành lập

thêm những hệ thống tự lựa chọn quản lý chất lượng thực phẩm. Những hệ thống này buộc các nhà

sản xuất tôn trọng các tiêu chuẩn có thêm trên mỗi một giai đoạn của sản xuất. Chương trình Đảm Bảo

Chất lượng Thực phẩm QAFP (t. Anh: Quality Assurance for Food Products), mà từ năm 2010 được

thực hành trên thị trường gia cầm, bao gồm thịt, các bộ phận và thịt ẩm thực từ gà, gà tây và ngỗng

non Ba Lan cùng với các loại xúc xích gia cầm, chính là chương trình như vậy. Trong việc thành lập lên

hệ thống đã có sự tham gia của các chuyên viên khoa học lỗi lạc từ các trường đại học ở Ba Lan. Hệ

thống được phát triển không ngừng trong mục đích liên tục nâng cao hiệu quả và thích ứng với thay

đổi công nghệ sản xuất và làm mở mang thêm kiến thức khoa học. Hệ thống QAFP bao gồm tất cả các

giai đoạn sản xuất: từ đồng ruộng lên đến bàn ăn (nông trại, cho ăn, đối xử nhân đạo, làm thịt, chế

biến và đóng gói, bảo quản).

Hệ thống QAFP có đặc tính bởi sự rõ ràng của các nguyên tắc – có các chỉ tiêu được xác định cụ thể

cho mỗi một giai đoạn sản xuất, được miêu tả trong các bản hướng dẫn và tập san chuyên ngành. Các

đơn vị cấp chứng chỉ thực hiện không chỉ là vai trò kiểm tra, mà còn tư vấn, phục vụ bằng kiến thức và

kinh nghiệm cho các đối tượng đến tham gia trong hệ thống.

Trong nền tảng của hệ thống có đặt giả thiết rằng mỗi yếu tố của quá trình sản xuất trên từng giai đoạn

của mình có ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Bởi vì vậy sự kiểm tra chặt chẽ gia

cầm trên từng giai đoạn của sản xuất, các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng thịt được ký hiệu bằng

chứng chỉ QAFP cùng với việc xác minh thường xuyên và tỉ mỷ việc tuân thủ những tiêu chuẩn của hệ

thống bởi các doanh nghiệp liên kết trong đó là nền tảng của Chương trình Đảm Bảo Chất lượng Thực

phẩm.

Quá trình cấp chứng chỉ QAFP

Page 21: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

21

Để có chứng chỉ QAFP các nhà sản xuất phải thỏa mãn một loạt tiêu chuẩn được miêu tả cụ thể và trải

qua tốt đẹp quá trình cấp chứng chỉ bởi một trong 3 tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ. Để sản

phẩm có chứng chỉ nhất thiết phải quan tâm tới tất cả các mắt xích của dây chuyền sản xuất trong hệ

thống này.

Sự tham gia vào hệ thống QAFP buộc các nhà sản xuất trong đó chịu sự kiểm tra và thanh tra thường

xuyên, bắt buộc, tiếp theo được phân tích kỹ lưỡng và được lập hồ sơ tài liệu. Việc xác minh bao gồm

sự chuẩn xác áp dụng những tiêu chí của QAFP, cũng như cả việc sử dụng chứng chỉ và biểu tượng. Hệ

thống này trong phạm vi của mình, bao gồm tất cả các giai đoạn sản xuất gia cầm: từ cho gia súc ăn và

điều kiện chăn, nuôi chúng, qua vận chuyển, làm thịt, phân chia, chế biến, đóng gói, đến khi đưa vào

kho và bán nó.

Trong trường hợp phát hiện ra những sai sót trong hệ thống thì các hoạt động sửa chữa được thực

hiện, trong trường hợp những vi phạm nghiêm trọng thì treo quyền sử dụng chứng chỉ

Hệ thống QAFP đòi hỏi cấp lại chứng chỉ hàng năm, mà sẽ tiến hành dựa trên danh sách do cơ quan

cấp chứng chỉ lập và được chấp nhận bởi nhà quản trị của hệ thống (check-list). Kiểm tra bất thường

hoặc được báo trước với thời gian ngắn, không cho phép thực hiện các bước chuẩn bị đối phó nếu xí

nghiệp không thỏa mãn được các tiêu chuẩn của hệ thống QAFP. Việc tổ chức quá trình kiểm tra như

thế bảo đảm là tất cả các tiêu chuẩn được hệ thống xác định đều được tuân thủ trong suốt cả thời gian

sử dụng ký hiệu QAFP bởi các nhà sản xuất.

QAFP – lợi ích cho tất cả mọi thành viên tham gia thị trường

Đánh dấu sản phẩm bằng biểu tượng QAFP đưa lợi ích đến cho tất cả mọi thành viên của thị trường.

Các nhà sản xuất cùng với nhà môi giới đang chào trên thị trường sản phẩm có giá trị cơ bản và giá trị

thặng dư, cho khả năng có thêm lợi nhuận. Chất lượng được bảo hành cao và cố định có thể là thế

mạnh thêm và thuyết phục, mà trên thị trường tiêu chuẩn như thị trường gia cầm, là một giá trị quan

trọng. Sự nhận biết ký hiệu chất lượng QAFP được khuyến mãi rộng rãi cho đảm bảo mức nhận biết

của chính sản phẩm, còn niềm tin vào hệ thống cũng chuyển thành sự tin tưởng vào sản phẩm và nhãn

mác của nhà sản xuất và nhà môi giới.

Page 22: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

22

Người mua hàng và người tiêu dùng được tiếp cận đến thịt và các sản phẩm gia cầm được sản xuất

trong trong hệ thống minh bạch, được cung cấp bởi những nhà cung cấp đáng tin cậy và có thể kiểm

chứng: từ trang trại đến nhà phân phối. Lựa chọn thịt trội hơn bằng chứng chỉ QAFP, người mua nhận

được thêm đảm bảo là mua thịt chắc chắn - luôn luôn có chất lượng ổn định cao, đúng màu sắc và cấu

trúc, độ dòn thích ứng, thơm và ngon miệng.

Hệ thống cũng đưa lại lợi ich cho môi trường – bằng cách đảm bảo tôn trọng các tiêu chuẩn trong lĩnh

vực thải khí và tái sinh các sản phẩm phụ trong cả quá trình sản xuất, do đó môi trường cũng có lợi.

Việc biên soạn hệ thống QAFP, là một trong những hệ thống tự chọn-bên cạnh những hệ thống chất

lượng phổ thông trong Liên minh IFS,BRC.QS- là câu trả lời cho các đòi hỏi cao của người mua trên

thế giới, mà khi sự lựa chọn các đơn chào hàng họ định hướng không chỉ về giá cả và an toàn sức

khỏe của sản phẩm cuối cùng, mà còn là về sự kiểm tra cả quá trình sản xuất thực hiện với sự tôn

trọng việc đối xử nhân đạo với động vật và bảo vệ môi trường, đảm bảo chất lượng cao và ổn định.

2. TÍNH CHẤT CỦA THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

2a. CÁC ĐIỀU KIỆN KINH TẾ VĨ MÔ

Việt Nam là một trong những nước đông dân nhất của thế giới với dân số tính gần 93 triệu người. Dự

tính rằng vào năm 2030 dân số sẽ vượt quá 103 triệu, bên cạnh đấy vẫn còn hơn nửa dân số – 57%

theo dự tính của các chuyên viên United Nations Development Programme, mặc dù dự kiến đô thị hóa,

sẽ vẫn còn sinh sống ở nông thôn. Hiện nay ở địa bàn thành phố có 65,5% công dân sinh sống.Trên nền

của các nước Châu Á vùng bờ biển Thái Bình Dương thì nền kinh tế của Việt Nam mang tính chất cổ

truyền phần lớn từ sản xuất nông nghiệp, mặc dù vậy trong các năm gần đây đã có chuyển hướng sang

công nghiệp và dịch vụ.Trong 10 tháng đầu năm 2018, so với cùng thời gian trong năm 2017, ngành

công nghiệp đã tăng lên 10,4%, còn ngành dịch vụ đã tăng lên 11,4%. Trong 30 năm cuối cùng đã có

những thay đổi quan trọng trong cấu trúc kinh tế Việt Nam. Vào năm 1986 nông nghiệp chiếm -38%

trong giá trị GDP, công nghiệp chiếm 29%, còn dịch vụ chiếm -33%. Nhưng vào năm 2016 tỉ lệ đó đã là

Page 23: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

23

thích ứng -16%; 33% và 41%17. Như vậy nhìn thấy sự chuyển biến của kinh tế Việt nam về hướng cấu

trúc đặc thù cho những nước đang phát triển, nơi mà tỉ lệ trong tạo ra giá trị GDP của nghành nông

nghiệp giảm đi cho sự tăng trưởng tỉ lệ của nghành công nghiệp và nhất là dịch vụ.

Kể từ khi cải cách kinh tế được tiến hành vào năm 1986, Việt Nam là một trong những nước phát triển

kinh tế nhanh nhất ở châu Á. Tổng sản phẩm nội địa brutto trong năm 2017 tăng so với năm 2016

9,05% đạt mức 223,86 tỷ USD và trông đợi rằng vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 271 tỷ USD18. GDP trên

đầu người vào năm 2016 đạt 2.215 USD, còn theo dự tính của General Statistic Office of Vietnam vào

năm 2017 phải đạt được mức 2 389 USD19. Tiếp theo như phỏng đoán của EVBN vào năm 2020 GDP

Việt Nam trên đầu người sẽ đạt giá trị trên 3.000 Euro. 20

Nguồn: General Statistics Office Of Vietnam, dane za 2016 r. (cập nhập: 22.01.2019)

17 Dữ liệu: tổng cục thống kê Việt Nam, https://www.gso.gov.vn (cập nhập: 31.10.2018) 18Dư liệu: Ngân hàng Thế giới (https://data.worldbank.org/country/vietnam (cập nhập 31.10.2018) 19 http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=775 (cập nhập – 31.10.2018) 20EVBN Báo cáo nghiên cứu Kinh tế nông nghiệp: Ngành thịt ở Việt nam, xuất bản 2016

16%

33%41%

10%

GDP at current prices by Economic Sector, 2016

Agriculture, forestry & fishery Industry & construction Service Taxes/subsidies

Page 24: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

24

Trong những năm cuối ở Việt Nam mức thu nhập để điều hành tăng đáng kể và cùng với sự tăng trưởng

GDP trên đầu người, dự đoán nó sẽ tiếp tục tăng trong các năm tiếp.Theo dữ liệu của PwC mediana

thu nhập khả dụng đã tăng lên 46% đến mức ước tính 3 822 USD trên hộ gia đình trong năm 2016, từ

mức 2 613 USD trong năm 2010. Dự đoán là chi phí hộ gia đình sẽ tăng 47% từ 122 tỷ USD trong năm

2017 đến 179 tỷ USD trong năm 202121.Sự tăng trưởng chi phí hộ gia điình được dự đoán trong viễn

cảnh năm 2021 tạo ra khả năng tăng trưởng nhu cầu về hàng hóa có tính cao cấp premium, trong đó

có thực phẩm nhập từ Châu Âu.

Báo cáo của EVBN chỉ ra là trong năm 2015 người Việt đã chi những 42,2% thu nhập của mình vào

những sản phẩm trong hạng mục „thực phẩm, nước uống và thuốc lá” (Food, beverages & tobacco) -

ở tây Âu chỉ số này trong năm 2015 là 6,7%22. Tuy nhiên theo các dự đoán tỉ lệ này sẽ dần dần đi xuống

(đến mức 40,1% trong năm 2019), bên cạnh đó sẽ duy trì xu hướng tăng chi phí vào thực phẩm trong

những giá trị tuyệt đối từ mức 517 EUR trong năm 2014 đến 778 EUR trong năm 2019 – tăng trưởng

lên trên 50% (xem minh họa dưới đây).

Minh họa 1: Cấu trúc chi phi tiêu dùng ở Việt Nam per capita trong những năm 2014-2019

e – ước tính, f – dự đoán

21 Tương lai ASEAN: Viễn cảnh của Việt Nam, PwC (2018) 22 EVBN Báo cáo nghiên cứu Kinh tế nông nghiệp: Ngành thịt ở Việt Nam, xuất bản 2016

Page 25: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

25

Nguồn: EIU, theo: EVBN Research Report Agrobusiness: The Meat Sector in Vietnam, edition 2016

Năm 2012 lần đầu tiên Việt Nam ghi nhận cán cân thặng dư trong ngoại thương hàng hóa, là gần 749

triệu USD. Trong năm 2014 cán cân thặng dư đạt mức đỉnh- gần 2,4 tỉ USD. Tiếp theo trong năm 2015

Việt Nam ghi nhận cán cân thâm hụt trong ngoại thương (-3,8 tỷ USD) để trong năm 2016 lại đạt giá trị

thặng dư bằng 1,6 tỷ USD. Ước tính của General Statistic Office of Vietnam nói rằng trong năm 2017

cán cân trong ngoại thương là 2,9 tỷ USD23. Cần nhận thấy là trong năm 2017, xuất khẩu đánh dấu tốc

độ tăng trưởng mạnh hơn nhập khẩu-tăng trưởng xuất khẩu là 21,2%, trong khi nhập khẩu tăng lên

20,6%24.

Cấu trúc nhập khẩu tương đối ổn định - vì lẽ mức phát triển kinh tế thấp và nhân viên trình độ thấp,

hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là máy móc, thiết bị và sản phẩm điện tử, tiếp theo là

nguyên liệu và nhiên liệu. Ước tính, theo dữ liệu từ năm 2016, là chi phí vật liệu và linh kiện nhập khẩu

là 90% giá trị xuất khẩu hàng hóa sản xuất ở Việt Nam25. Theo dữ liệu ước tính của General Statistic

Office of Vietnam cho năm 2017, nhà cung cấp chính hàng hóa nhập khẩu sang Việt Nam là Trung Quốc

- với tỉ lệ gần 28,4%, giữ vị trí thứ hai , với tỉ lệ hơn 22,1% - là Hàn Quốc. EU -28 là đối tác thương mại

lớn thứ năm của Việt Nam, với tỉ lệ trong tổng giá trị nhập khẩu là 5,7%26. .Những sản phẩm chính nhập

từ EU-28 là sản phẩm công nghệ cao, trong đó có máy móc và thiết bị điện, máy bay, xe cộ và dược

phẩm27.

Từ năm 1995 Việt Nam là thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tổng cộng có 10

thành viên vào Hiệp hội.Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của hiệp hội là tăng tốc phát triển

kinh tế và hợp tác kinh tế. Hoạt động trong phạm vi ASEAN Cộng đồng Kinh Tế (AEC) phải bảo đảm cho

công dân ASEAN tiếp cận đến thị trường mở cửa và hòa đồng với sự tiếp cận cực lớn sản phẩm với giá

cạnh tranh. Các nước ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Liên minh Châu Âu sau USA và Trung

QUốc.

23 Tổng cục thống kê Việt Nam - http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=780 (cập nhập 31.10.2018) 24 Tổng cục thống kê Việt Nam - http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=780 (cập nhập 31.10.2018) 25 EVBN báo cáo Kinh tế nông nghiệp: Ngành thịt ở Việt nam, xuất bản 2016 26 Tổng cục thống kê Việt Nam - https://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=780 (cập nhập: 23.01.2019) 27 http://ec.europa.eu/trade/policy/countries-and-regions/countries/vietnam/ - cập nhập: 23.01.2019

Page 26: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

26

Nếu nói về sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu , thì EU là đối tác thương mại đáng kể của

Việt Nam trong buôn bán hàng hóa, với quay vòng , mà trong năm 2017 đạt mức 47,6 tỉ EURO cùng

với thặng dư lớn trong nhập khẩu từ Việt Nam sang các nước UE (26,4 tỉ EURO).28 . Nhờ Hiệp định

Thương mại tự do ký kết cuối năm 2015 (gọi là EVFTA) ,có khả năng lớn là trao đổi thương mại sẽ tăng

đáng kể. Sau khi hiệp định đi vào thực hiện , mà đã từ đầu năm 2018, Việt Nam gần như bỏ tất cả các

cản trở thuế trong vòng 10 năm, còn EU trong vòng 7 năm. Ngoài ra sẽ ôn hòa đáng kể những cản trở

ngoài thuế, trong đó các vấn đề lên quan đến đấu thầu, cuộc thi, sở hữu v.v. Đây là hợp đồng rộng

nhất trong những hợp đồng về tự do thương mại ký kết bởi EU.

2b. NHU CẦU ĐỐI VỚI GIA CẦM

Tiêu thụ

Gia cầm ở Việt Nam là loại thịt phổ biến thứ hai sau thịt lợn29.Sử dụng thịt gia cầm tăng đáng kể trong

thời gian thập niên cuối, cũng giống như đối với các loại thịt còn lại. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy

do sự tăng trưởng GDP trên đầu người và thu nhập được tự sử dụng của dân chúng, cũng như bằng

các yêu tố xã hội – như ảnh hưởng của nền văn hóa phương tây và áp dụng dần dần kiểu mẫu ẩm thực

của phương tây. Đồng thời bên cạnh sự sử dụng cá nhân cao hơn, mức tăng dân số trong những năm

gần đây là yếu tố thêm cho cho sự tăng trưởng nhu cầu trong nước đối với gia cầm.

Theo dự tính của OECD trong năm 2018 tổng số sử dụng gia cầm ở Việt Nam là 1485,47 nghìn tấn. Dự

đoán rằng đến năm 2027 toàn bộ mức tiêu thụ gia cầm ở Việt Nam sẽ tăng đến 2022,22 nghìn tấn, bên

cạnh đó mức sử dụng theo đầu người là 12,96 kg/người/năm trong năm 2017, tiến tới mức 17,06

kg/người/năm trong năm 202730, điều đó xếp Việt Nam đứng vào vị trí thấp hơn ở Châu Âu, ở đấy mức

tiêu thụ trung bình của một người trong năm 2017 là 24,10 kg/người/năm, còn trong năm 2027 sẽ là

24,70/kg/người/năm31

28Dữ liệu : Hội đồng Châu Âu, 2018 (http://ec.europa.eu/trade/policy/countries-and-regions/countries/vietnam/ 29Dữ liệu : General Statistic Office of Vietnam, 2017, (https://www.gso.gov.vn) (cập nhập: 31.10.2018) 30 OECD-FAO (2018), OECD-FAO Triển vọng ngành Nông nghiệp 2018-2027 31 Báo cáo thường niên a.v.e.c. 2018 Annual Report a.v.e.c. 2018

Page 27: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

27

Nguồn: OECD-FAO (2018), OECD-FAO Agricultural Outlook 2018-2027

2c. SẢN XUẤT NỘI ĐỊA ĐỐI ĐẦU VỚI SỰ LỆ THUỘC VÀO CUNG CẤP BÊN NGOÀI

Sản xuất nội địa

Theo báo cáo của Oriss international ở Việt nam có tận 47% số người lao động làm việc trong nông

nghiệp, còn xếp ở các vị trí tiếp theo là dịch vụ (32%) và công nghiệp (21%)32 .

Ở Việt Nam càng ngày càng sản xuất nhiều thịt hơn, bên cạnh đó tuyệt đối dẫn đầu vẫn là thịt lợn, mà

sản xuất loại thịt này vẫn còn là loại thịt duy nhất đáp ứng nhu cầu hiện tại. Có khác trong trường hợp

thịt bò và gia cầm, khi mà việc cung cấp phải bổ sung bởi nhập khẩu.

32 Ngành gia cầm ở Đông nam Á, Iowa Viện phát triển kinh tế , 2017

12,96

13,55 13,96

14,36 14,74

15,13 15,52

15,91 16,30

16,68 17,06

10,00

11,00

12,00

13,00

14,00

15,00

16,00

17,00

18,00

2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027

Tiêu thụ gia cầm ở Việt Nam per capita 2017-2027

Page 28: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

28

Theo ước tính của General Statistics Office Of Vietnam tổng sản xuất thịt bò, lợn và gia cầm (theo

trọng lượng hơi bò và lợn cùng trọng lượng gia cầm đã giết) đã vượt mức 5 triệu tấn trong năm 2017.

Trong những năm 2010-2017 sự tăng trưởng lớn nhất sản xuất – lên gần 68%, đã ghi nhận trong trường

hợp gia cầm. Sản xuất thịt lợn ở vị trí thứ hai – tăng trưởng gần 23%. Sản xuất thịt bò giữ vị trí thứ ba

ghi nhận tăng trưởng ở mức trên 15%.

Bảng 1. Sản xuất thịt ở Việt Nam trong những năm 2010-2017 (nghìn tấn)

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017* 2017/2010 (2010 = 100%

Thịt bò(theo trọng lượng hơi súc vật)

278,9 287,2 293,9 285,4 293,1 299,7 308,6 321,7 15,35%

Thịt lợn( theo trọng lượng lợn hơi)

3036,4 3098,9 3160 3228,7 3351,2 3491,6 3664,6 3733,3 22,95%

Gia cầm(theo trọng lượng gia cầm đã giết)

615,2 696 729,4 774,7 874,5 908,1 961,6 1031,9 67,73%

Tổng cộng 3930,5 4082,1 4183,3 4288,8 4518,8 4699,4 4934,8 5086,9 29,42%

* - ước tính

Nguồn: General Statistics Office Of Vietnam http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=778 (cập nhập 22.01.2019)

Tỉ lệ của các hạng mục thịt cụ thể trong tổng sản xuất thịt ở Việt Nam trong năm 2010 cùng năm 2017

được giới thiệu trong minh họa dưới đây.

Minh họa 1. Tỉ lệ của các hạng mục thịt cụ thể trong tổng sản xuất thịt ở Việt Nam (2010 i 2017*)

Page 29: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

29

* - ước tính

Nguồn: tự biên soạn trên cơ sở dữ liệu: General Statistics Office Of Vietnam -

http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=778 (cập nhập 10.12.2018)

Ước tính là cuối năm 2018 thị trường thịt Việt nam trị giá khoảng 18 tỷ đô la, tuy vậy doanh nghiệp với

thị phận lớn nhất chỉ chiếm 1% thị trường, điều đó là khả năng cực lớn có thể cho những nhà đầu tư

nội địa và nước ngoài33 trong đó những nhà xuất khẩu từ Liên minh Châu Âu

Sản suất gia cầm nội địa ở Việt Nam, tuy không theo kịp sự tăng trưởng nhu cầu, đã đăng nhận sự

tăng trưởng lớn nhất trong những năm 2010-2017 (lên gần 68%) trong tất cả các loại súc vật chăn nuôi.

Những dự đoán của OECD cho rằng cả sản xuất gia cầm nội địa cũng như tiêu thụ thịt gia cầm, sẽ liên

tục tăng ở Việt Nam trong những năm 2018-2027 (xem bảng dưới đây). Những thâm hụt trên thị

trường nội địa sẽ được bổ sung bằng nhập khẩu, từ đó nảy sinh khả năng cho những nhà xuất khẩu từ

các nước Liên minh Châu Âu.

33 https://evbn.org/vietnam-meat-market-remains-potential-foreign-investors/ (cập nhập: 22.01.2019)

Page 30: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

30

Bảng 1. Sản xuất và tiêu thụ gia cầm ở Việt nam trong những năm 2018-2027 (nghìn tấn – dự đoán của OECD)

2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027

Thay đổi 2027/2018

(2018=100%)

Sản xuất 858,65 881,87 905,58 930,09 955,01 979,35 1 003,13 1 026,88 1 050,77 1 075,01 25,2%

Tiêu dùng 1 485,47 1 545,26 1 604,69 1 663,54 1 722,61 1 782,98 1 843,50 1 903,63 1 963,17 2 022,22 36,1%

Nguồn: tự biên soạn trên cơ sở dữ liệu OECD-FAO (2018)

Phân tích những dự đoán của OECD cho phép khẳng định là trong những năm 2018-2027 tiêu dùng

gia cầm ở Việt Nam sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn (tăng trưởng trên 36%) sản xuất loại thịt đó (tăng

trưởng trên 25%). Kết luật này lại nghiêng về đưa giả thiết là thị trường gia cầm ở Việt Nam sẽ tạo tiềm

năng cho xuất khẩu từ các nước Liên Minh Châu Âu

Ở Việt Nam,trong năm 2016 gia cầm nuôi ở 85% những nông trại nhỏ34. Vì lẽ đó bên cạnh những giới

hạn liên quan với khả năng đưa những giải pháp đổi mới vào, hay tiếp tục phát triển vì liên quan đến

thiếu vốn đầu tư, cũng kể ra đặc tính dễ mắc bệnh lớn hơn, trong đó có cúm gà, vì những nguyên tắc

hỗ trợ sinh học không khắt khe trong các trại nuôi nhỏ35. Ngoài ra sự chia lẻ số trại chăn nuôi lớn như

thế, nên khó có thể có lượng thịt cả con thống nhất và chất lượng thịt đồng nhất. Cũng nên chú ý thực

tế là trại nuôi như thế đắt hơn ở nông trại lớn- trong năm 2010 thời gian nuôi gà thịt bình quân là 49

so với 37-41 ngày nuôi trên thế giới, để đạt trọng lượng 2.2 kg, vì thế khiến cho gà đắt hơn nhiều.36

Sản xuất thịt cũng chủ yếu dựa vào những xí nghiệp nhỏ.Trong nước có 8.902 lò mổ nhỏ đăng ký và

duy nhất chỉ có 173 xí nghiệp lò mổ lớn, mà các xí nghiệp lớn này thu mua gia súc từ các cơ sở chăn

nuôi địa phương hoặc là từ nhập khẩu và cung cấp thịt đến các nhà phân phối lớn hoặc các nhà bán lẻ.

Các lò mổ nhỏ chỉ thu mua gia súc từ các cơ sở chăn nuôi gần nhất và cung cấp đến thị trường gần

34 Thị trường thịt Việt Nam, Ipsos Business Consulting, 2016 35 Ngành thịt ở Việt Nam, xuát bản 2016 36Ngành gia cầm ở Đông Nam Á , Iowa Viện phát triển Kinh tế, 2017

Page 31: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

31

nhất: trực tiếp đến người mua, ra chợ và đến các cửa hàng lân cận.37 Ở Việt Nam thịt sau khi mổ không

bị chế biến tiếp.

Lẽ tự nhiên là sản xuất gia cầm tập trung trong tay của các doanh nghiệp địa phương nhỏ ở Việt Nam

còn rất xa với công nghệ cao và trang bị tổng thể, hiện đại tiên tiến. Tuy nhiên số lượng các xí nghiệp

sản xuất thịt gia cầm tầm cỡ lớn, theo dự tính sẽ từ từ tăng và sẽ chiếm được thị trường của các doanh

nghiệp nhỏ, phát triển sản xuất hiện đại hơn ở tầm cỡ công nghiệp. Tuy vậy sự phát triển của ngạch

này đang bị các yếu tố như sau cản trở:

Chuyên ngạch đã bị xé nhỏ rất mạnh cho nên không thể đáp ứng được các cần thiết đầu tư, vì

thế đang cản trở sự phát triển của nó;

Sự bành trướng của các xí nghiệp lớn , hiện đại đã đưa đến sự phá sản của các nhà sản xuất

gia cầm nhỏ hiện nay;

Sự đầu tư không đủ của giai đoạn cung cấp – thí dụ như các nhà bán thức ăn gia súc, trang bị

chuồng gà, xí nghiệp giết mổ và chế biến, điều đó ảnh hưởng làm thiếu hiệu quả, kinh phí cao

cho cả quá trình sản xuất và không thể giữ được tính cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng;

Những hạn chế trong sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, bao gồm cho toàn bộ

ngạch sản xuất gia súc, là vì thói quen mua bán của người tiêu dùng ở Việt Nam (mua thịt cả

con hoặc các phần nội tạng của gia cầm trực tiếp từ lò mổ trong khu chợ gần nhà).

Sự lệ thuộc vào nhập khẩu

Nếu như dự đoán của OECD sự tăng trưởng hàng năm sức tiêu thụ trong mười năm gần đây nhất

(năm 2018-2027) sẽ là khoảng 3,6% cho một năm, thì cũng vậy sản xuất nội địa sẽ tăng trung bình với

tốc độ khoảng 2,5%. Điều đó có nghĩa là phần còn lại của nhu cầu sẽ phải được đáp ứng từ tăng

trưởng nhập khẩu, mà hàng năm tốc độ tăng trưởng ước tính là hơn 5% trong những năm 2018-

2027.38 Minh họa dưới đây chỉ rõ nguồn gốc đáp ứng nhu cầu địa phương: sản xuất nội địa cùng với

lượng nhập khẩu không bao bì (Việt Nam không xuất khẩu thịt gia cầm):

37Nguyễn Thị Dương Nga, M. Lucila Lapar, Phạm Văn Hung, Trần Văn Long, Phạm Kiều My, Phạm Thị Toan, Fred Unger, Đánh giá khả năng Kinh tế của những lò mổ nhỏ ở Việt Nam: Kết quả phát triển hệ thống giá trị lợn, Hội nghị quốc tế ASAE lần thứ 9: Chuyển biến trong ngành nông nghiệp và kinh tế thực phẩm ở Châu Á , 11-13 tháng một 2017, Băng kok, Thái lan, p. 821. 38 OECD-FAO (2018),OECD-FAO Triển vọng Ngành nông nghiệp 2018-2027

Page 32: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

32

Minh họa 2. Sản xuất và nhập khẩu gia cầm ở Việt Nam trong những năm 2018-2027 (nghịn tấn-dự đoán của OECD)

□Sản xuất □ Nhập khẩu

Nguồn: tự biên soạn trên cơ sở dữ liệu: OECD-FAO (2018),OECD-FAO Agricultural Outlook 2018-2027

Chỗ trống của phần cung này tạo ra khả năng cho các nhà xuất khẩu gia cầm nước ngoài, mà số lượng

càng ngày càng tăng – ngoài những đối tác buôn bán lâu năm từ USA, Brasil, Triều Tiên, xuất hiện thêm

đối tác mới – như từ châu Âu.

2d. SỰ TRÔNG ĐỢI CỦA THỊ TRƯỜNG (NHÀ NHẬP KHẨU, PHÂN PHỐI, CHẾ BIẾN)

Các nhà nhập khẩu

Thông thường các nhà nhập khẩu địa phương ký nhập khẩu hàng hóa, trong đó có thịt gia cầm, đã có

các đại diện bán hàng của mình cùng với tự phân phối và họ liên hệ trực tiếp với các mạng lưới bán lẻ,

bán sỉ, còn trong nhiều trường hợp cũng với vô số các cửa hàng thực phẩm nhỏ. Một số nhà nhập khẩu

có rất phong phú các mặt hàng và không bị gắn buộc đặc biệt với bất kỳ một người giao hàng nào, còn

một số khác gắn bó với các sản phẩm đặc biệt, mác hiệu hay là nước xuất xứ. Loại người thứ hai có xu

859 882 906 930 955 979 1 003 1 027 1 051 1 075

627 663

699 733

768 804

840 877

912 947

0

200

400

600

800

1 000

1 200

2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 2026 2027

Sản xuất và nhập khẩu ở Việt Nam (nghìn tấn)

Produkcja Import

Page 33: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

33

hương lớn hơn để quảng cáo sản phẩm của mình và trong mức độ lớn hơn họ có thể yêu cầu sự quan

tâm của các nhà xuất khẩu, để vào thị trường và giữ gìn chỗ đứng đã có.

Nhằm mục đích để có hoặc kiểm tra mối quan hệ thương mại, các nhà xuất khẩu có thể đề nghị EVBN

– Văn phòng Thương mại Âu châu (EU Vietnam Business Network) giúp đỡ. Đề nghị là trước khi bắt

đầu hợp tác với các đối tác thương mại nào đáng kể, xin lấy báo cáo due diligence để xác nhận là họ có

đầy đủ các nguồn lực để phát triển sự hợp tác không.

Người Việt có chiều hướng đến giải quyết dừng lại trong các lời nói miệng vấn đề kinh doanh. Quan

trọng nhất ở đây là sau buổi gặp mặt ghi chép lại các xác định . Thậm chí nếu buổi gặp gỡ được thực

hiện trong thứ tiếng cả hai phía hiểu được, cũng cần tiến hành với phiên dịch tiếng Việt, để chắc chắn

rằng các thỏa thuận được bàn luận sẽ không bị hiểu khác nhau bởi hai bên.

Thành công của việc nhập khẩu các sản phẩm vào thị trường này phụ thuộc vào người đại diện bản xứ

giỏi và chiến lược giá cả có hiệu quả. Tuyệt vời , nếu đối tác bản xứ đồng thời là nhà nhập khẩu và là

nhà phân phối. Người đó cần có mối quan hệ và kinh nghiệm trong sự cộng tác cả với kênh bàn lẻ

truyền thống cũng như kênh bán lẻ hiện đại. 39

Phân phối và Chế biến

Gia cầm sản xuất địa phương được bán dưới dạng thịt tươi, ngay sau khi làm thịt, nguyên cả con cũng

như các thành phần có xương, trong các hội chợ và chợ lân cận. Gia cầm nhập khẩu, phần lớn là sản

phẩm đông lạnh chia thành từng phần riêng – được bán trong cả hai kênh – truyền thống và hiện đại.

Để chế biến thì được sử dụng cả hai loại gia cầm sản xuất nội địa cũng như gia cầm nhập khẩu. Phần

lớn các nhà chế biến thực phẩm lớn (trong nước và ngoài nước) thích thu mua nguyên liệu của các nhà

nhập khẩu hoặc của các nhà phân phối địa phương, để tránh những phức tạp liên quan đến các thủ

tục nhập khẩu. Phần lớn các nhà chế biến thực phẩm nhỏ thì thu mua trong các cửa hàng bán sỉ ở địa

phương, nơi mà họ có thể lo các thủ tục vận chuyển cần thiết.

Ở Việt Nam tồn tại vài mô hình phân phối thực phẩm. Trong phần lớn các trường hợp thì nhà nhập

khẩu thực phẩm cũng tự là nhà phân phối, mặc dù có xảy ra trường hợp, là nhà nhập khẩu chuyển giao

sản phẩm của mình đến nhà môi giới mua sỉ và từ đó sản phẩm chuyển đến kênh bán lẻ. Các mô hình

39 Báo cáo GAIN: Hướng dẫn xuất khẩu Hà Nội_Việt nam _3-27-2015

Page 34: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

34

với số người môi giới ít có lợi hơn cho tất cả các phía, bởi vì cho phép hạn chế chi phí và hủy bỏ được

các thủ tục quan liêu. Mối lo ở đây là dây chuyền làm lạnh, bởi vì tình trạng của các thiết bị và mức đầu

tư vào dây chuyền làm lạnh và đóng đá vẫn luôn còn là vấn đề phải quan tâm nhiều40. Mặc dù vậy,

mong đợi là sự phát triển của kiểu bán hiện đại và chiều hướng tiêu thụ sẽ hướng đến sự mua thịt gia

cầm nhập khẩu, đồng thời làm thay đổi tình trạng này.

Các nhà phân phối của Việt Nam rất nhậy cảm với giá cả và ít khi họ đồng ý chấp thuận giá cao đáng kể

vì chất lượng cao hơn hoặc có thêm giá trị khác. Thông thường họ yêu cầu quyền đại diện độc quyền

nhập khẩu và phân phối. Cây bài đàm phán là điều kiện thanh toán cùng với ngân sách để quảng cáo

sản phẩm mới và đơn chào hàng.

Các đối tác thương mại ở Việt Nam – cả các nhà nhập khẩu cũng như các nhà phân phối – trông đợi

cách cư xử kinh doanh xác định cụ thể và sự thiếu tôn trọng nó có thể dẫn đến cắt đứt cuộc nói chuyện.

Họ đặt sự chú ý lớn đến các các buổi gặp gỡ cá nhân, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên để xây dựng

mối quan hệ, liên lạc bằng điện thoại, bằng thư điện tử có hiệu quả khi các quan hệ đã được ổn định.

Buổi gặp mặt đầu tiên ít khi mang lại được kết quả tức thời ở dạng ký kết hợp đồng, Người Việt quý

trọng tính kiên nhẫn của phía đối tác thương mại. Cũng vì thế rất khó mong đợi có kết quả sau khi gửi

vài thư điện tử mà trước đó không móc nối quan hệ trực tiếp. Cảm giác rằng, đối tác đã bỏ rất nhiều

công sức để hiểu và thích ứng với tính chất của mối quan hệ, nhu cầu của họ và những hạn chế sẽ giúp

cho việc đưa đến ký kết các giao kết. Đơn chào hàng cho người Việt Nam cần phải được thảo ra bằng

cách thức đơn giản, sáng sủa, bao gồm các dữ kiện quan trọng nhất, nhưng cũng cần phải tránh các

chi tiết cụ thể không cần thiết, để người Việt Nam không bị mất sự quan tâm. Tuy vậy nhà giao hàng

cần phải được thông báo chính xác về các chính sách thuế hải quan cụ thể, các điều kiện nhập khẩu và

các quy định hiện hành còn lại, để có thể liên tục kiểm tra các đề xuất từ phía các nhà nhận hàng ở Việt

Nam. 41

40EVBN Báo cáo KInh tế nông nghiệp: Ngành thịt ở Việt Nam, xuất bản 2016 41 Báo cáo GAIN : Hướng dẫ xuất khẩu Hà Nội _Việt Nam_3-27-2015

Page 35: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

35

2e. THÍCH ỨNG ĐƠN CHÀO HÀNG GIA CẦM CHÂU ÂU ĐẾN THỊ TRƯỜNG MỤC ĐÍCH:

CÁC MẶT MẠNH VÀ YẾU

Gia cầm của châu Âu có rất nhiều ưu điểm cho phép nó cạnh tranh dành vị trí cao trong việc nhập khẩu

sang Việt Nam, còn sự khác nhau trong các phương thức ẩm thực và sự ưa chuộng của người tiêu dùng

tạo thành thời cơ được tận dụng các thành phần của gia cầm ít được ưa dùng trên thị trường của châu

Âu. Sự phân tích dưới đây chỉ ra hướng hành động, mà có thể đưa đến sự hài lòng cho cả hai bên – sự

hài lòng cho các nhà nhập khẩu vì vấn đề đáp ứng được nhu cầu nội địa cùng với sự hài lòng của các

nhà xuất khẩu của châu Âu vì các đơn chào hàng đã hình thành thích ứng.

ƯU ĐIỂM CỦA GIA CẦM CHÂU ÂU TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Yếu tố của đơn chào hàng gia cầm Châu Âu hướng đến cho tầng lớp khá giả của xã hội ở Việt Nam: thế

hệ trẻ của thành thị, là thực chất nguồn gốc của sản phẩm từ châu Âu, nơi đã cho hình ảnh cao cấp cho

tất cả mọi hàng hóa được nhập vào từ đấy. Xúc tiến mác hiệu chất lượng QAFP tạo ra tiềm năng. Trong

đợt tìm hiểu đầu tiên thực hiện trong khuôn khổ chiến dịch dưới tên „ Gia cầm châu âu -sức mạnh

trong chất lượng”, liên quan đến gia cầm chất lượng cao sản xuất trong hệ thống QAFP, thì có 4%

nhóm các nhà phân phối Việt Nam và các nhà chế biến gia cầm tuyên bố biết đến nó42 . Đầu năm

2018,sau 2 năm thực hiện chương trình, thì mức độ hiểu biết về QAFP đã có 18 % nhóm mục tiêu

tuyên bố biết đến nó. Gia cầm của châu Âu được yêu thích đặc biệt bằng hình ảnh tốt đẹp, liên quan

với đảm bảo chất lượng cao(20% số người trả lời) và phương pháp sản xuất hiện đại (30% số người

trả lời),chất lượng tốt (24% số người trả lời). Một phần ít hơn số người tiêu thụ gắn đơn chào hàng gia

cầm Châu Âu với sản xuất có chứng chỉ,an toàn, thịt khỏe mạnh( 16% số người trả lời) 43.

Đối với người người tiêu dùng khá giả hơn, đặc biệt cho thế hệ trẻ có con cái nhỏ, điều quan trọng có

thể là sự thật gia cầm có nguồn gốc từ châu Âu, khác với gia cầm có nguồn gốc từ một số nhà giao

hàng quốc tế lớn toàn cầu, được chăn nuôi không sử dụng các chất tăng trọng nhanh – trong đó có

các kích thích tố và các kích thích tăng trưởng khác. Điều quan trọng nữa cũng có thể là thịt gia cầm

này – đáng chú ý ở đây được làm lạnh bằng hơi khí, chứ không trong bể nước – nó có cơ thịt chắc và

hàm lượng nước ít. Không bị xử lý qua dung dịch clo(bị cấm theo pháp luật châu Âu), bởi vì giữ được

42Báo cáo từ nghiên cứu phát triển giai đoạn II -KB Pretendent V 2016 43 Báo cáo từ nghiên cứu phát triển giai đoạn II -KB Pretendent I 2018

Page 36: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

36

sạch sẽ vô trùng bảo đảm bằng sự kiểm soát từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Dành cho thịt gia

cầm có ký hiệu, thí dụ như QAFP, các nhà sản xuất cho đảm bảo ngoài vấn đề an toàn sức khỏe còn là

giá trị mùi vị tuyệt vời và những đặc tính cảm quan --như mùi trung lập và màu hồng tươi đồng nhất

không có dấu hiệu vết máu.

NHỮNG ĐẶC THÙ CỦA GIA CẦM CHÂU ÂU KHÔNG PHẢI LÀ THẾ MẠNH CẠNH TRANH Ở KHÍA CẠNH

TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM

Rào cản quan trọng nhất của phát triển xuất khẩu gia cầm Châu Âu sang thị trường của Việt Nam là

mức thuế hải quan đang hiện hành – từ 20% đến 40% đối với thịt cả con và các thành phần của gà

đang là phần lớn của các sản phẩm xuất khẩu. Mức thuế này sẽ phải được giảm từ từ, nhưng kế hoạch

giảm vẫn chưa được thông qua , còn hoàn toàn sẽ được loại bỏ nó mãi đến năm 2028. Khó khăn thêm

ở đây nữa là việc FTA ưu tiên hàng đầu tự do hóa về thương mại đối với thịt bò (3 năm đến khi loại bỏ

hẳn thuế hải quan) và thịt lợn (7 năm), và 10 năm đến khi loại bỏ hẳn thuế hải quan cho thịt gia cầm.

Có thể đưa đến hậu quả bị giảm tiếp phần gia cầm trong toàn bộ các loại thịt nhập khẩu vào Việt Nam

và như vậy hạn chế khả năng tăng vòng quay buôn bán với EU.

Do khoảng cách giữa châu Âu và Việt Nam, gia cầm Châu Âu chỉ có thể chuyển nhập đến Việt Nam duy

nhất dưới dạng hàng đông lạnh, điều này chỉ được chấp nhận bởi một phần người tiêu dùng mà họ ít

quan tâm đến truyền thống, nhưng là rào cản quan trọng đối với những người đang có quan điểm bảo

thủ về việc mua bán.

Ở Việt Nam ăn uống bên ngoài gia đình tập trung lại trong các quán ăn địa phương ngay cạnh nhà, ở

đấy các món ăn được nấu bằng kiểu nấu như trong „gia đình” dựa trên các sản phẩm mua từ các chợ

địa phương. Duy nhất một phần trẻ và hiện đại hơn trong dân chúng thì ăn uống ở trong các quán theo

kiểu fast-food và trong các nhà hàng, mà ở đó phần lớn được sử dụng thịt gia cầm đông lạnh nguồn

gốc từ nhập khẩu. Điều này hạn chế sự bành chướng của gia cầm châu Âu trong ngạch xuất khẩu (Ho-

Khách sạn, Re-Nhà hàng, Ca-Phục vụ tiệc)

1. XUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM THỊT ĐẾN VIỆT NAM

Page 37: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

37

3a. CƠ CẤU XUẤT KHẨU

Gia cầm chiếm vị trí đầu tiên cả về mặt tầm cỡ cũng như giá trị nhập khẩu thịt đến Việt Nam. Theo dữ

liệu của UN Comtrade xuất khẩu thị gia cầm đến Việt Nam đã đạt gần 344 nghìn tấn với giá trị trên

363 triệu USD trong năm 20117. Những nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất sang Việt Nam trong năm

2017 là Trung Quốc với tỉ lệ gần 32%, USA – tỉ lệ gần 23%; Nga – tỉ lệ hơn 13%; Hà lan – 5% và Brasil –

4%. 44

Theo dữ liệu của Hội đồng Châu Âu, xuất khẩu thịt gia cầm từ EU sang Việt Nam trong những năm

2013-2017 đã tăng từ 13 409 tấn trong năm 2013 đến 51 727 tấn trong năm 2017, chủ yếu vì việc

tăng trưởng đáng kể xuất khẩu từ Hà lan ( từ mức 694 tấn trong năm 2013 đến mức 17 602 tấn trong

năm 2017).Theo dữ liệu của Hội đồng Châu Âu các nước EU-28 đã gửi sang Việt Nam trong năm 2017

thịt gia cầm giá trị gần 40 triệu EUR (để so sánh trong năm 2013 giá trị thịt gia cầm xuất khẩu là trên

7,3 triệu EUR một chút). Tổng cộng trong năm 2017 các nước EU-28 đã gửi sang Việt Nam trên 109

nghìn tấn thịt (tất cả các loại) với giá trị trên 128 triệu EUR. 45

3b. CHIỀU HƯỚNG

Thu nhập đang tăng, tiến độ đô thị hóa và sự thay đổi cách ăn uống của người tiêu dùng đã dẫn đến

sự tăng trưởng đáng kể tiêu thụ thịt ở Việt Nam. Trong ăn uống theo thói quen dựa trên các sản phẩm

hiđrôcacbon, có tăng thêm phần đạm, trong đó có phần đạm nguồn gốc động vật. Thịt lợn đang và

chắc chắn sẽ là loại thịt hay dùng nhất một thời gian dài nữa– trong năm 2017 mức tiêu thụ thịt lợn là

gần 30,4kg/người, còn ước tính của OECD chỉ ra là trong năm 2018 mức tiêu thụ này tăng đến mức

gần 31,3kg/người46. Tuy vậy dự đoán rằng người tiêu dùng Việt Nam sẽ càng ngày càng với đến số

lượng lớn hơn chất đạm nguồn gốc khác như: hải sản, gia cầm, trứng và thịt bò.

Giới trẻ Việt Nam sẵn sàng nhặt thịt có trong các cửa hàng bán lẻ - thường ở dạng đông lạnh,nguồn

gốc từ nhập khẩu, ngược lại ít khi đi mua ở các chợ phổ thông, truyền thống. Mặc dù theo dữ liệu từ

năm 2016, tận 86% người tiêu dùng ở Việt Nam tuyên bố mua trong các chợ địa phương47 , dự đoán tỉ

44 Dữ liệu: UN Comtrade (https://comtrade.un.org/data/) – cập nhập 31.10.2018 45Dữ liệu thâm nhập thị trường của Ủy ban Châu Âu (cập nhập – 31.10.2018) 46Dữ liệu: OECD-FAO (2018), OECD-FAO Triển vọng Ngành nông nghiệp 2018-2027 47EVBN Báo cáo Kinh tế nông nghiệp: Ngành thịt ở Việt Nam, xuất bản 2016

Page 38: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

38

lệ phần trăm này giảm rất nhanh liên quan đến sự bành trướng thương mại hiện đại và sự phát triển

rất mạnh của các siêu thị – đại siêu thị trong các thành phố lớn. Cũng chờ đợi là những sự thay đổi

trong kiểu cách sống của lớp trẻ: sự quan tâm đến chất lượng và các khía cạnh sức khỏe của thực

phẩm, tôn trọng thời gian của mình, như thế việc mua sắm làm một lần trong tuần, chứ không hàng

ngày, sẽ tác động đến sự thay đổi kiểu mẫu bán lẻ về hướng kênh phân phối hiện đại.

Thêm nữa, sở thích ngày càng mạnh dùng các thực phẩm có chứa thành phần mỡ thấp ảnh hưởng đến

nhu cầu giữa các lớp trẻ , các hộ gia đình khả giả ở thành phố đối với gia cầm nhập khẩu, điều đó đưa

đến lựa chọn thịt màu trắng thay cho thịt màu đỏ. Những người tiêu dùng này càng ngày càng sẵn sàng

trả giá cao hơn cho thịt có đảm bảo chất lượng và an toàn.

Thịt đông lạnh thông thường được bán dưới dạng từng phần được đóng gói riêng. Thịt lườn không

được ưa chuộng lắm, ngược lại sẵn sàng được mua nhất vẫn là cánh, đùi và cả phần thân có chân.

Quan trọng là để các sản phẩm có nhãn hiệu thích ứng- nước xuất xứ, giá trị dinh dưỡng, thời hạn sử

dụng-bởi vì người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn điều đó 48.

Trái ngược với chiều hướng này vẫn còn tồn tại thói quen mua thịt tươi ngay sau khi mổ. Thịt đông

lạnh nhập khẩu rất khó thâm nhập vào truyền thống ẩm thực nấu nướng của Việt Nam. Đồng thời cho

đến tận ngày hôm nay phần lớn các gia đình có sức tiêu thụ thấp hơn không chấp nhận việc mua nó

bởi vì giá cả và thói quen mua bán – hàng ngày thích đi ra các chợ và hội chợ địa phương,đấy là sở

thích hàng ngày của nhiều bà nội trợ gia đình.

Nói chung thói quen mua bán của người tiêu dùng ở Việt Nam có bị thay đổi đáng kể:

Mua sắm hàng ngày ngoài chợ nhường chỗ cho mua sắm ở trong siêu thị – đại siêu thị (đặc biệt

phổ biến giữa các thế hệ trẻ của thành phố);

Các sở thích đến sản phẩm tươi, có liên quan đến cả thịt đỏ, gia cầm, cá và hải sản quay ngược

sang hướng mua sắm các sản phẩm đông lạnh, nhập khẩu vì lý do vệ sinh và tin tưởng về chất

lượng cao;

Sự chú ý tăng lên bắt đầu gắn với an toàn của thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của nó – đặc biệt

mua cho trẻ em, do đó nhãn hiệu sản phẩm thích ứng có thêm ý nghĩa;

48EVBN Báo cáo Kinh tế nông nghiệp: Ngành thịt ở Việt Nam, xuất bản 2016

Page 39: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

39

Thích ứng các chiều hướng của phương tây dẫn đến kết quả tăng nhu cầu vềcác sản phẩm nhập

khẩu;

Càng ngày càng ăn uống nhiều ngoài gia đình , qua đó tăng tiềm lực ngạch HoReCa, nhất là cho gia

cầm đông lạnh là nguyên liệu phổ biến nhất trong nhóm fast-food. 49

4. CÁC ĐIỀU KIỆN HÀNH CHÍNH

4a. CHÍNH SÁCH THUẾ HẢI QUAN

Các nhà xuất khẩu sản phẩm lương thực đến thị trường Việt Nam cần phải chú ý rằng, các quy định

luật pháp và hành chính ở Việt Nam liên tục bị thay đổi. WTO, mà Việt Nam là thành viên từ năm 2009,

gây sức ép phải tăng sự rõ ràng và tự do thương mại, nhưng các thủ tục nhập khẩu vẫn chưa đồng nhất

và vẫn luôn mang tính chất quan liêu cao.

Tháng mười hai năm 2016, EU và Việt Nam cùng đi đến một thỏa thuận trong lĩnh vực Free-Trade and

Investment Agreement. Đối với Việt Nam thì EU là một đối tượng hợp nhất, đối với EU bắt buộc chung

một chính sách thuế hải quan. Các nước Châu Âu có quyền xuất khẩu đến thị trường của Việt Nam gồm

có: CH Áo, VQ Bỉ, VQ Đan Mạch, CH Estonia, CH Phần Lan, CH Pháp, CHLB Đức, CH Hungary, CH Ý, CH

Ireland, CH Litva, VQ Hà Lan, CH Ba Lan và VQ Tây Ban Nha.

Việc kí kết hợp đồng về tự do thương mại giữa EU và Viêt Nam (gọi là EVFTA) áp dụng từ đầu năm

2018, cũng có ý nghĩa cho sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, hợp đồng bao gồm việc hủy bỏ 99% tất cả

các khoản phí quy định cho nhau các giao dịch trong thời gian trên 10 năm đối với EU và bảy năm đối

với Việt Nam. Hợp đồng sẽ dẫn đến ôn hòa trong thương mại hàng hóa và dịch vụ, trong đó có thịt gia

cầm.

Đến thời điểm hiện tại các mức thuế hải quan đang hiện hành đối với các loại gia cầm chính rất cao,

điều đó một phần đáng kể đang kìm hãm thương mại trên trục châu Âu – Việt Nam:

BẢNG MỨC THUẾ HẢI QUAN CHO NHỮNG PHẦN GIA CẦM CỤ THỂ:

49Báo cáo GAIN: Hướng dẫ xuất khẩu _Hà Nội_Việt Nam_3-27-2015

Page 40: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

40

Nguồn: Market Access Database European Commission, 2019

(http://madb.europa.eu/madb/atDutyOverviewPubli.htm?countries=VN&hscode=0207#) – cập nhập:

17.01.2019

4b. CÁC KHÍA CẠNH THÚ Y

Việt Nam cho phép nhập khẩu thịt gia cầm có nguồn gốc từ các xí nghiệp được kiểm soát bởi thanh tra

thú y Việt Nam, cũng như từ các xí nghiệp còn lại đã có đề nghị kiểm tra, nhưng vẫn chưa được kiểm

tra, trên nguyên tắc pre-listing. Giấy phép xuất khẩu sau thời gian dài treo chuyển hàng bởi xí nghiệp

có thể bị yêu cầu làm mới lại.

Tuy vậy không phụ thuộc vào việc tiến hành kiểm tra, xí nghiệp phải có trong danh sách do Cục quản

lý Chất lượng nông lâm sản và hải sản Quốc gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VIệt Nam

(NAFIQUAD) quản lý. Từ ngày 18 tháng bảy năm 2017 trong phạm vi NAFIQUAD đã được tách riêng

Cục Sức khỏe gia súc chịu trách nhiệm đăng kí các xí nghiệp xuất khẩu sản phẩm nguồn gốc từ gia súc

sang thị trường Việt Nam.

Ở Việt Nam bắt buộc phải trình chứng chỉ sức khỏe khi nhập khẩu gia cầm, mỗi một nhà sản xuất cung

cấp gia cầm đến thị trường này có nghĩa vụ gửi kèm lô hàng tài liệu hồ sơ thích ứng. Hiện nay hiện

Page 41: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

41

hành các văn bản, mà mẫu các văn bản đã được xác định giữa cơ quan thú y nước xuất khẩu và

NAFIQUAD. Chứng chỉ sức khỏe bao gồm các thông tin quan trọng nhất về gia cầm được xuất khẩu:

- quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhận,

- thanh tra thú y,

- tên và dữ liệu của nhà xuất khẩu cùng với số thú y,

- tên và dữ liệu của người nhận,

- thông tin về sản phẩm và dữ liệu nhận dạng,

- loại và số lượng bao bì,

- ngày mổ, sản xuất hoặc đóng gói,

- Mã số đóng hàng,

- thông tin hậu cần.

Mẫu thí dụ cho chứng chỉ sức khỏe dành cho CH Ba Lan là phụ lục số 1 trong bản báo cáo này.

5. TÓM TẮT VÀ CÁC KẾT LUẬN

5a. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU TRONG CÁC NĂM TỚI

Nhu cầu đối với gia cầm ở Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ vài phần trăm cho một năm. Điều này

này được tác động bởi sự tăng trưởng sức mua của dân, tăng dân số cùng với đô thị hóa và sự thay đổi

cách sống và tiêu dùng, nhất là giữa các tầng lớp trẻ ở thành phố. Mặc dù có tăng sản xuất gia súc nội

địa, trong đó có cả gia cầm, trong tương lai thị trường Việt Nam sẽ bị phụ thuộc vào nhập khẩu, mà giá

trị trong năm 2017 là 363 triệu USD. Tại thời điểm hiện tại các nhà xuất khẩu thịt lớn nhất đến thị

trường Việt Nam là Trung Quôc,USA, Nga, Hà Lan và Brasil. Tuy vậy cấu trúc của xuất khẩu sẽ thay đổi,

giữa các nhà giao hàng xuất hiện rõ hơn các nước châu âu, trong đó đã kể đến là Hà Lan với tỉ lệ 5,1%

trong năm 2017, Ba Lan -với tỉ lệ 2,3%, Tây Ban Nha-1,4% cùng Vương Quốc Anh- 1,1% và Đức-1,1%50.

Liên minh Châu Âu và Việt Nam đã đi đến thỏa thuận trong lĩnh vực Free-Trade and Investment

50 https://comtrade.un.org/data/ - cập nhập 31.10.2018

Page 42: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

42

Agreement và đến năm 2028 thương mại thịt gia cầm giữa các phía sẽ được hoàn toàn tự do hóa, đảm

bảo cho gia cầm có nguồn gốc từ EU cạnh tranh được về giá cả trên thị trường Việt Nam. Đây là khía

cạnh quan trọng nhất của sự phát triển xuất khẩu, mà kết quả của nó sẽ là sự thay đổi đáng kể về cấu

trúc của nhập khẩu gia cầm bởi Việt Nam.

Tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu, trong đó có QAFP coi là đảm bảo chất lượng và an toàn

Những người tiêu dùng ở Việt Nam càng ngày càng có nhận thức trong phạm vi an toàn thực phẩm.

Dẫn đầu ở đây là các gia đình đang sinh sống ở các thành phố, với con còn nhỏ. Do đó họ đánh giá cao

hơn an toàn của thịt nhập khẩu hơn thịt được sản xuất tại nội địa, có thể mua được ở các chợ xung

quanh. Cũng như các loại xúc xích nhập khẩu được coi như là hàng có chất lượng tuyệt vời và với tiêu

chuẩn an toàn cao. Điều đó cho mặt bằng hoạt động trong trong phạm vi xúc tiến gia cầm được sản

xuất trong hệ thống chất lượng, như QAFP, đảm bảo toàn bộ kiểm tra trên quá trình sản xuất và an

toàn sức khỏe của sản phẩm cuối cùng.

Page 43: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

43

Sự phát triển của nền phân phối hiện đại

Dự đoán sự thay đổi dần dần thói quen của những người tiêu dùng, sự chuyển hướng của một phần

xã hội từ mua sắm ở các chợ sang sử dụng rộng rãi các kênh phân phối hiện đại, mà trong đấy có thịt

nhập khẩu dưới dạng đông lạnh. Đồng thời kênh phân phối này giới thiệu các điều kiện giữ gìn an toàn

nhất cho các sản phẩm đông lạnh. Do đó trong vấn đề phát triển các quan hệ thương mại ý nghĩa đặc

biệt là cần phải quan tâm đến mối quan hệ và tăng vòng quay buôn bán với các hệ thống thương mại.

Kiểu cách sống – ăn uống ngoài gia đình

Các chiều hướng và kiểu cách sống hiện đại theo phương tây ngày càng được chấp thuận rộng rãi bởi

thế hệ trẻ. Một trong những chiều hướng đó là thói quen ăn uống ngoài gia đinh. Điều đó mở cho các

nhà sản xuất gia cầm của Châu Âu – loại thịt hay được sử dụng nhất trong các quán phục vụ ăn uống

nhỏ – cánh cửa đến tăng doanh số với ngạch HoReCa.

Cúm gà

Lưu ý là hiện nay các nước thành viên EU có mẫu chứng chỉ được xác định song phương với chính

quyền Việt Nam cho gia cầm và các sản phẩm của nó, những nội dung trong những văn bản đó có thể

khác nhau. Điều đó có ý nghĩa , ví dụ trong tình huống xuất hiện ổ bệnh cúm gà ở Châu Âu giữa năm

2016 sang 2017. Khi đó ,trong trường hợp của Ba Lan, xuất khẩu gia cầm phải bị dừng lại, vì liên quan

với nội dung trên chứng chỉ là nước xuất khẩu phải không bị cúm gà. Vì thế điều quan trọng là trong

trường hợp nội dung như thế , cơ quan thú y ( trường hợp này là Ba Lan) đề nghị với chính quyền Việt

Nam thỏa thuận lại chứng chỉ sức khỏe và công nhận chia vùng đối với cúm gà, theo những quy định

của Tổ chức Sức khỏe gia súc thế giới (OIE) để trong tương lai thậm chí khi có cúm gà ở một khu vực,

thì không có nghĩa phong tỏa xuất khẩu của cả nước.

Page 44: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

44

PHỤ LỤC SỐ 1: MẪU VÍ DỤ CHỨNG CHỈ SỨC KHỎE CHO THỊT GIA CẦM VÀ SẢN PHẨM TỪ THỊT GIA

CẦM XUẤT KHẨU SANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Page 45: TIỀM NĂNG PHT TRIỂN XUẤT KHẨU GIA CẦM CHU Upl.european-quality-poultry.eu/wp-content/uploads/do_pobrania/KRD_VN_O... · tiỀm nĂng pht triỂn xuẤt khẨu gia cẦm

45