tin trong tỈnh thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước...

20
1 TIN TRONG TỈNH Nghiên cứu xác định cơ chế bồi lấp, sạt lở cửa sông Đà Diễn và Đà Nông: Nhóm tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định cơ chế bồi lấp, sạt lở và đề xuất các giải pháp ổn định cửa sông Đà Diễn và Đà Nông tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội”, do PGS-TS Nguyễn Tiền Giang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội) làm chủ nhiệm, đã có buổi báo cáo với UBND tỉnh về việc xây dựng đề cương đề tài và kết quả khảo sát bước đầu tại 2 cửa sông này. Đồng chí Lê Văn Trúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, chủ trì buổi họp. Đây là đề tài khoa học cấp Nhà nước, thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu là xác định nguyên nhân, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bồi lấp, sạt lở tại cửa sông Đà Diễn và Đà Nông; từ đó đề xuất giải pháp phòng chống nhằm ổn định vùng cửa sông, đáp ứng yêu cầu ra vào của tàu thuyền, thoát lũ và bảo vệ môi trường sinh thái có xét đến điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tại buổi báo cáo đề tài, đồng chí Lê Văn Trúc cho rằng những năm qua, Phú Yên gặp rất nhiều khó khăn trong việc khắc phục tình trạng bồi lấp, sạt lở ở cửa sông Đà Diễn và Đà Nông. Ngoài việc nguồn kinh phí hạn hẹp, lâu nay tỉnh thiếu cơ sở khoa học về giải pháp khắc phục tình trạng bồi lấp, sạt lở 2 cửa sông, vì vậy đề tài sẽ giải quyết được vấn đề này. Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đề nghị các ngành, địa phương liên quan phải chủ động phối hợp với nhóm nghiên cứu trong quá trình triển khai đề tài; xem đây là nhiệm vụ của mình để đề tài đảm bảo nội dung, đạt kết quả tốt. Xây dựng mô hình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và ứng dụng kỹ thuật thâm canh cây chuối nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển sản xuất chuối theo hướng công nghiệp ở vùng trung du và miền núi tỉnh Phú Yên: Hội đồng xét duyệt dự án KH&CN tỉnh do ThS Lê Văn Cựu, Giám đốc Sở KH&CN làm chủ tịch Hội đồng đã tổ chức xét duyệt dự án“Xây dựng mô hình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và ứng dụng kỹ thuật thâm canh cây chuối nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển sản xuất chuối theo hướng công nghiệp ở vùng trung du và miền núi tỉnh Phú YêndoThS Đặng Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Yên làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu rau quả là cơ quan chuyển giao công nghệ. Đây là dự án thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016- 2015”. Dự án được thực hiện nhằm mục tiêu tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến chuối theo hướng công nghiệp tại tỉnh Phú Yên, làm cơ sở cho việc chuyển đổi ngành nghề, tăng thu nhập cho người dân. Phát triển vùng nguyên liệu, hướng đến xuất khẩu và phục vụ chế biến. Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) “Rượu Quán Đế” dùng cho sản phẩm rượu của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên: Hội đồng nghiệm thu KH&CN tỉnh do ThS Lê Văn Cựu, Giám đốc Sở KH&CN làm chủ tịch Hội đồng đã tổ chức nghiệm thu dự án cấp Nhà nước “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) “Rượu Quán Đế” dùng cho sản phẩm rượu của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên” do KS Nguyễn Thị Thu Hoài làm chủ nhiệm, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chủ trì thực hiện. Dự án đã đạt được các nội dung và mục tiêu đã được phê duyệt là xác lập quyền đối với NHTT “Rượu Quán Đế” của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; Thiết lập và vận hành mô hình, cơ chế quản lý NHTT “Rượu Quán Đế” trên thực tế với quy mô thí điểm; Đảm bảo sản phẩm mang NHTT khi tiêu thụ trên thị trường được kiểm soát, quản lý chặt chẽ; Nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm mang NHTT, tạo lập và phát triển các kênh thương mại nhằm đảm bảo tính ổn định của đầu ra cho sản phẩm. Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá xếp loại khá. Mô hình lúa thuần Thiên ưu 8: Công ty CP Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam đã phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức trình diễn mô hình sản xuất khảo nghiệm giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt Thiên ưu 8 tại HTX Nông nghiệp An Thạch (huyện Tuy An). Mô hình được hỗ trợ 120kg giống thực hiện trên diện tích 1ha, thu hút 6 hộ tham gia. Kết quả, năng suất của giống Thiên ưu 8 đạt gần 90 tạ/ha, cao hơn năng suất giống lúa đối chứng 17,2 tạ/ha. Sau khi trừ chi phí sản xuất, giống lúa này cho lãi cao hơn 11 triệu đồng/ha/vụ so với ruộng đối chứng. Theo các hộ tham gia mô hình: vụ đông xuân, Thiên ưu 8 có thời gian sinh trưởng 115 ngày, thuộc nhóm giống trung ngày, phù hợp với cơ cấu giống tại địa phương. Về đặc điểm, cây to khỏe, thân cây cứng, bông to, hạt nhiều, tỉ lệ hạt chắc cao, khả năng chống đổ tốt. Đặc biệt chống chịu khá tốt các loại sâu bệnh, như khô vằn, đạo ôn, rầy nâu... Từ kết quả trình diễn mô hình, giống lúa này sẽ được bổ sung vào cơ cấu giống lúa thuần của tỉnh. Hợp tác kích cầu du lịch năm 2016: Hiệp hội Du lịch Phú Yên vừa tổ chức đoàn tham gia

Upload: hahanh

Post on 15-Apr-2018

225 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

1

TIN TRONG TỈNH Nghiên cứu xác định cơ chế bồi lấp, sạt lở cửa sông Đà Diễn và Đà Nông: Nhóm tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định cơ chế bồi lấp, sạt lở và đề xuất các giải pháp ổn định cửa sông Đà Diễn và Đà Nông tỉnh Phú Yên phục vụ phát triển bền vững cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội”, do PGS-TS Nguyễn Tiền Giang, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội) làm chủ nhiệm, đã có buổi báo cáo với UBND tỉnh về việc xây dựng đề cương đề tài và kết quả khảo sát bước đầu tại 2 cửa sông này. Đồng chí Lê Văn Trúc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh, chủ trì buổi họp. Đây là đề tài khoa học cấp Nhà nước, thực hiện đề tài này nhằm mục tiêu là xác định nguyên nhân, cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bồi lấp, sạt lở tại cửa sông Đà Diễn và Đà Nông; từ đó đề xuất giải pháp phòng chống nhằm ổn định vùng cửa sông, đáp ứng yêu cầu ra vào của tàu thuyền, thoát lũ và bảo vệ môi trường sinh thái có xét đến điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tại buổi báo cáo đề tài, đồng chí Lê Văn Trúc cho rằng những năm qua, Phú Yên gặp rất nhiều khó khăn trong việc khắc phục tình trạng bồi lấp, sạt lở ở cửa sông Đà Diễn và Đà Nông. Ngoài việc nguồn kinh phí hạn hẹp, lâu nay tỉnh thiếu cơ sở khoa học về giải pháp khắc phục tình trạng bồi lấp, sạt lở 2 cửa sông, vì vậy đề tài sẽ giải quyết được vấn đề này. Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh đề nghị các ngành, địa phương liên quan phải chủ động phối hợp với nhóm nghiên cứu trong quá trình triển khai đề tài; xem đây là nhiệm vụ của mình để đề tài đảm bảo nội dung, đạt kết quả tốt. Xây dựng mô hình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và ứng dụng kỹ thuật thâm canh cây chuối nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển sản xuất chuối theo hướng công nghiệp ở vùng trung du và miền núi tỉnh Phú Yên: Hội đồng xét duyệt dự án KH&CN tỉnh do ThS Lê Văn Cựu, Giám đốc Sở KH&CN làm chủ tịch Hội đồng đã tổ chức xét duyệt dự án“Xây dựng mô hình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật và ứng dụng kỹ thuật thâm canh cây chuối nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển sản xuất chuối theo hướng công nghiệp ở vùng trung du và miền núi tỉnh Phú Yên” doThS Đặng Thị Thủy, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Yên làm chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu rau quả là cơ quan chuyển giao công nghệ. Đây là dự án thuộc Chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ

thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2015”. Dự án được thực hiện nhằm mục tiêu tiếp nhận và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến chuối theo hướng công nghiệp tại tỉnh Phú Yên, làm cơ sở cho việc chuyển đổi ngành nghề, tăng thu nhập cho người dân. Phát triển vùng nguyên liệu, hướng đến xuất khẩu và phục vụ chế biến. Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) “Rượu Quán Đế” dùng cho sản phẩm rượu của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên: Hội đồng nghiệm thu KH&CN tỉnh do ThS Lê Văn Cựu, Giám đốc Sở KH&CN làm chủ tịch Hội đồng đã tổ chức nghiệm thu dự án cấp Nhà nước “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể (NHTT) “Rượu Quán Đế” dùng cho sản phẩm rượu của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên” do KS Nguyễn Thị Thu Hoài làm chủ nhiệm, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chủ trì thực hiện. Dự án đã đạt được các nội dung và mục tiêu đã được phê duyệt là xác lập quyền đối với NHTT “Rượu Quán Đế” của thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên; Thiết lập và vận hành mô hình, cơ chế quản lý NHTT “Rượu Quán Đế” trên thực tế với quy mô thí điểm; Đảm bảo sản phẩm mang NHTT khi tiêu thụ trên thị trường được kiểm soát, quản lý chặt chẽ; Nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm mang NHTT, tạo lập và phát triển các kênh thương mại nhằm đảm bảo tính ổn định của đầu ra cho sản phẩm. Dự án đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá xếp loại khá. Mô hình lúa thuần Thiên ưu 8: Công ty CP Giống cây trồng Trung ương Quảng Nam đã phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức trình diễn mô hình sản xuất khảo nghiệm giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt Thiên ưu 8 tại HTX Nông nghiệp An Thạch (huyện Tuy An). Mô hình được hỗ trợ 120kg giống thực hiện trên diện tích 1ha, thu hút 6 hộ tham gia. Kết quả, năng suất của giống Thiên ưu 8 đạt gần 90 tạ/ha, cao hơn năng suất giống lúa đối chứng 17,2 tạ/ha. Sau khi trừ chi phí sản xuất, giống lúa này cho lãi cao hơn 11 triệu đồng/ha/vụ so với ruộng đối chứng. Theo các hộ tham gia mô hình: vụ đông xuân, Thiên ưu 8 có thời gian sinh trưởng 115 ngày, thuộc nhóm giống trung ngày, phù hợp với cơ cấu giống tại địa phương. Về đặc điểm, cây to khỏe, thân cây cứng, bông to, hạt nhiều, tỉ lệ hạt chắc cao, khả năng chống đổ tốt. Đặc biệt chống chịu khá tốt các loại sâu bệnh, như khô vằn, đạo ôn, rầy nâu... Từ kết quả trình diễn mô hình, giống lúa này sẽ được bổ sung vào cơ cấu giống lúa thuần của tỉnh. Hợp tác kích cầu du lịch năm 2016: Hiệp hội Du lịch Phú Yên vừa tổ chức đoàn tham gia

Page 2: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

2

Ngày hội du lịch TP Hồ Chí Minh năm 2016 để quảng bá, giới thiệu, chào bán trực tiếp các sản phẩm và dịch vụ du lịch mới, hấp dẫn tới người tiêu dùng; đồng thời ký kết hợp tác kích cầu du lịch với Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh. Theo Hiệp hội Du lịch Phú Yên, tham gia đợt này có 5 doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Du lịch Sao Việt, Công ty CP Truyền thông và du lịch Phú Yên, khách sạn Kaya, khách sạn Hùng Vương, khách sạn Long Beach. Các đơn vị cam kết cung cấp các gói dịch vụ chất lượng tốt nhất với chi phí ưu đãi để thu hút các hãng lữ hành đưa khách đến Phú Yên trong mùa du lịch.

TIN TRONG NƯỚC Giống lúa lai PB53: Các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (Viện Khoa học NN Việt Nam) đã nghiên cứu lai tạo thành công giống lúa PB53. Giống lúa PB53 là sản phẩm của tổ hợp lai N46 x BT13, có thời gian sinh trưởng 120-128 ngày trong vụ xuân và 95-110 ngày trong vụ mùa. Cây gọn, thân cứng, lá đứng, dày, đẻ nhánh khỏe, nhiễm nhẹ với một số loài sâu bệnh hại chính (rầy nâu, đạo ôn, khô vằn, bạc lá), hạt gạo thon dài, tỷ lệ gạo xát đạt trên 70%, hàm lượng amylose 18,2%, chất lượng cơm gạo khá, sau khi để nguội vẫn giữ được độ mềm, dẻo. Kết quả thử nghiệm tại các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, giống PB53 có năng suất trung bình 69 tạ/ha với mức thâm canh trung bình, trong điều kiện thâm canh cao có thể đạt 70-75 tạ/ha. Chi tiết xin liên hệ: TS Lưu Ngọc Quyến - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ; Tel: 0210.3865073; Fax: 0210.3865931. Mô hình nuôi tôm theo công nghệ tuần hoàn nước: Thông qua việc thực hiện đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp xử lý suy thoái môi trường nước nhằm sử dụng bền vững tài nguyên nước cho các vùng nuôi tôm các tỉnh ven biển Bắc bộ và vùng nuôi cá tra ở Đồng bằng Sông Cửu Long”, mã số KC08.26/11-15, các nhà khoa học thuộc Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã xây dựng mô hình nuôi tôm và cá tra theo công nghệ tuần hoàn nước. Mô hình có thiết kế cấp thoát nước phù hợp, áp dụng chế phẩm sinh học, vật liệu lọc cao tải... Kết quả thử nghiệm cho thấy, chất lượng nước hoàn toàn đảm bảo cho hoạt động nuôi tôm và hạn chế lây lan dịch bệnh từ bên ngoài. Năng suất tôm tăng 1,26 lần, lợi nhuận tăng 128% so với ngoài mô hình. Tỷ suất lợi nhuận trong mô hình là 0,39 lần, so với ngoài mô hình là 0,19 lần. Mô hình đã được người dân nuôi tôm ở Hải Nam, Hải Hậu (Nam Định) học tập và nhân rộng. Chi tiết

liên hệ: Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ NN&PTNT, Phú Đô, Mê Trì, Từ Liêm, Hà Nôi; Tel: 04.37893277; 0913366380 (PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn - Chủ nhiệm đề tài). Hệ thống công nghệ tích hợp xử lý chất thải từ các lò giết mổ tập trung: Trước thực trạng hầu hết các lò giết mổ gia súc không có hệ thống xử lý nguồn thải (nước thải, chất thải hỗn hợp…) mà xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp tiên tiến có tận thu và sử dụng năng lượng tái tạo để xử lý hiệu quả, bền vững nguồn thải hỗn hợp rắn - lỏng từ các lò giết mổ tập trung”, mã số KC08.31/11-15, đã được triển khai. Một trong những kết quả của đề tài là đã xây dựng thành công hệ thống tích hợp các công nghệ tiên tiến (bể sinh học 5 chức năng, màng khí nâng, lên men H2…) để xử lý nguồn thải hỗn hợp rắn - lỏng từ lò giết mổ tập trung có quy mô 20-30 m3/ngày. Hệ thống đã được xây dựng và vận hành thử nghiệm tại cơ sở giết mổ Đỗ Xuân Khắc (thôn Bái Đô, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Kết quả cho thấy, mô hình đã xử lý hiệu quả nước giết mổ gia súc, đạt tiêu chuẩn xả thải cột B QCVN 40-2011/BTNMT; hiệu suất xử lý: COD là 95-98% và COD sau xử lý trung bình 85 mg/l, TN 75-80% và TN sau xử lý trung bình 32,54 mg/l, TP 90-96% và TP sau xử lý trung bình 4 mg/l; do sử dụng thu hồi khí sinh học nên giúp giảm tiêu hao năng lượng 16%. Chi phí trên một tấn chất thải giảm 5-7 lần so với các hệ thống tương ứng khác. Chi tiết xin liên hệ: Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu. Số 23 ngõ 62, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội; Tel: 04.37733090; 0962060980 (Đỗ Tiến Anh - Chủ nhiệm đề tài). Giống ngô lai đơn siêu năng suất: Bằng phương pháp lai truyền thống, các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp VN đã nghiên cứu lai tạo thành công giống ngô lai đơn HT119. Ngô lai đơn HT119 có thời gian sinh trưởng trung bình (vụ xuân hè 100-110 ngày, vụ thu đông 90-105 ngày, vụ xuân 110-120 ngày) trồng được nhiều vụ, nhiều vùng trong cả nước, ít nhiễm sâu bệnh, chống đổ tốt, chịu nóng khá, chịu rét tốt, bộ lá xanh bền, lá bi bao kín bắp, hạt kín đầu bắp, hạt màu vàng đậm, tỷ lệ hạt cao. Đặc biệt, trong điều kiện thâm canh, giống có thể đạt năng suất trên 10 tấn.ha, trong điều kiện khó khăn vẫn cho năng suất 6-7 tấn/ha. Chi tiết liên hệ đến TS Vương Huy Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ngô, điện thoại 0912020472. Xử lý nước uống cho gia súc, gia cầm: Các nhà nghiên cứu thuộc Phòng Công nghệ điện hóa Viện KH&CN Việt Nam do KS Nguyễn Đình

Page 3: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

3

Cường là chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu và chế tạo ra một loại thiết bị mới để chuyên xử lý nước điện hóa làm tăng hiệu quả chăn nuôi. Nước xử lý điện hóa còn gọi là nước ion hóa tính kiềm hay nước chống oxy hóa… có đặc trưng tính kiềm nhẹ, có nhiều ion âm và độ hạt nước nhỏ nên có tác dụng sinh hóa tốt như tăng cường tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, cân bằng độ pH, tăng cường sự đào thải các độ tố và tăng cường sức khỏe cho cơ thể sống. Nước hoạt hóa điện hóa được làm từ nước đã qua xử lý chảy qua hệ thống giữa hai điện cực phủ nano kim loại quý, ở gữa có màng ngăn gốm xốp, bị ion hóa mạnh. Khi chịu tác động của dòng điện, nước sẽ tách thành 2 dòng. Dòng thứ nhất là nước tính keièm cho vật nuôi uống có tác dụng cân bằng độ pH trong cơ thể, kích thích các vi khuẩn có lợi và ức chế các vi khuẩn có hại trong đường ruột làm tăng khả năng tiêu hóa, giảm tiêu chảy, đồng thời chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng. Dòng thứ hai được chảy ra từ máy điện hóa xử lý là nước tính axit có tác dụng oxy hóa, dùng để phun tắm, chống viêm nhiễm cho vật nuôi, rửa chuồng, khử trùng, làm sạch môi trường, giảm thiểu sự lấy lan của dịch bệnh. Đèn Led điều khiển thời điểm cúc ra hoa: Nhóm tác giả của Viện Khoa học Vật liệu và Viện Công nghệ sinh học do TS Trần Quốc Tiến làm đại diện đã sáng tạo ra hệ thống đèn led điều khiển thời điểm ra hoa của cây hoa cúc sử dụng phương pháp phá đêm. Điểm khác biệt làm nên giải pháp công nghệ này chính là sử dụng hệ thống đèn led từ 2-3 vôn, có bước sóng phát xạ từ 625-670nm (nano met) và phổ phát xạ tập trung, không phát các tia hồng ngoại và tử ngoại, giúp tiết kiệm điện năng. Người sử dụng chỉ cần chiếu sáng từ 30-45 phút/đêm là đủ để đảm bảo cho sự sinh trưởng của cây hoa cúc, thay vì sử dụng bóng đèn sợi đốt có công suất 75W, 100W để chiếu sáng từ 8-10 tiếng/đêm như hiện nay. Một ưu điểm nữa của hệ thống đèn led này đó là có thể làm giảm các mầm móng sâu bệnh do vùng ánh sáng màu đỏ không hấp dẫn sâu bướm. Bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai lũ cho lưu vực sông miền Trung: Đây là một sản phẩm của đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định quản lý rủi ro thiên tai lũ cho lưu vực sông miền Trung”, mã số KC08.19/11-15. Bộ công cụ sử dụng tổng hợp các mô hình tính toán như mô hình thủy văn mưa rào dòng chảy HEC-HMS, mô hình vận hành hồ chứa, vỡ đập MIKE 11, mô hình ngập lũ vùng đồng bằng MIKE 21, MIKE FLOOD… cho phép xây dựng và đánh giá hoàn chỉnh tác động của các phương án quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội

(quy hoạch thượng lưu, đô thị hóa hạ du), phương án vận hành hồ chứa cắt lũ hạ du hay các sự cố vỡ đập đơn hồ, liên hoàn của các hồ chứa thủy điện bậc thang trên vùng thượng nguồn tới diễn biến lũ và ngập lũ trong vùng đồng bằng của lưu vực. Các kết quả phân tích sẽ giúp người vận hành, người quản lý, lãnh đạo địa phương đưa ra những lựa chọn/phương án cần thiết giúp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động bất lợi của thiên tai lũ. Bộ phần mềm và tài liệu hướng dẫn sử dụng đã được đưa lên mạng internet với tên miền quanlylu-vgbt.com. Chi tiết xin liên hệ:ThS Dương Quốc Huy (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam); Tel: 0915541446; Email: [email protected]. Sản xuất thành công dấm gạo bằng công nghệ lên men chìm: Nhóm nghiên cứu của Viện Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công thương) và Công ty TNHH thực phẩm Hồng Hà đã tiến hành nghiên cứu, sản xuất thành công dấm gạo bằng công nghệ lên men chìm. Qua nghiên cứu, nhóm đã xác định được các thông số công nghệ thích hợp cho quá trình lên men dấm bởi chủng A. pasteurianus D4 theo phương pháp chìm là: hàm lượng ethanol và hàm lượng axit acetic ban đầu tương ứng là 40 g/l và 20 g/l, pH dịch lên men là 5, nhiệt độ lên men là 32-340C... Kết quả sản xuất thử nghiệm ở quy mô 2.000 lít cho thấy, hàm lượng axit acetic trong sản phẩm tạo ra cao hơn rất nhiều, thời gian lên men dấm giảm xuống đáng kể, giúp tăng năng suất sản phẩm, giảm chi phí điện, nước, nhân công, mặt bằng sản xuất và giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thông tin chi tiết xin liên hệ: Viện Công nghiệp thực phẩm, Số 301 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; Tel: 04.38584318. Giống cà chua lai VT5: Giống cà chua lai VT5 có thời gian sinh trưởng 120-130 ngày, chỉ số dạng quả I = 1,2-1,4, nặng 80-90 g/quả, thịt quả dày, đặc ruột, ít hạt, quả chín có màu đỏ tươi, độ Brix đạt 5,2%, thích hợp cho ăn tươi và làm nguyên liệu chế biến.... Kết quả trồng thử nghiệm tại một số địa phương có truyền thống trồng cà chua như Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang cho thấy, giống VT5 có năng suất khá cao (đạt 45-48 tấn/ha vụ xuân hè, 50-52 tấn/ha vụ thu đông, 60-65 tấn/ha trong vụ đông) và chống chịu khá với bệnh virus xoăn vàng lá, héo xanh do vi khuẩn. Giống cà chua VT5 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật cho vùng trồng Đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc (năm 2015). Chi tiết xin liên hệ: ThS Đoàn Xuân Cảnh - Trưởng Bộ môn Cây thực phẩm (Viện Cây lương thực và cây thực phẩm)

Page 4: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

4

Xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương; Tel: 0320.3716386/0912675359. Bột dinh dưỡng giàu anthocyanin từ khoai lang tím Nhật Bản: Nhằm đa dạng hóa sản phẩm đầu ra và nâng cao giá trị củ khoai lang tím Nhật Bản đang được trồng phổ biến tại Đồng bằng sông Cửu Long, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) đã nghiên cứu sản xuất thành công bột dinh dưỡng giàu anthocyanin từ khoai lang tím Nhật Bản (thông qua thực hiện đề tài cấp nhà nước mã số KC07.10/11-15). Bột dinh dưỡng giàu anthocyanin có độ ẩm 5,1% với thành phần gồm bột khoai lang tím Nhật Bản, gạo tẻ, đậu xanh, đậu tương, vừng, muối, đường cùng nhiều loại vitamin (C, B1, B2, B6, B12) và khoáng chất (sắt, kẽm, canxi...). Bột dinh dưỡng có tác dụng bổ sung vi chất dinh dưỡng và các hoạt chất chống oxy hóa (hợp chất phenol, anthocyanin, carotenoid) giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, chống lão hóa. Sản phẩm nhận được sự đánh giá cao của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vifoco (Bắc Giang) và hai bên đang thương thảo hợp tác để sớm đưa công nghệ vào sản xuất trên quy mô công nghiệp trong thời gian tới. Chi tiết xin liên hệ: TS Hoàng Thị Lệ Hằng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội; Tel: 04.38276254; Fax:04.38276148. Ứng dụng ozon vi bọt khí cho thiết bị rửa rau: Nhóm nghiên cứu Trần Thanh Sơn, khoa cơ khí, Trường ĐHBK TP HCM, Lê Thanh Sơn, Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia điều khiển số và kỹ thuật hệ thống đã tiến hành xây dựng mô hình thiết bị rửa rau sử dụng năng lượng vi bọt khí, sau đó thực nghiệm trên 4 loại rau khác nhau: xà lạch, rau muống, cải thìa và cải bẹ xanh để kiểm chứng tính hiệu quả của phương pháp. Nhu cầu sử dụng thực phẩm rau củ quả sạch đang là vấn đề hết sức cần thiết phục vụ đời sống người dân. Việc loại bỏ tồn dư của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ứng dụng phương pháp ozon vi bọt khí hiện đang là một trong các giải pháp mang lại hiệu quả cao đang được các nhà khoa học trong nước và thế giới đầu tư nghiên cứu. Trong nghiên cứu này, các mẫu được ngâm trong bồn rửa chứa ozon vi bọt khí 1 ppm và 2ppm. Kết quả thực nghiệm chứng minh phương pháp sử dụng ozon vi bọt khí rất hiệu quả loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu cho các loại rau ăn lá. Chế phẩm SRE: Thông qua thực hiện một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, các nhà khoa học thuộc Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã nghiên cứu sản xuất thành công chế phẩm SRE có tác dụng phòng chống các nấm mốc gây bệnh và nấm sinh độc tố trên

trái cây và hạt nông sản. Chế phẩm SRE được sản xuất từ chủng vi khuẩn Pseudomonas syringae (chỉ tiêu hoạt tính 196.000 u/g) có dạng bột mịn, màu trắng ngà, độ ẩm 5,5-6%, an toàn đối với sức khỏe của người, động vật và môi trường. Kết quả thử nghiệm trên nho (Ninh Thuận) cho thấy, chế phẩm SRE đạt hiệu quả diệt nấm 80-95% với một số loài nấm điển hình (như Aspergillus flavus, Penicillium digitatum, Botrytis cinerea, P. expansum, Fusarium sp), giảm tỷ lệ nứt quả, thối hỏng và nấm bệnh 10% (ở giai đoạn cận thu hoạch), kéo dài thời gian bảo quản, giảm tỷ lệ thối hỏng 7,1% (giai đoạn sau thu hoạch). Đối với ngô, SRE giúp kéo dài thời gian bảo quản trên 6 tháng (kết quả thử nghiệm tại Hà Nội). Chi tiết xin liên hệ: Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch Số 60 Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội; Tel: 04.38689187; Fax: 04.38689131. Chiếc máy “biến rơm thành tiền”: Đó là chiếc máy cuốn rơm tự hành được nghiên cứu trong nhiều năm dựa trên nền tảng của máy gặt đập liên hợp. Chiếc máy chạy bằng động cơ diesel, xích cao su hoạt động được trên mọi địa hình, từ chân ruộng khô đến sình lầy, cho năng suất 80-120 cuộn mỗi giờ. Đây là sáng chế của ông Phan Tấn Bện, ấp 5, xã Mỹ Đông huyện Tháp Mười, Đồng Tháp.

NÔNG NGHIỆP

Thực hiện quản lý đàn heo đực giống, nâng chất lượng đàn heo thương phẩm Vừa qua, Trung tâm Giống và Kỹ thuật vật nuôi (Sở NN-PTNT) tỉnh Phú Yên đã triển khai chương trình bình tuyển, phân loại, đeo thẻ tai và theo dõi quản lý đàn heo đực giống trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng chất lượng đàn heo thương phẩm của tỉnh. Theo Sở NN&PTNT, hiện đàn heo của tỉnh có khoảng 112.000 con, bình quân mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 16.000 tấn thịt. Tuy nhiên, quy mô chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hình thức chăn nuôi gia trại, rải rác trong khu dân cư. Đặc biệt hiện nay, phần lớn người chăn nuôi tự nuôi heo sinh sản để làm giống nuôi thịt. Theo Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh ở xã Hòa Định Đông (huyện Phú Hòa): Hiện gia đình tôi đang nuôi hai con heo nái, bình quân mỗi năm một con đẻ được hai lứa với khoảng 10 con/lứa. Tất cả số heo sinh sản được giữ lại để nuôi thịt. Còn theo ông Trần Văn Tùng ở xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân), để giảm chi phí chăn nuôi, gia đình ông tự nuôi

Page 5: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

5

heo nái sinh sản để gầy giống. Gia đình ông cũng chọn phương pháp thuê heo đực đến nhảy giống để thụ tinh cho đàn heo nái của gia đình. Không riêng những hộ nuôi heo này mà hiện nay, hầu hết các hộ nuôi heo đều chọn biện pháp cho heo nái nhảy giống trực tiếp để sinh sản. Theo ông Nguyễn Hữu Bách, Phó Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật vật nuôi: Tỉ lệ hộ nuôi heo sinh sản áp dụng hình thức thụ tinh nhân tạo chỉ khoảng 25%; 75% đàn heo nái còn lại được nhảy giống trực tiếp từ heo đực giống đang nuôi trong dân. Một khi đàn heo đực giống không đạt chuẩn sẽ tạo ra những lứa heo thương phẩm không đạt chất lượng, hiệu quả chăn nuôi thấp, lợi nhuận mang lại cũng không cao. Vậy nên chất lượng đàn heo đực giống có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của đàn heo toàn tỉnh. Trước thực trạng này, Trung tâm Giống và Kỹ thuật vật nuôi đã triển khai chương trình quản lý đàn heo đực giống trên địa bàn tỉnh. Trung tâm tiến hành rà soát, thống kê, bình tuyển và phân loại toàn bộ đàn heo đực giống đang nuôi trong dân. Sau khi hoàn thành khâu giám định bình tuyển, những con heo đực giống đạt chuẩn sẽ được bấm và đeo thẻ tai, cấp chứng nhận heo đực đạt chuẩn để phối giống cho chủ nuôi hành nghề. Hiện toàn tỉnh có 56 hộ chuyên nuôi heo đực giống với tổng số 161 con, tập trung nhiều nhất ở huyện Phú Hòa và Tuy An. Qua giám định bình tuyển có 122 con đạt tiêu chuẩn để phối giống, trung tâm đã cấp chứng nhận hoạt động; 23 con không đạt tiêu chuẩn, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ nuôi loại thải và 16 con không được giám định bình tuyển vì chủ nuôi không phối hợp. Trung tâm đã lập danh sách những hộ có heo đực đạt tiêu chuẩn phối giống cung cấp về cho các địa phương để quản lý, tuyên truyền cho người chăn nuôi heo trên địa bàn. Ngoài ra, trong chương trình này, trung tâm còn tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho những hộ nuôi heo đực giống về việc thực hiện những quy định của pháp luật trong khai thác, kinh doanh heo đực giống; hướng dẫn kỹ thuật đánh giá chất lượng, nhập số liệu, theo dõi heo đực giống… Theo ông Nguyễn Hữu Trị ở thôn Phước Thịnh, thị trấn Phú Thứ (huyện Tây Hòa: Gia đình ông nuôi 4 con heo đực giống chuyên phục vụ nhảy giống cho các hộ nuôi heo sinh sản ở địa phương. Tuy nhiên, lâu nay ông chưa nắm được quy định của Nhà nước về quản lý và kinh doanh heo đực giống. Qua chương trình, ông đã biết được tầm quan trọng của heo đực giống trong phát triển chăn nuôi, cải tạo và nâng cao chất lượng đàn heo thịt. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của mình để tự giác

thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh này. Còn theo bà Lê Thị Thủy ở xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa) Bây giờ dựa vào thẻ tai do cơ quan chức năng xác nhận đeo trên mỗi con heo đực giống, chúng tôi biết được con giống đó thuộc dòng nào, loại giống gì… Qua đó có thể lựa chọn con giống thích hợp để phối sinh sản. (Theo Báo Phú Yên)

Tăng ứng dụng công nghệ để tiết

kiệm nước Nước là tài nguyên sẵn có, nhiều, nhưng

không vô tận, do đó cần được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả. Ứng dụng công nghệ là một trong những giải pháp quan trọng để tiết kiệm nước trong khi vẫn phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ.

Đây là những khuyến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học đưa ra tại một hội thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức gần đây.

Việt Nam vẫn thiếu nước Theo Bộ TN&MT, Việt Nam có 108 lưu vực

sông, với 3.450 sông, suối tương đối lớn và tổng lượng nước trung bình hằng năm khoảng 830 tỉ m3, trong đó có 300 tỉ m3 là trong lãnh thổ (chiếm 40%) và khoảng trên 500 tỉ m3 là nước từ ngoài lãnh thổ. Diện tích các lưu vực sông chiếm 80% diện tích của cả nước. Lượng mưa trung bình hằng năm là 1.960 mm. Nước ngầm dù có tiềm năng ước tính khoảng 63 tỉ m3/năm nhưng chỉ tập trung ở một số khu vực như đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ và khu vực Tây Nguyên. Con số này nếu so với thế giới thì Việt Nam ở mức dưới trung bình.

Theo các kết quả nghiên cứu, cứ 25 năm nhu cầu nước ngọt trên toàn thế giới tăng gần 2 lần do quy mô tăng dân số, trong đó, 74-85% nước được dùng cho sản xuất nông nghiệp. Thực tế cho thấy, nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, hiệu quả sử dụng thấp, nguồn nước ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán, các hiện tượng xâm nhập mặn cũng như biến đổi khí hậu, nước biển dâng...

Theo Hiệp hội Tài nguyên nước Quốc tế (IWRA), lượng nước mặt bình quân theo đầu người của Việt Nam năm 2015 chỉ có 3.850 m3. Như vậy, so với ngưỡng trung bình 4.000 m3/năm, Việt Nam thuộc vào nhóm quốc gia thiếu nước.

Hai hướng nghiên cứu công nghệ tiết kiệm nước

Với bức tranh toàn cảnh về nguồn và nhu cầu sử dụng nước nêu trên, các chuyên gia khẳng định cần tập trung vào phát triển các

Page 6: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

6

công nghệ duy trì và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước ngọt hiện có và tạo nguồn nước ngọt mới từ nước biển.

Tương ứng với những “đề bài” này, theo ông Ngô Văn Mơ, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng khoa học công nghệ, Bộ TN&MT: Hiện đang có hai hướng nghiên cứu chính là tạo và phát triển các công nghệ nhằm tái tạo, tái sử dụng và giảm thiểu việc sử dụng nước ngọt; và phát triển các công nghệ có giá thành thấp nhằm tách muối, lọc mặn nước biển thành nước ngọt. Nhiều nơi trên thế giới đã triển khai trên thực tế những nghiên cứu này. Như tại thành phố Perth (Australia), 20% tổng lượng nước cung ứng cho khu vực này là nước thải đã qua xử lý. Hay như tại Israel, nước này đã xây dựng nhà máy khử mặn nước biển cung cấp hơn 600.000 m3 nước sinh hoạt, đáp ứng 20% tổng nước sinh hoạt cho cả quốc gia này với chi phí 400 triệu USD.

Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, các nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu phổ biến nêu trên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực trong việc ứng dụng những thành quả nghiên cứu như công nghệ thủy lợi thông minh, tưới tiết kiệm nước... để áp dụng trong thực tế.

Khuyến khích ứng dụng công nghệ bằng chính sách

Là một quốc gia bị ảnh hưởng trầm trọng nhất của biến đổi khí hậu, dự báo không lâu nữa, nhiều vùng tại Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Trong bối cảnh đó, việc chỉ đạo các hướng nghiên cứu và các chính sách hỗ trợ nghiên cứu đã được quan tâm ở tất cả các cấp, từ Chính phủ tới các bộ, ngành. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ trong sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nước.

Cụ thể, ngày 8/6/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 54/2015/NĐ-CP quy định ưu đãi về vay vốn, miễn, giảm thuế đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

Theo đó, Nhà nước sẽ ưu tiên hỗ trợ vốn nếu đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hạng mục công trình để thu gom, xử lý nước thải có quy mô từ 40 m3/ngày đêm trở lên, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp với mục đích được tái sử dụng và sử dụng lượng nước đó cho các hoạt động của tổ chức đạt từ 80% trở lên; tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu hạng mục công trình để sử dụng nước tuần hoàn cho các hoạt động của đơn vị với quy mô từ 500 m3/ngày đêm trở lên...

Việc ưu đãi vốn đầu tư cũng được áp dụng cho các dự án thu gom nước mưa để sử dụng

cho sinh hoạt tại các địa bàn vùng núi, vùng khó khăn; khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng cho mục đích sinh hoạt…

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân áp dụng công nghệ, kỹ thuật, biện pháp tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp với quy mô từ 0,5 ha trở lên đối với tưới lúa nước, 1 ha trở lên đối với tưới cây trồng cạn cũng được hưởng ưu đãi. Bên cạnh ưu đãi về vốn là các ưu đãi đối với hoạt động đầu tư sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm. Chẳng hạn, doanh nghiệp được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập có được từ hoạt động đầu tư sản xuất sản phẩm, thiết bị, công nghệ sử dụng nước tiết kiệm theo quy định của pháp luật về thuế.

Với những chính sách ưu đãi cụ thể nêu trên, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Tuy nhiên trước những diễn biến bất thường của thiên nhiên, đặc biệt là nhận thức về hậu quả của việc thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, theo các nhà khoa học, Chính phủ cần phải có thêm nhiều chính sách ưu đãi mạnh hơn nữa, để khuyến khích không chỉ việc ứng dụng công nghệ, mà còn cả các hoạt động nghiên cứu theo các xu hướng chung của thế giới. (Theo KHPT)

SÂU, BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY

HỒ TIÊU Ngoài bệnh thối gốc - chết dây (chết nhanh), trên tiêu cần lưu ý đến một bệnh khác trên rễ cũng quan trọng không kém là bệnh “chết chậm” hay “bệnh vàng lá chết dây từ từ. Bệnh chết chậm

Ngoài bệnh thối gốc - chết dây (chết nhanh), trên tiêu cần lưu ý đến một bệnh khác trên rễ cũng quan trọng không kém là bệnh “chết chậm” hay “bệnh vàng lá chết dây từ từ”.

Sở dĩ gọi như thế vì từ khi thấy cây sinh trưởng chậm, èo uột, lá vàng, đốt rụng, rễ, gốc thối, phần mạch dẫn nhựa thối nâu đen… đến khi cây chết, quá trình này kéo dài vài ba tháng đến cả năm.

Bệnh “chết chậm” biểu hiện trong mùa mưa lẫn mùa khô, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như tuyến trùng rễ, rệp sáp rễ, mối… các đối tượng này chích hút gây vết thương trên rễ, sau đó các loại nấm sống trong đất như Fusarium sp và các loại nấm khác sẽ tấn công làm cho bệnh càng trầm trọng hơn, nếu đất ngập, úng, thoát thủy kém, ít thoáng khí, bón thừa đạm, đất có nhiều mối, rệp sáp… bệnh dễ xuất hiện.

Page 7: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

7

Việc phòng trị bệnh chết chậm cũng tương tự như bệnh chết nhanh, tuy nhiên cần lưu ý trị các đối tượng chích hút hại rễ như tuyến trùng, rệp sáp, mối…

Bệnh rụng lóng - chết dây Ngoài hai bệnh trên, bà con trồng tiêu cũng

cần lưu ý đến bệnh rụng lóng chết dây (tiêu cùi). Bệnh này cũng thường thấy trong mùa mưa, nguyên nhân có thể do nấm Rhizoctonia solani hay do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra.

Triệu chứng chung là bệnh làm cho lá bị vàng, thối, rụng, bệnh sau đó lan dần vào lóng làm lóng rụng dần từ trên xuống nằm rải rác dưới dốc tiêu (do đó gọi là bệnh rụng lóng). Nếu bệnh do nấm gây ra, thì thấy hai đầu mắt lóng bị thâm đen trong khi phần giữa lóng vẫn còn xanh. Nếu bệnh do vi khuẩn, quan sát rễ sẽ thấy rễ bị thối nhũn, có mùi hôi, nếu cắt ngang thì thấy mạch bị thâm đen.

Bệnh dù do nguyên nhân nào gây hại đi nữa thì cũng khiến cây sinh trưởng chậm lại, tược non ra chậm, năng suất giảm nhiều, có trường hợp bệnh lan thành dịch rất khó phòng trị.

Cũng như bệnh thối gốc - chết dây, nói chung trên tiêu việc phòng bệnh là chính, nhất là một trong hai nguyên nhân gây bệnh rụng lóng là do vi khuẩn. Nếu bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra thì ta có thể dùng các loại thuốc trừ nấm như Saizole 5SC, Hạt vàng 10WP xịt khi bệnh vừa chớm xuất hiện, nếu bệnh do vi khuẩn Pseudomonas gây ra có thể dùng Hoả tiễn 50SP, Copforce blue… phun khi bệnh vừa chớm phát.

Bệnh tiêu điên Bệnh tiêu điên như vừa mô tả thường thấy

trên vườn tiêu 1, 2 năm tuổi, trên vườn cắt ngọn để nhân giống, bệnh có thể do cây thiếu/mất cân bằng dinh dưỡng (hay) do các loại côn trùng chích hút như rầy mềm, nhện đỏ…hút nhựa làm lá biến dạng (hoặc) do cây bị bệnh nhiễm siêu vi khuẩn (virus) do các loại côn trùng chích hút truyền bệnh. (Theo NNVN)

Nên chăm sóc cây hồ tiêu bằng phân chuyên dụng

Theo các nghiên cứu khoa học, thời kỳ sau thu hoạch, thường cây hồ tiêu thiếu hụt nghiêm trọng dinh dưỡng do thu trái, tỉa cành, thay lá. Lúc này, phần lớn rễ cám bị già đi, chuẩn bị thay lớp rễ mới nên sự hấp thụ dinh dưỡng rất kém. Để cây nhanh chóng phục hồi, bà con cần cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu để cây tiếp tục sinh sản cho năm sau.

+ Nhu câu phân hưu cơ: Phân hưu cơ rât cân thiêt lam cho đât tơi xôp, giam thiêu rưa trôi, giư cac chât dinh dương. Khi u phân nên sư dung chê phâm Trichoderma la vi sinh vât phân giai hưu cơ, đôi khang nâm bênh va tuyên trung.

Trôn lân chê phâm vơi chât hưu cơ, u kin con co tac dung diêt trư vi sinh vât, côn trung gây hai cho rê tiêu, kich thich rê tiêu phat triên. Lương bon khoang 10-15 kg/tru.

+ Nhu cầu về đạm (N): Sau thu trái, cây hồ tiêu rất cần đạm để tái tạo, nuôi dưỡng cành bánh tẻ nhằm cho ra bông và đậu trái vào năm sau. Lượng đạm cho 1ha khoảng 40kg.

+ Nhu cầu về lân (P2O5): Sau thu hoạch lân đặc biệt cần thiết cho hồ tiêu. Cung cấp đủ lân sẽ giúp bộ rễ của cây phát triển nhanh và mạnh. Nên bón trước đầu mùa mưa nhằm giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, tạo thuận lợi cho sự phân hoá mầm hoa, hình thành nhị đực, nhị cái, giúp quá trình thụ phấn đạt hiệu quả cao hơn. Lượng lân thích hợp là 160kg/ha.

+ Nhu cầu canxi (vôi): Đất Tây Nguyên sau mùa mưa thường bị rửa trôi rất nhiều chất dinh dưỡng làm cho đất trở nên chua, chưa kể đất còn bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng các loại phân chua, vì vậy bà con cần bón vôi để khử chua cho đất.

Để bón lân đạt hiệu quả cao bà con nên kiểm tra độ pH trước khi bón, nêu độ pH dưới 5,5 bà con nhât thiêt nên bón lân nung chảy bởi 1 kg loai lân nay co tac dung ha đô chua băng 0,5 kg vôi bôt.

+ Nhu cầu magie (MgO): Magie rất cần thiết cho cây hồ tiêu hình thành diệp lục, tăng hiệu suất quang hợp đối với hồ tiêu thời kỳ sau thu hoạch. Magie giúp cây duy trì sự cân bằng hấp thu các chất dinh dưỡng, tăng độ quang hợp của bộ lá trong những ngày thời tiết âm u, ít nắng tạo thuận lợi cho cây ra bông đậu trái, lượng magie cần thiết khoảng 100-150 kg/ha.

+ Nhu cầu kẽm và Bo: Thiếu kẽm và Bo nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến việc đậu trái và hình thành nhân của hồ tiêu, bởi vậy việc cung cấp đầy đủ kẽm, Bo cho cây sau thu hoạch là hết sức cần thiết.

Hồ tiêu là cây ưa đất tơi xốp, thoát nước tốt nhưng lại có bộ rễ ngắn ăn nông (phần rễ đóng vai trò hút nước, hút dinh dưỡng cho cây được mọc thành chùm ở độ sâu từ lớp đất mặt đến 40cm).

Nếu bón loại phân dễ tan khi tưới nước, sau thời gian ngắn phân tan hoàn toàn, một phần được cây hút, phần còn lại ngấm xuống tầng đất sâu, cây không thể hút được gây ra hiện tượng thiếu phân giả tạo.

Page 8: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

8

Phân bón Văn Điển không tan trong nước, chỉ tan trong môi trường do rễ cây tiết ra nên hiệu quả sử dụng cao lên đến 97 - 98%.

Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển khuyến cáo bà con sử dụng phân bón Văn Điển cho cây hồ tiêu sau thu hoạch như sau:

+ Lân nung chảy Văn Điển: Gồm có các chất dinh dưỡng là lân hữu hiệu (P2O5) chiếm 16%, canxi (vôi) 28-34%, magie 15-18%, SiO2 24-30% cùng các chất vi lượng Fe = 0,4%, Zn = 0,2%, B = 0,04%, Mn = 0,4%, Cu = 0,02%. Tổng hàm lượng dinh dưỡng cây trồng hấp thụ được đạt 98%.

+ Phân đa yếu tố NPK Văn Điển dung bon sau thu hoach: Loại NPK 10.10.5 có hàm lượng dinh dưỡng N = 10%, P2O5 = 10 %, K2O = 5%, CaO = 16%, MgO = 8%, S = 1%,SiO2 = 15% và các chất vi lượng, tổng hàm lượng dinh dưỡng đạt 65%.

+ Cách bon cho cây hồ tiêu sau thu hoach (tăng lân, đam): Đào những rạch nhỏ hình vành khăn xa gốc tiêu tránh làm đứt rễ rồi rải 10-15kg phân hữu cơ hoai mục + 1kg lân Văn Điển + 0,3-0,4 NPK 10.10.5/trụ, sau đó phủ đất kín phân và tưới nước.

+ Cach bon thuc qua (tăng kali va đam): Sư dung ĐYT NPK 12.8.12 Văn Điên co ham lương dinh dương N = 12%, P2O5 = 8%, K2O = 12% va cac chât trung lương CaO = 8%, MgO = 6%, SiO2 = 9%, S= 6%, cung cac chât vi lương, tông dinh dương đat trên 61%.

Đôi vơi hô tiêu kinh doanh nuôi trai lơn đên cuôi vu cân đươc bon cac đơt sau: Đơt 1 giưa mua mưa bon 0,3-0,4 kg/tru (500-600 kg/ha) ĐYT NPK 12.8.12, đơt 2 cuôi mua mưa bon 0,2-0,4 kg/tru (500-600 kg/ha) ĐYT 12.8.12. (Theo NNVN)

Xử lý chất thải chăn nuôi người dân cần quan tâm hơn nữa

Thời gian qua, các ngành chức năng đã triển khai nhiều mô hình hướng dẫn người dân xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, tỉ lệ hộ chăn nuôi có sử dụng các biện pháp xử lý chất thải vẫn còn thấp. Để đảm bảo môi trường chăn nuôi, hạn chế dịch bệnh, người chăn nuôi cần quan tâm hơn nữa đến công tác này. NHIỀU BIỆN PHÁP XỬ LÝ Theo Sở NN-PTNT, hiện toàn tỉnh có khoảng 236.300 hộ chăn nuôi, bình quân mỗi năm có khoảng 2,3 triệu tấn chất thải đưa ra môi trường. Để giải quyết lượng chất thải này, thời gian qua, ngành Nông nghiệp, các địa phương và người chăn nuôi đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý. Theo ông Nguyễn Văn Hùng ở xã Đa Lộc (huyện Đồng Xuân: “Trang trại nuôi heo của gia

đình tôi luôn duy trì đàn ổn định khoảng 1.000 con; lượng phân và nước tiểu do heo thải ra mỗi ngày khá lớn. Tôi đã xây hầm biogas để xử lý chất thải và thu khí gas phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi của trang trại”. Cũng theo ông Hùng, không chỉ trang trại của gia đình ông mà hầu hết các trại nuôi heo ở đây đều có hầm biogas để giải quyết lượng chất thải chăn nuôi. Nhờ vậy, vệ sinh môi trường được đảm bảo, góp phần hạn chế dịch bệnh. Còn ông Nguyễn Văn Thành ở thị trấn Hòa Vinh (huyện Đông Hòa), cho hay: Hiện nhà tôi có hai dãy chuồng nuôi gà công nghiệp với tổng đàn 1.500 con. Cả hai dãy chuồng đều có đệm lót sinh học bằng men Balasa N01. Nhờ lớp đệm này mà tất cả phân thải của đàn gà đều được xử lý gọn và không còn mùi hôi như trước. Ngoài những biện pháp trên, hiện các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn xử lý chất thải bằng một số biện pháp thô sơ hơn như thu gom chất thải bán hoặc ủ phân để bón ruộng. Ông Văn Kim Thịnh ở thị trấn Hòa Hiệp Trung (huyện Đông Hòa), cho biết: Tất cả chất thải từ đàn cút hơn 10.000 con của gia đình đều được thu gom và bán cho thương lái đưa lên Đắk Lắk sản xuất phân vi sinh. Cách xử lý này giúp trại nuôi cút luôn sạch sẽ, gia đình cũng có thêm một khoản thu từ bán phân. Theo ông Phạm Xuân Quang, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp (Sở NN-PTNT), đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có khoảng 64.000 hộ chăn nuôi có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải. Trong đó, khoảng 2.630 hộ chăn nuôi có hầm biogas để xử lý chất thải, chiếm tỉ lệ 4%; gần 500 hộ chăn nuôi sử dụng đệm lót sinh học, chiếm khoảng 0,8% và khoảng 50% hộ chăn nuôi thu gom chất thải để bán hoặc ủ phân. CÒN NHỮNG HẠN CHẾ Bên cạnh những hộ nuôi chú ý xử lý chất thải thì trên địa bàn tỉnh vẫn còn rất nhiều gia đình chưa quan tâm đến vấn đề này. Nhiều hộ chăn nuôi vô tư xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lý, chủ yếu là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô đàn ít và thường tập trung ở những xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với tập quán chăn nuôi thả rông. Mí Hơn ở buôn Ly, xã Ea Trol (huyện Sông Hinh), cho biết: Nhà tôi nuôi được chục con bò và đàn heo đen nhưng lâu nay, tôi không quan tâm đến việc thu gom phân của chúng. Thỉnh thoảng khi dọn chuồng, tôi quét hết ra ngoài vườn. Cũng theo ông Phạm Xuân Quang: Thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn và tuyên truyền đến người dân những biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, mức độ tiếp nhận của người dân vẫn còn hạn chế, tính nhân rộng của các mô hình vẫn chưa cao… Hiện toàn tỉnh vẫn

Page 9: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

9

còn khoảng 45.200 hộ chăn nuôi, chiếm khoảng 41% không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý chất thải nào. Tất cả chất thải chăn nuôi đều bị xả trực tiếp ra ngoài, gây nhiều tác động xấu đến môi trường. Thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ tiếp tục triển khai nhiều mô hình, tổ chức thêm các lớp tập huấn phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi để hướng dẫn cho người dân, góp phần thay đổi nhận thức và thói quen trong chăn nuôi. Nhà nước cũng cần có chính sách thu hút đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực bảo vệ môi trường trong chăn nuôi; đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường đặc biệt là phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi… (Theo Báo Phú Yên)

THỦY SẢN

Tăng cường quản lý môi trường nuôi thủy sản

Theo Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản (Sở NN&PTNT), hiện môi trường nước ở một số vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Phú Yên chưa đạt tiêu chuẩn cho nuôi tôm. Các vùng nuôi như Vũng Diều thuộc xã An Cư (huyện Tuy An), Vũng Tàu thuộc xã Hòa Hiệp Nam, Phước Long, Phước Giang thuộc xã Hòa Tâm, Cầu Xác Cháy thuộc xã Hòa Xuân Đông (huyện Đông Hòa) độ mặn rất thấp, dao động từ 2-7‰. Chỉ tiêu độ kiềm ở một số điểm rất thấp như cầu An Hải, Vũng Diều, An Hiệp (huyện Tuy An), Vũng Tàu, Phước Long, Phước Giang, Cầu Xác Cháy không phù hợp với nuôi trồng thủy sản. Chỉ tiêu NO2 (nitrit) vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại vùng nuôi Phước Long (0,15mg/l); chỉ tiêu PO4 (phốt phát) vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại Vũng Diều (0,27 mg/l). Hàm lượng tổng số vibrio spp vượt ngưỡng giới hạn cho phép tại Vũng Chào, xã Xuân Phương (TX Sông Cầu)… Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo: Tại các vùng nuôi có độ mặn và độ kiềm thấp cần bổ sung canxi chống hiện tượng mềm vỏ, tôm nuôi khó lột vỏ hoặc chậm cứng vỏ sau khi lột. Tại vùng nuôi Phước Long có NO2 vượt ngưỡng giới hạn cho phép nên có nguy cơ bị ô nhiễm. Các hộ đang cải tạo ao không được thải bùn ra hệ thống kênh cấp làm bồi lấp và gây ô nhiễm cho vùng nuôi. Những hộ đang nuôi phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chất lượng nước trong ao, cần xử lý lượng thức ăn thừa, phân tôm và xác phiêu sinh vật. Tại vùng nuôi Vũng Diều có PO4 vượt ngưỡng giới hạn cho phép nên có nguy cơ phát triển các loài tảo, vi tảo, đề phòng tảo độc phát triển. Tại vùng nuôi Vũng Chào có hàm lượng vibrio spp tổng số vượt ngưỡng giới hạn cho phép,

cần bổ sung chế phẩm sinh học để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Hiện thời tiết chuyển sang nắng nóng, người nuôi lưu ý thường xuyên kiểm tra môi trường, theo dõi hoạt động của tôm nuôi; bổ sung vi lượng, khoáng chất, vitamin… nhằm tăng sức đề kháng cho tôm. Đồng thời, người nuôi cần duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,2-1,5m, duy trì quạt nước tránh hiện tượng phân tầng nhiệt và duy trì oxy trong ao nuôi. Khi cấp nước vào ao, người nuôi phải cấp nước qua ao lắng, xử lý nước nhằm hạn chế nhiễm mầm bệnh từ ngoài vào ao nuôi. Đối với các hộ nuôi chuẩn bị thả giống nên chọn các cơ sở sản xuất có uy tín, con giống sạch các loại bệnh. (Theo Báo Phú Yên)

NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

TRONG AO TRÒN Với nhiều ưu điểm như nuôi được với năng suất cao, tốn ít chi phí, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường... hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) trong ao tròn nhỏ, có sử dụng hệ thống xử lý chất thải đáy đang được nhiều trang trại ứng dụng và cho hiệu quả cao.

Ưu điểm So với những ao nuôi TTCT với diện tích thông thường 2.000 - 5.000 m2, ao nuôi hình tròn, có diện tích nhỏ mang nhiều ưu điểm. Do diện tích ao nhỏ, nên việc thu gom chất thải vào giữa bằng tác động của máy quạt nước rất hiệu quả, việc loại bỏ chất thải ra khỏi ao được thực hiện dễ dàng, nền đáy được kiểm soát trong suốt vụ nuôi, giảm thiểu bùng phát vi khuẩn có hại và khí độc. Rủi ro thiệt hại thấp vì ao nhỏ, xử lý nhanh và dễ dàng. Mặt khác, không bị ô nhiễm bởi hóa chất có hại tồn lưu trong đất, vì đã cách ly đất ở mặt đáy. Quan trọng nhất là giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng hóa chất xử lý môi trường. Do không mất nhiều thời gian cải tạo cũng như cho ao nghỉ nên mỗi năm có thể nuôi 3 vụ. Thiết kế ao

Ao nuôi được thiết kế ở những vị trí đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như những ao nuôi thông thường. Ao nuôi có hình tròn, diện tích 500 - 2.000 m2, tốt nhất 500 - 1.000 m2. Chiều sâu của ao 2 - 2,2 m, chiều sâu mực nước 1,5 - 2 m. Được trang bị máy quạt nước và máy tạo ôxy đáy.

Đáy ao nên được lót bạt hoàn toàn bằng tấm bạt nhựa dày 0,5 mm (bền, có thể sử dụng trên 5 năm), hoặc được đổ xi măng. Ao nuôi không thiết kế cống thoát nước mà sử dụng ống PVC đường kính miệng lớn để cấp thoát nước. Ống PVC được chôn ở vị trí phần giữa đáy ao, nơi chất thải tập trung để hút chất

Page 10: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

10

thải ra ngoài. Từ đó nước được hút sang hệ thống xử lý nước, rồi chảy lại vào ao nuôi. Như vậy ao có tính khép kín tốt, đồng thời tránh ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là hệ thống chất thải ô nhiễm phần đáy dưới tác dụng của máy quạt nước, nước quay tròn, giúp tập trung chất thải vào chính giữa và thải liên tục ra ngoài.

Ao lắng có diện tích bằng 30% so diện tích ao nuôi. Lấy nước vào ao lắng qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ ấu trùng tôm, cua, còng… Nước trước khi vào ao nuôi cần được xử lý trong ao lắng bằng Clo, liều lượng 2 kg/1.000 m3nước để khử trùng, quạt nước liên tục trong 1 ngày, rồi dùng tiếp BKC, liều lượng 2 lít/1.000 m3 nước, sau 2 ngày dùng vôi CaCO3 hòa tan, té xuống nước để ổn định pH, dùng EDTA, liều lượng 5 kg/1.000 m3 để khử kim loại nặng và ổn định độ kiềm. Sau đó lọc qua lưới có kích thước 80 mắt, rồi hút nước vào ao nuôi. Với những ao nuôi từ vụ thứ hai, trước khi thả nuôi nửa tháng, tiến hành rửa ao. Sau đó khử trùng và tiêu diệt các động vật và giáp xác tạp, rồi phơi nắng. Chuẩn bị ao

Trước khi thả nuôi tôm 10 ngày, tiến hành gây màu nước cho ao nuôi. Phương pháp thứ nhất, sử dụng 2 kg cám gạo hoặc cám ngô, 1 kg bột cá, 2 kg bột đậu nành. Trộn đều hỗn hợp trên, sau đó nấu chín, ủ kín trong 2 - 3 ngày, rồi bón để gây màu, liều lượng 3 - 4 kg/1.000 m3, bón liên tục trong 3 ngày, 7 ngày sau tiếp tục bón bổ sung với liều lượng bằng ½ so với ban đầu. Phương pháp thứ 2, phối trộn theo tỷ lệ 3 kg mật đường, 1 kg cám gạo hoặc cám ngô, 3 kg bột đậu nành, trộn đều, ủ trong 12 giờ. Dùng cám ủ để bón lên màu, liều lượng 2 - 3 kg/1.000 m3 nước, liên tục trong 3 ngày, 7 ngày sau bón bổ sung với liều lượng bằng ½ liều lượng so ban đầu.

Thả tôm giống cỡ P15, tôm có màu sắc tươi sáng, đều cỡ, khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch. Thả tôm giống vào thời điểm trời mát. Do có chiều sâu lớn, môi trường nuôi được quản lý chặt chẽ, nên có thể nuôi với mật độ cao, vào chính vụ có thể nuôi với mật độ 200 - 300 con/m2, vụ nghịch có thể nuôi với mật độ 120 - 150 con/m2. Quản lý ao

Thường xuyên thay nước ao nuôi, phụ thuộc vào tình trạng thực tế và từng thời kỳ trong vụ nuôi. Hàng ngày, rút lượng chất thải trong ao thông qua hệ thống ống PVC dưới đáy. Thời kỳ đầu vụ nuôi cấp bù lượng nước thải ra, thời kỳ giữa thay nước tùy theo chất lượng nước, thời kỳ cuối mỗi ngày thay nước khoảng 30 cm/ngày, chất lượng nước kém nên thay trên 50 cm/ngày.

Trang bị đầy đủ máy quạt nước và bố trí máy ôxy đáy. Duy trì quạt nước trong 24/24 giờ, máy ôxy đáy có thể dùng cả ngày hoặc chỉ dùng ban đêm, tùy theo tình trạng ao và sức khỏe tôm nuôi, nhưng luôn đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan duy trì ở mức trên 4 mg/lít.

Sử dụng thức ăn công nghiệp có chất lượng cao, hàm lượng đạm 32 - 38%, kích cỡ thức ăn theo đúng độ tuổi của tôm. Cho ăn ngày 4 lần vào sáng, trưa, chiều tối. Với ao nuôi tròn nhỏ, rất phù hợp cho việc sử dụng máy cho tôm ăn tự động.

Trong quá trình nuôi định kỳ bổ sung khoáng chất vào môi trường nước và Vitamin C, thuốc bổ gan vào thức ăn. Khi nhiệt độ cao hơn 340C và thấp hơn 240C, giảm 20% lượng thức ăn. Thời gian nuôi từ 80 đến 120 ngày, tôm thu có kích thước 40 - 70 con/kg. (Theo Tạp chí Thủy sản)

HẠN CHẾ BỆNH TRÊN TÔM NƯỚC LỢ Do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, bệnh trên tôm diễn ra ngày càng phức tạp. Để góp phần tăng hiệu quả cho nghề nuôi tôm, người nuôi cần tuân thủ đúng qui trình kỹ thuật, trong đó đặc biệt lưu ý thực hiện tốt các biện pháp cải tạo ao, xử lý nguồn nước cấp và nước thải, chọn giống, quản lý ao nuôi...

1. Cải tạo ao trước mỗi vụ nuôi Đưa lớp bùn đáy ra khỏi ao nuôi và cho vào

ao chứa bùn (có thể cải tạo khô hoặc ướt tùy điều kiện thực tế). Ngâm rửa nền đáy ao. Kiểm tra pH đất đáy ao để tính lượng vôi bón vào ao. Lấy nước vào ao (qua lưới lọc) và ngâm 3 - 4 ngày. Xả bỏ nước trong ao và phơi đáy ao lại 7 - 10 ngày.

2. Xử lý nguồn nước cấp, nước thải Để nghề nuôi tôm được bền vững, ngoài ao

nuôi cần có hệ thống ao lắng và ao xử lý chất thải.

* Nguồn nước cấp: Khi lấy nước cần kiểm tra kỹ chất lượng nguồn nước, tình hình bệnh tôm ở những vùng lân cận, lấy nước vào thời điểm nước lớn trong ngày. Cách thực hiện: Lấy nước vào ao chứa lắng qua vải lọc dày; Để 3 ngày, kết hợp chạy quạt; Tiến hành xử lý nước, có 2 cách: Sử dụng Chlorine 25 - 30ppm (25 - 30kg/1.000m3) hoặc kết hợp diệt giáp xác đến diệt cá tạp rồi diệt khuẩn. Sau đó tiến hành gây màu nước.

* Nguồn nước thải: Nước thải từ ao nuôi tôm phải đưa vào ao xử lý để xử lý trước khi thải ra môi trường. Có thể thả cá rô phi hoặc trồng rong cỏ trong ao để thay thế hoá chất xử lý.

3. Chọn giống Chất lượng giống ảnh hưởng rất lớn đến

hiệu quả vụ nuôi. Cần chọn tôm có nguồn gốc rõ ràng, ở những trại giống có uy tín, tôm đã

Page 11: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

11

qua kiểm dịch, kiểm tra cảm quan thấy tôm có màu đặc trưng của loài, râu và phụ bộ đầy đủ, không dị hình, ruột đầy thức ăn; tôm đều cỡ, hoạt động nhanh nhẹn, có khả năng bơi ngược dòng và phản ứng nhanh với tác động bên ngoài. Ngoài ra, tôm giống cần được kiểm tra một số bệnh nguy hiểm bằng cách thu mẫu và gửi xét nghiệm bằng phương pháp PCR. Cỡ giống thả thích hợp đối với tôm thẻ chân trắng là > PL12, chiều dài >10mm; đối với tôm sú từ PL15 trở lên và chiều dài >12mm. Mật độ thả tôm chân trắng 60 - 80 con/m2, tôm sú 20 - 25 con/m2.

4. Quản lý ao nuôi * Cho ăn: Chọn loại thức ăn viên tổng hợp

chuyên dùng cho tôm, trong thực tế đã được người nuôi sử dụng có hiệu quả cao. Tùy tình hình thời tiết, sức khỏe tôm, kết quả kiểm tra đường ruột mà điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. Không cho tôm ăn khi trời nắng nóng hoặc mưa gió lớn, đảm bảo lượng oxy hoà tan > 3mg/l trong suốt thời gian cho ăn, giảm cho ăn trong lúc tôm lột xác, kiểm tra sàng ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý. Định kỳ bổ sung khoáng, vitamin C, men vi sinh… cho tôm nuôi.

* Quạt nước, sục khí: Nhu cầu máy quạt nước, sụt khí cho ao nuôi phụ thuộc vào độ sâu và diện tích ao. Thời gian vận hành máy quạt nước, sục khí phụ thuộc vào thời gian nuôi, tôm càng lớn thời gian vận hành máy càng nhiều. Những lúc màu nước ao xấu, tôm bị bệnh phải dùng thuốc hoặc hóa chất xử lý phải mở máy liên tục. Phải đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan tầng đáy > 3mg/l.

* Quản lý các yếu tố môi trường: Cần phải theo dõi kết quả quan trắc môi trường thường xuyên nhất là khi có kế hoạch lấy nước vào ao; duy trì các chỉ tiêu về chất lượng nước thật ổn định và nằm trong phạm vi thích hợp: pH 7.5 - 8.5 và biến động trong ngày đêm phải nhỏ hơn 0.5; độ kiềm 80 - 120mg/l; hàm lượng oxy hòa tan 5 - 7mg/l, oxy tầng đáy >3 mg/l; các khí độc như: NH3, H2S, NO2 không có hoặc nhỏ hơn 0.02 mg/l; cách khống chế NH3, NO2 và H2S trong ao nuôi tôm: không thả quá dày, quản lý tốt việc cho tôm ăn, sử dụng các chế phẩm sinh học.

5. Cách ly để phòng ngừa lây nhiễm Hệ thống rào bao quanh phải đảm bảo kín,

vật chủ trung gian mang mầm bệnh không xâm nhập được, ngăn ngừa gia súc, gia cầm vào ao nuôi. Người không phận sự không được phép vào ao nuôi. Cần vệ sinh, sát trùng người, vật ra vào ao nuôi, dụng cụ sử dụng phải riêng biệt từng ao nuôi và được vệ sinh, sát trùng sau khi sử dụng.

Ngoài ra cần áp dụng các mô hình nuôi thân thiện với môi trường nhằm cách ly sự phát triển của các loại mầm bệnh: Nuôi một vụ tôm một vụ là đối tượng thủy sản khác, nuôi tôm quảng canh cải tiến - trồng lúa, nuôi cá rô phi kết hợp tôm (thả rô phi trong lồng đặt trong ao tôm hoặc thả vô ao tôm), dùng cá rô phi để xử lý nước trong ao lắng hoặc sử dụng trùn quế làm thức ăn bổ sung, tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học hạn chế sử dụng thuốc.

6. Hợp tác trong nuôi tôm Nhà nước khuyến khích tổ chức sản xuất

theo mô hình hợp tác tự nguyện để giúp nhau trong khâu kỹ thuật; dịch vụ về giống, thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản; phòng trừ dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm; đặc biệt là nâng cao nhận thức trong việc bảo vệ môi trường và có ý thức phòng bệnh chung. Để thực hiện tốt việc này Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng hệ thống cống cấp và thoát nước, xây dựng ao lắng (20 - 25% diện tích ao nuôi) cho vùng nuôi. Người dân hợp tác các khâu: Cải tạo ao đồng loạt; chọn cùng nguồn giống đạt chất lượng tốt; thả giống đồng loạt; đóng góp chi phí xử lý nước trong ao lắng theo tỉ lệ sử dụng nước cấp; chọn chung nhà cung cấp thức ăn, vật tư thuốc thú y thủy sản để có những chính sách ưu đãi; được cán bộ kỹ thuật thường xuyên đến hỗ trợ kỹ thuật cụ thể cho từng ao nuôi và thông tin những vấn đề có liên quan đến nuôi tôm cho bà con nông dân kịp thời.

7. Liên kết 4 nhà Nha nươc: Cân quy hoach vùng nuôi. Đầu

tư hoan chinh hệ thống đê bao, kênh cấp - thoát trong vùng nuôi. Cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho người dân như thuế, vốn, hạ tầng cơ sở, phòng chống lây lan dịch bệnh. Cân co chinh sach khuyên khich, thu hut cac nha đâu tư phat triên thuy san, đăc biêt la chê biên đê gop phân ôn đinh gia ca đâu ra và tiêu thu san phâm. Khuyến khích và có những chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ hợp tác tự nguyện nuôi trồng thủy sản.

Nha nông: Tuân thu đung, đu qui trinh ky thuât khi nuôi. Tuy theo kha năng (ky thuât, tai chinh...) ma chon mô hinh nuôi cho phu hơp. Năm băt kip thơi thông tin thi trương, mua vu san xuât. Phai liên kêt va co y thưc công đông cao.

Nha khoa hoc: Tăng cường quan hệ với các viện, trường nhằm tiếp nhận kịp thời những thông tin, quy trình công nghệ mới, các giống loài mới. Phối hợp với địa phương tổ chức trình diễn kịp thời, đáp ứng cho nhu cầu phát triển thuỷ sản cua tỉnh. Hương đên xây dựng qui trình nuôi an toan sinh hoc, tao ra cac san phâm “sach” phuc vu muc tiêu xuât khâu. Tâp huân cho nông dân ky thuât sơ chê, bao quan

Page 12: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

12

san phâm sau thu hoach. Tô chưc nhiêu mô hình trinh diên kêt hơp chương trinh day nghê nông thôn đê nhân rông mô hinh. Luôn bên canh va đap ưng kip thơi nhu câu cua nông dân.

Nha doanh nghiêp: Liên kêt chuôi san xuât - chê biên va tiêu thu: Đâu tư môt phân kinh phi cho nông dân, ky hơp đông bao tiêu san phâm, gia ca ôn đinh, đam bao ngươi nuôi tôm co lai. Chu trong đâu tư công nghê chê biên theo hướng các sản phẩm giá trị gia tăng.

8. Xử lý ao tôm bị bệnh chết Nếu không may tôm nuôi có dấu hiệu bị

nhiễm bệnh hoặc chết bất thường, người dân tuyệt đối không xả thải ra môi trường bên ngoài ao nuôi, thực hiện ngay các biện pháp cách ly và khai báo ngay cho Ban quản lý vùng nuôi, Trạm Thú y, Trạm Thủy sản, UBND xã, Phòng NN-PTNT huyện để được hướng dẫn cách ly và hỗ trợ xử lý mầm bệnh kịp thời. Đối với ao tôm không may bị bệnh đốm trắng, gan tụy, đầu vàng hoặc bệnh truyền nhiễm khác dùng Chlorine liều lượng 25 - 30kg/1.000m3 hoặc TCCA liều lượng 5kg/1.000m3 (Chi cục Thú y đang sử dụng) để xử lý ao nuôi tôm bị bệnh, ít nhất sau 15 ngày mới xả nước vào ao chứa nước thải. Loại bỏ hết tôm chết ra khỏi ao để tiêu hủy, sau đó tiến hành cải tạo đáy ao. Trong quá trình phơi ao, dùng hóa chất để tiêu diệt mầm bệnh còn lại trong ao, chú ý cần ngâm rửa đáy ao cho đến khi pH ổn định trước khi lấy nước vào ao. Thời gian cách ly ít nhất 1 tháng, sau đó có thể tiến hành thả nuôi trở lại.

Để đảm bảo an toàn cho vụ nuôi tôm, nếu ao tôm bị bệnh chết khi xử lý ao xong nên nuôi loài thủy sản khác như cá rô phi, cua... hoặc cho ao nghỉ kết hợp dùng các cây cỏ để lọc sinh học nước.

Lưu ý: Không sử dụng các hoá chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình cải tạo ao, xử lý nước và nuôi. Khi nào môi trường nuôi thật sự ổn định mới thả giống lại. (Theo NNVN)

Chế phẩm probiotic đề phòng virus gây bệnh đốm trắng ở tôm PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa và các cộng sự Trường đại học khoa học tự nhiên đã nghiên cứu sản xuất thành công (dưới dạng vaccin và thử nghiệm ở quy mô pilot) chế phẩm probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện kháng nguyên của virus gây bệnh đốm trắng ở tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng).

Bệnh đốm trắng do virus là một trong các bệnh khiến tôm nuôi chết hàng loạt. Theo các nhà khoa học, tác nhân gây ra bệnh đốm trắng trên tôm do virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh

thường có tốc độ lây lan rất nhanh và mức độ gây hại rất lớn. Thời gian gây bệnh thường từ tháng nuôi thứ hai trở đi, khi mà lượng chất thải nuôi tôm bắt đầu xuất hiện nhiều, môi trường nước ao bị ô nhiễm, gây stress cho tôm; mầm bệnh có thể đã ủ trong tôm hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào, qua nguồn nước hoặc các loại ký chủ trung gian (cua, còng, cáy, chim…). Khi gặp thời tiết thay đổi sẽ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn bùng phát gây ra dịch bệnh.

Nhóm nghiên cứu đã sản xuất được ở quy mô pilot 20 kg nồng độ lớn hơn, hoặc tương đương 5 x 109/g probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện VP28 dạng CotB-VP28 và 10 kg chế phẩm probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện VP28, có khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch và bảo vệ 70% tôm không bị nhiễm bệnh đốm trắng...

Theo PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, phòng trừ bệnh cho tôm bằng phương pháp sử dụng công nghệ gen nhằm tạo ra vaccin thế hệ mới mang kháng nguyên của tác nhân gây bệnh rồi sau đó đưa vào tôm, điều này cho phép kích thích hệ thống miễn dịch, nhờ vậy tôm sẽ có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Nghiên cứu này đã thu được kết quả ban đầu khá tốt, tôm có khả năng phòng bệnh cao. Kết quả thu được đối với tôm thẻ chân trắng đạt trên 75%, còn tôm sú là trên 70%. Việc sử dụng chế phẩm sinh học nhằm hạn chế tối đa khả năng sử dụng kháng sinh trong việc phòng và trị bệnh thủy sản là khuynh hướng đúng, nhằm tránh khả năng tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi và con người. (Theo KHPT)

Gây màu nước trong ao nuôi tôm

Gây màu nước rất quan trọng trong nuôi tôm. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả của việc gây màu nước luôn không như mong muốn, có màu nước lợi cho tôm và cũng có màu nước lại gây hại cho tôm. Vì vậy, người nuôi tôm cần nắm vững quy luật thay đổi màu nước.

Nguyên tắc gây màu nước trước khi thả giống

- Nước được gây màu và các chất dinh dưỡng trong phân bón (đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng khác) nên cân bằng giữa các chất.

- Phân vô cơ (phân hóa học) là sản phẩm hiệu quả tức thì, tuy gây màu nước nhanh nhưng thời gian duy trì ngắn; phân hữu cơ thuộc sản phẩm hiệu quả kéo dài, tuy gây màu nước chậm nhưng thời gian duy trì khá lâu. Hai loại kết hợp sử dụng một cách hợp lý có thể đạt

Page 13: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

13

được hiệu quả gây màu nước tốt vừa nhanh mà lại ổn định.

- Khi sử dụng phân vô cơ phải dựa vào tình hình ánh sáng mặt trời, dùng ít nhưng nhiều lần. Ánh sáng mạnh, thời gian chiếu sáng dài thì bón nhiều, ngược lại thì bón ít nhưng bón nhiều lần. Nếu không những ngày trời mưa, sau khi bón phân, phần lớn sẽ chìm xuống đáy ao, có khả năng khiến rêu xanh sinh sôi nhiều.

- Lượng phân bón cơ bản phải đủ, nhất định phải xem xét các chất dinh dưỡng đã có trong ao, chẳng hạn như bùn và kết cấu số lượng các chất dinh dưỡng cơ bản đã bón xuống ao. Nếu bùn đáy nhiều thì bón ít, bùn đáy ít hoặc ao mới thì bón một lượng thích hợp.

- Khi bùn đáy ít, nếu chỉ bón riêng chế phẩm vi sinh (khuẩn sống) thì hiệu quả gây màu tương đối kém, những khuẩn này sau khi xuống ao sẽ không gì có thể phân giải nó thành phân bón được.

- Bón phân sau khi thả giống nên bón ít nhưng nhiều lần, sử dụng ít hoặc thận trọng khi sử dụng phân đạm như phân urê, nếu không thì hàm lượng NH3 có thể sẽ tăng lên.

- Hàm lượng đạm lân thực tế trong nước vượt quá tỷ lệ 10:1 thì tảo Silic rất dễ sinh sôi phát triển mạnh; tỷ lệ đạm lân là 3:1 - 7:1, thậm chí gần 10:1 thì tảo lục dễ phát triển nhiều; nhưng tỷ lệ đạm lân xấp xỉ 1:1 thì các loại tảo như tảoDinoflagellates hay tảo Flagellates độc hại dễ sinh sôi nhiều.

- Sau khi gây màu nước, độ trong suốt của nước nên nằm trong khoảng 30 cm. Nước màu xanh (xanh nhạt, xanh lục, xanh vàng hoặc màu đậu xanh) ổn định hơn so với nước màu nâu (màu trà, màu nâu sẫm). Muốn có được màu nước ổn định cần điều chỉnh số lượng, chủng loại phân bón. Lợi và hại trong phương pháp gây màu nước theo thông thường

- Phương pháp gây màu nước thông thường trước tiên là dọn ao, giải độc, sau đó cho nước vào giải độc gây màu nước, trên cơ bản đã gây được màu nước, nhưng một tuần, nhiều nhất là khoảng nửa tháng thì nước lại trong và rớt tảo, quấn tảo. Nếu chỉ sử dụng những sản phẩm có chứa phân hóa học thì tuy phát huy tác dụng nhanh, nhưng thời gian ổn định không dài. Có không ít hộ nuôi sử dụng các phương pháp như: phân gà, vịt, lợn, bột chất lượng kém (vốn gọi là bột vàng), bã lạc, bã đậu, đường gạo thêm vào một ít phân hóa học hoặc các sản phẩm bán trên thị trường để gây màu, hiệu quả cũng rất ổn nhưng 10 - 15 ngày sau lại hết tác dụng. Đó là vì những dinh dưỡng được bón xuống nước không đầy đủ, không cân bằng dẫn đến hiện tượng thiếu hụt một vài chất dinh dưỡng (phần lớn là đạm đủ lân thiếu),

một vài loại tảo bị ức chế sinh trưởng, mà cùng lúc lại có những loại tảo khác sinh trưởng dẫn đến quấn tảo.

- Có người sử dụng sản phẩm khuẩn sống (còn gọi là chế phẩm vi sinh hay sinh học) như: Vi khuẩn quang hợp, khuẩn Bacillus, khuẩn Nitrat… một số thấy hiệu quả ngay, một số hiệu quả không rõ rệt, tại sao lại như vậy?

Làm phép so sánh, khuẩn sống giống như nồi cơm điện và điện của chúng ta, các sản phẩm gây màu (như phân gà, đường gạo, bã đậu...) giống như gạo chúng ta bỏ vào nồi, bao nhiêu gạo thì nấu ra bấy nhiêu cơm. Khuẩn sống chủ yếu có tác dụng phân giải và phân giải từ từ, các chất dinh dưỡng bón xuống nước không nhiều hoặc ít bùn, tất nhiên là không đủ điều kiện gây màu, gây màu không đủ khó tránh khỏi nước thay đổi biến chất, đặc biệt là những ao mới, thời kỳ đầu cho ăn ít, chất bài tiết của tôm cũng rất ít, chất dinh dưỡng trong nước ao ít, hiệu quả sử dụng vi khuẩn làm sao có thể duy trì được trong thời gian dài đây? Trừ khi thêm vào các chất có đầy đủ dinh dưỡng vào trong sản phẩm khuẩn sống thông thường.

- “Axit amin gây màu nước”, sản phẩm này cũng phổ biến giống như chất gây màu nước axit amin, dầu gây màu nước axit amin, dịch gây màu axit amin, thành phần chủ yếu ngoài những axit amin phức hợp ra còn có peptit hoạt tính, nhiều vitamin và khoáng chất, thậm chí còn có cả khuẩn phức hợp có ích. Phát huy tác dụng nhanh, hiệu quả tốt, vì axit amin được sử dụng nhanh hơn các protein thông thường, dinh dưỡng phong phú, hiệu quả gây màu cũng duy trì được khá lâu, nhưng các axit amin sau khi phân giải chủ yếu sinh ra đạm, cũng có thể là do thiếu lân, kali hoặc các nguyên tố vi lượng… hoặc là tỷ lệ không cần bằng dẫn đến hiện tượng quấn tảo.

- Chỉ sử dụng khuẩn “EM” nguyên nhân hiệu quả lên men không tốt có thể là do khuẩn “EM” phần lớn là khuẩn acid lactic, men, khuẩn quang hợp…; Khả năng phân giải các chất hữu cơ đại phân tử của chúng tương đối kém, số lượng khuẩn Bacillus có thể phân giải được chất hữu cơ đại phân tử quá ít; cũng có người áp dụng bịt kín cho lên men, hiệu quả không tốt là vì lượng oxy tiêu hao trong quá trình khuẩn Bacillus sinh sôi và phân giải chất hữu cơ đại phân tử nhiều, sau khi bịt kín dễ bị thiếu ôxy dẫn đến số lượng sinh sôi khuẩn Bacillus ít, thậm chí có thể bị chết đi. Nguyên nhân gây màu nước thất bại

- Số lượng tảo trong nguồn nước (nước ngầm, nước nghèo dinh dưỡng) phải cho vào ao ít, ví dụ như hồ cao triều, ao lót bạt, ao đất cát… không đủ dinh dưỡng, thiếu các muối dinh dưỡng mà các loại tảo cần để sinh trưởng;

Page 14: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

14

- Sử dụng các thuốc giải độc có tác dụng phụ lớn, tiêu diệt các loại tảo và vi sinh vật, kìm hãm sự sinh trưởng và sự phát triển của nó;

- Nước ao axit; - Mặc dù bón phân nhưng thiếu một vài loại

muối dinh dưỡng hoặc đã mất tác dụng gây màu, các loại tảo cũng không phát triển nổi;

- Trời mưa, không đủ ánh sáng mặt trời hoặc là do nhiệt độ thấp kìm hãm tốc độ sinh sôi phát triển của tảo;

- Các động vật phù du ăn tảo trong nước nhiều (trùng bánh xe, các loại giáp xác chân chèo, Brine Shrimp);

- Trong nước có quá nhiều tảo tạp (Cladophora, Enteromorpha Prolifra, cỏ mương… vẫn gọi là “rêu”) ức chế sinh sôi phát triển của tảo đơn bào. Đối sách

Tảo là một loại thực vật, bất kỳ loài thực vật nào sinh trưởng phát triển cũng cần có giống, phân, ánh sáng, thiếu một trong ba đều không được, do đó nếu muốn gây màu nước thì phải chuẩn bị ba việc sau đây:

- Giống tảo: Các loại tảo gây màu nước phải khỏe mạnh, đầy đủ chủng loại và cân bằng nhau.

- Phân bón: Dinh dưỡng trong phân bón cân bằng, hiệu quả nhanh và lâu dài đều.

- Ánh sáng: Không có ánh sáng thực vật không thể sinh trưởng phát triển được. Đồng thời các sinh vật có hại trong nước ít, pH, nhiệt độ nước thích hợp. (Theo thuysanvietnam.com.vn)

Một số sản phẩm xử lý môi trường nước trong nuôi cá

Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác đọng lại dưới đáy ao nuôi. Việc xử lý tốt các yếu tố này có tác động không nhỏ đến hiệu quả nuôi trồng.

POLY-ZYMES Xử lý ô nhiễm ao nuôi nhanh nhất Đặc điểm: POLY-ZYMES có thành phần đầy đủ các

loại enzyme xử lý ô nhiễm với hàm lượng đậm đặc và hoạt lực mạnh giúp phân giải nhanh chóng nhất các chất hữu cơ gây ô nhiễm ao nuôi. Có chất lượng ổn định, không bị giảm hiệu quả đối với các biến động lớn của nhiệt độ, pH, mức độ ô nhiễm... như các chế phẩm sinh học khác. POLY-ZYMES dạng lỏng nên khuếch tán nhanh và đều đến mọi tầng nước. Công dụng:

- Giảm ngay độ keo đặc của nước do ô nhiễm, tăng ôxy hòa tan;

- Tạo điều kiện tối ưu cho vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học hoặc trong môi trường tự nhiên của ao nuôi phát triển nhanh về số lượng và chất lượng;

- Ngăn chặn độc tố phát sinh khi rớt tảo, tảo tàn, nước váng bọt;

- Phân giải chất hữu cơ ô nhiễm thành các chất dinh dưỡng cho vi sinh vật cso lợi, tảo trong ao hoặc làm thức ăn tự nhiên của cá (biofloc). Liều dùng:

Sử dụng kết hợp với chế phẩm sinh học (là vi sinh có lợi)

- Sử dụng POLY-ZYMES trước khi sử dụng chế phẩm sinh học có chứa vi sinh có lợi 12 - 24 giờ.

- Tháng 1+2: 25 ml/1.000 m3 nước - Tháng 3+4: 50 ml/1.000 m3 nước - Tháng 5 trở đi: 60 - 100 ml/1.000 m3 nước.

Khi ao nuôi bị ô nhiễm nặng Tăng gấp đôi mức sử dụng như bình thường ở mỗi giai đoạn nuôi theo quy trình sau:

- Ngày 1: POLY-ZYMES - Ngày 2: vi sinh có lợi - Ngày 3: POLY-ZYMES Lưu ý: quạt nước liên tục sau khi khử dụng,

sử dụng tốt nhất vào buổi sáng. Giấy phép lưu hành: Giấp phép lưu hành, số HCM.TS5-9, 18/07/11 MIZUPHOR™

Lựa chọn hàng đầu cho sản phẩm diệt khuẩn và ký sinh trùng

Công dụng: Hàm lượng Iod đậm đặc, khuếch tán đến

mọi tầng nước và đáy ao; Phòng và trị các bệnh do vi khuẩn như lở loét, xuất huyết, tuột nhớt...; Phòng và trị các bệnh do nấm và ký sinh trùng gây ra (trùng mỏ neo, trùng quả dưa, trùng bánh xe...) và cá da trơn; An toàn, không gây sốc cá và không làm thay đổi môi trường; Không để lại dư lượng thuốc trên cơ thể cá, liều dùng thấp, hiệu quả kinh tế cao. Liều dùng:

Phòng bệnh: định kỳ 15 ngày/lần Ao cá giống, cá bố mẹ, cá thịt: 0,1 - 0,15

lít/1.000 m3 Bè nuôi cá: 0,07 lít/100 m3 Trị bệnh: Ao nuôi cá: 0,15 - 0,2 lít/1.000 m3 Bè nuôi cá: 0,1 lít/100 m3 Hòa vào nước theo liều hướng dẫn, sau đó

tạt đều khắp ao. Nên phun (tạt) xuống bè vào lúc nước đứng hoặc che chắn bè trước khi xử lý. Sử dụng tốt nhất vào buổi chiều tối.

Giấy phép lưu hành: Quyết định số 10/2007/QĐ-BTS, 31/07/2007 - Mục 37 - Trang 39

AQUA PROTEC

Page 15: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

15

Sát trùng nước, hiệu quả - an toàn tận đáy áo

- AQUA PROTEC sát trùng nhanh, mạnh, tiêu diệt virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, ký sinh trùng;

- Cấu tạo từ thành phần có khối lượng phân tử lớn, dễ dàng chìm xuống đáy ao và có tác dụng sát trùng từ trên xuống;

- Giúp trong nước, giảm vật chất hữu cơ trong ao. Thành phần:

- Troclosene sodium (Sodium Dichloro Cyanurate)

- Tá dược (Na2SO4) vừa đủ Cách dùng: - Sát trùng nguồn nước trước khi thả giống:

Tạt 1 kg Aqua Protec/4.000 m3 nước. - Xử lý định kỳ trong quá trình nuôi: Tạt 1 kg

Aqua Protec/5.000 m3 nước. Lưu ý: - Pha loãng với nước, tạt đều khắp ao lúc

trời mát; - Sản phẩm xử lý không gây sốc cho cá, an toàn với môi trường, phù hợp với các tiêu chuẩn nuôi cá xuất khẩu;

- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. COMPLEX

Diệt khuẩn cực mạnh, không gây sốc COMPLEX có tác dụng sát trùng phổ rộng,

diệt được nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm, nguyên sinh động vật có trong môi trường nước. Thành phần: - PVP inodine complex

- Dung môi (cồn 900 và nước cất vừa đủ) Cách dùng:

- Cá giống: Dùng 1 lít COMPLEX/8.000 - 10.000 m3 nước.

- Cá thịt: Dùng 1 lít COMPLEX/6.000 - 8.000 m3 nước.

- Trường hợp cá mới thả, xây xát nhiều, sát trùng vết thương, hạn chế nhiễm bệnh dùng 1 lít COMPLEX/3.500 - 4.000 m3 nước.

Lưu ý: - Sử dụng tốt nhất lúc 5 h chiều; - Sản phẩm không gây sốc cho cá; - Lắc đều trước khi sử dụng; - Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. (Theo tạp chí Thủy sản)

SỨC KHỎE

PHÈN CHUA GIẢI ĐỘC SÁT KHUẨN

Minh phàn còn có tên khác là phèn chua, cho vào nung làm mất nước kết tinh được gọi là phèn phi (khô phàn) hay bạch phàn thường có trong các bài thuốc.

Theo Đông y, vị thuốc có vị chua, tính hàn; vào kinh can và tỳ, phèn chua có tác dụng giải độc, sát khuẩn, táo thấp khứ đàm tiêu tích, cầm máu, còn có tác dụng gây nôn. Trị mụn nhọt, chàm lở ghẻ ngứa, thổ nục hạ huyết, tả lỵ, điên giản phát cuồng, thấp nhiệt hoàng đản. Liều dùng: 1,2-4g. Dùng ngoài liều lượng vừa đủ. Cách dùng phèn chua làm thuốc:

Sát khuẩn, hết ngứa Bài 1 Minh phàn 1.500g (nung thành khô phàn và

tán bột mịn), tùng hương 200g, mỡ lợn mới 500g. Cho tùng hương vào mỡ lợn, đun cho tùng hương tan trong mỡ, để nguội, cho khô phàn vào, trộn đều, bôi lên chỗ đau. Trị chốc đầu, chàm lở.

Bài 2 Khô phàn 12g, lưu huỳnh 12g, thạch cao

nung 1.000g, thanh đại 63g, băng phiến 2g. Tất cả tán bột mịn, cho vào lọ sành, nút kín. Khi dùng, lấy bột thuốc trộn với dầu, bôi lên chỗ đau. Ngày 2 lần, bôi trong 5-7 ngày. Trị ngoài da do thấp.

Trừ đờm, khai bế Uất kim 7 phần, phèn chua 3 phần. Các vị

nghiền với nhau thành bột mịn, thêm nước làm hoàn. Mỗi lần 4-8g, ngày 2 lần, chiêu với nước đun sôi còn ấm hoặc với nước sắc xương bồ. Trị chứng điên cuồng, kéo nhiều đờm dãi. Mỗi lần 4-8g, ngày uống 3 lần, uống 40-60 g/ngày.

Táo thấp thoái hoàng Bài 1 Tiêu thạch, phàn thạch (bạch phàn), liều

lượng bằng nhau. Các vị tán bột, uống ngày 3 lần, mỗi lần 4 g, uống cùng nước cháo.

Bài 2 Minh phàn, thanh đại, liều lượng bằng nhau.

Tất cả tán bột mịn, cho vào viên nang. Ngày 3 lần, mỗi lần 2-4g. Trị viêm gan vàng da cấp tính.

Liễm huyết, cầm máu Cầm máu khi nôn ra máu, chảy máu cam,

đại tiện ra máu, băng huyết và các chứng chảy máu khác: bạch phàn, hài nhi trà, liều lượng bằng nhau. Tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 1,0-1,5g, chiêu với nước. Trị ho ra máu.

Trị khí hư bạch đới Xà sàng tử, khô phàn, liều lượng bằng

nhau. Sắc và dùng nước đã sắc rửa âm hộ. Giải độc, chữa mụn nhọt Trị chứng mụn nhọt do thấp nhiệt (nóng

ẩm), mụn trong miệng và trên lưỡi, mủ chảy trong tai.

Bài 1

Page 16: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

16

Khô phàn, chu sa, liều lượng bằng nhau. Tất cả tán thành bột mịn, cho dầu vừng hoặc dầu ăn hoà đều. Bôi lên chỗ đau. Trị mụn lươn của trẻ em.

Bài 2 Nhị vị bạt độc tán: minh phàn, hùng hoàng,

liều lượng bằng nhau. Tất cả tán thành bột mịn. Dùng nước trà đặc trộn đều, bôi lên chỗ đau. Trị thấp chẩn, ung nhọt sưng tấy.

Kiêng kỵ Người mắc chứng âm hư không dùng được. Không nên uống nhiều hoặc uống lâu ngày.

(suckhoedoisong.vn)

Nước lọc hay nước ép trái cây tốt hơn Nhiều người cho rằng, uống nước ép trái cây thậm chí còn tốt hơn uống nước lọc. Tuy vậy, theo các chuyên gia, uống nước lọc có lợi ích nhiều hơn so với uống nước ép trái cây. Dưới đây là lý do tạo sao nước lọc tốt hơn nước ép trái cây, theo Boldsky.

Nước không có calo Nước không chứa calo nên bạn không cần

phải lo lắng về việc tăng cân. Hầu hết các loại nước ép hoa quả mang lại rất nhiều calo. Nhưng nếu các loại nước ép trái cây được chế biến không đường thì không chứa nhiều calo.

Nước không làm mất nước Uống nước lọc không làm cơ thể mất nước

so với các loại nước ép trái cây. Nước tẩy độc tố trong cơ thể tốt hơn Mặc dù các loại nước ép trái cây giúp đẩy

các độc tố tích lũy từ vài ngày trong cơ thể, nhưng nước có khả năng đẩy độc tố tích lũy từ nhiều tháng.

Nước rẻ tiền. Nước lọc rẻ tiền hơn nước ép trái cây và không mất nhiều thời gian để chuẩn bị. Tuy vậy, nước ép trái cây vẫn cần thiết vì nó cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước làm tâm trạng tươi mới Nước tinh khiết làm sạch cơ thể và làm cho

bạn cảm thấy tươi mới và cân bằng. Mặc dù các loại nước ép trái cây cũng cung cấp lợi ích như vậy nhưng không bằng.

(thanhnien.vn)

LÝ DO NÊN UỐNG NƯỚC ÉP BẮP CẢI Thường xuyên uống nước ép bắp cải sẽ giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch, tốt cho mắt, não bộ và làn da... Bắp cải chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể lành mạnh và một làn da hoàn hảo. Loại rau này cũng giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical giúp chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa. Bắp cải chứa axit lactic có tác dụng như một chất khử trùng tự nhiên rất tốt cho đại tràng. Nó cũng là chất chống viêm khớp và các bệnh thoái hóa khác.

Boldsky thống kê những lợi ích mà nước ép bắp cải mang lại. Xử lý vết loét

Nước ép bắp cải giúp điều trị loét cấp tính, làm dịu vết loét bằng cách thanh lọc hệ thống ruột, giải độc ruột và bảo vệ dạ dày.

Ngăn chặn ung thư Chất sulforaphane trong bắp cải có tác dụng

ngăn chặn các tế bào phát triển thành ung thư. Isocyanate có trong bắp cải giúp cơ thể giảm nguy cơ phát triển các ung thư: phổi, dạ dày, vú và đại tràng.

Ngăn chặn đục thủy tinh thể Đục thủy tinh thể là nguyên nhân dẫn đến

tầm nhìn giảm. Phẫu thuật không phải là cách duy nhất để thoát khỏi đục thủy tinh thể. Vì vậy, hãy ngừa bệnh bằng cách thường xuyên dùng nước ép bắp cải.

Chống rối loạn về da Nước ép bắp cải có nhiều chất chống oxy

hóa có lợi cho da, xử lý các rối loạn da. Các vitamin C trong bắp cải hỗ trợ quá trình điều trị bệnh về da.

Tăng cường hệ thống miễn dịch Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, người

uống nước ép bắp cải thường xuyên thì cơ thể kháng bệnh tốt hơn. Nước bắp cải chứa một hợp chất gọi là histidine giúp điều trị dị ứng.

Tốt cho não Nước ép bắp cải rất giàu vitamin K,

anthocyanin tốt cho não, giúp não hoạt động tốt hơn, tăng cường sự tập trung. Nó cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

(Theo vnexpress.net)

DÙNG HOA PHÒNG CHỐNG

THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ Nếu bạn không may lâm vào tình trạng thừa cân và béo phì thì ngoài những biện pháp có tính chất bắt buộc như điều chỉnh chế độ ăn và rèn luyện thể lực một cách hợp lý, bạn có thể thực thi một số liệu pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền, trong đó phải kể đến việc sử dụng một số bài thuốc đơn giản được tạo nên từ các loại hoa xung quanh vườn nhà. Dưới đây là một số công thức.

Bài 1 Cúc hoa 6g, sơn tra 15g, thảo quyết minh

sao thơm 15g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải uất, lý khí hành ứ, tiêu tích hoá trệ. Loại trà này đặc biệt tốt cho những phụ nữ béo phì kèm theo các triệu chứng ngực sườn đầy tức, bụng chướng, kinh nguyệt không đều, có thể bế kinh, ngủ kém hay mê mộng, miệng đắng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhờn..., y học cổ truyền gọi là chứng can uất khí trệ.

Page 17: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

17

Bài 2 Hoa hồng 10g, hoa nhài 10g, hoa chanh 10g

(có thể dùng hoa cam, hoa quýt, hoa quất thay thế), lá sen 10g, xuyên khung 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang hoặc hãm uống thay trà. Công dụng: sơ can lý khí, hoá uất và làm giảm mỡ máu, rất thích hợp cho những người béo phì có rối loạn lipid máu.

Bài 3 Kim ngân hoa 10g, cúc hoa 10g, sơn tra

10g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh vị tả hoả, tán phong hoá tích, làm giảm mỡ máu. Loại trà này đặc biệt tốt cho những người thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp và rối loạn lipid máu thuộc thể vị nhiệt thấp trở biểu hiện bằng các triệu chứng hoa mắt chóng mặt, nặng đầu, tay chân buồn mỏi, chóng đói, miệng khát thích uống nước mát, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dính.

Bài 4 Hoa tam thất 10g, sơn tra 10g, hoa hồng

10g. Các vị thuốc đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hành khí hoạt huyết, khứ ứ và làm giảm mỡ máu, dùng cho những người thừa cân và béo phì kèm theo tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, hay hoa mắt chóng mặt, ù tai.

Bài 5 Súp lơ 350g, tôm nõn (đã chín) 25g, gừng

tươi thái chỉ, muối gia vị, mì chính, dấm gạo và dầu thực vật vừa đủ. Súp lơ rửa sạch thái miếng, chần qua nước sôi, để ráo nước rồi đem trộn với tôm nõn, muối, mì chính, dấm chua thành dạng dưa góp, sau chừng nửa giờ là ăn được. Khi ăn cho thêm một chút dầu thực vật lên trên. Công dụng: tư âm dưỡng huyết, hạ mỡ máu và giảm béo phì.

Bài 6 Hoa tam thất 10g, hòe hoa 10g, cúc hoa 10.

Ba loại hoa đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15-20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: bình can thanh nhiệt, lương huyết trừ phong, hạ huyết áp. Loại trà này dùng rất tốt cho những người bị thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, hay đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mặt đỏ, dễ cáu giận, thích uống nước mát, đại tiện táo, chất lưỡi đỏ.

Bài 7 Dã cúc hoa 15g, hà diệp (lá sen) 20g. Hai

thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: sơ phong thanh nhiệt, hạ mỡ máu và giảm béo phì. Loại trà này dùng

rất tốt cho những người thừa cân và béo phì có kèm theo tăng huyết áp.

Bài 8 Hoa sơn tra 6g, lá sơn tra 6g. Hai thứ đem

hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ huyết áp, giảm mỡ máu, phòng chống thừa cân và béo phì.

(Theo suckhoedoisong.vn)

Các chất dinh dưỡng cần ăn để

ngăn ngừa bệnh tim Danh sách những thực phẩm giúp bảo vệ tim bao gồm rau và trái cây tươi, dầu cá, thịt sạch, hạt có vỏ cứng và các loại hạt. Dưới đây là 13 chất dinh dưỡng mà chuyên gia dinh dưỡng Sarah Flower cho là cần có mặt trong một chế độ ăn tốt cho sức khỏe của tim. Các a xít béo thiết yếu omega 3

Hãy nghĩ đến chế độ ăn của người dân vùng Địa Trung Hải, nhiều dầu và cá tươi.

Các axit béo no đơn chuỗi ngắn (axit oleic) từ dầu ôliu đã được chứng minh là giúp làm giảm cholesterol LDL (xấu) và triglyceride.

Các axit béo không no chuỗi đa như EPA và DHA có thể giúp ngăn ngừa viêm trong cơ thể cũng như bảo vệ chống lại bệnh tim mạch. Các axit béo có trong: dầu cá, các loại hạt vỏ cứng và hạt, dầu từ các loại hạt.

Magiê Magiê đóng vai trò quan trọng trong sản sinh

một dạng năng lượng là ATP. Cơ bắp cần dạng năng lượng này để thư giãn - tim là một khối cơ và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng magiê tốt có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ và đau tim. Magiê có vai trò sống còn đối với sức khỏe tốt và có phần bị thế giới hiện đại coi nhẹ. Phụ nữ dễ bị thiếu magiê hơn so với nam giới.

Stress cũng làm cạn kiệt nguồn dự trữ magiê của chúng ta, nên bổ sung là việc rất quan trọng. Magiê có trong hạt có vỏ cứng, hạt, rau lá xanh, các loại đậu như đậu lăng đỏ.

Nếu bạn lo lắng về lượng magiê của mình, hãy uống chế phẩm bổ sung hàng ngày, nhưng hãy đảm bảo đó là magiê citrat vì đây là dạng dễ hấp thu nhất.

Bạn cũng có thể thêm muối Epsom vào nước tắm vì bạn sẽ hấp thụ magiê qua da. Các loại hạt rất giàu Omega -3, cũng như magiê, kẽm, vitamin E và L - Arginine, 5/13 chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe tim.

Co-enzyme Q10 Được biết đến với công dụng giúp sản sinh

năng lượng cùng với ma giê, Co-Q10 cũng là một chất chống oxy hóa mạnh và có thể hợp tác tốt với selen, vitamin C, vitamin E và kẽm để giúp bảo vệ động mạch khỏi bị hư hại.

Page 18: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

18

Cũng cần lưu ý là, bất cứ ai uống statin đều sẽ có mức CoQ10 thấp, vì vậy có thể cần phải uống chế phẩm bổ sung hàng ngày. Co-enzyme Q10 có trong: thịt, trứng và cá.

Vitamin D Chúng tôi đang bắt đầu nhận ra những lợi

ích của vitamin D từ ánh nắng mặt trời để giúp bảo vệ cơ thể trước nhiều loại bệnh, nhưng đặc biệt là bệnh tim, cao huyết áp và đột quỵ.

Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ bệnh tim sẽ tăng 40% khi thiếu vitamin D và nguy cơ tử vong do bệnh tim tăng tới 81%. Nguồn tốt nhất là ánh nắng mặt trời, nhưng bạn cũng có thể nhận được một ít từ cá (đặc biệt là gan cá), một số loại nấm và trứng.

Kẽm Cũng giống như dầu Omega 3, kẽm có thể

giúp ngăn ngừa viêm nhờ tạo ra các cytokine chống viêm. Kẽm cũng đã được chứng minh là có tính bảo vệ, đặc biệt là đối với bệnh mạch vành và giúp cải thiện chức năng tim.

Kẽm có trong hạt bí ngô, các loại hạt, hàu. Vitamin C Là một chất chống oxy hóa mạnh, vitamin C,

cùng với vitamin E, kẽm và Co-Q10 cùng hợp tác với nhau để giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch và tổn thương tế bào.

Vitamin C cũng đã được chứng minh là giúp giảm cholesterol LDL, đồng thời cải thiện mức HDL, kết quả là những người có lượng vitamin C cao hơn trong chế độ ăn sẽ ít có nguy cơ đau tim và đột quỵ hơn. Vitamin C có trong trái cây tươi, đặc biệt là các loại quả mọng, rau mùi, hành đỏ.

Vitamin E Nổi tiếng vì các đặc tính bảo vệ và chống

oxy hóa, vitamin E cũng giúp làm giảm cholesterol LDL và làm tăng HDL. Nó còn có thể giúp cải thiện chức năng tế bào nội mạc. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối ưu từ vitamin E, bạn cần có nguồn cung cấp vitamin C, selen và Co-Q10 tốt trong chế độ ăn. Vitamin E có trong quả bơ, hạt có vỏ cứng và các loại hạt.

Selen Người ta đã ghi nhận rằng, những người có

lượng selen thấp có nguy cơ cao mắc bệnh tim. Selen cần phối hợp với vitamin E, vitamin C và Co-Q10, vì vậy trước khi nghĩ đến việc bổ sung selen, bạn cần xem xét tăng lượng chất chống oxy hóa nói chung cũng như tăng các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Selen có trong hạt dẻ Brazil, rong biển.

Probiotics Không nhất thiết phải liên hệ giữa thiếu vi

khuẩn đường ruột khỏe mạnh và bệnh tim, tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sức khỏe đường ruột kém (đặc biệt là hội chứng tăng tính

thấm thành ruột mà nhiều người bị do ăn nhiều bột mì) có thể gây viêm hệ thống.

Đường ruột “ốm yếu” cũng dẫn đến kém hấp thu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch cũng như giảm hệ thống miễn dịch.

Probiotic có trong thực phẩm lên men như sữa chua, dưa bắp cải, tempeh, kefir. Cần lưu ý rằng, các loại nước sữa chua probiotic uống có thể chứa một lượng lớn đường và nghiên cứu đã cho thấy, probiotic hoạt động có thể không đến được đoạn ruột dưới.

Allicin Đây là hợp chất được tìm thấy trong tỏi,

chất gây ra mùi tỏi. Allicin có ảnh hưởng mạnh mẽ lên sức khỏe tim và huyết áp, vì nó có thể giúp giãn mạch và cải thiện lưu lượng máu. Ăn tỏi mỗi ngày cùng với thức ăn, đập dập và để 15 phút trước khi dùng sẽ giúp tăng cường hiệu quả.

Lycopene Lycopene là một carotenoid, đã được chứng

minh là giúp bảo vệ chống lại một loạt các bệnh ung thư cũng như bệnh tim.

Có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy, độ dày của lớp áo trong thành mạch và nguy cơ nhồi máu cơ tim giảm nếu lượng lycopen trong các mô mỡ đạt mức cao. Có nhiều lợi ích bao gồm giúp tăng tính linh hoạt của động mạch và cải thiện chức năng của mô nội mạc, bảo vệ chống xơ cứng động mạch. Lycopene có trong: cà chua nấu chín, cà chua phơi khô, ớt, đu đủ, dưa hấu, bắp cải đỏ và măng tây.

L-Arginine Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, L-Arginine

có thể giúp hạ huyết áp. Nó cũng có thể giúp bảo vệ chúng ta chống lại bệnh tim.

Chất này có nhiều các loại hạt vỏ cứng và nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ăn trên 150g hạt vỏ cứng mỗi tuần ít bị bệnh tim hơn đáng kể. L-Arginine có trong đậu đỗ, các loại hạt có vỏ cứng (như hạnh nhân và hạt quả óc chó), yến mạch và cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ và cá thu.

L-Taurine Taurine đóng một vai trò quan trọng trong

sức khỏe của động mạch và sức khỏe tim mạch nói chung.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có mức L-Taurine thấp hơn dễ bị bệnh tim hơn. Taurine có trong thịt đỏ, trứng, hải sản.

(Theo dantri.com.vn) HẠT TIÊU ĐEN CHỮA BỆNH Hạt tiêu đen là loại gia vị rất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những cách sử dụng hạt tiêu đen để chữa bệnh.

Trị ho

Page 19: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

19

Bỏ một vài hạt tiêu đen, một ít hạt jeera và một vài miếng đá muối vào bát. Trộn 3 loại này và ngậm trong miệng. Bài thuốc này giúp trị ho gà cũng như những cơn ho liên tục.

Loại bỏ sốt Bỏ một vài hạt tiêu và 1 thìa đường vào bát.

Cho thêm nước, trộn đều và dùng. Bài thuốc này giúp loại bỏ sốt.

Trị cảm lạnh Cho một vài hạt tiêu đen vào cốc sữa. Thêm

một nhúm bột nghệ khuấy lên và uống. Loại nước này sẽ giúp trị cảm lạnh, chống các bệnh truyền nhiễm. Chữa bệnh về răng

Nghiền hạt tiêu đen thành bột và thoa bột này lên nướu răng. Loại gia vị này có thể hỗ trợ điều trị bệnh lợi và cũng trị hơi thở hôi.

Trị đau răng khôn Cho 1 thìa bột hạt tiêu đen vào bát. Bỏ 1

thìa mật ong và trộn thành một loại hỗn hợp. Mát-xa lợi với hỗn hợp này nếu bạn đang bị đau răng khôn.

Tăng cảm giác thèm ăn Bột hạt tiêu đen có thể làm tăng cảm giác

thèm ăn của bạn. Hãy cho một chút hạt tiêu vào cốc sữa bơ. Uống loại đồ uống này 2 lần/ngày để làm tăng sự thèm ăn của bạn.

Miệng khô Miệng khô là tình trạng thường gặp khi bạn

bị mất nước. Để thoát khỏi tình trạng này hãy bỏ vài hạt tiêu đen vào nước và uống. Cách này sẽ giúp bạn tránh mất nước.

Tốt cho não Hãy cho hạt tiêu đen vào thực phẩm của

bạn vì loại gia vị này có tác dụng như một loại thuốc bổ não. Thuộc tính của nó giúp cải thiện sự tập trung và kỹ năng vận động.

Tốt cho mắt Trộn 1 thìa bột hạt tiêu, 1 thìa mật ong và 20

ml sữa. Uống loại hỗn hợp này vào sáng sớm có thể giúp cải thiện thị lực.

Trị chứng khó tiêu Nếu bị khó tiêu hãy bỏ vài hạt tiêu đen vào

nước uống. Bạn cũng có thể bổ sung thêm vài hạt jeera.

Hỗ trợ giảm cân Bất cứ loại gia vị nóng nào cũng đều có tác

dụng giảm cân. Hãy thêm loại gia vị thơm ngon này vào chế độ ăn hàng ngày của bạn để giảm cân nặng dư thừa.

Trị dị ứng Đun một nồi nước sôi, cho một vài hạt tiêu

đen, hạt tiêu trắng và một chút đường, cũng có thể thêm một chút gừng. Uống loại nước này sẽ giúp trị dị ứng. Nếu tình trạng kéo dài bạn cần đi khám bác sĩ.

Long đờm

Hạt tiêu đen giúp làm loãng đờm khô mắc kẹt trong đường hô hấp. Bạn cần nhâm nhi nước tiêu nóng để làm dịu hơi thở.

(suckhoedoisong.vn)

Những thực phẩm giúp giải độc gan hiệu quả Chanh

Chanh có tác dụng kích thích giải độc và cân bằng mức độ pH trong cơ thể. Vitamin C có trong chanh giúp gan đào thải các chất béo và chất thải sinh hóa ra khỏi cơ thể.

Bắp cải Loại thực phẩm này chứa các enzyme cần

thiết giúp giải độc gan và làm sạch đường tiêu hóa. Các loại khác như rau xà lách, súp lơ trắng và súp lơ xanh cũng chứa các loại enzyme tương tự.

Tỏi Tỏi chứa một lượng lớn allicin và selen - các

hợp chất tự nhiên giúp gan làm sạch hệ thống một cách tự nhiên và loại bỏ độc tố không mong muốn.

Trà xanh Trà xanh chứa chất chống oxy hóa catechin

thực vật, chất này rất hữu ích cho gan. Hơn nữa, trà xanh cũng giúp giảm cân hiệu quả.

Bưởi Bưởi có chứa các hợp chất kích thích việc

sản xuất và hoạt động của các enzym hỗ trợ trong giải độc gan. Hơn nữa, nó còn giúp làm sạch và đào thải các chất gây ung thư ra khỏi gan.

(Theo laodong.com.vn)

Những thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp Nếu huyết áp của bạn cao hơn mức mong muốn (trên 120/80 được xem là mức báo động), hoặc nếu bạn chỉ đơn giản là muốn duy trì sức khỏe, thì bàn ăn là nơi rất thích hợp để bắt đầu. Hãy thử thêm 1 hoặc cả 5 thứ thực phẩm dễ kiếm dưới đây vào bữa ăn.

Đậu đỗ Đậu đỗ rất giàu chất xơ, magiê và kali. Tất

cả đều giúp duy trì mức huyết áp khỏe mạnh. Những người ăn khoảng 200g đậu đỗ hằng ngày thấy giảm huyết áp, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí JAMA Internal Medicine. Bạn có thể cho đậu đen, đậu trắng, đậu thận hoặc đậu pinto vào món sa-lát hoặc món hầm. Lượng khuyến nghị: khoảng 200g/ngày

Bột ca cao Một nghiên cứu ở Úc cho thấy rằng, thực

phẩm có chứa ca cao giúp giảm huyết áp vì các flavonol có tác dụng cải thiện chức năng mạch máu. Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard (Mỹ) cũng phát hiện ra rằng sô cô la đen giúp giảm huyết áp cho những người bị cao huyết áp. Sô

Page 20: TIN TRONG TỈNH thúc đẩy phát triển kinh tế»…m, đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển mô hình công nghệ tích hợp

20

cô la chứa nhiều calo, vì thế bạn chỉ nên ăn một miếng nhỏ hoặc thêm 1 thìa canh bột ca cao không đường (12 calo) vào cà phê.

Lượng khuyến nghị: 1 thìa canh/ngày Chuối Là một nguồn kali dồi dào, chuối giúp chống

lại tác động làm tăng huyết áp của natri. Người lớn cần khoảng 4.700 mg (hoặc 4,7g) kali mỗi ngày và một quả chuối trung bình cung cấp khoảng 12% lượng này. Hãy thêm một quả chuối cho bữa sáng hoặc gói nó lại và để vào ngăn đá tủ lạnh thành món “kem chuối” cho bữa tối.

Lượng khuyến nghị: 1 quả/ngày Sữa ít béo hoặc sữa chua Theo một nghiên cứu trên Tạp chí

Hypertension, những người ăn sữa ít béo - có lượng canxi và vitamin D ngang với sữa nguyên kem - hàng ngày giảm được 11% nguy cơ huyết áp cao so với những người không ăn. Hãy bắt đầu một ngày bằng ngũ cốc và sữa 1%, ăn sữa chua thường ít chất béo với trái cây hoặc trộn thành một ly sinh tố sữa chua làm món ăn vặt.

Lượng khuyến nghị: 1 hũ/ngày Nếu bạn không thể ăn sữa, có thể thay bằng

sữa đậu và sữa hạnh nhân bổ sung canxi và vitamin D. Ngoài ra, sữa hạnh nhân còn chứa ít calo (30-40 calo/250 ml).

Khoai tây Khoai tây là 1 thực phẩm nên ăn vài lần mỗi

tuần. Khoai tây bị mang tiếng xấu vì chứa nhiều

tinh bột, tuy nhiên khoai tây lại giàu kali và magiê, giúp máu lưu thông bình thường. Một củ khoai tây cỡ vừa, bằng với một suất ăn, cung cấp khoảng 160 calo.

Khoai tây trắng, khoai lang hay hoặc khoai lang tím đều tốt cho huyết áp. Có thể ăn khoai tây nướng, luộc hoặc bỏ lò.

(dantri.com.vn)