tin trong tỈnh tin/2018...và ngoài tỉnh./. phÒng khtcth thủ tướng chính phủ ban hành...

12
Soá 12 thaùng 06 naêm 2018 TIN TRONG TỈNH TIN TRONG TỈNH Hoạt động ngành Công Thương tháng 5 năm 2018 Tháng 5/2018, hoạt động ngành Công Thương tiếp tục giữ mức độ tăng trưởng tương đối ổn định. Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định từ đầu năm đến nay (+12,3%); hoạt động thương mại tăng trưởng khá (+14,2%) so cùng kỳ, các loại hàng hóa đa dạng phong phú; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, an toàn thực phẩm được chú trọng tăng cường. Tuy nhiên hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn còn những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thời tiết khô hạn (đối với các sản phẩm chủ lực: nhân điều, điện sản xuất),... đã ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp toàn ngành. Hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 5/2018 tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng khá tăng 13,28% so cùng kỳ năm 2017; trong đó công nghiệp khai khoáng tăng cao (64,3%) nhờ thời tiết thuận lợi cho sản xuất khai thác muối biển, sản lượng muối ước đạt 44,7 ngàn tấn, tăng 3,34 lần so cùng kỳ; một số sản phẩm công nghiệp chế biến hoạt động sản xuất ổn định, giữ tốc độ tăng trưởng khá; riêng ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 3,10%. Thương mại nội địa có xu hướng tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại tiếp tục tổ chức bán hàng khuyến mại kích cầu tiêu dùng; hoạt động xây dựng trong dân cư tăng khá, góp phần làm tăng doanh thu hoạt động thương nghiệp. Năm nay, lượng du khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng tại tỉnh tăng cao đã góp phần làm tăng doanh thu hoạt động khách sạn-nhà hàng và dịch vụ tháng 5 so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5/2018 ước đạt 1.637,88 tỷ đồng, tăng 14,22% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: thương nghiệp Giám đốc Sở Công Thương kiểm tra tiến độ dự án điện mặt trời Bim và dự án ĐMT Thuận Nam 19

Upload: others

Post on 04-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

TIN TRONG TỈNHTIN TRONG TỈNH

Hoạt động ngành Công Thương tháng 5 năm 2018

Tháng 5/2018, hoạt động ngành Công Thương tiếp tục giữ mức độ tăng trưởng tương đối ổn định. Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định từ đầu năm đến nay (+12,3%); hoạt động thương mại tăng trưởng khá (+14,2%) so cùng kỳ, các loại hàng hóa đa dạng phong phú; công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, an toàn thực phẩm được chú trọng tăng cường. Tuy nhiên hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn còn những khó khăn về nguồn nguyên liệu, thời tiết khô hạn (đối với các sản phẩm

chủ lực: nhân điều, điện sản xuất),... đã ảnh hưởng đến tăng trưởng công nghiệp toàn ngành.

Hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 5/2018 tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng khá tăng 13,28% so cùng kỳ năm 2017; trong đó công nghiệp khai khoáng tăng cao (64,3%) nhờ thời tiết thuận lợi cho sản xuất khai thác muối biển, sản lượng muối ước đạt 44,7 ngàn tấn, tăng 3,34 lần so cùng kỳ; một số sản phẩm công nghiệp chế biến hoạt động sản xuất ổn định, giữ tốc độ tăng trưởng khá; riêng ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 3,10%.

Thương mại nội địa có xu hướng tăng khá so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại tiếp tục tổ chức bán hàng khuyến mại kích cầu tiêu dùng; hoạt động xây dựng trong dân cư tăng khá, góp phần làm tăng doanh thu hoạt động thương nghiệp. Năm nay, lượng du khách đến vui chơi, nghỉ dưỡng tại tỉnh tăng cao đã góp phần làm tăng doanh thu hoạt động khách sạn-nhà hàng và dịch vụ tháng 5 so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 5/2018 ước đạt 1.637,88 tỷ đồng, tăng 14,22% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: thương nghiệp

Giám đốc Sở Công Thương kiểm tra tiến độ dự án điện mặt trời Bimvà dự án ĐMT Thuận Nam 19

Page 2: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

TIN TRONG TỈNH

đạt 1.250,4 tỷ đồng, tăng 14,22%; khách sạn-Nhà hàng, du lịch lữ hành đạt 247,5 tỷ đồng tăng gần 15%; Dịch vụ đạt 140,0 tỷ đồng, tăng 12,90% so với cùng kỳ 2017).

Ngoài ra, ngành Công Thương đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh; nổi bật công tác tham mưu trình một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp Hội đồng nhân dân diễn ra vào đầu tháng 7 sắp đến; Sở đã tập trung hoàn thiện tham mưu 01 Nghị quyết, tổng hợp trả lời các kiến nghị của cử tri liên quan đến ngành; Tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng tái tạo đã đăng ký đầu tư tại tỉnh;

hỗ trợ giải quyết các thủ tục về: bổ sung quy hoạch, tham mưu trình Bộ Công Thương thẩm định dự án, tham mưu UBND tỉnh chủ trương chấp thuận hướng tuyến đường dây 110 kV đấu nối và đường dây 22kV cấp điện thi công, kiểm tra tiến độ một số dự án điện mặt trời; tiến hành thực hiện 01 cuộc thanh tra liên ngành “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" tại 07 doanh nghiệp theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh và 02 cuộc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và lĩnh vực an toàn trong chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng. Đồng thời, chỉ đạo lực lượng quản

lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng triển khai nhiều đợt đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các ngành hàng: mỹ phẩm, khí dầu mỏ hóa lỏng, vật liệu xây dựng, rượu bia, nước giải khát, công nghệ phẩm và kiểm tra việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng vi phạm về nhãn hàng hóa, hàng giả; tiếp tục triển khai thực hiện các đề án khuyến công và xúc tiến thương mại đã được phê duyệt;... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mở rộng thị trường tiêu thụ trên địa bàn trong và ngoài tỉnh./.

PHÒNG KHTCTH

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Nhằm tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngày 19 tháng 4 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 19/2018/QĐ-TTg Quy định tiêu chí, thẩm

quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Quyết định này hướng dẫn cho doanh nghiệp xác định tiêu chí doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Đây là quyết định sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục ưu tiên

của Luật công nghệ cao để sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, năng suất, giá trị và hiệu quả cao.

Để nắm bắt, nghiên cứu đầy đủ nội dung quy định của Quyết định số 19/2018/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Doanh nghiệp truy cập trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: chinhphu.gov.vn hoặc theo file đính kèm dưới đây.

Phòng KHTCTH

Page 3: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓAĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN

Giá thịt lợn tăng mạnh

Những ngày gần đây giá thịt lợn hơi liên tục tăng, hiện đã lên đến 45.000 đồng/kg, giúp người chăn nuôi có lãi. Tuy nhiên, việc giá lợn hơi tăng cũng khiến cho giá thịt lợn tại các chợ trở nên đắt đỏ hơn.

Giá lợn hơi tăng mạnh, kéo theo giá thịt tăng

So với thời điểm năm 2017, hiện giá lợn hơi đã tăng hơn gấp đôi. Hiện giá lợn hơi xuất buôn cho thương lái tại chuồng dao động từ 43.000 – 45.000 đồng/kg ở khu vực Hà Nội. Thậm chí ở một số nơi giá lợn hơi còn lên đến 50.000 đồng/kg.

Nếu như vào thời điểm tháng 3/2018, giá thịt lợn hơi xuất chuồng tại các địa phương chỉ dao động quanh mốc 32.000 - 34.000 đồng/kg, thì sang tháng 4 giá bật tăng thêm khoảng 8.000 - 10.000 đồng/kg, lên trên dưới 40.000 đồng/kg. Đến tháng 5 giá tiếp tục tăng, hiện đang dao động ở mức 43.000 - 45.000 đồng/kg.

Nguyên nhân giá thịt lợn hơi tăng "đột biến" trong những ngày gần đây là do nguồn cung giảm rất mạnh vì trước đó người chăn nuôi giảm đàn hoặc ngừng chăn nuôi. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu tiểu ngạch cũng tác động ít nhiều khi Campu-

chia đang gia tăng tiêu thụ thịt lợn Việt Nam.

Do giá lợn hơi tăng nên mặt hàng thịt lợn tại các chợ cũng có chiều hướng tăng giá mạnh. Khảo sát của người viết tại mội số chợ truyền thống và chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội trong thời gian này giá thịt lợn đắt hơn đáng kể.

Chẳng hạn tại chợ Nhổn, các mặt hàng thịt lợn đều tăng giá trên dưới 20% so với thời điểm giá ở vùng đáy những tháng trước đó. Cụ thể, thịt ba chỉ có giá từ 80.000 -90.000 đồng/kg; thịt nạc vai giá từ 80 – 90.000 đồng/kg, chân giò có giá từ 80 – 100 nghìn đồng/kg, sườn non 80- 90.000 đồng/kg...

Chị Chung kinh doanh thịt lợn tại chợ Nhổn cho biết, gần 1 tháng trở lại đây giá thịt lợn hơi có chiều hướng tăng mạnh, chị đi thu mua về mổ đắt hơn từ 10 – 15.000 đồng/kg. Giá tăng nhưng nguồn hàng có chiều hướng giảm dần do các trang trại đang nuôi cầm chừng hoặc găm hàng đợi tăng giá thêm.

Chị cho biết thêm, để chuẩn bị cho đủ nguồn hàng, chị phải đi đặt cọc tiền trước cho các chủ nuôi lợn tại các trang trại để họ giữ hàng cho mình. Nhưng nghe ngóng thị trường sản lượng lợn hơi

được nuôi trong dân giảm đáng kể, chị dự đoán giá lợn hơi sẽ còn tiếp tục tăng trong những ngày tới nếu tiêu thụ tốt như hiện nay.

Theo nhận định chung của các tiểu thương, hiện tại ở các lò mổ, hoặc mua tại nhà lợn đều tăng giá, do đó thịt bán tại chợ cũng tăng là điều không thể tránh khỏi.

Người nuôi có lãiBà Hiền, chủ một trang trại

nuôi lợn lớn ở Quốc Oai, Hà Nội cho biết, thịt lợn hơi xuất chuồng đang tăng giá mạnh. "Nhà tôi tổng đàn lợn thịt có 300 con, 50 con lợn nái. Đợt này có 70 con đang tới lứa xuất chuồng, đang có nhiều thương lái tới hỏi mua nhưng tôi chưa bán", bà Hiền nói.

Bà kể, dạo trước lợn xuống giá thấp, gia đình bà bán 15 tấn lợn mà lỗ mất cả trăm triệu đồng. Bây giờ lợn tăng giá lên mức này thì đã bắt đầu có lãi. Tuy nhiên, giá phải duy trì ở mức cao như hiện tại trong một thời gian dài nữa thì gia đình bà mới mong gỡ gạc được khoản lỗ trước đây.

Theo trạm thú ý xã Cấn Hữu cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến việc giá lợn phục hồi là do đã triển khai tích cực và đồng bộ giải pháp, trong đó có kiểm soát mạnh khâu tăng đàn. Ngoài ra, việc

Page 4: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

tăng sức mua trong nước bằng rất nhiều hình thức tiêu thụ đã được các bộ ngành và các địa phương triển khai.

Cũng theo trạm thú ý xã Cấn Hữu, tại các trang trại, với giá thành nuôi lợn khoảng 32.000-33.000 đồng/kg, người nuôi có lãi khoảng 600.000-700.000 đồng mỗi con lợn xuất chuồng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, thị trường có dấu hiệu hồi phục trở lại nhưng người chăn nuôi không nên chủ quan mà phải có các quyết định mua bán phù hợp để tránh xảy ra tình trạng "ôm trái đắng" như trước.

Giá cá tra nguyên liệu tăng đột biến, doanh nghiệp lo giảm sức cạnh tranh

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, từ đầu năm 2018 đến nay, việc nuôi cá tra đang đối mặt với việc thiếu cá tra giống và nguồn nguyên liệu thiếu hụt cho xuất khẩu. Điều này dẫn đến việc giá cá tra nguyên liệu tăng liên tục trong 4 tháng đầu năm.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 1/2018, giá cá tra nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long giữ ở mức cao do nguồn cung vẫn ở mức hạn chế. Giá dao động ở mức 27.000 – 29.000 đ/kg tùy theo chất lượng, kích cỡ và phương thức thanh toán.

Sang tháng 2/2018, thị trường cá tra nguyên liệu tại

ĐBSCL tiếp tục duy trì ở mức cao, nguồn cung thấp. Giá dao động ở mức 27.000 - 29.000 đ/kg tùy theo chất lượng cá, kích cỡ và phương thức thanh toán. Có nơi giá được đẩy lên đến 29.000 - 32.000 đ/kg như tại An Giang. Vào những ngày sát dịp Tết Nguyên đán, các nhà máy chế biến tại Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ…đã tạm ngưng nhập cá mới, tập trung giải quyết các đơn hàng còn lại trước dịp Tết. Hiện các nhà máy đang bắt đầu thu mua trở lại.

Thị trường cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 3/2018 tiếp tục nóng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, giá thiết lập mức đỉnh mới, trung bình dao động ở mức 28.000 – 30.000 đ/kg, có nơi giá được đẩy lên đến 31.000 - 32.500 đ/kg. Như vậy, mức giá cao này đã tăng cao hơn từ 4.000 - 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Riêng giá cá tra giống cũng đã tăng gấp 2 - 3 lần, dao động ở mức từ 70.000 - 80.000 đ/kg tùy loại do nguồn cung khan hiếm.

Tính đến cuối tháng 4/2018, giá cá tra nguyên liệu loại 1 đã tăng lên mức 33.500 đồng/kg. Đây là mức giá tăng cao kỷ lục chưa từng xảy ra từ trước đến nay.

Nhiều doanh nghiệp lo ngại rằng, tại một số thị trường nhập khẩu lớn tại Châu Mỹ, giá cá tra trung bình xuất khẩu tăng đột biến khiến khách hàng khó chấp nhận và bị cạnh tranh gay gắt hơn với các sản phẩm cá thịt trắng.

Đặc biệt, trong bối cảnh hai thị trường lớn là Mỹ áp dụng thuế chống bán phá giá cao kỷ lục và EU đang giơ thẻ vàng đối với Việt Nam, việc xuất khẩu cá tra sẽ càng gặp thêm nhiều khó khăn hơn nữa.

Thị trường thực phẩm: Rau xanh, thủy sản tăng giá do thời tiết nắng nóng

Thời tiết nắng nóng dài ngày, nhu cầu mua sắm những sản phẩm giải nhiệt tăng cao. Bên cạnh đó, nắng nóng cũng ảnh hưởng đến sản xuất rau quả tươi, thủy sản nên giá cả có nhích tăng so với mấy ngày trước.

Mấy ngày gần đây trong đợt nắng nóng, với nhiệt độ ngoài trời luôn ở ngưỡng 36 - 37 độ C làm cho giá cả các mặt hàng rau xanh và hoa quả giải nhiệt, thủy hải sản tại nhiều chợ địa bàn thành phố Hà Nội tăng khá mạnh.

Tại các chợ Hà Nội, giá một số mặt hàng hoa quả, rau xanh, tôm, cua đã bắt đầu tăng từ vài ngày nay. Các chợ truyền thống như chợ Thành Công, Kim Liên, Chợ Hôm - Đức Viên, Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú, Châu Long... giá nhiều loại rau xanh mùa Hè có tác dụng thanh nhiệt như rau mồng tơi, rau muống, rau cải xanh, bầu bí đã tăng giá nhẹ từ 2.000 - 3.000 đồng/mớ, kg.

Hiện rau muống tùy vào bó to, nhỏ có giá từ 5.000 - 10.000 đồng/mớ, mồng tơi 5.000 - 7.000 đồng/mớ, rau cải 20.000 đồng/kg, mướp hương 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Page 5: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Ngoài dừa xiêm, các loại hoa quả giải nhiệt khác như dưa hấu, cam sành, dưa lê... cũng bán chạy mặc dù giá tăng cao hơn hẳn so với mấy ngày trước đây.

Không chỉ có rau xanh, mà một số loại hải sản như tôm, cua, cá… cũng tăng giá lên từ 10 - 15% so với trước kỳ nắng nóng. Hiện ngao trắng có giá 25.000 - 30.000 đồng/kg; rô phi 40.000 - 45.000 đồng/kg, cá chép 70.000 - 75.000 đồng/kg, cá điêu hồng 65.000 - 70.000 đồng/kg, tôm đồng 220.000 - 250.000 đồng/kg… Đặc biệt, mặt hàng cua đồng tăng giá mạnh với mức tăng từ 30.000 - 40.000 đồng/kg, hiện có giá 190.000 - 200.000 đồng/kg.

Nắng nóng cũng kéo theo giá một số loại trái cây giải nhiệt tăng giá mạnh. Dưa hấu Sài Gòn loại ngọt bán khá chạy, giá dao động từ 19.000 - 25.000 đồng/kg, cao hơn từ 4.000 - 5.000 đồng/kg so với thời điểm trước; dưa hấu hắc mỹ nhân của Quảng Nam tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg hiện được bán với giá 8.000 - 9.000 đồng/kg; dưa lê tăng 2.000 đồng/kg, lên 17.000 - 20.000 đồng/kg. Các loại hoa quả cam, quýt, bưởi, dừa... cũng tăng giá, hiện cam sành 35.000 - 40.000 đồng/kg, xoài Thái 40.000 - 45.000 đồng/kg, quýt Sài Gòn 60.000 - 62.000 đồng/kg.

Tại chợ Hôm Đức Viên, dưa hấu được bán với giá 22.000 đồng/kg, cam sành 45.000-50.000 đồng/kg, chôm chôm 45.000 đồng/kg. Các tiểu thương cho biết, giá các mặt

hàng này tại chợ đầu mối đã tăng 5.000-10.000 đồng/kg tùy loại quả, vì thế giá bán lẻ tại chợ cũng tăng theo, nhưng nhu cầu tiêu dùng của người dân không hề giảm sút.

Thời tiết nắng nóng còn khiến giá mặt hàng đá viên tăng mạnh. Các cơ sở làm đá luôn trong tình trạng cháy hàng. Nhu cầu tăng cao trong khi cung có hạn khiến giá bán biến động tăng, ngày thường đá viên 8.000 đồng/túi, ngày nắng nóng tăng lên 10.000 đồng/túi.

Mặc dù mấy ngày vừa qua giá cả có nhích lên so với mấy ngày trước, tuy nhiên theo Sở Công Thương Hà Nội, hàng hóa rau xanh, củ quả tươi, thủy sản trên thị trường vẫn dồi dào đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bộ Nông nghiệp: Giá lợn hơi tăng, không nên tái đàn ồ ạt

Dù giá lợn tăng nhưng thị trường xuất khẩu chưa ổn định, chưa kể giá lợn giống cũng tăng theo.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá lợn hơi nhích lên từ đầu tháng 4 và sang tháng 5 bất ngờ tăng liên tục, chưa có dấu hiệu dừng lại. Giá thịt lợn hơi tại nhiều địa phương đã tăng trên mức 40.000 đồng/kg, có những nơi đạt gần 50.000 đồng/kg.

So với cuối năm trước, giá lợn hơi tại các tỉnh miền Bắc tăng 35% lên 43.000 – 47.000 đồng/kg, tại miền Trung tăng 55% lên 42.000 - 45.000

đồng/kg còn tại ĐB Sông Cửu Long tăng 50% lên 43.000 – 46.000 đồng/kg. Báo cáo cho biết giá lợn hơi tăng do nguồn cung giảm so với trước.

Tuy vậy, thị trường xuất khẩu vẫn chưa được cải thiện nên vẫn cần thêm thời gian để tạo sự ổn định của giá thịt lợn. Đến thời điểm này, người chăn nuôi có xu hướng tái đàn, nhưng lợn thịt sốt giá khiến giá lợn giống cũng tăng cao. Vì thế, Bộ khuyến cáo người chăn nuôi không nên tăng đàn ồ ạt, cần theo dõi thêm biến động của thị trường để quyết định việc mở rộng sản xuất cho phù hợp. Báo cáo ước tính số lượng lợn hiện tại của cả nước giảm khoảng 5,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trái ngược với xu hướng giá thịt lợn, giá thịt gà trong 5 tháng qua không có sự khởi sắc do nguồn cung vượt cầu. So với cuối năm 2017, giá gà thịt tại Đông Nam Bộ và ĐB Sông Cửu Long tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên 28.000 – 29.000 đồng/kg. Giá thu mua trứng gà tại trại vẫn giữ mức 1.850 đồng/quả. Giá thu mua trứng vịt tăng nhẹ 50 – 100 đồng/quả lên 2.200 – 2.350 đ/quả.

Hiện nay chăn nuôi gia cầm gặp khá nhiều thuận lợi, dịch bệnh không xảy ra, công tác tiêm phòng thú y, vệ sinh môi trường chăn nuôi được chú trọng. Người chăn nuôi mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô đàn. Ước tính tổng đàn gia cầm của cả nước tăng khoảng 6,9% so với cùng thời điểm năm 2017.

Trung tâm TTCN&TM

Page 6: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

XUAÁT NHAÄP KHAÅUXuất khẩu gạo: Cánh

cửa đang rộng mở

Nhờ cải thiện tốt chất lượng sản phẩm, tận dụng những thuận lợi của thị trường nên tình hình XK gạo đang rất khả quan.

Việc nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tốt công tác thị trường để liên tiếp trúng các gói thầu xuất khẩu (XK) đã và đang mở rộng đường tới các thị trường lớn cho gạo Việt.

Kim ngạch XK tăng caoTheo tuyên bố của Cơ

quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA), ngày 22/5 tới, quốc gia này sẽ mở gói thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo từ các nước XK gạo lớn theo cơ chế Chính phủ - Tư nhân (G2P). Trước đó, vào đầu tháng 5, Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 130.000 tấn gạo cho quốc gia này. Nếu trúng tiếp gói thầu này, tình hình XK gạo của nước ta sẽ gặp nhiều thuận lợi.

Nhờ cải thiện tốt chất lượng sản phẩm, tận dụng những thuận lợi của thị trường nên tình hình XK gạo đang rất khả quan. Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, XK gạo 4 tháng đầu năm tăng 23,8% về lượng và tăng 39,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên

2,2 triệu tấn, thu về 1,11 tỷ USD. Giá XK gạo trung bình đạt 502,5 USD/tấn, tăng 12,8% so với cùng kỳ. Đây được đánh giá là mức tăng trưởng rất cao trong vòng 5 năm qua.

Bộ Công Thương phân tích, có được kết quả này là do từ đầu năm đến nay, Việt Nam liên tục trúng thầu các hợp đồng XK gạo đến các thị trường lớn. Cụ thể, sau 2 năm không nhập khẩu, quý I/2018, Indonesia đã liên tiếp mở 2 gói thầu nhập khẩu gạo. Trong đó, gói thầu đầu tiên mở vào tháng 1, Việt Nam trúng 141.000 tấn; gói thầu thứ 2 mở vào tháng 4, Việt Nam đã giành được hợp đồng XK 300.000 tấn. Thời gian giao hàng cho quốc gia này là từ tháng 5 - 7/2018. Giá trúng thầu của hợp đồng lần này cũng rất tốt. Cùng với đó, Việt Nam cũng đã trúng thầu hợp đồng XK gạo cho Philip-pines vào đầu tháng 5.

Ngoài các thị trường truyền thống với các hợp đồng tập trung với sản lượng cao, một số thị trường mới cũng đạt mức tăng trưởng XK cao sau 4 tháng như Bangladesh tăng gấp 91 lần về lượng và tăng gấp 61 lần về kim ngạch, Thổ Nhĩ Kỳ tăng gấp 13 lần về lượng và tăng gấp 17 lần về kim ngạch, Iraq tăng gấp 11

lần về lượng và tăng gấp 16 lần về kim ngạch…

Thêm kỳ vọngTheo Hiệp hội Lương thực

Việt Nam (VFA), cùng với các hợp đồng Chính phủ, trong tháng 5 này, nhiều hợp đồng XK gạo tư nhân sẽ được ký kết với hàng trăm ngàn tấn. Ngoài các thị trường truyền thống, DN đang chuyển hướng tìm cơ hội XK gạo cho các thị trường mà Việt Nam có Hiệp định Thương mại tự do như Hàn Quốc, Australia… Điểm khác biệt so với năm 2017 là giá gạo XK của Việt Nam đã tăng khoảng 15%, giữ mức bình quân hơn 500 USD/tấn.

Bộ Công Thương cũng cho hay, tin vui khác là cơ cấu gạo XK đang tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực khi giảm mạnh ở phân khúc gạo cấp trung bình và cấp thấp, tăng mạnh ở dòng gạo cao cấp, gạo chất lượng cao, giá trị cao (gạo nếp, japonica, gạo lứt…), phù hợp với định hướng phát triển thị trường XK. Năm 2017, lượng XK gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình chỉ còn chiếm tương ứng 3,88% và 8,24% tổng lượng XK.

Cơ hội là có, nhưng VFA cũng chỉ rõ, ngành gạo 2 năm gần đây có sự sàng lọc mạnh mẽ. Nếu như trước đây, DN chỉ cần tự đầu tư kho bãi, thu

Page 7: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

gom gạo và ngồi chờ các đơn gạo từ hợp đồng tập trung liên Chính phủ rót xuống thì hiện nay, DN buộc phải tự đi tìm hợp đồng. Do đó, các DN mạnh thì vượt qua, các DN yếu về vốn và thị trường bị đào thải. Bên cạnh đó, XK gạo còn đang bị phụ thuộc mạnh vào thị trường Trung Quốc, do đó, ngoài sự cố gắng của DN, VFA cũng kiến nghị, cần có các giải pháp mang tính vĩ mô của Chính phủ và các bộ, ngành nhằm xây dựng, đa dạng hóa thị trường, tạo điều kiện cho XK gạo. Đặc biệt, việc mở rộng thị trường không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Công Thương mà còn là trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trong việc quản lý tốt chất lượng sản phẩm), hệ thống ngân hàng (trong việc có các gói vay ưu đãi cho XK gạo).

VFA dự báo năm 2018, XK gạo sẽ đạt khoảng 6,5 triệu tấn. Trong đó, các thị trường trọng tâm là Trung Quốc, Phil-ippines, Indonesia, Malaysia, Iraq, châu Phi…

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tháng 5 và 5 tháng năm 2018

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2018 ước tính đạt 19,20 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước,

Một số mặt hàng xuất khẩu trong tháng Năm có kim ngạch tăng cao: Dầu thô tăng 110,9%; cao su tăng 41,6%; gạo tăng 26,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 11,6%; giày dép tăng 11,2%. So với cùng kỳ năm trước, kim

ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Năm tăng 7,1%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 31,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 19,9%; hàng dệt may tăng 12,1%.

Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 93,09 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 19,5 tỷ USD, tăng 19,8%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 10,9 tỷ USD, tăng 14,2%; hàng dệt may đạt 10,7 tỷ USD, tăng 13,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 6,4 tỷ USD, tăng 29,7%; giày dép đạt 6,1 tỷ USD, tăng 7,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 3,3 tỷ USD, tăng 17,2%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 3,3 tỷ USD, tăng 10%. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản cũng tăng khá: Thủy sản đạt 3,1 tỷ USD, tăng 11,1%; rau quả đạt 1,7 tỷ USD, tăng 19,6%; gạo đạt 1,6 tỷ USD, tăng 51,1% (lượng tăng 20,4%); hạt điều đạt 1,4 tỷ USD, tăng 25,3% (lượng tăng 21,4%). Một số mặt hàng nông sản tuy có lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước do giá xuất khẩu bình quân giảm: Cà phê đạt 1,6 tỷ USD, giảm 12% (lượng tăng 1,8%); cao su đạt 630 triệu USD, giảm 10,8% (lượng tăng 19,6%); hạt tiêu đạt 379 triệu

USD, giảm 37,1% (lượng tăng 6,2%). Riêng dầu thô tính chung 5 tháng giảm về cả lượng và kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá xuất khẩu bình quân tăng 45,3% so với cùng kỳ năm 2017: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 919 triệu USD, giảm 20,4% (lượng giảm 40,1%).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 5 tháng đầu năm nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 17,4 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó giày dép tăng 15,8%; hàng dệt may tăng 12%; điện thoại và linh kiện tăng 8,5%. Tiếp đến là EU đạt 16,9 tỷ USD, tăng 13,6%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 36%; điện thoại và linh kiện tăng 16,4%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 16,3%. Trung Quốc đạt 13,8 tỷ USD, tăng 30,8%, trong đó điện thoại và linh kiện gấp hơn 5 lần cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 31%; rau quả tăng 16,5%. Thị trường ASEAN đạt 9,8 tỷ USD, tăng 14,1%, trong đó gạo gấp 3,4 lần; sắt thép tăng 52,9%; điện thoại và linh kiện tăng 6,1%. Nhật Bản đạt 7,2 tỷ USD, tăng 11,3%, trong đó hàng dệt may tăng 21%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 5,7%. Hàn Quốc đạt 7,2 tỷ USD, tăng 31%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 57%; điện thoại và linh kiện tăng 31,6%; hàng dệt may tăng 26,9%.

Page 8: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

SAÛN XUAÁT KINH DOANHXuất khẩu mực tươi,

đông lạnh sang Pháp giảm

Pháp là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam trong khối EU, chiếm 1,6% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang các thị trường trong 3 tháng đầu năm 2018. Sau sự tăng trưởng mạnh trong năm 2017, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Pháp trong năm 2018 có xu hướng giảm.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2018, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Pháp chỉ đạt gần 2 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2017. Nguyên nhân là do XK mực tươi sống và đông lạnh của Việt Nam sang thị trường này giảm.

Pháp là thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 trên thế giới, chiếm 3,3% tổng giá trị NK mặt hàng này của toàn thế giới. Trong 5 năm gần đây (2013-2017), NK mực, bạch tuộc của nước này tăng giảm liên tục. Năm 2017, NK mặt hàng này của Pháp chỉ đạt gần 69 triệu USD, giảm 43% so với năm 2016. Những năm gần đây, sản lượng khai thác mực, bạch tuộc của thế giới ngày càng giảm, dẫn tới giá mặt hàng này tăng mạnh. Điều này đã khiến các thị trường tiêu thụ chính mặt

hàng này trên thế giới hầu như đều giảm NK.

Năm 2017, Pháp NK chủ yếu mực, bạch tuộc từ các nước trong nội khối EU. Cụ Thể, Tây Ban Nha chiếm 68%, Italy chiếm 10,7%, Đức chiếm 3,1%, Hà Lan chiếm 2,5% và Bồ Đào Nha chiếm 2,4%. Hai nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất ngoài khối EU cho thị trường Pháp là Peru và Việt Nam, chiếm tỷ trọng lần lượt là 2,2% và 1,2%.

NK mực, bạch tuộc của Pháp từ các nước năm 2017 đều giảm so với năm 2016, trừ Italy và Đức.

Hai sản phẩm chính NK vào Pháp trong 5 năm trở lại đây là mực chế biến (mã HS160554) và mực đông lạnh/khô/hun khói (mã HS030749). Trong đó, tỷ trọng NK mực chế biến của Pháp ngày càng tăng, trái lại NK mực mực đông lạnh/khô/hun khói ngày càng giảm. Năm 2017, NK mực chế biến của Pháp đạt 37 triệu USD, tăng 25% so với năm 2016. Còn NK mực mực đông lạnh/khô/hun khói đạt 17 triệu USD, giảm 64%.

Như vậy, với kết quả XK trong quý 1/2018, nhiều chuyên gia nhận định, việc Việt Nam bị cảnh báo “thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo

quy định (IUU) đã ảnh hưởng tới XK hải sản của Việt Nam sang các nước trong khối EU.

Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày nhập khẩu tăng vượt trội từ thị trường Canada

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày từ rất nhiều thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ, trong đó nhập từ thị trường Canada tăng vượt trội 179,8%.

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu nhóm nguyên phụ liệu dệt may, da, giày của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2018 giảm 0,02% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 1,74 tỷ USD.

Riêng tháng 4/2018 nhập khẩu nhóm hàng này đạt 497,05 triệu USD, tăng 1,3% so với tháng 3/2018 nhưng giảm 0,8% so với tháng 4/2017.

Năm thị trường lớn cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam, với trị giá trên 100 triệu USD, đó là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu về kim ngạch với trên 645,95 triệu USD, chiếm 37,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Sau

Page 9: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

đó là Hàn Quốc với gần 226,16 triệu USD, chiếm 13% trong tổng kim ngạch, giảm 5,1%; Đài Loan 148,11 triệu USD, chiếm 8,5%, giảm 11,2%; Mỹ 118,83 triệu USD, chiếm 6,8%, tăng 14%; các nước Đông Nam Á đạt 113,55 triệu USD, chiếm 6,5%, tăng 14,2%.

Nhập khẩu nhóm nguyên phụ liệu dệt may, da, giày về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay từ rất nhiều thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nhập khẩu từ thị trường Canada tăng vượt trội 179,8%, đạt 11,8 triệu USD. Bên cạnh đó, nhập khẩu còn tăng mạnh ở một số thị trường như: Hà Lan (tăng 56,6%, đạt 1,3 triệu USD); Indonesia (tăng 32,6%, đạt 19,17 triệu USD); Anh (tăng 31,3%, đạt 5,17 triệu USD); Singapore (tăng 29%, đạt 0,73 triệu USD).

Ngược lại, nhập khẩu sụt giảm mạnh từ các thị trường như Achentina giảm 51%, đạt 7,68 triệu USD; NewZealand giảm 50,3%, đạt 4,23 triệu USD; Pháp giảm 41,6%, đạt 1,3 triệu USD; Áo giảm 32,8%, đạt 0,44 triệu USD và Đức giảm 31,4%, đạt 8,44 triệu USD.

Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày 4 tháng đầu năm 2018ĐVT: USD

Thị trường T4/2018 % tăng giảm so với T3/2018 4T/2018 % tăng giảm

so với cùng kỳTổng kim ngạch NK 497.054.510 1,31 1.736.973.699 -0,02Trung Quốc 189.664.621 12,39 645.951.904 -4,32Hàn Quốc 66.791.977 17,87 226.161.327 -5,08Đài Loan 41.597.600 -13,18 148.105.416 -11,2Mỹ 26.196.253 -32,76 118.829.642 13,97Thái Lan 20.682.138 -18,32 82.710.781 11,42Nhật Bản 24.310.973 1,48 82.522.772 14,92Hồng Kông 22.679.925 11,86 74.417.398 1,16Italia 20.243.042 7,46 73.293.298 6,84Ấn Độ 11.198.632 -8,82 40.130.653 24,23Brazil 10.988.981 34,69 32.828.499 -30,88Indonesia 5.599.665 -6,69 19.174.426 32,58Canada 1.501.334 -85,17 11.799.558 179,76Malaysia 2.316.361 -27,33 10.934.193 7,33Đức 2.151.491 -8,9 8.444.915 -31,38Achentina 1.175.482 -38,13 7.678.561 -51,07Pakistan 2.363.144 70,36 6.741.605 1,85Australia 1.947.421 -25,01 6.699.443 -19,15Anh 1.384.498 -23,44 5.173.857 31,25New Zealand 357.133 -75,57 4.228.839 -50,31Tây Ban Nha 1.101.770 25,2 3.014.540 -6,49Ba Lan 396.040 25,76 2.239.253 1,6Hà Lan 302.174 -42,65 1.300.923 56,56Pháp 259.618 -43,73 1.297.272 -41,6Singapore 243.551 44,73 734.768 28,97Áo 132.067 20,82 443.586 -32,82

Page 10: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

TIN THẾ GIỚI

Tin

THEÁ GIÔÙI

Trung tâm TTCN&TM

Nhập khẩu cá ngừ nhỏ vào Mỹ tăng

Khối lượng cá ngừ nhỏ đóng hộp NK vào thị trường Mỹ tiếp tục tăng mạnh, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm này được bán như cá ngừ thịt sáng cắt khúc, chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, và mặc dù hoàn toàn được phép theo luật của Mỹ, nhưng việc này vẫn gây ra các sự lo ngại.

Trong 3 tháng đầu năm 2018, hơn 4.300 tấn các loài cá thuộc họ cá ngừ, được người dân Mỹ mua dưới mã NK “cá ngừ nhỏ, cá cam, cá minh thái ngâm muối trong hộp kín”. Con số này tăng 54% so với mức 2.800 tấn của cùng kỳ năm trước.

Kể từ năm 2014, NK sản phẩm này của Mỹ tăng vọt, và năm 2017 đã có hơn 15.800 tấn được tiêu thụ bởi người dân Mỹ, tăng 42% so với năm 2016. Và sự tăng trưởng này vẫn tiếp tục trong quý 1 năm nay.

Các nhà sản xuất Trung Quốc tiếp tục là nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng gói như cá ngừ chấm và cá ngừ chù, chiếm 70% tổng khối lượng NK của Mỹ trong 3 tháng đầu năm nay.

Trong khi các loài này thường được xem như phân loài cá ngừ, chúng được coi

là cá ngừ tại Mỹ, và chúng được phép bán dưới cái tên cá ngừ thịt sáng (Chunk Light). Tuy nhiên, cá ngừ thịt sáng thường là cá ngừ vằn hoặc cá ngừ hay cá ngừ đuôi dài (cá ngừ bò), và một số nhà NK Mỹ tin rằng các loài thuộc họ cá ngừ này có chất lượng thấp hơn và giá rẻ hơn đang tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh và hạ cấp thị trường.

Đây là mối lo ngại chính của một số nguồn cung sản phẩm này khi XK sang thị trường Mỹ. Các sản phẩm cá loại này không chỉ rẻ hơn khi mua theo giá CFR, mà còn có mức thuế 4% chứ không phải 12,5%. Giá CFR trung bình phải trả cho cá ngừ nhỏ đóng hộp NK vào thị trường Mỹ trong quý 1 đầu năm nay là 3.119 USD/tấn. Trong khi các sản phẩm cá ngừ đóng hộp truyền thống NK vào thị trường Mỹ trong quý 1 ở mức 4.000 USD/tấn.

Nếu tính thêm 4% thuế vào giá cá ngừ nhỏ, giá sẽ ở mức 3.243 USD/tấn. Trong khi, tính thêm 12,5% thuế vào giá của các sản phẩm cá ngừ truyền thống, giá sẽ tăng lên mức 4.500 USD/tấn.

Nhưng điều này không chỉ là cạnh tranh mà còn tạo ra mối lo ngại giữa các nhà NK Mỹ không nhập dòng sản phẩm này. Các nhà NK cho

biết nghề khai thác các loài cá này phần lớn không được kiểm soát, và họ cho rằng phần lớn khối lượng này có được bị khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

Mặc dù Chính phủ Mỹ đã đưa ra Chương trình Giám sát Thủy sản NK (SIMP) trong năm nay, nhằm ngăn chặn nạn các sản phẩm thủy sản được khai thác IUU NK vào thị trường này, nhưng các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ (bonito-like) không nằm trong quy định này. Một số người cho rằng điều này sẽ khiến NK dòng sản phẩm này dưới mã NK các loài cá ngừ nhỏ tăng, thậm chí nhiều hơn cả các sản phẩm cá ngừ truyền thống, như cá ngừ vằn.

Ngành cá ngừ Mỹ đang thúc giục Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Mỹ (NOAA) tập trung nhiều hơn vào vấn đề này, hoặc tăng thuế NK của các sản phẩm này hoặc đưa chúng vào trong chương trình SIMP mới. Cho đến nay, cơ quan chính phủ này vẫn chưa đưa ra thông báo nào về vấn đề này và việc thu mua các sản phẩm cá ngừ thịt sáng (Chunk Light) tiếp tục làm bùng nổ ngành dịch vụ thực phẩm Mỹ.

Page 11: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

CAÀN BIEÁTDOANH NGHIEÄP CAÀN BIEÁTGiá thanh long tại

Trung Quốc giảm nhẹ so với năm trước

Năm 2018, sản lượng thanh long tại Trung Quốc tăng so với năm 2017, vì vậy tính trên toàn thị trường, giá bán trung bình giảm nhẹ.

Mặc dù vậy, các thương nhân Trung Quốc vẫn tỏ ra lạc quan khi thanh long trồng tại Trung Quốc gần như đã bắt kịp các chủng loại thanh long tại Việt Nam.

Hiện tại, nhận thức của người tiêu dùng Trung Quốc đối với quả thanh long tăng cao. Trong những năm trở lại đây, loại quả này được người tiêu dùng đánh giá cao, đa dạng về chủng loại, an toàn và tốt về chất lượng, đây là những đặc điểm khiến thanh long được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng và loại quả này ngày càng phổ biến trên thị trường.

Do nhu cầu thị trường lớn, giá thanh long hàng năm đều tăng đều đặn. Hiện nhu cầu thanh long tại Trung Quốc vẫn vượt quá khả năng cung cấp.

Từ cuối năm 2017, một số công ty tại Trung Quốc đã sử dụng công nghệ của Đài Loan để trồng thanh long với diện tích lớn để chủ yếu cung cấp cho cho các thành phố lớn của Trung Quốc.

Mùa vụ thanh long tương đối ngắn, vì vậy nhu cầu cho một khu vực nhất định sẽ vượt giới hạn ở những thời điểm nhất định. Bên cạnh đó, thông tin về mùa trồng và sản lượng thu hoạch không rõ ràng đã ảnh hưởng đến giá bán. Hiện các công ty Trung Quốc đã thành lập Hiệp hội trồng cây ăn quả nhằm mục đích thiết lập các tiêu chuẩn công nghiệp, chia sẻ kỹ năng công nghệ, điều chỉnh mùa trồng trọt tùy theo sự phân biệt thời tiết của các khu vực khác nhau. Từ đó xây dựng ngành công nghiệp thanh long và mang lại những sản phẩm chất lượng đặc biệt cho người tiêu dùng.

Bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh

Theo đó, Chính phủ đã đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đơn cử như:

- Hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh.

- Kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.

- Giảm ít nhất 50% danh

mục hàng hóa, sản phẩm phải kiểm tra chuyên ngành.

- Chuyển đổi mạnh mẽ cách thức quản lý nhà nước từ chủ yếu tiền kiểm sang chủ yếu hậu kiểm; xóa bỏ căn cứ tình trạng một mặt hàng chịu quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều hơn một cơ quan.

- Đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Nghị quyết 19-2018/NQ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký.

Trung Quốc vẫn là thị trường tiềm năng của cá tra Việt Nam

Trung Quốc vẫn được coi là tâm điểm của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam trong năm 2018.

Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, tính đến nửa đầu tháng 4/2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 122,9 triệu ÚD, chiếm 23,7% và tăng 43,6% so với cùng kỳ năm 2017.

Với kết quả xuất khẩu này, Trung Quốc vẫn được coi là tâm điểm của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam trong năm 2018.

Hiện nay, Việt Nam là nhà

Page 12: TIN TRONG TỈNH tin/2018...và ngoài tỉnh./. PHÒNG KHTCTH Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự thủ tục công nhận Doanh

Soá 12 thaùng 06 naêm 2018

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

cung cấp cá thịt trắng lớn thứ 3 cho thị trường Trung Quốc sau Nga và Nauy.

Theo Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 3 tháng đầu năm 2018, sản phẩm cá Cod đông lạnh cá Alaska pollock đông lạnh và cá tra, basa phile đông lạnh là 3 nhóm sản phẩm nhập khẩu lớn nhất của Trung Quốc trong năm 2017.

Tuy nhiên, tỷ trọng sản phẩm cá Cod trong cơ cấu nhập khẩu cá thịt trắng của Trung Quốc chiếm tới 41,5% tổng giá trị, trong khi cá tra, basa mới chiếm 5,7% tổng nhập khẩu.

Ngoài việc nhập khẩu cá tra phục vụ tiêu thụ trong nước, Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu 3 nhóm sản phẩm cá thịt trắng là: cá Cod, cá Alaska pollock và cá Hake từ Nga, Nauy và Mỹ để phục vụ chế biến và xuất khẩu.

Với tình hình xuất khẩu như hiện nay, Vasep dự báo, trong các tháng quý I và II/2018, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2017.

Tuy nhiên, tốc độ tăng sẽ giảm dần mặc dù đây được coi là thị trường trọng điểm của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trong hoàn cảnh các thị trường lớn như EU hay Brazil chững. Những rủi ro về giá cả, chất lượng và thanh toán khiến nhiều DN thận trọng hơn khi đẩy mạnh hàng sang thị trường Trung Quốc.

Tôm chính thức được đưa vào SIMP

Tính đến hôm nay, NK tôm chính thức được đưa vào Chương trình Giám sát Thủy sản NK Mỹ (SIMP) theo quy tắc cuối cùng được Cục Đăng kiểm Liên Bang thuộc Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) công bố vào ngày 24/4/2018 (https://www.gpo.gov/fdsys/pkg/FR-2018-04-24/pdf/2018-08553.pdf)

Giám đốc điều hành Liên minh Tôm miền nam (SSA) cho biết đây là 1 trong những bước quan trọng nhằm bảo vệ hàng triệu người tiêu dùng Mỹ, và các nhà khai thác tôm Mỹ, và các nhà NK tôm hợp pháp khỏi các sản phẩm.

Tính đến ngày 31/12/2018, các nhà NK tôm phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của chương trình SIMP. Theo đó, nhà NK tôm phải:

-Là công dân Mỹ-Đảm bảo và duy trì Giấy

phép Thương mại Thủy sản Quốc tế (IFTP) từ NOAA;

-Khai báo một loạt các yếu tố dữ liệu cần thiết để khi nhập khẩu vào Mỹ xác nhận các sản phẩm được mua lại hợp pháp tại thời điểm thu hoạch; và

-Trong 2 năm, lưu giữ hồ sơ của dữ liệu đó cùng trong đó ghi lại trung thực toàn bộ Chuỗi hành trình sản phẩm từ lúc thu hoạch tới khi nhập khẩu vào Mỹ.

Chương trình này cung cấp cho NOAA thẩm quyền thực hiện việc thẩm tra thông tin khai thác và chuỗi

cung ứng sản phẩm được cung cấp bởi nhà NK. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nỗ lực của chính phủ Mỹ trong việc chống các hoạt động khai thác IUU và một loạt các hoạt động gian lận trong chuỗi cung ứng tôm NK do các nhà NK không trung thực thực hiện để tránh các luật về thương mại và an toàn của người tiêu dùng.

Theo báo trước đây của SSA, việc NK tôm có liên quan tới các hoạt động bất hợp pháp bao gồm:

-Khai thác IUU;-Việc sử dụng các loại

thuốc khác sinh nguy hiểm, bất hợp pháp của các trang trại tôm ở nước ngoài;

-Việc sử dụng lao động nô lệ của các tàu khai thác nước ngoài, các trang trại tôm và các cơ sở chế biến; và

-Việc trốn thuế chống bán phá giá của Mỹ và các nỗ lực của FDA nhằm thực thi các luật an toàn thực phẩm của Mỹ

Việc đưa tôm NK vào chương trình SIMP là 1 trận chiến lập pháp lâu dài và khó khăn của một số thành viên Quốc hội. Những người phản đối luật này bao gồm Hiệp hội Thủy sản Mỹ và Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia.

h t t p : / / w w w .sh r impa l l i a n c e . c om/u -s - cong res s -a c t s -p l a ce -imported-shrimp-seafood-import-monitoring-program/

h t t p : / / w w w .shrimpalliance.com/update-shrimp-simp-now-law/