tình hình sản xuất dâu tằm 2014

37
B¸o c¸o T×nh h×nh s¶n xuÊt d©u t»m t¬ ViÖt nam hiÖn nay vµ mét sè gi¶i ph¸p trong thêi gian tíi * (Héi th¶o: §¸nh gi¸ hiÖn tr¹ng vµ ®Þnh híng nghiªn cøu ph¸t triÓn d©u t»m t¬. Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT, ViÖn Khoa häc n«ng nghiÖp ViÖt nam tæ chøc - Ngµy 11 th¸ng 10 n¨m 2014) Người báo cáo : Lê Hồng Vân Hà Nội, tháng 10/2014 1 Trung t©m Nghiªn cøu D©u t»m t¬ TW Ngäc Thôy - Long Biªn - Hµ Néi §iÖn tho¹i: 84.4.8271805 Fax: 84.4.8271804 [email protected]

Upload: bug-corporation

Post on 18-Jul-2015

203 views

Category:

Business


6 download

TRANSCRIPT

B¸o c¸o

T×nh h×nh s¶n xuÊt d©u t»m t¬ ViÖt nam hiÖn nay vµ mét sè gi¶i ph¸p trong thêi

gian tíi*

(Héi th¶o: §¸nh gi¸ hiÖn tr¹ng vµ ®Þnh híng nghiªn cøu ph¸t triÓn d©u t»m t¬. Bé N«ng nghiÖp vµ PTNT, ViÖn Khoa häc

n«ng nghiÖp ViÖt nam tæ chøc - Ngµy 11 th¸ng 10 n¨m 2014)

Người báo cáo : Lê Hồng Vân

Hà Nội, tháng 10/2014

1

Trung t©m Nghiªn cøu D©u t»m t¬ TW Ngäc Thôy - Long Biªn - Hµ Néi §iÖn tho¹i: 84.4.8271805 Fax: 84.4.8271804 [email protected]

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Nghề tằm gồm bốn công đoạn chính Trồng dâu, Nuôi tằm, Ươm tơ, Dệt

lụa là một nghề có truyền thống lâu đời ở Việt Nam. Nghề tằm có bộ mặt hoàn

toàn khác biệt với các hoạt động nông nghiệp khác. Nó vừa mang đặc điểm của

trồng trọt vừa có đặc điểm của chăn nuôi, vừa kết hợp giữa công nghiệp chế

biến và nghệ thuật. Trải qua hàng ngàn năm phát triển, nghề tằm có ý nghĩa xã

hội rất sâu sắc và mang đậm tính nhân văn.

Hiện nay, mặc dù có nhiều loại sợi tổng hợp, được sản xuất với khối

lượng lớn, giá thành hạ nhưng vẫn không thể thay thế được vị trí của tơ

tằm bởi vì tơ tằm là loại sợi tự nhiên duy nhất có độ dài liên tục, mang

nhiều đặc tính quý báu và thân thiện với cuộc sống con người. Tơ tằm là

cả một kho tàng đích thực về những giá trị lịch sử và văn hoá. Tuy nhiên,

do nhiều nguyên nhân khác nhau, sản xuất dâu tằm ở Việt nam không ổn

định với nhiều bước thăng trầm.

Xu thế công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngày càng mạnh mẽ trong nông

nghiệp, đặc biệt là trong chăn nuôi nhưng sản xuất dâu tằm vẫn mang nặng

tính thủ công và được tiến hành hoàn toàn tại các nông hộ. Việc mở rộng quy

mô hoặc liên kết giữa các hộ nông dân để sử dụng hiệu quả hơn các yếu tố

sản xuất gặp rất nhiều trở ngại.

Sự không ổn định của sản xuất làm thiệt hại không chỉ cho người nông

dân trồng dâu, nuôi tằm mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ hệ thống

từ sản xuất cung ứng trứng tằm giống tới khâu chế biến tơ và cung cấp

nguyên vật liệu cho công nghiệp dệt lụa. Việc ổn định và phát triển sản xuất,

nâng cao thu nhập cho người dân trồng dâu nuôi tằm là đòi hỏi bức thiết từ

sản xuất của người dân.

2

Vì vậy, việc đánh giá tình hình phát triển sản xuất hiện nay và đề ra

phương hướng, các giải pháp để đưa sản xuất dâu tằm tơ Việt nam phát triển

trong thời gian tới là hết sức cần thiết và đó cũng chính là mục đích của Hội

thảo này.

1.2. Mục tiêu

Thông qua tìm hiểu, đánh giá thực trạng sản xuất tổng thể trên toàn

ngành và chi tiết ở cấp độ nông hộ trồng dâu nuôi tằm thời gian qua, đề xuất

một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất dâu tằm

trong thời gian tới.

1.3. Nội dung thảo luận

- Thực trạng phát triển sản xuất dâu tằm. Phân tích thuận lợi, khó khăn và

các yếu tố ảnh hưởng

- Định hướng và các giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất dâu tằm.

1.4. Cách tiếp cận

Báo cáo được lập dựa trên cách cách tiếp cận “Tham gia của các bên

liên quan”. Việc đánh giá hiện trạng cũng như đề xuất các giải pháp được

thực hiện dưới nhiều góc độ như quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa

học, nông dân. Trong đó, nông dân trồng dâu, nuôi tằm là trung tâm.

1.5. Phương pháp lập báo cáo

1.5.1. Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sử dụng trong báo cáo

này là các số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê và các báo cáo

đã công bố. Một số dữ liệu về tình hình sản xuất ở cấp nông hộ, báo cáo sử

dụng kết quả điều tra của Bộ môn Kinh tế và chuyển giao công nghệ, Trung

tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW trong thời gian 5 năm gần đây.

1.5.2. Phương pháp phân tích: phương pháp phân tích chủ yếu được

sử dụng là phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích điểm

mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT).

3

PHẦN II– TÌNH HÌNH SẢN XUẤT DÂU TẰM TƠ HIỆN NAY

Kết quả điều tra do Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương thực

hiện cho thấy đến cuối năm 2013 Việt nam có 39.942 hộ gia đình với 103.543

nông dân trồng dâu nuôi tằm từ Bắc tới Nam ở 31 tỉnh, thành phố trong tổng

số 64 tỉnh, thành phố của cả nước. Sản xuất dâu tằm nước ta đã giảm sút

nhiều so với 5 năm trước.

2.1. Tình hình sản xuất chung

Diện tích dâu cả nước giảm 60,4% trong 10 năm qua. Trong đó, đợt

giảm mạnh nhất là giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009.

Từ năm 2010 đến nay, giá kén tằm tương đối ổn định, người dân nhiều nơi

hăng hái mở rộng diện tích, nhưng tại nhiều vùng có tập quán sản xuất nhỏ lẻ

sản xuất không hiệu quả, diện tích dâu tiếp tục giảm mạnh nên tổng diện tích

dâu cả nước vẫn đang trong xu hướng giảm.

Bảng 1: Diện tích dâu Việt nam 10 năm qua

Năm2004(ha)

2005(ha)

2006(ha)

2007(ha)

2008(ha)

2009(ha)

2010(ha)

2011(ha)

2012(ha)

2013(ha)

Tổng diện tích

19.599 18.500 17.200 16.000 11.357 8.382 8.550 8.268 7.795 7.753

(Nguồn : Niên giám thống kê 2004 - 2013)

Từ năm 2004 đến năm 2013 sản lượng kén tằm Việt nam liên tục sụt

giảm. Năm 2004 sản lượng kén tằm đạt 12.323 tấn, đến năm 2011 sản lượng

kén chỉ còn 7.057 tấn, giảm 5.266 tấn, tương đương 42,7% so với năm 2004.

Năm 2012 sản lượng kén tăng 6,5%. Năm 2013, sản lượng kén được kỳ vọng

tiếp tục tăng. Tuy nhiên Tổng cục thống kê mới đưa ra sản lượng ước tính sơ

bộ là 6.359 tấn.

4

Bảng 2: Sản lượng kén tằm Việt nam 10 năm qua

(Nguồn: Niên giám thống kê 2004 - 2013)

2.2. Đất trồng dâu tằm

+ Diện tích dâu tằm các vùng sinh thái

Hiện nay (12/2013), nước ta có 31 tỉnh tham gia sản xuất dâu tằm trên

toàn bộ 8 vùng sinh thái với tổng diện tích dâu hiện tại là 7.753ha. Vùng trồng

dâu mang tính tập trung nhất là vùng Tây Nguyên chiếm 49,69%, Đồng bằng

sông Hồng chiếm 24,09%, Bắc Trung bộ chiếm 10,20%, Duyên hải Nam

Trung bộ chiếm 6,35%.

Bảng 3: Diện tích dâu tằm chia theo vùng sinh thái(Tính đến tháng 12 năm 2013)

TT Vùng Sinh thái Diện tích dâu (ha) Tỷ lệ (%)

I Đồng bằng sông Hồng 1.867,80 24,09

II Đông Bắc 352,10 4,54

III Tây Bắc 215,60 2,78

IV Bắc Trung Bộ 790,40 10,20

V Duyên Hải Nam Trung Bộ 492,60 6,35

VI Tây Nguyên 3.852,00 49,69

VII Đông Nam Bộ 181,00 2,33

VIII Đồng bằng sông Cửu Long 1,25 0,02

Tổng cộng 7.752,75 100,00 (Nguồn: Niên giám thống kê 2013)

Năm 2004(Tấn)

2005(Tấn)

2006(Tấn)

2007(Tấn)

2008(Tấn)

2009(Tấn)

2010(Tấn)

2011(Tấn)

2012(Tấn)

2013(Tấn)

Sản lượngKén tằm 12.323 11.475 10.413 10.110 7.746 7.367 7.107 7.057 7.517 8.080

5

Đồ thị 1 : Tỷ lệ diện tích dâu tằm theo các vùng sinh thái

+ Diện tích dâu tằm của nông hộ

Diện tích đất trồng dâu trong tổng số đất nông nghiệp của nông hộ nhìn

chung là nhỏ. Ở vùng sản xuất dâu tằm truyền thống là Đồng bằng Sông

Hồng, vùng Đông bắc và vùng Bắc Trung bộ diện tích dâu nằm trong khoảng

3 - 4 sào Bắc bộ/hộ. Các vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên diện

tích dâu lớn hơn gấp 2 lần vùng truyền thống phía Bắc. Vùng Tây bắc, nông

hộ có diện tích dâu lớn nhất, bình quân 5.159m2/hộ.

Bảng 4: Đất đai của nông hộ trồng dâu nuôi tằm(Chia theo vùng sinh thái)

TT Vùng Sinh tháiĐất nông nghiệp

(m2)Đất dâu

(m2)Tỷ lệ (%)

I Đồng bằng sông Hồng 2.554 1.279 50,08II Đông Bắc 2.616 1.322 50,54III Tây Bắc 5.884 5.159 87,68IV Bắc Trung Bộ 3.540 1.360 38,42V Duyên Hải Nam Trung Bộ 4.533 2.817 62,14

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB sông Cửu Long 12.314 2.745 22,29Trung bình của 630 mẫu điều tra 5.240 2.447 46,70

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

6

Tây Bắc2,78%

ĐB Sông Cửu Long0,02%

Đông Nam Bộ2,33%

Đông Bắc4,54%

Bắc Trung Bộ10,20%

Châu thổ Sông Hồng

24,09%

Nam Trung Bộ6,35%

Tây Nguyên49,69%

Đặc điểm nổi bật về đất đai của nông hộ là diện tích đất nông nghiệp

nhỏ. Đất trồng dâu thường là đất trồng các loại cây nông nghiệp khác kém

hiệu quả, đất tận dụng. Trên 80% đất trồng dâu là đất bãi ven sông. Vùng Tây

nguyên và Tây bắc dâu được trồng ở các vùng đồi.

Cây trồng xen giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống canh tác của

người trồng dâu. Ở Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam có từ 15,44-

62,48% trồng các loại cây ngô, lạc, đậu và các loại rau màu.

2.3. Lao động trồng dâu nuôi tằm

Dựa trên số liệu thống kê về diện tích dâu ở các vùng sinh thái và diện

tích dâu trung bình một hộ ở các vùng có thể ước lượng được số hộ trồng dâu

ở từng vùng. Kết quả được trình bày ở bảng 5.

Cả nước hiện nay có tất cả 39.942 hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm.

Vùng Đồng bằng sông Hồng chỉ chiếm 24,09% tổng diện tích dâu cả nước

song do quy mô của dâu của hộ nhỏ nên có tới 14.604 hộ; vùng Tây nguyên

có 14.697 hộ; vùng Bắc Trung bộ có 5.812 hộ;

Bảng 5: Ước lượng số hộ trồng dâu nuôi tằm

TT Vùng Sinh tháiDiện tích Dâu (m2)

Đất dâu/hộ (m2/hộ)

Số hộ (hộ)

I Đồng bằng sông Hồng 18.678.000 1.279 14.604II Đông Bắc 3.521.000 1.322 2.663III Tây Bắc 2.156.000 5.159 418IV Bắc Trung Bộ 7.904.000 1.360 5.812V Duyên hải Nam Trung Bộ 4.926.000 2.817 1.749VI Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB

S.Cửu Long40.342.500 2.745 14.697

Tổng cộng 77.527.500 39.942(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

Hộ trồng dâu nuôi tằm có trung bình từ 4-5 nhân khẩu. Trong đó có

trung bình 2,5 lao động/hộ, sai khác không nhiều giữa các vùng, ngoại trừ

vùng Tây bắc có số lao động trên một hộ cao hơn hẳn là 3,49. Lao động chính

thường là vợ, chồng và có sự giúp sức của các con khi cần. Tuổi bình quân

7

của lao động trồng dâu nuôi tằm rất cao, trên dưới 50 tuổi. Rất ít lao động trẻ

trong độ tuổi từ 18 đến 40.

Bảng 6: Nhân lực của hộ trồng dâu nuôi tằm

TT Vùng Sinh tháiNhân

khẩu/hộ (người)

Tuổi LĐNam

(người)Nữ

(người)

I Đồng bằng sông Hồng 4,51 50,30 2,31 2,20II Đông Bắc 5,14 46,71 2,89 2,25

III Tây Bắc 5,35 47,11 3,08 2,27IV Bắc Trung Bộ 5,43 47,86 2,57 2,86

V Duyên hải Nam Trung Bộ 4,37 55,93 2,07 2,30

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long

4,79 49,07 2,33 2,46

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

Đến cuối năm 2013, số nông dân trồng dâu nuôi tằm trên toàn quốc là

103.543 người.

Bảng 7: Số lượng nông dân trồng dâu nuôi tằm

TT Vùng Sinh tháiSố hộ (hộ)

Lao động/hộ (người)

Lao động

(người)I Đồng bằng sông Hồng 14.604 2,56 37.386II Đông Bắc 2.663 2,87 7.643III Tây Bắc 418 3,49 1.459IV Bắc Trung Bộ 5.812 2,63 15.286V Duyên hải Nam Trung Bộ 1.749 2,37 4.145

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long

14.697 2,5637.624

Tổng cộng 39.942 103.543(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

2.4. Đầu tư và chi phí

Đầu tư lớn nhất của hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm là phấn đấu có nhà

nuôi tằm riêng. 45,86% hộ nuôi tằm có nhà nuôi tằm riêng. Tỷ lệ này có sự

khác biệt rất lớn giữa các vùng. Diện tích nhà bình quân sử dụng để nuôi tằm

là là khoảng 20-30m2. Vùng Tây bắc có diện tích nhà nuôi tằm lớn nhất là

8

56,73m2. Số hộ trồng dâu nuôi tằm có nhà để lá dâu riêng, nhà để né riêng là

rất thấp chỉ chiếm 18,29%.

Đầu tư của hộ gia đình cho ruộng dâu trung bình là khoảng 3 -3,5 triệu

đồng/năm. Chi phí này gồm có chi phí cho phân chuồng, phân NPK, phân

đạm, thuốc trừ sâu và một số chi phí khác. Hầu hết phân chuồng là từ chăn

nuôi của gia đình. Chi phí cho ruộng dâu chiếm tỷ lệ theo thứ tự là phân

chuồng 16,01%, phân NPK 47,56%, phân đạm 35,37%, thuốc trừ sâu 0,84%

và một số chi phí khác 0,2%.

Bảng 8: Đầu tư nhà nuôi tằm

TT Vùng Sinh tháiDiện tích nuôi (m2)

Có nhà nuôi riêng

(%)

Không có nhà nuôi riêng (%)

I Đồng bằng sông Hồng 20,79 41,29 58,71II Đông Bắc 26,78 42,94 57,06III Tây Bắc 56,73 98,28 1,72IV Bắc Trung Bộ 26,75 29,63 70,37V Duyên hải Nam Trung Bộ - 0,00 100,00

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long

32,64 48,38 51,62

Trung bình theo mẫu điều tra 29,21 45,86 54,14(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

Chi phí của gia đình trong một lứa tằm gồm: chi phí mua trứng tằm

giống, chi phí mua thuốc sát trùng nhà cửa và dụng cụ nuôi, chi phí thuốc sát

trùng mình tằm, thuốc phòng trị bệnh và thuốc tằm chín. Trong tổng số chi

phí cho lứa tằm thì chi phí mua giống tằm chiếm tỷ lệ lớn nhất 81,84%. Chi

phí mua các loại thuốc sát trùng, thuốc phòng bệnh và thuốc tằm chín chỉ

chiếm một tỷ lệ thấp.

2.5. Công nghệ

+ Giống dâu: Giống dâu địa phương được dùng phổ biến chiếm

60,62%, giống dâu mới chọn tạo trong nước chiếm 23,37%, giống dâu

Trung Quốc chiếm 16,01%. Năng suất của các giống dâu địa phương đạt

trung bình từ 20-25tấn/ha. Các giống dâu mới chọn tạo trong nước có năng

9

suất bình quân từ 25-35 tấn/ha. Trong điều kiện thâm canh có thể đạt trên

35 tấn lá/ha. Ưu thế đang thuộc về các giống dâu mới trong nước do có

năng suất lá cao tương đương các giống dâu Trung quốc, có khả năng thích

ứng tốt hơn với điều kiện của các vùng sinh thái nước ta nên được các vùng

dâu tằm ưa chuộng và thường được chọn để trồng khi có nhu cầu trồng

mới. Do dâu là câu lâu năm, trồng một lần thu hoạch 15 – 20 năm và tập

quán trồng bằng hom nên tốc độ mở rộng trong sản xuất chậm.

+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Hiện nay ở nước ta người nông dân

trồng dâu chủ yếu trồng bằng hom tự khai thác tại địa phương chiếm

77,57%. Tỉ lệ nông dân trồng dâu cây gieo bằng hạt đã chiếm tới 22,43%.

Thời vụ đốn dâu thường được tiến hành vào vụ hè và vụ đông. Đốn đông là

phổ biến chiếm 69,7%; đốn hè chiếm 18,3% còn lại 12,7% là đốn hai lần

trong năm vào vụ đông và vụ hè.

Bảng 9: Diện tích và tỷ lệ diện tích các loại giống dâu

TT Vùng Sinh tháiTỷ lệ diện tích giống dâu địa phương (%)

Tỷ lệ diện tích giống

dâu mới (%)

Tỷ lệ diện tích giống dâu

Tr.quốc (%)

I Đồng bằng sông Hồng 73,56 18,39 8,04

II Đông Bắc 36,74 3,63 59,64

III Tây Bắc 10,61 5,97 83,40

IV Bắc Trung Bộ 24,66 75,33 0,00

V Duyên hải Nam Trung Bộ 82,83 5,12 12,05

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long 67,77 11,92 20,31

Trung bình theo mẫu điều tra 60,62 23,37 16,02(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

Hình thức đốn sát là hình thức đốn phổ biến ở tất cả các vùng. Ngoài ra

hình thức đốn lửng cũng được sử dụng nhiều nhưng thường phối hợp với đốn

sát trong năm. Vùng Đồng bằng Sông Hồng có 26,3% người dân đốn dâu 2

lần một năm, một lần đốn sát ở vụ đông và một lần đốn lửng ở vụ hè. Hầu hết

diện tích dâu được tưới nhờ mưa.

10

Với mức đầu tư cho ruộng dâu và kỹ thuật canh tác hiện nay, 80,4%

người dân đã tự đánh giá về năng suất của vườn dâu nhà mình là ở mức trung

bình, 12,2% tự đánh giá năng suất dâu đạt được là cao và 7,5% cho rằng năng

suất dâu còn thấp cần đổi mới.

+ Giống tằm

Tùy điều kiện sinh thái của các vùng, tỷ lệ nuôi tằm lưỡng hệ và đa hệ

là rất khác nhau. Vùng Tây Bắc và Tây Nguyên do đặc điểm thời tiết mát

mẻ nên nông dân có thể nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng quanh năm, số lứa

nuôi từ 7-10 lứa/năm. Vùng Duyên hải nam trung bộ nuôi tằm chỉ 3-4

lứa/năm, tằm lưỡng hệ chiếm 49,55%. Vùng Đồng bằng Sông Hồng nuôi

giống tằm đa hệ là chủ yếu 67,76%, số lứa nuôi từ 7-9 lứa/năm tằm lưỡng

hệ kén trắng chiếm 32,24%. Vùng Bắc Trung bộ nuôi tằm 7-9 lứa/năm,

tằm lưỡng hệ là chủ yếu 87,62%

+ Hệ thống cung cấp giống: Công ty CP giống tằm Bảo Lộc; Công ty

CP giống tằm Mai Lĩnh; Công ty CP giống tằm Thái Bình; Công ty CP dâu

tằm tơ Mộc Châu; Công ty CP giống tằm Xuân Tiên; Công ty CP giống

tằm Trực Chính, Nam Định; Công ty CP tằm sắn Bảo Lộc; Trung Tâm

Nghiên cứu Dâu tằm tơ Trung ương; Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm

Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng, VKHNLN Tây Nguyên.

Các cơ sở trên có trách nhiệm nuôi giữ giống gốc, hàng năm cung

cấp giống để phục vụ sản xuất trong nước. Để sản xuất được trứng giống

tằm chất lượng tốt, đảm bảo sạch bệnh thì quá trình sản xuất trứng giống tằm

phải chia làm ba cấp: Giống gốc, giống cấp 1 và giống cấp 2 (thương phẩm).

Do yêu cầu kỹ thuật của từng cấp giống nên tổ chức sản xuất có khác nhau.

Trên thực tế hiện nay các cơ sở sản xuất giống tằm gặp rất nhiều khó khăn, lại

phải giữ cả 3 cấp giống. Không có một cơ quan quản lý nhà nước nào hay một

tổ chức độc lập nào chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng giống tằm và kiểm

soát dịch bệnh. Thị trường có nhiều cơ sở trứng tằm tư nhân nhập trứng tằm

Trung quốc qua đường tiểu ngạch.

11

Bảng 10: Số lứa tằm nuôi và tỷ lệ các loại giống tằm

TT Vùng Sinh tháiSố lứa

tằm lưỡng hệ/năm

Số lứa tằm đa hệ/năm

Tỷ lệ nuôi tằm lưỡng

hệ (%)

Tỷ lệ nuôi tằm đa hệ

(%)

Nuôi từ trứng (%)

Nuôi từ tằm con

(%)

I Đồng bằng sông Hồng 2,46 5,17 32,24 67,76 100,00 0,00

II Đông Bắc 3,69 3,53 51,11 48,89 88,89 11,11

III Tây Bắc 11,12 0,00 100,00 0,00 0,00 100,00

IV Bắc Trung Bộ 7,57 1,07 87,62 12,38 100,00 0,00

V Duyên hải Nam Trung Bộ 1,67 1,70 49,55 50,45 100,00 0,00

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long 7,25 0,20 97,32 2,68 6,82 93,18

Trung bình của 630 mẫu 4,64 3,06 60,26 39,74 70,61 29,39

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

12

+ Kỹ thuật nuôi: Người chăn nuôi áp dụng phương thức thức nuôi tập

trung tằm con từ tuổi 1 đến tuổi 3, thời gian từ 12-14 ngày sau đó nuôi tằm

dưới nền nhà ở tuổi 4 và 5 thời gian khoảng 11-12 ngày

Nuôi tằm con tập trung là phương pháp tổ chức sản xuất tiên tiến có rất

nhiều ưu điểm là có điều kiện chăm sóc tốt hơn cho tằm con, giai đoạn hết sức

quan trọng của lứa tằm, hạn chế bệnh tật, sử dụng lao động có hiệu quả ...

Nuôi tằm con tập trung đã phổ biến ở 2 vùng Tây bắc và Tây nguyên. Nuôi

tằm lớn trên nền nhà mới phổ biến ở vùng Tây bắc như Mộc Châu và Yên

Bái, gần đây đang được mở rộng ở vùng Tây Nguyên.

Ở các vùng khác như vùng Đồng bằng Sông Hồng, Đông bắc, Bắc

Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ, do nhiều nguyên nhân nên nuôi tằm

con tập trung, nuôi tằm lớn trên nền nhà vẫn mới chỉ đạt được tỷ lệ nhỏ.

Nguyên nhân chính chưa mở rộng tiến bộ kỹ thuật này ra được là do sản xuất

manh mún nhỏ lẻ, diện tích dâu của các hộ quá nhỏ, không có khả năng mở

rộng, diện tích nhà ở chật hẹp không có điều kiện đầu tư nhà nuôi tằm chuyên

nghiệp.

Hàng năm người chăn nuôi được dự các lớp tập huấn chuyển giao

tiến bộ KHKT về chăn nuôi tằm, có cán bộ của ngành xuống cơ sở hướng

dẫn thêm và cùng tháo ngỡ những khó khăn với người chăn nuôi nhưng với

số lượng còn ít.

+ Năng suất, chất lượng: Giống tằm đa hệ lai lưỡng hệ kén vàng

năng suất bình quân 10-12kg/vòng, giống tằm lưỡng hệ kén trắng nhập nội

LQ2 năng suất bình quân 12-14kg/vòng, giống tằm lưỡng hệ kén trắng lai

tạo trong nước năng suất bình quân 12-14kg/vòng. Giống tằm trong nước

có sức sống cao hơn so với giống Trung quốc nhưng chất lượng kén kém

hơn nên ít được ưa chuộng trong sản xuất.

+ Vệ sinh sát trùng và tình hình dịch bệnh hại tằm:

Tại tất cả các vùng sinh thái, tỷ lệ vệ sinh sát trùng nhà cửa và dụng cụ

nuôi tằm đều đảm bảo trên 80%. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ không chú ý

13

tới vệ sinh sát trùng nhà cửa và dụng cụ khi nuôi tằm: Tây Nguyên 16.58%;

Đồng bằng sông Hồng 14.35% và Bắc Trung bộ 7,14% số hộ không sát trùng

trước khi nuôi tằm.

Ở hai vùng Tây bắc và Duyên hải Nam Trung bộ, người nuôi tằm sử

dụng thuốc phòng trừ bệnh hại tằm với tỷ lệ rất cao. Các vùng khác có tỷ lệ sử

dụng biến động từ 32 – 62%. Trung bình trung trên toàn quốc 54,99% người

nuôi tằm có sử dụng thuốc phòng trừ bệnh tằm.

Người nuôi tằm sử dụng thuốc tằm chín để kích thích tằm chín đều,

giảm thời gian và lượng dâu cho tằm ăn, tăng năng suất kén nếu dùng thuốc

đúng thời điểm theo hướng dẫn. Kết quả điều tra cho thấy người nuôi tằm có

xu hướng sử dụng thuốc tằm chín tương đối cao. Cao hơn là sử dụng thuốc

phòng trị bệnh hại tằm.

Trung bình trên phạm vi cả nước, người dân nuôi trung bình 7,7 lứa

tằm/1 năm. Trong số đó có trung bình 0,86 lứa tằm thất bại. Tỷ lệ tằm hỏng

biến động khác nhau giữa các vùng. Những vùng có điều kiện thời tiết không

thuận lợi thì tỷ lệ tằm hỏng cao, bên cạnh đó, những vùng khí hậu thuận lợi

như Tây Nguyên, Tây bắc tỷ lệ tằm hỏng cũng không hề nhỏ.

Bảng 11: Tỷ lệ các lứa tằm bị hỏng

TT Vùng Sinh thái

Số lứa tằm nuôi

1 năm (lứa)

Số lứa bị hỏng 1

năm (lứa)

Tỷ lệ lứa hỏng (%)

I Đồng bằng sông Hồng 7,63 0,72 9,44

II Đông Bắc 7,22 1,18 16,34

III Tây Bắc 11,12 1,05 9,44

IV Bắc Trung Bộ 8,64 1,28 14,81

V Duyên hải Nam Trung Bộ 3,37 0,07 2,08

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long

7,45 0,87 11,68

Trung bình của 630 mẫu 7,70 0,86 11,17

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

14

Bảng 12: Vệ sinh sát trùng nhà cửa, dụng cụ nuôi và sát trùng mình tằm

TT Vùng Sinh thái

Có vệ sinh sát trùng nhà, dụng

cụ nuôi (%)

Không vệ sinh sát trùng nhà dụng cụ

nuôi (%)

Có dùng thuốc sát

trùng mình tằm (%)

Không dùng thuốc sát

trùng mình tằm (%)

I Đồng bằng sông Hồng 85,65 14,35 70,00 29,55

II Đông Bắc 100,00 0,00 99,14 0,86

III Tây Bắc 100,00 0,00 100,00 0,00

IV Bắc Trung Bộ 92,86 7,14 79,31 20,69

V Duyên hải Nam Trung Bộ 100,00 0,00 96,55 3,45

VI Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long 83,42 16,58 77,66 22,34

Trung bình của 630 mẫu 90,35 9,65 81,58 18,23

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

15

Bảng 13: Sử dụng thuốc phòng trừ bệnh và thuốc tằm chín trong nuôi tằm

TT Vùng Sinh tháiCó dùng

thuốc bệnh tằm (%)

Không dùng thuốc bệnh

tằm (%)

Có dùng thuốc tằm chín (%)

Không dùng thuốc tằm chín (%)

I Đồng bằng sông Hồng 42,04 57,96 65,89 34,11

II Đông Bắc 48,96 51,04 31,51 68,49

III Tây Bắc 100,00 0,00 0,00 100,00

IV Bắc Trung Bộ 32,00 68,00 92,86 7,14

V Duyên hải Nam Trung Bộ 100,00 0,00 100,00 0,00

VI Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long 62,13 37,87 100,00 0,00

Trung bình của 630 mẫu 54,99 45,01 62,47 37,53

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

16

2.6. Kết quả sản xuất và thu nhập

Thu nhập của nông hộ từ trồng dâu nuôi tằm ở các vùng khác nhau là

rất khác nhau. Vùng Duyên hải nam Trung bộ, người dân trồng xen, chăm sóc

dâu hạn chế, nuôi tằm chỉ 3 – 4 lứa một năm. Tằm lưỡng hệ chiếm tỷ lệ

49,55%. Thu nhập từ dâu tằm thấp nhất 8.272.672 đ/hộ/năm. Vùng Đồng

bằng Sông Hồng, người dân nuôi tằm đa hệ là chủ yếu. Nuôi tằm 7 – 8 lứa/1

năm. Tằm lưỡng hệ chỉ chiếm tỷ lệ 32,24%. Thu nhập từ dâu tằm thấp

23.642.950 đồng/hộ/năm. Vùng Đông bắc, số lứa nuôi bình quân ít hơn so với

vùng Đồng bằng Sông Hồng. Tằm lưỡng hệ chiếm tỷ lệ 51,11%. Thu nhập từ

dâu tằm 35.273.104đ. Vùng Bắc Trung bộ, nuôi tằm 8 – 9 lứa/1 năm. Tằm

lưỡng hệ là chủ yếu 87,62%. Thu nhập từ nuôi tằm đạt mức 32.909.961

đ/đồng/hộ/năm.

Do điều kiện sinh thái của vùng Tây bắc và vùng Tây nguyên, người

dân có thể nuôi tằm lưỡng hệ kén trắng quanh năm nên thu nhập cao hơn các

vùng khác. Vùng Tây nguyên nuôi tằm 7 – 8 lứa/1 năm, thu nhập từ nuôi tằm

đạt mức khá 40.786.825 đồng/hộ/năm. Vùng Tây bắc số lứa nuôi trong năm là

lớn nhất, thu nhập từ nuôi tằm cũng đạt mức lớn nhất 109.634.974

đồng/hộ/năm.

17

Bảng 14: Thu nhập trung bình của 1 hộ trồng dâu nuôi tằm

TT Vùng Sinh tháiSố lứa tằm

lưỡng hệ/năm(Lứa)

Thu từ tằm lưỡng hệ/năm

(Đồng)

Số lứa tằm đa hệ/năm

(Lứa)

Thu từ tằm đa hệ/năm

(Đồng)

Tổng thu/năm(Đồng)

I Đồng bằng sông Hồng 2,46 10.226.401 5,17 13.416.549 23.642.950

II Đông Bắc 3,69 26.154.438 3,53 9.118.665 35.273.104

III Tây Bắc 11,12 109.634.974 0,00 0 109.634.974

IV Bắc Trung Bộ 7,57 29.583.001 1,07 3.326.960 32.909.961

V Duyên hải Nam Trung Bộ 1,67 4.295.538 1,70 3.977.134 8.272.672

VI Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long 7,25 39.927.967 0,20 858.858 40.786.825

Trung bình của 630 mẫu điều tra 36.637.053 5.116.361 41.753.414(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

18

2.7. Khả năng tiếp cận thị trường

+ Khả năng tiếp cận thị trường giống dâu, giống tằm và vật tư phục vụ

cho sản xuất.

Người trồng dâu nuôi tằm trên toàn quốc khá dễ dàng mua được giống

dâu, giống tằm và các loại vật tư phục vụ cho sản xuất khi có nhu cầu.

92,82% số người điều tra cho biết giống dâu là dễ mua; 90,07% cho rằng

giống tằm dễ mua và 94,77% cho rằng vật tư phục vụ cho sản xuất là dễ mua.

Bảng 15: Khả năng mua giống dâu

TT Vùng Sinh tháiDễ mua

(%)

Trung bình (%)

Khó mua (%)

I Đồng bằng sông Hồng 91,11 8,89 0,00

II Đông Bắc 97,50 2,50 0,00

III Tây Bắc 100,00 0,00 0,00

IV Bắc Trung Bộ 73,33 16,67 10,00

V Duyên hải Nam Trung Bộ 100,00 0,00 0,00

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long

91,48 5,19 3,33

Trung bình của 630 mẫu 92,82 6,07 1,11

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

Bảng 16: Khả năng mua giống tằm

TT Vùng Sinh tháiDễ mua

(%)

Trung bình (%)

Khó mua (%)

I Đồng bằng sông Hồng 84,88 15,12 0,00

II Đông Bắc 91,32 8,68 0,00

III Tây Bắc 100,00 0,00 0,00

IV Bắc Trung Bộ 76,67 16,67 6,67

V Duyên hải Nam Trung Bộ 100,00 0,00 0,00

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long

96,41 3,59 0,00

Trung bình của 630 mẫu 90,07 9,61 0,32

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

Bảng 17: Khả năng mua vật tư phục vụ cho sản xuất

19

TT Vùng Sinh tháiDễ mua

(%)

Trung bình (%)

Khó mua (%)

I Đồng bằng sông Hồng 92,98 6,28 0,74

II Đông Bắc 97,50 2,50 0,00

III Tây Bắc 98,33 1,67 0,00

IV Bắc Trung Bộ 86,67 10,00 3,33

V Duyên hải Nam Trung Bộ 100,00 0,00 0,00

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long

95,00 5,00 0,00

Trung bình của 630 mẫu 94,77 4,76 0,48

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm

Khả năng tiêu thụ sản phẩm của người nông dân là rất cao. Ở tất cả các

vùng trong cả nước, người nuôi tằm dễ dàng bán được sản phẩm của mình.

Điều đó được thể hiện trên kết quả điều tra. 73% người nuôi tằm điều tra cho

rằng sản phẩm kén là dễ tiêu thụ. 26,29% đánh giá khả năng tiêu thụ ở mức

độ trung bình. Trong số này lại liên quan đến chất lượng kén là chủ yếu. Chỉ

có 0,65% gặp khó khăn trong tiêu thụ kén. Số người gặp khó khăn trong tiêu

thụ sản phẩm tập trung ở vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải nam Trung bộ.

Bảng 18: Khả năng tiêu thụ kén

TT Vùng Sinh tháiDễ tiêu thụ (%)

Trung bình (%)

Khó tiêu thụ (%)

I Đồng bằng sông Hồng 63,78 36,22 0,00

II Đông Bắc 75,04 24,96 0,00

III Tây Bắc 98,33 1,67 0,00

IV Bắc Trung Bộ 56,67 36,67 6,67

V Duyên hải Nam Trung Bộ 96,67 0,00 3,33

VITây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐB S.Cửu Long

77,53 21,58 0,89

Trung bình của 630 mẫu 73,06 26,29 0,65

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ TW)

20

86,51% số người điều tra trả lời rằng tư thương đến tận nhà thu mua

kén. 13,49% mang đến cơ sở chế biến. Số người này tập trung ở vùng Tây bắc

và Tây nguyên và thường là những người cư trú ở gần các cơ sở ươm tơ.

2.8. Ý kiến của người trồng dâu nuôi tằm về khó khăn của mình

Khó khăn lớn nhất : của người trồng dâu nuôi tằm nước ta gặp phải là

hiệu quả kinh tế của sản xuất thấp. Khó khăn này chiếm tỷ lệ 27,90% trong

tổng số ý kiến được tổng hợp. Hầu hết người dân đều nhận thấy rằng họ đang

sản xuất với quy mô nhỏ, lẻ và mang tính tận dụng và thiếu tính chuyên

nghiệp.

Khó khăn thứ hai : là vấn đề giống tằm chiếm tỷ lệ 16,62%. Người nuôi

mong muốn được cung cấp giống tằm có chất lượng, ổn định và sạch bệnh

Khó khăn thứ ba: là vấn đề kỹ thuật chiếm tỷ lệ 16,20%. Kết quả của

người nuôi tằm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có nhiều yếu tố không thể

lượng hóa được rõ ràng như mức độ chăm sóc của người nuôi, thay đổi bất

thuận của thời tiết ...

Khó khăn thứ tư: là dịch bệnh chiếm tỷ lệ 10,01%. Dịch bệnh gây tổn

thất cho người nuôi. Dịch bệnh có sâu bệnh hại dâu và dịch bệnh hại tằm. Sâu

bệnh hại dâu có một số loại chủ yếu như sâu đo, sâu cuốn lá, rệp, sâu khoang,

sâu xám, bệnh bạc thau, rỉ sắt, thối rễ và bệnh do virus. Dịch bệnh hại tằm có

một số loại chủ yếu như các bệnh virus CPV, NPV, DNV, bệnh do vi khuẩn,

bệnh do nguyên sinh động vật, bệnh do nấm, bệnh ngộ độc, bệnh sinh lý ...

Khó khăn thứ năm: là vốn chiếm tỷ lệ 9,21%; Khó khăn thứ sáu: là đất

đai chiếm tỷ lệ 8,71%; Khó khăn thứ bảy là lao động chiếm tỷ lệ 4,19%.

Nhóm khó khăn này thường liên quan chặt chẽ với nhau.

Một khó khăn nổi lên gần đây là môi trường nuôi tằm do ảnh hưởng

của thuốc bảo vệ thực vật, của khí thải công nghiệp. Khó khăn này đòi hỏi

phải có quy hoạch vùng nuôi tằm cách xa ruộng lúa hoặc cây trồng sử dụng

nhiều thuốc trừ sâu.

21

2.9. Năng lực chế biến tơ tằm

Theo thống kê sơ bộ, sản lượng tơ cả nước đạt 875 tấn/năm. Trong đó

tơ ươm tự động 84 tấn/năm, chiếm tỷ lệ 9,6% ; tơ ươm cơ khí đạt 429

tấn/năm, chiếm tỷ lệ 49% ; tơ ươm thủ công 362 tấn/năm, chiếm tỷ lệ 41,4%.

Cả nước hiện có 7 Công ty ươm tơ tự động sản xuất được tơ chất lượng cao

đáp ứng được nhu cầu dệt chất lượng cao trong nước. Có 13 cơ sở ươm tơ cơ

khí công suất 25-33 tấn tơ/năm và nhiều cơ sở ươm thủ công rải rác tại các

vùng trồng dâu nuôi tằm trong cả nước. Các cơ sở ươm thủ công tập trung

nhiều tại Vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nam, Nam Định, Thái Bình ;

Vùng bắc Trung bộ như Nghệ An, Thanh Hóa …

PHẦN III: ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

3.1.1. Các mẫu thuẫn chủ yếu trong sản xuất

Trong sản xuất dâu tằm hiện nay đang nổi lên hai mẫu thuẫn cơ bản :

Một là, mẫu thuẫn giữa nhu cầu tơ chất lượng cao phục vụ cho dệt lụa và khả

năng cung cấp tơ chất lượng trung bình và thấp do điều kiện tự nhiên, khí hậu

và trình độ kỹ thuật của người nuôi tằm cũng như công nghệ ươm tơ. Ươm tơ

và dệt lụa là hai khâu quan trọng của nghề tằm nhưng hai công đoạn này hiện

nay tương đối tách biệt nhau. Đa số người ươm tơ sản xuất tơ chất lượng

trung bình và thấp sau đó bán cho các cơ sở dệt thủ công trong nước hoặc

xuất khẩu ra nước ngoài. Người dệt lụa nhập tơ chất lượng cao từ Trung quốc

để tự đáp ứng nhu cầu dệt của mình.

Hai là, mâu thuẫn giữa tính chất sản xuất hàng hóa cao với tính chất sản

xuất thủ công quy mô nhỏ. Đơn vị sản xuất là nông hộ diện tích dâu nhỏ

nhưng sử dụng rất nhiều lao động. Sản xuất thủ công thể hiện đậm nét ở tất cả

các khâu từ chăm sóc, thu hái dâu, cho tằm ăn, thay phân cho đến thu hoạch

kén. Vì vậy, năng suất lao động thấp và dẫn tới hiệu quả của sản xuất thấp.

22

3.1.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Những điểm mạnh Những điểm yếu

• Ngành nghề phù hợp phát triển nông nghiệp nông thôn.

• Nhanh mang lại thu nhập cho nông dân và thu nhập cao nếu làm tốt

• Người dân có nhiều kinh nghiệm• Đã có công nghệ nuôi thích hợp nhân

rộng: dâu giống mới, nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm trên nền nhà, né ô vuông gỗ, dụng cụ gỡ kén, phòng bệnh

• Đã có công nghệ chế biến tiên tiến để phát triển: bảo quản lạnh, ươm tự đông ...

• Tạo được nhiều công ăn việc làm, phù hợp với phụ nữ, lao động nhàn rỗi ở nông thôn

• Có khả năng kiểm soát được dịch bệnh giảm tổn thất

• Chưa có qui hoạch và định hướng phát triển lâu dài

• Sản xuất nhỏ, manh mún, tận dụng, thiếu tính chuyên nghiệp

• Đất trồng dâu hạn hẹp• Lao động thủ công, tốn nhiều công sức • Thiếu nhà nuôi tằm chuyên nghiệp do

thiếu vốn và thiếu không gian xây dựng• Công nghệ nuôi lạc hậu nên năng suất,

chất lượng thấp, thu nhập từ nuôi tằm thấp. • Công nghệ chế biến tiến tiến còn chiếm tỷ

trọng thấp, thiếu những sản phẩm tơ lụa mang tính đột phá thu hút được thị trường trong, ngoài nước

• Thiếu các chính sách thúc đẩy và hỗ trợ sản xuất

• Chưa xây dựng được thương hiệu

Những cơ hội Những mối đe dọa• Trồng dâu nuôi tằm là nghề truyền

thống nên được chính quyền và người dân địa phương ủng hộ.

• Điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp • Xu hướng tiêu dùng ngày càng tăng,

nhu cầu ngày càng lớn• Sản phẩm làm ra dễ tiêu thụ• Có nhiều tiến bộ trong và ngoài nước

có thể áp dụng để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất

• Khả năng phát triển chế biến tơ, kén, đa dạng hoá sản phẩm dựa vào mở rộng thị trường

• Ảnh hưởng của biến động thời tiết và dịch bệnh

• Cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Trung quốc

• Biến động giá do có sự thay đổi về khả năng cung cầu của thế giới

• Việc gia tăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với các cây trồng khác

• Cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt thòi cho người sản xuất

• Nhập khẩu lậu trứng giống tằm từ Trung quốc, không kiểm soát được dịch bệnh

• Giá nhân công ngày càng tăng

23

3.1.3. Xu thế phát triển

- Xu thế của người tiêu dùng Việt Nam cũng như người tiêu dùng các

nước trên thế giới là ưa thích sử dụng các sản phẩm truyền thống, các sản

phẩm có nguồn gốc tự nhiên, đặc biệt là các sản phẩm làm bằng chất liệu tơ

tằm. Hội tơ tằm quốc tế và các quốc gia sản xuất tơ tằm đều cho rằng hiện nay

sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và xu hướng sử dụng tơ tằm

trên thế giới ngày càng tăng. Ngay tại thị trường tiêu thụ nội địa nhu cầu tiêu

dùng cũng tăng lên rất nhiều do đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

- Xu thế phát triển trồng dâu nuôi tằm là xu thế chuyên nghiệp hóa và

hiện đại hóa sản xuất. Những vùng nào thực hiện tốt quá trình này sẽ ngày

càng phát triển. Ngược lại, những vùng nào không thực hiện hoặc không hội

đủ các điều kiện để thực hiện sẽ ngày càng giảm sút.

- Xu thế phát triển của các ngành sản xuất nguyên liệu thô là tiến dần

đến tự chế biến các sản phẩm tinh.

3.2. Định hướng và giải pháp phát triển nghề tằm

3.2.1. Định hướng

Sản xuất dâu tằm hiện đang được thực hiện thủ công ở quy mô nhỏ lẻ,

tận dụng điều kiện nhà ở, giải quyết lao động nông nhàn. Trong điều kiện sản

xuất thiếu thốn, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật chậm. Định hướng phát

triển sản xuất dâu tằm theo hướng vững chắc là thực hiện chuyên nghiệp hóa

hóa và hiện đại hóa sản xuất. Cụ thể là :

- Phát triển sản xuất dâu tằm theo hướng tăng cường đầu tư để sản xuất

mang tính chuyên nghiệp. Người nuôi tằm cần đầu tư nhà nuôi tằm riêng

được trang bị công cụ và những dụng cụ chuyên dụng.

- Phát triển sản xuất dâu tằm theo hướng chuyên môn hóa. Đẩy mạnh

việc tổ chức nuôi tằm con tập trung tại miền Bắc và miền Trung. Xây dựng

được mạng lưới nuôi tằm con tập trung rộng khắp trên toàn quốc cung cấp

tằm con cho người nuôi tằm lớn.

24

- Phát triển sản xuất dâu tằm theo hướng ứng dụng đồng bộ các kỹ

thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, giảm chi phí vật chất, giảm

công lao động, giảm thất thu, từ đó nâng cao hiệu quả của sản xuất. Phổ biến

công nghệ nuôi tằm lớn trên nền nhà

- Hiện đại hóa công nghiệp ươm tơ và dệt lụa. Nâng cao chất lượng tơ,

phát triển các sản phẩm chế biến nổi bật thể hiện được đẳng cấp của tơ tằm.

- Phát triển sản xuất dâu tằm cần được thực hiện trong một hệ thống

nông nghiêp chung với các cây trồng xen và với các hoạt động chăn nuôi khác

để khai thác tối đa tiềm năng.

3.2.2. Giải pháp phát triển nghề tằm

Tự sự phân tích các mối quan hệ trong sản xuất, các mặt đối lập cơ bản

và so sánh cơ cấu hoạt động của ngành dâu tằm nước ta với các nước khác,

giữa ngành dâu tằm và các ngành chế biến nông sản khác có thể rút ra một số

giải pháp như sau :

1. Giải pháp quy hoạch và định hướng phát triển: Ở tầm quốc gia cần

tiến hành quy hoạch phát triển trồng dâu nuôi tằm chú trọng tới những vùng

mà dâu tằm có lợi thế so sánh là những vùng đất bãi ven sông, trung du miền

núi. Phát triển ba vùng sản xuất dâu tằm trọng điểm là Tây nguyên; Trung du

miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ. Phát triển Vùng đồng bằng sông Hồng

theo hướng công nghiệp chế biến. Ở các địa phương cần quy hoạch vùng

trồng dâu tập trung để khai thác lợi thế so sánh và tránh ảnh hưởng của thuốc

bảo vệ thực vật.

2. Giải pháp thông tin, tuyên truyền: cần làm cho người trồng dâu nuôi

tằm nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chuyển đổi phương

thức sản xuất nhỏ, manh mún, tận dụng theo hướng chuyên nghiệp hóa và

hiện đại hóa, người trồng dâu nuôi tằm cần và phải đầu tư nhà nuôi tằm riêng.

Phổ biến được nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn dưới nền nhà và các tiến

bộ khoa học kỹ thuật về trồng dâu, nuôi tằm, vệ sinh sát trùng, phòng trị bệnh

25

cho tằm, các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng tơ kén. Sử dụng nhiều

kên thông tin tuyên truyền, trong đó vai trò của doanh nghiệp, tư thương cung

cấp giống dâu, giống tằm và vật tư cho sản xuất là hết sức quan trọng.

3. Giải pháp đầu tư: nhằm xây dựng nhà nuôi tằm riêng để chăn nuôi

chuyên nghiệp, thuận lợi trong vệ sinh sát trùng phòng dịch và phù hợp với

công nghệ nuôi tằm trên nền nhà. Việc đầu tư nhà nuôi sẽ do người dân tự đầu

tư. Tuy nhiên, cần tận dụng sự hỗ trợ của các dự án trong và ngoài nước xây

dựng mô hình trình diễn để thuyết phục người dân.

4. Giải pháp khoa học kỹ thuật: Đối với nông dân cần đẩy mạnh ứng

dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện có để nâng cao hiệu quả của sản xuất và nâng

cao năng suất chất lượng tơ kén. Đối với các nhà khoa học cần tập trung giải

quyết được vấn đề sử dụng quá nhiều lao động trong sản xuất, công nghiệp

hóa được quy trình sản xuất; giải quyết được giống tằm lưỡng hệ kén trắng

cạnh tranh được với giống Trung quốc, và phát triển được công nghệ chế biến

tơ tằm. Công tác nghiên cứu dệt may tơ tằm cần được quan tâm hơn.

5. Giải pháp tổ chức sản xuất: Đổi mới cơ cấu về tổ chức sản xuất, khuyến

khích các doanh nghiệp phát triển đầu tư chế biến sản phẩm liên kết theo chuỗi.

Doanh nghiệp hoạt động gắn với vùng nguyên liệu, chịu trách nhiệm cung ứng

giống và các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đồng thời thu mua sản phẩm trong

vùng. Từng bước nâng cao năng lực các cơ sở sản xuất giống tằm.

6. Giải pháp tổ chức quản lý: Kết hợp sản xuất giống tằm trong nước

với nhập khẩu chính thức giống tằm.Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân nhập

khẩu giống tằm tiến hành đăng ký nhằm tăng cường công tác quản lý giống,

giám sát chất lượng và kiểm soát dịch bệnh.

7. Giải pháp khuyến nông: nhằm xây dựng các mô hình dâu giống mới,

nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn dưới nền nhà áp dụng đồng bộ các kỹ

thuật tiên tiến để tổ chức tham quan học tập sau đó người dân tự truyền bá

kiến thức và làm theo.

8. Giải pháp phát triển hệ thống: sản xuất dâu tằm nên thực hiện trong

26

một hệ thống phối hợp với các cây trồng xen để khai thác hiệu quả đất đai và

giảm thiểu rủi ro cho người trồng dâu nuôi tằm trong điều kiện giá thu mua

biến động theo hướng bất lợi. Đa dạng hoá các sản phẩm của nghề tận dụng

tối đa sản phẩm phụ, khai thác lợi thế của nghề, hạ giá thành của sản phẩm

chính.

9. Giữ gìn, bảo vệ môi trường và phòng dịch: địa phương cần tổ chức

vệ sinh sát trùng tập trung, đồng loạt. Các hộ gia định xử lý vệ sinh sát trùng

triệt để, đặc biệt khi tằm bị bệnh phải tuân thủ đúng quy trình xử lý tiêu hủy

tằm chết, phân tằm bị bệnh tránh để lây lan. Các cơ sở ươm tơ thực hiện xử lý

tốt nguồn nước thải từ ươm tơ dễ làm lây lan dịch bệnh.

10. Xây dựng thương hiệu.

Kén tằm mua bán trên thị trường chưa dựa trên tiêu chuẩn chất lượng

thống nhất mà chủ yếu dựa vào cảm quan và trong nhiều trường hợp người

nông dân bị ép giá. Sản phẩm tơ lụa Việt nam chưa có thương hiệu thống

nhất. Do đó việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm truyền thống là rất cần

thiết và có một ý nghĩa trong việc phát triển lâu dài đồng thời nâng cao hiệu

quả tiêu thụ.

11. Giải pháp nguồn nhân lực: tăng cường và nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực cho ngành để đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Tăng

cường cán bộ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thú y, ươm tơ và dệt lụa

Kết luận

Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa là nghề truyền thống từ lâu đời và

gắn bó sâu sắc với nông dân nước ta. Tuy nhiên trong thời gian gần đây sản

xuất không những không phát triển mà còn liên tục suy giảm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trang suy giảm của nghề mà báo

cáo đã đề cập tới. Trong đó nguyên nhân chính là sản xuất thủ công quy mô

nhỏ, manh mún, mang tính tận dụng. Toàn bộ các yếu tố của sản xuất như đất

đai, đầu tư, lao động, công nghệ đều tồn tại những vấn đề nghiêm trọng, cản

27

trở sản xuất phát triển như : Về đất đai: diện tích dâu của nông hộ quá nhỏ bé

chưa thể mở rộng; Về đầu tư: người nuôi tằm mà không có nhà nuôi tằm; Về

lao động: trồng dâu nuôi tằm mất quá nhiều công lao động để hái dâu và cho

ăn, thay phân, lên né, thu hoạch; Về công nghệ: công nghệ sản xuất lạc hậu,

nhiều nông dân nuôi từ trứng tằm cho tới khi thu hoạch kén, tằm lớn nuôi trên

nong; Về chế biến chủ yếu sản xuất tơ chất lượng thấp và trung bình không

đáp ứng được chất lượng để dệt máy nên không đảm bảo một thị trường tiêu

thụ kén tằm tốt cho nông dân.

Đã xuất hiện những điểm sáng trong phát triển trồng dâu nuôi tằm tại

Mộc châu, Lâm Đồng, Yên Bái thời gian qua đã mở ra triển vọng trong phát

triển nghề tằm nước ta. Tuy nhiên để đổi mới toàn bộ hoạt động sản xuất dâu

tằm nước ta là một quá trình lâu dài. Quá trình này cần phải có sự nhận thức

sâu sắc của cán bộ của nhân dân, sự đồng tâm hiệp lực của các tổ chức trong

ngành sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Về lâu dài, song song với việc nâng cao năng suất chất lượng kén tằm

của người trồng dâu nuôi tằm, thì ươm tơ cần phát triển công nghệ ươm thích

hợp với kén chất lượng cao và công nghệ ươm thích hợp với kén chất lượng

thấp. Dệt lụa phát triển sản xuất các sản phẩm có yêu cầu chất lượng tơ cấp

thấp và trung bình, sử dụng tơ tằm nội địa tiến tới giải quyết mâu thuẫn cơ

bản trong sản xuất hiện nay.

Hà nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

Người báo cáo

Lê Hồng vân

28

Phụ lục 1

Diễn biến diện tích dâu những năm gần đây

TT Các tỉnh, thành phố Năm2008 2009 2010 2011 2012 2013

1 2 3 4 5 6 7 8

C¶ nƯíc 11 357 8381,6 8549,6 8267,8 7795,4 7752,6

miÒn b¾c 5 895 4684,6 4510,3 3724,4 3471,3 3225,8

§ång b»ng s«ng Hång 3 401 2600,6 2490,6 2046,0 1966,5 1867,8

1 Hµ Néi 516 390,9 294,2 183,9 166,8 127,5

2 VÜnh Phóc 246 149,0 144,5 148,8 133,2 145,7

3 B¾c Ninh 106 40,0 48,0 53,0 47,0 42,0

4 H¶i Dư¬ng 674 652,0 641,0 324,0 314,0 304,0

5 Hưng Yªn 287 190,0 215,0 210,0 211,0 210,0

6 Hµ Nam 129 96,9 97,1 95,3 82,9 78,6

7 Nam §Þnh 609 477,0 437,0 426,0 417,0 373,0

8 Th¸i B×nh 821 595,0 605,0 605,0 594,6 587,0

9 Ninh B×nh 13 9,8 8,8

§«ng B¾c 435 408,7 391,3 394,2 385,6 352,1

10 Cao B»ng 17,7 38,3 40,3

11 Tuyªn Quang 10,6 2,0

12 Yªn B¸i 70 81,8 99,5 119,2 119,2 129,2

13 Th¸i Nguyªn 17 12,0 8,0 8,0 10,0 10,0

14 Phó Thä 51 16,9 10,3 7,8 8,0 15,6

15 B¾c Giang 297 290,0 271,0 239,0 197,0 154,4

16 Qu¶ng Ninh 8,0 2,5 2,5 2,5 0,6

T©y B¾c 329 231,0 223,9 230,8 216,7 215,6

17 §iÖn Biªn 14 12,0 11,9 11,8 6,7 6,6

18 S¬n La 195 108,0 105,0 112,0 135,0 134,0

19 Hoµ B×nh 120 111,0 107,0 107,0 75,0 75,0

B¾c Trung Bé 1 730 1444,3 1404,5 1053,4 902,5 790,4

20 Thanh Ho¸ 710 556,0 550,0 472,4 311,8 289,7

21 NghÖ An 900 837,0 810,0 550,0 567,7 477,7

22 Qu¶ng B×nh 120 51,3 44,5 31,0 23,0 23,0

29

miÒn nam 5 462 3697,0 4039,3 4543,4 4324,1 4526,8

Duyªn H¶i

Nam Trung Bé 936 657,0 665,3 536,3 516,3 492,6

23 Qu¶ng Nam 468 236,0 156,0 153,0 145,0 132,0

24 Qu¶ng Ng·i 87 87,0 82,5 75,5 53,0 39,0

25 B×nh §Þnh 367 284,0 234,8 289,8 310,0 312,6

26 Phó Yªn 14 50,0 40,0 18,0 8,3 9,0

27 Kh¸nh Hoµ 152,0

T©y Nguyªn 4 319 2896,0 3260,0 3874,0 3648,0 3852,0

28 §¨k L¨k 121 103,0 101,0 46,0 31,0 20,0

29 §¨k N«ng 191 193,0 193,0 193,0 101,0 111,0

30 L©m §ång 4 007 2600,0 2966,0 3635,0 3516,0 3720,96

§«ng Nam Bé 205 142,0 112,0 133,0 158,6 181,0

31 B×nh Phưíc 5 14,0 2,0 2,0

32 §ång Nai 195 128,0 110,0 131,0 151,0 180,0

33 B×nh ThuËn 1,0 1,0

34 Bµ RÞa - Vòng Tµu 5 6,56

§B s«ng Cöu Long 2 2,0 2,0 0,05 1,24 1,25

35 An Giang 2 2,0 2,0 0,05 1,24 1,25

30

Phụ lục 2

Một số t iến bộ mới của nước ngoài

1. - Thu hoạch dâu bằng cắt cành 5 lần một năm phổ biến tại Quảng đông, Trung quốc

Ruộng dâu Sa nhị luân Dụng cụ phun thuốc trừ sâu cho dâu

thu hoạch dâu cành

2. – Quạt làm mát, tạo ẩm cho nhà nuôi tằm con tập trung

Quạt ở bên ngoài Tấm giấy thấm nước ở bên trong Tiêu hao điện = 8 -10 % điều hòa không khí thông thường

31

Nhà nuôi tằm con tập trung Nuôi tằm con tập trung

3. – Dụng cụ cải tiến phục vụ nuôi tằm con tập trung

Khay nuôi tằm con Máy thái dâu tằm con

4. – Trang bị nhà nuôi tằm lớn

Nhà nuôi tằm lớn tại Quảng Tây được trang bị dàn né gỗ và cầu dẫn cho ăn

32

Nhà nuôi tằm của Công ty Jim Thompson Thai silk, Thai LanTrang bị quạt qua tấm bay hơi làm mát, tạo ẩm ( E vaporative air cooler)

5. – Né gỗ ô vuông và dụng cụ gỡ kén đơn giản

Né cho tỷ lệ kén tốt cao Dụng cụ gỡ kén đơn giản

33

6. – Phát triển sản phẩm dệt kim tơ tằm

Show room tại Nam Ninh Áo dệt kim bằng tơ tằm

7. – Khung cửi thủ công dệt được vải có hoa văn

Vải như được dệt trên máy jacquar

8. – Thuốc nhuộm từ cây cỏ chuẩn bị sẵn

Thuốc nhuộm tại Trung tâm đào tạo kỹ thuật nhuộm, Thái Lan

34

8. – Thương hiệu tập thể Thai Silk, Thái lan

35

8. – Hoạt động kết hợp trong hệ thống

Nước cốt dâu Nước quả dâu Quảng đông, Trung quốc Quảng đông, Trung quốc

Nấm linh chi Đông trùng hạ thảo Quảng đông, Trung quốc Quảng đông, Trung quốc

Mỹ phẩm làm từ kén tằm Mỹ phẩm Thái lan Hàn quốc

36

Tổ chức vườn dâu theo mô hình công viêntại Quảng đông, Trung quốc

Tổ chức trồng dâu nuôi tằm kết hợp với du lịchCông ty Jim Thompson Thai Silk, tỉnh Nokhon Ratchasima, Thái Lan

37