tiết 49: - o2.edu.vn · web view(3) các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố....

22
BÀI 16: LUYỆN TẬP LIÊN KẾT HÓA HỌC – HÓA TRỊ – SỐ OXI HÓA Các kiến thức liên quan trực tiếp đến bài học: - Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị - Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion, trong hợp chất cộng hóa trị - Quy tắc xác định số oxi hóa I/ Mục tiêu bài học 1. Nội dung kiến thức (1) Định nghĩa, bản chất của liên kết, hiệu độ âm điện, đặc tính của liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực. (2) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, quy ước cách viết điện hóa trị, cộng hóa trị (3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu độ âm điện. (5) Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể. (6) Viết được phương trình biểu diễn sự hình thành ion từ các nguyên tử tương ứng. 2. Năng lực 2.1 Năng lực chung Tự chủ - tự học (7) Hoàn thành các phiếu học tập cá nhân màu trắng tại vòng chuyên gia và phiếu học tập nhóm dựa trên cơ sở kiến thức cũ hoặc tra cứu từ tài liệu 1

Upload: others

Post on 23-Dec-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

BÀI 16: LUYỆN TẬPLIÊN KẾT HÓA HỌC – HÓA TRỊ – SỐ OXI HÓA

Các kiến thức liên quan trực tiếp đến bài học:- Liên kết ion, liên kết cộng hóa trị- Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion, trong hợp chất cộng hóa trị- Quy tắc xác định số oxi hóa

I/ Mục tiêu bài học1. Nội dung kiến thức

(1) Định nghĩa, bản chất của liên kết, hiệu độ âm điện, đặc tính của liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị không cực.(2) Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, quy ước cách viết điện hóa trị, cộng hóa trị(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố.(4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu độ âm điện. (5) Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.(6) Viết được phương trình biểu diễn sự hình thành ion từ các nguyên tử tương ứng.

2. Năng lực2.1 Năng lực chung

Tự chủ - tự học (7) Hoàn thành các phiếu học tập cá nhân màu trắng tại vòng chuyên gia và phiếu học tập nhóm dựa trên

cơ sở kiến thức cũ hoặc tra cứu từ tài liệuGiao tiếp - hợp tác (8) Trao đổi thảo luận hoàn thành 2 phiếu học tập cá nhân màu xanh và phiếu học tập A1 của cả nhómGiải quyết vấn đề sáng tạo (9) Vận dụng các nội lý thuyết đã được ôn lại trong phiếu học tập cá nhân hoàn thành được các bài tập

trong phiếu học tập nhóm

2.2 Năng lực đặc thùNăng lực nhận thức hoá học

Khái niệm liên kết hoá học, liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, hoá trị của nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất cộng hoá trị, số oxi hoá.

Năng lực vận dụng kiến Xác định loại liên kết, xác định điện hoá trị cộng hoá trị của nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất 1

Page 2: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

thức đã học cộng hoá trị, xác đinh số oxi hoá của nguyên tố, biểu diễn sự hình thành ion.

3. Phẩm chấtChăm chỉ Chủ động thực hiện các nhiệm vụ của các phiếu học tập cá nhân và phiếu học tập nhómTrung thực Từ các nội dung phiếu học tập nhóm của từng thành viên tổng hợp ra kết quả của cả nhóm trình bày trong phiếu học

tập khổ A1 (không tham khảo ý kiến của các nhóm khác)Không nhắc bài bạn khác khi trả lời các câu hỏi trong phần khởi động và củng cố, trả lời các câu hỏi dựa trên quan điểm cá nhân (không nghe ý kiến từ các bạn khác)

Trách nhiệm Tích cực hoàn thành các phiếu học tập các nhân, đóng góp các ý kiến cho nhóm để hoàn thành phiếu học tập nhóm4. Trọng tâm

- So sánh các loại liên kết hoá học - Hoá trị của nguyên tố trong hợp chất ion, hợp chất cộng hoá trị

- Số oxi hoá của nguyên tố.

- Phương trình biểu diễn sự hình thành ion từ các nguyên tử tương ứng.

II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, đàm thoại gợi mở, thuyết trình.2. Các kĩ thuật dạy học: Chia nhóm, mảnh ghép, trò chơi.III/ Thiết bị dạy học và học liệu1. Giáo viên (GV)- Làm các slide trình chiếu, kế hoạch dạy học.- Phiếu học tập:

+ 3 phiếu học tập các nhân: In mỗi loại 5 bản khổ A1, 20 bản giấy A4 trắng, 40 bản giấy A4 màu xanh+ 1 phiếu học tập nhóm: In 5 bản khổ A1, 60 bản giấy A4 trắng

Nhóm 1: Phiếu học tập cá nhân 1 màu trắng, phiếu học tập cá nhân 2, 3 màu xanh; ghim theo thứ tự 1,2,3Nhóm 2: Phiếu học tập cá nhân 2 màu trắng, phiếu học tập cá nhân 1, 3 màu xanh; ghim theo thứ tự 2,1,3

2

Page 3: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

Nhóm 3: Phiếu học tập cá nhân 3 màu trắng, phiếu học tập cá nhân 1, 2 màu xanh; ghim theo thứ tự 3,1,2- Phiếu QR code.2. Học sinh (HS)- Ôn tập các bài: Bài 12: Liên kết ion-tinh thể ion, Bài 13: Liên kết cộng hoá trị, Bài 15: Hoá trị và số oxi hoá- Đồ dùng học tập.

IV/ Tiến trình dạy họcA. Tiến trình dạy học

Mục tiêu hoạt động Nội dung dạy học PPDH, KTDHchủ đạo

Phương ánđánh giá

Hoạt động 1: Khởi độngKiểm tra và tạo hứng thú cho học sinh thông qua vòng quay may mắn.

- GV quay vòng quay may mắn trên trang web https://wheelofnames.com/ với tên học sinh trong vòng quay- GV chiếu các câu hỏi trên màn hình gọi học sinh có tên tương ứng trả lời.

Đàm thoại gợi mở Thông qua câu trả lời của HS

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới(1), (2), (3) Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện

phiếu học tập cá nhân ở vòng 1: vòng chuyên gia(7), (8)

Phương pháp dạy học nhómKĩ thuật mảnh ghép

+ Qua quan sát của GV và đàm thoại gợi mở

Hoạt động 3: Luyện tập(4), (5), (6) GV yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành các yêu

cầu trong phiếu học tập nhóm.(9)

Phương pháp dạy học nhómKĩ thuật mảnh

+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia

3

Page 4: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

ghép vào hoạt động của học sinh.+ Thông qua hoạt động của cả nhóm

Hoạt động 4: Vận dụngCủng cố lại các kiến thức đã học

GV củng cố lại các kiến thức được ôn tập cho HS bằng ứng dụng plickers

Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, kĩ thuật dạy học trò chơi

Thông qua kết quả của ứng dụng được chiếu trên màn hình

B. Các hoạt động dạy họcHoạt động 1: Khởi động (8 phút)1.1 Mục tiêu - Tìm hiểu kiến thức học sinh đã nắm bắt được thông qua câu hỏi trắc nghiệm của trò chơi.- Tạo hứng thú cho học sinh thông qua vòng quay may mắn.1.2 Nội dung - Giáo viên quay vòng quay may mắn và gọi học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm khách quan.- Học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi trắc nghiệm.1.3 Sản phẩm- Học sinh chọn các đáp án của câu hỏi trắc nghiệm khách quan1.4 Cách thức thực hiện- Giáo viên dùng máy tính quay vòng quay may mắn, chiếu câu hỏi trên màn hình- Học sinh đọc câu hỏi trên màn hình và chọn đáp án đúng

4

Page 5: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

Mục tiêu hoạt động Nội dung dạy học PPDH, KTDHchủ đạo

Phương ánđánh giá

Hoạt động 1: Khởi động- Tìm hiểu kiến thức thông qua câu hỏi trắc nghiệm của trò chơi.- Tạo hứng thú cho học sinh thông qua vòng quay may mắn.

- GV quay vòng quay may mắn trên trang web https://wheelofnames.com/ với tên học sinh trong vòng quay- GV chiếu các câu hỏi khởi động trên màn hình gọi học sinh có tên tương ứng trả lời.

Đàm thoại gợi mở + Qua quan sát: đánh giá qua phương án học sinh lựa chọn+ Qua phần góp ý, bổ sung của các HS khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải củng cố kĩ hơn ở các hoạt động tiếp theo.

Câu hỏi khởi độngCâu 1: Liên kết ion có bản chất là:

A. Sự dùng chung các electron.B. Lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu. C. Lực hút tĩnh điện giữa cation kim loại với các electron tự do.D. Lực hút giữa các phân tử.

Câu 2: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron là loại:A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị . C. Liên kết kim loại. D. Liên kết hidro.

5

Page 6: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

Câu 3: Trong hợp chất Al2O3 điện hóa trị của Al làA. 3+. B. +3.C. +2. D. -2.

Câu 4: Trong hợp chất H2O, cộng hóa trị của O làA. 1. B. -4C. +1. D. 4

Câu 5: Số oxi hóa của nitơ trong NH4+, và HNO3 lần lượt là

A. +5, -3, +3 B. +3, -3, +5 C. -3, +3, +5 D. +3, +5, -3

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mớiCác câu hỏi của phần khởi động đã đề cập đến các nội dung kiến thức sau:

1 là liên kết ion2 là liên kết cộng hóa trị3 là hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion

4 là hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trịVà cuối cùng là số oxi hóaĐây cũng là nội dung mà chúng ta ôn tập trong bài ngày hôm nay.Chúng ta cùng vào bài 16: Luyện tập Liên kết hoá học – hoá trị - số oxi hoá

Mục tiêu hoạt động Nội dung dạy học PPDH, KTDHchủ đạo

Phương ánđánh giá

- Định nghĩa, bản chất của liên kết, hiệu độ âm điện, đặc tính của liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực,

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tậpVÒNG 1: VÒNG CHUYÊN GIA (thời gian 3 phút).- Lớp chia thành 3 nhóm: Nhóm 1: A1→ A15 Nhóm 2: B1→ B15 Nhóm 3: C1→ C15

Phương pháp dạy học nhómKĩ thuật mảnh ghépSản phẩm:

+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.

6

Page 7: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

liên kết cộng hóa trị không cực- Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị, quy ước cách viết điện hóa trị, cộng hóa trị- Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố.

(Dự kiến với lớp có 45 HS, với sĩ số khác, GV sẽ chia nhóm sao cho số lượng HS mỗi nhóm đều nhau để thực hiện vòng 2 mảnh ghép thuận lợi)- Nhiệm vụ: Tự nghiên cứu hoàn thành phiếu học tập cá nhân màu trắng.GV yêu cầu từng HS tham khảo SGK hoàn thành phiếu học tập cá nhân màu trắng.Trong thời gian HS hoàn thành phiếu học tập màu trắng, GV chuyển cho 3 HS bất kì trong nhóm mỗi HS 1 phiếu học tập màu trắng in trên khổ A1 (và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập này bằng bút dạ màu đen) sao cho khi tạo thành nhóm mới 3 HS này ngồi ở 3 nhóm khác nhau và mỗi HS này có trách nhiệm thuyết trình, hướng dẫn cho các HS khác hoàn thành các phiếu học tập cá nhân màu xanh.GV đi đến từng nhóm quan sát và phát hiện khó khăn của HS để giải đáp, hoặc hướng dẫn nếu có nhóm chưa làm được bài.2. Thực hiện nhiệm vụ học tậpHS trong mỗi nhóm thực hiện nội dung trong phiếu học tập cá nhân màu trắng trong thời gian 3 phút.VÒNG 2: VÒNG MẢNH GHÉP (thời gian 6 phút)HS được chỉ định di chuyển về các nhóm mới tạo nhóm mới thời gian 1 phút. Tạo nhóm mới:Nhóm 1: (A1→A5) + (C6→C10) + (B11→B15)Nhóm 2: (B1→B5) + (A6→A10) + (C11→C15)Nhóm 3: (C1→C5) + (B6→B10) + (A11→A15)(Dự kiến với lớp có 45 HS, với sĩ số khác, GV sẽ đưa ra phương án tạo nhóm mới sao cho số lượng HS mỗi nhóm đều, số lượng HS di chuyển sang 2 nhóm gấp đôi số lượng HS ở lại nhóm)

Phiếu học tập cá nhân số 1Phiếu học tập cá nhân số 2Phiếu học tập cá nhân số 3

+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.

7

Page 8: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

HS trong các nhóm đã được chỉ định (làm phiếu học tập cá nhân màu trắng khổ A1) lần lượt hướng dẫn nội dung đã hoàn thành trong phiếu học tập cá nhân cho các HS trong nhóm chưa hoàn thành phiếu các nhân còn lại thời gian 6 phút.GV đi đến từng nhóm quan sát và phát hiện khó khăn của HS để giải đáp, hoặc hướng dẫn HS trong nhóm nếu HS thuyết trình mà các HS khác chưa hiểu đề hoàn thành các phiếu học tập cá nhân màu xanh.

8

Page 9: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN SỐ 1Nội dung 1: So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trịCụ thể: Điền vào chỗ trốngLoạiliên kết

LK ION LK CỘNG HÓA TRỊ

Không cực Có cực

Định nghĩa Là liên kết được hình thành bởi …………………………………………………… giữa các ion mang điện tích ………………………..…………..

Là liên kết được tạo nên giữa ………………………………………….……………………...bằng …………………………………………………………..cặp electron chung

Bản chất củaliên kết

Electron chuyển từ …………..…………………………..Sang …..…………………………….

Đôi electron chung ………….………………………phía nguyên tử nào

Đôi electron chung …………………..…..……………phía nguyên tử nào có ………………….…………………

Hiệu độ âm điện…………..………….….……………..

………….……….….…….……… ………………….………..............

Đặc tính ………..…….………………………. ……………..………………………….…………………………………..

PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN SỐ 2

9

Page 10: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

Nội dung 2: Cách xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất

Cụ thể: Điền vào chỗ trống

Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng ……………………………………. và được gọi là …………………….……… của nguyên

tố đó.

Quy ước: Khi viết điện hóa trị của nguyên tố ghi giá trị điện tích trước, dấu của điện tích sau

Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng ……..………… ………….………………………… của nguyên tử

nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là ………………………….… của nguyên tố đó.

Quy ước: Cộng hóa trị được viết bằng số (không có dấu)

PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN SỐ 3

10

Page 11: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

Nội dung 3: Xác định số oxi hóa

Cụ thể: Điền vào chỗ trống

Quy tắc 1: Trong các đơn chất, số oxi hóa của nguyên tố bằng ………………………………

Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tố nhân với ………………… của từng nguyên tố bằng …………………..

Quy tắc 3: Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tố bằng ……………………….. Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các

nguyên tố nhân với ……………………….. của từng nguyên tố bằng ………………………….

Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của hiđro bằng …………..….., trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH 2…). Số

oxi hóa của oxi bằng …………..………, trừ trường hợp OF2, peoxit (chẳng hạn H2O2) …

11

Page 12: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

Hoạt động 3: Luyện tậpVận dụng các lý thuyết đã được ôn tập trong phiếu học tập nhóm, các em hãy hoàn thiện phiếu học tập nhóm (giấy A4) sau đó tổng hợp kết

quả của cà nhóm, bạn thư kí của nhóm ghi vào phiếu học tập chung của nhóm khổ A1

Mục tiêu hoạt động Nội dung dạy học PPDH, KTDHchủ đạo

Phương ánđánh giá

- Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu độ âm điện - Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.- Viết được phương trình biểu diễn sự hình thành ion từ các nguyên tử tương ứng.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập- HĐ nhóm: GV yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập nhóm.

2. Thực hiện nhiệm vụ học tập- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành thảo luận làm các nội dung trong phiếu học tập nhóm, quan sát và thống nhất để ghi lại kết quả vào phiếu học tập.- Thư kí của nhóm thống nhất kết quả của cả nhóm ghi chép lại bằng bút dạ màu đen vào phiếu học tập in khổ A1.- Chuyển phiếu học tập nhóm khổ A1 để chấm chéo giữa các nhóm theo sơ đồ: Nhóm 1 => nhóm 2 => nhóm 3 => nhóm 1- Các HS trong nhóm sau khi nhận được phiếu học tập của nhóm khác chuyển đến nhận xét và chỉnh sửa bổ sung bằng bút dạ màu xanh.3. Báo cáo, thảo luận- HĐ chung cả lớp: GV tổng hợp kết quả của các nhóm, cho các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. GV dán các phiếu học tập của cả 3 nhóm lên bảng bằng nam châm, chữa và sửa lỗi sai của từng nhóm bằng bút dạ màu đỏ.

Phương pháp dạy học nhómKĩ thuật mảnh ghépSản phẩm: Phiếu học tập nhóm

+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.

12

Page 13: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

Liên hệ các phần lý thuyết từ phiếu học tập cá nhân sang phiếu học tập nhóm để HS hình dung các dạng bài tập của chương được xây dựng từ phần kiến thức lý thuyết nào.GV mở rộng dạng bài tập số 4 là dạng bài tập phục vụ cho chương 4-bài 17: Phản ứng oxi hoá khử.

PHIẾU HỌC TẬP NHÓMBài 1: Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố cho biết loại liên kết trong các chất sau đây: NaCl, CaF2, NH3, CH4. Cho độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố

F Cl N C H Ca Na

3,98 3,16 3,04 2,55 2,2 1,00 0,93NaCl: Hiệu độ âm điện ……….………….………………… Loại liên kết ………………………………………..

CaF2: Hiệu độ âm điện ……….……………………....….… Loại liên kết .………...……………………………..

NH3: Hiệu độ âm điện ……….……….…… Loại liên kết …………………………………

CH4: Hiệu độ âm điện ……….…….……… Loại liên kết …………………………………

Bài 2: Xác định điện hóa trị, cộng hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất tương ứng

Trong hợp chất NaCl Na có điện hóa trị …………………… Cl có điện hóa trị ……………………

Trong hợp chất CaF2 Ca có điện hóa trị ………………….. F có điện hóa trị ……………………

Trong công thức cấu tạo của phân tử NH3, nguyên tố N có cộng hóa trị là…………………..

nguyên tố H có cộng hóa trị là………………….

Trong công thức cấu tạo của phân tử CH4, nguyên tố C có cộng hóa trị là…………………..

nguyên tố H có cộng hóa trị là…………………..

13

Page 14: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

Bài 3: a. Xác định số oxi hóa của nguyên tố S trong S, H2S, H2SO4, SO4

2-

b. Xác định số oxi hóa của nguyên tố N trong N2, NO2, HNO3, NH4+

Bài 4: Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng:Na → Na+ ; Cl → Mg → Mg2+ ; O →

Hoạt động 4: Vận dụng

Mục tiêu hoạt động

Nội dung dạy học PPDH, KTDH chủ đạo Phương ánđánh giá

- So sánh các loại liên kết hoá học - Hoá trị của nguyên tô trong hợp chất ion, hợp chất cộng hoá trị

- Số oxi hoá của nguyên tố.

- Phương trình biểu diễn sự hình thành ion từ các nguyên tử tương ứng.

GV nhấn mạnh lại các kiến thức được luyện tập trong tiết họcGV củng cố lại các kiến thức được ôn tập cho HS bằng ứng dụng plickersGV chuyển giao nhiệm vụ:GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực.Chuẩn bị bài 17: Phản ứng oxi hoá khử

Phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, kĩ thuật dạy học trò chơiSản phẩm:I. Kiến thức cần nắm vững 1. So sánh liên kết ion và liên kết cộng hóa trị 2. Cách xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất3. Quy tắc xác định số oxi hóa II. Vận dụng 1. Xác định loại liên kết dựa vào hiệu độ âm điện 2. Xác định điện hóa trị, cộng hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất 3. Xác định số oxi hóa 4. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành ion

+ Thông qua kết quả của từng HS hiện trực tiếp trên màn hình+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS.+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.

14

Page 15: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

Câu hỏi củng cố bằng ứng dụng plickersCâu 1: Trong phân tử NaCl, điện hóa trị của Na và Cl lần lượt là

A. 1-, 1+. B. 1+, 1+.C. 1-, 1-. D. 1+, 1-.

Câu 2: Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện A. 0→<0,4 B. 0,4→<1,7 C. <1,7 D. ≥1,7

Câu 3: Tìm phát biểu sai về liên kết ion :A. Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa 2 ion mang điện tích trái dấu .B. Liên kết ion trong tinh thể NaCl là lực hút tĩnh điện giữa ion Na+ và ion Cl–

C. Liên kết ion là liên kết được hình thành do sự tương tác giữa các ion cùng dấu. D. Liên kết ion là liên kết giữa 2 nguyên tố có hiệu số độ âm điện > 1,7 .

Câu 4: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO4 lần lượt làA. -2, +4, +6. B. 0, +4, +6.C. -2, +2, +4. D. 0, +2, +4.

Câu 5: Cho các nhận định sau:(1) SOH của nguyên tố trong đơn chất bằng 0(2) Số oxi hóa của N trong KNO3 là +3(3) Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường e để trở thành ion dương(4) Cộng hóa trị của O trong H2O là 2Số nhận định đúng làA. 1 B. 2 C. 3 D. 4

VI/ Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực1. Nhận biết

Câu 1: Trong phân tử NaCl, điện hóa trị của Na và Cl lần lượt làA. 1+ và 1-. B. 1+ và 1+. C. 1- và 1-. D. 1- và 1+.

Câu 2: Trong phân tử H2O và O2, cộng hóa trị của O lần lượt làA. 2 và 0. B. 2 và 2. C. 1 và 0. D. 1 và 2.

Câu 3: Cho phân tử CaCl2, hóa trị của canxi trong phân tử đó làA. điện hóa trị 2+.    B. điện hóa trị 2-.  C. điện hóa trị +2.  D. cộng hóa trị 2.

Câu 4: Trong phân tử HNO3, cộng hóa trị của các nguyên tố H, N, O lần lượt làA. 1+; 2-; 4+. B. 1, 4, 2. C. 1+; 4+, 2-. D. +1; -2; +4.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây nguyên tố O không có số oxi hóa là -2?15

Page 16: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

A. H2O. B. OF2. C. CO2. D. NO2.Câu 6: Số oxi hóa của các nguyên tố ở các ion K+, Mg2+, Cl-, S2- lần lượt là

A. -1; -2; +1; +2. B. 1-; 2-; 1+; 2-. C. +1; +2; -1; -2. D. 1+; 2+; 1-; 2-.Câu 7: Trong hợp chất H3PO4, số oxi hóa của P là

A. +3. B. +2. C. +5. D. +4.Câu 8: Số oxi hoá của mangan (Mn) trong hợp chất KMnO4 là

A.+1.                         B.-1.                 C.-5. D.+7.2. Thông hiểu:Câu 9: Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO3, S, SO3, H2S lần lượt là

A. +6; +8; +6; -2. B. +4; 0; +6; -2. C. +4; -8; +6; -2. D. +4; 0; +4; -2.Câu 10: Trong chất sau các hợp, trường hợp nào Cr có số oxi hóa lớn nhất?

A. Cr2(SO4)3. B. CrCl2. C.CrO. D. K2Cr2O7.Câu 11: Số oxi hóa của Zn, Ba, N, C trong Zn, Ba2+, (NH4)2SO4, HCO3

- lần lượt làA. 0, +2, -3, +4. B. 0, -2, -3, +4. C. -2, +4, 0, +3. D. +2, +3, 0, +4.

Câu 12: Trong các hợp chất H2O, Na2O, F2O, Cl2O. Số hợp chất chứa oxi có số oxi hóa +2 là:A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 13: Cộng hóa trị của Clo trong hợp chất nào sau đây là lớn nhất?A. HClO. B. Cl2O7. C. HClO3. D. AlCl3.

Câu 14: Trong ion PO43-, số oxi hóa của P là

A. +3. B. +2. C. +5. D. +4.3. Vận dụng thấp:Câu 15: Cho các hợp chất: NH4

+, NO2, N2O, NO3, N2. Thứ tự giảm dần số oxi hóa của N là

A. N2 > NO3 > NO2 > N2O > NH4

+. B. NO3 > N2O > NO2 > N2 > NH4

+.C. NO3

> NO2 > N2O > N2 > NH4+. D. NO3

> NO2 > NH4+ > N2 > N2O.

Câu 16: Cho một số hợp chất của nguyên tố nitơ: Na3N, NO, N2O, NO2, HNO3, NaNO2, KNO3, NH3 và N2H4. Số các hợp chất trong đó nitơ có số oxi hóa dương là

A. 5.                    B. 6.                  C. 7.                 D. 8.Câu 17: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong hợp chất với oxi, nitơ có cộng hóa trị cao nhất bằng 5.(2) Trong các hợp chất, Flo luôn có số oxi hóa bằng -1.(3) Lưu huỳnh trong hợp chất với kim loại luôn có số oxi hóa là -2.(4) Nguyên tử N trong NH3 và trong NH4

+ có cùng cộng hóa trị là 3 .Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

16

Page 17: Tiết 49: - o2.edu.vn · Web view(3) Các quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tố. (4) Xác định kiểu liên kết trong phân tử dự vào giá trị hiệu

4. Vận dụng cao:Câu 18: Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. Hợp chất khí của R với hidro là RH 3. Hóa trị và số oxi hóa của R trong oxit tương ứng với hóa trị cao nhất lần lượt là

A. 3 và -3. B. 5 và -5. C. 5 và +5. D. 3 và +3.Câu 19: Cho nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1. Trong hợp chất oxit cao nhất thì nguyên tố X không thể có số oxi hóa?

A. +1. B. +2. C.+3. D.+6.Câu 20: Cho nguyên tố X có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p4. Trong hợp chất oxit cao nhất thì nguyên tố X có số oxi hóa?

A. -1. B. -2. C.+3. D.+6.

VII. HỌC LIỆU- Sách giáo khoa Hóa Học 10 ban cơ bản.- Sách bài tập Hóa học 10 cơ bản.- Các bài tập được sưu tập trên mạng.

17