tÓm tẮtpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/skkn-nckhspƯd... · web viewsau khi tổ chức...

45
Đề tài: NÂNG CAO KỸ NĂNG VỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI LỚP LỚN 1, TRƯỜNG MẪU GIÁO CAM PHƯỚC ĐÔNG THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHIỀU Người thực hiện: Mai Thị Thu Hằng Đơn vị: MG Cam Phước Đông 1

Upload: others

Post on 11-Jan-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

Đề tài:

NÂNG CAO KỸ NĂNG VỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO TRẺ 5 - 6

TUỔI LỚP LỚN 1, TRƯỜNG MẪU GIÁO CAM PHƯỚC ĐÔNG THÔNG

QUA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Người thực hiện: Mai Thị Thu Hằng

Đơn vị: MG Cam Phước Đông

1

Page 2: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

TÓM TẮT

Mỗi ngày trẻ đều đến trường, và như vậy phần lớn thời gian trong ngày

trẻ đều trải qua ở trường, ở lớp với cô giáo với bạn bè. Đối với trẻ mầm non nói

chung và trẻ mẫu giáo nói riêng thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải

biết, cần phải được rèn luyện trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế cho

thấy những kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào những năm tháng đầu đời,

chính là những kỹ năng sống như: giao tiếp tự tin, chăm sóc bản thân, sống gọn

gàng ngăn nắp, yêu thương, đồng cảm, chia sẻ, hợp tác, làm việc theo nhóm…

Như vậy, việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi của trẻ, sẽ

giúp giáo viên lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để rèn cho trẻ. Kỹ năng

chăm sóc bản thân là một trong những kỹ năng giúp trẻ lao động tự phục vụ, ý

thức về bản thân. Trong khuôn khổ của đề tài tôi muốn đề cập việc NÂNG CAO

KỸ NĂNG VỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI LỚP LỚN 1, TRƯỜNG

MẪU GIÁO CAM PHƯỚC ĐÔNG THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI

TRONG HOẠT ĐỘNG CHIỀU.

2

Page 3: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

GIỚI THIỆU

Những nghiên cứu đã chứng minh rằng việc giáo dục vệ sinh răng miệng

cho trẻ nếu được định hướng theo hướng phòng bệnh sẽ hiệu quả hơn nhiều so

với hướng điều trị. Răng và nướu lành mạnh đóng góp bằng nhiều cách khác

nhau cho tình trạng sức khỏe chung của trẻ, răng giúp thẩm mỹ (có nụ cười tự

nhiên nếu răng không bị sún), giúp khả năng phát triển ngôn ngữ, phát triển về

mặt xã hội và sự tự tin. Giáo dục cho trẻ biết tầm quan trọng của vệ sinh răng

miệng, sẽ giúp trẻ phòng ngừa được các bệnh về răng miệng.

Đối với các trường mầm non, mẫu giáo thì nội dung giáo dục vệ sinh răng

miệng cho trẻ vẫn được quan tâm, tuy nhiên giáo viên chỉ tổ chức ở dạng hướng

dẫn trẻ đánh răng như một hoạt động học. Qua việc thăm lớp, dự giờ, kiểm tra

chuyên đề trước tác động, tôi chỉ thấy giáo viên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng

miệng bằng bộ mẫu hàm răng và bàn chải. Hình thức khô khan, ít hấp dẫn trẻ.

Để thay đổi hiện trạng trên, trong đề tài nghiên cứu này tôi đã sử dụng hình thức

cho trẻ xem phim hoạt hình, đóng kịch, thành lập đội “Dạy chải răng lưu động”.

Nội dung vệ sinh răng miệng đã có một số tài liệu, sách hướng dẫn. Trong

đề tài này tôi sử dụng tài liệu “Tài liệu tập huấn nha học đường” do Bộ Y tế

Bệnh viện răng hàm mặt TW – TP Hồ Chí Minh, và đĩa phim hoạt hình “Cuộc

phiêu lưu của bác sĩ thỏ”, băng nhạc của “P/S BẢO VỆ NỤ CƯỜI VIỆT

NAM”.

Đề tài nghiên cứu này Tôi muốn thông qua việc sử dụng hình thức “học

bằng chơi”, qua việc tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, sinh động đó, trẻ sẽ

thấy thích thú khi chải răng hàng ngày.

3

Page 4: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

I/ PHƯƠNG PHÁP:

1/ Khách thể nghiên cứu:

Trường Mẫu giáo Cam Phước Đông là một trong 18 trường mầm non,

mẫu giáo công lập. Trường có số lượng trẻ đông nhất Thành phố Cam Ranh

(390 cháu), trường chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi, số trẻ xuất thân

từ thành phần gia đình làm nghề nông là chính chiếm: 82%, gia đình làm nghề

khác (buôn bán, thợ hồ ...) chiếm: 9,5%, gia đình là cán bộ công chức chiếm:

8,5%. Con em đồng bào dân tộc: 89/390 cháu – tỷ lệ: 22,8%. Khi thực hiện đề

tài này có những thuận lợi và khó khăn sau:

Thuận lợi :

- Được sự quan tâm của lãnh đạo phòng Giáo dục và đào tạo thành phố

Cam Ranh trong xây dựng cở sở vật chất của trường, mà đặc biệt là sự chỉ đạo,

hướng dẫn, tạo điều kiện về mọi mặt của bộ phận chuyên môn ngành học mầm

non thành phố Cam Ranh.

- Đội ngũ CBQL, GV đã được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về

chuyên đề giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ. Giáo viên năng nổ, nhiệt tình, có

trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn.

- Giáo viên dạy ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng có trình độ chuyên

môn đạt chuẩn và trên chuẩn (chuẩn bị thi tốt nghiệp Đại học từ xa vào tháng

6/2012).

+ Cô Nguyễn Thị Lệ Uyên – Gv lớp lớn 1 – Cao đẳng SPMN

(nhóm thực nghiệm)

+ Cô Nguyễn Thị Bích Loan – Gv lớp lớn 2 – Trung cấp SPMN

(nhóm đối chứng)

- Trẻ đến trường được phân vào các khối lớp đúng theo độ tuổi của trẻ

(một vài lớp lớn có từ 6 - 7 cháu 4 tuổi). Trẻ tiếp thu kiến thức, rèn luyện các kỹ

năng không được kế thừa từ lứa tuổi nhỏ (đa số phụ huynh để trẻ đến tuổi MG

lớn (5 -6 tuổi) mới cho đi học).

4

Page 5: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

* Bảng 1: Số lượng trẻ ở 2 lớp

Lớp Tổng số Nam Nữ Kinh Dân tộc

Lớn 1 35 18 17 35 /

Lớn 2 35 16 19 35 /

Khó khăn :

- Đa số học sinh chưa qua chương trình mẫu giáo bé - nhỡ, nên việc tiếp

thu kiến thức kỹ năng còn hạn chế.

- Một số điểm lớp chưa có nguồn nước để cháu thực hiện khâu vệ sinh cá

nhân hàng ngày (điểm Suối Hai, Bà Hùng).

- Giáo viên còn tập trung nhiều vào các hoạt động giáo dục (theo nội dung

chương trình đã xây dựng), chưa nghiên cứu và chưa đầu tư nhiều vào nội dung

giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ.

- Đa số cháu là con gia đình lao động, nghèo nên hạn chế trong việc quan

tâm chăm sóc giáo dục cháu, và phụ huynh chưa thật quan tâm đến việc vệ sinh

răng miệng cho trẻ, cứ nghĩ trẻ còn nhỏ, lớn lên sẽ tự khắc biết đánh răng.

2/ Thiết kế nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu:

- Đề tài này tôi thực hiện trên trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi).

- Tôi chọn lớp lớn 1 - Trường mẫu giáo Cam Phước Đông - Thành phố

Cam Ranh

* Chọn nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng:

Chọn tất cả trẻ trong 2 lớp: lớp lớn 1 là nhóm thực nghiệm và lớp lớn 2 là

nhóm đối chứng. Đối với trường mẫu giáo việc kiểm tra trẻ không đánh giá bằng

điểm số mà đánh giá bằng chỉ số, bằng kết quả đạt hay không đạt yêu cầu. Vì

vậy, để có điểm số đo lường cho đề tài này tôi xin đưa ra mốc điểm như sau:

- Trẻ đạt yêu cầu có điểm từ 5 - 9 (số điểm được giới hạn để tính đối với

những trẻ thực hiện thao tác đúng, gọn gàng hay thao tác còn hơi lúng túng …)

- Trẻ không đạt yêu cầu có điểm từ < 5

5

Page 6: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

Tôi dùng bài kiểm tra chuyên đề vệ sinh “thao tác đánh răng” làm bài

kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của 2 lớp có

sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T- test để kiểm chứng sự chênh

lệch giữa điểm số trung bình của 2 lớp trước khi tác động.

* Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương

Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Chênh lệch

Điểm trung bình cộng 5.49 5.63 0.14

Giá trị của T-test : P= 0,523

P= 0,523 > 0,05

Từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm thực nghiệm

và đối chứng là không có ý nghĩa,

2 nhóm được coi là tương đương.

* Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu

Nhóm KT trước tác động Tác động KT sau tác động

Thực nghiệm 01

Rèn kỹ năng vệ sinh

răng miệng có sử

dụng trò chơi

03

Đối chứng 02

Rèn kỹ năng vệ sinh

răng miệng không

sử dụng trò chơi

04

3/ Qui trình nghiên cứu:

Trẻ mẫu giáo thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm,

qua luyện tập thực hiện hàng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ. Tuy nhiên

việc học của trẻ muốn đạt được hiệu quả thì cần phải thông qua chơi: “học bằng

chơi, chơi mà học”. Vì vậy, tôi muốn tác động đến rèn kỹ năng vệ sinh răng

6

Page 7: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

miệng cho trẻ bằng cách thông qua việc tổ chức trò chơi trong hoạt động chiều:

xem phim hoạt hình có nội dung về giáo dục vệ sinh răng miệng, thành lập đội

“Dạy đánh răng lưu động”, phát tờ rơi.

Như vậy ở lớp lớn 2 là nhóm đối chứng, lớp này do cô Nguyễn Thị Bích

Loan phụ trách, sẽ tổ chức hướng dẫn trẻ đánh răng không sử dụng xem phim,

không thành lập đội “Dạy đánh răng lưu động”.

Còn lớp lớn 1 là nhóm thực nghiệm, do cô Nguyễn Thị Lệ Uyên phụ

trách, sẽ tổ chức hướng dẫn trẻ thao tác vệ sinh răng miệng thông qua việc tổ

chức trò chơi trong hoạt động chiều: xem phim, thành lập đội “Dạy đánh răng

lưu động”. .. * Bảng 4: Thời gian tiến hành thực nghiệm sẽ tổ chức vào một số buổi hoạt động chiều. Cụ thể:

Thời gian Chủ đề Lớp Nội dung hoạt động

Thứ sáu

- 07/10/2011

- 21/10/2011

Gia đình thân yêu của bé Lớn 1-Xem phim hoạt hình”Cuộc phiêu

lưu kỳ thú”

-Tại sao răng quan trọng?

Thứ sáu

- 09/12/2011

- 23/12/2011

Thế giới thực vật xung

quanh bé

+ Em yêu chú Bộ đội

Lớn 1 -Làm thế nào để cho răng sạch?

- Xem kịch 2 chú thỏ con

Thứ sáu

- 10/02/2012

- 24/02/2012

Động vật đó đây Lớn 1

- Em không sợ hãi khi đi chữa

răng

-Thành lập đội “Dạy chải răng

lưu động”

Thứ sáu

- 30/3/2012

- 27/4/2012

Bé cùng khám phá Nước

và Hiện tượng tự nhiên

PH và

cháu

lớn 1

- Phát tờ rơi cho phụ huynh là

bảng điểm “Bé ơi! hãy chải răng”

- Nên ăn thức ăn tốt cho răng

4/ Đo lường và thu thập dữ liệu:

7

Page 8: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

Thực hiện đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng công cụ để đo là dựa vào một

số chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi của Bộ GD&ĐT (Ban hành kèm

theo thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng

Bộ GD&ĐT) và một số nội dung trong kết quả mong đợi, mục tiêu cuối độ tuổi

trẻ 5 - 6 tuổi của lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, từ đó xây dựng

mốc điểm để đánh giá.

- Bài kiểm tra trước tác động là kiểm tra chuyên đề “thao tác đánh răng”

vào ngày 04/10 và 05/10/2011 đối với cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng (do

bản thân tôi và Phó Hiệu trưởng chuyên môn phụ trách)

- Kiểm tra sau tác động tôi căn cứ vào mục tiêu cuối độ tuổi, kết quả

mong đợi, và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.

- Dựa vào bảng điểm “Bé ơi! hãy chải răng” mà tôi phát cho tất cả phụ

huynh cả 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.

Sau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng.

Tôi thu lại các bảng điểm đã phát cho phụ huynh (nội dung sẽ trình bày ở phần

phụ lục), sau đó cùng giáo viên của 2 lớp tiến hành chấm điểm theo parem đã

qui định (tôi tự xây dựng)

II/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:

8

Page 9: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

* Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Mức độ

của cháu

Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Giỏi

(Mức I)0/35 0% 8/35 22,8% 0/35 0% 01/35 2,9%

Khá

(Mức II)07/35 20% 22/35 62,9% 5/35 14,3% 20/35 57,1%

Trung bình

(Mức III)25/35 71,4% 5/35 14,3% 24/35 68,6% 14/35 40%

Yếu

(Mức IV)03/35 8,6% 0/35 0% 06/35 17,1% 0/35 0%

Thực nghiệm sau tác động Đối chứng sau tác động Chênh lệch

TBC 7.66 6.71 0.94

Độ lệch

chuẩn1.08 0.99

Giá trị

của

T-test: p=

0.00015

Chênh

lệch GT

TB chuẩn

(SMD)

0.95

* Mức I: cháu đạt điểm từ 9 - 10

* Mức II: cháu đạt điểm từ 7 - 89

Page 10: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

* Mức III: cháu đạt điểm từ 5 - 6

* Mức IV: cháu đạt điểm từ < 5

P = 0,00015 < 0,05

* Kết luận: sự chênh lệch điểm trung bình sau tác động của 2 nhóm thực

nghiêm và đối chứng rất có nghĩa (do tác động)

SMD = 0,95 (trong khoảng 0,80 -> 1,00: Lớn)

Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động đến kết quả thực hiện

kỹ năng của nhóm thực nghiệm là lớn.

III/ BÀN LUẬN

10

Page 11: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

Qua khảo sát của Viện răng - hàm - mặt cho thấy: ở độ tuổi từ 6 – 8 tuổi

tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn chiếm khoảng 25%; độ tuổi 9 – 10 tỷ lệ này đã tăng lên

hơn 54%; và người lớn chúng ta thì tỷ lệ sâu răng là 90%. Với những con số giật

mình này, chúng ta đang được coi là nước có tỷ lệ người bị viêm răng cao nhất

thế giới. Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Thứ nhất là nồng độ

flour trong nước của Việt Nam hiện chỉ đạt mức 0,4pmm (chưa bằng ½ tiêu

chuẩn quốc tế). Thứ hai quan trọng hơn là ý thức của chúng ta, coi chuyện răng

miệng là chuyện nhỏ. Ước tính 80% người dân hầu như không bao giờ đi khám

bệnh về răng miệng.

Đánh răng là một trong những phương pháp chăm sóc và bảo vệ răng hữu

hiệu. Nhưng không phải ai cũng nắm được phương pháp đánh răng khoa học:

khi nào bắt đầu đánh răng, thời gian mỗi lần đánh răng, cách đánh răng đúng

cách, đánh răng mấy lần một ngày là đủ, bao lâu phải thay bàn chải ... và các

chuyên gia nha khoa cũng cho biết việc dạy trẻ cách đánh răng là một phần quan

trọng của vệ sinh răng miệng, và trẻ cần được người lớn hướng dẫn và giám sát

cho đến khoảng 6 tuổi.

Nhiều bậc cha mẹ không mấy quan tâm đến việc giữ gìn răng sữa cho

con, vì hầu hết nghĩ rằng vài năm sau răng sữa cũng sẽ thay bằng 1 hàm răng

mới, khi đó giữ gìn cũng không muộn. Nhưng trên thực tế, răng sữa ngoài vai

trò quan trọng trong việc tập nhai thức ăn trong những năm đầu đời còn có sự

ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

Việc giáo dục kỹ năng vệ sinh răng miệng cho trẻ trong trường mầm non

có ý nghĩa rất quan trọng. Giúp trẻ có kinh nghiệm trong lao động tự phục vụ,

giúp trẻ tự tin, chủ động trong việc chải răng hàng ngày.

IV/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

1/ Kết luận:

11

Page 12: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

Để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện nội dung giáo dục vệ sinh

răng miệng cho trẻ, là cán bộ quản lý của nhà trường tôi luôn tham khảo, tìm tòi

và suy nghĩ ra những cách thức tổ chức sao cho phù hợp, hiệu quả với lứa tuổi

của trẻ. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường tôi thường đưa ra một

số tình huống để kiểm chứng xem việc giáo viên nắm bắt cách giải quyết, ứng

xử của giáo viên như thế nào … từ đó tôi cùng giáo viên tìm ra các phương pháp

tổ chức, tận dụng những điều kiện thực tiễn phù hợp và hiệu quả. Qua thời gian

chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên tổ chức, thực hiện lồng ghép nội dung giáo dục vệ

sinh răng miệng cho trẻ tại trường, bản thân tôi nhận thấy đạt được những kết

quả sau:

- Trẻ biết các mốc đánh răng trong ngày (sáng: sau khi ngủ dậy, tối: trước

khi đi ngủ, và sau bữa ăn ...), biết tự đánh răng. Thao tác đánh răng đúng, gọn

gàng.

- Qua thực hiện bảng điểm “Bé ơi! hãy chải răng” đã để lại cho chúng ta

những ấn tượng thật sâu sắc mà đặc biệt đem lại cho phụ huynh sự bất ngờ, cảm

thông, chia sẽ với Bậc học mầm non này.

Phát động phong trào thi đua sử dụng phần mềm Power Point làm một số

hình ảnh, trò chơi để trình chiếu cho hấp dẫn trẻ, và phải chú ý đến điểm thẩm

mỹ, phù hợp với lứa tuổi trẻ.

2/ Khuyến nghị:

* Đối với các cấp lãnh đạo:

- Trang bị thêm một số tài liệu, tranh, ảnh có nội dung giáo dục vệ sinh

răng miệng cho trẻ mẫu giáo.

- Mỗi lớp cần có một bộ mẫu hàm răng và bàn chải lớn.

* Đối với giáo viên:

- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tham khảo tài liệu, sách báo, trang

web để có thêm kiến thức về vệ sinh răng miệng và biết vận dụng vào hoạt

động thực tiễn.

- Tuyên truyền, vận động mời phụ huynh tham gia cùng cô giáo trong các

hoạt động của trẻ (chú ý hoạt động vệ sinh răng miệng).

12

Page 13: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

* Đối với phụ huynh:

Quan tâm đến các nội dung mà giáo viên trao đổi, phối hợp chặt chẻ giữa

gia đình và nhà trường, tạo sự giáo dục đồng bộ để trẻ phát triển toàn diện cả về

thể chất và tinh thần, bởi “Cây giáo dục chỉ đơm hoa thơm và kết trái ngọt khi

có sự chăm sóc và vun xới của nhà trường, gia đình và xã hội”.

13

Page 14: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- “Tài liệu tập huấn nha học đường” do Bộ Y tế Bệnh viện răng hàm mặt

TW – thành phố Hồ Chí Minh.

- Đĩa phim hoạt hình “Cuộc phiêu lưu kỳ thú” của Công ty Colgate -–

Palmolive.

- Băng nhạc của “P/S BẢO VỆ NỤ CƯỜI VIỆT NAM”.

PHỤ LỤC14

Page 15: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011

TỔ CHỨC CHO TRẺ XEM PHIM HOẠT HÌNH

“Cuộc phiêu lưu kỳ thú”* Mục đích yêu cầu:

- Trẻ thích thú xem phim “Cuộc phiêu lưu kỳ thú”. Biết lắng nghe cô đặt

câu hỏi và trả lời câu hỏi của cô theo nội dung phim. Hiểu được vì sao răng bị

sâu?

- Rèn kỹ năng tập trung, chú ý và trả lời câu hỏi và nói trọn câu.

- Giáo dục trẻ hiểu được những gì cần phải làm, để giữ cho nụ cười luôn

tươi sáng và hàm răng thật khỏe mạnh. Thể hiện cảm xúc, thái độ phù hợp khi

xem phim.

* Chuẩn bị:

- Màn hình chiếu, đèn chiếu.

- Đĩa phim “Cuộc phiêu lưu kỳ thú”

- Máy casset, băng nhạc của “P/S BẢO VỆ NỤ CƯỜI VIỆT NAM”

* Cách tiến hành:

@ Hoạt động 1: Thu hút trẻ vào hoạt động

- Cô cùng trẻ trò chuyện về những lần được đi chơi, đi công viên, khu vui

chơi, siêu thị …cho trẻ kể về một vài trò chơi ở những nơi đó.

- Cô sơ lược về bộ phim mà trẻ sắp được xem: bộ phim kể về chuyến

dạo chơi của một lớp học, đến công viên giải trí và ở đó, các bạn đã tham gia

15

Page 16: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

một chuyến phiêu lưu đặc biệt. Chúng ta cùng xem cuộc phiêu lưu của những

người bạn đó như thế nào?…

@ Hoạt động 2 : cô cùng trẻ xem phim

- Cho cháu ngồi thoải mái xung quanh cô, cô và cháu cùng nhìn lên màn

hình theo dõi phim (nhắc trẻ khoảng cách ngồi trước màn hình).

- Trong khi xem phim cô giao nhiệm vụ cho trẻ chú ý tìm hiểu những

điều sau:

+ Mỗi ngày cháu nên chải răng mấy lần?

+ Tại sao chúng ta phải chải răng?

+ Bao lâu chúng ta nên đến bác sĩ khám răng một lần?

+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ăn bánh kẹo ngọt và dính?

+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sử dụng bàn chải cũ?

- Sau khi trẻ xem phim xong, cô đàm thoại cùng trẻ .

+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu các em chọn bánh kẹo khi ăn vặt(đường

kết hợp với mảng bám vi khuẩn sinh ra axít tấn công răng của ta …khi đó sẽ bị

sâu răng).

+ Bác sĩ thỏ đã bảo các bạn trẻ nên chải răng như thế nào?

+ Bác sĩ thỏ dặn khi nào thì chải răng? (trước khi đi ngủ, sáng sau

khi ngủ dậy, và bất cứ khi nào có thể sau khi ăn vặt các thức ăn ngọt và dính)

+ Khi nào nên đến nha sĩ khám răng? (ít nhất mỗi năm hai lần)

- Cho trẻ xem lại bộ phim và trò chuyện cùng trẻ.

- Giáo dục trẻ theo nội dung của bộ phim:

@ Hoạt động 3: Trẻ hát vận động theo nhạc

- Cô mở nhạc bài hát ”Cùng đánh răng” và cùng trẻ vừa hát vừa vận

động theo bài hát.

* Chuyển hoạt động : Cô cho cháu ra sân chơi.

Thứ sáu ngày 07 tháng 10 năm 2011

16

Page 17: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

TẠI SAO RĂNG QUAN TRỌNG

* Mục đích yêu cầu:

- Trẻ hiểu được chức năng của răng là giúp nhai nhỏ thức ăn, ăn ngon

miệng, nói rõ, có gương mặt đẹp, nụ cười tươi.

- Hình thành kỹ năng chải răng đúng: chải từng hàm, từng mặt của răng

- Giáo dục cháu phải đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và ăn ít bánh

kẹo ngọt

* Chuẩn bị:

- Tranh in em bé cười, ăn cơm

- Hàm răng đẹp, hàm răng sâu; Mẫu hàm bàn chải và bàn chải

- Cô thuộc câu chuyện “Một cô công chúa”

* Cách tiến hành:

@ Họat động 1: Thu hút trẻ vào hoạt động

- Cả lớp cùng cô hát bài “Bé đánh răng”

- Cô giới thiệu và kể câu chuyện “Một cô công chúa”.

- Sau đó đàm thoại về nội dung câu chuyện

+ Cô kể câu chuyện nói về ai? (về một cô công chúa) Công chúa ấy thế

nào? (xinh đẹp nhưng lười chải răng)

+ Công chúa đã bị làm sao? (đau răng) Tại sao công chúa bị đau răng? (vì

ngậm kẹo suốt ngày)

+ Bác sĩ thấy răng công chúa làm sao? (hôi miệng, răng có lỗ sâu)

+ Hằng ngày các cháu ăn xong phải làm gì? Đánh răng lúc nào?

+Răng dùng để làm gì? ( để nhai, cắn thức ăn… ) Cô giải thích thêm răng

giúp nói đúng, hát hay.

+Cô đưa ra hình hàm răng đẹp, răng sâu và cho cháu nhận xét cháu thích

có hàm răng nào?

- Cho các cháu nói theo cô: Răng có nhiệm vụ: cắn, nhai nhỏ thức ăn,

giúp cháu nói đúng, hát hay, có gương mặt đẹp nụ cười tươi

@ Hoạt động 2 : Bé làm bác sĩ khám răng

17

Page 18: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

- Từng 2 cháu há miệng cho nhau xem răng . Các cháu nhận xét răng ai

đẹp, răng ai bị sâu

@ Hoạt động 3 : Cô chải mẫu trên mô hình hàm răng

- Cô vừa chải vừa hướng dẫn cách đánh răng: Mặt ngoài của hàm trên

chải từ trên xuống, hàm dưới đánh từ dưới lên; mặt trong cũng tương tự như

vậy; hai bên là xoáy tròn từ trên xuống dưới

- Cho cháu nhắc lại cách đánh răng

Kết thúc chuyển họat động : Hát bài “Bé đánh răng”

Thứ sáu ngày 09 tháng 12 năm 2011

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHO RĂNG SẠCH ?

18

Page 19: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

I/ YÊU CẦU:

- Cháu biết cách chải răng , biết chọn những món ăn tốt cho răng và khám răng

theo định kỳ.

- Rèn cho trẻ thói quen chải răng, rèn khả năng tự phục vụ bản thân, khả năng

chú ý lắng nghe,…

- Giáo dục không ăn nhiều bánh kẹo, thường xuyên chải răng sau mỗi bữa ăn

và sau khi ngủ dậy.

II/ CHUẨN BỊ:

- Tranh vẽ em bé đang chải răng có hàm răng đẹp, em bé bị sâu răng và sưng

mặt.

- Mẫu hàm và bàn chải mẫu.

- Mỗi cháu 1 bàn chải và kem đánh răng.

III/ CÁCH TIẾN HÀNH:

- Cho cháu vận động theo nhạc bài” Dậy đi thôi”

- Cô dẫn dắt chuyển hoạt động.

Hoạt động 1 : Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé

- Cho trẻ kể tên và chức năng của từng bộ phận trên cơ thể bé.

- Cô dẫn dắt hỏi trẻ: Răng dùng để làm gì? Vì sao có bạn sâu răng?

- Để có hàm răng chắc, khoẻ cháu phải làm gì?

- Dẫn dắt cho trẻ xem tranh về em bé chải răng có hàm răng đẹp; em bé bị sâu

răng…

- Cô tóm tắt và giáo dục trẻ.

Hoạt động 2: Làm mẫu

- Cô chải răng trên hàm mẫu cho trẻ xem.

- Vừa chải vừa nói cách chải.

- Cho cháu nhắc lại cách chải răng.

Hoạt động 3: Cháu thực hành

- Cho cháu thực hành theo nhóm.

- Cô theo dõi, nhắc nhở trẻ thực hiện.

- Nhận xét sau khi trẻ thực hiện.

19

Page 20: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

- Cho cháu chơi “ Cười xem răng ai trắng hơn”

Thứ sáu, ngày 23 tháng 12 năm 2011

Kịch “ HAI CHÚ THỎ CON”

20

Page 21: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ thích thú xem kịch, hiểu được tính cách của nhân vật Thỏ Anh, Thỏ Em,

Bác sĩ Gấu.

- Rèn sự tập trung chú ý ghi nhớ.

- Giáo dục cháu chải răng ở các thời điểm chính. Chọn thức ăn vừa tốt cho răng

vừa làm sạch răng. Đi chửa răng sớm và khám răng thường xuyên định kỳ.

II. Chuẩn bị:

- Sân khấu diễn rối

- Rối Bác sĩ Gấu, Thỏ anh, Thỏ Em

III. Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Thu hút trẻ vào hoạt động

- Lớp hát vận đông theo nhạc bài “Chú Thỏ con”

- Cô làm người dẫn chương trình giới thiệu: Đoàn diễn rối của trường mẫu giáo

Cam Phước Đông về biểu diễn cho các cháu lớp Mẫu giáo Lớn 1 xem vở kịch:

“Hai chú Thỏ con”

* Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ xem kịch, đàm thoại.

- Cô diễn vở kịch rối “Hai chú Thỏ con”cho trẻ xem 1 lần.

- Đàm thoại:

+ Cháu vừa xem vở kịch gì?

+ Trong gia đình Thỏ có những ai?

+ Thỏ Anh thì thế nào? Còn Thỏ Em thì sao?

+ Kết quả mọi người khen Thỏ Anh như thế nào? Còn Thỏ Em thì sao?

+ Vì sao Thỏ Em bị nhức răng?

+ Các con phải làm thế nào để cho răng luôn sạch đẹp?

- Cô tóm tắt nội dung vở kịch: Hai anh em Thỏ mỗi người có một tính

cách riêng. Thỏ Anh thì siêng làm, chăm học, biết chải răng thật sạch sau khi ăn

nên răng Thỏ Anh lúc nào cũng rất sạch, đẹp và không bị sâu. Còn Thỏ Em thì

trái lại: ham chơi, rất thích ăn quà bánh kẹo ngọt, mà lại rất lười chải răng nên

răng của Thỏ Em rất xấu, dơ và bị sâu nhiều lỗ làm Thỏ Em đau nhức vô cùng,

21

Page 22: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

đến nổi không thể ăn, ngủ, học được mà chỉ khóc thôi. Thỏ Anh được mọi người

rất yêu mến. Còn Thỏ Em sau khi được Bác sĩ Gấu khám và chửa răng, Thỏ Em

đã biết nghe lời Bác sĩ dặn: Đánh răng thật sạch sau khi ăn sáng, trưa, chiều, tối

và trước khi đi ngủ. Dùng nước xúc miệng ngay sau khi ăn khi không mang theo

bàn chải, rồi về nhà chải răng kỹ sau khi ăn. Bớt ăn kẹo, bánh ngọt. Nên ăn trái

cây tươi có nhiều nước và xơ giúp chải răng như; cam, bưởi, mận, củ sắn ...Từ

đó về sau, răng của Thỏ Em cũng giống như Thỏ Anh vậy, hao anh em Thỏ răng

đều rất sạch, đẹp và không bao giờ bị nhức răng.

- Cô giáo dục trẻ giử vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng như lời dăn của Bác sĩ

Gấu để răng luôn được trắng đẹp.

* Hoạt động 3: Kết thúc

- Lớp hát vận đông bài “ Bài ca chải răng”

Thứ sáu, ngày 10 tháng 02 năm 2012

EM KHÔNG SỢ HÃI KHI ĐI CHỮA RĂNG

22

Page 23: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ hứng thú nghe truyện “Gấu con đi chữa răng”, trẻ hiểu được sự ích lợi của

việc đi khám và chửa răng sớm.

- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏitrọn câu, sự tập trung chú ý ghi nhớ. Phát triển vốn

từ: Nha khoa.

- Giáo dục cháu tính gan dạ, không sợ sệt khi đến phòng Nha khoa.

II. Chuẩn bị:

- 3 bộ dụng cụ của Phòng Nha khoa: Gương , kẹp gắp, gòn…

- 3 bộ quần áo, mũ bác sĩ

III. Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Thu hút trẻ vào hoạt động

- Lớp cùng cô hát vận động bài “ Đố bạn”. Trò chuyện:

+ Bài hát có nhắc đến những con vật gì?

- Cô giới thiệu gợi ý cháu nghe truyện: “Gấu con đi chữa răng”

* Hoạt động 2: Kể chuyện “Gấu con đi chữa răng” . Đàm thoại:

+ Câu chuyện kể về ai? (Gấu con)

+ Gấu con là người như thế nào? (Gấu con thích ăn bánh kẹo có nhiều mật ngọt

mà lại lười chải răng)

+ Chuyện gì đã xảy ra với Gấu con? ( Gấu con bị sâu răng, nhưng lại sợ hãi khi

phải đi chửa răng)

+ Tại sao Gấu con lại bị đau nhức răng? (Vì Gấu con ăn nhiều bánh kẹo ngọt và

mật ong nên bị sâu răng, nhưng Gấu con dấu mẹ nên không được đi điều trị

sớm)

+ Cô Bác sĩ đã chửa răng cho Gấu con như thế nào? Có đau không? (cô bác sĩ đã

chửa răng cho Gấu con nhẹ nhàng nên Gấu con không còn sợ hãi khi đi chửa

răng)

+ Cô Bác sĩ đã dặn dò Gấu con những việc gì?(Bác sĩ dặn: Gấu con không nên

ăn vặt, bánh kẹo, mật ong nhiều. Nên ăn trái cây tươi tốt cho răng: cam, mận,

bưởi, đu đủ…)

23

Page 24: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

+ Gấu con tự nhủ mình sẽ làm gì? (Gấu con tự nhủ từ nay sẽ cẩn thận giử vệ

sinh răng miệng, và đến phòng khám Nha khoa để khám chửa răng sớm mỗi

năm ít nhất 2 lần)

+ Khi đi chữa răng các con có sợ không?

+ Tại sao ta không nên sợ khi đi chửa răng?

+ Ta cần phải làm gì đối với răng của chúng ta? ( Phải chải răng liền ngay sau

khi ăn, tối trước khi ngủ. Khi thấy có đốm đen nhỏ phải đi khám chửa răng

ngay. Trở lại khám răng định kỳ 6 tháng / lần)

+ Phòng Nha khoa có ích lợi gì?(Phòng khám Nha khoa là nơi chửa răng và

hướng dẫn ta cách phòng bệnh về răng rất hữu ích)

+ Ta nên đến phòng nha khoa khi nào? (Ta nên đến phòng khám Nha khoa khi

răng mới chớm đau, mới có đốm đen để được khám và điều trị kịp thời, tránh

khỏi bị nhức răng, Nên trở lại tái khám định kỳ và thường xuyên)

- Cô giáo dục : các cháu hãy can đảm, mạnh dạn khi đến bác sĩ khám, chửa răng.

Không để như Gấu con nhút nhát không dám đi khám răng nên bị đau nhức. Gấu

con sau khi đi khám chửa răng đã không còn sợ sệt nữa, các cháu phải bắt chước

như Gấu con nhé.

* Hoạt động 3: Bé chơi “Bé làm Bác sĩ khám răng”

- Cô giới thiệu “Đội khám răng lưu động” đến thăm khám răng cho lớp ta.

- Mời mỗi tổ 1 bạn lên khám răng.

- Đổi vai chơi, tổ chức cháu chơi vài lượt.

* Kết thúc: chuyển hoạt động, hát bài: “Bé đánh răng”

Thứ sáu ngày 24 tháng 02 năm 2012

TỔ CHỨC CHO TRẺ THÀNH LẬP ĐỘI

24

Page 25: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

“Dạy đánh răng lưu động”

* Cô tập trung trẻ lại và cùng trẻ:

- Trò chuyện về việc thành lập đội “Dạy chải răng lưu động”. Cô nói yêu

cầu cần thực hiện của đội, và cho trẻ xung phong vào đội.

- Cô mời một trẻ lên nói lại cách chải răng cho các bạn cùng nghe.

- Cô yêu cầu đội “Dạy đánh răng lưu động” chuẩn bị trang phục và dụng

cụ, sau đó trình bày cho cả lớp cùng xem. Cô cho trẻ nhận xét, cô khái quát lại.

- Cho trẻ ngồi theo nhóm, và đội “Dạy đánh răng lưu động” sẽ đến từng

nhóm để dạy cách chải răng cho trẻ.

- Sau khi đội “Dạy đánh răng lưu động” đến tất cả các nhóm chơi, cô tập

trung trẻ lại và cùng trẻ nhận xét trò chơi.

* Tổ chức thành lập đội “Dạy đánh răng lưu động”

cho các em lớp nhỡ 1 và nhỡ 2 (vào ngày 29/02/2012)

Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2012

TỔ CHỨC PHÁT TỜ RƠI CHO PHỤ HUYNH

25

Page 26: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

“Bé ơi! hãy chải răng”

* Mục đích yêu cầu:

- Giúp đánh giá được việc trẻ có chải răng thường xuyên hàng ngày

không?

- Trẻ biết đánh dấu vào ô thể hiện buổi sáng và buổi tối khi trẻ thực hiện

chải răng.

- Rèn cho trẻ kỹ năng chải răng đúng thao tác, gọn gàng.

- Giáo dục trẻ có thói quen thực hiện công việc đúng thời gian qui định.

* Chuẩn bị:

- 70 tờ rơi là bảng điểm “Bé ơi! hãy chải răng”

* Cách tiến hành:

@ Hoạt động 1: Thu hút trẻ vào hoạt động

Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ kể tên những bài hát có từ “chải răng”,

“đánh răng” mà trẻ biết :

+ Thằng tí sún

+ Cùng đánh răng

+ Tôi là cái răng

+ Bé đánh răng

Cô cùng trẻ hát một trong những bài trên, đàm thoại về nội dung bài hát

@ Hoạt động 2 : Trò chuyện cùng trẻ về tờ rơi

Cô cho trẻ xem tờ rơi và nói cho trẻ biết: đây là bảng điểm để chấm điểm

khi trẻ chải răng sáng, tối.

Cô giới thiệu về bảng điểm: bảng có tên là “Bé ơi! hãy chải răng” có các

ngày trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu, và 4 cột thể hiện 4 tuần trong tháng.

- Biểu tượng ông mặt trời là nhắc cháu đánh răng vào buổi sáng lúc ngủ

dậy

- Biểu tượng nửa mặt trăng là nhắc cháu đánh răng vào buổi tối trước khi

đi ngủ.

26

Page 27: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

- Dưới ông mặt trời và mặt trăng có 2 ô chữ nhật, mỗi khi đánh răng cháu

dùng viết đánh dấu vào ô để biết hôm đó cháu đã đánh răng mấy lần, đánh đủ số

lần qui định chưa.

Qua 1 tháng các cháu sẽ nộp lại bảng điểm này cho cô để xem cháu nào

giỏi, ngoan đánh răng đúng thời gian.

@ Hoạt động 3: Cô phát tờ rơi cho phụ huynh (đối với cả 2 nhóm thực

nghiệm và đối chứng)

Thứ sáu, ngày 27 tháng 04 năm 2012

27

Page 28: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

NÊN ĂN THỨC ĂN TỐT CHO RĂNG

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ hứng thú nghe truyện “Bạn Tí sún răng”, trẻ biết phân loại và lựa

chọn các thức ăn tốt cho răng. Biết tránh những loại thức ăn không tốt cho răng.

Biết chải răng sạch ngay sau khi ăn.

- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi mạch lạc, sự tập trung chú ý ghi nhớ.

- Giáo dục cháu giử vệ sinh răng miệng sạch sẽ..

II. Chuẩn bị:

- Tranh các loại thực phẩm có nhiều chất béo, sinh tố, trái cây, trứng, tôm,

cua, sò, ốc, rau, quả

- Các loại rau, củ, quả bằng nhựa, một số bánh, kẹo, lon nước ngọt…

- 3 loại: xắc xô, lục lạc, trống .

- Quà thưởng cho các đội: bàn chải đánh răng

III. Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Thu hút trẻ vào hoạt động

- Lớp cùng cô hát vận động bài “Thằng Tí sún”. Trò chuyện:

+ Bài hát nhắc đến ai?

- Cô gợi ý giới thiệu cháu nghe truyện: “Bạn Tí sún răng”

* Hoạt động 2: Kể chuyện “Bạn Tí sún răng”

- Cô kể chuyện cho cháu nghe 1 lần.

- Cô tóm tắt: Bạn Tí vì thích ăn quà vặt, bánh kẹo ngọt nhưng lại lười

đánh răng nên đã bị đau răng, phải nhổ bỏ nhiều răng nên có tên là Tí sún. Sau

khi được Bác sĩ khám điều trị, bạn Tí sún đã biết làm theo lời dặn của Bác sĩ nên

Tí không còn bị đau răng nữa, nơi chiếc răng đã nhổ giờ mọc lên những chiếc

răng vĩnh cửu mới thật chắc và đẹp. Đó là:

+Chải răng liền ngay sau khi ăn và trước khi đi ngủ để răng được sạch.

+Dùng kem có Fluor để chải răng hàng ngày.

+Tí không nên ăn quà vặt, bánh kẹo ngọt nữa mà chỉ để dành lúc ăn cơm

xong Tí ăn tráng miệng thêm thôi.

+Tí đem theo trái cây tươi như: cam, bưởi, mận, táo…để ăn ở trường.

28

Page 29: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

+Khi thấy răng có đốm đen nhỏ Tí phải nói với mẹ đưa Tí đi khám răng

và điều trị sớm.

+Trở lại khám răng định kỳ 6 tháng / lần dù răng chưa đau.

* Hoạt động 3: Trò chơi “Thi Xem ai giỏi nhất”

- Cô phổ biến cách chơi: các cháu chia 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn làm

đội trưởng. các đội nghe cô đặt câu hỏi, hội ý trong 5 giây. Hết thời gian, đội

nào có tín hiệu trước sẽ dành quyền trả lời.

- Luật chơi: Nếu đội nào trả lời đúng được thưởng một bàn chải đánh

răng. Nếu trả lời sai đội bạn có quyền rung tín hiệu xin trả lời bổ sung.

- Tổ chức lớp chơi, cô đặt câu hỏi:

+ Câu chuyện vừa nghe có tên là gì? (bạn Tí sún răng)

+ Tại sao bạn Tí bị gọi là Tí sún? ( Vì Tí bị nhổ rất nhiều răng nên miệng

Tí bị sún vì hậu quả của thói quen thích ăn vặt ngọt của Tí làm răng Tí bị sâu và

nhổ mất nhiều răng)

+ Tí thích ăn những món ăn gì? (Tí thích ăn bánh, kẹo và rất lười chải

răng)

+ Chuyện gì đã xảy ra với Tí? Tại sao? (Tí bị nhức răng vì Tí thích ăn quà

vặt bánh kẹo ngọt suốt ngày mà lại lười không chịu đánh răng)

+ Bác sĩ đã dặnTí thế nào? ( Bác sĩ giải thích cho Tí rõ: Vì Tí hay ăn bánh

kẹo ngọt, mà bánh kẹo ngọt là thức ăn rất tốt cho vi trùng nên Tí mới đau răng

và nhức như hiện nay. Vậy từ nay Tí phải nhớ: Chải răng liền ngay sau khi ăn và

trước khi đi ngủ để răng được sạch. Dùng kem có Fluor để chải răng hàng ngày.

Tí không nên ăn quà vặt, bánh kẹo ngọt nữa mà chỉ để dành lúc ăn cơm xong Tí

ăn tráng miệng thêm thôi.Tí đem theo trái cây tươi như: cam, bưởi, mận, táo…

để ăn ở trường. Khi thấy răng có đốm đen nhỏ Tí phải nói với mẹ đưa Tí đi

khám răng và điều trị sớm.Trở lại khám răng định kỳ 6 tháng / lần dù răng chưa

đau)

* Kết thúc: Cô kiểm tra kết quả, tuyên dương đội thắng cuộc.

chuyển hoạt động, hát bài: “Bé đánh răng”

29

Page 30: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2012

THU HỒI LẠI TỜ RƠI VÀ TÍNH ĐIỂM

30

Page 31: TÓM TẮTpgdcranh.khanhhoa.edu.vn/userfiles/file/SKKN-NCKHSPƯD... · Web viewSau khi tổ chức thực hiện các hoạt động trên theo kế hoạch đã xây dựng. Tôi

Sau khi thu hồi các bảng điểm tôi cùng cô giáo của 2 lớp thực nghiệm và

đối chứng sẽ chấm điểm và tổng hợp số điểm của 70 cháu, tìm ra số điểm trung

bình để so sánh kết quả trước và sau tác động.

Cách tính điểm cho tờ rơi:

Trong 4 tuần sẽ có 40 lần đánh răng sáng và tối (từ thứ hai đến thứ sáu).

Mỗi lần đánh răng được 0, 25 điểm, và như vậy sau 40 lần đánh răng trẻ sẽ được

10 điểm.

Ví dụ: tổng cộng trẻ A đánh được 36 lần, số điểm của trẻ A sẽ là:

36 x 0,25 = 9 điểm

Lần lượt tính tất cả điểm của 35 trẻ, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn,

chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD để xem mức độ ảnh hưởng của tác

động đề tài nghiên cứu này đối với việc rèn kỹ năng vệ sinh răng miệng cho trẻ.

31