tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · web viewvà bi kịch đã...

33
1 LI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguyễn Minh Châu (1930 -1989) là cây bút tiêu biểu của văn xuôi chống Mỹ, đồng thời cũng là người mở đường “tinh anh và tài năng” đã “đi được xa nhất” trong cao trào đổi mới văn học Việt Nam đương đại vào thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Từ giã cuộc đời giữa lúc khát vọng và sự nghiệp còn dang dở nhưng ông đã để lại một di sản văn học bao gồm nhiều thể loại (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút ký, tiểu luận…) và tấm gương lao động nghệ thuật đáng trân trọng. Những cống hiến ấy, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho mình một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975, trở thành một nhà văn đặt nền móng toàn diện và sâu sắc cho sự đổi mới cả về quan niệm nghệ thuật lẫn phương thức biểu đạt. Hai giai đoạn sáng tác đều mang lại những thành công nhất định cho Nguyễn Minh Châu nhưng chắc chắn chỉ sau chiến tranh với những trăn trở, suy ngẫm, khát khao hướng đến sự cách tân trong tư duy nghệ thuật, với sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực lịch sử và hiện thực đời sống ông mới thật sự định hình cho mình một phong cách riêng. Và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề này. Tuy

Upload: others

Post on 01-Feb-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

1

LƠI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài

Nguyễn Minh Châu (1930 -1989) là cây bút tiêu biểu của văn xuôi chống Mỹ, đồng thời cũng là người mở đường “tinh anh và tài năng” đã “đi được xa nhất” trong cao trào đổi mới văn học Việt Nam đương đại vào thập niên tám mươi của thế kỷ trước.

Từ giã cuộc đời giữa lúc khát vọng và sự nghiệp còn dang dở nhưng ông đã để lại một di sản văn học bao gồm nhiều thể loại (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, bút ký, tiểu luận…) và tấm gương lao động nghệ thuật đáng trân trọng. Những cống hiến ấy, Nguyễn Minh Châu đã tạo cho mình một vị trí không thể thay thế trong giai đoạn quá độ của văn học trước và sau 1975, trở thành một nhà văn đặt nền móng toàn diện và sâu sắc cho sự đổi mới cả về quan niệm nghệ thuật lẫn phương thức biểu đạt.

Hai giai đoạn sáng tác đều mang lại những thành công nhất định cho Nguyễn Minh Châu nhưng chắc chắn chỉ sau chiến tranh với những trăn trở, suy ngẫm, khát khao hướng đến sự cách tân trong tư duy nghệ thuật, với sự kết hợp hài hòa giữa hiện thực lịch sử và hiện thực đời sống ông mới thật sự định hình cho mình một phong cách riêng. Và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những vấn đề này. Tuy nhiên chúng tôi lại quan tâm hơn đến Cảm hứng về cái bi trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 bởi cảm hứng về cái bi cũng là một vấn đề khá phổ biến trong xuôi Việt Nam sau 1975 nói chung và trường hợp sáng tác Nguyễn Minh Châu nói riêng, bắt nguồn từ sự vận động đa dạng hóa của bản thân đời sống cùng với đa dạng hóa thẩm mĩ văn học.

Page 2: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

2

2. Mục tiêu nghiên cứu: Phát hiện và tìm hiểu cảm hứng về cái bi được thể hiện trong

một số truyện ngắn tiêu biểu của Ng.Minh Châu giai đoạn sau 19753. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu những biểu hiện của cảm hứng cái bi thể hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 về mặt nội dung và phương thức nghệ thuật. Phạm vi khảo sát chúng tôi chủ yếu tập trung vào một số truyện ngắn tiêu biểu như sau: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau, Bến quê, Cơn giông, Chiếc thuyền ngoài xa, Mùa trái cóc ở miền Nam, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình đi vào nghiên cứu đề tài nghiên cứu khoa học này chúng tôi đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để phân tích, giải quyết vấn đề, song một số phương pháp nghiên cứu: Tiếp cận hệ thống các tác phẩm; so sánh, phân tích, tổng hợp vấn đề.5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Những công trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề cảm hứng cái bi trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau:

- PGS.TS Nguyễn Thị Bình với chuyên luận Văn xuôi Việt Nam (1915-1995) – những đổi mới cơ bản

- Dương Thị Thanh Hiên với bài viết Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu in trong tạp chí Nhà văn số 7 năm 2001

- Nguyễn Văn Hạnh đã viết bài về tác phẩm Mảnh đất tình yêu in Trên TCVH số 3/ 1983

- Mai Hương trong lời giới thiệu cuốn Nguyễn Minh Châu toàn tập đã đánh giá rằng: "Có lẽ không ai có thể nói về những di

Page 3: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

3

chứng của chiến tranh, những mất mát, éo le, những bi kịch khủng khiếp của chiến tranh hằn sâu vào số phận con người một cách da diết, đau đớn và sâu sắc được như Nguyễn Minh Châu" [9, tr 1]

- Nguyễn Thị Minh Thái đề cập đến nhân vật nữ trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là nhân vật Quỳ trong truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đăng trên tạp chí Văn học số 3/1985

- Ngô Thảo trên báo Văn nghệ số 32/1983 khi đề cập đến sáng tác của Nguyễn Minh Châu cũng chỉ ra rằng "sự lí tưởng hóa chính mình cũng như mọi người xung quanh, sớm muộn cũng dẫn đến những bi kịch không cần thiết".

- Huỳnh Như Phương trên báo Văn Nghệ số 32/1984, đã đi đến phát hiện ra một trong những biểu hiện của màu sắc bi kịch trong tác phẩm Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành …

Ngoài ra còn có những công trình nghiên cứu ít nhiều đề cập đến vấn đề cái bi trong sáng tác Nguyễn Minh Châu như bài viết Đường tới cỏ lau của Chu Văn Sơn, Hoàng Thị Văn với nhận xét Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu qua hai truyện ngắn Cỏ lau và Phiên chợ Giát, Hoàng Kim Thanh với Luận văn Thạc sĩ Những đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua các truyện ngắn cuối đời”…

Trên cơ sở tổng hợp, tiếp thu, tham khảo những nhận định của các nhà phê bình, đề tài nghiên cứu sẽ cố gắng làm rõ vấn đề cảm hứng về cái bi biểu hiện trong một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu sau 1975 như là nỗ lực hướng tới mục tiêu đã nêu trong báo cáo.

Page 4: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

4

6. Cấu trúc báo cáo khoa họcNgoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham

khảo, hướng đi của báo cáo khoa học sẽ được triển khai như sau:+ Chương 1: Mấy vấn đề về lí luận và thực tiễn + Chương 2: Biểu hiện của cảm hứng cái bi trong truyện

ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 + Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm hứng cái bi trong truyện ngắn NMC sau 1975

CHƯƠNG 1MẤY VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Khái niệm cái bi và cảm hứng về cái bi1.1.1. Khái niệm cái bi

Cái bi chính là cái bi kịch. Hiểu một cách tương đối thì bi kịch nảy sinh do xung đột gay gắt bởi những mâu thuẫn không thể nào khắc phục được giữa khát vọng chính đáng của con người và khả năng không thể thực hiện được những khát vọng đó trong cuộc sống. Vì thế, nó gắn liền với những đau khổ, dằn vặt của cá nhân, song nó lại động chạm đến lẽ sống, tình yêu, sứ mệnh của con người nói chung, vậy nên nó có sức ám ảnh đối với con người.

Tuy nhiên trong chừng mực nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ đề cập đến cái bi như là một phạm trù thẩm mĩ mà không quan tâm đến cái bi hay nói chính xác hơn là bi kịch dưới góc nhìn là một thể loại.

Do đó, với tư cách là phạm trù mĩ học thì cái bi chính là sự “phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động

Page 5: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

5

trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái trước. [6, tr 32].

Điều đó cũng có nghĩa bản chất của cái bi chính là sự bất lực của thực tiễn trước sự đòi hỏi tất yếu về mặt lịch sử. Các nhà triết học duy vật nêu lên giá trị tích cực đích thực của bi kịch ở chỗ “Bản chất thẩm mỹ của cái bi không phải chỉ là sự buồn thương, sự đau khổ, sự ảm đạm. Cái bi với tư cách là một hiện tượng thẩm mĩ khi gắn với sự đau thương đồng thời nó khơi gợi niềm thích thú, niềm tự hào” [4, tr 174].

Và cũng vì thế có thể hiểu một cách khát quát hơn “cái bi kịch chân chính chỉ có thể là cảnh tiêu vong hoặc cảnh bất hạnh lớn nhất của những ai mà sự  hoạt động tỏ ra chính đáng về mặt lịch sử. Một hiện tượng hoặc có ý nghĩa, tác dụng về mặt xã hội hoặc chưa mất khả năng phát triển nội tại, mà bị hủy diệt chăng thì  sự hủy diệt đó vẫn không làm tổn hại  đến ý nghĩa xã hội và lịch sử của hiện tượng.” [11, tr 74].

Mặc dù vậy chúng ta không nên đồng nghĩa cái bi, bi kịch với bi quan, bi đát. Nghĩa là cái bi không phải là thứ tình cảm chán nản, tuyệt vọng, trái lại phản ánh đằng sau bản chất của nỗi buồn thương, bất hạnh và mất mát với một tinh thần khoa học và nhân văn. Cái bi luôn hướng tới sự cao cả, sự lí tưởng của cuộc sống; nhờ nó mà phần nào con người có thêm ý chí, nghị lực để vượt qua những khó khăn, chông gai của cuộc sống bộn bề lo toan.1.1.2. Cảm hứng về cái bi

Cảm hứng là “trạng thái tình cảm mãnh liệt say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với tư tưởng xác định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp nhận”[6, tr 38]… Như vậy cảm hứng cũng có thể hiểu là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ

Page 6: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

6

thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở nghệ sĩ đối với thế giới được miêu tả.

Trong văn học nghệ thuật cảm hứng về cái bi xuất hiện từ rất sớm và thể hiện phong phú dưới nhiều dạng thức khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Vẻ đẹp của cái bi là vẻ đẹp của những tư tưởng nhân văn mà con người đã rút ra từ kinh nghiệm cay đắng của cuộc sống. 1.2. Hoàn cảnh xuất hiện cảm hứng về cái bi trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1957

Văn học trước 1975 đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình, tạc dựng lên những bức tượng đài bất hủ về con người Việt Nam anh hùng, bất khuất, dân tộc Việt Nam từ trong máu lửa “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi).

Hòa bình lập lại, đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới, và đổi mới đã trở thành nhu cầu tất yếu của văn học. Văn chương đã trút bỏ vai trò chính trị, trở lại với bản chất nghệ thuật đích thực của mình, và nhà văn có độ lùi thời gian cần thiết để nhận thức lại hiện thực. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội VI nói rõ: “Thái độ của Đảng ta trong việc đáng giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Sáng tác của Lưu Quang Vũ ra đời vào khoảng đầu những năm 80 đã báo hiệu sự phục hưng cái bi trong văn xuôi Việt Nam. Đây là dấu hiệu của sự nhận thức mới về hiện thực. Khi văn học lấy con người cá nhân làm tâm điểm qui chiếu, khi hệ giá trị nhân bản được xác lập thì sự xuất hiện của cái bi mới trở thành hiện tượng bình thường. “Những biến thiên lịch sử dẫu theo chiều tích cực vẫn chứa đựng cái bi với nhiều khi số phận cá nhân không trùng khít với số phận cộng đồng” [2, tr 144], và vì thế hàng loạt bi kịch xuất hiện: Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Kẻ sát nhân lương thiện (Nguyễn Văn

Page 7: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

7

Long), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Tường), Bi kịch nhỏ (Minh Khuê)… chứa đựng bi kịch khủng hoảng niềm tin; Thời xa vắng (Lê Lựu) là bi kịch hạnh phúc cá nhân bị những định kiến cộng động đè bẹp; Người đẹp xóm Chùa (Đoàn Lê), Bất hạnh của tài hoa…là bi kịch của nghệ thuật chân chính không tìm được tri âm; Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Thân phận tình yêu (Bảo Ninh)… là biết bao bi kịch về hạnh phúc, bi kich của khát vọng và hiện thực không thể dung hòa…

Đặc biệt, trong bối cảnh văn hóa thời hậu chiến, “từ phạm trù cái bi, văn xuôi đã tiếp cận lại đề tài chiến tranh, cải thiện đáng kể tình trạng lệch pha giữa sáng tác và nhu cầu tiếp cận, giữa nghệ thuật và đòi hỏi của đời sống văn hóa thời bình” [1, tr 98]. Và có lẽ vì thế mà trong xu hướng nhận thức lại hiện thực chiến tranh, cảm hứng về cái bi trở thành cảm hứng bao trùm trong văn học giai đoạn này bởi “chừng nào cái xấu, cái ác, cái phi lý còn tồn tại, chừng đó con người còn phải đối mặt với cái bi” [2, tr 103].

Đường lối phát triển văn hóa của Đảng như đã đề cập từ Đại hội VI, sự mở rộng và cập nhật hơn trong tiếp xúc với văn hóa, văn học, mĩ học, lí luận phê bình của nước ngoài… là những tiền đề không thể thiếu để văn xuôi bắt nhập với xu hướng chung của văn học thế giới. Nhu cầu thể hiện những trạng thái bi kịch của đời sống có cơ hội hiện thực hóa trong tư duy tiểu thuyết hiện đại. Và bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ, dù quá khứ có đau thương. Bi kịch chỉ xảy ra khi con người của thời hậu chiến dõi cái nhìn vào bản thể mình ở những phần máu thịt thời chiến, để quá khứ sống dậy trong đụng độ trái ngang với hiện tại. Nằm trong mạch cảm hứng của văn xuôi giai đoạn này, Nguyễn

Page 8: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

8

Minh Châu là một nhà văn luôn luôn trăn trở về bản lĩnh của một nghệ sĩ chân chính, và luôn dằn vặt vì sợ đánh mất mình. Cuộc đời cầm bút của ông là cả một chặng đường đi tìm và gìn giữ gương mặt riêng của một nhà văn đích thực. Cuộc hành trình ấy đầy thăng trầm và không kém phần cam go quyết liệt.

Nghệ sĩ phải tự giác về sự can dự của mình vào xã hội. Điều kiện để tồn tại của người cầm bút là sáng tạo ra cái mới vì “văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những gì chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Nam Cao). Và rồi trên hành trình thực hiện khát vọng đổi mới ấy có rất nhiều nghệ sĩ, trong đó có Nguyễn Minh Châu đã không khỏi cảm giác cô đơn. Chấp nhận khước từ ánh hào quang đã có để đưa văn chương trở về giá trị đích thực của nó. Nghệ thuật luôn lấy cái Đẹp làm mục đích tối cao. Mà cái Đẹp không bao giờ chịu khép mình trong những qui phạm, cũng không vụ lợi và chung sống với những gì phản tự nhiên hay nhàm tẻ.

Chọn một cách nhìn mới về hiện thực đời sống Nguyễn Minh Châu sẽ phải lường trước nguy cơ không được chia sẻ, thậm chí bị nguyền rủa vì bội bạc với quá khứ, vì người đọc có thói quen đồng nhất hiện thực trong tác phẩm với hiện thực lịch sử được ấn định với một gương mặt khả tín. Chính vì thế nỗi đau khi nhận ra hình ảnh anh bộ đội cụ hồ đã xác tín trong niềm tin mọi người giờ méo mó, tha hóa, xơ cứng …, Rồi những tượng đài bất tử về người nông dân trong truyền thống cũng đã được thay thế bằng một bi kịch Người – Bò; …. là những đóng góp mới của Nguyễn Minh Châu trong hành trình sáng tạo.

Page 9: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

9

CHƯƠNG 2BIỂU HIỆN CỦA CẢM HỨNG CÁI BI TRONG TRUYỆN

NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 19752.1. Nỗi khắc khoải về thân phận con người2.1.1. Con người với vật vã mưu sinh `

Đọc Cỏ lau chúng ta bắt gặp Chiến tranh đã đi qua, đất nước đã bình yên nhưng cuộc sống của những con người trở về sau những đổ nát không thể bình yên – họ phải đối mặt với chất chồng khó khăn, với kẻ thù không kém phần nguy hại là “giặc đói”. Cái nhìn về hiện thực khốc liệt của Nguyễn Minh Châu trong Cỏ lau mang âm hưởng của nỗi đau, nỗi xót xa không dứt. Biết bao gia đình sau thời gian ly tán vì chiến tranh trở về xâu xé nhau để có đất mà sống, “người ta đánh nhau vỡ đầu vì tranh giành đất…chỗ nào có đất đã được dọn hết cỏ lau là người ta lao vào tranh nhau…”.

Ở Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu đã phát hiện thêm một cuộc đời khác của con người. Chịu đựng tất cả cũng chỉ vì mưu sinh cuộc sống! Sự chịu đựng đó đâu chỉ có một người mà ở rất nhiều người trên dải đất hình chữ S liên tục binh đao, khói lửa này. Có gì đó chua chát mà thấm thía vô cùng!

Trong tác phẩm cuối cùng Phiên chợ Giát viết khi nằm trên giường bệnh, Nguyễn Minh Châu thực sự thấu hiểu những kiếp người – bò như lão Khúng. Quyết định thả con bò khoang về với tự do là khao khát cởi trói cho kiếp Người – bò của lão Khúng nhưng cuối cùng khao khát ấy không bao giờ thực hiện được. Quá quen với cái ách trên cổ, con Khoang đã vĩnh viễn quên mất tự do và thơ thẩn quay về bên chủ, buộc Lão phải gắn bó với nó. Bi kịch của số phận người – bò của lão Khúng là bi kịch không thể giải thoát của người nông dân

Page 10: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

10

2.1.2. Con người với bi kịch hạnh phúc tình yêuBi kịch hạnh phúc tình yêu là một trong những biểu hiện của

cảm hứng cái bi trong sáng tác Nguyễn Minh Châu, cho thấy nhà văn đã có nhiều phát hiện và đổi mới tư duy trong quan niệm nghệ thuật về con người.

Trong Cỏ lau Lực là nhân vật có cuộc đời thật nghiệt ngã, trớ trêu và đầy bi kịch. Đi qua hai cuộc chiến tranh, anh đã để lại ở chiến trường 24 năm tuổi trẻ và đau đớn nhận ra: “Chiến tranh,…nó như một nhát dao phạt ngang mà hai nửa cuộc đời tôi bị chặt lìa thật khó gắn lại như cũ” [9, tr 703]. Đất nước thống nhất nhưng cuộc đời của Lực mãi mãi dở dang, vết thương rỉ máu không bao giờ lành. Người ta chỉ thực sự chết khi không còn tồn tại trong suy nghĩ của những người xung quanh. Chiến tranh đã làm đảo lộn mọi thứ và sắp đặt lại mọi thứ trong nghịch cảnh. Ý thức về sự cô độc, lạc lõng của bản thân khiến Lực có tâm trạng của “người khách đến không đúng lúc” trước cuộc sống đã an bài. Đó là một tâm trạng đầy bi kịch. Còn gì đau đớn hơn khi còn sống trên đời nhưng lại ý thức một cách sâu sắc mình mãi mãi là “khách lạ” của cuộc sống, mãi đi bên lề hạnh phúc.

Bên cạnh Lực – Thai cũng là một nhân vật bi kịch – bi kịch của nàng vọng phu – bi kịch của sự giằng xé giữa “tình” và “duyên” (chữ dùng của Chu Văn Sơn). Người đàn bà ấy lấy chồng tới hai lần, sống với chồng mới, nhưng “tình yêu như một niềm trung tín vẫn hướng về người chống mà cô tưởng đã chết”. Thai là một thứ đàn bà cổ “loại đàn bà chỉ có thể yêu một người”, “không có khả năng quên”, sống với người chồng mới vẫn phụng dưỡng bố già của người chống cũ, vẫn không quên mang theo bát hương cúng giỗ đều đặn cho người chồng ấy. Những người đàn bà khác cùng cảnh ngộ như

Page 11: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

11

Thai, họ có khả năng điều chỉnh cho mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại để có được cuộc sống yên ổn, thanh thản. Còn Thai thân xác vẫn sống cho hiện tại, nhưng trái tim đã vĩnh viễn thuộc về quá khứ.

Thai đã bị hoàn cảnh và bổn phận trói buộc, cho dù suốt hai mươi năm qua cô vẫn sống với Lực trong tình yêu và nỗi nhớ. Giữa tình yêu và bổn phận Thai không thể từ bỏ trách nhiệm và bổn phận của người mẹ, người vợ để đến với tình yêu đích thực. Thai vẫn sống với một người và luôn khắc khoải hướng về một người khác. Thai mãi mãi là người đàn bà vọng phu bằng xương, bằng thịt ngay giữa cuộc đời này.

Hình ảnh vọng phu hay bi kịch của những người phụ nữ chờ chồng đã thấp thoáng trong thần thoại, cổ tích, trong cuộc đời của Thai và dường như là một thứ “định mệnh” truyền tới đời sau – cuộc đời của cô gái tên Huệ. Cũng như bao người đàn bà khác, Huệ đã bị chiến tranh cướp đi chàng trai yêu thương nhất của mình, người duy nhất yêu cô, hiểu cô, dạy bảo cô, mắng mỏ cô. Nỗi đau của cô là nỗi đau được ví như nắm cỏ trong dạ dày loài nhai lại. Không phải một lần mà dày vò, âm ỉ….

Nếu như muốn nói một cái gì chung nhất cho bi kịch của những nàng vọng phu trong truyện ngắn Cỏ lau thì đó là bi kịch tình yêu. Qua cuộc đời Thai, Huệ ta thấy được tính chất khốc liệt của chiến tranh, nhưng cao hơn hết là lòng thủy chung bất diệt của người phụ nữ Việt Nam – của những vọng phu mà Chu Văn Sơn gọi là vẻ đẹp mẫu tính vượt lên trên hết sự hủy diệt của bom đạn.

Nếu bi kịch của Thai, của Huệ như đã phân tích là bi kịch của những vọng phu thì bi kịch của Quì trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành là bi kịch giữa tình yêu và trách nhiệm. Bi kịch này gắn liền với sự lựa chọn một mất một còn giữa tình yêu đối với

Page 12: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

12

Thương và trách nhiệm cứu vớt, cải hóa tâm hồn Ph – chồng của Quỳ hiện tại (theo tâm niệm của người đã khuất). Sự lựa chọn giữa tình yêu và trách nhiệm đã đẩy Quỳ tới bi kịch. Cô muốn tìm cái tuyệt đối, muốn làm thánh nhân trong tình yêu nhưng rốt cục cô vẫn chỉ là một con người, vẫn đau khổ giữa tình yêu và trách nhiệm. Và vì thế cô mãi mãi trở thành người đàn bà mộng du lang thang trong cuộc đời không bao tìm được hạnh phúc thật sự

2.1.3. Con người với sự tha hóa nhân phẩmViết về sự tha hóa của con người, đặc biệt ở những người

lính, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện bước chuyển rõ rệt trong quan niệm sáng tác. Sự khốc liệt của cuộc chiến cùng những mất mát hy sinh chịu đựng gian khổ trở thành chủ đề ngợi ca lúc trước giờ đây lại được nhìn nhận như là một thử thách để sàng lọc phẩm giá con người. Chính trong gian khổ, trong khốc liệt của máu lửa chiến tranh đã giúp nhận ra đâu là người anh hùng đích thực và đâu là kẻ phản bội đớn hèn. Quang trong Cơn giông vì đã không chịu đựng được sự gian khổ và khốc liệt ấy đã quay lưng với đồng đội, phản bội Tổ quốc. Nhà văn như muốn nhắc nhở rằng người chiến sĩ cách mạng cũng có thể đánh mất mình nếu không biết chịu đựng và vượt qua mọi ham muốn vật chất, nếu không đặt lợi ích thiêng liêng lên trên tất cả. Cuộc đấu tranh với chính bản thân mỗi con người cũng khó khăn và khốc liệt không kém cuộc đấu tranh với kẻ thù. Người lính nếu không tỉnh táo cũng có thể gục ngã ở chiến trường này.

Nói đến tính xấu ở người lính, thậm chí cả sự tha hóa của một số cán bộ chỉ huy thì các nhân vật Toàn, Thái trong Mùa trái cóc ở miền Nam là những điển hình. Thái được miêu tả là tên quan cách mạng ăn bẩn, phẩm chất bị mai một dần bởi những tư lợi tầm thường; Toàn thì bạc bẽo, lạnh lùng, ham thú quyền lực đến mức phi

Page 13: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

13

nhân tính… Nguyễn Minh Châu đã không kìm chế nổi thái độ căm ghét mà thốt lên rằng đó là những con quỉ, nào là quỉ già đời, quỉ mới tập sự… Đây là một hiện thực đau lòng tồn tại ngay trong hàng ngũ cách mạng mà nhà văn đã mạnh dạn phanh phui. Cuộc sống sau chiến tranh với hoàn cảnh sống hoàn toàn thay đổi, nếu người chiến sĩ cộng sản không tự mình hòa nhập và để cho ham hố trỗi dậy sẽ dễ dàng bị tha hóa, thoả hiệp với cái xấu, cái ác. Đó chính là những cánh báo rất sớm của Nguyễn Minh Châu trước những hiện thực tiêu cực của cuộc sống phức tạp thời hậu chiến và ngay cả hiện thực trong quân ngũ.

Và cũng từ quan niệm này nhà văn đã đem đến cho người đọc một cái nhìn đa chiều về con người. Nguyễn Minh Châu đã nhìn thấy rõ hơn ngay với những người lính được tôn vinh như những anh hùng vẫn có những khiếm thuyết, thậm chí có cả giây phút đớn hèn, sai lầm, nhỏ nhen, ích kỷ v..v… Hòa, người yêu của cô Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành cũng đã mừng rỡ khi được thăng chức, cũng nói xấu người khác sau lưng…; Lực, một người lính trung kiên cũng đã vì “chút tư thù nhỏ nhen đã dẫn đến sai lầm làm chết người”; Anh họa sĩ trong Bức tranh cũng đã quên đi lời hứa của mình để rồi một người mẹ đáng thương vì ngỡ con hy sinh khóc đến lòa đôi mắt… Khai thác tận cùng chiều sâu số phận và nội tâm mỗi người lính Nguyễn Minh Châu đã phát hiện rất nhiều vấn đề mà trước đây với cách nhìn ngợi ca một chiều chưa nhìn thấy được. Phải chăng nhà văn đã ngộ ra rằng dù là anh hùng thì vẫn là con người, mà đã là con người thì không thể không mắc sai lầm, không thể là thánh nhân.

Ở Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu còn bộc lộ một nỗi lo khác không kém phần day dứt đó là lo âu về sự biến chất, sự tha hóa của

Page 14: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

14

con người bởi chiến tranh. Một nhân vật trong tác phẩm này đã cay đắng nhận ra rằng: “chiến tranh làm cho người ta hư đi hơn là làm cho người ta tốt hơn” [9, tr 754]. Chiến tranh là một hiện thực phi nhân tính nhất đối với con người. Con người ở lâu trong cái môi trường phi nhân tính ấy sẽ phải thích nghi. Sự thích nghi ấy có thể làm nên nhiều chiến công, đem lại nhiều vinh quang cho dân tộc nhưng đồng thời nó có thể làm cho cái phần nhân tính tốt đẹp trong mỗi con người bị xói mòn.

Nguyễn Minh Châu tỉnh táo đến tàn nhẫn trong phản ánh hiện thực, nhưng đằng sau những dòng chữ ấy là cả một khát vọng đến khắc khoải; đánh thức hạt giống lương thiện trong tâm hồn con người. Đó là giá trị lớn lao nhất ẩn đằng sau cảm hứng về cái bi trong sáng tạo nghệ thuật.2.2. Nỗi âu lo thời hậu chiến…2.2.1… Vì xa lạ vì không thể hòa nhập với cuộc sống thực tại

Như một qui luật tất yếu của văn chương, sự chuyển đổi hoàn cảnh sống luôn kéo theo những chuyển hướng trong cảm quan của nghệ sĩ. Điều đó đã trở thành nguyên lí của sự sáng tạo. Nguyễn Minh Châu rất sáng suốt khi nói rằng: “Bước ra khỏi một cuộc chiến tranh cũng cần thiết phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực như bước vào một cuộc chiến tranh” (Miền cháy), là vì có biết bao điều về chiến tranh mà chỉ khi đã trải nghiệm người ta mới thức tỉnh, nhận thấy và đấy cũng chính là mối liên hệ sâu xa giữa quá khứ chiến tranh với thời hậu chiến. Chiến tranh chấm dứt song không phải vì thế mà cuộc sống không còn những lo âu, buồn phiền. Thời bình cuộc sống lại có những gai góc, nhiêu khê và phức tạp riêng của nó. Những khó khăn về vật chất, những tệ nạn xã hội gây bức xúc, tệ cửa quyền, thói thực dụng trắng trợn, xét theo một nghĩa nào đó là sự phản bội xương

Page 15: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

15

máu và niềm tin của bao người đã ngã xuống trong chiến tranh để dành giữ hòa bình. Tâm lí thất vọng, nỗi cay đắng, cảm giác lạc lõng, cô đơn cũng nảy sinh từ đây.

Nhân vật nhà báo trong Mùa trái cóc ở miền Nam cảm thấy mất niền tin vào con người, thấm thía một nỗi đau từ những gì mà mình đã tận mắt chứng kiến. Toàn, Thái đã từng sống và chiến đấu cho lí tưởng dân tộc nhưng vì cá nhân họ sẵn sàng chà đạp lên tất cả. Hy sinh đồng đội thậm chí cả tình mẫu tử để tiến thân. Tôi – nhà báo – người thấy hết mọi chuyện thấy dấy lên một nỗi khắc khoải, âu lo không thể lí giải được cho nỗi niềm nhân thế ấy. Lực trong Cỏ lau cũng đã là một bi kịch khi không thể nào lành nguyên tâm hồn và hòa nhập vào cuộc sống thực tại. Anh đã trở nên “vô gia cư” ngay trên chính ngôi nhà của mình và mãi day dứt với bao nỗi niềm không yên về những hoài niệm quá khứ…

2.2.2…Vì bất toàn và không thể dung hòa giữa hiện thực với khát vọng cuộc sống

Nhật vật của Nguyễn Minh Châu trong những truyện ngắn giai đoạn này hầu hết có khả năng tự ý thức rất cao. Vì thế mà trong họ luôn có những dằn vặt, giằng xé dữ dội, họ không thanh thản cười nói kiểu “muôn người như một được”. Đó là sự xuất hiện hàng loạt các nhân vật nhà văn, họa sĩ, họa sĩ nhiếp ảnh, người mộng du… Họ là những nhân vật suy tưởng, luôn tự suy ngẫm, chiêm nghiệm, tự phán xét chính mình.

Trong truyện ngắn Bức tranh, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm bao nhiêu tâm sự qua nhân vật người họa sĩ. Sau khi đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, bao nhiêu thành bại trong nghiệp vẽ, anh ta vẫn không thoát cảm giác bị dằn vặt, tự lên án rồi lại tự thanh minh cho mình. Khi tự đối chứng với lương tâm mình,

Page 16: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

16

người họa sĩ cố tình bào chữa: anh ta là họa sĩ, anh ta phải phục vụ cho quần chúng, phục vụ đám đông… Nhưng anh ta cũng tự hiểu rằng không thể vì đám đông mà chà đạp lên cá nhân bé nhỏ. Người họa sĩ ấy không thể thanh thản mặc dù chính anh ta đã lựa chọn. Đôi mắt mù lòa của người mẹ già và cả thái độ độ lượng của người thợ cắt tóc khiến anh day dứt không nguôi.

Rất gần với sự đối chứng dằn vặt ấy của người họa sĩ là những ám ảnh trong lòng Lực khi gặp gỡ, nói chuyện với Phi Phi. Cô gái ấy hồn nhiên khen Lực tốt bụng trong khi chính anh đã đẩy người bạn trai của cô vào chỗ chết. Chỉ vì một chút tự ái, một thoáng khó chịu mà Lực đã ra lệnh cho người liên lạc lao ra giữa mưa bom bão đạn để truyền đi một câu nói. Sai lầm ấy Lực đã không thể nào sửa được. Người lính liên lạc đã hy sinh, Phi Phi mãi mãi là vọng phu và không bao giờ có được hạnh phúc…

Mặc dù không ảo tưởng phong thánh cho con người nhưng khát vọng vươn đến sự hoàn thiện thì luôn tồn tại. Nhưng sự hoàn thiện thì không thuộc về cuộc đời này. Truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành đã mang đến cho người đọc nhiều ám ảnh. Quỳ là con người cô đơn, suốt đời “lang thang đi tìm cái chân trời của những giá trị tuyệt đối hoàn mỹ”. Ở đó, Quỳ có nhu cầu, khát vọng trở thành một “thánh nhân” trong đời sống và trong tình yêu. Người ta chỉ trở thành thánh nhân khi làm được những việc lớn lao phi thường mà vẫn nhẹ nhàng, thanh thản. Còn Quỳ, chị đã trở thành một người đàn bà mộng du không thể hạnh phúc với những gì mình đang có…

Giữa cuộc đời mới, Quỳ lại tiếp tục sống với những hoài niệm, mộng du. Và hành trình của Qùy mãi mãi là hành trình mang âm hưởng cô đơn với dằn vặt, hối tiếc trong lòng. Một bi kịch của

Page 17: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

17

con người khi không dung hòa giữa khát vọng và hiện thực cuộc sống nữa là Nhĩ (trong Bến quê). Đường đời của Nhĩ đã được đo bằng các đơn vị lớn lao là vùng, miền, quốc gia, châu lục, đại dương…và công việc anh phải đảm nhiệm hẳn là rất quan trọng mang tầm quốc gia, dân tộc. Giờ đây anh phát hiện ra không gian trước mắt không quá tầm nhìn từ cửa sổ nhà anh – chứ không hề là cái không gian vũ trụ trong tư thế “ đăng cao, vọng viễn”. Những gì anh đã sống và hiến dâng cho sự nghiệp chung, giờ đây chỉ là một niềm hối tiếc pha lẫn chút ân hận: sao những năm tháng trải bước khắp mọi phương trời, ta lại không một lần ngoái về để nhận ra vẻ đẹp của những gì thân quen, gần gũi nhất, nơi đã sinh ra ta và nuôi ta lớn lên thành người và sẽ là nơi ta nằm xuống trở về với đất mẹ. Bến sông quê cạnh nhà gần gũi thế nhưng sao mà xa cách trong tâm thế phát hiện lần đầu với nỗi vô vọng bất lực của nhân vật.

Bản chất của cuộc sống vốn luôn chứa đựng bi kịch và thật oái oăm chính khi Nhĩ nhận ra được chân lí ấy thì anh lại không còn khả năng để thực hiện. Người đọc trân trọng Bến quê, trân trọng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời. Những thông điệp mà truyện ngắn này mang đến có ý nghĩa thức tỉnh con người hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị , gần gũi ở bên ta. Đôi khi hạnh phúc chỉ là những gì bình dị nhất! Bi kịch về sự bất lực giữa mong muốn và thân phận không thể khác đã được thể hiện trong Phiên chợ Giát . Lão Khúng đã cay đắng nhận ra rằng sẽ không thể nào tự thoát khỏi kiếp sống nười – bò của mình. Đời ông Khúng là một con bò: không phải một so sánh, ông là bò, ông hoá thân thành con Khoang đen, ông là nửa người nửa bò. Hành trình từ nhà ra đến chợ từ lúc trời còn tối đến tờ mờ sáng là quá trình nhận thức đau đớn của lão về thân phận con người của lão.

Page 18: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

18

Sự hóa thân người/bò của lão Khúng/Khoang đen, sự kết hợp hai ý thức con người/ con vật ấy là tấn bi kịch . Hình ảnh con Khoang đen ngước đôi mắt đầy “nhẫn nhục và sầu não” lên nhìn chủ ở cuối tác phẩm có sức “ám ảnh” lớn. Đó là đôi mắt của Khúng, đôi mắt nhẫn nhịn, chịu đựng và chấp nhận số phận - mãi mãi không bao giờ thoát ra khỏi kiếp bò – người. Phiên chợ giát giúp chúng ta hiểu rõ hơn những nhọc nhằn đắng cay, được mất của con người giữa cuộc đời đầy những bất trắc đổi thay, để chúng ta nhận biết và quý trọng nâng niu tình yêu.

CHƯƠNG 3:NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CẢM HỨNG CÁI BI TRONG

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU SAU 19753.1. Thế giới nhân vật

Là nhà văn quân đội, thuộc thế hệ xuất hiện và trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Có lẽ vì thế, trong không khí sục sôi bao lớp thanh niên hăm hở lên đường cứu nước Nguyễn Minh Châu không thể có mối quan tâm nào khác hơn là “quan tâm thường trực về vận mệnh dân tộc, về số phận và khát vọng của nhân dân trong những năm đầy sóng gió”. Tâm niệm sáng tác trở thành cháy bỏng trong ông lúc này là hướng đến cuộc “đấu tranh vì quyền sống của cả dân tộc”, do vậy nhà văn đã dành gần nửa cuộc đời để say mê ngợi ca, khám phá vẻ đẹp của cuộc sống và tâm hồn con người trong chiến tranh vệ quốc. Chiến tranh, bom đạn cũng không thể nào tàn phá nỗi niềm tin vào cuộc sống vào lí tưởng của người chiến sĩ cách mạng. Nói như Nguyễn Minh Châu, niềm tin ấy “như sợi chỉ xanh óng ánh, bao nhiều bom đạn giội xuống, cũng không hề đứt, không thể nào tàn phá nỗi”. Đó chính là sức mạnh tinh thần làm

Page 19: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

19

nên mọi chiến thắng mang âm vang của thời đại và cái nhìn lãng mạn của nhà văn.

Ngay từ sau 1975, Hàng loạt truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu ra đời trong giai đoạn này đã minh chứng xác thực cho quy luật thuộc về bản chất văn học “trước sau gì con người cũng trèo lên các sự kiện để đòi quyền sống”. Và cảm hứng về cái bi đã bắt đầu xuất như để chuyển tải một cách chân thật hơn hiện thực cuộc sống. Ông hiểu ra rằng, bao giờ cũng vậy “cuộc đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân bản và phi nhân là cuộc đấu tranh vĩnh viễn, chất anh hùng ca và chất bi kịch của cuộc đời đi liền nhau.”[10, tr 229]. Đất nước đã hòa bình, từ giã cuộc sống đầy bất trắc với những cách khu xử bất thường của thời chiến, con người trở về với cái “bản chất người thực sự như nó vốn có”, do vậy văn chương để phụng sự được con người cũng cần phải khác. Và vì thế ý thức hướng tới một thứ văn chương sâu xa hơn đã trở thành một nhu cầu hết sức bức xúc trong ông. Chiến tranh đã đi qua nhưng vết thương nham nhở mà nó để lại cho đất nước và cho mỗi con người hãy còn vật vã, nhứt buốt.

Chính từ nỗi đau âm thầm mà dai dẳng ấy nên trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu hiện thực đời sống đã bắt đầu dấy lên những mẫu thuẫn không thể giải quyết, những nỗi đau vĩnh hằng của nhân loại và ở mỗi con người ẩn chứa trong mình mối xung đột nội tâm sâu sắc. Cả Quỳ, Hân, Thai, Quang, Lực, Hạnh, Khúng, thậm chí đến những đứa trẻ như Hương, như Phai cũng có những nỗi niềm riêng, có những khát khao, có đời sống nội tâm không hề giản đơn như giai đoạn trước. Nhà văn muốn lưu tâm khóa phá chiều sâu tâm hồn, giúp người đọc “tìm thấy con người trong con người”. Ông không hoàn toàn tập trung búc lực để thể hiện vẻ đẹp của người anh

Page 20: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

20

hùng như trong văn học giai đoạn trước mà bận tâm nhiều hơn về những con người bị đẩy vào tình thế đầy bi kịch sau cuộc chiến, liên tục bị giày vò với những mất mát không thể hàn gắn được. Đó là Lực, là Thai, là Quì….3.2. Hình ảnh mang tính biểu tượng

Phản ánh đời sống đa chiều, đầy bất ổn, trong đó có cả hạnh phúc lẫn nỗi đau…truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, đặc biệt giai đoạn sau 1975 cũng đã rất thành công khi xây dựng nên những hình ảnh mang tính biểu tượng sâu sắc.

Thế giới Cỏ lau – thế giới có cái gì thật nhọc nhằn, thật quyết liệt, bên bỉ và cũng rất thiêng liêng huyền bí, thăm thẳm sâu xa. Con sông Đồng Vôi từng trải, đất đai lặng lẽ cổ sơ, rừng lau bạt ngàn trường cửu… Ở giữa vùng lau lách núi đá ấy, những đàn bà có chồng, có người yêu đi lính đang gom củi và nhóm lửa. Ngọn lửa của đời chờ và hy vọng không bao giờ tắt… Đó là xứ sở của những nàng Vọng phu. Xứ sở Vọng phu ấy như một thế giới thu nhỏ, nhiều tầng nhiều lớp: Dưới thấp là một dòng sông chảy qua hàng ngàn năm, rồi một mặt đất mấy mươi đời chinh chiến, vùi lẫn xương máu, rồi đến tầng cỏ lau bạt ngàn, quên lãng, trên cao nhất là núi đá Vọng phu… Ở đó có những người phụ nữ đợi chồng đến hóa đá. Ở xứ sở ấy có những nỗi đau, có những bi kịch, có những số phận nghiệt ngã… nhưng vẫn vượt qua tất cả để đối diện với cuộc sống. Thế giới Cỏ lau cùng với những hòn đá Vọng phu là biểu tượng của vẻ đẹp Việt – bền bỉ chịu đựng – thăm thẳm và huyền bí.

Cái bến quê trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu lại là hình ảnh biểu tượng cho khát vọng kiếm tìm hạnh phúc… Con người ta ai cũng ngưỡng vọng ở những điều gì đó xa xôi, lớn lao

Page 21: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

21

để rồi cuối cùng đã bất lực khi nhận ra rằng mình chẳng thể nào tới được bến quê. 3.3. Giọng điệu trần thuật

3.3.1. Giọng xót xa thương cảmGiọng điệu này chi phối khá nhiều trong mạch kể ở truyện

ngắn giai đoạn này của Nguyễn Minh Châu và được miêu tả thành công nhất trong thiên truyện cuối cùng Phiên chợ Giát . Hành trình bán con Khoang đen diễn ra trong vài tiếng đồng hồ từ tối đến sáng là hành trình thức nhận đầy đau đớn về cuộc đời của lão Khúng. Bằng giọng điệu xót xa thương cảm, Nguyễn Minh Châu dường như đang đau cùng với nỗi đau của lão “…con vật ngước cặp mắt đầy nhẫn nhục và sầu não lên nhìn lão Khúng. Đó là cái nhìn của một sinh vật tự nguyện chấp nhận số phận” [9, tr 605]. Giọng điệu này cũng đã từng có Mùa trái cóc ở miền Nam, lúc này giọng điệu xót xa thương cảm không chỉ là sự chia sẻ đau đớn cùng với tấm lòng một người mẹ mà còn như ẩn chứa một nỗi buồn và âu lo khắc khoải về sự băng hoại đạo đức con người. Ở đây nhân vật tôi hay chính nhà văn “cảm thấy lòng mình bị thương tổn nặng nề, và hình như cả con người tôi tự nhiên bị ngập chìm trong lo âu, một nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người” [9, tr 817].

Giọng điệu này cũng còn là giọng của chính Nguyễn Minh Châu hòa điệu vào cùng với các nhân vật Lực, Quì, Thai… khi chua xót nói về người – về đời. 3.3.1. Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm

Trong truyện ngắn Bức tranh giọng điệu triết lý thể hiện rõ khi người họa sĩ “tự vấn lương tâm của chính mình”. Và anh ta đã rút ra quan niệm “sống ở đời cho thế nào thì nhận thế ấy”. Bóng tối

Page 22: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

22

được đặt bên ánh sáng, cái chưa hoàn thiện được đặt bên cạnh cái hoàn thiện – như một cuộc đối chất thầm lặng, không tuyên chiến nhưng cũng không có cơ hội để lẫn tránh lỗi lầm mà mình đã gây ra với người chiến sĩ năm xưa. Đó chính là quá trình tự suy ngẫm, tìm hiểu mình và cũng là tự phán xét lương tâm đạo đức của người họa sĩ trong bức tranh và cho tất cả mọi người. Những luồng sáng được phát ra từ lòng trắc ẩn, từ tâm hồn của một con người, từ tâm linh điệp trùng chiếu rọi để phân tích và để nhận biết, thanh lọc và khẳng định niềm tin mãnh liệt vào khả năng thức tỉnh lương tri, khả năng hướng thiện của con người. Chính triết lý “Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn dể tự suy nghĩ về chính mình” đủ để cho chúng ta xem lại chính bản thân mình.

Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm còn có ở Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành: “Hóa ra cuộc sống từ bao đời nay đã là như thế, con người là sự kết tinh của những tinh hoa. Tôi ngạc nhiên đến sững sờ trước sức tưởng tượng của người thợ chạm gỗ, bất chợt trong giây phút đã mách bảo cho tôi thấy trí tuệ và niềm mơ ước của nhân dân là không bao giờ mất được, là bất tử…” [9, tr 163]. Đó là phát hiện của Quỳ, của tác giả Nguyễn Minh Châu về “tiềm năng” của con người. Họ vốn dĩ bình thường nhưng cũng có những phi thường. Và trong hành trình của đời mình Quỳ cũng đã nhận ra rằng “cuộc đời không có thánh nhân, cũng như không có một người nào mà tâm hồn hoàn toàn không thể cứu chữa được” [9, tr 201].

Giọng điệu triết lý, suy ngẫm còn đặc biệt được sử dụng nhiều trong tác phẩm Phiên chợ Giát về những dòng hồi tưởng, suy nghĩ về cuộc đời, về thân phận con người nông dân – là lão Khúng. Theo ngòi bút của Nguyễn Minh Châu ta đi tiếp cuộc hành trình

Page 23: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

23

trong tâm tưởng của lão Khúng. Và giọng triết lí lại vang lên “Quả có vậy thực thì đáng buồn thay và có lẽ đấy là luật lệ mới ở trên đời: người có chức quyền không còn giữ được chiếc ghế nửa thì sống cũng như chết, ngôi sao chiếu mệnh cũng tắt? [9, tr 891] Sử dụng giọng văn mang chất triết lý chiêm nghiệm Nguyễn Minh Châu như muốn chia sẻ những thông điệp khác nhau – đó là giọng điệu của con người khi đã trải qua thăng, đã “ngấm ngọi” mọi lẽ đời… 3.3.3. Giọng điệu khách quan, lạnh lùng Trong “Khách ở quê ra”, Lão Khúng xấu xí, đen đủi, ngoại hình cũng như tính cách của lão được Nguyễn Minh Châu kể lại một cách khách quan:“người cháu dâu, vừa thoạt nhìn Định đã thấy chẳng có gì ăn nhập với Khúng, cũng y như cái nền ngôi đền linh thiêng trên đó hắn vừa cất túp lều của hắn.Giua hai con người có một cái gì quá đỗi khập khiễng ,ai mà tin được có thể là hai vợ chồng, khi người vợ như một nữ sinh thành phố đứng bên cạnh Khúng. Chả khác một chiếc cốc pha lê bày bên một chiếc cốc giã cua” [9, tr 520]. Miêu tả như vậy giọng điệu của Nguyễn Minh Châu có phần lạnh lùng khi tạo ra nét tương phản rất lớn giữa người nông dân thôn quê và thành phố. Hay có thể xem nhà văn viết về Khúng với sự thể hiện rất rõ bản chất nông dân: “hắn vênh mặt lênh thách thức với cả làng: đi suốt cái làng này , từ dân làm nghề biển cũng như dân trong đồng, thử hỏi có thằng nào lấy được vợ đẹp như tao-cái thằng Khúng ngất ngưỡng này”[9, tr 537]. Đi liền với ngoại hình của lão Khúng như vậy, Nguyễn Minh Châu như đang dự báo về một cuộc đời không mấy hạnh phúc và gian nan của lão Khúng trong chặng đường đời sắp tới. Tiểu kết: Qua phân tích một số truyện ngắn trên chúng tôi nhận thấy trên con đường đi tới cái đích của nghệ thuật chuyển tải

Page 24: Tóm tắtkxhnv.duytan.edu.vn/uploads/8282e993-0f49-4457-a10e-3a... · Web viewVà bi kịch đã không xảy ra đối với những con người hoàn toàn thuộc về quá khứ,

24

cảm hứng về cái bi của cuộc sống, Nguyễn Minh Châu đã sử dụng nhiều phương thức nghệ thuật khác nhau như xử lý sáng tạo không – thời gian, sử dụng nhiều giọng điệu trần thuật…một cách rất thành công. Điều này đã tạo nên nét phong cách rất độc đáo ở nhà văn này.

KẾT LUẬNSáng tác của Nguyễn Minh Châu mà đặc biệt là ở một số

truyện ngắn chúng tôi khảo sát trong công trình này đã góp thêm một tiếng nói mới trong dàn hợp xướng của văn học Việt Nam sau 1975 viết về cái bi. Cái giá mà dân tộc ta phải trả cho nền hòa bình độc lập là quá lớn. Những mất mát như một vết thương chưa kín miệng vẫn còn rỉ máu trên những trang văn. Cảm hứng về cái bi đã thể hiện một cách nhìn mới của Nguyễn Minh Châu về hiện thực cuộc sống. Nếu như L.Tônxtôi đã nói đại ý rằng nhà văn chân chính là người đem đến một cái gì đó mới mẻ cho văn chương thì Nguyễn Minh Chau quả là một nhà văn chân chính đích thực.

Viết về cái bi, Nguyễn Minh Châu không làm cho lòng người yếu đuối, chán nản mà như một gợi thức, hướng con người tới vẻ đẹp Chân – Thiện – Mĩ, để khẳng định niềm tin bất diệt vào con người.

Qua phương thức chuyển tải cảm hứng về cái bi, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện là cây bút truyện ngắn bậc thầy với những cách tân trong việc xây dựng không – thời gian nghệ thuật, giọng điệu trần thuật…Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nói thay chúng tôi lời tri ân cuối cùng đối với sự ra đi của một nhà văn mà cả sự nghiệp sáng tác luôn trăn trở với Đời: “Trước cái chết của một nhà văn, tôi nghĩ đến sự bất tử của người cầm bút”. Và chắc chắn những cống hiến lớn lao của Nguyễn Minh châu trong ba mươi năm lao động nghệ thuật sẽ mãi mãi bất tử trong tim bao thế hệ bạn đọc.