tm tt lu n Án tiẾn s kinh tẾ nng nghiỆp -...

54
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THANH HÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở TỈNH THỪA THIN HUẾ CHUYN NGHÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 62 62 01 15 TÓM TẮT LUN ÁN TIẾN S KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NGƢỜI HƢNG DN: PGSTS HOÀNG HU HÕA HUẾ, NĂM 2017

Upload: others

Post on 04-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THANH HÙNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ

CHUY N NGHÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 62 62 01 15

TÓM TẮT LU N ÁN TIẾN S

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƢỜI HƢ NG D N: PGS TS HOÀNG H U HÕA

HUẾ, NĂM 2017

Công trình đƣợc hoàn thành tại:

Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Huế

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học 1: PGS TS Hoàng Hữu Hòa

Phản biện 1: .....................................................................

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học

Huế, tại

Vào lúc: .... giờ .... ngày .... tháng .... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Trung tâm học liệu – Đại học Huế

Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Huế

HUẾ - 2017

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngành sản xuất chính là

trồng trọt và chăn nuôi. Hai ngành này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau

trong quá trình phát triển. Để có một nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cần phát triển đồng thời

cả 2 ngành cân đối và bền vững. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, giá trị sản xuất sản

phẩm chăn nuôi chiếm trên 24,6% . Đối với ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn

nhất, trên 72,4% tổng sản lượng sản phẩm thịt [94].

Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng luôn nhận được sự

quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 là:

“Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực

phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...” [7], trong đó nhấn mạnh mục tiêu “Phát triển

nhanh quy mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm

soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản

phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng” [7]. Bên cạnh đó Đề án đổi mới

chăn nuôi lợn giai đoạn 2007-2020 của Bộ NN&PTNT, mục tiêu chung được xác định là: “Phát

triển chăn nuôi lợn phù hợp với sự phát triển chăn nuôi các vật nuôi khác trong tổng thể các hoạt

động chăn nuôi ở nước ta, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt lợn trong nước và hướng tới

xuất khẩu; nâng cao hiệu quả chăn nuôi cùng với năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản

phẩm; phát triển chăn nuôi lợn bền vững gắn với sự khai thác hợp lý các lợi thế vùng về điều kiện

tự nhiên, kinh tế, xã hội” [8]. Đây là cơ sở pháp lý để Bộ NN&PTNT, các Bộ ngành, Hội, Hiệp hội

nghề nghiệp liên quan, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm tổ chức thực hiện,

cụ thể hóa chiến lược, đề án cho ngành và địa phương mình.

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi một

cách toàn diện. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn gia súc như gạo, ngô, khoai,

sắn và sản phẩm thủy sản rất lớn và đa dạng. Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt trên 30

vạn tấn, sản lượng cây có củ lấy bột trên 15 vạn tấn. Sản lượng lương thực tăng đã góp phần giải

quyết nhu cầu lương thực của người dân, đồng thời góp phần quan trọng trong việc phát triển

chăn nuôi của tỉnh. Sản lượng lương thực bình quân đầu người 285 kg, sản lượng thịt lợn hơi bình

quân đầu người là 17,7 kg, so với bình quân chung cả nước là 38,1 kg hơi/người/năm [16][55].

Theo quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 giá trị sản

phẩm ngành chăn nuôi đạt 40% giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, tổng số đầu lợn đạt 296.000

con, tổng sản lượng thịt hơi là 31.986 tấn [40]. Việc đẩy mạnh phát triển cả về số lượng cũng như

chất lượng đàn lợn là vô cùng quan trọng, vì thịt lợn chiếm trên 76,8% sản lượng thịt hơi hàng

năm của tỉnh.

Tuy vậy, sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng trên địa bàn Thừa Thiên

Huế vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn như: qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, số hộ có quy mô chăn

nuôi dưới 10 con chiếm 94,52% [17], trình độ thâm canh chăn nuôi còn thấp; nguồn lực đầu tư,

chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn nuôi còn hạn chế; thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn

nuôi không ổn định; sản xuất gặp nhiều rủi ro; nguy cơ dịch bệnh đang tiềm ẩn; vấn đề ô nhiễm

môi trường,…; thu nhập của hộ chăn nuôi lợn chưa cao.

Vì thế, việc phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hút sự quan tâm

2

nghiên cứu của các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà khoa học. Trong những năm qua đã

có các kết quả nghiên cứu về chăn nuôi lợn đã được công bố như Lê Đình Phùng [32], Phùng

Thăng Long [31], chủ yếu tập trung nghiên cứu về kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nguyễn Thị Minh

Hòa [23], đã nghiên cứu về nhận thức của người tiêu dùng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu

thụ thịt lợn. Nhìn chung, các nghiên cứu này chỉ đề cập từng khía cạnh, tập trung nhiều là kỹ

thuật chăn nuôi lợn và an toàn thực phẩm, chưa có một nghiên cứu toàn diện và hệ thống về

phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế.

Xuất phát từ đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh

Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ kinh tế.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn trên địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn;

- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi

lợn;

- Đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh TT. Huế đến năm 2020.

3 Các câu hỏi nghiên cứu

Đề tài luận án này sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau:

- Nội hàm lý luận về phát triển chăn nuôi lợn cần được xem xét trên các phương diện nào?

- Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế ra sao?

- Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn?

- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển chăn nuôi lợn là gì?

- Giải pháp nào bảo đảm cho sự phát triển hiệu quả và bền vữngchăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa

Thiên Huế trong thời gian tới?

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về

phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đối tượng khảo sát, điều tra:

+ Các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lợn; các đơn vị (tổ chức, cá nhân) liên quan đến

đầu vào và đầu ra của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu phân bố theo các vùng

đại diện: đồi núi, đồng b ng, đầm phá ven biển;

+ Các cán bộ địa phương tham gia công tác quản lý phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn

(cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Về nội dung

Phát triển chăn nuôi lợn là vấn đề có phạm vị nội dung rộng. Tuy nhiên, phạm vi nghiên

cứu của luận án chỉ tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn; đánh

giá sự phát triển chăn nuôi lợn trên các khía cạnh: quy mô, tăng trưởng và cơ cấu; mối quan hệ

phát triển giữa chăn nuôi lợn với ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp; quy hoạch và cơ sở hạ

3

tầng phát triển chăn nuôi; thị trường đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; hiệu quả chăn nuôi lợn về kinh

tế, xã hội và môi trường; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn (chủ

yếu là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt);

làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi

lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Những vấn đề liên quan khác ngoài giới hạn phạm vi nghiên cứu có

thể xem như hạn chế khó tránh khỏi của luận án.

4.2.2. Về không gian

Đề tài được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên trong quá trình nghiên

cứu, ngoài những nội dung phản ánh tổng hợp chung của tỉnh, đề tài còn khảo sát một số nội dung

chuyên sâu tại 3 huyện, thị xã đại diện cho 3 vùng sinh thái là huyện Nam Đông, thị xã Hương Thủy

và huyện Quảng Điền.

4.2.3. Về thời gian

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn trong giai đoạn 2005-2015 và đề

xuất giải pháp phát triển đến năm 2020. Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2005 đến năm

2015, số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2014.

5 Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển

chăn nuôi lợn, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn. Trên cơ sở đó xác định các

nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn; lựa chọn cách tiếp cận, xây dựng khung phân tích

và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp.

- Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên

Huế giai đoạn 2005-2015 về quy mô, tăng trưởng và cơ cấu chăn nuôi lợn trong tương quan với

ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi, với vùng Bắc Trung bộ và cả nước; quy hoạch và cơ sở

hạ tầng phát triển chăn nuôi lợn; thị trường đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; hiệu quả chăn nuôi

lợn trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn; lượng hóa các

yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt b ng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên,

dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật đối

với các hộ chăn nuôi và các gia trại trong phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế.

- Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với phát

triển chăn nuôi lợn; đề xuất 5 nhóm giải pháp lớn và nhiều giải pháp cụ thể mang tính hệ thống,

đồng bộ, góp phần phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

4

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LU N VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI LỢN

1 1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Phát triển

1.1.1.2. Phát triển kinh tế

1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp

1.1.1.4. Phát triển chăn nuôi

1.1.1.4. Phát triển chăn nuôi lợn

Phát triển chăn nuôi lợn là một quá trình tăng trưởng về số lượng và chất lượng với cơ cấu

tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển ngành nông nghiệp nói chung và quy hoạch phát triển ngành

chăn nuôi nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thị trường về sản phẩm

chăn nuôi lợn và đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

1.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn

1.1.3. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn

1.1.3.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn

1.1.3.2. Các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn

1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn

Nội hàm của khái niệm phát triển chăn nuôi lợn được thể hiện tương ứng với các luận điểm

cốt lõi sau:

Thứ nhất, phát triển chăn nuôi lợn là quá trình tăng trưởng về quy mô và hoàn thiện về

cơ cấu. Nghĩa là phát triển chăn nuôi lợn xét cả về mặt số lượng và chất lượng trong một thời kỳ

nhất định.

Thứ hai, phát triển chăn nuôi lợn phải đặt trong tổng thể phát triển ngành chăn nuôi và

ngành nông nghiệp.

Thứ ba, phát triển chăn nuôi lợn phải dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy

hoạch phát triển ngành chăn nuôi; đồng thời với hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển đồng

bộ, phù hợp.

Thứ tư, phát triển chăn nuôi lợn phải gắn liền với thị trường đầu vào và đầu ra.

Thứ năm, phát triển chăn nuôi lợn phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường,

trong đó, hiệu quả về kinh tế là yếu tố then chốt của hoạt động CN lợn.

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn

1.1.5.1. Nhóm yếu tố bên ngoài

1.1.5.2. Nhóm yếu tố bên trong

1 2 Tổng quan nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn

1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

- Khem R. Sharma và cộng sự [82], Marina Petrovska [85], Adetunji M. O và Adeyemo

K. E [68] đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA, phân tích lợi ích – chi phí và

phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để đo lường chỉ số hiệu quả kỹ thuật, đánh giá hiệu

quả CN lợn bao gồm (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế) đồng thời kết hợp

kiểm định ANOVA để xem xét và phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

5

quả CN. Tuy nhiên phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DEA định hướng đầu vào và đầu ra

có thể nhạy cảm với phép đo lường đơn vị của biến đầu vào và đầu ra. Phương pháp hàm sản xuất

biên ngẫu nhiên để ước lượng hiệu quả chăn nuôi lợn được sử dụng có tính thuyết phục cao, có

thể vận dụng vào luận án.

- Nghiên cứu của Simon Riedel và cộng sự, [90] sử dụng phương pháp phân tích thành phần

chính dạng danh mục CATPCA (Categorical principal component analysis) và phân tích cụm dữ

liệu (Cluster Analysis), nghiên cứu đã xác định được 3 hệ thống CN lợn kết hợp chủ yếu, bao gồm:

(1) CN lợn – trồng ngô; (2) chăn nuôi lợn - cao su; (3) CN lợn.

- Tác giả Liborio S.Cabanilla và cộng sự [83], đã tập trung phân tích sự tăng trưởng năng

suất các yếu tố tổng hợp TFP (total factor productivity) trong ngành lĩnh vực CN lợn và gia cầm

công nghiệp qua 2 bước: bước 1, sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để ước lượng các tham

số ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và chỉ số hiệu quả kỹ thuật; bước 2, sử dụng công thức tổng

quát do Kumbhakar và cộng sự đề xuất để đo lường và phân tích sự tăng trưởng TFP. Như vậy,

phương pháp nghiên cứu của tác giả nghiên cứu là rất thích hợp trong việc đánh giá thực trạng

và tiềm năng chăn nuôi lợn theo hướng tiếp cận kết quả đầu ra chăn nuôi.

1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

- Nguyễn Quế Côi và cộng sự [13], Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan [65], Võ

Trọng Thành, Vũ Đình Tôn [46]. Các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp mô tả thống kê,

phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất. Ưu điểm của những nghiên cứu này là đã

đánh giá và so sánh được HQKT CN lợn theo một số tiêu thức khác nhau như quy mô, hình thức,

vùng miền và CN lợn VietGAP, từ đó rút ra được những nhận định quan trọng là: muốn phát triển

chăn nuôi thì cần phải đầu tư con giống tốt và công tác thú y phải tốt đồng thời giảm chi phí thức

ăn thì mới có thể tăng lợi nhuận trong chăn nuôi lợn.

- Bùi Văn Trịnh [56], Nguyễn Thị Minh Hoà [22], Lê Ngọc Hướng [27]. Các nghiên cứu

đi sâu phân tích các tác nhân tham gia vào kênh tiêu thụ thịt lợn và chuỗi cung lợn thịt; đánh giá hiệu

quả của các tác nhân; Sử dụng cách tiếp cận cấu trúc, điều hành và thực hiện để phân tích kênh

phân phối lợn thịt; các mối quan hệ qua lại giữa các tác nhân trong chuỗi cung.

- Clem Tisdell [74], Phạm Xuân Thanh và cộng sự [45], Nguyễn Ngọc Xuân [66]. Các

nghiên cứu dựa vào số liệu thống kê, sử dụng phương pháp hệ thống để đánh giá thực trạng,

phân tích sự khác nhau về phát triển CN lợn giữa các vùng, miền, đề xuất các giải pháp kinh tế

kỹ thuật nh m phát triển CN lợn.

1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn

1.3.1. Tình hình phát triển và kinh nghiệm chăn nuôi lợn trên thế giới

1.1.3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới

1.3.1.2. Kinh nghiệm chăn nuôi lợn ở một số nước trên thế giới

1.3.2. Tình hình phát triển và kinh nghiệm chăn nuôi lợn ở Việt Nam

1.3.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam

1.3.2.2.Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn ở một số tỉnh thành ở Việt Nam

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển chăn nuôi lợn

6

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU

2 1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội ở Thừa Thiên Huế

2 2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu

2.2.1.1. Tiếp cận phát triển CN lợn trong mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

2.2.1.2. Tiếp cận phát triển chăn nuôi lợn theo quan điểm hệ thống

2.2.1.3. Tiếp cận phát triển chăn nuôi lợn theo quan điểm toàn diện

2.2.1.4. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

2.2.2. Khung phân tích

Quan sát ở khung phân tích 2.1 cho thấy, nội dung “Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh

Thừa Thiên Huế” được xem là vấn đề nghiên cứu khá phức tạp được giải thích bởi nhiều khái

niệm, bao gồm: tăng trưởng số lượng, chất lượng và hoàn thiện cơ cấu về phát triển CN lợn; đặt

trong tổng thể ngành CN và ngành NN; quy hoạch, cơ sở hạ tầng; thị trường đầu vào đầu ra và

hiệu quả trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, phát triển CN lợn chịu tác

động trực tiếp hay gián tiếp của các biến số hay còn gọi là các nhân tố bên trong và bên ngoài,

bao gồm nhóm yếu tố kỹ thuật (giống, thức ăn, thú ý,...); nguồn lực sản xuất (trình độ, lao động,

vốn,…); hình thức chăn nuôi; điều kiện tự nhiên; chính sách; thị trường giá cả; hội nhập kinh tế

quốc tế.

Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp nh m đẩy mạnh phát triển

chăn nuôi lợn ở địa bàn nghiên cứu theo hướng bền vững.

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp được thu thập từ các tổ chức như: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Bộ

NN &PTNT, Tổng cục Thống kê, Cục Chăn nuôi Việt Nam, UBND tỉnh TT Huế, Sở

NN&PTNT, Cục thống kê, Chi cục Chăn nuôi tỉnh TT Huế,...

Thông tin sơ cấp được khảo sát trực tiếp từ các cơ sở CN lợn, cán bộ địa phương có liên

quan đến công tác quản lý phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn các điểm khảo sát với bảng câu

hỏi được thiết kế sẵn.

a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đảm bảo tính đại diện của điểm nghiên cứu, luận án vận dụng phương pháp chọn

mẫu nhiều cấp (phân tầng) như sau:

- Đơn vị mẫu cấp 1: chọn ra các huyện (thị xã) đại diện. Việc lựa chọn huyện (thị xã)

nghiên cứu dựa vào các tiêu chí sau:

+ Đại diện về quy mô, phương thức, loại hình chăn nuôi lợn;

+ Đại diện về vùng sinh thái (vùng đồi núi, đồng b ng trung du, đầm phá ven biển);

+ Đại diện về vị trí địa lý so với Thành phố Huế.

- Đơn vị mẫu cấp 2: trong mỗi huyện (thị xã) được chọn, chọn ra 03 xã đại diện để thu

thập số liệu thực tế về tình hình chăn nuôi lợn. Các xã đại diện có đầy đủ các loại hình, quy mô

và phương thức chăn nuôi khác nhau.

Căn cứ vào các tiêu chí này chúng tôi chọn thị xã Hương Thuỷ, huyện Quảng Điền và

Nam Đông để tiến hành khảo sát.

7

b. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn mẫu khảo sát: sử dụng phương pháp chọn mẫu phân loại (phân tổ). Sau đó từ các

loại (tổ) chọn ra các đơn vị mẫu điều tra một cách ngẫu nhiên không theo tỷ lệ (cơ cấu tổng thể

mẫu không hoàn toàn tương ứng với cơ cấu của tổng thể chung theo các tiêu thức nghiên cứu).

Phân bố số mẫu khảo sát của từng loại (tổ) ở các huyện (thị xã) đại diện được trình bảy ở bảng

2.1.Tổng số mẫu chúng tôi tiến hành khảo sát là 330 mẫu, trong đó: nếu phân theo địa bàn thì

huyện Quảng Điền và thị xã Hương Thủy khảo sát mỗi huyện, thị xã là 120 mẫu (chiếm 36,4%)

và huyện Nam Đông khảo sát 90 mẫu (chiếm 27,2%); nêu phân theo quy mô nuôi thì quy mô

trang trại 11 mẫu (chiếm 3,3%), gia trại 56 mẫu (chiếm 17,0%) và hộ chăn nuôi 263 mẫu

(chiếm 79,7%); nếu phân theo đối tượng nuôi thì chăn nuôi lợn thịt 93 mẫu (chiếm 28,2%),

chăn nuôi lợn nái 60 mẫu (chiếm 18,2%), chăn nuôi hỗn hợp 177 mẫu (chiếm 53,6%); nếu phân

theo phương thức nuôi thì công nghiệp 15 mẫu (chiếm 4,5%), bán công nghiệp 157 mẫu (chiếm

47,6%) và truyền thống 158 mẫu (chiếm 47,9%). Về mặt thống kê, quy mô và cơ cấu điều tra

như vậy là đảm bảo tính chất đại biểu và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án.

Bảng 2 1 Số lƣợng và cơ cấu mẫu khảo sát

Địa bàn Số mẫu

Theo quy mô Theo đối tƣợng

nuôi

Theo phƣơng thức

nuôi

Trang

trại

Gia

trại

Hộ

CN

CN

lợn

thịt

CN

lợn

nái

CN

hỗn

hợp

CN BCN TT

Nam Đông 90 2 6 82 29 10 51 2 39 49

Hương Thủy 120 5 18 97 34 25 61 7 56 57

Quảng Điền 120 4 32 84 30 25 65 6 62 52

Tổng số 330 11 56 263 93 60 177 15 157 158

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý địa phương. Mỗi huyện

chúng tôi phỏng vấn 20 cán bộ, trong đó có 15 cán bộ xã và 5 cán bộ huyện. Cán bộ cấp tỉnh chúng

tôi phỏng vấn và xin ý kiến 10 cán bộ.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý và tính toán tài liệu

2.2.5. Phương pháp phân tích: sử dụng các phương pháp sau: thống kê mô tả, hạch toán theo hệ

thống tài khoản SNA, phân tích đầu tư dài hạn, chuỗi dữ liệu thời gian, phân tích chuỗi cung, toán

kinh tế

2.2.6. Phương pháp chuyên gia

2.2.7.Phương pháp ma trận SWOT

2 3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chăn nuôi lợn

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch, chính sách, cơ sở hạ tầng

2.3.4. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng chăn nuôi lợn

2.3.5. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn

2.3.6. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tác động xã hội và môi trường

2.3.7. Nhóm chỉ tiêu về mức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn

8

Sơ đồ 2 1 Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Tác giả đề xuất

YẾU TÔ

B N NGOÀI

- Điều kiện tự

nhiên

- Chính sách

- Giá cả thị trường

- Hội nhập kinh tế

quốc tế

YẾU TÔ

BÊN TRONG

- Nhóm yếu tố kỹ

thuật

- Nhóm yếu tố

nguồn lực sản

xuất

- Hình thức chăn

nuôi

NÔI DUNG PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI LỢN

- Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu (Số lượng và chất

lượng)

- Sự phù hợp với phát triển của ngành chăn nuôi và

ngành nông nghiệp

- Quy hoạch; cơ sở hạ tầng

- Thị trường đầu vào, đầu ra

- Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

CÁC YẾU TÔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI LỢN

9

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ

3.1. Đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1. Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu chăn nuôi lợn

3.1.1.1. uy mô và tăng trưởng chăn nuôi lợn trong thời k 2005-2015 Bảng 3 1 Qu mô và tăng trƣởng đàn lợn tỉnh TT. Huế giai đoạn 2005-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015 BQ

I Tổng đàn (con) 264.787 246.962 202.167

Tăng trưởng so với năm 2005 % -6,73 - 23,65

Tăng trưởng hàng năm % 2,01 1,80 0,23 - 2,70

1 Lợn thịt (con) 238.095 203.362 160.842

Tăng trưởng so với năm 2005 % - 14,59 - 32,45

Tăng trưởng hàng năm % 1,00 2,22 0,44 - 3,80

1.1 Lợn ngoại (con) 5.698 6.888 59.762

Tăng trưởng so với năm 2005 % 20,88 948,82

Tăng trưởng hàng năm % 24,52 - 11,27 6,66 26,50

1.2 Lợn lai (con) 206.629 159.036 79.407

Tăng trưởng so với năm 2005 % - 23,03 - 61,57

Tăng trưởng hàng năm % 5,83 4,99 - 2,60 - 9,10

1.3 Lợn nội (con) 25.768 37.438 21.637

Tăng trưởng so với năm 2005 % 45,29 15,89

Tăng trưởng hàng năm % - 28,27 - 5,73 - 3,98 - 1,70

2 Lợn nái (con) 26.647 43.540 41.232

Tăng trưởng so với năm 2005 % 63,40 54,73

Tăng trưởng hàng năm % 12,49 - 0,03 - 0,69 4,50

2.1 Nái MC (con) 25.761 37.434 14.057

Tăng trưởng so với năm 2005 % 45,31 - 45,43

Tăng trưởng hàng năm % 12,22 - 5,72 - 37,72 - 5,90

2.2 Nái F1 (con) 539 5.469 22.396

Tăng trưởng so với năm 2005 % 914,66 4.055,10

Tăng trưởng hàng năm % 15,17 57,79 42,36 45,20

2.3 Nái ngoại (con) 347 637 4.779

Tăng trưởng so với năm 2005 % 83,57 1.277,23

Tăng trưởng hàng năm % 30,94 67,63 48,55 30,00

3 Lợn đực giống (con) 45 60 93

Tăng trưởng so với năm 2005 % 33,33 106,67

Tăng trưởng hàng năm % 12,50 - 34,07 66,07 7,50

3.1 Đực ngoại (con) 38 56 93

Tăng trưởng so với năm 2005 % 47,37 144,74

Tăng trưởng hàng năm % 11,76 - 34,88 69,09 9,40

3.2 Đực MC (con) 7 4 0

Tăng trưởng so với năm 2005 % - 42,86 - 100,00

Tăng trưởng hàng năm % 16,67 - 20,00 - 100,00 -100,00

Nguồn: Sở NN PTNT tỉnh TT. Huế và tính toán của tác giả

* Về quy mô đàn: Trong thời kỳ 2005-2015 quy mô tổng đàn giảm BQ là 2,7% và đàn

lợn thịt giảm 3,8%, trong khi đó đàn lợn nái và lợn đực giống tăng. Tuy nhiên nếu xét từng loại

giống thì đàn lợn thịt ngoại và đàn lợn nái F1, nái ngoại đều tăng, trong khi đàn lợn thịt nội, lợn

lai và lợn nái Móng Cái ngày càng giảm dần và giảm nhanh. Đây là xu hướng tích cực góp phần

chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi.

10

* Về sản lượng và giá trị sản lượng chăn nuôi lợn: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm

2015 so với năm 2005 giảm 758,6 tấn, tốc độ giảm BQ hàng năm 0,4%. Tuy nhiên, xét cả quá trình

thì giai đoạn 2005-2010 sản lượng vẫn tăng 2,9% nhưng giai đoạn 2010-2015 lại giảm 6,3%, nên cả

giai đoạn 2005-2015 vẫn giảm 3,6%. Như vậy, sản lượng thịt lợn hơi XC biến động tăng (giảm)

không ổn định do nhiều tác động, nhưng chủ yếu là do quy mô đàn lợn thịt trong thời kỳ này giảm

gần 32,5%. Tuy sản lượng giảm nhưng GTSX chăn nuôi lợn năm 2015 so với năm 2005 tăng

16,8%, bình quân hàng năm tăng 1,6%.

Bảng 3 2 Sản lƣợng và giá trị sản lƣợng thịt lợn tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015 BQ

1 Sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng tấn 20.967,0 21.572,0 20.208,4

- Tăng trưởng so với năm 2005 % - 2,9 - 3,6

- Tăng trưởng hàng năm % 3,6 2,6 1,8 - 0,4

2 Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lợn t đồng 510,4 595,9 596,0

- Tăng trưởng so với năm 2005 - 16,8 16,8

- Tăng trưởng hàng năm

0,9 1,8 0,9 1,6

Nguồn: Niên giám thống kê và tính toán của tác giả

* Về năng suất và chất lượng đàn lợn thịt: Trọng lượng lợn xuất chuồng bình quân của tỉnh

TT. Huế có xu hướng giảm dần từ 70,1 kg năm 2010 xuống 59,6 kg năm 2013 và có xu hướng

tăng trở lại đến 61,7 kg năm 2015. Nếu so với vùng Bắc Trung bộ thì trọng lượng lợn xuất

chuồng ở TT. Huế cao hơn nhưng so với cả nước thì ngược lại.

Năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai Đề án phát triển đàn lợn giống chất lượng

cao, đến năm 2015 đàn lợn nái ngoại và nái F1 là 18.836 con, tăng hơn gấp 21,3 lần so với năm

2005, chiếm 45,7% tổng đàn lợn sinh sản, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của

người chăn nuôi. Tốc độ phát triển BQ đàn lợn ngoại nuôi thịt giai đoạn 2005-2015 là 26,5%.

Song tỷ lệ này còn rất thấp so với tổng đàn lợn của tỉnh (chiếm 27,8%), so với đàn lợn thịt của

tỉnh (chiếm 35,0%).

3.1.1.2. Cơ cấu đàn lợn

Trong cơ cấu đàn lợn, giai đoạn 2005-2015, đàn lợn thịt chiếm tỷ trọng chủ yếu (79,6%-

89,9%), đàn lợn nái chiếm 10,1%-20,4%, đực giống chỉ chiếm 0,02%-0,05%. Như vậy, chăn

nuôi lợn thịt vẫn là ngành sản phẩm chủ yếu trong chăn nuôi lợn.

* Theo đối tượng nuôi: đối với lợn thịt thì giống lợn lai là chủ yếu, chiếm 49,4%; đối

với lợn nái thì phần lớn là giống Móng Cái chiếm 54,3% tổng đàn lợn nái,

* Theo hình thức tổ chức chăn nuôi lợn: chăn nuôi lợn theo hình thức nhỏ lẻ, phân tán ở

cấp nông hộ rất phổ biến ở tỉnh TT. Huế, chiếm 94,5% số hộ chăn nuôi lợn dưới 10 con. Chăn

nuôi trang trai, gia trại của tỉnh còn ít và không có biến động lớn (462-533 cơ sở), hình thức chủ

yếu là gia trại lợn thịt (trên 87,1%). Tuy nhiên, tỷ trọng các trang trại tăng lên rõ rệt từ 6,1% năm

2010 tăng lên 12,9% năm 2015. Như vậy, cơ cấu CN lợn đang có thay đổi từ gia trại lợn thịt sang

các loại hình trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn hơn, phù hợp với xu thế chăn nuôi lợn tập

trung, năng suất và chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

* Theo vùng sinh thái: quy mô đàn lợn ở các vùng sinh thái khác nhau rất lớn, vùng đồng

b ng trung du quy mô đàn lợn chiếm trên 55,3% tổng đàn và có xu hướng giảm dần do quá trình đô

thị hóa, vùng đầm phá ven biển và vùng đồi núi có xu hướng tăng dần tổng đàn. Đây là sự chuyển

dịch hợp lý nh m khái thác tối đa lợi thế các vùng và phát triển ngành chăn nuôi lợn toàn diện.

11

3.1.2. Mối quan hệ phát triển gi a CN lợn với ngành chăn nuôi và ngành NN

Qua bảng 3.7 ta thấy, GTSX ngành chăn nuôi lợn giai đoạn 2005-2015 tăng nhưng còn

chậm, tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ này là 1,6%/năm, thấp hơn so với ngành chăn

nuôi và ngành nông nghiệp. Nếu xét trong nội bộ ngành chăn nuôi lợn thì cơ cấu GTSX của

ngành chăn nuôi lợn chiếm chủ yếu trên 61,5% chứng tỏ r ng chăn nuôi lợn giữ vị trí quan trọng

nhất trong ngành chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế trong suốt giai đoạn từ 2005 đến 2015.

Bảng 3 7. Quy mô và cơ cấu GO của ngành chăn nuôi lợn trong ngànhnông nghiệpvà chăn

nuôi T T Huế giai đoạn 2005-2015 Theo giá so sánh 2010

Chỉ tiêu

2005 2010 2015 TĐPT

BQ (%

năm

SL

T

đồng

%

SL

T

đồng

%

SL

T

đồng

%

1. Ngành Nông nghiệp 3.169,37 100,0 3.695,29 100,0 4.077,1 100,0 102,6

2. Ngành chăn nuôi 802,60 25,32 887,28 24,01 969,85 23,79 101,9

3. Ngành chăn nuôi lợn 510,39 16,10 595,92 16,13 596,04 14,62 101,6

4. Tỷ trọng GO ngành

chăn nuôi lợn trong ngành

CN

- 63,6 - 67,2 - 61,5 -

Nguồn: Niêm giám thông kê TT Huế và tính toán của tác giả

Trong quan hệ với sản xuất lương thực, ta thấy sản lượng lương thực có hạt bình quân đầu

người qua các năm có xu hướng tăng từ 267 kg năm 2010 lên 285 kg năm 2015, tốc độ tăng trưởng

biến động lên xuống qua các năm. Trong khi đó sản lượng thịt lợn bình quân đầu người có xu

hưởng giảm từ 19,8 kg năm 2010 xuống 17,0 kg năm 2013 và tăng lên 17,7 kg năm 2014, tốc độ

tăng trưởng biến động cũng không ổn định. Như vậy, trong điều kiện cụ thể của tỉnh TT. Huế tăng

trưởng của sản xuất lượng thực vẫn cao hơn tăng trưởng sản phẩm thịt lợn hơi. Nghĩa là, việc phát

triển chăn nuôi không kìm hãm sản xuất lượng thực mà trái lại vẫn đảm bảo quan hệ cân đối cho sự

phát triển của ngành nông nghiệp.

Bảng 3 Mối quan hệ giữa chăn nuôi lợn và sản xuất lƣơng thực

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2013 2014 2015

1 Sản lượng lượng thực có hạt BQ đầu người Kg 267 277 258 285 285

2 Tăng trưởng sản lượng lương thực có hạt

BQ đầu người % 0,9 3,7 - 5,8 10,5 -

3 Sản lượng thịt lợn hơi BQ đầu người Kg 19,8 18,8 17,0 17,5 17,7

4 Tăng trưởng sản lượng thịt lợn hơi BQ đầu

người % 2,4 - 4,7 - 6,6 2,9 1,1

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh TT Huế và tính toán của tác giả

3.1.3. Quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi lợn

3.1.3.1. uy hoạch phát triển chăn nuôi lợn

Trong những năm qua tỉnh TT.Huế đã chú trọng đến công tác quy hoạch: đã ban hành QH

phát triển CN đến năm 2015 và đề án bổ sung QH đến năm 2020, tuy nhiên, việc triển khai thực

hiện QH còn chậm, năm 2015 tổng đàn lợn chỉ đạt 60,8% so với dự kiến quy hoạch. Trong QH

phát triển CN đến năm 2020, tổng đàn lợn 296.000 con; trong đó tổng đàn lợn thịt ngoại và lợn

F2 chiếm 75% tổng đàn; số lợn nái ngoại chiếm 25% tổng đàn lợn nái, số lợn nái F1 chiếm 52%;

sản lượng thịt hơi gần 32 nghìn tấn;

12

Quy hoạch số lượng các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tăng đặc biệt là các trang trại

chăn nuôi lợn nái và lợn thịt

3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng chủ yếu ph c v phát triển chăn nuôi lợn

a. Công tác thú ý và phòng trừ dịch bệnh

Về đội ngũ cán bộ thú y, tính đến cuối năm 2014 toàn tỉnh 535 thú y viên được cấp thẻ

hành nghề, số lượng thú y viên cơ sơ cấp chiếm tỷ lệ rất lớn (74,21%), trong khi đó, chỉ có 19 thú

y viên có trình độ đại học, cao đẳng, số lượng thú y viên có trình độ trung cấp chiếm 22,24%. Với

chất lượng đội ngũ làm công tác thú y như hiện nay thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển

của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Về tình hình dịch bệnh: trong giai đoạn 2005 - 2009, tình hình dịch bệnh ở diễn biến hết

sức phức tạp, đặc biệt trong đợt dịch tai xanh xảy ra năm 2007-2008 số lợn bị tiêu huỷ gần 20

nghìn con [17]. Giai đoạn từ 2010 – 2015, ý thức của người dần về an toàn dịch bệnh rất cao

nên tình hình dịch bệnh không còn phức tạp nữa. Tỷ lệ chết do các loại bệnh tụ huyết trùng, phó

thương hàn, tiêu chảy, đóng dấu, viêm phổi này gây ra là khá thấp, dễ khống chế và kiểm soát

được bệnh.

Bảng 3 10 Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010-2015

STT Vắc xin tiêm phòng ĐVT 2010 2011 2013 2014 2015

1 Tam liên lợn

1.1 Vụ Xuân % 86,7 75,7 71,3 71,1 92,9

1.2. Vụ Thu % 78,2 67,9 61,2 74,4 93,0

2 Lỡ mồn lông móng

2.1 Vụ Xuân % 99,3 99,3 99,0 100,0 100,0

2.2 Vụ Thu % 99,5 99,5 100,0 100,0 100,0

3 Tai xanh

lợn nái + đực giống Liều

1.390 2.020 3.350 2.000

Nguồn: Chi c c Thú y, Sở NN PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế

Công tác tiêm phòng được tổ chức thường xuyên và được người chăn nuôi tích cực thực

hiện, đáp ứng trên 70% tổng đàn lợn đối với các bệnh truyền nhiễm như tụ huyết trùng, dịch tả,

phó thương hàn; trên 99% đối với bệnh lở mồn long móng góp phần hạn chế sự bùng phát các

dịch bệnh nguy hiểm;

b. Hệ thống cơ sở hạ tầng và các cơ sở dịch v

* Về hệ thống giao thông: cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn giai đoạn 2010-2014 đã được

đầu tư, nâng cấp, tỷ lệ đường cấp huyện được kiên cố hóa 51,7%, đường cấp xã là 40,1% [36].

* Các cơ sở dịch vụ: hiện nay các cơ sở giết mổ thủ công, nhỏ lẻ ở các hộ gia đình đã

được giải thể hoàn toàn và thay vào đó là khuyến khích phát triển các cơ sở giết mổ gia súc tập

trung nên số lượng cơ sở giết mổ nhỏ dưới 20 con/ngày có xu hướng giảm xuống qua các năm,

còn số cơ sở giết mổ có công suất từ 21 con trở lên thì có xu hướng tăng.

Hệ thống dịch vụ thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi đáp ứng đủ nhu cầu của người chăn nuôi,

hiện nay có 108 đại lý cấp 1 cung cấp TACN rải đều trên tất các các huyện đã đáp ứng đủ nhu cầu

nguồn cung thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc gia cầm trong tỉnh.

c. Nguồn lực và điều kiện sản xuất

Đối với các cơ sở chăn nuôi lợn, bình quân chung nhân khẩu tương đối cao 5,38 người,

nhưng bình quân lao động gia đình chỉ ở mức 2,54 lao động. Bên cạnh đó, độ tuổi của các chủ

13

cơ sở chăn nuôi lợn là tương đối trẻ, tập trung ở tuổi 43 – 47, phần lớn các chủ cơ sở tham gia

vào hoạt động chăn nuôi lợn đã học hết lớp 7.

Nguồn vốn đầu tư NN, LN & TS qua các năm có tăng, tốc độ tăng vốn cao hơn tốc độ tăng

GO nông nghiệp, GO chăn nuôi và GO lợn. Năm 2010, để tăng 1% GO nông nghiệp, GO chăn nuôi

và GO lợn thì vốn đầu tư cho NN, LN &TS tăng tương ứng 3,46%, 2,37% và 5,10%. Điều nay cho

thấy ngành chăn chăn nuôi lợn có nhu cầu vốn lớn hơn các ngành nông nghiệp và chăn nuôi. Đến

năm 2015 việc đầu tư vốn NN, LN &TS có giảm, để tăng 1% GO nông nghiệp, GO chăn nuôi và

GO lợn thì vốn đầu tư cho NN, LN &TS giảm tương ứng 3,19%, 2,42% và 11,05%.

Bảng 3.12. Tác động vốn đầu tƣ NN, LN TS đến tăng trƣởng GTS chăn nuôi lợn ở Thừa

Thiên Huế giai đoạn 2010-2015 theo giá so sánh 2010

ĐVT: %

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2013 2014 2015

1 Tăng trưởng Vốn NN, LN&TS 9,18 -16,92 28,98 -11,43 -10,17

2 Tăng trưởng GO Nông nghiệp 2,65 3,05 -1,84 4,27 3,19

3 Tăng trưởng GO Chăn nuôi 3,87 0,25 -3,38 7,02 4,2

4 Tăng trưởng GO Lợn 1,8 -4,49 -5,6 6,24 0,92

5 Hệ số quan hệ (1)/(2) 3,46 -5,55 -15,75 -2,68 -3,19

6 Hệ số quan hệ (1)/(3) 2,37 -67,68 -8,57 -1,63 -2,42

7 Hệ số quan hệ (1)/(4) 5,10 3,77 -5,18 -1,83 -11,05

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015)

Kết quả điều tra các cơ sở chăn nuôi lợn ta thấy, đối với các trang trại, bình quân nguồn

vốn dành cho hoạt động chăn nuôi lợn là 405 triệu đồng, trong đó vốn vay chiếm 29,3%; các gia

trại là 90 triệu đồng.

Diện tích chuồng trại của các cơ sở điều tra là khá lớn, bình quân là 93,71m2, trong đó

chỉ tiêu này ở các trang trại là 518,75m2, cao gấp 1,92 lần so với các gia trại và 14,33 lần so với

các hộ chăn nuôi. Hầu hết chuồng trại CN lợn được xây kiên cố, đặc biệt một số gia trại và

trang trại đều trang bị hệ thống uống ước tự động cho lợn.

3.1.4. Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm

3.1.4.1. Thị trường đầu vào

* Con giống: nguồn cung giống lợn để nuôi lợn chủ yếu là tự túc con giống chiếm 53,63%

số cơ sở chăn nuôi, số lượng giống mua ngoài chiếm 46,4%, trong đó mua từ các cơ sở chăn nuôi

khác chiếm 23,6%, mua từ trại lợn giống chiếm 7,0%, mua từ thương lái 15,8%. Các cơ sở chăn

nuôi lợn chủ động được nguồn giống sẽ tiếp kiệm được chi phí giống so với giống lợn mua ngoài.

Đặc biệt, chất lượng giống được kiểm soát tốt, hạn chế được dịch bệnh.

Bảng 3 13 Nguồn cung giống lợn của các cơ sở điều tra

ĐVT: %

Chỉ tiêu Trang trại Gia trại Hộ CN BQ chung

Con giống tự sản xuất 54,5 69,6 50,2 53,6

Mua từ cơ sở chăn nuôi khác 18,2 14,3 25,9 23,6

Mua từ trại lợn giống 27,3 12,5 4,9 7,0

Mua từ thương lái - 3,6 19,0 15,8

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

14

* Thức ăn: hiện nay, tỉnh TT. Huế chưa có nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc,

người chăn nuôi chủ yếu mua thức ăn chăn nuôi từ các nguồn chính: mua thông qua các đại lý

cấp I của công ty là 46,1% số cơ sở chăn nuôi, mua qua đại lý cấp II do tư nhân mở ra tại địa

phương là 29,4% số cơ sở chăn nuôi, mỗi địa phương với vị trí địa lý và hình thức chăn nuôi khác

nhau thì cách lựa chọn người cung cấp TACN khác nhau.

Bảng 3 14. Nguồn cung thức ăn của các cơ sở điều tra trong chăn nuôi lợn

ĐVT %

Các chỉ tiêu Trang trại Gia trại Hộ chăn

nuôi Bình quân

Thức ăn tự sản xuất - 5,4 29,7 24,5

Mua từ đại lý cấp 1 90,9 82,1 36,5 46,1

Mua từ đại lý cấp 2 9,1 12,5 33,8 29,4

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

3.1.4.2. Thị trường đầu ra

Chăn nuôi lợn của tỉnh TT. Huế thời gian qua chủ yếu phục vụ nhu cầu trong tỉnh (đáp

ứng khoảng 70%) và số lợn xuất ra thị trường ngoài tỉnh rất ít. Hàng năm, các cơ sở giết mổ lợn

phải nhập lợn thịt ở ngoài tỉnh như Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định,… khoảng trên 157.000

con lợn thịt/năm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Số lượng lợn xuất đi ra ngoài tỉnh rất ít,

BQ hàng năm lợn thịt xuất ra 7.689 con, riêng năm 2015 xuất hơn 27.000 con lợn thịt và hơn

22.000 con lợn giống do chủ yếu là ở các trang trại lớn mới liên doanh với các công ty cung cấp

đầu vào và bao tiêu đầu ra.

Bảng 3 15. Tình hình nhập, xuất và giết mổ lợn thịt ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010- 2015

ĐVT: Con

Năm Nhập uất Giết mổ

Lợn thịt Lợn giống Lợn thịt Lợn sữa Lợn giống Lợn thịt Lợn sữa

2010 115.000 896 1.950 13.325

469.694 20.407

2011 120.000 759 3.480 8.500 128 426.045 7.065

2012 127.227 670 5.219 6.365

455.699 21.262

2013 198.972 570 3.739 7.200

533.526 19.834

2014 189.632 7.212 4.356 2.870

561.420 12.901

2015 193.190 21.262 27.391 10.090 22.176 595.252 11.108

BQ/năm 157.337 5.228 7.689 8.058 3.717 506.939 15.430

(Nguồn: Chi c c Thú y tỉnh TT Huế

Qua hệ số quan hệ cho thấy, tương ứng với 1% tăng trưởng sản lượng thịt lợn tiêu dùng

trong năm 2010 thì sản lượng thịt lợn sản xuất chỉ tăng 0,12%, năm 2012 tăng trưởng tiêu dùng

giảm 1% thì sản xuất giảm chậm hơn (giảm 0,4%), nhưng đến năm 2015 quan hệ so sánh thay

đổi khi 1% tăng trưởng tiêu dùng lại tương ứng với 0,15% tăng trưởng sản xuất. Như vậy,

trong giai đoạn 2010-2013, sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặc dù năm 2015 tăng

trưởng sản xuất đã vượt tiêu dùng thịt lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

15

Bảng 3 16 Mức sản suất và tiêu dùng thịt lợn ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010 - 2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2013 2014 2015

1 Sản lượng thịt lợn sản xuất BQ đầu người

(Thịt xẻ) Kg/người 13,84 13,19 11,91 12,24 12,37

2 Tăng trưởng sản lượng thịt lợn sản xuất

BQ đầu người % 2,41 - 4,75 - 6,58 2,77 1,09

3 Sản lượng thịt lợn tiêu dùng BQ đầu

người Kg/người 21,22 18,76 19,80 21,04 22,52

4 Tăng trưởng sản lượng thịt lợn tiêu dùng

BQ đầu người % 20,06 - 11,56 15,42 6,28 7,04

5 Hệ số quan hệ (2)/(4) % 0,12 0,41 - 0,43 0,44 0,15

Nguồn: Niên giám thống kê, Chi c c thú y và tính toán của tác giả

Đối với lợn thịt: Các trang trại với khối lượng sản phẩm lớn lựa chọn bán sản phẩm cho cơ

sở giết mổ lớn và người thu gom là chủ yếu, 56,03% số lượng lợn thịt được trang trại bán cho cơ

sở giết mổ lớn, 26,71% số lượng lợn thịt bán cho người thu gom. Các gia trại và hộ chăn nuôi chủ

yếu bán lợn thịt cho người thu gom và cho người giết mổ (từ 45% đến 47% số lượng lợn thịt bán

cho người thu gom; từ 39% đến 43% số lượng lợn thịt bán cho người giết mổ), các gia trại bán

sản phẩm cho các lò mổ lớn rất ít.

Đối với lợn con: lợn con xuất chuồng chủ yếu bán cho người chăn nuôi lợn thịt và người

thu gom là chủ yếu, đó là các trang trại (trên 35% số lượng lợn con), gia trại (trên 40% số lượng

lợn con). Đối với hộ chăn nuôi bán chủ yếu cho người thu gom (trên 49% số lượng lợn con).

3.1.5. Hiệu quả chăn nuôi lợn

3.1.5.1 Về kinh tế

* Xét ở góc độ vĩ mô:

Bảng 3 17 Đóng góp của ngành chăn nuôi lợn trong phát triển kinh tế

của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015

Năm

Giá trị sản xuất CN

lợn theo giá hiện hành

triệu đồng

T lệ GTS CN

lợn trong GTS

ngành chăn nuôi

(%)

T lệ giá trị sản

xuất CN lợn

trong giá trị S

NN (%)

T lệ GTS ngành

chăn nuôi lợn

trong tổng GTS

(%)

2005 252.045 58,30 17,28 2,00

2010 541.909 61,08 14,66 1,46

2015 1.016.778 64,26 18,27 1,28

BQ 702.901 62,64 17,28 1,69

Nguồn: Niêm giám thống kê Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)

Từ năm 2005 đến năm 2015 GTSX ngành CN lợn luôn đóng góp vào GTSX ngành NN

của tỉnh khá lớn (từ 14,66%- 18,53%). Bình quân trong khoảng thời gian trên, GTSX chăn nuôi

lợn đã đóng góp 17,28% GO ngành nông nghiệp hay 1,69% trong tổng GTSX của tỉnh. Qua đó

cho thấy sự phát triển của chăn nuôi lợn là nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của

tỉnh TT. Huế.

16

Với sản lượng thịt lợn hơi của tỉnh TT. Huế bình quân giai đoạn 2005-2015 là trên 20.600

tấn, nếu với giá bình quân là 45 nghìn đồng/kg thì tổng giá trị ban đầu của ngành chăn nuôi lợn

đạt gần 1.000 tỷ đồng, đây là một con số không nhỏ. Nếu qua lưu thông, phân phối và tăng tỷ lệ

sản phẩm qua chế biến, con số trên sẽ tăng lên đáng kể.

* Xét ở góc độ vi mô:

- Kết quả và hiệu qủa chăn nuôi lợn thịt

Qua bảng số liệu 3.18 ta thấy, Chỉ số GO/IC bình quân của các cơ sở điều tra là 1,22 lần,

tức là cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì đem lai 1,22 đồng giá trị sản xuất, điều này phản

ánh tốc độ tăng giá trị sản xuất tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí trung gian. Như vậy,

trong số 3 nhóm cơ sở chăn nuôi lợn thịt thì chăn nuôi theo quy mô gia trại (từ 30 đến dưới 100

con) cho hiệu quả cao nhất.

Bảng 3 18 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra

phân theo qu mô chăn nuôi Tính BQ 100 kg lợn hơi xuất chuồng

Chỉ tiêu ĐVT Trang trại

(I)

Gia

trại (J)

Hộ CN

(K)

BQ

chung

Phân tích phƣơng sai

(ANOVA:Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 5.137,50 4.707,00 4.379,72 4.462,78 430,50***

757,78***

327,28***

(0,000) (0,000) (0,000)

2. VA 1000đ 1.093,49 1.063,30 720,62 795,13 30,19ns

372,86***

342,68***

(0,922) (0,000) (0,000)

3. MI 1000đ 926,57 930,33 613,97 681,82 -3,75ns

312,60***

316,35***

(0,999) (0,000) (0,000)

4. GO/IC Lần 1,27 1,29 1,20 1,22 -0,02ns

0,07***

0,09***

(0,700) (0,004) (0,000)

5. VA/IC Lần 0,27 0,29 0,20 0,22 -0,02ns

0,07***

0,09***

(0,700) (0,004) (0,000)

6. MI/IC Lần 0,23 0,26 0,17 0,19 -0,02ns

0,06**

0,09***

(0,555) (0,022) (0,000)

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Ghi chú:***, **, *, ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%, 5%, 10%

và không có ý nghĩa TK

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo phương thức

chăn nuôi cho thấy hiệu quả thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí bỏ ra của phương thức chăn nuôi

CN là cao nhất và có sự khác biệt giữa các phương thức chăn nuôi, điều này đúng với kết quả thực

hiện phép kiểm định ANOVA từng cặp cho thấy, đa số các chỉ tiêu được kiểm định từng cặp

đều có ý nghĩa thống kê từ 90% đến 99%.

- Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái theo quy mô trang trại đạt kết quả và hiệu quả

cao nhất ở chỉ tiêu GO, VA, GO/IC và VA/IC. Bình quân chung GO của 1 kg lợn con xuất

chuồng là 50.840 đồng và có sự khác biệt lớn giữa quy mô trang trại (58.200 đồng), gia trại

(54.170 đồng) và hộ chăn nuôi (49.600 đồng).

17

Bảng 3 20 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản phân theo quy mô

Tính BQ1kg lợn con xuất chuồng

Chỉ tiêu ĐVT Trang trại (I)

Gia trại (J)

Hộ CN (K)

BQ chung

Phân tích phƣơng sai (ANOVA:Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 58,20 54,17 49,60 50,84 4,033ns

8,599***

4,565*

(0,412) (0,001) (0,093)

2. VA 1000đ 24,72 22,62 17,60 18,81 2,102ns

7,118***

5,017**

(0,731) (0,002) (0,026) 3. MI 1000đ 15,71 16,31 15,03 15,90 -0,602

ns 0,675

ns 1,277

ns

(0,971) (0,936) (0,753)

4. GO/IC Lần 1,74 1,71 1,55 1,59 0,024ns

0,187**

0,163**

(0,958) (0,013) (0,019) 5. VA/IC Lần 0,74 0,71 0,55 0,59 0,024

ns 0,187

** 0,163

**

(0,958) (0,013) (0,019) 6. MI/IC Lần 0,47 0,51 0,47 0,50 -0,044

ns -0,002

ns 0,042

ns

(0,852) (0,999) (0,737)

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Ghi chú: ***; **; *; ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%; 5%;

10%; không có ý nghĩa TK

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái của các cơ sở điều tra phân theo phương thức

chăn nuôi cho thấy hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị tăng thêm (VA/IC) của phương thức

chăn nuôi CN là cao nhất và có sự khác biệt giữa các phương thức nuôi.

Bảng 3 22 Kết quả chăn nuôi nái sinh sản với các suất chiết khấu khác nhau

Phƣơng pháp đầu tƣ dài hạn)

Suấtchiết khấu % NPV 1000đ/con/năm BCR Lần

8 6.330,09 1,12

10 5.308,49 1,11

12 4.404,61 1,10

14 3.603,40 1,09

16 2.891,97 1,07

18 2.259,26 1,06

20 1.695,72 1,05

22 1.193,11 1,04

24 744,29 1,02

26 343,05 1,01

IRR = 27,91%

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và tính toán của tác giả

Kết quả và hiệu quả đầu tư tài chính chăn nuôi lợn nái sinh sản cho thấy giá trị hiện tại

ròng (NPV), tỉ suất nội hoàn vốn (IRR), thu nhập hỗn hợp thu được bình quân hàng năm cho thấy

cả hai chỉ tiêu NPV và IRR đều thể hiện hiệu quả của việc nuôi lợn nái. NPV đạt 4.404,61 nghìn

đồng/con với lãi suất chiết khấu là 12% (tương ứng với mức lãi suất mà nhiều hộ phải trả) và IRR

= 27,91% lớn hơn so với lãi suất vay ngân hàng hiện tại.

3.1.5.2. Về xã hội

Phát triển chăn nuôi lợn góp phần tăng thu nhập cho người lao động, giải quyết việc làm,

nhất là lao động nhàn rỗi trong nông thôn, hạn chế được tính thời vụ trong nông nghiệp. Toàn tỉnh

có 51.905 hộ chăn nuôi lợn, nếu tính bình quân 1 hộ dành thời gian để chăm sóc lợn b ng 0,5 lao

18

động thì ngành chăn nuôi lợn đã tạo công ăn việc làm thường xuyên ổn định cho khoảng trên

25.000 lao động, ngoài ra còn hàng ngàn hộ khác tham gia ở các tác nhân giết mổ, bán lẽ, bán buôn,

thu gom, chế biến,… Điều này đã góp phần rất lớn vào vấn đề tạo công ăn việc làm cho người dân

khu vực nông thôn, đặc biệt là có thể dễ dàng sử dụng lao động phụ, lao động chưa qua đào tạo.

Bảng 3 23 Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các cơ sở điều tra

(Tính BQ hộ/năm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Trang trại Gia trại

Hộ

chăn nuôi

BQ

chung

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 Thu nhập BQ hộ 263,9 100,0 109,2 100,0 39,5 100,0 59,0 100,0

1.1 Thu nhập từ CN lợn 228,7 86,7 66,0 60,4 8,4 21,4 25,6 43,4

1.2. Thu nhập khác 35,2 13,3 43,2 39,6 31,0 78,6 33,4 56,6

2 Thu nhập BQ CN lợn

2.1. Bình quân nhân khẩu 39,8 - 11,6 - 1,6 - 4,3 -

2.2. Bình quân lao động 171,9 - 37,7 - 5,9 - 17,1 -

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

* Tăng thu nhập cho người chăn nuôi lợn: ta thấy thu nhập bình quân hộ đạt 59,0

triệu đồng, trong đó, thu nhập từ chăn nuôi lợn chiếm đến 43,4% tương ứng 25,6 triệu

đồng/hộ, 4,3 triệu đồng/nhân khẩu và 17,1 triệu đồng/lao động. Các trang trại và gia trại thì

thu nhập từ chăn nuôi lợn là chủ yếu, chiếm tỷ lệ tương ứng là 86,7% và 60,4%, còn hộ

chăn nuôi thì ngược lại.

* Góp phần giảm tỷ lệ hộ ngh o ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế: hệ số quan hệ

giữa tăng trưởng GO lợn với tỷ lệ giảm ngh o cho thấy, để giảm 1% hộ ngh o thì năm 2010

cần tăng trưởng GO chăn nuôi lợn 1,4% (thực tế tăng 1,8%), đến năm 2015 GO chăn nuôi

lợn cần tăng 0,96% (thực tế tăng 0,92%). Điều đó chứng tỏ tăng trưởng CN lợn có tác động

nhất định đến việc giảm tỷ lệ hộ ngh o ở tỉnh T.T. Huế.

Bảng 3 24 Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2013 2014 2015

1 Tỷ lệ hộ ngh o % 11,16 9,16 6,5 5,06 4,1

2 Tỷ lệ giảm ngh o % -1,29 -2,0 -1,5 -1,44 -0,96

3 Giá trị sản lượng lợn Tỷ đồng 595,9 569,1 556,0 590,6 596,0

4 Tăng trưởng GO lợn % 1,8 -4,49 -5,6 6,24 0,92

5 Hệ số quan hệ (4)/(2) % 1,40 2,25 3,73 4,33 0,96

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh TT Huế 2015)

3.6.1.3. Về môi trường

Trong những năm gần đây, TT. Huế đã có những nổ lực trong việc khuyến khích các cơ

sở CN ở trên địa bàn sử dụng công nghệ khí sinh học - Biogas để xử lý chất thải và đã xây dựng

được 3.498 công trình (chủ yếu là gia trại, trang trại)

* Xử lý và sử dụng chất thải

Kết quả khảo sát các cơ sở CN lợn tại các địa bàn nghiên cứu cho thấy chất thải CN lợn

tại các trang trại và gia trại đã được xử lý 100% b ng công nghệ khí sinh học Biogas. Đối với

các hộ CN, tỷ lệ chất thải được xử lý chỉ chiếm 40,19%, trong đó xử lý b ng Biogas chiếm

28,85% và phương pháp ủ là 11,34%. Như vậy, quy mô chăn nuôi càng lớn thì vấn đề xử lý

chất thải càng được coi trọng và ngược lại.

19

3.2. Các ếu tố ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi lợn

3.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài

3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Phát triển chăn nuôi lợn gặp những điều kiện bất lợi trong phòng chống dịch bệnh; trong

việc chế biến và bảo quản thức ăn; phòng chống nắng nóng cho lợn ở vùng đồng b ng, ven

biển; phòng chống rét cho lợn ở vùng miền núi.

3.2.1.2. Cơ chế, chính sách

Các chính sách của nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế đang khuyến khích phát triển chăn

nuôi lợn cụ thể: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đề án phát triển

đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao của tỉnh Thừa Thiên Huế,...

3.2.1.3. Giá cả thị trường

Với sự biến động về giá cả đầu vào và giá thịt lợn hơi trên thị trường thường xuyên thay

đổi tăng/giảm thất thường khiến người chăn nuôi lợn gặp phải khó khăn lớn. Hệ thống kênh tiêu

thụ còn phụ thuộc nhiều vào các khâu trung gian dẫn đến đầu ra không ổn định, ảnh hưởng đến

hiệu quả chăn nuôi lợn.

3.2.1.4. Hội nhập kinh tế quốc tế

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, TPP sẽ làm cho sản lượng ngành chăn nuôi giảm

trong đó lợn bị thiệt hại mạnh cả về phần trăm và giá trị. Với năng suất và sức cạnh tranh thấp như

hiện nay của ngành chăn nuôi, người chăn nuôi lợn sẽ bị thiệt hại nhất về sản lượng và phúc lợi,

mặc dù thói quen dùng thịt tươi sống của người Việt có thể trì hoãn tác động này trong ngắn hạn.

3.2.2. Nhóm yếu tố bên trong

3.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng

Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật (hàm sản xuất biên) và các yếu tố ảnh hưởng đến

hiệu quả kỹ thuật (hàm phi hiệu quả kỹ thuật) cho thấy hoạt động chăn nuôi lợn thịt của các hộ

gia đình không chỉ ảnh hưởng bởi việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà còn bị chi phối bởi các

yếu tố thuộc về đặc điểm của người chăn nuôi và điều kiện kinh tế - xã hội hay còn gọi là các

yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật.

Xem xét ảnh hưởng cận biên của từng yếu tố đầu vào đến kết quả chăn nuôi lợn thịt của

hộ cho thấy, chi phí thức ăn chi phí giống lợn là các biến số có ảnh hưởng tiêu cực đến trọng

lượng thịt lợn hơi xuất chuồng. Công lao động và chi phí thú y là 2 yếu tố có ảnh hưởng tích

cực đến trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng.

3.2.2.2.Chỉ số hiệu quả kỹ thuật

Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy, chỉ số hiệu quả kỹ thuật dao

động chủ yếu từ 50% đến 99%. Hiệu quả kỹ thuật trung bình hộ chăn nuôi đạt ở mức 68,9%,

trong khi đó chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung bình của gia trại đạt ở mức 93,5%. Không có cơ sở

chăn nuôi lợn thịt nào có chỉ số hiệu quả dưới 40%.

Chỉ số hiệu quả kỹ thuật thấp b ng 40,9% thuộc về hộ chăn nuôivà chỉ số này của các

gia trại là 65,7%. Phần lớn các hộ chăn nuôi có chỉ số hiệu quả thấp ở mức 55% đến 75%,

chiếm 78,30%. Đối với các gia trại, số cơ sở chăn nuôi đạt chỉ số hiệu quả kỹ thuật ở mức 90%

đến dưới 100% chiếm đến 88%.

3.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật

Kết quả ước lượng trong mô hình hồi quy Tobit về ảnh hưởng của các nhân tố đến phi hiệu

quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ cho thấy các yếu tố như: trình độ văn hóa của chủ hộ,

kinh nghiệm chăn nuôi, số lượng lao động gia đình, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và tiếp cận dịch vụ

tín dụng đều ảnh hưởng tiêu cực đến phi hiệu quả kỹ thuật, hay nói cách khác là các biến số đều làm

tăng độ lớn chỉ số hiệu quả kỹ thuật. Ngược lại, tuổi của chủ hộ có tác động dương đến phi hiệu quả

kỹ thuật, tức là làm giảm hiệu quả kỹ thuật.

20

Bảng 3 27 Kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-Douglas và

hàm phi hiệu quả kỹ thuật

Ký hiệu Tên biến Hệ số ƣớc lƣợng

Hộ chăn nuôi Gia trại

Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Stochastic Frontier Production Function)

H ng số 1,896*** 2,279

***

(0,534) (0,440)

LnX1 Chi phí giống (tr.đ/hộ) -0,116* 0,161

***

(0,060) (0,050)

LnX2 Chi phí thức ăn (tr.đ/hộ) -0,197*** -0,082

**

(0,040) (0,038)

LnX3 Công lao động (công/hộ) 0,304*** 0,125

*

(0,097) (0,072)

LnX4 Chi phí thú y (tr.đ/hộ) 0,228*** 0,289

***

(0,036) (0,026)

LnX5 Quy mô đàn lợn thịt (con/hộ) 0,025ns 0,032

ns

(0,028) (0,032)

Hàm phi hiệu quả kỹ thuật Technical inefficiency function

H ng số 0,657*** 0,701

*

(0,136) (0,419)

Z1 Tuổi của chủ hộ 0,006** 0,006

ns

(0,003) (0,011)

Z2 Trình độ văn hóa của chủ hộ -0,033*** -0,006

ns

(0,006) (0,024)

Z3 Số năm chăn nuôi lợn thịt -0,012*** -0,058

**

(0,004) (0,024)

Z4 Số LĐ gia đình -0,015* -0,065

*

(0,008) (0,034)

Z5 Tham gia tập huấn (1 = có; 0=không) -0,058** -0,356

**

(0,028) (0,178)

Z6 Tín dụng (1 = vay vốn; 0 = không vay vốn) -0,073** -0,277

*

(0,029) (0,157)

Sigma-squared (δ2) 0,029

*** 0,019***

(0,003) (0,007)

Gamma (γ) 0,878*** 0,884

***

(0,141) (0,050)

LR test of the one-sided error 78,565 42,300

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và được xử lý bằng Chương trình Frontier 4.1

Ghi chú: Số liệu ở trong ngoặc đơn là sai số chuẩn Standard-error ; ***, ** và * tương

ứng mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%.

3 3 Những điểm mạnh, điểm ếu, cơ hội, thách thức và vấn đề cần ƣu tiên giải qu ết

trong phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa

Thiên Huế

3.3.1.1. Điểm mạnh

- Tỉnh TT. Huế đã chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển ngành CN;

- Nguồn lực đất đaidồi dào, nguồn lao động lớn;

- Chính quyền địa phương đang khuyến khích phát triển CN lợn theo hướng gia trại và

trang trại tập trung;

21

3.3.1.1. Điểm yếu

-Quy mô chăn nuôi nhỏ lẽ, chất lượng đàn lợn còn thấp;

- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, cơ sở vật chất ở các điểm giết mổ còn thủ công,

sơ sài, chưa đảm bảo kỹ thuật;

- Nguồn cung thức ăn công nghiệp phụ thuộc hoàn toàn; thị trường tiêu thụ chủ yếu

trong nội bộ tỉnh, tính hợp tác, liên kết giữa các trung gian còn hạn chế;

- Trình độ và năng lực sản xuất CN còn yếu, thiếu các điều kiện cần thiết;

- Nguồn nhân lực triển khai các hoạt động CN còn thiếu và chưa đồng bộ;

- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh chưa nhiều, việc tiếp cận các

nguồn vốn vay còn nhiều khó khăn.

3.3.1.3. Cơ hội

- Có nhiều chính sách của nhà nước và của tỉnh khuyến khích phát triển CN;

- Tỉnh đã triển khai thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015, quy hoạch

cơ sở giết mổ tập trung đến năm 2020;

- Người chăn nuôi có thể tiếp cận quy trình chăn nuôi tiên tiến;

- Nhu cầu thị trường về sản phẩm thịt lợn ngày càng nhiều;

3.3.1.4. Thách thức

- Ngành chăn nuôi sẽ phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn khi Việt Nam

hội nhập sâu hơn kinh tế thế giới, khu vực và khi TPP có hiệu lực;

- Dịch bệnh, biến đổi khí hậu và ô nhiểm môi trường vẫn là mối nguy cơ lớn;

- Giá cả thị trường không ổn định; chưa tạo chuỗi liên kết trong SX, tiêu thụ;

- Chất lượng thức ăn công nghiệp khó kiểm soát;

- Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ dưới dạng tươi sống, được bày bán khắp nơi, khó

kiểm soát VSATTP.

3.3.2. Nh ng vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong phát triển CN lợn ở TT. Huế

- Ô nhiễm môi trường, đối phó dịch bệnh và quản lý chất lượng giống lợn;

- Giá cả đầu vào và giá bán sản phẩm.

- Các yếu tố khác có gây cản trở sự phát triển chăn nuôi lợn nhưng ở mức độ thấp hơn như:

thu y, kiến thức chăn nuôi, thông tin thị trường, vốn và đất đai

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢ NG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI LỢN Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ

4 1 Các quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên

Huế

4.1.1. Quan điểm

- Phát triển chăn nuôi lợn phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã

hội của tỉnh và của cả nước;

- Phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững;

- Xác định lợn là loại vật nuôi chủ lực của tỉnh, vì vậy cần tập trung phát triển sản phẩm

chăn nuôi lợn về mặt số lượng đi đôi với chất lượng

-Tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào

phát triển chăn nuôi; hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển

dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.

4.1.2. Định hướng

- Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi trang trại,

gia trại và áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến;

22

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn chăn nuôi, thú y… để

nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống từ cấp bố mẹ đến cấp ông bà;

- Thực hiện chính sách đầu tư có trọng điểm, theo từng giai đoạn, phù hợp với chiến

lược phát triển chăn nuôi cho mọi tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế;

- Hình thành dần vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi;

- Cũng cố và tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi

4.1.3. Mục tiêu

Mục tiêu về tổng đàn đến năm 2020 là 296.000 con, trong đó lợn có 75% máu ngoại trở

lên là 221.700 con, lợn nái 61.350 con (nái Móng Cái là 14.200 con, nái F1 là 31.700 con, nái

ngoại là 15.450 con) và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 31.968 tấn. Toàn tỉnh có 53 trang

trại lợn nái, 51 trang trại lợn thịt và 546 gia trại lợn thịt [44].

4 2 Các giải pháp chủ ếu phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

4.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch

-Quy hoạch cơ sở sản xuất giống, vùng giống nhân dân

- Quy hoạch chăn nuôi lợn trang trại tập trung

- Quy hoạch chăn nuôi gia trại, nông hộ

4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật

4.2.2.1. Giải pháp về giống

- Hình thành các trại giống lợn cấp bố mẹ có quy mô từ 50 – 200 lợn náivà các vùng

giống nhân dân

- Quản lý chặt chẽ và có quy hoạch phát triển các trại lợn nái bố mẹ, cơ sở nuôi nái

ngoại và nái F1

- Tiến hành nhập một số giống ngoại hậu bị cấp bố mẹ về nuôi tại các trang trại lợn

giống, vùng giống nhân dân

4.2.2.2. Giải pháp về chuồng trại

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn.

- Xây dựng hệ thống chuồng trại phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, có hệ thống xử lý

phân nước thải b ng hầm Biogas hoặc hố xử lý phân, rác thải.

4.2.2.3. Giải pháp về thức ăn

- Đầu tư xây dựng mới 1 nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn gia súc;

- Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;

- Tăng cường quản lý thức ăn công nghiệp đang lưu hành trên thị trường;

4.2.2.4. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông và thông tin tuyên truyền

- Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi;

- Giới thiệu các mô hình trình diễn, tập huấn và thông tin tuyên truyền các hoạt động

khuyến nông.

4.2.2.5. Giải pháp về thú y và môi trường

- Đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đàn lợn; cung ứng đầy đủ về số lượng và chủng loại

các loại vaccine, thuốc thú y,...

- Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới thú y cơ sở

- Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo mô hình khép kín

- Kiên quyết xử lý các trường hợp sản xuất chăn nuôi lợn vi phạm về vệ sinh thú y và

môi trường theo quy định của Nhà nước.

4.2.3. Nhóm giải pháp thị trường tiêu thụ

4.2.3.1. Tổ chức thị trường tiêu th

- Xây dựng chính sách nh m ổn định giá thị trường đầu vào và đầu ra

- Khuyến khích các hộ CN hàng hóa tham gia vào các HTX chăn nuôi

- Xây dựng mối liên kết tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường

đầu vào và đầu ra.

23

- Tổ chức thực hiện tốt việc liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp,

nhà khoa học) trên phạm vi từng địa phương, toàn tỉnh;

4.2.3.2. Giải pháp giết mổ, chế biến

- Nghiêm cấm việc hình thành các điểm giết mổ phân tán tại các địa phương;

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư hình thành và phát triển nhà máy chế biến

sản phẩm thịt lợn với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại.

4.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách

4.2.4.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng

- Nâng cao trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng cán bộ

làm công tác quản lý và kỹ thuật CN

4.2.4.2. Chính sách về đất đai

- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được thuê đất để đầu tư chăn nuôi lợn với thời

gian ít nhất 30 – 50 năm trở lên.

- Khuyến khích hộ nông dân dồn điền đổi thửa, hình thành khu chăn nuôi tập trung xa cư

dân cư

4.2.4.3. Chính sách về cơ sở hạ tầng

- Hỗ trợ đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông

- Đầu tư xây dựng vùng cơ sở sản xuất giống, sản xuất chế biến thức ăn, xây dựng vùng

trang trại tập trung,…

4.2.4.4. Chính sách về đầu tư và tín d ng

- Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phát triển CN theo quy định của Nhà nước;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi tiếp cận tốt dịch vụ

tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

4.2.5. Nhóm giải pháp về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

- Duy trì và phát triển hình thức chăn nuôi hộ gia đình;

- Đẩy mạnh và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại;

- Thu hút doanh nghiệp vào phát triển chăn nuôi lợn.

24

KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Phát triển chăn nuôi lợn là một quá trình tăng trưởng về số lượng và chất lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển phát triển ngành nông nghiệp nói chung và quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thị trường về sản phẩm chăn nuôi lợn và đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Năng suất, sản lượng thịt hơi và quy mô đàn lợn đều có xu hướng giảm mạnh nhưng số lượng và quy mô đàn lợn ngoại lại tăng nhanh đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi lợn theo hướng giảm tỷ trọng lợn nội năng suất, chất lượng thấp và tăng tỷ trọng lợn ngoại năng suất, chất lượng cao hơn; chuyển từ gia trại lợn thịt sang các loại hình trang trại nuôi thịt và giống. Tuy nhiên, trong đàn lợn nái, nái nội Móng cái vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (trên 54%), chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ, phân tán vẫn là chủ yếu, chưa tạo được sự thay đổi thật sự về chất trong phát triển. Giá trị sản xuất chăn nuôi lợn chiếm 61,5% giá trị sản xuất chăn nuôi và 76,9% sản lượng thịt các loại.

3. Công tác quy hoạch đã được triển khai nhưng còn chậm; cơ sở hạ tầng còn hạn chế nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển. Thị trường giá cả đầu vào, đầu ra biến động liên tục, không ổn định khiến người CN gặp phải khó khăn. Sản phẩm chăn nuôi lợn của tỉnh T.T Huế thời gian qua chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong tỉnh (70%)

4. Hiệu quả chăn nuôi lợn: Về kinh tế, phát triển chăn nuôi lợn đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành theo định hướng đã quy hoạch của tỉnh TT. Huế; các cơ sở chăn nuôi đều thu được hiệu quả nhất định dù chăn nuôi lợn thịt hay giống, chăn nuôi hộ, gia trại hay trang trại. Về xã hội, phát triển chăn nuôi lợn góp phần tăng thu nhập, tạo ra việc làm cho người chăn nuôi và các đối tượng liên quan, giảm tỷ lệ hộ ngh o ở nông thôn TT. Huế. Về môi trường, sử dụng công nghệ khí sinh học Biogas và ủ, chế biến phân bón hữu cơ, hạn chế tác động ô nhiễm môi trường, tuy nhiên lượng chất thải chưa qua xử lý vẫn còn lớn.

5. Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển CN lợn; lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật CN lợn thịt b ng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, dạng hàm Cobb-Douglas và chỉ ra các yêu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật đối với các hộ chăn nuôi và gia trại trong phát triển CN lợn thịt ở tỉnh TT. Huế.

6. Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với phát triển CN lợn; trên cơ sở đó, đề xuất 5 nhóm giải pháp lớn và những giải pháp cụ thể mang tính hệ thống, đồng bộ, bền vững góp phần phát triển CN lợn tỉnh TT. Huế đến năm 2020. 2 Kiến nghị 2 1 Đối với nhà nƣớc và chính qu ền địa phƣơng

- Cần bổ sung và hoàn thiện các chính sách như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách trợ giá cho các yếu tố đầu vào như thức ăn, thuốc thú y và chính sách ưu đãi đối với đội ngũ.

- Tổ chức đánh giá thường xuyên về tình hình thực thực hiện quy hoạch của từng địa phương trong tỉnh.

- Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông và điện, nước tại các khu quy hoạch chăn nuôi tập trung. Cải tạo và nâng cấp các cơ sở giết mổ tập trung, trong đó chú trọng đến việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

- Cần có chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng và phát triển các nhà máy SX thức ăn CN và chế biến sản phẩm lợn ở trên địa bàn tỉnh. 2 2 Đối với các cơ sở chăn nuôi

- Cần bổ sung kiến thức chăn nuôi, tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác trong chăn nuôi cũng như trong tiêu thụ sản phẩm để hoạt động chăn nuôi và tiêu thụ ổn định và an toàn hơn.

- Tuân thủ quy trình phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh ATTP. Cần quan tâm đến công tác vệ sinh chuồng trại và xử lý chất thải trong CN

- Thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường như: giá cả đầu vào, đầu ra, dịch bệnh,.. để có quyết định đầu tư hợp lý

- Nên chuyển đổi dần chăn nuôi nhỏ lẽ sang chăn nuôi quy mô vừa và lớn, tập trung có áp dụng các giải pháp xử lý chất thải để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường

25

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHI N CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BÔLI N

QUAN ĐẾN LU N ÁN

1. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thanh Hùng, Hoàng Hữu Hòa (2013), Đánh giá

hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ ở thị xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa

Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế, Tập 82, số 4/2013.

2. Nguyễn Thanh Hùng (2015), Chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt ở huyện uảng

Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế, Tập 109, số 10/2015.

HUE UNIVERSITY

UNIVERSITY OF ECONOMICS

NGUYEN THANH HUNG

THE DEVELOPMENT OF PIG HUSBANDRY IN

THUA THIEN HUE PROVINCE

MAJOR: AGRICULTURAL ECONOMICS

CODE: 62 62 01 15

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS IN

AGRICULTURAL ECONOMICS MAYJOR

HUE, 2017

This study was completed at:

Hue University of Economics – Hue University

Suppervisors. Associate Professor Dr. Hoang Huu Hoa

Reviewer 1: .....................................................................

Reviewer 2: .....................................................................

Reviewer 3: .....................................................................

This dissertation will be defended in Thesis Examination

Council of Hue University at …………………………..

Time: ..... day .... month .... year 2017

This dissertation can be found in:

The learning resource centre – Hue University

The library of Economics University – Hue University

1

INTRODUCTION

1. The research rationale

Vietnamese agriculture has been formed for a long time with two major production sectors,

cultivation and husbandry. These two sectors are closely linked together, promoting each other

in the process of development. In order to have a modern agriculture, it is necessary to develop

simultaneously the balanced and sustainable industries. In the agricultural structure of Vietnam,

production value of husbandry products accounts for over 24.6%. For the husbandry sector, pig

production accounts for the largest share, accounting for 72.4% of total meat production [94].

Over the past years, the husbandry sector in general and pig rising in particular have always

received the attention from the Party and the Government. Specifically, the husbandry

development strategy until 2020 has identified, "husbandry sector development becomes a

commodity production industry, gradually meeting the food demand for domestic consumption

and export ..." 7]. This document also emphasized "rapid development of cross- bred pigs in the

direction of big farms, industries where there are land advantages, disease control and the

environmental issue control. A certain scale of crossbred and specialty pig production in line

with husbandry conditions of farmers and some regions is maintained"[7]. In addition, the

project of pig breeding innovation in the period 2007-2020 of the Ministry of Agriculture and

Rural Development, the common goal is defined as: "To develop pig production along with the

development of raising other animals in the whole operation. Animal husbandry in our country,

meeting the growing demand for domestic pork and export oriented; Improve husbandry

performance along with productivity, quality and competitiveness of the product; To develop

sustainable pig production associated with the rational exploitation of regional advantages in

terms of natural, economic and social conditions". This is the legal basis for Ministry of

Agriculture and Rural Development, Ministries, Associations, professional associations

concerned, to organize the implementation and concretization of strategies and schemes for the

husbandry.

Thua Thien Hue has a lot of potentials and advantages to develop a comprehensive animal

husbandry. It has a diversity source of raw materials for the processing of animal feed such as

rice, corn, potato, cassava and seafood products. The annual grain output is over 30 thousand

tons; the output of tubers is over 150 thousand tons. Increased food production has contributed

to addressing the food demand of people and the husbandry development of the province. The

average food output per capita is 285 kg, the average live weight of hog per capita is 17.7 kg,

compared to the national average of 38.1 kg per capita per year [16] [55]. The value of

husbandry products, according to the husbandry development strategy in Thua Thien Hue

province up to 2020, accounts for 40% of the agricultural product value, the total number of

pigs reaches 296,000 heads, and the total meat output is 31,986 tons [40]. Promoting both the

quantity and quality of pigs is extremely important, as pork accounts for over 76.8% of the

province's annual meat production.

However, husbandry production in general and pig raising in particular in Thua Thien Hue

province are still inadequate and difficult. The scale of production is small; the number of

households with less than 10 pigs makes up 94.52% [17]. Besides, the level of intensive

production is low; investment resources, product quality and efficiency of husbandry production

2

are limited; input and output market for husbandry are not stable; production is at high risk;

environment is polluted, etc.; the income of pig rising households is not high.

Hence, the development of pig husbandry in Thua Thien Hue province has attracted the

attention of policy makers and scientists. In recent years, research results on pig production

have been published such as Le Dinh Phung [32], Phung Thang Long [31], Nguyen Thi Minh

Hoa [23], however, these studies mainly focused on pig breeding techniques, consumer

perceptions of food safety in pork consumption. There is no comprehensive and systematic

study on pig development in Thua Thien Hue.

It could be the reason why we chose to study the topic: "Development of pig husbandry in

Thua Thien Hue province" as a doctoral dissertation.

2. Research objectives

2.1. General objective

Assessing the current situation and proposing major solutions for pig husbandry development

in Thua Thien Hue province.

2.2. Specific objective

- Systematizing and clarifying the theoretical as well as practical issues of pig husbandry

development;

- Assessing of the current situation and analysis of key factors affecting the development of

pig production;

- Proposing the solutions to enhance pig production in Thua Thien Hue until 2020.

3. Research questions

This thesis topic will focus on the following issues:

- What are the aspects of pig husbandry development?

- What is the situation of pig development in Thua Thien Hue?

- Which factors influence the development of pig production?

- What are the strengths, weaknesses, opportunities and challenges for the development of

pig production?

- Which solutions to ensure the efficient and sustainable development of pig raising in Thua

Thien Hue province in the coming time?

4. The object and scope of research

4.1. Research object

- Research object: The thesis focuses on theoretical and practical issues on pig husbandry

development in Thua Thien Hue province.

- Objects of survey and investigation:

+ Farms, pig households; Units (organizations, individuals) related to input and output of pig

production facilities in the study area are distributed in representative areas: hills, plains and

coastal lagoons;

+ Local officials involved in management of pig production in the area (provincial, district

and commune staff).

4.2. Research scope

4.2.1. About content

3

Developing pig husbandry is a matter of broad scope. Thence, the research scope of the

thesis only focuses on: clarifying theoretical and practical upon the development of pig

production; evaluating the development of pig production in terms of size, growth and structure;

developing the relationship between pig farming and the husbandry sector and agriculture;

developing husbandry planning and infrastructure; Input and output markets; The economic,

social and environmental performance of pigs; Analyzing factors influencing the development

of pig production (mainly factors affecting technical efficiency and inefficient pork

technology); Clarify strengths, weaknesses, opportunities, challenges and propose solutions to

develop pig production in Thua Thien Hue province. Other related issues beyond the scope of

the study may be considered as the inevitable restriction of the thesis.

4.2.2. About space

The topic has been implemented in the whole province of Thua Thien Hue. However, in the

research process, in addition to contents reflecting the pig husbandry development of the whole

province, the research also examined some in-depth contents in 3 districts The commune

represents three ecological zones: Nam Dong district, Huong Thuy town and Quang Dien

district.

4.2.3. About time

Analyze and evaluate the situation of pig production in the period 2005-2015 and propose

solutions for development to 2020. Secondary data collected from 2005 to 2015.

5. New contributions of the thesis

- The thesis systematized and clarified the theoretical and practical issues about the

development of pig husbandry, influential factors to pig husbandry. On that basis, it allows to

identify the research problem, approach methods, analysis framework and indicators used to

evaluate the development of pig husbandry.

- The thesis analyzed and evaluated the current situation of pig husbandry in Thua Thien Hue

province for the period 2005-2015 in terms of scale, growth and structure of pig production in

relation to agriculture and livestock sector, to the Central of North and the whole country; to

planning and infrastructure for pig husbandry development; input and output markets; the

efficiency of pig production on economic, social and environmental aspects.

- The thesis also analyzed the main factors affecting the development of pig production;

quantifies the factors that influence the technical efficiency of porker production by the Cobb-

Douglas production function, and pointed out the factors that affect the technical efficiency of

the pig husbandry farmers in Thua Thien Hue province.

- The thesis clarified the strengths, weaknesses, opportunities, threats and issues for pig

husbandry development. It also proposed five major solutions and several systematic solutions

for the development of pig husbandry production in Thua Thien Hue until 2020.

4

CHAPTER 1

LITERATURE REVIEW ON PIG HUSBANDRY DEVELOPMENT

1.1. The rationale for pig development

1.1.1. Some basic concepts

1.1.1.1. Development

1.1.1.2. Economic development

1.1.1.3. Agricultural Development

1.1.1.4. Husbandry development

1.1.1.4. Development of pig production

The development of pig production is a process of quantitative and qualitative growth

with a progressive structure that is consistent with the development trend of the agricultural

sector in general and the development of the husbandry sector in particular, meeting the

increasing demand of consumers and ensuring economic, social and environmental efficiency.

1.1.2. The role of pig husbandry development

1.1.3. Characteristics of pig husbandry development

1.1.3.1. Economic and technical characteristics of pig husbandry development

1.1.3.2. Forms of pig husbandry production

1.1.4. Contents of pig husbandry development

The concept of pig development is reflected in the following core arguments:

First, the development of pig production is a process of growth regarding to the scale and

structural improvement. It means growing pigs in terms of quantity and quality in a given time.

Second, the development of pig production must be in the overall development of

husbandry and agriculture.

Third, the development of pig production must be based on socio-economic development

planning and husbandry sector development planning; at the same time, the infrastructure

system is developed synchronously and appropriately.

Fourth, the development of pig production must be closely linked to the input and output

markets.

Fifth, the development of pig production must ensure economic, social and environmental

efficiency, of which economic efficiency is a key element of pig husbandry.

1.1.5. Factors affecting the development of pig production

1.1.5.1. External factors

1.1.5.2. Internal factors

1.2. Overview of research on pig development

1.2.1. International studies

- Khem R. Sharma et al. [82], Marina Petrovska [85], Adetunji M. O and Adeyemo K. E

[68] used data envelope analysis (DEA), cost-benefit analysis and the Stochastic Frontier

Production Function to measure pig raising performance by using indicators (technical

efficiency, distribution efficiency and economic efficiency). These research also employ

ANOVA technique to identify factors affecting the performance of pig raising. However, the

DEA approach may be sensitive to the unit measurement of the input and output variables. The

5

method of stochastic production function to estimate the efficiency of pig production is highly

persuasive and can be applied to the thesis.

- The study by Simon Riedel et al., [90] uses the Categorical Principal Component

Analysis (CATPCA) and Cluster Analysis, which identified 3 major combined system of pig

raising includes: (1) pig sow - maize; (2) raising pigs - rubber; (3) pig raising.

- Liborio S.Cabanilla et al. [83] have focused on analyzing the total factor productivity

growth in the industrial pig and poultry industry sector in two steps: Step 1, using the Stochastic

Frontier Production Function to estimate the parameters that affect the production result and the

technical efficiency index; Step 2, using the general formula proposed by Kumbhakar et al. to

measure and analyze Total Factor Productivity growth. Thus, the researcher's method of

research is very appropriate in assessing the current situation and potential of pig production in

terms of output outcomes.

1.2.2. Studies in Vietnam

- Nguyen Que Coi et al., Nguyen Ngoc Xuan, Nguyen Huu Ngoan [65], Vo Trong Thanh,

Vu Dinh Ton [46]. The studies used statistical description method, accounting method of

production results. The advantage of these studies is that it evaluates and compares economic

efficiency according to different criteria such as pig rising scales, forms, regions and VietGAP

form. These studies indicate that in order to develop husbandry production, it is necessary to

invest in good breeder and veterinary as well as reduce feed costs to increase profitability in pig

production.

- Bui Van Trinh [56], Nguyen Thi Minh Hoa [22], Le Ngoc Huong [27]. These studies

focused on analyze of actors involved in pork consumption and pork supply chains; evaluate the

effectiveness of these actors. Using a structured, operated and executed approach to analyzing

the distribution channel for porkers and interrelations between actors in the supply chain.

- Clem Tisdell [74], Pham Xuan Thanh et al. [45], Nguyen Ngoc Xuan [66]. These studies

use systematic approaches to assess current situation, analyze variations in pig husbandry

development between regions and provide economic and technical solution to develop pig

husbandry.

1.3. Practical basis for the development of pig production

1.3.1. The development and experience of pig production in the world

1.1.3.1. The development of pig production in the world

1.3.1.2. Pig raising experience in some countries in the world

1.3.2. The development and experience of pig production in Vietnam

1.3.2.1. The development of pig production in Vietnam

1.3.2.2. Experience of pig production development in some provinces and cities

1.3.3. Lessons learned from the development of pig production

6

CHAPTER 2

CHARACTERISTICS OF RESERCH SITE AND RESEARCH METHODS

2.1. Natural, economic and social characteristics of Thua Thien Hue province

2.2. Research methods

2.2.1. Research approach

2.2.1.1. Mixed approach

2.2.1.2. Approach to develop pig production from a system point of view

2.2.1.3. Approach to develop pig production from a comprehensive point of view

2.2.1.4. Participatory approach

2.2.2. Analytical framework

The framework 2.1 shows that the content of "Pig husbandry development in Thua Thien

Hue province" is considered as complex research problem that is explained by many

components including scale, growth, quality structure; planning, infrastructure; input and output

market; efficiency on the economic, social and environmental aspects. In addition, pig

husbandry development is directly or indirectly influenced by internal and external factors,

including the technical elements (breeds, feeds, veterinary, etc.). ..); Production resources

(labour, capital, etc.); Forms of pig raising; natural condition; policy; market price; international

economic integration.

The purpose of the study is to propose solutions to promote the development of pig

production in the research area in a sustainable manner.

2.2.3. Data collection methods

Secondary information is collected from organizations such as the US Department of

Agriculture (USDA), MARD, GSO, Viet Nam Department of Husbandry Production, Thua

Thien Hue Department of Agricultural and Rural Development (DARD), ...

Primary information was directly surveyed from pig raising households and local officials

involved in the management of pig development in the survey sites with pre-designed

questionnaires.

a. Research site selection

To ensure the representativeness of the study site, the thesis employs a multi-level sampling

method as follows:

- Level 1 sampling units: select representative districts. The selection of districts is based on

the following criteria:

+ Representative in pig scale, mode and type;

+ Representative of ecological areas (hilly and mountainous areas, coastal lagoons);

+ Represented geographical position compared to Hue City.

- Level 2 sample units: In each selected district, 3 representative communes were selected

to collect actual data on pig production. The representative communes are full of different

types, sizes and methods of animal husbandry.

Based on these criteria, we chose Huong Thuy Town, Quang Dien District and Nam Dong

District to conduct the survey.

7

b. Sample selection

- Selection of survey samples: using classification method (disaggregation). Based on

different groups, households were randomly selected (sample structure does not quite

correspond to the structure of the population according to the research criteria). Distribution of

survey samples is shown in Table 2.1. The total surveyed sample was 330 households, in which:

Quang Dien district and Huong Thuy town have 120 samples (36.4%) in each district and the

Nam Dong district surveying 90 samples (accounting for 27.2%). By farm size, big farm size is

11 farms (3.3%), 56 middle farms (17.0%) and 263 small forms (households) (79.7%). By type

of pigs, 93 pigs (28.2%), 60 sows (18.2%), 177 breeding animals (53.6%). By raising mode, 15

samples (4.5%) was industrial mode, 157 samples (47.6%) was semi-industrial mode and 158

samples (47.9%) was traditional mode. Statistically, the scale and structure of the sample is

guaranteed to be representative and consistent with the research objectives of the thesis.

Table 2.1. Number and structure of the survey sample

Location No. of

sample

Size Type of husbandry Manner of husbandry

Farm

with

large

scale

Farm

with

medium

scale

Farm

with

small

scale

Pigs Sorrow Mix Industry Semi-

industry Tradition

Nam Dong 90 2 6 82 29 10 51 2 39 49

Huong Thuy 120 5 18 97 34 25 61 7 56 57

Quang Dien 120 4 32 84 30 25 65 6 62 52

Total 330 11 56 263 93 60 177 15 157 158

Source: Survey data for 2014

In addition, we also conducted interviews with local managers. In each district, we

interviewed 20 staff, including 15 commune officials and 5 district officials. 10 provincial staff

we invited for interview.

2.2.4. Method of synthesis, processing and computation of documents

2.2.5. Analytical methods: using the following methods: descriptive statistics, SNA accounting

method, long-term investment analysis, time series data, supply chain analysis,

2.2.6. Professional solution

2.2.7. SWOT matrix method

2.3. Indicator system for research and development of pig production

2.3.1. Group of indicators reflects the scale

2.3.2. Group of indicators reflects the structure of pig production

2.3.3. Group of norms for evaluation of planning, policies and infrastructure

2.3.4. Group of indicators reflects the growth of pig production

2.3.5. Group of indicators reflects the results and efficiency of pig production

2.3.6. Group of indicators on social and environmental impact assessment

2.3.7. Group of indicators on the level of production and consumption of pork products

Figure 2.1. Analytical framework for pig production development in Thua Thien Hue province

(Source: proposed author)

8

Figure 2.1. Analytic framework of pig husbandry development in Thua Thien Hue province

EXTERNAL

FACTORS

- Natural

conditions

- Policies

- Price

- International

integration

INTERNAL

FACTORS

- Technical factors

- Production

resources factors

- Type of husbandry

PIGS HUSBANDRAY DEVELOPMENT

- Size, growth and structure (quantity and quality)

- Appropriateness to the development of husbandry

and agriculture

- Planning; Infrastructure

- Input, output market

- Economics and environmental efficiency

SOLUTIONS TO DEVELOP PIG HUSBANDARY

FACTORS AFFECTING PIG HUSBANDRY

DEVELOPMENT

9

CHAPTER 3

THE SITUATION OF THE DEVELOPMENT OF HUSBANDRY

IN THUA THIEN HUE PROVINCE

3.1. Assess the development of pig production in Thua Thien Hue province

3.1.1. Size, growth and structure of pig production

3.1.1.1. Size and growth of pig production in the period 2005-2015

Table 3.1. Size and growth of pigs in TT. Hue period 2005-2015

No. Indicators Units 2005 2010 2015 Average

I Total number of pigs (head) 264,787 246,962 202,167

Growth compared to 2005 % -6.73 - 23.65

Annual growth % 2.01 1.80 0.23 - 2.70

1 Porker (head) 238,095 203,362 160,842

Growth compared to 2005 % - 14.59 - 32.45

Annual growth % 1.00 2.22 0.44 - 3.80

1.1 Foreign pigs (head) 5,698 6,888 59,762

Growth compared to 2005 % 20.88 948.82

Annual growth % 24.52 - 11.27 6.66 26.50

1.2 Hybrids pigs (head) 206,629 159,036 79,407

Growth compared to 2005 % - 23.03 - 61.57

Annual growth % 5.83 4.99 - 2.60 - 9.10

1.3 Domestic pigs (head) 25,768 37,438 21,637

Growth compared to 2005 % 45.29 - 16.03

Annual growth % - 28.27 - 5.73 - 3.98 - 1.70

2 Female breeding pigs (head) 26,647 43,540 41,232

Growth compared to 2005 % 63.40 54.73

Annual growth % 12.49 - 0.03 - 0.69 4.50

2.1 MC sow (head) 25,761 37,434 14,057

Growth compared to 2005 % 45.31 - 45.43

Annual growth % 12.22 - 5.72 - 0.77 - 1.40

2.2 F1 sow (head) 539 5,469 22,396

Growth compared to 2005 % 914.66 4.055.10

Annual growth % 15.17 57.79 - 10.65 38.60

2.3 Foreign sow (head) 347 637 4.779

Growth compared to 2005 % 83.57 1.277.23

Annual growth % 30.94 67.63 48.55 30.00

3 Male breeding pigs (head) 45 60 93

Growth compared to 2005 % 33.33 106.67

Annual growth % 12.50 - 34.07 66.07 7.50

3.1 Foreign male pigs (head) 38 56 93

Growth compared to 2005 % 47.37 144.74

Annual growth % 11.76 - 34.88 69.09 9.40

3.2 Male pigs MC (head) 7 4 0

Growth compared to 2005 % - 42.86 - 100.00

Annual growth % 16.67 - 20.00 - 100.00 -100.00

(Source: Hue Department of Agriculture and Rural Development and authors' calculations)

* In terms of population size: During the period 2005-2015, the total population of pigs

decreased by 2.7% and the porker population declined by 3.8%, while the number of pigs and

boars increased. However, considering by breeding types, foreign porkers and F1 sows, foreign

sows increased, while domestic porkers, crossbred sows and Mong Cai sows are gradually and

10

rapidly decreased. This is a positive trend contributing to the transition of husbandry

production.

* Regarding to output of pig production: The output of alive hog in 2015 compared to

2005 decreased by 758.6 tons, the annual rate of reduction of 0.4%. However, the output was

still increased 2.9% in the period of 2005-2010, while in the period 2010-2015 this figure went

down by 6.3%. Hence, in the whole period of 2005-2015, the output is down by 3.6%.

Consequently, the yield of pigs fluctuated unstably due to many reasons and one of main reason

is the population of porkers in this period mainly decreased by nearly 32.5%. The output

decreased but the production of pigs husbandry in 2015 compared with 2005 increased 16.8%,

the average annual increase of 1.6%.

Table 3.2. Production and value of pork production in Thua Thien Hue 2005-2015

No. Indicators Units 2005 2010 2015 Average

1 Production of alive pigs tons 20,967.0 21,572.0 20,208.4

Growth compared to 2005 % - 2.9 - 3.6

Annual growth % 3.6 2.6 1.8 - 0.4

2 Gross Output of pig

husbandry

Billion

VND 510.4 595.9 596.0

Growth compared to 2005 - 16.8 16.8

Annual growth

0.9 1.8 0.9 1.6

(Source: Statistics and Authorities Statistical Yearbook)

* In terms of the productivity and quality of pigs: There is a downward trend in the

average weight of pigs in Thua Thien Hue province from 70.1 kg in 2010 to 59.6 kg in 2013.

This figure tends to increase to 61.7 kg in 2015. The weight of sold pigs in Thua Thien Hue

province is higher than Central of North but lower than the whole country,.

In 2010, Thua Thien Hue province has carried out the project of developing the pig breeds

with high quality. By 2015, the number of foreign sows and F1 sows is 18,836 heads, 21.3

times compared to 2005, accounting for 45,7% of pigs reproduce. Yet, this number has not met

the needs of households. The average growth rate of foreign pig herd in the period 2005-2015 is

26,5% which is very low compared to the total pig herd of the province (accounting for 27.8%),

compared to pork meat herd of the province (accounting for 35.0%).

3.1.1.2. Structure of pig herds

In the structure of the herd of pigs, in the period 2005-2015, porkers account for the

majority (79.6% -89.9%), sow herds 10.1% -20.4%, boar only occupies 0.02% -0.05%. Thus,

porker production is still a major product in pig production.

* By species: The hybrid pigs are mainly accounting for 49.4%; Mong Cai breedings

account for 54.3% of total sows.

* By type of pig husbandry: The type of small pig husbandry is very common in TT. Hue,

accounting for 94.5% of households whose pigs is under 10 heads. Husbandry with the medium

and large scale is limited and no big fluctuations (462-533 establishments); mainly farms with

medium scale (over 87.1%). However, the proportion of farms increased sharply from 6.1% in

2010 to 12.9% in 2015. Thus, the structure of pig husbandry is changing from farms with

medium scale to larger and concentrated one. The change is adequate with the trend of

concentrated pig production, productivity and quality to meet the demand.

* By ecological region: There is a big difference among region in the size of the pig herd.

In the midland delta, the size of pig herd occupies 55,3% of the total herd. Additionally, there is

a downward trend in the size of pig herd due to the urbanization process. In contrast, in the

coastal lagoon and mountainous areas, there is an upward trend in the total population. This is a

reasonable transition to exploit fully the advantage of the region and develop comprehensively

the pig husbandry.

11

3.1.2. Development relationship between pig production and the agricultural sector.

Table 3.7 shows that the pig production in the period 2005-2015 increased slowly. The

average growth rate in this period was 1.6%/year being lower than that of husbandry and

agriculture. The pig production accounts for over 61.5%, demonstrating that pig production played

the most important role in the husbandry sector of Thus Thin Hue province from 2005 to 2015.

Table 3.7. GO size and structure of the pig production in the agriculture and husbandry

of T.T. Hue 2005-2015 (at price of 2010)

Indicators

2005 2010 2015 Annual

average

growth

(%)

Quantity

(Billion

VND)

%

Quantity

(Billion

VND)

%

Quantity

(Billion

VND)

%

1. Agriculture sector 3,169.37 100.0 3,695.29 100.0 4,077.1 100.0 102.6

2. Husbandry sector 802.60 25.32 887.28 24.01 969.85 23.79 101.9

3. Pig production 510.39 16.10 595.92 16.13 596.04 14.62 101.6

4. Proportion of pig

production in

comparison with

husbandry sector

- 63.6 - 67.2 - 61.5 -

(Source: Statistical Office of Thua Thien Hue Province and author's calculations)

In relation to food production, the per capita cereal grain production over the years tends

to increase from 267 kg in 2010 to 285 kg in 2015. The growth rate fluctuates over the years.

Meanwhile pork output per capita tends to decrease from 19.8 kg in 2010 to 17.0 kg in 2013

and up to 17.7 kg in 2014, fluctuating growth rate is also unstable. Thus, in the specific

conditions TT. Hue's growth of food production is still higher than that of alive hogs. That is,

the development of husbandry does not hinder the production of food but rather ensures a

balanced relationship for the development of agriculture.

Table 3.8. Relationship between pigs and food production

No. Indicators Units 2010 2011 2013 2014 2015

1 Gross output of grain production per capita Kg 267 277 258 285 285

2 Growth of grain production per capita % 0.9 3.7 - 5.8 10.5 -

3 Production of alive pigs per capita Kg 19.8 18.8 17.0 17.5 17.7

4 Growth rate of alive pigs per capita % 2.4 - 4.7 - 6.6 2.9 1.1

(Source: Statistical Office of Thua Thien Hue Province and author's calculations)

3.1.3. Planning and infrastructure for pig production development

3.1.3.1. Planning for pig development

In the past few years, Thua Thien Hue province has paid much attention to the planning

such as promulgating the long-term plan for husbandry development until 2020. Nevertheless,

the implementation of this plan is still slow. In 2015, the total pigs herd only reached 60.8%

compared to the plan. In the development plan for husbandry up to 2020, 296,000 heads; of

which total foreign porkers and F2 pigs accounted for 75% of the total; number of foreign sows

accounted for 25% of total sow herd, number of F1 sows accounted for 52%; meat yield was

slightly 32 thousand tons;

Planning the number of farms with medium and large scale increased especially for sow

and pork meat farms.

12

3.1.3.2. Key infrastructure for pig development

a. Veterinary services and prevention of diseases

In terms of veterinary staff, by the end of 2014, 535 vets were granted practice certificates

by the whole province. The number of primary vets was very high (74, at the same time, only

19 vets had bachelor degrees. The number of vets with intermediate level accounted for

22.24%. With the quality of veterinary staff, at present, it cannot meet the development needs of

the general husbandry and pig production in particular in Thua Thien Hue.

Regarding to disease situation: In 2005-2009, the epidemic situation was very

complicated. Especially due to the blue ear disease in 2007-2008, the number of pigs was

destroyed nearly 20 thousand heads [17]. In the period from 2010 to 2015, people are gradually

raised awareness on the safety of epidemic so the epidemic situation is no longer complicated as

before. The mortality rate of animal due to septicemia, septicemia, diarrhea, sepsis, pneumonia

caused by this is relatively low, easy to control.

Table 3.10. Vaccination results for pig herds in Thua Thien Hue province

in the period 2010-2015

No. Vaccination Units 2010 2011 2013 2014 2015

1 Tam Lien disease

1.1 Spring crop % 86.7 75.7 71.3 71.1 92.9

1.2. Autumn crop % 78.2 67.9 61.2 74.4 93.0

2 Foot-and-mouth disease

2.1 Spring crop % 99.3 99.3 99.0 100.0 100.0

2.2 Autumn crop % 99.5 99.5 100.0 100.0 100.0

3 Green ears

(sows + male breeding pig) Dose

1,390 2,020 3,350 2,000

(Source: Thua Thien Hue Department of Animal Health, DARD)

Vaccination is organized regularly and actively by farmers, meeting more than 70% of the

total pig population for infectious diseases such as hemorrhoids, cholera, typhoid fever; Over

99% of foot-and-mouth disease contributes to limiting the outbreak of dangerous diseases;

b. Infrastructure system and service facilities

* Regarding the traffic system: rural transport infrastructure in 2010-2014 has been

invested and upgraded, the rate of district roads has been solidified 51,7%, commune roads

40.1% [36].

* Service establishments: At present, the is no more small and manual slaughterhouses

and the concentrated slaughterhouses have been encouraged instead. The number of

slaughterhouses under 20 heads per day tended to decrease over the years, while the number of

slaughterhouses with a capacity of 21 or more tended to increase. The system of veterinary

medicine services, animal food meet the needs of farmers. Now 108 first-class agent supplying

food in all districts, have met the demand for food supply.

c. Resources and production conditions.

In terms of pig production establishments, the average of people in the households is 5.38

people, but the average household labor is only 2.54 people. In addition, the age of the owners is

relatively young, concentrated in the age of 43 to 47, most of the owners has completed grade 7.

The investment capital of agriculture, forestry and fishery through the years have increased.

The capital growth rate is higher than the growth rate of GO in agriculture sector, GO in

13

husbandry. In 2010, to increase 1% GO in agriculture sector, GO in husbandry sector and GO in

pig raising, the investment capital for agricultural and forestry production increased by 3.46%,

2.37% and 5.10%, respectively. This shows that the pig sector has a greater need for capital than

the agricultural and husbandry sectors. By 2015, investment in agriculture, forestry and fisheries

will decrease, to increase 1% GO agriculture, GO husbandry and pig GO, investment capital for

agriculture, forestry and fishery will decrease by 3.19%, 2.42% and 11.05%.

Table 3.12. Impact of agricultural, forestry and fishery investment on pig production in

Thua Thien Hue for the period 2010-2015 (at price of 2010)

No. Indicators 2010 2011 2013 2014 2015

1 Growth of agricultural, forestry and natural resources 9.18 -16.92 28.98 -11.43 -10.17

2 GO of Agriculture 2.65 3.05 -1.84 4.27 3.19

3 GO of Husbandry 3.87 0.25 -3.38 7.02 4.2

4 GO of Pigs 1.8 -4.49 -5.6 6.24 0.92

5 Relationship Ratio (1)/(2) 3.46 -5.55 -15.75 -2.68 -3.19

6 Relationship Ratio (1)/(3) 2.37 -67.68 -8.57 -1.63 -2.42

7 Relation coefficients (1)/(4) 5.10 3.77 -5.18 -1.83 -11.05

(Source: Thua Thien Hue Provincial Statistical Yearbook, 2015)

The results of the survey of pig farms found that the average capital for pig production

was VND 405 million, of which loans accounted for 29.3%;

The area of farms of the surveyed establishments is quite large, on average 93.71m2, of which

the area of big farms is 518.75m2, 1.92 times higher than the medium size and 14.33 times

compared to the household. Most pig farms are built solidly; especially some farms and farms

are equipped with automatic drinking system for pigs.

3.1.4. Input market and product market

3.1.4.1. Input market

* Breeds: Pig breeds is mainly self-supply, accounting for 53.63% of breeding facilities,

the number of breeders bought out 46.4%, of which the purchase from other breeding

households was 23.6%, buying pigs from pig farms accounting for 7.0%, buying from traders

15.8%. Pig raising households were being able to save breeding costs when compared to

external purchase. In particular, the quality of pig was well controlled and reduced disease.

Table 3.13. Source of breeding supply in surveyed farms

Indicators Farm with

large scale

Farm with

medium scale

Farm with

small scale

Overall

average

Self-produced 54.5 69.6 50.2 53.6

Purchase from other husbandry

facilities

18.2 14.3 25.9 23.6

Purchase from breeding pig farm 27.3 12.5 4.9 7.0

Purchase from traders - 3.6 19.0 15.8

(Source: Survey data for 2014)

* Feed: Currently TT. Hue province does not have a feed processing factory; husbandry

farmers mainly buy from the main sources: the first-class agents of the company, 46.1% of

husbandry farms, second-class agents, 29.4% of husbandry establishments. With the different

geographical location and husbandry type, the choice of food for husbandry is different.

14

Table 3.14. Food supply of surveyed farms

Unit: %

Feed source Farm with

large scale

Farm with

medium scale

Farm with

small scale

Average

Self-produced feed - 5.4 29.7 24.5

Purchase from agents (level 1) 90.9 82.1 36.5 46.1

Purchase from agents (level 2) 9.1 12.5 33.8 29.4

(Source: Survey data in 2014)

3.1.4.2. Output market

Pig husbandry of TT. Hue province serves mainly the needs of local market (about

70%). The number of pigs sold to the other provinces is very little. Annually, slaughterhouses

have to import porkers from the provinces such as Nghe An, Quang Nam, Binh Dinh ect. There

are more than 157,000 pigs per year to meet the demand in the province. The number of porkers

exported to other provinces was about 7,689 heads per year. In 2015, more than 27,000 porkers

and 22,000 breeding pigs were sold to other provinces.

Table 3.15. The situation of importing, exporting and slaughtering porkers

in Thua Thien Hue in the period 2010-2015

Unit: head

Years Input Output Slaughtering

Pork meat Breeding

pigs

Pork meat Piglets Breeding

pigs

Pork meat Piglets

2010 115,000 896 1,950 13,325 469,694 20,407

2011 120,000 759 3,480 8,500 128 426,045 7,065

2012 127,227 670 5,219 6,365 455,699 21,262

2013 198,972 570 3,739 7,200 533,526 19,834

2014 189,632 7,212 4,356 2,870 561,420 12,901

2015 193,190 21,262 27,391 10,090 22,176 595,252 11,108

Average/year 157,337 5,228 7,689 8,058 3.717 506,939 15,430

(Source: TTAH Thua Thien Hue)

It can be seen that, with 1% growth of pork consumption in 2010, the pork production

increased by only 0.12%. In contrast, the consumption growth decreased by 1% in 2012, the

production declined more slowly (down 0.4%). By 2015, the comparative relationship changes

when 1% of consumption growth corresponds to 0.15% of production growth. Thus, the

production, in the period 2010-2013, has not met the consumption demand. Even though, the

production growth in 2015 has exceeded the pork consumption in Thua Thien Hue province.

Table 3.16. Production and consumption of pork in Thua Thien Hue

in the period of 2010 - 2015

No Indicators Units 2010 2011 2013 2014 2015

1 Production of pork per capita production Kg/person 13.84 13.19 11.91 12.24 12.37

2 Growth in pork production per capita % 2.41 - 4.75 - 6.58 2.77 1.09

3 Consumption of pork per capita Kg/person 21.22 18.76 19.80 21.04 22.52

4 Growth of pork consumption per capita % 20.06 - 11.56 15.42 6.28 7.04

5 Relationship coefficient (2)/(4) % 0.12 0.41 - 0.43 0.44 0.15

(Source: Statistical Yearbook, SDAH and Author's calculations)

15

For porkers: Farms with large scale sold mainly to slaughterhouses and collectors.

56.03% of sold porks to large slaughterhouses and 26.71% of that to collectors. The farms with

medium and small scale mainly sell porks to collectors and small slaughterers (from 45% to

47% of porks sold to collectors, from 39% to 43% of porks sold to slaughterhouses). While

there was a few of farms with medium scale selling products to the slaughterhouses.

For piglets: piglets are mainly sold to farmers and collectors in which are farms with large scale

(over 35% of piglets), farms with medium scale (over 40% of piglets). The farms with small

scale sold mainly to collectors (over 49% of piglets).

3.1.5. Effectiveness of pig husbandry

3.1.5.1 Economic aspects

* At macro level:

Table 3.17. The contribution of the pig raising to economic development

of Thua Thien Hue Province in the period of 2005-2015

Year Pig production

value at current

prices (million

VND)

Ratio of pig

production value

in production

value (%)

Ratio of pig

production value

in agricultural

production value

(%)

Ratio of

production value

of pig raising in

total production

value (%)

2005 252,045 58.30 17.28 2.00

2010 541,909 61.08 14.66 1.46

2015 1,016,778 64.26 18.27 1.28

BQ 702,901 62.64 17.28 1.69

(Source: Thua Thien Hue Statistical Review and author's calculations)

From 2005 to 2015, production value of pig husbandry always contributes to the

province's agricultural sector being quite large (from 14.66% to 18.53%). On average, the

production value of pigs contributed 17.28% of agricultural sector GO or 1.69% of total

production in the province. This shows that the development of pig production is an important

factor in the economic development of Thua Thien Hue province.

The ouput of alive pigs in TT Hue province, in the period of 2005-2015, is over 20,600 tons. If

the average price is 45,000 VND / kg, the total value of the pig production is nearly 1,000

billion VND. If the proportion of processed products is increased, the number will increase

significantly.

* At a micro level:

- The results and efficiency of pig production

According to the table 3.18, we find that the average GO/IC index of the surveyed farms

is 1.22 times. It means that 1 VND of intermediate costs is paid; there will be 1.22 VND of

production being received. In other words, the growth rate of production value is more rapid

than that of intermediate costs. Thus, among the three groups of pig husbandry, the farms with

large scale (from 30 to less than 100 heads) have the highest efficiency.

16

Table 3.18. The results and efficiency of pig husbandry

in the surveyed establishments

Indicators Units

Farm

with

large

scale

(I)

Farm

with

medium

scale

(J)

Farm

with

small

scale

(K)

Overall

average

(ANOVA:Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000VND 5,137.50 4,707.00 4,379.72 4,462.78 430.50***

757.78***

327.28***

(0.000) (0.000) (0.000)

2. VA 1000VND 1,093.49 1.063.30 720.62 795.13 30.19ns

372.86***

342.68***

(0.922) (0.000) (0.000)

3. MI 1000VND 926.57 930.33 613.97 681.82 -3.75ns

312.60***

316.35***

(0.999) (0.000) (0.000)

4. GO/IC Times 1.27 1.29 1.20 1.22 -0.02ns

0.07***

0.09***

(0.700) (0.004) (0.000)

5. VA/IC Times 0.27 0.29 0.20 0.22 -0.02ns

0.07***

0.09***

(0.700) (0.004) (0.000)

6. MI/IC Times 0.23 0.26 0.17 0.19 -0.02ns

0.06**

0.09***

(0.555) (0.022) (0.000)

(Source: Survey data for 2014)

Note: ***, **, *, ns: Mean difference with significance of 1%, 5%, 10% and no statistical

significance

By types of pig husbandry, it can be seen the type of industrial husbandry brought the

highest effectiveness thanks to the mixed income from 1 VND of costs. Additionally, there is a

difference of husbandry types. Obviously, the results of testing ANOVA show that most of

indicators are tested having statistical significance from 90% to 99%.

Table 3.20. Results and efficiency of sow production by scale

Indicators Units Farm

with

large

scale

(I)

Farm

with

medium

scale

(J)

Farm

with

small

scale

(K)

Overall

average

(ANOVA:Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000

VND

58.20 54.17 49.60 50.84 4.033ns 8.599*** 4.565*

(0.412) (0.001) (0.093)

2. VA 1000

VND

24.72 22.62 17.60 18.81 2.102ns 7.118*** 5.017**

(0.731) (0.002) (0.026)

3. MI 1000

VND

15.71 16.31 15.03 15.90 -0.602ns 0.675ns 1.277ns

(0.971) (0.936) (0.753)

4. GO/IC Times 1.74 1.71 1.55 1.59 0.024ns 0.187** 0.163**

(0.958) (0.013) (0.019)

5. VA/IC Times 0.74 0.71 0.55 0.59 0.024ns 0.187** 0.163**

(0.958) (0.013) (0.019)

6. MI/IC Times 0.47 0.51 0.47 0.50 -0.044ns -0.002ns 0.042ns

(0.852) (0.999) (0.737)

(Source: Survey data for 2014)

Note: ***; **; *; ns: Mean difference with significance is 1%; 5%; 10%; No statistical

significance

17

By scale of farms, sow husbandry with large scale achieved the highest results by GO,

VA, GO / IC and VA / IC. The average GO of 1 kg of sold piglets is 50,840 VND and there is a

big difference between farm sizes (58,200 VND), farms with medium scale (54,170 VND) and

farms with small scale (49,600 VND).

By husbandry method, the results and efficiency of sow production in the surveyed

establishments show that the efficiency of intermediary cost based on the value added (VA / IC)

of the industrial husbandry is the highest and there are differences between husbandry methods.

Table 3.22. Results of sow production with different discount rates

(Long-term investment method)

Discount rate

(%)

NPV

(1000VND/unit/year)

BCR

(Times)

8 6,330.09 1.12

10 5,308.49 1.11

12 4,404.61 1.10

14 3,603.40 1.09

16 2,891.97 1.07

18 2,259.26 1.06

20 1,695.72 1.05

22 1,193.11 1.04

24 744.29 1.02

26 343.05 1.01

IRR = 27.91%

(Source: Survey data for 2014 and authors' calculations)

The analysis of financial results of reproductive sow production show that both NPV and

IRR are indicative of the effect of sow farming. NPV reached 4,404.61 thousand VND per head

with a discount rate of 12% (corresponding to the interest rate that many households pay) and

IRR = 27.91% which is higher than the current interest rate.

3.1.5.2. Society

Development of pig production contributes to increasing the income for laborers, creating

jobs, especially for idle labors in rural areas, reducing the seasonality in agriculture. There are

51,905 households that raise pigs in the whole province. On average, one household devotes

time to care for pigs by 0.5 laborers. The pig production has created stable jobs for over 25,000

laborers. In addition, there are thousands of other households involved in slaughtering, selling,

wholesale, collecting and processing agents. This has contributed greatly to the creation of jobs

for the rural people. The village, in particular, can easily use sub-labor, unskilled labor.

18

Table 3.23. Income situation and structure of surveyed establishments

Unit: Million VND

Indicators Farm

with large scale

(I)

Farm with

medium scale

(J)

Farm with

small scale

(K)

Overall

average

Value % Value % Value % Value %

1. Average income of the

household 263.9 100.0 109.2 100.0 39.5 100.0 59.0 100.0

1.1 Income from pigs

husbandry

228.7 86.7 66.0 60.4 8.4 21.4 25.6 43.4

1.2. Other incomes 35.2 13.3 43.2 39.6 31.0 78.6 33.4 56.6

2. Average income of pig

husbandry

2.1. Average income per

farm’s member

39.8 - 11.6 - 1.6 - 4.3 -

2.2. Average income per

labor

171.9 - 37.7 - 5.9 - 17.1 -

(Source: Survey data for 2014)

* Increasing the income for farmers: the average income of households reached 59.0

million, of which, income from pig production accounted for 43.4%, equivalent to 25.6 million

VND / household, 4. , 3 million / person and 17.1 million / labor. Farms with large and medium

scale get income mainly from pigs husbandry making up 86.7% and 60.4% respectively while

farms with small scale is vice versa.

* Contributing to reducing the rate of poor households in rural Thua Thien Hue province:

the correlation coefficient between pig GO growth and poverty reduction rate shows that in

order to reduce 1% , 4% (actual increase of 1.8%), GO pigs need to increase by 0.96% by 2015

(actual increase 0.92%). That proves that pig growth has a certain impact on reducing the rate of

poor households in T.T. Hue.

Table 3.24. Poverty reduction in Thua Thien Hue province

No. Indicators Units 2010 2011 2013 2014 2015

1 Poor household rate % 11.16 9.16 6.5 5.06 4.1

2 Poverty rate % -1.29 -2.0 -1.5 -1.44 -0.96

3 Production value of pig husbandry Billion

VND

595.9 569.1 556.0 590.6 596.0

4 Production value growth of pig husbandrys % 1.8 -4.49 -5.6 6.24 0.92

5 Relationship Ratio = (4)/(2) % 1.40 2.25 3.73 4.33 0.96

(Source: Statistical Office of Thua Thien Hue Province, 2015)

3.6.1.3. About environment

In recent years, TT. Hue province has made efforts to encourage large farm in the area to

use biogas technology to process waste and have built 3,498 works.

* Handle and use waste

The results show that the waste of pig husbandry in farms with large and medium scale

was 100% processed completely by biogas technology. While, in farms with small scale, the

proportion of waste was processed is only 40.19%, of which Biogas treatment is 28.85% and

the incubation method is 11.34%. Thence, the larger the scale of husbandry, the more waste

disposal is paid much attention and vice versa.

19

3.2. Factors affecting the development of pig production

3.2.1. External factors

3.2.1.1. Natural condition

The development of pig husbandry usually face with unfavorable conditions such as

disease; preservation of feed; Prevention of hot sun for pigs in the delta and coastal areas and

cold prevention for pigs in mountainous areas.

3.2.1.2. Policies

The policies in both national and Thua Thien Hue province level are encouraging the

development of pig husbandry such as: Credit policy for agricultural development, the strategy

for pig husbandry with high quality in Thua Thien Hue province ect.

3.2.1.3. Market price

The fluctuations of input prices and hog prices in the market, often make farmers facing

great difficulties. The channel system also depends much on the intermediate stage leading to

unstable output, affecting the efficiency of pig production.

3.2.1.4. International economic integration

The impact of international economic integration will reduce husbandry in which pigs

are severely damaged in terms of value. With the current low productivity and competitiveness

of the husbandry, farmers will suffer the most losses in productivity and welfare.

3.2.2. Internal factors 3.2.2.1. Factors affecting the weight of alive pigs

The results production function in Table 3.27 show that pork production of farms with

small scale is not only affected by the inputs but also the characteristics of farmers and the

socio-economic conditions,.

Considering the marginal impact of each factor on the farmer's pig production, it was

found that the cost of feed, breeds was a variable that negatively influenced the weight of alive

hogs. Labor and veterinary costs are two factors that have a positive influence on the weight of

alive hogs.

3.2.2.2. Technical efficiency index

Estimated results of the production function show that the technical efficiency index

ranges from 50% to 99%. The average technical efficiency of husbandry producers was 68.9%,

while the average technical efficiency index of the farm was 93.5%.

No pig meat production base has an index of less than 40%. The technical efficiency

index is as low as 40.9% for farm with small scale and the average for the middle scale farms is

65.7%. Most husbandry producers have efficiency indexes from 55% to 75%, accounting for

78.30%. For middle scale farms, the number of farm achieving the technical efficiency index of

90% to less than 100% accounted for 88%.

3.2.2.3. Factors affecting technical inefficiency:

The results of the Tobit regression model on the effects of factors on inefficient pork

production techniques of smallholder farmers showed that factors such as: The culture of the

household head, husbandry experience, the number of family labor, husbandry technical

training and access to credit services all negatively affect technical inefficiencies, in other

words All variables increase the technical efficiency index. In contrast, the age of the household

head has a positive effect on technical inefficiencies, ie, reduced technical efficiency.

20

Table 3.27. Cobb-Douglas production Function

and Technical inefficiency function

Variable

Abbreviation Variables

Coefficient

Farm

with large scale

Farm with

medium scale

Stochastic Frontier Production Function

Constant 1.896*** 2.279***

(0.534) (0.440)

LnX1 Breeding cost (million VND /household) -0.116* 0.161***

(0.060) (0.050)

LnX2 Feed cost (million VND /household) -0.197*** -0.082**

(0.040) (0.038)

LnX3 Labor cost (labor / household) 0.304*** 0.125*

(0.097) (0.072)

LnX4 Veterinary expense (million VND /household) 0.228*** 0.289***

(0.036) (0.026)

LnX5 Size of porker (head/household) 0.025ns 0.032ns

(0.028) (0.032)

Technical inefficiency function

Constant 0.657*** 0.701*

(0.136) (0.419)

Z1 Households age 0.006** 0.006ns

(0.003) (0.011)

Z2 Households qualification -0.033*** -0.006ns

(0.006) (0.024)

Z3 Year of pig husbandry -0.012*** -0.058**

(0.004) (0.024)

Z4 Number of family’s labor -0.015* -0.065*

(0.008) (0.034)

Z5 Participation in training (1 = Yes; 0=No) -0.058** -0.356**

(0.028) (0.178)

Z6 Credit (1 = borrow; 0 = no borrow) -0.073** -0.277*

(0.029) (0.157)

Sigma-squared (δ2) 0.029*** 0.019***

(0.003) (0.007)

Gamma (γ) 0.878*** 0.884***

(0.141) (0.050)

LR test of the one-sided error 78.565 42.300

(Source: Survey data for 2014 and processed by Frontier Program 4.1)

Note: ***, ** and * respectively statistically significant at 1%, 5% and 10%.

3.3. Strengths, weaknesses, opportunities, threats and issues to be addressed in the

development of pig husbandry in Thua Thien Hue province

3.3.1. Strengths, weaknesses, opportunities and threats

3.3.1.1. Strengths

- TT. Hue province has paid attention to the development planning of the husbandry;

- The abundance of land resources and labor resources;

- Local authorities are encouraging the development of pig production with large scale;

21

3.3.1.2. Weakness

- Small scale of pig raising, low quality of pig productions;

- The infrastructure system is not sufficient; the facilities of most slaughters were poor;

- The feed was entirely depends on the supply of processed feed; the main market was

within the province and the cooperation between households and collectors is limited;

- The level and capacity of pig production is weak and lack of necessary conditions for pig

husbandry;

- The lack of human resources for implementation of pig husbandry activities;

- Lack of capital for the development of pig husbandry and the access to loans is difficult.

3.3.1.3. Opportunity

- There are many policies of the state and the province to encourage the development of

pig husbandry;

- The province has implemented the plan for husbandry development to 2015,;

- Husbandry producers can access advanced husbandry processes;

- The market demand for pork products is increasing;

3.3.1.4. Challenge

- The husbandry sector will face increasingly competition because Vietnam integrates

more deeply in the world economy;

- Disease, climate change and environmental pollution are still major threats;

- The market price is not stable; the link between production and consumption is poor;

- The quality of processed feed is difficult to control;

- Husbandry products are mainly consumed in fresh form and sold everywhere; hence, it

is difficult to control food hygiene.

3.3.2. Issues that need to be addressed in the development of pigs in TT. Hue

- Environmental pollution, disease handling and quality control of pig breeds;

- Input price and product price.

- Other factors such as medicine, husbandry knowledge, market information, capital and land.

CHAPTER 4

ORIENTATION AND SOLUTIONS FOR THE DEVELOPMENT OF PIG

HUSBANDRY IN THUA THIEN HUE PROVINCE

4.1. Orientations and objectives of the development of pig husbandry in Thua Thien Hue

province

4.1.1. Point of view

- The development of pig husbandry must be consistent with the general planning on

socio-economic development of the province and the whole country;

- Developing the sustainable pig production in Thua Thien Hue;

- Identifying pigs as the main husbandry of the province; therefore it is necessary to focus

on the development of pig production in terms of quantity and quality;

- Creating favorable conditions for all organizations, individuals and economic sectors to

invest in husbandry development; supporting and create conditions for traditional raising

households to gradually change to large scale farms.

22

4.1.2. Orientation

- The gradual shift from small-scale husbandry -to-large scale husbandry and adoption of

advanced technology on pig raising;

- Promoting the application of technical advances in breeding, feeds, veterinary in order to

improve productivity, quality and reduce production costs.

- The government supports investment on breeding facilities;

- Carrying out the policy of investment in line with the strategy on husbandry

development for all organizations, individuals;

- Gradually setting up the production of raw materials for animal feed;

- Strengthening the capacity of the state management system on animal husbandry

4.1.3. Target

By 2020 the target of the total pig population is 296,000, of which pigs have 75% foreign

blood or more is 221,700, sows is 61,350 (Mong Cai sows 14.200 , F1 sows 31,700, foreign

sucks 15,450 ) And the output of live hogs is 31,968 tons. The whole province has 53 sow

farms, 51 pig farms and 546 pig farms.

4.2. Major solutions for pig raising development in Thua Thien Hue province

4.2.1. Planning solutions

- Planning the seed production and seedling establishment

- Planning pig raising farms

4.2.2. Technical solutions

4.2.2.1. Breeding solution

- Establishment of pig breed farms with the size of 50 - 200 pigs

- Strict management and planning on sow farms

- Importing foreign-blood parents

4.2.2.2. Solution on pigpen

- Promoting the application of technical advances in pig production.

- Constructing a breeding system that meets veterinary hygienic conditions and treating

waste water.

4.2.2.3. Feed solutions

- Building a new factory producing and processing animal feed;

- Planning raw material areas for feed production;

- Promoting the management of processed feeds;

4.2.2.4. Solutions for technical assistance, extension

- Transferring of new scientific and technical advances to animal husbandry;

- Introduction new models of pig husbandry, and development of extension activities.

4.2.2.5. Solutions on veterinary and the environment

- Promoting vaccination for pigs; fully supply of quantities and types of veterinary drugs.

- Strengthening and develop the veterinary network at commune level.

- Strictly control farms violated environmental regulations.

4.2.3. Market solutions

4.2.3.1. Market organization

- Develop policies to stabilize input and output price

- Encourage households to participate in husbandry co-operatives

23

- Build linkages to sell products, regularly update input and output market information.

- Organize well the association of among government, farmers, entrepreneurs, scientists.

4.2.3.2. Slaughtering and processing solutions

- The establishment of scattered slaughter stations is strictly forbidden in localities;

- Encourage organizations and individuals to invest in the establishment and development

of pork processing plants with advanced and modern production lines.

4.2.4. Policy solution

4.2.4.1. Human resource development policy

- Develop policies to attract qualified human resources

- Improve the technical skills for the governmental staff

4.2.4.2. Land policy

- To create conditions for organizations and individuals to lease land for raising pigs at

least 30 years. .

- Encourage farmers to form concentrated husbandry areas.

4.2.4.3. Infrastructure policy

- Supporting for development of transport infrastructure

- Investment in the construction of breeding areas, feed production, concentrated farm

construction, etc.

4.2.4.4Credit policy

- The government should support capital for husbandry development according to the

state's regulations;

- The government should create favorable conditions for farmers to access credit services

of agricultural and rural development.

4.2.5. Solutions related to the development models of husbandry production

- Maintain and develop the form of household production;

- Promote and encourage the development of farm economy;

- Attract businesses to develop pig production.

CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

1. Conclusion

1. The development of pig production is a process of quantitative and qualitative growth

with a progressive structure that is consistent with the development trend of the agricultural

sector in general and the development of the husbandry sector. It also meets the increasing

needs of consumers in the market for pig products and ensures economic, social and

environmental efficiency.

2. Productivity, yield, and size of domestic pigs tended to decrease sharply, but the

number and size of exotic pigs increased sharply, affecting the shift of pig production towards

reducing the proportion of domestic pigs with low productivity and quality to exotic pigs with

higher in productivity and quality. However, in the herd of sows, Mong Cai domestic sow still

occupies a high proportion (over 54%), small scale and scattered farmed households still do not

make a real change in quality. Production value of pigs accounted for 61.5% of production

value and 76.9% of meat production.

24

3. Pig raising planning has been implemented but still slow. The infrastructure is limited

so it does not meet well demand. Market price input, output fluctuations continuously, unstable

makes it hard for people to work. Pig production in the province of Hue recently mainly meet

the needs in the province (70%).

4. Effectiveness of pig production: In terms of economy, the development of pig

production has contributed positively to the overall growth of the economy, the agricultural

sector and the husbandry sector, resulting in a shift in economic structure as plan of the

province Thua Thien Hue; Husbandry farms in Thua Thien Hue have achieved certain results.

In terms of social efficiency, pig production contributes to increase income, create jobs for

farmers and other stakeholders, and reduce the rate of poor households in rural areas. Regarding

environmental efficiency, using biogas technology reduced the impact of environmental

pollution, but the amount of untreated waste is still large.

5. Analysis of the major factors affecting the development of pigs by using the Cobb-

Douglas function has identify factors that affect technical inefficiencies for husbandry

producers in Thua thien Hue province.

6. Clarify strengths, weaknesses, opportunities, threats and issues for pigs development;

On that basis, proposing 5 groups of solutions for the development of pig raising in Thua Thien

Hue until 2020.

2. Recommendations

2.1. For state and local government

- It is necessary to implement policies such as land policies; credit policies; subsidy

policies for input market (feeds, veterinary) and staff training.

- Regular assessment of the actual implementation of the husbandry development plan in

Thua Thien Hue.

- To prioritize the development of transport, electricity and water systems in concentrated

pig raising areas. Renovation and upgrading of slaughterhouses, with emphasis on the

construction of waste treatment systems.

- It is necessary to have policies to attract domestic and foreign investors to build and

develop feed processing factories in the province.

2.2. For husbandry farms

- It is necessary to supplement knowledge, improve the link between pig raising farmers

and collectors.

- Follow the process of disease control, food safety and hygiene. Attention should be paid

to the cleaning of stables and waste treatment in pig raising process.

- Regularly monitor market developments such as input price, output price, epidemic ... to

make a rational investment decision.

- Small and medium scale husbandry should be gradually shifted to medium- and large-

scale husbandry and application of waste treatment solutions to raise productivity, quality,

economic efficiency and environmental protection.

25

REFERENCES

1. Nguyen Manh Hung, Nguyen Thanh Hung, Hoang Huu Hoa (2013), “Evaluation of technical

efficiency of porker raising of households in Huong Thuy Town, Thua Thien Hue Province”,

Hue University of Science Journal, Volume 82, No. 4/2013.

2. Nguyen Thanh Hung (2015), “Pig meat value chain in Quang Dien district, Thua Thien Hue

province”, Hue University of Science journal, Volume 109, No. 10/2015.