tÊn mÔ Đun: quẢn lÝ khai thÁc cÔng trÌnh trÊn hỆ mo dun 02 - quan ly... · viên học...

42
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TÊN MÔ ĐUN: QUN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HTHNG KÊNH MÃ S: MĐ02 NGH: QUN LÝ CÔNG TRÌNH THY NÔNG Trình độ: Sơ cp ngh

Upload: others

Post on 30-Dec-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

TÊN MÔ ĐUN: QUẢN LÝ KHAI

THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ

THỐNG KÊNH

MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG

Trình độ: Sơ cấp nghề

1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ cho nên các nguồn thông tin

có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác có ý đồ lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ02

2LỜI GIỚI THIỆU

Quản lý khai thác công trình trên hệ thống kênh nhằm trang bị cho học viên học nghề tại các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề những kiến thức về quản lý khái thác các công trình trên hệ thống kênh nhằm đảm bảo đúng tính chất và chất lượng công trình để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Với kiến thức này học viên có thể áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực sản xuất cũng như công việc tại các trạm thủy nông. Để xây dựng giáo trình này chúng tôi đã đi tham khảo tại các cơ sở: Cty TNHH nhà nước một thành viên quản lí khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống, Cty TNHH nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển sông Đáy, sông Tích, sông Nhuệ... Và đã trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thủy nông kết hợp với kinh nghiệm thực tế chúng tôi xây dựng Mô đun gồm 5 bài: Bài 1 Quản lý khai thác công trình trên hệ thống kênh Bài 2 Quản lý khai thác cống Bài 3 Tu sửa và bảo dưỡng cống Bài 4 Quản lý khai thác công trình hồ chứa Bài 5 Công tác bảo dưỡng hồ chứa Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng khi biên soạn nhưng giáo trình chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự góp ý của người sử dụng và các đồng nghiệp.

Tham gia biên soạn

Ban chủ nhiệm

3

MỤC LỤC

ĐÊ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................. 1 MÃ TÀI LIỆU : MĐ02 ...................................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................... 2 ĐÊ MỤC .............................................................................................................  TRANG ............................................................................................................................... 3 MÔ ĐUN: QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH TRÊN HỆ THỐNG KÊNH ................................................................................................................... 5 Giới thiệu mô đun: .............................................................................................. 5 Bài 1: Quản lý khai thác công trình trên hệ thống kênh ................................. 5 Mục tiêu: .............................................................................................................. 5 A.Nội dung: .......................................................................................................... 5 

1. Mục đích ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung công tác ...................................... 5 2. Nhiệm vụ và nội dung công tác quản lý ........................................................ 7 3. Những điều kiện kỹ thuật cơ bản làm việc bình thường của hệ thống thủy nông và những chỉ tiêu công tác của chúng ...................................................... 7 

B.Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 8 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................... 8 Bài 2: Quản lý khai thác cống ............................................................................ 9 Mục tiêu: .............................................................................................................. 9 A.Nội dung : ......................................................................................................... 9 

1. Quy định về chế độ quản lý và sử dụng ....................................................... 9 1.1 Quy định chung ........................................................................................... 9 1.2. Sử dụng cống. ........................................................................................... 10 2. Nội dung các bước kiểm tra và quan trắc cống. ......................................... 11 

B.Câu hỏi và bài tập thực hành ....................................................................... 17 C. Ghi nhớ: ......................................................................................................... 17 Bài 3: Tu sửa và bảo dưỡng cống .................................................................... 18 Mục tiêu: ............................................................................................................ 18 A.Nội dung: ........................................................................................................ 18 

1. Nguyên tắc thực hiện. .................................................................................. 18 2. Tu sửa bảo dưỡng thường xuyên ................................................................. 18 

43. Tu sửa bảo dưỡng theo định kỳ ................................................................... 19 4. Bảo vệ cống ................................................................................................. 20 

5. An toàn trong công tác quản lý cống ........................................................... 21 B.Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 21 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 21 Bài 4: Quản lý khai thác công trình hồ chứa nước.............................................. 22 Mục tiêu: .............................................................................................................. 22 A. Nội dung: ........................................................................................................ 22 

1. Nhiệm vụ công tác của hồ chứa ............................................................... 22 2. Chế độ công tác của hồ chứa .................................................................... 22 3. Theo dõi quan trắc công trình ................................................................... 25 

B.Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 31 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 31 Bài 5: Công tác bảo dưỡng hồ chứa nhỏ ............................................................. 32 Mục tiêu: .............................................................................................................. 32 A. Nội dung: ........................................................................................................ 32 

1. Công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên ................................................ 32 2. Xử lý sự cố và những vấn đề đặc biệt của hồ chứa. .................................... 32 

B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 36 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 36 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 37 

I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: ......................................................... 37 II. Mục tiêu: ..................................................................................................... 37 III. Nội dung chính của mô đun: ..................................................................... 37 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................. 38 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .......................................................... 38 VI. Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 39 

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: “ QUẢN LÍ CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG” ........................ Error! Bookmark not defined. 

5MÔ ĐUN: QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH

TRÊN HỆ THỐNG KÊNH Mã mô đun: MĐ02

Giới thiệu mô đun: Quản lý khai thác công trình trên hệ thống kênh có thời gian đào tạo là 88

giờ trong đó có 18 giờ lý thuyết, 64 giờ thực hành và 06 tiết kiểm tra với mục đích quản lí khai thác được các công trình trên kênh, vận hành được công trình cống đầu mối, biết khai thác và sử dụng công trình hồ chứa. Hệ thống kênh và các công trình trên hệ thống kênh có nhiệm vụ rất quan trọng, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, các khu công nghiệp, dân sinh kinh tế. Việc quản lý khai thác công trình trên hệ thống là việc làm cấp thiết và ta sẽ nghiên cứu trong mô đun này. Người quản lý phải biết vận hành và sử dụng được các công trình trên hệ thống kênh phụ trách.

Bài 1 Quản lý khai thác công trình trên hệ thống kênh

Mục tiêu: - Trình bày mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ nội dung công tác quản lý công trình trên kênh. - Trình bày nhiệm vụ nội dung công tác quản lý công trình trên kênh. - Trình bày công việc theo dõi, quan trắc công trình. - Quản lý, khai thác được công trình trên kênh. - Tỷ mỉ, cẩn thận trong quá trình quản lý.

A. Nội dung: 1. Mục đích ý nghĩa, nhiệm vụ và nội dung công tác.

Các công trình thủy nông bao gồm hệ thống kênh và các công trình trên kênh là những công trình kiến trúc bằng đất, đá, bê tông, tre, gỗ vv… có tác dụng làm thay đổi dòng nước của sông, suối, nước mặn, nước ngầm, nước biển… tạo ra những điều kiện thủy lực để lấy nước, dẫn nước, dâng nước, tháo nước…phục vụ cho yêu cầu của sản xuất công nông nghiệp và đời sống dân sinh kinh tế. Một tập hợp các công trình liên quan với nhau như:

- Công trình đầu mối lấy nước như: cống, đập, hồ chứa, trạm bơm. - Các công trình điều tiết nước trên kênh. - Mạng lưới kênh mương thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng. - Các công trình vượt trướng ngại vật như xi phông, cầu máng, đường

hầm, đường ống tạo thành một hệ thống công trình thủy nông. - Các cống tưới tiêu ở đầu các cấp kênh.

6

Quản lý công trình là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác quản lý khai thác hệ thống thủy nông, nhằm bảo đảm công trình hoạt động bình thường và phát huy hết tiềm lực trong công tác giữ, dẫn, tháo nước. Quản lý công trình sẽ kéo dài thời gian sử dụng công trình, nâng cao hiệu ích dùng nước. Thông qua công tác quản lý công trình để kiểm tra và đánh giá mức độ chính xác của các khâu quy hoạch, thiết kế, thi công. Vì vậy không ngừng cải

Hình 1.2 Hệ thống cầu máng

Hình 1.1 Cống ngầm qua đường giao thông

7tiến quản lý công trình làm cho công tác này ngày càng tốt hơn là trách nhiệm rất lớn của những người làm công tác quản lý.

2. Nhiệm vụ và nội dung công tác quản lý. a. Nhiệm vụ quản lý.

Công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy nông là một công tác nghiệp vụ kỹ thuật phức tạp, nhiệm vụ của công tác là:

- Tận dụng triệt để năng lực thiết kế của công trình để phục vụ sản xuất - Đảm bảo an toàn tuyệt đối khi vận hành khai thác. b. Nội dung của công tác. Nội dung của công tác quản lý công trình hệ thống thủy nông bao gồm

các mặt sau đây: - Quản lý sử dụng công trình. - Bảo dưỡng và tu sửa công trình. - Cải tiến công trình. - Quan trắc và nghiên cứu công trình. c. Trách nhiệm của cán bộ quản lý.

Như trên đã trình bày, quản lý công trình là công tác nghiệp vụ kỹ thuật phức tạp, vì vậy cán bộ quản lý có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ:

- Vận hành công trình đúng kỹ thuật . - Trông coi, bảo vệ, bảo dưỡng công trình an toàn.

Muốn làm tốt hai nhiệm vụ trọng yếu trên cán bộ quản lý cần phải: - Hiểu rõ ý nghĩa và nắm chắc các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản. - Nắm chắc và thực hiện đầy đủ nội quy bảo vệ công trình. - Hiểu rõ ý nghĩa và làm tốt các chế độ bảo dưỡng, tu sửa thường xuyên. - Thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra, phát hiện theo dõi diễn biến hư hỏng. - Vận hành công trình đúng kỹ thuật, kịp thời và an toàn cho công trình,

máy móc và đảm bảo an toàn lao động. 3. Những điều kiện kỹ thuật cơ bản làm việc bình thường của hệ thống

thủy nông và những chỉ tiêu công tác của chúng. Những công trường quốc doanh, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và các nghành nông nghiệp khác chỉ có thể đảm bảo dùng đất trồng nông nghiệp có hiệu quả khi hệ thống thủy nông ở vào trạng thái tốt, tất cả các đầu mối, các bộ phận của công trình trong hệ thống làm việc được. Sự quản lý khai thác hệ thống thủy nông được thực hiện với sự tổ hợp lẫn nhau của các phương sách tổ chức nông nghiệp và kỹ thuật canh tác, nhưng phương sách đó đã đưa đến thu hoạch mùa màng cây trồng nông nghiệp cao và ổn định trên hệ thống thủy nông.

8 Những chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chứng tỏ đặc điểm tình hình trạng thái làm việc tốt của hệ thống như sau:

- Không lấy nước quá lượng vào hệ thống thủy nông và bảo đảm tiêu thoát nước độc hại ra ngoài hệ thống để phòng ngừa đất tưới không bị mặn hoặc lầy lụt, xói mòn.

- Những công trình đầu mối, kênh mương và các công trình thủy nông khác có đủ quy mô kích thước cần thiết như đã được thiết kế.

- Những đường mực nước ở các kênh cấp trên phải công tác trên những mực nước của các kênh cấp dưới của hệ thống thủy nông.

- Tất cả các kết cấu của công trình, thủy nông những cánh cửa, những thiết bị cơ khí đóng mở phải ở trạng thái tốt, cửa vào không bị nước bẩn.

- Mạng lưới giao thông trên hệ thống đảm bảo đi lại thông suốt cho những phương tiện giao thông và máy móc nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp đồng áng và thu hoạch mùa màng.

Đó là những chỉ tiêu chủ yếu yêu cầu công tác thủy nông phải đạt được công tác quản lý công trình trên hệ thống thủy nông có thể chia 5 loại:

- Quản lý đoạn đầu kênh. - Quản lý đường kênh tưới. - Quản lý đường kênh tiêu. - Quản lý các công trình trên kênh. - Quản lý kho nước và trạm bơm tưới, tiêu. B.Câu hỏi và bài tập thực hành - Phân cấp và gọi tên kênh. - Chế độ sử dụng các cấp kênh. - Các loại công trình trên kênh. - Quy tắc vận hành các công trình trên kênh. C. Ghi nhớ: - Nhận dạng được hệ thống kênh. - Nhớ các loại công trình trên hệ thống kênh.

9Bài 2

Quản lý khai thác cống Mục tiêu: - Quy định về chế độ quản lý và sử dụng cống đầu mối. - Trình bày được nội dung các bước kiểm tra, quan trắc cống đầu mối. - Trình bày nội dung phương pháp tu sửa, bảo dưỡng cống đầu mối. - Quản lý, khai thác được cống đầu mối theo đúng quy trình. - Tỷ mỉ, cẩn thận trong quá trình quản lý. A.Nội dung : 1. Quy định về chế độ quản lý và sử dụng. 1.1 Quy định chung.

- Quy định này được áp dụng cho các cống tưới, tiêu dẫn nước, xả nước ở các hệ thống công trình thủy lợi. - Các cống dẫn lưu lượng tương ứng với công trình cấp IV trở lên ngoài việc tuân thủ theo những quy định trong quy phạm này còn phải có quy trình vận hành quản lý riêng cho mỗi cống. Các cống dẫn lưu lượng tương ứng với công trình cấp V có thể lập một quy trình cho cả hệ thống. - Quy trình phải bao gồm các nội dung về quản lý kỹ thuật bảo vệ an toàn lao động. - Các quy trình vận hành quản lý cống: + Với những cống nhỏ do chủ nhiệm xí nghiêp thủy nông ban hành. + Với các cống lớn do giám đốc Sở NN&PTNT ban hành. + Với các cống đặc biệt quan trọng do Bộ NN&PTNT ban hành và sẽ có quy định chung. Ghi chú:

• Các cống dẫn lưu lượng tương ứng với công trình cấp IV trở lên trong các điều kiện sau gọi là cống lớn.

• Các cống dẫn lưu lượng tương ứng với các công trình cấp V trở lên trong các điều kiện sau gọi là cống nhỏ.

10

1.2. Sử dụng cống. - Các cống chỉ được sử dụng theo đúng nhiệm vụ thiết kế đã định như: Lưu lượng tối đa, mực nước cao nhất cho phép mở cống, tốc độ nước chảy tối đa, độ chênh lệch mực nước tối đa phải giữ khi đóng cống, mực nước cho phép phương tiện giao thông thủy qua lại. - Trong trường hợp phải sử dụng cống với các chỉ tiêu cao hơn chỉ tiêu thiết kế thì cơ quan quản lý phải tiến hành tính toán kiểm tra, có ý kiến cơ quan thiết kế chấp thuận và cấp ban hành quy trình chuẩn y mới được cho công trình làm việc theo các chỉ tiêu cao hơn.

- Khi cống đang mở, nếu quan trắc thấy một trong các yếu tố thủy lực vượt quá giới hạn và nhiệm vụ thiết kế đã định thì người quản lý phải điều chỉnh độ đóng mở cửa cống để cho công trình làm việc theo đúng nhiệm vụ thiết kế.

- Nếu thấy mực nước trước cống có khả năng lên quá giới hạn cho phép thì người quản lý phải đóng cống lại trước khi mớm nước lên đến giới hạn đó, và báo cáo lên cấp trên trực tiếp của mình.

- Trong quá trình sử dụng cống nếu xảy ra sự cố người quản lý phải tìm mọi biện pháp xử lý và báo cáo khẩn cấp lên cấp trên trực tiếp để tìm biện pháp xử lý.

- Công tác quản lý thủy nông có quyền hạn và trách nhiệm quản lý sử dụng cống theo quy trình kỹ thuật đã được ban hành.

- Các cá nhân hoặc cơ quan khác không được ra lệnh hoặc tự tiện đóng mở cống.

- Thao tác đóng mở cống phải theo các nguyên tắc sau đây:

Hình1.3 Cống lấy nước

11Đóng mở từ từ và từng đợt Đóng mở cửa từng đợt phải được tính toán và quy đinh trong quá trình

vận hành quản lý cống đó. Với cống có nhiều cửa, phải đóng mở, theo nguyên tắc đối xứng hoặc

đồng thời. Khi mở cống: Đối xứng từ giữa ra hai bên. Khi đóng cống: Đối xứng từ ngoài vào giữa. Với các cống vừa là âu thuyền hoặc cống có cửa âu thuyền thì tùy theo bố

trí cụ thể của công trình và các chỉ tiêu thiết kế mà lập quy trình vận hành riêng cho cửa âu.

Khi đóng và mở cống nếu độ chênh lệch mực nước trước và sau cống < 10 cm thì có thể đống mở 1 đợt không cần theo nguyên tắc đối xứng.

- Trong quá trình mở cống phải theo dõi tình hình thủy lực nước chảy qua cống để điều chỉnh độ mở các cửa cống sao cho nước chảy qua cống thuận dòng, tập trung vào giữa, giảm nhẹ ở hai bên bờ kênh. - Sử dụng các thiết bị đóng mở. Tùy từng loại mà có những quy trình vận hành riêng (nằm trong quy trình vận hành cống). Tất cả các thiết bị đóng mở phải tuân theo những quy định sau:

Tại mỗi máy đóng mở phải đánh dấu chiều quay đóng hoặc mở cống. Các thiết bị đóng mở cửa cống vận hành bằng điện phải có công tắc hành trình và rơle bảo vệ.

Các thiết bị đóng mở phải được vận hành với tốc độ lực kéo nằm trong giới hạn của nhà máy chế tạo quy định.

Khi đóng hoặc mở cống gần đến giới hạn thì dừng lại giảm tốc độ quay máy để khi cửa cống đến điểm dừng thì tốc độ giảm tớt số 0.

Với cửa cống đóng mở bằng tời cáp thì không được thả máy cho cửa rơi tự do.

- Khi đóng hoặc mở cống bằng thủ công phải dùng lực đều không được dùng lực quá lớn để đóng mở cưỡng bức. Trong quá trình đóng mở nếu thấy lực đóng mở tăng hay giảm đột ngột phải dừng lại kiểm tra và xử lý rồi mới tiết tục đóng mở.

2. Nội dung các bước kiểm tra và quan trắc cống. 2.1. Giám đốc công ty (xí nghiệp) khai thác công trình thủy lợi phải chỉ

đạo đơn vị trực tiếp quản lý cống thường xuyên kiềm tra theo dõi toàn bộ và phải tổ chức kiểm ra quan trắc cống theo thời gian như sau: - Trước khi mở cống. - Trong thời gian đóng mở và cả quá trình cống làm việc.

12 - Trước mùa mưa lũ. - Sau mùa mưa lũ.

Ngoài ra, khi cần thiết Giám đốc công ty khai thác công trình thủy lợi có thể tổ chức kiểm tra đột xuất để xem xét đánh giá sự hỏng một bộ phận của cống hoặc do những yêu cầu khác.

2.2. Chế độ kiểm tra được quy định như sau: Kiểm tra thường xuyên

• Đối với các cống lớn - Khi cống đóng mở mỗi ngày kiểm tra ít nhất 1 lần. - Khi cống đóng: mỗi tuần kiểm tra ít nhất 1 lần. - Trong mùa lũ: Đối với các cống trực tiếp với lũ ở sông thì: + Khi mực nức sông báo động 1: Hàng ngày phải có người thường trực,

kiểm tra toàn bộ công trình. + Khi mực nước sông trên báo động 2: Phải tổ trực theo dõi theo chế độ

24 giờ và ít nhất 8 giờ phải kiểm tra 1 lần. + Khi mực nước sông lên tới mức báo động 3: Phải trực theo chế độ 24

giờ kiểm tra cống hàng giờ và có người túc trực tại cống.

• Đối với các cống nhỏ: - Khi cống đang mở: Mỗi tuần kiểm tra ít nhất 1 lần. - Khi cống đóng: Mỗi tháng kiểm tra ít nhất 1 lần.

Hình 1.4 Cống đầu mối

13 - Trong mùa lũ: Với các cống qua đê phải tổ chức kiểm tra theo mục trên của điều này.

Kiểm tra trước và sau lũ: Ngoài việc kiểm tra thường xuyên hàng năm phải tiến hành hai đợt tổng kiểm tra công trình trước sau mùa lũ.

- Kiểm tra trước mùa lũ: Phải tiến hành xong trước tháng 6. - Kiểm tra sau mùa lũ: Phải hoàn thành trước tháng 11. 2.3.Yêu cầu của công tác kiểm tra.

Qua việc kiểm tra (bằng quan sát hoặc các phương tiện dụng cụ) Toàn bộ công trình về các yếu tố thủy lực dòng chảy về hiện trạng công trình thủy nông và các thiết bị đóng mở để phân tích đánh giá khả năng làm việc, tình trạng hư hỏng đề ra biện pháp tiếp tục theo dõi xử lý tạm thời hoặc đưa vào sửa chữa sao cho công trình an toàn và làm việc đạt nhiệm vụ thiết kế.

2.4. Nội dung công tác kiểm tra trước khi đóng mở cống. - Kiểm tra các công trình thủy nông về tình trạng nứt nẻ vôi hóa, bong mạch, sụt lở, liên kết và tiết xúc giữa phần đúc và phần đất. Cần chú ý những bộ phận quan trọng như tường ngực, rãnh cửa van, cầu công tác mang cống. - Kiểm tra cửa van về tình trạng các mối hàn, bu lông liên kết; nứt, gãy, thủng, mục ở các van, tình hình làm việc của bánh xe lăn, bánh xe cữ, hư hỏng của vật chắn nước. - Kiểm tra các thiết bị đóng mở bao gồm vít me thanh kéo, xích, cáp, khóa cáp tời, máy đóng mở, kiểu vít...trong đó cần chú ý kiểm tra dầu mỡ bôi trơn, khóa cáp, tay quay. - Kiểm tra và vớt các vật nổi, rác tụ lại trước cống.

2.5. Kiểm tra thời gian thao tác đóng mở cống và cả quá trình cống dẫn, xả nước. - Kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị đóng mở: Lúc đóng mở không có gì đột biến, cửa van nâng hạ thăng bằng, thiết bị đóng mở không biến dạng khi chịu tải. - Chế độ thủy lực dòng chảy qua cống, các hiện tượng gầm rú rung động bất thường của các bộ phận cửa van, ở máy đóng mở. - Các hiện tượng hư hỏng của công trình như: xói mòn, sủi bọt, sủi nước đục, sụt sạt ở sân thượng và hạ lưu cống. Các vật nổi bị vướng kẹt vào bộ phận của cống.

- Các hiện tượng phá hoại, gây hư hỏng của người phương tiện và sinh vật khác.

2.6. Kiểm tra cống trước lũ:

14 Nội dung kiểm tra kỹ thuật các bộ phận thủy nông cửa van và thiết bị đóng mở. Ngoài việc đánh giá chung tình trạng công trình, khả năng làm việc của mùa lũ; đề xuất yêu cầu biện pháp gia cố, cải tạo để công trình làm việc an toàn trong mùa lũ còn phải:

Phân tích đánh giá kết quả sử dụng, tu sửa bảo dưỡng và bảo vệ công trình kể từ đợt kiểm tra lần trước.

Kiểm điểm việc chấp hành quy trình, quy phạm quản lý, bảo vệ công trình. Kiểm kê nguyên vật liệu, dụng cụ, phương tiện dự phòng chống lụt bão.

Kiểm điểm rút kinh nghiệm về việc triển khai điều hành phòng chống lũ năm trước để bổ sung cho năm nay.

2.7. Kiểm tra cống sau lũ. Nội dung kiểm tra kỹ thuật các bộ phận của cống trước lũ để:

- Lập luận chứng KTKT đưa vào kế hoạch sửa chữa những hư hỏng lớn để cống làm việc an toàn trong mùa lũ năm sau.

- Sửa chữa nhừng hư hỏng nhỏ phát sinh trong mùa lũ để chuẩn bị đưa cống phục vụ sản xuất.

- Xác định tình trạng bồi lắng, xói ở trước và sau cống lập kế hoạch xử lý để đảm bảo dẫn đủ lưu lượng tưới.

2.8. Thành phần đoàn kiểm tra công trình trước và sau lũ do giám đốc xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi quản lý tổ chức thực hiện. Đoàn kiểm tra có một trưởng đoàn và các thành viên. Trưởng đoàn kiểm tra các cống lớn do giám đốc xí nghiệp khai thác côgn trình thủy lợi quyết định. Các cống nhỏ do chủ nhiệm hoặc giám đốc quyết định. Các thành viên trong đoàn do trưởng đoàn quyết định (tùy theo nhiệm vụ, quy mô, đặc điểm từng loại công trình).

2.9. Tại mỗi cống lớn và quan trọng phải xây dựng và quản lý một hệ thống mốc quan trắc. - Một đến ba mốc cao độ cơ bản. - Một số mốc phụ. - Hệ thống các quan trắc bồi, xói tuyến kênh trước và sau cống, cao độ của hệ thống mốc phải thống nhất theo một hệ thống cao độ quốc gia. Việc thiết kế, xây dựng, bảo quản, kiểm tra và sử dụng các mốc cao độ theo các quy phạm hiện hành.

2.10. Quan trắc lún, xê dịch. Tại các cống lớn, quan trọng và các cống trực tiếp với lũ sông phải quan trắc lún theo chế độ sâu. - Trong 5 năm đầu (sau khi xây dựng): cứ 3 tháng quan trắc 1 lần.

15 - Sau 5 năm sử dụng: mỗi năm quan trắc 1 lần vào trước mùa lũ. Ngoài ra khi cống bị hư hỏng đột xuất hoặc sau một đợt thiên tai lớn giám đốc xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi có thể tổ chức quan trắc đột xuất. Việc quan trắc xê dịch cống được tiến hành sau một đợt công trình phải làm việc chống đỡ với lực lớn như lũ vượt mức thiết kế, động đất. Việc quan trắc nghiêng chỉ tiến hành với cống lớn, có bộ phận công trình lớn hơn 10 m. Những cống lớn và quan trọng phải quan trắc theo các điều 9 và do Giám đốc xí nghiệp (công ty) khai thác công trình thủy lợi quyết định theo đề nghị của nhủ nhiệm (giám đốc) công ty (xí nghiệp) khai thác công thủy lợi.

2.11. Quan trắc nứt nẻ. Khi cống có hiện tượng nứt nẻ phải quan trắc lập hồ sơ theo dõi:

- Ở bộ phận xây đúc: lấy sơn đánh dấu và làm tiêu điểm bằng xi măng để theo dõi sự phát triển của vết nứt theo thời gian. - Ở bộ phận công trình bằng đất: lấy cọc gỗ đánh dấu sự phát triển chiều dài vết nứt theo thời gian. Khi cần thiết có thể đào hố đo độ sâu, chiều hướng nứt và các hiện tượng khác như rò rỉ.

2.12. Quan trắc rò rỉ, phụt nước qua đáy móng và các bộ phận khác của công trình. - Tại các cống quan trọng đã có bố trí thiết bị đo áp lực thấm phải tiến hành quan trắc theo chế độ sâu: - Trong mùa lũ khi chênh lệch mực nước trước và sau cống hơn 2m và mỗi khi độ chênh lệch thay đổi 50 cm thì quan trắc một lần. - Khi mực nước sông lớn hơn báo động III, nếu độ chênh lệch mực nước không biến động thì hàng ngày vẫn phải quan trắc ít nhất 1 lần vào 7 giờ sáng. Nếu độ chênh mực nước biến động thì quan trắc theo quy định trên.

- Hàng năm phải kiểm tra khả năng làm việc của thiết bị và chú ý bảo quản tốt thiết bị.

- Khi có rò rỉ cục bộ thành vòi thành vùng thấm phải tiến hành. - Theo dõi mực nước trước và sau cống diễn biến về vị trí kích thước,

mức độ thấm rò rỉ. - Quan sát phân tích độ đục, màu sắc nước thấm, rò rỉ. - Tiến hành xử lý hiện tượng rò rỉ thấm nói trên. 2.13. Quan trắc bồi, xói kênh trước và sau cống:

- Hàng năm phải tổ chức quan trắc bồi xói kênh trước và sau cống sau mùa lũ. Phạm vi quan trắc: 200 đến 1000m ở đoạn kênh trước và sau cống:

16- Với các cống tiêu nước hoặc lấy nước trực tiếp ra song thì quan trắc

toàn bộ đoạn kênh dẫn từ song đến cống. - Với các cống nằm trong đập ngăn sông. - Thượng lưu 500 - 1000m. - Hạ lưu 200 – 500m. - Đoạn sông thượng hạ lưu của đoạn kênh dẫn: 200 - 500m. Việc quan

trắc bồi xói tiến hành theo các cọc tuyến đã được như quy định ở mục 9. Đối với các sông lớn, tùy tình hình đặc điểm đoạn sông ở miệng kênh dẫn

có các bãi bồi thay đổi thì Giám đốc Công ty khai thác công trình thủy lợi có thể quyết định quan trắc với phạm vi rộng hơn.

2.14. Quan trắc mực nước

• Tại các cống phải lắp đặt thước đo nước để xác định mực nước thượng và hạ lưu cống.

- Thượng và hạ lưu đập ngăn sông. - Thượng, hạ lưu và trong lòng âu. Các thước, cọc đo nước phải được gia công lắp đặt sao cho để đọc số liệu chính xác và phải được tu sửa bảo quản thường xuyên.

• Chế độ quan trắc. - Khi cống đóng: các cống lớn mỗi ngày quan trắc 1 lần.

Tại các cống nhỏ không quan trắc: - Khi cống đang mở: các cống lớn mỗi ngày quan trắc 2 lần sáng và chiều. Với các cống nhỏ mỗi ngày quan trắc 1 lần. Đối với các cống ở vùng ảnh hưởng triều. Với các cống lớn ngày quan trắc vào các giờ lẻ cách nhau 2 giờ. Với các cống nhỏ: quan trắc đỉnh, chân triều vào sáng và chiều. - Trong mùa lũ với các cống lớn qua đê: + Khi mực nước sông lên báo động 2: Quan trắc theo chế độ thời gian 1; 7; 13; 19 giờ. + Khi mực nước sông lên báo động 3, quan trắc theo chế độ thời gian mỗi

giờ 1 lần (cả ngày lẫn đêm). - Các nội dung chi tiết và cách đọc, ghi, chép chỉnh biển theo quy phạm

thủy văn hệ thống. 2.15. Quan trắc các chỉ tiêu kỹ thuật khác

- Tùy đặc điểm cụ thể của công trình, yêu cầu quản lý kỹ thuật và phục vụ sản xuất, Giám đốc (chủ nhiệm) công ty khai thác công trình thủy lợi có thể tổ

17chức quan trắc thêm như: Quan trắc lượng mưa, phù sa, nhiệt độ, độ mặn, lưu lượng qua cống. Ngoài ra khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận công trình ngập sâu dưới nước có thể dùng thợ lặn hoặc bơm khô tát cạn công trình. Những nội dung này thực hiện theo đề cương do chủ nhiệm công ty quyết định.

2.16. Yêu cầu và nội dung các tài liệu kiểm tra. Các yêu cầu và nội dung kiểm tra thường xuyên (như đã quy định ở các mục 3, 4,5) phải được ghi chép mô tả vào sổ nhật ký công tác tại các công trình và tổng hợp đưa vào sổ lưu trữ của công ty quản lý. Khi tiến hành kiểm tra đột xuất phải có biên bản báo cáo các nôi dung, biện pháp, kết quả kiểm tra, ý kiến đề xuất cách xử lý lên cấp trên. Sau các đợt kiểm tra định kỳ (trước và sau mùa lũ) cơ quan quản lý (công ty, xí nghiệp quản lý thủy nông) phải lập báo cáo tổng hợp gửi về Bộ NN&PTNT và vụ quản lý khai thác thủy nông chậm nhất là một tháng sau khi kiểm tra, với các cống lớn phải có biên bản kiểm tra với nội dung đã quy định như ở các mục 6,7,8.

2.17. Yêu cầu và nôi dung các tài liệu quan trắc. - Tại mỗi cống lớn phải lập hồ sơ quan trắc theo các nôi dung như đã quy định ở các mục 9 đến 16. - Tùy theo nội dung công việc, hồ sơ có thể gồm các số liệu vị trí bình đồ, sơ họa, mặt cắt dọc ngang, bản tính khối lượng biểu đồ ảnh chụp. - Các tài liệu số liệu quan trắc phải có tính liên tục đã chỉnh biên và sắp xếp thứ tự theo thời gian quan trắc và cần lưu trữ cẩn thận. - Giám đốc công ty khai thác công trình thủy lợi chịu trách nhiệm về chất lượng của hồ sơ lưu trữ đó.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Phân biệt được các loại cống. - Quy trình vận hành cống. - Trình bày những nguyên tắc vận hành cống. - Nội dung công việc tu sửa bảo dưỡng cống. - Những sự cố thường gặp trong quản lý vận hành cống. C. Ghi nhớ: - Nhận biết được các loại cống. - Lập được quy trình kiểm tra và quan trắc cống.

18Bài 3

Tu sửa và bảo dưỡng cống Mục tiêu: - Trình bày được những nguyên tắc về công tác tu sửa bảo dưỡng cống. - Trình bày được nhiệm vụ, nội dung công tác tu sửa và bảo dưỡng cống. - Sửa chữa, bảo dưỡng được cống. - Đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. A.Nội dung: 1. Nguyên tắc thực hiện.

- Chú trọng việc bão dưỡng tu sửa thường xuyên (hoặc định kỳ). - Giữ nguyên dạng công trình. - Đảm bảo công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp theo thời vụ yêu cầu. - Không để phát sinh hư hỏng lớn trong quá trình tu sửa bảo dưỡng. - Việc sửa chữa lớn thực hiện theo trình tự của công tác xây dựng cơ bản.

2. Tu sửa bảo dưỡng thường xuyên. Qua kết quả kiểm tra theo dõi thường xuyên công trình, nếu phát hiện được những hư hỏng nhỏ phải tổ chức tu sửa bảo dưỡng và đưa vào kế hoạch hàng tuần của đơn vị trực tiếp quản lý cống. Nội dung công tác tu sửa thường xuyên

Với các bộ phận công trình bằng đất. - Không để nước đọng thành vũng trên mặt. - Chăm sóc, bổ sung tầng cỏ trồng để bảo vệ mái, chống nước mưa chảy

sói thành rãnh. - Chống và trữ diệt sinh vật làm hang ổ. - Chặt bỏ cây cỏ dại (không thuộc loại trồng để bảo vệ mái). - Khi có hư hỏng nhỏ (nứt nẻ, sạt lở, mối…) phải tiến hành xử lý, bồi trúc

để khôi phục công trình trở về nguyên dạng. Với các bộ phận công trình bằng bê tông gạch đá.

- Các bộ phận công trình bị vỡ, lở, nứt nẻ…phải xây trát, gắn lại kịp thời theo đúng yêu cầu kỹ thuật đã quy định trong các tiêu chuẩn và quy phạm hiện hành.

- Các hư hỏng có thể ảnh hưởng tới khả năng làm việc của công trình phải được xiết chặt hoặc thay thế kịp thời.

- Với các cống đóng mở bằng điện thì chế độ tu sửa bảo dưỡng các thiết bị điện phải theo quy phạm hiện hành của nhà nước và của ngành điện.

193. Tu sửa bảo dưỡng theo định kỳ.

Quy định về thời gian bảo dưỡng. a. Sơn bảo vệ chống gỉ, mục.

- Các bộ phận bằng thép: Cửa van thép, dàn, bệ tời thanh kéo, lan can bảo vệ…2 đến 3 năm sơn một lần (tùy theo chất lượng của lớp sơn gồm 2 lớp, sơn chống gỉ, lớp trong sơn bảo vệ lớp ngoài.) Vào trước mùa lũ, với các cống vùng ảnh hưởng mặn thì mỗi năm sơn 1 lần.

- Các bộ phận bằng gỗ: Cửa van phai…mỗi năm sơn quét một lần bằng hắc ín vào trước màu mưa lũ.

b. Bôi tra dầu mỡ công nghiệp vào các bộ phận, thiết bị chuyển động, truyền động:

- Tháng một lần phải làm vệ sinh công nghiệp, bơm mỡ vào các ổ trục ổ quay của máy đóng mở, puly, bánh xe, bánh răng, xích, cáp.

- Mỗi tháng một lầm bổ sung mỡ vào các bộ phận chuyển động, truyền động thường xuyên hay những chỗ mỡ khô.

- Quét vôi mỹ thuật ở các công trình tầng trên của cống, ở các cống có tầng trên là kết cấu kiến trúc dạng nhà để thiết bị vận hành thì mỗi năm quét vôi mỹ thuật để tăng phần mỹ quan công trình.

Nội dung bảo dưỡng định kỳ và các quy định về thay thế sửa chữa. - Mức độ hư hỏng, hao mòn các bộ phận phải thay thế như khung dầm,

mặt bưng các van thép bị thủng lỗ mặt sang hoặc độ mòn quá 2mm. - Khung dầm mặt bưng cửa van gỗ bị mục gẫy 10% đến 20%, cáp bị đứt,

dão sợi 10 đến 15%. Cáp bị ngâm thường xuyên trong nước 3 đến 5 năm.

- Khi tiến hành sơn cửa van phải. - Để cửa van ở vị trí ổn định và thuận lợi cho công việc gõ cạo gỉ và sơn. - Không được dùng búa gõ mạnh vào kết cấu cửa khi gõ gỉ. - Sau khi gõ gỉ dùng bàn chải sắt cọ gỉ, dùng giẻ lau sạch mới tiến hành

sơn. - Khi tiến hành thay, bôi mỡ các bộ phận phải dùng dầu ma rút, bàn chải

sắt, giẻ rách làm sạch đất bụi và dầu mỡ cũ rồi mới tra dầu mỡ mới. - Các bộ phận làm kín nước cửa van nếu bị mục hỏng gẫy xe cũng phải

được thay thế.

20

4. Bảo vệ cống a. Tại các cống lớn tùy theo quy mô, đặc điểm, vị trí và tầm quan trọng

của công ty quản lý phải quy định khu vực bảo vệ được khoanh định bằng hàng rào bảo vệ. - Phạm vi bảo vệ. - Phần đất nối tiếp với cống, mỗi bên 500 – 1000m. - Thượng và hạ lưu cống, mỗi bên 500 – 1000m. - Lưu không 2 bờ kênh trước và sau cống (trong phạm vi bảo vệ) 50 – 100m.

b. Tại các cống phải có biển thông báo nội quy bảo vệ tùy từng công trình cụ thể; nội quy đó phải thể hiện:

• Những điều cấm - Xâm phạm cơ sở vật chất kỹ thuật và quyền sử dụng cống. - Quay phim chụp ảnh. - Xả chất độc nước thải. - Dùng chất nổ.

• Quy định về việc giao thông thủy bộ trên cống. - Trọng tải, kích thước, tốc độ của từng phương tiện qua cống. - Giới hạn phạm vi đỗ phương tiện trong lúc chờ cơ quan quản lý điều hành.

Hình 1.5 Tu sửa bảo dưỡng cống

21c. Tùy theo quy mô đặc điểm công trình, cơ quan quản lý phải bố trí cán

bộ bảo vệ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Với các cống quan trọng được bố trí lực lượng cảnh sát chuyên trách (như đã quy định trong thông tư của Bô NN&PTNT) để lo việc tổ chức bảo vệ công trình. Trong mùa mưa lũ hoặc ở khu vực công trình có chiến sự, cơ quan chính quyền các cấp sở tại phải điều hành chỉ đạo công tác bảo vệ cống thuộc địa phương mình phụ trách.

5. An toàn trong công tác quản lý cống

• Quy định về các điều kiện, trang thiết bị để đảm bảo an toàn cho công trình và người quản lý.

- Cầu công tác, dàn van cao hơn 1m phải có lan can. - Cầu thang lên xuống phải có tay vịn. - Các bậc lên xuống kiểm tra dưới nước phải xây bằng gạch đá. - Phải mua sắm đủ trang thiết bị phòng hộ lao động (tùy theo loại công việc) theo chế độ hiện hành.

- Ở các cống có đối trọng để giảm lực kéo của van thì phải thiết kế bộ phận móc, dỡ, đối trọng không để cáp phải làm việc thường xuyên liên tục. Trước khi bão đến các cửa cống phải được đóng kín hoặc hạ xuống vị trí thấp nhất.

- Không được bố trí công nhân có bệnh tim mạch, thần kinh làm việc ở trên cao hoặc dưới nước.

Công nhân làm việc trên dàn công tác khi bão, gió to phải đeo dây an toàn. Công nhân làm việc dưới nước phải biết bơi hoặc mặc áo phao. - Các quy chế đảm bảo an toàn lao động trong công tác sửa chữa thực

hiện theo quy định an toàn trong xây dựng. - Tại các cống sử dụng các thiết bị điện để đóng mở cửa van thì khi quản

lý vận hành phải chấp hành quy phạm an toàn sử dụng vận hành các thiết bị điện. B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Phân biệt được các loại cống. - Các bước tu sửa và bảo dưỡng cống. - Trình bày những nguyên tắc vận hành cống. - Nội dung công việc tu sửa bảo dưỡng cống. - Những sự cố thường gặp trong công việc tu sửa bảo dưỡng cống. C. Ghi nhớ: - Nhận biết được những hư hỏng thường gặp ở cống. - Cách xử lý những sự cố ở cống.

22

Bài 4 Quản lý khai thác công trình hồ chứa nước

Mục tiêu: - Chế độ công tác các công trình hồ chứa. - Trình bày nhiệm vụ công tác quản lý hồ chứa. - Trình bày những nguyên tắc vận hành, quan trắc, theo dõi, kiểm tra, bảo

dưỡng hồ và các công trình liên quan. - Quản lý, khai thác được hồ chứa. - Tỷ mỉ, cẩn thận trong quá trình quản lý. A. Nội dung: 1. Nhiệm vụ công tác của hồ chứa. 1.1. Nhiệm vụ công tác quản lý và khai thác hồ chứa. - Tu sửa thường xuyên, định kỳ. - Công tác chứa nước, giữ nước, phân phối nước hợp lý và tháo kiệt

phòng lũ, cấp cứu. - Thường xuyên đo đạc hồ chứa, tìm hiểu trạng thái công trình, tình hình

biến đổi và khả năng làm việc của công trình, nghiên cứu cải tiến công trình, mở rộng hiệu ích của công trình.

- Tận dụng hồ chứa kinh doanh phụ. 1.2. Những tài liệu cần thiết cho công tác hồ chứa. - Bình đồ hồ chứa. - Bản đồ phân khu tưới. - Đường quan hệ mực nước, các thông số của hồ. - Các kết quả theo dõi và ghi chép và thống kê. 2. Chế độ công tác của hồ chứa. 2.1. Quyền giữ, tháo và sử dụng nước hồ chứa. - Trong mùa cạn cũng như mùa lũ, việc mở hoặc đóng các công trình xả

nước, các cống lấy nước do Ban quản lý hệ thống công trình hồ chứa quyết định căn cứ vào kế hoạch điều tiết nước và kế hoặc sử dụng nước đã được cấp chỉ đạo trực tiếp phê duyệt.

- Trường hợp đặc biệt cần tháo nước để xử lý hư hỏng không dự kiến trước trong kế hoạch hoặc để đón lũ theo dự báo đột xuất khi mức mức hồ không vượt quá mức nước kiểm tra. Việc mở cống phải do cấp chỉ đạo trực tiếp quyết định. Trường hợp khẩn cấp không kịp thỉnh thị Ban quản lý có thể quyết định đồng thời báo cáo ngay lên cấp trên.

23- Trong trường hợp này Ban quản lý phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về

quyết định của mình. 2.2. Chế độ điều tiết nước hồ - Hàng năm ban quản lý hồ chứa phải lập kế hoạch điều tiết nước hồ tình

từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau đối với vùng mưa sớm (Bắc bộ) và từ tháng 11 đến tháng 6 năm sau đối với vùng mưa muộn và trình cấp chỉ đạo trực tiếp duyệt trước ngày 1 tháng 3 hàng năm. - Kế hoạch điều tiết nước hồ phải nhằm giải quyết các mục tiêu chủ yếu sau đây.

+ Trước mùa lũ phải giải phóng một phần dung tích hồ để chuẩn bị cắt lũ một cách có hiệu quả (đối với những hồ chứa có chức năng cắt lũ) hoặc để bảo vệ an toàn cho công trình, đề phòng lũ to vượt quá lũ thiết kế.

+ Cuối mùa lũ, giữ nước trong hồ một khối lượng nước đủ để thỏa mãn các yêu cầu nước cho tới vụ lũ năm sau.

+ Phân phối nước một cách hợp lý cho các ngành dùng nước hồ, đảm bảo thứ tự ưu tiên về các chức năng của hồ đã quy định trong nhiệm vụ thiết kế.

- Lập kế hoạch điều tiết nước hồ, phải dựa vào cơ sở tính toán cân bằng lượng nước hàng tháng.

- Bản đồ điều tiết nước hồ gồm có các mục sau: + Lượng nước đến hồ hàng tháng (căn cứ vào tài liệu thủy văn dài hạn đối

với năm lập kế hoạch). + Lượng nước thừa xả xuống hàng tháng. + Lượng nước sử dụng hàng tháng (kế hoạch sử dụng nước). + Lượng nước tiêu hao một cách vô hiệu (bốc hơi, thấm, rò rỉ) hàng tháng

(chủ yếu căn cứ vào tài liệu thực đo đã thu thập được). Trong trường hợp chưa có tài liệu có thể tính ước lượng bằng một số công thức kinh nghiệm hoặc lý thuyết.

+ Các biện pháp kiến nghị để cân bằng lượng nước trong trường hợp thiếu nước (các biện pháp để tăng lượng nước đến, giảm lượng nước tiêu hóa một cách vô ích, sử dụng nước một cách hợp lý, tiết kiệm hạn chế một số yêu cầu của nước…). - Kế hoạch điều tiết nước hồ (trong đó có kế hoạch dùng nước) phải được điều chỉnh hàng tháng hoặc hàng quý, căn cứ vào tình hình thực tế của thời gian qua và căn cứ vào các dự báo thủy văn mới nhận được, nếu có những sự thay đổi đáng kể.

- Kế hoạch điều chỉnh cũng phải trình cấp chỉ đạo trực tiếp duyệt. - Trong trường hợp dòng chảy có mang nhiều phù sa, để giảm bớt khối

lượng lắng đọng trong hồ, tăng tuổi thọ của hồ, đầu mùa lũ cần xả nước của hồ để tháo cạn (đối với hồ điều tiết ngắn hạn) hoặc để tháo một phần dung tích và

24giữ nước đầy hồ vào cuối vụ lũ. Việc này phải làm thận trọng, trên cơ sở tính toán cụ thể, nhất là cần thiết tới mức độ chính xác của dự báo thủy văn dài hạn.

- Công tác xả lũ củ yếu xả bùn cát lắng đọng trong hồ, vì thời gian và phương pháp xả phải được nghiên cứu kinh nghiệm thực tế ở mỗi nơi để mang lại kết quả tốt nhất.

- Trong từng thời gian phải tiến hành đo đạc để điều chỉnh lại các biểu đồ với cao trình mực nước, và giữ diện tích mặt nước hồ với cao trình mực nước.

2.3. Chế độ sử dụng và đảm bảo an toàn cho các công trình thủy nông của hồ chứa. - Trong mùa lũ, khi mức nước hồ còn thấp hơn mức nước kiểm tra và cao hơn mức nước bình thường, nếu lấy mức nước xả lũ thì khi mở phải đảm bảo các điều kiện sau.

+ Tổ trưởng quản lý công trình đầu mối phải kiểm tra các bộ phận xung yếu của công trình và đảm bảo các bộ phận đóng mở tốt.

+ Ban chỉ huy chống lụt bão có tại chỗ, hoặc nếu không thì ban quản lý đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật liệu, dụng cụ cần thiết, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, cá nhân sẵn sàng đối phó với mọi bất chắc có thể xảy ra.

+ Trưởng ban, phó ban quản lý dự án phải trực tiếp điều khiển việc đóng mở cống. Nếu vắng mặt thì phải có văn bản ủy nhiệm cho một cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm phụ trách.

- Khi cống đang mở, nếu mực nước trong hồ lên còn cách mực nước kiểm tra 0,5m và còn tiếp tục lên, phải tiến hành đóng mở cống để khi mực nước trong hồ lên đến mực nước kiểm tra, cống đã đóng kín. Trường hợp cống được thiết kế cho phép sử dụng trên mực nước kiểm tra thì mới được mở cống lấy nước hoặc xả nước. - Khi mực nước hồ lên tới mực nước kiểm tra nếu cần mở cống thì ngoài những quy định như trên, còn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Trưởng hay phó ban quản lý cùng với tổ trưởng tổ quản lý đã kiểm tra công trình và đảm bảo tất cả các bộ phận đóng mở hoạt động tốt.

Khi mở cống và trong suốt thời gian lấy nước hoặc xả nước, trưởng ban hay phó ban phải có mặt tạo chỗ.

- Khi mực nước hồ chỉ còn cách mặt đập 0,5m ngoài các quy định ở trên tất cả các nhân lực, vật liệu, dụng cụ cần thiết đều phải huy động đầy đủ trên mặt đập tại những chỗ xung yếu để kịp thời đối phó với mọi bất trắc có thể xảy ra. - Khi có bão vượt quá cấp bão thiết kế ảnh hưởng đến khu vực công trình, phải đóng kín tất cả các cánh cửa cống lại trước khi bão đến. - Trong mọi trường hợp, khi mực nước lấy vào kênh dẫn không vượt quá mực nước cho phép. Khi cống lấy nước nếu mức nước vào kênh dẫn xấp xỉ mức nước cao nhất cho phép phải kịp thời hạn chế độ cao mở cống.

25 - Căn cứ vào thực trạng công trình nếu thấy cần thiết phải thay đổi các mức nước đo do thiết kế quy định, ban quản lý hệ thống công trình chứa phải làm đề nghị được cấp trên duyệt cho phép mới được quy định lại các mức nước dưới đây:

Mực nước chết. Mực nước bình thường. Mực nước kiểm tra.

3. Theo dõi quan trắc công trình. 3.1. Quy định các hạng mục quan trắc chủ yếu ở hồ chứa.

Phải quan trắc công trình hồ chứa theo các hạng mục sau đây: - Khu hồ chứa: Quan trắc thủy văn, khí tượng, bồi lắng lòng hồ, xói mòn

sạt lở xung quanh hồ và quan trắc sóng. - Đập đất: Quan trắc lún, xê dịch, thấm và áp lực thấm qua thân đập, dưới

nền đập và vòng quanh đập, quan sát lớp gia cố mái thượng lưu đập, tầng lọc ngược, đường tiêu nước ở mái hạ lưu và hiện tượng nứt nẻ, sạt lở, trượt mái.

- Cống: Quan trắc lún, xê dịch nứt nẻ công trình, biến chuyển của khớp nối, xói mòn bê tông trong lòng cống, xói lở hạ lưu công trình, áp lực ngược dưới nền móng, thẩm lậu qua bê tông, qua máng cống, chế độ thủy lực qua cống.

- Đường tràn: Quan trắc tình hình xói lở ở hạ lưu đường tràn, bể tiêu năng, đoạn kênh tiêu, hiện tượng thấm vòng quanh đường tràn, nứt nẻ và chế độ thủy lực.

- Ngoài các hạng mục chủ yếu trên, tùy theo tình hình đặc điểm của từng công trình cấp chỉ đạo có thể đưa ra những vấn đề quan trắc khác nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc tìm hiểu thêm về công trình.

Các vấn đề quan trắc này có thể phải làm thường xuyên hoặc từng thời kỳ nhất định, cơ quan thiết kế cũng có thể đề ra những vấn đề quan trắc thêm.

3.2. Giới thiệu các thiết bị quan trắc của hồ chứa. Ở mỗi hồ chứa có nhứng thiết bị quan trắc như sau: - Về khí tượng thủy văn: cột thủy chí hoặc máy tự đo mực nước, máy đo tốc độ, đồng hồ bấm giây, máng đo thiết bị đường tràn, thiết bị dụng cụ lấy mẫu bùn cát lơ lửng và di đẩy, bình đo lượng mưa, nhiệt kế đo nhiệt độ không khí, nhiệt kế đo nhiệt độ của nước, thiết bị quan trắc gió, thiết bị đo độ bốc hơi của nước trên mặt hồ, thiết bị đo độ ẩm của không khí, dây dọi hoặc máy hồi thanh đo độ sâu, máy đo sóng… - Về quan trắc biến chuyển công trình. - Hệ thống mốc đo thăng bằng, lún nghiêng và xê dịch gồm mốc cơ bản, mốc phụ, điểm quan trắc, cọc quan trắc, dung cụ kiểm tra độ nghiêng, máy kiểm tra ứng suất cốt thép trong bê tông (hai loại này không cần có ngay ở hồ chứa

26khi nào cần thì vận chuyển tới), mốc đo độ hở của khớp nối, máy kinh tuyến, máy đo thăng bằng v v… - Quan trắc áp lực thấm và lượng nước thấm. - Hệ thống đo áp lực ngược của công trình bê tông, hệ thống ống đo mực nước đường bão hòa qua thân đập đất, máy đo cao trình mực nước trong các ống đo áp lực, thiết bị đo lượng nước thấm qua thân đập đất, máng dẫn nước, máng tràn đỉnh mỏng, bình chia độ đo dung tích nước… - Trong hoàn cảnh hiện nay chưa có điều kiện trang bị đủ các thiết bị quan trắc nói trên, các địa phương phải có kế hoạch trang bị dần, tận dụng và sử dụng các thiết bị hiện có.

3.3. Quan sát bằng mắt, quan trắc bằng máy móc dụng cụ, cách nghi chép và báo cáo. - Quan sát bằng mắt: hàng ngày tổ quản lý hồ phải có trách nhiệm quan sát bằng mắt từng bộ phận và toàn bộ công trình, kịp thời phát hiện những biến chuyển hoặc hư hỏng xảy ra. Nếu có hư hỏng nặng thì phải báo cáo ngay cho Ban quản lý hệ thống. Trong mùa lũ, khi mực nước hồ bằng và trên mực nước kiểm tra thì tổ quản lý phải phân công người túc trực theo dõi diễn biến công trình.

- Quan trắc bằng máy móc dụng cụ: Hàng năm (nếu không có quy trình gì đặc biệt) tổ quản lý phải tiến hành quan trắc công trình bằng máy móc dụng cụ trước và sau mùa lũ, hoặc khi có các biến chuyển hư hỏng bất thường.

- Căn cứ vào mức độ hư hỏng và tầm quan trọng của công trình, tùy theo yêu cầu sử dụng máy móc, dụng cụ quan trắc các Xí nghiệp thủy lợi và Ban quản lý hệ thống hồ chứa phải cùng nhau phân công đảm nhiệm các việc quan trắc cụ thể.

- Ghi chép và báo cáo: Các tài liệu quan sát, quan trắc và các nhận xét về hiện tượng bên ngoài có liên quan hay trong công trình đều phải ghi chép đầy đủ vào sổ sách rõ ràng từng hạng mục bằng bút mực và có bản vẽ hoặc hình ảnh kèm theo.

- Sau mùa lũ, ban quản lý hệ thống phải tổng hợp toàn bộ kết quả quan trắc, đánh giá sự ổn định của công trình và báo cáo lên cấp trên.

Trường hợp có hư hỏng lớn ảnh hưởng đến sản xuất và ổn định của công trình thì phải báo cáo thỉnh thị lên cấp trên kịp thời.

3.4. Quan trắc khí tượng thủy văn. Quan trắc thủy văn.

A. Đo mực nước. - Các cây thủy trí ở thượng hạ lưu công trình hồ chứa phải đặt ở chỗ

không có nước xoáy và ít bị ảnh hưởng của gió. Cao trình các điểm ghi trên cây thủy trí phải đúng với cao trình của hệ thống thăng bằng chung. Việc quan trắc

27nước thượng và hạ lưu công trình của hồ chứa phải tiến hành theo tiêu chí sau đây:

Hàng ngày quan trắc nước 3 lần vào sáng, trưa, chiều. Trong mùa lũ, khi mực nước hồ từ mực nước bình thường đến mực nước kiểm tra, cần đọc một ngày 8 lần, mỗi lần cách nhau 3 giờ.

Khi mực nước hồ cao hơn mực nước kiểm tra cứ 1 giờ ta đọc một lần. Trước và sau khi đóng mở cống phải đọc mực nước.

B. Đo lưu lượng. Việc đo lưu lượng phải tiến hành bắng máy đo tốc độ tại một mặt cắt cố

định. - Các hồ chứa lớn phải bố chí các trạm thủy văn đầu nguồn. Qua mỗi trận

mưa phải đo và tổng hợp lưu lượng của các nguồn chảy vào hồ, dự báo lượng nước đến và thời gian chuyển nước từ các trạm về tới hồ chứa (trường hợp có lũ lớn không được đo bằng máy đo tốc độ thì có thể cho phép đo bằng phao).

- Trên kênh chính, mặt cắt đo lưu lượng phải ở đoạn kênh thẳng cách xa hạ lưu cống ít nhất 150m. Đầu vụ tưới mỗi khi mực nước đầu kênh thay đổi từ 10-20cm phải đo lưu lượng một lần bằng máy đo tốc độ và đối chiếu kết quả đo với biểu đồ Q = f (H) nếu công trình có thiết bị đo lưu lượng ở ngay hạ lưu thì hàng ngày phải đo mực nước tại chỗ đặt thiết bị và quy ra lưu lượng. Nhưng cứ 3 tháng 1 lần phải kiểm nghiệm lại bằng máy đo tốc độ.

- Mỗi lần nước chảy qua đập tràn, phải xác định và thời gian và lưu lượng, từ đó quy ra lượng tràn trong từng ngày.

Việc đo mực nước ở đập tràn, tùy theo địa hình và loại đập tràn sẽ quy định các nơi đặt cây thủy trí để có thể xác định được cao trình mặt nước đến trước đập tràn và độ dày của lớp nước tràn trên đỉnh đập tràn. Nếu không có quy định riêng thì thời gian quan trắc từ khi nước bắt đầu tràn 1 giờ quan trắc 1 lần hoặc 3 giờ đo một lần.

Việc đo lưu lượng qua đập tràn phải theo nguyên tắc sau đây: - Nếu đập tràn đỉnh mỏng hay đỉnh rộng, hoặc có thiết bị máy đo phải tính

lưu lượng theo công thức thiết kế của từng loại. - Nếu đập tràn thiết kế theo hình thức khác nhau thì phải đo bắng máy đo

tốc độ. - Đo lượng bùn cát: Trong mùa lũ mỗi lần đo lưu lượng đầu nguồn hoặc

mở cống lấy nước, phải lấy mẫu nước phù sa tại các điểm đo lưu lượng và kịp thời xác định độ đục và tổng lượng phù sa vào hồ và lấy ra kênh, phân tích thành phần cơ hóa học ghi kết quả đầy đủ vào sổ theo dõi.

Quan trắc khí tượng: Hàng ngày phải quan trắc các yếu tố khí tượng như sau:

Lượng mưa.

28 Nhiệt độ của không khí và của nước hồ. Tốc độ và hướng gió. Độ bốc hơi của mặt nước hồ. Độ ẩm của không khí trên mặt hồ.

Các yếu tố trên cần tiến hành quan trắc vào lúc 7 giờ và 19 giờ hàng ngày. Tùy tình hình thời tiết từng lúc cần phải tăng thêm số lần quan trắc và tăng thêm người quan trắc để đảm bảo thời gian quan trắc quy định và độ chính xác của tài liệu.

3.5. Quan trắc bồi lắng lòng hồ. Mỗi năm 1 lần phải quan trắc bồi lắng ở lòng hồ, trong điều kiện chưa thể đo toàn bộ lòng hồ thì phải tiến hành đo độ sâu tại một số mặt cắt cố định song song với tuyến đập và tại một số điểm đặc trưng trong lòng hồ. Các mặt cắt cách nhau khoảng từ 20 – 30m. Sau mỗi trận mưa lớn, phải quan trắc hình thái nước chảy ở các triền đồi, sườn núi và những hiện tương bào mòn, sạt lở bờ hồ.

3.6. Quan trắc sóng. Khi có gió to từ cấp 7 trở lên, phải quan trắc chiều cao, chiều dài và hướng đi của sóng. Ngoài ra phải quan trắc chiều cao của sóng leo ở trên mái, theo dõi các tác động của sóng đối với tầng bảo hộ chống sóng và những hiện tượng sạt lở, trượt mái ở đập và ở xung quanh bờ hồ.

3.7. Quan trắc lún nghiêng xê dịch. - Quan trắc lún: Việc quan trắc lún phải tiến hành bắng máy đo thăng bằng (nivo) dựa vào các mốc thăng bằng để kiểm tra các điểm quan trắc gắn cố định trên công trình theo phương pháp đo đi đo lại về khép kín. Sai số cho phép không quá ± 0,5mm. - Quan trắc nghiêng: Việc quan trắc nghiêng phải tiến hành theo trong hai phương pháp sau đây.

Quan trắc theo mặt phẳng ngang (dựa vào vị trí lún). Quan trắc theo mặt phẳng đứng (dùng dây dọi).

- Quan trắc xê dịch: Việc quan trắc xê dịch phải dùng máy kinh vĩ và theo một trong 3 phương pháp sau đây:

Đo theo đường thẳng (khi không có vật che khuất). Đo chéo góc (khi có vật che khuất). Đo hội tụ (khi có vật che khuất).

3.8. Quan trắc nứt nẻ công trình biến chuyển của khớp nối, xói lở, bào mòn, sụt sạt, trượt mái. - Quan trắc nứt nẻ:

29 Dùng sơn vạch chéo hai đầu vết nứt, ghi ngày tháng năm và bề rộng vết nứt.

Xây tiêu điểm bằng vữa xi măng lên trên đường nứt và ghi ngày tháng vào tiêu điểm.

Nếu phát hiện đường nứt trên đập đất hoặc ở chỗ tiếp giáp giữa đập đất với các bộ phận công trình khác hoặc giữa đập đất với sườn đồi thì tổ quản lý phải.

Dùng cọc gỗ đánh dấu vị trí 2 đầu vết nứt, trên cọc gỗ ghi ngày tháng năm và chiều rộng của đường nứt.

Khi phát hiện nứt nẻ, trong lúc chờ đợi có quyết định về cách xử lý hoặc quan trắc thì hàng ngày phải theo dõi sự chuyển biến của đường nứt theo chiều rộng, theo chiều dài và hướng phát triển.

Phải sơ họa đường nứt vào bình đồ đập đất và ghi chép đầy đủ các hiện tượng biến chuyển.

Nếu các vết nứt còn phát triển và có ảnh hưởng đến sự ổn định của công trình thì phải báo cáo lên cấp trên.

Sau khi đã nghiên cứu các báo cáo về nứt nẻ, cấp có trách nhiệm phải có quy định bằng văn bản chế độ quan trắc.

Quan trắc biến chuyển của khớp nối: Phải thường xuyên theo dõi sự biến chuyển của khớp nối như lún không đều, rò rỉ hay xì nước, lồi nhựa đường ra ngoài v.v…phải làm các dấu quan trắc bằng kim loại (như đồng thau, nhôm cứng…) đặt ở hai bên khớp nối để đo sự chuyển vị.

Quan trắc hiện tượng xói lở, bào mòn, sụt sạt và trượt mái. Hàng năm trước và sau mùa lũ phải tiến hành quan trắc xói lở ở hạ lưu

cống, hạ lưu đập tràn. Sau khi quan trắc phải vẽ thành bình đồ cao độ trong phạm vi 100m, sau

bộ phận tiêu năng của cống và tràn, mỗi mặt cắt cách nhau khoảng 10-20m. Đối với các hiện tương xói lở, bào mòn bê tông trong lòng cống, trên mặt

dốc nước của đường tràn, phải thường xuyên theo dõi quan trắc, đánh giá mức độ hư hỏng.

Sau mỗi trận mưa lớn phải chú ý quan sát các hiện tượng sạt lở, sụt mái của đập đất, kênh dẫn, kênh tiêu, các kè đá trước và sau cống, trước và sau đập tràn. Đặc biệt trong thời gian cống mở lấy nước thì phải chú ý quan sát hàng ngày ở đầu kênh tưới.

Trong mùa cạn, khi mức nước hồ xuống thấp nhất, ban quản lý hồ phải tiến hành quan sát kiểm tra tình trạng xói lở, bồi lắng, sụt sạt ở xung quanh hồ chứa.

303.9. Quan trắc áp lực thấm.

- Quan trắc áp lực ngược dưới nền móng công trình và đường bão hòa trong thân đập ở các công trình (cống, đường tràn, đập đất…) nếu có thiết bị ống đo áp lực thấm dưới nền móng hay trong thân đập đất, phải tiến hành theo quan trắc sau đây.

+ Khi mực nước hồ cao hơn mức nước bình thường phải đo mực nước trong mối ống mỗi ngày một lần vào lúc 7 giờ.

+ Khi mực nước hồ cao hơn mức nước bình thường phải đo mực nước trong mối ống mỗi ngày hai lần vào lúc 7 và 19 giờ.

+ Phải đo hai lần liên tiếp, nếu hiệu số đo mực nước ở thượng hạ lưu công trình. Việc đo phải lần lượt phải tiến hành từ thượng lưu về hạ lưu, hết hàng ống này sang hàng ống khác.

Thời gian đo toàn bộ không quá 2 giờ. Trong khi đo không được để các vật bên ngoài rơi vào ống. Đo xong phải đậy lắp khóa lại.

- Về mùa cạn, phải thường xuyên đo nhiệt độ của nước trong các ống áp lực và thượng lưu hồ.

- Sau khi đo phải hiệu chỉnh số liệu, vẽ thành biểu đồ phân bố áp lực dưới móng công trình.

- Mỗi lần 2 năm, trước và sau lũ phải thử độ nhạy của tất cả các ống đo áp lực, quan trắc lại cao trình miệng ống.

- Quan trắc lượng thấm qua thân công trình và vòng quanh công trình. Hàng năm phải quan sát hiện tượng nước thấm qua thân đập đất.

Nơi có rãnh tiêu thẩm lậu qua đập đất phải đo lưu lượng nước thấm hàng ngày. Nơi có thẩm lậu rò rỉ hoặc chảy thành vôi trên tấm bê tông, trong lòng cống, ở dốc tràn thì tổ quản lý phải:

Đánh dấu những chỗ thẩm lậu, ghi độ cao và sơ họa vị trí chỗ thẩm lậu. Mỗi năm phải đo lưu lượng nước thấm một lần và ghi chép các hiện tượng có liên quan như màu sắc nước, mực nước thượng hạ lưu, thời tiết bên ngoài, phương pháp đo.

Khi mực nước hồ cao hơn mực nước thường xuyên, hàng ngày tổ quản lý phải đặc biệt chú ý theo dõi các hiện tượng thấm vòng quanh ở chỗ tiếp giáp giữa đập đất và sườn đồi, giữa đập đất và công trình bằng bê tông hay bằng đá. Nếu lượng thấm nước phải đo hàng ngày.

- Hàng ngày phải xem xét các tầng lọc ngược và các đượng kênh thấm thẩm lậu. Nếu mái đập hạ lưu bị thấm ướt và xì nước thì phải tăng thêm số lần quan sát.

- Quan trắc lượng nước thấm qua nền đập đất, kể từ chân đập về phía hạ lưu trong phạm vi từ hai đến 3 lần chiều cao lớn nhất của đập, nếu có hiện tượng

31thấm sủi và xì nước hàng ngày phải đo lượng nước thấm và cứ 3 tháng 1 lần phải phân tích thành phần hóa học.

Tùy theo tình hình nước thấm nhiều hay ít mà tiến hành việc quan trắc theo một trong hai phương pháp: Máng tràn đỉnh mỏng hoặc dung tích bình chia độ.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nhiệm vụ của hồ chứa nước. - Quy trình vận hành hồ chứa. - Trình bày chế độ công tác của hồ chứa. - Nội dung các bước kiểm tra và quan trắc hồ chứa. C. Ghi nhớ: - Các bước quản lý hồ chứa. - Các bước quan trắc hồ chứa.

32Bài 5

Công tác bảo dưỡng hồ chứa nhỏ Mục tiêu: - Chế độ công tác các công trình hồ chứa. - Trình bày nhiệm vụ công tác bảo dưỡng hồ chứa. - Bảo dưỡng được hồ chứa. - Tỷ mỉ, cẩn thận trong quá trình bảo dưỡng. A. Nội dung: 1. Công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên.

- Bảo vệ thân đập đất hoàn chỉnh, kiểm tra đá lát mái thượng lưu, chú ý đề phòng hiện tượng đá lát mái thượng lưu bị ruỗng chân do mưa, sóng gây lên làm trượt mái đập. Nếu phát hiện phải sửa chữa kịp thời, phải trồng cỏ bảo vệ mái đập hạ lưu.

- Cấm trồng cây trên thân đập, cấm thả trâu bò trên thân đập, cấm lấy đất hay đào ao sát bên chân đập. Nếu khi thiết kế không tính tới xe cộ chạy trên đỉnh đập thì không được cho các loại xe qua lại trên thân đập.

- Bảo vệ thiết bị lọc ngược của đập đất ở trạng thái làm việc bình thường. Nếu bị vít tắc, hư hỏng phải xử lý kịp thời.

- Xung quanh bờ hồ chứa nước, cấm không được đổ đất, phế thải hoặc các vật khác để tránh khi gặp mưa rào lớn sẽ cuốn trôi đi làm lấp lòng hồ.

- Phải thường xuyên dọn sạch các tạp vật nổi lên trên mặt nước hồ để trách làm tắc đường tràn lũ, các đường ống và đường dẫn ống, ảnh hưởng đến việc tháo lũ và mở nước.

- Sau mỗi lần tháo lũ cần phải kiểm tra lại đáy và tường hai bên đập tràn, kiểm tra lại bể tiêu năng xem có hư hỏng để đảm bảo công trình ở trạng thái làm việc bình thường.

- Cấn đề phòng và thường xuyên kiểm tra lại các hang mối, các hang chồn…trong thân đập. Nếu phát hiện phải xử lý kịp thời

- Phải làm tốt công tác chống xói mòn trên lưu vực tập trung nước vào hồ chứa để giảm lượng bùn cát trôi vào bồi lấp lòng hồ, nhằm kéo dài tuổi thọ hồ chứa. Nếu có điều kiện hoặc cần tiến hành rửa xói, bùn cát lắng trong hồ và qua việc tháo cát của đập.

Việc rửa tháo được tiến hành bằng cách: dâng cao mực nước trong hồ để độ chênh mực nước thượng lưu và hạ lưu lớn sau đó mở liên tiếp nhau những cửa rửa tháo của công trình để xả bùn cát về hạ lưu.

2. Xử lý sự cố và những vấn đề đặc biệt của hồ chứa. a. Thẩm lậu ở hồ chứa.

33 Thẩm lậu qua kho nước có mấy loại sau: qua đáy kho, qua nền đập, thân đập ở hai đầu đập.

Thẩm lậu ở đáy kho. - Phòng thấm ở đáy hồ chủ yếu là ngăn ngừa nước hồ theo khe nứt của

nham thạch hoặc hang động dưới tầng sâu. - Hang động tương đối nhỏ nằm theo đường thẳng đứng có thể xử lý theo

hình thức tầng lọc bằng các lớp đá cuội, đá dăm, cát, đất sét. - Đối với khe nứt của nham thạch thì nhét đất sét nện chặt hoặc tháo cạn nước trong hồ khi đáy hồ còn ướt dùng bừa sắt bừa đi bừa lại nhiều lầm làm cho đất lòng hồ biến thành bùn lắng xuống lòng hồ sẽ lấp kín các khe hở. Nếu không tháo cạn được bể chứa có thể dùng thuyền chở đất sét thả dần xuống cho đều, để đất sét lấp dần các lỗ rò nước ở đáy kho.

Thẩm lậu ở móng đập. Thẩm lậu ở móng đập là do khi thi công đào không hết lớp đất trong hóa

thạch hoặc tầng nham thạch không thấm lở rất sâu, khi thi công không đào hết được lại không có biện pháp phòng chống thích đáng.

Cách xử lý: Ven theo chân đập thượng lưu đào một hào sâu đến tầng không thấm

được (vì ở rất sâu) thì có thể làm một sân phủ bằng đất sét ở thượng lưu dày 0,3m để phòng thấm. Hoặc có thể làm tầng lọc hay giếng tiêu nước ở hạ lưu để giảm bớt hiện tượng thẩm lậu phát triển.

Thẩm lậu qua thân đập. Nguyên nhân: - Chất đất đắp đập không tốt. - Đầm nện không chặt. - Do hang động mối, chồn, cáo. Biện pháp xử lý: - Xới đất ở mái đập thượng lưu một lớp sâu 0,1m, sau đó dùng đất sét hỗn

hợp cát (20-30%) đắp lại thành một lớp chống thấm dày 0,3m đầm thật kỹ. Nếu không thể tháo khô nước thì có thể dùng phương pháp đổ đất sét từ trên thuyền xuống.

- Nếu rò rỉ những nơi có lát đá của mái thượng lưu thì dùng vữa vôi hay vữa xi măng để trát kín mạch rò rỉ.

- Nếu đập đất có mặt cắt không đều hoặc mái quá dốc thì phải đắp mở rông thân đập ra cho phù hợp với yêu cầu. Nếu đập cao hơn 5m thì ở chân đập nền làm tầng lọc.

34- Nếu hai đầu đập bị rò rỉ nước, có thể do khi thi công xử lý tiếp giáp

không tốt hoặc do đá ở sườn núi có khe nứt. Có thể dùng vữa vôi cát hay vữa xi măng phụt vào để bịt lại.

- Nếu thẩm lậu men theo nơi tiếp giáp giữa cống với thân đập nên đào một phần đất ở thượng lưu cạnh miệng cống rồi đắp thêm đất sét đập nện kỹ và làm tầng lọc ở nơi nước chảy ra phía hạ lưu. Nếu thành cống bịt nút phải đào lên để chữa lại không có cách gì khác.

b. Nứt nẻ ở đập đất. Nguyên nhân:

- Do lún không đều, bị trượt. - Do khí hậu khô hanh mà sinh ra. Biện pháp xử lý. - Nứt nẻ vuông góc với trục đập thường do lún không đều mà gây nên,

loại nứt này rất nguy hiểm, phải xử lý kịp thời. - Nếu nứt nhỏ thì đào lớp đất ở khe nứt lên, đắp đất mới và đầm nện chặt. - Nếu khe nứt lớn và sâu thì ngoài biện pháp trên nên kết hợp phụt vữa. - Nứt nẻ song song với trục đập, loại nứt này thường do mái đập quá dốc,

hàm lượng nước trong đất quá lớn, đầm nện không chặt, mực nước hồ hạ thấp quá nhanh. Cách xử lý: đào đất cũ đắp đất mới nên chặt hoặc phụt vữa. Tốt nhất là đắp một lớp đất nền mới để tăng sự ổn định của đập.

Nứt nẻ do khí hậu khô lạnh. Vết nứt không theo một quy luật nào. Xử lý bằng cách nhét đất vào khe nứt rồi đầm nện chặt, hoặc đào đất cũ, đắp đất mới rồi đầm nện chặt.

c. Phương pháp phòng chống lũ cho hồ chứa. Hồ chứa loại vừa và nhỏ, khi thiết kế nếu tiêu chuẩn thiết kế phòng lũ của

công trình thấp, hoặc chất lượng thi công công trình không tốt gặp mưa rào lớn có thể xảy ra vỡ đập. Do vậy công tác phòng lũ cho hồ chứa là một trong những công tác quan trọng của quản lý khai thác hồ chứa.

- Tổ chức các đội phòng chống lũ cứu lũ, cần bồi dưỡng kỹ thuật phòng cứu cho đội.

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, nguyên vật liệu phòng cứu chống lũ và để nơi thuận tiện an toàn.

- Trước mùa lũ cần kiểm tra lại toàn bộ công trình phát hiện phần hư hỏng phải xử lý kịp thời, chuẩn bị sẵn sàng phương án cứu lũ khi có cơn lũ đến.

- Trong mùa mưa lũ phải luôn luôn theo dõi thời tiết, mưa của khí tượng thủy văn.

- Trong khi mưa lũ phải cử người thường xuyên trực tiếp trực đêm và ngày báo đông kịp thời. Nếu:

35 Mực nước hồ gần đến cao trình đáy đường tràn và mưa còn tiếp tục là báo động cấp 1.

Hồ chứa bắt đầu tháo lũ là một loại báo động cấp II. Khi mực nước trong hồ đạt đến mức nước thiết kế (thường cách đỉnh đập từ 1-2m) trở lên thuộc báo động cấp III.

Lúc này tùy theo chương trình tình hình diễn biến mà quyết định huy động người lên mặt đập để xử lý kịp thời khi sự cố xảy ra. Một số biện pháp phòng cứu cho đập như sau:

Nước tràn đỉnh đập. - Phải tập trung nhân lực đào đường tràn tháo lũ kịp thời. - Hoặc dùng cống ngầm tháo lũ. - Đắp đê con trạch để tăng chiều cao đập.

Chống sóng bào mòn mái đập. Ở nước ta thường mưa to kèm theo bão lớn, nên ở hồ khi mưa bão thường

sóng to xói lở mái đập. Để làm giảm tác hại của sóng ta thả phao hay bó cành cây thả trên mặt nước sát đập.

Chống lại mạch sủi ở hạ lưu đập. Trượt mái.

Do mực nước trong hồ ao đường mặt nước bão hòa trong thân đập cũng cao theo làm giảm lực dính, lực chống trượt ở mái hạ lưu…làm trượt mái hạ lưu.

Cách xử lý: Đắp lớp đất lên mái hoặc đóng mở cửa chân đập rồi đắp một thềm ở chân đập khi đất đá thoải dần vào chỗ mái bị trượt.

Hình 1.6 Hình ảnh đập hồ chứa Ninh Thuận

36

B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Nhiệm vụ của hồ chứa nước. - Quy trình vận hành hồ chứa. - Trình bày công tác bảo dưỡng thường xuyên của hồ chứa. - Trình bày những sự cố thường xảy ra quanh hồ chứa. C. Ghi nhớ:

- Phân biệt các loại công trình hồ chứa. - Các biện pháp khắc phục những sự cố thường xảy ra trong quá trình vận hành.

Hình 1.7 Cống Bá Văn

37HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: - Đây là mô đun chuyên ngành giảng dạy sau mô đun cơ sở trong chương trình Sơ cấp nghề Quản lý công trình thủy nông.

II. Mục tiêu: - Kiến thức:

+ Trình bày được phương pháp quản lý khai thác các công trình trên kênh. + Trình bày được nhiệm vụ của các loại công trình trên các hệ thống kênh. + Trình bày đúng các bước sử dụng và vận hành cống đầu mối. + Trình bày phương pháp quản lý khai thác hồ chứa nhỏ và các công trình liên quan. - Kỹ năng + Quản lí khai thác được các công trình trên kênh. + Vận hành được công trình cống đầu mối. + Biết khai thác và sử dụng công trình hồ chứa. - Thái độ + Rèn luyện tính cần thận, chính xác trong quản lý và vận hành công trình.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 02-01 Quản lý khai thác công trình trên kênh.

Tích hợp

Phòng LT – HT kênh

16 3 13

MĐ 02-01 Quản lý khai thác cống đầu mối Tích hợp

Phòng LT – HT kênh

14 3 11

MĐ 02-01 Tu sửa bảo vệ cống Tích hợp

Phòng LT – Cống trên HT

22 6 14 2

38

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 02-01 Quản lý khai thác hồ chứa nhỏ Tích hợp

Phòng LT – Hồ chứa

16 3 13

MĐ 02-01 Công tác bảo dưỡng hồ chứa nhỏ

Tích hợp

Phòng LT – Hồ chứa

16 3 12 1

Kiểm tra hết mô đun 4 4

Cộng 86 16 64 6

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

Có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị học tập. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

5.1. Bài 1:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Biết được mục tiêu, ý nghĩa của công tác quản lý khai thác các công trình trên kênh.

- Nhận biết, phân biệt được các loại công trình.

- Bài kiểm tra phải đạt 50% trở lên.

- Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm.

5.2. Bài 2:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Nhận biết cống đầu mối cấp nước.

- Biết được mục tiêu, ý nghĩa của công tác quản lý khai thác cống.

- Bài kiểm tra phải đạt từ 50 % trở

- Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm.

39

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá lên.

5.3. Bài 3:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Biết nguyên tắc về tu sửa bảo dưỡng cống.

- Biết được nội dung của công việc tu sửa bảo dưỡng cống.

- Bài kiểm tra phải đạt từ 50 % trở lên.

- Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm.

5.4. Bài 4:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Biết được nhiệm vụ công tác quản lý hồ chứa.

- Biết được chế độ công tác của hồ.

- Biết được các bước quan trắc công trình hồ chứa.

- Bài kiểm tra phải đạt từ 50 % trở lên.

- Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm hoặc thực hành.

5.5. Bài 5:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Biết được công tác bảo dưỡng thường xuyên.

- Xử lý được những sự cố và những vấn đề đặc biệt của hồ.

- Bài kiểm tra phải đạt từ 50 % trở lên.

- Kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm.

VI. Tài liệu tham khảo - Giáo trình Thủy nông tập 1 và 2 của Trường Đại Học Thủy Lợi.

40- Giáo trình Thủy nông của trường Cao đẳng Thủy lợi Phủ Lý. - Quy chế sử dụng các công trình Thủy Lợi.

41DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Đông - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội 2. Thư ký: Ông Đồng Văn Ngọc - Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội 3. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Liên Hương, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội - Ông Hoàng Văn Ngân, Trưởng phòng Cơ điện Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Sông Đáy - Ông Hoàng Ngọc Thịnh, Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Hưng - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Vương Văn Hưng - Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Cơ điện và Thủy lợi - Ông Nguyễn Văn Cổn - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Đỗ Văn Thích - Giám đốc Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Văn Lâm, Hưng Yên./.