mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · web view- mạng...

226
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SỬ DỤNG TRANG BỊ HÀNG HẢI MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: VẬN HÀNH TÀU VỎ THÉP, TÀU VỎ VẬT LIỆU MỚI Trình độ: Sơ cấp nghề

Upload: trantuyen

Post on 09-Apr-2018

229 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUNSỬ DỤNG TRANG BỊ HÀNG HẢI

MÃ SỐ: MĐ 03NGHỀ: VẬN HÀNH TÀU VỎ THÉP, TÀU VỎ

VẬT LIỆU MỚITrình độ: Sơ cấp nghề

Năm 2015

Page 2: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

TUYÊN BỐ BẢN QUIỀN:Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.MÃ TÀI LIỆU:MĐ 03

Page 3: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

1

LỜI GIỚI THIỆUChủ trương hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ của Chính Phủ được xem là

bước đột phá quan trọng để phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ chủ quiền biển đảo của quốc gia. Trong đó, trọng tâm là phải thực hiện việc thay đổi vật liệu đóng tàu từ gỗ sang các loại vật liệu khác.

Thực tế, nhiều nước trên thế giới cũng đã thực hiện cuộc cách mạng thay thế vật liệu vỏ tàu và đã thu được hiệu quả cao trong hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ.

Do vậy, kiến thức về vận hành tàu cá vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới phải được hệ thống và phổ cập rộng rãi cho ngư dân đang có nhu cầu. Đó cũng chính là quan điểm mang tính thiết thực nhất, phù hợp với chủ trương đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ.

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT mà trực tiếp là Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; sau quá trình điều tra, khảo sát, phân tích nghề, phân tích công việc, thiết kế chương trình, biên soạn chương trình, hội thảo, bổ sung và sửa đổi; các giáo trình của nghề “Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới” đã được tiến hành biên soạn và hoàn chỉnh.

Giáo trình mô đun Sử dụng trang bị hàng hải là 1 trong 7 giáo trình của chương trình dạy nghề “Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới” trình độ sơ cấp.Giáo trình mô đun Sử dụng trang bị hàng hải gồm 2 phần chính:- Phần 1 là phần mô đun Sử dụng trang bị hàng hải gồm 7 bài, mỗi bài có 3 phần: Nội dung; câu hỏi, bài tập thực hành và ghi nhớ.- Phần 2 là phần Hướng dẫn giảng dạy mô đun.Thời lượng của 7 bài trong giáo trình được phân bố như sau:

Số TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

1 Bài 1: Sử dụng hải đồ 12 3 9

2 Bài 2: Sử dụng lịch thủy triều 8 3 4 1

3 Bài 3: Sử dụng la bàn từ 8 2 6

4 Bài 4: Sử dụng máy định vị 9 2 7

5 Bài 5: Sử dụng máy dò đứng 8 2 5 1

Page 4: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

2

6 Bài 6: Sử dụng máy dò ngang 12 2 10

7 Bài 7: Sử dụng ra-đa 8 2 5 1

8 Kiểm tra hết mô đun 3 3

Cộng 68 16 46 6

Ghi chú: *Tổng số giờ kiểm tra (6 giờ) bao gồm kiểm tra hết mô đun (3giờ) và kiểm tra định kì tích hợp giữa lý thuyết với thực hành, được tính vào giờ thực hành (3 giờ).Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn – Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp của các chủ tàu, thuyền trưởng.Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.Xin chân thành cảm ơn!Tham gia biên soạn:1. Trần Ngọc Sơn (Chủ biên) 2. Huỳnh Hữu Lịnh3. Nguyễn Duy Bân

MỤC LỤCĐỀ MỤCLời giới thiệu 1Mục lục 3Các thuật ngữ chuyên môn, chữ viết tắt 8MÔ ĐUN SỬ DỤNG TRANG BỊ HÀNG HẢI 9Bài 1: SỬ DỤNG HẢI ĐỒ 10Mục tiêu: 10A. Nội dung 101. Chuẩn bị hải đồ và dụng cụ thao tác 102. Xác định tọa độ 1 điểm trên hải đồ 113. Xác định vị trí 1 điểm trên hải đồ khi biết tọa độ 144. Xác định hướng đi trên hải đồ 15

Page 5: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

3

5. Xác định đường đi trên hải đồ khi biết hướng đi và vị trí 176. Xác định khoảng cách trên hải đồ 187. Bảo quản hải đồ 20B. Câu hỏi và bài tập thực hành 21C. Ghi nhớ 21Bài 2: SỬ DỤNG LỊCH THỦY TRIỀU 23Mục tiêu: 23A. Nội dung 231. Chuẩn bị lịch thủy triều 233. Xác định tháng, ngày tra cứu 254. Ghi nhận số liệu thủy triều trong ngày của cảng chính 275. Xác định số hiệu chỉnh thủy triều của khu vực cần tra cứu 286. Xác định chính xác số liệu thủy triều của khu vực cần tra cứu. 297. Bảo quản lịch thủy triều 30B. Câu hỏi và bài tập thực hành 31C. Ghi nhớ 31Bài 3: SỬ DỤNG LA BÀN TỪ 32Mục tiêu: 32A. Nội dung 321. Kiểm tra sơ bộ la bàn 322. Xác định vị trí dấu mũi tàu 343. Xác định hướng đi của tàu bằng la bàn từ 354. Xác định phương vị của mục tiêu bằng la bàn từ 365. Xác định góc mạn của mục tiêu bằng la bàn từ 376. Bảo quản la bàn từ 38B. Câu hỏi và bài tập thực hành 40C. Ghi nhớ 40BÀI 4: SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊ 42Mục tiêu: 42A. Nội dung 421. Chuẩn bị máy định vị 42

Page 6: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

4

2. Mở /Tắt máy 443. Đọc giá trị tọa độ vị trí tàu 454. Lưu tọa độ 1 điểm 465. Thao tác gọi điểm đến mục tiêu 526. Xác định giá trị của hướng đi, phương vị và khoảng cách 547. Bảo quản máy định vị 56B. Câu hỏi và bài tập thực hành 58C. Ghi nhớ 58BÀI 5: SỬ DỤNG MÁY DÒ ĐỨNG 59Mục tiêu: 59A. Nội dung 591. Chuẩn bị máy dò đứng (Echo sounder) 592. Mở /Tắt máy 623. Điều chỉnh độ sáng 634. Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu 635. Chọn đơn vị và thang đo sâu 656. Phân tích tín hiệu trên màn hình 687. Điều chỉnh độ phóng đại 698. Điều chỉnh báo động 729. Bảo quản máy dò đứng 75B. Câu hỏi và bài tập thực hành 77C. Ghi nhớ 77BÀI 6: SỬ DỤNG MÁY DÒ NGANG 78Mục tiêu: 78A. Nội dung 781. Chuẩn bị máy dò ngang (Sonar) 782. Mở /Tắt máy 813. Nâng hạ đầu dò 834. Điều chỉnh độ sáng màn hình và mặt phím 855. Chọn đơn vị đo 866. Vận hành chế độ quét ngang 87

Page 7: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

5

7. Vận hành chế độ quét dọc 938. Vận hành chế độ dò đứng 989. Bảo quản máy dò đứng 102B. Câu hỏi và bài tập thực hành 104C. Ghi nhớ 104BÀI 7: SỬ DỤNG RA-ĐA 105Mục tiêu: 105A. Nội dung 1051. Chuẩn bị ra-đa. 1052. Khởi động ra-đa. 1073. Chọn tầm hoạt động thích hợp để thấy được mục tiêu. 1094. Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ (dấu +) 1105. Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử (EBL). 1126. Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động (VRM) 1147. Chuyển ra-đa về chế độ chờ và tắt máy 1168. Bảo quản ra-đa 117B. Câu hỏi và bài tập thực hành 119C. Ghi nhớ 119HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 120I. Vị trí, tính chất của mô đun 120II. Mục tiêu 120III. Nội dung chính của mô đun 121IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 1224.1. Bài thực hành số 3.1.1 1224.2. Bài thực hành số 3.1.2 1224.3. Bài thực hành số 3.2.1 1234.4 Bài thực hành số 3.2.2 1244.5. Bài thực hành số 3.3.1 1254.6 Bài thực hành số 3.3.2 1264.7. Bài thực hành số 3.4.1 127

Page 8: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

6

4.8. Bài thực hành số 3.4.2 1284.9. Bài thực hành số 3.5.1 1304.10. Bài thực hành số 3.5.2 1324.11. Bài thực hành số 3.6.1 1334.12 Bài thực hành số 3.6.2 1354.13. Bài thực hành số 3.7.1 1374.14. Bài thực hành số 3.7.2 139V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 1425.1. Đánh giá bài thực hành 3.1.1 1425.2. Đánh giá bài thực hành 3.1.2 1425.3. Đánh giá bài thực hành 3.2.1 1435.4. Đánh giá bài thực hành 3.2.2 1435.5. Đánh giá bài thực hành 3.3.1 1445.6. Đánh giá bài thực hành 3.3.2 1455.7. Đánh giá bài thực hành 3.4.1 1465.8. Đánh giá bài thực hành 3.4.2 1475.9. Đánh giá bài thực hành 3.5.1 1495.10. Đánh giá bài thực hành 3.5.2 1515.11. Đánh giá bài thực hành 3.6.1 1535.12. Đánh giá bài thực hành 3.6.2 1555.13. Đánh giá bài thực hành 3.7.1 1575.14. Đánh giá bài thực hành 3.7.2 159

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIÊT TĂT

1 Máy Cô-lông-ga : Là máy chuyên dụng, dùng để khử ảnh hưởng của từ trường lên la bàn.

2 Mặt boong : Sàn tàu thủy.

3 Sơn minium (PB304)

: Sơn pha chì màu đỏ, dùng để chống gỉ cho sắt thép.

Page 9: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

7

4 Bu- lông : Đinh ốc

5 Va-zơ-lin : Vaseline, hợp chất hữu cơ giống mỡ đặc, dùng làm chất bôi trơn, chống nứt nẻ

6 Ắc-qui : Ắc-qui là nguồn điện hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch.

7 Ăng-ten : Antena, thiết bị trực tiếp nhận sóng từ mạch phát để phát ra môi trường hoặc nhận sóng từ môi trường để đưa vào mạch thu.

8 Nước RP7 : Dầu chống gỉ sét và còn dùng để bôi trơn, sản xuất tại Thái Lan.

9 Áp-tô-mát : Aptomat, cầu dao tự động

Page 10: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

8

MÔ ĐUN SỬ DỤNG TRANG BỊ HÀNG HẢIMã mô đun: MĐ 03

Giới thiệu mô đun:Mô đun Sử dụng trang bị hàng hải là là 1 trong 7 mô đun của chương trình dạy nghề Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới trình độ sơ cấp với tổng số giờ là 68 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 49 giờ thực hành và 3 giờ kiểm tra kết thúc mô đun.Mô đun trình bày kiến thức và qui trình sử dụng trang bị hàng hải trên tàu cá vỏ thép và vật liệu mới.Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc - Sử dụng hải đồ, Sử dụng lịch thủy triều, Sử dụng la bàn từ, Sử dụng máy định vị, Sử dụng máy dò đứng, Sử dụng máy dò ngang, Sử dụng ra-đa - đạt chất lượng và hiệu quả cao.

Page 11: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

9

Bài 1: SỬ DỤNG HẢI ĐỒMã bài: MĐ 03-01

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình sử dụng hải đồ.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện qui trình sử dụng hải đồ đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung1. Chuẩn bị hải đồ và dụng cụ thao tác1.1. Mục đích, ý nghĩa

Chuẩn bị hải đồ và dụng cụ thao tác là chọn hải đồ có số hiệu phù hợp với vùng biển hoạt động và chọn các dụng cụ cần thiết cho việc thao tác hải đồ.

Số hiệu hải đồ ghi ở 4 góc ngoài khung gồm 3 nhóm số:- Nhóm thứ nhất gồm một số La mã chỉ vùng và một chữ cái chỉ khu biển

trong vùng đó.- Nhóm thứ hai ghi mẫu số tỷ lệ của hải đồ (bỏ bớt 3 số 0).- Nhóm thứ ba là số hải đồ trong loại tỷ lệ đóVí dụ: Hải đồ có số hiệu IA - 200 - 02 có nghĩa là:+ I là Vùng biển Đông Nam Châu Á (vùng I)+ A Khu biển Việt Nam (khu A).+ 200: Hải đồ có tỷ lệ 1: 200.000+ 02: Hải đồ số 2 trong loại tỷ lệ 1: 200.000

1.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóHải đồ, viết chì, thước song song, thước đo độ, compa, tẩy, gọt viết chì.

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Chọn được hải đồ có số hiệu phù hợp với vùng biển hoạt động và tỉ lệ

xích yêu cầu.- Chọn dụng cụ đúng và đủ.

1.4. Qui trình thực hiện1.4.1. Chọn hải đồ:

1) Xác định vùng biển hoạt động.2) Xác định loại bản đồ cần sử dụng để chọn tỉ lệ xích phù hợp.3) Chọn hải đồ có số hiệu phù hợp.

Page 12: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

10

1.4.2. Chọn dụng cụ: Hải đồ, viết chì, thước song song, thước đo độ, compa, tẩy, gọt viết chì.

Hình 3-1-1.Những dụngcụ thao tác hải đồ

1.5. Những lưu ý khi thực hiệnKhi thao tác hải đồ thường chọn Hải đồ đi biển với tỷ lệ xích từ 1:100.000

đến 1:300.000.2. Xác định tọa độ 1 điểm trên hải đồ2.1. Mục đích, ý nghĩa

Xác định tọa độ 1 điểm trên hải đồ là thao tác hải đồ để biết vĩ độ, kinh độ của điểm đó.

- Vĩ độ là độ dài cung kinh tuyến tính từ xích đạo đến điểm (Hình 3-1-2). Giá trị của vĩ độ từ 0 độ (0o) đến 90 độ Bắc (90o N) và từ 0 độ (0o) đến 90 độ Nam (90o S).

- Kinh độ là độ dài cung xích đạo tính từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua điểm (Hình 4.1.3). Gíá trị của kinh độ từ 0 độ (0o) đến 180 độ Đông (180oE) và 180 độ Tây (180oW).

- Tọa độ một điểm được xác định bởi vĩ độ và kinh độ.Ví dụ: Điểm A có: Vĩ độ: 8 độ Bắc (8o N)Kinh độ: 109 độ 15 phút Đông (109o 15’E).

Page 13: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

11

Hình 3-1-2. Vĩ độ φ của điểm M Hình 3-1-3.Kinh độ θ của điểm M

- Khung hải đồ gồm có 4 khung ngang và 4 khung dọc

Hình 3-1-4.Khung hải đồ và mạng lưới kinh vĩ tuyến

+ Với khung ngang ta chỉ để ý đến hai khung ngang bên trong (gồm 1 khung trên và một khung dưới), hai khung này là thước kinh độ.

+ Với khung dọc, hai khung dọc bên trong (gồm một trái và một phải) là thước vĩ độ, ngoài ra nó còn dùng làm thước hải lí.

Page 14: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

12

+ Tùy theo tỉ lệ xích mà trên các thước kinh độ, thước vĩ độ nói trên người ta chia độ, phút, 1/10 phút ..v.v..

- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ dọc. Các đường ngang thể hiện vĩ tuyến, các đường dọc thể hiện kinh tuyến.2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Hải đồ, viết chì, thước song song, compa, tẩy, gọt viết chì.2.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Giá trị vĩ độ và kinh độ có sai số không quá ±0,1 phút 2.4. Qui trình thực hiện

Giả sử xác định tọa độ điểm A trên hải đồ.1) Kẻ vĩ tuyến đi qua điểm Avà cắt thước vĩ độ.Từ điểm A, kẻ vĩ tuyến cắt thước vĩ độ tại một điểm2) Đọc trị số vĩ độ tại giao điểm trên thước vĩ độTừ giao điểm của vĩ tuyến và thước vĩ độ ta đọc được số liệu vĩ độ.3) Kẻ kinh tuyến đi qua điểm A và cắt thước kinh độTừ điểm A kẻ kinh tuyền cắt thước kinh độ tại một điểm4) Đọc trị số kinh độ trên thước kinh độTừ giao điểm của kinh tuyến và thước kinh độ ta đọc được số liệu kinh độ

Hình 3-1-5. Xác định tọa độ điểm A trên hải đồ

Page 15: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

13

2.5. Những lưu ý khi thực hiện- Ở thước vĩ độ, giá trị vĩ độ tăng theo chiều từ dưới lên trên.- Ở thước kinh độ, giá trị kinh độ tăng theo chiều từ trái qua phải.- Trên hải đồ đi biển (tỷ lệ xích từ 1:100.000 đến 1:300.000), thước kinh, vĩ

độ được chia thành nhiều đoạn trắng đen xen kẻ, mỗi đoạn tương đương 1 phút kinh, vĩ độ.3. Xác định vị trí 1 điểm trên hải đồ khi biết tọa độ3.1. Mục đích, ý nghĩa

Căn cứ tọa độ đã biết, trên hải đồ xác định vĩ tuyến và kinh tuyến, giao của 2 đường này chính là vị trí điểm cần tìm. 3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Hải đồ, viết chì, thước song song, compa, tẩy, gọt viết chì.3.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Khi thao tác, giá trị vĩ độ và kinh độ có sai số không quá ±0,1 phút 3.4. Qui trình thực hiện

Biết tọa độ của điểm A, xác định vị trí điểm A trên hải đồ.1) Xác định điểm có vĩ độ tương ứng trên thước vĩ độTừ giá trị vĩ độ đã cho ta xác định điểm tương ứng trên thước đo vĩ độ.2) Vẽ vĩ tuyến qua điểm vừa xác địnhTừ điểm vừa xác định được, kẻ vĩ tuyến vuông góc với thước đo vĩ độ.3) Xác định điểm có kinh độ tương ứng trên thước kinh độTừ giá trị kinh độ đã cho xác định điểm tương ứng trên thước đo kinh độ.4) Vẽ kinh tuyến qua điểm vừa xác địnhTừ điểm vừa xác định được, kẽ kinh tuyến vuông góc với thước đo kinh độ.5) Đánh dấu tại giao điểm của kinh tuyến và vĩ tuyến vừa xác địnhGiao điểm của vĩ tuyến và kinh tuyến vừa vẽ chính là vị trí của điểm có tọa

độ cho trước.

Page 16: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

14

Hình 3-1-6. Biết tọa độ của điểm A, xác định vị trí điểm A trên hải đồ

3.5. Những lưu ý khi thực hiện- Ở thước vĩ độ, giá trị vĩ độ tăng theo chiều từ dưới lên trên.- Ở thước kinh độ, giá trị kinh độ tăng theo chiều từ trái qua phải.

4. Xác định hướng đi trên hải đồ4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Giả sử có 2 điểm A và B trên hải đồ, xác định hướng đi từ A đến B.- Xác định hướng đi từ điểm A đến điểm B trên hải đồ là xác định giá trị

của góc hợp bởi đường kinh tuyến qua A và đường thẳng AB, tính từ đoạn kinh tuyến phía bắc theo chiều kim đồng hồ.4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Hải đồ, viết chì, thước song song, thước đo độ, compa, tẩy, gọt viết chì.4.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Sai số hướng đi đo được không quá ±0,5 độ

Page 17: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

15

4.4. Qui trình thực hiện1) Kẻ đường thẳng từ A đến B.2) Đặt thước đo độ vào đo.

- Tâm thước đặt trùng với điểm A vị trí tàu- Đường kính của thước đo độ song song những đường kinh tuyến có sẳn

trên hải đồ.3) Đọc trị số hướng đi

Đọc giá trị tại vị trí giao giữa vành thước và đường thẳng AB.

Hình 3-1-7. Xác định hướng đi từ A đến B trên hải đồ

4.5. Những lưu ý khi thực hiện- Vị trí 0o của thước đo độ phải nằm về phía Bắc của đường kinh tuyến qua

A.- Trước khi đo phải ước lượng sơ bộ, nếu hướng đi lớn hơn 180 độ thì giá

trị đọc được trên thước phải cộng thêm 180 độ mới là hướng đi chính xác.

Page 18: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

16

5. Xác định đường đi trên hải đồ khi biết hướng đi và vị trí 5.1. Mục đích, ý nghĩa

Cho tọa độ điểm A, hướng đi , yêu cầu vẽ trên hải đồ đường đi từ điểm A, theo hướng . Đó là bài toán xác định đường đi trên hải đồ khi biết hướng đi và vị trí. 5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Hải đồ, viết chì, thước song song, thước đo độ, compa, tẩy, gọt viết chì.5.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Sai số vị trí kinh, vĩ độ không quá ±0,1 phút - Sai số hướng đi không quá ±0,5 độ.

5.4. Qui trình thực hiện1) Xác định điểm A trên hải đồ từ tọa độ đã biết (xem mục 3. Xác định vị

trí 1 điểm trên hải đồ khi biết tọa độ).2) Đặt thước đo độ vào điểm A vừa xác định trên hải đồ.

+ Tâm thước đặt trùng với điểm A .+ Đường kính thước song song với đường kinh tuyến trên hải đồ.+ Vị trí 0 độ trên thước phải nằm về phía “trên” điểm A.

3) Xác định điểm trên vành thước có hướng đi tương ứng với giá trị “” đã biết.

4) Kẻ đường thẳng nối điểm A với điểm trên vành thước vừa xác định, đó chính là đường đi cần xác định.

Hình 3-1-8. Xác định đường đi khi hướng đi nhỏ hơn 180o

Page 19: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

17

5.5. Những lưu ý khi thực hiệnNếu hướng đi lớn hơn 180o thì thực hiện theo qui trình sau:1) Xác định điểm A trên hải đồ từ tọa độ đã biết20 Đặt thước đo độ vào điểm A vừa xác định trên hải đồ.

+ Tâm thước đặt trùng với điểm A.+ Đường kính thước song song với đường kinh tuyến trên hải đồ.+ Vị trí 0 độ trên thước phải nằm về phía “dưới” điểm A.

3) Xác định điểm trên vành thước có hướng đi tương ứng với giá trị “-180o”.

4) Kẻ đường thẳng nối điểm A với điểm trên vành thước vừa xác định, đó chính là đường đi cần xác định.

Hình 3-1-9. Xác định đường đi khi hướng đi lớn hơn 180o

6. Xác định khoảng cách trên hải đồ6.1. Mục đích, ý nghĩa

- Giả sử có 2 điểm A và B trên hải đồ, xác định khoảng cách AB là đo để biết trong thực tế, đoạn AB dài bao nhiêu hải lí.

- Trong hàng hải đơn vị đo khoảng cách thường sử dụng là hải lí.1Nm (hải lí) = 1.852m (mét)

- Sử dụng thước vĩ độ (thước hải lí) để ước lượng độ dài thực tế của đoạn thẳng trên hải đồ.

Page 20: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

18

- Trên hải đồ đi biển (tỷ lệ xích từ 1:100.000 đến 1:300.000), thước hải lí được chia thành nhiều đoạn trắng đen xen kẻ, mỗi đoạn tương đương 1 hải lí. Mỗi đoạn hải lí còn được chia làm 10 đoạn nhỏ, mỗi đoạn nhỏ bằng 0,1hải lí.

Hình 3-1-10. Một đoạn thước hải lí

6.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóHải đồ, viết chì, thước song song, compa, tẩy, gọt viết chì.

6.3. Những yêu cầu khi thực hiệnSai số khoảng cách đo được không quá ±0,1hải lí.

6.4. Qui trình thực hiện1) Lấy khoảng cách giữa A và B

Dùng thước hoặc com pa lấy khoảng cách từ A đến B.2) Đặt khoảng cách đã lấy vào thước hải lý (thước vĩ độ).

Giữ nguyên khẩu độ compa đưa khoảng cách đến thước hải lí (Hình 2-16)

3) Xác định giá trị của khoảng cáchĐoạn thẳng đo đươc bao nhiêu phút đó là khoảng cách tính bằng hải lý

của đoạn thẳng AB.

Hình 3-1-11. Lấy khoảng cách AB Hình 3-1-12. Đưa khoảng cách đến thước đo

Page 21: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

19

Hình 3-1-13. Xác định khoảng cách trên hải đồ

6.5. Lưu ý khi thực hiện- Thước hải lí là thước vĩ độ, không là thước kinh độ. - Để chính xác, cần chọn khu vực trên thước đo vĩ độ ngang với 2 điểm A,

B. 7. Bảo quản hải đồ7.1. Mục đích, ý nghĩa

Hải đồ là một tài liệu rất cần thiết cho việc hàng hải, nó giúp cho việc dẫn dắt tàu an toàn và có lợi nhất. Ngoài ra, những thông tin về chất đáy, độ sâu hỗ trợ rất đắc lực cho các nghề khai thác thủy sản.

Do đó, việc bảo quản hải đồ trở thành rất cần thiết đối với các tàu đánh cá vỏ thép và vật liệu mới.7.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Ngăn tủ hải đồ.7.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thực hiện đúng qui trình bảo quản.- Hải đồ luôn sạch sẽ, các chi tiết rõ ràng và luôn được cập nhật.- Hải đồ được sắp xếp ngăn nắp.

7.4. Qui trình thực hiện* Khi sử dụng:1) Giữ hải đổ sạch sẽ,không dùng đầu nhọn ( compa ,bút chì) cắm thủng

hải đồ.2) Khi kẻ lên hải đồ phải nhẹ tay để lúc xóa được dễ dàng, không làm sờn

các chi tiết quan trọng trên hải đồ.

Page 22: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

20

3) Bút chì đen để kẻ hải đồ phải dùng loại mềm .tuyệt đối không dùng bút chì màu kẻ trên bản đồ.

4) Luôn cập nhật các chi tiết trên hải đồ căn cứ vào các thông báo hàng hải.* Khi không sử dụng:1) Khi phải gấp hải đồ lại thì chú ý tránh gấp vào chỗ có ghi chướng ngại

vật như: đá ngầm, tàu đắm…2) Sắp xếp hải đồ thẳng thắn, ngay ngắn, theo số thứ tự vào ngăn tủ hải đồ.3) Không được để hải đồ ẩm ướt, tránh làm hải đồ bị biến dạng mất chính

xác.7.5. Những lưu ý khi thực hiện

Phải loại hẳn những hải đồ không còn sử dụng để đảm bảo sự ngăn nắp trong bảo quản.B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi.Câu 1: Trình bày về số hiệu hải đồ và thước kinh, vĩ độ trên hải đồ?Câu 2: Trình bày qui trình bảo quản hải đồ?2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 3.1.1: Xác định tọa độ, khoảng cách và hướng đi trên hải đồ.

Cho 4 điểm A, B, C và D trên hải đồ. Xác định:a- Tọa độ của A, B, C và D.b- Khoảng cách AB, AC, AD, BC, BD, CD.c- Hướng đi HAB (từ A đến B), HAC, HAD, HBC, HBD, HCD.

2.2. Bài thực hành số 3.1.2: Xác định vị trí, khoảng cách và hướng đi trên hải đồ.

Cho tọa độ 4 điểm E(E, E), F(F, F), G(G, G) và K(K, K), xác định:a- Vị trí 4 điểm E, F, G và K trên hải đồ.b- Khoảng cách EF, EG, EK, FG, FK và GK.c- Hướng đi HEF (từ E đến F), HEG, HEK, HFG, HFK, HGK

C. Ghi nhớSử dụng hải đồ gồm 07 bước1) Chuẩn bị hải đồ và dụng cụ thao tác2) Xác định tọa độ 1 điểm trên hải đồ

Page 23: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

21

3) Xác định vị trí 1 điểm trên hải đồ khi biết tọa độ4) Xác định hướng đi trên hải đồ 5) Xác định đường đi trên hải đồ khi biết hướng đi và vị trí6) Xác định khoảng cách trên hải đồ7) Bảo quản hải đồ

-o0o-

Page 24: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

22

Bài 2: SỬ DỤNG LỊCH THỦY TRIỀUMã bài: MĐ 03-02

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình sử dụng lịch Thủy triều. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện qui trình sử dụng lịch Thủy triều đúng yêu cầu kỹ thuật.A. Nội dung1. Chuẩn bị lịch Thủy triều1.1. Mục đích, ý nghĩa

Chuẩn bị lịch Thủy triều (bảng Thủy triều) là chọn tập lịch để tra cứu phù hợp với vùng biển đang hoạt động và đúng năm hiện hành.

Lịch Thủy triều (bảng Thủy triều) cũng giống như lịch ngày tháng ở chổ lịch của năm nào chỉ dùng cho năm ấy. Lịch do Tổng cục khí tượng thủy văn xuất bản chia làm 3 tập

Tập 1: dùng cho các cảng chính: Hòn Dáu, Hồng Gai, Cửa Ông, Cửa Hội, Cửa Gianh, Cửa Việt.

Tập 2: dùng cho các cảng chính: Đà Nẳng, Qui Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Cảng Saigon, Hà Tiên, Trường Sa, Định An.

Tập 3: dùng cho các cảng chính: Hồng Kông, Kong Pong Som, Singapore, Băng Cốc.

Hình 3-2-1. Bìa lịch Thủy triều

1.2. Dụng cụ, thiết bị, vật tư cần có3 tập lịch Thủy triều

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Page 25: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

23

- Chọn tập lịch đúng năm hiện hành.- Chọn tập lịch phù hợp vùng biển đang hoạt động.

1.4. Qui trình thực hiện1) Xác định khu vực của vùng biển đang hoạt động.2) Chọn tập lịch phù hợp với khu vực đang hoạt động . 3) Kiểm tra năm sử dụng của tập lịch để chắc rằng đó là năm hiện hành.

1.5. Những lưu ý khi thực hiệnXác định khu vực của vùng biển đang hoạt động là xác định 1 trong 3 khu

vực: từ Quảng Trị trở ra (lịch Tập 1) hoặc từ Đà Nẳng trở vào (lịch Tập 2) hoặc các cảng nước ngoài ở Đông Nam Á (lịch Tập 3).2. Xác định cảng chính của khu vực cần tra cứu2.1. Mục đích, ý nghĩa

- Xác định cảng chính của khu vực cần tra cứu là xác định đúng tên cảng phụ cần tra cứu và cảng phụ này thuộc cảng chính nào?

Hình 3-2-2. Bảng Hiệu chỉnh

- Cuối mỗi cuốn lịch đều có bảng Hiệu chỉnh dùng để tính thủy triều của các cảng phụ theo cảng chính.

Page 26: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

24

- Trong bảng Hiệu chỉnh, bên cạnh cột ”Tên địa điểm”, tên cảng chính là chữ in, giăng ngang qua các cột còn lại, ví dụ ”CẢNG CHÍNH ĐÀ NẲNG”. Các cảng phụ nằm trong cột ”Tên địa điểm”, nếu nằm dưới dòng tên cảng chính vừa nêu thì thuộc cảng chính đó.

- Trong tập lịch, mỗi cảng chính có 12 tờ lịch dùng cho 12 tháng trong năm.2.2. Dụng cụ, thiết bị, vật tư cần có

Tập lịch Thủy triều hiện hành2.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Xác định đúng tên cảng phụ cần tra cứu. - Xác định đúng tên cảng chính cần tra cứu.

2.4. Qui trình thực hiện1) Mở trang Hiệu chỉnh ở phần cuối tập lịch.2) Xác định cảng phụ cần tra cứu trong cột ”Tên địa điểm”. 3) Xác định cảng phụ này nằm dưới tên cảng chính nào? (tên cảng chính là

chữ in, giăng ngang qua các cột còn lại).4) Mở lịch Thủy triều, tìm phần có thông tin thủy triều của cảng chính vừa

xác định.2.5. Những lưu ý khi thực hiện

Các cảng phụ ở phía Nam, đa phần đều tra cứu dựa vào cảng chính Vũng Tàu.3. Xác định tháng, ngày tra cứu.3.1. Mục đích, ý nghĩa

- Xác định tháng, ngày tra cứu là mở tờ lịch tháng và tìm ngày cần tra cứu ở cột ngày dương lịch.

- Trong tập lịch, mỗi cảng chính có 12 tờ lịch dùng cho 12 tháng trong năm.

- Ở hàng trên cùng của mỗi tờ lịch có thể hiện tên cảng chính, tháng và năm.

- Cột ngày dương lịch là cột nằm ở ngoài cùng phía bên phải và bên trái của tờ lịch để tiện tra cứu.

Page 27: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

25

Hình 3-2-3.Tờ lịch tháng

3.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóTập lịch Thủy triều hiện hành

3.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Chọn đúng tờ tháng của cảng chính cần tra.- Chọn đúng cột ngày và tìm đúng ngày cần tra.

3.4. Qui trình thực hiện1) Tìm tờ lịch tháng cần tra trong số 12 tờ của cảng chính.2) Tìm ngày cần tra ở cột ngày dương lịch bên phải hoặc bên trái đều được.

3.5. Lưu ý khi thực hiện.Thông thường tìm ngày ở cột ngày bên phải cho thuận tiện những bước

sau.

Page 28: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

26

4. Ghi nhận số liệu thủy triều trong ngày của cảng chính 4.1. Mục đích, ý nghĩa

Ghi nhận số liệu thủy triều trong ngày của cảng chính là ghi lại giờ nước ròng, giờ nước lớn, độ cao nước ròng, độ cao nước lớn của ngày cần tra cứu.

- Trong mỗi tờ lịch tháng, người ta tính sẳn độ cao triều, giờ nước ròng , giờ nước lớn, độ cao nước ròng, độ cao nước lớn cho 24 giờ trong một ngày và cho tất cả các ngày trong tháng.

- Cột nước lớn có 2 giờ và 2 độ cao, cột nước ròng cũng có 2 giờ và 2 độ cao, đó là vì có thể có chế độ bán nhật triều hoặc triều hỗn hợp trong ngày.

- Chế độ nhật triều: Trong vòng 24 giờ 50 phút xuất hiện một lần nước lớn một lần nước ròng

- Chế độ bán nhật triều: Trong vòng 24 giờ 50 phút xuất hiện hai lần nước lớn và hai lần nước ròng có độ cao thuỷ triều bằng nhau, thời gian triều dâng và triều rút cũng tương tự nhau.

- Chế độ triều hỗn hợp: Trong vòng 24 giờ 50 phút xuất hiện hai lần nước lớn và hai lần nước ròng, nhưng độ cao thuỷ triều của 2 lần kế tiếp không bằng nhau, trong tháng cũng có một vài ngày chỉ xuất hiện một lần nước lớn một lần nước ròng, thời gian triều dâng và triều không bằng nhau.4.2. Dụng cụ, thiết bị vật tư cần có

Tập lịch Thủy triều hiện hành.4.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Ghi lại theo thứ tự, đúng và đầy đủ giờ nước lớn, độ cao nước lớn, giờ nước ròng, độ cao nước ròng.4.4. Qui trình thực hiện

Trên cùng một hàng với ngày đã xác định ở cột dương lịch.1) Ghi lại giờ thứ nhất và độ cao thứ nhất ở cột nước lớn. 2) Ghi lại giờ thứ hai và độ cao thứ hai ở cột nước lớn.3) Ghi lại giờ thứ nhất và độ cao thứ nhất ở cột nước ròng. 4) Ghi lại giờ thứ hai và độ cao thứ hai ở cột nước ròng.

4.5. Những lưu ý khi thực hiện- Đơn vị của giờ nước lớn và nước ròng là giờ (h), phút (ph).- Đơn vị của độ cao là mét (m).- Các số liệu nên ghi liên tiếp nhau trên cùng một hàng và độ cao luôn đi

sát giờ tương ứng.

Page 29: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

27

Ví dụ: Giờ nước lớn (GNL), độ cao nước lớn (ĐCNL), giờ nước ròng (GNR), độ cao nước ròng (ĐCNR) được ghi nhận như sau:

GNL ĐCNL GNL ĐCNL GNR ĐCNR GNR ĐCNR

3.34 3.7 13.38 3.7 8.46 2.5 20.58 1.8

5. Xác định số hiệu chỉnh thủy triều của khu vực cần tra cứu5.1. Mục đích, ý nghĩa

- Xác định số hiệu chỉnh thủy triều của khu vực cần tra cứu là ghi nhận sự chênh lệch số liệu thủy triều giữa cảng phụ và cảng chính.

- Bảng Hiệu chỉnh ở cuối cuốn lịch sẽ cung cấp số hiệu chỉnh thủy triều giữa cảng phụ và cảng chính.

- Cột “Tên địa điểm” thể hiện tên các khu vực cần tra cứu.

- Cột “Hiệu chỉnh trung bình về giờ kỳ nước cường” cung cấp số hiệu chỉnh giờ nước lớn và số hiệu chỉnh giờ nước ròng.

- Cột “Hiệu chỉnh trung bình về độ cao kỳ nước cường” cung cấp số hiệu chỉnh độ cao nước lớn và số hiệu chỉnh độ cao nước ròng.

Hình 3-2-4.Các cột trong bảng Hiệu chỉnh

5.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóTập lịch Thủy triều hiện hành.

5.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Xác định đúng tên khu vực cần tra cứu ở cột “Tên địa điểm”.- Ghi nhận chính xác số hiệu chỉnh giờ nước lớn và nước ròng ở cột “Hiệu

chỉnh trung bình về giờ kỳ nước cường”.- Ghi nhận chính xác số hiệu chỉnh độ cao nước lớn và nước ròng ở cột

“Hiệu chỉnh trung bình về độ cao kỳ nước cường”.

Page 30: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

28

5.4. Qui trình thực hiện1) Xác định tên khu vực cần tra cứu ở cột “Tên địa điểm”.Trên cùng một hàng với tên khu vực đã xác định; 2) Ghi nhận lại số hiệu chỉnh giờ nước lớn và nước ròng ở cột “Hiệu chỉnh

trung bình về giờ kỳ nước cường”.3) Ghi nhận lại số hiệu chỉnh độ cao nước lớn và nước ròng ở cột “Hiệu

chỉnh trung bình về độ cao kỳ nước cường”.5.5. Những lưu ý khi thực hiện

Các số hiệu chỉnh phải ghi ngay bên dưới các số liệu thủy triều tương ứng của cảng chính (đã ghi nhận trước đó).

Ví dụ: giả sử số hiệu chỉnh của giờ nước lớn là -0.40, của giờ nước ròng là -0.30, của độ cao nước lớn là +0.3, của độ cao nước ròng là +0.1 thì phải ghi nhận lại bên dưới các số liệu thủy triều tương ứng của cảng chính như sau:

GNL ĐCNL GNL ĐCNL GNR ĐCNR GNR ĐCNR

3.34 3.7 13.38 3.7 8.46 2.5 20.58 1.8

-0.40 +0.3 -0.40 +0.3 -0.30 +0.1 -0.30 +0.1

6. Xác định chính xác số liệu thủy triều của khu vực cần tra cứu.6.1. Mục đích, ý nghĩa

Xác định chính xác số liệu thủy triều của khu vực cần tra cứu là căn cứ vào số liệu thủy triều cảng chính và số hiệu chỉnh cảng phụ vừa ghi nhận, tiến hành hiệu chỉnh (cộng hoặc trừ) để được số liệu thủy triều ở cảng phụ (khu vực cần tra cứu). 6.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Giấy, viết, máy tính, số liệu thủy triều cảng chính và số hiệu chỉnh cảng phụ vừa tra cứu.6.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Tính toán đúng để số liệu thủy triều cảng phụ có giá trị chính xác. 6.4. Qui trình thực hiện

Cộng hoặc trừ lần lượt theo từng cột và ghi lại giá trị cuối cùng ở hàng bên dưới.

Ví dụ:

GNL ĐCNL GNL ĐCNL GNR ĐCNR GNR ĐCNR

Page 31: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

29

3.34 3.7 13.38 3.7 8.46 2.5 20.58 1.8

-0.40 +0.3 -0.40 +0.3 -0.30 +0.1 -0.30 +0.1

2.54 4.0 12.58 4.0 8.16 2.6 20.28 1.9

6.5. Những lưu ý khi thực hiện- Tránh nhầm lẫn dấu cộng (+), trừ (-) trong tính toán.- Đối với giờ phải tính toán theo cách tính giờ (1giờ bằng 60 phút), không

được tính theo hệ thập phân.- Nếu sau khi cộng, số phút lớn hơn 60 phải đổi ra giờ, nếu số giờ lớn hơn

24 phải qui đổi ra ngày hôm sau.7. Bảo quản lịch Thủy triều7.1. Mục đích, ý nghĩa

- Bảo quản lịch Thủy triều là giử cho tập lịch lành lặn, sạch sẽ để các số liệu còn nguyên vẹn, rõ ràng. Ngoài ra các tập lịch Thủy triều còn cần phải được sắp xếp ngăn nắp và cập nhật hàng năm.

- Lịch Thủy triều là một tài liệu rất cần thiết cho việc hàng hải, nó giúp cho việc dẫn dắt tàu ra vào cảng an toàn nhất. Do đó, việc bảo quản lịch Thủy triều trở thành rất cần thiết đối với các tàu đánh cá vỏ thép và vật liệu mới.7.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Tủ đựng.7.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Các tập lịch Thủy triều lành lặn, sạch sẽ, số liệu còn nguyên vẹn, rõ ràng.- Các tập lịch được sắp xếp ngăn nắp.- Các tập lịch được cập nhật hàng năm.

7.4. Qui trình thực hiện* Khi sử dụng:1) Không được gấp các trang, bẻ ngược tập lịch.2) Không được gạch, viết, bôi xóa trong các trang của tập lịch.3) Không để các tập lịch ẩm ướt, làm các trang bị biến dạng, mất chính xác. * Khi không sử dụng phải sắp xếp các tập lịch thẳng thắn, ngay ngắn, theo

số thứ tự vào ngăn tủ.

Page 32: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

30

* Hằng năm phải cập nhật các tập lịch Thủy triều ngay khi có thể.7.5. Những lưu ý khi thực hiện

Phải loại hẳn những tập lịch Thủy triều không còn sử dụng để đảm bảo sự ngăn nắp trong bảo quản.B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi.Câu 1: Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc chuẩn bị lịch Thủy triều? Câu 2: Trình bày những hiểu biết về lịch thủy triều?2. Các bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 3.2.1: Xác định số liệu thủy triều vào cùng 1 ngày

Xác định giờ nước lớn, độ cao nước lớn; giờ nước ròng, độ cao nước ròng tại: 1/ Chơn Mây, 2/ đảo Phú Quí, 3/ cù lao Chàm, 4/ Xuân Đài, 5/ mũi Cà Ná, 6/Dung Quất;

Vào ngày 20 tháng 11 năm 20xx.2.1. Bài thực hành số 3.2.2: Xác định số liệu thủy triều vào các ngày khác nhau.

Xác định giờ nước lớn, độ cao nước lớn; giờ nước ròng, độ cao nước ròng tại: 1/ Thuận An (Huế) vào ngày 20 tháng 4 năm 20xx; 2/ Hoàng Sa vào ngày 20 tháng 5 năm 20xx; 3/ Tam Quan vào ngày 15 tháng 6 năm 20xx; 4/ Nha Trang vào ngày 15 tháng 4 năm 20xx; 5/ Mũi Ba Kiềm vào ngày 10 tháng 3 năm 20xx; 6/ Cửa Tiểu vào ngày 10 tháng 2 năm 20xx; 7/ Sóc Trăng vào ngày 05 tháng 1 năm 20xx; 8/ Phú Quốc vào ngày 05 tháng 12 năm 20xx.C. Ghi nhớSử dụng lịch Thủy triều gồm có 07 bước:1) Chuẩn bị lịch Thủy triều2) Xác định cảng chính của khu vực cần tra cứu3) Xác định tháng, ngày tra cứu4) Ghi nhận số liệu thủy triều trong ngày của cảng chính5) Xác định số hiệu chỉnh thủy triều của khu vực cần tra cứu6) Xác định chính xác số liệu thủy triều của khu vực cần tra cứu7) Bảo quản lịch Thủy triều

-o0o-

Page 33: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

31

Bài 3: SỬ DỤNG LA BÀN TỪ Mã bài: MĐ 03-03

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình sử dụng la bàn từ. - Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện qui trình sử dụng la bàn từ đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung1. Kiểm tra sơ bộ la bàn1.1. Mục đích, ý nghĩa

Kiểm tra sơ bộ la bàn là kiểm tra độ chính xác lấy hướng chung của toàn bộ chậu la bàn (hay còn gọi là kiểm tra lợi dụng suất chung).

- Nói chung về cấu tạo la bàn có các bộ phận chính như sau: 1.1.1. Mặt số la bàn (Hình 3-3-1) 1.1.2. Chậu la bàn (Hình 3-3-2)

Hình 3-3-1. Mặt số của la bàn Hình 3-3-2. Chậu la bàn

1.1.3. Vòng phương vị (Hình 3-3-3)Vòng phương vị dùng để ngắm phương vị vật tiêu, phương vị thiên thể để

xác định vị trí tàu, xác định sai số la bàn và giải các bài toán khác.Vòng phương vị gồm các bộ phận cơ bản như: giá gắn lên mặt chậu la bàn,

khe ngắm, lăng kính, dây vạch chuẩn, bộ phận gắn Cô-lông-ga (máy Cô-lông-ga là máy dùng để khử ảnh hưởng của từ trường lên la bàn), các kính màu.

Page 34: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

32

Hình 3-3-3. Vòng phương vị

1.1.4. Thân la bàn (Hình 3-3-4) Thân la bàn thường được chế tạo bằng hợp kim vô từ tính. Thân la bàn nhìn

chung có dạng hình trụ, gồm có 3 phần: phần trên, phần giữa và phần đế.

Hình 3-3-4. Thân la bàn

1.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóLa bàn, vòng phương vị, bộ dụng cụ vặn vít, thước thăng bằng, giá 3 chân,

thanh nam châm nhỏ, dây dọi, những lá kim loại mỏng, các thanh nam châm và các thỏi sắt non khử độ lệch, nước tinh khiết. 1.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thực hiện đủ và đúng qui trình.- Đánh giá được tình trạng hoạt động của la bàn

Page 35: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

33

1.4. Qui trình thực hiệnCông tác kiểm tra được tiến hành theo thứ tự sau:1) Đặt chậu la bàn (có cả vòng phương vị) lên giá ba chân.2) Tìm một mục tiêu ở xa rõ ràng để quan sát.3) Đánh dấu các hướng chính, hướng phần tư.4) Xoay chậu la bàn thuận chiều kim đồng hồ, sao cho đường vạch chuẩn

màu đen chỉ hướng mũi tàu trên thành chậu ứng với các góc phần tư và hướng chính.

5) Tiến hành quan sát mục tiêu đo phương vị tương ứng.6) Ghi lại kết quả.7) Sau đó xoay la bàn ngược chiều kim đồng hồ.8) Cũng ứng với hướng chính và hướng phần tư quan sát mục tiêu đo

phương vị tương ứng 9) Ghi lại kết quả. Như vậy ứng với mỗi hướng chính và phần tư quan sát

được hai phương vị.10) Tính hiệu số 2 phương vị trên mỗi hướng chính và phần tư.Nếu hiệu số 2 phương vị trên mỗi hướng không vượt quá 0,3 độ thì la bàn

tốt, ta có thể sử dụng nó làm dụng cụ chỉ hướng . 1.5. Lưu ý khi thực hiện

Công việc này được tiến hành ở trên bờ, ở nơi không có từ trường biến đổi, xa các vật liệu sắt thép, các dây cáp điện, nguồn cung cấp điện một chiều.2. Xác định vị trí dấu mũi tàu2.1. Mục đích, ý nghĩa

- Xác định vị trí dấu mũi tàu là xác định điểm trên thành chậu la bàn biểu tượng cho phía mũi của tàu.

- Vị trí dấu mũi tàu cần được xác định khi thực hiện các công việc như lắp đặt la bàn trên tàu, xác định hướng đi của tàu, phương vị, góc mạn mục tiêu…

- Dấu mũi tàu là điểm mốc để xác định hướng đi của tàu bằng la bàn. Để xác định vị trí dấu mũi tàu cần lưu ý:

Dấu mũi tàu là một trong hai đường vạch chuẩn màu đen hoặc trắng nằm trên thành chậu la bàn (vạch phía trước chỉ hướng mũi tàu (dấu mũi tàu), vạch phía sau chỉ hướng về đuôi trục dọc tàu). Dấu mũi tàu chính là vị trí 0 độ trên vành góc mạn. Dấu mũi tàu phải nằm trong hoặc song song mặt phẳng trục dọc tàu và nằm về phía mũi tàu khi la bàn được đặt đúng vị trí.

Page 36: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

34

Hình 3-3-5. Dấu mũi tàu

2.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóLa bàn

2.3. Những yêu cầu khi thực hiệnXác định được vạch đánh dấu trên thành chậu la bàn.

2.4. Qui trình thực hiện1) Xác định vị trí 0 độ trên vành góc mạn.2) Xác định vạch chuẩn màu đen hoặc trắng nằm trên thành chậu la bàn.

2.5. Lưu ý khi thực hiệnVạch chuẩn màu đen hoặc trắng trên thành chậu la bàn nằm tại vị trí 0 độ

trên vành góc mạn.3. Xác định hướng đi của tàu bằng la bàn từ3.1. Mục đích, ý nghĩa

- Xác định hướng đi của tàu bằng la bàn từ là dùng la bàn từ để xác định giá trị của góc hợp bởi hướng bắc kinh tuyến với hướng mũi tàu.

- Hướng đi có giá trị từ 0o đến 360o, tính từ hướng bắc, theo chiều kim đồng hồ đến hướng mũi tàu.

Hình 3-3-6. Hướng đi của tàu

3.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóLa bàn

Page 37: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

35

3.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Xác định đúng trị số hướng đi, trị số là số nằm trên mặt số la bàn, tại vị trí

dấu mũi tàu.- Sai số ±1độ

3.4. Qui trình thực hiện1) Xác định vị trí dấu mũi tàu trên thành chậu la bàn.2) Đọc trị số trên mặt số la bàn, ngay tại vị trí dấu mũi tàu.

Hình 3-3-7. Đọc trị số hướng đi

3.5. Lưu ý khi thực hiệnĐể đọc trị số hướng đi của tàu trên la bàn từ ta cần chú ý:- Trong điều kiện bình thường hướng đi của tàu là con số trên mặt chia độ

của mặt số la bàn, ngay tại vị trí dấu mũi tàu.- Lúc sóng gió tàu bị lắc, hướng đi là trị số trung bình giữa 2 vạch số trên

mặt la bàn lân cận vị trí dấu mũi tàu.4. Xác định phương vị của mục tiêu bằng la bàn từ4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Xác định phương vị của mục tiêu bằng la bàn từ là dùng la bàn từ để xác định giá trị của góc hợp bởi hướng bắc kinh tuyến với hướng từ tàu đến mục tiêu.

- Phương vị có giá trị từ 0o đến 360o, tính từ hướng bắc, theo chiều kim đồng hồ đến hướng từ tàu đến mục tiêu.

Hình 3-3-8. Phương vị của mục tiêu A

Page 38: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

36

4.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóLa bàn, vòng đo phương vị.

4.3. Những yêu cầu khi thực hiệnXác định đúng trị số phương vị mục tiêu, sai số ±1độ.

4.4. Qui trình thực hiện

Để đo phương vị mục tiêu ta tiến hành như sau:

1) Gắn vòng đo phương vị vào mặt chậu la bàn.

2) Xoay vòng đo phương vị về phía mục tiêu.

3) Nhìn qua khe ngắm làm thế nào cho dây vạch chuẩn nằm đúng giữa mục tiêu.

4) Qua lăng kính đọc giá trị trên mặt chia độ của mặt số la bàn.

Hình 3-3-9. Đo phương vị mục tiêu

4.5. Lưu ý khi thực hiệnLưu ý phương vị đọc được là phương vị ngược, phải cộng hoặc trừ 180 độ,

tùy theo giá trị phương vị ngược nhỏ hay lớn hơn 180 độ, để có giá trị cần đo. 5. Xác định góc mạn của mục tiêu bằng la bàn từ5.1. Mục đích, ý nghĩa

- Xác định góc mạn của mục tiêu bằng la bàn từ là dùng la bàn từ để xác định giá trị của góc hợp bởi hướng đi của tàu với hướng từ tàu đến mục tiêu.

- Góc mạn có giá trị từ 0o đến 180o, tính từ hướng đi, về mạn phải hoặc mạn trái của tàu, đến hướng từ tàu đến mục tiêu.

Page 39: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

A

Gt

A

Gp

37

Hình 3-3-10. Góc mạn trái (Gt) và mạn phải (Gp) của mục tiêu A.

5.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóLa bàn, vòng đo phương vị.

5.3. Những yêu cầu khi thực hiệnXác định đúng trị số góc mạn, sai số ±1độ.

5.4. Qui trình thực hiệnĐể đo góc mạn mục tiêu ta tiến hành như sau:1) Gắn vòng đo phương vị vào mặt chậu la bàn.2) Xoay vòng đo phương vị về phía mục tiêu.3) Nhìn qua khe ngắm làm thế nào cho dây vạch chuẩn nằm đúng giữa mục

tiêu.4) Đọc giá trị góc mạn của mục tiêu trên vành góc mạn, tại vị trí của dây

vạch chuẩn.5.5. Lưu ý khi thực hiện

Vành góc mạn nằm cố định trên mặt của vành chậu la bàn, giá trị 0o nằm ngay tại vị trí dấu mũi tàu. 6. Bảo quản la bàn từ6.1. Mục đích, ý nghĩa

- Bảo quản la bàn từ là trong quá trình sử dụng giữ cho la bàn luôn luôn có độ chính xác ở mức cao nhất và các bộ phận của la bàn phải được giữ gìn sạch sẽ.

Page 40: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

38

- Bảo quản la bàn từ bao gồm bảo quản la bàn và các bộ phận dự trữ. Các bộ phận dự trữ dùng để thay thế gồm: kim trụ và nam châm. 6.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Khăn mềm, va-zơ-lin.6.3. Những yêu cầu khi thực hiện

La bàn và các phụ kiện luôn sạch sẽ, không bị nhiễm từ, sai số không quá 3 độ ở la bàn chuẩn và không quá 5 độ ở la bàn lái. 6.4. Qui trình thực hiện

6.4.1. Bảo quản la bàn.1) Lúc lái tàu, người lái không được mang bất cứ vật dụng bằng sắt thép

nào trong người vì sẽ gây biến đổi độ lệch la bàn.2) Khi đặt la bàn chú ý cho cửa thân la bàn quay về phía sau và cho đường

tim của la bàn trùng với trục dọc tàu( hoặc song song với mặt phẳng trục dọc tàu).

3) Cửa của la bàn phải khóa và bên trong tuyệt đối không được để bộ phận gì khác ngoài bộ phận chỉnh lý la bàn.

4) Lúc trời ẩm ướt hay lên xuống loại hàng gây bụi thì phải đậy nắp la bàn và có áo bao phủ ngoài. Trời tốt có thể mở nắp la bàn nhưng phải cẩn thận không để va vào thân la bàn hay làm vở mảnh kính và đặc biệt là sau khi mở ra đừng để nước biển thấm vào.

5) Nếu nắp la bàn không sơn, thì mỗi ngày ta lau chùi và đánh bóng mặt kính bằng giẻ khô và mềm.

6) Vòng đo góc mạn và vòng đo phương vị phải chùi bằng giẻ sạch có thấm va-zơ-lin.

7) Mỗi khi thao tác hoặc lấy chậu la bàn ra khỏi thân, cần chú ý tháo tất cả các đinh ốc.

8) Thường xuyên theo kỳ hạn kiểm tra sơ bộ la bàn bao gồm loại trừ bọt khí ở trong chậu la bàn, kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu, kiểm tra tính ì của mặt số, kiểm tra vòng phương vị, kiểm tra chung chậu la bàn, kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

9) Theo định kì hàng năm, tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa la bàn.6.4.2. Bảo quản các bộ phận dự trữ1) Bảo quản nam châm- Nam châm phải cất ở nơi khô ráo, tránh bị rĩ vì nếu bị rĩ sẽ làm giảm hoặc mất từ lực và chú ý tránh để gần dây dẫn điện.

Page 41: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

39

- Thông thường nam châm được cất trong hộp gỗ từng hàng một, cái nọ cách cái kia. - Chú ý nam châm không để liền nhau, đầu cùng tên quay về một phía hoặc đầu cùng tên sát nhau; như vậy sẽ làm mất từ tính. - Các hộp đựng nam châm cũng phải để cách xa nhau. - Khi dịch chuyển không được đánh rơi vì nó sẽ ảnh hưởng đến từ tính.2) Bảo quản kim trụKim trụ phải cất ở nơi khô ráo, chú ý bọc quấn bằng giấy mềm (như loại

giấy quấn thuốc lá)6.5. Lưu ý khi thực hiện

- Các trường hợp cần phải hiệu chỉnh la bàn Tàu đóng mới Tàu vào nhà máy sửa chữa lớn theo định kì Tàu bị chấn động mạnh như: va chạm mạnh, bị mắc cạn, tàu bị pháo kích... Vị trí la bàn thay đổi do kiến trúc buồng lái thay đổi Sau khi tàu chuyên chở một khối lượng sắt thép lớn. La bàn sau khi sử dụng 12 tháng cần kiểm tra và khử độ lệch. Trong quá trình tàu chạy biển nếu kiểm tra la bàn lái có độ lệch δ > ± 5o (la bàn chuẩn δ > ± 3o), nên cho khử lại độ lệch la bàn.

- Việc hiệu chỉnh la bàn phải do kỹ thuật viên chuyên môn tiến hành.- Sửa chữa la bàn là nhiệm của cán bộ chuyên nghiệp, tàu không phải trực

tiếp làm trừ những việc nhỏ như mài kim trụ đã mòn đầu, có bong bóng khí trong chậu la bàn hoặc đường tim bị lệch.B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏiCâu 1: Trình bày các bộ phận chính của la bàn từ?Câu 2: Trình bày qui trình bảo quản la bàn từ ?2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 3.3.1: Kiểm tra sơ bộ la bàn từ.Bài thực hành số 3.3.2: Sử dụng la bàn từ xác định hướng đi, phương vị và góc mạn.C. Ghi nhớCông việc sử dụng la bàn từ gồm 06 bước:1) Kiểm tra sơ bộ la bàn

Page 42: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

40

2) Xác định vị trí dấu mũi tàu3) Xác định hướng đi của tàu bằng la bàn từ4) Xác định phương vị của mục tiêu bằng la bàn từ5) Xác định góc mạn của mục tiêu bằng la bàn từ6) Bảo quản la bàn từ

-o0o-

Page 43: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

41

BÀI 4: SỬ DỤNG MÁY ĐỊNH VỊMã bài: MĐ 03-04

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình sử dụng máy định vị.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện qui trình sử dụng máy định vị đúng yêu cầu kỹ thuật.A. Nội dung1. Chuẩn bị máy định vị1.1. Mục đích, ý nghĩa

- Chuẩn bị máy định vị là đưa máy đến vị trí làm việc, lắp máy vào giá đở, liên kết máy với ăng-ten và nguồn điện.

- Chuẩn bị máy tốt sẽ thuận lợi cho việc sử dụng và bảo quản. 1.1.1. Nguyên lý hoạt động của máy định vị

- Máy định vị thu sóng của ít nhất là 3 vệ tinh.

- Máy tính toán, xư li và xác định tọa độ vị trí của mình

Hình 3-4-1. Máy định vị thu sóng các vệ tinh

1.1.2 Các bộ phận chính của máy định vịGồm 2 phần là máy chính và ăngten.

Page 44: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

42

Hình 3-4-2. Máy chính, giá đở và ăng-ten của máy định vị

1.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóMáy định vị, ăng-ten và nguồn.

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Máy được lắp vững chắc vào giá đở.- Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm sau lưng máy.- Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.- Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

1.4. Qui trình thực hiện

1) Đặt máy vào vị trí.2) Lắp máy vào giá đở.3) Kết nối dây ăng-ten với máy.4) Nếu dùng bộ chuyển đổi nguồn từ

xoay chiều sang 1 chiều thì kiểm tra để chắc chắn công-tắc đang ở vị trí tắt.

5) Kết nối dây nguồn với máy.6) Kết nối dây dương của dây nguồn với

cực dương của nguồn điện 1 chiều.7) Kết nối dây âm của dây nguồn với cực

âm của nguồn điện 1 chiều.8) Nếu dùng bộ chuyển đổi nguồn từ

xoay chiều sang 1 chiều thì kết nối bộ chuyển đổi với nguồn xoay chiều rồi mở công-tắc. Hình 3-4-3.Kết nối máy định vị

với ăng-ten và nguồn điện

Page 45: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

43

1.5. Những lưu ý khi thực hiện- Các chấu cắm của dây ăng-ten và dây nguồn luôn có cấu tạo tương thích

với ổ cắm sau lưng máy.- Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng

là nguồn một chiều, có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng.- Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ chuyển đổi nguồn

từ 220VAC xuống 12 – 24VDC, hoặc dùng ác qui 12 - 24VDC riêng. - Phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn

nào nối với cực âm (-).Thông thường dây dương của dây nguồn có màu đỏ hoặc trắng, dây âm màu đen.

- Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc.2. Mở /Tắt máy2.1. Mục đích, ý nghĩa

- Mở máy là thông điện cho máy, máy bắt đầu thu sóng vệ tinh, khi máy thu được sóng của ít nhất 3 vệ tinh thì tọa độ máy sẽ xuất hiện trên màn hình và máy phát âm thanh báo hiệu.

- Tắt máy là ngắt điện, cho máy ngừng hoạt động.2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy định vị, ăng-ten và nguồn.2.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Bấm (vặn) đúng phím (nút).- Máy đã được mở (tắt) và nhận được sóng của ít nhất 3 vệ tinh.

2.4. Qui trình thực hiện* Mở máyMở máy bằng cách ấn các phím tương ứng tùy từng máy, ví dụ:

TT Máy định vị Mở máy

1 Furuno GP32 Ấn phím [DIM/PWR]

2 Seamax Ấn phím [PWR]

* Tắt máy:

TT Máy định vị Tắt máy

1 Furuno GP32 Ấn và giữ phím [DIM/PWR]

Page 46: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

44

2 Seamax Ấn và giữ phím [PWR]

Hình 3-4-4.Bàn phím Furuno GP32 Hình 3-4-5.Bàn phím Seamax

2.5. Những lưu ý khi thực hiệnNhững phím liên quan đến Mở /Tắt máy thường là [ON] (OFF),[PWR],

[Ф], các phím này thường màu đỏ.

3. Đọc giá trị tọa độ vị trí tàu 3.1. Mục đích, ý nghĩa

- Đọc giá trị tọa độ vị trí tàu là xác định trên màn hình chỉ thị báo vĩ độ và kinh độ của máy.

- Trên màn hình, tọa độ của tàu là 2 con số nằm cạnh nhau, không đi kèm số thứ tự hoặc tên gọi. Gồm: Vĩ độ là số đứng trước chữ N hoặc S. Kinh độ là số đứng trước chữ E hoặc W.3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy định vị, ăng-ten và nguồn.3.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Xác định chính xác chỉ thị báo tọa độ vị trí tàu (tọa độ của máy).3.4. Qui trình thực hiện

1) Tìm trên màn hình những cặp chỉ thị có đặc điểm; ở dòng trên, phía sau cùng của giá trị độ, phút có chữ N hoặc S; ở dòng dưới, phía sau cùng là chữ E hoặc W.

Page 47: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

45

2) Chọn trong số đó, tọa độ nào không có tên hoặc số thứ tự đứng trước nó. Đó chính là tọa độ vị trí tàu.

Hình 3-4-6.Tọa độ vị trí tàu (Seamax) Hình 3-4-7.Tọa độ vị trí tàu (GP32)

3.5. Những lưu ý khi thực hiện- Thông thường khi máy định vị đã kết nối được 3 vệ tinh thì trên màn hình

sẽ lập tức xuất hiện tọa độ của máy định vị (tọa độ của tàu).- Tránh nhầm lẫn tọa độ tàu với tọa độ điểm đến , trước tọa độ điểm đến sẽ

có tên hoặc số thứ tự của điểm đến.4. Lưu tọa độ 1 điểm 4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Lưu tọa độ 1 điểm là nhập vĩ độ, kinh độ của 1 điểm vào bộ nhớ của máy. Điểm này sẽ có số thứ tự nhất định trong bộ nhớ còn tên của điểm tùy thuộc vào người lưu có đặt hay không.

- Một cách khái quát, lưu điểm vào bộ nhớ máy thường gồm 3 thao tác:1) Vào danh sách điểm. (dùng các phím có chức năng lưu điểm) . 2) Nhập điểm (tên, vĩ độ, kinh độ, biểu tượng…).3) Chấp nhận và kết thúc.

- Để vào danh sách điểm, đối với từng máy định vị cụ thể, thường là khác nhau.4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy định vị, ăng-ten và nguồn.4.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Điểm đã được lưu với tên và tọa độ chính xác.

Page 48: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

46

4.4. Qui trình thực hiện1) Vào danh sách điểm

Máy định vị Seamax Máy định vị Furuno GP32

* Khi chọn dùng phím [ ] hoặc [ ] ▲ ▼hoặc [ ] hoặc [ ].◄ ►

- Ấn phím [MENU] để vào danh mục chính

- Ấn phím [R], vào menu “Waypoints”

- Chọn “EDIT”.

- Ấn phím [E], vào menu “Edit”.

* Khi chọn dùng phím [ ] hoặc [ ]▲ ▼ hoặc [ ] hoặc [ ].◄ ►

- Ấn phím [MENU] 1 hoặc 2 lần để hiện danh mục.

- Chọn “WAYPOINTS”- Ấn phím [ENT], xuất hiện danh mục:

- Chọn “LIST”,- Ấn phím [ENT], xuất hiện danh sách điểm.

Page 49: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

47

Bước 1: Chọn dòng còn trống

2) Nhập điểm

Máy định vị Seamax Máy định vị Seamax

* Khi chọn dùng phím [▲] hoặc [▼] hoặc [◄] hoặc [►].

Bước 1: Nhập tên- Ấn phím [E], vào menu “Edit waypoint”.

- Ấn phím [E], vào menu “Edit name”.

* Khi chọn dùng phím [▲] hoặc [▼] hoặc [◄] hoặc [►].

Bước 1: Nhập tên- Ấn phím [ENT] (vệt đen đang chọn “NEW?”), hiện trang để nhập tên:

- Nhập các kí tự tên của điểm bằng các phím [▲] hoặc [▼] hoặc [◄]

Page 50: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

48

- Nhập các kí tự tên của điểm bằng các phím [▲] hoặc [▼] hoặc [◄] hoặc [►] và phím [E].

- Ấn phím [SF], để kết thúc nhập tên, trở lại menu “Edit waypoint”, trên dòng ‘Name’ có tên điểm vừa nhập.

Bước 2: Nhập biểu tượng.- Chọn dòng “CHANGE TYPE”.

hoặc [►].- Ấn phím [ENT], để kết thúc nhập tên, vệt đen chọn dòng vĩ độ.

Bước 2: Nhập vĩ độ- Ấn phím [ENT], để bắt đầu nhập vĩ độ.- Nhập giá trị vĩ độ bằng các phím phím [▲] hoặc [▼] hoặc [◄] hoặc [►].- Ấn phím [ENT], để kết thúc nhập vĩ độ.Bước 3: Nhập kinh độ- Ấn phím [ENT], để bắt đầu nhập kinh độ.- Nhập giá trị kinh độ bằng các phím phím [▲] hoặc [▼] hoặc [◄] hoặc [►].- Ấn phím [ENT], để kết thúc nhập kinh độ.Bước 4: Nhập biểu tượng.- Chọn “MARK”.- Ấn phím [ENT], để bắt đầu chọn biểu tượng cho điểm.- Chọn biểu tượng tuần tự bằng các phím [▲] hoặc [▼].

Page 51: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

49

- Ấn phím [E], vào menu “Edit type”.

- Chọn biểu tượng cho điểm

- Ấn phím [E], để kết thúc chọn biểu tượng, trở lại menu “Edit waypoint”, trên dòng ‘Type’ có biểu tượng vừa nhập.

Bước 3: Nhập vĩ độ- Chọn dòng “CHANGE LAT”.

- Ấn phím [ENT], để kết thúc chọn biểu tượng.

Page 52: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

50

- Ấn phím [E], vào menu “Latitude”.

- Nhập giá trị của vĩ độ bằng các phím [▲] hoặc [▼] hoặc [◄] hoặc [►].

- Ấn phím [E], để kết thúc nhập vĩ độ, trở lại menu “Edit waypoint”, trên dòng ‘Lat’ có vĩ độ vừa nhập.

Bước 4: Nhập kinh độ.- Chọn dòng “CHANGE LON” và thực hiện các bước tương tự để nhập kinh độ.

Page 53: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

51

- Ấn phím [E], để kết thúc nhập kinh độ, trở lại menu “Edit waypoint”, trên dòng ‘Lon’ có kinh độ vừa nhập.

3) Chấp nhận và kết thúc.

Máy định vị Seamax Máy định vị Seamax

Ấn phím [C] 2 lần để trở về màn hình chính.

* Khi chọn dùng phím [ ] hoặc [ ] ▲ ▼hoặc [ ] hoặc [ ].◄ ►

- Chọn “EXIT”.

- Ấn phím [ENT], để kết thúc việc nhập điểm.

- Ấn phím [MENU] 1 hoặc 2 lần để trở về màn hình chính.

4.5. Những lưu ý khi thực hiệnKhái quát, thao tác nhập điểm gồm 4 bước chính: nhập tên, nhập biểu

tượng, nhập vĩ độ và nhập kinh độ.

5. Thao tác gọi điểm 5.1. Mục đích, ý nghĩa

- Thao tác gọi điểm là gọi lại điểm đã lưu vào bộ nhớ của máy để lấy các thông tin về điểm cần đi đến. Các thông tin đó là phương vị của mục tiêu và khoảng cách từ tàu đến mục tiêu.

- Một cách khái quát, gọi lại điểm đã lưu vào bộ nhớ máy để đi đến thường gồm 3 thao tác:1) Vào danh sách điểm đã lưu (dùng các phím có chức năng gọi điểm) .

Page 54: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

52

2) Chọn điểm cần đi đến.3) Chấp nhận lựa chọn.

- Các phím có chức năng gọi điểm thường khác nhau đối với từng máy định vị cụ thể 5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy định vị, ăng-ten và nguồn.5.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thực hiện đúng qui trình.- Màn hình cuối cùng xuất hiện phải có được các thông tin về điểm muốn

đến.5.4. Qui trình thực hiện

1) Vào danh sách điểm đã lưu

Máy định vị Seamax Máy định vị Seamax

- Ấn phím [M] vào menu “Waypoints”

- Dùng phím [ ]▼ , chọn dòng “Destination” trên menu.

- Ấn phím [E], danh sách điểm xuất hiện:

- Ấn phím [GOTO], xuất hiện danh mục:

- Chọn “WPT-LIST?”.- Ấn phím [ENT], danh sách điểm xuất hiện:

Page 55: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

53

2) Chọn điểm cần đi đến

Máy định vị Seamax Máy định vị Seamax

- Chọn điểm cần đi đến bằng các phím [ ] hoặc [ ].▲ ▼

- Chọn điểm cần đi đến bằng các phím [ ] hoặc [ ] hoặc [ ] hoặc▲ ▼ ◄ [ ].►

3)Chấp nhận lựa chọn

Máy định vị Seamax Máy định vị Seamax

- Ấn phím [E] để chấp nhận lựa chọn- Ấn phím [C] để trở về màn hình chính.

- Ấn phím [ENT] để chấp nhận lựa chọn

5.5. Những lưu ý khi thực hiện- Trong thao tác gọi điểm, cần phải cho máy biết vị trí (tọa độ) của điểm.- Trong danh sách điểm, 1 điểm được biểu thị bằng số thứ tự hoặc bằng

tên.6. Xác định giá trị của hướng đi, phương vị và khoảng cách6.1. Mục đích, ý nghĩa

- Xác định giá trị của hướng đi, phương vị và khoảng cách là nhận ra và phân biệt được chỉ báo nào là hướng đi của tàu, phương vị của mục tiêu và khoảng cách đến mục tiêu, trong những chỉ báo trên màn hình.

- Chỉ báo hướng đi: Trên màn hình, trị số hướng đi thường đi kèm với các kí hiệu: “CSE” hoặc “COG” hoặc “CRS” hoặc “CMG”. Khái quát giá trị hướng đi là con số phía trước thường bắt đầu bằng chữ “C” và có đơn vị là “ oT” hoặc “ oM”.

Page 56: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

54

- Chỉ báo phương vị: Trên màn hình, trị số phương vị thường đi kèm với kí hiệu “BRG”. Khái quát giá trị phương vị là con số phía trước thường bắt đầu bằng chữ “B” và có đơn vị là “ oT” hoặc “ oM”.

- Chỉ báo khoảng cách: Trên màn hình, trị số khoảng cách thường đi kèm với kí hiệu hoặc “DIST” hoặc “DTG” hoặc “RNG”. Khái quát giá trị khoảng cách là con số phía trước thường bắt đầu bằng chữ “D” hoặc “R” và có đơn vị là “ KM” hoặc “ NM” hoặc “ MI”.

- Ý nghĩa các đơn vị: “ oT” (true): giá trị phương hướng thật. “ oM” (magnetic): giá trị phương hướng từ MI(mile) : dặm, 1MI =1600m NM (nautical mile): hải lý , 1NM=1852m KM (kilometer): cây số

6.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóMáy định vị, ăng-ten và nguồn.

6.3. Những yêu cầu khi thực hiệnNhận diện nhanh và chính xác các chỉ báo hướng đi, phương vị và khoảng

cách trên màn hình.6.4. Qui trình thực hiện

1) Xác định hướng đi của tàu Xác định chỉ báo trên màn hình có chữ “C” đứng đầu và có đơn vị là “ oT” hoặc “ oM”. Đọc trị số của hướng đi.

2) Xác định phương vị của mục tiêu Xác định chỉ báo trên màn hình có chữ “B” đứng đầu và có đơn vị là “ oT” hoặc “ oM”. Đọc trị số của phương vị.

3) Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu Xác định chỉ báo trên màn hình có chữ “D” hoặc “R” đứng đầu và có đơn vị là “ KM” hoặc “ NM” hoặc “ MI”. Đọc trị số của khoảng cách.

Page 57: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

55

Hình 3-4-8. Hướng đi, phương vị, khoảng cách (Seamax)

Hình 3-4-9. Hướng đi, phương vị, khoảng cách (Furuno GP32)

6.5. Những lưu ý khi thực hiện- Trên màn hình, chỉ báo của phương vị và khoảng cách chỉ xuất hiện sau

khi đã thực hiện “Thao tác gọi điểm đến mục tiêu”- Tránh nhầm lẫn chỉ báo phương vị với chỉ báo hướng đi.

7. Bảo quản máy định vị7.1. Mục đích, ý nghĩa

- Bảo quản máy định vị là qui trình giử cho máy chính và các phụ kiện luôn trong tình trạng tốt nhất khi sử dụng hoặc không sử dụng.

- Thường xuyên bảo dưỡng là điều tối quan trọng giúp cho máy định vị hoạt động chính xác, hiệu quả và có tuổi thọ cao.7.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Giá đở, hộp đựng, khăn mềm.7.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thực hiện đúng và đủ qui trình- Máy định vị và phụ kiện luôn sạch sẽ, hoạt động tốt.

7.4. Qui trình thực hiện7.4.1. Đối với máy định vị1) Lắp đặt máy định vị phải

Chọn nơi dễ nhìn, dễ sử dụng nhưng không cản trở những hoạt động khác.

Page 58: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

56

Tránh nơi nóng ẩm, rung động, nước tạt, mặt trời chiếu, dầu mỡ… Đặc biệt không để mặt trời chiếu thẳng vào màn hình. Đế máy cần lắp vững chắc, điều chỉnh góc nghiêng cho dễ nhìn. Đế máy có thể gắn vào mặt bàn, vách hay trần của buồng lái.

2) Nên dùng bộ nguồn hoặc bình ắc- qui riêng cho máy. Tuyệt đối không được sử dụng máy khi bình đang sạc. Nên làm công tắc hay áp-tô-mát để ngắc hoàn toàn máy khỏi nguồn điện khi bình ắc-qui đang sạc hay khi không dùng máy.

3) Khi cầu chì đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới. Cầu chì thay thế phải có đặc tính kỹ thuật tương đương, tuyệt đối không dùng cầu chì có trị số am-pe lớn hơn.

4) Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều, có điện áp đúng yêu cầu kỹ thuật của máy thì mới sử dụng.

5) Phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (thường màu trắng hoặc đỏ), dây nguồn nào nối với cực âm (thường màu đen).

6) Phải đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, đảm bảo không bị mất điện đột ngột khi đang sử dụng máy

7) Khi không dùng máy phải tắt các nguồn điện cung cấp cho máy.8) Bảo quản máy nơi thoáng mát, giữ máy luôn sạch sẽ, dùng khăn mềm,

sạch lau mặt máy và bàn phím.9) Khi vận chuyển máy đi về tránh va chạm.7.4.2. Đối với ăng-ten máy định vị1) Lắp đặt ăng-ten hướng thẳng lên trên để thu tín hiệu vệ tinh tốt nhất.

Phía trên của ăng-ten phải thoáng, không được có vật che chắn, không nhất thiết phải lắp ăng-ten ở vị trí cao.

2) Phải lắp đặt ăng-ten cách xa vị trí của ăng-ten máy thông tin từ 3 đến 4 mét và phải nằm ngoài góc quét của ăng-ten ra-đa.7.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Không dùng chất tẩy rửa để lau chùi máy.- Hư hỏng của máy chính chủ yếu là do nguồn điện, môi trường bảo quản.- Hư hỏng của ăng-ten chủ yếu là do va chạm mạnh với vật sắc, nhọn, cứng

như kim loại...- Hư hỏng của dây nguồn, dây ăng-ten chủ yếu do môi trường, chuột bọ...

Page 59: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

57

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1: Trình bày qui trình chuẩn bị máy định vị?Câu 2: Trình bày mục đích, ý nghĩa của thao tác gọi điểm trong quá trình sử dụng máy định vị?Câu 3: Trình bày qui trình bảo quản máy định vị ?2. Các bài tập thực hànhBài thực hành số 3.4.1: Sử dụng máy định vị Seamax.Bài thực hành số 3.4.2: Sử dụng máy định vị Furuno GP32.C. Ghi nhớCông việc sử dụng máy định vị gồm 07 bước.1. Chuẩn bị máy định vị 2. Mở /Tắt máy3. Đọc giá trị tọa độ vị trí tàu 4. Lưu tọa độ 1 điểm 5. Thao tác gọi điểm 6. Xác định giá trị của hướng đi, phương vị và khoảng cách7. Bảo quản máy định vị

-o0o-

Page 60: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

58

BÀI 5: SỬ DỤNG MÁY DÒ ĐỨNGMã bài: MĐ 03-05

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình sử dụng máy dò đứng.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện qui trình sử dụng máy dò đứng đúng yêu cầu kỹ thuật.A. Nội dung1. Chuẩn bị máy dò đứng (Echo sounder)1.1. Mục đích, ý nghĩa

- Chuẩn bị máy dò đứng là đưa máy đến vị trí làm việc, lắp máy vào giá đở, liên kết máy với ăng-ten và nguồn điện.

- Chuẩn bị máy tốt sẽ thuận lợi cho việc sử dụng và bảo quản. - Hiện nay, trên thị trường, máy dò đứng của thương hiệu JMC và Furuno

là phổ biến nhất, ví dụ JMC V-8202 và Furuno FCV-668.1.1.1. Nguyên lý hoạt động của máy dò đứng- Thông qua ăng-ten (đầu dò), máy phát và thu lại sóng siêu âm phản xạ từ

các mục tiêu trong môi trường nước. - Máy tính toán, xử li và thể hiện trên màn hình.

Hình 3-5-1. Phát và thu sóng siêu âm

1.1.2 Các bộ phận chính của máy dò đứngGồm 2 phần là máy chính và ăngten (đầu dò hoặc mắt nước).

Page 61: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

59

Hình 3-5-2. Phân máy chính Hình 3-5-3. Ăngten (đâu do ho c măt nước)ă

1.1.3. Thông số kỹ thuật của các máy dò đứng JMC V-8202 và Furuno FCV-668* Máy dò đứng JMC V-8202- Màn hình : 6 inch, 8 màu hiển thị- Tần số phát: 50 KHz hoặc 200 KHz- Công suất phát: 150W- Độ sâu lớn nhất có thể đo: 300m.- Nguồn cung cấp: 11 đến 30VDC.

Hình 3-5-4 Máy do đứng JMC V-8202

* Máy dò đứng Furuno FCV-668- Màn hình : 6 inch, 8 màu hiển thị- Tần số phát: 50 KHz hoặc 200 KHz- Công suất phát: 150W

Page 62: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

60

- Độ sâu lớn nhất có thể đo: 300m.- Nguồn cung cấp: 11 đến 30VDC.

Hình 3-5-5 Máy do đứng Furuno FCV-668

1.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóMáy dò đứng, ăng-ten và nguồn.

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Máy được lắp vững chắc vào giá đở.- Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm sau lưng máy.- Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.- Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

1.4. Qui trình thực hiện1) Đặt máy vào vị trí.2) Lắp máy vào giá đở.3) Kết nối dây ăng-ten với máy.4) Nếu dùng bộ chuyển đổi nguồn từ xoay chiều sang 1 chiều thì kiểm tra

để chắc chắn công -tắc đang ở vị trí tắt. 5) Kết nối dây nguồn với máy.6) Kết nối dây dương của dây nguồn với cực dương của nguồn điện 1

chiều.7) Kết nối dây âm của dây nguồn với cực âm của nguồn điện 1 chiều.8) Nếu dùng bộ chuyển đổi nguồn từ xoay chiều sang 1 chiều thì kết nối bộ

chuyển đổi với nguồn xoay chiều rồi mở công-tắc. 1.5. Những lưu ý khi thực hiện

Page 63: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

61

- Các chấu cắm của dây ăng-ten và dây nguồn luôn có cấu tạo tương thích với ổ cắm sau lưng máy.

- Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều, có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng.

- Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ chuyển đổi nguồn từ 220VAC xuống 12 – 24VDC, hoặc dùng ác qui 12 - 24VDC riêng.

- Phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-).Thông thường dây dương của dây nguồn có màu đỏ hoặc trắng, dây âm màu đen.

- Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc.2. Mở /Tắt máy 2.1. Mục đích, ý nghĩa

- Mở máy là thông điện cho máy, máy bắt đầu phát sóng âm và thu lại sóng phản xạ.

- Tắt máy là ngắt điện, cho máy ngừng hoạt động.2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy dò đứng, ăng-ten và nguồn.2.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Ấn (vặn) đúng phím (nút).- Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).

2.4. Qui trình thực hiện* Mở máy

TT Máy Dò đứng Mở máy

1 JMC V-8202 Ấn phím [POWER]

2 Furuno FCV-668 Vặn núm [MODE] theo chiều thuận kim đồng hồ

* Tắt máy:

TT Máy Dò đứng Tắt máy

1 JMC V-8202 Ấn và giữ phím [POWER]

2 Furuno FCV-668 Vặn núm [MODE] về vị trí POWER OFF

Page 64: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

62

2.5. Những lưu ý khi thực hiện- Khi mở máy chú ý các phím hoặc nút có chữ ON hoặc POWER hoặc

MODE. - Khi tắt máy chú ý các phím hoặc nút có chữ OFF hoặc POWER hoặc

MODE. 3. Điều chỉnh độ sáng 3.1. Mục đích, ý nghĩa

- Điều chỉnh độ sáng là làm cho màn hình có độ chiếu sáng phù hợp.- Độ chiếu sáng màn hình phù hợp tùy điều kiện môi trường và chủ quan

của người sử dụng. 3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy dò đứng, ăng-ten và nguồn.3.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thao tác nhanh, gọn.- Thực hiện đúng qui trình. - Độ sáng được điều chỉnh phù hợp để các chi tiết trên màn hình rõ ràng

nhất.3.4. Qui trình thực hiện

TT Máy Dò đứng Điều chỉnh độ sáng

1 JMC V-8202 Tuần tự ấn phím BRT để điều chỉnh độ sáng luân phiên

2 Furuno FCV-668 Tuần tự ấn phím BRILL để điều chỉnh độ sáng luân phiên

3.5. Những lưu ý khi thực hiện- Để điều chỉnh độ sáng màn hình cần lưu ý các phím BRT hoặc BRILL.- Đang ở mức sáng cao nhất nếu ấn thêm lần nữa sẽ trở về mức sáng thấp

nhất. - Thông thường có từ 6 đến 10 mức sáng.

4. Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu 4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu (độ lợi) là làm tăng hay giảm độ mạnh của sóng phản xạ, sao cho mục tiêu cần quan tâm là rõ nhất.

Page 65: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

63

- Độ khuếch đại tín hiệu thu càng lớn thì những tín hiệu nhiễu cũng càng nhiều, do vậy độ khuếch đại tín hiệu thu phù hợp tùy thuộc điều kiện môi trường và chủ quan của người sử dụng. 4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy dò đứng, ăng-ten và nguồn.4.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thao tác nhanh, gọn.- Thực hiện đúng qui trình. - Độ khuếch đại tín hiệu thu được điều chỉnh phù hợp để các chi tiết trên

màn hình rõ ràng nhất.4.4. Qui trình thực hiện

4.4.1. JMC V-8202Muốn chỉnh tăng thêm mức độ khuếch đại của từng tần số 50KHZ hay

200KHZ thì thực hiện như sau:

- Ấn phím - Ấn phím [ENT], lúc này màn hình xuất hiện:

Hình 3-5-6. Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu máy JMC V-8202

- Dùng phím [▲] hoặc [▼] để điều chỉnh độ khuếch đại của tần số 200KHZ.

- Sau khi điều chỉnh xong, ấn phím [ENT] để chấp nhận.- Ấn phím [◄] để chuyển sang chỉnh mức tăng độ khuếch đại của nửa tần

số 50KHZ .

Page 66: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

64

- Dùng phím [▲] hoặc [▼] để điều chỉnh độ khuếch đại của tần số 50KHZ.

- Sau khi điều chỉnh xong, ấn phím [ENT] để chấp nhận.4.4.2. Furuno FCV-668Vặn nút [GAIN], chọn 1 trong 10 nấc để điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu

thu.4.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Để điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu, cần lưu ý các phím hoặc nút [GAIN] hoặc phím .

- Thông thường độ khuếch đại tín hiệu thu được chọn ở mức giữa tức giá trị trung bình.5. Chọn đơn vị và thang đo sâu5.1. Mục đích, ý nghĩa

- Chọn đơn vị đo là chọn 1 trong 3 đơn vị đo là mét hoặc sải (fathom) hoặc bộ (foot).

+ Quan hệ giữa fathom (fm) và mét: 1fm = 1,8288m.+ Quan hệ giữa foot (ft) và mét: 1ft = 0,3048m

- Chọn thang đo sâu là thay đổi độ sâu tối đa mà máy có thể đo được.- Độ sâu càng nhỏ thì tín hiệu càng rõ.- Độ sâu lớn nhất có thể đo được của các máy dò đứng JMC V-8202 và

Furuno FCV-668 đều là 300m.5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy dò đứng, ăng-ten và nguồn.5.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thao tác nhanh, gọn.- Thực hiện đúng qui trình. - Đơn vị và thang đo sâu được chọn đúng yêu cầu.

5.4. Qui trình thực hiện5.4.1. JMC V-8202* Chọn đơn vị đo1) Ấn phím [MENU] để vào menu chính

2) Ấn phím để chọn dòng “3: ĐỘ SÂU”

Page 67: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

65

3) Ấn tiếp phím chọn dòng “3: ĐƠN VỊ ĐO SÂU”4) Dùng các phím số tương ứng chọn loại đơn vị đo.5) Ấn phím [ENT] để xác nhận6) Ấn phím [MODE] để thoát ra màn hình dò cá* Chọn thang đo sâu

1) Ấn và giữ phím cho đến khi trên màn hình xuất hiện chữ “AUTO RNG” hoặc chữ “M.RNG”.

+ AUTO RNG: máy tự động điều chỉnh thang đo độ sâu.+ M.RNG: Điều chỉnh thang đo sâu bằng tay. Chọn “M.RNG”.

2) Ấn phím [▲] hoặc [▲] để tăng giảm thang đo sâu cho phù hợp.5.4.2. Furuno FCV-668* Chọn đơn vị đo1) Vặn nút [MODE] đến vị trí “MENU” để vào menu chính (Hình 3-5-7). 2) Dùng phím [▼] chọn dòng “GO TO SYSTEM MENU” (Hình 3-5-8). 3) Ấn phím [+] để chọn “YES”, vào menu hệ thống (Hình 3-5-9) .4) Dùng phím [▼] để chọn dòng “DEPTH”.5) Dùng phím [+] hoặc [-] để chọn đơn vị đo.6) Vặn nút [MODE] đến vị trí chữ “NORMAL” để về màn hình dò cá bình

thường.* Chọn thang đo sâu1) Chọn thang đo tự động: ấn liên tiếp phím [AUTO], tuần tự sẽ qua hai

chế độ nhỏ:+ AUTO 1: chế độ dò cá+ AUTO 2: chế độ đo sâu (Hình 3-5-10)

2) Chọn thang đo bằng tay: Vặn nút [RANGE], chọn 1 trong 8 nấc để chọn thang đo sâu phù hợp (Hình 3-5-11).5.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Để chọn thang đo sâu, cần chọn chế độ điều chỉnh thang đo sâu bằng tay (không ở chế độ đo sâu tự động “AUTO”).

- Độ sâu tối thiểu máy đo được là 5m, tối đa là 300m. (JMC V-8202 và Furuno FCV-668)

Page 68: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

66

Hình 3-5-7. Menu chính trang 1

Hình 3-5-8. Menu chính trang 2

Hình 3-5-9 .Menu hệ thống

Hình 3-5-10. Hai chế độ thang đo tự động: auto1 và auto2

Hình 3-5-11. Chế độ điều chỉnh bằng tay

Page 69: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

67

6. Phân tích tín hiệu trên màn hình 6.1. Mục đích, ý nghĩa

- Phân tích tín hiệu trên màn hình là xác định được giá trị độ sâu, tình hình đàn cá, đặc điểm nền đáy.

- Phân tích tín hiệu trên màn hình chính xác sẽ giúp cho các quyết định đánh bắt của thuyền trưởng có hiệu quả cao, hạn chế được các sự cố kỹ thuật.

6.1.1. Tín hiệu độ sâu Độ sâu của vùng biển được thể hiện rõ trên màn hình dò đứng bao gồm các

thông tin:- Độ sâu thể hiện bằng con số với đơn vị đo là mét hoặc sải (fathom) hoặc

bộ (foot). - Diễn biến độ sâu của vùng biển thể hiện rõ trên thang đo sâu6.1.2. Tín hiệu chất đáyTín hiệu chất đáy thể hiện trên màn hình có nhiều dạng với màu sắc khác

nhau. Màu sắc của đáy được lựa chọn dựa vào bảng vạch màu, thông thường tín hiệu đáy càng rõ thì màu càng. Tùy theo địa hình đáy và chất liệu nền đáy mà tín hiệu hồi âm có độ mạnh khác nhau. Chất đáy cứng và phẳng cho tín hiệu là những đường liền, mỏng, sắc nét. Chất đáy nghiêng hoặc bùn sốp cho tín hiệu thường dày hơn và đường nét không rõ ràng.

6.1.3. Tín hiệu đàn cá  Sóng siêu âm phản xạ trở lại sẽ được đầu dò (ăng-ten thu) của máy thu lại

và hiển thị trên màn hình, cho biết rõ vị trí, độ lớn đàn cá.

Dựa trên đặc tính sinh học, mỗi loài cá có tầm hoạt động khác nhau trong nước, mặt khác các đàn cá khác nhau có độ lớn khác nhau, do vậy hình ảnh thu được trên màn hình của các loài cá có những nét riêng. Quan sát tín hiệu nhận được người sử dụng có thể phán đoán nhiều thông tin về loài cá, kích thước…

Hình 3-5-12. Tín hiệu đàn cá đáy

6.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóMáy dò đứng, ăng-ten và nguồn.

6.3. Những yêu cầu khi thực hiệnXác định được giá trị độ sâu, tình hình đàn cá, đặc điểm nền đáy.

Page 70: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

68

6.4. Qui trình thực hiện1) Xác định giá trị độ sâu hiện tại và thang đo sâu.

+ Giá trị độ sâu hiện tại xem ở cuối, bên trái màn hình, chữ số thể hiện cỡ chữ lớn nhất và thường có đơn vị đi kèm (m hoặc ft hoặc fm).

+ Thang đo sâu là những vạch từ trên xuống, bên phải màn hình. 2) Xác định đặc điểm nền đáy.

+ Xác định tín hiệu nền đáy: Nền đáy là đường uốn lượn, liền nét kéo dài suốt chiều ngang màn hình, cắt thang đo sâu tại độ sâu hiện tại.

+ Quan sát màu sắc tín hiệu nền đáy để xác định chất đáy.3) Xác định tình hình đàn cá.

+ Xác định tín hiệu đàn cá: Tín hiệu đàn cá là những vệt cong nằm lưng chừng hoặc trên nền đáy.

+ Quan sát màu sắc, độ lớn tín hiệu để phán đoán giống loài và mật độ của đàn cá.

Hình 3-5-13. Độ sâu, tín hiệu nền đáy và tín hiệu đàn cá thể hiện trên màn hình

6.5. Những lưu ý khi thực hiện- Phán đoán nền đáy cần lưu ý bảng luật màu vì nó thể hiện màu của tín hiệu phản xạ, tín hiệu phản xạ mạnh dần theo chiều từ trên xuống.7. Điều chỉnh độ phóng đại

Page 71: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

69

7.1. Mục đích, ý nghĩa- Điều chỉnh độ phóng đại là chọn mức độ phóng lớn hình ảnh, chọn vùng nước trong một khoảng độ sâu nhất định để phóng lớn trên màn hình.- Vùng nước được phóng lớn sẽ giúp cho việc quan sát các chi tiết rõ ràng hơn và như vậy việc phán đoán sẽ chính xác hơn. 7.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy dò đứng, ăng-ten và nguồn.7.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thao tác nhanh, gọn.- Thực hiện đúng qui trình. - Độ phóng đại được điều chỉnh đúng mức độ và khu vực được yêu cầu.

7.4. Qui trình thực hiện7.4.1. JMC V-8202* Phóng đại vùng nước lựa chọn1) Chọn màn hình phân chia 2 phần, nửa bình thường, nửa phóng đại vùng

nước lựa chọn (Hình 3-5-14): ấn phím [MODE] tuần tự để chọn 1 trong 4 màn hình thể hiện.

2) Chọn vùng phóng đại:

+ Ấn phím , góc trên bên trái màn hình hiện chữ “EXP”.+ Dùng phím [▲] hoặc [▼] để di chuyển dấu mũi tên chọn vị trí bắt

đầu của vùng nước muốn phóng đại.3) Thay đổi mức phóng đại:

+ Ấn phím , góc trên bên phải màn hình hiện chữ “SUB.RNG”+ Dùng phím [▲] hoặc [▼] để thay đổi tỷ lệ phóng đại.

* Phóng đại nền đáy1) Chọn màn hình phân chia 2 phần, nửa bình thường, nửa phóng đại nền

đáy (Hình 3-5-21): ấn phím [MODE] tuần tự để chọn 1 trong 4 màn hình thể hiện.

2) Thay đổi mức phóng đại nền đáy:

+ Ấn phím , góc trên bên phải màn hình hiện chữ “SUB.RNG”+ Dùng phím [▲] hoặc [▼] để thay đổi tỷ lệ phóng đại.

Page 72: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

70

Hình 3-5-14. Phóng đại vùng nước lựa chọn Hình 3-5-15. Phóng đại nền đáy

7.4.2. Furuno FCV-668* Phóng đại vùng nước lựa chọn

1) Chọn màn hình M/Z (marker zoom) (Hình 3-5-16), là màn hình chia 2 phần, nửa phải bình thường, nửa trái phóng đại vùng nước lựa chọn:

Vặn nút [MODE] đến vị trí chữ “M/Z”2) Chọn vùng phóng đại: Dùng phím [▲] hoặc [▼] để di chuyển vạch

màu xanh (đường “Variable range marker” ) để chọn vị trí bắt đầu của vùng nước muốn phóng đại. Vùng phóng đại có giới hạn dưới là đường màu vàng (đường “Zoom marker”) lân cận nền đáy.

* Phóng đại nền đáy1) Chọn màn hình B/Z (Bottom zoom) (Hình 3-5-17), là màn hình chia 2

phần, nửa phải bình thường, nửa trái phóng đại nền đáy: Vặn nút [MODE] đến vị trí chữ “B/Z”

Page 73: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

71

Hình 3-5-16. Màn hình M/Z Hình 3-5-17. Màn hình B/Z

2) Chọn mức phóng đại nền đáy:+ Vặn nút [MODE] đến vị trí chữ “MENU” để vào menu chính (Hình 3-

5-7).+ Dùng phím [▼] để chọn “GO TO SYSTEM MENU” (Hình 3-5-8).+ Ấn phím [+] để chọn “YES”, vào menu hệ thống .+ Ấn phím [+] 2 lần để chọn số “3” trên dòng “MENU” (Hình 3-5-9). + Dùng phím [▼] để chọn dòng “ZOOM RANGE”.+ Dùng phím [+] hoặc [-] để chọn mức phóng đại 2 lần, 3 lần, 4 lần

hoặc 5 lần.+ Vặn nút [MODE] về vị trí chữ “B/Z”.

7.5. Những lưu ý khi thực hiện- Về phóng đại hình ảnh các máy đều có 2 chức năng: phóng đại vùng và

phóng đại nền đáy.- Trong phóng đại vùng thường phải chọn vùng sẽ phóng đại.- Trong phóng đại nền đáy thường phải chọn độ phóng đại.

8. Điều chỉnh báo động 8.1. Mục đích, ý nghĩa- Báo động đáy (bottom alarm) hay còn gọi là báo động sâu: loa sẽ phát âm thanh cảnh báo cùng với việc biểu tượng báo động sẽ xuất hiện trên màn hình khi độ sâu nền đáy lọt vào vùng báo động đã cài đặt.

Page 74: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

72

- Báo động cá (fish alarm): loa sẽ phát âm thanh cảnh báo cùng với việc biểu tượng báo động sẽ xuất hiện trên màn hình khi có đàn cá lọt vào vùng báo động đã cài đặt.8.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy dò đứng, ăng-ten và nguồn.8.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thao tác nhanh, gọn.- Thực hiện đúng qui trình. - Báo động đáy và báo động cá được cài đặt đúng yêu cầu.

8.4. Qui trình thực hiện8.4.1. JMC V-8202* Báo động sâu1) Đặt độ sâu báo độngỞ màn hình dò cá bình thường.

+ Ấn phím , ở góc trên màn hình xuất hiện chữ “ALM DEP”.+ Dùng phím [▲] hoặc [▼] để chọn độ sâu muốn đặt báo động.+ Ấn phím [ENT].

2) Cài đặt báo động độ sâu+ Ấn phím [MENU] vào menu chính.

+ Ấn phím [ 2] chọn dòng “2: BÁO ĐỘNG”+ Ấn phím [1] chọn dòng “1: BÁO ĐỘNG ĐỘ SÂU”+ Dùng phím [▲] hoặc [▼]chọn kiểu báo động :

CẠN: phát tín hiệu báo động khi độ sâu nhỏ hơn độ sâu báo động.SÂU: phát tín hiệu báo động khi độ sâu lớn hơn độ sâu báo động

+ Ấn phím ENT để xác nhận,+ Ấn phím MODE để thoát về màn hình dò cá bình thường.

* Báo động cá1) Đặt độ sâu báo động(Giống như phần “Báo động sâu”)2) Cài đặt báo động cá

+ Ấn phím [MENU] vào menu chính.

Page 75: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

73

+ Ấn phím [ 2] chọn dòng “2: BÁO ĐỘNG”+ Ấn phím [2] chọn dòng “2: BÁO ĐỘNG CÓ CÁ”+ Ấn phím [3] chọn dòng “3: CỠ CÁ” .+ Dùng phím [▲] hoặc [▼] để chọn.Có 3 cỡ cá :1: NHỎ, 2: TRUNG, 3:

LỚN.+ Ấn phím [ENT] để xác nhận.+ Ấn phím [4] chọn dòng “4: MẦU CÁ” + Dùng phím [▲] hoặc [▼] để chọn màu.+ Ấn phím [ENT] để xác nhận.+ Dùng phím [▲] hoặc [▼] để chọn tắt (1: OFF) hoặc mở (2: ON) báo

động .+ Ấn phím MODE để thoát về màn hình dò cá bình thường.

8.4.2. Furuno FCV-668

Hình 3-5-18. Bàn phím Furuno FCV-668

Hình 3-5-19. Menu Alarm

1) Ấn phím [ALARM] để xuất hiện menu Alarm (Hình 3-5-19 ).2) Dùng phím [▼] hoặc [▲] để chọn loại báo động : “BOTTOM” (báo

động đáy) hoặc “FISH” (báo động cá).3) Ấn phím [+] để chọn “ON”, kích hoạt báo động.4) Ấn phím [▼] chọn “ALARM ZONE” (độ rộng vùng báo động).5) Dùng phím [+] hoặc [-] để đặt độ rộng vùng báo động.

Page 76: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

74

6) Ấn phím [▼] chọn “RANGE” (độ sâu của vùng báo động)7) Dùng phím [+] hoặc [-] để đặt độ sâu vùng báo động.

8.5. Những lưu ý khi thực hiện8.4.1. JMC V-8202- Đặt độ sâu báo động cho báo động sâu và báo động cá là giống nhau.- Đối với báo động sâu chỉ có thể chọn 1 trong 2 loại báo động cạn hoặc

sâu.8.4.2. Furuno FCV-668- Để tắt báo động, theo qui trình cài báo động như trên, ở bước 3 chọn

”OFF”.- Riêng trong báo động cá, báo động được kích hoạt khi tín hiệu đàn cá đạt

đến độ mạnh nhất định, độ mạnh này được cài đặt trong menu Hệ thống 1. Qui trình như sau:

+ Vặn nút [MODE] đến vị trí “MENU”, vào menu chính (Hình 3-5-7).+ Dùng phím [▼] chọn dòng “GO TO SYSTEM MENU” (Hình 3-5-8).+ Ấn phím [+] để chọn “YES”, vào menu hệ thống 1 (Hình 3-5-9).+ Dùng phím [▼] để chọn dòng “F/A LEVEL”.+ Dùng phím [+] hoặc [-] để chọn mức “WEAK” (yếu), “MED” (trung

bình) hoặc “STRG” (mạnh) .+ Vặn nút [MODE] về vị trí chữ “NORMAL” để trở lại màn hình bình

thường.9. Bảo quản máy dò đứng9.1. Mục đích, ý nghĩa

- Bảo quản máy dò đứng là qui trình giử cho máy chính và các phụ kiện luôn trong tình trạng tốt nhất khi sử dụng hoặc không sử dụng.

- Thường xuyên bảo dưỡng là điều tối quan trọng giúp cho máy dò đứng hoạt động chính xác, hiệu quả và có tuổi thọ cao.9.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Giá đở, hộp đựng, khăn mềm.9.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thực hiện đúng và đủ qui trình- Máy dò đứng và phụ kiện luôn sạch sẽ, hoạt động tốt.

9.4. Qui trình thực hiện9.4.1. Đối với máy

Page 77: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

75

1) Khi lắp đặt máy phải tránh xa ăng-ten của các thiết bị radio khác để tránh nhiễu lọt vào máy.

2) Đặt máy cách xa các vật có từ tính như la bàn … điều này có thể làm màu của máy bị sai lạc.

3) Không đặt máy nơi có nhiệt độ cao, nơi bị nắng chiếu trực tiếp. Việc máy bị quá nhiệt có thể dẫn tới hư hỏng.

4) Đặt máy nơi khô ráo, thoáng mát, giữ máy luôn sạch sẽ, lau sạch bên ngoài sau mỗi chuyến biển, khi lau dùng miếng xốp có thấm nước ngọt, vắt khô lau trước, sau đó dùng vải khô, mềm để lau sạch.

5) Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra nguồn cung cấp và hệ thống dây nối.

6) Không cho máy hoạt động khi chưa nối với đầu dò và đầu dò phải được ngập ở trong nước trước khi mở điện cho máy.

7) Không để rơi máy xuống nước8) Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy, che

đậy máy cẩn thận đặt nơi khô ráo, an toàn. 9) Khi vận chuyển máy đi về tránh va chạm9.4.2. Đối với ăng-ten (đầu dò hoặc mắt nước)1) Vị trí lắp đặt ăng-ten máy dò đứng thường trong phạm vi từ 1/2 đến 2/3

chiều dài thân tàu tính mũi tàu, và cách ky tàu khoảng 0,3 đến 0,5 mét. 2) Lắp cho ăng-ten luôn nằm dưới mặt nước bất chấp sự thay đổi tốc độ tàu

và luôn hướng thẳng xuống đáy biển khi tàu chạy.3) Không nên để ăng-ten chạm đất, nên làm vỏ hộp bảo vệ ăng-ten.4) Khi tàu lên đà phải kiểm tra và bảo dưỡng ăng-ten .5) Không nên sơn lên bề mặt ăng-ten. Chỉ được dùng những vật mềm để

làm sạch ăng-ten, khi ăng-ten bị rong, hà bám nên dùng miếng gỗ hoặc nhựa để cạo sạch.9.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Khi sử dụng phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn.

- Không dùng chất tẩy rửa để lau chùi máy.- Hư hỏng của máy chính chủ yếu là do nguồn điện, môi trường bảo quản.- Hư hỏng của ăng-ten chủ yếu là do va chạm mạnh với vật sắc, nhọn, cứng

như kim loại...

Page 78: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

76

- Hư hỏng của dây nguồn, dây ăng-ten chủ yếu do môi trường, chuột bọ... B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1: Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc chuẩn bị máy dò đứng ?Câu 2: Trình bày qui trình chọn đơn vị và thang đo sâu của 1 máy dò đứng đã học?2. Các bài tập thực hànhBài thực hành số 4.5.1: Sử dụng máy dò đứng Furuno FCV-668.Bài thực hành số 4.5.2: Sử dụng máy dò đứng JMC V-8202.C. Ghi nhớCông việc sử dụng máy dò đứng gồm 09 bước.

1. Chuẩn bị máy dò đứng 2. Mở /Tắt máy3. Điều chỉnh độ sáng4. Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu 5. Chọn đơn vị và thang đo sâu6. Phân tích tín hiệu trên màn hình7. Điều chỉnh độ phóng đại8. Điều chỉnh báo động9. Bảo quản máy dò đứng

-o0o-

Page 79: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

77

BÀI 6: SỬ DỤNG MÁY DÒ NGANGMã bài: MĐ 03-06

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình sử dụng máy dò ngang.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện qui trình sử dụng máy dò ngang đúng yêu cầu kỹ thuật.A. Nội dung1. Chuẩn bị máy dò ngang (Sonar)1.1. Mục đích, ý nghĩa

- Chuẩn bị máy dò ngang là đưa máy đến vị trí làm việc, lắp máy vào giá đở, liên kết các phần máy chính với ăng-ten và nguồn điện.

- Chuẩn bị máy tốt sẽ thuận lợi cho việc sử dụng và bảo quản. - Hiện nay, trên thị trường, máy dò ngang của 2 thương hiệu Furuno và

JMC là phổ biến nhất. Trong bài này sẽ trình bày cụ thể về 2 máy dò ngang Furuno CH250 và JMC CSL-1000-180.

1.1.1. Nguyên lý hoạt động của máy dò ngang- Thông qua ăng-ten (đầu dò), máy phát và thu lại sóng siêu âm phản xạ từ

các mục tiêu trong môi trường nước. - Máy tính toán, xử li và thể hiện trên màn hình.

Hình 3-6-1. Phát và thu sóng siêu âm

1.1.2. Tính năng của máy dò ngangNhờ sử dụng hệ thống ăng-ten xoay, máy dò ngang cho phép:- Quan sát tính hiệu đàn cá ngay dưới đáy tàu.- Biết độ sâu đáy biển.- Quan sát tín hiệu đàn cá ở khu vực xung quanh tàu, xa đến vài cây số, rất

hiệu quả đối với các nghề khai thác tầng mặt và tầng giữa.1.1.3 Các bộ phận chính của máy dò ngang

Page 80: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

78

- Gồm 2 phần là phần máy chính (màn hình hiển thị, bảng điều khiển, bộ thu phát) và hệ thống ăng-ten xoay (bộ nâng hạ và đầu dò).

- Hệ thống ăng-ten xoay thường được gắn cố định trên tàu.

Hình 3-6-2. Máy chính Hình 3-6-3. Hệ thống ăngten xoay

1.1.4. Thông số kỹ thuật của các máy dò ngang Furuno CH250 và JMC CSL-1000-180

* Máy dò ngang Furuno CH250

- Màn hình tinh thể lỏng LCD màu 10.4” (VGA 640x480 pixel) .

- Tần số phát: 60, 88 hoặc 150 KHz.

- Công suất phát: Từ 0.8 – 1.2 KW

- Thang đo tối đa: 1600 m

- Nguồn cấp điện: Bộ thu phát 12-24/32 VDC, 55w. Bộ nâng hạ đầu dò 12/24-32 VDC,200w.

- Ngôn ngữ tiếng Việt.

Hình 3-6-4. Máy do ngang Furuno CH250

Page 81: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

79

* Máy dò ngang JMC CSL-1000-180

- Màn hình : màu, tinh thể lỏng LCD 15 inch.

- Tần số phát: 180 KHz- Công suất phát: 1,5kw- Thang đo tối đa: 2.000 m- Nguồn cấp điện: 20-30 VDC- Ngôn ngữ: tiếng Việt.

Hình 3-6-5. Máy do ngang JMC CSL-1000-180

1.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóMáy dò ngang, hệ thống ăng-ten và nguồn.

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Máy được lắp vững chắc vào giá đở.- Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.- Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.- Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm (-).

1.4. Qui trình thực hiện1) Đặt phần máy chính (màn hình hiển thị, bảng điều khiển, bộ thu phát)

vào vị trí.2) Lắp màn hình hiển thị vào giá đở.3) Kiểm tra kết nối giữa màn hình hiển thị (monitor unit) với bảng điều

khiển (control unit).4) Kết nối bộ thu phát (transceiver unit) với màn hình hiển thị và bảng điều

khiển.5) Kết nối bộ thu phát (transceiver unit) với bộ nâng hạ và đầu dò (hull

unit).6) Kết nối bộ thu phát với dây nguồn.7) Kết nối bộ nâng hạ và đầu dò với dây nguồn.8) Nếu dùng bộ chuyển đổi nguồn từ xoay chiều sang 1 chiều thì kiểm tra

để chắc chắn công -tắc đang ở vị trí tắt.

Page 82: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

80

9) Kết nối dây dương của dây nguồn với cực dương của nguồn điện 1 chiều.

10) Kết nối dây âm của dây nguồn với cực âm của nguồn điện 1 chiều.11) Nếu dùng bộ chuyển đổi nguồn từ xoay chiều sang 1 chiều thì kết nối

bộ chuyển đổi với nguồn xoay chiều rồi mở công-tắc. 1.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Các chấu cắm liên kết các bộ phận và dây nguồn luôn có cấu tạo tương thích với ổ cắm sau lưng máy.

- Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều, có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng.

- Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ chuyển đổi nguồn từ 220VAC xuống 12 – 24VDC, hoặc dùng ác qui 12 - 24VDC riêng.

- Phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-).Thông thường dây dương của dây nguồn có màu đỏ hoặc trắng , dây âm màu đen.

- Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn

- Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc.

- Màn hình máy phải được đặt nơi thoáng mát và cách xa các vật có từ tính như la bàn ….2. Mở và tắt máy 2.1. Mục đích, ý nghĩa

- Mở máy là thông điện cho phần máy chính và hệ thống ăng-ten.- Tắt máy là ngắt điện, cho máy ngừng hoạt động.

2.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóMáy dò ngang, hệ thống ăng-ten và nguồn.

2.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Ấn (vặn) đúng phím (nút).- Thực hiện đúng qui trình.- Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).

2.4. Qui trình thực hiện * Mở máy

Page 83: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

81

Hình 3-6-6. Bảng điều khiển Furuno CH250

Hình 3-6-7. Bảng điều khiển JMC CSL-1000-180

TT Máy Dò ngang Mở máy

1 Furuno CH250 Ấn phím [POWER] và giữ cho đến khi nghe có tiếng”click”. Một tiếng bíp phát ra, đèn trên phím bật sáng và màn hình chính xuất hiện.

2 JMC CSL-1000-180

Ấn phím [POWER] ở vị trí “ON”, trên màn hình xuất hiện chữ “WAITING”. Sau khi chữ WAITING mất đi thì máy đi vào hoạt động.

* Tắt máy:

TT Máy Dò ngang Tắt máy

1 Furuno CH250 1- Ấn phím [ ] (XDR), đèn trên phím nhấp nháy và đầu dò được nâng lên. Khi đầu dò được rút lên hoàn toàn thì đèn sáng ổn định.

2- Ấn và giữ phím [POWER] cho đến khi máy tắt.

2 JMC CSL-1000-180

- Ấn phím HOIST [ ] để nâng đầu dò vào trong ống bảo vệ.

- Ấn phím [POWER] ở vị trí “OFF”

Page 84: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

82

2.5. Những lưu ý khi thực hiện- Khi Mở /Tắt máy chú ý các phím hoặc nút có chữ “ON”(“OFF”) hoặc

“POWER”.- Trước khi tắt máy phải đảm bảo đầu dò đã được nâng lên vào trong ống

bảo vệ, đèn chỉ báo vị trí đầu dò trên bảng điều khiển đã tắt.- Đầu dò được tự động kéo vào bên trong ống bảo vệ nếu nhấn phím

[POWER] (hoặc OFF) trước khi kéo đầu dò. Tuy nhiên, để an toàn, nên có thói quen kéo đầu dò vào trong trước khi tắt nguồn.

- Khi không dùng máy, phải tắt các nguồn điện cung cấp cho máy.- Sau khi thay đổi thông số cài đặt, nên đợi ít nhất một phút trước khi tắt

máy để thiết bị có thể lưu vào bộ nhớ thông số cài đặt.

Đèn báo trạng thái đầu dò:Mũi tên hướng lên được lấp đầy khi kéo đầu dò vào trong ống bảo vệ.Mũi tên hướng xuống được lấp đầy khi đầu dò hạ xuống hoàn toàn.Mũi tên tương ứng nhấp nháy trong suốt quá trình nâng lên/hạ xuống của đầu dò.

Hình 3-6-8. Đèn báo trạng thái đâu do

3. Nâng hạ đầu dò 3.1. Mục đích, ý nghĩa

- Đầu dò nằm trong bộ nâng hạ và đầu dò. - Khi làm việc đầu dò được hạ xuống, đưa ra ngoài đáy tàu, còn khi tắt máy

đầu dò sẽ được nâng lên, nằm trong ống bảo vệ. - Việc nâng hạ được thực hiện nhằm tránh những hư hỏng do tác dụng cơ

học cho đầu dò.3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy dò ngang, hệ thống ăng-ten và nguồn.3.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thao tác nhanh, gọn.- Thực hiện đúng qui trình. - Đầu dò được nâng lên hoặc hạ xuống an toàn

Page 85: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

83

3.4. Qui trình thực hiện3.4.1. Hạ đầu dò* Furuno CH250

Ấn phím [ ](XDR) để hạ đầu dò ra ngoài ống bảo vệ.+ Đèn trên mặt phím nhấp nháy trong khi đầu dò được hạ xuống. Khi

đầu dò được hạ xuống hoàn toàn thì đèn sáng ổn định.+ Mũi tên hướng xuống báo trạng thái đầu dò nằm ở góc trên bên phải

màn hình được lấp đầy khi đầu dò hạ xuống hoàn toàn.* JMC CSL-1000-180

Ấn phím HOIST [ ] để hạ bầu dò ra ngoài ống bảo vệ.

+ Đèn chỉ báo vị trí đầu dò trên bảng điều khiển bật sáng .

+ Ký hiệu “ ”, xuất hiện ở góc dưới bên trái của màn hình, chớp liên tục và chỉ ngừng chớp khi đầu dò hoàn toàn nằm ngoài ống bảo vệ.3.4.2. Nâng đầu dò* Furuno CH250

Ấn phím [ ] (XDR) để nâng đầu dò vào ống bảo vệ.+ Đèn trên phím nhấp nháy và đầu dò được nâng lên. Khi đầu dò được

rút lên hoàn toàn thì đèn sáng ổn định.+ Mũi tên hướng lên báo trạng thái đầu dò nằm ở góc trên bên phải của

màn hình được lấp đầy khi đầu dò nâng lên hoàn toàn.* JMC CSL-1000-180

Ấn phím HOIST [ ] để nâng đầu dò vào ống bảo vệ.

+ Đèn chỉ báo vị trí đầu dò trên bảng điều khiển tắt . + Ký hiệu “ ”, xuất hiện ở góc dưới bên trái của màn hình, chớp liên

tục và chỉ ngừng chớp khi đầu dò hoàn toàn nằm trong ống bảo vệ. 3.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Trước khi hạ đầu dò ra ngoài ống bảo vệ, phải chắc chắn phía dưới đầu dò không có bất kỳ chướng ngại vật nào.

- Để tránh hư hỏng đầu dò, khi máy dò ngang hoạt động, vận tốc tàu không được vượt 20 hải lí/giờ và khi hạ hoặc nâng đầu dò vận tốc tàu không được vượt 15 hải lí/giờ.

Page 86: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

84

4. Điều chỉnh độ sáng màn hình và mặt phím4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Điều chỉnh độ sáng là chọn độ chiếu sáng phù hợp để làm việc cho màn hình và bảng điều khiển.

- Độ chiếu sáng phù hợp tùy điều kiện môi trường và chủ quan của người sử dụng.

- Ở máy Furuno CH250 độ sáng màn hình có 9 cấp, độ sáng mặt phím có 4 cấp.

- Ở máy JMC CSL-1000-180 chỉ có 2 chọn lựa cho độ sáng bàn phím là ”SÁNG” và ”TỐI”.4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Máy dò ngang, hệ thống ăng-ten và nguồn.4.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thao tác nhanh, gọn.- Thực hiện đúng qui trình. - Độ sáng được điều chỉnh đúng theo yêu cầu.

4.4. Qui trình thực hiện4.4.1. Furuno CH2501) Ấn phím [BRILL] để mở hộp thoại điều chỉnh (Hình 4-6-9).2) Dùng phím [◄] hoặc [►] để điều chỉnh độ sáng màn hình.3) Dùng phím [▼] hoặc [▲]để điều chỉnh độ sáng mặt phím.

Hình 3-6-9. Hộp thoại điều chỉnh độ sáng máy Furuno CH250

4.4.2. JMC CSL-1000-180

1) Vặn nút [MODE] ( ) đến vị trí ”menu 2”.

2) Dùng phím hoặc để chọn ”KHÁC”.

3) Dùng phím chọn ”ĐỘ SÁNG BÀN PHÍM”.

Page 87: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

85

4) Dùng phím hoặc chọn ”SÁNG” hoặc ”TỐI”.

5) Vặn nút [MODE] ( ) trở về màn hình dò cá ban đầu.4.5. Những lưu ý khi thực hiện* Ở máy Furuno CH250

- Để điều chỉnh độ sáng màn hình cần lưu ý phím [BRILL].- Hộp thoại điều chỉnh sẽ đóng lại sau 4 giây nếu không có sự điều chỉnh

nào.* Ở máy JMC CSL-1000-180 để điều chỉnh độ sáng bàn phím phải vào menu.5. Chọn đơn vị đo5.1. Mục đích, ý nghĩa

Chọn đơn vị đo là chọn 1 trong nhiều đơn vị đo, thông thường đơn vị được chọn là mét hoặc sải (fathom) hoặc bộ (foot).

- Quan hệ giữa fathom (fm) và mét: 1fm = 1,8288m.- Quan hệ giữa foot (ft) và mét: 1ft = 0,3048m

5.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóMáy dò ngang, hệ thống ăng-ten và nguồn.

5.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Thao tác nhanh, gọn.- Thực hiện đúng qui trình. - Đơn vị đo sâu được chọn đúng yêu cầu.

5.4. Qui trình thực hiện5.4.1. Furuno CH2501) Ấn phím [MENU] để mở menu.2) Ấn phím [▲] để chọn ”MENU”, và sau đó ấn phím [►] để chọn ”SYS”.3) Ấn phím [▼] để chọn ”GO TO SYS MENU”.4) Ấn phím[◄] để chọn ”YES”.5) Nếu vệt đen chọn chưa nằm ở ”SYSTEM SETTING” thì dùng phím [▼]

hoặc [▲] để chọn.6) Ấn phím [►] để vào.7) Ấn phím [▲] để chọn ”MENU”8) Ấn phím [◄] để chọn ”1”

Page 88: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

86

9) Dùng phím [▼] hoặc [▲] để chọn ”UNIT”10) Dùng phím [◄] hoặc [►] chọn đơn vị đo: mét (m), bộ (ft), sải (fm)..11) Ấn phím [MENU] 2 lần để xác nhận lựa chọn và đóng menu. 5.4.2. JMC CSL-1000-180

1- Vặn nút [MODE] ( ) đến vị trí ”menu 2”.

2- Dùng phím hoặc để chọn ”KHÁC”.

3- Dùng phím chọn ”ĐƠN VỊ ĐO”.

4- Dùng phím hoặc chọn mét (m), bộ (ft), sải (fm)...

5- Vặn nút [MODE] ( ) trở về màn hình dò cá ban đầu.5.5. Những lưu ý khi thực hiện

Nghề cá ở Việt Nam sử dụng 2 đơn vị độ dài phổ biến là mét (m) và sải (fm).6. Vận hành chế độ quét ngang 6.1. Mục đích, ý nghĩa

- Trong chế độ quét ngang chùm tia quét có phạm vi hoạt động là 1 góc tối đa bằng 360o, xung quanh con tàu.

- Vận hành chế độ quét ngang là chọn chế độ hoạt động quét ngang và thiết đặt màn hình cũng như các thông số làm việc cơ bản cho máy.

Hình 3-6-10.Chế độ quét ngang

1) Những kiến thức cần biết trong việc chọn chế độ quét ngang và màn hình thể hiện

- Nhìn chung, có 3 chế độ hoạt động chính là quét ngang, quét dọc và dò ngang.

Page 89: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

87

- Máy Furuno CH250 có 8 màn hình, đó là màn hình quét ngang, quét ngang phóng đại, quét ngang/lịch sử (ảnh lưu), quét ngang/vệt tàu, quét ngang/cắt lớp, quét ngang/quét dọc, quét dọc và dò ngang.- Máy JMC CSL-1000-180 có 4 màn hình chính là màn hình quét ngang, màn hình quét ngang lệch tâm, màn hình quét dọc, màn hình dò ngang.- Chế độ và màn hình quét ngang giúp ta quan sát được tình hình một phần hoặc toàn bộ vùng nước xung quanh con tàu, đặc biệt hữu dụng cho nghề lưới vây.2) Những kiến thức cần biết trong việc chọn thang đo sâu- Chọn thang đo sâu là thay đổi độ sâu tối đa mà máy có thể đo được.- Chọn thang đo theo loài cá đang tìm kiếm hoặc theo độ sâu mong muốn. - Mỗi lần vặn là một thang mới nhất được chọn với những ký tự lớn phía trên màn hình sẽ xuất hiện trong chốc lát. Thang đo được hiển thị thường trực ở góc trên bên phải.- Thông thường, thang đo được đặt sao cho đáy luôn hiện trên màn hình- Ở chế độ quét ngang máy Furuno CH250, có 15 nấc thang, từ 10m đến 1.600m và máy JMC CSL-1000-180, có 8 nấc thang, mặc định từ 40m đến 320m và có thể thay đổi từ 20m đến 2.000m trong ”MENU1” bằng nút [MODE].3) Những kiến thức cần biết trong việc chọn góc quét ngang (Sector)- Góc quét ngang là phạm vi theo phương ngang mà chùm tia quét của đầu dò hoạt động.- Furuno CH250: Có 16 nấc chọn từ, từ 60 đến 360o. - JMC CSL-1000-180 có 8 nấc chọn từ 5o (hoặc 10o tùy góc mở chùm tia được chọn trong menu) đến 360o.4) Những kiến thức cần biết trong việc chọn hướng quét ngang - Hướng quét là điểm giữa của góc quét ngang (sector)- Furuno CH250: Hướng quét ngang có giá trị từ 0o đến 354o, theo phương ngang (song song nền đáy), tính từ mũi tàu theo chiều kim đồng hồ, mỗi nấc tăng giảm 6o. - JMC CSL-1000-180: Hướng quét ngang có giá trị từ 0o đến 355o, mỗi nấc tăng giảm 5o. 5) Những kiến thức cần biết trong việc chọn góc nghiêng (Tilt angle)- Góc nghiêng là góc hợp bởi đường phân giác của góc quét ngang và mặt thoáng môi trường nước.

Page 90: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

88

- Góc nghiêng có giá trị từ 0o đến 5o (hướng lên) và từ 0o đến 90o (hướng xuống) với mỗi nấc là 1o. Khi sóng âm quét theo phương ngang thì góc nghiêng là 0o, khi quét theo phương thẳng đứng góc nghiêng là 90o.

Hình 3--6-11.Góc nghiêng

6) Những kiến thức cần biết trong việc điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu (Độ lợi)- Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu (độ lợi) là làm tăng hay giảm độ mạnh của sóng phản xạ, sao cho mục tiêu cần quan tâm là rõ nhất.- Độ lợi càng lớn thì những tín hiệu nhiễu cũng càng nhiều, do vậy độ khuếch đại tín hiệu thu phù hợp tùy thuộc điều kiện môi trường và chủ quan của người sử dụng. - Thông thường độ lợi được điều chỉnh sao cho tín hiệu nền đáy có màu hung đỏ trộn lẫn đỏ.

6.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóMáy dò ngang, hệ thống ăng-ten và nguồn.

6.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Thao tác nhanh, gọn. - Thực hiện đúng qui trình. - Màn hình thể hiện, thang đo sâu, góc quét, hướng quét, góc nghiêng, độ

khuếch đại tín hiệu thu được chọn đúng theo yêu cầu.

Page 91: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

89

6.4. Qui trình thực hiện

Hình 3-6-12. Chi tiết màn hình quét ngang Furuno CH250

Page 92: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

90

Hình 3-6-13. Chi tiết màn hình quét ngang JMC CSL-1000-180

1) Chọn chế độ quét ngang và màn hình thể hiện* Furuno CH250

Ấn phím trong các phím [DISPLAY MODE] để vào màn hình quét ngang (Hình 3-6-12).* JMC CSL-1000-180

Vặn nút [MODE] ( ) đến vị trí ”1” hoặc ”2” để vào màn hình quét ngang (Hình 3-6-13) hoặc màn hình quét ngang lệch tâm.2) Chọn thang đo sâuVặn nút [RANGE], chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.3) Chọn góc quét ngang (Sector)Vặn nút [SECTOR], chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.4) Chọn hướng quét ngang * Furuno CH250Vặn nút [TRAIN], chọn giá trị hướng quét, chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.* JMC CSL-1000-180

Page 93: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

91

Ấn phím [BEARING] hoặc , chọn giá trị hướng quét, chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.5) Chọn góc nghiêng (Tilt angle)Vặn nút [TILT], chọn giá trị góc nghiêng theo chiều hướng lên (0o đến 5o) hoặc hướng xuống (0o đến 90o).chiều giảm thì ngược lại.* JMC CSL-1000-180

Ấn phím [TILT] hoặc chọn giá trị góc nghiêng theo chiều hướng lên (0o đến 5o) hoặc hướng xuống (0o đến 90o).6) Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thuVặn nút [GAIN], chọn 1 trong 10 nấc để điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu.

6.5. Những lưu ý khi thực hiện6.5.1. Furuno CH2501) Chọn chế độ quét ngang và màn hình thể hiện- Furuno CH250: Ngoài màn hình quét ngang, có thể chọn các màn hình quét ngang kết hợp như sau: màn hình quét ngang phóng đại (dùng phím

), quét ngang/lưu ảnh (phím ), quét ngang/vệt tàu (phím ), quét ngang/cắt lớp (phím ).- JMC CSL-1000-180: Ngoài màn hình quét ngang còn có màn hình quét ngang lệch tâm.2) Chọn thang đo sâu- Để chọn thang đo sâu, cần lưu ý nút [RANGE]. Chiều tăng là chiều kim đồng hồ.- Thông thường, thang đo được chọn sao cho nền đáy biển luôn hiện trên màn hình.3) Chọn góc quét ngang (Sector)- Để chọn góc quét ngang, cần lưu ý nút [SECTOR]. Chiều tăng là chiều kim đồng hồ.- Furuno CH250: Có thể chọn nhanh góc quét 360° (quét tròn) hoặc góc quét 168° (bán tròn) bằng cách tuần tự ấn phím [FULL/HALF].4) Chọn hướng quét ngang Để chọn hướng quét ngang, cần lưu ý nút [TRAIN] (Furuno CH250) hoặc phím [BEARING] (JMC CSL-1000-180). Chiều tăng là chiều kim đồng hồ.

Page 94: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

92

5) Chọn góc nghiêng (Tilt angle)- Để chọn góc nghiêng, cần lưu ý nút hoặc phím [TILT]. - Chọn góc nghiêng phụ thuộc vào đối tượng khai thác. Đối với cá tầng mặt, chọn góc nghiêng nhỏ (khoảng 5°) và đối với cá đáy, chọn góc nghiêng lớn (40°).6) Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu- Để điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu, cần lưu ý nút [GAIN]. Chiều tăng là chiều kim đồng hồ.- Thông thường độ khuếch đại tín hiệu thu được chọn ở mức giữa tức giá trị trung bình rồi sau đó tinh chỉnh tùy trường hợp.

7. Vận hành chế độ quét dọc7.1. Mục đích, ý nghĩa

- Trong chế độ quét dọc, tia quét trung tâm nằm 1 trong những mặt phẳng quét dọc, mặt phẳng này chứa đầu dò, vuông góc với mặt thoáng.

- Vận hành chế độ quét dọc là chọn chế độ hoạt động quét dọc và thiết đặt màn hình cũng như các thông số làm việc cơ bản cho máy.

Hình 3-6-14.Chế độ quét dọc

1) Những kiến thức cần biết trong việc chọn chế độ quét dọc và màn hình thể hiệnChế độ và màn hình quét dọc giúp ta quan sát được tình hình vùng nước từ mạn phải xuống đáy, qua mạn trái của con tàu, đặc biệt hữu dụng trong nghề lưới kéo tầng đáy.2) Những kiến thức cần biết trong việc chọn thang đo sâuỞ chế độ quét dọc máy Furuno CH250, có 15 nấc thang, từ 10m đến 600m và máy JMC CSL-1000-180, có 8 nấc thang, mặc định từ 40m đến 320m và có thể thay đổi từ 20m đến 2.000m trong ”MENU1” bằng nút [MODE].3) Những kiến thức cần biết trong việc chọn hướng quét dọc (Train center)

Page 95: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

93

- Hướng quét dọc là hướng của mặt phẳng quét dọc.- Mặt phẳng quét dọc là mặt phẳng đi qua đầu dò, vuông góc với mặt thoáng. - Furuno CH250: Hướng quét dọc có giá trị từ 0o đến 180o, tính từ mũi tàu, theo chiều kim đồng hồ.- JMC CSL-1000-180: Hướng quét dọc có giá trị từ 0o đến 355o, tính từ mũi tàu, theo chiều kim đồng hồ, mỗi nấc tăng giảm 5o.4) Những kiến thức cần biết trong việc chọn góc quét dọc (Sector)- Góc quét dọc là góc nằm trong mặt phẳng quét dọc thể hiện phạm vi hoạt động của tia quét đầu dò.- Furuno CH250: Có 16 nấc, từ 6o đến 180o. - JMC CSL-1000-180: 8 nấc, từ 5o hoặc 3o đến 175o hoặc 177o tùy góc mở chùm tia.5) Những kiến thức cần biết trong việc chọn góc nghiêng dọc (Sector center)- Góc nghiêng dọc là góc nằm trong mặt phẳng quét dọc, hợp bởi đường phân giác của góc quét dọc và mặt thoáng.- Furuno CH250: Góc nghiêng dọc có giá trị từ 0o đến 180o, tính từ mạn phải, mỗi nấc tăng 6o.- JMC CSL-1000-180: Góc nghiêng có giá trị từ 0o đến 5o (hướng lên) và từ 0o đến 90o (hướng xuống). Khi sóng âm quét theo phương ngang thì góc nghiêng là 0o, khi quét theo phương thẳng đứng góc nghiêng là -90o.6) Những kiến thức cần biết trong việc điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu (Độ lợi)- Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu (độ lợi) là làm tăng hay giảm độ mạnh của sóng phản xạ, sao cho mục tiêu cần quan tâm là rõ nhất.- Độ khuếch đại tín hiệu thu càng lớn thì những tín hiệu nhiễu cũng càng nhiều, do vậy độ khuếch đại tín hiệu thu phù hợp tùy thuộc điều kiện môi trường và chủ quan của người sử dụng. - Thông thường độ lợi được điều chỉnh sao cho tín hiệu nền đáy có màu hung đỏ trộn lẫn đỏ.

7.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóMáy dò ngang, hệ thống ăng-ten và nguồn.

7.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Thao tác nhanh, gọn.

Page 96: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

94

- Thực hiện đúng qui trình. - Màn hình thể hiện, thang đo sâu, hướng quét, góc quét, góc nghiêng, độ

khuếch đại tín hiệu thu được chọn đúng theo yêu cầu.7.4. Qui trình thực hiện

Hình 3-6-15. Chi tiết màn hình quét dọc Furuno CH250

Page 97: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

95

Hình 3-6-16. Chi tiết màn hình quét dọc JMC CSL-1000-180

1) Chọn chế độ quét dọc và màn hình thể hiện* Furuno CH250

Ấn phím trong các phím [DISPLAY MODE] để vào màn hình quét dọc (Hình 3-6-15). * JMC CSL-1000-180

Vặn nút [MODE] ( ) đến vị trí ”3” để vào màn hình quét dọc (Hình 3-6-16).

2) Chọn thang đo sâuVặn nút [RANGE], chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.

3) Chọn hướng quét dọc * Furuno CH250Vặn nút [TRAIN], chọn giá trị hướng quét dọc, chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.* JMC CSL-1000-180

Ấn phím [BEARING] hoặc , chọn giá trị hướng quét, chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.

4) Chọn góc quét dọc (Sector)

Page 98: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

96

Vặn nút [SECTOR], chọn giá trị góc quét dọc, chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.

5) Chọn góc nghiêng dọc (Sector center)* Furuno CH250Vặn nút [TILT], chọn giá trị góc nghiêng dọc, chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại * JMC CSL-1000-180

Ấn phím [TILT] hoặc chọn giá trị góc nghiêng theo chiều hướng lên (0o đến 5o) hoặc hướng xuống (0o đến 90o).

6) Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thuVặn nút [GAIN], chọn 1 trong 10 nấc để điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu.

7.5. Những lưu ý khi thực hiện1) Khi chọn chế độ quét dọc và màn hình thể hiệnFuruno CH250: Ngoài màn hình quét dọc, có thể chọn các màn hình quét dọc kết hợp là màn hình quét ngang/quét dọc (dùng phím ).2) Khi chọn thang đo sâu- Để chọn thang đo sâu, cần lưu ý nút [RANGE]. Chiều tăng là chiều kim đồng hồ.- Thông thường, thang đo được chọn sao cho nền đáy biển luôn hiện trên màn hình.3) Khi chọn hướng quét dọc (Train center)Để chọn hướng quét dọc, cần lưu ý nút [TRAIN] (Furuno CH250) hoặc phím [BEARING] (JMC CSL-1000-180). Chiều tăng là chiều kim đồng hồ.4) Khi chọn góc quét dọc (Sector)- Để chọn góc quét dọc, cần lưu ý nút [SECTOR]. Chiều tăng là chiều kim đồng hồ.- Furuno CH250: Có thể chọn nhanh góc quét dọc 180° (quét bán vòng) hoặc góc quét 120° bằng cách tuần tự ấn phím [FULL/HALF].5) Khi chọn góc nghiêng dọc (Sector center)Để chọn góc nghiêng dọc, cần lưu ý nút hoặc phím [TILT]. 6) Khi điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu Để điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu, cần lưu ý nút [GAIN].

Page 99: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

97

8. Vận hành chế độ dò đứng8.1. Mục đích, ý nghĩa

- Trong chế độ dò đứng, chùm tia không quét mà giữ cố định trên một hướng. Chế độ này giúp quan sát vùng nước trên một hướng nhất định, dưới đáy hoặc xung quanh tàu.

- Vận hành chế độ dò đứng là chọn chế độ hoạt động dò đứng và thiết đặt màn hình cũng như các thông số làm việc cơ bản cho máy.

Hình 3-6-17.Chế độ dò đứng

1) Những kiến thức cần biết trong việc chọn chế độ dò đứng và màn hình thể hiện

Chế độ và màn hình dò đứng giúp ta quan sát được tình hình vùng nước trên một hướng nhất định, dưới đáy hoặc xung quanh tàu.

2) Những kiến thức cần biết trong việc chọn thang đo sâu- Ở chế độ dò đứng máy Furuno CH250, có 15 nấc thang, từ 10m đến 600m và máy JMC CSL-1000-180, có 8 nấc thang, mặc định từ 40m đến 320m và có thể thay đổi từ 20m đến 2.000m trong ”MENU1” bằng nút [MODE].

3) Những kiến thức cần biết trong việc điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu (Độ lợi)

- Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu (độ lợi) là làm tăng hay giảm độ mạnh của sóng phản xạ, sao cho mục tiêu cần quan tâm là rõ nhất.- Độ khuếch đại tín hiệu thu càng lớn thì những tín hiệu nhiễu cũng càng nhiều, do vậy độ khuếch đại tín hiệu thu phù hợp tùy thuộc điều kiện môi trường và chủ quan của người sử dụng. - Thông thường độ lợi được điều chỉnh sao cho tín hiệu nền đáy có màu hung đỏ trộn lẫn đỏ.

Page 100: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

98

4) Những kiến thức cần biết trong việc chọn hướng dò (Train direction)- Hướng dò là hướng của chùm tia dò theo phương ngang (song song với mặt thoáng). - Hướng dò có giá trị từ 0o đến 354o, tính từ mũi tàu, theo chiều kim đồng hồ, mỗi nấc tăng giảm là 5o (JMC CSL-1000-180) hoặc 6o (Furuno CH250).

5) Những kiến thức cần biết trong việc chọn góc nghiêng (Tilt angle)- Góc nghiêng là góc hợp bởi chùm tia dò và mặt thoáng theo phương thẳng đứng (vuông góc mặt thoáng).- Góc nghiêng có giá trị từ 0o đến 90o, tính từ phương ngang của đầu dò, mỗi nấc tăng 1o (Furuno CH250) hoặc từ -5o đến -90o (JMC CSL-1000-180).

8.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóMáy dò ngang, hệ thống ăng-ten và nguồn.

8.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Thao tác nhanh, gọn.

- Thực hiện đúng qui trình. - Màn hình thể hiện, thang đo sâu, độ khuếch đại tín hiệu thu; hướng dò;

góc nghiêng được chọn đúng theo yêu cầu.

Page 101: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

99

8.4. Qui trình thực hiện

Hình 3-6-18. Chi tiết màn hình do đứng Furuno CH250

Page 102: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

100

Hình 3-6-19. Chi tiết màn hình do đứng JMC CSL-1000-180

1) Chọn chế độ dò đứng và màn hình thể hiện* Furuno CH250

Ấn phím trong các phím [DISPLAY MODE] để vào màn hình dò đứng (Hình 3-6-18). * JMC CSL-1000-180

Vặn nút [MODE] ( ) đến vị trí ”4” để vào màn hình dò đứng (Hình 3-6-19).

2) Chọn thang đo sâuVặn nút [RANGE], chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.

3) Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu (Độ lợi)Vặn nút [GAIN], chọn 1 trong 10 nấc để điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu.

4) Chọn hướng dò (Train direction)* Furuno CH250

Page 103: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

101

Vặn nút [TRAIN], chọn giá trị hướng dò, chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.* JMC CSL-1000-180

Ấn phím [BEARING] hoặc , chọn giá trị hướng quét, chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại.

5) Chọn góc nghiêng (Tilt angle)* Furuno CH250Vặn nút [TILT], chọn giá trị góc nghiêng, chiều tăng là chiều kim đồng hồ và chiều giảm thì ngược lại* JMC CSL-1000-180

Ấn phím [TILT] hoặc chọn giá trị góc nghiêng theo chiều hướng lên (giảm) hoặc hướng xuống (tăng).

8.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Vận hành chế độ dò đứng ở máy Furuno CH250 cần lưu ý các phím , nút [RANGE], nút [GAIN], nút [TRAIN] và nút [TILT].

- Vận hành chế độ dò đứng ở máy JMC CSL-1000-180 cần lưu ý các nút

[MODE] ( ), nút [RANGE], nút [GAIN], phím [BEARING] và phím [TILT].

9. Bảo quản máy dò ngang.9.1. Mục đích, ý nghĩa

- Nếu để lâu ngày trục quay của mô-tơ và trục đồng của bộ nâng hạ có thể bị khô mỡ dẫn đến rỉ sét dễ làm cho đầu dò nâng hạ khó và có thể làm hư hỏng thiết bị. Vì vậy, cần bảo dưỡng định kì bộ nâng hạ đầu dò.

- Lâu ngày đầu dò sẽ bị hào và các loại sò bám vào mặt ngoài, làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị như ảnh hưởng đến tín hiệu thu được của đầu dò, làm cho việc nâng hạ đầu dò khó khăn hoặc bị kẹt không nâng hạ được. Vì vậy, định kì, cần làm vệ sinh cho đầu dò.

- Thường xuyên bảo dưỡng là điều tối quan trọng giúp cho máy dò ngang hoạt động chính xác, hiệu quả và có tuổi thọ cao.9.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Khăn mềm, dầu RP7, sơn chống hà, mỡ bôi trơn, dao9.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Máy dò ngang và phụ kiện luôn sạch sẽ, hoạt động tốt.

Page 104: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

102

9.4. Qui trình thực hiện9.4.1. Bảo dưỡng thường xuyên

1) Lau sạch bụi hoặc các tinh thể muối bám trên màn hình hiển thị bằng miếng vải sạch và mềm sau khi thấm nước sạch và vắt khô.

2) Thường xuyên vệ sinh sạch bụi hoặc các tinh thể muối bám trên bảng điều khiển, bộ thu phát bằng vải sạch.

3) Thường xuyên kiểm tra và dùng nước RP-7 vệ sinh các chấu cắm, tránh trường hợp các chấu cắm bị rỉ sét làm cho các điểm tiếp xúc không tốt sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của máy.

4) Thường xuyên kiểm tra các dây tín hiệu từ bộ nâng hạ đầu dò lên bộ thu phát và bảng điều khiển, tránh các trường hộp chuột cắn dây, nước biển bám vào dây lâu ngày làm oxy hóa hoặc dẫn đến đứt dây.

5) Thường xuyên kiểm tra làm sạch rơ-le ở bộ nâng hạ bằng nước RP-7, sau đó tra mỡ vào các lò xo trong rơ le, tránh để cho rơ le bị rì sét không đóng mở được các tiếp điểm bên trong rơ le sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nâng hạ đầu dò.9.4.2. Bảo dưỡng định kì (1 đến 3 tháng)Tra mỡ vào bộ nâng hạ:

1) Hạ đầu dò xuống và tra mỡ vào trục quay của mô-tơ.2) Nâng đầu dò lên và tra mỡ vào trục đồng và miếng đệm kín nước.3) Tháo nắp bảo vệ của bộ nâng hạ, bôi mỡ vào các bánh răng truyền động

của bộ nâng hạ.

Hình 3-6-20.Tra mỡ trục Hình 3-6-21.Tra mỡ bánh răng

9.4.3. Bảo dưỡng khi tàu lên đàLàm vệ sinh cho đầu dò.

1) Hạ đầu dò ra ngoài hết cở.2) Dùng nước RP-7 làm ướt đều hết mặt ngoài của đầu dò.

Page 105: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

103

3) Dùng dao cạo sạch hào và các loại sò bám bên ngoài mặt đầu dò.4) Dùng dao cạo sạch hào và các loại sò bám vào mặt trong của ống bao

bảo vệ đầu dò.5) Vệ sinh sạch ống bao.

9.5. Những lưu ý khi thực hiện- Không được lau bằng vải ướt sẽ làm nước vào màn hình hiển thị, không

lau bằng vải quá cứng sẽ làm trầy màn hình.- Trong lúc vệ sinh đầu dò không được làm trầy xước mặt ngoài của đầu

dò. Không được dùng bất cứ hóa chất nào khác để làm vệ sinh cho đầu dò.- Không được sơn bất cứ loại sơn nào lên mặt ngoài của đầu dò sẽ làm cho

đầu dò không thu phát được tín hiệu.- Có thể sơn chống hà cho mặt trong của ống bao bảo vệ đầu dò.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1: Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc bảo quản máy dò ngang?Câu 2: Trình bày qui trình bảo quản máy dò ngang?2. Các bài tập thực hànhBài thực hành số 3.6.1: Sử dụng máy dò ngang Furuno CH250.Bài thực hành số 3.6.2: Sử dụng máy dò ngang JMC CSL-1000-180.C. Ghi nhớCông việc sử dụng máy dò ngang gồm 09 bước.1) Chuẩn bị máy dò ngang (Sonar) 2) Mở và tắt máy3) Nâng hạ đầu dò 4) Điều chỉnh độ sáng màn hình và mặt phím5) Chọn đơn vị đo6) Vận hành chế độ quét ngang 7) Vận hành chế độ quét dọc8) Vận hành chế độ dò đứng 9) Bảo quản máy dò ngang

----o0o----

Page 106: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

104

BÀI 7: SỬ DỤNG RA-ĐAMã bài: MĐ 03 -07

Mục tiêu:

- Trình bày được qui trình sử dụng ra-đa.- Trình bày được ý nghĩa và yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Thực hiện qui trình sử dụng ra-đa đúng yêu cầu kỹ thuật.A. Nội dung1. Chuẩn bị ra-đa.1.1. Mục đích, ý nghĩa

- Chuẩn bị ra-đa là đưa máy đến vị trí làm việc, lắp máy vào giá đở, liên kết máy với ăng-ten và nguồn điện.

- Chuẩn bị máy tốt sẽ thuận lợi cho việc sử dụng và bảo quản. 1.1.1. Nguyên lý hoạt động của ra-đa- Ra đa làm việc theo nguyên lý phát sóng vô tuyến tần số siêu cao vào

không gian. Sóng này khi gặp chướng ngại vật thì sẽ bị khuếch tán và 1 phần phản xạ trở lại máy thu ra đa. Đo khoảng thời gian từ lúc phát đến lúc thu ta biết được khoảng cách tới mục tiêu. (Hình 3-7-1)

- Ra đa cho ta biết phương vị và khoảng cách của mục tiêu.

Hình 3-7-1. Nguyên lý làm việc của ra đa

Page 107: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

105

1.1.2 Các bộ phận chính của ra-đaGồm 2 phần là : Máy chính và hệ thống ăng-ten (Hình 3-7-2).

Hình 3-7-2. Các b ph n chính của ô â ra-đa

1.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóRa-đa, ăng-ten và nguồn.

1.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.- Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.- Dây nguồn kết nối với nguồn đúng đầu dương (+) và âm(-).

1.4. Qui trình thực hiện1) Đặt máy vào vị trí.2) Lắp máy vào giá đở.3) Kết nối dây ăng-ten với máy.4) Nếu dùng bộ chuyển đổi nguồn từ xoay chiều sang 1 chiều thì kiểm tra

để chắc chắn công-tắc đang ở vị trí tắt. 5) Kết nối dây nguồn với máy.6) Kết nối dây dương của dây nguồn với cực dương của nguồn điện 1

chiều.7) Kết nối dây âm của dây nguồn với cực âm của nguồn điện 1 chiều.

Page 108: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

106

8) Nếu dùng bộ chuyển đổi nguồn từ xoay chiều sang 1 chiều thì kết nối bộ chuyển đổi với nguồn xoay chiều rồi mở công-tắc.

Hình 3-7-3.Kết nối máy chính ra-đa với ăng-ten và nguồn điện

1.5. Những lưu ý khi thực hiện- Các chấu cắm của dây ăng-ten và dây nguồn luôn có cấu tạo tương thích

với ổ cắm sau lưng máy.- Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng

là nguồn một chiều, có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng.- Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ chuyển đổi nguồn

từ 220VAC xuống 12 – 24VDC, hoặc dùng ác qui 12 - 24VDC riêng. - Phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn

nào nối với cực âm (-).Thông thường dây dương của dây nguồn có màu đỏ hoặc trắng, dây âm màu đen.

- Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc.2. Khởi động ra-đa.2.1. Mục đích, ý nghĩa

- Khởi động ra-đa là thông điện cho máy rồi khởi động mạch phát để máy bắt đầu phát xung điện vào không gian và thu lại sóng phản xạ.

- Sau khi thông điện từ 1 đến 2 phút, ra-đa sẽ vào chế độ chờ (standby), đó là chế độ sẳn sàng làm việc khi có hiệu lệnh. 2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Ra-đa, ăng-ten và nguồn.2.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Máy vào chế độ chờ (standby) và sau đó mạch phát được khởi động.

Page 109: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

107

2.4. Qui trình thực hiện

Hình 3-7-4. Ra-đa Furuno1945 và bàn phím

Hình 3-7-5.Ra-đa Koden MDC940 và bàn phím

TT Cho ra-đa hoạt động Furuno1945 Koden MDC940

1 Thông điện cho máy Ấn phím [BRILL] Ấn phím [BRILL]

2 Khởi động mạch phát Ấn phím [STBY/TX] Ấn phím [STBY/TX]

Page 110: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

108

2.5. Những lưu ý khi thực hiện- Thông thường khi tàu đang hành trình ra đa đã được kết nối sẳn và đang ở

chế độ chờ, chỉ cần ấn các phím khởi động chế độ phát là ra-đa có thể làm việc ngay.

- Để tiết kiệm và an toàn trong sử dụng điện, nếu không cần thiết hoạt động thì ra-đa nên cho về chế độ chờ (standby).

- Các phím khởi động của một số ra đa khác:• Phím thông điện cho máy : [POWER] hoặc [STBY/OFF].• Phím vào chế độ phát [X-MIT/OFF] hoặc TX/SAVE.

3. Chọn tầm hoạt động thích hợp để thấy được mục tiêu.3.1. Mục đích, ý nghĩa

- Chọn tầm hoạt động thích hợp để thấy được mục tiêu là chọn thang đo thích hợp để mục tiêu cần thấy xuất hiện trên màn hình rõ ràng nhất.

- Các ra đa Furuno1945 và Koden MDC940 đều có • Phím [RANGE] để chọn thang đo.• Thang đo xuất hiện bên trái, phía trên, ở vị trí cao nhất màn hình .

- Thang đo tối đa của ra đa Furuno1945 là 64 hải lí còn Koden MDC940 là 48 hải lí.

Hình 3-7-6.Trị số thang đo trên màn hình Furuno1945

Hình 3-7-7.Trị số thang đo trên màn hình Koden MDC940

3.2. Dụng cụ, thiết bị cần cóRa-đa, ăng-ten và nguồn.

Page 111: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

109

3.3. Những yêu cầu khi thực hiệnỞ trên, bên trái màn hình hiện đúng giá trị thang đo yêu cầu.

3.4. Qui trình thực hiệnẤn phím [RANGE] về phía [+] để tăng và về phía [-] để giảm, cho đến khi

thấy trên màn hình thang đo đạt giá trị yêu cầu.3.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Tránh nhầm mục tiêu cần thấy.- Tránh nhầm giữa chỉ thị thang đo và khoảng cách.

4. Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ (dấu +).4.1. Mục đích, ý nghĩa

- Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ là đưa dấu (+) trên màn hình đến vị trí của mục tiêu, giá trị phương vị và khoảng cách đọc được của con trỏ (+) cũng chính là của mục tiêu.

- Một cách khái quát, xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ thường gồm 3 thao tác:

1) Làm xuất hiện con trỏ. 2) Đưa con trỏ đến mục tiêu.3) Đọc giá trị phương vị và khoảng cách.

- Để làm xuất hiện con trỏ, đối với từng ra-đa cụ thể, thường là khác nhau.- Chỉ báo phương vị và khoảng cách vị trí con trỏ thường nằm phía cuối

màn hình, bên cạnh thường có ký hiệu “CUR” hoặc dấu “+”.4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Ra-đa, ăng-ten và nguồn.4.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Con trỏ (dấu +) tiếp xúc mục tiêu.- Xác định được chỉ báo phương vị và khoảng cách đến con trỏ .

4.4. Qui trình thực hiện 1) Làm xuất hiện con trỏ (dấu +). Nếu con trỏ không thấy trên màn hình thì phải làm xuất hiện con trỏ.

Furuno1945 Koden MDC940

- Ấn phím [MENU] để vào danh mục. - Ấn phím [MENU] để vào danh

Page 112: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

110

- Dùng phím [ ] ▼ chọn dòng “Display” , rồi ấn phím [ENTER].

- Dùng phím [ ] ▼ chọn dòng “Base Text Display”, rồi ấn phím [ENTER].

- Dùng phím [ ] ▼ chọn dòng “+Cusor” , rồi ấn phím [ENTER] để đổi “off” thành “on”.

- Dùng phím [ ] ▼ chọn dòng “Exit?Yes” , rồi ấn phím [ENTER] để đóng danh mục.

mục.

- Dùng phím [ ] ▼ chọn dòng “Next”

- Ấn phím [ ] ► để vào danh mục phụ, ở dòng “Assist”.

- Dùng phím [ ] và [ ] hoặc [ ] ► ▼ ▲chọn dòng “Next”, rồi dòng “Crosshair Cursor Display” và giá trị “Always” thay cho “Operating”.

2) Đưa con trỏ đến mục tiêu.

Furuno1945 Koden MDC940

Dùng các phím [ ] hoặc [ ] hoặc▲ ▼ [ ] hoặc [ ] để đưa con trỏ tiếp xúc◄ ► mục tiêu.

Dùng các phím [ ] hoặc [ ] hoặc▲ ▼ [ ] hoặc [ ] để đưa con trỏ tiếp◄ ► xúc mục tiêu.

3) Đọc giá trị phương vị và khoảng cách.

Furuno1945 Koden MDC940

- Đọc giá trị phương vị và khoảng cách nằm ở giữa, phía cuối màn hình

- Đọc giá trị phương vị và khoảng cách nằm bên phải, phía cuối màn hình

Page 113: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

111

4.5. Những lưu ý khi thực hiện- Nếu con trỏ đã xuất hiện trên màn hình rồi thì bỏ qua bước “1- Làm xuất

hiện con trỏ”.- Để giá trị phương vị và khoảng cách mục tiêu chính xác cần đưa con trỏ

trùng trọng tâm mục tiêu.- Khi con trỏ ở tâm màn hình các giá trị tương ứng của con trỏ sẽ bằng 0.

5. Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử (EBL).5.1. Mục đích, ý nghĩa

- Đường phương vị điện tử (EBL) là vệt điện tử kéo dài từ tâm đến rìa màn hình , giá trị phương vị của đường “EBL” luôn được chỉ báo trên màn hình.

- Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử (EBL) là đưa đường “EBL” trên màn hình đến vị trí của mục tiêu, giá trị phương vị đọc được của đường “EBL” cũng chính là của mục tiêu.

- Một cách khái quát, xác định phương vị đến mục tiêu bằng đường phương vị điện tử (EBL)thường gồm 3 thao tác:

1) Làm xuất hiện đường “EBL”. 2) Đưa đường “EBL” đến mục tiêu.3) Đọc giá trị phương vị.

- Để làm xuất hiện đường “EBL”, đối với từng máy định vị cụ thể, thường là khác nhau.

- Giá trị phương vị của đường “EBL” thường nằm phía dưới, bên trái màn hình, bên trên có ký hiệu “EBL”.5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Ra-đa, ăng-ten và nguồn.5.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Đường Phương vị điện tử (EBL) tiếp xúc mục tiêu.- Xác định được chỉ báo phương vị của đường “EBL”.

Page 114: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

112

5.4. Qui trình thực hiện1) Làm xuất hiện đường “EBL”. Nếu đường “EBL” chưa có trên màn hình thì phải làm xuất hiện.

Furuno1945 Koden MDC940

- Ấn phím [EBL] 1 hoặc 2 lần để chọn đường “EBL1” hoặc “EBL2” hoạt động. Đường nào đang được chọn hoạt động thì giá trị của nó trên màn hình sẽ được đóng khung.

- Ấn phím [MENU] để vào danh mục.

- Dùng phím [ ] ▼ chọn dòng “Display” .

- Dùng phím [ ] và [ ] hoặc [ ] ► ▼ ▲chọn dòng “EBL”, rồi và giá trị “On” thay cho “Off”.

- Ấn phím [ ] để xác nhận.►- Ấn phím [MENU] để về màn hình chính.

2) Đưa đường “EBL” đến mục tiêu.

Furuno1945 Koden MDC940

- Dùng các phím [ ] hoặc [ ] để◄ ► đưa đường “EBL” tiếp xúc mục tiêu.

- Ấn phím [ENTER] để xác nhận.

Dùng các phím [ ] hoặc [ ] để đưa◄ ► đường “EBL” tiếp xúc mục tiêu.

3) Đọc giá trị phương vị.

Furuno1945 Koden MDC940

- Đọc giá trị phương vị được đóng khung, nằm bên trái, phía cuối màn hình, bên trên có ký hiệu “EBL”.

- Đọc giá trị phương vị nằm bên trái, phía cuối màn hình, bên trên có ký hiệu “EBL”.

Page 115: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

113

5.5. Những lưu ý khi thực hiện- Ở máy Furuno1945 muốn tắt đường “EBL1” hoặc “EBL2” thì:

• Ấn phím [EBL] để chọn đường đó hoạt động.• Ấn phím [CANCEL/HL OFF] để tắt.

- Ở máy Koden MDC940 muốn tắt đường “EBL” thì vào “Menu”, chọn “Display”, chọn “EBL”, chọn giá trị “Off” thay cho “On”.

6. Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động (VRM)6.1. Mục đích, ý nghĩa

- Vòng khoảng cách di động “VRM” là vòng tròn không liền nét, có tâm là tâm màn hình, giá tri bán kính của vòng “VRM” luôn được chỉ báo trên màn hình.

- Xác định khoảng cách đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động “VRM” là đưa vòng “VRM” đến tiếp xúc vị trí của mục tiêu trên màn hình, giá trị bán kính của vòng “VRM” được chỉ báo trên màn hình cũng chính là khoảng cách từ tàu đến mục tiêu.

- Một cách khái quát, xác định cách đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động “VRM” thường gồm 3 thao tác:

1) Làm xuất hiện vòng “VRM”. 2) Đưa vòng “VRM” đến mục tiêu.3) Đọc giá trị khoảng cách.

- Để làm xuất hiện vòng “VRM”, đối với từng máy định vị cụ thể, thường là khác nhau.

- Giá trị bán kính của vòng “VRM” thường nằm phía dưới, bên phải màn hình, bên trên có ký hiệu “VRM”.6.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Ra-đa, ăng-ten và nguồn.

Page 116: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

114

6.3. Những yêu cầu khi thực hiện- Vòng khoảng cách di động (VRM) tiếp xúc mục tiêu.- Xác định được giá trị của bán kính vòng “VRM”trên màn hình.

6.4. Qui trình thực hiện1) Làm xuất hiện vòng “VRM”. Nếu vòng “VRM” chưa có trên màn hình thì phải làm xuất hiện.

Furuno1945 Koden MDC940

- Ấn phím [VRM] 1 hoặc 2 lần để chọn vòng “VRM1” hoặc “VRM2” hoạt động. Vòng nào đang được chọn hoạt động thì giá trị của nó trên màn hình sẽ được đóng khung.

- Ấn phím [MENU] để vào danh mục.

- Dùng phím [ ] ▼ chọn dòng “Display” .

- Dùng phím [ ] và [ ] ► ▼hoặc [ ] ▲ chọn dòng “VRM” và giá trị “On” thay cho “Off”.

- Ấn phím [ ] để xác ►nhận.

- Ấn phím [MENU] để về màn hình chính.

2) Đưa vòng “VRM” đến mục tiêu.

Furuno1945 Koden MDC940

- Dùng phím [ ] hoặc [ ]▼ ▲ để đưa vòng “VRM” tiếp xúc mục tiêu ở điểm gần nhất.

- Ấn phím [ENTER] để xác nhận.

Dùng phím [ ] hoặc [ ]▼ ▲ để đưa vòng “VRM” tiếp xúc xúc mục tiêu ở điểm gần nhất.

Page 117: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

115

3) Đọc giá trị phương vị.

Furuno1945 Koden MDC940

- Đọc giá trị khoảng cách được đóng khung, nằm bên phải, phía cuối màn hình, bên trên có ký hiệu “VRM”.

- Đọc giá trị phương vị nằm bên phải, phía dưới màn hình, bên trên có ký hiệu “EBL”.

6.5. Những lưu ý khi thực hiện- Ở máy Furuno1945 muốn tắt vòng “VRM 1” hoặc “VRM 2” thì:

• Ấn phím [VRM] để chọn vòng đó hoạt động.• Ấn phím [CANCEL/HL OFF] để tắt.

- Ở máy Koden MDC940 muốn tắt vòng “VRM” thì vào “Menu”, chọn “Display”, chọn “VRM”, chọn giá trị “Off” thay cho “On”.7. Chuyển ra-đa về chế độ chờ và tắt máy.7.1. Mục đích, ý nghĩa

- Chế độ chờ (stand by) là chế độ tạm nghĩ, trên màn hình chỉ còn hiện chữ “ST’BY”.

- Tắt máy là ngắt nguồn điện cho máy. - Để tiết kiệm điện và tăng tuổi thọ cho thiết bị, ra-đa đang ở chế độ phát

cần chuyển sang chế độ chờ (stand by) khi:• Không có nhu cầu quan sát trực tiếp màn hình ra-đa trong một khoảng thời gian.• Trước khi tắt máy.

- Từ chế độ chờ, khi có yêu cầu ra-đa sẽ chuyển được ngay sang chế độ phát mà không phải mất từ 1 đến 2 phút khởi động.7.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Ra-đa, ăng-ten và nguồn.7.3. Những yêu cầu khi thực hiện

Từ chế độ phát máy về chế độ chờ (standby) và sau đó được tắt nguồn đúng qui trình.

Page 118: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

116

7.4. Qui trình thực hiện

TT Quy trình Furuno1945 Koden MDC940

1 Về chế độ chờ Ấn phím [STBY/TX] Ấn phím [STBY/TX]

2 Tắt máy Ấn và giữ phím [BRILL]

Ấn và giữ phím [BRILL]

7.5. Những lưu ý khi thực hiệnNếu muốn mở lại máy do trước đó sơ suất đã tắt không theo qui trình (ấn

và giữ phím [BRILL] khi máy còn đang ở chế độ phát) thì chờ khoảng 10 giây sau khi tắt mới nên mở lại.8. Bảo quản ra-đa8.1. Mục đích, ý nghĩa

- Bảo quản ra-đa là qui trình giử cho máy chính và các phụ kiện luôn trong tình trạng tốt nhất khi sử dụng hoặc không sử dụng.

- Thường xuyên bảo dưỡng là điều tối quan trọng giúp cho ra-đa hoạt động chính xác, hiệu quả và có tuổi thọ cao.8.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Giá đở, hộp đựng, khăn mềm.8.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Thực hiện đúng và đủ qui trình- Ra-đa và phụ kiện luôn sạch sẽ, hoạt động tốt

8.4. Qui trình thực hiện8.4.1. Đối với máy định vị1) Lắp đặt máy định vị phải

Chọn nơi dễ nhìn, dễ sử dụng nhưng không cản trở những hoạt động khác. Tránh nơi nóng ẩm, rung động, nước tạt, mặt trời chiếu, dầu mỡ… Đặc biệt không để mặt trời chiếu thẳng vào màn hình. Đế máy cần lắp vững chắc, điều chỉnh góc nghiêng cho dễ nhìn. Đế máy có thể gắn vào mặt bàn, vách hay trần của buồng lái.

2) Nên dùng bộ nguồn hoặc bình ắc- qui riêng cho máy. Tuyệt đối không được sử dụng máy khi bình đang sạc. Nên làm công tắc hay áp-tô-mát để ngắc hoàn toàn máy khỏi nguồn điện khi bình ắc-qui đang sạc hay khi không dùng máy.

Page 119: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

117

3) Khi cầu chì đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới. Cầu chì thay thế phải có đặc tính kỹ thuật tương đương, tuyệt đối không dùng cầu chì có trị số am-pe lớn hơn.

4) Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều, có điện áp đúng yêu cầu kỹ thuật của máy thì mới sử dụng.

5) Phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (thường màu trắng hoặc đỏ), dây nguồn nào nối với cực âm (thường màu đen).

6) Phải đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, đảm bảo không bị mất điện đột ngột khi đang sử dụng máy.

7) Trước khi tắt và mở máy cần chú ý đặt nút điều chỉnh độ sáng (Brilliance) về vị trí bé nhất.

8) Tạm thời không sử dụng ra-đa nên cho ra-đa trở về chế độ chờ (standby).

9) Khi không dùng máy phải tắt các nguồn điện cung cấp cho máy.10) Bảo quản máy nơi thoáng mát, giữ máy luôn sạch sẽ, dùng khăn mềm,

sạch lau mặt máy và bàn phím.11) Khi vận chuyển máy đi về tránh va chạm.8.4.2. Đối với ăng-ten ra-đa1) Không được sơn lên bề mặt của anten, kiểm tra bề mặt anten luôn sạch

sẽ, không bị móp vỡ .2) Phải lắp đặt ăng-ten cách xa vị trí của ăng-ten máy thông tin và máy

định vị vệ tinh. 3) Trước khi cho ra-đa hoạt động cần kiểm tra các chướng ngại vật như dây

cờ có thể làm trở ngại ăng-ten quay gây cháy môtơ.8.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Không dùng chất tẩy rửa để lau chùi máy.- Hư hỏng của máy chính chủ yếu là do nguồn điện, môi trường bảo quản.- Hư hỏng của ăng-ten chủ yếu là do va chạm mạnh với vật sắc, nhọn, cứng

như kim loại...- Hư hỏng của dây nguồn, dây ăng-ten chủ yếu do môi trường, chuột bọ...

Page 120: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

118

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1: Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc đo phương vị bằng đường phương vị điện tử ”EBL”?Câu 2: Trình bày mục đích, ý nghĩa của việc đo khoảng cách bằng vòng khoảng cách di động ”VRM”?Câu 3: Trình bày qui trình bảo quản ra-đa?2. Các bài tập thực hànhBài thực hành số 3.7.1: Sử dụng ra-đa Furuno1945.Bài thực hành số 3.7.2: Sử dụng ra-đa Koden MDC940C. Ghi nhớCông việc sử dụng ra-đa gồm 08 bước.1) Chuẩn bị ra-đa 2) Cho ra-đa hoạt động3) Chọn tầm hoạt động thích hợp để thấy được mục tiêu 4) Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ (dấu +)5) Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử (EBL)6) Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động (VRM)7) Cho ra-đa về chế độ chờ và tắt máy8) Bảo quản ra-đa

---o0o---

Page 121: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

119

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUNI. Vị trí, tính chất của mô đun:- Vị trí: Mô đun 03 ”Sử dụng trang bị hàng hải” là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, được giảng dạy sau mô đun Sử dụng dây nút và mô đun Sử dụng trang bị boong, cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.- Tính chất: Mô đun 03 ”Sử dụng trang bị hàng hải” là một trong những mô đun trọng tâm trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới. Phần lý thuyết được giảng dạy trên lớp, phần thực hành có thể tổ chức tại cơ sở đào tạo nhưng nếu thực hành ngay trên tàu khai thác thì hiệu quả là cao nhất.II. Mục tiêu:- Kiến thứcTrình bày được qui trình sử dụng hải đồ, sử dụng lịch thủy triều, sử dụng la bàn từ, sử dụng máy định vị, sử dụng máy dò đứng, sử dụng máy dò ngang, sử dụng ra-đa và trình bày được yêu cầu kỹ thuật của từng công đoạn.- Kỹ năng: + Thực hiện qui trình sử dụng hải đồ đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện qui trình sử dụng lịch thủy triều đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện qui trình sử dụng la bàn từ đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện qui trình sử dụng máy định vị đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện qui trình sử dụng máy dò đứng đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện qui trình Sử dụng máy dò ngang đúng yêu cầu kỹ thuật.+ Thực hiện qui trình sử dụng ra-đa đúng yêu cầu kỹ thuật.- Thái độ: Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi sử dụng trang bị hàng hải, các qui định về bảo hộ lao động, an toàn trên biển, có ý thức bảo quản tốt dụng cụ, trang thiết bị.

Page 122: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

120

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Địa điểm

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thựchành

Kiểmtra*

MĐ 03-01

Bài 1: Sử dụng hải đồ Tích hợp Phòng

học 12 3 9

MĐ 03-02

Bài 2: Sử dụng lịch thủy triều

Tích hợpPhòng thực hành

8 3 4 1

MĐ 03-03

Bài 3: Sử dụng la bàn từ Tích hợp

Phòng thực hành

8 2 6

MĐ 03-04

Bài 4: Sử dụng máy định vị

Tích hợpPhòng thực hành

9 2 7

MĐ 03-05

Bài 5: Sử dụng máy dò đứng

Tích hợpPhòng thực hành

8 2 5 1

MĐ 03-06

Bài 6: Sử dụng máy dò ngang

Tích hợpPhòng thực hành

12 2 10

MĐ 03-07

Bài 7: Sử dụng ra-đa Tích hợp

Phòng thực hành

8 2 5 1

Page 123: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

121

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành4.1. Bài thực hành số 3.1.1: Xác định tọa độ, khoảng cách và hướng đi trên hải đồ. - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng hải đồ.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 30 hải đồ và 30 bộ dụng cụ gồm viết chì, thước song song, thước đo độ, compa, tẩy xóa, gọt viết chì.- Cách thức tiến hành: + Phát cho mỗi học viên 1tờ hải đồ và 1 bộ dụng cụ.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Cho 3 đề bài tập cụ thể theo dạng sau: Cho 4 điểm A, B, C và D trên hải đồ. Xác định:a- Tọa độ của A, B, C và D.b- Khoảng cách AB, AC, AD, BC, BD, CD.c- Hướng đi HAB (từ A đến B), HAC, HAD, HBC, HBD, HCD. - Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: + Mỗi cá nhân sẽ thao tác trên hải đồ để thực hiện các bài tập.+ Kết quả ghi ra tờ giấy đôi có ghi rõ họ tên.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 90 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 3giờ.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 1- Giá trị vĩ độ và kinh độ có sai số không quá ±0,1 phút 2- Sai số khoảng cách đo được không quá ±0,1hải lí.3- Sai số hướng đi đo được không quá ±0,5 độ4.2. Bài thực hành số 3.1.2: Xác định vị trí, khoảng cách và hướng đi trên hải đồ.- Mục tiêu: + Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng hải đồ.- Nguồn lực:

Page 124: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

122

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 30 hải đồ và 30 bộ dụng cụ gồm viết chì, thước song song, thước đo độ, compa, tẩy xóa, gọt viết chì.- Cách thức tiến hành: + Phát cho mỗi học viên 1tờ hải đồ và 1 bộ dụng cụ.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Cho 3 đề bài tập cụ thể theo dạng sau: Cho tọa độ 4 điểm E(E, E), F(F, F), G(G, G) và K(K, K), xác định:a- Vị trí 4 điểm E, F, G và K trên hải đồ.b- Khoảng cách EF, EG, EK, FG, FK và GK.c- Hướng đi HEF (từ E đến F), HEG, HEK, HFG, HFK, HGK - Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: + Mỗi cá nhân sẽ thao tác trên hải đồ để thực hiện các bài tập.+ Kết quả ghi ra tờ giấy đôi có ghi rõ họ tên.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 90 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 3giờ.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 1- Giá trị vĩ độ và kinh độ có sai số không quá ±0,1 phút 2- Sai số khoảng cách đo được không quá ±0,1hải lí.3- Sai số hướng đi đo được không quá ±0,5 độ4.3. Bài thực hành số 3.2.1: Xác định số liệu thủy triều vào cùng 1 ngày - Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng lịch Thủy triều.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Tài liệu, dụng cụ: 30 bộ lịch Thủy triều, mỗi bộ gồm 3 tập: 1, 2 và 3,

giấy, viết, máy tính.- Cách thức tiến hành:

+ Phát cho mỗi học viên 1 bộ lịch thủy triều.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu.

- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập:

Page 125: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

123

+ Mỗi cá nhân sẽ tự thực hiện bài tập sau:Xác định giờ nước lớn, độ cao nước lớn; giờ nước ròng, độ cao nước ròng

tại : 1/ Chơn Mây, 2/ đảo Phú Quí, 3/ cù lao Chàm, 4/ Xuân Đài, 5/ mũi Cà Ná, 6/Dung Quất;

Vào ngày 20 tháng 11 năm 20xx.+ Kết quả ghi ra tờ giấy đôi có ghi rõ họ tên.

- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 90 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1- Số liệu thủy triều đầy đủ 2- Số liệu thủy triều có giá trị chính xác.3- Số liệu về phút, giờ, ngày đã được qui đổi hợp lí.

4.4. Bài thực hành số 3.2.2: Xác định số liệu thủy triều vào các ngày khác nhau.- Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng lịch Thủy triều.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Tài liệu, dụng cụ: 30 bộ lịch Thủy triều, mỗi bộ gồm 3 tập: 1, 2 và 3,

giấy, viết, máy tính.- Cách thức tiến hành:

+ Phát cho mỗi học viên 1 bộ lịch thủy triều.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu.

- Nhiệm vụ của cá nhân khi thực hiện bài tập: + Mỗi cá nhân sẽ tự thực hiện bài tập sau:

Xác định giờ nước lớn, độ cao nước lớn; giờ nước ròng, độ cao nước ròng tại: 1/ Thuận An (Huế) vào ngày 20 tháng 4 năm 20xx; 2/ Hoàng Sa vào ngày 20 tháng 5 năm 20xx; 3/ Tam Quan vào ngày 15 tháng 6 năm 20xx; 4/ Nha Trang vào ngày 15 tháng 4 năm 20xx; 5/ Mũi Ba Kiềm vào ngày 10 tháng 3 năm 20xx; 6/ Cửa Tiểu vào ngày 10 tháng 2 năm 20xx; 7/ Sóc Trăng vào ngày 05 tháng 1 năm 20xx; 8/ Phú Quốc vào ngày 05 tháng 12 năm 20xx.

+ Kết quả ghi ra tờ giấy đôi có ghi rõ họ tên.

Page 126: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

124

- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 90 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1- Số liệu thủy triều đầy đủ 2- Số liệu thủy triều có giá trị chính xác.3- Số liệu về phút, giờ, ngày đã được qui đổi hợp lí.

4.5. Bài thực hành số 3.3.1: Kiểm tra sơ bộ la bàn từ.- Mục tiêu: + Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng la bàn từ.+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực: + Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 bộ la bàn từ.- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Kiểm tra sơ bộ la bàn từ” theo 2 phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: - Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 2,5 giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 100 phút và 50 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thực hiện đủ và đúng qui trình: 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn, 2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

Page 127: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

125

3- Kiểm tra tính ì của mặt số, 4- Kiểm tra vòng phương vị, 5- Kiểm tra chung chậu la bàn, 6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.4.6. Bài thực hành số 3.3.2: Sử dụng la bàn từ xác định hướng đi, phương vị và góc mạn. - Mục tiêu: + Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng la bàn từ.+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực: + Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 bộ la bàn từ.- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập và chỉ định 5 mục tiêu.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng la bàn từ xác định hướng đi, phương vị và góc mạn” cho 5 mục tiêu và theo 2 phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành trên 1 mục tiêu các nội dung: 1- Xác định hướng đi của tàu bằng la bàn từ; 2- Xác định phương vị của mục tiêu bằng la bàn từ; 3- Xác định góc mạn của mục tiêu bằng la bàn từ.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 2,5 giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 100 phút và 50 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 1- Xác định đúng trị số hướng đi của tàu, sai số ±1độ2- Xác định đúng trị số phương vị của mục tiêu, sai số ±1độ 3- Xác định đúng trị số góc mạn của mục tiêu, sai số ±1độ

Page 128: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

126

4.7. Bài thực hành số 3.4.1: Sử dụng máy định vị Seamax- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng máy định vị Seamax.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 máy định vị Seamax, ăng-ten và bộ nguồn.

+ Hệ thống điện.- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng máy định vị Seamax” theo 2

phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1. Chuẩn bị máy định vị; 2. Mở máy; 3. Đọc giá trị tọa độ vị trí tàu; 4. Lưu tọa độ 1 điểm; 5. Thao tác gọi điểm; 6. Xác định giá trị của hướng đi, phương vị và khoảng cách; 7. Tắt máy; 8. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 3 giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 100 phút và 80 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1-Chuẩn bị máy định vị• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

2- Mở và tắt máy

Page 129: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

127

• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).3. Đọc giá trị tọa độ vị trí tàu• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Xác định chính xác chỉ thị báo tọa độ vị trí tàu (tọa độ của máy).4. Lưu tọa độ 1 điểm•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Điểm đã được lưu với tên và tọa độ chính xác.5. Thao tác gọi điểm• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Màn hình cuối cùng xuất hiện phải có được các thông tin về điểm muốn đến.6. Xác định giá trị của hướng đi, phương vị và khoảng cách• Nhận diện nhanh và ghi nhận chính xác các chỉ báo hướng đi, phương vị và khoảng cách trên màn hình..4.8. Bài thực hành số 3.4.2: Sử dụng máy định vị FURUNO GP32. - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng máy định vị FURUNO GP32.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 máy định vị FURUNO GP32, ăng-ten và bộ

nguồn.+ Hệ thống điện.

- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực

hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.

Page 130: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

128

+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng máy định vị FURUNO GP32”

theo 2 phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1. Chuẩn bị máy định vị; 2. Mở máy; 3. Đọc giá trị tọa độ vị trí tàu; 4. Lưu tọa độ 1 điểm; 5. Thao tác gọi điểm; 6. Xác định giá trị của hướng đi, phương vị và khoảng cách; 7- Tắt máy; 8. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 3giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 100phút và 80phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1-Chuẩn bị máy định vị• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

2- Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).3. Đọc giá trị tọa độ vị trí tàu• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Xác định chính xác chỉ thị báo tọa độ vị trí tàu (tọa độ của máy).4. Lưu tọa độ 1 điểm•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Điểm đã được lưu với tên và tọa độ chính xác.5. Thao tác gọi điểm

Page 131: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

129

• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Màn hình cuối cùng xuất hiện phải có được các thông tin về điểm muốn đến.6. Xác định giá trị của hướng đi, phương vị và khoảng cách• Nhận diện nhanh và ghi nhận chính xác các chỉ báo hướng đi, phương vị và khoảng cách trên màn hình..4.9. Bài thực hành số 3.5.1: Sử dụng máy dò đứng Furuno FCV-668. - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng máy dò đứng Furuno FCV-668.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 máy dò đứng Furuno FCV-668, ăng-ten và

bộ nguồn.+ Hệ thống điện.

- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực

hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng máy dò đứng Furuno FCV-

668” theo 2 phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1-Chuẩn bị máy dò đứng; 2- Mở và tắt máy; 3- Điều chỉnh độ sáng; 4- Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu; 5- Chọn đơn vị và thang đo sâu; 6- Phân tích tín hiệu trên màn hình; 7- Điều chỉnh độ phóng đại; 8- Điều chỉnh báo động.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 2 giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 75 phút và 45 phút.

Page 132: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

130

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 1-Chuẩn bị máy dò đứng• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

2- Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).3- Điều chỉnh độ sáng• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Độ sáng được điều chỉnh phù hợp để các chi tiết trên màn hình rõ ràng nhất.4- Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Độ khuếch đại tín hiệu thu được điều chỉnh phù hợp để các chi tiết trên màn hình rõ ràng nhất5- Chọn đơn vị và thang đo sâu• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Đơn vị và thang đo sâu được chọn đúng yêu cầu.6- Phân tích tín hiệu trên màn hình• Xác định được giá trị độ sâu, tình hình đàn cá, đặc điểm nền đáy.7- Điều chỉnh độ phóng đại• Thao tác nhanh, gọn. • Thực hiện đúng qui trình.• Độ phóng đại được điều chỉnh đúng mức độ và khu vực được yêu cầu.8- Điều chỉnh báo động.• Thao tác nhanh, gọn. • Thực hiện đúng qui trình.

Page 133: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

131

• Báo động đáy và báo động cá được cài đặt đúng yêu cầu.4.10. Bài thực hành số 3.5.2: Sử dụng máy dò đứng JMC V-8202. - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng máy dò đứng JMC V-8202.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 máy dò đứng JMC V-8202, ăng-ten và bộ

nguồn.+ Hệ thống điện.

- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực

hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng máy dò đứng JMC V-8202”

theo 2 phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1-Chuẩn bị máy dò đứng; 2- Mở và tắt máy; 3- Điều chỉnh độ sáng; 4- Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu; 5- Chọn đơn vị và thang đo sâu; 6- Phân tích tín hiệu trên màn hình; 7- Điều chỉnh độ phóng đại; 8- Điều chỉnh báo động.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 2 giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 75 phút và 45 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1-Chuẩn bị máy dò đứng• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.

Page 134: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

132

• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).2- Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).3- Điều chỉnh độ sáng• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Độ sáng được điều chỉnh phù hợp để các chi tiết trên màn hình rõ ràng nhất.4- Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Độ khuếch đại tín hiệu thu được điều chỉnh phù hợp để các chi tiết trên màn hình rõ ràng nhất5- Chọn đơn vị và thang đo sâu• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Đơn vị và thang đo sâu được chọn đúng yêu cầu.6- Phân tích tín hiệu trên màn hình• Xác định được giá trị độ sâu, tình hình đàn cá, đặc điểm nền đáy.7- Điều chỉnh độ phóng đại• Thao tác nhanh, gọn. • Thực hiện đúng qui trình.• Độ phóng đại được điều chỉnh đúng mức độ và khu vực được yêu cầu.8- Điều chỉnh báo động.• Thao tác nhanh, gọn. • Thực hiện đúng qui trình. • Báo động đáy và báo động cá được cài đặt đúng yêu cầu.4.11. Bài thực hành số 3.6.1: Sử dụng máy dò ngang Furuno CH250. - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng máy dò ngang Furuno CH250.

Page 135: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

133

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 máy dò ngang Furuno CH250, hệ thống ăng-

ten và bộ nguồn.+ Hệ thống điện.

- Cách thức tiến hành: + Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực

hiện bài tập theo nhóm.+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng máy dò ngang Furuno CH250”

theo 2 phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1-Chuẩn bị máy dò ngang (Sonar); 2- Mở và tắt máy; 3-Nâng hạ đầu dò; 4-Điều chỉnh độ sáng màn hình và mặt phím; 5-Chọn đơn vị đo; 6-Vận hành chế độ quét ngang; 7-Vận hành chế độ quét dọc; 8-Vận hành chế độ dò đứng.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 1 giờ là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 4 giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 140 phút và 100 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1-Chuẩn bị máy dò ngang• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

2- Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).

Page 136: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

134

3-Nâng hạ đầu dò• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Đầu dò được nâng lên hoặc hạ xuống an toàn4-Điều chỉnh độ sáng màn hình và mặt phím•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Độ sáng được điều chỉnh đúng theo yêu cầu 5-Chọn đơn vị đo• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Đơn vị đo sâu được chọn đúng yêu cầu.6-Vận hành chế độ quét ngang• Thao tác nhanh, gọn. • Thực hiện đúng qui trình. • Màn hình thể hiện, thang đo sâu, góc quét, hướng quét, góc nghiêng, độ khuếch đại tín hiệu thu được chọn đúng theo yêu cầu.7-Vận hành chế độ quét dọc• Thao tác nhanh, gọn. • Thực hiện đúng qui trình. • Màn hình thể hiện, thang đo sâu, hướng quét, góc quét, góc nghiêng, độ khuếch đại tín hiệu thu được chọn đúng theo yêu cầu.8-Vận hành chế độ dò đứng.• Thao tác nhanh, gọn. • Thực hiện đúng qui trình. • Màn hình thể hiện, thang đo sâu, độ khuếch đại tín hiệu thu; hướng dò; góc nghiêng được chọn đúng theo yêu cầu.4.12. Bài thực hành số 3.6.2: Sử dụng máy dò ngang JMC CSL-1000-180. - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng máy dò ngang JMC CSL-1000-180.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.

Page 137: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

135

- Nguồn lực: + Phòng thực hành 30 chỗ

+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 máy dò ngang JMC CSL-1000-180, hệ thống ăng-ten và bộ nguồn.

+ Hệ thống điện.- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng máy dò ngang JMC CSL-

1000-180” theo 2 phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1-Chuẩn bị máy dò ngang (Sonar); 2- Mở và tắt máy; 3-Nâng hạ đầu dò; 4-Điều chỉnh độ sáng màn hình và mặt phím; 5-Chọn đơn vị đo; 6-Vận hành chế độ quét ngang; 7-Vận hành chế độ quét dọc; 8-Vận hành chế độ dò đứng.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 1 giờ là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 4 giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 140 phút và 100 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1-Chuẩn bị máy dò ngang• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

2- Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).3-Nâng hạ đầu dò

Page 138: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

136

• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Đầu dò được nâng lên hoặc hạ xuống an toàn4-Điều chỉnh độ sáng màn hình và mặt phím•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Độ sáng được điều chỉnh đúng theo yêu cầu 5-Chọn đơn vị đo• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình. • Đơn vị đo sâu được chọn đúng yêu cầu.6-Vận hành chế độ quét ngang• Thao tác nhanh, gọn. • Thực hiện đúng qui trình. • Màn hình thể hiện, thang đo sâu, góc quét, hướng quét, góc nghiêng, độ khuếch đại tín hiệu thu được chọn đúng theo yêu cầu.7-Vận hành chế độ quét dọc• Thao tác nhanh, gọn. • Thực hiện đúng qui trình. • Màn hình thể hiện, thang đo sâu, hướng quét, góc quét, góc nghiêng, độ khuếch đại tín hiệu thu được chọn đúng theo yêu cầu.8-Vận hành chế độ dò đứng.• Thao tác nhanh, gọn. • Thực hiện đúng qui trình. • Màn hình thể hiện, thang đo sâu, độ khuếch đại tín hiệu thu; hướng dò; góc nghiêng được chọn đúng theo yêu cầu.4.13. Bài thực hành số 3.7.1: Sử dụng ra-đa Furuno1945- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng ra-đa Furuno1945.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

Page 139: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

137

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 ra-đa Furuno1945, ăng-ten và bộ nguồn.

+ Hệ thống điện.- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng ra-đa Furuno1945” theo 2

phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1. Chuẩn bị ra-đa; 2. Cho ra-đa hoạt động; 3. Chọn tầm hoạt động thích hợp để thấy được mục tiêu; 4. Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ; 5. Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử; 6. Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động ; 7. Cho ra-đa về chế độ chờ và tắt máy.; 8. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 2 giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 75 phút và 45 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1-Chuẩn bị ra-đa• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

2. Cho ra-đa hoạt động• Máy vào chế độ chờ (standby) • Mạch phát được khởi động.

3. Chọn tầm hoạt động thích hợp để thấy được mục tiêu Ở trên, bên trái màn hình hiện đúng giá trị thang đo yêu cầu.

Page 140: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

138

4. Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ • Con trỏ (dấu +) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị phương vị và khoảng cách đến con trỏ .

5. Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử • Đường Phương vị điện tử (EBL) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị phương vị đường “EBL” trên màn hình.

6. Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động • Vòng khoảng cách di động (VRM) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị của bán kính vòng “VRM”trên màn hình.

7. Cho ra-đa về chế độ chờ và tắt máy• Máy vào chế độ chờ (standby)• Nguồn được tắt.

4.14. Bài thực hành số 3.7.2: Sử dụng ra-đa Koden MDC940- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc sử dụng ra-đa Koden MDC940.

+ Nâng cao ý thức hoạt động nhóm.- Nguồn lực:

+ Phòng thực hành 30 chỗ+ Trang thiết bị, dụng cụ: 06 ra-đa Koden MDC940, ăng-ten và bộ nguồn.

+ Hệ thống điện.- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên chia học viên làm 06 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

+ Mỗi nhóm đề cử trưởng nhóm.+ Phát cho mỗi nhóm 2 phiếu luyện tập.+ Giáo viên hướng dẫn ban đầu. + Phân vị trí thực hành cho các nhóm.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập:

Page 141: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

139

+ Nhóm thực hiện bài thực hành “Sử dụng ra-đa Koden MDC940” theo 2 phiếu luyện tập. Phiếu luyện tập cho biết nhiệm vụ của mỗi học viên trong nhóm ở các đợt luyện tập.

+ 2 phiếu luyện tập dùng cho 2 đợt thực hành, mỗi đợt có 5 lần luyện tập, mỗi lần là 1 học sinh thực hành các nội dung: 1. Chuẩn bị ra-đa; 2. Cho ra-đa hoạt động; 3. Chọn tầm hoạt động thích hợp để thấy được mục tiêu; 4. Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ; 5. Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử; 6. Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động ; 7. Cho ra-đa về chế độ chờ và tắt máy.; 8. Ngắt kết nối máy chính với ăng-ten và nguồn.- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm 30 phút là thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) 2 giờ/nhóm, chia thành 2 đợt 75 phút và 45 phút.- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

1-Chuẩn bị ra-đa• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

2. Cho ra-đa hoạt động• Máy vào chế độ chờ (standby) • Mạch phát được khởi động.

3. Chọn tầm hoạt động thích hợp để thấy được mục tiêu Ở trên, bên trái màn hình hiện đúng giá trị thang đo yêu cầu.

4. Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ • Con trỏ (dấu +) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị phương vị và khoảng cách đến con trỏ .

5. Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử • Đường Phương vị điện tử (EBL) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị phương vị đường “EBL” trên màn hình.

6. Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động • Vòng khoảng cách di động (VRM) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị của bán kính vòng “VRM”trên màn hình.

Page 142: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

140

7. Cho ra-đa về chế độ chờ và tắt máy• Máy vào chế độ chờ (standby)• Nguồn được tắt.

o0o

Page 143: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

141

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập5.1. Đánh giá bài thực hành 3.1.1: Xác định tọa độ, khoảng cách và hướng đi trên hải đồ.- Giáo viên hướng dẫn chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, các thành viên trong mỗi nhóm nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành lẫn nhau.- Giáo viên theo dõi, giúp đở để nhóm hoạt động tốt.- Giáo viên chọn mỗi nhóm 1 trường hợp điển hình để phân tích trước lớp.Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: câu aGiá trị vĩ độ và kinh độ có sai số không quá ±0,1 phút

- Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu cả 4 tọa độ đều đạt.

Tiêu chí 2: câu bSai số khoảng cách đo được không quá ±0,1hải lí

- Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu cả 6 khoảng cách đều đạt.

Tiêu chí 3: câu cSai số hướng đi đo được không quá ±0,5 độ

- Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu cả 6 hướng đi đều đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 3 tiêu chí là đạt ở cả 3 lần thực hành.

5.2. Đánh giá bài thực hành 3.1.2: Xác định vị trí, khoảng cách và hướng đi trên hải đồ.- Giáo viên hướng dẫn chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, các thành viên trong mỗi nhóm nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành lẫn nhau.- Giáo viên theo dõi, giúp đở để nhóm hoạt động tốt.- Giáo viên chọn mỗi nhóm 1 trường hợp điển hình để phân tích trước lớp.Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Page 144: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

142

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: câu aGiá trị vĩ độ và kinh độ có sai số không quá ±0,1 phút

- Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu cả 4 vị trí đều đạt.

Tiêu chí 2: câu bSai số khoảng cách đo được không quá ±0,1hải lí

- Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu cả 6 khoảng cách đều đạt.

Tiêu chí 3: câu cSai số hướng đi đo được không quá ±0,5 độ

- Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu cả 6 hướng đi đều đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 3 tiêu chí là đạt ở cả .

5.3. Đánh giá bài thực hành 3.2.1: Xác định số liệu thủy triều vào cùng 1 ngày - Giáo viên hướng dẫn chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, các thành viên trong mỗi nhóm nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành lẫn nhau.

- Giáo viên theo dõi, giúp đở để nhóm hoạt động tốt.- Giáo viên chọn mỗi nhóm 1 trường hợp điển hình để phân tích trước lớp.Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Số liệu thủy triều đầy đủ - Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu có 5 trên 6 câu đạt.

Tiêu chí 2: Số liệu thủy triều có giá trị chính xác.

- Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu có 5 trên 6 câu đạt.

Tiêu chí 3: Số liệu về phút, giờ, ngày đã được qui đổi hợp lí.

- Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu có 5 trên 6 câu đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 3 tiêu chí là đạt.

5.4. Đánh giá bài thực hành 3.2.2: Xác định số liệu thủy triều vào các ngày khác nhau.

Page 145: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

143

- Giáo viên hướng dẫn chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, các thành viên trong mỗi nhóm nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành lẫn nhau.

- Giáo viên theo dõi, giúp đở để nhóm hoạt động tốt.- Giáo viên chọn mỗi nhóm 1 trường hợp điển hình để phân tích trước lớp.Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Số liệu thủy triều đầy đủ - Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu có 7 trên 8 câu đạt.

Tiêu chí 2: Số liệu thủy triều có giá trị chính xác.

- Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu có 7 trên 8 câu đạt.

Tiêu chí 3: Số liệu về phút, giờ, ngày đã được qui đổi hợp lí.

- Đạt hoặc không đạt.- Đạt nếu có 7 trên 8 câu đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 3 tiêu chí là đạt.

5.5. Đánh giá bài thực hành 3.3.1: Kiểm tra sơ bộ la bàn từ.- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1:Thực hiện đủ và đúng qui trình kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 2:Thực hiện đủ và đúng qui trình Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 3:Thực hiện đủ và đúng qui trình

Đạt hoặc không đạt.

Page 146: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

144

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Kiểm tra tính ì của mặt số

Tiêu chí 4:Thực hiện đủ và đúng qui trình Kiểm tra vòng phương vị

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 5:Thực hiện đủ và đúng qui trình Kiểm tra chung chậu la bàn

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 6:Thực hiện đủ và đúng qui trình Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 7:Thời gian thực hiện không vượt quá định mức.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 7 tiêu chí là đạt.

5.6. Đánh giá bài thực hành 3.3.2: Sử dụng la bàn từ xác định hướng đi, phương vị và góc mạn.

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1:Xác định đúng trị số hướng đi của tàu, sai số ±1độ

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 2:Xác định đúng trị số phương vị của

Đạt hoặc không đạt.

Page 147: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

145

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

mục tiêu, sai số ±1độ

Tiêu chí 3:Xác định đúng trị số góc mạn của mục tiêu, sai số ±1độ

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 4:Thời gian thực hiện không vượt quá định mức.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 4 tiêu chí là đạt.

5.7. Đánh giá bài thực hành 3.4.1: Sử dụng máy định vị Seamax.- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy định vị• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 2: Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 148: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

146

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).

Tiêu chí 3: Đọc giá trị tọa độ vị trí tàu• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Xác định chính xác chỉ thị báo tọa độ vị trí tàu (tọa độ của máy).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Lưu tọa độ 1 điểm•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Điểm đã được lưu với tên và tọa độ chính xác.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Thao tác gọi điểm• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Màn hình cuối cùng xuất hiện phải có được các thông tin về điểm muốn đến.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Xác định giá trị của hướng đi, phương vị và khoảng cách.• Nhận diện nhanh và ghi nhận chính xác các chỉ báo hướng đi, phương vị và khoảng cách trên màn hình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 7: Thời gian thực hiện không vượt quá định mức.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 7 tiêu chí là đạt.

Page 149: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

147

5.8. Đánh giá bài thực hành 3.4.2: Sử dụng máy định vị FURUNO GP32- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy định vị• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 2: Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Đọc giá trị tọa độ vị trí tàu• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Xác định chính xác chỉ thị báo tọa độ vị trí tàu (tọa độ của máy).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Lưu tọa độ 1 điểm•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 150: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

148

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

• Điểm đã được lưu với tên và tọa độ chính xác.

Tiêu chí 5: Thao tác gọi điểm• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Màn hình cuối cùng xuất hiện phải có được các thông tin về điểm muốn đến.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Xác định giá trị của hướng đi, phương vị và khoảng cách.• Nhận diện nhanh và ghi nhận chính xác các chỉ báo hướng đi, phương vị và khoảng cách trên màn hình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 7: Thời gian thực hiện không vượt quá định mức.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 7 tiêu chí là đạt.

5.9. Đánh giá bài thực hành 3.5.1: Sử dụng máy dò đứng Furuno FCV-668.- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy dò đứng• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 151: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

149

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

Tiêu chí 2: Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Điều chỉnh độ sáng• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Độ sáng được điều chỉnh phù hợp để các chi tiết trên màn hình rõ ràng nhất.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Độ khuếch đại tín hiệu thu được điều chỉnh phù hợp để các chi tiết trên màn hình rõ ràng nhất

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Chọn đơn vị và thang đo sâu• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Đơn vị và thang đo sâu được chọn đúng yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Phân tích tín hiệu trên màn hình

Đạt hoặc không đạt.

Page 152: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

150

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

• Xác định được giá trị độ sâu, tình hình đàn cá, đặc điểm nền đáy.

Tiêu chí 7:7- Điều chỉnh độ phóng đại• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Độ phóng đại được điều chỉnh đúng mức độ và khu vực được yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 8: Điều chỉnh báo động.• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Báo động đáy và báo động cá được cài đặt đúng yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 9: Thời gian thực hiện không vượt quá định mức.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 9 tiêu chí là đạt.

5.10. Đánh giá bài thực hành 3.5.2: Sử dụng máy dò đứng JMC V-8202- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy dò đứng• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 153: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

151

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

Tiêu chí 2: Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Điều chỉnh độ sáng• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Độ sáng được điều chỉnh phù hợp để các chi tiết trên màn hình rõ ràng nhất.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Điều chỉnh độ khuếch đại tín hiệu thu•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Độ khuếch đại tín hiệu thu được điều chỉnh phù hợp để các chi tiết trên màn hình rõ ràng nhất

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Chọn đơn vị và thang đo sâu• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Đơn vị và thang đo sâu được chọn đúng yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Phân tích tín hiệu trên màn hình

Đạt hoặc không đạt.

Page 154: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

152

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

• Xác định được giá trị độ sâu, tình hình đàn cá, đặc điểm nền đáy.

Tiêu chí 7:7- Điều chỉnh độ phóng đại• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Độ phóng đại được điều chỉnh đúng mức độ và khu vực được yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 8: Điều chỉnh báo động.• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Báo động đáy và báo động cá được cài đặt đúng yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 9: Thời gian thực hiện không vượt quá định mức.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 9 tiêu chí là đạt.

5.11. Đánh giá bài thực hành 3.6.1: Sử dụng máy dò ngang Furuno CH250.

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy dò ngang• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 155: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

153

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

Tiêu chí 2: Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Nâng hạ đầu dò• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Đầu dò được nâng lên hoặc hạ xuống an toàn

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Điều chỉnh độ sáng màn hình và mặt phím•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Độ sáng được điều chỉnh đúng theo yêu cầu

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Chọn đơn vị đo• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Đơn vị đo sâu được chọn đúng yêu cầu

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Vận hành chế độ quét ngang• Thao tác nhanh, gọn.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 156: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

154

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

• Thực hiện đúng qui trình.• Màn hình thể hiện, thang đo sâu, góc quét, hướng quét, góc nghiêng, độ khuếch đại tín hiệu thu được chọn đúng theo yêu cầu.

Tiêu chí 7: Vận hành chế độ quét dọc• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Màn hình thể hiện, thang đo sâu, hướng quét, góc quét, góc nghiêng, độ khuếch đại tín hiệu thu được chọn đúng theo yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 8: Vận hành chế độ dò đứng.• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Màn hình thể hiện, thang đo sâu, độ khuếch đại tín hiệu thu; hướng dò; góc nghiêng được chọn đúng theo yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 9: Thời gian thực hiện không vượt quá định mức.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 9 tiêu chí là đạt.

5.12. Đánh giá bài thực hành 3.6.2: Sử dụng máy dò ngang JMC CSL-1000-180.

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).

- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Page 157: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

155

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị máy dò ngang• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 2: Mở và tắt máy• Ấn (vặn) đúng phím (nút).• Thực hiện đúng qui trình.• Máy đã bắt đầu làm việc (mở) hoặc ngưng hoạt động (tắt).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Nâng hạ đầu dò• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Đầu dò được nâng lên hoặc hạ xuống an toàn

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 4: Điều chỉnh độ sáng màn hình và mặt phím•Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Độ sáng được điều chỉnh đúng theo yêu cầu

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Chọn đơn vị đo• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Đơn vị đo sâu được chọn đúng yêu cầu

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Vận hành chế độ quét Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu

Page 158: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

156

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

ngang• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Màn hình thể hiện, thang đo sâu, góc quét, hướng quét, góc nghiêng, độ khuếch đại tín hiệu thu được chọn đúng theo yêu cầu.

chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 7: Vận hành chế độ quét dọc• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Màn hình thể hiện, thang đo sâu, hướng quét, góc quét, góc nghiêng, độ khuếch đại tín hiệu thu được chọn đúng theo yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 8: Vận hành chế độ dò đứng.• Thao tác nhanh, gọn.• Thực hiện đúng qui trình.• Màn hình thể hiện, thang đo sâu, độ khuếch đại tín hiệu thu; hướng dò; góc nghiêng được chọn đúng theo yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 9: Thời gian thực hiện không vượt quá định mức.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 9 tiêu chí là đạt.

5.13. Đánh giá bài thực hành 3.7.1: Sử dụng ra-đa Furuno1945.- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.

Page 159: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

157

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị ra-đa• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 2: Cho ra-đa hoạt động• Máy vào chế độ chờ (standby)• Mạch phát được khởi động.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Chọn tầm hoạt độngỞ trên, bên trái màn hình hiện đúng giá trị thang đo yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 4: Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ• Con trỏ (dấu +) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị phương vị và khoảng cách đến con trỏ

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử• Đường Phương vị điện tử (EBL) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị phương vị đường “EBL” trên màn hình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Page 160: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

158

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

cách di động• Vòng khoảng cách di động (VRM) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị của bán kính vòng “VRM”trên màn hình.

Tiêu chí 7: Cho ra-đa về chế độ chờ và tắt máy• Máy vào chế độ chờ (standby)• Nguồn được tắt.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 8: Thời gian thực hiện không vượt quá định mức.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 8 tiêu chí là đạt.

5.14. Đánh giá bài thực hành 3.7.2: Sử dụng ra-đa Koden MDC940- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2

nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn.- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

học. Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Chuẩn bị ra-đa• Máy được lắp vững chắc vào giá đở.• Các dây ăng-ten và dây nguồn kết nối đúng ỗ cắm ở phần máy chính.• Sử dụng nguồn điện 1 chiều phù hợp.• Dây nguồn kết nối với nguồn đúng cực dương (+) và âm(-).

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 2: Cho ra-đa hoạt động Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu

Page 161: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

159

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

• Máy vào chế độ chờ (standby)• Mạch phát được khởi động.

chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 3: Chọn tầm hoạt độngỞ trên, bên trái màn hình hiện đúng giá trị thang đo yêu cầu.

Đạt hoặc không đạt.

Tiêu chí 4: Xác định đồng thời phương vị và khoảng cách đến mục tiêu bằng con trỏ• Con trỏ (dấu +) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị phương vị và khoảng cách đến con trỏ

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 5: Xác định phương vị mục tiêu bằng đường phương vị điện tử• Đường Phương vị điện tử (EBL) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị phương vị đường “EBL” trên màn hình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 6: Xác định khoảng cách từ tàu đến mục tiêu bằng vòng khoảng cách di động• Vòng khoảng cách di động (VRM) tiếp xúc mục tiêu.• Xác định được giá trị của bán kính vòng “VRM”trên màn hình.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 7: Cho ra-đa về chế độ chờ và tắt máy• Máy vào chế độ chờ (standby)• Nguồn được tắt.

Đạt hoặc không đạt, đạt nếu tất cả tiêu chí phụ đều đạt.

Tiêu chí 9: Thời gian thực hiện không vượt quá định mức.

Đạt hoặc không đạt.

Page 162: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

160

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí đánh giá chung Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 8 tiêu chí là đạt.

Page 163: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

161

Phụ lục: ví dụ mẫuPHIÊU LUYỆN TẬP 01 kèm bài thực hành 3.3.1

ĐỢT 01 (100 Phút)

Nhóm:………..

Lần LT

Thời gian định mức Yêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ của từng Học viên Đánh giá của

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần 1

20phút 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn,

2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

3- Kiểm tra tính ì của mặt số,

4- Kiểm tra vòng phương vị,

5- Kiểm tra chung chậu la bàn,

6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

Luyện tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

20 phút 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn,

2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

3- Kiểm tra tính ì của mặt số,

4- Kiểm tra vòng phương vị,

5- Kiểm tra chung chậu la bàn,

6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

Theo dõi,

nhận xét

Luyện tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

20 phút 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn,

2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

3- Kiểm tra tính ì của mặt số,

4- Kiểm tra vòng phương vị,

5- Kiểm tra chung chậu la bàn,

6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

20 phút 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn,

2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

3- Kiểm tra tính ì của mặt số,

4- Kiểm tra vòng phương vị,

5- Kiểm tra chung chậu la bàn,

6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

20 phút 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn,

2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

3- Kiểm tra tính ì của mặt số,

4- Kiểm tra vòng phương vị,

5- Kiểm tra chung chậu la bàn,

6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện tập

Page 164: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

162

PHIÊU LUYỆN TẬP 02 kèm bài thực hành 3.3.1

ĐỢT 02 (50 Phút)

Nhóm:………….

Lần LT

Thời gian định mức Yêu cầu luyện tập

Nhiệm vụ của từng Học viên Đánh giá của

GVHV01 HV02 HV03 HV04 HV05

Lần 1

10 phút 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn,

2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

3- Kiểm tra tính ì của mặt số,

4- Kiểm tra vòng phương vị,

5- Kiểm tra chung chậu la bàn,

6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

Luyện tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 2

10 phút 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn,

2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

3- Kiểm tra tính ì của mặt số,

4- Kiểm tra vòng phương vị,

5- Kiểm tra chung chậu la bàn,

6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

Theo dõi,

nhận xét

Luyện tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 3

16 phút 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn,

2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

3- Kiểm tra tính ì của mặt số,

4- Kiểm tra vòng phương vị,

5- Kiểm tra chung chậu la bàn,

6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện tập

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Lần 4

10 phút 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn,

2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

3- Kiểm tra tính ì của mặt số,

4- Kiểm tra vòng phương vị,

5- Kiểm tra chung chậu la bàn,

6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện tập

Theo dõi,

nhận xét

Lần 5

10 phút 1- Kiểm tra bọt khí ở trong chậu la bàn,

2- Kiểm tra vị trí nằm ngang của mặt chậu,

3- Kiểm tra tính ì của mặt số,

4- Kiểm tra vòng phương vị,

5- Kiểm tra chung chậu la bàn,

6- Kiểm tra các thiết bị khử độ lệch.

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Theo dõi,

nhận xét

Luyện tập

Page 165: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

163

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

( Theo Quiết định số 2786/QĐ-BNN-KTHT ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)

1. Bà Nguyễn Trọng Ánh Tuyết, Phó hiệu trưởng Trường Trung học Thủy sản

Chủ nhiệm

2. Bà Trần Thị Loan, Phó trưởng phòng Giảm nghèo và An sinh xã hội nông thôn- Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Phó chủ nhiệm

3. Ông Trần Ngọc Sơn, giáo viên Trường Trung học Thủy sản

Thư ký

4. Ông Nguyễn Duy Bân, Trưởng khoa Trường Trung học Thủy sản

Ủy viên

5. Ông Nguyễn Văn Tâm, giáo viên Trường Trung học Thủy sản.

Ủy viên

6. Ông Huỳnh Hữu Lịnh, Kỹ sư Khai thác thủy sản, Trường Trung học Thủy sản.

Ủy viên

Page 166: Mẫu định dạng giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề · Web view- Mạng lưới kinh vĩ tuyến trên hải đồ là các đường mảnh kẻ ngang, kẻ

164

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THUCHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quiết định số /QĐ-BNN-KTHT ngày tháng năm 2015

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.)

1. Ông Hồ Đình Hải, Hiệu trưởng Cao đẳng nghề Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản.

Chủ tịch

2. Ông Tạ Hữu nghĩa, Trưởng phòng, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.

Thư ký

3. Ông Nguyễn Văn Lân, Trưởng phòng, Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN và PTNT

Ủy viên

4. Ông Nguyễn Viết Lý, Phó Giám đốc, Công ty TNHH MTV Khai thác và Dịch vụ Biển Đông

Ủy viên

5. Ông Trần Năng Cường, Trưởng phòng, Trường Trung học Thủy sản.

Ủy viên