tỉnh bà rịa - vũng tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/suc...hài lòng...

32

Upload: others

Post on 24-Feb-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt
Page 2: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

 CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN:BS: VÕ VĂN HÙNG

Phó Giám đốc Sở Y tế

 BAN BIÊN TẬP:1. BS. Võ Văn Hùng

Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập

2. BS. Nguyễn Văn Lên Giám đốc Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban

3. Cv. Lê Thị Khánh Trung tâm TT-GDSK - Thư ký4. BS. Trương Đình Chính

TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên5. BS. Trương Đình Trúc

TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên6. BS. Nguyễn Viết Quang

TP.TCCB - Sở Y tế - Biên tập viên7. BS. Bùi Xuân Thy

Chánh văn phòng - SYT - Biên tập viên8. BS. Hà Văn Thanh

Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên9. BS. Lê Tấn Cường

Hiệu trưởng Trường TCYT - Biên tập viên

 TRÌNH BÀY: Nghĩa Quý

 Ảnh bìa 1: Bs Nguyễn Văn Thái – PGĐ Sở Y tế trao tặng kính cho học sinh nghèo. Ảnh: THẾ PHI

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Website: www.t4gbrvt.org.vn

Email: [email protected]

- Giấy phép xuất bản số: 01/2014/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 16-1-2014- Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản Web: mythuatvungtau.com- In 1.500 cuốn tại Công ty Mỹ thuật Vũng Tàu. ĐT: 0913 957 486

Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thảo Ly: Vươn lên trên miền đất mới

Trang 28

Bà Rịa - Vũng Tàu tích cực triển khai kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự

hài lòng của người bệnh”Trang 3

Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại phường 11, TP. Vũng Tàu

Trang 4

Bệnh viện Lê Lợi - Triển khai thành công kỹ thuật lọc máu liên tục Trang 10

Bệnh viện Tâm thần tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: Nơi tình thương thắp lên niềm hy vọng!

Trang 13

Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em

Trang 20

Page 3: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Căn cứ quyết định số 2151/QĐ – BYT ngày 04/6/2015 của Bộ Y tế, ngày 02/11/2015 Sở

Y tế ban hành Kế hoach số 110/KH – SYT về việc triển khai thực hiện “đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị triển khai đầy đủ các nội dung “đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của người bệnh”; 100% CB, CC-VC và người lao động tai các cơ sở Y tế được quán triệt toàn bộ nội dung kế hoach và thực hiện, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, liên tục, phù hợp với nhu cầu thực tế của đơn vị... nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, phong cách phục vụ người bệnh của cán bộ y tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử, nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh nhằm xây dựng hình ảnh đẹp của nhân viên y tế, nâng cao uy tín của người thầy thuốc và tao điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế.

Để việc thực thi hiệu quả, kế hoach cũng chỉ rõ các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện: Thành lập Ban chỉ đao tổ chức triển khai thực hiện “đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng đến sự hài lòng của

người bệnh cấp tỉnh và cấp ngành; tiến hành tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp cho cán bộ y tế; thành lập đơn vị chăm sóc khách hàng; quy định trang phục của cán bộ y tế; tiếp tục thực hiện “đường dây nóng” theo chỉ thị số 09/CT –BYT; duy trì, củng cố hòm thư góp ý; triển khai đề án “tiếp sức người bệnh” trong bệnh viện; xây dựng phong cách, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực; tổ chức ký cam kết, thực hiện các nội dung cam kết; quy định rõ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện; công tác khen thưởng, xử lý vi pham; công tác truyền thông về “đổi

mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và quy định rõ công tác thông tin, báo cáo, tổ chức sơ kết, tổng kết...

Trên cơ sở kế hoach do Sở Y tế ban hành, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoach riêng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị, thành lập Ban chỉ đao và tiến hành tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả việc “đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.

KHÁNH CHI(Tổng hợp)

Bà Rịa - Vũng Tàu tích cực triển khai kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”

Bs. Trương Đình Chính – Trưởng phòng NVY Sở Y tế triển khai kế hoach va cac thông tư liên quan đến thưc hiên đôi mơi phong cach, thai đô phuc vu hương tơi sư hai lòng cua ngươi bênh.

3

Page 4: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Sau khi làm việc với Tram y tế phường 11, đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra môi trường

khu dân cư và các hộ gia đình thuộc khu phố 2, phường 11. Qua đó, đoàn đã phát hiện trong các vật dụng, các vật liệu phế thải xung quanh các hộ gia đình và các khu đất trống có chứa nhiều lăng quăng. Theo kết quả khảo sát của đoàn kiểm tra, phường 11 đang nằm trong nguy cơ cao có thể bùng phát dịch sốt xuất huyết nếu không được xử lý triệt để và kịp thời lăng quăng và các ổ dịch nhỏ.

Làm việc với lãnh đao UBND phường 11, đoàn đã nghe cán bộ phường báo cáo về tình hình bệnh SXH trên địa bàn và công tác phòng chống dịch bệnh SXH trong thời gian qua. Theo đó, từ đầu năm đến nay, mặc dù phường đã triển khai nhiều biện pháp như ra quân diệt lăng quăng, phun hóa chất trên diện rộng, tuyên truyền lưu động, tuyên truyền

qua loa phóng thanh..v..v.. Tuy nhiên, số ca mắc SXH tai các khu phố vẫn có xu hướng tăng tháng sau cao hơn tháng trước. Tính đến nay, phường 11 đã có 165 ca mắc SXH với 20 ổ dịch SXH.

Bà Phú Thị Ngân - Phó Chủ tịch UBND phường 11, TP.VT cho biết: “Mặc dù UBND phường đã chỉ đao tất cả các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn cùng vào cuộc nhưng đến nay

tình hình dịch bệnh SXH vẫn đang rất nóng. Thực tế, công tác phòng chống dịch gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, dân cư đông, đối tượng tam trú nhiều và biến động liên tục. Ý thức chấp hành của người dân nói chung vẫn chưa được tốt. Bên canh đó, địa bàn phường đã và đang triển khai nhiều dự án, khu đất trống khá nhiều nên những vật phế thải linh tinh đọng nước tồn tai khắp nơi, gây nên tình trang SXH tăng đột biến như hiện nay.

Nhận định về tình hình dịch tễ của phường 11, Ông Hà Văn Thanh - Giám đốc Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh cho biết: “Qua kiểm tra thực tế tai một số hộ dân của phường 11 cho thấy công tác chỉ đao của địa phương cũng như sự tham mưu về mặt chuyên môn của ngành y tế là hết sức quyết liệt. Khảo sát về kiến thức, hiểu biết

Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại phường 11, TP. Vũng TàuTrước tình hình dịch Sốt xuất huyết tại Thành phố Vũng Tàu đang có chiều hướng gia tăng, trong đó phường 11 là địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết cao, sáng nay 13/10, đoàn kiểm tra của Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác phòng chống dịch SXH trên địa bàn phường 11.

Kiểm tra lăng quăng trong cac vật dung gia đình tai môt hô dân phương 11, TP. Vũng Tau. Anh: THÊ PHI

4

Page 5: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

của người dân về bệnh SXH cũng cho kết quả khá cao, nhưng kiến thức thực hành thực tế vẫn còn thấp. Kiểm tra ngẫu nhiên 30 hộ, hầu hết các hộ đều có vật linh tinh chứa nước và có lăng quăng”.

Cùng quan điểm với ông Thanh, Ông Nguyễn Văn Lên - Giám đốc Trung tâm Truyền thông – GDSK tỉnh phân tích một cách cụ thể: “Theo thống kê của ngành y tế thì TPVT là một trong những địa phương rất nóng về SXH, trong đó phường 11 là phường có tỷ lệ mắc cao. Do vậy, Sở Y tế quyết định tăng cường phòng chống SXH cho TPVT nói chung và phường 11 nói riêng. Qua khảo sát nhanh 15 hộ của phường thì có 10/15 hộ nắm được khá chắc kiến thức phòng bệnh SXH, tức khoảng 66%. Tuy nhiên, tỳ lệ các hộ gia đình thực hành các hành vi, biện pháp phòng chống SXH chỉ có 7/15, tức khoảng 46%. Như vậy có sự chênh lệch giữa hiểu biết và thực hành. Thực tế kiểm tra hộ gia đình chúng tôi thấy vẫn còn lăng quăng ở những vật dụng mà người dân rất chủ quan như: can nhựa cũ, dụng cụ cho gà vịt ăn bị đọng nước mưa, lốp xe thay ra vứt lung tung bị đọng nước,... . Thứ hai, ở phường 11 có nhiều khoảng đất trống đang xây

dựng, chứa nhiều vật dụng, vật phế thải có khả năng tồn đọng nước mưa, là môi trường thuận lợi để lăng quăng phát triển....

Trước tình hình dịch bệnh SXH đang còn diễn biến phức tap và có nguy cơ bùng phát, đoàn kiểm tra của Sở Y tế đề nghị UBND phường 11 tăng cường chỉ đao và triển khai nhiều biện pháp trong công tác phòng chống sốt xuất huyết như: huy động các ban, ngành, đoàn, hội trong phường làm tổng vệ sinh các khu vực đất trống, trường học và khu vực công cộng;

hàng tuần đẩy manh tuyên truyền để người dân diệt lăng quăng tai gia đình và khu phố; phát tờ rơi tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh SXH cho người dân; lưu ý người dân không bỏ qua các vật dụng có thể chứa nước tao điều kiện cho muỗi vằn đẻ trứng như bịch ni lông, can nhựa, gáo dừa, chai, hũ, phế liệu quanh nhà; tiếp tục phun thuốc diệt muỗi tai các nơi có nguy cơ bùng phát dịch; giám sát các ca bệnh SXH, xử lý triệt để các ổ lăng quăng và ổ dịch SXH.

ĐÌNH BÁCH

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GU

YỄN

N L

ON

G

Lam viêc vơi UBND phương 11, TP. Vũng Tau về công tac phòng chông SXH. Anh: THÊ PHI

5

Page 6: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Hiện nay, hội chứng tự kỷ đang được cộng đồng quan tâm, song vẫn còn khá mơ hồ.

Nhiều người nhầm lẫn giữa chứng tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ, thậm chí hiểu nhầm tự kỷ là một chứng bệnh tâm thần… Dẫn tới việc kỳ thị, xa lánh và làm cho những đứa trẻ không may mắn đó mất đi cơ hội hòa nhập cộng đồng… Nhiều phụ huynh có con tự kỷ cũng lâm vào tình trang lo lắng, mặc cảm...

Chị Yến - Tp.Vũng Tàu kể: “Khi mới sinh, cháu xinh xắn, dễ thương. 3 tuổi cháu vẫn chưa biết nói, chỉ thích chơi một mình, với những đồ chơi có thể quay tròn được… Thấy sự phát triển của cháu khác la so với những đứa trẻ xung quanh, vợ chồng tôi cho bé đi khám. Sau nhiều xét nghiệm, chẩn đoán tâm lý... chúng tôi nhận được kết luận từ bác sĩ rằng, cháu bị tự kỷ. Chồng tôi sốc nặng bỏ nhà đi cả tháng, tâm trang tôi cũng suy sụp.

Hàng xóm xung quanh tách biệt, ngăn cản trẻ sang nhà… Thật kinh khủng, giống như là “trời sụp ” vậy…”.

Cũng giống trường hợp con chị Yến, vợ chồng anh Sáng và chị Tươi - Tp.Bà Rịa cũng có con mắc chứng tự kỷ. Trải qua nhiều cú sốc tâm lý, cuối cùng vợ chồng anh chị cũng đã phải đối diện sự thật. Nhưng điều khiến anh chị đau lòng là: “Cả hai vợ chồng tôi đều là công nhân, lương tháng vỏn vẹn 6 triệu đồng, cần kiệm lắm mới đủ trang trải cuộc sống hàng ngày. Vì cuộc sống mưu sinh của cả gia đình, vợ chồng tôi không thể bỏ việc để ở nhà chăm sóc, hướng dẫn cháu, nên đành cho cháu đến trường cùng với những đứa trẻ bình thường khác... Tới lớp, cháu không hòa nhập nên bị ban bè xa lánh. Chuyện này thì cũng khó trách trẻ con, vì chúng thích chơi với ai thì chơi. Nhưng điều đáng buồn là nhiều lần tôi vô tình chứng kiến, một vài cháu có ý định lai gần chơi cùng

con tôi thì bị cha mẹ chúng ngăn cấm với lý do: “Ban ấy không phải người bình thường; ban ấy bị bệnh tâm thần, ba (mẹ) cấm con không được chơi cùng kẻo có ngày ban ấy nổi điên lên thì nguy hiểm lắm...”

Bs. Ngô Thành Phong – Giám đốc bệnh viện Tâm thần tỉnh cho biết: “Có nhiều trường hợp đã nhầm lẫn trẻ chậm nói, chậm phát triển với chứng tự kỷ. Một số biểu hiện dễ bị nhầm lẫn như: giao tiếp ngôn ngữ kém, phản xa kém… Tuy nhiên, các dang vận động về thể chất và tinh thần ở các trẻ này lai hoàn toàn bình thường. Hơn nữa, những trẻ này vẫn có thể giao tiếp bằng mắt, nhận ra và giao cảm tốt với người thân. Trẻ không nói nhưng vẫn nghe và hiểu người khác nói. Còn chứng tự kỷ là một loai khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loan của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoat động của não bộ.

Hãy chung tay giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng!

Trẻ tư kỷ được day cach tư chăm sóc bản thân. Anh: THÊ PHI

6

Page 7: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoat động mang tính han hẹp và lặp đi lặp lai”.

Cũng theo các chuyên gia y tế, trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng, tự lập trong cuộc sống, còn nếu không được điều trị sẽ không nói được, sống lệ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, qua 10 tuổi dễ bị tâm thần. Hiện nay, y học hiện đai chưa có thuốc đặc hiệu cho chứng tự kỷ mà chỉ điều trị các tổn thương não kèm theo như động kinh, tăng động... Do vậy việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ tự kỷ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, gần như quyết định toàn bộ hiệu quả của việc điều trị chứng tự kỷ.

Việc chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ quan trọng là vậy, nhưng hiện nay, trên địa bàn tỉnh BR –VT, ngoài cơ sở trường mầm nón Phước An – số 53/3 Lê Hồng Phong – Tp.Vũng Tàu, do chị Lê Thị Chính Lan làm hiệu trưởng (đây cũng là một bà mẹ có con bị tự kỷ), thì không còn ngôi trường nào khác chuyên dành cho trẻ Tự kỷ. Lý do mà chị Lan quyết định xây dựng nên ngôi trường cũng xuất phát từ việc con chị bị kỳ thị, xa lánh. Chị kể: “Khi con tôi bắt đầu đi học, tôi mới nhận ra rằng, cháu cần một môi trường giáo dục đặc biệt, vì bản thân cháu cũng như những đứa trẻ tự kỷ khác không dễ hòa nhập được với những đứa trẻ bình thường vì bản thân các cháu vốn đặc biệt, lai thêm sự e ngai của các bậc cha mẹ không muốn con giao du với trẻ tự kỷ nên càng khiến các cháu co mình lai. Bên canh đó, việc chăm sóc, day dỗ những đứa trẻ bình thường đã rất khó khăn, nhưng với trẻ tự kỷ càng khó khăn gấp bội. Phụ huynh có con tự kỷ phải thật kiên nhẫn mới có thể giúp con hòa nhập với cộng đồng. Thực tế, thời gian qua có nhiều gia đình gửi con được một vài tháng, thậm chí vài ngày lai cho con nghỉ học ở nhà hoặc đi

chữa trị nơi khác. Với những trường hợp này, cơ hội giúp trẻ hoàn thiện bản thân là rất thấp”.

Để có thể tiếp nhận số lượng trẻ tự kỷ đông hơn và nâng cao chất lượng giáo dục, giúp các cháu cải thiện khả năng hòa nhập xã hội, UBND thành phố Vũng Tàu đã ủng hộ dự án nâng cấp trường mầm non Phước An thành trường mầm non hòa nhập Phước An, dành cho trẻ tự kỷ và những trẻ khuyết tật không có khả năng phục hồi năng lực, hành vi. Cơ sở này vẫn do chị Lê Thị Chính Lan làm chủ đầu tư ngay tai địa điểm cũ. Dự kiến trường học thiết kế như một ngôi nhà ấm cúng, có phòng khách, phòng ngủ, phòng đọc sách, phòng bếp, nhà vệ sinh, khu giặt giũ, sân vườn. Giáo viên vừa day các em phát triển tư duy, ngôn ngữ, hành vi giao tiếp, vừa giúp các em thực hành các công việc thường ngày: vệ sinh thân thể, quét nhà, lau bàn, phơi quần áo, thu dọn phòng ngủ,

nấu cơm, dọn bữa ăn… Các em sẽ học làm từ dễ đến khó, để thích nghi và thuần thục dần với việc tự lo liệu cuộc sống cá nhân mình. Tuy nhiên, vì đây là trường tư thục nên vấn đề học phí sẽ rất nan giải với những gia đình nghèo.

Để có thể giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng, thiết nghĩ, trước hết cần phải tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về chứng tự kỷ, xóa bỏ sự kỳ thị, xa lánh khiến trẻ không có cơ hội hòa nhập cộng đồng. Bên canh đó chính quyền cũng cần có sự quan tâm đầu tư, xây dựng các cơ sở giáo dục riêng cho trẻ tự kỷ, trang bị những phương tiện giáo dục phù hợp, hiệu quả, giúp trẻ cải thiện dần khả năng giao tiếp, hướng tới một cuộc sống tự lập, không còn là gánh nặng của gia đình và xã hội.

Bài, ảnh: HOA VIỆT

Phương phap giao duc trẻ tư kỷ nhận biết, giao tiếp qua hình ảnh.

7

Page 8: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Bệnh suy thận mạn thường gặp ở người cao tuổi:

Ông Lê Bá Hàn, 78 tuổi, ngụ xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ - Một bệnh nhân mắc bệnh suy thận man kể: Cách đây khoảng 3 năm, tôi nhận thấy cơ thể mình có những biểu hiện bất thường: có lúc ngủ li bì, nhưng có lúc tìm đủ mọi cách cũng không tài nào chợp mắt được, chán ăn, người mệt mỏi, đi tiểu liên tục dù lượng nước tiểu không nhiều... Ban đầu tôi chủ quan nghĩ: mình già nên sức khỏe kém là chuyện đương nhiên, sau một thời gian khá dài thấy tình hình không cải thiện tôi mới quyết định đi khám. Kết quả cho thấy, tôi đã bị suy thận man, giờ tôi phải định kỳ tới bệnh viện Bà Rịa chay thận nhân tao.

Cũng giống ông Hàn, bà Nguyễn Thị Thu Trang 75 tuổi, ngụ phường 4, Tp. Vũng Tàu được bệnh viện chẩn đoán suy thận man và đang trong giai đoan điều trị. Bà cho biết: “Thời trẻ tôi khỏe như vâm, sức vóc chẳng thua kém đàn ông là mấy. Chồng tôi hay trêu: “ai cũng như bà chắc khỏi cần thầy thuốc”, thế mà giờ sau khi bị bệnh thận man trông tôi như thế này đây, cơ thể suy kiệt do mệt mỏi, ăn kém, ngủ kém. Tôi hy vọng việc chay thận và dinh dưỡng hợp lý theo lời khuyên của bác sĩ sẽ cải thiện được tình trang bệnh tật”.

Bs Vũ Thị Phương Nga – Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và chống độc bệnh viện Lê Lợi cho biết: Hiện số bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh suy thận man ngày càng gia tăng. Chưa có con số thống kê chính thức, nhưng trung bình cứ 5 người thì có 1 người mắc bệnh thận ở giai đoan nhẹ. Tai bệnh viện Lê Lợi một năm có khoảng 20

người phải chay thận do bệnh chuyển sang giai đoan nặng, thận không đủ khả năng loai bỏ chất độc hai trong máu cũng như cân bằng lượng nước, các khoáng chất trong cơ thể, trong đó tỷ lệ người cao tuổi bị suy thận man chiếm khoảng 60 -70%.

“Có nhiều lý do dẫn tới bị suy thận man ở người cao tuổi, nhưng chủ yếu là do biến chứng từ các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, Lupus ban đỏ, ung thư và các bệnh lý tai thận như: viêm cầu thận, thận hư, sỏi thận, thận đa nang, apce thận... Hiện bệnh viện Bà Rịa tiếp nhận khoảng 250 ca suy thận man, trong đó có khoảng 200 ca đang được tiến hành chay thận và 50 ca đang phải chờ do không có máy để chay (cả bệnh viện hiện có 50 máy, chay hết công suất cũng không đáp ứng đủ nhu cầu), chưa kể mỗi năm chúng tôi còn tiếp nhận thêm khoảng 60 ca bị suy thận man có nhu cầu chay thận từ khắp các địa phương trong toàn tỉnh. Với tình hình này nếu không được đầu tư thêm máy móc và nhân lực cán cân cung – cầu sẽ ngày càng chênh lệch và nhiều người dân mắc bệnh thận man sẽ phải lên tuyến trên để được chay thận” – Bs. Trần Thanh

Đat, trưởng khoa HSTC&CĐ BV BR cho biết thêm.

Tìm hiểu về bệnh suy thận mạn ở người cao tuổi:

Suy thận man là tình trang suy giảm chức năng thận man tính, kéo dài nhiều tháng, nhiều năm và không hồi phục. Suy thận man ở người cao tuổi rất thường gặp, xu hướng ngày càng tăng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống và kinh tế

Cũng theo Bs Vũ Thị Phương Nga: Quy luật của sự lão hóa chung, bộ máy tiết niệu sẽ già dần về hình thái chức năng theo tuổi tác. Sự lão hóa này thường ít triệu chứng, trong nước tiểu không có protein niệu và hồng cầu. Ở người cao tuổi có sự khác nhau về thay đổi hình thái, kích thước thận giữa các cá thể như kích thước thận giảm 0,5cm trong mỗi 10 năm sau tuổi 40. Giảm số lượng cầu thận, chức năng giảm 10% sau 70 tuổi và giảm 30% sau 80 tuổi, dày màng đáy cầu thận và màng đáy ống thận, tổ chức gian mach cầu thận to lên, teo tế bào ống thận nên làm giảm lòng ống thận, xơ hóa tổ chức kẽ thận. Giảm dần mức lọc cầu thận, giảm luồng máu tưới

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

Bệnh suy thận mạn ở người cao tuổiTuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh tật bởi vì chức năng của cơ thể bị suy giảm, lúc đầu bệnh còn nhẹ, thoáng qua, dần dần bệnh trở thành mạn tính, khó chữa. Một trong những bệnh mạn tính mà người cao tuổi thường mắc là bệnh suy thận mạn.

7 nguyên tắc vàng để bảo vệ thận1 Tâp thê lưc đung mưc va thương xuyên

2 Kiêm soat tôt đương huyêt ơ ngươi bi ĐTĐ

3 Kiêm soat tôt huyêt ap ơ ngươi bi THA

4 Co chê đô dinh dương hơp ly tranh dư cân hoăc beo phi.

5 Bo thuôc la

6 Không tư y dung thuôc ngoai chi đinh cua thầy thuôc.

7Kiêm tra chưc năng thân đinh ky môi 6 thang nêu ban la ngươi co nguy cơ cao bi bênh thân: THA, ĐTĐ, gia đinh co ngươi bi bênh thân.

8

Page 9: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

thận. Duy trì tương đối mức lọc cầu thận, tăng phân số lọc và tăng sức cản trong thận.

Ở người cao tuổi, tình trang suy thận man tăng theo tuổi, sau 70 tuổi, 5% số nam giới và 1% số nữ giới có creatinin huyết trên 180 µmol/L (bình thường: 53 – 97 µmol/L). Tăng huyết áp và các yếu tố khác ngoài thận có thể làm giảm chức năng thận. Việc chẩn đoán dựa vào định lượng creatinin huyết và đánh giá chức năng lọc cầu thận. Đặc trưng của suy thận man là có tiền căn bệnh thận kéo dài, mức lọc cầu thận giảm dần (mức lọc cầu thận là lượng nước tiểu đầu trong 1 phút, đây là chỉ số để đánh giá mức độ suy thận man và chúng được đo bằng nồng độ creatinin, bình thường mức lọc cầu thận 120 ml/phút, creatinin 53 – 97 µmol/L. Khi mức lọc cầu thận giảm dưới 50%, (<60 ml/phút ) và creatinin tăng 130 µmol/L trở lên, thận suy rõ. Các nguyên nhân viêm cầu thận man tính, viêm thận bể thận man tính, viêm thận kẽ man tính. Việc điều trị suy thận man, tuân thủ nguyên tắc, làm chậm diễn tiến của suy thận man, áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn thận đúng quy chuẩn, như chế

độ ăn uống có năng lượng và thành phần hợp với từng cá thể, nguyên nhân bệnh, giai đoan suy thận. Khống chế tăng huyết áp, giữ huyết áp ở người bệnh ở mức 140/80mmHg. Chống thiếu máu, cung cấp đủ sắt, phòng ngừa những bất thường về chuyển hóa canxi, phospho. Điều trị thay thế thận. Về nguyên tắc không có giới han tuổi cho các phương pháp lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tao và ghép thận.

Dinh dưỡng cho người suy thận mạn:

Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng của Bs Vũ Thị Phương Nga đối với bệnh nhân bị suy thận man như sau:

Nhu cầu năng lượng:Chế độ ăn chỉ định cần được cá thể

hóa để thích hợp với hoàn cảnh riêng biệt của mỗi bệnh nhân với khả năng chấp nhận, chi phí, bệnh kết hợp, thói quen ăn uống có tính văn hóa.

Năng lượng: Dưới 60 tuổi: 35kcal/kg/ngày; Trên 60 tuổi: 30-35kcal/ngày; Mức nhập năng lượng cao hơn ở người lao động nặng, suy dinh dưỡng, nằm viện, có nhiễm trùng. Trong đó:

Carbonhydrate cung cấp 50-60%; Lipid cung cấp 25-35%; Protein cung cấp: 15-25%.

Protid: Bệnh nhân suy thận man giai đoan 1-2 : 0,6-0,8g/kg; bệnh nhân suy thận man giai đoan 3-4 : 0,4-0,6g/kg; bệnh nhân đang lọc máu 3 lần/ tuần : 1,2-1,3g/kg. Trong đó có ít nhất 50% là protein có giá trị sinh học cao: Thịt, trứng, sữa. Tuy nhiên không nên dùng nhiều trứng, sữa vì có nhiều phosphat.

Vì sao phải han chế đam trong khi đam rất quan trọng với cơ thể. Quá trình chuyển hóa đam trong cơ thể sản sinh ra các chất có chứa Nitơ là chất có hai cho cơ thể, khi suy thận các chất này không được đào thải, tích tụ lai gây ra tổn thương các cơ quan mà y học gọi chung là Hội chứng Ure huyết cao.

Với chế độ ăn như trên thì người bệnh khó duy trì và đảm bảo được cân bằng năng lượng, rất dễ dẫn đến suy dinh dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng, vì vậy cần bổ sung thêm lượng đam dành riêng cho người suy thận. Đây là loai đam gồm các acid amin thiết yếu khi vào cơ thể sẽ gắn thêm nhóm NH2 làm giảm ure trong cơ thể.

Muôi va nươc: Han chế nước, có thể uống 500ml + lượng nước tương đương lượng nước tiểu/24h.

Natri: Ăn nhat rất quan trọng đối với bệnh suy thận mãn. Ăn nhat giúp kiểm soát tốt HA, tránh dư nước. Lượng muối ăn khoảng 2gr/ngày.

Phosphate: Nên han chế vì gây rối loan chuyển hóa canxi, ngứa. Lượng dùng dưới 1,2g/ngày.

Cac vitamin va khoang chât: Cần được cung cấp đủ theo nhu cầu

Chu y: cân nặng để tính nhu cầu dinh dưỡng là cân nặng tương đương với người khỏe manh có cùng giới tính, chiều cao, tuổi.

ĐÌNH BÁCH

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

Môt bênh nhân cao tuôi mắc bênh suy thận man, được chay thận nhân tao tai BV Ba Rịa. Anh: THÊ PHI

9

Page 10: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Khoa Hồi sức tích cực và chống độc – bệnh viện Lê Lợi vừa triển khai thành công kỹ thuật

lọc máu liên tục cho bệnh nhân bị suy thận mãn giai đoan cuối.

Trước đó, bệnh nhân Nguyễn Hoàng Sơn, 57 tuổi ở phường Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu, bị suy thận mãn giai đoan cuối, tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp II, suy tim, nhập viện trong tình trang phù to, khó thở, thiếu máu ở mức độ trung bình. Bệnh nhân được chay thận 2 lần, nhưng bị tụt huyết áp, nên các bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực đã hội chẩn và chỉ định lọc máu liên tục cho bệnh nhân.

Sau khi được tiến hành kỹ thuật lọc máu 24h, bệnh nhân bước đầu đã qua cơn nguy kịch và có nhiều chuyển biến tích cực như: tình trang lâm sàng được cải thiện, bệnh nhân đã tỉnh táo hơn...

Bác sỹ Vũ Thị Phương Nga – TK Khoa Hồi sức tích cực cho biết: Trước đây, đối với những ca bệnh nặng như bệnh nhân Hoàng Sơn thường được chỉ định chuyển lên tuyến trên để lọc máu liên tục mới có cơ hội cứu sống bệnh nhân. Tuy nhiên, nguy cơ tử vong đối với những ca bệnh này trên đường vận chuyển lên tuyến trên là rất cao. Bác sỹ Nga cho biết thêm: Trước đây, phương pháp “thẩm tách máu ngắt quãng truyền thống”, hay còn gọi là chay thận nhân tao trong hồi sức cấp cứu thường gây nên rối loan huyết động cho những bệnh nhân đang bị bệnh nặng. Biện pháp truyền thống này không giúp lọc bỏ khỏi máu một cách hiệu quả một số “chất độc” gắn với protein, cũng như rất khó áp dụng đối với các bệnh nhân có huyết áp thấp hoặc huyết áp không ổn định, suy tim, suy gan…

Lọc máu liên tục là một trong các phương pháp điều trị thay thế thận được ứng dụng trong nhiều trường hợp. Phương pháp này có ưu điểm hơn hẳn so với lọc máu ngắt quãng bởi nó được tiến hành liên tục trong 24h, 30h hoặc 36h. Các chất cần đào thải cũng như lượng nước thừa của cơ thể được đào thải từ từ và liên tục trong cả ngày, chính vì vậy ít ảnh hưởng đến bệnh nhân. Hơn nữa, phương pháp này có khả năng kiểm soát mức giảm urê, creatinin tốt hơn so với lọc máu ngắt quãng. Kỹ thuật lọc máu liên tục được xem như một cuộc cách mang trong Hồi sức tích cực và chống độc, đã góp phần đáng kể làm thay đổi tiên lượng của nhiều loai bệnh vốn là thách thức của nhân loai như những bệnh nhân suy đa phủ tang (Multiorgan failure suyndrome-MOFS), suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm khuẩn, suy gan cấp, suy tim phù kháng trị, suy hô hấp trong nhược cơ hay trong hội chứng Guillain-Barre, viêm tụy cấp, đặc biệt các bệnh nhân bị ngộ độc nặng…đã có thêm cơ hội được sống.

Theo Bs. Trần Văn Bảy – Giám đốc bệnh viện Lê Lợi cho biết, kỹ thuật lọc máu được bệnh viện Nhân dân 115 chuyển giao cho bệnh viện Lê Lợi theo đề án 1816 (chuyển giao kỹ thuật của bệnh viện tuyến trên cho tuyến dưới). Trước đó, các bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện Lê Lợi đã được đào tao về kỹ thuật này tai bệnh viện Nhân dân 115. Đây là ca bệnh đầu tiên được lọc máu liên tục tai bệnh viện Lê Lợi dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp của bác sĩ Vũ Đình Thắng, Trưởng khoa HSTCCĐ, bệnh viện Nhân dân 115 TP.Hồ Chí Minh.

Việc triển khai thành công kỹ thuật lọc máu liên tục tai bệnh viện Lê Lợi là một tín hiệu vui cho những bệnh nhân nặng cần đến kỹ thuật này. Nhờ đó, mà tỷ lệ người bệnh nặng được cấp cứu thành công tăng lên đáng kể, giảm tỷ lệ người bệnh tử vong, di chứng cũng như giảm thấp nhất những người bệnh nặng phải chuyển tuyến.

XUÂN LÊ

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

Bệnh viện Lê Lợi - Triển khai thành công kỹ thuật lọc máu liên tục

Cac y, bac si tiến hanh ky thuật loc mau liên tuc cho bênh nhân. Anh: THÊ PHI

10

Page 11: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Phát biểu tai Lễ Mitinh, lãnh đao bệnh viện Mắt tỉnh cho biết, trong những

năm qua, bằng sự nỗ lực và sự hỗ trợ từ nhiều phía, BR-VT đã triển khai hiệu quả chương trình phòng chống mù lòa, mang lai ánh sáng và sức khỏe cho hàng chục ngàn bệnh nhân bị mù lòa, nhất là những bệnh nhân diện chính sách, diện bảo trợ xã hội, bệnh nhân nghèo vùng sâu vùng xa, hải đảo, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội của tỉnh. Hàng năm có trên 50 ngàn lượt bệnh nhân được khám và điều trị mắt; trên 40 ngàn bệnh nhân, học sinh được khám miễn phí ở các địa phương; 15 ngàn lượt bệnh nhân được phẫu thuật mắt trong đó 2.500 bệnh nhân được phẫu thuật miễn phí bằng kinh phí vận động của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Ông Đinh Quang Nguyện, xã Phước Hưng, huyện Long

Điền - một bệnh nhân vừa được mổ đục thủy tinh thể miễn phí từ chương trình phòng chống mù lòa của tỉnh, xúc động cho biết: “Tôi bị đục thủy tinh thể đã nhiều năm nhưng gia cảnh khó khăn nên không có tiền để mổ. Nhờ chương trình phòng chống mù lòa của tỉnh mà tôi đã được nhìn thấy ánh sáng trở lai. Tôi rất biết ơn những tấm lòng vàng, rất biết ơn các bác sĩ bệnh viện Mắt đã tận tình điều trị, chăm sóc cho tôi trong suốt thời gian qua”.

Không chỉ thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc mắt ở cộng đồng, BR – VT cũng là địa phương thực hiện hiệu quả chương trình chăm sóc mắt học đường. Năm 2011, được sự tài trợ của Viện Brien Holden- Australia, tỉnh BR - VT thành lập 5 đơn vị thị giác cộng đồng, đến nay đã hỗ trợ khám sàng lọc khúc xa cho hơn 60 ngàn học sinh và tặng hơn 5.000 cặp kính đeo

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG MÙ LÒA:

Những thành công và thách thứcHiện nay, mù lòa vẫn là một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng quan trọng không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay có khoảng 45 triệu người mù trên khắp hành tinh và nếu không có các biện pháp phòng chống hữu hiệu con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2020. Vì vậy Tổ chức Y tế thế giới và các Tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhãn khoa đã chọn ngày thứ 5, tuần thứ 2 trong tháng 10 hàng năm làm “Ngày thị giác thế giới” với mục đích huy động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng cho công tác phòng chống mù lòa. Năm nay, ngày thị giác thế giới có chủ đề “Chăm sóc mắt cho mọi người”. Hưởng ứng ngày thị giác thế giới 2015, sáng ngày 12/10, Bệnh viện Mắt tỉnh phối hợp với Viện thị giác Brien Holden, Sở LĐTB&XH tỉnh tổ chức Lễ mittinh với sự tham gia của lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương, các bệnh nhân và học sinh của huyện Tân Thành và Châu Đức.

Bs. Nguyễn Văn Thai – PGĐ Sở Y tế trao tặng kính cho hoc sinh nghèo tai Lễ mit tinh ngay Thị giac thế giơi. Anh: THÊ PHI

11

Page 12: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

mắt cho học sinh nghèo. Riêng năm 2015, dự án đã hỗ trợ khám sàng lọc cho gần 2 ngàn học sinh THCS của 2 huyện Tân Thành và Châu Đức, và trong số 1000 hoc sinh bị dị tật khúc xa, Bệnh Mắt quyết định tặng kính cho 93 em học sinh nghèo tai lễ mittinh hưởng ứng Ngày thị giác thế giới năm 2015.

Em Lê Thái Thi- Học sinh THCS Nguyễn Công Trứ, huyện Châu Đức phát biểu với cảm xúc dâng tràn: “Em bị tật cận thị cả 2 mắt, việc sinh hoat và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Từ chỗ học lực của em ở mức khá bị tụt xuống hang trung bình, ba mẹ em biết do em bị giảm thị lực nhưng vì gia đình nghèo, lo cơm áo cho các con đã rất chật vật nên việc cắt kính cho em cứ lần lữa hoài. Em cũng không biết đến bao giờ mình mới được đi đo và cắt kính phù hợp với thị lực nếu không có chương trình cận thị học đường...”

Mặc dù đat được những kết quả tích cực, song qua kết quả điều tra mù lòa và bệnh mắt trên địa bàn tỉnh, tỷ lệ mù tồn động và phát sinh hàng năm còn khá cao, tỷ lệ học sinh mắc

các tật khúc xa ngày một gia tăng, một số các bệnh Mắt không nhiễm trùng như tổn thương đáy mắt do tiểu đường, võng mac trẻ đẻ non, bệnh lý đáy măt bán phần sau.... vẫn là thách thức với BRVT, đòi hỏi cần có sự đầu tư và những biện pháp tích cực hơn nữa trong chương trình phòng chống mù lòa sắp tới

Bác sĩ Nguyễn Viết Giáp- Giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnh BRVT cho biết: Theo kết quả điều tra của Bộ Y tế ở những người trên 50 tuổi tai BRVT, tỷ lệ mù lòa 2 mắt đã giảm từ 3.1% (năm 2007) xuống còn còn 2,2% (năm 2015), và tỷ lệ mổ thành công đat cao nhất trong số 14 tỉnh được điều tra (các tỉnh khác tương đương khoảng từ 26 đến 30% không thành công hoặc là tái mù sau khi được phẫu thuật). Đây là sự nỗ lực của ngành Y tế BR – VT trong việc manh dan đầu tư trang thiết bị, đào tao nâng cao tay nghề và nâng cấp chất lượng dịch vụ. Bên canh việc mổ đục thủy tinh thể để ha thấp mù lòa thì chúng ta đã triển khai rất tốt mang lưới chăm sóc mắt ở tất cả các tuyến. Tới thời điểm này, BR - VT

đã đat chỉ tiêu 8/8 huyện có phòng khám mắt, có bác sĩ chuyên khoa mắt và kỹ thuật viên chuyên khoa mắt để phục vụ người bệnh... 100% xã, phường đã có nhân viên y tế chăm sóc mắt và được trang bị các dụng cụ cơ bản để khám sàng lọc như bảng thị lực, bảng khám mắt... Và trên 50% nhân viên y tế thôn ấp (khoảng trên 2 ngàn cán bộ y tế thôn ấp) đã được tập huấn, đào tao chăm sóc mắt. Đây là một lực lượng rất quan trọng làm công tác sàng lọc ở cộng đồng, làm công tác truyền thông cho người dân ở cộng đồng để họ biết cách chăm sóc, bảo vệ đôi mắt cũng như hiểu được lợi ích của việc khám và mổ mắt khi bị các bệnh, tật liên quan đến mắt. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy manh các hoat động củng cố, nâng cao chất lượng chuyên môn tai bệnh viện như phẫu thuật, khám, đo mắt, xây dựng mang lưới ở cơ sở, tức là tuyến huyện, xã, thôn, ấp và đẩy manh công tác truyền thông cho người dân nắm được các thông tin để hợp tác với bác sĩ giúp mang lai sức khỏe về mắt tốt hơn.

Hiện nay, bệnh viện mắt đang phối hợp với các Phòng chức năng của Sở Y tế tỉnh hoàn thành đề án thuê chuyên gia trong lĩnh vực chuyên khoa mắt để nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ nhu cầu khám chữa mắt của nhân dân trong tỉnh. Bệnh viện Mắt tỉnh sẽ phát triển các chuyên khoa sâu còn thiếu như: Bệnh lý bán phần sau, Mắt trẻ em, Laser nhãn khoa, Tật khúc xa. Đồng thời phối hợp với ngành GD-ĐT tỉnh triển khai đề án chăm sóc sức khỏe học đường nhằm han chế thấp nhất tỷ lệ học sinh bị các bệnh về mắt. Trước mắt, bệnh viện Mắt tỉnh đang kêu gọi các cơ quan, đơn vị hảo tâm hỗ trợ phẫu thuật miễn phí cho 100 bệnh nhân nghèo trên địa bàn tỉnh đang bị các bệnh về mắt, bởi Viện Brien Holden hiện đã ngừng tài trợ quỹ phẫu thuật phòng chống mù lòa cho bệnh nhân nghèo tỉnh BRVT.

YÊN CHÂU

Môt ca phẫu thuật mắt miễn phí trong chương trình Pc mù lòa cua tỉnh được thưc hiên tai BV Mắt. Anh: THÊ PHI

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

12

Page 13: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Chuyện thường... đừng sốc!Xe mới đến cửa bệnh viện Tâm

Thần đã nhìn thấy đám người nhốn nháo ngay khu vực tiếp nhận khám. “Chắc ngày đầu tuần nên đông bệnh”, tôi thầm nghĩ. Xe dừng hẳn, tôi nhanh nhẹn mở cửa xe bước xuống. Chân chưa cham đất, tôi đã giật bắn người bởi tiếng quát rất to của một người đàn ông “tao giết hết chúng mày”. Lật đật phóng ngược trở lai ghế ngồi, tôi run rẩy nhắc 2 cô ban đồng nghiệp ngồi im, từ từ hãy xuống. Khỏi phải nói, mặt mũi ai nấy xanh lè, cắt không còn chút máu. Chúng tôi len lén ha cửa kính ô tô xuống để quan sát xem chuyện gì đang xảy ra.

Nhiều tiếng người xen lẫn vào nhau, nhưng giọng người đàn ông lúc nãy hăm dọa làm tôi sợ khiếp vía vẫn át hết những âm thanh còn lai: “Chúng mày tưởng lừa được tao à? Hả? Lừa à?... Tao nói để chúng mày biết: tất cả lũ chúng mày ngồi đây mới bị tâm thần, còn tao, tao không bị sao cả. Tao sẽ nhốt tất cả chúng mày lai để cho chúng mày biết thế nào là thần kinh, thế nào là tâm thần. Tao chỉ bị bệnh thần kinh, tao không bị bệnh tâm thần...”. Anh ta cứ thế vung tay loan xa và chửi liên hồi. Đứng canh anh ta là 2 người phụ nữ, một già, một trẻ cứ lấy tay vỗ nhẹ vào lưng và nói những câu gì đó ra chiều cố gắng trấn tĩnh anh ta lai nhưng không hiệu quả, vì khoảng cách hơi xa và giọng của anh chàng nọ to quá khiến tôi nghe không rõ. Tôi quay sang bảo hai ban đồng nghiệp. Mình vào làm việc đi, chắc là một bệnh nhân tâm thần bị kích động nên la hét vậy thôi. Nói đoan chúng

tôi cố gắng trấn tĩnh, bước xuống xe, tiến thẳng vào bệnh viện.

Khi đi ngang qua chỗ người đàn ông nọ, dù đã chuẩn bị tâm lý trước nhưng tôi không khỏi hồi hộp, chỉ dám len lén đưa mắt quan sát. Anh ta khoảng ngoài 40 tuổi, ăn mặc khá chỉnh tề và gương mặt cũng sáng sủa. Chỉ có đôi mắt long lên sòng sọc với ánh nhìn hoang dai và cách anh ta đang diễn giải khiến người ta nghĩ đến các dấu hiệu của bệnh thần kinh. La một điều, dù khu vực khám đang rất đông người nhưng hầu như chẳng ai chú ý đến hành động huyên náo của anh này. Một số ngồi dựa lưng vào ghế say sưa hát, một số lẩm nhẩm khe khẽ những câu gì đó trong miệng, thỉnh thoảng lai bật cười khanh khách, còn một số khác ngồi nhìn xa xăm vào khoảng không gian vô định không bộc

lộ chút cảm xúc nào. Các bác sĩ, điều dưỡng...của bệnh viện Tâm Thần có lẽ đã quá quen với không khí như thế này nên chăm chú làm việc. Tôi lướt qua những nụ cười lanh lẽo, những ánh mắt vô hồn ấy bằng vô vàn sự băn khoăn và những cảm xúc xáo trộn.

Trước là “quen”, sau là “thương”:

Nhìn gương mặt vẫn còn thất thần của chúng tôi, Bs. Ngô Thành Phong – Giám đốc bệnh viện Tâm Thần hiểu ngay ra cơ sự, anh vui vẻ trêu: “Chắc các cô bị một phen hết hồn đúng không? Những chuyện như thế này diễn ra như cơm bữa ở bệnh viện chúng tôi, vì ở đây là những người bệnh đặc biệt, nếu mình không hiểu và cảm thông chắc chắn sẽ bị sốc. Đó cũng là lý do mà bao nhiêu năm nay, dù bệnh viện liên tục tuyển bác

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU:

Nơi tình thương thắp lên niềm hy vọng!

Tiếp nhận, thăm kham cho ngươi bênh. Anh: KHÁNH CHI

13

Page 14: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

sĩ nhưng rất ít có người xin về, nhưng bù lai những anh em đã gắn bó với bệnh viện thì cũng chưa ai xin chuyển đi chỗ khác, đó chính là điều đặc biệt nhất ở bệnh viện này”.

Hiện bệnh viện Tâm Thần tỉnh BR –VT chỉ có 11 bác sĩ và 40 điều dưỡng, kỹ thuật viên nhưng hàng ngày phải khám khoảng 250 đến 300 bệnh nhân, cao điểm lên tới 350 bệnh nhân, ngoài ra lượng bệnh nhân điều trị nội trú thường xuyên dao động ở mức 130 - 150 bệnh nhân. Áp lực công việc nặng nề cộng với những nguy hiểm, tai nan thường xuyên rình rập trong những lần bệnh nhân lên cơn, vẫn không làm nản lòng đội ngũ y, bác sĩ nơi đây.

Tâm sự với chúng tôi, điều dưỡng Nguyễn Trọng Thủy chia sẻ: “Tuy là nam giới, nhưng mới đầu khi vào làm việc, chứng kiến những hành vi của người bệnh mỗi khi lên cơn em cũng sợ lắm, nhưng vì cuộc sống phải tự động viên mình cố gắng. Mọi vất vả, hiểm nguy đối mặt nhiều lần rồi

cũng quen, dần dà em chỉ thấy thương những bệnh nhân của mình, bản thân họ đâu mong muốn mình bị như vầy, đã thế rất nhiều trường hợp còn bị người thân bỏ rơi. Nếu mình không thương, không chăm sóc họ thì họ biết trông cậy vào ai?

Cũng giống như điều dưỡng Thủy, y công Đỗ Thị Thủy cho biết: “Khi bệnh nhân vào điều trị nội trú thì tất cả mọi sinh hoat của họ đều do các y tá, điều dưỡng, hộ lý, y công chúng tôi đảm nhiệm, từ ăn uống, tắm rửa, thuốc thang... Lúc lên cơn, họ sẵn sàng lao vào cắn, xé, chửi bới và đập phá tất cả những gì họ nhìn thấy, nhưng lúc dứt cơn, họ lai như một đứa trẻ hiền lành, ngơ ngác, rất ngoan và biết nghe lời. Có nhiều người bệnh còn bộc lộ những năng khiếu rất đặc biệt mà người bình thường cũng không thể sánh kịp. Là người chăm sóc, kề cận, mình phải hiểu và cảm nhận được từng thay đổi nhỏ trong tâm hồn của họ để động viên và chia sẻ, giúp họ mau bình phục trở về với gia đình”.

Công việc vất vả, những hiểm nguy bất chợt có thể xảy đến bất cứ khi nào, đòi hỏi mỗi cán bộ Y tế phải tự khắc nghiệt với chính bản thân mình. Còn nhớ, lời chia sẻ của điều dưỡng Võ Thị Hồng Vân trong Hội nghị “Sơ kết phong trào 2 giỏi giai đoan 2010 -2015 của Công Đoàn Ngành Y tế BR-VT, đã khiến cả hội trường phải lặng đi vì xúc động: “làm đẹp là một nhu cầu chính đáng của phụ nữ, là phụ nữ ai cũng muốn mình xinh đẹp, chị em CBVC của bệnh viện Tâm Thần chúng tôi cũng vậy. Nhưng vì làm việc trong một môi trường đặc biệt, tiếp xúc với những con người đặc biệt, chúng tôi phải bỏ qua những mong ước cá nhân của mình. Nếu làm đẹp, chúng tôi sẽ gặp nguy hiểm vì bệnh nhân dễ bị kích động, dễ có những hành động mất kiểm soát. Do vậy, cái bản năng giản dị nhất của người phụ nữ chúng tôi cũng phải gác qua một bên. Vì người bệnh, chúng tôi còn không màng đến tính mang, thì sự hy sinh nhỏ nhoi ấy có đáng gì?”

Chăm sóc sức khỏe tâm thần vươn tới cộng đồng

Không chỉ thực hiện tốt công tác khám và điều trị nội trú tai bệnh viện cho bệnh nhân mà đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện Tâm Thần tỉnh còn ghi dấu ấn trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần cả nước với “chương trình bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em” trên pham vi toàn tỉnh. Tính đến nay, bệnh viện Tâm Thần tỉnh đã phối hợp, quản lý, điều trị tai cộng đồng cho hơn 3.800 bệnh nhân, trong đó điều trị ổn định cho hơn 80% số bệnh nhân tâm thần được phát hiện. Từ năm 2012 trở về trước, chương trình tập trung điều trị cho các bệnh nhân tâm thần phân liệt, từ năm 2013 đến nay, lồng ghép điều trị các

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

Bênh nhân đang lao đông liêu phap. Anh: THÊ PHI

14

Page 15: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

bệnh động kinh và dự kiến từ năm 2016 đến năm 2020 sẽ triển khai điều trị thêm bệnh trầm cảm tai cộng đồng.

Thực hiện đề án 1816 của Bộ Y tế, bệnh viện thường xuyên cử bác sĩ xuống cơ sở chuyển giao kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, hỗ trợ tuyến dưới thực hiện tốt công tác sàng lọc, tư vấn tai cộng đồng. Ngoài ra, bệnh viện còn duy trì việc khám, phát hiện, quản lý và điều trị thường xuyên cho gần 600 bệnh nhân tai các Trung tâm xã hội tỉnh như: Trung tâm Nuôi dưỡng người già neo đơn; Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Hải; Trung tâm Khuyết tật Thiên Thần...

Trau dồi Y đức là nhiệm vụ hàng đầu:

Đã công tác trong ngành nhiều năm nhưng chưa bao giờ tôi nghe thấy một phản ánh tiêu cực nào về thái độ chăm sóc, điều trị của thân nhân người bệnh về đội ngũ y, bác sĩ BV tâm Thần, có chăng là những lời ngợi khen, lời tri ân về sự tận tình, trách nhiệm mà mỗi cán bộ y tế bệnh viện Tâm Thần dành cho người bệnh. Để có được điều này, ngoài ý thức tự

Thư giãn

Tác hại của mù chữTrong lớp học xóa mù chữ, thầy

giáo hỏi:-Các em hãy cho biết tác hai của

mù chữ?-Da, mù chữ sẽ không hát ka-ra-

o-kê được a!-!!?

Chọn nghềMột phụ huynh hỏi một học

sinh:-Lớn lên, cháu sẽ làm gì?

-Cháu sẽ làm thợ nề và giáo viên!

-Ủa, sao lai làm những hai nghề?-Da, vì thợ nề vào mùa đông

thất nghiệp, còn giáo viên thì được nghỉ hè!

-?!!

Nguyên cớAnh chồng than phiền cô vợ:-Này em, càng ngày anh càng

thấy váy của em cứ ngắn lên và áo thì mỏng dần đi đấy?

-Cũng là chuyện bình thường thôi anh à! Trái đất đang nóng dần

lên mà!-!??

Chữa bệnhMột người đàn ông than phiền

với ban:-Tôi bị nhức đầu quá!-Thế à! Tối qua, tôi cũng bị nhức

đầu giống như anh. Lúc về nhà, vợ tôi chay ra ôm hôn rất âu yếm, thế là bao nhiêu đau đớn đều tiêu tan hết!

-Ồ, vậy à! Bây giờ, chị ấy đang ở đâu?

-???HỒ THỊ THU HẰNG

Đa Nẵng

thân của mỗi cán bộ, nhân viên y tế về trách nhiệm của mình đối với người bệnh “Lương y phải như từ mẫu” thì việc thường xuyên quán triệt, đưa các chuyên đề về “quy tắc ứng xử”, “học tập và làm theo tấm gương đao đức Hồ Chí Minh”, được lãnh đao bệnh viện đặc biệt quan tâm và thường xuyên triển khai học tập; các điển hình tiên tiến, những hành động tốt

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH

được nêu gương trên tinh thần “lấy cái đẹp dẹp cái xấu” đã phát huy hiệu quả. Nhờ đó, đã hình thành nên một tác phong làm việc sáng tao, nhanh nhẹn, chuẩn mực và đầy trách nhiệm của đội ngũ nhân viên Y tế đang công tác tai bệnh viện, trở thành điểm sáng về “Y – Đức” trong Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

KHÁNH CHI

BS Ngô Thanh Phong – Giam đôc Bênh viên Tâm Thần tai lễ vinh danh gương điển hình tiên tiến.Anh: THÊ PHI

15

Page 16: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Ảnh: THẾ PHI

HOẠT ĐỘNG ĐOÀN CƠ SỞ SỞ Y TẾ

Ân cần thăm kham cho từng đôi tượng chính sach.

Hương dẫn cặn kẽ cach dùng thuôc. Phat sữa cho trẻ em xã Hòa Long.

Thăm quan địa đao Long Phươc - TP. Ba Rịa.

ĐOÀN THANH NIÊN TỔ CHỨC KHÁM BỆNH TỪ THIỆN CHO ĐỒNG BÀO NGHÈO VÙNG SÂU VÙNG XA

16

Page 17: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Ảnh: THẾ PHI

HOẠT ĐỘNG CỦA CHI ĐOÀN T4G, GĐYK, PTSC M&C…

ĐOÀN THANH NIÊN TỔ CHỨC KHÁM BỆNH TỪ THIỆN CHO ĐỒNG BÀO NGHÈO VÙNG SÂU VÙNG XA

Dâng hương va tham quan Đền thơ Anh hùng liêt si Võ Thị Sau tai huyên Đất Đỏ.

Ân cần, chu đao thăm kham cho đồng bao.

Cấp phat thuôc miễn phí va hương dẫn cặn kẽ cach dùng thuôc.

Chuân bị qua tặng cho đồng bao nghèo.

17

Page 18: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Hương nhu tía còn có tên gọi là é rừng hay é tía. Đây là loai cây nhỏ, cao khoảng 1,5-2m,

thân vuông, thân và cành thường có màu tía, có lông quặp, lá mọc đối có cuống dài thuôn, hình mác hay hình trứng, dài 1-5cm, mép lá khía răng cưa, hai mặt lá đều có lông. Hoa màu tím mọc thành chùm, xếp từng vòng từ 6-8 chiếc thành chùm. Lá và hoa vò ra có mùi thơm đinh hương

1. Bộ phận dùng: Toàn cây trừ rễ, có thể dủng tươi hoặc khô.

2. Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta, thường gặp ở các bãi cỏ ven đường. Cây còn được trồng ở đồng bằng và miền núi.

Thu hai, sơ chế: Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, hay một số hoa đã kết quả. Dùng khô hoặc tươi.

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 4546/UBND-VP ngày 04/7/2013 của UBND tỉnh, “Kế hoạch phát triển Y, Dược học cổ truyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020” và góp phần đạt Bộ tiêu chí Quốc gia Y tế xã giai đoạn 2011 – 2020, Bản tin Sức khỏe BR-VT

xin giới thiệu danh mục, công dụng của 60 cây thuốc Nam tuyến xã.

Y HỌC CỔ TRUYỀN

3.Thành phần hoá học: Cavacrol 10,15%, Transbergamotene 10,90%, b-Caryophyllene 10,93%, Thymol 9,82%, Humulene 11,83%, b-Bisabolene 12,64%, Terpinene-4-Ol 7,19%, g-Terpinene 4,35%, p-Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, a-Pinene 1,23%, (-Farnesene 0,25%, Limonene 0,15%

4. Tính vị, tác dụng: Hương nhu có vị cay, tính hơi ấm, vào 3 kinh phế, tỳ và vị. Có tác dụng làm ra mồ hôi, chữa cảm mao, giảm sốt, lợi thấp hành thủy

5. Một số cách dùng Hương nhu chữa bệnh:

- Chữa cảm lạnh hoặc đi mưa bị nhiễm lạnh: Hương nhu tía 500g, hậu phác tẩm gừng nướng 200g, bach biển đậu (đậu ván trắng) sao qua 200g, tất cả 3 vị tán nhỏ trộn đều. Mỗi lần dùng 8-10g pha với nước sôi để uống. Ngày uống 2 lần vào buổi trưa và tối sau bữa ăn. Dùng từ 2-3 ngày.

Hoặc hương nhu tía 100g, tán nhỏ, mỗi lần dùng 8g, pha với nước sôi

uống. Ngày uống 2 lần, uống khi nào mồ hôi ra được là

khỏi bệnh.- Chữa cảm nắng,

nôn mửa, tiêu chảy hoặc do mùa hè ăn qua nhiều cac thứ sông lạnh: hương nhu 12g,

Hương nhu tía

tía tô (lá và cành) 9g, mộc qua 9g, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa cảm sôt nhức đầu: dùng lá hương nhu tươi một nắm, giã nhỏ, chế thêm nước sôi, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên đầu, trán, và hai bên thái dương. Nếu sốt có mồ hôi thì thêm củ sắn dây tươi 20g, cùng giã vắt nước uống.

- Chữa phù thũng, tiểu tiện đỏ, không mồ hôi: hương nhu 9g, bach mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc nước uống thay trà trong ngày. Dùng liên tục từ 10 ngày.

- Chữa hôi miệng: hương nhu 10g sắc với 200ml nước. Dùng súc miệng và ngậm ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, dùng liên tục trong 15 ngày.

6. Chông chỉ định: Không dùng hương nhu cho những người ra nhiều mồ hôi, những người âm hư và khí hư.

Ths. VŨ THANH HIỀNSở Y tế

18

Page 19: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Y HỌC CỔ TRUYỀN

Chất cellulose có nhiều trong rong biển kích thích sự co bóp của ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết, ha thấp nồng độ những chất có nguy cơ gây ung thư trong đường ruột, từ đó làm giảm mắc ung thư kết tràng và ung thư trực tràng.

Kết quả báo cáo được đăng tải trên chuyên san Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ vào tháng 3-2011 phát hiện chiết xuất từ tảo có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư dẫn đến ung thư hach bach huyết. Các chuyên gia y học đã phát hiện ra huyết dịch của những bệnh nhân ung thư mang tính axit, trong khi đó rong biển lai là thức ăn mang tính kiềm chứa nhiều canxi, vì thế, có tác dụng điều tiết và cân bằng độ axit và kiềm trong máu.

Vì vậy rong biển Sargassum được dùng hàng ngày cho những bệnh nhân ung thư có chỉ định xa trị để han chế tác dụng nhiễm xa đối với tế bào lành và đào thải nhanh chất phóng xa ra ngoài cơ thể , han chế tới mức tối thiểu những triệu chứng khó chịu do xa trị và hoá chất dùng trong quá trình điều trị ung thư.

Trên thực tế, rong biển Sargassum được kết hợp với một số thảo dược khác như một nguồn bổ sung khoáng chất và vi lượng rất cao cho cơ thể người bệnh vốn đã suy kiệt vì ung thư, nhanh chóng đào thải những chất độc sinh ra từ tế bào ung thư và hoá trị liệu.

Trong Đông y Rong biển Sargassum khô là một loài dược thảo. Chúng được ngâm vào nước nóng và uống như trà để chữa bệnh bướu cổ và cung cấp các nguyên tố vi lượng khác.

Từ lâu đời trong y văn cổ, rong biển đã được dùng đã được dùng để điều trị bướu cổ, làm mềm khối cứng, tan đờm…

Tên khoa học: Sargassum sp; Họrongmơ (Sargassaceae)

Bộ phận dùng: cả cây. Lá dày dài có hột (khí bào) tròn, to, mềm mai, màu nâu hồng có sợi dai, khô.

Thanh phần hóa học: Iod, albumin, chất asen, chất béo, chất nhầy, đường…

Tính vị - quy kinh: Vị đắng mặn, tính hàn. Vào ba kinh vị, can và thận.

Tac dụng: Tiêu đờm, làm mềm chất rắn, lợi thủy, ha khí.

Công dụng: Trị bướu cổ, tràng nhac, thủy thũng.

Liều dùng: Ngày dùng 8 - 12g.Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn, có thấp trệ

không nên dùng, không dùng chung với vị Cam thảo do tính tương tác thuốc

Cách bào chế: Theo Trung y:- Trộn với đậu đen, đồ lên một lúc,

phơi khô dùng (Lôi Công).- Rửa cho hết vị mặn, sấy khô

dùng (Lý Thời Trân).Theo kinh nghiệmViệt Nam:Rửa sach, bỏ hết tap chất, thái nhỏ

phơi khô dùng.BS, CKI. NGUYỄN THỊ UYÊN CHI

BV. Ba Rịa

Nằm trong gần 700 loài rong biển được phát hiện tai Việt Nam, Tảo Mơ, 1 họ rong

biển có tên khoa học là Sargassum được tìm thấy nhiều tai vùng biển Nha Trang và Phú Quốc là loài có sản lượng cao nhất, đồng thời mang lai nhiều lợi ích nhất xét về mặt y học.

Có 23 nguyên tố được tìm thấy trong tảo Sargassum là Al, Si, Mg, Ca, Sr, Ba, Fe, V, Mor, Ti, Co, Ni, Cr, Sn, As, Bi, Cu, Pb, Zn, Ga, Be, Na và K. Với khả năng tích lũy hàng loat các nguyên tố với độ tập trung cao, đặc biệt trong rong biển Cargassum có chứa một lượng khá lớn nguyên tố Strontium (Sr), với lượng tích tụ cao hơn khoảng 100 lần hàm lượng trong nước biển. Người ta còn phát hiện chất Natrialginat chiết từ rong biển Sargassum có thể chữa được bệnh nhiễm phóng xa vì chất này uống vào sẽ hấp thu Sr phóng xa đã bị nhiễm trong cơ thể rồi thải ra ngoài.

Lignans có trong rong biển có khả năng ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u, han chế các tế bào ung thư vào máu và di căn ung thư trên các phần khác của cơ thể. Phụ nữ sau thời kì mãn kinh, các mô mỡ chính là nơi estrogen được tổng hợp, một lượng lớn chất chuyển hoá estrogen là những nhân tố chính gây ra bệnh ung thư vú, trong khi đó Lignans có khả năng giúp ngăn chặn sự tổng hợp estrogen trong các tế bào với hiệu quả tương tự như một số loai thuốc dùng trong hoá trị ung thư.

Rong biển Sargassum - dược liệu quý cho bệnh nhân ung thư tại Việt Nam

19

Page 20: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Tất cả mọi người đều có thể bị thương tích do tai nan trong các hoat động thường ngày

như sinh hoat, làm việc, học tập, vui chơi, thể thao,… ở tất cả mọi nơi như ở nhà, trường học, nơi làm việc, khu vui chơi, đường phố. Đặc biệt trẻ em là đối tượng rất dễ bị tai nan. Tai nan có thể xảy ra ngay từ khi trẻ mới biết lẫy (3 tháng tuổi) cho đến lúc trẻ biết đi, biết chay nhảy, leo trèo, biết nhận thức các vật xung quanh. Cái gì trẻ cũng thử sờ mó, xê dịch, nhét vào miệng, mũi, lỗ tai,… đến tuổi đi học, trẻ cũng dễ gặp tai nan thương tích do tính hiếu động, nghịch ngợm, thích leo trèo, chay nhảy, đá bóng, chay xe,…

nhất là ở trẻ trai. Trẻ em từ 18 tháng đến 4 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao đối với các tai nan thương tích, vì vậy cần trông coi trẻ cẩn thận và luôn giữ cho môi trường sống xung quanh trẻ được an toàn.Nguyên nhân gây tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ em:

Theo kết quả nghiên cứu về TNTT ở trẻ em Việt Nam được tiến hành dưới sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) và trường Đai học Y tế công cộng, năm 2001, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến TNTT ở trẻ em và đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Đuối nước chiếm tới 50% tổng số tử vong

do TNTT, số lượng cao nhất ở nhóm 5-14 tuổi (năm 2007 là 1.837 trường hợp), tỉ suất ở nam cao gấp 2 lần ở nữ và cao nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Tai nan giao thông đường bộ là nguyên nhân thứ 2 trong các nguyên nhân TNTT ở trẻ em, 20% số tử vong do tai nan giao thông là trẻ em và khoảng 21% số nhập viện là trẻ 0-19 tuổi, đây cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nhóm 15-19 tuổi. Ngã, mặc dù không là nguyên nhân gây tử vong lớn ở trẻ em nhưng nó lai là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, đặc biệt là chấn thương sọ não, cột sống ở trẻ. Đối tượng gặp TNTT do ngã chủ yếu là nam và thấp nhất ở nhóm trẻ sơ sinh (dưới 1 tuổi). Bỏng, trong năm 2008 là nguyên nhân của 1,7% số trường hợp TNTT không tử vong và 1,9% số trường hợp TNTT tử vong, trong đó bỏng chất lỏng là nguyên nhân chủ yếu chiếm 83,5% và 50% xảy ra ở nhóm 1-4 tuổi và thường xảy ra trong nhà. Một nguyên nhân khác gây ra tỉ lệ chết cao nhưng không có tình trang tàn tật vĩnh viễn đó chính là ngộ độc. Có nhiều dang ngộ độc: thực phẩm (40%), khí hay khói (15%), ngộ độc dược phẩm (10%), chất độc lỏng, thuốc trừ sâu (4%). Ngộ độc thường diễn ra cao nhất ở trẻ sơ sinh, giảm dần đến nhóm 14 tuổi trước khi tăng lên dần ở nhóm 15-19 tuổi. Và một nguyên nhân không thể không nhắc đến là TNTT do súc vật cắn. Đây là nguyên nhân gây TNTT không tử vong phổ biến thứ hai sau ngã, nó

Can bô T4G hương dẫn cac biên phap phòng chông TNTT cho giao viên

trươ

ng M

N M

ùa X

uân.

A nh

: THÊ P

HITÔI LÀ TRUYỀN THÔNG VI

ÊN C

Ơ SỞ

tai nạn thương tích trẻ em

Môt lơp hoc cua trương Mầm non Mùa Xuân. Anh: THÊ PHI

Phòng chống

20

Page 21: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

thường xảy ra khi trẻ bị chó, mèo, rắn cắn và ong đốt. 80% các trường hợp súc vật cắn phải nhập viện và khoảng 4% dẫn đến những tàn tật vĩnh viễn. Nhiều tai nan nếu không được sơ cấp cứu kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến tình trang nguy hiểm hoặc để lai di chứng nặng nề. Tuy nhiên, nhiều tai nan có thể phòng tránh được nếu mọi người được trang bị những kiến thức cần thiết đồng thời luôn biết cảnh giác và cẩn trọng.

Trước những hậu quả đáng báo động về tai nan thương tích ở trẻ em Việt Nam, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hoat động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nan thương tích ở trẻ: Chính sách quốc gia về phòng chống TNTT trẻ em (2001-2010); Quyết định của Bộ Y tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc (2006); Quyết định của Bộ Giáo dục về việc triển khai chương trình trường học an toàn (2007); Nghị quyết 32 về quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc (năm 2007 và bổ sung quy định đối với trẻ em được ký năm 2010); Quy chuẩn xây dựng “Nhà ở và công trình công cộng an toàn sinh mang và sức khỏe” bao gồm quy định an toàn cho trẻ của Bộ Xây dựng và Bộ LĐ-TB-XH (2010); Kế hoach hành động liên ngành về Phòng chống đuối nước trẻ em của Bộ LĐ-TB-XH (2009); Ngày 15/4/2010 Bộ giáo dục và Đào tao đã ban hành thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ban hành quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nan, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non; Ngày 10/6/2011 Bộ trưởng Bộ Y tế có quyết định số 1900/Q Đ-BYT v/v phê duyệt kế hoach phòng chống TNTT tai cộng đồng của ngành Y tế giai đoan 2011-2015.

Chương trình phòng chống TNTT tại BR-VT:

Tai BR-VT, các ngành LĐ-TBXH, GD&ĐT, Y tế… đã tích cực triển khai chương trình theo chức năng nhiệm vụ được giao, nhiều trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã triển khai chương trình phòng chống TNTT, xây dựng trường

học an toàn. Tuy nhiên, do nguồn lực han chế nên chương trình cũng gặp nhiều khó khăn.

Mô hình xây dựng trường học an toàn:

Trung tâm TT-GDSK cũng đã tiến hành phối hợp xây dựng mô hình điểm về phòng chống TNTT tai trường Mầm non Mùa Xuân, TP Vũng Tàu, qua đó có đánh giá, nhân rộng. Nội dung và hình thức can thiệp bằng truyền thông bao gồm:

1. Tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng cho toàn bộ giáo viên về phòng chống TNTT trẻ em, Triển khai, phân tích các quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nan, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non kèm theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT, ngày 15/4/2010 của Bộ giáo dục và Đào tao;

2. Xây dựng bảng tin TT-GDSK tai trường với nội dung ưu tiên về phòng chống TNTT trẻ em;

3. Tăng cường cung cấp các loai tài liệu truyền thông, băng rôn về phòng chống TNTT trẻ em cho nhà trường;

4. Thảo luận nhóm;5. Thường xuyên giám sát, hỗ trợ; 6. Áp dụng kỹ thuật chương trình

giáo dục hành động, phát hiện và phối hợp khắc phục, sửa chữa ngay những khiếm khuyết, những nguy cơ có thể gây TNTT tai các phòng học, lan can,

hành lang, sân trường, nhà ăn, dụng cụ, đồ chơi… tai trường;

7. Duy trì hình thức tư vấn qua điện thoai giữa truyền thông viên với nhà trường;

8. Giám sát, kiểm tra hàng ngày thông qua Ban Giám hiệu nhà trường hàng tuần của cán bộ Trung tâm TT-GDSK

9. Đánh giá đầu vào, quá trình, đầu ra.

Kết quả sau khi can thiệp truyền thông và tăng cường hỗ trợ cho nhà trường về phòng chống TNTT:

So sánh trước và sau can thiệp cho thấy, tỷ lệ giáo viên có kiến thức chung đúng trước can thiệp đat 86,66%, nhưng sau 1 năm can thiệp bằng các giải pháp truyền thông tích cực, tỷ lệ này đã nâng lên rõ rệt, đat 100%.

Tương tự, tỷ lệ giáo viên thực hành đúng trước can thiệp chỉ có 58,12%, nhưng sau 1 năm can thiệp tỷ lệ này đã nâng lên rõ rệt, đat 96,25%.

Trên cơ sở kết quả can thiệp truyền thông phòng chống TNTT ở trường mầm non Mùa Xuân, TP Vũng Tàu, Trung tâm TT-GDSK khuyến nghị Phòng GD&ĐT phối hợp với TTYT, PYT TP Vũng Tàu chỉ đao, phối hợp triển khai manh mẽ hơn nữa chương trình này tai tất cả các trường mầm non trên địa bàn.

T.T.V

Bảng tin TT-GDSK

tai trương mầm non

Mùa Xuân. Anh: THÊ PHI

21

Page 22: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Tính đến 9 tháng đầu năm 2015, huyện Tân Thành là địa phương đứng thứ 2 trong tỉnh có số bệnh nhân mắc SXH

với 256 ca (tăng 113 ca so với cùng kỳ năm ngoái), tập trung chủ yếu ở các xã: Mỹ Xuân, Hắc Dịch , Phước Hòa, Châu Pha, Tân Phước và thị trấn Phú Mỹ, trong đó, có 165 người lớn và 91 trẻ em. Toàn huyện chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do sốt xuất huyết.

Để kiểm soát dịch sốt xuất huyết và bảo vệ sức khỏe cho người dân, UBND huyện Tân Thành đã quyết liệt triển khai kế hoach phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn, theo đó yêu cầu các cơ quan, đơn vị, trường học và các địa phương trong huyện đẩy manh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường; tiếp tục phun hóa chất diệt lăng quăng tai cộng đồng theo

Thiết thực lập thành tích chào mừng Đai hội Đảng bộ tỉnh BR –VT lần thứ VI và Đai hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, sáng 18-10, Chi đoàn Trung

tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe tỉnh phối hợp với Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh đã tổ chức khám bệnh, tặng quà và phát thuốc miễn phí cho 300 người nghèo, đồng bào dân tộc và đối tượng chính sách trên địa bàn xã Long Tân, huyện Đất Đỏ với sự tài trợ của Chi bộ sản xuất số 1, Công ty Dịch vụ Cơ khí hàng hải PTSC M&C.

Ngoài việc được khám sàng lọc, tặng quà và phát thuốc miễn phí, đoàn còn lồng ghép phát tờ rơi tuyên truyền phòng chống các bệnh như: Cúm A/ H7N9, cúm A/ H5N1, bệnh tay-chân-miệng, sốt xuất huyết, sởi, tăng huyết áp, đái tháo đường cho người dân. Tổng kinh phí của chương trình là 45 triệu đồng.

Đặc biệt, cũng trong khuôn khổ chương trình, đã diễn ra hoat động Viếng tượng đài chị Võ Thị Sáu tai khu tưởng niệm. Tai đây, các đoàn viên đã tiến hành lễ dâng hương và tìm hiểu các tư liệu về chị Sáu cũng như truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân huyện Đất Đỏ, qua đó hiểu thêm về tinh thần đấu tranh cách mang, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị của thanh niên trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước.

LINH PHƯƠNG

HUYÊN TÂN THANH:

Triển khai kế hoạch phong chông sôt xuât huyết

300 đồng bào nghèo, đôi tượng chính sách xã Long Tân, huyện Đât Đỏ được khám, tặng quà và phát thuôc miễn phí

Tiếp đón, hương dẫn, phân loai bênh nhân tai buôi KCB từ thiên.Anh: THÊ PHI

Dâng hương tai tượng đai chị Võ Thị Sau – Thị trấn Đất Đỏ. Anh: THÊ PHI

khuyến cáo của ngành Y tế, nhất là các xã, thị trấn có số ca mắc sốt xuất huyết cao; song song đó xử lý triệt để các ổ dịch mới phát hiện, không để dịch sốt xuất huyết lây lan trên diện rộng; đồng thời hướng dẫn người dân và giáo viên, học sinh trên địa bàn các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

Tin, ảnh: THĂNG THÀNH

Bs. Nguyễn văn Thai – PGĐ SYT phat biểu chỉ đao tai Hôi nghị.

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

22

Page 23: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Ngày 30/10, tại bệnh viện Bà Rịa, Đại hội Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lần thứ I, nhiệm kỳ 2015-2020 đã diễn ra với sự tham dự của ông Lê Thanh Dũng- Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Phạm Minh An – PGĐ Sở Y tế, ông Nguyễn Văn Thái – PGĐ SYT, cùng 245 hội viên Hội thầy thuốc trẻ tỉnh.

Được UBND tỉnh cho phép thành lập từ ngày 20/7/2015, Hội thầy thuốc trẻ tỉnh BRVT

là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các y, bác sĩ và cán bộ trẻ làm công tác y tế trên địa bàn tỉnh. Hội được thành lập nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đồng thời, tao môi trường thuận lợi để thầy thuốc trẻ rèn luyện, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Hội có nhiệm vụ đoàn kết, tập hợp lực lượng thầy thuốc trẻ Bà Rịa-Vũng Tàu trong việc triển khai nghiên cứu y tế cộng đồng nhằm góp phần cùng ngành y tế đẩy manh công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Hội cũng có nhiệm vụ phát động các chương trình, vận động, tổ chức các hoat động tình nguyện, xung kích, đi đầu trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đặc biệt là đồng bào nghèo vùng sâu, vùng xa và các vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh...

Năm 2014, trong giai đoan vận động thành lập Hội, Hội Thầy thuốc trẻ đã phối hợp với Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh và các đơn vị tổ chức 5 đợt khám, cấp phát thuốc miễn phí cho 812 người thuộc hộ dân nghèo vùng sâu, vùng xa. Tổ chức các đợt tư vấn sức khỏe và khám, phát thuốc miễn phí cho hơn 500

công nhân đang làm việc tai các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tao cầu nối liên kết giữa các tổ chức, manh thường quân tổ chức 11 lần khám, phát thuốc miễn phí tai các xã vùng sâu, vùng xa cho hơn 1.000 người. Ngoài ra, Ban vận động thành lập Hội Thầy thuốc trẻ còn tham gia chiến dịch thanh niên tình nguyện qua 2 mùa hè, đã tổ chức và hỗ trợ 26 buổi khám, phát thuốc. Với hành trình sức khỏe cho người cao tuổi, Ban vận động thành lập Hội Thầy thuốc trẻ đã đi qua 7 huyện, thành phố, với 10 buổi khám, phát thuốc miễn phí cho hơn 1.000 người già. Bên canh đó, các chương trình chăm lo sức khỏe cho pham nhân, khám, mổ mắt miễn phí cũng đã được Ban vận động thành lập Hội Thầy thuốc trẻ thực hiện hiệu quả.

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Xây dựng Hội vững manh, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập

hợp thầy thuốc trẻ, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thầy thuốc trẻ. Phấn đấu trong nhiệm kỳ đầu tiên sẽ tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 8.000 người dân; tập huấn các phương pháp sơ, cấp cứu cơ bản cho thanh thiếu niên và giáo viên mầm non, tiểu học. Xây dựng các tủ thuốc công cộng trên toàn tỉnh. Bên canh đó, vận động thầy thuốc trẻ nghiên cứu khoa học, có ít nhất 1 công trình nghiên cứu khoa học được công nhận cấp trung ương và 1 công trình nghiên cứu đat cấp tỉnh. Phấn đấu 10 thầy thuốc trẻ đat danh hiệu “Người thầy thuốc trẻ giàu y đức, giỏi chuyên môn” cấp trung ương, 20 thầy thuốc trẻ đat cấp tỉnh. Đặc biệt, phấn đấu 100% thầy thuốc trẻ không vi pham y đức.

Đai hội đã bầu bác sĩ Nguyễn Thanh Phước, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế tỉnh làm Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2015-2020.

KHÁNH CHI

Đại hội Hội Thầy thuôc trẻ tỉnh BR-VT lần thứ I, nhiệm kỳ 2015-2020

Chu tịch đoan điều hanh Đai hôi. Anh: THÊ PHI

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

23

Page 24: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Trong 3 ngày 21-25/10/2015, tai Trung tâm TT-GDSK tỉnh, gần 30 học viên là truyền thông viên tuyến tỉnh, huyện/thành phố và các truyền thông viên của Trung

tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện/TP được tập huấn kỹ năng TT-GDSK và kỹ năng viết báo.

Với phương pháp day và học chủ động, chú trọng việc thực hành, cùng tinh thần học tập tích cực, các học viên và Bs. Nguyễn Văn Lên - Giám đốc Trung tâm TT-GDSK tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao đổi, chia sẻ để hiểu sâu hơn những vấn đề và những kiến thức về các phương pháp, kỹ năng truyền thông trực tiếp và gián tiếp; thực hành lập kế hoach truyền thông để có thể vận dụng vào thực tế trong quá trình làm việc của mình.

Cũng tai lớp tập huấn, các học viên được nhà báo Trần Văn Cân - nguyên Phó Giám đốc Đài PTTH tỉnh BR-VT trang bị những kiến thức cơ bản về kỹ năng, kinh nghiệm trong việc khai thác tư liệu viết tin, bài; kỹ năng trình bày trước đám đông; kỹ năng phối hợp thu hình, trả lời phỏng vấn trước ống kính và kỹ năng chụp ảnh báo chí;…

Được biết, đây là hoat động thường niên của Trung tâm TT-GDSK nhằm cung cấp cho mang lưới truyền thông viên và cộng tác viên những kỹ năng về truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ năng viết báo và chụp ảnh báo chí, qua đó nâng cao năng lực cho mang lưới truyền thông viên và hiệu quả hoat động TT-GDSK tai cơ sở; góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tin, ảnh: PHƯƠNG THỦY

Tranh vui

Tran

h củ

a: N

GU

YỄN

N L

ON

G

30 truyền thông viên tuyến tỉnh, huyện được tập huấn kỹ năng TT-GDSK và kỹ năng viết báo

Bs. Nguyễn Văn Lên trao đôi về ky năng cơ bản TT - GDSK.

Nha bao Trần Văn Cân chia sẻ ky năng viết bao.

24

Page 25: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

100 hội viên Hội Chữ thập đỏ huyện Xuyên Mộc được nâng cao kỹ năng về tuyên truyền hiến máu nhân đạo

Nhằm nâng cao kỹ năng về công tác tuyên truyền vận động hiến máu nhân đao cho các hội viên, ngày 26 tháng 10 năm 2015, tai hội trường

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Hội Chữ thập đỏ huyện Xuyên Mộc phối hợp Phòng Y tế tổ chức lớp tập huấn cho 100 hội viên, tình nguyện viên của 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Bà Vương Thị Ngọc Yến - Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh BRVT; ông Hà Danh Vượng – Trưởng phòng Y tế huyện đã đến dự và trao đổi, chia sẻ những kiến thức cũng như kỹ năng về tuyên tuyền, vận động hiến máu tình nguyện trong cộng đồng.

NGUYỄN THỊ NHÂM

Sáng 27/10, ông Lê Thanh Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp để nghe Sở Y tế và

các đơn vị liên quan báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm và phương hướng 3 tháng cuối năm 2015.

Báo cáo tai cuộc họp, lãnh đao Sở Y tế tỉnh cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2015, hầu hết các chỉ tiêu chuyên môn của ngành đều đat so với kế hoach đề ra. Trong công tác khám chữa bệnh, các cơ sở y tế tích cực cải tiến quy trình khám chữa bệnh phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị, triển khai các kỹ thuật mới, phát triển một số lĩnh vực chuyên khoa sâu, chuyên ngành mũi nhọn, các kỹ thuật cao, phù hợp với điều kiện và khả năng của tỉnh và theo nhu cầu thực tế của đơn vị. Các bệnh viện tuyến tỉnh đã triển khai các dịch vụ kỹ thuật cao, tao điều kiện thuận lợi để người bệnh tiếp cận các kỹ thuật tiên tiến trong khám chữa bệnh. Trong 9 tháng đầu năm 2015, các cơ sở y tế trong tỉnh đã khám chữa bệnh cho hơn 2 triệu lượt người, đat 86% chỉ tiêu kế hoach năm. Trong đó, tiếp nhận và điều trị nội trú cho hơn 89 ngàn lượt người. Riêng bệnh viện Bà Rịa mới đưa vào hoat động từ tháng 2/2015 đến nay đã khám chữa bệnh cho hơn 382 ngàn lượt người, đat 80% kế hoach, điều trị nội trú cho gần 49 ngàn lượt

người, đat 94% kế hoach. Về công tác an toàn thực phẩm, ngành Y tế tỉnh đã phối kết hợp tốt với các ban ngành liên quan thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh những thiếu sót và xử lý nghiêm những sai pham của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn. Cụ thể, đã kiểm tra hơn 6.500 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống và bếp ăn tập thể, qua đó xử phat 62 cơ sở vi pham với tổng số tiền phat hơn 245 triệu đồng. Về công tác dân số kế hoach hóa gia đình, đã thực hiện dịch vụ KHHGĐ cho hơn 70.500 người, đat hơn 93% kế hoach năm. Công tác giám định y khoa cũng đat 100% kế hoach năm với hơn 1.200 lượt người được giám định.

Phát biểu chỉ đao tai cuộc họp, ông Lê Thanh Dũng- Phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị trong 3 tháng cuối năm 2015, ngành Y tế tỉnh cần chú trọng đẩy manh thực hiện quy tắc ứng xử nâng cao y đức trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Các bệnh viện, TTYT cần giao quyền và quy trách nhiệm cho các trưởng, phó khoa trong vấn đề này, tránh để người dân phàn nàn về thái độ chưa tốt của nhân viên y tế; các bệnh viện, cơ sở y tế cần bảo vệ tốt trang thiết bị đã được đầu tư, đồng thời bảo trì, sữa chữa các thiết bị vẫn còn sử dụng được; tiếp tục đẩy manh các biện pháp giảm số ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

LÊ HÓA

UBND tỉnh làm việc với ngành y tế về tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm

Ông Lê Thanh Dũng – PCT UBND tỉnh BR –VT, phat biểu chỉ đao tai cuôc hop. Anh: THÊ PHI

25

Page 26: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Ngày 29 tháng 10 năm 2015, Trường Trung cấp Y tế tỉnh BR-VT long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2015- 2016 và lễ tốt nghiệp khóa 2013-

2015. Đến dự có đai diện lãnh đao Sở Y tế; Sở GD&ĐT, Sở Lao động thương binh và xã hội; lãnh đao các đơn vị trong ngành cùng toàn thể BGH, giáo viên và học viên của trường.

Nhằm đánh giá tay nghề và kiến thức chuyên môn cũng như tao cơ hội trao đổi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng điều

dưỡng, trong 3 ngày (từ ngày 4 đến 6/11/2015), bệnh viện Mắt tổ chức Hội thi tay nghề điều dưỡng cho tất cả điều dưỡng công tác tai các khoa, phòng của bệnh viện.

Hội thi bao gồm 2 phần thi lý thuyết và thực hành, trong đó ở nội dung thi lý thuyết, tỷ lệ xuất sắc đat 18,75%, giỏi đat 75%, khá 6,25% và không có trung bình, yếu; Ở nội dung thi thực hành, tỷ lệ xuất sắc đat 6,25%, giỏi 25%, khá 45,75%, trung bình là 25%. Tính trung bình xếp hang theo khoa thì Phòng khám cấp cứu đat loai giỏi, Khoa khúc xa - Mắt trẻ em – chấn thương – tao hình thẩm mỹ, Khoa bán phần trước, khoa bán phần sau đat loai khá, Khoa PTGMHS và Dinh dưỡng đat loai trung bình.

TRƯỜNG TRUNG CẤP Y TÊ:

Trao bằng tốt nghiệp cho 224 hoc viên và khai giảng năm hoc mới

Niên khóa 2013-2015, trường đã đào tao 249 học viên thuộc các ngành: điều dưỡng, y sĩ, dược sĩ, hộ sinh. Kết quả toàn khóa có 224 học viên được công nhận tốt nghiệp lần 1; trong đó có 31 học viên đat loai giỏi, 97 học viên đat loai khá, 96 học viên đat trung bình - khá. Năm học 2015-2016, trường tiếp tục đào tao 4 lớp điều dưỡng, 1 lớp dược sĩ trung cấp, 1 lớp hộ sinh. Nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong năm học này gồm: Tiếp tục xây dựng và duy trì nề nếp giảng day và học tập tốt, tăng cường quản lý chất lượng bài giảng, ứng dụng công nghệ thông tin trong day-học và quản lý; thực hiện rà soát, đánh giá giáo trình các môn học; tăng cường hợp tác với các cơ sở thực tập, tao điều kiện cho học viên thực hành tốt hơn; tiếp tục triển khai ứng dụng thực hành 5S (sàng lọc, sắp xếp, sach sẽ, săn sóc, sẵn sàng) trong nhà trường... Bên canh đó, nhà trường tiếp tục bổ sung và nâng cao chất lượng giáo viên ở nhiều bộ môn; hoàn thiện các tiêu chí nhằm xây dựng đề án nâng cấp trường lên cao đẳng.

Tin, ảnh: THĂNG THÀNH

Trao bằng tôt nghiêp cho cac hoc viên niên khóa 2013 -2015.

BÊNH VIÊN MẮT:

Thi tay nghề Điều dưỡng

Được biết Hội thi được bệnh viện tổ chức hàng năm, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, chăm sóc, điều trị cho người bệnh.

Tin, ảnh: NGUYỄN THỊ NGUYỆT

Điều dưỡng đang thi lý thuyết.

26

Page 27: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Sáng 2/11, Sở Y tế tổ chức cuộc họp triển khai mô hình lồng ghép HIV – Lao tai các huyện, thành phố trong tỉnh. Tham dự cuộc họp có lãnh đao Sở Y tế,

lãnh đao Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội và các Trung tâm Y tế huyện, thành phố trong tỉnh.

BR-VT là một trong 5 tỉnh được Bộ Y tế chọn triển khai thí điểm mô hình lồng ghép HIV-Lao. Theo đó, mô hình này sẽ triển khai thí điểm tai 3 đơn vị gồm: Trung tâm Y tế thành phố Vũng Tàu, TTYT huyện Long Điền và TTYT huyện Tân Thành. Đây là 3 địa phương có tỷ lệ mắc lao và HIV cao nhất tỉnh. Các hoat động chính của mô hình bao gồm: tư vấn xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ về HIV và bệnh nhân lao; tư vấn tầm soát lao cho người nghi lao và người nhiễm HIV; điều trị lao cho người mắc lao và người đồng nhiễm lao/HIV; điều trị HIV bằng thuốc ARV cho người nhiễm HIV; kiểm soát nhiễm khuẩn lao, dự phòng mắc lao; dự phòng lây truyền HIV; mở điểm cấp thuốc điều trị HIV và thuốc điều trị lao tai phường/xã đối với những bệnh nhân đã ổn định. Việc lồng ghép cả 2 dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và điều trị lao vào 1 cơ sở y tế giúp cho cán bộ được tăng cường năng lực trong tư vấn xét nghiệm, chẩn đoán, chăm sóc và quản lý người bệnh lao, người nhiễm HIV và người bệnh đồng mắc HIV lao; giúp người bệnh thuận tiện trong việc tiếp cận với cả 2 dịch vụ, giảm mất dấu; tiết kiệm nguồn nhân lực cho cơ sở y tế huyện và dễ dàng hơn trong việc bảo vệ quyền lợi, chế độ ưu đãi nghề của cán bộ làm công tác này.

Phát biểu tai cuộc họp, ông Nguyễn Văn Thái- Phó Giám đốc Sở Y tế yêu cầu 3 đơn vị được chọn triển thí

điểm mô hình, cần sắp xếp lai khoa, phòng hợp lý, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế, tránh lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân HIV và bệnh nhân lao; cử cán bộ, nhân viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Bộ, Sở Y tế tổ chức; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm Phòng chống Bệnh xã hội tỉnh hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật cho 3 Trung tâm Y tế được chọn nói trên, Sở Y tế sẽ hỗ trợ các đơn vị về công tác chuẩn bị để triển khai mô hình đat hiệu quả.

Được biết, thời gian thí điểm mô hình sẽ bắt đầu từ 1/1/2016 đến 31/12/2016, sau thời gian này, Sở Y tế sẽ tiếp tục triển khai đến các TTYT còn lai và các tuyến phường, xã. HOÀI THANH

VĂN BẢN MỚI- Ngày 20/10/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số

2832/SYT-NVD, triển khai công văn số 18905/QLD-TT ngày 06/10/2015 của Cục Quản lý Dược về việc cung cấp thông tin liên quan đến tính an toàn của thuốc chứa Codein, thuốc chứa Ibuprofen, Dexibuprofen.

- Ngày 20/10/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 2838/SYT-NVD, triển khai văn bản số 7795/UBND-VP ngày 14/10/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc tăng cường quản lý hoat động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh.

- Ngày 02/11/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 110/KH-SYT về việc triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” ngành y tế tỉnh BR-VT.

- Ngày 02/11/2015, Sở Y tế đã phát hành văn bản số 2932/SYT-VP về việc chấn chỉnh công tác hành chính.

Nội dung chi tiết các văn bản nêu trên đã được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế, địa chỉ: soyte.baria-vungtau.gov.vn và trên cổng thông tin điện tử của Trung tâm TT-GDSK, địa chỉ: t4gbrvt.org.vn.

HOA VIỆT (TT)

Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai mô hình lồng ghép HIV - Lao tại các huyện, thành phố trong tỉnh

Tư vấn, theo dõi sưc khỏe cho ngươi bênh. Anh: THÊ PHI

27

Page 28: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Sinh ra và lớn lên tai dải đất miền Trung nghèo khó. Nguyễn Thị Thảo Ly vào sinh sống tai tỉnh

BR – VT từ năm 1986. Kể về những ngày đầu khi mới bắt nhịp tai miền đất mới, chị cho biết: “Thực ra cuộc sống nơi đây cũng không khấm khá gì so với miền quê tôi. Nhưng khí hậu ở trong này ôn hòa, còn ngoài quê bão, lụt triền miên, không năm nào thoát khỏi. Quanh năm, người dân cày cấy vất vả, lam lũ, đến lúc gần thu hoach mùa màng thì gặp bão lũ, có những năm mất trắng; nhà cửa đổ sập, tốc mái... Cho nên, cuộc sống mãi không thoát khỏi cái nghèo, đói. Nghĩ đến tương lai, gia đình đã động viên tôi đi vào trong Nam xây dựng cuộc sống mới. Thoat đầu tôi cũng ngần ngừ, e ngai vì thương mẹ, song nghĩ đi nghĩ lai tôi đành phải xa mẹ, xa quê hương để vào đây. Bù lai, tôi được mọi người trong này đón nhận với tình cảm chan hòa, đầm ấm đã giúp tôi phần nào xoa dịu nỗi nhớ quê hương”.

Gác tam nỗi nhớ, chị tập trung thực hiện mục tiêu: ban đầu theo học lớp y tá khóa 2 tai bệnh viện Long Đất (nay là TTYT Long Điền), sau đó học thêm lớp định hướng Nữ hộ sinh và học tiếp lên thành Trung cấp Nữ hộ sinh. Học xong chị làm việc tai TTYT huyện Long Đất; năm 1991 chuyển công tác về quê chồng và làm việc tai tram y tế xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ; đến năm 2006, chị được lãnh đao TTYT huyện Đất Đỏ đề bat làm quyền Trưởng tram rồi trưởng Tram Y tế xã cho đến nay. Ngẫm lai cuộc sống bản thân, chị ngậm ngùi chia sẻ: “Trải qua rất nhiều khó khăn kể từ khi mất ba, có lẽ cái may mắn nhất đến với tôi chính là được làm việc trong ngành y tế. Một nghề mang ý nghĩa cao cả: chăm lo và bảo vệ sức khỏe cho người dân, nhất là công việc thường ngày bây giờ của tôi, giúp đỡ các bà mẹ chào đón những sinh linh bé nhỏ, được nghe tiếng khóc chào đời của trẻ sơ sinh quả là một điều thật tuyệt”.

Quyết định cống hiến chọn đời với ngành y với niềm đam mê được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, chị

bày tỏ quan điểm: Dù ở cương vị nào đi chăng nữa thì tính “trách nhiệm” luôn phải nêu cao. Tuy nhiên, khi đã ở vai trò chủ công thì phải hơn hẳn ở tính “gương mẫu”, “khách quan”, “trung thực” và “sâu sát”… có như vậy nhân viên mới phục!

Với quan điểm rõ ràng ấy, về công việc chị luôn gương mẫu đi đầu, từ chấp hành thực hiện nội quy, quy chế hoat động của tram đến công tác chuyên môn. Hết giờ làm việc, nhiều khi chị còn ở lai qua đêm để hoàn thành công việc của mình. Được biết, chị đang quản lý 6 nhân viên, mỗi nhân viên phụ trách 4 đến 5 chương trình, bản thân chị cũng phải đảm trách nhiều chương trình trọng tâm như: phòng chống dịch, TCMR, SXH,

HIV/AIDS, TT-GDSK… Ngoài ra, chị cũng rất chú trọng đến công tác tham mưu, phối hợp với các ngành, đoàn thể địa phương để làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện bảo vệ sức khỏe; tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm… Năm 2014, Tram Y tế đã thu hút được 7.640 lượt khám đat 113,6%, tăng 2,6% so với năm 2013; dịch bệnh được đẩy lùi qua từng năm. Đối với dịch bệnh sốt xuất huyết: năm 2013 là 07 ca mắc thì năm 2014 chỉ còn 02 ca; dịch bệnh TCM: năm 2013 có 17 ca mắc và có ổ dịch thì năm 2014 chỉ còn 08 ca và không có ổ dịch. Trước tình trang một số bà mẹ hoang mang, lo lắng vì

HOA ĐẸP NGÀNH Y

Nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thảo Ly: Vươn lên trên miền đất mới

Chị Nguyễn Thị Thảo Ly đang tư vấn cho bênh nhân.

28

Page 29: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

HOA ĐẸP NGÀNH Y

những sự cố tiêm chủng ở một số nơi dẫn tới quyết định bỏ tiêm cho trẻ, được sự chỉ đao của cấp trên, chị đã khẩn trương huy động đội ngũ nhân viên y tế thôn ấp cùng toàn thể cán bộ y tế của tram xuống tới tận hộ gia đình có trẻ em đang trong đối tượng được tiêm phòng để tìm hiểu và tư vấn, hướng dẫn cho từng hộ dân. Ngay tai điểm tiêm ngừa, cũng được hướng dẫn cụ thể và yêu cầu nhân viên thực hiện đúng quy trình tiêm ngừa, đúng 30 phút sau khi tiêm mới trả sổ theo dõi cho gia đình bé. Qua đó, công tác tiêm ngừa tai địa phương được triển khai và thực hiện tốt, đảm bảo 100% trẻ em trong độ tuổi được chích ngừa đầy đủ… Chị chia sẻ thêm: “Thành quả trên là của cả tập thể. Tôi không thể hoàn thành khi không có sự đồng nhất, đồng lòng của tập thể và sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tai địa phương…”.

Bs.Nguyễn Thành Sơn – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đất Đỏ nhận xét: NHS Nguyễn Thị Thảo Ly đã công tác trong ngành y được nhiều năm, là một cán bộ có năng lực, chịu khó học hỏi… Trải qua nhiều năm công tác, Nguyễn Thị Thảo Ly đã tích lũy cho bản thân được những kinh nghiệm trong cách điều hành, quản lý từ những người đi trước. Chính vì vậy, khi giao nhiệm vụ làm quyền Trưởng Tram y tế Láng Dài cho Nguyễn Thị Thảo Ly, tôi rất tin tưởng...

Với sự nhay bén, năng động trong công tác quản lý, điều hành của chị; sự tận tình của một thầy thuốc có tâm huyết với nghề đã đưa Tram Y tế đat chuẩn Quốc gia về Y tế xã giai đoan 2006-2010 cho đến nay; giai đoan 2010-2015, chị được Sở Y tế vinh danh là cán bộ điển hình tiên tiến của ngành y tế tỉnh. Song phần thưởng lớn nhất mà chị có được sau nhiều năm gắn bó với ngành chính là tình cảm đồng nghiệp chân thành, sự yêu thương, tin tưởng của bà con nơi xã nghèo và nhất là bộ mặt đổi thay của Tram Y tế xã Láng Dài mà chị đã dành trọn tâm huyết trong gần 30 năm qua.

Bài, ảnh: HOA VĂN

Một anh chang vao quan rượu nói vơi chủ quan, gọi rượu đãi tât cả mọi người ở đó.

Chủ quan đap lời: tôi muôn nhìn thây tiền của anh trươc.

Anh chang liền rút ra một nắm tiền đặt lên quầy. Không thể tin vao mắt mình, ông chủ tiệm hỏi:

- Anh lây sô tiền đó ở đâu vậy?

- Tôi la một tay ca độ chuyên nghiệp! – Anh ta trả lời.

- Lam sao có chuyện đó được. Khi ca cược luôn chỉ có 50% cơ hội thắng độ, đúng không?

- Tôi chỉ ca độ những gì tôi tin chắc sẽ thắng thôi! Anh chang bình thản nói

- Ví dụ?- Ví dụ nhé, tôi ca vơi ông 50

đôla rằng tôi có thể cắn được mắt phải của tôi.

Ông chủ quan nghĩ ngợi một lúc rồi nhận lời.

Anh chang nọ lôi con mắt giả của anh ta va cắn.

- Trời ơi! Anh lừa tôi a? – Ông chủ quan vừa nói vừa đau khổ rút tiền đưa cho anh chang.

- Đó la cach tôi kiếm được tiền đó ông bạn.

Cầm chai rượu trên tay, anh ta đi về phía cuôi phòng, cả buổi tôi anh ta vui vẻ đanh bạc vơi một sô người địa phương. Sau

vai giờ đanh bạc va uông rượu anh ta quay trở lại quầy. Lúc nay anh chang đã say khươt, lè nhè nói:

- Ông chủ, tôi cho ông một cơ hội cuôi cùng, tôi ca vơi ông 500 đôla rằng tôi có thể đứng trên cai quầy nay chỉ vơi một chân, va tè vao chai whiskey trên gia đằng sau ông ma không bị rơi ra một giọt nao.

Ông chủ quan lần nay chắc mẩm thắng cược vì thây anh kia thậm chí không thể đứng vững vơi cả hai chân, nữa la một:

- Thôi được tôi châp nhận ca vơi anh.

Anh chang lúc nay liền đứng lên quầy bằng một chân bắt đầu tè. Anh ta “tươi” vao tât cả mọi chỗ, cả người chủ quan, cả quầy bar va cả vao anh ta nữa nhưng không hề một giọt nao vao được chai whiskey kia.

Ông chủ quan hơn hở vừa cười vừa nói:

- Nay cậu, cậu nợ tôi 500 đôla nhé!

- Đúng vậy! Nhưng tôi vừa mơi ca vơi đam người ở góc đằng kia 1.000 USD rằng tôi có thể vừa tè lên người ông, lên quầy bar ma vẫn có thể lam ông cười sung sương được đây.

LÊ THỊ TỰ NHIÊN

(tổ T3G – TTYT Đât Đỏ) (Sưu tầm)

Thư giãn

Ai thăng cuôc

29

Page 30: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Hãy vềNỗi buồn nào cũng đẹpCon đường nào cũng xanhHãy đi như từng đếnHãy về như còn anhDù nhánh cây mọc dạiNghìn phương gió thổi bay Rơi trên môi giọt lệKhóc tuổi nhau đọa đàyDù biển quên gọi sóngCon thuyền đứng chơ vơKhông bờ xa bến cũNeo đời giữa cơn mơDù thời gian vẫn chảyNhư dòng sông quạnh hiuHãy về như còn nhớThuở ban đầu ta yêuNày trái tim chằng chịtNhững vết thương màu đờiTay em còn ấm chứ Khi đan vào tay tôi ?

HUỲNH XUÂN TÙNG

Chẳng xé lịch thì ngày mai vẫn đến...Chẳng xé lịch thì ngày mai vẫn đếnVừa quay qua quay lại đã xong tuầnMới đón đông sang đã bịn rịn tiễn xuânGiờ xao xác nghe thu về giữa hạMặc bốn phía những hội hè hỉ hả Hồn chênh chao mà ra vẻ ngang tàng Em bát phố mỗi chiều theo quán tínhGiấu cô đơn sau váy áo huy hoàngTa đập vỡ bao hoàng hôn nhàm tẻ Thấy chập trùng đáy cốc những hoang mang

Chẳng xé lịch thì ngày mai vẫn đếnVẫn chân ta bấn loạn những chân trờiBiến tan dần từng ảo ảnh mù khơiNhắm mắt lại miên man hoa cỏ dạiSau tất cả những được thua thành bạiChỉ một màu hoa vĩnh cửu: vô thườngChỉ một mùi hương bất tử: yêu thươngKìa ong bướm chưa bao giờ lạc lốiTránh vỏ dưa, lỡ vỏ dừa... thêm tộiNgười hỡi, đi đâu mà vội mà vàng?

Chẳng xé lịch thì ngày mai vẫn đếnCon sáo sang sông con sáo sổ lồngTê tái vậy đủ rồi cơ nhỡ ạMuốn hay không rồi sáo cũng lấy chồngMặc kệ trời mưa bong bóng phập phồngÔ kỷ niệm che lấy vùng ráo tạnhHãy cứ vậy mà đi qua ấm lạnhMà nguôi quên, kẽo kẹt với đường dàiMuốn hay không, ở một nơi nào đó Ngoảnh tìm mình, ta sẽ nhớ, lai rai...

CAO XUÂN SƠN

30

Page 31: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Ảnh: THẾ PHI

BR -VT TIẾP TỤC RA QUÂN CHIẾN DỊCH DIỆT LĂNG QUĂNG ĐỢT 3 NĂM 2015

Kiểm tra, giam sat chiến dịch trên địa ban TP. Vũng Tau.

Sở Y tế lam viêc vơi huyên Tân Thanh về công tac phòng, chông SXH.

Sở Y tế lam viêc va kiểm tra công tac phòng, chông SXH tai huyên Xuyên Môc.

Page 32: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàusoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/855382/Suc...hài lòng của người bệnh” Trang 3 Sở Y tế kiểm tra công tác phòng chống sốt

Ảnh: THẾ PHI

ĐẠI HỘI THẦY THUỐC TRẺ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LẦN THỨ I, NHIỆM KỲ 2015 - 2020

Văn nghê chao mừng đai hôi. Hôi thầy thuôc trẻ tặng 50 suất qua cho bênh nhân nghèo ngay ngay đầu ra mắt. Trong anh: Ông Lê Thanh Dũng – PCT UBND tỉnh tặng quà cho các bệnh nhân nghèo.

Đoan chu tịch cua đai hôi. Đai hôi nhất trí cao thông qua nghị quyết.

Ra mắt Ban chấp hanh Hôi Thầy thuôc trẻ tỉnh BR – VT khóa I, nhiêm kỳ 2015 – 2020.