tom tat "luat hop dong viet nam - ban an va binh luan ban an" - do van dai

50
 Tóm tt, tng hp mt sni dung trong tác phm “Lut hp đồng Vit Nam  – Bn án và bình lun bn án” (Đỗ Văn Đại – NXB Chính trQuc gia – 2010  – Tái bn ln hai) 1 1 Mc đích ca tài liu này là để nghiên cu, tham kho. Tài liu này không được to ra, sdng hay lưu hành vì mc đích thương mi. Để thun tin cho vic nghiên cu, tham kho, mt sni dung trong cun  bình lun đã được tng hp, biên tp li. Nhng ni dung nào trong tài liu này đề cp đến người tng hp thì có nghĩa là nhng ni dung này do người tng hp thêm vào và chúng không có trong cun bình lun gc. Mun tham kho chính xác quan đim ca tác gi, đề nghtìm đọc nguyên văn cun bình lun này. 1

Upload: nguyen-bao-huy

Post on 16-Jul-2015

3.633 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Tóm tắt một số nội dung trong tác phẩm "Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án" - NXB Chính trị quốc gia 2010 - của tác giả Đỗ Văn Đại

TRANSCRIPT

Page 1: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Tóm tắt, tổng hợp một số nội dung trong tác phẩm

“Luật hợp đồng Việt Nam

 – Bản án và bình luận bản án”(Đỗ Văn Đại – NXB Chính trị Quốc gia – 2010

 – Tái bản lần hai)1

1 Mục đích của tài liệu này là để nghiên cứu, tham khảo. Tài liệu này không được tạo ra, sử dụng hay lưuhành vì mục đích thương mại. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, tham khảo, một số nội dung trong cuốn bình luận đã được tổng hợp, biên tập lại. Những nội dung nào trong tài liệu này đề cập đến người tổng hợpthì có nghĩa là những nội dung này do người tổng hợp thêm vào và chúng không có trong cuốn bình luậngốc. Muốn tham khảo chính xác quan điểm của tác giả, đề nghị tìm đọc nguyên văn cuốn bình luận này.

1

Page 2: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

MỤC LỤC

Bản án số 1 – Tập quán trong nước ........................................................................................3Bản án số 2 và 3 – Tập quán quốc tế .......................................................................................4Bản án số 4 – Nguồn quốc tế và nguồn quốc gia ....................................................................7

Bản án số 5 – Nguồn luật hình sự và dân sự ...........................................................................8Bản án số 6 – Im lặng trong giao kết Hợp đồng ......................................................................8Bản án số 07 và 08 – Giao kết hợp đồng có điều kiện (Hợp đồng trong tương lai) .............11Bản án số 09 và 10 – Hợp đồng do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập ..................13Bản án số 11 và 12 – Đại diện trong giao kết hợp đồng .......................................................14Bản án số 13 và 14 – Nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng .....................................................15Bản án số 17 – Nghĩa vụ cung cấp thông tin .........................................................................16Bản án số 18 và 19 - Giả tạo trong giao kết hợp đồng ..........................................................17Bản án số 21- Lãi quá cao so với quy định ............................................................................18Bản án số 22 và 23 – Đứng tên giùm mua bất động sản [cho người không có quyền sở hữunhà tại Việt Nam] ...................................................................................................................19

Bản án số 24 và 25 – Hợp đồng vi phạm điều cấm (giao dịch bằng ngoại tệ trái phép) ......20Bản án số 30 và 31 - Hợp đồng chính/phụ vô hiệu ...............................................................21Bản án số 32 - Hậu quả hợp đồng vô hiệu .............................................................................23Bản án số 42 - Thời điểm hợp đồng tặng cho nhà đất có hiệu lực ........................................24Bản án số 44 - Thanh toán tiền lãi .........................................................................................25Bản án số 47 - Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luậtthương mại ..............................................................................................................................26Bản án số 64 - Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng và trách nhiệm hạnchế tổn thất theo pháp luật thương mại.................................................................................. 28Bản án số 48 - Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật dânsự .............................................................................................................................................29Bản án số 49 - Lãi chậm trả theo pháp luật dân sự ................................................................30Bản án số 54 - Lãi chậm trả theo thỏa thuận ........................................................................32Bản án số 58 - Hoãn/tạm ngừng thực hiện hợp đồng do bên kia không thực hiện đúng hợpđồng ........................................................................................................................................33Bản án số 59 và 60 - Hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng ........................................35Bản án số 62 - Không thực hiện đúng hợp đồng do sự kiện bất khả kháng .........................38Bản án số 65 - Vi phạm hợp đồng trước thời hạn .................................................................40Bản án số 66 - Xung đột pháp luật theo thời gian - Không áp dụng hồi tố .........................42Bản án số 66 bis - Xung đột pháp luật theo thời gian - Áp dụng hồi tố các quy định mới cótính mềm dẻo hơn các quy định có hiệu lực vào thời điểm giao dịch được xác lập. ..........45Bản án số 68 - Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận ..........................................................46Bản án số 69 - Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng .....................................................49

2

Page 3: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Bản án số 1 – Tập quán trong nướcTrích yếu bản án số 1 (Quyết định số 93/GĐT-DS ngày 27/05/2002 của Tòa dân sự

TANDTC):

“Về quyền ưu tiên khai thác điểm đánh bắt hải sản: Đây là vùng biển xa bờ, phápluật chưa quy định về quyền ưu tiên khai thác nên quyền ưu tiên phải được xác định theotập quán. Theo xác minh ở chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn (Ban Hải sảnthị trấn Long Hải) thì tài công là người có quyền chọn và cho người khác điểm đánh bắt;địa điểm đã bị bỏ hơn ba tháng không khai thác thì có quyền khai thác. Như vậy, việc ôngThanh sử dụng điểm đánh bắt hải sản hiện nay (địa điểm tranh chấp) là phù hợp với tậpquán, không trái pháp luật, không vi phạm quyền lợi hợp pháp của bà Loan”.

Phân tích, bình luận của tác giả:

a. Thừa nhận tập quán là một nguồn của luật

 Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/09/2005 của Hội đồng Thẩm phán

TANDTC: “Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất vàsinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như mộtquy ước chung của cộng đồng”.

Điều 3 BLDS 2005: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên khôngcó thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy địnhtương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái vớinhững nguyên tắc quy định trong Bộ luật này”.

 b. Điều kiện áp dụng tập quán

Tập quán được coi là nguồn của luật với một số điều kiện:

Thứ nhất, tập quán không được áp dụng khi có pháp luật quy định. Theo Nghịquyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/09/2005 của HĐTP TANDTC, “đối với những vấnđề mà đương sự viện dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thìTòa án phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà khôngáp dụng tập quán”.

Thứ hai, tập quán cũng không được áp dụng khi các bên có thỏa thuận khác. VD:Quyết định số 14/2003/HĐTP-KT ngày 26/12/2003 của HĐTP TANDTC: “theo thông lệhợp đồng hợp tác kinh doanh, lời ăn, lỗ chịu, cụ thể nếu được lãi thì được chia theo tỉ lệ80/20 theo thỏa thuận, nhưng bị lỗ thì lẽ ra mỗi bên cũng phải gánh chịu rủi ro theo tỷ lệtương ứng, nhưng bên B đã tự nguyện gánh chịu rủi ro về mình, để bảo toàn vốn gốc cho bên A là thiện chí tốt.”. Như vậy, theo Tòa án, đây là hợp đồng hợp tác kinh doanh và theo

thông lệ thì lời ăn, lỗ chịu. Cụ thể là nếu có lãi thì lãi thì được chia theo tỷ lệ đã thỏa thuận,còn nếu bị lỗ thì mỗi bên cũng phải gánh chịu rủi ro theo tỷ lệ tương ứng. Thói quen này,theo Tòa án, có thể áp dụng để áp dụng để điều chỉnh hợp đồng nhưng do các bên đã cóthỏa thuận khác nên tập quán này cuối cùng không được áp dụng.

Thứ ba, tập quán chỉ được áp dụng khi không trái với những nguyên tắc của phápluật. Theo Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/09/2005 của HĐTP TANDTC, “chỉchấp nhận tập quán không trái pháp luật, đạo đức xã hội”.

3

Page 4: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Bản án số 2 và 3 – Tập quán quốc tếTóm tắt bản án số 02 (Bản án 02/2005/KT-ST ngày 22/08/2005 của TAND tỉnh

Khánh Hòa):

Tranh chấp liên quan đến L/C được phát hành để thực hiện hợp đồng nhập dây

chuyền công nghệ sản xuất sứ vệ sinh cao cấp giữa Công ty Nha Trang (Seaprodex) vàCông ty Sei Young trị giá 1.250.000 USD. Điều khoản trong hợp đồng bao gồm việc mở thư tín dụng không hủy ngang cho người thụ hưởng là công ty Hàn Quốc. Ngân hàngKorea Exchange Bank (KEB) tham gia với vai trò ngân hàng chiết khấu. KEB gửi bộchứng từ cho ngân hàng phát hành là Vietcombank yêu cầu thanh toán. Sau khi kiểm trachứng từ, Ngân hàng ngoại thương thông báo cho nhà nhập khẩu rằng tất cả chứng từ thểhiện trên bề mặt phù hợp với các quy định của thư tín dụng. Do đó, Seaprodex đồng ý kýhậu hối phiếu cho ngân hàng chiết khấu. Tuy nhiên, khi nhận hàng Seaprodex phát hiệnrằng hàng hóa được giao không đủ và không đồng bộ. Sau đó, người mua và người bán đãthỏa thuận hủy bỏ thư tín dụng. Nhà nhập khẩu Việt Nam thông báo cho ngân hàng pháthành về thỏa thuận này. Ngân hàng liên lạc với ngân hàng chiết khấu Hàn Quốc, đề nghị

hủy bỏ thư tín dụng nhưng không được chấp nhận. Vì lẽ đó, Ngân hàng ngoại thương phảithực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thư tín dụng cho ngân hàng chiết khấu và yêu cầu ngườimở thư tín dụng hoàn trả số tiền đã thanh toán.

Khi phát sinh tranh chấp, TAND tỉnh Khánh Hòa đã xét rằng:” Theo quy định quốctế về thực hiện thư tín dụng tại điểm d, Điều 9 UCP 500 thì L/C không hủy ngang chỉ đượcsửa đổi hoặc hủy bỏ khi có sự đồng ý của cả 4 bên: Ngân hàng phát hành hối phiếu, ngânhàng bảo lãnh, người trả tiền và người hưởng tiền”. Vẫn theo Tòa án:”Mặc dù VCB NhaTrang có đồng ý hủy L/C đi chăng nữa thì L/C không hủy ngang cũng không được hủy khichưa có sự đồng ý của Ngân hàng phát hành (KEB). Do đó, không thể cho rằng việc VCB Nha Trang đồng ý cho hủy L/C đồng nghĩa với việc chấm dứt nghĩa vụ thanh toán củaCông ty Nha Trang”2.

Tóm tắt bản án số 03 (Bản án 16/2008/KDTM-PT ngày 14/01/2008 của Tòa phúcthẩm TANDTC tại Hà Nội):

Vào ngày 09/05/2006, Công ty TNHH Jinyuan Quảng Tây (bên bán) có ký hợpđồng mua bán thép với công ty TNHH Thành Long (bên mua). Theo hợp đồng bên bángiao hàng cho bên mua 400 tấn thép với chủng loại được quy định cụ thể tại Điều 1 củahợp đồng. Điều khoản thanh toán quy định thanh toán ngay 100% giá trị hợp đồng theohóa đơn bằng thư tín dụng không hủy ngang mở tại Ngân hàng hạng 1 tại Việt Nam. Ngânhàng thông báo L/C do bên bán chỉ định là Ngân hàng Công thương Trung Quốc – Chinhánh Quảng Tây. Ngày 17/05/2006, theo yêu cầu của Công ty Thành Long, Ngân hàngĐông Á – Chi nhánh Hà Nội đã mở thư tín dụng không hủy ngang cho người thụ hưởng là

Công ty Jinyuan Quảng Tây. Thư tín dụng cũng nêu rõ việc thư tín dụng này được điềuchỉnh bởi các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 500.

Sau khi nhận hàng, Công ty Thành Long cho rằng lô hàng không đạt tiêu chuẩntheo hợp đồng nên Công ty Thành Long đã đề nghị Ngân hàng Đông Á ngừng thanh toáncho Công ty Jinyuan Quảng Tây. Trên cơ sở đề nghị này, Ngân hàng Đông Á đã không

2 Điểm d Điều 9 UCP 500: “Thư tín dụng không hủy ngang không thể được thay đổi, hủy bỏ khi không cósự đồng ý của ngân hàng phát hành hối phiếu, của ngân hàng xác nhận (nếu có) và người thụ hưởng”.

4

Page 5: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

thanh toán trả cho Công ty Jinyuan Quảng Tây. Công ty Jinyuan Quảng Tây đã khởi kiệntại Việt Nam, yêu cầu Ngân hàng Đông Á phải trả tiền theo thư tín dụng và bồi thườngthiệt hại.

Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã nhận định:”Theo Điều 3 UCP 500 có quyđịnh: về bản chất, tín dụng chứng từ là những giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán

hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng và các ngânhàng không bị liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào các hợp đồng như thế, thậm chí ngaycả trong khi có bất kỳ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng đó. Do đó sự cam kết của mộtngân hàng để trả tiền, chấp nhận và trả tiền các hối phiếu hoặc chiết khấu hoặc thực hiện bất cứ một nghĩa vụ nào khác của mình quy định trong tín dụng không bị ràng buộc bởi cáckhiếu nại hoặc sự bảo vệ nào đó của người xin mở tín dụng phát sinh từ quan hệ của họ vớingân hàng phát hành hoặc với người hưởng lợi… Vì vậy, có thể thấy thư tín dụng khi rađời hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại. Do đó, việc Ngân hàng Đông Á đã khôngtiến hành thanh toán cho người thụ hưởng là Công ty Jinyuan Quảng Tây là không đúng.”3

Phân tích, bình luận:

a. Thừa nhận tập quán quốc tếTheo Khoản 4 Điều 799 BLSD 2005:”Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viênhoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế”.

Theo Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/09/2005 của Hội đồng Thẩm phánTANDTC, “tập quán thương mại quốc tế là thông lệ, cách làm lặp đi, lặp lại nhiều lầntrong buôn bán quốc tế và được các tổ chức quốc tế có liên quan thừa nhận”.

 b. UCP 500 là tập quán quốc tế thực chất

UCP 500 là viết tắt của Uniform Customs and Practice (Bản quy tắc và thực hànhthống nhất về tín dụng chứng từ) phiên bản 500 do Phòng Thương mại Quốc tế (Paris) ấnhành. Đây là tuyển tập những thông lệ, tập quán điều chỉnh thư tín dụng quốc tế. Căn cứvào Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/09/2005 của Hội đồng Thẩm phánTANDTC thì UCP 500 là tập quán thương mại quốc tế4. Thực tế hai bản án được trích dẫncho thấy Tòa án Việt Nam cũng thừa nhận UCP 500 là một loại tập quán quốc tế.

Tại hai bản án vừa nêu, Tòa án Việt Nam đã áp dụng hai quy phạm tập quán quantrọng trong thư tín dụng quốc tế. Quy phạm thứ nhất là tính không hủy ngang của thư tíndụng. Thư tín dụng có thể là thư tín dụng hủy ngang và không hủy ngang. Loại thứ nhất làthư tín dụng mà bất cứ chủ thể nào cũng có thể hủy bỏ. Đối với thư tín dụng không hủyngang, ngân hàng phát hành cũng như người yêu cầu mở thư tín dụng không thể tự hủy bỏ

cam kết thanh toán dành cho người thụ hưởng. Quy phạm thứ hai là tính độc lập của thư3 Điều 3 UCP 500:” Về bản chất, thư tín dụng độc lập với hợp đồng mua bán hay hợp đồng khác mà từ đócó thư tín dụng”.4 Các bộ quy tắc Incoterm và UCP 500 thỏa mãn 2 điều kiện nêu tại Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTPngày 17/09/2005 của HĐTP TANDTC. Đó là những nguyên tắc lặp đi, lặp lại trong thực tế và được ICCthừa nhận. Trong khi đó, Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế hay Bộ nguyên tắc châuÂu về hợp đồng chưa thể coi là các tập quán quốc tế. Bởi vì các bộ nguyên tắc này không phải là nhữngnguyên tắc được hình thành từ thực tiễn và được lặp đi, lặp lại mà là những quy phạm do một tổ chức phichính phủ thiết lập sau khi có thương lượng của các trường phái luật khác nhau.

5

Page 6: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

tín dụng và hợp đồng được bảo đảm bởi thư tín dụng. Từ quy định này, người yêu cầu mở thư tín dụng không thể ngăn cản ngân hàng phát hành thanh toán cho người thụ hưởng mộtkhi người này xuất trình bộ chứng từ hợp lệ với các điều kiện và điều khoản của thư tíndụng, cho dù hàng hóa giao trên thực tế không đáp ứng yêu cầu của hợp đồng.

c. Áp dụng tập quán quốc tế trên cơ sở thỏa thuận của các bên

Theo pháp luật thực định Việt Nam thì tập quán quốc tế có thể là nguồn điều chỉnhquan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo ý chí của các bên. Việc này được thể hiện trongmột số văn bản:

Điều 4, khoản 2 Luật thương mại 2005:”Các bên trong hợp đồng được thỏa thuậnáp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tậpquán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

Điều 4, khoản 2 Bộ luật Hàng hải 1990:”Các bên tham gia hợp đồng hàng hải màtrong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài, thì có quyền thỏa thuận ápdụng luật hoặc tập quán hàng hải nước ngoài hoặc quốc tế trong các quan hệ hợp đồng”.

Điều 769, khoản 1 Bộ luật Dân sự 2005:”Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợpđồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏathuận khác”. Theo quan điểm của tác giả (Đỗ Văn Đại), nếu các bên chọn lựa chọn tậpquán quốc tế thì việc này có thể được coi là thỏa thuận khác và tập quán được lựa chọn sẽđiều chỉnh hợp đồng giữa các bên.

Trong trường hợp các bên lựa chọn tập quán quốc tế thì có thể coi tập quán đượclựa chọn là một bộ phận của hợp đồng. Do đó, Tòa án có nghĩa vụ tôn trọng hợp đồng hợp pháp thì cũng có nghĩa vụ tôn trọng những tập quán mà các bên đã lựa chọn.

d. Áp dụng tập quán quốc tế trong trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa

chọnTheo Điều 759, khoản 4 BLDS 2005:”Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố

nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viênhoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc ápdụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luậtCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Việc áp dụng tập quán quốc tế ở đây không đương nhiên mà là có điều kiện:

Thứ nhất, chỉ khi vấn đề cần giải quyết không được điều chỉnh bởi BLDS, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Thứ hai, việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắccơ bản của pháp luật Việt Nam.

Thứ ba, chỉ khi vấn đề cần giải quyết không được hợp đồng dân sự giữa các bênđiều chỉnh.

e. Một số vấn đề vẫn chưa rõ

(i) Tập quán quốc tế có thể loại trừ quy phạm xung đột không?

6

Page 7: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Trong thực tế, quy phạm xung đột sẽ không áp dụng khi có quy phạm thực chấtthống nhất (tức là loại quy phạm điều chỉnh trực tiếp được thiết lập trong điều ước quốc tếmà Việt Nam là thành viên)5. UCP 500 là các quy phạm thực chất nhưng không phải là quy phạm thực chất thống nhất (không phải là quy phạm thực chất của điều ước quốc tế). Phảichăng sự tồn tại của tập quán quốc tế thực chất này cũng loại trừ quy phạm xung đột như

trường hợp của quy phạm thực chất thống nhất? VD: nếu các bên không có thỏa thuậnkhác tại Khoản 4 Điều 759 BLDS thì Tòa án có cần phải kiểm tra xem pháp luật nơi thựchiện hợp đồng có điều chỉnh vấn đề đang tranh chấp không và Tòa án chỉ áp dụng UCP500 trong trường hợp pháp luật nơi thực hiện hợp đồng không có quy định về vấn đề đangtranh chấp?

(ii) Nếu các bên không có thỏa thuận thì tập quán quốc tế có thể được áp dụng chocác quan hệ dân sự không có yếu tố nước ngoài hay không khi mà pháp luật Việt Nam hayhợp đồng dân sự giữa các bên không có quy định?

Bản án số 4 – Nguồn quốc tế và nguồn quốc giaTrích yếu Bản án số 04 (Quyết định số 01/2003/HĐTP-LĐ ngày 28/02/2003 củaHĐTP TANDTC):

”Căn cứ Điều 3 Bộ luật Lao động và căn cứ vào quy định tại Điều 2 Hiệp định liêndoanh ký kết giữa Việt Nam và Liên Xô, Xí nghiệp liên doanh VSP đã ban hành Quy chếđối với cán bộ công nhân viên Xí nghiệp liên doanh (được Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư chứng nhận ngày 16-6-1993). Tại mục 2.2 của Quy chế nêurõ:” Xí nghiệp liên doanh ký hợp đồng lao động với cán bộ công nhân viên được tiếp nhậnvào làm việc với thời hạn đến 3 năm.” Đây là những quy định được thỏa thuận giữa Việt Nam và Liên Xô có tính điều ước quốc tế nên có hiệu lực bắt buộc thi hành”.

Ý nghĩa của bản án6 :Theo HĐTP TANDTC, “quy chế” của liên doanh là những quy định được thiết lập

để áp dụng một Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Quy chế này là một quyđịnh “có tính điều ước quốc tế”.

HĐTP TANDTC cho phép ưu tiên áp dụng các quy định “có tính điều ước quốc tế”khi những quy định này khác với những quy định của pháp luật Việt Nam.

Bình luận của tác giả:

5 Có thể xảy ra xung đột giữa các quy phạm xung đột và các quy định thực chất thống nhất về cùng một

quan hệ hay một vấn đề. Điều này được giải quyết theo cách là các quy phạm thực chất thống nhất được ápdụng giải quyết quan hệ ngay tức khắc (mà không cần giải quyết xung đột nữa). Bởi lẽ các quốc gia nhấtthể hóa các quy phạm thực chất là nhằm mục tiêu tăng cường tính hữu hiệu điều chỉnh của pháp luật và làmcho việc thực thi pháp luật dễ dàng hơn. VD: Các quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế là các quy phạm thực chất thống nhất và các quy định này sẽ được thực thi trước tiêntrong quan hệ hợp đồng mua bán … (Tham khảo Bùi Xuân Nhự - Tạp chí Luật học 02/2007).6 Phần ý nghĩa bản án là do người tổng hợp rút ra trên cơ sở nghiên cứu nội dung bản án và phần phân tích, bình luận của tác giả. Phần này thể hiện các giá trị mà bản án mang lại trong việc giải thích những vấn đềmà văn bản pháp luật chưa rõ hay trong việc đưa ra những giải pháp nhằm lấp những “lỗ hổng pháp lý”trong hệ thống pháp luật.

7

Page 8: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Trong thực tế, Quy chế được thiết lập để thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Namtham gia. Chúng ta phải tôn trọng không chỉ điều ước mà cả Quy chế đó. Bởi điều ước vàquy chế đó là một khối thống nhất. Tuy nhiên, việc tuân thủ này chỉ được chấp nhận vớiđiều kiện là những quy định được thiết lập để áp dụng điều ước quốc tế có nội dung khôngtrái với nội dung hay tinh thần của điều ước và được thiết lập theo trình tự, thủ tục và

người có thẩm quyền phù hợp với điều ước. (Nói cách khác, nếu Quy chế không đáp ứnghai điều kiện này thì không thể coi quy chế “có tính điều ước quốc tế” và được ưu tiên ápdụng so với các quy định của pháp luật Việt Nam).

Bản án số 5 – Nguồn luật hình sự và dân sựTrích yếu Bản án số 5 (Quyết định số 212/2006/DS-GĐT ngày 29/08/2006 của Tòa

Dân sự TANDTC):

”Trong quá trình giải quyết vụ án, đại diện hợp pháp của Kho xăng dầu Cát Lở vàđại diện cho Lữ đoàn 171 đã nêu ý kiến cho rằng việc ký kết mua bán xăng dầu của ông

Hoàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hình sự và đề nghị chuyển hồ sơ vụ án để cơ quanđiều tra hình sự Quân chủng Hải quân giải quyết theo thẩm quyền. Như vậy, vụ án này códấu hiệu hình sự nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn giải quyết vụ án theo quanhệ dân sự là sai.

Bởi các lẽ trên, xét thấy cần hủy cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm để giao hồ sơ vụ án về Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu thẩm tra xác minh chứng cứ để giải quyếtvụ án. Nếu cơ quan điều tra hình sự Quân chủng Hải quân đã có quyết định khởi tố vụ ánhình sự, quyết định khởi tố bị can đối với ông Hoàng và đã có kết luận về hành vi phạm tộicủa ông Hoàng thì phải căn cứ vào các Điều 192, Điều 168 để đình chỉ giải quyết vụ ándân sự và chuyển các tài liệu có liên quan của vụ án cho cơ quan điều tra hình sự Quân

chủng Hải quân giải quyết theo thẩm quyền.”Ý nghĩa của bản án:

Theo Tòa dân sự TANDTC, khi vụ án dân sự có yếu tố hình sự thì Tòa án khôngđược tiếp tục thụ lý theo quan hệ dân sự và phải chuyển hồ sơ sang thủ tục hình sự.

Bản án số 6 – Im lặng trong giao kết Hợp đồngVấn đề pháp lý:

Trong quá trình giao kết, đôi khi một bên không nói rõ quan điểm của mình. Nói

cách khác, họ đã im lặng trong thời điểm này. Theo khoản 2, Điều 404 BLDS 2005, hợpđồng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn imlặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp thuận giao kết”. Như vậy, nếu các bênthỏa thuận là khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng thì sự im lặngđược coi như sự trả lời chấp thuận giao kết. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nàocác bên cũng thỏa thuận im lặng có giá trị như một chấp nhận hợp đồng. Phần lớn các giaodịch không có thỏa thuận như vậy. Vấn đề đặt ra là cần giải quyết như thế nào khi một bên

8

Page 9: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

không thể hiện gì trong quá trình giao kết và các bên không có thỏa thuận rằng im lặng cógiá trị chấp nhận hợp đồng. Đó là vấn đề pháp lý thể hiện trong Quyết định dưới đây.

Tóm tắt bản án số 6 (Quyết định số 32/2003/HĐTP-DS ngày 4/11/2011 của HĐTPTANDTC):

Vợ chồng cụ Đạo và cụ Mùi sinh được 5 người con là các ông bà Lành, Khởi,Chiến, Quang và Sâm. Sinh thời, hai cụ tạo lập được một ngôi nhà cấp 4 trên diện tích hơn500m2 đất, một nhà ngói 5 gian trên diện tích hơn 500m2 đất và một ngôi nhà mái bằngtrên diện tích hơn 300m2 đất. Ngày 13/05/1991, ông Sâm ký hợp đồng bán cho ông Phongngôi nhà cấp 4 trên diện tích 237,9m2. Hợp đồng có chữ ký làm chứng của cụ Mùi, ôngQuang và được Ủy ban nhân dân xác nhận. Năm 2000, các bên xảy ra tranh chấp. ÔngPhong đã trả đủ tiền, nay khởi kiện yêu cầu giao trả nhà đất đã mua, còn ông Quang yêucầu hủy bỏ hợp đồng. Tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm lần hai, bà Lành, bà Khởi, ôngChiến cho rằng đây là di sản thừa kế của anh chị em nên đề nghị hủy hợp đồng vì ông bàkhông biết gì về việc mua bán.

Về vấn đề này, Hội đồng thẩm phán xét rằng:”Do nhà, đất ông Sâm bán cho ông

Phong là một phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng cụ Đạo, cụ Mùi. Cụ Đạo chếtnăm 1990 không để lại di chúc, nên tài sản này là một phần di sản thừa kế của cụ Đạo chưachia. Theo lời khai của bà Lành, bà Khởi, ông Chiến thì tại thời điểm cụ Mùi cùng ôngQuang, ông Sâm bán nhà, đất các ông, bà này có biết nhưng vì lý do tình cảm gia đình nêncác ông, bà này không có ý kiến gì. Việc không có ý kiến của các ông, bà này chưa có cơ sở để xác định các ông, bà này đồng ý hay không đồng ý với việc mua bán. Vì vậy, xétthấy cần phải hủy Bản án dân sự phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại theo hướng tại thờiđiểm cụ Mùi, ông Quang, ông Sâm bán nhà, đất cho ông Phong thì bà Lành, bà Khởi vàông Chiến đồng ý hay không đồng ý với việc cụ Mùi, ông Quang và ông Sâm bán nhà, đấtcho ông Phong. Nếu có cơ sở xác định những người này đồng ý với việc mua bán, nhưngdo khó khăn khách quan nên không thể hiện bằng văn bản thì công nhận hợp đồng”.

Ý nghĩa của bản án:

Theo TANDTC, sự im lặng không đủ để suy luận sự đồng ý hay không đồng ýchấp nhận hợp đồng. Tòa án sơ thẩm hay phúc thẩm không thể kết luận ngay hợp đồngkhông có giá trị pháp lý khi chưa xác định rõ ý chí của người giữ im lặng.

Đánh giá sự im lặng trong thực tiễn:

Theo thực tiễn pháp lý Việt Nam, sự im lặng không đủ để khẳng định việc chấpnhận hợp đồng. Tuy nhiên, sự im lặng có thể là một biểu hiện của sự chấp nhận nếu tồn tạiyếu tố khác. Sau đây là các yếu tố cho phép suy luận đã có sự chấp nhận hợp đồng:

Yếu tố thứ nhất có thể là việc bên giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng

nhưng sau đó yêu cầu bên kia thực hiện hợp đồng. VD theo Quyết định số 18/2003/HĐTP-DS ngày 30/05/2003 của HĐTP TANDTC, ông Lung là chủ sở hữu diện tích 120m2 nhàtrên diện tích 1199m2 đất. Vào ngày 24/09/1999, ông Lung thỏa thuận bán căn nhà trêncho vợ chồng ông Thọ. Năm 2000, hai bên xảy ra tranh chấp. Khi sự việc chưa được giảiquyết thì ông Lung chết. Trong hợp đồng không có chữ ký của bà Hiền vợ ông Lung. TheoViện kiểm sát, đây là việc bán nhà thuộc sở hữu của vợ chồng mà chưa có sự đồng ý của bà Hiền. Nhưng theo HĐTP:”Mặc dù bà Hiền là vợ ông Lung không ký hợp đồng mua bánnhà với ông Thọ nhưng bà Hiền không những không có ý kiến phản đối và còn yêu cầu

9

Page 10: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

ông Thọ thực hiện hợp đồng đã ký với ông Lung, nên không có căn cứ cho rằng ông Lungđã bán nhà mà không được sự đồng ý của bà Hiền như lập luận trong kháng nghị của ViệnKiểm sát”. Như vậy, trong quá trình giao kết hợp đồng, bà Hiền không ký vào hợp đồng vàcũng không phản đối gì. Điều đó có nghĩa là trong quá trình giao kết hợp đồng, bà Hiền đãim lặng. Mặc dù vậy, theo HĐTP, bà Hiền đã đồng ý chấp nhận hợp đồng và điều đó được

suy luận từ việc bà Hiền yêu cầu thực hiện hợp đồng.Yếu tố thứ hai có thể là bên giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng tiếp nhận

việc thực hiện hợp đồng của bên kia và cũng tiến hành thực hiện hợp đồng từ phía mình.VD: theo Quyết định số 38/GĐT-DS ngày 29/03/2004 của Tòa dân sự TANDTC, vào ngày03/01/2003, anh Nguyên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu củahai vợ chồng anh cho vợ chồng anh chị Kỷ, Lộc. Theo TANDTC, việc “Lập hợp đồngchuyển nhượng diện tích đất trên tuy không có mặt của chị Bá (vợ anh Nguyên) nhưng căncứ vào biên bản giám định… và lời khai của chị Bá thì trong quá trình thực hiện hợp đồng,chị Bá đã tham gia nhận tiền hai lần. Mặt khác, tháng 06/2001, khi vợ chồng chị Bá, anh Nguyên chuyển về tp HCM đã bàn giao toàn bộ nhà, đất và tài sản khác cho vợ chồng chịKỷ, anh Lộc. Như vậy có cơ sở khẳng định chị Bá biết và cũng đồng ý chuyển nhượng

quyền sử dụng đất trên cho vợ chồng chị Kỷ, anh Lộc”.Yếu tố thứ ba có thể là bên giữ im lặng trong quá trình giao kết biết rõ việc thực

hiện hợp đồng nhưng không có phản đối gì. VD: theo Quyết định số 27/2003/HĐTP-DSngày 26/08/2003 của HĐTP TANDTC, “Năm 1991 và 1993, ông Quang đã bán ao, đấtvườn. Ông Khánh, bà Vân, ông Tuyến và cụ Lạc (đồng thừa kế) có biết và được nhận tiền bán đất từ ông Quang mà không có ý kiến gì. Nay các ông, bà này yêu cầu được chia thừakế lại, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận yêu cầu của họ là chưa đủ căn cứ”. Ở đây, theoTANDTC, người giữ im lặng trong quá trình giao kết hợp đồng biết hợp đồng và không cóý kiến gì thì có nhiều khả năng họ đồng ý chấp nhận hợp đồng7.

Yếu tố thứ tư có thể là dựa vào lời khai của bên giữ im lặng trong quá trình giao kết

hợp đồng khi lời khai này cho thấy rằng người giữ im lặng đã đồng ý hợp đồng. VD, theoBản án số 228/DSPT ngày 02/02/2005 của TAND tp HCM, ông Xáng ký giấy chuyểnquyền sử dụng đất cho vợ chồng ông Đức, bà Hạnh nhưng không có chữ ký của bà Muốngvợ ông Xáng. Theo TAND tp HCM: “Mặc dù bà Muống không ký tên trên hợp đồngchuyển quyền sử dụng đất cho ông Đức, bà Hạnh nhưng tại tờ trình của ông Xáng, bàMuống lập ngày 15/01/2002 và tại các biên bản lời khai của Tòa án lập vào các ngày20/11/2002, ngày 25/09/2003 đều thể hiện việc bà Muống cùng ông Xáng đồng ý chuyểnquyền sử dụng đất cho ông Đức, bà Hạnh, sau đó lại đổi ý. Do đó, việc Tòa án xác định bàMuống phải liên đới cùng ông Xáng chịu trách nhiệm về các giao dịch chuyển quyền sửdụng đất đối với ông Đức, bà Hạnh là phù hợp với quy định…”. Như vậy, dựa vào nhữnglời khai sau khi hợp đồng được giao kết mà Tòa án xác định bên không ký vào hợp đồng

đã chấp nhận hợp đồng.Tham khảo tham luận của Tòa DS TANDTC tại hội nghị tổng kết ngành tòa án

năm 2008:” Trên thực tế có nhiều trường hợp người quản lý tài sản chung (một trong cácđồng chủ sở hữu) chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu chung nhưng không có đủ các đồngchủ sở hữu tham gia ký kết văn bản chuyển nhượng hoặc sự đồng ý bằng văn bản của cácchủ sở hữu chung khác. Tuy nhiên, có căn cứ xác định là những chủ sở hữu chung này

7 Nhận xét của người tổng hợp: dường như nhận định này mâu thuẫn với Bản án số 6 đang được bình luận.

10

Page 11: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

đồng ý việc chuyển nhượng đó, sau này do giá trị tài sản tăng lên hoặc vì một lý do nào đó,nên những chủ sở hữu chung này và cả người trực tiếp giao kết hợp đồng chuyển nhượngtài sản đã lợi dụng việc khi chuyển nhượng tài sản không được sự đồng ý bằng văn bản củacác chủ sở hữu chung khác để yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp này,Tòa dân sự cho rằng cần phải xác định đã có sự thống nhất ý chí của các đồng chủ sở hữu

về việc chuyển nhượng nên hợp đồng không vô hiệu do vi phạm điều kiện về ý chí của cácđồng chủ sở hữu. Qua thực tế xét xử, Tòa dân sự thấy cần chấp nhận những căn cứ xácđịnh đã có sự đồng ý của đồng chủ sở hữu là:

- Những chủ sở hữu chung này biết việc chuyển nhượng và không phản đối;

- Những chủ sở hữu chung này có tham gia vào một giai đoạn nào đó củaviệc chuyển nhượng như tham gia nhận tiền,…’

- Tuy khi chuyển nhượng, những chủ sở hữu chung này không biết nhưngsau khi biết có việc chuyển nhượng đã sử dụng chung tiền chuyển nhượnghoặc được người chuyển nhượng chia tiền chuyển nhượng tài sản…”.

Bản án số 07 và 08 – Giao kết hợp đồng có điều kiện(Hợp đồng trong tương lai)

Vấn đề pháp lý:

Về nguyên tắc khi chuyển quyền sở hữu thì bên chuyển phải là chủ sở hữu. Nếu tạithời điểm chưa có quyền sở hữu nhưng người quản lý vẫn mang đi giao dịch thì trongnhiều trường hợp, giao dịch này bị tòa án tuyên là vô hiệu. VD theo Bản án số625/2005/DS-PT ngày 5/4/2005 của TAND tp HCM:”Đôi bên ký hợp đồng mua bán nhà1147bis từ tháng 3/1993, giao nhận vàng và tiền qua 14 biên nhận, các bên đều xác nhận

các biên nhận này. Ngày 16/04/1995 ông Huyền, ông Hùng làm biên bản thỏa thuận việcmua bán nhà, có giao 20 lượng vàng. Hợp đồng giữa đôi bên là vô hiệu về hình thức lẫnnội dung, đôi bên đều có lỗi do tiến hành việc mua bán khi chưa có quyền sở hữu nhà vàquyền sử dụng đất hợp pháp. Nay ông Huyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất hợp pháp nhưng không tiếp tục thực hiện giao dịch. Ông Hùng yêu cầu tiếp tục hợpđồng là không có cơ sở. Do đôi bên cùng có lỗi trong giao dịch làm cho giao dịch vôhiệu…”.

Tuy nhiên, nếu các bên thỏa thuận về việc giao dịch mua bán chỉ phát sinh khi bên bán được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thì giao dịch giữa các bên có bị vô hiệukhông? Hai bản án dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này:

Tóm tắt Bản án số 07 (Quyết định số 192/2006/DS-GĐT ngày 18/08/2006 của TòaDân sự TANDTC”):

Căn nhà số 259 đường 3/2 tp HCM đến ngày 06/11/2000 là nhà thuộc sở hữu Nhànước, nhưng ông Dũng và bà Huyền là người quản lý, sử dụng hợp pháp và thuộc diệnđược mua hóa giá. Ngày 06/11/2000, ông Dũng, bà Huyền lập “Hợp đồng mua bán hoặcsang nhượng” căn nhà trên cho ông Hùng với điều kiện: Bên mua phải đặt 50 lượng vàng,sau đó giao tiếp từ 50 đến 150 lượng cho bên bán; bên bán giao giấy tờ liên quan đến cănnhà cho bên mua, để bên mua liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xin cho bên

11

Page 12: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

 bán đứng tên chủ quyền nhà. Khi bên bán được đứng tên chủ quyền nhà thì bên mua phảigiao đủ vàng, bên bán sẽ giao giấy tờ nhà và ký các giấy tờ để sang tên nhà cho bên mua. Ngoài ra, hai bên thỏa thuận trong thời gian thực hiện hợp đồng nếu khi bên bán có giấychủ quyền nhà mà bên bán không bán nữa thì bên bán bồi thường cho bên mua gấp đôi sốvàng mà bên bán đã nhận được từ bên mua. Thực tế, bên bán đã nhận được 160 lượng

vàng. Tuy nhiên, sau khi bên bán có được giấy chủ quyền nhà thì bên bán lại thay đổi giávới yêu cầu là 750 lượng. Tòa giám đốc thẩm cho rằng đây là giao dịch có điều kiện. Tòagiám đốc thẩm cho rằng việc Tòa sơ thẩm xác định giao dịch mua bán nhà vô hiệu và buộcvợ chồng ông Dũng phải bồi thường thiệt hại cho ông Hùng 401,5 lượng vàng là không cócăn cứ và không đúng. Theo Tòa giám đốc thẩm, trong trường hợp này phải xác định vợ chồng ông Dũng đơn phương chấm dứt hợp đồng. Do đó, theo thỏa thuận thì vợ chồng ôngDũng phải bồi thường cho ông Hùng gấp đôi số vàng đã nhận là 320 lượng vàng.

Tóm tắt Bản án số 8 (Quyết định số 26/2007/DS-GĐT ngày 12/07/2007 của HĐTPTANDTC):

Vào ngày 27/08/2000, bà Tao đã ký hợp đồng mua bán ngôi nhà số 36 Nguyễn Thị

Diệu với vợ chồng ông Phương với giá 900 lượng vàng. Ông Phương đã giao cho bà Tao800 lượng vàng, còn lại 100 lượng vàng, hai bên thỏa thuận điều kiện là sau khi bà Taohoàn thành các thủ tục mua hóa giá nhà và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì hai bên sẽ làm thủ tục mua bán nhà tại Phòng công chứng. Ngoài ra, các bên còn thỏathuận tại Điều 6 Hợp đồng rằng nếu sau khi bà Tao đã nhận tiền của ông Phương mà bàTao đổi ý không bán cho ông Phương thì bà Tao phải đền bù gấp đôi số vàng đã nhận củaông Phương. Khi tranh chấp xảy ra, HĐTP TANDTC đã nhất trí với quan điểm của tòa sơ thẩm và phúc thẩm cho rằng Hợp đồng giữa bà Tao và vợ chồng ông Phương là giao dịchdân sự có điều kiện nhưng khi điều kiện xảy ra, bà Tao không thực hiện (không đi côngchứng, chứng thực hợp đồng) nên đã làm hợp đồng vô hiệu về mặt hình thức và việc hợpđồng bị vô hiệu là hoàn toàn do lỗi của bà Tao. Do vậy, bà Tao phải bồi thường toàn bộthiệt hại do hợp đồng vô hiệu gây ra.

Ý nghĩa của bản án:

 Nếu các bên thỏa thuận về việc giao dịch mua bán chỉ phát sinh khi bên bán đượccấp giấy chứng nhận quyền sở hữu thì giao dịch giữa các bên có thể được coi là giao dịchcó điều kiện.

Bình luận của tác giả:Khi điều kiện được thỏa mãn thì giao dịch dân sự chỉ mới phát sinh thôi. Còn việc

giao dịch phát sinh đó có hiệu lực hay không thì hướng giải quyết tại hai bản án trên làkhác nhau.

Theo Tòa Dân sự tại bản án 07 thì hợp đồng không những đã hình thành mà còn có

giá trị pháp lý, tức là đã hình thành và thỏa mãn những điều kiện để có hiệu lực. Do vậy,Tòa dân sự đã coi hợp đồng mua bán đã phát sinh hiệu lực và việc bên bán yêu cầu giá bánkhác là một biểu hiện của “đơn phương chấm dứt hợp đồng”.

Theo HĐTP tại bản án 08, “Khi điều kiện xảy ra, bà Tao không thực hiện (không đicông chứng, chứng thực theo thỏa thuận). Do bà Tao không thực hiện nên đã làm cho hợpđồng bị vô hiệu về mặt hình thức”. Ở đây, giao dịch đã hình thành khi điều kiện phát sinhnhưng chưa có hiệu lực vì còn phải tuân thủ hình thức bắt buộc. Nói cách khác, sau khi

12

Page 13: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

điều kiện phát sinh thì hợp đồng mới tồn tại thôi và để có hiệu lực thì còn phải thỏa mãnnhững điều kiện về hình thức và nội dung. Theo tác giả thì cách giải quyết của HĐTP làhợp lý hơn.

Hậu quả của bội ước:

Thông thường khi xác lập hợp đồng có điều kiện, bên mua thường đưa cho bên bánmột khoản tiền. Trong trường hợp các bên thỏa thuận trong hợp đồng về việc khi điều kiệnxảy ra mà bên bán không bán nữa thì bên bán phải bồi thường một khoản tiền bằng hoặcgấp đôi khoản tiền mà bên mua đã trả trước thì bản chất của khoản tiền trả trước này là tiềnđặt cọc. Khi đó, việc bồi thường tiền đặt cọc vẫn được áp dụng kể cả khi hợp đồng mua bán (hợp đồng có điều kiện) bị vô hiệu8.

Bản án số 09 và 10 – Hợp đồng do người mất năng lựchành vi dân sự xác lập

Tóm tắt bản án số 09 (Bản án 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 của TAND huyệnVăn Chấn, tỉnh Yên Bái):

 Ngày 20/01/2004, ông Cường và bà Bính (vợ ông Cường) ký giấy chuyển nhượngcho anh Thăng một bất động sản. Đến ngày 10/08/2005, anh Hưng là con trai của ôngCường và bà Chế (đã ly hôn năm 1979) mới đăng ký việc giám hộ cho ông Cường tạiUBND xã. Tại Biên bản giám định pháp y tỉnh đã kết luận: ông Cường bị mắc bệnh “loạnthần do sử dụng rượu”. Thời điểm mắc bệnh là trước ngày 01/01/2004 với biểu hiện củacăn bệnh là mất hoàn toàn khả năng tư duy, khả năng hiểu biết và khả năng điều khiểnhành vi của mình. Từ đó Tòa án xác định “ông Cường được coi là người mất hoàn toànnăng lực trách nhiệm, năng lực hành vi dân sự từ thời điểm trước ngày 01/01/2004”. Dovậy Tòa đã tuyên bố hợp đồng giữa ông Cường bà Bính với anh Thăng vô hiệu.

Tóm tắt bản án số 10 (Bản án số 941/2006/DS-ST ngày 01/09/2006 của TAND tpHCM):

Vào ngày 19/09/2003, ông Tịch đến Phòng công chứng ký hợp đồng tặng cho mộtcăn nhà cho bà Nga. Tại bản án dân sự sơ thẩm số 40/DSST ngày 17/11/2003, TAND quận3 tp HCM đã quyết định tuyên bố ông Tịch mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, ôngTịch xác lập hợp đồng trước ngày Tòa án tuyên bố ông Tịch mất năng lực hành vi dân sự.Trên cơ sở thẩm tra, Tòa án tp HCM nhận định ông Tịch đã có một quá trình dài bị bệnhtâm thần phải điều trị liên tục từ năm 2000. Điều đó cũng có nghĩa là ông Tịch xác lập hợpđồng sau khi thực tế bị mất năng lực hành vi dân sự. Trên cơ sở nhận định này, Tòa án đãtuyên bố hợp đồng tặng cho giữa ông Tịch và bà Nga vô hiệu.

Ý nghĩa bản án:

Thời điểm bắt đầu giai đoạn mà giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vidân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện là thời điểm mất năng lựchành vi dân sự thực sự chứ không cần chờ đến thời điểm Tòa án tuyên bố cá nhân mấtnăng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch được thiết lập kể từ thời điểm cá nhân thực sự mấtnăng lực hành vi dân sự đều có thể bị tuyên bố vô hiệu.

8 Xem thêm Bản án số 35.

13

Page 14: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Bản án số 11 và 12 – Đại diện trong giao kết hợp đồngTóm tắt bản án số 11 (Quyết định số 03/2004/HĐTP-KT ngày 26/02/2004 của

HĐTP TANDTC):

 Ngày 06/05/1998, bà Mỹ (bên A) đã ký hợp đồng ủy quyền cho ông Cường (bên B)với nội dung như sau: bên B được quyền thay mặt bên A làm các thủ tục hợp thức hóa nhà(xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở); sau khi hợp thức hóaxong, bên A được quyền quản lý, sử dụng, mua bán, thế chấp, sang nhượng căn nhà số A8đường Sư Vạn Hạnh, tp HCM; trường hợp có thế chấp, nếu ông Cường không trả được nợ thì bên A bằng lòng để ngân hàng phát mại căn nhà. Sau đó, ông Cường đã mang căn nhàđi bảo lãnh cho Công ty Lam Giang vay tiền Ngân hàng MHB. Theo thẩm tra của Tòa ánthì bà Mỹ không hề biết việc ông Cường mang căn nhà đi bảo lãnh cho Công ty LamGiang vay tiền. Theo nhận định của HĐTP, hợp đồng ủy quyền chỉ ủy quyền cho ôngCường thay mặt bà Mỹ làm thủ tục hợp thức hóa nhà và chỉ trong trường hợp có thế chấp,

ông Cường không trả được nợ thì bà Mỹ mới đồng ý phát mại căn nhà để trả nợ. Do vậy,việc ông Cường mang tài sản đi bảo lãnh là vượt quá giới hạn ủy quyền. Bên cạnh đó, bàMỹ không hề biết về việc ông Cường mang căn nhà đi bảo lãnh nên hợp đồng bảo lãnhgiữa ông Cường với Ngân hàng MHB bị vô hiệu.

Tóm tắt bản án số 12 (Bản án số 22/2006/KHTM-PT ngày 22/3/2006 của Tòa phúcthẩm TANDTC tại tp HCM):

Giám đốc chi nhánh Công ty Đà Nẵng ký hợp đồng bốc xếp với công ty PCHnhưng theo quy chế công ty thì giám đốc chi nhánh không có thẩm quyền ký hợp đồng nàyvà giám đốc chi nhánh cũng không có giấy ủy quyền của giám đốc Công ty. Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện hợp đồng, giám đốc Công ty Đà Nẵng biết mà không phản đối

nghĩa vụ trả tiền sau khi nhận được hóa đơn GTGT số 6812 và 6813 ngày 07/07/2007 doCông ty PCH gửi. Do vậy, hợp đồng bốc xếp không bị coi là vô hiệu theo điểm 2, khoản 2, phần I của Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC.

Bình luận của tác giả:

Theo điều 145 BLDS 2005, giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xáclập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trườnghợp người đại diện “đồng ý”. Theo điều 146 BLDS 2005, giao dịch dân sự do người đạidiện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ củangười được đại diện đối với phần giao dịch được vượt quá phạm vi đại diện, trừ trườnghợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối.

 Như vậy, BLSD 2005 có hai quy phạm khác nhau đối với việc không có thẩmquyền và đối với vượt quá thẩm quyền. Nhưng cách quy định này rất khó được áp dụng vìtrường hợp vượt quá thẩm quyền và không có thẩm quyền là rất khó phân biệt. Như cáctình tiết bản án số 12 không cho thấy rõ giám đốc chi nhánh không có thẩm quyền hay làvượt quá thẩm quyền. Nếu xác định là không có thẩm quyền và giám đốc Công ty khôngđồng ý thì hợp đồng bốc xếp sẽ bị tuyên vô hiệu. Nhưng nếu xác định là vượt quá thẩmquyền thì hợp đồng bốc xếp có hiệu lực mà không cần sự đồng ý chính thức của giám đốcCông ty (do giám đốc Công ty đã biết nhưng không phản đối hợp đồng này trước đó).

14

Page 15: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Quy định pháp luật có liên quan:

Theo mục 2, phần II Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP, được coi là đã biết màkhông phản đối khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a. Sau khi hợp đồng kinh tế đã được ký kết, có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng

người ký kết hợp đồng kinh tế đã báo cáo với người có thẩm quyền biết hợp đồng kinh tếđã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao ban của Ban giámđốc, biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên hay Hội đồng quản trị, có nhiều ngườikhai thống nhất về việc báo cáo là có thật…).

 b. Người có thẩm quyền thông qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biếtđược hợp đồng kinh tế đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hóa đơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng kinh tế hoặc trên sổ sách kếtoán của pháp nhân…).

c. Người có thẩm quyền có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyềnvà nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của hợp đồng kinh tế (ký các văn bản xin gia hạnthời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký các văn bản duyệtthu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế…)

d. Người có thẩm quyền đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việcký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế mà có (sử dụng xe ô tô để đi lại, để kinh doanh mà biếtdo việc ký kết, thực hiện hợp đồng kinh tế đó mà có; sử dụng trụ sở làm việc do việc kýkết, thực hiện hợp đồng kinh tế thuê tài sản…).

Bản án số 13 và 14 – Nhầm lẫn trong giao kết hợp đồngTóm tắt bản án số 13 (Bản án số 08/DSST ngày 09/02/1999 của TAND quận Hai

Bà Trưng): Ngày 15/11/1998, anh Mạnh mua của anh Thắng một chiếc xe Dream với giá 28

triệu đồng. Ngày 8/12/1998, khi vợ anh Mạnh sử dụng thì công an kiểm tra giấy tờ và pháthiện xe máy này là tang vật của một vụ án đang điều tra. Theo xác minh thì chiếc xe anhThắng đã bán cho anh Mạnh không phải là của anh Thắng mà là tang vật của một vụ cướptài sản công dân. Bản thân khi anh Thắng mua chiếc xe này từ anh Quang trước đó thì anhThắng cũng không biết chiếc xe này là tang vật của vụ án hình sự. Tòa án đã căn cứ vàođiều 136, 141 và 146 BLDS 1995 để xác định giao dịch dân sự giữa anh Thắng và anhMạnh là vô hiệu do nhầm lẫn và chấp nhận yêu cầu của anh Mạnh đòi anh Thắng số tiền28 triệu đồng.

Tóm tắt bản án số 14 (Bản án số 18/2007/DSPT ngày 04/01/2007 của TAND tpHCM):

Bà Hòa và ông Dân đã ly hôn ngày 11/05/2001. Tuy nhiên, vào ngày 18/01/2003,khi vay 30 lượng vàng của bà Oanh, ông Dân và bà Hòa đã không cho biết bà Oanh biết vềviệc ly hôn này. Tại giấy vay, phía dưới dòng chữ “Người vay” ông Dân ký tên và ghi rõhọ tên, phía bên phải giấy này có chữ ký bà Hòa. Theo nhận định của Tòa án, không đủ cơ sở xác định bà Hòa là người vay. Tuy nhiên bà Oanh nêu bà chỉ đồng ý cho hai vợ chồngvay chứ không cho riêng mình ông Dân vay. Tòa án cho rằng bà Hòa dù không vay nợ 

15

Page 16: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

nhưng vẫn ký vào giấy vay thì bà Hòa cũng có một phần lỗi làm bà Oanh nhầm tưởng màcho vay nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn và bà Hòa phải có một phầntrách nhiệm, cụ thể là bà Hòa phải trả ½ giá trị khoản nợ cho bà Oanh theo quy định tạiĐiều 131, 137 BLDS 2005.

Bình luận của tác giả:

Bản án số 13 liên quan đến việc nhầm lẫn không do lỗi của các bên và quy địnhkhái quát về nhầm lẫn tại Điều 141 BLDS 1995 đã cung cấp cơ sở pháp lý để giải quyếtvấn đề này9. Tuy nhiên, với việc chỉ quy định hai nguyên nhân của sự nhầm lẫn (bao gồmlỗi vô ý và lỗi cố ý của một bên làm cho bên kia bị nhầm lẫn) tại Điều 131 BLDS 2005 thìtrong trường hợp được áp dụng, BLDS 2005 sẽ không cung cấp cơ sở pháp lý cho nhữngvụ việc tương tự như bản án số 1310.

Chế định giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn tại BLDS 1995 và 2005 chỉ đề cậpđến nhầm lẫn về “nội dung của giao dịch dân sự” nhưng thực tế xét xử của Tòa án (mà bảnán số 14 là một ví dụ) cho thấy Tòa án áp dụng chế định này cho cả trường hợp nhầm lẫnvề “chủ thể tham gia giao dịch dân sự”. Cụ thể là trong bản án số 14, bà Oanh tin là mình

đang cho hai vợ chồng ông Dân và bà Hòa vay nhưng trên thực tế ông Dân và bà Hòa đã lyhôn và chỉ có ông Dân là người đứng ra vay. Ở đây, bà Oanh đã nhầm lẫn về “chủ thể” kýhợp đồng vay với mình và Tòa án áp dụng các quy định về nhầm lẫn của BLDS để tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Bản án số 17 – Nghĩa vụ cung cấp thông tinTóm tắt bản án số 17 (Quyết định số 30/2003/HĐTP-DS ngày 03/11/2003 của Hội

đồng thẩm phán TANDTC):

 Ngày 28/06/2001, Công ty Vĩnh Ký đồng ý chuyển nhượng cho Công ty Trang AnhVĩnh 42.175 m2 đất trong đó có 10.000 m2 là đất xây dựng nhà máy và 32.175 m2 là đấtnông nghiệp. Hợp đồng có quy định “Nếu không mua thì mất cọc, nếu không bán thì bị phạt cọc gấp đôi. Nếu Nhà nước không chấp nhận mua bán chuyển quyền sử dụng đất thì bên bán phải trả lại toàn bộ tiền cho bên mua trong vòng hai ngày. Nếu bên mua chấp nhậnchờ đợi phía Nhà nước cho phép thì bên mua có quyền đợi”. Khi hai bên ra làm thủ tục tạicơ quan Nhà nước thì bên mua mới biết là 10.000 m2 đất không còn được phép sử dụngvào mục đích xây dựng nhà máy mà chỉ được phép làm dịch vụ, vui chơi, giải trí. Tranhchấp xảy ra, bên mua không muốn mua nữa và đòi áp dụng điều khoản đặt cọc theo hướng phạt cọc bên bán gấp đôi tiền cọc; trong khi đó, bên bán yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp

9 Điều 141 BLDS 1995:”1- Khi một bên do nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của giao dịch mà xác lập giao

dịch thì có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung giao dịch đó; nếu bên kia không chấp nhận yêu cầuthay đổi của bên bị nhầm lẫn, thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. 2-Khi giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn thì bên có lỗi trong việc để xảy ra nhầm lẫn phải bồi thườngthiệt hại”.10 Điều 131 BLDS 2005:”Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dânsự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dụng của giao dịch đó,nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giảiquyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này”. [tức là trong trường hợp lỗi cố ý làm bên kia nhầm lẫnthì giải quyết như chế định vô hiệu do lừa dối”].

16

Page 17: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

đồng và nếu bên mua xin hủy hợp đồng thì bên bán chỉ trả tiền cọc. Qua xác minh, Tòa ánnhận thấy kể từ năm 1996 bên bán đã biết về việc thay đổi mục đích sử dụng 10.000 m2đất nhưng khi giao kết hợp đồng lại không thông báo cho bên mua biết. Theo HĐTP, hànhvi của bên bán là hành vi gian dối khi không thông báo rõ tình trạng đất cho bên mua.HĐTP đã áp dụng Điều 142 BLDS 1995 (giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối) để tuyên

 bố hợp đồng vô hiệu và buộc bên bán phải bồi thường thiệt hại cho bên mua. Cũng theoHĐTP, nếu bên mua không chứng minh được thiệt hại nào khác thì thiệt hại của bên muasẽ được tính theo lãi suất nợ quá hạn trên số tiền cọc do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Ý nghĩa của bản án:

Việc không cung cấp thông tin quan trọng mà mình biết được liên quan đến đốitượng của hợp đồng là một hành vi lừa dối. Như vậy, hành vi lừa dối có thể là hành độnghoặc không hành động. Hậu quả của hành vi này là hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu và bên không cung cấp thông tin bị coi là có lỗi và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bênkia.

 

Bản án số 18 và 19 - Giả tạo trong giao kết hợp đồngTóm tắt bản án số 18 (Quyết định số 81/GĐT-DS ngày 29/04/2003 của Tòa Dân

sự TANDTC):

Vợ chồng ông Khoan bà Nhị nhờ ông Nên mua nhà ở số 1A Võ Thị Sáu, thành phố Nha Trang. Vợ chồng ông Khoan bà Nhị cũng nhờ ông Nên đứng tên mua căn nhà này. Dovậy, vào ngày 10/03/1990, ông Nên và vợ đã ký hợp đồng mua nhà 1A Võ Thị Sáu từ vợ chồng ông Thái. Sau đó, vợ chồng ông Khoan bà Nhị đã về ở ổn định tại căn nhà này từnăm 1990. Khi xảy ra tranh chấp, Tòa Dân sự TANDTC nhận định hợp đồng mua bán nhàgiữa vợ chồng ông Nên với vợ chồng ông Thái chỉ mang tính hình thức vì ông Nên đứng

tên giùm, mua nhà cho vợ chồng ông Khoan bà Nhị. Do vậy, Tòa án đã tuyên vô hiệu hợpđồng giữa vợ chồng ông Nên và vợ chồng ông Thái do giả tạo, đồng thời công nhận việcmua bán căn nhà trên giữa vợ chồng ông Khoan bà Nhị với vợ chồng ông Thái.

Tóm tắt bản án số 19 (Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 20/06/2002 của Tòa Dânsự TANDTC):

Vào ngày 19/09/2000, bà Hạnh và ông Quý đã ký hợp đồng mua bán nhà với giá110 lạng vàng (khoảng 550 triệu đồng). Sau đó, vào ngày 13/10/2000, bà Hạnh và ông Quýlại ký một hợp đồng mua bán chính căn nhà này với giá 200 triệu đồng. Khi tranh chấp xảyra, trên cơ sở xác minh, Tòa án nhận định hợp đồng ký ngày 13/10/2000 chỉ là giả cách,không phản ánh ý chí thật sự của các bên ký kết nên hợp đồng này vô hiệu. Tiếp theo, Tòa

án cũng nhận định rằng hợp đồng đầu tiên ký ngày 19/09/2000 cũng không đảm bảo đủđiều kiện có hiệu lực do hợp đồng này chưa có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và vềnội dung có vi phạm là ký kết mua bán nhà khi nhà còn đang bị thế chấp. Vì vậy, hợp đồngngày 19/09/2000 cũng là vô hiệu, các thỏa thuận của hợp đồng này (bao gồm cả việc đặtcọc) không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Bình luận của tác giả:

17

Page 18: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Theo quy định tại Điều 129 BLDS 2005 thì để có giả tạo thì cần có hai giao dịch:một giao dịch bề ngoài và một giao dịch bị che giấu. Hình thức giả tạo khá đa dạng, có thểđược chia thành các nhóm sau:

Loại giả tạo thứ nhất liên quan đến chủ thể tham gia giao dịch. VD là bản án số 18.Ở vụ án này, bề ngoài hợp đồng là hợp đồng mua bán giữa bên mua là vợ chồng ông Nên

và bên bán là vợ chồng ông Thái. Tuy nhiên, thực chất đây là hợp đồng mua bán giữa bên bán là vợ chồng ông Thái và bên mua là vợ chồng ông Khoan bà Nhị. Hai hợp đồng này cónội dung giống nhau nhưng khác nhau về chủ thể.

Loại giả tạo thứ hai có thể là không liên quan đến chủ thể mà liên quan đến chínhhợp đồng. Các bên có thể thay đổi bản chất hợp đồng, tức là hợp đồng bề ngoài và hợpđồng thực tế có bản chất khác nhau như ví dụ hợp đồng mua bán che giấu hợp đồng tặngcho, hợp đồng thuê đất che giấu hợp đồng chuyển nhượng … Ngoài ra, các bên có thể thayđổi nội dung hợp đồng. Chẳng hạn, hai bên thống nhật chuyển nhượng một tài sản nhưnglập hai hợp đồng. Hợp đồng bề ngoài có công chứng ghi giá là 500 triệu đồng nhưng thựctế giữa hai bên có một hợp đồng riêng với giá 700 triệu đồng. Bản án số 19 là một minh

họa cho loại giả tạo này.

Bản án số 21- Lãi quá cao so với quy địnhTóm tắt bản án số 21 (Bản án số 745/2009/DS-ST ngày 02/04/2009 của TAND tp

HCM):

Trong giai đoạn từ tháng 09/2006 đến tháng 04/2007), ông Van Richard Dang cócho vợ chồng ông Hoàng, bà Lài mượn 9 lần tiền với tổng số tiền là 1.813.235.000 đồng.Trong đó có 5 lần cho vay đầu tiên với các lãi suất thỏa thuận trong khoảng từ 1,1% đến4%/tháng. Sau khi mượn vợ chồng ông Hoàng bà Lài có trả vốn và lãi nhưng trả lãi không

đầy đủ. Do ông Hoàng bà Lài vi phạm nghĩa vụ trả nợ nên ông Van Richard Dang kiện buộc vợ chồng ông Hoàng trả tiền nợ gốc và lãi còn thiếu là 941.944.845 đồng. Tòa ánnhận định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước thì từ tháng 09/2006 đến tháng 01/2007lãi suất cơ bản là 8,25% năm (tương đương 0,6875%/tháng), nhưng thực tế lãi các đươngsự thỏa thuận từ 1,1% đến 4%/ tháng, cao hơn 150% so với lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước. Tòa án đã căn cứ điều 476 BLDS 2005 để tính lại lãi suất cho hợp đồng vay bằng đúng 150% lãi suất cơ bản. Đối với phần lãi do chậm nghĩa vụ thanh toán thì Tòa ánáp dụng mức lãi suất cơ bản của NHNN theo quy định của Khoản 5 Điều 474 BLDS 2005.

Ý nghĩa của bản án:

BLDS 2005 cấm thỏa thuận lãi vượt quá một mức nào đó nhưng không nêu chế tài

khi thỏa thuận vượt quá mức cho phép. Theo bản án số 21, hợp đồng vay sẽ không bị vôhiệu mà chỉ có điều khoản về lãi là không có giá trị pháp lý và cần phải tính lại lãi theomức cao nhất mà pháp luật cho phép vào từng thời điểm.

Bình luận của tác giả:

Giải pháp của Tòa án nêu trên không thực sự thuyết phục vì giải pháp này khônglàm giảm ý định cho vay nặng lãi và tạo không tạo ra sự công bằng giữa người có ý thứctôn trọng pháp luật và người không có ý thức tôn trọng pháp luật. VD: nếu chế tài là 150%

18

Page 19: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

lãi suất cơ bản thì bên cho vay không ngần ngại ép buộc bên vay khoản lãi cao hơn (VD300% lãi suất cơ bản) vì nếu ra Tòa thì Tòa án cũng chỉ giảm xuống 150% lãi suất cơ bản.VD: A và B đều cho C vay tiền có lãi suất. A và B đều biết pháp luật không cho phép vượtquá 150% lãi suất cơ bản. A có ý thức tôn trọng pháp luật nên chỉ tính lãi là 145% lãi suấtcơ bản. B không có ý thức tôn trọng nên buộc C phải chịu 200% lãi suất cơ bản. Khi xảy ra

tranh chấp, áp dụng giải pháp trên của Tòa án thì B sẽ được áp dụng lãi suất 150% lãi suấtcơ bản, trong khi A vẫn chỉ được hưởng 145% lãi suất cơ bản như thỏa thuận.

Phương hướng hoàn thiện là hợp đồng vay nặng lãi không có hiệu lực đối với lãisuất thỏa thuận và thay vào đó là lãi suất thấp nhât của Ngân hàng Nhà nước.

Bản án số 22 và 23 – Đứng tên giùm mua bất động sản[cho người không có quyền sở hữu nhà tại Việt Nam]

Tóm tắt bản án số 22 (Quyết định số 17/2007/DS-GĐT ngày 06/06/2007 củaHĐTP TANDTC):

Anh Khanh đứng tên mua và kê khai và được UBND huyện cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất đối với hai thửa đất có diện tích 10.800 m2 và 856 m2. Tuy nhiên quaxác minh, Tòa án đã xác định bà Xem (Việt kiều) là người thực sự muốn mua và đã thôngqua anh Khanh để mua hai thửa đất này. HĐTP đã nhận định bà Xem đang định cư ở nướcngoài và không đầu tư kinh doanh vào Việt Nam nên theo quy định của pháp luật thì bàXem không thuộc đối tượng được sở hữu bất động sản tại Việt Nam. Trên cơ sở này,HĐTP định hướng xét xử là phải định giá hai thửa đất; nếu anh Khanh có nhu cầu sử dụngthì giao cho anh Khanh sử dụng, đồng thời buộc thanh toán cho bà Xem đúng bằng số tiềnmà bà đã gửi về để mua đất. Nếu giá định giá cao hơn số tiền mà bà Xem đã gửi về để muathì bà Xem được hưởng ½ số tiền chênh lệch, anh Khanh được hưởng ½ số tiền chênh

lệch. Nếu giá định giá thấp hơn số tiền mà bà Xem đã gửi về để mua thì chỉ phải trả cho bàXem giá trị theo giá định giá.

Tóm tắt bản ản số 23 (Bản án số 06/2009/DS-ST ngày 05/10//2009 của TAND tỉnhĐồng Tháp):

Vào khoảng thời gian từ năm 1994 đến 1996, ông Rock Paul có gửi về cho bà Hạnhnhận nhiều lần tiền để bà Hạnh, bà Hương, ông Pháp mua đất, cất nhà tại số 20/3A, quốclộ 80. Do ông Paul là người nước ngoài nên không thể đứng tên quyền sử dụng đất vàquyền sở hữu nhà được nên nhờ bà Hạnh, bà Hương, ông Pháp đứng tên dùm ông. Khi xảyra tranh chấp, TAND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định định giá nhà đất tại 20/3A, quốc lộ 80;giao cho bà Hạnh, bà Hương và ông Pháp tiếp tục là đồng sở hữu chung đối với nhà đất

này; đồng thời bà Hạnh, bà Hương và ông Pháp liên đới trả lại cho ông Paul số tiền ôngPaul đã gửi về để mua đất, cất nhà và trả cho ông Paul ½ giá trị chênh lệch giữa số tiềnđịnh giá nhà và số tiền ông Paul đã gửi về để mua đất, cất nhà.

Ý nghĩa bản án:

Trong trường hợp đứng tên mua giùm bất động sản cho người không có quyền sở hữu bất động sản tại Việt Nam thì nếu người đã đứng tên trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có nhu cầu sở hữu bất động sản đó thì công nhận cho họ được sở hữu bất

19

Page 20: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

động sản đó. Khi đó sẽ định giá bất động sản. Nếu giá định giá (Gđg) cao hơn số tiền màngười nhờ mua đã chuyển về cho người đã đứng tên (Tcv) thì người đã đứng tên phải hoàntrả cho người nhờ mua số tiền Tcv và ½ khoản tiền chênh lệch giữa Gđg và Tcv. Nếu Gđgthấp hơn Tcv thì người đã đứng tên chỉ phải hoàn trả cho người nhờ mua một khoản tiềnđúng bằng Gđg11.

Trong trường hợp người đã đứng tên trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sảnkhông có nhu cầu sở hữu bất động sản thì sẽ tiến hành phát mãi bất động sản. Hiện tại pháp luật hiện hành hay án lệ không có quy định cụ thể về vấn đề này nhưng theo tác giảthì phương hướng xử lý cũng tương tự như trên. Theo đó, nếu số tiền thu được từ phát mại(Tpm) lớn hơn Tcv thì người nhờ mua được nhận Tcv và ½ tiền chênh lệnh giữa Tpm vàTcv; người đứng tên được hưởng ½ tiền chênh lệch giữa Tpm và Tcv. Nếu Tpm nhỏ hơnTcv thì người nhờ mua chỉ nhận được đúng số tiền Tpm.

Bản án số 24 và 25 – Hợp đồng vi phạm điều cấm (giao

dịch bằng ngoại tệ trái phép)Tóm tắt bản án số 24 (Quyết định số 25/2003/HĐTP-DS ngày 25/8/2003 của Hội

đồng thẩm phán TANDTC):

Vợ chồng ông Phương có vay của bà Lee 5.000 USD và đã trả được 17.300.000VND tiền lãi. Khi tranh chấp xảy ra, HĐTP căn cứ vào BLDS 1995 để định hướng xử lýnhư sau: tuyên bố hợp đồng vay vô hiệu, buộc vợ chồng ông Phương phải hoàn trả cho bàLee số nợ gốc 5.000 USD. Đối với phần tiền lãi 17.300.000 VND mà vợ chồng ôngPhương đã trả cho bà Lee thì tịch thu để sung công.

Tóm tắt bản án số 25 (Bản án số 42/2006/DSST ngày 21/09/2006 của TAND tp Hà Nội):

Bà Tính cho chị Tuyết vay 3.000 USD trong năm rưỡi. Khi tranh chấp xảy ra, Tòaán căn cứ BLDS 2005 để xác định giao dịch bằng ngoại tệ giữa bà Tính và chị Tuyết đã vi phạm điều cấm của pháp luật nên giao dịch đó là vô hiệu, chị Tuyết không phải trả lãi theoyêu cầu của bà Tính nhưng phải trả cho bà Tính số tiền 3.000 USD được quy đổi ra đồngViệt Nam theo giá của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam bán ra vào ngày xét xử.

Ý nghĩa bản án:

Các giao dịch ngoại tệ vi phạm quy định về quản lý ngoại hối thì bị vô hiệu, bênvay phải trả cho bên cho vay số nợ gốc tính ra tiền Việt Nam tại thời điểm xét xử sơ thẩm.

Lưu ý: đối với phần tiền lãi, Tòa án áp dụng Điều 137 BLDS 1995 theo hướng: đối

với khoản lãi nếu bên vay đã trả cho bên cho vay thì phải tuyên tịch thu sung quỹ Nhànước; nếu chưa trả thì không tuyên tịch thu (Xem Công văn số 81/2002/TANDTC ngày

11 Nhận xét của người tổng hợp (NTH): Theo phương hướng này thì hợp đồng chuyển nhượng bất động sảnkhông bị tuyên vô hiệu. Cách xử lý trong bản án này có khác biệt so với cách xử lý trong bản án số 18. Vụviệc trong bản án số 18 cũng là một dạng đứng tên giùm mua bất động sản nhưng người nhờ mua có quyềnsở hữu bất động sản và Tòa án đã xác định hợp đồng mua bán bất động sản là giả tạo, bị tuyên vô hiệu;đồng thời Tòa án công nhận việc mua bán giữa bên bán và bên nhờ mua.

20

Page 21: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

10/6/2006 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ). Hiện tại, theo BLDS 2005 hiện hành thìvẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc có tịch thu khoản lãi đã trả hay không.

Lưu ý: nếu hợp đồng có thỏa thuận bằng ngoại tệ và thanh toán cũng bằng ngoại tệthì không có giá trị, còn hợp đồng có thỏa thuận tính toán bằng ngoại tệ nhưng thanh toán bằng tiền Việt Nam thì lại hợp pháp (Xem Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày

27/05/2003).

Bản án số 30 và 31 - Hợp đồng chính/phụ vô hiệuTóm tắt bản án số 30 (bản án số 112/2007/DSPT ngày 21/05/2007 của TAND tp

Hà Nội):

Vào ngày 13/06/2006, ông Cầm có cho vợ chồng anh Tuấn vay 400.000.000 đồngcó thế chấp là căn nhà thuộc quyền sở hữu của vợ chồng anh Tuấn. Ngoài ra, để đảm bảocho việc trả nợ, ông Cầm và vợ chồng anh Tuấn còn lập ra một hợp đồng mua bán nhà và

một giấy ủy quyền. Theo hợp đồng mua bán nhà thì vợ chồng anh Tuấn bán cho ông Cầmcăn nhà thuộc quyền sở hữu của vợ chồng anh Tuấn với giá 400.000.000 đồng. Theo giấyủy quyền thì vợ chồng anh Tuấn ủy quyền cho ông Cầm được toàn quyền mua bán, sangtên căn nhà. Tòa án đã xác định việc thế chấp không được cơ quan có thẩm quyền xác nhậnvà chưa được đăng ký giao dịch bảo đảm nên vô hiệu. Ngoài ra, Tòa án cũng xác định hợpđồng mua bán và ủy quyền là giả tạo nên cũng vô hiệu. Tuy vậy, Tòa án công nhận việcvay nợ giữa ông Cầm và vợ chồng anh Tuấn và buộc vợ chồng anh Tuấn phải trả nợ gốc vàlãi phù hợp với quy định của pháp luật.

Tóm tắt bản án số 31 (bản án số 132/2006/KTPT ngày 06/07/2006 của Tòa Phúcthẩm TANDTC):

 Ngày 22/09/1997, ông Đát ký hợp đồng tín dụng vay Ngân hàng Hàng hải 600 triệuđồng trong thời hạn 12 tháng, lãi suất 1%/tháng để đầu tư, cải tạo khuôn viên ao cá tạiQuảng Bá, Hà Nội. Tài sản bảo đảm cho khoản vay là ngôi nhà tại số 1 phố Đông Tác dovợ chồng ông Khanh bà Hường đứng ra bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh thế chấp tài sảnvay vốn ngân hàng ngày 18/09/1997 (hợp đồng thế chấp chưa được công chứng). Về hợpđồng tín dụng, do có một số vấn đề chưa rõ ràng nên Tòa phúc thẩm hủy một phần bản ánsơ thẩm để Tòa sơ thẩm điều tra, xét xử lại. Về hợp đồng bảo lãnh thế chấp, Tòa phúcthẩm cho rằng hợp đồng thế chấp không được công chứng là không đúng với quy định tạiĐiều 347 BLDS 1995 (Điều 343 BLDS 2005). Ngoài ra, trên cơ sở xác minh, Tòa phúcthẩm nhận thấy vợ chồng ông Khanh bà Hường không phải là chủ sở hữu hợp pháp duynhất đối với ngôi nhà tại số 1 phố Đông Tác. Vì tài sản thế chấp không thuộc quyền sở hữucủa người thế chấp và hợp đồng thế chấp không được công chứng nên Tòa phúc thẩmtuyên hợp đồng bảo lãnh thế chấp vô hiệu. Từ đó, Tòa bác yêu cầu của bên cho vay về việckê biên, phát mãi ngôi nhà số 1 phố Đông Tác.

Ý nghĩa bản án số 30: Sự vô hiệu của hợp đồng thế chấp (hợp đồng phụ) khôngđương nhiên làm vô hiệu hợp đồng cho vay (hợp đồng chính) (khẳng định quy định tạiKhoản 3 Điều 410 BLDS 2005).

Ý nghĩa bản án số 31: Đối với hợp đồng bảo lãnh thế chấp bằng tài sản, sự vô hiệucủa hợp đồng thế chấp đồng nghĩa với sự vô hiệu của nghĩa vụ bảo lãnh. Tuy vậy, sự vô

21

Page 22: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

hiệu của hợp đồng bảo lãnh thế chấp tài sản (hợp đồng phụ) không đương nhiên làm vôhiệu hợp đồng vay vốn (hợp đồng chính).

Lưu ý:

- Hợp đồng chính và hợp đồng phụ có thể được hình thành giữa hai chủ thể; các bên

trong hợp đồng chính cũng là các bên trong hợp đồng phụ. VD: trong hệ thống phân phối sản phẩm: C và Đ ký hợp đồng nguyên tắc để phân phối một sản phẩm.Đối với từng đợt phân phối sản phẩm sẽ có những hợp đồng cụ thể. Đây cũng làquan hệ chính/phụ giữa hai hợp đồng. Hợp đồng chính và hợp đồng phụ có thể tồntại giữa các chủ thể khác nhau. VD: hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng phụ cho hợpđồng vay.

- Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính trừ trường hợpcác bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồngchính. Như vậy, hợp đồng chính có thể bị chấm dứt nếu các bên có thỏa thuận rằngđây là hai phần không thể tách rời.12

- Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ chứ không làm hợpđồng phụ vô hiệu. Chấm dứt và vô hiệu là hai khái niệm khác nhau: vô hiệu buộccác bên khôi phục lại tình trạng ban đầu còn chấm dứt chỉ triệt tiêu hợp đồng trongtương lai, các bên không phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.

- Sự vô hiệu của hợp đồng chính không làm chấm dứt các biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩa vụ dân sự13.

Bình luận bổ sung của tác giả đối với bản án số 31:

Bảo lãnh thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng nhìn bề ngoài thì có hai hợp đồng làvay và thế chấp nhưng thực tế tồn tại ba hợp đồng: hợp đồng thứ nhất là hợp đồng vaygiữa ông Đát và ngân hàng, hợp đồng thứ hai là hợp đồng bảo lãnh của vợ chồng ông

Khanh bà Hường với ngân hàng (hợp đồng này làm phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh), hợp đồngthứ ba là hợp đồng thế chấp giữa giữa vợ chồng ông Khanh bà Hường với ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh14. Như vậy, hợp đồng thế chấp nhằm bảo đảm nghĩavụ bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh nhằm đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền vay. Trong đó tài sản bảo đảm là bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh. Hợp đồng thế chấp bất động sản có thể phảicông chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm thì mới có hiệu lực trong khi hợp đồng bảo lãnh12 Xem thêm Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/04/2003: trong trường hợp các bên có thỏa thuậnđiều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng vô hiệu thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọcđó bị vô hiệu.13 Xem thêm Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm: “Quan hệ giữa giao dịch bảo đảmvà hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm: 1- Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưathực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng 

có nghĩa vụ được đảm bảo thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; 2-Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác; 3- Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiệnmà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặctoàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏathuận khác; 4- Giao dịch bảo đảm bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợpđồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”14 Xem thêm Điều 44 Nghị định 163/2006/NĐ-CP: “Các bên có thể thỏa thuận về việc xác lập giao dịch bảođảm để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bảo lãnh đối với bên bảo lãnh theo quy định của Bộ luật Dân sự, Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”.

22

Page 23: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

chỉ cần phải lập bằng văn bản là đủ. Do đó, khi hợp đồng thế chấp vô hiệu do vi phạm điềukiện về hình thức (như không công chứng hay không đăng ký) hay điều kiện về nội dung(như không có sự đồng ý của các chủ sở hữu) thì không ảnh hưởng đến hợp đồng bảo lãnh(bởi thế chấp chỉ là hợp đồng phụ của hợp đồng bảo lãnh và sự vô hiệu của hợp đồng phụkhông làm chấm dứt hợp đồng chính). Do vậy, việc Tòa án tuyên bố vô hiệu cả hợp đồng

 bảo lãnh là không thuyết phục. Trong trường hợp này, người bảo lãnh vẫn phải thực hiệnnghĩa vụ bảo lãnh và đây là dạng nghĩa vụ không có tài sản bảo đảm mà thôi.

Bản án số 32 - Hậu quả hợp đồng vô hiệuTóm tắt bản án số 32 (Quyết định số 04/2004/HĐTP-KT ngày 27/04/2004 của

HĐTP TANDTC):

 Ngày 04/09/1997, Công ty cà phê EASIM và Công ty ô tô Đắc Lắc cùng nhau kýkết hợp đồng kinh tế số 39/HĐKT. Theo hợp đồng, Công ty ô tô Đắc Lắc nhận chế tạo hệthống chế biến cà phê cho Công ty cà phê; tổng giá trị hợp đồng là 948.000.000 đ. Hai bên

đã ký biên bản nghiệm thu bàn giao công trình; Công ty cà phê đã thanh toán 821.376.000đ và hiện còn nợ Công ty ô tô Đắc Lắc 126.600.000 đ. Các bên có tranh chấp và Tòa án đãtuyên hợp đồng vô hiệu với lý do vào thời điểm ký hợp đồng, cũng như trong quá trìnhthực hiện hợp đồng và đến trước thời điểm phát sinh tranh chấp, Công ty cơ khí ô tô ĐắcLắc vẫn chưa có đăng ký kinh doanh để thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.Tuy nhiên, khi xử lý hậu quả vô hiệu, Tòa tối cao đã nhận định hai dây chuyền cà phê đãđược Công ty EASIM đưa vào khai thác, sử dụng và chế biến được cà phê để xuất bán. Dovậy, Công ty ô tô Đắc Lắc không phải trả lại tiền và nhận lại thiết bị; công ty cà phê đượcgiữ lại thiết bị nhưng phải thanh toán 126.600.000 đ còn thiếu cho công ty ô tô Đắc Lắc.Công ty cà phê không phải trả lãi quá hạn cho việc thanh toán chậm 126.000.000 đ chocông ty ô tô Đắc Lắc.

Ý nghĩa bản án:

Trong một số trường hợp, nếu tài sản đã được bên mua đưa vào khai thác, sử dụngthì các bên không phải hoàn trả lại cho nhau tài sản đã được giao nhận mặc dù hợp đồng bịtuyên bố vô hiệu. Ngoài ra, nếu bên mua chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán theo hợpđồng thì bên mua phải thanh toán tiếp số tiền còn thiếu và không phải trả lãi cho khoảnchậm trả này15.

Lưu ý:

Trên thực tế, đối với các hợp đồng thuê tài sản bị vô hiệu do vi phạm quy định vềhình thức (hoặc thậm chí vi phạm quy định về nội dung như vi phạm quy định về quản lý

ngoại hối, vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh …) Tòa án vẫn buộc bên thuê phải trảtiền thuê theo hợp đồng cho khoảng thời gian thực tế thuê tài sản và bên cho thuê đượcnhận số tiền đó (nếu tiền thuê bằng ngoại tệ thì Tòa án sẽ quy đổi sang tiền Việt theo tỉ giácủa Ngân hàng Nhà nước áp dụng vào ngày xác lập giao dịch).15 Xem thêm điểm b.1 mục 1 phần II Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTChướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế: nếu tài sản nhậnđược từ việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã được đưa vào khai thác, sử dụng, đã bị mất mát, hư hỏng … thìkhông tiến hành hoàn trả tài sản đó. Trong trường hợp này, bên mua chỉ phải thanh toán bằng tiền cho bên bán theo giá đã được các bên thỏa thuận.

23

Page 24: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Bình luận thêm:

 Nhìn nhận một cách tổng thể thì hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thuộc hai hoàn cảnhsau. Thứ nhất, hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu vì bản thân hợp đồng không đem lại cho ítnhất một bên lợi ích mà bên này mong đợi từ hợp đồng. Trường hợp hợp đồng vô hiệu domột bên bị lừa dối hay bị nhầm lẫn thuộc hoàn cảnh thứ nhất này. Thứ hai, hợp đồng bị

tuyên bố vô hiệu bởi một lý do không làm ảnh hưởng đến lợi ích mà các bên mong đợi từhợp đồng. Trường hợp hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu do một bên không có đăng ký kinhdoanh hay do vi phạm những quy định về hình thức thuộc hoàn cảnh này. Đối với hoàncảnh thứ nhất thì việc khôi phục tình trạng ban đầu là cần thiết để đem lại sự công bằngcho bên không đạt được lợi ích mong đợi. Đối với trường hợp thứ hai, các bên đều đạtđược lợi ích mong đợi nên không cần thiết khôi phục lại tình trạng ban đầu. Thực ra việc buộc các bên khôi phục tình trạng ban đầu có mục đích chính là để tránh những bất công phát sinh từ hợp đồng trong khi đó đối với trường hợp thứ hai thì sự bất công không tồntại. Bởi vì như đã nêu, các bên đều đạt được lợi ích mong đợi. Như vậy, khi hợp đồngmang lại lợi ích hợp pháp mà các bên mong đợi thì nên công nhận hợp đồng đối với nhữnggì đã diễn ra giữa các bên nếu việc công nhận này không làm ảnh hưởng đến lợi ích của

người thứ ba hay xã hội.

Bản án số 42 - Thời điểm hợp đồng tặng cho nhà đất cóhiệu lực

Tóm tắt bản án số 42 (Quyết định số 37/2007/DS-GĐT ngày 13/12/2007 củaHĐTP TANDTC):

 Ngày 12/07/2001, cụ Lê làm hợp đồng tặng cho cho ông Long (con trai cụ Lê) cănnhà một trệt, một lầu. Hợp đồng này được công chứng ngày 23/07/2001. Nhưng đến ngày16/10/2002 ông Long mới có đơn đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtgửi UBND thị trấn Gò Dầu và UBND đã xác nhận “Đủ điều kiện”. Tuy nhiên, cụ Lê đã cóđơn khởi kiện vào ngày 04/09/2002 xin hủy hợp đồng tặng cho nhà đất. Theo HĐTP, việcông Long có đơn đề nghị cấp chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên được tiến hành saukhi cụ Lê đã có đơn khởi kiện ngày 04/09/2002 xin hủy hợp đồng tặng cho nhà đất và đơnđề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Long mới được UBND thị trấnxác nhận (chưa phải là UBND cấp huyện theo quy định của pháp luật). Như vậy, hợp đồngtặng cho nhà đất giữa cụ Lê và ông Long chưa có hiệu lực (ông Long chưa đăng ký quyền

sở hữu nhà và quyền sử dụng đất) thì cụ Lê đã thay đổi ý chí không cho ông Long nữa, nênviệc Tòa án cấp phúc thẩm quyết định công nhận hợp đồng tặng cho nhà đất giữa cụ Lê vớiông Long là không đúng pháp luật.

Bình luận của tác giả:

HĐTP đã căn cứ vào điều 463 BLDS 1995 (tương đương điều 467 BLDS 2005:“Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhànước hoặc có chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền và phải đăng ký tại cơ quan nhà

24

Page 25: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

nước có thẩm quyền, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu bất độngsản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểmnhận tài sản”) để giải quyết vụ việc.

Quy định trên đây của BLDS mâu thuẫn với Luật Nhà ở. Theo Khoản 5 Điều 93

Luật nhà ở 2005: “Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bênthuê mua, bên nhận đổi nhà kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịchvề nhà ở giữa cá nhân với cá nhân”. Theo Khoản 2 Điều 64 Nghị định số 71/2010/NĐ-CPngày 23/06/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật nhà ở:”Thời điểm chuyểnquyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp tặng cho nhà ở được tính từ ngày hợp đồng tặngcho nhà ở được công chứng hoặc chứng thực”. Nếu căn cứ vào Luật Nhà ở 2005 thì hợpđồng tặng cho nhà đất giữa cụ Lê và ông Long đã có hiệu lực pháp luật sau khi được côngchứng và kể từ đó trở đi cụ Lê không có quyền hủy hợp đồng tặng cho này.

Bản án số 44 - Thanh toán tiền lãiTóm tắt bản án số 44 (Quyết định số 168/GĐT-DS ngày 22/09/2003 của Tòa dânsự TANDTC):

 Ngày 07/02/1992, giữa ông Khoe và bà Phượng lập hợp đồng vay vàng theo đó ôngKhoe vay của bà Phượng 33 lượng vàng, thời hạn là 1 năm và lãi suất mỗi tháng là 1 lượng(tương đương 12 lương một năm = 36,36%/năm). Đến ngày 16/02/1992, bà Phượng đãgiao vàng cho ông Khoe tổng số là 32,666 lượng và có viết giấy biên nhận. Ông Khoe đãtrả tiền vay trong 3 đợt trị với tổng trị giá là 29 lượng. Khi tranh chấp xảy ra, bà Phượngcho rằng số vàng ông Khoe đã trả là để trả lãi, còn ông Khoe lại cho rằng đó là trả gốc.Theo nhận định của Tòa dân sự thì do giấy biên nhận trả vàng không ghi là trả gốc hay lãi

nhưng về nguyên tắc khi vay có quy định lãi thì số vàng đã trả cần được xác định là để trảlãi trước.

Về cách tính lãi, Tòa dân sự cho rằng theo quy định khoản 1 phần I Thông tư liêntịch số 01/TTLT ngày 19/06/1997 của TANDTC, VKSNDTC, BTP, BTC: “Trong trườnghợp vay tài sản là vàng thì lãi suất chỉ được chấp nhận khi Ngân hàng Nhà nước quy định”mà Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay vàng là 7%/năm. Nhưng Tòa phúc thẩmtính lãi 5 tháng đầu theo lãi thỏa thuận để buộc ông Khoe trả nợ bà Phượng là chưa đúngvới quy định của pháp luật.

Về việc tính lãi các tháng tiếp theo, Tòa dân sự xét thấy ông Khoe trả lãi làm 3 đợttổng là 29 lượng vàng, lẽ ra cần tính lãi theo từng thời điểm trả nợ, trừ số vàng đã trả vàolãi, nếu còn thừ thì được trừ tiếp vào nợ gốc rồi mới tính tiếp lãi trên giá trị nợ gốc mớinhưng Tòa phúc thẩm lại tính lãi trên số vàng gốc ban đầu trên tổng thời gian từ tháng07/1992 đến khi xét xử sơ thẩm là chưa bảo đảm quyền lợi cho ông Khoe…

Ý nghĩa bản án:

Khi có cả nợ gốc và nợ lãi thì việc thanh toán của bên vay sẽ được ưu tiên thanhtoán cho phần lãi trước. Nếu sau khi thanh toán tiền lãi mà vẫn còn dư ra thì bên vay sẽđược khấu trừ vào số nợ gốc. Số tiền lãi của kỳ tiếp theo sẽ được tính trên số nợ gốc mới.

25

Page 26: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Bản án số 47 - Bồi thường thiệt hại do không thực hiệnđúng hợp đồng theo pháp luật thương mại

Tóm tắt bản án số 47 (Bản án số 178/2007/KDTM ngày 05/09/2007 của Tòa phúcthẩm TANDTC tại Hà Nội):

 Ngày 05/05/2006, Công ty cổ phần an ninh quốc tế (Bên B) ký hợp đồng dịch vụ bảo vệ số 55 với Công ty TNHH Đại Uy (Bên A). Theo hợp đồng cung ứng dịch vụ bảovệ, Bên B cử 3 nhân viên để bảo vệ trật tự an ninh, bảo đảm an toàn cho con người và tàisản, bảo đảm ổn định sản xuất kinh doanh cho Bên A. Giá trị hợp đồng là 12 tháng từ ngày01/06/2006 đến 01/06/2007.

 Ngày 28/08/2006, công ty Đại Uy có công văn thông báo thanh lý hợp đồng. Ngày30/09/2006, công ty Đại Uy đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu lực lượng bảo vệcủa Bên B bàn giao tài sản, ra khỏi chốt gác. Bên B cho rằng hành vi chấm dứt hợp đồngcủa Bên A là vi phạm pháp luật, đề nghị Bên A bồi thường thiệt hại là 114.889.954 đồngvà chi phí cơ hội là 86.679.500 đồng.

Xét yêu cầu bồi thường của Bên B, Tòa phúc thẩm nhận định: tại khoản 2 điều 302Luật thương mại quy định giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trựctiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hànhvi vi phạm. Từ viện dẫn này, Tòa phúc thẩm tính toán thiệt hại của Bên B như sau: hợpđồng kéo dài 12 tháng, có giá trị là 12 tháng x 5.775.000 đồng/tháng = 69.300.000 đồng;Bên B đã thực hiện được 4 tháng, trị giá 4 tháng x 5.775.000 đồng/tháng = 23.100.000đồng; giá trị còn lại của hợp đồng là: 69.300.000 – 23.100.000 = 46.200.000 đồng. Bên A phải bồi thường phần còn lại của hợp đồng là 46.200.000 đồng cho Bên B.

 Ngoài ra, căn cứ Điều 7.1 Hợp đồng cung ứng dịch vụ bảo vệ: trong trường hợpBên A chậm thanh toán tiền phí dịch vụ bảo vệ cho bên B thì bên B có quyền áp dụng mức phạt 5% tổng số phí dịch vụ của tháng cho mỗi ngày chậm thanh toán. Cụ thể, tháng09/2006, bên A chưa thanh toán phí dịch vụ cho bên B nên bên A phải chịu phạt (từ ngày05/09 đến 05/10) là: 5.775.000 đồng x 5% x 30 ngày = 8.662.500 đồng.

Tổng hợp lại, Tòa phúc thẩm xác định Bên B được nhận các khoản sau:

Phí bảo vệ tháng 9 là 5.775.000 đồng;

Phạt chậm thanh toán của tháng 9 là 8.662.500 đồng;

Giá trị còn lại của hợp đồng là 46.200.000 đồng;

Bình luận của tác giả:

 Nghiên cứu so sánh cho thấy, hiện nay các văn bản quan trọng trong lĩnh vực hợpđồng đều thừa nhận “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng” là mộtloại thiệt hại được bồi thường. Theo Điều 7.4.2 Bộ nguyên tắc Unidroit:” Thiệt hại baogồm những tổn thất mà bên này đã phải gánh chịu và những lợi ích bị mất” và phần bìnhluận điều luật này đã ghi “khái niệm về tổn thất phải gánh chịu cần được hiểu theo nghĩarộng. Nó bao gồm việc giảm phần thu của bên có quyền hoặc tăng phần chi của bên nàykhi mà bên có nghĩa vụ không thanh toán và bên có quyền phải ký hợp đồng vay để giữ uy

26

Page 27: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

tín. Tổn thất về lợi nhuận là khoản lợi nhuận mà đáng lẽ bên có quyền có được nếu nhưhợp đồng được thực hiện một cách nghiêm chỉnh”.

Ở đây, theo Tòa án, bên cung cấp dịch vụ (Bên B) bị mất khoản lợi (hàng tháng)đáng lẽ được hưởng bằng chính giá trị hợp đồng của một tháng: 5.775.000 đồng. Việc xácđịnh này là không thuyết phục. Bởi lẽ, hàng tháng, bên cung cấp dịch vụ chỉ được nhận

5.775.000 đồng theo hợp đồng và để có được khoản tiền này thì bên cung cấp dịch vụ phảicung cấp dịch vụ đã cam kết trong hợp đồng nên phải trả lương nhân viên, chi phí đi lạicủa nhân viên, chi phí điều hành … Khi hợp đồng không được tiếp tục thì những chi phínày có thể hạn chế hay không tồn tại. Vì thế, khoản lợi đáng lẽ được hưởng hàng thángkhông phải là giá thỏa thuận trong hợp đồng mà bằng giá này trừ đi chi phí thực hiện hợpđồng.

Tòa án tính khoảng thời gian Bên A (bên thuê dịch vụ) phải trả khoản lợi đáng lẽđược hưởng cho Bên B (bên cung cấp dịch vụ) là 8 tháng. Nhìn từ góc độ quan hệ nhânquả thì hướng giải quyết này không thuyết phục. Theo khoản 1 Điều 525 BLDS, “Trongtrường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê

dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cungứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý”. Với quy định này, bên thuê dịch vụ có thểchấm dứt hợp đồng nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý. Do đó, trong vụ việc này, bên thuê dịch vụ (Bên A) chỉ phải chịu thực hiện hợp đồng đối với khoảng thời gian hợp lýtheo quy định của Điều 525 BLDS; sau khoảng thời gian này, bên thuê dịch vụ không còntrách nhiệm nữa. Điều đó có nghĩa là bên cung cấp dịch vụ chỉ được hưởng khoản lợi đánglẽ được hưởng trong thời gian hợp lý theo quy định của điều 525 BLDS (khoảng thời giannày không thể là thời gian còn lại hợp đồng như Tòa án đã nêu). Khoản thiệt hại sau thờigian hợp lý không có quan hệ nhân quả với việc vi phạm hợp đồng của bên thuê dịch vụ[nên bên thuê dịch vụ không phải bồi thường cho khoản thiệt hại này].

Bình luật bổ sung của người tổng hợp:

Dưới góc độ trách nhiệm giảm thiểu thiệt hại (xem thêm bản án 64), việc Tòa ántính khoảng thời gian bên thuê dịch vụ phải trả khoản lợi đáng lẽ được hưởng cho bên cungcấp dịch vụ là khoảng thời gian còn lại của hợp đồng cũng không hợp lý. Sau khi bị Bên Achấm dứt hợp đồng trái pháp luật, Bên B sẽ phải đi tìm đối tác khác để cung ứng dịch vụ.Bên A chỉ phải bồi thường cho khoảng thời gian hợp lý Bên B chưa tìm được đối tác khácđể cung ứng dịch vụ.

Liên quan đến khoản phạt do chậm thanh toán, cho dù coi đó là phạt vi phạm hay làlãi trả chậm thì đều vượt mức tối đa mà pháp luật cho phép. Cụ thể là, nếu coi đó là phạt vi phạm thì khoản tiền này trị giá 150% phần giá trị nghĩa vụ bị vi phạm; cao hơn rất nhiềulần so với mức 8% luật định. Nếu coi đó là lãi chậm trả theo thỏa thuận thì khoản tiền này

tương ứng với 150%/tháng hay 1800%/năm, cao hơn rất nhiều lần so với mức 150% lãisuất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố (Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005) (xem thêm bản án số 54 về lãi chậm trả theo thỏa thuận).

27

Page 28: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Bản án số 64 - Bồi thường thiệt hại do không thực hiệnđúng hợp đồng và trách nhiệm hạn chế tổn thất theopháp luật thương mại.

Tóm tắt bản án (Bản án số 214/2007/KTPT ngày 05/11/2007 của Tòa phúc thẩm

TANDTC tại Hà Nội):Công ty Dương Giang (bên cho thuê) cho Công ty CP phát triển công nghiệp (bên

thuê) thuê 2 đầu máy NB2010 và NB2172 để thực hiện lai dắt tàu biển. Hợp đồng có thờihạn đến hết tháng 12/2006. Bên thuê chịu chi phí dầu, nhớt cho hai phương tiện hoạt độngvà phải trả nguyên đơn tiền thuê phương tiện 50.000.000 đồng/1 phương tiện/1 tháng; bêncho thuê có trách nhiệm cung cấp phương tiện, nhân lực sử dụng phương tiện và trả lươngcho nhân lực sử dụng phương tiện. Do không có nhu cầu nữa nên vào ngày 17/08/2006, bên thuê đã gửi văn bản thông báo cho Công ty Dương Giang về việc thanh lý hợp đồngvới nội dung khẳng định: từ ngày 20/08/2006, Công ty cổ phần phát triển công nghiệpkhông có nhu cầu thuê 2 đầu máy của Công ty TNHH Dương Giang nữa.

Tranh chấp xảy ra, Tòa phúc thẩm đã áp dụng luật thương mại 2005 để giải quyết.Theo Tòa, việc bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng rõ ràng là một hành vi vi phạmhợp đồng. Hành vi này cho phép bên cho thuê yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại. Vềmức thiệt hại mà bên cho thuê có thể yêu cầu bồi thường, theo Tòa phúc thẩm, giá trị bồithường thiệt hại bao gồm tổn thất thực tế và trực tiếp do hành vi vi phạm của bị đơn gây ravà khoản lợi trực tiếp mà nguyên đơn đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạmcủa bị đơn. Việc không tiếp tục thuê phương tiện của bị đơn không gây ra tổn thất thực tếvà trực tiếp nào cho nguyên đơn. Theo điều 304 Luật thương mại, nguyên đơn chỉ cóquyền đòi bồi thường khoản lợi trực tiếp mà nguyên đơn đáng lẽ được hưởng, đó là khoảnthu 100.000.000 đồng/tháng/2 phương tiện trong khoảng thời gian còn lại của hợp đồng từ20/8 đến 31/12/2006 chưa trừ đi chi phí trả lương cho số người vận hành và các chi phí

khác nguyên đơn phải bỏ ra.Tuy nhiên, theo Tòa phúc thẩm, điều 305 Luật thương mại cũng quy định rằng bên

 bị vi phạm hợp đồng phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, kể cả đối vớikhoản lợi đáng lẽ được hưởng. Nếu không áp dụng các biện pháp đó thì bên vi phạm hợpđồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ cóthể hạn chế được. Đáng lẽ từ ngày 20/08/2006 nguyên đơn đưa phương tiện của mình đitìm công việc khác thì có thể hạn chế thiệt hại đối với khoản lợi đáng lẽ được hưởng thìmới hợp lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nguyên đơn không thực hiện việc đómà cứ để phương tiện tại hiện trường đến hết ngày 31/12/2006 là sự lãng phí cố ý, khôngcó hành vi hạn chế tổn thất. Từ đó, Tòa phúc thẩm cho rằng việc Tòa sơ thẩm chỉ chấpnhận một phần yêu cầu của nguyên đơn, buộc bị đơn bồi thường thiệt hại cho nguyên đơnmột khoản tiền tương ứng với giá trị 1 tháng thực hiện hợp đồng là tương ứng với khoảngthời gian hợp lý để nguyên đơn khắc phục các tổn thất tiếp theo về khoản lợi đáng lẽ đượchưởng chưa trừ lương nhân viên, phí quản lý, khấu hao và sửa chữa phương tiện là có căncứ, hợp lý.

Ý nghĩa bản án:

Đối với hợp đồng thuê tài sản, trong trường hợp bên thuê đơn phương chấm dứthợp đồng trước thời hạn trái pháp luật thì bên thuê chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng

28

Page 29: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

với khoản tiền thuê trong khoảng thời gian hợp lý mà bên cho thuê tài sản tìm kiếm ngườithuê mới thay thế.

Bình luận của tác giả:

Luật thương mại có quy định chung về trách nhiệm hạn chế thiệt hại của bên bị vi

 phạm và thực tiễn đã vận dụng quy định này. BLDS hiện hành có quy định về trách nhiệmhạn chế tổn thất trong một số giao dịch cụ thể mà không có phạm vi điều chỉnh chung. VD:Điều 448.2 BLDS: bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không ápdụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại;Điều 575.1 BLDS: khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảohiểm phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khảnăng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Như vậy, các quy định về trách nhiệm hạnchế tổn thất chỉ tồn tại trong một vài trường hợp đặc biệt của pháp luật dân sự. Chúng tachưa có quy định điều chỉnh chung cho tất cả các hợp đồng dân sự.

Trong khi chưa sửa đổi được BLDS, chúng ta cũng nên thừa nhận trách nhiệm hạnchế tổn thất bằng cách sử dụng một số nguyên tắc, quy định của pháp luật về hợp đồng

như: (i) khi có khả năng hạn chế tổn thất mà bên có quyền không hạn chế thì thiệt hại đánglẽ được hạn chế không có mối quan hệ nhân quả với việc không thực hiện hợp đồng, do đó bên có quyền không được bồi thường; hoặc (ii) trách nhiệm hạn chế tổn thất là một bộ phận của nguyên tắc thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dânsự (theo Điều 6 BLDS), bên có quyền có khả năng hạn chế thiệt hại nhưng đã không làm làkhông thiện chí nên họ không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đáng lẽ họ đã hạn chếđược.

Bản án số 48 - Bồi thường thiệt hại do không thực hiện

đúng hợp đồng theo pháp luật dân sựTóm tắt bản án số 48 (Bản án số 103/DSPT ngày 08/06/2005 của TAND tỉnh Trà

Vinh):

Vào ngày 09/06/2001, anh Hồng mua của anh Trân một máy dầu loại RK 125-2 của Nhật với giá 12.500.000 đ. Đến ngày 07/03/2004, anh đem máy dầu trên đến tiệm sửa máycủa anh Phú để anh Phú đóng bạc cây. Hai bên thỏa thuận là đến chiều anh Hồng sẽ nhậnlại máy. Đến khoảng 6 giờ chiều cùng ngày, anh Hồng đến tiệm anh Phú để nhận lại máythì anh Phú nói máy đã sửa xong nhưng bị mất. Do vậy, anh Hồng yêu cầu anh Phú bồithường tiền giá trị cái máy cho anh là 8.000.000 đ và tiền mất thu nhập do máy bị mất làmanh không mua bán được mỗi ngày bằng 30.000 đ trong thời gian 10 tháng.

Trên cơ sở định giá tài sản bị mất của cơ quan chức năng, Tòa sơ thẩm và phúcthẩm đã buộc anh Phú có trách nhiệm bồi thường cho anh Hồng tiền giá trị máy dầu là5.250.000 đ. Tòa phúc thẩm cũng cho rằng án sơ thẩm chấp nhận việc anh Phú phải bồithường cho anh Hồng 5 tháng thu nhập (bằng ½ thời gian phía nguyên đơn yêu cầu) là cócăn cứ bởi vì việc anh Phú để mất máy đã ảnh hưởng đến thu nhập của gia đình anh Hồng.

Bình luận của tác giả:

29

Page 30: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Anh Hồng đã trình bày phần thiệt hại về thu nhập bị mất của mình là 30.000 đ/ngàytrong thời gian 10 tháng nhưng anh Hồng không cho biết tại sao ra được các con số này.Về phía mình, Tòa án đã chấp nhận một phần yêu cầu này và quy đổi thiệt hại bằng mấtthu nhập của anh Hồng trong vòng 5 tháng và mỗi ngày bị mất 30.000 đ nhưng cũng khôngcho biết rõ tại sao lại có cách quy đổi này. Pháp luật hiện hành chưa có quy định hay định

hướng cụ thể cho việc quy đổi thiệt hại thành tiền nên thực tiễn xét xử có vẻ lúng túng.Theo điều 307 BLDS: thiệt hại vật chất có thể được bồi thường bao gồm tổn thất về

tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mấthoặc bị giảm sút. Theo khoản 2 điều 302 Luật thương mại: giá trị bồi thường thiệt hại baogồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra vàkhoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.BLDS hiện hành không đủ rõ để có thể coi “khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽđược hưởng” theo luật thương mại là một dạng “thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”theo BLDS.

Bản án số 49 - Lãi chậm trả theo pháp luật dân sựTóm tắt bản án số 49 (Bản án số 421/2008/DS-PT ngày 29/04/2008) của TAND tp

Hồ Chí Minh:

Ông Hùng có mua vật liệu xây dựng trang trí nội thất của ông Ái và kết sổ ngày25/03/2005, ông Hùng còn nợ ông Ái số tiền là 39.804.000 đ. Đến tháng 08/2006, ôngHùng đã trả được 13.200.000 đ, số tiền còn nợ là 28.084.000 ông Hùng cũng đồng ý trả sốnợ trên và lãi phát sinh từ tháng 09/2006 nhưng xin được trả dần mỗi tháng 2.000.000 đcho đến khi hết nợ.

Tòa phúc thẩm nhận định bản án sơ thẩm buộc ông Hùng phải trả cho ông Ái số

tiền gốc và lãi tổng cộng 31.559.000 đ, trong đó nợ mua bán là 28.084.000 đ và lãi suất phát sinh do chậm trả tính từ tháng 09/2006 cho đến thời điểm xét xử sơ thẩm tháng09/2007 là 12 tháng và theo quyết định số 632/QĐ-NHNN ngày 29/03/2003 của Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước thì lãi suất quá hạn được tính trên cơ sở lãi suất cơ bản tại thờiđiểm xét xử là 0,6875%/tháng x 150% = 1,0312%/tháng x 12 tháng = 3.475.000 đ là khôngđúng với quy định tại khoản 2, Điều 438 BLDS về nghĩa vụ trả tiền “Bên mua phải trả lãi,kể từ ngày chậm trả theo quy định tại khoản 2, Điều 305 Bộ luật này, trừ trường hợp cóthỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”. Theo khoản 2, Điều 305 BLDS “Trongtrường hợp bên có nghĩa vụ dân sự chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiềnchậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gianchậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy

định khác”.Tòa phúc thẩm nhận định vụ án này thuộc loại án tranh chấp hợp đồng mua bán tài

sản, ngoài việc vi phạm nghĩa vụ trả tiền, các đương sự không có thỏa thuận nào khác. Nhưvậy, trong trường hợp, mức lãi suất được tính là 28.084.000 đ x 0,6875%/tháng x 12 tháng= 2.316.930 đ. Tòa phúc thẩm đã sửa án sơ thẩm theo hướng tổng số tiền gốc và lãi mà ôngHùng phải trả ông Ái là 30.409.930 đ. Tòa phúc thẩm và Tòa sơ thẩm đều bác yêu cầu trảgóp hàng tháng 2.000.000 đ của ông Hùng đối với số tiền nợ ông Ái. Tòa buộc ông Hùng phải thi hành ngay việc trả tiền cho ông Ái sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Ngoài ra,

30

Page 31: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Tòa phúc thẩm nêu rõ kể từ ngày ông Ái có đơn yêu cầu thi hành án, nếu ông Hùng chưathi hành thì hàng tháng ông Hùng còn phải chịu khoản tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng quy định tương với số tiền và thời gian thi hành án.

Bình luận của tác giả:

Lãi chậm trả trong trường hợp chậm thanh toán tiền (ngoài quan hệ cho vay khônglãi) phát sinh ngay cả khi các bên không có thỏa thuận về vấn đề này. Lưu ý điểm khác biệttrong quan hệ cho vay không lãi. Bởi theo khoản 4 Điều 476 BLDS 2005: “Trong trườnghợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bênvay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nướccông bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thỏa thuận”. Nói cáchkhác, trong quan hệ cho vay không lãi, lãi chậm trả chỉ phát sinh khi các bên có thỏa thuậnvề vấn đề này.

Bên có quyền không phải chứng minh đã bị thiệt hại khi yêu cầu lãi chậm trả;

Bên có quyền có thể yêu cầu kết hợp lãi chậm trả và bồi thường thiệt hại vì các lýdo sau: (i) không có quy định pháp luật hiện hành nào cấm việc kết hợp này; (ii) chịu lãichậm trả và bồi thường thiệt hại được quy định ở hai chế định khác nhau. Khi những điềukiện của bồi thường thiệt hại được thỏa mãn thì không có lý do gì mà không chấp nhận ápdụng kết hợp.

Thời điểm bắt đầu phát sinh lãi chậm trả là thời điểm ngay sau thời hạn thực hiệnnghĩa vụ đã hết. Nếu các bên có thỏa thuận về thời hạn thanh toán thì chúng ta căn cứ vàothời hạn này (thỏa thuận này có thể có trước khi có tranh chấp hay sau khi có tranh chấp vàcó thể được thể hiện trong quá trình giải quyết tranh chấp). Nếu các bên không có thỏathuận mà pháp luật có quy định ngày thực hiện, ngày thanh toán thì chúng ta sử dụng thờiđiểm này để tính thời điểm bắt đầu. VD, theo Điều 438.1 BLDS: “Nếu không có thỏathuận thì phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài sản”. Trong bản án số 49,

Tòa án cho rằng “lãi suất phát sinh do chậm trả tính từ tháng 09/2006”. Tại sao là từ tháng09/2006? Trong bản án có chi tiết về việc “ông Hùng cũng đồng ý trả số nợ trên và lãi phátsinh từ tháng 09/2006”. Như vậy dường như các bên thống nhất với nhau về thời điểm bắtđầu phát sinh lãi chậm trả và sự thống nhất này thuộc quyền định đoạt của các đương sự.

Theo bản án này, thời điểm cuối cùng chịu lãi là tính đến ngày xét xử sơ thẩm. Tuyvậy, trong một số bản án khác thì Tòa án xác định để tính lãi chậm trả là thời điểm giámđốc thẩm hoặc lần xét xử cuối cùng. Như vậy, thực tiễn xét xử không thực sự thống nhấtvề ngày cuối cùng phát sinh lãi chậm trả.

 Ngoài ra, trong bản án này, kể từ ngày ông Ái có đơn yêu cầu thi hành án nếu ôngHùng chưa thi hành án thì hàng tháng ông Hùng còn phải chịu khoản tiền lãi theo mức lãi

suất cơ bản do Ngân hàng quy định tương ứng với số tiền và thời gian chưa thi hành án.Với hướng này thì sau khi xét xử đến khi thi hành án, chúng ta không có lãi chậm trả và từkhi có đơn thi hành án thì lãi lại phát sinh. Ở đây có một khoảng thời gian khoản tiền này“nằm chết” không phát sinh lãi. Hướng giải quyết này là không thuyết phục dưới góc độvăn bản. Bởi theo Điều 306 Luật thương mại, bên có nghĩa vụ thanh toán chịu lãi chậm trả“tương ứng với thời gian chậm trả” và theo Điều 305 BLDS, bên có nghĩa vụ chịu lãi chậm“trả tương ứng với thời gian chậm trả”. Như vậy, chừng nào khoản tiền phải trả chưa đượcthanh toán thì khoản tiền này phát sinh lãi suất. Từ khi kết thúc xét xử đến khi thi hành án,

31

Page 32: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

khoản tiền cần phải trả chưa được thanh toán vẫn phát sinh lãi. Do đó, để bảo đảm quyềnlợi cho bên được thi hành án và hạn chế việc bên phải thi hành cố tình dây dưa, không thihành án, giải pháp hợp lý có lẽ là bắt bên có nghĩa vụ phải chịu lãi suất “cho đến khi thanhtoán hết”. Thời điểm này không phải là thời điểm xét xử mà muộn hơn và phụ thuộc vào ýthức của bên có nghĩa vụ.

Bản án số 54 - Lãi chậm trả theo thỏa thuậnTóm tắt bản án số 54 (Quyết định số 138/2009/DS-GĐT ngày 20/04/2009 của Tòa

dân sự TANDTC):

Vào ngày 15/11/2004. ông Trình và Công ty Tô Châu do ông Vĩnh làm đại diện đãký một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mua bán tài sản gắn liền với đất bao gồm: 11.912 m2 đất, trong đó có 4.157 m2 đất vườn; 7.755 m2 đất vườn, đất thổ cư vànhà ở, văn phòng, trang thiết bị toàn bộ Trạm xăng dầu nằm trên thửa đất 7.755 m2. Giá trịhợp đồng là 8,5 tỷ đồng. Theo hợp đồng, nếu Công ty Tô Châu không trả tiền đúng hạn

vào ngày 30/01/2005 thì phải trả lãi 3%/tháng trên số tiền còn thiếu cho ông Trình.Khi xảy ra tranh chấp, Tòa án các cấp đã xác định Công ty Tô Châu mới trả cho

ông Trình 2,2 tỷ đồng và còn thiếu 6,3 tỷ đồng. Liên quan đến vấn đề lãi quá hạn, Tòa án phúc thẩm áp dụng mức lãi suất 3%/tháng mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng để buộcCông ty Tô Châu phải trả lãi đối với khoản tiền chậm thanh toán trên tổng số nợ tính từthời điểm ngày 30/01/2005 đến ngày xét xử sơ thẩm. Về vấn đề này, Tòa giám đốc thẩmchấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao cho rằng phải căn cứ vào khoản 1điều 476 BLDS 2005, theo đó lãi suất cho vay các bên thỏa thuận không quá 150% mức lãisuất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố. Tại thời điểm tháng 01/2005 theo quyết địnhsố 1716 ngày 31/12/2004 của Ngân hàng nhà nước thì lãi suất cơ bản là 0,625%/tháng

trong khi đó các bên lại thỏa thuận mức lãi suất 3%/tháng (cao hơn mức 150% x0,625%/tháng = 0,9375%/tháng) là không đúng. Do vậy, Tòa giám đốc thẩm đã hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại theo quy định của pháp luật.

Bình luận của tác giả:

Trong bản án này, Tòa giám đốc thẩm đã coi thỏa thuận về lãi chậm thanh toán tiềntrong các hợp đồng không phải là hợp đồng vay như thỏa thuận về lãi suất trong hợp đồngvay. Hệ quả là thỏa thuận về lãi chậm thanh toán này này chịu sự chi phối của các quy địnhvề chống vay nặng lãi theo khoản 1 điều 476 BLDS 2005, theo đó lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhànước công bố đối với loại cho vay tương ứng.

Chúng ta có thể lý giải việc coi thỏa thuận loại này là một dạng thỏa thuận về lãicho vay như sau: Khi hợp đồng có nghĩa vụ thanh toán với thỏa thuận lãi suất, khi có chậmthanh toán thì bản chất quan hệ giữa các bên không khác gì việc họ ký hai hợp đồng: mộthợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán (hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản,hợp đồng dịch vụ…) và một hợp đồng cho vay tiền đối với khoản tiền đáng ra đã phải trả(đáng ra đã nhận nhưng bên có quyền chưa nhận nên có thể hiểu là bên có quyền đã nhậnrồi nhưng sau đó cho vay ngay). Vì vậy, cần áp dụng chế tài chống cho vay nặng lãi đối

32

Page 33: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

với hợp đồng thứ hai này. Hệ quả là mức lãi suất chậm thanh toán theo thỏa thuận sẽkhông được vượt 150% lãi suất cơ bản tương ứng do Ngân hàng nhà nước công bố.

Tuy nhiên, cần lưu ý là có Tòa án đã áp dụng các quy định về phạt vi phạm đối vớithỏa thuận về lãi chậm thanh toán này. Theo các tòa này, lãi chậm thanh toán là chế tài choviệc vi phạm nghĩa vụ thanh toán và chế tài này là một khoản tiền theo thỏa thuận của các

 bên. Khoản tiền này được trả khi có việc chậm thanh toán. Do vậy, thỏa thuận này có đầyđủ các yếu tố của phạt vi phạm hợp đồng. Hệ quả là theo pháp luật thương mại thì tổng lãitrả chậm theo thỏa thuận sẽ không được vượt quá 8 % phần giá trị nghĩa vụ bị vi phạm.Tuy vậy, nếu hợp đồng chịu sự chi phối của pháp luật dân sự thì sẽ không có giới hạn cholãi trả chậm theo thỏa thuận.

Thực tiễn xét xử cho thấy cùng một loại thỏa thuận, lúc thì chúng ta coi đó là thỏathuận phạt vi phạm, lúc thì chúng ta lại coi đây là một dạng của thỏa thuận về lãi cho vayvới những hệ quả pháp lý rất khác nhau. Chúng ta nên có sự thống nhất về bản chất củaloại thỏa thuận này. Có lẽ, chúng ta nên coi đây là một dạng thỏa thuận về lãi cho vay nênchịu sự điều chỉnh của các quy định về chống vay nặng lãi. Và vì các quy định về chống

cho vay nặng lãi nằm trong Bộ luật dân sự nên được áp dụng cho hợp đồng dân sự cũngnhư hợp đồng thương mại (vì Luật thương mại không có quy định khác).

Bình luận bổ sung của người tổng hợp:

 Nếu nhìn nhận thỏa thuận về lãi trả chậm là một dạng của thỏa thuận về lãi suấtcho vay và chịu sự điều chỉnh của chế định chống vay nặng lãi thì bên có quyền có thể ápdụng kết hợp lãi trả chậm theo thỏa thuận (cho dù bị khống chế ở mức 150% lãi suất cơ  bản) với phạt vi phạm (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng) và bồi thường thiệt hại theo quyđịnh của pháp luật.

Bản án số 58 - Hoãn/tạm ngừng thực hiện hợp đồng dobên kia không thực hiện đúng hợp đồngTóm tắt bản án số 58 (Bản án số 1350/2008/KDTM-PT ngày 17/11/2008 của

TAND tp Hồ Chí Minh):

Doanh nghiệp tư nhân cà phê Napoli ký hợp đồng bán cà phê cho quán cà phê của bà Điệp trong đó có thỏa thuận bên bán sẽ tài trợ cho bên mua một bảng hiệu hộp đèn, mộttấm bạt và thay một số ghế cũ nhưng bên mua phải lấy trung bình mỗi tháng từ 30 kg cà phê trở lên và phải thực hiện trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày 28/09/2006 đến ngày28/09/2008.

Sau đó đôi bên phát sinh tranh chấp và Tòa phúc thẩm đã công nhận hợp đồng cóhiệu lực và chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005. Tòa phúc thẩm xét rằng nguyênđơn không chứng minh được đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình là thay một số ghế cũcho quán của bị đơn như thỏa thuận tại Điều III của hợp đồng. Tòa phúc thẩm đã căn cứvào khoản 2 Điều 415 BLDS 2005 để kết luận bị đơn có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụcủa mình (là mua cà phê của nguyên đơn) cho đến khi nguyên đơn thực hiện việc thay mộtsố ghế cũ cho bị đơn như đã thỏa thuận.

Bình luận của tác giả:

33

Page 34: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Điều kiện để hoãn thực hiện hợp đồng theo khoản 2 Điều 415 BLDS 2005 là: (i)quan hệ giữa các chủ thể phải là quan hệ hợp đồng song vụ; (ii) khi bên có nghĩa vụ thựchiện trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.

Pháp luật dân sự Việt Nam chưa có quy định về hoãn thực hiện đối với nghĩa vụcủa cùng hai bên nhưng xuất phát từ hai hợp đồng khác nhau. Tương tự, chúng ta chưa có

quy định về việc hoãn thực hiện trong trường hợp các bên phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trảdo hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu hay do hợp đồng bị hủy bỏ. Đối với những trường hợpnày, có lẽ chúng ta nên áp dụng nguyên tắc “tương tự pháp luật” theo Điều 3 BLDS và dođó việc hoãn thực hiện không giới hạn ở quan hệ hợp đồng song vụ.

Theo khoản 2 điều 415 BLDS thì bên có quyền được hoãn thực hiện khi bên thựchiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc quy định như trên là chưathuyết phục. VD, A bán cho B một tài sản. A đã giao tài sản và B chưa trả tiền vì chưa đếnhạn. Tuy nhiên, sau khi nhận tài sản, B phát hiện tài sản này có khiếm khuyết so với hợpđồng. Nếu theo đúng khoản 2 điều 415 BLDS thì B không có quyền hoãn. Tuy nhiên, nếulàm theo phương hướng này thì không hợp lý. Giải pháp hợp lý ở đây là B vẫn có quyền

hoãn cho đến khi A giao tài sản đúng với thỏa thuận. Do vậy nên thay thuật ngữ “chưa”thành cụm thuật ngữ “không thực hiện đúng” nghĩa vụ.

Trong bản án này, bên bán chưa thực hiện nghĩa vụ thay thế ghế cũ bằng ghế mới.Tuy nhiên, để có thể áp dụng đúng khoản 2 điều 415 BLDS (cho phép bên mua đượcquyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình) thì nghĩa vụ của bên bán về thay thế ghế phải lànghĩa vụ thực hiện trước. Không có cơ sở nào trong bản án để khẳng định bên bán phảithay thế ghế trước rồi mới đến lượt bên mua thực hiện nghĩa vụ mua cà phê. Bên cạnh đó,theo khoản 2 Điều 414 BLDS 2005: “Trong trường hợp các bên không thỏa thuận bên nàothực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau …”Với quy định này thì chúng ta có thể suy luận quan hệ giữa các bên trong vụ việc này thuộctrường hợp “phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau” không? Nếu là trường hợp

đồng thời thực hiện nghĩa vụ thì việc áp dụng khoản 2 Điều 415 là không phù hợp bởi đểáp dụng điều khoản này thì giữa các bên phải là quan hệ nghĩa vụ “trước” và “sau”.

 Như vậy, pháp luật Việt Nam về hoãn thực hiện chưa dự liệu được tình huống cảhai nghĩa vụ đồng thời phải được thực hiện trong khi đó nhiều hệ thống pháp luật cho phépáp dụng hoãn thực hiện hợp đồng khi một bên không sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ trongtrường hợp các bên phải thực hiện nghĩa vụ cùng thời điểm. VD Điều 9:201 Bộ nguyên tắcchâu Âu về hợp đồng: “Một bên phải thực hiện cùng lúc với bên kia có thể hoãn thực hiệnnghĩa vụ của mình khi đối tác chưa sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ của họ”.

Tòa phúc thẩm xác định hợp đồng này chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại2005 nhưng đối với quyền hoãn thực hiện hợp đồng của bên mua, Tòa phúc thẩm lại áp

dụng khoản 2 Điều 415 BLDS 2005 trong khi Luật thương mại 2005 cũng có quy định vềhoãn thực hiện hợp đồng và sử dụng thuật ngữ là “tạm ngừng thực hiện hợp đồng” tại điều308 và 309. Mặc dù đều cho phép một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng khi đến hạnnhưng Luật thương mại và BLDS đưa ra những điều kiện rất khác nhau. Theo Luật thươngmại, một bên chỉ được tạm ngừng thực hiện phần của mình khi bên kia vi phạm cơ bản hợpđồng (khoản 2 Điều 308). Như vậy, những vi phạm nhỏ không cho phép bên bị vi phạm ápdụng biện pháp hoãn/tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Quy định tương tự không tồn tạitrong pháp luật dân sự nên vi phạm nhỏ hay vi phạm nghiêm trọng đều cho phép áp dụng

34

Page 35: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

việc hoãn thực hiện hợp đồng16. Nếu áp dụng Luật thương mại 2005 thì rất khó thừa nhậnquyền hoãn của bên mua trong vụ việc được bình luận. Bởi lẽ, rất khó khẳng định việc bên bán không thay thế ghế cũ là vi phạm cơ bản hợp đồng. Ngược lại, điều kiện này khôngtồn tại trong pháp luật dân sự nên việc áp dụng pháp luật dân sự thuận lợi hơn cho bênmuốn thực hiện quyền hoãn.

Theo Luật thương mại 2005, tạm ngừng thực hiện hợp đồng được áp dụng trừ cáctrường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của luật này. Trong khi đó, theo Điều294 Luật thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong một sốtrường hợp bao gồm trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Như vậy, theo luật thươngmại Việt Nam hiện hành, nếu một bên không thể thực hiện nghĩa vụ của mình do bất khảkháng thì bên kia không có quyền hoãn/tạm ngừng thực hiện các nghĩa vụ tương ứng củamình17. Quy định tương tự không tồn tại trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành.

Ý nghĩa của quyền hoãn/tạm ngừng thực hiện hợp đồng: với quyền này, bên cónghĩa vụ đến hạn đáng lẽ phải thực hiện thì họ được phép không thực hiện và việc nàykhông kéo theo các chế tài thông thường vốn được áp dụng khi xảy ra việc không thực

hiện đúng hợp đồng như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, lãi chậm trả v.v…

Bản án số 59 và 60 - Hủy bỏ do không thực hiện đúnghợp đồng

Tóm tắt bản án số 59 (Quyết định số 218/GĐT-DS ngày 01/12/2003 của Tòa dânsự TANDTC):

Vào ngày 07/07/2000, vợ chồng ông Khoát ký hợp đồng bán một phần căn nhà số4/11/3 đường Dân Trí cho vợ chồng chị Hằng (là con gái của vợ chồng ông Khoát) với giá35 lượng vàng SJC. Tuy hợp đồng mua bán hai bên ký kết đã đưa đến Phòng Công chứngxác nhận và vợ chồng chị Hằng đã nộp lệ phí trước bạ nhưng vợ chồng chị Hằng chưa thựchiện nghĩa vụ giao tiền.

Do là quan hệ giữa cha mẹ với con nên trong hợp đồng không quy định thời hạn vợ chồng chị Hằng phải giao tiền mua nhà cho vợ chồng ông Khoát. Theo khoản 1 Điều 449BLDS, nghĩa vụ bên mua nhà ở phải trả đủ tiền nhà đúng thời hạn, theo phương thức đãthỏa thuận nếu hợp đồng không quy định thời hạn và địa điểm trả tiền thì bên mua phải trảvào thời điểm bên bán giao nhà và tại nơi có nhà đem bán. Theo Tòa giám đốc thẩm, vợ chồng chị Hằng đã không chứng minh được rằng kể từ sau khi dọn về ở tại phần nhà muathì vợ chồng chị Hằng đã giao tiền nhưng vợ chồng ông Khoát không chịu nhận tiền; dovậy, lỗi hoàn toàn thuộc về vợ chồng chị Hằng và yêu cầu hủy bỏ hợp đồng mua bán của

vợ chồng ông Khoát là có cơ sở. Tòa giám đốc thẩm kết luận việc Tòa sơ thẩm và phúcthẩm bác yêu cầu của vợ chồng ông Khoát và buộc vợ chồng ông Khoát tiếp tục thực hiệnhợp đồng là không hợp tình, hợp lý, không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ chồngông Khoát. Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại theo hướng

16 Việc vận dụng chế định này có thể dẫn tới lạm dụng. Do đó, chúng ta cần kết hợp hoãn thực hiện hợpđồng với nguyên tắc thiện chí trong thực hiện hợp đồng (Điều 6 BLDS).17 Tuy vậy, pháp luật của Pháp cho phép theo hướng ngược lại. Theo đó, khi A không giao tài sản do sựkiện bất khả kháng thì B được quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.

35

Page 36: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

hủy hợp đồng mua bán nhà, nếu vợ chồng ông Khoát đồng ý trả cho chị Hằng khoản tiền phí trước bạ thì chấp nhận.

Tóm tắt bản án số 60 (Bản án số 451/2006/DSPT ngày 29/09/2006 của TAND tỉnhVĩnh Long):

Vào năm 2004, ông Điệp và ông Anh, bà Chói ký hợp đồng chuyển nhượng quyềnsử dụng đất với giá 130 triệu đồng. Việc chuyển nhượng đã được UBND huyện chấp nhận.Tuy nhiên, qua xác minh thì bên mua là ông Điệp chưa trả toàn bộ tiền mua. Theo Tòa án,do ông Điệp không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng đã cam kết nên ông Anhđề nghị hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là có căn cứ pháp luật theokhoản 1 Điều 425 BLDS.

Ý nghĩa của hai bản án:

Đối với hợp đồng mua bán theo pháp luật dân sự, nếu bên mua không thực hiệnnghĩa vụ thanh toán thì bên bán có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Bình luận của tác giả:

BLDS 2005 có một số quy định về khả năng hủy bỏ hợp đồng do một bên khôngthực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Trong phần chung liên quan đến hợp đồng, theo Điều 417 BLDS 2005 (tương ứngvới Điều 413 BLDS 1995): “Trong hợp đồng song vụ, khi một bên không thực hiện nghĩavụ của mình do lỗi của bên kia thì có quyền yêu cầu bên kia vẫn phải thực hiện nghĩa vụđối với mình hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”. Như vậy, một bên cóthể hủy bỏ hợp đồng song vụ nhưng phải với một số điều kiện. Thứ nhất , đây là hợp đồngsong vụ và cả hai bản án này đều là hợp đồng chuyển nhượng có đền bù nên điều kiện nàyđược thỏa mãn. Thứ hai, một bên không thực hiện do lỗi bên kia thì bên không thực hiệnđược có quyền hủy bỏ hợp đồng. Ở bản án số 59, vợ chồng ông Khoát muốn hủy bỏ hợp

đồng. Như vậy, để áp dụng điều khoản này, chúng ta phải chứng minh là vợ chồng ôngKhoát không thực hiện được nghĩa vụ của mình do lỗi của vợ chồng chị Hằng. Tuy nhiên,đây là hợp đồng mua bán mà bên bán đã giao tài sản nên điều kiện thứ hai không thỏa mãn. Như vậy, Điều 417 không được áp dụng đối với hoàn cảnh của ông Khoát mà chúng tađang nghiên cứu.

Trong phần hợp đồng thông dụng, BLDS cũng có những quy định cho phép hủy bỏhợp đồng khi một bên vi phạm nghĩa vụ của mình. Chẳng hạn, theo khoản 3 Điều 550 vềhợp đồng gia công:”Trong trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng mà bên đặt giacông đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửachữa được trong thời hạn đã thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng vàyêu cầu bồi thường thiệt hại”. Tuy nhiên, đối với hợp đồng mua bán, “ Điều đáng chú ý là

luật không thừa nhận quyền hủy hợp đồng của người bán trong trường hợp người muakhông trả tiền mua”18.

Trong phần chung liên quan đến hợp đồng, BLDS còn một quy định cho phép một bên hủy bỏ hợp đồng khi bên kia có vi phạm. Đó là khoản 1 Điều 425 BLDS năm 2005(tức khoản 1 Điều 429 BLDS 1995). Cụ thể là: ”Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và

18 Nguyễn Ngọc Điện,  Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự , Nxb. Trẻ tp Hồ Chí Minh,2005, tr. 183.

36

Page 37: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Như vậy, một bên có thể hủy bỏ hợp đồngkhi thỏa mãn một số điều kiện.

Thứ nhất, bên kia “vi phạm hợp đồng”. Trong hai bản án đang được xem xét, Tòaán đều xác định bên mua chưa thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thanh toán, do vậy điều kiện này

đã thỏa mãn.Thứ hai, vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã “thỏa thuận” hoặc

“pháp luật có quy định”. Trong hai bản án này, chúng ta không thấy thể hiện các bên thỏathuận về việc hủy bỏ và chúng ta cũng đã khẳng định rằng pháp luật dân sự hiện hànhkhông có quy định về trường hợp bên bán được hủy bỏ hợp đồng khi bên mua không thựchiện nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, nhìn từ góc độ văn bản, chúng ta không có cơ sở đểhủy bỏ hai hợp đồng trong hai vụ việc trên.

Cách điều chỉnh trên của BLDS về vấn đề hủy bỏ hợp đồng biểu lộ một số bất cập:

Thứ nhất, trong phần chuyên biệt về một số hợp đồng thông dụng, BLDS có quyđịnh những trường hợp được phép hủy bỏ hợp đồng. Song, những quy phạm này khôngđầy đủ, một số vi phạm có thể dẫn đến hủy hợp đồng nhưng không được quy định nhưtrường hợp bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán như chúng ta đang nghiên cứu. Ởđây, trên góc độ văn bản, chúng ta không thể cho phép hủy bỏ hợp đồng vì đối với nhữngvi phạm hợp đồng này, việc hủy bỏ không có quy định của pháp luật.

Thứ hai, BLDS chỉ có những quy định cho phép hủy bỏ đối với một số hợp đồngdân sự thông dụng. Đối với hợp đồng dân sự không thông dụng, chúng ta cũng không cóquy phạm cụ thể cho phép hủy bỏ hợp đồng. Do vậy, chúng ta cũng không thể hủy nhữnghợp đồng này vì theo BLDS, chỉ được hủy bỏ hợp đồng khi “pháp luật có quy định”.Chúng ta thấy cách điều chỉnh này của BLDS tạo ra lỗ hổng hay điểm trống pháp lý đốivới một số trường hợp vi phạm hợp đồng.

Tuy nhiên, mặc dù các bên không có thỏa thuận và không có quy định cụ thể vềviệc hủy bỏ hợp đồng dân sự, trong thực tế, Tòa án vẫn chấp nhận hủy bỏ khi có vi phạm.Hai bản án được nêu ở đây không phải là hai bản án duy nhất chấp nhận cho hủy bỏ hợpđồng dân sự khi bên mua không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho dù các bênkhông có thỏa thuận và pháp luật không quy định cụ thể về việc hủy bỏ này.

Luật thương mại 2005 có quy định về hủy bỏ hợp đồng nhưng cách quy định việccho phép hủy bỏ hợp đồng rất khác pháp luật dân sự. Theo khoản 4, Điều 312 Luật thươngmại 2005:”Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chếtài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng; b) Một bên vi phạm cơ 

 bản nghĩa vụ hợp đồng”. Từ quy định trên, chúng ta có một số nhận xét sau: Căn cứ để hủy bỏ hợp đồng áp dụng cho tất cả các hợp đồng thương mại chứ không giới hạn ở một hợpđồng thương mại thông dụng nào; chỉ cần một bên vi phạm cơ bản hợp đồng là bên kiađược quyền hủy bỏ hợp đồng thương mại cho dù hợp đồng này là hợp đồng gì. Cách quyđịnh này rất khác pháp luật dân sự: Pháp luật dân sự chỉ đưa ra căn cứ để hủy bỏ hợp đồngtrong một số trường hợp chuyên biệt còn Luật thương mại đưa ra căn cứ để hủy bỏ hợpđồng với tính khái quát cao nên cho phép hủy bỏ bất kỳ hợp đồng nào. Cách điều chỉnhnày sẽ cho phép hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng khi các quy phạm điều chỉnh hợp đồng thông

37

Page 38: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

dụng không đầy đủ hoặc khi hợp đồng bị vi phạm không phải là hợp đồng thông dụng mà pháp luật có đề cập. Cách quy định có tính khái quát cao của Luật thương mại nên được ápdụng đối với pháp luật dân sự.

 Như vậy, với hướng đi như trên của thực tiễn xét xử mà chúng ta có thể coi đã trở thành “án lệ”, Tòa án đã làm cho pháp luật dân sự Việt Nam gần gũi với pháp luật thương

mại Việt Nam và với một số hệ thống pháp luật hiện đại liên quan đến việc hủy bỏ hợpđồng khi có vi phạm nghiệm trọng. “Án lệ” nên được chấp nhận do hạn chế của hoạt độngxây dựng pháp luật khi điều chỉnh vấn đề hủy hợp đồng do có vi phạm. Trong tương lai,khi sửa đổi BLDS thì nên “luật hóa” án lệ này để thực tiễn có cơ sở văn bản pháp lý nhằmgiải quyết vấn đề hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm.

Bản án số 62 - Không thực hiện đúng hợp đồng do sựkiện bất khả kháng

Tóm tắt bản án số 62 (Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30/05/2003 của Tòa dânsự TANDTC):

 Ngày 16/08/1999, ông Khóm vận chuyển 2.600 con vịt cho ông Điền và ông Trình.Tuy hợp đồng miệng nhưng các bên không tranh chấp về hợp đồng này và thỏa thuận này phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 539 BLDS 1995 (Hợp đồng vận chuyển tài sản cóthể bằng lời nói hoặc bằng văn bản). Trong quá trình vận chuyển đã có thiệt hại xảy ra đêmngày 16/08/1999 do mưa gió to, nước chảy mạnh, tàu va vào chân tàu bị chìm. Tổn thấtmất và chết 2.260 con vịt, chỉ còn lại 340 con. Tổng số thiệt hại các bên xác định là79.100.000 đ. Ông Khóm và ông Điền, ông Trình đã thỏa thuận về việc ông Khóm bồithường số tiền này cho ông Điền và ông Trình. Nay ông Khóm yêu cầu Bảo Việt bảo hiểmcho ông số tiền bồi thường này theo hợp đồng bảo hiểm số 007427 ngày 23/04/1999.

Theo hợp đồng bảo hiểm trên, ông Khóm tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sựcủa chủ tàu với bên thứ ba với mức trách nhiệm là 100 triệu đồng tại Bảo Việt An Giang.Phía bảo hiểm đã căn cứ vào Điều 30 Thể lệ vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá thủy nội địaquy định bên vận chuyển được miễn bồi thường trong trường hợp do thiên tai, địch họahoặc bất khả kháng để từ chối trả bảo hiểm cho ông Khóm. Tòa dân sự đã bác bỏ lập luậnnày của Bảo Việt và cho rằng việc giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phải căn cứvào hợp đồng bảo hiểm và các quy định từ Điều 571 đến 584 của BLDS 1995.

Tòa dân sự căn cứ phạm vi bảo hiểm nêu trong hợp đồng bảo hiểm, theo đó BảoViệt nhận trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu

được bảo hiểm. Bên cạnh đó, các trường hợp loại trừ trong hợp đồng bảo hiểm không cóquy định về việc Bảo Việt được từ chối trách nhiệm do tai nạn tàu bị chìm vì gió bão. Cuốicùng, Điều 549 BLDS 1995 vẫn cho phép người vận chuyển và bên thuê vận chuyển đượcthỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp bất khả kháng.Căn cứ vào các quy định và tình tiết này, Tòa dân sự cho rằng thỏa thuận giữa ông Khómvà ông Trinh, ông Điền là không trái pháp luật, có hiệu lực và ràng buộc cả Bảo Việt AnGiang và việc Bảo Việt An Giang từ chối trách nhiệm là không đúng.

38

Page 39: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Ý nghĩa bản án:

Thỏa thuận giữa các bên về việc bên có nghĩa vụ vẫn phải bồi thường thiệt hạitrong trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng có hiệu lực pháp luật và ràng buộc cả bên bảo hiểm cho bên có nghĩa vụ đó, ngoại trừ trường hợp bên bảo hiểm nêu rõ trong hợp đồng bảo hiểm về việc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra

sự kiện bất khả kháng.Bình luận của tác giả:

Căn cứ Khoản 1 Điều 161 BLDS 200519, để là một trường hợp “bất khả kháng” thì phải có ba điều kiện20:

- Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. Sự kiện này có thể làsự kiện tự nhiên như thiên tai, nhưng cũng có thể là do con người gây ra như hànhđộng của một người thứ ba. Tuy vậy, khi doanh nghiệp không thể thực hiện đượchợp đồng đối với đối tác của mình do công nhân của doanh nghiệp đó đình công thìđó không được coi là một sự kiện xảy ra một cách khách quan.

- Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”. Nếu căn cứ theo Luậtthương mại 1997 thì sự kiện này phải không thể lường được tại thời điểm giao kếthợp đồng nhưng xảy ra sau thời điểm giao kết hợp đồng. Trong trường hợp các bênkhông lường trước được sự kiện tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng sự kiện nàyxảy ra vào thời điểm giao kết hợp đồng thì chúng ta không áp dụng chế định “bấtkhả kháng” mà vận dụng những quy định liên quan đến giao kết hợp đồng 21. VD,công ty A nhận vận chuyển một lô hàng cho Công ty B bằng tàu C. Tại thời điểmgiao kết hợp đồng, tàu C đang được sử dụng ngoài khơi và bị đắm chìm nhưng việcnày chưa được thông báo về cho công ty A. Như vậy, A và B không lường được sựkiện làm cản trở việc thực hiện hợp đồng nhưng sự kiện này đã xảy ra tại thời điểmgiao kết hợp đồng.

- Thứ ba, sự việc xảy ra “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.

Về nguyên tắc, khi nghĩa vụ hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do bất khảkháng thì bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm bồi thường bởi theo Điều 302.2 BLDS2005 (tương đương Điều 308.2 BLDS 1995):”Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thểthực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệmdân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Tuy vậy, điều luật này cũng cho phép các bênthỏa thuận khác đi. Tương tự như vậy, Điều 546.3 BLDS quy định:” Trong trường hợp bấtkhả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quátrình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ

trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.

19 Phần định nghĩa bất khả kháng trong BLDS 2005 không nằm trong phần hợp đồng mà trong phần thờihiệu, cụ thể là để xác định “thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự”.20 Luật thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về bất khả kháng. Theo khoản 2 điều 77 Luật thương mại1997 thì : “Trường hợp bất khả kháng là trường hợp xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, do những sự kiện cótính chất bất thường xảy ra mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục được”.21 Chẳng hạn, theo khoản 1 Điều 411 BLDS 2005:”Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đốitượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu”.

39

Page 40: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Trong thực tế không hiếm trường hợp trước hoặc sau khi sự kiện bất khả kháng đãxảy ra, các bên thỏa thuận là bên có nghĩa vụ bồi thường cho bên có quyền và thỏa thuậnnày được Tòa án công nhận. Trong bản án này, ông Khóm là chủ tàu chuyên vận chuyểnhàng hóa. Đáng ra, theo những quy định trích dẫn ở phần trên, ông Khóm không có nghĩavụ bồi thường. Nhưng ông Khóm đã thỏa thuận với bên có quyền là ông chịu trách nhiệm

 bồi thường. Thỏa thuận bồi thường này phù hợp với quy định của BLDS và khi tranh chấpxảy ra, Tòa án cũng thừa nhận giá trị pháp lý của thỏa thuận.

Trong trường hợp bên có nghĩa vụ và bên có quyền tự nguyện thỏa thuận về việc bên có nghĩa vụ vẫn bồi thường cho bên có quyền khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bêncó nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm không? Trong bản án này, Tòa dân sự đã công nhận thỏa thuận bồi thường của bên có nghĩa vụ và buộc bên bảo hiểm phải thực hiện trách nhiệm bồi thường của mình.Tòa án đã dựa vào các căn cứ sau để đưa ra kết luận này:

- Căn cứ vào những quy định về hợp đồng bảo hiểm trong BLDS, nội dungcủa hợp đồng bảo hiểm;

- Căn cứ vào quy định về thỏa thuận bồi thường khi xảy ra sự kiện bất khảkháng trong chế định hợp đồng vận chuyển tài sản;

- Tòa án đã bác bỏ lập luận của Bảo Việt cho rằng theo Điều 30 Thể lệ vậnchuyển và xếp dỡ hàng hóa thủy nội địa thì bên vận chuyển được miễn bồithường trong trường hợp thiên tai, địch họa hay bất khả kháng. Bởi vì thể lệnày chưa hẳn đã cấm các bên có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại trongtrường hợp bất khả kháng. Mặt khác, đây không hẳn đã là một phần nộidung của hợp đồng bảo hiểm. Do đó, thể lệ này không có hiệu lực đối vớicác bên trong hợp đồng bảo hiểm.

- Theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng bảo hiểm về những loại trừ

trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu thì không có thỏa thuận nào vềviệc Bảo Việt được từ chối trách nhiệm do tai nạn tàu bị chìm vì gió bão.

Bản án số 65 - Vi phạm hợp đồng trước thời hạnTóm tắt bản án số 65 (Bản án số 73/2005/KDTM-ST ngày 12/09/2005 của TAND

tp Hà Nội):

 Ngày 28/08/2003, Công ty sản xuất bao bì (bên bán) ký với Công ty Hà Thành (bênmua) hợp đồng để mua giấy Kraft làm vỏ bao xi măng. Ngày 15/04/2004, hai bên ký Phụlục Hợp đồng trong đó có thỏa thuận là “thời gian giao hàng trong vòng 2 tháng kể từ ngày

15/04/2004”. Thực hiện hợp đồng nói trên, Công ty sản xuất bao bì đã nhập về 310,712 tấngiấy Kraft. Sau đó, Công ty sản xuất bao bì liên tục có công văn yêu cầu Công ty Hà Thànhtiêu thụ hết lô hàng đã nhập về. Nhưng ngày 06/05/2004 và 20/05/2004, Công ty Hà Thànhđã có công văn trả lời là không thể tiêu thụ hết 310,712 tấn giấy Kraft ngay trong thời gian2 tháng như quy định trong Phụ lục hợp đồng. Ngày 19/05/2004 (tức trước ngày15/06/2004 – thời điểm Công ty Hà Thành phải nhận và tiêu thụ hết 310,712 tấn giấy Krafttheo phụ lục hợp đồng), do cho rằng Công ty Hà Thành không thể thực hiện đúng nghĩa vụ

40

Page 41: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

đã cam kết nên Công ty sản xuất bao bì đã ký hợp đồng bán cho Công ty Thái Hòa lô giấymà Công ty sản xuất bao bì đã bán cho Công ty Hà Thành.

Tranh chấp xảy ra, căn cứ vào luật thương mại 1997, Tòa án cho rằng Công ty sảnxuất bao bì đã vi phạm Phụ lục Hợp đồng. Như vậy, trước khi hết hạn thực hiện, khi biếtchắc rằng bên mua không thực hiện đúng hợp đồng, bên bán không thể tự xử lý số hàng và

nếu tự xử lý thì bị coi là vi phạm hợp đồng. Ngoài ra, Tòa án cho rằng hàng hóa giấy Kraftkhông thuộc loại hàng hóa có thể bị hư hỏng ngay và thời hạn giao hàng được quy định tạiPhụ lục Hợp đồng tính đến ngày 20/05/2004 là chưa hết nên việc Công ty sản xuất bao bìnêu lý do do Công ty Hà Thành không nhận hết số hàng để biện minh cho việc Công ty sảnxuất bao bì phải bán hàng đi để tránh rủi ro là không có cơ sở 22.

Bình luận của tác giả:

Về việc Tòa án cho rằng bên bán đã vi phạm hợp đồng khi tự xử lý số hàng cótranh chấp, chúng tôi cho rằng vào thời điểm xét xử, giải pháp này là phù hợp với quy địnhcủa pháp luật. Bởi vì BLDS 1995 và Luật thương mại 1997 không có quy định cho phéphủy hợp đồng trong những trường hợp như vậy. Tuy nhiên, giải pháp này không thuyết

 phục, không bảo vệ tốt cho bên vi phạm. Trong vụ tranh chấp này, trước khi hết hạn thựchiện hợp đồng, bên mua đã thể hiện việc không thực hiện đúng hợp đồng và việc khôngthực hiện này đã thực sự xảy ra khi hết hạn thực hiện (Công ty Hà Thành trên thực tế chỉcó thể bán hết số giấy theo hợp đồng vào ngày 14/01/2005). Mặc dù vậy, việc bên bán tựxử lý tài sản trước khi hết thời hạn lại bị coi là vi phạm hợp đồng. Thật là không hợp lý vàkhông công bằng khi không cho phép một bên hủy hay chấm dứt hợp đồng trong khi biếtchắc là bên kia sẽ không thực hiện hợp đồng.

Bình luận của người tổng hợp:

 Nếu vụ việc tương tự xảy ra và chịu sự chi phối của BLDS 2005 và Luật thươngmại 2005 thì giải pháp có khác không? Về cơ bản, BLDS 2005 và Luật thương mại 2005

chỉ quy định chế tài tạm dừng, đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng được áp dụng khi có vi phạmthực tế, tức là khi đã hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Luật thương mại 2005 chỉ có một quyđịnh công nhận một phần giải pháp này tại khoản 2 Điều 313: “Trường hợp một bên khôngthực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng, cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kếtluận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đóthì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng đối với những lần giao hàng, cungứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải thực hiện quyền này trong thời gian hợplý”.

22 Có lẽ Tòa án đã vận dụng Điều 293 BLDS 1995 (tương ứng với Điều 288 BLDS 2005) để đưa ra nhậnđịnh này. Bởi theo các điều luật này, “Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự là khi đến thời hạnthực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận, nhưng người có quyềnkhông tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó… Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng, thì người có nghĩa vụcó quyền bán tài sản đó và trả cho người có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ đi chi phí cần thiết để bảo quản và bán tài sản đó”.

41

Page 42: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Bản án số 66 - Xung đột pháp luật theo thời gian - Khôngáp dụng hồi tố

Tóm tắt bản án số 66 (Quyết định số 01/2004/HĐTP-KT ngày 26/02/2004 của Hộiđồng Thẩm phán TANDTC):

 Ngày 29/08/1996, Hợp tác xã Hồng Quang và Công ty Tân Hồng ký hợp đồng liênkết sản xuất với nội dung là Hợp tác xã Hồng Quang góp 1.350 m2 nhà xưởng hiện có trêntổng diện tích đất được sử dụng 3.100 m2 trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Công ty Tân Hồng gópvốn đầu tư xây dựng nâng cấp nhà xưởng kho tàng phù hợp với nhu cầu sản xuất may xuấtkhẩu; đầu tư toàn bộ dây chuyền thiết bị, may thêu … nguyên vật liệu, phụ tùng thêu mayvới tổng trị giá khoảng 6 tỷ đồng. Hợp đồng có thời hạn là 5 năm kể từ ngày ký, hết hạn sẽtùy thuộc vào thực tế để ký tiếp. Cùng ngày, hai bên ký phụ lục hợp đồng số 01 và đượccông chứng với nội dung: Công ty Tân Hồng cho Hợp tác xã Hồng Quang vay 500 triệuđồng, lãi suất 1,2% tháng, thời hạn vay là 2 năm; nếu Hợp tác xã Hồng Quang không thanhtoán cho Công ty Tân Hồng trong thời hạn 2 năm thì Công ty Tân Hồng sẽ trừ dần vào sốtiền khấu hao tài sản mà Công ty Tân Hồng trả cho Hợp tác xã Hồng Quang mỗi tháng 20

triệu đồng; Công ty Tân Hồng nộp cho Hợp tác xã Hồng Quang 20 triệu đồng/tháng vàongày 5 đầu tháng, nếu chậm sẽ chịu phạt 2% tháng.

Vào ngày 10/01/1999, hai bên ký phụ lục hợp đồng số 02 với nội dung: Công tyTân Hồng đồng ý xóa nợ cho Hợp tác xã Hồng Quang bằng cách khấu trừ dần số tiền đãcho vay cùng với lãi suất vào việc thanh toán 20 triệu đồng khấu hao tiền nhà xưởng. Tínhtừ ngày 10/10/1998 đến 10/04/2001 là xóa xong nợ cũ. Kể từ ngày 11/04/2001, Công tyTân Hồng phải trả cho Hợp tác xã Hồng Quang 20 triệu đồng/tháng theo nội dung hợpđồng.

Từ cuối năm 2001, hai bên có tranh chấp và kiện ra Tòa. Theo Hội đồng thẩm phán:”Tuy hợp đồng số 01/HT-HQ ngày 29/08/1996 ghi là “Hợp đồng liên kết sản xuất”

nhưng nội dung của Phụ lục hợp đồng số 01 và 02 đã thể hiện bản chất của hợp đồng làthuê nhà xưởng gắn liền với quyền sử dụng đất, chứ không phải là liên kết thành lập đơn vịkinh tế theo quy định về liên kết kinh tế (ban hành kèm theo Quyết định số 38/HĐBT ngày10/04/1989 của Hội đồng Bộ trưởng).

Liên quan đến kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC cho rằng trước khi cho thuêtài sản gắn liền với đất theo hợp đồng số 01/HT-HQ và các phụ lục hợp đồng 01 và 02,HTX Hồng Quang đã không làm đầy đủ thủ tục để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnlà vi phạm Luật đất đai năm 1998 và Nghị định số 17/1999/NĐ-CP do vậy hợp đồng vàcác phụ lục hợp đồng bị vô hiệu, Hội đồng thẩm phán nhận định:

- Từ thời điểm ký hợp đồng kinh tế số 01 ngày 29/08/1996 đến thời điểm ký

 phụ lục hợp đồng số 02 ngày 10/01/1999 thì Luật đất đai năm 1993 đang cóhiệu lực. Luật này không có quy định về thủ tục thuê đất, thuê tài sản gắnliền với quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Ngày2/12/1998, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luậtđất đai năm 1993, trong đó có bổ sung Điều 78c, 78đ. Tại khoản 2 Điều 78cquy định: “Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đấtcó quyền: … cho thuê quyền sử dụng đất gắn liền với công trình kiến trúc,với kết cấu hạ tầng đã được xây dựng trên đất đó”. Tại Điều 78đ quy

42

Page 43: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

định:”Việc thực hiện các quyền của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đượcquy định tại các Điều 78a, 78b, 78c và 78d của Luật này phải được làm thủtục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”. Ngày29/03/1999, Chính Phủ căn cứ Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998, đã ban hành Nghị định số 17/1999/NĐ-CP quy định về thủ tục cho thuê; cho

thuê lại đất đối với tổ chức (Điều 19, 20, 21) là phải có hợp đồng thuê đất… Những quy định này ban hành và có hiệu lực sau khi hợp đồng và các phụ lục hợp đồng đã được ký kết.

- Luật đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998 và Nghị định số 17/1999/NĐ-CPkhông quy định đối với những hợp đồng cho thuê đã ký từ trước khi Luậtvà Nghị định nêu trên có hiệu lực mà vẫn còn thời hạn thực hiện khi Luậtvà Nghị định này phát sinh hiệu lực thì phải làm thủ tục lại theo quy địnhcủa Luật và Nghị định này.

- Do vậy việc HTX Hồng Quang ký hợp đồng cho Công ty Tân Hồng thuê1.350 m2 nhà xưởng hiện có trên tổng diện tích đất được sử dụng là 3.100

m2 là phù hợp với quy định tại Điều 476, 477 BLDS 1995, không vi phạmLuật đất đai năm 1998 và Nghị định số 17/1999/NĐ-CP.

Ý nghĩa bản án:

Tòa án có quyền tự xác định lại bản chất hợp đồng để từ đó có thể áp dụng nhữngchế định pháp luật phù hợp.

Tòa án không áp dụng pháp luật có hiệu lực sau thời điểm giao kết hợp đồng trừ phi các quy định pháp luật mới mềm dẻo hơn các quy định cũ có hiệu lực vào thời điểmgiao kết hợp đồng23 hoặc trừ phi quy định pháp luật mới không có quy định khác về việcchuyển tiếp.

Khi không có quy định chuyên ngành cụ thể thì Tòa án áp dụng linh hoạt các quy

định của Bộ luật Dân sự như một nguồn luật chung.Bình luận của tác giả:

Việc Tòa án có quyền tự xác định lại bản chất thực của hợp đồng/giao dịch là cầnthiết vì những lý do sau:

Thứ nhất, mỗi loại hợp đồng/giao dịch có một chế định riêng. VD, hợp đồng thuêtài sản có chế định riêng của mình và khác với những quy định điều chỉnh hợp đồng mua bán. Do vậy, việc xác định chính xác bản chất hợp đồng/giao dịch là cần thiết để áp dụngnhững quy định phù hợp và ở đây, Tòa án là cơ quan phù hợp với công việc này khi các bên đưa tranh chấp ra trước Tòa.

Thứ hai, do không biết rõ pháp luật, các bên có thể nhầm lẫn khi xác định bản chấthợp đồng/giao dịch, hoặc, do hiểu biết pháp luật, nên các bên cố tình xác định sai bản chấtcủa hợp đồng để lẩn tránh pháp luật hay để đạt được nhiều lợi ích hơn khi họ nêu rõ bảnchất thực của hợp đồng. Trong những trường hợp như vậy, việc Tòa án có quyền xác địnhlại bản chất thực của hợp đồng là cần thiết.

23 Để hiểu rõ về ngoại lệ này, xin xem thêm Bản án số 66 bis.

43

Page 44: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Cách giải quyết của Tòa án về việc không áp dụng hồi tố trong bản án được bìnhluận là rất hợp lý và cần được chấp nhận. Bởi hợp đồng là thỏa thuận của các bên nhằm đạtđược lợi ích hợp pháp mong đợi. Nếu áp dụng những quy định được thiết lập sau ngày các bên ký kết hợp đồng, chúng ta sẽ làm đảo lộn những dự tính của các bên và do đó, làm ảnhhưởng đến lợi ích hợp pháp mà họ mong đợi khi giao kết hợp đồng. Nói cách khác, để đảm

 bảo lợi ích hợp pháp mà các bên mong đợi từ hợp đồng, nếu không có quy định cụ thểkhác, chúng ta không nên áp dụng những quy định được thiết lập sau khi giao kết hợpđồng mà phải áp dụng những quy định có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng. Vụtranh chấp đang nghiên cứu liên quan đến Luật đất đai nhưng thiết nghĩ giải pháp mà Tòaán đưa ra ở đây có thể được áp dụng đối với những văn bản khác khi vấn đề pháp lý tươngtự được đặt ra.

Lưu ý chỉ áp dụng pháp luật tại thời điểm giao kết hợp đồng khi văn bản mớikhông có quy định khác. Điều đó có nghĩa là nếu văn bản mới quy định rằng những hoàncảnh phát sinh trước đó chịu sự chi phối của văn bản mới thì phải áp dụng văn bản mới.Điều này cũng phần nào được thể hiện trong Quyết định đang được bình luận. Bởi theoHội đồng thẩm phán, việc áp dụng luật tại thời điểm giao kết vì “Luật đất đai sửa đổi, bổ

sung năm 1998 và Nghị định số 17/1999/NĐ-CP … không quy định đối với những hợpđồng cho thuê từ trước khi Luật và Nghị định nêu trên có hiệu lực mà vẫn còn thời hạnthực hiện khi Luật và Nghị định nêu trên có hiệu lực thì phải làm thủ tục lại theo quy địnhhiện hành”. Như vậy, nếu luật mới quy định điều chỉnh quan hệ đã phát sinh mà vẫn cònthời hạn thực hiện thì luật mới được áp dụng. Ngoài ra, VD theo Điều 123 Luật doanhnghiệp năm 1999: “Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có Điều lệkhông phù hợp với quy định của Luật này thì công ty đó phải sửa đổi, bổ sung Điều lệtrong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực. Trường hợp quá thời hạn này màĐiều lệ công ty không được sửa đổi, bổ sung thì Điều lệ đó bị coi là không hợp lệ”. Điều lệthực ra là một thỏa thuận giữa các thành viên sáng lập công ty. Nếu theo nguyên tắc trêncủa Tòa án thì áp dụng những quy định tại thời điểm Điều lệ được thiết lập. Nhưng nguyên

tắc này không được áp dụng vì Luật doanh nghiệp năm 1999 buộc phải tuân thủ những quyđịnh của Luật mới này đối với những điều lệ trước đó.

Theo Hội đồng thẩm phán:”Từ thời điểm ký hợp đồng kinh tế số 1 ngày29/08/1996 đến thời điểm ký phụ lục hợp đồng số 02 ngày 10/01/1999, Luật đất đai 1993đang có hiệu lực. Luật này không có quy định về thủ tục thuê đất, thuê tài sản gắn liền vớiquyền sử dụng đất đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam”. Như vậy, theo TANDTC, hợpđồng có tranh chấp đáng ra được chi phối bởi Luật đất đai năm 1993 nhưng luật này lạikhông có quy định cụ thể về thủ tục thuê đất, thuê tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.Để lấp chỗ trống, Hội đồng thẩm phán đã đối chiếu hợp đồng với những quy định của Bộluật dân sự có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng (tức là BLDS năm 1995). Đây làgiải pháp cần được phát huy bởi đối với những quan hệ đặc thù như kinh tế, thương mại,mặc dù chúng ta có văn bản quy định nhưng những quy định này thường không đầy đủ.Việc sử dụng BLDS như trên cho phép lấp những chỗ trống này.

44

Page 45: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Bản án số 66 bis - Xung đột pháp luật theo thời gian - Ápdụng hồi tố các quy định mới có tính mềm dẻo hơncác quy định có hiệu lực vào thời điểm giao dịchđược xác lập.

Tóm tắt bản án số 66 bis (Quyết định số 23/2008/DS-GĐT ngày 28/08/2008 củaHội đồng Thẩm phán TANDTC):

Vào năm 1994, Công ty Xây dựng và phát triển nhà quận 4 ký hợp đồng chuyểnnhượng nhà đất cho ông Thuận. Vào thời điểm năm 1994, những hợp đồng chuyển nhượngkiểu này phải được công chứng, chứng thực nhưng hợp đồng này đã không được các bêncông chứng, chứng thực. Tuy nhiên, đối với những hợp đồng tương tự mà áp dụng Luậtkinh doanh bất động sản năm 2007 thì không phải công chứng, chứng thực. Nay các bên cótranh chấp thì cần áp dụng quy định pháp luật nào? Theo Hội đồng thẩm phán, “mặc dù tạithời điểm giao kết hợp đồng chuyển nhượng nhà đất nêu trên không được công chứng hoặcchứng thực của cơ quan có thẩm quyền, nhưng theo quy định tại Điều 67 Luật Kinh doanh

 bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 thì hợp đồng nêu trên không bắt buộc phảicông chứng, chứng thực (do bên bán là Công ty có chức năng kinh doanh bất động sản),nên hiện nay hợp đồng sang nhượng nhà đất giữa Công ty với ông Thuận không vi phạmvề hình thức” và từ đó Hội đồng thẩm phán kết luận: hợp đồng giữa Công ty với ôngThuận “không trái pháp luật”; “hợp đồng chuyển nhượng nhà đất giữa Công ty với ôngThuận đang có hiệu lực nên vợ chồng ông Thuận phải được tiếp tục thực hiện hợp đồngvới Công ty”.

Ý nghĩa của bản án:

Tòa án áp dụng hồi tố các quy định pháp luật mới với điều kiện là các quy định nàycó tính chất mềm dẻo hơn các quy định cũ có hiệu lực vào thời điểm giao dịch được thiết

lập.Bình luận của tác giả:

Trong Luật kinh doanh bất động sản, chúng ta không thấy quy định nào cho phépáp dụng Luật này đối với các hợp đồng về bất động sản được ký kết trước ngày Luật nàycó hiệu lực. Điều đó có nghĩa là Hội đồng thẩm phán đã áp dụng pháp luật có hiệu lực saukhi hợp đồng được giao kết mà không có bất kì quy định nào cho phép áp dụng hồi tố Luậtmới. Hướng giải quyết này của Hội đồng thẩm phán là rất thuyết phục bởi pháp luật mớimềm dẻo hơn, tạo điều kiện cho hợp đồng phát huy hiệu lực để đem lại lợi ích cho các bênnhư mong muốn thì nên áp dụng pháp luật mới. Hợp đồng sinh ra không để bị tuyên bố vôhiệu hay hủy bỏ mà để đem lại cho các bên những gì mong đợi. Do đó, nếu áp dụng pháp

luật cũ làm triệt tiêu hợp đồng, còn áp dụng pháp luật mới làm cho hợp đồng phát huy hếthiệu quả thì nên áp dụng pháp luật mới. Tinh thần trên nên được mở rộng cho việc áp dụng pháp luật điều chỉnh hợp đồng nói chung mỗi khi có xung đột pháp luật trong thời gian.

45

Page 46: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Bản án số 68 - Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuậnTóm tắt bản án số 68 (Bản án số 913/2006/DS-PT ngày 06/09/2006 của TAND tp

Hồ Chí Minh):

Bà Dầu vay tiền của bà Mến và một phần tiền vay được con bà Dầu là ông A đứng

ra bảo lãnh. Trong thời gian này, ông Phôn đang nợ bà Dầu một khoản tiền. Theo bà Mếntrình bày, ngày 14/12/2004, bà Mến, bà Dầu, ông A và ông Phông gặp nhau và thống nhấtchuyển nợ từ bà Dầu sang ông Phôn. Về phía mình, bà Dầu trình bày ngày 14/12/2004, vớisự có mặt của bà Dầu, bà Mến, ông Phôn và hai người thuê nhà làm chứng, bà Mến đãđồng ý chuyển khoản nợ 20.000.000 đồng mà bà Dầu ký giấy mượn của bà Mến để chuyểnsang cho ông Phôn. Sau đó ông Phôn không thanh toán hết khoản tiền cho bà Mến nên bàMến khởi kiện đòi bà Dầu và ông A phải trả nợ cho bà Mến.

Theo Tòa án, “Căn cứ lời khai của các đương sự cùng các tài liệu chứng cứ cótrong hồ sơ thì việc chuyển nợ từ bà Dầu sang ông Phôn là có thỏa thuận của bà Mến, bàDầu với ông Phôn, trong đó số nợ 20.000.000 đồng theo giấy vay tiền cầm nhà đề ngày09/05/2003 giữa bà Mến với bà Dầu đã được chuyển sang nhập vào khoản nợ ông Phôn nợ  bà Mến với tổng số nợ là 45.000.000 đồng theo giấy vay tiền đề ngày 14/12/2004”. Từ đó,Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm theo hướng việc thỏa thuận chuyển giao nghĩavụ trả nợ giữa các bên đối với khoản nợ vay 20.000.000 đồng là phù hợp với quy định của pháp luật; sau khi chuyển giao nghĩa vụ, người có nghĩa vụ trả tiền cho bà Mến đối vớikhoản nợ 20.000.000 đồng này phải là ông Phôn; bác yêu cầu của bà Mến đòi bà Dầu vàông A phải trả số tiền 20.000.000 đồng.

Ý nghĩa của bản án:

Việc chuyển giao nghĩa vụ hợp pháp sẽ làm giải phóng trách nhiệm của người cónghĩa vụ ban đầu.

Bình luận của tác giả:Bên cạnh chế định chuyển giao nghĩa vụ, BLDS còn có chế định về “thực hiện

nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba” tại điều 293 BLDS 2005 (tức Điều 298 BLDS1995) theo đó: “Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền chongười thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dânsự”. Trong thực tế, ranh giới giữa hai chế định chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận vàthực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba rất khó phân định.

Ví dụ liên quan đến tranh chấp giữa một công ty Việt Nam và một công ty HồngKông sau đây cho thấy điều này: Công ty Việt Nam bán cho Công ty Hồng Kông một sốlượng gạo. Thực hiện hợp đồng, Công ty Hồng Kông chỉ định một công ty khác ở nước thứ ba (người mua lại lô gạo) mở LC tại ngân hàng ở nước thứ ba cho Công ty Việt Nam thụhưởng. Giá trị gạo là 1.700.000 USD nhưng công ty thứ ba chỉ thanh toán cho 1.200.000USD. Công ty Việt Nam yêu cầu người thứ ba thanh toán phần còn lại nhưng không đượcđáp ứng, do đó quay sang yêu cầu Công ty Hồng Kông thanh toán. Tuy nhiên, theo Công tyHồng Kông, việc Công ty Việt Nam chấp nhận mở LC theo yêu cầu của người mua lại gạongầm hiểu là đã chấp nhận việc chuyển nghĩa vụ trả tiền từ Công ty Hồng Kông sang bênthứ ba, do vậy Công ty Hồng Kông không còn nghĩa vụ trả tiền cho Công ty Việt Nam nữa.Quan điểm này không được Trọng tài chấp nhận. Theo Trọng tài, “Trong quan hệ hợp

46

Page 47: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

đồng mua bán, người mua có nghĩa vụ trả tiền hàng cho người bán. Người mua tự trả, hoặcchuyển nghĩa vụ trả tiền sang người thứ ba, hoặc có thể ủy quyền cho người thứ ba thaymình trả tiền. Hành vi cụ thể của Công ty Hồng Kông trong vụ tranh chấp này không đượccoi là chuyển nghĩa vụ trả tiền sang người thứ ba, bởi vì thứ nhất , chưa hề có một sự thỏathuận thống nhất giữa ba bên: bị đơn (Công ty Hồng Kông) là người mua, nguyên đơn

(Công ty Việt Nam) là người bán và người thứ ba là người mua lại gạo về việc chuyểnnghĩa vụ từ bị đơn sang người thứ ba. Sự ngầm hiểu mà bị đơn nêu trong văn thư của mìnhchỉ là sự diễn giải đơn phương, không có đủ bằng chứng và không thể chấp nhận được.Thứ hai, trước khi LC được mở, nguyên đơn không hề được thông báo về nghĩa vụ trả tiềnhàng của bị đơn đã được chuyển sang bên thứ ba, vì vậy, hành vi trả tiền của bên thứ batheo chỉ thị của bị đơn được coi là việc bị đơn ủy quyền cho người thứ ba thay mình thựchiện nghĩa vụ, từ đó bị đơn vẫn phải chịu trách nhiệm trước nguyên đơn về việc bên thứ bakhông thực hiện đúng nghĩa vụ đó”24.

Do ranh giới giữa hai chế định này rất mỏng manh nên cần thận trọng trong việcsoạn thảo thỏa thuận để làm rõ sự khác nhau giữa ủy quyền thực hiện nghĩa vụ và chuyểngiao nghĩa vụ theo thỏa thuận.

Theo Điều 315 BLDS 2005 (tức Điều 321 BLDS 1995), bên có nghĩa vụ có thểchuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ “nếu được bên có quyền đồng ý”. Bộnguyên tắc Unidroit cũng yêu cầu phải có sự đồng ý của người có quyền như BLDS nướcta nhưng khác với của ta, Bộ nguyên tắc Unidroit có quy định về phương thức “đồng ý”của người có quyền. Cụ thể, theo Điều 9.2.4, khoản 1: “Người có quyền có thể đồng ýtrước về việc chuyển giao nghĩa vụ”. VD, chủ sở hữu sáng chế X ký hợp đồng chuyển giaocông nghệ với A. Trong thời hạn 10 năm, A phải trả tiền thù lao cho X. Vào thời điểm kýkết hợp đồng, A dự kiến là đến một thời điểm nhất định, tiền thù lao đó sẽ do công ty concủa mình là B thanh toán. X có thể đồng ý trước trong hợp đồng là nghĩa vụ thanh toán tiềnthù lao được chuyển từ A sang B. Thiết nghĩ chúng ta cũng nên theo hướng giải quyết này.Giải pháp đó hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Bộ luật dân sự 2005 theo đó cần dànhcho các bên nhiều tự do hợp đồng.

Khi có chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ là người có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Vấn đề còn lại là người có nghĩa vụ ban đầu có được giải phóng nghĩa vụvới bên có quyền không? Câu trả lời là rất quan trọng, nhất là khi người thế nghĩa vụkhông thực hiện đúng nghĩa vụ. Thực tế cho thấy, các hệ thống luật tương đối khác nhau.Ở châu Âu, một số nước cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu được giải phóng hoàn toànnhưng một số nước lại quy định ngược lại.

BLDS nước ta còn rất sơ sài về vấn đề này. Theo BLDS thì “trong trường hợpnghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấmdứt, nếu không có thỏa thuận khác”. Như vậy, việc chuyển giao nghĩa vụ giải phóng các biện pháp bảo đảm. Trong thực tế, có hai loại bảo đảm chủ yếu là bảo đảm do chính ngườicó nghĩa vụ cung cấp như cầm cố, thế chấp tài sản của bên có nghĩa vụ hoặc do người thứ ba thực hiện như bảo lãnh. BLDS không phân biệt hai loại này nên việc giải phóng biện pháp bảo đảm áp dụng cho bất kỳ loại bảo đảm nào. Trong bản án này, nghĩa vụ của bàDầu có ông A bảo lãnh. Với quy định vừa nêu thì khi nghĩa vụ được chuyển giao theo thỏathuận cho người khác thì biện pháp bảo lãnh chấm dứt, tức ông A không còn trách nhiệm24 Xem Hoàng Ngọc Thiết: Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu – Án lệ trọng tài và kinh nghiệm, Nxb.Chính trị quốc gia, 2002, tr. 97 và 98.

47

Page 48: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

với bà Mến nữa. Đây cũng là hướng giải quyết của Tòa án trong bản án này bởi vì sau khithừa nhận việc chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận là hợp pháp, Tòa án đã “bác yêu cầucủa bà Mến đòi ông A phải trả số tiền 20.000.000 đồng”.

BLDS của chúng ta không cho biết là người có nghĩa vụ ban đầu có được giải phóng hay không. Nếu chúng ta cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn có trách nhiệm

đối với người có quyền thì chúng ta không thấy sự khác nhau giữa chế định chuyển giaonghĩa vụ được quy định tại Điều 315, 316, 317 BLDS 2005 với chế định về “thực hiệnnghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba” tại điều 293 BLDS 2005. Do vậy, để chuyển giaonghĩa vụ là một chế định độc lập với chế định thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba,chúng ta nên cho rằng việc chuyển giao nghĩa vụ giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Đây cũng là giải pháp mà Tòa án áp dụng trong bản ánđang được bình luận.

Hệ quả đầu tiên của chuyển giao nghĩa vụ là người thế nghĩa vụ trở thành người cónghĩa vụ đối với bên có quyền. Do đó, bên có quyền được phép yêu cầu người này thựchiện nghĩa vụ được chuyển giao. Ngoại trừ những biện pháp bảo đảm như đề cập ở trên,

nội dung của nghĩa vụ được chuyển giao không bị thay đổi. Chẳng hạn, nếu là chuyển nợ thì bên thế nghĩa vụ có trách nhiệm thanh toán cả nợ chính và lãi. Tuy nhiên, phải thừanhận rằng, mối quan hệ giữa người có quyền và người thế nghĩa vụ rất phức tạp trong khiđó BLDS không có quy định nào về vấn đề này.

Chẳng hạn như người thế nghĩa vụ có thể viện dẫn mối quan hệ của mình vớingười có nghĩa vụ ban đầu để đối kháng với người có quyền hay không? Theo Bộ nguyêntắc châu Âu về hợp đồng thì người có nghĩa vụ mới không thể viện dẫn mối quan hệ củamình với người có nghĩa vụ ban đầu để đối kháng với người có quyền (Điều 12.102, khoản1). Ở đây, quy phạm này bảo vệ bên có quyền và được áp dụng ngay cả khi bên có quyền biết rằng mối quan hệ giữa người thế nghĩa vụ và người có nghĩa vụ ban đầu có khả năngvô hiệu. VD: A bán cho C một tác phẩm nghệ thuật được các bên coi là tác phẩm nghệ

thuật Trung Quốc thời Trung cổ với giá là 20.000 euro và thỏa thuận rằng C thay thế A vớitư cách là người có nghĩa vụ đối với Ngân hàng B. Sau khi nhận được thông báo của A, Ngân hàng B đồng ý việc thế nghĩa vụ này. Nhưng ít lâu sau, có chứng cứ rõ ràng A đã báncho C tác phẩm nghệ thuật giả. Theo quy định của Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng thìsự việc này không làm ảnh hưởng đến việc chuyển giao nghĩa vụ.

Thiết nghĩ chúng ta cũng nên theo hướng này nhằm đảm bảo quyền lợi của ngườicó quyền. Bởi lẽ, theo BLDS thì trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảmđược chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt. Để bù trừ việc chấm dứt các biện pháp bảo đảm này, chúng ta không nên cho phép viện dẫn mối quan hệ giữa người cónghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới để cản trở hiệu lực của việc chuyển giao nghĩavụ.

 Như đã nói ở trên, nội dung của nghĩa vụ được chuyển giao không bị thay đổi mặcdù người thực hiện nghĩa vụ thay đổi. Do vậy, mặc dù BLDS hiện hành không có quy địnhrõ ràng, chúng ta nên cho phép người có nghĩa vụ mới viện dẫn những đối kháng mà ngườicó nghĩa vụ ban đầu có thể viện dẫn để đối kháng với người có quyền. Ở đây, chuyển giaonghĩa vụ thì chuyển giao cả những nghĩa vụ và quyền gắn liền với nghĩa vụ này. Chẳnghạn, nếu trước đây, người có nghĩa vụ ban đầu có quyền tạm đình chỉ hoặc từ chối thựchiện nghĩa vụ đối với người có quyền trên cơ sở áp dụng các biện pháp phòng vệ (VD do

48

Page 49: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

người có quyền không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình) thì người có nghĩa vụ mới cũngcó thể áp dụng các biện pháp phòng vệ đó đối với người có quyền.

VD: doanh nghiệp A nợ doanh nghiệp X 200 triệu tiền dịch vụ và phải trả số tiềnnày vào cuối năm. Được sự đồng ý của X, A chuyển giao khoản nợ này cho B. Các dịch vụmà X cung cấp cho A rất kém chất lượng nên cho A được áp dụng các biện pháp phòng vệ

để từ chối thanh toán. Khi đến hạn thanh toán, B cũng có thể áp dụng các biện pháp phòngvệ này đối với với X. Giải pháp đó cũng được áp dụng đối với các biện pháp phòng vệtrong tố tụng. VD: các dữ kiện tương tự như trong ví dụ vừa rồi nhưng X khởi kiện B ratrước Tòa án nơi X có trụ sở. B có thể viện dẫn điều khoản trọng tài ghi trong hợp đồnggiữa A và X. Đây là biện pháp đối kháng mà A có thể viện dẫn đối với X.

Tuy nhiên, cần phải nêu rằng quy định trên chỉ được áp dụng đối với những biện pháp đối kháng mà người có nghĩa vụ ban đầu có thể viện dẫn đối với người có quyềntrước khi việc chuyển giao nghĩa vụ có hiệu lực. Chẳng hạn, sau khi chuyển giao nghĩa vụ,người có quyền đi vay bên có nghĩa vụ ban đầu một khoản tiền. Ở đây, khoản tiền này cóthể bù trừ với món nợ của người có nghĩa vụ ban đầu nếu không có sự chuyển giao nghĩa

vụ. Nhưng vì việc bù trừ này chỉ tồn tại sau khi chuyển giao nghĩa vụ có hiệu lực nênngười có nghĩa vụ mới không được viện dẫn để đối kháng với người có quyền.

Bản án số 69 - Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồngTóm tắt bản án số 69 (Quyết định số 136/GĐT-DS ngày 18/11/2004 của Tòa dân

sự TANDTC):

Hợp đồng vay nợ giữa bà Xuân với bà Bé và ông Linh được xác lập vào ngày20/12/1995, thời hạn thanh toán là hết tháng 12 (âm lịch) 1996. Đến năm 2002, bà Xuânmới khởi kiện đòi nợ đối với ông Linh, bà Bé. Trong quá trình tranh tụng, bà Xuân không

chứng minh được từ thời điểm bên vay tiền vi phạm hợp đồng (tháng 12-1996 âm lịch) đếnnăm 2002 giữa hai bên có thỏa thuận kéo dài thêm thời hạn trả nợ nên không có cơ sở đểtính lại thời hiệu. Do vậy, Tòa án đã căn cứ vào khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh hợp đồng dânsự năm 1991 “Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện trước Tòa án, nếu pháp luật không có quy định khác. Quá thờihạn này, bên bị vi phạm mất quyền khởi kiện” để kết luận bà Xuân đã mất quyền khởikiện.

 Ngoài ra, Tòa giám đốc thẩm cho rằng việc Tòa sơ thẩm cho rằng bà Xuân đã mấtquyền khởi kiện nên mặc nhiên bà Bé không còn phải có nghĩa vụ thanh toán số nợ đã vaylà không chính xác vì pháp luật hiện hành chỉ xác định hết thời hiệu khởi kiện vụ án dân sựthì Tòa án không thụ lý giải quyết.

Ý nghĩa bản án:

Tòa án có thể tự mình viện dẫn việc hết thời hiệu khởi kiện để đình chỉ giải quyếtvụ án.

Việc mất quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp không dẫn đến việc nghĩa vụcủa bên có nghĩa vụ bị chấm dứt.

Bình luận của tác giả:

49

Page 50: Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai

5/13/2018 Tom tat "Luat hop dong Viet Nam - Ban an va binh luan ban an" - Do Van Dai - slidepd...

http://slidepdf.com/reader/full/tom-tat-luat-hop-dong-viet-nam-ban-an-va-binh-luan-ban-an

Thực tiễn pháp lý Việt Nam cho thấy viện dẫn việc mất quyền yêu cầu Tòa án giảiquyết do hết thời hiệu khởi kiện có thể xuất phát từ một bên trong tranh chấp hợp đồng haytừ cơ quan tố tụng. Trong bản án đang bình luận, không có yếu tố nào của bản án cho thấymột bên đã viện dẫn việc hết thời hiệu và kết quả của việc mất quyền khởi kiện trên dườngnhư xuất phát từ ý chí đơn phương của cơ quan tố tụng. Với thực tiễn này thì pháp luật

Việt Nam khác với nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới.VD: trong thực tiễn xét xử của Pháp, Tòa tối cao Pháp thường xuyên hủy bản án sơ 

thẩm hay phúc thẩm trong đó thẩm phán tự mình viện dẫn việc mất quyền khởi kiện củamột bên trong hợp đồng do hết thời hiệu trong khi không được bên kia của hợp đồng yêucầu. VD: Điều 10.9, khoản 1 Bộ nguyên tắc Unidroit:”Việc hết thời hiệu chỉ có hiệu lựcnếu bên có nghĩa vụ viện dẫn việc hết thời hiệu như là một biện pháp tự vệ”. Như vậy,trong các hệ thống pháp luật trên, việc hết thời hiệu không có hiệu lực tự động. Việc hếtthời hiệu chỉ có hiệu lực khi một bên viện dẫn điều đó như một biện pháp tự vệ. Ở đây, cơ quan tố tụng không được tự viện dẫn việc hết thời hiệu để từ chối quyền yêu cầu của một bên trong hợp đồng nếu không được bên kia nêu ra.

Quyền yêu cầu Tòa án can thiệp phát sinh từ quyền mà một bên được yêu cầu bênkia thực hiện. VD, quyền một bên yêu cầu Tòa án buộc bên kia thanh toán một khoản tiền phát sinh từ quyền bên này được yêu cầu bên kia thanh toán khoản tiền trên. Khi hết thờihiệu khởi kiện thì quyền khởi kiện bị mất. Một vấn đề đặt ra là liệu việc mất quyền yêu cầuTòa án có dẫn đến mất quyền làm phát sinh quyền yêu cầu Tòa án không?

Vấn đề pháp lý quan trọng này không được quy định một cách rõ ràng trong cácvăn bản pháp luật hiện hành. Trước đây, theo Điều 380.7 BLDS 1995 thì nghĩa vụ dân sựchấm dứt trong trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết. Nhưng ngày nay, theo BLDS 2005thì thời hiệu khởi kiện không còn là căn cứ để chấm dứt nghĩa vụ. Trong tranh chấp giữa bà Bé và bà Xuân mà chúng ta đang bình luận, Tòa dân sự TANDTC đã nhận định việcmất quyền khởi kiện của bà Xuân không dẫn tới việc chấm dứt nghĩa vụ trả nợ của bà Bé.

 Như vậy, trong lĩnh vực hợp đồng, theo thực tiễn pháp lý Việt Nam, việc mấtquyền khởi kiện không dẫn đến mất quyền làm phát sinh quyền yêu cầu Tòa án. Chúng tôicho rằng giải pháp này là hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành của BLDS bởi lẽtrong danh sách căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự, chúng ta không có trường hợp hết thờihiệu khởi kiện.

Giải pháp này dẫn đến hệ quả là nếu tự bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thìkhông được đòi lại. Trong VD trên, nếu bà Bé tự thanh toán cho bà Xuân mặc dù thời hiệukhởi kiện đã hết thì không được đòi lại khoản thanh toán đó. Vì quyền đó vẫn tồn tại nên bên có quyền vẫn có thể sử dụng để bù trừ với nghĩa vụ của mình với bên kia. VD nếu bàXuân cũng phải trả bà Bé một khoản tiền thì bà Xuân có thể sử dụng khoản tiền mà mình

cho vay để bù trừ với món nợ mà mình phải trả cho bà Bé. Trong thực tế, không hiếmtrường hợp hết thời hiệu nhưng bên có nghĩa vụ vẫn tự nguyện thanh toán và được Tòa ánchấp nhận.

50