(toÁn hỌc) - lamdong.gov.vn giao vien thcs - toan.…3 1. tiếng việt là ngôn ngữ chính...

58
1 UBND THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT HỘI ĐỒNG XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Giáo viên THCS hạng II (TOÁN HỌC) \ Tài liệu lưu hành nội bộ Đà Lạt, tháng 01 năm 2018

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

UBND THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT HỘI ĐỒNG XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC

THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH

TÀI LIỆU XÉT TUYỂN VIÊN CHỨC

THEO HÌNH THỨC ĐẶC CÁCH Chuyên ngành: Giáo viên THCS hạng II

(TOÁN HỌC) \

Tài liệu lưu hành nội bộ Đà Lạt, tháng 01 năm 2018

2

PHẦN I. CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN CỦA NGÀNH

I. Một số điều của Luật Giáo dục của Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục

1. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

2. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân

1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.

2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo;

b) Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;

c) Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

d) Giáo dục đại học và sau đại học (sau đây gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục

1. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học.

2. Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ

3

1. Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và yêu cầu cụ thể về nội dung giáo dục, Thủ tướng Chính phủ quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Ngoại ngữ quy định trong chương trình giáo dục là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong giao dịch quốc tế. Việc tổ chức dạy ngoại ngữ trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác cần bảo đảm để người học được học liên tục và có hiệu quả.

Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ

1. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc trình độ đào tạo theo quy định của Luật này.

Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ.

2. Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.

Điều 9. Phát triển giáo dục

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

4

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Điều 11. Phổ cập giáo dục

1.3 Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước.

2. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

3. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập.

Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục

Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân.

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và các hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.

Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo

Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học.

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.

Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục

Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.

Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân.

5

Nhà nước có kế hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm phát triển sự nghiệp giáo dục.

Điều 26. Giáo dục phổ thông

1. Giáo dục phổ thông bao gồm:

a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;

b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;

c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một.

Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

6

Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa

1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.

2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.

3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, bao gồm cả sách giáo khoa bằng chữ nổi, bằng tiếng dân tộc và sách giáo khoa cho học sinh trường chuyên biệt, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.

Điều 30. Cơ sở giáo dục phổ thông

Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:

1. Trường tiểu học.

2. Trường trung học cơ sở.

3. Trường trung học phổ thông.

4. Trường phổ thông có nhiều cấp học.

5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

Điều 48. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân

1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:

a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;

c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

7

2. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường được quy định tại các điều 50, 50a, 50b và Điều 51 của Luật này.

Điều 52. Điều lệ nhà trường

1. Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và điều lệ nhà trường.

2. Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường;

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường;

c) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo;

d) Nhiệm vụ và quyền của người học;

đ) Tổ chức và quản lý nhà trường;

e) Tài chính và tài sản của nhà trường;

g) Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

3. Thủ tướng Chính phủ ban hành điều lệ trường đại học; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề ban hành điều lệ nhà trường ở các cấp học khác theo thẩm quyền.

Điều 53. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.

2. Hội đồng trường có các nhiệm vụ sau đây:

a) Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà trường;

b) Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường;

d) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.

3. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể của hội đồng trường được quy định trong điều lệ nhà trường.

8

Điều 54. Hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.

2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đối với cơ sở dạy nghề do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề quy định.

Điều 55. Hội đồng tư vấn trong nhà trường

Hội đồng tư vấn trong nhà trường do Hiệu trưởng thành lập để lấy ý kiến của cán bộ quản lý, nhà giáo, đại diện các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng. Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường.

Điều 58. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường

Nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Công bố công khai mục tiêu, chương trình giáo dục, nguồn lực và tài chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của nhà trường.

Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.

2. Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên.

3. Tuyển sinh và quản lý người học.

4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

6. Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục.

7. Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội.

8. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục.

9. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

9

Điều 70. Nhà giáo

1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d) Lý lịch bản thân rõ ràng.

3.25 Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.

Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo

Nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

1. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều 73. Quyền của nhà giáo

Nhà giáo có những quyền sau đây:

1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo.

2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác.

4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

10

Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm

Nhà giáo không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học.

2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học.

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục.

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Điều 83. Người học

1. Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm:

a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non;

b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học;

c) Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học;

d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ;

đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ;

e) Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.

2. Những quy định trong các điều 85, 86, 87, 88, 89, 90, 91 và 92 của Luật này chỉ áp dụng cho người học quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này.

Điều 84. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non

1. Trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non có những quyền sau đây:

a) Được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Được chăm sóc sức khỏe ban đầu; được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;

c) Được giảm phí đối với các dịch vụ vui chơi, giải trí công cộng.

2. Chính phủ quy định các chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.

Điều 85. Nhiệm vụ của người học

Người học có những nhiệm vụ sau đây:

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

11

2. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.

4. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

5. Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

Điều 86. Quyền của người học

Người học có những quyền sau đây:

1. Được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.

2. Được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban.

3. Được cấp văn bằng, chứng chỉ sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo theo quy định.

4. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác theo quy định của pháp luật.

5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.

6. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với nhà trường, cơ sở giáo dục khác các giải pháp góp phần xây dựng nhà trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người học.

7. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.

Điều 88. Các hành vi người học không được làm

Người học không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ, nhân viên của cơ sở giáo dục và người học khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Hút thuốc, uống rượu, bia trong giờ học; gây rối an ninh, trật tự trong cơ sở giáo dục và nơi công cộng.

Điều 93. Trách nhiệm của nhà trường

Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

12

Các quy định có liên quan đến nhà trường trong Chương này được áp dụng cho các cơ sở giáo dục khác.

Điều 94. Trách nhiệm của gia đình

1. Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con em hoặc người được giám hộ được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường.

2. Mọi người trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Điều 95. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh

Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có những quyền sau đây:

1. Yêu cầu nhà trường thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của con em hoặc người được giám hộ.

2. Tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia các hoạt động của cha mẹ học sinh trong nhà trường.

3. Yêu cầu nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết theo pháp luật những vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con em hoặc người được giám hộ.

Điều 96. Ban đại diện cha mẹ học sinh

Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục.

Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh liên trường và ở các cấp hành chính.

Điều 97. Trách nhiệm của xã hội

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:

a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

13

c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

3. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng; vận động đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

14

II. Một số điều của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 16. Tổ chuyên môn

1. Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

2. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường;

b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các quy định khác hiện hành;

c) Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;

d) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

3. Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.

Điều 17. Tổ Văn phòng

1. Mỗi trường trung học có một tổ Văn phòng, gồm viên chức làm công tác văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học và nhân viên khác.

2. Tổ Văn phòng có tổ trưởng và tổ phó, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ.

3. Tổ Văn phòng sinh hoạt hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc hay khi Hiệu trưởng yêu cầu.

Điều 18. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng

1. Mỗi trường trung học có Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm, thời gian đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường trung học.

2. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau:

a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải

15

đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó;

b) Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công.

3. Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học:

Trưởng phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), Giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường công lập, công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đối với trường tư thục sau khi thực hiện các quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nếu nhà trường đã có Hội đồng trường, quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được thực hiện trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng trường.

4. Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường trung học.

Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng

1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

16

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng

a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;

b) Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

c) Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;

d) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Các hội đồng khác trong nhà trường

1. Hội đồng thi đua và khen thưởng

Hội đồng thi đua khen thưởng được thành lập vào đầu mỗi năm học để giúp Hiệu trưởng tổ chức các phong trào thi đua, đề nghị danh sách khen thưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng do Hiệu trưởng thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ văn phòng và các giáo viên chủ nhiệm lớp.

2. Hội đồng kỷ luật

a) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét hoặc xoá kỷ luật đối với học sinh theo từng vụ việc. Hội đồng kỷ luật do Hiệu trưởng quyết định thành lập và làm Chủ tịch. Các thành viên của Hội đồng gồm: Phó Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (nếu có), Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (nếu có), giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh phạm lỗi, một số giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường;

b) Hội đồng kỷ luật được thành lập để xét và đề nghị xử lí kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, viên chức khác theo từng vụ việc. Việc thành lập, thành phần và hoạt động của Hội đồng này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

17

3. Hiệu trưởng có thể thành lập các hội đồng tư vấn khác theo yêu cầu cụ thể của từng công việc. Nhiệm vụ, thành phần và thời gian hoạt động của các hội đồng này do Hiệu trưởng quy định.

Điều 27. Hệ thống hồ sơ, sổ sách về hoạt động giáo dục

Hệ thống hồ sơ, sổ sách theo dõi hoạt động giáo dục trong trường gồm:

1. Đối với nhà trường:

a) Sổ đăng bộ;

b) Sổ theo dõi học sinh chuyển đi, chuyển đến;

c) Sổ theo dõi phổ cập giáo dục;

d) Sổ gọi tên và ghi điểm;

đ) Sổ ghi đầu bài;

e) Học bạ học sinh;

g) Sổ quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ;

h) Sổ nghị quyết của nhà trường và nghị quyết của Hội đồng trường;

i) Hồ sơ thi đua;

k) Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên;

l) Hồ sơ kỷ luật;

m) Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn đi, đến;

n) Sổ quản lý tài sản, thiết bị giáo dục;

o) Sổ quản lý tài chính;

p) Hồ sơ quản lý thư viện;

q) Hồ sơ theo dõi sức khoẻ học sinh;

r) Hồ sơ giáo dục đối với học sinh khuyết tật (nếu có).

2. Đối với tổ chuyên môn: Sổ ghi kế hoạch hoạt động chuyên môn và nội dung các cuộc họp chuyên môn.

3. Đối với giáo viên:

a) Giáo án (bài soạn);

b) Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp;

c) Sổ điểm cá nhân;

d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Điều 28. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

1. Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

18

2. Việc ra đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề và căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

3. Việc đánh giá học sinh phải bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Kết quả đánh giá và xếp loại học sinh phải được thông báo cho gia đình ít nhất là vào cuối học kỳ và cuối năm học.

4. Học sinh tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường phổ thông có nhiều cấp học xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học.

5. Học sinh học hết chương trình THCS, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THCS.

6. Học sinh học hết chương trình THPT, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp THPT.

Điều 29. Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường

1. Trường trung học có phòng truyền thống để giữ gìn những tài liệu, hiện vật có liên quan tới việc thành lập và phát triển của nhà trường để phục vụ nhiệm vụ giáo dục truyền thống cho giáo viên, nhân viên và học sinh.

2. Mỗi trường có thể chọn một ngày trong năm làm ngày truyền thống của trường.

3. Học sinh cũ của trường được thành lập ban liên lạc để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, huy động các nguồn lực để giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Điều 30. Giáo viên trường trung học

Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.

Điều 31. Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học

1. Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách

19

nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;

b) Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

c) Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;

d) Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;

đ) Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;

e) Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;

b) Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;

c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;

d) Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;

đ) Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

3. Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.

20

4. Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.

5. Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THCS được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.

6. Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.

Điều 32. Quyền của giáo viên

1. Giáo viên có những quyền sau đây:

a) Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;

b) Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo;

c) Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;

d) Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định hiện hành;

đ) Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

e) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường và cơ sở giáo dục khác nếu thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ quy định tại Điều 30 của Điều lệ này và được sự đồng ý của Hiệu trưởng ;

g) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, an toàn thân thể;

h) Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên chủ nhiệm ngoài các quyền quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những quyền sau đây:

a) Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình;

b) Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình;

c) Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm;

d) Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục;

21

đ) Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp.

3. Giáo viên làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

4. Hiệu trưởng có thể phân công giáo viên làm công tác tư vấn chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Giáo viên làm công tác tư vấn được bố trí chỗ làm việc riêng và được vận dụng hưởng các chế độ chính sách hiện hành.

Điều 34. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của giáo viên

1. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của giáo viên phải đúng mực, có tác dụng giáo dục đối với học sinh.

2. Trang phục của giáo viên phải chỉnh tề, phù hợp với hoạt động sư phạm, theo quy định của Chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.

Điều 35. Các hành vi giáo viên không được làm

Giáo viên không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.

2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp.

6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.

22

III. Một số quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông

Điều 2. Mục đích ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

1. Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học.

3. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.

4. Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.

Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.

3. Tiêu chí 3. ứng xử với học sinh

Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

4. Tiêu chí 4. ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục

23

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học

Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học

Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.

3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học

Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học

Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học

Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.

6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập

Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.

8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

24

Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.

3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.

5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.

6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo dực của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.

2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.

Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.

2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục

25

Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.

Điều 10. Yêu cầu của việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn

1. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, toàn diện, khoa học, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy học và giáo dục của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương.

2. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn phải căn cứ vào kết quả đạt được thông qua các minh chứng phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn được quy định tại Chương II của văn bản này.

Điều 11. Phương pháp đánh giá, xếp loại giáo viên

1. Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua xem xét các minh chứng, cho điểm từng tiêu chí, tính theo thang điểm 4, là số nguyên; nếu có tiêu chí chưa đạt 1 điểm thì không cho điểm.

Với 25 tiêu chí, tổng số điểm tối đa đạt được là 100.

2. Việc xếp loại giáo viên phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, thực hiện như sau:

a) Đạt chuẩn:

- Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100.

- Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

Điều 12. Quy trình đánh giá, xếp loại

Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn được tiến hành trình tự theo các bước:

- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 1);

- Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 2 và 3);

- Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên (theo mẫu phiếu tại Phụ lục 4); kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.

26

IV. Một số quy định về đạo đức nhà giáo theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Điều 2. Mục đích

Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở để đánh giá, xếp loại và giám sát nhà giáo nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo.

Điều 3. Phẩm chất chính trị

1. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

2. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.

3. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp

1. Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.

2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.

3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Điều 5. Lối sống, tác phong

1. Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí vượt khó vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

27

2. Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với bản sắc dân tộc và thích ứng với sự tiến bộ của xã hội; biết ủng hộ, khuyến khích những biểu hiện của lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ.

3. Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

4. Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

5. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ; đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp. Quan hệ, ứng xử đúng mực, gần gũi với nhân dân, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và người học; kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật.

6. Xây dựng gia đình văn hoá, thương yêu, quý trọng lẫn nhau; biết quan tâm đến những người xung quanh; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.

Điều 6. Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo

1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

4. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.

6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

28

10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như : cờ bạc, mại dâm, ma tuý, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy, độc hại.

29

PHẦN B. KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN

PHẦN I: CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

I. Giới thiệu chung về chuẩn

1. Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo đánh giá hoạt động. công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt động, công việc, sản phẩm đó.

Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, tường minh chuẩn, chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng. Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện. Yêu cầu được xem như những “chốt kiểm soát” để đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra cũng như qúa trình thực hiện.

2. Những yêu cầu cơ bản của chuẩn

Chuẩn phải có tính khách quan, nhìn chung không lệ thưộc vào quan điểm hay thái độ chủ quan của người sử dụng Chuẩn.

Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lẫn thời gian áp dụng.

Đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là chuẩn đó có thể đạt được (là trình độ hay mức độ dung hòa hợp lý giữa yêu cầu phát triển ở mức cao hơn với những thực tiễn đang diễn ra.

Đảm bảo tính cụ thể, tường minh và có chức năng định lượng.

Đảm bảo không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc những lĩnh vực có liên quan.

II. Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông

Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục (gọi chung là môn học) và các chương trình cấp học.

Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hóa thành chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, chương trình cấp học.

1. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, môđun)

Chuẩn kiến thức, kỹ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể đạt được.

Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thể hiện mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng.

30

Mỗi yêu cầu về kiến thức kỹ năng có thể được chi tiết hơn bằng những yêu cầu về kiến thức kỹ năng cụ thể, tường minh hơn; minh chứng bằng những ví dụ thể hiện được cả nội dung kiến thức, kỹ năng và mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng.

2. Chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kiến thức, kỹ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt đựơc sau từng giai đoạn học tập trong cấp học.

2.1 Chuẩn kiến thức, kỹ năng ở chương trình các cấp học đề cập tới những yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng mà học sinh cần và có thể đạt được sau khi hoàn thành chương trình giáo dục của từng lớp và từng cấp học. Các chuẩn này cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc gắn kết, phối hợp giữa các môn học nhằm đạt đựơc mục tiêu giáo dục của cấp học.

2.2 Việc thể hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng ở cuối chương trình cấp học thể hiện hình mẫu mong đợi về người học sau mỗi cấp học và cần thiết cho công tác quản lý chỉ đạo đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

2.3 Chương trình cấp học đã thể hiện chuẩn không phải đối với từng môn học mà đối với từng lĩnh vực học tập.

a) chuẩn không đựơc đưa vào cho từng môn riêng biệt mà cho từng lĩnh vực học tập

b) Chuẩn yêu cầu về thái độ được thể hiện trong chương trình cấp học là các chuẩn của cấp cấp học, tức là yêu cầu cụ thể mà hs cần đạt được ở cuối cấp học.

3. Những đặc điểm của chuẩn kiến thức kỹ năng

3.1 Chuẩn kiến thức kỹ năng đựơc chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kỹ năng.

3.2 Chuẩn kiến thức kỹ năng có tính tối thiểu nhằm đảm bảo mọi học sinh cần phải và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này.

3.3 Chuẩn kiến thức kỹ năng là thành phần của chương trình giá dục phổ thông.

III. Các mức độ về kiến thức kỹ năng

Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa đó là nền tảng vững chắc để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn.

Về kỹ năng: biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, giải bài tập, làm thực hành; có kỹ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ…

Kiến thức, kỹ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ từ đơn giản tới phức tạp.

Mức độ cần đạt đựơc về kiến thức đựơc xác định theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo.

31

1. Nhận biết: là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây; nghĩa là có thể nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, nhắc lại một loại dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp.

2. Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu đựợc ý nghĩa của các khái niệm, sự vật hiện tượng; là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật hiện tượng, được thể hiện bằng việc chuyển thông tin từ dạng này sang dạng khác, bằng cách giải thích thông tin

3. Vận dụng: là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra.

4. Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ sao cho có thể hiểu được cấu trúc, tổ chức của nó và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

5. Đánh gía: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: bình xét. Nhận định, xác định được giá trị của một tư tưởng, một nội dung kiến thức, một phưương pháp. Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật, hiện tượng.

6. Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai thác, bổ sung thông tin từ các nguồn tư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới.

IV- Chuẩn kiến thức kỹ năng (KTKN) của chương trình giáo dục phổ thông vừa là căn cứ vừa là mục tiêu của giảng dạy học tập kiểm tra đánh giá

1. Chuẩn KTKN là căn cứ

Biên sọan SGK và các tài liệu hướng dẫn dạy học, kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Chỉ đạo, quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên.

Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, mục tiêu của quá trình dạy học, đảm bảo chất lượng giáo dục.

Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá đối với từng bài kiểm tra, bài thi; đánh giá kết quả giáo dục từng môn học, lớp học, cấp học.

2. Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN được biên soạn theo hướng dẫn chi tiết các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của chuẩn KTKN bằng các nội dung chọn lọc trong sách giáo khoa.

3. Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn KTKN

3.1. Yêu cầu chung

a) Chuẩn KTKN để xác định mục tiêu bài học. Chú trọng dạy học nhằm đạt được các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về KTKN đảm bảo không qúa tải và

32

không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK; mức độ khai thác sâu kiến thức SGK phải phù hợp khả năng tiếp thu của HS.

b) Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực tự giác học tập của HS. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho HS.

c) Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS với HS, tiến hành thông qua việc tổ chức học tập của HS, kết hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, làm việc theo nhóm.

d) Dạy học trú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng, năng lực hành động, vận dụng kiến thức, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn.

e) Dạy học chú trọng đến sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học được trang bị hoặc do GV và HS tự làm; quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

g) Dạy học chú trọng đến động viên, khuyến khích kịp thời sự tiến bộ của HS trong quá trình học tập; đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá.

3.2. Yêu cầu đối với cán bộ quản lý giáo dục

a) Nắm vững chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông của Đảng, Nhà nước; nắm vững mục đích, nội dung đổi mới thể hiện cụ thể trong các văn bản chỉ đạo của ngành, trong chương trình và SGK, phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả giáo dục

b) Nắm vững yếu cầu dạy học, bá sát chuẩn KTKN trong chương trình giáo dục phổ thông, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên, động viên, khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

c) Có biện pháp quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học định hướng dạy học bám sát chuẩn KTKN đồng thời với tích cực đổi mới hương pháp dạy học.

d) Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện có hiệu quả, đồng thời phê bình, nhắc nhở những người chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học, dạy quá tải không bám sát chuẩn KTKN.

3.3 Yêu cầu đối với giáo viên

a) Bám sát chuẩn KTKN để thiết kế bài giảng, với mục đích là đạt được các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KTKN, dạy không quá tải và không quá lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kỹ năng phải phù hợp khả năng nhận thức của HS.

b) Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn hs thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng , phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài

33

học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, của trường và địa phương.

c) Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ dộng, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của HS; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của HS; giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.

d) Thiết kế và hướng dẫn hs thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành. Hướng dẫn hs có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn.

e) Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học, đặc điểm và trình độ học sinh; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường địa phương.

4. Yêu cầu về kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn KTKN

4.1 Quan niệm về kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học. Kiểm ra là thu thập thông tin từ riêng lẻ đến hệ thống về kết quả thực hiện mục tiê dạy học; đánh giá là xác định mức độ đạt được về thực hiện mục tiê dạy học.

Đánh giá kết quả học tập thực chất là vệc xem xét mức độ đạt được của hoạt động của học sinh so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học được cụ thể hóa thành các chuẩn kiến thức, kỹ năng. Từ các chuẩn này, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về định tính và định lượng kết quả học tậ của học sinh.

4.2. Hai chức năng cơ bản của kiểm tra đánh giá

a) Chức năng xác định

b) Chức năng điều khiển

4.3. Yêu cầu kiểm tra đánh giá

a) Kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào chuẩn KTKN của từng môn học, cấp học; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về KTKN của HS sau mỗi giai đoạn, mỗi lớp mỗi cấp học.

b) Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập của các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; đảm bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá chính xác, khách quan; không hình thức đối phó nhưng không gây áp lực nặng nề.

34

c) Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lý các hình thức kiểm tra. Thi vấn đáp, tự luận, trắc nghịêm nhằm hạn chế lối học tủ, học lệch, học vẹt; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.

d) Đánh giá chính xác, đúng thực trạng.

e) Đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS, giúp HS sửa chữa thiếu sót.

g) Đánh giá kết quả học tập , thành tích học tập của HS không chỉ đánh gía kết quả cuối cùng mà cần chú ý cả quá trình học tập.

h) Khi đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của HS mà còn bao gồm đánh giá cả hoạt động dạy học nhằm cải tiến hoạt động dạy học.

i) Kết hợp thật hợp lý giữa đánh giá định tính và định lượng.

k) Kết hợp đánh giá trong và đánh giá ngoài.

l) Phải là động lực thúc đẩu phương pháp dạy học.

4.4. Các tiêu chí đánh giá

a) Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá được các mặt kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý chí, thái độ, hành vi của học sinh.

b) Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng tong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của học sinh, cơ sở giáo dục.

c) Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện học sinh, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu từng môn học.

d) Đảm bảo yêu cầu phân hóa: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ, năng lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục; cần đảo bảo tính phân hóa rộng đủ cho phân loại đối tượng.

e) Đảm bảo hiệu quả: Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá học sinh, cơ sở gáo dục; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra; tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

B. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Toán cấp THCS (Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Mục tiêu của việc điều chỉnh nội dung dạy học

Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy và học phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu giáo dục, phù hợp với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường.

35

Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng cắt giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưa thật sự cần thiết đối với học sinh (HS), các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâu kiến thức lí thuyết, để giáo viên (GV), HS dành thời gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

2. Thời gian thực hiện

Hướng dẫn này dựa trên sách giáo khoa (SGK) của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011 và được áp dụng từ năm học 2011 – 2012 đến nay. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng phù hợp.

3. Hướng dẫn thực hiện các nội dung

Ngoài các nội dung đã hướng dẫn cụ thể trong văn bản, trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Đối với các bài, các phần không dạy thì GV dùng thời lượng của các bài, các phần này dành cho các bài, các phần khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS. Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung được hướng dẫn là ”không dạy” hoặc ”đọc thêm”. Tuy nhiên, GV, HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.

Trên cơ sở khung phân phối chương trình của môn học, các sở GDĐT, phòng GDĐT chỉ đạo các trường và GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh nội dung dạy học dưới đây.

36

Lớp 6 - Số học

TT Chương Bài Trang Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện

1 II §5. Cộng hai số nguyên khác dấu

76 2. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau (dòng 13 đến dòng 15 từ trên xuống).

Trình bày Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau như sau:

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta thực hiện ba bước sau:

Bước 1: Tìm giá trị tuyệt đối của mỗi số.

Bước 2: Lấy số lớn trừ đi số nhỏ (trong hai số vừa tìm được).

Bước 3: Đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn trước kết quả tìm được.

Ví dụ: Tìm 273 55 .

Bước 1: 273 273; 55 55 .

Bước 2: 273 55 218 .

Bước 3: Kết quả là 218 .

Khi luyện tập thì cho phép học sinh viết như các ví dụ sau:

273 55 273 55 218 ;

273 123 273 123 150 .

2 III

§4. Rút gọn phân số

14 Chú ý Chỉ nêu chú ý thứ ba: Khi rút gọn phân số, ta thường rút gọn phân số đó đến tối giản.

3 §15. Tìm một số 54 2. Quy tắc Thay hai từ ”của nó” trong Quy tắc ở mục 2, trang 54

37

biết giá trị phân số của nó

bằng ba từ ”của số đó”.

4 54 ?1 và bài tập 126,127. Thay hai từ ”của nó” trong phần dẫn bằng ba từ ”của số đó”.

5 §17. Biểu đồ phần trăm

60, 61 Biểu đồ phần trăm dưới dạng hình quạt

Chỉ dạy phần Biểu đồ phần trăm dưới dạng cột và Biểu đồ phần trăm dưới dạng ô vuông. Không dạy phần Biểu đồ phần trăm dưới dạng hình quạt.

Lớp 6 - Hình học

TT Chương Bài Trang Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1 II §4. Khi nào thì

xOy yOz xOz ? §5.

Vẽ góc biết số đo.

80

83

Khi nào thì

xOy yOz xOz ?

Vẽ góc biết số đo.

Dạy bài §5. Vẽ góc biết số đo trước bài §4. Khi

nào thì xOy yOz xOz ? .

38

Lớp 7 - Đại số

TT Chương Bài Trang Nội dung điều chỉnh Hướng dẫn thực hiện

1 I §11. Số vô tỉ. Khái niệm về căn bậc hai

41 2. Khái niệm về căn bậc hai (từ dòng 2 đến dòng 4 và dòng 11 tính từ trên xuống).

Trình bày như sau:

- Số dương a có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau: số dương kí hiệu là a và số âm kí hiệu là a .

- Số 0 có đúng một căn bậc hai là chính số 0, ta viết

0 0 .

- Bỏ dòng 11 tính từ trên xuống: “Có thể chứng minh rằng ...số vô tỷ”.

2 II §5. Hàm số 62 1. Một số ví dụ về hàm số.

Giáo viên tự vẽ sơ đồ Ven và lấy ví dụ 1 như ví dụ phần khái niệm hàm số và đồ thị trong tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn toán cấp THCS.

3 Bài tập 39 71 Vẽ 4 đồ thị trên cùng 1 hệ trục.

Bỏ câu b và câu d.

39

Lớp 8 - Đại số

TT Chương Bài Trang

Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1 I §8. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.

21 Ví dụ 2 Giáo viên đưa ra ví dụ về sử dụng phương pháp nhóm làm xuất hiện hằng đẳng thức để thay ví dụ 2.

Lớp 8 - Hình học

TT Chương Bài Trang Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1 I §5. Dựng hình bằng thước và compa. Dựng hình thang

81 Cả bài Không dạy.

2 §6. Đối xứng trục 84 Mục 2 và mục 3 Chỉ yêu cầu học sinh nhận biết được đối với một hình cụ thể có đối xứng qua trục không. Không yêu cầu phải giải thích, chứng minh.

3 §10. Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước

102 Mục 3 Không dạy.

4 III §8. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông

81 Mục 2, ? Hình c và hình d, giáo viên tự chọn độ dài các cạnh sao cho kết quả khai căn là số tự nhiên, ví dụ:

' ' ' '5; 13A B B C . 10; 26AB BC .

5 Bài tập 57 92 Không yêu cầu học sinh làm.

40

Lớp 9 - Đại số

TT Chương Bài Trang Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1 I §5. Bảng căn bậc hai

20-23 Cả bài

Không dạy.

2 II §5. Hệ số góc của đường thẳng

ax 0y b a

58 Ví dụ 2 Không dạy.

3 Bài tập 31 59 Không yêu cầu học sinh làm.

4 III Bài tập 2

25 Kết luận của bài tập 2.

Kết quả của bài tập 2 đưa vào cuối trang 10 và được sử dụng để làm các bài tập khác.

5 IV §3. Phương trình bậc hai một ẩn

41 Ví dụ 2 Giải: Chuyển vế -3 và đổi dấu của nó, ta được: 2 3x suy ra

3x hoặc 3x (viết tắt là 3x ).

Vậy phương trình có hai nghiệm: 1 23, 3x x .

(Được viết tắt 3x ).

Lớp 9 - Hình học

TT Chương Bài Trang Nội dung điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện

1 I §2. Tỉ số lượng giác của góc nhọn

72 Kí hiệu Thống nhất kí hiệu tang, cotang.

Kí hiệu tang của góc là tan , cotang của góc là cot (như cách viết của SGK lớp 10).

41

2 §3. Bảng lượng giác

77-81 Cả bài Không dạy

3 III §6. Cung chứa góc

84-85 1. Bài toán quỹ tích ”cung chứa góc”

Thực hiện ?1 và ?2. Trong ?2 không yêu cầu chứng minh mục a, b và công nhận kết luận c.

4 §7. Tứ giác nội tiếp

88 3. Định lí đảo. Không yêu cầu chứng minh định lí đảo.

5 §9. Độ dài đường tròn, cung tròn

92 1. Công thức tính độ dài đường tròn

Thay ?1 bằng một bài toán áp dụng công thức tính độ dài đường tròn.

42

PHẦN II: PHẦN KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN TOÁN THCS

I. Kiến thức toán lớp 6:

Câu hỏi: Hãy tính số phần tử của mỗi tập hợp sau:

a) A = {33 ; 34 ; 35; … ;129;130} .

b) B ={ 11;13;15; …; 2015;2017}

c) B ={2 ; 4 ; 6;8…;218;22} .

d) C={ 5;10;15; …; 2015;2020}

Câu hỏi: Tính nhanh :

a)A =1 + 2 + 3+ 4 + 5+ …+ 99+100.

b) B = 1-3+5 -7 + 9 – 11 + …+ 2017 -2019

c) C = 1 + 22 + 23 + 24 + …+ 22018

Câu hỏi: Các số -1;-2;-3;-4; …. Đọc là trừ 1; trừ 2; trừ 3; trừ 4; … hay đọc là âm 1; âm 2; âm 3; âm 4; …?

Câu hỏi: Có bao nhiêu số tự nhiên x mà: 650 : 26 < x < 872 : 28.

Câu hỏi: Chứng tỏ: A = 2 + 22 + 23 + … + 259 + 260 chia hết cho 3;7 và 15?

Câu hỏi: Kết quả phép tính 34 : 3 − 23 : 22 là gì?

Câu hỏi: Tính: 103 . 103 : 105 + 33 : 3 + 24 : 22.

Câu hỏi: Tính nhanh : S = (1 + 5 + 9 + 13 + ... + 49 + 53) + 23 . 14.

Câu hỏi: Tìm n biết: 3n : 3 = 53 : 5 + 25 : 24.

Câu hỏi: Viết tập hợp các số nguyên là ước của 16?

Câu hỏi: Viết tập hợp các số nguyên là ước chung của 30 và 36?

Câu hỏi: Điền vào chỗ trống để được ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần (m N) và giải thích cách làm: m + 1 ; … ; ….

Câu hỏi: Nêu khai niệm số nguyên tố là gì? Hợp số là gì?

a) Trong các số 67 ; 87 ; 203, số nào là hợp số, số nào là số nguyên tố? Tại sao?

b)Trong các số 207 ; 192 ; 47, số nào là hợp số, số nào là số nguyên tố? Vì sao ?

c) Tổng hiệu sau là số nguyên tố hay hợp số? vì sao?

E = 3 . 4 . 5 . 6 . 7.8 + 15 ; F = 13.17.19 + 31.

Câu hỏi: Dấu hiệu nào nhận biết một số tự nhiên chia hết cho cả 2;3;5;9?

VD: a)Số 7155 ;175; 200;180 số nào chia hết cho cả 2;3;5;9? b)Viết tập hợp các chữ số điền vào dấu * để được số 27* chia hết cho cả 2;3;5;9?

43

Câu hỏi: Cho các số 1425 ; 6130 ; 6558.

Trong các số này, số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5, số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2, số nào chia hết cho cả 2 và 5?

Câu hỏi: Hãy thêm vào bên phải và bên trái số 2010 mỗi bên một chữ số để được các số chia hết cho 5 và 9.

Câu hỏi: Dùng cả ba chữ số 6, 0, 5 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau thoả mãn điều kiện:

a) Số đó chia hết cho 2.

b) Số đó chia hết cho 5.

Câu hỏi: Dùng ba trong bốn chữ số 0, 4, 2, 5 hãy ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau sao cho các số đó :

a) Chia hết cho 9.

b) Chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9.

Câu hỏi: Viết tập hợp các số tự nhiên là bội của 7 và nhỏ hơn 35 ?

Câu hỏi: Tìm tập hợp các số tự nhiên x mà 3 < x < 80 và là bội chung của 6 và 8.

Câu hỏi: Tìm tập hợp các số tự nhiên n sao cho 2.n - 1 là ước của 20.

Câu hỏi: Số học sinh khối 6 của một trường trong khoảng từ 250 đến 300 em. Biết rằng, nếu xếp mỗi hàng 8 em hoặc mỗi hàng 9 em hoặc mỗi hàng 12 em thì vừa đủ. Hỏi số học sinh khối 6 của trường đó là bao nhiêu em?

Câu hỏi: Nếu ta chia hai số 3650 và 278 cho cùng một số sẽ được số dư tương ứng là 5 và 35. Tìm số chia đó.

Câu hỏi: Tìm ƯCLN(18, 120) ; Tìm BCNN(22, 30)

Câu hỏi: Tìm các số tự nhiên x sao cho x B(12) và 14 ≤ x ≤ 60.

Câu hỏi: Tìm số tự nhiên nhỏ nhất mà khi chia số đó cho 80 và 56 đều dư 2.

Câu hỏi: Người ta xếp một số sản phẩm vào các thùng để vận chuyển. Nếu xếp một thùng 10 hoặc 12 sản phẩm thì còn thừa ba sản phẩm, nếu xếp mỗi thùng 9 sản phẩm thì vừa hết. Biết số sản phẩm nhiều hơn 100 và không quá 400. Tính số sản phẩm đó.

Câu hỏi: Tìm số tự nhiên nhỏ nhất mà khi chia số đó cho 240 và 450 đều dư 5.

Câu hỏi: Một lớp học có 24 nam và 30 nữ. Khi đi tham quan các em muốn chia thành các nhóm sao cho số nam trong các nhóm bằng nhau và số nữ trong các nhóm bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu cách chia nhóm ? Cách chia nào để mỗi nhóm có số học sinh ít nhất?

44

Câu hỏi: Cho tập hợp M= / 4 6x Z x . Hãy viết tập hợp M bằng cách

liệt kê ra các phần tử của tập hợp và tính số phần tử của tập hộp đó?

Câu hỏi: Cho các tập hợp số M= {– 3;– 2; –1; 0; 1; 2 ; 3} và

/ 3 3N x Z x . Viết tập hợp các số nguyên thuộc M∩N .

Câu hỏi: Cho số nguyên x thoả mãn

a) x thuộc tập bội của 3 mà −27 < x ≤ 26.

b) x thuộc tập bội của 9 mà −18 ≤ x ≤ 30

Câu hỏi: Tìm các số nguyên n sao cho:

a) 2n + 1 chia hết cho n – 1;

b) 3 – n chia hết cho n + 2;

c) n – 4 chia hết cho 2n – 1.

Câu hỏi: Tính tổng các số nguyên thoả mãn:

a) −13 ≤ x <15; b) −19 ≤ x ≤17; c) x ≤ 5.

Câu hỏi:

a) Tìm các số nguyên cùng dấu x, y thoả mãn: xy = x + y.

b) Tìm các số nguyên trái dấu x, y thoả mãn: xy = x – y.

Câu hỏi:Cho M = {x∈Z /x 2}, N = {−2 ≤ x ≤ 4}.

a) Sắp xếp các số nguyên theo thứ tự giảm dần trong tập M∩N.

b) Sắp xếp các số nguyên thuộc tập N và không thuộc tập M theo thứ tự tăng dần.

Câu hỏi: Tìm các số nguyên x; y; t; z sao cho:

24 4

6 3 13 2

y t z

x

Câu hỏi. Cho biểu thức:

3

;1

A x Zx

a) Tìm x để A là một phân số.

b) Tìm x nguyên để A nguyên.

Câu hỏi:Đổi các số sau ra phân số thập phân rồi viết sang dạng số thập phân với các đơn vị tương ứng:

a) 5dm = ...... m ; b) 24kg = ...... tạ ;

c) 30 phút = ...... giờ.

45

Câu hỏi: Viết tất cả các phân số bằng phân số 12

26 mà tử và mẫu là số tự nhiên

có hai chữ số.

Câu hỏi: Rút gọn rồi tính giá trị:

a) 5 21 60

10 28 72

b. 7 2 35

( ) :14 10 50

.

Câu hỏi: Điền số thích hợp vào chỗ chấm (…)

5.9 9.7 ...(5 7) ....( 2)

9 27 .... ...

.

Câu hỏi: Thực hiện phép tính:

2 3 100

1 1 1 1....

3 3 3 3A

2 3 100

1 1 1 1....

5 5 5 5B .

Câu hỏi: Một người đi xe máy trong 3 giờ được 140 kilômét, giờ thứ nhất đi

được 2

7 quãng đường, giờ thứ hai đi được 48 % quãng đường còn lại. Hỏi giờ

thứ 3 người đó đi được bao nhiêu kilômét?

Câu hỏi: Một mảnh vườn hình chữ nhật có 20% chiều dài bằng 4

3 chiều rộng.

a) Tính chu vi và diện tích của mảnh vườn, biết chiều rộng mảnh vườn là 18 mét.

b) Người ta trồng hoa 1

6 diện tích vườn. Tính diện tích vườn chưa sử

dụng.

Câu hỏi: Biết 60% một mảnh vải là 18,6 mét.

a) Hỏi cả mảnh vải dài bao nhiêu mét?

b) Nguời ta đã bán 5

2 tấm vải. Tính số mét vải chưa bán.

Câu hỏi: Biết khối lượng đường mía chiếm 12% khối lượng mía.

a) Để có được 1,2 tạ đường thì cần bao nhiệu kilôgam mía?

b) Có 1500kg mía, tính khối lượng đường mía có trong mía.

46

Câu hỏi:Tỉ lệ gạo có trong thóc là 72%. Hỏi:

a) Để có 81kg gạo cần bao nhiêu kilôgam thóc?

b) Nếu tỉ lệ gạo đạt 70% thì cần bao nhiêu thóc để có 81kg gạo?

Câu hỏi: Tổng số sách Toán của các khối lớp trong thư viện của một trường THCS có 1200 quyển, trong đó sách khối 6 có 120 quyển, khối 7 là 216 quyển, khối 8 là 240 quyển, còn lại là khối 9.

Tính tỉ số phần trăm của số sách mỗi khối so với tổng số sách trong thư viện rồi vẽ biểu đồ dạng ô vuông?

Câu hỏi: Lấy ba điểm M, N, P thuộc đường thẳng m và điểm A không thuộc đường thẳng m.

a) Hãy gọi tên đường thẳng m theo những cách khác nhau.

b) Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Có bao nhiêu đường thẳng phân biệt ? Viết tên các đường thẳng đó.

Câu hỏi : Vẽ đường thẳng a rồi lấy bốn điểm M, N, P, Q nằm trên đường thẳng đó. Lấy điểm A ở ngoài đường thẳng d. Kể tên các bộ ba điểm thẳng hàng.

Câu hỏi:Vẽ đường thẳng a rồi lấy bốn điểm M, N, P, Q nằm trên đường thẳng đó.

Lấy điểm A ở ngoài đường thẳng a. Kể tên các bộ ba điểm không thẳng hàng.

Câu hỏi: Vẽ hai đường thẳng m, n và hai điểm A, B sao cho: điểm A thuộc cả hai đường thẳng m và n, điểm B thuộc đường thẳng n nhưng không thuộc đường thẳng m. Sử dụng kí hiệu để biểu diễn quan hệ đó.

Câu hỏi: Trên đường thẳng xy lấy điểm O. Trên tia Ox lấy điểm M, trên tia Oy lấy điểm N (M, N và O không trùng nhau).

a) Kể tên các tia đối nhau có gốc M trong hình vẽ.

b) Kể tên các tia trùng nhau có gốc N trong hình vẽ.

Câu hỏi: Cho hai tia OM, ON đối nhau. Gọi P là một điểm thuộc tia ON. Trong ba điểm P, O, M thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?

Câu hỏi:Trên đường thẳng d lấy bốn điểm A, B, C, D theo thứ tự đó.

a) Có bao nhiêu đoạn thẳng, là những đoạn thẳng nào?

b) Kể tên các cặp đoạn thẳng có một điểm chung.

Câu hỏi: Trên tia Ot lấy ba điểm M, N, P sao cho OM = 4cm, ON = 10cm, OP = 8cm. Hỏi trong ba điểm M, N, P điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

Câu hỏi: Cho ba điểm A, B, C. Biết rằng AB = 4cm, BC = 5cm, AC = 7cm. Chứng tỏ rằng ba điểm A, B, C không thẳng hàng.

Câu hỏi:Trên tia Ox vẽ hai đoạn thẳng OM, OP sao cho OM = 2cm, OP = 10cm. Gọi N là trung điểm của MP. Tính độ dài đoạn thẳng ON.

47

Câu hỏi: Trên tia Ot lấy hai điểm A, B sao cho OA = 4cm, OB = 8cm. Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không? Vì sao?

Câu hỏi: Cho bốn điểm M, N, P, Q theo thứ tự đó trên một đường thẳng và MN = 3cm, NP = 4cm, PQ = 3cm. Gọi K là trung điểm của NP.

a) Tính độ dài đoạn MK và KQ.

b) K có là trung điểm của MQ không? Vì sao?

Câu hỏi: Điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Đường thẳng a chia mặt phẳng thành hai nửa mặt phẳng có……là đường thẳng a.

b) Cho ba điểm không thẳng hàng O; M; N. Tia Oy nằm giữa……….. khi tia Oy cắt đoạn thẳng NM tại một điểm nằm giữa MN.

c) Góc là hình…………

Câu hỏi: Cho hai đường thẳng xy và uv cắt nhau tại điểm A. Vẽ tia At nằm trong góc vAy.

a) Hãy kể tên các góc bẹt.

b) Kể tên các góc có chung cạnh At.

Câu hỏi:Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, cho 0xOy 70 , 0xOt 112 .

a) Tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?

b) Tính góc yOt.

Câu hỏi: Cho tia Ot nằm giữa hai tia Ox, Oy, biết 0xOy 78 và 3.xOt 2.xOy .

Tính góc yOt .

Câu hỏi: Cho tam giác ABC, lấy điểm M nằm ngoài tam giác ABC. Nối M với ba điểm A, B, C.

a) Hãy kể tên các tam giác trong hình vẽ.

b) Tìm các tam giác có chung cạnh AB.

Câu hỏi: Cho tam giác ABC. Kẻ đường thẳng d cắt hai cạnh AB, AC của tam giác ABC lần lượt tại P, Q. Lấy điểm H nằm giữa PQ. Nối H với các điểm A, B, C.

a) Kể tên các tam giác trong hình vẽ.

b) Điểm H nằm trên cạnh tam giác nào?

c) Điểm H nằm bên trong giác nào?

Câu hỏi: Cho AB = 4,5cm. Vẽ (A ; 3cm), (B ; 2cm). Hai đường tròn tâm A, B cắt nhau tại C và D, cắt AB lần lượt tại I, K.

a) Vẽ hình.

48

b) Điểm I có là trung điểm của đoạn thẳng AB không? Vì sao?

c) Tính độ dài IK.

II.KIẾN THỨC LỚP 7:

Câu hỏi: Tìm tích của các đơn thức sau, rồi tìm bậc của chúng a. -3x3y2z và 5x2z3 b. - x2y và (-2y3z) c. y2z và 6x4z3 d. 6xyz và -3 xy2z Câu hỏi: Thu gọn các đơn thức sau rồi tìm hệ số, phần biến và bậc của đơn thức :

a) 3 4 2 3 517 . . 2

14xy x y x z b) 3 5 2 63 12

. . 54 15

xy x y x z

c)3 2

3 2 52 9.

3 8x y x y

d) 3 2

3 2 31 248

2 9xy x y x y

Câu hỏi: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng a/ 3x2+2x2+(-5)x2 ? b/ -4xy2 – (-3xy2) + 2xy2

c/ 222

6

1

4

1

3

1xyxyxy ? d/ 3 3 31 2 1

3 5 6x y x y x y

Câu hỏi: Thu gọn đa thức, tìm bậc, hệ số cao nhất của đa thức. 2 3 2 3 2 2 3 2 2 315 7 8 12 11 12A x y x x y x x y x y

;5 4 2 3 5 4 2 31 3 1

3 23 4 2

B x y xy x y x y xy x y

Câu hỏi: Tính giá trị của các biểu thức sau a. P= -3 x2y+6 x2y-8 x2y Tại x=-2,y=3 ; b. A= 5xy3+(-4 xy3) - 2 xy3 Tại x= 5 , y= -1

Cho P(x) = x3 - 2x + 1 ; Q(x) = 2x2 – 2x3 + x - 5. Tính a) P(x) + Q(x); b) P(x)-Q(x) Câu hỏi : Cho hai đa thức:

A(x) = –4x5 – x3 + 4x2 + 5x + 9 + 4x5 – 6x2 – 2

B(x) = –3x4 – 2x3 + 10x2 – 8x + 5x3 – 7 – 2x3 + 8x a) Thu gọn mỗi đa thức trên rồi sắp xếp chúng theo lũy thừa giảm dần của biến. b) Tính P(x) = A(x) + B(x) và Q(x) = A(x) – B(x) c) Chứng tỏ x = –1 là nghiệm của đa thức P(x).

Câu hỏi : Tìm đa thức A biết A + (3x2 y − 2xy3 ) = 2x2 y − 4xy3 Câu hỏi : Tìm nghiệm của đa thức a) 4x + 9 b) -5x+6 c) x2 – 1. d) x2 – 9.

e) x2 – x. f) x2 – 2x. g) x2 – 3x. h) 3x2 – 4x

HÌNH HỌC

Câu hỏi: Cho ABC vuông tại A, biết AB = 30 cm; AC = 36 cm. Tính BC = ? Câu hỏi: Cho MNP có MN = 16 cm; NP = 12 cm; MP = 20cm. Chứng tỏ MNP là tam giác vuông.

49

Câu hỏi: Cho ABC cân tại A, biết AB = AC =13 cm; BC = 10 cm. Vẽ đường cao AH cắt trung tuyến CN tại G. Hãy tính GA, GH = ?

Câu hỏi : Cho ∆ABC vuông ở C, có A = 600 , tia phân giác của góc BAC cắt BC ở E, kẻ EK vuông góc với AB. (K AB), kẻ BD vuông góc AE (D AE). Chứng minh a) ∆ACK đều b) AK= KB c) AD = BC Câu hỏi: Cho ∆ABC cân tại A và hai đường trung tuyến BM, CN cắt nhau tại K

a) Chứng minh BNC= CMB b)Chứng minh ∆BKC cân tại K

Câu hỏi: Cho tam giác ABC vuông tại A, góc B có số đo bằng 600 . Vẽ AH

vuông góc với BC (H ∈ BC ) . a. So sánh AB và AC; BH và HC; b. Lấy điểm D thuộc tia đối của tia HA sao cho HD = HA. Chứng minh rằng hai tam giác AHC và DHC bằng nhau. c. Tính số đo của góc BDC.

Câu hỏi: Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ trung tuyến AM. Từ M kẻ ME vuông góc với AB tại E, kẻ MF vuông góc với AC tại F. a. Chứng minh ∆BEM= ∆CFM .

b. Chứng minh AM là trung trực của EF. c. Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với AB tại B, từ C kẻ đường

thẳng vuông góc với AC tại C, hai đường thẳng này cắt nhau tại D. Chứng minh rằng ba điểm A, M, D thẳng hàng.

Câu hỏi: Cho ∆ABC (Â = 900) ; BD là phân giác của góc B (D∈AC). Trên tia BC lấy điểm E sao choBA = BE.

a) Chứng minh DE ⊥ BE. b) Chứng minh BD là đường trung trực của AE.

c) Kẻ AH ⊥ BC. So sánh EH và EC.

III.KIẾN THỨC TOÁN LỚP 8 Câu hỏi: Giải các phương trình sau

a) 3(x – 2) = 7x + 8 b) 3x - 2 = x + 2 b) 2 5 2 1

65 6 3

x x xx

d) 2

x 1 x 1 8

x 1 x 1 x 1

Câu hỏi: Giải bất phương trình sau , biểu diễn tập nghiệm bất phương trình trên trục số:

a) 3

1 2 55

xx

b)

12

112 x>

4

18

3

19

xx c)

x 1 2 x 3x 3

2 3 4

Câu hỏi: Cho a > b ; chứng tỏ -3a +5 < - 3b +2 Câu hỏi : Năm nay tuổi cha gấp 4 lần tuổi con. Trong 20 năm nữa thì tuổi cha gấp đôi tuổi con. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi ? Câu hỏi: Chứng tỏ biểu thứcA = x2 – 5x + 7 > 0 với mọi giá trị của x.

50

Câu hỏi: Cho 1- 2a > 1- 2b . So sánh a và b Câu hỏi: Cho hình lăng trụ đứng tam giác vuôngABC.A’B’C’ có AB = 12 cm , AC = 16 cm , AA’ = 10 cm. Hãy tính diện tích xung quanh và thể tích hình lăng trụ đứng tam giác trên. Câu hỏi: Một ôtô chạy trên quãng đường AB. Lúc đi ôtô chạy với vận tốc 42 km/h, lúc về ôtô chạy với vận tốc 36 km/h, vì vậy thời gian về nhiều hơn thời gian đi là 60 phút. Tính quãng đường AB . Câu hỏi: Cho tam giác ABC có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh BC .Chứng minh S AMB S AMC . Câu hỏi: Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 15m, AC =20cm, AD là tia phân giác góc A, D BC . Tính BC, từ đó tính DB, DC làm tròn kết quả 2 chữ số thập phân. Câu hỏi: Cho ABC vuông tại A có AB < AC. Vẽ đường cao AH của ABC . Gọi D là điểm đối xứng của B qua H. Hạ DE vuông góc với AC tại E. a) Chứng minh CED CHA . Từ đó suy ra CE.CA = CD.CH b) Chứng minh AH2 = HD.HC Câu hỏi: Cho tam giác ABC (AB < AC) có ba góc nhọn, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. a) Chứng minh:CFB ADB và AF.AB = AH.AD. b) Chứng minh: BDF và BAC đồng dạng . Câu hỏi: Cho tam giác ABC (AB < AC) có ba góc nhọn. Kẻ ba đường phân

giác AH, BD,CE. Chứng minh 1AE HB DC

EB HC DA

IV. KIẾN THỨC TOÁN LỚP 9:

Câu hỏi: Hàm số đồng biến ; hàm số nghịch biến trên R? vì sao ?

a. y = −5 + 3x ; b. y = 5 − 3x;

c. y = ( 5 − 2)x − 5 ; d. y = ( 3 − 1)x − 6.

Câu hỏi: Tìm m để hàm số y = (3m – 6)x + m − 1 đồng biến ; nghịch trên R ?

Câu hỏi: Xét các điểm sau đây có thuộc đồ thị của hàm số y = −2x − 5?

A5

( ; 0 )2

; B(−1; −7) ; C(−1; −3) ; D(−1; 3).

Câu hỏi: Cho hàm số y = 2(1 − 2mx) + 3x − 1 (1)

a) Tìm m để (1) là hàm số nghịch biến;

b) Tìm m để đồ thị hàm số (1) đi qua điểm A(−1; 4).

Câu hỏi: Cho đường thẳng có phương trình 1 0 (1)3 2

x y

a) Hàm số xác định bởi (1) là hàm đồng biến hay nghịch biến, vì sao?

b) Hãy vẽ đồ thị (1).

Câu hỏi: Cho hàm số y = −2x + 6.

51

a) Vẽ đồ thị hàm số đã cho;

b) Gọi A, B lần lượt là toạ độ giao điểm của đồ thị với trục hoành, trục tung. Tính diện tích tam giác OBC và độ dài đường cao OH của tam giác OBC.

Câu hỏi: Biết đồ thị hàm số y = ax − 5 đi qua điểm (−2 ; 3). Tìm hệ số góc của đường thẳng ?

Câu hỏi: Tìm m để hai đường thẳng mx + 3y = 7 (d) và (5m − 1)x + y = 1 (d') có cùng hệ số góc.

Câu hỏi: Tìm hệ số góc của đường thẳng đi qua hai điểm A(1 ; 4) và B(0;−5).

Câu hỏi: Hai đường thẳng y = −3x + 4 (D1) và y = (m + 1)x + m (D3) .Tìm m để (D1) và (D2) song song với nhau ?.

Câu hỏi: Cho hai đường thẳng y = (m + 2)x − 2m và y = 11x + 6 . Tìm m để hai đường thẳng cắt nhau ?

Câu hỏi: Hai đường thẳng y = mx − 9 và y = 25x + 2m + 1 . Tìm m để hai đường thẳng trùng nhau .

Câu hỏi: Cho hàm số y = (5 − 3m)x + 4m − 3 (1). Tìm m để đồ thị hàm số (1) song song với đường thẳng y = −4x − 1.

Câu hỏi: Viết phương trình đường thẳng song song với đường thẳng (d): 1

53

y x và đi qua điểm A(−3 ; 4).

Câu hỏi: Trong các phương trình sau, phương trình nào không phải là phương trình bậc nhất hai ẩn?

A. 0.x + 2.y = 4 B. x + 0.y = 5

C. 3.x + 4.y = 0 D. 0.x + 0.y = 2

Câu hỏi:Tìm nghiệm tổng quát của phương trình sau và vẽ đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của nó : 3x + 2y = 4.

Câu hỏi: Cho hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn: (1)

' ' '(2)

ax by c

a x b y c

Hãy điền vào chỗ trống (…) của các câu sau để có câu đúng:

a) Nếu hai phương trình (1) và (2) có chung nghiệm (x0; y0) thì (x0 ; y0) được gọi là ………………………………………………………..…………

b) Nếu hai phương trình (1) và (2) không có nghiệm chung thì ta nói hệ đã cho……….. …………………………………………………………..………

c) Giải hệ phương trình là tìm …………………………………………

Câu hỏi: Cho hệ phương trình: 6 2 8

3 3

x y

x y

52

Xác định số nghiệm của hệ phương trình trên?

Câu hỏi: Cho hệ phương trình 2 4

5

x by

bx ay

Hãy tìm điều kiện của a, b để hệ có nghiệm.

Câu hỏi: Giải hệ phương trình sau bằng phương pháp cộng đại số hoặc phương

pháp thế: 3 1

4 8 4

x y

x y

Câu hỏi: Một hình chữ nhật có chu vi là 26cm. Nếu tăng chiều dài thêm 5cm và tăng chiều rộng thêm 3cm thì diện tích tăng lên 64cm2. Tính kích thước của hình chữ nhật lúc đầu.

Câu hỏi: Một ô tô đi từ A dự định đến B lúc 12 giờ trưa. Nếu xe chạy với vận tốc 42km/h thì sẽ đến B chậm mất 2 giờ. Nếu xe chạy với vận tốc 60km/h thì sẽ đến B sớm hơn 1 giờ. Hãy tìm thời điểm xuất phát của ô tô và quãng đường AB ?

Câu hỏi: Một ca nô chạy trên một con sông, chạy xuôi dòng 132km, rồi chạy ngược dòng 72km tính ra mất 10 giờ. Một lần khác ca nô cũng chạy xuôi dòng 88km và chạy ngược dòng 108km mất 10 giờ. Hãy tính vận tốc của dòng nước và vận tốc thật của ca nô ? (vận tốc thật và vận tốc dòng nước không đổi)

Câu hỏi: Có hai số cộng lại bằng 510. Đem số lớn chia cho số nhỏ được thương là 2 và số dư là 60. Hãy tìm 2 số đó ?

Câu hỏi: Hai đội học sinh tham gia lao động, nếu làm chung thì sẽ hoàn thành công việc sau 4 giờ. Nếu mỗi đội làm một mình thì đội này có thể làm xong việc nhanh hơn đội kia 6 giờ. Tính xem mỗi đội làm một mình thì sau bao lâu sẽ hoàn thành công việc? Câu hỏi: Tính diện tích hình tròn biết chu vi của nó là 42 cm. Câu hỏi: Cho hình tròn (O) như hình vẽ, biết diện tích của hình tròn là 81 cm2. a)Tính chu vi của hình tròn. b)Tính diện tích hình quạt tròn OAmB có số đo cung AmB là 1200 . Câu hỏi: Cho đường tròn (O) và một điểm A ở ngoài đường, vẽ hai cát tuyến

AMN, AEF sao cho sđ » 0118NF , sđ ¼ 032ME ,ME cắt NF tại I( Như hình vẽ).

Tính số đo của · ·;NAF MIE .

53

Câu hỏi: Cho đường tròn tâm O và một điểm A nằm bên ngoài đường tròn, vẽ hai tiếp tuyến AB, AC (B,C là hai tiếp điểm) . Chứng minh : a) Tứ giác ABOC nội tiếp . b)Từ A vẽ một đường thẳng cắt đường tròn tại hai điểm là M và N( M nằm giữa A và N). Chứng minh rằng : AB 2= AM . AN. Câu hỏi: Cho ABC có ba góc nhọn nội tiếp đường tròn(O). Ba đường cao AM; BN; CP cắt nhau tại H. Chứng minh rằng: tứ giác APHN nội tiếp và

PBN PCN ?

Câu hỏi: Cho đường tròn (O), hai dây AB và AC bằng nhau . gọi M là một điểm thuộc cung nhỏ AC. S là giao điểm của AM và BC . Chứng minh

ASC MCA ?

Câu hỏi: Cho đường tròn (O;R) và (O;R’) cắt nhau tại A và B . Tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A cắt (O’) tại D, tiếp tuyến của đường tròn (O’) tại A cắt (O)

tại C .Chứng minh · ·ACB BAD ?

Câu hỏi : Cho đường tròn (O), vẽ 3 dây AB ,BC, CD liên tiếp nhau nhỏ hơn R. AB cắt DC tại I , các tiếp tuyến của đường tròn tại B và tại D cắt nhau tại K .

Chứng minh BIC BKD và BC là tia phân giác của KBD ?

54

PHẦN III: KIẾN THỨC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MODULE 35- THCS: Câu hỏi: Kỹ năng sống là gì? Bạn hãy chỉ ra những kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh THCS ? Vì sao ? 1. Kỹ năng sống là gì ?

- Kỹ năng sống( KNS) : Là khả năng điều chỉnh và lựa chọn hành vi đúng đắn, có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó trước những thách thức trong cuộc sống.

- Theo tổ chức y tế thế giới( WTO) : KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức cuộc sống hằng ngày

- Giáo dục KNS (GDKNS): Là trang bị những kiến thức, thái độ, hành động giúp cho người học hình thành được những KNS cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi, điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường sống,... GDKNS cho HS nói chung và cho HS THCS nói riêng là việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho HS. GDKNS cần được tiến hành càng sớm càng tốt và có thể bắt đầu ngay từ bậc tiểu học, thậm chí còn có thể ở tuổi mầm non. Bởi vì lứa tuổi này những hành vi cá nhân, tính cách và nhân cách đang dần được hình thành.

Giáo dục KNS cho HS THCS là giáo dục những kĩ năng cốt lõi cần hình thành và phát triễn ở các em. Đó là các kĩ năng sau:

1- Kĩ năng Tự nhận thức: đó là kĩ năng rất cơ bản của con người. Nó giúp cho HS ứng xử, hành động phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh của bản thân và môi trường xung quanh.

2- Kĩ năng Giao tiếp: Kĩ năng này giúp HS có mối quan hệ tích cực với những người xung quanh, biết xây dựng mối quan hệ bạn bè trong sáng, lành mạnh. Kĩ năng này là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống, là yếu tố cần thiết để phát triển những kĩ năng khác.

3- Kĩ năng Lắng nghe tích cực: là một phần quan trọng của kĩ năng giao tiếp, thương lượng, hợp tác, kiềm chế cảm xúc, giải quyết mâu thuẩn…

4- Kĩ năng Xác định giá trị: có tác dụng định hướng cho mọi hoạt động của HS: Suy nghĩ, hoạt động, và lối sống. là điều kiện rất quan trọng để ra quyết định để giải quyết vấn đề.

5- Kĩ năng Kiên định: giúp cho HS biết cách bảo vệ chính kiến, quan điểm, thái độ, quyết định … của mình, đứng vững trước mọi áp lựctiêu cực của môi trường xung quanh.

6- Kĩ năng Ra quyết định: giúp HS biết lựa chọn để đưa ra quyết định một cách tối ưu, để giải quyết vấn đề, tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời.

7- Kĩ năng Hợp tác: giúp cho HS biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc với những người xung quanh, với các đối tác của mình. Đây là yếu tố

55

quan trọng dẫn đến thành công trong mọi công việc.

8- Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: Giúp cho HS có sự bình tỉnh để ra quyết định, để giải quyết vấn đề trong những tình huống căng thẳng, khó khăn thường gặp trong cuộc sống. Giúp HS có thể biết được nguyên nhân gây căng thẳng, dự đoán kết quả của sự căng thẳng từ đó có cách suy nghĩ để ứng phó một cách tích cực.

9- Kĩ năng Tìm kiếm sự hổ trợ: giúp cho HS tìm được những người tư vấn cho mình, hổ trợ mình trước những khó khăn. Đây là một trong những điều kiện để đạt được thành công trong cuộc sống.

10- Kĩ năng Thể hiện sự tự tin: giúp cho HS Tin vào bản thân mình hơn, mạnh dạn hơn trong các mối giao tiếp, tiếp xúc với môi trường xung quanh. Có tự tin mới dám quyết định, mới giải quyết vấn đề một cách kịp thời, có hiệu quả.

11- Kĩ năng Thể hiện sự cảm thông: có ý nghĩa quan trọng làm tăng cường hiệu quả giao tiếp và ứng xữ với những người xung quanh, bước đầu tạo nên mối quan hệ thân thiện, hợp tác với xã hội. MODULE THCS 18: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC.

Câu hỏi: Phương pháp dạy học tích cực là gì ? Đặc trưng của phương pháp

dạy học tích cực?

Phương pháp dạy học tích cực :

- Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là những phương pháp giáo

dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người

học.

Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực :

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh: Trong

phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng

thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập

do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình

chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp

đặt.

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Câu hỏi: Nêu tiến trình phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ và kỹ

thuật sử dụng phương pháp dạy học nhóm nhỏ?

1.Tiến trình phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ:

Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:

a. Làm việc chung cả lớp:

- Giới thiệu chủ đề, xác định nhiệm vụ nhận thức

- Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

56

- Hướng dẫn cách làm việc

b. Làm việc theo nhóm

- Phân công trong nhóm

- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm

- Trình bày kết quả.

c. Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp:

- Các nhóm trình bày kết quả

- Nhóm khác quan sát và bổ sung ý kiến

- Gv tổng kết và nhận xét.

2.Các kĩ thuật dạy học hợp tác nhóm

2.1. Kĩ thuật chia nhóm

- Khi tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, GV nên sử dụng nhiều cách

chia nhóm khác nhau để gây hứng thú cho HS, đồng thời tạo cơ hội cho các em

được học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác nhau trong lớp.

2.2. Kĩ thuật giao nhiệm vụ

- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:

+ Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?

+ Nhiệm vụ là gì?

+ Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?

+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?

+ Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?

+ Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?

+ Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?

2.3. Kĩ thuật đặt câu hỏi

- GV sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau giữa học

sinh – giáo viên, và học sinh – học sinh. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ

tham gia của HS càng nhiều; học sinh sẽ học tập tích cực hơn.

2.4. Kĩ thuật khăn trải bàn

- HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm sẽ có

một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn.

2.5. Kĩ thuật phòng tranh

- GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm.

- Mỗi thành viên hoặc các nhóm phác hoạ những ý tưởng về cách giải

quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển

lãm tranh.

- HS cả lớp đi xem “ triển lãm” và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ

sung.

57

- Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm

phương án tối ưu.

2.6. Kĩ thuật công đoạn

- HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một

nhiệm vụ khác nhau.

- Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong,

các nhóm sẽ luân chuyển giấy A0 ghi kết quả thảo luận cho nhau.

- Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục

luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác

để góp ý.

- Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm

mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí

các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm . Sau khi

hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học.

2.7. Kĩ thuật các mảnh ghép

- HS được phân thành các nhóm, sau đó GV phân công cho mỗi nhóm

thảo luận, tìm hiểu sâu về một vấn đề của bài học.

- HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công

- Sau đó, mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm

mới, như vậy trong mỗi nhóm mới sẽ có đủ các “chuyên gia” về vấn đề A, B, C,

D,...và mỗi “chuyên gia” về từng vấn đề sẽ có trách nhiệm trao đổi lại với cả

nhóm về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.

2.8. Kĩ thuật động não

- Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh

được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó.

- Động não thường được:

+ Dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề

+ Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề

+ Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau

2.9. Kĩ thuật “ Trình bày một phút”

- Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt

những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày

ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời

HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được

các em đã hiểu vấn đề như thế nào.

2.10. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”

- GV nêu chủ đề cần thảo luận.

58

- Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng

10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này.

- HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với

cả lớp.

- Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên.

2.11. Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”

- Đây là kĩ thuật dạy học giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến

thức đã học thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi.

2.12. Kĩ thuật “Hỏi Chuyên gia”

- HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm

“chuyên gia” về một chủ đề nhất định.

- Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có

liên quan đến chủ đề mình được phân công.

- Nhóm ”chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học

- Một em trưởng nhóm ”chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư

vấn”, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả

lời.

2.13. Kĩ thuật “Lược đồ tư duy”

- Lược đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý

tưởng hay kết quả làm việc của cá nhân/ nhóm về một chủ đề.

2.14. Kĩ thuật “Hoàn tất một nhiệm vụ”

- GV đưa ra một câu chuyện/một vấn đề/một bức tranh/một thông điệp/...

mới chỉ được giải quyết một phần và yêu cầu HS/nhóm HS hoàn tất nốt phần

còn lại.

- HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

- HS/nhóm HS trình bày sản phẩm.

- GV hướng dẫn cả lớp cùng bình luận, đánh giá

2.1 5. Kĩ thuật “Viết tích cực”

- Trong quá trình thuyết trình, GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS

tự do viết câu trả lời. GV cũng có thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các

em biết về chủ đề đang học trong khoảng thời gian nhất định.

- GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp.

2.16. Kĩ thuật “Đọc hợp tác” (còn gọi là đọc tích cực)

- Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết

kiệm thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không

quá khó đối với HS.

-----HẾT-----