trẢ lỜi hiỂu biẾt sƯ phẠmcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/dap an hieu... ·...

25
TRẢ LỜI PHẦN THI HIỂU BIẾT KHOA SP TIẺU HỌC - MẦM NON Câu 1: Cùng với cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT trong các trường học giai đoạn 2008-2013. Bạn hãy cho biết tên gọi và yêu cầu của phong trào thi đua này? Hướng dẫn trả lời: 1.Tên gọi chỉ thị số 40/CT – BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo là: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 2.Yêu cầu; a.Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho HS đến trường được an toàn thân thiện, vui vẻ. b.Tăng cường hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và sáng tạo. c.Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy cô giáo trong điều kiện hội nhập quốc tế. d.Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục truyền thống, văn hoá, lịch sử cách mạng cho HS. e.Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải, sát với điều kiện cơ sở. Câu 2: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ,, Bộ GD&ĐT đã phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” từ năm nào? Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị cho Bộ GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ gì để cuộc vận động này có hiệu quả trong ngành GD?

Upload: others

Post on 03-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

TRẢ LỜI PHẦN THI HIỂU BIẾT KHOA SP TIẺU HỌC - MẦM NON

Câu 1:Cùng với cuộc vận động nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT trong các trường học giai đoạn 2008-2013. Bạn hãy cho biết tên gọi và yêu cầu của phong trào thi đua này?Hướng dẫn trả lời:

1. Tên gọi chỉ thị số 40/CT – BGDĐT của Bộ Giáo dục và đào tạo là: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

2. Yêu cầu;a. Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở

vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho HS đến trường được an toàn thân thiện, vui vẻ.

b. Tăng cường hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục với thái độ tự giác, chủ động và sáng tạo.

c. Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy cô giáo trong điều kiện hội nhập quốc tế.

d. Huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục truyền thống, văn hoá, lịch sử cách mạng cho HS.

e. Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải, sát với điều kiện cơ sở.

Câu 2:Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ,, Bộ GD&ĐT đã phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” từ năm nào? Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị cho Bộ GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ gì để cuộc vận động này có hiệu quả trong ngành GD?Hướng dẫn trả lời:

1. Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” từ năm học 2006 -2007.

2. Chỉ thị số 33/2006/CT – TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng chính phủ về phối hợp đồng bộ, kiên quyết chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục có nêu Bộ GD – ĐT phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

a. Xây dựng chương trình hành động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục giai đoạn 2006 -2010 với yêu cầu:

- Nâng cao đạo đức nhà giáo- Giáo dục tính trung thực cho HS – SV- Bảo đảm trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường

trong việc ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục

Page 2: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

b. Gắn việc thực hiện Chương trình hành động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục với việc đổi mới giáo dục MN, GD phổ thông, GD đại học và GD nghề nghiệp; đổi mới công týac thi tuyển sinh và xây dựng quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng GD; thực hiện phổ cập GD, đảm bảo dạy thực chất, học thực chất để thực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

c. Phối hợp với TW đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, công đoàn ngành GD Việt Nam…. Và các cơ quan thông tin đại chúng để việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục trở thnàh hành động chung của toàn xã hội.

Câu 3: Hãy trình bày những nội dung chính của cuộc vận động “ Hai không” do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phát động và nêu ý kiến cá nhân về cuộc phát động đó.Hướng dẫn trả lời:

Cuộc vận động “Hai không” do Bộ trưởng Bộ GD – ĐT phát động có bốn nội dung:

+ Nói không với bệnh thnàh tích trong giáo dục+ Nói không với tiêu cực trong thi cử+ Nói không với đào tạo không đạt chuẩn+ Nói không với không đáp ứng yêu cầu của xã hội

- Tác động của cuộc vận động “Hai không”:+ Cuộc vận động đã đánh trúng điểm yếu căn bản của giáo dục đã tồn tại khá lâu, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục, đến uy tín nhà giáo, đến quan hệ thầy trò, đến truyền thống tôn sư, trọng đạo…+ Cuộc vận động đã chỉ rõ những nhiệm vụ cấp bách mà giáo dục phải thực hiện: Vấn đề thi đua dạy tốt- học tốt; Vấn đề thương mại hoá trong giáo dục; Vấn đề chất lượng giáo dục và vấn đề chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

Câu 4:Ngày 28/7/2006, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Anh/chị hãy lý giải: Tại sao lại có kế hoạch tổ chức cuộc vận động này? Là người đang và sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục, anh/chị có suy nghĩ và hành động như thế nào để cuộc vận động trên thực sự có hiệu quả?Hướng dẫn trả lời:

- Thúc đẩy các đơn vị đào tạo tập trung mọi nguồn lực để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước giảm dần, tiến tới chấm dứt tình trạng đào tạo không đạt chuẩn, sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có thể làm việc theo đúng ngành nghề đào tạo hoặc dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp, có khả năng thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, với môi trường làm việc, đáp ứng yêu cầu cao của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và xã hội.

-Củng cố và tăng cường lòng tin của người học, người sử dụng và toàn xã hội đối với hoạt động giáo dục đại học Việt Nam nói chung và với trường Cao đẳng Sơn la nói riêng;

Page 3: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn về chất lượng giáo dục, đào tạo để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Tạo nên động lực, nâng cao nhận thức, quyết tâm của mọi cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần thực hiện thành công sứ mệnh và kế hoạch chiến lược phát triển của giáo dục đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Câu 5:R.Êmixơn nói: “Ý nghĩ là bông hoa, lời nói là bầu hoa, việc làm là trái quả”. Bạn hiểu câu nói trên như thế nào trong công tác giáo dục?Hướng dẫn trả lời:

Lời nói và việc làm có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong công tác GD,mối quan hệ giữa lời nói và việc làm được xem là bộ phận của nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành”. Nét đẹp sư phạm của người thầy giáo chính là sự thể hiện thống nhất biện chứng giữa lời nói và việc làm nhưng để thực hiện được thật không đơn giản.

Nghề thầy giáo là nghề vô cùng cao quý trong xã hội, vì “nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”, nhưng đồng thời nó cũng là nghề bị kiểm tra một cách nghiêm ngặt, khắt khe nhất. Bởi lẽ, không có nghề nào có số lượng đông như nghề làm thầy. Hàng ngàn, hàng vạn con mắt của HS luôn theo dõi nhưng lời giáo huấn, cử chỉ của thầy để tiếp thu những điều hay, lẽ phải, những chân lý khoa học. Nói một cách khác, lời nói và việc làm của thầy phải là một sự thống nhất không có sự mâu thuẫn.

Là người thầy giáo nên tâm niệm lời khuyên của Mặc Tử: “Khẩu ngôn phi, thân tất hành chi”, tức là miệng nói gì tay phải làm nấy. Với ý nghĩa xã hội đó, người thầy giáo phải là tấm gương sáng để HS noi theo.Câu 6:Từ sự hiểu biết về nội dung phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học thụ động, đồng chí hãy so sánh hai phương pháp dạy học này?Hướng dẫn trả lời:

Phương pháp dạy học thụ động Phương pháp dạy học tích cực1. Tập trung vào hoạt động của giáo viên

1. Tập trung vào hoạt động của HS

2. Giáo viên thuyết trình, độc thoại 2.GV tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS

3.HS lắng nghe lời giảng của GV, ghi chép và học thuộc

3. HS chủ động sáng tạo, tìm đến tri thức mới bằng HĐ độc lập, HĐ nhóm

4.GV áp đặt kiến thức có sẵn 4. GV huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của HS để thiết kế bài giảng.

5.Giao tiếp thầy – trò nổi lên hàng đầu 5. Đối thoại trò – trò, thầy – trò, hợp tác với bạn, học bạn

6.GV đưa ra hệ thống câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời

6.Khuyến khích HS nêu ý kiến cá nhân về vấn đề đang học.

7. Khẳng định kiến thức giáo viên đưa ra 7. Khuyến khích học sinh nêu thắc mắc trong khi nghe giảng

Page 4: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

8. Thầy độc quyền đánh giá cho điểm 8. GV khuyến khích HS nhận xét

Câu 7:Đồng chí hãy nêu yêu cầu, mục đích và nội dung của Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18/5/2007 về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành GD?Hướng dẫn trả lời:

Thực hiện chỉ thị số 06 – CT/TW ngày 07/11/2006 của Bộ chính trị và Hướng dẫn số 11- HD/TTVH của Ban tư tưởng văn hoá TW. Bộ trưởng Bộ GD – ĐT chỉ thị thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” trong toàn ngành như sau:1.Mục đích:

-Làm cho nhà giáo, cán bộ QLGD, viên chức, học sinh – SV trong toàn ngành giáo dụcnhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và những giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện- Đẩy lùi sự suy thoái về chính trị đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội

2. Yêu cầu:- Toàn bộ nhà giáo, cán bộ QLGD, viên chức, học sinh – SV trong toàn ngành giáo dục nghiêm túc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.- Các hình thức, biện pháp tổ chức nghiên cứu, học tập phải phù hợp với điều kiện của mỗi đơn vị, địa phương, cấp học…không phô trương lãng phí.- Tổ chức cuộc vận động phải gắn liền với việc thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội X của Đảng, với cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, với việc chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

3. Nội dung- Tổ chức nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tập trung vào các phẩm chất: “cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí.- Cá nhân tự liên hệ và xây dựng phương hướng phấn đấu, rèn luyện phù hợp với vị trí công tác, học tập.- Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin rộng rãi trong ngành.

Câu 8: Đồng chí hãy nêu việc tổ chức thực hiện của Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18/5/2007 về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành GD?Hướng dẫn trả lời:

Đạo đức là yếu tố nền tảng để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi con người sống trong xã hội. Như Hồ Chủ tịch nói “đạo đức là gốc của con người”.Thật vậy, với SV sư phạm trau dồi đạo đức là một việc làm thường xuyên, biểu hiện ở chỗ phải cần cù, chịu khó học tập, rèn luyện tu dưỡng. Tuy nhiên, sự cần

Page 5: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

cù không phải dùi mài kinh sử theo kiểu “Cuốc kêu mùa hè”, mà phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành, giữa lao động trí óc và lao động chân tay.

Bên cạnh đó SV phải có ý thức tiết kiệm, phải biết lập kế hoạch cho việc chi tiêu, có thái độ trân trọng khi tiếp nhân các nguồn đầu tư kinh phí và biết sử dụng có hiệu quả để phụ vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu.

Trong cư xử với bản thân, SV còn phải liêm khiết và chính trực, thẳng thắn đấu tranh phê bình và tự phê bình là điều SV cần quyết tâm thực hiện. Tỏ một lời góp ý với bạn bè có động cơ không đúng trong học tập, nghiêm túc với bản thân trong lúc kiểm tra và thi cử, trình bày với giảng viên những điều mình không hiểu…đó là công việc cần làm đối với mỗi SV sư phạm.

Sống trong tập thể phải luôn đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. Đề cao lợi ích tập thể, nhưng lợi ích cá nhân của mình vẫn được đam rbảo theo quan điểm “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Có thể nói, SV thực hiện được tốt vấn đề đạo đức thì tạo sự lan toả tích cực trong tập thể SV, cộng đồng xã hội.Câu 9: Bạn hãy nêu nhiệm vụ của Nhà giáo trong giai đoạn hiện nay?Hướng dẫn trả lời:

Điều 72- Luật Giáo dục 2005 quy định nhiệm vụ nhà giáo:1. Giáo dục giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện

đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp

luật và điều lệ nhà trường3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo, tôn trọng nhân cách

của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

5. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu 10:Bạn hiểu thế nào về hai câu thơ sau của Bác Hồ:“ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Hướng dẫn trả lời:- Hiền, dữ chỉ tính cách của con người, tính cách lại là một thuộc tính

tâm lý của nhân cách.+ Tính cách của con người không hề được định sẵn từ lúc mới sinh ra, cũng không phải tự nhiên mà có.+ Tính cách của con người được hình thành và phát triển trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân.+ Tính cách, tâm lý con người trong quá trình hình thành và phát triển chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động, trong đó có giáo dục.- Phần nhiều do giáo dục mà nên+ Câu nói trên muốn đề cập đến vai trò chủ đạo của yếu tố giáo dục và tự giáo dục.+ Giáo dục chỉ phát huy tác dụng tốt và chắc chắn khi có sự liên kết chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.

Page 6: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

+ Ngoài ảnh hưởng của giáo dụ, tính cách con người còn ảnh hưởng của môi trường sống, yếu tố bẩm sinh – di truyền.Câu 11: Để đáp ứng nhu cầu xã hội hiên nay, người GVMN, GVTH phải đạt những tiêu chuẩn nghề nghiệp nào?Hướng dẫn trả lời:Chuẩn nghề nghiệp GVMN*Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2. Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động.

3. Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp

4. Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ.

*Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức1. Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non.2. Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ lứa tuổi mầm non.3. Kiến thức cơ sở chuyên ngành. 4. Kiến thức và phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non. 5. KiÕn thøc phæ th«ng vÒ chÝnh trÞ, kinh tÕ, v¨n hãa x· héi

liªn quan ®Õn GDMN6. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm7. Kỹ năng tổ chức các HĐ chăm sóc sức khoẻ cho trẻ8. Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ9. Kỹ năng quản lý lớp học10.Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học* Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước. 3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động. 4. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh

thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng.

5. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh. * Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức

1. Kiến thức cơ bản. 2. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học

tiểu học. 3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên

quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc.

Page 7: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác. * Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm

1. Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới. 2. Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính

năng động sáng tạo của học sinh. 3. Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 4. Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi

trong giao tiếp, ứng xử có văn hoá và mang tính giáo dục. 5. Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.

Câu 12: Tác động của ma tuý tới cơ thể con người?Hướng dẫn trả lời:

Nghiện ma tuý ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nghiện, có thể dẫn đến nhiễm độc mãn tính cho cơ thể, gây ra rối loạn ở từng bộ phận, đến suy nhược toàn thân của người nghiện như:

Đối với hệ tiêu hoá, người nghiện luôn có cảm giác chán ăn, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch của hệ tiêu hoá giảm, thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc lỏng, lúc táo bón.

Đối với hệ tuần hoàn, thường bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột, mạch máu bi xơ cứng, đặc biệt là hệ mạch não làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. Do tiêm chích thường không vô trùng, nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc tĩnh mạch, thường gặp viêm tắc tĩnh mạch hai chi dưới.

Đối với hệ hô hấp, những đối tượng hít ma tuý thường bị viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới.

Các bệnh về da, người nghiện bị rối loạn cảm giác da nên không cảm giác thấy bẩn, họ thường sợ nước, vì vậy họ rất ngại tắm rửa- đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh da phát triển như: ghẻ, lở, hắc lào, viêm đa não.

Nghiện ma tuý làm suy giảm chức năng thải độc, người nghiện ma tuý, chất hêrôin, làm cho chất độc tích tụ trong cơ thể, càng làm cho gan, thận và toàn cơ thể suy yếu nên người nghiện hay bị các triệu chứng: áp xe gan, viêm gan, suy gan, suy thận, có khi dẫn đến tử vong.

Đối với hệ thần kinh, người nghiện nặng có biểu hiện rối loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run chân tay, chậm chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác. Nếu dùng ma tuý liều cao có thể bị ngộ độc cấp tính, biểu hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê.

Nghiện ma tuý sẽ dẫn tới suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động, giảm tuổi thọ.

Câu 13: Ma tuý gây ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống và nòi giống như thế nào?Hướng dẫn trả lời:

- Ma tuý làm thay đổi nhân cách người nghiện. Ma tuý làm cho người nghiện thay đổi trạng thái tâm lý, sa sút về tinh thần, thay đổi nhân cách.Họ thường xa lánh nếp sinh hoạt lành mạnh như: học tập vui chơi, lao động, thể thao, yêu thương và yêu người thân, bè bạn. Họ thường sống ủ dột, cách biệt xa

Page 8: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

lánh mọi người, xa lánh bạn tốt, chỉ tìm bạn nghiện để chơi và cùng nhau sử dụng ma tuý họ thường cáu gắt, nói dối, ăn cắp, gây xung đột với bố mẹ, anh chị em, vợ con.

- Nghiện ma tuý làm tổn hại đến tình cảm và hạnh phúc gia đìnhDo tính tình người nghiện ma tuý hay thay đổi và do mâu thuẫn về quyền lợi, nên họ luôn chống lại người thân trong gia đình, họ hay gây gổ, cáu gắt, lừa dối, dẫn đến tình cảm sứt mẻ, xung đột trong gia đình ngày càng tăng. Có người nghiện đã đánh lại cha mẹ, hành hạ vợ con, gây tội ác với bà con lối xóm, xã hội... gây mất trật tự an toàn xã hội.

- Nghiện ma tuý ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống.Lúc mới sử dụng ma tuý thường gây kích thích tình dục, vì vậy để thoả mãn nhu cầu, đối tượng có thể quan hệ với gái mại dâm, cho nên rất dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: lậu, giang mai, HIV.

Khi đã nghiện ma tuý nặng, các hoóc môn sinh dục bị suy giảm nên sinh con ốm yếu, trí tuệ chậm phát triển.

Đối với phụ nữ có thai, nghiện ma tuý có thể dẫn đến xảy thai, thai lưu, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, gầy gò, ốm yếu, khó nuôi, chậm phát triển về thể lực và trí tuệ.

- Đối tượng nghiện ma tuý có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS.Phương thức lây nhiễm chủ yếu bằng hai con đường: đường tình dục và

đường máu. Lúc mới nghiện ma tuý người nghiện ma tuý được kích thích tình dục, để thoả mãn nhiều người đã quan hệ với gái mại dâm, nên rất dễ bị gây nhiễm HIV/AIDS và truyền bệnh này từ người này sang người khác. Khi tiêm chích ma tuý, đối tượng thường dùng chung bơm kim tiêm mà không khử trùng hoặc khử trùng qua loa không đảm bảo yêu cầu sinh, vì vậy họ rất dễ bị lây nhiễm HIV/AIDS (ở Việt Nam 65% người nhiễm HIV/AIDS là người nghiện ma tuý).

Câu 14: Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm như thế nào trong phòng, chống ma tuý?Hướng dẫn trả lời:

Theo quy định tại Điều 10 Luật phòng, chống ma tuý thì nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:

1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý; giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma tuý;

2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý;

3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.

Câu 15: Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" có mục tiêu, yêu cầu và nội dung gì? Hướng dẫn trả lời:

Page 9: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

1.Hai mục tiêua) Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.b) Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu2. Năm yêu cầua) Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trưởng học, tạo điều kiện cho học sinh đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.b) Tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng, với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo.c) Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.d) Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống cách mạng cho học sinh.đ) Phong trào thi đua phải đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở. Nội dung cụ thể của phong trào là do cơ sở tự chọn, phù hợp với điều kiện của nhà trường, làm cho chất lượng giáo dục được nâng lên và có dấu ấn của địa phương một cách mạnh mẽ. 3. Năm nội dunga) Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.b) Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.c) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinhd) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.đ) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.

Câu 16: Làm thế nào để thực hiện tốt nội dung “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”?

Hướng dẫn trả lời:Nội dung thứ hai trong 5 nội dung của Chỉ thị số 40/2008/CT – BGDĐT,

đã nêu: “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuội của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.- Thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần,tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.- Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao”.

Để góp phần thực hiện tốt nội dung trên, nhà trường cần quan tâm:1. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các dự án của Bộ, Cục Nhà

giáo và Cán bộ quản lí Giáo dục giới thiệu tài liệu, phương tiện nghe nhìn và tổ

Page 10: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

chức tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên, nhân các điển hình giáo viên giỏi của trường và địa phương cho các thầy cô của mỗi trường.

2. Động viên khích lệ học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, đặc biệt là khích lệ kịp thời đối với học sinh yếu kém khi các em có sự tiến bộ dù là rất nhỏ.

3. xây dựng một số băng hình về tiết dạy hoặc hoạt động ngoại khóa, lồng ghép nội dung dạy kiến thức với giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương.

4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu thông tin trê mạng Internet ( ở nơi có điều kiện) để xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử phục phụ giảng dạy và học tập, nghiên cứu, đề xuất sáng kiến về đổi mới phương pháp dạy học.

5. Khuyến khích, hướng dẫn học sinh giúp đỡ nhau trong học tập, học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém. Động viên các em mạnh dạn đề xuất các ý kiến, sáng kiến của mình trong học tập. Rèn cho các em có thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm tài liệu ngoài bài giảng của giáo viên ở trường.

Câu 17:   Hiệu trưởng nhà trường nên chú ý những điểm gì để triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”? Hướng dẫn trả lời:

Hiệu trưởng nhà trường là người chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về việc tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trước mắt, Hiệu trưởng cần:

1. Nghiên cứu kĩ và quán triệt Chỉ thị 40/2008/CT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ngày 27/07/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các văn bản có liên quan .

2. Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tại trường:

3. Kết hợp linh hoạt việc kiểm điểm, đánh giá kết quả thi đua với các nhiệm vụ khác của kế hoạch năm học sau mỗi giai đoạn.

4. Tổ chức thực hiện có hiệu quả “Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường”, trong đó cụ thể hóa các quy tắc ứng xử văn hóa, thân thiện giữa các thành viên trong nhà trường, gắn với nội dung thi đua.

Câu 18:   Nhà trường cần phải làm gì để duy trì bền vững các hoạt động ngoại khóa của học sinh? Hướng dẫn trả lời:

Đề duy trì bền vững các hoạt động ngoại khóa của học sinh, nhà trường cần:- Cải tiến nội dung dạy học và các hoạt động giáo dục cho phù hợp với

nhu cầu và cuộc sống của học sinh tại địa phương, trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định và hướng dẫn.

- Tôn trọng vai trò cùng tham gia của học sinh.- Tạo bầu không khí thân thiện, cởi mở, trong đó học sinh được lắng

nghe, chia sẻ, hòa nhập, tự tin và cảm thấy an toàn, hứng thú trong mọi hoạt động (có hòm thư về trường học thân thiện, học sinh tích cực để lấy ý kiến của học sinh và xử lí thông tin kịp thời, có biện pháp quan tâm thực sự đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn,…)

Page 11: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

- Dự trù ngân sách hằng năm để mua sắm mới và bổ sung các dụng cụ thể thao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, quả cầu (dùng cho đá cầu), dây kéo co; và các nhạc cụ, trong đó có các nhạc cụ dân tộc…để tổ chức cho học sinh hoạt động, vui chơi, ca hát phù hợp với sân bãi, cơ sở vật chất của trường.

- Phát động giáo viên, học sinh, các đoàn viên thanh niên lớn tuổi, học sinh cũ của trường, các bậc phụ huynh và tổ chức xã hội, các cá nhân, doanh nghiệp quan tâm hoặc sưu tầm, sản xuất đóng góp các dụng cụ, phương tiện để tặng cho nhà trường hoặc đóng góp kinh phí cho công việc này, lập sổ vàng ghi danh sách các cá nhân và tập thể đó để Ban chỉ đạo các cấp tổng hợp,chọn lộc và công bố trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các phương tiện truyền thông khác. Tổ chức cho học sinh tự làm hoặc sưu tầm các dung cụ cho trò chơi dân gian.

- Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho học sinh phát huy tính sáng tạo thông qua việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ (câu lạc bộ khoa học – kĩ thuật, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, câu lạc bộ thể thao); các hoạt động có tính chất khảo sát, tìm hiểu (sưu tầm vốn văn hóa dân gian, trò chơi dân gian, tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương…)

- Đảm bảo bình đẳng về giới thông qua học tập cũng như qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi nói chung, trò chơi nhân gian, hát dân ca, hoạt động thể dục thể thao nói riêng.

Câu 19: Hãy nêu những thành tựu chủ yếu về kinh tế, xã hội của nước ta sau gần 20 năm đổi mới.Hướng dẫn trả lời:

Đổi mới ở Việt Nam là quá trình thử  nghiệm, trong quá trình đó cái mới và cái cũ xen kẽ nhau, cái cũ không mất đi mà lùi dần, cái mới dần dần được khẳng định và đưa tới những thành công, có thể nói:

Thực tiễn đã chứng minh có sự ổn định mới phát triển được và chính sự phát triển sẽ tạo ra sự ổn định mới vững chắc hơn. 

Sau gần 20 năm,  sự nghiệp đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng có ý nghĩa lịch sử  trên cả 2 mặt thực tiễn và lý luận.            So với 20 năm trước, đất nước ta có sự thay đổi cơ bản và toàn diện:  Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài nhiều năm, kinh tế tăng trưởng tương đối nhanh, bước đầu hình thành nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng gần gấp 2 lần trong 10 năm qua (1991-2000) với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,5%.

Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp. Trong thời kỳ đổi mới Việt Nam đã chú ý đến việc thực hiện chính sách công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo. Từ đó đời sống nhân dân được cải thiện một bước đáng kể. Tính riêng trong 5 năm  (1993-1998) thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng 2,45 lần. Nhờ những định hướng đúng đắn đó đã đem lại sự tin tưởng của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới, trở thành một động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới giành được nhiều thắng lợi.

Page 12: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

            Song song với đổi mới về kinh tế, đổi mới về chính trị - xã hội - văn hóa với mục tiêu phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, xây dựng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, coi chính sách phát triển khoa học, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Nhờ vậy mà trong những năm qua, thành tựu về giáo dục năm 2000 Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, hiện nay đang thực hiện chương trình phổ cập giáo dục phổ thông cơ sở. Các trường đại học đang thực hiện chương trình đào tạo sau đại học với hai học vị thạc sĩ và tiến sĩ   hầu như ở tất cả các ngành học thuộc khoa học tự nhiên cũng như  khoa học xã hội.            Trong lĩnh vực đối ngoại, Việt Nam thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng , đa phương hóa , đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Trên cơ sở đường lối đó, Việt Nam đã kiên trì đẩy lùi và làm thất bại chính sách bao vây cấm vận , cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch, tạo dựng được mội trường quốc tế cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường và thương trường thế giới.Câu 20: Theo quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2006, các hành vi nào bị nghiêm cấm.Hướng dẫn trả lời:

Điều 10 của Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã qui định các hành vi bị nghiêm cấm như sau: 1. Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới; 2. Phân biệt đối xử về giới dưới mọi hình thức; 3. Bạo lực trên cơ sở giới; 4. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Theo khoản 5 Điều 5 của Luật Bình đẳng giới năm 2006, thì phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Câu 21: Theo điều 70 Luật giáo dục 2005 nói về những tiêu chuẩn của nhà giáo:Hướng dẫn trả lời:1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác.2. Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a. Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;c. Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;c. Lý lịch bản thân rõ ràng.

3. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.

Câu 22:Đồng chí hãy cho biết những đặc thù trong lao động của nghề GVMN?Hướng dẫn trả lời:

Page 13: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

Giáo viên mầm non:GVMN là người lao động đa năng, trong nhân cách của họ vừa có cả

những nét của người mẹ, vừa có cả những nét của nhà giáo dục, của người nghệ sĩ, của người thầy thuốc, của người cấp dưỡng…Do vậy, chương trình đào tạo GVMNphải là một chỉnh thể, mang tính tích hợp cao, trong đó không thể tồn tại một môn nào đứng riêng lẻ, tách biệt rạch ròi như những bộ môn khác. Vì như vậy sẽ không thể Đào tạo được những người GVMN đa năngđể làm tốt cả hai nhiệm vụ là chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Điều đó khẳng định rằng việc đào tạo GVMN có những nét đặc thù, khác với việc đào tạo GV phổ thông. Điều đó cũng có thể nói rằng nghề nuôi dạy trẻ là một nghề khó nhọc, đa năng nhưng tinh tế, đòi hỏi phải được đào tạo công phu.

Đặc điểm quan trọng nhất của lao động sư phạm MN là trong suốt qúa trình lao độngluôn có sự tương tác giữa mọi người với nhau như cô giáo và trẻ, trẻ với trẻ, GV với GV, GV với phụ huynh, GV với cộng đồng…Đối tượng của GVMN chính là trẻ em, công cụ chủ yếu của lao động sư phạm là nhân cách của GV, sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách của trẻ MN theo mô hình mà xã hội đòi hỏi. Đặc điểm này cho thấy, nhân cách của GVMN, năng lực giao tiếp sư phạm là những thành phần quan trọng trong đánh giá chất lượng GV.Giáo viên tiểu học:

Lao động của người giáo viên nói chung và GVTH nói riêng là loại hình lao động đặc biệt. Hiểu được loại lao động này, mới có được những quyết định quản lý thích hợp. Bất cứ lao động nào cũng có ba khâu: sử dụng công cụ lao động, tác động lên đối tượng lao động và tiêu phí sức lao động.

Đối tượng lao động của người GVTH là con người, là thế hệ trẻ đang lớn lên cùng với nhân cách của nó. Đối tượng này không phải là vật vô tri vô giác như tấm vải của người thợ may, viên gạch của người thợ hồ hay khúc gỗ của người thợ mộc ... mà là một con người rất nhạy cảm với những tác động của môi trường bên ngoài theo hướng tích cực và cả hướng ngược lại.

Như vậy người giáo viên phải lựa chọn và gia công lại những tác động xã hội và tri thức loài người bằng lao động sư phạm của mình nhằm hình thành con người đáp ưng yêu cầu của xã hội. Đối tượng đó vừa là khách vừa là chủ thể của quá trình giáo dục. Tác động đến đối tượng đó không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như nhau. Hiệu qủa đó cũng không tỷ lệ thuận với số lần tác động. Do đó, người GVTH phải có vô số phương án để tác động đến đối tượng, không thể rập khuôn máy móc như lao động khác. Bản thân đối tượng lao động đã quyết định tính đặc thù của lao động sư phạm của nghề dạy học.

Có thể nói,công cụ chủ yếu cuả lao động sư phạm là người giáo viên với toàn bộ nhân cách của mình. Nhân cách này càng tinh sảo, càng hoàn hảo thì sản phẩm làm ra càng hoàn thiện. Nhân cách đó bao gồm tâm hồn, tư tưởng, phong cách sống cũng như sinh hoạt cuả người giáo viên. Từ đó chúng ta có thể thấy rõ hơn, nếu GVTH thiếu nhân cách thì không thể giáo dục nhân cách cho học sinh.

Câu 23: Đồng chí hãy cho biết Luật giáo dục quy định mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp GDMN, GVTH?Hướng dẫn trả lời:

Điều 19 quy định Mục tiêu của giáo dục mầm non

Page 14: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.

Điều 20 quy định Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non1. Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm hài hoà giữa nuôi dưỡng,

chăm sóc và giáo dục, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

2. Phương pháp chủ yếu trong giáo dục mầm non là thông qua việc tổ chức các hoạt động vui chơi để giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.

Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thôngGiáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho

sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn

diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.

Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.Câu 24: Em hãy giải thích rõ hoạt động tự học của người sinh viên hiện nay? Liên hệ bản thân.Hướng dẫn trả lời:

Tự học là một phần có ý nghĩa rất quan trọng để sinh viên trong các trường sư phạm hoàn thiện vốn kiến thức khoa học và kỹ năng nghề nghiệp. Kiến thức mà người thầy cần truyền thụ phải được hoàn thiện trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện của trò.

Tự học yêu cầu người học có tính độc lập, tự giác cao. Khi tự học người học không có thầy trực tiếp dạy, không có mẫu trực tiếp để bắt chước, không bị áp đặt từ bên ngoài...người học hầu như hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp hoạt động, tự kiểm tra, tự đánh giá... Trong xu thế "học suốt đời" hiện nay, hoạt động tự học trở thành một phần cơ bản của hoạt động học tập.

Page 15: TRẢ LỜI HIỂU BIẾT SƯ PHẠMcdsonla.edu.vn/spthmn/attachments/article/120/DAP AN HIEU... · Web view4. Động viên giáo viên sưu tầm tài liệu, sách báo, tra cứu

Ở trường sư phạm sinh viên có ý thức, thói quen, phương pháp tự học, tự làm giàu vốn hiểu biết của mình vì người thầy giáo không chỉ giỏi chuyên môn mà còn cần phông kiến thức rộng. Khi được trang bị đầy đủ về khả năng tự học, sinh viên khi ra trường sẽ tự tin hơn khi hướng dẫn cho học sinh tự học.

Liên hệ …Câu 25: Theo em, việc rèn nghiệp vụ sư phạm cho SV cần tập trung

vào vấn đề gì?Hướng dẫn trả lời:

Trong đào tạo GV, thực hành, thực tế, thực tập là những hoạt động hết sức quan trọng nhằm hình thành kỷ năng sư phạm, cách thức tổ chức hoạt động cho người học. Thực hành, thực tế, thực tập ở trường sư phạm có thể bao gồm các nội dung, mức độ sau:- Vận dụng kiến thức đã học vào việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh .- Thông qua thực tiễn để củng cố, kiểm chứng kiến thức lý thuyết.- Tập phân tích nội dung, chương trình môn học mà sau này sinh viên sẽ đảm nhận ở trường phổ thông, tập xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh.- Soạn giáo án, lên lớp và tổ chức các hoạt động cho học sinh.

Hoạt động thực hành ở trường sư phạm trước hết phải được hướng dẫn và thực hiện giả định tại trường. Trong quá trình đào tạo, trường sư phạm cần quan tâm đúng mức đến  công tác rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng sư phạm. Bắt đầu từ các kỹ năng đơn giản nhất (đọc, viết bảng, sử dụng đồ dùng- đò chơi...) đến các kỹ năng phức tạp nhất (tổ chức các hoạt động học tập, các mối quan hệ trong giờ học, giải quyết các tình huống sư phạm, nghiên cứu khoa học giáo dục...).

Để việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm đem lại hiệu quả cao, trường sư phạm cần xác định rõ các hoạt động rèn luyện cho các học kỳ, các năm học tương ứng với nội dung học tập của sinh viên và đảm bảo logic của quá trình rèn luyện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp... Ngoài ra cần đa dạng các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm như:  tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các câu lạc bộ kỹ năng sư phạm, tổ chức hội thi nghiệp vụ sư phạm...

Một hoạt động quan trọng khác đối với sinh viên sư phạm là hoạt động thực hành một cách thường xuyên, liên tục ở trường thực hành trên đối tượng thực là học sinh. Vì thế, việc xây dựng trường thực hành đang trở thành vấn đề cấp thiết đối với các trường sư phạm. Cùng với nó, nội dung thực hành cũng cần được xây dựng thành một qui trình thuận tiện cho giáo viên  hướng dẫn và thực hiện.

KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON