tri thỨc ĐỊa phƯƠng cỦa ngƯỜi mẠ trong canh tÁc …

13
TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG CỦA NGƯỜI MẠ TRONG CANH TÁC RÀY Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN NGUYỄN ĐĂNG HIỆP PHỐ* Đ ặ t vấn đề Trong những năm gần đây “Trí thức địa phương” được đề cập đến khá nhiều trong những nghiên cứu nhân học, nghiên cứu môi trường và nghiên cứu phát triển. Theo đó, tri thức địa phương được xem là sàn phẩm trí tuệ được kết tinh qua thời gian và trở thành nhũng giá trị văn hóa, phản ánh đặc trưng tộc người, iĩóp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội. Người Mạ ở Việt Nam nói chung và người Mạ ở Vườn quốc gia Cát Tiên nói riêng thuộc nhóm ngôn ngũ' Môn Khmer là những cư dân sống ở vùng núi. Đó là dân du cư, có nền kinh tế dựa vào nghề trồng lúa theo kỹ thuật làm rẫy. Đối với người Mạ, từ xa xưa rùng đã là một bộ phận trong di sản văn hoá. Níỉuồn gốc Mạ là nguồn gốc người làm rùng, nguồn sống từ rùng và rừng là tài nguyên quan trọng, là nguồn sống cơ bàn lâu đời nhất. Cũng như nhiều tộc người sinh sống ở vùng rừng núi, người Mạ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong canh tác nương rẫy và sử dụng tài nguyên rừng. Nghiên cún “Tri thức địa phưong của người Mạ trong canh tác rẫy ở Vườn quốc gia Cát Tiên” với mục đích làm sáng rõ những tri thức, nhũng kinh nghiệm trong hoạt động mưu sinh truyền thống cùa người Mạ (canh tác nương rẫy), nhũng lợi ích của tri thức địa phương của người Mạ đối với sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần quản lý và bào vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Cát Tiên. Giúp cho việc đề xuất xây dựng những chương trình hỗ trợ cần thiết phục vụ công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sống, quản lý và bào vệ tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Cát Tiên, hướng tới phát triển bền vững không chỉ với cộng đồng người Mạ mà còn ở các dân tộc thiểu số khác ở khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên. Nghiên cứu này được hoàn thành dựa trên nguồn tư liệu điền dã của tác giả thực hiện qua các kỹ thuật phỏng vấn sâu, với các đối tượng là những người Mạ lớn tuổi có kiến thức sâu rộng về các tri thức trong canh tác nương rẫy. 1. Khái niệm tri thức địa phương Khái niệm tri thức địa phương hay tri thức kỹ thuật bàn địa, tri thức dân gian, tri thức truyền thống, tri thức của người nông thôn được đề cập đến trong khá nhiều nghiên cứu từ thập kỷ 90 * NCS. Đại học Đồng Nai

Upload: others

Post on 25-Feb-2022

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG CỦA NGƯỜI MẠ TRONG CANH TÁC RÀY Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

NG U Y ỄN Đ Ă NG HIỆP PHỐ*

Đ ặ t vấn đề

Trong những năm gần đây “Trí thức địa phương” được đề cập đến khá nhiều trong những

nghiên cứu nhân học, nghiên cứu môi trường và nghiên cứu phát triển. Theo đó, tri thức địa phương

được xem là sàn phẩm trí tuệ được kết tinh qua thời gian và trở thành nhũng giá trị văn hóa, phản ánh

đặc trưng tộc người, iĩóp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội.

Người Mạ ở Việt Nam nói chung và người Mạ ở Vườn quốc gia Cát Tiên nói riêng thuộc nhóm

ngôn ngũ' Môn Khmer là những cư dân sống ở vùng núi. Đó là dân du cư, có nền kinh tế dựa vào nghề

trồng lúa theo kỹ thuật làm rẫy. Đối với người Mạ, từ xa xưa rùng đã là một bộ phận trong di sản văn hoá.

Níỉuồn gốc Mạ là nguồn gốc người làm rùng, nguồn sống từ rùng và rừng là tài nguyên quan trọng, là

nguồn sống cơ bàn lâu đời nhất. Cũng như nhiều tộc người sinh sống ở vùng rừng núi, người Mạ tích

lũy được nhiều kinh nghiệm trong canh tác nương rẫy và sử dụng tài nguyên rừng.

Nghiên cún “Tri thức địa phưong của người Mạ trong canh tác rẫy ở Vườn quốc gia Cát Tiên” với

mục đích làm sáng rõ những tri thức, nhũng kinh nghiệm trong hoạt động mưu sinh truyền thống cùa

người Mạ (canh tác nương rẫy), nhũng lợi ích của tri thức địa phương của người Mạ đối với sự phát

triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần quản lý và bào vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc

gia Cát Tiên. Giúp cho việc đề xuất xây dựng những chương trình hỗ trợ cần thiết phục vụ công tác

giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết vấn đề bảo vệ môi trường sống, quản lý và bào vệ tài

nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Cát Tiên, hướng tới phát triển bền vững không chỉ với cộng đồng

người Mạ mà còn ở các dân tộc thiểu số khác ở khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên.

Nghiên cứu này được hoàn thành dựa trên nguồn tư liệu điền dã của tác giả thực hiện qua các

kỹ thuật phỏng vấn sâu, với các đối tượng là những người Mạ lớn tuổi có kiến thức sâu rộng về các tri

thức trong canh tác nương rẫy.

1. Khái niệm tri thức địa phương

Khái niệm tri thức địa phương hay tri thức kỹ thuật bàn địa, tri thức dân gian, tri thức truyền

thống, tri thức của người nông thôn được đề cập đến trong khá nhiều nghiên cứu từ thập kỷ 90

* NCS. Đại học Đồng Nai

Nguyễn Đ ăng Hiệp Phố - Tri thức địa phu'0'ng của n gư òi M ạ. 85

của thế kỷ XX, khi suy thoái môi trường trở thành những thách thức cho sự phát triển . Đ ịnh nghĩa

tri thức bản địa chính thức được đưa ra trong một chương trình “Tri thức bản địa cho sự phát triển” tại

châu Phi của W orld Bank vào năm 1998, coi tri thức bản địa như là một nguồn quan trọng trong việc

làm tăng tính hiệu quả, năng lực và tính bền vũng cho các chương trình phát triển. Theo đó tri thức địa

phương là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến mọi lĩnh vực cùa cuộc sống

đương đại bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và

trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Tri thức địa phương còn cung cấp các chiến lược nhằm giải

quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân cư địa phương (W orld Bank 1998).

Để hiểu rõ về tri thức bản địa hay tri thức địa phương, trước hết cần khái niệm “cư dân bản địa”

hay “tộc người bản địa” . Công ước 169 của Tồ chức Lao động Thế giới (ILO Convention 169) định

nghĩa về người dân và bộ tộc bản địa “ là những người có các điều kiện xã hội, văn hóa và kinh tế phân

biệt họ với các bộ phận khác của một cộng đồng quốc gia, và địa vị của họ được quy định toàn bộ hoặc

một phần bởi phong tục hay truyền thống, hoặc bởi những luật lệ đặc biệt hay quy định của riêng họ”. Tuy

nhiên, khó có thể đi đến một khái niệm chính xác về “cư dân bản địa” . Tác giả Bùi Hoài Sơn đưa ra lập

luận rằng: “trong một quốc gia, nhiều khi những tộc người thiểu số được gọi là bàn địa. Trên phạm vi

toàn cầu, đôi khi người ta gọi những dân tộc có lịch sử sinh sống lâu đời trên một vùng đất là dân tộc

bản địa. N hư vậy, người Việt có thể được coi là dân bản địa ở phương diện thế giới, nhưng không được

coi là dân tộc bàn địa trong phạm vi quốc gia” (Bùi Hoài Sơn 2009). Hoặc theo giáo sư Ngô Văn Lệ

khái niệm “cư dân bản địa” hay “tộc người bản địa” thường được hiểu trong so sánh giữa các lớp dân cư

sinh sống trên một địa bàn nào đó về thời gian lâu hơn so với những cộng đồng cư dân đến sinh sống sau

cũng trên địa bàn đó. Lớp cư dân đến trước thường được hiểu là cư dân bản địa trong so sánh về thời gian với

lớp cư dân đến sau. Đây là phạm trù có tính tương đối nên khi nói đến “tộc người bản địa” hay “cư dân bản

địa” phải đặt trong những trường họp cụ thể và tại một địa bàn cụ thể (Ngô Văn Lệ 2012).

v ề khái niệm tri thức địa phương có khá nhiều tác giả đề cập đến. Theo Roy Ellen “Tri thức

bản địa có nguồn gốc từ các địa phương và các tập hợp trải nghiệm nhất định; chủng được sinh ra bởi

con người sống tại các địa phương đó. Tri thức bàn địa hầu hết là truyền miệng hoặc được chuyển giao

thông qua bắt chước và hướng dẫn; là kết quả cùa mối quan hệ thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày và

được củng cố bởi trải nghiệm và sai lầm; là sản phẩm cùa việc suy luận một cách thông minh qua nhiều

thế hệ. Tri thức bản địa mang tính kinh nghiệm. Tính truyền khẩu ở một chừng mực nào đó cản trờ sự

phát triển tri thức lý thuyết trừu tượng. Tính lặp đi lặp lại trong tri thức bản địa giúp cho việc duy trì tri

thức và củng cố các quan niệm; tri thức bản địa dễ thay đổi và là kết quả của quá trình tương tác liên

tục, thay đổi liên tục, được tạo ra cũng như tái sinh, được khám phá cũng như bị mất đi; mặc dù chứng

được trình bày như không thay đổi. Chúng được chia sẻ ờ một mức độ lớn hơn rất nhiều so với ngành

sinh học toàn cầu, nhưng chúng vẫn được tập trung về mặt xã hội trong m ột quần thể dân cư ... Những

tri thức này nằm trong các truyền thống văn hóa rộng lớn hơn, vì vậy việc tách rời giữa các yếu tố kỹ

thuật và phi kỹ thuật, các yếu tố phi lý trí, là một vấn đề khó khăn” (Ellen, Roy 2004). Hoặc như theo

Frederico M ayor cựu Tổng giám đốc UNESCO đã giải thích tri thức bàn địa: D ựa vào hàng thế kỷ sống

86 K h ảo c ổ học, s ố 1 - 2017

gần gũi với thiên nhiên, các dân tộc bản địa trên thế giới sở hữu những kho tàng tri thức khổng lồ về

môi trường, sống trong tự nhiên và lớn lên cùng sự giàu có và đa dạng của hệ sinh thái phức tạp, họ có

sự hiểu biết về những đặc tính của cây cối và động vật, các chức năng cùa hệ sinh thái và những kỹ

thuật sử dụng và quản lý chúng một cách đặc thù và phù họp. Ở các cộng đồng nông thôn ở các nước

đang phát triển, người dân địa phương thường (có khi là hoàn toàn) sống dựa vào những sản vật địa

phương từ thức ăn, thuốc chữa bệnh, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và các sản phẩm khác. Tương thích với

điều đó, kiến thức và quan niệm của người dân về môi trường và mối quan hệ của họ với môi trường trờ

thành những thành tố quan trọng hình thành nên bản sắc văn hóa” (Alan, R. Emery and Associates 1997).

Ở Việt Nam khái niệm tri thức bàn địa cũng được đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu.

Theo đó tri thức địa phương là các kiến thức về sản xuất và sinh hoạt của các cộng đồng tộc người, có

tính thích ứng cao với điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa cùa địa phương và từng

tộc người. Các kiến thức này được hình thành, tích lũy và hoàn thiện từ trong quá trình lao động sàn

xuất của toàn cộng đồng và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác (Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc

(chù biên) 1998). Hoặc như m ột cách giài thích khác, tri thức bản địa là m ột dạng tri thức truyền thổng,

gắn liền với kinh nghiệm trong sinh hoạt và ứng xử với môi trường của người dân địa phương. Trong

quá khứ, các cộng đồng dân tộc bàn địa sống phụ thuộc rất nhiều vào môi trường trực tiếp để đáp ứng

những nhu cầu cơ bản của họ. Chính vì lẽ đó, họ có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường ở địa phương

và thu nhận được nhiều kiến thức và hiểu biết hợp lý về môi trường ấy. Kiến thức bản địa được hình

thành qua hoạt động, sinh hoạt hàng ngày và cách sinh sống của họ (Bùi Hoài Sơn 2009).

Dù được sử dụng duới nhiều tên gọi khác nhau nhưng tựu trung lại điều m à các nhà nghiên cứu

muốn nhắc đến là hệ thống các tri thức đặc trưng cùa các cộng đồng người địa phương liên quan đến cái

cách cộng đồng này quan hệ với môi trường tự nhiên xung quanh và xã hội trong quá trình sinh tồn và

lao động sàn xuất ra của cải vật chất (Nguyễn Thu Hà 2009).

Nghiên cứu về tri thức địa phương của các tộc người đã trở thành xu thế trong nghiên cứu khoa

học xã hội nhân văn đặc biệt là trong nghiên cứu nhân học và các chương trình phát triển. Bởi lẽ, sau

một thời gian dài sử dụng kiến thức khoa học hàn lâm để cài tạo thiên nhiên, các nhà khoa học đã nhận

thấy không phải kiến thức hàn lâm nào cũng giải quyết được những vấn đề thực tiễn và họ càng ý thức

rõ hơn về tầm quan trọng cùa tri thức địa phương trong giải quyết bài toán phát triển. Trong đó, hướng

nghiên cứu tri thức địa phương trong canh tác nương rẫy, trong khai thác tài nguyên rừng, khai thác sử

dụng nguồn nư ớc... đã trở thành mối lưu tâm cùa nhiều nhà nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu tri thức bản địa của các tộc nguòi và nguửi Mạ

Nghiên cứu về tri thức địa phương ở Việt Nam được các nhà nghiên cứu trình bày từ khá lâu

trong các giản chí dân tộc học. Dù được trình bày dưới dạng một chuyên khảo về tộc người hay những

vấn đề chung các nghiên cứu cũng ít nhiều đề cập đến tri thức bàn địa. Trong các dân tộc chí của các

nhà truyền giáo và bộ phận quân đội trong các thời kỳ thuộc địa và chiến tranh có nhiều thông tin về tri

thức bản địa, mặc dù chúng không được gọi như vậy. Chẳng hạn như tác giả Shrock J. L. and Others

Nguyễn Đ ă n g Hiệp Phố - Tri thức địa phưo'ng của ngưò'i M ạ .. 87

trong tác phẩm “M inority Groups in the Republic o f Vietnam” (Các nhóm thiểu số ở Cộng hòa miền

Nam Việt Nam), có phần viết khá chi tiết về đặc điểm cư trú, bối cảnh bộ lạc, phong tục tập quán, tôn

giáo tín ngưỡng và hoạt động kinh tế cùa các tộc người thiểu số ở khu vực Tây N guyên với những chú

dẫn tư liệu phong phú (Shrock J.L. and Others 1966).

Ngoài ra các hệ thống trí thức bản địa được tìm hiểu và thu thập được các nhà nghiên cứu gọi là thần

thoại, truyền thuyết, truyện truyền khẩu, luật tục... (Ngô Đức Thịnh 1992; Ngô Đức Thịnh, cầm Trọng 1999).

Hoặc như trong một số cuốn sách mới gần đây được xuất bản dựa vào việc thu thập các luật tục của các

nhóm dân tộc khác nhau. Các tạp chí như Dân tộc học, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng xuất

bản các bài trong những năm gần đây tập trung vào tri thức bàn địa.

Một số cách tiếp cận về tri thức bản địa có thể kể đến đó là những nghiên cứu về lý thuyết cùa tác giả

Trần Hồng Hạnh nêu lên nhũng xu thế nghiên cứu về tri thức địa phương trên thế giới (Trần Hồng Hạnh 2005).

Tác giả Lê Trọng Cúc, Hoàng Xuân Tý nhấn mạnh đến cách tiếp cận, vai trò và ý nghĩa của tri thức địa

phương trong xã hội hiện nay (Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc (chủ biên) 1998).

Ngoài ra một số tác già tiếp cận nghiên cứu tri thức bàn địa của từng tộc người cụ thể như Thái,

Mường, H ’Mông, Dao, M ạ... dưới dạng nhũng chuyên khảo về canh tác nương rẫy, bảo vệ, khai thác tài

nguyên, nguồn lợi tự nhiên đất, nước, rùng, các giống cây trồng. Tác già (Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc

(chủ biên) 1998) với “Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài

nguyên thiên nhiên” ; (Hoàng Xuân Tý 1999) với “Kiến thức bản địa trong các dự án phát triển vùng cao

Việt Nam: Hiện trạng và tiềm năng” ; (Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Thị Tám (2014)) với “Tri thức

địa phương cùa người Dao trong canh tác nương ở xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang” ;

(Trần Hồng Thu 2014) với “Lợi ích kinh tế của tri thức dân gian người Dao trong phát triển kinh tế hộ

gia đình và xóa đói giảm nghèo” . Trong hầu hết các nghiên cứu, các tác giả đi đến khẳng định tri thức

bản địa là nhũng kinh nghiệm quý giá, phải trân trọng và khai thác triệt để trong phát triền kinh tế ở

vùng các tộc người thiểu số.

Nghiên cứu về tri thức bản địa của người Mạ ở Việt Nam nói chung và người Mạ ở Vườn quốc

gia Cát Tiên đã được đề cập từ khá sớm trong các dân tộc chí của các nhà nghiên cứu. Từ những năm

đầu thế kỷ XX, công việc nghiên cứu cộng đồng người Mạ phần lớn đều do các nhà nghiên cửu người

Pháp thực hiện, mặc dù không nêu rõ khái niệm về tri thức bản địa nhung trong các bài viết các tác giả

đã phần nào đề cập đến tri thức bản địa. Tác giả J. Boulbet, một người được xem là nhà nghiên cứu xuất

sắc về dân tộc Mạ, một người từng sinh sống trong cộng đồng Mạ, đã cho ra đời những công trình

nghiên cứu về người M ạ “Quelques aspects du coutumier (Ndrii) des Cau M aa'” (Vài khía cạnh cùa luật

tục (Ndri) của người Châu Mạ) (Boulbet 1957), “Trois Légendes M aa"’ (Kể về những truyền thuyết cùa

người Mạ) (Boulbet 1957), tác phẩm “Modes et Techniques du Pays M aa’” (M ốt và kỹ thuật cùa xứ Mạ)

(Boulbet 1965) viết về những quan niệm thẩm mỹ, những kiểu và cách thức làm đẹp, cùng với những kĩ

thuật dệt cùa người Mạ. Đáng lưu tâm nhất là nghiên cứu “Le M iừ, Culture itnérante evec jachère

íòrestiere en Pays M aa'” (Boulbet 1966) (Mir, canh tác lưu động với đất rừng bỏ hóa ở xứ Mạ), nghiên

cứu mô tả việc canh tác lưu động với đất rừng bỏ hoang ở xứ Mạ, trong đó cách thức trồng tỉa, chọn đất,

88 K h ảo c ổ học, s ố 1 - 2017

đốt nuơng được tác giả trình bày khá chi tiết. Năm 1967, tác phẩm “Pays des Maa'. Domaine des génies

Nggar Yang” (Xứ người Mạ, lãnh thổ của thần linh), đã mô tả toàn bộ xứ M ạ gồm nếp sống, phong tục

tập quán, các dòng họ, các bài tình ca... (Boulbet 1967). Năm 1966, tác phẩm “Minority Groups in the

Republic o f Vietnam” (Các nhóm thiểu số ờ cộng hòa miền Nam Việt Nam), Department o f the Army

(Shrock J.L. and Others 1966) đã có phần viết khá chi tiết về đặc điểm cư trú, bối cảnh bộ lạc, phong tục tập

quán, tôn giáo tín ngưỡng và hoạt động kinh tế của người Mạ với những chú dẫn tư liệu phong phú.

Trong hầu hết các nghiên cứu của các tác giả, một bức tranh chung về người Mạ được khắc họa

với các lĩnh vực khác nhau được đề cập đến như kinh tế, văn hoá, xã hộ i... Tuy phần viết về tri thức bản

địa ở đây chưa được thật chi tiết song đây là nguồn tư liệu quý giúp hình dung được bức tranh về tri

thức bản địa của tộc người Mạ trước khi có sự tác động của những yếu tổ bên ngoài.

Các nghiên cứu có đề cập đến tri thức bản địa của người Mạ được các nhà nghiên cứu trong

nước thực hiện có thể kể đến công trình “Vấn đề dân tộc ở Lâm Đồng” do giáo sư Mạc Đường chủ biên

(Sở VHTT tình Lâm Đồng 1983), đã khái quát những nét cơ bản về các tộc người thiểu số ở Lâm Đồng.

Đặc biệt trong công trình này có các chuyên khảo cùa các tác già liên quan đến người Mạ như: Phan

Ngọc Chiến “Một số vấn đề dân tộc học nông nghiệp ở vùng người Mạ tình Lâm Đồng”; Phan Xuân Biên

“Xã hội cổ truyền của người Mạ qua một số đặc điểm hôn nhân gia đình”; Nguyễn Đình “Một vài nét về văn

hóa tinh thần cùa người Mạ”; Phan Ngọc Chiến, Phan Xuân Biên “Người Mạ” (Mạc Đường (chù biên) 1983).

Năm 1984, các tác giả Bế Viết Đẳng, Chu Thái Sơn, Nguyễn Hữu Thấu, Nguyễn Khắc Tụng, cầm

Trọng đã công bố nghiên cứu “Các dân tộc ít người ờ Việt Nam (các tỉnh phía N am )”, công trình viết về

các dân tộc thiểu số khu vực phía Nam, trong đó có những đặc điểm văn hóa truyền thống, hoạt động

kinh tế của tộc người Mạ. Năm 2013, Hội văn nghệ dân gian Việt Nam ra mắt tác phẩm “Văn hóa Mạ”

(Huỳnh Văn Tới và nnk 2013).

Trong hầu hết các nghiên cứu về người Mạ, trong những lĩnh vực mà các tác giả đề cập đến ít

nhiều có liên quan đến tri thức bản địa. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này việc nghiên cứu một cách có

hệ thống về tri thức bản địa đặc biệt là tri thức bản địa trong canh tác nương rẫy của người Mạ nói

chung và người M ạ ở Vườn quốc gia Cát Tiên nói riêng hiện vẫn là m ột khoảng trống.

3. Tri thức băn địa của nguừi Mạ trong canh tác nuoìig rẫy

3.1, Hệ thống nông lịch

Người Mạ ở khu vực Vườn quốc gia Cát Tiên có một hệ tri thức về nông lịch khá chặt chẽ.

Cách tính nông lịch được dựa trên những hiểu biết về đặc điểm thời tiết, quá trình sinh trường, phát

triển của mỗi loại cây trồng, vật nuôi, về sự thích ứng cùa chúng với điều kiện tự nhiên trong vùng.

Hiểu biết được những tri thức này, người Mạ đã chù động trong các hoạt động trồng trọt, tận dụng

những điều kiện tự nhiên thuận lợi, ưu đãi, đồng thời, hạn chế những bất lợi, rủi ro do điều kiện tự nhiên

mang lại. Chu trình trồng trọt của người M ạ khép kín, ít biến động và phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện

thời tiết, khí hậu.

Nguyễn Đ ăn g Hiệp Phố - T ri thức địa phu'0'ng của n gư òi M ạ.. 89

B ảng 1. N ông lịch làm rẫy của ngư ời M ạ

Dương lịch Lịch Mạ Công việc tiến hành

Tháng 1 Hnai dul Thu hoạch lúa kòi Me

Tháng 2 Hnai vằr Nghi ngơi, ăn tết, lễ hội, làm nhà

Tháng 3 Hnai pe Chọn rừng, dọn rừng,

Tháng 4 Hnai puôn Phát rẫy, đốt rẫy

Tháng 5 Hnai prăm Trồng các loại hoa màu như bầu bí, cà, ớt, khoai mì, chuối, thuốc lá và bắp, tria các giống lúa sớm

Tháng 6 Hnai prau Trỉa lúa, dựng hàng rào để bào vệ rẫy

Tháng 7 Hnai pỏ Làm cò lúa, thu hoạch bắp

Tháng 8 Hnai phàm Thu hoạch lúa Kòi Ròng

Tháng 9 Hnai sin Thu hoạch lúa Kòi Ròng

Tháng 10 Hnai mớt Thu hoạch lúa Kòi Rum

Tháng 11 Hnai mớt dul Thu hoạch lúa Kòi me

Tháng 12 Hnai mớt vằr Thu hoạch lúa Kòi me, nghi ngơi ăn Tet

(Nguồn: Tài liệu điền dã cùa tác giá năm 2015)

Với đặc điểm chung của khí hậu vùng người Mạ sinh sống, một năm gồm hai mùa rõ rệt là mùa

khô và mùa mưa nên trong truyền thống canh tác người M ạ trồng các loại cây trồng thích họp với điều

kiện thời tiết ở đây. M ột chu trình canh tác của người M ạ thirờng bắt đầu từ giữa tháng 3 (Hnai pe), lúc

này thời tiết ấm, nắng vừa phải là thời điểm người Mạ chọn rừng, dọn rừng, phát rừng làm rẫy. Trước

đó vào đầu tháng hai (Hnai vàr) người Mạ chuẩn bị nhũng thứ cần thiết cho công việc đồng áng. Đàn

ông Mạ vào rừng tát cá, săn bắt thủ rừng; đàn bà M ạ chuẩn bị lương thực gạo, rượu để mang ra rẫy.

Tháng 4 (Hnai puôn) thời điểm cuối mùa khô, thuận lợi cho việc đốt rẫy. Tháng 5 (Hnai prăm) thời tiết

vẫn còn ấm, khi có vài trận mưa đầu mùa báo hiệu cho một mùa mưa đến, đất ẩm ướt, người M ạ tiến

hành trồng các loại hoa màu như bầu bí, cà, ớt, khoai mì, chuối, thuốc lá và bắp. Ngoài ra, người Mạ

còn trồng xen kê thêm các loại cây dùng cho nghề dệt như bông, vải, chàm, nghệ và nhiều cây thuốc

nhuộm khác. Tháng 6 (Hnai prau) khi mùa mưa đến hẳn với những con mưa thường xuyên, người Mạ

bắt đầu trỉa hạt, để tranh thù độ ẩm giúp hạt này mầm nhanh, phát triển tốt. Lúc này người M ạ làm lễ

cầu mưa, giết gà cúng thần, uống rượu cần cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Tháng 7

(Hnai pỏ) mùa mưa đến hẳn lúc này cũng là mùa măng trong rừng phát triển mạnh, người Mạ vào rừng

hái măng, đào cù chụp, hái các loại nấm, bắt cá trong các sông suối. Trong thời gian này người M ạ tranh

thù dựng hàng rào để bảo vệ rẫy, công việc này phải hoàn tất trước khi bắp trổ hạt vì bắp non sẽ thu hút

nhím và heo rùng vào phá rẫy. Tháng 7 cũng là thời điểm thu hoạch bắp. Đàn bà M ạ thu hoạch bắp, đàn

ông Mạ tranh thù vào rừng bắt cá, ếch, bẫy thú. Khi lúa vừa trổ hạt, người Mạ ờ phía Đông (cao nguyên Bào

Lộc) dụng chòi canh nhẹ ở rẫy để đuổi chim, thú đến phá rẫy. Riêng người M ạ ở phía Tây (vùng thung

lũng thấp của các phụ lưu tả ngạn sông Đạ Đimg) có truyền thống dọn nhà ra rẫy và tiếp tục những công

việc thường ngày như dệt vải, rèn đúc, tổ chức những buổi họp đêm múa hát uống rượu cần và ngủ

chung cùng với ché và chiêng. Tháng 8 (Hnaỉ phàm) người M ạ bắt đầu thu hoạch lúa sớm, giống lúa Kòi

Ròng. Tháng 9 (Hnai sin), tháng 10 (Hnai mớt) thu hoạch lúa Kòi Rum. M ùa gặt chính của người Mạ

90 K hảo c ổ h ọc, s ố 1 - 2017

diễn ra cuối tháng 11 (Hnai mớt dul) và kéo dài trong tháng 1 (Hnai dul) thu hoạch lúa K.ÒÍ me - giống

lúa ngon nhất của người Mạ. Khi những hạt lúa cuối cùng trên rẫy đã được cất vào kho, người Mạ làm

lễ hiến sinh lớn để ăn mùng lúa mới. Đây cũng là mùa ăn Tết của người Mạ, nhà nhà chuẩn bị bánh trái,

rượu thịt, các chàng trai cô gái chuẩn bị váy áo, các nhạc cụ như cồng chiêng, khèn môi, đàn tre được

đem ra đánh cho sáng bóng, các chàng trai vào rừng chặt cây dựng cây nêu ... Tất cả chuẩn bị cho ngày

tết, ăn m ừne lúa mới, trai gái giao iưu kết bạn.

3.2. Quy trình canh tác trên rẫy

- Chọn đất

Theo kinh nghiệm của người Mạ, tùy thuộc vào vị trí địa lý mà người Mạ chọn đất để canh tác rẫy.

Trước đây vùng cư trú của người Mạ chia làm 2 khu vực. Phía Đông là cao nguyên Bảo Lộc ở thượng

lưu sông Đa Bri và thượng lưu sông La Ngà. Phía Tây là vùng thung lũng thấp của các phụ lưu tả ngạn

sông Đa Đung như Đa Lai, Đ a Tẻh, Đa Hoai. Khu vực phía Đông, hay cao nguyên Bào Lộc, ở độ cao

trung bình từ 700 - 900m, đất đai phần lớn là đất đỏ ba zan tạo thành. Cao nguyên này gồm những đỉnh

tương đối bằng phẳng và nhũng thung lũng do thượng lưu sông Đa Bri và thượng lưu sông La Ngà tạo nên.

Do vậy, người M ạ ờ khu vực này chọn đất ở trẽn đỉnh, đất ở sườn thung lũng và đất ở trong thung lũng

để làm rẫy canh tác. Trong khi đó khu vực phía Tây địa thế kiểu “dang” là những dãy núi dài có đỉnh

nằm hơi ngang với cao độ 500 - 800m chù yếu là đất ba zan, phần lớn là rừng nguyên thủy bao bọc,

sườn rất dốc, phần lớn là rùng tre bao phù. Vì người M ạ không chọn rừng nguyên thủy để canh tác nên

ở đây người M ạ chỉ chọn đất ở sườn các “dang” và đất ở trong các thung lững để canh tác, nếu đất nằm

ở hai bên bờ sông trên các vùng đất bồi thì càng tốt vì đất ở đây có độ phì nhiêu cao. Người Mạ chì

chọn rùng thứ sinh “sar” , gồm phần lớn là rừng tre, thường nằm ở các thung lũng để canh tác vì đất ở đó

tơi xốp, độ phì nhiêu cao, giữ ẩm tốt hơn các loại đất khác và phù hợp với nhiều loại cây trồng. Người

Mạ không chọn rừng nguyên sinh canh tác vì theo quan niệm của họ đây là rừng thiêng dành cho thần

linh, tránh làm phiền đến các thần khiến các thần nổi giận.

Đối với người M ạ công việc tìm chọn và quyết định đất canh tác thường do nam giới đảm

nhiệm, quyền quyết định thuộc về các già làng và các chủ nhà dài. Khi chọn được m ột khu rừng, già

làng tập ữung cả làng đến, tổ chức lễ cúng thần linh và chia đẩt. Người Mạ ở phía Đông (cao nguyên

Bảo Lộc) cả làng thườn? làm chung một khu rẫy lớn, trong đó chia thành từng mành nhỏ cho từng gia

đình, theo khoảnh có đầy đủ phần đất từ trên cao xuống thấp. Như vậy, đất rẫy cùa các gia đình đều

tương tự nhau không ai có quyền ưu tiên chọn đất cao hay thấp, xấu hay tốt. Các gia đình cùng trong

dòng họ, làm rẫy sát với nhau. Người M ạ ở phía Tây, các gia đình thường làm riêng mảnh rẫy cùa mình,

vì thế các mảnh rẫy nhỏ thường nằm rải rác, chứ không năm chung một chỗ.

Người M ạ cũng có một số kiêng kỵ khi chọn đất canh tác như trên đường đi nếu gặp chim sa

xuống trước mặt, rắn hay trăn bò ngang qua đường, cây cối ngã đổ hoặc nghe tiếng vượn hót, mễnh kêu

thì lập tức quay về. Trong quá trình chọn đất và chuẩn bị phát rẫy, người Mạ tin rất nhiều ở các thế lực

siêu nhiên, đặc biệt là sự linh nghiệm cùa những giấc mơ. Đêm hôm đó, nếu già làng không m ơ thấy

Nguyễn Đ ăn g Hiệp Phố - Tri thúc địa phirơng của người M ạ.. 91

điều gì hoặc m ơ thấy suối và nước có nghĩa là khu đất được chọn là nơi tốt, có thể làm rẫy được. Ngược

lại, nếu mơ thấy con cọp, con cá trê thì khu đất đó khỏ canh tác, phải bỏ đi và tìm ờ nơi khác.

Sau khi đã chọn được đất canh tác, người Mạ tổ chức lễ cúng tạ ơn thần linh. Lễ vật cúng gồm

gà, vịt, dê hoặc heo và rượu cần. Những con vật được giết và dùng gan rải trên vùng đất được chọn. Già

làng đọc lời khấn thần linh cho phép được phát rẫy làm mùa và chia đất cho buôn làng.

- X ác định quyền khai khấn

Trong truyền thống, người Mạ phân biệt khu vực cư trú và canh tác giữa làng này với làng khác

thường là những quả đồi hoặc cánh rừng. Ranh giới này mặc nhiên được cộng đồng chấp thuận từ đời

này sang đời khác. Người Mạ thích định cư bên bờ sông hoặc trên một lũy phẳng không xa sông, các

làng thường được xây dụng ở gần nguồn nước. Nơi đây, mỗi làng M ạ cố gấng trong phạm vi cùa mình,

tự tạo một thể giới càng đầy đủ càng tốt, gồm có phần cùa thần linh và phần của người, một thế giới mờ

ra ngoài nhưng đóng lại ở bên trong. Giữa các làng có đường mòn đi lại, giao lưu với nhau. Ranh giới

giữa các làng thường là các dòng sông, một trái núi, một chỏm lớn, những dốc đứng hùng vĩ, các ao hồ

rộng lớn... Việc tranh chấp ranh giới giữa các làng nhiều khi dẫn đến những cuộc đụng độ bằng võ trang.

Đất và rừng trong ranh giới của làng là tài sàn chung cho toàn thể thành viên trong làng. Một phần đất

rừng trong làng sẽ dùng để phân chia cho các gia đình trồng tỉa gọi là Sar, một phần khác dành làm

nghĩa địa. Nơi trú ngụ của thần linh gọi là Rlau Yaang.

- Dọn đất

Sau khi chọn được mảnh rừng ưng ý, người Mạ tiến hành khâu dọn đất, phát và đốt rừng.

Người M ạ dùng chà gạt (yooa) để phát tầng dưới cùa rừng cho gọn, sau đó dùng rìu (kool) để chặt

những cây to. Công việc được phân định, đàn ông thanh niên chặt những cây to, phụ nữ và trẻ em thu

dọn những dây leo, cây nhỏ sát mặt đất. Sau khi dọn rẫy xong phải để một thời gian khoảng 20 ngày cho

cây khô rồi mới tiến hành đốt rẫy. Trước khi đốt rừng làm rẫy thì cúng thần rùng (Lơ Yang Bri) và thần

lửa (Lơ Yang Ưs). Đối với người Mạ đây là các vị thần luôn được tôn kính.

“Thần linh đã dạy cho con người ăn rừng bằng lửa và sắt, Rdeen con của thần mặt trời dạy cho

họ cách giữ lửa của mặt trời bằng cách lấy lửa ở đá và xơ vỏ cây, dạy họ dọn sạch khu rừng để gieo hạt

lúa, hạt bắp và phải nuôi mẹ lúa và giữ mẹ lửa ờ lại với người Mạ. Người khổng lồ ỉ - út thổi hơi sống

vào đá, thần N ’du làm cho vỏ cây khô có cảm giác và các thần linh dạy cho con người biết suy nghĩ,

hiểu biết lửa đã có, nếu thiếu ăn thì trồng cây tre cho nó, trồng cây lau cho nó, phải dọn rừng, chặt cây

cho lửa ăn. Phải cho lửa ăn cả rừng thưa và đồng cỏ lớn. Lửa làm cho những con mối trong đất ngọ

nguậy, làm nứt các phiên đả, làm nứt các ché trong nhà sàn” (Boulbet 1997).

Theo kinh nghiệm người Mạ thường chọn những ngày nắng nóng to, gió ổn định để tiến hành

đốt rẫy. Người Mạ đốt từ dưới mành rẫy mới khai phá rồi lựa theo chiều gió để m ở rộng đốt lên cao. Để

tránh lửa cháy lan sang khu vực rừng cây, họ phát sạch một vòng xung quanh mảnh rẫy để ngăn cách

rừng với mảnh rẫy mới khai phá. Trong thời gian đốt rẫy những người đàn ông trong làng phải kiểm

soát sao cho cháy hết cây trong rẫy mà không cháy lan ra rừng. Sau khi đốt xong mảnh rừng, đợi vài

92 K h ảo c ổ học, sô' 1 - 2017

ngày cho lớp tro nguội dần, người Mạ tiến hành dọn rẫy. Họ dọn sạch những cành cây, gốc cây cháy dở

vào một góc để sau này làm hàng rào bảo vệ rẫy.

- Gieo trông

Công việc gieo trồng trên rẫy của người Mạ thường bắt đầu khi mùa mưa đến. Khi có vài trận

mưa lớn báo hiệu mùa mưa đến, người Mạ ra rẫy bắt đầu công việc trồng tia của mình. Họ trồng xen kẽ

trên rẫy các loại hoa màu như bầu bí, cà, ớt, khoai mì, chuối, bắp. Khoai mì trồng dọc theo lối đi trong rẫy,

chuối trồng quanh chòi canh, bắp trồng riêng từng khoảnh lớn, thuốc lá trồng bên những gốc cây cháy.

Ngoài ra người M ạ còn trồng các loại cây dùng cho nghề dệt như bông, vải, chàm, nghệ và nhiều cây

thuốc nhuộm khác. Khi m ùa m ưa đến hẳn với những cơn mưa thường xuyên, người M ạ tiến hành trỉa

hạt. Đàn ông M ạ đi trước dùng gậy (rmuul) chọc xuống đất ướt những lỗ cách nhau khoảng 2 tấc rưỡi

có nơi 3 tấc hoặc 3 tấc rưỡi (đối với những rẫy ờ vùng đất bồi nhiều chất dinh dưỡng). Đàn bà đi sau bỏ

hạt vào lỗ từ 5 đến 7 hạt, hoặc từ 4 đến 5 hạt tùy theo loại đất. Đối với đất ờ khu vực phía Tây (vùng

thung lững thấp cùa các phụ lưu tà ngạn sông Đa Đưng như Đa Lai, Đa Tẻh, Đa Hoai) là vùng đất phiến

(schiste) vốn thừa chất đạm và phốt pho làm cho cây lúa phát triển thân và lá mạnh hơn, gốc cũng đâm

nhiều hơn và giáp với nhau cũng mau. Đất ở khu vực phía Đông (cao nguyên Bào Lộc) ít chất đạm hơn

nên cây lúa không xum xuê tươi tốt bằng khu vực phía Tây. Trong quá trình trỉa hạt người Mạ đặc biệt

rất lưu tâm đến thời tiết. Họ phải trỉa hạt ngay khi mùa mưa đến, trước khi m ưa kịp xói mòn các triền

dốc và trước khi cây kịp đâm chồi. N ếu những cơn mưa đầu mùa ngưng lại quá lâu làm cho hạt giong

không nảy mầm được thì trên mặt đất trống trài và dốc, tro sê bị kéo trôi đi khi mưa xuống và nơi ấy chỉ

thuận lợi cho chồi tre nảy mầm mạnh mẽ. Khi bắt tay vào gieo trồng, người M ạ làm lễ cúng thần cầu

cho thần linh phù hộ, cai quàn vùng rẫy, giữ gìn cho cây lúa không bị phá hoại và xanh tốt, lễ vật gồm

có dê, heo, rượu cần.

- Chăm sóc và bào vệ

Từ khi trỉa hạt đến khi thu hoạch người Mạ làm cỏ rẫy nhiều lần vào những thời điểm khác

nhau. Ở khu vực phía Đông (cao nguyên Bào Lộc), nếu rẫy nằm trên một mảnh rừng mà cây đã già,

chồi cây chi mọc lại sau m ùa gặt, người Mạ chỉ làm cỏ một lần trong thời gian lúa mọc và một lần trước

mùa gặt. Nếu rẫy nằm trên một mành rừng non hay rừng tre, chồi cây mọc ngay sau những tháng đầu

đốn rừng, người M ạ phải làm cỏ và chồi hai lần trong thời gian lúa mọc và một lần trước mùa gặt. Ở

khu vực vùng thung lũng thấp cùa các phụ lưu tà ngạn sông Đa Đưng như Đa Lai, Đa Tẻh, Đa Hoai, đất

phiến thích họp cho cây lúa lớn nhanh thì cũng thuận lợi cho cỏ hoang và chồi cây mọc mạnh. Do vậy

người M ạ ở vùng này phải không ngừng đấu tranh với cỏ từ hai đến ba lần làm cỏ và chồi trong thời

gian lúa mọc và nhiều lần trong thời gian phát triển của cây lúa, nhất là nơi đất ở chân sườn núi, đáy

thung lũng và các nơi đất bồi.

Nguyễn Đ ăn g Hiệp Phố - Tri thức địa phu'0'ng của nguò'i M ạ. 93

Trên rẫy canh tác sau khi trĩa hạt xong, người Mạ dựng hàng rào để bào vệ. Công việc này phải

hoàn tất trước khi bắp trổ hạt (khoảng tháng 7) vì bắp non sẽ thu hút nhím và heo rừng vào phá rẫy. Ở

khu vực phía Đông, hàng rào rất chắc chắn, người ta làm bằng các thân cây cháy chồng lên nhau cao

khoảng 2m và được giữ chặt bằng các trụ cây tươi. Ở khu vực phía Tây, hàng rào m ỏng manh hơn. Ở

những làng thợ săn, hàng rào chi là phụ và người ta dựa vào bẫy và khí giới, hơn nữa họ hi sinh một ít

rẫy ở bìa rừng nhưng bù lại là số thú rùng bẫy được có thể giải quyết được khâu thực phẩm tươi cho dân

làng. Khi lúa trổ hạt, người Mạ ở phía Đông dựng những chòi canh nhẹ và cao ở rẫy để đuổi chim và

khỉ, với hệ thống dây mây để khua động những mõ canh ở bìa rẫy. Riêng người Mạ ờ phía Tây có

truyền thống dọn nhà ra rẫy. Họ dựng hẳn một căn nhà kiên cổ giống như một nhà dài thu nhỏ và đến ở

hẳn tại đây cho đến khi xong mùa gặt.

- Thu hoạch và bảo quản

Đến mùa thu hoạch, người Mạ thu vén công việc và lên rẫy để thu hoạch lúa. Vụ lúa sớm đã

thu hoạch từ cuối tháng 8, đây là vụ lúa Kòi Ròng, người Mạ gọi là lúa chống đói. Mùa gặt chính thức

bắt đầu cuối tháng 10 và kéo dài trong tháng 12 (khu vực vùng thung lũng thấp của các phụ lưu tả ngạn

sông Đa Đưng như Đa Lai, Đa Tẻh, Đa Hoai). Ờ cao nguyên Bào Lộc m ùa gặt chính thức muộn hơn 1

tháng, bắt đầu cuối tháng 11 và kết thúc vào tháng 12. Người M ạ thường dùng tay để tuốt lúa, họ chỉ

dùng liềm gặt các loại lúa nếp vì loại này rất dai. Phụ nữ Mạ đảm trách công việc này. Họ mang gùi nhỏ

trước bụng bước tới trước, hai tay nắm phần dưới bông tuốt vào gùi. Trong quá trình thu hoạch người

Mạ chọn những cây lúa tốt có bông nhiều hạt to để làm giống. Lúa được chọn để làm giống được đem

phơi khô, đựng trong “sóp” treo trên gác bếp. Như vậy sẽ giữ cho lúa không bị mọt và có độ khô vừa

phải cho đến vụ sau. Lúa sau khi thu hoạch xong, mang về kho của tùng gia đình. Kho lúa của người

Mạ được xây dựng cách xa nơi ở, vì theo quan niệm của người M ạ lúa là cây lương thực chính được

người Mạ coi trọng. Họ không để lúa ở chung với con người vỉ sợ làm ò uế thần lúa. Kho được làm lớn

hoặc nhỏ tùy theo lượng sản phẩm thu hoạch và số khẩu trong gia đình, thông thường kho lúa của đồng bào

có diện tích 2m X 3m, được thiết kế theo dạng hình nhà sàn, có 4 - 6 cột, sàn cao khoảng l,5m . Hướng

của kho lúa ngược lại hoàn toàn so với hướng của ngôi nhà dài, cửa kho quay về hướng mặt trời mọc.

Theo quan niệm của người M ạ chiều dài của kho lúa phải được làm song song với hướng di chuyển cùa

mặt trời để ánh nắng từ mặt trời sưởi ấm cho lương thực của họ. Thu hoạch xong mùa vụ, người Mạ tổ

chức lễ m ừng lúa mới (Nhu R ’he). Mỗi gia đình đều trang hoàng nhà cửa, bàn thờ và kho lúa. Lễ vật

thường là rượu cần, các con vật hiến tế, bánh nếp, cơm lam, canh bồ i... Lời khấn là tạ ơn thần lúa, vị

thần đã đem lại mùa màng tốt tươi cung cấp nguồn lương thực chính cho cộng đồng.

- Các giống lúa địa phương

Các giống lúa cùa người Mạ được duy trì ừong một thời gian dài nên thích ứng được với tự

nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu cùa vùng đất mà họ sinh sống. Người M ạ phân biệt lúa gồm hai loại, lúa tẻ

và lúa nếp. Lúa tẻ gồm các loại: Kòi Me, kòi il, kòi iên, kòi vèng, kòi prum, kòi Cròng.... Trong đó Kòi

94 K h ảo c ổ học, sô' 1 - 2017

Me có thân cao, hạt to, tròn có sọc đen ở giữa, cơm rất thơm ngon, thời gian sinh trưởng 7 tháng, năng

suất khá cao, trồng ở đất cao. Kòi Cròng trồng ở đẩt cao, có hạt tròn, cơm thơm ngon, thời gian sinh

trường ngắn, chỉ 5 tháng. Người M ạ gọi đây là lúa cứu đói vì thu hoạch sớm. Koi Vèng có hạt dài, bông

lúa dài, cơm déo thơm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 4 tháng, thích hợp trồng ở nơi đất thấp, ẩm.

Kòi iên, thời gian sinh trưởng 7 tháng, hạt vàng, tròn, cơm dẻo, trồng ở nơi đất cao. Kòi ii, thời gian

sinh trưởng 7 tháng, hạt nâu, cơm thom dẻo ngon. Lúa nếp thì có: Kòi Bral, thời gian sinh trưởng 5

tháng, cơm ngon, đây là lúa dùng để làm cơm lam vào những dịp lễ tết. Kòi Bral mơl, hạt tròn, trồng ở

nơi đất khô. Kòi Bral Đul dung có hạt dài, màu đỏ, thích hợp trồng ờ nơi đất khô. Đối với canh tác lúa

ruộng, níỉười Mạ có các giống lúa: Lúa Bạc tà bông, lúa Nàng Rá, lúa Ba Túc, lúa mùa.

- Thời gian canh tác, năng suất

Trước đây, do rừng còn nhiều, mỗi mành rẫy người Mạ chỉ canh tác một đến hai năm rồi bỏ

hóa, hơn nữa do điều kiện thổ nhưỡng, sau mùa gặt năm đầu, rùng thứ sinh đâm chồi quá mạnh, cỏ

hoang mọc nhanh khiến cho việc canh tác tốn nhiều công và năng suất không cao như m ùa trước. Với

những thuận lợi nhiều ưu đãi về điều kiện thiên nhiên như đất rộng, mưa nhiều, rừng tái sinh Iĩiạnh,

nghề rẫy của người Mạ có thể đàm bào cuộc sống. Theo cách lý giải cùa đồng bào M ạ hàng năm mỗi

người “ăn” 1/2 ha rừng. Với năng suất bình quân 1 ha thu được 1,6 tấn (Boulbet 1966). Nếu tính trừ đi

1 /4 ha rẫy dùng để trồng các loại cây khác thì hàng năm mỗi người thu nhập 600kg lúa hay 400kg gạo

để dùng tạm đù các nhu cầu của đời sống. Do đất rộng nên thời gian bỏ hóa rẫy ờ người Mạ khá dài từ

15 đến 30 năm tùy mật độ dân số từng nơi, khoảng thời gian khá dài đù để đất hồi sinh và rừng tái sinh

tốt. Nhờ thế mà vùng người Mạ cư trú trước đây đất không bị xói mòn, cằn cỗi và rừng có thể tái sinh

và hệ sinh thái không bị tác động nhiều.

Kết luận

Trải qua thời gian lâu dài gắn bó với tự nhiên, người Mạ ở Vườn quốc gia Cát Tiên đã tích lũy

được nhiều kinh nghiệm trong canh tác nương rẫy. Những tri thức địa phuơng này được hình thành

trong quá trình con người đấu tranh, khai thác, cải tạo thiên nhiên và được truyền khẩu qua nhiều thế hệ,

có sự tương tác thích ứng linh hoạt trong từng điều kiện sinh thái khác nhau.

Qua nghiên cứu địa phương của người Mạ trong canh tác nương rẫy và khai thác tài nguyên

rừng ở các khía cạnh nông lịch, quy trình canh tác, các giống lúa truyền thống, khai thác các nguồn tài

nguyên rừng, bảo quản rừng và nguồn nước, có thể thấy rằng đây là cách ứng xử của con người với

thiên nhiên, thể hiện mối quan hệ của con người với môi trường sống.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa hiện nay, tri thức địa phương

của các tộc người trong đó cỏ người Mạ đang có nguy cơ bị mai một. Trên thực tế có m ột số tri thức địa

phương vẫn còn lưu giữ và truyền lại vì chúng gắn bó với đời sống kinh tế của người dân, nhimg có một

số đang dần mất đi vì sự biến đổi cùa môi trường sống và những thay đổi trong các hoạt động kinh tế

Nguyễn Đ ăn g Hiệp Phố - T ri thức địa phu'0'ng của người M ạ. 95

của họ. Hơn nữa tri thức địa phương là những kinh nghiệm được lưu truyền trong trí nhớ cùa nhiều

người và khó trở thành một hệ thống nếu không sưu tầm, ghi chép một cách nghiêm túc.

Hiện nay trong phát triển kinh tế, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến vấn đề “da dạng văn hóa”.

Bởi lễ “Đ a dạng văn hóa là đặc trưng cùa x ã hội loài người, là quyền và !à điều kiện cần cho sự sinh

ton của con người. Duy trì và phá t huy tính đa dạng của văn hóa và biểu đạt văn hóa là duy trì môi

trường bền vững cho sự phát triến. Việc áp đặt một sự đong nhất và một hệ quy chiểu bất biến s ẽ làm

mất đi khả năng phòng vệ và sinh tồn của con người. Trong so các khía cạnh biểu đạt của đa dạng văn

hóa, tri thức địa phương thê hiện rõ nhất bản sắc và đặc trưng văn hỏa tộc n g ư ờ i '. N hư vậy, để duy trì

sự phát triển bền vững cộng đồng người Mạ gắn với việc bảo tồn tính đa dạng sinh học và tài nguyên

thiên nhiên Vườn quốc gia Cát Tiên, chúng ta cần tham khào những tri thức, những kinh nghiệm dân

gian trong canh tác nương rẫy, kết hợp với tri thức khoa học một cách hợp lý để hướng đến sự phát triển

bền vững. Trong phát triển kinh tế hộ gia đình và xóa đói giảm nghèo ở người Mạ cần khuyến khích

người dân kết họp giữa kỹ thuật hiện đại và tri thức dân gian để nâng cao năng suất. Giải pháp cho việc

phát triển vùng cộng đồng cư dân Mạ có thể là: Phát triển kinh tế bền vững = Tri thức bản địa (văn hóa

truyền thống) + Tri thức hiện đại. Có như vậy chúng ta vừa phát triển kinh tế, vừa giữ được môi trường

sinh thái, vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa của tộc người, tránh sự nhất thể hóa trong nền kinh tế, làm

biến đối và hòa tan văn hóa tộc người trong văn hóa toàn cầu hiện nay.

TÀI LIỆU DÃN

ALAN, R. EMERY AND ASSOCIATES 1997. Guidelines for Environmental Assessmcnts and Traditional

Knowledge. Dự thảo Báo cáo cùa Trung tâm Kiến thức bàn địa cùa Hội đồng dân tộc bản địa thế

giới, Ottawa: 3-5, dẫn theo Bùi Hoài Sơn 2009. Tri thức bàn địa - những bước thăng trầm. Trong:

Nhiều tác giả, Tri thức bản địa và văn hóa sình thái, Nxb. Thế giới, Hà Nội: 44.

BOULBET 1957. Quelques aspects du coutumier (Ndri) des Cau Maa' (Vài khía cạnh cùa luật tục (Ndrii)

cùa người Cháu Mạ), RSEI, Paris. (Tài liệu dịch - Nhà Bào tàng Đồng Nai).

BOULBET 1957. Trois Lelgundes Maa' (Ba truyền thuyết Mạ), FA, Description de la végétation cn Pays

Maa’ (Mô tá tháo mộc xứ Mạ).

BOULBET 1965. Modes et techniques du pays Maa’ {Mốt và kỹ thuật cùa xứ Mạ) BEFEO. (Tài liệu dịch -

Nhà Bảo tàng Đồng Nai).

BOULBET 1966. Le Miir, Culture itinérante avec jachère íbrestìere en pays Maa’ (Mir, canh tác lưu động

với đất rừng bỏ hóa ở xứ Mạ), BEFEO. (Tài liệu dịch - Nhà Bảo tàng Đồng Nai).

BOULBET 1997. Xứ người Mạ, lãnh thố cùa thần linh. Bản dịch Dỗ Văn Anh. Nxb. Đồng Nai.

BÙI HOÀI SƠN 2009. Tri thức bàn địa - những bước thăng trầm. Trong: Nhiều tác giả, Tri thức bàn địa và

văn hóa sinh thái. Nxb. Thế giới, Hà Nội: 43.

ELLEN, ROY 2004. “From Ethno-Science toScience, or Vhat the Indigenous Knovvledge Debate Tells Us

About How Scientists Deíìne Their Project” Journal o f Cognition and Culture 4(3): 409-450. Dần

theo Pam McElwee (2010). Việt Nam có "tri thức bàn đ ịa” không, hiện đại và động thái cùa truyền

thong ở Việt Nam: Những cách tiếp cận nhán học. Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ chí Minh: 3.

96 K h ả o c ổ học, s ổ 1 - 2017

HOÀNG CÀM, PHẠM QUỲNH PHUƠNG 2012. Diễn ngôn, chính sách và sự biến đổi văn hóa - sinh kế

tộc người. Nxb. Thế giới, Hà Nội: 82.

HOÀNG XUÂN TÝ 1999. Kiến thức bản địa trong các dự án phát triển vùng cao Việt Nam: Hiện trạng và tiềm

năng. Trong Ký yểu Hội thào: Nghiên cứu phát triển bền vững miền núi Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp.

HOÀNG XUÂN TÝ, LÊ TRỌNG c ú c (chủ biên) 1998. Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong

nông nghiệp và quán lý lài nguyên thiên nhiên. Nxb. Nông nghiệp.

HUỲNH VĂN TỚI và NNK 2013. Văn hóa Mạ. Nxb. Thông Tin, Hà Nội.

MẠC ĐƯỜNG (chủ biên) 1983. vẩn đề các dân tộc ớ Lâm Đồng. Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lâm Đồng.

NGÔ DÚC THỊNH 1992. Văn hóa dân gian Ẻ đê. Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

NGÔ ĐÚC THỊNH, CÁM TRỌNG 1999. Luật tục Thải ờ Việt Nam. Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

NGÔ VĂN LỆ 2012. Nghiên cứu tri thức bàn địa cùa các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên và Nam bộ: Một

số vấn đề đặt ra. Dân Tộc học, số 4: 3-10.

NGUYÊN THU HÀ 2009. Tri thức ban địa - những bước thăng trầm. Trong: Nhiều tác giả, Tri thức bản địa

và văn hóa sinh thái. Nxb. Thế giới, Hà Nội: 62.

NGUYẺN TRƯỜNG GIANG, NGUYỄN THỊ TÁM 2014. Tri thức địa phương của người Dao trong canh

tác nương ở xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tinh Tuyên Quang. Dân tộc học, sổ 6: 12-21.

SHROCK J.L. AND OTHERS 1966. Minority Groups in the Republic of Vietnam (Các nhóm thiểu số ở

cộng hòa miền Nam Việt Nam), Department o f the Army. Tư liệu thư viện Dân tộc học.

TRÀN HỒNG HẠNH 2005. Tri thức địa phương - sự tiếp cận lý thuyết. Dân lộc học, số 1: 29-33.

TRÀN HÔNG THU 2014. Lợi ích kinh tế cùa tri thức dân gian người Dao trong phát triển kinh tế hộ gia

đình và xói đói giảm nghèo. Dân tộc học, số 6: 29-42.

World Bank 1998. Indigenous knovvledge for developmcnt: a framework for action. Retrieved 20 February

2008 from www.worldbank.org/afr/ik/ikpapt.pdf dẫn theo Nguyễn Thu Hà 2009. Tri thức bán địa -

những bước thăng trầm. Trong: Nhiều tác già, Tri thức bàn địa và văn hóa sinh thái. Nxb. Thế giới,

Hà Nội: 71.

LOCAL KNOWLEDGE OF MẠ MINORITY IN FIELCULTIVATION IN CÁT TIÊN NATIONAL GARDEN

N G U Y Ẽ N Đ Ă N G HIỆP PHỐ

In the system o f the local knowledge o f the M ạ m inority (Lâm Đ ồng province), the local avvareness o f f íe ld c u ltiv a tio n p la y s an im p o rta n t ro le .In a c e r ta in e x te n t. it re p re se n ts

the lcvel o f a\varcncss o f the trađitional subsistencc activities when pcoplc vvere impossible to access to Sciences and technologv. In ađdition. it a lso dem onstra tes their re lationship

and adaptabiiity in a particular subsistence spa.ee. Through the approach o f ethnographic fieldwork and the skills o f in-depth intervievv and participational observation, the research “Local knowledge o f M ạ m inority in íìeld cultivation in Cát Tiên National G arden” has highlighted the system of knowledgeand experiences o f íìeld cultivation including the stages o f forest choice, ĩield clearance, seed selection, cuitivation, care, harvest and seed preservation.

N g u ồ n : K hảo c ồ h ọ c ; s ố 1 /2 0 1 7 (205); tr 8 4 - 9 6