canh tác lúa

27
II. CANH TÁC LÚA VIT NAM 2.1. Tng quan vlúa Vit Nam Nghtrng lúa Vit Nam ra đời và tiến trin nhng bước đầu tiên vi phương thc sn xut châu Á. Tvăn hoá Hòa Bình, săn bn, hái lượm khó khăn, trong sn xut nông nghip đã phát hin ra nghtrng lúa. Thi Văn Lang Vit Nam bước vào thi đại Đồng Thau (4.000 năm) nông nghip phát trin nhcông cbng đồng: rìu, lưỡi cày, lưỡi cuc bng đồng trên mt trng đồng Ngc Lũ có hoa văn người giã go. Truyn “Bánh chưng bánh dy” nói vthbánh mà Lang Liu làm để tng vua cha, có thphán đoán là lúa nếp. Thế kth3 trước Công nguyên nông nghip tiếp tc phát trin, nghtrng lúa đã sdng các công cbng st. Vic ri đô xung CLoa, người Lc Vit tiến sát ra bin “tutheo nước triu lên xung” để trng lúa, sau này Vin Nghiên cu Lúa Quc tế - IRRI (1984) gi đó là “sinh thái ngp nước thy triu- Tidal wetland ecology”. Trong sut 2.000 năm lch s, vi các công trình đắp b, đào kênh mương dn nước tưới nên đến nay nghtrng lúa Vit Nam đã to nên hsinh thái nông nghip có tưới đin hình. Sn xut lúa go là ngành truyn thng lâu đời ca người Vit, luôn givtrí trung tâm trong nông nghip và kinh tế Vit Nam, chiếm gn 37% GDP nông nghip và 26% tng xut khu nông sn trong giai đon 2000-2004. Năm 2007, cnước gieo trng trên 7.201 nghìn ha, thu hoch 35.867,5 nghìn tn lúa. Cây lúa được gieo trng hu hết các vùng trong cnước. Ti min Bc, do điu kin khí hu cn nhit đới, nên lúa được trng vào hai vchính (vđông xuân và vmùa). Các tnh min Nam, vi điu kin khí hu nhit đới gió mùa, nhit độ cao quanh năm, lúa được trng thêm mt vna là vthu. Hai vùng sn xut lúa chính ca Vit Nam là ĐBSH và

Upload: tranviet

Post on 05-Dec-2015

225 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

canh tác lúa

TRANSCRIPT

Page 1: canh tác lúa

II. CANH TÁC LÚA Ở VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về lúa ở Việt Nam

Nghề trồng lúa Việt Nam ra đời và tiến triển những bước đầu tiên với phương thức sản xuất châu Á. Từ văn hoá Hòa Bình, săn bắn, hái lượm khó khăn, trong sản xuất nông nghiệp đã phát hiện ra nghề trồng lúa. Thời Văn Lang Việt Nam bước vào thời đại Đồng Thau (4.000 năm) nông nghiệp phát triển nhờ công cụ bằng đồng: rìu, lưỡi cày, lưỡi cuốc bằng đồng trên mặt trống đồng Ngọc Lũ có hoa văn người giã gạo. Truyện “Bánh chưng bánh dầy” nói về thứ bánh mà Lang Liễu làm để tặng vua cha, có thể phán đoán là lúa nếp. Thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên nông nghiệp tiếp tục phát triển, nghề trồng lúa đã sử dụng các công cụ bằng sắt. Việc rời đô xuống Cổ Loa, người Lạc Việt tiến sát ra biển “tuỳ theo nước triều lên xuống” để trồng lúa, sau này Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế - IRRI (1984) gọi đó là “sinh thái ngập nước thủy triều- Tidal wetland ecology”. Trong suốt 2.000 năm lịch sử, với các công trình đắp bờ, đào kênh mương dẫn nước tưới nên đến nay nghề trồng lúa Việt Nam đã tạo nên hệ sinh thái nông nghiệp có tưới điển hình.

Sản xuất lúa gạo là ngành truyền thống lâu đời của người Việt, luôn giữ vị trí trung tâm trong nông nghiệp và kinh tế Việt Nam, chiếm gần 37% GDP nông nghiệp và 26% tổng xuất khẩu nông sản trong giai đoạn 2000-2004. Năm 2007, cả nước gieo trồng trên 7.201 nghìn ha, thu hoạch 35.867,5 nghìn tấn lúa.

Cây lúa được gieo trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước. Tại miền Bắc, do điều kiện khí hậu cận nhiệt đới, nên lúa được trồng vào hai vụ chính (vụ đông xuân và vụ mùa). Các tỉnh miền Nam, với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm, lúa được trồng thêm một vụ nữa là vụ hè thu. Hai vùng sản xuất lúa chính của Việt Nam là ĐBSH và

Page 2: canh tác lúa

ĐBSCL, chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích với 70% sản lượng lúa gạo của cả nước.

Đại hội VI của Đảng đã quyết định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, an ninh lương thực được coi trọng, lúa là cây lương thực chủ yếu. Từ đó, sản xuất lúa gạo đã không ngừng phát triển và từng bước thu được thắng lợi ngày càng lớn. Năm 1975 sau khi thống nhất đất nước diện tích gieo trồng lúa là 4,855 triệu ha, năng suất 21,2 tạ/ha, sản lượng 10,293 triệu tấn, bình quân đầu người 240 kg thóc, chưa đảm bảo an ninh lương thực. Năm 1985 diện tích 5,7 triệu ha, năng suất 27,8 tạ/ha, sản lượng 15,874 triệu tấn. Năm 1990 diện tích 6 triệu ha, năng suất 31,8 tạ/ha, sản lượng 19,225 triệu tấn, bình quân đầu người 295 kg thóc, lần đầu tiên nước ta đã xuất khẩu 1,6 triệu tấn gạo (340 triệu USD). Năm 1995 diện tích lúa là 6,765 triệu ha, năng suất 36,9 tạ/ha, sản lượng 24,963 triệu tấn. Có 9 tỉnh đạt trên 1 triệu tấn thóc/năm, trong đó 3 tỉnh (An Giang, Cần Thơ cũ, Đồng Tháp) đạt 2 triệu tấn. Thái Bình và An Giang đạt 12 tấn/ha/năm, An Phú - An Giang đạt 17 tấn/ha/2 vụ. Năm 2000 diện tích 7,492 triệu ha, năng suất 42,4 tạ/ha, sản lượng 32,529 triệu tấn. Nam Định bình quân toàn tỉnh đạt 67 tạ/ha/vụ, xã Xuân Phương đạt 84 tạ/ha/vụ. Năm 2000 Việt Nam xuất khẩu 3,5 triệu tấn gạo. Bình quân đầu người 419 kg thóc/năm. Năm 2005 diện tích lúa 7,3 triệu ha, năng suất đạt 49,5 tạ/ha, sản lượng 36,3 triệu tấn (FAOSTAT, 2005), xuất khẩu 5,2 triệu tấn gạo. Năm 2006 diện tích lúa đạt 7,32 triệu ha, sản lượng 35,84 triệu tấn, năm 2007 đạt tương ứng là 7,2 triệu ha và 35,86 triệu tấn.

Gần 30 năm qua sản xuất lúa ở Việt Nam không ngừng tăng về diện tích, năng suất và sản lượng nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, là tổng hòa của yếu tố giống mới, phân bón, thủy lợi và kỹ thuật canh tác lúa.

Diện tích canh tác ít thay đổi, do đầu tư thủy lợi, diện tích gieo trồng 15 năm qua 1990 - 2005 tăng hơn 1 triệu ha. ĐBSH và ĐBSCL là hai vựa lớn. Năm 2005, ĐBSH gieo trồng 1.138.800 ha, năng suất bình quân 54,4 tạ/ha, sản lượng 6 triệu 199 ngàn tấn thóc, bình quân 362 kg/người;

Page 3: canh tác lúa

ĐBSCL gieo trồng 3.826.300 ha (giảm một số diện tích để nuôi trồng thủy sản), năng suất bình quân 50,3 tạ/ha, sản lượng 19 triệu 234 ngàn tấn thóc, bình quân 1.124 kg/người, đóng góp 53% sản lượng cả nước (19/36 triệu tấn), 95% gạo xuất khẩu lấy từ đây. Những năm tiếp theo (2006-2007), nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh lúa, nên diện tích lúa gần như được giữ nguyên, thậm chí còn giảm nhưng năng suất được tăng lên, kết quả sản lượng lúa đạt cao hơn những năm trước (bảng 1).

Bảng 1. Diện tích và sản lượng lúa cả nước

1995 2000 2005 2006 2007 Vụ gieo trồng Diện tích (triệu ha)

Tổng số: Đông - xuân Hè - thu Vụ mùa

6,772,421,742,60

7,673,012,292,36

7,332,942,352,04

7,322,992,322,01

7,202,982,202,01

Sản lượng (triệu tấn)

Tổng số: Đông - xuân Hè - thu Vụ mùa

24,9610,74

6,507,73

32,5315,57

8,638,33

35,8317,3310,43

8,06

35,8417,59

9,698,56

35,8617,0210,11

8,73

Chính phủ đã có nhiều chính sách đúng đắn như Khoán 10, Khoán 100 đã kích thích sự khai hoang mở đất canh tác. Nhiều đất hoang đã được khai phá để sản xuất nông nghiệp, chú trọng là sản xuất lúa. Nhờ đó diện tích lúa trong cả nước giai đoạn 1995 - 2001 tăng liên tục. Những năm tiếp theo, do chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng như công nghiệp hóa, đô thị hóa nên một phần diện tích trồng lúa được chuyển đổi sang các cây trồng khác, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp, xây dựng và dịch vụ…

Tuy diện tích giảm, nhưng nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên năng suất tăng và sản lượng lúa không ngừng tăng

Page 4: canh tác lúa

lên. Từ một nước thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo, đứng thứ 2 trên thế giới.

2.2. Hệ thống canh tác lúa ở Việt Nam

2.2.1. Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc (TDMNPB)

* Hệ thống độc canh lúa 1 vụ

Đất chuyên 1 vụ lúa được trồng ở những diện tích đất thấp trũng, thường ngập úng vào mùa mưa (vụ mùa), ở đồng bằng đất này còn được gọi là đất chiêm trũng; còn ở vùng cao thiếu nước, chỉ gieo trồng được 1 vụ nhờ nước mưa.

* Ở vùng thấp đồng bằng: Do địa hình thấp nên đất trũng có nhiều hạn chế. Trong điều kiện ngập úng - khử ô xi, nên đất chứa nhiều độc tố như: Sắt, măng gan, nhôm di động. Những độc tố này, cộng với ngập úng mùa mưa nên năng suất rất bấp bênh, nhiều khi không cho thu nhập. Do đó mà lúa chỉ được trồng trong vụ chiêm xuân, mùa mưa bỏ hóa. Cơ cấu này phổ biến nhất là từ những thập kỷ 60, 70 ở thế kỷ XX. Sau đó, nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng, một phần đáng kể diện tích này đã được điều tiết nước chủ động, tưới vụ chiêm xuân, thoát nước mùa mưa. Nhờ đó, nhiều diện tích từ 1 vụ đã trở thành ruộng cấy 2 vụ lúa, sản lượng tăng đáng kể, đóng góp vào thắng lợi trong xuất khẩu gạo Việt Nam.

* Vùng vàn và cao ở đồng bằng Bắc bộ: Ở chân ruộng vàn và cao, do địa hình thoát nước nhanh, thiếu nước nên lúa được cấy 1 vụ trong năm, trong cơ cấu cây trồng: 1 màu - 1 lúa - 2 mạ (Khoai lang - Mạ mùa - Lúa mùa - Mạ xuân), hoặc 3 màu - 1 lúa (Đậu tương xuân - Đậu xanh - Lúa mùa - Cà chua).

* Ở vùng núi phía Bắc: Nhiều diện tích không được tưới, chỉ dựa vào nước trời, nên chỉ gieo cấy được 1 vụ; vụ còn lại không có nước tưới, đất bỏ hóa làm nơi chăn thả gia súc. Ở đất vùng đồi núi, lúa hàng năm thường được gieo trong vụ xuân hay xuân hè khi có mưa đầu vụ đủ nước cấy, với các

Page 5: canh tác lúa

giống trung và dài ngày. Điển hình là đất lúa ở vùng lòng chảo Điện Biên: Mạ gieo tháng 5, cấy cuối tháng 5, thu hoạch cuối tháng 8 đầu tháng 9.

* Hệ thống 2 vụ lúa ở ĐBSH và TDMNPB

Nhờ sự phát triển của hệ thống thủy nông, nhiều vùng đất đã có nước tưới chủ động quanh năm, cho nên diện tích lúa 2 vụ trong năm được tăng lên đáng kể. Đây thường là những vùng thâm canh lúa tốt, năng suất cao như: Hà Nam, Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, Thái Bình, v.v…

* Ở đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh TDMNPB cơ cấu lúa 2 vụ/năm thường là: Lúa xuân - Lúa mùa muộn với các giống lúa chịu úng (bảng 2).

Bảng 2.Thời vụ trong cơ cấu 2 vụ lúa ở ĐBSH

Vụ gieo cấy Gieo mạ Cấy Thu hoạch

Sớm 25-30/12 5-10/2 20-25/5

Chính vụ 5-20/1 20-25/2 1-15/6Xuân

Muộn 25/2-05/3 25/1-5/2 25-30/6

Sớm 20-30/5 1-10/6 1-10/9

Chính vụ 1-10/6 10-20/6 25/10-10/11Mùa

Muộn 25/6-05/7 25/6-5/7 5-25/11

* Cơ cấu lúa - màu ở miền Bắc và Bắc Trung bộ

Cơ cấu cây trồng lúa - màu được trồng trên các chân đất trước đây là 1 vụ lúa - bỏ hóa. Nhờ hệ thống thủy nông phát triển, mở rộng nên đất chiêm trũng thoát được nước, không còn ngập úng; những nơi cao thì có thể tưới nước được, nên thời gian bỏ hóa đã được trồng thêm một hoặc hai vụ màu. Đặc biệt, những năm gần đây, do thời tiết hạn hán, thiếu nước tưới xảy ra liên miên dẫn đến một số diện tích 1 - 2 vụ phải giảm 1 vụ, thay thế bằng cây màu, có nhu cầu nước ít hơn.

Page 6: canh tác lúa

Hơn nữa, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã tạo ra nhiều sản phẩm, đa dạng về thể loại và phong phú về chất, nên đã tạo bước ngoặt làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi ở nhiều địa phương. Trên chân đất hai lúa ở Tiên Lãng - Hải Phòng cơ cấu: Đậu tương xuân hè - Lúa mùa sớm - Đậu tương thu đông đã cho kết quả rất khả quan. Ðây là cơ cấu có thể áp dụng trên diện rộng, thích hợp với chân vàn hoặc vàn thấp, chủ động tưới tiêu ở khắp các tỉnh của ĐBSH. Các sản phẩm có nhu cầu rất cao trong tiêu dùng: Đậu tương để chế biến dầu, khô dầu, phục vụ chăn nuôi, gạo chất lượng cao đang tham gia vào bữa ăn hằng ngày của người dân với nhu cầu ngày một tăng.

+ Vùng đồng bằng - Công thức 1 lúa - 1 màu: Các chân đất nhờ nước trời,

cấy vụ mùa, trồng cây màu vụ đông xuân. Lúa mùa thường gieo mạ cuối tháng 5 đầu tháng 6 đón mưa, cấy đầu tháng 6, có năm đến tháng 7, với các giống lai hoặc giống thuần như Khang Dân. Thu hoạch vào tháng 10, 11. Cây màu đông xuân thường là khoai lang, lạc, đậu đỗ, trồng vào tháng 1, 2, thu hoạch tháng 5, 6.

- Công thức 2 lúa - 1 màu: Lúa xuân - Lúa mùa - cây vụ đông (ngô, khoai lang, rau: cà chua, dưa leo...) hoặc: Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Đậu tương/Ngô đông.

Giống lúa: Q5, Khang Dân, các giống lúa lai. Giống ngô chủ yếu là: LVN10.

Bảng 3. Thời vụ gieo trồng cơ cấu 2 lúa - 1 màu

Lúa xuân Lúa mùa Cây vụ đông

Cấy Thu hoạch Cấy Thu hoạch Gieo trồng Thu hoạch

T2 T5 T5/6 T9/10 T9/10 T1

+ Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Page 7: canh tác lúa

Do điều kiện địa hình ruộng bậc thang, ở cấp độ khác nhau và phụ thuộc vào chế độ nước nên cơ cấu mùa vụ ở đây khá phong phú.

- Cơ cấu 1 lúa - 1 màu: Mạ được gieo vào đầu mùa mưa (cuối tháng 5, đầu tháng 6), cấy vào tháng 6/7, thu hoạch tháng 10/11. Các giống lúa lai, Khang dân. Cây đông - xuân thường là đậu tương, ngô, khoai môn. Trồng vào tháng 1/2, thu hoạch tháng 5/6.

- Cơ cấu 2 lúa - 1 màu: (1) Lúa xuân: Làm mạ vào cuối tháng 1, đầu tháng 2; cấy

từ đầu đến trung tuần tháng 2, thu hoạch cuối tháng 5, đầu tháng 6. Lúa mùa: Làm mạ vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, cấy tháng 6, thu hoạch tháng 9, 10. Giống lúa cả 2 vụ thường là: Q5, Khang dân, các giống lúa lai. Cây vụ đông: Ngô được gieo cuối tháng 9 đầu tháng 10, thu hoạch tháng 12 và tháng 1 năm sau.

(2) Lúa Xuân sớm - Đậu tương hè - Lúa mùa muộn.

- Cơ cấu 1 lúa - 2 màu: Đậu tương - Lúa - Ngô đông.

- Cơ cấu 2 lúa - 2 màu: Trên đất bạc màu, có thành phần cơ giới nhẹ, ruộng bậc thang thoát nước tốt nên áp dụng lúa xuân sớm, cây màu vụ hè đến lúa mùa hè thu, sau đó tranh thủ rau vụ đông như bí, cà chua, dưa chuột...

* Hệ thống Lúa - Thủy sản ở miền Bắc và Bắc Trung bộ.

* Cơ cấu Lúa - Cá: Cơ cấu này ở nhiều địa phương cho lợi thế lớn:

Tăng hiệu quả kinh tế: Ở Vĩnh Phúc trước đây, các vùng trũng chỉ để hoang hoá hoặc cấy 1 vụ lúa bấp bênh, mỗi vụ chỉ thu được khoảng dưới 10 triệu đồng/ha. Sau khi cải tạo, các hộ thay đổi tập quán từ thả cá sang nuôi cá, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nên năng suất và giá trị tăng lên rõ rệt. Chuyển sang 1 lúa - 1 cá đã cho thu 30 - 40 triệu đồng/ha.

Tăng hiệu quả về tiêu nước, chống úng và trữ nước chống hạn: Việc cải tạo vùng trũng đã góp phần giải bài toán tiêu

Page 8: canh tác lúa

nước, chống úng cho các địa phương trước đây thường xuyên bị ngập úng. Đồng thời, nó còn tác dụng tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô.

Như vậy, cải tạo vùng trũng đã tiết kiệm ngân sách hàng năm cho việc hỗ trợ tiêu, tưới trong sản xuất trồng trọt.

Giải quyết việc làm: Trước đây lao động được sử dụng để nuôi cá hầu hết là lao động phụ hoặc lao động tận dụng. Hiện nay, đã có nhiều lao động chuyển sang chuyên canh nuôi thủy sản.

Hình 1. Cơ cấu Lúa - Cá

Lao động thuỷ sản đã được coi là lao động chính và nuôi trồng thuỷ sản đã giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người. Hầu hết họ được tập huấn, được đào tạo có kỹ năng, kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản.

Cải tạo vùng trũng đã góp phần cải tạo môi trường, môi sinh, cảnh quan thiên nhiên, giúp môi trường nông thôn ngày càng sạch, đẹp, tạo ra những khu du lịch sinh thái hấp dẫn.

Page 9: canh tác lúa

Thời vụ nuôi cá đầm bắt đầu từ tháng 4, trước khi lúa chiêm làm đòng. Các giống cá thường là mè hoa, trắm cỏ, trôi Ấn Độ, rô phi đơn tính... Các loài cá này vừa phù hợp với nguồn nước trong đầm, vừa được thị trường ưa chuộng. Khi gặt xong lúa chiêm, nông dân nuôi cá ở đầm phải đóng hệ thống cống tiêu để giữ nước và tạo nguồn thức ăn cho cá. Nhiều gia đình bón thêm phân chuồng để tăng cường thức ăn giúp cá nhanh lớn.

2.2.2. Canh tác lúa ở Nam Trung bộ

* Hệ thống canh tác độc canh 2 vụ lúa Cơ cấu 2 lúa trong năm cũng được mở rộng trong một

vài năm gần đây. Do biến đổi khí hậu, khô hạn thiếu nước, nên diện tích lúa 3 vụ bấp bênh, năng suất thấp, được chuyển sang cấy 2 vụ chắc ăn. Từ năm 1998, Nam Trung bộ sản xuất 2 vụ lúa trung ngày cho tổng sản lượng ổn định và cao hơn sản xuất 3 vụ lúa ngắn ngày. Tổng sản lượng 2 vụ lúa trung ngày đã đạt 12 - 14 tấn/ha ăn chắc, thêm vụ lúa chét nữa có thể đạt 14 - 15 tấn/ha. Trong khi đó, nếu trồng 3 vụ cũng chỉ đạt 11 - 13 tấn/ha, năm mất mùa thì 3 vụ cũng chỉ đạt 9 - 11 tấn/ha. Những tỉnh chuyển dịch cơ cấu 3 vụ lúa sang 2 vụ đều đưa năng suất lên cao hơn trước trên 1 tấn/ha như: Quảng Nam, Quảng Ngãi và Ðà Nẵng. Ở Phù Cát mô hình chuyển 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi gieo cấy 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ/năm, kết hợp với thâm canh tổng hợp đối với giống lúa lai Nhị Ưu 838, vụ đông xuân 2006 ở Phù Cát trên mô hình 7 ha của 69 hộ đã thu hoạch bình quân đạt trên 73 tạ/ha, cao hơn so với các giống lúa hiện có như Khang dân 18, Ải 32 từ 25 - 30 tạ/ha. Tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy: Với giá bán 2.400đ/ kg thì trên 1 ha thu được hơn 17,5 triệu đồng; sau khi trừ chi phí còn thực lãi hơn 8,6 triệu đồng, cao gấp 2,5 lần so với ruộng đối chứng trong cùng điều kiện chân đất và mức độ đầu tư thâm canh. Nếu tính thêm vụ lúa thu với giống dài ngày, năng suất đạt khoảng 55 tạ/ha thì qua 2 vụ sản xuất/năm, năng suất đạt trên dưới 13 tấn/ha/năm và cao hơn 2 tấn/ha so với thực tế sản xuất 3

Page 10: canh tác lúa

vụ/năm cũng trên chân đất này. Mặt khác, sản xuất 2 vụ còn giảm được chi phí sản xuất như: Công lao động, giống, phân bón, thuốc trừ sâu… đất có thời gian nghỉ ngơi, cắt đứt mầm mống sâu bệnh, tiết kiệm nước tưới, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước tưới gây mất mùa ở vụ hè thu, đồng thời chủ động được thời vụ sản xuất. Nhờ đó mà trong năm 2006, đã có ít nhất 730 ha lúa 3 vụ đã được chuyển đổi sang 2 vụ trong năm ăn chắc.

Bảng 4. Thời vụ gieo trồng cơ cấu 2 lúa/năm (Theo chỉ đạo của Cục Trồng Trọt cho vùng Nam Trung bộ)

Vụ Gieo/cấy Thu hoạch Lúa đông xuân

Chính vụ 20/12-30/12 15/4-30/4 Muộn 1-10/1 25/4-5/5

Lúa hè thu Sớm 20-30/5 1-10/9 Chính vụ 1-10/6 10-20/9

* Hệ thống canh tác 3 vụ lúa

Nhờ khí hậu khá ôn hòa, đủ ánh sáng, nhiệt độ cho cây lúa sinh trưởng, phát triển, tạo nên năng suất khá quanh năm nên từ vùng Nam Trung bộ vào ĐBSCL lúa thường được gieo trồng 3 vụ trong năm vẫn cho năng suất khá. Năng suất thường đạt: Đông xuân = 64,0 - 66,6 tạ/ha, hè thu = 52 - 55 tạ/ha và thu đông = 47-51tạ/ha.

Bảng 5. Thời vụ trong cơ cấu 3 lúa Vụ Gieo sạ Thu hoạch

Đông xuân (vụ 1) Sớm 25/11-5/12 20/3-5/4 Chính vụ 10-20/12 5-15/4 Hè thu Sớm 25/3-5/4 25/6-10/7 Chính vụ 5-15/4 5-15/7

Page 11: canh tác lúa

Vụ mùa (vụ 3) Sớm 1-10/7 5-15/10 Chính vụ 10- 20/7 10-25/10 Muộn 20/7-30/7 20-30/10

Lưu ý: Ở vùng Nam Trung bộ: Đối với chân 3 vụ lúa/năm cần bố trí thời vụ và cơ cấu giống có thời gian sinh trưởng thích hợp bởi vì: Vụ đông xuân, nếu gieo sạ trước 25/11 thường gặp mưa lớn, làm trôi mất giống, nhưng gieo sạ muộn quá thì sẽ đẩy lùi thời vụ hè thu và vụ mùa, làm cho vụ mùa dễ gặp lụt giai đoạn lúa chín, gây tổn thất lớn về sản lượng (từ 20-30/10 thường hay có mưa, tháng 11 là cao điểm của mưa lụt trong năm). Bởi vậy phải bố trí thời vụ đông xuân sao cho an toàn khi gieo sạ và lúa trỗ không gặp lạnh; vụ mùa thu hoạch không gặp lụt. Xuất phát từ đặc điểm thời tiết như vậy nên thường sử dụng giống ngắn ngày cho cơ cấu 3 vụ; còn giống có thời gian sinh trưởng trung và dài ngày cho cơ cấu 2 vụ lúa/năm.

Chân ruộng 3 vụ không cơ cấu vụ muộn, trừ những vùng thiếu nước phải gieo khô thì đợi mưa xuống, đủ ẩm đất mới gieo nên thời vụ bị muộn mà thôi.

* Hệ thống canh tác lúa - màu Do thiếu nước tưới, nhiều diện tích 2 vụ lúa được chuyển

sang lúa - màu. Ở Đồng Nai, chuyển đổi cơ cấu 2 lúa sang lúa - ngô nên tổng thu nhập tăng lên đáng khích lệ: Trước năm 2004, trồng lúa độc canh 2 vụ, năm nào “mưa thuận, gió hòa” cũng chỉ thu được 20- 30 tạ thóc/ha/vụ. Sau năm 2004, chuyển đổi cơ cấu từ trồng 2 lúa độc canh sang 2 ngô - 1 lúa, tăng thu nhập đáng kể nhờ tăng năng suất và tăng vụ. Tính ra mỗi hecta ngô cho lãi khoảng 8 triệu đồng/vụ, gấp 6 lần trồng lúa.

* Hệ thống canh tác Lúa- Thủy sản + Ruộng thấp trũng được thiết kế theo ô, xung quanh là hệ

thống mương bờ để thả cá, tôm (Hình 2).

Cống

Mương

Bờ o baRuộng lúa

Ruộng lúa

Ao lắng

Ruộng lúa

Ao lắng

Ruộng lúa

Ruộng lúa- tôm, có ao lắng

Page 12: canh tác lúa

Hình 2. Hệ thống canh tác Lúa - Thủy sản

+ Trên ruộng cấy lúa, dưới mương thả cá, tôm (tôm càng). + Xung quanh bờ mương có thể kết hợp trồng hoa trái.

2.2.3. Canh tác lúa ở ĐBSCL * So với ĐBSH thì ĐBSCL là vùng sản xuất lúa mới đây,

sau ĐBSH. Những năm trước 1945, đây là vùng lúa độc canh 1 vụ lúa mùa.

* Tuy nhiên đồng bằng Nam bộ được chia ra nhiều vùng sinh thái khác nhau. Tùy theo điều kiện của vùng sinh thái mà có nhiều cơ cấu cây trồng có lúa thích hợp cho vùng (bảng 6).

Bảng 6. Các hệ thống canh tác lúa ở ĐBSCL Vùng ST Loại đất Cơ cấu cây trồng có lúa

Vùng ngập lũ ven và giữa sông Cửu Long

Phù sa

- Lúa 3 vụ - Lúa đông xuân - hè thu - Lúa 2 vụ - 1 màu - Lúa 1 vụ - 2 màu

Vùng cửa sông Cửu Long

Nhiễm mặn

- Lúa 2 vụ mùa mưa - Lúa 1 vụ mùa - Lúa 1 vụ - 1 màu - Lúa 1 vụ - tôm - Lúa 1 vụ - dừa

Vùng bán đảo Cà Mau

Phèn mặn - Lúa 2 vụ (hè thu - mùa) - Lúa 1 vụ mùa

Page 13: canh tác lúa

- Lúa 1 vụ - tôm Vùng trũng U Minh Than bùn - Phèn

ngập úng kéo dài

- Lúa 2 vụ (đông xuân - hè thu) - Lúa 1 vụ mùa

Vùng trũng Đồng Tháp Mười

Phèn chua mùa khô - Ngập úng mùa mưa

- Lúa 2 vụ (đông xuân - hè thu) - Lúa 1 vụ (đông xuân) - Lúa 1 vụ mùa - Lúa 1 vụ - màu

Vùng đồng bằng Hà Tiên

Phèn chua mùa khô - Ngập úng mùa mưa.

- Lúa 2 vụ (đông xuân - hè thu). - Lúa 1 vụ mùa - Lúa 1 vụ - 1 màu

Các giống lúa có thể được sử dụng vào cơ cấu 3 lúa/năm gồm có: OMCS 2000, OMCS21, TNĐB100, ML48, OM1490, OM1706, OM1633, VND404, VND95-19, MTL250, OM2395, OM 2514, OM2517, OM3405.

Thời vụ và các giống được áp dụng trong cơ cấu 3 lúa ở ĐBSCL: Gieo sạ lúa vụ đông xuân vào đầu tháng 11, vụ hè thu vào đầu tháng 4 và vụ mùa vào đầu tháng 5.

* Cơ cấu lúa - màu ở ĐBSCL:

Hiện tượng bất thường về thời tiết, hạn hán thường xuyên đã dẫn đến thiếu nước trầm trọng cả trong sản xuất nông lâm và sinh hoạt. Hơn nữa, độc canh lúa lâu năm, sâu bệnh phát triển mạnh gây ra thất thu lớn. Vì vậy, nhiều nơi đã chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ 2, 3 vụ lúa trong năm thành lúa - màu.

* Cơ cấu lúa - thủy sản ở ĐBSCL:

Nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế và sử dụng đất với tiêu chí hiệu quả kinh tế/đơn vị diện tích đất nên nhiều nơi đã chuyển đổi những diện tích ngập chỉ trồng 1 vụ lúa sang lúa - nuôi thủy sản, đạt hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại với những vùng vàn, vàn cao, những nơi trũng, để khắc phục ruộng 2 lúa (xuân - mùa) không ăn chắc, năng suất bấp bênh do ngập, nhiều địa phương đã chuyển đổi sang lúa - cá, lúa - tôm, hiệu quả cao hơn.

Page 14: canh tác lúa

* Cơ cấu lúa - tôm:

Đây là mô hình canh tác thích hợp đối với vùng sinh thái nước nhiễm mặn ở ĐBSCL.

Mô hình lúa - tôm: Nuôi tôm sú mùa khô (hoặc khai thác tôm tép tự nhiên).

* Hệ canh tác lúa - cây lâm nghiệp:

Những diện tích đất lúa có nhiễm phèn, trồng lúa được áp dụng cơ cấu lúa - tràm. Cây tràm có tác dụng giảm phèn cho cây lúa, đồng thời cải thiện môi trường.

2.3. Giống lúa sử dụng ở Việt Nam

Cũng như nhiều cây trồng khác, trong thâm canh lúa, giống là một yếu tố quan trọng đóng góp vào việc tăng năng suất và sản lượng. Theo FAO, ở các nước Đông Nam Á, giống lúa đóng góp 15 - 20% vào việc tăng năng suất lúa. Theo R.W. Herdt (Philippine) về các vấn đề chính sách kinh tế cây lúa thì sản lượng tăng nhờ giống mới là 26%, phân hoá học là 31% và diện tích có tưới nước là 24%.

Tuy nhiên, nếu sử dụng giống không thích hợp, cũng có thể gây nên thất thu nghiêm trọng cho nông dân. Theo ông Vũ Đình Thung: Vụ đông xuân 2007- 2008 gần 300 hộ dân ở xã Cát Hanh (Phù Cát - Bình Định) đã “sống dở, chết dở” bởi gần 70 ha lúa bị mất trắng. Nhiều nông dân cho rằng: Nguyên nhân là do sử dụng giống lúa rởm. Tính ra, số tiền thiệt hại mà gần 300 hộ dân phải gánh chịu là hơn 2 tỷ đồng.

Để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, yêu cầu về giống lúa đòi hỏi phải lựa chọn giống có chất lượng tốt.

Hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận phải có:

- Độ sạch (khối lượng) > 99, 0%;

- Tạp chất (khối lượng) < 1, 0%;

Page 15: canh tác lúa

- Hạt khác giống lẫn < 0, 25%;

- Hạt cỏ lẫn < 10 hạt/kg giống;

- Tỷ lệ nảy mầm ≥ 85% số hạt;

- Độ ẩm (%) < 13, 5%.

2.3.1. Giống ở miền Bắc và Bắc Trung bộ

* Vùng Đông Bắc gồm: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên.

Bảng 7. Các giống lúa ở vùng Đông Bắc

Vụ Giống

Đông xuân

KD18, DT10, CR 203, C70, C71, Tép lai, Sán Ưu 63, Kim Cương 90, Q5, Bồi Tạp 49, DT13, Nếp địa phương, VN10, Ải 32, Mai Hương, Tam Nông, Tạp Giao 5, Tạp Giao 4, Nhị Ưu 63, Mộc Tuyền, CH133, AYT77, TH85.

Vụ mùa

Bao Thai, KD18, CR203, Bồi Tạp Sơn Thanh, Sán Ưu 63, Xi23, Q5, C70, C71, Nếp hoa vàng, X21, Mộc Hương, Nếp IRI 352, Bắc Ưu 63, Bắc Ưu 903, Vàng Pao TQ, Tạp Giao 5, Q 4, CN 2, U17, Nếp Cái, Nhị Ưu 63, Bồi Tạp 49, DT17, AYT77.

* Vùng Việt Bắc-Hoàng Liên Sơn (VB-HLS) gồm: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Bảng 8. Các giống lúa ở vùng VB-HLS

Vụ Giống

Đông xuân

KD18, Nhị Ưu 838, DT10, CR203, Sán Ưu 63. Q5, Ải Hòa Bình, Bồi Tạp Sơn Thanh, Nếp IRI352, Xi20, X21, Xi23, Tạp Giao 5, DT13, C71, Tiên Ưu 63, Lưỡng Quảng184, C70, AYT77, Nếp Ngoi, IR1548, DT11, DT13, Sán Ưu 63, X22.

Vụ mùa

KD18, CR203, Nhị Ưu 63, Nhị Ưu 838, Bao thai, Sán Ưu 63, Bồi Tạp Sơn Thanh, Ải 32, Tạp Giao 5, Nếp IRI532, Tẻ Trắng, Nếp địa phương, C70, C71, Bắc Ưu 64, Tẻ Mèo, Nếp Hoa vàng, AYT77, Nếp Lào, Lưỡng Quảng 164.

Page 16: canh tác lúa

* Vùng Tây Bắc gồm: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.

Bảng 9. Các giống lúa ở vùng Tây Bắc

Vụ Giống

Đông Xuân

Sán Ưu 63, CR203, Nếp Nương, KD18, Nếp IRI352, C70, C71, Q5, Tẻ Nương Mộc Châu, Tẻ địa phương, Bắc Thơm 7, Kim Cương 90, Ải 32, Bồi Tạp 49, DT10, Nếp Cẩm Hương, Lúa cạn LN93-1.

Vụ mùa

CR203, Tẻ Trắng, Tẻ Thái Lan, Nhị Ưu 63, Nhị Ưu 838, Q5, Nếp Nương địa phương, Mộc Tuyền, Bắc Ưu 64. Nếp 87, Kim Cương 90, Bồi Tạp 49, ĐV108, IR64, Ải 32, Tẻ Đỏ, Bao Thai.

* Đồng bằng Bắc bộ gồm: Hà Nội, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Phòng.

Bảng 10. Các giống lúa ở đồng bằng Bắc bộ

Vụ Giống

Đông xuân

KD18, Q5, Sán Ưu 63, Xi21, Xi23, C70, IRi352, Bắc Thơm 7, IR17494, Nhị Ưu 63, Nhị Ưu 838, Bắc Ưu 903, Bắc Ưu 527, ĐV108, Nếp 414, Tạp Giao 5, Lúa Thuần TQ, X20, AYT77, DT13, DT10, DT13, U7.

Vụ mùa

KD18, Q5, Khâm Dục, Bắc Ưu 527, Bắc Ưu 903, CR203, Xi23, Tám Thơm, Lưỡng Quảng 164, C70, Nếp KT9, Nếp Hoa vàng, Nếp Lai, Nam Định 1, DT10, DT13, Bao Thai, Nam Định 2, Dự Hương, Sán Ưu 63, Tạp Giao 5, ĐH 60, A20.

2.3.2. Giống ở Bắc Trung bộ Vùng này gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Bảng 11. Các giống lúa ở Bắc Trung bộ

Vụ Giống

Đông Xuân

Sắn Ưu 63, KD18, IR38, IR1820, IR17494, X21, Nhị Ưu 838 và 63, Nếp IRI 352, Q5, X20, X21, VN20, TH30, TH100, Lúa địa

Page 17: canh tác lúa

phương, CN2, Ải 32, C71, CR203, Nếp Đồi, Dé Vàng, ML107, Chiêm 314.

Vụ mùa

KD18, Bao Thai, Q5, CN2, Nếp IRI 352, Nhị Ưu 838, Bắc Ưu 64, X20, X21, X23, C70, Nếp Đồi, Bắc Thơm7, MTL6, TH5, TH30, TH85, CH133, Ma Lâm 48, Sán Ưu 63, LN93-1, IR64, IR17494, Mộc Hương.

2.3.3. Giống lúa ở Duyên hải Nam Trung bộ Duyên hải Nam Trung bộ gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam,

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Bảng 12. Các giống lúa phổ biến ở Duyên hải Nam Trung bộ

Vụ Giống Đông xuân

KD18, ĐB6; TBR1; NX30; X21; Xi23; BM9855; Ải 32, IR17494, ĐV108, ML49, ML68; R1; HT1. Lúa lai: Nhị Ưu 838; BT-E1; Nghi Hương 2308; Nông Ưu 69; TH3-3.

Hè thu và mùa

ML4, ML48, ML49; OMCS 96, OM1490, OM2031, PC6; OMCS200; ĐB5; ĐB6; ĐV108; ML202; ML68.

2.3.4. Giống lúa ở Tây Nguyên Vùng này gồm các tỉnh: KonTum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,

Lâm Đồng.

Bảng 13. Các giống lúa phổ biến Tây Nguyên Vụ Giống

Đông xuân

IR62, Giống địa phương, IR17494, IR59606, TH85, VNDD95-20, Ải 32, T28, OM1490, OMCS96, ĐV108, KD18, IR56278, OM576, ML48, IR20, Trang Nông 15, MTL250, TNBĐ100, CH3,Tạp Giao 5, Lúa lai TQ, NN8, U18.

Hè thu

IR64, IR17494, Giống địa phương, Ải 32, OMCS 94, TH65, VNĐ95-20, Xà Rôn, OM1490, Tộc Lùn, OM1700, Nếp Rẫy, KD18, Sán Ưu 63, Lốc Đỏ, IR62032, Việt Lai 111, TH26, IR56606, CR203, Nếp Thái, CH3, ML48, OMCS 96, Lúa Râu (medieke).

Page 18: canh tác lúa

2.3.5. Giống lúa ở Đông Nam bộ Vùng này gồm: Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-

Vùng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước.

Bảng 14. Các giống lúa ở Đông Nam bộ Vụ Giống Đông xuân

OM576, OM1490, VNĐ95-20, IR64, IR56279, OM2031, OM50404, OMCS2000, CM16-27, IR59606, MTL250, CM64, AS996-9, OM2401, TH128, VN92,

Hè thu

IR64, IR59606, OM1390, VNĐ95-20, OMCS2000, OM2031, OM1723-62, OM16-37, AS990, IR50404, IR65610, OM2037, VNĐ 404, OM2037, VĐ20, KS8 140-5, Bắc Thơm 7, Mông Chim, Lúa Miên, CM4-12.

2.3.6. Giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

Bảng 15. Các giống lúa phổ biến ở ĐBSCL

Vụ Giống

Đông xuân

OM 576, IR 64, VND 95-20, AS 996, OMCS 2000, IR 50404, OM 2517, OM 4498, OM 2395, OM 1490, OM 2717, VD 20, ST 3, OM 2514, MTL 645, MTL 385, OM 5930, OM 4900, OM 5932, IR 59656-5K-2, OM 5796, OM 5637.

Hè thu

OM1490, IR64, IR50404, OM576, OCS2000, TN120, AS996, MTL250, VNĐ 95-20, IR65610, OM2031, OM1723-62, VĐ20, OMCS97, OM1622, S9698, OM997-6, Khao 39, OM1305, NCM42-94, CM24-94, IR62032.

Đồng bằng sông Cửu Long khá phức tạp về đất đai, do vậy tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà vụ đông xuân có những giống chủ đạo cho từng vùng sản xuất lúa chính được đề xuất như sau:

* Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu sử dụng các giống lúa thâm canh chất lượng cao như: VND 95-20, OMCS 2000, IR 64, OM 2517… và duy trì tỷ lệ phù hợp các giống OM 2718, OM 1490 và các giống lúa nếp, đặc sản.

Page 19: canh tác lúa

* Vùng bán đảo Cà Mau (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và một phần tỉnh Kiên Giang) với mức độ bột phát rầy nâu chưa mạnh, ngoài các giống chủ lực, vẫn có thể duy trì các giống OM 2718, OM 2717 và các giống lúa đặc sản. Vùng đất phèn có thể sử dụng giống OM 1350, OM 2488, IR 56381 (MTL 149), AS 996…

* Vùng Tây sông Hậu, Tứ Giác Long Xuyên sử dụng các giống chủ lực nêu trên, giảm bớt diện tích Jasmine 85, nếp, OM 2514, OM 2717…

* Vùng Đồng Tháp Mười: Cơ cấu chủ lực là các giống cực sớm và sớm như: OM 576, IR 50404, OMCS 2000, VND 95-20; duy trì tỷ lệ phù hợp OM 1490, OM 3536 và các giống đặc sản khác.

* Vùng ven biển Nam bộ: Cơ cấu giống chủ lực là OM 576, IR 50404, OMCS 2000, AS 996, OM 4498, VND 95-20.

* Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ: Giống lúa chủ lực là: VND 95-20, OMCS 2000, IR 64, OM 3536, VND 99-3, OM 1490, OM 2717, OM 2718.

2.4. Quản lý nước cho lúa

2.4.1. Nhu cầu nước của cây lúa Vai trò của nước vô cùng quan trọng đối với cây lúa đã

được tổng kết ngắn gọn qua câu ca dao “Nhất nước, nhì phân”.

Cây lúa cần 400 - 450 đơn vị nước để tạo được một đơn vị thân lá, cần 300 - 350 đơn vị nước để tạo được một đơn vị hạt. Nguồn nước được cung cấp cho lúa là nước mưa, sông, suối, hồ, ao. Trong đó nước tưới vô cùng quan trọng, chúng ta có thể chủ động được từ nguồn nước này. Do vậy, xây dựng được hệ thống thuỷ lợi tốt là yếu tố quan trọng hàng đầu cho các vùng trồng lúa. Tưới tiêu chủ động, đúng thời điểm và phù hợp với nhu cầu cần thiết của cây có ý nghĩa quan trọng để tăng năng suất và chất lượng lúa.

2.4.2. Quản lý nước theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa

Page 20: canh tác lúa

+ Thời kỳ nẩy mầm: Khi bảo quản hạt lúa có độ ẩm < 13%. Khi hút nước đạt 22% thì hạt sẽ hoạt động và nẩy mầm tốt ở độ ẩm 25 - 35%.

+ Thời kỳ mạ: Từ gieo đến mũi chông: Giữ ruộng đủ ẩm, mạ chóng ngồi

và mọc nhanh. Rễ lúa được cung cấp ô xy thuận lợi nên phát triển tốt và quá trình phân giải của nội nhũ cũng thuận lợi.

Thời kỳ mạ đến nhổ cấy: Có thể giữ ẩm hoặc lớp nước nông 2-3 cm.

+ Thời kỳ ở ruộng cấy: Từ bén rễ hồi xanh đến đẻ nhánh tối đa và phân hóa đòng

đến chín cây lúa rất cần nước. Cần cung cấp nước và duy trì mức nước 3 - 5 cm ở ruộng để lúa sinh trưởng thuận lợi và đạt năng suất cao. Lúc này không được để cây lúa thiếu nước. Ngược lại, nếu mức nước quá cao, ngập úng sẽ không tốt cho sự đẻ nhánh, làm đốt và vươn lóng.

Sau đẻ nhánh tối đa đến phân hóa đốt: Rút nước phơi ruộng trong khoảng thời gian 10 -12 ngày nhằm hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, giúp quá trình làm đốt và đòng thuận lợi hơn.

2.4.3. Tưới nước tiết kiệm cho lúa Theo truyền thống, cây lúa được tưới và giữ ngập nước

liên tục từ cấy đến gần thu hoạch. Để tiết kiệm nước nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao thì nên áp dụng kỹ thuật tưới khô - ngập xen kẽ.

a. 5 cách sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm:

Page 21: canh tác lúa

Nguồn: Chương trình tiết kiệm nước. Cục Bảo vệ thực vật - IRRI

- Thiết lập mương tưới, tiêu vào ruộng.

- Xới đất cạn nhằm lấp các khe nứt nẻ trên mặt ruộng trước khi tưới nước để làm đất.

- Làm bờ bao chắc chắn, không nứt nẻ, lấp hết ổ chuột, hang động vật khác.

- San mặt ruộng bằng phẳng.

- Chỉ cho ngập nước tối đa 5 cm.

b. Quản lý nước tiết kiệm cho lúa

+ Trước khi cấy (sạ):

Page 22: canh tác lúa

- Làm bờ bao chắc chắn, không nứt nẻ, lấp hết ổ chuột, hang động vật khác hạn chế nước rò rỉ thất thoát

- Làm đất kỹ, san đất bằng phẳng để đảm bảo giữ nước đồng đều trên mặt ruộng.

+ Sau khi cấy (sạ):

- Giai đoạn lúa còn non (14 ngày sau cấy hoặc 20 ngày sau khi sạ): Duy trì mực ngập để trừ cỏ nhưng tối đa không quá 5 cm.

- Giai đoạn trổ: Luôn giữ mực nước trong ruộng tối đa 5cm liên tục trong 1 tuần. Cần chăm sóc kỹ, không được để ruộng khô nước vì giai đoạn này cây lúa rất dễ mẫn cảm với những điều kiện bất lợi của môi trường. Thiếu nước vào giai đoạn này dẫn đến hậu quả giảm số hạt trên bông và ảnh hưởng đến quá trình chin. Tuy nhiên, cũng không cần giữ mực nước sâu ở giai đoạn này

- Giai đoạn sau khi trổ - chín: Sau khi trỗ tới lúc bắt đầu chín quá trình hô hấp của cây lúa rất mạnh, thiếu nước trong lúc này sẽ làm tăng số hạt lép và ảnh hưởng độ chín của hạt. Giai đoạn này không cần phải để nước ngập ruộng. Chỉ cần giữ ẩm độ đất bão hoà khoảng 80-90%. Cần tháo nước lúc 15-20 ngày sau khi trỗ để thúc đẩy quá trình chín và chắc, ngăn ngừa sự hút đạm dư thừa.

2.5. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)

2.5.1. Định nghĩa, nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp

a. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là gì? I (Integrated) P(Pest)

Tổng hợp Dịch hại M(Management)

Quản lý

Cụm từ tiếng Anh viết tắt IPM

Như vậy, IPM có nghĩa là Quản lý Dịch hại Tổng hợp

Page 23: canh tác lúa

Theo nhóm chuyên gia của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) “Quản lý Dịch hại Tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.

b. Năm nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) b.1. Trồng và chăm cây khoẻ: - Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương. - Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn. - Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt, có

sức chống chịu và cho năng suất cao. b.2. Thăm đồng thường xuyên: Kiểm tra đồng ruộng

thường xuyên, nắm được diễn biến về sinh trưởng phát triển của cây trồng, dịch hại, thời tiết, đất, nước... để có biện pháp xử lý kịp thời.

b.3. Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng: Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng

ruộng cần tuyên truyền cho nhiều nông dân khác. b.4. Phòng trừ dịch hại:

- Sử dụng các biện pháp phòng trừ thích hợp tuỳ theo mức độ sâu bệnh, thiên địch ký sinh ở từng giai đoạn.

- Sử dụng thuốc hoá học hợp lý và phải đúng kỹ thuật.

b.5. Bảo vệ thiên địch:

Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại.

2.5.2. Nội dung quản lý dịch hại tổng hợp

Page 24: canh tác lúa

a. Biện pháp canh tác

a.1. Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng:

Làm đất sớm và vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ gieo trồng có thể diệt được nhiều sâu non và nhộng sâu đục thân lúa sống trong rạ và gốc rạ; đồng thời làm mất nơi trú ngụ và nguồn thức ăn của rầy nâu, rầy xanh... là những môi giới truyền các bệnh siêu vi trùng nguy hiểm cho lúa như bệnh vàng lụi, bệnh lúa lùn xoắn lá và bệnh lại mạ.

Nguyên lý tác động của biện pháp vệ sinh đồng ruộng và xử lý tàn dư cây trồng sau vụ thu hoạch là cắt đứt được vòng chu chuyển của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác và hạn chế nguồn sâu bệnh tích luỹ, lây lan ngay từ đầu vụ.

a.2. Luân canh:

Luân canh lúa với các cây trồng khác tránh được nguồn bệnh tích luỹ trên lúa từ vụ này sang vụ khác

a.3. Thời vụ gieo trồng thích hợp:

Thời vụ gieo trồng thích hợp đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt được năng suất cao, tránh được rủi ro về thời tiết. Việc xác định thời vụ thích hợp còn phải dựa vào đặc điểm phát sinh gây hại của các loài sâu bệnh quan trọng, đảm bảo cho lúa tránh được các đợt cao điểm của dịch bệnh.

a.4. Sử dụng hạt giống khoẻ, giống chống chịu sâu bệnh, giống ngắn ngày:

- Hạt giống khoẻ, sạch bệnh giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi.

- Sử dụng giống chống chịu, giảm sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ được các thiên địch trong tự nhiên, giữ được cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp.

- Giống lúa ngắn ngày với thời gian sinh trưởng khoảng 100- 110 ngày, trồng trong vụ sớm có thể tránh được sâu đục

Page 25: canh tác lúa

thân, sâu cắn gié. Giống lúa cực ngắn với thời gian sinh trưởng 80-90 ngày cũng là biện pháp phòng trừ rầy nâu hiệu quả, vì rầy nâu không kịp tích luỹ số lượng đủ gây hại nặng trên những giống cực ngắn ngày.

a.5. Gieo trồng với mật độ hợp lý:

Mật độ và kỹ thuật gieo, cấy phụ thuộc vào giống lúa, thời vụ, đất và dinh dưỡng, tuổi mạ, chất lượng mạ, trình độ thâm canh...

Mật độ quá dầy hoặc quá thưa đều ảnh hưởng đến năng suất, đồng thời còn ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển của sâu bệnh, cỏ dại.

Các ruộng lúa gieo quá dầy thường khép hàng sớm, gây nên ẩm độ cao, tạo điều kiện cho rầy nâu và bệnh khô vằn phát sinh phá hại mạnh vào cuối vụ.

a.6. Sử dụng phân bón hợp lý:

Bón phân quá nhiều hoặc bón phân không hợp lý sẽ làm cho cây phát triển không bình thường và dễ bị sâu bệnh phá hại. Ruộng lúa bón quá nhiều phân dễ bị lốp và nhiễm các bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá...

b. Biện pháp thủ công

Bẫy đèn bắt bướm, ngắt ổ trứng, dùng rào chà tướp lá phun để phun thuốc trừ sâu cuốn lá, đào hang bắt chuột…

c. Biện pháp sinh học

c.1. Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích là kẻ thù tự nhiên của dịch hại phát triển nhằm góp phần tiêu diệt dịch hại:

- Bảo vệ thiên địch tránh khỏi độc hại do dùng thuốc hoá học bằng cách sử dụng những loại thuốc chọn lọc, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc khi thật cần thiết và phải dựa vào ngưỡng kinh tế...

- Tạo nơi cư trú cho thiên địch sau vụ gieo trồng bằng cách trồng xen, trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp...

Page 26: canh tác lúa

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác hợp lí tạo điều kiện cho thiên địch phát triển.

c.2. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

d. Biện pháp hoá học d.1. Sử dụng hợp lý thuốc hoá học BVTV: - Sử dụng thuốc theo ngưỡng kinh tế: Tiết kiệm được chi

phí, giữ cân bằng sinh học trên đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm môi trường.

- Sử dụng thuốc an toàn với thiên địch: Lựa chọn thuốc ít độc hại, chọn thời gian và phương thức xử lý ít ảnh hưởng với thiên địch.

- Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng: + Đúng chủng loại: Mỗi loại sâu hay bệnh đều có những

loại thuốc thích hợp để phòng trừ. Dùng không đúng thuốc sẽ không diệt được sâu bệnh mà còn gây lãng phí và ảnh hưởng tới thiên địch và môi trường.

+ Đúng liều lượng và nồng độ: Liều lượng: Là lượng thuốc quy định cho một đơn vị diện

tích (ha, sào hay công đất..., mét khối kho tàng...). Nồng độ sử dụng: Là độ pha loãng của thuốc dạng lỏng,

dạng bột để phun lên cây, lượng đất bột, cát để trộn với thuốc hạt rắc vào đất.

Dùng thuốc không đủ liều lượng và nồng độ hiệu quả sẽ kém, dịch hại dễ nhờn thuốc. Sử dụng quá liều lượng và nồng độ (lạm dụng thuốc) vừa lãng phí, vừa độc hại.

Phun rải thuốc không đúng cách hiệu quả sẽ kém, thậm chí không có hiệu quả.

+ Đúng thời điểm: Tác hại của dịch hại cây trồng chỉ có ý nghĩa khi mật độ quần thể đạt tới số lượng nhất định, gọi là ngưỡng kinh tế. Do vậy, chỉ sử dụng thuốc đối với sâu hại khi mật độ của chúng đạt tới ngưỡng kinh tế. Các biện pháp “phun phòng” chỉ nên áp dụng trong những trường hợp đặc biệt.

Page 27: canh tác lúa

Phun thuốc định kỳ theo lịch có sẵn hoặc phun theo kiểu cuốn chiếu là trái với nguyên tắc của phòng trừ tổng hợp.

+ Đúng kỹ thuật (đúng cách): Dùng thuốc phải căn cứ vào đặc điểm của sâu bệnh hại. Ví dụ khi phun thuốc trừ rầy nâu phải rẽ hàng lúa để đưa vòi phun vào phần dưới của khóm lúa, nơi rầy tập trung chích hút bẹ lá.

d.2. Sử dụng thuốc có chọn lọc: Trong quản lý dịch hại tổng hợp, người ta chủ trương ưu

tiên dùng các loại thuốc có phổ tác động hẹp hay còn gọi là thuốc có tác động chọn lọc. Tuy nhiên, cho đến nay những nghiên cứu về tác động chọn lọc và độ an toàn của thuốc đối với thiên địch còn rất ít.