trỒng trỤ tiÊu mã số mĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · giáo trình này là quyển 02...

60
BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRNG TRTIÊU Mã s: MĐ02 NGHTRNG HTIÊU Trình độ: Sơ cp ngh

Upload: others

Post on 18-Oct-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

DNBỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  

 

 

 

 

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG TRỤ TIÊU

Mã số: MĐ02

NGHỀ TRỒNG HỒ TIÊU Trình độ: Sơ cấp nghề

 

Page 2: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

  2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02

Page 3: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

  3

LỜI GIỚI THIỆU

Để phục vụ chương trình dạy nghề cho nông dân. Nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng trong dạy nghề, việc phát triển giáo trình phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình mô đun “TRỒNG TRỤ TIÊU” của “Nghề trồng Tiêu” trình độ sơ cấp nghề được tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt được mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này gồm có 05 bài dạy thuộc thể loại tích hợp. Nhóm biên soạn không ngại đi thực tế, tham vấn nông dân từ khâu xây dựng Sơ đồ phân tích nghề và viết Phiếu phân tích công việc đến khâu biên soạn chương trình và biên soạn giáo trình. Thêm vào đó, chúng tôi còn phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, các nông dân trồng tiêu giàu kinh nghiệm tại huyện Chư Sê trong suốt quá trình xây dựng và phát triển giáo trình này. Tuy đã có nhiều cố gắng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp từ các độc giả. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

- Ban Lãnh đạo Trường Trung học Lâm Nghiệp Tây Nguyên. - Hiệp Hội hồ tiêu Chư Sê, Huyện Chư Sê, tỉnh Gialai. - Tiến sỹ Tôn Nữ Tuấn Nam, Viện Nghiên cứu Nông Lâm nghiệp Tây

Nguyên. - Các nông dân trồng tiêu của huyện Chư Sê tham gia các hội thảo.

Đã có những ý kiến thiết thực đóng góp cho giáo trình này.

Gia Lai, ngày 29 tháng 5 năm 2011

THAM GIA BIÊN SOẠN

1) Chủ biên: Phạm Thị Bích Liễu 2) Nguyễn Văn Thành 3) Nguyễn Quốc Khánh

Page 4: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

  4

MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG

Bài 1: Ươm cây trụ sống 4

Bài 2: Trồng cây trụ sống 9

Bài 3: Chăm sóc cây trụ sống 24

Bài 4: Xây trụ, đúc trụ và chôn trụ chết

Bài 5: Làm giàn che

30

36

Hướng dẫn giảng dạy mô đun 40

Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 52

Tài liệu tham khảo 58

Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp

59

Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp

59

Page 5: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

  5

MÔ ĐUN TRỒNG TRỤ TIÊU

Mã mô đun: MĐ02

Giới thiệu mô đun:

Mô đun trồng trụ Tiêu là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành cho người trồng Tiêu. Nội dung mô đun trình bày về ươm cây trụ sống, trồng cây trụ sống, chăm sóc cây trụ sống, xây trụ, đúc trụ và chôn trụ chết, làm giàn che. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về trồng trụ Tiêu và lựa chọn loại trụ trồng phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình

Bài 1: ƯƠM CÂY TRỤ SỐNG

Mã bài: MĐ02-01

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Chọn được loài cây làm trụ sống phù hợp

- Chọn được hạt tốt để gieo ươm

- Xử lý, ngâm ủ và gieo ươm đúng kỹ thuật

- Chăm sóc cây con đảm bảo tiêu chuẩn trồng

- Lựa chọn được cây đủ tiêu chuẩn trồng

A. Nội dung:

1. Chọn loại cây làm trụ sống:

Page 6: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

  6

Cây dùng làm trụ sống cho cây Hồ tiêu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Cây lâu năm, sinh trưởng nhanh, khỏe, thân mọc thẳng và cứng, ít bị sâu bệnh, cây ít phân cành hoặc có vị trí phân cành cao. Cây có vỏ tương đối nhám để tiêu dễ bám và không bị bóc vỏ hàng năm. Bộ rễ ăn sâu để ít cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu ở lớp đất mặt và để khỏi bị ngã đổ. Cây có bộ tán lá vừa phải để tránh cạnh tranh ánh sáng với cây tiêu. Khi cần thiết cắt trụi lá cũng không chết, thân lá có thể làm phân xanh, lá nhỏ, ít đỗ ngã, tuổi thọ cao hơn tiêu, đầu tư thấp, Nếu là cây bộ đậu càng tốt chúng còn bổ sung được đạm cho đất.

Các loại cây thường dùng làm trụ sống: Cây Keo dậu, cây Lồng mức, cây Vông, cây Chay, cây Mít, cây Xoan (Sầu đông), cây Muồng cườm…

Trong thực tế trồng tiêu của người nông tại Tây nguyên nhận thấy cây keo dậu có ưu thế hơn các cây khác. Ngoài những ưu thế trên, trồng tiêu trên cây keo dậu có thể sản suất được với quy mô lớn và đại trà, cành lá có thể làm thức ăn gia súc rất tốt

Hình 2.1 Cây Keo dậu làm cây trụ sống

Page 7: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

  7

Hình 2.2 Cây Lồng mức làm cây trụ sống

Hình 2.3 Cây Nhau làm cây trụ sống

Page 8: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

  8

Hình 2.4 Cây Chay làm cây trụ sống

Hình 2.5 - Cây Mít làm cây trụ sống

Page 9: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

  9

2. Thu hái và chọn hạt làm giống

Thu hái: chọn những cây mẹ tốt, hái quả hoặc cả chùm quả đã chín trên cây. Có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất thu hái vào tháng 1-2 dương lịch.

Hình 2.6 Chùm quả Keo dậu

Tách vỏ lấy hạt. Chọn hạt to, chắc, mẩy. Loại bỏ hạt lép, hạt nhỏ, hạt bị sâu bệnh.

Phơi hạt ngay là tốt nhất, nên phơi trên nong, nia, tuyệt đối không phơi trên nền xi măng, mái tôn hoặc các dụng cụ hấp nhiệt mạnh. Khi hạt đã khô thì đem cất trữ cẩn thận. Định kì kiểm tra trong quá trình cất trữ, nếu thấy hạt bị ẩm thì nên phơi lại hạt. Trong quá trình phơi và bảo quản, cần chú ý tránh lẫn tạp hạt.

Hình 2.7 Nong, nia phơi hạt

Một số loại hạt khi thu hái chúng đã khô trên cây, không cần phơi hạt. Nếu hái vào vụ gieo ươm thì có thể xử lý hạt ngay để gieo ươm.

Page 10: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

10 

  10

3. Xử lý, ngâm, ủ hạt

Mỗi loại cây cần xử lý và ngâm ủ theo qui trình khác nhau. Trong phần này chúng tôi giới thiệu kỹ thuật xử lý, ngâm, ủ hạt keo dậu.

Xử lý hạt bằng nước nóng: Làm ướt hạt bằng nước lã, để cho ráo nước rồi cho vào nước sôi 90-100oC ( lượng nước gấp 2 lần hạt). Giữ cho nhiệt độ ổn định ở 70 – 75oC (nóng rát tay) trong 15 phút. Gạn hết nước, đổ thêm nước lã ngập hạt, ngâm tiếp 6-10 giờ, vớt ra để khô đem gieo.

Xử lý hạt bằng nước Javen: cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn và đồng đều hơn: Pha dung dịch nước Javen theo tỷ lệ 1:1 (1 phần dung dịch nước Javen : 1 phần dung dịch nước sạch), lượng dung dịch vừa đủ ngập hạt. Đổ hạt vào ngâm chính xác trong 7 phút, vớt hạt ra rửa sạch và trà hạt trên nền bê tông vài phút. Sau đó ngâm hạt trong nước sạch 6-8 tiếng, vớt ra để ráo đem gieo ngay hoặc ủ.

Ủ hạt: cho vào túi vải hoặc bao tải ẩm ủ ở nhiệt độ 32 -340C để vào chỗ thoáng mát đến khi thấy nhú mầm (nứt nanh) là có thể gieo được.

4. Làm đất lên luống hoặc làm túi bầu

Làm đất lên luống:

Đất được dọn sạch cỏ dại, cuốc sâu, phơi khô và đập tơi nhỏ. Trộn đều phân hữu cơ hoai mục. Sau đó lên luống rộng 1-1,2m, rãnh rộng 25-30cm, chiều dài luống tùy theo chiều dài lô đất. Luống nên làm theo hướng Đông-Tây để tiếp thu được nhiều ánh sáng.

Chú ý: Luống đất phải đảm bảo thoát nước tốt.

Page 11: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

11 

  11

Hình 2.8 Luống Keo dậu mọc mầm

Ươm trong túi bầu:

Chuẩn bị túi bầu: túi ni lon có kích thước 12cm x 8cm, dưới đáy và hông túi bầu có đục 6 lỗ để thoát nước. Tính toán lượng cây ươm cần thiết và dự phòng thêm 15% để trồng dặm.

Chuẩn bị đất đóng bầu:

Đất phải được phơi khô, đập nhỏ, loại hết rễ cây, đá sỏi.

Hỗn hợp gồm: 90% đất đã phơi + 7- 8 % phân hữu cơ hoai mục + 1-2% phân lân nung chảy + 1% vôi bột.

Đóng bầu: cho đất vào bầu vừa tay, bầu không bị gãy. Xếp túi bầu thành luống từ 20-25 hàng bầu (luống rộng 1,0- 1,2m). Giữa các luống chừa đường đi 30 -40cm.

5. Làm rào bảo vệ

Dùng các nguyên liệu có sẵn của địa phương như tre, nứa hoặc dùng bao bì, lưới để làm rào khu vực vườn ươm, chắn gia súc, gia cầm, ngăn cản chúng đi vào làm hư hỏng vườn ươm.

Page 12: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

12 

  12

Hình 2.9 Rào chắn vườn ươm cây Keo dậu

6. Gieo hạt

Gieo trên luống đất: gieo hạt với khoảng cách hành cách hàng 5cm và hạt cách hạt 2-3cm, dùng cào có khoảng cách các răng cào 5cm, cào thành các đường rãnh nhỏ, gieo theo khoảng cách 2-3cm, mỗi vị trí gieo 1 hạt, sau đó phủ nhẹ 1 lớp đất mỏng, có thể cho thêm 1 lớp vỏ trấu lúa trên mặt luống để giữ ẩm. Có thể gieo hạt đã qua ngâm hoặc hạt đã ủ nứt nanh. Sau khi gieo xong phải tưới nước ngay và tưới ngày 3 lần.

Page 13: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

13 

  13

Hình 2.10 Hạt Keo dậu trên luống đất mọc mầm

Gieo trong túi bầu: tưới nước đủ ẩm cho bầu đất trước 3 ngày và bổ sung đất trước khi gieo. Gieo 1 hạt/ túi, phủ lớp đất 0,5-1cm, chỉ gieo hạt đã ủ nứt nanh. Sau khi gieo xong phải tưới nước ngay và 1 ngày 3 lần.

Cấy cây vào bầu: chọn cây gieo ngoài luống cao 5cm, nếu rễ cái quá dài thì cắt bớt. Dùng que chọc vào túi bầu, cắm cây vào bầu và giữ thẳng rễ cái, lấp đất, ấn nhẹ đất quanh gốc. Tưới nước ngay ngày 3 lần và cần phải che nắng đến khi cây bén rễ hồi xanh có thể dỡ dần giàn che và tưới ngày 1 lần.

Page 14: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

14 

  14

Hình 2.11 Cây con cấy vào bầu

Hình 2.12 Cấy vào bầu

Page 15: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

15 

  15

7. Tưới nước

Sau khi gieo hạt tưới ngay để hạt dễ lên mầm. Tưới nước thường xuyên để đủ ẩm cho cây trong giai đoạn đầu (khoảng 10 ngày). Nên tưới bằng ô doa hoặc bét phun để tránh trồi hạt và xói rễ. Ngừng tưới nước trước khi trồng 20 ngày.

8. Đảo bầu, dặm hạt

Sau 10 ngày kiểm tra vườn ươm, gieo dặm những chỗ hạt không mọc

Đối với cây ươm bầu, khi cây cao 10cm, đảo bầu. Dỡ bầu ra khỏi luống, bóp nhẹ bầu đất để cho bầu thoáng khí, xếp lại bầu theo luống mới và phân loại cây theo luống (cây xấu thành 1 luống, cây tốt thành 1 luống) mỗi luống 5 hàng bầu.

Những bầu không có cây hoặc cây không đảm bảo thì gieo dặm hạt lại.

9. Làm cỏ

Nhổ cỏ sạch cho luống ươm hoặc bầu đất.

10. Bón phân

Trong thực tế sản xuất người ta ít bón phân khi ươm cây làm trụ sống. Nhưng để cây sinh trưởng tốt và đạt tiêu chuẩn trồng nên bón phân cho vườn ươm như sau:

Sau khi cây có 3 lá thật nên tưới phân cho cây, để cây nhanh lớn, khỏe.

Pha 100g ure + 50g laki clorua hoà với 18 lít nước, tưới đều trên luống, sau đó tưới ngay lại bằng nước lã để rửa sạch lá. Trong thời gian ươm có thể tưới 2-3 lần phân, từ 1-1,5 tháng/1lần.

11. Phòng trừ sâu bệnh cho cây ươm.

Thường xuyên kiển tra vườn, nếu có dấu hiệu sâu bệnh cần phòng trừ kịp thời. Trong vườn ươm thường xuất hiện các loại sâu bệnh sau:

- Sâu đất cắn đứt thân cây

- Bệnh mấm phấn trắng

Page 16: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

16 

  16

- Rầy chính hút dịch thân lá non

Thuốc đặc trị bệnh mấm phấn trắng: VIRAM PLUS 500SC là thuốc trừ nấm bệnh phối hợp 2 hoạt chất Thiram - Carbendazim, có tác động bổ sung cho nhau, giúp gia tăng hiệu lực phòng bệnh.

Trên cây ươm thường xuất hiện loại rệp muội, chúng chích hút phần non của lá và mầm làm cho đọt cây cong queo, cây phát triển chậm.

Dùng các loại thuốc trừ rệp sau: Supracide 40ND, nồng độ phun 0,1-0,15% (phun 3 bình loại 8 lít/1 sào Bắc Bộ), Bassa 0,1-0,15%, Karate 2,5 EC 0,5-0,1%, Ofatoc 400 EC 0,1-0,15%... Nên thường xuyên thay đổi các loại thuốc trên để tránh hiện tượng rệp quen (nhờn) thuốc. Pha thuốc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

Hình 2.13 Cây Keo dậu bị rệp muội đen

12. Điều khiển sinh trưởng

Trong vườn ươm trường hợp cây phát triển quá tốt chúng ta nên ngừng tưới nước cho cây để cây khỏi bị vống, yếu. Những cây xấu nên tập trung chăm sóc riêng như: bón phân, tưới nước, xới xáo mặt bầu.

13. Lựa chọn cây đi trồng

Chọn cây đạt tiêu chuẩn: Cây cao từ 50cm trở lên, không bị sâu, bệnh hại.

Page 17: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

17 

  17

Cây trên luống đất: trước khi nhổ cây đem trồng tưới đẫm nước, vừa tưới, vừa nhổ. Nhổ cây là đưa đi trồng ngay. Nên nhổ cây vào những ngày mưa dầm để khi trồng cây dễ sống. Chọn cây đạt tiêu chuẩn: cao từ 1,0m trở lên, không bị sâu, bệnh hại.

Xử lý cây trước khi trồng: Cắt bớt rễ cái của những cây có rễ cái quá dài, chừa lại khoảng 25cm. Cắt bỏ toàn bộ phần lá non, ngọn non, nhánh non.

Hình 2.14 Cây nhổ từ luống chưa xử lý

Hình 2.15 Cây nhổ từ luống đã xử lý

Page 18: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

18 

  18

Cây trong bầu: cây trong bầu thường được gieo trước mùa mưa 3-4 tháng. Cây được chăm sóc tốt hơn, mọc nhanh hơn nên phần lớn cây đạt tiêu chuẩn. Chỉ loại bỏ những cây còi cọc, phát triển kém hoặc bị sâu, bệnh.

Hình 2.16 - Cây bầu Keo dậu

Hình 2.17 Cây bầu Muồng cườm

Page 19: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

19 

  19

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1:

Cây keo dậu và cây vông làm trụ sống có những ưu nhược điểm gì?

Bài tập 2:

Các nhóm thực hiện thu hái, chọn hạt, xử lý hạt, làm đất, lên luống, đóng bầu, gieo hạt, tưới nước, làm cỏ, đảo bầu, trồng dặm, bón phân, chọn và xử lý cây trước khi trồng.

C. Ghi nhớ:

Một số nội dung trọng tâm cần chú ý:

Khi chọn cây làm rụ sống phải căn cứ vào ưu nhược điểm của từng loại cây nếu không hiệu quả trồng tiêu sẽ không cao.

Trước khi trồng phải xử lý cây đối với cây nhổ từ luống đất.

Page 20: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

20 

  20

Bài 2: TRỒNG CÂY TRỤ SỐNG

Mã bài: MĐ02-02

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Trồng được cây trụ sống đúng mật độ, khoảng cách và đúng kỹ thuật

- Định vị được cây trụ sống

1. Nội dung

1. Thời vụ trồng

Tùy theo từng vùng mà trồng vào các tháng khác nhau. Nên trồng vào đầu mùa mưa đối với cây trụ sống trong bầu. Cây ươm từ luống trồng vào những ngày mưa dầm và mưa nhiều.

2. Xác định mật độ và khoảng cách

Tùy theo khả năng sinh trưởng phát triển của bộ tán, cây trụ sống được trồng với mật độ khoảng cách khác nhau. Đa số trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5m, mật độ 1680 trụ/ha.

Cách xác định khoảng cách như sau:

Dùng sợi dây dài có đánh dấu khoảng cách buộc 2 đầu dây vào cọc, rồi đóng cọc theo vị trí đánh dấu.

3. Đào hố

Kích thước hố trồng trụ sống: 40 cm x 40cm x 40cm

Cách đào:

- Dọn vệ sinh quanh khu vực hố

- Xác định và đào ở vị trí trung tâm

- Mở rộng hố và đào sâu, đo hoặc ước lượng theo đúng kích thước hố đã qui định

Page 21: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

21 

  21

- Khi đào để riêng lớp đất mặt về một bên, lớp đất phía dưới về một bên.

4. Bón lót

Các loại phân bón lót: hữu cơ, lân, vôi

Nên sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục từ 1-3 tháng. Khi ủ phân hữu cơ nên trộn lân super hoặc lân thiên nhiên 2% ủ cùng, để làm tăng chất lượng phân hữu cơ.

Lượng phân bón: 2 kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 0,2 kg lân nung chảy + 0,1 kg vôi cho 1 hố.

Vận chuyển và rải phân ra lô:

Dùng xe các loại để vận chuyển phân ra lô, sử dụng xe rùa để đưa phân ra từng vị trí hố. Hố ở xa đổ phân trước, hố ở gần đổ phân sau để khỏi bị vướng đường đi.

5. Trộn phân, lấp hố

Sau khi bón phân lót, trộn đều phân với lớp đất mặt sau đó lấp lên một lớp đất trên mặt, để phân tiếp tục phân hủy và giảm mất đạm.

6. Trồng cây

Chọn những ngày có mưa nhiều, nên chọn vào những ngày mưa dầm, áp thấp nhiệt đới trồng là tốt nhất.

Chọn những cây con đạt tiêu chuẩn để đem trồng.

Đối với cây bầu: móc lổ kích thước lớn hơn túi bầu về độ sâu và rộng. Đặt cây thẳng đứng, lấp đất và nện chặt đất vào quanh bầu, không làm vỡ bầu. Nên trồng mặt bầu thấp hơn mặt hố 20cm để dễ dàng tưới nước cho cây.

Đối với cây từ luống: dùng que chọc lỗ lớn hơn gốc cây, đặt cây thẳng đứng, nện chặt đất và dậm chặt gốc. Trồng xong phải cắm cọc định vị và buộc ngay.

Page 22: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

22 

  22

Hình 2.18 Trồng cây trụ sống

7. Cắm cọc định vị

Chọn cây làm cọc tương đối cứng chắc, dài khoảng 2m. Cắm cây theo chiều thẳng đứng, dùng dây nilon buột cây trụ sống vào cọc, buột khoảng 2-3 nút trên cọc.

Đối với cây bầu thì có thể cắm cọc định vị sau, khi cây cao khoảng 1m.

Cây mọc cao đến đâu buộc dây đến đó.

Page 23: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

23 

  23

Hình 2.19 Buộc cây trụ sống vào cọc định vị

Hình 2.20 Cây trụ sống không được buộc định vị

Page 24: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

24 

  24

8. Trồng dặm

Cây trồng dặm là cây dự phòng trong vườn ươm.

Sau khi trồng 10 ngày, kiểm tra trồng dặm những vị trí cây bị chết. Sau đó định kì kiểm tra 15 ngày 1 lần để kịp thời trồng dặm. Ưu tiên chăm sóc cây dặm để vườn cây đồng đều.

9. Tưới nước

Sau khi trồng nếu mưa ít hoặc gặp hạn phải tưới nước ngay cho cây trụ sống.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1:

Đào hố, bón phân lót, trộn phân, lấp hố

Bài tập 2:

Trồng cây trụ sống, cắm cọc định vị, buộc dây.

C. Ghi nhớ:

Một số nội dung trọng tâm cần chú ý:

- Khi trồng cây trụ sống phải chú ý đặt thẳng rễ cây

- Cắm cọc định vị và buột dây để cây trụ sống mọc thẳng.

Page 25: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

25 

  25

Bài 3: CHĂM SÓC CÂY TRỤ SỐNG

Mã bài: MĐ02-03

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Thực hiện được các kỹ thuật chăm sóc cây trụ sống.

- Hãm được độ cao và thực hiện được biện pháp chống đổ ngã

A. Nội dung

1. Làm cỏ

Trong những năm đầu, cây trụ sống còn nhỏ vườn thường có nhiều cỏ, nên định kỳ làm sạch cỏ dại trong hố cho vườn cây để cây nhanh lớn.

Có thể làm cỏ bằng phương pháp thủ công hoặc phun thuốc hóa học.

Trong trường hợp vườn cây trụ sống đã trồng tiêu ta nên làm cỏ thủ công để đảm bảo an toàn cho tiêu.

Nên tận dụng trồng xen cây họ đậu để đỡ công làm cỏ trong những năm đầu. Không nên trồng sắn, bắp, khoai lang… các cây này cần lượng dinh dưỡng lớn ảnh hưởng đến cây trụ và cây tiêu.

2. Bón thúc

Thông thường trong sản xuất người ta ít sử dụng phân bón cho cây trụ sống. Nhưng để cây nhanh lớn ta nên bón thúc cho cây hàng năm vào mùa mưa.

Các loại phân dùng bón thúc là:

Phân đạm: chọn 1 trong các loại phân sau: Ure, sunphat amon (SA)…

Phân lân: chọn 1 trong 2 loại lân: sunper lân hoặc lân nung chảy.

Phân kali ta chọn kali clorua (kali màu đỏ)

Page 26: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

26 

  26

Nếu cây trụ sống là cây họ đậu (như keo dậu) thì ta nên ưu tiên sử dụng phân lân để bón thúc. Vì phân lân rẻ tiền, cây họ đậu lại đồng hóa tốt phân lân, làm cho rễ cây phát triển tốt sẽ cố định được nhiều đạm cho cây và cho đất.

Có thể sử dụng lượng phân bón sau:

100g ure + 200 g lân nung chảy + 50g kali clorua/ 1 gốc cây trụ sống

Nên chia lượng phân trên làm 3 lần vào đầu mùa mưa và giữa cuối mùa mưa. Phân bón phải được lấp đất cẩn thận để tránh bay hơi mất phân. Không trộn phân lân với phân ure.

3. Tưới nước

Sau khi trồng cần tưới nước 2 lần trong 1 tháng trong mùa khô đầu tiên. Năm sau có thể tưới ít hơn 1 tháng 1 lần. Nếu vườn trụ đã trồng tiêu thì không cần tưới cho cây trụ sống nữa vì khi tưới cho tiêu thì cũng là tưới cho trụ sống.

4. Phòng trừ sâu bệnh hại

Vườn cây trụ sống cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời sâu bệnh. Trong trường hợp cần thiết thì phải dùng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu hoặc bệnh cho cây.

5. Tỉa cành và hãm ngọn

Từ năm 2 trở đi, tỉa cành có nguy cơ cạnh tranh với thân chính (cành to lớn và có thể vượt thân chính). Sau đó, khi tiêu leo lên đến đâu thì ta tỉa cành đến đó. Nếu phần trên cây trụ sống phát triển rậm rạp cần tỉa bớt để đảm bảo ánh sáng cho tiêu.

Khi cây trụ đạt đường kính gốc 7-10cm, tiến hành hãm ngọn. Hãm ngọn ở độ cao 4m.

Page 27: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

27 

  27

Hình 2.21 Tỉa cành cây trụ sống

Hình 2.22 Vườn trụ sống cây Keo dậu đã được tỉa cành

6. Giữ cho cây trụ sống mọc thẳng

Để cây trụ sống mọc thẳng đạt tiêu chuẩn làm trụ thì ta phải thường xuyên buộc cây trụ vào cọc định vị. Nút buộc cách nhau 30cm.

Page 28: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

28 

  28

Hình 2.23 Buộc trụ sống vào cọc định vị

7. Buộc dây chống đổ ngã

Chôn neo với một hòn đá kích thước 20 x30 cm, sâu khoảng 1m, nện chặt và buộc vào đầu dây thép. Nơi chôn neo cách trụ 1,5- 2m. Cũng có thể neo dây vào gốc cây

Hình 2.24 Neo dây thép vào gốc cây chống ngã đổ cho vườn trụ sống

Page 29: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

29 

  29

Kéo dây thép rải theo hàng một, buộc dây vào trụ đầu tiên ở độ cao 3-3,5m. Định vị cho cây thẳng đứng, buộc từng đầu trụ bằng cách gấp đôi dây, cuốn 1 vòng vào trụ và xoắn cố định vào phần dây căng và tiếp làm đến cuối hàng và neo tiếp ở cuối hàng với đá như trên. Khi buộc dây thép vào trụ nên buộc lỏng để cây còn tăng trưởng đường kính.

Nên dùng dây thép tráng kẽm, đường kính từ 2,7-3mm và để nguyên cuộn.

Hình 2.25 Neo dây chống ngã đổ

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1:

Theo anh (chị) Vườn tiêu hộ gia đình trồng bằng cây trụ sống đã hơn 1 năm và đang vào giữa cuối mùa mưa cần thực hiện những biện pháp chăm sóc nào trên cây trụ sống?

Bài tập 2:

Thực hiện các công việc sau đây trên vườn Tiêu

Làm cỏ

Bón phân thúc

Tưới nước

Page 30: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

30 

  30

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Tỉa cành

Giữ cho cây trụ sống mọc thẳng

Hãm ngọn, cắt cành

Cố định bằng dây thép

C. Ghi nhớ:

Một số nội dung trọng tâm cần chú ý:

- Chọn phân bón thúc phù hợp cho loại cây trụ sống

- Cần tưới cho cây trụ sống trong mùa khô năm đầu

- Xác định đúng cành loại bỏ nếu không thân chính sẽ chậm lớn

Page 31: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

31 

  31

Bài 4: XÂY TRỤ, ĐÚC TRỤ VÀ CHÔN CÂY TRỤ CHẾT

Mã bài: MĐ02-04

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Nêu được kỹ thuật xây trụ gạch

- Nêu được kỹ thuật đúc trụ bằng vật liệu xây dựng

- Chôn được cây trụ chết đúng kỹ thuật

A. Nội dung

1. Xây trụ gạch Kích thước và hình dạng trụ gạch thay đổi tùy theo nông hộ. Có thể xây trụ gạch vuông có lõi sắt, cạnh 20-25cm, cao 3,5m. Trụ gạch vuông được dựng theo mật độ 1600 trụ/ha, khoảng cách 2,5x 2,5m.

 

Hình 2.26 Trụ gạch xây vuông

Hoặc trụ gạch tròn có đường kính gốc trụ 80 - 100cm và đường kính đỉnh trụ 60 - 70cm. Mật độ trụ gạch thay đổi tùy theo kích cỡ trụ. Trụ gạch tròn do có tiết

Page 32: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

32 

  32

diện leo bám rộng nên được dựng với mật độ thưa hơn 1110 trụ/ha, với khoảng cách 3 x 3m.

 

Hình 2.27 Trụ gạch xây tròn

2. Đúc trụ bê tông

Có hai loại trụ bê tông là trụ đặc và trụ rỗng. Trụ rỗng có nhiều ưu thế hơn như: tiết kiệm vận liệu, bền hơn, nhẹ hơn, dễ cột dây.

Đúc trụ rỗng: dùng khuôn thép đúc trụ: bên ngoài có hình lục giác ( trụ có 6 cạnh), ở giữa có khuôn thép hình trụ tròn phi 50-60, bên trong có 3 cây thép phi 6-8 đã buộc thành khung (cốt thép có đai phi 2,7 -3mm buộc cách nhau 30cm), đặt theo hình tam giác đều, dài 3,6 - 4m. Đổ bê tông vào khuôn. Bê tông phải đạt tiêu chuẩn mác 200 (#200), theo hướng dẫn trên bao bì xi măng. Khuôn bên ngoài lắp thành 2 nữa, đổ nữa dưới trước, sau đó đổ tiếp nữa trên. Sau 2 giờ có thể tháo khuôn.

Page 33: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

33 

  33

Hình 2.28 Lõi thép để đúc trụ

Hình 2.29 Trụ rỗng hình lục giác

Page 34: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

34 

  34

Đúc trụ đặc, vuông: bê tông mác 200 (#200) như trên. Bên trong có 3 cây thép buộc thành khung như trên. Dùng các ván gỗ làm khuôn tạo trụ kích thước phần gốc vuông 10-12cm và phần ngọn 8-10cm, dài 3,6 -4m.

Hình 2.30 Trụ bê tông đặc, vuông

3. Chôn trụ chết

Vận chuyển và rải trụ ra lô

Cây trụ chết có thể là trụ gỗ hoặc trụ bê tông. Hiện nay loại trụ được trồng phổ biến nhất vẫn là trụ bê tông.

Khi tiến hành vận chuyển trụ cần xem xét tính toán lượng trụ với mật độ trồng để đảm bảo số lượng trụ. Thông thường mật độ trồng khoảng 2000 trụ/ ha.

Cần phải khiêng trụ nhẹ nhàng. Cẩn thận trong quá trình vận chuyển tránh làm hư, hỏng hoặc gãy trụ.

Trụ bê tông có trọng lượng lớn nên cần phải đảm bảo an toàn lao động.

Đào hố và chôn trụ

Page 35: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

35 

  35

Đối với trụ gỗ hoặc trụ bê tông thường trồng với khoảng cách là 2,2m x 2,2m.

Căn cứ vào cây tiêu (cọc) xác định vị trí hố, dọn sạch mặt bằng quanh hố. Đào hố thủ công, rộng 20 x 20cm và sâu 0,9 -1,0m. Dựng trụ thẳng đứng và lấp đất nện chặt gốc trụ. Khi chôn trụ phải cận thận nhẹ nhàng tránh gãy trụ.

Khoan nước chôn trụ: Vùng trồng tiêu tại Tây Nguyên chủ yếu dùng phương pháp này. Năng suất chôn trụ gấp nhiều lần so với đào hố thủ công. Khoan nước có thể mua ở các cửa hàng kim khí hoặc tự đặt gia công. Nguồn nước dùng để khoan là máy bơm nước tưới tại các vườn.

Cách khoan: dựa vào vị trí cắm cọc, cắm khoan xuống và khoan sâu 1,1m, chiều rộng lỗ khoan đủ để cắm trụ, để nguyên mũi khoan dưới hố, dựng trụ và nâng trụ đúng vị trí và đạt sâu 1m, sau đó mới rút mũi khoan. Chỉnh trụ thẳng đứng, giữ trụ và lấp đất quanh trụ.

Hình 2.31 Chôn trụ không đúng kỹ thuật, vườn trụ bị ngã đổ

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1:

Page 36: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

36 

  36

- Theo anh (chị) loại trụ nào ít chi phí hơn? Tại sao hiện nay người trồng tiêu ít trồng trụ gỗ?

Bài tập 2

- Trụ bê tông hình lục giắc có ưu thế gì so với trụ bê tông hình vuông?

Bài tập 3:

Đào hố (hoặc khoan nước), chôn trụ bê tông hình lục giác?

C. Ghi nhớ:

Một số nội dung trọng tâm cần chú ý:

- Vận chuyển trụ nhẹ nhàng

- Chôn trụ đúng độ sâu theo quy định kỹ thuật

Page 37: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

37 

  37

Bài 5: LÀM GIÀN CHE

Mã bài: MĐ02-05

Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:

- Trình bày kỹ thuật làm gian che

- Làm được giàn che cho vườn tiêu

A. Nội dung

1. Chuẩn bị vật liệu

Vật liệu làm giàn che nên sử dụng các vật liệu có sẵn tại địa phương như tre nứa, lá dừa, rơm rạ, thân cây ngô khô…. Nếu không có những vật liệu trên thì có thể dùng lưới che và dây thép.

Nên dùng các vật liệu sẵn có ở địa phương rẽ tiền, dễ tìm với số lượng lớn. Song chúng cũng có những nhược điểm nhất định như: dùng cỏ chúng thường có hạt dễ làm rụng hạt và mọc nhiều cỏ trên vườn; dùng rơm rạ thì thân ngắn dễ bị bay, tốn công buộc nệp; dùng tàu dừa khó lấy được với lượng lớn.

Trong thực tế sản xuất, người trồng tiêu thường dùng thân ngô để lợp giàn che vì chúng dễ tìm với lượng lớn, thân bền, không để lại hạt.

Vật liệu làm giàn che và rào chắn:

Vật liệu khung: tre nứa, dây thép

Vật liệu lợp mái có thể chọn 1 trong số các loại vật liệu sau: thân ngô, rơm rạ, tàu dừa, lưới…

Vật liệu để buộc: dây thép nhỏ

Trong thực tế khó có thể chuẩn bị một cách chính xác số lượng của từng loại vật liệu để làm giàn che và rào chắn. Ta có thể tiến hành làm giàn che cho 1 trụ và rào chắn 1-2 m trước, sau đó tính toán nhân lên với số lượng trụ và rào của vườn.

Page 38: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

38 

  38

Làm khung giàn

Khung giàn làm gần giáp với đỉnh trụ (cách đỉnh trụ 30cm). Dùng thân tre chẻ thành từng mảnh hoặc dùng thân cây le buộc chắn vào trụ. Buộc theo hàng dọc bằng 3 cây chính cách nhau 0,8m.

Lợp mái che

Chọn một trong số những vật liệu trên để lợp mái. Rải đều vật liệu lên giàn, nhưng phải có khe hở để ánh sáng chiếu xuống, buộc nệp chắc phía trên.

Hình 2.32 Giàn che bằng thân ngô

2. Làm rào chắn gió

Dùng tre hoặc cây le cao bằng giàn che làm cọc, cắm cọc theo hàng trụ, sau đó dùng nẹp buộc vào cọc, buộc khoảng 2 nẹp, xếp thân ngô vào cho đều và nẹp lại cho chắc chắn.

Có thể dùng các vật liệu khác như cỏ mỹ, lưới …

Yêu cầu của rào chắn là ngăn được gia súc. Những nơi có nhiều gia cầm cũng cầm phải chắn được gia cầm.

Page 39: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

39 

  39

Hình 2.33 Rào chắn gió cho vườn tiêu bằng thân ngô

Hình 2.34 Giàn che bằng lưới

Page 40: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

40 

  40

3. Phòng chống cháy

Các vật liệu làm giàn che và rào chắn rất dễ bị cháy. Nên cần phải cẩn thận với nguồn lửa như hút thuốc, đốt cỏ rác gần với khu vực vườn tiêu. Nếu có nguồn lửa gần khu vực phải canh vườn để kịp thời dập lửa.

Trường hợp không may xảy ra hỏa hoạn thì cần huy động nguồn nước kịp thời để dập lửa.

Nhìn chung, việc chống cháy cho vườn tiêu rất khó khăn. Nên việc phòng cháy là hết sức cần thiết.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1:

Phân tích được các ưu nhược điểm của các loại vật liệu làm giàn?

Bài tập 2:

Ước lượng số lượng vật liệu chuẩn bị cho 1 ha tiêu

Bài tập 3:

Làm giàn che

Làm rào chắn

C. Ghi nhớ:

Một số nội dung trọng tâm cần chú ý:

Chọn vật liệu làm giàn và rào chắn rẽ tiền, không để lại hạt, dễ làm giàn và rào, ít gãy rụng.

Page 41: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

41 

  41

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: mô đun trồng trụ tiêu là mô đun được xếp ở vị trí thứ 2 trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp kỹ thuật trồng Hồ tiêu. Mô đun này nên học sau mô đun hiểu biết chung về cây tiêu, có thể học trước hoặc sau mô đun sản xuất cây con từ luống và mô đun sản xuất cây con từ hom, nhưng phải được học trước các mô đun: kỹ thuật trồng tiêu; kỹ thuật chăm sóc tiêu, kỹ thuật thu hoạch và sơ chế và bảo quản tiêu.

- Tính chất: mô đun trồng trụ tiêu là mô đun bắt buộc trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp kỹ thuật trồng Hồ tiêu.

II. Mục tiêu của mô đun:

Kiến thức:

- Trình bày được đặc điểm của và ưu nhược điểm và tiêu chuẩn của các loại trụ tiêu.

- Nêu được kỹ thuật gieo ươm, trồng và chăm sóc cây trụ sống.

- Trình bày được kỹ thuật chôn trụ chết và làm giàn che

Kỹ năng:

- Chọn được loại trụ tiêu để trồng phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện sinh thái của địa phương, đồng thời để vườn tiêu cho năng suất cao ổn định.

- Thực hiện được kỹ thuật xử lý gieo ươm, trồng và chăm sóc cây trụ sống

- Tạo được cây trụ chết bằng vật liệu xây dựng đạt yêu cầu trồng tiêu

- Chôn được cây trụ chết đúng kỹ thuật

- Làm được giàn che và rào chắn cho vườn tiêu.

Thái độ:

Page 42: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

42 

  42

Có thái độ cẩn thận, tỷ mỉ và ý thức an toàn lao động trong quá trình thực hiện công việc.

III. Nội dung chính của mô đun:

Số TT

Tên bài trong mô đun Thời gian (giờ)

Tổng số Lý thuyết Thực hành

Kiểm tra

1 Ươm cây trụ sống 12 2 10

2 Trồng cây trụ sống 10 2 7 1

3 Chăm sóc cây trụ sống 10 2 8 1

4 Xây trụ, đúc trụ, chôn trụ chết 11 2 8 1

5 Làm giàn che 11 2 8 1

Kiểm tra hết mô đun 2 2

Cộng 56 10 40 6

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

1. Bài 1: Ươm cây trụ sống

Bài tập 1:

Cây keo dậu và cây vông làm trụ sống có những ưu nhược điểm gì?

- Nguồn lực cần thiết: 10 tờ giấy A0, 10 cây bút viết bảng, tài liệu học viên

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

Page 43: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

43 

  43

+ Các nhóm thảo luận và tổng hợp nội dung thu thập, giáo viên thúc đẩy.

+ Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ.

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 02 giờ

- Địa điểm: lớp học

-Tiêu chuẩn của sản phẩm: Trình bày rõ ràng, nêu đầy đủ các ưu nhược điểm của từng loại cây, có gợi ý lựa chọn cây làm trụ sống tốt.

Bài tập 2:

Các nhóm thực hiện thu hái, chọn hạt, xử lý hạt, làm đất, lên luống, đóng bầu, gieo hạt, tưới nước, làm cỏ, đảo bầu, trồng dặm, bón phân, chọn và xử lý cây trước khi trồng.

- Nguồn lực cần thiết: các vườn Keo dậu, hạt Keo dậu: 0,5 kg/nhóm 5 học viên, diện tích đất trống: 1 sào/ lớp, bì ni lon 200 cái/nhóm 5 học viên, cuốc: 5 cái/nhóm 5 học viên, ô doa: 2 cái/nhóm 5 học viên, luống cây ươm ngoài đất, luống cây ươm trong bầu

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu ý học viên những thao tác quan trọng như chọn hạt chắc mẩy, độ tơi nhỏ của đất, luống phải thoát nước tốt, xử lý cây phải triệt để. + Các nhóm thực hiện lần lượt từng nội dung bước công việc

+ Các nhóm tổng hợp nội dung thực hiện và thảo luận

Page 44: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

44 

  44

+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 06 giờ

- Địa điểm: vườn cây Keo dậu, các bờ lô trồng Keo dậu, vườn ươm cây trụ sống.

-Tiêu chuẩn của sản phẩm:

o Thu hái được quả chín,

o Phơi hạt đảm bảo độ ẩm cất trữ, tránh lẫn tập

o Xử lý thúc mầm đúng kỹ thuật

o Luống đất tơi nhỏ, đảm bảo kích thước, thoát nước tốt hoặc bầu đất đầy, thẳng, luống đứng.

o Rào chắn chống được gia súc, gia cầm

o Gieo hạt đúng độ sâu, đúng khoảng cách, có lớp tủ ẩm

o Vườn ươm đủ ẩm

o Đảo bầu phân loại được các nhóm cây. Trồng dặm kịp thời để đảm bảo mật độ

o Bón phân và phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật.

o Chọn được cây đủ tiêu chuẩn trồng và xử lý cây trước khi trồng đúng kỹ thuật.

2. Bài 2: Trồng trụ sống

Bài tập 1:

Đào hố, bón phân lót, trộn phân, lấp hố

- Nguồn lực cần thiết: cuốc: 5 cái/ nhóm 5 học viên; xẻng: 5 cái / nhóm 5 học viên; thước dây: 5 cái / nhóm 5 học viên; phân hữu cơ: 50 kg/nhóm 5 học viên; phân lân: 15 kg/ nhóm 5 học viên; vôi bột: 3kg/nhóm 5 học viên.

Page 45: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

45 

  45

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu ý học viên những thao tác quan trọng như bón đủ lượn phân, trộn đều, lấp kín hố. + Các nhóm thực hiện lần lượt từng nội dung bước công việc

+ Các nhóm tổng hợp nội dung thực hiện và thảo luận

+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 04 giờ

- Địa điểm: vườn hộ gia đình chuẩn bị trồng Tiêu

- Tiêu chuẩn của sản phẩm: đào hố đúng vị trí hố, đúng kích thước hố; chọn đúng loại phân, đủ số lượng rải đều phân ra lô, trộn đều phân, và lấp kín hố

Bài tập 2:

Trồng cây trụ sống, cắm cọc định vị, buộc dây.

- Nguồn lực cần thiết: cọc: 5 cây/ nhóm 5 học viên; cây trụ sống: 25 cây/ nhóm 5 học viên.

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

Page 46: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

46 

  46

+ Chiếu đoạn vidio clip về từng bước công việc cho học sinh quan sát

+ Giáo viên làm mẫu từng bước công việc ngoài thực tế cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu ý học viên những thao tác quan trọng như cây trụ sống phải được buộc chặc vào cọc định vị. + Các nhóm thực hiện lần lượt từng nội dung bước công việc

+ Các nhóm tổng hợp nội dung thực hiện và thảo luận

+ Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 04 giờ

- Địa điểm: vườn hộ gia đình chuẩn bị trồng tiêu

- Tiêu chuẩn của sản phẩm: cây trồng thẳng, lấp đất chặt; cây định vị đạt tiêu chuẩn, cắm và buộc đúng kỹ thuật.

3. Bài 3: chăm sóc cây trụ sống

Bài tập 1:

Theo anh (chị) Vườn tiêu hộ gia đình trồng bằng cây trụ sống đã hơn 1 năm và đang vào giữa cuối mùa mưa cần thực hiện những biện pháp chăm sóc nào trên cây trụ sống?

Nguồn lực cần thiết: giấy Ao : 10 tờ; bút lông: 5 cây; tài liệu học viên.

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

+ Các nhóm thảo luận và tổng hợp nội dung thu thập, giáo viên thúc đẩy.

+ Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ.

Page 47: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

47 

  47

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 01 giờ

- Địa điểm: Vườn tiêu hộ gia đình trồng bằng cây trụ sống đã hơn 1 năm.

-Tiêu chuẩn của sản phẩm: Trình bày rõ ràng, nêu đầy đủ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trụ sống vào cuối mùa mưa.

Bài tập 2:

Thực hiện các công việc sau đây trên vườn Tiêu

Làm cỏ

Bón phân thúc

Tưới nước

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Tỉa cành

Giữ cho cây trụ sống mọc thẳng

Hãm ngọn, cắt cành

Cố định bằng dây thép

- Nguồn lực cần thiết:

Cuốc làm cỏ: 5 cái/nhóm 5 học viên

Phân bón 5 kg ure, 25 kg lân nung chảy, 3kg kali clorua/ nhóm 5 học viên

Kéo cắt cành: 5 cái / nhóm 5 học viên

Dây thép: 50m/ nhóm 5 học viên

Dây nilon: 50m/nhóm 5 học viên

- Cách tổ chức thực hiện:

Page 48: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

48 

  48

+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

+ Chiếu đoạn vidio clip về từng bước công việc cho học sinh quan sát

+ Giáo viên làm mẫu từng bước công việc ngoài thực tế cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. + Các nhóm đi thực tế để quan sát, tìm hiểu và tiến hành các nội dung công việc

+ Các nhóm thảo luận, giáo viên thúc đẩy.

+Các nhóm còn lại tham gia quan sát, nhận xét, chất vấn, chia sẻ kinh nghiệm.

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 07 giờ

- Địa điểm: vườn tiêu, hiệp hội hồ tiêu, trạm khuyến nông, trạm BVTV...

- Tiêu chuẩn của sản phẩm:    làm sạch cỏ dại; bón phân đúng vị trí, lấp kín phân; nhận ra được một số loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cây trụ sống; xác định chính xác cành cần loại bỏ; tiêu chuẩn cây hãm ngọn, độ cao hãm ngọn; dây cố định trụ buộc chắc, đúng kỹ thuật.

4. Bài 4: xây trụ, đúc trụ và chôn trụ chết

Bài tập 1:

Theo anh (chị) loại trụ nào ít chi phí hơn? Tại sao hiện nay người trồng tiêu ít trồng trụ gỗ?

- Nguồn lực cần thiết: giấy Ao : 10 tờ; bút lông: 5 cây; tài liệu học viên.

- Cách tổ chức thực hiện:

Page 49: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

49 

  49

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

+ Các nhóm đi thực tế để tìm hiểu trên các vườn trồng trụ tiêu khác nhau.

+ Các nhóm thảo luận và tổng hợp nội dung thu thập, giáo viên thúc đẩy.

+ Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ.

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 02 giờ

- Địa điểm: vườn tiêu, hiệp hội hồ tiêu, trạm khuyến nông, trạm BVTV...

-Tiêu chuẩn của sản phẩm: Trình bày rõ ràng, có kết quả loại trụ chết rẽ tiền nhất, hiểu được hiện trạng ít trồng trụ gỗ.

Bài tập 2:

Trụ bê tông hình lục giác có ưu thế gì so với trụ bê tông hình vuông?

- Nguồn lực cần thiết: giấy Ao : 10 tờ; bút lông: 5 cây; tài liệu học viên.

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

+ Các nhóm đi thực tế để tìm hiểu trên các vườn trồng trụ Tiêu trụ bê tông.

+ Các nhóm thảo luận và tổng hợp nội dung thu thập, giáo viên thúc đẩy.

+ Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ.

Page 50: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

50 

  50

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 02 giờ

- Địa điểm: vườn tiêu, hiệp hội hồ tiêu, trạm khuyến nông, trạm BVTV...

-Tiêu chuẩn của sản phẩm: Trình bày rõ ràng, nêu được các ưu thế của trụ bê tông lục giác so với trụ bê tông vuông.

Bài tập 3:

Đào hố (hoặc khoan nước), chôn trụ bê tông hình lục giác?

- Nguồn lực cần thiết: cuốc: 5 cái/ nhóm 5 học viên; xẻng: 5 cái /nhóm 5 học viên; trụ bê tông: 5 cái / nhóm 5 học viên; thước dây 3m: 5 cái /nhóm 5 học viên; khoan nước: 1 khoan nước/nhóm 5 học viên.

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân + Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải. Lưu ý học viên những thao tác quan trọng như trụ đứng thẳng, đúng độ sâu. + Các nhóm đi thực tế để quan sát, tìm hiểu và tiến hành các nội dung công việc

+ Các nhóm thảo luận, giáo viên thúc đẩy.

+Các nhóm còn lại tham gia quan sát, nhận xét, chất vấn, chia sẻ kinh nghiệm.

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 04 giờ

- Địa điểm: có vài khu đất đã chuẩn bị đất trồng tiêu,

Page 51: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

51 

  51

- Tiêu chuẩn của sản phẩm: hố đúng vị trí, kích thước; chôn trụ đúng độ sâu, thẳng, chắc.

5. Bài 5: Làm giàn che 

Bài tập 1:

Phân tích được các ưu nhược điểm của các loại vật liệu làm giàn?

- Nguồn lực cần thiết: giấy Ao : 10 tờ; bút lông: 5 cây; tài liệu học viên.

- Cách tổ chức thực hiện:

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

+ Các nhóm đi thực tế để tìm hiểu trên các vườn trồng trụ Tiêu trụ bê tông.

+ Các nhóm thảo luận và tổng hợp nội dung thu thập, giáo viên thúc đẩy.

+ Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ.

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 02 giờ

- Địa điểm: vườn tiêu có giàn bằng các loại vật liệu khác nhau,

-Tiêu chuẩn của sản phẩm: Trình bày rõ ràng, nêu được các ưu thế của các loại vật liệu làm trụ.

Bài tập 2:

Ước lượng số lượng vật liệu chuẩn bị cho 1 ha tiêu?

- Nguồn lực cần thiết: giấy Ao : 10 tờ; bút lông: 5 cây; tài liệu học viên.

- Cách tổ chức thực hiện:

Page 52: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

52 

  52

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

+ Các nhóm đi thực tế để tìm hiểu trên các vườn có giàn che và rào chắn.

+ Các nhóm thảo luận và tính toán ước lượng số vật liệu, giáo viên thúc đẩy.

+ Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

+ Các nhóm còn lại tham gia nhận xét, chất vấn, chia sẻ.

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 02 giờ

- Địa điểm: vườn tiêu có giàn che và rào chắn.

-Tiêu chuẩn của sản phẩm: Trình bày rõ ràng, nêu được số lượng vật liệu cần chuẩn bị.

Bài tập 3:

Làm giàn che

Làm rào chắn

- Nguồn lực cần thiết: cây le: 5 bó/ 1 học viên; cây thép nhỏ: 5 cuộn; thân ngô khô: 5 khối

-  Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân

+ Giáo viên làm mẫu cho học viên quan sát, vừa thực hiện vừa giảng giải.

Page 53: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

53 

  53

+ Các nhóm đi thực tế để quan sát, tìm hiểu và tiến hành các nội dung công việc

+ Các nhóm thảo luận, giáo viên thúc đẩy.

+Các nhóm còn lại tham gia quan sát, nhận xét, chất vấn, chia sẻ kinh nghiệm.

+ Giáo viên tóm tắt nội dung bài học, giải đáp câu hỏi của học viên và đánh giá kết quả.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 04giờ

- Địa điểm: vườn Tiêu hộ gia đình, trạm khuyến nông

- Tiêu chuẩn của sản phẩm: giàn che đúng độ cao, chắc chắn; hàng rào chắc chắn.

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 1. Bài 1: Ươm cây trụ sống

Bài tập 1:

Cây keo dậu và cây vông làm trụ sống có những ưu nhược điểm gì?

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày rõ ràng, nêu đầy đủ các ưu nhược điểm của từng loại cây, có gợi ý lựa chon cây tốt

Quan sát, đối chiếu với tiêu chí, kết luận

Bài tập 2:

Các nhóm thực hiện thu hái, chọn hạt, xử lý hạt, làm đất, lên luống, đóng bầu, gieo hạt, tưới nước, làm cỏ, đảo bầu, trồng dặm, bón phân, chọn và xử lý cây trước khi trồng.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Thu hái được hạt chín, chọn hạt Từng cá nhân trình bày kỹ thuật kỹ thuật của một vài khâu công

Page 54: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

54 

  54

to, chắc, mẩy

Phơi hạt đảm bảo độ ẩm cất trữ, tránh lẫn tập

Xử lý thúc mầm đúng kỹ thuật

việc do giáo viên chỉ định

Luống đất tơi nhỏ, đảm bảo kích thước, thoát nước tốt hoặc bầu đất đầy, thẳng, luống đứng.

Rào chắn chống được gia súc, gia cầm

Gieo hạt đúng độ sâu, đúng khoảng cách, có lớp tủ ẩm

Tưới nước đủ ẩm trên vườn ươm

Đảo bầu phân loại được các nhóm cây. Trồng dặm kịp thời để đảm bảo mật độ

Bón phân và phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật.

Chọn được cây đủ tiêu chuẩn trồng và xử lý cây trước khi trồng đúng kỹ thuật.

.

Giám sát từng thao tác của học viên khi thực hiện các bước công việc

Theo dõi thời gian của mỗi bước công việc

Quan sát, đối chiếu với qui trình kỹ thuật.

2. Bài 2: Trồng trụ sống

Bài tập 1:

Đào hố, bón phân lót, trộn phân, lấp hố

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Page 55: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

55 

  55

Đào hố đúng vị trí hố, đúng kích thước hố

Theo dõi quá trình

Quan sát, đo vị trí, kích thước

Chọn đúng loại phân, đủ số lượng rải đều phân ra lô, trộn đều phân, và lấp kín hố

Theo dõi quá trình

Đối chiếu với qui trình

Quan sát, đánh giá

Bài tập 2:

Trồng cây trụ sống, cắm cọc định vị, buộc dây.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Cây trồng thẳng, lấp đất chặt Quan sát

Cây định vị đạt tiêu chuẩn, cắm và buộc đúng kỹ thuật

Quan sát

3. Bài 3: chăm sóc cây trụ sống

Bài tập 1:

Theo anh (chị) Vườn tiêu hộ gia đình trồng bằng cây trụ sống đã hơn 1 năm và đang vào giữa cuối mùa mưa cần thực hiện những biện pháp chăm sóc nào trên cây trụ sống?

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày rõ ràng, đầy đủ các biện pháp kỹ thuật cần thiết phải tiến hành cho cây trụ sống vào giữa cuối mùa mưa

Quan sát

Page 56: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

56 

  56

Bài tập 2:

Thực hiện các công việc sau đây trên vườn Tiêu

Làm cỏ

Bón phân thúc

Tưới nước

Phòng trừ sâu, bệnh hại

Tỉa cành

Giữ cho cây trụ sống mọc thẳng

Hãm ngọn, cắt cành

Cố định bằng dây thép

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Làm sạch cỏ dại Quan sát kỹ thuật thực hiện và mức độ tích cực của học viên

Bón phân đúng vị trí, lấp kín phân Quan sát

Đánh giá mức độ tích cực của học viên

Nhận ra được một số loại sâu bệnh hại chủ yếu trên cây trụ sống

Kết quả trình bày của học viên, quan sát thực tế và mức độ tích cực của học viên

Xác định chính xác cành cần loại bỏ Quan sát

Tiêu chuẩn cây hãm ngọn, độ cao hãm ngọn

Kết quả trình bày của học viên, quan sát thực tế

Dây cố định trụ buộc chắc, đúng kỹ thuật

Quan sát kết quả và mức độ tích cực của học viên

Page 57: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

57 

  57

4. Bài 4: xây trụ, đúc trụ và chôn trụ chết

Bài tập 1:

Theo anh (chị) loại trụ nào ít chi phí hơn? Tại sao hiện nay người trồng tiêu ít trồng trụ gỗ?

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Nêu được loại trụ ít chi phí trong quá trình trồng mới vườn tiêu, có dẫn chứng giá tiền cụ thể

Căn cứ vào giá các loại trụ tiêu và chi phí cho 1 ha

Giải thích được ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện kinh tế khi sử dụng trụ gỗ

Bài tập 2:

Trụ bê tông hình lục giác có ưu thế gì so với trụ bê tông hình vuông?

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Nêu đầy đủ các ưu, nhược điểm Đọc kết quả trình bày

Bài tập 3:

Đào hố (hoặc khoan nước), chôn trụ bê tông hình lục giác?

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Hố đúng vị trí, kích thước Theo dõi quá trình

Đối chiếu với qui trình

Quan sát, đánh giá

Chôn trụ đúng độ sâu, thẳng chắc Quan sát, đo

Page 58: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

58 

  58

Trình bày kết quả nhận xét đầy đủ, rõ ràng

Quan sát, đối chiếu với tiêu chuẩn kỹ thuật

5. Bài 5: Làm giàn che 

Bài tập 1:

Phân tích được các ưu nhược điểm của các loại vật liệu làm giàn?

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Trình bày rõ ràng, phân tích đầy đủ các ưu nhược điểm của các loại vật liệu

Căn cứ vào sản phẩm nhóm và mức độ tích cực của từng học viên

Bài tập 2:

Ước lượng số lượng vật liệu chuẩn bị cho 1 ha tiêu?

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tính đủ số lượng vật liệu để làm giàn và rào chắn cho 1 ha

Căn cứ vào cách tính và kết quả

Bài tập 3:

Làm giàn che

Làm rào chắn

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Giàn che đúng độ cao, chắc chắn Theo dõi quá trình thực hiện và mức độ tích cực của học viên

Hàng rào chắc chắn Theo dõi quá trình thực hiện và

Page 59: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

59 

  59

mức độ tích cực của học viên

VI. Tài liệu tham khảo

01. TS Tôn Nữ Tuấn Nam, TS Trần Kim Loang, TS Đào Thị Lan Hoa - Kỹ thuật trồng, thâm canh, chế biến và bảo quản hồ tiêu - Hà Nội - 2008 02. PGS. TS Hoàng Đức Phương, TS Nguyễn Minh Hiếu, Ths Đinh Xuân Đức, Ths Nguyễn Thị Đào, Ths Bùi Xuân Tín (2002). Giáo trình cây công nghiệp - Đại học nông lâm Huế. 03. Bộ NN và PTNT, cục trồng trọt - Đánh giá hiện trạng và bàn giải pháp phát triển cây Hồ tiêu các tỉnh phía Nam – Bình Phước - 2009 04. Tài liệu hội nghị thường niên năm 2010 và đại hội nhiệm kỳ IV (2011 – 2014) – Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. 05. Tiêu chuẩn ngành - Hồ tiêu, Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch – 2006

Page 60: TRỒNG TRỤ TIÊU Mã số MĐ02 - media.ex-cdn.com€¦ · Giáo trình này là quyển 02 trong số 07 mô đun của chương trình đào tạo “Nghề trồng Tiêu”

60 

  60

BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG HỒ TIÊU (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Chánh - Phó hiệu trưởng Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Văn Thành - Trưởng khoa Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên 4. Các ủy viên: - Bà Phạm Thị Bích Liễu, Giáo viên Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên - Ông Nguyễn Quốc Khánh, Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên - Ông Lưu Trung Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai - Ông Nguyễn Hùng, Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Đức Thiết - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 2. Thư ký: Ông Phùng Hữu Cần - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Văn Chiến - Giáo viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Bà Kiều Thị Ngọc - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ

- Ông Phan Hải Triều - Giám đốc Trung tâm thực nghiệm Cây ăn quả và Cây công nghiệp tỉnh Lâm Đồng./.