trƯỜng cĐsp lÀo cai ĐÁp Án thang ĐiỂm ĐỀ thi tỐt … filehỆ vỪa hỌc vỪa lÀm...

4
TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CĐSP LIÊN THÔNG HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM NĂM 2011 NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Môn: TÂM LÝ- GIÁO DC (Đáp án, thang điểm gồm: 4 trang) 1. Hướng dẫn chấm: - Bài chấm theo thang điểm 10; chấm chi tiết đến 0,25 điểm - Thí sinh trả lời đúng bằng cách khác thì cho điểm tương đương theo biểu điểm chung. - Điểm thi sau khi thống nhất giữa các giá khảo chấm được làm tròn đến phần nguyên theo qui định. 2. Biểu điểm: Câu Đáp án Điểm 1 (3,0 điểm) 1. Định nghĩa: Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. (0,5 điểm) 2. Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học. (1,5 điểm) * Học sinh tiểu học dễ cảm xúc trước thế giới. - Trẻ thường biểu hiện cảm xúc khi tri giác trực tiếp các sự vật hiện tượng cụ thể hấp dẫn; Học sinh đầu cấp tiểu học thường thể hiện cường độ cảm xúc mạnh mẽ, dễ xúc động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình. - Đến cuối cấp tiểu học năng lực làm chủ tình cảm của trẻ đã khá hơn, các em đã biết nén những biểu hiện cảm xúc, biết che dấu phần nào sự biểu lộ cảm xúc bề ngoài của mình. 0,25 0,25 * Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững. Các em thường thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận 0,5 * Ở học sinh cuối bậc tiểu học xuất hiện những rung cảm mới. - Tình cảm đạo đức phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt là tình ĐỀ CHÍNH THỨC

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM ĐỀ THI TỐT … fileHỆ VỪA HỌC VỪA LÀM NĂM 2011 NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TÂM LÝMôn: - GIÁO DỤC (Đáp án,

TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CĐSP LIÊN THÔNG

HỆ VỪA HỌC VỪA LÀM NĂM 2011 NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Môn: TÂM LÝ- GIÁO DỤC

(Đáp án, thang điểm gồm: 4 trang)

1. Hướng dẫn chấm: - Bài chấm theo thang điểm 10; chấm chi tiết đến 0,25 điểm - Thí sinh trả lời đúng bằng cách khác thì cho điểm tương đương theo biểu điểm chung. - Điểm thi sau khi thống nhất giữa các giá khảo chấm được làm tròn đến phần nguyên theo qui định. 2. Biểu điểm: Câu Đáp án Điểm

1 (3,0 điểm)

1. Định nghĩa: Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.

(0,5 điểm)

2. Đặc điểm tình cảm của học sinh tiểu học. (1,5 điểm)

* Học sinh tiểu học dễ cảm xúc trước thế giới. - Trẻ thường biểu hiện cảm xúc khi tri giác trực tiếp các sự vật hiện tượng cụ thể hấp dẫn; Học sinh đầu cấp tiểu học thường thể hiện cường độ cảm xúc mạnh mẽ, dễ xúc động, khó kìm hãm và khó làm chủ tình cảm của mình. - Đến cuối cấp tiểu học năng lực làm chủ tình cảm của trẻ đã khá hơn, các em đã biết nén những biểu hiện cảm xúc, biết che dấu phần nào sự biểu lộ cảm xúc bề ngoài của mình.

0,25

0,25

* Tình cảm của học sinh tiểu học chưa bền vững. Các em thường thay đổi tâm trạng, thiên về xúc động, biểu hiện khá mạnh và trong chốc lát sự vui mừng, tự hào, lo sợ, hờn giận

0,5

* Ở học sinh cuối bậc tiểu học xuất hiện những rung cảm mới. - Tình cảm đạo đức phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt là tình

ĐỀ CHÍNH THỨC

Page 2: TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM ĐỀ THI TỐT … fileHỆ VỪA HỌC VỪA LÀM NĂM 2011 NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TÂM LÝMôn: - GIÁO DỤC (Đáp án,

cảm đối với những người trong gia đình. Lòng thương yêu cha mẹ đã trở thành động cơ học tập của các em. - Học sinh lớp 3,4 xuất hiện tình cảm có ý thức về nghĩa vụ; Sự lĩnh hội những chuẩn mực và qui tắc hành vi làm thay đổi một cách cơ bản những đặc điểm xúc cảm, tình cảm của các em, trẻ có trách nhiệm với những nhiệm vụ được giao và với những chuẩn mực hành vi đạo đức.

0,25

0,25

3. Biện pháp bồi dưỡng, phát triển tình cảm cho học sinh: (1,0 điểm)

- Trong giáo dục, giáo viên phải dùng những sự vật, hình ảnh, việc làm cụ thể, thích hợp để tác động đến xúc cảm, tình cảm của học sinh; Khéo léo tác động đến cảm xúc và tình cảm để luôn tạo ra trạng thái tâm lí thuận lợi trong quá trình dạy học. Khi bước vào lớp học, giáo viên cần mang theo không khí vui tươi, thoải mái, ấm áp, yêu thương, cởi mở và duy trì được không khí đó trong suốt quá trình lên lớp. - Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động phong phú, đa dạng (tham quan, du lịch, văn nghệ, thể thao...) để các em luôn có những cảm xúc mới, đồng thời có cơ hội bộc lộ tình cảm của mình. - Để giáo dục tình cảm cho học sinh, thầy giáo phải là người giàu cảm xúc và giàu lòng nhân ái và phải dạy học sinh bằng tất cả tâm hồn, trách nhiệm, lương âm và năng lực nghề nghiệp của mình. - Đối với học sinh vùng giáo dục gặp nhiều khó khăn, giáo viên phải thấu hiểu những thiệt thòi về số phận của từng em, yêu thương, chăm sóc các em... trên cơ sở đó giáo viên thuyết phục, lôi cuốn các em tích cực, tự giác tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện do giáo viên tổ chức; Không bao giờ được dùng những biện pháp thô bạo xúc phạm đến nhân cách và lòng tự trọng của học sinh.

0,25

0,25

0,25

0,25

2 (2,0 điểm)

1. Không đồng tình với cách làm của cô A vì: - Tạo căng thẳng, áp lực, gây lo lắng cho học sinh; Hầu hết HS thường xuyên phải chép lại bài, vì vậy HS có tâm lý mình không thể tiến bộ được - Những HS học yếu không còn thời gian để ôn luyện nhưng kiến thức chưa nắm vững, chủ yếu dành thời gian chép lại bài. - Giáo viên sử dụng 1 phương pháp chung cho mọi đối

(1,0 điểm) 0,25

0,25

0,25

Page 3: TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM ĐỀ THI TỐT … fileHỆ VỪA HỌC VỪA LÀM NĂM 2011 NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TÂM LÝMôn: - GIÁO DỤC (Đáp án,

tượng HS; - Phương pháp giáo dục lặp đi, lặp lại, điều này mâu thuẫn với việc lựa chọn và vận dụng các PPGD.

0,25

2. Trao đổi với GV A: - Phân tích cho GV A những điểm chưa khoa học trong PPGD của mình (dựa trên phân tích ở phần 1) - Khuyên GV A nên điều chỉnh PPGD cho phù hợp với từng đối tượng HS - Nếu mục đích để luyện chữ viết thì có nhiều cách hay và hiệu quả hơn như: Cho HS tìm đọc và chép đoạn thơ, văn, truyện mà mình yêu thích; ghi lại những cảm xúc của bản thân; luyện theo vở mẫu luyện chữ đẹp... - Có thể dẫn chứng một số cách làm hay, kinh nghiệm của các GV khác trong việc rèn chữ viết cho HS.

(1,0 điểm) 0,25

0,25

0,25

0,25

3 (2,5 điểm)

Các yêu cầu sư phạm đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

(2,5 điểm)

1. Khách quan: - Nội dung kiểm tra sát yêu cầu, mức độ qui định của chương trình. - Tổ chức ra đề, coi thi nghiêm túc; Chuẩn đánh giá đúng đắn, rõ ràng. - Chấm bài chính xác, nghiêm minh, không thành kiến, thiên vị.

(0,75 điểm) 0,25

0,25

0,25

2. Toàn diện: - Kiểm tra, đánh giá cả về khối lượng và chất lượng chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kết quả phát triển năng lực hoạt động trí tuệ (đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo) - Đánh giá cả về ý thức, tinh thần, thái độ học tập tự giác, tích cực, tự lực của học sinh.

(0,5 điểm) 0,25

0,25

3. Thường xuyên và hệ thống: Kiểm tra đều đặn, có hệ thống trong suốt quá trình dạy học theo một kế hoạch nhất định.

(0,5 điểm)

4. Đảm bảo tính phát triển: - Cần có cái nhìn chung, tổng thể cả quá trình học tập của học sinh trên cơ sở xem xét, đánh giá từng giai đoạn, từng khâu của hoạt động học tập, rèn luyện của các em.

(0,75 điểm) 0,25

Page 4: TRƯỜNG CĐSP LÀO CAI ĐÁP ÁN THANG ĐIỂM ĐỀ THI TỐT … fileHỆ VỪA HỌC VỪA LÀM NĂM 2011 NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TÂM LÝMôn: - GIÁO DỤC (Đáp án,

- Trân trọng sự cố gắng, đánh giá cao những tiến bộ trong học tập của học sinh dù đó chỉ là những dấu hiệu, những mầm mống...; Thường xuyên động viên, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh tiếp tục vươn lên đạt kết quả với sự nỗ lực cá nhân cao nhất. - Cho điểm viễn cảnh hoặc cho điểm động cơ nhằm kích thích năng lực hoạt động trí tuệ, tác động tới nhận thức, tình cảm, ý chí, tạo động cơ thúc đẩy hoạt động học tập.

0,25

0,25

4 (2,5 điểm)

GVCN là người gần gũi, hiểu rõ năng lực, tính cách của từng HS, trong đánh giá cần trân trọng những tiến bộ của các em. Vì vậy việc chấm cho HS 8 điểm là đúng với điều kiện: Tuyên dương HS đó trước lớp, thông báo rõ cho cả lớp biết cô đã cho điểm 8 để động viên bạn và mong muốn các HS khác cùng cố gắng trong học tập. - Như vậy GV đã đảm bảo nguyên tắc phát triển

(1,5 điểm) 0,5

0,5

0,5

Nếu GV cho điểm 8 nhưng không công khai, để HS tị nạnh, so bì nhau, gây hiểu lầm, mất niềm tin là vi phạm các yêu cầu trong đánh giá kết quả học tập của HS

(1,0 điểm)

----------------- Hết -----------------

Lào Cai, ngày 7 tháng 8 năm 2011

Trưởng Ban đề Người ra đề và làm đáp án

Đới Thị Thu Thủy