trƢỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc t nhiÊn - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động...

100
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƢỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN --------------------- Đặng ThThanh Hoa TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HU ĐẾN NGÀNH TRNG LÚA TI TNH LÀO CAI VÀ ĐỀ XUT GII PHÁP NG PHÓ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni Năm 2013

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Đặng Thị Thanh Hoa

TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐẾN NGÀNH TRỒNG LÚA TẠI TỈNH LÀO CAI

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2013

Page 2: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Đặng Thị Thanh Hoa

TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐẾN NGÀNH TRỒNG LÚA TẠI TỈNH LÀO CAI

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ

Chuyên ngành : Khoa học môi trường

Mã số : 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng

Hà Nội – Năm 2013

Page 3: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng,

Phó Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã tận tình

hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận.

Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Môi trường, các thầy cô trong

bộ môn Quản lý Môi trường đã cung cấp các kiến thức khoa học về môi trường và

kiến thức các ngành khoa học khác. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho em trong

quá trình học tập, nghiên cứu và công tác sau này.

Để hoàn thành khóa luận này em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, Sở Tài nguyên và Môi trường

tỉnh Lào Cai, Trung tâm tư vấn biến đổi khí hậu thuộc Viện Khoa học Khí tượng

Thủy văn và Môi trường đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cũng như giúp đỡ em

trong quá trình tìm hiểu thực tế.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều

kiện của gia đình, bạn bè để em hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, tháng 12 năm 2013

Học viên

Đặng Thị Thanh Hoa

Page 4: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 3

1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm về biến đổi khí hậu ................................................. 3

1.2. Tổng quan về biểu hiện, tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp ..... 5

1.2.1. Các nghiên cứu trước đây ................................................................................. 5

1.2.2. Biểu hiện, diễn biến và xu thế diễn biến khí hậu .............................................. 5

1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp .............................. 14

1.2.4. Kịch bản biến đổi khí hậu ............................................................................... 20

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai ................................................ 32

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường ................................................ 32

1.3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai đến năm 2015,

định hướng phát triển đến năm 2020 ........................................................................ 40

1.4. Thực trạng ngành trồng lúa tỉnh Lào Cai từ 2002 – 2012 .................................. 43

CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 45

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 45

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 45

2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 45

2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 45

2.4.1. Phương pháp chọn lọc, xử lý dữ liệu, số liệu có liên quan ............................. 45

2.4.2. Ứng dụng phần mềm DSSAT ......................................................................... 46

2.4.3. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 46

2.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn..................................................................... 46

2.4.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã công bố46

2.4.6. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH ................................................... 47

2.4.7. Phương pháp tổng quan ................................................................................... 48

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................... 49

3.1. Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011 .. 51

3.1.1. Nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản lượng lúa ............ 58

3.1.2. Số giờ nắng ...................................................................................................... 60

3.1.3. Lượng mưa ...................................................................................................... 61

Page 5: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

3.1.4. Biểu hiện của các hiện tượng khí hậu cực đoan .............................................. 63

3.2. Xu thế tác động của biến đổi khí hậu đến thời gian sinh trưởng, năng suất của

cây lúa đến năm 2040 theo các kịch bản BĐKH ...................................................... 65

3.2.1. Xu thế tác động của biến đổi khí hậu đến lúa xuân tại các vùng trong tỉnh ... 65

3.2.2. Xu thế tác động của biến đổi khí hậu đến lúa mùa tại các vùng ..................... 69

3.2.3. Tóm tắt các tác động chính của biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa theo các

huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai............................................................................ 72

3.3. Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu ................................................................... 74

3.3.1. Các giải pháp chung ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành trồng lúa tỉnh

Lào Cai ...................................................................................................................... 74

3.3.2. Giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH cho ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai ... 78

Đề xuất cây trồng luân canh với cây lúa: Cây thuốc lá ............................................. 78

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 88

KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 88

KIẾN NGHỊ .................................................................................................................................... 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 91

Page 6: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH Biến đổi khí hậu

DSSAT Decision Support System for Agrotechnology Transfer

ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long

IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

NBD Nước biển dâng

TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc

KNK Khí nhà kính

XTNĐ Xoáy thuận nhiệt đới

Page 7: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995 - 2007) ................... 17

Bảng 1.2. Dự tính mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ không khí và mức nước

biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau [1] .............................................................................. 24

Bảng 1.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ

1980-1999 của các trạm khí tượng ở Lào Cai ứng với các kịch bản (B1, B2, A2) ................. 25

Bảng 1.4. Mức tăng nhiệt độ tối cao trung bình (°C) theo mùa qua các thập kỷ thế kỷ 21 so

với thời kỳ 1980 - 1999 của Lào Cai ứng với kịch bản phát thải B2. ........................................ 27

Bảng 1.5. Mức tăng nhiệt độ tối thấp trung bình (oC) theo mùa qua các thập kỷ của thế kỷ 21

so với thời kỳ 1980 - 1999 của Lào Cai ứng với kịch bản phát thải B2. ................................... 28

Bảng 1.6: Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 -

1999 của các trạm khí tượng ở Lào Cai........................................................................................ 29

Bảng 1.7: Mức thay đổi lượng mưa ngày lớn nhất (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với

thời kỳ 1980 - 1999 của Lào Cai ứng với kịch bản phát thải B2. .............................................. 31

Bảng 1.8. Nhiệt độ trung bình tháng các trạm tại Lào Cai giai đoạn 1980 - 2010 (0C) .......... 35

Bảng 1.9. Lượng mưa trung bình tháng và năm giai đoạn 1980-2010 (mm) .......................... 36

Bảng 1.10. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai ....................... 37

giai đoạn 1980-2010 (giờ) .............................................................................................................. 37

Bảng 1.11. Lưu lượng nước trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai ......................... 37

giai đoạn 1980 - 2010 (m3/s) .......................................................................................................... 37

Bảng 1.12: Diện tích, năng suất lúa thương phẩm từ 2002- 2012 ............................................. 44

Bảng 3.1: Diện tích lúa xuân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh ................................................ 51

Bảng 3.2: Năng suất, Sản lượng lúa xuân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh ........................... 52

Bảng 3.3: Diện tích lúa mùa theo huyện, thành phố thuộc tỉnh ................................................. 53

Bảng 3.4: Năng suất, Sản lượng lúa mùa theo huyện, thành phố thuộc tỉnh ............................ 54

Bảng 3.5. Số giờ nắng các tháng trong năm................................................................................. 60

Bảng 3.6. Lượng mưa các tháng trong năm ................................................................................. 62

Bảng 3.7. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ năm 2005 - 2011 tỉnh Lào Cai ............................ 64

Bảng 3.8. Tóm tắt các tác động chính của BĐKH đến ngành trồng lúa ................................... 72

Bảng 3.9: Diện tích dự kiến trồng cây thuốc lá toàn vùng theo giai đoạn ................................ 79

Bảng 3.10: Quy mô và phân nhóm đất vùng đề xuất trồng thuốc lá Lào Cai .......................... 81

Bảng 3.11: Quy mô đất phân theo mức độ thích hợp ................................................................. 82

Bảng 3.12: Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá nguyên liệu tư 2005 - 2011 .................... 82

Bảng 3.13: Đặc điểm quy mô dân cư và thành phần dân tộc trong vùng năm 2007 ............... 83

Page 8: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian ................................................... 6

Hình 1.2. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005 ....................................................... 7

Hình 1.3. Biến đổi mực nước biển theo thời gian ......................................................................... 8

Hình 1.4. Dự tính biến đổi nồng độ một số khí gây hiệu ứng nhà kính đến năm 2050 và 2100 ..... 21

Hình 1.5. Dự tính sự thay đổi nhiệt độ Trái Đất đến năm 2100 ................................................. 22

Hình 1.6. Dự tính sự thay đổi của mực nước biển đến năm 2100 ............................................. 23

Hình 1.7. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm các trạm tại Lào Cai so với kịch bản 1980 -

1999 theo kịch bản phát thải B1, B2, A2 ..................................................................................... 27

Hình 1.8. Biểu đồ kịch bản lượng mưa trung bình năm các trạm Bắc Hà, SaPa, Phố Ràng ..... 31

Hình 1.9. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai ................................................................................... 33

Hình 1.10. Bản đồ địa hình tỉnh Lào Cai. ..................................................................................... 34

Hình 1.9: Biểu đồ sự biến thiên Nhiệt độ trung bình tháng các trạm tại Lào Cai giai đoạn

1980 - 2010 (0C). ............................................................................................................................. 35

Hình 1.10. Mạng lưới thủy văn tỉnh Lào Cai. .............................................................................. 38

Hình 3.1: Địa hình tỉnh Lào Cai nhìn từ ảnh vệ tinh và các vùng tiểu khí hậu chính theo các

trạm khí tượng ................................................................................................................................. 50

Hình 3.2. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm Bắc Hà ........................................ 59

Hình 3.3. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm SaPa ........................................... 59

Hình 3.4. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm Phố Ràng ................................... 59

Hình 3.5. Diễn biến của lượng mưa năm tại trạm Phố Ràng ..................................................... 63

Hình 3.6. Diễn biến của lượng mưa mùa mưa tại trạm Phố Ràng ............................................ 63

Hình 3.7. Diễn biến của lượng mưa mùa khô tại trạm Phố Ràng ............................................. 63

Hình 3.8: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa xuân đến các năm 2020 và 2040

so với tham chiếu tại vùng 1 .......................................................................................................... 65

Hình 3.9: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa xuân đến các năm 2020 và 2040

so với tham chiếu tại vùng 2 .......................................................................................................... 66

Hình 3.10: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa xuân đến các năm 2020 và

2040 so với tham chiếu tại vùng 3 ................................................................................................ 68

Hình 3.11: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa mùa đến các năm 2020 và

2040 so với tham chiếu tại vùng 1 ................................................................................................ 69

Hình 3.12: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa mùa đến các năm 2020 và

2040 so với tham chiếu tại vùng 2 ................................................................................................ 70

Hình 3.13: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa mùa đến các năm 2020 và

2040 so với tham chiếu tại vùng 3 ................................................................................................ 71

Page 9: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 1 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

MỞ ĐẦU

Biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động đến những yếu tố cơ bản của đời sống

nhân loại trên phạm vi toàn cầu như nước, lương thực, sức khỏe và môi trường.

Nghiên cứu dự báo của IPCC (2007) và báo cáo đánh giá tác động kinh tế do biến

đổi khí hậu, báo cáo phát triển thế giới năm 2010 (WB, 2010, WB, 2010a) và nhiều

nghiên cứu khác cho thấy BĐKH đang gây ra những thảm họa mang tính toàn cầu

về thiên nhiên, môi trường, đe dọa cuộc sống hàng triệu người trên khắp hành tinh,

có thể làm bùng nổ các làn sóng di cư, thậm chí đe dọa sự tồn tại của nhiều quốc gia

ở vị trí thấp so với mực nước biển. Kết quả đánh giá từ các nghiên cứu này dự báo

rằng đến năm 2050, khoảng 150 triệu người có thể phải rời khỏi những khu vực

duyên hải do nước biển dâng làm ngập lụt, sạt lở đất và xâm nhiễm mặn. Đến năm

2080, sản lượng ngũ cốc sẽ giảm 2 - 4% trong khi giá ngũ cốc có thể tăng 13 - 45%,

và nạn đói có thể tác động đến 35 - 60% dân số thế giới; mực nước biển dâng nhanh

có thể gây ngập lụt và xâm nhập mặn ở những vùng đất thấp do đó ảnh hưởng đến

nông nghiệp, công nghiệp và hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Nếu dự báo

này xảy ra, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những thay đổi lớn ở một số khu vực trên thế

giới, đẩy nhiều vùng trở thành các khu vực đói nghèo do thiên tai, hạn hán,...

Việt Nam, một nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, nằm

trong nhóm nước dễ bị tổn thương do BĐKH. Theo các kịch bản BĐKH đối với

nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam (Tây

Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và

Nam Bộ), lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta.

Ngược lại, lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các

vùng khí hậu. Theo kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ, mùa đông có thể tăng nhanh

hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta.

Tình hình BĐKH ở Lào Cai đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh kế của

các cộng đồng dân cư nghèo. Đây là một trong những địa phương chịu nhiều thiên

tai trên cả nước. Nhiều dấu hiệu cực đoan khí hậu thay đổi ngày càng khắc nghiệt

Page 10: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 2 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

đã xảy ra, gây thiệt hại về cả người và của như những đợt rét kéo dài làm chết hàng

ngàn gia súc, những trận lụt ngày càng dữ dội, liên tiếp xảy ra ở khu vực phía Bắc.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của Ban liên chính phủ về BĐKH lần thứ 4 (IPCC

AR4) 2007 thì năng suất lúa sẽ bị giảm khoảng 10% khi nhiệt độ không khí tăng

thêm 1oC, như vậy thì ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng lúa nói riêng sẽ

phải chịu nhiều tác động do BĐKH gây ra.

Việc kịp thời đưa ra những nhận định, đánh giá các tác động của BĐKH đối

với môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế, đời sống của

người dân là vô cùng quan trọng. Do đó, đề tài: “Tác động biến đổi khí hậu đến

ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai và đề xuất giải pháp ứng phó” với mục tiêu

đánh giá tác động của BĐKH đối với ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai bao gồm tác

động đến diện tích, năng suất lúa, và lựa chọn giống cây trồng thích hợp có hiệu quả

kinh tế cao phù hợp với tình hình biến đổi của khí hậu, là nghiên cứu có ý nghĩa,

mang tính thiết thực đối với các nhà quản lý tại địa phương. Đó cũng là những đề

xuất ban đầu làm tiền đề để ứng dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực, dự án, công

trình nghiên cứu khác về BĐKH tại địa phương và cho các địa phương khác trong

cả nước.

Cấu trúc trong khóa luận gồm có 3 chương chính:

Chương 1. Tổng quan tài liệu

Chương 2. Mục tiêu, đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu

Chương 3. Tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa và đề xuất giải pháp

ứng phó.

Page 11: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 3 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Một số thuật ngữ, khái niệm về biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu – Climate Change: Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa

của Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là hoạt động của con người

làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động

khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được.

- Biến động khí hậu – Climate Oscillation : Sự lên xuống trong đó biến số

có khuynh hướng chuyển động dần dần và trơn tru giữa các cực đại và cực tiểu kế

tiếp nhau.

- Các mô hình tác động – Impact Models: Các chương trình máy tính dùng

để ước tính tác động của một biến đổi khí hậu cụ thể đối với các hệ thống tự nhiên,

xã hội hay kinh tế.

- Đánh giá tác động môi trƣờng – Environmental Impact Assessment

(EIA) : Sự đánh giá có tính phê phán, vừa về mặt tích cực lẫn tiêu cực, về các tác

động có thể có của một đề xuất dự án, triển khai hoạt động hay chính sách về mặt

môi trường.

- Giảm nhẹ biến đổi khí hậu – Climate change mitigation: Là các hoạt

động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.

- Hệ thống khí hậu (bổ sung) – Climate system: Toàn bộ khí quyển, thủy

quyển, sinh quyển và thạch quyển cùng các tương tác của chúng thể hiện các điều

kiện trung bình và cực trị của khí quyển trong một thời kỳ dài tại bất cứ khu vực

nào của bề mặt trái đất.

- Khí tƣợng nông nghiệp – Agricultural Meteorology: Là môn khoa học

nghiên cứu các điều kiện khí tượng, khí hậu và thủy văn liên quan có ảnh hưởng và

tác động đến cây trồng, vật nuôi và sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp,

lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản).

Page 12: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 4 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

- Kịch bản biến đổi khí hậu – Climate scenario: Là giả định có cơ sở khoa

học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế

- xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu

ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó

đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.

- Tăng trƣởng của cây trồng và điôxit cacbon – Crop Growth and

Carbon Dioxide: Có những khác biệt lớn trong các ước tính tác động thuần của

việc tăng điôxit cacbon và nóng lên toàn cầu đối với nền nông nghiệp toàn cầu. Một

số người dự đoán sẽ có những điều kiện tồi tệ hơn trong nông nghiệp, những người

khác lại lạc quan hơn. Điều này không có gì lạ vì có những điều không chắc chắn và

các ảnh hưởng khác nhau của khí hậu đối với nông nghiệp. Ảnh hưởng tích cực của

nóng lên toàn cầu là do tác động của nồng độ CO2 cao hơn trong khí quyển đối với

quang hợp và tăng trưởng của cây cối. Các kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy

nồng độ CO2 gấp đôi sẽ làm tăng từ 10 đến 15% sản lượng của nhiều loại cây trồng

loại C3 như lúa mì, gạo, khoai tây, lúa mạch, sắn, các hạt có dầu, củ cải đường và

phần lớn quả và rau. Nhóm các cây trồng này cung cấp 80% lương thực trên thế

giới. Tất cả các cây trồng nhóm thứ hai tăng ít hơn, từ 0 đến 10%, gồm các cây loại

C4 như ngô, cao lương, kê và mía, nhóm thứ ba trong đó có dứa không tăng. Tuy

nhiên, các thí nghiệm không phản ánh các điều kiện phức tạp quan trắc được trong

tự nhiên, chẳng hạn sự tăng lên của sâu bệnh và cỏ dại sẽ cạnh tranh với các cây

trồng có tính thương mại. Hơn nữa, có thể cần nhiều phân bón hơn để có được sản

lượng tăng như thế. Các kết quả nói trên cần được xem xét cẩn thận, hơn nữa, đối

với một số vấn đề, không phải là thực sự có lợi.

- Yếu tố khí hậu – Climatic Element: Một trong những tính chất hay điều

kiện của khí quyển (như nhiệt độ không khí) đặc trưng cho trạng thái vật lý của thời

tiết hay khí hậu tại một nơi, vào một khoảng thời gian nhất định.

- Khí hậu – Climate: là chế độ thời tiết trung bình đã được quan trắc, thống

kê, tổng hợp và đánh giá qua nhiều năm ở một vùng, một địa phương.

Page 13: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 5 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

1.2. Tổng quan về biểu hiện, tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp

1.2.1. Các nghiên cứu trước đây

Trái đất của chúng ta đang nóng dần lên do lượng khí nhà kính trong khí

quyển tăng cao, mà nguyên nhân chính từ các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, sản

xuất của con người thải vào khí quyển đang có xu hướng tăng lên.

Khác với xu thế biến đổi tự nhiên của hệ thống khí hậu và thời tiết trên Trái

Đất, hiện tượng nóng lên của Trái Đất do hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con

người gây ra thay đổi các thành phần trong khí quyển toàn cầu gọi là biến đổi khí

hậu (BĐKH -Climate Change).

Đứng trước những nguy cơ bị tác động do BĐKH, thế giới đã có nỗ lực trong

các hành động ứng phó như: Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH

(UNFCCC); Nghị định thư Kyoto (KP); Hội nghị các bên tham gia Công ước khung

của Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP); và hàng loạt các hoạt động, tài liệu về việc

giảm phát thải KNK, thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường.

1.2.2. Biểu hiện, diễn biến và xu thế diễn biến khí hậu

1.2.2.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên thế giới

Theo số liệu quan trắc khí hậu ở các nước cho thấy, Trái Đất đang nóng lên

với sự gia tăng của nhiệt độ bình quân toàn cầu và nhiệt độ nước biển; băng và tuyết

đã và đang tan trên phạm vi rộng làm cho diện tích băng ở Bắc Cực và Nam Cực

thu hẹp đáng kể, dẫn đến mực nước biển dâng cao.

(i) Nhiệt độ khí quyển tăng nhanh

Theo các kết quả đánh giá của IPCC, 2001, 2007 trong các báo cáo kỹ thuật

1 và 4 cho thấy nhiệt độ trái đất tăng mạnh ở hầu hết các khu vực trên thế giới, giai

đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước. Theo ước tính nhiệt độ toàn cầu tăng

0,740C trong giai đoạn 1906-2005; 1,28

0C giai đoạn 1956-2005 và được dự báo quá

trình này còn tăng mạnh hơn nữa trong các thập niên tiếp theo (Hình 1.1). Tuy

nhiên, điều đáng chú ý là nhiệt độ lại tăng mạnh vào mùa nóng và giảm mạnh vào

Page 14: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 6 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

mùa đông làm cho khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn đặc biệt đối

với các vùng khó khăn, dễ bị tổn thương trên thế giới như các vùng sa mạc, cận sa

mạc, vùng ôn đới, cận ôn đới. Sự nóng lên toàn cầu từ giữa thế kỷ 20 là do sự gia

tăng của hàm lượng khí nhà kính (KNK) do con người gây ra.

Kết quả so sánh sự khác biệt về nhiệt độ trong thời gian dài từ thế kỷ 19

(1800) đến thế kỷ 21 (2008) cho thấy nhiệt độ toàn cầu bắt đầu có sự tăng lên từ

những năm 1960, tương ứng với giai đoạn bắt đầu có sự bùng nổ về sản xuất công

nghiệp. Như vậy, có thể nói rằng nguyên nhân gia tăng BĐKH có liên quan mật

thiết đến sự hoạt động sản xuất của con người. Con người khai thác quá mức tài

nguyên thiên nhiên để sản xuất sản phẩm, từ đó phát thải ra quá nhiều chất thải, làm

thay đổi và phá vỡ bầu khí quyển dẫn đến thay đổi về khí hậu, BĐKH lại gây những

hậu quả khó lường về sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Hình 1.1. Biến đổi của nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo thời gian

(Nguồn: IPCC, 2007)

Page 15: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 7 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống

của con người và các sinh vật trên Trái Đất: Nồng độ các khí trong khí quyển thay

đổi theo chiều hướng tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính. Nồng độ CO2

tăng khoảng 31%; nồng độ NO2 tăng khoảng 51%; nồng độ CH4 tăng 248%; các khí

khác cũng có nồng độ tăng đáng kể so với thời kỳ trước công nghiệp hóa; một số

khí như các dạng khác nhau của khí HFC, PFC, SF6 là những khí chỉ mới xuất hiện

sau cuộc cách mạng công nghiệp [1].

Hình 1.2. Xu hướng biến đổi một số khí nhà kính đến 2005

( Nguồn: IPCC, 2007)

(ii) Hiện tượng băng tan nhanh và nước biển dâng cao

Nhiệt độ toàn cầu tăng lên làm cho băng ở vùng Bắc Cực tan nhanh. Kết quả

nghiên cứu của IPCC, 2007 cũng chỉ ra rằng lượng băng che phủ Bắc Cực giảm

mạnh, trung bình trên 2,7%/thập kỷ, nhiều vùng trước đây được che phủ bằng lớp

băng dầy, nay đã bị tan, nhiều tảng băng lớn hàng trăm ngàn km2 đang trôi trên đại

dương và đang hướng về nước Úc (IPCC, 2007). Hậu quả của hiện tượng băng tan

Page 16: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 8 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

làm cho mực nước biển dâng cao. Kết quả thống kế của IPCC và các cơ quan

nghiên cứu của Mỹ, Úc cho thấy nước biển toàn cầu dâng trung bình 1,8mm/năm

giai đoạn 1961-2003 và 3,1 mm/năm giai đoạn 1993 - 2003, đạt 0,31 m trong một

thế kỷ gần đây. IPCC và nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều dự

báo rằng mực nước biển tiếp tục tăng trong những thập kỷ tiếp theo và có thể đạt

100cm vào năm 2100.

Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên với mức tăng trung bình

khoảng 1,7 ± 0,5 mm/năm trong thời kỳ từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20; 1,8 ±

0,5 mm/năm trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 2003 và đặc biệt tăng nhanh

trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2003 với mức 3,1 ± 0,7 mm/năm (theo IPCC).

Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn đến sự ngập úng của các vùng đất thấp,

các đảo nhỏ trên biển (Hình 1.3).

Hình 1.3. Biến đổi mực nước biển theo thời gian

(Nguồn: IPCC, 2007)

Một số biển hiện khác:

- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình

tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. Đặc biệt, sự biến

Page 17: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 9 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

đổi trong chế độ hoàn lưu quy mô lớn trên các lục địa và đại dương, dẫn đến sự gia

tăng về số lượng và cường độ hiện tượng El Ninô.

- Sự thay đổi năng suất sinh học các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần

của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển…

1.2.2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam

(i) Thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa

Theo đánh giá của Bộ TN&MT (2009), trong 50 năm qua (1958 – 2007), nhiệt

độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,5oC đến 0,7

oC. Nhiệt độ mùa đông

tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh

hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây

(1961 – 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó ( 1931 – 1960) [11].

Nhiệt độ tháng 1 (tháng đặc trưng cho mùa đông), nhiệt độ tháng 7 (tháng

đặc trưng cho mùa hè) và nhiệt độ trung bình năm tăng trên phạm vi cả nước trong

50 năm qua. Nhiệt độ vào mùa đông tăng nhanh hơn so với vào mùa hè và nhiệt độ

vùng sâu trong đất liền tăng nhanh hơn nhiệt độ vùng ven biển và hải đảo. Vào mùa

đông, nhiệt độ tăng nhanh hơn cả là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ,

Bắc Trung Bộ (khoảng 1,3 – 1,5oC/50 năm). Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam

Bộ có nhiệt độ tháng 1 tăng chậm hơn so với các vùng khí hậu phía Bắc ( khoảng

0,6 – 0,9oC /50 năm). Tính trung bình cho cả nước, nhiệt độ mùa đông ở nước ta đã

tăng lên 1,2oC trong 50 năm qua. Nhiệt độ tháng 7 tăng khoảng 0,3 – 0,5

oC/50 năm

trên tất cả các vùng khí hậu của nước ta. Nhiệt độ trung bình năm tăng 0,5 – 0,6oC/

50 năm ở Tây Bắc, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên

và Nam Bộ còn mức tăng nhiệt độ trung bình năm ở Nam Trung Bộ thấp hơn, chỉ

vào khoảng 0,3oC/ 50 năm [11]. Tính cực đoan của sự gia tăng nhiệt độ theo mùa sẽ

gây hậu quả không nhỏ đến việc bố trí cơ cấu mùa vụ trồng trọt.

Đối với lượng mưa: Lượng mưa mùa ít mưa (tháng 11 – 4) tăng lên chút ít

hoặc không thay đổi đáng kể ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng mạnh mẽ ở các

vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Lượng mưa mùa mưa nhiều (tháng 5 –

Page 18: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 10 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

10) giảm từ 5 đến 10% trên đa phần diện tích phía Bắc nước ta và tăng khoảng 5

đến 20% ở các vùng khí hậu phía Nam trong 50 năm qua. Xu thế diễn biến của

lượng mưa năm hoàn toàn tương tự như lượng mưa mùa mưa nhiều, tăng ở các

vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung

Bộ có lượng mưa mùa ít mưa, mùa mưa nhiều và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so

với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua [11]. Như vậy,

lượng mưa tăng vào mùa mưa ở các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và giảm lượng mưa

vào mùa mưa ở các tỉnh phía Bắc chắc chắn làm xáo trộn đến các hoạt động sản

xuất trồng trọt.

Biến đổi khí hậu ở nước ta cũng được cho là nguyên nhân gây ra những hậu

quả về hạn hán. Hạn hán có xu thế tăng lên nhưng với mức độ không đồng đều giữa

các vùng khí hậu trong cả nước. Hiện tượng nắng nóng có dấu hiệu gia tăng rõ rệt ở

nhiều vùng khí hậu, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ. Hạn hán nặng trên diện rộng

thường xảy ra vào những năm El Nino gần đây, trong đó ở Trung Bộ là các năm

1983, 1987, 1988, 1992, 1993, 1997, 1998, 2002, 2003, 2004. Giai đoạn 1991 - 2000

được đánh giá là thập kỷ nóng nhất trong số liệu quan trắc được. Cùng với thay đổi

nhiệt độ và lượng mưa, số đợt không khí lạnh vào mùa đông giảm đi rõ rệt trong hai

thập kỷ gần đây (1994 và năm 2007 chỉ có 15 - 16 đợt không khí lạnh bằng 56%

trung bình nhiều năm nhưng có nhiều biểu hiện dị thường như nhiệt độ xuống thấp,

rét hại, rét đậm kéo dài hơn như đợt lạnh năm 2008 kéo dài 38 ngày đã gây thiệt hại

lớn cho trồng trọt như chết mạ, lúa kém phát triển, nhiều diện tích cây trồng bị chết

do rét hại, trâu bò bị chết rét, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản không thể phát triển

và bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan trên.

Tác giả Nguyễn Văn Thắng [5] cho rằng, trong khoảng 5 – 6 thập kỷ gần

đây, tần số XTNĐ hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,4 cơn mỗi thập

kỷ, tần số XTNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam với tốc độ 0,2 cơn mỗi thập kỷ, tần số

FRL giảm đi với tốc độ 0,02 đợt mỗi thập kỷ, nhiệt độ trung bình tăng lên với tốc

độ 0,12 – 0,180C mỗi thập kỷ, lượng mưa ở Miền Bắc phổ biến giảm đi, ở Miền

Page 19: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 11 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Nam phổ biến tăng lên. Đặc biệt, mực nước biển trung bình cũng tăng lên với tốc độ

3 – 4 cm mỗi thập kỷ xấp xỉ mức tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu.

(ii) Nước biển dâng

Nước ta có diện tích đất nông nghiệp lớn dọc theo bờ biển do vậy chắc chắn

sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi mực nước biển dâng cao.

Số liệu mực nước quan trắc cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung

bình năm không giống nhau tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam. Trên dải ven

biển Việt Nam, mặc dù hầu hết các trạm có xu hướng mực nước trung bình năm

tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại có xu hướng mực nước giảm. Xu thế biến đổi

trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8mm/năm [3].

Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến năm 2010 cho thấy, xu

thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7mm/năm, phía Đông của biển

Đông có xu thế tăng nhanh hơn phía Tây. Chỉ tính cho dải xen bờ Việt Nam, khu

vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu hướng tăng mạnh hơn, trung

bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm [11].

Kết quả này cho thấy rằng nước biển dâng cao trong khi mực nước ở các

sông ngày càng có xu hướng giảm mạnh do khai thác thủy điện ở thượng nguồn do

vậy hiện tượng xâm nhập mặn ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất

nông nghiệp tại các tỉnh ven biển. Rất cần xem xét những tác động cơ bản và hậu

quả của nước biển dâng để đánh giá ảnh hưởng và lượng hóa tác động đến các hoạt

động sản xuất trồng trọt để có các giải pháp phù hợp nhằm phát triển bền vững sản

xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển

nông thôn.

1.2.2.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Lào Cai

* Các đặc trưng biểu thị mức độ biến đổi khí hậu có:

- Chuỗi (xt} là tập hợp các trị số của yếu tố X theo trình tự thời gian, từ năm thứ 1,

thứ 2 đến năm thứ n:

Page 20: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 12 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

{xt}: x1, x2, …, xn-1, xn

- Trung bình số học: là ước lượng trị số trung bình nhiều năm của yếu tố khí hậu

1

1 n

t

t

X Xn

- Độ lệch tiêu chuẩn (S): là ước lượng mức độ biến đổi trung bình của yếu tố khí

hậu theo thời gian

1

22

1

1 n

t

t

S x xn

Trong nhiều trường hợp có thể coi phạm vi dao động phổ biến của yếu tố x là x±S

- Biến suất (Sr): ước lượng biến đổi tương đối của yếu tố khí hậu

100%S

Srx

- Cực đại của chuỗi xt (Max): là trị số lớn nhất trong chuỗi thời gian (xt}

Max X = Max (x1, x2, …, xn-1, xn)

- Cực tiểu của chuỗi xt (Min): là trị số nhỏ nhất trong chuỗi thời gian (xt}

Min X = Min (x1, x2, …, xn-1, xn)

* Mức độ biến đổi về nhiệt độ

Cũng như ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta, tại tỉnh Lào Cai: Nhiệt độ

mùa đông tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè, cụ thể là:

Độ lệch chuẩn của nhiệt độ là 1,2 - 1,4 0C trong tháng 1; 1 - 1,1

0C trong tháng 4;

0,4 - 0,5 0C trong tháng 7; 0,7 - 0,8

0C trong tháng 10 với biến suất tương ứng là 7,2

-15,8 %; 4,2 – 6,3%, 1,9 - 2,1%; 3,3 - 4,6% tương đối lớn trong mùa hè và tương

đối nhỏ trong mùa đông.

Page 21: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 13 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Nhiệt độ trung bình năm có độ lệch chuẩn không đến 10C với biến suất không quá

3%. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,30C (Phố Ràng, 7 - 1983) và thấp nhất

là 3,80C (SaPa, 2 – 2008). Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 23,7

0C (Phố Ràng –

1987) và thấp nhất là 14,50C (SaPa - 2008).

- Mức độ biến đổi của các yếu tố cực trị:

+ Biến đổi về nhiệt độ cao nhất (Tx). Độ lệch chuẩn của nhiệt độ cao nhất khoảng

1,4 - 2,5 0C trong tháng 1; 1,2 – 1,4

0C trong tháng 4; 0,6 – 1,6

0C trong tháng 7; 0,9

– 1,0 0C trong tháng 10, với biến suất tương ứng là 7 – 19 %; 4 – 6 %; 2 – 6 %; 3 –

5 % tương đối lớn trong tháng 1. Nhiệt độ cao nhất năm có độ lệch chuẩn là 0,4 –

0,7 0C và biến suất là 2 – 3 %. Giá trị cao nhất của Tx là 35,2

0C (Phố Ràng, 8 –

1990) và thấp nhất là 9,70C SaPa, 1 – 1983, 1984).

+ Biến đổi về nhiệt độ thấp nhất (Tn): Độ lệch chuẩn của nhiệt độ thấp nhất trong

khoảng 1,20C – 2,1

0C trong tháng 1; 0,9 – 1,7

0C trong tháng 4; 0,3 – 1,3

0C trong

tháng 7; 0,9 – 1,6 0C trong tháng 10, với biến suất tương ứng là 9 – 30%; 5 – 12%;

1,5 – 6%; 4 – 9% tương đối lớn trong tháng 1 và tương đối nhỏ trong tháng 7. Nhiệt

độ thấp nhất năm có độ lệch chuẩn là 0,3 – 0,6 0C và biến suất là 1,7 – 3,9 %.

+ Lũ quét: Lũ quét là một hiện tượng thiên tai thường xảy ra ở khu miền núi của

tỉnh, nơi thường có mưa và độ dốc địa hình lớn. Lũ quét gây tác hại trước hết đến

tính mạng con người và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế và ổn định

đời sống xã hội. Mức độ thiệt hại về người và tài sản do lũ quét đều tập trung chủ

yếu ở khu vực dân cư vùng sâu, vùng xa. Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 1969

đến 2010, trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 55 trận lũ quét lớn, nhỏ ở hầu khắp

các huyện trong tỉnh.

Khu vực huyện Bảo Thắng: có 10 điểm đã xảy ra lũ quét.

Khu vực huyện SaPa: có 08 điểm đã xảy ra lũ quét.

Thành phố Lào Cai: có 03 điểm đã xảy ra lũ quét.

Bên cạnh đó, khu vực phía Nam của tỉnh cũng là nơi có mật độ điểm xảy ra lũ quét

tương đối nhiều, như:

Khu vực huyện Văn Bản: có 6 điểm đã xảy ra lũ quét.

Page 22: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 14 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Khu vực huyện Bảo Yên: có 8 điểm thường xảy ra lũ quét.

+ Hạn hán: theo tài liệu khí tượng thủy văn từ 30 – 40 năm trở lại đây, hạn hán xảy

ra ở Lào Cai ít khắc nghiệt và ít nghiêm trọng, phổ biến hàng năm có hạn nhẹ và vài

năm có hạn vừa cục bộ ở một số nơi. Chu kỳ xuất hiện hạn hán khoảng 20 đến 22

năm. Từ năm 1980 đến nay đã xảy ra 5 đợt hạn đáng kể: cuối năm 1983 đến đầu

năm 1984; cuối năm 1985 đến đầu năm 1986; cuối năm 1990 đến đầu năm 1991;

cuối năm 1993 đến đầu năm 1994; cuối năm 1998 đến đầu năm 1999; nguyên nhân

là do gió Lào.

* Biểu hiện của các hiện tượng khí hậu cực đoan:

Trong những năm qua dưới tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh Lào Cai

các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai như lốc xoáy, lũ lụt, lở đất, lũ quét, rét

đậm rét hại kéo dài, cháy rừng quy mô lớn…, có xu hướng gia tăng cả về tần số và

cường độ. Đây là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các

lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng.

Thực tế cho thấy, những năm gầy đây do tác động của biến đổi khí hậu, các

hiện tượng cực đoan xảy ra ngày càng nhiều: các đợt không khí lạnh gây rét đậm,

rét hại kéo dài như đợt rét đậm, rét hại 38 ngày ở Bắc Bộ trong tháng 1 – 2/2008,

nước sông Hồng cạn xuống mức thấp kỷ lục (0,47m) trong năm 2009..., Đặc biệt tại

SaPa, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại và

băng giá gây ảnh hưởng tới đời sống nhân dân.

1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp

1.2.3.1. Trên thế giới

BĐKH gây ảnh hưởng lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở các vùng sinh thái

trên thế giới. (IPCC, 2007, Stern, 2009). Những nghiên cứu này được thể hiện ở các

khía cạnh sau:

- Khi nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát sinh, phát triển của cây trồng,

vật nuôi làm cho năng suất và sản lượng thay đổi.

- Khi nhiệt độ tăng làm suy giảm tài nguyên nước, nhiều vùng không có nước và

không thể tiếp tục canh tác dẫn đến diện tích canh tác giảm.

- Khi nhiệt độ tăng làm cho băng tan, dẫn đến nhiều vùng đất bị xâm lấn, ngập mặn

và không tiếp tục canh tác các loại cây trồng hoặc làm giảm năng suất.

Page 23: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 15 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

- Thay đổi về các điều kiện khí hậu sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học, làm mất cân

bằng sinh thái, đặc biệt là thiên địch và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây

trồng và phát sinh dịch bệnh.

- Các hiện tượng thời tiết cực đoan, không theo quy luật như bão sớm, muộn, mưa

không đúng mùa sẽ gây khó khăn cho bố trí thời vụ gieo trồng, cơ cấu mùa vụ và sẽ

gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Từ các kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở trên cho thấy, tác động của

BĐKH đến sản xuất nông nghiệp là tương đối rõ ràng và đều xuất phát từ các thành

phần khí hậu.

1.2.3.2. Tại Việt Nam

Cũng giống như các nước trên thế giới, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã tiến

hành nghiên cứu và chỉ ra những tác động của BĐKH đối với nông nghiệp, bao gồm:

a) Vấn đề an ninh lương thực không được đảm bảo do suy giảm năng suất

cây trồng (Đào Xuân Học, 2009);

b) Thay đổi nguồn nước do nhiều vùng bị cạn kiệt nhưng nhiều vùng lại bị

ngập lụt, nước biển dâng (H.L.Thuần, 2008);

c) Ảnh hưởng đến hệ sinh thái như mất cân bằng, suy giảm đa dạng sinh học.

d) Hiện tượng thời tiết cực đoan khó dự báo tăng lên.

e) Rủi ro và các thay đổi khác như thiệt hại đến cơ sở hạ tầng,... (MONRE,

2009, Trần Thục, 2008).

Đối với nông nghiệp, theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội

nghị “Việt Nam thích ứng với BĐKH” được tổ chức ngày 31/7/2009, tác động của

BĐKH đối với nông nghiệp và tổng hợp nhiều đánh giá khác của các nhà khoa học,

tác động của BĐKH tập trung vào các khía cạnh sau:

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là sinh vật do vậy chịu chi phối và nhạy

cảm với sự thay đổi về điều kiện thời tiết khí hậu. Thay đổi về điều kiện thời tiết khí

hậu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu mùa vụ, khả năng tích lũy quang hợp và

vì thế sẽ làm thay đổi năng suất cây trồng theo hướng bất lợi và làm gia tăng chi phí

đầu tư (Thể, T.V, 2009). Hơn thế nữa, nước biển dâng, mưa bất thường sẽ gây nên

tình trạng ngập lụt cục bộ và xâm lấn mặn là nguyên nhân có thể mất tới 2 triệu ha

trong tổng số 4 triệu ha đất trồng lúa, an ninh lương thực sẽ bị ảnh hưởng nghiêm

Page 24: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 16 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

trọng (Đào Xuân Học, 2009). BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài

thiên địch do vậy sẽ làm gia tăng dịch bệnh như vàng lùn, rầy nâu, lùn xoắn lá,… gây

thiệt hại lớn cho năng suất và chi phí sản xuất (MARD, 2008, Thể, T.V., 2009) [11].

1.2.3.3. Đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra đối với nông nghiệp.

a. Thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụt

Thiên tai gây ra những thiệt hại to lớn đối với nền kinh tế của nước ta. Bão

gây thiệt hại cho ngư dân đánh bắt cá trên biển, tàn phá các cơ sở nuôi trồng thuỷ

sản, tàn phá hệ thống đê ngăn mặn đưa nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng và các

khu vực dân cư ven biển, gió mạnh của bão gây thiệt hại về nhà cửa, công trình, cây

trái và mùa màng nhất là vùng đồng bằng sông Hồng và Miền Trung. Trong những

năm gần đây bão ảnh hưởng đến những vùng vĩ độ thấp, đặc biệt là cơn bão số 5 đổ

bộ vào vào Nam bộ đầu tháng 11 năm 1997 đã gây nhiều thiệt hại cho ngư dân vùng

ngư trường rộng lớn phía Nam, nơi trước đây ít chịu ảnh hưởng của bão.

Lũ trong các sông lớn luôn là sức ép đối với trên 3000 km đê sông ở miền

Trung, đe doạ ngập lụt, tàn phá các khu dân cư, các vùng kinh tế quan trọng của đất

nước. Trên hệ thống đê sông Hồng ở Bắc Bộ và sông Cửu Long ở Nam Bộ lũ đe

doạ gây ngập lụt hàng triệu ha đất canh tác, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu

người dân. Những trận lụt năm 1945, 1969, 1971, 1986, 1996 ở trên hệ thống sông

Hồng, các năm 1961, 1966, 1978, 1984, 1995, 1996 ở Đồng bằng sông Cửu Long

thực sự là các thiên tai mang tính quốc gia. Những thiệt hại do bão, lũ gây ra ở Việt

Nam trong hơn hai thập kỷ qua (theo tài liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát

triển nông thôn). Thực tế cho thấy thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay là do bão, lũ

gây ra năm 1996, sau đó là năm 1994 , 1986 và năm 1995, 1998, 2000 ( hầu hết

những năm này đều thiệt hại trên 100 triệu USD [11].

Kết quả thống kê số lượng bão tăng qua các năm, nhưng điều đáng chú ý hơn

là bão giai đoạn 1990 - 2008 thường đến muộn hơn. Nếu như giai đoạn 1950 - 1960,

bão thường đổ bộ vào Việt Nam vào tháng 8 thì giai đoạn 1990 - 2000 bão lại

thường xuất hiện tháng 10, 11. Kết quả thống kê cũng cho thấy, cường độ bão ngày

Page 25: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 17 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

càng mạnh hơn và kéo theo nhiều hiểm họa sau bão. Nếu những năm trước thập kỷ

90, bão mạnh nhất chỉ ở cấp 12, giật trên cấp 12, nhưng những năm gần đây đã xuất

hiện siêu bão cấp 13 và giật tới cấp 15. Kết hợp với các thiên tai khác, hàng năm

ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung chịu thiệt hại nặng nề do hậu

quả của bão và hiện tượng thời tiết cực đoan [11].

Bảng 1.1. Thiệt hại do thiên tai đối với nông nghiệp tại Việt Nam (1995 - 2007)

Năm Lĩnh vực nông nghiệp Tất cả các lĩnh vực (%)

1

Triệu đồng Triệu US$ Triệu đồng Triệu US$

1995 58.369,0

4,2

1.129.434,0

82,1

5,2

1996 2.463.861,0

178,5

7.798.410,0

565,1

31,6

1997 1.729.283,0

124,4

7.730.047,0

556,1

22,4

1998 285.216,0

20,4

1.797.249,0

128,4

15,9

1999 564.119,0

40,3

5.427.139,0

387,7

10,4

2000 468,239.0

32,2

5.098.371,0

350,2

9,2

2001 79.485,0

5,5

3.370.222,0

231,5

2,4

2006 954.690,0

61,2

18.565.661,0

1.190,1

5,1

2007 432.615,0

27,7

11.513.916,0

738,1

3,8

Thiệt hại

TB/năm

781.764,11

54,9

6.936.716,6

469,9

11,6

Cơ cấu thiệt hại

trong GDP (%)

0.67

- 1.24

(Nguồn: Tổng hợp từ nguồn của MARD, 1995-2007[11])

Kết quả Bảng 1.1 cho thấy thiệt hại do thiên tai của ngành nông nghiệp nước

ta trung bình năm trong giai đoạn 1995 - 2007 là 781,74 tỷ đồng tương đương 54,9

triệu đô la Mỹ. Thiệt hại do thiên tai trung bình năm đối với sản xuất nông nghiệp

chiếm 0,67% giá trị GDP ngành, trong khi tổng thiệt hại tất cả các ngành chiếm

1,24%. Kết quả này cho thấy cơ cấu thiệt hại do thiên tai trong giá trị ngành nông

nghiệp thấp hơn so với cơ cấu tổng thiệt hại trong GDP. Tuy nhiên, do giá trị nông

nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong GDP và lại là nguồn sống của trên 71,41% dân số,

do vậy bất cứ thiệt hại nào do thiên tai đối với nông nghiệp sẽ mang tổn thương

Page 26: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 18 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

nhiều hơn đối với nông dân nghèo và khả năng phục hồi sẽ khó khăn vì cần có thời

gian dài hơn [11].

b. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến năng suất cây trồng

Để xác định được năng suất cây trồng do khí hậu thời tiết tạo nên một cách

chính xác hơn các tác giả đã dùng phương pháp trọng lượng điều hoà với bước trượt

là 3 để xác định năng suất xu thế. Năng suất xu thế là năng suất do tiến bộ kỹ thuật

nông nghiệp tạo nên (hay còn gọi là năng suất do con người tác động). Ưu thế của

phương pháp này để xác định năng suất xu thế là những quan trắc sau có giá trị

ngoại suy năng suất hơn các quan trắc trước đó [11].

Độ lệch giữa năng suất thực với năng suất xu thế là năng suất do khí hậu tạo

nên tức là:

TT T XTY Y Y

Trong đó: TTY - Năng suất do biến động khí hậu (tạ/ha),

YT - Năng suất thực thu (tạ/ha),

YXT - Năng suất xu thế (tạ/ha).

i) Đối với lúa đông xuân:

Ở các tỉnh miền núi Tây Bắc (Lai Châu) năng suất do dao động khí hậu ít

hơn so với các tỉnh thuộc khu vực Trung Du, đồng bằng Bắc bộ, Bắc Trung bộ,

Nam Trung bộ và Nam bộ.

Năng suất lúa đông xuân dao động lớn nhất là ở các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ

sau đó là đến các tỉnh Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ.

ii) Đối với lúa mùa:

Ở các tỉnh miền núi Tây Bắc (Lai Châu) năng suất lúa mùa do dao động khí

hậu tác động mạnh từ năm 1970 về trước và sau năm 1989. Năng suất do khí hậu

tạo nên dao động mạnh mẽ ở các tỉnh Trung du và đồng bằng Bắc bộ, đặc biệt dao

động rất mạnh từ năm 1985, 1986 trở lại đây (mức độ dao động từ 3 5% tạ/ha)

Page 27: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 19 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

và các tỉnh ven biển miền trung mức độ dao động ít hơn. Năng suất khí hậu dao

động từ 1 5% tạ/ha. Các tỉnh Nam bộ năng suất do khí hậu tạo nên dao động từ

0,5 2% tạ/ha [11].

1.2.3.4. Dự báo suy giảm năng suất của một số cây trồng do BĐKH

Tác giả [11] đã dựa vào mô hình hóa cây trồng, các yếu tố dài hạn theo ngày

về điều kiện thời tiết khí hậu như nhiệt độ tối đa, nhiệt độ tối thấp, lượng mưa, giờ

nắng, độ ẩm, độ bốc hơi đã được đưa vào mô hình để đánh giá sự thay đổi năng suất

tiềm năng của lúa (vụ xuân và vụ hè) tại 7 vùng sinh thái (mỗi vùng sinh thái chọn 2

tỉnh). Kết quả phân tích dựa vào kết quả tính theo mô hình cây trồng (Crop

modeling - phần mềm WOFOST) của Viện Môi trường Nông nghiệp thực hiện. Kết

quả phân tích dự báo thay đổi tiềm năng năng suất lúa do tác động của BĐKH cụ

thể như sau:

- Đối với lúa xuân: Kết quả nêu ở bảng 1.3 cho thấy, năng suất lúa xuân

nước ta sẽ giảm đi 405,8kg/ha do tác động BĐKH vào năm 2030 và 716,6 kg/ha

vào năm 2050. Vùng miền núi phía Bắc và vùng Tây nguyên sẽ là vùng có năng

suất lúa đông xuân giảm mạnh vào năm 2030 và 2050 dựa theo kịch bản trung

bình về BĐKH, nước biển dâng của MONRE. Nếu diễn biến khí hậu diễn ra theo

đúng kịch bản, sản lượng tiềm năng lúa vụ xuân sẽ có nguy cơ giảm khoảng 1,2

triệu tấn vào năm 2030 và 2,16 triệu tấn vào năm 2050. Do vậy, để hạn chế và

giảm thiểu sự suy giảm tiềm năng năng suất và sản lượng, nhà nước cần phải có

chính sách phù hợp nhằm phát triển các biện pháp đối phó và giảm thiểu tác động

của BĐKH đối với sản xuất, đặc biệt là chọn tạo và chuyển giao các giống lúa mới

năng suất cao, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết khí hậu. Ngoài ra, nhà nước

cần phải có các giải pháp quy hoạch và bảo vệ đất trồng lúa, nhất là tại các vùng

sản xuất lúa trọng điểm.

- Đối với lúa hè thu: Tiềm năng năng suất lúa hè thu cũng suy giảm lớn

nhưng ở mức nhẹ hơn so với lúa xuân. Theo tính toán, tiềm năng năng suất lúa hè

thu sẽ giảm khoảng 429kg/ha vào năm 2030 và 795kg/ha vào năm 2050. Kết quả

này dẫn đến giảm sản lượng 743,8 ngàn tấn lúa vào năm 2030 và 1.475 ngàn tấn

Page 28: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 20 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

vào năm 2050. Tuy nhiên, so sánh giữa các vùng cho thấy vùng có diện tích lúa hè

thu lớn lại có tiềm năng suy giảm năng suất thấp hơn so với vùng có diện tích lúa

hè thu ít. Do vậy, nhà nước cần đầu tư cho các nghiên cứu về các giống có khả

năng chống chịu cao, thích ứng với điều kiện BĐKH [11].

Năng suất lúa xuân và lúa hè thu giảm nhất là tại các vùng miền núi Tây

Bắc và Tây Nguyên do các vùng này sẽ bị thiếu nước trầm trọng cho sản xuất lúa

nước. Mặc dù, hai vùng lúa trọng điểm của cả nước năng suất lúa xuân và lúa hè

thu đều giảm đến năm 2030 và 2050, tuy nhiên năng suất sẽ giảm thấp hơn so với

các vùng khác bởi lẽ đây là vùng đã có hệ thống thủy lợi tương đối tốt. Tuy nhiên,

nếu không duy trì được diện tích sản xuất lúa nước tại hai vùng này, nguy cơ suy

giảm sản lượng tại đây rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực [11].

1.2.4. Kịch bản biến đổi khí hậu

1.2.4.1. Kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu

Theo báo cáo đánh giá của IPCC, BĐKH toàn cầu sẽ tiếp tục diễn biến phức

tạp trong thế kỷ 21 do lượng phát thải các KNK đang tiếp tục tăng [3]:

- Nồng độ CH4 đạt 1,46 – 3,39 ppm vào năm 2100 (giảm 18% hoặc tăng 91%

so với năm 2006).

- Nồng độ NO2 đạt 0,36 – 0,46 ppm vào năm 2100 (tăng 11 - 45% so với

năm 2006).

- Các khí có chứa Flo như HFCs, PFCs, SF6 cũng sẽ tăng đáng kể.

Nồng độ ozôn trong khí quyển sẽ tăng 40 – 60% theo kịch bản phát thải cao.

Nếu tính theo các phương án phát thải thay đổi từ thấp – trung bình – cao thì nồng

độ ozôn tăng từ 12 – 62% vào năm 2100 (hình 1.4).

Page 29: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 21 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Hình 1.4. Dự tính biến đổi nồng độ một số khí gây hiệu ứng nhà kính đến năm

2050 và 2100

(Nguồn: IPCC, 2007)

Page 30: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 22 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Do ảnh hưởng của các khí gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái Đất tiếp tục

tăng và đạt từ 1,4 – 5,8oC vào năm 2100. Hình 1.5 biểu hiện sự biến đổi của nhiệt

độ Trái Đất được dự tính theo các mô hình khác nhau [3].

Hình 1.5. Dự tính sự thay đổi nhiệt độ Trái Đất đến năm 2100

(Nguồn: IPCC, 2007)

Nhiệt độ nước biển tăng khoảng 1,5 – 4,5oC sẽ làm cho mực nước biển dâng

cao 15 – 90cm. Theo dự đoán, nếu mực nước biển dâng cao 1m, Bangladesh sẽ mất

17,5% diện tích, đe dọa đến những loài động thực vật ven biển và nguồn nước sạch.

Hà Lan cũng sẽ hứng chịu một hậu quả tương tự với sự biến mất khoảng 6% diện

tích. Ấn Độ và Trung Quốc cũng phải đối mặt với nguy cơ này trong 50 năm tới.

Đáng lo ngại, theo thông báo của Liên Hợp Quốc, Việt Nam là một trong những

nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi nước biển dâng cao. Cũng theo tổ chức này,

12,3% diện tích đất trồng trọt và kèm theo đó gần 1/5 dân số sẽ mất nhà cửa nếu

mực nước biển dâng cao 1m; 80% diện tích của đảo Majuro Atoll ở Thái Bình

Dương bị ngập chìm dưới nước nếu mực nước biển dâng cao 0,5m. Ngoài ra, rất

nhiều hòn đảo ở Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương như Maldives và French

Polynesia có nguy cơ biến mất nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao [11].

Page 31: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 23 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Có khoảng 13 trong số 15 thành phố lớn nhất thế giới như New York,

Tokyo… và rất nhiều thành phố nhỏ khác nằm dọc bờ biển có nguy cơ ngập lụt khi

nước biển dâng. Hơn một thế kỷ qua, xấp xỉ 70% diện tích đất ven biển bị xâm thực

do mực nước biển dâng cao và xói lở [11].

Hình 1.6. Dự tính sự thay đổi của mực nước biển đến năm 2100

(Nguồn: IPCC, 2007)

Dưới đây là bảng số liệu về mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ

không khí và mực nước biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau.

Page 32: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 24 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bảng 1.2. Dự tính mức gia tăng trung bình toàn cầu của nhiệt độ không khí và

mức nƣớc biển theo các kịch bản BĐKH khác nhau [1]

Trường hợp Biến đổi của nhiệt độ (oC)

(giai đoạn 2090 – 2099 so

với giai đoạn 1980 – 1999)

Mức dâng cao của mực nước biển

(m) (giai đoạn 2090 – 2099 so với

giai đoạn 1980 – 1999)

Đánh giá tốt

nhất

Phạm vi có

thể xảy ra

Phạm vi mô hình cơ sở ngoại trừ sự

biến đổi động lực của dòng chảy

băng trong tương lai

Hàm lượng

KNK không

đổi ở mức

năm 2000b

0,6 0,3 – 0,9 -

Kịch bản B1 1,8 1,1 – 2,9 0,18 – 0.38

Kịch bản A1T 2,4 1,4 – 3,8 0,20 – 0,45

Kịch bản B2 2,4 1,4 – 3,8 0,20 -0,43

Kịch bản A1B 2,8 1,7 – 4,4 0,21 – 0,48

Kịch bản A2 3,4 2,0 – 5,4 0,23 – 0,51

Kịch bản

A1FI

4,0 2,4 – 6,4 0,26 – 0,59

1.2.4.2. Dự tính khí hậu tại Lào Cai

* Nhiệt độ

Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để dự tính khí hậu cho Lào

Cai là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm

các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải trung bình của

nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2).

Nhiệt độ ở tỉnh Lào Cai (đại diện là trạm Bắc Hà, trạm SaPa và trạm Phố

Ràng) có xu hướng tăng lên ở tất cả các mùa trong năm, trong đó mức tăng nhiệt độ

vào mùa xuân và mùa đông nhanh hơn so với 2 mùa hè và mùa thu ở cả 3 kịch bản

BĐKH. Kết quả tính toán sự thay đổi nhiệt độ được trình bày trong bảng 1.2

Page 33: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 25 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bảng 1.3. Mức tăng nhiệt độ trung bình (oC) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so

với thời kỳ 1980-1999 của các trạm khí tƣợng ở Lào Cai ứng với các kịch bản

(B1, B2, A2)

Trạm

Mùa đông (12 - 2) Mùa xuân (3 - 5) Mùa hè (6 - 8) Mùa thu (9 - 11)

2020 2030 2040 2020 2030 2040 2020 2030 2040 2020 2030 2040

Kịch bản B1

Bắc Hà 0,5 0,8 1,1 0,5 0,7 0,9 0,3 0,5 0,6 0,5 0,7 0,9

SaPa 0,7 1,1 1,4 0,7 1 1,3 0,4 0,6 0,7 0,5 0,8 1

Phố

Ràng 0,5 0,8 1,0 0,5 0,8 1 0,6 0,9 1,1 0,5 0,8 1

Trạm Kịch bản B2

Bắc Hà 0,6 0,8 1,2 0,5 0,7 1 0,4 0,5 0,7 0,5 0,7 1

SaPa 0,7 1,1 1,4 0,6 1 1,4 0,4 0,6 0,8 0,5 0,8 1,1

Phố

Ràng 0,6 0,8 1,1 0,5 0,8 1,1 0,6 0,9 1,2 0,5 0,8 1,1

Trạm Kịch bản A2

Bắc Hà 0,7 0,9 1,2 0,6 0,8 1,1 0,5 0,6 0,8 0,6 0,9 1,1

SaPa 0,9 1,2 1,5 0,8 1,1 1,4 0,5 0,7 0,9 0,7 0,9 1,2

Phố

Ràng 0,7 0,9 1,2 0,7 0,9 1,2 0,7 1,0 1,3 0,7 0,9 1,2

Theo kịch bản A2, năm 2040 nhiệt độ trung bình năm tại SaPa sẽ tăng mạnh

nhất là 1,3oC so với thời kỳ 1980-1999, tại Phố Ràng tăng là 1,2

oC và tại Bắc Hà

tăng là 1,1oC.

Page 34: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 26 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Theo kịch bản B2, năm 2040 tại Sa Pa nhiệt độ trung bình năm, mùa đông,

mùa xuân, mùa hè và mùa thu tăng so với thời kỳ nền lần lượt như sau: 1,2°C,

1,4°C, 1,4°C, 0,8°C và 1,1°C.

Theo kịch bản B1, xu thế của nhiệt độ cũng tương tự như kịch bản A2 và B2.

Tuy nhiên không tăng mạnh như kịch bản A2 và B2, nhiệt độ trung bình năm vào

năm 2040 ở các Bắc Hà, Sa Pa và Phố Ràng tăng 0,9°C đến 1,1°C so với thời kỳ

nền 1980 - 1999; mùa đông tăng khoảng 1 - 1,4°C, mùa xuân tăng 0,9 - 1,3°C, mùa

hè tăng khoảng 0,6-1,1°C và khoảng 0,9 - 1°C vào mùa thu. Sự thay đổi nhiệt độ

trung bình năm giữa các kịch bản được thể hiện trong hình 1.7

(a)

0.0

0.2

0.4

0.6

0.8

1.0

1.2

2020 2030 2040

Nhiệ

t độ (

°C)

Năm

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm trạm Bắc Hà so với thời kỳ 1980 – 1999 theo

kịch bản phát thải B1, B2, A2

B1

B2

A2

0.0

0.5

1.0

1.5

2020 2030 2040

Nhiệ

t độ (

°C)

Năm

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm trạm Sapa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch

bản phát thải B1, B2, A2

B1

B2

A2

Page 35: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 27 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

(b)

(c)

Hình 1.7. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm các trạm tại Lào Cai so với kịch bản

1980 - 1999 theo kịch bản phát thải B1, B2, A2

Theo kết quả tính toán từ mô hình khí hậu PRECIS, nhiệt độ tối cao trung

bình Txtb cũng có xu thế tăng dần theo thời gian và mức tăng trong 2 mùa tháng 6 -

8 và tháng 9 - 11 nhanh hơn so với 2 mùa tháng 12 - 2 và tháng 3 - 5. Nhiệt độ tối

cao trung bình năm tăng khoảng 0,48°C vào giai đoạn 2000 - 2019 và đến giai đoạn

2020 - 2039 là 0,9°C.

Bảng 1.4. Mức tăng nhiệt độ tối cao trung bình (°C) theo mùa qua các thập kỷ

thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Lào Cai ứng với kịch bản phát thải B2.

Các mốc thời gian

Các thời kỳ trong năm

Đông

(12 – 2)

Xuân

(3 – 5)

(6 – 8)

Thu

(9 - 11) Năm

2000 - 2019 0,09 0,14 0,94 0,76 0,48

2020 - 2939 0,95 -0,10 1,54 1,22 0,90

0.0

0.5

1.0

1.5

2020 2030 2040

Nhiệ

t độ (

°C)

Năm

Mức tăng nhiệt độ trung bình năm trạm Phố Ràng so với thời kỳ 1980 – 1999 theo

kịch bản phát thải B1, B2, A2

B1

B2

A2

Page 36: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 28 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Nhiệt độ tối thấp trung bình có xu hướng tăng nhiều nhất vào các tháng thời

kỳ 6 -8 (mức tăng của giai đoạn 2020 - 2039 khoảng 1,07°C), thấp nhất là thời kỳ

tháng 3 – 5 (khoảng 0,8°C vào giai đoạn 2020-2039). So với thời kỳ 1980 – 1999,

nhiệt độ tối thấp trung bình năm có thể tăng lên 0,74°C vào giai đoạn 2020-2039

Bảng 1.5. Mức tăng nhiệt độ tối thấp trung bình (oC) theo mùa qua các thập

kỷ của thế kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Lào Cai ứng với kịch bản phát

thải B2.

Các mốc thời gian

Các thời kỳ trong năm (oC)

Đông

(12 – 2)

Xuân

(3 – 5)

(6 – 8)

Thu

(9 - 11) Năm

2000 – 2019 -0,42 0,58 0,50 0,67 0,33

2020 – 2939 0,10 0,80 1,07 0,99 0,74

* Lượng mưa

BĐKH làm thay đổi rõ rệt lượng mưa trong thế kỷ 21. Lượng mưa trung bình

năm có xu hướng tăng lên ở cả 3 kịch bản A2, B1, B2. Lượng mưa mùa có xu

hướng tăng ở cả mùa đông, mùa thu và mùa hè, riêng mùa xuân lượng mưa có xu

hướng giảm.

Lượng mưa tăng mạnh vào các tháng mùa hè (tháng 6 – 8) so với thời kỳ

1980 – 1999: lượng mưa cả mùa tại Bắc Hà theo kịch bản A2 sẽ tăng khoảng 2,0%

vào năm 2020 tăng lên 4,2% vào năm 2040; lượng mưa các tháng mùa hè theo kịch

bản B2 sẽ tăng từ 1,9-3,8% vào năm 2040 còn theo B1 sẽ tăng 3,6% vào năm 2040.

Tại Phố Ràng tới năm 2020 theo kịch bản A2 lượng mưa các tháng mùa hè sẽ tăng

2,2%, theo B2 và B1 tương ứng 2,0% và 1,8%; tới 2040 sẽ tăng theo kịch bản A2,

B2, B1 tương ứng là 4,6%, 4,2% và 3,9%. Còn tại Sapa lượng mưa trong các tháng

mùa hè có sự thay đổi lớn nhất theo kịch bản A2 vào năm 2020 sẽ tăng 2,6% nhưng

Page 37: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 29 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

đến 2040 sẽ tăng tới 5,3%, còn theo kịch bản B2 sẽ tăng 2,4% vào năm 2020 và

4,9% vào năm 2040, theo B1 tương ứng là 2,1%, 4,6% vào năm 2020 và 2040.

Bảng 1.6: Mức thay đổi lƣợng mƣa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với

thời kỳ 1980 - 1999 của các trạm khí tƣợng ở Lào Cai

Trạm

Mùa đông (12 - 2) Mùa xuân (3 - 5) Mùa hè (6 - 8) Mùa thu (9 - 11)

2020 2030 2040 2020 2030 2040 2020 2030 2040 2020 2030 2040

Trạm Kịch bản B1

Bắc Hà 0,5 0,8 1,2 -0,3 -0,4 -0,6 1,7 2,6 3,6 0,5 0,7 1,1

SaPa 0,3 0,5 0,7 -0,5 -0,8 -1,1 2,1 3,3 4,6 0,4 0,6 0,8

Phố

Ràng 0,1 0,2 0,3 -0,6 -0,9 -1,2 1,8 2,9 3,9 0,8 1,0 1,5

Trạm Kịch bản B2

Bắc Hà 0,6 0,9 1,3 -0,3 -0,5 -0,7 1,9 2,7 3,8 0,5 0,8 1,1

SaPa 0,4 0,6 0,8 -0,6 -0,8 -1,2 2,4 3,5 4,9 0,4 0,6 0,8

Phố

Ràng 0,2 0,2 0,4 -0,6 -0,9 -1,3 2,0 3,0 4,2 0,8 1,1 1,6

Trạm Kịch bản A2

Bắc Hà 0,7 1,0 1,4 -0,4 -0,5 -0,7 2,0 3,0 4,2 0,6 0,9 1,2

SaPa 0,5 0,7 0,9 -0,6 -0,9 -1,3 2,6 3,8 5,3 0,4 0,6 0,9

Phố

Ràng 0,2 0,3 0,4 -0,7 -1,0 -1,4 2,2 3,3 4,6 0,8 1,2 1,7

Mùa xuân: Lượng mưa tại các trạm đều có xu hướng giảm, giảm mạnh nhất

tại trạm Phố Ràng lần lượt theo các kịch bản B1, B2, A2 là 1,2%, 1,3% và 1,4%, tại

Page 38: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 30 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

trạm SaPa giảm 1,1 - 1,3%, tại trạm Bắc Hà giảm 0,6 - 0,7%. Các mùa còn lại đều

có xu hướng tăng nhẹ.

Vào mùa đông tới năm 2040 theo các kịch bản phát thải lượng mưa cũng có

xu thế tăng nhẹ tại Bắc Hà (khoảng 1,2~1,4%) , Phố Ràng (0,3~0,4%), SaPa (

0,7~0,9%). Theo kịch bản A2 lượng mưa vào mùa thu tăng mạnh hơn so với mùa

đông: tại SaPa tăng ít nhất 0,9%, tiếp theo Bắc Hà 1,2% và Phố Ràng là 1,7%; theo

các kịch bản còn lại lượng mưa cũng có xu thế tăng: theo B2 dao động trong khoảng

0,8~ 1,6% giữa các trạm; theo B1 tăng từ 0.8~1,5% so với thời kỳ 1980 - 1999.

Nhìn chung theo kịch bản lượng mưa tại các trạm ở Lào cai đều có xu hướng

tăng trong thời gian tiếp theo, tuy nhiên mức độ tăng không đều trong các tháng

trong năm và giữa các vùng trên địa bàn tỉnh: vùng núi có xu thế tăng mạnh hơn so

với vùng đồng bằng. Sự chênh lệch giữa các kịch bản là không lớn: đến năm 2020

tăng từ 0,6% đến 0,7%, đến năm 2040 tăng thêm 1,2% - 1,5%.

Lượng mưa trung bình năm tại từng trạm cho 2040 theo các kịch bản phát

thải A2, B2, B1 được thể hiện trong hình 1.9.

Page 39: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 31 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Lượng mưa ngày lớn nhất trong từng thời kỳ và lượng mưa ngày lớn nhất

trung bình năm cho từng thời kỳ đã được tính toán cho Lào Cai. Bảng 1.6 cho thấy,

lượng mưa ngày lớn nhất qua các giai đoạn có mức tăng giảm khác nhau. Lượng

mưa ngày lớn nhất thời kỳ có xu hướng tăng trong các giai đoạn của thế kỷ 21.

Lượng mưa ngày lớn nhất trung bình năm thời kỳ có xu hướng tăng trong các giai

đoạn 2000 - 2019, 2020 - 2039.

Bảng 1.7: Mức thay đổi lƣợng mƣa ngày lớn nhất (%) qua các thập kỷ của thế

kỷ 21 so với thời kỳ 1980 - 1999 của Lào Cai ứng với kịch bản phát thải B2.

Các mốc thời gian

Lượng mưa ngày lớn nhất Rx (mm)

Lớn nhất Lớn nhất trung bình năm

2000 – 2019 17,7 -5,1

2020 – 2039 19,0 3,3

Như vậy, các hoạt động giảm nhẹ KNK không mạnh mẽ, BĐKH tiếp tục làm

nhiệt độ gia tăng, lượng mưa thay đổi, mực nước biển dâng cao, các hiện tượng khí

hậu cực đoan gia tăng cả về cường độ và phạm vi, gây ra những hậu quả khôn

lường, tác động đến các nguồn tài nguyên tự nhiên khác như tài nguyên đất, không

khí, nước…Những hậu quả đó có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế -

Hình 1.8. Biểu đồ kịch bản lượng mưa trung bình năm các trạm Bắc Hà, SaPa, Phố Ràng

Page 40: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 32 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

xã hội. Các nước đang phát triển như Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh

hưởng nặng nề của BĐKH, không chỉ vùng ven biển mà cả các tỉnh miền núi như

tỉnh Lào Cai cũng chịu ảnh hưởng.

1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai

1.3.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường

1.3.1.1. Điều kiện tự nhiên

a.Vị trí địa lý

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đổ Hà Nội 338km về phía

Tây Bắc. Tọa độ địa lý từ 21o40’56” đến 22

o50’30” vĩ độ Bắc; 103

o30’24” đến

104o38’21” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với

điểm cực Bắc thuộc xã Pha Long huyện Mường Khương có tọa độ 22o50’30” vĩ độ

Bắc, 104o14’35” kinh độ Đông. Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, với điểm cực Nam ở

xã Nậm Tha huyện Văn Bàn có tọa độ 22o51’ vĩ độ Bắc, 103

o48’53” kinh độ Đông.

Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, với điểm cực Đông là đỉnh PonTatJian có tọa độ

22o13’03” vĩ độ Bắc, 104

o38’21” kinh độ Đông. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm

cực Tây ở xã Ý Tý huyện Bát Xát có tọa độ 22o36’ vĩ độ Bắc, 103

o31’ kinh độ Đông.

Lào Cai có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng cả trong phát triển kinh tế - xã hội –

an ninh quốc phòng. Với 2 cửa khẩu lớn, Lào Cai là một đầu mối phát triển kinh tế,

giao lưu hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói chung.

Tuy nhiên do nằm sâu trong lục địa, là vùng cao nên tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn

trong phát triển kinh tế - văn hóa xã hội.

Theo số liệu thống kê năm 2011, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là

638.389,59 ha bằng gần 2% diện tích tự nhiên của cả nước, xếp thứ 9 so với 11 tỉnh

thuộc vùng núi phía Bắc về quy mô đất đai.

Page 41: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 33 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Hình 1.9. Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình Lào Cai thuộc khối nâng kiến tạo mạch, hai dãy núi chính là dãy

Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc – Đông Nam nằm về phía

Đông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một

vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố

đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu sinh thái khác nhau.

Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ: chia cắt sâu từ cấp khá mạnh (100 – 200

m/km2) đến rất mạnh (450 – 500 m/km2), chia cắt ngang rất phức tạp, từ yếu (<0,5

km/km2) đến rất mạnh (>2 km/km2). Địa hình được phân đai cao thấp khá rõ ràng

với 7 giai địa hình cơ bản, trong số đó các đai với độ cao từ 300 – 1000m, chiếm

phần lớn diện tích toàn tỉnh.

Về độ dốc, hướng dốc chính từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ dốc thay

đổi rất lớn, từ địa hình thoải (0 – 80) có diện tích khoảng 36.000ha, địa hình nghiêng

Page 42: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 34 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

(80 – 15

0) khoảng 67.000 ha, địa hình tương đối dốc (15

0 – 25

0 ) có trên 200.000 ha

và địa hình dốc (>250) khoảng trên 300.000 ha.

Hình 1.10. Bản đồ địa hình tỉnh Lào Cai.

c. Đặc điểm khí hậu

Nằm ở vùng phía Bắc lãnh thổ Việt Nam, Lào Cai mang đặc trưng khí hậu

nhiệt đới nóng ẩm, gió mùa có mùa đông lạnh, biến động mạnh và phân hóa đa

dạng. Do điều kiện địa hình đặc biệt, chênh lệch độ cao giữa các khu vực khá lớn,

cho nên đặc điểm khí hậu ở đây được thể hiện với các mức độ khác nhau.

* Nhiệt độ

Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 1980 - 2010, nhiệt độ trung bình hàng

năm tại trạm Bắc Hà là 18,70C, nhiệt độ tháng cao nhất đạt 25

0C, thấp nhất là 8,7

0C,

tại trạm Phố Ràng nhiệt độ trung bình năm là 23°C, nhiệt độ tháng cao nhất là

29,3°C, thấp nhất là 13,0°C. Riêng vùng Sa Pa ở độ cao trên 1500 m nên có sự khác

Page 43: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 35 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

biệt, nhiệt độ trung bình khoảng 15,3°C, nhiệt độ tháng cao nhất đạt 21,8°C, thấp

nhất là 3,8°C.

Bảng 1.8. Nhiệt độ trung bình tháng các trạm tại Lào Cai giai đoạn 1980 - 2010 (0C)

Trạm/

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

TB

năm

Bắc Hà 11,7 13,1 16,0 19,9 22,4 23,9 23,9 23,5 21,9 19,5 16,3 12,2 18,7

SaPa 9,0 10,8 14,1 17,0 18,7 19,7 19,7 19,4 18,0 15,7 12,5 9,4 15,3

Phố

Ràng 16,0 17,4 20,5 24,0 26,6 28,2 28,2 27,8 26,3 23,8 20,4 16,8 23,0

Hình 1.9: Biểu đồ sự biến thiên Nhiệt độ trung bình tháng các trạm tại Lào Cai

giai đoạn 1980 - 2010 (0C).

* Lượng mưa

Do hệ quả của chế độ gió mùa, mưa của Lào Cai phân hóa thành 2 mùa rõ

rệt: mùa mưa và mùa ít mưa (tạm gọi là mùa khô). Lượng mưa tại Lào Cai phân bố

không đồng đều theo không gian và thời gian. Theo số liệu thống kê giai đoạn 1980

– 2010, mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10 (chiếm 79% tổng lượng mưa

của cả năm). Về không gian, tại vùng núi cao của Lào Cai có lượng mưa lớn hơn ở

đồng bằng và trung du: lượng mưa bình quân cả năm tại trạm Bắc Hà và Phố Ràng

đại diện cho vùng đồng bằng và trung du, là 1.666,5 mm và 1.606,3 mm; trong khi

đó lượng mưa bình quân cả năm tại trạm SaPa, đại diện cho vùng núi, là 2.728 mm

0

5

10

15

20

25

30

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XIITháng

oC

Bắc Hà SaPa Phố Ràng

Page 44: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 36 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bảng 1.9. Lƣợng mƣa trung bình tháng và năm giai đoạn 1980-2010 (mm)

Trạm/

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Bắc Hà 27,3 29,9 63,8 126,2 203,7 228,2 274,2 329,9 192,2 104,4 65,8 21,2 1666,5

SaPa 65,5 75,2 113,8 219,1 374,0 375,5 474,1 419,1 261,7 188,5 106,6 55,9 2729,0

Phố Ràng 27,1 36,2 62,9 138,4 200,6 198,7 243,6 316,3 210,8 106,3 48,1 17,4 1606,3

Nhìn chung tại hầu hết các vùng thấp và thung lũng dọc các con sông có

lượng mưa từ 1600 - 1800mm, trong khi đó đại bộ phận các vùng có độ cao trên

1400m ở sườn phía đông dãy Hoàng liên sơn và rải rác các đỉnh cao dãy núi phía

đông như Cao Sơn, Lùng Phình, Pha Long…có mưa trên 2000mm. Thời gian

không mưa liên tục xuất hiện trong mùa đông, ngược lại mưa dài ngày xuất hiện

vào mùa hạ.

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình năm dao động từ 82 - 89%, ở các vùng núi có

nhiều cây rừng, mưa nhiều thì độ ẩm cao hơn, nơi có độ ẩm cao nhất là vùng núi

SaPa (89,5%). Độ ẩm cao nhất tại trạm TP Lào Cai đạt gần 85%, độ ẩm thấp nhất

tại trạm Bắc Hà là 83%, trạm SaPa xấp xỉ 84%.

* Bốc hơi

Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm 1980 – 2010 dao động trong khoảng

500 - 900mm (lượng bốc hơi lớn nhất vào tháng 5, 6 và nhỏ nhất vào tháng 1, 2).

* Chế độ nắng

Số giờ nắng trung bình nhiều năm ở tỉnh Lào Cai đạt khoảng 1500 giờ. Thời

kỳ có số giờ nắng nhiều nhất thường tập trung vào tháng 5 đến tháng 9. Tháng có số

giờ nắng lớn nhất quan trắc được là tháng 8, 9 tại trạm Lào Cai là 165,5 giờ, tại

trạm Phố Ràng là 169,2 giờ. Tháng ít nắng nhất là tháng 1, 2 và 3. Tháng có số giờ

nắng ít nhất quan trắc được là tháng 2 tại trạm Phố Ràng với 53,4 giờ.

Page 45: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 37 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bảng 1.10. Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai

giai đoạn 1980-2010 (giờ)

Trạm Năm

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

TP.

Lào Cai

1532,6 86,0 64,4 92,5 152,0 159,9 145,7 153,9 163,5 165,5 124,5 128,7 96,1

Phố Ràng 1435,5 58,4 53,4 75,6 120,1 159,4 151,2 164,9 169,2 151,7 115,5 105,3 93,0

Bắc Hà 1445,1 81,8 79,4 114,0 149,4 163,0 132,8 135,8 141,9 126,8 102,1 112,2 105,8

d. Đặc điểm thủy văn

Dòng chảy năm

Mô đun dòng chảy năm thay đổi từ 30 - 70 l/s.km2

Mùa lũ từ tháng 6 - 10, lượng nước chiếm trên 70% lượng nước cả năm

Mùa cạn từ tháng 11 - 5 năm sau, chiếm không quá 30% lượng nước cả năm

Bảng 1.11. Lƣu lƣợng nƣớc trung bình tháng và năm tại các trạm ở Lào Cai

giai đoạn 1980 - 2010 (m3/s)

Trạm Năm

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Lào Cai 556 249 211 174 186 273 607 1053 1368 952 720 535 342

Tà Thàng 36,2 12,2 11,7 10,4 16,3 32,3 64,7 76,1 72,1 58,8 39,3 24,2 16,2

Khe Lếch 16,8 8 7,14 7,19 8,1 11,7 17,6 26,4 35,5 31,3 24,7 14,4 9,28

Dòng chảy mùa lũ-mùa cạn

Tháng 7 (hoặc 8) có lượng dòng chảy cao nhất trong năm, có thể chiếm 25 -

35% lượng nước năm.

Page 46: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 38 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Lưu lượng lũ lớn nhất:

Tại Lào Cai: 8430 m³/s, ngày 19/8/1971; tại Tà Thàng: 2440 m³/s, ngày

19/7/1971; tại Khe Lếch: 1050 m³/s, ngày 24/7/1996

Tháng 3 (hoặc 2) có lượng dòng chảy thấp nhất trong năm, chiếm không quá

1% lượng nước năm.

Lưu lượng thấp nhất trong mùa cạn đã xảy ra:

Tại Lào Cai: 104 m³/s; tại Tà Thàng: 5,73 m³/s; tại Khe Lếch: 4,90 m³/s

Mô đun dòng chảy nhỏ nhất thay đổi từ 10 - 13 l/s.km²

* Hệ thống sông suối

Hệ thống sông, suối được phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy qua là

sông Hồng và sông Chảy với 130 km chảy qua tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có

hàng nghìn dòng chảy, trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên.

Hình 1.10. Mạng lưới thủy văn tỉnh Lào Cai.

Page 47: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 39 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

1.3.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Lào Cai Có 10 nhóm đất chính, được chia làm 30 loại đất. 10 nhóm đất là:

đất phù sa, đất lầy, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ, đất mùn alit trên núi, đất

mùn thô trên núi, đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa, đất sói mòn mạnh trơ sỏi đá

và đất dốc tụ. Các nhóm đất đang được sử dụng thiết thực, bao gồm: nhóm đất phù

sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ, nhóm đất mùn alit trên núi, nhóm đất

đỏ vàng bị biến đổi màu do trồng lúa.

b.Tài nguyên nước

Với hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều với 2 con sông lớn chảy

qua là sông Hồng và sông Chảy tạo cho Lào Cai có nguồn tài nguyên nước phong phú:

Nước mặt: Được đánh giá là phong phú và ít bị ô nhiễm. Dòng chảy mặt

hàng năm khoảng 9,5 tỷ m3, phân bố không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào địa hình,

mưa, lớp phủ bề mặt đệm…

Nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm xấp xỉ khoảng 30 triệu m3, trữ lượng

động 4448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn, đáp ứng đủ các đối

tượng sử dụng dự kiến đến năm 2010 khoảng 5,35 triệu m3/ngày đêm.

c. Tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật

Tính đến năm 2009, Lào Cai có diện tích rừng là 323.300 ha, chiếm 49,4 %

diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó, diện tích rừng tự nhiên: 257.7 ha và 65.6 ha

rừng trồng, công tác phát triển rừng ở Lào Cai đạt kết quả khá tốt mỗi năm tăng gần

2% tỉ lệ tán che phủ.

d. Tài nguyên khoáng sản

Lào Cai là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, trữ lượng lớn và có

tính đại diện về chủng loại của cả nước. Đến nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm

mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm

dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng như: Quặng sắt; Quặng đồng: Lào Cai có 2 mỏ

Page 48: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 40 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

đồng Sinh Quyền và Tả Phời; Apatit: Nguồn cung cấp nguyên liệu duy nhất cho

công nghiệp sản xuất phân lân.

Ngoài ra, Lào Cai còn có một số mỏ quặng có giá trị kinh tế cao như quặng

Đôlomit (mỏ Cốc San) dùng làm vật liệu chịu lửa mác thấp, làm phụ gia cho luyện

kim đen; quặng Grafit (mỏ Nậm Thi.

Như vậy, Lào Cai có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, quý hiếm với

trữ lượng lớn. Đây là sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến

Lào Cai phát triển các ngành công nghiệp như: Luyện kim, hoá chất, phân bón, vật

liệu xây dựng….

e. Tài nguyên nhân văn và du lịch

Lào Cai sở hữu tài nguyên du lịch và các giá trị nhân văn quý giá bậc nhất

của vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB) và cả nước. Khu du lịch nghỉ

mát SaPa - một trong 21 trọng điểm du lịch của Việt Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn với

đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Việt Nam và khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia

Hoàng Liên rất hấp dẫn đối với cả các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch.

Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai là tỉnh rất phong phú về bản sắc văn

hoá, truyền thống lịch sử, di sản văn hoá,... Các dân tộc Mông, Tày, Dao, Giáy có

hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt, huyện SaPa có bãi đá cổ được

chạm khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu,... Ngoài ra,

Lào Cai còn có nhiều di tích nổi tiếng như đền Bảo Hà, đền Thượng, kiến trúc nhà

Hoàng A Tưởng…

1.3.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai đến năm

2015, định hướng phát triển đến năm 2020

1.3.2.1. Một số chỉ tiêu chính

- Công nghiệp xây dựng: Tốc độ gia tăng ngành công nghiệp – xây dựng

bình quân hàng năm giai đoạn 2006 – 2010 đạt trên 20,7%; giai đoạn 2011 – 2015

đạt trên 16,5%; giai đoạn 2016 – 2020 đạt trên 13,4%.

Page 49: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 41 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

- Nông, lâm thủy sản: Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành nông – lâm – thủy sản

bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4%.

- Thương mại và dịch vụ:

+ Tốc độ tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2011 – 2015

đạt 18,1% năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 14,8%.

+ Thương mại: Giai đoạn 2011 – 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

xã hội tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 24,2%, đạt 12.736 tỷ đồng vào năm

2015, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 23,4%, trong

đó kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 23,4%. Giai đoạn 2016 –

2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng trưởng bình quân hàng năm

đạt 15,4%, đạt 26.065 tỷ đồng vào năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình

quân hàng năm đạt 15,5%.

- Văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao: Đến năm 2020: phấn đấu 90% gia

đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, trong đó ở đô thị đạt 95%, nông thôn vùng

thấp đạt 85%, và vùng cao đạt 75%; 65% thôn, bản có nhà văn hóa thôn, bản được

xây dựng đồng bộ, trong đó vùng biên giới, khó khăn đạt 35%; 98% số xã có quỹ

đất xây dựng các công trình thể dục, thể thao.

- Giáo dục: Huy động trẻ em từ 6 – 14 tuổi đến trường đạt 99,8%; 60% số

trường mầm non, 55% trường tiểu học, 50% trường trung học cơ sở và 50% trường

trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; trên 40% giáo viên mầm non, 60% giáo

viên tiểu học, 70% giáo viên THCS và 45% giáo viên THPT đạt trên chuẩn.

- Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân: Giai đoạn 2011 – 2020, phấn đấu

giảm tỷ lệ sinh 0,5o/oo/năm; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên đạt 1,38% vào năm

2015, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,2%/năm. Phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong trẻ

em <1 tuổi đến 2015 còn <24o/oo, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em <5 tuổi còn 27

o/oo; đến

năm 2020 các tỷ lệ tương ứng là 21o/oo, 23

o/oo. Bên cạnh đó tiếp tục phấn đấu giảm

Page 50: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 42 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nâng cao các dịch vụ y tế, chú ý phát triển các dịch vụ

chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em; kiểm soát, khống chế được các dịch bệnh

nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm, gây dịch.

1.3.2.2. Giải pháp chủ yếu

- Tập trung quản lý, khai thác, chế biến sâu các loại khoáng sản để nâng cao

hiệu quả kinh tế, bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp

tại địa phương, trong nước và xuất khẩu.

- Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp: cơ khí, luyện kim, chế biến

nông – lâm sản, vật liệu xây dựng, điện, nước và một số ngành công nghệ và sản

phẩm chứa hàm lượng chất xám cao.

- Xây dựng các chương trình, dự án trọng điểm để khai thác, sử dụng có hiệu

quả và phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh.

- Xây dựng hệ thống lai tạo, chọn lọc và sản xuất cây, con giống có năng suất

cao; bảo tồn và phát triển các giống con, cây trồng có nguồn gen quý hiếm như:

giống gà đen, lợn Mường Khương, bò vàng Si Ma Cai, trâu Bảo Yên, lúa Sén Cù,

lúa Khẩu Nậm Xít, lúa Tàu Bay, đậu tương vàng Mường Khương…

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và

thủy sản; trong đó: ưu tiên thủy lợi, giống cây, giống con, chế biến, bảo quản sản

phẩm sau thu hoạch và phát triển ngành nghề nông thôn.

- Xây dựng các thiết chế văn hóa. Phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Xây

dựng làng (làng, thôn, bản) văn hóa, gia đình văn hóa. Đưa bản sắc và sự đa

dạng văn hóa của các dân tộc trong Tỉnh là nguồn lực phát triển. Xây dựng các

thiết chế thể thao tại thành phố Lào Cai: nhà thi đấu, bể bơi, sân vận động; khu

tập luyện thể thao tại Sa Pa. Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm thể thao vùng

Tây Bắc và đối ngoại.

Page 51: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 43 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

- Thực hiện các chính sách khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất, tạo

việc làm mới. Tập trung nguồn vốn của Quỹ cho vay giải quyết việc làm đối với

các dự án thu hút nhiều lao động. Thực hiện tốt chính sách về nhà ở và phúc lợi

xã hội để cái thiện đời sống người lao động trong các khu công nghiệp.

- Tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học –

công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất và đời sống, chú trọng lĩnh vực công nghiệp

khai thác và chế biến nông, lâm sản.

- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong tất cả các ngành

kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, phát triển nông thôn, tăng cường an ninh quốc

phòng; xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu trao đổi

chuyển giao khoa học – kỹ thuật của toàn xã hội; đào tạo, phát triển nguồn nhân

lực khoa học – kỹ thuật theo hướng hội nhập.

- Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện

môi trường thông qua tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác

quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, đảm bảo tài nguyên được quản lý

sử dụng đúng quy hoạch, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, môi trường được bảo

vệ và phát triển bền vững.

1.4. Thực trạng ngành trồng lúa tỉnh Lào Cai từ 2002 – 2012

Đến hết năm 2011 diện tích lúa trên địa bàn toàn tỉnh đạt 26.537 ha, năng

suất trung bình đạt 49,36 tạ/ha, sản lượng đạt 130.986 tấn tăng so với năm 2002

là 7,89 tạ/ha và sản lượng là 59,317 tấn. Diện tích, năng suất lúa lai thương phẩm

từ năm 2002- 2011 được thể hiện qua bảng 1.12 sau:

Page 52: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 44 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bảng 1.12: Diện tích, năng suất lúa thƣơng phẩm từ 2002- 2012

ĐVT: Diện tích (ha); năng suất (tạ/ha)

TT Năm

Cả năm Vụ xuân Vụ hè thu

Diện

tích

Năng

suất

Diện

tích

Năng

suất

Diện

tích

Năng

suất

1 2002 17.282,15 41,47 7.677,65 46,25 9.604,5 36,69

2 2003 20.759,23 43,81 8.364,19 48,32 12.395,04 39,30

3 2004 20.423,43 45,09 7.067,43 49,73 13.356 40,46

4 2005 21.219,36 46,29 7.379,68 50,77 13.839,68 41,81

5 2006 18.830,65 46,54 7.556,4 51,27 11.274,25 41,81

6 2007 20.277,47 47,45 7.984,29 51,71 12.293,18 43,2

7 2008 22.711,52 46,04 7.463 53,03 15.248,52 39,04

8 2009 20.150,57 7.321,59 12.828,98

9 2010 25.067 46,66 8.638 53,94 16.429 39,39

10 2011 26.537 49,36 8.839 55,76 17.698 42,96

11 2012 23.057,1 50,59 8.867 57,98 14.190,1 43,2

Nhìn chung, diện tích và năng suất đều tăng qua các năm và diện tích đạt cao

nhất là năm 2011 với là 26.537 ha. Một số giống lúa lai chủ yếu như giống: LC25,

LC270, LC212, VL20, TH3-3, TH3-4, Nhị ưu 838, Bắc ưu 253, giống lúa đặc sản địa

phương như Séng Cù, Khẩu Nậm Xít, ĐS1,…Theo thống kê năm 2012, diện tích gieo

trồng lúa cả năm của tỉnh là 23.057,1 ha, năng suất bình quân là 50,59 tạ/ha. Trong đó

diện tích lúa vụ xuân là 8.867 ha, năng suất đạt 57,98 tạ/ha và diện tích lúa hè thu là

14.190,1 ha, năng suất đạt 43,2 tạ/ha. Các giống lúa trong cơ cấu giống của tỉnh được

trồng tại tỉnh Lào Cai có diện tích chiếm 91,16% , giống lúa ngoài cơ cấu giống của

tỉnh như BC15, một số giống lúa do tư thương nhập từ Trung Quốc bán cho dân địa

phương chiếm 8,84% diện tích gieo trồng.

Page 53: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 45 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

CHƢƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được những tác động của các yếu tố khí hậu đến ngành trồng lúa

tại tỉnh Lào Cai.

- Dự báo xu hướng diễn biến năng xuất, thời gian sinh trưởng cây luá ở tỉnh

Lào Cai.

- Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực trồng lúa tại

tỉnh Lào Cai.

2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, số giờ

nắng, các hiện tượng khí hậu cực đoan) và lĩnh vực trồng lúa tại Lào Cai (diện tích,

năng suất, sản sản lượng lúa).

- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Lào Cai

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập tài liệu, số liệu tổng hợp thông tin về điều kiện tự nhiên, môi

trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, diễn biến, dao động và xu thế diễn biến của

các yếu tố khí hậu, kịch bản BĐKH của tỉnh Lào Cai.

- Đánh giá tác động của các yếu tố và hiện tượng khí hậu đến cây lúa ở Lào Cai.

- Xác định xu thế tác động của BĐKH đến thời gian sinh trưởng, năng suất

lúa theo các kịch bản BĐKH ở tỉnh Lào Cai đến năm 2040.

- Đề xuất một số giải pháp ứng phó.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn lọc, xử lý dữ liệu, số liệu có liên quan

Các dữ liệu, số liệu liên quan đến BĐKH, ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu

đến cây lúa được thu thập chọn lọc, xử lý và sử dụng cho quá trình tính toán, lập

bảng biểu, đánh giá tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa thông qua việc đánh

giá sự thay đổi của diện tích, năng suất, sản lượng thu hoạch thực tế trong giai đoạn

2005 – 2011.

Page 54: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 46 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

2.4.2. Ứng dụng phần mềm DSSAT

Ứng dụng phần mềm DSSAT để mô phỏng các quá trình sinh trưởng của cây

trồng chính (lúa xuân, lúa mùa) trong điều kiện tham chiếu và theo các kịch bản

biến đổi khí hậu (kịch bản phát thải thấp B1, kịch bản phát thải trung bình B2 và

kịch bản phát thải cao A2) và dự báo tác động của BĐKH đến sinh trưởng của cây

trồng được xác định thông qua việc so sánh các yếu tố sản phẩm của quá trình tính

toán sinh trưởng phát triển giữa các kịch bản BĐKH với điều kiện tham chiếu.

2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này tập hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tác động

của BĐKH lên cây lúa. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia được tập hợp từ

các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia, các ý

kiến góp ý, đánh giá từ các đồng nghiệp.

2.4.4. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Là phương pháp dùng một hệ thống các câu hỏi để người được phỏng vấn trả

lời nhằm thu được những thông tin nói lên nhận thức hoặc thái độ của cá nhân đối

với vấn đề được hỏi. Trong quá trình thực hiện đề tài đã phát ra 100 phiếu phỏng

vấn, mỗi phiếu phỏng vấn gồm 10 câu hỏi tìm hiểu về sự quan tâm và nhận thức của

người dân về đề xuất cây thuốc lá làm cây trông luân canh với cây lúa tại khu vực

sinh sống.

2.4.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, kế thừa các nghiên cứu đã

công bố

Đây là phương pháp căn bản để tạo ra số liệu phục vụ cho luận văn. Phần lớn

dữ liệu được sử dụng thống kê, tổng hợp từ dự án “ Kế hoạch hành động của tỉnh

Lào Cai triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi

khí hậu” năm 2012 do Sở Tài nguyên và môi trường Lào Cai làm cơ quan chủ quản.

Các tài liệu, số liệu trong quá trình thực hiện đề tài được thu thập từ các sở

ban ngành của tỉnh, huyện, xã, trạm khí tượng thủy văn… có liên quan được thực

hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

để có được nguồn số liệu đáng tin cậy cho việc nghiên cứu.

Page 55: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 47 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

2.4.6. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH

Đây là phương pháp chung được sử dụng để đánh giá tác động của BĐKH

đến các lĩnh vực, ngành, môi trường tự nhiên và xã hội. Quy trình đánh giá tác động

của BĐKH như sau [4]:

Bước 1: Xác định các kịch bản BĐKH và nước biển dâng.

Bước 2: Xác định các kịch bản phát triển

Bước 3: Xác định các ngành và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá

Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động BĐKH

Bước 5: Đánh giá tác động do BĐKH, nước biển dâng theo kịch bản

- Đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên

- Đánh giá tác động kinh tế - xã hội

Bước 6: Đánh giá mức độ rủi ro thiệt hại do các tác động của BĐKH

Bước 7: Đánh giá khả năng thích ứng với các rủi ro và khả năng dễ bị tổn

thương.

Trong luận văn, phương pháp này được áp dụng để đánh giá tác động của

BĐKH đến ngành trồng lúa.

Bước 1: Xác định các kịch bản BĐKH đối với tỉnh Lào Cai. Kịch bản BĐKH

tỉnh Lào Cai được xây dựng năm 2012. Đây là cơ sở, căn cứ khoa học cho việc

đánh giá tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa tại tỉnh Lào Cai.

Bước 2: Xác định kịch bản phát triển. Trong luận văn đã đánh giá theo cả 3

kịch bản đã được xây dựng cho tỉnh Lào Cai, là kịch bản B1, B2, A2.

Bước 3: Xác định các lĩnh vực và đối tượng ưu tiên và phạm vi đánh giá. Đối

với đối tượng ưu tiên ở đây là ngành trồng lúa chịu tác động lớn nhất của BĐKH.

Những ảnh hưởng của BĐKH đến ngành trồng lúa của tỉnh như năng suất, sản lượng,

thời gian sinh trưởng, phát triển, phát sinh các loại sâu dịch bệnh hại cây lúa…

Để có những đánh giá chi tiết hơn tác động của BĐKH đến từng địa phương,

từng huyện thì đòi hỏi phải có nguồn số liệu chi tiết hơn, kịch bản khí hậu chi tiết

Page 56: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 48 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

đến từng huyện,… Tuy nhiên do hạn chế về thời gian và số liệu chi tiết nên đề tài

đánh giá sơ bộ nhất tác động của BĐKH đến ngành trồng lúa tỉnh Lào Cai.

Bước 4: Lựa chọn và phân tích các công cụ đánh giá tác động BĐKH. Các

công cụ được sử dụng là phần mềm WOFOST, DSSAT để dự báo xu thế của thời

gian sinh trưởng, năng suất cây lúa.

Bước 5: Đánh giá tác động do BĐKH theo kịch bản.

2.4.7. Phương pháp tổng quan

Phương pháp tổng quan liên quan đến nội dung nghiên cứu trong đề tài này

sẽ dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu có liên quan trên thế giới và

các nghiên cứu đã triển khai tại Việt Nam. Các báo cáo sẽ được đánh giá để tìm ra

những kết quả ưu việt của các nghiên cứu trước đã đạt được cũng như các tồn tại,

hạn chế các nghiên cứu này chưa đề cập đến. Bên cạnh đó, cơ sở khoa học và các

nghiên cứu về BĐKH, đặc biệt là các nghiên cứu về thiệt hại kinh tế còn hạn chế,

các nước trên thế giới và Việt Nam hiện đang hoàn thiện các phương pháp nghiên

cứu. Do vậy, nội dung nghiên cứu trong khuôn khổ của đề tài đã dựa nhiều vào ý

kiến tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực khác nhau và các

cán bộ địa phương về triển khai các nội dung nghiên cứu. Theo tư vấn của các

chuyên gia, tác động của BĐKH sẽ bao gồm cả những tác động tiêu cực và tác động

tích cực. Những tác động tiêu cực sẽ gây thiệt hại trực tiếp về vật chất, xã hội,…

trong khi những tác động tích cực của BĐKH sẽ là những động lực thúc đẩy nhanh

quá trình tìm ra các giải pháp thích ứng hiệu quả. Do vậy, lợi ích của các giải pháp

thích ứng hoặc giảm thiểu sẽ được đánh giá như là những lợi ích do tác động của

BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp.

Page 57: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 49 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hai vụ lúa là lúa xuân và

lúa mùa được trồng tại tỉnh Lào Cai. Việc sản xuất lúa xuân, lúa mùa được tập trung

ở vùng thấp, chủ yếu là các thung lũng đồng bằng dọc và giữa các dãy núi. Trên các

vùng núi cao thì cây lúa chủ yếu được cấy 1 vụ vào mùa mưa do vụ xuân bị rét và

không chủ động được nước tưới. Cây lúa mùa thường được cấy ở các chân ruộng

bậc thang với nước tưới được dẫn từ các khe suối trên nguồn chảy về.

Sinh trưởng phát triển của cây lúa ở Lào Cai phụ thuộc vào các yếu tố thời

tiết và thay đổi của địa hình, cho nên việc đánh giá tác động của BĐKH đến cây lúa

nói riêng và ngành trồng lúa nói chung tại Lào Cai được nghiên cứu theo từng vùng

tương ứng. Địa bàn Lào Cai có thể phân vùng ra các vùng nhỏ như sau:

Vùng 1: Là vùng có địa hình xen lẫn thấp và đồi núi thấp, gồm: Thành phố

Lào Cai, phía Tây huyện Bảo Thắng, phía Đông Nam huyện Văn Bàn, và phía Nam

huyện Bảo Yên.

Vùng 2: Là vùng núi trung bình, gồm: huyện Bắc Hà, Mường Khương, nửa

phía Bắc huyện Bảo Yên và nửa phía Đông huyện Bảo Thắng.

Vùng 3: Là vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn, lượng mưa cao hơn, gồm

huyện SaPa, Bát Xát, nửa phía Tây Nam của huyện Văn Bàn.

Page 58: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 50 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Hình 3.1: Địa hình tỉnh Lào Cai nhìn từ ảnh vệ tinh và các vùng tiểu khí hậu

chính theo các trạm khí tượng

Page 59: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 51 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

3.1. Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011

Theo số liệu thống kê diện tích, năng suất của lúa xuân phân theo huyện,

thành phố thuộc tỉnh Lào Cai giai đoạn từ 2005 – 2011 được thể hiện dưới bảng 3.1

Bảng 3.1: Diện tích lúa xuân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh

Đơn vị tính: ha

Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số 8.386 8.726 8.780 9.039 9.112 9.504

Thành phố

Lào Cai 545 489 482 469 464 441

Các huyện trong tỉnh

Bát Xát 876 951 1.020 1.101 1.047 1.128

Mường Khương 340 393 446 436 430 440

Si Ma Cai 122 100 86 76 38 46

Bắc Hà 190 227 235 245 256 282

Bảo Thắng 2.169 2.249 2.164 2.168 2.047 2.054

Bảo Yên 2.060 2.057 2.068 2.050 2.310 2.450

SaPa 112 140 56 119 50 18

Văn Bàn 1.972 2.120 2.223 2.375 2.470 2.645

Diện tích lúa xuân toàn tỉnh có tăng lên qua các năm tuy nhiên không đều

giữa các địa phương trong tỉnh, một số nơi có sự giảm mạnh về diện tích trồng như

Si Ma Cai (từ 122 ha năm 2005 xuống còn 46 ha năm 2011), SaPa ( từ 112 ha năm

2005 xuống chỉ còn 18 ha năm 2011). Các địa bàn còn lại tăng diện tích trồng lúa

xuân qua các năm. Tổng diện tích lúa xuân toàn tỉnh năm 2011 tăng 1.118 ha so với

năm 2005.

Page 60: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 52 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bảng 3.2: Năng suất, Sản lƣợng lúa xuân theo huyện, thành phố thuộc tỉnh

( Đơn vị: NS: tạ/ha; SL: tấn )

Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Đặc trƣng Năng

suất

Sản

lƣợng

Năng

suất

Sản

lƣợng

Năng

suất

Sản

lƣợng

Năng

suất

Sản

lƣợng

Năng

suất

Sản

lƣợng

Năng

suất

Sản

lƣợng

Tổng số 50,77 42.579 51,71 45.123 53,03 46.560 53,83 48.657 54,29 49.466 55,48 52.730

Thành phố

Lào Cai 52,81 2.878 52,45 2.565 53,53 2.580 55,01 2.580 56,23 2.609 56,73 2.502

Các huyện trong

tỉnh

Bát Xát 52,12 4.566 52,90 5.031 53,73 5.480 55 6.055 55,17 5.776 56,67 6.392

Mường Khương 53 1.802 50 1.965 50 2.230 53,14 2.317 52 2.236 54 2.376

Si Ma Cai 40,08 489 38,1 381 40,58 349 42,5 323 39,74 151 42,39 195

Bắc Hà 43,53 827 42,51 965 43,32 1.018 45,14 1.106 45,27 1.159 46,31 1.306

Bảo Thắng 52,20 11.322 53,94 12.132 55,65 12.042 55,03 11.930 56,50 11.566 56,76 11.659

Bảo Yên 49,67 10.232 50,66 10.421 52,50 10.856 53,50 10.967 53,65 12.394 55,4 13.574

SaPa 45 504 45,57 638 45,54 255 46,55 554 47,60 238 45 81

Văn Bàn 50,50 9.959 52 11.025 52,86 11.750 54 12.825 54 13.337 55,37 14.645

Bảng 3.2 cho thấy, năng suất lúa trung bình, sản lượng lúa xuân toàn tỉnh Lào Cai từ năm 2005 đến năm 2011 có

tăng lên, năng suất lúa từ 50,77 ha năm 2005 tăng lên là 55,48 tạ/ha năm 2011; sản lượng lúa xuân cũng tăng lên hơn 10.000

tấn từ năm 2005 đến 2011, tuy nhiên tăng không đều khi xét theo từng địa phương trong tỉnh.

Page 61: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 53 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bảng 3.3: Diện tích lúa mùa theo huyện, thành phố thuộc tỉnh

Đơn vị tính: ha

Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số 17.282 17.894 18.153 18.519 19.133 19.556

Thành phố

Lào Cai 707 674 662 660 655 618

Các huyện trong tỉnh

Bát Xát 3.171 3.276 3.286 3.284 3.471 3.512

Mường Khương 1.505 1.487 1.510 1.532 1.379 1560

Si Ma Cai 820 905 896 878 919 976

Bắc Hà 1.588 1.683 1.574 1.791 1.820 1.859

Bảo Thắng 2.475 2.407 2.419 2.324 2.308 2.282

Bảo Yên 2.234 2.142 2.234 2.634 2.900 2.950

Sa Pa 2.113 2.515 2.515 2.498 2.662 2.662

Văn Bàn 2.669 2.805 2.877 2.918 3.019 3.137

Từ Bảng 3.3 cho thấy tổng diện tích gieo trồng lúa mùa tại tỉnh Lào Cai năm 2011

đạt 19.556 ha, tăng 2.274 ha so với diện tích lúa mùa năm 2005. Trong đó, các huyện có

diện tích trồng lúa mùa lớn nhất trong tỉnh là: huyện Bát Xát, huyện Bảo Yên, huyện Văn

Bàn năm 2005 là 3.171 ha, 2.234 ha, 2.669 ha; đến năm 2011 có sự tăng lên lần lượt là:

3.512 ha; huyện Bảo Yên 2.950 ha, 3.137 ha.

Bên cạnh đó có một số địa bàn như thành phố Lào Cai, huyện Bảo Thắng diện tích

gieo trồng lúa mùa lại có sự giảm nhẹ trong giai đoạn từ 2005 – 2011.

Page 62: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 54 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bảng 3.4: Năng suất, Sản lƣợng lúa mùa theo huyện, thành phố thuộc tỉnh

( Đơn vị: NS: tạ/ha; SL: tấn )

Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Đặc trƣng Năng

suất

Sản

lƣợng

Năng

suất

Sản

lƣợng

Năng

suất

Sản

lƣợng

Năng

suất

Sản

lƣợng

Năng

suất

Sản

lƣợng

Năng

suất

Sản

lƣợng

Tổng số 41,81 72.264 43,2 77.300 39,04 70.871 42,08 77.935 39,44 75.456 44,82 87.655

Thành phố

Lào Cai 42,80 3.026 43,93 2.961 41,71 2.761 44,48 2.936 42,27 2.769 45,11 2.788

Các huyện trong

tỉnh

Bát Xát 41,53 13.170 43,9 14.381 38,04 12.500 43,61 14.321 42,67 14.812 46,12 16.199

Mường Khương 38 5.719 37,5 5.576 37,23 5.622 38,09 5.835 36,75 5.068 40,9 6.380

Si Ma Cai 35,68 2.962 37,68 3.410 37,39 3.350 41,94 3.770 43,11 3.962 44,2 4.314

Bắc Hà 35,03 5.562 36,24 6.100 35,41 6.211 38,48 6.892 39,52 7.192 40,24 7.481

Bảo Thắng 44,28 10.960 44,18 10.634 38,61 9.340 40,49 9.410 42,03 9.700 45,02 10.274

Bảo Yên 45,57 10.180 46,38 9.934 35,41 7.910 42,76 11.263 38,53 11.174 45,76 13.500

SaPa 43,26 9.141 44,95 11.304 43,12 10.845 46,35 11.578 46,3 12.324 46,06 12.261

Văn Bàn 43,39 11.580 46,35 13.000 42,86 12.332 40,88 11.930 28,01 8.455 46,09 14.458

Page 63: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 55 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Đối tượng chính chịu tác động khi BĐKH diễn ra của ngành trồng lúa chính

là làm thay đổi diện tích trồng lúa, năng suất, sản lượng lúa, cơ cấu giống lúa, thời

vụ được gieo trồng cũng bị thay đổi.

Mỗi một yếu tố cấu thành năng suất lúa đều liên quan đến một giai đoạn phát

triển cụ thể của cây lúa, mỗi yếu tố đóng một vai trò khác nhau nhưng đều nằm

trong một hệ quả liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tố có liên

quan mật thiết với nhau. Ngoài việc chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát

triển của cây lúa là điều hết sức cần thiết để nâng cao hiệu suất và năng suất cây lúa,

thì yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng cũng là điều kiện quan trọng

tác động đến năng suất, sản lượng của cây lúa.

Các đặc trưng khí hậu của cây lúa:

* Nhiệt độ

Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh

hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20 – 30o

C), nhiệt độ càng tăng cây

lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40oC hoặc dưới 17

oC, cây lúa tăng trưởng

chậm lại. Dưới 13oC cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây lúa sẽ

chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối hảo thay đổi

tùy theo giống lúa, giai đoạn sinh trưởng, thời gian bị ảnh hưởng là tình trạng sinh lúa

của cây lúa. Nói chung, các giống lúa ôn đới chịu đựng nhiệt độ thấp giỏi hơn các

giống lúa nhiệt đới và ngược lại. Cây lúa già chịu đựng giỏi hơn cây lúa non; thời gian

bị ảnh hưởng càng dài, cây lúa càng suy yếu thì khả năng chịu đựng càng kém.

Đối với lúa nước, cả nhiệt độ không khí lẫn nhiệt độ nước đều có ảnh hưởng

trên sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Suốt từ đầu đến khi tượng khối sơ khởi,

đỉnh sinh trưởng của lá, chồi và bông nằm trong nước nên ảnh hưởng của nhiệt độ

rất quan trọng. Tuy nhiên, sự vươn dài của lá và sự phát triển chiều cao chịu ảnh

hưởng cả nhiệt độ nước và không khí. Đến khi đòng lúa vươn ra khỏi mặt nước, vào

khoảng giai đoạn phân bào giảm nhiễm, thì ảnh hưởng của nhiệt độ không khí trở

nên quan trọng hơn. Do đó, có thể nói rằng, nhiệt độ nước và không khí ảnh hưởng

Page 64: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 56 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

trên năng suất và các thành phần năng suất lúa thay đổi tùy giai đoạn sinh trưởng

của cây. Trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu, nhiệt độ nước ảnh hưởng đến năng

suất thông qua việc ảnh hưởng lên số bông trên bụi. Giai đoạn giữa nhiệt độ nước

ảnh hưởng lên số hạt trên bông và phần trăm hạt chắc. Đến giai đoạn sau, nhiệt độ

không khí sẽ ảnh hưởng lên năng suất thông qua ảnh hưởng trên phần trăm hạt chắc

và trọng lượng hạt. Trong phạm vi nhiệt độ từ 22 – 31oC tốc độ tăng trưởng của cây

lúa hầu như gia tăng theo đường thẳng cùng với sự gia tăng nhiệt độ.

- Ảnh hƣởng của nhiệt độ tối thấp

Thiệt hại do nhiệt độ thấp có thể xảy ra ở nơi có vĩ độ cao và cả những vùng

núi cao nhiệt đới trong mùa lạnh, khi nhiệt độ trung bình ngày xuống dưới 20oC.

Nhiệt độ thấp làm giảm hoặc ngưng hẳn sự nẩy mầm của hạt, làm mạ chậm phát

triển, cây mạ ốm yếu, lùn lại, lá bị mất màu, trổ trễ, bông bị nghẹn, phần chót bông

bị thoái hóa, sự thụ phấn bị đình trệ, khả năng bất thụ cao, hạt lép nhiều và chín kéo

dài bất thường.

- Ảnh hƣởng của nhiệt độ cao

Thiệt hại do nhiệt độ cao thường xảy ra trong mùa nắng vào giữa trưa khi

nhiệt độ vượt quá 35oC và kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ. Ở nhiệt độ cao chót lá bị khô

trắng, trên lá có những dãy và đốm bị mất màu, nở bụi kém, chiều cao giảm, số hạt

trên bông giảm, bông lúa bị trắng, hạt thoái hóa nhiều, hạt bất thụ cao, hạt chắc giảm.

Nói chung, nhiệt độ thích hợp nhất cho cây lúa là 26 – 28oC, nhiệt độ thay

đổi tùy theo cao độ, vĩ độ và mùa trong năm. Càng lên phía Bắc nhiệt độ càng trở

nên khắt khe, yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng rất quan trọng đến việc trồng lúa.

Tổng tích ôn cần thiết của cây lúa trung bình là 3500 – 4500 oC đối với giống

lúa trung bình mùa và khoảng 2500 – 3000oC đối với giống lúa ngắn ngày. Biên độ

nhiệt ngày và đêm cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy chất khô

trong cây, giúp cây lúa phát triển tốt và cho năng suất cao. Năng suất lúa vụ Đông

Xuân thường cao hơn các vụ khác trong năm, ngoài các yếu tố độ phì của đất cao

Page 65: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 57 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

hơn (do được bổ sung trong mùa lũ ), bức xạ mặt trời dồi dào hơn, thì biên độ nhiệt

ngày và đêm cao cũng là yếu tố quan trọng lý giải cho hiện tượng này.

* Ánh sáng

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp của cây lúa, thể

hiện chủ yếu bằng năng lượng ánh sáng mặt trời chiếu trên đơn vị diện tích đất

(lượng bức xạ). Bức xạ mặt trời gồm: ánh sáng trực xạ (ánh sáng chiếu trực tiếp),

ánh sáng phản xạ (ánh sáng phản chiếu), ánh sáng tán xạ (ánh sáng khuếch tán) và

ánh sáng thấu qua… đều có tác dụng nhất định đối với quang hợp của quần thể

ruộng lúa. Thông thường, cây lúa chỉ sự dụng được 65% năng lượng ánh sáng mặt

trời chiếu tới ruộng lúa. Trong điều kiện bình thường, lượng bức xạ trung bình từ

250 – 300 cal/cm2/ngày thì cây lúa sinh trưởng tốt và trong phạm vi này thì lượng

bức xạ cao thì quá trình quang hợp xảy ra càng mạnh.

Giai đoạn lúa non: nếu thiếu ánh sáng cây lúa sẽ ốm yếu, màu lá từ xanh nhạt

chuyển sang vàng, lúa không nở bụi được.

Thời kỳ phân hóa đòng: nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn, ít hạt và hạt

nhỏ, hạt thoái hóa nhiều, dễ bị sâu bệnh phá hại.

Thời kỳ lúa trổ: thiếu ánh sáng sự thụ phấn, thụ tinh bị trở ngại làm tăng số

hạt lép, giảm số hạt chắc và hạt phát triển không đầy đủ (hạt lửng), đồng thời cây có

khuynh hướng vươn lóng dễ đổ ngã.

Giai đoạn lúa chín: nếu ruộng lúa khô nước, nhiệt độ không khí cao, ánh

sáng mạnh thì lúa chín nhanh và tập trung hơn; ngược lại thời gian chín sẽ kéo dài.

Kết quả từ nhiều thí nghiệm cho thấy, thời kỳ cần năng lượng mặt trời cực trọng

nhất đối với lúa là từ lúc phân hóa đòng đến khoảng 10 ngày trước khi lúa chín, vì

sự tích lũy tinh bột trong lá và thân đã bắt đầu ngay từ khoảng 10 ngày trước khi trổ

và được chuyển vị vào hạt rất mạnh sau khi trổ.

Page 66: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 58 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

* Lƣợng mƣa

Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa là một trong những

yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các

vụ lúa trong năm.

Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6 –

7mm/ngày và 8-9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác bổ sung.

Nếu tính luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây lúa cần

một lượng mưa khoảng 200mm và suốt mùa vụ 5 tháng cần khoảng 1000mmm.

3.1.1. Nhiệt độ thay đổi ảnh hưởng đến diện tích, năng suất, sản lượng lúa

Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng:

- Thời kỳ nảy mầm: nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là 30

- 35oC, ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10 - 12

oC và cao nhất là 40

oC không

có lợi cho quá trình nảy mầm và phát triển của mầm.

- Thời kỳ mạ: nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25 - 30oC. Với vụ

xuân ở tỉnh Lào Cai thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạ sớm hoặc những

năm trời ấm kéo dài thường có hiện tượng mạ già, mạ ống, có những năm giai đoạn

mạ gặp trời rét, cây mạ có thể bị chết rét.

- Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25 - 32oC. Nhiệt độ

thấp dưới 16oC hay cao hơn 38

oC đều không thuận lợi cho việc đẻ nhánh, làm đòng của

cây lúa. Diễn biến phức tạp của nhiệt độ trong vụ xuân ở Lào Cai có nhiều bất thuận

cho thời kỳ này.

- Thời kỳ trỗ bông, làm hạt: đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện

ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ. Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28 - 30oC.

Nhìn vào các bảng 3.2, 3.4 có nhận xét chung là hầu hết các năm năng

suất lúa của tỉnh có sự ổn định. Điều này có thể giải thích do vị trí địa lý của tỉnh

Lào Cai là một tỉnh miền núi có nền nhiệt độ ở mức thấp, nên khi BĐKH diễn ra

theo chiều hướng làm tăng nhiệt độ tiến gần đến nhiệt độ thích hợp của cây lúa,

nên chưa có sự ảnh hưởng một cách rõ rệt.

Page 67: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 59 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

(a)

(b)

Hình 3.2. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm Bắc Hà

(a)

(b)

Hình 3.3. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm SaPa

(a)

(b)

Hình 3.4. Sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ theo mùa tại trạm Phố Ràng

21.5

22

22.5

23

1980 1990 2000 2010

Nh

iệt

độ

(°C

)

Trạm Bắc Hà

Nhiệt độ TB mùa hè

11

13

15

17

1980 1990 2000 2010

Nh

iệt

độ

(°C

)

Trạm Bắc Hà

Nhiệt độ TB mùa đông

15

17

19

21

1980 1990 2000 2010 2020

Nh

iệt

độ

(°C

)

Trạm SaPa

Nhiệt độ TB mùa hè

9

11

13

15

1980 1990 2000 2010

Nh

iệt

độ

(°C

)

Trạm SaPa

Nhiệt độ TB mùa đông

25.5

26

26.5

27

27.5

1980 1990 2000 2010

Nh

iệt

độ

(°C

)

Trạm Phố Ràng

Nhiệt độ TB mùa hè

16

17

18

19

20

1980 1990 2000 2010

Nh

iệt

độ

(°C

)

Trạm Phố Ràng

Nhiệt độ TB mùa đông

Page 68: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 60 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Hình 3.3(b) thể hiện sự thay đổi của yếu tố nhiệt độ trung bình mùa đông tại

trạm SaPa cho thấy giai đoạn 2005 – 2010 nhiệt độ có sự dao động tương đối lớn

quanh đường chuẩn, trong khoảng 9 – 13oC, nhiệt độ thấp tương ứng năng suất lúa

tại SaPa, Si Ma Cai vào vụ đông xuân cũng không tăng trong giai đoạn 2005 –

2011, cùng với diện tích gieo trồng giảm nhanh ( Si Ma Cai diện tích giảm 62,3%;

SaPa giảm 83,93%) nên sản lượng lúa của hai huyện này cũng giảm mạnh, tại Si

Ma Cai sản lượng 489 tấn năm 2005 đến 2011 còn 195 tấn, huyện Sa Pa đạt sản

lượng lúa xuân là 504 tấn năm 2005 đến năm 2011 còn 81 tấn. Tại các trạm Bắc

Hà, Phố Ràng nhiệt độ có cao hơn, diện tích trồng được duy trì, năng suất, sản

lượng lúa tại các vùng này có sự tăng đều qua các năm. Có thể nói BĐKH làm

nhiệt độ tăng ở Lào Cai nhưng chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cây lúa,

đặc biệt là lúa vụ xuân.

3.1.2. Số giờ nắng

Tổng hợp số giờ nắng các tháng trong năm từ 2005 – 2011 được thể hiện

dưới bảng 3.5

Bảng 3.5. Số giờ nắng các tháng trong năm

(Đơn vị: giờ)

Năm 2005 2007 2008 2009 2010 2011

Bình quân năm 120.69 117.04 102.08 121.38 129.40 93.33

Tháng 1 78.00 45.25 82.75 71.75 91.75 1.75

Tháng 2 104.00 142.00 17.50 121.75 161.75 74.00

Tháng 3 103.50 112.00 91.00 96.00 112.50 41.25

Tháng 4 124.25 108.00 115.00 119.75 144.75 71.50

Tháng 5 220.25 155.50 134.50 102.25 178.00 148.25

Tháng 6 120.50 180.75 110.00 147.25 122.25 131.25

Tháng 7 167.50 96.50 130.25 124.00 158.50 167.00

Tháng 8 99.25 140.00 105.75 188.25 142.50 150.25

Tháng 9 144.25 126.00 154.75 162.50 133.25 93.25

Tháng 10 114.00 84.25 70.50 100.00 109.25 70.50

Tháng 11 103.75 134.50 122.50 129.00 120.25 114.25

Tháng 12 69.00 79.75 90.50 94.00 78.00 56.75

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai)

Page 69: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 61 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Qua bảng thống kê về số giờ nắng các tháng trong giai đoạn từ năm 2005 –

2011, tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 12, tháng 1, tháng 2; tháng 5 đến

tháng 7 là các tháng có số giờ nắng cao nhất trong năm. Số giờ nắng có ý nghĩa

quan trọng đối với cây lúa, đặc biệt là vào kỳ trỗ bông, làm hạt…làm tăng hoặc

giảm sản lượng lúa. Trong giai đoạn nghiên cứu, số giờ nắng các tháng trong năm

có sự thay đổi qua các năm, đặc biệt là ở tháng 1 năm 2011 số giờ nắng giảm chỉ

còn 1,75 giờ thấp đột xuất so với các năm. Vụ lúa xuân tại Lào Cai thường được

trồng từ tháng 11, tháng 12, thu hoạch vào tháng 4 đến tháng 6; lúa mùa gieo trồng

từ tháng 5, tháng 6, thu hoạch vào tháng 10, tháng 11. Nhưng do sự thay đổi về số

giờ nắng này đã làm thay đổi thời vụ gieo trồng lúa theo tình hình thời tiết từng năm.

Bên cạnh đó do các tháng có số giờ nắng thấp nhất năm vào đầu vụ lúa xuân nên diện

tích gieo trồng lúa xuân cũng thấp hơn nhiều so với diện tích trồng lúa mùa, nhưng về

năng suất thì lúa xuân lại cao hơn so với lúa mùa, do thời kỳ trỗ bông, làm hạt của lúa

xuân vào tháng 4, tháng 5 có số giờ nắng cao thích hợp, đảm bảo đủ lượng tích ôn của

cây lúa so với thời kỳ này ở lúa mùa là tháng 10, tháng 11 có số nắng thấp hơn.

3.1.3. Lượng mưa

Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng với các loại cây trồng trong nông

nghiệp đặc biệt là cây lúa. Tổng hợp số liệu về lượng mưa các tháng trong năm giai

đoạn 2005 – 2011 được thể hiện dưới bảng 3.6

Page 70: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 62 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bảng 3.6. Lƣợng mƣa các tháng trong năm

( Đơn vị: mm)

2005 2007 2008 2009 2010 2011

Bình

quân năm

179.13 145.20 170.43 138.18 148.84 145.30

Tháng 1 42,45 21,78 36,38 16,70 33,60 41,93

Tháng 2 24,38 46,58 68,90 11,05 16,25 11,65

Tháng 3 145,13 14,65 60,83 68,20 24,43 118,55

Tháng 4 137,80 148,30 163,30 187,45 157,25 95,53

Tháng 5 130,55 221,60 184,45 331,03 262,83 233,98

Tháng 6 350,85 291,65 263,63 206,73 235,10 186,88

Tháng 7 331,95 224,85 332,73 314,43 219,35 234,13

Tháng 8 529,58 271,88 563,98 266,33 393,15 251,43

Tháng 9 282,90 316,70 222,30 170,03 216,70 314,58

Tháng 10 69,85 123,85 128,95 66,08 105,55 159,10

Tháng 11 58,13 52,75 11,85 12,98 31,85 80,55

Tháng 12 46,00 7,83 7,83 7,18 90,08 15,23

( Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai )

Lượng mưa trung bình hàng năm của Lào Cai từ 1.500 đến 2.900 mm, phân

bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Nhìn chung lượng mưa trung bình

năm có xu hướng giảm. Tuy nhiên, lượng mưa không giảm đều ở tất cả các tháng

mà có xu hướng giảm mạnh vào các tháng 1, 2, 3 trong mùa khô, giảm nhẹ vào

tháng 4. Đây là thời gian trồng lúa vụ xuân. Việc không chủ động được nguồn

nước, nhất là ở những vùng núi cao, không có các công trình, hệ thống tưới tiêu

thủy lợi, cây lúa chủ yếu phát triển nhờ vào lượng nước trời thì vụ xuân ở gặp nhiều

khó khăn, thậm chí một số xã thuộc huyện Si Ma Cai, SaPa, Mường Khương không

trồng hoặc giảm diện tích trồng lúa vụ xuân. Năm 2008, lượng mưa trung bình cả năm

tăng cao nhất các năm nhưng lại tập trung vào mùa lũ, giảm mạnh hơn vào mùa khô

làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa cả tỉnh, đây là năm có sản lượng lúa thấp nhất trong

các năm: bảng 3.4, năng suất lúa mùa trung bình năm 2008 chỉ đạt 39,04 tạ/ha.

Về mùa mưa, lượng mưa có xu hướng thay đổi rất ít ở hầu hết các tháng mùa mưa.

Page 71: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 63 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Hình 3.5. Diễn biến của lượng mưa năm

tại trạm Phố Ràng

Hình 3.6. Diễn biến của lượng mưa

mùa mưa tại trạm Phố Ràng

Hình 3.7. Diễn biến của lượng mưa mùa khô tại trạm Phố Ràng

3.1.4. Biểu hiện của các hiện tượng khí hậu cực đoan

Trong những năm qua dưới tác động của BĐKH trên địa bàn tỉnh các hiện

tượng thời tiết cực đoan và thiên tai như lốc xoáy, lũ lụt, lở đất, lũ quét, rét đậm rét

hại kéo dài, cháy rừng quy mô lớn…, có xu hướng gia tăng cả về tần số và cường

độ. Đây là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh

vực, các vùng và các cộng đồng nói chung và với ngành trồng lúa nói riêng.

Thực tế cho thấy, những năm gầy đây do tác động của biến đổi khí hậu, các

hiện tượng cực đoan xảy ra ngày càng nhiều: các đợt không khí lạnh gây rét đậm rét

0

500

1000

1500

2000

25001

98

0

19

95

20

10

mm

Diễn biến mưa năm tại trạm

Phố Ràng

0

500

1000

1500

2000

2500

19

80

19

95

20

10

mm

Diễn biến lượng mưa mùa mưa

tại trạm Phố Ràng

0

100

200

300

400

500

19

80

19

90

20

00

20

10

mm

Diễn biến lượng mưa mùa khô tại

trạm Phố Ràng

Page 72: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 64 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

hại kéo dài như đợt rét đậm rét hại 38 ngày ở Bắc Bộ trong tháng 1 – 2/2008, năm

2009 nước sông Hồng cạn xuống mức thấp kỷ lục(< 0,47m)…Đặc biệt tại SaPa,

Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại và băng giá

gây ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa.

Bảng 3.7. Tổng hợp thiệt hại do thiên tai từ năm 2005 - 2011 tỉnh Lào Cai

TT Damh mục thiệt

hại

Đơn vị

tính

Năm

Cộng

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

I Dân sinh

Người chết người 13 13 12 103 9 12 7 270

Bị thương người 7 20 6 62 1 38 10 266

Nhà sập, trôi Nhà 45 16 96 904 12 66 27 1.825

II Nông nghiệp

Lúa, HM mất trắng, HH Ha 619 625 252 5415 220 564 517 12.104

Gia súc chết Con 465 97 42 19471 83,7 68 14320 44.802

III Cơ sở hạ tầng TH

CT giao thông HH CT 70 22 21 200 14 12 11 520

Khối lượng sạt lở 1000 m3 518 162,9 264 1.318,6 126,4 167,2 127,3 4.181,8

CT thuỷ lợi HH CT 17 23 12 518 9 9 802

KL kênh sạt lở 1000 m3 50,0 15,0 12,2 350,0 0,2 1,0 1,6 592,2

Thiệt hại khác CT 18 18 26 695 5 24 18 913

IV TH về kinh tế tỷ đồng 65 60 32 1.024 20 54 72 1.544

Do các hiện tượng khí hậu cực đoan mỗi năm tỉnh Lào Cai mất đi hàng trăm

ha lúa, hoa màu. Vào năm 2008 dưới sự thay đổi bất thường của thời tiết, rét đậm,

rét hại kéo dài vào mùa khô, các cơn bão gây ngập lụt vào mùa mưa, hậu quả làm

5.415 ha lúa, hoa màu mất trắng, 518 công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu bị hư

hỏng. Năm 2008 tỉnh Lào Cai nói chung và ngành trồng lúa nói riêng bị thiệt hại

nặng nề và rõ rệt nhất trước sự diễn ra của BĐKH.

Page 73: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 65 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

3.2. Xu thế tác động của biến đổi khí hậu đến thời gian sinh trƣởng, năng suất

của cây lúa đến năm 2040 theo các kịch bản BĐKH

3.2.1. Xu thế tác động của biến đổi khí hậu đến lúa xuân tại các vùng

trong tỉnh

3.2.1.1. Vùng 1

Hình 3.8: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa xuân đến các năm

2020 và 2040 so với tham chiếu tại vùng 1

Sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian sinh trưởng của lúa xuân cũng

không nhiều, thậm chí có kịch bản còn bị kéo dài thời gian sinh trưởng. Điều này

cũng trùng khớp với các số liệu về khí tượng và kịch bản về khí tượng. Trên các

vùng cao sự ảnh hưởng của các yếu tố tác nhân vẫn còn ít.

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

Tiềm năng Có tưới, có phân

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

NS Tiềm năng NS không được tưới NS được tưới, bón phân

Page 74: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 66 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Tuy sự thay đổi về năng suất lúa xuân là không nhiều nhưng cũng tương đối

rõ nét. Hầu hết các kịch bản BĐKH đều có năng suất lúa bị giảm so với tham chiếu

( 1980-1999). Năng suất của lúa canh tác nước trời cho thấy nước là yếu tố hạn chế

nhất trong vụ lúa xuân. Nếu không có nước năng suất lúa rất thấp và gần như không

đáng để canh tác.

3.2.1.2. Vùng 2

Hình 3.9: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa xuân đến các năm

2020 và 2040 so với tham chiếu tại vùng 2

Vai trò của thâm canh cũng rất quan trọng vì chúng có thể nâng năng suất lúa

của địa phương lên cao, phục vụ cho vấn đề an ninh lương thực và xóa đói giảm

nghèo của địa phương. Tuy nhiên qua biểu đồ thì ta thấy vẫn còn khoảng trống rất

lớn giữa năng suất thực tế và năng suất tiềm năng của tỉnh. Vì vậy đây là một trong

những điểm cần lưu ý để khai thác phát huy thế mạnh về nông nghiệp khi chúng ta

125

130

135

140

145

150

155

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

Tiềm năng

Có tưới, có phân

4000

5000

6000

7000

8000

9000

10000

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

NS Tiềm năng NS không được tưới NS được tưới, bón phân

Page 75: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 67 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

có thể tăng suất đầu tư để đạt được sản lượng lương thực cao khi đang có điều kiện

tự nhiên thuận lợi cho một tiềm năng năng suất cao.

Hình 3.9 cho thấy có sự khác nhau rất lớn về đặc điểm thời tiết khí hậu của

vùng 1 và vùng 2. Nếu như điều kiện thời tiết khí hậu của Phố Ràng ổn định và có

sự thay đổi nhỏ trong các năm thì ở Bắc Hà đã có sự thay đổi tương đối lớn, quy

luật xuất hiện các cực trị cũng rõ ràng hơn.

Xu hướng vẫn là rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa xuân trong các kịch

bản BĐKH. Tuy nhiên với kịch bản B1 và A2 của năm 2020 thời gian sinh trưởng

của lúa xuân lại tăng do nhiệt độ trong vụ này giảm mạnh làm kéo dài thời gian đạt

được tích ôn theo yêu cầu của cây lúa. Tại vùng này thì phân bố mưa lại tương đối

đều cả vào vụ xuân, do đó năng suất lúa trời cũng rất cao và tương đương với năng

suất tiềm năng trong vùng.

Tuy nhiên với điều kiện về thời tiết khí hậu và lượng mưa phù hợp và chỉ rõ

tiềm năng năng suất cao nhưng điều kiện đất đai tại đây lại có một số hạn chế về

cấn đề dinh dưỡng dễ tiêu, pH và khả năng cung cấp lân. Các yếu tố hạn chế này

thực sự đã làm hạn chế năng suất của cây lúa trong vụ xuân. Đây cũng là một

khoảng trống lớn về năng suất lúa mà địa phương cần nghiên cứu tìm ra yếu tố hạn

chế và khắc phục để nâng cao năng suất đến tiếp cận năng suất tiềm năng. Tại vùng

này sự sai khác năng suất của các kịch bản BĐKH so với tham chiếu là không lớn.

3.2.1.3. Vùng 3

Vùng 3 là vùng thuộc chế độ thời tiết của trạm Sa Pa có độ cao tuyệt đối

so với mực nước biển trên 1500m vừa có nhiệt độ thấp hơn lại vừa có giờ chiếu

sáng ngắn do bị mây mù che phủ so với địa hình xung quanh.

Bình thường người dân chỉ trồng lúa xuân ở các địa hình thấp, là các

thung lũng bằng phẳng hoặc chân đồi núi, nơi chủ động về nước tưới và không bị

lạnh quá hoặc không bị sương muối gây hại. Trên những đới cao thì lúa được cấy

chủ yếu ở công thức 1 vụ mùa/năm ở những thềm ruộng bậc thang, bắt đầu cấy

vào tháng 6 hoặc tháng 7 khi có mưa và nước chảy tràn làm nước tưới.

Tại vùng này thì BĐKH lại có ảnh hưởng mạnh mẽ đến TGST của lúa

xuân, đặc biệt các kịch bản B2 và A2 của năm 2040 TGST của lúa xuân bị rút

ngắn đến 20 ngày.

Page 76: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 68 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Tuy nhiên việc rút ngắn TGST của lúa lại không ảnh hưởng đến khả năng

tích lũy carbon và hình thành năng suất của lúa xuân. Tất cả các kịch bản đều

cho thấy năng suất lúa xuân không những không giảm mà còn có biểu hiện tăng

lên. Điều này hoàn toàn phù hợp khi lý giải rằng trong điều kiện tham chiếu thời

tiết lạnh của Sa Pa có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tốc độ phát triển của cây lúa ( cây

lúa chỉ phát triển ở nhiệt độ trên nhiệt độ tới hạn 10oC). Khi BĐKH xảy ra với

nhiệt độ tăng thì làm cho cây lúa không bị ngưng trị quá trình phát triển và các

quá trình đồng hóa carbon cũng tốt hơn.

Hình 3.10: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa xuân đến các năm

2020 và 2040 so với tham chiếu tại vùng 3

120

125

130

135

140

145

150

155

160

165

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

Tiềm năng

Có tưới, có phân

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

NS Tiềm năng NS không được tưới NS được tưới, bón phân

Page 77: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 69 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

3.2.2. Xu thế tác động của biến đổi khí hậu đến lúa mùa tại các vùng

3.2.2.1. Vùng 1

Dưới tác động của BĐKH thì thời gian sinh trưởng của lúa mùa cũng được

rút ngắn lại so với sản xuất bình thường tại thời kỳ tham chiếu, đặc biệt kịch bản B2

và A2 có thể rút ngắn đến 30 ngày hoặc hơn.

Nhìn vào biểu đồ năng suất ta thấy xu hướng giảm năng suất ở các kịch bản

là không rõ ràng. Nếu nhìn xu hướng chung thì có thể nói năng suất có xu hướng

tăng dần. Tuy nhiên trong mỗi năm của kịch bản thì lại không nói lên điều đó. Điều

này chứng tỏ xu hướng BĐKH tại vùng này là chưa tác động mạnh đến năng suất

của lúa mùa mặc dù có biểu hiện rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa.

Hình 3.11: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa mùa đến các năm

2020 và 2040 so với tham chiếu tại vùng 1

0

50

100

150

200

250

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

Tiềm năng

Có tưới, có phân

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

NS tiềm năng NS không được tưới NS được tưới, bón phân

Page 78: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 70 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

3.2.2.2. Vùng 2

Số liệu dự báo lúa mùa ở vùng 2 cũng cho thấy xu hướng rất rõ của việc rút

ngắn thời gian sinh trưởng của lúa ở các kịch bản sau nhưng chưa đủ tin cậy để

đánh giá xu hướng tác động đến năng suất của lúa vì xét trong 1 năm thì năng suất

lúa tăng ở kịch bản phát thải cao và giảm ở kịch bản phát thải thấp nhưng năng suất

ở năm 2050 lại không tăng so với năm 2030.

Hình 3.12: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa mùa đến các năm

2020 và 2040 so với tham chiếu tại vùng 2

0

50

100

150

200

250

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

Tiềm năng

Có tưới, có phân

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

NS tiềm năng NS không được tưới NS được tưới, bón phân

Page 79: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 71 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

3.2.2.3. Vùng 3

Xu hướng ảnh hưởng của lúa mùa tại vùng 3 cũng tương tự như ở vùng 2 và

vùng 1, thời gian sinh trưởng của lúa có xu hướng rút ngắn lại trong khi năng suất

lúa lại chưa bị tác động mạnh lắm. Năng suất thực tế của lúa mùa cũng giống năng

suất thực tế của lúa xuân là khoảng trống năng suất so với năng suất tiềm năng do

yếu tố dinh dưỡng và môi trường đất. Đây cũng là một khuyến cáo cho người nông

dân và người chỉ đạo sản xuất ưu tiên các nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của

đất đến năng suất lúa để nâng cao năng suất và sản lượng của lúa trong vùng để đáp

ứng an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo.

Hình 3.13: Sự thay đổi thời gian sinh trưởng và năng suất lúa mùa đến các năm

2020 và 2040 so với tham chiếu tại vùng 3

120

125

130

135

140

145

150

155

160

165

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

Tiềm năng

Có tưới, có phân

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

B1 B2 A2 B1 B2 A2

Tham chiếu

2020 2040

NS tiềm năng NS không được tưới NS được tưới, bón phân

Page 80: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 72 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

3.2.3. Tóm tắt các tác động chính của biến đổi khí hậu đến ngành trồng

lúa theo các huyện, thành phố của tỉnh Lào Cai

Bảng 3.8 thể hiện tóm tắt các tác động chính của BĐKH đến ngành trồng lúa

của tỉnh Lào Cai.

Bảng 3.8. Tóm tắt các tác động chính của BĐKH đến ngành trồng lúa

Huyện/

TP

Biểu hiện Tác động của BĐKH

TP. Lào

Cai

- Gia tăng tình trạng khô hạn

trong mùa khô.

- Gia tăng tần suất lũ.

- Biến động bất thường về

mùa.

- Gia tăng tình trạng nắng nóng

ở vùng thấp của thành phố.

- Nguy cơ tác động đến mùa màng,

năng suất cây lúa và lịch thời vụ của

địa phương.

- Áp lực với việc kiểm soát sâu, bệnh

dịch đối với cây lúa.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người

dân- đối tượng lao động sản xuất lúa.

Bảo Yên

- Úng ngập khu vực ven sông

Chảy

- Thay đổi nhiệt độ và lượng

mưa

- Biến động bất thường về

mùa trong năm

- Xói mòn đất, rửa trôi đất

- Ngập úng đối với các khu

vực ven sông

- Gia tăng tình trạng sâu bệnh hại lúa

- Giảm năng suất lúa

- Suy giảm dinh dưỡng đất

- Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Bảo

Thắng

- Biến động bất thường về

mùa, thời tiết

- Lũ quét xảy ra với tần suất

lớn

- Gia tăng nhiệt độ, nắng

nóng, khô hạn

- Xói mòn, rửa trôi đất canh tác

- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

lúa

- Ảnh hưởng đến diện tích, năng suất,

sản lượng cây lúa

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Làm hư hại các công trình thủy lợi,

tưới tiêu

SaPa

- Thay đổi nhiệt độ và lượng

mưa, gia tăng tần suất, và

cường độ các đợt rét đậm và

rét hại

- Xuất hiện các hiện tượng

thời tiết bất thường ( tuyết

rơi, sương muối, mưa đá)

- Lũ quét xảy ra với tần suất

lớn

- Xói mòn, rửa trôi và sạt lở đất

- Thay đổi thời gian gieo trồng, cơ cấu

mùa vụ

- Giảm diện tích, năng suất cây lúa

- Thiệt hại tài sản, các công trình xây

dựng

- Suy giảm dinh dưỡng đất canh tác

Page 81: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 73 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bát Xát

- Nắng nóng, khô hạn, lũ

quét, sạt lở đất

- Bão lũ bất thường

- Biến động bất thường mùa

mưa, lượng mưa

- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

lúa

- Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

- Gia tăng tình hình sâu bệnh dịch

Văn Bàn

- Ngập úng khu vực ven sông

- Biến động về nước mặt

- Bất thường về thời tiết, mùa

- Ảnh hưởng đến diện tích và năng

suất canh tác lúa

- Thiệt hại tài sản, hư hại các công

trình thủy lợi, tưới tiêu

- Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Mường

Khương

- Gia tăng tình trạng khô hạn

trong mùa khô

- Ngập úng, mưa lớn bất

thường

- Biến động về nước mặt

- Ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng

lúa

- Tăng nguy cơ mất mùa

- Hư hại tài sản, công trình thủy lợi

Si Ma Cai

- Gia tăng cường độ nắng

nóng

- Thay đổi nhiệt độ, lượng mưa

- Diện tích trồng lúa giảm, ảnh hưởng

đến năng suất, sản lượng lúa của

huyện

- Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân

Bắc Hà

- Gia tăng tình trạng khô hạn

trong mùa khô

- Gia tăng nhiệt độ, nắng

nóng, khô hạn

- Xói mòn, rửa trôi đất canh tác

- Thay đổi cơ cấu thời vụ, giống cây

- Ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản

lượng lúa

- Gia tăng sau bệnh dịch

- Hư hại tài sản, các công trình thủy lợi

Có thể nhận thấy một tác động chung ở các huyện trong tỉnh khi BĐKH diễn

ra là làm thay đổi cơ cấu thời vụ, thời gian gieo trồng lúa. Cùng với nhiệt độ tăng,

lượng mưa giảm, các hiện tượng khí hậu cực đoan đang làm diện tích lúa xuân ở

huyện, thành phố có xu hường giảm, thậm chí nhiều nơi đã phải bỏ vụ xuân, năng

suất, sản lượng lúa bị ảnh hưởng và phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Dù chưa thể hiện

một cách rõ rệt nhưng qua các phân tích ở trên, cần thiết phải có các giải pháp để

ứng phó và đảm bảo cuộc sống cho người dân, đảm bảo phát triển bền vững, lâu

dài. Các giải pháp ứng phó với BĐKH cụ thể được trình bày ở mục 3.3

Page 82: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 74 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

3.3. Giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu

3.3.1. Các giải pháp chung ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành trồng

lúa tỉnh Lào Cai

3.3.1.1. Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tác nghiệp đồng ruộng

ngắn hạn

- Áp dụng các biện pháp canh tác hiệu quả trên đất dốc, duy trì độ phì nhiêu

của đất, chống xói mòn. Lựa chọn giống cây trồng thích nghi với BĐKH (chọn

giống ngắn ngày, chín sớm, giống chống chịu các điều kiện bất lợi như: hạn, chua,

sâu bệnh…).

- Thay đổi thời vụ và lịch gieo trồng thích hợp với BĐKH. Thay đổi các biện

pháp canh tác thích hợp (mật độ trồng, cách bón phân, làm cỏ, cày bừa, phủ rơm rạ

trên ruộng khi gặt xong, phòng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng…)

Một số biện pháp canh tác lúa có thể áp dụng để ứng phó với BĐKH:

* Ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến – SRI

Hệ thống canh tác lúa ( System Rice Intersitication – SRI) được Chương

trình IPM Quốc gia, Cục bảo vệ thực vật hướng dẫn nông dân các tỉnh phía Bắc ứng

dụng từ năm 2003. Việc ứng dụng SRI làm tăng khả năng ứng phó với BĐKH như:

Cây lúa cứng, khỏe hơn nên ít bị đổ ngả trong điều kiện mưa bão, đồng thời tăng

khả năng chống chịu đối với sâu bệnh mới xuất hiện. Canh tác theo SRI, nhu cầu

nước tưới cho ruộng lúa giảm được khoảng 30% so với canh tác lúa truyền thống,

điều này rất hữu ích trong điều kiện khan hiếm nguồn nước tưới. Mặt khác, việc

không giữ nước ngập mặt ruộng thường xuyên sẽ hạn chế khí nhà kính phát thải vào

khí quyển.

Việc ứng dụng SRI tập trung hướng dẫn nông dân nắm chắc những nguyên

tắc cơ bản của SRI, và khuyến khích cộng đồng sáng tạo, phát triển các biện pháp

kỹ thuật thâm canh cây trồng bền vững trong điều kiện sản xuất cụ thể của địa

phương. Những nghiên cứu đồng ruộng do nông dân thực hiện như: mật độ cấy,

tuổi mạ, liều lượng phân bón, áp dụng SRI trên lúa gieo thẳng, nghiên cứu chọn

giống thích ứng với BĐKH, sản xuất giống…

Page 83: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 75 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

5 nguyên tắc của SRI

+ Mạ khỏe: Mạ non (chỉ có 2 lá -2,5 lá đối với đất thường, 4 lá đối với đất

phèn/mặn), gieo thưa.

+ Cấy thưa, mỗi khóm chỉ cấy 1 cây mạ

+ Phòng trừ cỏ dại kịp thời: ít nhất là 3 lần vào 10 – 12 ngày, 25 – 27 ngày

và 40 – 42 ngày sau cấy. Không dùng thuốc trừ cỏ.

+ Quản lý nước: Không giữ nước ngập mặt ruộng thường xuyên từ khi cấy

đến hết giai đoạn làm đòng, nhưng phải duy trì đủ ẩm cho đất. Nên giữ cho mặt

ruộng “nẻ chân chim” làm khô định kỳ và thông khí đất sâu trong giai đoạn sinh

trưởng dinh dưỡng (sau cấy 15 ngày đến giai đoạn tượng khối sơ khởi hoặc khi 10%

số dảnh chính đã có lá thắt đầu) của cây; mức nước nông 3 – 4 cm trong giai đoạn

sinh trưởng sinh thực (sau tượng khối sơ khởi đến chín đỏ đuôi)

+ Bổ sung chất hữu cơ: Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, phân vi sinh,

giảm phân hóa học.

* Áp dụng biện pháp canh tác 3 giảm 3 tăng để góp phần nâng cao hơn nữa

hiệu quả của việc trồng lúa nhằm tăng thu nhập cho những người nông dân trồng

lúa và bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững.

3 giảm trong sản xuất lúa là:

+ Giảm lượng giống gieo sạ: hiện nay theo tập quán sản xuất của bà con

nông dân thì lượng gieo sạ còn quá cao sẽ làm tăng chi phí tiền giống, làm tăng mật

độ cây lúa trên ruộng, việc tăng mật độ này kéo theo hậu quả là dễ phát sinh sâu

bệnh trên ruộng lúa, hao tốn thêm số lần xịt thuốc. Đồng thời do nhiều cây lúa trên

ruộng thì thêm tốn chất dinh dưỡng nhiều hơn, phải bón thêm phân.

+ Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật đa số đều là

những độc chất, việc sử dụng nhiều lượng, nhiều lần sẽ đem lại nguy cơ có hại cho

con người, cho gia cầm, gia súc, cho các động vật thủy sinh và cho môi trường nước

và đất. Nếu áp dụng tốt kiến thức về IPM, gieo sạ đúng liều lượng hạt giống, bón

phân cân đối – hợp lý, sử dụng những loại phân chuyên dùng cho cây lúa có bổ

Page 84: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 76 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

sung các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng ( TE) thì việc hạn chế sâu bệnh sẽ tốt

hơn

+ Giảm lượng phân đạm: Thông thường người trồng lúa ưa chuộng phân

đạm Ure, SA… vì phân đạm nhanh làm cho lúa bốc (sinh trưởng nhanh, lá chuyển

màu xanh nhanh). Nhưng nếu bón quá lượng đạm so với nhu cầu của lúa thì không

những không làm tăng năng suất mà còn làm cho cây lúa mất cân đối về dinh

dưỡng, dễ bị sâu bệnh tấn công, dẫn đến giảm năng suất. Đồng thời lãng phí chi phí

cho phân bón, dư thừa phân đạm sẽ làm ô nhiễm môi trường. Bón phân đạm (N)

cần sử dụng dụng cụ bảng so màu lá lúa để ứng đúng và đủ nhu cầu N của lúa.

3 tăng ở đây là:

+ Tăng năng suất lúa gạo: áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng lúa, áp dụng

3 giảm.

+ Tăng chất lượng lúa gạo: sử dụng đúng giống lúa, bón phân cân đối, hợp

lý, chú ý khâu kỹ thuật sau thu hoạch

+ Tăng hiệu quả kinh tế

* Biện pháp kỹ thuật canh tác lúa: 1 phải và 5 giảm

Một phải: Phải sử dụng giống lúa xác nhận

5 giảm là:

+ Giảm lượng giống gieo sạ

+ Giảm lượng thuốc BVTV

+ Giảm lượng phân đạm (N)

+ Giảm lượng nước ( tiết kiệm nước)

+ Giảm thất thoát sau thu hoạch.

3.3.1.2. Nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp tác nghiệp đồng ruộng dài hạn

- Thay đổi cơ cấu cây trồng trên đồng ruộng thích hợp với BĐKH.

- Lai tạo giống mới thích nghi với điều kiện BĐKH, các giống có khả năng

chịu hạn, chịu mặn, úng ngập, sâu bệnh…

- Hiện đại hóa kỹ thuật và biện pháp canh tác trên đồng ruộng. Cải thiện và

nâng cao năng lực quản lý việc sử dụng đất để bảo tồn đất.

Page 85: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 77 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

3.3.1.3. Áp dụng công nghệ canh tác phù hợp với hoàn cảnh biến đổi khí

hậu. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và quy hoạch liên quan đến biến đổi

khí hậu

- Quy hoạch sử dụng đất, hệ thống cơ cấu cây trồng từng vùng cho phù hợp

với BĐKH. Bố trí cây trồng hợp lí, nhất là ở những nơi dễ bị tổn thương do BĐKH.

Trên cơ sở quy hoạch, vùng đất cao sẽ chuyển sang trồng cây chịu hạn để giảm áp

lực về nước tưới, vùng thường xuyên xảy ra úng ngập chuyển sang trồng các loại

cây có khả năng chịu úng.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

- Dự tính dự báo sản lượng mùa màng, cảnh báo thiên tai, sâu bệnh cho nông

nghiệp, phát triển hệ thống thông tin và truyền thông.

- Phát triển công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Xây dựng

và thực hiện cơ chế và chính sách thích ứng với BĐKH.

3.3.1.4. Nâng cao khả năng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tới

khả năng cung cấp nước

- Quản lý, điều phối việc sử dụng tài nguyên nước một cách khoa học và

hiệu quả.

- Rà soát, đánh giá công năng của các hệ thống thuỷ lợi, điều chỉnh khả năng

tích nước, điều hòa nước trong mùa khô.

- Đầu tư nâng cấp, xây mới hệ thống thuỷ lợi, điều hoà nước trong mùa khô

và mùa lũ để chủ động cung cấp nước cho cây trồng. Đảm bảo hiệu suất sử dụng

nước, điều hoà dòng chảy mùa khô thông qua các hồ chứa. Thực hiện các biện pháp

tưới hiệu quả và tiết kiệm như tưới phun, tưới nhỏ giọt. Nâng cấp và mở rộng hệ

thống tưới tiêu.

3.3.1.5. Các biện pháp khác

- Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, ít phát thải.

- Nghiên cứu, xây dựng, ứng dụng các mô hình sản xuất nhằm giảm thiểu và

thích ứng với sự BĐKH.

Page 86: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 78 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

- Nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về BĐKH và thích nghi với

BĐKH cho nông dân.

- Bảo tồn và giữ gìn các giống lúa đặc hữu ( Séng Cù, Khẩu Nậm Xít) của

địa phương.

- Tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông dân trong mùa mưa lũ,

nông nhàn.

-Tăng cường truyền thông và nâng cao năng lực quản lý môi trường, nâng

cao nhận thức của người dân về ứng phó với BĐKH.

- Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ của tỉnh trong

phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực do

BĐKH trong lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt trong lĩnh vực trồng lúa trên địa bàn tỉnh

trước mắt và trong tương lai.

3.3.2. Giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH cho ngành trồng lúa tại tỉnh

Lào Cai

Đề xuất cây trồng luân canh với cây lúa: Cây thuốc lá

Mục tiêu cây lúa là cây nông nghiệp chính, quan trọng của tỉnh để đảm bảo

an ninh lương thực, tuy nhiên cho tới nay nền sản xuất nông nghiệp của vùng cũng

đang thể hiện một số tồn tại, hạn chế như: kinh tế tự túc, tự cấp còn bộc lộ khá rõ

nét qua cơ cấu sản xuất, quy mô sản xuất còn phân tán, manh mún, năng suất cây

trồng tuy đã được cải thiện nhưng còn chênh lệch khá rõ giữa các địa bàn trong tỉnh,

trong cơ cấu cây trồng còn thiếu những sản phẩm hàng hóa có hiệu quả cao và

mang tính chủ lực.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ứng phó với BĐKH trong tương

lai đòi hỏi cần có những giải pháp tích cực và đồng bộ nhằm chuyển đổi mạnh sản

xuất của vùng theo hướng thâm canh, hàng hóa trên cơ sở phát huy hợp lý, hiệu quả

các điều kiện sản xuất trên địa bàn, đặc biệt trong khai thác sử dụng đất cây trồng

cạn. Qua nghiên cứu, tìm hiều đề xuất cây trồng luân canh ở tỉnh Lào Cai là cây

Thuốc lá. Cây thuốc lá là cây trồng ngắn ngày, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có

phổ thích nghi tương đối rộng đối với điều kiện sinh thái của vùng núi phía Bắc

Page 87: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 79 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

trong đó có tỉnh Lào Cai - là một tỉnh biên giới, miền núi, được đánh giá là có nhiều

tiềm năng sinh thái để phát triển cơ cấu nông nghiệp đa dạng.

Phạm vi đề xuất vùng trồng cây thuốc lá được xác định trên phạm vi 50 xã thuộc

5 huyện, bao gồm:

- Huyện Bát Xát gồm 13 xã: A Mú Sung, Bản Qua, Bản Vược, Cốc Mỳ, Dền

Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Nậm Pung, Pa Cheo, Quang Kim, Sàng Ma Sáo, Trịnh

Tường và Trung Lèng Hồ.

- Huyện Bảo Thắng gồm 13 xã, thị trấn: Bản Cầm, Bản Phiệt, Gia Phú, Phong

Niên, Sơn Hà, Sơn Hải, Thái Niên, Trì Quang, Xuân Giao, Xuân Quang, Phố Lu, Phú

Luận và Phong Hải.

- Huyện Bắc Hà gồm 5 xã: Lầu Thí Ngài, Lùng Cái, Lùng Phình, Tả Van Chư và

Nậm Mòn.

- Huyện Mường Khương gồm 10 xã: Bản Lầu, Bản Xen, Lùng Khấu Nhin, Lùng

Vai, Nậm Chảy, Pha Long, Tả Ngài Chồ, Thanh Bình, Mường Khương và Tung Chung

Phố.

- Huyện Si Ma Cai gồm 9 xã: Bản Mế, Cán Cấu, Cán Hồ, Mản Thẩn, Nàn Sán,

Nàn Sín, Thào Chư Phìn, SiMaCai và Sín Chéng.

Trên cơ sở khảo sát và kết quả phân tích mẫu đất và các yếu tố khác cụ thể

tại địa phương, dự kiến quy hoạch quỹ đất với tổng diện tích trồng cây thuốc lá đến

năm 2020 là 2.500 ha trong tổng số 11.789 ha đất có khả năng trồng cây thuốc lá.

Bảng 3.9: Diện tích dự kiến trồng cây thuốc lá toàn vùng theo giai đoạn

TT Huyện Đất có khả

năng trồng

Thuốc lá

Phân theo giai đoạn

2012 2013 - 2015 2016 - 2020 2021 - 2030

1 Bát Xát 2.086 100 200 400 700

2 Mường Khương 1.578 330 550 800 1.200

3 Si Ma Cai 3.270 220 550 750 1.000

4 Bắc Hà 819 80 150 300 400

5 Bảo Thắng 4.038 - 50 250 700

Cộng: 11.789 730 1.500 2.500 4.000

Page 88: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 80 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Năm 2012 xác định diện tích trồng thuốc lá chủ yếu tại các chân ruộng trồng

lúa mùa đối với vụ xuân và trên diên tich triên đôi , ruông bâc thang đ ối với vụ hè

thu. Tư năm 2013 diện tích trồng cây thuốc lá chủ yếu tập trung vào chân đất triên

đôi va ruông bâc thang.

Cơ sở khoa học và căn cứ lựa chọn, đề xuất vùng trồng cây thuốc lá.

3.3.2.1. Cơ sở khoa học của đề xuất

a. Vùng đề xuất trồng cây thuốc lá tại tỉnh có điều kiện sinh thái lý tưởng

cho cây thuốc lá sinh trưởng và phát triển:

Đất trồng thuốc lá vàng sấy:

Thích hợp trên các loại đất phù sa, đất xám, đất đỏ, và các loại đất bạc màu

nghèo dinh dưỡng.

Khí hậu:

- Nhiệt độ trung bình: 25oC - 28

oC; ( Nhiệt độ thích hợp cây có thể phát triển,

sinh trưởng bình thường là 18 – 29oC)

- Tổng tích ôn/vụ: 1.850oC – 3.500

oC;

- Nhiệt độ giai đoạn lá chín: > 20oC;

- Lượng mưa/vụ: 400 mm - 600 mm;

- Độ ẩm không khí trung bình: 70% - 80%.

Chế độ luân canh:

Đối với đất trồng thuốc lá, nhất là thuốc lá vàng sấy, nên có chế độ luân canh

hợp lý, tốt nhất là luân canh với lúa nước, ngô,... tránh trồng nhiều vụ liền nhau để

hạn chế phát sinh dịch bệnh. Không trồng chung với các cây họ cà như cà bát, cà

tím, cà chua, khoai tây,... hoặc vụ trước trồng cây họ cà để tránh mầm bệnh phát

triển và lây lan.

Page 89: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 81 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

b. Đặc điểm thổ nhưỡng của vùng đề xuất trồng thuốc lá

Tính chất hóa học đất:

* Phản ứng của đất: Trên 90% diện tích đất của vùng có phản ứng chua đến

rất chua (pHKCL ≤ 4). Đất ít chua chủ yếu tập trung ở đất phù sa và một số các loại

đất khác (khoảng 4%).

* Hàm lượng dinh dưỡng đất:

Nhìn chung đất trong vùng khá đa dạng về loại hình thổ nhưỡng nên tính

chất lý hóa đất cũng biến động. Các chất tổng số từ mức trung bình đến giàu, chất

dễ tiêu ở mức nghèo. Đất chua dung tích hấp thụ thấp đến trung bình. Chất hữu cơ,

đạm tổng số ở mức nghèo đến trung bình.

Tuy nhiên vơi cây thuôc la ham lương dinh dương cua đât không đươc coi la

yêu tô han chê chinh , vơi các chỉ số trên cần cải hiện độ PH trong đất (5,5- 6,5), bô

sung dinh dương trong qua trinh thâm canh.

Kết quả phúc tra, phân loại tại 5 huyện vùng đề xuất trồng cây thuốc lá cho

thấy có 5 nhóm đất.

Bảng 3.10: Quy mô và phân nhóm đất vùng đề xuất trồng thuốc lá Lào Cai

Loại đất Ký

hiệu

Toàn vùng Phân theo các huyện

Diện

Tích

Tỉ lệ

(%)

Bát

Xát

Mường

Khương

Si Ma

Cai

Bắc

Bảo

Thắng

Nhóm đất phù sa 2.424 1,3 587 70 95 - 1.672

Nhóm đất đỏ vàng P 112.767 59,9 27.146 22.865 5.952 52.711 52.711

Nhóm đất mùn vàng đỏ

trên núi

F 55.932 29,7 25.328 13.158 6.863 7.841 2.742

Nhóm đất mùn trên núi cao H 14.854 7,9 14.622 2 - - 230

Nhóm đất thung lũng A 2.284 1,2 540 235 24 42 1.443

Tổng diện tích đất điều

tra

D 188.261 100 68.223 36.330 12.934 11.976 58.798

Diện tích không điều tra - 11.926 3.200 2.361 1.448 12.575 4.618

Tổng diện tích đất tự

nhiên

- 200.187 71.423 38.691 14.382 12.575 63.416

( Nguồn: Số liệu do Sở NN và PT NT Lào Cai- Viện Quy hoạch và thiết kế nông

nghiệp cung cấp)

Page 90: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 82 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

Bảng 3.11: Quy mô đất phân theo mức độ thích hợp

T

T

Mức độ

thích hợp

Toàn vùng (ha) Theo địa bàn các xã

Diện

tích

% Bát

Xát

Mường

Khương

SiMaCai Bắc

Bảo

Thắng

1 Rất thích hợp 3.675 1,9 1.292 305 270 151 1.657

2 Thích hợp 7.286 3,9 1.254 1.688 206 117 4.021

3 Ít thích hợp 8.392 4,5 1.267 752 1.602 551 4.220

4 Không thích

hợp

168.908 89,7 64.410 33.585 10.856 11.157 48.900

Tổng diện tích 188.261 100 68.223 36.330 1.931 11.976 58.798

3.3.2.2. Các căn cứ khác

a. Thực trạng sản xuất thuốc lá trên địa bàn tỉnh từ 2005 – 2011

Năm 2002, thực hiện chủ trương của nhà nước hạn chế nhập khẩu thuốc lá

nguyên liệu, để khuyến khích sản xuất thuốc lá nguyên liệu trong nước, UBND tỉnh

Lào Cai đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình trồng cây thuốc lá. Theo đó,

đến nay cây thuốc lá đã được tổ chức sản xuất.

Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá nguyên liệu giai đoạn 2005 – 2011

thể hiện qua bảng 3.12 dưới đây

Bảng 3.12: Diện tích, năng suất, sản lƣợng thuốc lá nguyên liệu tƣ 2005 - 2011

TT Năm Tỉnh Lào Cai

Diện tích

(ha)

Năng suất

(tạ/ha)

S/lượng thu mua

(tấn)

1 2005 16 11,25 18

2 2006 55 13,27 73

3 2007 72 11,11 80

4 2008 86 14,53 125

5 2009 240 16,25 390

6 2010 784 15,84 1.242

7 2011 355 8,42 299

( Niên Giám thống kê của tỉnh Lào Cai)

Page 91: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 83 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

b. Nguồn nhân lực và đời sống dân cư

Tỷ lệ lao động làm nghề nông lớn, chiếm 75% lao động trong toàn tỉnh. Phần

lớn số lao động này đang sản xuất những cây trồng có giá trị kinh tế thấp, trồng nhỏ

lẻ, manh mún, thời gian nông nhàn nhiều. Đây là nguồn nhân lực chính, dồi dào cho

việc phát triển trồng cây thuốc lá.

Bảng 3.13: Đặc điểm quy mô dân cƣ và thành phần dân tộc trong vùng năm 2007

Chỉ tiêu Toàn

vùng

Phân theo địa bàn

Bát

Xát

Mường

Khương

Si Ma

Cai

Bắc

Bảo

Thắng

1. Đặc điểm quy mô dân cư

- Số hộ (hộ) 42.966 9.270 7.973 3.342 1.626 20.755

- Nhân khẩu (người) 198.289 40.790 38.598 19.524 9.547 89.830

- Lao động (người) 95.173 19.294 18.964 10.035 4.493 42.387 Trong đó: Lao động nông nghiệp 83.012 17.418 17.058 8.467 4.116 36.043

2. Đặc điểm dân cư theo

thành phần dân tộc (người) 198.289 40.790 38.598 19.524 9.547 89.830

- Kinh 56.018 4.338 5.721 1.819 751 43.389

- Mông 69.588 16.093 13.027 12.791 7.337 20.340

- Dao 24.290 9.774 2.574 - 279 11.663

- Nùng 20.097 - 11.443 2.663 92 5.899

- Dáy 12.419 9.123 2.534 - - 762

- Tày 5.998 598 71 - 78 5.251

- Các dân tộc 8.892 864 3.228 2.251 161 2.388

( Nguồn: Báo cáo điều tra dân số của chi cục thống kê tỉnh Lào Cai năm 2007)

c. Hiệu quả kinh tế của trồng thuốc lá so với trồng lúa

Về hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá, qua so sánh cho thấy hiệu quả kinh tế

của 1ha thuốc lá thu được lợi nhuận gấp 3,4 lần so với lợi nhuận thu được từ 1ha

cây lúa. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao

chất lượng cuộc sống cho người dân ở những vùng được đề xuất trồng thuốc lá.

d. Hiệu quả xã hội

Ngoài gop phân nâng cao đời sống dân trí còn góp phần thúc đẩy thương mại

của các huyện thông qua các hàng hóa phục vụ sản xuất, lương thực, thực phẩm, hàng

Page 92: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 84 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

tiêu dùng… Có thu nhập cũng đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao dân trí, an sinh

xã hội, an ninh trật tự được cải thiện.

Tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động nông nghiệp, góp phần cải tạo bộ

mặt kinh tế nông thôn; Xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện có hiệu quả tinh thần nghị quyết 26 Trung ương 7 khóa X về Nông

nghiệp - Nông dân - Nông thôn.

e. Điều tra xã hội học tại vùng đề xuất

Để tìm hiểu sự quan tâm và nguyện vọng của người dân tại các địa phương

được đề xuất trồng cây thuốc lá, đề tài đã tiến hành phát phiếu phỏng vấn, điều tra. Có

tổng 100 phiếu được phát ra đến 5 huyện, bao gồm: Huyện Bát Xát: 20 phiếu; huyện

Bảo Thắng: 20 phiếu; huyện Bắc Hà: 20 phiếu; huyện Mường Khương: 20 phiếu;

huyện Si Ma Cai: 20 phiếu.

Qua tổng hợp các phiếu phỏng vấn cho thấy các kết quả sau:

- Về sự quan tâm đến cây trồng mới là cây thuốc lá: có 82/100 hộ dân đang sinh

sống ở các vùng đề xuất trồng cây thuốc lá có sự quan tâm đến loại cây trồng ngắn

ngày này, 63/100 hộ được hỏi cho biết chấp nhận đưa cây thuốc lá vào trồng ( trong đó

đã có 52 hộ đã trồng cây thuốc lá).

- Về ý kiến của người dân đối với thực tế triển khai trồng cây thuốc lá tại các

huyện: còn nhiều bất cập khiến người dân tỏ ra e ngại với cây thuốc lá như: Kỹ thuật

gieo trồng, chăm sóc chưa được phổ biến một cách có hệ thống, chính thức đến người

dân; việc thu mua thuốc lá diễn ra manh mún, một số vùng trồng chưa có cơ sở sấy nên

sau khi thu hoạch không sơ chế và bảo quản thuốc đúng kỹ thuật ảnh hưởng nghiêm

trọng đến sản lượng, chất lượng thuốc lá.

- Về ý thức đóng góp để phát triển cây thuốc lá: Chỉ có 12/100 hộ đồng ý tham

gia đóng góp chi trả để mời chuyên gia, cán bộ hướng dẫn về cách trồng, chăm sóc, thu

hoạch đúng kỹ thuật cũng như xây dựng thêm các lò sấy; 51/100 hộ sẽ tham gia các

buổi học, hướng dẫn kỹ thuật về cây thuốc lá nếu được tổ chức và không phải đóng

góp chi phí; 37/100 hộ không tham gia.

- Về mức độ hiểu biết các ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước, tỉnh đối với cây trồng

mới: qua tổng hợp các phiếu phỏng vấn cho thấy có 74/100 hộ biết nhà nước, tỉnh

có chính sách hỗ trợ cho trồng cây thuốc lá, trong đó có 31/100 hộ biết từ 3 – 4

Page 93: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 85 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

nguồn hỗ trợ, ưu đãi, 43/100 hộ biết từ 1 – 2 nguồn hỗ trợ, ưu đãi; 26/100 hộ được

hỏi không biết đến các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của tỉnh và chính phủ cho việc

trồng cây thuốc lá ở vùng.

- Về cách tiếp cận thông tin: Các nguồn thông tin chính để người dân tiếp cận

tìm hiểu về cây thuốc lá chủ yếu gồm: 43/100 hộ tiếp cận thông tin qua các buổi họp ở

xã, thôn, bản; 31/100 hộ tiếp cận qua các buổi giới thiệu của công ty cổ phần Ngân

Hạnh (doanh nghiệp đang đầu tư, phát triển trồng cây thuốc lá trên địa bàn tỉnh);

26/100 hộ không có ý kiến.

3.3.2.3. Giải pháp thực hiện đề xuất

a. Giải pháp về cơ chế

- UBND tỉnh có các chính sách hỗ trợ cho nông dân tham gia trồng cây thuốc lá

theo Quyết định 2781/QĐ- UBND; Nghị quyết 30a cua Chính phủ. Cần tiếp tục thực

hiện các chính sách hỗ trợ trên và bổ sung thêm nếu có thể.

- Hô trơ nguôn vôn chương trinh 135 của chính phủ cho các xã đ ặc biệt khó

khăn ở vùng cao; Nguồn vốn chương trình hỗ trợ ngành nông nghiệp; Nguồn vốn hỗ

trợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Thông qua UBND các cấp và các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương tuyên

truyền vận động nông dân thực hiện đầy đủ các nội dung Hợp đồng sản xuất thuốc lá.

b. Giải pháp về khoa học kỹ thuật.

- Tuyển chọn các giống thuốc lá có tiềm năng về năng suất và chất lượng cao,

phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Lào Cai. Ngoài giống K326 đang sư dung tai

Lào Cai, thư nghiêm cac giông co tiêm năng , năng suât chât lương phu hơp vơi điêu

kiên, khí hậu thô nhương tai Lao Cai như: VTL 81, GL1, GL2, C7-1, C9-1...

- Hàng năm trong quá trình đầu tư sản xuất cần nghiên cứu bổ sung, cập nhật và

tham khảo các quy trình kỹ thuật tiên tiến tại Việt Nam và một số nước khác để áp

dụng vào sản xuất.

- Hiện đại hóa khâu sấy, nghiên cứu các mô hình lò sấy thích hợp để sấy thử

nghiệm và ứng dụng vào thực tế.

- Xây mới và cải tạo lò sấy.

Page 94: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 86 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

- Thông qua các hình thức tập huấn kỹ thuật hoặc dạy nghề cho nông dân bắt

đầu từ hệ thống khuyến nông cơ sở của huyện, xã, các thôn bản…

c. Giải pháp về nguồn nhân lực.

- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý và nghiên cứu khoa học

- Bố trí sắp xếp lại lao động sản xuất và đào tạo chuyển giao kỹ thuật công nghệ

cho công nhân.

- Thành lập Trạm nguyên liệu tại các vùng trồng, giao nhiệm vụ quản lý vùng

trồng.

- Với nguồn nhân lực là người sản xuất: Bố trí cơ cấu cây trồng luân canh hợp

lý tránh tình trạng tranh chấp lao động giữa các cây trồng trong cùng một thời điểm.

Trong năm 2013 với sự ủng hộ tạo điều kiện của Tổng Công ty thuốc lá Việt

Nam, Công ty Cổ phần Ngân Sơn triển khai chương trình đào tạo nghề “trồng, chăm

sóc, thu hoach, sơ chế, phân câp va bao quan thuốc lá” cho nông dân tại các huyện

trồng cây thuốc lá trên địa bàn Tỉnh, theo đề án 1956 của Chính phủ.

- Nguồn nhân lực là cán bộ Phòng NN&PTNT, Trạm khuyến nông các huyện:

Đây là nguồn nhân lực chính trong công tác chuyển giao kỹ thuật trong giai đoạn đầu.

d. Giải pháp về đầu tư và thu mua nguyên liệu.

- Áp dụng phương thức đầu tư trực tiếp vùng trồng nguyên liệu thuốc lá là

phương thức đầu tư cơ bản. Xem xét một số mô hình đầu tư khác để rút kinh nghiệm

như: kinh tế trang trại; liên kết sản xuất, mô hình hợp tác xã kiểu mới.

- Đầu tư ứng trước giống , phân bon, thuôc BVTV, than sây (theo nhu câu)...

phục vụ sản xuất thuốc lá cho các hộ nông dân thông qua Hợp đồng được ký với các

đại diện nhóm hộ; Công ty sẽ thu hồi vốn bằng đối trừ tiền bán sản phẩm của nông dân

trong vụ sản xuất.

- Hệ thống hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam va

Nghị định 119/2007/NĐ-CP của Chính phủ “Về hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc

lá”; Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 của Thủ tướng chính phủ “về

chính sách khuyến khích tiêu thu nông sản hàng hóa thông qua Hợp đồng”.

Page 95: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 87 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

e. Giải pháp về vốn đầu tư:

Nguồn vốn huy động để thực hiện đề xuất trên cơ sở huy động tổng hợp các

nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư tập trung, đồng bộ và hiệu quả.

- Nguồn vốn từ doanh nghiệp

Đây là nguồn vốn giữ vai trò chủ đạo, quan trọng trong đầu tư phát triển sản

xuất và thu mua sản phẩm. Nguồn vốn này trực tiếp đầu tư cho sản xuất và phục vụ sản

xuất như: ứng trước phân bón, giống, xây dựng lò sấy, tổ chức phổ biến chuyển giao kỹ

thuật ...; vốn cho thu mua nguyên liệu lá thuốc lá sấy khô của nông dân sản xuất ra; vốn

cho đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nguyên liệu.

- Nguồn vốn ngân sách:

Bao gồm các nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn sự nghiệp

kinh tế, vốn sự nghiệp khoa học ..... Các nguồn vốn này chủ yếu hỗ trợ trực tiếp cho

đầu tư sản xuất (hỗ trợ phân bón vụ đầu, hỗ trợ xây mới, cải tạo lò sấy), phổ biến kỹ

thuật nâng cao trình độ sản xuất kỹ năng sản xuất cho người sản xuất (lớp dạy nghề cho

nông dân, lớp tập huấn kỹ thuật) và đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất phúc lợi ( đường giao

thông, thủy lợi nông thôn ...) trên địa bàn vùng.

- Nguồn vốn huy động từ người sản xuất:

Nguồn vốn này chủ yếu là công lao động, đất đai, các nguyên vật liệu, có sẵn

hoặc có thể tự khai thác tại địa phương. Vốn huy động từ người sản xuất chủ yếu đầu

tư công lao động cho trồng, chăm sóc, thu hái và sơ chế thuốc lá hoặc có thể tham gia

đầu tư một phần cho xây dựng hoặc cải tạo lò sấy...

Page 96: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 88 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tác động của Biến đổi khí hậu đến ngành trồng lúa tại tỉnh

Lào Cai, đề tài đã rút ra một số kết luận sau đây:

1. Các biểu hiện của BĐKH ảnh hưởng đến ngành trồng lúa của tỉnh Lào Cai

giai đoạn 2005 - 2011 được thể hiện qua việc làm thay đổi diện tích, năng suất, sản

lượng lúa. Cụ thể sự thay đổi của các yếu tố khí hậu:

- Nhiệt độ: Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng.

Ở tỉnh Lào Cai nhiệt độ trung bình các năm tăng, nhưng nhiệt độ mùa đông tăng

nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè, tuy nhiên mức tăng thấp (<1oC) nên sự ảnh

hưởng đến năng suất lúa chưa rõ rệt. Trong giai đoạn này 2 huyện SaPa, Si Ma Cai

có diện tích, năng suất lúa thấp nhất và giảm nhanh qua các năm.

- Số giờ nắng các tháng trong năm: Tháng có số giờ nắng thấp nhất trong

năm là tháng 12 – tháng 2, tháng có số giờ nắng cao nhất là từ tháng 5 – tháng 7. Số

giờ nắng có ý nghĩa quan trọng với cây lúa đặc biệt trong giai đoạn trỗ bông, làm

hạt...quyết định năng suất lúa. Vụ lúa xuân có diện tích lúa gieo trồng cũng thấp

hơn nhiều so với vụ lúa mùa, tuy nhiên về năng suất đạt cao hơn so với lúa mùa.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm của Lào Cai từ 1.500 – 2.900mm.

Lượng mưa đang có xu hướng giảm trong các năm, nhưng không đều, giảm mạnh

nhất vào các tháng 1, tháng 2, tháng 3 – thời gian gieo trồng lúa xuân. Năm 2008,

lượng mưa tăng cao nhất trong các năm nhưng tập trung vào mùa mưa làm ngập lụt

nhiều diện tích lúa mùa, năng suất lúa mùa thấp nhất trong các năm nghiên cứu là

39,04 tạ/ha.

- Biểu hiện của các hiện tượng khí hậu cực đoan: các hiện tượng thời tiết cực

đoan, thiên tai có xu hướng gia tăng cả về số lượng và cường độ. Do các hiện

tượng khí hậu cực đoan mỗi năm tỉnh Lào Cai có hàng trăm ha lúa, hoa màu mất

Page 97: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 89 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

trắng, diện tích lúa gieo trồng bị thu hẹp. Thiệt hại nặng nề nhất là năm 2008,

5.415 ha lúa, hoa màu mất trắng; 518 công trình thủy lợi hư hỏng.

2. Xu thế tác động của BĐKH đến thời gian sinh trưởng, năng suất của

cây lúa vụ xuân theo các kịch bản BĐKH được mô phỏng, tính toán đến năm

2040. Theo đó BĐKH diễn ra không làm thay đổi nhiều thời gian sinh trưởng

của lúa xuân ở vùng 1, nhưng làm thay đổi năng suất do các yếu tố nhiệt độ vẫn

thấp, lượng mưa ít. Ở vùng 2, thời gian sinh trưởng của lúa xuân trong các kịch

bản bị rút ngắn, trừ kịch bản B1, A2 vào năm 2020 có thời gian sinh trưởng kéo

dài hơn so với thời gian tham thiếu. Vùng 3 là vùng thuộc chế độ thời tiết của

trạm SaPa có độ cao lớn nhất trong tỉnh, BĐKH có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thời

gian của lúa xuân, ở kịch bản B2, A2 của năm 2040: Thời gian sinh trưởng của

lúa rút ngắn đến 20 ngày, tuy nhiên năng suất vẫn ổn định do BĐKH làm nhiệt

độ tăng có lợi cho sự phát triển của cây lúa.

3. Xu thế tác động của BĐKH đến thời gian sinh trưởng, năng suất lúa

mùa theo các kịch bản BĐKH đến năm 2040. Dưới tác động của BĐKH thì thời

gian sinh trường của lúa mùa được rút ngắn, nhiều nhất là ở vùng 1, với kịch bản

B2, A2 có thể rút ngắn đến 30 ngày hoặc hơn, tuy nhiên năng suất lúa tại vùng 1

lại không bị tác động mạnh mẽ. Vùng 2, vùng 3 năng suất lúa nếu được tưới, bón

phân và chăm sóc tốt thì năng suất lúa ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều so với

thời gian tham chiếu.

4. Các giải pháp chung ứng phó với BĐKH của ngành trồng lúa tỉnh Lào Cai.

5. Giải pháp cụ thể ứng phó với BĐKH

Đề xuất cây trồng luân canh với cây lúa là cây thuốc lá, thời vụ gieo trồng

chủ yếu tại các chân ruộng trồng lúa mùa với vụ xuân, và trên diện tích triền đồi,

ruộng bậc thang đối với vụ hè thu.

Page 98: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 90 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

KIẾN NGHỊ

- Trong nghiên cứu này mới chỉ đánh giá tác động của BĐKH đến ngành

trồng lúa ở tầm vĩ mô cho toàn tỉnh, chưa đánh giá chi tiết đến từng huyện cụ thể.

Khi đánh giá tác động cũng mới dừng lại ở việc đánh giá chung về tác động của các

yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng, các hiện tượng thời tiết cực đoan đến diện

tích, năng suất cây lúa, chưa định lượng ra con số cụ thể.

- Do hạn chế về nguồn số liệu và thời gian nên trong nghiên cứu chưa xem

xét ảnh hưởng của BĐKH đến lúa nương – được trồng với diện tích không lớn

nhưng lại là giống lúa đặc sản, có chất lượng, giá thành cao của tỉnh. Do vậy hướng

nghiên cứu tiếp theo cần bổ sung tác động của BĐKH đến lúa nương của tỉnh.

- Tiếp tục phát triển các nghiên cứu, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc

biệt là ngành trồng lúa, ưu tiên các giải pháp ứng phó với BĐKH đến sự thay đổi

của ngành trồng lúa phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh lương

thực tỉnh Lào Cai bởi trong tương lai sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, dòng chảy,

các biểu hiện khí hậu cực đoan như hạn hán, lũ quét, sương muối, mưa đá, băng

giá... sẽ tác động mạnh theo các chiều hướng phức tạp hơn.

- Hướng phát triển trong thời gian tiếp theo là nghiên cứu sự thay đổi, dự báo

trong tương lai đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực ( lâm nghiệp, công nghiệp, xây

dựng, các nguồn tài nguyên đất, nước...) để ứng phó với BĐKH đang diễn ra.

Page 99: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 91 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng

cho Việt Nam.

2. Chi cục thống kê tỉnh Lào Cai (2012), Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai.

3. Nguyễn Văn Thắng và nnk (2011), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nhà

xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

4. Nguyễn Việt Nam (2013), Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương với biến đổi khí

hậu làm cơ sở xây dựng các chính sách và hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho các vùng

chịu tác động của biến đổi khí hậu. Đề tài trong nhiệm vụ ứng phó với BĐKH lĩnh

vực nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015.

5. Nguyễn Văn Thắng (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các

điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược

phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở

Việt Nam, Đề tài cấp Nhà nước KC.08/06-10, Hà Nội, 2010.

6. Phạm Quang Hà (2010), Đánh giá tác động, xác định các giải pháp ứng phó, xây

dựng và triển khai các kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trong các

lĩnh vực Nông nghiệp, Thủy sản. Đề tài trong nhiệm vụ ứng phó với BĐKH lĩnh

vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai (2012), Báo cáo sản xuất lúa

các năm.

8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai (2012), Báo cáo cơ cấu

giống lúa tỉnh Lào Cai.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai (2012), Kịch bản biến đổi khí hậu

tỉnh Lào Cai.

Page 100: TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC T NHIÊN - hus.vnu.edu.vn (124).pdf · Đánh giá tác động của các yếu tố khí hậu đến cây lúa giai đoạn 2005 – 2011..51

Luận văn tốt nghiệp Đặng Thị Thanh Hoa – K19 CH MT

Khoa Môi trường 92 Trường ĐH Khoa học tự nhiên

10. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai (2012), Kế hoạch hành động triển

khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH tỉnh Lào Cai.

11. Trần Văn Thể (2009), Nghiên cứu tác động của BĐKH đến nông nghiệp và giải

pháp ứng phó (Trồng trọt). Báo cáo tổng kết Dự án UNDP – MARD.

12. Trần Thục và nnk (2011), Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước

Việt Nam, Viện Khoa học khí tượng Thủy văn và Môi trường, Hà Nội.

13. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2012), Tác động của biến đổi khí hậu

tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam đến năm 2050, Nhà xuất bản Thống

kê, Hà Nội.

14. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2012), Tài liệu hướng dẫn

đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, Nhà

xuất bản Tài nguyên – Môi trường và bản đồ Việt Nam, Hà Nội.

Tiếng Anh

15. Gerrit Hoogenboom, J.W.Jones, Cheryl Porter (2010), DSSAT v4.5 Overview.

16. WWF-India (2010), Impacts of Climate Change on Growth and Yield of Rice

and Wheat in the Upper Ganga Basin.