trung tÂm khuy Ế ỒchÍ minh n i, tp.hcm s 333 Đt:028

16
1 | Trong snày Giá cả nông sản Giá ccác mt hàng nông sn ti TP.HCM. Hỏi: Cho em hỏi hiện nay có cơ quan nào kiểm tra bệnh di truyền qua hạt giống không ạ? Ngô Mai Địa ch: Email: [email protected] Chuối Việt Nam nhập khẩu vào Nhật Bản tăng rất mạnh, giá cao S33 2020 Cây nha đam giúp nông dân Rịa - Vũng Tàu 'đổi đời' Sở Nông nghiệp PTNT TP. Hồ Chí Minh: ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi heo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 – 2025” năm 2021 BNông nghip và PTNT: Phê duyệt Đề án Phát trin nuôi tôm và xut khu tôm hùm đến năm 2025 TRUNG TÂM KHUYN NÔNG TP.HCHÍ MINH 98 (Lu 3B) Trn Quang Khải, P.Tân Định, Qun I, TP.HCM ĐT:028 39313016 - Email: [email protected] Fax: (028) 39312018 - Website: www. khuyennongtphcm.vn Phát hành ngày 10-20-30 hàng tháng Tình hình sn xut cây trng và sâu bnh hi

Upload: others

Post on 19-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

1 |

Trong số này

GGiiáá ccảả nnôônngg ssảảnn

Giá cả các mặt hàng

nông sản tại TP.HCM.

Hỏi: Cho em hỏi hiện nay có cơ quan nào kiểm tra

bệnh di truyền qua hạt giống không ạ? Ngô Mai Địa

chỉ: Email: [email protected]

Chuối Việt Nam

nhập khẩu vào

Nhật Bản tăng

rất mạnh, giá

cao

SSốố 3333

22002200

Cây nha đam giúp nông

dân ở Bà Rịa - Vũng Tàu

'đổi đời'

Sở Nông nghiệp và

PTNT TP. Hồ Chí Minh:

ban hành kế hoạch thực

hiện Đề án “Tái cơ cấu

ngành chăn nuôi heo

trên địa bàn TP. Hồ Chí

Minh giai đoạn 2020 –

2025” năm 2021

Bộ Nông nghiệp và

PTNT: Phê duyệt Đề

án Phát triển nuôi

tôm và xuất khẩu

tôm hùm đến năm

2025

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TP.HỒ CHÍ MINH

98 (Lầu 3B) Trần Quang Khải, P.Tân Định, Quận I, TP.HCM

ĐT:028 39313016 - Email: [email protected]

Fax: (028) 39312018 - Website: www. khuyennongtphcm.vn

Phát hành ngày 10-20-30 hàng tháng

Tình hình sản xuất cây

trồng và sâu bệnh hại

Page 2: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

2 |

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mô hình rau áp dụng kỹ thuật công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

Page 3: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

3 |

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT: PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN

NUÔI TÔM VÀ XUẤT KHẨU TÔM HÙM ĐẾN NĂM 2025

Nhằm phát triển nuôi và xuất

khẩu tôm hùm theo hướng bền vững

và hiệu quả, bảo đảm chất lượng và

an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu

tiêu thụ trong nước và xuất khẩu;

Ngày 05/11/2020 vừa qua, Bộ Nông

nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết

định 4431/QĐ-BNN-TCTS Phê

duyệt Đề án Phát triển nuôi tôm và

xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025.

Theo đó Đề án đề ra mục tiêu

cụ thể là đến năm 2025, thể tích lồng

nuôi đạt khoảng 1,6 triệu m3, diện

tích nuôi trong hệ thống trên bờ đạt

180 ha; Tổng sản lượng nuôi đạt

3.000 tấn/năm; Giá trị kim ngạnh

xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm

(bao gồm xuất khẩu tại chỗ); Đáp

ứng đủ nhu cầu về số lượng (khoảng

9 - 10 triệu con tôm giống) đảm bảo

chất lượng, nguồn gốc; Áp dụng các

công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao

năng suất, hiệu quả kinh tế, bảo vệ

môi trường và nguồn lợi hải sản;

Đảm bảo 100% các vùng nuôi tôm

hùm tập trung và các cơ sở đóng gói,

sơ chế, chế biến, bảo quản tôm hùm

xuất khẩu được cấp mã số và đảm

bảo khả năng truy xuất nguồn gốc,

đáp ứng quy định thị trường tiêu thụ.

Đề án xây dựng các chương

trình dự án ưu tiên đầu tư đến năm

2025, gồm có 12 dự án. Về chương

trình nuôi, có 03 dự án (Thí điểm xây

dựng mô hình nuôi tôm hùm thương

phẩm công nghệ cao trên biển;

Nghiên cứu xây dựng mô hình và

hoàn thiện quy trình nuôi tôm hùm

theo nhiều giai đoạn; Hoàn thiện quy

trình sản xuất thức ăn hỗn hợp quy

mô công nghiệp). Về chương trình

môi trường và dịch bệnh, có 02 dự án

(Đánh giá sức tải môi trường vùng

nuôi tôm hùm và đề xuất giải pháp

hạn chế ô nhiễm môi trường; Đánh

giá một số yếu tố nguy cơ liên quan

đến bệnh sữa trên tôm hùm và đề

xuất giải pháp). Về cơ sở hạ tầng, có

01 dự án là Báo cáo nghiên cứu tiền

khả thi về phát triển hạ tầng các vùng

nuôi tôm hùm tập trung giai đoạn

2025 – 2045. Về chế biến thương

CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

Ảnh minh họa

Page 4: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

4 |

mại, có 03 dự án (Hoàn thiện quy

trình công nghệ bảo quản, vận

chuyển sống tôm hùm; Nghiên cứu,

kết nối phát triển thị trường tiêu thụ

tôm hùm; Nghiên cứu sản xuất thử

nghiệm các sản phẩm giá trị gia tăng

từ tôm hùm). Về tổ chức sản xuất, có

03 dự án (Xây dựng cơ sở dữ liệu sản

xuất, xuất khẩu tôm hùm; Xây dựng

mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu

thụ tôm hùm; Xúc tiến thành lập

Hiệp hội của người nuôi, chế biến và

xuất khẩu tôm hùm Việt Nam).

Đề án cũng nêu rõ về tổ chức

thực hiện, ngoài Tổng cục Thủy sản

là đơn vị chính, còn có các đơn vị

liên quan: Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác

quốc tế, Vụ Khoa học Công nghệ và

Môi trường, Vụ Tài Chính, Vụ Tổ

chức Cán bộ, Cục Thú y, Cục Chế

biến và Phát triển thị trường nông

sản, Cục Quản lý chất lượng Nông

Lâm sản và Thủy sản, Trung tâm

Khuyến nông Quốc gia, Các viện –

Trường nghiện nghiên cứu về Thủy

sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn các tỉnh – thành phố trực

thuộc Trung ương ven biển miền

Trung, Các Hội – Hiệp hội.

M.Hiếu

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: BAN HÀNH

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH CHĂN NUÔI

HEO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2020 –

2025” NĂM 2021

Thực hiện Quyết định số

545/QĐ-UBND ngày 17 tháng 02

năm 2020 của Ủy ban nhân dân

Thành phố Hồ Chí Minh về phê

duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn

nuôi heo trên địa bàn Thành phố Hồ

Chí Minh giai đoạn 2020-2025” với

mục tiêu chung “Phát triển chăn nuôi

theo hướng giảm tỷ lệ đàn heo thịt,

tăng tỷ lệ đàn heo giống, hướng đến

hình thành nhiều trại heo giống cụ

kỵ, ông bà, bố mẹ để cung cấp con

giống có chất lượng cao cho người

chăn nuôi Thành phố và các tỉnh;

Tiếp tục duy trì Thành phố là trung

tâm cung cấp con giống cho cả nước;

Chuyển chăn nuôi heo nông hộ nhỏ

lẻ sang chăn nuôi trang trại quy mô

lớn hơn, công nghiệp có kiểm soát;

ứng dụng công nghệ cao đảm bảo an

toàn sinh học, chăn nuôi theo quy

trình VietGAHP; Chuyển dịch liên

kết trong sản xuất và tái cơ cấu theo

chuỗi giá trị, ngành hàng, gắn với các

mô hình kinh tế tập thể, phát triển tổ

chức sản xuất liên kết theo mô hình

chuỗi sản phẩm từ khâu sản xuất đến

thị trường trong nước và hướng đến

xuất khẩu, nhằm giảm khâu trung

TIN TỨC

Page 5: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

5 |

gian, giảm chi phí giá thành, đảm bảo

chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu

quả kinh tế”.

Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn vừa xây dựng Kế hoạch

thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành

chăn nuôi heo trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2025”

năm 2021, với mục tiêu cụ thể như:

Giảm nhanh các hộ chăn nuôi không

đảm bảo an toàn sinh học, nhất là các

hộ chăn nuôi tận dụng thức ăn thừa.

Ổn định đàn heo khoảng 200.000

con, quy mô chăn nuôi bình quân

đạt 75-100 con/hộ; tỷ lệ hộ chăn

nuôi được chứng nhận VietGAHP

đạt trên 60-80%; phấn đấu 90-100%

các hộ chăn nuôi thực hiện các quy

định pháp luật về bảo vệ môi

trường… Cơ bản hình thành hệ thống

tháp giống toàn Thành phố, với đàn

giống cụ kỵ (GGP) 1.673 con. Ứng

dụng công nghệ thông tin trong công

tác chọn giống (BLUP,GenBLUP).

Trên 50% các cơ sở sản xuất giống

heo trên địa bàn Thành phố được

chứng nhận con giống theo các tiêu

chuẩn hiện hành; Hoàn thiện bản đồ

số hóa quản lý đàn heo và dịch bệnh

trên địa bàn Thành phố; Thống nhất

hệ thống quản lý giống heo từ cơ sở

sản xuất giống đến cơ quan quản lý

nhà nước; Duy trì 08 xã thuộc huyện

Củ Chi và 01 xã thuộc huyện Hóc

Môn an toàn với bệnh Lở mồm long

móng trên heo; Phấn đấu trên 10% hộ

chăn nuôi tham gia tổ hợp tác, hợp

tác xã chăn nuôi theo chuỗi liên kết

ngành hàng thịt heo.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT

TP. Hồ Chí Minh giao cho các đơn vị

trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT

Thành phố xây dựng và đưa ra giải

pháp thực hiện 12 nội dung trong

năm 2021 như: Tổ chức tái cơ cấu

sản xuất ngành chăn nuôi theo vùng;

Tái cơ cấu về phương thức sản xuất

chăn nuôi; Tái cơ cấu theo chuỗi giá

trị ngành hàng; Quản lý chăn nuôi

heo và phòng chống dịch bệnh; Thực

hiện kiểm định giống heo theo

phương pháp BLUP; Nhập nội, cải

thiện đàn heo giống cụ kỵ nguồn gốc

từ nước ngoài; Tổ chức hội nghị tư

vấn củng cố và nâng cao hoạt động

của các mô hình kinh tế hợp tác trong

chăn nuôi heo; Tổ chức khảo sát, học

tập các mô hình Hợp tác xã điển hình

về liên kết sản xuất, xây dựng kế

hoạch kinh doanh tại các tỉnh, thành;

Thực hiện các phóng sự phát sóng

truyền hình về vai trò của hợp tác xã

trong chuỗi liên kết chăn nuôi heo;

Xây dựng chuyên đề giải pháp hỗ trợ

cho hộ chăn nuôi heo tổ chức lại sản

xuất theo chuỗi giá trị thông qua liên

kết sản xuất; Tham mưu, đề xuất giải

pháp và chính sách hỗ trợ thu hút các

doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn

nuôi heo gắn với thị trường tiêu thụ;

Truyền thông, tập huấn, đào tạo, tổ

chức hội nghị, hội thảo, tham quan

Page 6: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

6 |

học tập mô hình; Trình diễn, chuyển

giao mô hình, chuyển dịch sản xuất

nông nghiệp; Ứng dụng công nghệ

gen trong chọn lọc giống heo kháng

bệnh; Đào tạo nguồn nhân lực phát

triển chăn nuôi heo; Hỗ trợ xúc tiến

thương mại cho ngành chăn nuôi heo;

Xây dựng mô hình sản xuất thực

nghiệm liên quan đến chăn nuôi heo

và chuyển giao ứng dụng khoa học

kỹ thuật trong sản xuất con giống

chăn nuôi heo; Chuyển đổi từ chăn

nuôi heo sang các lĩnh vực khác với

tổng kinh phí thực hiện trong năm

2021 là 3.955.479.455 đồng

Trúc Minh

CHUỐI VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO NHẬT BẢN TĂNG RẤT MẠNH,

GIÁ CAO

Năm nay, Nhật Bản tăng

nhập khẩu chuối Việt Nam, với

lượng và giá trị tăng mạnh. Giá chuối

Việt Nam nhập vào Nhật cũng ở mức

cao so với các nguồn cung khác.

Chuối Việt Nam nhập khẩu vào Nhật

Bản tăng mạnh. Ảnh: Fohla.

Theo Trung tâm Thương mại

Quốc tế (ITC), nhập khẩu trái chuối

của Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm

2020 đạt 806,2 nghìn tấn, trị giá 762

triệu USD, tăng 3,1% về lượng và

tăng 2,7% về trị giá so với cùng kỳ

năm 2019. Giá trái chuối nhập khẩu

bình quân đạt 945,3 USD/tấn.

Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu

năm 2020 Nhật Bản tăng mạnh nhập

khẩu trái chuối từ Mexico,

Guatemala, Costa Rica, Việt Nam và

Đài Loan.

Việt Nam là thị trường cung

cấp trái chuối lớn thứ 7 cho Nhật

Bản. Trong 9 tháng đầu năm nay,

Nhật Bản nhập khẩu chuối Việt Nam

đạt 3,35 nghìn tấn, trị giá 4,3 triệu

USD, tăng 92,6% về lượng và tăng

100,4% về trị giá so với cùng kỳ năm

2019.

Điều đáng chú ý là giá chuối

nhập khẩu bình quân từ Việt Nam ở

mức cao, đạt 1.296,1 USD/tấn, tăng

0,4% so với cùng kỳ. Với giá như

trên, giá chuối Việt Nam nhập khẩu

vào Nhật Bản chi đứng sau giá chuối

Đài Loan trong Top 10 nước xuất

khẩu chuối lớn nhất vào Nhật Bản.

Sơn Trang

(Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Page 7: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

7 |

CHĂM HOA TẾT SAU BÃO LŨ

Những ngày này, người

trồng hoa ở xã Nghĩa Hiệp (huyện

Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) đang

tất bật chăm hoa tết sau bão lũ.

Năm nay, số hoa tết ở vựa hoa

giảm 20-30% so với năm ngoái.

Do ảnh hưởng bão lũ vừa qua,

các chậu hoa cúc, hoa hồng… có hiện

tượng nấm mốc, vàng lá, hư hại.

Nhiều chủ vườn ở xã Nghĩa Hiệp

(huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi)

đang khẩn trương chăm sóc lại chậu

hoa cảnh.

Nỗ lực cứu chậu hoa cúc bị

héo, nấm lá, vàng lá, hư hại được

thực hiện khẩn trương. Mỗi ngày, các

chủ vườn đều phải ngắt bỏ từng cành

lá vàng úa, phun thuốc, rải vôi để hạn

chế sinh nấm sau bão lũ.

Bà Bùi Thị Túc (xã Nghĩa

Hiệp, huyện Tư Nghĩa) cho biết:

“Năm nay, nhà tôi trồng 500 chậu

cúc đã được 3 tháng, nhưng do bão

lũ, cúc bị ngâm nước. Hiện nay, cây

bị nấm, vàng héo, cháy lá rất nhiều.

Gia đình phải nhặt từng lá úa, ráng

chăm cây để bán dịp tết”.

Đa số các nhà vườn tại xã Nghĩa

Hiệp, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng

Ngãi gặp tình trạng chậu cúc bị vàng

lá, héo úa sau bão lũ kéo dài. Ảnh:

NGUYỄN TRANG

Nhà vườn bà Nguyễn Thị

Thiệu (xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư

Nghĩa) trồng 300 chậu hoa cúc. Mặc

dù, bà Thiệu đã dùng cách kê cao

chậu hoa tránh lũ nhưng do lượng

mưa kéo dài nên cúc bị hư hỏng, gãy

cành, phần lá cúc bị héo úa. Đang

cắm cọc tre để định hình chậu hoa

cúc, không khỏi lo lắng, bà Thiệu

nói: “Năm nay, mưa bão liên miên,

chi phí tăng, chậu bị hư hại, sợ hoa

lại không đẹp bằng năm ngoái nên

chúng tôi lại càng lo lắng hơn".

Năm nay, các nhà vườn đã chủ

động phòng chống bão lũ bằng cách

kê cao chậu cúc. Tuy nhiên, hoa cúc

rất dễ sinh bệnh khi thời tiết thay đổi.

Bà Thiệu chia sẻ: “Theo kinh

nghiệm người trồng hoa ở vùng ven

sông, khi bão thì đưa chậu cúc xuống

đất, còn lũ lụt thì kê chậu cao lên để

tránh thiệt hại hoàn toàn, nhưng do

mưa kéo dài nên cúc bị hư".

Người trồng hoa phải nhặt từng lá

vàng úa, hư hại trên cây cúc để cứu

cây sau bão lũ. Ảnh: NGUYỄN

TRANG

Theo các nhà vườn, năm trước,

những chậu cúc đẹp, chậu trung bình

có giá 120.000-150.000 đồng/chậu,

các loại chậu cúc lớn có đường kính

hoa từ 80cm trở lên thì giá cao hơn

Page 8: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

8 |

đến 300.000-400.000 đồng/chậu tại

vườn. Tuy nhiên, tình hình thời tiết

bất lợi và thị trường sau dịch Covid-

19 nhiều biến động nên người trồng

hoa rất lo lắng về giá mua của thương

lái.

Bà Võ Thị Thịnh, Chủ tịch

UBND xã Nghĩa Hiệp, cho biết:

“Người trồng lo lắng vì năm nay kinh

tế chung suy giảm, thị trường ảnh

hưởng nên nhu cầu mua hoa cũng

giảm theo. Vì vậy, người dân đã

trồng ít lại, bình quân chỉ 300

chậu/nhà vườn”. Năm nay, các nhà

vườn tại làng hoa Nghĩa Hiệp đã

giảm 20-30% số lượng chậu so với

năm ngoái, số hộ giảm từ 700 xuống

chỉ còn 500 hộ đang trồng hoa cảnh

tết.

Mưa bão lũ xảy ra đã khiến

7.800 chậu hoa cảnh trên toàn tỉnh

Quảng Ngãi bị thiệt hại. Theo kinh

nghiệm người trồng hoa xã Nghĩa

Hiệp, phải chờ qua 23-10 âm lịch, tức

đầu tháng 12 dương lịch mới có thể

tạm ngưng ảnh hưởng thời tiết. Lúc

đó, các nhà vườn tăng nhân công,

phân bón để đẩy nhanh chăm sóc cây

cảnh.

Người dân chăm lại chậu cúc đang bị

vàng lá, héo úa do mưa kéo dài. Ảnh:

NGUYỄN TRANG

Từng chậu hoa được người trồng hoa

kê cao để chống lũ khi nước sông Vệ

dâng cao. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Họ đã dùng những chiếc ghế nhựa,

thùng sơn cũ để bảo vệ từng chậu

hoa khi cơn bão quét qua. Ảnh:

NGUYỄN TRANG

Nhưng mưa kéo dài đã gây tình trạng

ngậm nước, hoa cảnh rất dễ sinh

bệnh khi thời tiết thay đổi. Ảnh:

NGUYỄN TRANG

Page 9: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

9 |

Cắm cọc để định hình chậu hoa cúc,

tích cực chăm sóc để chậu hoa phát

triển tốt. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Nghề trồng cúc đối với người dân xã

Nghĩa Hiệp là nguồn kinh tế chủ yếu

của cả năm và đây là vựa hoa lớn

nhất tỉnh Quảng Ngãi, cung cấp

nguồn hàng đi khắp các tỉnh thành.

Ảnh: NGUYỄN TRANG

Thị trường biến động khiến người

trồng lo lắng, sợ mức độ tiêu thụ

giảm. Ảnh: NGUYỄN TRANG

Những vườn hoa hồng đang được

chăm sóc trở lại sau mưa bão. Ảnh:

NGUYỄN TRANG

Một vườn ươm hoa hồng đang khoe

sắc, sau đó sẽ được cắt đọt hoa để

thân cây phát triển. Ảnh: NGUYỄN

TRANG

Người trồng hoa hy vọng năm nay

giá hoa sẽ bằng năm ngoái để người

dân có cái tết đủ đầy. Ảnh: NGUYỄN

TRANG

NGUYỄN TRANG –

Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam

Page 10: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

10 |

Phụ lục .Thông tin tình hình sinh vật hại cây trồng tuần 47

(từ 10/11/2020 đến 17/11/2020) tại các quận huyện TP. HCM 1. Tiến độ sản xuất cây trồng vụ Hè thu 2020 (đến ngày 17/11/2020)

TT Cây trồng Đơn vị Thực hiện

1 Lúa Mùa 2020 ha 5.973

2 Lúa Đông xuân 2020-2021 ha 878

3 Rau Đông xuân 2020-2021 ha 1.731,4

4 Lũy kế rau năm 2020 ha 14.571,6

5 Hoa, cây kiểng ha 2.359

6 Cây công nghiệp ha 1.152,3

7 Cây ăn quả ha 2.875,7

2. Tình hình sinh vật hại tuần 47/2020

Cây trồng Sinh vật hại Diện tích

nhiễm (ha)

Mức độ

nhiễm Vùng (quận/huyện)

Cây lúa vụ

Mùa 2020

Sâu cuốn lá 53,7 Nhẹ CC

Bọ xít hôi 1,9 Nhẹ CC-HM

OBV 186 Nhẹ CC-HM

Đạo ôn 1,4 Nhẹ CC

Khác 45,0 Nhẹ CC

Cây rau

Sâu xanh 43,0 Nhẹ CC-HM-Q12-BC-BT

Sâu ăn tạp 91,3 Nhẹ TĐ-HM-Q12-Q9-BC-BT-CC

Rầy xám 28,6 Nhẹ TĐ-Q9-HM-Q12

Gỉ trắng 35,3 Nhẹ HM-Q12-BC-BT-CC

Thối nhũn 4,7 Nhẹ TĐ-HM-Q12-BC

Sinh vật hại khác 288,2 Nhẹ TĐ-Q9-HM-Q12-Q9-BC-BT

Hoa lan Muỗi hại bông, đốm lá, … 11,8 Nhẹ TĐ-Q9-Q2-CC-BC-BT-CG-NB-Q7

Hoa mai Sâu ăn lá, bọ trĩ, …. 51,9 Nhẹ TĐ-Q9-Q2-CC-BC-BT-CG-HM-Q12

Hoa sứ Rệp sáp, sâu xanh… 0,3 Nhẹ Q9-CC-BC-CG

Bonsai Sâu ăn lá, sâu đục thân 0,2 Nhẹ BC

3. Dự báo trong thời gian tới (tuần 48/2020 từ 17/11/2020 đến 24/11/2020)

Cây trồng Sinh vật hại Giải pháp khắc phục Vùng

Trên cây lúa

Vụ Mùa 2020: sâu cuốn lá, bọ trĩ, rầy

nâu…

Vu Đông xuân 2020-2021: rầy nâu, bọ trĩ,

sâu cuốn lá, sâu phao…

Thăm đồng thường xuyên, theo dõi mật số

rầy di trú vào đèn, gieo sạ né rầy tập trung,

chủ động tưới tiêu, giống gieo sạ từ 80-100

kg/ha, sử dụng thuốc 4 đúng,…

CC-HM-BC-

BT-CG

Trên cây rau Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, rầy xám,

thối nhũn , gỉ trắng,…

Vệ sinh vườn, cày ải phơi đất 7 – 10 ngày

trước khi gieo cấy; bón phân cân đối, thu

gom và tiêu hủy cây bệnh, phòng trừ các loài

côn trùng chích hút, cắn phá; chủ động tưới

tiêu, thoát nước

TĐ-Q9-HM-

Q12-BC-BT-

CC

Trên hoa,

cây kiểng

Muỗi đục bông, ốc sên, thối nhũn (hoa

lan); sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp vải (mai); sâu

xanh (hoa sứ), sâu ăn lá (hoa nền),…

Vệ sinh vườn, cải tạo vườn thông thoáng,

phòng ngừa các các loài côn trùng gây hại,…

TĐ-Q9-HM-

Q12-BC-BT-

CC-CG-NB

Trên cây

trồng khác

Sâu đục thân mía; rệp sáp, khảm lá khoai

mì; bệnh vàng lá greening cam quýt; chổi

rồng nhãn; bọ cánh cứng hại dừa

Điều tra sinh vật hại đồng ruộng định kỳ, sử

dụng các biện pháp IPM trong quản lý dịch

hại,…

CC-BC-HM-

CG-NB

Chi cục Trồng trọt và BVTV

Page 11: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

11 |

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG

CÂY NHA ĐAM GIÚP NÔNG DÂN Ở BÀ RỊA – VŨNG TÀU “ĐỔI MỚI”

Thời gian qua, nhiều nông dân

ở huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa -

Vũng Tàu chuyển đổi cây trồng từ cây

tiêu sang cây nha đam và khá lên nhờ

sự chuyển đổi này.

So với trồng tiêu, trồng nha

đam có vốn đầu tư ít hơn, không tốn

công nhiều mà đầu ra lại khá ổn định,

hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, cây nha

đam đang là một hướng đi mới cho

nông dân Châu Đức trong chuyển đổi

cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả

sử dụng đất.

Trồng nha đam thu nhập cao Ông Trần Lưu Thụy ở xã Bình

Giã, huyện Châu Đức là người đầu

mang giống cây nha đam Mỹ về trồng

trên vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trước đó, gia đình ông sống bằng

vườn trồng tiêu và cà phê với thu

nhập ổn định. Nhưng vài năm nay, hồ

tiêu liên tục mất giá, còn cà phê thì

già cỗi, năng suất kém và muốn trồng

lại thì tốn rất nhiều tiền. Cách đây 3

năm, tìm hiểu trên internet, ông Thụy

biết được cây nha đam dễ trồng, nhu

Trồng nha đam đang cho nông dân

Bà Rịa – Vũng Tàu thu nhập ổn định

cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

lại rất lớn. Từ đó, ông tính toán rồi

quyết định nên nhập từ Mỹ về 1.000

cây nha đam, trồng thử nghiệm trên

diện tích 300m².

Theo ông Thụy, lúc đầu thu

hoạch, mỗi ngày ông cắt được khoảng

50kg nha đam và chủ yếu bán cho

người dùng quanh vùng. Năm 2019,

ông Thụy mở rộng diện tích trồng nha

đam lên 5 sào và năng suất ổn định 3

tấn/sào thì cũng là lúc các doanh

nghiệp chế biến nước giải khát vào

thu mua lá với giá từ 2.700 - 4.000

đồng/kg. Bây giờ, chỉ riêng vườn nha

đam, ông Thụy đã có thu nhập ổn

định hơn 120 triệu đồng/năm.

"Lúc đó tôi nhập về trồng thử,

chủ yếu cho cây sống trên đất rồi tính

sau, giờ ổn rồi. Thời điểm từ tháng 11

đến tháng 5 là nhu cầu tiêu thụ hàng

nhiều nên các công ty rất thiếu nguồn

nguyên liệu lá nha đam nên đẩy giá

lên rất cao, có khi mua từ 4.000 -

5.000 đồng/kg lá, mỗi tháng mình thu

mỗi cây 1 kg lá" - ông Thụy chia sẻ.

Cũng như ông Thụy, ông

Hoàng Cung, thôn Vĩnh Bình, xã Bình

Giã, huyện Châu Đức chia sẻ, do tiêu

mất giá liên tục nhiều năm liền nên 4

ha tiêu của gia đình ông bị thất thu.

Ông Cung tìm hiểu qua nhiều loại cây

trồng như chanh dây, gấc… nhưng

thấy không khả thi. Cuối cùng, ông

quyết định trồng nha đam.

Page 12: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

12 |

Cán bộ Hội nông dân đang hướng

dẫn người dân canh tác nha đam.

Tháng 5/2018, ông đầu tư 40

triệu đồng đầu tư hệ thống tưới, cây

giống và bắt đầu trồng thử nghiệm 1

sào nha đam ngay trên vườn tiêu kém

hiệu quả. Sau 10 tháng, nha đam cho

thu hoạch lứa đầu tiên. Ông Cung tính

toán, dù tỷ lệ cây bị thối ở vụ đầu là

30%, nhưng năng suất vẫn còn 3

tấn/sào, với giá hơn 4.700 đồng/kg lá,

cộng với tiền bán cây giống, ông vẫn

lời gần 40 triệu đồng. Vì vậy, năm

ngoái, ông Cung đã đầu tư trồng thêm

hơn 2 sào nha đam.

"Cây nha đam giá 2.000

đồng/kg là đã có lời rồi, một sào đất

của tôi thu hoạch từ lá tầm 20 triệu

đồng, còn bán cây giống từ 15 - 18

triệu đồng nên chỉ cần 1 năm sau là

có thể thu hồi vốn. So với cây tiêu thì

thu nhập vượt xa, cây tiêu thì 1 năm

sau mới thu hoạch còn nha đam hàng

tháng đã có thu nhập, chỉ cực chăm

sóc lúc đầu", ông Cung phấn khởi nói.

Hướng đến canh tác tập trung Nhận thấy hiệu quả kinh tế của

cây nha đam, Hội Nông dân huyện

Châu Đức đã khuyến khích hội viên

mở rộng thêm diện tích trồng. Từ vài

sào đất ban đầu của một vài hộ, đến

nay cả huyện Châu Đức đã có 70 hộ

nông dân trồng gần 10 ha nha đam, ở

khắp các xã Bình Ba, Suối Nghệ, Kim

Long, Sơn Bình, Suối Rao...

Trung bình mỗi cây nha đam thu

hoạch được 1kg lá.

Ông Thân Xuân Động, Phó

Chủ tịch Hội nông dân huyện Châu

Đức cho biết, để hỗ trợ đầu ra ổn định

cho nông dân trồng nha đam, Hội

đang liên hệ với các doanh nghiệp thu

mua, bàn bạc việc ký hợp đồng bao

tiêu sản phẩm.

Theo ông Động: "Sau khi cây

tiêu chết nhiều người dân nghiên cứu

trên mạng mua giống bên nước ngoài

về trồng. Hiện chúng tôi đang liên hệ

với các doanh nghiệp ở Bình Dương,

Ninh Thuận và Tiền Giang để ký kết

với nông dân về đầu ra. Bên cạnh đó,

chúng tôi cũng thành lập các tổ hợp

tác, cho vay vốn quỹ hỗ trợ nông dân

để phát triển cây nha đam khoảng 50

ha từ nay đến năm 2023".

Từ năm 2018, HĐND huyện

Châu Đức cũng đã có nghị quyết về

chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ

trong nông nghiệp, thủy sản, trong đó

có hỗ trợ người trồng nha đam. Đến

nay, các mô hình được hỗ trợ có hiệu

quả rõ rệt, góp phần nâng cao thu

nhập cho người dân.

Page 13: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

13 |

HỎI - ĐÁP

Cây nha đam rất dễ trồng và ít tốn

công chăm sóc.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ

tịch UBND huyện Châu Đức, tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu cho biết, về lâu dài,

huyện đang hướng nông dân trồng nha

đam theo khu vực, theo cụm để thuận

tiện trong canh tác cũng như thu mua

của các doanh nghiệp. Huyện Châu

Đức cũng sẽ tư vấn vị trí cho các

doanh nghiệp để xây dựng nhà máy

chế biến nha đam và các nông sản

khác ngay trên địa bàn.

"Hiện nay cây tiêu vẫn là cây

chủ lực của địa phương, tuy nhiên giá

tiêu xuống thấp bà con cầm cự nhiều

năm qua nên xu hướng phải chuyển

đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả sử

dụng đất. Hướng của huyện là sẽ

chọn bà con trồng nha đam tham gia

vào chuỗi liên kết, tập trung để thuận

tiện chuyển giao kỹ thuật, doanh

nghiệp bao tiêu sản phẩm và vận

chuyển nông sản cũng dễ dàng" - ông

Liêm cho hay.

Có thể thấy, cây nha đam đang

cho thu nhập ổn định và là hướng

chuyển đổi mới cho nông dân tỉnh Bà

Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, chính

quyền địa phương khuyến cáo người

dân không phá bỏ vườn tiêu mà chỉ

nên chuyển đổi ở những diện tích tiêu,

cà phê năng suất kém. Song song đó,

người dân cần trồng nha đam theo

chuỗi liên kết và tập trung, gắn với thị

trường tiêu thụ, để không luẩn quẩn

trong vòng “trồng - chặt” theo thời

giá./.

Lưu Sơn/VOV-TP HCM

Hỏi: Cho em hỏi hiện nay có cơ quan nào kiểm tra bệnh di truyền

qua hạt giống không ạ? Ngô Mai Địa chỉ: Email: [email protected]

Trả lời: Chào bạn !

- Theo các tài liệu, giáo trình

hiện nay không có bệnh hại thực vật

nào “di truyền” qua hạt giống mà

chủ yếu là bệnh “lan truyền” qua hạt

giống và các con đường khác.

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều

Viện nghiên cứu, Học viện, Trường

Đại học, Trung tâm Giám định kiểm

dịch thực vật, … có trình độ chuyên

môn về bệnh cây, sinh học phân tử

và có thiết bị thí nghiệm phù hợp

đều có thể giám định nấm, vi khuẩn,

virus, phytoplasma, viroid gây bệnh

trên thực vật.

Trân trọng!

Theo Cổng thông tin điện từ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn

Page 14: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

14 |

GIÁ CẢ NÔNG SẢN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHỢ ĐẦU MỐI BÌNH ĐIỀN, HUYỆN BÌNH CHÁNH (05/11/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Tôm sú (Bến Tre) Kg 260.000

- Tôm thẻ (Khánh Hòa) Kg 190.000

- Mực ống (Kiên Giang) Kg 245.000

- Mực lá (Kiên Giang) Kg 260.000

- Cá thu (Kiên Giang) Kg 155.000

- Cá kèo (Bạc Liêu, Cần Thơ) Kg 65.000

- Cá thát lát Kg 150.000

- Cá rô Kg 37.000

- Cá điêu hồng Kg 45.000

- Ghẹ (Vũng Tàu) Kg 320.000

- Cá hú (Cần Thơ, An Giang) Kg 60.000

- Cá lóc (An Giang, Đồng Tháp) Kg 75.000

- Cá chẻm (Kiên Giang, Sóc Trăng) Kg 70.000

- Heo thịt nhập chợ Kg 75.000

- Gà công nghiệp nguyên con Kg 45.000

CHỢ ĐẦU MỐI CỦ CHI, HUYỆN CỦ CHI (30/10/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Rau cải xanh Kg 17.000

- Rau cải ngọt Kg 15.000

- Xà lách búp Kg 55.000

- Bí đỏ Kg 28.000

- Bí xanh Kg 25.000

- Khổ qua Kg 28.000

- Bầu Kg 20.000

- Rau muống nước Kg 9.000

- Đậu cô ve trắng Kg 70.000

- Hành lá Kg 45.000

- Ớt hiểm Kg 100.000

- Cà tím Kg 20.000

CHỢ ĐẦU MỐI HÓC MÔN, HUYỆN HÓC MÔN (05/11/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

Page 15: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

15 |

- Cà rốt (cọng tím) Kg 18.000

- Su su Kg 7.000

- Đậu que (Củ Chi, Tây Ninh) Kg 25.000

- Cải thảo Kg 14.000

- Bắp cải Kg 12.000

- Dưa leo (dưa chuột) Kg 8.000

- Cà chua thường loại 1 Kg 16.000

- Đậu bắp Kg 16.000

- Rau tần ô Kg 18.000

- Củ cải Kg 7.000

- Ớt sừng Kg 40.000

- Nấm rơm trắng, đen Kg 60.000

- Rau quế Kg 35.000

- Đu đủ Kg 12.000

- Chuối sứ Kg 9.000

- Thơm Kg 12.000

CHỢ TAM BÌNH, QUẬN THỦ ĐỨC (05/11/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Cam sành loại 1 Kg 15.000

- Quýt đường loại 1 Kg 24.000

- Bưởi năm roi loại 1 Kg 20.000

- Bưởi da xanh Kg 33.000

- Xoài cát Hòa Lộc loại 1 Kg 75.000

- Dưa hấu đỏ dài Kg 28.000

-Thanh long (Bình Thuận) Kg 17.000

- Mãng cầu tròn Kg 38.000

- Nhãn xuồng Kg 38.000

- Lồng mứt Kg

- Rau muống hạt Kg 18.000

- Khoai lang bí Kg 9.000

- Chanh giấy Kg 23.000

- Rau dền Kg 17.000

- Ngò rí Kg 18.000

Theo Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ NN

Chịu trách nhiệm nội dung Th.S Phạm Lâm Chính Văn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 98 (lầu 3B) – Trần Quang Khải – Phường Tân Định – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028. 39313016 Fax: 028.39312018

Email: [email protected] Website: http://www.khuyennongtphcm.vn .

Quyết định số 25/GP-STTTT ngày 28/7/2020 do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 28/7/2020

Page 16: TRUNG TÂM KHUY Ế ỒCHÍ MINH n I, TP.HCM S 333 ĐT:028

16 |

HỘI

Mô hình rau áp dụng kỹ thuật công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh