trung tÂm khuy n i, tp.hcm s 3322 [email protected]

16
1 | Trong snày Giá cả nông sản - Giá ccác mt hàng nông sn ti TP.HCM. Hi: Tôi đang nuôi vịt quy mô gia đình. Hiện tôi đang phối trn thức ăn cho chúng với tl1:1 cho tt cthành phn như sau: cám bắp + cám gạo + bã đậu nành+ hèm bia + rau muống băm nh. Tt ctrộn đều vi men vi sinh, ít nht 24 giờ. Sau đó cho ăn (tôi dùng thức ăn này cho gà và heo rừng lai ăn chung). Cho tôi hi thành phần dinh dưỡng như thế đã đủ chưa? Sao vịt rất đẹp lông trông to con nhưng nhký? Tôi nuôi thvườn có ao rng cho vt tm. Nuôi vt siêu nc và vt xiêm 4 tháng mà siêu nc 2,5 kg, vt xiêm con đực 3,8 kg, con mái có 2,5kg. Mong anh chchdn thêm, tôi thy hnuôi siêu nc có 55- 60 ngày gn 5 kg. (Trn Đình Trọng Nghĩa, số điện thoi 0899321281) Tìm đầu ra cho nông sản ĐBSCL S32 2020 Nhà vườn Đà Lt lo ế hoa chơi Tết UBND TP.HCM ban hành: Quyết định bãi b văn bản quy phm pháp lut vtuyn dng công chc, viên chc và xếp lương khi bổ nhim ngch BNông nghip PTNT: Ban hành Quyết định tăng cường ngun nhân lc phc vcho phát trin ngành tôm Việt Nam giai đoạn 2020 2025 TRUNG TÂM KHUYN NÔNG TP.HCHÍ MINH 98 (Lu 3B) Trn Quang Khải, P.Tân Đinh, Quận I, TP.HCM ĐT:028 39313016 - Email: [email protected] Fax: (028) 39312018 - Website: www. khuyennongtphcm.vn Phát hành ngày 10-20-30 hàng tháng Tình hình sn xut cây trng và sâu bnh hi

Upload: others

Post on 28-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1 |

Trong số này

GGiiáá ccảả nnôônngg ssảảnn

- Giá cả các mặt hàng

nông sản tại TP.HCM.

Hoi: Tôi đang nuôi vịt quy mô gia đình. Hiện tôi đang phối

trộn thức ăn cho chúng với tỷ lệ 1:1 cho tất cả thành phần

như sau: cám bắp + cám gạo + bã đậu nành+ hèm bia + rau

muống băm nho. Tất cả trộn đều với men vi sinh, ủ ít nhất

24 giờ. Sau đó cho ăn (tôi dùng thức ăn này cho gà và heo

rừng lai ăn chung). Cho tôi hoi thành phần dinh dưỡng như

thế đã đủ chưa? Sao vịt rất đẹp lông trông to con nhưng

nhẹ ký? Tôi nuôi thả vườn có ao rộng cho vịt tắm. Nuôi vịt

siêu nạc và vịt xiêm 4 tháng mà siêu nạc 2,5 kg, vịt xiêm con

đực 3,8 kg, con mái có 2,5kg. Mong anh chị chỉ dẫn thêm,

tôi thấy họ nuôi siêu nạc có 55- 60 ngày gần 5 kg. (Trần

Đình Trọng Nghĩa, số điện thoại 0899321281)

Tìm đầu ra cho nông

sản ĐBSCL

SSốố 3322

22002200

Nhà vườn Đà Lạt lo ế

hoa chơi Tết

UBND TP.HCM ban

hành: Quyết định bãi bo

văn bản quy phạm pháp

luật về tuyển dụng công

chức, viên chức và xếp

lương khi bổ nhiệm ngạch

Bộ Nông nghiệp và

PTNT: Ban hành Quyết

định tăng cường nguồn

nhân lực phục vụ cho

phát triển ngành tôm

Việt Nam giai đoạn 2020

– 2025

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TP.HỒ CHÍ MINH

98 (Lầu 3B) Trần Quang Khải, P.Tân Đinh, Quận I, TP.HCM

ĐT:028 39313016 - Email: [email protected]

Fax: (028) 39312018 - Website: www. khuyennongtphcm.vn

Phát hành ngày 10-20-30 hàng tháng

Tình hình sản xuất cây

trồng và sâu bệnh hại

2 |

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mô hình rau áp dụng kỹ thuật công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH

3 |

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT: BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH TĂNG

CƯỜNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN

NGÀNH TÔM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

Nhằm tăng cường nguồn

nhân lực ngành tôm thông qua đào

tạo và phát triển để góp phần thực

hiện các mục tiêu của Kế hoạch hành

động quốc gia phát triển ngành tôm

đến năm 2025 đã được Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt tại Quyết định

số 79/QĐ-TTg ngày 18/01/2018.

Ngày 21/10/2020 vừa qua, Bộ Nông

nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết

định số 4157/QĐ-BNN-TCCB về

Phê duyệt Kế hoạch tăng cường

nguồn nhân lực phục vụ cho phát

triển ngành tôm Việt Nam giai đoạn

2020 – 2025.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của

Kế hoạch đề ra, được chia từng

nhóm, như:

Với nhân lực trong khối cơ

quan quản lý Nhà nước: 100% công

chức thực thi nhiệm vụ quản lý ngành

tôm ở Trung ương và địa phương

được bồi dưỡng, cập nhật về các định

hướng, chính sách, quy định về phát

triển ngành tôm; 100% công chức

thực thi nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra

lĩnh vực thủy sản ở Trung ương và

địa phương được tập huấn nâng cao

nghiệp vụ; 70% công chức được bồi

dưỡng, nâng cao trình độ tiếng Anh

chuyên ngành, tiếng Anh giao tiếp và

đàm phán quốc tế; 1.100 lượt cán bộ,

công chức ở Trung ương và địa

phương được tham gia hội nghị, hội

thảo trong nước và quốc tế các

chuyên đề về quản lý và phát triển

ngành tôm.

Với nhân lực khối nghiên cứu,

giảng dạy và chuyển giao công nghệ:

Đào tạo 30 tiến sĩ chuyên sâu về

chọn, tạo và sản xuất giống, công

nghệ di truyền; Nuôi công nghệ cao,

nuôi hữu cơ, sinh thái; Thức ăn, dinh

dưỡng; Bệnh và an toàn sinh học;

Quản lý môi trường, xử lý chất thải;

Chế biến tôm, phụ phẩm; Quan trắc

và cảnh báo môi trường; Đào tạo 100

thạc sĩ về nuôi trồng thủy sản, dịch

bệnh thủy sản, chế biến thủy sản,

quản lý môi trường trong nuôi trồng

thủy sản.

- 1.500 lượt cán bộ nghiên cứu,

giảng viên tham gia các hội thảo, hội

nghị trong và ngoài nước về sản xuất

giống, nuôi trồng, phòng, điều trị

bệnh, chế biến, ứng dụng công nghệ

CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

Ảnh minh họa

4 |

thông tin, truy xuất nguồn gốc, quản

lý môi trường và xử lý chất thải; 30

lượt cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

được tham gia chương trình trao đổi

nghiên cứu với các trường đại học, cơ

sở nghiên cứu ở nước ngoài về tạo

giống, công nghệ di truyền, nuôi

công nghệ cao, dịch bệnh thủy sản,

thức ăn và chế biến thủy sản.

- 1.500 lượt cán bộ khuyến

nông, khuyến ngư ở các địa phương

được tham gia tập huấn chuyển giao

công nghệ về nuôi tôm công nghệ

cao, những tiến bộ kỹ thuật mới về

nuôi trồng, bảo quản chế biến và

phòng trị bệnh tôm.

Với nhân lực cho khối tham

gia trực tiếp vào chuỗi ngành tôm:

Mỗi năm đào tạo 2.000 sinh viên đại

học, cao đẳng về nuôi trồng thủy sản,

dịch bệnh thủy sản và chế biến thủy

sản; 3.000 học sinh có trình độ trung

cấp về chuyên ngành thủy sản; 3.000

lượt người trong các trại tôm giống

được tấp huấn kỹ thuật về nuôi vỗ

tôm bố mẹ, nuôi thức ăn tự nhiên,

ương ấu trùng; 100.000 lượt người

trong các cơ sở nuôi trồng được tập

huấn về nuôi tôm, bao gồm nuôi công

nghệ cao, nuôi tôm sinh thái, tôm

hữu cơ; Quản lý môi trường; Quản lý

an toàn sinh học và phòng bệnh; Các

mô hình nuôi tôm thích ứng với biến

đổi khí hậu; 2.000 lượt người được

tập huấn về nuôi tôm hùm, gồm kỹ

thuật nuôi và phòng trị bệnh, ứng phó

với biến đổi khí hậu và thiên tai;

2.300 lượt người được tập huấn nâng

cao về phòng trị bệnh, quản lý an

toàn sinh học, xử lý môi trường;

1.500 lượt người được tập huấn về

bảo quản, sơ chế tôm nghiên liệu, an

toàn vệ sinh thực phẩm trong thu

gom và vận chuyển đến cơ sở chế

biến; …

Về tổ chức thực hiện, ngoài

Tổng cục Thủy sản là đơn vị chính,

còn có các đơn vị liên quan: Vụ Tổ

chức cán bộ, Vụ Tài Chính, Cục

Kinh tế hợp tác và Phát triển nông

thôn, Các Viện, trường có liên quan

đến phát triển nguồn nhân lực ngành

tôm, Các doanh nghiệp, cơ sở sản

xuất nuôi trồng, chế biến tôm, các Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và

các Vụ, Cục có liên quan.

Trong đó, với các Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có

nhiệm vụ xây dựng và trình UBND

cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ

cho phát triển ngành tôm; Phối hợp

với các cơ quan, đơn vị liên quan của

Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc

tổ chức, thực hiện Kế hoạch; Đặt

hàng đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung

nguồn nhân lực có chất lượng cao,

gắn với cơ chế quản lý, sử dụng sau

đào tạo, bồi dưỡng.

Còn Trung tâm Khuyến nông Quốc

gia là đơn vị có nhiệm vụ lồng ghép

và tổ chức thực hiện kế hoạch đào

tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành

tôm với các chương trình, kế hoạch

hoạt động của đơn vị.

M.Hiếu

5 |

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM BAN HÀNH: QUYẾT ĐỊNH BÃI BỎ VĂN

BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC, VIÊN

CHỨC VÀ XẾP LƯƠNG KHI BỔ NGHIỆM NGẠCH

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật Tổ chức Chính

phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa

phương ngày 22/11/2019; Căn cứ

Thông tư số 03/2019/TT-BNV ngày

14/5/2019 của Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ

sung một số quy định về tuyển dụng

công chức, viên chức, nâng ngạch

công chức, thăng hạng chức danh

nghề nghiệp viên chức và thực hiện

chế độ hợp đồng một số loại công

việc trong cơ quan hành chính nhà

nước, đơn vị sự nghiệp công lập,…

Ngày 14/8/2020 vừa qua, Ủy ban

Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

(TP.HCM) đã ban hành Quyết định

số 18/2020/QĐ-UBND về việc bãi bỏ

văn bản quy phạm pháp luật về tuyển

dụng công chức, viên chức và xếp

lương khi bổ nhiệm ngạch.

Theo đó, tại Điều 1 của Quyết

định sẽ bãi bỏ toàn bộ 03 văn bản

quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân

dân Thành phố ban hành, gồm: Quyết

định số 30/2012/QĐ-UBND ngày

25/7/2012 của Ủy ban nhân dân

Thành phố ban hành quy định về

tuyển dụng công chức và xếp lương

khi bổ nhiệm ngạch; Quyết định số

14/2016/QĐ-UBND ngày 06/5/2016

của Ủy ban nhân dân Thành phố sửa

đổi, bổ sung một số điều của quy

định về tuyển dụng công chức và xếp

lương khi bổ nhiệm ngạch ban hành

kèm theo Quyết định số 30/2012/QĐ-

UBND ngày 25/7/2012 của Ủy ban

nhân dân Thành phố; Quyết định số

03/2016/QĐ-UBND ngày 04/02/2016

của Ủy ban nhân dân Thành phố ban

hành quy định về tuyển dụng, chuyển

công tác viên chức và xếp lương khi

bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.

Quyết định này có hiệu lực kể

từ ngày 01/9/2020.

M.Hiếu

TÌM ĐẦU RA CHO NÔNG SẢN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ngày 9-11, Trường Đại học

Kinh tế TPHCM phối hợp với Sở

Công thương tỉnh Vĩnh Long tổ

chức hội thảo “Tìm giải pháp phát

triển đầu ra cho nông sản

ĐBSCL”. Hội thảo thu hút nhiều

chuyên gia, doanh nghiệp, HTX

trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất

khẩu,... tại tỉnh ĐBSCL và

TPHCM tham dự.

TIN TỨC

6 |

Quang cảnh hội thảo

Theo GS.TS Nguyễn Đông

Phong, Chủ tịch Hội đồng Trường

Đại học Kinh tế TPHCM, thời gian

qua việc chuyển dịch cơ cấu cây

trồng, vật nuôi, đã mang lại những cơ

hội về phát triển nông nghiệp, nâng

cao sinh kế cho người dân ĐBSCL;

đồng thời nâng cao chất lượng nông

sản phục vụ tốt nhu cầu thị trường.

Tuy nhiên, hạn chế là đa phần nông

sản xuất khẩu còn ở dạng sản phẩm

thô hoặc sơ chế, chưa có sự tập trung

đất đai để làm cánh đồng lớn, cũng

như chưa có chỉ dẫn địa lý cho sản

phẩm nông nghiệp; khâu bảo quản và

chế biến sâu còn hạn chế, dẫn đến

chất lượng không đảm bảo, cạnh

tranh yếu kém… vì thế thường xuyên

xảy ra tình trạng “giải cứu nông sản”.

Sở Công thương TPHCM chỉ ra, có

khoảng 70% nông sản được phân

phối theo kênh thương mại truyền

thống là các chợ dân sinh, không

được kiểm soát chặt về an toàn thực

phẩm; việc chứng nhận nguồn gốc

xuất xứ, thương hiệu, nhãn hiệu tập

thể, cấp mã vạch ở các địa phương…

cũng chưa được thực hiện rộng khắp.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh

Long, tỉnh xác định phát triển chuỗi

giá trị nông sản gồm "3 cây, 3 con"

(lúa, khoai lang, cây có múi – heo,

bò, cá). Tuy nhiên, chuỗi giá trị này

cũng chỉ mới dừng lại ở khâu

Nông dân thu hoạch bưởi Năm Roi ở

Vĩnh Long

sản xuất và tiêu thụ trực tiếp; thiếu

vắng sự tham gia của khâu chế biến,

bảo quản. Sản phẩm có thương hiệu,

nhưng chưa phát triển đúng với lợi

thế và tiềm năng sẵn có…

Tại hội thảo, các đại biểu đã

thảo luận về cơ chế, chính sách cùng

các giải pháp về tăng tính bền vững

trong sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu

nông sản; đầu tư công nghệ hiện đại;

xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất

và chuỗi cung ứng nông sản toàn

cầu…

QUỐC AN-Báo SGGP

7 |

KHAI MẠC “PHIÊN CHỢ TUẦN NÔNG SẢN AN TOÀN THỰC PHẨM

NĂM 2020” TẠI ĐÀ LẠT

Hơn 30 gian hàng trưng bày

các sản phẩm nông nghiệp sạch,

nông nghiệp hữu cơ đến từ các địa

phương trong cả nước được giới

thiệu tới người dân và du khách tại

Đà Lạt.

Ngày 13-11, tại TP Đà Lạt

(Lâm Đồng) khai mạc phiên chợ

“Tuần nông sản an toàn thực phẩm

năm 2020”.

Du khách thưởng thức sản phẩm

trưng bày tại phiên chợ

Phiên chợ có hơn 30 gian hàng

của các doanh nghiệp, hợp tác xã đạt

chứng nhận OCOP, các tiêu chuẩn

sản xuất nông nghiệp sạch, nông

nghiệp hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ

sinh thực phẩm và các nông đặc sản

đến từ các vùng, miền, địa phương

trong cả nước.

Tiêu biểu như sản phẩm trà

linh chi, trà thảo mộc rau má, linh chi

quả thể, khoai gieo Linh Huệ, cà gai

leo, cao lạc tiên, cao chè vằng, dầu

lạc Trường Thủy (Quảng Bình); miến

đao Giới Phiên, gạo séng cù, Bát

Tiên trà, Tuyết Sơn trà (Yên Bái);

cam Cao Phong, miến dong, chè san

tuyết, trà sa chi, cao cà gai leo, rượu

cam, nước cốt cam, nước cam tươi

lên men (Hòa Bình); cơm cháy, trà

hoa vàng, chè các loại, rượu nếp cổ

truyền, tinh bột nghệ, các sản phẩm

từ cói, bèo bồng, gốm cổ Bồ Bát,

tranh lá Bồ Đề, các sản phẩm thêu

ren (Ninh Bình); cao atiso, trà khổ

qua, bột rau, củ, quả; quả hồng Đà

Lạt sấy, hồng treo gió; sản phẩm cà

phê chất lượng cao, mắc ca, sa chi,

trà; nấm linh chi, rượu nấm linh chi,

đông trùng hạ thảo (Lâm Đồng)…

Thông qua phiên chợ sẽ kết nối

cung cầu theo chuỗi giá trị nông sản

giữa các địa phương, doanh nghiệp,

hơp tác xã với siêu thị, cửa hàng thực

phẩm, hệ thống bán lẻ hiện đại tại các

thành phố lớn trong cả nước.

Đồng thời chương trình cũng

hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã phát

triển sản xuất, kinh doanh hướng

nhiều hơn vào thị trường trong nước

với phương châm vận động “Người

Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt

Nam” và “Hàng Việt Nam chinh

phục người tiêu dùng Việt Nam".

Tuyên truyền, quảng bá thương

hiệu, tôn vinh sản phẩm nông lâm

thủy sản chất lượng cao, sản phẩm

nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm

OCOP, từ đó góp phần tác động tích

cực đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ

nông lâm thủy sản theo hướng bền

vững, áp dụng công nghệ cao.

Theo Báo SGGP

8 |

HƠN 800 NGHỆ NHÂN DỰ HỘI THI HOA PHONG LAN TOÀN QUỐC

Hội thi hoa phong lan toàn

quốc năm 2020 được tổ chức tại

Vĩnh Long, với sự tham dự trên

800 nghệ nhân đến từ 179 CLB, hội

lan của 63 tỉnh, thành phố và gần

1.000 tác phẩm.

Ngày 8-11, Ban Tổ chức hội

thi hoa phong lan toàn quốc đã trao

giải đặc biệt cho chậu lan Dendro hổ

mang chớp, của nghệ nhân Quang

Minh (Long An); giải vàng loại lan

Dendro thuộc về nghệ nhân Phan Lê

Huy Cường (Vĩnh Long); giải vàng

lan Hài thuộc về nghệ nhân Lê Văn

Hoành (Lâm Đồng); giải vàng lan

Cattleya thuộc về nghệ nhân Lê

Thanh Phương (Bến Tre); giải vàng

lan Cattleya xổ (lai) thuộc về nghệ

nhân Trần Hữu Thọ (Bến Tre) và giải

vàng lan tổng hợp thuộc về vườn lan

Tri Túc (Lâm Đồng)…

Ban tổ chức trao giải thưởng cho các

nghệ nhân

Ông Lê Nhị Trí, Phó trưởng

Ban giám khảo hội thi nhận định, hội

thi hoa phong lan lần này quy tụ

được nhiều hoa đẹp ở khắp nơi trong

cả nước, nổi bật nhất là giống lan

Dendro.

Theo ông Trương Văn Sáu,

Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh tỉnh Vĩnh

Long, hoa lan được ví như nữ hoàng

các loài hoa vì nét đẹp quyến rũ, kiêu

sa, và quý phái. Nhiều người đam mê

đã dành cả cuộc đời để lai tạo, nuôi

dưỡng loài hoa này, rất khó có thể

cảm nhận hết ý nghĩa, giá trị

Ban Giám khảo chấm giải tại hội thi

hoa phong lan toàn quốc 2020

và vẻ đẹp vừa tiềm ẩn vừa tươi thắm

đa sắc màu. Chính vì thế hoa lan có

sức cuốn hút và lan tỏa khá nhanh; từ

trao đổi trong nhóm đến xuất khẩu,

góp phần giải quyết việc làm cho

người dân, tạo được sân chơi bổ ích.

Riêng tại tỉnh Vĩnh Long phong trào

chơi lan mới nổi gần đây, nhưng đã

có trên 300 hộ sản xuất, kinh doanh

hoa lan. Để kết nối niềm đam mê đó,

hội thi hoa phong lan toàn quốc hàng

năm được tổ chức luân phiên giữa

các tỉnh.

Theo Báo SGGP

9 |

Hoi: Tôi đang nuôi vịt quy mô gia đình. Hiện tôi đang phối trộn thức ăn

cho chúng với tỷ lệ 1:1 cho tất cả thành phần như sau: cám bắp + cám gạo + bã

đậu nành+ hèm bia + rau muống băm nho. Tất cả trộn đều với men vi sinh, ủ ít

nhất 24 giờ. Sau đó cho ăn (tôi dùng thức ăn này cho gà và heo rừng lai ăn

chung). Cho tôi hoi thành phần dinh dưỡng như thế đã đủ chưa? Sao vịt rất đẹp

lông trông to con nhưng nhẹ ký? Tôi nuôi thả vườn có ao rộng cho vịt tắm. Nuôi

vịt siêu nạc và vịt xiêm 4 tháng mà siêu nạc 2,5 kg, vịt xiêm con đực 3,8 kg, con

mái có 2,5kg. Mong anh chị chỉ dẫn thêm, tôi thấy họ nuôi siêu nạc có 55- 60 ngày

gần 5 kg. (Trần Đình Trọng Nghĩa, số điện thoại 0899321281)

Trả lời:

Vịt siêu thịt là giống vịt chuyên

thịt có năng suất cao, ngoại hình của vịt

đặc trưng cho giống cao sản hướng

thịt. Vịt thường được nuôi giết thịt lúc

56 ngày tuổi với khối lượng cơ thể đạt

3,7-3,8kg/ con. Nếu không xuất bán thì

sau 56 ngày tuổi trọng lượng vịt bắt đầu

tăng chậm lại, do vậy chi phí thức ăn sẽ

tăng lên, hiệu quả kinh tế sẽ giảm

xuống. Khi chọn con giống nuôi cần

chọn con giống phải đảm bảo an toàn

dịch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng từ các

cơ sở uy tín, có giấy kiểm dịch khi xuất

bán. Chọn vịt con khoẻ mạnh, nhanh

nhẹn, không bị khô chân. Lông bông,

mắt sáng, không hở rốn, bụng gọn

không cứng bụng, chân cứng cáp, dáng

đi vững vàng, có màu sắc lông tơ đặc

trưng của giống.

Đối với các giống vịt cao sản thì

nhu cầu dinh dưỡng cần hết sức khắt

khe. Nếu trong thức ăn thiếu hoặc

không cân đối các chất dinh dưỡng sẽ

làm giảm năng suất của vịt. Vịt bạn

nuôi to con nhưng nhẹ ký, thời gian

nuôi kéo dài do khẩu phần thức ăn sử

dụng hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu

dinh dưỡng hàng ngày trên đàn vịt. Với

chế độ dinh dưỡng thức ăn của vịt siêu

thịt ở giai đoạn 0-2 tuần tuổi thành

phần đạm trong khẩu phần thức ăn là

20-22%, 3-6 tuần tuổi là 18,5 % đạm và

7-8 tuần tuổi là 17% đạm. Tuy nhiên

việc trộn khẩu phần thức ăn đối với

người chưa tiếp cận thực tế không phải

là việc dễ làm, vì:

- Bạn phải biết được giá trị từng

loại thực liệu thức ăn đem trộn.

- Không rõ khối lượng vật chất

khô từng nguyên liệu

- Bạn phải biết được quy tắc

dinh dưỡng tăng giảm khẩu phần sao

cho phù hợp nhất để giảm giá thành

nhưng hiệu quả không giảm.

Như vậy để bạn dễ dàng trong

việc phối trộn trên những thực liệu bạn

sẵn có, chúng tôi khuyến cáo bạn thực

hiện như sau:

- Vịt từ 1-14 ngày tuổi nên cho

ăn thức ăn hỗn hợp có bán sẵn trên thị

trường

- Vịt lớn hơn 2 tuần tuổi bạn trộn

thành phần bắp:cám gạo:bã đậu

nành:hèm bia: rau theo công thức tính

là 1 : 3 : 1 : 2 : 1. Và cứ 15 kg thức ăn

trộn cho thêm 1kg cá tạp bổ sung

protein. Từ đây bạn có thể tính tỷ lệ

trên tổng khối lượng thức ăn cần trộn.

* Lưu ý: Quá trình chuyển thức

ăn từ giai đoạn này qua giai đoạn khác

phải thực hiện từ từ. Cụ thể:

+ Ngày 01: 02 cũ – 01 mới

+ Ngày 02: 01 cũ – 01 mới

+ Ngày 03: thức ăn mới 100%

Chúc bạn thành công!

(BS Thú y Thành Nguyên –

Trung tâm Khuyến nông TP.HCM)

HỎI ĐÁP

10 |

Phụ lục .Thông tin tình hình sinh vật hại cây trồng tuần 46

(từ 03/11/2020 đến 10/11/2020) tại các quận huyện TP. HCM

1. Tiến độ sản xuất cây trồng vụ Hè thu 2020 (đến ngày 10/11/2020)

TT Cây trồng Đơn vị Thực hiện

1 Lúa Mùa 2020 ha 5.968

2 Lúa Đông xuân 2020-2021 ha 633

3 Rau Đông xuân 2020-2021 ha 1.556,7

4 Lũy kế rau năm 2020 ha 14.396,9

5 Hoa, cây kiểng ha 2.359

6 Cây công nghiệp ha 1.152,3

7 Cây ăn quả ha 2.875,7

2. Tình hình sinh vật hại tuần 46/2020

Cây trồng Sinh vật hại Diện tích

nhiễm (ha)

Mức độ

nhiễm Vùng (quận/huyện)

Cây lúa vụ

Mùa 2020

Sâu cuốn lá 24,9 Nhẹ CC

Bọ xít hôi 1,3 Nhẹ CC-HM

OBV 233 Nhẹ CC-HM

Đạo ôn 3,4 Nhẹ CC

Khác 28,0 Nhẹ CC

Cây rau

Sâu xanh 35,2 Nhẹ CC-HM-Q12-BC-BT

Sâu ăn tạp 77,7 Nhẹ TĐ-HM-Q12-Q9-BC-BT-CC

Rầy xám 26,7 Nhẹ TĐ-Q9-HM-Q12

Gỉ trắng 33,6 Nhẹ HM-Q12-BC-BT-CC

Thối nhũn 6,5 Nhẹ TĐ-HM-Q12-BC

Sinh vật hại khác 282,2 Nhẹ TĐ-Q9-HM-Q12-Q9-BC-BT

Hoa lan Muỗi hại bông, đốm lá, … 11,8 Nhẹ TĐ-Q9-Q2-CC-BC-BT-CG-NB-Q7

Hoa mai Sâu ăn lá, bọ trĩ, …. 51,9 Nhẹ TĐ-Q9-Q2-CC-BC-BT-CG-HM-Q12

Hoa sứ Rệp sáp, sâu xanh… 0,3 Nhẹ Q9-CC-BC-CG

Bonsai Sâu ăn lá, sâu đục thân 0,2 Nhẹ BC

3. Dự báo trong thời gian tới (tuần 47/2020 từ 10/11/2020 đến 17/11/2020) Cây trồng Sinh vật hại Giải pháp khắc phục Vùng

Trên cây lúa

Vụ Mùa 2020: sâu cuốn lá, bọ trĩ, rầy

nâu…

Vu Đông xuân 2020-2021: rầy nâu, bọ trĩ,

sâu cuốn lá, sâu phao…

Thăm đồng thường xuyên, theo dõi mật số

rầy di trú vào đèn, gieo sạ né rầy tập trung,

chủ động tưới tiêu, giống gieo sạ từ 80-100

kg/ha, sử dụng thuốc 4 đúng,…

CC-HM-BC-

BT-CG

Trên cây rau Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, rầy xám,

thối nhũn , gỉ trắng,…

Vệ sinh vườn, cày ải phơi đất 7 – 10 ngày

trước khi gieo cấy; bón phân cân đối, thu

gom và tiêu hủy cây bệnh, phòng trừ các loài

côn trùng chích hút, cắn phá; chủ động tưới

tiêu, thoát nước

TĐ-Q9-HM-

Q12-BC-BT-

CC

Trên hoa,

cây kiểng

Muỗi đục bông, ốc sên, thối nhũn (hoa

lan); sâu ăn lá, bọ trĩ, rệp vải (mai); sâu

xanh (hoa sứ), sâu ăn lá (hoa nền),…

Vệ sinh vườn, cải tạo vườn thông thoáng,

phòng ngừa các các loài côn trùng gây hại,…

TĐ-Q9-HM-

Q12-BC-BT-

CC-CG-NB

Trên cây

trồng khác

Sâu đục thân mía; rệp sáp, khảm lá khoai

mì; bệnh vàng lá greening cam quýt; chổi

rồng nhãn; bọ cánh cứng hại dừa

Điều tra sinh vật hại đồng ruộng định kỳ, sử

dụng các biện pháp IPM trong quản lý dịch

hại,…

CC-BC-HM-

CG-NB

Chi cục Trồng trọt và BVTV

11 |

ĐIỂM TIN THỊ TRƯỜNG

THỊ TRƯỜNG HOA TẾT TÂN SỬU:

TIỀN GIANG SẴN SÀNG 1 TRIỆU GIỎ HOA

Nông dân Tiền Giang đang

gieo trồng khoảng 1 triệu giỏ hoa, tập

trung nhiều ở TP Mỹ Tho, Thị xã Gò

Công, huyện Chợ Gạo, Châu Thành.

Phục vụ thị trường tết cổ truyền

Tân Sửu 2021, hiện nay nông dân tỉnh

Tiền Giang đã khẩn trương gieo trồng

vụ hoa tết. Vụ hoa tết cổ truyền năm

ngoái, trúng mùa, trúng giá nên nông

dân địa phương rất phấn khởi bước

vào sản xuất vụ mùa.

Hiện nay, nông dân tỉnh Tiền

Giang đã xuống giống gieo trồng các

loại hoa cúc, hoa đồng tiền, Mã Đình

Hồng, còn lại hoa Vạn thọ do ngắn

ngày nên gieo trồng sau. Dự kiến,

mùa hoa tết cổ truyền Tân Sửu 2021,

nông dân địa phương gieo trồng trên,

dưới 1 triệu giỏ hoa, tập trung nhiều ở

Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công,

huyện Chợ Gạo, Châu Thành.

Người trồng hoa ở Tiền Giang sẵn

sàng cung ứng nguồn hoa cho

Tết Tân Sửu.

Đầu vụ dù thời tiết bất lợi nhất

là mưa kéo dài, triều cường dâng cao

nhưng nông dân đã chủ động bơm tát

nên đa số các diện tích hoa tết phát

triển tốt. Tết cổ truyền năm ngoái,

người trồng hoa ở tỉnh Tiền Giang

trúng mùa, trúng giá, thu lãi trên 30%.

Thời tiết thuận lợi giúp người trồng

hoa gieo trồng hoa phục vụ tết.

Chia sẻ về vụ hoa Tết năm nay,

ông Trương Văn Nhung, Tổ trưởng

Tổ sản xuất hoa tết ở xã Mỹ Phong,

Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

cho biết, Tổ hợp tác hoa Mỹ Phong

đến thời điểm này đã xuống giống hết

hoa cúc và đang xuống giống hoa Vạn

thọ.

“Năm nay Tổ hợp tác sẽ cung

cấp các chủng loại hoa như các năm

trước gồm: Cúc Vàng Hè, Hà Lan,

Mâm xôi, Cát Tường, Đồng Tiền…

thời tiết lúc này thuận lợi nên việc

xuống giống hoa không có gì khó

khăn. Tổ hợp tác cũng đã đề xuất các

ngành, các cấp quan tâm đến người

trồng hoa nhiều hơn về khoa học kỹ

thuật, vốn, đầu ra...”, ông Nhung cho

biết./.

Nhật Trường/VOV-ĐBSCL

12 |

NHÀ VƯỜN ĐÀ LẠT LO Ế HOA TẾT

Người trồng hoa đang vừa

trồng hoa vừa lo Covid-19 và thiên tai

diễn biến khó lường khiến hoa Tết

không được người dân đón nhận.

Ngoài những loại hoa cho thu hoạch

quanh năm, diện tích hoa cắt cành

phục vụ thị tường Tết Tân Hợi đã

được các nhà vườn xuống giống toàn

bộ. Tại các làng hoa như Thái Phiên,

Vạn Thành..., cơ cấu chủng loại hoa

năm nay có sự thay đổi lớn, những

loại hoa có giá bình dân được canh tác

số lượng lớn do lo ngại Covid-19 đã

làm ảnh hưởng công việc, thu nhập

của đa số người dân. Thêm vào đó,

cuối năm, nhiều tỉnh miền Trung phải

hứng chịu liên tục các đợt mưa bão

nên sức mua dự đoán giảm và tâm lý

tiết kiệm chi tiêu sẽ phổ biến trong xã

hội.

Đối với người trồng hoa Đà

Lạt, Tết luôn được coi là vụ chính yếu

trong năm. Những năm gần đây, thị

trường hoa Tết có phần phập phù vì

hoa Đà Lạt phải cạnh tranh với nguồn

hoa đến từ các thị trường khác trong

nước cũng như nhập khẩu. Tuy nhiên,

do cơ cấu chủng loại đa dạng nên

người sản xuất có thể thắng lớn ở một

vài loại hoa và bù đắp cho những loại

bị thất bại về giá.

Một vườn hoa đón vụ Tết. Ảnh: Quốc

Dũng.

Làng hoa Vạn Thành, ngoài nổi

tiếng về hoa hồng còn được biết đến

như vùng chuyên canh hoa Lily vào

mùa tết ở Đà Lạt. Nhưng diện tích hoa

lily tại làng hoa này năm nay giảm tới

70%. Nguyên nhân lo ngại người tiêu

dùng cắt giảm chi tiêu, dòng hoa cao

cấp này sẽ khó tiêu thụ. Ông Nguyễn

Đức Học, Chủ tịch Hội nông dân

Phường 5 (nơi có làng hoa Vạn

Thành), cho biết toàn làng mùa tết

năm nay chỉ canh tác 3 ha hoa lily,

giảm 70% so với những năm trước,

nhà vườn chủ động chuyển qua trồng

những loại có giá bình dân hơn như

cúc, đồng tiền, salem... Hoa Lily chỉ

được dăm bảy nhà vườn canh tác với

tâm lý "được ăn cả, ngã về không’’.

Nhà nông tên Vỹ ở Làng hoa

Vạn Thành cho biết, thấy mọi người

không dám trồng hoa Lily nên ông

đánh liều bỏ ra 2 tỷ đồng để nhập

150.000 - 180.000 củ giống về trồng

trên 2 hecta. "Nếu thị trường suôn sẻ,

tôi sẽ thắng lớn", ông Vỹ nói nhưng

thừa nhận đang rất thấp thỏm.

Tương tự tại Làng hoa Thái Phiên,

diện tích hoa Lily cũng giảm trên

50%. Hội nông dân ở đây cho biết,

năm nay chỉ có 80 hộ trồng hoa Lily

với diện tích khoảng 10 hecta, nếu

chia đều cho từng hộ thì diện tích này

là rất nhỏ và hoa Lily chỉ chiếm chưa

tới 10% diện tích hoa tết năm nay.

Theo các nhà vườn, hoa Lily

đầu tư cần nhiều vốn nên nếu không

suôn sẻ sẽ thất bại nặng nề. Một củ

giống hoa Lily nhập khẩu về có giá từ

12.000 - 15.000, chi phí chăm sóc

cũng cao hơn những loại hoa khác,

mùa tết thì chi phí sẽ cao thêm 30%

do nhân công thu hoạch tăng gấp đôi

13 |

gấp ba ngày thường và chi phí vận

chuyển cũng cao hơn.

Năm nay các nhà vườn ở Đà Lạt chủ

yếu trồng hoa cúc, giảm diện tích

trồng với các loại hoa đắt đỏ. Ảnh:

Quốc Dũng.

Diện tích hoa phục vụ thị

trường tết năm nay ở Đà Lạt không

giảm nhưng chủng loại có sự thay đổi

lớn. Qua khảo sát, nhà vườn Đà Lạt

năm nay chủ yếu trồng hoa Cúc. Một

nhà vườn tên Đán cho biết, miền

Trung được coi là vựa hoa Cúc của cả

nước, vào vụ hoa tết nông dân ở các

tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định,

Quảng Nam trồng trong chậu với số

lượng lớn cung cấp cho thị trường tại

chỗ và các tỉnh.

Năm nay tháng 10 và nửa đầu

tháng 11, các tỉnh này liên tục mưa

bão, ngập lụt nên hoa Cúc đã hư hại

gần hết. Nếu tranh thủ trồng lại sau lũ

lụt thì cũng không kịp thời gian. Với

người dân miền Trung, ngày tết hầu

như gia đình nào cũng có cặp chậu

hoa cúc để trưng trong nhà.

Đà Lạt chủ yếu sản xuất hoa

cúc cắt cành nên giá thành bó hoa

cũng rẻ hơn chậu nên có thể phù hợp

với đa số người tiêu dùng trong bối

cảnh hình kinh tế gặp nhiều khó khăn

như năm nay. Theo ông Đán, nhà

vườn Đà Lạt thay đổi chủng loại cơ

cấu canh tác hoa cũng là một cách đón

đầu thị trường có phần khó đoán.

Hoa tươi không phải mặt hàng

tiêu dùng thiết yếu nên nếu những

tháng cuối năm Covid-19 bùng phát

trở lại, cho dù chỉ ở một vài địa

phương, thị trường và tâm lý tiêu

dùng của người dân lập tức có sự thay

đổi, lưu thông hàng hóa cũng sẽ bị

ảnh hưởng.

Đối với dòng hoa cao cấp như

Địa Lan, Hồ điệp, người trồng cũng

trong tâm trạng thấp thỏm khó đoán

trước. Chủ vườn lan Anh Quỳnh nhận

định, dòng lan cao cấp này thì đối

tượng người chơi là những người có

thu nhập cao hoặc nhu cầu mua biếu

tặng hay các cơ quan mua để trang trí

công sở nhưng năm nay tình hình kinh

tế có phần ảm đạm. "Ngay như hoa

Địa lan cắt cành bán vào dịp 20/10

vừa qua giá cũng rẻ hơn năm trước

khoảng 30% và nhu cầu cũng không

nhiều", vị này nói.

Hoa Đà Lạt được trồng liên tục

trong năm, mỗi năm cung cấp trên 3

tỷ cành hoa, nhưng người trồng chủ

yếu căn thời điểm thu hoạch vào

những ngày lễ Tết. Thị trường xuất

khẩu chỉ chiếm 10% sản lượng, tập

trung ở những doanh nghiệp sản xuất

lớn và có vốn nước ngoài. Với thị

trường trong nước, thị trường tiêu thụ

hoa Đà Lạt của TP HCM, các tỉnh

Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ chiếm

trên 70%, thị trường các tỉnh miền

Trung chỉ chiếm 13%, tập trung chủ

yếu ở một vài đô thị lớn của vùng này,

còn lại là các tỉnh phía Bắc.

Quốc Dũng (vnexpress)

14 |

GIÁ CẢ NÔNG SẢN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHỢ ĐẦU MỐI BÌNH ĐIỀN, HUYỆN BÌNH CHÁNH (05/11/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Tôm sú (Bến Tre) Kg 260.000

- Tôm thẻ (Khánh Hòa) Kg 190.000

- Mực ống (Kiên Giang) Kg 245.000

- Mực lá (Kiên Giang) Kg 260.000

- Cá thu (Kiên Giang) Kg 155.000

- Cá kèo (Bạc Liêu, Cần Thơ) Kg 65.000

- Cá thát lát Kg 150.000

- Cá rô Kg 37.000

- Cá điêu hồng Kg 45.000

- Ghẹ (Vũng Tàu) Kg 320.000

- Cá hú (Cần Thơ, An Giang) Kg 60.000

- Cá lóc (An Giang, Đồng Tháp) Kg 75.000

- Cá chẻm (Kiên Giang, Sóc Trăng) Kg 70.000

- Heo thịt nhập chợ Kg 75.000

- Gà công nghiệp nguyên con Kg 45.000

CHỢ ĐẦU MỐI CỦ CHI, HUYỆN CỦ CHI (30/10/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Rau cải xanh Kg 17.000

- Rau cải ngọt Kg 15.000

- Xà lách búp Kg 55.000

- Bí đỏ Kg 28.000

- Bí xanh Kg 25.000

- Khổ qua Kg 28.000

- Bầu Kg 20.000

- Rau muống nước Kg 9.000

- Đậu cô ve trắng Kg 70.000

- Hành lá Kg 45.000

- Ớt hiểm Kg 100.000

- Cà tím Kg 20.000

15 |

CHỢ ĐẦU MỐI HÓC MÔN, HUYỆN HÓC MÔN (05/11/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Cà rốt (cọng tím) Kg 18.000

- Su su Kg 7.000

- Đậu que (Củ Chi, Tây Ninh) Kg 25.000

- Cải thảo Kg 14.000

- Bắp cải Kg 12.000

- Dưa leo (dưa chuột) Kg 8.000

- Cà chua thường loại 1 Kg 16.000

- Đậu bắp Kg 16.000

- Rau tần ô Kg 18.000

- Củ cải Kg 7.000

- Ớt sừng Kg 40.000

- Nấm rơm trắng, đen Kg 60.000

- Rau quế Kg 35.000

- Đu đủ Kg 12.000

- Chuối sứ Kg 9.000

- Thơm Kg 12.000

CHỢ TAM BÌNH, QUẬN THỦ ĐỨC (05/11/2020)

Mặt hàng nông sản ĐVT Giá bán buôn (đ/kg)

- Cam sành loại 1 Kg 15.000

- Quýt đường loại 1 Kg 24.000

- Bưởi năm roi loại 1 Kg 20.000

- Bưởi da xanh Kg 33.000

- Xoài cát Hòa Lộc loại 1 Kg 75.000

- Dưa hấu đỏ dài Kg 28.000

-Thanh long (Bình Thuận) Kg 17.000

- Mãng cầu tròn Kg 38.000

- Nhãn xuồng Kg 38.000

- Lồng mứt Kg

- Rau muống hạt Kg 18.000

- Khoai lang bí Kg 9.000

- Chanh giấy Kg 23.000

- Rau dền Kg 17.000

- Ngò rí Kg 18.000

Theo Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ NN

Chịu trách nhiệm nội dung Th.S Phạm Lâm Chính Văn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 98 (lầu 3B) – Trần Quang Khải – Phường Tân Định – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028. 39313016 Fax: 028.39312018

Email: [email protected] Website: http://www.khuyennongtphcm.vn .

Quyết định số 25/GP-STTTT ngày 28/7/2020 do Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 28/7/2020

16 |

HỘI

Mô hình rau áp dụng kỹ thuật công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh