truyền thông việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

335
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TS. Lƣu Hồng Minh (Chủ biên) TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA (TUYỂN TẬP BÀI NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG CỦA KHOA XÃ HỘI HỌC ) Nhà xuất bản Dân Trí 2009

Upload: le-tuan

Post on 28-Jul-2015

2.205 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TS. Lƣu Hồng Minh (Chủ biên)

TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

(TUYỂN TẬP BÀI NGHIÊN CỨU

TRUYỀN THÔNG CỦA KHOA XÃ HỘI HỌC )

Nhà xuất bản Dân Trí

2009

Page 2: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

2

Mục lục

Trang

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Đặng Vũ Cảnh Linh: Toàn cầu hóa và sự biến đổi của hệ thống

truyền thông hiện nay

2. Lƣu Hồng Minh : Tổng quan nghiªn cøu tiÕp cËn ph­¬ng tiÖn

th«ng tin ®¹i chóng vµ nhu cÇu c«ng chóng hiÖn nay

3. Đặng Vũ Cảnh Linh: Xu hƣớng phát triển nội dung thông tin và

loại hình truyền thông đại chúng việt nam dƣới tác động của toàn

cầu hoá

4. Đặng Vũ Cảnh Linh: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh tác

động của xu hƣớng phát triển “Kinh tế truyền thông”

5. Nguyễn Thị Tuyết Minh: Định kiến giới trong phim quảng cáo

trên truyền hình

6. Phạm Hƣơng Trà: Thông điệp giới trên thông tin đại chúng hiện

nay qua một số nghiên cứu

PHẦN II : TIẾP CẬN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG

7. Tuyết Minh: Tiếp cận truyền hình của ngƣời dân vùng Tây Bắc

8. Bùi Thu Hƣơng: Tiếp cận và sử dụng phát thanh của ngƣời dân

vùng núi phía bắc

9. Nhạc Phan Linh: Tiếp cận và sử dụng phát thanh của ngƣời dân

Đồng bằng sông Cửu Long

10. Nguyễn Thị Tỗ Quyên: Tiếp cận và đánh giá báo in của ngƣời

dân vùng Tây Bắc

11. Phạm Thị Vân: Tiếp cận Internet của ngƣời dân vùng tây Bắc

12. Phạm Hƣơng Trà: Vài nét về thực trạng tiếp cận Internet của

Page 3: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

3

ngƣời dân Đồng Bằng Sông Cửu Long

PHẦN III : CÔNG CHÖNG, NHU CẦU TIẾP CẬN VÀ HIỆU

QUẢ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG

13. Dƣơng Thu Hƣơng: Nhận diện công chúng của các chƣơng

trình phát thanh

14. Nguyễn Thị Tuyết Minh : Nhu cầu thông tin về sức khoẻ sinh

sản qua nghiên cứu thƣ gửi về chƣơng trình “cửa sổ tình yêu”,

chƣơng trình phát thanh thanh thiếu niên, đài tiếng nói Việt Nam

15. Phạm Hƣơng Trà : Thực trạng nguồn thông tin và mong muốn

của sinh viên về các chủ đề liên quan đến tính dục

16. Dƣơng Thu Hƣơng: Tác động của các chƣơng trình tiếp thị và

quảng cáo thực phẩm trên truyền thông đại chúng đến hành vi tiêu

dùng thực phẩm và sức khỏe của trẻ em.

17. Nguyễn Thị Tuyết Minh: Hình ảnh tính dục qua báo mạng

điện tử

18. Nhạc Phan Linh: Quảng cáo báo chí và công chúng hiện nay

19. Nhạc Phan Linh: Tác động tiêu cực của quảng cáo báo chí đến

yếu tố kinh tế của công chúng hiện nay

20. Dƣơng Thu Hƣơng: Hình ảnh nam giới trên truyền thông đại

chúng – sự kỳ vọng về vai trò nam giới và hành vi sức khỏe

21. Trần Thành Nam : Báo mạng điện tử và việc tuyên truyền

phòng chống HIV/AIDS

Page 4: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

4

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

TOÀN CẦU HOÁ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG HỆ THỐNG

TRUYỀN THÔNG HIỆN NAY

Ths. Đặng Vũ Cảnh Linh

Để có thể nghiên cứu tác động của toàn cầu hoá tới các phƣơng tiện

thông tin đại chúng hiện nay, chúng ta cũng cần phải làm rõ đƣợc những

vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận phân tích những nguyên nhân và xu

hƣớng biến đổi trong cơ cấu hoạt động của chính hệ thống truyền thông

toàn cầu. Nói một cách cụ thể là chúng ta cần phải tìm hiểu hoạt động

truyền thông trong bối cảnh toàn cầu hoá nhƣ là một hệ thống, có cơ cấu

tồn tại và vận hành thống nhất. Hệ thống đó bao gồm nhiều khu vực cấu

thành đang biến đổi không ngừng, đa dạng và phức tạp, có vị trí, vai trò,

chức năng và nhiệm vụ nhất định trong toàn bộ mạng lƣới truyền thông.

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, những biến

đổi to lớn trong hệ thống các hoạt động truyền thông đang đòi hỏi một nhu

cầu phải nghiên cứu và nhận thức lại về truyền thông một cách cơ bản.

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu và phân tích về hoạt

động truyền thông đã gọi những biến đổi này là “những cú sốc trong

truyền thông đại chúng”, là “cuộc cách mạng mới về thông tin”, “sự cấu

trúc lại hệ thống truyền thông”. Dƣới đây chúng tôi xin đƣợc phân tích

hai vấn đề có tính phƣơng pháp luận trong nhận thức về sự biến đổi của hệ

thống truyền thông hiện nay, đó là xu hƣớng truyền thông đa phƣơng tiện

và truyền thông đa chiều .

1. Toàn cầu hoá và hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện

Sự phát triển của truyền thông đại chúng gắn liền với sự phát triển

của các phƣơng tiện truyền thông. Không có sự phát triển đa dạng của các

Page 5: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

5

phƣơng tiện truyền thông thì cũng không thể có sự phát triển của truyền

thông. Chính vì vậy, nói đến sự biến đổi và phát triển không ngừng của hệ

thống thông tin đại chúng ngày nay, chúng ta không thể không nói đến sự

phát triển của các phƣơng tiện truyền thông. Chính sự biến đổi và phát

triển mạnh mẽ của các phƣơng tiện truyền thông mà, hệ thống truyền

thông ngày nay đã đƣợc gọi là “hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện”, cơ

cấu hoạt động “đa phƣơng tiện” đã trở thành một đặc trƣng cơ bản của

truyền thông hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá.

Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng chính sự xuất hiện của tiếng nói

và ngôn ngữ cách đây 36.000 năm đã là sự mở đầu vĩ đại nhất cho một

cuộc cách mạng về thông tin kéo dài suốt lịch sử của loài ngƣời1. Tuy

nhiên, cũng phải tới thế kỷ 15 với sự phát minh của Gutenberg ra chiếc

máy in đầu tiên nhằm in các loại sách thánh thì truyền thông đại chúng

mới thực sự có đƣợc những công cụ hữu hiệu của mình. Chính sự phát

minh này “đã mở màn cho hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật, những kỹ thuật

đã làm biến đổi hệ thống thông tin một cách bền vững và sẽ tiếp tục biến

đổi trong tƣơng lai sau đấy và với một tốc độ ngày càng nhanh” 2.

Sự ra đời của những máy in đã là điều kiện cho những “tờ báo” đầu

tiên của nhân loại, vốn đƣợc viết bằng tay nhƣ những tờ tin kiểu tờ

“News” ở Anh Quốc thế kỷ 16 đƣợc thay thế bằng những tờ báo thực thụ

đƣợc in bằng máy. Cũng chính máy in đã giúp cho tờ báo nổi tiếng đầu

tiên, tờ “English Mercury” (ngƣời đƣa tin Anh Quốc) có điều kiện để

thông tin rộng rãi cho công chúng về những sự kiện quốc tế quan trọng3.

Ngày nay, bên cạnh những chiếc máy in, dù đƣợc cải biến một cách

triệt để nhƣng vẫn là một phƣơng tiện truyền thống để truyền bá thông tin,

cuộc cách mạng về công nghệ đã mang lại cho các phƣơng tiện truyền

thông một diện mạo hoàn toàn mới. Công nghệ truyền thông đã phát triển

1 Claudia Mast. Truyền thông đại chúng. Những kiến thức cơ bản. Nhà xuất bản Thong tin. Trang 45. 2 Claudia Mast. Truyền thông đại chúng. Những kiến thức cơ bản. Nhà xuất bản Thong tin. Trang 45

3 Xem : Dƣơng Xuân Sơn. Báo chí nƣớc ngoài. NXB Văn hoá thông tin.1996, trang 13.

Page 6: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

6

một cách vƣợt bực so với nhiều ngành công nghệ khác. Nhiều nhà nghiên

cứu còn đƣa ra một sự so sánh thú vị giữa công nghệ thông tin với công

nghệ sản xuất xe hơi để thấy rõ hơn sự phát triển của công nghệ thông tin.

Họ cho rằng trong vòng 30 năm qua nếu nhƣ công nghệ sản xuất xe hơi

đạt đƣợc mức phát triển tƣơng đƣơng với công nghệ thông tin thì mỗi

chiêc ô tô ngày nay sẽ chỉ còn có giá bán bằng giá của một bao diêm.

Chính sự phát triển của công nghệ thông tin và các phƣơng tiện

truyền thông đã khiến cho hệ thống truyền thông đại chúng trên thế giới có

đƣợc một bộ mặt khác, trƣớc hết là ở các hình thức truyền thông. Ngày

nay, sự phát triển về kỹ thuật thu nhận và truyền dẫn thông tin đã đƣa vị

thế, vai trò và cách thức hoạt động của truyền thông đại chúng sang một

trang mới. Sự xuất hiện của thông tin điện tử, thông tin mạng đã góp phần

mạnh mẽ vào sự phong phú trong diện mạo hoạt động đƣợc gọi là “đa

phƣơng tiện” của truyền thông.

Công nghệ máy tính cùng với sự xuất hiện của các đƣờng truyền

dẫn siêu tốc nhƣ mạng cáp quang, các vệ tinh viễn thông (mà nhiều quốc

gia và tập đoàn truyền thông đã trang bị riêng cho mình) và các hệ thông

thông tin đƣờng dài, đã thâm nhập sâu sắc vào hệ thông truyền thông kiểu

cũ, làm đảo lộn tất cả, từ nhận thức đến hành vi hoạt động của những

ngƣời tham gia vào hệ thông truyền thông đại chúng. Tính “đa phƣơng

tiện” trong truyền thông đã làm đảo lộn cả cách thức hoạt động của những

tập đoàn truyền thông lớn.

Các phƣơng tiện thông tin cá nhân cũng tham gia trực tiếp vào hoạt

động truyền thông. Điện thoại, đặc biệt là điện thoại di động đã và đang

góp tiếng nói mạnh mẽ vào truyền thông, tạo ra một cuộc cách mạng mới

trong cách thức tiếp nhận và truyền dẫn thông tin. Những khoảng cách về

không gian và thời gian bị thu hẹp lại. Ranh giới giữa thông tin đại chúng

với thông tin cá nhân, giữa thông tin chính thống với thông tin dƣ luận,

giƣa những nhà truyền thông chuyên nghiệp với những sứ giả truyền

Page 7: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

7

thông “nghiệp dƣ”, giữa ngƣời gửi và ngƣời nhận thông điệp đã không

còn cách biệt.

Sự xuất hiện và lên ngôi của báo điện tử đã đã tạo ra một sự biến

động lớn trong hệ thống truyền thông toàn cầu hoá. Nó đã khiến cho

không ít những tập đoàn và công ty truyền thông do thiếu sự nhạy bén với

thời cuộc mà lâm vào sự khủng hoảng. Hệ thống báo in hoạt động theo

phƣơng thức truyền thống đang tỏ ra lúng túng trong việc xử lý cái mà

nhiều nhà nghiên cứu gọi là “cú sốc Internet”. Một nghiên cứu xã hội học

vào tháng 3-2005 của Hiệp hội báo in Hoa Kỳ ( NNA) đã cảnh báo về một

hiện tƣợng mà những nhà nghiên cứu gọi là “báo in ngày càng trở thành

một phƣơng tiện truyền thông lỗi thời và thất thế”. Cuộc điều tra đã cho

thấy trong những năm gần đây hầu hết các tờ báo lớn của Mỹ nhƣ New

York times, Washington Post, Los Angeles times đều đã phải giảm số

lƣợng phát hành. Mặt khác, số lƣợng những ngƣời đọc các báo này qua

mạng đã cao hơn hẳn số ngƣời đọc qua báo in . Chẳng hạn, New York

times có 12,8 triệu ngƣời đọc qua mạng so với 5 triệu đọc báo in,

Washington Post : 7,8 triệu ngƣời đọc qua mạng so với 1,8 triệu đọc báo

in, Los Angeles times : 4,3 triệu ngƣời đọc qua mạng so với 2,4 triệu đọc

báo in1.

Cũng theo một nghiên cứu của Viện Carnegie, Hoa Kỳ, giới trẻ

ngày nay hầu hết đều sử dụng Internet làm nguồn thu nhận thông tin chính

thức của họ, trong khi báo chi giấy và truyền hình ngày càng ít đƣợc sử

dụng. Có 44% số ngƣời đƣợc hỏi đã nói rằng họ thƣờng dùng các “new

portal” nhƣ Yahoo ít nhất một lần một ngày, 37% sử dụng truyền hình địa

phuơng, trong khi đó báo in là 19%2.

Tờ báo nổi tiếng của Mỹ là US New đã cho biết, trong khi báo in

của họ đã chịu những sự thua thiệt thảm hại thì báo điện tử của họ thì lại

phát triển tới mức bùng nổ. Nói về điều này, trang điện tử

1 Hoàng Minh. Báo Mỹ khủng hoảng, báo điện tử lên ngôi. Vietnamnet. ngày 7-11-2005 2 Theo Vietnamnet ngày 7-11-2005

Page 8: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

8

“Washingtonian.com” nhận xét: “báo in của US New and World Report

chỉ còn mỏng đến mức nó chỉ giống nhƣ một tờ newsletter (một tờ bản tin)

hơn là một tờ báo”. Trƣớc thực trạng này, US New đã phải cho nghỉ việc

một số lƣợng lớn nhân viên và đầu tƣ hơn 2 triệu USD cho các phƣơng

tiện truyền thông mới và thuê thêm ngƣời điều hành các website. Họ cũng

đƣa ra một công thức hoạt động mới của tờ báo, đó là “đa phương tiện và

ít nhân viên” 1.

Tình hình cũng diễn ra tƣơng tự nhƣ trên đối với các tờ báo giấy tại

châu Âu. Trong những năm gần đây, số lƣợng các tờ báo in tại châu Âu đã

sụt giảm trông thấy. Trong bài phân tích nhan đề “Báo châu Âu đi về đâu”

trên một trang báo điện tử, các tác giả đã đƣa ra con số cho thấy, số lƣợng

phát hành báo in tại các nứoc EU đã giảm đi rõ rệt. Chẳng hạn từ năm

2000 đến năm 2005 tỷ lệ này đã giảm 5,26%. Chính điều này cũng đã dẫn

đên những cuộc tranh luận bất tận về cách thức sử dụng các phƣơng tiện

truyền thông trong tƣơng lai. Câu hỏi đƣợc thảo luận là, chúng ta nên tập

trung vào báo in, báo hình hay vào mạng và còn những phƣơng tiện thông

tin nào khác nữa.

Bruno Patino, với tƣ cách là giám đốc điều hành các dự án về hoạt

động trực tuyến và số hoá của tờ báo tiếng Pháp nổi tiêng Le Monde đã

cho rằng trong bối cảnh của toàn cầu hoá và truyền thông đa phƣơng tiện,

những ngƣời làm truyền thông đại chúng nên có sự phân công rõ ràng hơn

đối với việc sử dụng các phƣơng tiện thông tin. Chẳng hạn, báo in nên tập

trung vào những bài điều tra sâu, báo mạng sẽ tập trung vào những thông

tin nhanh và ngắn gọn, tức là vào các đối tƣợng có ít thời gian.

Tuy nhiên, thực tế cuối cùng cũng diễn ra theo chiều hƣớng không

quá bi quan. Cho đến nay không ít những ngƣời tham gia vào công tác

truyền thông đại chúng lại nhận ra một thực tế là, chỉ có những kẻ bám giữ

vào cách thức tƣ duy cũ mới bi quan về cái gọi là “sự khủng hoảng của

1 theo Washingtonian.com. trích lại từ Vietnamnet ngày 7-11-2005

Page 9: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

9

báo in” hay “cú sốc của Internet” mà thôi. Những ngƣời hội nhập nhanh

chóng với “thông tin đa phƣơng tiện” đều cho rằng việc hƣớng tới và chấp

nhận “thông tin đã phƣơng tiện” sẽ là một bƣớc tiến mới của ngành truyền

thông.

Giáo sƣ Neil Henry, giảng viên khoa báo chí trƣờng Đại học

Berkeley, California, khi đƣợc hỏi về việc ông có lo lắng tới điều mà

ngƣời ta tiên đoán về cái chết của báo in hay không, đã viện dẫn về việc

trƣớc đây câu hỏi này đã đƣợc đặt ra khi xuất hiện thế giới phong phú và

đa dạng của thông tin truyền hình. Ông cho rằng, nếu trƣớc đây truyền

hình đã không giết chết đƣợc báo in thì ngày nay báo điện tử cũng khó mà

có thể làm đƣợc điều này. Ngƣời ta vẫn mong muốn đƣợc ngồi uống cà

phê cùng với một tờ báo bay lất phất hơn là với một chiếc máy vi tính, lại

càng không muốn mang chiếc máy tính này lên giuờng ngủ. Vậy vấn đề là

ở đâu, theo Neil Henry, chúng ta cần phải sửa mình để chung sống với

truyền thông đa phƣơng tiện, bởi chính truyền thông đa phƣơng tiện sẽ

mang lại cho truyền thông những sức mạnh mới.1

Nhận ra tính tất yếu của xu hƣớng truyền thông đa phƣơng tiện, giới

truyền thông toàn cầu đang cố gắng chuyển hƣớng đầu tƣ sang các

phƣơng tiện phong phú của truyền thông bên ngoài báo in, đặc biệt là đầu

tƣ cho các công nghệ truyền thông mới.

Chẳng hạn, tờ Washington Post ở Mỹ đó cú một loạt cỏc thử

nghiệm trờn báo điện tử của họ trong nhiều năm qua để thu hút thêm

lƣợng độc giả: “đƣa kết nối đến các blogs về một bài báo, cho phép ngƣời

đọc chat trực tuyến với tác giả một bài báo, cho phép các cộng tác viên

đăng các blog của mỡnh trờn trang chớnh để độc giả có thể đối thoại gần

nhƣ trực tiếp với từng cộng tác viên. Tác dụng của các sáng kiến này đối

với danh tiếng và sự chuyên nghiệp báo chí cũng nhƣ tính đáng tin cậy của

tin tức thỡ cũn phải bàn cói thờm, nhƣng rừ ràng những hoạt động trực

1Xem. báo chí Mỹ.Cú sốc internet. Thời báo kinh tế Saigon. Ngày 20-10-2007.

Page 10: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

10

tuyến này đó khiến cho ngƣời đọc cảm thấy gần gũi thân thiết hơn với tờ

báo điện tử, nhờ vậy thu hút đƣợc một lƣợng độc giả trung thành lớn” 1.

Sự việc cũng diễn ra tƣơng tự nhƣ vậy với tờ Wall Street Journal,

một trong những tờ báo có số lƣợng độc giả lớn nhất nƣớc Mỹ. Báo này

đang có những nỗ lực gắn kết báo điện tử với báo in. Báo điện tử của họ

đã ký thỏa thuận để đăng các “tít” quan trọng của cỏc tờ bỏo chõu Á và

chõu Âu trong mục “Across Asia” và “Across Europe”. Từ đó, ngƣời đọc

có thể sẽ đƣợc dắt đến link của các tờ báo này. Cũn cỏc mục tƣơng ứng

của tờ báo in thỡ đƣợc thu ngắn lại và có các “pointers” để chỉ đến các

web link. Thờm vào đó những ngƣời trả phí để đọc báo điện tử sẽ truy cập

vào đƣợc những phần truyền thông đa phƣơng tiện chỉ có trên mạng mà

không có trên báo giấy, đồng thời họ cũng có thể truy cập qua điện thoại

đa chức năng Blackberry và qua hệ thống phần mềm tổng hợp thụng tin

RSS.2

Thực tế trên đã cho thấy, sự chuyển hƣớng từ các phƣơng tiện

truyền thông truyền thống sang hệ thống truyền thông đa phƣơng tiện đã

không chỉ bao hàm ý nghĩa về một sự thay đổi hình thức chuyển tải thông

tin, mà còn quan trọng hơn, báo hiệu một cuộc cách mạng lớn về phong

cách làm báo. Bất kể một công ty truyền thông nào, nếu muốn thành công

thì đều phải nhận thức, đón đầu và phát triển sự chuyển biến này.

Truyền thông đa phƣơng tiện cũng thâm nhập vào chính hành vi

nghề nghiệp của các nhà truyền thông. Phƣơng tiện tối thiểu của ngƣời

làm báo bây giờ không còn chỉ là cây bút và chiếc máy ảnh đơn thuần, mà

còn là những chiếc máy tính có bộ nhớ siêu việt. Họ phải làm quen với rất

nhiều kỹ thuật và công nghệ truyền thông mới, các phƣơng tiện thu nhận

và truyền dẫn thông tin có khả năng truy cập và chuyển tải một khối lƣợng

thông tin đồ sộ trong một thời gian ngắn.

1 Báo in Mỹ khủng hoảng, báo điện tử lên ngôi. Hoàng Minh. Vietnamnet. Ngày7-11-2005 2 Báo in Mỹ khủng hoảng, báo điện tử lên ngôi. Hoàng Minh. Vietnamnet. Ngày7-11-2005

Page 11: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

11

Phƣơng tiện và kỹ thuật truyền thông mới cũng thâm nhập vào hệ

thống biên tập của các cơ sở truyền thông, báo chí và xuất bản. Hệ thống

công nghệ mới xuất hiện cũng tạo điều kiện cho các biên tập viên có thể

dễ dàng thu thập, soạn thảo, lƣu giữ và quản lý các thông tin. Các biên tập

viên và phóng viên có thể ngồi trƣớc màn hình vi tính đƣợc nối mạng,

nhanh chóng chuyển tải thông tin, kiểm tra và thay đổi dữ liệu, kết nối

trực tiếp tới tổng biên tập cũng nhƣ tới bạn đọc. Nó cho phép các biên tập

viên có thể nhanh chóng điều chỉnh, thêm bớt hoặc cắt bỏ các thông tin

ngay tại bàn làm việc.

Truyền thông đa phƣơng tiện cũng đòi hỏi những vấn đề mới có liên

quan đến bộ khung pháp lý, những vấn đề về bản quyền thông tin, về việc

chuyển giao các dịch vụ truyền thông, về sự độc quyền và cạnh tranh

trong giữa các công ti, các tập đoàn, các nhóm xã hội và cá nhân tham gia

vào hoạt động truyền thông. Đây cũng chính là những xu hƣớng mới trong

hoạt động truyền thông.

2. Toàn cầu hoá và những vấn đề về truyền thông đa chiều

Truyền thông đại chúng theo cách nhìn trƣớc đây, dù có mở rộng

các phƣơng thức để tiếp cận với ngƣời nhận thông tin thông qua các

chuyên mục nhƣ “Hộp thƣ bạn đọc” hoặc “Ý kiến độc giả”, “Ý kiến bạn

xem truyền hình”...thì về cơ bản vẫn là phƣơng thức thông tin đơn chiều.

Điều đó có nghĩa là các thông điệp truyền thông sau khi đƣợc ghi nhận,

nhào nặn, sản xuất bởi những tập đoàn và công ty truyền thông sẽ đƣợc

truyền dẫn tới ngƣời nhận, tựa nhƣ những cơ sở sản xuất cung ứng sản

phẩm cho ngƣời tiêu dùng vậy.

Tính đơn chiều của thông tin tạo ra một mô hình truyền thông mà

trong đó chỉ có một chủ thể truyền thông duy nhất- đó là những ngƣời sản

xuất các thông điệp truyền thông và một khách thể của truyền thông duy

nhất- đó là những ngƣời tiếp nhận thông tin. Ngày nay mô hình này đã

hoàn toàn biến đổi.

Page 12: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

12

Cuộc cách mạng về phƣơng tiện truyền thông trên thực tế đã tạo

dựng nên quanh ta một bầu khí quyển mới, khiến cho tất cả đều đƣợc bao

phủ bởi một quá trình tƣơng tác thông tin mà các nhà xã hội học gọi là

một không gian truyền thông đa chiều.

Truyền thông đa chiều đƣợc coi nhƣ một sự tƣơng thích với một xã

hội đa chiều, xã hội công dân, xã hội dân sự, trong đó mỗi thành viên dù

nhỏ yếu nhất cũng đều có thể đƣợc nói lên tiếng nói của mình, đóng góp ý

kiến của mình vào những vấn đề chung trong xã hội mà mình đang sống.

Mỗi công dân đều có thể xử lý và chuyển tải các nguồn thông tin theo

nhận thức riêng cả mình.Trong truyền thông đa chiều từ những nhà lãnh

đạo cao nhất đến những công dân bình dị nhất đều có thể đƣợc tiếp nhận,

xử lý và chuyển phát các thông điệp truyền thông.

Sự tƣơng tác thông tin trong không gian trực tuyến và đa tuyến

khiến cho mỗi cá nhân đều có thể tồn tại nhƣ một trạm tiếp nhận, xử lý,

nhận định, đánh giá và chuyển tải các thông điệp truyền thông. Điều đó đã

tạo ra một bộ mặt gắn kết liên tục và đa dạng của không gian truyền thông.

Cấu trúc của không gian truyền thông đa chiều này tạo nên một bề mặt lan

toả và tƣơng tác rộng lớn đƣợc gọi là chiều cộng cảm thông tin. Dƣ luận

của cộng đồng và của số đông sẽ là bộ lọc lớn nhất và trung thực nhất cho

nội dung các thông điệp truyền thông.

Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của báo điện tử trong thời gian qua

đã nhƣ một thế lực mới trong làng truyền thông. Nó không chỉ tạo ra một

sức sống mới cho hoạt động truyền thông đại chúng mà còn trở thành một

phƣơng tiện hữu hiệu cho sự phát triển của không gian truyền thông đa

chiều. Ƣu thế của báo điện tử là không thể bàn cãi khi nó tổng hợp đựoc

hầu nhƣ toàn bộ sức mạnh của công nghệ truyền thông mới, hội tụ đƣợc

tất cả những mặt ƣu điểm của nhiều loại nhiều truyền thông khác, không

chỉ chuyển tải văn bản, hình ảnh nhƣ báo giấy, mà cả âm thanh, video nhƣ

phát thanh, truyền hình.

Page 13: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

13

Với báo điện tử, chúng ta cú thể truy cập thông tin bất kỳ lúc nào,

bất kỳ ở đâu miễn là có kết nối Internet. Nó cũng còn là một thƣ viện đúng

nghĩa, có khả năng lƣu giữ đƣợc các thông tin từ quá khứ, hiện tại và

đƣơng nhiên là trên cơ sở đó dự báo cả tƣơng lai. Ngƣời ta còn gọi báo

điện tử là báo giờ bởi khả năng cập nhật thông tin kịp thời của nó. Bên

cạnh khả năng khả năng truy xuất, lƣu giữ thông tin nhanh chóng, báo

điện tử còn tạo ra đƣợc khả năng tƣơng tác, phản hồi giữa độc giả với các

nhà sản xuất thông tin và cả với tòa soạn trong từng bài báo. Trong không

gian truyền thông đa chiều, nó còn có một ƣu thế mà không loại hình báo

chí nào có đƣợc, đó là tính trực tuyến. Thông qua tòa soạn, công chúng

trong nƣớc và quốc tế có thể đối thoại, giao lƣu trực tiếp với nhân vật mà

họ quan tâm, yêu mến và do vậy mà có tác động về mặt thông tin rất cao,

không chỉ trong nƣớc mà còn có ảnh hƣởng quốc tế

Trong một vài năm trở lại đây, một nhánh mới của lĩnh vực phát

hành thông tin điện tử đó xuất hiện và tạo nờn một cơn sốt mới trong

không gian truyền thông đa chiều. Đó chính là sự xuất hiện của website cá

nhân, tên gọi weblog hay blog. Sự xuất hiện của cac Blog cá nhân đã tạo

ra một diện mạo hoàn toàn mới cho không gian truyền thông đa chiều

Mặc dù về bản chất, blog cá nhân chỉ là những nhật ký trực tuyến

hay kờnh phỏt ngụn của cỏ nhõn nhƣng tầm ảnh hƣởng của nó trờn thực tế

đã lớn hơn rất nhiều so với ý tƣởng ban đầu của những ngƣời sáng tạo ra

nó. Thực tế cho thấy, với độ cập nhật thông tin nhanh và khả năng nhận

định, bình luận sắc sảo, nhiều Weblog đó nhanh chúng chiếm đƣợc cảm

tình của độc giả và thậm chí còn trở nên nổi tiếng hơn cả nhiều tờ báo điện

tử chính thống.

Ở một chừng mực nào đó, weblog cũng đó khẳng định vai trũ cỏch

mạng của nú trong tiến trỡnh phỏt triển của truyền thông đại chúng nói

chung và báo chí điện tử núi riêng. Hiện nay trên thế giới, thậm chí nhiều

weblog đó đƣợc các báo điện tử liên kết để vào nhƣ một phần nội dung

Page 14: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

14

của họ. Một số tác giả weblog còn đƣợc mời về làm cho những hãng thông

tấn lớn.

Xu hƣớng trên không chỉ cho thấy sự nhạy bén của độc giả trẻ tuổi

trƣớc những ƣu thế của báo điện tử mà còn sâu xa hơn, phản ánh những

nhu cầu mới của các độc giả ở thời đại kỹ thuật số, muốn có thể truy cập

tin bất cứ lúc nào họ cần, muốn đƣợc “cá nhân hóa” tin tức mà họ đọc và

bỡnh luận và biểu đạt ý tƣởng ngay sau khi đọc xong và làm rõ đƣợc

những giả định và thiên vị của tác giả khi thông báo về một sự kiện nào

đó. Có thể núi độc giả ngày nay đang có xu hƣớng truy cập thông tin từ

các blog và các mục bình luận của cộng tác viên báo chí hơn là chỉ đọc tin

tức thuần túy từ các hãng truyền thông chính thống.

Để tăng cƣờng tính đa chiều trong thông tin, theo kinh nghiệm mà

tờ Washington Post đƣa ra thì “truyền thông cũng phải chuyển sang lắng

nghe nhiều hơn, văn phong cũng khụng thể dài dũng văn tự và mang tính

trịch thượng như báo chí truyền thống nữa. Nó cũng phải mang tính đối

thoại cao, trực tiếp hướng đến độc giả. Các mệnh đề đưa ra mang phải

tính giả định và dành chỗ cho phản biện của độc giả, chứ không cứng

nhắc “sách giáo khoa” như báo chí truyền thống”1.

Từ năm 2004 một trong những nhân vật nổi tiếng trong làng truyền

thông đã khai sinh ra mạng Facebook, bùng nổ vào năm 2007, trở thành

một mạng xã hội “hot” nhất thế giới. Với 69 triệu ngƣời tham gia,

Facebook trở thành một không gian ảo đƣợc đông đảo ngƣời tham gia nhất

thế giới. Chính Mark Zuckerberg khi nói về tính đa chiều của truyền thông

đã cho rằng với 69 triệu ngƣời tham gia vào mạng của mình, lúc nào ông

cũng có một số lƣợng phóng viên và biên tập viên cho Facebook là 69

triệu ngƣời. Tháng 10-2007, Microsoft đầu tƣ 240 triệu USD để sở hữu

1,6% cổ phần của Facebook. Giá trị của trang mạng xã hội này đó tăng lên

đến 15 tỉ USD.

1 Hoang Minh. Vietnamnet. sđd

Page 15: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

15

Trong xu hƣớng truyền thông đa chiều, các hãng thông tấn cũng

đang tìm cách thay đổi phƣơng thức tác nghiệp, mang lại các sản phẩm

thông tin sinh động hơn để có thể đáp ứng những thay đổi về nhu cầu

thông tin của khách hàng. Đó là nhận định chung của các diễn giả và

nhiều đại biểu tại phiên thảo luận cuối cùng trong khuôn khổ Đại hội lần

thứ 2 các hãng thông tấn toàn thế giới diễn ra từ ngày 24 đến 27/10/2007

tại Estepona, Tây Ban Nha. Những ngƣời tham dự cũng cho rằng với sự

phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngày nay báo in hay truyền

hình truyền thống đã không còn nắm vị trí độc tôn vốn đƣợc hƣởng trong

nhiều thập kỷ qua. Vì vậy, các hãng thông tấn cần phải tạo ra các sản

phẩm tích hợp cả văn bản, hình ảnh tĩnh và các đoạn băng hình minh hoạ

để đáp ứng nhu cầu của ngƣời sử dụng dịch vụ thông tin là các thuê bao di

động, các weblog. Để làm đƣợc điều này, các hãng phải đổi mới phƣơng

thức tác nghiệp ngay từ trụ sở của mình.

Cũng trong đại hội này, một khái niệm mới đã đƣợc hình thành mà

tiếng Tây ban Nha gọi là netizen-journalist, (nhà báo - cƣ dân mạng) để

chỉ những ngƣời tham gia vào mạng không chỉ để đọc tin mà còn viết

nhận xét và bình luận trên mạng. Trong bài diễn văn bế mạc đại hội, Chủ

tịch Thƣợng viện Tây Ban Nha Javier Rojo đã phải lên tiếng kờu gọi cỏc

hóng thụng tấn hóy thực sự trở thành “tai, mắt” của ngƣời sử dụng thông

tin trong bối cảnh thông tin miễn phí trên mạng Internet do các nhà báo-cƣ

dân mạng (netizen-journalist) phát tán. Những thông tin này thƣờng không

đƣợc kiểm chứng về tính chính xác cũng nhƣ không thể hiện trách nhiệm

xó hội của ngƣời đăng tải thông tin1.

Cũng trong xu hƣớng truyền thông đa chiều, Ngày 31/1/2008, 3

công ty xuất bản báo chí lớn của Nhật Bản là Nikkei Inc., Asahi Shimbun

Co. và Yomiuri Shimbun Holdings khai trƣơng một website đặc biệt, cho

phép ngƣời sử dụng so sánh, bình luận và đóng góp ý kiến về các tin tức

1 Thông tấn xã Việt Nam. ngày 27-10-2007. Bản tin về Đại hội lần thứ 2 các hãng thông tấn toàn thế

giới.

Page 16: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

16

của họ. Khi truy cập trang web có tên là Aratanisu này, ngƣời sử dụng có

thể tự rút ra những ý kiến riêng của mình khi so sánh các tin trên trang

nhất, tin thời sự tổng hợp và các bài bình luận của ba tờ báo1.

Theo các nhà phân tích, truyền thông đa chiều còn đƣợc mở rộng

với sự xuất hiện của hiện tƣợng mà các nhà truyền thông gọi là “truyền

thông di động”. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của điện thoại di

động, mà theo ƣớc tính đến năm 2010 sẽ có 3 tỉ ngƣời khắp thế giới dự

kiến đƣợc trang bị, điện thoại di động đang tỏ ra là một loại hình truyền

thông đầy triển vọng. Ngày càng có nhiều tờ báo tạo ra thu nhập từ

mobile. Năm 2007, DallasNews của Mỹ thu nhập 500.000 USD từ việc

độc giả truy cập tin tức qua điện thoại di động, trong khi Aftonbladet của

Thụy Điển thu nhập 600.000 euro. Từ 2002-2006, Asahi Shimbun của

Nhật Bản đó bỏn hơn 1 triệu đăng ký cho tin tức thể thao, 21.000 đăng ký

đọc báo qua điện thoại di động. Điện thoại di động còn trở thành một công

cụ hành nghề đắc lực cho những “nhà báo-công dân mạng”. Với điện thoại

di động, mọi ngƣời đều có thể vừa nhận tin vừa chuyển tin cho các hãng

truyền thông. Với chiếc điện thoại di động của mình, bất cứ một công dân

nào cũng có thể ghi lại tức thì những sự kiện xảy ra ngay tại nơi mình

chứng kiến, thay cho một nhà báo chuyên nghiệp nếu muốn tác nghiệp thì

phải mất khá nhiều thời gian và công sức để đến từ nơi khác.

Thông tin đa chiều một mặt đã nói lên những sự tiến bộ trong các

hoạt động truyền thông. Đó là sự mở rộng không gian truyền thông cả về

chiều rộng, chiều sâu và chiều cộng cảm giữa các chủ thể và khách thể

truyền thông. Nó vừa là một công cụ đắc lực cho quá trình toàn cầu hoá,

vừa là chất súc tác cho những tƣơng tác chính trị, kinh tế xã hội giữa các

quốc gia, dân tộc và các khu vực. Thông tin đa chiều cũng tạo nên một

bầu không khí mới trong quan hệ xã hội của con ngƣời với con ngƣời, tạo

điều kiện để con ngƣời ở nhiều khu vực địa lý khác nhau có thể hiểu biết,

1 Japan Times, Yomiuri Shimbun

Page 17: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

17

cảm thông, chia sẻ những nhu cầu và thách thức chung. Sự phát triển của

thông tin đa chiều, đặc biệt là những truyền thông trực tuyến và đa tuyến

cũng tạo điều kiện để mở rộng quá trình dân chủ trong xã hội nói chung và

trong hệ thống chuyển tải và tiếp nhận thông tin nói riêng.

Tuy nhiên truyền thông đa chiều cũng đặt ra một loạt thách thức đối

với chính quá trình toàn cầu hoá, với xã hội cũng nhƣ với chính hệ thống

truyền thông. Ranh giới từ tính đa chiều của truyền thông hiện đại đến sự

nhiễu loạn thông tin dƣờng nhƣ chỉ có một khoảng cách rât nhỏ nhoi. Việc

mọi “cƣ dân trên mạng” đều có thể tham gia vào quá trình sáng tạo, làm

thay đổi và chuyển tải các thông điệp khiến cho ngƣời nhận khó phân biệt

và xử lý đƣợc một cách chính xác những vấn đề của thực tiễn. Hình ảnh

thế giới truyền thông giống nhƣ một khu chợ hỗn loạn những kẻ mua,

ngƣời bán, những “chính nhân quân tử” bên cạnh những “kẻ cắp bà già”,

sống chen nhau trong một bầu không khí đầy những tin đồn thật giả lẫn

lộn, đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu phác hoạ một cách đầy lo ngại.

Truyền thông đa chiều cũng đặt ra những thách thức mới trong việc

kiểm soát thông tin, nhằm ngăn chặn bầu không khí vẩn đục, thậm trí ác

độc của không gian truyền thông. Truyền thông đa chiều cũng không thể

trở thành một diễn đàn để cái xấu xa lấn át cái tốt đẹp, thành nơi để con

ngƣời bới móc, vu cáo lẫn nhau, cũng không thể trở thành một khu vực

con ngƣời phải tiếp cận với những giá trị thấp kém, những sản phẩm văn

hoá phi nhân bản với con ngƣời.

Về phƣơng diện này, để chống lại những khía cạnh tiêu cực của

truyền thông đa chiều, nhiều nƣớc trên thế giới đã quan tâm tới việc xây

dựng và điều chỉnh những quy chuẩn luật pháp trong truyền thông, đặc

biệt là xử lý những mặt tiêu cực trong truyền thông trên mạng. Quan điểm

và chính sách về phát triển truyền thông đại chúng của các nƣớc có hệ

thống truyền thông mạnh chắc chắn sẽ là những bài học kinh nghiệm bổ

ích đôi với nƣớc ta.

Page 18: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

18

Tài liệu tham khảo

1. Claudia Mast (2006) Truyền thông đại chúng. Những kiến thức cơ bản. Nhà xuất

bản Thông tin, Hà Nội

2. Dƣơng Xuân Sơn (1996) Báo chí nƣớc ngoài. NXB Văn hoá thông tin Hà Nội

3. Hoàng Minh (2005) Báo Mỹ khủng hoảng, báo điện tử lên ngôi. Vietnamnet. ngày

7-11-2005

4. Thời báo kinh tế Saigon. Ngày 20-10-2007 : Báo chí Mỹ - Cú sốc internet

5. Thông tấn xã Việt Nam. ngày 27-10-2007. Bản tin về Đại hội lần thứ 2 các hãng

thông tấn toàn thế giới.

Page 19: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

19

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN PHƢƠNG TIỆN THÔNG

TIN ĐẠI CHÖNG VÀ NHU CẦU CÔNG CHÖNG HIỆN NAY

(So sánh trường hợp Đồng bằng Sông Cửu Long với khu vực Tây Bắc)

TS. Lưu Hồng Minh

I. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong những năm gần đây, truyền thông đại chúng ở Việt Nam

ngày càng phát triển. Nếu nhƣ trƣớc đây chúng ta chỉ có báo in của các cơ

quan Trung ƣơng (TW) và duy nhất một đài phát thanh và truyền hình của

Việt Nam, thì ngày nay tất cả các tỉnh thành đã có các báo, đài phát thanh

và truyền hình với những chƣơng trình riêng. Tuy nhiên, sự phát triển còn

có sự khác biệt ở nhiều ngành, nhiều địa phƣơng do những yếu tố khách

quan và chủ quan khác nhau. Cùng với sự phát triển của truyền hình qua

vệ tinh và internet nhiều ngƣời dân tại các vùng xa xôi hẻo lánh cũng có

thể tiếp cận với không chỉ các sản phẩm của Truyền thông đại chúng

(TTĐC) trong nƣớc mà còn với các sản phẩm của TTĐC nƣớc ngoài.

Từ kết quả nghiên cứu “Sự tiếp cận các phƣơng tiện thông tin đại

chúng của ngƣời dân vùng Tây Bắc” cũng nhƣ một số nghiên cứu khác

liên quan cho thấy tỷ lệ ngƣời dân đƣợc tiếp cận các phƣơng tiện thông tin

đại chúng ngày càng tăng. Tuy nhiên những câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:

vì sao nhiều ngƣời tiếp cận với các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tập

trung trong một số loại hình mà họ ƣa thích, thực trạng và nhu cầu tiếp cận

của họ nhƣ thế nào, các phƣơng tiện thông tin đại chúng cần đổi mới nhƣ

thế nào để thu hút công chúng? đào tạo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực

truyền thông đại chúng cần thay đổi nội dung và phƣơng pháp giảng dạy

nhƣ thế nào để đáp ứng nhu cầu đổi mới truyền thông đại chúng hiện

nay…

Page 20: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

20

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của Viện Friedrich

Ebert (FES) tại Hà nội trong khuôn khổ sự hợp tác giữa Học viện Báo chí

Tuyên truyền và viện FES. Bên cạnh việc khảo sát thực trạng tiếp cận các

phƣơng tiện thông tin đại chúng nói chung, nghiên cứu này còn tập trung

vào việc tìm hiểu nhu cầu của ngƣời dân đối với các chƣơng trình phát

thanh trung ƣơng và địa phƣơng tại một tỉnh nơi mà đƣợc đánh giá là có

sự cạnh tranh cao của các cơ quan truyền thông đại chúng (tỉnh Đồng

Tháp). Kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ là tài liệu quan trọng phục

vụ cho việc đào tạo và nghiên cứu về TTĐC. Hơn thế nữa, các kết quả

nghiên cứu còn có thể đƣợc cung cấp cho các cơ quan TTĐC của TW và

địa phƣơng nhằm giúp họ có cơ sở để xây dựng lại về mặt hình thức cũng

nhƣ nội dung các chƣơng trình phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân.

2. Tình hình nghiên cứu

Nghiên cứu về thái độ, hành vi và nhu cầu của ngƣời dân đối với

các ấn phẩm của TTĐC là một trong những nội dung đã đƣợc nhiều nhà

nghiên cứu TTĐC và xã hội học nghiên cứu.

Năm 1910 M.Weber đã đƣa ra bộ môn xã hội học báo chí có nhiệm

vụ nghiên cứu:

+ Sự phục vụ Báo chí cho các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác

nhau.

+ Phân tích các yêu cầu của xã hội đối với nhà báo.

+ Tìm hiểu các phƣơng pháp phân tích báo chí.

+ Phân tích hiệu quả của báo chí đối với việc xây dựng con ngƣời.

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai Lasswell và Hobland

đã có nhiều nghiên cứu về TTĐC, đặc biệt là về hiệu quả của chúng. Các

ông đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả của mô hình truyền thông 1 chiều,

nghiên cứu uy tín của nguồn tin, thái độ tuyên truyền ảnh hƣởng nhƣ thế

nào đến hiệu quả truyền tin. Theo Hobland TTĐC là công cụ để duy trì

đảm bảo trật tự xã hội.

Page 21: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

21

T. Parsons (1902-1979) nhà xã hội học ngƣời Mỹ đã đề cao vai trò

của thông tin. Theo ông, thông tin là quá trình cơ bản trong hệ thống xã

hội, vì vậy khi nghiên cứu về thông tin cần đặt nó trong sự vận hành của

hệ thống xã hội.

Theo A. Toffler làn sóng thứ ba đang tạo ra một thời đại mới, thời

đại của thông tin phi đại chúng hoá. Công chúng hiện nay không chỉ có

một nguồn thông tin mà họ có nhiều nguồn thông tin đa dạng. Do vậy họ

có thể chọn lựa thông tin nào phù hợp với chính bản thân mình. Chính

việc thay đổi môi trƣờng dẫn đến những thông tin xung quanh chúng ta

cũng thay đổi.

Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về sự tác động của

truyền hình đối với dân chúng. Ở Anh vào đầu những năm 50 của thế kỷ

trƣớc, ngƣời ta bắt đầu nghiên cứu khán giả truyền hình. ITV-hãng truyền

hình thƣơng mại của Anh đã đo lƣờng khán giả truyền hình bằng thiết bị

đo lƣờng gắn với tivi của 2000 hộ. Vào những năm 60, tại Pháp đã có

nhiều nghiên cứu về số lƣợng khán giả truyền hình và sự yêu thích của họ

đối với các chƣơng trình truyền hình. Sau những năm 60 các phƣơng pháp

nghiên cứu về khán giả truyền hình ngày càng đƣợc hoàn thiện, nhiều đề

tài nghiên cứu về công chúng của TTĐC theo các phƣơng pháp định

lƣợng và cả định tính. Ngƣời ta đã sản xuất đƣợc thiết bị hiện đại gắn vào

các tivi để đo lƣờng hành vi của ngƣời sử dụng chuyển về trung tâm xử lý

và thông báo kết quả này hàng ngày cho các đài truyền hình.

Trong những năm qua TTĐC ở Việt Nam phát triển nhanh chóng và

mạnh mẽ nên nhu cầu nghiên cứu về công chúng của TTĐC nhằm nâng

cao hiệu quả truyền thông là rất cần thiết và có giá trị. Thực tế nƣớc ta,

những công trình nghiên cứu hay những đề tài khoa học nghiên cứu về hệ

thống TTĐC từ hƣớng tiếp cận của xã hội học báo chí còn chƣa nhiều.

Những năm 90, một số cơ quan báo chí và viện Xã hội học đã tiến hành

một số nghiên cứu với qui nhỏ.

Page 22: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

22

Năm 1999, trung tâm Nghiên cứu Dƣ luận xã hội, Ban Tƣ tƣởng-

Văn hoá Trung ƣơng đã tiến hành cuộc điều tra “Về định hướng xem

truyền hình” ở Việt Nam tại 24 tỉnh thành trong cả nƣớc với 3475 phiếu

điều tra cá nhân. Cuộc điều tra này tập trung tìm hiểu hành vi xem truyền

hình của công chúng nhằm phục vụ trực tiếp một số yêu cầu cải tiến chất

lƣợng nội dung chƣơng trình và kỹ thuật của đài truyền hình Việt Nam.

Đến năm 2002 Trung tâm lại tiến hành một cuộc điều tra “Thăm dò dư

luận khán giả đài truyền hình Việt Nam” tại 19 tỉnh với số phiếu 2920.

Cuộc điều tra này cung cấp nhiều số liệu cơ bản về nhu cầu, thị hiếu, định

hƣớng và thói quen xem truyền hình của các tầng lớp nhân dân. Đánh giá

ƣu điểm cũng nhƣ hạn chế của các chƣơng trình truyền hình, thái độ của

khán giả đối với các chƣơng trình truyền hình. Từ đó nêu một số kiến nghị

đối với đài truyền hình Việt Nam.

Năm 2001, Trung tâm Đào tạo Phát thanh-Truyền hình thuộc đài

truyền hình Việt Nam đã thực hiện: “Nghiên cứu khán giả truyền hình Việt

Nam” tại 5 tỉnh với 2004 phiếu. Đề tài đã đƣa ra mức độ xem truyền hình

của các nhóm công chúng phân theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp… đối

với các chƣơng trình và chuyên mục của đài truyền hình Việt Nam và các

đài truyền hình địa phƣơng Hà Nội, Bình Dƣơng.

Năm 2001 Đài Tiếng nói Việt Nam và Ban Tƣ tƣởng Văn hoá TW

đã tiến hành điều tra trên 30 tỉnh, thành phố với 2615 ngƣời trả lời. Kết

quả nghiờn cứu đã mô tả đƣợc các nhóm công chúng của Đài, xác định

đƣợc những lý do thính giả không nghe đài, đánh giá về chất lƣợng phát

sóng, nguyện vọng và đề xuất của thính giả... Đến năm 2005 Đài Tiếng

nói Việt Nam tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Một số giải

pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra thính giả của Đài Tiếng nói Việt

Nam”. Đề tài này đã tổng kết công tác điều tra thính giả của Đài từ năm

1989 đến năm 2005 đồng thời tiến hành điều tra 1468 thính giả nhằm xác

định nhóm thính giả của chƣơng trình Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp và

Page 23: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

23

nhiều nội dung dung tƣơng tự đề tài trên để từ đó đƣa ra những thông tin

giúp Đài cải tiến và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình.

Trong những năm qua các luận án tiến sĩ ở Việt Nam chủ yếu là

nghiờn cứu công chúng của các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Năm

2002, Trần Hữu Quang đã tiến hành bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài:

“Truyền thông đại chúng và công chúng-nghiên cứu trường hợp thành phố

Hồ Chí Minh”. Luận án đã mô tả về mô thức tiếp nhận thông tin từ TTĐC

của công chúng thành phố Hồ Chí Minh dựa trên trục nội dung thông tin

tiếp nhận.

Năm 2008, Trần Bảo Khánh đã tiến hành bảo vệ luận án tiến sĩ về

đề tài: “Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay”.

Luận án đã mô tả các đặc điểm của công chúng truyền hình Việt Nam năm

2005, đƣa ra một số dự báo về sự thay đổi đặc điểm của công chúng trong

thời gian tới. Đồng thời, luận án đƣa ra các đề xuất có tính khả thi để điều

chỉnh chiến lƣợc phát triển của truyền hình Việt Nam nhằm thích ứng với

đặc điểm của công chúng và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình phù hợp

với các đòi hỏi của xã hội.

Cũng trong năm 2008 Trần Bá Dung đã bảo vệ luận án tiến sĩ với đề

tài: “Nhu cầu tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Hà Nội”. Luận

án mô tả nhu cầu và mô thức tiếp nhận thông tin báo chí của công chúng

Hà Nội, đồng thời chỉ ra những nhân tố tác động, ảnh hƣởng đến những

nhu cầu tiếp nhận này.. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu luận án dự báo một

số xu hƣớng vận động của nhu cầu và đƣa ra các giải pháp nâng cao chất

lƣợng và hiệu quả hoạt động báo chí.

Năm 2004, Khoa Xã hội học Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã

tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và nhu cầu tiếp cận TTĐC của

sinh viên Hà Nội” tại 5 trƣờng đại học ở Hà Nội với 200 sinh viên. Đây là

một đề tài nghiên cứu với qui mô nhỏ kết hợp định tính và định lƣợng để

tìm hiểu về hành vi của sinh viên đối với các ấn phẩm và các chƣơng trình

trên phƣơng tiện TTĐC. Đề tài đã tổng hợp đƣợc những mong muốn của

Page 24: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

24

sinh viên xem các kênh truyền hình, nội dung và các chƣơng trình truyền

hình cụ thể. Số liệu của đề tài để phục vụ lớp bồi dƣỡng của Hội Nhà báo

cho các phóng viên viết về thanh niên.

Năm 2006 Khoa tiếp tục triển khai đề tài “Sự tiếp cận với các

phƣơng tiện thông tin đại chúng của ngƣời dân vùng Tây Bắc” đề tài đã

nghiên cứu khá toàn diện về thái độ, hành vi, nhu cầu và đánh giá một

phần về hiệu quả truyền thông của 4 loại phƣơng tiện thông tin đại chúng:

truyền hình, phát thanh, báo in và Internet từ phía nghiên cứu công chúng.

Đề tài đã nghiên cứu tại 6 xã phƣờng thuộc tỉnh Lao Cai và Yên Bái.

Ngoài các đề tài nghiên cứu về công chúng nêu trên Khoa Xó hội

học còn đánh giá hiệu quả truyền thông của báo in, Internet bằng phƣơng

pháp phân tích nội dung các bài báo của nhiều tờ báo in và báo mạng về

nhiều chủ đề nhƣ: dân số và phát triển, HIV/AIDS, tính dục, đồng tính, bất

bình đẳng giới, dân tộc thiểu số...

Bên cạnh các đề tài nghiên cứu có tính hàn lâm đã nêu trên nhiều

công ty, doanh nghiệp, dự án thuộc các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo,

nghiên cứu thị trƣờng... đã tiến hành nhiều cuộc điều tra có liên quan đến

công chúng các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

Tóm lại, các đề tài nghiên cứu đã nêu trên do nhiều cơ quan tiến

hành phạm vi nghiên cứu hẹp, không thƣờng xuyên và còn nhiều hạn chế.

Chính vì vậy, cuộc điều tra: “Thực trạng tiếp cận các phương tiện thông tin

đại chúng của người dân và nhu cầu đối với đài phát thanh” qua nghiên cứu

tại tỉnh Đồng Tháp là hết sức cần thiết trƣớc hết để bổ sung cho các nguồn

số liệu còn thiếu của các đề tài nghiên cứu trƣớc đây, đồng thời giúp sinh

viên và giảng viên của Học viện BC & TT thực hành một đề tài có qui mô

khá lớn và có nhiều số liệu phục vụ công tác giảng dạy, bồi dƣỡng đối với

phóng viên báo phát thanh.

3. Mục đích của đề tài

a) Khảo sát thực trạng tiếp cận với các phƣơng tiện TTĐC (Báo in,

phát thanh, truyền hình, Internet) của ngƣời dân tỉnh Đồng Tháp.

Page 25: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

25

b) Tìm hiểu nhu cầu của ngƣời dân tỉnh Đồng Tháp đối với các

chƣơng trình của đài phát thanh và các phƣơng tiện thông tin đại

chung khác.

c) Đề xuất khuyến nghị nhằm thay đổi về mặt hình thức, nội dung

cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng sản phẩm của các chƣơng trình

phát thanh nói riêng và truyền thông đại chúng nói chung tại tỉnh

Đồng Tháp và Trung ƣơng.

4. Phạm vi va phƣơng phap nghiên cứu

Thời gian thu thập thông tin tháng 9/2008 tại 2 phƣờng và 3 xã của tỉnh

Đồng Tháp:

o Phƣờng Tân Quy Đông thị xã Sa Đéc

o Phƣờng 4 thành phố Cao Lãnh

o Xã An Phong huyện Thanh Bình

o Xã An Bình A huyện Hồng Ngự

o Xã Phú Điền, huyện Tháp Mƣời

Tại mỗi xã/phƣờng điều tra bằng bảng hỏi định lƣợng 100 ngƣời từ

16 tuổi trở lên đồng thời tổ chức 2 cuộc thảo luận nhóm: 1 thảo luận nhóm

dành cho những ngƣời thƣờng xuyên nghe đài và 1 thảo luận nhóm dành

cho những ngƣời không nghe đài. Các xã/phƣờng đƣợc lựa chọn đại diện

cho tỉnh Đồng Tháp và cho các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có

điều kiện thuận lợi để tiếp cận với TTĐC. Tại mỗi xã/phƣờng dựa trên

danh sách các cá nhân trong từng hộ gia đình chọn ngẫu nhiên hệ thống

cho đủ 100 cá nhân và mỗi ngƣời chỉ thuộc vào 1 hộ gia đình.

II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Cuộc điều tra định lƣợng đã tiến hành phỏng vấn theo bảng hỏi đối

với 500 ngƣời tại 5 xã, phƣờng thuộc tỉnh Đồng Tháp. Kết quả sự phân bố

mẫu điều tra đƣợc trình bày trong bảng 1.

Page 26: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

26

Bảng 1: Phân bố mẫu điều tra

Các chỉ báo Tỷ lệ

(%)

* Độ tuổi

- Dƣới 21 tuổi

- Từ 21-30 tuổi

- Từ 31-40 tuổi

- Từ 41-50 tuổi

- Từ 51-60 tuổi

- Trên 60 tuổi

5.4

17.6

22.0

26.4

15.6

13.0

* Giới tính

- Nam

- Nữ

51.8

48.2

* Học vấn

- Chƣa bao giờ đi học

- Tiểu học

- Trung học cơ sở

- Trung học phổ thông

- Cao đẳng/ đại học,hoặc cao hơn

8.4

30.2

32.2

23.2

6.0

* Địa bàn cư trú

- Đô thị

- Nông thôn

40.0

60.0

Về độ tuổi của ngƣời trả lời, cơ cấu mẫu khảo sát phản ánh tuổi

ngƣời trả lời trung bình 43,15 tuổi, cao hơn so tuổi ngƣời trả lời cùng

nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại Tây Bắc 3 tuổi, đƣợc phân bố cụ thể

với nhóm tuổi trên 60 tuổi tại Đồng Tháp cao gần gấp 2 lần so với nhóm

tuổi đó tại khu vực Tây Bắc (13% so với 7,3%).

Về giới tính ngƣời trả lời tại 2 khu vực nghiên cứu (Tây Bắc và

Đồng Tháp) là khá đồng đều với số nam giới cao hơn hơn so với nữ giới,

tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch không đáng kể (51.8% so với 48.2%)

Đối với trình độ học vấn của ngƣời trả lời, kết quả mẫu khảo sát tại

Đồng Tháp cho thấy: Tỷ lệ ngƣời chƣa bao giờ đi học thấp hơn khá nhiều

Page 27: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

27

so với vùng Tây Bắc (8,4% so với 13%), nhƣng tỷ lệ ngƣời có trình cao

đẳng/đại học và cấp bậc cao hơn cũng thấp hơn (6% so với 15,7%).

Do cách chọn mẫu tại 2 phƣờng và 3 xã nên cơ cấu phân vùng theo

đô thị và nông thôn đƣợc phân bố với tỷ lệ 60% ngƣời trả lời thuộc khu

vực nông thôn và 40% ngƣời trả lời thuộc khu vực đô thị.

Ngoài các chỉ báo trong mẫu cá nhân ngƣời trả lời, nhóm nghiên

cứu còn quan tâm đến các đặc điểm khác về gia đình nhƣ thu nhập, phân

tầng xã hội.

Theo số liệu của Tổng cực thống kê năm 2004 thu nhập bình quân

đầu ngƣời theo giá thực tế tại vùng Tây Bắc 265,7 nghìn

đồng/ngƣời/tháng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long 471,1 nghìn

đồng/ngƣời/tháng. Nếu xét theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-

2010 (200 nghìn đồng cho nông thôn và 260 nghìn đồng cho đô thị) thì tỷ

lệ hộ nghèo năm 2004 tại vùng Tây Bắc là cao nhất so với các vùng khác

của cả nƣớc(46,1%). Trong khi đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp (15,3%), đứng vị trí thứ 3 so với 8 vùng khác,

chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng. Theo số

liệu điều tra của chúng tôi tại 5 xã/phƣờng nghiên cứu tỷ lệ hộ nghèo, đói

theo đánh giá của địa phƣơng thấp hơn khá nhiều so với vùng Tây Bắc

(chỉ bằng khoảng 1/3 vùng Tây Bắc, 7,2% so với 19%). Tỷ lệ này cũng

tƣơng tự nhƣ báo cáo của Tỉnh năm 2008 là tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7%.

Kết quả phân bố mẫu thu nhập gia đình đƣợc phân bố tại Đồng

Tháp cụ thể với 7.0% số hộ thuộc diện nghốo, 0.2% thuộc diện đói, 70%

thuộc loại trung bình. Tỷ lệ các hộ khá giả chiếm 20.4% và số hộ giầu là

2.4%.

Dựa trên sự cung cấp thông tin về bình quân chi tiêu của hộ gia đình

chúng tôi đã xác định đƣợc định mức bình quân chi tiêu 1 ngƣời/tháng của

hộ gia đình ngƣời trả lời. Kết quả điều tra tại Đồng Tháp cho thấy bình

quân chi tiêu là 494 nghìn đồng/ngƣời/tháng cao hơn gần 2 lần so với kết

quả điều tra tại Tây Bắc năm 2006 (281 nghìn đồng/ngƣời/tháng). Nếu

Page 28: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

28

dựa trên chuẩn nghèo năm 2006 là 200 nghìn đồng/ngƣời/tháng để từ đó

phân làm 5 nhóm về giàu nghèo ta có: Nhóm hộ nghèo có chi tiêu từ 200

nghìn đồng /ngƣời/tháng trở xuống; nhóm hộ trung bình kém từ 201-400

nghìn đồng/ngƣời/tháng; nhóm hộ trung bình từ 401-600 nghìn

đồng/ngƣời/tháng; nhóm hộ khá giả 601-800 nghìn đồng/ngƣời/tháng và

giàu trên 800 nghìn đồng /ngƣời/tháng. Theo sự phân chia này có thể so

sánh về phân tầng xã hội dựa kết quả điều tra tại Đồng Tháp và Tây Bắc

qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 1: So sánh phân tầng xã hội giữa Đồng Tháp và Tây Bắc

Qua biểu đồ này có thể thấy tỷ lệ hộ nghèo tại Tây Bắc cao gấp 5

lần so với Đồng Tháp, ngƣợc lại tỷ lệ hộ giàu chỉ bằng 1/2 Đồng Tháp.

Các số liệu này cho thấy tại Đồng Tháp mức sống cao hơn khá nhiều so

với vùng Tây Bắc đồng thời sự phân hóa giàu nghèo cũng không nhiều

nhƣ vùng Tây Bắc.

1. Sở hữu các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của ngƣời dân

Nhìn chung, thực tế những năm qua Đồng Tháp đã đạt đƣợc nhiều

thành tựu to lớn: tăng trƣởng kinh tế liên tục với tốc độ khá cao và tƣơng

đối ổn định. Năm 2007 tốc độ tăng trƣởng kinh tế là 15,26 và 6 tháng đầu

năm 2008 đạt 14,75, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng phát huy

đƣợc thế mạnh về nông nghiệp của địa phƣơng. Theo các số liệu thống kê

Nghèo TB kém

Tbình Kgiả Giàu

56

21

9 9

5

11.6

38

26.6

13 10.8

0

10

20

30

40

50

60

Đồng Tháp

Tây Bắc

Page 29: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

29

của địa phƣơng, đến nay 100% xã của tỉnh đã có đƣờng ô tô đến trung tâm

xã, 95% dân có điện lƣới quốc gia. Mức sống của ngƣời dân Đồng Tháp

ngày càng đƣợc nâng cao điều này đƣợc thể hiện thông qua tỷ lệ các hộ

gia đình sở hữu các phƣơng tiện TTĐC.

Bảng 2: Các phƣơng tiện truyền thông gia đình ngƣời trả lời có

Tiện nghi % Tiện nghi %

1. Tivi 93.0 5. Điện thoại cố định 54.8

2. Đài radio/catxet 41.4 6. Điện thoại di động 68.8

3. Đầu đĩa hình (VCD) 71.0 7. Máy vi tính 15.4

4. Dàn âmt hanh/Karaoke 35.8

Kết quả khảo sát bảng 2 cho thấy tỷ lệ ngƣời dân sở hữu các

phƣơng tiện truyền thông đại chúng đều cao hơn khá nhiều (từ 1,5 đến 3

lần) so với kết quả điều tra tại Tây Bắc. Ví dụ tỷ lệ ngƣời trả lời có điện

thoại di động ở ngƣời phỏng vấn tại Đồng Tháp gần 70% trong khi đó

vùng Tây Bắc chỉ đạt 20%. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ gia đình ngƣời trả lời có

tivi chiếm 93% (vùng Tây Bắc 79,2%) trong đó phần lớn (84%) là có tivi

từ năm 2005 trở về trƣớc. Tỷ lệ số hộ có tivi ngày càng tăng vì vào năm

2000 số hộ có tivi chỉ đạt 50%.

So với các tỉnh vùng Tây Bắc tại Đồng Tháp không có núi, đồi nên

các hộ dân trong tỉnh chỉ cần ăng ten thông thƣờng đã có thể bắt đƣợc rất

nhiều kênh truyền hình của TW (VTV1 và VTV3), khu vực và hàng chục

đài thuộc các tỉnh lân cận). Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo cũng nhƣ

lãnh đạo đài PTTH tỉnh Đồng Tháp 100% các hộ gia đình ở Đồng Tháp có

thể bắt đƣợc sóng truyền hình và đài phát thanh AM, riêng sóng FM chỉ

đảm bảo đến đƣợc 85% dân cƣ. Số đài phát FM trong tỉnh gồm 1 đài của

tỉnh công suất 5KW, 11 đài của 11 huyện và 1 đài của quân đội công suất

phát từ 300-800W. Với địa bàn rộng và các đài phát công suất thấp và tính

chất xung đột giữa các đài phát nên phần lớn ngƣời dân tại Đồng Tháp lại

nghe tốt đài phát thanh (FM) của tỉnh Vĩnh Long.

Điều kiện để xem đƣợc các kênh truyền hình tại Đồng Tháp thuận

lợi hơn rất nhiều so với nhiều vùng khác ở phía Bắc. Bằng ăng ten thƣờng

Page 30: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

30

họ có thể xem đƣợc hơn chục kênh truyền hình khác nhau. Tại đây nhiều

vùng đô thị nhƣ Sa Đéc, Cao Lãnh, Hồng Ngự ngƣời dân có thể xem đƣợc

truyền hình kỹ thuật số và truyền hình cáp. Theo kết quả từ mẫu điều tra

của chúng tôi tại Đồng Tháp có 3% xem kỹ thuật số và 7,6% xem truyền

hình cáp. Một khác biệt rất lớn đối với điều tra tại vùng Tây Bắc là tại

Đồng Tháp tỷ lệ ngƣời sử dụng ăng ten chảo rất thấp chỉ có 1 ngƣời chiếm

0,2% co sử dụng ăng ten chảo. Thông qua phỏng sâu lãnh đạo đài Phát

thanh-Truyền hình tỉnh Đồng Tháp cho biết trƣớc đây có một số hộ gia

đình tại khu vực đô thị có ăng ten chảo DTH nhƣng nay không rõ còn bao

nhiêu hộ sử dụng. Những lý do giảm ngƣời sử dụng là do 1 ăng ten chảo

chỉ nối đƣợc với 1 tivi và chi phí hàng tháng cao hơn xem truyền hình cáp.

Trƣớc năm 2000 tỉnh Đồng Tháp cũng cấp miễn phí khoảng 100 tivi và

vài nghìn chiếc radio cho nhóm đối tƣợng nghèo và vùng biên giới nhƣng

nay đã hỏng hết. Theo lãnh đạo đài PTTH Đồng Tháp mức sống của ngƣời

dân tăng lên và đài phát thanh rẻ nên không cần dự án cấp miễn phí cho

ngƣời nghe đài phát thanh.

2. TiÕp cËn th«ng tin cña ng­êi d©n

Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu thiết yếu không

thể thiếu đối với cuộc sống con ngƣời. Ngƣời ta ví thế giới nhƣ một ngôi

làng nhỏ mà chìa khóa để vào cổng làng chính là thông tin. Do đó việc

dành khoảng thời gian nhất định để tìm kiếm thông tin là việc rất cần thiết

đối với mọi ngƣời trong xó hội thụng tin hiện nay.

Với câu hỏi “ông/ bà hãy chọn 3 công việc mà ông/ bà thường làm

nhất trong thời gian rỗi?”, kết quả cho thấy trong thời gian rỗi ngƣời dân

chủ yếu xem truyền hỡnh (70,8%), sau đó là dành thời gian để nói chuyện,

trao đổi với các thành viên trong gia đình (25,8%) và thứ 3 là dành khoảng

thời gian đó để nghỉ ngơi thuần túy (29,6%). Điều này cho thấy truyền

hình có vai trò quan trọng không chỉ cho việc cung cấp tin tức, thông tin

mà nó còn là phƣơng tiện giúp cho con ngƣời thƣ giãn trong khoảng thời

gian nhàn rỗi.

Page 31: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

31

Biểu ®å 2: Mức độ tiếp cận hàng ngày với các phương tiện truyền thông đại

chúng (%)

80

19.615.2

2

0

20

40

60

80

Truyền hình Phát thanh Báo Internet

Nếu nhƣ so sánh với kết quả điều tra tại miền núi phía Bắc vị trí của

truyền hình vẫn không thay đổi. Tuy nhiên, mức độ hàng ngày mà ngƣời

dân tại Đồng Tháp dành cho xem truyền hình là không nhiều. Có 80% số

ngƣời đƣợc hỏi cho rằng họ có xem truyền hình hàng ngày nhƣng phƣơng

tiện này vẫn chiếm ƣu thế hơn cả trong 4 loại phƣơng tiện (tivi, đài phát

thanh, sách báo và tạp chí, mạng Internet) mà chúng tôi đƣa ra. Số ngƣời

tiếp cận với phát thanh chỉ bằng ¼ và số ngƣời tiếp cận với báo chỉ bằng

1/5 so với số ngƣời tiếp cận với truyền hình. Tuy nhiên trong kết quả khảo

sát, vẫn còn một lƣợng nhỏ ngƣời dân không bao giờ tiếp cận các loại

phƣơng tiện truyền thông này (2,4%).

Tiếp nhận thông tin từ truyền hình có lợi thế hơn rất nhiều so với

các loại phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác, đây là phƣơng tiện có

hiệu quả cao nhất hiện nay đối với công chúng. Số liệu điều tra cho thấy tỷ

lệ ngƣời dân ở Đồng Tháp có tivi khá cao, 93% số ngƣời trả lời là có tivi.

Theo nhƣ kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo Ban Tuyên giáo tỉnh Đồng Tháp

cho thấy mặc dù điều kiện kinh tế của các hộ gia đình ở đây không cao

nhƣng các hộ gia đình vẫn dành một khoản cho việc mua sắm tivi cho dù

đó chỉ là những chiếc tivi đen trắng với giá tiền khoảng 500 ngàn đồng/

chiếc.

Tỷ lệ số ngƣời tiếp cận với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng

đƣợc sắp xếp giảm dần theo biểu đồ trên: thứ nhất là truyền hình, nghe

đài, đọc báo và cuối cùng là sử dụng máy tính. Các tỷ lệ không có sự thay

Page 32: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

32

đổi đáng kể giữa ngày bình thƣờng (từ thứ 2 đến thứ 6) và ngày cuối tuần

(thứ 7, Chủ nhật). Một số tài liệu phân tích cho thây : trong những ngày

nghỉ cuối tuần, do mức sống cao cho nên một bộ phận cƣ dân đô thị tìm

đến các loại hình giải trí khác nhƣ: điện ảnh, du lịch, mua sắm…

Biểu ®å 3: Số người tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng

(người)

0

100

200

300

400

500

Xem tivi Nghe đài Đọc báo Sử dụng máy tính

T2-T6

T7

CN

Trong khi đó, ở nông thôn, chiếc máy thu hình vẫn là phƣơng tiện

giải trí chƣa thể thay thế đƣợc. Nhƣng tại địa bàn nghiên cứu lại cho thấy

nhóm công chúng ở đô thị dành nhiều thời gian cho xem truyền hình hơn

nhóm công chúng ở nông thôn. Điều này có thể là do tại đô thị tỷ lệ các hộ

gia đình có tivi cao hơn ở nông thôn và nhiều gia đình có từ 2 chiếc tivi

trở lên, còn ở nông thôn tỷ lệ gia đình không có tivi chiếm tỷ lệ cao hơn.

Cách thức và nội dung tiếp nhận thông tin ở khu vực nông thôn cũng thiên

về hƣớng giải trí hơn là các thông tin thời sự chính trị và mở mang kiến

thức phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Ngƣợc lại, ở khu vực đô thị

ngƣời xem có xu hƣớng tập trung hơn vào thông tin thời sự chính trị và

thông tin khoa học kỹ thuật.

Về thời lƣợng tiếp cận với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng

(chỉ tính đối với những người có tiếp cận) số lƣợng thời gian dành cho

xem truyền hình của ngƣời dân xem truyền hình là cao nhất nhƣng nếu so

sánh với kết quả nghiên cứu của Lào Cai và Yên Bái thấy rằng thời lƣợng

tiếp cận của ngƣời dân ở Đồng Tháp là thấp hơn nhiều.

Page 33: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

33

Bảng 3: Thêi l­îng tiÕp cËn c¸c PTTT§C cña công chúng

miền núi phía Bắc (2006) và Đồng Tháp 2008 (tính bằng phút)

Họat động Thứ hai – thứ sáu Thứ bảy Chủ nhật

Lào Cai,

Yên Bái

Đồng

Tháp

Lào Cai,

Yên Bái

Đồng

Tháp

Lào Cai,

Yên Bái

Đồng

Tháp

Xem TV 227 153 238 153 244 154

Nghe đài 91 109 85 110 87 112

Đọc báo/ sách 54 55 46 49 45 51

Sử dụng internet 78 88 93 86 95 85

Đối với tỷ lệ ngƣời nghe đài có sự cải thiện đáng kể, khoảng thời

gian thính giả ở Đồng Tháp dành cho nghe đài cao hơn hẳn so với thời

gian công chúng ở vùng miền núi phía Bắc năm 2006. Điều này có thể

đƣợc lý giải rằng, do điều kiện về mặt địa lý của cùng miền núi phía Bắc

là vùng lòng chảo, sóng phát thanh rất yếu và khó bắt sóng hơn nữa ngƣời

dân ở đây có thể mua đƣợc truyền hình và ăng ten chảo lậu với giá khá rẻ

nên họ dành nhiều thời gian xem truyền hình hơn. Còn đối với công chúng

tại Đồng Tháp, đây là vùng giáp ranh với các tỉnh nhƣ Vĩnh Long, Cần

Thơ, Tiền Giang là những vùng có sóng phát thanh khá mạnh với các

chƣơng trình phát thanh khá phong phú, phù hợp với nhu cầu của nhóm

công chúng, hơn nữa hệ thống loa phát thanh cũng phát triển tại các khóm

ấp của địa bàn nghiên cứu nên việc tiếp cận với phát thanh dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, kết quả cho thấy ngƣời dân không dành nhiều thời gian

cho việc đọc sách, báo, tạp chí bởi một phần là do họ còn dành thời gian

cho công việc và sách báo là thứ khá xa xỉ với ngƣời dân ở vùng nông

thôn: “Nãi chung n«ng d©n th× hµng ngµy buæi s¸ng thøc dËy kho¶ng 4

giê, còng ra tËp thÓ dôc råi v«, cßn buæi chiÒu th× còng b¾t truyÒn h×nh ®Ó

coi tin tøc thêi sù, chø cßn nãi chung ë ®©y tiÕp cËn b¸o chÝ nµy kia th× ë

th«n quª hÎo l¸nh th× kh«ng cã c¸i ®ã, thµnh ra còng kh«ng ®­îc ®äc”

(Thảo luận nhóm, Huyện Phú Điền, Đồng Tháp).

Page 34: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

34

Đánh giá mức độ quan trọng về thông tin ngƣời dân nhận đƣợc là

thông qua kênh truyền thông nào (kênh giao tiếp đại chúng hay kênh giao

tiếp trực tiếp), chúng tôi có đƣa ra 3 nguồn thông tin quan trọng nhất. Kết

quả nghiên cứu cho thấy nguồn thông tin quan trọng nhất mà ngƣời dân ở

Đồng Tháp tiếp nhận là từ truyền hình, chiếm 91,8%, sau đó đến đài phát

thanh 25,6% và cuối cùng là hàng xóm và bạn bè 23,1%.

Từ các số liệu điều tra có thể nhận định rằng các thông tin từ các

phƣơng tiện truyền thông đại chúng đóng vai trò quan trọng trong đời

sống của mỗi con ngƣời. Cụ thể là với truyền hình thì ngƣời dân dù ở bất

kỳ khu vực nào cũng đánh giá thông tin nhận đƣợc từ chúng là rất quan

trọng. Mặc dù, trong xã hội hiện nay gần ½ lƣợng thông tin mà chúng ta

nhận đƣợc từ kênh giao tiếp đại chúng nhƣng cũng không thể phủ nhận

vai trò của kênh truyền thông liên cá nhân. Chính vì lý do đó ngƣời dân ở

khu vực này lựa chọn việc lấy thông tin thời sự từ hàng xóm và bạn bè

đứng thứ 3 trong 3 loại kênh thông tin mang lại nhiều tin tức nhất. Bởi

việc trao đổi sau khi xem các thông tin qua các phƣơng tiện truyền thông

sẽ giúp cho công chúng chia sẻ quan điểm cũng nhƣ bình luận về những

thông tin mà mình tiếp cận. Sự trao đổi này còn tạo ra một lớp công chúng

thứ cấp, đây là lớp công chúng do nhiều lý do khác mà không trực tiếp

nhận đƣợc thông tin từ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Nhƣ vậy,

trao đổi thông tin sau khi xem các phƣơng tiện truyền thông diễn ra nhƣ

một tất yếu dƣới tác động của dòng chảy thông tin rất mạnh mẽ và đa dạng

hiện nay.

Tìm hiểu về mức độ trao đổi thông tin, kết quả nghiên cứu cho thấy

công chúng ở đây thƣờng trao đổi các thông tin thời sự với ngƣời thân

trong gia đình, chiếm 53%, sau đó tới bạn bè 24,4%, với hàng xóm chỉ có

6,4% lựa chọn, trong khi đó vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ ngƣời dân giữ

những thông tin này cho riêng mình mà không trao đổi với ai (15,5%).

Page 35: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

35

3. Tiếp cận đài phát thanh và nhu cầu sử dụng phát thanh của ngƣời

dân Đồng Tháp

3.1. Tiếp cận đài ph¸t thanh

Tỷ lệ ngƣời nghe đài hàng ngày tại Đồng Tháp cao hơn rất nhiều so

vơi Tây Băc (Theo kêt qua điêu tra cua chung tôi ta i Lao Cai va Yên Bai

năm 2006 là 6%). Lý do quan trọng nhất dẫn đến việc ít ngƣơi nghe đai

hàng ngày là do nội dung các chƣơng trình phát thanh thanh không hấp

dẫn bằng các chƣơng trình của truyền hình, thơi lƣơng phap song it . Tiêp

đến là do yếu tố kỹ thuật, chất lƣợng sóng kém.

Mặc dù có tới 47,2% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết đã từng nghe đài

nhƣng trong một tháng trở lại đây, tính tại thời điểm đƣợc phỏng vấn, con

số này giảm xuống chỉ còn 28,8% và nếu tính số ngƣời hàng ngày có nghe

đai chi đat đƣơc la 19,6%.

Về mức độ nghe đài , nhƣ phân trên đa trinh bay thơi gian nghe đai

của ngƣơi dân Đông Thap cao hơn ngƣơi dân vung Tây Băc kha nhiêu .

Với những ngƣời có thói quen nghe đài hàng ngày, những khung giờ nghe

đài nhiều nhất là buổi sáng sớm (05h30 – 07h30), buổi trƣa (11h30 –

13h30) và buổi chiều tối (17h00 – 22h00). Nêu so sanh vơi truyên hinh

chúng tôi thấy tỷ lệ ngƣời nghe đài từ 17h đên 22h không co sƣ biên đông

nhiêu nhƣng ty lê ngƣơi xem truyên hinh tƣ 17h đên 19h thâp hơn rât

nhiêu so vơi mui giơ tƣ 19h đên 21h. Nêu so sanh vơi vung Tây Băc thi

ngƣơi dân Đông Thap nghe đai nhiêu hơn vao buôi sang va buôi trƣa.

Kết quả nghiên cứu tại Đồng Tháp cho thấy thời lƣợng nghe đai vào

hai ngày cuối tuần thứ Bảy và Chủ nhật cao hơn ngay thƣơng . Điêu nay

hoàn toàn khác vơi vung Tây Băc khi ngày cuối tuần thời lƣợng nghe đài

của ngƣời dân ở khu vực này ít hơn.

Tuy ngƣơi dân Đông Thap tra lơi th ích nghe Đài Tiếng nói Việt

Nam nhiêu hơn nhƣng do chât lƣợng thu song kem hơn va ngôn ngƣ kho

Page 36: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

36

nghe hơn nên ty lê ngƣơi nghe đai Đồng Tháp thƣơng xuyên lai cao hơn

so vơi Đài Tiếng nói Việt Nam. Tƣơng tƣ nhƣ sô liêu tai Tây Băc chƣơng

trình tin tức đƣợc ngƣời dân Đồng Tháp yêu thích nhất , tiêp đên la âm

nhạc, dân ca vong cô va thƣ ba la chƣơng trinh nông thôn . Vê tin tƣc ho

muôn nghe trên Đài Tiếng nói Việt Nam, nhƣng chƣơng trinh âm nhac ,

dân ca vong cô muôn nghe trên Đai Đông Thap va cac tinh lân cân.

3.2. Nhu câu tiếp cận đài ph¸t thanh

Hình thức phát thanh đƣợc ƣa thích nhất là việc phát riêng các nội

dung tin tức, âm nhạc, sân khấu, giáo dục v.v.. trên từng kênh sóng riêng

biệt. Việc kết hợp các nội dung nhƣ vậy với nhau trên cùng một sóng phát

thanh không dành đƣợc nhiều sự thiện cảm của thính giả địa phƣơng. Ở

đây, vị trí của Đài Tiếng nói Việt Nam trong việc phục vụ thính giả Nam

bộ cũng đƣợc khẳng định khi đáp ứng đƣợc nhu cầu của 42,8% lƣợng

ngƣời nghe đài thông qua các kênh sóng đã đƣợc khu biệt về nội dung

thông tin và đối tƣợng thính giả của mình.

Bảng 4: Thái độ đối với các hình thức phát thanh trên các kênh phát

thanh (%)

Stt Không

thích

Thích phát trên sóng

Đài

TNVN

Đài Đồng

Tháp

Đài tỉnh

khác

1. Kênh chuyên phát riêng về tin tức,

âm nhạc, sân khấu, giáo dục…

23,3 42,8 24,1 10,0

2. Kênh kết hợp tin tức và âm nhạc 35,6 12,1 31,0 21,2

3. Kênh kết hợp tin tức và sân khấu 45,6 6,6 24,3 23,6

4. Kênh kết hợp tin tức và giáo

dục/phổ biến kiến thức

38,9 18,6 25,8 16,7

Dù chỉ còn 41,4% số hộ gia đình còn sở hữu đài radio và 28,8%

còn giữ thói quen nghe đài, nhƣng điều đó không đồng nghĩa ngƣời dân

không còn nhu cầu thƣởng thức các chƣơng trình phát thanh. Có 65,7% số

Page 37: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

37

ngƣời đƣợc hỏi cho biết vẫn có nhu cầu này và 66,3% mong muốn đƣợc

cấp phát miễn phí máy thu thanh. Và nếu chất lƣợng sóng phát thanh đƣợc

cải thiện, có 77,1% những ngƣời không nghe đài hiện nay do các nguyên

nhân liên quan đến bắt sóng khẳng định sẽ quay lại sử dụng đài radio.

Về thời điểm muốn nghe đài, qua kết quả khảo sát, có 58,1% những

ngƣời có nhu cầu nghe đài muốn nghe radio trƣớc khi đi ngủ buổi tối (kết

quả khảo sát thời điểm nghe hiện nay cho thấy 48% những ngƣời nghe đài

hàng ngày thƣờng sử dụng radio từ 21h00 trở đi). Còn lại, ngƣời dân

thƣờng muốn kết hợp việc nghe đài với những công việc hàng ngày cũng

nhƣ các hoạt động cá nhân nhƣ ăn cơm, tập thể dục, vệ sinh cá nhân v.v..

Biểu đồ 4: Thời điểm muốn nghe đài của người trả lời

Thời điểm muốn nghe đài

2.4

0.3

6.4

15.3

16.2

19.9

58.1

0 10 20 30 40 50 60 70

Khác .

Lúc đợi chờ tàu xe/ đang tham gia giao thông

Lúc mất điện

Lúc thực hiện các hoạt động cá nhân

Lúc có thời gian tập trung nghe đài

Vừa làm việc vừa nghe đài

Trước khi đi ngủ buổi tối

Nếu tính theo thời gian 24h trong ngày, các kết quả định lƣợng và

định tính đều cho thấy ba thời điểm ngƣời dân muốn nghe radio nhất là lúc

sáng sớm 5h00 – 7h00, buổi trƣa 11h00 – 13h00 và buổi tối khuya 21h00 -

23h00. Có thể thấy đây đều là những khung giờ diễn ra các hoạt động nghỉ

ngơi, thƣ giãn của cá nhân, sau những giờ làm việc vất vả.

Đối với nội dung muốn nghe đài, thực tế cho thấy nhu cầu về việc

phát triển các kênh phát thanh chuyên biệt về từng lĩnh vực của đời sống

đƣợc ngƣời dân đồng bằng sông Cửu Long thể hiện khá rõ. 80,2% thính

giả sẵn sàng mở đài trong thời gian rỗi, thậm chí 19,% nói rằng sẽ mở đài

liên tục trong ngày nếu Đài Tiếng nói Việt Nam có thêm các kênh phát

Page 38: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

38

thanh chuyên cập nhật thông tin về tình hình giao thông, tình hình thiên tai

dịch bệnh, tình hình giá cả thị trƣờng v.v..

Với mỗi loại nội dung thông tin trên sóng phát thanh, ngƣời dân

cũng có nhu cầu đƣợc nghe vào những khung giờ và thời điểm khác nhau,

tập trung vào sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Những khung giờ điển hình

đƣợc biểu thị trong bảng dƣới đây.

Bảng 5: Khung giờ muốn nghe các loại nội dung phát thanh

Stt Nội dung phát thanh Khung giờ muốn

nghe

1. Các kênh tƣơng tác: âm nhạc, phổ biến kiến thức, tƣ vấn

sức khỏe.....

5h00 – 6h00

20h00 – 22h00

2. Trọng tâm cập nhật thông tin về tình hình giao thông trên

kênh âm nhạc

19h00 – 21h00

3. Trọng tâm cập nhật thông tin về thời tiết, thiên tai, dịch

bệnh... trên kênh âm nhạc

18h00 – 21h00

4. Kênh tƣ vấn mua sắm, giá cả thị trƣờng, thông tin chứng

khoán, quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại...

19h00 – 21h00

Từ 15 đến 30 phút là khoảng thời gian thính giả muốn các kênh cập

nhật thông tin về tình hình giao thông, thời tiết trong mỗi lần phát. Ý kiến

của ngƣời dân cho thấy, những thông tin này rất quan trọng đối với nhà

nông nên cần phải có đủ lƣợng thời gian để truyền tải, cũng nhƣ thuận tiện

cho việc nắm bắt đối với ngƣời nghe.

3.3. So sánh nhu cầu về phát thanh của người dân với một số hướng

triển khai nâng cao hiệu quả phục vụ của Đài Tiếng nói Việt Nam

Các kết quả nghiên cứu thu đƣợc đều cho thấy vai trò của Đài Tiếng

nói Việt Nam trong việc phục vụ nhu cầu thông tin, giáo dục, giải trí đối

với ngƣời dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long là khá lớn. Với 67,9%

lƣợng thính giả thƣờng xuyên và 18.8% không thƣờng xuyên, chất lƣợng

phục vụ của Đài Tiếng nói Việt Nam thực sự có ý nghĩa đối với việc thu

hút khán thính giả miền Tây Nam bộ.

Page 39: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

39

Với nhiệm vụ và truyền thống là kênh thông tin chính thức và hiệu

quả của Nhà nƣớc đối với ngƣời dân ở mọi miền tổ quốc, Đài Tiếng nói

Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp nhằm thu hút, tăng cƣờng sự chú ý của

ngƣời dân đối với các chƣơng trình phát thanh. Với các kết quả khảo sát

việc tiếp cận và sử dụng đài radio của ngƣời dân Đồng Tháp, chúng ta có

thể so sánh và rút ra một số nhận định về sự hiệu quả của một số kế hoạch

và dự định triển khai của Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ nhất là Thành lập kênh trực tuyến về giao thông, thương mại, sức

khỏe, thời tiết v.v..

Chủ trƣơng này của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) là khá thiết

thực, phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân Đồng Tháp. 76,7% những ngƣời

có nhu cầu nghe đài cho biết muốn đƣợc tiếp cận các kênh chuyên về tin

tức, âm nhạc, sân khấu, giáo dục v.v.. Trong đó, 42,8% muốn nghe từ

sóng của VOV.

Với thế mạnh về nhân lực, chuyên môn và công nghệ, các kênh

sóng của VOV hoàn toàn có khả năng thực hiện đƣợc việc phát trực tuyến

các thông tin về từng lĩnh vực của đời sống một cách chủ động. VOV1 –

hệ chính trị, thời sự tổng hợp, có tổng số giờ phát sóng lên đến 19giờ/

ngày, cho biết với nhiệm vụ đƣợc phân công, khi có những sự kiện về đời

sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc, liên quan trực tiếp đến đời

sống của ngƣời dân thì sẽ phục vụ 24/24 giờ. Trong thực tế, VOV1 đã thể

hiện khả năng ứng phó ngay cả khi có những tình huống bất thƣờng nhƣ

thiên tai bão lũ. Sự ƣu việt của sóng phát thanh đƣợc thể hiện rõ nhất ở

khả năng phủ sóng khi tất cả các phƣơng tiện thông tin khác bị tê liệt tại

các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. VOV1 đã phát liên tục

nhiều tiếng đồng hồ và thu hút đƣợc lƣợng thính giả lớn. Việc xử lý thời

gian chờ không gặp khó khăn khi VOV1 có thể sử dụng các chƣơng trình

ca nhạc và những thông tin mới cập nhật.

Page 40: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

40

Nhƣ vậy, việc phát triển các kênh phát thanh chuyên biệt của VOV

là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân đồng bằng sông Cửu

Long.

Thứ hai, phát chương trình phục vụ các phương tiện di động như xe

bus, xe taxi

Việc phát sóng VOV trên các phƣơng tiện di động, cụ thể là xe bus,

xe taxi đang trong quá trình hiện thực hóa ý tƣởng. Kênh này sẽ do VOV3

- hệ âm nhạc/ thông tin giải trí và Trung tâm Quảng cáo của Đài đảm

nhiệm.

Tuy nhiên, các số liệu nghiên cứu cho thấy ngƣời dân Đồng Tháp

gần nhƣ không có nhu cầu thƣởng thức các chƣơng trình phát thanh trong

khi tham gia giao thông. Chỉ 0,3% mẫu nghiên cứu có nhu cầu này.

Nguyên nhân do sự bất tiện về hình thức nghe khi ngƣời dân chủ yếu sử

dụng xe gắn máy hai bánh hay các phƣơng tiện thô sơ, không thuận tiện

cho việc nghe đài.

Nhƣ vậy, hƣớng phát triển phát sóng của VOV trên các phƣơng tiện

giao thông thực sự chƣa nhắm trúng đối tƣợng là ngƣời dân nông thôn khu

vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

4. Tiếp cận với truyền hình của ngƣời dân

Thời gian và mức độ xem truyền hình đối với khán giả truyền hình

Việt Nam thƣờng nhiều hơn hẳn so với nhiều loại phƣơng tiện TTĐC

khác. Đối với ngƣời dân vùng Tây Bắc và Đồng Tháp: tỷ lệ ngƣời xem

truyền hình hàng ngày và gần nhƣ hàng ngày trong tháng qua cao hơn rất

nhiều so với các phƣơng tiện TTĐC khác, gấp hơn 3 lần so với báo in là

phƣơng tiện đứng vị trí thứ hai.

Xem truyền hình hiện nay không đƣợc coi là quá khó khăn đối với

nhiều ngƣời dân, ngay cả ngƣời dân vùng cao. Tỷ lệ xem truyền hình của

Page 41: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

41

ngƣời dân ở Đồng Tháp chủ yếu cũng đƣợc xem ở nhà. Tỷ lệ này cao hơn

một chút so với tỷ lệ ngƣời dân vùng Tây Bắc xem truyền hình ở nhà.

Biểu đồ 5: Số người tiếp cận Truyền hình

298

160

45 3661

354

6740

16 23

0

50

100

150

200

250

300

350

400

Hàng ngày Gần như hàng

ngày

Nhiều lần 1 tuần 1 lần 1 tuần Không xem

Tây Bắc

Đồng Tháp

Trong số những ngƣời trả lời có xem truyền hình ở Đồng Tháp, thời

lƣợng xem truyền hình của họ nhiều nhất là 1 – 2h/ngày, tỷ lệ thời lƣợng

xem nhiều thứ 2 là 3 – 4h/ngày. Điều này có sự khác biệt so với ngƣời dân

ở Tây bắc. Thời lƣợng xem truyền hình của ngƣời dân Tây Bắc bình quân

1 ngày mỗi cá nhân xem 3,78 giờ/ngày, cao hơn so với sinh viên Hà Nội

2005 (3h/ngày) và tƣơng đƣơng khán giả truyền hình Hà Nội 2002

(4h/ngày), đối với ngƣời dân vùng Đồng Tháp 2,54giờ/ngày. Nhƣ vậy, có

thể thấy rằng ngƣời dân ở Đồng Tháp xem truyền hình với thời lƣợng

trong ngày ít hơn khá nhiều so với ngƣời dân Tây Bắc và ngƣời dân Hà

Nội. Thông qua phỏng vấn sâu và tiếp xúc với nhiều ngƣời dân đồng bằng

sông Cửu Long chúng tôi thấy trong thời gian rỗi ngƣời dân ở đây thƣờng

ăn nhậu, uống giải khát... khá lâu do vậy có thể thời gian xem ti vi sẽ ít đi.

Kết hợp với các câu hỏi về công việc thƣờng làm vào thời gian rỗi nhiều

thứ hai và thứ 3 phần lớn là nói chuyện và không làm gì.

Biểu đồ 6:Thời lượng xem truyền hình trong ngày của người dân Đồng

Tháp (%)

62

30

71 0

0

10

20

30

40

50

60

70

1 - 2h 3 - 4h 5 - 6h 7 - 8h Trên 8h

Page 42: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

42

Tại Đồng Tháp, tỷ lệ số hộ xem truyền hình từ 1 – 2h/ngày là cao

nhất, sau đó là 3 – 4h/ngày. Nhƣng tỷ lệ các hộ xem nhiều hơn nhƣ vậy là

rất thấp. Ngƣợc lại, số liệu điều tra ở Tây Bắc cho thấy số lƣợng hộ xem

tivi từ 3-4giờ/1 ngày và xem 5-6 giờ/ngày cao hơn hẳn các nhóm khác và

chiếm gần 50%, số hộ xem từ 1-2 giờ/ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 5

nhóm.

So sánh sự yêu thích của khán giả truyền hình với các chƣơng trình

truyền hình theo thứ tự ở Đồng Tháp với vùng Tây Bắc và với các vùng

khác nhƣ Hà Nội+ , Bình Dƣơng

+ (năm 2002) cho thấy khá giống nhau về

thứ tự đánh giá: thứ nhất là thời sự (68%), thứ hai là giải trí(21%), thứ ba

thể thao (3%) các chƣơng trình khác đều chiếm tỷ lệ rất thấp. Công chúng

Đồng Tháp yêu thích chƣơng trình thời sự với tỷ lệ cao nhất, cao hơn cả tỷ

lệ này ở Tây Bắc, Hà Nội, Bình Dƣơng. Có tới 72% ngƣời trả lời ở Đồng

tháp yêu thích nhất là chƣơng trình thời sự; giải trí đứng thứ 2 (17%) còn

các chƣơng trình khác thì tỷ lệ khán giả yêu thích thấp tƣơng đƣơng.

Về việc khán giả thƣờng tiếp cận với kênh truyền hình nào là nhiều

nhất có sự khác biệt đáng kể giữa ngƣời dân ở Đồng Tháp với ngƣời dân

Tây Bắc. Số liệu điều tra Tây Bắc cho thấy, đối với các kênh truyền hình

Việt Nam và đài truyền hình tỉnh tỷ lệ ngƣời xem kênh VTV3 thƣờng bao

giờ cũng cao nhất, tƣơng tự nhƣ đối với các số điều tra về khán giả truyền

hình Hà Nội+.

Biều đồ 7: Chương trình truyền hình khán giả yêu thích365

113

15 15 14 14

350

82

16 8 8 8

0

50

100

150

200

250

300

350

400

Thời sự Giải trí Thể thao Kinh tế Văn hóa XH KH - GD - NT

Tây Bắc

Đồng Tháp

Page 43: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

43

Trong khi đó, tại Đồng Tháp tỷ lệ khán giả tiếp cận kênh truyền

hình Việt Nam ít hơn nhiều so với kênh của tỉnh. Kênh truyền hình của

Đồng Tháp có đƣợc số lƣợng khán giả tiếp cận nhiều hơn kênh truyền

hình trung ƣơng, kể cả VTV3 là kênh đƣợc nhiều ngƣời xem nhất ở Tây

Bắc thì Đồng Tháp tỷ lệ này còn thấp hơn VTV1. Điều này có thể dễ lý

giải, kênh truyền hình tỉnh ở Tây Bắc ngƣời dân không tiếp cận đƣợc

nhiều không phải vì họ không yêu thích hoặc không quan tâm đến tình

hình của Tỉnh mà do địa hình núi non hiểm trở gây trở ngại cho việc thu

hình từ kênh này. Nói cách khác, chất lƣợng thu sóng đài truyền hình Tỉnh

ở đây rất kém, có nhiều nơi không bắt đƣợc sóng. Ngƣợc lại, ở Đồng Tháp

đây không phải là lý do gây trở ngại với ngƣời dân. Do đó, họ tiếp cận

nhiều hơn với đài truyền hình của tỉnh.

Đánh giá về nội dung của các đài truyền hình Việt Nam và đài

truyền hình tỉnh về các tiêu chí: Phù hợp với chúng tôi; Hấp dẫn đối với

chúng tôi; Nội dung tin tức rất dễ hiểu; Ngôn ngữ tin tức dễ hiểu; Bàn về

những vấn đề mà chúng tôi quan tâm, Phản ánh đƣợc các ý kiến của chúng

tôi. Kết quả nghiên cứu tại Đồng Tháp cho thấy một sự khác biệt rất lớn

giữa ý kiến phản hồi của khán giả ở đây so với Tây Bắc. Đối với khán giả

Tây bắc, kết quả cho thấy mọi tiêu chí đều đánh giá rất cao về chƣơng

trình thời sự của trung ƣơng so với đài truyền hình tỉnh. Ngay cả các tiêu

chí nhƣ: Bàn về những vấn đề mà chúng tôi quan tâm, Phản ánh đƣợc các

ý kiến của chúng tôi, đều nhận đƣợc sự đánh giá cao của đài truyền hình

trung ƣơng (hơn từ 2đến6 lần).

Ngƣợc lại, ngƣời dân Đồng Tháp không đánh giá cao chƣơng trình

thời sự của đài Trung ƣơng. Tất cả các tiêu chí đánh giá thì kênh truyền

hình tỉnh đều đƣợc ngƣời dân đánh giá cao hơn kênh truyền hình Trung

ƣơng. Theo kết quả nghiên cứu này thì chƣơng trình thời sự trên kênh

Trung ƣơng chƣa phù hợp với ngƣời dân Đồng Tháp mà chƣơng trình thời

sự của kênh địa phƣơng mới phù hợp với họ. Do đó, chƣơng trình thời sự

trên kênh truyền hình Trung ƣơng không hấp dẫn đối với khán giả ở đây

Page 44: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

44

mà kênh địa phƣơng mới hấp dẫn với họ. Về tiêu chí thời sự cập nhật thì

kênh truyền hình Trung ƣơng đƣợc thừa nhận là cập nhật với ngƣời dân ở

đây với tỷ lệ đồng ý cao nhất nhƣng cũng không vƣợt qua đƣợc đài địa

phƣơng. Gần nhƣ tất cả các tiêu chí đo lƣờng đều không đƣợc ngƣời dân ở

đây đánh giá cao chƣơng trình thời sự kênh Trung ƣơng. Điều này có thể

bổ sung sự giải thích vì sao ngƣời dân Đồng Tháp xem kênh địa phƣơng

nhiều hơn là kênh Trung ƣơng.

Biểu đồ 8: Đánh giá chương trình thời sự trên truyền hình (%)

13 14

25

14

8 6 5 5

4542

37

4339 40

42 42

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Phù hợp Hấp dẫn Cập nhật Trung thực Nội dung

dễ hiểu

Ngôn ngữ

dễ hiểu

Phản ánh ý

kiến

Vấn đề

quan tâm

Kênh trung ương

Kênh Đồng Tháp

5. Tiếp cận với báo chí của ngƣời dân

Với 29,8% ý kiến trả lời cho biết có tiếp cận trong vòng một tháng

qua, báo chí chính là phƣơng tiện TTĐC đƣợc ngƣời dân đồng bằng sông

Cửu Long sử dụng nhiều thứ hai (sau tivi/truyền hình với 95,6%), đứng

trên đài phát thanh (28,8%) và Internet (11,8%). Số liệu trong cuộc điều

tra tại vùng Tây Bắc cũng cho nhận định tƣơng tự: báo chí là kênh thông

tin đƣợc ngƣời dân yêu thích hơn so với đài phát thanh và Internet.

Biểu đồ 9: Møc ®é tiÕp cËn víi b¸o chÝ trong 1 th¸ng qua

GÇn nh­ hµng ngµy, 3.6%

NhiÒu h¬n 1lÇn/tuÇn,

5.2%

1 lÇn/tuÇn hoÆc Ýt h¬n,

7.8%

Kh«ng ®äc b¸o, 70.2%

Hµng ngµy, 13.2%

Page 45: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

45

Nếu chỉ tính riêng những ngƣời có tiếp cận với báo/tạp chí trong

vòng 1 tháng qua thì số ngƣời đọc hàng ngày chiếm gần một nửa (13,2%),

tiếp theo là mức độ 1 lần/tuần hoặc ít hơn (7,8%), nhiều hơn 1 lần/tuần

(5,2%) và gần nhƣ hàng ngày (3,6%). Điều này chứng tỏ báo chí tại Đồng

Tháp đã có một số lƣợng độc giả trung thành, gắn bó, thƣờng xuyên theo

dõi và tìm đọc.

Trong bảng xếp hạng những tờ báo/tạp chí đƣợc ngƣời dân Đồng

Tháp thích và tìm đọc nhiều thì báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh và

báo Tuổi trẻ đứng ở vị trí đầu tiên với số ngƣời yêu thích gần tƣơng đƣơng

nhau. Điều này khá dễ hiểu vì đây là hai tờ báo có số lƣợng phát hành lớn

nhất cả nƣớc, nội dung rất hấp dẫn, phong phú, thu hút đƣợc độc giả ở mọi

thành phần, lứa tuổi, giới tính …

Rất đáng chú ý là báo Đồng Tháp cũng có số lƣợng ngƣời yêu thích

đứng ở vị trí thứ ba, xếp trên so với báo An ninh thế giới, báo Thanh niên

và báo Nhân dân. Có thể lý giải nguyên nhân của sự yêu thích này là do

đây là tờ báo gần gũi, thƣờng xuyên cung cấp những thông tin sát sƣờn,

thiết yếu, ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày của ngƣời dân địa

phƣơng. Ngoài ra, ngƣời trả lời cũng có nhắc đến một số tờ báo/tạp chí

khác mà họ yêu thích nhƣ: báo Lao động, báo Thể Thao thành phố Hồ Chí

Minh, báo Pháp luật, báo Nông thôn ngày nay…

Biểu đồ 10: C¸c tê b¸o ng­êi tr¶ lêi yªu thÝch

67

29

66

16

12 12

0

10

20

30

40

50

60

70

80

B¸o C«ng An

B¸o Thanh niªn

B¸o Tuæi trÎ

B¸o §ång Th¸p

B¸o An ninh

B¸o Nh©n d©n

Khi xét đến việc cập nhật các thông tin từ báo chí của độc giả hai

vùng Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long, ta có thể thấy dƣờng nhƣ

Page 46: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

46

ngƣời dân đồng bằng sông Cửu Long có nhiều thuận lợi hơn. Với những

thuận lợi về điều kiện giao thông, có tới 65,8% ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ

đƣợc đọc các tờ báo ngày đúng ngày, chỉ có 8,7% chậm 3 - 5 ngày và

không có ai phải đọc báo chậm trên 6 ngày.

Trong khi đó, do điều kiện địa hình núi non hiểm trở, đi lại khó

khăn nên để các tờ báo đến với độc giả vùng Tây Bắc thƣờng mất nhiều

thời gian hơn. Chỉ có 40,8% ngƣời dân vùng này đƣợc đọc báo đúng ngày,

thậm chí còn có tới 12,8% đọc báo chậm trên 6 ngày.

Về địa điểm đọc báo của ngƣời dân đồng bằng sông Cửu Long, kết

quả khảo sát cho thấy gần 3/4 số ngƣời trả lời (72,5%) cho biết họ thƣờng

xuyên đọc báo tại nhà riêng. Trong khi đó, có 19,5% độc giả đọc báo tại

cơ quan, nơi làm việc. Đây chủ yếu là nhóm cán bộ, viên chức nhà nƣớc,

đƣợc cấp phát báo miễn phí. Có một điều đáng lƣu ý là việc sử dụng các

nhà văn hoá khóm/ấp và bƣu điện văn hoá xã/khóm/ấp dƣờng nhƣ chƣa

đƣợc quan tâm khi có rất ít ngƣời đến đọc báo tại đây (4% và 1,3%).

Nguyên nhân thƣờng đƣợc ngƣời trả lời đƣa ra là do tại các địa điểm này

có quá ít báo (nếu có cũng chỉ là các tờ báo chính luận đƣợc cấp miễn phí

nhƣ báo Nhân dân, báo Đồng Tháp ...) nên không thu hút đƣợc bà con đến

tìm đọc.

Khi đƣợc yêu cầu đánh giá về nội dung tin thời sự trên báo Trung

ƣơng, báo Đồng Tháp và báo Thành phố Hồ Chí Minh về 5 tiêu chí là: sự

phù hợp, mức độ hấp dẫn, nội dung dễ hiểu, tính cập nhật và sự trung

thực, chúng ta thấy báo trung ƣơng vẫn luôn đƣợc độc giả vùng đồng bằng

sông Cửu Long đánh giá cao.

Đối với cả 5 tiêu chí đƣợc đƣa ra, các tờ báo Trung ƣơng đều đƣợc

ngƣời đọc xếp ở vị trí thứ nhất. Điều này cũng khá dễ hiểu vì đây là những

tờ báo lớn, chính thống, với nội dung tin tức thời sự đƣợc cập nhật phong

phú, hấp dẫn, bao quát đƣợc nhiều mặt của đời sống, có khả năng phân

tích và bình luận chuyên sâu những vấn đề đang diễn ra trong nƣớc và

quốc tế.

Page 47: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

47

Biểu đồ 11: §¸nh gi¸ vÒ tin thêi sù gi÷a c¸c b¸o

73 70 60 63 56

38 23

25 23 23

62

59 49 54

49

Phï hîp HÊp dÉn DÔ hiÓu CËp nhËt Trung thùc

B¸o Tp.HCM

B¸o §ång Th¸p

B¸o Trung ¦¬ng

Các tờ báo của Thành phố Hồ Chí Minh cũng đƣợc ngƣời dân đồng

bằng sông Cửu Long đánh giá cao trong việc đăng tải nội dung các tin tức

thời sự. Trong khi đó mức độ hấp dẫn, sự phù hợp, tính cập nhật … của tin

thời sự trên báo địa phƣơng (báo Đồng Tháp) vẫn có khoảng cách rất lớn

so với báo Trung ƣơng và báo Thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng cách này

thƣờng là gấp đôi, cá biệt có tiêu chí khoảng cách lên đến gấp ba nhƣ mức

độ hấp dẫn với ngƣời đọc. Điều này đặt ra yêu cầu cấp bách đối với các tờ

báo địa phƣơng nói chung và báo Đồng Tháp nói riêng trong việc tự vận

động đổi mới và nâng cấp chất lƣợng cung cấp tin thời sự cho ngƣời dân

địa phƣơng.

6. Thực trạng tiếp cận Internet của ngƣời dân

Năm 1997 với sự ra đời của công ty Điện toán và truyền số liệu

VDC làm mốc cho sự thâm nhập của Internet vào Việt Nam. Lúc đó,

Internet còn quá xa lạ với ngƣời Việt Nam, thậm chí ngay cả với những

cán bộ khoa học làm trong lĩnh vực thông tin cũng ít cơ hội tiếp cận và sử

dụng công nghệ hiện đại này. Nhƣng sau hơn 10 năm vào Việt Nam,

Internet đó phỏt triển một cỏch mạnh mẽ, tất cả cỏc tỉnh thành phố trờn cả

nƣớc đều có mạng Internet, ngƣời dân ngày càng biết và tiếp cận với

phƣơng tiện truyền này.

Tuy nhiên, trong cuộc nghiên cứu tại tỉnh Đồng Tháp khi hỏi “Ông/

bà đó bao giờ nghe núi đến Internet chưa?”, có 36% số ngƣời đƣợc hỏi

cho rằng chƣa nghe nói về Internet. Điều này cho thấy ngƣời dân ở đây

Page 48: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

48

vẫn chƣa đƣợc tiếp cận với phƣơng tiện này và những ngƣời chƣa nghe

đến Internet chủ yếu ở đô thị. Kết quả kiểm định thống kê Chi-square khi

xem xét mối tƣơng quan giữa địa bàn của ngƣời trả lời với việc họ có biết

về Internet hay không cho thấy có mối quan hệ mật thiết giữa hai yếu tố

này (P=0.00). Ngƣời dân ở đô thị tại Đồng Tháp có cơ hội và môi trƣờng

tốt trong việc tiếp cận với những phƣơng tiện hiện đại hơn so với khu vực

nông thôn. Cụ thể, có 153/200 trƣờng hợp chiếm 76,5% ngƣời dân ở đô

thị và 165/300 trƣờng hợp chiếm 55% ngƣời dân ở nông thôn có nghe nói

về Internet.

Có thể nói việc phát triển dịch vụ internet tại địa phƣơng sẽ giúp ích

cho ngƣời dân tiếp cận với phƣơng tiện truyền thông mới. Với nhiều tên

gọi khác nhau nhƣ Điểm truy cập internet công cộng, café Internet, café

Wifi, điểm dịch vụ mạng… Loại hình dịch vụ này ra đời và nhanh chóng

phổ biến tại các thành phố lớn đáp ứng nhu cầu truy cập của ngƣời dùng

trong điều kiện giá truy cập tại các máy đơn, tại gia đỡnh cũn cao với

ngƣời dân nhất là ở khu vực nông thôn. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong

tổng số 318 ngƣời trả lời có nghe nói đến Internet có tới 253 trƣờng hợp

(79.6%) cho biết có dịch vụ internet ở địa phƣơng.

Việc ngƣời dân biết có dịch vụ Internet cũng cho thấy ngƣời dân ở

khu vực này có quan tâm tới loại phƣơng tiện mới và hiện đại này nhƣng

cùng với việc họ có quan tâm hay không thì việc xem xét đến hành vi có

sử dụng phƣơng tiện này hay không sẽ cho thấy sự quan tâm của ngƣời

dân. Trong tổng số 318 ngƣời có nghe nói tới dịch vụ này có chƣa tới ¼ số

ngƣời trả lời đó từng sử dụng. Đây là một tỷ lệ rất ít, điều đó chứng tỏ

ngƣời dân tại Đồng Tháp còn đang rất lạ lẫm với loại hình truyền thông

mới này. Ngay cả với nhóm cán bộ viên chức nhà nƣớc và học sinh, sinh

viên là nhóm có cơ hội tiếp cận với Internet dễ dàng hơn cả với các nhóm

nghề khác nhƣ nông nghiệp, về hƣu, công nhân…cũng không có tỷ lệ

ngƣời sử dụng nhiều. Cụ thể là trong số 59 ngƣời trả lời đó sử dụng có 19

Page 49: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

49

ngƣời là cán bộ viên chức và 12 ngƣời là học sinh, sinh viên đó sử dụng

Internet.

Biểu đồ 12: Tỷ lệ người đó sử dụng Internet tại địa phương (%)

18.6

81.4

Có sử dụng

Chưa sử dụng

Mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam nhƣng trong điều kiện đổi mới tƣ

duy cũng nhƣ sự đánh giá đúng mức của Nhà nƣớc về Internet nên loại

hình phƣơng tiện này đã nhanh chóng tiếp cận và khai thác những máy

móc, công nghệ mới của Internet trên thế giới. Theo trung tâm Internet

Việt Nam, vào tháng 1/2008 Việt Nam có 5.329.547 số lƣợng thuê bao qui

đổi và có 18.913.492 số ngƣời sử dụng Internet (Nguồn: Trung tâm

Internet Việt Nam, truy cập ngày 14/12/2008). Còn theo báo cáo của tỉnh

thì có khoảng 4000 thuê bao nếu nhƣ so sánh với số thuê bao trên toàn

quốc thì ở Đồng Tháp tỷ lệ này còn khá thấp. Lý giải cho điều này có thể

là do hiện nay mạng Internet mới chỉ phát triển và phổ biến với khu vực

đô thị của Đồng Tháp, trong khi tại Đồng Tháp ngƣời dân sống tại đô thị

không cao. Trong các cuộc thảo luận nhóm về phƣơng tiện mà ngƣời dân

tiếp cận hàng ngày cũng thể hiện điều này “Nói chung, Internet thì vùng

nông thôn mới có nay thôi, khoảng chứng tháng rưỡi. Phương tiện đó

cũng chưa có đại trà lắm, cũng ít sử dụng. Mà giời vô thì cũng chưa chắc

biết dùng” (Thảo luận nhóm, xã Phú Điền, huyện Tháp Mƣời).

Internet không đơn giản là một phƣơng tiện truyền thông với đủ các

tính năng và tác dụng của tất cả các phƣơng tiện truyền tin nhƣ báo in,

phát thanh, truyền hình mà nó còn trở thành một loại kênh truyền thông,

Page 50: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

50

một loại công cụ giao tiếp thông qua chat hay email…, phƣơng tiện tƣ duy

và tình cảm với hình thức nhƣ các trang blog cá nhân…(Lê Ngọc Hùng,

2008). Kết quả điều tra định lƣợng cho thấy trong số 4 mục đích đƣa ra

những ngƣời đó sử dụng Internet đều đánh giá cao vai trò thông tin của

loại phƣơng tiện này, có tới 38/59 ngƣời đƣợc hỏi cho rằng họ truy cập

Internet để tìm kiếm thông tin, cũn việc dựng internet để viết thƣ điện tử

hay chơi trò chơi điện tử là rất ít (11,9%). Nhƣ vậy, với 2 nhóm thƣờng

xuyên có cơ hội tiếp xúc với Internet là nhóm học sinh, sinh viên và nhóm

cán bộ công chức thì mục đích nhƣ vậy là khá phù hợp.

Bảng 6: Mục đích sử dụng Internet

Mục đích Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

1. Chat 19 32,2

2. E-mail 7 11,9

3. Tìm thụng tin 38 64,4

4. Chơi trò chơi 7 11,9

5. Khác 1 1,7

Để đánh giá một cách kỹ càng hơn với đối tƣợng đó sử dụng

Internet, chúng tôi đƣa ra câu hỏi “Việc sử dụng Internet có thiết thực

trong công việc, sinh hoạt…với ông bà hay không?”, kết quả cho thấy chỉ

có một tỷ lệ rất nhỏ nhóm công chúng của loại phƣơng tiện này trả lời

rằng không hữu ích (5,1%), cũn lại đa phần trả lời rằng Internet rất có ý

nghĩa trong cuộc sống, sinh hoạt…của họ. Điều này cho thấy đối với

những ngƣời đó sử dụng họ đó nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng của loại

hình truyền thông này.

Đối với nhóm có biết Internet nhƣng không sử dụng chúng tôi có

đặt ra câu hỏi về lý do để giải thích cho việc họ chƣa tiếp cận với phƣơng

tiện này. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần họ không sử dụng là do

không biết cách sử dụng nó nhƣ thế nào, tỷ lệ này chiếm tới 64,8% số

Page 51: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

51

ngƣời đƣợc hỏi. Còn lý do về mặt không gian – dịch vụ xa nơi ở/ không

thuận tiện không phải là một rào cản khiến ngƣời dân không tiếp cận đƣợc

với Internet, chỉ có 1,2% số ngƣời có biết Internet lựa chọn phƣơng án

này. Tuy nhiên, một tỷ lệ đáng kể gần 1/3 số ngƣời biết tới Internet mà

không sử dụng trả lời rằng họ không thấy cần thiết phải sử dụng loại hình

này. Điều này có thể đƣợc giải thích rằng đa số những ngƣời đƣợc hỏi làm

ở những nhóm nghề chƣa cần phải sử dụng Internet nhƣ buôn bán, nông

nghiệp, làm thuê, về hƣu…hơn nữa họ cũn phải dành nhiều thời gian cho

công việc của mình nên không thể dành riêng một khoảng thời gian nhất

định để ngồi truy cập vào Internet.

Biểu đồ 13: Đánh giá về ý nghĩa của việc sử dụng Internet (%)

0

10

20

30

40

50

60

Rất hữu ích Hữu ích Không hữu ích

Cũng một phần do ngƣời dân ở khu vực đƣợc lựa chọn vào mẫu

nghiên cứu thấy rằng không cần thiết phải sử dụng Internet nên khi hỏi có

thích sử dụng hay không thì có tới 71,2% số ngƣời đƣợc hỏi trả lời rằng

không thích sử dụng phƣơng tiện này. Nếu so sánh về giới tính kết quả

nghiên cứu cho thấy nam giới thích sử dụng Internet hơn nữ giới (kiểm

định thống kê Chi-square với xác suất P=0.01). Cụ thể, có 33,5% nam giới

và 23,8% nữ giới trả lời có thích sử dụng Internet. Hơn nữa, kết quả cũng

cho thấy đối với những ngƣời tuổi càng cao sở thích sử dụng Internet càng

giảm, nếu nhƣ gần ½ nhóm dƣới 31 tuổi trả lời có thích sử dụng thì chỉ có

gần 18,2% nhóm trên 50 tuổi cho rằng có sở thích này.

Đối với những ngƣời chƣa sử dụng Internet chúng tôi hỏi xem họ có

nhu cầu sử dụng Internet hay không thông qua câu hỏi “Nếu có dịch vụ

Page 52: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

52

Internet về tới khóm/ ấp, được hướng dẫn cách sử dụng, ông/ bà có muốn

sử dụng mạng không?”, kết quả có tới 59,2% trả lời không đồng ý, ngƣợc

với kết quả nghiên cứu tại Lào Cai và Yên Bái là có trên 50% đồng ý. Chỉ

cú 38,4% số ngƣời đƣợc hỏi là có nhu cầu sử dụng loại hình phƣơng tiện

này.

Biểu đồ 14: Tỷ lệ người dân có thích sử dụng Internet (%)

28.8

71.2 Có Không

Có thể nói, chỉ xét riêng về mặt định lƣợng, tổng số ngƣời sử dụng

Internet ở Việt Nam hiện nay chƣa tƣơng xứng với tính hiện đại của công

nghệ thông tin. Và tại địa phƣơng nghiên cứu số lƣợng ngƣời có nhu cầu

sử dụng không phải là nhiều, điều đó cho thấy ngƣời dân ở đây có thể

chƣa biết đến loại hình phƣơng tiện này hoặc do họ chƣa nhận thấy đƣợc

tầm quan trọng của Internet trong công việc cũng nhƣ trong đời sống sinh

hoạt của mình.

III. KẾT LUẬN

Tại tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

núi chung ngƣời dân có nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các

phƣơng tiện thông tin đại chúng. Mức sống của ngƣời dân nơi đây đứng

thứ 3 trong số 8 vùng trên cả nƣớc, là vùng đồng bằng rộng nhất cả nƣớc

nên ngƣời dân có thể dễ dàng bắt đƣợc nhiều sóng phát thanh và truyền

hình của TW, khu vực và các tỉnh lân cận. Chƣơng trình phát thanh và

truyền hình của các đài địa phƣơng lận cận nhƣ Vĩnh Long, TP. Hồ Chí

Minh...thƣờng có nhiều chƣơng trình giải trí phù hợp sở thích, văn hoá,

ngôn ngữ.. của ngƣời dân phía Nam, hơn nữa chất lƣợng thu sóng tốt. Nhu

Page 53: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

53

vậy, đứng về phía nguồn cung để tiếp cận với các thông tin của TTĐC của

ngƣời dân Đồng Tháp thuận lợi hơn rất nhiều vùng Tây Bắc và nhiều vùng

khác trên cả nƣớc.

Qua kết quả khảo sát tại Đồng Tháp có thể có một số nhận xét

chung về tiếp cận với các phƣơng tiện TTĐC (Báo in, phát thanh, truyền

hình và Internet):

1. Giống nhƣ tại nhiều vùng khác trên cả nƣớc tỷ lệ ngƣời tiếp cận với

truyền hình bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với các phƣơng tiện

khác: 96% ngƣời có xem tivi, 31% nghe băng/đĩa, 28% nghe đài,

27% đọc báo và 5,2% sử dụng Internet.

2. Tại vùng Tây Bắc tỷ lệ ngƣời đọc báo cao gần gấp 2 lần so với

nghe đài và nghe băng/đĩa. Nhƣng tại Đồng Tháp các tỷ lệ này

tƣơng đƣơng nhau và chỉ bằng chƣa đến 1/3 tỷ lệ ngƣời xem tivi.

3. Tỷ lệ ngƣời có xem truyền hình tuy cao nhƣ vậy nhƣng thời lƣợng

xem trung bình/ngày của ngƣời dân Đồng Tháp lại khá thấp

(2,53giờ) so với các vùng khác (Hà Nội+, Bình Dƣơng

+, vùng Tây

Bắc từ 3,5 đến 4giờ).

4. Về thời lƣợng xem tivi và tiếp cận với các phƣơng tiện TTĐC khác

không có sự chênh lệch nhiều giữa ngày thƣờng (thứ Hai-thứ Sáu)

và thứ Bảy, Chủ Nhật. Đặc điểm này giống vùng Tây Bắc nhƣng

khác với các vùng Hà Nội+, Bình Dƣơng

+

5. Về tiếp cận với truyền hình: Giống nhƣ tại nhiều vùng khác tỷ lệ

ngƣời thích xem chƣơng trình thời sự bao giờ cũng cao hơn rất

nhiều lần (trên 3 lần) so với các chƣơng trình khác. Các chƣơng

trình truyền hình TW thƣờng không đƣợc ngƣời dân phía Nam xem

nhiều nhƣ công chúng phía Bắc. Nhận xét này khá phù hợp với

đánh giá của công chúng Đồng Tháp về 8 tiêu chí đều cho rằng Đài

Đồng Tháp đƣợc xem nhiều hơn Đài TW.

6. Về tiếp cận với báo In: Tuy tỷ lệ ngƣời đọc báo ít hơn vùng Tây

Bắc (27% so với 44%) nhƣng phần lớn bạn đọc tại đây đọc báo

Page 54: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

54

đƣợc in tại phía Nam nhƣ báo Tuổi trẻ, Cụng an TP. Hồ Chí Minh

chứ không phải báo Nhân Dân đƣợc đọc nhiều nhất nhƣ vùng Tây

Bắc.

7. Về tiếp cận với Internet: Tỷ lệ ngƣời đó từng sử dung Internet tại

Đồng Tháp thấp hơn vùng Hà Nội+, Bình Dƣơng

+ khá nhiều nhƣng

vẫn cao hơn vùng Tây Bắc (18,6% so với 11,5%)

Trên đây là những thông tin cơ bản về cuộc nghiên cứu, khảo sát

tiếp cận phƣơng tiện truyền thông đại chúng của ngƣời dân tại Đồng Tháp,

đại diện cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Để khai thác hết các

thông tin thu thập đƣợc cần có nhiều thời gian hơn để xử lý và phân tích

chi tiết nhằm xã hội hóa những thông tin này.

Tài liệu tham khảo

1. Trung tâm Nghiên cứu Dƣ luận xã hội, Ban Tƣ tƣởng-Văn hoá Trung ƣơng

(2002) Điều tra “Thăm dò dư luận khán giả đài truyền hình Việt Nam”

2. Trung tâm Đào tạo Phát thanh-Truyền hình thuộc đài truyền hình Việt Nam

(2001) “Nghiên cứu khán giả truyền hình Việt Nam”

3. Đài Tiếng nói Việt Nam và Ban Tƣ tƣởng Văn hoá TW (2001) “Nghiên cứu

Công chúng phát thanh”

4. Đài Tiếng nói Việt Nam (2005) Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả

công tác điều tra thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam”.

5. Trần Hữu Quang (2002) “Truyền thông đại chúng và công chúng-nghiên cứu

trường hợp thành phố Hồ Chí Minh”. Luận án Tiến sĩ Xã hội học

6. Trần Bảo Khánh (2008)“Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn

hiện nay”. Luận án Tiến sĩ

7. Học viện Báo chí và Tuyên truyền –Khoa Xã hội học (2004) Đề tài “Thực

trạng và nhu cầu tiếp cận TTĐC của sinh viên Hà Nội”

8. Học viện Báo chí và Tuyên truyền –Khoa Xã hội học (2006) Đề tài “Sự tiếp

cận với các phương tiện thông tin đại chúng của người dân vùng Tây Bắc”

Page 55: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

55

XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN NỘI DUNG THÔNG TIN VÀ LOẠI

HÌNH TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG VIỆT NAM DƢỚI TÁC

ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ

Ths. Đặng Vũ Cảnh Linh

1. Sự phát triển về công nghệ và mở rộng mạng lƣới nội dung thông

tin đại chúng

Cùng với quá trình đổi mới, đẩy nhanh, công nghiệp hóa và hiện đại

hóa đất nƣớc, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập với sự phát triển

chung của khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực kinh tế khoa học, công

nghệ, văn hóa, xã hội. Trong sự phát triển này, phải khẳng định vai trò của

các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong quá trình chuyển tải, xây dựng

mạng lƣới thông tin, tạo nên những cầu nối đặc biệt quan trọng trong tiến

trình Việt Nam mở cửa ra thế giới.

Sự phát triển của các phƣơng tiện thông tin đại chúng Việt Nam từ

sau đổi mới đƣợc đánh dấu bắt đầu bằng những tác động trực tiếp từ cuộc

cách mạng về công nghệ, thông tin và viễn thông toàn cầu cuối thế kỷ XX,

điển hình là sự phát triển, phổ biến và lan rộng của mạng internet. Nắm

bắt xu thế chung của thời đại và đánh giá đúng tầm quan trọng của chiến

lƣợc phát triển công nghệ thông tin, ngay từ những năm đầu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, chính phủ Việt Nam đã không ngừng đầu tƣ, tạo điều

kiện, cơ chế thuận lợi để giới truyền thông Việt Nam sớm ra nhập làng

công nghệ, thông tin và viễn thông toàn cầu.

Sự thành công của việc thiết lập hệ thống Internet ở Việt Nam đầu

tiên năm 1997 là cột mốc lịch sử khi Việt Nam chính thức hội nhập và có

tên trong những quốc gia đã tạo ra hệ thống liên thông thông tin với thế

giới qua mạng. Bên cạnh đó trong lĩnh vực viễn thông, quá trình phủ sóng

nhanh mạng lƣới điện thoại di động, phát triển công nghệ kỹ thuật số, điện

thoại di động, công nghệ thu phát vệ tinh...cũng đã góp phần không nhỏ

Page 56: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

56

trong tiến trình phủ sóng thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin,

mạng lƣới thông tin làm tiền đề cho việc phát triển các loại hình truyền

thông đại chúng, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng, phù hợp với

xu thế của xã hội thông tin hiện đại .

Theo đánh giá của các chuyên gia và các tổ chức quốc tế, hơn 10

năm phát triển, có thể thấy ngành công nghệ thông tin và viễn thông của

Việt Nam đã có những bƣớc tiến bộ rất nhanh so với các chỉ tiêu đặt ra.

Đặc biệt sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO,

chính thức tham gia vào sân chơi toàn cầu hóa thì tiến trình này lại có

những bƣớc tiến nhảy vọt nhanh hơn.

Theo thống kê ngành Bƣu chính viễn thông, năm 2005 cả nƣớc có

15 triệu máy điện thoại thì đến năm 2007 chúng ta đã đạt tới 29.54 triệu

thuê bao điện thoại (tăng gần gấp 2 lần so với các thời kỳ trƣớc đó). Tốc

độ tăng trƣởng của ngành công nghệ thông tin vẫn khá ấn tƣợng dao động

từ 25 -30%. Các sản phẩm phần mềm đạt 300 triệu USD. Hiện nay Việt

Nam cũng đã đƣợc tập đoàn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới Intel

cam kết đầu tƣ 1 tỉ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp, đo thử các loại chip

hiện đại nhất thế giới 1.

Đối với riêng tình hình phát triển mạng internet, có thể thấy từ

những năm sau 2003, tốc độ mở rộng của mạng internet ở Việt Nam là rất

nhanh và mạnh. Theo số liệu thống kê của Trung tâm internet năm 2003

tổng băng thông kết nối quốc tế của Việt Nam mới chỉ đạt 1035 Mbps và

tổng lƣu lƣợng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX 373.4 Gbytes, thì

đến năm 2007, tổng băng thông kết nối quốc tế của Việt Nam đã tăng lên

12580 Mbps và 15530017 Gbytes .

Với sự phát triển tốt về công nghệ và dịch vụ cung cấp mạng, tỷ lệ

thuê bao và số lƣợng ngƣời sử dụng internet cũng tăng lên rất nhanh. Năm

2003 chúng ta có 804.528 thuê bao, 3.098.007 ngƣời sử dụng internet

1 Nguồn : http:// www.vietnamnet.vn

Page 57: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

57

(3.80% dân số), số là thì đến năm 2007, số thuê bao đạt mức 5.218987

thuê bao và 17.718.112 ngƣời sử dụng internet (20.45%). Tỷ lệ tên miền

tiếng Việt đƣợc đăng ký và tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp cũng tăng nhiều

lần trong giai đoạn này. Mặt khác các số liệu thống kê cũng cho thấy, Việt

Nam cũng đang dần đuổi kịp các nƣớc phát triển trong khu vực về tỷ lệ

ngƣời dân có đủ điều kiện tiếp cận với mạng lƣới thông tin toàn cầu qua

việc sử dụng mạng internet hiện nay.

Trên nền tảng của sự liên tục đổi mới và phát triển công nghệ, chất

lƣợng và dịch vụ internet, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình kết

nối thông tin từ các nhà truyền thông đến công chúng.

Ngày nay có thừa nhận thực tế mạng lƣới giao thông thông tin ở

Việt Nam đã trở nên khá phổ biến, nối liền các vùng nông thôn, các vùng

khó khăn với các khu đô thị, trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá và đồng

thời mở rộng sự liên thông này đến với các nƣớc trong khu vực và thế

giới. Cũng có thể khẳng định, trên những trục đƣờng giao thông đã đƣợc

khai thông và xác định thì lƣợng thông tin trung chuyển giữa các khu vực

ngày càng nhiều hơn, kích thích sự gia tăng của mọi tầng lớp xã hội trong

việc tham gia vào quá trình truyền thông : cung cấp, chia sẻ, chuyển tải và

tiếp nhận thông tin.

Dƣới tác động của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội

nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay, thì cả ba loại thông tin trong nƣớc,

thông tin đối ngoại (hoặc những vấn đề ít nhiều liên quan giữa Việt Nam

và quốc tế) và thông tin quốc tế đều đang phát triển nhanh và trở thành

những thông tin nóng, thời sự, hàng ngày, hàng giờ, thu hút sự quan tâm

của toàn bộ giới truyền thông và công chúng.

Về thông tin trong nƣớc, có thể thấy những năm qua từ những đòi

hỏi thiết thực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc,

lƣợng thông tin đƣợc phản ánh qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng là

khá nhiều và dầy đặc, bao quát mọi vấn đề của tình hình phát triển kinh tế

-xã hội và đời sống nhân dân trên khắp các vùng miền của cả nƣớc. Quá

Page 58: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

58

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang tạo ra những sức sống sáng tạo

mới cho Việt Nam trên mọi lĩnh vực, nhƣng đồng thời cũng đặt Việt Nam

trƣớc hàng loạt những khó khăn, thách thức, những vấn đề bất cập, mặt

trái...mà ở đây vai trò của các nhà truyền thông đại chúng là phải thiết lập

một mạng lƣới thông tin nhanh nhạy, chính xác, kịp thời, liên kết mọi tầng

lớp, cá nhân, tổ chức hƣớng tới giải quyết những vấn đề đó.

Hàng loạt những sự kiện mới, vấn đề mới xuất hiện hàng ngày,

cùng với sự thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn tin, sự chia sẻ thông

tin từ các cá nhân, tổ chức, quá trình phản hồi thông tin liên tục từ các

cuộc thảo luận, các diễn đàn, dƣ luận xã hội đã tạo thành những tƣ liệu

phong phú cho giới truyền thông khai thác và sử dụng trong các hoạt động

viết, tin bài, xây dựng chƣơng trình.

Về thông tin đối ngoại và những thông tin phản ánh quan hệ Việt

Nam và quốc tế, đây cũng là lƣợng thông tin tăng lên đột biến từ sau

những năm đổi mới khi ngày càng có nhiều sự kiện thu hút sự quan tâm

của công chúng Việt Nam và thế giới. Việt Nam ngày càng trở thành một

điểm phát triển kinh tế nóng của khu vực, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài,

trở thành môi trƣờng giao lƣu, hợp tác trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị,

văn hoá, giáo dục với các nƣớc. Việt Nam cũng đang ngày càng chứng tỏ

những tiềm năng của mình trong việc tham gia tổ chức các sự kiện lớn,

đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề của quốc tế....

Mặt khác, xu thế hội nhập và toàn cầu hoá cũng cho thấy mọi vấn

đề phát triển trong nƣớc cũng đã đều đƣợc nhà nƣớc, các tổ chức và các

tầng lớp xã hội đặt dƣới lăng kính nhìn nhận, lý giải, học hỏi từ kinh

nghiệm, mô hình của các nƣớc trên thế giới nên các chuyên mục, bài viết

về chủ đề này cũng tăng lên trong lƣợng thông tin đại chúng những năm

gần đây.

Về thông tin quốc tế, cùng với quá trình toàn cầu hoá thông tin, sự

liên kết giữa các tổ chức, phƣơng tiện thông tin đại chúng toàn cầu và

mạng lƣới internet, giới truyền thông Việt Nam đã dễ dàng hơn trong việc

Page 59: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

59

nắm bắt, cập nhật các nguồn tin quốc tế. Thay vì việc phải có đội ngũ

phóng viên thƣờng trú rải khắp thế giới, thì hiện nay với xu hƣớng liên

kết, mua bản quyền, tuân thủ đúng các quy ƣớc và nguyên tắc về bản

quyền thông tin toàn cầu, Việt nam cũng có thể có đƣợc thông tin quốc tế

từ các hãng truyền thông lớn nhất thế giới để dịch thuật và chuyển tải đến

công chúng Việt Nam. Chính vì vậy hiện nay, thông tin về mọi lĩnh vực,

sự kiện đang diễn ra trên thế giới cũng đƣợc cập nhật hàng ngày và phong

phú, đa dạng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng Việt Nam.

VNexpress nổi tiếng là một tờ báo điện tử hoạt động trong lĩnh vực

tin tức, thời sự, tuy nhiên có thể thấy khả năng bao quát thị trƣờng thông

tin của tờ báo này là khá đa dạng. Ngoài tờ báo chính, tờ báo này có thêm

5 Website phụ hoạt động trong những vực thông tin khá hấp dẫn với thị

trƣờng và giới trẻ hiện nay bao gồm Ngoisao.net (Dành cho những câu

chuyện về những ngƣời nổi tiếng trong giới thể thao, làng giải trí) ,

Sohoa.net (Dành cho những ngƣời yêu thích công nghệ mới), Dothi.net

(Dành cho những ngƣời quan tâm các vấn đề về bất động sản, thị trƣờng,

đời sống của cƣ dân đô thị), Gamethu.net (Dành cho những ngƣời thích

chơi game), Phimanh.net (Dành cho những ngƣời thích phim ảnh),

vieclam.net (Danh cho những ngƣời quan tâm đến lao động và việc làm).

Một ví dụ khác là đài truyền hình kỹ thuật số VTC (thuộc Tổng

công ty truyền thông Đa phƣơng tiện) ban đầu hoạt động với quy mô nhỏ

cung cấp cho khách hàng một vài kênh truyền hình giải trí nhƣ thể thao,

phim ảnh. Hiện nay VTC đã có chiến lƣợc phát triển nhanh trong lĩnh vực

truyền thông đa phƣơng tiện với 8 kênh truyền hình, nhiều dịch vụ cung

cấp trực tuyến qua mạng internet và điện thoại di động. Trong tiềm năng

và chiến lƣợc của mình, VTC lại đang chuẩn bị bƣớc sang lĩnh vực tin

tức, thời sự và sẽ là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng với các đài truyền hình

trung ƣơng và địa phƣơng.

Page 60: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

60

Nhìn chung với xu hƣớng phát triển công nghệ và quá trình toàn cầu

hoá thông tin đã tác động khá sâu rộng đến việc hình thành và phát triển

của mạng lƣới thông tin đại chúng Việt Nam, bao gồm hoạt động của cả

giới truyền thông và công chúng.

Đối với công chúng, nhu cầu thông tin ngày càng tăng nhanh và

mạnh, tỷ lệ ngƣời tiếp cận với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng,

truy cập internet ngày càng cao, thì họ đòi hỏi nhiều hơn ở giới truyền

thông về khả năng cập nhật thông tin, số lƣợng và chất lƣợng thông tin, sự

đa dạng về nội dung, chủ đề, hình thức biểu đạt trong thông tin mà họ

mong muốn đƣợc tiếp nhận. Điều này đang tạo môi trƣờng cạnh tranh

thông tin mạnh trong toàn giới truyền thông Việt Nam và sức ép đối với

việc phải liên tục đổi mới thông tin, các sản phẩm truyền thông.

Một điểm dễ nhận thấy trong quan hệ giữa sự phát triển của mạng

lƣới thông tin và các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đó là ngay nay một

mô hình truyền thông ở Việt Nam thƣờng phát triển theo công thức : xây

dựng những hạt nhân trong dịch vụ cung cấp thông tin của mình, sau đó

dần mở rộng và gia tăng các chuyên mục, chƣơng trình, xây dựng chiến

lƣợc dài hạn để phát triển, cạnh tranh và chiếm lĩnh các lĩnh vực thông tin

khác. Đây là một xu hƣớng đi đúng để các phƣơng tiện truyền thông đại

chúng Việt Nam ngày càng mở rộng lƣợng thông tin, dịch vụ cung cấp

thông tin và có đủ khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng thông tin, một trong

những điểm mấu chốt nhất để có hình thành các tập đoàn truyền thông

mang tính quốc tế trong tƣơng lai.

Thực tế hiện nay trong xu thế toàn cầu hoá, hầu hết các tờ báo, cơ

quan truyền thông đại chúng của Việt Nam đều chú trọng tới vấn đề phát

triển thông tin với mục tiêu chuyển tải, cập nhật thông tin nhanh nhất,

nhiều nhất và những tin mang tính “độc quyền” cao nhất đến với công

chúng, độc giả của mình. Các bộ phận “săn lùng tin”, “mua bán, trao đổi

thông tin”, “dịch thuật” đều là những bộ phận quan trọng nhất của một cơ

quan hoạt động trong lĩnh vực truyền thông hiện đại. Điều này đã khiến

Page 61: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

61

cho những dòng chảy thông tin luôn lƣu thông ồ ạt qua các phƣơng tiện

thông tin đại chúng. Không chỉ với những vấn đề thời sự trong nƣớc mà

ngay cả những sự kiện lớn của thế giới nhƣ bầu cử tổng thống Mỹ, chính

biến ở Thái Lan, các sự kiện thể thao, hội nghị quốc tế, những cơ quan

truyền thông lớn của Việt Nam hiện nay nhƣ Truyền hình Việt Nam, Báo

Thanh Niên, Vietnamnet, VNexpress...đều cử phóng viên đến các nƣớc để

tác nghiệp và hoà đồng xu thế làm chung của giới truyền thông quốc tế.

Bên cạnh đó, về phƣơng diện sản xuất và chuyển tải thông tin, có

thể thấy các phƣơng tiện truyền thông đại chúng cũng đã cố gắng trong

việc thay đổi các chƣơng trình, chuyên mục, đáp ứng nhu cầu của công

chúng, đặc biệt là nhu cầu hƣớng ra thế giới của ngƣời dân trong thời đại

toàn cầu hoá. Từ năm 2005, Truyền hình cáp Việt Nam đã xây dựng trạm

phát sóng 29 kênh truyền hình Việt Nam và quốc tế để phục vụ khách

hàng trong nƣớc, thì cho đến hết năm 2008, số kênh đã tăng lên là 48

kênh, trong đó hơn một nửa là các kênh truyền hình mua bản quyền, phát

sóng trực tiếp từ nƣớc ngoài. Nhiều kênh truyền hình nƣớc ngoài nổi tiếng

cũng đã đƣợc dịch và ghép phụ đề bằng tiếng Việt để tiện lợi cho việc

phục vụ công chúng.

Trong lĩnh vực báo chí, nhiều tờ báo cũng đã tăng lƣợng thông tin

quốc tế, cũng nhƣ có chủ trƣơng lồng ghép các vấn đề quốc tế trong nội

dung thông tin về các vấn đề của Việt Nam hiện nay. Bảng 1 cho thấy số

liệu phân tích từ một tờ báo điện tử đang có số lƣợng độc giả hàng đầu ở

Việt Nam cho thấy trong tháng 12/2008, với 12 chuyên mục chính, tờ báo

này đã đăng tải đƣợc tới 2171 tin, bài, trong đó tỷ lệ nội dung các bài viết

phần lớn phản ánh về các vấn đề quốc tế và Việt Nam trong tƣơng quan

với thế giới. Các bài viết về các vấn đề trong nƣớc chỉ chiếm 809 bài

(37.3%), trong khi còn lại những bài viết về Việt Nam có đan xen yếu tố

nƣớc ngoài là 549 bài (25.1%) và các bài về quốc tế là 813 (37.6%). Trong

một số chuyên mục cụ thể thì các bài viết về hai nội dung trên còn mang

Page 62: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

62

tính áp đảo so với các bài viết thuần tuý về vấn đề trong nƣớc nhƣ ở các

lĩnh vực văn hoá, thể thao, giải trí...

Bảng 1 : Phân tích nội dung các bài viết tháng 12/2008 của báo điện tử

dantri. com.vn

TT Chuyên mục Loại thông tin phản ánh

Trong

nước

Việt Nam

và thế giới

Quốc tế Tổng số

1 Sự kiện trong ngày 317 62 x 379

2 Quốc tế x x 150 150

3 Giáo dục – khuyến học 69 9 18 96

4 Giải trí 13 214 257 484

5 Giới tính 63 x x 63

6 Sức khoẻ 84 59 x 143

7 Sức mạnh số x x 63 63

8 Nhịp sống trẻ 48 17 x 65

9 Ô tô 3 65 68 136

10 Chuyện lạ 37 1 40 78

11 Thể thao 56 112 172 340

12 Kinh tế 119 10 45 174

13 Tổng số 809 549 813 2171

So sánh với số liệu thống kê các bài viết của báo điện tử dantri.com,

trong tháng 12 năm 2008, tờ báo in Thanh niên đăng tải 2303 bài với cơ

cấu chuyên mục và tỷ lệ loại thông tin tƣơng đối khác biệt do đặc thù

riêng của từng loại báo chí.

Số liệu bảng 2 cho thấy tỷ lệ chênh lệch khá lớn giữa số bài viết

phản ánh về các vấn đề trong nƣớc là 1528 bài (chiếm 66.3%) so với các

bài về quốc tế là 555 (chiếm 24.1%) hay đƣa tin về tình hình Việt Nam và

thế giới chỉ có 220 bài (chiếm 9.6%). Các thông tin quốc tế thƣờng là tin

nhanh về tình hình quốc tế và một số bài viết phân tích sâu về các vấn đề

“nóng” đƣợc đông đảo bạn đọc quan tâm, do đó số lƣợng tin, bài phản ánh

Page 63: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

63

tình hình thế giới hạn chế hơn so với báo điện tử. Trong khi đó, các tin tức

sự kiện mới nhất thƣờng cập nhật chủ yếu về tình hình trong nƣớc.

Bảng 2: Phân tích nội dung các bài viết tháng 12/2008 của báo

Thanh niên

TT Chuyên mục

Loại thông tin phản ánh

Trong

nước

Việt Nam

- thế giới

Quốc

tế Tổng số

1 Chào buổi sáng 30 1 x 31

2 Tin tức- sự kiện mới nhất 172 24 x 196

3 Theo dòng thời sự 563 25 49 637

4 Chính trị- xã hội 92 1 93

5 Kinh tế/ Tiền tệ- chứng khoán 156 9 1 166

6 Thanh niên & giáo dục và cuộc sống 158 23 1 182

7 Khoa học- đời sống 10 7 74 91

8 Hôn nhân- gia đình 18 4 x 22

9 Sức khoẻ- ẩm thực 48 x 55 103

10 Bạn đọc và Thanh niên 49 1 x 50

11 Văn hoá- nghệ thuật 148 36 45 229

12 Thể thao 84 86 65 235

13 Quốc tế x 3 265 268

14 Tổng số 1528 220 555 2303

Bên cạnh một số bài báo phân tích chuyên sâu theo từng chủ đề thu

hút bạn đọc và chuyên đề dài kỳ, số lƣợng các tin nhanh trong báo Thanh

Niên chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn trong mỗi số báo. Tuy nhiên ở lĩnh vực thể

thao và văn hoá- nghệ thuật, tỷ lệ bài viết có nội dung phản ánh về tình

hình trong nƣớc, thế giới và các vấn đề quốc tế và Việt Nam trong tƣơng

quan với thế giới là tƣơng đối đồng đều.

Nhƣ vậy về số lƣợng tin, bài trên cả hai loại hình báo chí là báo

điện tử và báo in nhìn chung không có sự chênh lệch, tuy nhiên sự khác

Page 64: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

64

biệt căn bản giữa hai loại hình báo chí này về nội dung thông tin phản ánh

cũng nhƣ hình thức thông tin.

Dƣới tác động của xu thế toàn cầu hoá hiện nay, mặc dù chƣa phát

triển mạnh luồng thông tin từ Việt Nam ra nƣớc ngoài song cũng có một

số tờ báo Việt Nam đã bắt đầu hƣớng ra thu hút độc giả nƣớc ngoài. Ngoài

tờ báo đầu tiên phát hành bằng tiếng Anh là Việt Nam News, nhiều tờ báo,

tạp chí của ngành kinh tế, du lịch hiện nay cũng đã xây dựng đƣợc những

tờ báo dành riêng cho độc giả nƣớc ngoài nhƣ Vietnam Investment

Review, Time Out, Heritage, Viva Việt Nam (tiếng Hàn), Việt Nam vẻ

đẹp tiềm ẩn (tiếng Anh, Nhật). Các website điện tử của các cơ quan truyền

thông chính thống lớn, uy tín hàng đầu của Việt Nam cũng đều có website

bằng tiếng Anh để phục vụ công chúng quốc tế nhƣ Website của Đảng

cộng sản Việt Nam, Báo Nhân Dân, Báo Thanh niên, Vietnamnet,

Vnexpress, riêng website của Thông tấn xã Việt Nam đã xây dựng đƣợc 3

thứ tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Truyền hình Việt Nam cũng đã xây

dựng các bản tin tiếng Anh, tiếng Pháp và riêng chƣơng trình truyền hình

VTV4 để phục vụ đồng bào Việt Nam đang sinh sống ở nƣớc ngoài.

Cùng với hàng loạt những vấn đề đặt ra trong bối cảnh Việt Nam

tham gia tiến trình toàn cầu hoá, công chúng thời gian qua đã đặc biệt

quan tâm đến những vấn đề nhƣ giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam, khơi

dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc, phát huy bản lĩnh Việt Nam trên đấu

trƣờng quốc tế...Có thể nói nắm bắt đƣợc nhu cầu của công chúng và

những yêu cầu phát triển đất nƣớc trong thời đại mới, nhiều phƣơng tiện

truyền thông đại chúng mở ra các hàng loạt các chuyên mục, diễn đàn thảo

luận xung quanh vấn đề này, không chỉ thu hút đƣợc sự quan tâm của mọi

tầng lớp xã hội, mà còn góp phần liên kết thông tin, trí tuệ Việt Nam, đƣa

ra những sáng kiến giúp cho Đảng và nhà nƣớc giải quyết những vấn đề

bức xúc trong bối cảnh hội nhập hiện nay, bên cạnh đó, góp phần truyền

thông về hình ảnh Việt Nam, bản sắc Việt Nam ra với thế giới.

Page 65: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

65

Một trong những diễn đàn lớn và gây tiếng vang lớn trong nƣớc và

khu vực là diễn đàn “Nƣớc Việt Nam nhỏ hay không nhỏ” do Báo Thanh

niên tổ chức năm 2006 đã thu hút hàng vạn ý kiến phê bình, đánh giá,

đóng góp của công chúng trong và ngoài nƣớc, kể cả những bạn bè nƣớc

ngoài quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam. Hiện nay một trong

những tờ phụ san của Vietnamnet là Viettimes cũng đã xây dựng những

chuyên mục riêng để kéo dài sự bàn luận về bản sắc Việt Nam nhƣ “đối

thoại Việt”, “tính cách Việt” và rất nhiều website, tạp chí mới ra đời nhƣ

Văn Hiến, Hồn Việt...góp phần không nhỏ trong việc xây dựng mạng lƣới,

cơ sở dữ liệu quan trọng để đƣa thông tin Việt Nam ra thế giới trong

những giai đoạn phát triển tiếp theo của truyền thông đại chúng Việt Nam.

Nhìn chung trong tác động đầu tiên của quá trình toàn cầu hoá đến

truyền thông đại chúng Việt Nam những năm qua, có thể thấy đó là những

hệ quả tích cực trong việc tạo ra những cơ sở hạ tầng cần thiết để lƣu

chuyển thông tin, phát triển mạng thông tin đại chúng nhanh và rộng ở

môi trƣờng trong và ngoài nƣớc.

Với mạng lƣới thông tin phong phú và đa dạng, nhiều nguồn tin có

sẵn qua mạng internet, giúp cho giới truyền thông Việt Nam đã có nhiều

thuận lợi trong việc tiếp cận, khai thác và chuyển tải thông tin đến công

chúng. Cùng với sự liên thông và quay vòng thông tin, các sự kiện mới,

đề tài mới luôn xuất hiện trong quá trình tác nghiệp của giới báo chí,

truyền thông, càng giúp họ mở rộng phạm vi hoạt động, phục vụ, đáp ứng

yêu cầu ngày một cao của công chúng. Xu hƣớng thông tin, giao tiếp

thông tin ngày càng cởi mở, dân chủ tạo ra những mô hình truyền thông

đa chiều, những phản hồi tích cực từ công chúng đến giới truyền thông,

tạo nên những định hƣớng tốt trong dƣ luận xã hội về các vấn đề, sự kiện

đƣợc bàn luận, cũng góp phần xây dựng, đổi mới mội dung và phƣơng

thức truyền thông của Việt Nam.

Bên cạnh đó trong quá trình cầu hoá, việc xây dựng mạng lƣới

thông tin và truyền thông đại chúng ở nƣớc ta vẫn còn không ít khó khăn.

Page 66: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

66

Trƣớc hết là đới với vấn đề công nghệ, thực tế hiện nay cho thấy nhiều

khu vực lƣợng ngƣời đăng ký thuê bao internet đã quá tải so với đƣờng

truyền, tuy nhiên các nhà cung cấp dịch vụ vẫn chƣa có biện pháp khắc

phục dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông mạng là khá phổ biến, ảnh

hƣởng trực tiếp đến vấn đề phát tiển mạng lƣới thông tin. Vấn đề an ninh

mạng, phòng chống, ngăn chặn việc truyền bá các tƣ tƣởng văn hoá phẩm

độc hại trên mạng đến với công chúng vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để

làm ảnh hƣởng không nhỏ đến thế hệ trẻ và công chúng Việt Nam. Trong

vấn đề truyền thông, tình trạng nhiều loạn thông tin diễn ra phổ biến trong

thế giới thông tin đa chiều. Nhiều thông tin tích cực trong loại hình blog

(truyền thông cá nhân) phát triển nhanh nhƣng lại chƣa có chính sách và

cơ chế để phát huy. Trong khi những ảnh hƣỏng xấu từ các Website, các

blog đen, cổ vũ cho lối sống ăn chơi, buông thả, bệnh hoạn của một bộ

phận thanh niên hƣ hỏng, tha hóa đang lan tràn, ảnh hƣởng trực tiếp trong

giới trẻ lại chƣa đƣợc không đƣợc ngăn chặn và kiểm soát triệt để.

Đối với giới truyền thông đại chúng cũng gặp khá nhiều sai sót

trong quá trình tác nghiệp khi tiếp xúc với mạng lƣới thông tin rộng lớn

nhƣ hiện nay. Nhiều nguồn tin không đƣợc các phóng viên, toà báo có

điều kiện xác minh, điều tra làm rõ dẫn đến tình trạng sai lạc thông tin, vi

phạm luật báo chí, điển hình nhƣ một số trƣờng hợp nhà báo tác nghiệp

trong vụ PMU18. Vấn đề vi phạm bản quyền, trích dẫn vẫn khá phổ biến

trong việc đăng tải thông tin, đặc biệt là những thông tin trên mạng

internet.

Nhiều cuộc nghiên cứu cũng cho thấy công chúng phản ánh việc

đăng tải, lạm dụng quá nhiều tin tức theo kiểu “giật gân”, “lá cải”, “Xì

căng đan trong làng giải trí”, những bộ phim, chƣơng trình chất lƣợng nội

dung kém, xa rời với thuần phong, mỹ tục của ngƣời Việt cũng đã giảm uy

tín của nhiều tờ báo, cơ quan truyền thông.

Trong xu hƣớng hội nhập quốc tế vẫn còn khá nhiều cơ quan báo

chí, truyền thông tỏ ra chậm với việc đổi mới thông tin và dịch vụ cung

Page 67: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

67

cấp thông tin đến với công chúng, đặc biệt là thông tin quốc tế. Dòng chảy

thông tin từ Việt Nam ra nƣớc ngoài vẫn còn phát triển chậm chƣa tƣơng

xứng với nhu cầu của công chúng và yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt

Nam hiện nay. Nhiều website lớn của các tổ chức truyền thông đại chúng

Việt Nam vẫn chƣa hoàn thiện trang tin tiếng nƣớc ngoài, thậm chí nhƣ

website của đài truyền hình Việt Nam đến hết 12/2008 vẫn chƣa thể đƣa

trang tin tiếng Anh vào hoạt động.

Bên cạnh đó còng có khá nhiều ví dụ trong thực tế cho thấy khi xảy

ra những vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và quốc tế nhƣ trƣờng hợp

những vụ việc xuất khẩu cá Sa, cá Ba tra, hàng dệt may, xuất khẩu lao

động, vấn đề cô dâu Việt Nam...hay nhƣ vụ kiện của nạn nhân chất độc

mầu da cam, thì tiếng nói của giới truyền thông Việt Nam còn yếu, thiếu

tập trung, chƣa đủ để thuyết phục, định hƣớng cũng nhƣ tranh thủ đƣợc

những sự ủng hộ rộng rãi của dƣ luận, cộng đồng quốc tế trong việc bảo

vệ những quyền lợi cho Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề khá

quan trọng cần bàn đến trong việc đổi mới hoạt động của các phƣơng tiện

thông tin đại chúng trong các giai đoạn sắp tới.

2. Sự phát triển về công nghệ và loại hình truyền thông đại chúng

Cùng với xu thế toàn cầu hoá, sự phát triển của công nghệ truyền

thông và lƣợng thông tin phong phú nhƣ hiện nay đã tác động mạnh mẽ

đến giới truyền thông đại chúng Việt Nam trong việc đổi mới, phát triển

các loại hình truyền thông. Tƣ duy về công nghệ đang trở nên phổ biến

trong suy nghĩ và cách làm của các nhà truyền thông. Đa loại hình, đa

phƣơng tiện và sáng tạo đang là những nguyên tắc cơ bản nhất để giới

truyền thông Việt nam nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thu hút công chúng

và hội nhập quốc tế.

Mặc dù chƣa có cơ chế khuyến khích, cấp phép ồ ạt cho các tờ báo,

các cơ quan truyền thông mới, hay phát triển mô hình báo chí, truyền

thông đại chúng tƣ nhân ở nƣớc ta, nhƣng trên thực tế thời gian qua, với

Page 68: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

68

702 cơ quan báo chí, truyền thông và hơn 15.000 nhà báo trong cả nƣớc

cũng đã liên tục có những bƣớc đổi mới mạnh trong loại hình cung cấp

thông tin, tạo ra các sản phẩm thông tin ngày một phong phú, đa dạng đáp

ứng yêu cầu của công chúng và xu thế phát triển chung.

Cùng với việc xây dựng chiến lƣợc phát hành dựa trên nền tảng nội

dung thông tin, hầu hết các cơ quan báo chí, truyền thông đại chúng Việt

Nam đều có xu hƣớng mở rộng các hình thức xâm nhập vào thị trƣờng

nhƣ tăng trang báo, tăng chuyên mục, xây dựng và phát triển các website,

diễn đàn, tăng các loại hình nội dung báo viết nhƣ nguyệt san, tuần báo,

Mô hình hoạt động theo xu hƣớng phát triển vệ tinh của báo

chí Việt Nam

Báo Tuổi trẻ ngoài tờ Nhật báo đang có 6 vệ tinh hoạt động khác

nhau gồm: Tuổi trẻ cuối tuần (tuần báo), Tuổi trẻ cƣời (bán nguyệt san),

tuổi trẻ online (báo điện tử), áo trắng (tạp chí hàng tháng), tuổi trẻ mobi

(phiên bản của tuổi trẻ online dành cho điện thoại di động), Tuổi trẻ

media on line (ấn phẩm đa phƣơng tiện phát hành trên mạng).

Báo Tiền Phong có bao gồm : Tiền phong chủ nhật (tuần san), Tiền

phong cuối tháng (chuyên trang hàng tháng), Trí thức trẻ (chuyên đề),

Ngƣời đẹp Việt Nam (Tạp chí), Tiền phong Online.

Báo Thanh niên cũng có các sản phẩm nhƣ : Báo Thanh niên (Nhật

báo), Thanh Niên tuần san, Thanh nien daily (tiếng Anh), Thanh niên thể

thao, Thanh niên Online.

VnExpress ngoài website chính còn có các website khác nhƣ

Ngoisao.net, Sohoa.net, Dothi.net, Gamethu.net, Phimanh.net

Vietnamnet ngoài website chính còn có các website khác nhƣ:

Tintuconline, NETLIFE, Nhạc việt Plus, Vietnamnet TV, Tuần

Vietnamnet, VietnamJobs, Lãnh đạo trong kỷ nguyên mới, Ngƣời quan

sát, VietTime, Bóng đá 24h...

Page 69: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

69

chuyên đề, phụ san, phụ chƣơng...với mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt

động tối đa về thông tin, tăng năng lực chiếm lĩnh thị trƣờng, lƣu lƣợng

thông tin nhiều nhất đến công chúng trong một kỳ báo và nhiều loại báo.

Đây là mô hình hoạt động theo kiểu xây dựng các vệ tinh xoay quanh trục

chính của tờ Nhật báo.

Hiện nay hầu hết các tờ báo viết, báo in và nhiều tạp chí của Việt

Nam đã hoàn thiện quá trình xây dựng và phát triển các trang báo điện tử,

website điện tử để từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng thông tin, công chúng

qua mạng internet, tham gia vào các loại hình truyền thông đa phƣơng

tiện. Có thể thấy với uy tín và thƣơng hiệu lâu năm, nên nhiều website

điện tử của các tờ báo viết lớn, mặc dù ra đời muộn, phần lớn tin bài là sự

lặp lại của báo viết song vẫn thu hút đƣợc khá đông lƣợng độc giả và công

chúng truy cập, tạo nên những cuộc cạnh tranh thông tin ngày càng sôi

động qua NET.

Ngƣợc lại, đối phó với sự cạnh tranh này, các báo điện tử thuần túy,

ứng phó trong chiến lƣợc không ngừng đổi mới loại hình dịch vụ, phát

triển nhanh mô hình truyền thông đa phƣơng tiện. Có thể thấy ngoài việc

xây dựng các kênh giao lƣu trực tuyến, kết nối các blog,chia sẻ các video

clip trên mạng thì bản thân các báo điện tử cũng tấn công mạnh trong lĩnh

vực truyền thông, cung cấp dịch vụ qua điện thoại di động và đầu tƣ phát

triển trong lĩnh vực truyền hình. Hiện nay báo điện tử Vietnamnet cũng đã

có một kênh truyền hình riêng phát sóng cùng với hệ thống truyền hình

cáp Việt Nam.

Trong xu thế đổi mới, cạnh tranh không ngừng, chuyển hóa lẫn

nhau giữa các phƣơng tiện truyền thông đại chúng thì những ngƣời làm

truyền hình Việt Nam cũng đã có những bƣớc đột phá quan trọng trong

việc tấn công vào các mô hình truyền thông qua mạng internet. Từ năm

2004, Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) đã xây dựng trang web

truyền hình đầu tiên tại địa chỉ www.vnntelevision.net. Năm 2005, truyền

hình cáp Việt Nam, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công trong

Page 70: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

70

việc nâng cấp dịch vụ internet băng thông rộng làm cở cho việc phát sóng

truyền hình qua mạng.

Vừa qua công ty Cổ phần Viễn thông FPT đã phối hợp với Đài

truyền hình Hà Nội cung cấp băng thông rộng tại địa chỉ www.tv.fpt.vn và

phát sóng 32 kênh truyền hình. Theo cam kết dịch vụ của mình thì đây sẽ

là loại chất lƣợng dịch vụ truyền hình qua mạng tốt nhất Việt Nam với

chất lƣợng hình ảnh DVD. Có thể thấy với các dịch vụ truyền hình mới

mẻ này, công chúng có thể tiếp cận các kênh truyền hình Việt Nam từ

khắp các nơi trên thế giới, nhƣ đến với các loại hình truyền thông đại

chúng khác trên mạng internet.

Hiện nay do số lƣợng ngƣời dụng thuê bao điện thoại di động ngày

một tăng nên hầu hết các nhà truyền thông đều tính đến chiến lƣợc đổi

mới công nghệ để từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng mới mẻ này. Nếu nhƣ

các báo điện tử hoàn thành các phiên bản đọc báo điện tử dành cho điện

điện thoại di động thì Đài truyền hình kỹ thuật số VTV hợp tác với S-Fone

cũng đã hoàn thành việc cung cấp các dịch vụ truyền hình kỹ thuật số cho

các thuê bao điện thoại di động. Trong khi đó các công ty tƣ nhân cũng

đóng góp hàng loạt các hoạt động trong thị trƣờng này nhƣ cung cấp các

dịch vụ cho khách hàng tải các trò chơi, âm nhạc, hình ảnh, thông tin tƣ

vấn trên mọi lĩnh vực.

Xu hƣớng bùng nổ thông tin hiện nay cũng xuất hiện trên thị trƣờng

báo viết. Có thể thấy để đáp ứng yêu cầu của công chúng và thị trƣờng,

các nhà làm báo đã khai thác triệt để mọi chủ đề và loại hình để hoạt động

truyền thông. Trên các sạp báo hiện nay có hàng trăm tờ thuộc đủ các

chủng loại, hình thức khác nhau, trong đó nhiều nhất là dƣới dạng các loại

hình tạp chí, chuyên đề.

Khác với tạp chí của cơ quan nghiên cứu khoa học (Mã số ISSN) thì

các tạp chí theo kiểu Magazine này phát triển theo hàng loạt các khuynh

hƣớng khổ to, khổ nhỏ, trình bày khác nhau, hƣớng vào tất cả các lĩnh vực

của đời sống xã hội thu hút sự quan tâm của các nhóm công chúng nhỏ từ

Page 71: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

71

các chủ đề nhƣ hội họa, âm nhạc, nghệ thuật, công nghệ, kiến trúc, các

lĩnh vực nghề nghiệp cho đến giải trí cụ thể nhƣ ăn uống, mua sắm, ô tô,

xe máy, trồng trọt, nghe nhìn, quần áo, trang điểm, giầy dép...Ngoài ra

nhiều nhà truyền thông tƣ nhân do không có thẩm quyền và điều kiện làm

tạp chí, họ cũng “linh hoạt” để xin đƣợc cơ chế xuất bản các bài viết theo

kiểu chuyên đề “phóng sự xã hội” dài kỳ...

Nhìn chung các loại hình tạp chí, chuyên đề hiện nay tuy phát triển

với nội dung và loại hình tuy nhiên lại khá lộn xộn, ít tờ báo đƣợc đầu tƣ,

làm nghiêm túc theo quy trình của nghề báo hiện đại. Phần lớn các loại

hình này triển khai theo mô hình “giật gân”, “câu khách” và nhƣng những

nhà sản xuất vẫn tự tin theo kiểu “luôn theo kịp với thị trƣờng” và “có độc

giả riêng của mình”. Chính tình trạng này cũng đang góp phần làm nhiễu

loạn thông tin trên thị trƣờng báo chí Việt Nam.

Bên cạnh sự phát triển nhanh của các mô hình truyền thông đa

phƣơng tiện thì cùng với tác động của quá trình toàn cầu hóa, ở Việt Nam

hiện nay tiếp cận, ứng dụng và đa dạng hóa nhiều hơn với các loại hình và

phƣơng thức truyền thông khác nhau. Cùng với sự phát triển của thông tin

và cạnh tranh truyền thông, ngày nay công chúng không còn xa lạ với các

khái niệm “tổ chức họp báo”, “tổ chức sự kiện”, “game shows”, các cuộc

vận động, cuộc thi khác nhau, từ các vấn đề thời sự chính trị, kinh tế, xã

hội cho đến lĩnh vực văn hóa, vui chơi, giải trí...Chƣa kể các loại hình

quảng cáo, tiếp thị, hội chợ, các chƣơng trình bán hàng, khuyến mại đƣợc

các doanh nghiệp luôn đổi mới và ồ ạt tung ra thị trƣờng.

Nhìn chung quá trình bùng nổ thông tin và loại hình truyền thông

ngày nay đều biểu hiện trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, đem đến

những lợi ích và đồng thời thiệt hại cho cả giới truyền thông và công

chúng. Điển hình nhƣ hoạt động tổ chức sự kiện chẳng hạn. Đây là hoạt

động đang lan tràn và khá phổ biến trong mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp xã

hội, từ trung ƣơng đến địa phƣơng, trong khu vực nhà nƣớc cho tới khu

vực tƣ nhân, các cộng đồng. Ngƣời ta có thể thấy đâu đâu cũng là sự kiện

Page 72: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

72

và tổ chức sự kiện từ miền quê nghèo cho tới thành phố, trung tâm chính

trị văn hóa, từ Việt Nam ra đến các nƣớc khác trong khu vực và thế giới.

Những bằng chứng thực tế cho thấy hiện nay, nhiều tổ chức truyền

thông coi việc tham gia tổ chức sự kiện là một hoạt động truyền thông

nghiêm túc, nhằm chuyển tải thông điệp, thông tin, củng cố hình ảnh,

thƣơng hiệu của quốc gia, địa phƣơng, các tổ chức có liên quan đối với đại

bộ phận công chúng trong nƣớc và quốc tế. Với các tổ chức này, các

chƣơng trình đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, bài bản, xây dựng các kịch bản

và tổ chức, thực hiện theo xu hƣớng chuyên nghiệp và hiện đại. Có

chƣơng trình còn mời sự tham vấn của các cá nhân, cơ quan chuyên tổ

chức sự kiện, truyền thông có uy tín trên thế giới. Hệ quả của các hoạt

động tích cực không chỉ đem lại thành công cho sự kiện đƣợc tổ chức mà

trong quá trình truyền thông còn tạo ấn tƣợng tốt, lâu dài cho công chúng,

giúp các nhà truyền thông Việt Nam tích lũy tri thức, kinh nghiệm để ngày

càng hƣớng tới mô hình truyền thông chuyên nghiệp hóa.

Tuy nhiên bên cạnh những hoạt động tổ chức sự kiện, truyền thông

thu đƣợc kết quả lớn nhƣ Đại lễ Phật Đản Vesak, Festival Huế, cuộc vận

động bầu chọn Vịnh Hạ Long làm kỳ quan thiên nhiên thế giới, Du lịch

miệt vƣờn Mekong Delta, Festival ICT...thì hiện nay cũng có quá nhiều

các hoạt động tổ chức sự kiện bừa bãi, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu tinh

thần tôn trọng công chúng, gây ra những phản cảm sâu sắc trong dƣ luận.

Vấn đề này cũng đang có xu hƣớng bị thao túng bởi các công ty tƣ nhân,

các doanh nghiệp thiếu chuyên môn và công nghệ tƣơng xứng với tầm cỡ

của các sự kiện hay hoạt động đó.

Tƣơng tự nhƣ vậy, các phim truyền hình, game shows, các cuộc thi

giọng hát, sắc đẹp, thể thao, các sân chơi có sự vận động, tham gia của

quần chúng nhân dân,các diễn đàn thông tin cũng đang rơi vào tình trạng

khủng hoảng về nội dung, chủ đề và cách thức tổ chức truyền thông. Nếu

nhƣ trong thời gian đầu, Kênh truyền hình văn hóa, thể thao,giải trí VTV3

của đài truyền hình Việt Nam đã đi tiên phong trong việc mua bản quyền,

Page 73: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

73

sáng tạo, xây dựng các chƣơng trình truyền hình chất lƣợng cao, tạo ra các

sân chơi lành mạnh, bổ ích, thu hút và liên kết sự đồng thuận giữa các

nhóm xã hội nhƣ trong “chƣơng trình SV”, “Chiếc nón kỳ diệu”, “Hành

trình văn hóa”, “Văn nghệ chủ Nhật”, “Con đƣờng âm nhạc”...Trong khi

sau nhiều năm phát triển số lƣợng các chƣơng trình, trò chơi trên truyền

hình Việt Nam gấp nhiều lần so với các giai đoạn trƣớc, tuy nhiên lại

không có nhiều chƣơng trình có chất lƣợng chuyên môn cao và đáp ứng

yêu cầu về chuyển tải giá trị văn hóa, nghệ thuật, tƣ tƣởng thẩm mỹ đến

với công chúng, chƣa nói đến việc lồng ghép, truyền thông tích cực cho

các đƣờng lối, chính sách của Đảng, nhà nƣớc, cổ vũ cho quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Nhiều ngƣời dân nông thôn đã lên tiếng phản ánh về nội dung, hình

thức các chƣơng trình vui chơi, giải trí, truyền thông của truyền hình Việt

Nam nói riêng và các phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác nói chung

đang có xu hƣớng trở nên xa lại với họ, điển hình nhƣ bộ phim đình đám

một thời “Nhật ký Vàng Anh”. Gần đây, một diễn đàn của thanh niên khi

nêu chủ đề “Góp ý với Đài truyền hình Việt Nam” thì chỉ trong vài tháng

đã có hơn 3000 ý kiến phản hồi. Đáng buồn là gần nhƣ 100% ý kiến màn

tính phê bình, chê cách làm chƣơng trình của đài truyền hình hiện nay nhƣ

thiếu nghiêm túc, tùy tiện, thiếu tôn trọng khán giả, xu hƣớng thƣơng mại

hóa...

Trong xu thế tự do thông tin và dễ dàng làm chủ các phƣơng tiện

thông tin, truyền tin trong thời kỳ toàn cầu hóa thì cũng phải khẳng định

hiện nay đã xuất hiện khá nhiều loại hình truyền thông ngang cấp và

truyền thông ngƣợc nhƣ truyền thông từ cá nhân, các nhóm nhỏ đến xã

hội, từ nhóm này sang nhóm khác, từ công chúng đến giới truyền thông.

Đây là loại hình truyền thông theo kiểu nhà báo công dân đã phát triển rất

nhanh và mạnh qua phƣơng tiện sử dụng mạng lƣới blog của Việt Nam.

Có hàng loạt các blog đạt mức kỷ lục về lƣợng ngƣời truy cập với

các bài viết, đƣa tin, bình luận về các sự kiện xã hội nhƣ OnlyU, Tắc kè,

Page 74: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

74

H2T2, Anh Ngọc, Quách Đại Ca...Nhiều blogger cũng tạo nên mạng lƣới

trung chuyển, liên kết chia sẻ thông tin với nhau để sức mạnh trong truyền

thông. Tuy nhiên, bên cạnh một số điểm tích cực thì phần lớn các “nhà

báo công dân” tỏ rất thiếu tính chuyên nghiệp trong việc điều tra cẩn thận

nguồn thông tin, nội dung bị giới hạn và chỉ hƣớng vào sự bàn luận vào

những vấn đề mặt trái, quan điểm phiến diện, phƣơng thức câu khách, thu

hút sự tò mò của ngƣời đọc...vì vậy chƣa thực sự thuyết phục và tạo đƣợc

sự ủng hộ rộng rãi của dƣ luận.

Kết luận và khuyến nghị

Xu hƣớng toàn cầu hóa một mặt thúc đẩy sự phát triển của các loại

hình truyền thông đa phƣơng tiện, đa chiều đã tạo nên những thuận lợi cho

việc xây dựng và củng cố mạng thông tin ở nƣớc ta, tạo nên sức sống mới

cho giới truyền thông, công chúng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, nhƣng bên cạnh đó vẫn còn khá nhiều những khó khăn, thách thức,

những vấn đề tồn tại đòi hỏi phải có những giải pháp khoa học, đồng bộ

hƣớng tới xây dựng những chính sách và cơ chế mới, góp phần ổn định và

phát triển một cách lành mạnh và tích cực cho các loại hình này.

Trên cơ sở những phân tích xu hƣớng phát triển nội dung thông tin

và loại hình truyền thông Việt Nam dƣới tác động của toàn cầu hoá, chúng

tôi xin phép đƣợc nêu lên một số khuyến nghị nhƣ sau :

Nhà nƣớc cần xây dựng và điều chỉnh các chính sách phù hợp với

xu hƣớng phát triển của ngành truyền thông đại chúng của xã hội hiện đại,

tăng cƣờng các trang thiết bị công nghệ hiện đại cho hoạt động truyền

thông, hƣớng tới việc xây dựng những tập đoàn truyền thông lớn, xứng

tầm với vị trí và vai trò của Việt Nam trong phát triển truyền thông đối nội

và đối ngoại.

Bộ Thông tin và truyền thông cần phải sớm tập trung xây dựng,

từng bƣớc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho

nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về truyền thông, báo chí, xuất bản. Tăng

Page 75: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

75

cƣờng công tác kiểm tra lƣu chiểu báo chí, xuất bản, xử lý nghiêm minh,

kịp thời hơn các vi phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản, nâng cao hiệu

quả hoạt động phát thanh, truyền hỡnh địa phƣơng, quản lý Internet, xây

dựng và ban hành Quy chế cải chính trên báo chí...

Thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán

bộ, rà soát, kiện toàn, bố trí đúng cán bộ lãnh đạo và đội ngũ phóng viên

báo chí, biên tập viên xuất bản; bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, nghề nghiệp;

kiên quyết thay thế những cán bộ, phóng viên, biên tập viên yếu kém về

phẩm chất, năng lực.

Cần phải đổi mới thƣờng xuyên về phƣơng thức hoạt động truyền

thông theo hƣớng đa dạng hoá, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các

hoạt động truyền thông, đổi mới và tăng cƣờng các hình thức truyền thông

đa phƣơng tiện và truyền thông đa chiều, mở rộng hơn nữa các hoạt động

giao lƣu, trao đổi cộng tác viên, mở rộng sự phối hợp và liên kết trong

truyền thông.

Các cơ sở truyền thông, báo chí cũng cần chú ý hơn tới các khía

cạnh kinh tế, tự chủ và sáng tạo trong hoạt động, nhằm tăng cƣờng lợi

nhuận trong kinh doanh để tái đầu tƣ, mở rộng và phát triển hơn nữa theo

hƣớng hoạt động của một tập đoàn kinh tế.

Nâng cao chất lƣợng truyền thông, phát huy đƣợc sức mạnh của

truyền thông, đáp ứng đƣợc những mối quan tâm và lợi ích của công

chúng, góp phần nâng cao tầm hiểu biết của họ, đóng góp vào việc hình

thành những nhân cách tốt đẹp của con ngƣời Việt Nam trƣớc những thách

thức của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Page 76: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

76

TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TÁC

ĐỘNG CỦA XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN “KINH TẾ TRUYỀN

THÔNG”

Ths. Đặng Vũ Cảnh Linh

Trong bối cảnh hiện nay, thông tin là một loại hàng hoá quan trọng,

một thứ nhu yếu phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con

ngƣời. Nền kinh tế thị trƣờng của các nƣớc tƣ bản phát triển lâu nay,

truyền thông nói chung và truyền thông đại chúng nói riêng đƣợc nhìn

nhận là ngành kinh tế độc lập với các mô hình nhà nƣớc cho phép tƣ nhân

tham gia đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các ấn phẩm truyền

thông nhƣ báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, các ngành công

nghiệp giải trí... Tại nhiều quốc gia hiện nay, truyền thông là một ngành

kinh tế mũi nhọn hàng năm có thể thu về hàng trăm tỷ đô la từ việc mua

bán, sản xuất, trao đổi các sản phẩm truyền thông. Có những quốc gia trên

thế giới, truyền thông hoàn toàn do tƣ nhân nắm giữ, họ đại diện cho

quyền lợi của các tập đoàn kinh tế tƣ bản.

Trong xu thế phát triển và xâm nhập của nền kinh tế truyền thông,

các nhà làm truyền thông đại chúng Việt Nam sẽ phải học cách tƣ duy

thông tin là tƣ liệu sản xuất, truyền thông là một lĩnh vực kinh doanh bao

gồm đầy đủ các thành tố nhƣ các ngành kinh tế khác bao gồm vốn đầu tƣ,

quá trình sản xuất, công nghệ, trao đổi mua bán thông tin, sản phẩm,

quảng cáo, cổ phiếu, thị trƣờng... Những nét đặc thù của loại hình kinh

doanh trong lĩnh vực truyền thông là sản xuất, trao đổi mua bán thông tin

và tri thức, nó gắn liền với nền kinh tế tri thức và công nghệ. Lợi nhuận

thu đƣợc trong hoạt động kinh doanh nay chủ yếu là tiền quảng cáo, sau

đó mới đến bán sản phẩm truyền thông và các loại hình khác vì vậy, trong

bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay quá trình cạnh tranh giữa các tập đoàn, tổ

Page 77: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

77

chức kinh doanh truyền thông diễn ra khá mạnh và gay gắt trong việc

dành giật thị trƣờng và công chúng.

Dƣới sự đổ bộ và tác động của các thƣơng hiệu truyền thông lớn

trên thế giới vào Việt Nam, việc xây dựng các thƣơng hiệu truyền thông

cũng sẽ phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của những ngƣời làm công

tác truyền thông ở nƣớc ta nếu muốn hòa nhập với xu thế chung, kinh

doanh và phát triển ở lĩnh vực này. Bài học từ các nƣớc phát triển cho

thấy, một thƣơng hiệu truyền thông lớn có đầy đủ uy tín, đảm bảo chất

lƣợng của các nguồn thu phát thông tin, chất lƣợng công nghệ thì nó sẽ thu

hút lƣợng độc giả lớn và đồng nghĩa với việc chiếm đƣợc thị phần cao

trong giá trị quảng cáo mà các doanh nghiệp đem lại, đôi khi là các giá trị

kinh tế siêu lợi nhuận, nhƣ trƣờng hợp các tập đoàn BBC, CNN, Viacom,

News Corp hiện nay.

Quy luật quay vòng vốn cũng chứng minh rằng khi những tập đoàn

truyền thông lớn có doanh thu cao thì với các khoản tiền kếch xù đƣợc tái

đầu tƣ, đổi mới công nghệ, tăng cƣờng các hoạt động độc quyền, kiểm

soát về thông tin, nó lại ngày càng trở nên hấp dẫn và thu hút công chúng,

cũng nhƣ mở rộng lĩnh vực, phạm vi và thị trƣờng hoạt động trong bối

cảnh không có biên giới của toàn cầu hoá hiện nay. Ngƣợc lại với nếu chỉ

là những thƣơng hiệu truyền thông nhỏ lẻ, phát triển không ổn định, không

thoả mãn đƣợc yêu cầu, đòi hỏi của công chúng nó sẽ bị loại ra khỏi cuộc

chơi và nhƣờng chỗ cho các đối thủ cạnh tranh khác, có khi ngay trong thị

trƣờng của mình.

Tƣơng tự nhƣ lĩnh thông tin, thời sự, Việt Nam cũng sẽ chịu tác

động và đối mặt với thách thức lớn từ sự cạnh tranh trong các ngành công

nghiệp giải trí. Trên thực tế cùng với xu thế toàn cầu hóa văn hóa thì sự

cạnh tranh này không chỉ giữa các công ty truyền thông của Việt Nam với

thế giới mà đôi khi các công ty, hay các sản phẩm truyền thông còn đại

diện cho cả quốc gia, khu vực trong việc truyền bá hình ảnh, văn hoá, lối

sống của Việt Nam đến thế giới.

Page 78: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

78

Kinh nghiệm cho thấy để tạo nên làn sóng văn hóa Mỹ trên phạm vi

toàn cầu, lâu nay ở nƣớc này quá trình đầu tƣ cho các sản phẩm truyền

thông của ngành công nghiệp giải trí là đặc biệt quan trọng. Nó là những

dòng chảy khổng lồ về tài chính, các khoản đầu tƣ trang thiết bị, trƣờng

quay, máy móc, các khoản trả tiền bản quyền, catxe cao hàng chục triệu

đô la cho các diễn viên, ngƣời nổi tiếng tham gia, sự công phu trong việc

dàn dựng những loại hình phong phú khác nhau nhƣ kịch bản phim,

chƣơng trình truyền hình, các trò chơi, giải trí, thậm chí là kiến tạo những

nhân vật, sự kiện thu hút sự quan tâm của công chúng...Thực tế cho thấy,

Mỹ đã thu về rất nhiều từ công nghiệp này với hiệu ứng truyền thông lan

tỏa toàn cầu, cũng nhƣ khá tƣơng xứng với chi phí mà các nhà truyền

thông bỏ ra cả về giá trị kinh tế và tinh thần khi giá trị Mỹ trong mắt thế

giới là không thể phủ nhận. Hiện nay làng giải trí của các nƣớc châu Á

nhƣ : Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc cũng học cách làm

Mỹ để tạo nên các làn sóng văn hóa của dân tộc mình đối với công chúng

khu vực và thế giới.

Đối mặt với những thách thức của một ngành công nghiệp mang

tính truyền thông mới mẻ này, Việt Nam sẽ phải thích nghi và có chiến

lƣợc nhƣ thế nào để chống lại những cuộc “xâm lược văn hóa” vô hình và

hữu hình đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tác động đến suy nghĩ, thái độ,

nhu cầu, thị hiếu của mọi tầng lớp công chúng. Dƣờng nhƣ không muốn

công chúng quay lƣng với văn hóa nƣớc nhà để chịu ảnh hƣởng và sự dẫn

dắt nhiều hơn từ các sản phẩm truyền thông, văn hóa của nƣớc ngoài thì

truyền thông Việt Nam cần bƣớc ra khỏi “chiếc vỏ ốc” của mình để học

hỏi, tiếp thu những tinh hoa của nền văn hóa nhân loại, đồng thời biết đầu

tƣ công phu, nghiêm túc và sáng tạo trong các nội dung và loại hình

truyền thông của mình .

Khi truyền thông trở thành hoạt động kinh tế rộng lớn có sự tham

gia, cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu thì giới truyền thông Việt Nam cũng

cần thấy những tác động của toàn cầu hóa đang tạo nên một thị trƣờng

Page 79: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

79

truyền thông mở. Ở thị trƣờng chung này sự liên kết, hình thành của các

tập đoàn, sự phân tách của các công ty, lĩnh vực hoạt động, sự phá sản của

các mô hình, hay quá trình hợp tác, ăn theo, mua bán, tranh chấp bản

quyền, thƣơng hiệu, những cuộc đấu tranh vô hình và hữu hình trong các

lĩnh vực thông tin, sự kiện diễn ra theo tính chất hàng ngày, hàng giờ.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế truyền thông, Việt Nam cũng đòi

hỏi phải có sự xác định nhanh chóng về chính sách và cơ chế cho các hoạt

động quản lý, phát triển hệ thống truyền thông, từng bƣớc thƣơng mại hóa,

xây dựng đƣợc những thƣơng hiệu mạnh, tập đoàn truyền thông ổn định

để có thể đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và phát triển đảm bảo lợi ích quốc

gia và dân tộc.

Kinh tế truyền thông là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt

Nam, cho đến nay còn chƣa đƣợc nhìn nhận, đánh giá một cách khách

quan và đúng tầm trong các chính sách và cơ chế quản lý hoạt động truyền

thông của Việt Nam, cũng nhƣ đƣợc toàn bộ giới truyền thông và đông

đảo các tầng lớp xã hội chấp nhận, khi quan niệm hoạt động cung cấp, tổ

chức dịch vụ trong lĩnh vực truyền thông đại chúng vẫn thuộc về vai trò

của nhà nƣớc. Thực tế cho thấy trong sự tác động của kinh tế thị trƣờng và

xu thế toàn cầu hoá hiện nay, truyền thông đại chúng nói riêng và truyền

thông Việt Nam hàng ngày, hàng giờ vô hình chung đã tham gia vào quá

trình vận hành của nền kinh tế này khi các hoạt động cung ứng và tiếp

nhận thông tin đã đƣợc xác định trong mối quan hệ hàng hoá, từ quá trình

đầu tƣ, sản xuất, công nghệ, cho đến mua bán, trao đổi, tiếp thị, lƣu thông

các sản phẩm qua các hoạt động của thị trƣờng của thị trƣờng truyền

thông.

Quan hệ thị trƣờng trong lĩnh vực truyền thông đã đƣợc bắt đầu

ngay từ những năm sau đổi mới và phát triển nhanh trong thời gian gần

đây khi Việt Nam chính thức tham gia sân chơi toàn cầu hoá. Phần lớn các

hoạt động truyền thông đại chúng đều có sự đổi mới mạnh mẽ, xu hƣớng

thƣơng mại hoá, cải tiến công nghệ, dịch vụ, quy trình cung cấp các sản

Page 80: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

80

phẩm truyền thông ngày càng phổ biến, hƣớng đến thị trƣờng công chúng

và coi thị trƣờng này là thƣớc đo cho thƣơng hiệu, chất lƣợng và sự sáng

tạo trong loại hình kinh doanh này. Có thể thấy với hầu hết các cơ quan

báo chí, truyền thông đã và đang hoạt động theo mô hình tự chủ có thu

thay vì chỉ dựa trên các nguồn ngân sách hàng năm của nhà nƣớc. Các sản

phẩm truyền thông cũng đƣợc bán trực tiếp và gián tiếp qua nhiều phƣơng

thức khác nhau trong đó doanh thu từ các hoạt động quảng cáo, PR là khá

lớn.

Qua khảo sát thực tế từ các toà soạn báo cho thấy, hiện nay với các

tờ báo in lớn doanh thu có thể đạt trên 100 tỷ đồng/năm trong đó trên dƣới

1/2 trong số đó là từ các hoạt động quảng cáo. Các tờ báo điện tử hoạt

động tốt cũng có thể đạt mức 30 – 40 tỷ đồng/ năm trong đó tỷ lệ tiền

quảng cáo trên tổng doanh thu còn cao hơn nhiều lần so với loại hình báo

in. Truyền hình cũng là lĩnh vực thu đƣợc rất nhiều tiền quảng cáo khi

mức giá mà truyền hình Việt nam đƣa ra là 60 triệu đồng cho 1 phút quảng

cáo trong các chƣơng trình phát sóng thu hút sự quan tâm của công chúng.

Với hầu hết các mô hình truyền thông nhỏ, các tờ báo, tạp chí nhỏ thì việc

thu hút quảng cáo hiện nay đã đƣợc xác định là quan hệ mang tính “sống

còn” cho việc duy trì các hoạt động của mình.

Trong các cơ quan truyền thông đại chúng hiện nay ngoài đội ngũ

phóng viên, biên tập viên, cán bộ làm kỹ thuật đã xuất hiện thêm các bộ

phận làm chuyên trách các công việc quảng cáo, PR, nghiên cứu thị

trƣờng, nghiên cứu công chúng. Sự xâu chuỗi giữa hàng loạt các bộ phận

này trong một tờ báo, cơ quan truyền thông đã tạo ra xu hƣớng thống nhất

trong việc xây dựng chiến lƣợc cho các hoạt động hƣớng đến cạnh tranh

và chiếm lĩnh các thị trƣờng thông tin khác nhau.

Hầu hết các cơ quan báo chí, truyền thông đều tính đến sự gia tăng

lƣợng phát hành và mở rộng thị trƣờng phát hành phục vụ độc giả tại các

vùng miền khác nhau, thậm chí dành cho cả cộng đồng việt kiều và ngƣời

nƣớc ngoài. Với tiềm lực mạnh và uy tín lâu năm, một số tờ báo lớn của

Page 81: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

81

Việt Nam nhƣ Thanh niên, Tuổi Trẻ, Công An Nhân Dân, Công An Thành

phố Hồ Chí Minh, An Ninh Thủ đô đã mạnh dạn đổi mới nội dung thông

tin và hƣớng đến thu hút những độc giả xa hơn, đó cũng là điều kiện để

nâng số lƣợng phát hành lên khá cao.

Theo thống kê của VNExpress, hiện nay Báo Tuổi trẻ có số lƣợng

phát hành khoảng 450.000 bản/số, có thời kỳ lên tới 500.000 bản/số, trong

khi báo Thanh Niên cũng đã công bố đạt mức 450.000 bản/số vào tháng

10/2007 (Trong khi vào khoảng những năm 1980 số lƣợng phát hành cao

nhất của hai báo này chỉ trên dƣới 10.000 bản/số).

Bên cạnh đó các loại báo điện tử, mặc dù sinh sau, đẻ muộn song

trong quá trình cạnh tranh thông tin họ cũng không ngừng đổi mới nội

dung thông tin, tổ chức, phát huy lợi thế của mình để nâng cao số lƣợng

độc giả truy cập . Hiện nay Báo điện tử VNexpress (thành lập năm 2002)

đã lọt vào 100 website có lƣợng ngƣời truy cập nhiều nhất thế giới với

hơn 2,4 đến 7 triệu độc giả/ngày và theo từ điển bách khoa mở Wikipedia

thì Báo điện tử Dân trí cũng đạt mức 3,5 đến 4 triệu ngƣời truy cập/ngày.

Bên cạnh đó nhiều tổ chức truyền thông hiện nay cũng đang hƣớng

đến việc củng cố xây dựng thƣơng hiệu riêng cho mình, tìm cách giữ chân

công chúng với các sản phẩm của mình đồng thời không ngừng mở rộng

hoạt động sang các nhóm công chúng khác. Hoạt động tái đầu tƣ cho công

nghệ, sản xuất, con ngƣời đang đƣợc các nhà quản lý, tổ chức các hoạt

động truyền thông đặc biệt coi trọng.

Trong kết quả khảo sát mô hình hơn 25 tờ báo, cơ quan truyền

thông hiện nay cho thấy trong 3 năm từ 2005 - 2008, 100% các tổ chức

đều có sự đầu tƣ cho việc mua sắm các trang thiết bị, máy móc mới, cải

tiến công nghệ, đầu tƣ cho việc xây dựng, nâng cấp website1... Bên cạnh

đó, quá trình xúc tiến thƣơng mại, mua bản quyền các chƣơng trình truyền

thông trong nƣớc và quốc tế, cũng đang đƣợc các nhà truyền thông quan

1 Đặng Vũ Cảnh Linh (2008), Đề tài cấp bộ “Tác động của toàn cầu hóa tới sự phát triển của truyền

thông đại chúng Việt Nam, Học Viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội

Page 82: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

82

tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh về thƣơng hiệu. Đi tiên phong và

hoạt động mạnh nhất trong lĩnh vực này, là những ngƣời làm truyền hình

đã không ngần ngại trong việc bỏ ra các khoản tiền lớn để mua các game

show, kịch bản phim truyền hình đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công

chúng Việt Nam trong việc tiếp cận các sản phẩm mới, đạt chất lƣợng

quốc tế.

Nhìn vào chế độ làm việc, đãi ngộ đối với các phóng viên, biên tập

viên của các tờ báo, cơ quan truyền thông hiện nay cũng có thể thấy quan

hệ thị trƣờng đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào. Hiện nay thu nhập của những

ngƣời làm báo cao hơn nhiều lần so với mức thu nhập của một công chức

bình thƣờng. Thông qua các chế độ làm việc theo mô hình khoán sản

phẩm, trung bình thu nhập của các phóng viên tại các tờ báo lớn dao động

từ 8 – 15 triệu đồng/tháng, trong khi với những tờ báo nhỏ thì cũng đạt

mức 3 -5 triệu/ tháng bao gồm tiền chi trả cho lƣơng cứng, phụ cấp, bài

viết, tiền đi lại, giao dịch...1

Phóng viên, đội ngũ tác nghiệp cũng đƣợc các toà báo quan tâm,

đầu tƣ máy móc thiết bị khi hành nghề. Nhiều tờ báo đã mạnh dạn mua

máy tính xách tay, máy ghi âm, máy ảnh... cho đội ngũ cán bộ chủ chốt

của mình để tạo thuận lợi trong quá trình tác nghiệp, viết tin, bài. Một

điểm nữa khá nổi bật là các cơ quan truyền thông hiện nay đều có những

quy định ngầm để khuyến khích nhân viên, cộng tác viên trong việc tìm

kiếm, mang những hợp đồng quảng cáo về cho tổ chức của mình. Qua

khảo sát cho thấy, số tiền thƣởng hoặc hoa hồng từ 10 - 20% giá trị hợp

đồng, thậm chí ở một số nơi còn lên tới 30% - 40% giá trị hợp đồng cho

những ngƣời đem quảng cáo về cơ quan của mình.

Nguyên tắc tác nghiệp ở nhiều tờ báo hiện nay cũng đƣợc xác định

khá rõ theo mô hình cạnh tranh trong kinh tế thị trƣờng. Qua khảo sát cho

thấy xu hƣớng phát triển độc quyền thông tin đang ngày đƣợc các nhà sản

1 Đặng Vũ Cảnh Linh (2008) , sđd

Page 83: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

83

xuất, tổ chức truyền thông quan tâm và khá phổ biến với các tờ báo làm về

tin tức, thời sự chính trị, xã hội.

Phần lớn các tờ báo không cho phép phóng viên đƣợc sao chép,

dùng lại các nguồn tin của các báo khác, cũng nhƣ khuyến khích họ trong

việc tìm kiếm thông tin, các chủ đề mới. Để có các nguồn thông tin mới và

phong phú, các tờ báo cũng đã coi trọng sự liên kết với công chúng, độc

giả trong và ngoài nƣớc đối với quá trình cung cấp nguồn tin hay khuyến

khích họ tham gia viết tin, bài cho tờ báo. Một ví dụ trong lời giới thiệu

mục “Thông tin đa chiều” của Tuần Vietnamnet đã thấy các nhà truyền

thông tỏ ra tôn trọng và khuyến khích độc giả cung cấp thông tin nhƣ thế

nào :

“Bạn không bằng lòng về một bài báo, nhà báo, cơ quan truyền thông

nào đó về một thông tin mà bạn cho là chưa xác đáng đó được đăng tải?

Hoặc là sự tắc trách hay đi ngược lại tiêu chí nghề nghiệp trong quá trình

tác nghiệp của một nhà báo nào đó mà bạn được chứng kiến? Hãy gửi ý kiến

hoặc bài viết qua chuyên mục này. Tất nhiên, bạn sẽ chịu trỏch nhiệm về

phản hồi của mình”.1

Trong bối cảnh của quá trình cạnh tranh thƣơng hiệu có thể thấy

hiện nay các cơ quan truyền thông cũng đã chú trọng đến việc đƣa hình

ảnh của mình đến với công chúng không còn chỉ với ý nghĩa của các sản

phẩm truyền thông trực tiếp, thƣờng làm, mà còn rất nhiều hoạt động

phong phú khác nhƣ tham gia vào quá trình tổ chức các sự kiện lớn, phát

động các phong trào xã hội trong đó họ đóng vai trò là những ngƣời tài

trợ, đồng tài trợ cho các hoạt động này. Hàng loạt các hoạt động gắn với

thƣơng hiệu truyền thông đƣợc xuất hiện trong công chúng nhƣ cuộc thi

“Hoa hậu báo Tiền phong”, “Cúp bóng đá U21 Báo Thanh niên”, “Giải

bóng chuyền quốc tế VTV”, “Cuộc thi tiếng hát truyền hình Sao mai”...

Tất cả các hoạt động này đang làm cho xu hƣớng vận động theo nền kinh

tế truyền thông của Việt Nam ngày càng sôi động và khởi sắc hơn.

1 Theo www.tuanvietnam.net

Page 84: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

84

Mặc dù ở Việt Nam cho đến nay luật pháp chƣa cho phép thành lập

các tờ báo, nhà xuất bản, truyền hình tƣ nhân, tuy nhiên trong hoạt động

của thị trƣờng truyền thông cho thấy mối liên hệ giữa truyền thông đại

chúng và khu vực kinh tế nhiều thành phần ngày càng bộ lộ rõ nét, có

khuynh hƣớng phát triển nhanh theo cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Nắm bắt đƣợc hạn chế của các cơ quan truyền thông đại chúng do

nhà nƣớc quản lý gặp khó khăn trong các giao dịch thị trƣờng, từ sau

những năm 2000, nhiều công ty truyền thông tƣ nhân đã hoạt động mạnh

trong các lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại, mua bán thông tin, sản phẩm

truyền thông, công nghệ, tổ chức mạng lƣới phát hành, quảng cáo, quan hệ

công chúng... Qua khảo sát cho thấy ngay cả các cơ quan truyền thông đại

chúng lớn nhƣ Truyền hình Việt Nam, đa phần các bản quyền về chƣơng

trình, các sản phẩm truyền thông mua đƣợc từ các tập đoàn truyền thông

quốc tế cũng phải thông qua các kênh giao dịch trong và ngoài nƣớc.

Ngay cả trong lĩnh vực sản xuất, những năm gần đây nhiều công ty

cũng đã trực tiếp hoặc gián tiếp tìm ra cơ chế để xâm nhập, tham gia trong

việc tổ chức, thực hiện sản xuất, mua bán các sản phẩm truyền thông theo

ý muốn của họ, đặc biệt nhƣ trong lĩnh vực giải trí nhƣ điện ảnh, thời

trang, ca nhạc... Đối với lĩnh vực báo in, nhiều tổ chức tƣ nhân cũng đã

tìm cách thâm nhập và hoạt động sản xuất của các tờ báo. Trừ các tờ nhật

báo chính, hiện nay nhiều cá nhân tổ chức ngoài công lập cũng đã cố gắng

“tìm tƣ cách pháp nhân” để cùng thực hiện các tờ phụ nhƣ phụ san,

chuyên đề, chuyên san, tạp chí... với danh nghĩa “chịu trách nhiệm nội

dung”, “tổ chức sản xuất”...

Có tờ tạp chí nổi tiếng nhƣ V... hiện nay có đến 3- 4 công ty cùng

làm, trong khi ngƣợc lại một công ty truyền thông T... với đội ngũ nhân

viên chƣa đến 20 ngƣời lại có thể tổ chức thực hiện 100% hoạt động của 3

tờ tạp chí và duy trì 4 tên miền website... 1Trong hoạt động mang tính kinh

1 Đặng Vũ Cảnh Linh (2008), sđd

Page 85: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

85

doanh này, nhiều công ty còn mời các nhà khoa học các nhà báo có uy tín

tham gia “Hội đồng Biên tập”, đứng tên trên mặt báo nhƣng thực tế họ

chẳng có vai trò gì trong các khâu vận hành thực sự của tờ báo cả về nội

dung lẫn tổ chức, quan hệ thị trƣờng.

Nhiều vấn đề bất cập còn phát sinh trong hoạt động của mạng

Internet hiện nay thực tế cũng cho thấy nhiều website tƣ nhân vẫn hoạt

động sai chức năng, sai quy định trong việc đƣa tin, bài, quảng cáo nhƣ

chức năng báo chí vẫn chƣa bị phát hiện và xử lý theo quy định...

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trƣờng, hiện

nay, với vị trí và vai trò của mình truyền thông ngày càng có quan hệ chặt

chẽ với các ngành kinh tế khác trong những sự tƣơng tác vô hình và hữu

hình. Phải thừa nhận thực tế rằng, có không ít cơ quan truyền thông ở Việt

Nam đã bắt đầu phải phụ thuộc vào các giới doanh nghiệp khi các khoản

tiền tài trợ, quảng cáo là một trong những nguồn tài chính để duy trì hoạt

động ổn định và tăng trƣởng của cơ quan truyền thông. Đặc biệt với những

cơ quan truyền thông hoạt động kém hiệu quả thì dƣờng nhƣ nhiều hợp

đồng quảng cáo họ nhận đƣợc lại dựa trên “quan hệ” và những “cam kết

ngầm” nhiều hơn là các nguyên tắc phổ biến. Tình trạng giao dịch thị

trƣờng có thể dẫn đến hiện tƣợng làm sai lệch thông tin cũng là những

biểu hiện tiêu cực, mặt trái trong mối quan hệ cung cầu giữa doanh nghiệp

và truyền thông khi một bên là những tổ chức cần thông tin, có nguồn lực

tài chính mạnh, trong khi bên kia là tổ chức nắm giữ thông tin và có nhu

cầu về tài chính.

Nhiều tập đoàn kinh tế của Việt Nam đã trực tiếp thành lập các

công ty truyền thông riêng để tiện lợi cho hoạt động quảng cáo, PR, làm

thị trƣờng, giao dịch thông tin... Đây cũng khẳng định xu hƣớng thực tế

mà các tập đoàn kinh tế ngày nay đang có chiến lƣợc cho những có tham

vọng chinh phục thị trƣờng thông tin, áp đặt tiếng nói của mình với cá

nhóm công chúng tƣơng lai.

Page 86: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

86

Nhìn chung, quá trình tƣ nhân hoá trong lĩnh vực truyền thông và

truyền thông đại chúng đang ngày càng có nhiều vấn đề phức tạp, thách

thức các cơ chế quản lý của Việt Nam, đây cũng là những vấn đề cần đƣợc

nhà nƣớc sớm đƣa ra bàn luận và ban hành những quy chuẩn chung, đặc

biệt là đóng góp ý kiến cho quốc hội xây dựng Luật Báo chí sửa đối nhằm

đáp ứng yêu cầu phát triển thị trƣờng truyền thông trong bối cảnh công

nghiệp hóa và toàn cầu hóa.

Page 87: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

87

Định kiến giới trong phim quảng cáo trên truyền hình

(Nghiên cứu trƣờng hợp kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam)

Ths. Nguyễn Thị Tuyết Minh

CN. Nguyễn Thị Hƣơng Giang

A. TÓM TẮT

Những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc thu hẹp khoảng

cách bất bình đẳng giới giữa nam và nữ đƣợc đánh dấu bởi sự ra đời của

Luật Bình đẳng giới và các luật khác có liên quan. Nỗ lực này cũng đƣợc

thể hiện trên thực tế bởi hàng loạt các chƣơng trình, dự án can thiệp sâu

rộng dƣới nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, các nỗ lực nhằm rút ngắn

khoảng cách giới sẽ không bền vững nếu định kiến giới không thay đổi.

Các phƣơng tiên truyền thông đại chúng là một trong những môi

trƣờng góp phần tạo ra, duy trì và cũng góp phần thay đổi những định kiến

giới. Có thể nói, những thông điệp truyền thông hiện tại vẫn chứa đựng

các định kiến giới dƣới nhiều cấp độ khác nhau. Những định kiến giới này

vẫn đang hạn chế khả năng cũng nhƣ những đóng góp của cả hai giới

trong quá trình phát triển. Do đó, nhằm giảm thiểu những định kiến giới,

thu hẹp khoảng cách giới cần phải kể tới vai trò của truyền thông.

Nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhằm rà soát thông điệp trong các

quảng cáo trên truyền hình nhằm tìm ra những thông điệp chứa đựng định

kiến giới hoặc có khả năng tạo ra định kiến giới. Từ đó, đề xuất những

biện pháp can thiệp dần loại bỏ các thông điệp mang tính định kiến hoặc

những nhân lên các thông điệp không chứa đựng định kiến giới.

Kết quả nghiên cứu này đã đƣợc sử dụng làm luận văn cử nhân Xã

hội học và bảo vệ thành công tại Hội đồng chấm khoá luận tốt nghiệp

chuyên ngành Xã hội học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2008.

Đây là nghiên cứu trƣờng hợp với các quảng cáo trên kênh VTV3 – Đài

Page 88: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

88

truyền hình Việt Nam, những kết quả nghiên cứu chỉ áp dụng cho mẫu

nghiên cứu nằm trong phạm vi khảo sát của đề tài.

Phƣơng pháp quan sát và kỹ thuật phân tích tài liệu đƣợc áp dụng

với 160 quảng cáo thƣơng mại phát sóng trên kênh VTV3 từ 19h đến 22h

trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến hết tháng 5 năm 2008.

Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc áp dụng cho 20 trƣờng hợp

những ngƣời đang tham gia sản xuất các chƣơng trình này và công chúng.

Các kết quả định lƣợng đƣợc kiểm chứng, giải thích và bổ sung bằng

phƣơng pháp phân tích thông tin định tính.

B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong khuôn khổ bài viết, các sản phẩm quảng cáo đƣợc sáp sếp theo

một số ngành hàng cụ thể dựa trên tính chất các sản phẩm đƣợc quảng cáo

nhƣ sau: Ngành hàng thực phẩm: bao gồm các loại đồ ăn, thức uống nhƣ:

mỳ ăn liền, bánh kẹo, nƣớc ngọt, sữa, bột nêm, nƣớc tƣơng…; Ngành

hàng dƣợc phẩm: bao gồm các loại thuốc chữa bệnh, sản phẩm dinh

dƣỡng ( nƣớc tăng lực); Ngành hàng hoá mỹ phẩm: các loại sản phẩm làm

đẹp: sữa rửa mặt, dầu gội đầu, kem dƣỡng da, son môi,… Các loại hoá

phẩm: bột giặt, nƣớc xả vải, kem đánh răng,…; Ngành hàng vật liệu xây

dựng: gồm có gạch lát nền, sơn tƣờng, gỗ xây dựng…; Ngành hàng điện

tử: gồm các sản phẩm ti vi, tủ lạnh, điều hoà, máy ảnh…; Ngành hàng

công nghệ cao: ô tô, xe máy, điện thoại di động…; Các ngành khác: dịch

vụ viễn thông, ngân hàng, dịch vụ vận tải… Các định kiến giới đƣợc khai

thác theo bốn khía cạnh, đó là: Nhân vật theo giới tính; Hành vi của nhân

vật theo giới tính; Phạm vi hoạt động theo giới; nghề nghiệp của nhân vật

theo giới tính.

Định kiến giới trong vị trí nhân vật theo giới tính

Các quảng cáo thƣơng mại xuất hiện trên truyền hình không chỉ đơn

thuần là đoạn thông tin mà đó thực sự là một thƣớc phim ngắn, có nhân

Page 89: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

89

vật, nội dung và ý nghĩa cụ thể. Do đó, việc cơ cấu nhân vật chính hay

phụ cũng phản ánh vị trí và vai trò của nhân vật đó là quan trọng hay

không. Nhân vật theo giới tính đƣợc phân tích trên cơ sở tƣơng quan giữa

giới và vị trí nhân vật (nhân vật chính hay phụ) trong quảng cáo.

Kết quả khảo sát 160 phim quảng cáo cho thấy nam giới xuất hiện

trong vai trò là nhân vật chính, nhân vật trung tâm chiếm tỷ lệ cao hơn so

với nữ giới, ngƣợc lại, nữ xuất hiện trong vai trò là nhân vật phụ với tỷ lệ

cao hơn nam giới (xem bảng 1).

Bảng 1: Ngƣời làm chính các công việc gia đình theo giới tính

Nhân vật trong phim quảng cáo Số lượng ( % )

Nhân

vật

chính

Chỉ có nam 58 36,3

Chỉ có nữ 53 33,1

Cả nam và nữ 35 21,9

Không xác định đƣợc giới tính 1 0,6

Không có nhân vật chính 1 0,6

Không xác đinh đƣợc nhân vật chính

hay phụ

12 7,5

Nhân

vật

phụ

Chỉ có nam 17 10,6

Chỉ có nữ 24 15,0

Cả nam và nữ 39 24,4

Không xác định đƣợc giới tính 1 0,6

Không có nhân vật phụ 67 41,9

Không xác đinh đƣợc nhân vật chính

hay phụ

12 7,5

Tổng cộng 160 100

Quan sát 160 phim quảng cáo cho thấy, nhân vật chính thƣờng có

hành vi mang tính chất chủ động, ra quyết định. Ngƣợc lại, hành vi của

nhân vật phụ thƣờng xuất hiện có tính chất phục tùng, thừa lệnh đối với

nhân vật chính. Sự xuất hiện của nhân vật chính luôn tạo ra sự chú ý của

công chúng nhiều hơn. Vì vậy, sự lặp đi lặp lại nhân vật chính là nam giới

nhiều hơn lâu dài sẽ tạo cho công chúng định kiến giới rằng nam giới có

vai trò quan trọng hơn nữ giới, nam giới thƣờng ở vị trí trung tâm, nổi bật

hơn so với nữ giới. Theo đó, góp phần xây dựng định kiến giới rằng nam

Page 90: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

90

giới phù hợp hơn với các vị trí quan trọng, nổi bật và các vị trí ra quyết

định hơn nữ giới.

Định kiến giới còn thể hiện khi phân tích cơ cấu nam hay nữ là nhân

vật chính hay phụ và từng ngành hàng cụ thể. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, trong 55 quảng cáo thuộc ngành hàng thực phẩm có 21/55 quảng cáo

(chiếm 38,2% ) nhân vật chính là nam, 12/55 quảng cáo (chiếm 21,8% )

nhân vật chính là nữ, 14/55 quảng cáo (chiếm 25,5% ) nhân vật chính

xuất hiện cả nam và nữ. Trong ngành hàng này, cơ cấu nhân vật chính là

nam giới xuất hiện nhiều hơn nhân vật chính là nữ giới. Nam giới xuất

hiện với tƣ cách là ngƣời sử dụng trực tiếp các loại thực phẩm, là ngƣời

đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất từ các sản phẩm đó. Đó là các bé trai thông

minh, khoẻ mạnh nhờ uống sữa Cô gái Hà Lan 123 và 456; Đó là các bé

trai cao lớn vƣợt trội nhờ uống sữa Grow Advance IQ; Đó là ngƣời đàn

ông mạnh mẽ nhờ nƣớc tăng lực Lipovitan…. Còn nữ giới chỉ giữ vai trò

là ngƣời lựa chọn các sản phẩm, và ngầm hiểu là để chăm sóc, phục vụ

các nhân vật chính đƣợc nhƣ vậy, họ không trực tiếp sử dụng. Với sự xuất

hiện nhƣ vậy sẽ tạo ra định kiến giới và duy trì khuôn mẫu giới về vai trò

chăm sóc của phụ nữ. Họ đƣợc nhìn nhận tốt hơn trong vai trò chăm sóc

ngƣời khác. Ngƣợclại, nam giới không đƣợc nhìn nhận rằng họ phù hợp

với việc chăm sóc ngƣời khác mà phù hợp với việc nhận đƣợc sự chăm

sóc từ phía phụ nữ.

Page 91: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

91

Bé trai uống sữa Grow Advance IQ với thông điệp “thật thông minh

và cao hơn”.

Trong các quảng cáo thực phẩm này, những nhà thiết kế quảng cáo

mƣợn hình ảnh gia đình (gồm cả nam và nữ) để tạo ấn tƣợng cho ngƣời

xem. Ngay cả trong bối cảnh nhƣ vậy thì nữ giới cũng đƣợc xuất hiện với

khuôn mẫu giới là ngƣời chăm sóc, phục vụ chồng con nhiều hơn. Ngƣợc

lại, chồng con đƣợc xuất hiện trong vai trò là ngƣời nhận đƣợc sự chăm

sóc, thụ hƣởng sự chăm sóc nhiều hơn. Thậm chí, các ông chồng còn đóng

vai thẩm định, nhận xét và thể hiện thái độ với sự chăm sóc đó.

Quảng cáo Chin- su mô tả khung cảnh gia đình hạnh phúc, vui vẻ với

hình ảnh người phụ nữ làm công việc nội trợ, chăm sóc chồng con.

Nhƣ vậy, vô hình chung các phim quảng cáo đã chuyển đi thông điệp

rằng phụ nữ phù hợp hơn với vai trò là ngƣời chăm sóc ngƣời khác, thụ

động. Ngƣợc lại, nam giới phù hợp hơn với vai trò ngƣời nhận sự chăm

sóc từ phụ nữ, chủ động.

Quảng cáo thuộc ngành hàng dƣợc phẩm, nhân vật chính và phụ là

nam và nữ tƣơng đối đồng đều. Mặc dù nhân vật chính là nam giới xuất

hiện nhiều hơn, tuy nhiên, tỷ kệ này là không đáng kể, nam nhân vật chính

có ở 9/28 quảng cáo so với nữ là 8/28 quảng cáo, còn lại là nhân vật chính

Page 92: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

92

cả nam và nữ. Trong ngành hàng này, định kiến giới thể hiện không rõ

bằng định kiến về tuổi. Bởi vì, nhân vật chính xuất hiện chủ yếu là những

ngƣời ốm yếu, bệnh tật thƣờng ở vào độ tuổi trung niên và ngƣời già. Số

lƣợng nhân vật ở độ tuổi thanh niên trở xuống ít đƣợc nhắc đến trong các

quảng cáo ngành này.

Quảng cáo thuốc trị sỏi thận Cametan, Quảng cáo thuốc Cota

xoang: tràn ngập hình ảnh nhân vật ốm yếu ở độ tuổi trung niên

Ngƣợc lại, định kiến giới thể hiện khá rõ trong các quảng cáo liên

quan đến ngành hàng sản phẩm công nghệ cao (ô tô, xe máy, điện thoại di

động). Trong các quảng cáo này, nam nhân vật chính xuất hiện với tỷ lệ

cao hơn hẳn so với nữ nhân vật chính. Trong tổng số 9 quảng cáo thuộc

Page 93: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

93

ngành này thì nam là nhân vật chính có trong 7/9 quảng cáo và chỉ có duy

nhất 1/9 quảng cáo có nữ là nhân vật chính và 1/9 quảng cáo có nhân vật

chính là cả nam và nữ. Nhƣ vậy, sự xuất hiện trong vai trò là nhân vật

chính gần nhƣ tuyệt đối trong các ngành hàng sản phẩm công nghệ cao là

nam giới nhƣ vậy vô hình chung tạo ra và duy trì (hoặc cũng có thể xuất

phát từ định kiến giới) định kiến giới rằng nam giới thƣờng năng động,

cấp tiến, sang trọng, thành đạt và đại diện cho những sản phẩm hiện đại,

công nghệ cao hơn là nữ.

Quảng cáo xe máy Suzuki- Revo tạo ấn tượng mạnh mẽ, năng động và

sành điệu về nam giới

Tƣơng tự nhƣ vậy, trong một số ngành khác nhƣ dịch vụ tài chính

ngân hàng, dịch vụ viễn thông, báo chí… tỷ lệ nam là nhân vật chính cũng

cao hơn nữ. Trong số 18 quảng cáo loại này thì có tới một nửa 9/18 quảng

cáo có nhân vật chính là nam; chỉ 3/18 quảng cáo nhân vật chính là nữ và

3/18 quảng cáo nhân vật chính là cả nam và nữ .

Ngƣợc lại, nữ giới lại đóng vai trò là nhân vật chính trong các ngành

hàng hoá mỹ phẩm, vật liệu xây dựng và điện tử ( ti vi, tủ lạnh, máy điều

hoà, máy giặt, máy chụp ảnh…). Đặc biệt là các quảng cáo thuộc ngành

hàng hoá mỹ phẩm ( dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dƣỡng da,

phấn trang điểm, lăn khử mùi, dung dịch vệ sinh…). Trong số 40 quảng

Page 94: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

94

cáo thuộc ngành này thì có tới 23/40 quảng cáo ( chiếm 57,5%) nhân vật

chính là nữ , 11/40 quảng cáo nhân vật chính là nam (chiếm 27,5%) và

6/40 quảng cáo nhân vật chính là cả nam và nữ (chiếm 15%). Trong các

quảng cáo này, nữ giới đƣợc mô tả là ngƣời sử dụng trực tiếp các sản

phẩm hoá mỹ phẩm nhiều hơn nam giới, có nhu cầu “làm đẹp” nhiều hơn

và chăm chút cho ngoại hình nhiều hơn. Các cô gái, đa phần ở độ tuổi

thanh niên, xuất hiện trong các trang phục gợi cảm, tạo sự hấp dẫn và thu

hút đối với ngƣời khác.

Quảng cáo Double Rich: hình ảnh người phụ nữ trong trang phục và

tư thế gợi cảm, kích thích người xem.

Những cảnh quay trực tiếp hƣớng vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ

thể ngƣời phụ nữ để thu hút sự chú ý của ngƣời xem đối với sản phẩm

đƣợc quảng cáo:

Page 95: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

95

Quảng cáo lăn khử mùi làm trắng Nivea với những góc quay táo bạo

Một mặt, hình ảnh phụ nữ xuất hiện trong vai trò là ngƣời sử dụng các

sản phẩm này. Mạt khác, cách mà phụ nữ xuất hiện trên màn hình cho

thấy một định kiến giới khác. Đó là khi họ xuất hiện thì đó phần lớn là các

cô gái trẻ đẹp, đó là các trang phục hở hang, đó là các đƣờng nét khêu gợi

nhạy cảm. Nhƣ vậy, thông điệp trong quảng cáo không chỉ dừng lại ở việc

phụ nữ sử dụng các sản phẩm này mà thực chất hình ảnh của phụ nữ đang

bị lạm dụng nhằm thu hút sự chú ý của công chúng. Trong các cách thu

hút sự chú ý thì các hình ảnh có liên quan hoặc ẩn chứa các thông điệp

ngầm liên quan đến tính dục, tình dục tỏ ra hiệu quả hơn cả. Do đó, “Theo

các nhà quảng cáo thì bất cứ hình ảnh phụ nữ nào trong quảng cáo cũng

liên quan đến tính dục” (Trần Thị Kim Loan, 1998). Những hình ảnh nhƣ

thế này về ngƣời phụ nữ nếu đƣợc lặp đi lặp lại sẽ hạ thấp giá trị của họ,

bởi vì, họ đang trở thành đối tƣợng của tình dục, chủ yếu đƣợc biết đến

khía cạnh liên quan đến sự thu hút về tình dục hơn là khả năng về các lĩnh

vực khác. Vẻ đẹp tâm hồn, trí tuệ và tài năng của phụ nữ bị xem nhẹ khi

các quảng cáo chỉ tập trung đề cao cái đẹp hình thức, những đƣờng cong

Page 96: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

96

trên cơ thể với những trang phục hở hang và ánh mắt đƣa tình, khêu gợi,

mời gọi. Đồng thời, nó cũng tạo ra một ảo tƣởng đối với khán giả nữ về

một làn da trắng, mái tóc óng ả hay một thân hình cân đối…

Còn nam nhân vật chính sử dụng các sản phẩm loại này là để “ tạo

nét quý phái và chinh phục”(Ramus men), để chứng tỏ là “ đàn ông đích

thực”(Xmen) hay là để “ tút lại vẻ đẹp trai”( Oxy )…Ngƣợc lại với phụ

nữ, hình ảnh nam giới xuất hiện trong các quảng cáo này thật bảnh bao,

hấp dẫn…để làm nổi bật sự thành đạt, sang trọng và đó là cách để “ khẳng

định đẳng cấp phái mạnh” (Romano) của họ.

Quảng cáo Romano với câu Sologan: “ Romano- khẳng định đẳng

cấp phái mạnh”

Page 97: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

97

Hình ảnh người đàn ông mạnh mẽ như một “anh hùng cứu mỹ nhân”

trong quảng cáo X-men cùng với một thông điệp: “ X- men, đàn ông đích

thực”

Ngay cả là những quảng cáo hoá mỹ phẩm hƣớng tới ngƣời sử dụng

là nam giới cũng chứa đƣợng những định kiến giới. Đó là định kiến về

tính cách đàn ông, họ là những ngƣời mạnh mẽ, dũng cảmm quyết đoán.

Sự mạnh mẽ dũng cảm thể hiện trong thƣớc phim anh hùng cứu mỹ nhân.

Phụ nữ xuất hiện là những ngƣời yếu đuối, mỏng manh, cần đƣợc sự che

trở của ngƣời khác.

Mặc dù, ngành hàng vật liệu xây dựng là ngành hàng có ít quảng cáo

nhất trong thời gian khảo sát, 2/160 quảng cáo. Tuy nhiên, định kiến giới

cũng đƣợc thể hiện tƣơng đối rõ. Nhà sản xuất quảng cáo sử dụng nhân

vật nữ trong trang phục đƣợc thiết kế chỉ đủ để che những bộ phận cần

thiết để liên hệ sản phẩm với “ những nét đẹp hoàn mỹ nhất ” của sản

phẩm (Gỗ Konwood). Tƣơng tự nhƣ phân tích ở trên, quảng cáo sàn gỗ

nhƣng lại dùng hình ảnh của cô gái trẻ, trang phục hở hang, khêu

gợi….đây chính là sự lạm dụng hình ảnh ngƣời phụ nữ.

Page 98: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

98

Tƣơng tự nhƣ vậy, với quảng cáo trong các ngành hàng điện tử, nữ

nhân vật chính cũng xuất hiện với tỷ lệ cao hơn nam giới. Trong tổng số 8

quảng cáo thuộc ngành này thì nam giới chỉ xuất hiện trong 1/8 quảng cáo

nhƣng nữ giới xuất hiện trong 5/8 quảng cáo. Hình ảnh phụ nữ xuất hiện

trong các quảng cáo này cơ bản cũng trong các trang phục thật hấp dẫn,

dáng vẻ cân đối bên cạnh các sản phẩm quảng cáo. Nhƣ vậy, vẻ đẹp của

phụ nữ đƣợc khai thác nhƣ một công cụ để chào hàng, để tăng doanh số và

tạo lợi nhuận.

Sắp đặt người phụ nữ với dáng vẻ cân đối và gương mặt tươi tắn bên

cạnh sản phẩm là cách để thu hút sự chú ý của khán giả truyền hình. Các

nhà quảng cáo đã lợi dụng bản năng tính dục để đưa hình ảnh vào quảng

cáo.

Page 99: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

99

Tóm lại, xét trong từng ngành hàng cụ thể thì nam giới xuất hiện là

nhân vật chính cũng chiếm tỷ lệ cao hơn phụ nữ. Đặc biệt, nhân vật chính

là nam xuất hiện nhiều trong các quảng cáo về thực phẩm, dƣợc phẩm và

ngành hàng công nghệ cao. Trong khi đó, nữ giới lại xuất hiện là nhân vật

chính trong các quảng cáo hoá mỹ phẩm, điện tử. Tuy nhiên, nữ giới xuất

hiện trong vai trò chính không phải để khẳng định sự thành đạt, sang trọng

nhƣ nam giới mà chủ yếu là kích thích sự chú ý của ngƣời xem bằng vẻ

đẹp hình thể.

Định kiến giới còn thể hiện rõ thông qua việc xây dựng hệ thống

nhân vật phụ trong phim quảng cáo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ cả

nam và nữ tham gia vào các quảng cáo với tƣ cách là nhân vật phụ cao

hơn so với tỷ lệ chỉ có nam hoặc chỉ có nữ đảm nhiệm vai trò này. Trong

đó, tỷ lệ nhân vật phụ là nữ cao hơn tỷ lệ nhân vật phụ là nam. Những

định kiến giới thể hiện khác nhau tuỳ thuộc vào nghành hàng mà nhà

quảng cáo muốn thể hiện.

Nếu ở các quảng cáo ngành hàng thực phẩm không có sự chênh lệch

giữa nam và nữ về tần suất xuất hiện trên phim. Số quảng cáo chỉ có nam

hoặc nữ là nhân vật phụ đều là 5/55; số quảng cáo có cả nam và nữ đóng

nhân vật phụ là 17/55. Ngƣợc lại, ở các quảng cáo ngành dƣợc phẩm, điện

tử và các sản phẩm công nghệ cao thì tỷ lệ nữ giới là nhân vật phụ cao hơn

nam giới khá rõ.

Ở ngành hàng dƣợc phẩm, không có quảng cáo nào mô tả nhân vật

phụ là nam thì có 5/28 quảng cáo xuất hiện nữ giới trong vai nhân vật phụ.

Thậm chí, định kiến giới còn thể hiện ở khía cạnh rằng khi nhân vật chính

là nam giới xuất hiện trong vai ngƣời bị ốm, cần sự chăm sóc thì phụ nữ

xúât hiện là nhân vật phụ trong vai trò là ngƣời chăm sóc những ngƣời đàn

ông đó. Sự lặplại khuôn mẫu này góp phần duy trì khuôn mẫu giới về vai

trò chăm sóc chỉ thuộc về phụ nữ, phù hợp với phụ nữ, họ đƣợc nhìn nhận

là nữ tính hơn khi chăm sóc ngƣời khác hơn là nhận tất cả điều này.

Ngƣợc lại, định kiến giới này vô hình chung miễn nhiệm cho nam giới

Page 100: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

100

trong vai trò là ngƣời chăm sóc, lâu dài góp phần xây dựng định kiến răng

họ không phù hợp với việc này và trong các chuẩn mực đánh giá về ngƣời

đàn ông không bao gồm chi tiết chăm sóc ngƣời khác.

Quảng cáo thuốc Hotamin Ginseng: Người vợ luôn quan tâm, chăm sóc

chồng lúc chồng mệt mỏi để chồng chú tâm trong công việc và thành đạt.

Tƣơng tự nhƣ vậy, trong số 8 quảng cáo thuộc ngành hàng điện tử

thì không có quảng cáo nào có nhân vật phụ chỉ là nam nhƣng có 3/8

quảng cáo có nhân vật phụ là nữ và 3/8 quảng cáo có nhân vật phụ là cả

nam và nữ. Ngành hàng công nghệ cao cũng có sự xuất hiện nữ là nhân

vật phụ nhiều hơn nam với 1/9 quảng cáo có nhân vật phụ là nam, 3/9

quảng cáo có nhân vật phụ là nữ.

Tuy nhiên, tỷ lệ nhân vật phụ là nam cao hơn tỷ lệ này ở nữ trong

ngành hàng hoá mỹ phẩm và các ngành khác. Trong ngành hoá mỹ phẩm,

có 8/40quảng cáo có nhân vật phụ là nam, có 6/40 quảng cáo có nhân vật

phụ là nữ. Tuy nhiên, khi nam là nhân vật phụ thì họ cũng trong vai trò là

ngƣời thụ hƣởng, thẩm định hoặc là ngƣời khuyến khích phụ nữ sử dụng

các ngành hàng hoá mỹ phẩm. Ví dụ trong quảng cáo bột giặt thì nam

thƣờng xuất hiện là ngƣời bận bịu với công việc nên quần áo bẩn hoặc các

bé trai tinh nghịch nên quần áo bẩn và cần bàn tay chăm sóc giặt giũ thì

Page 101: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

101

phụ nữ sẽ xuất hiện là ngƣời làm việc đó. Thậm chí, hàng loạt các nhân

vật phụ là nữ cũng nhìn đó để làm theo… Thực chất vẫn là sự duy trì và

góp phần tạo nên định kiến giới về vai trò khác biệt của nam và nữ.

Quan niệm này không chỉ tồn tại trong phim quảng cáo truyền hình mà

nó còn phổ biến trong nhiều sản phẩm truyền thông khác, trong đó có cả

sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông.

Khi xem xét cơ cấu nhân vật chính và nhân vật phụ trong quảng cáo

nói chung và trong từng ngành hàng nói riêng, kết quả cho thấy tỷ lệ nhân

vật chính là nam thƣờng cao hơn tỷ lệ nhân vật chính là nữ. Ngƣợc lại, nữ

giới đựơc mô tả là nhân vật phụ nhiều hơn nam giới. Bên cạnh đó, khuôn

mẫu giới gắn với sự xuất hiện của nam và nữ trong quảng cáo đợc thể hiện

rất rõ nhƣ nữ thƣờng xuất hiện trong vai trò là ngƣời chăm sóc, nam

thƣờng xuất hiện trong vai trò là ngƣời đƣợc chăm sóc. Nữ thƣờng xuất

hiện là ngƣời có nhu cầu làm đẹp, cố gắng làm đẹp để thu hút sự chú ý của

nam và nam thƣờng xuất hiện trong vai trò là ngƣời thẩm định sự thay đổi

đó; nữ thƣờng bị khai thác bản năng tình dục, bị lạm dụng hình ảnh nhiều

hơn nam; Nam thƣờng xuất hiện là ngƣời đại diện cho quan niệm hiện đại,

công nghệ cao nhiều hơn; Nam thƣờng xuất hiện là ngƣời mạnh mẽ, dũng

cảm, nhiều hơn, nữ thƣờng xuất hiện là ngƣời dịu dàng, yếu đuối, đảm

đang, chăm sóc ngƣời khác hoặc cần sự che chở của nam…

Nhƣ vậy, định kiến giới, khuôn mẫu giới đƣợc xuất hiện lặp đi lặp

lại nhƣ vậy sẽ góp phần duy trì và tạo ra những định kiến giới vốn đã ăn

sâu vào trong tiềm thức của công chúng. Nỗ lực rút ngắn khoảng cách giới

sẽ khó thực hiện và không bền vững nếu hàng ngày công chúng vẫn tiếp

thu các định kiến giới này, duy trì các khuôn mẫu giới này.

Định kiến giới thể hiện trong hành vi và phạm vi hoạt động của nhân

vật

R.Merton cho rằng truyền thông đại chúng có chức năng công khai và

chức năng tiềm ẩn. Chức năng công khai chính là hiệu quả thực sự mà nhà

truyền thông mong muốn đạt đƣợc, chức năng tiềm ẩn chính là những hiệu

Page 102: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

102

quả xảy ra mà nhà truyền thông không có chủ ý tạo ra. Phim quảng cáo

cũng thực hiện những chức năng này. Bên cạnh chức năng thông tin (chức

năng công khai) thì quảng cáo còn giữ chức năng giáo dục (chức năng

tiềm ẩn). Mục đich chính của quảng cáo thƣơng mại nhắm đến công chúng

để công chúng có thông tin và lựa chọn sản phẩm đƣợc quảng cáo thì

chính tất cả những gì thể hiện trong thƣớc phim đƣợc vô hình chung đã

đang duy trì, thậm chí góp phần tạo ra những định kiến và khuôn mẫu giới

đối với công chúng nói riêng và xã hội nói chung. Điều này đƣợc thể hiện

rõ khi phân tích sâu về hành vi của nhân vật thể hiện trong phim quảng

cáo.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có định kiến giới thể hiện trong tính

chất hoạt động của các nhân vật nam và nữ. Đó là các nhân vật nam

thƣờng có hành vi chủ động, các nhân vật nữ thƣờng có hành vi thụ động.

Sự khác biệt này thể hiện rõ khi phân tích phạm vi hành vi của nhân vật

trong phim quảng cáo. Nghiên cứu phân chia phạm vi hoạt động của nhân

vật một cách tƣơng đối là trong gia đình và ngoài xã hội để phân tích rõ

hành vi của nhân vật.

Định kiến giới thể hiện ở hành vi và phạm vi hoạt động của nhân vật

trong gia đình

Hành vi lao động trong gia đình đƣợc tìm thấy trong các quảng cáo

bao gồm các công viêc chăm sóc và duy trì cuộc sống ổn định của gia

đình. Đó là công việc chăm sóc con cái, nấu ăn, giặt giũ, đi chợ, trông

nom, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc sức khoẻ cho các thành viên trong gia

đình. Đây là những công việc mang tính thụ động, ít quyền lực và không

đƣợc trả lƣơng. Ở lĩnh vực này thì sự xuất hiện của nữ giới chiếm ƣu thế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những công việc nội trợ xuất hiện

trong quảng cáo dƣờng nhƣ là “độc quyền” đối với phụ nữ. Trong tổng số

13 quảng cáo đề cập đến hoạt động nấu nƣớng thì có đến 12/13 quảng cáo

có nhân vật nữ trực tiếp làm công việc này và chỉ có duy nhất 1/13 quảng

cáo xây dựng hình ảnh ngƣời chồng nấu ăn cho vợ, do vợ quá bận rộn với

Page 103: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

103

công việc (quảng cáo Mỳ Omachi). Nhƣ vậy, kết quả nghiên cho thấy có 2

vấn đề cơ bản mang định kiến giới thể hiện ở đây. Thứ nhất, liên quan đến

công việc bếp núc, nấu ăn thì gần nhƣ chỉ có phụ nữ xuất hiện và làm công

việc này. Thứ hai, nếu trong các quảng cáo khác có hình ảnh cả nam và nữ

cùng tham gia một hoạt động nào đó thì trong quảng cáo liên quan đến nấu

ăn, bếp núc thì không cso một quảng cáo nào xuất hiện hình ảnh cả nam

và nữ cùng tham gia.

Với định kiến giới thứ nhất mang thông điệp rằng công việc liên

quan đến bếp núc, nấu ăn chỉ phù hợp với phụ nữ, chỉ có phụ nữ làm

đƣợc, đƣơng nhiên là việc của phụ nữ. Định kiến giới này góp phần duy trì

khuôn mẫu giới rằng việc liên quan đến nấu ăn – bếp núc sẽ đƣợc quan

tâm giáo dục cho bé gái, nữ thanh niên và phụ nữ mà không đƣợc giáo dục

cho nam. Vô hình chung đã miễn nhiệm cho nam giới trong vai trò là

ngƣời làm trực tiếp công việc nuôi dƣỡng các thành viên khác trong gia

đình.

Với định kiến giới thứ hai mang thông điệp rằng công việc nấu ăn,

bếp núc là công việc không cần có sự chia sẻ từ phía nam giới. Một quan

niệm phổ biến rằng công việc nội trợ là công việc nhẹ, việc phụ, việc vặt

cho nên phụ nữ thƣờng tranh thủ làm tất cả những công việc này bằng thời

gian nghỉ ngơi của chính họ. Do đó, trong định kiến này không chứa đựng

và mong đợi sự sẻ chia của nam giới.. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng

công việc nội trợ là công việc tốn thời gian, tốn công sức, số lƣợng công

việc nhiều, là một trong những hoạt động chính và quan trọng cho sự tồn

tại của gia đình. Do đó, cần có sự nhìn nhận và chia sẻ của nam giới với

phụ nữ trong công việc này. Sự lặp lại những thông điệp qua hình ảnh phụ

nữ làm việc nội trợ một mình, không có sự chia sẻ của nam giới sẽ góp

phần duy trì định kiến và khuôn mẫu bất bình đẳng giới nhƣ đã phân tích

ở trên.

Page 104: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

104

Sự chia sẻ của nam giới trong công việc nấu nướng ( quảng cáo mỳ

Omachi )

Vai trò của ngƣời phụ nữ trong hoạt động nấu nƣớng xuất hiện cả

trong những thông điệp bằng lời mà ngƣời xem có thể dễ dàng tiếp nhận.

Chẳng hạn nhƣ trong quảng cáo hạt nêm từ thịt Knorr:

Page 105: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

105

Thông điệp mà quảng cáo đưa ra ở đây được thể hiện thông qua

lời của một đứa trẻ: “ Mẹ con nấu canh ngon nhất” đưa đến một khẳng

định ngầm rằng: Công việc nấu nướng là của người phụ nữ, thuộc về khả

năng của người phụ nữ và phụ nữ có thể làm công việc tốt hơn nam giới.

Tƣơng tự nhƣ vậy, trong các quảng cáo có liên quan đến công việc

giặt giũ hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm. Trong tổng số 6 quảng cáo mô tả

hoạt động giặt giũ thì cả 6/6 quảng cáo xuất hiện hình ảnh phụ nữ làm

công việc này. Nam giới không hề xuất hiện với tƣ cách là ngƣời làm

chính công việc này hay chỉ là trợ giúp, chia sẻ với phụ nữ. Thậm chí, nam

giới còn đƣợc mô tả nhƣ là ngƣời không biết chút gì về công việc này.

Trong quảng cáo bột giặt Tide, khi áo của ngƣời đàn ông bị dính bẩn thì

anh ta đã thốt lên: “ Sao mà giặt ra bây giờ? vợ anh sẽ cho chú biết tay!”.

Page 106: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

106

Hay trong quảng cáo Comfort 1 lần xả xuất hiện hình ảnh một ngƣời phụ

nữ với gƣơng mặt mệt mỏi đang giặt đồ bên cạnh hai chồng quần áo cao

nhƣ núi... Điều này đã tạo cho ngƣời xem một ấn tƣợng rằng công việc

giặt giũ là của phụ nữ và nam giới không cần phải tham gia giúp đỡ.

Hình ảnh người phụ nữ mệt mỏi với công việc giặt giũ ( quảng cáo

nước xả vải Comfort) cho thấy đây là một công việc không hề nhẹ nhàng.

Nó tiêu hao rất nhiều sức lực và thời gian của phụ nữ .

Những hình ảnh mô tả công việc giặt giũ luôn gắn với ngƣời phụ

nữ làm nhƣ vậy sẽ góp phần duy trì và tạo ra định kiến giới rằng đây là

công việc phù hợp với phụ nữ, phụ nữ làm tốt hơn, thậm chí quen thuộc

đến mức nhƣ là một “thiên chức” của phụ nữ. Và bản thân ngƣời phụ nữ

cũng làm công việc này một cách tự nguyện, xem đó nhƣ bổn phận của

mình mà không đòi hỏi sự chia sẻ từ phía nam giới. Thậm chí, ngƣời phụ

nữ còn cho rằng làm tốt công việc này là thể hiện sự “đảm đang” của

Page 107: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

107

mình. Trong quảng cáo nƣớc xả vải Downy, nhân vật chính đã tỏ ra rất vui

mừng khi nói rằng: “ Sử dụng nƣớc xả vải Downy tiết kiệm đƣợc thời

gian. Thời gian đó Thảo có thể ôn bài cho con Thảo. Vì vậy, mình đƣợc

ông xã khen là ngƣời phụ nữ đảm đang”. Những hình ảnh và thông điệp

nhƣ vậy sẽ chỉ làm cho tƣ tƣởng bất bình đẳng giới càng hằn sâu trong tâm

trí của ngƣời tiếp nhận.

Nam giới có tham gia hoạt động mua sắm cho gia đình nhƣng chỉ

khi những vật dụng cần mua có giá trị nhƣ điện thoại (Home- fone,

Viettel), đồ trang sức (Masster Card). Còn việc đi chợ và mua các vật

dụng thiết nhƣ nƣớc mắm (Nam ngƣ), đồ ăn (Tràng vị khang)…vẫn là

công việc của ngƣời phụ nữ. Vì vậy mà sự xuất hiện của phụ nữ trong hoạt

động này cũng nhiều hơn nam giới. Trong số 6 quảng cáo đề cập đến hoạt

động mua sắm thì có 4/6 quảng cáo có nhân vật chính là nữ, 1/6 quảng cáo

có nhân vật chính là nam và 1/6 quảng cáo có cả nam và nữ cùng đi mua

sắm. Nhƣng thực chất là ngƣời đàn ông mua đồ trang sức cho phụ nữ

(Masster Carrd ). Trong quảng cáo này, hành vi mua sắm của nam giới có

tính chất chủ động hơn nữ giới. Cách xây dựng hình ảnh nam và nữ nhƣ

thề này khiến cho công chúng có suy nghĩ là nam giới chỉ tham gia hoạt

động mua bán khi đó với những đồ vật đắt tiền. Còn những thứ vật dụng

hàng ngày là trách nhiệm của ngƣời phụ nữ. Trong khi việc mua sắm

những vật dụng hàng ngày có vai trò thiết yếu và chiếm nhiều thời gian

hơn thì cách cơ cấu nhân vật nam - nữ nhƣ vậy lại một biểu tƣợng bất lợi

cho phụ nữ. Thời gian phụ nữ dành cho công việc nội trợ nhiều hơn đồng

nghĩa với việc cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, nâng cao vị thế, vai

trò của họ giảm đi.

Cũng giống nhƣ công việc nấu nƣớng hay mua sắm, ngƣời phụ nữ

vẫn là ngƣời có vai trò chính trong việc chăm sóc con cái (đặc biệt là con

nhỏ), ngƣời già, ngƣời ốm trong gia đình. Có 49/68 quảng cáo có nữ giới

đảm nhiệm công việc này (chiếm 72 %); chỉ có 8/48 quảng cáo có nam

giới làm công việc này một mình khi không có phụ nữ bên cạnhvà 11/48

Page 108: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

108

quảng cáo có cả nam và cùng tham gia hoạt động này. Nhƣ vậy, với số

lƣợng xuất hiện của phụ nữ trong công việc chăm sóc con cái, ngƣời già,

ngƣời ốm cao hơn rất nhiều lần nam giới cũng góp phần duy trì định kiến

giới rằng đây là việc và trách nhiệm của phụ nữ hơn là của nam giới.

Quảng cáo sữa Dumex Gold: Hình ảnh người mẹ dịu dàng chăm sóc

con nhỏ

Trong các quảng cáo này, nữ giới thƣờng thể hiện tính cách dịu dàng,

khéo léo và phục tùng ngƣời khác. Phân tích 61 quảng cáo có đề cập đến

tính cách dịu dàng, khéo léo kết quả nghiên cứu cho thấy không có bất kì

quảng cáo nào xây dựng nhân vật chính là nam có tính cách này mà 61/61

(100%) quảng cáo nhân vật có tính cách dịu dàng, khéo léo thuộc về nữ

giới. Bên cạnh đó, có tới 49/68 (chiếm 72,1%) nhân vật nữ trong quảng

cáo thể hiện hành vi phục tùng, thừa lệnh; trong khi nhân vật nam thể hiện

hành vi này chỉ có trong 8/68 quảng cáo.

Page 109: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

109

Người phụ nữ được mô tả với những hành vi thật dịu dàng ( quảng

cáo Lifebuoy)

Sự quan tâm, chăm sóc của ngƣời phụ nữ đối với các thành viên

trong gia đình không chỉ đƣợc thể hiện qua hình ảnh mà còn đƣợc phản

ánh cụ thể trong từ ngữ của những đoạn phim quảng cáo. Chẳng hạn nhƣ

trong quảng cáo sữa Dielac có một đoạn tâm sự của ngƣời mẹ nói với con:

“ Mẹ chỉ muốn con yêu vượt gian khó; Hiểu con yêu mọi lúc con cần; Con

biết không, con là tất cả của mẹ, con yêu”. Những ngôn từ giàu sức biểu

cảm nhƣ thế này đã có tác động mạnh mẽ đến tình cảm của khán giả, đặc

biệt là khán giả nữ. Thông điệp đó đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho

ngƣời xem tin rằng chăm sóc con là “thiên chức”, là đam mê và là tất cả

đối với ngƣời mẹ. Nhƣng thực chất đây là một công việc mà cả nam và nữ

đều có thể làm tốt mà không phải là “thiên chức” của nam hay nữ, đó là

vai trò xã hội, vai trò giới.

Hay trong quảng cáo bột ngọt Ajnomoto cũng có một đoạn nói về

mong muốn của ngƣời phụ nữ: “Con mong cha mẹ sống lâu trăm tuổi; Em

mong anh vững chãi một bờ vai; Mẹ mong con khoẻ mạnh chắc tương lai;

Nêm yêu thương đong đầy cho tất cả”. Không chỉ dành tình yêu thƣơng

cho con, ngƣời phụ nữ còn quan tâm, chăm sóc đến tất cả các thành viên

trong gia đình. Những mong ƣớc của họ đều dành cho các thành viên

Page 110: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

110

trong gia đình mà không thấy có một mong ƣớc nào cho riêng mình và

ngƣợc lại mong ƣớc của ngƣời khác với họ.

Những thông điệp đó đƣợc truyền tới công chúng không làm cho

ngƣời phụ nữ trở nên “cao cả, vĩ đại” mà chỉ làm cho họ bị cột chặt vào

vai trò của một ngƣời bị động, lệ thuộc và luôn luôn phải chăm sóc, quan

tâm, lo lắng cho ngƣời khác.

Định kiến giới còn thể hiện qua hình ảnh về nội dung mà cha mẹ

giảng giải cho con cái kiến thức đời sống. Công việc dạy học cho con,

giảng giải cho con những điều thắc mắc xƣa vẫn đƣợc coi là trách nhiệm

của ngƣời cha. Bởi theo quan niệm phong kiến thì nam giới mới đƣợc đi

học, mới là ngƣời hiểu biết. Tuy nhiên, trên thực tế thì cả cha và mẹ đều

tham gia vào quá trình này, đặc biệt trong xã hội hiện đại. Ngày nay, trang

bị kiến thức cho con là trách nhiệm của cả bố và mẹ. Điều này cho thấy

định kiến giới đã thay đổi khá nhiều, coi trọng vai trò của cả cha và mẹ

trong việc này. Kết quả phân tích phim quảng cáo cho thấy tỷ lệ xuất hiện

hình ảnh nam giới và nữ giới trong công việc dạy học, giảng giải cho con

những điều thắc mắc là ngang nhau 6/6 quảng cáo.

Tuy nhiên, định kiến giới vẫn thể hiện trong nội dung câu chuyện

mà cha hoặc mẹ dạy con. Kết quả phân tích cho thấy những quảng cáo có

đề cập đến nội dung mà cha mẹ dạy cho con thì mẹ thƣờng xuất hiện khi

dạy cho con các kiến thức thông qua công việc nội trợ, trong khi cha xuất

hiện khi dạy cho con các kiến thức khoa học.

Ví dụ, trong quảng cáo Knorr : Con gái đi học về khoe với mẹ rằng

hôm nay học đƣợc từ “tự nhiên, không tự nhiên”. Rồi nó chỉ vào gói bột

nêm Knorr và hỏi mẹ là “ Cái đó có tự nhiên không mẹ?”. Ngƣời mẹ giải

thích cho con.

Trong quảng cáo Colgate bảo vệ 2 lần mô tả cảnh bố dạy con làm

hàng rào và thông qua đó giải thích rằng các kẽ hở trên hàng rào cũng

giống nhƣ răng. Nếu trên răng có các lỗ hổng thì dễ bị sâu…Nhƣ vậy, có

thể thấy rằng cả nam giới và phụ nữ đều tham gia vào việc dạy con học

Page 111: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

111

nhƣng họ không cùng nhau làm việc đó và nội dung mà mỗi giới dạy cho

con cũng khác nhau.

Những hình ảnh xuất hiện trong quảng cáo cũng phản ánh sự khác

biệt trong nội dung dạy bảo của cha mẹ đối với con:

Hình ảnh người mẹ giải thích câu hỏi của con gái ( quảng cáo nước

mắm Chin-su) và hình ảnh người bố dạy con trai học tin học( quảng cáo

dầu ăn Neptune):

Nhƣ vậy, sự xuất hiện các vai trò trong quảng cáo của ngƣời nam

giới và nữ giới vẫn phản ánh và dựa trên định kiến về phân công lao động

theo giới truyền thống. Mặc dù, một số hình ảnh về công việc nhƣ nấu ăn,

mua sắm, chăm sóc các thành viên trong gia đình đã có sự chia sẻ của nam

giới với phụ nữ. Vai trò của phụ nữ trong việc dạy con học đã đƣợc đề

cao.Tuy nhiên, ngƣời phụ nữ vẫn đƣợc khắc hoạ là ngƣời đóng vai trò

quan trọng nhất và là ngƣời thực hiện hầu nhƣ các công việc nội trợ trong

gia đình. Nam giới gần nhƣ vẫn đƣợc miễn nhiệm và xuất hiện trong vai

trò chia sẻ với phụ nữ trong lĩnh vực này là không đáng kể.

Định kiến giới thể hiện qua hành vi và phạm vi hoạt động ngoài xã hội

của nhân vật

Hoạt động ngoài xã hội đƣợc xem xét nhƣ là một lợi thế với ngƣời

tham gia vào các hoạt động đó. Quan niệm truyền thống xem trọng vai trò

hƣớng ngoại của ngƣời đàn ông hơn phụ nữ. Công danh sự nghiệp đối với

Page 112: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

112

đàn ông đƣợc mong đợi nhiều hơn phụ nữ. Định kiến này cũng đƣợc thể

hiện trong phim quảng cáo. Kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới xuất

hiện nhiều hơn phụ nữ trong các hoạt động ngoài xã hội, hoạt động đòi hỏi

tính sáng tạo, năng động, có quan hệ rộng, phải tiếp xúc xã hội nhiều.

Trong tổng số 114 quảng cáo mà nhân vật chính có hành vi lao động ngoài

xã hội thì có 20% quảng cáo có nhân vật này là nam, so với 15,8% quảng

cáo có nhân vật này là nữ và 63% quảng cáo có nhân vật chính là cả nam

và nữ.

Thêm vào đó, trong các quảng cáo này, nhân vật nam không những

thể hiện sự dũng cảm, mạnh mẽ, thích phiêu lƣu trong các môn thể thao

mạo hiểm mà còn thể hiện cả sự thông minh trong hành động. Trong 21

quảng cáo đề cập đến hành vi dũng cảm, mạnh mẽ, thích phiêu lƣu, có

12/21 quảng cáo có nhân vật chính là nam trong khi chỉ có 5/21 quảng cáo

có nhân vật chính là nữ và 3/21 quảng cáo có cả nam và nữ là nhân vật

chính.

Page 113: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

113

Hình ảnh nam giới khoẻ mạnh, dũng cảm trong các trò chơi mạo hiểm (

quảng cáo Yomost)

Tƣơng tự nhƣ vậy, những hành vi thể hiện sự thông minh, sáng suốt

đƣợc đề cập trong 33 quảng cáo, trong đó có tới 20/33 quảng cáo có nhân

vật chính là nam so với chỉ 5/33 quảng cáo có nhân vật chính là nữ và

3/33 quảng cáo có cả nam và nữ là nhân vật chính.

Định kiến còn thể hiện trong các tình huống khó khăn thì nam giới

luôn đƣợc mô tả là ngƣời tìm ra giải pháp tốt nhất và nhanh nhất. Chẳng

hạn nhƣ: bé trai đã lấy đƣợc quả bóng mắc trên cây trong quảng cáo Phô

mai Con bò cƣời hay trong quảng cáo Cô gái Hà Lan 123 và 456, ngƣời

xem cũng thấy chính bé trai là ngƣời nghĩ ra cách lấy đƣợc bóng quả bị rơi

trong bình….

Hình ảnh bé trai thông minh, cao lớn hơn hẳn các bạn cùng lớp(quảng

cáo GrowAdvance IQ)

Ngoài ra, định kiến giới còn thể hiện ở vị trí công việc ngoài xã hội

mà nam nữ đảm nhiệm trong phim quảng cáo. Kết quả nghiên cứu cho

thấy có sự khác biệt lớn về vị trí trong công việc mà nam và nữ đƣợc khắc

hoạ trong phim quảng cáo. Nữ giới thƣờng đƣợc khắc họa làm các công

việc nhân viên hay giáo viên… nhiều hơn. Trong khi nam giới lại xuất

Page 114: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

114

hiện ở các vị trí lãnh đạo trong công việc nhiều hơn, có tới 27/28 quảng

cáo có nhân vật chính là nam giữ vai trò lãnh đạo nhƣng chỉ có 1/28 quảng

cáo có nhân vật chính là nữ đạt đƣợc vị trí này. Thêm vào đó, nam giới

xuất hiện trong các quảng cáo trong dáng vẻ sang trọng của ngƣời thành

đạt nhiều hơn nữ giới, trong khi có 20/29 quảng cáo thể hiện điều này có

nhân vật chính là nam thì chỉ có 5/29 quảng cáo có nhân vật chính là nữ.

Bởi vì, nữ thƣờng xuất hiện trong vai trò là ngƣời hƣớng nội, làm công

việc gia đình, chăm sóc gia đình nhiều hơn là xuất hiện trong vai trò là

ngƣời hƣớng ngoại với công việc và sự thành đạt ngoài xã hội. Ngƣợc lại,

nam lại đƣợc khắc hoạ là ngƣời hƣớng ngoại nhiều hơn là ngƣời hƣớng

nội. Đây chính là các định kiến giới, khuôn mẫu giới, phân công lao động

theo giới hiện tồn đƣợc thể hiện trong phim quảng cáo.

Nam giới là người thành đạt, sang trọng trong công việc( quảng

cáoMobi fone)

Nếu xét về sự tham gia của nam và nữ trong hoạt động ngoài xã hội

thì không có sự chênh lệch đáng kể, tuy nhiên, tính chất hành vi và vị trí

của mỗi giới lại có sự khác biệt căn bản. Nam giới thƣờng tham gia vào

các công việc nhƣ bác sỹ, kỹ sƣ, nhà nghiên cứu, giáo viên thể chất… và

thƣờng ở vị trí của ngƣời lãnh đạo, ra quyết định. Còn phụ nữ lại đảm

nhiệm các công việc đòi hỏi sự khéo léo, dịu dàng, cẩn thận và phục tùng

nhƣ nhân viên văn phòng, nội trợ…

Page 115: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

115

Nhƣ vậy, phạm vi hoạt động của nhân vật có sự khác biệt đáng kể

giữa nam và nữ thể hiện rõ là các hoạt động diễn ra trong phạm vi gia

đình. Phạm vi hoạt động ngoài xã hội không có sự chênh lệch đáng kể.

Tuy nhiên, định kiến giới thể hiện cả ở hành vi của nhân vật trong gia đình

và xã hội. Trong gia đình, phụ nữ đƣợc mô tả là ngƣời chịu trách nhiệm

chính, phù hợp với công việc này và nam giới gần nhƣ đƣợc miễn nhiệm

công việc gia đình. Ngƣợc lại, trong công việc ngoài xã hội thì nam giới

đƣợc mô tả là ngƣời xuất hiện với vai trò lãnh đạo nhiều hơn, phụ nữ đƣợc

mô tả nhƣ là nhân viên nhiều hơn.

Cách xây dựng thông điệp nhƣ vậy sẽ tạo ra một hệ thống biểu

tƣợng giới, khuôn mẫu giới, định kiến giới về hình mẫu, hành vi và đức

tính tƣơng ứng với vai trò của giới nam và giới nữ. Truyền thông đại

chúng đƣợc xem là một trong những môi trƣờng quan trọng trong quá

trình xã hội hoá cá nhân. Cá nhân sẽ học hỏi các khuôn mẫu hành vi từ

thông điệp truyền thông này và sẽ có những nhận thức, thể hiện thái độ và

thực hành theo các khuôn mẫu định kiến giới đó, các cá nhân “tiếp thu sự

áp bức giới” một cách tự nhiên và thực hành nó nhƣ một thói quen khó

thay đổi.

Định kiến giới thể hiện ở nghề nghiệp của các nhân vật

Chỉ báo về nghề nghiệp cho phép đo lƣờng về vị trí của cá nhân

trong xã hội. Bởi vì, sẽ có những loại nghề nghiệp cho ngƣời lao động có

thu nhập cao, đòi hỏi sự sáng tạo, có cơ hội thăng tiến nhiều hơn. Ngƣợc

lại, có những nghề nghiệp mang lại cho ngƣời lao động thu nhập thấp hơn,

không đòi hỏi tính sáng tạo nhiều và ít có cơ hội thăng tiến. Nghiên cứu

tiến hành phân tích định kiến giới trong phim quảng cáo qua sự xuất hiện

của các nhân vật là nam và nữ và nghề nghiệp đƣơc mô tả để tìm khoảng

cách giới từ biến số này.

Kết quả phân tích cho thấy, nhìn chung các quảng cáo ít đề cập đến

các công việc lao động chân tay nhƣ sản xuất nông nghiệp, công nhân, lao

Page 116: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

116

công… mà hầu hết đều đề cập đến các công việc đòi hỏi trí tuệ, sự sáng

tạo và đƣợc xã hội coi trọng: bác sỹ, kĩ sƣ, nhà nghiên cứu, giáo viên…

Bên cạnh đó, xét về tần suất xuất hiện theo giới tính trong các

ngành nghề thì không thể hiện sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, định kiến

giới lại thể hiện qua tính chất công việc mà nhân vật đảm nhiệm. Cùng

xuất hiện trong ngành y , tuy nhiên, nam thƣờng xuất hiện là những ngƣời

bác sĩ nhiều hơn nhƣng nữ thƣờng xuất hiện là y tá, ngƣời giúp việc cho

nam (là bác sĩ) nhiều hơn.

Hình ảnh nam giới là bác sỹ nha khoa ( quảng cáo kem đánh răng

Colgate) trong khi nữ giới chỉ đảm nhiệm vai trò là một y tá, giúp việc cho

bác sỹ ( quảng cáo Double Mint).

Page 117: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

117

Trong 6 quảng cáo đề cập đến nghề nghiệp là nhà nghiên cứu hay kĩ

sƣ thì có 3/6 quảng cáo có nhân vật chính và nhân vật phụ là nam, 2/6

quảng cáo có nữ giới (nhân vật chính và nhân vật phụ) và 1/6 quảng cáo

xuất hiện cả nam và nữ cùng làm việc trong phòng thí nghiệm với vai trò

là những nhà nghiên cứu.

Nam xuất hiện trong vai trò là nhà nghiên cứu, bào chế thuốc ( quảng cáo

thuốc Rowatinex)

Trong số 6 quảng cáo có xuất hiện nghề giáo viên thì có 3/6 quảng

cáo có nhân vật chính và nhân vật phụ là nam giới và 3/6 quảng cáo có

nhân vật chính và phụ là nữ giới. Tuy nhiên, ở nghề nghiệp này định kiến

giới thể hiện ở tính chất công việc. Trong đó, nam giới thƣờng đảm nhiệm

giảng dạy, hƣớng dẫn bộ môn liên quan đến phát triển thể chất nhiều hơn

là truyền đạt kiến thức. Trong quảng cáo Ovaltine ngƣời thầy giáo hƣớng

dẫn cho học sinh tham gia 1 trò chơi vận động hay trong quảng cáo 0123-

Vinafone, thầy giáo- cũng chính là huấn luyện viên điền kinh. Ngƣợc lại,

nữ giới lại xuất hiện trong vai trò là một giáo viên truyền đạt kiến thức

nhiều hơn và giáo viên tiểu học nhiều hơn. Trong quảng cáo thuốc ho PH

và quảng cáo Cool air xuất hiện hình ảnh một cô giáo đang giảng bài cho

học sinh.

Page 118: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

118

Nữ giới thường xuất hiện là giáo viên tiểu học nhiều hơn ( quảng cáo mỳ

Hảo Hảo)

Trong số 20 quảng cáo mô tả công việc là nhân viên văn phòng thì

nam giới xuất hiện trong 6 quảng cáo, nữ giới xuất hiện trong 5 quảng cáo

và cả nam - nữ cùng xuất hiện trong công việc này là 9. Tần suất xuất

hiện nam nữ trong lĩnh vực nghề nghiệp không có sự khác biệt đáng kể

cho thấy trong phim quảng cáo thể hiện đƣợc cơ hội và khả năng tham gia

vào nghề này khá cao cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, định kiến giới lại

đƣợc thể hiện qua vị trí công việc mà nam hay nữ đảm nhiệm. Đó là nam

thƣờng xuất hiện là ngƣời lãnh đạo nhiều hơn và nữ thƣờng xuất hiện là

ngƣời thừa hành nhiều hơn.

Cả nam và nữ cùng tham gia trong quảng cáo với công việc nhân viên

văn phòng. Tuy nhiên, người có quyền lãnh đạo lại là nam giới ( quảng

cáo Rhumenol Flu 500)

Công việc liên quan đến nấu ăn – nội trợ hiện tại chỉ đƣợc công

nhận là nghề nghiệp khi ngƣời lao động làm việc trong một cơ quan,

Page 119: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

119

doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn… đƣợc trả lƣơng. Tuy nhiên, cũng là

những công việc nhƣ vậy nhƣng ngƣời thực hiện công việc đó cho gia

đình riêng thì bản thân họ không đƣợc trả lƣơng và cũng không đƣợc thừa

nhận nhƣ là một nghề nghiệp. Trong phân tích này, giả sử những quảng

cáo xuất hiện những công việc liên quan đến nấu ăn – nội trợ đƣợc xem

xét nhƣ là nghề nghiệp thì khoảng cách giới thể hiện ở loại hình nghề

nghiệp này là khá rõ.

Trong tổng số 30 quảng cáo đề cập đến công việc này, chỉ có duy

nhất 1 quảng cáo có nhân vật chính và nhân vật phụ là nam giới nhƣng có

đến 29 quảng cáo có nhân vật chính và nhân vật phụ là nữ giới. Trong lĩnh

vực này sự xuất hiện của nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao, gần nhƣ tuyệt đối so

xuất hiện của nam giới.

Phụ nữ làm công việc nội trợ nhiều hơn hẳn so với nam giới. Chính

cách thức xây dựng nhân vật như thế này đã khiến cho công chúng nhiều

khi lầm tưởng rằng nội trợ cũng là một thiên chức của người phụ nữ (

quảng cáo dầu ăn Ogold)

Đối với nghề lao động chân tay nhƣ công nhân công nghiệp, công

nhân làm việc trong các nông trƣờng, thợ xây, thợ mộc…xuất hiện ít so

với các công việc đã nói đến ở trên. Trong số 3 quảng cáo mô tả loại hình

công việc này, có 2/3 quảng cáo có nhân vật chính và nhân vật phụ là nam

Page 120: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

120

và 1/3 quảng cáo có nhân vật chính và phụ là nữ. Về tần suất xuất hiện

không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở tính chất

công việc. Cùng là công nhân nhƣng ngƣời nam xuất hiện trong vai trò là

công nhân xây dựng làm việc ở các công trƣờng (quảng cáo KFC và

quảng cáo sữa tƣơi Cô gái Hà Lan), trong khi ngƣời nữ lại đƣợc mô tả là

công nhân làm việc trong nông trƣờng - công nhân hái chè (quảng cáo trà

xanh O2).

Ngoài ra, nữ thƣờng đƣợc khắc hoạ trong một số ngành khác hoạ sỹ,

phóng viên, tiếp viên hàng không, buôn bán…

Tiếp viên hàng không (quảng cáo VRohto) Hoạ sỹ ( quảng cáo Honda

Việt Nam)

Page 121: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

121

Phóng viên ( quảng cáo Comfort) Buôn bán nhỏ ( quảng cáo

Knorr)

Nhƣ vậy, định kiến giới về nghề nghiệp giữa nam và nữ đƣợc khắc

hoạ trong phim quảng cáo cho thấy khi xây dựng mẫu nhân vật, các nhà

truyền thông vẫn còn bị ảnh hƣởng bởi quan niệm truyền thống về phân

công lao động theo giới: Nhân vật nam thƣờng đảm nhiệm vai trò sản

xuất, liên quan đến các công việc đòi hỏi trí tuệ, khả năng sáng tạo và

đƣợc xã hội đánh giá cao. Ngƣợc lại, nhân vật nữ thƣờng đƣợc khắc họa

với công việc đơn giản, thậm chí chƣa đƣợc thừa nhận nhƣ là công việc

thực sự và đƣợc trả lƣơng (công việc liên quan đến nội trợ). Cả nam và nữ

đều xuất hiện là công nhân, nhƣng vẫn có sự khác biệt đó là công việc của

nữ liên quan chặt chẽ với hoạt động nông nghiệp, trong khi hoạt động của

nam giới mang tính chất công nghiệp nhiều hơn.

Page 122: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

122

C. KẾT LUẬN

Nhìn chung định kiến giới, khuôn mẫu giới, phân công lao động

theo giới vẫn đƣợc thể hiện khá rõ trong phim quảng cáo. Định kiến giới,

khuôn mẫu giới và phân công lao động giới thể hiện qua hình ảnh minh

hoạ, nhân vật, nội dung và các câu sologan trong phim. Trong đó, phụ nữ

thƣờng mô tả nhƣ những ngƣời có tính cách dịu dàng, tình cảm, hoạt động

chủ yếu diễn ra trong khuôn khổ gia đình, thƣờng làm các công việc liên

quan đến lĩnh vực tái sản xuất. Ngƣợc lại, nam giới thƣờng đƣợc mô tả

nhƣ ngƣời có tính cách mạnh mẽ, thích sự phiêu lƣu, mạo hiểm, thƣờng

đảm nhiệm các công việc trong lĩnh vực sản xuất, có tính cơ động xã hội

cao và có vị trí lãnh đạo.

Định kiến giới thể hiện qua giới tính của nhân vật:

Nhìn chung tần suất xuất hiện nhân vật chính là nam giới chiếm tỷ

lệ cao hơn tỷ lệ nhân vật chính là nữ giới. Đặc biệt là trong các quảng cáo

về ngành hàng thực phẩm, dƣợc phẩm và các ngành hàng công nghệ cao.

Ngƣợc lại, nữ giới thƣờng xuất hiện với vai trò là nhân vật chính trong các

quảng cáo thuộc ngành hàng hoá mỹ phẩm, vật liệu xây dựng và điện tử.

Tuy nhiên, nữ giới xuất hiện trong các quảng cáo này thƣờng với trang

phục gợi cảm, phô diễn vẻ đẹp hình thể thu hút sựu chú ý của công chúng.

Ngƣợc lại, tỷ lệ nhân vật phụ là nữ giới lại cao hơn so với tỷ lệ nhân

vật phụ là nam giới trong hầu hết các quảng cáo thuộc mọi ngành hàng.

Cơ cấu giới tính nhân vật chính và phụ nhƣ vậy sẽ góp phần tạo ra và duy

trì định kiến rẳng nam giới quan trọng hơn nữ giới, do đó sự quan tâm

dành cho nam giới là nhiều hơn.

Định kiến giới thể hiện qua hành vi và phạm vi hoạt động của các

nhân vật:

Nhân vật nam và nhân vật nữ trong các đoạn phim quảng cáo có sự

khác nhau cơ bản về tính chất của hành động. Nhân vật nam thƣờng đƣợc

Page 123: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

123

mô tả là ngƣời có hành động chủ động, còn các nhân vật nữ thì thƣờng bị

động hơn.

Quan niệm “nam ngoại nữ nội” đƣợc thể hiện rõ qua phân tích

phạm vi hoạt động của nhân vật trong phim quảng cáo. Phạm vi hoạt động

của các nhân vật nữ thƣờng đƣợc mô tả trong gia đình nhiều hơn nam giới.

Đặc biệt, sự xuất hiện của phụ nữ trong bếp gần nhƣ chiếm ƣu thế tuyệt

đối. Bên cạnh đó, hình ảnh ngƣời phụ nữ trong phòng khách cũng chiếm

một tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Ngƣợc lại, phạm vi hoạt động của nam

giới thƣờng đƣợc mô tả nhiều hơn trong các môi trƣờng xã hội phong phú,

đa dạng nhƣ trƣờng học, các cơ quan, công trƣờng, nơi làm việc…

Những thông điệp mang định kiến giới này góp phần tạo ra và duy

trì hàng loạt các hệ biểu tƣợng giới trong tƣơng tác xã hội của các cá nhân

thông qua môi trƣờng xã hội hoá là truyền thông đại chúng.

Định kiến giới thể hiện qua nghề nghiệp của các nhân vật:

Qua phân tích vị trí, nghề nghiệp của nhân vật nam và nữ trong các

đoạn phim quảng cáo cho thấy: nam giới thƣờng đảm nhiệm các công việc

đòi hỏi trí tuệ và đƣợc xã hội đánh giá cao hơn phụ nữ.

Dƣới góc nhìn của quan điểm giới, nội trợ cũng đƣợc coi là một nghề

thực sự. Và lực lƣợng tham gia vào loại hình nghề nghiệp này gần nhƣ

hoàn toàn là phụ nữ.

Đặc biệt, với nghề công nhân thì tính chất công việc của nữ liên quan

đến nông nghiệp nhiều hơn, trong khi công việc của nam giới có tính chất

công nghiệp.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: phim quảng cáo hiện nay còn chịu ảnh

hƣởng nặng nề từ hình thức phân công lao động truyền thống. Điều này sẽ

tạo ra trong dƣ luận một áp lực bất lợi cho cả nam và nữ.

Tài liệu tham khảo

1. Barbara A. K Franklin ( 2001), Báo cáo phân tích đối tƣợng truyền thông và

chiến dịch truyền thông vì sự bình đẳng giới

Page 124: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

124

2. Báo cáo 10 năm thực hiện Cƣơng lĩnh Bắc Kinh ở Việt Nam của các tổ chức

phi chính phủ, 2005

3. Báo cáo đề tài “ Nghiên cứu giới ở Việt Nam- một số vấn đề lý luận và thực

tiễn”

4. Csaga, Luật bình đẳng giới, Cập nhật ngày 20/3/2008

5. Desai, Jaiki ( 1995), “ Việt Nam qua lăng kính giới”, Báo cáo phát triển Liên

Hợp Quốc

6. Đào Hữu Dũng ( 2004), Quảng cáo trên truyền hình trong kinh tế thị trƣờng,

NXB Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh

7. Lê Ngọc Hùng ( 2000), “Truyền thông đại chúng và một số vấn đề xã hội học

về giới”, Tạp chí khoa học về Phụ nữ, số 2/ 2000

8. Nguyễn Văn Khang ( 2004), “ Xã hội học ngôn ngữ về giới: kỳ thị và kế hoạch

hoá ngôn ngữ chống kỳ thị đối với nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ”, Tạp chí

Xã hội học, số 2/ 2004

9. Trần Thị Kim Loan ( 1998), “ Hình ảnh ngƣời phụ nữ trong quảng cáo trên

báo”, Tạp chí khoa học về Phụ nữ, số 3/ 1998

10. Phạm Phƣơng Mai, Nguyễn Quý Thanh ( 2004), “ Sự lạm dụng hình ảnh ngƣời

phụ nữ trong phim quảng cáo truyền hình”, Tạp chí khoa học về Phụ nữ, số 4/

2004

11. Mai Quỳnh Nam (1996), “ Truyền thông đại chúng và dƣ luận xã hội”, Tạp chí

Xã hội học, số 1/ 1996

12. Hoàng Trọng ( 1999), Quảng cáo, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh

13. Tổng cục Thống kê ( 1999), Điều tra mức sống dân cƣ Việt Nam 1997- 1998,

Hà Nội

14. VTV. Org.vn, Kênh truyền hình, Cập nhật ngày 11/5/2008

Page 125: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

125

THÔNG ĐIỆP GIỚI TRÊN THÔNG TIN ĐẠI CHÚNG

HIỆN NAY QUA MỘT SỐ NGHIÊN CỨU

Ths. Phạm Hương Trà

Cùng với những thành tựu về kinh tế, Việt Nam cũng đã cải cách

thể chế để mang lại quyền hạn và cơ hội bình đẳng cho nam và nữ trên

mọi lĩnh. Cho đến nay, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn

bản luật và các quy định nhằm bảo vệ địa vị của phụ nữ, nâng cao bình

đẳng giới. Trong §iÒu 9, HiÕn ph¸p ®Çu tiªn cña n­íc ViÖt Nam D©n

chñ Céng hoµ n¨m 1946 ghi: “Phô n÷ b×nh ®¼ng víi nam giíi vÒ mäi

ph­¬ng diÖn” và điều 19, chƣơng III của Luật Hôn nhân và gia đình có

viết “Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau

về mọi mặt trong gia đình”. Điều 18 trong Luật Bình đẳng giới có ghi:

“Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự…Vợ, chồng có

quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng

trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết đình các

nguồn lực trong gia đình. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn

bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình

phù hợp...”

Giới trên truyền thông cũng là chủ đề đƣợc các nhà nghiên cứu ở

Việt Nam quan tâm. Những nghiên cứu về giới và truyền thông ở Việt

Nam đều chia sẻ quan điểm cho rằng truyền thông có tác động rất lớn tới

công chúng. Bởi truyền thông đại chúng với vai trò là công cụ, phƣơng

tiện giáo dục nhận thức thông qua việc truyền tải, giải thích, tuyên truyền,

vận động…góp phần tạo đƣợc dƣ luận xã hội và môi trƣờng thuận lợi cho

vịêc chuyển đổi thái độ và hành vi của các nhóm xã hội. Hơn nữa, nhiều

nghiên cứu đã cho thấy ½ lƣợng thông tin xã hội mà con ngƣời trong xã

hội hiện đại thu nhận đƣợc là thông qua hệ thống truyền thông đại chúng.

Page 126: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

126

Tuy nhiên, các phƣơng tiện truyền thông hiện nay không phản ánh một

cách chính xác và đầy đủ về ngƣời phụ nữ (Chea Phalline, 2003, tr 76).

Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, hình ảnh giới ở một số phƣơng

tiện truyền thông hiện nay nhƣ tivi, báo chí.. còn mang định kiến giới.

Chính vì thế, tại Hội nghị Bắc Kinh và hƣớng tới thế kỷ 21 của phụ nữ

nhận định nhƣ sau: “Phƣơng tiện truyền thông điện tử và in ấn ở phần lớn

các quốc gia không cung cấp bức tranh cần bằng về cuộc sống đa dạng của

ngƣời phụ nữ và những đóng góp xã hội của họ cho một thế giới biến đổi”

(theo Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2006, tr 236). Là công cụ có ảnh

hửơng mạnh mẽ, đầy quyền lực trong xã hội, phƣơng tiện truyền thông

phải hoạt động với mục đích làm cho xã hội có cái nhìn tốt hơn, đúng hơn

về các vấn đề phụ nữ và làm thay đổi thái độ, quan niệm xã hội về vai trò

truyền thống của ngƣời phụ nữ.

Tuy nhiên, trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay còn khá ít ỏi phân

tích giới và truyền thông qui mô lớn. Trên toàn cầu có một số dự án lớn về

giám sát giới và truyền thông thực hiện ở qui mô 71 quốc gia do Media

Watch Canada tổ chức năm 1995, dự án giám sát truyền thông toàn cầu

“Who makes the news” năm 2000; Rà soát lại các chƣơng trình dự án làm

việc với Media mở rộng nhằm tăng cƣờng nhận thức của cộng đồng về

bình đẳng giới của Csaga và Oxfam tiến hành tháng 4/2008. Những dự án

này tập trung phân tích những vấn đề, xu hƣớng thể hiện hình ảnh phụ nữ

và nam giới, xem xét tới số lƣợng cũng nhƣ tần xuất những khuôn mẫu,

định kiến giới trong nội dung, sản phẩm truyền thông, vấn đề nhận thức

giới, quan điểm, tiếng nói, sự hiện diện của nam và nữ, hình ảnh bạo lực

nói chung trên truyền thông…(Ngô thị Tuấn Dung, 2007).

Chủ đề giới và truyền thông đã đƣợc đề cập trong nhiều nghiên cứu

từ nhiều chuyên ngành nhƣ xã hội học, ngôn ngữ, văn học... Trong 10 năm

trở lại đây những nghiên cứu về giới trên truyền thông đại chúng chủ yếu

đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Sự xuất hiện của quan điểm giới trên truyền

thông nhƣ thế nào? Hình ảnh giới trên truyền thông ra sao? Liệu có sự bất

Page 127: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

127

bình đẳng giới trên các phƣơng tiện truyền thông hay không? Những công

trình này có thể chia theo các nhóm sau:

1. Những nghiên cứu theo hƣớng phân tích vai trò của truyền thông

đại chúng đối với vấn đề giới đều khẳng định truyền thông đại chúng góp

phần vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và bình

đẳng giới. Thay vì những hình ảnh đã quá quen thuộc về phụ nữ với công

việc chăm sóc con cái, nội trợ…với nghề nghiệp là giáo viên, bác

sĩ…truyền hình đƣa ra nhiều hình ảnh về những ngƣời phụ nữ mạnh mẽ,

có địa vị trong xã hội, có khả năng quyết định sáng suốt, tham gia nhiều

vào các lĩnh vực mà trƣớc đây chỉ dành riêng cho nam giới nhƣ lái máy

bay, vệ sĩ…sẽ góp phần vào làm thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận về

vai trò của vị thế của ngƣời phụ nữ trong xã hội

“Nhất là đối với chính phụ nữ, khi nhận thức đúng về vị trí, vai trò

và khả năng của chính mình, họ sẽ tự tin hơn rất nhiều trong việc đóng

góp công sức của mình cho xã hội. Những ngƣời đàn ông sẽ không còn

cảm thấy “thấp kém” khi chia sẻ công vịêc nhà với phụ nữ”(Dƣơng Thị

Minh, 2007)

Đồng quan điểm với Dƣơng Thị Minh, tác giả Serath – một phóng

viên của tờ Rasmei Kampuchia- cũng cho rằng truyền thông cần hạn chế

việc thể hiện phụ nữ là ngƣời thấp kém, không đƣợc coi trọng hay khai

thác họ nhƣ là đối tƣợng tình dục mà thay vào đó tăng cƣờng thể hiện hình

ảnh tích cực về ngƣời phụ nữ (Serath, 2003). Tác giả cũng cho kết luận

rằng nếu muốn thay đổi đƣợc nhận thức của các nhóm ngƣời trong xã hội

thì nhà báo cần đƣợc đào tạo thêm về các vấn đề xã hội và vấn đề giới.

Hơn nữa, các tập đoàn truyền thông cần phải thay đổi quan điểm bởi họ

cho rằng thông tin về phụ nữ không đƣợc xem là chuyên mục mang đến

lợi nhuận. Do đó, tờ báo hàng đầu của Camphuchia - tờ Rasmei

Kampuchia, trƣớc năm 2003 có hẳn một cột đều đặn đăng tải các bài viết

liên quan đến phụ nữ nhƣ bạo lực trong gia đình, giáo dục, vai trò của phụ

nữ trong xã hội… nhƣng đó cột báo này bị cắt đi. Lý do mà tác giả phân

Page 128: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

128

tích đó là do lợi nhuận kinh doanh, thiếu ngƣời viết vì phóng viên của họ

điều là nam giới – họ lại không phải là những ngƣời viết những bài này

mà nó đƣợc các nhà văn tình nguyện hoặc độc giả gửi đến. (Serath, 2003)

Tƣơng tự với các tác giả trên, tác giả Sarayeth Tive cũng nêu ra

quan điểm rằng những ngƣời phụ nữ trong các câu chuyện trên báo chí

Khmer ở Campuchia đƣợc nói đến nhƣ những nạn nhân vì họ không lựa

chọn cách sống truyền thống (Sarayeth Tive, 2003 )

Hầu hết các tác phẩm trên đều đi đến sự tin tƣởng rằng vịêc phản

ánh hình ảnh ngƣời phụ nữ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng có thể

làm tăng cƣờng, gia tăng ảnh hửơng cũng nhƣ nâng cao vị thế của ngƣời

phụ nữ trong xã hội. Chẳng hạn, ngƣời phụ nữ cần đƣợc xây dựng trong

các bài viết phải đƣợc thay đổi từ vị trí là một nạn nhân của các hành động

bạo lực thành những ngƣời đóng góp cho sự phát triển của xã hội nhƣ nam

giới. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các phƣơng tiện truyền thông cần

đƣa tới công chúng của mình những hình ảnh về ngƣời phụ nữ lãnh đạo,

làm chủ trong cuộc sống gia đình và xã hội.

2. Nhóm những công trình tập trung vào phân tích về vai trò giới,

định kiến giới, bình đẳng giới, nhạy cảm giới trên các phƣơng tiện truyền

thông đại chúng. Theo hƣớng nghiên cứu này có thể kể tới một số công

trình tiêu biểu: “Một sự duy trì định kiến giới về vai trò của nữ và nam

trên báo in hiện nay” của tác giả Trần thị Minh Đức và Đỗ Hoàng đăng

trên tạp chí Tâm lý học, số 6/2004; Báo cáo Nhạy cảm giới trong các

chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam do Csaga và

Oxfam thực hiện tháng 3/2008; Giới không có nghĩa là phụ nữ của

Nguyễn thu Phƣơng đăng trên Kỷ yếu Hội thảo Giới – Truyền thông và

phát triển năm 2003. Điểm chung khá tƣơng đồng và cũng là sự thành

công của những công trình nghiên cứu này chính là các tác giả tập trung

phân tích và chỉ ra những quan điểm dập khuôn này có vai trò duy trì,

củng cố, giáo dục sự bất bình đẳng trong xã hội một cách vô thức. Tác giả

Nguyễn Thu Phƣơng viết “cuộc sống hàng ngày của ngƣời phụ nữ giờ đây

Page 129: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

129

thay đổi rất nhiều nhƣng những giá trị và quan niệm mang tính rập khuôn

về giới lại thay đổi rất ít so với thập kỷ trƣớc” (Nguyễn Thu Phƣơng,

2003). Trên thực tế, ngày nay các em gái đã tự tin, tự chịu trách nhiệm bản

thân, phát triển cái tôi hơn so với thế hệ trƣớc đó. Tuy nhiên, trên các

phƣơng tiện truyền thông hiện nay vẫn ca ngợi hình ảnh ngƣời phụ nữ dịu

dàng, nhẫn nhục, biết chăm lo cho gia đình, chiều lòng các thành viên

trong gia đình, trong khi những công việc hay phẩm chất này không còn là

niềm kiêu hành của ngƣời phụ nữ trong xã hội hiện nay (Trần thị Minh

Đức và Đỗ Hoàng, 2004, tr 17). Hay một quan điểm cho rằng việc ngƣời

phụ nữ lấy chồng ít tuổi hơn mình là điều bất thƣờng, khó có thể chấp

nhận. Rõ ràng đây là một định kiến giới đã tồn tại từ rất lâu xuất phát từ

thói quen và khuôn mẫu truyền thống đƣợc phổ biến trong đại đa số các

cộng đồng ngƣời Việt. Ngƣời ta thƣờng cho rằng, nam giới cần là ngƣời

trụ cột trong gia đình, là ngƣời có tiếng nói quyết định và nắm giữ quyền

lực. Do vậy, ngƣời chồng phải là ngƣời nhiều tuổi hơn để dễ dàng đảm

nhiệm đƣợc những vai trò này (Csaga, 2008)

3. Có thể nói nhóm những công trình nghiên cứu chuyên sâu đề cập

tới vấn đề giới trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng thông qua việc

phân tích những hình ảnh của nam và nữ giới đƣợc sử dụng trên các

chuyên mục. Đây là nhóm vấn đề đƣợc nhiều tác giả quan tâm nhất. Hình

ảnh về vai trò xã hội của phụ nữ và nam giới trên truyền hình trong nghiên

cứu thực nghiệm của Dự án Bình đẳng giới cũng cho thấy về vai trò của

nữ giới, khán giả nhìn thấy hình ảnh phụ nữ xuất hiện trên truyền hình khá

đa dạng trong các lĩnh vực nhƣ nội trợ, chăm sóc gia đình, dự họp, lãnh

đạo. Và một điểm đáng chú ý ở đây là số liệu định lƣợng cho thấy tỷ lệ

hình ảnh về vai trò của phụ nữ cao hơn ở vai trò là lãnh đạo (92,5%) và dự

họp (92,6%) so với hình ảnh phụ nữ với vai trò là nội trợ (90,8%) và chăm

sóc gia đình (91,9%), hơn nữa khán giả cũng thấy sự xuất hiện một cách

đáng kể của nam giới trong 2 vai trò là nội trợ (75.5%), chăm sóc gia đình

(77,1%). Điều này cũng này cũng có kết quả tƣơng tự với nghiên cứu của

Page 130: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

130

Vũ Thị Gái. Qua tìm hiểu các chuyên mục trên chƣơng trình VTV1,

VTV3 nhƣ thời sự, phóng sự, đối thoại, giao lƣu, phim truyện, phim tài

liệu…tác giả nhận thấy hình ảnh phụ nữ không bị giới hạn, họ có mặt trên

truyền hình với những tấm gƣơng là một giám đốc giỏi, là một phụ nữ trí

tuệ, có bản lĩnh, độc lập và có quyền ra quyết định,là ngƣời phụ nữ chịu

thƣơng chịu khó, sống vì gia đình…(Vũ Thị Gái, 2003, tr81-83)

Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn về mức độ xuất hiện hình ảnh của

nam giới và phụ nữ những nghiên cứu này điều cho thấy xét về mặt tần

xuất xuất hiện thì hình ảnh trên truyền hình vẫn mang định kiến giới khá

rõ.

“Một nghiên cứu về thông tin quảng cáo đăng trên báo và tạp chí

cuối thập kỷ 1970 cho biết trong ảnh nam thƣờng đúng cao hơn nữ; điều

này ngụ ý ƣu thế xã hội nổi trội của nam so với nữ; trong khi đó nữ

thƣờng xuất hiện trong tƣ thế nằm, ngồi (trên ghế, giƣờng) nhiều hơn nam.

Các tƣ thế của nam thƣờng biểu lộ năng lực tháo vát, hiểu biết, mạnh mẽ

còn phụ nữ biểu lộ sự mềm mại, tự vệ hoặc thụ động, phụ thuộc” (Lê

Ngọc Hùng, 2000, tr 154)

Một nghiên cứu khác về hình ảnh phụ nữ trong quảng cáo cho thấy,

các nhà quảng cáo lạm dụng quá nhiều hình ảnh phụ nữ dƣới dạng này hay

dạng khác nhƣ mặc váy ngăn, vai trần…để quảng bá cho sản phẩm

(Nguyễn Quí Thanh, 2004; Trần Thị Kim Loan, 1998; Vũ Thị Gái, 2003).

Hàng ngày 60% thời lƣợng quảng cáo sử dụng hình ảnh ngƣời phụ nữ.

Thống kê của các nghiên cứu cho thấy nhân vật đóng quảng cáo là nữ

chiếm tỷ lệ cao hơn nam. Có tới 82% là hình ảnh các cô gái trẻ. Hình ảnh

gây ấn tƣợng cho ngƣời tiêu dùng nhiều nhất là hình ảnh ngƣời phụ nữ ở

độ tuổi từ 20-30 trong khi đó hình ảnh nam giới ở độ tuổi này lại không

gây đƣợc ấn tƣợng. Ngoài ra 99% chƣơng trình quảng cáo về thiết bị gia

đình, thực phẩm, trang điểm…sử dụng hình ảnh phụ nữ, hình ảnh của phụ

nữ trong quảng cáo còn bị gắn chặt với quan niệm về vai trò đƣợc coi là

truyền thống nhƣ nấu ăn, giặt giũ còn hình ảnh về ngƣời phụ nữ thành đạt

Page 131: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

131

hoặc tham gia công tác xã hội còn mờ nhạt. (Ngô thị Tuấn Dung,

2007;Nguyễn Quí Thanh, 2004; Trần thị Kim Loan, 1998)

Tác giả Lê Ngọc Hùng cho rằng các thông tin quảng cáo, chƣơng

trình thông tin khuyến mãi không những phản ánh vai giới trong văn hóa

nghe – nhìn mà còn củng cố, khuyến khích các hành vi giới nhất là hành

vi mua hàng theo vai giới. Những hình ảnh đó về phụ nữ gợi cho ngƣời

mua là nữ giới chọn những sản phẩm nhƣ bột giặt, mỹ phẩm, quần áo còn

nam giới mua sắm những thứ đắt tiền nhƣ xe ô tô hay sử dụng những mặt

hàng nhƣ bàn ghế cho một văn phòng sang trọng…(Lê Ngọc Hùng, 2000,

tr43).

Bên cạnh đó, hình ảnh đồ họa và ngôn ngữ thể hiện hạ thấp vị thế

phụ nữ, họ đƣợc coi nhƣ những đối tƣợng tình dục, hình ảnh ngƣời phụ nữ

đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện, một công cụ chào hàng dùng thân thể

phụ nữ nhƣ món hàng để cạnh tranh sản phẩm và vô tình chà đạp lên nhân

phẩm phụ nữ (Trần Thị Kim Loan, 1998). Cũng đồng quan điểm giống

Trần thị Kim Loan, Sarayeth Ti Ve cho rằng một số tờ báo đã khắc họa

hình ảnh của ngƣời phụ nữ nhƣ vật mua vui, những nạn nhân qua việc

xuất bản những câu chuyện tục tĩu, ấn phấm khiêu dâm (Sarayeth Ti Ve,

2003, tr 88 ).

Có thể nói, các nghiên cứu này cho ta thấy cái nhìn nhiều chiều về

vai trò của nam giới và nữ giới thông qua các hình ảnh quảng cáo trên hai

phƣơng tiện truyền thông là báo hình và báo in. Những nghiên cứu đó chỉ

ra rằng những hình ảnh, vai trò giới còn mang nặng khuôn mẫu, định kiến

giới. Tuy nhiên, đây chỉ là những nghiên cứu trƣờng hợp và chủ yếu tập

trung ở tìm hiểu hình ảnh của phụ nữ trên mục quảng cáo, còn các chuyên

mục khác chƣa đƣợc nghiên cứu.

4. Đề cập tới vấn đề giới trên sách giáo khoa cũng là một lĩnh vực

đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm, bởi đây là thông tin chính thống đƣợc

giáo dục trong nhà trƣờng. Nghiên cứu ở khía cạnh này có thể kể tới các

công trình nghiên cứu sau: “Vấn đề giới trong sách giáo khoa Tiểu học ở

Page 132: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

132

Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngân; “Vấn đề giới trong các sách giáo

khoa Trung học cơ sở” của tác Phan Thanh Khôi; “Khuôn mẫu, định kiến

giới trong sách giáo khoa Trung học phổ thông – một số vấn đề quan tâm”

của Ngô Thị Tuấn Dung đều đƣợc đăng trong cuốn Những vấn đề giới: Từ

lịch sử đến hiện đại do nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành năm 2007.

Bài viết “Có chăng sự nhạy cảm giới trong sách giáo khoa đạo đức cấp I”

của Nguyễn thị Minh Tứ đăng trên Tạp chí Khoa học về phụ nữ số 5/2001

và nghiên cứu của Kim Văn Chiến về “Xã hội hóa về giới trong sách giáo

khoa tiếng Việt lớp 2” đăng trên tạp chí Khoa học về phụ nữ số 1/2004. Có

thể nói đây là những công trình nghiên cứu rà soát lại những môn học của

tất cả các cấp học, từ bậc tiểu học đến trung học phổ thông có đề cập tới

vấn đề giới. Cùng với việc xã hội hóa ở gia đình thì nhà trƣờng cũng có

vai trò, ví dụ trên lớp những giá trị giới, vai trò giới…đƣợc cá nhân tiếp

nhận, nó chi phối cá nhân trong vịêc suy nghĩ, hành động.

Đặc điểm nổi bật của những nghiên cứu này chính là nêu lên đƣợc

mối quan hệ rất mật thiết của thiết chế giáo dục với vấn đề giới hiện nay.

Các sách giáo khoa ở các cấp học, ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đều

có tinh thần về giới nhƣng nói chung là mang tính tự phát chứ không phải

tự giác (Phan Thanh Khôi, 2007, tr 184). Các công trình này đều chủ yếu

nghiên cứu vấn đề giới trong sách văn học, ngữ văn, tiếng việt, đạo đức và

những sách này thƣờng có khuynh hƣớng trình bày cho học sinh của mình

các hình ảnh, vai trò giới theo hƣớng phản ánh quá khứ hơn là hiện tại và

tƣơng lai. Điều này ngụ ý rằng các chủ đề mang tính thực tiễn cho trẻ em

gái, phụ nữ liên quan chặt chẽ tói một số vai trò hình mẫu tƣơng lai nhƣ

hình ảnh ngƣời vợ, nội trợ và đối với các em nam là sự chuẩn bị hứơng tới

việc tham gia vào những nghề nghiệp có vị thế, họat động xã hội, các cơ

hội phát triển và rộng mở…Những bài viết, câu chuyện, hình ảnh minh

họa trong sách…vô tình ít nhiều phản ánh và khắc sâu thêm khuôn mẫu

giới (Ngô thị Tuấn Dung, 2007, tr 189-202).

Page 133: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

133

Thông qua sự phân tích các tác giả cung cấp những thông tin cần

thiết cho việc xây dựng, biên soạn, tuyển chọn các bài viết…nhằm nâng

cao nhận thức giới cho giáo viên, học sinh. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết

chung chung chỉ có nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Tuấn Dung đã sử

dụng bảng kiểm để thống kê định lƣợng những hình ảnh, ngôn từ, thông

điệp…đƣợc sử dụng trong các sách giáo khoa trung học cơ sở.

5. Ngôn ngữ không chỉ phản ánh quan niệm, cách nhìn nhận về giới

của con ngƣời mà có thể tác động, góp phần thay đổi nhận thức của con

ngƣời về giới (Nguyễn Văn Khang, 2004). Chính vì thế đã có một số

nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới trong đó các tác phẩm

chủ yếu đề cập đến sự kỳ thị giới trong ngôn ngữ. Theo xu hƣớng nghiên

cứu này có thể kể tới các công trình: “Xã hội học ngôn ngữ về giới, kỳ thị

và kế hoạch hóa ngôn ngữ, chống kỳ thị đối với phụ nữ” của tác giả

Nguyễn Văn Khang đăng trên Tạp chí Xã hội học số 2/ 2004; “Sự kỳ thị

giới tính trong ngôn ngữ” (Trần Xuân Điệp, 2004); “Sự kỳ thị giới tính

trong ngôn ngữ trong các cách biểu đạt mang tính định kiến về giới nhìn

từ góc độ lịch sử”của Trần Xuân Điệp đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ số 3/

2002. Các công trình nghiên cứu đều thấy rằng chính ngôn ngữ đang đƣợc

sử dụng hàng ngày cũng phản ánh, lƣu giữ sự bất bình đẳng giới. Tác giả

Nguyễn Văn Khang cũng cho thấy chính những thiên chức làm mẹ và các

tác nhân khác nhƣ nghề nghiệp nhất là nghề thƣ ký văn phòng đã làm cho

họ có ngôn ngữ lịch sự.

6. “Vấn đề giới trong thông tin đại chúng: Nghiên cứu trường hợp

Internet” của tác giả Lê Ngọc Hùng là bài viết trong cuốn Những vấn đề

giới: Từ lịch sử đến hiện đại do nhà xuất bản Lý luận Chính trị ấn hành

năm 2007. Về nội dung của các thông điệp trên internet có thể trực tiếp

hoặc gián tiếp phản ánh hiện tƣợng bất bình đẳng trên một số lĩnh vực.

“Không nhiều ngƣời để ý tới vấn đề bất bình đẳng trong việc đi chợ ở Việt

Nam và một số nƣớc xung quanh. Nhƣng khi đƣa thông tin về hiện tƣợng

Page 134: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

134

này trên Internet thì chắc chắn nhiều ngƣời sẽ ngạc nhiên và đặt câu hỏi:

Tại sao lại nhƣ thế. Cụ thể là tại sao chỉ có 3% đàn ông Việt Nam đi chợ?”

Điều này gợi ra cho chúng ta thấy rằng sự phân công lao động nghề

nghiệp theo giới. Một số nghề nghiệp đƣợc coi là của nữ giới, phù hợp với

phụ nữ và một số nghề đƣợc coi là công việc của nam giới, phù hợp với

nam giới. Tác giả cũng xem xét và phát hiện một số vấn đề giới nảy sinh

do sự lạm dụng Internet.

Nhƣ vậy, qua những nghiên cứu trên chúng ta thấy: Những hình

ảnh, vai trò giới đã đƣợc khảo sát trên hầu hết các phƣơng tiện truyền

thông đại chúng: báo chí, truyền hình, các ấn phẩm sách giáo khoa trừ

mạng Internet (Ngô thị Tuấn Dung, 2007, tr 206). Các nhà nghiên cứu đều

chỉ ra xu hƣớng rằng có sự biến đổi trong việc đƣa những hình ảnh, thông

điệp về giới, cụ thể là nội dung thể hiện, tƣ tƣởng kỳ thị, phân biệt đối xử

giữa nam và nữ đang giảm dần, các hình ảnh, biểu tƣợng, thông điệp về

giới trên truyền thông đang thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. Tuy nhiên,

các nhân vật nam vẫn là ngƣời chủ yếu đƣợc giới thiệu ở địa vị lãnh đạo,

còn nhân vật nữ vẫn là những ngƣời nội trợ, chăm lo gia đình. Thứ 2, các

nghiên cứu đều chỉ ra rằng một số nghề nghiệp đƣợc coi là của nữ giới và

phù hợp với nữ giới. Nó thể hiện ngay cả trong ngôn ngữ đƣợc sử dụng

hàng ngày.

Tài liệu tham khảo

1. Csaga (2008), Báo cáo Nhạy cảm giới trong các chương trình truyền hình của

Đài truyền hình Việt Nam, Hà Nội

2. Ngô Thị Tuấn Dung (2007), Những vấn đề lý luận cơ bản về giới và kinh

nghiệm giải quyết vấn đề giới ở một số nƣớc trên thế giới, Viện Gia đình và

Giới.

Page 135: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

135

3. Ngô thị Tuấn Dung (2007), Khuôn mẫu, định kiến giới trong sách giáo khoa

trung học phổ thông – một số vấn đề quan tâm, trong cuốn Những vấn đề giới:

Từ lịch sử đến hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

4. Trần Xuân Điệp (2002), “Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ trong các cách

biểu đạt mang tính định kiến về giới nhìn từ góc độ lịch sử”, Tạp chí Ngôn ngữ,

3 (150), tr. 41–48.

5. Trần thị Minh Đức, Đỗ Hoàng (2004), “Một sự duy trì định kiến giới về vai

trò của nữ và nam trên báo in hiện nay”, Tạp chí Tâm lý học, số 6, tr 14- 22.

6. Vũ Thị Gái (2003), Hình ảnh ngƣời phụ nữ trên truyền hình Việt Nam, trong

Kỷ yếu Hội thảo Giới – Truyền thông và phát triển, Hà Nội

7. Lê Ngọc Hùng (2000), “Truyền thông đại chúng và một số vấn đề xã hội học

về giới”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2, tr35-44.

8. Lê Ngọc Hùng (2007), “Vấn đề giới trong thông tin đại chúng: Nghiên cứu

trường hợp Internet”, trong cuốn Những vấn đề giới: Từ lịch sử đến hiện đại, Nxb

Lý luận Chính trị, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Khang (2004), “Xã hội học ngôn ngữ về giới, kỳ thị và kế hoạch

hóa ngôn ngữ, chống kỳ thị đối với phụ nữ”, Tạp chí Xã hội học, số 2 (86).

10. Trần thị Kim Loan (1998), “Hình ảnh người phụ nữ trong quảng cáo trên

báo”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 3, tr 46-52.

11. Dƣơng Thị Minh (2007), “Giới trong truyền thông báo hình”, trong cuốn

Những vấn đề giới: Từ lịch sử đến hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

12. Chea Phallin (2003), Vai trò của truyền thông với việc giải phóng phụ nữ,

trong Kỷ yếu Hội thảo Giới – Truyền thông và phát triển, Hà Nội

13. Nguyễn Thu Phƣơng (2003), Giới không có nghĩa là phụ nữ, trong Kỷ yếu

Hội thảo Giới – Truyền thông và phát triển, Hà Nội

14. Serath (2003), Giới – Truyền thông và phát triển, trong Kỷ yếu Hội thảo Giới

– Truyền thông và phát triển, Hà Nội

Page 136: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

136

PHẦN II : TIẾP CẬN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG

TIẾP CẬN TRUYỀN HÌNH CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG TÂY BẮC

(Nghiên cứu trường hợp Yên Bái và Lào Cai )

Ths. Nguyễn Thị Tuyết Minh

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu về tiếp cận thông tin đại chúng của ngƣời dân vùng Tây

Bắc là một trong những hƣớng nghiên cứu quan trọng về truyền thông góp

phần tìm hiểu công chúng Tây Bắc, đặc biệt là nhóm công chúng dân tộc

ít ngƣời, nhằm tìm hiểu thực trạng tiếp cận với truyền thông và hiệu quả

truyền thông với nhóm công chúng Tây Bắc. Từ đó, góp phần giúp các

nhà truyền thông nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác tuyên truyền.

Bài viết là một phần trong một nghiên cứu trƣờng hợp, kết quả

nghiên cứu chỉ sử dụng cho các mẫu khảo sát. Mục đích của nghiên cứu

nhằm mô tả thực trạng tiếp cận và hiệu quả báo hình đối với ngƣời dân

Tây Bắc, hiểu các yếu tố tác động tới thực trạng và hiệu quả này.

Kỹ thuật thu thập thông tin định lƣợng bằng phƣơng pháp ankét với

mẫu 600 hộ gia đình ở Yên Bái và Lào Cai. Trong đó, số lƣợng công

chúng có xem truyền hình là 539 trƣờng hợp (chiếm 90%). Nhƣ vậy,

những trƣờng hợp sử dụng trong phân tích tiếp cận truyền hình chủ yếu

đƣợc phân tích với mẫu nghiên cứu này. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng

phần mềm SPSS nhằm lƣợng hoá đƣợc ảnh hƣởng của các yếu tố tới thực

trạng tiếp cận và hiệu quả báo hình tới công chúng Tây Bắc.

B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thực trạng tiếp cận truyền hình

a. Về phƣơng tiện

Trong những năm qua Lào Cai và Yên Bái đã đạt đƣợc nhiều thành

tựu to lớn: tăng trƣởng kinh tế liên tục với tốc độ khá cao và tƣơng đối ổn

Page 137: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

137

định, GDP tăng bình quân trên 10%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng

hƣớng phát huy đƣợc thế mạnh của địa phƣơng.

Hơn 10 năm trƣớc 1 hộ gia đình nào đó có tivi là một điều hiếm có

đối với nông thôn vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của

chúng tôi cho thấy có gần 80% hộ trong mẫu nghiên cứu có tivi. Trong đó,

tất cả những hộ ở thành thị trong mẫu nghiên cứu đều có tivi và 20%

không có tivi là nhóm ở nông thôn. Chỉ báo này thể hiện rất rõ chất lƣợng

cuộc sống của những ngƣời dân vùng núi đã đƣợc nâng cao rất nhiều,

ngƣời dân có nhiều cơ hội để tiếp cận với những thông tin cập nhật, kịp

thời. Thêm vào đó, trong số 20% hộ (108hộ) còn lại chƣa có tivi thì có tới

84% (91hộ) sẽ mua tivi nếu mức thu nhập cao gấp 1,5 lần mức thu nhập

hiện tại của gia đình.

Để thảo mãn nhu cầu tiếp cận với truyền hình của các tỉnh miền núi

Tây Bắc Đảng và Nhà nƣớc đã đầu tƣ khá nhiều kinh phí. Mỗi tỉnh nghiên

cứu hiện có trên 100 trạm phát sóng truyền hình (bao gồm cả điểm DTH

phát công cộng tại các xã vùng cao). Tại Yên Bái đã phủ sóng truyền hình

Việt Nam trên 90% địa bàn dân cƣ, cấp không thu tiền 1282 máy thu hình

để tổ chức điểm xem truyền hình ở nông thôn, cấp không thu tiền 104

trạm DTH và TVRO cho các thôn bản xem truyền hình công cộng. Lào

Cai có địa hình phức tạp nên hiện nay mới chỉ đảm bảo phủ sóng truyền

hình đƣợc 67% số hộ gia đình, hầu hết dân cƣ trong vùng chỉ thu đƣợc

một chƣơng trình VTV1. Theo báo cáo của sở VHTT tỉnh Lào Cai hiện có

3000 hộ gia đình sử dụng ăng ten chảo trong đó có 20% hộ có dùng thẻ.

Biểu1. Gia đình có ăngten chảo, tivi (%)

5

34

21

40

05

1015202530354045

Ch­a cã ¨ngten

ch¶o

Kh«ng cã tivi Cã ¨ngten ch¶o

kh«ng thÎ

¨ngten ch¶o cã thÎ

Page 138: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

138

Số liệu nghiên cứu cho thấy, nếu xét trong những hộ đã có tivi

(475hộ) thì có tới 49% (253hộ) đã có ăngten chảo để bắt các tín hiệu

truyền hình để xem.

Tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc hiện có bán khá nhiều các

ăng ten chảo lậu với giá khá rẻ khoảng 500-600 ngàn đồng, so với 10 năm

trƣớc giá ăng ten chảo chỉ bằng 1/10, hơn nữa với mức sống của ngƣời

dân đã đƣợc nâng cao khá nhiều trong thời gian qua tạo điều kiện ngƣời

dân tiết kiệm tiền mua ti vi và ăng ten chảo để xem truyền hình Việt Nam.

Đối với những ngƣời dân sống tại đô thị đều có trạm phát sóng truyền

hình trực tiếp nên tỷ lệ hộ gia đình có ăng ten chảo rất thấp chiếm 17,5%.

Ngƣợc lại, đối với ngƣời dân sống tại nông thôn bị nhiều đồi, núi

che khuất không thu đƣợc sóng truyền hình trực tiếp nên tỷ lệ các hộ gia

đình có ăng ten chảo 71,7%. Điều này cho thấy ngƣời dân nông thôn vùng

Tây Bắc chịu khá nhiều thiệt thòi để tiếp cận với truyền hình, ngoài việc

phải mua tivi họ còn phải bỏ tiền ra để mua ăng ten chảo bất hợp pháp.

Trong số những ngƣời trả lời có mua thẻ xem ăng ten chảo thì phần

lớn họ sống tại đô thị (21 ngƣời ở đô thị và 9 ngƣời ở nông thôn). Để xác

định nhu cầu của ngƣời dân về ăng ten chảo chúng tôi đã đƣa ra phƣơng

án: Nếu Nhà nƣớc bán ăng ten chảo không thẻ theo hình thức trả góp

15.000đ/tháng kéo dài trong 3 năm thì gia đình ông/bà có mua không, có

61,72% hộ gia đình muốn mua theo hình thức này, phần lớn họ sống ở

nông thôn (73% ở nông thôn và 56% ở đô thị). Điều này cho thấy ngƣời

dân ở nông thôn Tây Bắc rất mong muốn đƣợc xem truyền hình Việt Nam

một cách hợp pháp mặc dù họ phải bỏ một khoản tiền mua ăng ten chảo.

b. Tiếp nhận thông tin của ngƣời dân vùng Tây Bắc

Truyền hình là phƣơng tiện phổ biến và hữu ích trong xã hội hiện

đại. Ngày nay, nó trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn

hoá tinh thần và phục vụ nhu cầu giải trí của đại bộ phận dân cƣ. Theo kết

quả điều tra trong thời gian rỗi ngƣời dân thƣờng xem truyền hình là chủ

Page 139: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

139

yếu gấp hơn 3 lần so với đi thăm họ hàng bạn bè và gấp gần 6 lần so với

đọc sách báo.

Biểu 2. các hoạt động trong thời rỗi (%)

Thông qua việc theo dõi tin tức trên truyền hình con ngƣời không

chỉ nhằm hiểu biết tin tức mà còn là một hình thức để con ngƣời duy trì

mối liên hệ thƣờng xuyên với cộng đồng mà mình đang sinh sống. Khi

tiếp cận với thông tin con ngƣời cũng đồng thời thể hiện nhu cầu muốn

chứng tỏ mình quan tâm tới cộng đồng và mình thuộc về cộng đồng xã hội

đó.

Tiếp nhận thông tin từ truyền hình có lợi thế hơn rất nhiều so với

các loại phƣơng tiện TTĐC khác, đây là phƣơng tiện có hiệu quả cao nhất

hiện nay đối với công chúng, đặc biệt là ngƣời dân vùng Tây Bắc. Khi đời

sống ngày càng đƣợc cải thiện ngƣời dân đã đầu tƣ khá nhiều tiền của và

thời gian để xem truyền hình. Các số liệu điều tra cho thấy tuy số hộ gia

đình có tivi chỉ đạt 79,2% nhƣng số ngƣời trả lời có xem tivi đạt 89,6%,

hơn 10% những ngƣời này phải xem nhờ nhà hàng xóm hoặc tại nơi công

cộng. Đây là những ngƣời dân sống ở nông thôn tại các xã miền núi xa

xôi.

c. Thời điểm xem truyền hình

Thời điểm xem truyền hình của công chúng cũng thể hiện nhu cầu

xem truyền hình của họ. Mặc dù truyền hình là kênh tới đợc nhiều công

chúng nhất, tuy nhiên, thời điểm nào thì công chúng thƣờng xuyên tiếp

cận với truyền hình có sự khác biệt trong ngày. Nghiên cứu chia thành các

161719

48

0

10

20

30

40

50

60

Xem tivi Kh¸c Th¨m hä hµng -

b¹n bÌ

Kh«ng lµm g×/nghØ

ng¬i

Page 140: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

140

múi giờ trong 24h/ngày để đo lƣờng thời điểm công chúng Tây Bắc có thể

tiếp cận với truyền hình vào giờ nào và đƣợc chia theo ngày thƣờng (từ

thứ 2 đến thứ 6) và ngày thứ 7 và chủ nhật với giả định rằng vào hai ngày

nghỉ công chúng sẽ tiếp cận với truyền hình nhiều hơn.

Biểu 3. Thời điểm xem truyền hình vào ngày thƣờng (từ thứ 2 – 6) (%)

Biểu 4. Thời điểm xem truyền hình vào ngày thứ 7 (%)

Biểu 5. Thời điểm xem truyền hình vào ngày chủ nhật (%)

50

2925

1714 13

104

5260

8087

0

20

40

60

80

100

19h-20h 20h-21h 21-22h 11h30-

13h30

17-19h 22-23h 5h30-

7h30

9-11h30 15-17h 7h30-9h 13h30-

15

sau 23h

47

38

29

21 2017

137

5559

7784

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

19h-20h 20h-21h 21-22h 11h30-

13h30

17-19h 9-11h30 22-23h 5h30-

7h30

15-17h 7h30-9h 13h30-

15

sau 23h

46

3831

20 19 17 15

7

5257

7379

0

20

40

60

80

100

19h-20h 20h-21h 21-22h 11h30-

13h30

17-19h 9-11h30 22-23h 15-17h 5h30-

7h30

7h30-9h 13h30-

15

sau 23h

Page 141: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

141

Số liệu so sánh trên các biểu trên cho thấy không có sự khác biệt

quá lớn giữa ngày thƣờng và ngày nghỉ về thời điểm tiếp cận với truyền

hình của công chúng Tây Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn múi

giờ đƣợc công chúng tiếp cận nhiều nhất với truyền hình. Thời điểm

nhiều công chúng tiếp cận truyền hình nhất thuộc nhóm “giờ vàng” từ 19

– 20h, tiếp đó là múi giờ 20-21h; múi giờ 21 – 22h và múi giờ 11h30 –

13h30.

d. Địa điểm xem truyền hình

Nếu cách trƣớc những năm đổi mới thì chỉ 25% hộ gia đình trong

mẫu điều tra có tivi thì đến những năm 1986 – 1995 con số này tăng lên

thêm 26% và gần một nửa (49%) số hộ có tivi còn lại có tivi sau năm

1996. Nhƣ vậy, nếu cách đây khoảng 10 năm thì công chúng Tây Bắc vẫn

gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với truyền hình. Đặc biệt là khó có

thể có trƣờng hợp mỗi nhà xem một tivi mà thông thƣờng sẽ là một nhà có

tivi và những nhà xung quanh xem cùng (nếu muốn hoặc đƣợc cho phép).

Hiện nay, với 79% số hộ đƣợc hỏi cho biết đã có tivi riêng thì việc bà con

đƣợc xem truyền hình ngay tại nhà mình không còn quá khó khăn giống

nhƣ trƣớc đây.

Bảng 1. Nơi xem truyền hình trong tuần (%)

Hàng ngày 3- 4ngày 1 - 2 ngày Không xem Tổng

ở nhà 84 3 1 12 100

Công cộng 0 1 9 90 100

Hàng xóm 3 5 22 70 100

Nơi khác 1 1 7 91 100

Bảng số liệu trên cho thấy, phần lớn bà con trong mẫu nghiên cứu

xem tivi ngay tại nhà mình. Trong số, 88% ngƣời đƣợc hỏi xem tivi tại

nhà thì có tới 84% thừa nhận xem tivi tại nhà là chuyện hàng ngày, trong

Page 142: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

142

khi đó chỉ có 10% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết thỉnh thoảng mới xem tivi

nơi công cộng. Bên cạnh đó, còn tới 21% số hộ gia đình trong mẫu nghiên

cứu không có tivi. Do đó, để đƣợc xem tivi họ sẽ chon giải pháp xem tivi

nhờ nhà hàng xóm. Số liệu nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ ngƣời trả lời xem

tivi nhờ ở nhà hàng xóm chỉ đứng sau tỷ lệ xem tivi ở nhà riêng. Tuy

nhiên, số lƣợng này cũng không quá nhiều, trong số 30% ngƣời trả lời

xem tivi ở nhà hàng xóm thì có tới 22% chỉ thỉnh thoảng mới xem.

Nhƣ vậy, để công chúng tiếp cận thƣờng xuyên đƣợc với truyền

hình thì điều kiện tiên quyết là bản thân gia đình họ (trong trƣờng hợp gia

đình cùng chung sống dƣới 1 mái nhà) phải có đƣợc phƣơng tiện, đó là

tivi.

Biểu 6. Mức độ tập trung khi xem truyền hình (%)

1

68

44

7274

21

27

3530

2521

0

10

20

30

40

50

60

70

80

ë nhµ C«ng céng Hµng xãm N¬i kh¸c

TËp trung Ýt tËp trung Kh«ng tËp trung

Thêm vào đó, việc xem truyền hình tại nhà riêng tỏ ra có hiệu quả

cao trong quá trình công chúng tiếp cận với truyền hình. Số liệu biểu trên

cho thấy, gần nhƣ chỉ xem tivi tại nhà thì ngƣời xem mới tập trung. Thêm

vào đó là xem tivi ở nhà hàng xóm thì ngƣời xem cũng tập trung hơn

những nơi khác. Đặc biệt, xem tivi nơi công cộng và nơi khác thì ngƣời

xem không hề tập trung.

e. Thời lƣợng xem truyền hình

Một trong những chỉ báo đo lƣờng nhu cầu xem truyền hình của

công chúng đó là thời lƣợng xem là bao nhiêu, tuỳ thuộc nhà nghiên cứu

Page 143: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

143

tính thời lƣợng theo ngày hay theo tuần...Để đo lƣờng đƣợc thời lƣợng

xem truyền hình của công chúng Tây Bắc, một trong những câu hỏi hồi cố

đƣợc đặt ra cho ngƣời trả lời là “Tivi nhà ông/bà thƣờng đƣợc bật xem

mấy giờ trong ngày?”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong số những ngƣời tiếp cận đƣợc

với truyền hình thì thời lƣợng/ngày dành cho xem truyền hình của ngƣời

dân vùng Tây Bắc đạt khá cao 227 phút (3,78 giờ), thời lƣợng này tƣơng

đƣơng với ngƣời dân vùng ĐBSH năm 2002 (222phút).

Số liệu nghiên cứu cũng chỉ ra không có sự khác biệt mang ý nghĩa

thống kê giữa thời lƣợng xem truyền hình trong ngày bình thƣờng và ngày

nghỉ cuối tuần của ngƣời dân Tây Bắc. Điều này có chút khác biệt so

ngƣời dân vùng ĐBSH.

Biểu 7. Tổng số giờ xem tivi trung bình trong ngày (%)

Mẫu nghiên cứu cho thấy chỉ có 17% là cán bộ – viên chức nhà

nƣớc và 14% là buôn bán – dịch vụ; 49% làm nông nghiệp và số còn lại là

công nhân, làm thuê, học sinh, ngƣời già yếu, không làm việc... Có thể

thấy phần lớn số ngƣời đƣợc hỏi không làm việc theo giờ hành chính, do

đó, ít có sự phân biệt thời gian làm việc giữa ngày thƣờng và ngày nghỉ

cuối tuần. Điều này có thể là một trong những lý do có thể lý giải việc

ngƣời dân ở đây xem truyền hình với thời lƣợng các ngày trong tuần là

không khác biệt, kể cả ngày nghỉ.

Số liệu nghiên cứu cho thấy, trong số những ngƣời trả lời có xem

truyền hình thì bình quân 1 ngày cả hộ gia đình xem là 4,72 giờ (mỗi cá

17

3944

0

10

20

30

40

50

5h trë lªn/ngµy 3-4h/ngµy 1-2h/ngµy

Page 144: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

144

nhân xem 3,78 giờ/ngày), cao hơn so với sinh viên Hà Nội 2005 (3h/ngày)

và tƣơng đƣơng khán giả truyền hình Hà Nội 2002 (4h/ngày).

Số lƣợng hộ xem tivi từ 3-4giờ/1 ngày và xem 5-6 giờ/ngày cao hơn

hẳn các nhóm khác và chiếm gần 50%, số hộ xem từ 1-2 giờ/ngày chiếm

tỷ lệ thấp nhất trong 5 nhóm.

f. Kênh truyền hình đƣợc lựa chọn

Để tiếp cận đƣợc với các nội dung truyền hình thì một trong những

điều kiện cần là chất lƣợng các kênh truyền hình ở nơi này. Số liệu nghiên

cứu cho thấy, những kênh mà máy thu hình ở đây thu với chất lƣợng tốt

thì chủ yếu là kênh trung ƣơng, VTV1; VTV2; VTV3. Tuy nhiên, một

điều khá bất cập đƣợc phát hiện trong nghiên cứu này đó là sóng của kênh

VTV5 - một kênh dành cho dân tộc ít ngƣời - thì đƣợc 48% ý kiến đƣợc

hỏi cho biết tivi nhà họ không thu đƣợc sóng của chƣơng trình này. Thêm

vào đó, kênh truyền hình của đài truyền hình Tỉnh cũng có tới 58% ý kiến

khẳng định tivi của nhà họ không bắt đƣợc sóng.

Biểu 8. Kênh thu đƣợc và chất lƣợng

89

73

88

49

38

10 10 73 4

58

4

15

1

48

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

VTV1 VTV2 VTV3 VTV5 TØnh

Kh«ng thu ®­îc Tèt Kh«ng æn ®Þnh kÐm

Nhƣ vậy, các kênh truyền hình trung ƣơng nhƣ VTV1, VTV2 và

VTV3 là những kênh mà công chúng Tây bắc có thể tiếp cận dễ dàng hơn

cả. Ngoài ra, các kênh truyền hình nƣớc ngoài nhƣ Lào, Thái Lan, Trung

Quốc gần nhƣ công chúng không tiếp cận vì tivi của nhà học không bắt

đƣợc sóng của các kênh này.

Page 145: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

145

Mặc dù 3 kênh truyền hình trung ƣơng mà công chúng ở đây có thể

tiếp cận đƣợc nhƣ không có nghĩa 3 kênh này độc chiếm công chúng. Số

liệu biểu đồ dƣới cho thấy, kênh truyền hình VTV3 gần nhƣ là kênh mà

chiếm đƣợc nhiều công chúng nhất với 85% ý kiến đƣợc hỏi khẳng định

xem kênh này suốt tuần. Đứng thứ 2 là kênh VTV1 với 71% ý kiến trả lời

ngày nào cũng xem kênh này trong tuần. Mặc dù truyền hình tỉnh khó tiếp

cận, nhƣng cũng đã chiếm đƣợc ƣu ái của công chúng với 48% ý kiến trả

lời thừa nhận đã xem kênh này tất cả các ngày trong tuần, nhiều hơn kênh

VTV2 và VTV5.

Nhƣ vậy, số liệu trên gợi ra những suy nghĩ về phía nhà truyền

thông về việc kênh truyền hình VTV5 là kênh dành riêng cho đồng bào ít

ngƣời nhƣng bản thân nhóm công chúng này lại khó tiếp cận. Ngoài lý do

kỹ thuật không thu đƣợc sóng thì liệu còn lý do nào khác góp phần lý giải

vấn đề này? Liệu chất lƣợng về nội dung có trở thành một trong những lý

do khiến cho công chúng đích của kênh này không muốn tiếp cận?

Số liệu biểu dƣới cho thấy, nhìn chung công chúng đánh giá chất

lƣợng nội dung của các kênh truyền hình mà họ có thể tiếp cận đƣợc là tốt.

Trong đó, kênh VTV3 chiếm đƣợc sự ƣu ái nhất, thứ hai là kênh VTV1,

thứ 3 là kênh truyền hình Tỉnh, thứ 4 là kênh VTV2 và kênh VTV5 xếp

thứ cuối cùng.

Biểu 8. Đánh giá chất lƣợng nội dung các kênh

10

21

5

2319

0 1 0 2 1

80

95

77

90

75

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

100

VTV1 VTV2 VTV3 VTV5 TØnh

Tèt Trung b×nh KÐm

Page 146: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

146

Nhƣ vậy, đài truyền hình Tỉnh chiếm đƣợc công chúng chỉ sau

VTV3 và VTV1. Ngƣợc lại, kênh dành riêng cho công chúng đích là dân

tộc ít ngƣời thì chƣa thực sự chiếm đƣợc sự ƣu ái của nhóm công chúng

này. Hai lý do cơ bản để lý giải cho vấn đề này, thứ nhất thuộc về lý do kỹ

thuật, không thu đƣợc sóng; thứ hai thuộc về lý do chất lƣợng nội dung

phát sóng chƣa thực sự đạt đƣợc nhƣ mong muốn của nhóm công chúng

này.

So sánh sự yêu thích của khán giả truyền hình vùng Tây Bắc với các

vùng khác nhƣ Hà Nội+ , Bình Dƣơng

+ (năm 2002) cho thấy khá giống

nhau về thứ tự đánh giá: thứ nhất là thời sự (68%), thứ hai là giải trí(21%),

thứ ba thể thao (3%) các chƣơng trình khác đều chiếm tỷ lệ rất thấp

Nhƣ vậy, chƣơng trình thời sự là chƣơng trình thu hút đƣợc nhiều

sự quan tâm của công chúng nhất. Nghiên cứu đánh giá về chƣơng trình

thời sự của các đài truyền hình Việt Nam và đài truyền hình tỉnh về các

tiêu chí: Phù hợp với chúng tôi; Hấp dẫn đối với chúng tôi; Nội dung tin

tức rất dễ hiểu; Bàn về những vấn đề mà chúng tôi quan tâm, Phản ánh

đƣợc các ý kiến của chúng tôi.

Biểu 9. Đánh giá chƣơng trình thời sự trên (%)

8394

1520

2731

37 35 36

25

86

979589

8691

0

20

40

60

80

100

120

Phï hîp HÊp dÉn CËp nhËt Trung thùc Néi dung dÔ

hiÓu

Ng«n ng÷

dÔ hiÓu

Ph¶n ¸nh ý

kiÕn chóng

t«i

Bµn vÒ vÊn

®Ò chóng t«i

quan t©m

Trung ­¬ng §Þa ph­¬ng

Kết quả cho thấy mọi tiêu chí đều đánh giá rất cao về chƣơng trình

thời sự của trung ƣơng so với đài truyền hình tỉnh. Ngay cả các tiêu chí

Page 147: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

147

nhƣ: Bàn về những vấn đề mà chúng tôi quan tâm, Phản ánh đƣợc các ý

kiến của chúng tôi, đều nhận đƣợc sự đánh giá cao của đài truyền hình

trung ƣơng (hơn từ 2đến6 lần). Điều này phản ánh đúng sự thật về các đài

truyền hình của địa phƣơng số lƣợng phóng viên, biên tập viên ít trình độ

chuyên môn hạn chế, phƣơng tiện kỹ thuật lạc hậu. Chính điều này dẫn

đến chất lƣợng nội dung các chƣơng trình thời sự kém hơn rất nhiều so với

đài truyền hình trung ƣơng. Nếu nhận xét qua chỉ báo xem kênh VTV5

(dành cho đồng bào dân tộc ít ngƣời) giữa khán giả truyền hình đô thị và

nông thôn ta thấy tỷ lệ ngƣời dân ở nông thôn xem kênh VTV5 cao hơn

nhiều so với ngƣời dân đô thị (30% so với 6,5%).

Đúng nhƣ đánh giá của đài truyền hình tỉnh Lào Cai: “Đối với việc

sản xuất chương trình, phủ sóng… của đài PT-TH tỉnh Lào Cai hiện nay còn

chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người nghe, người xem,

nội dung chương trình còn nghèo, thời lượng ít, chất lượng chưa cao, phạm vi

nhỏ hẹp”.

Đối với các kênh truyền hình Việt Nam và đài truyền hình tỉnh tỷ lệ

ngƣời xem kênh VTV3 thƣờng bao giờ cũng cao nhất, tƣơng tự nhƣ đối

với các số điều tra về khán giả truyền hình Việt Nam. Tuy nhiên, tại đô thị

của vùng Tây Bắc 100% số ngƣời đƣợc hỏi có xem truyền hình và tỷ lệ

xem VTV3, VTV1 và truyền hình tỉnh đều trên 94%. Ngƣợc lại, đối với

ngƣời dân vùng nông thôn chỉ có 83% ngƣời đƣợc xem truyền hình, trong

số những ngƣời có xem truyền hình thì 100% xem VTV1, 93% xem

VTV3 và chỉ có 6% xem đài truyền hình tỉnh. Tỷ lệ ngƣời xem truyền

hình tỉnh ở nông thôn thấp vì rất ít hộ gia đình ở đây có thể xem đƣợc

truyền hình phát trực tiếp, mà chủ yếu xem qua ăng ten chảo.

2. Hiệu quả truyền thông của báo hình

Nhằm tìm hiểu về hiệu quả truyền thông các kênh truyền hình,

nghiên cứu đƣa ra các chƣơng trình cụ thể để công chúng tự đánh giá và

cho ý kiến của mình về các chƣơng trình đó. Thông qua các ý kiến và sự

Page 148: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

148

đánh giá đó sẽ phản ánh đƣợc hiệu quả truyền thông của các kênh truyền

thông cụ thể.

a. Về sự kiện chính trị – xã hội

Khi hỏi về tin tức trên truyền hình mà ngƣời xem nhớ nhất thì kết

quả cho thấy tỷ lệ ngƣời trả lời có xem và có nhớ thấp hơn tỷ lệ có xem và

không nhớ (44% nhớ so với 48% không nhớ). Trong số những ngƣời nhớ

đƣợc các tin tức sau khi xem thì phần lớn là tin chính trị trong nƣớc

(chiếm 73%), điển hình tại thời điểm đó là tin tức về Đại hội Đảng X,

ngoài ra là tin tức về kinh tế và các vấn đề xã hội nhƣ tăng giá xăng hay

vụ tiêu cực PMU 18… Điều này cho thấy, khi xem các chƣơng trình

truyền hình thì mặc dù mức độ tập trung xem cao nhƣng ngƣời dân ở đây

chƣa thực sự quan tâm. Trong số những loại tin tức thì tin chính trị trong

nƣớc đƣợc quan tâm nhiều nhất.

Mặc dù có tới 73% công chúng biết về Đại hội Đảng X, nhƣng mức

độ nhớ đến chính xác Đại hội Đảng X diễn ra từ ngày nào đến ngày nào

thì chỉ 28% là biết đúng ngày, trong khi có tới 30% không biết ngày và

15% nhớ sai ngày. Trong đó, nhóm công chúng ngƣời Kinh biết về Đại

hội Đảng X với tỷ lệ lớn hơn nhóm công chúng thuộc dân tộc khác (89%

so với 57%). Thêm vào đó, nhóm công chúng ngƣời kinh nhớ chính xác

ngày đại hội đảng X diễn ra vào ngày nào cũng cao hơn nhóm dân tộc

khác (41% so với 15%); tỷ lệ nhóm dân tộc Kinh không nhớ ngày thấp

hơn nhóm dân tộc khác (28% so với 33%).

Thêm vào đó, sự khác biệt nơi cƣ trú cũng cho thấy có sự khác biệt

về hiệu quả truyền thông trong trƣờng hợp cụ thể này. Trong khi có 96%

công chúng ở thành thị biết về sự kiện Đại hội Đảng X thì tỷ lệ này ở

nhóm nông thôn thấp hơn nhiều, 62%. Trong đó, tỷ lệ công chúng biết

chính xác ngày diễn ra sự kiện này cũng cao hơn ở thành thị (57% ở thành

thị so với 14% ở nông thôn).

Page 149: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

149

Biểu 10. Tƣơng quan giữa ngƣời thƣờng xuyên tiếp cận các phƣơng

tiện truyền thông và nhớ ngày Đại hội X diễn ra

6

1315

17

55 54

3532

16 16 17 18

23

17

33 33

0

10

20

30

40

50

60

Th­êng xuyªn ®äc

b¸o

Th­êng dïng internet Th­êng xuyªn xem

tivi

Th­êng xuyªn nghe

®µi

Kh«ng biÕt BiÕt ®óng ngµy BiÕt sai ngµy BiÕt, kh«ng biÕt ngµy

Số liệu nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, công chúng ở Yên Bái biết về

sự kiện Đại hội Đảng X với tỷ lệ cao hơn so với Lào Cai (82% ở Yên Bái

so với 65% ở Lào Cai). Theo đó, tỷ lệ công chúng ở Lào Cai biết chính

xác ngày diễn ra sự kiện này thấp hơn ở Yên Bái (21% ở Lào Cai so với

35% ở Yên Bái)

Tƣơng tự nhƣ vậy, tỷ lệ công chúng là nam giới biết về sự kiện Đại

hội Đảng X cao hơn nữ (81% nam so với 64% nữ) và tỷ lệ nam biết chính

xác ngày diễn ra sự kiện này cao hơn nữ (37% nam so với 18% nữ).

Bên cạnh đó, so sánh với các phƣơng tiện truyền thông khác thì

truyền hình đƣợc xếp thứ 3 sau báo in và internet. Mặc dù, truyền hình

đƣợc công chúng ƣu thích nhất nhƣng để thông tin in sâu trong trí óc công

chúng khiến họ có thể nhớ chính xác thì phải nói báo in tỏ ra lợi thế hơn.

Thông qua những phân tích trên có thể nhận thấy hiện nay phần lớn

ngƣời dân có quan tâm đến những sự kiện chính trị lớn của đất nƣớc. Tuy

nhiên, trong nhóm này thì nhóm dân tộc kinh tỏ ra tích cực hơn; nhóm

thành thị tiếp cận thông tin này chính xác hơn. Thêm vào đó, nhóm nghề

phi nông nghiệp tỏ ra có tính tích cực chính trị hơn nhóm nghề nông

nghiệp; nhóm học vấn thấp tỏ ra không tích cực bằng nhóm có học vấn

cao hơn; nhóm nam tỏ ra có tính tích cực chính trị hơn nhóm nữ.

Page 150: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

150

Nhƣ vậy, ai là ngƣời không biết đến sự kiện Đại hội Đảng X? Kết

quả nghiên cứu cho thấy, trong số 161 trƣờng hợp không biết đên sự kiện

Đại hội Đảng X thì:

- Phần lớn họ ở Tỉnh Lào Cai (66% ở Lào cai so với 34% ở Yên Bái).

- Hầu hết là ở nông thôn (95%)

- Phần lớn là phụ nữ (63% so với 37% nam)

- Phần lớn là dân tộc Dao (45% dân tộc Dao so với 20% Kinh; 10%

H‟mông; 7% Nùng; 4% Tày và 14% khác)

- Chủ yếu là những ngƣời thuộc hộ gia đình có kinh tế trung bình

(48% so với 34% nghèo; 9% đói và 9% khá giả)

- Hầu hết nhóm trong độ tuổi từ 21 đến 40 tuổi (65%)

- Chủ yếu thuộc nhóm có học vấn thấp: 37% nhóm chƣa bao giờ đi

học; 37% nhóm tiểu học; 18% nhóm trung học cơ sở so với 8%

nhóm trung học phổ thông trở lên.

- Hầu hết thuộc nhóm nghề nông nghiệp (78%)

Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy đƣợc mối quan hệ giữa các yếu tố

trên nhƣ ngƣời dân ở nông thôn thông thƣờng có học vấn thấp hơn ngƣời

dân ở thành thị, nhóm dân tộc kinh thƣờng cƣ trú nhiều hơn ở đô thị và

thƣờng có học vấn cao hơn, và tất nhiên nhóm thành thị sẽ thiên về nghề

nghiệp phi nông nghiệp... thêm vào một số yếu tố khác nhƣ nhóm thành

thị tiếp cận với các phƣơng tiện truyền thông đa dạng hơn do đó nguồn

thông tin đa dạng hơn, thời lƣợng theo dõi truyền hình nhiều hơn... Do đó,

lát cắt nông thôn – thành thị trong nghiên cứu này là có sự khác biệt lớn về

hiệu quả truyền thông theo hƣớng hiệu quả truyền thông (truyền hình) ở

nhóm công chúng thành thị cao hơn nhóm nông thôn.

b. Về chuyên mục an toàn giao thông

Trong chuyên mục an toàn giao thông có một số chƣơng trình có sự

xuất hiện hình ảnh bà con dân tộc ít ngƣời tham gia giao thông. Chuyên

mục này đƣợc đƣa vào bảng hỏi với giả định rằng có hình ảnh của mình

thì nhóm công chúng này sẽ chú ý hơn. Bên cạnh đó, việc đƣa hình ảnh bà

Page 151: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

151

con lên nhƣ vậy thì sẽ nhận đƣợc đƣợc đƣa ra tìm hiểu ý kiến công chúng

đầu tiên là chƣơng trình Tôi yêu Việt Nam mà có sự tham gia của ngƣời

H‟mông. Với câu hỏi hình ảnh ngƣời H‟mông đƣợc đƣa ra trong chƣơng

trình Tôi yêu Việt Nam có đúng với thực tế không?

Biểu 11. Nhận xét về hình ảnh ngƣời H’mông trong “Tôi yêu Việt Nam”

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phân lớn công chúng cho rằng hình

ảnh ngƣời H‟mông xuất hiện trên truyền hình với những bối cảnh cụ thể

và thói quen tham gia giao thông là đúng với ngƣời H‟mông.

Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về dân tộc cũng

dẫn đến ý kiến khác biệt khi nhận xét về hình ảnh này. Sự khác biệt này

thể hiện trên biểu đồ dƣới đây, số liệu cho thấy theo nhóm dân tộc kinh thì

tỷ lệ ý kiến cho rằng hình ảnh này đúng và rất đúng với ngƣời H‟mông

thấp hơn so với chính ngƣời dân tộc khác nhận xét, thậm chí tỷ lệ ý kiến

nhóm dân tộc kinh cho rằng hình ảnh này là không đúng nhƣ ngƣời

H‟mông còn cao hơn các dân tộc khác nhận xét.

Thêm vào đó, số liệu nghiên cứu cũng cho thấy chính ngƣời

H‟mông lại cho rằng hình ảnh này đúng là hình ảnh của ngƣời H‟mông và

không một ý kiến nào cho rằng hình ảnh này không đúng với họ. Trong số

14 ngƣời đƣợc hỏi ý kiến thì có tới 12 ngƣời cho rằng hình ảnh ngƣời

H‟mông tham gia giao thông trên truyền hình nhƣ vậy là đúng nhƣ ngƣời

H‟mông, chỉ có 2 ý kiến nói rằng đúng 1 phần và không ý kiến nào cho

rằng hình ảnh đó không đúng.

Hoµn toµn

kh«ng ®óng

3%RÊt ®óng

15%kh«ng ®óng

13%

§óng 1 phÇn

39%§óng

30%

Page 152: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

152

Biểu 12. Tƣơng quan giữa dân tộc và nhận xét về hình ảnh

ngƣời H’mông tham gia giao thông

8

2426

36

47

30

19

11

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Kinh Kh¸c

RÊt ®óng §óng §óng 1 phÇn Kh«ng ®óng

Bên cạnh đó, công chúng thành thị tỏ ra khắt khe hơn khi có tới

29% ý kiến cho rằng hình ảnh này không đúng nhƣ ngƣời H‟mông trong

khi chỉ có 9% ý kiến này ở nông thôn. Công chúng thành thị chủ yếu cho

rằng hình ảnh này chỉ đúng 1 phần nhƣ ngƣời H‟mông (55%) thì tỷ lệ này

ở công chúng nông thôn là 31%. Ngƣợc lại, tỷ lệ công chúng ở nông thôn

có tới 60% cho rằng hình ảnh này đúng nhƣ ngƣời H‟mông, cao hơn nhiều

so với thành thị (16%).

Nhƣ vậy, công chúng thành thị hoặc là tỏ ra khắt khe hơn, yêu cầu

cao hơn hoặc là họ không tiếp cận nhiều với ngƣời H‟mông cho nên chƣa

thực sự hiểu rõ về ngƣời H‟mông. Ngƣợc lại, công chúng nông thôn tỏ ra

hoặc là dễ chấp nhận hơn hoặc là họ tiếp cận nhiều với ngƣời dân H‟mông

nên họ hiểu rõ hơn. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp này thì sự khác biệt giữa

nông thôn và đô thị thực chất là sự khác biệt giữa nhóm dân tộc kinh và

các dân tộc khác. Bởi vì, tỷ lệ nhóm thành thị trong mẫu nghiên cứu chủ

yếu là ngƣời Kinh, chiếm 95% trong khi nhóm nông thôn thì các nhóm

dân tộc khác chiếm 73%.

Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nào giữa nam và nữ;

giữa công chúng tỉnh Lào Cai và Yên Bái khi nhận xét về hình ảnh ngƣời

H‟mông tham gia giao thông. Điều này cho thấy sự khác biệt trên chủ yếu

là sự khác biệt về nhóm dân tộc, có thể do nhóm dân tộc kinh không hiểu

Page 153: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

153

hết về nhóm H‟mông. Điều này có ảnh hƣởng đến cảm nhận của công

chúng khi họ xem chƣơng trình cụ thể này.

Số liệu nghiên cứu cho thấy hơn 1 nửa ý kiến (51%) cảm nhận của

họ khi xem các chƣơng trình này là hài hƣớc - vui vẻ, 43% cảm thấy bình

thƣờng và có rất ít trƣờng hợp cảm thấy bực tức khi xem các hình ảnh đó.

Kết quả điều tra cũng cho thấy nhóm dân tộc Kinh không biểu lộ cảm xúc

với tỷ lệ cao hơn hẳn so với nhóm các dân tộc khác, trong khi, phần lớn ý

kiến thuộc nhóm dân tộc khác biểu lộ cảm xúc rõ ràng, họ cảm thấy vui vẻ

khi xem những hình ảnh đó. Điều này có thể giải thích rằng do nhóm dân

tộc Kinh không (tạm cho là) hài lòng với hình ảnh ngƣời H‟mông trong

chƣơng trình đó (vì không đúng, vì không nhƣ mong đợi hay cách nhìn

nhận chủ quan của họ), cho nên, hình ảnh này không ấn tƣợng, không để

lại cảm xúc gì cho họ.

Ngƣợc lại, phần lớn ý kiến nhóm dân tộc khác tỏ ra hài lòng với

hình ảnh cho nên hình ảnh này đã thu hút đƣợc sự quan tâm của họ và họ

cảm thấy vui vẻ khi xem. Thêm vào đó, số liệu nghiên cứu cho thấy phần

lớn nhóm H‟mông đƣợc hỏi cảm thấy vui vẻ khi xem hình ảnh ngƣời

H‟mông tham gia giao thông (10/14 trƣờng hợp) và không có trƣờng hợp

nào cảm thấy tức giận hay bực mình khi xem.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tƣơng quan giữa nông thôn và đô thị

cũng gần tƣơng đồng nhƣ kết quả tƣơng quan biến số dân tộc (vì 95%

nhóm đô thì là nhóm dân tộc Kinh; 73% nhóm nông thôn là nhóm dân tộc

khác) . Bên cạnh đó, số liệu nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt

lớn giữa yếu tố giới tính; tỉnh tới cảm nhận khi xem hình ảnh ngƣời

H‟mông trên truyền hình.

Tuy nhiên, mong muốn của công chúng trong những chƣơng trình

nhƣ vậy thì nên có ngƣời H‟mông tham gia. Với 71% ý kiến cho rằng

trong những chƣơng trình tƣơng tự nhƣ vậy thì nên có ngƣời H‟mông

tham gia. Số liệu nghiên cứu cho thấy mong muốn này ở nhóm dân tộc

khác cao hơn chút ít so với nhóm dân tộc kinh (72% so với 69% nhóm

Page 154: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

154

Kinh). Tuy nhiên, nhóm H‟mông thì rất mong muốn chính ngƣời của dân

tộc mình đƣợc tham gia các chƣơng trình nhƣ vậy, nói rộng hơn là họ

mong muốn khi có hình ảnh ngƣời H‟mông xuất hiện thì đó phải là hình

ảnh của chính ngƣời dân tộc họ. Bởi kết quả nghiên cứu cho thấy 14/14 ý

kiến nhóm H‟mông đồng ý nhƣ vậy.

Nhƣ vậy, chƣơng trình này đã thu hút đƣợc sự quan tâm của công

chúng. Đặc biệt là công chúng thuộc nhóm dân tộc ít ngƣời. Tuy nhiên, sẽ

hiệu quả hơn nữa nếu nhà truyền thông đƣa ra thông điệp mà ngƣời nhận

hiểu rõ về cả bối cảnh bằng cách đƣa các hình ảnh.

c. Về các chƣơng trình phim truyện

Không chỉ khi xem thời sự mức độ nhớ đƣợc các chƣơng trình sau

khi xem không cao mà ngay cả khi xem các chƣơng trình mà công chúng

ƣu thích nhƣ các chƣơng trình giải trí thì mức độ nhớ đƣợc tên các

chƣơng trình cụ thể cũng không quá cao.

Thực tế ở các tỉnh vùng cao chủ yếu thu đƣợc sóng của đài trung

ƣơng và các nghiên cứu khác cho thấy kênh VTV1 và VTV3 thƣờng đƣợc

công chúng xem nhiều, đặc biệt là các chƣơng trình phim truyện trên

VTV1 lúc 21h và VTV3 lúc 18h. Do đó, hai chƣơng trình phim truyện này

đƣợc đƣa vào nghiên cứu nhằm đo lƣợng mức độ tiếp cận và cao hơn nữa

là mức độ tập trung, chú ý khi xem những chƣơng trình mà công chúng

yêu thích.

Biểu 13. Nhớ phim trên VTV3 và VTV1 tuần qua

30 31

18

5153

17

0

10

20

30

40

50

60

Phim 18h-VTV3 Phim 21h-VTV1

Kh«ng xem Cã xem, kh«ng nhí Cã xem, cã nhí

Page 155: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

155

Nhƣ vậy, chƣơng trình phim truyện thu hút đƣợc gần một nửa số

ngƣời đƣợc hỏi. Thêm vào đó, tỷ lệ ngƣời có xem mà không nhớ tên phim

lại cao hơn tỷ lệ có xem mà có nhớ. Tuy nhiên, trong số những ngƣời có

nhớ tên phim thì phần lớn là nhớ chính xác tên phim và tên nƣớc sản xuất.

Mặc dù tỷ lệ hơn 50% số ngƣời trả lời thích phim trên truyền hình

vào hai thời điểm trên nhƣng công chúng vẫn không thể nhớ cụ thể đƣợc

họ đã nhìn và nghe những gì. Do đó, có thể phim chỉ mang tính chất giải

trí cho nên công chúng không cần thiết phải nhớ những gì mình xem và

nghe.

Số liệu nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa nam

và nữ, nhóm dân tộc kinh và dân tộc khác, tỉnh về việc nhớ tên phim. Tuy

nhiên, so sánh giữa hai giờ xem phim khác nhau ở 2 kênh khác nhau thì có

sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa nhóm công chúng thành thị và

nông thôn trong việc nhớ tên phim họ vừa xem trong tuần qua. Tỷ lệ công

chúng đô thị nhớ chính xác tên phim họ vừa xem tuần qua vào 21h trên

VTV1 cao hơn công chúng nông thôn. Ngƣợc lại, tỷ lệ công chúng nông

thôn lại nhớ chính xác tên phim họ vừa xem tuần qua vào 18h trên VTV3

cao hơn nhiều so với nhóm thành thị.

Điều này có thể lý giải nhƣ sau, nhóm công chúng thành thị phân

lớn là nhóm công chức hoặc lao động vào giờ hành chính là chủ yếu. Do

đó, có thể việc xem truyền hình vào lúc 18h là không tập trung vì vào giờ

đó thông thƣờng họ sẽ tập trung cho việc chuẩn bị bữa tối hoặc chăm sóc

con. Giờ xem phim của họ có thể tập trung vào lúc 21h và họ nhớ đƣợc

phim mà họ xem nhiều hơn.

Ngƣợc lại, nhóm nông thôn thì phần lớn là nông nghiệp. Do đó, thời

gian lao động của nông dân không gò bó. Mặt khác, thời gian làm nông

nghiệp chủ yếu theo mùa vụ và thời điểm điều tra không rơi vào mùa vụ.

Cho nên, nông dân có thể có nhiều thời gian để xem phim lúc 18h và họ

nhớ tên phim hơn. Ngƣợc lại, ở nông thôn (đặc biệt là miền núi, vùng sâu)

ngƣời dân thƣờng đi ngủ sớm hơn trong khi nhóm thành thị xem tivi và

Page 156: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

156

các hoạt động khác muộn hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy vào múi giờ

21 – 22h thì 53% công chúng nông thôn đã đi ngủ trong khi 73% công

chúng thành thị vẫn đang xem tivi. Do đó, công chúng thành thị tập trung

xem truyền hình lúc 21h hơn công chúng nông thôn.

Mặc dù, việc nhớ nội dung, tên phim, nƣớc sản xuất là khó nhƣng

điều đó không ngăn cản việc công chúng thích xem phim trên truyền hình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu nhƣ công chúng đều thích phim trên

truyền hìnhvào lúc 21h – VTV1 và 18h – VTV3.

Biểu 14. Sự yêu thích phim trên truyền hình (%)

41

36

41

64

18

15

37

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Phim 18h-VTV3 Phim 21h-VTV1

RÊt thÝch ThÝch B×nh th­êng Kh«ng thÝch

Số liệu biểu trên cho thấy nhìn chung phim truyền hình vẫn chiếm

đƣợc sự ƣu ái của công chúng Tây Bắc. Tuy nhiên, mức độ thích phim vào

các giờ có chút khác biệt giữa công chúng thành thị và công chúng nông

thôn. Số liệu biểu so sánh dƣới đây cho thấy, công chúng nông thôn nhìn

chung thích phim cả hai giờ (18 và 21h) nhƣng công chúng đô thị tỏ ra

không “mặn mà” với phim trên truyền hình.

Thậm chí những công chúng thƣờng xuyên xem phim lúc 21h thì

công chúng nông thôn phần lớn là thích, ngƣợc lại, công chúng đô thị thì

phần lớn không tỏ thái độ vì họ cảm thấy bình thƣờng. Kết quả này cũng

gần tƣơng đồng với phim lúc 18h.

Có thể lý giải điều này bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, kết

nối các thông tin logic trong nghiên cứu có thể lý giải điều này nhƣ sau:

Page 157: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

157

thời gian rỗi của công chúng thành thị ít hơn nông thôn nhƣng hoạt động

rỗi của công chúng thành thị phong phú hơn. Mặc dù hoạt động rỗi chính

của công chúng thành thị chủ yếu cũng là xem tivi, thậm chí cao hơn công

chúng nông thôn (66% thành thị so với 39% nông thôn).

Tuy nhiên, khi xem truyền hình thì công chúng thành thị thích xem

thời sự hơn và công chúng nông thôn thích xem phim hơn. Bên cạnh đó,

công chúng thành thị còn có nhiều hoạt động rỗi khác nhƣ đọc báo, chơi

thể thao và các hoạt động khác. Trong khi, công chúng nông thôn ngoài

xem tivi thì họ nghỉ ngơi thuần tuý/không làm gì và sang chơi nhà hàng

xóm.

Nhƣ vậy, có thể thấy hoạt động rỗi của công chúng thành thị và

nông thôn có sự khác biệt nhất định. Do đó, phim trên truyền hình có thể

không trở thành hình thức giải trí chính của công chúng đô thị, trong khi,

đối với công chúng nông thôn thì lại là hình thức giải trí chính của công

chúng nông thôn. Vì vậy, công chúng nông thôn thích phim trên truyền

hình nhiều hơn công chúng thành thị.

Bên cạnh đó, gần nhƣ các chƣơng trình trò chơi – giải trí trên truyền

hình đều đƣợc công chúng nhắc đến. Tuy nhiên, trò chơi mà công chúng

thích nhất có tỷ lệ lặp lại nhiều nhất là chƣơng trình “Ai là triệu phú”; thứ

hai là “Hãy chọn giá đúng”; thứ 3 là “Chiếc nón kỳ diệu” và thứ 4 là “Trò

chơi âm nhạc”.

Ngoài ra, chƣơng trình đƣợc giả định là nhiều công chúng quan tâm

là bóng đá thì với câu hỏi về các cuộc truyền hình trực tiếp trong tuần qua

cho thấy chỉ có 40% ngƣời trả lời khẳng định là có xem. Điểm đặc biệt thể

hiện ở đây là, mặc dù tỷ lệ có xem thấp nhƣng đã xem thì phần lớn công

chúng nhớ chính xác ngày giờ đá, tên đội bóng và tỷ số. Riêng bóng đá thì

không có sự khác biệt nhiều giữa nhóm dân tộc kinh và các dân tộc khác.

Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về giới tính theo hƣớng nhóm nữ không

xem bóng đá nhiều hơn nhóm nam (83% nữ so với 44% nam)

Page 158: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

158

3. Nhận diện ngƣời không xem truyền hình

Trong 600 trƣờng hợp trong mẫu nghiên cứu thì có 61 trƣờng hợp,

chiếm 10% công chúng không xem tivi. Vậy họ là ai?

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- 100% họ thuộc nhóm công chúng nông thôn

- Hơn 1 nửa họ ở Lào Cai (59% Lào Cai so với 41% Yên Bái)

- Phần lớn là nữ giới (61% nữ so với 39% nam)

- Hơn 1 nửa họ thuộc nhóm dân tộc Dao (53% Dao; 15% H‟mông,

còn lại là khác)

- Phần lớn họ không biết đọc/viết tiếng Việt và dân tộc mình (63%)

- Phần lớn họ thuộc những hộ đói – nghèo (75%)

- Phần lớn thuộc nhóm tuổi từ 21 – 40 (66%)

Lý do công chúng không xem tivi chủ yếu là do không có tivi để

xem, chiếm 75%. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp thu nhập của gia đình tăng

lên thì 74% nhóm công chúng nông thôn sẽ xem truyền hình nhiều hơn.

C. KẾT LUẬN

1. Trong những năm gần đây đời sống của nhân dân vùng Tây Bắc

đƣợc cải thiện rõ rệt. Điều này đã tạo cho ngƣời dân nơi đây có cơ hội

đƣợc tiếp cận nhiều hơn với các chƣơng trình truyền hình. Phần lớn ngƣời

dân ở đây đã tiếp cận đƣợc với truyền hình. Trong thời gian tới, nếu thu

nhập của ngƣời dân nơi đây đƣợc cải thiện chắc chắn một trong những

điều đầu tiên họ làm là sắm tivi và giành nhiều thời gian xem truyền hình,

đặc biệt là bà con ở nông thôn, các dân tộc ít ngƣời.

2. Do địa hình phức tạp phần lớn ngƣời dân tại vùng này phải xem

truyền hình qua ăng ten chảo, đặc biệt đối với vùng nông thôn nên chi phí

cho xem truyền hình khá cao. Tỷ lệ ngƣời mua thẻ xem chiếm 13% (thấp

hơn so với báo cáo của địa phƣơng là 20%) và phần lớn họ sống tại đô thị. Năm

2003 Bộ VHTT đã giao cho các sở VHTT tại các tỉnh miền núi xác định

các vùng “lõm” để cho phép sử dụng thiết bị TVRO (ăng ten chảo). Tuy

nhiên, theo kết quả nghiên cứu này cần có văn bản cụ thể hơn để ngƣời

Page 159: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

159

dân đƣợc phép sử dụng hợp pháp (sử dụng ăng ten chảo không phải nhập

lậu) Nhà nƣớc và địa phƣơng nên hỗ trợ để ngƣời dân vùng miền núi có

thể dễ dàng tiếp cận với truyền hình Việt Nam. Nhà nƣớc cần tăng cƣờng

đầu tƣ phát triển các kênh truyền hình Việt Nam, đặc biệt là chƣơng trình

VTV3 và VTV5. Đài truyền hình tỉnh cần xây dựng nhiều sản phẩm gửi

cho đài truyền hình Việt Nam để đảm bảo phản ánh đƣợc tiếng nói của

ngƣời dân vùng Tây Bắc.

3. Cơ cấu hoạt động rỗi của ngƣời dân Tây Bắc về cơ bản thì giống

nhau ở hoạt động xem tivi, nhƣng khác biệt trong một số hoạt động khác

giữa nông thôn và đô thị. Hoạt động rỗi chủ yếu của ngƣời dân Tây Bắc là

xem tivi. Ngƣời dân thành thị ngoài xem tivi thì họ đọc sách báo, thể thao,

tham quan du lịch. Ngƣợc lại, hình thức nghỉ ngơi thuần tuý/không làm gì

và sang hàng xóm để chơi là hoạt động hiếm xuất hiện ở nhóm thành thị.

Đối với nhóm nông thôn, ngoài xem tivi cũng là hoạt động chính thì hoạt

động đọc sách báo, chơi thể thao, tham quan du lịch... ít xuất hiện. Ngƣợc

lại, hoạt động nghỉ ngơi thuần tuý/không làm gì và sang hàng xóm để chơi

là hoạt động lặp lại của nhóm nông thôn chỉ sau hoạt động xem tivi.

4. Thời điểm xem truyền hình không khác biệt nhiều giữa ngày

thƣờng và ngày nghỉ. Thời điểm công chúng Tây Bắc tiếp cận với truyền

hình nhiều nhất đều nằm trong múi “giờ vàng”, đó là 19 – 20h, tiếp đó là

các múi giờ theo thứ tự 20 – 21h; 21 – 22h và 11h30 – 13h30. Múi giờ

đƣợc công chúng tiếp cận nhiều nhất là 19 – 20h. Đây là chƣơng trình thời

sự trên cả kênh VTV1, VTV3 và đài truyền hình Tỉnh thì tiếp sóng đài

trung ƣơng. Chƣơng trình thời sự là chƣơng trình đƣợc công chúng yêu

thích nhất. Tuy nhiên, đánh giá cụ thể kênh truyền hình trung ƣơng và địa

phƣơng thì công chúng ƣu ái hơn với đài trung ƣơng khi cho rằng thông

tin chƣơng trình thời sự trên kênh của đài trung ƣơng cập nhật hơn, hấp

dẫn hơn, ngôn ngữ dễ hiểu, bàn về vấn đề mà họ quan tâm, nội dung dễ

hiểu và trung thực, phù hợp, phản ánh đƣợc ý kiến của họ hơn. .

Page 160: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

160

5. Phần lớn công chúng Tây Bắc xem truyền hình tại nhà riêng.

Tuy nhiên, công chúng nông thôn thì thêm một địa điểm nữa đó là xem

tivi ở nhà hàng xóm. Và gần nhƣ chỉ xem tivi ở nhà thì công chúng mới

thực sự tập trung chú ý.

6. Thời lƣợng xem truyền hình của công chúng Tây Bắc tƣơng đối

ổn định, không khác biệt lớn giữa ngày thƣờng và ngày nghỉ. Phần lớn các

hộ gia đình giành thời gian xem truyền hình từ 3h trở lên. Trong đó, công

chúng thành thị xem truyền hình với thời lƣợng nhiều hơn công chúng

nông thôn.

7. Trong số các kênh mà tivi của các hộ gia đình thu đƣợc thì kênh

VTV1 đƣợc đánh giá chất lƣợng tốt nhất, thứ 2 là kênh VTV3, thứ 3 là

kênh VTV2. Tuy nhiên, kênh VTV5 thì hầu nhƣ không thu đƣợc còn đài

truyền hình tỉnh thì hơn 1 nửa cho biết tivi nhà họ không thu đƣợc. Theo

đó, các kênh của đài Trung ƣơng đƣợc công chúng Tây Bắc xem nhiều

nhất. Thứ nhất là kênh VTV3, thứ 2 là VTV1, thứ 3 là đài tỉnh, thứ 4 là

kênh VTV2 và cuối cùng là kênh VTV5. Ngoài ra, các kênh truyền hình

nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Lào, Thái lan hầu nhƣ không thu đƣợc và do

đó, ngƣời dân ở đây không tiếp cận với những kênh thông tin này.

8. Công chúng Tây Bắc tỏ ra hài lòng với chất lƣợng nội dung

thông tin từ các kênh truyền hình mà họ có thể tiếp cận đƣợc thông qua

việc hầu nhƣ công chúng đều đánh giá nội dung thông tin trên các kênh

này là tốt.

9. Truyền hình là một trong những phƣơng tiện tỏ ra có hiệu quả

trong việc tuyên truyền về các sự kiện lớn diễn ra trong nƣớc và quốc tế.

Đặc biệt, là những sự kiện chính trị – kinh tế- xã hội trong nƣớc, những sự

kiện ảnh hƣởng đến vận mệnh đất nƣớc. Đơn cử nhƣ sự kiện về Đại hội

Đảng X, phần lớn công chúng đều biết đến và quan tâm tới sự kiện này.

Tuy nhiên, mức độ cao hơn thì còn chƣa thực sự đạt đƣợc, nhƣ nhớ đƣợc

ngày diễn ra Đại hội. Công chúng ở nông thôn biết về sự kiện này mơ hồ

hơn công chúng thành thị, công chúng nữ biết về sự kiện này mơ hồ hơn

Page 161: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

161

nam. Đặc biệt, báo in tỏ ra có ƣu thế lớn trong việc tuyên truyền và để lại

những dấu ấn nhớ lâu và chính xác hơn truyền hình.

10. Chƣơng trình sử dụng bối cảnh và ngƣời dân tộc ít ngƣời đƣợc

công chúng dân tộc ít ngƣời, nông thôn đón nhận hồ hởi hơn, cởi mở hơn

công chúng nhóm dân tộc kinh, thành thị. Nhóm dân tộc ít ngƣời mong

muốn trong các chƣơng trình tƣơng tự chính ngƣời của dân tộc họ sẽ thể

hiện hình ảnh của dân tộc họ.

11. Công chúng nông thôn yêu thích phim trên truyền hình nhiều

hơn công chúng thành thị. Tuy nhiên, giờ chiếu phim vào 18h tỏ ra hiệu

quả hơn đối với công chúng nông thôn. Mặc dù công chúng thành thị xem

tivi nhiều hơn, khuya hơn nhƣng hiệu quả không cao nhƣ công chúng

nông thôn, đặc biệt là phim truyện. Nhìn chung các chƣơng trình trò chơi

trên truyền hình nhƣ “ai là triệu phú” “hãy chọn giá đúng”... thu hút đƣợc

sự quan tâm của công chúng nói chung.

12. Những hộ gia đình chƣa có tivi (phƣơng tiện) khó tiếp cận đƣợc

với truyền hình và đây là lý do lớn nhất khiến họ không xem truyền hình.

Tuy nhiên, nếu thu nhập tăng họ sẽ sắm tivi và giành thời gian xem truyền

hình nhiều hơn.

Page 162: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

162

TIẾP CẬN PHÁT THANH CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG NÖI

PHÍA BẮC

Th.S. Bùi Thu Hương

Bài viết này nhằm mô tả thực trạng tiếp cận phƣơng tiện phát thanh

của ngƣời dân Tây Bắc qua khảo sát ở sáu xã phƣờng thuộc hai tỉnh Lào

Cai và Yên Bái. Nằm giáp ranh giữa hai vùng Tây Bắc và Đông Bắc Việt

Nam, hai tỉnh này có vị trí địa lý- kinh tế vô cùng quan trọng. Lào Cai

đƣợc mệnh danh nhƣ cửa ngõ giao thƣơng giữa Việt Nam và Tây Nam

Trung Quốc và Yên Bái là cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Nơi đây còn có

hàng chục dân tộc cùng chung sống với những bản sắc văn hoá vô cùng

phong phú và đặc sắc1.

1. Vài nét về đặc điểm nhân khẩu học

Ngƣời trả lời (NTL) đƣợc lựa chọn từ hai phƣờng và bốn xã thuộc

hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Do đó, đa phần sinh sống tại địa bàn nông

thôn, chiếm 66,7% so với 33,3% thuộc các khu vực đô thị. Chênh lệch về

giới tính của NTL không lớn, 53% là nam so với 47% là nữ.

Đa phần NTL là dân tộc Kinh (49,7%), còn lại là các dân tộc nhƣ

Dao (22,8%), Nùng (12,8%), H‟Mông (4,5%), Tày (3,8%) và một số dân

tộc khác. Hơn 98% NTL không theo tôn giáo nào. 79,2% là các hộ gia

đình trung bình và khá giả.

Có 13% NTL chƣa bao giờ đi học và có 10,2% NTL không biết

đọc/ viết tiếng Việt và tiếng dân tộc của mình. Đa phần NTL thuộc lứa

tuổi từ 21 đến 50 (chiếm khoảng 75%). 88,8% NTL đang có vợ/ chồng.

Nghề chính của NTL là sản xuất nông nghiệp, chiếm 48,8%, cán bộ

viên chức là 17,5% và buôn bán dịch vụ là 13,8%, số ngƣời làm lâm

1Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2007, tại địa chỉ

http://www.laocai.gov.vn/home/view.asp?id=66&id_theloai=153; Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái.

Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21/04/2007, tại địa chỉ

http://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%AAn_B%C3%A1i

Page 163: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

163

nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp nhƣ một nghề chính không đáng kể,

chiếm khoảng 7,0%. Có tới 69% NTL không làm thêm nghề phụ gì, bên

cạnh một tỷ lệ khá nhỏ NTL làm các nghề phụ nhƣ công nhân, tiểu thủ

công (8,2%), SX nông nghiệp (6,8%), buôn bán/ dịch vụ (5,8%) hay lâm

nghiệp (5,0%).

2. Tiếp cận phát thanh của ngƣời dân

Hệ thống truyền thông đại chúng cung cấp thông tin về mọi mặt của

đời sống xã hội, bao gồm tất cả các khía cạnh nhƣ chính trị, văn hóa, xã

hội… nhiều nghiên cứu cho thấy số lƣợng thông tin xã hội mà con ngƣời

trong xó hội hiện đại thu nhận đƣợc là thông qua hệ thống TTĐC.Phát

thanh đi đến với nhiều nhóm công chúng khác nhau phân bố nhiều vùng

trong cả nước và đến với nhóm người dân nghèo dễ dàng nhất và sóng

phát thanh có hầu hết trên cả nước kể cả vùng sâu vùng xa;

Theo báo cáo của Bộ Văn hoá Thông tin, ngày 19-1-2005, tại Hội nghị

Toàn quốc về Công tác quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực truyền thanh:

Hệ thống phỏt thanh ở Việt Nam có hàng trăm đài phát sóng, riêng Đài

Tiếng Nói Việt Nam là đài quốc gia thuộc chính phủ, trực tiếp quản lý 11

đài với công suất 8.000 KW. Địa phƣơng: 64 đài phát thanh trực thuộc Uỷ

ban Nhân dân tỉnh thành. Ngoài ra, có 612 đài phát thanh cấp huyện;

7.916 truyền thanh cấp xã. Đài Tiếng Nói Việt Nam (Voices of Vietnam)

có 6 hệ chƣơng trình: VOV1: thời sự, chính trị; VOV2: văn hoá đời sống;

VOV3: âm nhạc, thông tin giải trí; VOV4: dành cho dân tộc thiểu số;

VOV5: dành cho ngƣời nƣớc ngoài; VOV6: dành cho ngƣời Việt Nam ở

nƣớc ngoài và ngƣời nƣớc ngoài. Tổng thời lƣợng của 6 hệ chƣơng trình:

452 chƣơng trình với 191 giờ mỗi ngày, hiện phủ súng 95% diện tích lãnh

thổ và 87% số dân cƣ. Số lƣợng máy thu thanh: khoảng 11 triệu cái, bình

quân 7 ngƣời 1 máy.

2.1. Mức độ thường xuyên nghe đài trong một tháng qua

Có tới 75.2% NTL không nghe đài trong tháng qua. Chỉ có 15.8%

NTL nghe đài gần nhƣ nghe hàng ngày và hàng ngày. (Xem phụ lục một

Page 164: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

164

chiều bảng mức độ thường xuyên nghe đài trong một tháng qua trang 89).

Trong đó nam giới nghe đài nhiều hơn so với nữ giới, tỷ lệ này tƣơng ứng

là 33,3% và 15,2%. Điều này có thể lý giải là do phụ nữ còn phải làm

nhiều công việc gia đình hơn là nam giới, họ không có nhiều thời gian

rảnh rỗi để nghe đài.

Biểu 1: Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế hộ gia đình và

mức độ thƣờng xuyên nghe đài trong một tháng qua

25.4

74.6

29.8

70.2

15

85

0

20

40

60

80

100

Nghèo/đói Trung bình Khá giả

Có nghe đài

Không nghe đài

Qua biều trên ta thấy với nhóm hộ gia đình khá giả thời gian nghe

đài ít hơn so với hai nhóm hộ còn lại.

Với câu hỏi mức độ nghe đài Tiếng nói Việt Nam của NTL, thì kết

quả cho thấy 65,8% trả lời là thƣờng xuyên nghe so với 4,0% cho biết là

không bao giờ nghe. Trong khi đó, kết quả tƣơng ứng đối với đài địa

phƣơng là 32,9 so với 21,9% và đài nƣớc ngoài là 2,2% và 91,1%

2.2 Thời gian nghe đài

Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tổng số phút

lớn nhất mà NTL cho biết dành cho nghe đài vào ngày thƣờng, thứ Bảy

hay Chủ Nhật, khoảng 600 phút. Tuy nhiên lại có khoảng cách khá lớn

giữa giá trị min và max (2 phút so với 600 phút). Trung bình NTL dành

khoảng 90 phút (một tiếng rƣỡi) để nghe đài vào ngày thƣờng, và thời gian

này vào các ngày cuối tuần lại giảm đi, thứ bảy chỉ còn khoảng 84 phút và

Chủ nhật còn khoảng 86 phút. Thời gian trung bình NTL dành cho nghe

đài nói chung còn ít hơn cả thời gian họ dành sử dụng máy vi tính/ truy

Page 165: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

165

cập internet (khoảng 94 phút vào thứ bảy và CN) và chỉ bằng 1/3 quĩ thời

gian họ dành cho xem truyền hình mỗi ngày. (Xem phụ lục số liệu một

chiều trang 21).

Thời điểm nghe đài mỗi ngày

Bảng 1: Nghe đài, xem truyền hình và các công việc khác NTL

thƣờng làm tại mỗi giờ trong ngày

Giờ Hoạt động NTL thƣờng làm

tại mỗi thời điểm

Nghe đài ở nhà

(%)

Xem truyền

hình ở nhà

(%) Hoạt động Phần trăm

NTL lựa chọn

5.30- 7.30 HĐ cá nhân 82.8 1.7 6.8

7.30-9.00 Đi làm việc 79.8 1.3 6.2

9.00-11.00 Đi làm việc 72.7 1.8 9.5

11.00- 13.30 HĐ cá nhân 52.0 3.0 30.8

13.30- 15.00 Đi làm việc 65.7 0.5 9.7

15.00- 17.00 Đi làm việc 71.3 1.3 8.7

17.00-19.00 HĐ cá nhân 52.0 3.3 21.8

19.00- 20.00 Xem TH 64.7 3.3 64.7

20.00-21.00 Xem TH 65.8 3.0 65.8

21.00- 22.00 Xem TH

HĐ cá nhân

48.8

40.2

4.2 48.8

22.00- 23.00 HĐ cá nhân 75.8 3.0 18.0

Sau 23.00 HĐ cá nhân 98.5 0.3 0.8

Bảng 1 (Nghe đài, xem truyền hình và các công việc khác NTL

thƣờng làm tại mỗi thời điểm trong ngày) cho thấy hai đặc điểm :

Thứ nhất, nghe đài ở nhà không phải là hoạt động chính của NTL

tại mỗi giờ lựa chọn nghiên cứu, dù tại mỗi giờ lựa chọn nghiên cứu đều

có ngƣời nghe đài; Khoảng hơn 3% NTL lựa chọn nghe đài là hoạt động

họ thƣờng làm trong khoảng các tiếng từ 17h- 23h mỗi ngày. Tuy nhiên,

so với các hoạt động mà đa số NTL lựa chọn là công việc họ thƣờng làm

mỗi giờ trong ngày thì số NTL nghe đài quá nhỏ bé;

Page 166: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

166

Thứ hai, xem truyền hình ở nhà là một trong ba nhóm hoạt động

chính NTL thƣờng làm tại mỗi giờ trong ngày. Kể cả khi không phải là

hoạt động đƣợc đa phần NTL lựa chọn là hoạt động thƣờng làm tại mỗi

giờ thì số NTL lựa chọn xem truyền hình là hoạt động thƣờng làm cũng

đứng thứ hai.

2.4 Lý do không nghe đài

Lý do NTL lựa chọn nhiều nhất để giải thích vì sao không nghe đài

đó là họ không có đài (chiếm 64,8%). Đứng thứ hai là vì họ không thích/

không có nhu cầu (chiếm 18,6%). Không có thời gian là 10 % NTL. Trong

2,7% NTL lựa chọn các lý do khác, đáng kể là có khá nhiều lý do liên

quan đến truyền hình. Cụ thể có các ý kiến cho rằng: “Có ti vi”, “Ti vi là

đủ”, “Ti vi có đầy đủ chương trình rồi”, “Tin tức rất cập nhật trên truyền

hình” hay “Xem tivi và báo là đủ”.

Nếu nhƣ xét theo nhóm điều kiện kinh tế cho thấy có mối quan hệ

chặt (***) chẽ giữa điều kiện kinh tế với lý do không nghe đài. Với lý do

không có đài thỡ nhúm cú điều kiện kinh tế trung bình có tỷ lệ trả lời cao

nhất chiếm 54,9% (161 TH), sau đó là nhóm nghèo/ đói 22,9% (67 TH).

Đặc biệt là với lý do không thích và không có nhu cầu thì nhóm khá giả có

tỷ lệ trả lời cao nhất 54,8% (46TH) còn nhóm nghèo/ đói có tỷ lệ trả lời

thấp nhất 8,3% (7TH). Điều này có thể đƣợc lý giải là nhóm gia đình có

điều kiện kinh tế họ khá giả trở lên họ có nhiều hình thức để giải trí và họ

có khả năng chi trả cho việc mua sắm các trang thiết bị hiện đại trong nhà

nhƣ tivi, đầu video, dàn âm thanh. Do vậy họ không dành nhiều thời gian

cho việc nghe thông tin qua đài phát thanh. Đối với nhóm gia đình nghèo

thì họ không có phƣơng tiện gía rẻ tiền hơn là chiếc đài phát thanh.

Điều này cũng xảy ra tƣơng tự với 2 nhóm biết đọc/ viết một trong

các thứ tiếng (Việt hoặc tiếng dân tộc) và nhóm không biết đọc/ viết bất

kỳ một thứ tiếng nào, (P. Value: 0,001). Với nhóm biết đọc biết viết thì lý

do không thích/ không có nhu cầu có tỷ lệ cao nhất 95,2%, còn với nhóm

không biết đọc biết viết chỉ là 4,8%. Kết quả cho thấy dƣờng nhƣ những

Page 167: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

167

ngƣời biết đọc biết viết họ có nhiều cơ hội tiếp cận với những thông tin xã

hội thông qua các phƣơng tiện truyền thông khác nhƣ truyền hình, báo,

sách…còn đối với nhóm kia thì đài phát thanh là cầu nối hữu hiệu hơn cả

đối với họ ra thế giới bên ngoài.

Tuy nhiên, một số câu hỏi kiểm tra khác đã cho thấy một số mâu

thuẫn trong các câu trả lời của NTL. Nhƣ trên lý do đƣợc nhiều ngƣời lựa

chọn để giải thích không nghe đài là do không có đài nhƣng khi đƣợc hỏi:

“Anh/chị có mong muốn được cấp phát máy thu thanh miễn phí không?”

thì chỉ có 19,2% NTL trả lời là có trong khi đó 75,2% NTL lựa chọn là

“Không nghe đài” theo tôi hiểu cũng là “Không cần” hay “Không”.

2.4. Tầm quan trọng của các chương trình phát thanh

Bảng 2. NTL lựa chọn các chƣơng trình PT quan trọng với bản thân (%)

Chƣơng trình Là chƣơng trình

quan trọng nhất

Là chƣơng trình

quan trọng thứ hai

Là chƣơng trình

quan trọng thứ ba

Tin tức 63,8 8,7 5,4

Chƣơng trình quân đội 4,0 10,1 7,4

Chƣơng trình âm nhạc 12,1 23,5 14,1

Thể thao 0,7 8,1 8,7

Kể chuyện 6,0 16,8 12,1

Chƣơng trình nông thôn 4,7 20,8 17,4

Sân khấu 4,0 2,7 21,5

Khác 3,4 9,4 12,8

Không biết 1,3 0 0,7

Tổng cộng 100 100 100

Đa số NTL (63,8%) cho rằng chƣơng trình phát thanh quan trọng

nhất đối với họ chính là tin tức. Đáng kể là, Chương trình âm nhạc trên

đài đƣợc 12,1% NTL (đứng thứ hai sau tin tức) lựa chọn là chƣơng trình

quan trọng nhất và 23,5% NTL lựa chọn là chƣơng trình quan trọng thứ

hai. Chƣơng trình nông thôn cũng chỉ đƣợc 20,8% NTL (đa phần sống ở

nông thôn và làm nông nghiệp) lựa chọn là chƣơng trình quan trọng thứ

Page 168: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

168

hai. Bên cạnh đó, có 21,4% NTL lựa chọn Sân khấu là chƣơng trình quan

trọng thứ ba. Có thể thấy, cùng với phần trăm NTL lựa chọn các phƣơng

án khác nhƣ kể chuyện, thể thao nhƣ là chƣơng trình quan trọng thứ nhất,

nhì hay ba thì phát thanh cũng đƣợc NTL lựa chọn nhƣ một kênh tin tức

và giải trí là chính.

Biểu 2. Ba chương trình được lựa chọn nhiều nhất với mỗi câu hỏi

về chương trình quan trọng nhất, nhì, ba

2.5 Nhận xét về chương trình tin tức

Nhiều học giả cho rằng: hành vi theo dõi tin tức, thời sự trên các

phƣơng tiện truyền thông đại chúng không chỉ là một hành vi nhằm hiểu

biết tin tức mà còn là một hình thái để con ngƣời duy trì mối liên hệ

thƣờng xuyên với cộng đồng mà mình đang sinh sống. Khi tiếp cận với

các thông tin con ngƣời cũng đồng thời thể hiện nhu cầu muốn chứng tỏ

mỡnh quan tâm tới cộng đồng xó hội của mỡnh và mỡnh thuộc về cộng

đồng xã hội này.

Bảng 3 (Nhận xét chung về chương trình tin tức đài quốc gia, địa

phương và nước ngoài) cho thấy chỉ có hơn 50% NTL cho rằng CT thời

sự ở Đài Quốc gia là phù hợp (57,7%) và cập nhật (54,4%). Còn lại với

các ý kiến nhận xét nhƣ CT thời sự trung thực, dễ hiểu hay hấp dẫn thì

phần trăm NTL đồng tình không cao. Phần trăm tƣơng ứng nhận xét CT

TS của Đài Quốc gia là 34,2%, 47% và 44,3% và Đài địa phƣơng là

81.9

60.1 53

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Ba CT quan trong nhat

Ba CT quan trong thu nhì

Ba CT quan trong thu ba

Page 169: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

169

18,1%, 33,6% và 22,8%. Tỷ lệ NTL đồng tình với nhận xét “CT thời sự

phản ánh ý kiến của chúng tôi” còn thấp hơn, chỉ có 18,1% cho là đúng ở

CT TS của Đài quốc gia so với 22,1% ở Đài địa phƣơng và “CT thời sự

bàn về những vấn đề mà NTL quan tâm” là 28,2% ở Đài Quốc gia so với

24,8% ở Đài địa phƣơng.

Bảng 3. Nhận xét chung về chương trình tin tức đài quốc gia, địa

phương và nước ngoài (%)

Nhận xét Đài Quốc gia Đài địa

phƣơng

Đài nƣớc

ngoài

CT thời sự là phù hợp 57,7* 36,9 1,3

CT thời sự là hấp dẫn 44,3 22,8 1,3

CT thời sự cập nhật 54,4 26,8 2,0

CT thời sự trung thực 34,2 18,1 KTL

CT thời sự dễ hiểu 47,0 33,6 0,7

Ngôn ngữ của TS dễ hiểu 35,6 35,6 KTL

CT thời sự phản ánh đƣợc ý

kiến của NTL

18,1 22,1 KTL

CT thời sự bàn về những vấn

đề mà NTL quan tâm

28,2 24,8 0,7

* Phần trăm NTL lựa chọn đồng ý với ý kiến nhận xét CT thời sự, còn lại là KTL.

Nhìn vào bảng 3, có thể thấy rằng với các nhận xét về chƣơng trình

thời sự ở đài nƣớc ngoài, mà có lẽ chủ yếu là Đài Trung quốc (53,8%) và

đài Mỹ (23,1%), tỷ lệ NTL đồng tình không hề cao. Kết quả nghiên cứu

cho thấy, chỉ có 9,9% NTL cho biết có nghe đài nƣớc ngoài. Có thể là do:

1) hạn chế về phƣơng tiện, 67,6% NTL cho biết là họ không có đài, 2) hạn

chế về ngoại ngữ và 3) chất lƣợng thu đài nƣớc ngoài rất thấp, có tới

61,2% cho biết là không thu đƣợc.

Page 170: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

170

Biểu 3. Nhận xét chung về chương trình tin tức đài quốc gia và địa

phương

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một bức tranh khá sinh động về khả

năng và nhu cầu tiếp cận các phƣơng tiện TTĐC mà trong trƣờng hợp này

là đài phát thanh. Tại hai tỉnh vùng núi phía Bắc lựa chọn nghiên cứu này,

số liệu cho thấy phát thanh không có vị trí quan trọng. Thậm chí là yếu thế

hơn nhiều so với truyền hình và internet. Rất nhiều hộ gia đình không có

đài (67,6%), không phải vì họ không thể mua mà vì họ không có nhu cầu

có đài hay nghe đài (75,2%). Đây cũng là lý do chính vì sao họ không

nghe đài -- họ không có đài. Họ không có đài vì họ không nghe và họ

không nghe nên họ không cần có đài.

Sự tiện dụng (dễ mang vác, dễ thu thanh, rẻ hơn, có thể dùng pin…)

của chiếc đài đối với ngƣời dân, đặc biệt là ở miền núi và những nơi

không có điện, không còn đƣợc đánh giá cao. Nhất là khi có sự xuất hiện

của truyền hình ở các tỉnh miền núi này và đặc biệt sự xuất hiện của các

phƣơng tiện thu hình hiện đại vừa rẻ vừa tốt nhập khẩu từ Trung Quốc

giúp cho các gia đình không chỉ có thể thu đƣợc các chƣơng trình truyền

hình đa dạng phong phú của đài quốc gia, địa phƣơng mà còn nhiều

0 10 20 30 40 50 60 70

Tỷ lệ %

Đài QG

Đài ĐP

Page 171: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

171

chƣơng trình khác trong khu vực và thế giới. Thực tế này đã khiến NTL có

“nhiều lựa chọn thú vị” hơn mà bỏ qua đài phát thanh.

Một điều đáng lƣu tâm là các chƣơng trình trên đài chƣa thực sự

phong phú và hấp dẫn. Đài phát thanh cũng đƣợc coi là một kênh thông tin

giải trí (nhƣ đã đề cập ở trên), tuy nhiên, ngƣời nghe không có nhiều lựa

chọn. Theo NTL, chƣơng trình quan trọng nhất là tin tức thì cũng chƣa

thực sự hấp dẫn, trung thực, dễ hiểu. Chương trình thời sự kể cả ở Đài

Quốc gia hay địa phƣơng cũng chƣa phản ánh đƣợc tâm tƣ nguyện vọng

hay bàn về những vấn đề mà ngƣời dân quan tâm. Đặc biệt là Chương

trình nông thôn không đƣợc lựa chọn là một trong ba chƣơng trình quan

trọng nhất của NTL. Trên thực tế các chƣơng trình của Đài tiếng nói Việt

nam rất phong phú. Thậm chí có cả chƣơng trình riêng dành cho ngƣời

dân tộc và phát bằng tiếng dân tộc. Nhƣng trong nghiên cứu, không có

nhiều NTL đề cập đến vấn đề này 1. Có thể giải thích sự khuyết trống

trong nhận thức này ở chính lý do là họ không nghe đài bởi vì nghĩ rằng

chƣơng trình đài không hay và do vậy không biết và cũng không cần biết

rằng các chƣơng trình đó đã đƣợc cải thiện lên rất nhiều.

Theo chúng tôi, một trong những hạn chế khiến cho phát thanh

không còn chiếm vị trí độc tôn và thậm chí còn khiến đối tƣợng nghe đài

ngày càng giảm đó là vì phần lớn các chƣơng trình vẫn còn coi thính giả

nhƣ những đối tƣợng tiếp thu thông tin thụ động, một chiều mà chẳng hề

quan tâm đến việc họ có thực sự cần những thông tin mà mình cung cấp

hay không. Nhiều chƣơng trình còn nằm trong phạm vi „đóng‟ của một

kịch bản khô cứng, dựng sẵn, chƣa tạo một diễn đàn, một „sân chơi‟ cho

thính giả cùng tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến, thậm chí nên tạo cơ hội

cho họ đƣa ra những câu hỏi, vƣớng mắc, thể hiện thái độ của họ trƣớc

một vấn đề nào đó. Thực trạng này có thể sửa chữa rất dễ dàng bằng cách

ngay khi chƣơng trình đang phát sóng hay khi vừa kết thúc nên có một vài

1 Giới thiệu về Đài TNVN. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21/04/2007 tại địa chỉ

http://www.tnvn.gov.vn/

Page 172: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

172

câu hỏi về nội dung nào đó của chƣơng trình, yêu cầu bạn nghe đài nhắn

tin hoặc gọi điện đến số điện thoại dễ nhớ nào đó của chƣơng trình để

nhận giải thƣởng, v.v.

Những câu hỏi đơn giản, kiểm tra kiến thức, chủ yếu nhằm tạo ra sự

tƣơng tác, giao lƣu giữa chƣơng trình với bạn nghe đài, lôi kéo sự quan

tâm của họ (giống nhƣ các chƣơng trình truyền hình nhƣ: làm giàu không

khó, sức sống mới, tôi và chúng ta, khởi nghiệp… vẫn đang làm). Hoặc

thính giả có thể gọi trực tiếp vào studio khi chƣơng trình đang phát sóng

để đặt câu hỏi hay đƣa ra yêu cầu (giống nhƣ một số chƣơng trình âm

nhạc, bài hát theo yêu cầu trên phát thanh, vv.), và tất nhiên chƣơng trình

sẽ đƣợc xây dựng theo hƣớng „mở‟, hoàn toàn dựa trên các câu hỏi, yêu

cầu hay ý tƣởng phát triển nội dung nào đó của ngƣời nghe cho ngay

chƣơng trình đang phát hoặc cho những chƣơng trình sau. Sự cùng tham

gia còn thể hiện ở chính việc sử dụng những ý tƣởng, chƣơng trình, tin

tức, phóng sự phát thanh do các phóng viên không chuyên (là những thính

giả nghe đài) thực hiện của Đài phát thanh địa phƣơng và quốc gia.

Việc xây dựng các chƣơng trình phát thanh theo hƣớng „mở‟ này

đòi hỏi trƣớc hết là phải có kỹ thuật (nếu là tƣơng tác trực tiếp thì phải có

máy dừng lời… để kiểm duyệt nội dung câu hỏi trƣớc khi phát sóng, hệ

thống máy tính nối mạng, v.v), quan trọng hơn cả và có ý nghĩa quyết định

là đội ngũ phóng viên, biên tập viên tâm huyết, chuyên nghiệp, có bản

lĩnh, có trình độ, có khả năng ứng phó, có thể phối hợp và làm việc theo

nhóm, v.v. Cuối cùng, cũng không kém phần quan trọng là đội ngũ lãnh

đạo mạnh dạn, dám nghĩ dám làm và cam kết tạo điều kiện cho mọi sự đổi

mới tích cực trong Đài dựa trên những thông tin nghiên cứu đáng tin cậy

về đối tƣợng nghe đài.

Tuy vậy, đó mới chỉ là những diễn giải số liệu và giải pháp ban đầu.

Những số liệu thu thập đƣợc còn rải rác, chƣa tập trung, chủ yếu từ các địa

bàn dân cƣ có cuộc sống trung bình và khá giả, do vậy khó có thể suy rộng

cho toàn bộ ngƣời dân vùng núi phía bắc khác không tham gia vào nghiên

Page 173: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

173

cứu. Để có thể hiểu rõ hơn những tâm tƣ, nguyện vọng của ngƣời nghe đài

nói chung và ngƣời nghe đài ở vùng núi phía bắc nói riêng, rất cần có

nhiều nghiên cứu định tính, sử dụng phƣơng pháp dân tộc học khác sâu

hơn, rộng hơn. Các thông tin sâu, đa dạng này sẽ giúp các chƣơng trình

phát thanh đổi mới nội dung và hình thức chƣơng trình một cách thực sự,

gần gũi hơn với ngƣời nghe, phản ánh đƣợc tiếng nói của ngƣời dân và

thực sự lôi kéo đƣợc ngƣời dân vào trong các quá trình xây dựng chƣơng

trình. Việc làm này sẽ củng cố và phát huy đƣợc thế mạnh vốn có của phát

thanh trong công tác truyền thông cho sự nghiệp phát triển của địa phƣơng

và đất nƣớc.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo nghiên cứu sự tiếp cận các phƣơng tiện thông tin đại chúng của ngƣời dân

vùng núi phía Bắc. Khoa xã hội học- 2006.

2. Bộ số liệu một chiều về tiếp cận TTĐC của ngƣời dân Tây Bắc. Khoa Xã hội học-

2006.

3. Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21/04/2007, tại

địa chỉ http://www.laocai.gov.vn/home/view.asp?id=66&id_theloai=153.

4. Giới thiệu chung về tỉnh Yên Bái. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21/04/2007, tại

địa chỉ http://vi.wikipedia.org/wiki/Y%C3%AAn_B%C3%A1i

5. Giới thiệu về Đài TNVN. Tài liệu trên mạng, truy cập ngày 21/04/2007 tại địa chỉ

http://www.tnvn.gov.vn/

Page 174: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

174

THỰC TRẠNG TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG ĐÀI PHÁT THANH

CỦA NGƢỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ths. Nhạc Phan Linh - Lê Thu Hà

Nằm trong khuân khổ dự án phối hợp giữa Viện Friedrich Ebert

(FES) của Đức tại Hà Nội và Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nghiên

cứu “Thực trạng tiếp cận các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của

ngƣời dân và nhu cầu đối với đài phát thanh” đã đƣợc tiến hành tại khu

vực đồng bằng Sông Cửu Long trong năm 2008. Địa bàn đƣợc lựa chọn

làm mẫu để nghiên cứu bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 03 huyện của

tỉnh Đồng Tháp. Có 500 phiếu điều tra anket và 10 thảo luận nhóm (TLN)

tập trung đã đƣợc triển khai thực hiện.

Bài viết này xin đƣợc giới thiệu một phần kết quả nghiên cứu về

thực trạng tiếp cận và sử dụng đài phát thanh của ngƣời dân đồng bằng

Sông Cửu Long.

1. Tiếp cận đài – Radio

Với sự đa dạng, tiện lợi về mẫu mã, chủng loại, cộng với giá thành

ngày càng hạ do sự phổ cập của công nghệ nhƣng chỉ 41,4% hộ gia đình ở

Đồng Tháp còn sở hữu đài radio (trong khi tivi là 93%). Những hộ không

có chỉ chiếm 3,8% số hộ đói và nghèo - theo đánh giá của cán bộ địa

phƣơng. Bên cạnh đó, chất lƣợng cuộc sống thấp cũng nhƣ điều kiện lao

động khó khăn cũng không giúp cho việc nâng cao tỷ lệ ngƣời nghe đài

radio tại khu vực nông thôn. Ngƣợc lại, số hộ thành thị sở hữu đài lại cao

hơn nhiều (51,5% so với 34,7%). Điều này chứng tỏ điều kiện kinh tế của

gia đình không phải là yếu tố quyết định đến việc ngƣời dân sử dụng đài

radio hay không.

Page 175: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

175

Mặc dù có tới 47,2% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết đã từng nghe đài

nhƣng trong một tháng trở lại đây, tính tại thời điểm đƣợc phỏng vấn, con

số này giảm xuống chỉ còn 28,8%. Lý do đƣợc lựa chọn nhiều nhất dẫn

đến việc ít tiếp cận radio của ngƣời dân là do nội dung các chƣơng trình

phát thanh không hấp dẫn bằng các chƣơng trình của truyền hình (54,6%),

trong đó, 37,9% cho biết đây là lý do quan trọng nhất.

Yếu tố kỹ thuật là lý do phàn nàn của khoảng ¼ số mẫu nghiên cứu.

Những số liệu cho rằng chất lƣợng sóng kém hay không thu đƣợc sóng

chƣơng trình mình ƣa thích sẽ minh chứng cho nhận định này (Bảng 1).

Bảng 1: Lý do ngƣời dân không nghe đài (%)

Stt Lý do không nghe đài Xếp vào lý

do quan

trọng nhất

Tổng

số lựa

chọn

1. Nội dung của đài không hấp dẫn bằng TV 37.9 54.6

2. Dò sóng mất thời gian/ Không dò đƣợc đài

muốn nghe 5 27.3

3. Chất lƣợng sóng kém, lúc bắt đƣợc lúc

không bắt đƣợc 5 24.2

4. Nội dung của đài không phù hợp với sở thích 2.5 21.7

5. Thông tin từ loa truyền thanh của ấp, xã đã

đủ đáp ứng nhu cầu 2.5 11.2

6. Không có địa điểm để nghe đài thích hợp 5.6 10.5

7. Thời điểm phát sóng không phù hợp với nhu

cầu 1.2 7.5

8. Khác 40 45.5

- Khu vực tôi ở toàn công nhân viên chức, 60% -70% hộ gia đình có

đài. Mất điện thì nghe Radio hết, nhưng có điện thì coi Tivi (Sađec:

nữ, viên chức).

Page 176: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

176

- Tại nó hư nên bỏ đi, không nghe nữa. Giờ có Tivi thay thế rồi. Xem

sướng hơn! Sửa làm gì nữa tốn tiền (TLN Sađec: nam, sinh 1956,

làm ruộng).

- Radio cũ kỹ, mua mắc công. Đài rè rè, nghe không thấy hình. Tivi

vừa nghe vừa thấy được hình. Nguyên nhân nữa là vì sóng không

tốt (TLN Sađec: nam, sinh 1962, buôn bán).

Qua các ý kiến phỏng vấn sâu, một nguyên nhân góp phần đáng kể

làm sụt giảm số lƣợng ngƣời nghe là do radio cũ, hỏng và ngƣời dân ngại

đi sửa.

- Trước đây thích nghe Radio, nghe được nhiều chương trình. Bây

giờ vẫn thích nghe nhưng nó hư rồi, ngại không sửa (TLN Sađec:

nữ, sinh 1957, trồng hoa kiểng).

Sự thụ động trong việc nghe đài còn đƣợc thể hiện qua ý kiến sau:

- Trúng lúc nào nghe lúc đấy, tại buồn nghe thôi nên không rõ thích

nghe gì (TLN Sađec: nam, sinh 1956, làm ruộng).

- Con tui học đại học, giờ nó lên Internet. Tụi tui không biết sử dụng.

Lứa tuổi mình lạc hậu, thích không khí êm dịu. Nghe Radio cho đỡ

buồn (TLN Hồng Ngự: nam, sinh 1964, cán bộ nông nghiệp).

Đặc biệt, một lý do nữa dẫn đến việc không thích nghe radio đƣợc

phát hiện hiện liên quan đến hình thức phát sóng:

- Khuyết điểm lớn nhất của Radio là phát 1 chiều. Đài không biết là

có bao nhiêu người nghe, thích nghe gì (TLN Thanh Bình, nam,

sinh 1950, buôn bán tạp hoá).

Thời điểm những ngƣời đã từng sử dụng radio nhƣng đến nay

không tiếp tục nghe đài nữa chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian 10 năm

trở lại đây (Bảng 2), đặc biệt tăng lên từ năm 2003 (Bảng 3).

Page 177: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

177

Bảng 2: Thời điểm ngƣời dân

không tiếp tục nghe radio (%)

Thời điểm Tỷ lệ

Trƣớc 1980 0.7

Từ 1980 - 1984 1.4

Từ 1985 - 1989 2.8

Từ 1990 - 1994 3.5

Từ 1995 - 1999 11.2

Từ 2000 - 2004 39.9

Từ 2005 - nay 42

Bảng 3: Tỷ lệ ngƣời dân dừng

nghe radio từ năm 2000 đến 2008

Năm Tỷ lệ

2000 6.9

2001 5.5

2002 4.8

2003 11.7

2004 10.3

2005 11.0

2006 11.7

2007 9.7

2008 9.0

Để làm rõ nguyên nhân sụt giảm lƣợng ngƣời nghe do yếu tố kỹ

thuật, những đánh giá về chất lƣợng các sóng phát thanh qua nhận xét của

ngƣời dân cũng rất cần thiết. Với danh mục các đài phát thanh đƣa ra, chất

lƣợng sóng của đài địa phƣơng (Đài Đồng Tháp) đƣợc 93,1% những

ngƣời nghe đánh giá tốt, tiếp đến là Đài Tiếng nói Việt Nam với 89,3%.

Do đặc điểm địa hình bằng phẳng nên một số đài địa phƣơng lân cận cũng

đƣợc đánh giá có chất lƣợng phủ sóng tốt tại địa bàn nghiên cứu là đài

Vĩnh Long (83,7%), đài TP. Hồ Chí Minh (75,7), đài An Giang (58,6%).

Một số đài nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Căm-Pu-Chia, Mỹ, Anh v.v..

cũng đƣợc ghi nhận có sự phủ sóng tại địa bàn nghiên cứu nhƣng chất

lƣợng kém và không ổn định.

Đánh giá về chất lượng sóng phát thanh

4.3 4.3 6.415.7

4.86.4

1217.9

25.749.7

57.4

60.355.7

45.7

43.431.9

23.4 2012.9

2.10%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Đài Đồng

Tháp

Đài Tiếng nói

Việt Nam

Đài Vĩnh

Long

Đài Tp. Hồ

Chí Minh

Đài PT An

Giang

Rất tốt

Tốt

Kém/ Không ổn định

Không thu được

Page 178: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

178

2. Mức độ nghe đài

Nếu nhƣ ngƣời dân đồng bằng sông Cửu Long dành thời gian xem

truyền hình trung bình đạt 153 phút/ ngày thì khoảng thời gian trung bình

dành cho việc nghe radio chỉ là 105 phút/ ngày. Số liệu cụ thể về thời gian

nghe đài trong ngày đƣợc biểu thị trong Bảng 4 dƣới đây.

Bảng 4: Thời gian nghe đài trong một ngày (%)

Số giờ nghe đài trong ngày Tỷ lệ

Nghe dƣới 1 giờ/ ngày 27.1

Nghe từ 1h – 3h/ ngày 53.6

Nghe từ 3h – 6h/ ngày 15.7

Nghe từ 6h – 10h/ ngày 3.6

Bên cạnh đó, với những ngƣời có thói quen nghe đài hàng ngày,

những khung giờ sử dụng radio nhiều nhất là buổi sáng sớm (05h30 –

07h30), buổi trƣa (11h30 – 13h30) và buổi chiều tối (17h00 – 22h00). Kết

quả nghiên cứu cũng cho thấy lƣợng ngƣời nghe vào hai ngày cuối tuần

thứ Bảy và Chủ nhật hầu nhƣ không khác so với năm ngày còn lại trong

tuần (từ 28% đến 30% lƣợng thính giả).

37.5

9.7

7.6

28.5

8.3

10.4

23.6

20.8

25

28.5

15.3

4.2

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Từ 05.30 đến 07.30 giờ

Từ 07.30 đến 09.00 giờ

Từ 09.0 đến11.30 giờ

Từ 11.30 đến13.30 giờ

Từ 13.30- 15.00giờ

Từ 15.00- 17.00 giờ

Từ17.00- 19.00 giờ

Từ 19.00- 20.00 giờ

Từ 20.00- 21.00 giờ

Từ 21.00- 22.00 giờ

Từ 22.00- 23.00 giờ

Sau 23.00 giờ

Thời điểm nghe đài trong ngày của những người có thói quen sử dụng radio

Page 179: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

179

Với việc tiếp cận các kênh phát thanh nhƣ đã mô tả, mức độ tiếp

cận các nguồn thông tin ra sao?

Với ƣu thế là kênh thông tin chính thức của địa phƣơng, đài Đồng

Tháp thu hút đƣợc đến 71,8% lƣợng thính giả thƣờng xuyên. Kế tiếp là

Đài Tiếng nói Việt Nam với 67,9% và các đài khác trong khu vực Đồng

bằng sông Cửu Long với trên 50% lƣợng thính giả thƣờng xuyên. Điều

này chứng tỏ nhu cầu về các kênh thông tin trên sóng phát thanh của mẫu

nghiên cứu khá đa dạng.

Mức độ nghe các kênh phát thanh

34.1

11.5

51.2

64.7

67.971.8 71.1

36.8

18.8

30.8

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Đài Đồng Tháp Đài Tiếng nói

Việt Nam

Đài Vĩnh Long Đài Tp. Hồ Chí

Minh

Đài PT An Giang

Thính giả thường xuyên Thính giả không thường xuyên

Kết quả này cũng chỉ ra rằng, so với các đài địa phƣơng, Đài Tiếng

nói Việt Nam đã chứng tỏ là một kênh truyền thông tin cậy, thu hút đƣợc

khá lớn lƣợng thỉnh giả là ngƣời dân Nam bộ. Sự tin cậy này còn đƣợc

khẳng định qua số liệu điều tra về ba đài phát thanh đƣợc ƣa thích nhất.

Ba đài phát thanh yêu thích nhất

42.5

17.819.8

32.1

43.6

12.314.3

16.7

29.2

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

Thích nhất Thích thứ hai Thích thứ ba

Đài Tiếng nói Việt Nam Đài Đồng Tháp Đài Vĩnh Long

Page 180: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

180

Mặc dù tổng số ngƣời yêu thích thấp hơn Đài Đồng Tháp (80,1% so

với 88%) nhƣng xếp theo thứ tự ƣu tiên, Đài Tiếng nói Việt Nam lại đứng

đầu với 42.5% lƣợng thính giả yêu thích nhất. Lý do đƣợc đƣa ra chủ yếu

là:

- Thích đài Tiếng nói Việt Nam vì phát các nội dung trong cả nước.

Đài tỉnh chỉ có mỗi nội dung của tỉnh (TLN Thanh Bình: nam, sinh

1974, làm ruộng).

- Sóng của đài tỉnh yếu, nghe tạm được, không bằng TNVN: sóng

trong, âm lượng lớn. Đài Đồng Tháp tin tức chỉ riêng tỉnh. TNVN:

thời sự cả nước. Nói chung tin tức thời sự tỉnh không bằng (TLN

Hồng Ngự: nam, sinh 1958, cán bộ văn hóa Xã).

3. Đánh giá về các kênh sóng và nội dung phát thanh

Về nội dung các chƣơng trình phát thanh, chƣơng trình tin tức thời

sự thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm nhất với 92,5% ngƣời lựa chọn, trong

đó, 66,1% cho rằng đây là chƣơng trình yêu thích nhất trên sóng phát

thanh.

Mức độ yêu thích các chương trình phát thanh của thính giả

56.651

41.1

27.5

1510.3

4.6

92.5

0.30.61.63.24.89.713.2

66.1

Tin tức Sân

khấu,

dân ca

vọng cổ

Chương

trình âm

nhạc

Chương

trình

nông

thôn

Thể thao Kể

chuyện

Chương

trình

quân đội

Khác

Yêu thích

Thích nhất

Với đặc điểm của văn hóa vùng miền, ngƣời dân Đồng Tháp nói

riêng và ngƣời dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung rất thích các hoạt

Page 181: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

181

động văn hóa văn nghệ mang đặc trƣng miền sông nƣớc. Do vậy, các

chƣơng trình sân khấu, dân ca vọng cổ thu hút đƣợc lƣợng thính giả nhiều

thứ hai sau các chƣơng trình tin tức thời sự với 56%. Các chƣơng trình về

đời sống nông thôn chỉ đứng thứ ba với 41,1% lƣợng thính giả yêu thích.

Với mỗi nội dung, chƣơng trình, ngƣời dân lại chọn những kênh

phát thanh khác nhau để thỏa mãn nhu cầu nghe đài của mình. Các

chƣơng trình tin tức, thời sự về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, an

ninh của đất nƣớc đƣợc khai thác nhiều qua sóng của Đài tiếng nói Việt

Nam. Trong khi đó, các chƣơng trình âm nhạc, sân khấu vốn là đặc trƣng

của mảnh đất Nam bộ chủ yếu đƣợc khai thác qua các đài địa phƣơng,

đứng đầu là đài phát thanh của tỉnh nhà – Đài Đồng Tháp.

Bảng 5: Lựa chọn nội dung yêu thích trên các sóng phát thanh (%)

Stt Đài

TNVN

Đài

Đồng

Tháp

Đài

Tp.HCM

Đài

tỉnh

khác

1. Tin tức 56,4 33,1 4,9 5,6

2. Âm nhạc 7,6 33,6 23,6 34,8

3. Sân khấu (tấu hài, ca

kịch)

5,0 31,4 24,3 39,3

4. Khác 30,0 46,7 20,0 13,3

Hình thức phát thanh đƣợc ƣa thích nhất là việc phát riêng các nội

dung tin tức, âm nhạc, sân khấu, giáo dục v.v.. trên từng kênh sóng riêng

biệt. Việc kết hợp các nội dung nhƣ vậy với nhau trên cùng một sóng phát

thanh không dành đƣợc nhiều sự thiện cảm của thính giả địa phƣơng. Bên

cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy ở đây, vị trí của Đài Tiếng nói

Việt Nam trong việc phục vụ thính giả Nam bộ cũng đƣợc khẳng định khi

đáp ứng đƣợc nhu cầu của 42,8% lƣợng ngƣời nghe đài thông qua các

kênh sóng đã đƣợc khu biệt về nội dung thông tin và đối tƣợng thính giả

của mình.

Page 182: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

182

4. Nhu cầu về phát thanh của ngƣời dân

Dù chỉ còn 41,4% số hộ gia đình còn sở hữu đài radio và 28,8% còn

giữ thói quen nghe đài, nhƣng điều đó không đồng nghĩa ngƣời dân không

còn nhu cầu thƣởng thức các chƣơng trình phát thanh. 65,7% số ngƣời

đƣợc hỏi cho biết vẫn có nhu cầu này.

- Không phải “có trăng quên đèn”. Nếu có Radio thì vẫn nghe. Vì

đang lao động không thể vào nhà xem tivi, có Radio mang theo

mình vẫn hay hơn (TLN Hồng Ngự, nam, sinh 1943, cán bộ thƣơng

binh xã hội).

66,3% mong muốn đƣợc cấp phát miễn phí máy thu thanh. Và nếu

chất lƣợng sóng phát thanh đƣợc cải thiện, 77,1% những ngƣời không

nghe đài hiện nay do các nguyên nhân liên quan đến bắt sóng khẳng định

sẽ quay lại sử dụng đài radio.

Bên cạnh đó, hệ thống loa truyền thanh ngoài chức năng thông tin

các vấn đề, tình hình của địa phƣơng còn có một chức năng rất quan trọng

là đảm bảo việc truyền tải, tiếp sóng các đài từ Trung ƣơng đến các đài

cấp tỉnh, huyện nhằm cung cấp thông tin kịp thời về các chủ trƣơng,

đƣờng lối, pháp luật, chỉ thị, chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc đến ngƣời

dân. Do vậy, hầu hết mẫu nghiên cứu định tính đều thể hiện nhu cầu và sự

quan tâm khá lớn đến phƣơng tiện truyền thanh này.

- Rất ủng hộ loa phát thanh tại các khu vực dân cư. Bà con rất có

nhu cầu nhưng không có loa nên không nắm bắt được nhiều thông

tin (TLN Thanh Bình: nam, sinh 1977, làm ruộng).

a. Nội dung muốn nghe đài

Nhu cầu về việc phát triển các kênh phát thanh chuyên biệt về từng

lĩnh vực của đời sống đƣợc ngƣời dân đồng bằng sông Cửu Long thể hiện

khá rõ. 80,2% thính giả sẵn sàng mở đài trong thời gian rỗi, thậm chí 19,%

nói rằng sẽ mở đài liên tục trong ngày nếu Đài Tiếng nói Việt Nam có

Page 183: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

183

thêm các kênh phát thanh chuyên cập nhật thông tin về tình hình giao

thông, tình hình thiên tai dịch bệnh, tình hình giá cả thị trƣờng v.v..

Để nhận diện rõ hơn nhu cầu của ngƣời dân về các nội dung trên

sóng phát thanh, chúng tôi tập trung tìm hiểu cụ thể về các thể loại tin tức,

âm nhạc, sân khấu mà ngƣời dân mong muốn.

Nhu cầu về nội dung tin tức

Các số liệu phân tích cho thấy, đối với ngƣời dân đồng bằng sông

Cửu Long, các tin tức về tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh... luôn

đƣợc quan tâm nhiều nhất với 84,8% mẫu nghiên cứu lựa chọn. Nhu cầu

này cũng dễ hiểu bởi Đồng Tháp nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long

nói chung vốn là khu vực trọng điểm về sản xuất nông nghiệp của cả nƣớc

nên năng suất và sản lƣợng phụ thuộc rất lớn vào tình hình thời tiết, thiên

nhiên, dịch bệnh.

Nhu cầu tin tức của ngƣời dân còn đƣợc tập trung vào các hoạt động

của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc. Điều này cho thấy, ngƣời dân nơi

đây cũng rất quan tâm đến tình hình chính trị của đất nƣớc (Bảng 6).

Bảng 6: Loại tin tức ƣa thích của ngƣời dân

Loại tin tức Rất

thích

Thích Bình

thƣờng

Không

thích

1. Tin về hoạt động của các vị

lãnh đạo Đảng và Nhà nƣớc 32.7 37.2 18.8 11.3

2. Tin về hoạt động của các

công ty, nhà máy, xí nghiệp

2.3 20.1 46 31.7

3. Tin giá cả thị trƣờng, tin tài

chính, chứng khoán..

8.1 43.5 27.3 21.1

4. Tin thời tiết, thiên tai, dịch

bệnh.. 26.2 58.6 8.4 6.8

5. Tin tai nạn và ách tắc giao

thông

19.0 57.5 14.4 9.2

Page 184: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

184

Nhu cầu về nội dung sân khấu:

Bảng 7 đã cho ta biết việc thính giả nơi đây có nhu cầu về các

chƣơng trình sân khấu phát sóng trên các đài địa phƣơng trong khu vực

Nam bộ. Vậy, để làm sáng tỏ nhu cầu này, chúng tôi đã đƣa ra những thể

loại sân khấu tiêu biểu để mẫu nghiên cứu lựa chọn. Kết quả cho thấy,

những thể loại sân khấu đặc trƣng của miền sông nƣớc nhƣ cải lƣơng, tấu

hài luôn thu hút lƣợng thính giả cao. Trong khi đó, nhu cầu về kịch nói

hay các chƣơng trình đọc chuyện, kể chuyện chỉ thu hút đƣợc trên dƣới

30% lƣợng ngƣời nghe đài (Bảng 7).

Bảng 7: Thể loại sân khấu ƣa thích của ngƣời dân

Thể loại sân khấu Rất

thích

Thích Bình

thƣờng

Không

thích

1. Kịch nói 2.9 21.5 28 47.6

2. Tấu hài 18.2 48.7 12.7 20.5

3. Cải lƣơng/ tuồng chèo 21.3 32.6 19.7 26.5

4. Kể chuyện/Đọc chuyện 4.6 31.6 22 41.8

Nhu cầu về nội dung âm nhạc

Bảng 8: Thể loại âm nhạc ƣa thích của ngƣời dân

Thể loại âm nhạc Rất

thích

Thích Bình

thƣờng

Không

thích

1. Nhạc cổ điển (nhạc không

lời/giao hƣởng thính phòng)

1.0 11.6 15.6 71.9

2. Nhạc truyền thống (dân ca vọng

cổ) 19.5 44.5 13.6 22.4

3. Nhạc tiền chiến 11.4 31.4 24.5 32.7

4. Nhạc cách mạng 20.1 35.9 22 22

5. Nhạc vàng/Nhạc sến 10.8 20.9 23.5 44.8

6. Nhạc trẻ 5.3 12.5 20.5 61.7

Page 185: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

185

Đại đa số (98,9%)ngƣời đƣợc hỏi mong muốn nghe âm nhạc của

Việt Nam trên sóng phát thanh và hầu nhƣ không có nhu cầu về âm nhạc

của nƣớc ngoài. Trong đó, thể loại nhạc truyền thống đặc trƣng của miền

sông nƣớc Cửu Long là dân ca vọng cổ luôn có lƣợng nhu cầu cao nhất

với 64%. Kế đến là thể loại nhạc cách mạng với 56% lƣợng thính giả

muốn nghe. Hai thể loại âm nhạc ít nhận đƣợc sự quan tâm của thính giả

nơi đây là nhạc cổ điển và nhạc trẻ (Bảng 8).

b. Thời điểm muốn nghe đài

Cùng với việc tìm hiểu những mong muốn về nội dung phát sóng

trên radio, việc tìm hiểu nhu cầu về thời điểm muốn nghe đài của ngƣời

dân cũng rất quan trọng.

Những số liệu thu về cho thấy 58,1% những ngƣời có nhu cầu nghe

đài muốn nghe radio trƣớc khi đi ngủ buổi tối (kết quả khảo sát thời điểm

nghe hiện nay cho thấy 48% những ngƣời nghe đài hàng ngày thƣờng sử

dụng radio từ 21h00 trở đi). Còn lại, ngƣời dân thƣờng muốn kết hợp việc

nghe đài với những công việc hàng ngày cũng nhƣ các hoạt động cá nhân

nhƣ ăn cơm, tập thể dục, vệ sinh cá nhân v.v..

Thời điểm muốn nghe đài

2.4

0.3

6.4

15.3

16.2

19.9

58.1

0 10 20 30 40 50 60 70

Khác .

Lúc đợi chờ tàu xe/ đang tham gia giao thông

Lúc mất điện

Lúc thực hiện các hoạt động cá nhân

Lúc có thời gian tập trung nghe đài

Vừa làm việc vừa nghe đài

Trước khi đi ngủ buổi tối

Page 186: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

186

Nếu tính theo thời gian 24h trong ngày, các kết quả định lƣợng và

định tính đều cho thấy ba thời điểm ngƣời dân muốn nghe radio nhất là lúc

sáng sớm 5h00 – 7h00, buổi trƣa 11h00 – 13h00 và buổi tối khuya 21h00 -

23h00. Có thể thấy đây đều là những khung giờ diễn ra các hoạt động nghỉ

ngơi, thƣ giãn của cá nhân, sau những giờ làm việc vất vả.

- Thích nghe vào lúc 5h00 - 6h00 với các nội dung về giáo dục, chính

sách pháp luật. Nói chung, buổi sáng nghe thời sự là thích nhất.

Chương trình nên giảm bớt ca hát đi (TLN Thanh Bình, nam, sinh

1958, giáo viên/ bán thuốc tây)

Với mỗi loại nội dung thông tin trên sóng phát thanh, ngƣời dân

cũng có nhu cầu đƣợc nghe vào những khung giờ và thời điểm khác nhau,

tập trung vào sáng sớm hoặc buổi chiều tối. Những khung giờ điển hình

đƣợc biểu thị trong Bảng 9.

Bảng 9: Khung giờ muốn nghe các loại nội dung phát thanh

Stt Nội dung phát thanh Khung giờ

muốn nghe

5. Các kênh tƣơng tác: âm nhạc, phổ biến kiến thức, tƣ

vấn sức khỏe.....

5h00 – 6h00

20h00 – 22h00

6. Trọng tâm cập nhật thông tin về tình hình giao thông

trên kênh âm nhạc

19h00 – 21h00

7. Trọng tâm cập nhật thông tin về thời tiết, thiên tai, dịch

bệnh... trên kênh âm nhạc

18h00 – 21h00

8. Kênh tƣ vấn mua sắm, giá cả thị trƣờng, thông tin

chứng khoán, quảng cáo, xúc tiến thƣơng mại...

19h00 – 21h00

Từ 15 đến 30 phút là khoảng thời gian thính giả muốn các kênh cập

nhật thông tin về tình hình giao thông, thời tiết trong mỗi lần phát. Ý kiến

của ngƣời dân cho thấy, những thông tin này rất quan trọng đối với nhà

nông nên cần phải có đủ lƣợng thời gian để truyền tải, cũng nhƣ thuận tiện

cho việc nắm bắt đối với ngƣời nghe.

Page 187: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

187

5. Kết luận

Nghiên cứu thực trạng tiếp và nhu cầu tiếp sóng đài phát thanh của

ngƣời dân đồng bằng Sông Cửu Long thông qua trƣờng hợp tỉnh Đồng

Tháp cho phép ta rút ra một số kết luận sau:

a. Giống nhƣ tại nhiều khu vực đại lý khác nhau trên cả nƣớc, tỷ lệ

ngƣời tiếp cận với sóng đài phát thanh thƣờng không cao, chỉ đạt tỷ

lệ 28% (trong khi tỷ lệ ngƣời xem truyền hình là 96%, nghe

băng/đĩa là 31%, đọc báo/ tạp chí là 27% và 5,2% sử dụng Internet).

b. Tuy có gần một nửa số ngƣời đƣợc hỏi trả lời đã từng nghe đài phát

thanh nhƣng cũng chỉ có gần một nửa số đó có nghe đài trong tháng

trƣớc thời điểm tiến hành điều tra. Những lý do không nghe đài thời

gian gần đây chủ yếu là do nội dung không hấp dẫn và chất lƣợng

thu sóng kém.

c. Vào ngày thƣờng (từ thứ 2 đến thứ 6), thính giả ở Đồng Tháp

thƣờng nghe đài Đồng Tháp và Đài tiếng nói Việt Nam, nhƣng vào

thứ Bảy và Chủ Nhật lại thƣờng nghe đài Vĩnh Long và TP. Hồ Chí

Minh hơn.

d. Thời lƣợng nghe đài mỗi ngày của thích giả Đồng Tháp cao hơn

khá nhiều so với thích giả Tây Bắc (105 phút so với 90 phút) và

không sự khác biệt nhiều giữa ngày thƣờng và ngày cuối tuần.

e. Thời điểm thƣờng thu hút ngƣời dân đồng bằng sông Cửu Long

nghe đài nhiều nhất là lúc sáng sớm từ 5h30 đến 7h30. Điều này

ngƣợc với truyền hình khi công chúng chủ yếu theo dõi vào buổi

tối. Những khung giờ khác cũng thu hút đƣợc thính giả là buổi trƣa

(12h00) và tối (từ 21h00-22h00) và ngƣời dân thƣờng nghe đài với

lúc thƣ giãn, nghỉ ngơi hay kết hợp khi lao động, làm việc.

Page 188: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

188

f. Kết quả nghiên cứu có thể dự báo rằng số ngƣời muốn nghe đài có

thể tăng thêm hơn 2 lần so với hiện nay (65,7% so với 28,%) nếu

nhƣ chất lƣợng bắt sóng nghe đài tốt hơn.

g. Với các đặc trƣng về phƣơng thức sản xuất và văn hóa, lối sống của

đồng bằng sông Cửu Long, nhu cầu về loại thông tin trên sóng radio

của ngƣời dân tập trung vào các nội dung sau: các tin tức về tình

hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trƣờng, tình hình giao

thông; các chƣơng trình âm nhạc dân ca vọng cổ; và các chƣơng

trình sân khấu cải lƣơng, tấu hài.

h. Thích giả đồng bằng sông Cửu Long đang ngày càng có nhu cầu

cao với các kênh phát thanh chuyên biệt, cập nhật và có tính tƣơng

tác cao về những lĩnh vực của đời sống. Ngƣời dân mong muốn

đƣợc nghe riêng các nội dung tin tức, âm nhạc, sân khấu, giáo dục

v.v.. trên từng kênh sóng riêng biệt. Tuy nhiên, để tăng sự hấp dẫn

cho sóng phát thanh, thính giả cũng rất ủng hộ việc kết hợp các

chƣơng trình âm nhạc với các tin tức khác nhau về thời sự, giao

thông, thời tiết và dịch bệnh, nông vụ v.v..

Page 189: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

189

TIẾP CẬN VÀ ĐÁNH GIÁ BÁO IN CỦA NGƢỜI DÂN

VÙNG TÂY BẮC

( Qua khảo sát tại hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai )

Ths. Nguyễn Thị Tố Quyên

Lào Cai và Yên Bái là hai tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta. Nằm dọc

theo biên giới, nơi đây có cửa ngõ thông thƣơng giữa nƣớc ta với các nƣớc

bạn, là địa bàn rất quan trọng về quốc phòng và an ninh. Để đảm bảo sự

ổn định và phát triển đất nƣớc Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quan tâm làm tốt

công tác tƣ tƣởng từ Trung ƣơng tới cấp cơ sở. Truyền thông đại chúng

đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao nhận thức và thay

đổi hành vi của ngƣời dân. Qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng

mà những chủ trƣơng, chính sách, đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc đƣợc

lƣu chuyển tới ngƣời dân, hƣớng tới sự phát triển đúng đắn, đồng đều và

toàn diện.

Năm 2006 Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền

tiến hành đề tài khảo sát về tiếp cận truyền thông đại chúng của ngƣời dân

vùng Tây bắc thông qua nghiên cứu khảo sát tại hai tỉnh Lào Cai và Yên

Bái. Mẫu khảo sát lựa chọn là 600 hộ gia đình chia đều cho hai tỉnh. Ở

mỗi tỉnh đề tài chọn 3 phƣờng, xã trong đó một phƣờng ở đô thị, hai xã ở

khu vực nông thôn.Việc lựa chọn này với mong muốn tìm hiểu đƣợc sự

tiếp cận của ngƣời dân ở cả khu vực đô thị và nông thôn, ở những gia đình

có điều kiện kinh tế mua sắm đƣợc trang thiết bị và các phƣơng tiện

truyền thông cũng nhƣ các gia đình còn khó khăn phải sử dụng nhờ các

phƣơng tiện truyền thông với nhiều cách khác nhau. Trong bài viết này,

chúng tôi đi vào phân tích thực trạng đọc báo cũng nhƣ những đánh giá

của ngƣời dân vùng Tây bắc đối với các sản phẩm báo in bao gồm các báo

trung ƣơng và báo địa phƣơng.

Page 190: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

190

Có thể hiểu báo in là một loại hình tuyên truyền của Đảng và Chính

quyền các cấp. Bất cứ một loại hình tuyên truyền nào cũng đều có công

chúng và trên thực tế công chúng là những ngƣời tham gia vào quá trình

tuyên truyền đóng vai trò ngƣời theo dõi, tiếp nhận và phản hồi thông tin.

Cũng nhƣ các loại hình khác báo in có công chúng của mình. Đối

tƣợng mà báo in tác động đến cũng chính là đối tƣợng của báo chí đó

chính là công chúng. Thực tế cho thấy, ngƣời dân miền núi do địa bàn dân

cƣ phân tán, điều kiện giao thông chƣa thuận tiện, trình độ dân trí còn

thấp, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống ngƣời dân còn gặp nhiều khó

khăn. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, nâng cao chất lƣợng cuộc sống

phải đƣợc đặt lên hàng đầu, cần thiết phải có sự tham gia của các phƣơng

tiện truyền thông vào hoạt động có ý nghĩa sống còn này. Khảo sát sự tiếp

cận và đánh giá của ngƣời dân tây bắc đối với sản phẩm báo in nhằm nâng

cao vai trò của báo chí đối với quá trình chuyển tải thông tin kinh tế, chính

trị, xã hội… tới ngƣời dân khu vực niềm núi. Thông qua đó góp phần giúp

cho báo in hoàn thiện hơn về cả hình thức và nội dung đáp ứng đƣợc nhu

cầu thị hiếu của công chúng đối với loại hình, phƣơng tiện truyền thông

này. Dƣới đây là một số kết quả khảo sát.

1. Thực trạng tiếp cận báo in của ngƣời dân vùng Tây Bắc:

Một vài nét về đặc điểm của các hộ dân trong mẫu nghiên cứu:

Bảng1. Phân loại hộ gia đình của các địa phương:

Số lƣợng Phần trăm

Đói 16 2.7

Nghèo 98 16.3

Trung bình 319 53.2

Khá giả 156 26.0

Giàu 11 1.8

Tổng 600 100.0

Page 191: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

191

Kinh tế gia đình đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiếp cận các

phƣơng tiện truyền thông đại chúng. So với các gia đình đồng bằng, miền

xuôi thì điều kiện của ngƣời dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế

chủ yếu ở mức trung bình( 319 hộ), nhiều hộ nghèo( 98 hộ), tỉ lệ hộ giàu rất

thấp (11 hộ).

Tuy nhiên, ở vùng Tây Bắc việc tiếp cận với các phƣơng tiện truyền

hình bị tác động bởi kinh tế gia đình rất lớn thì việc tiếp cận báo in lại có

những đặc thù riêng. Báo in theo nhiều con đƣờng khác nhau đƣợc chuyển

đến thôn bản và đến với ngƣời dân vùng Tây Bắc. Việc tiếp cận báo in của

ngƣời dân phụ thuộc khá lớn vào công việc, vị thế, nơi làm việc… bởi các

dịch vụ phát hành báo còn rất hạn chế hất là ở vùng sâu, vùng xa. Trong

quá trình khảo sát chúng tôi đến xã Trịnh Tƣờng, huyện Bát Sát, tỉnh Lào

Cai là một xã vùng giáp biên. Ở đây các cửa hàng, sạp sách báo không có,

chủng loại báo cũng hết sức nghèo nàn, chỉ có thể tìm đƣợc báo Nhân

Dân, Quân Đội Nhân Dân, báo Phụ nữ, báo Nông thôn ngày nay, báo Lào

Cai, tạp chí Dân tộc và miền núi và một vài báo nữa. Các báo này cũng chỉ

có đƣợc khi vào các cơ quan đóng trên địa bàn xã, Uỷ ban nhân dân và

bƣu điện văn hoá xã và gia đình các cán bộ thôn, bản. Điều này ảnh hƣởng

lớn tới khả năng tiếp cận báo in của ngƣời dân ở đây.Tuy nhiên trả lời câu

hỏi: đọc báo ở đâu? Qua khảo sát 289 ngƣời đọc báo chiếm 48.2% trong

tổng số mẫu điều tra, có 195 ngƣời trả lời đọc tại nhà riêng chiếm 67.5%

trong tổng số ngƣời đọc báo, chỉ có 14 ngƣời đọc tại bƣu điện văn hoá xã

chiếm 4.8% và 12 ngƣời đọc tại nhà văn hoá thôn bản chiếm 4.2%.

Bên cạnh đó việc tiếp cận báo in cũng chịu ảnh hƣởng bởi trình độ

học vấn của công chúng rất lớn. Để tiếp cận đƣợc báo in một cách chủ

động dễ ràng thì ngƣời dân phải biết đọc chữ phổ thông. Trong tổng số

600 ngƣời đƣợc hỏi thì chỉ có 348 ngƣời biết đọc, biết viết tiếng Việt mà

hiện nay chƣa có báo in viết bằng tiếng các dân tộc. Điều này ảnh hƣởng

không nhỏ đến tỷ lệ đọc báo của ngƣời dân. Đặc biệt có hơn một nửa số

ngƣời không đọc báo ( 311 ngƣời ) với các lí do nhƣ không biết đọc ( 78

Page 192: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

192

ngƣời ); không có báo để đọc ( 72 ngƣời ); không có thời gian (71 ngƣời);

không thích ( 45 ngƣời )... Nhƣ vậy, có cả lý do chủ quan và khách quan

dẫn tới hạn chế trong việc tiếp cận báo của ngƣời dân. Để ngƣời dân có

thể tiếp cận báo một cách thƣờng xuyên các toà soạn và các nhà quản lý

cần quan tâm tới việc khắc phục các nguyên nhân này.

2. Mức độ tiếp cận báo in của ngƣời dân vùng Tây Bắc:

a. Mức độ sử dụng các phƣơng tiện truyền thông:

Báo in là phƣơng tiện khá phổ thông và hữu ích trong xã hội phát

triển. Với đặc thù là cơ động, dễ vận chuyển, chuyển tải đƣợc những thông

tin đa chiều tới công chúng, song do nhiều nguyên nhân khác nhau báo in

đứng ở mức tiếp cận thứ 5 trong các phƣơng tiên truyền thông đƣợc đề

cập đến trong nghiên cứu này. Thời gian đọc báo của ngƣời dân vào ngày

thƣờng từ thứ 2 đến thứ sáu trung bình là 1.2h, ngày nghỉ thứ 7 và chủ

nhật là 1.h. So sánh với thời gian xem truyền hình trung bình là 3.7h ngày

thƣờng 4h ngày nghỉ và nghe đài là 1.7h ngày thƣờng và 2h ngày nghỉ

của ngƣời dân thì thời gian đọc báo không nhiều. Trong các phƣơng tiện

truyền thông đại chúng ngƣời dân tiếp cận đến báo in chƣa cao. Điều này

thể hiện qua mức độ sử dụng một số phƣơng tiện truyền thông vào ngày

thƣờng và ngày nghỉ của ngƣời dân Tây Bắc.

Biểu đồ 1: Mức độ sử dụng một số phương tiện TTĐC vào ngày thường

và ngày nghỉ của người dân vùng Tây Bắc

3.7

4

1.31.21.2

1.71.5

1

1.31.4

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

4.5

Xem truyÒn h×nh Nghe ®µi Nghe xem CD §äc b¸o Sö dông Internet

Ngµy th­êng Ngµy nghØ

Page 193: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

193

Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng vào ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật thời

gian ngƣời dân tiếp cận với các phƣơng tiện truyền thông cao hơn ngày

thƣờng nhƣng đối với báo in thì ngày nghỉ lại giảm đi trung bình khoảng

0.2 giờ. Điều này cho thấy vào những ngày nghỉ các phƣơng tiện truyền

thông khác đặc biệt là truyền hình có các chƣơng trình giải trí hấp dẫn

ngƣời dân hơn ngày thƣờng. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân một số

lƣợng ngƣời trả lời ( 48 ngƣời) thƣờng đọc báo tại cơ quan công sở nơi

làm viêc dẫn tới việc thời gian đọc báo trung bình của ngƣời dân giảm

vào ngày nghỉ. Trong số 289 ngƣời đọc báo có 112( 38.8% ) ngƣời trả lời

tờ báo, tạp chí mà họ thƣờng đọc là hoàn toàn miễn phí; có cấp miễn phí,

thỉnh thoảng tự mua là 31 ngƣời( 10.7% ) và 68( 23.5% ) ngƣời tự mua

báo đọc. Nhƣ vậy số ngƣời đọc báo đƣợc cấp miễn phí chiếm tỷ lệ khá

lớn trong tổng số ngƣời đọc báo. Trƣớc đây thời gian ngƣời dân miền núi

nghe đài, đọc báo cao thì hiện nay có xu hƣớng ngày càng giảm và

nhƣờng chỗ cho các phƣơng tiện khác nhƣ truyền hình, internet.

b. Mức độ thƣờng xuyên đọc báo:

Báo chí là phƣơng tiện truyền thông đƣợc ngƣời dân Tây Bắc tiếp

cận nhiều thứ hai ( sau truyền hình ). Đảng và nhà nƣớc đã hỗ trợ rất nhiều

để ngƣời dân vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận đƣợc sách báo. Tại Lào

Cai và Yên Bái đều có cả báo in và báo ảnh cho các xã. Lào Cai có báo

Lào Cai thƣờng kỳ ( 3 số/ tuần ) và báo Lào Cai cuối tuần đƣợc cấp đến bí

thƣ chi bộ, trƣởng thôn, bản. Tờ báo ảnh vùng cao đƣợc cấp phát miễn phí

cho 1703 cán bộ thôn, bản. Tại Yên Bái cũng tƣơng tự nhƣ vậy, tuy không

có báo ảnh nhƣng có tạp chí văn nghệ Yên bái ra hàng tháng, mỗi số 500

bản cấp đến các xã trong tỉnh. Các chính sách ƣu đãi trên tạo điều kiện cho

nhiều ngƣời dân vùng Tây Bắc có thể đọc đƣợc báo, tạp chí trung ƣơng và

của địa phƣơng. Về mặt lý thuyết là nhƣ vậy nhƣng trên thực tế số lƣợng

ngƣời tiếp cận đến báo in ở khu vực thôn bản rất hạn chế.

Trong tổng số ngƣời đọc báo có 144 ngƣời đọc hàng ngày còn lại là

những ngƣời đọc không thƣờng xuyên. Bên cạnh đó những ngƣời thƣờng

Page 194: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

194

xuyên đọc báo lại tập chung khá lớn ở khu vực đô thị ( 107 ngƣời ), còn ở

nông thôn chiếm một số lƣợng khá khiêm tốn (37 ngƣời ). Trong khi đó

tổng số mẫu điều tra chỉ có 1/3 là sống ở đô thị còn lại là ở nông thôn.

Nhƣ vậy có thể nói ngƣời dân sống ở khu vực nông thôn tiếp cận báo in

còn hết sức hạn chế. Điều này một mặt do hạn chế về trình độ học vấn,

mặt khác còn có nguyên nhân khách quan là ngƣời dân có ít thời gian đọc

báo và không có báo để đọc.

Biểu đồ 2: Mức độ thường xuyên đọc báo của người dân

311

144

73

72

Kh«ng ®äc

§äc th­êng xuyªn

NhiÒu lÇn 1 tuÇn

1 lÇn 1 tuÇn

c. Về địa điểm đọc báo

Qua khảo sát 289 ngƣời đọc báo chiếm 48.2% trong tổng số mẫu

điều tra, có 195 ngƣời trả lời đọc tại nhà riêng chiếm 67.5% trong tổng số

ngƣời đọc báo, chỉ có 14 ngƣời đọc tại bƣu điện văn hoá xã chiếm 4.8%

và 12 ngƣời đọc tại nhà văn hoá thôn bản chiếm 4.2%. Đối với những

ngƣời thƣờng xuyên đọc báo cho kết quả nhƣ sau:

Biểu đồ 3: Địa điểm đọc báo của ngƣời dân

67.5

91.7

21.8

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Nhµ riªng N¬i c«ng céng Hµng xãm Kh¸c

Page 195: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

195

Địa điểm đọc báo của ngƣời dân thƣờng đọc ở nhà riêng chiếm

67,5% trong số 144 ngƣời thƣờng xuyên đọc báo. Nơi đọc báo là điểm

bƣu điện văn hoá xã và nhà văn hóa thôn bản chỉ chiếm 9.0%; nơi đọc báo

là cơ quan công sở cũng khá cao. Điều này khác với suy nghĩ ban đầu của

chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu này bởi vì địa điểm đọc báo cộng cộng

những ngƣời đọc báo thƣờng xuyên rất ít sử dụng. Mặt khác, báo cũng

đƣợc cấp miễn phí cho các cán bộ thôn bản nên số lƣợng phát hành lớn,

nhƣng thực tế để các tờ báo đến đƣợc với đông đảo tầng lớp nhân dân là

không nhiều.

Trong nghiên cứu của chúng tôi số ngƣời không đọc báo chiếm trên

50% trong tổng số ngƣời trong mẫu điều tra (311 ngƣời). Trong số này

Lào Cai 165 ngƣời chiếm 53.1%; tỉnh Yên Bái 146 ngƣời chiếm 46.9%.

Đa số những ngƣời không đọc báo sống ở khu vực nông thôn. Để báo in

thực sự đến đƣợc với đông đảo độc giả, nó phụ thuộc rất nhiều vào sự phát

triển của cơ sở hạ tầng, giao thông, các phƣơng tiện vận chuyển, phân

phối báo chí. Thực tế nghiên cứu cho thấy việc các đầu báo kể cả báo

trung ƣơng hay báo địa phƣơng đến đƣợc với độc giả vùng cao thƣờng

xuyên bị chậm so với ngày phát hành. Do đó chất lƣợng thông tin không

đƣợc cập nhật so với phát thanh và truyền hình.

Có thể thấy cùng với sự phát triển của điều kiện kinh tế xã hội các

phƣơng tiện truyền thông đại chúng ngày càng phong phú và hấp dẫn hơn,

khả năng tiếp cận các phƣơng tiện truyền thông hiện đại của ngƣời dân

ngày càng phổ biến. Tuy nhiên việc tiếp cận báo in của ngƣời dân còn hạn

chế. Điều này đòi hỏi các toà soạn cần phải có những nghiên cứu đánh giá

khoa học nhằm thay đổi nội dung, hình thức và cách thức phân phối nhằm

thu hút đƣợc bạn đọc trên diện rộng.

3. Đánh giá về báo in của ngƣời dân vùng Tây Bắc:

Tiếp theo chúng tôi xin phân tích những đánh giá của bạn đọc đối

với một số khía cạnh của báo in hiện nay.

Page 196: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

196

a. Mức độ yêu thích.

Trả lời câu nội dung: Hai tờ báo, tạp chí mà bạn yêu thích nhất có kết

quả nhƣ sau:

Bảng 2: Mức độ yêu thích của người dân

Loại báo Số lƣợng Phần trăm

Báo Nhân Dân 112 39.0

Báo địa phƣơng 89 31.0

Báo An ninh thế giới 56 19.0

Các báo khác 30 10.0

Tổng 289 100.0

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy trong số 289 ngƣời đọc báo có 112

ngƣời thƣờng đọc báo Nhân dân chiếm 39%; đứng thứ 2 là báo Địa

phƣơng với 89 bạn đọc yêu thích chiếm 35.9%; đứng thứ 3 là báo An ninh

thế giới có 56 bạn đọc yêu thích chiếm 19.5%. Qua đó ta thấy ngƣời dân

vùng tây bắc quan tâm nhiều đến báo nhân dân. Báo nhân dân là cơ quan

ngôn luận chính thức của Đảng và Nhà nƣớc Việt nam. Đây là tờ báo

chuyển tải mọi chủ trƣơng chính sách, đƣờng lối về kinh tế, chính trị, văn

hoá xã hội của Đảng và Chính phủ tới nhân dân. Việc tiếp cận thƣờng

xuyên với báo Nhân dân của ngƣời dân giúp ngƣời dân nắm bắt và thực

hiện đƣợc đƣờng lối của Đảng đƣa các Nghị quyết của Đảng vào cuộc

sống. Bên cạnh đó báo địa phƣơng cũng là tờ báo đƣợc ngƣời dân quan

tâm yêu thích. Những thông tin chuyển tải trên tờ báo địa phƣơng có

những nội dung đƣợc ngƣời dân quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của

họ. Thông qua tờ báo này ngƣời dân nắm bắt khá kịp thời các hoạt động

đang diễn ra tại địa phƣơng mình. Nó góp phần làm cho ngƣời dân thực

hiện tốt vai trò làm chủ tại cơ sở.

b. Mức độ phù hợp:

Trong số 289 ngƣời đọc báo có 170 ngƣời trả lời đánh gía việc đƣa

tin tức thời sự trên báo Trung ƣơng và báo Địa phƣơng là phù hợp, trong

đó báo Trung ƣơng đƣợc 145 ngƣời đánh giá là phù hợp chiếm 85.3%, 25

Page 197: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

197

ngƣời đánh giá là không phù hợp chiếm 14.7%; báo Địa phƣơng có 79

ngƣời trả lời là phù hợp chiếm 46.5% và 91 ngƣời trả lời không phù hợp

chiếm 53.5%. Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy sự đánh giá của ngƣời dân về

độ phù hợp của báo Trung ƣơng cao hơn báo Địa phƣơng. Trong quá trình

đi nghiên cứu chúng tôi thấy cả hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái báo địa

phƣơng đƣợc cấp phát miễn phí đến tận chi bộ, thôn, bản. Đây là điểm tốt

và là sự cố gắng của toà soạn cũng nhƣ chính quyền địa phƣơng trong quá

trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội tại các tỉnh miền núi phía bắc.

Song bên cạnh đó tỷ lệ ngƣời trả lời là thông tin thời sự chƣa phù hợp của

báo địa phƣơng là khá cao( 53.5% ). Điều này đòi hỏi các báo địa phƣơng

cần phải chỉnh sửa nội dung và hình thức đƣa tin sao cho phù hợp với

trình độ nhận thức cũng nhƣ nhu cầu thông tin của ngƣời dân.

BiÓu 4: Tin tức thời sự trên báo in là phù hợp

Trung ương

85.3

14.7

Đúng

Sai

dia phuong

53.5

46.5

Đúng

Sai

c. Mức độ hấp dẫn:

Trong số 289 ngƣời đọc báo có 168 ngƣời trả lời đánh giá việc đƣa

tin tức thời sự trên báo là hấp dẫn trong đó báo Trung ƣơng đƣợc 159

ngƣời trả lời là hấp dẫn chiếm 94.6%, trả lời không hấp dẫn 9 ngƣời chiếm

5.4%. Đánh giá tin tức thời sự trên báo Địa phƣơng hấp dẫn đƣợc 47

ngƣời chiếm 28%, không hấp dẫn 121 ngƣời chiếm 72%. Nhƣ vậy độ hấp

dẫn của tin tức thời sự trên báo Trung ƣơng cũng đƣợc ngƣời dân đánh giá

cao hơn báo Địa phƣơng. Độ hấp dẫn của tin tức thời sự thƣờng gắn với

các sự kiện xã hội đang diễn ra. Điều này nói lên các sự kiện thời sự đang

Page 198: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

198

diễn ra của đất nƣớc đƣợc ngƣời dân quan tâm đáng kể. Độ hấp dẫn của

tin thời sự phụ thuộc rất nhiều vào độ cập nhật, tính thời sự và tính chính

xác của thông tin. Bên canh đó nó còn phụ thuộc vào độ qua tâm của

ngƣời dân đối với sự kiện đƣợc nêu. Nếu tin tức thời sự nêu trên báo gắn

với quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời dân, tạo nên một luồng dƣ luận xã hội

rộng lớn nó sẽ hấp dẫn công chúng và ngƣợc lại. Để hấp dẫn ngƣời đọc thì

tin tức thời sự trên báo phải là những vấn đề mới mẻ thu hut đƣợc sự quan

tâm của ngƣời dân. Điều này đòi hỏi những ngƣời làm báo phải thức sự

cập nhật đƣợc thông tin có tính thời sự cao.

Biểu 5: Tin tức thời sự trên báo in là hấp dẫn

Trung ương5.4

94.6

Đúng

Sai

Địa phương

72

28

Đúng

Sai

d. Mức độ cập nhật:

Trong tổng số 289 ngƣời đọc báo có 169 ngƣời trả lời về độ cập

nhật của thông tin thời sự trên báo in, trong đó đối với báo Trung ƣơng có

150 ngƣời trả lời là rất cập nhật chiếm 88.8%, 19 ngƣời trả lời là chƣa cập

nhật chiếm 11.2%. Báo Địa phƣơng có 64 ngƣời trả lời là rất cập nhật

chiếm 37.9%, 105 ngƣời trả lời là chƣa cập nhật chiếm 62.1%. Nhƣ vậy ở

nội dung này ngƣời dân cũng đánh gia rất cao độ cập nhật của báo chí

Trung ƣơng( .88.8% ). Công chúng đánh giá độ cập nhật của báo Địa

phƣơng là rất thấp( 37.9% ). Nhƣ trên chúng tôi đã phân tích tin tức thời

sự có độ hấp dẫn cao chính bởi tính cập nhật của có. Nếu sự kiện đã trôi

Page 199: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

199

qua lâu rồi mà báo mới đƣa tin thì tin tức không còn nhiều ý nghĩa và

không thu hút đƣợc sự quan tâm của ngƣời dân. Điều này đòi hỏi ngƣời

làm báo phải hết sức nhanh nhậy, năng động nắm bắt kịp thời các sự kiện

xã hội để đƣa tin “nóng hổi” tới ngƣời dân. Bên cạnh đó còn đòi hỏi ngƣời

làm báo phải có kiến thức sâu rộng và có khả năng săn lùng thông tin thì

thông tin đƣa mới đảm bảo độ chính xác và độ cập nhật cao. Cùng với sự

phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung, báo chí cũng ngày càng phát

triển. Sự ra đời và phát triển phong phú của các loại hình báo chí hiện nay

cũng thể hiện nhu cầu tiếp cận ngày càng cao của ngƣời dân đối với các

thông tin kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của đất nƣớc.

Biểu 6: Độ cập nhật của thông tin thời sự trên báo in

e. Mức độ tính trung thực:

Một trong những đòi hỏi cao đối với báo chí chính là tính trung thực

của thông tin. Làm thế nào để chuyển tải thông tin chính xác không sai

lệch đến với ngƣời dân là một trong những “tôn chỉ” của báo chí. Nếu đƣa

thông tin không chính xác hoặc sai lệch báo chí sẽ làm ảnh hƣởng tiêu cực

tới việc nhận thức các vấn đề xã hội của ngƣời dân, thậm chí nếu vấn đề

sai lệch tác động trên diện rộng có thể ảnh hƣởng tới sự ổn định và phát

triển xã hội.

Đ?a phương

37.9

62.1

Đúng

Sai

Trung ương

88.8

11.2

Đúng

Sai

Page 200: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

200

Theo kết quả nghiên cứu ở trên trong 289 ngƣời đọc báo có 126 ngƣời

trả lời về độ trung thực của báo chí trong đó báo Trung ƣơng đƣợc 106

ngƣời đánh giá là trung thùc chiếm 81.1% và 20 ngƣời trả lời là không

trung thực chiếm 18.9%. Cũng với nội dung này trên báo địa phƣơng có

52 ngƣời trả lời là trung thực chiếm 41.3% và 74 ngƣời trả lời là không

trung thực chiếm 58.7%. Kết quả nghiên cứu cho thấy đánh giá của ngƣời

dân về độ trung thực của báo Trung ƣơng cao hơn nhiều so với báo Địa

phƣơng. Tuy nhiên trong nghiên cứu chúng ta cũng phải nắm bắt tâm lý

của ngƣời dân: Họ thƣờng có tâm lý cho rằng hoạt động nào của Trung

ƣơng cũng đƣợc đánh giá cao và tốt hơn địa phƣơng. Có thể vì vậy mà

những đánh giá của họ trong nghiên cứu này chƣa đƣợc thật khách quan

và công bằng. Nhƣng dù sao đây cũng là kết quả đánh giá của ngƣời dân

trong nghiên cứu của chúng tôi về tiếp cận truyền thông đại chúng của

ngƣời dân vùng Tây Bắc.

Biểu 7: Đánh giá tin tức thời sự trên báo chí là trung thực

Trung ương

15.9

84.1

Đúng

Sai

Địa phương

41.3

58.7

Đúng

Sai

g. Mức độ phản ánh được ý kiến của người dân:

Báo chí một mặt chuyển tải thông tin tới ngƣời dân, mặt khác nó cũng

gián tiếp phản ánh ý kiến của ngƣời dân về mọi mặt của đời sống kinh tế

Page 201: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

201

xã hội. Đánh giá tin tức thời sự trên báo chí là “ phản ánh đƣợc các ý kiến

của chúng tôi” có kết quả nhƣ sau:

Biểu 8: Tin tức thời sự phản ánh được ý kiến của người dân

Trung ương

30.4

69.6

Đúng

Sai

Địa phương

59.5

40.5

Đúng

Sai

Ngƣời dân qua tâm tới báo chí cũng bởi báo chí giúp cho họ có

thêm các tri thức nâng cao hiểu biết, nhận thức góp phần nâng cao chất

lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Ở nội dung này trong tổng số ngƣời đọc

báo chỉ có 79 ngƣời trả lời. Báo Trung ƣơng có 55 ngƣời đánh giá là phản

ánh đƣợc ý kiến ngƣời dân chiếm 69.6%, 24 ngƣời trả lời là chƣa phản

ánh đƣợc chiếm 30.4%. Báo Địa phƣơng có 47 ngƣời đánh giá là phản ánh

đƣợc ý kiến của ngƣời dân chiếm 59.5%, 32 ngƣời trả lời chƣa phản ánh

đƣợc chiếm 40.5%. Nhƣ vậy số ngƣời trả lời câu hỏi này không cao và sự

đánh giá của ngƣời dân về nội dung này cả ở báo Trung ƣơng và Địa

phƣơng đều khá khiêm tốn. Điều hết sức qua trọng của báo chí là phản

ánh đƣợc các ý kiến của ngƣời dân và những vấn đề mà họ quan tâm. Báo

chí bên cạnh việc chuyển tải thông tin đến ngƣời dân còn là cầu nối giữa

ngƣời dân với các cấp chính quyền.Thông qua hoạt động này báo chí giúp

cho việc phát huy quyền làm chủ của ngƣời dân ở cơ sở ngày càng đƣợc

nâng cao lên. Báo chí giúp cho ngƣời dân phát huy quyền làm chủ “ Dân

biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

h. Mức độ bàn về vấn đề người dân quan tâm:

Page 202: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

202

Đánh giá tin tức thời sự trên báo chí bàn về vấn đề mà ngƣời dân quan

tâm có kết quả nhƣ sau:

Biểu 9: Tin tức thời sự trên báo chí bàn về những vấn đề mà người dân

qua tâm.

Trung ương

85.2

14.8

Đúng

Sai

Địa phương

44.4

55.6

Đúng

Sai

Trong tổng số ngƣời đọc báo có 135 ngƣời đƣa ra đánh giá về vấn

đề này. Đối với báo Trung ƣơng có 115 ngƣời cho rằng báo đã bàn về

những vấn đề mà đọc giả quan tâm chiếm 85.2%, 20 ngƣời trả lời chƣa

bàn đến chiếm 14.8%. Đối với báo Địa phƣơng có 60 ngƣời cho rằng báo

bàn về vấn đề mà họ quan tâm chiếm 44.4%, 75 ngƣời cho rằng chƣa phản

ánh đƣợc chiếm 55.6%. Nhƣ vậy đánh giá của ngƣời dân đối với nội dung

này cả ở Trung ƣơng và Địa phƣơng đều chƣa cao. Điều này đòi hỏi các

báo cần tìm hiểu thông tin mà ngƣời dân cần đƣợc cung cấp. Nếu đáp ứng

đƣợc điều này thì đọc giả của báo sẽ tăng lên đáng kể bởi lẽ ngƣời dân tìm

đƣợc những thông tin mà họ quan tâm trên báo chí. Để làm đƣợc điều này

các nhà báo phải nắm bắt đƣợc nhu cầu thông tin từ phía ngƣời dân, nắm

bắt đƣợc những vấn đề mà họ quan tâm để chuyển tới cho họ những thông

tin mà họ cho là cần thiết và hữu ích. Có nhƣ vậy báo chí mới thể hiện

đƣợc tính tiên phong trên mặt trận tƣ tƣởng văn hoá.

Page 203: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

203

Biểu 10: Đánh giá về tin thời sự giữa báo Trung ương và báo Địa

phương

145

159150

106

55

115

79

47

64

5247

60

0

20

40

60

80

100

120

140

160

180

Phï hîp HÊp dÉn CËp nhËt Trung thùc Ph¶n ¸nh ®­îc ý

kiÕn cña ng­êi

d©n

Bµn vÒ vÊn ®Ò

ng­êi d©n quan

t©m

Trung ­¬ng §Þa ph­¬ng

Từ biểu trên ta thấy đánh giá nội dung của báo Trung ƣơng và báo

Địa phƣơng về 6 tiêu chí, báo Trung ƣơng vẫn luôn đƣợc mọi ngƣời đánh

giá cao. Mức độ hấp dẫn, độ cập nhật của tin thời sự trên báo Trung ƣơng

vẫn có khoảng cách rất lớn so với báo tỉnh. Đối với tiêu chí phản ánh đƣợc

ý kiến của ngƣời dân cả trên báo Trung ƣơng và báo tỉnh đều chƣa đƣợc

ngƣời dân đánh giá cao.

Kết luận:

Trên đây là một vài phân tích của chúng tôi về sự tiếp cận và đánh

giá của ngƣời dân vùng Tây Bắc đối với báo in. Cảm nhận chung của

chúng tôi khi đọc kết quả nghiện cứu là tỉ lệ ngƣời dân đọc báo hiện nay

chƣa cao. Điều này một phần do trình độ dân trí của ngƣời dân niềm núi

phía Bắc còn hạn chế, kinh tế còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó cũng cần

phải kể đến nguyên nhân là khu vực khảo sát có rất nhiều ngƣời dân tộc

thiểu số sinh sống tỉ lệ ngƣời không biết đọc biết viết tiếng Việt khá cao.

Mạng lƣới phân phối và phát hàmh báo in thƣờng tập chung ở khu vực đô

thị , các xã vùng sâu vùng xa gần nhƣ không có. Đối với báo in, đặc điểm

của loại hình phƣợng tiện này là nội dung thông tin đƣợc truyền tải qua

Page 204: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

204

văn bản in, ngƣời tiếp nhận ngoài việc biết chữ cần phải có trình độ nhận

thức nhất định. Xuất phát từ chính đặc điểm này, số lƣợng công chúng của

báo in bị thu hẹp hơn so với phát thanh và truyền hình. Sự đánh giá của

ngƣời dân về độ hấp dẫn, độ trung thực, cập nhật… của báo cả Trung

ƣơng và Địa phƣơng cũng còn có những hạn chế nhất định. Tất cả những

điều này đòi hỏi các nhà nghiên cứu cũng nhƣ các toà soạn cần phân tích

đánh giá một cách khách quan khoa học đƣa ra các giải pháp nhằm nâng

cao vai trò, hiệu quả của báo chí đối với sự phát triển đời sống xã hội của

ngƣời dân trong tình hình hiện nay. Thông qua nghiên cứu này chúng tôi

xin đƣa ra một vài khuyến nghị nhƣ sau:

1. Tiếp tục ƣu tiên phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực niềm núi,

vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vấn đề giao thông nông thôn.

2. Làm tốt công tác phát hành tới tận thôn bản giúp ngƣời dân có

thể tiếp cận báo chí một cách rễ ràng.

3. Quan tâm tới nhu cầu thông tin để đáp ứng đƣợc những vấn đề

mà ngƣời dân quan tâm.

4. Nội dung thông tin cần xúc tích, đơn giản và dễ hiểu phù hợp với

trình độ dân trí của ngƣời dân, nhất là khu vực đồng bào dân tộc.

5. Có chính sách đãi ngộ xứng đáng cho ngƣời làm công tác phát

hành, mang những ấn phẩm báo chí đến với đồng bào các dân tộc vùng

cao.

Quan tâm tới sự tiếp nhận và đánh giá của của đọc giả giúp cho báo

chí ngày càng hoàn thiện, nâng cao khả năng chinh phục công chúng, đáp

ứng nhu cầu của công chúng là sự sống còn của báo chí trong xã hội hiện

đại. Cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nƣớc, báo chí càng cần phát

huy những thế mạnh của mình phục vụ nhiệm vụ kinh tế, văn hoá, chính

trị, khoa học kỹ thuật… của đất nƣớc. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ đó báo

chí Việt nam phải luôn luôn đổi mới về nội dung, hình thức đáp ứng nhu

Page 205: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

205

cầu thông tin ngày càng cao của công chúng, tự vƣơn lên trở thành một

nền báo chí mạnh mẽ làm tốt công tác chính trị tƣ tƣởng trong tình hình

mới.

Page 206: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

206

THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU TIẾP CẬN INTERNET

CỦA NGƢỜI DÂN VÙNG TÂY BẮC

(Qua khảo sát tại 2 tỉnh Yên Bái và Lào Cai)

CN. Phạm Thị Vân

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Internet là một trong bốn phƣơng tiện truyền thông đại chúng, tính

đến năm 2009, Internet đã du nhập vào Việt Nam đƣợc 12 năm. Mặc dù so

với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác nhƣ truyền hình, phát

thanh, báo in, Internet du nhập vào Việt Nam khá muộn nhƣng nó đã phát

triển và lan rộng với tốc độ chóng mặt. Internet đã trở thành công cụ tiếp

cận tri thức quan trọng cho ngƣời dân. Theo điều tra của Quĩ nghiên cứu

Internet GOV3, Anh, công bố cuối năm 2005, Việt Nam nằm thứ ba trong

nhóm các quốc gia tiên phong về tốc độ phát triển mạng lƣới Internet với

số lƣợng ngƣời sử dụng Internet tăng hơn 27% trong 4 năm.

Theo dự báo của Bộ Bƣu chính viễn thông, trong giai đoạn (2007-

2010), tốc độ phát triển của Internet Việt Nam đƣợc ví nhƣ một cơn lốc.

Ƣớc tính, đến năm 2007, 30% số xã có điểm truy nhập Internet. Năm

2010, sẽ có 70% số xã có điểm truy cập dịch vụ Internet công cộng.

Mặc dù tốc độ phát triển của Internet ở nƣớc ta rất nhanh chóng,

cho đến nay, Internet mới chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, đặc biệt

là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại các địa bàn nông thôn, đặc biệt

là miền núi, dịch vụ Internet còn hạn chế, có chăng mới chỉ tập trung ở các

trung tâm của tỉnh, huyện và các thị xã, thị trấn.

Bài viết này tập trung vào việc nhận diện thực trạng và nhu cầu tiếp

cận Internet của ngƣời dân vùng Tây Bắc (qua khảo sát tại 2 tỉnh Lào Cai

và Yên Bái). Mục đích nhằm chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong việc

tiếp cận Internet của ngƣời dân vùng núi cũng nhƣ tìm hiểu nhu cầu sử

dụng của ngƣời dân ở đây đối với loại hình dịch vụ này.

Page 207: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

207

II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Ngƣời dân biết về Internet

Để có thể tiếp cận và sử dụng bất cứ dịch vụ nào, trong đó có

Internet, ngƣời dân phải biết về loại hình dịch vụ đó. Nếu nhƣ tại các

thành phố hiện nay, kể cả các vùng nông thôn đồng bằng thì từ “Internet”

không còn xa lạ với đại đa số ngƣời dân. Tuy nhiên, Lào Cai và Yên Bái

là hai tỉnh miền núi. Liệu ngƣời dân có biết về Internet hay không?

Cho đến nay, tỷ lệ ngƣời dân sử dụng dịch vụ này vẫn còn khiêm

tốn, chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn nhƣ Hà Nội và thành phố Hồ

Chí Minh. Tuy nhiên, qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua hoạt

động của các đại lý Internet, các dịch vụ Internet công cộng… ngƣời dân

có thể đã nghe nói về dịch vụ này.

Trƣớc khi đi vào tìm hiểu xem ngƣời sử dụng Internet ở 2 tỉnh Lào

Cai và Yên Bái là ai thì chúng ta hãy xem ngƣời dân ở đây biết đến dịch

vụ này nhƣ thế nào.

Bảng 1: Tỷ lệ nghe nói về Internet của người trả lời tại các xã,

phường ở 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Tỉnh Xã/phƣờng Tỷ lệ (%)

Lào Cai Phƣờng Kim Tân 79,0

Xã Tả Phìn 24,0

Xã Trịnh Tƣờng 21,0

Yên Bái Phƣờng Đồng Tâm 83,0

Xã Tân Nguyên 45,0

Xã An Lạc 58,0

Kết quả cuộc điều tra cho thấy, trong số 600 ngƣời đƣợc phỏng vấn

tại Lào Cai và Yên Bái, hơn một nửa (51,7%) đã nghe nói về Internet.

Trong số những ngƣời đã nghe nói về Internet ở đây thì phần lớn rơi vào

Page 208: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

208

những ngƣời ở đô thị. Rõ ràng ở đô thị, tỷ lệ ngƣời dân có nghe nói về

Internet cao hơn hẳn so với vùng nông thôn với tỷ lệ tƣơng ứng cho hai

khu vực này là 81,0% và 37,0%. Trong số 6 xã/phƣờng đƣợc điều tra tại 2

tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phƣờng Đồng Tâm (Yên Bái) và phƣờng Kim

Tân (Lào Cai), tỷ lệ ngƣời dân biết về loại hình dịch vụ này rất cao, với tỷ

lệ tƣơng ứng là 83,0% và 79,0%. Trong khi ở 2 xã Tả Phìn và Trịnh

Tƣờng, tỷ lệ biết/nghe nói về Internet lại thấp nhất (tỷ lệ tƣơng ứng là

24,0% và 21,0%).

Có thể thấy vẫn còn có sự cách biệt giữa ngƣời dân tộc Kinh và các

nhóm dân tộc thiểu số khác trong việc tiếp cận Internet. Trong cuộc khảo

sát này, có tới 95% những ngƣời sống ở đô thị (phƣờng Kim Tân và

phƣờng Đồng Tâm) là ngƣời Kinh, trong khi ở các xã khác thì tập trung

nhiều ngƣời dân tộc thiểu số. Trên địa bàn 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái, đã

có các điểm truy cập Internet công cộng, đƣợc triển khai đến trung tâm

của các huyện. Tuy nhiên, ở những vùng xa trung tâm, nơi có điều kiện đi

lại khó khăn, dân cƣ thƣa thớt thì ngƣời dân vẫn chƣa đƣợc tiếp cận với

loại hình dịch vụ này. Chính vì vậy mà tỷ lệ ngƣời biết về sự có mặt của

Internet ở ngƣời Kinh lớn hơn nhiều so với các dân tộc khác nhƣ Tày,

Dao, Nùng, H‟Mông…

Kết quả cuộc điều tra cho thấy, ở những ngƣời chƣa bao giờ đi học

có tỷ lệ biết về Internet ít nhất, chỉ có 11,5% trả lời đã nghe nói về

Internet. Trong khi đó, những ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học trở lên

thì tỷ lệ này là cao nhất, 90,4%. Không chỉ nghe về Internet nhiều hơn, mà

những ngƣời có trình độ học vấn cao có xu hƣớng biết về sự có mặt của

loại hình dịch vụ này tại địa phƣơng nhiều hơn. (biểu 1)

Xét ở khía cạnh nghề nghiệp, nhóm cán bộ, viên chức và học sinh,

sinh viên là 2 trong số 3 nhóm có tỷ lệ nghe về Internet cao nhất với tỷ lệ

tƣơng ứng là 87,6% và 73,3%. Xét theo giới tính, mặc dù tỷ lệ nữ trả lời

đã nghe nói về Internet ít hơn nam, tuy nhiên, sự cách biệt là không đáng

kể (nam: 54,4%; nữ: 48,6%). Tuy nhiên, một chỉ báo đáng mừng là mức

Page 209: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

209

độ nghe nói về Internet tƣơng đối đồng đều giữa các nhóm tuổi khác nhau.

Biểu 1: Mức độ có nghe nói về Internet của người trả lời phân theo

trình độ học vấn

11.521.9

51.7

77.8

90.4

0

20

40

60

80

100

Ch­a bao giê

®i häc

TiÓu häc Trung häc c¬

Trung häc

phæ th«ng

Cao ®¼ng, ®¹i

häc trë lªn

%

Tóm lại, có hơn một nửa số ngƣời trong cuộc điều tra đã nghe về

Internet. Mức độ nghe nói về phƣơng tiện TTĐC này có liên quan tới địa

bàn cƣ trú và trình độ học vấn. Những ngƣời có trình độ học vấn cao có xu

hƣớng đƣợc nghe thông tin về Internet nhiều hơn những ngƣời có học vấn

thấp. Tại những khu vực đô thị, nơi tập trung đa phần là ngƣời Kinh,

Internet đƣợc cung cấp phổ biến hơn thì ngƣời dân ở đó cũng biết về loại

phƣơng tiện TTĐC này nhiều hơn so với các vùng nông thôn hầu nhƣ

không có dịch vụ này.

2. Chân dung người sử dụng Internet

Giữa biết và sử dụng dịch vụ cũng có một khoảng cách không nhỏ

vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nhƣ: nhu

cầu sử dụng, khả năng tiếp cận và sử dụng (trong đó có cả từ phía ngƣời

cung cấp và sử dụng dịch vụ). Theo kết quả khảo sát tại Lào Cai và Yên

Bái, mặc dù 51,7% ngƣời trả lời đã nghe nói về Internet, chỉ có 69 ngƣời

(chiếm 11,5%) đã từng sử dụng dịch vụ này. Trong đó, tỷ lệ ngƣời sử

dụng Internet ở Lào Cai lớn hơn Yên Bái, số liệu tƣơng ứng cho 2 tỉnh là

16,3% và 6,7%.

Page 210: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

210

Điều dễ nhận thấy ở đây là mặc dù với chính sách khuyến khích đƣa

Internet về tận thôn/bản, dịch vụ Internet mới chỉ tập trung ở các trung tâm

của đô thị, còn các vùng nông thôn thì vẫn vắng bóng dịch vụ này. Ở 2

phƣờng đô thị, mức độ sử dụng Internet cũng cao hơn hẳn so với các xã

nông thôn, với tỷ lệ tƣơng ứng là 27,5% và 3,5%.

Nhƣ trên đã đề cập, hai phƣờng Kim Tân (Lào Cai) và Đồng Tâm

(Yên Bái) là hai địa điểm có tỷ lệ ngƣời biết về Internet rất cao. Mặc dù

khoảng cách giữa biết về dịch vụ đến sử dụng dịch vụ còn khá xa, đây

cũng là 2 phƣờng có tỷ lệ ngƣời trả lời sử dụng Internet cao nhất trong số

các xã, phƣờng điều tra (ở Kim Tân là 38,0% và ở Đồng Tâm là 17,0%).

Tuy nhiên có thể thấy là mức độ sử dụng Internet ở Kim Tân là hơn gấp

đôi so với Đồng Tâm. Ngoài 2 phƣờng nêu trên, các xã còn lại trong cuộc

điều tra có tỷ lệ ngƣời sử dụng Internet rất thấp, đặc biệt là ở xã An Lạc,

không có ai trong cuộc điều tra đã từng sử dụng dịch vụ này.

Bảng 2: Tỷ lệ sử dụng Internet của người trả lời tại các xã,

phường ở 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái

Tỉnh Xã/phƣờng Tỷ lệ (%)

Lào Cai Phƣờng Kim Tân 38,0

Xã Tả Phìn 5,0

Xã Trịnh Tƣờng 6,0

Yên Bái Phƣờng Đồng Tâm 17,0

Xã Tân Nguyên 3,0

Xã An Lạc 0,0

Mặc dù không có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi khác nhau về

mức độ nghe nói về Internet, những ngƣời sử dụng Internet lại chủ yếu rơi

vào nhóm tuổi trẻ. Điều này cũng phù hợp với xu thế chung vì Internet là

một sản phẩm của công nghệ hiện đại, mà thƣờng nhóm trẻ tuổi có xu

Page 211: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

211

hƣớng tiếp cận và nắm bắt nhanh hơn so với các lứa tuổi lớn hơn. Trong 3

nhóm tuổi đƣợc phân chia trong nghiên cứu này thì nhóm dƣới 31 tuổi có

tới 23,8% ngƣời sử dụng, trong khi nhóm từ 31-50 tuổi là 8,0% và nhóm

trên 50 tuổi chỉ có 3,1%.

Biểu 2: Tỷ lệ người trả lời sử dụng Internet phân theo nhóm tuổi

23.8

8

3.1

0

5

10

15

20

25

D­íi 31 tuæi Tõ 31-50 Trªn 50 tuæi

%

Mức độ sử dụng và nhu cầu sử dụng Internet liên quan mật thiết đến

trình độ học vấn của ngƣời trả lời. Học vấn càng cao càng có xu hƣớng

đƣợc tiếp cận và sử dụng loại dịch vụ này nhiều hơn. Trong số những

ngƣời tham gia cuộc khảo sát, có 78 ngƣời chƣa bao giờ đi học và không

ai trong số họ đã sử dụng Internet. Chỉ có 0,8% trong số những ngƣời có

trình độ học vấn ở bậc tiểu học sử dụng Internet. Số ngƣời sử dụng

Internet tăng lên rõ rệt ở những ngƣời đã học đến cấp trung học phổ thông

và cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có tới 37,2% trong số những ngƣời

đã học đến cao học, đại học trở lên sử dụng Internet.

Biểu 3: Mức độ sử dụng Internet của người trả lời phân theo

trình độ học vấn

0.84

20.6

37.2

0

5

10

15

20

25

30

35

40

TiÓu häc Trung häc c¬ së Trung häc phæ

th«ng

Cao ®¼ng, ®¹i häc

trë lªn

%

Page 212: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

212

Khi xem xét ở khía cạnh nghề nghiệp, có thể thấy là nhóm cán bộ,

viên chức nhà nƣớc và nhóm học sinh/sinh viên là hai nhóm có tỷ lệ sử

dụng Internet cao hơn cả so với các nhóm nghề khác. Có 40,0% trong tổng

số cán bộ, viên chức và 66,7% trong tổng số học sinh/sinh viên có mặt

trong cuộc điều tra sử dụng dịch vụ này. Trong khi đó, số ngƣời sản xuất

nông nghiệp chiếm gần một nửa mẫu nghiên cứu, tỷ lệ sử dụng Internet

trong nhóm này lại rất thấp (2,4%). Không có ai trong số những ngƣời ở

các nhóm lâm nghiệp, công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp và nhóm về hƣu/

già yếu không làm việc sử dụng Internet.

Mặc dù tỷ lệ ngƣời nghe nói về Internet và sử dụng dịch vụ này ở

ngƣời Kinh lớn hơn so với các dân tộc khác, một thông tin đáng mừng là

các dân tộc khác nhau ở 2 tỉnh tham gia trong cuộc khảo sát cũng đã nghe

và sử dụng dịch vụ này nhƣ Tày, Dao, Nùng, H‟Mông, mặc dù tỷ lệ ngƣời

H‟Mông nghe nói về dịch vụ này thấp nhất.

Nhƣ vậy, có thể thấy là mới có một nhóm nhỏ trong số ngƣời dân ở

2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái sử dụng Internet. Họ, những ngƣời sử dụng,

chủ yếu tập trung ở địa bàn đô thị, nơi mà sẵn có dịch vụ này hơn. Trong

số những ngƣời sử dụng Internet, chủ yếu rơi vào nhóm thanh niên trẻ,

những cán bộ,viên chức công tác tại các cơ quan đóng trên địa bàn 2

phƣờng. Địa bàn đô thị ở đây cũng là nơi có tới 95% ngƣời Kinh sinh

sống, và đƣơng nhiên, ngƣời Kinh vẫn chiếm ƣu thế trong số những ngƣời

sử dụng Internet. Một chỉ báo quan trọng gần nhƣ không có sự khác biệt

nam nữ trong việc sử dụng Internet.

3. Mục đích sử dụng Internet

Cũng nhƣ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (TTĐC) khác,

chức năng chủ yếu của Internet là cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí

cho nhân dân. Có rất nhiều tiện ích mà Internet có thể cung cấp cho ngƣời

sử dụng trong đó có cung cấp thông tin về mọi mặt của đời sống, liên lạc

bằng thƣ điện tử (e-mail), chuyện trò qua mạng (chát), chơi trò chơi trực

tuyến (game online)…

Page 213: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

213

Kết quả điều tra cho thấy, trong số những ngƣời sử dụng Internet,

hơn 2/3 là nhằm mục đích tìm kiếm thông tin, đây là mục đích đƣợc nhiều

ngƣời hƣớng đến nhất. Đứng thứ hai là chát và thứ ba là e-mail với tỷ lệ

tƣơng ứng là 34,8% và 20%. Cũng đã có một số ngƣời lên mạng để chơi

trò chơi.

Biểu 4: Mục đích sử dụng Internet của người trả lời

34.8

20

71

10.1 8.7

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Ch¸t E-mail T×m th«ng tin Ch¬i trß ch¬i Môc ®Ých

kh¸c

%

So sánh giữa 6 xã/phƣờng điều tra thì thấy ở Kim Tân (Lào Cai)

không những có tỷ lệ sử dụng Internet cao nhất mà ở đây ngƣời sử dụng

cũng nhắm vào các chức năng khác nhau của Internet. Ngoài việc tìm

kiếm thông tin trên mạng vẫn là chủ yếu, đa số những ngƣời lên mạng để

chát, e-mail và chơi trò chơi rơi vào phƣờng này. Trong khi đó, ở phƣờng

Đồng Tâm (Yên Bái), tất cả những ngƣời sử dụng Internet đều nhằm mục

đích kiếm tìm thông tin, họ hầu nhƣ không sử dụng dịch vụ này vào các

mục đích khác.

Mục đích sử dụng Internet của các nhóm tuổi cũng cho thấy sự khác

biệt. Nhóm tuổi trẻ (dƣới 31 tuổi) sử dụng Internet với nhiều mục đích

khác nhau, nhƣng tìm thông tin và chát vẫn chiếm ƣu thế. Trong khi đó,

nhóm tuổi từ 31-50 sử dụng Internet chủ yếu nhằm mục đích tìm thông

tin, nhóm này mặc dù cũng lên mạng để e-mail, chát, chơi trò chơi…

nhƣng với tỷ lệ rất thấp. Đặc biệt, trong số lƣợng khiêm tốn ngƣời sử dụng

Page 214: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

214

Internet ở nhóm trên 50 tuổi thì ngoài mục đích tìm thông tin, họ không sử

dụng dịch vụ này vào bất cứ mục đích nào khác.

Bảng 3: Mục đích sử dụng Internet phân theo nhóm tuổi (%)

Chát E-mail Tìm

thông tin

Chơi trò

chơi

Mục đích

khác

Dƣới 31

tuổi

53,7 26,8 56,1 14,6 12,2

Từ 31-50

tuổi

8,3 12,5 91,7 4,2 4,2

Trên 50 tuổi 0 0 100 0 0

Trong số các nhóm đối tƣợng khác nhau phân theo nghề nghiệp,

nhóm học sinh, sinh viên là nhóm đối tƣợng sử dụng Internet để chát là

chủ yếu. Trong khi nhóm cán bộ, viên chức nhà nƣớc và nhóm buôn

bán/dịch vụ chủ yếu tìm kiếm thông tin và e-mail. Hơn nữa, các nhóm có

học vấn càng cao, đặc biệt từ trung học phổ thông và cao đẳng, đại học trở

lên sử dụng Internet với mục đích tìm kiếm thông tin nhiều hơn các nhóm

có trình độ học vấn thấp hơn.

Mặc dù số lƣợng ngƣời sử dụng ở 2 địa bàn điều tra không cao,

thậm chí là thấp, một thông tin đáng mừng là tất cả những ngƣời đã sử

dụng Internet cho rằng dịch vụ này hữu ích và rất hữu ích đối với họ.

Trong đó, tỷ lệ ngƣời trả lời cho rằng rất hữu ích là 60,9%.

4. Khả năng chi trả cho dịch vụ Internet

Mặc dù Chính phủ cũng nhƣ Bộ Bƣu chính viễn thông có chủ

trƣơng cung cấp Internet miễn phí cho các vùng sâu, vùng xa. Có thể thấy

chủ trƣơng này hầu nhƣ chƣa đƣợc triển khai rộng rãi trong dân mà chủ

yếu tập trung ở các khu vực đô thị, tại một số cơ quan, doanh nghiệp đóng

trên địa bàn 2 tỉnh.

Trong số 69 ngƣời sử dụng Internet, có 26 ngƣời (chiếm 37,7%)

đƣợc sử dụng miễn phí, số ngƣời này lại rơi vào 2 địa bàn đô thị là

phƣờng Đồng Tâm, 13 ngƣời (chiếm 76,5% trong tổng số ngƣời sử dụng ở

phƣờng) và phƣờng Kim Tân là 13 ngƣời (chiếm 34,2%). Không ai trong

Page 215: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

215

số những ngƣời sử dụng Internet ở 4 xã nông thôn trong mẫu khảo sát sử

dụng Internet miễn phí, mà họ phải trả tiền cho dịch vụ này.

Hầu hết đối tƣợng sử dụng Internet miễn phí là cán bộ, viên chức,

có 25 ngƣời (chiếm 59,5% trong tổng số nhóm đối tƣợng này sử dụng

Internet). Trong số những ngƣời làm các ngành nghề khác, duy nhất 1

trƣờng hợp làm thuê đƣợc sử dụng Internet miễn phí, còn lại tất cả họ phải

trả tiền khi sử dụng dịch vụ này.

Trong số những ngƣời phải trả tiền, có 2/3 cho rằng khoản tiền đó

phù hợp với điều kiện kinh tế của họ. Số những ngƣời cho rằng khoản tiền

họ phải trả cho sử dụng dịch vụ là không phù hợp với điều kiện kinh tế

của họ lại chủ yếu rơi vào phƣờng Kim Tân. Hơn nữa, chính trong số cán

bộ, viên chức lại không hài lòng với mức kinh phí mà họ phải trả cho việc

sử dụng Internet. Phải chăng đây là những hộ có lắp Internet và sử dụng

tại nhà.

Một thực tế cũng còn đang nổi cộm về mức thuê bao sử dụng

Internet của các đại lý tại 2 tỉnh là mức thuế tính trên đầu máy sử dụng

còn cao. Hơn nữa, giá cho khách hàng thuê là 2.000 – 3.000đ / 1 giờ/ 1

máy, mức giá này ngang với mức giá cho thuê tại Hà Nội. Nếu so với thu

nhập của ngƣời dân miền núi thì ít ngƣời dân mới có thể chi trả cho mức

giá này nếu nhƣ họ sử dụng dịch vụ này thƣờng xuyên.

5. Chân dung những người không sử dụng Internet

Có thể thấy, tại 2 tỉnh điều tra, đa số ngƣời dân chƣa từng sử dụng

Internet. Tỷ lệ ngƣời không sử dụng trong mẫu điều tra này là 88,5%. Trên

thực tế, con số này có thể lớn hơn nữa. Tại sao ngƣời dân không sử dụng

dịch vụ này? Trong tổng số 237 ngƣời trả lời đƣa ra lí do, lí do mà nhiều

ngƣời đƣa ra nhất đó là không biết sử dụng, tiếp đến là lí do không cần

thiết và dịch vụ xa nơi ở / không thuận tiện.

Có vẻ nhƣ những trở ngại lớn nhất là khả năng sử dụng Internet của

ngƣời dân. Việc không biết sử dụng Internet có thể do trình độ học vấn

thấp, không biết đọc, biết viết, không biết sử dụng máy tính; hoặc cũng có

Page 216: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

216

thể do chƣa từng đƣợc tiếp cận với loại hình dịch vụ này, chƣa đƣợc ai

hƣớng dẫn…

Biểu 5: Lí do không sử dụng Internet

51.9

21.125.7

13.9

0

10

20

30

40

50

60

Kh«ng biÕt sö dông DÞch vô xa n¬i ë /

kh«ng thuËn tiÖn

Kh«ng cÇn thiÕt LÝ do kh¸c

Có thể thấy là ngƣời dân không chỉ đơn thuần đƣa ra 1 lí do cho

việc không sử dụng Internet của mình mà họ còn đƣa ra 2 lí do cùng một

lúc nhƣ vừa dịch vụ xa nơi ở/không thuận tiện vừa không biết sử dụng,

hoặc vừa không biết sử dụng vừa thấy không cần thiết. Thậm chí có một

số ngƣời còn đƣa ra cùng lúc cả 3 lí do (không biết sử dụng, dịch vụ xa

nơi ở/không thuận tiện, không cần thiết). Đây là một điều đặc biệt lƣu ý

khi các tỉnh muốn cung cấp dịch vụ này. Bởi vì chƣa chắc có dịch vụ là

ngƣời dân sẵn sàng sử dụng vì không biết sử dụng hoặc họ thấy không cần

thiết, hoặc có ngƣời thấy Internet cần thiết đối với họ nhƣng do họ không

biết sử dụng hoặc khó tiếp cận đến điểm có Internet…. Cần phải làm đồng

bộ, vừa tuyên truyền về tính tiện ích của Internet, hƣớng dẫn cách sử dụng

Internet vừa phải cung cấp dịch vụ đến địa điểm mà ngƣời dân có thể và

dễ dàng tiếp cận đƣợc.

Một vấn đề nữa mặc dù trong cuộc điều tra này không thấy nổi cộm,

nhƣng cung cấp dịch vụ với giá cả ƣu đãi, phù hợp với túi tiền của đại bộ

phận ngƣời dân hoặc miễn phí thì mới hy vọng ngƣời dân sẽ sử dụng dịch

vụ này rộng rãi. Khi họ chƣa sử dụng hoặc ít sử dụng thì chi phí sử dụng

không phải vấn đề lớn, nhƣng khi họ đã biết và sử dụng thƣờng xuyên mà

giá cả vƣợt quá thu nhập của họ thì họ cũng sẽ không sử dụng…

Page 217: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

217

6. Đánh giá nhu cầu sử dụng Internet

Mặc dù không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Internet trong

đời sống hiện nay, dịch vụ này vẫn còn xa lạ đối với nhiều ngƣời dân, đặc

biệt những ngƣời dân ở vùng miền núi. Khi chƣa nhận biết đƣợc vai trò

quan trọng của Internet thì có lẽ ngƣời dân sẽ còn thờ ơ với loại hình dịch

vụ này. Điều này đƣợc khẳng định ở câu hỏi về nhu cầu sử dụng Internet

của ngƣời dân khi có dịch vụ này về tới thôn/bản và có ngƣời hƣớng dẫn

cách sử dụng. Trong số những ngƣời không sử dụng, có tới gần một nửa

(chiếm 46,4%) trả lời không cho câu hỏi này.

Vậy ai là ngƣời có nhu cầu sử dụng Internet? Điều có thể khẳng

định đầu tiên là nhóm thanh thiếu niên là nhóm có nhu cầu sử dụng

Internet hơn cả so với các nhóm tuổi trung niên, cao tuổi. Mặc dù giữa các

nhóm tuổi, mức độ không biết sử dụng Internet không chênh nhau, có

nghĩa cả nhóm trẻ tuổi cũng có đến hơn một nửa không biết sử dụng dịch

vụ này. Tuy nhiên, xét về nhu cầu, nhóm trẻ tuổi có xu hƣớng muốn sử

dụng Internet cao hơn nhóm tuổi lớn hơn.

Biểu 6: Lí do không sử dụng Internet vì không cần thiết phân

theo nhóm tuổi

19.622.8

36.5

0

5

10

15

20

25

30

35

40

D­íi 31 tuæi Tõ 31-50 tuæi Trªn 50 tuæi

Hơn nữa, mong muốn sử dụng Internet khi đƣợc cung cấp dịch vụ

này ở hai nhóm tuổi trẻ (với tỷ lệ tƣơng ứng ở nhóm dƣới 31 tuổi là

58,2%, nhóm 31-50 tuổi là 58,4% thì ở nhóm trên 50 tuổi là 37,9%.

Page 218: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

218

Điều đáng ngạc nhiên là nhu cầu sử dụng Internet của các dân tộc

thiểu số khác cũng không cách biệt so với ngƣời Kinh, thậm chí có dân tộc

nhƣ Nùng còn có tỷ lệ mong muốn sử dụng dịch vụ này cao hơn cả dân

tộc Kinh. Trong số những ngƣời không sử dụng Internet thì nhu cầu sử

dụng dịch vụ này ở nhóm chƣa bao giờ đi học là thấp nhất (chỉ có 24,7%

trong tổng số ngƣời nhóm này muốn sử dụng).

Khi xem xét ở khía cạnh nghề nghiệp cho thấy, ngoài lí do dịch vụ

xa nơi ở / không thuận tiện, không có sự khác biệt giữa những ngƣời làm

nghề khác nhau khi đƣa ra lí do không sử dụng dịch vụ vì không biết sử

dụng và không cần thiết. Ngay trong số những ngƣời làm cán bộ công

chức cũng có đến 43,1% đƣa ra lí do cho việc không sử dụng Internet vì

không biết sử dụng và 35,3% cho rằng dịch vụ này không cần thiết đối với

họ.

Mặc dù nhu cầu sử dụng Internet trong ngƣời dân tại 2 tỉnh điều tra

không cao, có thể thấy là đối tƣợng có nhu cầu sử dụng dịch vụ này không

chỉ bó hẹp trong một vài nhóm nghề nghiệp mà rất đa dạng: từ những

ngƣời sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến buôn

bán, dịch vụ, công nhân viên chức, học sinh, ngƣời già/về hƣu đến ngƣời

không có nghề nghiệp…

III. Kết luận và khuyến nghị

Mặc dù nhiều ngƣời dân ở 2 tỉnh miền núi (Lào Cai và Yên Bái)

biết về Internet, đa số họ, đặc biệt ở địa bàn các xã nông thôn chƣa có cơ

hội tiếp cận loại hình dịch vụ này. Số ngƣời sử dụng ở 2 tỉnh chủ yếu tập

trung ở vùng đô thị, rơi vào nhóm học sinh, sinh viên và cán bộ công

chức, ở nhóm ngƣời Kinh. Tỷ lệ sử dụng Internet ở nhóm trẻ tuổi (dƣới 31

tuổi) nhiều hơn so với các lứa tuổi lớn hơn.

Chi phí cho việc sử dụng Internet có vẻ nhƣ chƣa phải là vấn đề nổi

cộm đối với những ngƣời sử dụng dịch vụ phải trả tiền. Điều này có thể lí

giải ở chỗ tần suất sử dụng của ngƣời dân còn thấp.

Page 219: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

219

Có 3 lí do chính dẫn đến việc đa số ngƣời dân không sử dụng

Internet, trong đó lí do chủ yếu là không biết sử dụng và 2 lí do nữa là

dịch vụ xa nơi ở/không thuận tiện và cho rằng dịch vụ đó không cần thiết.

Tất nhiên, đôi khi có những ràng buộc giữa các lí do khác nhau, nhƣ do

không có nhu cầu sử dụng, ngƣời dân không có ý định tìm hiểu và tiếp cận

dịch vụ này. Hoặc thậm chí cả 3 lí do cùng hội tụ dẫn đến việc ngƣời dân

chƣa sử dụng hoặc chƣa có cơ hội sử dụng dịch vụ này.

Mặc dù nhóm đối tƣợng sử dụng và có nhu cầu sử dụng Internet chủ

yếu rơi vào nhóm trẻ tuổi, có thể thấy đối tƣợng sử dụng cũng nhƣ có nhu

cầu sử dụng dịch vụ này rất đa dạng ở các ngành nghề khác nhau, các dân

tộc khác nhau.

Một điều đáng ngạc nhiên trong quá trình phân tích thực trạng và

nhu cầu sử dụng Internet của ngƣời dân 2 tỉnh Lào Cai và Yên Bái là trong

các nội dung phân tích, hầu nhƣ không có sự khác biệt rõ rệt, thậm chí

không hề có sự chênh lệch giữa nam và nữ về nhận thức, hành vi cũng nhƣ

mong muốn sử dụng loại phƣơng tiện truyền thông này.

Khuyến nghị

Việc tăng cƣờng đƣa dịch vụ Internet về tới thôn/xã ở 2 tỉnh Lào

Cai và Yên Bái là cần thiết để ngƣời dân có cơ hội tiếp cận với loại hình

dịch vụ này nhiều hơn, để có thể bắt kịp với xu thế chung trên toàn quốc,

trong khu vực Đông Nam Á và cả thế giới. Rút ngắn khoảng cách biệt

giữa miền núi – nông thôn đồng bằng - đô thị về thông tin nói riêng, về

kiến thức cũng nhƣ trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, cần lƣu

ý:

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của ngƣời dân về vai trò của

Internet, cách khai thác và sử dụng Internet một cách tích cực.

Thứ hai, khác với các loại phƣơng tiện truyền thông đại chúng khác,

Internet du nhập vào Việt Nam muộn hơn. Một mặt nó đem lại nhiều tiện

ích cho ngƣời sử dụng nhƣ: thông tin đa dạng, cập nhật… Mặt khác, nếu

không có sự quản lý chặt chẽ, bản thân những ngƣời kinh doanh dịch vụ

Page 220: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

220

này vì mục đích lợi nhuận hoặc do thiếu kỹ năng, họ không ngăn cản

khách hàng vào những trang web có nội dung tiêu cực nhƣ những trang

sex, trò chơi bạo lực… Do vậy cần phải tập huấn, yêu cầu những ngƣời

kinh doanh dịch vụ này phải tối thiểu có chứng chỉ tin học ở mức nhất

định để có thể giải quyết những vấn đề trên.

Thứ ba, cũng cần phải cảnh báo về nguy cơ thanh thiếu niên có thể

sử dụng Internet quá nhiều, dẫn đến việc sao nhãng học hành, làm việc…

Đặc biệt, với công nghệ, kỹ thuật ngày càng hiện đại, các trò chơi trực

tuyến (game online) ngày càng trở nên hấp dẫn.

Thứ tư, ngoài việc tăng cƣờng cung cấp dịch vụ Internet về đến

thôn/bản cho ngƣời dân, kích cầu bằng cách tuyên truyền về tính hữu dụng

của Internet, các tỉnh cũng nên tập trung hơn để đầu tƣ về mặt nội dung,

đƣa những thông tin phù hợp với trình độ văn hoá, ngôn ngữ, đặc điểm

dân tộc cũng nhƣ kinh tế – xã hội của ngƣời dân lên trang web của tỉnh. Ví

dụ nhƣ có trang web cung cấp những nội dung về hoạt động sản xuất nông

nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi… phù hợp với đặc điểm địa lý, nghề

nghiệp của ngƣời dân ở đây.

Thứ năm, một trong những nguyên nhân dẫn tới hạn chế tiếp cận

với Internet của ngƣời dân miền núi là thu nhập của ngƣời dân còn thấp,

trong khi giá cả truy cập internet còn khá cao so với thu nhập của họ. Cần

tăng cƣờng dịch vụ Internet miễn phí và giá thấp cho ngƣời dân miền núi,

đặc biệt tới những xã nông thôn.

Thứ sáu, một hạn chế nữa là trình độ của ngƣời dân vùng núi còn

thấp, việc đọc báo in còn hạn chế chứ chƣa nói đến đọc báo trên mạng. Để

sử dụng đƣợc Internet, ngoài việc biết đọc đƣợc tiếng Việt, ngƣời sử dụng

phải có một chút kiến thức về tin học. Nên đào tạo tin học, internet cho

học sinh, tầng lớp thanh niên để từ đó họ có thể hƣớng dẫn cho những bậc

lớn tuổi hơn, thậm chí cả ngƣời già biết một số kỹ năng cơ bản để sử dụng

internet. Thêm vào đó, đội ngũ ngƣời cung cấp dịch vụ ở các đại lý, các

bƣu điện, văn hoá xã cũng tích cực hƣớng dẫn cho ngƣời dân cách tìm

Page 221: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

221

kiếm và khai thác thông tin trên mạng.

Page 222: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

222

VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG TIẾP CẬN INTERNET CỦA

NGƢỜI DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Đồng Tháp)

Ths. Phạm Hương Trà

1. Giới thiệu

Sự phát triển nhanh chóng, từng phút, từng giờ của các phƣơng tiện

thông tin đại chúng đã góp phần tạo nên một kỷ nguyên thông tin toàn

cầu. Chính vì thế, nhu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao hơn, đa dạng

hơn, phong phú hơn. Ngƣời ta đón nhận thông tin từ nhiều chiều, theo

những cách thức khác nhau và Internet là một phƣơng tiện truyền thông

mới góp phần quan trọng trong thời đại thông tin này. Không ai có thể phủ

nhận vai trò của Internet trong đời sống xã hội, nó cung cấp lƣợng thông

tin khổng lồ, nhanh nhất, hiệu quả nhất và có tác động lớn đến đời sống xã

hội. Sở dĩ nó có yếu tố trên đó chính là do tính chất “đa phƣơng tiện” của

nó: nó có thể làm việc đƣợc với cả âm thanh, hình ảnh lẫn văn bản – điều

mà các phƣơng tiên truyền thông cũ nhƣ báo in, phát thanh và truyền hình

điều không làm đƣợc (Trần Hữu Quang, 2006, tr448).

Kết quả nghiên cứu này tác giả sử dụng bộ số liệu định lƣợng do

khoa Xã hội học thực hiện vào tháng 9/ 2008, điều tra tại địa bàn tỉnh

Đồng Tháp với tổng số mẫu là 500 c¸ nh©n thuéc c¸c hé gia ®×nh. Cách

lấy mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên phân chùm: ph­êng T©n Quy §«ng

thÞ x· Sa §Ðc; ph­êng 4 thµnh phè Cao L·nh; x· An Phong huyÖn Thanh

B×nh; x· An B×nh A huyÖn Hång Ngù; x· Phó §iÒn, huyÖn Th¸p M­êi; tại

mỗi địa điểm chọn 100 ng­êi.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1 Đánh giá chung về thực trạng sử dụng Internet

Năm 1997 với sự ra đời của công ty Điện toán và truyền số liệu

VDC làm mốc cho sự thâm nhập của Internet vào Việt Nam. Lúc đó,

Page 223: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

223

Internet còn quá xa lạ với ngƣời Việt Nam, thậm chí ngay cả với những

cán bộ khoa học làm trong lĩnh vực thông tin cũng ít cơ hội tiếp cận và sử

dụng công nghệ hiện đại này. Nhƣng sau hơn 10 năm vào Việt Nam,

Internet đã phát triển một cách mạnh mẽ, tất cả các tỉnh thành phố trên cả

nƣớc đều có mạng Internet, ngƣời dân ngày càng biết và tiếp cận với

phƣơng tiện truyền này. Tuy nhiên, trong cuộc nghiên cứu tại tỉnh Đồng

Tháp khi hỏi “Ông/ bà đã bao giờ nghe nói đến Internet chưa?”, có 36%

số ngƣời đƣợc hỏi chƣa nghe nói về Internet.

Biểu 1: Tỷ lệ người dân có nghe nói về Internet (%)

64

36Có nghe

Chưa nghe

Điều này cho thấy ngƣời dân ở đây vẫn chƣa đƣợc tiếp cận với

phƣơng tiện này và những ngƣời chƣa nghe đến Internet chủ yếu ở nông

thôn. Trái lại ngƣời dân ở đô thị tại Đồng Tháp có cơ hội và môi trƣờng

tốt trong việc tiếp cận với những phƣơng tiện hiện đại hơn so với khu vực

nông thôn. Cụ thể, có 153/200 trƣờng hợp chiếm 76,5% ngƣời dân ở đô

thị và 165/300 trƣờng hợp chiếm 55% ngƣời dân ở nông thôn có nghe nói

về Internet.

Có thể nói, việc phát triển dịch vụ internet tại địa phƣơng sẽ giúp

ích cho ngƣời dân tiếp cận với phƣơng tiện truyền thông mới. Với nhiều

tên gọi khác nhau nhƣ Điểm truy cập internet công cộng, café Internet,

café Wifi, điểm dịch vụ mạng… loại hình dịch vụ này ra đời và nhanh

chóng phổ biến tại các thành phố lớn đáp ứng nhu cầu truy cập của ngƣời

dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tổng số 318 ngƣời trả lời có nghe

Page 224: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

224

nói đến Internet có tới 253 trƣờng hợp (79.6%) cho biết có dịch vụ

internet ở địa phƣơng.

Việc ngƣời dân biết có dịch vụ Internet cho thấy ngƣời dân ở khu

vực này có quan tâm tới loại phƣơng tiện mới và hiện đại này hay không.

Có thể nói, từ việc ngƣời dân nhận thức đƣợc vị trí quan trọng của Internet

đến việc có thái độ tích cực, ủng hộ và quan tâm tới nó đã góp phần cho sự

phát triển của mạng thông tin toàn cầu ở khu vực nhƣng phần quan trọng

hơn cả là liệu họ có sử dụng trong cuộc sống và công việc hàng ngày hay

không? Trong tổng số 318 ngƣời có nghe nói tới dịch vụ này có chƣa tới

¼ số ngƣời trả lời đã từng sử dụng. Đây là một tỷ lệ rất ít, điều đó chứng

tỏ ngƣời dân tại Đồng Tháp còn đang rất lạ lẫm với loại hình truyền thông

mới này. Ngay cả với nhóm cán bộ viên chức nhà nƣớc và học sinh, sinh

viên là nhóm có cơ hội tiếp cận với Internet dễ dàng hơn cả với các nhóm

nghề khác nhƣ nông nghiệp, về hƣu, công nhân…cũng có tỷ lệ ngƣời sử

dụng không nhiều. Cụ thể là trong số 59 ngƣời trả lời đã sử dụng có 19

ngƣời là cán bộ viên chức và 12 ngƣời là học sinh, sinh viên đã sử dụng

Internet.

Mặc dù mới xuất hiện ở Việt Nam nhƣng trong điều kiện đổi mới tƣ

duy cũng nhƣ sự đánh giá đúng mức của Đảng và Nhà nƣớc về Internet

nên loại hình phƣơng tiện này đã nhanh chóng tiếp cận và khai thác những

máy móc, công nghệ mới của Internet trên thế giới. Theo trung tâm

Internet Việt Nam, vào tháng 5/2008 Việt Nam có 5.834.289 số lƣợng

thuê bao qui đổi và có 19.774.809 ngƣời sử dụng Internet, tỷ lệ dân sử

dụng là 23,5% (Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam, truy cập ngày

14/12/2008). Còn theo báo cáo của tỉnh Đồng Tháp có khoảng 4000 thuê

bao và nếu nhƣ so sánh với số thuê bao trên toàn quốc thì ở Đồng Tháp tỷ

lệ này còn khá thấp. Lý giải cho điều này có thể là do hiện nay mạng

Internet mới chỉ phát triển và phổ biến với khu vực đô thị của Đồng Tháp,

trong khi tại Đồng Tháp ngƣời dân sống tại đô thị không nhiều. Trong các

cuộc thảo luận nhóm về phƣơng tiện mà ngƣời dân tiếp cận hàng ngày

Page 225: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

225

cũng thể hiện điều này “Nói chung, Internet thì vùng nông thôn mới có

nay thôi, khoảng chừng tháng rưỡi. Phương tiện đó cũng chưa có đại trà

lắm, cũng ít sử dụng. Mà giời vô thì cũng chưa chắc biết dùng” (Thảo

luận nhóm, xã Phú Điền, huyện Tháp Mƣời).

2.2 Mục đích sử dụng Internet

Kết quả điều tra định lƣợng cho thấy trong số 4 mục đích đƣa ra

những ngƣời đã sử dụng Internet đều đánh giá cao vai trò thông tin của

loại phƣơng tiện này, có tới 38/59 ngƣời đƣợc hỏi cho rằng họ truy cập

Internet để tìm kiếm thông tin, còn việc dùng internet để viết thƣ điện tử

hay chơi trò chơi điện tử là rất ít (11,9%). Nhƣ vậy, với 2 nhóm thƣờng

xuyên có cơ hội tiếp xúc với Internet là nhóm học sinh, sinh viên và nhóm

cán bộ công chức thì mục đích nhƣ vậy là khá phù hợp.

Để đánh giá một cách kỹ càng hơn với đối tƣợng đã sử dụng

Internet, chúng tôi đƣa ra câu hỏi “Việc sử dụng Internet có thiết thực

trong công việc, sinh hoạt…với ông bà hay không?”, kết quả cho thấy chỉ

có một tỷ lệ rất nhỏ nhóm công chúng của loại phƣơng tiện này trả lời

rằng không hữu ích (5,1%), còn lại đa phần trả lời rằng Internet rất có ý

nghĩa trong cuộc sống, sinh hoạt…của họ. Điều này cho thấy đối với

những ngƣời đã sử dụng họ đã nhận thấy đƣợc vai trò quan trọng của loại

hình truyền thông này.

Biểu 2: Đánh giá về ý nghĩa của việc sử dụng Internet (%)

0

10

20

30

40

50

60

Rất hữu ích Hữu ích Không hữu ích

Đối với nhóm có biết Internet nhƣng không sử dụng chúng tôi có

đặt ra câu hỏi về lý do để giải thích cho việc họ chƣa tiếp cận với phƣơng

tiện này. Kết qủa là đa phần không sử dụng là do không biết cách sử dụng

Page 226: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

226

nó nhƣ thế nào, tỷ lệ này chiếm tới 64,8% số ngƣời đƣợc hỏi. Nhƣ vậy,

khi đƣa Internet về địa phƣơng chúng ta cần tổ chức ngƣời hƣớng dẫn sử

dụng cho ngƣời dân để có thể hình thành một nhóm ngƣời biết sử dụng

thành thạo từ đó hƣớng dẫn cho những ngƣời khác. Do những rào cản về

trình độ học vấn và nhất là phong tục tập quán sản xuất dựa trên kinh

nghiệm cha ông để lại nên ngƣời dân chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng

của các thông tin mà Internet mang lại đối với cuộc sống của mình.

Biểu 3: Lý do không sử dụng Internet (%)

0

20

40

60

80

Không biết sử

dụng

Dịch vụ xa nơi ở Không cần thiết Khác

Còn lý do về mặt không gian – dịch vụ xa nơi ở/ không thuận tiện

không phải là một rào cản khiến ngƣời dân không tiếp cận đƣợc với

Internet, chỉ có 1,2% số ngƣời có biết Internet lựa chọn phƣơng án này.

Tuy nhiên, một tỷ lệ đáng kể gần 1/3 số ngƣời biết tới Internet mà không

sử dụng trả lời rằng họ không thấy cần thiết phải sử dụng loại hình này.

Điều này có thể đƣợc giải thích rằng đa số những ngƣời đƣợc hỏi làm ở

những nhóm nghề chƣa cần phải sử dụng Internet nhƣ buôn bán, nông

nghiệp, làm thuê, về hƣu…hơn nữa họ còn phải dành nhiều thời gian cho

công việc của mình nên không thể dành riêng một khoảng thời gian nhất

định để ngồi truy cập vào Internet.

Khi hỏi có thích sử dụng hay không thì có tới 71,2% số ngƣời đƣợc

hỏi trả lời rằng không thích sử dụng phƣơng tiện này.

Nếu so sánh về giới tính kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới thích

sử dụng Internet hơn nữ giới. Theo kết quả điều tra có 33,5% nam giới và

23,8% nữ giới trả lời có thích sử dụng Internet. Hơn nữa, kết quả cũng cho

Page 227: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

227

thấy đối với những ngƣời tuổi càng cao sở thích sử dụng Internet càng

giảm, nếu nhƣ gần ½ nhóm dƣới 31 tuổi trả lời có thích sử dụng thì chỉ có

gần ¼ (18,2%) nhóm trên 50 tuổi cho rằng có sở thích này.

Có thể nói, chỉ xét riêng về mặt định lƣợng, tổng số ngƣời sử dụng

Internet ở Việt Nam hiện nay chƣa tƣơng xứng với tính hiện đại của công

nghệ thông tin. Và tại địa phƣơng nghiên cứu số lƣợng ngƣời có nhu cầu

sử dụng không phải là nhiều, điều đó cho thấy ngƣời dân ở đây có thể

chƣa biết đến loại hình phƣơng tiện này hoặc do họ chƣa nhận thấy đƣợc

tầm quan trọng của Internet trong công việc cũng nhƣ trong đời sống sinh

hoạt của mình.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Hữu Quang, 2006, Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ, Thời báo kinh tế sài gòn,

Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình Dƣơng, tr448

2. Lê Ngọc Hùng, 2008, Bài Vấn đề giới trong thông tin đại chúng: Nghiên cứu

trường hợp Internet trong “Những vấn đề giới: Từ lịch sử đến hiện đại”, Nxb

Lý luận chính trị, Hà Nội, tr 121-125.

3. http://www.vnnic.vn/, Trung tâm Internet Việt Nam-VNNIC, truy cập ngày

14/12/2008

Page 228: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

228

PHẦN III : CÔNG CHÖNG, NHU CẦU TIẾP CẬN VÀ

HIỆU QUẢ CỦA TRUYỀN THÔNG

NHẬN DIỆN CÔNG CHÖNG QUA CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH

(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Đồng Tháp)

Ths. Dương Thu Hương

Đặt vấn đề

Dƣới sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại, truyền thông đa phƣơng

tiện đang ngày càng phát triển và phát huy đƣợc những ƣu thế của mình

trong việc chiếm lĩnh thị phần công chúng của các phƣơng tiện truyền

thông nói chung. Đứng trƣớc xu thế đó, các phƣơng tiện truyền thông

truyền thống nhƣ báo viết, phát thanh, truyền hình rất cần có những bƣớc

đổi mới nhất định để “giữ chân” công chúng của mình. Mỗi một loại hình

báo chí đều có những ƣu thế nhất định, phù hợp ở mức nhất định đối với

công chúng khác nhau về tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp cũng nhƣ

các đặc điểm xã hội khác.

Riêng đối với loại hình báo phát thanh, trong bối cảnh bùng nổ

truyền thông ở Việt nam hiện nay, phát thanh thƣờng bị nhìn nhận nhƣ

một phƣơng tiện yếu thế vì chỉ có phần tiếng mà không có phần hình ảnh.

Tuy nhiên nó lại có những ƣu thế mà các loại hình báo chí khác không có

nhƣ: phƣơng tiện để có thể tiếp cận đƣợc với phát thanh thƣờng gọn gàng,

dễ mang theo mọi lúc mọi nơi, đầu tƣ chi phí cũng rất thấp, thậm chí

ngƣời ta có thể nghe các chƣơng trình phát thanh thông qua các phƣơng

tiện khác nhƣ: máy nghe nhạc, quạt tích điện, máy điện thoại ….

Page 229: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

229

Để có cơ sở duy trì và mở rộng công chúng của phát thanh, rất cần

có những nghiên cứu nhận biết công chúng của phát thanh hiện nay là

những ai, họ mang những đặc điểm gì cũng nhƣ nhận diện những ngƣời

không tiếp cận với phát thanh và những lý do mà họ không tiếp cận với

phát thanh. Việc nhận diện này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho các nhà

quản lý truyền thông có cơ sở để thiết kế các chƣơng trình phát thanh phù

hợp cho từng nhóm đối tƣợng với những đặc điểm nhân khẩu học và xã

hội cụ thể, giữ chân và lôi kéo đông đảo công chúng đến với phát thanh

hơn nữa.

1. Công chúng của phát thanh, họ là ai?

Trong nghiên cứu của chúng tôi, công chúng của phát thanh được

định nghĩa là những người nghe đài thường xuyên. Trong nhóm nghe đài

thường xuyên này, chúng tôi chia làm 2 nhóm với 2 mức độ tiếp cận khác

nhau với phát thanh: nhóm nghe đài hàng ngày và nhóm nghe đài một số

ngày trong tuần.

- Đặc điểm nhân khẩu học của công chúng phát thanh

Căn cứ vào đặc điểm về giới cho thấy nam giới thích nghe đài nhiều

hơn nữ giới: có 29,8% nam giới thƣờng xuyên hay một vài lần trong tuần

nghe đài, trong khi tỉ lệ này ở nữ chỉ có 24,1%.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ nam/nữ thường xuyên nghe đài

29.8%

24.1%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

30.0%

35.0%

Nam

Nữ

Xét về độ tuổi những ngƣời đứng tuổi (trên 30 tuổi) thƣờng thích

nghe đài hơn công chúng trẻ tuổi (dƣới 30 tuổi). Đặc biệt nhóm trên 50

Page 230: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

230

tuổi là nhóm mà tỉ lệ nghe đài thƣờng xuyền hàng ngày cao nhất so với

những nhóm công chúng trẻ hơn.

Biểu đồ 2: Tuổi của người được hỏi và mức độ thường xuyên nghe đài

14.8%

19.8%

23.1%

7.0%

8.3%

6.3%

0.0%

5.0%

10.0%

15.0%

20.0%

25.0%

Dưới 30 31-50 trên 50

Thường xuyên

một vài lần trong tuần

- Đặc điểm kinh tế - xã hội

Nếu căn cứ vào những gì đƣợc cho là lợi thế của phát thanh nhƣ chi phí

đầu tƣ thấp, ít tốn kém, tiếp cận thuận tiện mọi lúc, mọi nơi thì có thể nhận

định rằng thính giả của các chƣơng trình phát thanh là những ngƣời có địa

vị kinh tế xã hội thấp, trình độ văn hoá thấp. Tuy nhiên, thực tế nghiên

cứu cho thấy, thính giả của đài phát thanh là những ngƣời có vị thế kinh tế

xã hội tƣơng đối cao và họ cũng là những ngƣời có trình độ trong xã hội.

Bảng 1: Tương quan giữa mức độ nghe đài và nghề nghiệp (%) Mức độ nghe

đài

Nông

nghiệp

Công nhân,

Tiểu thủ công

nghiệp

Buôn

bán, dịch

vụ

Cán bộ

nhà nƣớc

Làm

thuê

Học

sinh, sv

Thƣờng xuyên 19,8 19,8 14,6 34,9 9,9 21,1

1vài lần/tuần 6,6 19,0 6,1 16,3 6,2 10,5

1vài lần/tháng 1,1 0 1,2 4,7 3,7 5,3

1vài lần/năm 6,6 0 6,1 7,0 3,7 5,3

Không bao giờ 65,9 61,9 72 37,2 76,5 57,9

Nếu xét về số tuyệt đối thì số ngƣời nghe đài phát thanh thƣờng

xuyên nhiều nhất là nông dân vì cơ cấu nghề nghiệp nông nghiệp chiếm tỷ

trọng cao nhất so với các ngành nghề khác. Tuy nhiên điều này không có

Page 231: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

231

nghĩa là đa số những ngƣời làm nông nghiệp nghe đài. So sánh mức độ

thƣờng xuyên và không thƣờng xuyên tiếp cận với phát thanh cho thấy tỉ

lệ thƣờng xuyên (hầu hết các ngày trong tuần hay một vài ngày/tuần) cao

nhất lại rơi vào nhóm có tri thức cao và nhóm có nghề nghiệp ổn định

(nhƣ công chức nhà nƣớc, học sinh, sinh viên). Bên cạnh đó, nhóm buôn

bán dịch vụ, nhóm làm thuê lại là nhóm không phải là công chúng thƣờng

xuyên của phát thanh.

Bên cạnh yếu tố nghề nghiệp thì yếu tố kinh tế cũng ảnh hƣởng đến

mức độ thƣờng xuyên nghe đài, hay nói cách khác, ngƣời có vị thế kinh tế

khác nhau thì không giống nhau về mức độ tiếp cận với phát thanh.

Biểu đồ 3: Số tài sản có giá trị đang sở hữu và mức độ thường xuyên

nghe đài

Mức độ tiếp cận phát thanh

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Hàng ngày 1 vài lần/tuần 1 vài lần/tháng 1 vài lần/nămK o b a o g i ờ

0

1 dến 4

5 đến 8

9 đến 12

Để đánh giá đặc điểm kinh tế hộ gia đình và mức độ nghe đài, một

biến mới có tên số tài sản có giá trị gia đình đang sở hữu đƣợc tạo ra. Biến

này là tổng số 12 biến hỏi về việc gia đình hiện có hay không sở hữu một

số tài sản có giá trị trong gia đình. Biến này sẽ chạy từ 0 đến 12: biến càng

lớn tức là gia đình ngƣời đƣợc hỏi đang sở hữu nhiều tài sản có giá trị,

ngƣợc lại, giá trị của biến càng thấp chứng tỏ gia đình sở hữu ít tài sản có

giá trị. Khi phân tích tƣơng quan giữa mức độ tiếp cận với đài phát thanh

và số tài sản có giá trị đang sở hữu thì thấy rất rõ những ngƣời đƣợc hỏi

mà trong gia đình họ sở hữu nhiều tài sản cũng là những ngƣời thƣờng

Page 232: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

232

xuyên (hoặc vài lần trong tuần) tiếp cận với phát thanh, và ngƣợc lại,

những ngƣời sở hữu ít tài sản có giá trị cũng là ngƣời có ít cơ hội tiếp cận

với phát thanh (cụ thể ở bảng 2). Nếu nhƣ mức độ thƣờng xuyên nghe đài

(hàng ngày và một vài ngày trong tuần) tăng dần theo số tài sản có giá trị

gia đình đang sở hữu thì ngƣợc lại, tỉ lệ không bao giờ nghe đài giảm dần

cùng với mức tăng của số tài sản có giá trị gia đình đang sở hữu. Điều này

cũng phản ánh trong tƣơng quan giữa khả năng chi tiêu và mức độ thƣờng

xuyên tiếp cận với phát thanh: nhóm ngƣời thƣờng xuyên tiếp cận với phát

thanh cũng trùng với nhóm có mức chi tiêu cao hơn so với các nhóm khác

trong xã hội. Có thể giải thích vấn đề này bằng giả định nhƣ sau: các hộ

gia đình khá giả, có thể họ không phải quá lo toan với kinh tế, có nhiều

thời gian rảnh rỗi nghe đài và cũng biết tìm đến phát thanh để thỏa mãn

nhu cầu nghe đài hơn những hộ đang khó khăn về kinh tế.

Bảng 2: Tương quan giữa học vấn người được hỏi và mức độ thường

xuyên tiếp cận với phát thanh (%)

Mức độ tiếp cận Học vấn ngƣời đƣợc hỏi

Chƣa bao

giờ đi häc Tiểu học THCS THPT

Cao đẳng, ĐH

và cao hơn

Hàng ngày 16.7 15.9 13.7 29.3 36.7

1 vài lần/tuần 2.4 6.0 8.1 9.5 10.0

1 vài lần/tháng .0 3.3 1.2 2.6 3.3

1 vài lần/năm .0 6.0 6.8 6.9 6.7

Ko bao giờ 81.0 68.9 70.2 51.7 43.3

Khi phân tích mối quan hệ giữa trình độ học vấn và mức độ tiếp cận

với phát thanh, chúng tôi cũng nhận thấy rất rõ từ bảng tƣơng quan này là

những ngƣời có trình độ học vấn cao cũng có xu hƣớng tiếp cận thƣờng

xuyên với phát thanh, trong khi những ngƣời có trình độ học vấn thấp (ví

dụ nhƣ chƣa bao giờ đi học hoặc trình độ tiểu học) thì thƣờng là rất ít khi

nghe hoặc không bao giờ tiếp cận với phát thanh.

Một phát hiện nữa của nghiên cứu là những ngƣời thƣờng xuyên tham gia

các hoạt động xã hội, những ngƣời có tính năng động xã hội cũng là ngƣời

thích nghe đài. Để đo đƣợc tính năng động xã hội, chúng tôi cũng tạo ra

biến mới có tên “mức độ năng động xã hội” bằng cách cộng tám biến đã

Page 233: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

233

có: nhƣ mức độ tham gia lễ hội văn hóa, hội họp, hoạt động phƣờng xã,

đoàn thể, nghỉ mát, du lịch, thể thao. Nhƣ vậy không phải là nếu nhƣ họ

dành thời gian tham gia các hoạt động này thì sẽ không có thời gian nghe

đài mà thực tế, những ngƣời nào có tính năng động xã hội cũng là ngƣời

thƣờng xuyên nghe đài hơn những ngƣời ít năng động xã hội.

Biểu đồ 4: Mức độ năng động xã hội và mức độ thường xuyên nghe đài

32.2%

11.0%

1.7%

9.3%

45.7%

15.9%

6.0%

2.5%5.0%

70.7%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

70.0%

80.0%

Hàng ngày 1 vài lần/tuần 1 vài lần/tháng 1 vài lần/năm Ko bao giờ

Thường xuyên

Ít khi

Qua điều tra, chúng tôi thống kê đƣợc có 41,4% số hộ gia đình còn

sở hữu đài radio nhƣng chỉ có 28,8% số ngƣời đƣợc hỏi (đại diện của mỗi

hộ) còn giữ thói quen nghe đài, trong đó tỉ lệ thƣờng xuyên nghe đài chỉ

còn 19,6%. Qua phân tích ở trên cho thấy, tỉ lệ những ngƣời thƣờng xuyên

nghe đài tập trung chủ yếu ở nhóm có trình độ học vấn tƣơng đối cao (từ

cấp 3 trở lên), làm những công việc mang tính chất ổn định (công nhân

viên chức nhà nƣớc, học sinh, sinh viên), và kinh tế gia đình tƣơng đối khá

giả. Tuy nhiên đây không phải là nhóm chiếm đa số tại địa bàn nghiên

cứu. Phân tích đặc điểm dân cƣ địa bàn điều tra cho thấy tại địa bàn

nghiên cứu, dân cƣ chủ yếu làm nông nghiệp, làm thuê hay buôn bán dịch

vụ là chính, trình độ dân trí tƣơng đối thấp (với 70% mẫu điều tra) có trình

độ từ PTCS trở xuống, và với mức chi tiêu thấp (gần 500 nghìn

đồng/ngƣời/tháng). Một câu hỏi đặt ra là phải chăng nội dung và giờ phát

Page 234: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

234

sóng các chƣơng trình phát thanh chƣa thật sự phù hợp với đặc điểm kinh

tế, dân trí, xã hội của nhóm xã hội chiếm đa số này, chính vì vậy mà chƣa

thu hút đƣợc họ đến với phát thanh. Một bằng chứng cho thấy là mặc dù ở

địa bàn nông thôn với tỷ lệ cao những ngƣời làm nông nghiệp nhƣng

chƣơng trình phát thanh nông thôn không phải là chƣơng trình đƣợc yêu

thích nhất, hơn nữa tỉ lệ ngƣời đƣợc hỏi yêu thích chƣơng trình này nhất

rất thấp (4,8%).

Để tăng tỉ lệ ngƣời nghe đài, bên cạnh các chƣơng trình phục vụ

nhóm có trình độ thƣởng thức cao, chúng tôi thiết nghĩ cần hƣớng xây

dựng các chƣơng trình mang tính chất bình dân hơn nữa để phục vụ nhóm

xã hội đông đảo này. Cần xây dựng các chƣơng trình hƣớng cụ thể đến

nhóm tuổi, đặc điểm nghề nghiệp, và dân trí của họ vì thói quen và tâm lý

nghe đài thƣờng là nghe một mình và nghe cho bản thân mình. Điều này

khác hẳn với xem tivi : thƣờng là xem cùng gia đình, họ hàng, vừa xem

vừa cùng bình luận. Nhận định này đƣợc minh chứng rất rõ khi nhìn vào

thời điểm mà công chúng muốn nghe đài : trƣớc khi đi ngủ buổi tối

(58,1%), vừa làm vừa nghe đài (19,9%), lúc thực hiện các hoạt động cá

nhân (15,3%) ... đây là các thời điểm mang tính chất riêng tƣ nhiều hơn là

mang tính chất giải trí và chia sẻ thông tin.

Cũng từ đặc điểm tâm lý này, chúng tôi thiết nghĩ để có thể cạnh

tranh với truyền hình, phát thanh cần thiết kế các chƣơng trình hƣớng tới

công chúng là gia đình phát vào những giờ thƣờng có sự sum họp gia đình

nhƣ giờ ăn cơm và sau bữa ăn tối, hay vào những khung giờ nhất định của

ngày nghỉ. Các chƣơng trình nên thiết kế mang tính giải trí hoặc giải trí

lồng ghép với giáo dục và tiếp cận theo hƣớng có sự tham gia của các

thành viên trong gia đình, có nhƣ vậy mới có thể lôi kéo một phần khán

giả của truyền hình quay trở lại với phát thanh.

Bên cạnh đó, phát thanh cần có những hƣớng đi riêng, dựa vào thế

mạnh của mình để phát triển và cần xác định cho mình những nhóm công

chúng đặc thù khác với truyền hình. Qua phân tích sơ bộ công chúng của

Page 235: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

235

truyền hình, chúng tôi thấy cũng có rất nhiều điểm tƣơng đồng với phát

thanh (về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn) mặc dù sự phân

hoá là không rõ rệt nhƣ đối với phát thanh. Vì vậy nên phát thanh nên chú

ý phát triển công chúng mà hiện tại truyền hình còn đang bỏ trống chứ

không nên phát triển công chúng giống nhƣ công chúng của truyền hình.

2. Công chúng của phát thanh có phải là công chúng của các loại hình

báo chí khác ?

Một thực tế không thể phủ nhận đƣợc là truyền hình là một phƣơng

tiện truyền thông chiếm ƣu thế và phổ biến nhất so với các phƣơng tiện

khác, vừa thỏa mãn đƣợc cả phần nhìn và phần nghe, đồng thời thỏa mãn

đƣợc cả thói quen của công chúng : vừa xem vừa nói chuyên, chia sẻ

thông tin – lối sống mang tính cộng đồng cao và phù hợp với các cộng

đồng còn nặng lối sống truyền thống. Chính vì vậy mà có tới 93% tổng số

hộ trong mẫu điều tra có sở hữu ít nhất một chiếc ti vi. Cũng có tới 71%

ngƣời đƣợc hỏi trả lời công việc họ thƣờng làm nhất trong thời gian rỗi là

xem truyền hình. Với sự xâm lấn ngày càng mạnh mẽ của truyền hình,

chúng ta rất cần xác định những ngƣời là thính giả thƣờng xuyên của các

chƣơng trình phát thanh có mối liên quan nhƣ thế nào với các loại hình

báo chí khác, đặc biệt là truyền hình. Có cách nào để giữ chân những thính

giả thƣờng xuyên của phát thanh, đồng thời lôi kéo những ngƣời chƣa bao

giờ nghe phát thanh, những ngƣời đã rời bỏ đài phát thanh quay trở lại với

phƣơng tiện truyền thông này.

Thực tế cho thấy phát thanh vẫn là phƣơng tiện truyền thông đại

chúng đứng thứ hai, sau truyền hình, mà công chúng thƣờng xuyên tiếp

xúc hàng ngày. Tuy nhiên khoảng cách này là rất xa (80% so với 19,6%).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nguồn thông tin quan trọng nhất mà

ngƣời dân ở Đồng Tháp tiếp nhận là từ truyền hình, chiếm 91,8%, sau đó

đến đài phát thanh 25,6%.

Page 236: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

236

Biểu đồ 5: Mức độ tiếp cận hàng ngày với các phương tiện truyền thông

đại chúng (%)

80

19.615.2

2

0

20

40

60

80

Truyền hình Phát thanh Báo Internet

Nếu không tính đến Internet trong mẫu điều tra (vì đây là loại hình

chƣa thật sự phổ biến trong mẫu nghiên cứu), thì chỉ có 6,2% toàn bộ số

ngƣời trong mẫu nghiên cứu thƣờng xuyên tiếp cận hàng ngày với cả ba

phƣơng tiện truyền thông đại chúng phổ biến : Truyền hình, phát thanh,

báo, tuy nhiên có tới gần 49% công chúng thƣờng xuyên xem tivi hàng

ngày hoặc một vài ngày trong tuần nhƣng không bao giờ đọc báo hoặc

nghe đài. Cũng có 6,6% ngƣời đƣợc hỏi vừa thƣờng xuyên đọc báo, xem

truyền hình hàng ngày nhƣng không nghe đài phát thanh.

Nếu xem xét mối tƣơng quan giữa phát thanh và truyền hình thì có

tới trên 62% công chúng của toàn mẫu nghiên cứu không bao giờ nghe

phát thanh nhƣng thƣờng xuyên hoặc một vài ngày trong tuần xem truyền

hình (trong đó thƣờng xuyên chiếm ƣu thế với 50% số ngƣời đƣợc hỏi).

Câu hỏi đặt ra là liệu những ngƣời thƣờng xuyên nghe đài có phải là khán

giả của các chƣơng trình truyền hình hay độc giả của báo in không.

Bảng 3 : Mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận với truyền hình và mức độ

tiếp cận với phát thanh (%)

Mức độ tiếp cận với phát thanh

Hàng ngày 1 vài lần/tuần Ko bao giờ

Mức độ

Hàng ngày 84,7 81,1 77,2

1 vài lần/tuần 6,1 18,9 18,5

Page 237: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

237

tiếp cận

với

truyền

hình

1 vài lần/tháng 3,1 0 1,2

1 vài lần/năm 2 0 0,6

Ko bao giờ 4,1 0 2,5

Tổng 100 100 100

Trong số những ngƣời thƣờng xuyên tiếp cận với phát thanh hàng

ngày hay vài ngày trong tuần thì cũng có tới từ 90 đến 100% hàng ngày

hay vài ngày trong tuần tiếp xúc với truyền hình. Nhƣ vậy họ là thính giả

thƣờng xuyên của phát thanh đồng thời cũng là khán giả thƣờng xuyên của

truyền hình. Ngƣợc lại, trong số những ngƣời không bao giờ nghe đài, thì

có tới trên 95% xem truyền hình hàng ngày hay vài ngày trong tuần. Điều

này có nghĩa là việc họ nghe đài thƣờng xuyên không có nghĩa là họ từ bỏ

ti vi, nhƣng xem ti vi thƣờng xuyên chƣa chắc đã có nhu cầu nghe đài.

Nhƣ vậy chƣơng trình truyền hình thỏa mãn nhu cầu công chúng hơn so

với phát thanh và chƣơng trình phát thanh chƣa thật hay, hấp dẫn để thính

giả trung thành của phát thanh cảm thấy thỏa mãn và không rời bỏ phát

thanh. Điều này càng đƣợc củng cố sâu sắc hơn khi xem xét đến lý do

công chúng không nghe phát thanh. Có 54,6% số ngƣời đƣợc hỏi cho

rằng nội dung của đài không hấp dẫn bằng tivi, trong đó có 38% cho rằng

đây là lý do quan trọng nhất vì sao họ không nghe đài.

Phát hiện trên cũng gợi mở cho chúng ta về mặt giải pháp: nếu cứ

tiếp tục bê nguyên xi các chƣơng trình truyền hình sang phát thanh thì

thính giả trung thành của phát thanh sẽ rời bỏ phát thanh vì họ cũng là

công chúng của truyền hình nên họ đâu cần mất thời gian xem lại một nội

dung đã đƣợc xem bên truyền hình.

Ngoài vấn đề về nội dung, sở thích, thói quen sinh hoạt, chúng tôi

cũng đi tìm hiểu xem phƣơng tiện có phải là một rào cản khiến cho ngƣời

dân không nghe đài thƣờng xuyên không.

Bảng 4 : Mối quan hệ giữa mức độ tiếp cận với phát thanh và số tivi đang

sở hữu

Mức độ tiếp cận

với pthanh

Số lƣợng tivi

Ko có 1 2 3 4

Page 238: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

238

Hàng ngày 22.9 16.9 35.6 62.5 .0

1 vài lần/tuần 2.9 6.8 17.8 .0 .0

1 vài lần/tháng 2.9 1.7 4.4 12.5 .0

1 vài lần/năm 6.0 5.9 6.7 12.5 33.3

Ko bao giờ 64.8 68.7 35.6 12.5 66.7

Phân tích bảng trên cho thấy không có tivi (lý do cơ bản là do kinh

tế) cũng không phải là động lực cơ bản để ngƣời ta tìm đến phát thanh.

Cũng có thể nhóm này quá nghèo không đủ khả năng mua đài. Tuy nhiên,

nhƣ đã nói, chi phí đầu tƣ đài không phải là khó chấp nhận đƣợc với nhóm

nghèo. Vì vậy, về cơ bản, đây là nhóm còn mải lo cơm áo gạo tiền, không

có nhu cầu và trên hết là không nhận ra những nhu cầu của bản thân mà có

thể tự đáp ứng đƣợc thông qua các chƣơng trình phát thanh. Khi xem xét

đến nhóm có sở hữu tivi, mô hình gia đình có sở hữu một tivi chiếm đa số

trong mẫu nghiên cứu (trên 80%), và các gia đình sở hữu trên 4 tivi chiếm

tỉ lệ không đáng kể (6%). Nếu không tính đến nhóm có 4 ti vi, bảng số liệu

trên cho thấy rất rõ những hộ có càng nhiều tivi thì tỉ lệ thƣờng xuyên và

vài ba lần nghe đài trong tuần càng cao. Điều này có thể giúp loại bỏ giả

thuyết là những hộ tìm đến phát thanh vì họ không có tivi. Đồng thời, nó

cũng củng cố hƣớng tìm kiếm thông tin ở phía trên khi cho rằng những

thính giả phát thanh là những ngƣời thuộc gia đình khá giả, có trình độ

học vấn, năng động xã hội và thực sự có nhu cầu nghe phát thanh. Vì vậy

mà chƣơng trình phát thanh đƣợc yêu thích nhất không phải là chƣơng

trình nông thôn (4,8%), không phải là các chƣơng trình giải trí nhƣ sân

khấu, dân ca vọng cổ (13,2%), hay ca nhạc (9,7%) mà có tới 66,1% ngƣời

trả lời yêu thích chƣơng trình tin tức nhất.

Mặc dù phƣơng tiện không phải là rào cản mấu chốt của công

chúng khi tiếp cận với phát thanh, tuy nhiên nếu đƣợc mua giá rẻ, tặng

miễn phí thì đây cũng là bƣớc đệm tốt để công chúng đến với phát thanh.

Có 66,3% những ngƣời đƣợc hỏi mong muốn đƣợc cấp phát miễn phí máy

thu thanh. Tuy nhiên một điểm đáng lƣu ý là những ngƣời mong muốn

đƣợc cấp miễn phí đài phát thanh không phải hoàn toàn (hay đa số) rơi

Page 239: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

239

vào nhóm chƣa có đài. Tỷ lệ có mong muốn đƣợc cấp phát đài phát thanh

miễn phí ở nhóm chƣa có đài chỉ cao hơn một chút so với nhóm đã có đài

(70,4% so với 63,3%). Nhƣ vậy những ngƣời có đài rồi họ vẫn mong

muốn có thêm chiếc đài mới để họ không phải chia sẻ phƣơng tiện với ai

hoặc để có phƣơng tiện mới nghe tốt hơn bởi vì họ thực sự muốn nghe đài.

Điều đáng nói ở đây là một tỉ lệ đáng kể những ngƣời hiện tại họ không có

đài nhƣng họ cũng sẵn sàng từ chối đài cấp phát miễn phí vì họ không có

nhu cầu và họ cũng không biết dùng đài để làm gì nếu đƣợc phát. Vì vậy

nếu cứ cấp phát đài miễn phí tràn lan thì thực sự là lãng phí mà không có

hiệu quả mở rộng công chúng mà cần tập trung vào tạo nhu cầu cho công

chúng, quảng bá đến họ và nâng cấp các chƣơng trình cũng nhƣ hạ tầng cơ

sở phát thanh trƣớc khi nghĩ đến tạo một bƣớc đệm mới là phát miễn phí

đài cho công chúng thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Biểu đồ 5 : Mối quan hệ giữa nguyện vọng được phát miễn phí tivi và

thực trạng sở hữu đài phát thanh hiện tại

Vì vậy cần tính đến giải pháp để nâng cao tỉ lệ thính giả đến với

phát thanh bằng việc tập trung tạo ra nhu cầu mới cho các nhóm từ trƣớc

đến nay chỉ trung thành với truyền hình hoặc những ngƣời đã từ bỏ phát

thanh. Thực tế nếu hỏi họ về nhu cầu phát thanh có thể họ sẽ từ chối hoặc

trả lời không có nhu cầu vì có thể họ đã bội thực với truyền hình (đặc biệt

trong thời điểm bùng nổ các kênh nhƣ hiện nay). Tuy nhiên thiết kế các

chƣơng trình „đo ni đóng giày‟ cho họ, thích hợp cả về thời gian và sở

thích, đặc biệt là tăng cƣờng những quảng cáo về các chƣơng trình phát

63.3

36.7

70.4

29.6

0

10

20

30

40

50

60

70

80

có muốn ko muốn

có đài

ko có đài

Page 240: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

240

thanh để đông đảo công chúng biết về phát thanh hơn cũng là cách để đƣa

phát thanh đến với đông đảo công chúng hơn nữa.

Kết luận

Qua nghiên cứu trƣờng hợp tại tỉnh Đồng Tháp cho thấy phát thanh

vẫn là phƣơng tiện TTĐC phổ biến thứ hai (sau truyền hình) mà công

chúng thƣờng xuyên tiếp cận. Tuy nhiên khoảng cách về số lƣợng công

chúng của hai loại hình này là rất lớn và có nguy cơ ngày càng dãn rộng.

Công chúng của phát thanh hiện nay tại tỉnh Đồng Tháp cũng mang

những đặc điểm nhất định nhƣ : là những ngƣời đứng tuổi, nghiên nhiều

về phía nam giới, có trình độ học vấn tƣơng đối cao và nghề nghiệp ổn

định (nhƣ công chức, học sinh, sinh viên). Đồng thời, họ cũng là những

ngƣời thuộc nhóm có hoàn cảnh kinh tế khá giả - xét cả về tài sản sở hữu

và mức chi tiêu. Bên cạnh đó, những ngƣời thƣờng xuyên nghe đài phát

thanh cũng là những ngƣời có tính tích cực chính trị xã hội cao, biết tự

nhận ra những nhu cầu của bản thân và mong muốn đƣợc đáp ứng bằng

các chƣơng trình của phát thanh.

Trong mối tƣơng quan với các loại hình báo chí khác thì công

chúng của phát thanh thƣờng cũng là những khán giả thƣờng xuyên của

truyền hình, điều này có nghĩa là họ vẫn có những nhu cầu mà phát thanh

chƣa thể thỏa mãn và họ phải tìm đến truyền hình. Ngƣợc lại một tỉ lệ rất

phổ biến công chúng hiện nay chỉ có nhu cầu xem truyền hình là đủ và

thỏa mãn mà không cần tìm đến các loại hình báo chí khác nhƣ phát thanh

hay báo in.

Qua phân tích ở trên cho thấy, các nhà quản lý rất cần tổ chức và

xây dựng lại các chƣơng trình phát thanh theo hƣớng hƣớng tới nhóm đối

tƣợng cụ thể. Chƣơng trình cần phù hợp về đặc điểm nhân khẩu học, kinh

tế xã hội của họ vì họ tìm đến phát thanh với những nhu cầu mang tính

chất cá nhân và trong những thời điểm thƣởng thức mang tính cá nhân hơn

là thƣởng thức tập thể. Bên cạnh đó, trong những khung giờ có sự xum

họp gia đình vào buổi sáng tối hay những ngày nghỉ, cũng nên thiết kế các

Page 241: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

241

chƣơng trình hƣớng tới thính giả là nhóm gia đình, theo hƣớng có sự tham

gia của công chúng, nhƣ vậy sẽ hấp dẫn và thu hút đƣợc đông đảo công

chúng hơn. Đây cũng là hƣớng tiếp cận cần hƣớng tới trong hầu hết các

chƣơng trình của đài.

Ngoài ra, nhà đài cũng nên cải tiến hơn nữa các chƣơng trình vốn là

thế mạnh và đƣợc yêu thích trên phát thanh nhƣ thời sự và giải trí. Đối với

thời sự thì cần tăng cƣờng hơn nữa các bản tin mang tính cập nhật thông

tin đảm bảo tính chính xác và tính kịp thời, đa dạng hóa các loại bản tin

phục vụ các nhóm công chúng khác nhau nhƣ: học sinh, sinh viên, tiểu

thƣơng, nhà nông, làm thuê … Các chƣơng trình giải trí nhƣ ca nhạc cũng

cần làm mới hơn nữa về cách thức giới thiệu, hình thức thể hiện và chất

lƣợng các chƣơng trình.

Bên cạnh việc nâng cấp tính hấp dẫn về nội dung và hình thức thể

hiện thì các nhà quản lý cũng cần cải thiện các yếu tố về cơ sở hạ tầng,

chất lƣợng phát sóng, giúp gỡ bỏ những rào cản không đáng có góp phần

đƣa phát thanh đến với đông đảo công chúng hơn nữa.

Page 242: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

242

Nhu cầu thông tin về sức khoẻ sinh sản qua nghiên cứu thƣ gửi về

chƣơng trình “cửa sổ tình yêu”, chƣơng trình phát thanh thanh thiếu

niên, đài tiếng nói Việt Nam

Ths. Nguyễn Thị Tuyết Minh

A. TÓM TẮT

Nghiên cứu nhu cầu thông tin của công chúng truyền thông là một mắt

xích quan trọng trong quá trình truyền thông nhằm góp phần nâng cao

hiệu quả truyền thông. Truyền thông về sức khoẻ sinh sản trên các

phƣơng tiện thông tin đại chúng là vấn đề khá mới mẻ, thậm chí đƣợc

xem là nhạy cảm ở Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin đáp ứng

đƣợc nhu cầu thông tin của đối tƣợng đích là hết sức quan trọng.

Đây là một nghiên cứu trƣờng hợp, những kết quả nghiên cứu chỉ áp

dụng cho chƣơng trình đƣợc khảo sát. Mục đích của nghiên cứu nhằm mô

tả nhu cầu thông tin về sức khoẻ sinh sản của thính giả chƣơng trình “Cửa

số tình yêu”. Nghiên cứu đƣợc thực hiện bẳng phƣơng pháp phân tích nội

dung với 200 bức thƣ đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên từ tháng 8/2001 đến

tháng 10/2002 của thính giả gửi về chƣơng trình “Cửa sổ tình yêu. Phân

tích các chƣơng trình đã đƣợc phát sóng trong bốn tuần liên tục của tháng

6/2001. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu đƣợc tiến hành với ban biên tập, đội

ngũ chuyên gia trực tiếp thực hiện chƣơng trình (4 phỏng vấn sâu).

Phƣơng pháp quan sát tham dự đƣợc tiến hành với một chƣơng trình phát

sóng trực tiếp chƣơng trình "Cửa sổ tình yêu" tại phòng thu - phát, Trung

tâm thu thanh, Đài tiếng nói Việt Nam tại 39 Bà Triệu. Kỹ thuật phân tích

thông tin định lƣợng đƣợc áp dụng với phần mềm spss 10.0 và kỹ thuật

phân tích định tính đƣợc áp dụng với phần mềm Nvivo 2.0.

Page 243: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

243

Bài viết là một phần kết quả từ luận án Thạc sĩ Xã hội học của tác giả

đƣợc bảo vệ trong Hội đồng chấm luận án thạc sĩ xã hội học của Viện Xã

hội học năm 2003.

B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Tình hình chung về hoạt động của chƣơng trình "Cửa sổ tình yêu"

Năm 1999, trong khuôn khổ dự án VIE/97/P19 "Nâng cao năng lực

tuyên truyền vận động dân số và phát triển đội ngũ cán bộ thông tin đại

chúng", UNFPA đã lồng ghép thực hiện mục tiêu truyền thông các thông

tin về SKSS cho thanh niên và VTN thông qua đầu tƣ cho Ban phát thanh

Thanh Thiếu niên, Đài tiếng nói Việt Nam mở chƣơng trình phát thanh

trực tiếp "Cửa sổ tình yêu". Chƣơng trình này đã nhận đƣợc sự hỗ trợ về

kỹ thuật ban đầu của đài phát thanh BBC. Chƣơng trình “Cửa sổ tình yêu”

đƣợc phát trên sóng AM, Đài tiếng nói Việt Nam, vào 10 giờ sáng chủ

nhật hàng tuần, chƣơng trình phát sóng và nhận điện thoại của thính giả từ

khắp nơi gọi về số điện thoại 04.8262625

"Cửa sổ tình yêu" đƣợc xây dựng với mục tiêu trao đổi trực tiếp giữa

các chuyên gia tâm lý, SKSS và bác sĩ nhằm giải đáp thắc mắc của thính

giả về những vấn đề liên quan đến SKSSVTN, trên cơ sở đó tuyên truyền

cho thanh niên và VTN những kiến thức về SKSS. Chƣơng trình giải đáp

những vấn đề cụ thể về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, những vấn đề về giáo

dục giới tính, những vấn đề về giáo dục tình dục, mang thai ngoài ý muốn,

vô sinh, các BPTT, những vấn đề về các bệnh phụ khoa, các bệnh lây

nhiễm qua đƣờng tình dục, HIV/AIDS, các vấn đề về SKSS khác. Chƣơng

trình cung cấp thông tin và kỹ năng xử lý tình huống trong các trƣờng hợp

mà thính giả có nhu cầu.

Chƣơng trình "Cửa sổ tình yêu" phát sóng lần đầu tiên vào ngày

7/3/1999, tính đến 30 tháng 6 năm 2002, chƣơng trình đã phát đƣợc 174

buổi, nhận đƣợc hàng ngàn cuộc gọi điện thoại và hơn năm vạn lá thƣ của

bạn nghe đài đề nghị giải đáp những thắc mắc, cung cấp những kiến thức

đúng đắn tình bạn, tình yêu, những kiến thức tâm sinh lý lứa tuổi, cách

Page 244: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

244

phòng tránh thai và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục... Trung bình

mỗi buổi phát sóng, chƣơng trình nhận đƣợc khoảng 40 cuộc gọi điện

thoại và mỗi tuần nhận đƣợc 400 - 500 lá thƣ của thính giả đề nghị giải

đáp thêm những thắc mắc mang tính riêng tƣ và góp ý cho chƣơng trình.

Tính từ thời điểm chúng tôi chọn lọc thƣ (tháng 8/2001 đến tháng 6/2002)

đã phát sóng đƣợc 44 chƣơng trình.

Chƣơng trình "Cửa sổ tình yêu" đƣợc xây dựng không chỉ xuất phát

từ nhu cầu bức xúc đang đặt ra về thực trạng SKSSVTN mà còn đƣợc

hình thành từ ý tƣởng của những ngƣời quan tâm đến thế hệ trẻ. Đại diện

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Việt Nam, Ban phát thanh Thanh Thiếu Nhi -

Đài tiếng nói Việt Nam và Ban quản lý Dự án VIE/97/P19 - Phân viện

Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

đã dành nhiều nỗ lực để chƣơng trình đƣợc phát sóng.

Chƣơng trình "Cửa sổ tình yêu" là một chƣơng trình phát thanh trực

tiếp, đây là một cách thức mới nhất trong báo phát thanh ở Việt Nam.

Thông thƣờng mỗi chƣơng trình phát sóng mà chúng ta thƣờng nghe hàng

ngày là chƣơng trình đã đƣợc thực hiện trƣớc khi phát sóng, với những nội

dung theo chủ đề đã có sắn mà đội ngũ phóng viên, biên tập viên đã chuẩn

bị. Chƣơng trình "Cửa sổ tình yêu" hoàn toàn khác, nội dung về mảng vấn

đề theo yêu cầu của chƣơng trình đƣợc định hƣớng trƣớc, đó là chƣơng

trình tƣ vấn kiến thức về SKSS cho đối tƣợng VTN. Tên của chƣơng trình

đã nói lên điều đó "Cửa sổ tình yêu" tức là chỉ đứng ở ngoài nhìn vào,

"liếc" vào chứ không phải là "cửa đại" để đi vào. Vì vậy, thông tin đƣợc

cung cấp nằm dƣới dạng thông tin theo chiều rộng và mang tính tƣ vấn là

chủ yếu. Tuy nhiên, nội dung cụ thể của từng buổi phát sóng phụ thuộc

vào những câu hỏi của thính giả khắp mọi miền đất nƣớc gọi tới, cho nên,

điều này rất bị động đối với ban biên tập.

Bên cạnh trả lời trực tiếp trên sóng, chƣơng trình còn dành thời gian

để trả lời qua thƣ cho thính giả, những ngƣời có nhu cầu sâu hơn hoặc

không thể liên lạc trực tiếp với chƣơng trình vì nhiều lý do khác nhau. Tuy

Page 245: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

245

nhiên, ban biên tập chỉ lựa chọn một số bức thƣ để trả lời tuỳ theo tính cấp

bách của vấn đề trong thƣ và số lƣợng thƣ đƣợc trả lời còn phụ thuộc vào

khuôn khổ kinh phí mà chƣơng trình đƣợc tài trợ.

Thời gian phát sóng của chƣơng trình bắt đầu từ 10h sáng chủ nhật

hàng tuần, chƣơng trình đƣợc kéo dài trong 30 phút và không phát lại vào

buổi khác.

2. Nhu câu thông tin về sức khoẻ sinh sản của thính giả

Nhu cầu thông tin về giáo dục giới tính

Vấn đề giới tính và giáo dục giới tính đƣợc xem xét từ lâu nhƣng cho

đến nay vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi. NCTT về giáo dục giới tính là

một trong 3 lĩnh vực đƣợc thính giả quan tâm nhiều nhất. Nó đƣợc thể

hiện thông qua tần suất số lƣợt thính giả có nhu cầu đƣợc tƣ vấn qua thƣ

56 lần/200 thƣ chiếm 16%. Tuy nhiên, mục đích của chƣơng trình là cung

cấp kiến thức để giáo dục VTN là chính, cho nên khối lƣợng kiến thức

liên quan đến lĩnh vực này đƣợc giới hạn bởi kiến thức cơ bản về thay đổi

sinh lý ở tuổi VTN. Điều này khiến cho chuyên gia trả lời cũng cảm thấy

"đơn điệu" và nếu một chƣơng trình phát sóng phải tƣ vấn nhiều hơn 2 lần

về vấn đề này sẽ tạo cảm giác nhàm chán cho cả ngƣời nghe và chuyên

gia.

Chính vì vậy, trong các chƣơng trình phát sóng, ban biên tập cố gắng

không tạo sự trùng lặp nhiều. Trong 4 chƣơng trình phát sóng liên tục

tháng 6/2002, tổng số cuộc điện thoại đƣợc chuyên gia trả lời là 32 cuộc

và chỉ 5 lần tƣ vấn về những vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính. Tính

trung bình 1 lần tƣ vấn về giáo dục giới tính trong 1 chƣơng trình phát

sóng.

Tỷ lệ theo nhu cầu giữa nam và nữ dƣờng nhƣ không khác nhau, nam

chiếm 52,3% (34/65TH) và nữ chiếm 47,7% (31/65TH). Nhƣng thực tế lại

có sự khác nhau về cƣờng độ, bởi vì tỷ lệ nhu cầu theo giới tính thì nam

có tỷ lệ cao hơn nữ: 34/81TH (chiếm 42%) trong khi nữ chỉ có 31/119TH

(chiếm 26,1%) cần thông tin về giáo dục giới tính

Page 246: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

246

Sự khác nhau về giới tính là yếu tố cơ bản đƣa tới sự khác nhau về

NCTT ở lĩnh vực này. Yếu tố nhóm của NCTT xuất hiện tƣơng đối rõ: lứa

tuổi dậy thì VTN thƣờng bỡ ngỡ, lo lắng với những thay đổi về giới tính

trong cơ thể của họ. Trong đó, nhóm nam thƣờng đề cập tới những thông

tin liên quan tới sự phát triển sinh lý của nam nhƣ hiện tƣợng xuất tinh lần

đầu, mộng tinh, còn nhóm nữ lại cần thông tin về giáo dục giới tính nữ

nhƣ xuất hiện kinh nguyệt lần đầu, cơ thể phát triển không theo mong

muốn.

Tuy nhiên, vẫn có những thắc mắc qua thƣ cho thấy NCTT về giới

tính của thính giả chỉ dừng lại ở vấn đề rất sơ đẳng. Điều này cho thấy, ô

kiến thức về giáo dục giới tính của họ còn trống mặc dù họ cũng có tự trau

dồi tri thức về vấn đề này. Nhƣng vì hiểu không “đến đầu đến đũa" lại gây

thêm cho họ những hoang mang, bất ổn hơn về hành vi của mình.

Sự khác biệt nhóm tuổi cho chúng ta nhận thấy sự khác biệt về tần

suất và chiều sâu của NCTT của chủ thể nhu cầu. Trong tổng số 65/200TH

có NCTT về giáo dục giới tính thì VTN ở nhóm tuổi 14 - 19 quan tâm

nhất 48/65TH chiếm 73,8%; nhóm tuổi 20-25 là 14/65TH (21,5%); trên 26

tuổi là 3/65TH (4,6%)

NCTT xuất hiện và chịu ảnh hƣởng lớn của yếu tố nhóm tuổi, trạng

thái riêng của từng chủ thể: NCTT về giáo dục giới tính ở nhóm tuổi 20 -

25 và trên 26 không giống với lứa tuổi VTN. Lứa tuổi VTN, NCTT về vấn

đề này xuất hiện khi họ thấy có những biểu hiện không bình thƣờng trong

độ tuổi của mình. Đó là những NCTT giáo dục giới tính thuần tuý. Nhƣng

hai nhóm tuổi cao hơn, NCTT biểu hiện sự khác biệt hẳn về chất. Ở nhóm

tuổi này, NCTT không xuất hiện từ những lo lắng bản thân về sự phát

triển của cơ thể, mà nó gắn với mục đích và động cơ khác nhau nhƣ: quá

trình trải nghiệm, họ thấy rằng mình không bình thƣờng. Điều này gắn với

lợi ích thiết thân của họ, họ ý thức đƣợc họ muốn gì, mục đích rõ ràng. Ví

dụ nhƣ gắn với hôn nhân, gắn với tình yêu, gắn với tình dục…

Page 247: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

247

Tình trạng hôn nhân là một trong những chỉ báo cho thấy mức độ,

động cơ thúc đẩy NCTT về giáo dục giới tính. Thính giả chƣa kết hôn có

NCTT về giáo dục giới tính nhiều hơn thính giả đã kết hôn, tuy nhiên yếu

tố này có liên quan chặt chẽ với sự khác nhau về giới tính và nhóm tuổi.

Trong tổng số 65/200TH có NCTT về giáo dục giới tính, nhóm chƣa

kết hôn chiếm tới 89,2% (58/65TH), chiếm 33,5% (58/173TH) theo tình

trạng hôn nhân, trong khi nhóm đã kết hôn chiếm 10,8% (7/65TH) và

26,9% (7/26TH)

Một trong những nhân tố xã hội ảnh hƣởng đến NCTT về giáo dục

giới tính tƣơng đối rõ nét là sự khác biệt về vùng miền. Trong đó, thính

giả nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa chiếm số lƣợng NCTT về

lĩnh vực này lớn hơn thành thị. Trong tổng số 65/200TH có NCTT về giáo

dục giới tính, nông thôn có tỷ lệ cao nhất 58,5% (38/65); thành thị 21,5%

(14/65); miền núi, vùng sâu, vùng xa 20% (13/65). Nhƣng xét về cƣờng

độ, thành thị chiếm 22,6% (14/62TH) thấp hơn nông thôn chiếm 37,9%

(39/103TH) và miền núi chiếm 34,3% (12/35TH).

Không có TH nào nói lên những hủ tục hoặc những thói quen xuất

phát từ văn hoá theo vùng miền ảnh hƣởng đến giáo dục giới tính, nhƣ tục

lệ cắt bao quy đầu để làm lễ trƣởng thành cho nam VTN, tục cắt âm vật để

làm lễ trƣởng thành cho nữ VTN ở một số nƣớc châu Phi.

Nhƣ vậy, NCTT về giáo dục giới tính đƣợc thính giả quan tâm nhiều.

Tuy nhiên, động cơ, mức độ và cƣờng độ của nhu cầu phụ thuộc vào

nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, giới tính, khu vực và địa bàn cƣ trú của

chủ thể. Về cơ bản, nhà truyền thông cần chú ý hơn trong việc cung cấp

thông tin ở các mức độ khác nhau cho các lứa tuổi và giới tính.

Nhu cầu thông tin về tình bạn, tình yêu, hôn nhân

Ở tuổi VTN với những thay đổi về sinh lý dẫn đến những thay đổi về

tâm lý. Sự thu hút giới tính, sự thay đổi trong quan hệ bạn bè khác giới và

nhóm này xuất hiện những xúc cảm đầu đời. Vì vậy, việc cung cấp thông

Page 248: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

248

tin giáo dục về tình bạn, tình yêu trong sáng hay định hƣớng tới hôn nhân

trong tƣơng lai đối với các em là điều rất quan trọng.

Tần suất và cƣờng độ NCTT về tình bạn, tình yêu và hôn nhân đƣợc

nghiên cứu trong mối quan hệ, tác động của các yếu tố xã hội khác nhau

nhƣ đặc trƣng nhóm tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, nơi

cƣ trú...

Thông qua nghiên cứu thƣ thính giả cho thấy NCTT về tình bạn, tình

yêu và hôn nhân chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 46%. Tuy nhiên, tần suất

NCTT về tình bạn hay tình yêu hoặc hôn nhân cũng chênh lệch nhau.

Những nhu cầu này đƣợc phân chia cụ thể một cách tƣơng đối, bởi vì

không có lá thƣ nào trong 200 thƣ chúng tôi phân tích chỉ quan tâm tới

tình bạn cùng giới, tình yêu và hôn nhân thuần tuý, mà tình bạn, tình yêu

và hôn nhân có sự đan xen và phát triển theo chiều hƣớng từ tình bạn khác

giới dẫn tới tình yêu, ý thức về hôn nhân và chuẩn bƣớc vào hôn nhân.

Trong tổng số 186/200TH có NCTT về tình bạn, tình yêu và hôn nhân,

thì nhóm tuổi 14 - 19 tuổi là cao nhất 126/186TH (67,7%); nhóm tuổi

20-25 là 46/186TH (24,7%); nhóm tuổi trên 26 tuổi là 14/186TH

(7,5%). Nhƣng nếu tính tần suất này trong từng nhóm tuổi thì nhóm

trên 26 tuổi lại chiếm số cao nhất 14lần/13 thƣ và nhóm tuổi 20 - 25 là

46 lần/49 thƣ. Trong đó, sự giống nhau của các nhóm tuổi là đều quan

tâm nhiều nhất đến thông tin về tình yêu, sau đó là hôn nhân còn tình

bạn thì chỉ nhóm tuổi 14 - 19 quan tâm nhiều nhất.

Trong 4 chƣơng trình phát sóng liên tục trong tháng 6, trong tổng số

32 cuộc điện thoại đƣợc trả lời thì có tới 17 lƣợt chuyên gia tƣ vấn về tình

bạn, tình yêu và hôn nhân. Trong 17 lƣợt trả lời đó có 14 lƣợt tƣ vấn về

tình yêu, không có TH nào có nhu cầu cần tƣ vấn về tình bạn.

Page 249: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

249

Kết quả nghiên cứu thính giả của Công ty tƣ vấn nghiên cứu dân số,

tình yêu là lĩnh vực đƣợc quan tâm nhất ở các độ tuổi cả khi đƣợc phát

trên sóng và nghiên cứu thƣ. Trong đó, qua thƣ chiếm 69,2%.

Nhƣ vậy, NCTT về tình yêu đƣợc thính giả quan tâm nhất sau đó đến

thông tin tƣ vấn về hôn nhân, điều này cũng phù hợp với tâm lý lứa tuổi

VTN. Những kết quả trên cho thấy, chƣơng trình đã tập trung đúng trong

việc đáp ứng NCTT của thính giả VTN. NCTT chịu ảnh hƣởng rất nhiều

từ năng lực hoạt động của chủ thể phát tin. Điều này thể hiện rõ thông qua

việc phát một số loại thông tin nhất định, trong quá trình lựa chọn cuộc

điện thoại để tƣ vấn trên sóng sẽ tạo cho chƣơng trình có những đặc điểm

riêng. Vì vậy, khi NCTT của thính giả xuất hiện họ sẽ hƣớng ngay đến nơi

mà họ cho là ở đó nhu cầu của họ có đƣợc thoả mãn.

Tuy nhiên, cƣờng độ NCTT về tình bạn, tình yêu và hôn nhân khác

nhau tuỳ thuộc vào một số nhân tố về vị thế và vai trò xã hội của chủ thể

nhu cầu:

Nhóm tuổi 14 -19 đang diễn ra những thay đổi về tâm lý và sinh lý

mà bản thân VTN không tự kiểm soát nổi. Sự phát triển sinh lý tuổi dậy

thì, sự rung cảm giới tính xuất hiện mà một trong những biểu hiện của nó

là VTN bắt đầu muốn thu hút sự chú ý của ngƣời khác giới. Nếu NCTT

của nhóm 14-19 tuổi về vấn đề này còn đơn giản thì nhóm tuổi 20-25 và

trên 26, nhu cầu cần tƣ vấn về những thông tin liên quan đến tình yêu và

hôn nhân ở mức độ cao hơn.

Trong số 26 TH đã kết hôn, có 5 TH đã kết hôn ở nhóm tuổi 14-19

tuổi, tuy nhiên họ lại không đề cập tới vấn đề tình bạn, tình yêu, hôn nhân.

Nhóm này phần lớn cần thông tin tƣ vấn về các BPTT, sinh con theo ý

muốn... Trên thực tế, VTN đã kết hôn ít có điều kiện tiếp xúc với các

phƣơng tiện truyền thông đại chúng, không phải VTN nào cũng biết chữ

và có đủ tự tin để viết thƣ đến chƣơng trình. Bên cạnh đó, ở tuổi "ăn chơi"

mà các em đã phải thực hiện vai trò của các ông bố bà mẹ đầy trách nhiệm

Page 250: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

250

với những khó khăn vất vả đời thƣờng. Do đó, họ không còn thời gian

cũng nhƣ khó có điều kiện vật chất để tiếp nhận thông tin.

Tình trạng hôn nhân ảnh hƣởng lớn đến động cơ và mục đích thúc

đẩy NCTT về tình bạn, tình yêu, hôn nhân của chủ thể. NCTT về lĩnh vực

này chủ yếu xuất phát từ chủ thể chƣa kết hôn với tần suất cao

172lƣợt/200TH (chiếm 86%) và cƣờng độ cao 172 lƣợt/174TH chƣa kết

hôn (98,9%). Thính giả chƣa kết hôn quan tâm nhiều nhất đến NCTT về

tình yêu 105/200 TH (52,5%), còn tình bạn đƣợc đề cập tới ở đây cũng là

tình bạn khác giới hoặc đang ở ngƣỡng giữa tình bạn và tình yêu. Trong

khi, nhóm đã kết hôn đề cập tới tình yêu và hôn nhân theo những khía

cạnh khác, với tần suất thấp hơn 13/200TH và cƣờng độ thấp hơn

13/26TH đã kết hôn.

Nhƣ vậy, chƣơng trình "Cửa sổ tình yêu" phục vụ nhóm công chúng

chính là VTN, nhƣng thực tế lại thu hút đƣợc nhóm công chúng là những

cặp vợ chồng không nằm trong lứa tuổi VTN cũng nghe và viết thƣ về

chƣơng trình. Những vấn đề họ cần tƣ vấn dàn trải ở nhiều nội dung,

trong đó có tình yêu và hôn nhân. Bằng cách này chủ thể truyền thông đã

kích thích đƣợc NCTT của ngƣời nhận tin.

NCTT của chủ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển của kỹ thuật

truyền tin. Tuy nhiên, kỹ thuật truyền tin có phát huy đƣợc tác dụng hay

không lại còn phụ thuộc vào khả năng sử dụng các kỹ thuật truyền tin của

công chúng. Vì vậy, thông tin về SKSSVTN đƣợc truyền đi trên tất cả các

phƣơng tiện truyền thông đại chúng, nhƣng vì sao chƣơng trình "Cửa sổ

tình yêu" lại thu hút đƣợc sự quan tâm đặc biệt của công chúng VTN, đặc

biệt là công chúng VTN ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phải

chăng việc có đƣợc một chiếc đài nhỏ để nghe dễ hơn rất nhiều so với việc

mua một vô tuyến hay phải đặt mua báo hàng ngày.

Nhƣ vậy, nơi cƣ trú ảnh hƣởng nhiều đến NCTT của chủ thể. Yếu tố

xã hội này còn cho thấy NCTT của chủ thể chịu ảnh hƣởng bởi những thói

quen, phong tục tập quán… nơi mà họ sinh sống. Tuy nhiên, công chúng ở

Page 251: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

251

thành thị, nông thôn và miền núi, vùng sâu, vùng xa đều có NCTT về tình

bạn, tình yêu và hôn nhân. Trong 110/200TH có NCTT về tình yêu, nhóm

công chúng nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất 49/110TH (44,5%), công

chúng thành thị 40/110TH (36,4%), công chúng miền núi 21/110TH

(19,1%). Trong 61/200 TH có NCTT về hôn nhân, công chúng nông thôn

là 32/61TH (52,5%); công chúng thành thị là 16/61TH (26.2%) và công

chúng miền núi là 13/61TH (21,3%)

Nhu cầu thông tin về tình dục, mang thai, vô sinh và các biện

pháp tránh thai

Nhu cầu tìm hiểu những kiến thức cần thiết về sự phát triển thể chất

của bản thân là nhu cầu thiết yếu gắn với hạnh phúc của từng cá nhân

trong xã hội. Đó là những NCTT về giáo dục giới tính, giáo dục tình dục,

những bệnh lây lan qua đƣờng tình dục… hoặc những NCTT cần thiết góp

phần hoàn thiện nhân cách của từng cá nhân. Trong thực tế, những ràng

buộc của lễ giáo phong kiến, thói quen, phong tục tập quán không cho

phép cá nhân tự do hoặc công khai thoả mãn nhu cầu thiết yếu đó, kể cả

việc tiếp xúc với những thông tin đó. Bởi vì, nhƣ vậy là "Vẽ đƣờng cho

hƣơu chạy". Nhƣng một thực tế đặt ra là ngƣời lớn hay xã hội không vẽ

đƣờng thì hƣơu vẫn chạy và do "chạy" không đúng hƣớng” cho nên để lại

những hậu quả nặng nề đó là trẻ em vô thừa nhận vì "bố mẹ nhí" chƣa đủ

khả năng, chƣa đủ lớn để làm cha mẹ, hoặc các cuộc nạo phá thai không

an toàn dẫn tới vô sinh, tử vong, hoặc ở một số địa phƣơng nạn tảo hôn

vẫn tồn tại…. là hậu quả xấu ảnh hƣởng đến tƣơng lai, nòi giống.

Trong 4 tuần phát sóng liên tục tháng 6/2002, trong tổng số 32 cuộc

tƣ vấn có 7 cuộc tƣ vấn (chiếm 21.9%); trong 31 cuộc điện thoại gọi đến

trong vòng 30 phút phát sóng mà chúng tôi trực tiếp tham dự, có 8 cuộc

(chiếm 25,8%) về tình dục, thai ngoài ý muốn, vô sinh và các BPTT. Mặc

dù quan điểm của ban biên tập là chủ yếu tập trung trả lời những vấn đề về

cung cấp kiến thức liên quan đến SKSS VTN, trọng tâm là tƣ vấn về tình

yêu, hôn nhân (chiếm hơn 50%). Trên thực tế, NCTT về tình dục, thai

Page 252: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

252

ngoài ý muốn, vô sinh và các BPTT qua thƣ của công chúng không chỉ

dừng lại ở những con số khiêm tốn nhƣ tƣ vấn trực tiếp: trong 200 thƣ, có

tới 114 số lƣợt (chiếm 57%) công chúng mong muốn đƣợc tƣ vấn về

những vấn đề này.

Sự khác biệt giới tính cho chúng ta thấy một thực tế rằng hiện nay

không chỉ nữ giới quan tâm đến vấn đề về tình dục, thai ngoài ý muốn, vô

sinh và các BPTT mà nam giới cũng quan tâm không kém. Đây là một

trong những chỉ báo cho thấy công tác truyền thông của chúng ta về

DS/SKSS trong những năm qua đạt hiệu quả tƣơng đối cao trong việc “lôi

kéo” nam giới chia sẻ trách nhiệm đối với phụ nữ trong vai trò tái sản

xuất này.

NCTT về vô sinh ở nam và nữ đều xuất phát từ những vấn đề mà họ

đang gặp phải nhƣ: quan hệ tình dục nhiều lần nhƣng chƣa có kết quả,

những biểu hiện khác thƣờng về mặt giới tính ở các bộ phận sinh dục, điều

kiện làm việc không an toàn... khiến họ có sự nghi ngờ về khả năng có con

của mình. Còn NCTT về các BPTT có sự khác nhau tuỳ thuộc vào tình

trạng hôn nhân của khách thể.

Nhƣ vậy, ở cả nam và nữ, hiện tƣợng quan hệ tình dục trƣớc hôn nhân

ngày càng trở nên phổ biến hơn. Sự thiếu hụt thông tin cần thiết và kỹ

năng sống sẽ là nguyên nhân chính gây nên những hậu quả xấu mà bản

thân họ chƣa bao giờ ngờ tới. Đáp ứng NCTT về tình dục an toàn cho

VTN cần phải đƣợc nhìn nhận một cách nghiêm túc, cần nhìn thẳng vào

sự thật nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả không mong

muốn.

Tuy nhiên, tần suất và cƣờng độ của NCTT về lĩnh vực này tuỳ thuộc

vào nhóm tuổi của chủ thể. Về tần suất, nhóm tuổi 14-19 chiếm tỷ lệ cao

nhất 60lƣợt/200TH; nhóm 20-25 chiếm tỷ lệ 42 lƣợt/200TH; nhóm trên 26

tuổi thấp nhất với tỷ lệ 12 lƣợt/200TH. Nhƣng về cƣờng độ NCTT thì

nhóm trên 26 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 12/13TH (92,3%); nhóm tuổi

Page 253: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

253

20-25 chiếm tỷ lệ cao thứ hai với 42/50TH (84%) và nhóm 14-19 tuổi lại

có cƣờng độ thấp nhất 60/137TH (43,8%)

NCTT về tình dục, mang thai ngoài ý muốn, vô sinh và các BPTT

đƣợc biểu hiện rõ nét thông qua nghề nghiệp của chủ thể nhu cầu. NCTT

về lĩnh vực này đƣợc dàn trải ở khắp các ngành nghề chúng tôi nghiên

cứu. Trong đó, nhóm học sinh 20/200TH chiếm 10%; nhóm sinh viên

14/200TH chiếm 7%; nhóm nông dân 44/200TH chiếm 22%; nhóm công

nhân và bộ độ 15/200TH chiếm 7,5%; các nhóm khác 21/200TH chiếm

10,5%. Tuy nhiên, tính chất và mức độ thông tin ở các nhóm cũng tƣơng

đối khác nhau.

Dù ở nhóm nghề nghiệp nào, nếu không có đƣợc sự đồng thuận hay

sự chia sẻ trách nhiệm của nam giới đôi khi đẩy phụ nữ vào sự lựa chọn

đƣợc mất mà họ không mong muốn. Vì vậy, NCTT về kỹ năng sống, kỹ

năng nói “không” với tình dục trƣớc hôn nhân phải xuất phát ở cả hai

phía.

Động cơ thúc đẩy NCTT thể hiện tƣơng đối rõ ở tình trạng hôn nhân

của chủ thể. Nhóm chƣa kết hôn có NCTT về tình dục, thai ngoài ý muốn,

vô sinh và các BPTT nhiều hơn nhóm đã kết hôn, cụ thể 79/200TH

(39,5%) ở nhóm chƣa kết hôn và 33/200TH (16,5%) ở nhóm đã kết hôn.

Tuy nhiên cƣờng độ NCTT theo tình trạng hôn nhân thì nhóm đã kết hôn

có cƣờng độ mạnh hơn: 33 lƣợt hỏi/26TH đã kết hôn; 79lƣợt hỏi/174TH

chƣa kết hôn.

NCTT về vấn đề này ở nhóm công chúng chƣa kết hôn có mối liên

quan nhƣ sau: tình dục gắn với thai ngoài ý muốn và phá thai, các BPTT

thƣờng xuất hiện sau gắn với tình dục không an toàn, vô sinh thƣờng gắn

với những kiến thức về giới tính và họ nghi ngờ về khả năng có con của

mình thông qua một số biểu hiện khác thƣờng về mặt giới tính. Còn ở

nhóm đã kết hôn, động cơ dẫn đến NCTT của họ hoàn toàn khác. Họ quan

tâm đến NCTT về tình dục khi bản thân họ đang gặp vấn đề không bình

Page 254: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

254

thƣờng trong cuộc sống vợ chồng và điều này có ảnh hƣởng đến độ bền

vững cho hôn nhân của họ.

Nhóm công chúng đã kết hôn và chƣa kết hôn đều có NCTT về tình

dục, thai ngoài ý muốn, sảy thai, vô sinh và các BPTT. Tuy nhiên, động cơ

thúc đẩy sự xuất hiện nhu cầu đó là khác nhau, vì lợi ích tại thời điểm mà

họ cần thông tin mang lại là khác nhau. Vì vậy, trong quá trình cung cấp

thông tin nhà truyền thông cần phải tính đến những điểm khác biệt này.

Nói tóm lại, NCTT về tình dục, thai ngoài ý muốn và các BPTT là hệ

các nhu cầu có quan hệ mật thiết với nhau, đặc biệt là đối với nhóm VTN.

Đây là những NCTT mà các em đang thực sự cần đƣợc cung cấp. Trong

quá trình thông tin, nhà truyền thông không nên né tránh. Bởi vì, nếu đƣợc

thông tin một cách đầy đủ về tình dục an toàn, hậu quả của việc mang thai

ngoài ý muốn, các BPTT cũng nhƣ trách nhiệm của nam VTN đối với nữ

VTN thì các em sẽ chủ động hơn trong các hành vi của mình và giảm

thiểu đƣợc hậu quả không mong muốn.

Nhu cầu thông tin về các bệnh phụ khoa, các bệnh lây truyền

qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS

Các bệnh phụ khoa, các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, kể cả

HIV/AIDS đều ảnh hƣởng nghiêm trọng đến SKSS. Trong nghiên cứu của

chúng tôi, NCTT về bệnh phụ khoa và bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục

tƣơng đối thấp so với NCTT về tình yêu, giới tính, tình dục. Trong 4

chƣơng trình phát sóng liên tục của tháng 6/2002, chỉ có 3/32 (9,4%) cuộc

tƣ vấn đƣợc trả lời trên sóng về bệnh phụ khoa, bệnh lây nhiễm qua đƣờng

tình dục và HIV/AIDS. Trong chƣơng trình chúng tôi trực tiếp tham gia,

chỉ có 4/31 cuộc điện thoại cần tƣ vấn về vấn đề này.

NCTT về vấn bệnh phụ khoa, bệnh lây qua đƣờng tình dục và

HIV/AIDS còn tuỳ thuộc vào nhóm tuổi của chủ thể. Trong tổng số

26/200TH có NCTT về bệnh phụ khoa/STDs/HIV/AIDS thì nhóm công

chúng từ 14-19 tuổi là 19/26TH và nhóm 20-25 là 7/26TH, còn lại nhóm

trên 26 tuổi không xuất hiện NCTT này. Trong 26TH có NCTT về những

Page 255: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

255

vấn đề này thì chủ yếu tập trung vào NCTT về bệnh phụ khoa, còn NCTT

về bệnh lây qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS chỉ xuất hiện một vài TH.

Nhƣ vậy, không có nghĩa là VTN không có NCTT về các bệnh lây

qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS. Chúng ta cần phải liên hệ tới cách lựa

chọn câu hỏi để trả lời của ban biên tập. Nội dung của chƣơng trình tập

trung chủ yếu vào vấn đề tƣ vấn cho VTN về tình yêu, sau đó đến tình dục

và thai ngoài ý muốn, tiếp đó là vấn đề giới tính. Mặc dù, nội dung của

từng buổi phát sóng tuỳ thuộc vào những cuộc điện thoại của công chúng,

nhƣng cách chọn vấn đề để tƣ vấn đã đƣợc ngầm quy định trƣớc. Điều

này, tự nó đã giới hạn NCTT của khách thể.

NCTT của nhóm công chúng 14-19 tuổi về bệnh phụ khoa chủ yếu

gắn với thông tin về giới tính và vệ sinh cá nhân. Thực tế, định kiến xã hội

cho rằng ngƣời có gia đình rồi thì mới mắc bệnh phụ khoa và đôi khi nó bị

gán vào tƣ cách đạo đức cá nhân, khiến cho ngƣời có bệnh "bất đắc dĩ"

mới phải đến bệnh viện.

Thông tin hạn chế, cha mẹ không trực tiếp nói chuyện với con cái về

vấn đề này nên khi gặp phải rắc rối, bản thân VTN không biết phải xoay

sở thế nào. Những thông tin họ viết nên cho chúng ta thấy rằng nhóm

VTN hầu nhƣ không biết đó là bệnh gì, họ bị mặc cảm, họ âm thầm chịu

đựng, có khi "tự chữa" theo cách riêng và thậm chí không biết phải đến

đâu để chữa bệnh. Điều này ảnh hƣởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống

hàng ngày của các em.

NCTT về bệnh phụ khoa, bệnh lây nhiễm đƣờng tình dục và

HIV/AIDS rất cần thiết, nhất là đối với lứa tuổi VTN. Trong TH này, nhà

truyền thông nên chú ý trong quá trình tƣ vấn cần gửi thông điệp để loại

bỏ những định kiến xã hội đối với những bệnh này và cần chú ý hơn nữa

tới khâu cung cấp thông tin đầy đủ.

Trong tất cả các bệnh viện chỉ có khoa phụ khoa, sản khoa để trị

những bệnh liên quan tới phụ nữ. Vậy nam giới không có bệnh "phụ

khoa"? Trong thực tế, cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc các

Page 256: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

256

bệnh phụ khoa, các bệnh liên quan tới đƣờng sinh sản và nó mang đặc

điểm cấu tạo giới tính riêng biệt. Tuy nhiên, do sự khác biệt về cấu tạo cơ

thể và chức năng sinh dục khác nhau, phụ nữ phải trực tiếp thực hiện thiên

chức làm mẹ thông qua các cuộc "vƣợt cạn". Chính những vấn đề liên

quan tới các cuộc "vƣợt cạn" này đã làm cho phụ nữ thuộc nhóm có nguy

cơ mắc các bệnh phụ khoa, bệnh lây nhiễm đƣờng tình dục và HIV/AIDS

cao hơn nam giới.

NCTT về lĩnh vực này ở nhóm công chúng nam có tỷ lệ thấp hơn

nhóm công chúng nữ (9/200TH; 17/200TH), nhƣng cƣờng độ NCTT thì

không kém nhau là bao nhiêu (9/81TH nam; 17/119TH nữ). Sự khác biệt

giới tính đƣa tới sự khác nhau về nội dung NCTT, tƣơng tự nhƣ NCTT về

giới tính. Nhóm công chúng nữ chủ yếu có NCTT về các bệnh phụ khoa

liên quan tới sinh dục nữ và nhóm công chúng nam lại có NCTT về các

bệnh liên quan tới sinh dục nam.

Về TH bị nhiễm HIV do chính ma tuý, mặc dù đã bị mắc nhƣng bản

thân họ cũng không hề có một chút kiến thức nào về cách phòng tránh

hoặc nơi làm xét nghiệm và "có chữa đƣợc không. Nhóm công nhân, bộ

độ và nhóm khác không xuất hiện NCTT nhiều về vấn đề này. Tuy nhiên,

những TH có NCTT về lĩnh vực này, về cơ bản cũng gần giống với nhóm

sinh viên. Theo quan sát của chúng tôi tại phòng thu, trong 31 cuộc điện

thoại gọi đến trong 30 phút thì có 3 cuộc có NCTT về HIV/AIDS, 2 trong

3 cuộc điện thoại đó là của nhóm bộ đội. Do có quan hệ tình dục với gái

mại dâm dẫn tới mắc HIV.

Nhƣ vậy, NCTT về bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục và HIV/AIDS

là NCTT tiềm ẩn. Một khối lƣợng lớn NCTT về lĩnh vực này vẫn chƣa

đƣợc đáp ứng.

Nói tóm lại, NCTT về bệnh phụ khoa, STDs và HIV/AIDS là NCTT

tiềm ẩn nhƣng cũng không kém phần bức xúc ở hầu hết các nhóm đối

tƣợng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc điểm riêng theo nhóm của đối tƣợng,

NCTT của các nhóm không giống nhau kể cả về tần suất cũng nhƣ cƣờng

Page 257: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

257

độ của NCTT. Trong quá trình truyền thông, nhà truyền thông nên chú ý

hơn nữa tới công tác tƣ vấn, thông tin một cách đầy đủ. Đặc biệt, không

những tƣ vấn về cách phòng và chữa bệnh mà còn góp phần thay đổi quan

niệm cũ, thái độ kỳ thị của xã hội đối với những ngƣời bị mắc các bệnh

trên. Không những không nên né tránh khi chọn vấn đề này để tƣ vấn mà

còn cung cấp thông tin một cách chủ động với khối lƣợng lớn tới nhóm

VTN, bởi vì, họ là nhóm có nguy cơ cao của các loại bệnh này.

3. Đánh giá và mong muốn của thính giả gửi về chƣơng trình “Cửa sổ tình yêu”

Về thời gian và thời lƣợng phát sóng

Một trong những biểu hiện NCTT của chủ thể đó là thời điểm thu

nhận thông tin. Vì vậy, đánh giá và mong muốn của thính giả về thời gian

và thời lƣợng phát sóng là chỉ báo quan trọng thể hiện nhu cầu của thính

giả đối với chƣơng trình. Đây là những hiểu biết ban đầu, thể hiện sự quan

tâm của thính giả đối với chƣơng trình. Bên cạnh đó, chỉ báo này còn cho

chúng ta thấy đƣợc mức độ hài lòng hoặc mong muốn của họ về thời gian

phát sóng.

Nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu Tƣ vấn dân số, nhân 1 năm ngày

phát sóng của chƣơng trình (tháng 2/2000) cho thấy: trong số 432 ngƣời

đã từng nghe chƣơng trình thì chỉ có 31,3% biết chính xác số tháng phát

sóng. Nhƣ vậy, có nhiều ngƣời không nghe chƣơng trình này ngay từ đầu

và họ không quan tâm chƣơng trình có từ bao giờ.

Trong khi 81,5% nhớ ngày phát sóng nhƣng ngƣời biết chính xác giờ

phát sóng thì giảm xuống còn 67% và tỷ lệ thính giả biết thời lƣợng phát

sóng chỉ 62,1%. Những con số cho thấy, mặc dù tỷ lệ thính giả nghe

chƣơng trình là nhiều song có thể đó chỉ là ngẫu nhiên, họ chƣa thực sự

chờ mong hay chú ý để nghe chƣơng trình.

Số liệu của nghiên cứu này còn cho thấy, không có sự khác biệt nhiều

về giới tính với mức độ quan tâm tới chƣơng trình, nhƣng có sự khác biệt

về nhóm tƣơng đối rõ, nhóm tuổi 14-18 biết về ngày, giờ và thời lƣợng

phát sóng đều hơn các nhóm khác (84,1%, 69,4%; 67,1%). Đây là một

Page 258: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

258

trong những biểu hiện của NCTT của nhóm VTN, bởi vì thời điểm và mục

đích tiếp nhận thông tin là những biểu hiện NCTT của chủ thể, VTN quan

tâm nhiều đến chƣơng trình xuất phát từ động cơ hoạt động của họ, đó là

những thay đổi sinh lý và tâm lý mà bản thân họ không tự kiểm soát đƣợc

cho nên đã gây cho họ sự lo lắng cũng nhƣ sự tò mò khám phá cơ thể của

mình.

Trong 200 thƣ chúng tôi nghiên cứu, không có thƣ nào cho biết rằng

họ biết đến chƣơng trình từ những lý do gián tiếp nào khác mà họ biết đến

chƣơng trình do đã từng nghe chƣơng trình, nhƣng vì họ muốn tìm hiểu

sâu hơn, cụ thể hơn vấn đề họ quan tâm mà phần lớn trong số họ không có

thời gian để nghe chƣơng trình phát hàng tuần hoặc họ không có điều kiện

để gọi điện thoại trực tiếp về chƣơng trình, hoặc có gọi điện về nhƣng lại

không đƣợc chọn để trả lời qua chƣơng trình phát thanh trực tiếp.

Mối quan hệ giữa trình độ phát triển của kỹ thuật truyền tin và khả

năng sử dụng chúng của chủ thể là nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến NCTT

của VTN, điều này đúng nhƣ giả thuyết của chúng tôi. Thông tin về

SKSSVTN đƣợc phát qua nhiều kênh khác nhau nhƣ truyền hình, báo in,

internet….dƣới nhiều hình thức khác nhau, nhƣng do nhóm thình giả VTN

ở nông thôn, miền núi vùng sâu vùng xa khó có những điều kiện cần thiết

để tiếp cận với những kênh thông tin đó. Vì vậy, chƣơng trình "Cửa sổ

tình yêu" đã có nhiều cơ hội để đến với nhóm thính giả này hơn. Chỉ số

vùng miền xuất hiện, nó cho chúng ta biết sự quy định của hoàn cảnh bên

ngoài cũng nhƣ ảnh hƣởng của các thành tố tâm lý xã hội tới NCTT của

chủ thể.

Nghiên cứu của Công ty Tƣ vấn nghiên cứu dân số đƣa ra sự khác

biệt về trình độ học vấn của thính giả và vấn đề họ biết về thời gian phát

sóng. Qua chỉ số về biết số tháng, giờ và thời lƣợng phát sóng Nghiên cứu

cho rằng: thính giả có trình độ cao hơn mong muốn hiểu biết về các vấn đề

SKSS nhiều hơn đối với thính giả có trình độ học vấn thấp hơn (Mẫu khảo

sát có 277 em là học sinh, sinh viên).

Page 259: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

259

Nhu cầu xuất phát từ chủ thể nhƣng nó lại chịu ảnh hƣởng củ những

thói quen, phong tục tập quán hay sự khác biệt về khí hậu, đặc điểm thiên

nhiên. Trở lại với yếu tố vùng miền, nghiên cứu thƣ của chúng tôi có kết

quả trùng với kết quả nghiên cứu của Công ty tƣ vấn dân số đó là tỷ lệ biết

ngày giờ phát sóng của thính giả miền Bắc có tỷ lệ cao, còn miền Trung

và miền Nam khác biệt không nhiều. Trong 200TH đƣợc nghiên cứu, có

tới 139/200TH(70,5%) là thính giả miền Bắc, trong khi thính giả miền

Trung là 36/200TH(chiếm 16,5%) và miền Nam là 25/200TH (chiếm

12,5%).

Về tần suất nghe chƣơng trình, hầu nhƣ những thính giả gửi thƣ về

chƣơng trình là những thính giả thƣờng xuyên của chƣơng trình, có những

thính giả còn thổ lộ rằng "ngày hôm đó em không làm gì được không học

được nếu chưa nghe được chương trình " hoặc "từ ngày nghe chương

trình em thấy "nghiện" và không ít thƣ gửi đến chƣơng trình đầu thƣ họ tự

giới thiệu "em là thính giả thường xuyên của chương trình"...Đây chính là

những thông tin phản hồi cho thấy nhu cầu và động cơ thúc đẩy hành vi

của họ đối với chƣơng trình.

Về thời lƣợng, không phải thƣ nào thính giả cũng đề cập tới mong

muốn của họ về thời lƣợng và thời gian phát sóng của chƣơng trình mà

chủ yếu đi thẳng vào vấn đề mà họ quan tâm. Tuy nhiên, vẫn có những

bức thƣ nói lên mong muốn về thời lƣợng phát sóng của chƣơng trình,

không có một bức thƣ nào trong 200TH chúng tôi nghiên cứu cho rằng

thời lƣợng phát sóng nhƣ hiện nay là dài hay quá dài. Trong số những thƣ

nêu mong muốn của họ đối với chƣơng trình về thời lƣợng phát sóng, họ

cho rằng chƣơng trình kéo dài 30 phút là còn ngắn và mong muốn chƣơng

trình đƣợc phát lại vào một buổi khác, nhƣ buổi tối để họ có thể theo dõi

dễ dàng hơn. Vì buổi ngày, nông dân, công nhân và bộ đội phải đi làm còn

học sinh thì bận học....

Nhƣ vậy, NCTT của VTN nói riêng và thính giả nói chung về SKSS

là rất lớn. Số lƣợng cuộc gọi, cƣờng độ của các cuộc gọi, số lƣợng thƣ gửi

Page 260: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

260

về chƣơng trình hàng ngày cho thấy một khối lƣợng lớn NCTT chƣa đƣợc

đáp ứng.

Về nội dung phát sóng

Đánh giá và mong muốn của thính giả về nội dung phát sóng thể hiện

chiều sâu, về chất của NCTT. Đó chính là thƣớc đo mức độ giải mã thông

điệp của chủ thể nhận tin, nếu họ giải mã đƣợc thông điệp tức là thông

điệp của chủ thể truyền tin đã gặp NCTT của chủ thể nhu cầu. Điều này

thể hiện qua sự đánh giá của thính giả thông qua thái độ của họ nhƣ thích

nghe chƣơng trình, hoặc chƣơng trình cung cấp thông tin bổ ích, hoặc

chính là những NCTT về SKSS của họ cần chƣơng trình tƣ vấn...

Nghiên cứu của Công ty Tƣ vấn dân số cho thấy, chƣơng trình "Cửa

sổ tình yêu" đƣợc thính giả nghe thƣờng xuyên hơn các chƣơng trình phát

thanh Thanh niên khác. Tỷ lệ số thính giả chƣa bao giờ nghe chƣơng trình

phát thanh Thanh niên khác chiếm 16,6%, cao gấp 3 lần so với chƣơng

trình "Cửa sổ tình yêu" chỉ 6,9%. Tỷ lệ thính giả đánh giá nội dung phát

sóng rất bổ ích là 31,2%; bổ ích là 59,8% và chỉ có 8,5% không có ý kiến.

Nhƣ vậy chƣơng trình đã phần nào khẳng định đƣợc vị trí của mình đối

với thính giả.

Trong số 31 cuộc điện thoại gọi đến trong buổi chúng tôi trực tiếp

tham gia, nội dung câu hỏi đƣợc phân thành: Nhu cầu "gỡ rối" về tình yêu

có tần suất cao nhất 9 lần hỏi, Nhu cầu gỡ rối về tình dục, thai ngoài ý

muốn có tần suất cao thứ 2 với 8 lần hỏi; Giáo dục giới tính với 7 lần hỏi;

Bệnh phụ khoa và lây nhiễm qua đƣờng tình dục với 4 lần hỏi và chủ yếu

là HIV; Hôn nhân và thông tin khác 3 lần hỏi.

Trong 200 thƣ, các vấn đề đƣợc thính giả quan tâm nhất là tƣ vấn về

tình yêu (28%); giáo dục giới tính 16%; giáo dục tình dục 16% và hôn

nhân 14%.

Đánh giá của thính giả về nội dung của chƣơng trình "Cửa sổ tình

yêu" qua nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu dƣ luận xã hội, Ban Tƣ

tƣởng Văn hoá Trung ƣơng cho thấy: "Cửa sổ tình yêu" là một trong 10

Page 261: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

261

chƣơng trình đƣợc đánh giá là "hay" nhất và đứng thứ 5 trong số 17

chƣơng trình trên sóng hệ II, sau chƣơng trình "Tiếp chuyện bạn nghe

đài"; "Đọc chuyện đêm khuya"; "Diễn đàn các vấn đề xã hội"; "Câu lạc bộ

ngƣời cao tuổi". Trong số 1360 phiếu hỏi thì có 61,9% cho rằng "Cửa sổ

tình yêu" là chƣơng trình hay; 27,1% bình thƣờng; chỉ có 7% đánh giá

không hay và 4% khó nhận xét [1, tr25] .

Tuy nhiên trong đánh giá này, có ý kiến thính giả cho rằng: nếu đã tƣ

vấn về bệnh tật và cách phòng chống, chữa bệnh cho thính giả thì cần cụ

thể và rõ ràng chứ không nên sau mỗi lần tƣ vấn lại có câu: "bạn nên đến

bệnh viện để bác sĩ trả lời cụ thể hơn". Về ý kiến nhận xét này, chúng tôi

cho rằng vẫn còn thính giả chƣa hiểu hết đƣợc mục đích của chƣơng trình.

Đây là chƣơng trình tƣ vấn, cung cấp kiến thức về SKSS cho VTN chứ

không phải chữa bệnh qua sóng phát thanh, và trên thực tế không thể làm

đƣợc điều đó. Chƣơng trình chỉ đảm nhận khâu đầu tiên là cung cấp kiến

thức và kỹ năng sống, việc đáp ứng dịch vụ khách hàng là một việc hoàn

toàn khác. Vì vậy, những gợi ý của bác sĩ hƣớng chủ thể nhu cầu đến với

dịch vụ y tế là hoàn toàn đúng.

Những phân tích trên cho thấy, nội dung phát sóng hiện nay của

chƣơng trình đã đáp ứng đƣợc một phần NCTT của thính giả và thu hút

đƣợc số lƣợng lớn khách thể truyền thông khác nhau, đặt biệt là VTN. Kết

quả này còn cho thấy, NCTT về SKSS của VTN là rất lớn và thực sự cần

thiết.

Về những ngƣời thực hiện chƣơng trình

Sự phong phú của NCTT phụ thuộc vào năng lực hoạt động của chủ

thể truyền tin. Những ngƣời thực hiện chƣơng trình "Cửa sổ tình yêu", là

những con ngƣời cụ thể đại diện cho một thiết chế xã hội. Sự phong phú,

hấp dẫn của nội dung buổi phát sóng hoàn toàn phụ thuộc vào họ, về khả

năng lựa chọn nội dung, hình thức thông tin, cách tƣ vấn...

Một buổi phát sóng, chƣơng trình nhận trung bình khoảng 30 - 40 cú

điện thoại với những NCTT khác nhau, việc lựa chọn cú điện thoại nào để

Page 262: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

262

tƣ vấn là một vấn đề hết sức quan trọng của chủ nhiệm chƣơng trình và

ban biên tập. Bên cạnh đó, các chuyên gia phải tƣ vấn nhƣ thế nào để vừa

giải quyết đƣợc vấn đề của một ngƣời, vừa thông qua đó để cho nhiều

ngƣời? Ngƣời dẫn chƣơng trình dẫn dắt vấn đề nhƣ thế nào để thu hút

đƣợc ngƣời nghe?...Hiệu quả chƣơng trình sẽ đƣợc thính giả đánh giá thể

hiện qua tình cảm của họ đối với những ngƣời thực hiện chƣơng trình.

Những đánh giá này cũng thể hiện NCTT của thính giả, bởi vì nhu

cầu mới chỉ xuất hiện khi nhu cầu hiện tại của họ đƣợc đáp ứng. Tức là

nhu cầu mới sẽ luôn luôn xuất hiện, tuỳ thuộc vào năng lực hoạt động của

chủ thể truyền tin, đáp ứng NCTT cho một ngƣời (ngƣời gọi điện thoại)

nhƣng sẽ kích thích những NCTT ở những thính giả khác. Trong những lá

thƣ gửi về chƣơng trình, không phải tất cả đều nói lên nhận xét của mình

về những ngƣời dẫn chƣơng trình. Nhƣng phần lớn, trƣớc khi đi vào vấn

đề cần hỏi họ luôn thể hiện tình cảm của mình với những ngƣời thực hiện

chƣơng trình. Họ coi những ngƣời thực hiện chƣơng trình nhƣ những

ngƣời cha mẹ, ngƣời anh em, ngƣời thân trong gia đình, ngƣời bạn đáng

tin cậy để họ bộc bạch tâm sự, những điều thầm kính nhất của mỗi cá

nhân. Trong số những bức thƣ có nêu tên những ngƣời thực hiện chƣơng

trình, không thƣ nào nói sai tên của chuyên gia là anh Đinh Đoàn, chị

Thuý Mùi, chị Thuý Hải, chị Minh Phƣợng hay anh Thành Văn ngƣời dẫn

chƣơng trình.

Nhƣ vậy, về cơ bản những ngƣời thực hiện chƣơng trình đã đáp ứng

đƣợc yêu cầu của chƣơng trình. Tạo đƣợc lòng tin cho thính giả và thúc

đẩy đƣợc NCTT của họ đối với chƣơng trình. Tuy nhiên, đội ngũ sản xuất

chƣơng trình cần phải đƣợc tập huấn để nâng cao kỹ năng tƣ vấn và nghệ

thuật ứng xử với thính giả chƣơng trình.

C. KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Page 263: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

263

Quá trình tìm hiểu NCTT về SKSSVTN thông qua nghiên cứu thƣ

giử về chƣơng trình “Cửa sổ tình yêu”, ban Phát thanh Thanh Thiếu niên,

Đài tiếng nói Việt Nam cho thấy:

- Chƣơng trình “Cửa sổ tình yêu” là kênh truyền thông chính thức đã

chuyển tải một khối lƣợng lớn thông tin đáng tin cậy đáp ứng nhu cầu

cung cấp thông tin về SKSS cho thính giả là VTN. Đội ngũ những

ngƣời thực hiện chƣơng trình đã xây dựng đƣợc lòng tin, tình cảm của

thính giả. Họ không những giúp thính giả VTN xua đi những lo lắng,

thắc mắc kịp thời mà còn thúc đẩy NCTT của thính giả.

- NCTT của thính giả qua thƣ gửi về chƣơng trình cho thấy, nội dung

chƣơng trình mới chỉ đáp ứng về cơ bản nhu cầu tƣ vấn của thính giả ở

hầu hết tất cả các nội dung cụ thể và thực hiện đƣợc mục đích của

chƣơng trình là thông qua vấn đề của một ngƣời để cung cấp kiến thức

và kỹ năng cho nhiều ngƣời. Trên thực tế, VTN rất “đói” thông tin về

SKSS.

- NCTT về giáo dục giới tính là một những lĩnh vực đƣợc thính giả quan

tâm nhiều nhất. Nội dung thông tin chủ yếu là những thay đổi sinh lý

tuổi dậy thì, vì vậy, NCTT của thính giả gần nhƣ giống nhau. Tuy

nhiên, tuỳ thuộc vào một số yếu tố nhƣ nghề nghiệp, tuổi, nơi cƣ trú

...thì “độ sâu” của NCTT sẽ có những khác biệt. Vì NCTT về giáo dục

giới tính tƣơng đối giống nhau nên trong quá trình tƣ vấn tạo nên sự

đơn điệu đối với chuyên gia.

- NCTT về tình bạn, tình yêu và hôn nhân là lĩnh vực đƣợc thính giả

quan tâm nhiều nhất, kể cả trên chƣơng trình phát sóng và trên thƣ

thính giả. Trong đó nhóm VTN chiếm tỷ lệ NCTT cao nhất và về cơ

bản chƣơng trình đã đáp ứng đƣợc NCTT của VTN ở nội dung này.

Tuy nhiên, những dấu hiệu khác nhau về nhóm tuổi, nghề nghiệp, nơi

cƣ trú ảnh hƣởng lớn đến NCTT của chủ thể.

- NCTT về tình dục, thai ngoài ý muốn, vô sinh và các BPTT là nhu cầu

vƣợt ra khỏi cách thức thông thƣờng. Bởi vì, mặc dù chƣơng trình

Page 264: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

264

không chú trọng vào lĩnh vực này, biểu hiện ở quan điểm chủ đạo của

ban biên tập cũng nhƣ số lƣợng cuộc tƣ vấn về những vấn đề này trên

sóng với tần suất thấp nhƣng NCTT của thính giả không dừng lại ở đó,

mà nó chiếm tới 57% số lƣợt mong muốn đƣợc tƣ vấn qua thƣ. Đây

thực sự là NCTT cấp bách của thính giả VTN.

- NCTT về các bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm đƣờng tình dục bao

gồm cả HIV/AIDS chiếm tần suất thấp nhất trong tất cả loại NCTT về

các vấn đề cụ thể đã đƣợc đề cập. Một trong những điểm chung nhất

của những ngƣời có NCTT về lĩnh vực này đó là sự mặc cảm, mặc cảm

với chính mình và mặc cảm với cộng đồng. Tuy nhiên, qua phân tích

nội dung thƣ cho thấy đây vẫn là một NCTT tiềm ẩn rất lớn chƣa đƣợc

đáp ứng.

- Kênh truyền thông không chính thức đƣợc thực hiện trong môi trƣờng

gia đình, trong các nhóm bạn đồng tuổi, đồng giới tính có vai trò đặc

biệt quan trọng. Nó có khả năng nhân rộng hiệu quả xã hội của các

thông tin đến từ các kênh chính thức nhƣ chƣơng trình “Cửa sổ tình

yêu”. Đối với thính giả nói chung và đặc biệt là thính giả VTN nói

riêng, kênh thông tin này có ảnh hƣởng trực tiếp đến NCTT cũng nhƣ

hành vi của họ. Vì vậy, thông tin nguồn cần có tính chuẩn xác cao.

- Ngày phát sóng của chƣơng trình về cơ bản đã đáp ứng đƣợc NCTT

của thính giả nhƣng thời lƣợng phát sóng còn chƣa đáp ứng đƣợc

NCTT của thính giả. Bên cạnh đó, chƣơng trình chỉ phát vào một thời

điểm, một buổi mà không phát lại vào một buổi khác nên nhiều thính

giả có NCTT khó có thể tiếp nhận thông tin. Vì vậy, NCTT của thính

giả thể hiện qua thƣ lớn hơn gấp nhiều lần những cuộc tƣ vấn trực tiếp

trên sóng phát thanh.

- Sự khác biệt trong hoạt động tiếp thu thông tin của VTN phụ thuộc

phần lớn vào các kênh truyền dẫn. Điều này ảnh hƣởng lớn tới NCTT

của các VTN. Tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,

chƣơng trình đã tỏ rõ đƣợc ƣu thế đối với nhóm này.

Page 265: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

265

- Việc thính giả viết thƣ về chƣơng trình mong đƣợc tƣ vấn về vấn đề họ

quan tâm với số lƣợng lớn thể hiện hành vi đi tìm thông tin này là hành

vi có mục đích. Bởi vì, có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến NCTT về SKSS

của VTN, một trong những nguyên nhân cơ bản là sự thiếu thông tin,

kiến thức của họ về vấn đề này. Cho nên, VTN phải đối mặt với nhiều

khó khăn, những tình huống khó xử mà bản thân họ khó có thể tự giải

quyết.

- Chƣơng trình “Cửa sổ tình yêu” không chỉ là ngƣời bạn thân mà còn

nhƣ những ngƣời anh, ngƣời chị đối với thính giả VTN giúp họ đƣợc

trau dồi, thay đổi về nhận thức các vấn đề về SKSS.

- NCTT của thính giả còn thể hiện sự thay đổi về nhận thức, thái độ và

hành vi của chủ thể đối với các vấn đề về SKSS. Bƣớc đầu thể hiện sự

chia sẻ trách nhiệm của nam VTN đối với nữ VTN trong việc chăm sóc

SKSS cho cả hai giới. Đây là hiệu quả thể hiện sự thay đổi về chất của

chƣơng trình cũng nhƣ truyền thông về dân số nói chung.

- Hiệu quả của chƣơng trình còn thể hiện ở việc thay đổi nhận thức và

hành vi của các nhóm thính giả khác. Đó là các bậc phụ huynh, các bậc

cha mẹ cũng gửi thƣ về chƣơng trình xin đƣợc tƣ vấn về những vấn đề

mà con cái họ đang gặp phải mà bản thân họ cũng không có đủ kiến

thức để giúp con giải quyết thắc mắc.

- Hoạt động truyền thông diễn ra nhƣ một quá trình xã hội vì vậy nó phụ

thuộc vào các mối quan hệ xã hội cụ thể. Các yếu tố trình độ học vấn,

khu vực cƣ trú, nghề nghiệp, giới tính cũng nhƣ các phong tục tập

quán đều có ảnh hƣởng đến NCTT của chủ thể.

Khuyến nghị

Việc khảo sát NCTT về SKSS VTN có thể dẫn đến những đề xuất

cho truyền thông về SKSSVTN trong Chiến lƣợc dân số Việt Nam 2001-

2010 và chiến lƣợc Sức khỏe sinh sản 2001-2010.

Giai đoạn 2001-2010 là giai đoạn Việt Nam thực hiện chiến lƣợc

phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010. Công tác dân số, chăm sóc

Page 266: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

266

SKSS là bộ phận quan trọng của chiến lƣợc phát triển đất nƣớc, là yếu tố

cơ bản để nâng cao chất lƣợng cuộc sống của từng ngƣời, từng gia đình

và toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nƣớc.

Đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi và cải thiện chăm sóc

SKSS/KHHGĐ là 2 trong 8 giải pháp thực hiện chiến lƣợc dân số 2001-

2010. Truyền thông thay đổi hành vi (BCC) là 1 trong 7 chƣơng trình

hành động để thực hiện chiến lƣợc dân số Việt Nam 2001-2010.

Một trong 7 mục tiêu của chiến lƣợc SKSS 2001-2010 là cải thiện

tình hình SKSS, SKTD của VTN thông qua việc giáo dục, tƣ vấn và

cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS phù hợp với lứa tuổi. Chỉ tiêu cụ

thể của chiến lƣợc cho mục tiêu này là 80% cơ sở chăm sóc SKSS thực

hiện thông tin-giáo dục tƣ vấn về SKSS cho VTN; 70% VTN đƣợc thông

tin - giáo dục - tƣ vấn và có hiểu biết về chăm sóc SKSS và SKTD. Một

trong các giải pháp của chiến lƣợc là đẩy mạnh Thông tin - Giáo dục -

Truyền thông (IEC) và Tuyên truyền vận động (Advocacy).

Chƣơng trình “Cửa sổ tình yêu” đƣợc xây dựng từ chu kỳ quốc gia

5 nhƣng cho tới nay nó vẫn phù hợp với mục đích đƣợc đề ra trong hoạt

động truyền thông giành cho đối tƣợng VTN. Để làm tốt và phát huy hơn

nữa hiệu quả của chƣơng trình, dƣới đây là các khuyến nghị cụ thể:

- Dự án VIE/79/P19 đã kết thúc hoạt động, chƣơng trình “Cửa sổ tình

yêu” khó nhận đƣợc sự giúp đỡ về tài chính để hoạt động tiếp.

Chƣơng trình hiện đang hoạt động cầm chừng, thƣ của thính giả

không có kinh phí để trả lời. Vì vậy, chƣơng trình cần đƣợc chính

phủ, UNFPA và các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ.

- “Cửa sổ tình yêu” nên phối hợp tốt hơn với các chƣơng trình SKSS

khác nhằm đáp ứng NCTT sâu hơn, phát huy tối đa thế mạnh và hiệu

quả của chƣơng trình. Ví dụ nhƣ, có thể kết hợp với các trung tâm tƣ

vấn SKSS cụ thể, có địa chỉ chính xác ở các tỉnh, thành, huyện...để

Page 267: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

267

giới thiệu VTN tới nơi thuận tiện nhất nhằm đáp ứng NCTT của họ và

giới thiệu cung cấp dịch vụ cho họ.

- Nên tăng thời lƣợng phát sóng lên 45 phút và phát lại chƣơng trình

vào một buổi tối trong tuần.

- Ban biên tập nên nghiên cứu thƣ và đáp ứng những NCTT đƣợc nhiều

ngƣời quan tâm trong mỗi buổi phát sóng.

- Cần cân đối giữa nội dung tình bạn, tình yêu, tâm lý và nội dung tình

dục an toàn, các BPTT, STDs/HIV/AIDS... Không nên né tránh

những vấn đề mà chúng ta cho là “tế nhị”, “khó nói” hay “vẽ đƣờng

cho hƣơu chạy” bởi vì họ thực sự có NCTT về các vấn đề này.

- Một trong một hình thức cung cấp thông tin tƣ vấn hiệu quả của

chƣơng trình giúp nông dân làm kinh tế của Ban biên tập FM, Đài

tiêng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đó là ngoài những thông

tin chung đƣợc phát sóng, ban biên tập xây dựng mạng lƣới thông tin

hoàn chỉnh về vấn đề cụ thể đó và đƣa lên mạng. Thính giả nghe và

đƣợc giới thiệu đƣờng dẫn để có đƣợc thông tin đó trên mạng. Đây là

mạng thông tin riêng của chƣơng trình đƣợc xây dựng và ngƣời sử

dụng đƣợc vào mạng đó đƣợc miễn phí từ máy gia đình. Để đáp ứng

NCTT ngày càng cao của thính giả nói chung và VTN nói riêng, Đài

tiếng nói Việt Nam nên phối hợp Bộ Bƣu chính viễn thông để xây

dựng tổng đài tƣ vấn miễn phí tới chƣơng trình hoặc xây dựng mạng

lƣới thông tin mạng về SKSS để cung cấp thông tin miễn phí hoặc trả

lời thƣ thính giả.

- Chƣơng trình nên phối hợp với một số kênh truyền thông khác có

cùng một vấn đề quan tâm về SKSSVTN nhƣ chƣơng trình “Me

xanh”, chƣơng trình “Dân số và phát triển” của Truyền hình Việt

Nam; các mục hỏi đáp của một số báo in nhƣ Báo Gia đình và Xã hội,

Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô, Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh,

Sức khỏe và Đời sống, Thanh niên, Tuổi trẻ, Mực tím, Hoa học

trò....để tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả của các kênh truyền

Page 268: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

268

thông thông qua việc cung cấp thông tin dƣới nhiều hình thức khác

nhau đến với khán giả, độc giả và thính giả.

- Cần đào tạo, tập huấn dƣới nhiều hình thức về kỹ năng đối với những

ngƣời thực hiện chƣơng trình để nâng cao hơn nữa chất lƣợng chƣơng

trình.

- Cần tổ chức nghiên cứu định kỳ NCTT của thính giả để đáp ứng

NCTT cho VTN một cách chủ động, kịp thời.

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Nguyên Anh. VTN ở Việt Nam: từ đặc điểm đến định hƣớng chính sách. Báo

cáo hội thảo “VTN: Sức khỏe và Phát triển” do Tổ chức Y tế thế giới và Viện Xã

hội học tổ chức. Hà Nội. Ngày 12/9/2001.

2. Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2001 những kết quả chủ yếu. NXB Thế

giới. Hà Nội. 2002

3. Bộ Y tế- Hội đồng Dân số. Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên. Hà Nội. 1997

4. Bộ Y tế. Chiến lƣợc quốc gia về chăm sóc SKSS giai đoạn 2001-2010.

5. BS.Khổng Ngọc Am. “Sức khỏe sinh sản trẻ em gái”. Tạp chí Thông tin Sức khỏe

sinh sản, số 1/1997. Trung tâm SKSS-GĐ.

6. Chu Xuân Việt. Tuổi vị thành niên với vấn đề tình dục và các biện pháp tránh thai.

Học viện Thanh, Thiếu niên Việt Nam và UBQG Dân số- KHHGĐ. Hà Nội. 1998

7. Dự án VIE/97/P12. Sức khỏe sinh sản vị thành niên. Hà Nội. 1999

8. Dự án VIE/97/P16. Báo cáo nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện chính sách

dân số ở Việt Nam. Hà Nội. 2000.

9. Khuất Thu Hồng. Kết quả nghiên cứu về tình dục và nạo thai trƣớc hôn nhân của

nữ thanh niên trên địa bàn Hà Nội. Viện Xã hội học. Hà Nội. 1996

10. Nguyễn Minh Thắng. Tình yêu của chúng em là không giới hạn. NXB Thanh niên.

Hà Nội 1999

11. Nguyễn Quỳnh Trang. Tuổi mới lớn, tuổi dậy thì, tuổi hoa. NXB Phụ nữ. Hà Nội.

1997.

12. Quỹ Dân số Liên hợp quốc – Dự án VIE/97/P12, Sức khỏe thanh niên và kỹ năng

sống. Tài liệu hƣớng dẫn nhóm trƣởng điều hành hoạt động của nhóm Hỗ trợ Sức

khỏe thanh niên và Kỹ năng sống.

Page 269: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

269

13. Quỹ Dân số Liên hợp quốc- Công ty tƣ vấn nghiên cứu dân số. Nghiên cứu thính

giả chƣơng trình phát thanh trực tiếp Cửa sổ tình yêu. Hà nôi. 2000

14. Quỹ Dân số Liên Hợp quốc. Chƣơng trình hành động Hội nghi quốc tế về Dân số

và Phát triển ICPD/Cairo/94.

Page 270: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

270

THỰC TRẠNG NGUỒN THÔNG TIN VÀ

MONG MUỐN CỦA SINH VIÊN VỀ CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

ĐẾN TÍNH DỤC

Ths. Phạm Hương Trà

Thông tin về tính dục vẫn là một chủ đề đƣợc coi là “nhạy cảm” đối

với không ít ngƣời dân Việt Nam. Vậy sinh viên – nhóm thế hệ tƣơng lai

sắp bƣớc vào lực lƣợng lao động và làm chủ đất nƣớc thƣờng tìm kiếm

thông tin này ở đâu? Câu hỏi này khá quan trọng khi chúng ta biết rằng

nhiều gia đình vẫn xem việc nói chuyện về tình dục là điều cấm kỵ và

nhiều bậc cha mẹ, thầy cô vẫn còn cảm thấy lúng túng khi đề cập đến vấn

đề này trƣớc con em và học trò của mình.

Nghiên cứu này muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi về mức độ tiếp

cận và nguồn thông tin về tính dục của sinh viên cũng nhƣ những mong

muốn của họ đối với các chủ đề liên quan đến tính dục. Dựa trên các

nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, bài viết xây dựng giả thuyết trả lời

cho hai câu hỏi nghiên cứu: (1)Sinh viên chủ yếu tiếp cận các thông tin

liên quan đến tính dục thông qua phƣơng tiện truyền thông đại chúng. (2)

Đa số sinh viên mong muốn biết đƣợc các kiến thức về tính dục thông qua

sách.

Về mặt thuật ngữ khoa học, tính dục (sexuality) được hiểu là khả

năng của con người thực hiện hành vi tình dục, tức là đáp lại các kích

thích tình dục và tìm kiếm sự thoả mãn từ các hoạt động tình dục như vuốt

ve, giao hợp, tự kích thích. Nói đến tính dục không chỉ nói đến cơ quan

sinh dục mà cả các vùng nhạy cảm của cơ thể, cũng như mong muốn, khát

vọng và tưởng tượng liên quan đến tình dục (Robert Goldenson &

Kenneth Andenson, Từ điển tính dục,1987, trích theo Khuất Thu Hồng,

2005)

Page 271: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

271

Trong nghiên cƣu này , những vấn đề sau đƣơc coi là vấn đề liên

quan đến tính dục cân đƣơc quan tâm : Sức khỏe và sức khỏe sinh sản vị

thành niên ; Các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tinh dục , HIV/AIDS; Thủ

dâm; Giới tính, giới; Kỹ năng ứng xử trong quan hệ với bạn bè khác giới ;

Hôn nhân, gia đình; Tình dục an toàn ; Sự thụ thai và tránh thai ; Bóc lột/

lạm dụng tinh dục; Sống thử/ sống chung trƣớc hôn nhân; Đồng tính; Mại

dâm.

Bài viết sử dụng số liệu định lƣợng cua đê tai “ Nhu cầu đào tạo

kiến thức về tính dục của sinh viên hiện nay” do khoa Xã hội học Hoc

viên Bao chi va Tuyên truyên thực hiện vào tháng 4/ 2007 tại 5 trƣờng đại

học ở Hà Nội là Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Bách Khoa,

Đại học Sƣ Phạm, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Kinh tế quốc dân

với tổng số mẫu là 1000 sinh viên chia đều cho 5 trƣờng. Cách lấy mẫu

theo phƣơng pháp ngẫu nhiên phân chùm.

1. Nguồn thông tin về tính dục : mƣc đô va kha năng tiếp cận

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi đƣợc hỏi “Bạn đã bao giờ nghe

nói đến các thông tin liên quan đến tính dục / tính dục chưa ?” thì có tới

991 sinh viên trên tổng số 995 sinh viên trả lời là có nghe nói đến những

thông tin này chiếm 99,6%. Cụ thể là vơi các mức độ thƣờng x uyên, thỉnh

thoảng, hiếm khi và không bao giờ thì có tới 44,5% sinh viên trả lời là

thƣờng xuyên nghe nói đến các thông tin liên quan đến vấn đề tính dục.

Biểu 1: Mức độ tiếp cận các thông tin liên quan đến tính dục của sinh

viên Đơn vị tính: %

30.4

44.552.1

Thƣờng xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Chƣa bao giờ

Page 272: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

272

Điều này cho thấy với thời đại thông tin bùng nổ hiện nay, sinh viên

có nhiều cơ hội tiếp cận với các vấn đề mà trƣớc đây nhiều ngƣời cho rằng

đó là chuyện riêng tƣ của mỗi con ngƣời và ít khi đƣợc mang ra bàn tán

nơi công cộng. Hơn nữa mức độ tiếp cận thƣờng xuyên khá lớn, điều đó

cho thấy bên cạnh chủ chƣơng của Nhà nƣớc ta là phổ biến hơn nữa

những kiến thức liên quan đến tính dục thông qua các phƣơng tiện truyền

thông đại chúng thì sinh viên cũng đã rất chủ động trong việc tìm kiếm

thông tin cho mình.

Phân tích số liệu còn cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa trƣờng học

với mức độ tiếp cận với các thông tin liên quan đến tính dục (P=0.00).

Học viện Báo chí và Tuyên truyền có số lƣợng sinh viên nghe nói đến

những thông tin về tính dục nhiêu nhất trong cả 5 trƣờng, có tới 119/200

sinh viên thƣờng xuyên nghe nói đến các thông tin về tính dục, chiếm

59,5%, tỷ lệ này lần lƣợt ở các trƣờng Đại học Bách khoa: 38,8%, Đại học

Sƣ Phạm: 41,5%, Đại học Đông Đô: 39,7%, Đại học Kinh tế Quốc dân:

43% (Bảng 1).

Bảng 1: Mức độ tiếp cận thông tin theo trƣờng

Đơn vị tính: %

Mức độ Trƣờng

Thƣờng

xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Chƣa bao

giờ

Số ngƣời

trả lời

Học viện BC&TT 59,5 38,0 2,0 0,5 200

Đại học KTQD 43,0 54,5 2,0 0,5 200

Đại học Sƣ Phạm 41,5 52,5 6,0 - 200

Đại học Đông Đô 39,7 58,8 1,5 - 199

Đại học Bách

Khoa 38,8 56,6 3,0 1,0 196

Tổng số 443

(44,5)

518

(52,1)

30

(3)

4

(0,4)

995

(100)

Mối liên hệ chặt chẽ này đƣợc lý giải là do quá trình hợp tác giữa

Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội với Học viện Báo chí và Tuyên truyền

trong việc lồng ghép nội dung tính dục và sức khỏe sinh sản vào nội dung

giảng dạy và nghiên cứu trong trƣờng từ năm 2005. Bên cạnh đó, môn Xã

hội học đại cƣơng và môn Dân số là những môn đại cƣơng đối với hầu hết

Page 273: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

273

các chuyên ngành của trƣờng nên sinh viên có cơ hội tiếp cận với những

thông tin liên quan đến tính dục nhiều hơn sinh viên các trƣờng khác là

điều dễ nhận thấy. Còn đối với các trƣờng khác, nhất là với Đại học Bách

Khoa và Đại học Đông Đô, tỷ lệ sinh viên trả lời không học môn nào

trong số các môn mà chúng tôi đƣa ra (Dân số học; Dân số và phát triển;

Giới; Sức khỏe sinh sản, SKSS vị thành niên; Giáo dục giới tính) là rất

cao. Có tới 172/200 sinh viên đại học Bách Khoa và 158/200 sinh viên

Đại học Đông Đô trả lời không học những môn trên . Ngay cả đối với sinh

hoạt ngoại khóa có lồng ghép những thông tin liên quan đến tính dục cũng

không nhiều đối với những trƣờng đại học trong mẫu nghiên cứu.

Đi vào tìm hiểu cụ thể hơn về những thông tin có liên quan đến tính

dục (đã đƣơc chia ra thành 3 nội dung lớn đó là Sức khỏe bệnh tật, Ứng xử

và quan hệ, Những vấn đề nhạy cảm và 12 nội dung cụ thể), kết quả

nghiên cứu cũng cho thấy nhiều điều thú vị. Nhóm sinh viên của 5 trƣờng

đại học đƣợc yêu cầu cho biết họ nhận đƣợc thông tin về những nội dung

này từ những nguồn nào dựa vào 13 nguồn cho trƣớc. Các câu trả lời sau

đó đƣợc gộp lại thành 4 nhóm nguồn chính nhƣ sau:

- Thông tin đại chúng (truyền hình, đài phát thanh, báo/tạp chí, sách,

internet)

- Gia đình (bố/ mẹ, anh/chị/em)

- Những ngƣời có chuyên môn (thầy/ cô giáo, cán bộ địa phƣơng,

trung tâm tƣ vấn, cán bộ tuyên truyền)

- Bạn (bạn bè, ngƣời yêu)

Bảng 2 cho thấy vai trò cung cấp thông tin của gia đình và những

ngƣời có chuyên môn trong đó có thầy cô giáo là rất mờ nhạt. Giáo viên,

nhà trƣờng thƣơng có thể hỗ trợ các em phát triển kỹ năng sống và một số

vấn đề liên quan đến tính dục (SAVY, 2005). Ở nghiên cứu này , vai trò

của thầy cô giáo là rất mờ nhạt mặc dù ở tất cả các nội dung đều cho rằng

thầy cô có đề cập đến nhƣng tỷ lệ rất thấp, chỉ có duy nhất một nội dung là

Giới tính và giới có tỷ lệ cao nhất, 6,1% số sinh viên lựa chọn.

Page 274: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

274

Bảng 2: Các nguồn thông tin mà sinh viên tiếp cận

Đơn vị tính: %

Néi dung Nguồn Thông

tin đại

chúng

Gia

đình

Những

ngƣời có

chuyên môn

Bạn

I. Sức khỏe bệnh tật

1- Sức khoẻ và sức khoẻ sinh sản vị

thành niên

87,9 2,2 6,9 3

2- Các bệnh lây nhiễm qua đƣờng

tình dục, HIV/AIDS

88,2 1 8 2,8

3. Thủ dâm 80,1 0,6 6,4 13

II. Ứng xử và quan hệ

4- Giíi tÝnh, giíi 71,6 6,6 9,6 12,1

5- Kü n¨ng øng xö trong quan hÖ víi b¹n bÌ kh¸c giíi

59,6 14,5 4,6 21,4

6- H«n nh©n, gia ®×nh 71,6 17,4 5,8 5,3

7- Tình dục an toàn 79,5 2,3 12,4 5,9

8- Sù thô thai vµ tr¸nh thai 79,2 2,7 13,3 4,9

9- Bóc lột/ lạm dụng tình dục 91,3 0,2 5,3 3,3

III. Những vấn đề nhậy cảm khác

a- Sống thử/ sống chung trƣớc hôn

nhân

77,3 1,8 4,7 16,1

b- Đồng tính 85,8 1,2 3,2 9,8

c- M¹i d©m 92,5 0,5 3 4,1

Về phía gia đình kết quả có khả quan hơn nhƣng chủ yếu tập trung

ở nhóm vấn đề về Ứng xử và quan hệ. Cụ thể là vấn đề Hôn nhân, gia

đình có 17,4% và Kỹ năng ứng xử trong quan hệ với bạn bè khác giới là

14,5%. Còn Bóc lột/ lạm dụng tình dục thì chỉ có 0,2% thông tin đƣợc biết

từ gia đình; Tình dục an toàn và Sự thụ thai và tránh thai có tỷ lệ thấp

tƣơng ứng là 2,3% và 2,7%. Lý giải cho điều này có thể là do các trƣờng

đại học thƣờng tập trung ở thành thị và nhiều sinh viên từ những nơi khác

đến đây học nên họ ít có thời gian gần gũi với gia đình trong 4-5 năm học

vì thế mà rất ít sinh viên nghe đến vấn đề này từ phía gia đình.

Một điều thú vị là duy nhất nội dung về Kỹ năng ứng xử trong quan

hệ với bạn bè khác giới có tỷ lệ sinh viên lấy thông tin từ bạn nhiều nhất,

chiếm ¼ lƣợng thông tin trong số 4 nhóm liệt kê ở trên.

Page 275: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

275

Kết quả nghiên cứu con cho thấy thông tin liên quan đến vấn đề

tính dục đƣợc sinh viên tiếp cận chủ yếu thông qua các phƣơng tiện truyền

thông đại chúng đặc biệt với thông tin liên quan đến bóc lột/ lạm dụng tính

dục và vấn đề mại dâm. Cụ thể có trên 90% ngƣời trả lời cho rằng họ biết

đƣợc điều này qua thông tin đại chúng.

Đi sâu tìm hiểu trong nhóm thông tin đại chúng thấy rằng sách báo

là phƣơng tiện chiếm ƣu thế hơn cả mặc dù mức độ và thời lƣợng tiếp cận

với loại phƣơng tiện này không cao bằng xem truyền hình và sử dụng máy

tính/ internet (Biểu 2).

Biểu 2: Tiếp cận thông tin qua các kênh truyền thông đại chúng

Đơn vị tính: %

0

10

20

30

40

50

60

Thủ dâm kỹ năng ứng xử

với bạn bè khác

giới

sự thụ thai và

tránh thai

đồng tính

Truyền hình

phát thanh

sách/ báo

internet

Trong 12 vấn đề mà chúng tôi đƣa ra thì tỷ lệ sinh viên nghe đƣợc

các nội dung liên quan đến tính dục từ sách/ báo chiếm từ hơn 1/3 đến 1/2

số sinh viên đƣợc hỏi. Có rất nhiều cách lý giải vấn đề này nhƣng một

trong những nguyên nhân mà rất nhiều sinh viên đƣa ra đó chính là tâm lý

còn e ngại của sinh viên khi tiếp xúc với những phƣơng tiện truyền thông

có nội dung về tính dục ở những nơi công cộng, đông ngƣời. Họ không

dám chăm chú theo dõi hoặc bình luận sôi nổi đối với chủ đề này nơi đông

ngƣời. Ngoài ra sinh viên lựa chọn sách, báo là nguồn thông tin chủ yếu

cho mình để tìm hiểu về cấn đề liên quan đến tính dục bởi sự tiện dụng

Page 276: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

276

của sách, báo. Họ có thể đọc chúng ở nhiều nơi và có thể chủ động về mặt

thời gian tiếp nhận thông tin của mình.

Cho đến nay, mặc dù chúng ta đã có sự cởi mở trong việc cung cấp

thông tin cho thanh niên về vấn đề liên quan đến tính dục, nhƣng những

vấn đề về tính dục ở Việt Nam vẫn còn đƣợc coi là những vấn đề khá nhậy

cảm. Những giá trị chuẩn mực của xã hội truyền thống vẫn còn ảnh hƣởng

không nhỏ tới xã hội Việt Nam hiện đại. Nhiều bạn sinh viên, nhất là các

bạn sinh viên nữ rất ngại ngùng, đỏ mặt khi gặp những câu hỏi nhạy cảm

nhƣ “Mức độ thân mật cao nhất trong các mối quan hệ này nhƣ thế nào?”

với các phƣơng án trả lời đóng là “Trao đổi thƣ từ tình cảm”, “Nắm tay”,

“Ôm hôn”, “Đã có quan hệ với nhau” và cả khi các bạn nhận đƣợc món

quà là “Bao cao su” sau khi trả lời bảng hỏi. Đó cũng là một trong những

lý do lý giải cho việc tại sao sinh viên lại chọn sách/ báo là kênh thông tin

hiệu quả hơn cả trong việc tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến tính dục.

Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng không chỉ là một phƣơng

tiện giải trí mà còn là một nguồn cung cấp thông tin hữu ích (SAVY,

2005) nhất là đối với những thông tin nhạy cảm về vấn đề tính dục. Tuy

nhiên việc tiếp cận các nội dung này có sự khác biệt giữa nhóm nam và

nữ, nhóm đã có ngƣời yêu và nhóm chƣa có ngƣời yêu, sự khác biệt giữa

các trƣờng đại học.

Trong các vấn đề thuộc về Sức khỏe bệnh tật và Những vấn đề nhạy

cảm khác, kết quả kiểm định thống kê Chi-square không cho thấy có mức

ý nghĩa thống kê (P>0,05) khi xem xét tƣơng quan giữa nhóm vấn đề này

với nhóm đã có ngƣời yêu và chƣa có ngƣời yêu. Điều này có nghĩa là dù

các bạn đã có ngƣời yêu hay không thì cũng không tác động đến việc tiếp

cận các nội dung nhƣ Sức khỏe và sức khỏe sinh sản Vị thành niên; Các

bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, HIV/AIDS; Sức khỏe tình dục; Sống

chung trƣớc hôn nhân; Đồng tính; Mại dâm qua các kênh thông tin khác

nhau. Còn đối với nhóm Ứng xử và quan hệ cho kết quả không mấy bất

ngờ bởi một số nội dung nhƣ Hôn nhân, gia đình; Tình dục an toàn; Sự thụ

Page 277: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

277

thai và tránh thai đều cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ với tình trạng có

ngƣời yêu hay chƣa (mức ý nghĩa thống kê với xác suất P< 0,05). Những

sinh viên đã và đang yêu tiếp cận với những nội dung trên qua sách; mạng

internet nhiều hơn so với nhóm sinh viên chƣa yêu nhƣng nhóm chƣa có

ngƣời yêu lại biết đến những thông tin này chủ yếu qua truyền hình, phát

thanh, báo/ tạp chí. Cụ thể là với nội dung về Tình dục an toàn nhóm chƣa

có ngƣời yêu có 71 trƣờng hợp (17,4%) biết từ truyền hình và tƣơng ứng

với nội dung Hôn nhân, gia đình; Sự thụ thai và tránh thai có tỷ lệ lần lƣợt

là 19%; 17% (Bảng 3)

Bảng 3: Tiếp cận các kênh thông tin theo tình trạng có ngƣời yêu hay

không Đơn vị tính: %

Nội dung Có

ngƣời

yêu chƣa

Kênh

Truyền

hình

Báo Sách Internet Bố

mẹ

Thầy

Hôn nhân, gia

đình

P= 0.00

Có 14,8 30,8 10,8 9,5 17,1 3,2

Chƣa có 19 35,8 8,5 6,8 11,7 0.7

Tình dục an toàn

P= 0.001

Có 11,7 31,6 17,2 13,1 1,1 3,8

Chƣa có 17,4 34 12 9 1,2 2,2

Sự thụ thai và

tránh thai (P=

0.004)

Có 14,3 29,4 22,4 11 1,3 2,3

Chƣa có 17 31 16,5 8,4 1,1 2,9

Kết quả phân tích cho thấy thế mạnh của sách và mạng internet bởi

sự tin cậy và đảm bảo sự riêng tƣ nhất là đối với những vấn đề “nhạy

cảm” nhƣ tính dục. Mặc dù không có đƣợc ƣu thế về tính cập nhật liên

tục, về sự khổng lồ của kho tàng tri thức và về sự “riêng tƣ” nhƣ của

Internet song sách vẫn có những thế mạnh riêng không thể phủ nhận trong

việc cung cấp thông tin. .

Núi túm lại, cùng với sự khẳng định ƣu thế các phƣơng tiện truyền

thông đại chúng, qua những phõn tớch trên ta còn thấy sự mờ nhạt trong

vai trò cung cấp thông tin liên quan đến nội dung tính dục của các kênh

trực tiếp nhƣ gia đỡnh và nhà trƣờng.

Page 278: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

278

2. Nhu câu tìm hiểu thông tin liên quan đên tinh duc của sinh viên

Điều dễ nhận thấy qua số liệu khảo sát tại 5 trƣờng đại học là tỷ lệ

mong muốn nhận đƣợc các kiến thức về tính dục của sinh viên rất cao, có

tới 916 trên tổng số 1000 trƣờng hợp đƣợc hỏi chiếm 91,6%. Sở dĩ nhóm

sinh viên có nhu cầu nhận đƣợc những thông tin này có thể là do ở độ tuổi

từ 18-25 tuổi sinh viên đã bắt đầu có sự trƣởng thành về mặt sinh học,

bƣớc vào tuổi yêu đƣơng và chuẩn bị tiến tới hôn nhân. Vì thế việc tìm

hiểu những kiến thức về tính dục là vô cùng cần thiết để từ đó họ có thể

trang bị kiến thức cho bản thân và những ngƣời xung quanh.

Kiểm định thống kê Chi-square cho thấy mức ý nghĩa thống kê

(P=0.00) trong quan hệ giữa trƣờng học và mong muốn nhận đƣợc các

kiến thức về tính dục (Biểu 3).

Biểu 3: Mong muốn nhận đƣợc kiến thức về tính dục theo trƣờng

Đơn vị tính: %

95

86

91.5 92.5 93

60

80

100

Học viện Báo chí

Đại học Bách khoa

Đại học Sƣ phạm

Đại học Đông đô

Đại học Kinh tế quốc dân

Sinh viên Đại học Bách khoa có tỷ lệ mong muốn nhận đƣợc thông

tin về kiến thức tính dục thấp hơn cả so với 4 trƣờng còn lại, Học viện Báo

chí là nơi có tỷ lệ sinh viên có nhu cầu cao nhất. Cụ thể là có 86 % sinh

viên Bách Khoa và 95% sinh viên Học viện Báo chí mong muốn nhận

đƣợc các kiến thức về tính dục. Một trong những giải thích có thể là sinh

viên Đại học Bách khoa có số tiết học trên lớp và số tiết phải thực hành

nhiều hơn các trƣờng khác nên không có nhiều thời gian để tìm hiểu, cũng

Page 279: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

279

một phần là do các em không đƣợc học về các môn học có liên quan đến

phần này nên cho rằng chƣa cần thiết phải tìm hiểu chúng.

Nhu cầu có đƣợc kiến thức về tính dục đƣợc đa số sinh viên lựa

chọn nhƣng lại có sự khác nhau đáng kể giữa các nguồn thông tin. Qua

biểu dƣới đây cho thấy sinh viên mong muốn nhận đƣợc kiến thức về tính

dục thông qua nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là thông qua 8 hình thức:

Sách, báo/ tạp chí; Giáo dục của nhà trƣờng, Mạng Internet, Truyền hình,

Phát thanh, Bạn bè, Trung tâm tƣ vấn, Bố mẹ.

Biểu 4: Mong muốn nhận đƣợc kiến thức tính dục qua các kênh

thông tin

Đơn vị tính: %

89

64

45 43 3933 30

23

0

20

40

60

80

100

sách/ báo,

tạp chí

Nhà trƣờng Internet truyền hình Bạn bè trung tâm

tƣ vấn

Bố mẹ Phát thanh

Nhƣ ở phần đầu đã phân tích ở trên thì sinh viên dành nhiều thời

gian hơn cả để đọc sách/ báo. Cũng chính vì thế mà kết quả phân tích cho

thấy nhu cầu tiếp nhận những kiến thức tính dục của sinh viên chủ yếu từ

sách/ báo, tạp chí chiếm tới 89%. Lý giải cho điều này ta thấy rằng sinh

viên là nhóm đối tƣợng có trình độ học vấn cao, có điều kiện tiếp cận với

sách/ báo hàng ngày. Hơn nữa hầu hết thông tin của sách/ báo, tạp chí có

độ chính xác cao, tin cậy do nó đƣợc kiểm nghiệm bởi các ban biên tập,

những nhà khoa học. Sách, báo cũng thƣờng viết cụ thể, khoa học và hệ

thống nên sinh viên có thể tiếp cận vấn đề dễ dàng. Thêm vào đó chủ để

giáo dục giới tính và tình dục xuất hiện ngày càng nhiều và càng phong

phú về hình thức, thể loại trên các trang báo, tạp chí.

Nếu sách, báo/ tạp chí đƣợc đánh giá cao nhất trong việc thỏa mãn

nhu cầu tìm hiểu thông tin liên quan đến tính dục của sinh viên, sau đó là

Internet (45%) và truyền hình (43%) thì Phát thanh lại là tỏ là là phƣơng

Page 280: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

280

tiện kém hiệu quả nhất. Chỉ có gần ¼ số ngƣời đƣợc hỏi trả lời là mong

muốn nhận đƣợc kiến thức về tính dục qua phát thanh. Một trong những

hạn chế khiến cho phát thanh không còn chiếm vị trí độc tôn và thậm chí

còn khiến thính giả ngày càng giảm đó là vì phần lớn các chƣơng trình vẫn

coi thính giả nhƣ những đối tƣợng tiếp thu thông tin thụ động, một chiều

và ít quan tâm đến việc họ có thực sự cần những thông tin mà mình cung

cấp hay không. Nhiều chƣơng trình còn nằm trong phạm vi “đóng” của

một kịch bản khô cứng, dựng sẵn, chƣa tạo một diễn đàn, một “sân chơi”

cho thính giả cùng chia sẻ, đóng góp ý kiến.

Bên cạnh các phƣơng tiện truyền thông đại chúng thì quá trình giáo

dục của gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin

liên quan đến vấn đề tính dục. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này gia đình

mà cụ thể là cha mẹ chƣa thực sự là nơi con cái mong muốn cung cấp

thông tin về tính dục, chƣa đầy 1/3 số em đƣợc hỏi mong muốn nhận đƣợc

thông tin từ cha mẹ. Điều này cũng khá tƣơng đồng với kết quả của một số

nghiên cứu trƣớc đó (SAVY, 2005; Khoa Xã hội học, 2006). Theo kết quả

nghiên cƣu của đề tài : "Vị thành niên và các biện pháp tránh thai : Thực

trạng và những câu hỏi?” thi cha/ mẹ, ngƣời thân và thầy/ cô giáo không

đƣợc coi là những nguồn cung cấp thông tin chính về tính dục và sức khỏe

sinh sản cho vị thành niên (Bùi Thanh Mai và Hoàng Thị Hoa, 1999). Tác

giả Nguyễn Thúy Quỳnh trong nghiên cứu của mình cũng khẳng định hầu

hết sinh viên không tìm kiếm thông tin liên quan đến tính dục từ cha/ mẹ,

các cán bộ Đoàn, cán bộ tuyên truyền (Nguyễn Thúy Quỳnh, 2001).

Đáng chú ý là nhà trƣờng lại đứng thứ 2 trong tổng số 8 kênh thông

tin mà nghiên cƣu đƣa ra , có 64% số sinh viên mong muốn nhận thông tin

từ nhà trƣờng. Điều đó chứng tỏ rằng việc giảng dạy các nội dung có liên

quan đến tính dục ở nhà trƣờng là rất cần thiết. Nhƣ vậy, sinh viên có rất

nhiều nguồn để cung cấp thông tin về các chủ đề liên quan đến tính dục

nhƣng 2 nguồn cơ bản là sách, báo/ tạp chí và nhà trƣờng, còn cha mẹ và

trung tâm tƣ vấn vẫn chƣa phải là kênh thông tin mà sinh viên mong muốn

Page 281: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

281

nhận đƣợc thông tin. Qua phân tích trên gợi ra một giải pháp nhằm nâng

cao hiểu biết của sinh viên đó là bên cạnh việc cung cấp các kiến thức về

tính dục, tình dục thi nhà trƣờng cân chu trong cung cấp thêm những tài

liệu tham khảo liên quan đến vấn đề này.

Kiên thƣc về giới tính và tình dục giúp cho thanh niên nói chung và

sinh viên nói riêng có trách nhiệm hơn đối với bản thân nhƣ phòng, tránh

thai ngoài ý muốn, hạn chế các bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục…Do

đó sinh viên tại 5 trƣờng trong mẫu nghiên cứu đều rất mong muốn tìm

hiểu các kiến thức liên quan đến tính dục. Kết quả định lƣợng về mối quan

hệ giữa các hình thức mà sinh viên mong muốn nhận đƣợc kiến thức về

tính dục và trƣờng học cho thấy đa số các hình thức đƣa ra có mức ý nghĩa

thống kê. Điều này thể hiện ở bảng 4.

Bảng 4: Các hình thức mong muốn theo trƣờng

Đơn vị tính: %

Hình thức Trƣờng học

Học

viện

Báo chí

ĐH

Bách

khoa

ĐH

phạm

ĐH

Đông

đô

ĐH

Kinh

tế

1. Nhà trƣờng (P=

0.00)

75 53,4 75 53,5 61,9

2. Sách, báo (P= 0.01) 92,2 81,8 93,5 85 91,5

3. Truyền hình (P=

0.54)

44,3 42,6 42 51,3 36

4. Phát thanh (P= 0,12) 25 18,8 27,5 23 18

5. Trung tâm tƣ vấn

(P= 0,21)

31,8 27,8 39 32,6 31,2

6. Internet (P= 0,02) 50 52,8 41 42,8 38,1

7. Bạn bè (P= 0,01) 49 31,8 36,5 35,8 40,7

8. Bố mẹ (P= 0,00) 39,6 16,5 41 28,9 23,8

Nếu so sánh các hình thức cung cấp thông tin mà sinh viên mong

muốn nhận đƣợc kiến thức về tính dục cho thấy nhà trƣờng cũng tác động

rất lớn đến việc sinh viên có mong muốn nhận đƣợc thông tin từ nguồn

này hay không. Kết quả kiểm định thống kê (P<0,05) cho thấy rõ mối

quan hệ chặt chẽ giữa hai yếu tố này. Đối với những sinh viên đƣợc nhà

Page 282: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

282

trƣờng cung cấp những kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản, tình

dục…thông qua các môn học chính thức và hoạt động ngoại khóa thì luôn

có mong muốn tiếp tục nhận đƣợc thông tin từ nhà trƣờng nhƣ Học viện

Báo chí, Đại học Sƣ phạm. Còn đối với những trƣờng nhƣ Bách khoa,

Đông đô do sinh viên chƣa nắm rõ về những vấn đề này nên các em chƣa

xác định nhu cầu cụ thể của mình và thấy rằng có thể tìm đƣợc những

thông tin về tình dục, tính dục từ những nguồn khác nhƣ sách, báo, mạng

Internet….

Kết quả khảo sát ở bảng 4 cho thấy chỉ có hình thức thông qua

mạng Internet là sinh viên Đại học Bách khoa có tỷ lệ lựa chọn cao hơn

các trƣờng khác (52,8%). Nguyên nhân của điều này là do sinh viên Đại

học Bách khoa có điều kiện thuận lợi tiếp xúc với mạng internet trong quá

trình học tập. Còn đối với kênh thông tin từ bố mẹ thì kết quả lại ngƣợc

lại, sinh viên trƣờng Bách khoa mong muốn có đƣợc thông tin từ cha mẹ

là ít nhất chỉ chiếm 16,5% số ngƣời đƣợc hỏi, tỷ lệ cao nhất thuộc về

trƣờng Đại học Sƣ phạm (41%) sau đó là Học viện Báo chí (39,6%) với

mức ý nghĩa thống kê P= 0,00. Lý giải cho điều này là do trƣờng Bách

khoa là trƣờng có tỷ lệ sinh viên nam chiếm đa số mà nam giới lại rất ngại

chủ động hỏi cha mẹ mình về vấn đề này và ngƣợc lại. Điều này cũng khá

giống với kết quả đƣợc phân tích trong đề tài “Giao tiếp giữa cha mẹ và

con cái lứa tuổi vị thành niên về sức khỏe sinh sản” năm 2006 và cũng phù

hợp với kết quả nghiên cứu trong Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và

Thanh niên Việt Nam năm 2005 (SAVY, 2005). Theo SAVY, gia đình là

nguồn cung cấp thông tin thấp nhất về sức khỏe sinh sản. Kết quả trong

nghiên cứu này cũng chỉ ra sự khác biệt đáng kể giữa 2 giới. Mặc dù có

khoảng 1/2 số thanh thiếu niên kể chuyện này với ngƣời khác nhƣng nữ kể

nhiều hơn so với nam (SAVY, 2005).

Tuy nhiên, kết quả khảo sát định lƣợng tại 5 trƣờng đại học lại

không có đủ bằng chứng để khẳng định mối quan hệ có ý nghĩa về mặt

thống kê giữa trƣờng học và hình thức mong muốn nhận đƣợc thông tin

Page 283: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

283

thông qua đài phát thanh, truyền hình và trung tâm tƣ vấn. Kiểm định

thống kê Chi-square khi xem xét mối tƣơng quan giữa 3 hình thức đã kể

trên với trƣờng học đều cho xác suất P>0,05.

Một điều khá thú vị là khi phân tích mối quan hệ giữa hình thức

mong muốn nhận đƣợc thông tin về tính dục với thông tin có ngƣời yêu

hay chƣa, kết quả kiểm định thống kê cho thấy hầu hết các hình thức mà

chúng tôi đƣa ra điều không có ý nghĩa về mặt thống kê. Chỉ duy nhất có

kênh thông tin từ Trung tâm tƣ vấn là có mối quan hệ chặt chẽ về mặt

thống kê (P<0,05).

Biểu 5: Mong muốn nhận đƣợc thông tin theo tình trạng có ngƣời

yêu hoặc không

88 89.8

35.1 28.6

30.6 29.4

0 50 100 150 200

Sách, báo

Trung tâm tƣ vấn

Bố mẹ

Có ngƣời yêu

Chƣa có ngƣời yêu

Kết quả ở biểu 5 cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm có

ngƣời yêu và chƣa có ngƣời yêu trong nhu cầu tiếp nhận thông tin về tính

dục từ trung tâm tƣ vấn. Những ngƣời có ngƣời yêu mong muốn nhận

đƣợc thông tin từ trung tâm tƣ vấn cao hơn nhóm chƣa có ngƣời yêu là

6,5%. Cụ thể là tỷ lệ nhóm sinh viên có ngƣời yêu là 181 trƣờng hợp trong

tổng só 918 ngƣời trả lời (chiếm 35,1%) trong khi nhóm chƣa có ngƣời

yêu là 112 trƣờng hợp (chiếm 28,6%). Theo thông tin trên một trang Web

thì tại các trung tâm tƣ vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình số khách hàng

đang yêu chiếm khoảng 45% (http://www.langviet.net/forums/lofiversion/index.php/t29139.html )

Điều này có thể giải thích rằng những ngƣời có ngƣời yêu đã bắt

đầu có những mối quan tâm cụ thể hơn đến những vấn đề liên quan đến

sức khỏe sinh sản, tính dục…Hơn nữa họ mong muốn nhận đƣợc thông tin

phản hồi nhanh nhất khi họ có những thắc mắc liên quan đến những vấn

Page 284: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

284

đề này. Chính lúc này các trung tâm tƣ vấn với những chuyên gia giàu

kinh nghiệm, có kiến thức về tâm lý sẽ là nơi đáng tin cậy để sinh viên

giãi bày thắc mắc của mình.

KẾT LUẬN

Sinh viên hiện nay dành một khoảng thời gian khá lớn cho việc đọc

sách/ báo, xem truyền hình và vào mạng internet. Chính điều này giúp cho

sinh viên chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin nhất là những thông

tin “nhạy cảm”, liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình dục – những thông

tin ít khi đƣợc trao đổi qua kênh giao tiếp trực tiếp . Kết quả nghiên cứu

cũng khẳng định giả thuyết mà nghiên cƣu đƣa ra “Sinh viên chủ yếu tiếp

cận các thông tin liên quan đến tính dục thông qua phƣơng tiện truyền

thông đại chúng” là chính xác và có căn cứ khoa học. Cụ thể là có tới 991

sinh viên trên tổng số 995 sinh viên trả lời là có nghe nói đến những thông

tin này chiếm 99,6% và những thông tin đó biết đƣợc chủ yếu thông qua

hệ thống truyền thông đại chúng với tỷ lệ cao gấp 6 lần so với kênh thông

tin cao thứ 2. Bởi vậy, việc nâng cao chất lƣợng của các chƣơng trình

truyền hình, xuất bản thêm nhiều ấn phẩm có liên quan đến tính dục nhằm

cung cấp thông tin cơ bản cho vị thành niên và thanh niên nói chung, sinh

viên nói riêng là điều rất cần thiết và cấp thiết hiện nay. Bên cạnh đó, thì

gia đình và nhà trƣờng cần nổ lực hơn nữa trong việc chủ động đƣa những

thông tin về tính dục vào giáo dục cho con em mình một cách chính thống

hoặc thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Nhu cầu tiếp nhận các kiến thức và thông tin về tính dục trong sinh

viên là rất lớn, 91,6% sinh viên thừa nhận có nhu cầu này. Hình thức

truyền tài mà phần lớn các em mong muốn nhận đƣợc các kiến thức là

thông qua sách/ báo/ tạp chí (89%) và qua giáo dục của Nhà trƣờng

(64,1%). Kết quả này cũng gợi ý cho các nhà tổ chức chƣơng trình truyền

thông về tính dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên là cần

tiếp tục đầu tƣ, cải tiến và cung cấp nhiều hơn nữa số lƣợng sách/ báo/ tạp

chí có nội dung liên quan đến tính dục cho sinh viên.

Page 285: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

285

Tài liệu tham khảo

1. http://www.langviet.net/forums/lofiversion/index.php/t29139.html

2. Nguyễn Thuý Quỳnh, Mô tả hành vi tình dục và kiến thức phòng tránh thai

của nam nữ sinh viên chưa lập gia đình tuổi 17 – 24 tại một trường đại học

Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Đại học Y tế công cộng, 2001

3. Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY), 2005

4. Bùi Thanh Mai và Hoàng Thị Hoa, Vị thành niên và các biện pháp tránh

thai: Thực trạng và những câu hỏi, 1999

5. Khuất Thu Hồng. Tập bài giảng về tính dục tại lớp tập huấn về Lồng ghép tính dục trong các

bài giảng cho sinh viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền , Hà Nội, 2005

6. Khoa Xã hội học, Đề tài: “Nhu cầu đào tạo kiến thức về tính dục của sinh

viên hiện nay”, 2007

Page 286: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

286

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHƢƠNG TRÌNH TIẾP THỊ VÀ

QUẢNG CÁO THỰC PHẨM TRÊN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG

ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM VÀ SỨC KHỎE TRẺ EM.

Th.s: Dương Thị Thu Hương

Trong bối cảnh xã hội hiện đại với sự bùng nổ của truyền thông đại

chúng, trẻ em ngày càng đƣợc tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từ rất

sớm. Bên cạnh rất nhiều những ƣu điểm tích cực từ việc tiếp xúc với các

nguồn thông tin sớm do truyền thông đem lại, trẻ em cũng là đối tƣợng

phải gánh chịu một số các tác động không mong muốn xuất phát từ truyền

thông đại chúng. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến một trong các khía

cạnh tiêu cực đó: tác động của các chương trình quảng cáo, tiếp thị thực

phẩm trên truyền thông đại chúng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm và sức

khỏe của trẻ em với mong muốn đi tìm hiểu những vấn đề cụ thể nhƣ sau:

- Sự bùng nổ của các chiến dịch tiếp thị quảng cáo thực phẩm trên

truyền thông đại chúng và những nguyên nhân trẻ em trở thành đối tƣợng

hƣớng tới của các chiến dịch này.

- Ảnh hƣởng của các chƣơng trình quảng cáo thực phẩm, đồ uống

trên truyền thông đại chúng đến hành vi tiêu dùng thực phẩm của trẻ em.

- Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý các chƣơng trình quảng

cáo tiếp thị thực phẩm, đồ uống nhằm vào đối tƣợng trẻ em.

Trẻ em- đối tượng của các chương trình tiếp thị quảng cáo thực

phẩm không có lợi cho sức khỏe trên truyền thông đại chúng.

Các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống ngày càng nhận ra rằng trẻ

em là khách hàng đầy tiềm năng của họ cũng nhƣ việc đầu tƣ vào các

chƣơng trình quảng cáo tiếp thị trên các phƣơng tiện truyền thông đại

chúng, đặc biệt là truyền hình, là cách ngắn nhất để sản phẩm của họ đến

gần với đối tƣợng trẻ em. Chính vì lý do đó mà trong chiến lƣợc phát triển

Page 287: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

287

của các công ty chuyên sản xuất thực phẩm và đồ uống, họ không ngần

ngại bỏ những khoản tiền lớn để tiếp thị sản phẩm của mình trên truyền

thông. Theo thống kê năm 2006, các công ty xuyên quốc gia đã chi những

khoản tiền khổng lồ cho quảng cáo: 7,8 tỉ đô la dành cho quảng cáo đồ ăn,

4 tỉ đô la dành cho quảng cáo nƣớc ngọt, 1,1 tỉ đô la dành cho quảng cáo

bánh kẹo. ở Mỹ, xét về tần suất quảng cáo trên truyền thông đại chúng,

các quảng cáo về thực phẩm đứng vị trí thứ 2. Theo thống kê ở nƣớc này,

năm 2007 ƣớc tính tiền chi trả cho quảng cáo trên truyền hình chiếm 95%

tổng số dành cho quảng cáo thức ăn nhanh và 75% tổng số tiền dành cho

quảng cáo thực phẩm nói chung. Với những con số thống kê nhƣ vậy,

chúng ta có thể thấy tần suất xuất hiện các quảng cáo về thực phẩm và đồ

uống trên truyền hình là rất lớn. Bên cạnh đó, theo phân tích thì thực phẩm

và đồ uống đƣợc quảng cáo thông thƣờng là thực phẩm chứa nhiều đƣờng,

chất béo, muối, hàm lƣợng dinh dƣỡng và chất sơ thấp. Ví dụ nhƣ, ngƣời

ta ƣớc tính có tới 85% quảng cáo thực phẩm trên truyền hình Mỹ là quảng

cáo liên quan đến thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, kẹo, đồ uống

công nghiệp, trong khi đó chỉ có 2% là các quảng cáo liên quan đến trái

cây và rau quả.

Ở Việt nam, chƣa có một nghiên cứu nào đi thống kê đầy đủ về tần

suất xuất hiện các quảng cáo thực phẩm và đồ uống không có lợi cho trẻ

em trên truyền thông đại chúng, nhƣng thực tế quan sát tần số xuất hiện

trên truyền hình và các phƣơng tiện truyền thông khác cho thấy, đây là

một trong những loại quảng cáo phổ biến nhất hiện nay.

Liên quan đến các quảng cáo thực phẩm và đồ uống không có lợi

cho sức khỏe nói trên, đối tƣợng của các quảng cáo nhằm vào chủ yếu là

trẻ em. Các nhà cung cấp thực phẩm và đồ uống nói trên không ngần ngại

bỏ ra một khoản tiền khổng lồ chi trả cho truyền thông và nhắm vào đối

tƣợng là trẻ em vì họ biết rằng, trẻ em là nhóm khách hàng đầy tiềm năng.

Lý do thứ nhất đó là trẻ em ngày càng có quyền và có ảnh hƣởng lớn trong

việc chi tiêu và tiêu dùng thực phẩm trong gia đình. Một nghiên cứu ở

Page 288: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

288

Canada vào năm 2002 cho thấy trẻ em Canada từ 9- 14 tuổi đã chi tiêu 1.9

tỉ đô la và có ảnh hƣởng đến những chi tiêu mua bán thực phẩm khác

trong gia đình khoảng 20 tỉ đô la. Một nguyên nhân quan trọng khác khiến

trẻ em là đối tƣợng hƣớng tới của các nhà sản xuất kinh doanh thực phẩm

và đồ uống đó là vì họ tin rằng trẻ em sẽ trở thành khách hàng đầy tiềm

năng trong tƣơng lai. Cơ sở cho niềm tin đó là hành vi ăn uống từ nhỏ ảnh

hƣởng lớn đến việc lập thói quen ăn uống trong tƣơng lai. Bên cạnh đó,

quảng cáo cũng thu hút trẻ em từ độ tuổi rất sớm, đặc biệt là quảng cáo

trên truyền hình. Từ hai tuổi trở lên, khi bắt đầu biết chú ý đến hình ảnh và

âm thanh, cũng là lúc trẻ em bắt đầu biết chú ý đến các quảng cáo, đặc biệt

những quảng cáo có âm thanh và hình ảnh phù hợp với lứa tuổi của chúng.

Từ những lý do nhƣ trên cho thấy trẻ em ngày càng có nguy cơ tiếp

xúc nhiều với các chƣơng trình quảng cáo, tiếp thị thực phẩm và đồ uống

không có lợi cho sức khỏe.

Tác động của các chương trình quảng cáo tiếp thị thực phẩm đến

hành vi tiêu dùng thực phẩm của trẻ em.

Trong một thời gian dài và cho đến tận hiện nay, những ngƣời có

liên quan nhƣ các nhà sản xuất và phân phối thực phẩm, các nhà truyền

thông, nhà quản lý, bảo vệ ngƣời tiêu dùng và các bậc cha mẹ đã tham gia

vào rất nhiều các cuộc tranh luận xoay quanh câu hỏi nhƣ các chƣơng

trình tiếp thị quảng cáo ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hành vi tiêu dùng của

trẻ em và mức độ ảnh hƣởng đến đâu?

Trên cả phƣơng diện lý thuyết và những bằng chứng thực tế cho

thấy hành vi tiêu dùng thực phẩm của trẻ em bị ảnh hƣởng bởi các chƣơng

trình quảng cáo thực phẩm không có lợi cho sức khỏe.

Theo lý thuyết xã hội hóa, truyền thông là một trong bốn môi

trƣờng xã hội hóa quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển của trẻ em (bốn

môi trƣờng đó bao gồm: gia đình, nhà trƣờng, truyền thông đại chúng và

nhóm bạn bè). Truyền thông là nguồn cung cấp những thông tin cơ bản và

tác động trực tiếp đến quá trình phát triển tƣ duy và hành vi con ngƣời

Page 289: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

289

ngay từ nhỏ. Cũng theo quan điểm của nhà xã hội học Fischer, xã hội hóa

là một quá trình trong đó cá nhân vừa tiếp nhận khuôn mẫu, chuẩn mực

hành vi, vừa tái tạo một cách chủ động các khuôn mẫu chuẩn mực hành vi

đó. Tuy nhiên, nếu ở ngƣời trƣởng thành, sự phân tích thông tin để tiếp

nhận một cách có chọn lọc diễn ra mạnh mẽ thì ở trẻ em, xã hội hóa chủ

yếu dừng lại ở quá trình tiếp nhận những giá trị chuẩn mực có sẵn mà sự

chọn lọc hay tái tạo là rất yếu, thậm chí là chƣa xuất hiện ở giai đoạn nhỏ

tuổi. Chính vì vậy, trẻ em khi xem các chƣơng trình truyền hình thƣờng

không biết phân tích thông tin hay chắt lọc những thông tin họ nhận đƣợc

mà chủ yếu là tiếp thu một cách máy móc. Điều này cũng phản ánh rất rõ

ở các nghiên cứu thực tế trên trẻ em: ví dụ trẻ em ngay từ bé đã thuộc lòng

rất nhiều những thông điệp hay những đoạn quảng cáo trên phƣơng tiện

truyền thông đại chúng cũng nhƣ thuộc tên các nhãn hiệu phổ biến hay

đƣợc quảng cáo. Nghiên cứu ở trẻ em dƣới 8 tuổi cho thấy trẻ em dƣới 8

tuổi thƣờng tin tƣởng vào sự chuẩn xác, tính đúng đắn và công bằng qua

các mẫu quảng cáo. Nghiên cứu của các nhà xã hội học và tâm lý học ở

Canada cũng chỉ ra rằng trẻ em dƣới 5 tuổi hoàn toàn không phân biệt

đƣợc và không hiểu đƣợc có sự khác biệt giữa các chƣơng trình giải trí và

quảng cáo, vì vậy chúng thƣờng xem với sự chú ý ngang bằng nhau đối

với các chƣơng trình quảng cáo thƣơng mại và các chƣơng trình cung cấp

thông tin khác. Bên cạnh đó, trẻ em dƣới 8 tuổi không nhận biết đƣợc ý

định cơ bản của các nhà quảng cáo là để bán sản phẩm.

Nhƣ vậy, dƣới tác động của quảng cáo thƣơng mại đối với thực

phẩm và đồ uống dành cho trẻ em, trẻ em rất dễ trở thành những ngƣời

tiêu dùng thiếu kinh nghiệm. Quan điểm trẻ em là những ngƣời tiêu dùng

thiếu kinh nghiệm dƣới tác động của truyền thông đại chúng cũng đƣợc

chia sẻ bởi phân tích của nhà xã hội học M. Weber khi ông bàn về lý

thuyết lối sống khỏe mạnh (healthy lifestyle). Theo ông, “lối sống khỏe

mạnh” của các cá nhân đƣợc xác định bởi hai yếu tố: sự lựa chọn của cá

nhân đối với các hành vi liên quan đến sức khỏe “life choice” và những cơ

Page 290: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

290

hội đến với cá nhân trong cuộc sống: “life chance”. Bên cạnh việc cho

rằng sự lựa chọn các hành vi liên quan đến sức khỏe của cá nhân bị tác

động của môi trƣờng bên ngoài (trong đó có truyền thông đại chúng) thì

ông đánh giá cao năng lực và khả năng tính toán của cá nhân trong việc

lựa chọn hành vi của họ: nhƣ khả năng diễn giải hoàn cảnh, suy tính

những mặt tích cực và tiêu cực của sự lựa chọn đó. Tuy nhiên đối với trẻ

em, năng lực tính toán để tối ƣu hóa hành động của mình là gần nhƣ

không có và họ cũng chƣa có kinh nghiệm gì liên quan đến các vấn đề về

sức khỏe. Vì vậy sự lựa chọn hành vi liên quan đến sức khỏe, trong đó có

việc tiêu dùng thực phẩm của trẻ em hầu nhƣ phụ thuộc vào tác động của

môi trƣờng bên ngoài, mà trong đó không thể không kể đến tác động của

các chƣơng trình tiếp thị, quảng cáo thực phẩm.

Bên cạnh đó, cũng theo lý thuyết niềm tin sức khỏe (health belief

model), khi các cá nhân đƣợc cung cấp rất nhiều thông tin về những mặt

tích cực của các loại thực phẩm từ các nhà sản xuất quảng cáo, những

nhận thức tích cực đó chính là cơ sở để thiết lập thái độ và hành vi tích

cực đối với sản phẩm đó. Thực tế từ các quảng cáo thực phẩm và đồ uống

dành cho trẻ em cho thấy, không có một nhà sản xuất nào bỏ một khoản

tiền lớn ra để quảng cáo sản phẩm mà không nói tốt về sản phẩm của

mình. Hơn thế nữa, họ thƣờng lờ đi những thông tin thực tế về giá trị dinh

dƣỡng, hàm lƣợng chất béo, khoáng chất và vitamin mà thay thế vào đó là

những thông tin về trúng thƣởng, khuyến mãi sản phẩm, những nhân vật

hoạt hình ngộ nghĩng, những thông điệp siêu thực hấp dẫn trẻ em nhƣ “lớn

mạnh nhƣ một cây to”, “trở thành siêu nhân”, „phát triển vƣợt trội‟, „tăng

trƣởng vƣợt bậc về chỉ số IQ”. Với những cách thức tiếp thị nhƣ vậy, trẻ

em- những ngƣời tiêu dùng thiếu kinh nghiệm khó tránh khỏi sự hấp dẫn

của những sản phẩm quảng cáo mà thông thƣờng là những sản phẩm

nghèo dinh dƣỡng nhƣng giàu hàm lƣợng đƣờng, muối, chất béo. Những

ví dụ mà tác giả bài báo “Trẻ béo phì vì thực phẩm quảng cáo” đăng trên

Vnexpress (18/3/2008) cho thấy rất rõ những tác động của quảng cáo đến

Page 291: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

291

hành vi ăn uống của trẻ em ở Việt nam. Bé Hùng (7 tuổi), mặc dù đã có

dấu hiệu quá cân, từ một ngƣời không thích ăn phô mai nhƣng vì mê

những quảng cáo vui nhộn của sản phẩm này đã trở thành một ngƣời

nghiện phô mai và luôn đòi mẹ mua cho ăn. Cậu bé luôn lý sự nếu bị từ

chối: “sao mẹ không cho con ăn phô mai? Nó giúp con cao lên mà”. Hay

bé Trang Anh ở tập thể Bách Khoa, Hà Nội, mặc dù đã thừa 8 kg so với

tiêu chuẩn nhƣng luôn luôn thích ăn vặt, đặc biệt là ăn tất cả những thứ

quảng cáo trên ti vi vì theo nhƣ bé nói, ăn nhƣ thế mới là sành điệu.

Để đi tìm hiểu tác động của các quảng cáo thực phẩm và đồ uống

đến hành vi tiêu dùng của trẻ em, một số các nhà nghiên cứu trên thế giới

đã xây dựng những mô hình nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng mối

quan hệ này. Ví dụ nhƣ nghiên cứu thực nghiệm của Gorn và Goldberg

(1982) tiến hành đối với trẻ em từ 5 đến 8 tuổi: trẻ em đƣợc chia vào các

nhóm khác nhau và mỗi nhóm sẽ đƣợc tiếp xúc với những thông điệp liên

quan đến thực phẩm và đồ uống khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy

nhóm trẻ em đƣợc tiếp xúc thƣờng xuyên và liên tục với các thông điệp

quảng cáo kẹo, bánh ngọt, nƣớc ngọt và thức ăn nhanh trong một khoảng

thời gian ngắn thì sẽ có xu hƣớng lựa chọn và tiêu dùng những đồ ăn đó.

Nhóm tiếp xúc nhiều với những thông điệp và chƣơng trình giáo dục liên

quan đến thức ăn và đồ uống có lợi cho sức khỏe nhƣ nƣớc hoa quả và rau

quả sẽ có xu hƣớng chọn những đồ ăn có lợi cho sức khỏe cho bản thân.

Cũng với cách làm tƣơng tự, bằng phƣơng pháp thực nghiệm, nghiên cứu

của Bannon và Schwartz (2007) cũng đƣa ra kết luận rằng; trẻ em nếu

đƣợc tiếp xúc nhiều với những thông điệp về thực phẩm có lợi cho sức

khỏe (tác dụng của việc thƣờng xuyên sử dụng rau và hoa quả trong các

bữa ăn) thì sẽ có tác động tích cực đến sự lựa chọn của chúng trong một

giai đoạn ngắn sau đó.

Nhƣ vậy, cả về phƣơng diện lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm và

bằng chứng thực tế đều cho thấy có sự găn bó mật thiết giữa việc tiếp xúc

Page 292: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

292

nhiều với những quảng cáo thực phẩm và đồ uống không có lợi cho sức

khỏe và ảnh hƣởng của nó đến hành vi tiêu dùng thực phẩm của trẻ em.

Vấn đề càng trở nên đáng quan tâm hơn khi trẻ em ngày càng tự do

và có quyền lực trong việc lựa chọn tiêu dùng thực phẩm hàng ngày. Với

sự bận rộn của bố mẹ ngày một tăng, trẻ em đƣợc lựa chọn ăn uống bên

ngoài nhiều hơn ăn tại gia đình và ăn những thức ăn đƣợc chế biến sẵn

nhiều hơn những thức ăn tƣơi tự chế biến. Bên cạnh đó, sự định hƣớng

của cha mẹ cũng nhƣ của các chƣơng trình giáo dục khác trở nên yếu thế

hơn so với tác động của truyền thông đại chúng. Những lời khuyên về sử

dụng thực phẩm nhƣ thế nào cho có lợi cho sức khỏe sẽ trở nên rất ít tác

dụng đối với trẻ em vì nó thƣờng khó hiểu đối với lứa tuổi của chúng. Hơn

nữa, trẻ em là đối tƣợng chƣa có kinh nghiệm gì về khái niệm sức khỏe và

bệnh tật, nên những khuyến cáo về thực phẩm không có lợi cho sức khỏe

sẽ mang lại hiệu quả rất thâp đối với đối tƣợng là trẻ em. Trong khi đó,

với kỹ thuật về âm thanh và hình ảnh hiện đại, những nhân vật hoạt hình

hấp dẫn, những thông điệp mà gắn kèm với đó là những ý nghĩa siêu thực

phù hợp với những mơ ƣớc của trẻ em sẽ tạo ấn tƣợng và có tính hấp dẫn

hơn rất nhiều so với các chƣơng trình giáo dục thông thƣờng hay lời

khuyên của cha mẹ. Bên cạnh đó, rất có thể sẽ xảy ra xung đột giữa sự

giáo dục của cha mẹ và nội dung quảng cáo. Trẻ em có thể sẽ tỏ ra nghi

ngờ những định hƣớng hay giáo dục của cha mẹ đối với chúng vì nội dung

giáo dục đó mâu thuẫn với những gì chúng đƣợc xem và nghe thƣờng

xuyên từ quảng cáo.

Mối quan hệ giữa quảng cáo, hành vi tiêu dùng thực phẩm và sức

khỏe của trẻ em.

Dinh dƣỡng đóng một vai trò quan trọng đối với trẻ em vì nó cần

thiết cho sự phát triển của trẻ cũng nhƣ ảnh hƣởng đến thói quen ăn uống

trong suốt quá trình phát triển và trƣởng thành. Ví dụ nhƣ nghiện thức ăn

nhanh là một trong những căn bệnh của giới trẻ ở các nƣớc công nghiệp

phát triển vì họ đƣợc làm quen với thức ăn công nghiệp từ lúc còn rất nhỏ.

Page 293: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

293

Các cuộc phỏng vấn sâu đối với những ngƣời trẻ tuổi nghiện đồ ăn nhanh

cho thấy: họ thích dùng đồ ăn nhanh vì nhiều gia vị và đậm đà trong khi

đó họ lại cảm thấy chán ngán những món rau luộc nhạt nhẽo và vô vị.

Việc tiêu dùng những thực phẩm và đồ uống công nghiệp ảnh hƣởng

nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em sau này vì hàm lƣợng chất béo,

muối và đƣờng cao trong những sản phẩm chế biến sẵn này chính là

nguyên nhân của tình trạng béo phì và hàng loạt các bệnh mãn tính khác.

Các nhà khoa học thuộc trƣờng đại học tổng hợp Liverpool của Anh và

các chuyên gia về dinh dƣỡng ở Đức đã đƣa ra xác nhận rằng trẻ em béo

phì là do quảng cáo. Đây cũng là lời lý giải hợp lý cho việc tỉ lệ béo phì

ngày càng gia tăng không những ở những nƣớc phát triển mà cả những

thành phố lớn ở nƣớc đang phát triển. Theo thống kê, trên thế giới có ít

nhất 22 triệu trẻ em dƣới 5 tuổi bị quá cân hoặc béo phì. Cũng theo nghiên

cứu, trẻ em bị béo phì thì thông thƣờng sẽ mãi mãi có nguy cơ thừa cân về

sau này.

ở Việt nam, bên cạnh việc phải tiếp tục giải quyết tình trạng thiếu

cân suy dinh dƣỡng ở trẻ em thì cũng bắt đầu phải đối mặt với tình trạng

béo phì và thừa cân ở các thành phố lớn. ở thành phố Hồ Chí Minh, có 6%

trẻ em dƣới 5 tuổi và khoảng 23% trẻ cấp 1 có cân nặng vƣợt quá mức tiêu

chuẩn và thậm chí ở Việt nam cũng đã xuất hiện những trƣờng hợp siêu

béo phì. Cũng theo ƣớc tính của tổ chức y tế thế giới, béo phì là nguyên

nhân liên quan đến 2,6 triệu ca tử vong trên thế giới và hàng loạt các căn

bệnh mãn tính khác nhƣ tim mạch, tiểu đƣờng, huyết áp.

Những vấn đề đặt ra đối với việc quản lý các chương trình quảng

cáo liên quan đến thực phẩm và đồ uống nhắm vào đối tượng trẻ em.

Những ảnh hƣởng của các tiếp thị quảng cáo thực phẩm và đồ uống

không lành mạnh đến hành vi tiêu dùng thực phẩm và sức khỏe của trẻ em

là không thể phủ nhận. Tuy nhiên biện pháp quản lý cần nhƣ thế nào cho

hợp lý và không xâm phạm lợi ích của các đối tƣợng liên quan vẫn là điều

chƣa thực sự đƣợc thống nhất. Thái độ cứng rắn nhất mà một số quốc gia

Page 294: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

294

đã áp dụng nhƣ Anh hay Malaisia là cấm hoàn toàn quảng cáo thức ăn

dành cho trẻ em trên truyền hình và yêu cầu các nhà sản xuất phải thông

tin dinh dƣỡng đầy đủ trên bao bì. Một số quốc gia khác nhƣ Singapore

hay Brunei thì áp dụng hình thức quản lý linh hoạt mềm dẻo hơn: nhƣ cấm

quảng cáo trong những khoảng thời gian nhất định (ví dụ từ 6 giờ sáng

đến 9 giờ đêm) hay cấm dùng hình ảnh của những ngƣời nổi tiếng hay

những nhân vật hoạt hình nổi tiếng để lôi cuốn trẻ em.

Tuy nhiên cũng có rất nhiều ngƣời liên quan không đồng tình với quan

điểm cấm này. Họ cũng đƣa ra lý lẽ cho rằng béo phì và các vấn đề sức

khỏe khác của trẻ em là hệ quả của đa yếu tố tác động nhƣ yếu tố gen di

truyền, trách nhiệm gia đình, nhà trƣờng chứ không thể đổ lỗi cho riêng

mình truyền thông. Và ngƣời ta cũng nghi ngại về hiệu quả của việc cấm

quảng cáo: cấm quảng cáo sẽ góp phần giảm tỉ lệ béo phì đƣợc bao nhiêu

vì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến béo phì. Chính vì những lý

lẽ đó mà các bên có lợi ích liên quan nhƣ các nhà sản xuất và phân phối

thực phẩm, các nhà truyền thông … cho rằng cấm hay hạn chế nhƣ vậy là

đối xử không công bằng đối với ngành sản xuất thực phẩm, đẩy ngành này

đi xuống, không phát triển đƣợc.

Trong ngày ngƣời tiêu dùng vừa qua (15/3), tổ chức Quốc tế ngƣời

tiêu dùng đã đƣa ra một số quy tắc tiếp thị thực phẩm và đồ uống không

cồn cho trẻ em và đề nghị Tổ chức Y tế Thế giới thông qua. Trong bản

quy tắc này, những quảng cáo giàu năng lƣợng nhƣng nghèo dinh dƣỡng

nhắm vào trẻ bị đề nghị cấm.

Với những phân tích về mức độ tác động của quảng cáo thực phẩm

và đồ uống không có lợi cho sức khỏe đến hành vi tiêu dùng và sức khỏe

của trẻ em bên trên cho thấy việc quản lý đối với quảng cáo thực phẩm

nhằm vào đối tƣợng trẻ em là cần thiết. Trong từng hoàn cảnh nhất định

mà mỗi một chính phủ có thể áp dụng hình thức cấm hay hạn chế khác

nhau cho phù hợp.

Page 295: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

295

Riêng đối với Việt nam- một nƣớc đang phát triển, có lẽ vì chính

phủ còn đang mải mê với việc thanh toán tình trạng suy dinh dƣỡng và

đảm bảo dinh dƣỡng cho trẻ em hoặc có quan niệm rằng béo phì và thừa

dinh dƣỡng là bệnh của các nƣớc phát triển nên chƣa có những quan tâm

thích đáng đối với vấn đề này. Tuy nhiên, thực tế số liệu cho thấy, Việt

nam cũng nhƣ một số nƣớc đang phát triển khác cũng đang bắt đầu phải

đối mặt với vấn đề thừa cân và tác động của quảng cáo thƣơng mại. Nhất

là trong bối cảnh thƣơng mại hóa toàn cầu và sự phát triển của ngành công

nghiệp thực phẩm xuyên quốc gia, thì lo ngại này không còn là chuyện

của tƣơng lai xa. Để có một thế hệ mới trong tƣơng lai khỏe mạnh, có

năng lực lao động dồi dào, việc đƣa ra những biện pháp ngăn chăn tác

động tiêu cực của quảng cáo thực phẩm và đồ uống trên truyền thông đại

chúng là việc cần làm từ bây giờ trƣớc khi quá muộn.

Tài liệu tham khảo

1. Cockerham, W. 2006. „Health lifestyle theory in an Asian context‟. Health

Sociology Review 15(1): 5-15.

2. Gorn and Goldberg. 1982. “Behavioural evidence of the effects of televised food

messages on children”. Journal of consumer research, 9: 200 – 2005

3. Bannon K, Schwartz MB, 2007. “Impact of nutrition messages on children‟s food

choice: pilot study”, available at http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed

4. Story M, French S, 2004. “Food Advertising and marketing directed at children and

adolescents in the US”. International Journal of Behavioral Nutrition and

Physical Activity, 10 Feb, 2004

5. Katke K, 2007. The impact of television advertising on child health and family

spending – A case study. International Conference on Marketing & Society, 8-

10 April, 2007.

6. Targer market: children as consumers. Available at

http://www.aboutkidshealth.ca/News

7. Chất béo, đƣờng và muối: “sát thủ gây ra bệnh béo phì ở trẻ em”. Trích tại: Tin tuc –

Tin nhanh: http://tintuc.timnhanh.com/doi_song/suc_khoe

Page 296: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

296

HÌNH ẢNH TÌNH DỤC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Ths. Nguyễn Thị Tuyết Minh

Nghiên cứu thông điệp về tính dục trên các phƣơng tiện truyền

thông đại chúng là một hƣớng nghiên cứu khá mới mẻ ở Việt Nam. Góp

phần tìm hiểu thực trạng việc thông điệp về tính dục chuyển tải đến công

chúng là gì? Các thông điệp này mới đƣợc chuyển tải cởi mở ở Việt Nam

trong ít năm trở lại đây. Các nhà truyền thông cũng thừa nhận rằng tính

dục, tình dục, các vấn đề về SKSS... là những vấn đề nhạy cảm và khó

trong việc chuyển tải các thông điệp đến công chúng vừa chính xác, vừa

đúng lại vừa đủ.

Đây là một nghiên cứu trƣờng hợp, những kết quả nghiên cứu chỉ

áp dụng cho các trang Web khảo sát. Mục đích của nghiên cứu nhằm mô

tả những nội dung các thông điệp về tính dục trên các trang Web, và

những yếu tố tác động tới các thông điệp này. Kỹ thuật thu thập thông tin

định lƣợng bằng phƣơng pháp phân tích tài liệu với mẫu 1173 bài báo

đƣợc thu thập từ 4 trang Web: http://vnexpress.net;

www.thanhnien.com.vn; http://www.gioitinhtuoitieen.org.vn;

www.dantri.com.vn trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2006.

Phƣơng pháp xử lý số liệu SPSS đƣợc vận dụng nhằm lƣợng hoá

đƣợc ảnh hƣởng của các yếu tố tới các thông điệp này. Bên cạnh đó,

chúng tôi sử dụng những kết quả nghiên cứu có trƣớc nhằm hỗ trợ thêm

cho những nhận, những phát hiện, kết quả của nghiên cứu. Tôi sẽ sử dụng

phần mềm SPSS nhằm phõn tớch dữ liệu định lƣợng, nghiên cứu tiến hành

phân tích theo trình tự: Mô tả việc đƣa các thông điệp trên các trang báo;

Tập trung phân tích tƣơng quan nhị biến về sự ảnh hƣởng của các biến độc

đối với hình ảnh tình dục.

Những phân tích liên quan tới hình ảnh tình dục sẽ phân tích với

những biến số độc lập nhƣ Loại báo mạng; Hình thức đăng tải; Chuyên

Page 297: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

297

mục đăng tải; Tác giả, nguồn đăng tải; Thời gian đăng tải nhằm tìm ra sự

khác biệt về thông điệp hình ảnh tình dục trên các trang báo mạng. Trong

số 1173 bài viết đƣợc sƣu tầm trên 4 trang web, tần xuất xuất hiện hình

ảnh về tình dục nói chung là 114 lần. Trong đó, 34 lần xuất hiện hình ảnh

dâm tục, 17 lần xuất hiện hình ảnh quảng cáo và 63 lần xuất hiện hình ảnh

khiêu dâm.

Loại báo mạng phân tích và hình ảnh tình dục

Hình ảnh về tình dục đƣợc phân tích trên ba khía cạnh: những hình

ảnh dâm tục, những hình ảnh quảng cáo và những hình ảnh khiêu dâm.

Kết quả phân tích trên các bài viết của ba trang Web cho thấy hình ảnh về

tình dục trên bốn báo đƣợc đăng tải không đồng đều nhau.

Biểu 1. Hình ảnh cụ thể so với các hình ảnh khác về tình dục trên báo

mạng

Biểu số liệu trên cho thấy, hình ảnh khiêu dâm xuất hiện với tần

xuất nhiều hơn ở tất cả các báo trong mẫu phân tích. Trong đó, hình ảnh

khiêu dâm xuất hiện trên www.thanhnien.com.vn so với hai nội dung còn

lại là cao nhất, sau đó đến http://www.gioitinhtuoitieen.org.vn và

www.dantri.com.vn. Tuy nhiên, số liệu bảng dƣới đây cho thấy, về những

hình ảnh dâm tục đƣợc phân tích thì chủ yếu xuất hiện ở

http://vnexpress.net, hình ảnh quảng cáo và hình ảnh khiêu dâm cũng xuất

hiện nhiều hơn ở trang báo này.

46

13

2925

15

38

1410

57

81

71 70

0

10

20

30

40

50

60

70

80

90

vnepress thanhnien gioitinhtuôihoa dantri

Dam tuc Quang cao Khieu dam

Page 298: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

298

Bảng 1.Hình ảnh về

tình dục trên báo mạng

điện tử

Loai bao mang phan tich

Tæng

vnexpress

.net

thanhnie

n.com.vn

gioitinhtuo

itieen.org.

vn

dantri.co

m

T­ t­ëng d©m tôc

Sè l­îng 25 2 2 5 34

% 73.5% 5.9% 5.9% 14.7%

100.0

%

Qu¶ng c¸o

Sè l­îng 8 6 1 2 17

% 47.1% 35.3% 5.9% 11.8%

100.0

%

Sù khiªu d©m

Sè l­îng 31 13 5 14 63

% 49.2% 20.6% 7.9% 22.2%

100.0

%

Trong 100% các hình ảnh về tính dục đƣợc phân tích trên báo mạng

thì hình ảnh dâm tục chiếm 35%. Hình ảnh dâm tục so với các hình khác

về tính dục trong khi phân tích trong tƣơng quan với loại báo mạng phân

tích cho thấy, sự khác biệt về hình này trên các trang báo có ý nghĩa thống

kê với hệ số Chi-Square là 0,05 với trang http://vnexpress.net xuất hiện

hình ảnh này nhiều nhất so với các trang khác trong nghiên cứu, và tƣơng

quan trong chính trang này thì trong 100% các hình ảnh tính dục đƣợc

nghiên cứu chiếm khoảng 46,3% là hình ảnh dâm tục, trong khi

www.thanhnien.com.vn chiếm 12,5% và www.dantri.com.vn chiếm 25%.

Trong 100% số hình ảnh dâm tục đƣợc phân tích trên bốn trang báo thì

hình ảnh này trên http://vnexpress.net cũng chiếm đa số với 73,5% (với

mức ý nghĩa Chi-Square là 0,055).

Về hình ảnh quảng cáo mang tính chất tình dục chiếm số lƣợng nhỏ

nhất trong ba hình ảnh đƣợc phân tích (hình ảnh dâm tục và hình ảnh

khiêu dâm). Số liệu phân tích cho thấy, trong 100% các hình ảnh về tính

dục đƣợc phân tích thì hình ảnh quảng cáo chỉ chiếm 17,5%. Trong phân

tích tƣơng quan giữa từng loại báo và hình ảnh quảng cáo cho thấy, hình

ảnh quảng cáo xuất hiện nhiều hơn ở www.thanhnien.com.vn. Ở trang báo

này, trong 100% hình ảnh tính dục đƣợc phân tích thì hình ảnh quảng cáo

chiếm 37,5% trong khi tƣơng tự nhƣ vậy thì http://vnexpress.net là 14.8%;

Page 299: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

299

http://www.gioitinhtuoitieen.org.vn là 14.3% và www.dantri.com.vn chỉ

10%. Điều này vẫn đúng khi trong 100% hình ảnh quảng cáo liên quan

đến tình đƣợc phân tích thì hình ảnh này xuất hiện nhiều trên

http://vnexpress.net với 47.1%; xuất hiện nhiều thứ hai là

www.thanhnien.com.vn với 35.3%.

Trong 100% các hình ảnh tính dục đƣợc phân tích thì hình ảnh

khiêu dâm chiếm tần suất lớn nhất với 65%. Các hình ảnh khiêu dâm xuất

hiện nhiều nhất trên trang www.thanhnien.com.vn với 81% so với các

hình ảnh tính dục khác trên trang này; sau đó là trang

http://www.gioitinhtuoitieen.org.vn; www.dantri.com.vn và trang

http://vnexpress.net. Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn giữa các trang

nhƣng điểm chung là các trang nghiên cứu điều đăng tải nhiều hình ảnh

khiêu dâm.

Hình thức đăng tải

Hình thức đăng tải các hình ảnh tình dục đƣợc phân chia thành đăng

một kỳ và đăng nhiều kỳ. Số liệu phân tích cho thấy, phần lớn những hình

ảnh tình dục đƣợc đăng tải với hình thức một kỳ. Tuy nhiên, hình ảnh

quảng cáo đƣợc đăng nhiều kỳ chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các hình ảnh

dâm tục hay khiêu dâm.

Bảng 2. Hình ảnh về tình dục

trên báo mạng điện tử

H×nh thøc ®¨ng t¶i bµi b¸o

Tæng

§¨ng mét kú

§¨ng nhiÒu

T­ t­ëng d©m tôc

Sè l­îng 29 5 34

% 85.3% 14.7% 100.0%

Qu¶ng c¸o

Sè l­îng 12 5 17

% 70.6% 29.4% 100.0%

Sù khiªu d©m

Sè l­îng 55 8 63

% 87.3% 12.7% 100.0%

Chuyên mục đăng tải

Page 300: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

300

Phân tích chuyên mục đăng tải trong phân tích báo chí cũng là một

chỉ báo quan trọng cho thấy vị trí của các thông điệp theo cách sắp xếp

của nhà truyền thông. Những chuyên mục cơ bản của các trang báo điện tử

thông thƣờng có chuyen mục về chính trị - xã hội, văn hoá - nghệ thuật,

pháp luật, khoa học, sức khoẻ, đời sống, tình yêu, lối sống, nhịp sống trẻ,

thế giới trẻ hay chuyên trang về SKSS/tình dục... Các chuyên mục nhƣ đời

sống, tình yêu, lối sống, nhịp sống trẻ, thế giới trẻ có những nội dung

tƣơng đồng đƣợc phân chia vào thành một nhóm.

Khi phân tích các hình ảnh theo cách phân chia các chuyên mục này

cho thấy, có sự khác biệt đủ ý nghĩa thống kê về sự xuất hiện của các hình

ảnh tình dục trên các chuyên mục khác nhau. Bảng số liệu thống kê dƣới

đây cho thấy, chuyên mục Chính trị - văn hoá hầu nhƣ không có sự xuất

hiện các hình ảnh tình dục trong mẫu phân tích, sau đó là những mục pháp

luật; khoa học, sức khoẻ; chuyên trang về SKSS/tình dục cũng xuất hiện ít

những hình ảnh về tính dục. Các hình ảnh tính dục xuất hiện nhiều hơn

trong chuyên mục đời sống tình yêu, lối sống, nhịp sống trẻ, thế giới trẻ,

trong đó, hình ảnh khiêu dâm xuất hiện nhiều hơn trong trang này. Chuyên

mục xuất hiện nhiều nhất các hình ảnh về tính dục là trang văn hoá - nghệ

thuật với 70,6% tƣ tƣởng dâm tục trong chuyên mục này so với các

chuyên mục khác; 82,5% hình ảnh quảng cáo tình dục so với các chuyên

mục khác và 46% hình ảnh khiêu dâm so với các chuyên mục khác.

Bảng 3. Hình ảnh về tình dục

trên báo mạng điện tử

Chuyªn môc ®¨ng t¶i bµi b¸o

Tæng

ChÝnh trÞ, X·

héi

V¨n ho¸, nghÖ thuËt

Ph¸p luËt

Khoa häc, søc

khoÎ

§êi sèng, t×nh yªu, lèi sèng, nhÞp sèng trÎ,

thÕ giíi trÎ

Chuyªn trang vÒ SKSS/

t×nh dôc

T­ t­ëng d©m tôc

Sè l­îng 0 26 1 1 5 1 34

% .0% 76.5% 2.9% 2.9% 14.7% 2.9%

100.0%

Qu¶ng c¸o

Sè l­îng 0 14 0 0 3 0 17

% .0% 82.4% .0% .0% 17.6% .0%

100.0%

Sù khiªu d©m

Sè l­îng 2 29 13 1 15 3 63

% 3.2% 46.0%

20.6%

1.6% 23.8% 4.8% 100.0

%

Page 301: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

301

Bảng số liệu trên còn cho thấy, các hình ảnh dâm tục chỉ không xuất

hiện trong trang chính trị - xã hội, còn lại có xuất hiện trên tất cả các

chuyên mục. Tuy nhiên, tần xuất xuất hiện ở các chuyên mục khác nhau.

Các hình ảnh quảng cáo tình dục không xuất hiện ở nhiều chuyên mục hơn

nhƣ chuyên mục chính trị - xã hội, Pháp luật, Khoa học - sức khoẻ, chuyên

trang về SKSS/tình dục mà chủ yếu xuất hiện trong chuyên mục đời sống

tình yêu, lối sống, nhịp sống trẻ, thế giới trẻ (17,6%) và chuyên mục văn

hoá - nghệ thuật (82,4%). Ngƣợc lại, các hình ảnh khiêu dâm xuất hiện

trên tất cả các chuyên mục khác nhau. Nếu chuyên mục Chính trị - xã hội

không xuất hiện hình ảnh dâm tục và quảng cáo tình dục thì vẫn xuất hiện

những hình ảnh khiêu dâm.

Kết quả phân tích số liệu của đề tài còn cho thấy, có sự khác biệt

trong việc các trang Web đăng tải các hình ảnh tình dục trên các chuyên

mục khác nhau là khác nhau. Về các hình ảnh dâm dục xuất hiện trong

mẫu nghiên cứu của trang http://vnexpress.net thì 100% các hình ảnh này

xuất hiện trong chuyên mục văn hoá - nghệ thuật và không hề xuất hiện

trong các chuyên mục còn lại. Trong các trang khác, sự xuất hiện của hình

ảnh dâm tục với số lƣợng không đủ lớn để so sánh nhƣ trang

www.thanhnien.com.vn chỉ xuất hiện trên chuyên mục văn hoá nghệ

thuật, pháp luật còn các chuyên mục khác thì không có những hình ảnh

này; trang http://www.gioitinhtuoitieen.org.vn hình ảnh dâm tục xuất hiện

trên trang đời sống tình yêu, lối sống, nhịp sống trẻ, thế giới trẻ và chuyên

trang về SKSS/tình dục;

Tác giả, nguồn đăng tải

Nếu nội dung về tính dục tổng quát chủ yếu đƣợc trích theo các

nguồn nƣớc ngoài thì các hình ảnh về tình dục trên các trang báo mạng

trong phân tích phần lờn đƣợc trích từ các nguồn báo, tạp chí trong nƣớc.

Tuy nhiên, điều này cũng chƣa cho phép khẳng định là những tác giả của

Page 302: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

302

những nguồn trích trong nƣớc này không trích từ các nguồn nƣớc ngoài

khác.

Bảng 4. Hình ảnh về tình dục

trên báo mạng điện tử

Ph©n lo¹i nhãm t¸c gi¶, nguån ®¨ng t¶i bµi b¸o

Tæng

C¸ nh©n b×nh

th­êng

TrÝch theo b¸o,

t¹p chÝ n­íc

ngoµi

TrÝch theo b¸o,

t¹p chÝ trong

n­íc

T­ t­ëng d©m tôc

Sè l­îng 2 7 25 34

% 5.9% 20.6% 73.5%

100.0

%

Qu¶ng c¸o

Sè l­îng 1 2 14 17

% 5.9% 11.8% 82.4%

100.0

%

Sù khiªu d©m

Sè l­îng 10 30 23 63

% 15.9% 47.6% 36.5%

100.0

%

Số liệu bảng trên cho thấy, những bài viết với những hình ảnh dâm

tục và hình ảnh quảng cáo đƣợc đăng tải trên các trang Web trong nghiên

cứu chủ yếu đƣợc trích từ các báo và tạp chí trong nƣớc. Những hình ảnh

khiêu dâm đƣợc trích từ báo và tạp chí nƣớc ngoài nhiều hơn trong nƣớc.

Kết quả nghiên cứu không cho thấy sự khác biệt về thời gian đăng

tải các nội dung này. Trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 9, số lƣợng các

bài viết về nội dung này là tƣơng đƣơng nhau. Điều này cho thấy mức độ

ổn định của thông điệp về nội dung này trên các trang Web.

Mục đích đăng tải hình ảnh tình dục

Mục đích của các bài viết đƣợc xem xét dƣới một số khía cạnh cụ

thể nhƣ sau: mục đích thông tin về sự kiện xã hội liên quan đến tình dục;

Chia sẻ thông tin nghiên cứu về tình dục, SKSS, SK TD; Răn đe hành vi

tình dục lệch chuẩn liên quan đến luật pháp; Giáo dục, tƣ vấn về tình dục,

SKSS, SKTD; Không rõ mục đích.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn mục đích đăng tải các hình

ảnh tình dục đều là thông tin về sự kiện xã hội liên quan đến tình dục. Tuy

nhiên, một số ít hình ảnh khiêu dâm đƣợc đăng tải với mục đích răn đe

hành vi tình dục lệch chuẩn liên quan đến luật pháp.

Page 303: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

303

Bảng 5 ; Mục đích

đăng tải hình ảnh tình

dục

Mục đích đăng tải hình ảnh tình dục

Tổng

Không

rõ mục

đích

Thông tin

về sự kiện

xã hội liên

quan đến

tình dục

Chia sẻ

thông tin

nghiên cứu

về tình dục,

SKSS, SK

TD

Răn đe

hành vi

tình dục

lệch chuẩn

liên quan

đến luật

pháp

Giáo dục,

tƣ vấn về

tình dục,

SKSS,

SKTD

Dâm tục Số lƣợng 1 30 2 0 1 34

% 2.9% 88.2% 5.9% .0% 2.9% 100.0%

Qu¶ng c¸o

Số lƣợng 0 16 0 1 0 17

% .0% 94.1% .0% 5.9% .0% 100.0%

Khiªu d©m

Số lƣợng 0 38 0 13 11 62

% .0% 61.3% .0% 21.0% 17.7% 100.0%

Các hình ảnh tình dục xuất hiện trên các trang báo mạng trong phân

tích không phải để chia sẻ thông tin nghiên cứu về tình dục hoặc giáo dục,

tƣ vấn về tình dục, SKSS, SKTD.

Nhƣ vậy, có thể thấy hoặc là các nghiên cứu về hình ảnh tình dục

không nhiều để có thể chia sẻ trên các trang web hoặc là các kết quả

nghiên cứu về vấn đề này chƣa đƣợc chia sẻ trên các trang web. Bên cạnh

đó, báo mạng tỏ ra có ƣu thế khi chuyển tải các thông tin hình ảnh tình

dục hơn báo hình, báo in và báo phát thanh. Tuy nhiên, ƣu thế này chƣa

đƣợc áp dụng nhiều trong việc đăng tải các hình ảnh tình dục nhằm giáo

dục, tƣ vấn về tình dục, SKSS, SKTD.

Thông qua kết quả phân tích ở trên cho thấy hình ảnh tình dục đƣợc

chuyển tải khá phong phú trên các trang báo mạng. Trong đó, hình ảnh

khiêu dâm đƣợc chuyển tải nhiều nhất.

Trong bốn trang đƣợc phân tích, tƣ tƣởng dâm tục đƣợc đăng tải

nhiều nhất trên trang http://vnexpress.net; các trang còn lại đăng tải tƣ

tƣởng dâm tục với số lƣợng hình ảnh không đáng kể. Thêm vào đó, hình

ảnh quảng cáo liên quan đến tình dục đƣợc đăng tải nhiều trên trang

http://vnexpress.net và trang www.thanhnien.com.vn, ngƣợc lại, hai trang

web còn lại đăng tải về hình ảnh này không đáng kể. Hình ảnh khiêu dâm

đƣợc đăng tải nhiều nhất trên trang http://vnexpress.net, nhiều thứ hai trên

Page 304: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

304

trang www.dantri.com.vn và đứng thứ ba là trang www.thanhnien.com.vn,

ngƣợc lại, trang http://www.gioitinhtuoitieen.org.vn đăng tải về hình ảnh

này không nhiều. Nhƣ vậy, hình ảnh tình dục chủ yếu xuất hiện trên các

trang web dành cho ngƣời lớn, thanh niên và những hình ảnh này không

đƣợc đăng tải trên trang dành cho vị thành niên. Điều này cho thấy nhà

truyền thông rất chủ động, thận trọng trong việc lựa chọn các thông điệp

hình ảnh tình dục cho từng đối tƣợng công chúng khác nhau.

Hình ảnh tình dục xuất hiện chủ yếu trên các chuyên mục văn hoá -

nghệ thuật và chuyên mục đời sống – tình yêu - lối sống - nhịp sống trẻ -

thế giới trẻ; các chuyên mục còn lại xuất hiện các hình ảnh tình dục

không đáng kể. Trong đó, các hình ảnh dâm tục không xuất hiện trên các

chuyên mục nhƣ chính trị - xã hội; các hình ảnh này xuất hiện không đáng

kể trên các chuyên mục pháp luật; khoa học - sức khoẻ; chuyên mục đời

sống – tình yêu - lối sống - nhịp sống trẻ - thế giới trẻ; chuyên trang về

SKSS/tình dục; các hình ảnh dâm tục chủ yếu xuất hiện trên chuyên mục

văn hoá - nghệ thuật. Tƣơng tự nhƣ vậy, hình ảnh quảng cáo liên quan đến

tình dục chủ yếu xuất hiện trên chuyên mục văn hoá - nghệ thuật; đời sống

– tình yêu - lối sống - nhịp sống trẻ - thế giới trẻ. Ngƣợc lại, các hình ảnh

này không xuất hiện trên các chuyên mục chính trị - xã hội; pháp luật;

khoa học - sức khoẻ; chuyên trang về SKSS/tình dục. Tuy nhiên, hình ảnh

khiêu dâm xuất hiện trên tất cả các chuyên mục, trong đó, chuyên mục văn

hoá - nghệ thuật; đời sống – tình yêu - lối sống - nhịp sống trẻ - thế giới trẻ

và pháp luật.

Về tác giả và nguồn đăng tải các thông điệp hình ảnh tình dục có sự

khác biệt so với các vấn đề khác trong nghiên cứu, nếu nhiều nội dung

khác chủ yếu đƣợc trích từ các báo, tạp chí nƣớc ngoài thì hình ảnh tình

dục chủ yếu đƣợc trích dẫn từ các báo, tạp chí trong nƣớc

Page 305: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

305

QUẢNG CÁO BÁO CHÍ VÀ CÔNG CHÖNG HIỆN NAY

Ths. Nhạc Phan Linh và Lê Thu Hà

(Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Sự phát triển mạnh mẽ của báo chí hiện đại gắn liền với vai trò quan

trọng của quảng cáo (QC). Mở bất kỳ tờ báo nào ngƣời đọc cũng thấy QC,

bất kỳ chƣơng trình truyền hình hẫp dẫn nào cũng có các clip QC chen

vào. Dù muốn hay không thì QC cũng đã trở thành một hiện tƣợng thƣờng

nhật của đời sống xã hội Việt Nam. Hiện tại, cả nƣớc có hơn 3.000 đơn vị

chuyên kinh doanh hoặc có chức năng kinh doanh dịch vụ QC, trong đó có

gần 500 cơ quan báo chí với hơn 600 ấn phẩm báo in, hơn 60 đài phát

thanh - truyền hình 1.

QC trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC) giúp

doanh nghiệp, nhà sản xuất tiêu thụ nhanh, nhiều hàng hóa. Đồng thời,

thông tin QC cũng giúp ngƣời tiêu dùng tiết kiệm thời gian, lựa chọn mua

hàng hóa đúng đắn hơn. Một loạt các vấn đề chính trị, xã hội cũng đƣợc

QC chuyển tải đến công chúng, giúp họ có quyết định hợp lý. Vậy, công

chúng đang có sự tiếp cận QC trên các PTTTĐC nhƣ thế nào? Chúng tôi

đã có cuộc khảo sát các nhóm công chúng với 300 phiếu anket ở cả thành

thị và nông thôn.

1. Mục đích tiếp cận QC của công chúng

Giống nhƣ việc tiếp cận các PTTTĐC nói chung, việc tiếp cận QC

trên các PTTTĐC của công chúng cũng bao gồm nhiều mục đích khác

nhau. Kết quả điều tra cho thấy, mục đích tiếp cận QC của công chúng chủ

yếu là để giải trí và tìm kiếm thông tin phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên,

những số liệu thu về chiếm tỷ lệ không cao (dƣới 30%) cho thấy việc chủ

1 http://www.vietnamad.com

Page 306: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

306

động tiếp cận QC trên các PTTTĐC của công chúng không phải là phổ

biến.

Biểu đồ 1: Mục đích của công chúng khi tiếp cận QC

29,3%26,3%

28,7%

11,7%

0,0%

5,0%

10,0%

15,0%

20,0%

25,0%

30,0%

35,0%

Xem Quảng cáo để

giải trí

Tìm kiếm thông tin để

mua

Xem vì muốn biết

nhiều thứ

Khi không biết phải

làm gì

Thậm chí, việc đón nhận các thông điệp QC trở thành hành động bị

động của cá nhân khi có tới 11,7% mẫu nghiên cứu chấp nhận xem QC khi

không biết phải làm gì.

Trong mối tƣơng quan giữa hai nhóm công chúng nam và nữ, mặc

dù không có sự khác biệt lớn nhƣng mỗi giới cũng cho thấy những mục

đích tiếp cận khác nhau. Nếu nhƣ nam giới có nhu cầu lớn nhất khi theo

dõi QC là vì muốn biết nhiều thứ thì nữ giới lại coi QC là một kênh giải

trí.

Biểu đồ 2: Tương quan mục đích tiếp cận QC và giới tính (%)

24.7

28.6

32.734

24 24.7

11.3

12

0

5

10

15

20

25

30

35

40

Xem QC để giải trí Tìm kiếm thông tin để

mua

Xem vì muốn biết

nhiều thứ

Khi không biết phải

làm gì

Nam

Nữ

Page 307: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

307

Ở hai khu vực sống khác nhau, có những sự khác về cách sinh hoạt,

cách sống. Việc tiếp cận QC của công chúng ở hai khu vực này cũng

mang nét đặc thù riêng biệt.

Bảng 1: Tương quan mối trường sống với mục đích tiếp cận QC (%)

Stt Mục đích tiếp cận QC Nông thôn Thành thị

1. Xem QC để giải trí 22 36,7

2. Tìm kiếm thông tin để mua 25,3 27,3

3. Xem vì muốn biết nhiều thứ 35,3 22

4. Khi không biết phải làm gì 10,7 12,7

Công chúng ở nông thôn chủ yếu xem QC vì muốn biết nhiều thứ

(35,3%). Còn ở thành thị chủ yếu xem QC để giải trí (36,7%). Kết quả này

phần nào thể hiện đƣợc sự khác biệt trong cuộc sống của hai khu vực.

Thành thị có nhiều thuận lợi hơn so với nông thôn trong việc tiếp cận các

thông tin. Điều đó phần nào đƣợc thể hiện qua mục đích tiếp cận QC.

Nhƣ vậy, cho dù có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, môi trƣờng

sống nhƣng công chúng đều có những mục đích tiếp cận QC trên

PTTTĐC phù hợp với giới tính, độ tuổi, môi trƣờng sống của mình.

2. Mức độ tiếp cận QC của công chúng

Kết quả khảo sát cho thấy công chúng bắt gặp QC xuất hiện trên các

PTTTĐC với nhiều mức độ khác nhau.

Bảng 2: Mức độ công chúng tiếp cận QC trên các PTTTĐC (%)

Stt Phƣơng tiện Xuất hiện QC

Chưa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

1. Báo/ Tạp chí 12,3 8,7 33 46

2. Tivi 0 3,3 12 84,7

3. Radio 17,7 28,7 29,7 24

4. Internet 35,7 14,7 15,3 34,3

Căn cứ vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng, ngƣời xem truyền hình sẽ

có cơ hội tiếp cận với các QC nhiều nhất so với ba loại hình truyền thông

còn lại. Có tới 84,7% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết bắt gặp các QC trên tivi

Page 308: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

308

ở mức độ thường xuyên. Trong khi đó, các loại báo in và tạp chí vốn khá

quen thuộc và thuận tiện trong đời sống hàng ngày lại không có đƣợc vai

trò nhƣ vậy. Điều đó xuất phát từ khả năng hấp dẫn lớn của truyền hình –

một loại hình truyền thông đại chúng ảnh hƣởng mạnh mẽ tới công chúng.

Bên cạnh đó, Internet mặc dù là một hình thức thông tin hiện đại ngày

càng phổ biến nhƣng lại có tới 35,7% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết chƣa

từng tiếp cận với QC thông qua phƣơng tiện này. Trong các nhóm công

chúng, thanh niên có mức độ thƣờng xuyên tiếp cận các QC trên các

PTTTĐC nhiều nhất: thường xuyên bắt gặp QC trên Báo/ tạp chí là 69%;

Tivi là 84%; Radio là 37% và Internet là 62%. Nhóm đối tƣợng Trung

niên có mức độ tiếp cận thấp nhất: thỉnh thoảng bắt gặp QC trên Báo/ Tạp

chí 34%; chưa bao giờ trên Radio là 30% và Internet là 50%.

Mức độ bắt gặp QC trên các PTTTĐC giữa các nhóm công chúng

chia theo môi trƣờng sống có sự chênh lệch khá lớn. Tỷ lệ ngƣời ở thành

thị thường xuyên tiếp cận QC trên tất cả các PTTTĐC đƣợc đƣa ra đều cao

hơn so với ở nông thôn, đặc biệt là qua Báo/ tạp chí và Internet.

Biểu đồ 3: Tương quan giữa việc tiếp cận thường xuyên

với QC báo chí và môi trường sống

90

50

130124

41

31

75

28

0

20

40

60

80

100

120

140

Báo/ Tạp chí Tivi Radio Internet

Thành Thị

Nông thôn

* Thời gian lâu nhất theo dõi một QC

Một chỉ báo nữa đƣợc sử dụng để tìm hiểu về mức độ tiếp cận của

công chúng đối với QC báo chí là việc chủ động theo dõi một QC. Kết quả

điều tra anket cho thấy chủ yếu công chúng quan tâm theo dõi QC nào đó

Page 309: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

309

trong khoảng 1 tuần (60,7%). Tuy nhiên, cũng có những QC đƣợc công

chúng quan tâm theo dõi từ 1 năm trở lên (12,6%).

Biểu đồ 4: Thời gian lâu nhất theo dõi một QC báo chí

1 tuần,

60.70%1 tháng, 16%

6 tháng, 2%

3 tháng,

8.70%

1 năm, 4.30%

Hơn 1 năm,

8.30%

Nhƣ vậy, cho dù có sự khác nhau về giới tính, độ tuổi, môi trƣờng

sống nhƣng công chúng đều có sự tiếp cận QC thông qua các PTTTĐC

phổ biến. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận giữa các nhóm đối tƣợng có sự khác

biệt nhất định, chủ yếu từ khác biệt về độ tuổi và môi trƣờng sống.

3. Thái độ tiếp nhận QC của công chúng

Để đánh giá thái độ của ngƣời xem đối với QC trên các PTTĐC,

phản ứng thƣờng thấy của cá nhân đƣợc coi là một chỉ báo quan trọng để

xem xét. Kết quả thu về đƣợc biểu thị dƣới bảng sau:

Bảng 3: Phản ứng của công chúng khi gặp QC trên các PTTTĐC (%)

Stt Phƣơng tiện Phản ứng cá nhân

Bỏ qua Xem

lướt

Thấy QC nào

bắt mắt thì

theo dõi

Chủ động

tìm nội

dung QC ưa

thích

Chăm chú

theo dõi tất

cả

1. Báo/ Tạp chí 18,3 10,0 23,3 9,7 8,7

2. Tivi 7,0 16,7 48,3 9,0 19,0

3. Radio 51,7 30,0 9,0 4,3 5,0

4. Internet 43,3 23,3 14,7 15,3 3,3

Page 310: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

310

Nhƣ vậy, sự chủ động theo dõi QC hầu nhƣ không đáng kể, chủ yếu

là xem lướt hoặc thấy QC nào bắt mắt thì theo dõi. Thậm chí, với một loại

hình truyền thông ngày càng phổ biến nhƣ Internet, số ngƣời bỏ qua,

không cần quan tâm đến QC cũng lên tới 43,3%. Sự tích cực đáng kể nhất

về thái độ mà công chúng dành cho QC đƣợc thể hiện chủ yếu thông qua

truyền hình, đạt tỷ lệ 28%. Trong đó, có tới 19,0% mẫu nghiên cứu sẵn

sàng chấp nhận xem toàn bộ các QC trên Tivi. Điều này tƣơng đối dễ hiểu

bởi lợi thế về hình ảnh và âm thanh của truyền hình so với các PTTTĐC

khác.

Bổ sung cho thái độ thờ ơ của công chúng dành cho QC, kết quả

khảo sát cho thấy có tới 37,7% ngƣời đƣợc hỏi cho biết bị miễn cƣỡng

xem QC vì xen giữa các chƣơng trình họ đang theo dõi. Một chỉ báo khác

cũng thể hiện sự thiếu quan tâm của cá nhân tới các QC báo chí là có tới

12,7% ngƣời đƣợc hỏi cho biết không thích bất kỳ kênh QC nào.

Nhƣ vậy, QC trên các PTTĐC chƣa thực sự thu hút đƣợc sự quan

tâm của ngƣời tiếp nhận một cách chủ động và linh hoạt.

4. Thị hiếu về QC báo chí của công chúng

Với thái độ và mức độ tiếp cận QC nhƣ đã phân tích ở trên, câu hỏi

đặt ra là: phải chăng công chúng không có nhu cầu về QC trên các

PTTTĐC? Việc tìm hiểu thị hiếu QC của công chúng sẽ giúp ta giải đáp

câu hỏi này.

* Nội dung QC thu hút sự quan tâm của công chúng:

Trong các lĩnh vực đƣợc đƣa ra nhằm tìm hiểu nhu cầu về thông tin

QC trên các PTTTĐC của công chúng, nội dung QC có tỷ lệ đƣợc tiếp cận

nhiều nhất là lĩnh vực Lương thực - thực phẩm - ẩm thực (40,7%).

Với vai trò là ngƣời nội trợ chính trong gia đình, 51,3% nữ giới

trong mẫu nghiên cứu cho thấy sự quan tâm đối với các QC có nội dung

về vấn đề này. Xét theo độ tuổi, những ngƣời thuộc lứa tuổi trung niên,

ngƣời cao tuổi cũng thƣờng tiếp cận những nội dung QC liên quan đến

Lương thực - thực phẩm - ẩm thực (41% trung niên; 56% ngƣời cao tuổi).

Page 311: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

311

Vì đây là lứa tuổi đã có gia đình, nên sự chú ý của họ về vấn đề này là

điều dễ hiểu. Trong khi đó, thanh niên lại dành sự quan tâm nhiều đến thời

trang - mỹ phẩm (41%).

Bảng 4: Nội dung QC được công chúng quan tâm (%)

Stt Những nội dung QC đƣợc quan tâm Giới tính

Tỷ lệ chung Nam Nữ

1. Lƣơng thực - thực phẩm - ẩm thực 45 77 40.7%

2. Giáo dục – đào tạo 37 30 22.3%

3. Thời trang - mỹ phẩm 19 44 21%

4. Giải trí 38 22 20%

5. Dƣợc phẩm 18 34 17.3%

6. Xây dựng - kiến trúc - nội thất 35 10 15%

7. Phƣơng tiện giao thông 19 21 13.3%

8. Công nghệ - bƣu chính – viễn thông 30 8 12.7%

9. Du lịch 10 19 9.7%

10. Môi trƣờng 9 17 8.7%

11. Đầu tƣ – tài chính 10 13 7.7%

12. Dịch vụ - cung ứng 13 8 7%

13. Nông – lâm - thủy sản 8 6 4.7%

14. Công nghiệp – năng lƣợng 7 2 3%

15. Tƣ vấn – môi giới 3 4 2.3%

Bên cạnh những lĩnh vực mà các QC đề cập, một mối quan tâm

nữa của ngƣời tiêu dùng khi theo dõi QC là các thông tin liên quan trực

tiếp đến sản phẩm đƣợc QC.

Do sự khác biệt về mặt giới tính nên hình thức tiếp cận các thông

tin về sản phẩm đƣợc QC là không giống nhau. Nam giới quan tâm nhất

tới giá sản phẩm (51,3%). Trong khi đó, nữ giới quan tâm nhất tới hạn sử

dụng (57,3%).

* Thị hiếu về hình thức QC:

Page 312: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

312

Tỷ lệ dành cho những lý do thích xem QC của công chúng cũng gần

nhau. 35% vì hình thức thể hiện hấp dẫn; 33,7% do thuận tiện cho người

theo dõi; 30,3% vì dễ nắm bắt thông tin sản phẩm. Chỉ có 9,3% ý kiến cho

là mang lại cảm giác yên tâm đối với mặt hàng QC.

Biểu đồ 5: Mức độ rất quan tâm của công chúng về sản phẩm QC (%)

54

52

50.7

42

41.7

40.3

40.3

0 10 20 30 40 50 60

Giá sản phẩm

Hạn sử dụng

Công dụng s/p

Nhà sản xuất

Nhãn hiệu sản phẩm

Hướng dẫn sử dụng

Thông tin khuyến mãi

Với những hình thức xuất hiện khác nhau, QC giành đƣợc sự thiện

cảm của công chúng cũng khác nhau (Biểu đồ 6). Công chúng dành nhiều

thiện cảm nhất đối với hình thức QC đơn giản, đi ngay vào nội dung cần

giới thiệu (44,3%). Điều đó thể hiện đƣợc QC càng đơn giản, giới thiệu

đƣợc ngay những thông tin sản phẩm QC sẽ thu hút đƣợc sự chú ý theo

dõi của công chúng.

Biểu đồ 6: Hình thức QC giành được sự thiện cảm (%)

44.3

29.527.5

23.5

11.49.1

8.3 7.7

2

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Đơn

giản, đi

ngay

vào nội

dung

Sôi

động,

náo

nhiệt

Hài

hước

Màu

sắc,

sặc sỡ

Xuất

hiện

của

người

nổi

tiếng

Xuất

hiện

của trẻ

em

Xuất

hiện

của

động

vật

Độc

đáo,

sáng

tạo

Trừu

tượng,

khó

hiểu

Page 313: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

313

Bên cạnh đó, có những hình thức QC gây mất thiện cảm nhƣ: QC

xuất hiện quá nhiều cùng một thời điểm; quá khoa trương; kém chuyên

nghiệp/ không hiện đại; khó hiểu, trừu tượng; mang tính gợi tình/ sexy;

mang tính bạo lực... Việc quá nhiều QC xuất hiện cùng một thời điểm gây

công chúng mất thiện cảm nhất (52,3%).

Biểu đồ 7: Đánh giá về hình thức QC gây mất thiện cảm (%)

0

10

20

30

40

50

60

Series1 52.3 35.3 25.7 25.7 24 22 3.3

Quá

nhiều QC

xuất hiện

Quá khoa

trương

Kém

chuyên

nghiệp/

Khó hiểu/

trừu

tượng

Mang tính

bạo lực

Mang tính

gợi tình/

Sexy

Không

yếu tố

nào

*

Nhƣ vậy, với mỗi đối tƣợng công chúng khác nhau, sẽ có những

cách tiếp cận các vấn đề của QC theo các cách khác nhau. Ngƣời già

thƣờng có thời gian rảnh rỗi, họ theo dõi và đánh giá nhận xét dựa trên các

chuẩn mực đạo đức theo thế hệ đi trƣớc để lại nên cái nhìn có thể hơi khắt

khe. Ngƣời trung niên chủ yếu cần tới QC nhƣ một sự phục vụ tích cực

cho việc mua sắm trong gia đình, nên họ theo dõi QC có tính chủ đích

hơn. Lớp thanh niên coi QC mang tính tự phát, họ xem song thậm chí

không để tâm nhiều lắm vì ngân quỹ chi tiêu cho những sản phẩm mà họ

thích theo QC không nhiều. Khi nào có nhu cầu về sản phẩm nào đó cụ

thể, họ mới chủ động tìm kiếm thông tin về sản phẩm đó. Cuối cùng là trẻ

nhỏ, đối tƣợng xem QC đƣợc gọi là vô thức. Chúng thích xem tất cả các

QC dù chúng không thể hiểu đƣợc tất cả các QC đó.

Từ đó có thể thấy rằng, vấn đề đối tượng hóa công chúng xã hội

trong QC là hết sức cần thiết. Ngƣời làm công tác QC phải hiểu công

Page 314: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

314

chúng, nắm rõ đƣợc những đặc điểm, nhu cầu, mong muốn của của từng

đối tƣợng công chúng. Nội dung và hình thức QC đều phải đáp ứng đƣợc

nhu cầu, sở thích và mong muốn đó. Việc định vị rõ đối tƣợng công chúng

sẽ giúp các PTTTĐC thu hút đƣợc nhiều khách hàng QC. Đồng thời, số

lƣợng cũng nhƣ đối tƣợng công chúng sẽ quyết định đƣợc giá quảng cáo,

dẫn đến tăng doanh thu – từ đó trở lại nâng cao chất lƣợng sản phẩm.

Page 315: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

315

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA QUẢNG CÁO BÁO CHÍ

ĐẾN YẾU TỐ KINH TẾ CỦA CÔNG CHÖNG HIỆN NAY

Ths. Nhạc Phan Linh - Lê Thu Hà

Quảng cáo (QC) là một hoạt động không thể thiếu trong sự vận

động và phát triển trong nền kinh tế hàng hóa ở nƣớc ta. Đặc biệt hiện

nay, QC trên báo chí trở thành một yếu tố tất yếu. Theo số liệu của Hiệp

hội QC Việt Nam, doanh thu QC đang đạt tốc độ tăng trƣởng chóng mặt,

từ 300 tỷ đồng năm 1994 lên gần 7.000 tỷ đồng năm 2004. Kết quả khảo

sát từ Ad age report 2004 cho thấy, mỗi năm, giá trị thị trƣờng QC truyền

thông (lĩnh vực QC mạnh nhất) trong nƣớc khoảng 200 triệu USD. Theo

tính toán, mỗi năm lĩnh vực này sẽ tăng trƣởng từ 30% - 40%. Năm 2006,

QC trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng (PTTTĐC) mang lại

nguồn thu gần 6.000 tỉ đồng. Dự kiến tới 2020, doanh thu QC Việt Nam

có thể đạt 24.000 tỷ đồng.1

Với mức độ tiếp cận thƣờng xuyên với QC trên các PTTTĐC hiện

nay, bên cạnh những ảnh hƣởng tích cực, công chúng đang chịu những tác

động tiêu cực không nhỏ từ QC. Trong các yếu tố cá nhân bị ảnh hƣởng,

yếu tố kinh tế bị tác động trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Việc

hình thành thói quen tiêu dùng, hay lối sống hƣởng thụ, xét cho cùng, đều

dẫn tới những thiệt hại đáng kể về kinh tế cho công chúng. Mua nhiều,

mua thƣờng xuyên, mua về xong không dùng tới, tích cực mua hàng hóa

đến mức mất khả năng thanh toán v.v... là một trong những minh chứng

tiêu biểu mà ngƣời tiêu dùng hay gặp phải do chịu sự tác động của QC

trên các PTTTĐC.

1 http://www.vietnamad.com

Page 316: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

316

1. Tốn tiền mua sản phẩm/ dịch vụ không cần thiết

Có 17% số ngƣời đƣợc hỏi đã từng quyết định lựa chọn một địa

điểm vui chơi sau khi theo dõi một QC tỏ thái độ không hài lòng do đã

phải bỏ một khoản chi phí nhƣng chất lƣợng dịch vụ lại không nhƣ giới

thiệu QC.

Với câu hỏi “Có bao giờ việc mua một sản phẩm QC khiến bạn rơi

vào hoàn cảnh mua xong về chẳng dùng tới?”, có tới 25,3% mẫu nghiên

cứu cho biết họ đã từng rơi vào hoàn cảnh đó do chất lƣợng hoặc mẫu mã

sản phẩm không giống nhƣ trong QC.

- Chất lượng của nó làm cho mình cảm thấy không hài lòng. Nhiều

cái mua về chưa gì nó đã hỏng hoặc là dùng nó kém hơn như trên QC…

Nhiều cái mua về nhưng không dùng đến, hoặc chán luôn vì thấy nó không

đẹp như trên QC. (Nữ, 20 tuổi, sinh viên)

- Có những cái trên QC có thiết kế cũng như công suất khác với khi

về lắp ráp hay sử dụng. (Nam, 50 tuổi, viên chức nhà nƣớc)

Do là đối tƣợng tích cực mua hàng QC nhiều hơn nên nữ giới cũng

chính là nhóm công chúng cảm nhận về sự phung phí bởi những hàng hóa

vô ích rõ hơn nam giới (31,3% so với 19,3%) (chi tiết bảng 1).

Bảng 1: Tương quan giữa

việc mua một sản phẩm QC xong về chẳng dùng tới với giới tính (%) Giới tính

Nam Nữ Tổng

Có 19,3 31,3 25,3

Không 80,7 68,7 74,7

Tổng 100 100 100

Cùng xét hoàn cảnh này nhƣng so sánh giữa các nhóm theo môi

trƣờng sống, ta cũng thấy một sự chênh lệch rất đáng kể. Ở thành phố, có

tới 40,7% số ngƣời trả lời đã từng rơi vào trƣờng hợp mua một sản phẩm

QC về chẳng dùng tới, trong khi ở nông thôn, chỉ có 10% trả lời nhƣ vậy.

Page 317: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

317

Bảng 2: Tương quan giữa việc mua một sản phẩm QC xong

về chẳng dùng tới với môi trường sống (%)

Mua một sản phẩm QC

xong về chẳng dùng tới

Môi trƣờng sống chủ yếu

Nông thôn Thành thị Tổng

Có 10 40,7 25,3

Không 90 59,3 74,7

Tổng 100 100 100

Có thể lý giải điều này là ngoài khả năng tiếp cận QC thấp hơn,

mức thu nhập của ngƣời dân ở nông thôn cũng thấp hơn so với ở thành

phố. Do đó, việc quyết định mua một sản phẩm QC nào đó của ngƣời dân

nông thôn sẽ đƣợc tính toán kỹ lƣỡng hơn. Mối liên quan giữa mức thu

nhập với các quyết định mua sản phẩm QC giữa các nhóm công chúng

đƣợc làm rõ hơn trong bảng 3 dƣới đây.

Bảng 3: Tương quan giữa việc mua một sản phẩm QC xong

về chẳng dùng tới với mức thu nhập (%)

Thu nhập/ Tháng Mua một sản phẩm QC

xong về chẳng dùng tới Tổng

Có Không

Phụ thuộc hoàn toàn 26.6 73.4 100

Dưới 1 triệu VND 4.3 95.7 100

Từ 1 - 3 triệu 32.3 67.7 100

Từ 3 - 5 triệu 37.1 62.9 100

Trên 5 triệu 41.2 58.8 100

Tổng 25.3 74.7 100

Bảng số liệu trên cho thấy càng có mức thu nhập cao, ngƣời ta càng

chi tiêu nhiều cho các sản phẩm đƣợc QC trên các PTTTĐC mà ít quan

tâm đến hiệu quả sử dụng. Sự lãng phí về kinh tế còn thể hiện rất rõ với

trƣờng hợp là học sinh, sinh viên chƣa có thu nhập, đang phụ thuộc vào

gia đình.

Page 318: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

318

2. Mua sản phẩm QC khiến hết tiền chi tiêu, phải vay nợ

So với việc mua một sản phẩm QC về chẳng dùng tới, có ít ngƣời

rơi vào hoàn cảnh mua một sản phẩm QC khiến hết tiền chi tiêu hơn. Tuy

nhiên, cũng có 5% trong số 300 ngƣời đƣợc hỏi rơi vào hoàn cảnh này. Về

độ tuổi, thanh niên có 9%, nhóm ngƣời cao tuổi có 6%. Do thu nhập của

ngƣời trung niên thƣờng là thu nhập chính trong gia đình, việc chi tiêu chủ

yếu cũng do họ quản lý, họ luôn hạn chế việc làm cho tiền chi tiêu trong

gia đình trở nên cạn kiệt, nên việc mua một sản phẩm QC làm hết tiền chi

tiêu ở nhóm tuổi này không xảy ra.

Bảng 4: Tương quan giữa

việc mua một sản phẩm QC làm hết tiền chi tiêu với độ tuổi (%) Mua một sản phẩm

QC làm hết tiền chi

tiêu

Độ tuổi

Thanh niên Trung niên Ngƣời cao

tuổi

Tổng

Có 9 0 6 5

Không 91 100 94 95

Tổng 100 100 100 100

Bên cạnh đó, cũng còn một số ít ngƣời (1,3%) cho biết họ từng rơi

vào hoàn cảnh phải vay nợ do mua sắm theo QC. Điều này có thể dẫn đến

những ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống của công chúng.

Nhƣ vậy, bƣớc đầu, ta có thể thấy rằng QC báo chí gây ra một sự

lãng phí rất lớn về kinh tế cho các nhóm công chúng.

*

Có thể nói, QC là yêu cầu tất yếu trong nền kinh tế thị trƣờng. Vấn

đề là cần phải quản lý nhƣ thế nào để hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực

của nó. Hiện nay, chúng ta phải nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện hành

lang pháp lý để điều chỉnh sự phát triển của báo chí phù hợp nhằm phục

vụ đắc lực những mục tiêu phát triển đất nƣớc. Các cơ quan quản lý nhà

nƣớc cần tăng cường vai trò quản lý, giám sát các hoạt động QC, bảo vệ

quyền lợi ngƣời tiêu dùng, giảm thiểu những ảnh hƣởng tiêu cực của QC.

Hiệp hội QC Việt Nam cho rằng: "Nhìn toàn cục, chúng ta chưa có

chiến lược, quy hoạch phát triển QC cho cả nước" [2]. Với nhiều bất cập

Page 319: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

319

còn tồn tại, ngành QC Việt Nam muốn thực sự lớn mạnh nhất thiết phải

đƣợc quy hoạch một cách khoa học ở tầm vĩ mô và trong từng doanh

nghiệp, từng cơ quan báo chí. Việc xây dựng một quy hoạch ít nhất đến

năm 2020 là một yêu cầu cấp bách để tiến tới xây dựng ngành QC Việt

Nam nói chung và QC trên các PTTTĐC nói riêng ngày càng phát triển cả

về chiều rộng và chiều sâu.

Page 320: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

320

HÌNH ẢNH NAM GIỚI TRÊN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÖNG, SỰ

KỲ VỌNG CỦA XÃ HỘI VỀ VAI TRÕ NAM GIỚI VÀ MỐI QUAN

HỆ CỦA CHÖNG VỚI HÀNH VI SỨC KHỎE CỦA NAM GIỚI

Th.s Dương Thị Thu Hương

2. Giới thiệu:

Qua các nghiên cứu về sức khỏe, có một phát hiện đƣợc đƣa ra liên

quan đến nam giới và nữ giới đó là phụ nữ thƣờng hay ốm đau hơn nam

giới nhƣng tuổi thọ của họ lại cao hơn so với nam giới. Quy luật này

giƣờng nhƣ mang tính phổ biến ở hầu hết các quốc gia (bao gồm cả nƣớc

phát triển và nƣớc đang phát triển). Bên cạnh đó, một số những phát hiện

khác liên quan đến sức khỏe cũng đang thu hút đƣợc sự quan tâm của các

nhà nghiên cứu nhƣ: phụ nữ thƣờng sử dụng nhiều dịch vụ khám chữa

bệnh hơn, sử dụng nhiều các loại thuốc truyền thống (đông y), thuốc bổ,

thuốc an thần, trong khi đó nam giới lại ít sử dụng các dịch vụ y tế, ít sử

dụng thuốc bổ và thuốc an thần. Đặc biệt, nếu so sánh tỉ lệ tự tử giữa nam

và nữ, thì thông thƣờng tỉ lệ nam bao giờ cũng cao hơn tỉ lệ nữ ở hầu hết

các độ tuổi.

Có rất nhiều lý do dẫn đến sự khác biệt về hành vi liên quan đến sức

khỏe giữa nam và nữ. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến hƣớng tiếp

cận từ ảnh hƣởng của truyền thông đại chúng trong việc tạo dựng hình ảnh

nam giới thông qua các thông điệp truyền thông, tác động của chúng đến

sự kỳ vọng của xã hội đối với nam giới và mối quan hệ của nó với các

hành vi liên quan đến sức khỏe.

Page 321: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

321

3. Hình ảnh nam giới trên truyền thông đại chúng, sự kỳ vọng xã hội

về vai trò nam giới và mối quan hệ với hành vi liên quan đến sức

khỏe của nam giới

Với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu của xã hội, truyền thông

đại chúng ngày càng xâm lấn sâu vào đời sống xã hội và trở thành một

phần không thể thiếu trong đời sống thƣờng ngày của hầu hết các xã hội.

Bên cạnh vai trò cơ bản nhất là cung cấp thông tin, thực hiện chức năng

giải trí, truyền thông còn tác động đến sự thay đổi văn hóa, thực hiện chức

năng xã hội hóa… Một cách có chủ định hay vô tình, truyền thông còn

góp phần tạo dựng hình ảnh, khuôn mẫu các nhân vật trong xã hội trong

đó có khuôn mẫu về giới và hình ảnh nam giới.

Khuôn mẫu về giới, trong đó có hình ảnh nam giới đƣợc tạo dựng

chủ yếu thông qua các nhân vật đƣợc sử dụng trên truyền thông, ví dụ nhƣ

nhân vật của truyền hình: (trên phim truyện, nhân vật các phóng sự, ngƣời

dẫn chƣơng trình, nhân vật của các quảng cáo) nhân vật trên báo in, phát

thanh, internet … Khuôn mẫu giới và hình ảnh nam giới đƣợc tạo dựng

không chỉ thông qua các thông điệp bằng lời nói mà còn đƣợc nhấn mạnh

và củng cố thông qua các hình ảnh nam giới đƣợc sử dụng trên truyền

thông đại chúng.

Những nhân vật trên truyền thông mà nam giới thƣờng đảm nhiệm

thông thƣờng là những nhân vật chính. Trong các bộ phim, phóng sự

truyền hình, nam giới thƣờng đóng vai là trụ cột gia đình, ngƣời kiếm tiền

chính, giám đốc, trƣởng phòng, ngƣời phụ trách. Nghề nghiệp họ đảm

nhận thông thƣờng là những nghề trọng trách của xã hội nhƣ kỹ sƣ, doanh

nhân, bác sỹ, trong khi đó nữ giới thƣờng đóng vai là những ngƣời nội trợ,

Page 322: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

322

nhân viên, hay nghề nghiệp họ đảm nhận thƣờng là nhân viên văn phòng,

nhân viên chăm sóc khách hàng, y tá, làm dịch vụ vệ sinh hay dịch vụ

chăm sóc sắc đẹp. Ví dụ nhƣ nghiên cứu các chƣơng trình trên Đài truyền

hình Việt Nam (VTV) do CSAGA và Oxfam Anh khảo sát cho thấy trong

các chƣơng trình khách mời, khách mời là nam giới thƣờng chiếm đa số.

Định kiến giới còn thể hiện rõ qua sự bình luận của ngƣời dẫn chƣơng

trình, biên tập viên. Ví dụ, khi phỏng vấn một ngƣời làm tin học là nữ,

ngƣời dẫn chƣơng trình hỏi: tham gia trong lĩnh vực của nam giới, chị có

gặp đƣợc nhiều thành công không. Bằng cách hỏi nhƣ vậy, ngƣời dẫn

chƣơng trình đã mặc nhiên cho rằng đây là lĩnh vực thuộc về nam giới và

nam giới dễ có đƣợc thành công hơn nữ giới. Với rất nhiều lĩnh vực, hoàn

toàn nhân vật có thể là nữ giới, nhƣng hình ảnh nam giới vẫn đƣợc sử

dụng phổ biến hơn. Ví dụ trong các chƣơng trình có khách mời đƣợc

nghiên cứu ở VTV, nữ giới làm khách mời chỉ chiếm 39%. ở một số

chƣơng trình khách mời nam giới gần nhƣ chiếm 100% nhƣ “Sự kiện bình

luận”.

Khuôn mẫu giới còn thể hiện ngay trong việc tổ chức chƣơng trình

của nhà đài. Trong 80 chƣơng trình VTV đƣợc sử dụng cho nghiên cứu,

nữ giới chỉ đảm nhiệm việc biên tập và dẫn các chƣơng trình liên quan đến

chủ đề sinh hoạt thƣờng ngày hoặc giải trí nhẹ nhàng. Tỉ lệ nữ giới làm

ngƣời dẫn chƣơng trình chỉ chiếm 8,75%, còn chƣơng trình thể thao, trên

90% ngƣời dẫn chƣơng trình và bình luận viên là nam giới. Trên các loại

hình báo khác, hình ảnh nam giới cũng thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến hơn

so với nữ giới và họ cũng thƣờng đóng những vai trò quan trọng trong các

sản phẩm truyền thông.

Page 323: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

323

Bên cạnh các thông điệp bằng ngôn ngữ (trực tiếp hoặc gián tiếp),

truyền thông còn góp phần củng cố và tạo dựng hình ảnh nam giới thông

qua các hình ảnh nam giới mà họ sử dụng trên truyền thông. Hình ảnh

nam giới có thể là các nhân vật mà họ lựa chọn ghi hình hay chụp ảnh

trong các sản phẩm truyền thông. Ấn tƣợng qua các clips hay bức ảnh nam

giới trên truyền thông thông thƣờng là những ngƣời có thân hình cƣờng

tráng, khỏe mạnh và đầy chất nam tính. Hình ảnh nam giới này đƣợc phát

huy triệt để trong các bức ảnh hay clips quảng cáo. Hình ảnh của họ cũng

đƣợc sử dụng vào quảng cáo các dòng sản phẩm nhất định nhƣ động cơ ô

tô, xe máy, dầu nhớt … những dòng sản phẩm gắn liền với biểu tƣợng về

sức mạnh, sự dẻo dai.

Nhƣ vậy truyền thông đã vô tình tạo nên những khuôn mẫu về sự

khác biệt giới: khác biệt về vai trò và phẩm chất giữa nam giới và nữ giới.

Mặt tiêu cực của việc tạo dựng những khuôn mẫu giới này là tạo ra những

sự hiểu và nhìn nhận lệch lạc đối với vai trò nữ giới trong xã hội, khiến

phụ nữ gặp không ít rào cản trong quá trình khẳng định vai trò và vị trí của

mình trong xã hội. Bên cạnh đó, nam giới cũng không phải là không phải

đối mặt với những sức ép và kỳ vọng xã hội đối với vai trò của họ trong

gia đình và xã hội. Một cách tự nhiên, truyền thông đã góp phần tạo dựng

nên biểu tƣợng về ngƣời đàn ông trong xã hội, tạo dựng, củng cố và duy

trì giá trị xã hội về hình mẫu ngƣời đàn ông là ngƣời trụ cột gia đình,

thành công trong sự nghiệp, kiếm tiền chính, khỏe mạnh, độc lập, quyết

đoán. Chính áp lực từ sự kỳ vọng này ảnh hƣởng không ít đến thái độ,

hành vi của nam giới trong xã hội mà một trong số đó là nhóm hành vi

liên quan đến sức khỏe.

Page 324: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

324

Nhƣ đã đƣợc nhắc đến trong phần mở đầu, có một nghịch lý là phụ

nữ thƣờng ốm đau và sử dụng nhiều thuốc cũng nhƣ sử dụng nhiều các

dịch vụ y tế hơn nam giới, trong khi đó ở hầu hết các quốc gia, nam giới

thƣờng có tuổi thọ ngắn hơn nhiều (thƣờng là 5 năm) so với nữ giới. Thực

tế qua các nghiên cứu cho thấy nam giới thƣờng không để ý đến những

biểu hiện sức khỏe của bản thân và thƣờng trì hoãn việc thăm khám bệnh.

Họ thƣờng chỉ tìm đến các cơ sở y tế hay những lời khuyên của bác sỹ khi

những biểu hiện bệnh tật thật rõ rệt hay khi đã gặp tình trạng nguy kịch.

Một trong những lý do giải thích cho hành vi mang tính chất rủi ro này

của họ bắt nguồn từ chính kỳ vọng xã hội (mà thể hiện một phần qua sự

tạo dựng hình ảnh của truyền thông đại chúng) về một mẫu hình đàn ông

khỏe mạnh (không có bệnh tật) để có thể trở thành ngƣời trụ cột, ngƣời

đóng các vai trò chính trong gia đình và xã hội. Vì vậy mà đàn ông thƣờng

không muốn thừa nhận, chấp nhận và không muốn ngƣời khác biết là

mình mang bệnh, mình có vấn đề về sức khỏe. Đây cũng là một trong các

lý do khiến họ thƣờng cố tình che dấu tình trạng sức khỏe hoặc coi thƣờng

bệnh tật, dẫn đến việc trì hoãn thăm khám hay chữa trị bệnh tật kịp thời.

Sự kỳ vọng, vai trò và khuôn mẫu giới cũng ảnh hƣởng đến hành vi

tự tử hay tìm đến cái chết tự nguyện của nam giới. Phụ nữ thƣờng hay gặp

phải những vấn đề căng thẳng thần kinh, trầm cảm hơn so với nam giới

nhƣng tỉ lệ tự tử thông thƣờng ở nam giới luôn cao hơn hẳn so với phụ nữ,

thậm chí ở một số quốc gia nhƣ Mỹ, Öc, tỉ lệ nam thƣờng cao gấp đôi so

với nữ. Khi đi tìm hiểu nguyên nhân cho vấn đề này, ngƣời ta phát hiện ra

rằng nam giới thƣờng khó chấp nhận sự thất bại trong sự nghiệp và cuộc

sống hơn nữ giới, và do đặc tính nam tính, họ cũng không sẵn sàng chia sẻ

Page 325: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

325

những căng thẳng, những vấn đề mà họ gặp phải với những ngƣời thân mà

thƣờng họ tự chịu đựng một mình, thƣờng có tâm lý muốn che dấu cảm

xúc thật bọc trong một vẻ ngoài mạnh mẽ. Một điểm khác biệt nữa là khi

tìm đến cái chết tự nguyện, khi đã hành động họ rất ít khi sợ hãi, nghĩ lại

để rồi tìm hoặc gọi sự hộ trỡ cấp cứu, trong khi đó thái độ sợ hãi, nghĩ lại

và gọi sự hỗ trợ cấp cứu khi đã hành động (nhƣ uống thuốc ngủ, cắt mạch

máu …) thƣờng đƣợc thể hiện thƣờng xuyên hơn ở nữ giới hơn. Ngay cả

cách thức tìm đến cái chết ở nam giới cũng thể hiện sự mạnh mẽ và quyết

liệt hơn: tỉ lệ treo cổ ở nam giới thƣờng cao hơn (thậm chí gấp đôi nữ

giới).

Một trong những lý do khác góp phần vào lý giải tại sao tuổi thọ

nam giới thấp hơn nữ giới đó là nam giới thƣờng gặp tai nạn nhiều hơn

(tai nạn lao động hoặc tham gia vào các trò chơi mạo hiểm: bơi lội, đua

xe, leo núi). Điều này cũng liên quan đến sự mong muốn khẳng định hình

ảnh nam tính, mạnh mẽ và không sợ nguy hiểm và một phần mong muốn

đáp ứng sự kỳ vọng của xã hội đối với nam giới: họ là ngƣời đƣợc mong

đợi làm trong các ngành nghề đòi hỏi sức khỏe, có tính chất rủi ro, nguy

hiểm: nhƣ công nhân xây dựng, thám hiểm rừng, biển. Đặc biệt ở độ tuổi

vị thành niên, tỉ lệ tử vong do những hành vi mạo hiểm đối với nam giới

thƣờng rất cao do đặc tính tâm lý lứa tuổi muốn khẳng định nam tính. Vì

vậy, theo thống kê, khi sinh ra tỉ lệ nam giới thƣờng có xu hƣớng cao hơn

nữ (thƣờng là 105 đến 115 nam trên 100 nữ), nhƣng đến tuổi trƣởng

thành, tỉ lệ nam giới có phần thấp hơn so với nữ giới do tỉ lệ tử vong của

nam giới trong suốt độ tuổi trƣởng thành thƣờng cao hơn nhiều so với nữ.

Bên cạnh những hành động mạo hiểm thì những hành vi rủi ro liên quan

Page 326: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

326

đến sức khỏe khác nhƣ hút thuốc, uống rƣợu cũng thƣờng phổ biến ở nam

giới hơn nữ giới. Một số các nghiên cứu về hành vi rủi ro liên quan đến

sức khỏe nhƣ hút thuốc và uống rƣợu, bia ở nam giới trong lứa tuổi vị

thành niên cho thấy họ tìm đến những sản phẩm này không phải vì họ

nghiện nặng mà sử dụng nó nhƣ những sản phẩm mang tính biểu tƣợng –

gắn liền với những thông điệp mà họ muốn truyền tải nhƣ sự mong muốn

khẳng định nam tính, sự độc lập, tự tin và từng trải của bản thân. Đây

cũng chính là một trong những lý do chính khiến các nam thanh niên tìm

đến những sản phẩm không có lợi cho sức khỏe này, và khi đến tuổi

trƣởng thành, khi họ nhận ra và bắt đầu trải nghiệm những vấn đề sức

khỏe liên quan đến thuốc lá và rƣợu bia thì cũng chính là lúc họ bị nghiện

nặng và rất khó từ bỏ chúng. Theo thống kê của WHO thì thuốc lá và rƣợu

bia đƣợc xếp vào hàng đầu trong các nguyên nhân gây nên các bệnh mãn

tính và tử vong trên thế giới hiện nay, và nó cũng chính là nguyên nhân

góp phần giải thích tại sao tuổi thọ của nam giới lại luôn thấp hơn so với

nữ giới ở hầu hết các quốc gia.

Truyền thông là một trong bốn môi trƣờng xã hội hóa quan trọng

(bên cạnh gia đình, nhà trƣờng, nhóm đồng đẳng) trong đó có góp phần

vào xã hội hóa vai trò giới. Rất khó có thể lƣợng hóa ảnh hƣởng của việc

tạo dựng nên các khuôn mẫu nam giới đến kỳ vọng và áp lực xã hội về vai

trò nam giới cũng nhƣ lƣợng hóa đƣợc mức độ ảnh hƣởng đến những hành

vi rủi ro liên quan đến sức khỏe của họ. Tuy nhiên, với cách tạo dựng hình

ảnh nam giới trên truyền thông đại chúng thông qua các thông điệp ngôn

ngữ và hình ảnh nhƣ hiện nay, sự ảnh hƣởng này là không thể phủ nhận.

Để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này, rất cần có những nghiên cứu

Page 327: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

327

cụ thể về hình ảnh và khuôn mẫu giới đƣợc tạo dựng trên các loại hình

phổ biến của truyền thông đại chúng hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. Andersen, Margaret L. Sociology : understanding a diverse society / Margaret L.

Andersen, Howard F. Taylor. Belmont, CA : Wadsworth/Thomson Learning, c2008.

2. Barry, Anne-Marie. Understanding the sociology of health : an introduction / Anne-

Marie Barry and Chris Yuill. Los Angeles : SAGE Publications, 2008.

3. Cockerham, William C. Medical sociology. Upper Saddle River, N.J. : Pearson

Prentice Hall, c2007.

4. David Wainwright. A sociology of health. Los Angeles ; London : SAGE, 2008

5. ITC News. Truyền thông vẫn còn ƣu ái nam giới. http://www.nghebao.com/BC/

6. John Germov. Second opinion : an introduction to health sociology. South

Melbourne : Oxford University Press, 2005.

7. Morrall, Peter. Sociology and health : an introduction for health practitioners / by

Peter Morrall. London : Routledge, 2008.

Page 328: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

328

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VÀ VIỆC

TUYÊN TRUYỀN, PHÕNG CHỐNG HIV/AIDS

Ths. Trần Thành Nam

Bài viết này tập trung vào việc phân tích vai trò của báo mạng điện

tử, cụ thể các báo vnexpress.net, dantri.com, thanhnien.com.vn, và

gioitinhtuoiteen.org.vn trong việc phòng chống đại dịch HIV/AIDS. Vai

trò của 4 tờ báo điện tử này sẽ đƣợc nhìn nhận thông qua việc phân tích

các nội dung liên quan nhƣ sự phân bố các bài viết về HIV/AIDS trên các

báo điện tử, sự phân bố các bài viết về HIV/AIDS trong các chuyên mục,

hình thức bài viết, tác giả/ nguồn xuất xứ, và mục đích của bài viết. Thông

tin đăng tải trên các báo đƣợc lựa chọn để phân tích trong khoảng thời

gian từ 1/4/2007 đến 30/9/2007. Các bài báo liên quan đến chủ đề nghiên

cứu đƣợc lựa chọn và mã hóa theo từng nội dung nghiên cứu dƣới dạng dữ

liệu định lƣợng.

Tình hình lây nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam

Trƣờng hợp nhiễm HIV lần đầu tiên đƣợc phát hiện ở Việt Nam vào

năm 1990. Kể từ đó đến nay, đại dịch HIV lan rộng trên khắp các tỉnh

thành trong cả nƣớc. Sự lan tràn của đại dịch HIV/AIDS diễn ra ở hầu hết

các nhóm dân số, trong đó đặc biệt là những ngƣời tiêm chích ma túy, gái

mại dâm và nhóm đồng tính nam giới có quan hệ tình dục với nhau. Tỷ lệ

lây nhiễm HIV trong toàn bộ dân số dƣới 1%. Điều đáng chú ý là những

ngƣời nhiễm HIV ngày càng trẻ và lây nhiễm HIV giữa những ngƣời đồng

tính ngày càng gia tăng. Theo một báo cáo về lây nhiễm HIV, có 64%

những ngƣời nhiễm HIV dƣới 29 tuổi1. Trong số những ngƣời nhiễm HIV

1 National Committee for AIDS, Drugs and Prostitution Prevention and Control (1/2006). Second country

report on following up to the declaration of commitment on – Declaration commitment on HIV/AIDS adopted

at the 26th United

Page 329: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

329

từ năm 2000 đến 2005, tỷ lệ nam giới so với nứ giới đã giảm từ 3:1 xuống

2:1. Cũng trong khoảng thời gian này, trong số nam giới nhiễm HIV, tỷ lệ

nhiễm lây qua đƣờng tiêm chích tăng 50% trong đó tỷ lệ nam giới trong

tổng thể ngƣời nhiễm tăng hơn 130%1.

Số ngƣời nhiễm HIV, ƣớc tính vào khoảng 22.000 ngƣời vào năm

1995, tăng lên gấp gần 12 lần vào 10 năm sau đó. Tính đến năm 2005, ƣớc

tính có 260 000 ngƣời sống chung với HIV, trong số đó, có 60,600 ngƣời

(24.8%) là những ngƣời nhiễm HIV qua con đƣờng tiêm chích ma túy,

10,700 ngƣời (4.4%) là gái mại dâm, 105,800 ngƣời (43.3%) là khách làng

chơi và nam giới, có 67,500 ngƣời (26,6%) là phụ nữ. Vào năm 2005, có

56,000 ngƣời đã chết vì AIDS2. Số liệu bên trên chỉ là ƣớc tính, con số

báo cáo chính thức thấp hơn rất nhiều. Các nghiên cứu trƣớc kia đã chỉ ra

rằng nếu không có sự hỗ trợ, chăm sóc, điều trị và đặc biệt là tuyên truyền

mạnh mẽ và hiệu quả thì trong khoảng 2005-2010, Việt Nam sẽ có thêm

khoảng 30,000- 40,000 trƣờng hợp nhiễm HIV mỗi năm, và tổng số ca

nhiễm HIV sẽ đạt đến con số 311,500 ngƣời vào năm 20103. Số ngƣời

chết hàng năm vì AIDS sẽ tăng đáng kể, từ 3000 vào năm 2000 lên 26,700

ngƣời vào năm 2010.

Vai trò truyền thông đại chúng và việc phòng chống HIV/AIDS

Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong

việc tuyên truyền, ngăn ngừa và phòng chống HIV/AIDS từ những năm

đầu 19804. Hầu hết các nƣớc đang phát triển trên thế giới đã sử dụng một

vài hình thức của truyền thông đại chúng để đề cập đến HIV/AIDS. Ban

đầu, truyền thông đại chúng đƣợc sử dụng nhằm nâng cao nhận thức về sự

tồn tại của HIV/AIDS, cách thức lây nhiễm và phòng chống đại dịch này.

Nations General assembly special session in Jun 2001 (UNGASS)- Reporting period : January 2003 – December 2005 1 Ministry of Health, Viet Nam (2005). HIV/AIDS estimation and projection in Viet Nam for 2005 – 2010 period. 2 Ministry of Health, Viet Nam (2005). HIV/AIDS estimation and projection in Viet Nam for 2005 – 2010

period. 3 Ministry of Health, Viet Nam (2005). HIV/AIDS estimation and projection in Viet Nam for 2005 – 2010 period. 4 Pham Dinh Huynh và cộng sự. 2004. Dilemmas of Doi Moi. Safe sex and the media in southeast asia.

Page 330: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

330

Giai đoạn tiếp theo, cuối những năm 1980 và những năm 1990, truyền

thông đại chúng tập trung nhiều hơn vào việc thay đổi hành vi liên quan

đến việc kiêng khem, giới hạn bạn tình, và sử dụng bao cao su. Trong

những năm gần đây, các chƣơng trình truyền thông đƣợc mở rộng nhằm

tập trung vào ngăn ngừa, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ ngƣời nhiễm

HIV/AIDS. Hầu hết các chiến dịch truyền thông đại chúng đều tập trung

vào quảng đại quần chúng, đặc biệt, tập trung vào thanh niên, là nhóm có

nguy cơ cao về lây nhiễm HIV/ AIDS.

Liên quan đến điều này, Tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc, Kofi Annan đã

từng nói “…Truyền thông đại chúng đạt được và có ảnh hưởng, đặc biệt

tới những người trẻ tuổi, những người đại diện cho tương lai và họ chính

là nhân tố quan trọng đối với cuộc chiến chống lại HIV/AIDS. Chúng ta

phải liên kết các phương tiện truyền thông đại chúng như những đối tác

trong cuộc chiến HIV/AIDS thông qua nhận thức, ngăn chặn và giáo

dục”.

Theo một cuộc điều tra đƣợc tiến hành tại Mỹ, có 72% ngƣời Mỹ cho

rằng tivi, đài, và báo là nguồn cung cấp thông tin quan trọng về

HIV/AIDS chứ không phải là bác sỹ, bạn bè và gia đình. Số liệu tƣơng tự

cũng đƣợc chỉ ra ở Anh và một số nơi trên thế giới. Trong một nghiên cứu

tại Ấn Độ, có hơn 70% ngƣời trả lời cho rằng họ nhận đƣợc các thông tin

về HIV/AIDS qua đài truyền hình1. Rõ ràng, truyền thông đại chúng có

ảnh hƣởng to lớn đến việc giáo dục và tác động đến cá nhân trong việc

phòng chống HIV/AIDS.

Giới thiệu về số liệu

Số liệu đƣợc phân tích trong bài này nằm trong bộ số liệu chung của

đề tài Khảo sát thông điệp về tính dục trên báo mạng do Khoa Xã hội học,

Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiến hành năm 2006. Cuộc khảo sát đã

lựa chọn 4 tờ báo điện tử để phân tích trong khoảng thời gian từ 1/4/2006

1 Media and HIV/AIDS: Making a difference, UNAIDS, 2004.

Page 331: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

331

đến 30/9/2006, đó là vnexpress.net, dantri.com, thanhnien.com.vn, và

gioitinhtuoiteen.org.vn. Tiêu chí lựa chọn 4 tờ bào này đƣợc dựa trên

nguyên tắc phổ biến, có uy tín hơn so với một số báo điện tử khác, có độc

giả ở hầu hết mọi lứa tuổi, đặc biệt chú ý đến độc giả trẻ tuổi, thanh niên,

và thông tin đƣợc cập nhật hàng ngày. Trong số 4 tờ báo điện tử nói trên,

có hai tờ thanhnien.com.vn, và gioitinhtuoiteen.org.vn có đối tƣợng độc

giả chính là thanh niên. Tờ thanhnien.com.vn là Diễn đàn của Hội Liên

Hiệp Thanh Niên Việt Nam, tờ gioitinhtuoiteen.org.vn là chuyên trang

giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến tính dục, sức khỏe sinh sản…

do Trung ƣơng Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phụ trách, phối

hợp với Ủy ban Dân số, Gia đình, và Trẻ em, có sự cộng tác của Báo Hoa

Học Trò.

Các bài báo đƣợc phân tích theo 9 chủ đề: tổng quát về tính dục

(chuẩn mực tính dục trong xã hội, tôn giáo và tính dục…), hình ảnh về

tính dục, sức khỏe sinh sản và sinh học tình dục, đặc điểm tình dục và

định huớng tình dục, hành vi tình dục, quan hệ tình dục, sức khỏe sinh

sản, sức khỏe tình dục, bạo lực tình dục.

Trong phạm vi bài viết này, ngƣời viết tập trung vào một nội dung

nhỏ nằm trong chủ đề Sức khỏe tình dục, đó là vấn đề HIV/AIDS với câu

hỏi vai trò của báo điện tử trong việc đấu tranh chống lại đại dịch

HIV/AIDS nhƣ thế nào, các báo điện tử đã làm gì để ngăn chặn đại dịch

này?

Vai trò của báo mạng điện tử trong việc phòng chống đại dịch

HIV/AIDS

Vai trò của 4 tờ báo điện tử này sẽ đƣợc nhìn nhận thông qua việc

phân tích các nội dung liên quan nhƣ sự phân bố các bài viết về HIV/AIDS

trên các báo điện tử, sự phân bố các bài viết về HIV/AIDS trong các

chuyên mục, hình thức bài viết, tác giả/ nguồn xuất xứ của bài viết, và

mục đích của bài viết.

Page 332: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

332

Trong 6 tháng năm 2006, đã tìm đƣợc 1173 bài báo có liên quan đến

các chủ đề về tính dục. Báo dân trí và vnexpress là những tờ báo có số

lƣợng bài báo đăng tải về chủ đề này nhiều hơn báo thanhnien và

gioitinhtuoiteen.

Tuy nhiên trong số 1173 bài báo tìm đƣợc, chỉ có 70 bài báo có đăng

tải các nội dung liên quan đến HIV/AIDS. Phân bố cụ thể của 70 bài báo

này theo các báo đƣợc thể hiện ở biểu đồ 2. Báo điện tử dantri vẫn là

nguồn đăng tải thông tin về HIV/AIDS nhiều hơn báo khác (40% trong

tổng số bài báo HIV/AIDS), tiếp sau đó là chuyên trang gioitinhtuoiteen

(23%). Tỷ lệ đăng tải về nội dung HIV/AIDS ở hai báo vnexpress và

thanhnien.com giảm so với tỷ lệ đăng tải chung về tính dục.

Các chuyên mục đăng tải các bài báo về HIV/AIDS rất đa dạng, có

thể kể tên nhƣ chuyên mục chính trị- xã hội, văn hóa, pháp luật, khoa học

và sức khỏe, đời sống-tình yêu-lối sống, chuyên trang về sức khỏe sinh

sản, phóng sự. Kết quả khảo sát cho thấy trong cả 4 tờ báo điện tử, chuyên

mục lối sống đăng tải về HIV/AIDS nhiều nhất (32.9%), tiếp đến là

chuyên mục khoa học và sức khỏe và chuyên trang sức khỏe sinh sản

(23% và 17%). Có 2 chuyên mục ít đăng tin bài nhất về chủ đề này là

chuyên mục pháp luật (3%) và chuyên mục văn hóa (1.4%).

Phân tích tƣơng quan giữa các loại báo điện tử và các chuyên mục

đăng tải HIV/AIDS, có thể nhận thấy thông tin đăng trong chuyên mục

chính trị-xã hội thuộc về báo vnexpress. Thông tin đăng tải trong chuyên

mục khoa học- sức khỏe có nhiều bài tập trung trên báo dantri.com. Thông

tin đăng trong chuyên mục sức khỏe sinh sản thuộc về báo

gioitinhtuoiteen.org. Thông tin đăng trong chuyên mục đời sống- tình yêu-

lối sống xuất hiện trong báo dântri.com nhiều gấp gần hai lần so với các

báo khác (tỷ lệ 9:5).

Về hình thức đăng tải bài báo, có 90% tổng số bài báo về HIV/AIDS

đƣợc đăng tải theo hình thức đăng một kỳ. 10% còn lại đƣợc đăng tải

Page 333: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

333

nhiều kỳ, đƣợc thể hiện trong các chuyên mục phóng sự, ký sự, đời sống

tình yêu, lối sống, nhịp sống trẻ.

Về tác giả/ nhóm tác giả/ nguồn gốc của các bài báo HIV/AIDS, 51%

các bài báo có xuất xứ từ các báo, tạp chí trong nƣớc và nƣớc ngoài, chủ

yếu các bài đƣợc trích dẫn từ báo và tạp chí nƣớc ngoài. Có 39% bài viết

có xuất xứ từ các cá nhân.

Chia se

31%

Ran de

6%

Tu van

16%

Khong ro

3%

Su kien

44%

Biểu đồ 1: Mục đích các bài báo viết về chủ đề HIV/AIDS

Một trong những nội dung đƣợc quan tâm đặc biệt trong quá trình

phân tích số liệu chính là mục đích của các bài báo viết về chủ đề

HIV/AIDS. Kết quả khảo sát cho thấy có gần 45% bài viết về HIV/AIDS

nhằm mục đích thông tin về sự kiện. 31% bài viết nhằm để chia sẻ những

thông tin liên quan đến chủ đề này. Số lƣợng bài báo viết nhằm mục đích

tƣ vấn chỉ chiếm 16%. Tỷ lệ bài viết để răn đe chỉ chiếm số lƣợng nhỏ, 6%

(xem biểu đồ 4). Nhƣ vậy, nếu chúng ta coi thông tin về sự kiện là biểu

hiện của việc nâng cao nhận thức cộng đồng về sự tồn tại của HIV/AIDS

và thông tin có tính chất chia sẻ là biểu hiện của báo điện tử nhằm ngăn

ngừa, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ ngƣời nhiễm HIV/AIDS thì điều này có

nghĩa là các báo điện tử hiện nay một mặt vừa tập trung vào mảng nhận

thức của độc giả, tƣơng ứng với giai đoạn thứ nhất của các chƣơng trình

truyền thông trên thế giới, mặt khác cũng tập trung vào xu hƣớng hỗ trợ

của cộng đồng đối với những ngƣời nhiễm HIV/AIDS, tƣơng ứng với giai

đoạn thứ ba của các phƣơng tiện truyền thông đại chúng trên thế giới.

Page 334: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

334

Điều này cho thấy các báo điện tử đã tạo ra môi trường/ diễn đàn để có

thể chia sẻ thông tin về đại dịch này, và đặc biệt đã tăng cƣờng truyền

thông chống phân biệt và kỳ thị đối với những ngƣời nhiễm HIV/AIDS.

Kết luận

Từ việc phân tích số liệu của cuộc điều tra Khảo sát thông điệp về

Sexuality trên báo mạng do Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền tiến hành trên các báo điện tử vnexpress, thanhnien.com,

dantri.com, và gioitinhtuoiteen.org trong khoảng thời gian từ 1/4/2006 đến

30/9/2006, chúng ta nhận thấy một vài đặc trƣng cơ bản của đại dịch

HIV/AIDS và vai trò của 4 tờ báo điện tử trong việc tuyên truyền, chống

lại đại dịch HIV/AIDS nhƣ sau:

Đại dịch HIV/AIDS lan rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả

nƣớc. Sự lan tràn của đại dịch HIV/AIDS diễn ra ở hầu hết các

nhóm dân số, trong đó đặc biệt là những ngƣời tiêm chích ma túy,

gái mại dâm và nhóm đồng tính nam giới có quan hệ tình dục với

nhau. Điều đáng chú ý là những ngƣời nhiễm HIV ngày càng trẻ và

lây nhiễm HIV giữa những ngƣời đồng tính ngày càng gia tăng.

Các phƣơng tiện truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong

việc tuyên truyền, ngăn ngừa và phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.

Đặc biệt, truyền thông đại chúng có ảnh hƣởng to lớn đến việc giáo

dục và tác động đến mỗi cá nhân trong việc phòng chống

HIV/AIDS.

Chỉ có 70 bài báo trong tổng số 1173 bài đăng tải các nội dung liên

quan đến HIV/AIDS. Báo điện tử dantri là nguồn đăng tải thông tin

về HIV/AIDS nhiều hơn báo khác (40% trong tổng số bài báo

HIV/AIDS), tiếp sau đó là chuyên trang gioitinhtuoiteen (23%). Tỷ

lệ đăng tải về nội dung HIV/AIDS ở hai báo vnexpress và

thanhnien.com có giảm so với tỷ lệ đăng tải chung về tính dục.

Page 335: Truyền thông Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

335

Các chuyên mục đăng tải các bài báo về HIV/AIDS rất đa

dạng.Chuyên mục lối sống đăng tải về HIV/AIDS nhiều nhất

(32.9%), tiếp đến là chuyên mục khoa học và sức khỏe và chuyên

trang sức khỏe sinh sản (23% và 17%). Có 2 chuyên mục ít đăng tin

bài nhất về chủ đề này là chuyên mục pháp luật (3%) và chuyên

mục văn hóa (1.4%).

Có 90% tổng số bài báo về HIV/AIDS đƣợc đăng tải theo hình thức

đăng một kỳ. 10% còn lại đƣợc đăng tải nhiều kỳ.

Có 51% các bài báo có xuất xứ từ các báo, tạp chí trong nƣớc và

nƣớc ngoài. Có 39% bài viết có xuất xứ từ các cá nhân.

Có gần 45% bài viết về HIV/AIDS nhằm mục đích thông tin về sự

kiện. 31% bài viết nhằm để chia sẻ những thông tin liên quan đến

chủ đề này. Số lƣợng bài báo viết nhằm mục đích tƣ vấn chiếm

16%. Tỷ lệ bài viết để răn đe chiếm số lƣợng nhỏ, 6%.

Phải nói rằng đây là bộ số liệu đƣợc mã hóa dƣới dạng dữ liệu định

lƣợng từ các tài liệu tìm đƣợc dƣới dạng định tính cho nên thông tin sẵn có

để phân tích chƣa đƣợc đa dạng và có chiều sâu, chƣa thể hiện rõ đƣợc vai

trò của báo điện tử trong việc đấu tranh phòng chống HIV/AIDS ở một số

khía cạnh nhƣ cung cấp dịch vụ về HIV/AIDS, tư vấn giáo dục về

HIV/AIDS, lồng ghép, đưa vào chương trình hành động ưu tiên và khuyến

khích các nhà lãnh đạo phát động các chương trình hành động…Thiết

nghĩ đây chính là những vấn đề còn bỏ ngỏ mà các nghiên cứu sau này cần

tập trung tìm hiểu sâu hơn.