Đttx 4 – ban h p môn: l ch s tri t học phương tây...

9
ĐTTX 4 – Ban Hc Tp Môn: Lch striết học Phương Tây Bài s4: Socrates -Platon Trang 1/9 SOCRATE Triết hc Hy Lp cđại sau giai đoạn sơ khai đến thi cc thnh và nhân vật điển hình là Socrates. Người ta so sánh ông, những tư tưởng ca ông với Đức Pht Thích Ca. Socrates, Platon, Aristote làm nên nhng ánh hào quang rng rcho nn triết hc Hy Lp cđại. I. HOÀN CNH LCH S(để triết hc Hy Lạp được phn vinh và có được nhng nhân vt hết sức vĩ đại, tuyt vời như Socrates ) - Đó là giai đoạn gia Hy Lạp và Ba Tư có một cuc chiến tranh đẫm máu kéo dài 50 năm tnăm 500 đến năm 449 TCN. Chiến thng hoàn toàn vtay người Hy Lp. Hy Lp vi lực lượng quân shùng mnh, đặc bit là hi quân, người Hy Lạp đã làm bá chủ mt vùng lãnh thrng ln trên đất liền cũng như trên biển c. Hơn 200 thành bang khắp nơi chịu thn phục dưới ngn cHy Lp. - Công thương nghiệp phát triển vượt bc. - Khuyến khích vdân ch. Có 2 loi quý tc:quý tc dân ch( khuyến khích vsgiàu có công thương ) và quý tc chnô ( vnông nghip ). Giai đoạn này quý tc dân chphát trin mnh. Hai phái có mâu thuẫn đưa đến cuc chiến mt mt mt còn gia Athen và Sparte. Athen tht bi, Sparte đăng quang mở màn cho ssuy vong ca chế độ chnô dân ch( quý tc chnô vnông nghip tht thế ) Cuc đấu tranh giữa các trường phái triết học lúc đó cũng phản ánh nhiu cc din chính trlúc by gi. Giai đoạn phát triển đó người ta thy rng các triết gia như Leucippe, Democrate, Epyquya đã đưa ra những quan điểm vduy vt dù rất là sơ khai. Thế gii vt cht này, bản nguyên vũ trụ tnhng phn bé nhnht gi là nguyên t. II. SOCRATES Socrates ti sao là nhân vật được cho là mmàn cho triết học phương Tây, Hy Lp cđại trong khi trước đó có nhiều triết gia qua nhiều giai đoạn. Ông có hai câu nói hết sc ni tiếng, rt thi danh “Tôi biết một điều là tôi không biết gì hết”và “Hãy tự biết chính mình”. Ông là triết gia đại biu cho trường phái triết hc duy tâm. Ông sng và dy hc ti thành Athen và không có mt tác phm nào để li cho cuộc đời. Ông giống như Đức Pht, cũng không tự chép li mt tác phm nào. Tuy nhiên theo lch sPht giáo thì Ananda là người đại diện cho tăng đoàn trùng tuyên lại nhng li Pht dy qua các kkết tập kinh điển và chúng ta có tam tạng kinh điển cho đến ngày nay. Riêng Socrates không để li mt tác phm nào cho đời nhưng nhng gì chúng ta còn được biết vông là do người hc trò vô cùng xut sc ca ông là Platon, mt triết gia theo trường phái chnghĩa ý nim, chnghĩa duy tâm. Ông là người đứng ra để ghi li tt cnhng gì thuc vngười thy ca mình qua nhng mẫu đối thoại và điều này giống như ngài Ananda ghi nhnhng mẫu đối thoi giữa Đức Phật và chư tăng và sau này cùng với tăng đoàn trùng tuyên lại. Platon ghi chép li tt c

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử triết học Phương Tây

Bài số 4: Socrates -Platon Trang 1/9

SOCRATE Triết học Hy Lạp cổ đại sau giai đoạn sơ khai đến thời cực thịnh và nhân vật điển hình là Socrates.

Người ta so sánh ông, những tư tưởng của ông với Đức Phật Thích Ca. Socrates, Platon, Aristote làm

nên những ánh hào quang rạng rỡ cho nền triết học Hy Lạp cổ đại.

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ

(để triết học Hy Lạp được phồn vinh và có được những nhân vật hết sức vĩ đại, tuyệt vời như

Socrates )

- Đó là giai đoạn giữa Hy Lạp và Ba Tư có một cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài 50 năm từ

năm 500 đến năm 449 TCN. Chiến thắng hoàn toàn về tay người Hy Lạp. Hy Lạp với lực lượng quân

sự hùng mạnh, đặc biệt là hải quân, người Hy Lạp đã làm bá chủ một vùng lãnh thổ rộng lớn trên

đất liền cũng như trên biển cả. Hơn 200 thành bang khắp nơi chịu thần phục dưới ngọn cờ Hy Lạp.

- Công thương nghiệp phát triển vượt bậc.

- Khuyến khích về dân chủ. Có 2 loại quý tộc:quý tộc dân chủ ( khuyến khích về sự giàu có

công thương ) và quý tộc chủ nô ( về nông nghiệp ).

Giai đoạn này quý tộc dân chủ phát triển mạnh. Hai phái có mâu thuẫn đưa đến cuộc chiến một mất

một còn giữa Athen và Sparte. Athen thất bại, Sparte đăng quang mở màn cho sự suy vong của chế

độ chủ nô dân chủ ( quý tộc chủ nô về nông nghiệp thất thế )

Cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học lúc đó cũng phản ánh nhiều cục diện chính trị lúc bấy

giờ. Giai đoạn phát triển đó người ta thấy rằng các triết gia như Leucippe, Democrate, Epyquya đã

đưa ra những quan điểm về duy vật dù rất là sơ khai. Thế giới vật chất này, bản nguyên vũ trụ từ

những phần bé nhỏ nhất gọi là nguyên tử.

II. SOCRATES

Socrates tại sao là nhân vật được cho là mở màn cho triết học phương Tây, Hy Lạp cổ đại trong khi

trước đó có nhiều triết gia qua nhiều giai đoạn. Ông có hai câu nói hết sức nổi tiếng, rất thời danh

“Tôi biết một điều là tôi không biết gì hết”và “Hãy tự biết chính mình”. Ông là triết gia đại biểu

cho trường phái triết học duy tâm. Ông sống và dạy học tại thành Athen và không có một tác phẩm

nào để lại cho cuộc đời. Ông giống như Đức Phật, cũng không tự chép lại một tác phẩm nào. Tuy

nhiên theo lịch sử Phật giáo thì Ananda là người đại diện cho tăng đoàn trùng tuyên lại những lời

Phật dạy qua các kỳ kết tập kinh điển và chúng ta có tam tạng kinh điển cho đến ngày nay. Riêng

Socrates không để lại một tác phẩm nào cho đời nhưng những gì chúng ta còn được biết về ông là

do người học trò vô cùng xuất sắc của ông là Platon, một triết gia theo trường phái chủ nghĩa ý

niệm, chủ nghĩa duy tâm. Ông là người đứng ra để ghi lại tất cả những gì thuộc về người thầy của

mình qua những mẫu đối thoại và điều này giống như ngài Ananda ghi nhớ những mẫu đối thoại

giữa Đức Phật và chư tăng và sau này cùng với tăng đoàn trùng tuyên lại. Platon ghi chép lại tất cả

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử triết học Phương Tây

Bài số 4: Socrates -Platon Trang 2/9

về Socrates, không có một văn bản nào chứng tỏ Socrates muốn thể hiện mình nhưng người đời sau

vẫn nhớ mãi. Ở ông thân giáo, khẩu giáo và ý giáo đã để lại muôn đời sau.

Ông ra đời vào thế kỷ thứ 5 TCN, Đức Phật thì ở thế kỹ thứ 6 TCN. Ở phương Tây và cả nhân loại

trên thế giới nhắc về Socrates như một bậc thánh nhân vĩ đại, một bậc minh triết, hiền triết. Tại sao

Socrates không bàn về các vấn đề về tự nhiên, bản nguyên vũ trụ nhưng người ta lại gọi ông là bậc

triết gia mở đầu cho triết học phương Tây ? hãy nghe đánh giá của Ciceron “Socrates người là

người đầu tiên đã gọi được triết học từ trên trời xuống và đưa triết học đi sâu vào các gia

đình củan những người dân, bắt triết học phải nêu lên những câu hỏi về đời sống và cái chết,

những điều tốt và những điều xấu”

Từ thời triết học sơ khai đến giai đoạn này đã có nhiều triết gia, nhà toán học lỗi lạc mà người ta

vẫn khẳng định Socrates là người đầu tiên đã gọi triết học từ trên trời xuống vì ông là người đầu

tiên đề cập đến vấn đề con người, đưa triết học đi sâu vào đời sống của từng con người. Các

triết gia trước đây chỉ đi sâu vào bản nguyên vũ trụ.

Tại sao Socrates lại là người đưa bước chuyển từ triết học tự nhiên sang triết học đạo đức? Trước

đó triết học chỉ bàn về các vấn đề tự nhiên, vật lý, bản nguyên vũ trụ từ đâu, về tứ đại đất nước gió

lửa, sự vận động của vũ trụ, quả đất này điển hình là các nhà nguyên tử luận như: Democrate,

Leucippe, Epyquya. Nhưng bắt đầu chuyển sang Socrates, những điều Platon viết về ông không đề

cập đến những vấn đề triết học tự nhiên như trước đây mà ông đã đưa triết học từ trên trời xuống.

Phật giáo cũng không bàn về những vấn đề triết học trên trời mà bàn về các vấn đề triết học hết sức

thực tế, phục vụ cho đời sống nhân sinh. Chính vì vậy ta thấy trong thời Đức Phật tại thế, từ vua

chúa, quan lại, từ những người giàu có nhất như ông Anathapindika, bà Visakha, những người Bà la

môn, tà giáo ngoại đạo cũng đều tìm đến Đức Phật vì các vấn đề về con người là điều luôn gần gũi

và bức thiết. Ở phương Tây Socrates ra đời trong thời kỳ tương đối gần gũi với Đức Phật, Khổng Tử

và Lão Tử và đặc biệt cũng bàn về những vấn đề về con người. Socrates không phải như Đức Phật,

tu tập thành đạo rồi có hàng ngàn đệ tử, để rồi đắc quả thánh. Ông là một con người âm thầm hy

sinh lặng lẽ trong kiếp sống của một người có vợ, có con và vợ ông với bản chất của một người phụ

nữ lắm điều, suốt ngày chửi bới. Đời sống của ông quá sức đơn giản, không có lấy một tên nô lệ (

ngày xưa người ta đánh giá sự giàu nghèo qua số lượng nô lệ người đó sở hữu). Socrates sau khi

hoàn thành bổn phận của người công dân là bảo vệ đất nước từ chiến trường trở về, từ nhận thức

sâu xa trong tận đáy lòng ông đi khắp nơi trong thành Athen và truyền bá cái đạo đức của đời sống

con người. Ông đặt ra lòng can đảm là gì. Vd: khi hỏi một người lòng can đảm là gì ? người đó trả lời

lòng can đảm là khả năng chịu đựng trước mọi hoàn cảnh. Ông tiếp tục hỏi rằng ngoan cố cũng có

khả năng chịu đựng trước mọi hoàn cảnh vậy ngoan cố và can đảm có là một không? Ông không bao

giờ đặt một câu hỏi rồi yên lặng, mà luôn tiếp tục đặt các câu hỏi khác theo chiều hướng phản biện,

truy vấn làm cho người ta phải suy nghĩ. Tương tự, ông đặt ra những câu hỏi như vậy để hỏi về sự

công bằng: công bằng là gì, công bằng có ở đâu trên trái đất này, xã hội này …Do vậy cách giáo dục

của ông đi vào trong vấn đề theo 4 hướng.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử triết học Phương Tây

Bài số 4: Socrates -Platon Trang 3/9

Phương pháp của Socrates đóng góp nhiều vào lĩnh vực biện chứng. Ông có cách làm cho đối

phương phải thừa nhận mâu thuẫn của chính mình. Người ta thường gọi đó là 4 đặc điểm

của phương pháp Socrates.

1. Châm biếm: Cách nói chuyện rất là châm biếm làm cho đối tượng phải suy nghĩ nhưng

không phải như lấy dao đâm vào tim làm tổn thương người. Đây cũng là đặc tính của người

thông thái, vui tính nhưng thường không nói nhiều.

2. Trợ sản: Nâng đỡ cho đến cùng (đỡ đẻ - nhiều sách triết học dùng từ này)

3. Qui nạp: đưa ra những luận chứng nhỏ để khẳng định, kết luận một vấn đề lớn hơn nhưng

chưa chắc hoàn toàn đúng tuyệt đối. VD: Bác sĩ khám bệnh một người 40 tuổi hay ăn các chất

béo, làm việc nhiều. Ông ta bị ung thư. Bác sĩ nói người 30 – 40 tuổi làm việc nhiều đều bị

ung thư. Kết luận này chưa tuyệt đối. Với tuổi đó, sống không chuẩn mực, ăn uống không

điều độ sẽ bị ung thư nhưng không thể kết luận cho mọi trường hợp.

4. Định nghĩa

Cuộc đời Socrates có những quan điểm, cách sống làm cho chúng ta rất ngưỡng mộ. Cuộc sống ông

có nhiều điều không thuận lợi như các triết gia khác. Hình dáng ông chất phát, thô kệch, không phải

đặc biệt thông thái, sang trọng, quí phái. Lúc lão thành nhằm vào thời kỳ phái ngụy biện suy đồi,

ông không viết sách, sống theo chủ thuyết của mình đồng thời giảng truyền những chủ thuyết của

mình. Cuộc đời ông là sự minh họa cụ thể nhất về tư tưởng của ông. Ông sống thế nào thì ông

nói như thế. Điều hết sức đặc biệt trong cuộc đời Socrates giống như Đức Phật là sống thế

nào, suy nghĩ như thế, làm như thế và nói như thế.

Học trò của ông là Platon, Xenophon và nhiều người khác. Một nhà tiên tri đền Delphe nói rằng:

“không có ai thông minh mà sáng suốt hơn Socrates cả”. Socrates đã chế nhạo như sau “Tất cả

những gì tôi biết là tôi không biết gì cả”. Mặc dù thường giao tiếp với giới thượng lưu thành

Athen, ông không màng đến cuộc sống tiện nghi vật chất và sự thành công theo ước lệ của xã hội

đương thời (thành công là quí tộc). Sự giàu có ông không màng, ông sống theo quan điểm riêng.

Phong cách này về sau được triết gia Diogien đã thể hiện một cách đặc biệt ấn tượng là ông đang

sống trong một thùng gỗ rỗng. Socrates bị buộc tội hủy báng thánh thần và làm hư hỏng thế hệ trẻ

thành Athen và tòa án phán quyết xử tử ông bằng cách cho uống thuốc độc. Triết lý của Socrates đã

phản ứng lại tư duy của của các triết gia trước ông chỉ bàn về vấn đề tự nhiên, bản nguyên vũ trụ,

vật lý. Socrates thì bàn về các vấn đề ngược lại.

Trường phái Elee như Zenon, Parmenide, Xenophanes đi ngược lại trường phái Heraclite. Trong

khi Heraclite cho rằng bản thể vũ trụ này là sự vận động như một ngọn lửa, biến chuyển không

ngừng giống như định luật vô thường thì Elee đi ngược lại cho là vũ trụ đứng yên không biến đổi,

không chuyển dịch qua những ngụy biện như Achille và con rùa hay lý thuyết về mũi tên bay.

Trường phái vật lý học như Democrate, Leucippe, Epyquya nói thế giới vật chất này bắt đầu từ

những thành phần nhỏ nhất, về sau chúng ta nói là nguyên tử. Những triết học duy vật sơ khai đã

đưa ra triết học về nguyên tử.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử triết học Phương Tây

Bài số 4: Socrates -Platon Trang 4/9

Mang những tinh thần truy tìm bản nguyên vũ trụ như vậy nhưng Socrates đã đưa những vấn đề

chủ trương ngược lại, không phủ định các quan niệm Heraclite là có hai sự vật hoàn toàn không

giống nhau và mọi cái đều trở thành …Socrates chỉ cho mọi nhận thức của Heraclite cũng là cảm

quan mà thôi. Ông cho rằng mọi vấn đề trong cuộc sống này đều phải có sự phê bình, truy vấn thì

mới tạo nên cuốc sống. Nên ông nói rằng tìm hiểu bản chất, bản nguyên vũ trụ này làm gì, vấn đề

trên trời dưới đất để làm gì mà cuối cùng lại không biết gì về con người. Trước Socrates đã có nhiều

triết gia lý luận đanh thép như Thales và Heraclite, tế nhị như Parmenide và Zenon, sâu sắc như

Pythagore và Empedocle nhưng phần nhiều những người ấy là triết học hướng về vật lý, họ tìm bản

thể của sự vật định lý và yếu tố thế giới bên ngoài. Những nỗ lực ấy rất đáng khen, Socrates nói,

nhưng có một điều vô cùng quý giá hơn những cây cỏ, sông núi, trăng sao là con người là gì ? và con

người sẽ đi đến đâu? Vì vậy Socrates đưa triết học vào mục đích giáo dục cho con người sống có đạo

đức. Đối với ông triết học là trí tuệ, là cơ sở tiền đề của đạo đức, thậm chí ông đồng nhất trí tuệ,

nhận thức, đạo đức là một.

Quan điểm của Socrates: nhận thức, triết học, đạo đức là một.

Cho nên nói triết gia vĩ đại mà không có đạo đức là con số không. Có đạo đức mà nhận thức tồi tàn,

không chính đáng cũng là con số không, điều này hoàn toàn chính xác.

Socrates nghĩ thế nào, ông sống như thế ấy, rất là đạo đức và nhân bản. Ông cho rằng nguyên nhân

sâu xa của những hành vi không có đạo đức là do nhận thức kém. Những người phạm tội ác sát

sinh, hại vật, tà dâm, dối trá, rượu chè, cờ bạc không phải do họ cố ý, do nhận thức của họ mà đưa

đến những hành vi tội lỗi. Vì vậy ông đến với những người tội lỗi đó bằng tình yêu thương vì ông cho

rằng họ không có phước, có cơ sở để có thể nhận thức đúng đắn trong đời sống. Ông thường nói

không ai có chủ tâm ác ý, không ai cố ý làm ác. Trong nhà Phật cũng thường dạy chúng ta những

người tạo tội, người không phân biệt được thiện ác đáng thương hơn đáng ghét. Hay cổ đức thường

dạy hãy thương kẻ nghịch lòng ta. Socrates cũng đồng với tư tưởng đó. Ông cho rằng đạo đức là tôn

trọng những qui định chung và vì lợi ích chung của xã hội, phải có trình độ để hiểu biết và ông

khẳng định triết học có thể giúp con người điều đó. Ông cho rẳng triết học có thể giúp con người

nhận thức đúng và từ đó hành động đúng. Vậy đối tượng nhận thức của Socrates là con

người.

III. HỒI KÝ CỦA PLATON VỀ NGÀY CUỐI CỦA SCOCRATES TRONG NỖI THỐNG KHỔ (các

triết gia thời Hy Lạp cổ đại thường bị chết trong thảm cảnh).

Socrates bị xử phải uống thuốc độc vì bị ép vào tội phỉ báng thần linh và xách động giới trẻ đi ngược lại lợi ích chung của đất nước. Ông qui tụ khá nhiều giới trẻ, ông có một sức mạnh sau lưng vì tâm từ tinh thần giáo dục nên người ta đến với ông. (Chúng ta cũng vậy, nếu ta đến với con người bằng tâm từ và tinh thần giáo dục, tự nhiên ta có quần chúng chứ không phải bằng chức vụ. Bằng tâm từ và sự thông thái đem lại lợi ích cho họ ta sẽ có quần chúng và có quần chúng để tất cả chúng ta cùng làm điều tôt, điều phải và có hạnh phúc). Socrates như vậy ông hai bàn tay trắng nhưng có rất đông học trò.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử triết học Phương Tây

Bài số 4: Socrates -Platon Trang 5/9

Socrates bị xử phải uống thuốc độc. Môn đệ của ông tìm cách cứu ông một lần chót: những kẻ giữ ngục đồng ý nhận một món tiền hối lộ và làm ngơ cho Socrates trốn đi. Socrates từ chối. Ông đã bảy mươi tuổi, có lẽ ông nghĩ rằng có chết cũng vừa, vả lại đây cũng là một cơ hội tốt để mà chết. Với các môn đệ đến ngục thất để tiễn đưa Socrates lần cuối, Socrates nói: Hãy cứ vui đi các con, các con hãy vui lên rồi chôn cái thể phách của thầy.

Nói xong ông đứng dậy và đi vào phòng tắm với Criton. Chúng tôi (Platon) ngồi đợi ở ngoài, lòng buồn vô hạn. Có cái gì buồn hơn là ngồi để chứng kiến một cái chết sắp đến với thầy. Ông cũng như cha, bây giờ ông chết, chúng tôi không khác gì những kẻ mồ côi. Giờ mặt trời lặn đã gần kề. Khi ông trở ra, ông lại ngồi với chúng tôi, chuyện trò rất ít. Chẳng bao lâu người giữ ngục đi vào, đến gần ông và nói như sau: Ông thật là người cao quý nhất, hiền lành nhất trong cuộc đời mà tôi đã gặp. Chắc rằng ông không có ý nghĩ giận tôi giống như những kẻ thường chửi bới mắng nhiếc tôi khi tôi tuân lệnh cấp trên, đem chén thuốc độc vào đây cho họ uống. Xin ông thông cảm, tôi với ông không thù hằn gì. Chúc ông can đảm và chịu đựng. Nói xong người giữ ngục oà khóc và ôm mặt đi ra ngoài. Socrates trả lời như sau: - Tôi sẽ làm như lời ông nói và chúc ông mọi sự tốt lành. Quay về phía những người học trò, Socrates nói như sau: -Người đó rất tốt với thầy từ lúc thầy vào đây, y đến thăm hỏi luôn, bây giờ y thực tình mến tiếc thầy, nhưng các con ơi, hãy đem chén thuốc vào đây nếu thuốc đã chế xong. Nếu thuốc chưa chế xong, hãy nói người ta chế. Criton nói: - Thưa sư phụ, mặt trời còn trên đỉnh đồi. Nhiều người đợi trời tối mới uống và trước khi uống họ được quyền ăn uống no say thoả thích. Xin thầy chớ gấp gáp, hãy còn thì giờ. Socrates nói: - Những kẻ ấy làm rất phải, vì họ có lợi trong sự chần chờ, nhưng ta thì không thấy có lợi gì khi uống chén thuốc độc chậm hơn một chút, đời của ta kể như đã hết. Hãy làm như ta đã nói và xin đừng từ chối. Criton ra dấu cho người giúp việc, người này đi ra một lúc rồi trở lại với người giữ ngục, tay cầm chén thuốc. Socrates nói: - Ông bạn là người thông thạo về vấn đề này, xin ông cho biết tôi phải làm thế nào? Người giữ ngục trả lời: - Uống xong ông nên đi dạo một lúc, khi nào cảm thấy nặng ở hai chân thì nằm xuống, thuốc sẽ ngấm dần lên đến tim. Nói xong hắn đưa chén thuốc cho Socrates. Socrates nhận lấy một cách vô cùng nhã nhặn, không chút sợ sệt hoặc thay đổi sắc mặt. - Trước khi uống, tôi cần dành một phần chén thuốc để dâng cúng thần linh không ? – Không, chúng tôi chế thuốc vừa đủ cho ông thôi. - Tôi hiểu rồi, nhưng dù sao tôi cũng cầu nguyện thần linh phù hộ cho tôi trong cuộc hành trình sang thế giới bên kia. Nói xong Socrates cầm chén thuốc đưa lên môi và uống một cách vui vẻ.

Từ trước đến giờ chúng tôi cố nén sự đau buồn thương tiếc, nhưng khi thấy thầy uống cạn chén thuốc, chúng tôi không còn cầm lòng được nữa. Nước mắt tôi tuôn trào, tôi ôm mặt khóc. Không phải tôi khóc thầy, mà chính là tôi khóc cho tôi từ nay không còn thầy nữa. Một số người học trò ôm mặt đi lãng xa vì không chịu nổi cảnh tượng này. Tôi cũng ôm mặt. Trong lúc ấy thì Apollodorus đang khóc bỗng thét lên một tiếng làm tất cả chúng tôi đều giật mình. Socrates vẫn bình tĩnh, ông nói: - Cái gì lạ vậy ? Không cho phụ nữ vào đây và tránh cái cảnh này. Người ta cần phải chết trong thanh tịnh. Các con hãy bình tĩnh và nhẫn nại. Nghe những lời nói ấy chúng tôi hổ thẹn và thôi không khóc. Ông đi dạo một hồi cho đến khi cảm thấy nặng ở chân, rồi nằm xuống đúng theo lời dặn. Người giữ ngục quan sát tay chân ông, đè mạnh xuống hai bàn chân và hỏi: - Ông cảm thấy gì không ? – Không cảm thấy gì hết. Người ấy đi lần lên phía trên, vừa đi vừa hỏi. Chúng tôi thấy hai chân ông đã cứng và lạnh rồi đấy. Socrates cũng lấy tay ấn thử và nói: - có lẽ vậy, khi nào thuốc ngấm đến tim là xong. Khi lạnh đến thắt lưng, ông bỏ miếng vải che mặt và nói: - Criton, thầy nợ Asclepius một con gà, con nhớ trả món nợ ấy nhé. – Thưa thầy, con sẽ trả, còn gì nữa không ?

Không có tiếng trả lời, vài phút sau là một cơn co giật của Socrates, người giữ ngục đến gần, Criton vuốt mặt và miệng cho người chết. Đó là giây phút cuối cùng của tôn sư chúng tôi, ông là người minh triết nhất, công bằng nhất và tốt nhất.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử triết học Phương Tây

Bài số 4: Socrates -Platon Trang 6/9

( Xem mẫu chuyện trong câu chuyện triết học của Will Durant, NXB ĐH Vạn Hạnh 1971 )

Ta thấy cái chết của Socrates cảm động, nhẹ nhàng, thanh thản và đầy nhân bản như thế, để thấy tại

sao nền triết học phương Tây đã đề cao quan điểm triết học và tinh thần nhân bản của ông.

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC SOCRATES:

Đối tượng nghiên cứu là con người.

Lập luận trên chủ nghĩa duy tâm, thừa nhận lý tính thế giới (Lý tính thế giới là đấng chỉ huy

tối cao của vũ trụ là thần, không phải là sự mà là lý. Lý là phải có một đấng tuyệt đối nào đó

để điều khiển vũ trụ này. Ông phủ nhận tính quy luật tự nhiên của các hiện tượng tự nhiên )

Điểm nổi bật của ông là quan tâm đạo đức nhân sinh, lý giải các vấn đề thiệc ác, tốt xấu và

xây dựng mẫu người đức hạnh trên cơ sở lý trí.

Tạo bước ngoặc quan trọng từ triết học tự nhiên sang triết học đạo đức trên lập trường duy

tâm

Lưu ý: Thi nói về triết học thời cổ đại thì một trong những nhân vật không thể quên là Socrates:

năm sinh của ông, năm mất, quan điểm đạo đức chính, đặc biệt các vấn đề triết học đạo đức của

ông. Như vậy ông được xem là người sáng lập triết học đạo đức mà dựa trên tín ngưỡng là các vị

thần (vấn đề lý tính) hay quy ước xã hội. Ông cho rằng tính thiện là vốn có ở nơi con người hay

chúng ta cũng thường nghe câu nhân chi sơ tính bổn thiện. Quan điểm Socrates giống như thế.

(tương đương triết học phương Đông )

Trọng tâm của triết học Socrates là nói đến cái thiện, đức hạnh, phải biết thế nào là điều tốt

là bổn phận đầu tiên của con người, cái tốt là gì. Ông cho nhận thức vô cùng quan trọng.

Socrates nhận thấy thiên hạ nói về thiện và đức hạnh một cách chung chung, là hình thức, không

qua sự khảo sát của lý trí. Những người mà ông đối thoại khi trả lời với ông đức hạnh là gì

thường chỉ nêu ra ví dụ thuyết minh nhưng không xác định được nền tảng bản chất hay các yếu

tính phổ quát nói chung khái niệm đạo đức là gì. Nên về sau Aristote (học trò của Platon) nhận

định có hai phát minh mà người ta thật sự đáng ghi công cho Socrates đó là: Diễn giảng qui nạp

và định nghĩa khái quát bằng khái niệm. (trước đó chưa từng ai làm)

Không được nói cái gì chung chung bằng ví dụ mà phải có định nghĩa đạo đức là gì, thế nào là

thiện, thế nào là ác, phải có định nghĩa. Không phải nói ác là ví dụ như ông A giết ông B. Phải đưa

ra khái niệm về cái ác rồi mới đưa ra ví dụ chứng minh. Chính Socrates là người làm công việc

như thế này. Dù là Socrates bị chết thảm vì bị ép tội phản nghịch, phải uống thuốc độc mà chết

nhưng cái chết của Socrates để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng những người học trò và những

bài học mà người ta không thể nào quên, bình thản đón nhận cái chết và nhớ rằng mình vẫn còn

nợ một món nợ nhỏ là một con gà cũng phải trả lại chứ không thiếu nợ ai trước khi nhắm mắt từ

trần.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử triết học Phương Tây

Bài số 4: Socrates -Platon Trang 7/9

PLATON Platon sinh năm 427 mất 347 TCN sinh ra ở Athen trong một gia đình quý tộc, giàu có, vóc dáng

khỏe mạnh, bảnh bao (khác với Socrates chất phác, thô kệch). Mới 20 tuổi ông đã tìm tới Socrate

để thụ giáo dù Socrates ăn mặc sơ sài, không có đến một tên nô lệ. Ông cảm nhận được đây là

một bậc thầy vĩ đại và nhanh chóng trở thành người học trò xuất sắc của Socrate. Platon rất

buồn rầu trước cái chết của thầy, lúc này ông 28 tuổi, theo thầy được 8 năm. Để tránh phiền lụy

về mặt chính trị, vừa muốn chu du học hỏi nên nhân dịp này Platon rời Hy Lạp ra đi. Ông sang Ai

Cập, Isarel rồi sang Ý sống cuộc đời lang bạt 12 năm. Ông học được nhiều thứ trên đời về thiên

văn, vật lý ở những nơi ông đã đi qua. Năm 387 TCN ông trở về Athen nhưng chẳng bao lâu, năm

386 ông được vua Ý mời sang làm cố vấn nhưng do tính tình ông rất ngang trái cho nên xúc

phạm nhà vua, bị đưa xuống làm nô lệ đem bán. Sau đó bạn bè ông rất nhiều nên đã bỏ tiền ra

chuộc cho ông được tự do. Câu nói nổi tiếng của ông “Tự chinh phục mình là chiến công vĩ

đại nhất”. Đức Phật thì dạy “Chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất “

LƯU Ý: đề thi có thể yêu cầu nói về những tư tưởng tương đồng triết gia phương Tây và phương

Đông. Giống như Socrates nói “Hãy tự biết chính mình”. Đức Phật dạy “hãy quay lại nội quán

bằng thiền định”hay Hecralit “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông “nói lên định luật vô

thường, biến hóa của vũ trụ này. Có sự tư duy đối chiếu tư tưởng của các triết gia.

Sau đó Platon về Athen lập trường học gọi là Academy là Hàn lâm viện. Ông là người đầu tiên

trong lịch sử triết học phương Tây mở ra một Hàn lâm viện đầu tiên trên mảnh đất mà người

cha để lại xưa kia. Học trò theo Platon rất đông trong đó có nhà triết học lừng danh Aristote.

Socrates – Platon – Aristote 3 thế hệ trở thành 3 triết gia lỗi lạc trong giai đoạn triết học Hy Lạp

thời cực thịnh. Trong thời gian gần 50 năm Platon để lại một di sản đồ sộ trong khi Socrate

không để lại một tác phẩm nào. Đặc biệt là những lời độc thoại hay đối thoại của thầy mình.

Những văn bản đối thoại ông nhắc lại lại của Socrates, đối thoại trước khi thành lập viện hàn

lâm ….gồm: 1 độc thoại, lời bào chữa của Socrates, 34 đối thoại và 13 bức thư. Người ta cho rằng

tác phẩm của Platon và Aristote để lại là di sản văn hóa của nhân loại vì các vị không bao giờ viết

hay nói gì mà không có nghĩa. Tiêu biểu nhất trong tác phẩm của Platon là Republic (Cộng hòa),

thuật ngữ chính trị đầu tiên được triết gia sử dụng. Câu nói nổi tiếng của Platon “Tự chinh

phục mình là chiến công vĩ đại nhất”

Quan điểm triết học của Platon: Thuyết ý niệm

Chứng minh về thuyết ý niệm: trong các sách triết học nhắc đến thuyết ý niệm của Platon sẽ nói

đến triết học cái hang

Ông là một nhà triết học duy tâm khách quan và học thuyết ý niệm của ông là một điển hình cho

trường phái triết học duy tâm. Ông thừa nhận thế giới hiện thực ta đang sống đây nó tồn tại

nhưng không trung thực. Có nghĩa nó được trình bày một các giả dối, không như nó vốn có, nói

về thế giới này là không trung thực, không đúng như nó vốn có, đó là thuyết ý niệm. Hiện thực

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử triết học Phương Tây

Bài số 4: Socrates -Platon Trang 8/9

mà ông gọi đó là thế giới cảm tính, đem lại cho con người những nhận thức sai lầm. Ví dụ: lớp

học, quạt máy, loa, quý thầy, giáo thọ đều là những điều không đúng như nó đang là. Nó không

trung thực bởi vì nhận thức bởi thế giới cảm tính chứ không phải thật là như nó. Trong các

tác phẩm cộng hòa hay nhà nước ông cũng dùng hình tượng cái hang để minh họa cho điều đó.

Có một cái hang, cửa hang bên ngoài và vách hang trong cùng, trong đó ông ví loài người như

một đoàn tù nhân bị xiềng xích ngồi quay mặt vào trong vách hang, đưa lưng ra ngoài ánh sáng.

Cả một thế giới bầu trời ở bên ngoài. Ngoài cửa hang người ta đốt lên ánh lửa lớn, những sự việc

xảy ra bên ngoài cái hang được ánh sáng chiếu lên, tạo ra cái bóng phản chiếu vào trong vách

hang. Nguyên đoàn tù nhân nhìn vào vách hang và nghĩ rằng thế giới bên ngoài là những hình

ảnh trên vách hang, thật sự đó chỉ là những di động của cái bóng trên vách hang mà thôi. Họ

không thấy được hình ảnh thế giới bên ngoài mà chỉ nhìn thấy được cái bóng của nó. Platon cho

rằng thế giới tồn tại hiện thực mà chúng ta nhận thức được chẳng qua chỉ là những cái bóng trên

vách hang mà thôi cho nên thế giới hiện thực là không chân thực, không vĩnh viễn trong không

gian và thời gian. Ông cho là thế giới ý niệm mới chân thực và tuyệt đối, suy nghĩ mới đúng và

hình ảnh là không đúng. Ví dụ: mặt trời, mặt trăng khi mình nhìn chỉ bằng cái dĩa nhưng thực tế

thì không phải chỉ bằng cái dĩa. Trong suy tư của mình biết mặt trời, mặt trăng lớn thế nào. Thế

giới ý niệm mới là đúng. Cũng như khi nói về cái nhà cũng phải do suy tư về cái nhà người ta

mới làm ra cái nhà này, nhà kia. Tất cả cũng từ thế giới ý niệm. Thế giới ý niệm mới là chân thực,

tuyệt đối, vĩnh hằng và duy nhất, còn thế giới sự vật chỉ là cảm tính tồn tại dưới đất, cá biệt, ảo

giác, khả biến, phứt tạp thoáng qua, cái gì suy tư mới đúng, còn cái gì nhìn thấy thật sự chỉ là ảo

tưởng mà thôi. Thế giới ý niệm của platon là như thế.

LƯU Ý: 2 vấn đề quan trọng thế giới ý niệm và triết thuyết về cái hang. Đề thi có thể có câu giải

thích quan niệm ý niệm của Platon qua hình ảnh cái hang (có vẽ hình ảnh cái hang tượng trưng

và giải thích).

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Lịch sử triết học Phương Tây

Bài số 4: Socrates -Platon Trang 9/9