Đttx 4 – p môn: ng a hàm kinh du...

12
ĐTTX 4 – Ban Hc Tp Môn: Kinh Trường A Hàm Bài s4-5-6: Kinh Du Hành Trang 1/9 KINH DU HÀNH I. Hành trình du hóa của Đức Pht tđỉnh Linh Thứu đến Vesali Bn kinh này nm trong chùm kinh nói vđức Phật, trong Trường A Hàm do Đại Da Xá dịch đề là Du Hành Kinh, ngoài ra trong hán dch còn 3 quyn khác na gm có 1 quyn do Bch Sám tdch đây là bản đơn hành mang tên Phật Bát Nê Hoàn Kinh, mt bn tht dịch đề là Pht Bát Nê Hoàn Kinh, và mt bn nữa là Đại Bát Niết Bàn Kinh ca ngài Pháp Hin dch vào thế kth5 sau công nguyên sau này được hòa thượng Trí Tnh dịch thành Kinh Đại Bát Niết Bàn. Bản kinh này tương đương với bkinh Digha Nikaya ca Pali là Parinibbana Mahaparinibbana là bn kinh th15. Ngoài ra trong Digha Nikaya còn bản kinh tương đương với nó là Mahasupana (Kinh đại thin chiến) là mt phn của đại bát niết bàn kinh. Kinh du hành mô thành trình giáo hóa cui cùng của đức pht. Vthi gian giáo hóa cththì ta chưa biết rõ có thlà gần 1 năm hoặc 6 tháng bi vì hành trình giáo hóa ca ngài tri dài tnúi Linh Thu ti Kusinagara, đoạn đường này trên dưới khong 300km Trong khi đó từ núi Linh sơn(Bảo Sơn) của thành Vương Xá đến nơi Đức Pht dừng chân an cư 3 tháng ở Vesali trong xóm Trúc Phương (Peluvana). Tnơi an cư này đi đến thành phca tộc người Mala trong rng Sala của Upapattana (vùng trú địa ca tộc người Mala) theo kinh ghi li là mt gn 200km, không thnào ít hơn 3 tháng nên đoạn đường núi Linh sơn đến Kusinagara gn cnăm chớ không ít. Kinh Du Hành ghi li các bài kinh của Đức Phật đã thuyết cho các TKheo trên đoạn đường du hóa của người trong suốt 50 năm (theo Hán kinh, còn theo Kinh điển Pali là 51 năm.) Từng giáo lý cơ bản Đức Pht thuyết giảng được người nhc li cho các TKheo trên đoạn đường mà ngài nghchân. Các điểm cn ghi nhtrên đoạn đường du hóa của Đức Phât mà đặt tên là Kinh Du Hành: - Đỉnh Linh Thứu thành Vương Xá, Ba Liên Pht (Pataliputta_Hoa ThThành) là mt lai cây mà Đức Pht TBà Thi khi thành đạo ti cây này. Đây là điểm đặc bit vì tđiểm này ri mới đi đến một đoạn na gi là Vesali, khong cách gia Vesali và Patali cách nhau bi dòng sông Hng. - Vesali là nơi Đức Pht dừng chân an cư 3 tháng, - Pava (tVesali đi khoảng 60, 70 cây s) là nới Đức Pht thnhn bữa cơm cuối cùng do ông Chunda (Thuần Đề) cúng dường, sau khi ăn bữa cơm này xong thì Đức Pht bnh kiết l. - Kusinagara là tên ca mt thành phmà theo như Đức Phật nói thì vùng này có đất nước tên là Kusapatti. Kusa là mt loi cbên dòng sông Ni Liên Thuyền (Nesanrasa) còn được gi là cKussa (cCát Tường). Đức Pht dng chân thành phnày ti Upavattama là trú quán ca tc người Mala.

Upload: others

Post on 06-Jan-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 1/9

KINH DU HÀNH

I. Hành trình du hóa của Đức Phật từ đỉnh Linh Thứu đến Vesali

Bản kinh này nằm trong chùm kinh nói về đức Phật, trong Trường A Hàm do Đại Da Xá dịch đề là Du

Hành Kinh, ngoài ra trong hán dịch còn 3 quyển khác nữa gồm có 1 quyển do Bạch Sám tổ dịch – đây là

bản đơn hành mang tên Phật Bát Nê Hoàn Kinh, một bản thất dịch đề là Phật Bát Nê Hoàn Kinh, và một

bản nữa là Đại Bát Niết Bàn Kinh của ngài Pháp Hiển dịch vào thế kỷ thứ 5 sau công nguyên sau này

được hòa thượng Trí Tịnh dịch thành Kinh Đại Bát Niết Bàn. Bản kinh này tương đương với bộ kinh

Digha Nikaya của Pali là Parinibbana Mahaparinibbana là bản kinh thứ 15. Ngoài ra trong Digha Nikaya

còn bản kinh tương đương với nó là Mahasupana (Kinh đại thiện chiến) là một phần của đại bát niết

bàn kinh.

Kinh du hành mô tả hành trình giáo hóa cuối cùng của đức phật. Về thời gian giáo hóa cụ thể thì ta chưa

biết rõ có thể là gần 1 năm hoặc 6 tháng bởi vì hành trình giáo hóa của ngài trải dài từ núi Linh Thứu tới

Kusinagara, đoạn đường này trên dưới khoảng 300km Trong khi đó từ núi Linh sơn(Bảo Sơn) của thành

Vương Xá đến nơi Đức Phật dừng chân an cư 3 tháng ở Vesali trong xóm Trúc Phương (Peluvana). Từ

nơi an cư này đi đến thành phố của tộc người Mala ở trong rừng Sala của Upapattana (vùng trú địa của

tộc người Mala) theo kinh ghi lại là mất gần 200km, không thể nào ít hơn 3 tháng nên đoạn đường núi

Linh sơn đến Kusinagara gần cả năm chớ không ít. Kinh Du Hành ghi lại các bài kinh của Đức Phật đã

thuyết cho các Tỳ Kheo trên đoạn đường du hóa của người trong suốt 50 năm (theo Hán kinh, còn theo

Kinh điển Pali là 51 năm.) Từng giáo lý cơ bản Đức Phật thuyết giảng được người nhắc lại cho các Tỳ

Kheo trên đoạn đường mà ngài nghỉ chân.

Các điểm cần ghi nhớ trên đoạn đường du hóa của Đức Phât mà đặt tên là Kinh Du Hành:

- Đỉnh Linh Thứu thành Vương Xá, Ba Liên Phất (Pataliputta_Hoa Thị Thành) là một lọai cây mà

Đức Phật Tỳ Bà Thi khi thành đạo tại cây này. Đây là điểm đặc biệt vì từ điểm này rồi mới đi đến

một đoạn nữa gọi là Vesali, khoảng cách giữa Vesali và Patali cách nhau bởi dòng sông Hằng.

- Vesali là nơi Đức Phật dừng chân an cư 3 tháng,

- Pava (từ Vesali đi khoảng 60, 70 cây số) là nới Đức Phật thọ nhận bữa cơm cuối cùng do ông

Chunda (Thuần Đề) cúng dường, sau khi ăn bữa cơm này xong thì Đức Phật bịnh kiết lị.

- Kusinagara là tên của một thành phố mà theo như Đức Phật nói thì vùng này có đất nước tên là

Kusapatti. Kusa là một loại cỏ bên dòng sông Ni Liên Thuyền (Nesanrasa) còn được gọi là cỏ

Kussa (cỏ Cát Tường). Đức Phật dừng chân ở thành phố này tại Upavattama là trú quán của tộc

người Mala.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 2/9

Nếu trong Kinh Đại Bản cuộc đời của 7 Đức Phật do Đức Thích Ca thuật lại cho chúng Tỳ Kheo thì

trong Kinh Du Hành hành trình du hóa của Đức Phật từ Linh Sơn tới Kusinagara do Đức A Nan thuật

lại, do đó vào đầu mỗi kinh đều có câu “Tôi nghe như vầy…”

Các địa điểm thuyết pháp:

1. Núi Kỳ Xà Quật:

Tại núi Kỳ Xa Quật, Đức Phật thuyết pháp cho Tỳ kheo cùng đại thần Vũ Xá bài pháp về “Bảy pháp

bất thoái của một quốc gia” và “ Bảy pháp bất thoái của Tăng già”. Khi Đức Phật ở đỉnh Linh Thứu

ngoài thành Vương Xá, là một trong 5 ngọn núi liên tiếp nhau và rất linh thiên. Trong đó ngọn núi

đầu tiên là Vepara của giáo phái ông Mavera của Nikanthanmanthoputta, còn ngọn núi Đức Phât ở

là núi Ratnagieri (gọi là núi báu) trên đỉnh núi này có một cái thất tên Kỳ Xà Quật có hình dáng con

chim ưng. Khi đức Phật ở đây thì đại thần Vũ Xá do vua A Xà Thế sai lên hỏi ý kiến Đức Phật về việc

muốn tiến đánh nước Bạt Kỳ. Nhưng thay vì trả lời trực tiếp cho Vũ Xá thì Đức Phật hỏi A Nan 7 điều

đó là:

- Vua tôi và dân chúng của nước Bạt Kỳ có thường hội họp với nhau để bàn bạc việc nước

không?_ A Nan trả lời rằng: “Con nghe nói rằng vua tôi và dân chúng ở Bạt Kỳ thường hội họp

để bàn về chánh pháp.” Và Đức Phật nói rằng đó là điều kiện để cho đất nước đó hòa thuận

với nhau và cường thịnh.

- Khi hội họp các vua tôi có hòa thuận trên dưới có kính nhường nhau không?_ A Nan cũng trả

lời rằng họ cũng có như vậy. Và Đức Phật cũng khẳng định đây là điều kiện để cho đất nước

cường thịnh.

- Trong nước Bạt Kỳ dân chúng họ có hiếu dưỡng cha mẹ không? Có kính trọng sư trưởng

không?

- Trong khuê môn có thường tinh khiết không? Có không tạp uế không?

- Dân chúng nơi đó có thường kính trọng sa môn trì giới không? Có thân cận cúng dường

không?

- …..

Cứ mỗi câu hỏi như vậy Đức Phật hỏi thì A Nan đều trả lời có và Đức Phật khẳng định đó là điều kiện để

đất nước hưng thịnh.

Sau khi nghe Đức Phật hỏi A nan Vũ Xá đảnh lễ bạch thế Tôn rằng: “ Bạch Thế Tôn, nếu dân Bạt Kỳ có

được 1 điều trong 7 điều Thế Tôn đã hỏi thì đã khó đánh thắng rồi thì huống gì bây giờ họ có cả 7

điều.” => cách thức Đức Phật ngăn chặn cuộc chiến có thể xảy ra giữa A Xà Thế và đất nước Bạt Kỳ.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 3/9

Sau khi Vũ Xá ra về thì Đức Phật bảo A Nan tập trung các Tỳ Kheo lại trong giảng đường để dạy các Tỳ

kheo về “7 pháp bất thoái của Tỳ Kheo”. Thông qua bài pháp này ta có thể thấy được nó tương ứng với

“7 pháp bất thoái của một quốc gia” đó là:

- Có thường hội họp để bàn chánh pháp không?

- Trên dưới thầy trò có hòa thuận kính nhường nhau không?

- Có thường giữ giới không?

- Các tỳ kheo không bị ái dục chi phối không?

- Có ưa ở một mình ở chổ núi rừng thanh tịnh không?

- …

Ngoài ra đức Phật còn đưa ra 7 pháp bất thoái nữa như là thất giác chi, bảy pháp giúp cho tỳ kheo tu

tập bất thoái, nếu như tỳ kheo luôn luôn tu tập 7 pháp đó từ pháp niệm đến Xã đắc di. Ngài đưa ra có 6

pháp bất thoái trong đó có Lục hòa, rồi có các pháp như là niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới,

niệm Thiên, niệm Thí giữ cho Tỳ Kheo không bị thoái lui.

Như lai là gì? _Vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ( không từ đâu đến, không từ đâu đi).

Trong Kinh Như lai luôn luôn nói sự thật, sự thật thế nào Như Lai nói thế đó cho nên gọi là Như Lai. Sự

thật các pháp thế nào Như Lai nói sự thật như thế đó. Như Lai nói thế nào Như Lai làm thế đó cho nên

gọi là Như Lai.

7 pháp bất thoái mà Như Lai đã nói là một sư thật. Và điều này được làm thì sẽ hưng thịnh và không

thoái lui, điều này tạo nội lực cho Tỳ Kheo, cho tăng già.

Ngoài ra, Đức Phật còn dạy về quán thức bất tịnh (quán thức ăn lắm bệnh), không mê đắm thế gian,

thường chánh niệm, sự chết, vô thường thì khổ, khổ thì không phải bản thân mình. Những tưởng này

rằng luyện tư cách tỳ kheo của mỗi người, và khi tư cách tỳ kheo rằng luyện theo hướng xuất ly như vậy

thì tỳ kheo hưng thịnh.

Tóm lại sau khi thuyết cho Vũ Xá về bảy pháp bất thối của một quốc gia Đức Phật đã thuyết cho các Tỳ

kheo về bảy pháp bất thối của Tỳ Kheo, tuy nhiên trong đó có một số nhóm thuộc bảy pháp nhưng có

một số nhóm thuộc 6 pháp.

1. Vườn Trúc Lâm

Theo kinh bản Pali, khi về Trúc Lâm Đức phật ôn lại 3 pháp tăng thượng đó là: Giới Định Tuệ.

Nếu người tu tập giới đày đủ thì có định thù thắng, nếu tu tập định được đầy đủ thì phát sinh tuệ và từ

căn bản này mà có giải thoát.

2. Ba Lan Phất

Trước khi về đây Đức Phật cũng đi qua một số thôn như là Án Ba La Thích Ca, Na Lan Đà (nơi

có đại học Na Lan Đà) và từ Na Lan Đà Ngài về thành phố Ba Lan Phất. Tại Ba Lan Phất, Đức Phật đã gặp

dân chúng vùng này đến thăm và đảnh lễ ngài. Tại đây ngài đã thuyết giảng về lợi ích của việc trì 5 giới

và những thiệt hại do phạm 5 giới. Nhưng lợi ích của một người giữ được 5 giới này là được lợi được

danh và sau khi chết được sanh thiên và nếu phạm 5 giới này thì bị những điều ngược lại.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 4/9

Sau khi nghe Đức Phật thuyết giảng về 5 điều lợi ích của việc trì 5 giới cũng như những tác hại

của việc phạm 5 giới này, các vị có tín tâm này đảnh lễ đức Phật và lui ra. Sáng hôm sau khi trời hừng

sang, Đức Phật đi ra chổ nhà vắng dùng thiên nhãn thông quan sát Hoa Thị Thành thấy có các vị đại

thần và các vị thiên thần ngồi canh giữ ngôi nhà lớn, nhà nhỏ của thành phố đó. Điều này cho thấy cư

dân ở đây sống một đời sống rất là đạo đức nên đã cảm ứng tới chư thiên đến để giữ gìn đất đai cho

họ. Chính vì điều này Đức Phật đã huyền bí cho dân chúng biết là thành phố này sau này cường thịnh.

Và đúng như vậy, sau khi Đức Phật nhập diệt thì Hoa Thị Thành là kinh thành lớn của Asoka cai trị.

Thành Ba Lan Phất do Vũ Xá lập ra tuy nhiên theo kinh Pali có 2 vị lập ra thành này là Vũ Xá

(Vaxacara) và ông Suninda để làm thành lũy để ngăn nước Bạt Kỳ đánh nước Ma Kiệt Đà. Vũ Xá nghe

Đức Phật tới thì mời Ngài và chúng Tỳ Kheo tới để cúng dường, sau khi cúng dường xong thì ông có ý

định Đức Phật và chúng Tỳ Kheo đi ra cửa thành nào thì ông đặt tên là Ghotama, bến đò nào Đức Phật

xuống để sang sông thì bến đó gọi là Ghotama.

Tại Ba Lan Phất Đức phật đã dùng thần thông đưa các Tỳ Kheo qua sông Hằng về Vesali ( mục

đích Đức Phật dung thần thông là vì khi Đức Phật thuyết pháp dân chúng đi theo rất đông, không rời

khỏi Đức Phật và Tăng đoàn, Đức Phật dung thần thông đưa các Tỳ Kheo qua sông và để dân chúng

thành Ba Lan Phất ở lại). Có bài kệ cho việc này là:

Phật là hải thuyền sư Pháp là cầu sang sông Là chiếc xe đại thừa Đưa hết thảy trời người Cũng tự mình cởi trói Sang sông lên bậc tiên Khiến cho các đệ tử Trừ bỏ hết kiết sử Đạt đến cõi Niết Bàn.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 5/9

3. Thôn Kotigama

Tại nơi này Đức Phật nói 4 pháp thâm hiểu cho các tỳ kheo nghe là : Giới, Định Tuệ và Giải

thoát. ở đây A Nan cũng đã hỏi Phật về các vị tỳ kheo cũng như cư sĩ của vùng này đã đi đâu, và Đức

Phật cũng đã nói cho A Nan về 5 vị bất hòa sinh chư thiên, 50 người thành quả tư đà hàm, 500 người đã

mất nhưng cũng đã chứng quả Tu Đà Hoàn, cũng nhân đây Đức Phật nói với A Nan rằng sanh tử là việc

thường, ai sinh ra rồi cũng sẽ chết đi.

Tại đây đức Phật cũng nói về 4 gương pháp gọi là 4 bất hoại trí : tin phật, tin pháp, tin tăng, trì

giới.

4. Vườn xoài của kỹ nữ An Ba Li (Anpapaliganika)

Tại đây là nơi hành lạc của dân ăn chơi được kỹ nữ An Ba Li đem cúng dường chư Phật trở

thành tịnh độ -> trở thành cảm hứng cho vị cư sĩ Vipalakitty (Duy Ma Cật) thuyết pháp nói về tịnh độ

của Bồ Tát (Tịnh độ gồm 2 loại : Tịnh độ Bồ tát là nhân và Tịnh độ của phật là quả). Tuy nhiên, Đức Phật

lại nói rằng bà nên đem vườn này cúng dường cho Chiêu Đề Tăng thì phước lớn hơn vì trong Chiêu Đề

tăng có Phật còn cúng cho Như Lai không thì không ai dùng được.

Trước khi thọ nhận cúng dường vườn xoài của kỹ nữ An Ba Li Đức Phật dạy chúng Tỳ kheo

phép quán Tứ niệm xứ : quán thân hành, quán thọ, quán tâm, và quán pháp với mục đích lìa tham ưu ở

đời.

Ngoài ra tại nơi đây Đức phật còn thuyết pháp cho 500 vương tử của tộc người Litchavi ở

Vesali.

Sau khi thọ nhận cúng dường, Đức Phật thọ ký cho kỹ nữ An Ba Li được quy y.

5. Xóm Trúc Phương (Peluvana).

Tại đây có một vị tên là Tỳ Xa Đại Gia cũng xin mới Đức Phật đến cúng dường và Đức phật

cũng dạy cho ông ta nghe bài pháp về lợi ích của sự bố thí và cho biết phước đức là nền tảng để chúng

sanh an trú và được chư thiên hộ trì, đời này thì sống an vui không gặp nạn , đời sau thì được sanh

thiên.

II. Đức Phật an cư tại Peluvana.

Khi Đức Phật an cư tại đây thì nơi này gặp mất mùa, hạn hán nên đã khuyên các Tỳ Kheo về lại

thành Vesali hoặc nước Bạt Kỳ để an cư còn Thế Tôn và A nan thì ở lại nơi này. Trong mùa an cư nầy Thế

Tôn trải qua một căn bệnh rất nặng làm cho A Nan rất lo lắng, tuy nhiên Đức Phật đã nhập vào vô tướng

tâm định ( hay vô tưởng tâm định) để khắc phục bệnh hoạn của thân thể. Khi lành bệnh thì Ngài ra thất

vì vậy A Nan rất vui mừng nghĩ rằng Đức Thế Tôn chưa có di huấn cho các Tỳ Kheo nên ngài chưa nhập

diệt.

Sau khi nghe A nan nói những điều lo lắng cũng như không biết rằng sau khi đức Phật nhập diệt

thì các Tỳ Kheo cũng như bản thân mình sẽ nương tựa vào đâu thì Đức Thế Tôn bảo rằng hãy nương tựa

vào hòn đảo tự thân, nương tựa vào Pháp tức là nương tựa vào nơi tứ niệm xứ (Theo Kinh Pháp

cú).Trong Kinh A Hàm dạy rằng hãy thắp sáng mình lên bằng pháp và nương tựa vào chính mình chứ

không nương tựa vào cái khác.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 6/9

Đốt mình lên bằng chánh pháp tức là đốt mình lên bằng chỉ (Samatha) và quán (vipasana) đây là

một trong 4 thánh chúng của một Tỳ Kheo dùng để nuôi dưỡng tư cách chính mình. Và phương pháp

thực hành chỉ và quán chính là Tứ niệm xứ. Tứ niệm xứ được Đức Phật nói gọn ra thành phương pháp

cho các Tỳ kheo tu tập đó chính là bài pháp Anapanaxaty (Nhập tức xuất niệm –Trung Bộ Kinh_ Hòa

thượng Minh Châu) trong đó Ana là thở vào,apana thở ra, axaty là chánh niệm.

Tứ niệm xứ Chataroxatypathana trong đó Upathana tùy theo mỗi chổ dịch mà có nghĩa khác

nhau mà thường dịch là xứ. upathana có nguồn gốc từ tiếng Phạn là một danh từ xuất phát từ một căn

động từ đứng có nghĩa là an chỉ, đình chỉ hay an trú, có mặt. Tức là luôn luôn ý thức về các hành vi thân

thọ tâm pháp. Vì vậy trong Kinh Đại bản khi Đức phật mô tả lại cuộc đời của đức phật Tỳ Bà Thy luôn nói

rằng chánh niệm Bồ Tát giáng thai, chánh niệm Bồ Tát xuất thai, chánh niệm Bồ Tát đi 7 bước, chánh

niệm Bồ Tát đứng vững trên 2 chân… và chánh niệm đó chính là Xaty tức là sự nhớ nghĩ, ý thức về hành

vi của mình.

Khi A Nan tán dương Đức Phật về việc Ngài đã dùng thần thông đưa mình cùng chúng Tỳ Kheo

qua sông Hằng thì có một điều hy hữu nữa cần nhớ đó là khi cảm thọ sinh lên khi cảm thọ diệt mất Như

Lai đều biết. Tức Như lai là bậc giác ngộ luôn luôn tỉnh giác, luon sống trong chánh niệm ( Còn chúng

sanh thì cảm thọ sinh ra, cảm thọ diệt thì không biết ). =>Do đó phương pháp để tu tập tức là khi mình

thấy về thân tức là quán thân, khi mình thấy cảm xúc của mình là quán thọ, khi mình xét nội tâm của

mình là quán tâm, khi mình nhìn thấy sự xuất hiện các cảm thọ, mình sẽ không bị cảm thọ lôi kéo và xả ly

một cách dễ dàng. Để tâm yên ấn không phải là khắc chế nó, mà là theo dõi nó, thấy các diễn biến của

nó xảy ra, từ đó sống có tỉnh thức trong mọi ý thức và hành động.

Khi ở tại xóm Trúc Phương, trong một lần khất thực Đức Phật 3 lần dạy A Nan rằng khi một người

thành tựu 4 Như ý túc thì có thể kéo dài một phần đời sống của mình hoặc có thể kéo dài thêm một đời

sống nữa. Tứ như ý túc trong từ điển Phật quang đó là dục (chanda), cần (viriya), tâm (chitto), quán

(mimanxa). Dục thần túc gọi đầy đủ là Dục tam-ma-địa đọan hành thành tựu thần túc , Cần thần túc còn

gọi là Tinh tấn thần túc gọi đầy đủ là Tinh tấn tam-ma-địa đọan hành thành tựu thần túc, Tâm thần túc

gọi đủ là tâm tam-ma-địa đọan hành thành tựu thần túc, Quán thần túc gọi đủ là quán tam-ma-địa đọan

hành thành tựu thần túc. Đoạn hành (patdana_ ưu việt, tài sản của cải), thành tựu (anagata), thần túc

(idipada). => đây là một loại thiền định có thể đạt được dựa vào sự tập trung cao độ. Thần túc gồm 3 loại

là những khả năng siêu nhiên khiến cho mọi việc được theo ý mình hay gọi là thần thông. Khả năng siêu

nhiên này thành tựu nhờ yếu tố quyết định là đoạn hành tức tập trung vào ước muốn của mình. 4 điều

kiện để thành tựu thần thông sức mạnh siêu việt là tập trung vào ước muốn, tinh tấn, tâm và quán.

Sau 3 lần dạy A Nan về Tứ như ý túc, A Nan rời khỏi điện Chấp Ba La đi khất thực, lúc ấy Ma Ba

Tuần( Ác ma theo HT T.Minh Châu dịch) vào điện thỉnh Thế Tôn nhập diệt. Bởi vì trước đây khi Thế Tôn

thành đạo dưới côi Bồ Đề Ma Ba Tuần cũng tới thỉnh người nhập diệt nhưng người đã nói là việc của

Như Lai thì Như Lai tự biết và chừng nào các Tỳ kheo của Như Lai tu tập bản thân mình đã thành thục sự

tu tập, có khả năng thuyết giảng giáo hóa cho người khác theo hướng thiện pháp Như Lai chỉ dẫn, giáo

hóa Như Lai được lưu bố, chừng nào các Tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di cũng đạt đến như vậy thì Như

Lai sẽ nhập diệt. Hôm nay, các chúng đã thông thạo giáo pháp của Như Lai, có khả năng thực hiện giáo

pháp của Như Lai dạy và cũng có khả năng thuyết giảng và truyền bá giáo pháp Như Lai cho mọi người

khác thì bây giờ chính là lúc Như Lai nên nhập diệt. Sau khi nghe Ma Ba Tuần nói như vậy Như Lai cũng

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 7/9

nói rằng, Ba Tuần khỏi phải nhắc Như Lai, 3 tháng nữa Như Lai nhập diệt tại trú xứ bản sinh thành Câu

Thi Na Kiệt trong rừng Sa La giữa đôi cây. Bấy giờ, Ma Ba Tuần nghĩ rằng Đức Như Lai không bao giờ nói

dối nên phấn khởi vui mừng biến mất. Sau khi Ma Ba Tuần ra khỏi điện không bao lâu thì Phật dùng định

ý tam muội xả mạng an trú thọ (theo Hán dịch) còn theo Pali thì là xả thọ an trú mạng (Ayusangara). Khi

ngài xả thọ thì đại địa chấn động, nhân dân cả nước thảy đều kinh sợ, long tóc dựng ngược, Phật phóng

ánh sáng rọi đến vô cùng nơi chổ, nơi chổ tối tăm cũng được soi sáng thảy đều trông thấy nhau. Bấy giờ

Thế Tôn mới kể:

Trong hai hành hữu vô

Ta nay xả hữu vi

Nội tâm chuyên chánh định,

Như chim ra khỏi trứng.

Hữu vô theo kinh Pali là tula và atula có nghĩa là cân bằng và không cân bằng gọi là sambhàvam và

bahavasamcara asarahaty. Đây tức là hữu trong 12 chi duyên khởi, xã hữu tức là xả nghiệp thức, các

dngj thức của nghiệp được tích lũy do các hành động thiện, bất thiện và bất động,có 3 hữu và hữu ở đây

chính là hành. Có 3 loại nghiệp, trong đó nghiệp thiện gọi là phước hữu (phước hành), bất thiện nghiệp

(bất thiện hành), bất động nghiệp (bất động hành). Bất động nghiệp là nghiệp của hoạt động thiền quán

đưa đến sắc giới, vô sắc giới còn hoạt động phước nghiệp phi phước nghiệp đưa đến kết quả hiện hữu

trong cõi dục. Như vậy, hữu vô là duy trì những hoạt động làm cho tuổi thọ tồn tại, chính hữu làm phát

sinh đời sống tula hoặc Atula:

Dù hữu hạn hay vô hạn

Trong 2 hành hữu vô

Ta nay xả hữu vi.

Xả hữu vi (bhava samcara), yếu tố hữu không có hoạt động để duy trì nữa. Câu nói ngài nói với a

Nan khi mới bệnh dậy lúc đó A Nan sợ ngài diệt độ nên ngài nói rằng Như Lai trải qua một căn bệnh đau

đớn khốc liệt cho cơ thể nhưng bằng vô thân tâm định Như Lai duy trì cho thân mính được an ổn: “Ta

nay già rồi như một chiếc xe đã cũ nhờ các phương tiện tu sửa mới chạy thêm một đoạn đường, cơ thể

Như Lai cũng vậy bằng nhiều phương tiện mà duy trì mạng sống thêm một quảng nữa.” Như vậy bằng

các phương tiện hoạt động đó là bằng vô tưởng tâm định bằng chánh niệm của mình mà giữ gìn hoạt

động cơ thể thêm một quảng đường nữa.

Sau khi thấy đại địa chấn động, thì A nan mới vào điện hỏi phật vì sao lại có việc ấy thì Thế Tôn

trả lời, thứ nhất nói về các yếu tố của thiên nhiên đó là sóng thần, thứ 2 tác động của con người hay chư

thiên thử năng lực của mình, đây là 2 nguyên nhân đầu tiên. Còn 6 lý do tiếp theo có liên hệ tới Đức Phật

đó là: khi Đức Phật có ý muốn xuất hiện trời đất rung động, khi Như Lai xuất hiện trời đất rung động, khi

thành đạo trời đất rung động, khi thyết pháp đầu tiên trời đất rung động, khi tuyên bố ngày mình nhập

diệt và khi nhập vô dư Niết Bàn. Khi A Nan nghe nói như vậy, a Nan thỉnh đức Thế Tôn thương xót cuộc

đời bà lưu mà sống thêm một thời gian nữa bởi vì ngài nhập diệt thì mặt trời đã tắt, con mắt của thế

gian đã diệt, tuy nhiên Thế Tôn không nhận lời với lý do Như Lai đã gợi ý 3 lần mà ông không thỉnh và

nhiều lần trước đây cũng nhiều lần đã gợi ý ở điện Champa, thành Vesali, điện Ghotamaka… nhưng A

Nan không có ý kiến gì cho nên Thế Tôn nói: “Bây giờ mà đòi Như Lai làm trái với lời Như Lai đã nói thì

điều đó không có uy việc ( trường hợp ) đó được.” Ví như một người đang ăn thức ăn mà nhổ ra đất thì

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 8/9

không thể lượm lên mà ăn lại được. Vậy thì tuổi thọ này giống như bã cơm Như Lai đã nhổ xuống đất rồi

thì làm sao mà nói Như Lai mà lấy lên được. Bấy giờ Ngài lại bảo A Nan nên tập trung các Tỳ kheo lại để

thương tháp (Kutaranasala) ở Mahapana (Đại Lâm), tại đây Đức phật ôn lại cho các Tỳ kheo các giáo

pháp mà ngài đã thuyết cho họ tu tập tóm tắt lại Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ

đề phần, bát thánh đạo tựu chung lại tức là 37 phẩm trợ đạo. Ngài cũng nói về 9 thể loại kinh mà sau này

phát triển thành 12 thể loại: khế kinh, kỳ giảng, thọ ký, kệ, pháp cú, tương ưng, bản duyên, phước

quảng, vị tằng hữu, chúng dụ, đại giáo…

Sau đó ngài tuyên bố, này các tỳ kheo các người nên biết ta tự thân chứng ngộ, các ngươi hãy

nhớ kỹ tùy khả năng mà phân tích, tùy sự mà tu hành. Vì sao vậy, vì Như Lai không bao lâu nữa, sau 3

tháng nữa sx vào Niết Bàn. Bấy giờ các tỳ kheo đau đớn, xin thỉnh ngài tu lại nhưng mà ta nay sở dĩ kiêng

dậy các ông như thế vì thiên ma Ba Tuần vừa rồi đến thỉnh cầu ta nhập diệt.

Sau đó, trên đường đến thôn Án Bà La, thì tại đây để chuẩn bị cho việc nhập diệt của mình và

chuẩn bị cho việc tránh khỏi lộn xộn tranh chấp nội bộ giống như xảy ra trong giáo phái của Ni Kiền tử

đầu tiên ngài nói lên 4 đại giáo pháp (quy chuẩn để xác định lời nói của Phật không trong 4 trường hợp :

chính tôi, chính tai tôi, đích thân nghe từ miệng phật nói là trường hợp thứ nhất; thứ hai là điều này là

chính tôi nghe từ các đại tăng gồm có các vị Tỳ Kheo kỳ cựu và thông thạo đã nói; thứ 3 là chính những

lời này chúng tôi nghe từ những bậc uyên bác, kỳ cựu trong chúng tăng nói; thứ tư là chính tôi đã nghe

những lời này từ một vị uyên bác, thâm hiểu giáo pháp đức độ nói.

Với 4 trường hợp này, Phật căn dặn các vị Tỳ kheo khi nghe như vậy thì không nên chấp thủ cũng

không nên bài bác mà hãy đối chiếu với kinh với luật và với pháp Thế Tôn dạy; xem thử lời nói đó có

hợp với kinh với luật với pháp Thế Tôn đã nói không. Nếu như lời nói đó hơp với kinh, luật, pháp điều

này là đúng như lời của hiền giả nói có trong kinh trong luật và đúng pháp, vậy nên hiền giả thọ trì và

truyền bá điều này cho mọi người. Nếu không hợp với kinh luật và pháp thì các Tỳ kheo nói những điều

này không có trong kinh luật và pháp các tỳ kheo không nên nói rằng đây là lời phật dạy, các hiền giả

nên từ bỏ các điều đó và không nên nói cho ai biết điều này. Như vậy tiêu chuẩn để xét lời Phật nói là

cứ vào kinh luật và pháp. Sau đó ngài nhắc lại 8 chúng mà ngài từng xuất hiện trong đó để thuyết pháp

nhưng khi ngài đi rồi không ai hay biết ngài là thuộc về trời hay thuộc về người. Từ Án Ba La về Mạt La

rồi ngài đi đến Pava để nhận sự cúng dường của người thợ rèn tên là Thuần Đà.

III. Phật nhập diệt và phân chia xá lợi.

Sau khi trình bày 4 đại giáo pháp ở thị trấn Phù Di ở Ponagara, Thế Tôn cùng với các Tỳ Kheo đi

về vùng đất tên là Ba Bà (Pava), tại nơi đây ngài gặp con của ông thợ rèn Tên Chunda (Thuần Đà),

Chunda sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp hoan hỷ mời Đức Phật cùng các Tỳ Kheo tới vườn xoài xủa

ông để cho ông được cúng dường Đây là bữa cúng dường cuối cùng mà Đức Phật nhân trước khi

nhập diệt.

Chunda vì tôn kính phật nên đã nấu 1 món súp nấm rất đặc biệt tên là Sucaramatdava (có một số

dịch giả dịch là thịt heo rừng tuy nhiên sau này nói đây là một loại nấm đăc biệt), Chunda khi dọn món

ăn này lên cho chúng Tỳ kheo thì Đức Phật bảo rằng hãy dọn riêng món này cho Như Lai, sau khi ngài

thọ dụng một ít thì ngài kêu Chunda và nói ông hãy đem món này tới một chổ đất trống không có cỏ và

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 9/9

đào hố chôn xuống bởi vì trên thế giới này dù cho có là Bà La Môn, sa môn, ma, Phậm Thiên đi nữa cũng

không ai dùng món này mà có thể tiêu hóa được. Thuần Đà nghe nói vậy nên cũng đem đi chôn. Sau khi

dùng xong, ngài cùng chúng tỳ kheo lên đường đi về Kusinagara. Đi một đoạn đường, ngài nói với A Nan

là ngài rất khát nước và hãy tìm nước cho Thế Tôn uống, vì sau khi ăn món nấm của Chunda cúng

dường thì ngài mắc bệnh kiết lị nên mất nước rất nhiều. An Nan thưa với Thế Tôn là: “Bạch Thế Tôn,

sông Kakutha (Câu Lưu) cách đây không xa xin Thế Tôn đi đến đó rồi hãy uống, tại sông Kakutha nước

rất trong và ngọt.” Đi một quảng nữa Thế Tôn lại nói A Nan khát nước và A Nan cũng nói với Thế Tôn

như vậy, bởi vì A Nan biết vừa rồi dòng sông này có một đoàn trâu đi ngang qua nên nước bị đục. Đến

lần thứ ba, Ngài lại cũng nói như vậy thì A Nan bất đắc dĩ xuống sông lấy nước cho Đức Phật uống

nhưng khi xuống tới đoạn đó thì nước lại rất là trong nên ông rất ngạc nhiên vì không hiểu được thần

lực và uy đức của Đức Phật như thế nào mà nước đang đục lại trong (Theo kinh điển Pali). Theo kinh

điển đại thừa thì khi Đức Phật nói như vậy thì A Nan nghỉ dòng nước đục nên phải chờ tới sông Kakutha

rồi uống nhưng khi đức Như Lai nói lại thì một vị thần Phạm Thiên đi lên núi tuyết và lấy một bát nước

trong về cho Phật ( Trường A Hàm).

Sau khi uống xong Ngài cùng A Nan và chúng tỳ kheo hướng về Kusinagara, tới giữa đường (tức

từ đoạn này tới Kakutha) thì gặp Kakusa (Phú Quý). Khi gặp Phú Quý nhìn thấy vẻ sáng rỡ, uy nghi, trầm

tĩnh của Đức Phật sinh tâm hoan hỷ kính mến nên tới chào ngài. Ngài nói chuyện với Phú Quý, Phú Quý

ca ngợi thiền định của thầy ông đạt được đó là: “Thưa Ghotama, có một loại thiền định rất là đặc biệt

đó là thầy tôi (Alarakara) khi nhập định thì có 500 đoàn trâu đi ngang qua thì khi đứng dậy ông thấy cài

gì mà nó tung bụi như vậy. Lúc ấy người bên đường hỏi rằng từ nãy giờ ngài ở đâu?_ Tôi ở đây. Ngài

thức hay ngủ? – Tôi thức. Ngài thức thế mà một đoàn trâu 500 con đi ngang qua sao ngài không biết? _

không biết.” Phú Quý tán thán định tâm của một người ngồi ngay bên đường mà đoàn trâu đi ngang

qua như vậy mà không động tâm. Đức Phật bảo Phú Quý rằng: “Theo ông một người ngồi bên đường

mà đoàn trâu 500 con đi qua mà không hay biết với một người ngồi yên tỉnh và cũng đang thức mà sấm

sét nổi lên cũng không hay biết, vậy hai trường hợp ấy trường hợp nào hy hữu hơn.” Lúc ấy Kakusa nói

rằng: “ Thưa, chuyện 500 con trâu đi ngang qua có xá gì, ngồi yên tĩnh mà trời sấm sét nổi lên ghê gớm

như vậy mà không hay biết mới là kỳ diệu hơn.” Đức Phật lại nói rằng: “Tại một cái miếu, Như Lai ngồi

thì sấm sét nổi lên giết chết 4 con trâu và 2 người chết, thế nhưng khi thấy người ta qua lại nhiều thì

Như Lại hỏi có chuyện gì vậy. Lúc ấy cũng có một người hỏi rằng: “Ngài ở đâu? Ngài thức hay ngủ? _ Tôi

ở đây. Tôi thức.” Sau khi nghe như vậy, Phú Quý sinh kính mến ngài và xin cúng dường cho Ngài 2 cái áo

màu hoa kim. Đức Phật nhận rồi trao cho A Nan một cái. Khi A Nan khoác áo lên cho Thế Tôn thì A Nan

ngạc nhiên vô cùng vì sắc diện của Thế Tôn hết sức lạ. Bởi vì khi A Nan khoác y mà Phú Quý cúng dường

vào cho Ngài thì màu vàng rực rỡ của y này bị mờ đi trước ánh sáng vàng mà thân Ngài tỏa ra. Thế Tôn

bảo A Nan rằng có 2 trường hợp mà thân của vị Như Lai sáng hơn bất cứ ánh sáng nào đó là khi một

Đức Phật thành đạo và khi Đức Phật sắp nhập diệt Đây là hiện tướng của Như Lai đêm nay sẽ nhập

Niết Bàn giữa 3 cây sa la trong vườn Sa La của tộc người Ma La ở Kusinagara. Bây giờ ngài nói cho A Nan

và đoàn tỳ kheo đi tới dòng sông Kakutha, tại đây Ngài xuống tắm rửa và uống nước sau đó đi lên một

quảng ngồi ở dưới gốc cây thì vị tỳ kheo Yona cùng A Nan hầu quạt cho Thế Tôn. Tỳ kheo Yona xin Đức

Phật được nhập diệt trước Ngài, được Đức Phật đồng ý , Yona ngồi định trước Thế Tôn và nhập diệt.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 10/9

Sau khi Yona nhập diệt, Anan hỏi Thế Tôn sau này khi Thế Tôn nhập diệt thì phép tán như thế

nào? Đầu tiên Đức Phật nói Anan rằng ông thắc mắc làm gì, chuyện đó có các thanh sĩ họ đã lo việc đó

cho Như Lai, ông lo tu tập mình đi thôi. Nhưng sau 3 lần Anan hỏi thì Đức Phật trình bày cho Anan phép

tán Thế Tôn. Phép tán Như Lai giống phép tán của các vị Chuyển Luân Thánh vương. Sau khi Anan hỏi

Đức Phật về sự cúng dường xong và Tăng đoàn vượt núi về rừng Sala, khi tới đây, Ngài bảo Anan trải y

Tăng già lê ra cho ngài nằm và đầu quay mặt về hướng bắc, mặt quay về hướng tây ( quay đầu về

hướng Bắc là vì sau này giáo pháp của Như lai truyền bá thịnh hành về phương bắc – Kinh Trường A

Hàm nói).

Lúc ấy, các thần cây trong rừng rải hoa trái mùa xuống đầy mặt đất để cúng dường Đức Phật,

nhân đây Đức Phật cũng nhắc lại với các tỳ kheo về sự cúng dường của các chư thần cúng dường hoa

trái mùa cho Thế tôn trong lúc này chưa phải là sự cúng dường tối thắng. Lúc này các tỳ kheo và Anan

hỏi sự cúng dường thế nào mới là tối thắng. Phật bảo đó là sự cúng dường của người hiểu pháp và thực

hành chánh pháp của phật đó là sự cúng dường tối thắng. Khi ngài nằm như vậy cũng có một vị thị giả

đi cùng Anan là Upavana (Phạm Ma Na) thường hay đứng quạt cho phật thì hôm nay phật bảo đứng

qua một bên. Anan thắc mắc là ông này phạm lỗi gì sao hôm nay lại bị như thế. Bởi vì cả 12 dặm quanh

khu vườn này chư thiên đứng dày đặc mong muốn nhìn Thế Tôn lần cuối cùng, thế nhưng Upavana

đứng che hết và ánh sáng của ông làm lóa mắt chư thiên không thấy được gì cả, Anan hỏi Upavana có

phước báu gì mà có thần lực như vậy. Đức Phật Kể : 91 kiếp trước vào thời kỳ đức phật Tỳ Bà Thy thì

Upavana đã cầm đuốc soi nơi tháp của Đức Phật, nhờ phước này mà ông có ánh sáng mà cả 28 tầng

chư thiên không bằng ông được.

Anan xin Thế tôn đừng nhập diệt ở Kusinagara mà xin Ngài nhập diệt ở thành phố lớn như Xá Vệ,

Vesali,…vì vùng này hoang vắng còn các vùng đất ở thành phố lớn dân chúng đông đúc thì khi ngài nhập

diệt thì nghi lễ của Ngài sẽ nghiêm trang và lớn. Sau đó, Đức Phật kể Anan nghe về kiếp trước

Kusinagara là một cung thành tên là Cát Tường (kusanavaty) của vua Đại Thiện Kiến (Mahasudasara) thì

nơi đây không khác gì quốc độ của Đức Phật A Di Đà. Chính nơi đây Như Lai đã có mặt 6 lần rồi và với

cương vị một chuyển luân thánh vương. Tức là ngày xưa ngài là Đại Thiện Kiến vương của xứ

Kusanavaty này, và lần này là lần thứ 7 Như Lai xuất hiện ở đây với cương vị của một vị chuyển luân

Pháp vương và khi từ bỏ thân này rồi thì không trở lại ở đây nữa. Đức Phật khi nhập diệt mặt về hướng

Tây, hướng của cõi Tây Phương-> liên hệ với bản kinh A Di Đà.

Sau khi Đức Phật kể cho Anan nghe về sự tích của Kusinagara thì Anan lại hỏi Phật về cách thức

sau khi Đức Phật nhập diệt thì làm sao học hỏi mọi điều, lúc này Đức Phật dạy về cách chiêm bá 4 thánh

tích: nơi Như Lai sinh, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập diệt. Người nào tưởng nhớ đến 4 nơi này thì

sẽ có được công đức rất lớn. Sau đó, Đức Phật bảo Anan vào thành của tộc người Mala báo tin cho họ

biết nữa đêm nay Như Lai nhâp diệt, họ có điều gì cần hỏi Như Lai thì tới để hỏi. Anan nghe lời Phật đi

vào làng của tộc người Mala báo tin, sau khi biết được thì 500 người của tộc người Mala vật vã khóc lóc

sau đó đem 500 cuộn vải cúng dường Đức Phật và đến lễ Phật lần cuối cùng. Sau khi tộc người này đảnh

lễ xong và ra về thì trong thành có một người tên là Tu Bạt Đà La (102 tuổi) thuộc dòng Bà La Môn có

thắc mắc muốn hỏi Phật, tuy nhiên Đức Phật rất mệt Anan không cho vào nhưng sau 3 lần xin thì Đức

Phật bảo A Nan cho vào. Tu Bạt Đà La hỏi Phật rằng ông giáo chủ luôn luôn tự xưng giáo pháp mình, tự

xưng mình chứng A La Hán và thánh đạo như vậy mấy ông này đã đắc đạo hay chưa? Đức Phật bảo rằng

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 11/9

hãy bỏ qua chuyện này vì nói không có ích gì, có điều thâm diệu mà Đức Phật muốn nói với ông đó là

trong giáo pháp nào mà có 8 thánh đạo thì trong giáo pháp đó sẽ có 4 quảSa môn: A La Hán, Bất Hàm,

Nhất Lai, Thất Lai. Trong giáo pháp Như Lai có bát thánh đạo nên có tứ quả Sa môn. Sau khi nghe

xong điều này Tu Bạt Đà La đảnh lễ thế tôn và xin được xuất gia. Lúc này Đức Phật nói rằng trong giáo

pháp của Như Lai, một người ngoại đạo muốn vào hàng tăng chúng xuất gia thì phải chịu 4 tháng thử

thách. Tu Bạt Đà La thưa với Phật nếu trong giáo pháp của Phật nếu ngoại đạo muốn vào tăng chúng

xuất gia phải sống 4 tháng thử thách thì ông xin được sống 4 năm thử thách. Đức Phật nói với A Nan

cho Tu Bạt Đà La xuất gia. Sau khi xuất gia, vào nửa đêm hôm đó Tu Bạt Đà La chứng A La Hán và nhập

diệt trước Đức Phật.

A Nan hỏi về việc đối xử với Chana (Xa Nặc) và đối với giáo pháp của Ngài như thế nào. Đối với

trường hợp của Chana thì nếu như các tỳ kheo khuyên ông không nghe thì tỳ kheo nên áp dụng kỷ luật

theo hình thức Phạm đàn (Bramananda) nghĩa là mặc tẫn, tức đừng nói chuyện với ông, đừng khuyên

bảo ông nữa. Rồi sau đó dặn về cách xưng hô với nhau thế nào giữa các tỳ kheo. Thời Đức phật tại thế

các tỳ kheo xửng hô với nhau bằng hiền giả, còn khi Thế Tôn đã nhập diệt thì các tỳ kheo lớn tuổi gọi

người dưới bằng tên, còn người dưới gọi người trên bằng trưởng lão. Ngài dặn những điều giới luật nào

nhỏ nhặt chi tiết thì các tỳ kheo có thể bỏ được.

Khi ngài nói xong thì ngài nằm yên thì A Nan ra đứng sau gốc cây mà khóc (Digha Nykaya) Đức

phật cũng biết điều này nhưng cũng hỏi và A Nan nói rằng Thế Tôn nhập diệt rồi thì con mắt của đời tắt,

con mắt thế gian sụp rồi. Sau đó Đức phật cũng tán dương A Nan về cách thức A Nan hầu hạ trong suốt

thời gian dùng thân khẩu ý từ ái không hạn lượng và một lòng mà hầu hạ Như Lai. Các Thị giả của chư

Phật quá khứ tương lai cũng hầu hạ chư phật như thế nhưng có điều Anan hơn các thị giả khác đó là các

thị giả khác thì khi nào Đức Phật nói thì mới làm riêng Anan Như Lai khi mới đưa mắt A nan đã hiểu Như

Lai muốn gì và làm cho Như Lai. Ngoài ra, Đức Phật còn tán dương 4 điều hy hữu của Anan tương ứng

với 4 điều hy hữu của Chuyển Luân Thánh Vương: vị chuyển Luân hánh Vương khi đi đứng nằm ngồi thì

dân chúng đều muốn chiêm ngưỡng, khi nghe thì hoan hỷ. A nan khi đi vào trong 4 chúng ( Tỳ Kheo, Tỳ

kheo ni, Ưu Bà tắc, Ưu Bà Di) khi nghe giảng thì họ đều hoan hỷ, họ mong muốn được chiêm ngưỡng

Anan.

Sau đó, ĐP hỏi các tỳ kheo có điều gì muốn hỏi thì hãy hỏi bởi vì ĐP sắp nhập Đại Bát Niết Bàn

vào cõi Vô Dư Y nhưng không ai hỏi cho nên Phật di huấn lời cuối cùng đó là: Các hành đều vô thường,

các ông hãy tinh tấn lên.

Đức Phật nhập diệt, vua trời cõi dục Đế Thích đọc kệ tán dương rằng ( bài kệ Đức Phật đã

dạy):Chư hành vô thường;Thị sanh diệt pháp; Sanh diệt diệt dĩ ; Tịch diệt vi lạc; Ngã đài sa môn; thường

tắc vi thiên

Câu này được ông Mã Thắng đọc cho Xá Lợi Phất nghe khi Xá lợi Phất còn là một người ngoại

đạo. (Chư hành vô thường;Thị sanh diệt pháp; Sanh diệt diệt dĩ ; Tịch diệt vi lạc; Ngã đại sa

môn; Thường tắc vi thuyết)

Nếu các hành lắng yên thì được an lạc “hiện tại lạc trú”.

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Kinh Trường A Hàm

Bài số 4-5-6: Kinh Du Hành Trang 12/9

Sau khi tán dương hì A Nậu Lâu Đà bào A Nan đi vào xứ người Mala báo tin cho họ biết. Khi nghe

như vậy, họ thống thiết một hồi rồi cùng nhau đi vào rừng Kusinagara để lễ Phật, họ nói rằng mình sẽ

cúng dường Phật một ngày sau đó mới đem phật đi ra cửa đông về phía Tây và thiêu tại đó để lấy xá lợi.

Tuy nhiên khi vào cúng dường và ngõ ý như vậy với A Nậu Lâu Đà thì A Nậu Lâu Đà nói rằng ý chư thiên

không phải như vậy. Ông nói ý của chư thiên muốn cúng dường nhục thân ngài 7 ngày, sau 7 ngày rồi sẽ

đi vào cửa Đông của thành Kusinagara rồi đi ra cửa Bắc tới miếu (điện) Thiên Quang để thiêu tại đó. Các

thanh niên tắm rửa sạch sẽ, mặc áo trắng di kim quan qua dòng sông Hiranhaputty và để lên ngọn đồi,

tại đây họ dùng nghi thức tên là “Tán luân vương thức” sau nghi thức này các vị đứng đầu của tộc người

này châm lửa nhưng lửa không cháy. Lúc này A Nậu Lâu Đà nói rằng chư thiên chưa cho phép vì chờ Đại

ca Diếp tới lễ Phật. Khi Ca Diếp về tới xin A Nan dở ra lễ Phật nhưng A Nan nói không được vì đã liệm rồi

không thể mở ra. Tuy nhiên theo Kinh Trường A Hàm nói rằng khi Ca Diếp thỉnh cầu như vậy chân Đức

Phật tự đưa ra để Ca diếp đảnh lễ, Ca Diếp vừa đảnh lửa xong thì lửa bốc cháy.

Sau đó là việc phân chia xá lợi cho 8 nước lớn. Đầu tiên là người Mala dàn binh bố trận không

cho lấy, nhưng các vua khác cũng muốn lấy đòi đánh nhau, cuối cùng một vị Bà La môn (Dona)của A Xà

Thế đứng ra can ngăn và họ hòa hoãn và chia nhau mỗi người một phần. Dona thờ cái bát chia, và bộ

tộc đến sau xin nhận phần tro thiêu để thờ.