tỪ thÀnh cÔng ĐẾn bÀi hỌc - wvi.org thanh cong den bai hoc - world vision.pdf · cpa/cpc...

47
Chương trình Chấm dứt Mua bán người (ETIP) 2011 - 2016 TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC Vietnam

Upload: vuongque

Post on 29-Aug-2019

224 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Chương trình Chấm dứt Mua bán người (ETIP)

2011 - 2016

TỪ THÀNH CÔNGĐẾN BÀI HỌC

Vietnam

Page 2: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Chương trình Chấm dứt Mua bán người (ETIP)

2011 - 2016

TỪ THÀNH CÔNGĐẾN BÀI HỌC

Page 3: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

AAPTIP Chương trình Hợp tác Châu Á - Ô-xtrây-li-a Phòng, chống nạn buôn bán người

BCĐ 138 Ban chỉ đạo Phòng chống tội phạm

BVNN Bảo vệ nạn nhân

CLB Câu lạc bộ

CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em

ETIP Chương trình Chấm dứt Mua bán người

HCĐB Hoàn cảnh đặc biệt

ILO Tổ chức Lao động quốc tế

IOM Tổ chức Di cư quốc tế

LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội

LHPN Liên hiệp phụ nữ

MBN Mua bán người

QLC Quản lý ca

UBND Ủy ban nhân dân

UNACT Dự án Liên hợp quốc hành động chống lại nạn buôn bán người

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

TỪ VIẾT TẮTMỤC LỤC

05

08

14

06

11

60

TỪ VIẾT TẮT

GIỚI THIỆU CHUNG

PHẦN 1: CÁC THỰC HÀNH TỐT

LỜI CẢM ƠN

CÁC KẾT QUẢ CHÍNH

PHẦN 2: BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Page 4: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các cán bộ Lãnh đạo và các cán bộ đầu mối của Chương trình thuộc các cơ quan đối tác: Cục Tham mưu Cảnh sát và Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an, Cục Phòng chống tội phạm và Ma túy - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Vụ Pháp luật Hình sự, hành chính – Bộ Tư pháp, Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em và Cục Phòng chống tệ nạn xã hội - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Yên Bái; Ủy ban nhân dân, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên các huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam), huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) và huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) đã quan tâm, chỉ đạo, và tạo điều kiện thuận lợi cũng như trực tiếp thực

LỜI

Để có được những thực hành tốt và những bài học kinh nghiệm trong cuốn sách này, Chương trình ETIP thuộc Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam đã nhận được sự phối hợp đầy thiện chí và tích cực của các cơ quan đối tác từ cấp Trung ương, cấp tỉnh tới cấp huyện, xã; các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan ở trong nước và quốc tế trong suốt 5 năm triển khai Chương trình từ tháng 11/2011 đến tháng 6/2016.

hiện các hoạt động của 3 hợp phần Dự án: Vận động chính sách, Bảo vệ nạn nhân và Phòng ngừa mua bán người trong suốt thời gian qua.

Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan; cộng đồng, thanh thiếu niên và những người bị mua bán trở về đã tham gia cũng như hỗ trợ thực hiện các hoạt động của Chương trình ETIP ở 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Yên Bái.

Sự cộng tác, phối hợp của các Dự án và mạng lưới các Tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống MBN của Việt Nam như IOM, UNICEF, AAPTIP, ILO, Samaritan’s Purse, Hagar International, Blue Dragon,… là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của Chương trình ETIP. Chúng tôi ghi nhận sâu sắc những chia sẻ, hỗ trợ, trao đổi về thông tin, kiến thức, kinh nghiệm của các dự án và tổ chức quốc tế, qua đó giúp cho Chương trình ETIP học hỏi, tiếp thu và nhân rộng được những kinh nghiệm, mô hình tốt, những sáng kiến và bài học thực tế quý báu.

Là một dự án đặc biệt của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam, Chương trình ETIP đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, sự cộng tác và phối hợp chặt chẽ của các thành viên trong Ban Lãnh đạo của Tổ chức; các phòng/ban: Vận hành các chương trình, Vận động chính sách, Chất lượng

chương trình, Con người và Văn hóa, Truyền thông, Tài chính, Hành chính, An ninh,…; cán bộ Quản lý các vùng Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Trị; Chương trình Phát triển vùng các huyện Trấn Yên, Nông Sơn và Hướng Hóa. Sự quan tâm, hỗ trợ của các đồng nghiệp tại Văn phòng Hà Nội cũng như tại các địa bàn triển khai dự án là nguồn động viên, khích lệ to lớn, giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt những mục tiêu mà Chương trình đề ra. Các thành viên của Chương trình ETIP luôn ghi nhận và biết ơn sâu sắc những hỗ trợ này.

Trong bối cảnh Chương trình ETIP được triển khai ở 6 nước tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng, Chương trình ETIP tại Việt Nam đã nhận được sự điều phối và hỗ trợ về kỹ thuật rất có giá trị của Nhóm cán bộ Quản lý cấp khu vực. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới - ông John Whan Yoon, bà Chigusa Ikeuchi, bà Amy Collins, ông Stefan Stoyanov và ông Abid Gulzar về những đóng góp của các ông bà cho hoạt động của Chương trình ETIP cấp khu vực nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Và hơn cả, ETIP tại Việt Nam xin đặc biệt trân trọng cảm ơn nguồn tài trợ của Chính phủ Úc, Văn phòng tài trợ Tầm nhìn Thế giới Australia và Hàn Quốc đã hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật để chúng tôi triển khai Chương trình trong suốt 5 năm qua.

Hà Nội, tháng 5/2016Chương trình Chấm dứt

Mua bán người tại Việt Nam

CẢM ƠN

6 7TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 5: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

GIỚI THIỆUCHUNG

Chương trình Chấm dứt Mua Bán Người (tên tiếng Anh là End Trafficking In Persons Program, viết tắt là Chương trình ETIP) do Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tài trợ là một chương trình phòng chống MBN cấp khu vực được thực hiện từ tháng 10/2011 đến tháng 6/2016. Triển khai tại 6 nước Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng bao gồm Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, ETIP là một trong những chương trình phòng chống MBN có quy mô lớn nhất ở thời điểm hiện tại, gồm 3 hợp phần dự án: Dự án Phòng ngừa, Dự án Bảo vệ nạn nhân và Dự án Vận động chính sách.

Dự án Phòng ngừa: Giúp những người có nguy cơ tránh khỏi nạn MBN.

• Các hệ thống phòng ngừa cộng đồng: Xây dựng khả năng làm chủ của cộng đồng để thực hiện các hoạt động phòng ngừa và thiết lập hệ thống báo cáo.

• Các câu lạc bộ trẻ em: Tạo ra môi trường an toàn giúp cho cho trẻ em, thanh thiếu niên học cách tự bảo vệ bản thân khỏi MBN và chia sẻ những gì các em học được với bạn bè của mình.

• Bảo vệ người di cư: Hỗ trợ người di cư được cư trú an toàn ở nơi đi, nơi trung chuyển và nơi đến.

Dự án Bao vệ nạn nhân: Hỗ trợ người bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng.

• Ứng phó của nhóm đa ngành đối với việc xác định nạn nhân: Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ quan thi hành luật và cơ quan đối tác đa ngành về điều tra và xác định nạn nhân.

• Hồi hương và cơ chế tái hòa nhập: Hỗ trợ chính phủ các nước trong việc giúp các nạn nhân bị mua bán được hồi hương một cách nhanh chóng và an toàn.

• Hỗ trợ tái hòa nhập: Hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về để họ có thể hồi phục hoàn toàn sau những gì đã trải qua và sống một cuộc sống khỏe mạnh, có ích.

1 2MỤC TIÊU VÀ CÁC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỪNG DỰ ÁN CỤ THỂ NHƯ SAU:

Chương trình ETIP Sự phụ thuộc giữa

3 dự án

CLB/Nhóm trẻ Bảo vệ người di cư

Hệ thống phòng ngừa tại

cộng đồng

Tài liệu hóa các kinh nghiệm và

bài học điển hình

Xây dựng năng lực cho nạn nhân

Phân tích chính sách bảo vệ

nạn nhân

Đối thoại giữa thanh thiếu niên

và chính phủ

Cơ chế hồi hương và tái

hòa nhập

Hỗ trợ các hoạt động của chính phủ

Nhóm liên nghành bảo vệ xác định

nạn nhân

Hỗ trợ tái hòa nhậpĐối thoại với các bên liên quan và

chính phủ

Phân tích các chính

sách phòng ngừa

Tiếng nói của NN trong các

thông điệp phòng ngừa

Cấp cộng đồng

Người di cư

VĐCS Hỗ trợ ca

Cấp quốc gia Nạn nhân

của MBN

Dự án PHÒNG NGỪA

Dự án BaO Vê NẠN NHâNDự án VẬN ĐỘNG

CHÍNH SÁCH

8 9TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 6: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Dự án Vận động chính sách: Thúc đẩy cai thiện các chính sách của chính phủ về phòng chống MBN

• Đối thoại giữa thanh thiếu niên và Chính phủ: Tạo cơ hội cho các thành viên cộng đồng, trẻ em, thanh thiếu niên và nạn nhân bị mua bán đối thoại với các quan chức chính phủ, từ đó chính phủ có thể đưa ra những quyết định dựa trên thực tế với những gì đang xảy ra đối với những người bị ảnh hưởng trực tiếp.

• Đối thoại giữa các bên liên quan và Chính phủ: Phối hợp với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phòng chống MBN để đề xuất với các nhà lãnh đạo chính phủ những biện pháp mới trong đấu tranh chống MBN.

Ở Việt Nam, Chương trình ETIP được triển khai ở 3 cấp: cấp Trung ương (Dự án Vận động chính sách), cấp tỉnh (Dự án Bảo vệ nạn nhân, triển khai ở 3 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Trị, Yên Bái) và cấp huyện (Dự án Phòng ngừa, triển khai ở 3 huyện: Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị, Nông Sơn – tỉnh Quảng Nam và Trấn Yên – tỉnh Yên Bái). Ngoài ra, cả 3 dự án đều có sự phối hợp trong triển khai hoạt động ở các cấp.

Trong 5 năm hoạt động, Chương trình ETIP đã thiết kế, học hỏi và áp dụng một số mô hình như: thành lập và vận hành CLB thanh thiếu niên, nhóm tự lực hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về hòa nhập cộng đồng; diễn đàn, đối thoại giữa thanh thiếu niên, người bị mua bán trở về với đại diện chính quyền; áp dụng hệ thống quản lý ca, v.v… Các thực hành tốt và bài học kinh nghiệm đó được tập hợp lại trong cuốn tài liệu này để Quý vị và các bạn cùng tham khảo.

3 CÁC KẾT QUẢ CHÍNH

315 trẻ được tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa MBN và Vận động chính sách thông qua hai cuốn tài liệu Di cư an toàn và

Lên tiếng để thay đổi

Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng

10 11TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 7: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

13 chiến dịch truyền thôngVận động chính sách tại

địa phương được khởi xướng và thực hiện bởi thanh thiếu niên

9 văn bản pháp luật và hiệp địnhhợp tác song phương liên quan đến

phòng, chống MBNtrong quá trình xây dựng, sửa đổi và

thực hiện được gây ảnh hưởng

13 nhóm Vận động chính sách Bảo vệ trẻ em (CPA/CPC)tại thôn được củng cố và

nâng cao năng lực

12 13TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 8: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

PHẦN 1

CÁC THỰCHÀNH TỐT

14 15TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 9: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

nhóm thiếu thốn cùng cực, mối quan hệ của trẻ bị xâm hại, bóc lột, vi phạm quyền nghiêm trọng, dễ bị tổn hại/ảnh hưởng bởi thiên tai xung đột… theo hướng dẫn của Luật trẻ em, của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới và các tiêu chí theo tình hình thực tế địa phương đã được đối tác và dự án thống nhất.

Tăng cường và củng cố Hệ thống bảo vệ trẻ em ở cấp cộng đồng

Chương trình ETIP đã thực hiện đánh giá hệ thống bảo vệ trẻ em tại ba huyện Trấn Yên, Hướng Hóa và Nông Sơn nhằm nắm bắt thông tin cũng như bức tranh chung về hệ thống bảo vệ trẻ em tại các địa bàn mục tiêu mà ETIP can thiệp liên quan tới 7 thành tố trong hệ thống bao gồm: Luật và chính sách; dịch vụ; năng lực; phối hợp; giải trình; vòng tròn chăm sóc; khả năng phục hồi – kỹ năng sống – sự tham gia của trẻ.

Để củng cố hệ thống này ở cấp cộng đồng, ETIP đã phối hợp với đối tác nâng cao năng lực cho các thành viên của Ban phát triển thôn/Ban công tác Mặt trận thôn. Thành viên của thôn bao gồm trưởng thôn, bí thư chi bộ thôn và đại diện các tổ chức hội, đoàn thể tại thôn như: Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội người cao tuổi,

I. BốI CaNH

Bảo vệ và chăm sóc trẻ em là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của Việt Nam mà của cả các quốc gia khác trên thế giới. Với mục tiêu này, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 11 năm 1989.

Kết quả nghiên cứu về Sự tham gia của trẻ ở Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện vào tháng 5 năm 2014 cho thấy, các hoạt động tham gia của trẻ em tại cộng đồng chủ yếu là việc cung cấp thông tin qua các hoạt động truyền thông, hay CLB trẻ em và một số hoạt động vui chơi giải trí do Đoàn thanh niên tổ chức vào dịp hè. Các hoạt động nhằm thực hiện quyền được lắng nghe của trẻ tại cộng đồng hầu như chưa phát triển hoặc mới có ở một vài nơi thông qua hình thức tổ chức diễn đàn hoặc thông qua CLB.

Nhằm góp phần cải thiện tình trạng nói trên, Chương trình ETIP đã thiết kế những hoạt động tăng cường sự tham gia của thanh thiếu niên, đặc biệt trong các hoạt động liên quan đến phòng chống Mua bán người thông qua hoạt động của hai dự án Phòng ngừa và Vận động chính sách.

II. TIếN TrìNH

Xác định nhóm thanh thiếu niên dễ bị tổn thương

Nhóm đối tượng mục tiêu của chương trình được xác định là các thanh thiếu niên có nguy cơ và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tại địa bàn của Chương trình. Nhóm này bao gồm trẻ trong các gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ bỏ học, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật, trẻ phải làm việc xa gia đình, trẻ trong

TRAO QUYỀN CHOTHANH THIẾU NIÊN

Xác định nhóm thanh thiếu niên dễ bị tổn

thương

Tăng cường và củng cố Hệ thống bảo vệ trẻ em

Đánh giá nguy cơ liên quan đến Sự tham gia của thanh thiếu niên

Thiết kế tài liệu tập huấn và nâng cao năng lực

Thúc đẩy các hoạt động khởi xướng bởi thanh

thiếu niên

Thúc đẩy cơ hội để thanh thiếu niên chia sẻ

các khuyến nghị

Giám sát việc thực hiện các khuyến nghị

SỰ THAM GIA

16 17TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 10: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Hội nông dân, … Hoạt động của ban là một phần của hệ thống bảo vệ trẻ em. Những thành viên chủ chốt của Ban phát triển thôn/Ban công tác mặt trận thôn được tập huấn các kiến thức chung về MBN; di cư an toàn; bảo vệ trẻ em; báo cáo và hỗ trợ các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt cũng như hỗ trợ các CLB thanh thiếu niên di cư an toàn hoạt động trên địa bàn. Ban phát triển thôn/Ban công tác mặt trận thôn phối hợp với Chương trình và các cơ quan ban ngành khác tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho các nhóm mục tiêu trong cộng đồng về các vấn đề bảo vệ trẻ em, phòng ngừa MBN.

Đánh giá nguy cơ liên quan đến Sự tham gia của thanh thiếu niên

Sau khi các hoạt động thúc đẩy sự tham gia của thanh thiếu niên được thiết kế, tháng 8/2012, Chương trình ETIP đã thực hiện Đánh giá các nguy cơ thanh thiếu niên có thể gặp phải khi tham gia các hoạt động Vận động chính sách phòng, chống MBN tại ba huyện địa bàn. Đánh giá hướng tới xác định các nguy cơ tiềm ẩn của phương pháp tiếp cận tham gia của trẻ em đối với công tác vận động chính sách phòng chống MBN và lên kế hoạch giảm thiểu các nguy cơ. Các nguy cơ như bị người thân ngăn cản tham gia, trở thành mục tiêu của những kẻ MBN, ảnh hưởng đến thời gian học tập… được xác định, đo lường mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra. Kế hoạch giảm thiểu nguy cơ theo đó được xây dựng nhằm bảo vệ tốt nhất cho thanh thiếu niên khi các em tham gia các hoạt động Vận động chính sách.

Thiết kế các tài liệu và nâng cao năng lực liên quan đến phòng chống MBN và vận động chính sách cho thanh thiếu niên CLB

Nhằm góp phần nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho thanh thiếu niên tại địa bàn mục tiêu của dự án, hai cuốn

tài liệu đã được chương trình khu vực xây dựng và chỉnh sửa phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Tài liệu Di cư an toàn gồm 31 bài với các nội dung liên quan tới phòng ngừa MBN, di cư an toàn, quyền trẻ em, các kỹ năng sống quan trọng như kỹ năng tư duy phản biện; ra quyết định; giao tiếp; lắng nghe… giúp cho thanh thiếu niên có thể tự bảo vệ chính mình và các bạn cùng trang lứa trước nạn MBN và di cư không an toàn, đồng thời chuyển tải các thông điệp này tới đông đảo thanh thiếu niên và người dân trong cộng đồng.

Trong bối cảnh Vận động chính sách vẫn còn là một khái niệm trừu tượng với thanh thiếu niên và ngay cả với những người dân trong cộng đồng, tài liệu Lên tiếng để thay đổi đã được thiết kế nhằm giúp thanh thiếu niên nâng cao tiếng nói, quan điểm của mình và vận động sự thay đổi hay xây dựng những chính sách bảo vệ mạnh mẽ hơn cho các đối tượng dễ

bị tổn thương, đặc biệt là các nạn nhân bị mua bán. Tài liệu gồm 2 phần với 13 bài học giới thiệu khái niệm Vận động chính sách và các bước để xây dựng chiến dịch Vận động chính sách.

Dưới sự hướng dẫn của các cán bộ địa phương và Hướng dẫn viên người lớn được đào tạo, thanh thiếu niên được tập huấn các nội dung trong hai cuốn tài liệu Di cư an toàn và Lên tiếng để thay đổi. Ngoài ra, các nhóm thanh thiếu niên nòng cốt của các CLB cũng được thành lập và trang bị các kĩ năng điều hành các buổi sinh hoạt. Bản thân nhóm này đã có thể tự điều hành buổi sinh hoạt của CLB mình.

Xây dựng năng lực cho nhóm Hướng dẫn viên và thanh thiếu niên nòng cốt

Đánh giá Hệ thống bảo vệ trẻ em và các nguy cơ có liên

quan đến sự tham gia

18 19TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 11: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Thúc đẩy các hoạt động khởi xướng bởi thanh thiếu niên

Sau khi được tập huấn các nội dung trong hai cuốn tài liệu, thanh thiếu niên trong CLB đã có khả năng tự xây dựng và thực hiện các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức và chiến dịch vận động chính sách dựa trên các vấn đề ở địa phương mà các em tự xác định được trong quá trình lập kế hoạch. Tính đến thời điểm xây dựng tài liệu này, 03 chiến dịch truyền thông và vận động chính sách khởi xướng bởi thanh thiếu niên với các chủ đề trẻ bỏ học, trẻ lao động sớm và trẻ nghiện trò chơi điện tử trên mạng đã lần lượt được thực hiện tại huyện Hướng Hóa và Nông Sơn. Thông điệp và khuyến nghị liên quan đến vấn đề “tăng nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ trẻ em”, “nhân rộng mô hình CLB trẻ em”, “chia sẻ các khuyến nghị của trẻ trong các cuộc họp của địa phương”, “truyền

thông phòng ngừa trẻ bỏ học và trẻ lao động sớm trong nhà trường”…đã được gửi đến chính quyền địa phương.

Ngoài ra, nhóm trẻ CLB tại Nông Sơn đã cùng nhau lên kế hoạch “bạn giúp bạn” để chia sẻ kiến thức về phòng ngừa MBN, giúp đỡ nhau học tập tiến bộ hay trực tiếp tới thăm và giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong thôn.

Thúc đẩy cơ hội để thanh thiếu niên chia sẻ các khuyến nghị với các nhà hoạch định chính sách các cấp

Trong 05 năm thực hiện dự án, ở cấp cộng đồng, Chương trình ETIP đã phối hợp với đối tác Phòng Lao động ở 03 huyện Trấn Yên, Hướng Hóa và Nông Sơn tạo cơ hội cho hơn 1000 thanh thiếu niên, phụ huynh và các lãnh đạo địa phương tham gia diễn đàn trẻ em cấp huyện, xã. Chương trình cũng đã thúc đẩy cơ hội cho 2 trẻ được tham dự Diễn

đàn trẻ em cấp quốc gia năm 2013, 3 trẻ đại diện cho Việt Nam tham dự diễn đàn Thanh Thiếu niên các nước tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng năm 2013 tại Thái Lan, 3 trẻ đại diện cho Việt Nam tham dự diễn đàn COMMIT 2015 tại Cambodia.

Tại các diễn đàn này, thanh thiếu niên đến từ địa bàn của Chương trình ETIP đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình với các nhà hoạch định chính sách cấp địa phương, cấp quốc gia và cấp khu vực về sự cần thiết của các hoạt động

phát triển kỹ năng sống; truyền thông để hạn chế tình trạng trẻ em lao động sớm và bỏ học, thành lập các CLB tại thôn bản; ban bảo vệ trẻ em tăng cường giám sát nhắc nhở phụ huynh về quyền trẻ em; phân bổ nguồn kinh phí cho các hoạt động dành riêng cho trẻ em và cuối cùng là ý kiến trẻ cần được lắng nghe và phản ánh trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách vì các em cũng là một chủ thể trong quá trình hoạch định các chính sách liên quan đến các em.

Thành viên CLB tham dự diễn đàn trẻ em cấp huyện, cấp quốc gia và cấp khu vực

“Tầm Nhìn Thế giới đã tạo sân chơi ý nghĩa giup cho các em tự tin và trưởng thành hơn rất nhiều, UBND xã sẽ cam kết phổ biến vấn đề Lao động sớm đến lãnh đạo các thôn trong xã để hạn chế vấn đề Lao động trên địa bàn” - phát biểu của ông Thái Văn Vang, Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”

20 21TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 12: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

CHúNG TÔI – NHữNG

NGưỜI Trẻ NăNG

độNG LUôN SẵN SàNG

HàNH độNG CHốNG LạI

NạN MUA bÁN NGưỜI

Nguyễn Thái Minh Minh, Trợ lý về Thanh thiếu niên, Chương trình ETIP

“MBN đã và đang ảnh hưởng trực tiếp tới thanh thiếu niên, những chủ nhân tương lai của đất nước và toàn thế giới. Đó là lý do vì sao thanh thiếu niên đóng vai trò quan trọng trong tiến trình COMMIT. Chung tôi - những người trẻ năng động sẵn sàng hành động chống lại nạn MBN”, Đoàn - một cậu bé 15 tuổi, trả lời một cách tự tin khi được phỏng vấn bởi một phóng viên nước ngoài trong cuộc Họp Quan chức cấp cao lần thứ 10 (SOM10) được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia ngày 29 tháng 4 năm 2015.

Đoàn là một trong năm đại diện cho thanh thiếu niên Việt Nam được lựa chọn tham gia Diễn đàn COMMIT Khu vực (CYF) tại Phnom Penh, Campuchia từ ngày 27-30/4/2015. Tại diễn đàn này, 28 thanh thiếu niên đến từ sáu nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đã trình bày những khuyến nghị với quan chức chính phủ về các cách hỗ trợ tốt nhất cho các hoạt động khởi xướng bởi thanh thiếu niên nhằm phòng chống MBN. Đặc biệt, Đoàn là đại diện duy nhất của Việt Nam được trình bày một trong những khuyến nghị của thanh thiếu niên trong SOM10 và IMM3 (Cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ 3).

Sự tham gia của Đoàn đã đánh dấu những thay đổi trong nhận thức của chính thanh thiếu niên và chính phủ. “Mặc dù bạn ấy nhỏ bé nhưng bạn ấy rất tự tin”, một đại diện của đoàn thanh thiếu niên Thái Lan nói một cách đầy ngưỡng mộ. Nhiều quan chức chính phủ đến từ Việt Nam và các nước khác đã rất ấn tượng với sự tự tin của Đoàn khi

cậu bé trình bày tại SOM10 và IMM3. Họ luôn nói rằng “Tôi rất tự hào về bạn!” mỗi khi họ gặp cậu bé tại sự kiện.

Đoàn đã là một thành viên của CLB Di cư an toàn cho thanh thiếu niên trong 4 năm. Cậu bé luôn cố gắng để tham gia các buổi sinh hoạt đầy đủ nhất có thể dù bố em không hoàn toàn đồng ý với việc này. Mẹ của em đã qua đời và bố phải đi làm thường xuyên. Vì vậy, ông luôn mong Đoàn có thể tập trung với việc học văn hóa tại trường học và chăm sóc cho em trai thay vì tham gia các hoạt động của CLB. Đây là lý do mà

bố và chị của Đoàn đã thay phiên nhau tham gia các buổi sinh hoạt của CLB. May mắn thay, bố đã thay đổi suy nghĩ và ủng hộ em tham gia các hoạt động của CLB sau khi Đoàn tham gia CYF.

Đối với chính bản thân mình, đây là lần đầu tiên Đoàn trình bày trước nhiều người như vậy sau bốn năm tham gia CLB trẻ em. Bây giờ, em không còn hồi hộp khi chia sẻ những gì em đã được học về phòng chống MBN, di cư an toàn và những cách truyền thông và vận động chính sách hiệu quả với những người bạn cùng CLB.

22 23TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 13: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Giám sát việc thực hiện các khuyến nghị

Sau khi tham dự các diễn đàn, Chương trình đã thúc đẩy các thanh thiếu niên cùng nhau xây dựng kế hoạch chia sẻ lại các khuyến nghị. 03 thanh thiếu niên của huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đã chia sẻ các hoạt động và khuyến nghị của diễn đàn Thanh thiếu niên các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng 2013 cho các bạn trong CLB, đặc biệt là cho thành viên BCĐ 138 trong một cuộc họp giao ban định kỳ tại địa phương.

Tại Hướng Hóa, em Hồ Thị Loan - thành viên CLB Chắp Cánh Ước Mơ, thôn Của, xã Hướng Tân sau khi tham gia diễn đàn thanh thiếu niên COMMIT 2015 tại Campuchia đã cùng tham gia tổ chức sự kiện truyền thông cho các bạn nhỏ trong thôn biết về cách phòng ngừa MBN và quyền của trẻ em.

Trong khuôn khổ CLB của chương trình ETIP, các em đã được hướng dẫn tài liệu hóa lại các khuyến nghị và cùng nhau giám sát tiến độ thực hiện các khuyến nghị này tại địa phương.

III. CÁC yếU Tố TẠO NÊN THỰC HÀNH TốT

Thiết kế

Chương trình ETIP được xây dựng từ thành quả và bài học kinh nghiệm từ hai dự án độc lập - Dự án Phòng ngừa buôn bán Phụ nữ và trẻ em (MDRTS) và Dự án Vận động chính sách cấp khu vực về phòng chống Buôn bán trẻ em (RACTP). Bởi vậy, những hoạt động của chương trình, trong đó có hoạt động liên quan đến sự tham gia của thanh thiếu niên đã phát huy tối đa những điểm mạnh và cải thiện những hạn chế của hai dự án này. Cũng trong thiết kế, sự tham gia của thanh thiếu niên là một chủ đề xuyên suốt, nằm ở cả 3 dự án của Chương trình – Phòng ngừa, Bảo vệ Nạn nhân và Vận động chính sách.

Bên cạnh đó, thông tin từ các khảo sát đầu vào, đánh giá hệ thống bảo vệ trẻ em, đánh giá nguy cơ khi thanh thiếu niên tham gia các hoạt động vận động chính sách mà Chương trình ETIP thực hiện trước khi thiết kế các hoạt động dự án là nền tảng cho tính khả thi của các hoạt động liên quan đến sự tham gia của thanh thiếu niên.

Tính bao gồm

ETIP tập trung vào các hoạt động nâng cao kiến thức và kỹ năng sống cho các thanh thiếu niên độ tuổi từ 12 đến dưới 18. Các em được khuyến khích tham gia các hoạt động CLB thanh thiếu niên di cư an toàn, không phân biệt hoàn cảnh, giới tính, dân tộc. Các thành viên của CLB đã cùng phối hợp với nhóm CPA/CPC tổ chức hoạt động truyền thông, giao lưu tại cộng đồng để kiến thức và kỹ năng cơ bản về di cư an toàn, phòng ngừa MBN được chuyển tải tới nhiều thanh thiếu niên cũng như người dân tại cộng đồng.

Có sự tham gia

Tiếp cận dựa trên sự tham gia được ETIP hướng đến trong tất cả các hoạt động liên quan đến thanh thiếu niên. Chương trình luôn tìm kiếm cơ hội và tạo điều kiện để thanh thiếu niên tham gia vào các sự kiện ở các cấp khác nhau như sinh hoạt CLB, giao lưu chia sẻ, diễn đàn các cấp, từ cấp xã, thôn đến cấp quốc gia, khu vực. Trong các hoạt động này, thanh thiếu niên được trang bị kiến thức, kĩ năng để tự khởi xướng, lập kế hoạch, điều hành và thực hiện kế hoạch. Người lớn chỉ đóng vai trò hỗ trợ khi cần thiết.

Không gây tổn hại

MBN liên quan đến nhiều lĩnh vực nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn cho thanh thiếu niên. Bởi vậy, đánh giá các nguy cơ khi thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động vận động chính sách là bước đầu tiên Chương trình ETIP thực hiện trước khi tiến hành

Lưu ý:

Giám sát việc thực hiện các khuyến nghị cần được đẩy mạnh để đảm bảo ý nghĩa đầy đủ của hoạt động Vận động chính sách.

Tính hiệu qua

Thiết kế tốt

Tính toàn diện

Có sự tham gia

Không làm tổn hại

Vì lợi ích tốt nhất

Bền vững

Có thể nhân rộng

C y

ếU T

ố T

ẠO

NÊN

TH

ỰC

NH

Tố

T

Nhóm thanh thiếu niên và nhóm cán bộ đánh giá về mức độ tham gia của thanh thiếu niên trong các hoạt động cộng đồng

24 25TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 14: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

các hoạt động, qua đó loại bỏ và có kế hoạch giảm thiểu sự mất an toàn cho thanh thiếu niên.

Bên cạnh đó, chương trình khuyến khích sự tham gia tự nguyện của thanh thiếu niên. Các em có thể ngừng tham gia bất cứ hoạt động nào, ở bất cứ thời điểm nào nếu các em cảm thấy không thoải mái và không an toàn. Thêm nữa, tất cả các nhân viên của Tầm nhìn Thế giới, bao gồm cả nhân viên của ETIP, đối tác, tư vấn…đều được yêu cầu ký bản Cam kết tuân thủ chính sách bảo vệ trẻ em cũng là một minh chứng cho yếu tố Không gây tổn hại.

Vì lợi ích tốt nhất của nhóm đối tượng hưởng lợi

“Vì lợi ích tốt nhất” là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất được tính đến khi thiết kế các hoạt động liên quan đến sự tham gia của nhóm đối tượng hưởng lợi nói chung và nhóm thanh thiếu niên nói riêng của Chương trình ETIP. Đặc biệt, trong các hoạt động liên quan đến xây dựng và sửa đổi chính sách liên quan đến thanh thiếu niên, Chương trình đã tạo điều kiện để thanh thiếu niên chia sẻ ý kiến của mình về các phương án sửa đổi chính sách. Cụ thể, thanh thiếu niên đã được tham vấn, đưa ra quan điểm các em về độ tuổi và quyền tham gia của các em trong quá trình sửa đổi Luật bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em.

Bền vững

Tại huyện Trấn Yên và Nông Sơn, đại diện thanh thiếu niên được tham gia là thành viên của Ban công tác Mặt trận

thôn, qua đó góp phần nâng cao tiếng nói của các em về các vấn đề liên quan và ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ em trong cộng đồng như vấn đề MBN, di cư không an toàn, trẻ bỏ học, trẻ em lao động sớm … Các nhóm trẻ em, thanh thiếu niên nòng cốt được trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức các hoạt động của CLB và các hoạt động cho trẻ em, thanh thiếu niên tại địa phương.

Thành viên Ban công tác Mặt trận thôn của 13 thôn trong Chương trình ETIP đã được trang bị kiến thức và kỹ năng để tổ chức các hoạt động truyền thông cho cộng đồng liên quan tới MBN, di cư an toàn, bảo vệ trẻ em và hỗ trợ các CLB vận hành tại địa phương.

Các ban ngành tại địa phương, từ cấp huyện đến xã đều cam kết duy trì và nhân rộng mô hình CLB để tạo cơ hội cho nhiều trẻ được tham gia, trang bị kiến thức và kỹ năng giúp cho các em có một cuộc sống an toàn hơn. Cho tới nay, ngoài 13 CLB do ETIP can thiệp và hỗ trợ, đã có thêm 4 CLB do chương trình phát triển vùng và địa phương hỗ trợ tài chính để hoạt động.

Có thể nhân rộng

Thực hành tốt về Sự tham gia của Thanh thiếu niên của Chương trình ETIP được xây dựng dựa trên chủ trương, chính sách của Việt Nam về quyền tham gia của trẻ và nguồn lực con người sẵn có ở địa phương nên việc nhân rộng là hoàn toàn có thể áp dụng được. Về mặt kỹ thuật, các tài liệu hướng dẫn chọn trẻ, thành lập câu lạc bộ, vận hành câu lạc bộ, tài liệu sinh hoạt đều đã được tài liệu hóa và điều chỉnh phù hợp với bối cảnh địa phương. Mô hình Sự tham gia của Thanh thiếu niên của Chương trình ETIP cũng đã được thể hiện trong Phương pháp tiếp cận kỹ thuật liên quan đến Bảo vệ trẻ em giai đoạn 2015-2017 của Tầm nhìn Thế giới Việt Nam. Mới đây, Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ giai đoạn 2016-2020 do Bộ LĐTBXH xây dựng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, trong đó có Chương trình ETIP đã được chính phủ phê duyệt và đang trong quá trình hướng dẫn thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dự án, cơ quan nhân rộng mô hình này.

IV. TÁC ĐỘNG

Năng lực của Thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên có kiến thức về phòng chống MBN và có khả năng tự bảo vệ mình và những người xung quanh khỏi những nguy cơ bị mua bán. 01 trẻ ở Nông Sơn đã giúp bạn mình thoát khỏi nguy cơ bị mua bán nhờ những kiến thức học được thông qua các hoạt động của chương trình.

Thanh thiếu niên nòng cốt được trang bị kỹ năng điều hành và đã tự tin điều hành các buổi sinh hoạt ở 13 CLB tại các Huyện Trấn Yên, Nông Sơn và Hướng Hóa.

Thanh thiếu niên sẵn sàng chia sẻ quan điểm, ý kiến của mình trong các đối thoại với chính quyền địa phương, các nhà hoạch định chính sách cấp quốc gia và khu vực.

“Bọn trẻ giờ thông minh lắm, hỏi gì các em cũng biết. Tổ chức thi vẽ tranh trong câu lạc bộ về hành trình di cư an toàn cũng là trẻ nòng cốt phổ biến, hướng dẫn các bạn vừa học vừa chơi, lại ôn lại được nhiều kiến thức bổ ích. Chứ ngày xưa cái gì mình cũng phải làm. Giờ thì nhàn rồi.” - ông Nguyễn Văn Đoán, hướng dẫn viên của CLB tại xã Việt Hồng, Huyện Trấn Yên vui vẻ chia sẻ

Hoạt động của CLB

26 27TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 15: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Quan điểm của người lớn về Sự tham gia của Thanh thiếu niên

Sự tham gia của thanh thiếu niên trong các hoạt động cộng đồng đã tạo cơ hội cho cả trẻ và người lớn có cơ hội lắng nghe ý kiến, suy nghĩ và mong đợi từ hai phía.

Các lãnh đạo cộng đồng và người chăm sóc trẻ cũng cho rằng sự tham gia của thanh thiếu niên không chỉ tạo cơ hội cho các em nói lên những suy nghĩ, ý kiến của mình mà đó còn là cơ hội để chính người lớn nói chung và các lãnh đạo địa phương nói riêng nhìn nhận lại những gì đã làm tốt hay cần cải thiện để giúp cho thanh thiếu niên thực hiện quyền và bổn phận của mình.

“Em thấy các bác chủ động hơn trong việc hỏi và tham khảo ý kiến của nhóm trẻ hơn. Ví dụ như thôn sắp xây hội trường mới, các bác có hỏi chung em về việc chung em muốn sân chơi như thế nào, chung em cũng đã có rất nhiều ý kiến cho các bác, các bác cũng lắng nghe chung em và còn khen chung em thông minh nữa” - chia sẻ của em Quỳnh, thành viên CLB xã Kiên Thành, Huyện Trấn Yên.

“Trẻ bây giờ thông minh lắm. Những vấn đề liên quan đến trẻ nó còn nắm rõ và hiểu biết hơn cả mình. Từ viết đề xuất như thế nào, tổ chức một sự kiện ra sao, các em phân công đâu ra đấy. Ngày trước, khi quyết định kết nạp thêm trẻ vào ban mặt trận, nhiều người cứ bảo trẻ con thì biết gì mà tham gia. Giờ mấy người đấy cũng phải chịu thua chung nó hết rồi. Họ còn bảo không ngờ trẻ thôn mình lại giỏi thế.” Ông Chinh, trưởng thôn Đá Khánh, xã Kiên Thành, Huyện Trấn Yên cho biết. TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA

CÁC NHÓM VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH BẢO VỆ TRẺ EM (CPA/CPC) CẤP THÔN BẢN TRONG HỖ TRỢ VÀ BẢO VỆ TRẺ EM TẠI CỘNG ĐỒNG

28 TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC

Page 16: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

I. BốI CaNH

Các vấn đề về phòng, chống MBN và bảo vệ trẻ em ngày càng được quan tâm tại Việt Nam. Nhằm góp phần giảm thiểu các rủi ro liên quan tới vấn đề bảo vệ trẻ em, MBN, thúc đẩy quyền trẻ em hướng tới xây dựng một môi trường lành mạnh, an toàn, ngăn ngừa trẻ em rơi vào các trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt và đẩy mạnh hoạt động của hệ thống bảo vệ trẻ em ở cấp cơ sở, chương trình ETIP đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của CPA/CPC cấp thôn bản tại các xã mục tiêu trên địa bàn ba huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái), Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) và Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị).

II. TIếN TrìNH

Xác định các nhóm đối tượng phù hợp để triển khai mô hình

ETIP đã làm việc với BCĐ 138 cấp Huyện tại địa phương để xác định những nhóm sẵn có tại cộng đồng. Trong số các hội, nhóm như “hội phụ nữ”, “hội cựu chiến binh”, “hội nông dân”, “Ban công tác Mặt trận thôn”, “ nhóm Câu lạc bộ tín dụng tiết kiệm cộng đồng,” v..v, “Ban công tác Mặt trận thôn” được lựa chọn là nhóm phù hợp để triển khai mô hình “nhóm vận động chính sách bảo vệ trẻ em” (gọi tắt là nhóm CPA/CPC) vì thành viên của ban là đại diện các nhóm tại thôn (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Công an thôn…) và là những người trực tiếp triển khai các hoạt động của thôn bản.

Đại diện các CPA/CPC được giới thiệu về Chương trình ETIP và các can thiệp của các dự án thuộc Chương trình trong giai đoạn 2011-

2016 khi họ tham dự các buổi họp khởi động chương trình, họp định kỳ BCĐ 138 tại địa phương. Cán bộ địa phương và chương trình đã có những buổi họp để kiện toàn Ban công tác Mặt trận thôn cũng như thống nhất về các hoạt động sẽ triển khai tại địa bàn dự án.

Trong giai đoạn triển khai, ETIP đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho việc xây dựng và thực hiện các can thiệp của mô hình bảo vệ trẻ em ở cấp thôn nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề phòng chống MBN, di cư an toàn, bảo vệ trẻ em, sự tham gia của trẻ và góp phần cải thiện công tác vận hành hiệu quả hệ thống bảo vệ trẻ em của địa phương.

Lên kế hoạch xây dựng năng lực và tập huấn cho thành viên nhóm

Căn cứ vào khung năng lực chung của dự án khu vực, kết quả khảo sát hệ thống bảo vệ trẻ em, kết quả khảo sát ban đầu, khung lo-gic của dự án, Chương trình ETIP đã lên kế hoạch và triển khai các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt của BCĐ 138 cấp huyện, xã, thành viên nhóm CPA/CPC

Xác định các nhóm phù hợp

Lên kế hoạch xây dựng năng lực & tập huấn cho

thành viên nhóm

Thúc đẩy mối quan hệ giữa nhóm với Ban chỉ đạo 138 & Ban bảo vệ trẻ em cấp huyện/xã

Triển khai các hoạt động tại cộng đồng

Thu thập ý kiến và đưa ra các khuyến nghị về

chính sách

Thực hiện và giám sát các khuyến nghị tại cấp

cơ sở

Xây dựng năng lực cho thành viên CPA/CPC cấp thôn bản

30 31TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 17: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

và nhóm báo cáo viên nòng cốt về các chủ đề liên quan tới MBN, di cư an toàn, quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, sự tham gia của trẻ em, QLC trong công tác bảo vệ trẻ em cũng như các kỹ năng truyền thông tại cộng đồng.

Ngoài ra, các thành viên của nhóm CPA/CPC còn được trang bị kiến thức và thực hành các chủ đề về xác định trẻ có HCĐB, cách tiếp cận hỗ trợ theo mô hình vãng gia, làm cha mẹ tích cực, báo cáo các trường hợp sự cố bảo vệ trẻ em và các kỹ năng quản lý, điều phối để họ có thể áp dụng vào công việc thực tiễn một cách hiệu quả.

Thúc đẩy mối quan hệ giữa nhóm CPA/CPC và BCĐ 138/ban bảo vệ trẻ em cấp huyện/xã

Nhóm CPA/CPC, những người triển khai thực hiện trực tiếp hoạt động của thôn bản – đóng vai trò như cánh tay nối dài, là một phần trong hệ thống bảo vệ trẻ em. Việc phối hợp chặt chẽ và kịp thời giữa nhóm CPA/CPC và BCĐ 138, ban bảo vệ trẻ em tại địa phương đã giúp cho việc thực hiện vai trò của các thành viên trong CPA/CPC theo ngành dọc (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Ban công tác Mặt trận tổ quốc, Công an.. từ huyện tới thôn) và hệ thống trong cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em, phòng chống MBN kịp thời và toàn diện.

Các nhóm CPA/CPC (mạng lưới bảo vệ và hỗ trợ xã hội không chính thống tại cộng đồng) hoạt động hiệu quả đã góp phần vào việc vận hành hiệu quả hệ thống thống phòng ngừa tội phạm

và bảo vệ trẻ em (dịch vụ bảo vệ và an sinh chính thống), giảm các nguy cơ liên quan tới MBN, di cư không an toàn và bảo vệ trẻ em thông qua các can thiệp đề cập trong mục dưới đây.

Triển khai các hoạt động tại cộng đồng

Với các kiến thức được ETIP trang bị cùng kinh nghiệm làm việc thực tiễn và sự hỗ trợ chặt chẽ từ dự án, thành viên nhóm CPA/CPC phối hợp với cán bộ của BCĐ 138 và đội ngũ báo cáo viên nòng cốt tổ chức các hoạt động theo 4 can thiệp của mô hình “nhóm vận động chính sách bảo vệ trẻ em” bao gồm:

(i) Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về MBN; di cư an toàn; bảo vệ trẻ em; sự tham gia của trẻ em; làm cha mẹ tốt; kỷ luật tích cực. Nhóm đã phối hợp với Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho các nhóm mục tiêu; lồng ghép chia sẻ thông tin trong các cuộc họp chi hội; hỗ trợ các ban ngành cấp huyện/xã triển khai các sự kiện như Diễn đàn trẻ em, ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, dịp nghỉ lễ khi người đi làm ăn xa trở về nhà…

(ii) Báo cáo và chuyển tuyến các trường hợp liên quan đến trẻ có hoàn cảnh đặc biệt, các sự cố bảo vệ trẻ em như trẻ bị xâm hại, bóc lột…: Khi xác định được trẻ có HCĐB trên địa bàn, hoặc các vụ việc liên quan tới sự cố bảo vệ trẻ em, nhóm CPA/CPC sẽ bố trí người tới thăm hỏi, đánh giá tình hình và đồng thời báo cáo lên các cấp liên quan hoặc chuyển tuyến các trường hợp tới các ban ngành chức năng theo yêu cầu và tình hình thực tế.

(iii) Hỗ trợ trẻ có HCĐB và gia đình các em: Khi xác định được trẻ có HCĐB trên địa bàn, nhóm CPA/CPC sẽ bố trí người tới thăm hỏi, đánh giá nhu cầu, nguyện vọng của trẻ và gia đình và cùng gia đình có những hỗ trợ phù hợp giúp trẻ và gia đình cải thiện tình trạng khó khăn hiện tại thông qua quá trình thực hiện và giám sát theo tiếp cận vãng gia.

Thiêt lâp va/hoăc cung cô cơ chê công đông đã cai thiên viêc tiêp cân tơi cac dich vu, mang

lươi bao vê va hô trơ xã hôi chinh thông, không chinh thông

Nâng cao năng lưc ca nhân

Kỹ năng làm cha mẹ

Mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng

Dịch vụ an sinh Truyền thông cho phụ huynh và giao lưu giữa trẻ

và phụ huynh

Hỗ trợ trẻ có HCĐB

32 33TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 18: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

(iv) Khả năng ứng phó – kỹ năng sống cho trẻ: Hỗ trợ vận hành các hoạt động CLB và các hoạt động do thanh thiếu niên khởi xướng tại các thôn mục tiêu theo các vấn đề mà các em cùng phát hiện; trao đổi và thống nhất kế hoạch thực hiện để góp phần giải quyết vấn đề đó.

Thu thập ý kiến và đưa ra các khuyến nghị về chính sách

Trong quá trình triển khai chính sách tới người dân liên quan tới MBN, di cư và bảo vệ trẻ em. Nhóm CPA/CPC sẽ có vai trò thu thập những khó khăn trong quá trình thực thi chính sách. Những khuyến nghị sẽ được các đại diện nhóm trực tiếp đề xuất thông qua các buổi gặp gỡ, đối thoại với lãnh đạo địa phương, các diễn đàn trẻ em. Nhóm CPA/CPC cũng thu thập tổng hợp khuyến nghị từ

các nhóm sau đó phản hồi với các ban ngành liên quan tại các cuộc họp định kỳ hoặc các sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo huyện/xã. Trường hợp 01 nạn nhân tự trở về ở Trấn Yên không được tiếp cận dịch vụ hỗ trợ do không được xác định nạn nhân đã được chia sẻ với các ban ngành liên quan.

Thực hiện và giám sát việc thực thi các khuyến nghị tại cấp cơ sở

Thực hiện và giám sát việc thực thi các khuyến nghị liên quan đến thực thi chính sách đóng một vai trò quan trọng. Thông qua quá trình triển khai thực hiện chính sách tại cấp cơ sở, các khoảng trống và hạn chế đã được ghi nhận và chia sẻ lại với các cấp lãnh đạo địa phương để có các giải pháp kịp thời, phù hợp cải thiện chất lượng thực hiện chính sách. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để thu thập bằng chứng phục vụ công tác vận động chính sách các cấp với sự phối hợp với dự án Vận động chính sách.

trước khi nhận việc giúp ích cho người lao động tránh khỏi các nguy cơ bị bóc lột, mua bán và trách nhiệm của họ trong việc truyền tải thông tin tới người dân địa phương tại các sự kiện truyền thông hoặc tư vấn cá nhân.

Các kỹ năng về trình bày, điều phối và huy động nguồn lực cũng được phát huy và áp dụng vào thực tế. Các nhóm CPA/CPC đã chủ động áp dụng các phương pháp lấy ý kiến có sự tham gia trong các cuộc họp, xây dựng kế hoạch thôn bản, xây dựng kế hoạch hỗ trợ trẻ có HCĐB, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ và có được sự tín nhiệm cao trong cộng đồng.

III. CÁC yếU Tố TẠO NÊN THỰC HÀNH TốT

Hiệu quả

Sau 5 năm triển khai chương trình, nhận thức và kiến thức về MBN, di cư an toàn và bảo vệ trẻ em của thành viên trong nhóm CPA/CPC đã có các cải thiện. Thành viên của ban đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị kỹ trước khi làm ăn xa, trong đó có việc tìm hiểu về nơi làm việc, điều khoản hợp đồng, cam kết về lương và lợi ích

Tính hiệu qua

Thiết kế tốt

Có sựtham gia

Vì lợi ích tốt nhất

Có thể nhân rộng CÁC yếU

Tố TẠO NÊN THỰC HÀNH TốT

CPA/CPC phối hợp với ban ngành các cấp tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho CLB

Xây dựng năng lực cho nhóm Hướng dẫn viên nòng cốt

34 35TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 19: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Thiết kế

Các can thiệp của dự án được thiết kế dựa trên thuyết thay đổi tập trung vào việc trao quyền cho thanh thiếu niên, những người di cư tiềm năng và cộng đồng nhằm giúp họ có khả năng phòng ngừa các nguy cơ bị mua bán và di cư không an toàn. Dự án cũng tuân thủ theo hướng dẫn của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới về tiếp cận dựa trên kỹ thuật bảo vệ trẻ em, trong đó chú trọng tới các can thiệp cho trẻ em, thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng nơi các em sinh sống cũng như thực hiện các chính sách góp phần cải thiện an sinh cho trẻ.

Có sự tham gia và vì lợi ích tốt nhất của nhóm đối tượng hưởng lợi

8/13 nhóm CPA/CPC đã có thành viên là đại diện thanh thiếu niên. Các em đã tham gia các hoạt động họp nhóm CPA/CPC, họp thôn và các sự kiện tại cộng đồng như tổ chức triển khai các buổi truyền thông, hỗ trợ các trường hợp có HCĐB trong thôn.

Có thể nhân rộng

Mô hình có khả năng nhân rộng tại các thôn, làng khác vì trên thực tế, mô hình đã được áp dụng cho Ban công tác Mặt trận thôn – là nhóm sẵn có tại tất cả các thôn trên cả nước. Thành viên của ban là những người được dân bầu chọn, sinh sống tại thôn làng, hiểu bối cảnh của địa phương và đang làm công việc của thôn. Thành viên trong ban có thể áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học để áp dụng cho công việc của thôn cũng như chia sẻ kinh nghiệm cho các thôn khác dù không có hỗ trợ của chương trình.

Bên cạnh các tài liệu truyền thông, bộ công cụ nâng cao năng lực cho thành viên nhóm CPA/CPC đã được chương trình xây dựng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích.

Tính bao gồm

Các can thiệp và hỗ trợ không chỉ tập trung vào nhóm trẻ là thành viên của CLB mà còn hướng tới các trẻ em, thanh thiếu niên và các thành viên khác trong cộng đồng, không phân biệt tuổi, dân tộc và giới.

• Đối với trẻ: giúp trẻ phát triển các tiềm năng và cơ hội trong cuộc sống thông qua những hỗ trợ về tinh thần, thể chất và vật chất qua các hoạt động của CLB và tiếp cận vãng gia.

• Đối với gia đình: thay đổi nhận thức của phụ huynh về quyền trẻ em, sự tham gia của trẻ để họ có thể hỗ trợ cho tiềm năng phát triển đầy đủ về mặt tinh thần và tăng cường giá trị của cá nhân trẻ.

• Đối với cộng đồng: thay đổi nhận thức của cán bộ địa phương, người dân về tầm quan trọng sự tham gia của trẻ, nhận thức của người dân về phòng ngừa MBN, di cư không an toàn góp phần xây dựng một mạng lưới phòng ngừa cộng đồng.

Các can thiệp cá nhân cho trẻ có HCĐB, trẻ có nguy cơ được lập kế hoạch dựa trên đánh giá nhu cầu từng trường hợp cụ thể nhằm giúp cho trẻ và gia đình được tiếp cận tối đa các dịch vụ sẵn có tại địa phương.

IV. TÁC ĐỘNG

Nhận thức của cộng đồng được nâng cao

Sau 5 năm triển khai chương trình, nhận thức của thanh thiếu niên, người chăm sóc trẻ và cộng đồng về MBN, di cư không an toàn, quyền của trẻ em và sự tham gia của trẻ em đã có những thay đổi tích cực. Thông qua các can thiệp của chương trình ETIP, thanh thiếu niên, người chăm sóc trẻ đã nhận thức được tầm quan trọng sự tham gia của trẻ sẽ góp phần giúp cho trẻ phát triển toàn diện và khả năng tự bảo vệ mình và các bạn trước các nguy cơ của MBN và vi phạm quyền trẻ em. Trước đây, nhận thức hầu hết của mọi người về sự tham gia trẻ em là trẻ có mặt tại các sự kiện của cộng đồng. Giờ thì mọi người nắm được sự tham gia trẻ em là trẻ được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia đóng góp ý kiến.

Thanh thiếu niên được tạo môi trường tham gia đóng góp ý kiến và chủ động trong các hoạt động và quyền quyết định cả ở cấp độ gia đình, và cộng đồng.

Tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em ở cấp cộng đồng

Nhóm CPA/CPC hỗ trợ hệ thống bảo vệ trẻ em ở địa phương vận hành hiệu quả hơn thông qua các hoạt động can thiệp kịp thời như xác định, báo cáo và hỗ trợ các trẻ em và gia đình có HCĐB, trẻ em có nguy cơ, các sự cố bảo vệ trẻ em đồng thời cải thiện các dịch vụ tại cấp cơ sở bao gồm tư vấn, cung cấp thông tin về di cư an toàn cho cộng đồng và kỹ năng sống cho thanh thiếu niên.

258 trẻ em có HCĐB và trẻ có nguy cơ được xác định và kết nối dịch vụ, được tiếp cận các hỗ trợ sinh kế, giáo dục, y tế, học nghề và hoạt động kinh doanh nhỏ để giúp cho trẻ và gia đình cải thiện cuộc sống và đảm bảo việc học tập của trẻ.

13 CLB thanh thiếu niên với 315 thành viên tại các thôn mục tiêu được thành lập và điều hành bởi nhóm CPA/CPC. Các thành viên được trang bị kiến thức và các kỹ năng sống cơ bản để tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ của MBN di cư không an toàn. Chính các em cũng là những kênh cung cấp, chia sẻ thông tin đã được học tới các bạn cùng trang lứa và người dân trong cộng đồng.

“Những việc làm của người lớn đã giup em mạnh dạn và tự tin hơn trong quá trình nêu ý kiến lần sau” em Minh - thành viên CLB tại Huyện Nông Sơn chia sẻ

36 37TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 20: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

I. BốI CaNHNgười bị mua bán trở về chỉ có thể hòa nhập cộng đồng bền vững nếu họ được cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện, bao gồm các lĩnh vực: chỗ ở, y tế, tâm lý, kinh tế, pháp lý và giáo dục. Để cung cấp được một gói hỗ trợ toàn diện như vậy, các cơ quan làm nhiệm vụ xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân không chỉ triển khai công việc theo ngành dọc của mình mà còn phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong phạm vi tỉnh cũng như các cơ quan, tổ chức của nhà nước, các đoàn thể hoặc tổ chức phi chính phủ cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại các địa bàn khác.

Trên thực tế, theo phản ánh của cán bộ các cơ quan đối tác ở ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Yên Bái, trước khi Dự án BVNN - Chương trình ETIP triển khai hoạt động trên địa bàn ba tỉnh, các thông tin về nạn nhân chưa được chia sẻ kịp thời giữa các cơ quan thực hiện việc giải cứu, xác minh, xác định nạn nhân (Công an, Biên phòng) và các cơ

quan, tổ chức làm nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân (LĐTBXH, Tư pháp, Phụ nữ, Y tế…) nên trong một số trường hợp, việc tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân không được kịp thời, toàn diện. Những nạn nhân đã được hỗ trợ cũng chỉ nhận được khoản trợ cấp

khó khăn ban đầu một lần bằng tiền mặt (nếu thuộc diện hộ nghèo) chứ ít khi được chuyển tuyến tới các cơ sở cung cấp dịch vụ (dạy nghề, giải quyết việc làm, cho vay vốn, trợ giúp pháp lý…) để có thể nhận được gói hỗ trợ toàn diện.

II. TIếN TrìNH

Để góp phần tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống MBN nói chung, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân nói riêng tại ba tỉnh, Dự án BVNN đã hỗ trợ các cơ quan đối tác triển khai rất nhiều hoạt động khác nhau như: tổ chức họp giao ban, hội thảo, rà soát các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương khác và đặc biệt là xây dựng Quy chế phối hợp liên ngành trong việc xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn từng tỉnh.

Tổ chức họp giao ban, hội thảo

Hàng năm, Dự án BVNN đã hỗ trợ cơ quan đối tác đầu mối tổ chức họp giao ban với các cơ quan thực hiện công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân theo định kỳ 06 tháng/lần. Tại các cuộc họp này, đại diện các cơ quan liên quan chia sẻ thông tin về tình hình MBN, kết quả thực hiện công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm MBN và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân;

cùng nhau trao đổi, thảo luận về các biện pháp để tháo gỡ vướng mắc trong vấn đề xác minh, xác định nạn nhân; chuyển tuyến và hỗ trợ nạn nhân… Một số vụ việc hỗ trợ nạn nhân cụ thể cũng được đưa ra trao đổi, thảo luận tại cuộc họp để tìm cách tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nạn nhân.

Dự án còn tổ chức một số hội thảo như: Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm tái hòa nhập cộng đồng” tổ chức tại Yên Bái vào ngày 25/7/2013; 03 hội thảo “Tăng cường hợp tác, phối hợp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán” được tổ chức tại 3 tỉnh Yên Bái, Quảng Nam và Quảng Trị trong tháng 5 và tháng 6 năm 2014 để tạo cơ hội cho cán bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia vào công tác xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trao đổi, thảo luận, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp, cộng tác giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn tỉnh.

TĂNG CƯỜNG CƠ CHẾ PHỐI HỢP CẤP TỈNH TRONG VIỆC TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XÁC ĐỊNH, BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN

Họp giao ban, hội

thao

rà soát dịch vụ

Tham quan học hỏi kinh

nghiệm

Ban hành Quy chế phối hợp

Tập huấn nâng cao năng lực

TăNG CƯờNG Cơ CHế

PHốI HợP

Tập huấn “Kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng tập huấn cho người trưởng thành nâng cao”, Đà Nẵng, 11-14/7/2014.

38 39TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 21: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Rà soát, lập danh sách các cơ quan, tổ chức đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân

Trong năm 2014, Dự án BVNN đã hỗ trợ Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Hội LHPN tỉnh Yên Bái rà soát, lập danh sách những cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại địa phương. Đối tượng rà soát là các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tương ứng với các loại chế độ hỗ trợ nạn nhân, bao gồm: 1) Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại (UBND cấp xã, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân, cơ quan công an, đồn biên phòng, cảnh sát biển, phòng LĐTBXH…); 2) Hỗ trợ tâm lý (cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân,…); 3) Hỗ trợ y tế (các bệnh viện, cơ sở y tế); 4) Trợ giúp pháp lý (Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý); 5) Hỗ trợ học văn

hóa, học nghề (trường học, trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm,…); 6)Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn (Sở LĐTBXH, Ngân hàng chính sách xã hội…). Nội dung rà soát bao gồm: 1) Các thông tin chung về cơ sở cung cấp dịch vụ: tên, cơ sở pháp lý thành lập, địa chỉ trụ sở/chi nhánh/website; tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của cán bộ lãnh đạo, cán bộ đầu mối; 2) Các thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ nói chung của cơ sở cung cấp dịch vụ; 3) Các lĩnh vực/nội dung hỗ trợ nạn nhân mà cơ sở cung cấp dịch vụ đó có thể tham gia. Kết thúc đợt rà soát, một danh sách các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Yên Bái được lập và chia sẻ với các cơ quan tham gia vào công tác hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn tỉnh để cán bộ của các cơ quan này có thể liên hệ kịp thời khi cần thiết.

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cơ quan thực hiện công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân

Trong thời gian triển khai dự án BVNN, đã có 57 tập huấn được tổ chức cho 2.041 lượt cán bộ của các cơ quan thực hiện công tác xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã trên địa bàn 3 tỉnh (trong đó có 6 tập huấn chung, 13 tập huấn tại Quảng Trị, 14 tập huấn tại Quảng Nam, 12 tập huấn tại Yên Bái, 5 tập huấn tại huyện Trấn Yên, 3 tập huấn tại huyện Nông Sơn và 4 tập huấn tại huyện Hướng Hóa). Nội dung tập huấn bao gồm: kiến thức pháp luật về PCMBN; kỹ năng tập huấn cho người trưởng thành; kỹ năng xác minh, xác định nạn nhân; kỹ năng tiếp xúc, làm việc với nạn nhân; kỹ năng quản lý ca; hướng dẫn thành lập và vận hành nhóm tự lực hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng; kỹ năng tài liệu hóa, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nạn nhân.

Việc tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ được thực hiện theo cách thức tổ chức tập huấn chung cho nhóm giảng viên nòng cốt trước, sau đó tập huấn lại tại từng tỉnh/huyện. Nhờ vậy, phạm vi tập huấn được mở rộng và nội dung tập huấn được lan tỏa tới nhiều lượt tham dự viên ở cả ba cấp tỉnh, huyện và xã. Thành viên nhóm giảng viên nòng cốt được lựa chọn từ một số cơ quan, ban ngành trực tiếp tham gia công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân như: Công an, Tư pháp, LĐTBXH, Phụ nữ cũng chính là những “hạt nhân” trong mạng lưới phối hợp liên ngành của từng tỉnh. Tại mỗi tập huấn, danh sách tham dự viên (bao gồm họ và tên, chức vụ, nơi công tác, số điện thoại, địa chỉ email) được lập và chia sẻ để duy trì mối quan hệ cộng tác, phối hợp giữa cán bộ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong công tác.

Thảo luận nhóm tại tập huấn về Kiến thức kỹ năng xác minh, xác định, bảo vệ và làm việc với nạn nhân bị mua bán, Quảng Nam, 9 – 10/12/2013.

Tập huấn Kiến thức cơ bản về phòng, chống mua bán người và kỹ năng tiếp xuc, làm việc với nạn nhân bị mua bán cho các cán bộ, chiến sỹ Bộ đội biên phòng Quảng Trị, ngày 7, 8/4/2014.

40 41TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 22: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Quy chế phối hợp quy định nguyên tắc, nội dung, hình thức phối hợp và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia vào công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Quy chế cũng quy định cụ thể quy trình phối hợp trong việc tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; lập dự toán, sử dụng và quyết toán và sử dụng ngân sách phục vụ công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; thống kê, báo cáo, trao đổi thông tin về tình hình xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

III. CÁC yếU Tố TẠO NÊN THỰC HÀNH TốT

Tính hiệu quả

Cơ chế phối hợp được tăng cường đã góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn tỉnh. Thông tin về người đi khỏi địa phương không rõ tung tích, người có dấu hiệu là nạn nhân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân được chia sẻ với các cơ quan tổ chức liên quan. Nhờ vậy mà những người có dấu hiệu là nạn nhân được tiến hành các thủ tục xác minh, xác định, còn các nạn nhân thì được hỗ trợ một cách kịp thời, toàn diện hơn. Trong năm 2015 và 2016, khi tiếp nhận 02 nạn nhân về Trung tâm công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh Yên Bái, cán bộ của Trung tâm đã thông báo với Hội LHPN tỉnh Yên

Bái để tiếp tục hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân khi nạn nhân trở về nhà. Tháng 10/2014, 02 nạn nhân quê ở Nghệ An bị mua bán sang Lào được giải cứu và tiếp nhận về qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị. Khi một trong hai nạn nhân có dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe (đau bụng dữ dội), cán bộ chiến sỹ của Đồn biên phòng Cửa khẩu Lao Bảo đã đưa nạn nhân vào Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa để được chữa trị kịp thời, sau đó đã bàn giao nạn nhân cho Trung tâm Bảo trợ xã hội và Điều dưỡng thương binh tỉnh Quảng Trị để chăm sóc, ổn định tâm lý cho nạn nhân.

Dự án BVNN cũng kết nối với tổ chức Hagar International và Ngôi nhà Bình Yên tại Hà Nội, đồng thời phối hợp với các cơ quan đối tác chuyển tuyến 04 trường hợp thân chủ (Yên Bái: 01; Quảng Trị: 02, Quảng Nam: 01) ra Hà Nội để các thân chủ được hỗ trợ toàn diện (tâm lý,

Tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các địa phương khác

Dự án BVNN cũng đã tổ chức cho đối tác ba tỉnh tham quan, học hỏi kinh nghiệm của một số tỉnh làm tốt công tác phòng chống MBN như Lào Cai (vào tháng 4/2014) và Thừa Thiên - Huế (tháng 5/2015). Đối tác ba tỉnh đã được chia sẻ kinh nghiệm về tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; huy động nguồn lực; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành; xây dựng và vận hành nhóm tự lực hỗ trợ nạn nhân bị mua bán tại cộng đồng. Các đợt tham quan này cũng giúp kết nối và duy trì mối quan hệ cộng tác, phối hợp giữa các cơ quan chức năng của các tỉnh. Tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

Xây dựng Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

Với sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của Dự án BVNN, cơ quan đầu mối Dự án tại ba tỉnh đã chủ trì, xây dựng và trình UBND ban hành Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân. Cả ba bản quy chế đã được Chủ tịch UBND ba tỉnh ký ban hành vào cuối năm 2015, đầu năm 2016 (QĐ 4659/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam; QĐ 26/2015/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Yên Bái QĐ 31/QĐ-UBND ngày 08/01/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị).

Tham quan mô hình nhóm tự lực tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong khuôn khổ tập huấn về Quản lý ca, Tp. Huế, 12 - 15/5/2015.

Thân chủ ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được hỗ trợ sinh kế vào tháng 6/2013.

42 43TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 23: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

y tế, chỗ ở, học văn hóa, học nghề và giới thiệu việc làm). 01 thân chủ ở Yên Bái sau khi tốt nghiệp khóa học nghề làm tóc trở về địa phương đã được Dự án hỗ trợ kinh phí để mua sắm các trang thiết bị, vật dụng mở tiệm làm tóc, gội đầu, có thu nhập ổn định.

Thiết kế tốt

Với những hoạt động can thiệp của Dự án, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia vào công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân đã được cải thiện rõ rệt. Thông tin về nạn nhân được chia sẻ giữa các cơ quan liên quan và các nạn nhân cũng đã nhận được sự hỗ trợ toàn diện và hiệu quả hơn. Bên cạnh nguồn lực từ Dự án, một số nguồn lực từ gia đình, cộng đồng và các chính sách hỗ trợ sẵn có tại địa phương cũng được huy động để đáp ứng tối đa nhu cầu của nạn nhân. Ví dụ: 01 nạn nhân ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được Dự án hỗ trợ vốn để kinh doanh quần áo, được Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh hỗ trợ làm thủ tục đăng ký kết hôn; 01 nạn nhân ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam được Dự án hỗ trợ kinh phí mua bò nái giống và được Phòng LĐTBXH huyện phối hợp với UBND xã tiến hành thủ tục đề nghị hỗ trợ kinh phí xây nhà ở theo diện hộ nghèo ở địa phương, v.v,…

Tính bền vững

Với sự hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật của Dự án BVNN, năng lực của cán bộ các cơ quan đối tác đã được nâng lên. Nhóm giảng viên nòng cốt tại ba tỉnh sau khi tham dự các tập huấn về phương pháp tập huấn cho người trưởng thành và các nội dung chuyên sâu về bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân do Dự án BVNN tổ chức đã trở về địa phương truyền đạt lại kiến thức, kỹ năng đã lĩnh hội được cho cán bộ địa phương. Nhờ được tham dự các lớp tập huấn trong khuôn khổ dự án mà cán bộ của các cơ quan đối tác đã có đủ kiến thức và kỹ năng để làm tốt việc xác minh, xác định và hỗ trợ nạn nhân khi được giao.

Đặc biệt, Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân được ban hành tại ba tỉnh là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường quan hệ cộng tác, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia vào công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn từng tỉnh; đồng thời là cơ sở để ngân sách địa phương bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức và giải quyết chế độ hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán trở về trong thời gian sau khi Dự án kết thúc.

Có thể nhân rộng

Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân được xây dựng trên cơ sở tham khảo và tiếp thu kinh nghiệm của một số tỉnh đã ban hành quy chế trước đó như Lào Cai, Bắc Giang, Thừa Thiên - Huế. So với những quy chế đã được các tỉnh khác ban hành trước đó thì Quy chế phối hợp của ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Yên Bái đã được bổ sung nhiều nội dung như: Quy trình phối hợp trong việc tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ ban đầu và chuyển tuyến nạn nhân; Quy trình phối hợp trong việc hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân; Quy trình phối hợp trong việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán ngân sách phục vụ công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân. Quy chế phối hợp của Quảng Nam, Quảng Trị và Yên Bái là nguồn tham khảo hữu ích cho các tỉnh để phát triển quy chế cho các tỉnh trong cả nước.

Tính bao gồm

Cơ chế phối hợp cấp tỉnh được tăng cường để hỗ trợ cho tất cả các trường hợp nạn nhân bị mua bán, không phân biệt giới tính, độ tuổi, tôn giáo, dân tộc, hoàn cảnh sống của nạn nhân.

Có sự tham gia

Trong quá trình xây dựng dự thảo Quy chế phối hợp trong việc xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, cơ quan chủ trì soạn thảo đã gửi dự thảo

“Qua 01 năm, kể từ khi Bộ đội Biên phòng phối hợp với với Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Trị và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam tổ chức lớp tập huấn “Kiến thức cơ bản về phòng, chống MBN và kỹ năng tiếp xuc, làm việc với nạn nhân bị mua bán” , trình độ, năng lực của cán bộ chiến sỹ đã được nâng cao, từ đó vận dụng tốt vào thực tiễn. Chính vì thế công tác đấu tranh phòng chống MBN của lực lượng Phòng chống tội phạm Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phát huy được hiệu quả và điểm nhấn trong kết quả đạt được là việc xác lập và đấu tranh thành công chuyên án 662M, ngày 27/10/2014 bắt giữ 02 đối tượng trong đường dây mua bán người từ Nghệ An qua Cửa khẩu Lao Bảo sang Lào; giải cứu 02 nạn nhân đưa về tái hòa nhập cộng đồng”.

(Trích Diễn văn phát biểu khai mạc Tập huấn nâng cao về “Kỹ năng xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán” tổ chức tại Quảng Trị vào tháng 4/2015.

44 45TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 24: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

văn bản lấy ý kiến góp ý của tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia vào công tác xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân trên địa bàn tỉnh, đồng thời tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý trực tiếp của cán bộ các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh.

Không gây tổn hại

Cơ chế phối hợp cấp tỉnh được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân, góp phần đem tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho các nạn nhân, giúp họ hòa nhập cộng đồng bền vững hơn. Trong quá trình phối hợp, cán bộ của các cơ quan liên quan luôn tuân thủ những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, bảo đảm các thông tin cá nhân và hồ sơ của nạn nhân được giữ bí mật và chỉ chia sẻ trong phạm vi “cần thiết phải biết”. Trong suốt thời gian triển khai dự án, không có thân chủ nào bị đe dọa hay bị tổn hại từ việc họ tham gia vào quá trình quản lý ca cũng như tiếp nhận và sử dụng những nguồn lực hỗ trợ từ Dự án.

Vì lợi ích tốt nhất

Trong quá trình phối hợp, cán bộ của các cơ quan liên quan tham gia vào quá trình tiếp nhận và hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân luôn đặt lợi ích tốt nhất của nạn nhân và con cái của họ lên hàng đầu. Những quyết định đưa ra đều dựa trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực có

thể xảy ra làm ảnh hưởng tới quá trình tái hòa nhập cộng đồng của nạn nhân. Sự cộng tác, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân cũng chính là để cung cấp cho nạn nhân một gói hỗ trợ toàn diện, đáp ứng được nhu cầu của nạn nhân.

IV. TÁC ĐỘNG

Nhờ tăng cường cơ chế phối hợp cấp tỉnh, tính đến hết tháng 4/2016, đã có 55 nạn nhân được hỗ trợ, trong đó có 36 trường hợp được hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng; 04 nạn nhân được giải cứu ở Quảng Nam và hỗ trợ chi phí đi lại để về địa phương; 02 nạn nhân được tiếp nhận qua cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị; 04 nạn nhân được chuyển tuyến tới những nhà cung cấp dịch vụ khác để được hỗ trợ tâm lý và học nghề.

Mạng lưới các cơ quan, tổ chức tham gia vào công tác hỗ trợ nạn nhân đã được kết nối và sẽ tiếp tục duy trì sau khi dự án kết thúc.

Để bảo đảm các thành quả của Dự án được duy trì bền vững, các địa phương cam kết sẽ bố trí kinh phí cho hoạt động hỗ trợ nạn nhân sau khi Dự án kết thúc. Mức trợ cấp khó khăn ban đầu và hỗ trợ học nghề cho nạn nhân đã được quy định rõ trong Quy chế phối hợp trong việc tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

Thân chủ ở thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái được hỗ trợ sinh kế vào tháng 12/2015.

Nghiên Cứu Trường HợpBước 1: Xác định nhu cầu ban hành quy chế (qua thực tế xử lý một số vụ

việc tại địa phương, qua tham quan học hỏi kinh nghiệm của một số tỉnh đã ban hành Quy chế…) – đối tác thấy được sự cần thiết phải ban hành quy chế phối hợp.

Bước 2: Đưa việc xây dựng Quy chế vào trong Kế hoạch hoạt động của Dự án (đặt hoạt động + kinh phí)

Bước 3: Xây dựng kế hoạch xây dựng Quy chế phối hợp

Bước 4: Xây dựng dự thảo Quy chế

Bước 5: Lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Quy chế (bao gồm cả việc lấy ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp đối với Dự thảo Quy chế).

Bước 6: Trình Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành Quy chế.

Bước 7: Triển khai thực hiện Quy chế (đăng công báo điện tử của tỉnh, gửi qua đường công văn tới các cơ quan liên quan, tổ chức tập huấn).

46 47TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 25: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

I. BốI CaNH

Kể từ những năm 2000, khuôn khổ pháp luật Việt Nam về phòng, chống MBN liên tục được sửa đổi và bổ sung, trong đó sự kiện quan trọng nhất là việc thông qua Luật Phòng chống MBN vào năm 2011. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống MBN; Bộ Luật hình sự; Chương trình hành động quốc gia phòng chống MBN các giai đoạn 2006-2010, 2011-2015, 2016-2020; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2009 đã lần lượt được sửa đổi, xây dựng và thông qua.

Ở cấp độ khu vực và Quốc tế, vào tháng 7 năm 2012, Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và gia nhập

Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em cùng nhiều điều ước quốc tế khu vực, song phương và đa phương về vấn đề này. Mới đây, vào tháng 11 năm 2015, Việt Nam đã kí Công ước ASEAN về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam còn nhiều điểm chưa tương thích với pháp luật quốc tế. Quyền lợi của các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em chưa được phản ánh đầy đủ trong các văn bản pháp luật của quốc gia.

Bên cạnh những nỗ lực không ngừng của chính phủ, trong 5 năm triển khai, Chương trình ETIP đã có những đóng góp đáng kể, hỗ trợ chính phủ trong

tiến trình hoàn thiện và thực thi những chính sách này theo hướng tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm bảo vệ tốt hơn cho các nạn nhân bị mua bán.

II. TIếN TrìNH

Xây dựng năng lực vận động chính sách cho nhân viên ETIP

Tại cấp khu vực, trong giai đoạn đầu triển khai, một khóa tập huấn cho các Điều phối viên/Quản lý Dự án Vận động chính sách đã được tổ chức với mục tiêu cung cấp những kiến thức, kĩ năng, phương pháp cơ bản và nâng cao trong vận động chính sách. Nhân viên vận động chính sách các văn phòng quốc gia hiểu được định hướng của Tầm nhìn

Thế giới trong vận động chính sách; nắm được kĩ năng phân tích chính sách và sử dụng các phương pháp và công cụ vận động chính sách phù hợp trong mỗi hoạt động cụ thể.

Tại cấp quốc gia, toàn bộ nhân viên của chương trình ETIP đã tham gia khóa tập huấn vận động chính sách với nội dung thực hành xây dựng kế hoạch vận động chính sách của Chương trình ETIP ở cấp quốc gia. Tiến trình xây dựng kế hoạch này đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa các dự án trong chương trình, giữa cán bộ văn phòng cấp quốc gia với cán bộ thực địa trong xác định vấn đề cũng như lập và thực hiện kế hoạch vận động chính sách.

VỚI TIẾN TRÌNH XÂY DỰNGVÀ SỬA ĐỔI CHÍNH SÁCH Tập huấn Vận động chính sách tại Hà Nội, 11-12/2014

48 49TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 26: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Nghiên cứu về luật pháp, chính sách của Việt Nam và quốc tế

Để thực hiện tốt việc gây ảnh hưởng đến chính sách, đặc biệt là những can thiệp ở cấp quốc gia, một nghiên cứu khuôn khổ pháp luật hiện hành của Việt Nam về phòng chống MBN được thực hiện bởi một tư vấn độc lập giàu kinh nghiệm là không thể thiếu. Nghiên cứu chỉ ra những ưu điểm, hạn chế liên quan đến các chính sách hiện hành, từ đó đưa ra những khuyến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ quốc tế và Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực này nhằm tiếp tục hỗ trợ hoàn thiện hệ thống pháp luật về Phòng chống MBN của Việt Nam theo hướng tương thích với pháp luật quốc tế. Nghiên cứu là một tài liệu tham khảo quan trọng giúp chương trình ETIP đưa ra những khuyến nghị về xây dựng, sửa đổi luật pháp, chính sách liên quan.

Trên cơ sở những nghiên cứu về luật pháp, chính sách của Việt Nam, chương trình ETIP đã biên soạn các tài liệu tập huấn về phòng, chống MBN; kỹ năng xác minh, xác định nạn nhân; chế độ chính sách dành cho nạn nhân…cho cán bộ cơ sở để nâng cao công tác thực thi chính sách.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch Vận động chính sách

Thông qua các cuộc họp trực tiếp và các trao đổi dưới nhiều hình thức khác nhau, nhân viên Chương trình ETIP ở văn phòng quốc gia và thực địa đã xác định và liệt kê toàn bộ những vấn đề liên quan đến thực thi luật pháp, chính sách còn tồn tại ở địa phương cản trở đến hiệu quả của công tác phòng chống MBN. Cùng lúc đó, những hạn chế liên quan đến chính sách đã được phát hiện trong Nghiên cứu khung pháp luật hiện hành về phòng chống MBN cũng được đưa ra cân nhắc. Tất cả những vấn đề, những hạn chế còn tồn tại đã được xem

xét dựa trên một bộ câu hỏi nhằm xác định ra những vấn đề ưu tiên nhất để từ đó xây dựng kế hoạch vận động chính sách. Các câu hỏi tập trung vào việc xem xét tính phù hợp của các vấn đề với ưu tiên của Tầm nhìn Thế giới, nguồn lực đảm bảo và cơ hội vận động chính sách.

Sau khi xác định được vấn đề ưu tiên, kế hoạch vận động chính sách chi tiết đã được xây dựng với mục tiêu, mục đích cho từng vấn đề, đối tượng đích, đối tác chính, hoạt động, thông điệp, thời gian,… Trên cơ sở kế hoạch này, tùy vào tính chất mà hoạt động được triển khai ở cấp trung ương hay địa phương.

Trong năm tài chính 2015, kế hoạch Vận động chính sách của Chương trình ETIP gồm 3 mục tiêu: 1) Vận động cơ quan đối tác cấp tỉnh xây dựng quy chế phối hợp trong tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán; 2) Tài liệu hóa mô hình tăng cường tiếng nói của nạn nhân và 3) Hỗ trợ Bộ tư pháp sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế. Đến năm 2016, cả ba mục tiêu trên đây đều đã đạt được. Kết quả sẽ được đề cập cụ thể trong phần tác động của thực hành này.

Xây dựng năng lực vận động chính sách cho

nhân viên chương trình

Nghiên cứu về luật pháp của Việt Nam và

quốc tế

Xây dựng và thực hiện kế hoạch vận động

chính sách

Vận động chính sách dựa trên bằng chứng

Xây dựng mốiquan hệ với các cơ quan

chính phủ

Huy động nguồn lực

Đưa ra các khuyến nghị về chính sách

Giám sát việc thực hiện các khuyến nghị

Hội thảo góp ý dự thảo Báo cáo phân tíchkhung pháp luật hiện hành của Việt Nam về PCMBN

Lưu ý:

Nghiên cứu cần được thực hiện từ khi dự án khởi động để hình thành những vấn đề ưu tiên, từ đó xây dựng chiến lược vận động chính sách cho 5 năm thực hiện dự án.

Nghiên cứu sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách tốt hơn nếu được thực hiện trên cơ sở phối kết hợp với những cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm trong việc xây dựng và sửa đổi chính sách như Bộ Tư pháp, Bộ Công An.

Hỗ trợ Bộ tư pháp tổ chức hội thảo tham vấn sửa đổi Bộ Luật Hình sự

50 51TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 27: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Vận động chính sách dựa trên bằng chứng

Một trong những ưu tiên của Tầm nhìn Thế giới trong Vận động chính sách là tiếp cận dựa trên bằng chứng. Không nằm ngoài tiếp cận này, Dự án vận động chính sách của Chương trình ETIP đã làm việc với Dự án Phòng ngừa và Dự án Bảo vệ nạn nhân để tìm ra những bằng chứng liên quan đến khoảng trống và những can thiệp, những mô hình tốt trong thực hiện các hoạt động của 2 lĩnh vực này. Mô hình nhóm tự lực mà Dự án Bảo vệ nạn nhân đang hỗ trợ đã được chia sẻ với Bộ LĐTBXH để cơ quan cân nhắc khi xây dựng kế hoạch hành động cho đề án Tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân.

Trong khuôn khổ chương trình ETIP, các nạn nhân, thanh thiếu niên và những người dân trong cộng đồng có nguy cơ bị mua bán đã được nâng cao năng lực thông qua các khóa tập huấn và được đối thoại với các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc gia và cấp địa phương về luật pháp, chính sách có liên quan.

Xây dựng mối quan hệ với cơ quan chính phủ và các tổ chức trong mạng lưới phòng chống MBN

Ý thức được tầm quan trọng của việc xác định đúng và xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chính phủ, từ giai đoạn thiết kế, Dự án Vận động động chính sách đã thực hiện một bản phân tích vai trò của các cơ quan đối tác làm việc trong lĩnh vực phòng chống MBN, trong đó có các cơ quan chính phủ chủ chốt như Bộ Công An, Bộ LĐTBXH, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp…; các tổ chức/dự án quốc tế bao gồm UNICEF, ILO, IOM, UNACT, JICA, AAPTIP, Blue Dragon... Phân tích tập trung tìm ra vai trò, trách nhiệm, tầm ảnh hưởng cũng như sự quan tâm của các cơ quan đối với lĩnh vực phòng chống MBN.

Từ bản phân tích này và dựa trên mục tiêu, mục đích, dự án đã thiết lập mối quan hệ với các cơ quan liên quan phù hợp với can thiệp của dự án. Các mối quan hệ được xây dựng trên nền tảng hợp tác, tôn trọng và hỗ trợ đã tạo nên sự phối hợp chặt chẽ và đạt hiệu quả công việc cao.

Huy động các nguồn lực đóng góp trong thực hiện các hoạt động Vận động chính sách

Huy động và phối hợp với các phòng ban liên quan trong nội bộ Tổ chức Tầm nhìn Thế giới là một cách tốt để tối đa hóa những đóng góp của Tầm nhìn Thế giới cho chính phủ trong công tác phòng, chống MBN. Trong thời gian qua, Chương trình ETIP đã phối kết hợp với Ban vận động chính sách, Ban Chất lượng chương trình, Ban truyền thông, Bảo vệ trẻ em…trong việc cung cấp những đóng góp về mặt kỹ thuật và tài chính cho quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống MBN; Bộ Luật hình sự sửa đổi; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Kế hoạch giám sát đánh giá Chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2011-2015…

Hợp tác với mạng lưới các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực phòng

chống MBN cũng là một trong những ưu tiên chính trong các hoạt động vận động chính sách của Chương trình ETIP. Thông qua hoạt động chia sẻ và học hỏi của mạng lưới và từ bản phân tích vai trò của các cơ quan đối tác đã đề cập ở phần trên, Chương trình ETIP đã xác định được những tổ chức, dự án, có cùng ưu tiên, mục tiêu và lên kế hoạch cùng thực hiện các hoạt động Vận động chính sách.

Đưa ra những khuyến nghị cho việc xây dựng, sửa đổi chính sách

Với mỗi cơ hội sửa đổi luật pháp, chính sách liên quan đến phòng chống MBN mà Chương trình đặt ưu tiên, nhằm gây ảnh hưởng tới những luật pháp, chính sách này, Chương trình ETIP sẽ tiến hành các phân tích, so sánh luật pháp, chính sách của Việt Nam và quốc tế nhằm tìm ra những điểm khác biệt, từ đó xây dựng những khuyến nghị phù hợp với bối cảnh

Đối với một chương trình được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau trên cơ sở phối kết hợp các hoạt động, việc xây dựng bộ công cụ hướng dẫn thu thập bằng chứng và giám sát đánh giá là rất quan trọng giup việc thu thập và chia sẻ các bằng chứng được hiệu quả hơn.

Họp mạng lưới các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phòng chống MBN

52 53TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 28: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Việt Nam. Những khuyến nghị trong nghiên cứu khung pháp luật hiện hành của Việt Nam về phòng chống MBN đã được tham khảo trong quá trình này.

Những khuyến nghị sau khi xây dựng đã được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo 2 cách: Một là góp ý trực tiếp trong các cuộc họp, hội thảo tham vấn và cách thứ hai là góp ý dưới dạng văn bản và được gửi đến cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm xây dựng, sửa đổi chính sách.

Mặt khác, những mô hình, can thiệp của ETIP như mô hình hỗ trợ nạn nhân; quy trình QLC; xây dựng quy chế phối hợp trong tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân cũng được chia sẻ với các cơ quan chính phủ và các tổ chức quốc tế cho mục tiêu áp dụng và nhân rộng.

Trong năm năm thực hiện, Chương trình ETIP áp dụng các phương pháp trên trong quá xây dựng các Văn bản hướng dẫn thi hành luật phòng chống MBN, Chương trình hành động quốc gia phòng, chống MBN giai đoạn 2011-2015, 2016-2020; sửa đổi Bộ luật hình sự; sửa đổi Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xây dựng chương trình thúc đẩy quyền trẻ em giai đoạn 2016-2020; các hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam với Campuchia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc…

Giám sát việc thực thi các khuyến nghị về chính sách

Giám sát việc thực thi các khuyến nghị liên quan đến xây dựng, sửa đổi luật pháp, chính sách là một mắt xích quan trọng và không thể thiếu trong tiến trình Vận động chính sách. Nó đóng vai trò xác định thành tựu của hoạt động vận động chính sách nếu một khuyến nghị nào đó được chính phủ chấp thuận hoặc là cơ sở cho những hoạt động gây ảnh hưởng trong tương lai nếu khuyến nghị đó còn đang được xem xét hay chưa được chấp thuận.

Trong những hoạt động Vận động chính sách của Chương trình ETIP, sau khi các khuyến nghị cho việc sửa đổi, xây dựng luật pháp, chính sách được gửi đến các ban ngành liên quan trong chính phủ, chương trình thường xuyên liên hệ với các ban ngành này để theo dõi các bước tiếp theo của tiến trình. Khi một chính sách này được ban hành, chương trình sẽ rà soát xem những khuyến nghị của Tổ chức Tầm nhìn thế giới có được chấp thuận hay không. Nếu những khuyến nghị đó chưa được chấp thuận, cần tìm hiểu lý do của việc này và kế hoạch vận động chính sách sẽ theo đó được sửa đổi và tiếp tục được thực hiện.

Hiệu quả

Với sự đa dạng trong cách tiếp cận cộng thêm việc huy động nguồn lực đóng góp từ nhiều nguồn khác nhau, cả từ nội bộ và bên ngoài tổ chức, mô hình này đã đạt được những hiệu quả nhất định, được minh chứng bằng những kết quả liên quan đến Vận động chính sách của Chương trình ETIP. Các kết quả sẽ được đề cập cụ thể hơn trong phần Tác động của tài liệu này.

Thiết kế

Các can thiệp của dự án không nằm ngoài các hướng dẫn của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới về Vận động chính sách, đó là Thiết kế các hoạt động Vận động chính sách ở cả 2 cấp: cấp quốc gia với các hoạt động gây ảnh hưởng đến chính sách, luật pháp đang trong quá trình xây dựng, sửa đổi hay thực thi; và cấp cơ sở

với các hoạt động huy động và trao quyền cho nhóm đối tượng hưởng lợi, ở đây là nạn nhân bị mua bán và nhóm thanh thiếu niên nguy cơ. Tại cấp tỉnh, chương trình cũng đã thành công trong việc vận động các cơ quan liên quan xây dựng quy chế phối hợp trong tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân.

Có sự tham gia và vì lợi ích tốt nhất của nhóm đối tượng hưởng lợi

Chương trình ETIP đã nâng cao năng lực và thúc đẩy sự tham gia của các nạn nhân bị mua bán và nhóm thanh niên có nguy cơ vào các sự kiện liên quan thông qua hoạt động của cả ba dự án Phòng ngừa, Bảo vệ nạn nhân và Vận động chính sách. Nạn nhân bị mua bán đã được tạo cơ hội để đối thoại với các nhà hoạch định chính sách ở cấp tỉnh, huyện về các chế độ, chính sách trong khi thanh thiếu niên có cơ hội tham gia

Tính hiệu qua

Thiết kế tốt

Có sựtham gia

Vì lợi ích tốt nhất

Có thể nhân rộng CÁC yếU

Tố TẠO NÊN THỰC HÀNH TốT

III. CÁC yếU Tố TẠO NÊN THỰC HÀNH TốT

54 55TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 29: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

diễn đàn các cấp, từ cấp huyện, tỉnh, quốc gia đến khu vực để nói lên quan điểm, mong muốn của mình liên quan đến phòng chống MBN với các nhà hoạch định chính sách các cấp.

Có thể nhân rộng

Khả năng nhân rộng một phần hay hoàn toàn mô hình phụ thuộc vào nguồn lực của mỗi dự án, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, công tác vận động chính sách sẽ toàn diện và đạt hiệu quả tốt nhất nếu được tiếp cận ở cả 2 phạm trù – Huy động sự tham gia của cộng đồng và Gây ảnh hưởng đến việc thực thi và xây dựng chính sách. Các dự án, chương trình trong khuôn khổ Tầm nhìn Thế giới sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để áp dụng hoàn toàn mô hình này vì khả năng phối kết hợp và huy động nguồn lực sẵn có là rất lớn. Dù lựa chọn nhân rộng hoàn toàn hay một phần mô hình thì thực hành được mô tả ở đây đều có thể là nguồn tham khảo.

IV. TÁC ĐỘNG

Quan điểm của Chính phủ

Nhìn lại năm năm thực hiện Chương trình ETIP, so sánh giữa năm đầu tiên và năm cuối cùng, có thể dễ dàng nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt trong quan điểm hợp tác giữa các cơ quan chính phủ với các tổ chức quốc tế nói chung và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới nói riêng. Những khuyến nghị được chia sẻ từ các tổ chức quốc tế đã được chính phủ đón nhận và xem xét một cách cẩn trọng. Những đối thoại giữa chính phủ và các tổ chức quốc tế đã trở nên cởi mở hơn. Trong các báo cáo của các cơ quan chính phủ như báo cáo kết quả thực hiện chương trình quốc gia phòng chống MBN, báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch Sáng kiến phối hợp các nước Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng hàng năm…, vai trò và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế luôn được phản ánh và ghi nhận.

Sự sẵn sàng hợp tác của các tổ chức quốc tế

Là một thành viên tích cực và cũng là một trong ba thành viên của nhóm điều phối mạng lưới các Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phòng chống MBN bao gồm các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ trong nước, Chương trình ETIP đã góp phần thúc đẩy và duy trì các hoạt động của mạng lưới. Không những vậy, Chương trình ETIP đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, các cơ quan của Liên hợp quốc như UNACT, IOM, UNICEF, ILO, AAPTIP… trong nhiều hoạt động hỗ trợ chính phủ liên quan đến vận động chính sách. Bản thân chương trình ETIP đã có rất nhiều các hoạt động trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là các tổ chức mới tham gia vào mạng lưới hoặc các dự án mới về phòng chống MBN và nhận được sự đánh giá cao của các tổ chức.

Luật pháp, chính sách liên quan đến phòng chống MBN bảo vệ tốt hơn cho nạn nhân bị mua bán và thanh thiếu niên có nguy cơ

Những khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền lợi nhóm thanh thiếu niên có nguy cơ đã được phản ánh trong thông tư 01/2014/TTLT-BCA-BQP-BL ĐTBXH-BNG hướng dẫn trình tự, thủ tục và quan hệ phối hợp trong xác minh, xác định, tiếp nhận và trao trả nạn nhân bị mua bán Luật trẻ em 2015 và Chương trình Hành động phòng, chống Mua bán người giai đoạn 2016-2020.

Những khuyến nghị về sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và quốc tế đã

được phản ánh trong Bộ luật Hình sự sửa đổi 2015.

Quy chế phối hợp trong tiếp nhận, xác minh, xác định, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán đã được vận động xây dựng thành công ở ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị và Yên Bái và lần lượt có hiệu lực vào tháng 12 năm 2015 và tháng 1 năm 2016.

Nạn nhân được trao quyền và tạo cơ hội đối thoại với chính quyền địa phương để chủ động chia sẻ những mong muốn của mình với các nhà hoạch định chính sách. Một số mong muốn đã được đáp ứng bởi chính quyền địa phương.

56 57TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 30: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Góp ý về việc tập trung vào lĩnh vực MBN vì mục đích cưỡng bức lao động; tập trung vào truyền thông thay đổi hành vi, xây dựng cơ chế chuyển tuyến đã được phản ánh trong Dự thảo 1 của chương trình

Tầm nhìn Thế giới kêu gọi các mạng lưới các tổ chức quốc tế đóng góp ý kiến cho bản dự thảo và xây dựng bản khuyến nghị

Các khuyến nghị của các tổ chức về 1) cung cấp các hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em bị mua bán, nhóm dân tộc thiểu số; 2) vai trò của Đoàn thanh niên trong công tác phòng ngừa mua bán người và 3) tăng cường công tác phối hợp liên ngành đã được phản ảnh trong Chương trình được phê duyệt. Các hội thảo chia sẻ nội dung Chương trình đã được tổ chức ở 03 huyện địa bàn dự án

Khuyến nghị của các tổ chức quốc tế được chia sẻ trực tiếp và dưới dạng văn bản gửi Bộ Công an

Tháng 4/2015: Bộ Công An tổ chức một cuộc họp kỹ thuật với các tổ chức quốc tế nhằm lấy ý kiến về ý tưởng xây dựng Chương trình Hành động phòng chống MBN giai đoạn 2016-2020.

Tháng 5/2015, Dự thảo 1 Chương trình Hành động Phòng chống MBN 2016-2020 được xây dựng.

Dự thảo trình chính phủ và được phê duyệt vào ngày 31/12/2015.

Tháng 7-10/2015, Bộ Công An tổ chức các buổi họp tham vấn lấy kiến các bộ ngành liên quan và các tổ chức quốc tế về nội dung dự thảo.

NGHIÊN CứUTRƯỜNG HỢP

58 59TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 31: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

PHẦN 2

BÀI HỌCKINH NGHIỆM

60 61TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 32: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

I. Mô Ta HOẠT ĐỘNG

Tài liệu truyền thông dành cho các nhóm mục tiêu nói riêng cũng như cộng đồng nói chung được xây dựng dựa trên cơ sở các phát hiện từ khảo sát ban đầu, khung thiết kế chung của Dự án Phòng ngừa và trong quá trình triển khai hoạt động can thiệp tại cộng đồng, bao gồm cả việc lấy ý kiến đóng góp từ các hoạt động xây dựng năng lực cho nạn nhân. Các tài liệu truyền thông sẽ góp phần giảm nguy cơ MBN, di cư không an toàn cho người dân cộng đồng tại các địa bàn mục tiêu.

Năm 2012, dự án đã chủ động xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn truyền thông dành cho Tuyên truyền viên. Bộ tài liệu này bao gồm một Cuốn sổ tay cho dành cho Tuyên truyền viên và Cuốn tranh lật khổ lớn, bao gồm các thông tin, kiến thức cơ bản về mua bán người, di cư an toàn, các kỹ năng truyền thông giúp cho các tuyên truyền viên có thể cung cấp thông tin đến các nhóm mục tiêu và cộng đồng một cách hiệu quả. Bộ tài liệu này cũng đồng thời được sử dụng cho hoạt động nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức cho các thành viên Ban công tác mặt trận thôn và các CLB thanh thiếu niên di cư an toàn tại thời điểm đó.

Năm 2015, Dự án cấp khu vực tổ chức tập huấn và thống nhất cách tiếp cận và xây dựng thông điệp truyền thông thay đổi hành vi.

II. PHâN TÍCH BÀI HọC SAU KHI TrIỂN KHAI:

Thành công

• Hiểu biết và nhận thức của lãnh đạo địa phương và các tình nguyện viên về vấn đề di cư và MBN đã được cải thiện. Thành viên BCĐ 138, ban bảo vệ trẻ em và đội ngũ tuyên truyền viên nắm được các kiến thức cơ bản về mua bán người bao gồm khái niệm về MBN trong nước và quốc tế, các thủ đoạn của kẻ MBN, các giấy tờ cần thiết khi di cư hợp pháp, những việc cần làm trước – trong khi đi và tại nơi đến, bốn nhóm quyền trong công ước quốc tế quyền trẻ em và hiểu về các nấc thang tham gia của trẻ em v.v…

• Qua việc tham gia các hoạt động của dự án bao gồm cả việc khảo sát,

đánh giá, các hoạt động tập huấn và truyền thông, năng lực đối tác, tình nguyện viên và cộng đồng đã được nâng cao. Đối tác đã chủ động trong việc xác định các vấn liên quan tới di cư không an toàn, MBN và bảo vệ trẻ em tại địa phương của mình (ví dụ như: độ tuổi, nơi đến, các công việc thường làm, nguyên nhân đi của nhóm di cư tiềm năng) và xác định các kênh cung thông tin phù hợp

XÂY DỰNG TàI LIỆU

TRUYỀN THÔNG THAY ĐỔI HÀNH VI Tài liệu truyền thông của chương trình

được chia sẻ lồng ghép trong các sự kiện tại địa phương

Khảo sát lấy thông tin trước khi xây dựng tài liệu truyền thông

62 63TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 33: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

“Anh ta là người lạ. Luc đi nhà thờ cháu thấy anh ta cứ đi theo. Nhà thờ cách nhà cháu 500 mét. Cháu thấy đi theo cũng mấy hôm thì cũng đồng ý làm quen, đến hôm sau này khi đã quen hẳn thì anh ấy nói chuyện nhiều và rủ cháu đi cùng anh ấy. Luc đầu cháu cũng định đi. Anh ấy còn lôi tay cháu nhưng cháu trả lời là nhà cháu ở gần đấy… Cháu bảo nếu cháu không được học trong CLB này thì có thể cháu sẽ bị dính vào chuyện này” - trích trong đánh giá cuối dự án - Phỏng vấn sâu thành viên CPA/CPC

và hiệu quả tại địa phương (ví dụ như truyền thông trực tiếp, gián tiếp, truyền thông nhóm lớn hay tư vấn nhóm nhỏ thông qua kênh sẵn có như Đài truyền thanh của Huyện, các nhóm CPA/CPC, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, CLB thanh thiếu niên…). Thành viên của BCĐ 138, ban bảo vệ trẻ em được cập nhật thông tin chương trình hành động quốc gia về phòng chống MBN các giai đoạn đã nắm rõ hơn vai trò tránh nhiệm của từng ban ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối kết hợp trong công tác truyền thông phòng, chống MBN.

64 65TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 34: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Dự án đã xây dựng được 3 nhóm tập huấn viên và tuyên truyền viên nòng cốt tại ba vùng dự án. Các thành viên viên được trang bị kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ các ban ngành trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi cho đối tác và các nhóm đối tượng mục tiêu của dự án tại địa phương.

Sự phong phú đa dạng của các tài liệu tập huấn, tài liệu truyền thông của dự án với các thông tin lấy từ các trường hợp thực tế của Việt Nam và các nước đang thực hiện chương trình ETIP trong khu vực đã góp phần cung cấp một bức tranh chung cũng như một số kỹ năng cơ bản góp phần thay đổi hành vi di cư an toàn cho các nhóm đối tượng hưởng lợi.

• Các tài liệu truyền thông được thiết kế hình thức hấp dẫn, thân thiện với người đọc được đối tác và cộng đồng đánh giá cao về mặt nội dung và thẩm mỹ.

• Các tài liệu truyền thông không chỉ sử dụng trong các vùng dự án mà còn được chia sẻ với các trong tổ chức, các thành viên trong mạng lưới phòng chống MBN, các Trung tâm hỗ trợ lao động Lao động Ngoài nước và một số công ty tuyển dụng nhằm giúp cho thông tin được chuyển tải tới đông đảo người lao động tiềm năng.

Hạn chế

• Các công cụ giám sát đánh giá chương trình và dự án hoàn thành và đi vào sử dụng vào cuối năm 2014, do đó việc thực hiện giám sát cộng đồng thay đổi những hành vi tích cực để phòng ngừa MBN và di cư không an toàn vẫn còn hạn chế.

• Các hoạt động tập huấn, truyền thông thay đổi hành vi và thu thập thông tin tại thực địa theo tiếp cận của khu vực thực hiện muộn hơn kế hoạch cũng ảnh hưởng đến quá trình xây dựng thông điệp truyền thông.

• Các tài liệu được xây dựng bằng ngôn ngữ phổ thông nên đối với Huyện Hướng Hóa và Trấn Yên, nơi có tỷ lệ người dân tộc cao, thì việc tiếp cận thông tin qua tài liệu này vẫn chưa được hiệu quả như mong đợi.

III. GợI ý HÀNH ĐỘNG TrONG TƯơNG lAI

• Các hoạt động khảo sát ban đầu cần thực hiện sớm nhằm xác định và thống nhất về một số hành vi ưu tiên cần thay đổi và thống nhất kết quả mong đợi về hành vi cần thay đổi. Việc này sẽ giúp xây dựng tài liệu truyền thông và các hoạt động can thiệp được kịp thời và hiệu quả hơn.

• Các tài liệu hướng dẫn chung cần xây dựng trong giai đoạn đầu triển khai dự án giúp cho việc triển khai được đồng bộ, tiết kiệm thời gian, giảm số lượng công việc cho đối tác và nhân viên dự án.

• Các công cụ giám sát đánh giá cần được thiết kế trong giai đoạn đầu triển khai dự án góp phần thực hiện, theo dõi giám sát các hoạt động một cách hiệu quả và có các can thiệp kịp thời khi cần.

• Cần có thêm các nghiên cứu thực địa để xây dựng các sản phẩm truyền thông, giáo cụ trực quan có nhiều hình ảnh và bằng ngôn ngữ dân tộc thiểu số để giúp cộng đồng tiếp cận thông tin hiệu quả hơn nữa.

66 67TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 35: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

CÁC HOạT ĐộNG

TRUYỀN THÔNG TẠI CỘNG ĐỒNG

Page 36: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

KIẾN THứC - GIúP eM TrÁNH XA CạM bẫY

CủA kẻ MUA bÁN

NGưỜI

Ngô Thị Bê - Nguyễn Thị HoaTên các nhân vật đã được thay đổi

Chúng em tên là Ngô Thị Bê* và Nguyễn Thi Hoa*. Cả hai đều 16 tuổi, tham gia vào CLB thanh thiếu niên do Tầm Nhìn Thế Giới và địa phương thành lập từ tháng 8 năm 2012.

Bố mẹ của chúng em đã được đi tập huấn kiến thức phòng chống MBN do chương trình ETIP tổ chức. Khi về nhà bố mẹ đã kể cho chúng em nghe những hành vi, thủ đoạn của kẻ MBN.

Nghe bố mẹ kể và được tham gia các buổi truyền thông do các tình nguyện viên của xã và Tầm nhìn Thế giới tổ chức, chúng em biết được các thủ đoạn tinh vi và hậu quả của các trường hợp bị mua bán. Từ đấy, chúng em sợ lắm, đi đâu cũng rủ cả hai đi cùng, không dám đi một mình như trước đây nữa.

Với những điều đã biết, chúng em nghĩ mình không bao giờ trở thành nạn nhân của nạn MBN. Nhưng điều đó vẫn xảy ra.

Xóm em có chị Trần Thị Mến*. Đầu năm nay, trên đường đi đến trường, chị Mến bị kẻ xấu đánh đúng vào tâm lý muốn kiếm tiền phụ giúp gia đình. Chị được bọn chúng cho tiền xe, thẻ điện thoại và rủ vào thành phố Hồ Chí Minh cho học nghề uốn tóc. Buổi chiều, gia đình phát hiện chị không có học ở trường. Chị vốn là đứa con ngoan, ít khi bỏ học nên gia đình lo lắng và than khóc.

Các bác tại thôn và chú Thảnh, tình nguyện viên xã, thấy có dấu hiệu không

bình thường nên hướng dẫn gia đình viết đơn báo cáo với chính quyền địa phương. Các chú công an huyện cũng đến giúp gia đinh nhưng chưa tìm ra manh mối gì.

Đến tối, chị cũng không về nhà. Một đêm…2 đêm.. rồi 3 đêm…đến cả tuần, cả nhà không thấy bóng chị đâu.

Đột nhiên, ngày nọ, chúng em nhận được cuộc điện thoại gọi đến. Mừng quá khi chúng em thấy số điện thoại của chị. Chị nói: “Chị chuẩn bị có công việc làm rồi. Sướng lắm. Có tiền gửi về giúp gia đình, có áo quần đẹp mặc. Các em có thích đi như chị không? Chị cho địa chỉ để các em đến nhé.” Nhưng sao giọng chị trong điện thoại có vẻ buồn buồn.

Nghe đến đây, chúng em sực nhớ tới lời mẹ kể và những điều học trong cuốn tranh lật phòng chống MBN. Có địa chỉ

của chị trong tay, chúng em vội báo gia đình chị.

Các anh của chị ở trong thành phố Hồ Chí Minh đã rủ nhiều bạn bè nữa đi đến đúng địa chỉ đó. Do bạn bè của anh chị đông nên kẻ xấu bất ngờ không trở tay kịp. Họ phải cho nhóm của anh chị vào trong xưởng. Ngoài chị, nhóm còn phát hiện có ba cô gái khác cũng đang chờ được đi làm nghề uốn tóc như kẻ xấu đã hứa hẹn với chị.

Một tuần sau đó, chị được các anh đưa về quê với bố mẹ. Mới hai tuần xa nhà, trông chị khác xưa nhiều quá. Hiện nay, chị đã nghỉ học luôn rồi và ở nhà với bố mẹ.

Chúng em thương chị và tiếc cho chị quá. Giá hồi ấy chị biết được các tập huấn kiến thức phòng chống MBN hẳn chị đã không bị dụ dỗ.

70 71TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 37: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng thân chủ mà thời gian hỗ trợ có thể ngắn - dài khác nhau, trong đó một ca hỗ trợ hòa nhập cộng đồng có thể kéo dài tới hai năm hoặc lâu hơn.

Tương ứng với các bước trong quy trình hỗ trợ nêu trên, ETIP đã thiết kế và đưa vào sử dụng thí điểm bộ công cụ QLC

từ tháng 3/2013. Cùng thời điểm đó, tài liệu hướng dẫn QLC cũng được triển khai biên soạn. Đến tháng 10/2016, tài liệu này được hoàn thiện, bộ công cụ QLC cũng được chỉnh sửa, bổ sung. Tài liệu QLC và bộ công cụ được chỉnh sửa đã được giới thiệu với đối tác 3 tỉnh trong Hội thảo “Quản lý ca” tổ chức tại Đà Nẵng từ 11-15/01/2016.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ

Hội thảo + Tập huấn về Quản lý ca, Tp. Đà Nẵng, 11-15/01/2016

I. Mô Ta HOẠT ĐỘNG.

Hoạt động quản lý ca do đối tác của Chương trình ở ba tỉnh (Hội LHPN tỉnh Yên Bái, Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị) thực hiện. Quy trình QLC như sau:

Cán bộ Hội LHPN/Phòng LĐTBXH cấp huyện phối hợp với cán bộ phụ nữ và LĐTBXH cấp xã tiếp xúc với nạn nhân, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch hỗ trợ nạn nhân (sử dụng các biểu mẫu QLC của ETIP) triển khai kế hoạch hỗ trợ và gửi cho Hội LHPN/Sở LĐTBXH cấp tỉnh.

Cán bộ Hội LHPN/Sở LĐTBXH cấp tỉnh phối hợp với cán bộ Hội LHPN/Phòng LĐTBXH cấp huyện và cán bộ Hội phụ nữ/LĐTBXH cấp xã triển khai kế hoạch hỗ trợ thân chủ.

Cán bộ Hội LHPN/Sở LĐTBXH cấp tỉnh kiểm tra Phiếu đánh giá nhu cầu, Kế hoạch hỗ trợ nạn nhân và phối hợp với cán bộ cấp huyện chỉnh sửa các tài liệu này (nếu cần thiết) rồi gửi cho Điều phối viên Dự án BVNN, Chương trình ETIP.

Cán bộ Hội LHPN/Sở LĐTBXH cấp tỉnh phối hợp với cán bộ Hội LHPN/Phòng LĐTBXH cấp huyện và cán bộ Hội phụ nữ/LĐTBXH cấp xã theo dõi, cập nhật thông tin về thân chủ. Hồ sơ thân chủ do cán bộ Hội LHPN/Sở LĐTBXH cấp tỉnh phối hợp với cán bộ cấp huyện, xã lập và lưu trữ tại tỉnh.

Điều phối viên Dự án BVNN, kiểm tra Phiếu đánh giá nhu cầu, Kế hoạch hỗ trợ nạn nhân do đối tác cấp tỉnh gửi, góp ý và đề nghị chỉnh sửa (nếu cần thiết).

Bước 1: Bước 4:

Bước 2:

Bước 5:

Bước 3:

72 73TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 38: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

II. PHâN TÍCH:

Thành công:

• Bộ công cụ QLC của ETIP đã được các cơ quan đối tác sử dụng để thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu và xây dựng kế hoạch hỗ trợ thân chủ. Cán bộ của các cơ quan đối tác đã chủ động tiếp cận người bị mua bán trở về để tìm hiểu thông tin, đánh giá nhu cầu và cùng thảo luận, xây dựng kế hoạch hỗ trợ thân chủ. Mỗi trường hợp được hỗ trợ đều có hồ sơ theo dõi riêng, được lưu giữ theo chế độ bảo mật. Những diễn biến, thay đổi trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng của người trở về được cán bộ QLC theo dõi, cập nhật và có biện pháp can thiệp, hỗ trợ.

• Người bị mua bán trở về địa phương đã được giúp đỡ, ổn định về tâm lý và hỗ trợ sinh kế để hòa nhập cộng đồng bền vững. Một số thân chủ được chuyển tuyến tới các nhà cung cấp dịch vụ khác để được hỗ trợ một cách toàn diện (hỗ trợ tâm lý, học nghề, học văn hóa, tìm việc làm phù hợp…). Tính đến hết tháng 4/2016, Dự án BVNN đã phối hợp với đối tác tại 3 tỉnh hỗ trợ cho 55 người bị mua bán trở về, trong đó 36 trường hợp được hỗ trợ sinh kế để tái hòa nhập cộng đồng (Yên Bái: 26 trường hợp; Quảng Trị: 05 trường hợp; Quảng Nam: 05 trường hợp). Kết quả đánh giá mức độ hòa nhập cộng đồng của 18 thân chủ được đóng ca vào tháng 4/2016 cho thấy 100% thân chủ đã có những cải thiện đáng kể về tâm lý, sức khỏe, ổn định kinh tế, hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường tại địa phương.

Hạn chế:

• Tài liệu hướng dẫn QLC của ETIP mới được hoàn thiện vào tháng 10/2015. Trước đó chưa có hướng dẫn cụ thể về quy trình QLC, chưa quy định về thời gian thực hiện từng bước trong quy trình và định kỳ cập nhật thông tin, báo cáo.

• Công tác QLC do cán bộ cơ quan đối tác kiêm nhiệm. Do bận nhiều công việc chuyên môn, các cán bộ này khó có thể bố trí đủ thời gian cho công tác QLC. Thời gian thu thập thông tin, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch hỗ trợ thân chủ và gửi thông tin kéo dài do phải qua nhiều khâu (từ cán bộ cấp xã đến cán bộ cấp huyện, cấp tỉnh).

• Bộ công cụ QLC đòi hỏi người sử dụng phải có những kiến thức cơ bản về công tác phòng, chống MBN nói chung và các kỹ năng của một cán bộ công tác xã hội chuyên nghiệp nói riêng (kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tham vấn…), trong khi cán bộ của các cơ quan đối tác chưa được đào tạo bàn bản, chuyên sâu về công tác QLC mà chỉ được tham dự một vài tập huấn về QLC trong khuôn khổ Dự án. Các biểu mẫu QLC dường như được coi như một thủ tục hành chính của Dự án hơn là một công cụ để thực hiện việc QLC được hiệu quả. Các cán bộ cấp xã và cấp huyện chưa lưu trữ đầy đủ hồ sơ QLC để theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch của thân chủ. Các thông tin cập nhật về thân chủ chưa được ghi chép đầy đủ vào hồ sơ QLC.

Cán bộ Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Quảng Nam và cán bộ Chương trình ETIP thăm nhà thân chủ ở huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam vào tháng 11/2014

74 75TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 39: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

III. GợI ý CHO HÀNH ĐỘNG TrONG TƯơNG lAI

• Tài liệu hướng dẫn QLC (trong đó có các biểu mẫu) cần được hoàn thiện và đưa vào sử dụng từ giai đoạn đầu (1-2 năm đầu) của Dự án. Trong quá trình sử dụng, các công cụ QLC có thể được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế và dễ sử dụng hơn.

• Cơ quan đối tác cần giao cho một cán bộ chịu trách nhiệm chính về QLC. Cán bộ này nên là người ở địa bàn thân chủ sinh sống để thuận tiện cho việc đi lại, thăm hỏi, cập nhật thông tin về thân chủ. Cán bộ này cần thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người QLC trên cơ sở tham vấn với cán bộ cơ quan cấp trên và các bên liên quan.

• Cùng với việc tập huấn kiến thức, kỹ năng QLC cho cán bộ của cơ quan đối tác, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam cần bố trí nhân viên tham gia hỗ trợ đối tác thực hiện từng việc QLC cụ thể, qua đó vừa giúp đối tác thực hiện tốt công tác QLC, vừa hỗ trợ việc sử dụng nguồn lực Dự án hiệu quả.

• Chia sẻ bộ công cụ QLC của ETIP với các tổ chức, dự án hoạt động trong lĩnh vực PCMBN và đối tác Chính phủ ở cấp trung ương và địa phương để các đối tác tham khảo và sử dụng.

THÀNH LẬP NHÓM TỰ LỰCHỖ TRỢ NẠN NHÂN BỊ MUA BÁNHÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG

76 TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC

Page 40: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

I. Mô Ta HOẠT ĐỘNG

Tính đến hết tháng 1/2016, Dự án BVNN - Chương trình ETIP đã hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho 35 nạn nhân bị mua bán trở về, trong đó có 25 trường hợp đang sinh sống tại tỉnh Yên Bái. Bên cạnh việc hỗ trợ từng trường hợp riêng lẻ, Dự án đã hỗ trợ đối tác tại tỉnh Yên Bái thành lập hai nhóm tự lực (tại xã An Phú, huyện Lục Yên và phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ) vào tháng 01/2015 để tạo môi trường an toàn, thuận lợi cho các thành viên nhóm chia sẻ, giúp đỡ nhau vươn lên trong cuộc sống, đồng thời hỗ trợ các thành viên trong nhóm tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ trợ giúp sẵn có.

Khi thành lập, mỗi nhóm tự lực có 10 thành viên, trong đó nhóm ở thị xã Nghĩa Lộ có 07 thành viên là nạn nhân bị mua bán và 03 thành viên là nạn nhân bị bạo lực gia đình; nhóm ở huyện Lục Yên có 03 thành viên là nạn nhân bị mua bán, 05 thành viên là phụ nữ nghèo và 02 thành viên là nạn nhân bị bạo lực gia đình. Sở dĩ trong nhóm tự lực có cả những thành viên không phải là nạn nhân bị mua bán vì tại địa bàn thành lập nhóm, số lượng nạn nhân bị mua bán trở về không nhiều. Mặt khác, nếu chỉ lựa chọn riêng nạn nhân bị mua bán trở về tham gia sinh hoạt thì nhóm sẽ trở thành nhóm đặc thù; mỗi lần sinh hoạt nhóm, cộng đồng sẽ biết đó là nhóm của nạn nhân bị mua

bán trở về, dễ gây ra tâm lý kỳ thị. Bản thân các nạn nhân cũng sẽ thấy thiếu tự tin khi tham gia sinh hoạt. Vì thế, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã lựa chọn đối tượng tham gia sinh hoạt nhóm là những nạn nhân bị mua bán trở về và nhóm phụ nữ có nguy cơ cao (những người có người quen, người nhà đã từng bị mua bán; phụ nữ là nạn nhân bị bạo lực gia đình, phụ nữ chưa lập gia đình hoặc đơn thân có hoàn cảnh khó khăn trong độ tuổi dưới 35 tuổi; những chị em thiếu kiến thức, kỹ năng về phòng chống mua bán người).

Nhóm tự lực tổ chức sinh hoạt hàng tháng, mỗi tháng một lần dưới sự hỗ trợ trực tiếp của một cán bộ Hội LHPN cấp xã. Trong 5 - 6 tháng đầu sau khi thành lập nhóm, cán bộ Hội Phụ nữ là người trực tiếp quản lý, điều hành sinh hoạt nhóm, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị báo cáo sinh hoạt nhóm. Thời gian sau, nhiệm vụ quản lý và điều hành sinh hoạt nhóm được chuyển giao dần cho thành viên trong nhóm, cán bộ Hội Phụ nữ chỉ còn giữ vai trò hướng dẫn, đôn đốc.

Để duy trì sinh hoạt nhóm tự lực, ngoài khoản kinh phí ban đầu do Chương trình ETIP hỗ trợ, các thành viên trong nhóm đã tự nguyện đóng góp mỗi người một khoản tiền nhỏ (20.000 đ – 50.000đ/tháng) để chi cho việc thăm hỏi các thành viên khi ốm đau, gặp khó khăn đột xuất; luân phiên cho các thành viên trong nhóm vay để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh nhỏ…

Một buổi sinh hoạt nhóm tự lực tại phường Cầu Thia, thị xã

Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

Thành viên nhóm tự lực ở phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

đang sử dụng cuốn tranh lật để tìm hiểu kiến thức về phòng chống mua

bán người và di cư an toàn

78 79TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 41: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Số lượng thành viên nhóm có sự thay đổi sau một năm hoạt động. Cho đến thời điểm tiến hành đánh giá cuối kỳ (tháng 3/2016), nhóm tự lực phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ đã kết nạp thêm ba thành viên mới đều là người bị mua bán trở về. Nhóm tự lực xã An Phú, huyện Lục Yên đã phải chuyển sang mô hình câu lạc bộ phụ nữ thay vì mô hình nhóm tự lực dành cho nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng vì ba thành viên nhóm là nạn nhân bị mua bán không tiếp tục sinh hoạt nhóm (hai người đi làm việc ở tỉnh khác, một người đi lấy chồng ở xã khác).

II. PHâN TÍCH:

Thành công:

• Nhóm tự lực được thành lập và sinh hoạt định kỳ hàng tháng đã tạo ra môi trường an toàn cho các thành

viên chia sẻ tâm tư, tình cảm cũng như những suy nghĩ, trải nghiệm của mình với những người cùng hoàn cảnh. Thông qua việc tham dự sinh hoạt nhóm tự lực, các thành viên nhóm được cung cấp kiến thức và trang bị kỹ năng để tự hàn gắn những tổn thương tâm lý, phát triển bản thân, giúp họ trở nên tự tin hơn, dễ hòa nhập với cộng đồng xung quanh hơn. Nhận thức, thái độ của thành viên nhóm về vấn đề phòng, chống MBN và di cư an toàn có sự thay đổi đáng kể sau quá trình tham gia sinh hoạt nhóm. Vấn đề việc làm và điều kiện kinh tế của thành viên nhóm cũng được cải thiện. Nhiều thành viên khi tham gia vào sinh hoạt nhóm đã có nguồn thu nhập khá hơn so với trước khi tham gia sinh hoạt nhóm.

Chị L.T.H, là nạn nhân bị mua bán trở về. Khi chưa có nhóm sinh hoạt và chưa có sự hỗ trợ vốn của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam, chị không có thu nhập và chỉ nuôi vài còn gà, vài con vịt. Chị cũng không biết làm gì. Hiện nay, sau 13 tháng sinh hoạt nhóm và được nhận hỗ trợ tài chính của Tổ chức TNTGVN, chị đã nuôi một đàn gà và bán được 11 triệu đồng. Số tiền bán được chị đã biết quay vòng vốn là nuôi một đàn ngan. Hiện nay đàn ngan của chị có 50 con, dự kiến tháng 4 chị sẽ bán được với số tiền khoảng 10 triệu đồng. Ngoài ra, chị vẫn duy trì việc đi làm thêm với mức lương 2,5triệu/1 tháng. “Cuộc sống thấy vui vẻ, phấn khởi hơn”_ Chị L.T.H thành viên nhóm.

Chị H.T.L, là nạn nhân bị mua bán trở về. Trước khi tham gia sinh hoạt nhóm, chị chưa có thu nhập ổn định. Hiện nay, chị đã trồng củ đậu và có thu nhập tốt 40 triệu/vụ x 2 vụ/ năm và đã thu được lãi 20 triệu đồng. Chị có một con trâu và mới mua thêm một con trâu nái để nuôi làm sức kéo và chờ đến khi trâu sinh thì bán con nghé.

Tủ sách của nhóm tự lực tại phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái

80 81TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 42: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

• Cũng thông qua việc thành lập và duy trì hoạt động của mô hình nhóm tự lực, nhận thức của Lãnh đạo Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường và cộng đồng về vấn đề phòng, chống MBN nói chung, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng nói riêng được tăng cường. Nhóm tự lực nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, lãnh đạo của UBND (nhóm được sử dụng Nhà văn hóa của phường làm địa điểm sinh hoạt, cán bộ Đảng ủy và UBND phường tham dự một số buổi sinh hoạt nhóm và cam kết duy trì nhóm sau khi Dự án kết thúc). Cán bộ địa phương cho biết giảm vấn đề thanh niên đi làm xa không rõ lí do và bị lừa, giảm tình trạng xuất khẩu lao động trái phép.

“Học sinh ở đây chủ yếu học hết lớp 9 là đi làm ăn xa. Năm 2013 có 12 cháu ở tổ 9 đi lao động không rõ địa chỉ (xuất khẩu lao động trái phép. Rủ nhau lên biên giới đi theo đường tiểu ngạch để đi làm ăn). Đến năm 2015 hiện tượng này đã giảm ở địa phương” - Ông S, Bí thư Đảng Ủy phường Cầu Thia.

82 83TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 43: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

• Hoạt động của nhóm giúp tăng cường sự phối hợp giữa các bên liên quan khi triển khai mô hình và nâng cao năng lực cho các cán bộ Hội LHPN trực tiếp tham gia điều phối, hỗ trợ nhóm. Trong hoạt động tập huấn ban đầu về quy trình thành lập và vận hành nhóm tổ chức vào tháng 11/2015, nhiều cán bộ còn chưa hiểu rõ vai trò của các cơ quan trong việc thành lập và duy trì nhóm, nhưng cho đến nay, “việc phối hợp giữa các cơ quan thuận lợi hơn, đặc biệt là về thủ tục hành chính”, “Cơ chế thoáng hơn”, “Có xác nhận là nạn nhân là được hỗ trợ nhanh chóng” - Chị N.T.B.L – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Yên Bái.

Hạn chế:

• Nhóm tự lực ở xã An Phú, huyện Lục Yên chưa đạt được mục đích đề ra ban đầu nên phải chuyển đổi mô hình thành câu lạc bộ phụ nữ (thay vì mô hình nhóm tự lực hỗ trợ nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng).

• Việc xác định, định hướng nội dung sinh hoạt nhóm gặp nhiều khó khăn do “độ tuổi khác nhau, hoàn cảnh gia đình, việc làm khác nhau, nhu cầu và mối quan tâm khác nhau nên việc lựa chọn nội dung cũng cần cân nhắc nhiều” - Chị T.T.H - Cán bộ Hội LHPN tỉnh. Thực tế sinh hoạt nhóm cho thấy việc lựa chọn nội dung sinh hoạt nhóm phụ thuộc vào nhu cầu của thành viên nhóm, vào sở trường

và năng lực của cán bộ hỗ trợ. Ví dụ: Nhóm tự lực phường Cầu Thia, thị xã Nghĩa Lộ có các thành viên là chị em hầu hết đã có gia đình, có con nên các chủ đề quan tâm liên quan đến sức khỏe sinh sản, kỹ năng nuôi dạy con. Cán bộ hỗ trợ của nhóm tự lực phường Cầu Thia kiêm vai trò trưởng nhóm là người có nhiều năng khiếu về văn nghệ, tuyên truyền cộng đồng nên đã có định hướng lồng ghép các hoạt động văn nghệ trong sinh hoạt nhóm. Cán bộ hỗ trợ nhóm tự lực xã An Phú là người tích cực hoạt động trong phong trào thể thao nên cũng đã lồng ghép hoạt động thể thao đưa vào nội dung sinh hoạt nhóm (thành lập đội bóng chuyền). Tuy nhiên, việc định hướng hoạt động nhóm cần chú ý tới nhu cầu và ý kiến của thành viên nhóm tự lực để tránh tình trạng các nội dung, hình thức sinh hoạt mất sự tập trung vào đối tượng mà lại tập trung vào cán bộ.

• Thành viên nhóm chưa thực sự mạnh dạn và chủ động trong việc quản lý, điều hành nhóm, còn trông chờ nhiều vào sự hướng dẫn, hỗ trợ của cán bộ Hội Phụ nữ. Điều này cũng dễ hiểu vì thời gian duy trì sinh hoạt nhóm chưa lâu, phần lớn thành viên nhóm là chị em đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa và năng lực còn hạn chế. Cũng chính vì lý do này mà các thông tin về hoạt động nhóm chưa được cập nhật và chia

sẻ kịp thời, báo cáo sinh hoạt nhóm hàng tháng chưa được gửi đều đặn cho cơ quan điều phối (Hội LHPN tỉnh và Dự án) do thành viên nhóm chưa đủ khả năng tự mình viết báo cáo, đánh máy và gửi cho cán bộ Hội Phụ nữ cấp trên (qua email).

III. GợI ý CHO HÀNH ĐỘNG TrONG TƯơNG lAI:

• Khi thành lập nhóm tự lực cần lựa chọn địa bàn có đông nạn nhân bị mua bán (ít nhất là 10 người). Số thành viên nhóm là nạn nhân bị mua bán ít nhất cũng phải chiếm 50% tổng số thành viên để bảo đảm duy trì nhóm và đạt được mục đích đề ra ban đầu.

• Trưởng nhóm nên là người bị mua bán trở về hoặc người có nguy cơ cao bị mua bán. Cán bộ Hội LHPN chỉ nên giữ vai trò hỗ trợ, hướng dẫn để thành viên nhóm có thể tự mình quản lý, điều hành nhóm, qua đó giúp cho các thành viên nhóm có cơ hội va chạm và phát triển bản thân.

• Nội dung sinh hoạt nhóm nên tăng cường các nội dung về vấn đề phòng chống MBN và kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho các thành viên khi tham gia vào nhóm. Nội dung này nên chiếm ít nhất 1/3 nội dung của các buổi sinh hoạt nhóm. Với

các nội dung sinh hoạt nhóm cần mời chuyên gia, nên lựa chọn những chuyên gia có phương pháp truyền đạt gần gũi, dễ hiểu, thân thiện và cởi mở để thành viên nhóm không cảm thấy e ngại, dễ tiếp thu và thoải mái trao đổi.

• Nên tăng cường các hoạt động thực tế (VD: tổ chức sinh hoạt nhóm ở nhà một thành viên đang nuôi gà để cùng học hỏi kỹ thuật chăn nuôi gà). Cán bộ Hội LHPN cấp tỉnh và cấp huyện tăng cường giám sát và hỗ trợ nhóm tự lực (tham dự các buổi sinh hoạt nhóm, trường hợp không trực tiếp tham dự được thì cần cập nhật thông tin qua điện thoại; đôn đốc nhắc nhở thành viên nhóm và cán bộ Hội Phụ nữ cấp cơ sở gửi báo cáo sinh hoạt nhóm và thông tin về hoạt động của nhóm thường xuyên để có biện pháp hỗ trợ, định hướng sinh hoạt nhóm một cách kịp thời).

• Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của nhà nước; kết nối hoạt động của nhóm với các hoạt động của địa phương (hoạt động tuyên truyền, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vay vốn, nâng cao năng lực,…), huy động sự đóng góp của thành viên nhóm để duy trì bền vững nhóm sau khi Dự án kết thúc.

84 85TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 44: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

I. Mô Ta HOẠT ĐỘNG

MBN không chỉ diễn ra trong nội địa một quốc gia mà cả qua biên giới với các quốc gia khác. Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm MBN giai đoạn 2011-2015 của Bộ Công An, ở Việt Nam, trên 90% số vụ là MBN ra nước ngoài, tập trung chủ yếu qua các tuyến biên giới Việt Nam với các nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Nhằm giảm thiểu tình trạng này tại Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, chính phủ Việt Nam đã kí Hiệp định hợp tác song phương về tăng cường phòng, chống MBN và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán với bốn quốc gia Trung Quốc, Lào, Cambodia và Thái Lan.

Là một chương trình cấp khu vực và đang được triển khai ở Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam, Dự án Vận động chính sách của Chương trình ETIP đã có những can thiệp nhằm thúc đẩy việc thực thi các hiệp định hợp tác song phương này theo các bước sau đây:

TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC SONG PHƯƠNGGIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC

Khi lên kế hoạch hàng năm, Dự án Vận động chính sách - Chương trình ETIP làm việc với Bộ Công an – cơ quan điều phối các hoạt động liên quan đến hợp tác song phương và thống nhất các hỗ trợ.

Trong giai đoạn chuẩn bị cho hoạt động mà Chương trình ETIP cam kết hỗ trợ, Bộ Công An gửi cho Chương trình ETIP các tài liệu liên quan đến hoạt động hợp tác song phương (dự thảo kế hoạch hợp tác; tiêu chí xác định nạn nhân; quy trình chuẩn trong xác minh, xác định và hồi hương nạn nhân giữa hai quốc gia…)

Bước 1:

Bước 2:

Họp song phương giữa hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc

86 87TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 45: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Các khuyến nghị được chia sẻ với cán bộ đầu mối của Bộ Công an dưới dạng văn bản và góp ý trực tiếp trong các hội thảo.

Khi các tài liệu được chỉnh sửa hoặc hoàn thiện, Bộ Công an chia sẻ lại với Chương trình ETIP, và Chương trình ETIP chia sẻ lại với nội bộ các dự án trong chương trình, dự án khu vực, chương trình ETIP ở các quốc gia liên quan, và mạng lưới phòng chống MBN tại Việt Nam.

Bước 6:

Bướtc 7:

II. PHâN TÍCH

Thành công

• Các khuyến nghị được xây dựng một cách bài bản, phản ánh kinh nghiệm quốc tế và của những quốc gia liên quan trong Hiệp định và được chia sẻ với chính phủ một cách chính thống.

• Huy động được sự tham gia đóng góp về mặt kỹ thuật và tài chính của nhiều bên liên quan – Chương trình cấp khu vực, chương trình tại quốc gia liên quan (Campuchia, Lào, Thái Lan và Trung Quốc) và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam và cấp khu vực. Các khuyến nghị được hoan nghênh và đánh giá cao bởi các cơ quan chính phủ.

• Mối quan hệ đối tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Chương trình ETIP ngày càng phát triển tốt đẹp.

Hạn chế

• Hoạt động vận động chính phủ chấp thuận khuyến nghị gặp nhiều khó khăn do những khuyến nghị được đưa vào văn bản liên quan đến hiệp định hợp tác song phương cần có sự đồng thuận của chính phủ cả hai quốc gia.

• Thời gian tổ chức các cuộc họp đôi khi gấp dẫn đến thời gian cho việc chia sẻ và thu thập ý kiến góp ý của các bên liên quan bị hạn chế.

• Chương trình ETIP ở các văn phòng các quốc gia chưa đặt ưu tiên đồng bộ vào hoạt động hợp tác song phương dẫn đến khó khăn trong trao đổi thông tin và vận động chính phủ (Ví dụ: Chương trình ETIP tại Việt Nam đã đặt mục tiêu hỗ trợ chính phủ trong hoạt động hợp tác song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, chương trình ETIP ở Trung Quốc khó tiếp cận được với chính phủ trong hoạt động này nên những khuyến nghị chỉ được chia sẻ một phía cho chính phủ Việt Nam.)

Chương trình ETIP chia sẻ các tài liệu này cho nội bộ các dự án trong chương trình, dự án khu vực, chương trình ETIP ở các quốc gia liên quan, các tổ chức trong mạng lưới phòng chống MBN tại Việt Nam để đóng góp ý kiến.

Các bên tham gia chia ý kiến góp ý cho các tài liệu liên quan đến hợp tác song phương thông qua email hoặc họp nhóm nhỏ có sự tham gia của cán bộ Chương trình ETIP.

Chương trình ETIP tổng hợp các ý kiến và xây dựng bản khuyến nghị.

Bước 3:

Bước 4:

Bước 5:

88 89TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC CHƯƠNG TRÌNH CHẤM DỨT MUA BÁN NGƯỜI (ETIP)

Page 46: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

III. GợI ý HÀNH ĐỘNG TrONG TƯơNG lAI

• Chương trình cấp khu vực đặt chiến lược ưu tiên và định hướng cho các văn phòng quốc gia tăng cường hỗ trợ chính phủ trong các quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia trong khu vực.

• Chương trình cấp khu vực có những hỗ trợ nhằm thúc đẩy các quốc gia thành viên của các Hiệp định hợp tác song phương cam kết thực hiện các chương trình, kế hoạch đã thống nhất trong khuôn khổ các Hiệp định.

• Chương trình ở các văn phòng quốc gia cần làm việc chặt chẽ với cơ quan chính phủ nhằm đảm bảo các dự thảo văn bản liên quan được xây dựng và chia sẻ kịp thời với các tổ chức quốc tế.

• Chương trình ETIP các quốc gia tiếp tục chia sẻ các tài liệu về hiệp định hợp tác song phương với ETIP quốc gia liên quan và ETIP cấp khu vực để lấy ý kiến góp ý.

• Các khuyến nghị tiếp tục được chia sẻ trong nhiều sự kiện khác nhau như các cuộc họp chuẩn bị, cuộc họp chính thức hay dưới dạng văn bản.

• Tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các bộ ngành của Chính phủ, đặc biệt là Bộ Công an, đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm về các Hiệp định hợp tác song phương, cũng như các tổ chức trong mạng lưới phòng chống mua bán người tại Việt Nam.

90 TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC

Page 47: TỪ THÀNH CÔNG ĐẾN BÀI HỌC - wvi.org thanh cong den bai hoc - World Vision.pdf · CPA/CPC Nhóm Vận động chính sách bảo vệ trẻ em ETIP Chương trình Chấm

Vietnam

Tầm nhìn Thế giới Việt Nam

Tầng 4, Nhà HEAC, 14-16 Hàm Long, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamTel: (84-4) 3943 9920 | Fax: (84-4) 3943 9921Website: www.wvi.org/vietnam