uỶ ban nhÂn dÂnthanhhoaedu.vn/upload/content/bao cao tong ket 2012-2013.doc · web viewtitle...

62
UBND TỈNH THANH HOÁ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thanh Hoá, ngày 02 tháng 8 năm 2013 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012-2013, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013-2014 Năm học 2012-2013 toàn Ngành tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015; là năm học hướng tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam; cả nước triển khai xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948- 11/6/2013). Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Bộ GD&ĐT, các cấp ủy đảng, chính quyền và sự góp sức của toàn xã hội, ngành Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực quyết tâm khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành nhiệm vụ năm học đã đề ra với những kết quả đáng trân trọng và khích lệ. Phần 1 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012-2013 1. Thuận lợi 1

Upload: others

Post on 10-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

UBND TỈNH THANH HOÁ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Thanh Hoá, ngày 02 tháng 8 năm 2013

BÁO CÁOTỔNG KẾT NĂM HỌC 2012-2013,

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2013-2014

Năm học 2012-2013 toàn Ngành tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2010-2015; là năm học hướng tới đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam; cả nước triển khai xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948- 11/6/2013).

Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, của Bộ GD&ĐT, các cấp ủy đảng, chính quyền và sự góp sức của toàn xã hội, ngành Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực quyết tâm khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành nhiệm vụ năm học đã đề ra với những kết quả đáng trân trọng và khích lệ.

Phần 1TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012-2013

1. Thuận lợiTrong những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc

trong tỉnh luôn quan tâm chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp giáo dục. Sự phối, kết hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với các sở, ban, ngành, đoàn thể, hội cấp tỉnh và các cấp uỷ đảng, chính quyền huyện, thị, thành phố ngày càng đồng bộ, hiệu quả hơn.

Đảng và Nhà nước đã ban hành các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết, cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong tỉnh đông đảo, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tận tâm, tận tụy với nghề, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và

1

Page 2: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

năng lực sư phạm ngày càng được nâng cao, đã nỗ lực cố gắng, khắc phục mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục. Phát huy kết quả đạt được của toàn tỉnh những năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010- 2015, nhất là những tháng đầu năm 2013, Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn được khởi công xây dựng, Đường bay Thọ Xuân, Thanh Hóa – TP Hồ Chí Minh được khai trương, mở ra cơ hội lớn cho Thanh Hóa phát triển, tạo động lực cho Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà tiếp tục đạt được những thành tựu mới, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2012-2013 và các năm tiếp theo.

2. Khó khăn Thanh Hoá là tỉnh nghèo, địa bàn rộng (11.168,3 km2), nhiều xã thuộc vùng khó khăn. Toàn tỉnh có 11 huyện miền núi (diện tích 8.100 km2), có 7/62 huyện nghèo nhất cả nước, 15 xã trong tỉnh giáp biên giới với đường biên giới dài 192 km; vùng ven biển có 4 huyện và 1 thị xã, bờ biển dài 102 km. Chất lượng giáo dục miền núi còn thấp, chênh lệch so với miền xuôi. Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá vẫn tiếp tục giải quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đáp ứng.

Năm học 2012- 2013, Thanh Hoá tiếp tục phải vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng khủng khoảng kinh tế thế giới, giá cả thị trường tăng nhanh. Điều đó đã tác động trực tiếp đến đời sống của cán bộ, giáo viên và người lao động; đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục hạn chế; nhiều hạng mục công trình xây dựng dở dang, nhiều năm chưa được bàn giao đưa vào sử dụng. Quy hoạch mạng lưới trường, lớp đã được rà soát, điều chỉnh nhưng quy mô một số trường vẫn còn nhỏ, thiếu phòng học, thiếu các phòng chức năng, nguồn nước sạch và các công trình vệ sinh đã ảnh hưởng đến thực hiện đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục.

Tại Hội nghị Tổng kết năm học 2012-2013, toàn Ngành tập trung kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học theo Chỉ thị của Bộ GD&ĐT, Chỉ thị của UBND tỉnh; đánh giá những việc làm được, chưa làm được, tìm ra nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm; đồng thời tập trung xác định các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2013-2014.

Phần 2KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012-2013.

I. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục1. Thực hiện nhiệm vụ chung của các cấp học1.1. Công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ năm họcCăn cứ vào Chỉ thị năm học của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã làm tốt công tác

tham mưu để UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thời gian năm học và Chỉ thị nhiệm vụ năm học mới phù hợp với tình hình địa phương; phê duyệt quy hoạch, kế hoạch,

2

Page 3: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

chương trình, đề án phát triển giáo dục trên địa bàn giai đoạn từ năm 2011 đến 2020; tổ chức triển khai hướng dẫn đồng bộ nhiệm vụ năm học mới đối với các cấp học, bậc học; bồi dưỡng, tập huấn theo chương trình mục tiêu và kế hoạch của Bộ GD&ĐT; triển khai đầy đủ, kịp thời các văn bản hướng dẫn quản lý chuyên môn nghiệp vụ, công tác tài chính đến các đơn vị, cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Phối hợp với Công đoàn ngành, Hội Khuyến học tỉnh, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các ngành hữu quan ban hành Kế hoạch liên ngành về thực hiện Chương trình công tác năm học 2012-2013. Hướng dẫn các đơn vị, trường học tổ chức khai giảng năm học mới, Tháng Khuyến học, Tháng ATGT, phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy HIV/AIDS; tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của dân tộc, kỷ niệm 65 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc; triển khai các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Đất nước đổi mới tại thời điểm trước, trong và sau tết Quý Tỵ theo Chỉ thị số 24/CT-UBND của UBND tỉnh.

1.2. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của Ngành- Toàn Ngành tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 03- CT/TW ngày

14/5/2011 của Bộ Chính trị về việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tiếp tục triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo theo Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vân động “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”. Mỗi nhà giáo và cán bộ QLGD, mỗi đơn vị trường học tiếp tục đăng ký một việc làm đổi mới, như: Đổi mới công tác quản lý, xây dựng kế hoạch dạy học; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh; tự làm đồ dùng dạy học; quan tâm giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; chống tiêu cực trong kiểm tra và thi cử; phụ đạo học sinh yếu, kém; giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng...

Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp với Sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Tỉnh đoàn, Hội phụ nữ tỉnh triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" nhằm phát huy tổng hợp các nguồn lực của nhà trường, của xã hội, của các tổ chức chính trị, đoàn thể, chăm lo xây dựng CSVC nhà trường cũng như việc học tập, rèn luyện của học sinh. Qua 5 năm thực hiện, các nội dung của phong trào đã được triển khai đầy đủ, sâu rộng, sáng tạo và hiệu quả; đúc rút được nhiều kinh nghiệm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Phối hợp với Hội Khuyến học, Đài Phát thanh - Truyền hình và Hiệp hội các Doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức truyền hình trực tiếp trao quỹ học bỗng "Nâng cánh ước mơ" cho 41 sinh viên, mỗi suất học bổng 5 triệu đồng, với tổng số tiền là 205 triệu đồng. Phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức Lễ trao học bổng “Quỹ

3

Page 4: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

khuyến học Doãn Tới” cho 1874 học sinh, sinh viên vượt khó vươn lên trong học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN, THPT với tổng số tiền 2,5 tỷ đồng.

1.3. Công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh, sinh viên- Các đơn vị, trường học đã coi trọng công tác giáo dục toàn diện và quản lý

học sinh, sinh viên; chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, văn hoá truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, công tác chăm sóc sức khoẻ, công tác an ninh trật tự trường học…thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhân các ngày kỷ niệm trong năm học; phối hợp với các sở, ban, ngành tại địa phương tuyên dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân đạt nhiều thành tích trong phong trào thi đua “Hai tốt”; tổ chức Lễ trao thưởng cho học sinh, giáo viên có học sinh đạt giải Quốc gia, Quốc tế; biểu dương những Nhà giáo tiêu biểu, những tấm gương người tốt, việc tốt; tổ chức thăm hỏi các nhà giáo có hoàn cảnh gia đình khó khăn, các nhà giáo thuộc diện chính sách.

1.4. Tổ chức các kỳ thi, hội thiNăm học 2012- 2013, Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục thực hiện đổi mới và tổ

chức các kỳ thi, hội thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi các cấp đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; đồng thời xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm quy chế thi; tham gia đầy đủ và đạt kết quả cao các kỳ thi, hội thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia các môn văn hóa THPT năm học 2012-2013, Thanh Hóa có 64/80 học sinh đạt giải, chiếm tỉ lệ 80%, trong đó có 4 giải Nhất, 18 giải Nhì, 25 giải Ba, 17 giải Khuyến khích. Ngoài trường THPT Chuyên Lam Sơn các trường THPT không chuyên như: Nguyễn Xuân Nguyên có 1 giải Nhì môn Lịch sử; Hà Trung có 1 giải Ba môn Hóa học; Lê Văn Hưu có 1 giải Khuyến khích môn Lịch sử. Tỉnh Thanh Hóa được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp đứng thứ 5/64 tỉnh thành (sau Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Nghệ An). Đây là kỳ thi có kết quả cao nhất so với nhiều năm trước.

- Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp THCS và THPT Quốc gia, có 5 học sinh đạt giải Khuyến khích. Đoàn Thanh Hóa đạt 2 giải Khuyến khích tập thể, được tặng Bằng khen và có 3 giáo viên được cấp giấy chứng nhận.

- Cuộc thi Olimpic Tiếng Anh qua mạng internet toàn quốc dành cho học sinh lớp 5, lớp 9, Thanh Hóa đạt 71 Huy chương và Bằng khen, trong đó có 7 Huy chương Vàng, 8 Huy chương Bạc, 21 Huy chương Đồng và 35 Bằng danh dự.

- Cuộc thi giải Toán qua mạng internet toàn quốc dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 9, Thanh Hóa đạt 24 huy chương, trong đó có 6 Huy chương Vàng, 7 Huy chương Bạc, 7 Huy chương Đồng và 4 giải Khuyến khích.

4

Page 5: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

- Hội thi Giai điệu tuổi hồng toàn quốc lần thứ X-2013 với chủ đề “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, Đoàn Giáo dục Thanh Hóa có 06 tiết mục tham dự. Kết quả cả 06 tiết mục đều đạt giải trong đó có 01 Huy chương Vàng, 03 Huy chương Bạc, 02 giải Ba; xếp thứ ba toàn quốc (sau đoàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội).

- Cuộc thi giải Toán trên máy tính Casio Khu vực, có 20/30 em dự thi đạt giải, trong đó 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 5 giải Ba, 8 giải Khuyến khích; xếp thứ nhất đồng đội.

- Tham gia thi Olimpic Quốc tế, cả 3 học sinh dự thi đều đoạt giải. Em Mỵ Duy Hoàng Long, lớp 12 Chuyên Lý trường THPT Chuyên Lam Sơn đoạt Huy chương Bạc. Em Lê Duy Anh, lớp 12 Chuyên Lý trường THPT Chuyên Lam Sơn đoạt Huy chương Đồng. Em Lê Xuân Mạnh lớp 12 Chuyên Tin trường THPT Chuyên Lam Sơn đoạt Huy chương Đồng.

- Tham gia thi Olimpic khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, có 1 học sinh đoạt Huy chương Đồng môn Vật lý là em Mỵ Duy Hoàng Long lớp 12 Chuyên Lý trường THPT Chuyên Lam Sơn.

Đây là năm học thứ 6 liên tiếp Thanh Hóa có học sinh dự thi và đoạt giải Olimpic Quốc tế, là năm học thứ 2 liên tục có học sinh dự thi và đoạt giải Olimpic khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

- Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa: Khối THCS có 993 em đạt giải, trong đó giải Nhất: 33; giải Nhì 134; giải Ba 313; giải Khuyến khích có 513 em. Khối THPT có 3212 em đạt giải, trong đó: giải Nhất 61; giải Nhì 300; giải Ba 1228; giải Khuyến khích 1623 em. Khối BTTH, số thí sinh đạt giải 91, trong đó giải Nhất 01; giải Nhì 7; giải Ba 15; giải Khuyến khích 68 em. - Giao lưu học sinh giỏi Tiểu học cấp tỉnh, có 2.269/3.751 học sinh đạt giải; Nhất, Nhì, Ba chiếm 60,5%.

Có 9 đơn vị đạt giải xuất sắc toàn đoàn, đó là các Phòng Giáo dục và Đào tạo: Hà Trung, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, TX Bỉm Sơn, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Thanh.

- Hội thi “Bé khỏe, Bé thông minh” bậc học Mầm non cấp tỉnh, có 90 cá nhân đạt giải Nhất. Các tập thể đạt xuất sắc trong Hội thi là: Phòng GD&ĐT huyện Đông Sơn, Cẩm Thủy, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Quảng Xương, Như Xuân, TP Thanh Hóa và TX Bỉm Sơn.

- Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” lần thứ 10 cấp tỉnh , có 52 đơn vị đạt giải toàn đoàn, trong đó có 7 giải Nhất, 20 giải Nhì, 25 giải Ba. Các đơn vị đạt giải Nhất toàn đoàn gồm Phòng GD&ĐT: Đông Sơn, TX Sầm Sơn, thành phố Thanh Hóa, Tĩnh Gia, Nông Cống; trường THPT Hậu Lộc 1, trường THPT Tĩnh Gia 1.

- Hội thi Giáo dục Quốc phòng cấp tỉnh bậc THPT, có 718 học sinh đạt giải, (giải Nhất toàn đoàn: THPT Sầm Sơn; giải Nhì: THPT Yên Định 1, THPT Bá Thước

5

Page 6: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

3, THPT Trần Phú; giải Ba: THPT Nông Cống 1, THPT Thạch Thành 1, THPT Cẩm Thủy 1, THPT Ngọc Lặc, THPT Quảng Xương 2, THPT Thiệu Hóa).

- Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh giáo dục Mầm non, có 114/142 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, chiếm tỉ lệ 80,3%.

- Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh giáo dục Tiểu học, có 234/308 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chọn 17 giáo viên tham dự Liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia. Kết quả có 17/17 giáo viên được Bộ GD&ĐT công nhận giáo viên dạy giỏi Quốc gia.

- Hội thi giáo viên giỏi các trường TCCN toàn quốc, có 9 giáo viên tham gia dự thi đều đạt giải, trong đó có 01 giải Nhất, 01 giải Nhì và 07 giải Ba.

- Hội thi Giáo viên dạy giỏi Giáo dục Quốc phòng – An ninh THPT toàn quốc , Thanh Hóa có 6 giáo viên dự thi đều đạt giáo viên dạy giỏi Quốc phòng – An ninh toàn quốc, đó là các trường THPT: Thạch Thành 3, Thiệu Hóa, Đặng Thai Mai, Nguyễn Trãi, Hậu Lộc 2, Tĩnh Gia 4; trong đó có 1 giáo viên dự thi đạt cả 3 môn thi giảng thực hành là Quách Công Bằng, giáo viên trường THPT Thạch Thành 3. Đoàn Thanh Hóa được xếp trong tốp 11/47 đơn vị dự thi.

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT, BTTHPT năm học 2012-2013: Khối THPT đạt tỉ lệ 99,47%; khối BTTHPT đạt tỉ lệ 88,51%.

1.5. Tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý giáo dục

Tất cả các phòng GD&ĐT huyện, thị, TP, các trường THPT, đơn vị trực thuộc trong tỉnh đã có website và ứng dụng có hiệu quả trong công tác quản lý và giảng dạy. Sở GD&ĐT đã triển khai hệ thống quản lý nhà trường trực tuyến, tích hợp vào website của Sở. Nhiều phòng GD&ĐT huyện, thị, TP, trường THPT, đơn vị trực thuộc đã xây dựng phòng họp trực tuyến.

Việc ứng dụng CNTT trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học, trong quản lý thi tiếp tục được đẩy mạnh. Các đơn vị, trường học đã thực hiện tốt quy định của Sở về việc sử dụng văn bản điện tử trong giao dịch văn bản hành chính. Cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đã nâng cao kỹ năng CNTT, sử dụng giáo án điện tử; quản lý thông tin khoa học, hiệu quả và thuận tiện. Công tác triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo của Sở đến các đơn vị và cơ sở giáo dục kịp thời, nhanh chóng, góp phần thực hành tiết kiệm, tăng cường hiệu quả công tác cải cách hành chính. Toàn ngành đã thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong GD.

1.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dụcTrong năm học Sở GD&ĐT tiếp tục quan tâm đến công tác thanh tra, củng cố,

ổn định lực lượng thanh tra viên ở khối trường THPT, đơn vị trực thuộc và phòng GD&ĐT huyện, thị, TP với tổng số 969 cộng tác viên thanh tra của các môn học, ngành học, đảm bảo số lượng quy định.

6

Page 7: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Đã thanh tra hành chính 33 trường THPT và đơn vị trực thuộc; thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo 681 giáo viên trực thuộc Sở, trong đó xếp loại xuất sắc 208, loại khá 280, loại trung bình 193; không có loại yếu, kém; thanh tra việc cấp phát, quản lý và sử dụng văn bằng chứng chỉ THCS, THPT, GDTX với 795 văn bằng, trong đó phát hiện 56 văn bằng không hợp pháp và đã xử lý theo quy định.

Đã tiến hành thanh tra việc quản lý CSVC, thiết bị trường học của 7/27 phòng GD&ĐT, 32/104 trường THPT; thanh tra việc thực hiện phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, Luật phòng chống lãng phí của 22/104 trường THPT; tổ chức tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của 7 đơn kiến nghị; tổ chức thanh tra thi tốt nghiệp, công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn, tuyển sinh lớp 10 THPT; công tác dạy thêm, học thêm trên địa bàn.

Qua thanh tra cho thấy cấp uỷ, chính quyền huyện, thị, TP đều quan tâm chăm lo phát triển giáo dục, đẩy mạnh công tác xã hội hoá, huy động nhiều nguồn lực đầu tư tăng cường cơ sở vật chất cho các nhà trường; nhiều huyện có nghị quyết chuyên đề về phát triển giáo dục và kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2015.

Các đơn vị và cơ sở giáo dục đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của UBND tỉnh; có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; huy động và duy trì sỹ số học sinh, triển khai phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi; củng cố vững chắc phổ cập GDTH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn Quốc gia; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung và kế hoạch giáo dục; thực hiện nề nếp, quy chế chuyên môn có hiệu quả; CSVC, trang thiết bị dạy và học được tăng cường; khuôn viên trường, lớp xanh- sạch- đẹp.

Công tác quản lý của Hiệu trưởng có nhiều chuyển biến tốt; đội ngũ giáo viên luôn có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực sư phạm, được học sinh tin yêu, nhân dân kính trọng.

Sở Giáo dục và Đào tạo luôn đổi mới công tác thanh tra. Nội dung thanh tra, kiểm tra tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của Ngành: Thanh tra toàn diện; thanh tra chuyên đề; thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học, công tác quản lý và sử dụng sách, thiết bị dạy học, việc quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ, việc thực hiện dạy thêm học thêm, thu, chi ngoài ngân sách, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; thanh tra công tác liên kết đào tạo và công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT, TCCN.

- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Toàn Ngành đã học tập, nghiên cứu hệ thống văn bản kiểm định chất lượng giáo

dục mới điều chỉnh, mới ban hành; triển khai thực hiện tự đánh giá trong các cơ sở giáo dục kịp thời, đồng bộ. Tính đến tháng 5/2013 số trường hoàn thiện tự đánh giá là 1383 (Mầm non: 413/657; Tiểu học: 483/727; THCS: 426/649; THPT: 61/104). Riêng giáo dục Mầm non đã tổ chức tập huấn tự đánh giá cho 207 cán bộ quản lý. Có 100% các trường Mầm non đã thực hiện tự đánh giá theo quy trình rút gọn.

7

Page 8: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Các đơn vị trường học được đánh giá ngoài đang thực hiện cải tiến chất lượng và tiếp tục chuẩn bị thông tin minh chứng cho việc kiểm định chất lượng chu kỳ tiếp theo.

Đã kiểm tra công tác tự đánh giá trường Mầm non của 5 huyện, thị : Quảng Xương, Sầm Sơn, Đông Sơn, Hà Trung, Yên Định. Nhìn chung nghiệp vụ công tác tự đánh giá của các nhà trường bước đầu đã có chuyển biến tích cực song còn một số hạn chế.

1.7. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức viên chức và học sinh, sinh viên

Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên phối hợp với các sở, ngành liên quan như Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, thông qua các hội thi, cuộc thi: “Chúng em với an toàn giao thông”, “Âm vang xứ Thanh”, các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, về môi trường, lồng ghép với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao...nhằm giáo dục cho học sinh, sinh viên và cán bộ công chức, viên chức chấp hành đúng pháp luật, tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường; có ý thức xây dựng cộng đồng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và xây dựng cơ quan có nếp sống văn hóa lành mạnh.

Sở đã tổ chức các đợt học tập, tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhà trường thông qua tập huấn các môn giảng dạy, tổ chức các lớp tập huấn giáo dục pháp luật và giáo dục ATGT cho đội ngũ chuyên viên, giáo viên cốt cán ở các phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo và giáo viên giảng dạy môn GDCD các trường THPT để cùng thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy về giáo dục pháp luật trong các nhà trường; lồng ghép các kiến thức pháp luật vào các bài dạy cụ thể trong chương trình môn GDCD.

Tổ chức hướng dẫn các phòng GD&ĐT, các trường THPT thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật trong nhà trường”; triển khai thực hiện Quyết định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non, giáo viên phổ thông; chuẩn Hiệu trưởng các trường Mầm non, phổ thông và chuẩn Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên; triển khai Thông tư số 31/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục Đào tạo về quy định công tác phòng chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục.

Thông qua các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, các đơn vị, trường học còn tổ chức nhiều buổi tuyên truyền giáo dục pháp luật như: Luật Giáo dục, Luật Thanh niên, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma tuý, Luật Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật Cư trú, Luật Bảo vệ môi trường, Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em,…Vì vậy hiện tượng vi phạm pháp luật nhìn chung trong các nhà trường hạn chế, giảm nhiều so với năm học trước; tình trạng học sinh đánh nhau mang tính bạo lực không xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Giáo dục Mầm non

8

Page 9: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Trong năm học, Ngành đã tập trung triển khai quyết liệt kế hoạch phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011-2015 theo Quyết định số 442/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh. Toàn tỉnh có 619/637 xã với 26/27 huyện, thị, TP hoàn thành phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi, đạt tỉ lệ 96,29%; phấn đấu cuối năm 2013 có 100% huyện, thị, TP đạt tiêu chuẩn phổ cập. Ngành đã chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục Mầm non nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; tích cực triển khai thực hiện Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục Mầm non.

Triển khai thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới; tiếp tục chỉ đạo đổi mới phương pháp giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc và giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định. Trong năm học Sở GD&ĐT đã tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, có 114/142 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Điểm nổi bật của giáo dục Mầm non trong năm học là: Quy mô trường lớp tiếp tục được mở rộng, cơ sở vật chất được tăng cường; công tác phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi được tiến hành quyết liệt và đồng bộ. Số trường bán trú tăng 17 trường, tăng 11.314 trẻ bán trú so với đầu năm học (tăng 3,7% so với năm học trước). Số trường được học chương trình giáo dục Mầm non mới 657/657 trường, tỷ lệ 100% (tăng 7 trường so với năm học trước). Số nhóm lớp tăng 8.2%; số trẻ tăng 6.4% so với năm học trước; trẻ học 2 buổi/ngày đạt tỷ lệ 100%. Số trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia tính đến đến tháng 6/2013 có 218 trường, chiếm 33,18% (tăng 26 trường so với năm học trước), vượt chỉ tiêu kế hoạch 3 trường.

3. Giáo dục phổ thông3.1. Giáo dục tiểu họcGiáo dục Tiểu học Thanh Hóa đã tiếp thu, xây dựng và triển khai đầy đủ, kịp

thời, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo năm học của Bộ GD&ĐT; tổ chức chỉ đạo và thực hiện tốt Kế hoạch thời gian năm học của UBND tỉnh. Tất cả các trường Tiểu học thực hiện đồng bộ ngày bắt đầu học và ngày kết thúc học kì; tổ chức Khai giảng năm học; thực hiện đúng thời gian nghỉ tết Nguyên đán, tết Dương lịch, các ngày nghỉ Lễ theo quy định; thực hiện đảm bảo nội dung chương trình giảng dạy theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên: Tỉ lệ học sinh xếp học lực Giỏi, Khá tăng hơn năm học trước (Giỏi 34.1%; Khá 35.4%); tỉ lệ học sinh xếp học lực Yếu đã được giảm (còn 1.4%). Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 chiếm tỉ lệ cao (99,9%). Học sinh 11 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học đạt 92,1%. Kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi được duy trì vững chắc: mức độ 1(80,0%); mức độ 2 (10,8%) đã hạn chế tối đa số học sinh bỏ học giữa chừng (01 em, tỷ lệ 0,0004%).

9

Page 10: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Năm học 2012-2013, tỉnh Thanh Hoá được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi mức độ 1 tại thời điểm tháng 12 năm 2012 và được công nhận hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thi đua năm học.

Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia tiếp tục hoàn thành vượt mức kế hoạch năm học, có 22 trường được công nhận mới, vượt chỉ tiêu 2 trường. Đến tính đến tháng 6/2013, Thanh Hóa có 485/727 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, chiếm 66,7%.

Trong năm học, giáo dục Tiểu học đã tăng cường thiết bị dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học cho cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên trong nhà trường; khuyến khích sử dụng các phần mềm trong dạy học, trong quản lí học sinh, cán bộ giáo viên, quản lí tài chính, quản lí thư viện… đáp ứng yêu cầu quản lí chung của Ngành; khuyến khích giáo viên soạn giáo án trên máy tính; soạn giáo án điện tử có sự tham gia của tổ chuyên môn, của nhà trường và được sử dụng chung cho nhiều lớp.

Triển khai có hiệu quả việc dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1; dạy học cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ khuyết tật; đã huy động được 4.312/5370 em khuyết tật trong độ tuổi từ 6 đến 14 ra lớp học hòa nhập; tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục; chú trọng đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức - kĩ năng; đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng trường Tiểu học, đánh giá đội ngũ giáo viên theo Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.

Giáo dục Tiểu học đã chủ động triển khai, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội Thiếu niên Tiền phong, Nhi đồng với công tác giáo dục trong nhà trường; tổ chức có hiệu quả giao lưu học sinh giỏi cấp trường, huyện, tỉnh các môn Toán, Tiếng Việt, Mĩ thuật; giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp trường, huyện của 11 huyện miền núi; tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp tỉnh (có 234/308 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh), chọn cử được 17 giáo viên tham dự lễ tuyên dương giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia; tổ chức Olympic các môn học, Olympic cấp học; tổ chức triển khai Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học đi vào nền nếp; triển khai Dự án mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) bước đầu có hiệu quả và đạt mục tiêu của dự án.

3.2. Giáo dục Trung học Trong năm học, giáo dục Trung học đã tập trung hướng dẫn, chỉ đạo các đơn

vị, trường học thực hiện nghiêm túc chương trình và thời gian đối với bậc học; thực hiện giảm tải nội dung, chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT; tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của

10

Page 11: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

chương trình; sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh; chỉ đạo thực hiện đảm bảo tiến độ trong quá trình dạy học; tổ chức dạy học tự chọn theo hướng dẫn. Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường đánh giá, xếp loại học sinh theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT; triển khai thực hiện sổ gọi tên, ghi điểm điện tử song hành cùng với sổ gọi tên, ghi điểm bản in.

Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên, đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh; đổi mới tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng sinh hoạt từng chủ đề, nội dung để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc khi giảng dạy; chú trọng giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh; đẩy mạnh giáo dục môi trường và các hoạt động văn hóa, thể thao; tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhiều trường THPT đã tổ chức có hiệu quả các hoạt động hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông ngay từ đầu năm học, để học sinh lựa chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp.

Điểm nổi bật của giáo dục Trung học trong năm học là: Công tác tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học được tiến hành đồng bộ; nội dung đổi mới phương pháp dạy học được các trường thực hiện có hiệu quả; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trong đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm hơn. Công tác chỉ đạo điều hành của cán bộ quản lý có nhiều chuyển biến tích cực; công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường chuẩn Quốc gia đã có tiến bộ; việc tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, tốt nghiệp, thi chọn học sinh giỏi từng bước đi vào nề nếp, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Kết quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, Quốc tế, tiếp tục được giữ vững, có bước đột phá.

Tỉ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp Chuyên nghiệp năm 2012, Thanh Hóa trong tốp đầu của giáo dục cả nước, trong đó có 4 trường trong tốp 200 trường có điểm thi bình quân cao cả nước (trường THPT chuyên Lam Sơn, trường THPT Lê Lợi, trường THPT Hàm Rồng, trường THPT Bỉm Sơn).

4. Giáo dục Thường Xuyên Giáo dục Thường xuyên đã tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của

cơ sở giáo dục theo Chỉ thị của Bộ và của UBND tỉnh; nâng cao nhận thức của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò của Trung tâm học tập Cộng đồng, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên; triển khai, tổ chức có hiệu quả hoạt động của các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên và Trung tâm học tập Cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh.

Triển khai, quán triệt Nghị quyểt 06 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy đảng đối với phong trào xây dựng xã hội học tập; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho lãnh đạo các huyện, thị, thành phố các nội dung trong Đề án Xây dựng xã hội học tập của tỉnh.

11

Page 12: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Sở GD&ĐT đã phối hợp với Hội khuyến học tỉnh tổ chức Tổng kết 10 năm xây dựng xã hội học tập; tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Nghị quyết và các Quyết định về xây dựng xã hội học tập, đảm bảo cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả; đồng thời biên soạn 6 tập tài liệu với gần 1.300 trang, cấp cho 637 Trung tâm Học tập Cộng đồng, các cơ quan, Ban, Ngành làm tài liệu giảng dạy. Mỗi trung tâm được cấp 30 triệu đồng để mua sắm các thiết bị dạy học theo Thông tư số 96/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Chương trình giảng dạy bổ túc THPT đã được các TTGDTX tổ chức thực hiện nghiêm túc về nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, cũng như công tác kiểm tra, đánh giá. Nhiều trung tâm đã lồng ghép nhiệm vụ giáo dục bổ túc văn hoá với việc dạy nghề cho học viên, mở rộng địa bàn và đa dạng hóa nội dung hoạt động đến các xã, phường, thị trấn.

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học: Hoàn thành chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức ngắn hạn cho CBQL; tổ chức và quản lý các lớp khảo sát, bồi dưỡng cho giáo viên Tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ đến năm 2020 của Bộ GD&ĐT; tổ chức liên kết đào tạo trình độ Đại học góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho địa phương và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công tác quản lý cho cán bộ, giáo viên trong ngành.

5. Giáo dục chuyên nghiệpNăm học 2012-2013, hệ thống các trường TCCN và các cơ sở có đào tạo

TCCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục ổn định và phát triển. Toàn tỉnh có 17 trường (9 trường TCCN; 4 trường Cao đẳng, 3 trường Đại học, 1 trường Chính trị tỉnh) đang đào tạo 41 ngành bậc TCCN. Số ngành nghề đào tạo TCCN trên địa bàn tỉnh từ năm 2011 đến nay ổn định. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học tiếp tục được tăng cường, bước đầu đã cơ bản phục vụ cho công tác đào tạo. Trường Trung cấp Nông lâm và trường Trung cấp Thủy sản đang đề nghị nâng cấp thành trường Cao đẳng.

Trong năm học, các nhà trường đã từng bước hiện đại hoá hệ thống cơ sở đào tạo TCCN; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị dạy học, các nhà trường đã tập trung đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, nhằm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới; chú trọng công tác đào tạo nhân lực trình độ cao về khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế – xã hội của tỉnh; triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội theo Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII giai đoạn 2010-2015.

Từ chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, cơ chế chính sách của tỉnh và sự đồng thuận của các ngành chức năng, các trường TCCN trong tỉnh đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút các tổ chức, cá nhân, các nhà doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp.

12

Page 13: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Đặc biệt, trong 9 trường TCCN trên địa bàn tỉnh có 5 trường TCCN Tư thục (chiếm 56%) đã đầu tư trên 700 tỷ đồng xây dựng trường, đến nay đã và đang đào tạo trên 10.000 học sinh TCCN và học nghề, tiết kiệm ngân sách nhà nước, tạo việc làm ổn định cho hơn 800 lao động qua đào tạo, từng bước đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công cuộc CNH, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, giáo dục TCCN Thanh Hoá còn gặp nhiều khó khăn: CSVC, thiết bị dạy học; đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên; công tác đào tạo, công tác tuyển sinh vẫn còn bất cập, đòi hỏi các nhà trường tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, phát triển.

6. Giáo dục miền núi và dân tộc Quy mô mạng lưới trường, lớp khu vực miền núi trong tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.

Năm học 2012-2013, giáo dục miền núi có 699 trường, trong đó: Mầm non có 200 trường; Tiểu học 257 trường; THCS 206 trường (11 trường DTNT huyện); 25 trường THPT và 11 TTGDTX-DN; Ngành sẽ tham mưu cho UBND tỉnh thành lập mới 3 trường THPT tại các huyện Quan Hoá, Thường Xuân và Như Thanh; đã hoàn thành việc xây dựng Đề án thành lập trường THPTDTNT số 2 Thanh Hoá tại huyện Ngọc Lặc.

Chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học được chuyển biến tích cực. Ngành đã tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011; Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 2123/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người. Toàn ngành đã tập trung thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục miền núi Thanh Hóa đến năm 2020". 100% các đơn vị trường học đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.

Trong năm học, Giáo dục miền núi đã thực hiện tốt phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; củng cố phổ cập GDTH đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; huy động học sinh ra lớp tăng, giảm tối đa tỷ lệ học sinh bỏ học; tổ chức hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Các đơn vị, trường học đều có kế hoạch tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh ngay từ đầu năm học; tăng cường dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở Mầm non, Tiểu học; tổ chức các lớp học Tiếng dân tộc cho giáo viên.

Phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia tiếp tục được quan tâm xây dựng. Đến nay, các huyện miền núi trong tỉnh có 165 trường chuẩn Quốc gia (chiếm 23,98% tổng số trường) trong đó, khối Mầm non có 41 trường, Tiểu học 94 trường, THCS 28 trường, THPT 2 trường, đã từng bước đem lại các điều kiện tốt phục vụ dạy và học, nâng cao chất lượng giáo dục.

Các Phòng GD&ĐT miền núi thực hiện tốt công tác cử tuyển đối với học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc các xã vùng cao miền núi vào học các trường Đại học,

13

Page 14: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Cao đẳng nghiêm túc, đúng quy trình xét chọn theo hướng dẫn Thông tư liên tịch số 04/2001 và Nghị định 134/NĐ-CP của Chính phủ. Kết quả năm 2012 tỉnh Thanh Hoá xét cử tuyển học sinh đi học Đại học, Cao đẳng đảm bảo số lượng, đúng đối tượng, đúng vùng tuyển.

Các chế độ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và học sinh, sinh viên khu vực miền núi đã được các đơn vị, trường học thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.

Có thể khẳng định trong năm học vừa qua, được sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền, sự vào cuộc của hệ thống chính trị; sự nỗ lực quyết tâm của toàn ngành, chất lượng và hiệu quả giáo dục ở miền núi Thanh Hóa đã có sự chuyển biến, thu được những kết quả đáng trân trọng.

II. Tiếp tục đổi mới công tác quản lýToàn ngành tập trung thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; thông qua xây dựng chương trình, kế hoạch và chỉ tiêu đạt được trong năm học .

Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1268/QĐ-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Nghị định 115/NĐ-TTg của Chính phủ và Thông tư số 47/2011/TT-BGDĐT-BNV của Liên bộ; triển khai, thực hiện Kế hoạch phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011-2015; kế hoạch dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học giai đoạn 2011-2020; tăng cường quản lý nhà nước về các hoạt động liên kết đào tạo trên địa bàn tỉnh; chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm sai quy định; lạm thu đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo; dự án xây dựng trường THPT chuyên Lam Sơn giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.

Hoàn thành các Đề án, Dự án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, đó là: Quy hoạch điều chỉnh mạng lưới các trường ĐH, CĐ, TCCN tỉnh Thanh Hóa đến 2020; Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục miền núi Thanh Hoá đến năm 2020”; Đề án “Xây dựng xã hội học tập tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.

Các đơn vị, trường học thực hiện đầy đủ "3 công khai" đối với các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân theo Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện đầy đủ các nội dung, hình thức và thời điểm công khai: Công khai cam kết chất lượng giáo dục, công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai thu, chi tài chính.

Toàn ngành tiếp tục thực hiện tốt Thông tư số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 15/4/2009 về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Nhiều trường THPT đã xây dựng

14

Page 15: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

tốt quy chế chi tiêu nội bộ, tiết kiệm chi tiêu để tăng thu nhập thêm 1 tháng lương cho cán bộ, giáo viên trong năm học, đã động viên, khích lệ cán bộ, giáo viên công tác.

Ngành tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 29/2009/TT-BGDĐT Quy định chuẩn Hiệu trưởng THCS, THPT và phổ thông có nhiều cấp học, chuẩn đào tạo giáo viên; chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non, phổ thông; tiếp tục thực hiện Thông tư số 31/2009/TT-BGDĐT về việc Quy định công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục.

Tiếp tục chỉ đạo đổi mới công tác quản lý giáo dục, trong đó coi trọng việc đổi mới công tác xây dựng kế hoạch, công tác chỉ đạo điều hành, công tác kiểm tra đánh giá. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ QLGD.

Toàn ngành đã tập trung triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo; thực hiện công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng soạn thảo, ban hành văn bản; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và HSSV; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí; đồng thời xử lý kịp thời những tập thể, cá nhân sai phạm được phát hiện qua kiểm tra, thanh tra.

Ngành đã chủ động phối hợp với cơ quan hữu quan đề xuất định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho các cấp học, bậc học phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương; ưu tiên ngân sách để thực hiện phổ cập GDTH đúng độ tuổi, chống mù chữ, phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi; kế hoạch dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học...

III. Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục1. Công tác xây dựng, quy hoạch đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGDNăm học 2012-2013, toàn ngành có 52.979 cán bộ, công chức, viên chức trong

biên chế, trong đó: GDMN có 12.656, GDTH có 16.893, THCS có 16.856, THPT có 5.857, TTGDTX-DN và TTGDKT-TH có 636; cơ quan Sở có 81. Ngoài ra, toàn Ngành hiện nay có khoảng hơn 2 nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng, chủ yếu là ngành học Mầm non.

Tỉ lệ đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn ngày càng tăng: Ngành học Mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn 99,8% (trên chuẩn là 46,2%); bậc Tiểu học đạt chuẩn và trên chuẩn 99,9% (trên chuẩn 79,3%); bậc THCS đạt chuẩn và trên chuẩn 96,8% (trên chuẩn 35,9%); bậc THPT đạt chuẩn và trên chuẩn 99% (trên chuẩn 8,7%); TTGDTX tỉnh, TTGDTX huyện, thị, TP đạt chuẩn và trên chuẩn là 95%.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, trong năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với sở, ban, ngành rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên trong tỉnh để có chính sách phù hợp, nhằm ổn định và nâng cao chất

15

Page 16: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

lượng giáo dục; làm tốt công tác luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm CBQL ở các cơ sở giáo dục.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên trong tỉnh cơ bản đủ số lượng; chất lượng ngày càng được nâng cao; có tư tưởng chính trị ổn định, yêu nghề, yên tâm công tác, từng bước đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tuy nhiên đội ngũ cán bộ, giáo viên trong tỉnh còn bất cập, chưa đồng bộ. Nhiều huyện còn thiếu giáo viên Mầm non và giáo viên Tiểu học, thừa giáo viên THCS.

2. Công tác bồi dưỡng tập huấnNgành đã hoàn thành các lớp bồi dưỡng, tập huấn chương trình mục tiêu quốc

gia năm 2012 theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các cơ sở giáo dục Mầm non, phổ thông, giáo dục Thường xuyên và Trung cấp chuyên nghiệp; tập trung chỉ đạo về đổi mới PPDH, thông qua tổ chức hội nghị chuyên môn, hội giảng chọn giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh; dạy học theo nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng THTT, HSTC”; tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường; tập huấn công tác tự đánh giá trường Mầm non; tập huấn và cấp chứng chỉ cho giáo viên học tiếng dân tộc Môngz, tiếng dân tộc Thái, giáo viên dạy Tiếng Anh trong các trường phổ thông; cán bộ, giáo viên thực hiện Dự án mô hình trường Tiểu học Việt Nam mới (VNEN)...

3. Thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non, phổ thông, chuẩn Hiệu trưởng trường Mầm non và Giám đốc trung tâm GDTX

Toàn ngành đã tiếp tục triển khai, thực hiện Quyết định số 02/2008/QĐ - BGD ĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non cho 185 CBQL trường Mầm non và phòng GD&ĐT huyện, thị xã và TP; Quyết định số 14/QĐ - BGD ĐT về chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên, CBQL của 91 trường Tiểu học và cán bộ, chuyên viên của 27 phòng GD&ĐT huyện, thị, TP; Thông tư số 29/2009/TT –BGD ĐT và công văn 430/ BGD ĐT- CNGCBQLGD quy định chuẩn Hiệu trưởng THCS, THPT cho gần 2000 CBQL các trường THCS và THPT; Thông tư số 30/2009/TT – BGDĐT và công văn số 660/BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, THPT cho 1600 CBQL và tổ trưởng chuyên môn các trường THCS, THPT; tập huấn và triển khai chuẩn Hiệu trưởng trường Mầm non, trường Tiểu học và chuẩn Giám đốc TTGDTX.

4. Việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ QLGDCác đơn vị quản lý giáo dục và các nhà trường đã thực hiện tốt chế độ chính

sách đối với đội ngũ nhà giáo, trong đó có chế độ BHXH, chế độ cho giáo viên ngoài biên chế và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ. Đặc biệt, trong năm học 2012-2013, Ngành đã tiếp tục tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về việc thực hiện chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên Mầm non theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2011 về quy định một số chính sách phát triển giáo dục

16

Page 17: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Mầm non giai đoạn 2011-2015; hoàn thành việc tuyển dụng hơn 8000 giáo viên Mầm non vào biên chế; tiếp tục triển khai thực hiện Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

IV. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường CSVC, thực hiện chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên. 1. Quy mô mạng lưới trường lớp, học sinh

Năm học 2012-2013, Ngành tiếp tục điều chỉnh quy mô trường, lớp cho phù hợp với tình hình địa phương; đã sát nhập trường THPT Yên Định 2 với trường THPT Hà Tông Huân; thành lập mới trường phổ thông cấp 2, 3 Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia). Kết quả: Khối giáo dục có 2.166 trường, trong đó có 657 trường Mầm non, 727 trường Tiểu học, 649 trường THCS, 104 trường THPT, 28 trung tâm GDTX, 01 TTKTTH- HNDN tỉnh, với tổng số 726.828 học sinh (trong đó MN: 176.728, TH: 242.466, THCS: 184.200, THPT: 116.613, GDTX: 6.821), giảm 0.4% so với năm học 2011-2012.

Khối các trường đào tạo: Có 3 trường Đại học; 3 trường Cao đẳng; 1 trường Cao đẳng nghề; 9 trường TCCN, 1 trường Chính trị tỉnh với gần 40 nghìn HS, SV.

Toàn tỉnh có 637 Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn, có 92 cơ sở đào tạo nghề (47 cơ sở đào tạo nghề công lập, 45 cơ sở đào tạo nghề ngoài công lập).

Nhìn chung, quy mô mạng lướng trường, lớp trong tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân. Song ở từng huyện, từng vùng miền, nhiều trường học có quy mô số lớp, số học sinh quá nhỏ, nhất là địa bàn vùng cao niền núi, vùng bãi ngang ven biển, đã gây khó khăn trong việc đầu tư xây dựng CSVC- thiết bị trường học, điều chuyển giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục.

2. Đầu tư xây dựng CSVC trường học- Năm học 2012 - 2013, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học được toàn ngành tiếp

tục quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ phòng học kiên cố, cao tầng đạt 81.93% (MM: 67,26%, TH: 82,17%, THCS: 92,83%, THPT: 91,61%, GDTX: 73,11%). Toàn tỉnh có 892 trường học đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỉ lệ 41,74% (Mầm non: 218 trường, Tiểu học: 485 trường, THCS: 175 trường và THPT: 14). Trong đó miền xuôi có 735/1449 trường, chiếm tỷ lệ 50,72%, miền núi có 165/688 trường (MN: 41 trường, TH: 94 trường, THCS: 28 trường, THPT: 2 trường), chiếm tỉ lệ 23,98%. Các huyện Quảng Xương, Hoằng Hoá, Yên Định, Hà Trung, Thọ Xuân, Nga Sơn là đơn vị có nhiều trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Năm 2012- 2013 do khó khăn về nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội cho nên không triển khai xây dựng mới phòng học, nhà công vụ giáo viên. Tỷ lệ các dự án đầu tư xây dựng phòng

17

Page 18: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

học bộ môn, nhà hiệu bộ, nhà tập đa năng từ chương trình mục tiêu quốc gia cho giáo dục thấp hơn các năm trước. Tuy nhiên, Sở GD&ĐT đã tích cực tham mưu với UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố huy động đóng góp của nhân dân và cộng đồng, đồng thời động viên các nhà thầu hoàn thiện các công trình đã giao các năm trước để đưa vào sử dụng.

Kết quả xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm học 2012-2013:- Giáo dục Mầm non: Có 221 phòng nuôi dưỡng, chăm sóc; 83 phòng phục

vụ học tập và các công trình khác. - Tiểu học: Có 93 phòng học; 74 phòng phục vụ học tập- THCS: Có 170 phòng học, 45 phòng khác- THPT: Có 202 phòng học và phòng bộ mônTổng số tiền dự kiến thanh toán cho các công trình trong năm bằng nguồn trái

phiếu Chính phủ là 240 tỷ đồng và các chương trình mục tiêu, xã hội hóa giáo dục. Bên cạnh việc quan tâm xây dựng phòng học, phòng đa năng, Ngành đã tăng

cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học thông qua CTMT địa phương và CTMTQG để trang cấp thiết bị dạy học với hơn 60 tỷ đồng cho các trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT.

V. Đánh giá chung: 1. Ưu điểm: Năm học 2012- 2013, mặc dù giáo dục cả nước nói chung, Thanh

Hóa nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng hậu quả của nền kinh tế thế giới suy thoái, những biến động của môi trường và khu vực, song là một năm học ngành GD&ĐT Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và tiếp tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, tự hào trên tất cả các lĩnh vực giáo dục, trong đó nổi bật là:

- Tham mưu xây dựng các Đề án, Dự án phát triển Ngành, trong đó có 3 Đề án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt:

+ Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục miền núi Thanh Hóa đến năm 2020”.+ Đề án “Xây dựng Xã hội học tập tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.+ Điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề

tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.- Công tác phổ cập giáo dục - XMC giữ vững thành quả, kết quả phổ cập GD

Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập GDTHCS được nâng lên, đặc biệt phổ cập giáo dục Mầm non trẻ em 5 tuổi được triển khai quyết liệt, hoàn thành trước thời hạn 1 năm (năm 2013).

- Chất lượng giáo dục đại trà tiếp tục được nâng lên; chất lượng giáo dục mũi nhọn được giữ vững, có bước đột phá cả về số lượng và chất lượng giải Quốc gia, Quốc tế, xếp trong tốp đầu cả nước. Công tác thi có nhiều chuyển biến tích cực, xử lý nghiêm các hiện tượng vi phạm quy chế thi, từng bước đánh giá chính xác chất lượng dạy và học trong các nhà trường.

18

Page 19: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

- Công tác Xã hội hóa giáo dục, công tác Khuyến học, khuyến tài tiếp tục trở thành điểm sáng của giáo dục cả nước.

Thanh Hóa là tỉnh đầu tiên trong cả nước xây dựng và triển khai Đề án “Xây dựng xã hội học tập đến năm 2020”. Đề án đã được Tỉnh ủy thông qua, UBND tỉnh phê duyệt và triển khai đồng bộ trong toàn tỉnh.

- Phong trào xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm. Số trường học được công nhận đạt chuẩn Quốc gia trong năm học: 69 trường (Mầm non: 26 trường, Tiểu học: 22 trường, THCS: 19 trường, THPT: 2 trường), vượt chỉ tiêu kế hoạch 6 trường (Mầm non: 3 trường; Tiểu học: 2 trường; THCS: 1 trường)

- Sở GD&ĐT được Bộ GD&ĐT tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc toàn quốc năm học 2012-2013; được UBND tỉnh tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu năm 2012. Đây là năm học thứ 8 liên tiếp được tặng cờ thi đua của Bộ, cũng là năm thứ 2 liên tục được tặng cờ thi đua của UBND tỉnh.

2. Hạn chế.Bên cạnh những ưu điểm đạt được là cơ bản, trong năm học 2012-2013,

Ngành GD&ĐT còn bộc lộ một số hạn chế: - Chất lượng giáo dục toàn diện tuy được nâng lên, song còn chênh lệch giữa các vùng miền: Giữa miền núi và miền xuôi; giữa thị trấn và các xã khu vực nông thôn trong địa bàn; chất lượng giảng dạy ở các trường đào tạo TCCN còn hạn chế.

- Quy mô mạng lưới trường, lớp còn bất cập. Đội ngũ giáo viên còn thừa, thiếu, chưa đồng bộ về cơ cấu bộ môn, ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và chất lượng giáo dục trong các trường Tiểu học, Trung học cơ sở. - Cơ sở vật chất trường học vẫn còn khó khăn: Thiếu diện tích đất, thiếu phòng học, phòng học bộ môn, nhà đa năng, sân chơi, bãi tập, thiếu trang thiết bị dạy học, gây khó khăn trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Đời sống của cán bộ, giáo viên tuy được nâng lên, song vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là giáo viên Mầm non ngoài biên chế, giáo viên công tác vùng cao, biên giới, vùng khó đồng bằng.

Việc triển khai sổ gọi tên, ghi điểm điện tử trong các nhà trường còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao.

Các vấn đề bức xúc trong Ngành mặc dù đã được chấn chỉnh, song hiện tượng dạy thêm, học thêm, lạm thu và liên kết đào tạo vẫn còn có đơn vị sai phạm.

VI. Kết quả công tác thi đua then thưởng năm học 2012-2013- Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận

hoàn thành 16/16 chỉ tiêu thi đua năm học, trong đó có 9 chỉ tiêu hoàn thành xuất sắc, đó là: Giáo dục Tiểu học; Giáo dục Trung học; Giáo dục Thường xuyên; Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục; Công tác Thanh tra; Công tác Pháp chế và cải cách thủ tục hành chính; Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy;

19

Page 20: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, công tác ngoại khóa, y tế trường học; Thực hiện các cuộc vận động và công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương.

- 1 tập thể được đề nghị tặng Cờ thi đua Chính phủ, 8 tập thể được đề nghị tặng Cờ thi đua UBND tỉnh.

- 75 tập thể đề nghị công nhận danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc.- 19 cá nhân đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.- 1.235 cá nhân được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.- 3 tập thể, 13 cá nhân đề nghị tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba trở

lên.- 14 tập thể, 25 cá nhân đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.- 38 tập thể, 104 cá nhân đề nghị UBND tỉnh tặng Bằng khen.- 41 tập thể, 98 cá nhân đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen.- 334 tập thể, 1.517 cá nhân được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy

khen.- Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ

thi đua Đơn vị xuất sắc toàn quốc, được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2012.

Phần 3: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2013-2014Năm học 2013-2014 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, triển khai Chương trình hành động của Ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011-2016 và Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam; toàn ngành tiếp tục phát huy kết quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua đã đạt được, tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dụcTiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục theo yêu cầu của Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, tập trung thực hiện Chương trình hành động của ngành Giáo dục triển khai Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, Kết luận số 51-KL/TW và Chỉ thị số 02/CT-TTg về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục trong tỉnh.

Tăng cường phối hợp quản lý giáo dục giữa Sở GD&ĐT với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và huyện, thị, TP trong địa bàn, đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ; Quyết định 1268/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

20

Page 21: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong các nhà trường. Thực hiện “3 công khai” của các cơ sở giáo dục; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục, quản lý về chuyên môn và các lĩnh vực khác, đặc biệt là các vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội, trong đó tập trung khắc phục triệt để các sai phạm trong đào tạo Trung cấp Chuyên nghiệp, liên kết đào tạo, lạm thu, dạy thêm, học thêm, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và thông báo công khai trước công luận.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng đồng thời đảm bảo chất lượng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; tổ chức hội nghị, hội thảo, của các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục.

Đổi mới công tác thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận của xã hội; tranh thủ sự giám sát, hỗ trợ giải quyết kịp thời các vấn đề của ngành. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục 2.1. Nhiệm vụ chung của các cấp họcTiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương

đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968-15/10/2013); đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua đã tổng kết thành các hoạt động thường xuyên của Ngành.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập. Thực hiện tốt phân luồng sau Trung học cơ sở và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; xây dựng xã hội học tập, đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.

Tăng cường các giải pháp đồng bộ, thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt với các trường ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên; đặc biệt đối với học sinh dân tộc thiểu số, học sinh dân tộc ít người và nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ của học sinh, sinh viên; giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục về chủ quyền biển, đảo, tiết kiệm năng lượng; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo

21

Page 22: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.

Tiếp tục triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục Mầm non, phổ thông, GD Thường xuyên và TC Chuyên nghiệp. Tăng cường kiểm tra giám sát, hỗ trợ các nhà trường thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

Triển khai có hiệu quả Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, tập trung vào các nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

2.2. Giáo dục Mầm non Củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới cơ sở giáo dục Mầm non phù hợp với

tình hình thực tiễn của địa phương, tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tỷ lệ bán trú, học 2 buổi/ngày. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia; tăng cường hiệu quả quản lý các cơ sở giáo dục Mầm non ngoài công lập.

Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục Mầm non, chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục Mầm non ở các vùng khó khăn.

Tiếp tục chỉ đạo ưu tiên các nguồn lực để đảm bảo Thanh Hóa phấn đấu cuối năm 2013 hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non trẻ em 5 tuổi, đầu năm 2014 đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục Mầm non trẻ em 5 tuổi.

2.3. Giáo dục phổ thông Tiếp tục chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá,

tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục phổ thông. Tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Mở rộng tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, chú trọng ở cấp Tiểu học.

Tiếp tục chỉ đạo nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp liên môn; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; mở rộng cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh Trung học; tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp trong các trường Trung học.

Các phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị, TP, các cơ sở giáo dục triển khai nội dung dạy học môn Tiếng Anh, nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ. Năm học 2013-2014 thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, môn Tiếng Anh sẽ là môn bắt buộc cùng Văn, Toán.

Tích cực củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục THCS, chấn chỉnh các sai phạm về dạy thêm, học thêm, lạm thu trong các cơ sở giáo dục.

Tích cực thực hiện tự đánh giá và đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục ở các cơ sở giáo dục Tiểu học, THCS, THPT.

22

Page 23: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

2.4. Giáo dục Thường xuyênNâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, lợi ích của

học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Xây dựng xã hội học tập tỉnh Thanh Hóa đến 2020, Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020.

Củng cố mô hình hoạt động của trung tâm giáo dục Thường xuyên, trung tâm Học tập Cộng đồng theo hướng mỗi huyện có một trung tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ, mở rộng việc dạy văn hóa kết hợp với dạy nghề đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời, cần gì học nấy của người dân trong cộng đồng, đảm bảo các trung tâm hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững.

2.5.Giáo dục Chuyên nghiệpMở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo và

các loại hình trường Trung cấp Chuyên nghiệp gắn với bảo đảm chất lượng đào tạo, phù hợp với khả năng cung ứng nhân lực của cơ sở đào tạo và quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh. Đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả học tập của người học. Đẩy mạnh công tác phân luồng, hướng nghiệp, đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động giáo dục của các trường Trung cấp Chuyên nghiệp trong địa bàn về thực hiện quy chế đào tạo, mở ngành đào tạo, liên kết đào tạo, xác định chỉ tiêu tuyển sinh Trung cấp Chuyên nghiệp; đồng thời xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế tuyển sinh.

3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcTăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xây dựng đội ngũ nhà giáo đảm bảo

về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, ngày càng vững mạnh, toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Tiếp tục rà soát đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong tỉnh, phối hợp với sở Nội vụ và UBND huyện, thị, TP tham mưu điều chuyển cán bộ, giáo viên phù hợp theo hướng dẫn của UBND tỉnh.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách đối với nhà giáo; đặc biệt là giáo viên Mầm non, giáo viên đang công tác tại vùng miền núi và vùng đặc biệt khó khăn; tham mưu ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo động lực phấn đấu cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đang công tác đồng thời thu hút người giỏi về quản lý, giảng dạy tại địa phương.

4. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dụcTiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ

và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài.

Thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ bản; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường

23

Page 24: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Mầm non, trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia; tiếp tục thực hiện Đề án xây dựng trường THPT chuyên Lam Sơn đến 2020, Đề án nâng cao chất lượng giáo dục miền núi Thanh Hóa đến 2020; Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT giai đoạn 2011-2015; Đề án xây dựng trường THPTDTNT số 2 tỉnh Thanh Hóa tại huyện Ngọc Lặc; quy hoạch và xây dựng các trường PTDT bán trú; thực hiện tốt công tác sử dụng, bảo quản thiết bị và thư viện trường học.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2015 .

*

* * Kết quả đạt được năm học 2012-2013 của toàn ngành đã góp phần hoàn thành xuất sắc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là kết quả của sự nỗ lực vượt khó vươn lên của đội ngũ nhà giáo và cán bộ CBQLGD, của học sinh, sinh viên trong tỉnh. Ngành giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa mong được sự quan tâm, chỉ đạo nhiều hơn nữa của Bộ GD&ĐT, của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; sự phối, kết hợp của các sở, ban, ngành, đoàn thể, hội cấp tỉnh; sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh để Ngành giáo dục và đào tạo đạt được những kết quả lớn hơn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong năm 2013 và các năm tiếp theo.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

24

Page 25: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Biểu 1: SỐ TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA CỦA GIÁO DỤC MẦM NON,

TIỂU HỌC, THCS CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ ĐẾNCUỐI NĂM HỌC 2012-2013

TT Đơn vị GDMN(Tăng +)

GDTH(Tăng +)

THCS(Tăng +)

THPT(Tăng +)

Tỷ lệ%

1. TP Thanh Hóa 26 (+2) 34 13 3 56,602. TX Bỉm Sơn 1 6 3 1 41,703. TX Sầm Sơn 1 7 3 (+1) 1 60,004. Quảng Xương 11 (+3) 34 (+3) 11 (+3) 1 50,005. Nông Cống 12 30 (+2) 13 (+1) 1 51,466. Tĩnh Gia 3 21 5 1 27,307. Hoằng Hóa 20 38 17 (+1) 1 57,698. Hậu Lộc 7 (+2) 27 3 (+1) 1 43,509. Nga Sơn 15 24 (+2) 10 1 59,0010. Hà Trung 17 (+2) 29 14 (+1) 1 77,8011. Đông Sơn 7 (+2) 16 (+1) 4 (+2) 0 56,2512. Thiệu Hóa 15 (+1) 25 8 0 57,1013. Triệu Sơn 8 (+3) 26 (+4) 6 (+2) 0 35,7014. Vĩnh Lộc 6 (+1) 14 7 0 55,0015. Yên Định 15 (+2) 30 (+1) 8 (+1) 1 60,2316. Thọ Xuân 15 (+2) 31 (+2) 16 (+2) 0 49,6017. Như Thanh 4 9 (+1) 2 (+1) 0 22,7218. Như Xuân 2 10 (+1) 4 (+1) 0 28,8019. Bá Thước 7 (+2) 9 (+1) 1 1 21,6920. Lang Chánh 5 (+1) 6 2 0 34,2021. Ngọc Lặc 3 10 5 0 20,9022. Cẩm Thủy 4 (+2) 14 (+1) 7 (+2) 0 37,8023. Thường Xuân 2 (+1) 8 1 0 17,1924. Thạch Thành 8 15 (+3) 6 (+1) 0 29,9025. Quan Hóa 3 (+2) 5 2 0 18,8726. Quan Sơn 1 4 3 (+1) 0 19,1027. Mường Lát 1 1 0 0 6,50

Toàn tỉnh 218 (+26) 485 (+22) 175 (+21) 14 (+0) 41,74

25

Page 26: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Biểu 2: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP3 NĂM (2011, 2012, 2013)

1. KHỐI THPT

TT Tên trườngTốt nghiệp năm 2011

Tốt nghiệp năm 2012

Tốt nghiệp năm 2013

SL % SL % SL %Tổng cộng 44.490 99,23 43.205 99,86 38.684 99,47

1. Ba Đình 551 100,00 545 100,00 515 100,002. Bá Thước 356 99,71 365 100,00 317 99,063. Bá Thước 3 194 99,48 207 100,00 168 98,824. Bắc Sơn 277 98,57 282 99,65 228 96,205. Bỉm Sơn 467 99,78 455 100 459 100,006. Cầm Bá Thước 550 98,03 559 98,76 526 97,767. Cẩm Thuỷ 1 598 99,83 628 99,84 589 98,998. Cẩm Thuỷ 2 384 97,21 380 100,00 320 100,009. Cẩm Thuỷ 3 385 99,22 386 100,00 324 99,6910. Dân tộc Nội trú 177 100,00 177 100,00 182 100,0011. Dương Đình Nghệ 738 99,19 666 100,00 471 100,0012. Đặng Thai Mai 753 98,94 603 100,00 427 100,0013. Đào Duy Từ 553 100,00 519 100,00 546 100,0014. Đinh Chương Dương 465 100,00 466 100,00 361 100,0015. Đông Sơn 1 486 100,00 520 100,00 439 100,0016. Đông Sơn 2 360 99,44 366 100,00 335 100,0017. Hà Tông Huân 403 98,77 292 100,0018. Hà Trung 566 99,64 575 100,00 509 100,0019. Hà Văn Mao 486 100,00 452 100,00 410 98,5520. Hàm Rồng 571 100,00 566 100,00 543 100,0021. Hậu Lộc 1 444 100,00 448 100,00 443 100,0022. Hậu Lộc 2 440 100,00 435 100,00 412 100,0023. Hậu Lộc 3 383 100,00 389 100,00 344 100,0024. Hậu Lộc 4 478 100,00 574 100,00 482 100,0025. Hoằng Hoá 2 675 100,00 620 100,00 538 100,0026. Hoằng Hoá 3 572 98,96 603 100,00 554 99,8127. Hoằng Hoá 4 518 100,00 506 100,00 465 100,0028. Hoàng Lệ Kha 569 100,00 559 100,00 480 100,00

26

Page 27: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

29. Lam Kinh 459 100,00 463 100,00 429 100,0030. Lang Chánh 335 100,00 347 100,00 330 100,0031. Lê Hoàn 570 98,61 550 99,82 467 99,7832. Lê Hồng Phong 460 99,78 368 100,00 302 95,8733. Lê Lai 451 99,33 432 99,08 403 100,0034. Lê Lợi 564 99,82 550 100,00 535 100,0035. Lê Văn Hưu 593 100,00 581 100,00 503 100,0036. Lê Văn Linh 591 99,49 527 99,25 405 99,5037. Lê Viết Tạo 482 99,58 542 99,82 400 99,5038. Lương Đắc Bằng 638 100,00 634 100,00 554 100,0039. Lưu Đình Chất 556 99,1 442 100,00 370 99,7340. Mai Anh Tuấn 575 99,82 568 99,82 502 99,4041. Mường Lát 208 100 196 100,00 189 100,0042. Nga Sơn 416 98,57 430 100,00 406 100,0043. Ngọc Lặc 517 99,04 545 99,82 506 99,844. Nguyễn Hoàng 595 98,18 478 100,00 308 95,9545. Nguyễn Quán Nho 413 99,75 387 100,00 345 100,0046. Nguyễn Mộng Tuân 536 99,44 402 99,51 364 100,0047. Nguyễn Thị Lợi 303 100,00 289 100,00 306 99,6748. Nguyễn Trãi 501 100,00 425 100,00 336 100,0049. Nguyễn Xuân Nguyên 548 99,09 497 100,00 412 99,7550. Như Thanh 606 99,18 547 100,00 537 97,9951. Như Thanh 2 229 99,13 314 100,00 252 98,4352. Như Xuân 428 88,79 460 99,78 420 99,7653. Như Xuân 2 139 90,84 170 100,00 178 100,0054. Nông Cống 1 507 99,8 499 100,00 444 100,0055. Nông Cống 2 386 100,00 393 100,00 362 99,4556. Nông Cống 3 415 99,04 417 100,00 385 99,4857. Nông Cống 4 408 100,00 394 100,00 391 100,0058. Quan Hoá 316 99,68 268 100,00 256 99,6159. Quan Sơn 218 100,00 215 100,00 198 100,0060. Quan Sơn 2 135 100,00 122 100,00 133 100,0061. Quảng Xương 1 444 100,00 503 100,00 504 100,0062. Quảng Xương 2 583 100,00 569 100,00 505 99,6063. Quảng Xương 3 367 99,84 602 100,00 528 99,2464. Quảng Xương 4 481 100,00 548 100,00 443 99,77

27

Page 28: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

65. Sầm Sơn 365 100,00 371 100,00 363 100,0066. Thạch Thành 1 539 99,26 541 100,00 476 100,0067. Thạch Thành 2 414 99,51 441 100,00 401 100,0068. Thạch Thành 3 412 99,75 412 100,00 409 99,7569. Thạch Thành 4 286 99,65 268 100,00 251 99,2070. Thiệu Hoá 542 100,00 528 100,00 495 100,0071. Thọ Xuân 4 329 94,26 288 100,00 256 100,0072. Thọ Xuân 5 281 99,29 269 100,00 180 99,6173. Thống Nhất 349 97,75 241 100,00 286 98,3674. Thường Xuân 2 280 98,24 329 100,00 259 99,6575. Tĩnh Gia 1 605 100,00 593 99,83 572 100,0076. Tĩnh Gia 2 572 99,82 589 100,00 508 100,0077. Tĩnh Gia 3 680 100,00 673 100,00 541 100,0078. Tĩnh Gia 4 489 96,25 558 100,00 442 94,8479. Tĩnh Gia 5 505 98,44 505 99,80 319 88,8580. Tô Hiến Thành 161 98,77 150 100,00 278 98,9381. Tống Duy Tân 295 99,32 339 100,00 351 99,1582. Trần Ân Chiêm 619 99,19 470 100,00 370 99,7383. Trần Khát Chân 364 96,04 271 99,27 236 100,0084. Trần Phú 611 98,86 598 100,00 402 99,5085. Triệu Sơn 1 432 99,76 446 100,00 375 100,0086. Triệu Sơn 2 488 99,59 483 100,00 394 100,0087. Triệu Sơn 3 407 100 404 100,00 400 100,0088. Triệu Sơn 4 367 99,72 370 100,00 341 100,0089. Triệu Sơn 5 423 97,46 392 100,00 321 99,0790. Triệu Sơn 6 359 98,62 291 99,66 226 100,0091. Triệu Thị Trinh 562 99,43 334 100,00 345 100,0092. Vĩnh Lộc 449 100,00 427 100,00 408 100,0093. Yên Định 1 553 100,00 547 100,00 493 99,7994. Yên Định 2 387 100,00 394 100,00 535 99,8195. Yên Định 3 382 100,00 385 100,00 328 100,0096. Chuyên Lam Sơn 330 100,00 347 100,00 355 100,0097. Đào Duy Anh 57 98,27 42 100,00 38 100,0098. Đông Sơn 34 100,00 13 100,00 81 97,5999. Tư thục Hoằng Hoá 235 99,57100. Lý Thường Kiệt 421 100,00 350 100,00 356 99,16101. Nguyễn Huệ 99 98,01 74 100,00 64 96.96

28

Page 29: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

102. Nông Cống 135 93,10 148 100,00 180 98,36103. Triệu Sơn 407 98,07 383 100,00 347 99,42104. Trường Thi 128 100,00 104 100,00 172 99,42

2. KHỐI GDTX

TT Tên trườngTốt nghiệp năm 2011

Tốt nghiệp năm 2012

Tốt nghiệp năm 2013

SL % SL % SL %Tổng cộng 6.354 99,79 3.886 98,35 3.924 88.51

1. Bá Thước (GDTX) 146 100,0 73 100,0 60 98,362. Bỉm Sơn (GDTX) 103 99,03 30 100,0 27 96,423. Cẩm Thuỷ (GDTX) 307 100,0 117 100,0 148 99,324. Đông Sơn (GDTX) 61 100 43 100,0 83 98,805. Hà Trung (GDTX) 219 99,09 94 98,95 144 90,006. Hậu Lộc (GDTX) 235 100,0 79 100,0 96 100,07. Hoằng Hoá (GDTX) 456 100,0 288 99,65 140 100,08. Lang Chánh (GDTX) 86 100,0 147 100,0 82 98,979. Mường Lát (GDTX) 76 100,0 86 100,0 52 94,5410. Nga Sơn (GDTX) 383 98,71 168 99,41 113 67,2611. Ngọc Lặc (GDTX) 459 100 338 100,0 425 99,7612. Như Thanh (GDTX) 156 99,36 157 100,0 75 45,1813. Như Xuân (GDTX) 165 100 76 100,0 166 99,4014. Nông Cống (GDTX) 291 100 196 100,0 281 100,015. Quan Hoá (GDTX) 138 100 91 100,0 69 98,5716. Quan Sơn (GDTX) 49 100 235 100,0 41 100,017. Quảng Xương (GDTX) 197 99,49 78 96,30 145 97,9718. Sầm Sơn (GDTX) 39 100,0 27 100,0 43 97,7219. Thạch Thành (GDTX) 110 100,0 110 100,0 100 100,020. Thiệu Hoá (GDTX) 304 100,0 122 99,19 200 98,5221. Thọ Xuân (GDTX) 503 99,80 209 100,0 204 99,5122. Thường Xuân (GDTX) 124 100,0 40 100,0 143 100,023. Tĩnh Gia (GDTX) 384 100,0 174 100,0 279 99,6424. TP Thanh Hoá(GDTX) 102 100,0 75 100,0 27 64,2825. Triệu Sơn (GDTX) 296 100,0 161 100,0 252 100,026. Vĩnh Lộc (GDTX) 75 100,0 43 100,0 63 100,027. Yên Định (GDTX) 275 100,0 138 100,0 133 91,0928. Cao đẳng Nghề An Nhất 315 100,0 231 100,0 10 25,0029. CĐ Nghề Công nghiệp 120 49,1830. CĐ Thể dục TT (GDTX) 54 100,0 47 100,0 11 21,5631. TC nghề Nghi Sơn 62 100,0 109 80,1432. TC nghề PTTH 21 100,033. TC Thuỷ Sản 23 100,034. TC Nông Lâm 16 100,035. TC Truyền Thanh 32 100,0 31 100,036. TC Thuỷ Sản 56 98,24 42 100,0 23 100,0

29

Page 30: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

37. Thương Mại TW 5 158 99,37 62 100,0 39 33,33

Biểu 3: KẾT QUẢ TỔNG SỐ GIẢI THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HÓA TRONG 3 NĂM CỦA CÁC PHÒNG GIÁO DỤC, TTGDTX

TT Phòng GD 20102011

20112012

20122013 TT TTGDTX 2010

201120112012

20122013

1. Đông Sơn 68 58 49 1. Nga Sơn 20 8 4

2. TP. Thanh Hóa 84 63 76 2. Hoằng Hóa 38 26 12

3. Hậu Lộc 74 51 62 3. Tĩnh Gia 8 0 1

4. Nga Sơn 65 60 49 4. Thiệu Hóa 8 7 2

5. Quảng Xương 73 76 81 5. Nông Cống 32 16 6

6. Yên Định 78 63 69 6. Ngọc Lặc 14 6 5

7. Bỉm Sơn 58 56 43 7. Hậu Lộc 8 1 3

8. Thiệu Hóa 83 55 43 8. Quảng Xương 10 7 2

9. Hoằng Hóa 83 84 77 9. Yên Định 15 4 6

10. Thọ Xuân 68 47 57 10. Thọ Xuân 19 10 10

11. Nông Cống 54 60 73 11. Triệu Sơn 18 16 6

12. Triệu Sơn 59 33 63 12. Hà Trung 17 8 10

13. Tĩnh Gia 35 25 35 13. Bỉm Sơn 11 2 1

14. Hà Trung 48 52 62 14. Đông Sơn 2 1 3

15. Sầm Sơn 54 33 17 15. Cẩm Thủy 6 3 5

16. Thạch Thành 44 37 22 16. Thường Xuân 1 1 0

17. Vĩnh Lộc 60 38 36 17. Như Xuân 8 1 0

18. Bá Thước 13 17 8 18. Như Thanh 6 8 3

19. Ngọc Lặc 20 19 14 19. TP Thanh Hóa 5 5 3

20. Cẩm Thủy 29 20 25 20. Vĩnh Lộc 8 3 4

21. Thường Xuân 19 29 13 21. Thạch Thành 0 3 0

22. Như Xuân 6 5 6 22. Bá Thước 3 3 1

23. Như Thanh 13 11 8 23. Lanh Chánh 3 4 4

24. Quan Sơn 6 3 0 24. Sầm Sơn 1 0 KDT

25. Lang Chánh 3 9 4 25. Quan Hóa KDT KDT KDT

30

Page 31: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

26. Mường Lát 1 0 0 26. Quan Sơn KDT KDT KDT

27. Quan Hóa 1 8 1 27. Mường Lat KDT KDT KDT

CỘNG 1.201 1.012 993 CỘNG 261 143 91

Biểu 4: KẾT QUẢ TỔNG SỐ GIẢI THI HỌC SINH GIỎI CÁC MÔN VĂN HOÁ TRONG 3 NĂM HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG THPT

TT Trường2010

2011

2011

2012

2012

2013TT Trường

2010

2011

2011

2012

2012

2013

1. Lam Sơn 113 99 108 53. Lê.H.Phong 18 34 20

2. Quảng Xương 1 82 85 90 54. Trần Phú 11 14 21

3. Hà Trung 67 74 57 55. Cầm.B.Thước 49 52 40

4. Lam Kinh 49 44 48 56. Đông Sơn 2 18 19 14

5. Bỉm Sơn 76 74 73 57. Ng.Thị Lợi 15 9 11

6. Ba Đình 70 69 44 58. Thạch Thành 1 45 55 46

7. Lương.Đ.Bằng 76 83 68 59. Hoằng Hoá 3 31 37 39

8. Hậu Lộc 2 65 43 51 60. Q.Xương 4 40 44 24

9. Quảng Xương 2 52 39 40 61. Lê Viết Tạo 29 40 21

10. Hàm Rồng 82 68 68 62. Đặng Thai Mai 14 12 21

11. Hậu Lộc 1 78 79 86 63. DTNT tỉnh 32 20 29

12. Sầm Sơn 72 57 26 64. Tĩnh Gia 5 12 6 2

13. Đào Duy Từ 57 63 56 65. Nguyễn Trãi 21 18 27

14. Lê Lợi 50 60 57 66. Triệu Sơn 5 20 32 33

15. Yên Định 1 67 71 72 67. Nga Sơn 17 6 16

16. Thiệu Hoá 68 62 53 68. Cẩm Thuỷ 3 33 47 39

17. Lê Hoàn 42 27 31 69. Nông Cống 4 24 30 32

18. Lê Văn Hưu 63 77 60 70. Như Xuân 13 7 18

19. Mai Anh Tuấn 48 51 41 71. Hậu Lộc 4 58 54 53

20. Hoằng Hoá 4 83 83 69 72. Nguyễn.M.Tuân 12 12 22

21. Tĩnh Gia 1 53 59 55 73. Lưu Đình Chất 9 10 20

22. Quảng Xương 3 54 67 33 74. Đinh.C.Dương 15 19 29

23. Tĩnh Gia 3 53 35 27 75. Triệu Sơn 21 11 29

31

Page 32: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

24. Vĩnh Lộc 58 47 33 76. Ng.Quán Nho 43 26 28

25. Đông Sơn 1 57 43 45 77. NT.Thống Nhất 17 10 26

26. Nông Cống 2 24 18 35 78. Quan Sơn 10 8 0

27. Triệu Sơn 2 59 56 60 79. Tô Hiến Thành 10 6 5

28. Hoằng Hoá 2 54 53 39 80. Hà Văn Mao 13 3 8

29. Yên Định 2 49 47 46 81. Lang Chánh 19 30 18

30. Như Thanh 42 47 36 82. Đào Duy Anh KDT

31. Hoàng Lệ Kha 32 51 44 83. Ng.Xuân

Nguyên

17 37 42

32. Lý Thường Kiệt 29 19 16 84. Hà Tông Huân 8 11 KDT

33. Nông Cống 1 66 63 70 85. Thọ Xuân 5 7 3 6

34. Triệu Sơn 1 45 42 63 86. Thường Xuân 2 15 11 13

35. Cẩm Thuỷ 1 51 68 58 87. Triệu Thị Trinh 10 20 26

36. Bá thước 15 10 15 88. Trần Khát Chân 5 5 4

37. Nguyễn Hoàng 18 8 10 89. Triệu Sơn 6 5 8 12

38. Dương .Đ.Nghệ 36 34 15 90. Như Thanh 2 12 15 23

39. Ngọc Lặc 26 20 15 91. Quan Hoá 10 4 5

40. Triệu Sơn 3 59 61 60 92. Trường Thi 2 1 4

41. Lê Văn Linh 23 21 18 93. Cẩm Thuỷ 2 31 28 24

42. Thạch Thành 2 19 15 15 94. Mường Lát 8 2 0

43. Tống Duy Tân 26 21 16 95. Tĩnh Gia 4 3 10 16

44. Hậu Lộc 3 39 35 26 96. Bá Thước 3 7 5 2

45. Nông Cống 3 47 32 48 97. Bắc Sơn 5 7 5

46. Triệu Sơn 4 47 44 43 98. Như Xuân 2 2 5 3

47. Thọ Xuân 4 29 22 26 99. Thạch Thành 4 26 28 25

48. Trần Ân Chiêm 26 18 4 100. Nguyễn Huệ 0 1 KDT

49. Yên Định 3 30 19 21 101. Nông Cống 1 KDT 2

50. Thạch Thành 3 35 34 50 102. Đông Sơn KDT KDT KDT

51. Lê Lai 10 8 21 103. Quan Sơn 2 6 0 2

52. Tĩnh Gia 2 58 64 45 104. Hoằng Hoá 0

Cộng 3.483 3.361 3211

32

Page 33: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

33

Page 34: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Biểu 5: PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP, HỌC SINH (MẦM NON, PHỔ THÔNG) NĂM HỌC 2012-2013 (Số tuyệt đối – tỷ lệ %)

TT Cấp học Trường

Trong đó

Lớp

Trong đó

Học sinh

Trong đó Tỷ lệ HS

ngoài công

lập(%) Công

lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

Công lập

Ngoài công lập

1 Mầm non 657 647 10 6893 6749 144 179.701 175.782 3.919 2,18So với năm 11-12(Tăng + , giảm -) (%) +3 +1 +2 +51 -23 +74 +8.734 +6.932 +1802- Nhà trẻ 1.845 1.778 67 34.805 33.302 1.503 4,3- Mẫu giáo 5.048 4.971 77 144.896 142.480 2.416 1,66

2 Tiểu học 727 725 210.11

0 10.077 33 242.466 241.791 675 0,28So với năm 11-12(Tăng + , giảm -) (%) -1 -1 0 -91 -105 +14 +2270 +1988 +282

3 THCS 648 648 0.0 5809 5801 08 181.762 181.542 220 0,12So với năm 11-12(Tăng + , giảm -) (%) -1 -1 0 -216 -216 0 -5.142 -5142 0

4 THPT 104 96 08 2712 2.625 87 112.150 108.673 3.477 3,10So với năm 11-12

(Tăng + , giảm -) (%) 0 0 0 -144 -141 -3 -13.797 -13.344 -453

Tổng cộng MN, PT 2136 2118 2025.52

4 25.247 272 716.079 707.788 8.291 1,16So với năm11-12(Tăng + , giảm -) +1 -1 +2 -400 -485 +85 -7935 -9566 +1631

34

Page 35: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Biểu 6: SỐ LƯỢNG VÀ TỈ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC CÁC NĂM HỌC 2012-2013

TT   

Năm học 2009 - 2010

(Tính đến 31/5/2010)

Năm học 2010 - 2011

(Tính đến 31/5/2011)

Năm học 2011 - 2012

(Tính đến 31/5/2012)

Năm học 2012 - 2013

(Tính đến 31/5/2013)Tổng số học sinh

Tỷ lệ %

Tổng số học sinh

Tỷ lệ %

Tổng số học sinh

Tỷ lệ %

Tổng số học sinh Tỷ lệ %

1 Tổng số HS đầu năm học 784.796 748.192 735.921 536.378

2 Tổng số HS bỏ học 3.965 0,51% 2.004 0,26% 1.546 0,21% 2.546 0,47%

 2.1 HS tiểu học bỏ học 76 0,03% 100,004

% 160,006

% 01 0,0004%

 2.2 HS THCS bỏ học 2.013 0,93% 1.492 0,7% 1.023 0,54% 1.048 0,58%

 2.3 HS THPT bỏ học 1.876 1,34% 502 0,4% 507 0,4% 1.497 1,33%

Biểu 7: KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI HỌC SINH TIỂU HỌC NĂM HỌC 2012-2013

Họcsinh

Hạnh kiểm Tiếng Việt Toán

Đầy đủ Chưa đầy đủ Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL SL %

241921 241360 99,7 561 0,23 96526 39,9 93808 38,7 49.234 20,3 2353 0,97 140891 58,24 58,24 55913 23,11 42480 17,56 2637 1,09

35

Page 36: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Biểu 8: KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC LỰC, HẠNH KIỂM NĂM HỌC 2012-2013 CẤP THCS (số tuyệt đối- tỷ lệ %)

Tổng số HS

Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

181.762 141097 77,63 34640 19,06 5324 2,93 701 0,39 18239 10,03 67398 37,08 85178 46,86 10588 5,83 359 0,20

BIỂU 9: KẾT QUẢ XẾP LOẠI HỌC LỰC, HẠNH KIỂM NĂM HỌC 2012-2013 CẤP THPT(số tuyệt đối- tỷ lệ %)

Tổng số HS

Hạnh kiểm Học lực

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu KémSL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL

112.150 80681 71,94 23186 20,67 6941 6,19 1342 1,20 4329 3,86 49488 44,13 52464 46,78 5789 5,16 80 0,07

36

Page 37: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

Biểu 10 : KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP THPT CÁC NĂM 2013, 2012, 2011

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Xếp hạng

Số dự thi Số tốt nghiệp

Tỷ lệ tốt nghiệp (%)

Tỷ lệ khá giỏi (%)

Xếp hạng Tỷ lệ tốt nghiệp (%)

Tỷ lệ khá giỏi (%)

Xếp hạng Tỷ lệ tốt nghiệp (%)

Tỷ lệ khá giỏi (%)

38.879 38.657 99,42 14.86 99,93 26,3 99,23 26,01

Biểu 11: KẾT QUẢ TỐT NGHIỆP BỔ TÚC THPT CÁC NĂM 2013, 2012, 2011

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011Xếp hạng Số dự thi Số tốt

nghiệpTỷ lệ tốt nghiệp

(%)

Tỷ lệ khá giỏi (%)

Xếp hạng Tỷ lệ tốt nghiệp (%)

Tỷ lệ khá giỏi (%)

Xếp hạng Tỷ lệ tốt nghiệp (%)

Tỷ lệ khá giỏi (%)

4.433 3.916 88,33 2.93 99,73 4,6 99,79 4,55 Biểu 12: THỐNG KÊ TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ CBQL, NV, GV TRONG BIÊN CHẾ NĂM HỌC 2012- 2013

Đơn vịCBQL Giáo viên Nhân viên

Tổngsố MN TH THCS THPT Sở+P TS MN TH THCS THPT TS MN TH THCS THPT

Sở, Ph GDĐT

TỔNG SỐ 5.511 1.797 1.710 1.444 293 267 44.117 10.679 13.959 14.062 5.417 3.017 180 1.224 1.350 147 116Tăng +( so

với năm học trước)

-8 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Giảm - -705 -113 -15

37

Page 38: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

38

Page 39: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

39

Page 40: UỶ BAN NHÂN DÂNthanhhoaedu.vn/upload/content/Bao cao tong ket 2012-2013.doc · Web viewTitle UỶ BAN NHÂN DÂN Author Le Van Nguon Last modified by Trinh Ngoc Ung Created Date

40