uỶ ban nhÂn dÂnº¿ hoạch tiêm...chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ý nghĩa...

6
1 UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN BẠCH THÔNG Số: /KH-UBND CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bạch Thông, ngày tháng 02 năm 2019 KẾ HOẠCH Tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi trên địa bàn huyện Bạch Thông năm 2019 Căn cứ Quyết định số 2099/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Căn cứ Quyết định số 3089/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; Căn cứ Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Phương án phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019; Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm, hạn chế ổ dịch cũ tái phát làm ảnh hưởng đến kinh tế của người dân nói riêng và sự phát triển chăn nuôi nói chung trên địa bàn quản lý. UBND huyện Bạch Thông xây dựng Kế hoạch tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi năm 2019 với những nội dung cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Mục đích: - Chủ động tạo kháng thể phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn vật nuôi, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi; - Góp phần khống chế và tiến tới thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, góp phần vào việc phát triển chăn nuôi bền vững; - Nâng cao nhận thức cho người dân, để họ chủ động tự giác áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. 2. Yêu cầu: - Cán bộ chính quyền các cấp, các ngành liên quan cần chỉ đạo sát sao trong việc triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi , coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và trách nhiệm của toàn dân, huy động toàn dân hưởng ứng tham gia tiêm phòng; - Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ý nghĩa của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để người dân hiểu và tự giác thực hiện; - Tiêm đúng chủng loại vắc xin, đúng đối tượng gia súc, gia cầm; - Tỷ lệ tiêm phòng đối với đàn trâu, bò đạt 80% trong diện tiêm trở lên; đối với đàn lợn tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 80% trở lên trong diện tiêm phòng (Ưu tiên tiêm phòng cho lợn đực giống, lợn nái và lợn giống sinh ra từ đàn lợn nái nuôi tại

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UỶ BAN NHÂN DÂNº¿ hoạch tiêm...chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ý nghĩa của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để ... Niu cat xơn, Tụ huyết trùng

1

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN BẠCH THÔNG

Số: /KH-UBND

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bạch Thông, ngày tháng 02 năm 2019

KẾ HOẠCH

Tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi trên địa bàn

huyện Bạch Thông năm 2019

Căn cứ Quyết định số 2099/QĐ-UBND ngày 10/12/2018 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 3089/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban

nhân dân huyện Bạch Thông về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban

nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành Phương án phòng, chống dịch bệnh động vật

trên cạn và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2019;

Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh gia súc, gia cầm, hạn chế ổ dịch cũ tái phát

làm ảnh hưởng đến kinh tế của người dân nói riêng và sự phát triển chăn nuôi nói

chung trên địa bàn quản lý. UBND huyện Bạch Thông xây dựng Kế hoạch tiêm

phòng định kỳ cho đàn vật nuôi năm 2019 với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Chủ động tạo kháng thể phòng chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

cho đàn vật nuôi, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn

gia súc, gia cầm, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi;

- Góp phần khống chế và tiến tới thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy

hiểm, góp phần vào việc phát triển chăn nuôi bền vững;

- Nâng cao nhận thức cho người dân, để họ chủ động tự giác áp dụng các biện

pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

2. Yêu cầu:

- Cán bộ chính quyền các cấp, các ngành liên quan cần chỉ đạo sát sao trong

việc triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, coi đây là nhiệm vụ

trọng tâm cấp bách và trách nhiệm của toàn dân, huy động toàn dân hưởng ứng

tham gia tiêm phòng;

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định về phòng

chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ý nghĩa của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để

người dân hiểu và tự giác thực hiện;

- Tiêm đúng chủng loại vắc xin, đúng đối tượng gia súc, gia cầm;

- Tỷ lệ tiêm phòng đối với đàn trâu, bò đạt 80% trong diện tiêm trở lên; đối với

đàn lợn tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 80% trở lên trong diện tiêm phòng (Ưu tiên

tiêm phòng cho lợn đực giống, lợn nái và lợn giống sinh ra từ đàn lợn nái nuôi tại

Page 2: UỶ BAN NHÂN DÂNº¿ hoạch tiêm...chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ý nghĩa của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để ... Niu cat xơn, Tụ huyết trùng

2

hộ dân trên địa bàn); đối với đàn chó, mèo đạt 85% trở lên so với tổng đàn.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Đối tượng và phạm vi tiêm phòng:

- Tiêm phòng cho gia súc khỏe mạnh, đối với bê, nghé từ 6 tháng tuổi trở lên,

lợn từ 01 tháng tuổi trở lên, chó từ 03 tháng tuổi trở lên.

- Gia cầm sử dụng các chủng vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.

2. Phạm vi triển khai: 17 xã, thị trấn.

3. Các loại vắc xin tiêm phòng:

- Trâu, bò, bê, nghé tiêm vắc xin: Tụ huyết trùng, lở mồm long móng;

- Lợn tiêm vắc xin: Dịch tả, Tụ huyết trùng, Lep to;

- Chó, mèo tiêm vắc xin phòng bệnh dại (Rabisin).

- Gia cầm tiêm vắc xin: Niu cat xơn, Tụ huyết trùng gà, gumboro, dịch tả vịt,...

4. Liều lượng, đường tiêm: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin.

5. Thời gian và lịch triển khai tiêm phòng.

5.1. Thời gian triển khai thực hiện:

- Tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ cho gia súc, gia cầm tổ chức: 02 đợt/ năm

đợt 1 tiêm vào tháng 3, 4; đợt 2 tiêm vào tháng 9, 10 năm 2019;

- Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại chó tổ chức 01 đợt/năm vào tháng 3 năm

2019, tiêm phòng bổ sung khi có yêu cầu.

5.2. Tổ chức hội nghị, tuyên truyền:

Tổ chức Hội nghị họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch gia súc, gia cầm cấp

huyện, cấp xã để quán triệt và triển khai công tác tiêm phòng trên đàn vật nuôi năm

2019 trên địa bàn huyện trước mỗi đợt tiêm phòng cụ thể đợt 1 xong trước ngày

28/02/2019, đợt 2 xong trước ngày 30/8/2019.

5.3. Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo (01 đợt/năm)

- Từ ngày 01-10/3/2019, cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương

tiến hành tuyên truyền bệnh Dại và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa

bàn toàn huyện;

- Từ ngày 10/3/2019 trở đi, các xã, thị trấn tiến hành tiêm đồng khởi; tiêm vét

cho đàn chó, mèo xong trước ngày 10/4/2019;

- Từ ngày 10-15/4/2019 các xã, thị trấn tổng hợp số liệu báo cáo, thanh quyết

toán vắc xin và các chi phí khác với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện theo

quy định.

5.4. Tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi cụ thể từng đợt như sau

- Đợt 1: Triển khai tiêm phòng từ 01/3/2019 đến hết ngày 24/4/2019, từ ngày

25-10/5/2019 các xã, thị trấn rà soát và tiêm phòng bổ sung; tổng hợp báo cáo kết

quả tiêm phòng đợt 1 về Ban chỉ đạo cấp huyện qua Trung tâm Dịch vụ nông

nghiệp huyện trước ngày 15/5/2019;

- Đợt 2: Triển khai tiêm phòng từ 01/9 đến hết 30/10/2019; từ ngày 01-

Page 3: UỶ BAN NHÂN DÂNº¿ hoạch tiêm...chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ý nghĩa của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để ... Niu cat xơn, Tụ huyết trùng

3

10/11/2019 các xã, thị trấn rà soát và tiêm phòng bổ sung; tổng hợp báo cáo kết

quả tiêm phòng đợt 2 về Ban Chỉ đạo huyện qua Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

huyện huyện trước ngày 25/11/2019.

5.5. Giám sát sau tiêm phòng:

- Theo dõi đàn vật nuôi sau tiêm phòng, nếu phát hiện đàn vật nuôi phản ứng,

thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho vật nuôi;

- Thực hiện giám sát huyết thanh sau tiêm phòng và giám sát sự lưu hành của

vi rút theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi

và Thú y tỉnh.

6. Chỉ tiêu kế hoạch giao cho các xã, thị trấn: ( ĐV tính: con)

Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh, tổng đàn gia súc của các xã, thị trấn.

UBND huyện giao chỉ tiêu Kế hoạch 01 đợt cho từng xã, thị trấn như sau:

TT Xã, thị trấn

Trâu, bò Lợn Chó dại

(con) LMLM

(con)

THT

(con)

THT

(con)

Dịch tả

(con)

1 Cao Sơn 200 200 330 330 40

2 Vũ Muộn 300 300 580 580 340

3 Sỹ Bình 225 225 580 580 230

4 Vy Hương 200 200 900 900 370

5 Phương Linh 50 50 850 850 250

6 TT Phủ Thông 25 25 580 580 190

7 Tú Trĩ 150 150 500 500 250

8 Tân Tiến 150 150 600 600 210

9 Quân Bình 125 125 750 750 360

10 Cẩm Giàng 50 50 850 850 390

11 Nguyên Phúc 250 250 580 580 300

12 Lục Bình 325 325 490 490 320

13 Hà Vị 250 250 340 340 520

14 Dương Phong 25 25 340 340 250

15 Quang Thuận 25 25 250 250 300

16 Đôn Phong 450 450 740 740 380

17 Mỹ Thanh 200 200 740 740 300

Cộng tổng 1 đợt 3.000 3.000 10.000 10.000 5.000

Page 4: UỶ BAN NHÂN DÂNº¿ hoạch tiêm...chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ý nghĩa của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để ... Niu cat xơn, Tụ huyết trùng

4

Tổng cả năm (2 đợt) 6.000 6.000 20.000 20.000 5.000

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

1. Kinh phí hỗ trợ:

- Ngân sách tỉnh: Hỗ trợ 6 loại vắc xin gồm: Lở mồm long móng gia súc, Tụ

huyết trùng trâu bò, Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng lợn, Lép tô lợn và vắc xin phòng

bệnh Dại cho đàn chó, mèo.

- Sử dụng nguồn ngân sách huyện, lồng ghép các chương trình, dự án,... để hỗ

trợ tiền mua bổ sung một số loại vắc xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm còn thiếu

so với tỉnh cấp phấn đấu đạt kế hoạch giao và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn

vật nuôi trên địa bàn.

- Riêng đối với các loại vác xin khác như: Phó thương hàn lợn, sưng phù đầu

lợn, suyễn lợn, vác xin gia cầm,... nguồn kinh phí còn hạn chế nên không có vắc

xin hỗ trợ. Nhưng việc dùng vắc xin phòng bệnh là cần thiết nên đề nghị UBND

các xã, thị trấn tuyên truyền vận động bà con nông dân, các hộ chăn nuôi chủ động

kinh phí mua vắc xin tiêm phòng định kỳ cho vật nuôi theo hướng dẫn của cơ quan

thú y.

2. Thu và sử dụng lệ phí tiêm phòng:

2.1. Đối với tiêm vắc xin phòng bệnh Dại chó:

Thực hiện theo Hướng dẫn số 61/CNTY-QLDB&CN ngày 18/02/2019 của

Chi cục Thú y tỉnh Bắc Kạn về việc triển khai, thực hiện công tác bảo hiểm trách

nhiệm dân sự đối với chủ nuôi chó. Quy định mức thu lệ phí tiêm phòng vắc xin

Dại chó: 15.000 đồng/con, Trong đó cụ thể chi như sau:

T

T Mục chi

Mức chi

(đ/con) Diễn giải

1 Phí bảo hiểm 9.500

2 Thú y viên 2.000 Trực tiếp tiêm

3 Trưởng thôn 1.500 Triển khai, vận động, ghi chép…

4 Cấp xã 900 Vận chuyển vắc xin, triển khai, đôn đốc, khen thưởng

5 Cấp huyện 700 Vận chuyển, bảo quản vắc xin, tuyên truyền, khen thưởng

6 Chi cục Thú y tỉnh 400 Tuyên truyền, quảng cáo, kiểm tra khen thưởng

2.2. Đối với tiêm vắc xin phòng bệnh trâu, bò, lợn, gia cầm:

Căn cứ Thông tư số 283/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính

Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, khử trùng, tiêu độc cho động vật, chẩn

đoán thú y và kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật; Quyết định số 50/QĐ-SNN

ngày 06/3/2017 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn về việc Quy định giá

dịch vụ tiêm phòng, khử trùng, tiêu độc cho động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn;

Hướng dẫn số 283/TY-KD ngày 25/8/2017 của Chi cục Thú y tỉnh Bắc Kạn Hướng

dẫn, sử dụng tiền dịch vụ tiêm phòng động vật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn như sau:

Page 5: UỶ BAN NHÂN DÂNº¿ hoạch tiêm...chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ý nghĩa của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để ... Niu cat xơn, Tụ huyết trùng

5

a. Mức thu phí dịch vụ tiêm phòng đối với chủ gia súc:

- Trâu, bò: + Mũi tiêm đầu: 4.600 đồng/lần/con;

+ Mũi tiêm thứ hai: 1.900 đồng/lần/con.

- Lợn: + Mũi tiêm đầu: 2.600 đồng/lần/con;

+ Mũi tiêm thứ hai: 1.900 đồng/lần/con.

- Chó, mèo: 5.500 đồng/lần/con;

- Gia cầm: 300 đồng/lần/con;

b. Sử dụng lệ phí dịch vụ tiêm phòng:

- Người trực tiếp tiêm được trích lại 54% số tiền dịch vụ tiêm phòng để chi cho

công tiêm phòng, trang bị vật tư, xi lanh, kim tiêm, bảo hộ lao động, xăng xe,…

- Ban Chỉ đạo cấp thôn trích lại 30% số tiền dịch vụ tiêm phòng để chi cho

công tác tuyên truyền, lập danh sách các hộ tiêm phòng, xăng xe,…

- Ban Chỉ đạo cấp xã trích lại 8% số tiền dịch vụ tiêm phòng để chi cho công tác

tuyên truyền, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, báo quản vắc xin, khen thưởng,…

- Ban Chỉ đạo cấp huyện trích lại 8% số tiền dịch vụ tiêm phòng để chi cho

công tác tuyên truyền, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, bảo quản vắc xin,…

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. UBND các xã, thị trấn:

- Xây dựng Kế hoạch tiêm phòng triển khai đến các thôn bản, giao chỉ tiêu

cho từng thôn bản, chỉ đạo Thú y viên thực hiện tiêm phòng cho gia súc, gia cầm

đúng thời gian quy định.

- Tham mưu cho cấp ủy Đảng chỉ đạo các đoàn thể xã cùng phối hợp tổ chức

tiêm phòng đạt chỉ tiêu giao.

- Chỉ đạo các Trưởng thôn, tổ trưởng tổ phố triển khai kế hoạch đến các hộ

chăn nuôi và thống kê số gia súc, gia cầm trong diện tiêm báo cho Thú y viên để

chuẩn bị vắc xin, tổ chức tiêm phòng tại địa bàn quản lý.

- Chỉ đạo cán bộ Khuyến nông, thành viên Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm

tra, đôn đốc các thôn bản triển khai tiêm phòng đúng thời gian quy định.

- Đăng ký số lượng vắc xin với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện trước

thời gian tiêm từ 5 ngày trở lên.

2. Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện:

- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện

và các phòng ban liên quan triển khai thực hiện kế hoạch;

- Chỉ đạo công chức nông lâm nghiệp xã, thị trấn tuyên truyền vận động các

hộ chăn nuôi tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.

3. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện:

- Chuẩn bị đầy đủ vắc xin, vật tư cần thiết phục vụ công tác tiêm phòng cung

cấp kịp thời cho các xã, thị trấn. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai

công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm;

Page 6: UỶ BAN NHÂN DÂNº¿ hoạch tiêm...chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và ý nghĩa của việc tiêm vắc xin phòng bệnh để ... Niu cat xơn, Tụ huyết trùng

6

- Phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT huyện tuyên truyền, vận động

nhân dân tham gia tiêm vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi;

- Kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn triển khai tiêm phòng đúng thời gian quy định.

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm, bảo quản vắc xin, sử dụng lệ phí đúng quy định.

- Tổng hợp báo cáo UBND huyện về kết quả tiêm phòng cụ thể của từng xã, thị

trấn sau mỗi đợt tiêm phòng.

4. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Tham mưu cho UBND huyên cấp

kinh phí mua vắc xin còn thiếu để tiêm phòng gia súc, gia cầm định kỳ năm 2019 để

đảm bảo kế hoạch.

5. Trung tâm Văn hóa-TT&TT huyện: Phối hợp với cơ quan chuyên môn

thực hiện các phóng sự, tin bài, tăng thời lượng phát sóng nội dung tuyên truyền

về tác dụng của việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhằm

nâng cao nhận cho người chăn nuôi công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia

súc, gia cầm trên địa bàn.

6. Các thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật

thủy sản huyện: Theo địa bàn đã được phân công tăng cường kiểm tra đôn đốc cơ

sở triển khai thực hiện kế hoạch.

7. Đề nghị UB MTTQ và các đoàn thể huyện: Tuyên truyền vận động hội

viên, đoàn viên và nhân dân tham gia tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi trên địa

bàn đạt hiệu quả.

Trên đây là Kế hoạch tiêm phòng định kỳ cho gia súc, gia cầm năm 2019.

UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp

huyện, các phòng, ban liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

Nơi nhận: Gửi bản giấy:

- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện (T/h)

- Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện (T/h); - Trung tâm Văn hóa-TT&TT huyện (T/h);

- UBND các xã, thị trấn (T/h);

- Lưu: VT.

Gửi bản điện tử:

- Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Kạn (P/h);

- TT Huyện uỷ (B/cáo);

- TT HĐND huyện (B/cáo);

- Chủ tịch, PCT UBND huyện (C/đ);

- Thành viên BCĐ phòng chống dịch bệnh huyện (T/h);

- Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện (T/h);

- Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện (T/h);

- THKT.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đinh Quang Hưng