u doanh nghiệp nỗ lực sẢn xuẤt - kinh doanh mÙa covid-19 ... · giám đốc công ty cp...

11
THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH « Thứ Bảy CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn SỐ 7485 11.4.2020 (19.3 Canh Tý) 0966.490.490 0256.3813573 ĐƯỜNG DÂY NÓNG SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19: Doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn Dịch Covid-19 bùng phát khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hàng loạt DN gặp khó khăn. Để hạn chế tối đa các thiệt hại, vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhiều DN đã nỗ lực tìm giải pháp duy trì sản xuất, kinh doanh. Đưa nền kinh tế vực dậy sau dịch Covid-19 Ủng hộ hơn 2,8 tỷ đồng cho công tác phòng, chống Covid-19 u 4 “Xuất ngoại” học trồng rau sạch u 5 ............... u 6 Phòng chống dịch Covid - 19 trên các công trường Mùa huấn luyện đặc biệt ......... u 7 ....... u 8 LẬP DI CHÚC, HỢP ĐỒNG CHO TẶNG TÀI SẢN: Tránh tranh chấp, phức tạp u 2&3 u 2 u 2 SỞ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG - SỞ Y TẾ BÌNH ĐỊNH THÔNG TIN DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH BÌNH ĐỊNH Tính đến 16h00 ngày 10-4-2020 (giờ Việt Nam) Xuất khẩu hàng hóa qua Cảng Quy Nhơn. Trong số này: Theo cảnh báo của ngành Lâm nghiệp, nhiều khu rừng ở tỉnh ta đang đối diện với nguy cơ cháy rừng cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Trước bối cảnh này, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng. Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

Upload: others

Post on 29-Jun-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH

«

Thứ BảyCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn

SỐ 748511.4.2020

(19.3 Canh Tý)

0966.490.490 0256.3813573

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19:SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19: Doanh nghiệp nỗ lực

vượt qua khó khănDịch Covid-19 bùng phát khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hàng loạt DN gặp khó khăn. Để hạn chế tối đa các thiệt hại,

vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhiều DN đã nỗ lực tìm giải pháp duy trì sản xuất, kinh doanh.

Đưa nền kinh tế vực dậysau dịch Covid-19

Ủng hộ hơn 2,8 tỷ đồng cho công tác phòng, chống Covid-19

u4“Xuất ngoại” học trồng rau sạch

u5

. . . . . . . . . . . . . . .u6Phòng chống dịch Covid - 19 trên các công trườngMùa huấn luyện đặc biệt . . . . . . . . .u7

. . . . . . .u8LẬP DI CHÚC, HỢP ĐỒNG CHO TẶNG TÀI SẢN:

Tránh tranh chấp, phức tạp

u2&3

u2 u2

SỞ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG - SỞ Y TẾ BÌNH ĐỊNHTHÔNG TIN DỊCH BỆNH COVID-19

TỈNH BÌNH ĐỊNHTính đến 16h00 ngày 10-4-2020 (giờ Việt Nam)

Xuất khẩu hàng hóa qua Cảng Quy Nhơn.

Trong số này:

Theo cảnh báo của ngành Lâm nghiệp, nhiều khu rừng ở tỉnh ta đang đối diện với nguy cơ cháy rừng cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Trước bối cảnh này, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chủ động phòng cháy,chữa cháy rừng

Page 2: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu

2 THỜI SỰ THỨ BẢY, [email protected]

Bình Định 3THỨ BẢY, 11.4.2020 THỜI SỰ[email protected]

Bình Định

Ông Trần Văn Khiêm, Phó Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu đôi giày, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 10 triệu USD. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Công ty bằng 0. Không chỉ có vậy, 1.160 lao động - hơn 80% tổng số lao động - của Công ty tạm thời phải nghỉ việc. Điều mà lãnh đạo DN quan tâm nhất lúc này nếu không muốn nói là duy nhất là làm sao có đủ việc làm cho người lao động.

Dịch Covid-19 đã đẩy nhiều DN chế biến gỗ và lâm sản vào cảnh ngộ tương tự. Theo ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, từ đầu năm đến nay, hầu hết các DN thuộc Hiệp hội hiện chưa có đơn hàng mới. Đã vậy, nhiều đơn hàng cũ, khách hàng đề nghị tạm dừng giao hàng và chậm thanh toán tiền hàng… Ước tính, từ đầu năm đến nay, doanh thu của các DN chế biến gỗ trên địa bàn giảm ít nhất khoảng 45 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Và tất cả các DN hiện đều tập trung mọi nỗ lực vào mục tiêu lớn nhất, duy trì hoạt động sản xuất để giữ chân người lao động, giúp họ ổn định đời sống đến mức có thể.

Theo ông Trần Văn Khiêm, những ngày qua bên cạnh việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, Công ty CP Giày Bình Định đã nghiên cứu tìm giải pháp ứng phó, nỗ lực cầm cự, duy trì lực lượng để mau chóng khôi phục hoạt động sản xuất ngay khi hết dịch. Đơn vị cũng phối hợp

SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19:

Doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khănDịch Covid-19 bùng phát khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hàng loạt DN gặp khó khăn.

Để hạn chế tối đa các thiệt hại, vượt qua giai đoạn khó khăn này, nhiều DN đã nỗ lực tìm giải pháp duy trì sản xuất, kinh doanh.

Để hỗ trợ DN cùng vượt qua khó khăn với tinh thần “giúp đối tác là giúp chính mình”, từ ngày 1.4 đến ngày 31.5, chúng tôi giảm giá gần 10% nhiều

dịch vụ bốc xếp hàng hóa thông qua cảng. Cụ thể, giảm giá nâng, hạ bãi - ô tô đối với hàng container 20 feet từ 325 nghìn đồng xuống 295 nghìn đồng; container không chứa hàng từ 208 nghìn đồng giảm còn 188 nghìn đồng; container từ 40 feet có hàng trở lên từ 513 nghìn đồng giảm còn 463 nghìn đồng; container từ 40 feet trở lên không hàng từ 320 nghìn đồng giảm còn 290 nghìn đồng. Đặc biệt, Cảng Quy Nhơn còn miễn cước dịch vụ lưu bãi cảng, lưu hàng

container chờ xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5.2020. Áp dụng chính sách hỗ trợ giảm 48% đơn giá xếp dỡ bằng cẩu Gottwald chạy điện làm hàng dăm gỗ; giảm 8% đơn giá đóng bao hàng phân bón rời nhập khẩu khi khách hàng đưa hàng vào kho cảng để giải phóng nhanh tàu; giảm 20% đơn giá tịnh, đóng bao hàng rời từ container; giảm 54% đơn giá điện phục vụ container lạnh; miễn cước dịch vụ lưu bãi hàng container rỗng để khuyến khích khách hàng tập kết vỏ container phục vụ việc đóng/nạp hàng xuất nhập khẩu.

Nhờ linh hoạt trong điều chỉnh các chính sách hỗ trợ DN, trong 3 tháng đầu năm 2020, Cảng Quy Nhơn vẫn thực hiện đạt và vượt kế hoạch sản xuất, kinh doanh, với sản lượng hàng hóa thông qua cảng hơn 2,4 triệu tấn, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2019. “Trong điều kiện sản xuất, kinh doanh hết sức khó khăn hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, cảng tiếp tục cố gắng bám sát kế hoạch đặt ra đầu năm, có chính sách điều chỉnh giá dịch

với các sở, ngành chức năng để hỗ trợ người lao động. Trong khi đó, ông Phan Tuấn Linh, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Quy Nhơn, cho biết:

Công ty CP Giày Bình Định đang nỗ lực vượt qua khó khăn để duy trì sản xuất - kinh doanh.

Quý I/2020, giá trị sản xuất công nghiệp của nhiều sản phẩm trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Cụ thể gồm: Chế biến bột giấy giảm 80%; giày dép giảm gần 54%; sữa và kem cô đặc giảm gần 36%; tôm đông lạnh giảm 24,4%... Đồng thời, giá trị kim ngạch xuất khẩu của nhiều ngành hàng cũng giảm sút như: Thủy sản (-20%); gạo (-41,2%); mì và các sản phẩm từ mì (-10,1%); giày dép các loại (-35%)...

Khác với trước đây, từ khi có Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ cách ly toàn xã hội 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 1.4 thì trong 9 ngày qua, trên các tuyến đường ở thị trấn Ngô Mây và trung tâm các xã đã vắng vẻ hơn rất nhiều, chỉ những người đi mua lương thực, thuốc men và các nhu yếu phẩm cần thiết mới ra khỏi nhà. Người dân đã tạm đóng cửa hàng, ngừng kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu, dịch vụ ăn uống, cà phê, quán karaoke. Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (ở khu phố An Ninh, thị trấn Ngô Mây) chủ quán cháo Lươn, cho biết: “Khi chưa có dịch, mỗi buổi sáng quán

vụ linh hoạt, nhằm thực hiện kế hoạch đề ra là đạt 10 triệu tấn hàng hóa thông qua trong năm 2020”, ông Phan Tuấn Linh chia sẻ.

Ông Võ Mai Hưng, Phó Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Những ngày qua, Sở đã chủ động nắm bắt tình hình hoạt động của các DN trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch, giải pháp hỗ trợ. Sở đã tham mưu để tỉnh kiến nghị Chính phủ, các Bộ tạo điều kiện để DN sớm được hưởng lợi từ các gói kích cầu, mở cửa thông quan để nhập nguyên liệu đầu vào, giảm giá điện nước và các chi phí dịch vụ cảng biển; hạ lãi suất, khoanh nợ các khoản vay, hỗ trợ vốn vay ưu đãi; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ… Bên cạnh đó, Sở Công Thương đã tổ chức thực hiện Chỉ thị số 5 của Bộ Công Thương về việc triển khai các giải pháp tăng cường xuất khẩu trong bối cảnh dịch Covid-19; đồng thời chủ động rà soát các chương trình xúc tiến thương mại, cân đối nguồn lực, ưu tiên đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các mặt hàng nông, thủy sản đối với các thị trường thay thế.

Sở Công Thương cũng đã đề nghị Vụ Thị trường trong nước, Cục Xúc tiến Thương mại và Sở Công Thương của nhiều tỉnh thành kết nối với các nhà phân phối đưa sản phẩm của các DN Bình Định tiêu thụ trên cả nước. Đồng thời chủ động hỗ trợ DN trong tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào từ trong nước và các nước, giảm dần và tránh phụ thuộc chính vào Trung Quốc.

V. HIỀN - N. HÂN

Phù Cát quyết tâm đẩy lùi dịch Covid-19Thời gian qua, các địa phương và người dân trên địa bàn huyện Phù Cát đã nghiêm túc thực hiện cách ly toàn xã hội trong thời gian 15 ngày với quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.

cháo của tôi bán từ 70 - 100 tô. Tuy nhiên để chung tay với cộng đồng phòng, chống dịch Covid-19, quán đã đóng cửa, chỉ thực hiện bán cho khách mang về hoặc giao hàng đến nhà khách. Vì thế số lượng bán ra đã giảm đi đáng kể, chỉ từ 10 - 20 tô cháo/ngày. Thu nhập bị ảnh hưởng nhiều nhưng mình phải tuân thủ để cùng chung tay phòng, chống dịch”.

Ông Nguyễn Thanh Nhã (ở khu phố An Khương, thị trấn Ngô Mây), chia sẻ: “Khi chưa có dịch Covid-19, một nhóm bạn chúng tôi gần 10 người thường hay tập trung đạp xe đạp để tập luyện thể dục, uống cà phê vào mỗi buổi sáng. Từ ngày 1.4 đến nay, tôi và mọi người tự tập thể dục tại nhà, cùng nhau chờ đại dịch qua đi mới tổ chức hoạt động nhóm trở lại. Mặc dù cuộc sống có buồn

hơn nhưng chỉ cần ở yên tại nhà là đã góp phần cùng xã hội chống dịch”.

Còn anh Nguyễn Văn Sen (ở thôn Phong An, xã Cát Trinh), cho biết: “Từ khi có thông báo

về việc thực hiện cách ly toàn xã hội trong thời gian 15 ngày, gia đình tôi đã thực hiện rất nghiêm, vận động con cháu trong gia đình chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết và phải đeo

khẩu trang, không tập trung đông người; vận động người thân ở xa không về quê trong thời điểm này để đảm bảo an toàn cho mọi người và cho xã hội”.

Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, các cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị trên địa bàn huyện Phù Cát đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như thực hiện các biện pháp để tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của tỉnh, của huyện. Ông Trần Mười, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Tân, huyện Phù Cát, cho hay: “Địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động, nhắc nhở người dân chấp hành tốt quy định về cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với

các trường hợp theo diện cách ly y tế tại nhà, chính quyền địa phương theo dõi sát sao để mọi người thực hiện nghiêm túc, đảm bảo công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả”.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Phù Cát, tính đến sáng 10.4, toàn huyện có 1.615 trường hợp đã cách ly tại gia đình, trong đó có 398 trường hợp hết thời gian cách ly. Đặc biệt, có 39 trường hợp từ các tỉnh, thành trong cả nước vừa trở về địa phương qua ga Diêu Trì thì chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện đã ra quyết định cách ly tại gia đình 30 trường hợp, 4 trường hợp đã hoàn thành cách ly tại nơi khác và 5 trường hợp từ các tỉnh không có dịch.

THẾ HÀ

Lãnh đạo UBND xã Cát Tân, huyện Phù Cát (bên trái) trao quyết định cách ly tại nhà cho một trường hợp vừa trở về địa phương.

(BĐ) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra vào sáng 10.4.

Tham dự tại điểm cầu Bình Định có Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh.

Đánh giá của Chính phủ, đến hết quý I/2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam cao nhất khu vực, song chỉ đạt 3,82%,

bằng 1/2 kế hoạch năm đề ra, và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019. Dịch bệnh Covid-19 tác động chung trên toàn quốc, trong quý I/2020, ghi nhận thực tế là các chuỗi cung ứng và lưu chuyển hàng hóa bị gián đoạn; hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Hàng nghìn DN, hộ kinh doanh, HTX... phải tạm ngưng sản xuất, thu hẹp quy mô sản xuất, sản xuất cầm chừng làm gia tăng tình trạng người lao động mất việc, thất nghiệp gây ra tình trạng suy thoái kinh tế, và còn nặng nề hơn giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009.

Trước tình hình đó, Trung ương và Chính phủ đưa ra các giải pháp chính sách tài khóa nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản

xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Kích hoạt các gói hỗ trợ như: Gói hỗ trợ về tiền tệ nâng lên 300 nghìn tỷ đồng, gói hỗ trợ tài khóa 180 nghìn tỷ đồng, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, gói hỗ trợ giá điện khoảng 12.000 tỷ đồng... Cùng với các gói hỗ trợ, Chính phủ yêu cầu Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công với hơn 700 nghìn tỷ đồng trong năm 2020.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là tập trung chống dịch, thực hiện

tốt Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội. Phải hiểu rõ đó là giãn cách xã hội chứ không phải là ngăn sông, cấm chợ, lưu thông hàng hóa thiết yếu vẫn được đảm bảo.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương vừa tập trung chống dịch vừa tập trung hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo trật tự an toàn xã hội; giao Bộ KH&ĐT và các bộ, ngành xây dựng kịch bản phục hồi, đưa nền kinh tế vực dậy sau dịch Covid-19; xử lý nghiêm trường hợp các địa phương chậm trễ, chây ì, không vào cuộc hỗ trợ, đồng hành với người dân và DN trong thời điểm khó khăn này.

THU DỊU

Đưa nền kinh tế vực dậy sau dịch Covid-19

Sáng 10.4, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận nguồn hỗ trợ công tác phòng, chống Covid-19 của CA tỉnh 50 triệu đồng; Đoàn Thanh niên CA tỉnh 20 triệu đồng; Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh 2 triệu; Chi hội Luật gia TAND tỉnh 3 triệu; Công ty TNHH Hùng Phát 30 triệu; Báo Người Lao động tặng 25 máy đo thân nhiệt trị giá 50 triệu đồng; Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bình Định ủng hộ 20 triệu đồng; Ban quản lý Dự án Giao thông tỉnh ủng hộ 20 triệu đồng; Sư cô Thích Nữ Minh Tâm, Trú trì chùa Hương Quang ủng hộ 15 triệu đồng; Hiệu vàng Thanh Dung 2 ủng hộ 15 triệu đồng; Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng tổng hợp Phúc Hưng ủng hộ 10 triệu đồng; Thanh tra tỉnh ủng hộ hơn 10,7 triệu đồng; ông Hồ Ngọc Tiên Trung (TP Hồ Chí Minh) ủng hộ 10 triệu đồng.

Từ khi hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tính đến ngày 10.4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tiếp nhận hơn 2,6 tỷ đồng từ 95 tổ chức, đơn vị, DN, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ cho công tác phòng, chống

dịch Covid-19. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân, DN trong và ngoài tỉnh cùng chung tay hỗ trợ người dân phòng, chống Covid-19, nhất là hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.l Từ ngày 30.3 đến 10.4,

hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tây Sơn đã có 18 tổ chức, đơn vị, DN và cá nhân trên địa bàn huyện ủng hộ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 với số tiền gần 159 triệu đồng; đặc biệt, trong đó có Công ty TNHH Gas Nhật Tiến ủng hộ 600 bình gas, trị giá 120 triệu đồng cho các hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn huyện Tây Sơn.l Sáng 10.4, Ủy ban MTTQ

Việt Nam huyện Vĩnh Thạnh đã tổ chức phát động và tiếp nhận nguồn lực ủng hộ từ các cơ quan, đơn vị, DN, cá nhân trong và ngoài huyện tham gia ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Sau khi phát động có gần 30 cơ quan, đơn vị, tổ chức, DN và các cá nhân trên địa bàn huyện đã tích cực hưởng ứng ủng hộ với số tiền hơn 40,6 triệu đồng và 20 chai rửa tay sát khuẩn

ANH PHƯƠNG - ÁNH NGUYÊN - NGỌC ÁNH

Ủng hộ hơn 2,8 tỷ đồng cho công tác phòng, chống Covid-19

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tiếp nhận số tiền 50 triệu đồng do CA tỉnh ủng hộ.Ảnh: ANH PHƯƠNG

(BĐ) - Nhằm chia sẻ khó khăn với một bộ phận người nghèo ở TP Quy Nhơn trong thời gian hạn chế đi lại để phòng, chống dịch Covid-19, sáng 10.4, các thành viên đội bóng đá Bình Định đã tặng 44 suất quà (mỗi suất gồm 10 kg gạo và 1 thùng mì tôm) cho các hộ nghèo ở phường Ngô Mây và phường Lê Hồng Phong (TP Quy Nhơn).

Theo kế hoạch, trong ngày 11.4, các thành viên đội bóng đá Bình Định tiếp tục trao tặng 56 suất quà tương tự cho hộ nghèo ở các phường: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Trần Phú (TP Quy Nhơn). Ngoài ra, đội cũng dành 50 suất quà để tặng 50 người bán vé số dạo (đang phải nghỉ bán để phòng, chống dịch Covid-19) trên địa bàn thành phố. Toàn bộ số quà tặng do Ban huấn luyện và cầu thủ đội Bình Định đóng góp.l Ngày 10.4, Hội CTĐ TP

Quy Nhơn phối hợp với Hội CTĐ

huyện Tây Sơn và TX An Nhơn hỗ trợ gạo cho 554 người bán vé số lẻ trên địa bàn huyện Tây Sơn và TX An Nhơn. Trong đó huyện Tây Sơn 126 suất, TX An Nhơn 428 suất (10 kg gạo/suất).l Sáng 10.4, Ủy ban MTTQ

Việt Nam xã Ân Tường Tây (huyện Hoài Ân) đã triển khai cấp phát miễn phí 4.000 khẩu trang đến các hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách, các hộ khó khăn trên địa bàn xã để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.l Sáng 10.4, Hội LHPN huyện

An Lão đã tổ chức phát 200 khẩu trang y tế và 40 bánh xà phòng miễn phí cho người dân xã An Hòa với mục đích góp phần phòng, chống dịch Covid-19. Trước đó, Hội LHPN huyện cũng đã cấp phát 100 khẩu trang y tế và 30 bánh xà phòng miễn phí cho người dân trên địa bàn thị trấn An Lão.

HOÀNG QUÂN - ÁNH NGUYÊN- VĂN VIÊN - ĐĂNG KHẢNH

Nhiều hoạt động hỗ trợ người nghèo trong dịch Covid-19

(BĐ) - Chiều 10.4, Tổ công tác liên ngành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam - Chi nhánh Bình Định làm việc với Hiệp hội Gỗ & Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) và các ngân hàng TMCP về việc triển khai các gói tín dụng hỗ trợ DN theo chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc NHNN Việt Nam.

Tại buổi làm việc, ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch FPA Bình Định báo cáo chung về tình hình hoạt động sản xuất của thành viên trong quý I/2020; đồng thời đề xuất, kiến nghị liên quan đến việc hỗ trợ các gói tín dụng cho DN, tiếp cận các gói vay mới theo quy định. Phía các ngân hàng TMCP cũng trình bày cụ thể các vấn đề xoay quanh việc mở các gói tín dụng, kênh tiếp cận, lộ trình triển khai các gói hỗ trợ.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trà Dương, Phó giám đốc phụ trách NHNN Việt Nam

- Chi nhánh Bình Định, yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành; tiếp tục chủ động rà soát các DN có quan hệ khách hàng với đơn vị để chủ động các giải pháp hỗ trợ; xem xét việc cơ cấu lại khoản nợ, cho vay mới với lãi suất thấp; tiếp tục thực hiện giải ngân vốn cho 5 lĩnh vực ưu tiên: Nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; DN nhỏ và vừa; DN ứng dụng công nghệ cao. Các DN chủ động báo cáo thiệt hại với các ngân hàng, hợp tác để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn.

Sau cuộc làm việc với FPA Bình Định, Tổ công tác liên ngành tiếp tục làm việc với các hiệp hội, ngành nghề khác của tỉnh để kịp thời triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ về tín dụng. NGUYỄN THU

Tìm giải pháp triển khai các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp

“Điều mà lãnh đạo DN quan tâm

nhất lúc này nếu không muốn nói là duy nhất là làm sao có đủ việc làm

cho người lao động”.

Page 3: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu

4 TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC THỨ BẢY, [email protected]

Bình Định

TAI NGHE, MẮT THẤY

Phơi lúa trên quốc lộ

Ngã tư giao lộ giữa QL19B và tỉnh lộ 639 thuộc xã Cát Tiến (huyện Phù Cát), người dân đã tận dụng nơi đây làm sân phơi lúa, gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông khi qua khu vực này (ảnh chụp ngày 9.4).

Tình trạng này thường diễn ra khi thu hoạch lúa các mùa vụ.

Việc người dân phơi lúa trên đường, nhất là ở giao lộ gây mất ATGT, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người đi đường.

LÊ THỤC

Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Quản trị kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Trịnh Hưng Công khiến gia đình, bạn bè bất ngờ khi lựa chọn làm… nông dân.

Năm 2016, anh đi xuất khẩu lao động theo diện tu nghiệp sinh về nông nghiệp trồng trọt ở Nhật Bản, vừa để mưu sinh vừa để tìm hiểu về cách sản xuất tạo nên uy tín nông sản của đất nước ấy. Sau 3 năm làm việc tại Green Farm, một nông trang chuyên sản xuất rau hữu cơ vi sinh ở tỉnh Kagawa, tháng 7.2019, Công về nước. Hành trang mang về không chỉ là số vốn kha khá chắt chiu sau thời gian lao động ly hương mà quý giá hơn là kiến thức, kinh nghiệm tích lũy từ những năm trực tiếp sản xuất rau sạch. 1 tỷ đồng vất vả có được, chàng trai trẻ thuê đất, đầu tư xây dựng nông trại trồng rau sạch.

Bà Võ Thị Bích Loan, mẹ Công kể, khi còn ở Nhật, mỗi khi gọi điện hay về nhà, con say mê nói về việc trồng rau sạch bên đó và dự định tiếp tục công việc yêu thích này ngay trên quê nhà, với mong muốn lan tỏa cách canh tác tiến bộ đến bà con địa phương. Ủng hộ suy nghĩ của con, từ năm 2017 (khi Công chưa về nước), gia đình đã chuyển đổi 1.000 m2 đất ở Bả Canh, Đập Đá (TX An Nhơn) sang trồng rau theo Công hướng dẫn. Công về nước liền thực hiện ấp ủ của mình, từ tháng 8.2019 mở rộng thêm 2 vườn, ở thôn Thiết Trụ, xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn (8.000 m2) và xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước (1.000 m2). Đặt tên cho các trang trại và Công ty TNHH do mình thành lập là Yuuki Farm, rau trái hữu cơ thương hiệu này chủ yếu bán qua mạng

“Xuất ngoại” học trồng rau sạch

Đó là con đường mà anh Trịnh Hưng Công (30 tuổi, ở thôn Thiết Trụ, xã Nhơn Hậu, TX An Nhơn) đang tâm huyết theo đuổi và lan tỏa tích cực đến một số nông dân, thanh niên ở địa phương.

Trịnh Hưng Công chia sẻ cách trồng rau hữu cơ nhân dịp Hội LHPN xã đưa hội viên đi tham quan trang trại của anh.

Theo chị Đào Thị Lệ Quyên, Chủ tịch Hội LHPN xã, từ khi Nhơn Hậu có 2 điểm trồng rau sạch theo kiểu Nhật (điểm có trước là vườn rau hữu cơ Kei’s do một công ty của Nhật đầu tư), người dân địa phương được tiếp cận, trực tiếp tham gia phương thức canh tác tiến bộ. Làm việc, kiểm chứng về quy trình canh tác nghiêm ngặt tại đây, họ cũng là những “tuyên truyền viên” về sản xuất rau trái an toàn. Qua đó, một bộ phận người dân dần ý thức hơn trong canh tác an toàn. Hội LHPN xã cũng thường xuyên đưa hội viên đến tham quan, tìm hiểu, khuyến khích hội viên, bà con học hỏi, ứng dụng vào vườn nhà mình.

và qua 3 cửa hàng tại TP Quy Nhơn (599 Trần Hưng Đạo, 08 Tô Vĩnh Diện và 207 Lê Hồng Phong, TP Quy Nhơn).

Chị Trần Thị Ánh Tuyết, làm việc tại trang trại Yuuki Farm Thiết Trụ, cho hay: “Cách làm của Công rất khác mọi người. Hoàn toàn không dùng thuốc trừ cỏ, phân bón hóa học, trang trại 8.000 m2 không rộng lớn gì lắm nhưng nhân công đều làm việc mỗi ngày. Nếu là trồng rau kiểu đại trà, trước khi trồng phun thuốc diệt cỏ, cỏ rụi hết, còn đây cỏ mọc dày hơn rau, nên rất tốn công. Rồi còn làm dụng cụ nhử sâu bọ, miệt mài vạch lá tìm sâu. Trồng số lượng lớn để bán chứ có phải mảnh vườn con con của nhà đâu mà tốn công quá chừng, làm sao có lời. Người làm nhiều khi cũng “nóng mặt” nhưng Công thì kiên định và còn an ủi lại, cười bảo không lãi thì ít nhất cũng được cảm giác làm anh nông dân hạnh phúc vì được làm trong môi trường an toàn”.

Ngoài sản xuất theo lối hữu cơ, điểm đặc biệt của trang trại là phân công mỗi nông dân phụ trách luống rau của mình trồng. Sự sinh trưởng từng ngày của mỗi luống rau đều được “tác giả” gieo trồng

theo dõi sát sao, để có cách chăm sóc hiệu quả và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Đồng thời đó cũng là cách giúp mỗi nông dân thêm tình cảm, gắn bó với từng hạt giống, cây con mình gieo, với công việc mình làm, thêm hiểu đất, hiểu cây và tích lũy, nâng cao tay nghề qua quá trình làm việc.

Tại Yuuki Farm, đồng bộ với quy trình trồng rau hữu cơ, những khâu khác đều theo tiêu chí thân thiện với môi trường. Chẳng hạn, khung nhà lưới không chọn sắt thép mà bằng tre, dụng cụ đựng rau cũng bằng rổ tre, không sử dụng bì nhựa mà gói bằng lá chuối, buộc sợi chuối, rơm… Hiện mỗi ngày trang trại cung ứng ra thị trường khoảng 80 kg rau với giá chỉ nhỉnh hơn thị trường một ít (đồng giá 35.000 đồng/kg).

Trịnh Hưng Công tâm sự, khi quyết định sang Nhật học, anh chỉ có mong muốn trên cơ sở tiếp thu kỹ thuật của họ để chọn lọc áp dụng, kết hợp với những tiến bộ trong lối canh tác mang tính cổ truyền của ta để tạo ra rau quả chất lượng, an toàn mà vừa túi tiền. Càng theo đuổi càng thấy say mê, khát vọng cũng lớn hơn.

“Rau quả hay rộng hơn là nông nghiệp sạch đang là xu hướng tất yếu. Tôi mong muốn ngày càng có nhiều người trồng rau sạch, nhận ra mặt trái của việc sản xuất “nóng” tạo nên thực phẩm bẩn cũng là một tội ác. Phần mình, khởi nghiệp nông nghiệp sạch mới 2 năm và còn rất gian nan, song với những gì có được, tôi đã trải nghiệm cảm giác làm anh nông dân hạnh phúc như mục tiêu tối thiểu đặt ra khi chọn lựa nghề nghiệp”, Công chia sẻ. SAO LY

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thực hiện yêu cầu cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và những quy định của chính quyền các cấp; khuyến cáo, hướng dẫn của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19 đã và đang được cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm túc. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn một số người cố tình không chấp hành hoặc thờ ơ, như không đeo khẩu trang khi ra đường, tụ tập ăn uống nơi công cộng…

Đơn cử, tối 9.4, một nhóm 4 thanh niên, cả nam và nữ đi xe máy mang theo đồ ăn thức uống đến đoạn đường trước cổng Trung tâm Giống nông nghiệp (trên địa bàn

Xử lý nghiêm hành vi xem thương quy định phòng, chống dịch Covid-19

Vận động đóng gópủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19

(BĐ) - Bà Lê Thị Tuyết Trinh, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, cho biết Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã có văn bản đề nghị các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh tích cực vận động đóng góp ủng hộ, chia sẻ và động viên trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, các cấp công đoàn vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong các cơ quan, đơn vị, DN không bị ảnh hưởng về việc làm, thu nhập do dịch Covid-19, phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, tùy theo khả năng của mình để đóng góp, ủng hộ tiếp sức cho địa phương và cả nước phòng chống dịch. Hình thức ủng hộ bằng tiền mặt hoặc hỗ trợ phương tiện phòng, chống dịch như: Khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn, đồ bảo hộ phòng, chống dịch; thực hiện nhắn tin hưởng ứng phát động “Toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19” qua Tổng đài 1407.

Ngoài ra, tùy tình hình, điều kiện thực tế tại địa phương, đơn vị, các cấp công đoàn chủ động tham gia với chính quyền, người sử dụng lao động cùng cấp phát động các cuộc vận động đóng góp ủng hộ, hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 và tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và tiếp sức đối với đội ngũ cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế... đang trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh và thân nhân của họ để họ yên tâm công tác; đồng thời quan tâm, chăm lo, động viên, hỗ trợ người lao động bị cách ly trên tinh thần đoàn kết, không ai bị bỏ rơi trong cuộc chiến chống dịch. Vận động các chủ nhà trọ, kinh doanh dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, nhất là các đối tác đã ký kết chương trình phúc lợi đoàn viên triển khai việc hỗ trợ giảm giá thuê phòng trọ, giảm giá bán các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu cho người lao động phải ngừng việc hoặc bị thất nghiệp, không có việc làm thường xuyên do dịch Covid-19 nhằm giảm áp lực khó khăn cho người lao động. PHẠM PHƯƠNG

phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn) dàn ra giữa đường cùng nhau ăn nhậu. Đáng nói hơn, khi cả nhóm ăn uống xong (khoảng từ 20 giờ đến 22 giờ 30 phút) không thu

dọn mà còn để lại hiện trường một bãi rác (ảnh chụp sáng 10.4).

Đề nghị lực lượng chức năng của phường, thành phố tăng cường tuần tra địa bàn, phát hiện, xử lý những trường hợp cố ý không chấp hành các quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Cần thực hiện nghiêm như mới đây đã khởi tố vụ án, khởi tố bắt tạm giam Nguyên Văn Thắng (SN 1998, ở thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước) về hành vi chống người thi hành công vụ. Đối tượng có hành vi xem thường pháp luật, làm trái các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

NHÂN VĂN

Page 4: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu

5KINH TẾTHỨ BẢY, 11.4.2020 [email protected]

Bình Định

Diện tích gieo sạ lúa vụ Hè Thu giảm nhiều

(BĐ) - Theo Sở NN&PTNT sau khi phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát cân đối lượng nước hiện có tại các công trình thủy lợi, vụ Hè Thu năm nay tỉnh ta chỉ sản xuất 37.256 ha lúa (giảm 4.850 ha so kế hoạch ban đầu); đồng thời chuyển đổi trên 3.000 đất sản xuất lúa không chủ động được nước tưới sang trồng các loại cây trồng cạn. Tỉnh ta cũng đẩy lịch thời vụ gieo sạ sớm hơn vụ này năm trước từ 5 - 10 ngày để giảm thời gian ruộng lúa chịu nắng nóng và tiêu hao nước tưới. Cụ thể, đối với vụ Hè, thu hoạch lúa vụ Đông Xuân năm 2019 - 2020 đến đâu, vận động nông dân cải tạo ruộng đồng để xuống giống; vụ Thu gieo sạ tập trung từ ngày 1 - 10.5. TIẾN SỸ

Theo Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT), từ cuối năm 2019 đến nay, nắng nóng gay gắt kéo dài, một số diện tích rừng có thảm thực bì đã khô rất dê bắt lửa gây cháy, nếu xảy ra đám cháy sẽ lan với tốc độ rất nhanh. Ngành Lâm nghiệp và các chủ rừng đã chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR&PCCCR).

Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, huyện Vân Canh hiện quản lý hơn 16.450 ha rừng; trong đó có hơn 13.245 ha rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên của công ty quản lý nằm ở những vị trí núi cao, trải ra trên diện rộng giáp với huyện Tây Sơn, TX An Nhơn và tỉnh Gia Lai, Phú Yên, phải tăng cường tuần tra BVR.

Ông Cái Minh Tùng, Chủ tịch Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh, cho hay: “Trước khi mùa khô đến, chúng tôi cũng đã phát dọn, xử lý thực bì, làm vành đai cản lửa, chòi canh lửa; khoanh vùng và chủ động phòng ngừa các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao. Sẵn sàng nhiều phương án xử lý để nếu xảy ra cháy rừng. Dù vậy phòng cháy vẫn là phương án tối ưu, chúng tôi cho lập nhiều chốt, trạm và cử lực lượng túc trực thường xuyên.

Ở huyện Vĩnh Thạnh, từ nhiều tháng trước, UBND huyện đã cho ban hành kế hoạch, phương án PCCCR năm 2020. Theo ông Đặng Bá Quang, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện, đơn vị chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ để chủ động ứng phó PCCCR. Đồng thời đôn đốc các địa phương, các chủ rừng kiện toàn các tổ, đội BVR&PCCCR theo phương án; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc BVR&PCCCR. Hạt cũng bố trí lực lượng thường xuyên tuần

Tính đến ngày 5.4, cả tỉnh có 2.983/3.143 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên hoạt động khai thác thủy sản tại vùng khơi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT), đạt tỷ lệ 94,9%; chỉ còn 160 tàu cá chưa lắp đặt (5,1%), trong số này có 146 chủ tàu đã đăng ký lắp thiết bị.

Theo ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh (Sở NN&PTNT), nguyên nhân còn một số tàu mới đăng ký mà chưa lắp đặt thiết bị GSHT chủ yếu là do tàu chưa đi biển hoặc đang lên đà sửa chữa, chủ tàu chưa lắp vì không muốn tốn cước phí thuê bao vệ tinh. Số tàu không đăng ký lắp đặt là do không còn hoạt động hoặc chủ tàu đang chuyển nhượng tàu.

Một số chủ tàu do phải chờ đợi lâu, đã chuyển sang hợp đồng với đơn vị khác để lắp thiết bị GSHT. Ngư dân Ngô Hồng Khải, ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát), chủ tàu cá BĐ 93505 - TS, cho biết: “Trước đây, tôi hợp đồng để lắp thiết bị GSHT của Tập đoàn Bưu chính viên thông Việt Nam (VNPT), nhưng chờ lâu

Chủ động phòng cháy,chữa cháy rừng

Theo cảnh báo của ngành Lâm nghiệp, nhiều khu rừng ở tỉnh ta đang đối diện với nguy cơ cháy rừng cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Trước bối cảnh này, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

tra, truy quét BVR, nhất là các vùng rừng giáp ranh các huyện An Lão, Tây Sơn và với tỉnh Gia Lai.

Tương tự với hơn 54.000 ha đất có rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên hơn 48.200 ha, còn lại là diện tích rừng trồng, huyện miền núi An Lão cũng sớm triển khai kế hoạch, phương án BVR&PCCCR năm 2020. Chủ tịch UBND huyện An Lão Phạm Văn Nam, cho biết: Huyện luôn chú trọng triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, vai trò của các ngành, hội, đoàn thể, các địa phương và người dân về BVR&PCCCR, nhất là với đồng bào dân tộc thiểu số; chủ động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng kịp thời xử lý các tình huống nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra cả về diện tích và số vụ; chỉ đạo các lực lượng chức

năng của huyện tăng cường tuần tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Lâm nghiệp.

Nhờ chủ động triển khai tốt các giải pháp BVR&PCCCR, nên từ đầu năm đến nay, tỉnh ta không xảy ra cháy rừng. Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Huỳnh Ngọc Bảo, cho biết: Năm nay nguy cơ cháy rừng sẽ luôn ở mức cảnh báo cao, Chi cục chỉ đạo lực lượng kiểm lâm bố trí lực lượng tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm về khai thác, vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép; quan trọng nhất là phải theo dõi diên biến thời tiết để dự báo nguy cơ cháy rừng, xác định các vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao để kịp thời triển khai các biện pháp PCCCR.

ĐOÀN NGỌC NHUẬN

Công ty TNHH Lâm nghiệp Hà Thanh triển khai lực lượng tuần tra bảo vệ rừng.

94,9% tàu cá từ 15 m trở lên đã lắp đặtthiết bị giám sát hành trình

quá tôi liên hệ với Đài Thông tin Duyên hải Quy Nhơn (Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam- VISHIPEL) để lắp. Phải chuyển như vậy nên mất thêm một số thời gian”. Việc chậm trê này được ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT xác nhận. Ông Hổ cho biết: Do phía VNPT không

cung ứng, lắp đặt thiết bị kịp thời nên nhiều chủ tàu phải chuyển sang đăng ký lắp thiết bị của đơn vị cung cấp khác làm ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt. Cùng với đó, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng lớn đến việc triển khai lắp đặt thiết bị, Sở đang đề xuất UBND tỉnh gia hạn thời gian hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá kéo dài đến hết ngày 15.4.2020. Nếu sau thời gian gia hạn, các tàu nào mà chưa lắp thiết bị thì sẽ bị thu hồi giấy phép khai thác và xử phạt theo luật định.

Theo quy định tại Nghị định 42 của Chính phủ, tàu cá không trang bị thiết bị GSHT thì chủ tàu sẽ bị phạt tiền từ 300 - 500 triệu đồng đối với tàu cá có chiều dài từ 15 m đến dưới 24 m và phạt tiền từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng đối với tàu cá có chiều dài từ 24 m trở lên.

Đ.N.N

Tàu cá của ngư dân huyện Phù Cát lắp thiết bị GSHT của Công ty VISHIPEL.

Hiện tại huyện Phù Mỹ đang là thời điểm chính vụ thu hoạch ớt, nhưng giá ớt giảm sâu xuống tới mức chỉ còn 2.500 đồng/kg, thấp hơn 500 đồng/kg so với tuần trước và cũng rất khó bán. Nhiều cánh đồng, ớt chín đỏ rực nhưng nông dân không thu hoạch vì chi phí thu hoạch, bảo quản cao hơn trị giá ớt bán được. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc xuất khẩu ớt tươi sang Trung Quốc - thị trường chủ yếu bị ách tắc, nhiều chủ vựa đưa ớt phơi khô để bảo quản sản phẩm (ảnh), hy vọng thị trường sẽ sớm hồi phục. Được biết, cùng thời điểm này năm ngoái, giá ớt từ 40.000 - 60.000 đồng/kg. Vụ Đông Xuân năm 2019-2020, nông dân huyện Phù Mỹ mở rộng diện tích ớt lên 1.230 ha, tăng gần 250 ha so với năm trước.

Tin, ảnh: MINH HẰNG

l UBND xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước đã đầu tư hơn 1,2 tỷ đồng để kiên cố hóa hơn 804 m kênh mương

đoạn từ ruộng ông Ngọ đến ruộng ông Chiến Thọ ở thôn Hưng Nghĩa (ảnh). Công trình này góp phần nâng cao khả năng cấp nước tưới tự chảy cho 30 ha đất canh tác ở thôn Hưng Nghĩa, giảm chi phí nạo vét, sửa chữa hàng năm. X. VINH l Phòng giao dịch Ngân hàng

CSXH huyện Tây Sơn đã giải ngân hơn 47,2 tỷ đồng cho 3.083 hộ trong huyện vay để đầu tư xây dựng các công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh, phục vụ sinh hoạt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện sức khỏe.

ĐÀO MINH TRUNG

TIN VẮN

Page 5: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu

Biển Quy Nhơn nhìn từ phía Ghềnh Ráng.

6 ĐỜI SỐNG - ĐÔ THỊ THỨ BẢY, [email protected]

Bình Định

Các biện pháp được lưu ý, gồm: Đeo khẩu trang đúng loại, đúng cách; có đủ dung dịch sát khuẩn, đo thân nhiệt cho công nhân trước khi vào công trường; khử khuẩn bề mặt, thiết bị, máy móc có tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng; vệ sinh công trường xây dựng sau mỗi ca làm việc; phân luồng lưu thông, di chuyển của công nhân, đảm bảo công tác giám sát sức khỏe và phòng hộ cá nhân cho người lao động… Tại công trình chung cư nhà ở xã hội Tân Đại Minh, 363 Tây Sơn, TP Quy Nhơn, đơn vị thi công đã triển khai quy trình 9 bước kiểm soát và ứng phó dịch Covid-19. Tại đây, 100% công nhân đang làm việc tại công trường đều đeo khẩu trang, sát khuẩn tay và giữ khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 2 m.

Tại cổng công trường, Công ty TNHH Đầu tư Tân Đại Minh bố trí nhân viên đo thân nhiệt cho khoảng 100 - 120 người ra vào công trình vào đầu ca và cuối mỗi ca. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hoặc có yếu tố nghi ngờ, chốt kiểm tra sẽ báo ngay với cơ quan y tế địa phương. Ông Nguyễn Trường Vỹ, Phó Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Tân Đại Minh, Giám đốc Dự án chung cư nhà ở xã hội cho biết: “Dù Dự án đang trong thời gian gấp rút hoàn thành để kịp bàn giao nhà cho khách hàng, chúng tôi vẫn yêu cầu Ban quản lý dự án, Chỉ huy trưởng công trường tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 như: Đảm bảo công tác phân luồng di chuyển, đảm bảo giám sát công nhân đeo khẩu trang 100%, sát khuẩn thường xuyên…”.

Ông Nguyễn Công Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Gốc Việt Quy Nhơn, cho biết: Từ ngày 31.3, Công ty có văn bản yêu cầu các kỹ sư giám sát, nhà thầu và công nhân lưu ý mang khẩu trang suốt quá trình làm việc tại công trường; không đổ bê tông thủ công cho đến hết ngày 15.4; không để người lạ vào công trường. Tại văn phòng, cán bộ, nhân viên giữ gìn vệ sinh không gian chung sạch sẽ; 60 phút rửa tay 1 lần bằng cồn hoặc xà phòng

Chuyển Khu cảng cạn ICD thành Khu dịch vụ kho vận Logistic

(BĐ) - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1061/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 quỹ đất dọc QL 19 (mới) đoạn từ TP Quy Nhơn đến huyện Tuy Phước. Trong đó, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất Khu cảng cạn ICD thành Khu dịch vụ kho vận Logistic với diện tích 8 ha để phù hợp kêu gọi đầu tư và để phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2030.

Ngoài ra, tỉnh còn điều chỉnh cục bộ cơ cấu sử dụng đất khu vực thôn Diêm Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước; khu vực Chợ Góc, phường Nhơn Bình phù hợp với tình hình thực tế về nguồn lực đầu tư, thu hút đầu tư và hiệu quả đầu tư; làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng, lập quy hoạch chi tiết xây dựng và quản lý xây dựng các dự án theo quy hoạch.

HẢI YẾN

Phê duyệt điều chỉnh cục bộ khu đất K200

(BĐ) - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 904/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc khu đất K200 trên đường An Dương Vương (thuộc phường Nguyễn Văn Cừ, TP Quy Nhơn).

Theo đó, điều chỉnh chức năng sử dụng khu đất này thành khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại - dịch vụ. Qua đó, các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc: Công trình gồm 1 khối đế và 1 khối tháp, công trình gồm 40 - 45 tầng (không bao gồm tầng hầm) và công trình phải được thỏa thuận về độ cao tĩnh không của Bộ Quốc phòng theo quy định. Mật độ xây dựng 45% - 55% (bao gồm cả công trình phụ, nhà bảo vệ, trạm hạ thế...). Ngoài ra, phương án thiết kế công trình sẽ tính toán cụ thể nhằm bố trí đủ diện tích để xe theo quy định. C. HIẾU

Quý I/2020, 235 DN tạm dừng hoạt động

(BĐ) - Tin từ Cục Thuế tỉnh, thông qua hoạt động cấp mã số thuế cho DN, quý I/2020, đơn vị ghi nhận số lượng DN mới đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh là 184 DN, giảm 5,64% so với cùng kỳ năm 2019; 235 DN tạm dừng hoạt động, tăng 43,3% so với cùng kỳ năm ngoái; 43 DN giải thể. Nguyên nhân chính của biến động này được cho là do tác động tiêu cực của dịch Covid-19. QUANG BẢO

Phòng chống dịch Covid - 19 trên các công trường

Từ ngày 1.4, Sở Xây dựng đã ban hành văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các công trình xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tất cả nhằm vừa giữ đúng tiến độ thi công, vừa đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch bệnh.

Đo thân nhiệt cho cán bộ, công nhân tại công trường thi công chung cư Nhà ở xã hội Tân Đại Minh.

SỔ TAY

diệt khuẩn; luôn phải đeo khẩu trang; khép và chốt cửa cổng công ty trong giờ làm việc…

Trước đó, Công ty TNHH Xây dựng - Vận tải Tân Phát, đường Hoàng Văn Thụ, TP Quy Nhơn trang bị miễn phí toàn bộ nước sát khuẩn cho công nhân, nhân viên. Bà Trần Thị Thiên Trang,

nhân viên Công ty TNHH Xây dựng - Vận tải Tân Phát cho biết: “Cùng với việc đảm bảo an toàn phòng dịch cho người lao động, hiện chúng tôi đang đàm phán để mua gói bảo hiểm thích hợp cho nhân viên. Có bảo hiểm người lao động sẽ thêm yên tâm, đảm bảo lợi ích, thu nhập cho công nhân nếu mắc bệnh”.

Chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng đã yêu cầu và thường xuyên giám sát nhà thầu thi công trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại công trường, bảo đảm sức khỏe, an toàn tuyệt đối cho người lao động và phải có văn bản cam kết tuân thủ phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó tất cả các công trường thi công không được tập trung hơn 20 người trong một ca, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi làm việc. Các công trình, dự án không mang tính đặc thù, khẩn cấp thì chủ đầu tư điều chỉnh giãn tiến độ hoặc tạm ngưng thi công xây dựng nhằm hạn chế tập trung đông người tại các công trình xây dựng, hạn chế thi công ca đêm nếu không có yêu cầu đặc biệt. HẢI YẾN

Những ngày “sống chậm” nhằm thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ, mới đầu có vẻ khó khăn, nhưng đến nay mọi việc đang vận hành đúng theo mục tiêu mà chính quyền hướng tới.

Nhìn vấn đề theo hướng tích cực, những ngày giãn cách xã hội giúp nhiều người có đủ thời gian để sắp xếp lại cuộc sống, dành thời gian chăm chút cho tổ ấm của mình; quan tâm đến người thân nhiều hơn. Và khi người ta ra đường ít hơn, trật tự an toàn xã hội cũng dễ kiểm soát và tốt hơn. Dễ nhận thấy trên những con đường của thành phố, vỉa hè thông thoáng hơn, đường qua lối lại được chăm chút nhiều hơn. Người ra đường thưa vắng, hoạt động vui chơi giải trí giảm đi, rác thải theo đó giảm đi đáng kể. Đường thông, hè thoáng, phố xá thênh thang là những điều bạn dễ nhận thấy ở Quy Nhơn những ngày qua.

Thay đổi từ nhà ra ngõ, thay đổi quan trọng nhất là trong ý thức của mỗi con người, những ngày “sống chậm” giúp người ta chữa lành nhiều thứ trong tâm hồn mình.

Những ngày giãn cách xã hội

Tại TP Quy Nhơn có 14 công trình xây dựng lớn đang thi công với hơn 1.320 công nhân. Trong đó, một số công trình có khoảng 200 công nhân/công trường, như: Altara Residences Quy Nhơn, TMS Hotel Quy Nhơn Beach, chung cư Ecolife Riverside Quy Nhơn, Trung tâm hội nghị tỉnh. Chúng tôi đã yêu cầu, thường xuyên giám sát, nhắc nhở đơn vị thi công, chủ đầu tư nghiêm túc chấp hành quy định phòng dịch, giãn cách xã hội”. Ông TRẦN VIẾT BẢO,

Giám đốc Sở Xây dựng

Các nhà khoa học, các chuyên gia thì đánh giá những ngày thực hiện giãn cách xã hội, không chỉ Việt Nam mà khắp toàn cầu, ô nhiễm môi trường giảm bớt, tầng ozôn được vá lại với tốc độ nhanh hơn rất nhiều lần.

Tôi và nhiều cư dân TP Quy Nhơn có thể chưa hình dung được những kết quả, đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực đó, song thực tế cảm nhận được, khi buộc phải chấp nhận hoàn cảnh thì cách tốt nhất là thích ứng với nó theo kiểu làm cho cuộc sống của chính mình và cộng đồng tốt hơn. Khi gõ những dòng chữ này, tôi nghĩ về Quy Nhơn sau những ngày hết thời gian thực hiện giãn cách xã hội, những con người vốn thân thiện sẽ thêm giàu có về tinh thần vì cộng đồng. Không gian xanh của thành phố tiếp tục được nuôi dưỡng, chăm sóc để người dân hưởng lợi.

Những ngày giãn cách xã hội mà không thấy ngột ngạt, cư dân Quy Nhơn lại thấy quyết định của chính quyền trong việc ưu tiên đất vàng cho công viên xanh, không gian biển để cho cộng đồng có tính chiến lược đến như thế nào. Từ ngôi nhà nhỏ của bạn, hay trong căn gác trọ vẫn có thể cảm nhận được làn gió vịnh Quy Nhơn trong lành mỗi sớm mai. QUANG BẢO

Page 6: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu

7QUỐC PHÒNG TOÀN DÂNTHỨ BẢY, [email protected]

Bình Định

Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, thời gian qua, Đoàn Thanh niên Bộ CHQS tỉnh đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Từ đó đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi cho mỗi cán bộ, ĐVTN trong việc tự giác chấp hành, biết cách bảo vệ mình và những người xung quanh trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Đối với Trung đội Vệ binh, Phòng Tham mưu Bộ CHQS tỉnh, từ khi phát dịch Covid-19 nhiệm vụ của đơn vị trở nên khó khăn, vất vả hơn. Hàng ngày, các chiến sĩ làm nhiệm vụ canh gác cổng cơ quan Bộ CHQS tỉnh, ngoài việc yêu cầu người ra vào thực hiện đúng điều lệnh, còn phối hợp với bộ phận Quân y hướng dẫn khách đến liên hệ công tác khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, vệ sinh tẩy trùng để phòng, chống nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Trung sĩ Võ Chí Dũng, Tiểu đội trưởng Kiểm soát quân sự, cho biết: Bình thường, người chiến sĩ

Đảm bảo sức khỏe bộ độiSáng 9.4, chúng tôi có mặt tại

Trung đoàn Bộ binh 739. Ngay từ cổng vào, Trung đoàn đã lập một chốt kiểm dịch y tế. Tất cả người và phương tiện vào đơn vị đều được cán bộ quân y phun thuốc khử trùng, đo thân nhiệt, tổ chức khai báo y tế và rửa tay sát khuẩn. Bên cạnh đó, các khu vực công cộng trong đơn vị đều có biển, bảng quy định và hướng dẫn cách phòng, chống dịch. Không những vậy, đơn vị còn bảo đảm đầy đủ các vật dụng thiết yếu để cán bộ, chiến sĩ thực hiện phòng dịch như: Cồn sát khuẩn tay, nước muối súc miệng, xà phòng rửa tay, xà phòng lau nhà, khẩu trang y tế, găng tay… Trung úy Nguyễn Hữu Thời, nhân viên quân y của Trung đoàn, cho biết: “Nơi ăn, ở, ngủ, nghỉ, sinh hoạt đều duy trì khoảng cách, giãn cách giữa các quân nhân bảo đảm từ 2 m trở lên. Đồng thời, chúng tôi còn thường xuyên đo thân nhiệt; hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ súc miệng bằng nước muối 2 lần/ngày để bảo đảm phòng, chống dịch và hiệu quả huấn luyện”.

Còn tân binh Nguyễn Tấn Khoa (Tiểu đội 8, Trung đội 3) chia sẻ: “Khi mới vào đơn vị, tôi khá bỡ ngỡ và cảm thấy khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm giúp đỡ của chỉ huy các cấp, tôi đã hòa nhập vào cuộc sống đơn vị và cảm thấy tự tin khi thực hiện nhiệm vụ. Công tác phòng, chống dịch của đơn vị rất tốt nên

(BĐ) - Nhiều năm qua, các hoạt động khoa học quân sự đã được các cơ quan, đơn vị trong LLVT tỉnh sôi nổi hưởng ứng. Trong đó, riêng năm 2019, Bộ CHQS tỉnh đã xét duyệt 19 sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; có 3 sáng kiến, cải tiến đã được Bộ Tư lệnh Quân khu 5 công nhận. Ngoài ra, Bộ CHQS tỉnh còn tổ chức cấp phát 65 đầu sách, 267 cuốn tài liệu, 335 ấn phẩm thông tin phục vụ công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu; gửi 7 bài đăng tạp chí Khoa học quân sự của Quân khu.

Theo đại tá Nguyễn Minh Hiến, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 791 của Quân ủy Trung ương về “Lãnh đạo công tác khoa học, công nghệ và môi trường trong Quân đội đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, đã tạo được phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp. Trong đó, LLVT tỉnh đã đẩy mạnh và phát động sâu rộng phong trào sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hiệu quả nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. XUÂN NHÂM

Ngày 10.4, Cục Quân y,Tổng Cục hậu cần, Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn trực tuyến bệnh viện quân y toàn quân hướng dẫn sử dụng máy thở và máy lọc máu. Tại điểm cầu Bộ CHQS tỉnh, đại tá Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chỉ huy trưởng quân sự, Bộ CHQS tỉnh chủ trì hội nghị.

Trong thời gian tập huấn, cán bộ, nhân viên quân y của Bộ CHQS tỉnh và Bệnh viện Quân y

13 đã được tập huấn các nội dung như: Giới thiệu, cập nhật kiến thức cơ bản, nâng cao về chỉ định, chống chỉ định và những nội dung liên quan cần thiết đến bệnh nhân thở máy và lọc máu, trọng tâm là bệnh nhân nhiễm Covid-19 mức độ nặng; hướng dẫn thực hành sử dụng các loại máy thở và lọc máu đang có tại các bệnh viện quân y; mở rộng các loại máy khác của bệnh viện quân y. THÀNH PHÚC

Mùa huấn luyện đặc biệtMùa huấn luyện chiến sĩ mới năm 2020 diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Trung đoàn Bộ binh 739 (Bộ CHQS tỉnh) đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm môi trường an toàn tuyệt đối, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Mỗi đoàn viên, chiến sĩ là một tuyên truyền viên

Trung đội Vệ binh phối hợp với bộ phận Quân y hướng dẫn khách đến liên hệ công tác khai báo y tế.

Nhiều hoạt động khoa học quân sự trong LLVT tỉnh

tôi rất an tâm”.Xác định đây là mùa huấn

luyện hết sức đặc biệt, Trung đoàn Bộ binh 739 còn chú trọng việc chăm lo chất lượng bữa ăn, nâng cao thể lực, thực hiện nghiêm các chế độ trong ngày của bộ đội. Trong đó, các bài tập thể lực hằng ngày được tổ chức một cách bài bản, khoa học với cường độ từ thấp đến cao để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho bộ đội. Nhờ đó, 100% chiến sĩ mới tại đơn vị đều có sức khỏe tốt.

Thiếu tá Lê Anh Tuấn, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Bộ binh 739, nhìn nhận: “Đơn vị đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về y tế và triển khai đồng bộ các giải pháp để bảo đảm an toàn, sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ. Đây là những giải pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhập vào đơn vị và tạo niềm tin vững chắc vào sự an toàn để cán bộ, chiến sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ”.

Thực hiện tốt phương pháp “4 cùng”

Trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, Trung đoàn Bộ binh 739 đã vận dụng nhiều biện pháp để vừa duy trì huấn luyện theo đúng kế hoạch và đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch của cấp trên. Trong đó, thực hiện chỉ đạo không tập trung đông người nên các giờ lên lớp cấp đại đội, tiểu đoàn đều được rút xuống tổ chức ở cấp trung đội, tiểu đội. Cán bộ,

chiến sĩ tham gia học tập luôn phải sử dụng khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m. Ngoài ra, đơn vị còn xây dựng kế hoạch học bù, học vét, bảo đảm tuần nào học hết chương trình tuần đó. Đại úy Nguyễn Văn Thái, Trung đội trưởng Trung đội 1, bày tỏ: “Việc giảm quân số trong một lần lên lớp đồng nghĩa với việc

cán bộ khung huấn luyện phải lên lớp nhiều hơn. Làm như vậy tuy có vất vả nhưng cần thiết để phòng, chống dịch và nâng cao chất lượng huấn luyện”.

Đặc biệt, do dịch Covid-19 nên Trung đoàn Bộ binh 739 không tổ chức đón tiếp gia đình chiến sĩ và địa phương đến thăm, động viên. Theo quy định, các chiến sĩ mới

vào đơn vị không được sử dụng điện thoại liên lạc… nên có khó khăn trong công tác nắm bắt tư tưởng để giáo dục huấn luyện.

Thượng tá Võ Hồng Thư, Chính ủy Trung đoàn Bộ binh 739, cho biết: “Không vì khó mà chùn bước. Đảng ủy, chỉ huy các đơn vị đã quán triệt tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm công tác huấn luyện phải thực hiện tốt phương pháp “4 cùng” (ăn, ở, làm, chia sẻ) để kịp thời động viên, chia sẻ khó khăn với chiến sĩ mới. Đặc biệt, với những tân binh có hoàn cảnh gia đình khó khăn hay có thành tích xuất sắc trong huấn luyện sẽ nhận được món quà khích lệ là gọi “video call” từ điện thoại của cán bộ về gia đình để trò chuyện. Từ đó, tạo sự thân thiện giữa cán bộ và chiến sĩ, giúp bộ đội ổn định tư tưởng, yên tâm gắn bó xây dựng đơn vị. Đến nay, các nội dung huấn luyện chiến sĩ mới được đảm bảo theo kế hoạch đề ra”.

HỒNG PHÚC

Tất cả người và phương tiện khi vào Trung đoàn Bộ binh 739 đều được phun khử trùng.

Sau khi đi huấn luyện về, tất cả chiến sĩ mới đều phải đi qua hồ sát khuẩn để phòng dịch.

vệ binh phải rèn luyện tính tập trung và cảnh giác cao độ để trực 24/24 giờ, bảo đảm an ninh cho đơn vị. Từ khi bùng phát dịch Covid-19, chúng tôi còn được huấn luyện thêm những kỹ năng phòng, chống dịch, mặc dù vất vả nhưng chúng tôi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thiếu úy Trương Văn Lợi, Trung đội trưởng Trung đội Vệ binh, cho biết: Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh 100% số cán bộ, chiến sĩ được huấn luyện cơ bản các nội dung về điều lệnh,

nghiệp vụ canh phòng; các quy định, chỉ thị của cấp trên về công tác phòng, chống dịch Covid-19; đơn vị luôn đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong Trung đội. Qua đó, đã phát huy tính tiền phong, xung kích,

sáng tạo của ĐVTN trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Còn Trung úy Nguyễn Phong Thiên, Trợ lý Thanh niên Bộ CHQS tỉnh, cho biết: Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã góp phần phát huy tiềm năng trí tuệ và sức sáng tạo của ĐVTN LLVT tỉnh trong thi đua lập công hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt, đầu năm 2020, khi cả nước chung tay phòng, chống dịch Covid-19, lực lượng ĐVTN đã đóng góp không nhỏ. MAN ĐỨC DŨNG

Tập huấn trực tuyến bệnh viện quân y toàn quân

Page 7: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu

8 PHÁP LUẬT THỨ BẢY, 11.4.2020 [email protected]

Bình Định

(BĐ) - Sáng 10.4, thiếu tướng Nguyễn Bá Nhiên, Giám đốc CA tỉnh, cho biết: Bộ trưởng Bộ CA Tô Lâm đã gửi thư khen và ký quyết định khen thưởng (mỗi người 5 triệu đồng) cho 4 công dân: Nguyễn Văn Anh (39 tuổi), Nguyễn Hữu Tài (47 tuổi), Phạm Hùng Cường (39 tuổi) và Nguyễn Huy Cường (40 tuổi) cùng trú xã Tây Xuân (huyện Tây Sơn) vì đã tích cực hỗ trợ giúp lực lượng CA huyện Tây Sơn và CA tỉnh truy bắt được nghi phạm Trần Ngọc Hoàng (40 tuổi, trú thôn 1, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn), kẻ gây ra vụ giết người nghiêm trọng tại xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn vào ngày 2.2.

Đồng thời, Bộ trưởng Bộ CA cũng đề nghị CA tỉnh tổ chức tuyên truyền, biểu dương gương người tốt, việc tốt; có hình thức động viên, khen thưởng và thay mặt lãnh đạo Bộ trao thưởng đối với 4 gương quần chúng tiêu biểu nêu trên.

Như Báo Bình Định đã đăng tin: Chiều 2.2, Trần Ngọc Hoàng đã chặn xe đâm chết người tình là chị Đ.T.T. (48 tuổi, trú xã Phước Hưng, huyện Tuy Phước) tại đoạn đường 636B, thuộc xã Bình Nghi rồi bỏ trốn. Sáng 6.4, các công dân nói trên lên rừng tìm mật ong phát hiện Trần Ngọc Hoàng tại đỉnh núi có tục danh dốc Lăn Lóc (thuộc xã Canh Liên, huyện Vân Canh) đã tìm cách tiếp cận, giữ chân và báo CA đến bắt giữ nghi phạm giết người này. TRỌNG LỢI

(BĐ) - Theo Sở Tư pháp, khoảng tháng 9 hoặc 10.2020, Bộ Tư pháp sẽ tổ chức Cuộc thi báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi toàn quốc về pháp luật phòng, chống tham nhũng dưới hình thức trực tuyến.

Theo đó, đối tượng tham gia là báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp huyện và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Nội dung thi tập trung vào kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật; kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực pháp luật quan trọng khác liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người dân.

Được biết, đối với các tỉnh, thành, sẽ tổ chức cuộc thi ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) để chọn 1 thí sinh của mỗi cấp tham dự cuộc thi do Trung ương tổ chức.

Q.THÀNH

HỖ TRỢ BẮT NGHI PHẠM TRUY NÃ:

Bộ trưởng Bộ Công an gửi thư khen 4 công dân

LẬP DI CHÚC, HỢP ĐỒNG CHO TẶNG TÀI SẢN:

Người một nhà dắt nhau ra tòaTheo phân tích của ngành chức năng,

tranh chấp dân sự, nhất là tranh chấp về nhà cửa, đất đai của cha mẹ để lại sau khi mất nhưng không có di chúc, di tặng hoặc hợp đồng cho tài sản chiếm phần lớn trong các vụ án tranh chấp dân sự kéo dài thời gian qua. Thường gặp nhất là anh em phân bì, tranh giành tài sản đối với người được hưởng trọn phần di sản, chủ yếu là nhà, đất. Trường hợp của ông K. (TX An Nhơn): Mẹ ông bàn bạc (miệng) với ông và em trai là sẽ cho em trai ông được quyền sở hữu, sử dụng căn nhà có diện tích 130 m2, với điều kiện em trai ông phải đưa cho ông số tiền tương ứng 1/3 giá trị của nhà đất này và nuôi dưỡng bà đến cuối đời. Sau đó, em trai của ông K. chuyển toàn bộ giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất sang tên mình nhưng không thực hiện những gì đã thỏa thuận. Đáng buồn hơn, sau đó 2 tháng mẹ ông qua đời. Không thương lượng được, ông K. làm đơn khởi kiện em trai ra tòa.

Tượng tự, trường hợp của bà Đỗ Thị Đ. (huyện Hoài Ân) cũng khá éo le, tới lui kiện tụng đã gần 4 năm. Bà Đ. là vợ 2 (không đăng ký kết hôn, có 1 con chung) của ông H. (SN 1945, đã mất). Trước khi sống cùng với bà Đ., ông H. đã kết hôn (năm 1997), ly hôn và có 7 người con với người vợ trước. Năm 2001, bà Đ. về sống chung với ông H. trên thửa đất mà trước đó ông H. đã được cấp quyền sử dụng đất. Năm 2013, ông H. mất nhưng không để lại di chúc hay sự phân chia tài sản nào, nên các con của vợ trước ông H. đã không cho mẹ con bà Đ. tiếp tục sinh sống trong căn nhà này với lý do bà Đ. không có giấy kết hôn với ba của mình nên không có quyền được thừa hưởng. Bà Đ. cho rằng: “Dù không làm hôn thú,

Tránh tranh chấp, phức tạp

Gần đây, nhiều vụ tranh chấp, khởi kiện dân sự liên quan đến tài sản của chính những người trong gia đình, phần nhiều là do cha mẹ mất nhưng không để lại di chúc, di tặng, hợp đồng tặng cho tài sản giữa cha mẹ và con cái.

Việc lập di chúc sẽ hạn chế những tranh chấp tài sản phát sinh dẫn đến những rạn nứt tình cảm trong quan hệ gia đình.- Trong ảnh: Mảnh đất đang tranh chấp của gia đình ông K.

nhưng chúng tôi về ở cùng nhau từ năm 2001. Tôi cũng sống cùng và chăm sóc mẹ chồng, cũng có 1 con chung. Bây giờ, tôi chỉ muốn tiếp tục sống tại căn nhà mà tôi và ông H. đã cùng nhau xây dựng cũng như lấy lại 1 ki ốt do tôi bỏ tiền ra xây dựng. Vì đó là nguồn sống của 2 mẹ con tôi”. Nhưng các con của vợ trước ông H. không chịu nên cứ kiện.

Phân chia rõ ràng, gia đình hòa thuận

Thực tế có nhiều hình thức để cho tài sản như cho bằng di chúc, di tặng hoặc hợp đồng tặng cho tài sản. Theo đó, di chúc thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng người khác (việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc). Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Luật sư Võ Hồng Nam, Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh, cho biết thêm: “Di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di chúc chết. Và sau khi lập di chúc, người lập di chúc vẫn là chủ sở hữu của tài sản đó và có quyền hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung di chúc bất cứ

lúc nào khi còn sống. Và việc lập di chúc giống như một phần thưởng treo, tạo động lực cho người được hưởng tài sản của di chúc phải đáp ứng một số điều kiện thông thường như đối đãi, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ tốt hơn… Hoặc sau này khi về già, đau ốm nặng, họ có thể hủy bỏ di chúc, rồi bán tài sản này để lo chữa bệnh, để không phải phụ thuộc hay trở thành gánh nặng cho con cái”.

Được biết, tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, quy định rõ người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. Cũng như giao nghĩa vụ cho người thừa kế và chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản. Do đó, để tránh những tranh chấp, rắc rối, phiền toái xảy ra, người lập di chúc, di tặng, hợp đồng tặng cho tài sản phải ghi rõ điều kiện thực hiện, không nên thỏa thuận miệng với người nhận tài sản. Điều kiện này phải được xác lập bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực. Có như vậy quyền lợi, ý chí của người lập di chúc, di tặng, hợp đồng tặng cho tài sản mới được pháp luật bảo vệ, tránh những rắc rối, tranh chấp phát sinh sau khi cha mẹ cho con tài sản. K.ANH

Các công dân đã mưu trí tìm cách giữ chân nghi phạm giết người Trần Ngọc Hoàng (dấu x) để báo cho cơ quan chức năng.

Tổ chức cuộc thi báo cáo viên pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Chị Đào Thị Ngọc Hải (SN 1982, ở tổ 37B, KV4, phường Quang Trung, TP Quy Nhơn) đã ly hôn với chồng nhưng cũng bị liên lụy đến việc chồng mình nợ tiền người khác. Trong thời kỳ hôn nhân, chị Hải và chồng sống cùng nhà với cha mẹ chị, đến khi ly hôn không có tài sản gì lớn để phân chia. TAND TP Quy Nhơn quyết định giải quyết vụ ly hôn, về phần tài sản cũng không đề cập đến việc nợ nần của người chồng chị.

Thế nhưng, sau gần 2 năm “đường ai nấy đi”, chị Đào Thị Ngọc Hải đang làm lụng vất vả lo nuôi đứa 2 con còn nhỏ thì một số chủ nợ của chồng cũ tìm đến đòi nợ.

Khoảng 18 giờ ngày 27.3.2020, một người đàn bà khoảng 45 tuổi đi cùng 5 thanh niên đến nhà chị Hải yêu cầu trả

số tiền chồng cũ chị vay mượn. Chị Hải không đồng ý trả nợ thì bị số người này đe dọa hành hung. Chiều hôm sau, 28.3, cũng người đàn bà đó đi cùng 3 thanh niên đến xí nghiệp chị Hải đang làm công nhân để tìm chị đòi nợ. Thấy người đàn bà đó cùng nhóm thanh niên bao vây chị Hải, một số người làm cùng chị đã gọi điện báo CA và đến khi CA phường Quang Trung đến nơi chị Hải mới được giải thoát. Sau đó, liên tục trong các ngày 30, 31.3 và ngày 2.4 nhà chị Hải bị ném chất bẩn, tạt huyết heo vào cửa.

Chiều 3.4, người đàn bà nói trên cùng nhóm thanh niên 4 - 5 người đi tìm chị Hải nhưng không thấy nên đến trước cổng nhà chị chờ. Khi chị Hải về thì một thanh niên lao ra chặn đường làm chị bị ngã xe, phải bỏ chạy vào một trụ sở

công ty gần đó gọi điện báo CA phường. Chị Hải cũng đã báo cáo nhờ CA

phường Quang Trung và CA TP Quy Nhơn có biện pháp ngăn chặn nhưng việc chị bị nhóm người nói trên truy tìm, đe dọa, khủng bố thậm chí đã hành hung nhằm buộc chị trả số tiền chồng cũ vay mượn vẫn còn tiếp diễn. Gần đây, sáng 6.4, những người giấu mặt lại tiếp tục khủng bố chị Hải, tạt chất thải vào nhà chị.

Vụ việc xảy ra không chỉ gây hoang mang lo lắng đối với mẹ con, gia đình chị Hải mà còn làm cho bà con ở gần bất bình. Bỡi lẽ, hành vi xem thường pháp luật của nhóm người nói trên đã gây mất trật tự trị an ở địa phương, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của mọi người. ĐẶNG THÁI

Không vay nợ nhưng bị khủng bố truy đòi

X

Page 8: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu

9TRONG NƯỚCTHỨ BẢY, [email protected]

Bình Định

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại cuộc giao ban trực tuyến.

Chiều 10.4, tại cuộc họp trực tuyến với Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ đã có văn bản chỉ đạo thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Bí thư và Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời điều chỉnh thời gian kết thúc năm học sang 15.7.2020 và dự kiến lịch thi THPT Quốc gia lùi lại vào ngày 8 - 11.8.2020.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, nếu học sinh có thể đi học trở lại trước ngày 5.6.2020 thì các em lớp 12 vẫn có thể tham gia kỳ thi THPT Quốc gia, với tinh thần tổ chức giảm nhẹ nhiều nhất có thể.

Trong thời gian nghỉ của học sinh, Bộ GD&ĐT đã tiếp tục có các biện pháp tích cực về phòng chống dịch. Tăng cường truyền thông và yêu cầu các nhà trường chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón học sinh quay trở lại khi dịch được kiểm soát, đồng thời, Bộ đã ban hành chương trình tinh giản, giảm nhẹ nội dung học tập học kỳ II. Theo đó giữ lại những nội dung nền tảng, cốt lõi của chương trình học kỳ II, để giúp học sinh hoàn thành chương trình và xét lên lớp theo yêu cầu của chương trình năm học.

Học sinh sẽ được học bù kiến thức trong 2 tuần đầu năm học mới

Nếu học sinh đi học trở lại trước ngày 5.6.2020, thì các em lớp 12 vẫn có thể tham gia kỳ thi THPT Quốc gia, với tinh thần tổ chức giảm nhẹ nhất có thể.

“Những vấn đề thiếu vắng trong kiến thức học kỳ II này sẽ được bù vào năm học mới. Tức là khi năm học mới khai giảng sẽ dành 1 - 2 tuần đầu để học sinh học lại những kiến thức đã được học trong học kỳ II”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh.

Trong thời gian học sinh nghỉ học, Bộ có quan điểm “học sinh ngừng đến trường, nhưng không dừng việc học”. Bộ đã đưa ra biện pháp cho học sinh học trực tuyến, học qua internet và học qua truyền hình… Hiện nay, Bộ GD&ĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh thành phố để thống nhất xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình học trực tuyến

như thế nào, học trên truyền hình như thế nào, cách kiểm tra và tổ chức thế nào… Như vậy, học sinh nghỉ học, nhưng học sinh vẫn đang học và các thầy cô giáo vẫn đang giảng dạy.

Hiện chương trình học kỳ II được tinh giản và các em học sinh lớp 12, lớp 9 có thể dành nhiều thời gian ôn tập để đảm bảo tiến độ 15.7.2020 hoàn thành chương trình và xét lên lớp, cũng như để chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia. Bộ GD&ĐT cũng đã công bố đề thi tham khảo theo chương trình tinh gọn. Các em học sinh trên cơ sở này có thể ôn tập và yên tâm quyền lợi của các em được đảm bảo với mặt bằng kiến thức. (Theo VOV.VN)

Lực lượng chức năng lập hàng rào cách ly thôn Hạ Lôi (Mê Linh). Ảnh: TTXVN

Bộ Y tế đã cử Tổ công tác đặc biệt về phòng, chống dịch Covid-19 do PGS-TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hỗ trợ TP Hà Nội dập dịch từ ngày 10.4.

Thông tin về việc xử lý các ổ dịch, chiều 10.4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết, liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai đến ngày 9.4, trong Bệnh viện còn 3.310 người gồm: Bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cán bộ y tế đang thực hiện công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.

Bệnh viện đã thực hiện 9.159 xét nghiệm, trong đó 8.929 mẫu âm tính, 22 mẫu dương tính với vi rút SARS-CoV-2, chủ yếu là nhân viên Công ty Trường Sinh và 208 mẫu đang chờ kết quả. Bệnh viện thực hiện cách ly, theo dõi 546 người tại 3 địa điểm, gồm: Trung tâm Khám bệnh ban ngày (170 người), Trung tâm Phục hồi chức năng (61 người) và Khoa Thần kinh (315 người). Các địa phương tiến hành rà soát 53.592 người đã đến Bệnh viện từ ngày 12.3.2020; đã thực hiện cách ly, theo dõi đối với 28.810 người, lấy mẫu xét nghiệm 23.305 người.

Liên quan đến quán bar Buddha (TP Hồ Chí Minh), các cơ quan chức năng đã thực hiện cách ly, xét nghiệm đối với 4.466 người, trong đó có 255 người có mặt trực tiếp tại quán bar. 4.416 người đã có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2, 18 trường hợp dương tính. Số còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm. (Theo Bnews)

Bộ Y tế cử tổ công tác đặc biệt hỗ trợ Hà Nội dập dịch Covid-19 từ ngày 10.4

Bị cáo Đào Xuân Anh.

Sáng 10.4, TAND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã mở phiên xét xử vụ án “Chống người thi hành công vụ”, tuyên phạt bị cáo Đào Xuân Anh 9 tháng tù giam. Đây là vụ án đầu tiên liên quan đến Covid-19 được đưa ra xét xử.

Theo cáo trạng, khoảng 16 giờ ngày 4.4.2020, Chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 liên xã Đông Hải - Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đang làm nhiệm vụ, phát hiện Đào Xuân Anh (SN 1990, trú tại xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) không đeo

Xét xử vụ án đầu tiên liên quan đến Covid-19

khẩu trang, đã tiến hành nhắc nhở, yêu cầu thực hiện đúng Chỉ thị số 16/CT-TTg

của Thủ tướng Chính phủ và quy định của tỉnh Quảng Ninh, đối tượng Đào Xuân Anh không chấp hành mà còn có hành vi xúc phạm, dùng mũ cối hành hung người làm nhiệm vụ tại Chốt kiểm soát, sau đó bỏ về nhà. Đến sáng ngày 5.4, Đào Xuân Anh ra Cơ quan CA huyện Tiên Yên đầu thú, khai nhận hành vi phạm tội của mình.

Căn cứ trên cơ sở nội dung vụ án và các tài liệu trong hồ sơ điều tra, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Đào Xuân Anh 9 tháng tù giam. (Theo VOV.VN)

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa đồng ý cấp bổ sung trên 41 tỷ đồng cho Sở Y tế từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch Covid-19, dự toán ngân sách tỉnh năm 2020 để mua sắm bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Toàn bộ trang thiết bị sau khi mua sắm sẽ được trang bị cho các đơn vị ngành y tế tỉnh Quảng Ninh, đảm bảo đủ danh mục trang thiết bị thiết yếu của 1 khu vực điều trị cách ly người bệnh Covid-19 theo quy định tại Quyết định số 94 ngày 17.3.2020 của Bộ Y tế.

Được biết, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh sẽ căn cứ vào thực tế, diễn biến dịch và tình hình sử dụng các trang thiết bị hiện có tại các đơn vị trực thuộc để mua sắm, phù hợp với tình huống phòng, chống dịch, đảm bảo nguyên tắc kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả và công khai, minh bạch.

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã bàn giao 3 xe ô tô, trong đó có 2 xe cứu thương, 1 xe phòng dịch tiêu chuẩn quốc tế cho Sở Y tế nhằm nâng cao chất lượng phục vụ công tác khám chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 . (Theo VOV.VN)

UBND huyện Tiên Lãng (TP Hải Phòng) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính V.Đ.D. do đăng tải bài viết sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19 lên mạng xã hội.

Trước đó, V.Đ.D. đã đăng tải lên mạng xã hội facebook nội dung: “Đã có thuốc trị Covid-19, chỉ cần anh em nhiệt tình là không lo bệnh tật”.

Theo cơ quan chức năng, hành vi đăng tải bài viết có nội dung sai sự thật về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn được quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13.11.2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

UBND huyện Tiên Lãng áp dụng hình

thức xử phạt là phạt tiền 10.000.000 đồng.Tại CA huyện Tiên Lãng, D. đã tự nguyện

khai báo, thành thật hối lỗi do muốn câu like trên mạng xã hội nên đã đăng tải nội dung như trên. Đây là hình thức xử phạt nghiêm minh cho những người cố ý đưa tin bài sai sự thật, câu like ảo trên mạng xã hội, làm nhiễu loạn thông tin, gây tâm lý hoang mang trong dư luận. (Theo SGGPO)

Sáng 10.4, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng đã lắp đặt 12 máy sát khuẩn tự động ở các chợ, cơ quan trên địa bàn tỉnh.

Máy có kết cấu gọn nhẹ (cao 50 cm, dài 45 cm, rộng 30 cm) phù hợp cho việc di chuyển và đặt ở những điểm phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay.

Người dùng chỉ cần đưa lòng bàn tay vào phía dưới phần cảm biến của máy, hệ thống cảm biến sẽ ngay lập tức được kích

hoạt và phun ra một lượng dung dịch rửa tay vừa đủ cho một người dùng. Những điểm được lắp đặt máy như: UBND tỉnh, CA tỉnh, BVĐK Trung ương Quảng Nam, chợ Tam Kỳ; chợ Hòa Hương…

Ông Lê Thái Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Nam ghi nhận và bày tỏ lòng cảm ơn đối với thầy và trò Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng đã tặng tỉnh Quảng Nam máy sát khuẩn tay bằng cồn tự động này.

(Theo congthuong.vn)Người dân sử dụng máy sát khuẩn tự động rửa tay.

Quảng Nam: Đặt 12 máy sát khuẩn tự động tại một số chợ, cơ quan

Xử phạt 10 triệu đồng đối tượng đăng “đã có thuốc trị Covid-19”

Quảng Ninh bổ sung hơn 41 tỷ đồng mua thiết bị y tế phòng, chống Covid-19

Page 9: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu
Page 10: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu
Page 11: u Doanh nghiệp nỗ lực SẢN XUẤT - KINH DOANH MÙA COVID-19 ... · Giám đốc Công ty CP Giày Bình Định, cho biết: Năm 2019, đơn vị sản xuất trên 1,2 triệu

12 THẾ GIỚI THỨ BẢY, [email protected]

Bình Định

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: LƯU NGỌC MINH - NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: NGUYỄN PHÚC - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn. ĐT: 0256.3818664 - Fax: 0256.3818164 - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn -Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HÀNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã nhấn mạnh và kêu gọi Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ thống nhất và phát huy vai trò trong việc huy động phối hợp quốc tế nhằm ứng phó đại dịch Covid-19. Thông điệp này được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến thảo luận về đại dịch Covid-19, nhất là ảnh hưởng của đại dịch đối với các vấn đề thuộc chức năng của HĐBA diễn ra vào chiều 9.4 (giờ New York, Mỹ).

Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ thông tin, tại cuộc họp, Tổng Thư ký LHQ Guterres nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 là thử thách lớn nhất đối với thế giới từ năm 1945 tới nay, đe dọa vấn đề duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, gây ra cú sốc lớn về kinh tế và đối với cuộc sống thường ngày của hàng tỷ người. Ông cho rằng tình hình sẽ còn khó khăn hơn nữa, nhất là ở các nước phát triển, các nước đang có xung đột. Tổng Thư ký Guterres cảnh báo, đại dịch sẽ kéo theo nhiều thách thức khác, nhất là tác động tới đời sống kinh tế, chính trị tại nhiều nước, làm tình hình xung đột nhiều nơi xấu đi, gây ra tình trạng phân biệt đối xử, tác động tiêu cực tới phụ nữ, trẻ em, người di cư…

Tổng Thư ký LHQ khẳng định ưu tiên hiện nay của LHQ là cùng các nước thúc đẩy việc ngừng bắn tại các điểm xung đột trên thế giới, huy động nguồn lực quốc tế cho việc hỗ trợ các nước, ưu tiên là hỗ trợ nhân đạo cho các khu vực có nhu cầu nhất; các phái bộ LHQ sẽ tập trung ưu tiên hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng.

Các nước thành viên HĐBA đều nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, ngày 9.4, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố lên án việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam đang hoạt động hợp pháp tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông.

Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thông tin tàu hải cảnh Trung Quốc đã va chạm và đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Tuyên bố nêu rõ: “Hành động của Trung Quốc trái ngược với tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, đều được bảo đảm chủ quyền, không bị ép buộc và có quyền phát triển kinh tế phù hợp với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”.

Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định nước

Gần 740 nghìn học sinh lớp 12 của Pháp sẽ không phải thi tốt nghiệp do dịch Covid-19. Thay vào đó, Bộ Giáo dục Pháp quyết định, chỉ cần điểm bài kiểm tra 3 quý trong năm học trung bình đạt 10/20 trở lên là đủ tốt nghiệp, còn nếu từ 8 đến dưới 10/20 điểm sẽ thi vớt vào tháng 9.

Trước Pháp, Hà Lan cũng thông báo sẽ bỏ các bài kiểm tra quan trọng cuối năm cho học sinh sắp tốt nghiệp. Bộ Giáo

dục Hà Lan cho hay, việc đậu hay trượt sẽ được quyết định dựa trên điểm số mà học sinh nhận được trong năm học.

Các trường phổ thông và đại học ở Pháp buộc phải đóng cửa từ đầu tháng 3 do dịch Covid-19 hoành hành tại châu Âu. Theo Bộ trưởng Giáo dục Pháp Jean-Michel Blanquer, việc cho học sinh trở lại trường vào tháng 5 vẫn chỉ là dự kiến. Tuy nhiên, để bác bỏ chỉ trích cho

rằng việc này khiến “bằng cấp hạ giá”, Bộ Giáo dục Pháp cho kéo dài chương trình học thêm 1 tháng (đến ngày 4.7). Trong thời gian này, học sinh sẽ được đánh giá dựa trên các bài tập về nhà, mức độ hoàn thành môn học. Ngoài ra, ngành giáo dục nước này sẽ tăng cường các lớp học vào tháng 6 để bù đắp khoảng thời gian tạm ngưng do dịch bệnh. (Theo SGGPO)

Ngày 9.4, Tổ chức Oxfam công bố báo cáo cho thấy, tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến các nền kinh tế thế giới có thể đẩy khoảng nửa tỷ người rơi vào tình trạng nghèo đói.

Oxfam cho rằng, dù ở bất kỳ kịch bản nào, tỷ lệ nghèo đói đều có thể tăng và điều này có thể khiến một số quốc gia trở lại mức nghèo cách đây 3 thập niên. Để giảm bớt tác động của dịch bệnh, Oxfam đề xuất kế hoạch hành động 6 điểm, trong đó có cung cấp các khoản trợ cấp tiền mặt; cứu trợ các cá nhân và DN cần thiết; kêu gọi xóa nợ; hỗ trợ nhiều hơn từ IMF và tăng viện trợ… Ước tính, cần phải huy động ít nhất 2.500 tỷ USD để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển. (Theo TTO)

Các nhà khoa học ở Úc vừa phát hiện một loại thuốc có khả năng diệt vi rút SARS-CoV-2 gây nên đại dịch Covid-19. Đó là thuốc chống ký sinh trùng Ivermectin có tác dụng kháng vi rút và ngăn chặn sự sinh sản của vi rút SARS-CoV-2 trong nuôi cấy tế bào chỉ trong 48 giờ. Nghiên cứu cho thấy, Ivermectin không có tác dụng độc hại đối với các mẫu thử.

Các nhà khoa học bày tỏ hy vọng, công trình của họ có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi rút SARS-CoV-2.

(Theo VTV.vn)

LHQ kêu gọi sự đoàn kết chống đại dịch Covid-19

Covid-19, nhấn mạnh cần tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế để cùng ứng phó hiệu quả với các tác động toàn diện của đại dịch. Kết thúc buổi họp, các nước HĐBA nhất trí đưa ra thông cáo báo chí, cho biết HĐBA đã thảo luận về lời kêu gọi ngừng bắn toàn cầu của Tổng Thư ký và tác động đối với các hoạt động nhân đạo, gìn giữ hòa bình của LHQ; nhấn mạnh sự ủng hộ đối với tất cả các nỗ lực của Tổng Thư ký, nêu rõ các nước bị ảnh hưởng cần đoàn kết, thống nhất.

Chia sẻ các ý kiến nêu trên, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết, điều phối quốc tế, đa phương trong hoàn cảnh hiện nay, kêu gọi chính phủ các nước, hệ thống LHQ, các tổ chức quốc tế, trong đó có WHO, các tổ chức tài chính, kinh

tế quốc tế, các tổ chức khu vực và các bên liên quan khác tăng cường phối hợp nhằm phục vụ ưu tiên hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng.

Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ vai trò trung tâm của LHQ và nỗ lực của Tổng Thư ký LHQ trong thời gian vừa qua, chia sẻ lời kêu gọi của Tổng Thư ký về ngừng bắn tại các cuộc xung đột trên thế giới, đề nghị LHQ và các bên quan tâm tới các đối tượng dễ bị tổn thương nhất như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật, đồng thời chú trọng bảo đảm an toàn cho cán bộ LHQ trong nỗ lực hỗ trợ các nước ứng phó với đại dịch.

Phiên họp của HĐBA được tổ chức theo đề nghị của Việt Nam và 8 nước thành viên không thường trực khác của HĐBA LHQ. (Theo NDĐT)

Một cuộc họp trực tuyến của HĐBA LHQ. Ảnh: UN

Mỹ lên án Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên Biển Đông

Pháp xét điểm để tốt nghiệp

500 triệu ngườicó thể rơi vào cảnh nghèo đói

Phát hiện mới trong điều trịCovid-19 tại Úc

Vi rút SARS-CoV-2 gây nên đại dịch Covid-19. Ảnh: REUTERS

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tại Hoàng Sa ngày 2.4 . Ảnh: Ngư dân cung cấp/TNO

này sẽ tiếp tục hỗ trợ các đồng minh và đối tác trong việc đảm bảo tự do hàng hải và cơ hội kinh tế trong toàn bộ khu vực

Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuyên bố cũng nêu rõ đại dịch Covid-19 cho thấy rõ hơn tầm quan trọng của trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, bởi nó tạo điều kiện cho các nước cùng giải quyết mối đe dọa chung một cách minh bạch, tập trung và hiệu quả. Mỹ cũng kêu gọi tất cả các bên kiềm chế những hành động gây

mất ổn định khu vực, có thể làm chệch hướng nỗ lực toàn cầu tập trung đối phó

với đại dịch hoặc gây ra nguy cơ không cần thiết dẫn đến tổn thất về người và tài sản.

Liên quan tới vụ việc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Việt Nam, tàu cá QNg 90617 TS và các ngư dân Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã liên hệ với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và trao công hàm phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc liên quan vụ việc, không để tái diễn những hành động tương tự, đồng thời bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

(Theo TTXVN)