u sáng mãi phẩm chất “bộ đội cụ hồ” · trước đây, việc xếp hạng làng...

11
« Thứ Bảy CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH Trong số này: u 3 SỐ 7357 30.11.2019 ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0966.490.490 0256.3813573 baobinhdinh.vn 5.11 Kỷ Hợi Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” Lãnh đạo Trung ương Hội CCB Việt Nam trao cờ thi đua xuất sắc cho CCB tỉnh về phong trào thi đua “CCB gương mẫu” giai đoạn 2014 - 2019. Ảnh: VĂN LƯU Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống u 8 Vấn nạn tội phạm ma túy tuổi vị thành niên ........... u 6 HỘI NGHỊ CHUNG CƯ LONG THỊNH: Nhiều bức xúc chưa được giải quyết TRIỂN KHAI MÔ HÌNH XỬ LÝ RÁC Ở KHU VỰC NÔNG THÔN: ........ u 5 Hướng tới mục tiêu khang trang, sạch sẽ ........ u 4 Xây dựng mới chợ Phù Mỹ là cần thiết ! u 7 THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đến Bình Định HỘI NGHỊ TỈNH ỦY LẦN THỨ 21: Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá để thực hiện có hiệu quả u 2 u 2

Upload: others

Post on 13-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh

«

Thứ BảyCƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH

Trong số này:

u3

SỐ 735730.11.2019

ĐƯỜNG DÂY NÓNG:

0966.490.490 0256.3813573

baobinhdinh.vn

5.11 Kỷ Hợi

Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Lãnh đạo Trung ương Hội CCB Việt Nam trao cờ thi đua xuất sắc cho CCB tỉnh về phong trào thi đua “CCB gương mẫu” giai đoạn 2014 - 2019. Ảnh: VĂN LƯU

Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống

u8Vấn nạn tội phạm ma túy tuổi vị thành niên. . . . . . . . . . .u6

HỘI NGHỊ CHUNG CƯ LONG THỊNH:

Nhiều bức xúc chưa được giải quyết

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH XỬ LÝ RÁC Ở KHU VỰC NÔNG THÔN:

. . . . . . . .u5Hướng tới mục tiêu khang trang, sạch sẽ. . . . . . . .u4Xây dựng mới chợ Phù Mỹ là cần thiết !

u7

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH

Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanhcho Việt Nam đến Bình Định

HỘI NGHỊ TỈNH ỦY LẦN THỨ 21:

Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá để thực hiện có hiệu quả u2 u2

Page 2: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh

2 THỜI SỰBình ĐịnhTHỨ BẢY, 30.11.2019 [email protected]

3THỜI SỰ Bình ĐịnhTHỨ BẢY, [email protected]

Phát triển bền vững các làng nghề truyền thốngĐể bảo tồn, phát triển bền vững làng nghề truyền thống, ngành Nông nghiệp tỉnh đang

phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương rà soát, đánh giá và đề nghị UBND tỉnh công nhận lại các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Nhờ đầu tư máy móc, cải tiến mẫu mã sản phẩm, nghề dệt chiếu cói ở xã Hoài Châu Bắc (huyện Hoài Nhơn) phát triển mạnh.

Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh về công nhận làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, xây dựng theo quy định của Nghị định 134 ngày 9.6.2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn. Theo Nghị định 134, việc quản lý, phát triển làng nghề do ngành Công Thương phụ trách. Để duy trì làng nghề và đáp ứng nhu cầu phát triển mới, Chính phủ ban hành Nghị định 52, và theo nghị định này, ngành Nông nghiệp sẽ phụ trách hoạt động này. Tại tỉnh Bình Định, đến cuối năm 2018, toàn tỉnh có 67 làng nghề truyền thống với tổng số hơn 9.000 hộ làm nghề, hơn 19.000 lao động; trong đó có 46 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận với hơn 7.400 hộ làm nghề, hơn 16.700 lao động.

Phát triển ổn địnhTX An Nhơn hiện có 24 làng

nghề truyền thống đã được công nhận theo quy định cũ. Ông Bùi Thanh Đạm, một hộ dân làm nghề tráng bánh ở thôn Trường Cửu, xã Nhơn Lộc, cho biết: “Nghề tráng bánh tráng ở đây phát triển mạnh, sản phẩm tiêu thụ ổn định tại thị trường trong tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Để tăng năng suất, năm 2013, tôi đầu tư hơn 100 triệu đồng để mua máy tráng bánh. Bình quân cơ sở tôi tráng

160 kg gạo/ngày, tạo việc làm cho 4 lao động với thu nhập từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng”.

Các hộ làm nghề ở làng rượu Bàu Đá cũng được ngành chức năng hỗ trợ nhãn mác để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiêu thụ ổn định trên thị trường cả nước. Bà Nguyễn Thị Xuân Nữ, chủ cơ sở rượu Văn Khanh ở thôn Cù Lâm, cho hay: “Bình quân một ngày nấu 8 mẻ được 40 lít rượu các loại, như rượu gạo bán với giá là 25.000 đồng/lít, rượu nếp 35.000 đồng/lít, rượu đậu xanh 75.000 đồng/lít. Nhưng vào vụ Tết thì mỗi ngày phải nấu đến 12 mẻ, được 60 lít rượu các loại để bán”.

Theo ông Nguyễn Huỳnh Nguyên, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc, TX An Nhơn để hỗ trợ làng nghề bánh tráng Trường Cửu và rượu Bàu Đá, những năm qua, xã đã đầu tư xây dựng đường giao thông bê tông, cổng làng nghề, xây dựng sân phơi làng nghề bánh tráng Trường Cửu với diện tích hơn 3.000 m2 để người dân có chỗ phơi bánh tráng tập trung, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Làng nghề dệt chiếu cói xã Hoài Châu Bắc (huyện Hoài Nhơn) hiện có hơn 200 cơ sở và hộ gia đình làm nghề dệt chiếu cói, tạo việc làm cho hơn 500 lao động, với mức thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Trước đây, người dân làm nghề theo kiểu thủ công, sản phẩm kém sức cạnh

tranh trên thị trường. Những năm gần đây, người dân làm nghề đã đầu tư máy móc, thay đổi mẫu mã để vực dậy nghề truyền thống.

Bà Võ Thị Hiền, ở thôn Gia An Tây, xã Hoài Châu Bắc, cho biết: “Để dệt ra một chiếc chiếu phải trải qua rất nhiều công đoạn, với sự hỗ trợ của máy móc, mỗi ngày thợ dệt có thể làm ra 10 - 15 chiếc chiếu. Phần lớn các hộ làm nghề dệt chiếu ở đây bây giờ đều đầu tư máy để làm, riêng gia đình tôi đầu tư 4 máy dệt chiếu, xuất bán ra thị trường hơn 1.000 chiếc chiếu/tháng với giá 70.000 - 120 nghìn đồng/chiếc, tạo việc cho 8 lao động ở địa phương”.

Bảo tồn, duy trì làng nghềNăm 2019, TX An Nhơn đề

nghị UBND tỉnh công nhận 7 làng nghề, trong đó các làng nghề bánh tráng Trường Cửu (xã Nhơn Lộc), làng nghề nón lá Thuận Đức, nón lá Nghĩa Hòa, nón lá Đại An (xã Nhơn Mỹ) được UBND tỉnh công nhận làng nghề; 2 làng nghề rượu Bàu Đá (xã Nhơn Lộc), làng rèn Tây Phương Danh (phường Đập Đá) được công nhận làng nghề truyền thống; riêng làng nghề chu nhang Bả Canh (phường Đập Đá) vốn đã được công nhận làng nghề truyền thống nhưng nay thì không đạt vì không đủ số hộ làm nghề.

Ông Đào Xuân Huy, Phó Chủ tịch UBND TX An Nhơn, cho biết: “Hiện làng nghề truyền thống

rượu Bàu Đá đã được UBND tỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/500. Từ nay đến năm 2022, thị xã sẽ tập trung đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, nhà trưng bày, hệ thống thoát nước… tại làng nghề này. Năm tới, sẽ tiếp tục đề nghị UBND tỉnh công nhận lại 20 làng nghề của thị xã nhằm góp phần bảo tồn, phát triển bền vững gắn với phát triển du lịch làng nghề”.

Theo ông Trần Đình Tổng, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, năm 2019, làng nghề dệt chiếu cói thôn Công Thạnh (xã Tam Quan Bắc) đã được tỉnh công nhận làng nghề. Năm 2020, huyện tiếp tục đề nghị làng nghề dệt chiếu cói Hoài Châu Bắc (xã Hoài Châu Bắc); làng nghề sản xuất bún số 8 và bánh tráng các loại Tam Quan Nam (xã Tam Quan Nam) để tỉnh công nhận lại. Riêng làng nghề thảm xơ dừa Tam Quan Nam không đủ số hộ làm nghề, sản phẩm đầu ra không ổn định thì huyện không đề nghị. Cùng với đó, huyện sẽ chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tăng cường xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm làng nghề để phát triển ổn định, tăng tính cạnh tranh, tạo việc làm cho lao động nông thôn ở địa phương.

Với việc ban hành Nghị định 52, Chính phủ đã tạo một hành lang chính sách mạnh mẽ hơn, quyết tâm cao hơn nhằm một mặt duy trì và phát triển làng nghề, mặt khác nhanh chóng giúp làng nghề thích ứng với bối cảnh mới, đáp ứng nhu cầu phát triển mới. Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Hữu Vui cho biết: Chúng tôi đang tiếp tục rà soát, đánh giá lại các làng nghề để UBND tỉnh công nhận lại nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo quy định Nghị định 52 của Chính phủ. Ngành Nông nghiệp đang nghiên cứu để sớm tham mưu UBND tỉnh có định hướng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề cho lao động làm nghề… tiến tới thành lập HTX làng nghề để bảo tồn, phát triển bền vững.

ĐOÀN NGỌC NHUẬN

Với việc ban hành Nghị định 52, Chính phủ đã tạo một hành lang chính sách mạnh mẽ hơn, quyết tâm cao hơn nhằm một mặt duy trì và phát triển làng nghề, mặt khác nhanh chóng giúp làng nghề thích ứng với bối cảnh mới, đáp ứng nhu cầu phát triển mới”

(BĐ) - Ngày 29.11, tại xã Cát Tiến (huyện Phù Cát), Bộ TN&MT phối hợp với Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức Lễ trồng cây của Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam tại khu di tích Tượng đài Chiến thắng Núi Bà.

Tham dự buổi lễ, về phía Trung ương có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ TN&MT. Về phía tỉnh Bình Định có các đồng chí: Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Phong Vũ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Đoàn Văn Phi, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Cùng đại diện các sở, ban, ngành, cán bộ, nhân dân

Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanhcho Việt Nam đến Bình Định

Các đại biểu trồng 30 cây xanh tại khu di tích Tượng đài Chiến thắng Núi Bà.

xã Cát Tiến và huyện Phù Cát.Phát biểu khai mạc buổi lễ,

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành cho biết, việc trồng cây, trồng rừng hưởng ứng Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam tại Bình Định vừa có ý nghĩa to lớn hưởng ứng lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phong trào trồng cây bảo vệ môi trường (BVMT) cũng như phát triển phong trào xã hội hóa các hoạt động BVMT hiện nay, nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế gắn với bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên nhiên, BVMT.

Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam do Vinamilk phối hợp Bộ TN&MT triển khai từ năm 2012, với mục đích trồng thêm nhiều cây xanh cho các địa phương trên khắp cả nước. Đến nay, sau 8 năm thực hiện, Quỹ

đã trồng được hơn 850 nghìn cây xanh các loại với trị giá 11 tỷ đồng tại 17 tỉnh thành trên cả nước. Tại buổi lễ, Vinamilk cùng Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã trao tặng 110 nghìn cây xanh các loại với tổng giá trị khoảng 1 tỷ đồng cho tỉnh Bình Định.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng gửi lời cảm ơn chương trình đã mang thêm nhiều cây xanh đến với Bình Định, góp phần BVMT vì cuộc sống của cộng đồng. Hàng năm, Bình Định phải chịu ảnh hưởng rất lớn của các hiện tượng thời tiết bất thường do biến đổi khí hậu gây ra, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp cấp thiết nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường để phát triển bền vững. Tỉnh Bình Định cam kết sẽ nỗ lực ưu tiên nguồn lực cùng các tổ chức, cá nhân, DN xây dựng và thực hiện hiệu quả chương trình, đề án ứng phó với biến đổi khí hậu, BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mang lại chất lượng sống tốt đẹp hơn cho người dân.

Dịp này, các đại biểu đã trồng 30 cây xanh; dâng hoa, dâng hương các anh hùng liệt sĩ tại khu di tích Tượng đài Chiến thắng Núi Bà; viếng Bảo tàng Quang Trung và dâng hương tại điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (huyện Tây Sơn). Vinamilk đã trao tặng 10 suất quà (trị giá 3 triệu đồng/suất) cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn ở xã Cát Tiến (huyện Phù Cát).

Tin, ảnh: NGỌC NHUẬN

(BĐ) - Chiều 29.11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 21 để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020. Các đồng chí: Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hồ Quốc Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Sau khi nghe đồng chí Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, trình bày dự thảo báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020, các đại biểu tham dự Hội nghị đã dành nhiều thời gian để phân tích, đánh giá nhằm chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2019. Theo đó, kinh tế của tỉnh tuy duy trì

tốc độ tăng trưởng nhưng thiếu bền vững, tốc độ phát triển kinh tế thấp hơn năm trước; sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp không đạt kế hoạch; công tác cải cách hành chính tuy có nhiều chuyển biến, nhưng việc giải quyết thủ tục vẫn còn chậm trễ tại một số cơ quan, đơn vị.

Hội nghị cũng tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp phát triển KT-XH và thống nhất cao với một số chỉ tiêu KT-XH chủ yếu của kế hoạch năm 2020. Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế (GRDP) từ 7% đến 7,2%; trong đó, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3%, công nghiệp - xây dựng tăng 9%, dịch vụ tăng 8%. Đồng thời, trong năm 2020, toàn Đảng bộ sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm: Chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần

Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá để thực hiện có hiệu quả

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng phát biểu kết luận Hội nghị.

thứ XIII của Đảng; nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch về phát triển công nghiệp - thương mại trên địa bàn; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt công tác thu chi ngân sách; tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả ; thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và người đứng đầu các địa phương, đơn vị.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng nhấn mạnh: Nhiệm vụ trong năm 2020 là hết sức nặng nề, đây là giai đoạn nước rút cuối cùng để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh; toàn Đảng bộ, các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh vừa tập trung chuẩn bị và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, vừa tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ KT-XH, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị đặt ra trong năm và của cả nhiệm kỳ. Để thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2020 đã đề ra, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đơn vị khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể, rà soát, xác định các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu đột phá để tổ chức thực hiện có hiệu quả.

Tin, ảnh: NGUYỄN PHÚC

(BĐ) - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ngày 29.11, Đại biểu quốc hội (ĐBQH) Đặng Hoài Tân, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh đã tiếp xúc cử tri xã Cát Sơn và Cát Tường (huyện Phù Cát).

Tại buổi tiếp xúc, ĐBQH Đặng Hoài Tân đã thông báo với cử tri kết quả nổi bật của kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Cụ thể, tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 17 nghị quyết, cho ý kiến về 10 dự án luật; giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 - 2018”; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với Thủ tướng Chính phủ và các thành viên của Chính phủ; xem xét, quyết định các vấn đề KH-XH, ngân sách nhà nước, nhân sự và một số vấn đề quan trọng khác.

Cử tri xã Cát Sơn kiến nghị nhiều vấn đề như: Cần nâng cấp hệ thống kênh mương nội đồng từ hồ Hội Sơn chảy qua thôn Thạch Bàn Đông và Thạch Bàn Tây; đề nghị mở đường từ

xã Cát Sơn đi Hoài Ân để nhân dân thuận tiện trong giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế cũng như đảm bảo cho an ninh - quốc phòng; đầu tư cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân trong xã; đề nghị cho người dân đưa xe vào thu hoạch cây thuộc hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn đã trồng trong lòng hồ Hội Sơn…

Tại xã Cát Tường, cử tri yêu cầu Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục có tiếng nói trên diễn đàn Quốc hội, kiến nghị với Chính phủ có chính sách đầu tư, nâng cấp các cơ sở y tế cũng như bổ sung bác sĩ về tuyến xã để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho người dân, giúp nhân dân bớt đi lại và giảm áp lực cho bệnh viện tuyến trên.

ĐBQH Đặng Hoài Tân đã trả lời một số vấn đề thuộc thẩm quyền; đồng thời, tiếp thu các kiến nghị liên quan đến tỉnh, Trung ương để các cấp xem xét giải quyết. Một số ý kiến thuộc về thẩm quyền cấp huyện, xã đã được đại diện lãnh đạo HĐND

huyện và UBND xã Cát Sơn, Cát Minh trả lời cho cử tri.

l Sáng 29.11, ĐBQH Lê Công Nhường, Giám đốc Sở KH&CN, đã có buổi tiếp xúc với bà con cử tri xã Phước Thắng (Tuy Phước).

Tại buổi tiếp xúc, sau khi nghe đại biểu Lê Công Nhường thông báo kết quả của kỳ họp lần thứ 8, Quốc hội khóa XIV, bà con cử tri đã kiến nghị một số vấn đề, như: Cần hỗ trợ thêm kinh phí để địa phương hoàn thành các tiêu chí còn lại trong xây dựng nông thôn mới và về đích vào năm 2020; cần đẩy nhanh tiến độ nâng cấp, mở rộng tuyến tỉnh lộ DT640 từ ngã 3 cầu Ông Đô (Tuy Phước) ra xã Cát Tiến (huyện Phù Cát); cần có biện pháp giải quyết triệt để vấn đề tín dụng đen…

Tại buổi tiếp xúc, lãnh đạo huyện Tuy Phước đã trả lời một số kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền địa phương; đại biểu Lê Công Nhường ghi nhận những kiến nghị còn lại và sẽ chuyển tới Quốc hội, các bộ, ngành xem xét giải quyết trong thời gian đến.

VĂN LƯU - XUÂN VINH

Sáng 29.11, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Quy Nhơn tổ chức Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo thành phố với nhân dân phương Trân Quang Diệu. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Ủy viên Ban Thương vụ Tỉnh ủy - Bí thư Thành ủy Quy Nhơn, chủ tri hội nghị.

Các ý kiến của người dân phường Trần Quang Diệu tập trung phản ánh những nội dung: Công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho người dân để thi công các dự án của tỉnh và thành phố trên địa bàn phường chưa thỏa đáng; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà cho người dân còn chậm trễ; hệ thống cống thoát nước một số khu vực chưa tốt gây ngập úng…

Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn Ngô Hoàng Nam đã giải trình một số ý kiến của người dân và

yêu cầu các cơ quan, ban ngành liên quan của thành phố phải nhanh chóng xem xét để giải quyết, khắc phục những vướng mắc đang tồn tại trong phạm vi thẩm quyền.

Phát biểu tại Hội nghị, Bí thư Thành ủy Quy Nhơn Nguyễn Văn Dũng đã đề nghị các ngành, các cấp cần tập trung rà soát, khảo sát lại để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng mà người dân phường Trần Quang Diệu đã ý kiến, nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người dân ổn định cuộc sống. Đồng chí cũng mong muốn bà con nhân dân phường Trần Quang Diệu cùng chung sức, đồng lòng với chính quyền địa phương trong thực hiện các chủ trương, kế hoạch của Nhà nước để cùng xây dựng TP Quy Nhơn ngày càng phát triển.

PHƯƠNG THẢO

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp

(BĐ) - Sáng 29.11, tại Trường ĐH Quy Nhơn, Sở KH&CN phối hợp với Hội DN trẻ Bình Định, Tỉnh đoàn, Trường ĐH Quy Nhơn tổ chức khai mạc.

Năm 2019 là năm đầu tiên Ngày hội được tổ chức với mong muốn quảng bá các sản phẩm, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh; tôn vinh các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp thành công; lan tỏa tinh thần khởi nghiệp sáng tạo trong cộng đồng khởi nghiệp.

Ngày hội diễn ra với các hoạt động: Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Bình Định năm 2019; hội thảo kết nối mạng lưới Hệ sinh thái khởi nghiệp vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiêu biểu của một số cá nhân, nhóm cá nhân và DN khởi nghiệp của Bình Định và các tỉnh bạn. NGỌC TÚ

(BĐ) - Chiều 28.11, Ban tổ chức Cuộc thi “Chống rác thải nhựa năm 2019” đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng cho các tác giả. Kết quả, giải nhất đã thuộc về Trường Tiểu học số 2 Phước Sơn (huyện Tuy Phước); giải nhì được trao cho Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - BVĐK tỉnh (phần

mở rộng); 2 giải ba thuộc về Đoàn Trường THPT Tam Quan (huyện Hoài Nhơn) và Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn - BVĐK tỉnh. Ngoài ra, còn có 4 giải khuyến khích.

Cuộc thi “Chống rác thải nhựa năm 2019” được triển khai từ đầu tháng 6.2019. Mục đích của cuộc thi là nhằm tạo sân chơi bổ ích,

giúp khả năng tư duy sáng tạo và hình thành nhân cách tốt để bảo vệ môi trường cho giới trẻ; đồng thời qua đó để gia tăng mối quan tâm của người dân về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; đặc biệt là vấn đề giảm thiểu rác thải nhựa. Nội dung của cuộc thi tập trung vào chủ đề “Chống rác

thải nhựa” với hình thức thể hiện chuỗi hình ảnh, clip về tình hình triển khai, hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh; mô hình, biện pháp tiết kiệm, giảm tải phát sinh rác thải nhựa; mô hình, biện pháp tái chế rác thải nhựa.

VIẾT HIỀN

CUỘC THI “CHỐNG RÁC THẢI NHỰA NĂM 2019”:

Trường Tiểu học số 2 Phước Sơn đạt giải nhất

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Phù Cát và Tuy Phước

HỘI NGHỊ TỈNH ỦY LẦN THỨ 21:

Lãnh đạo TP Quy Nhơnđối thoại với dân

Page 3: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh

4THỨ BẢY, 30.11.2019 [email protected]

TÒA SOẠN & BẠN ĐỌCBình Định

Chợ Phù Mỹ được xây dựng, đưa vào sử dụng từ năm 1995. Sau gần 25 năm hoạt động, hiện hầu hết các hạng mục tại chợ đã xuống cấp, trong đó nặng nhất là phần mái tôn. Ngoài ra, các ki ốt bên trong chợ có diện tích nhỏ, thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc buôn bán của tiểu thương. Nền chợ thấp, trũng, hệ thống thu gom, thoát nước không đảm bảo, mỗi khi trời mưa nước chảy lênh láng, gây mất vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, chợ có diện tích nhỏ, trong khi tiểu thương kinh doanh, buôn bán ngày càng tăng nên luôn quá tải.

Theo ông Nguyễn Trúc Nhân, Phó trưởng Ban quản lý chợ Phù Mỹ, thì: Hiện chợ có gần 450 hộ tiểu thương đăng ký kinh doanh, buôn bán thường xuyên. Ngoài ra, vào các phiên chợ chính và dịp lễ, tết, số lượng người tập trung về chợ buôn bán còn đông hơn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chợ xuống cấp, không đảm bảo cho hoạt động mua bán giao thương ngày càng phát triển; tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là nguy cơ cháy nổ.

Trước thực trạng này, UBND huyện Phù Mỹ đã triển khai chủ trương xây dựng mới hoàn toàn chợ Phù Mỹ. Theo dự kiến, chợ mới được xây dựng trên nền diện tích chợ cũ, quy mô khang trang, hiện đại; được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, tổng vốn đầu tư hơn 110 tỷ đồng. HTX đầu tư xây dựng quản lý và khai thác chợ Mỹ An (địa chỉ tại TP Đà Nẵng) là đơn vị được UBND huyện Phù Mỹ đề xuất đầu tư thực hiện dự án.

“Việc đầu tư xây dựng chợ mới không chỉ đáp ứng nhu cầu

Sau gần 25 năm hoạt động, đến nay, chợ Phù Mỹ - nằm trên địa bàn thị trấn Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ) - đã xuống cấp nặng, ảnh hưởng đến việc buôn bán của tiểu thương. UBND huyện Phù Mỹ đang có chủ trương xây dựng mới chợ Phù Mỹ, nhưng một số hộ tiểu thương lại không đồng thuận.

mua bán của người dân, mà còn đảm bảo an toàn về PCCC, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều tiểu thương đang buôn bán tại chợ gửi đơn đến ngành chức năng của huyện kiến nghị không xây dựng chợ mới”, ông Nhân cho hay.

Được biết, có 146 tiểu thương tại chợ Phù Mỹ gửi đơn đến UBND huyện kiến nghị không xây dựng chợ mới. Lý do được các tiểu thương đưa ra là khi chợ mới xây dựng xong, số tiền thuê ki ốt, mặt bằng sẽ tăng cao, họ không có khả năng chi trả. Ngoài ra, nhiều người còn lo ngại, khi chợ mới đi vào hoạt động, họ sẽ mất vị trí đẹp, đắc địa đang buôn bán. Mặt khác, tiểu thương còn lo lắng, trong thời gian xây chợ mới sẽ không có chỗ kinh doanh, buôn bán.

Để giải quyết vướng mắc này, ngày 22.11 vừa qua, UBND huyện Phù Mỹ tổ chức đối thoại với các tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại chợ Phù Mỹ. Tại buổi đối thoại, lãnh đạo UBND huyện Phù Mỹ và các ban, ngành chức năng liên quan đã giải đáp, trả lời cụ thể những thắc mắc, ý kiến của các tiểu thương.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, cho biết: Sau khi đối thoại, phần lớn những hộ tiểu thương có đơn kiến nghị đã hiểu và đồng thuận với chủ trương của huyện. Tới đây, huyện tiếp tục làm việc, đối thoại với bà con tiểu thương để nhận được sự đồng thuận cao trong việc xây dựng chợ mới. Sau đó, huyện tiếp tục triển khai các bước tiếp theo như xin chủ trương của UBND tỉnh, yêu cầu chủ đầu tư lập phương án cụ thể

trình các cơ quan thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

“Xây dựng mới chợ Phù Mỹ là để phục vụ tốt hơn việc kinh doanh, mua bán của bà con tiểu thương nói riêng, người dân trong huyện nói chung. Trong thời gian xây dựng chợ mới, huyện sẽ bố trí địa điểm làm chợ tạm để việc buôn bán, kinh doanh của tiểu thương không bị gián đoạn. Sau khi chợ mới hoàn thành, UBND huyện làm việc, yêu cầu chủ đầu tư có chính sách ưu đãi đối với các hộ tiểu thương đang kinh doanh, buôn bán tại chợ cũ; tiểu thương sẽ có nơi buôn bán tươm tất, khang trang hơn và không bị ảnh hưởng quyền lợi. Tuy nhiên, để dự án xây dựng chợ mới sớm triển khai, rất cần sự đồng thuận của tất cả tiểu thương tại chợ Phù Mỹ”, ông Dũng cho biết thêm. VĂN LỰC

Chợ Phù Mỹ đã xuống cấp nặng, việc xây dựng chợ mới là rất cần thiết.

Hiện trên tuyến tỉnh lộ 640 qua địa bàn xã Phước Sơn (huyện Tuy Phước) có 5 điểm tập kết rác thải do địa phương chỉ định, 2 điểm ở thôn Xuân Phương, 1 điểm ở thôn Mỹ Cang, 2 điểm thôn Mỹ Trung và 1 điểm thôn Phụng Sơn hàng ngày lúc nào cũng có rác chất thành đống, trong khi đó xe thu gom rác chỉ thực hiện tần suất 2 lần/tuần - chiều tối thứ Hai và thứ Năm.

Ông Nguyễn Văn Hà, ở thôn Mỹ Trung, phàn nàn: Xã quy định cụ thể là chiều tối thứ Hai và thứ Năm hàng tuần mới được đem rác ra bỏ để xe chở rác của Ban quản lý nước sạch và vệ sinh môi trường của huyện đến lấy đi. Thế nhưng chỉ có vài hộ chấp hành, còn lại ngày nào cũng có người đem rác đến đổ thành đống, kéo dài nhiều ngày vừa gây ô nhiễm môi trường vừa làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng nông thôn mới. Vấn đề này, ông Phạm Minh Tâm, Phó Chủ tịch UBND xã thừa nhận: Các bãi tập kết rác tạm thời xã thiết lập gần tỉnh lộ 640 hiện có gây ô nhiễm, do một số người thiếu ý thức vứt rác không theo chỉ dẫn mà đụng đâu bỏ đó có khi tràn ra đường, nhưng địa phương cũng chưa có biện pháp chế tài, xử phạt kịp thời. Thời gian tới xã sẽ xây dựng điểm tập kết rác, tuyên truyền, cắm biển hướng dẫn cụ thể nếu ai vi phạm sẽ xử lý phạt hành chính và công bố lên đài truyền thanh xã và giao cho Ban nhân dân thôn quản lý, không để rác thải lúc nào cũng có và chỉ đưa rác đến điểm tập kết vào đêm thứ Hai và thứ Năm - thời điểm xe chở rác đến thu gom. XUÂN THỨC

XÃ PHƯỚC SƠN:

Các điểm tập kếtrác gây ô nhiễmmôi trường

Xây dựng mới chợ Phù Mỹ là cần thiết !

Sau cơn bão số 5, căn nhà của bà Từ Thị Ba (67 tuổi, thôn Trung Lương, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát) chỉ còn phần khung. Kể về căn nhà, bà Ba tóm tắt: “Bão số 5 cào hết ngói nhà tôi và làm lung lay tất cả. Ngay sau đó vài ngày, cơn bão số 6 xô đổ toàn bộ nhà chính. Tôi cùng các con tá túc trong nhà bếp chật cứng còn sót lại. Tôi cũng muốn sớm xây lại cái nhà để Tết có chỗ chui ra chui vô mà khó quá”.

Được các con góp tiền, một tháng sau cơn bão số 5, bà Ngụy Thị Thanh Mến (64 tuổi, ở thôn Hữu Thành, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước) đã khởi công

Ngày 29.11, ngoài số tiền 20 triệu đồng được ứng trước từ Tập đoàn Hưng Thịnh theo chương trình hỗ trợ xây nhà ở cho các hộ nghèo có nhà sập do bão số 5 và số 6, ông Hà Văn Thời (58 tuổi, ở thôn Lộc Hạ, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) còn được Tập đoàn Hưng Thịnh và Báo Thanh Niên trực tiếp trao tại nhà số tiền 32,5 triệu đồng. Số tiền này do Hội đồng hương Bình Định tại TP Hồ Chí Minh, Tập đoàn Hưng Thịnh và một số nhà hảo tâm đóng góp dựa trên sự đồng cảm, sẻ chia với hoàn cảnh cảnh đặc biệt khó khăn của ông.

Chia sẻ khó khăn với người dân có nhà sập do bãoNgày 29.11, tại UBND xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước), Tập đoàn Hưng Thịnh và Báo Thanh Niên phối hợp với hai huyện Tuy Phước và Phù Cát tổ chức trao tiền hỗ trợ xây nhà cho 20 hộ nghèo có nhà sập hoàn toàn trong cơn bão số 5 và số 6.

Ông Nguyễn Hồng Tâm, đại diện Tập đoàn Hưng Thịnh trao hỗ trợ cho người có nhà sập do bão số 5 và số 6.

29.11, các hộ dân được ứng trước 20 triệu đồng/hộ. 30 triệu đồng còn lại sẽ được trao đến tay hộ dân sau khi hoàn tất việc xây dựng, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ quyết toán theo quy định.

Phát biểu tại buổi lễ trao hỗ trợ, ông Nguyễn Hồng Tâm, đại diện Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết: “Tập đoàn Hưng Thịnh luôn xác định các hoạt động thiện

của Tập đoàn Hưng Thịnh đã góp phần chia sẻ khó khăn với địa phương trong công cuộc hỗ trợ người dân tái thiết lại cuộc sống.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Tuy Phước, chia sẻ: “Ngoài sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân mỗi huyện, sự vào cuộc của nhiều tổ chức, DN, nhà hảo tâm là điều rất quý giá, tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc “Lá lành đùm lá rách”. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Tập đoàn Hưng Thịnh, Báo Thanh Niên và cam kết sẽ hướng dẫn người dân sử dụng tiền hỗ trợ đúng mục đích, sớm xây dựng nhà và ổn định chỗ ở”. NGUYỄN MUỘI

xây móng nhà. Trong lúc đang lo lắng vì số tiền nợ vật liệu xây dựng thì bà nhận được tin hỗ trợ và bất ngờ bởi tổng số tiền cho gia đình bà lên đến 50 triệu đồng.

Có 12 hộ nghèo ở huyện Tuy Phước và 8 hộ nghèo ở huyện Phù Cát được Tập đoàn Hưng Thịnh hỗ trợ xây lại nhà ở với mức 50 triệu đồng/hộ. Tổng số tiền tài trợ là 1 tỷ đồng. Ngày

nguyện, góp phần cho công tác an sinh xã hội là sứ mệnh song hành cùng chiến lược phát triển của Tập đoàn. Tập đoàn hiện có nhiều nhân viên, người lao động là con em của Bình Định. Trước những khó khăn của người dân Bình Định sau cơn bão số 5 và số 6 vừa qua, Tập đoàn đã quyết định phối hợp cùng Báo Thanh Niên để giúp đỡ người dân khắc phục hậu quả thiên tai, nhanh chóng sửa chữa lại nhà ở”.

Sau bão số 5 và số 6, huyện Tuy Phước có 99 nhà sập, 224 căn nhà bị tốc mái. Huyện Phù Cát có 28 căn nhà sập hoàn toàn và 37 căn nhà hư hỏng. Sự hỗ trợ

Page 4: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh

5KINH TẾ Bình ĐịnhTHỨ BẢY, [email protected]

TRIỂN KHAI MÔ HÌNH XỬ LÝ RÁC Ở KHU VỰC NÔNG THÔN:

Hướng tới mục tiêukhang trang, sạch sẽ

Nhờ thực hiện đề án “Mô hình xử lý rác nông thôn”, mấy năm gần đây, hiện tượng xả rác ở khu vực nông thôn đã bắt đầu giảm, bộ mặt nông thôn ngày càng thêm khang trang, sạch, đẹp.

Giờ đây, ai có dịp đến các xã Cát Khánh, Cát Minh (huyện Phù Cát) gần như sẽ không còn thấy cảnh xả rác bừa bãi làm mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) như trước. Có được kết quả trên là nhờ Cát Khánh và Cát Minh được chọn tham gia Đề án “Mô hình xử lý rác nông thôn”. Đề án do Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT, thuộc Sở TN&MT) phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh thực hiện.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song xã Cát Khánh đã nỗ lực triển khai Đề án. Ông Nguyễn Bá Đăng, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Khánh, cho biết: Xã đã hợp đồng với Công ty Liên Minh để thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; hợp đồng với Công ty TNHH Hậu Sanh xử lý bao bì, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật. Riêng số tiền thuê Công ty Liên Minh đã trên 20 triệu đồng…

Thực hiện Đề án, mỗi thôn của 2 xã Cát Khánh, Cát Minh chọn ra 30 hộ dân tham gia. 30 hộ dân sẽ được cấp phát 215 chai nước và 139 gói bột chế phẩm vi sinh AT-BiO; được cấp 5 thùng ủ phân bằng nhựa để xử lý rác thải sinh hoạt (hữu cơ); được cấp 25 bình phun 8 lít để xử lý rác thải sinh hoạt kết hợp với chất thải chăn nuôi. Đồng thời, 30 hộ gia đình còn được cấp hỗ trợ 3 xe rác đẩy tay, 3 bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật… Bên cạnh đó, các gia đình còn được chuyên gia của Chi cục BVMT và Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh hướng dẫn về kỹ thuật phân loại rác thải; xử lý rác thải hữu cơ bằng chế phẩm vi sinh AT-BiO; kỹ thuật xử lý rác sinh hoạt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi

sinh AT-BiO; phương thức thu gom, phân loại rác tại gia đình…

Theo ông Nguyễn Lợi, Trưởng thôn Thắng Kiên, xã Cát Khánh, thực tế cho thấy việc thực hiện Đề án đã mang lại nhiều kết quả khả quan. Chỉ sau khoảng 2 tháng triển khai (từ ngày 13.8 đến ngày 13.10.2019), lượng rác thải sinh hoạt hữu cơ ở thôn Thắng Kiên, xã Cát Khánh đã giảm trên 900 kg, tạo ra hơn 300 kg phân bón hữu cơ phục vụ bón ruộng, rau màu; xử lý được trên 16 tấn phân bò. Đồng thời, tổng lượng phân hữu cơ tạo ra từ rác thải sinh hoạt hữu cơ và chất thải chăn nuôi của 30 hộ tham gia mô hình đạt trên 6.700 kg.

Theo ông Nguyễn Bá Đăng, tình trạng xả rác bừa bãi, làm mất mỹ quan và gây ÔNMT ở địa bàn nông thôn đã giảm nhiều. Hơn nữa, điểm đáng mừng là đã có nhiều hộ tuy không thuộc phạm vi của

Đề án nhưng cũng bắt chước làm theo. Từ hiệu quả và chuyển biến ấy, sắp tới xã sẽ nhân rộng mô hình tại 2 thôn Phú Long và An Nhuệ.

Th.S Hà Thị Thanh Hương, Chi cục trưởng Chi cục BVMT, cho biết: Hiệu quả mà mô hình mang lại đối với Cát Khánh, Cát Minh là một ví dụ điển hình về hiệu quả của Đề án. Đặc biệt điều đáng ghi nhận là nhờ người dân có chuyển biến tư tưởng, tại các thôn, xóm ở Cát Khánh, Cát Minh hầu như không còn tình trạng xả rác bừa bãi và tình trạng ÔNMT do chăn nuôi cũng được giảm hẳn. Cùng với Phù Cát, Đề án cũng được triển khai tại các xã Mỹ Châu, Mỹ Đức (huyện Phù Mỹ) và đạt được kết quả tương tự. Chúng tôi hy vọng mô hình kể trên sẽ từng bước lan tỏa rộng, góp phần để nông thôn Bình Định ngày càng khang trang, sạch sẽ. VIẾT HIỀN

Ông Nguyễn Lợi đang vận hành xe chở rác do Sở TN&MT hỗ trợ.

An Nhơn tổng kết mô hình nuôi thâm canh bê

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TX An Nhơn vừa phối hợp với UBND phường Nhơn Thành tổ chức Tổng kết mô hình khuyến nông: Nuôi thâm canh bê thịt giống BBB và Red Angus chất lượng cao (ảnh).

Được Trung tâm hỗ trợ một phần chi phí và kỹ thuật, từ tháng 5 đến tháng 11.2019, 4 nông hộ ở phường Nhơn Thành đã tham gia thực hiện mô hình với quy mô 5 con bê 6 tháng tuổi trở lên. Kết quả các chỉ tiêu kỹ thuật như: Tổng trọng lượng 5 con bê ban đầu là 475 kg, nay được 880 kg, tăng trọng bình quân 81 kg/con/tháng, lợi nhuận đạt gần 30 triệu đồng.

Hội nghị đã thảo luận và đánh giá mô hình mang lại nhiều lợi ích là đạt được mục tiêu chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bê thịt, nâng cao nhận thức của nông dân về hiệu quả dùng nguồn thức ăn xanh; khẳng định giống bê BBB và Red Angus phù hợp để nuôi thịt thâm canh; nông dân An Nhơn hoàn toàn có thể làm chủ kỹ thuật thâm canh bê.

MAI VĂN MINH

Đưa vào vận hành trạm biến áp110 kV Tây Sơn

Ngày 29.11, Tổng Công ty Điện lực miền Trung tổ chức nghiệm thu, đóng điện đưa vào vận hành Trạm biến áp 110 kV Tây Sơn và đấu nối sau trạm biến áp. Được khởi công từ tháng 12.2018, dự án có tổng vốn đầu tư gần 82 tỷ đồng do Tổng Công ty Điện lực miền Trung làm chủ đầu tư.

Quy mô dự án: Xây dựng mới đường dây 110 kV đấu nối gồm 2 mạch với tổng chiều dài 160 m; đường dây 22 kV đấu nối sau Trạm biến áp 110 kV Tây Sơn có 6 xuất tuyến, tổng chiều dài khoảng 4.178 m. Xây dựng mới đường dây cáp ngầm 22 kV dài 150 m; đường dây trên không 22 kV là 3.102 m; cải tạo thay cột, thay dây 926 m. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng bởi hành lang tuyến: 7.528 m2.

Công trình đi vào vận hành sẽ góp phần tăng cường khả năng truyền tải, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho khu vực Tây Sơn và TX An Nhơn. Đồng thời, nâng cao chất lượng điện năng và tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho các phụ tải công nghiệp, dân sinh địa bàn khu vực cũng như các vùng lân cận. Dự án cũng phù hợp với Quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh Bình Định đã được Bộ Công Thương phê duyệt.

VĂN PHONG

Sau gần 1 năm triển khai, chiều qua (29.11), Cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Bình Ðịnh năm 2019 do Sở KH&CN phối hợp Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định và Trường ĐH Quy Nhơn tổ chức đã về đích.

Các tác giả, nhóm tác giả của 25 dự án tham gia Cuộc thi đến từ đủ mọi thành phần, là doanh nhân, chủ cơ sở sản xuất, giáo viên, sinh viên, thậm chí có cả học sinh phổ thông; trong đó 10 dự án đã lọt vào vòng chung kết. Kết quả, giải đặc biệt đã thuộc về dự án Cơ sở sản xuất nấm An Nhơn, giải nhất được trao cho dự án Hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất túi rơm thay thế bao bì ny lông. Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 1 giải nhì, 2 giải ba và 5 giải khuyến khích.

So với lần trước, ý tưởng của các dự án đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực hơn, bắt kịp xu hướng công nghệ, môi trường, một số tác giả đưa ra giải pháp ứng dụng công nghệ cao nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh, giải quyết vấn đề an sinh xã hội... Ý nghĩa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thể hiện rõ ở những dự án đạt giải thưởng cao như dự án Cơ sở sản xuất nấm An Nhơn đưa ra mô hình sản xuất nấm trong nhà

CUỘC THI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TỈNH BÌNH ÐỊNH NĂM 2019:

Nhiều nét mới, nhiều hy vọng

kín. Hay dự án sản xuất túi rơm thay thế bao bì ny lông đã đưa một giải pháp góp phần giải quyết một vấn đề bức xúc trong xã hội về rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.

Ông Lê Phương, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định, nhìn nhận: “Chính phủ đang khuyến khích các DN vừa và nhỏ chuyển hóa thành DN khởi nghiệp để tiếp cận công nghệ mới, nguồn vốn mới, cơ hội để phát triển. Tôi cho việc Cuộc thi xuất hiện một số chủ cơ sở

sản xuất và chủ DN là tín hiệu tốt, đáp ứng phần nào mong muốn của Ban tổ chức khi đưa ra quy định mới trong cuộc thi năm nay là “dự án muốn tham gia phải có sản phẩm cụ thể”. Vì họ là DN nên họ đã có sản phẩm cụ thể, họ mang đến cuộc thi và triển khai vào thực tế ngay”.

Ở một góc nhìn khác, Trưởng Ban giám khảo Cuộc thi Lê Châu

Hoài Nhật đánh giá cao sự tham gia và vào được vòng chung kết của tác giả, nhóm tác giả là giáo viên, sinh viên, học sinh phổ thông với những dự án về hỗ trợ, phát triển kỹ năng sống; chuỗi cửa hàng kinh doanh nhượng quyền, nón lá Gò Găng... Ông cho rằng tinh thần khởi nghiệp rất cần được hun đúc, nuôi dưỡng và tạo điều kiện phát triển từ khi tác giả còn ngồi ghế nhà trường và giải quyết những vấn đề của chính bản thân, bạn bè mình, nhu cầu xung quanh mình. NGỌC TÚ

Trao giải đặc biệt cho dự án Cơ sở sản xuất nấm An Nhơn.

Page 5: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh

6THỨ BẢY, 30.11.2019 [email protected]

ĐỜI SỐNG - ĐÔ THỊBình Định

Sổ tay

Tại Hội nghị, các cư dân Cao ốc Long Thịnh rất bất bình trước việc chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư và kinh doanh vật liệu xây dựng FICO đã cố tình cắt xén kinh phí xây dựng, trong khi cơ quan chức năng nghiệm thu công trình không chính xác. Kết quả, cao ốc mới xây dựng 4 năm đã nứt nhiều chỗ; hiện tượng thấm dột xảy ra ở rất nhiều căn hộ. Câu chuyện cao ốc xuống cấp lên đến đỉnh điểm khi cư dân nhiều lần đề nghị chủ đầu tư khắc phục nhưng bất thành, kể cả khi UBND tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng, UBND TP Quy Nhơn, chủ đầu tư sớm giải quyết dứt điểm kiến nghị của cư dân.

Ông Lê Văn Vương, cư dân ở Cao ốc Long Thịnh cho biết: “Vì quá bức xúc, một số cư dân đã đòi căng băng rôn đi tố cáo nhưng tôi động viên hãy chờ đợi chính quyền và cơ quan chức năng giải quyết”. Cư dân ở cao ốc đã bị “bỏ rơi” thời gian quá dài mà thời hạn bảo trì của chủ đầu tư chỉ còn 1 năm nữa là hết hạn. Thời gian còn lại rất ít, nếu chính quyền và các cơ quan chức năng chậm trễ, không xử lý dứt điểm khiếu nại mọi việc sẽ diễn biến phức tạp hơn nhiều!

Tại Hội nghị, ông Lê Đăng Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, Sở đã làm việc nhiều lần nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình chậm trễ sửa chữa. Sở sẽ tham mưu cưỡng chế thực hiện. Sở Xây dựng cũng đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND TP Quy Nhơn quyết liệt thu hồi khu vực đang làm chỗ đậu đỗ ô tô để làm sân chơi, nơi sinh hoạt cộng đồng vì theo quy hoạch, thiết kế cao ốc này không bố trí chỗ đậu ô tô.

Tuy nhiên, tranh luận lại Hội nghị, ông Vương cho rằng, theo tính toán có tham vấn của giới chuyên môn, ngay cả khi cưỡng chế và lấy được tiền, thì toàn bộ số tiền mà ông Tuấn nói (ước khoảng 10 tỷ đồng) cũng không đủ để khắc phục sửa chữa các hư hỏng ở Cao ốc.

Theo kiến nghị của cư dân, Cao ốc Long Thịnh hoạt động 4 năm mà không có Quy chế hoạt động, tài chính. Ban quản trị tự vận hành chung cư là sai với quy định. Một số cư dân kiến nghị về việc thang máy thường gặp phải hỏng

(BĐ) - Theo Thông báo số 270/TB-UBND ngày 21.11.2019, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Cao Thắng đã giao UBND TP Quy Nhơn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và nhà đầu tư, rà soát lại toàn bộ các hộ tiểu thương thuộc diện bị ảnh hưởng do cháy chợ Lớn. Qua đó, xác định lại nhu cầu hoạt động kinh doanh của các hộ tiểu thương; xác lập hồ sơ cụ thể, chặt chẽ; thông báo đối với các trường hợp không còn nhu cầu kinh doanh, bỏ trống

lô, sạp để xử lý, chấm dứt hoạt động theo quy định và Nhà nước không chịu trách nhiệm giải quyết nếu có khiếu nại về sau. Sau khi đã rà soát cụ thể tình hình hoạt động và bố trí lô, sạp của các hộ tiểu thương, nếu diện tích còn thừa, không còn nhu cầu sử dụng thì UBND TP Quy Nhơn phối hợp với nhà đầu tư xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch, gửi Sở Xây dựng để chủ trì thẩm định, báo cáo đề xuất UBND tỉnh.

UBND tỉnh yêu cầu UBND TP Quy Nhơn thực hiện

nghiêm túc công tác quản lý trật tự đô thị, tuyên truyền vận động, đưa các hộ tiểu thương kinh doanh mua bán tại các tuyến đường khu vực xung quanh chợ Lớn mới Quy Nhơn vào kinh doanh trong khu vực chợ, nhằm khắc phục triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, mua bán, gây mất trật tự, mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến ATGT. Mọi việc phải hoàn thành trong tháng 11.2019.

CÔNG HIẾU

(BĐ) - UBND tỉnh vừa quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch điều chỉnh 1/2000 các điểm du lịch - dịch vụ dọc tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu, TP Quy Nhơn. Tổng diện tích nghiên cứu lập quy hoạch khoảng 300 ha (diện tích các điểm du lịch hiện trạng khoảng 138 ha; quy hoạch bổ sung khoảng 162 ha). Tổng cộng có 19 điểm du lịch, trong đó có 14 điểm hiện trạng (Khu đô thị xanh Vũng Chua; Khu du lịch nghỉ dưỡng Greenhill Village Quy Nhơn; Khu Paradise Resort Quy Nhơn; Khu nghỉ dưỡng La Costa;

Khu biệt thự nghỉ dưỡng Bãi Xếp; Khu du lịch Casa Marina Resort… và 5 điểm quy hoạch mới (điểm du lịch số 2A, 8C, 9H, 10B làm khu du lịch nghỉ dưỡng; riêng điểm 9G là khu quy hoạch chỉnh trang khu dân cư gắn với phát triển du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng).

Đồ án quy hoạch phân khu là cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng, lập quy hoạch chi tiết xây dựng các dự án và quản lý xây dựng các dự án theo quy hoạch. Thời hạn thực hiện quy hoạch đến năm 2035. BÙI NGHĨA

Chiều 27.11 tôi đến Trung tâm Hành chính TP Quy Nhơn để làm một số việc có liên quan đến Phòng TN&MT. Theo đúng Nội quy của Trung tâm và yêu cầu của nam nhân viên lễ tân, tôi xuất trình chứng minh nhân dân, khai báo nội dung công việc đến liên hệ.

Tuy nhiên ngay khi nam nhân viên lễ tân liên tục đặt ra nhiều câu hỏi với thái độ cửa quyền với tôi, thì anh đã nhanh chóng đồng ý với đề nghị của một phụ nữ cho phép một người đàn ông đi lên tòa nhà mà không cần trình chứng minh nhân dân, khai báo nội dung. Trả lời thắc mắc của tôi rằng tại sao lại có người phải trình chứng minh nhân dân và khai báo, có người lại không cần, nam nhân viên lễ tân này đáp: “Đó là người trong cơ quan!” Tôi hỏi tiếp: “Nếu là người trong cơ quan thì tự nhiên được đi lên tòa nhà đâu cần chị phụ nữ kia đến xin. Mặt khác, người đàn ông ấy cũng không có bảng tên, số hiệu…”. Không trả lời được câu hỏi này, nam nhân viên lễ tân nói bừa: “Anh đi mà hỏi thử anh ấy có phải là người của đơn vị này không”.

Khi tôi lên đến Phòng TN&MT để khai báo các giấy tờ được yêu cầu thì gặp luôn chính “người đàn ông cùng đơn vị”, trên tay cầm giấy hẹn nhận kết quả và mục việc của anh cũng tương tự như tôi. Như vậy là đã rõ, nam nhân viên ở sảnh chờ của Trung tâm Hành chính TP Quy Nhơn đã cố ý làm trái quy định và có thái độ không đúng mực với công dân đến Trung tâm liên hệ công việc. Hơn nữa theo Quy định của UBND TP Quy Nhơn, khi gởi chứng minh nhân dân tại bàn lễ tân, nhân viên lễ tân sẽ cấp cho người đến liên hệ công tác một tấm thẻ để đi lại trong tòa nhà. Nhưng chiều 27.11 tại Trung tâm Hành chính TP Quy Nhơn tôi không được phát tấm thẻ này.

Đề nghị UBND TP Quy Nhơn chấn chỉnh cung cách làm việc của nhân viên mình và kiểm soát tốt việc thực hiện các quy định đã đề ra tại Trung tâm Hành chính TP Quy Nhơn.

TRẦN BÁ PHÙNG

HỘI NGHỊ CHUNG CƯ LONG THỊNH:

Nhiều bức xúc chưa được giải quyết

Mới đây, Hội nghị chung cư Long Thịnh (nhà ở thu nhập thấp ở phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn, gọi tắt là Cao ốc Long Thịnh) diễn ra rất căng thẳng. Những mâu thuẫn từ việc thành lập Ban quản trị, quản lý quỹ bảo trì chung cư, mức phí dịch vụ, tiến độ xử lý các hiện tượng thấm dột, nứt tường… vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm.

Dù kiến nghị nhiều lần, sân chơi cộng đồng Cao ốc Long Thịnh vẫn bị bố trí là chỗ đậu đỗ ô tô - hạng mục vốn không có trong quy hoạch, thiết kế xây dựng Cao ốc.

Hội nghị chung cư Long Thịnh diễn ra trong nhiều bức xúc và căng thẳng.

Quy hoạch 19 điểm du lịch dọc tuyến đường Quy Nhơn - Sông Cầu

Điều chỉnh quy hoạch, khai thác sử dụng chợ Lớn mới Quy Nhơn

hóc, xuống cấp nhanh chóng. Nguyên nhân là do chủ đầu tư lắp ráp thang máy kém chất lượng, ý thức của người dân sử dụng thang máy kém và không được bảo trì thường xuyên, hoặc bảo trì gian dối. Đặc biệt Ban quản trị chung cư không có đủ năng lực để giám sát.

Trước những bức xúc cư dân Cao ốc Long Thịnh, ông Lê Đăng Tuấn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng trấn an: “Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh cho phép Trung tâm Quản lý nhà ở TP Quy Nhơn - một

Đừng cửa quyền, hạch sách dân

đơn vị của UBND TP Quy Nhơn - đảm nhận công tác vận hành các chung cư theo quy định Nhà nước”. Mặc dù vậy Hội nghị đã kết thúc trong nỗi thất vọng của nhiều cư dân vì nhiều vấn đề then chốt vẫn còn bỏ ngỏ chưa có câu trả lời xác đáng.

Theo một kiến trúc sư đề nghị không nêu tên, khi phê duyệt hồ sơ quy hoạch tổng mặt bằng và hồ sơ lập dự án đầu tư xây dựng, tùy loại hình, tính chất mà sẽ có các chỉ tiêu khống chế khác

nhau như: Mật độ xây dựng, mật độ cư trú, hệ số sử dụng đất, tầng cao công trình, khoảng lùi xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật tòa nhà, hạ tầng xã hội phục vụ cho cư dân nên công tác quản lý nhà chung cư sẽ có những vấn đề tồn tại với các mức độ khác nhau. Ở trường hợp Cao ốc Long Thịnh, ngay từ đầu, các cơ quan quản lý nhà nước đã bộc lộ một số lỏng lẻo, khiến các lỗi vi phạm có cơ hội xảy ra và bức xúc của cư dân cứ thế kéo dài.

HẢI YẾN

Page 6: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh

7Bình ĐịnhTHỨ BẢY, [email protected]

HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM (6.12.1989 - 6.12.2019)

Trưởng thành trong kháng chiến

Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả nước có trên 4 triệu CCB, là những người từng cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; được rèn luyện qua thử thách, gian khổ và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng; kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có những đồng chí tham gia các đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ -Tĩnh năm 1930 - 1931, tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ…; nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp, số đông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, ở một số địa phương đã xuất hiện những CLB CCB, Ban liên lạc truyền thống, Ban liên lạc đồng đội, đồng ngũ… nhằm giúp đỡ nhau trong cuộc sống đời thường. Nhiều ban liên lạc, CLB CCB đề nghị Đảng, Nhà nước cho phép thành lập tổ chức Hội CCB trong cả nước.Trước bối cảnh tình hình thế giới, trong nước hết sức khó khăn, với bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc, CCB mong muốn được tập hợp thành một tổ chức thống nhất, hợp pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong giai

Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”Những năm qua, các cấp Hội Cựu chiến binh Bình Định luôn nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trong các hoạt

động thi đua phát triển kinh tế, chăm lo đời sống cán bộ, hội viên, góp phần xây dựng Ðảng, chính quyền trong sạch vững mạnh.

đoạn mới và đáp ứng nguyện vọng thiết tha, chính đáng của đông đảo CCB Việt Nam, ngày 6.12.1989, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định thành lập Hội CCB Việt Nam. Từ đó, ngày 6.12 hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của Hội. Sự ra đời của Hội CCB Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực lượng CCB được tiếp tục cống hiến xây dựng quê hương, phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” phục vụ sự nghiệp bảo vệ, xây dựng đất nước trong thời bình, giúp đỡ nhau trong cuộc sống,

gắn bó tình bạn chiến đấu. Hội CCB Việt Nam ra đời đã thu hút đông đảo các thế hệ CCB tham gia. Tổ chức Hội nhanh chóng được hình thành và phát triển ở khắp mọi miền đất nước.

Gương mẫu trong thời bình

Thời gian qua, Hội CCB tỉnh đã nêu cao bản lĩnh chính trị, bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tinh thần đoàn kết, thống nhất và chủ động sáng tạo. Triển khai thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả toàn diện, hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Hội CCB tỉnh đề ra, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hội

đã tích cực thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ hàng đầu là tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ XHCN, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở. Đẩy mạnh phong trào thi đua “CCB gương mẫu”, phong trào CCB giúp nhau giảm nghèo, làm giàu hợp pháp đạt nhiều kết quả tốt. Công tác phối hợp giữa Hội với các ngành, các cấp được duy trì và phát triển, góp phần thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Công tác xây dựng Hội trong

sạch, vững mạnh cũng được các cấp Hội thường xuyên quan tâm, không ngừng phát triển số lượng, nâng cao chất lượng tổ chức Hội và hội viên. Đến nay, toàn tỉnh có 21 tổ chức Hội cấp trên cơ sở; 191 tổ chức hội cơ sở; 1.171 chi hội với 32.452 hội viên. Việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng được triển khai thực hiện sâu rộng, hiệu quả. Công tác vận động, tập hợp hội viên tham gia các phong trào, các cuộc vận động do Trung ương và địa phương phát động, nhất là phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” mang lại hiệu quả thiết thực. Phối hợp tuyên truyền, giáo dục truyền thống bất khuất, kiên cường của dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ. Cổ vũ, động viên thanh niên lập thân lập nghiệp, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thời gian tới, Hội CCB tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước; vận động các thế hệ CCB đoàn kết phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, “Trung thành - Đoàn kết - Gương mẫu - Đổi mới”; nâng cao tinh thần tự lực, tự cường giúp nhau giảm nghèo nhanh và bền vững, vươn lên làm giàu. Xây dựng Hội vững mạnh, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CCB. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Hội CCB tỉnh, của cấp ủy địa phương, góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương Bình Định ngày càng giàu đẹp hơn.

TRẦN ĐỨC THẮNG (Chủ tịch Hội CCB tỉnh)

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những năm qua, ông Tạ Văn Thạnh, Chủ tịch Hội CCB xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) luôn phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, được nhân dân địa phương tin yêu.

Sau khi tham gia quân ngũ và lớp đào tạo sĩ quan dự bị năm 1998, thanh niên Tạ Văn Thạnh trở về địa phương và được nhân dân trong thôn tín nhiệm bầu làm thôn phó thôn Thuận Nhứt (xã Bình Thuận) năm 21 tuổi, rồi làm Chủ tịch Hội CCB xã từ năm 31 tuổi.

Ông Thạnh chia sẻ, để bà con hiểu và làm theo, trước hết bản thân và gia đình phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các phong trào do cấp trên phát động. Chính vì vậy, dù là cán bộ văn hóa xã, phó thôn hay Chủ tịch Hội CCB xã, ông đều gương mẫu, động viên mọi thành viên trong gia đình sống mẫu mực, tích cực tham gia xây dựng địa phương. Gia đình ông đã hiến 150 m2 đất vườn, 9 cây ăn quả, 50 m tường rào cổng ngõ, đóng góp trên 7,5 triệu đồng và tham gia nhiều ngày công cùng bà con nhân dân làm đường làng ngõ

Từ năm 2014 đến nay, các cấp Hội CCB trên địa bàn tỉnh đã giúp đỡ hội viên vay vốn ưu đãi trên 449,2 tỷ đồng với trên 11.321 lượt hộ vay. Đồng thời, các cấp hội đã khai thác các nguồn vốn khác từ quỹ hội và vốn đóng góp trên 76 tỷ đồng cho trên 30.000 lượt hội viên vay mượn không tính lãi hoặc lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó, tỷ lệ hội viên nghèo giảm qua các năm, hiện còn 5,3%; hộ khá, giàu tăng lên 59,4%; có 42/159 xã, phường, thị trấn không còn hội viên nghèo.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có 58 DN vừa và nhỏ, 4 HTX, 4 CLB CCB sản xuất kinh doanh giỏi; 12 tổ hợp tác, 47 trang trại, 262 gia trại do CCB làm chủ tiếp tục phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động, trong đó có hàng trăm CCB, cựu quân nhân và con em hội viên.

PHẠM PHƯƠNG

Tỷ lệ hội viên CCB nghèo giảm còn 5,3%Cựu chiến binh gương mẫu làm theo Bác

xóm khang trang. Noi gương ông, từ năm 2014 đến nay, nhân dân ở xã đã tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Trong đó, CCB thôn Thuận Nhứt đã góp hàng trăm ngày công dọn vệ sinh đường do CCB tự quản, lắp 230 bóng đèn điện thắp sáng hơn 2 km đường. Hội viên CCB thôn hiến trên 500 cây ăn quả, cây lâu năm, 1.300 m2 đất

để mở rộng đường và xây dựng kênh mương; góp trên 350 triệu đồng, trên 300 ngày công xây dựng đường bê tông xi măng, tu bổ đường làng ngõ xóm.

Phát huy vai trò Chủ tịch Hội CCB xã, ông luôn đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong định hướng phát triển địa phương; tham gia vận động trên 5,2 triệu đồng thăm những trường hợp đau yếu, gặp rủi ro. Chi hội khuyến học CCB xã tặng trên 90 suất quà cho các em học sinh có thành tích học tập rèn luyện tốt với số tiền trên 6 triệu đồng. Vận động quỹ tình đồng đội trên 73 triệu đồng luân chuyển cho 9 hội viên vay với lãi

suất thấp để phát triển sản xuất. Với mong muốn giúp các hội viên vươn lên

thoát nghèo, ông tiên phong mua gần 10 con bò lai về nuôi và đã có hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, nhiều hội viên được ông truyền đạt kinh nghiệm đã mạnh dạn nuôi bò. Đến nay, toàn xã có 35 hội viên chăn nuôi bò với quy mô trên 10 con, thu nhập hằng năm từ 60 - 100 triệu đồng/hội viên/năm. MINH NGỌC

Ông Tạ Văn Thạnh (ngoài cùng từ trái sang) nhận giấy khen của Hội CCB huyện Tây Sơn vì có thành tích trong phong trào thi đua “CCB gương mẫu” của huyện giai đoạn 2014 - 2019.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Cao Thắng trao bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “CCB gương mẫu” giai đoạn 2014 - 2019. Ảnh: VĂN LƯU

Page 7: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh

8 PHÁP LUẬTBình ĐịnhTHỨ BẢY, 30.11.2019 [email protected]

Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật

(BĐ) - Ngày 28.11, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh phối hợp với UBND xã Bình Tân, huyện Tây Sơn, đã tổ chức trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn xã.

Tại buổi trợ giúp, các báo cáo viên đã phổ biến Luật Người khuyết tật, Luật Trợ giúp pháp lý và các quy định pháp luật về chế độ chính sách cho người khuyết tật. Ngoài ra, những người có nhu cầu trợ giúp, hỗ trợ các tình huống, vụ việc liên quan pháp luật cũng được các trợ giúp viên pháp lý trợ giúp pháp lý miễn phí tại buổi trợ giúp. Cùng đó, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh còn phát miễn phí tờ gấp pháp luật các loại đến người dân tại buổi trợ giúp pháp lý. Q. THÀNH

Nghiện games và sử dụng ma túyCác đối tượng tham gia trong đường

dây mua bán trái phép chất ma túy vừa bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, CA tỉnh phối hợp cùng phòng Phòng chống ma túy và tội phạm, BĐBP tỉnh bắt giữ đêm 21.11 tại TP Quy Nhơn đều là trẻ vị thành niên. Đó là 3 đối tượng: Lê Bình Phương, Nguyễn Quốc Hào (cùng SN 2003) và Nguyễn Đức Quang (SN 2002), cùng ở TP Quy Nhơn. Tại thời điểm bị bắt quả tang, cơ quan chức năng thu giữ tại chỗ 20,5 g Ketamin, gần 8,2 g MDMA (thuốc lắc) và gần 1,6 g Methamphetamin (ma túy đá). Các đối tượng này thuê nhà trọ, khách sạn để tụ tập sử dụng, mua bán ma túy và nếu tìm được con nghiện có nhu cầu, chúng sẵn sàng đi giao hàng ngay.

Theo trinh sát Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, CA tỉnh, tuy các đối tượng còn nhỏ tuổi nhưng phương thức, thủ đoạn khá tinh vi. “Các đối tượng chủ yếu sử dụng xe máy đi giao ma túy, với nhiều loại xe khác nhau, đa phần là phân khối lớn, có lúc đi 1 có lúc đi 2 người và chạy rất nhanh, luồn lách qua nhiều đường phố rồi mới đến điểm giao. Địa điểm giao dịch cũng thay đổi liên tục và để qua mắt CA điều tra, bọn chúng chỉ giao dịch với người quen và thông qua ám hiệu... Chúng tôi mất gần 1 tháng để nắm chắc quy luật hoạt động của chúng và chờ đúng thời cơ, các mũi trinh sát đã áp sát, nhanh chóng bắt giữ tất thảy”.

Trước đó, cơ quan chức năng cũng đã bóc gỡ đường dây chuyên cung cấp ma túy tổng hợp dạng đá và thuốc lắc cho các vũ trường, quán karaoke do Lê Quang Đức (SN 1997, Hoài Ân) cầm đầu. Đường dây này cũng toàn người trẻ tham gia, trong đó người chưa đủ 18 tuổi là Võ La Huy Hoàng (huyện Hoài Nhơn). Hoàng bỏ học từ sớm, rồi mê chơi games, sau đó bị Đức lôi kéo. Hoàng cho biết: “Lúc đầu vào Quy Nhơn tôi xin đi làm bảo vệ. Rồi qua bạn bè có biết anh Đức. Anh cho tiền chơi games, tiêu dùng và sử dụng ma túy miễn phí... rồi thì tôi trở thành người đi giao hàng đắc lực trong đường dây”.

Không chỉ Hoàng, phần lớn các đối tượng chưa thành niên tham giao mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép ma túy đều nghỉ học sớm, nghiện games

Vấn nạn tội phạm ma túytuổi vị thành niên

Liên tiếp các vụ bắt giữ tội phạm ma túy gần đây của cơ quan chức năng cho thấy, tội phạm ma túy đang có xu hướng trẻ hóa, thậm chí có không ít đối tượng dưới 18 tuổi cùng tham gia mua bán trái phép chất ma túy.

Án chung thân cho kẻ giết người

(BĐ) - Ngày 29.11, TAND tỉnh đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử và tuyên phạt bị cáo Phan Hoài Thịnh (SN 1998, tỉnh Đắk Lắk) tù chung thân vì phạm tội giết người.

Cho rằng ông Nguyễn Đức Hiệp (SN 1962, TP Quy Nhơn, Thịnh là cháu gọi ông Hiệp là dượng) có lời nói xúc phạm đến cha mẹ mình nên vào khoảng 20 giờ ngày 26.8.2019, bị cáo Thịnh đã dùng dao đâm 26 nhát vào vùng đầu, cổ, mặt (chủ yếu là phần phía bên trái) của ông Hiệp ngay tại nhà ông (KV 11, phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn). Tiếp đó, Thịnh dùng dao đâm liên tục 6 nhát vào vùng mặt, cổ, tay của Nguyễn Hà Trần Hoàng (con trai ông Hiệp), nhằm mục đích giết Hoàng để bịt đầu mối. Hậu quả, ông Hiệp chết trên đường đi cấp cứu; Hoàng bị tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 9%.

NHẬT LINH

(BĐ) - Chiều 29.11, thượng tá Nguyễn Văn Sử, Phó Thủ trưởng thường trực Cơ quan cảnh sát điều tra (CA tỉnh), cho biết: Cơ quan cảnh sát điều tra, CA tỉnh đã ban hành các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với Lê Thị Hồng Thu (42 tuổi, ở thôn Đại Tín, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, từ ngày 13.4.2015, bà Thu (vợ cũ ông Lê Văn Bé, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Tín) không còn là cổ đông, không có vai

trò gì tại Công ty CP Đại Tín nhưng đã lợi dụng danh nghĩa vợ ông Bé để chỉ đạo, điều hành hoạt động của công ty, lấy danh nghĩa công ty ký giả chữ ký ông Bé; dùng dấu tròn của công ty, dấu chức danh Tổng giám đốc công ty, dấu tên ông Bé đóng lên chữ ký giả để lập 8 hợp đồng góp vốn thực hiện Dự án Khu dân cư Vĩnh Liêm do Công ty CP Đại Tín làm chủ đầu tư với các bà Trần Thị Phượng, Huỳnh Thị Thanh Tâm và Huỳnh Thị Băng Sương có tổng số tiền gần 33,1 tỷ đồng để giao 33 nền đất của Công ty CP Đại Tín tại dự án này.

Bà Thu cũng chỉ đạo bộ phận kế toán của công ty lập 8 phiếu thu tiền đất của bà Phượng, Tâm và Sương theo 8 hợp đồng mạo danh với số tiền kể trên, ký giả chữ ký ông Bé trên 8 phiếu thu này để thu tiền của 3 người này. Chỉ đạo bộ phận kế toán hạch toán bỏ ngoài sổ sách kế toán Công ty CP Đại Tín toàn bộ số tiền thu được, chiếm đoạt sử dụng cá nhân nhưng không giao đất và không trả lại tiền cho họ.

Vụ án đang được Cơ quan cảnh sát điều tra, CA tỉnh điều tra mở rộng.

TRỌNG LỢI

(BĐ) - Sáng 29.11, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính (VPHC) năm 2019. Tham dự Hội nghị có 150 đại biểu là cán bộ, công chức làm công tác xử lý VPHC thuộc các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Tại Hội nghị, các đại biểu được thông tin về các chuyên đề: “Kỹ năng, nghiệp vụ, thủ tục và quy trình xử phạt VPHC”; “Một số sai sót thường gặp trong quá trình xác lập hồ sơ xử lý VPHC qua kiểm tra công tác xử lý VPHC trên địa bàn tỉnh”. Ngoài ra, báo cáo viên và các đại biểu tham dự Hội nghị còn thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và một số khó khăn, vướng mắc trong thực tế khi làm công tác xử lý VPHC.

Chiều cùng ngày, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ về Quy trình xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh cho công chức làm công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và lãnh đạo, công chức Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu được báo cáo viên của Sở Tư pháp báo cáo 2 chuyên đề gồm “Hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ về Quy trình xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật” và “Chuyên sâu về công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND”.

VĂN LỰC

Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác tư pháp

Khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng vợ cũ Tổng giám đốc Công ty CP Đại Tín

Tang vật ma túy thu giữ ngày một nhiều, đối tượng phạm tội ma túy ngày một trẻ hóa.

và thiếu sự quản lý của gia đình. Theo đại tá Trương Minh Ngọc, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, CA tỉnh: “Gần đây, một số đối tượng mua bán trái phép chất ma túy thường lợi dụng lôi kéo trẻ vị thành niên, phụ nữ mang thai, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi... vào đường dây mua bán trái phép ma túy của mình. Tuy nhiên, dù là đối tượng nào thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán trái phép chất ma túy”.

Quyết liệt chống tội phạm ma túy

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tình hình buôn bán, sử dụng, tàng trữ ma túy trên địa bàn tỉnh không nhiều như các địa phương khác, nhưng diễn biến phức tạp. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng đã tiến hành khởi tố 61 vụ/102 bị can, so cùng kỳ tăng 19 vụ/37 bị can. Đáng chú ý, tội phạm ma túy ngày càng trẻ hóa. Trong hồ sơ quản lý các đối tượng nghi nghiện ma túy của cơ quan chức năng, số người sử dụng ma túy có độ tuổi từ 16 - 30 chiếm khoảng 45% và tội phạm ma túy cũng đang có xu hướng là người từ địa phương khác đến móc nối đối tượng trong tỉnh hoạt động. Đại tá Ngọc chia sẻ thêm: “Tội phạm ma túy ngày một

trẻ hóa. Từ những vụ đã bắt giữ cho thấy, không chỉ gia tăng về đối tượng phạm tội mà còn tăng về số lượng tàng trữ lẫn phương thức, thủ đoạn, hành vi. Vì vậy, công tác rà soát đối tượng, địa bàn, thu thập thông tin, chứng cứ, nắm bắt quy luật hoạt động của các đối tượng ma túy luôn được chúng tôi triển khai thường xuyên theo thực tế tình hình”.

Tiếp tục cuộc chiến với tội phạm ma túy, ngành chức năng đang triển khai kế hoạch kiểm soát hoạt động mua bán, tàng trữ, sử dụng tiền chất ma túy, thuốc gây nghiện, chất hướng thần nhằm hạn chế tối đa những hành vi vi phạm xung quanh loại tội phạm này. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về hậu quả, tác hại của ma túy, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm ma túy. Tuy nhiên, cùng với sự chủ động của cơ quan chức năng, các hội đoàn thể, chính quyền địa phương cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy để hạn chế tối đa loại tội phạm nguy hiểm này.

K.ANH

Page 8: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh

9TRONG NƯỚC Bình ĐịnhTHỨ BẢY, [email protected]

NGÀY VÀ ĐÊM 30.11.2019I- Khu vực tỉnh Bình Định: Nhiều mây,

có mưa vừa, có nơi mưa to và giông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3, ven biển có lúc cấp 4.

Nhiệt độ cao nhất từ 26 - 280C; nhiệt độ thấp nhất từ 22 - 240C.

II- Khu vực TP Quy Nhơn:Nhiều mây, có mưa rào, có lúc có mưa

vừa. Gió Đông Bắc cấp 2-3, có lúc cấp 4.Nhiệt độ cao nhất từ 27 - 280C; nhiệt độ

thấp nhất từ 23 - 240C.III- Dự báo thời tiết vùng biển Bình

Định: Nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có giông. Tầm nhìn xa trên 10 km, giảm xuống 4 - 10 km trong mưa. Gió Đông Bắc cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8; biển động. Trong cơn giông đề phòng có lốc xoáy và gió giật mạnh. (Nguồn: TTKTTV Bình Định)

DỰ BÁO THỜI TIẾT

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,34 triệu người chết và 50 triệu người bị thương do TNGT. Thiệt hại từ TNGT chiếm khoảng 2,5% GDP toàn cầu, tương đương 1.500 tỷ USD/năm. Với các nước đang phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, GDP còn thấp như Việt Nam, thiệt hại do TNGT gây ra là rất nghiêm trọng.

Theo Bộ trưởng, với quyết tâm rất lớn, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng ứng tích cực chương trình này và là một trong những nước tiên phong thành lập Ủy ban ATGT Quốc gia, vận động cả hệ thống chính trị vào cuộc để kêu gọi người dân chung tay kéo giảm TNGT. Nếu như năm 2010, TNGT ở Việt Nam cướp đi sinh mạng của khoảng 12.000 người, đến năm 2018, con số này chỉ còn khoảng 8.000 người. 11 tháng năm 2019, số người tử vong do TNGT là 6.975 người/hơn 15.800 vụ TNGT.

Mặc dù vậy, theo thực tế hiện nay, TNGT vẫn có những diễn biến phức tạp, mỗi ngày ở Việt Nam vẫn có 20 người chết và 50 người bị thương do TNGT. Nhiều vấn đề bức xúc như: Lái xe sử dụng ma túy, chất kích thích, vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn còn tái diễn, trong

Khai mạc Hội nghị ATGT Việt Nam năm 2019

Sáng 29.11, tại Hà Nội, Hội nghị ATGT Việt Nam năm 2019 chính thức khai mạc.

khi đó việc ứng dụng khoa học vào giám sát, xử phạt còn kém.

“Đây là vấn đề Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT và các cấp chức năng Việt Nam rất quan tâm. Vì vậy, Hội nghị ATGT Việt Nam năm 2019 thực sự có ý nghĩa trong việc công bố nhiều kết quả nghiên cứu khoa học về ATGT, tìm các giải pháp để ứng dụng công nghệ từ nghiên cứu vào thực tiễn, giúp kéo giảm TNGT ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung”, Bộ trưởng đánh giá.

Theo Ban tổ chức, nội dung chính của Hội nghị bao gồm 8 chủ đề: Quản lý ATGT đường bộ; Hạ tầng và tổ chức giao thông đường bộ; Phương tiện giao thông đường bộ; Người tham gia giao thông; Ứng

phó sau TNGT; ATGT đường sắt; ATGT đường thủy nội địa; Phiên Quốc tế với nội dung “Trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia phát triển, các quốc gia có điều kiện tương đồng với Việt Nam trong bảo đảm trật tự ATGT và khả năng áp dụng tại Việt Nam”.

Thông qua Hội nghị này, các cơ quan quản lý khẳng định sẽ chủ động phối hợp, trân trọng lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, chọn lọc những quan điểm giải pháp hợp lý, đưa vào chương trình hành động của tổ chức mình đang làm việc, qua đó chuyển tải những tri thức mới nhất của thế giới vào đời sống thực tế, góp phần giảm mạnh TNGT tại Việt Nam. (Theo Tạp chí GTVT) 

Tham dự Hội nghị còn có nhiều chuyên gia ATGT đến từ các quốc gia có điều kiện tương tự như Việt Nam và các quốc gia phát triển.

Ngày 29.11, Bộ TT&TT tổ chức Lễ Khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử (CPĐT), hoạt động tại địa chỉ: http://egov.mic.gov.vn.

Đây là Trung tâm trực tuyến giữ vai trò “một đầu mối”, “một cửa” tương tác với các cơ quan nhà nước để trả lời các câu hỏi, vướng mắc khó khăn, góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian trong việc kết nối, xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền.

Hệ thống thông tin “Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai CPĐT” được Bộ TT&TT giao Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) phối hợp cùng Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và Công ty CP Công Nghệ DTT phối hợp xây dựng, triển khai nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, góp phần tăng tốc và đẩy nhanh tiến trình phát triển CPĐT, hướng tới Chính phủ số.

Đây là một công cụ số để tiếp nhận, trả lời nhanh chóng, hiệu quả những câu hỏi, những đóng góp, những kiến nghị về CPĐT với nhiều tính năng được bổ sung liên tục nhằm đảm bảo việc hỗ trợ triển khai CPĐT được minh bạch, kịp thời và cùng chia sẻ. Trong đó đặc biệt là tính năng tiếp nhận, xử lý, chuyển câu trả lời, giải đáp đến đơn vị, cá nhân đã hỏi. (Theo baodautu)

Khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai Chính phủ điện tử

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn cùng đại diện các cơ quan, đơn vị thực hiện nghi thức khai trương Trung tâm một cửa hỗ trợ triển khai CPĐT.

Tổng cục Thống kê vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11.2019 tăng 0,96% so với tháng trước, tăng 3,78% so với tháng 12.2018 và tăng 3,52% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất của CPI tháng 11 trong 9 năm trở lại đây.

Theo Tổng cục Thống kê, một nguyên nhân quan trọng khiến cho CPI tháng 11.2019 tăng cao là do nguồn cung thịt heo giảm, làm giá thịt heo và các thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao. Cụ thể, giá thịt heo đã tăng 18,51% trong tháng 11, tác động làm CPI chung tăng 0,78%. Bên cạnh đó, giá các sản phẩm chế biến từ thịt heo và giá các mặt hàng thay thế cũng tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng cao nhất trong 9 năm

Trong mức tăng 0,96% của CPI tháng 11.2019, có 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Trong

đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 2,74%, trong đó lương thực tăng 0,26%, thực phẩm tăng 4,11%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,2%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,13%, chủ yếu do giá gas trong nước điều chỉnh tăng vào thời điểm 1.11; làm chỉ số giá gas tăng 0,99%, nhóm nhà ở đi thuê tăng 0,38% và dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,4%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,12%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,1%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng tăng 0,04%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%.

(Theo SGGPO)

Nguyên nhân quan trọng khiến cho CPI tháng 11.2019 tăng cao là do nguồn cung thịt heo giảm, làm giá thịt heo và các thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao.

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên.

Theo đó, thông tư yêu cầu bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6.6.2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15.1.2020. Thông tư cũng nêu rõ các chứng chỉ ngoại ngữ đã cấp theo quy định ở Quyết định trên vẫn có giá trị sử dụng.

Các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp

chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên đang triển khai thực hiện trước ngày thông tư có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện việc đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.

Chánh văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GD&ĐT; chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giám đốc đại học, học viện; hiệu trưởng trường đại học; hiệu trưởng trường cao đẳng sư phạm; hiệu trưởng trường trung cấp sư phạm; giám đốc sở GD&ĐT; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành thông tư này.

(Theo VOV.VN)

Nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng nguồn thu cho thành phố, Đà Nẵng đang tổ chức triển khai các giải pháp phát triển dịch vụ vui chơi giải trí về đêm.

Theo đó, UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan địa phương phối hợp triển khai xây dựng, hình thành nhiều không gian, mô hình giải trí mới với trải nghiệm bãi biển “không ngủ” tại Đà Nẵng.

Kế hoạch triển khai bao gồm nhiều hoạt động mới tại tuyến đường biển Trường Sa - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa và Nguyễn Tất Thành, trong đó có Khu cắm trại ban đêm, dịch vụ massage bấm huyệt bàn chân, chiếu phim trên biển.

Cùng với đó là kế hoạch tổ chức Phố đêm 24/7 tại quận Ngũ Hành Sơn, kêu gọi đầu tư bãi tắm tiêu chuẩn quốc tế kết hợp dịch vụ giải trí 24/7 tại bãi biển Võ Nguyên Giáp (đoạn từ đường Ngô Thì Sĩ đến đường Nguyễn Văn Thoại) với các loại hình: Bar, DJ, sân khấu dân vũ, giải khát, ẩm thực kết hợp nhạc disco, flamenco, âm nhạc đường phố, team building, ánh sáng nghệ thuật...

Thành phố cũng sẽ mở rộng, đầu tư phát triển Khu phố du lịch An Thượng dọc đường Võ Nguyên Giáp đến đường Nguyễn Văn Thoại; triển khai các hoạt động biểu diễn nghệ thuật về đêm (ca nhạc, diễu hành, trưng bày triển lãm nghệ thuật...).

(Theo TTXVN/Vietnam+)

Đà Nẵng phát triển các dịch vụ vui chơigiải trí về đêm

Bộ GD&ĐT bãi bỏ thi chứng chỉ ngoại ngữ

Page 9: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh
Page 10: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh

11THÔNG TIN - QUẢNG CÁO Bình ĐịnhTHỨ BẢY, [email protected]

Trong khu du lịch có các quầy phục vụ thức ăn, đồ uống với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu của Quý khách.

Trân trọng cám ơn!

CÔNG TY CP DU LỊCH HẦM HÔĐT: 02563 880 860 - Email: [email protected]

THÔNG BÁO

Quý khách vào tham quan Khu du lịch Hầm Hô không mang: THỨC ĂN, ĐỒ UỐNG, CHIẾU, BẠT...

Thời hạn áp dụng từ tháng 10.2019

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ; đảm bảo an toàn sức khỏe cho du khách; giảm thiểu tối đa lượng rác thải.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNGChi nhánh Công ty CP Bia Sài Gòn - Miền Trung tại Quy Nhơn cần tuyển: Nhân viên bảo vệ: 10 người - Giới tính: Nam; Tuổi: (20 ÷ 50); Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp THCS trở lên.- Ưu tiên: Những người đã qua môi trường quân đội, công an, bảo vệ, võ

thuật, ...- Sức khỏe: Không mắc dị tật, dị hình. Quyền lợi người lao động khi được tuyển:- Công việc ổn định và lâu dài.- Lương và phụ cấp: Theo thỏa thuận. - Các chế độ bảo hiểm: Thực hiện đầy đủ theo quy định. Hồ sơ tuyển dụng:- Đơn xin việc;- Sơ yếu lý lịch (Có xác nhận của chính quyền địa phương).- Giấy khám sức khỏe (thời điểm không quá 3 tháng tính từ ngày nộp hồ sơ);

Sao các văn bằng, chứng chỉ; 2 CMND; sổ hộ khẩu (công chứng) và 2 tấm ảnh 4 x 6. Hồ sơ gửi về:

PHÒNG TỔNG HỢP - CHI NHANH CTY CP BIA SÀI GÒN - MIỀN TRUNG TẠI QUY NHƠNĐịa chỉ: KCN Phú Tài, TP Quy Nhơn, Bình Định. Điện thoại: 0256. 3741098

Lưu ý: Không trả lại hồ sơ khi ứng viên không trúng tuyển.

Trung tâm DVĐGTS có tổ chức đấu giá tài sản cụ thể như sau: Bao gồm các hạng mục công trình xây dựng trên diện tích 26.692 m2 đất có thời hạn thuê đất đến 31.12.2048 tọa lạc tại Lô H9-H10, KCN Phú Tài, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, Bình Định của Công ty CP sản xuất đá granite Phú Minh Trọng thuê lại từ Công ty phát triển hạ tầng các khu công nghiệp Bình Định (theo đất thuê theo GCN Quyền sử dụng đất số AP294080, số vào sổ cấp: T01510 do UBND tỉnh Bình Định cấp ngày 7.5.2009 và Hợp đồng sơ bộ số 07/HĐSB-TLĐ-A ngày 18.5.2009); máy móc thiết bị và hàng tồn kho đá granite, chi tiết như sau:

STT Tài sảnĐơn

vị Số

lượng

Giá khởi điểm bán đấu

giá lần 01

Mức giảm giá (10%)

Giá khởi điểm bán đấu

giá lần 02

I Công trình xây dựng trên đất   26.191.629.824 2.619.162.982 23.572.466.842

1 04/2009/HĐTC ngày 29.7.2009   10.176.410.334 1.017.641.033 9.158.769.301

1.1 Nhà xưởng mài bóng đá granite m2 420 582.435.000 58.243.500 524.191.500

1.2 HT xử lý nước thải HT 1 377.139.334 37.713.933 339.425.401

1.3 Nhà xưởng cưa xẻ đá granite m2 1.152 2.649.600.000 264.960.000 2.384.640.000

1.4 Nhà làm việc m2 200 500.000.000 50.000.000 450.000.000

1.5 Nhà xưởng m2 1.152 1.597.536.000 159.753.600 1.437.782.400

1.6 Nhà vệ sinh m2 30 45.000.000 4.500.000 40.500.000

1.7 Lợi thế thương mại   4.424.700.000 442.470.000 3.982.230.000

2 01/2011/HĐTC ngày 20.7.2011   15.652.560.022 1.565.256.002 14.087.304.020

2.1 Hệ thống dầm cẩu nhà xưởng cái 6 198.105.964 19.810.596 178.295.368

2.2 Đường dây điện 0.4 KV   2 198.834.075 19.883.408 178.950.668

2.3 Nhà xưởng chế biến đá granite số 03 m2 2.016 3.124.800.000 312.480.000 2.812.320.000

2.4 Nhà xưởng thành phẩm đá granite số 1 m2 2.016 3.124.800.000 312.480.000 2.812.320.000

2.5 Nhà xưởng thành phẩm đá granite số 2 m2 2.016 3.124.800.000 312.480.000 2.812.320.000

2.6 Nhà ăn, nhà ở CNV, nhà kho m2 186 649.787.959 64.978.796 584.809.163

2.7 Hệ thống xử lý nước thải m2 1 182.860.666 18.286.067 164.574.599

2.8 Móng ray cẩu trời   1 317.915.358 31.791.536 286.123.822

2.9 Lợi thế thương mại   4.730.656.000 473.065.600 4.257.590.400

3 01/2013/HĐTC ngày 30.8.2013   362.659.468 36.265.947 326.393.521

3.1 Đường bê tông nội bộ cái 1 362.659.468 36.265.947 326.393.521

II Máy móc thiết bị   7.207.505.845 720.750.585 6.486.755.261

1 01/2013/HĐTC ngày 20.3.2013   4.192.149.105 419.214.911 3.772.934.195

1.1 Máy đập đá PSJ-200 cái 1 104.930.523 10.493.052 94.437.471

1.2 Máy cưa đá TGQ-160 cái 4 834.650.392 83.465.039 751.185.353

1.3 Máy cưa đá granite Daiwakikai cái 1 26.600.000 2.660.000 23.940.000

1.4 Lưỡi cưa đĩa fi 1600 cái 2 14.992.243 1.499.224 13.493.019

1.5 Lưỡi cưa đĩa fi 940 cái 5 6.980.497 698.050 6.282.447

1.6 Máy cắt đá NK từ TQ cái 1 336.755.475 33.675.548 303.079.928

1.7 Máy cắt cầu đá granite tự động KTQ3 cái 1 278.739.937 27.873.994 250.865.943

1.8 Máy đánh bóng tự động 14 đầu mài bằng đĩa cái 1 115.000.000 11.500.000 103.500.000

1.9 Máy đánh bóng đá hoa cương 18 đầu hiệu DongMyung cái 1 115.500.000 11.550.000 103.950.000

1.10 Máy đánh bóng đá hoa cương 12 đầu hiệu Jiel cái 1 65.000.000 6.500.000 58.500.000

1.11 Dầm cẩu 2,5 tấn cái 1 840.000.000 84.000.000 756.000.000

STT Tài sảnĐơn

vị Số

lượng

Giá khởi điểm bán đấu

giá lần 01

Mức giảm giá (10%)

Giá khởi điểm bán đấu

giá lần 02

1.12 Dầm cẩu 2,8 tấn cái 2 141.750.000 14.175.000 127.575.000

1.13 Cẩu trục 35 tấn cái 1 750.000.000 75.000.000 675.000.000

1.14 Cẩu trục 15 tấn cái 1 120.000.038 12.000.004 108.000.034

1.15 Cẩu trục di động Mitsubisi cái 1 70.000.000 7.000.000 63.000.000

1.16 Cẩu trục 01 dầm 0.5 tấn cái 2 115.500.000 11.550.000 103.950.000

1.17 Cẩu trục 01 dầm 2 tấn cái 2 156.750.000 15.675.000 141.075.000

1.18 Cẩu trục 01 dầm 2 tấn cái 1 99.000.000 9.900.000 89.100.000

2 01/2013/HĐTC ngày 30.8.2013   2.511.694.240 251.169.424 2.260.524.816

2.1 Máy cưa Prini cái 1 2.037.420.000 203.742.000 1.833.678.000

2.2 Lưỡi cưa đá bằng thép cái 1 176.724.240 17.672.424 159.051.816

2.3 Lưỡi cưa 2,2-3 m cái 3 178.750.000 17.875.000 160.875.000

2.4 Lưỡi cưa 1,8-2 m cái 2 118.800.000 11.880.000 106.920.000

3 02/2013/HĐTC ngày 20.3.2013   503.662.500 50.366.250 453.296.250

3.1 Bộ bơm nén khí cái 6 226.462.500 22.646.250 203.816.250

3.2 Máy khoan đá cái 4 277.200.000 27.720.000 249.480.000

III Hàng tồn kho   3.832.177.200 383.217.720 3.448.959.480

1 Nguyên liệu m3 558 1.965.966.700 196.596.670 1.769.370.030

2 Thành phẩm, hàng hóa m2 2.685 1.866.210.500 186.621.050 1.679.589.450

  Tổng cộng   37.231.312.869 3.723.131.287 33.508.181.582

Giá khởi điểm của tài sản: 33.508.181.582 đồng (Bằng chữ: Ba mươi ba tỷ, năm trăm le tam triêu môt trăm tam mươi môt nghin năm trăm tam mươi hai đồng). Thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật.

- Hình thức đấu giá: Trực tiếp bằng lời nói. - Phương thức đấu giá: Phương thức trả giá lên. Bước giá: 150.000.000 đồng

(Bằng chữ: Môt trăm năm mươi triêu đồng). - Người có tài sản đấu giá: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

- chi nhánh Phú Tài. Địa chỉ: Số 340 Lạc Long Quân, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Thời gian bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá: Trong giờ hành chính từ ngày niêm yết đến hết 17 giờ, ngày 18.12.2019 tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản. Địa chỉ: 37 Phan Đình Phùng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định hoăc tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phú Tài. Địa chỉ: Số 340 Lạc Long Quân, phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký đấu giá: Trong giờ hành chính từ ngày niêm yết đến hết 17 giờ, ngày 18.12.2019 tại Trung tâm DV đấu giá tài sản.

- Thời gian, địa điểm tổ chức đấu giá: Từ 9 giờ, ngày 21.12.2019 tại Hội trường Trung tâm DV đấu giá tài sản. Địa chỉ: 37 Phan Đình Phùng, TP Quy Nhơn, Bình Định.

- Điều kiện và cách thức đăng ký tham gia đấu giá: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký tham gia đấu giá tài sản trên phải nộp khoản tiền đăt trước không quá 20% của giá khởi điểm của tài sản vào tài khoản số 5811.0001.322605 tại Ngân hàng TMCP ĐT & PT Việt Nam - chi nhánh Phú Tài và tiền hồ sơ tham gia đấu giá theo quy định. Bên trúng đấu giá mua tài sản có trách nhiệm tìm hiểu và hoàn thiện các thủ tục để được tiếp tục thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng khu công nghiệp từ Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bình Định và được Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp phép đầu tư.

Mọi chi tiết liên hệ: TRUNG TÂM DỊCH VỤ ĐẤU GIÁ TÀI SẢNĐC: 37 Phan Đình Phùng, TP Quy Nhơn, Bình Định. ĐT: 0256.3822216 - 3812837

THÔNG BÁOVề việc đấu giá tài sản câm cô thê chấp

Page 11: u Sáng mãi phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” · Trước đây, việc xếp hạng làng nghề căn cứ theo Quyết định số 131 ngày 13.1.2005 của UBND tỉnh

12 THẾ GIỚIBình ĐịnhTHỨ BẢY, 30.11.2019 [email protected]

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: LƯU NGỌC MINH - NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: LÊ CƯỜNG - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn. ĐT: 0256.3818664 - Fax: 0256.3818164 - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn -Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HÀNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

Tổng thống D.Trump khẳng địnhđàm phán Mỹ - Taliban được nối lại

Nhà Trắng cho hay trong chuyến công du bất ngờ đến Afghanistan ngày 28.11, Tổng thống Mỹ Donal Trump đã khẳng định Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán với phiến quân Taliban ở Afghanistan, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng nhóm này sẽ nhất trí với một lệnh ngừng bắn.

Phát biểu sau cuộc gặp song phương với Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani tại căn cứ không quân Bagram của Mỹ gần thủ đô Kabul, ông Trump nêu rõ: “Taliban muốn đạt được một thỏa thuận. Chúng tôi đang gặp gỡ họ. Chúng tôi đã rất thành công trong các cuộc đàm phán với Taliban”. Tổng thống Trump cũng lưu ý rằng ông muốn giảm bớt số lượng binh sĩ Mỹ ở quốc gia Trung Á này xuống còn 8.600 người hay thậm chí xuống mức thấp hơn nữa vì nhờ “các vũ khí và công nghệ mới”. Hiện Mỹ được cho là đang duy trì khoảng 12.000 binh sĩ ở Afghanistan.

Trong khi đó, trao đổi với hãng tin Reuters ngày 29.11, các thủ lĩnh Taliban cho biết nhóm phiến quân này vẫn đang tổ chức nhiều cuộc gặp với các quan chức cấp cao Mỹ ở Doha kể từ hồi cuối tuần qua, đồng thời để ngỏ khả năng sớm nối lại cuộc hòa đàm chính thức. Người phát ngôn Taliban Zabihullah Mujahid tuyên

Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm các binh sĩ tại căn cứ Bagram ở Afghanistan nhân dịp lễ Tạ ơn ngày 28.11.2019. Ảnh: AFP/TTXVN

bố nhóm này “sẵn sàng nối lại cuộc đàm phán” từng đổ vỡ sau khi Tổng thống Trump hoãn lại hồi đầu năm nay. Ông Mujahid nói: “Quan điểm của chúng tôi vẫn vậy. Nếu cuộc hòa đàm khởi động, nó sẽ được nối lại từ giai đoạn mà nó đã dừng lại”.

Trong khi đó, một chỉ huy cấp cao của Taliban giấu tên đã bày tỏ hy vọng chuyến thăm Afghanistan của Tổng thống Trump sẽ chứng tỏ rằng ông chủ Nhà Trắng nghiêm túc muốn khởi động lại các cuộc đàm phán.

(Theo TTXVN)

Vụ phóng thử tên lửa mới nhất của Triều Tiênlà một tín hiệu cảnh báo

Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) ngày 29.11 nhận định việc Triều Tiên thử nghiệm một bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn dường như là một tín hiệu cho thấy rằng nước này có thể quay trở lại chính sách trước kia nếu không đạt được những điều mong muốn trong các cuộc đàm phán với Mỹ.

Đó là nhận định của Giám đốc NIS Suh Hoon trong một cuộc báo cáo kín về Triều Tiên với các nghị sĩ của Ủy ban Tình báo Quốc hội, một ngày sau khi Triều Tiên đã phóng 2 vật thể từ thiết bị được cho là bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn ra Biển Nhật Bản ngày 28.11. Đây là vụ phóng tên lửa lần thứ 13 của Triều Tiên trong năm nay. Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của nước này Lee Do-hoon đã có các cuộc điện

đàm với người đồng cấp của Mỹ Steven Biegun và Shigeki Takizaki của Nhật Bản để thảo luận diễn biến mới nhất kể trên.

Trong khi đó, một quan chức Hàn Quốc cho biết nước này và Nhật Bản không

trao đổi thông tin quân sự với nhau liên quan tới vụ thử vũ khí của Triều Tiên theo khuôn khổ Hiệp định chia sẻ thông tin quân sự chung (GSOMIA) Hàn - Nhật. Quan chức trên khẳng định: “Nhật Bản không yêu cầu chúng tôi chia sẻ thông tin tình báo về các vụ phóng mới nhất này” và Seoul cũng không tìm kiếm thông tin mà Nhật Bản thu thập được về vụ việc này. Đây là vụ thử vũ khí đầu tiên của Triều Tiên kể từ khi Seoul quyết định gia hạn GSOMIA có điều kiện. Trong phản ứng của mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã gọi các vật thể được phóng là “các tên lửa đạn đạo” và cam kết chính phủ của ông sẽ nỗ lực hết sức để bảo vệ người dân và tài sản trong nỗ lực phối hợp với cộng đồng quốc tế, bao gồm Mỹ và Hàn Quốc.

(Theo baotintuc.vn)

Ngày 29.11.2019, Triều Tiên xác nhận đã thử thành công hệ thống bắn liên tiếp của bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn tại Yeonpo thuộc tỉnh Nam Hamgyong. Ảnh: Yonhap/ TTXVN

Hàn Quốc tố cáo máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm ADIZHãng tin Yonhap ngày 29.11 dẫn thông

báo của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết một máy bay quân sự của Trung Quốc đã xâm phạm vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Hàn Quốc. Theo JCS, không quân Hàn Quốc đã triển khai các máy bay tiêm kích để đuổi máy bay Trung Quốc. Phương tiện trên được Seoul cho là máy bay do thám Y-9, đã lần đầu bay vào vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc lúc 10 giờ 5 phút sáng cùng ngày từ một khu vực ở phía Tây đảo đá chìm Iedo, phía Nam đảo Jeju và rời khỏi khu vực này lúc 10 giờ 35

phút. Sau đó, máy bay này lại đi vào vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc thêm 2 lần nữa trước khi ra khỏi khu vực này lần cuối lúc 13 giờ 36 phút.

Vùng nhận dạng phòng không được các quốc gia thiết lập để xác định sớm các máy bay quân sự nước ngoài tiếp cận không phận của nước mình. Vùng này tuy không thuộc không phận của một nước nhưng theo quy ước quốc tế, máy bay chiến đấu nước ngoài nên gửi thông báo trước khi tiếp cận ADIZ của một nước khác. Trong diễn biến trên, JCS khẳng định máy bay của Trung Quốc không vi phạm không phận

Hàn Quốc và việc Hàn Quốc cử tiêm kích để đuổi máy bay Trung Quốc là một động thái thông thường nhằm chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ. Sự cố trên xảy ra trước thềm chuyến thăm Hàn Quốc của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào tuần tới. Sự kiện được coi như dấu hiệu cải thiện quan hệ song phương sau giai đoạn căng thẳng về việc Seoul cho phép Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên bán đảo Triều Tiên. Các máy bay Trung Quốc được cho là đã xâm phạm ADIZ của Hàn Quốc hơn 20 lần trong năm nay.

(Theo Vietnam+)

Nga tố NATO gây căng thẳng về quân sự và chính trị tại Bắc Cực

NATO đang làm gia tăng căng thẳng về quân sự và chính trị tại Bắc Cực thông qua việc khuyến khích các quốc gia bên ngoài khu vực tham gia vào các hoạt động quân sự ở đó, ông Nikolai Korchunov, Đại sứ phụ trách hợp tác quốc tế tại Bắc Cực thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Nikolai Korchunov nêu rõ: “Quốc tế hóa các hoạt động quân sự tại Bắc Cực, do sự đẩy mạnh hoạt động của các lực lượng NATO trong khu vực, đang trở thành xu hướng ngày càng dễ nhận thấy, gây ra căng thẳng về quân sự và chính trị”. Ông cho biết thêm: “Các quốc gia ngoài khu vực và những nước không liên quan đến khối liên minh quân sự đang bị lôi kéo vào hoạt động đáng ngờ này”.

Ông Nikolai Korchunov đề cập Chiến lược Bắc Cực của Bộ Quốc phòng Anh, phát hành năm 2018 và báo cáo của Bộ Quốc phòng Pháp, biện minh cho sự hiện diện quân sự của họ ở Bắc Cực, mới được công bố trong mùa thu năm nay. Trước đó vào tháng 8.2018, ông Vladimir Barbin, Đặc phái viên của Bộ Ngoại giao, đại diện Nga tại Hội đồng Bắc Cực đã chỉ ra việc củng cố quân sự của NATO tại Bắc Cực, dẫn chứng là cuộc tập trận Trident Juncture 18 và quyết định của NATO thành lập Bộ Chỉ huy Đại Tây Dương của NATO đặt tại TP Norfolk, bang Virginia của Mỹ, tiếp đến là các nỗ lực của Washington tái thiết lập Hạm đội 2, chủ yếu hoạt động ở phía Bắc Đại Tây Dương. (Theo VOV.VN)

Mỹ và NATO tăng cường hiện diện tại Đại Tây Dương. Ảnh: russianinsight.com

Pháp rà soát các hoạt động quân sự tại Mali

Ngày 28.11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (ảnh) đã ra lệnh cho quân đội nước này đánh giá lại hoạt động chống phiến quân Hồi giáo tại vùng Sahel ở Tây Phi. Động thái diễn ra sau khi 13 binh sĩ Pháp thiệt mạng khi đang thực hiện một nhiệm vụ tại khu vực này hồi đầu tuần - tổn hại lớn nhất cho quân đội Pháp trong gần 40 năm qua.

Trong phát biểu, Tổng thống Macron khẳng định các chiến dịch của Pháp tại Mali là quan trọng song quân đội nước này cần phải đánh giá lại tất cả các phương án chiến lược. Đồng thời, ông nhấn mạnh Pháp đang thay mặt thế giới triển khai các hành động tại Mali. Hiện, Pháp là quốc gia phương Tây duy nhất cử quân hiện diện tại Mali để tiến hành các hoạt động chống phiến quân Hồi giáo. (Theo VTV.VN)