ubnd tỈnh bẾn tre cỘng hÒa xà hỘi chỦ...

31
UBND TỈNH BẾN TRE SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 521 /BC-SNN Bến Tre, ngày 19 tháng 11 năm 2012 BÁO CÁO Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2012 và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2013 Phần một TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2012 TÌNH HÌNH CHUNG - Sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của từng vùng sinh thái, ngày càng đi vào chiều sâu về hiệu quả và chất lượng, phát triển theo hướng bền vững, từng bước hình thành các ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Kinh tế khu vực nông lâm ngư nghiệp tiếp tục tăng trưởng, hai thế mạnh kinh tế thủy sản và kinh tế vườn được tập trung chỉ đạo đầu tư và khai thác có hiệu quả. Công tác nghiên cứu và áp dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và hiệu quả cao đã được chú trọng, các mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa được áp dụng rộng rãi,… góp phần tăng giá trị sản xuất đạt 112 triệu đồng/ha diện tích canh tác. - Cơ sở hạ tầng nông thôn được lồng ghép vào các chương trình dự án đầu tư trên các lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, y tế, văn hóa, giáo dục, công nghệ thông tin và truyền thông…góp phần cho nông thôn thêm khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn từng lúc được nâng lên. - Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản năm 2012 đạt 8,29%; trong đó sản xuất nông nghiệp tăng

Upload: others

Post on 10-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

UBND TỈNH BẾN TRE SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 521 /BC-SNN Bến Tre, ngày 19 tháng 11 năm 2012

BÁO CÁO Tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2012

và kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2013

Phần mộtTÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2012

TÌNH HÌNH CHUNG- Sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt tiềm

năng và lợi thế của từng vùng sinh thái, ngày càng đi vào chiều sâu về hiệu quả và chất lượng, phát triển theo hướng bền vững, từng bước hình thành các ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Kinh tế khu vực nông lâm ngư nghiệp tiếp tục tăng trưởng, hai thế mạnh kinh tế thủy sản và kinh tế vườn được tập trung chỉ đạo đầu tư và khai thác có hiệu quả. Công tác nghiên cứu và áp dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và hiệu quả cao đã được chú trọng, các mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa được áp dụng rộng rãi,… góp phần tăng giá trị sản xuất đạt 112 triệu đồng/ha diện tích canh tác.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn được lồng ghép vào các chương trình dự án đầu tư trên các lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, y tế, văn hóa, giáo dục, công nghệ thông tin và truyền thông…góp phần cho nông thôn thêm khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn từng lúc được nâng lên.

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản năm 2012 đạt 8,29%; trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 4,2%, thủy sản tăng 11,91% và lâm nghiệp giảm 2,7%. Cơ cấu kinh tế trong khu vực I tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng.

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 20121. Công tác quy hoạch- Triển khai xây dựng các quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm

2020, làm cơ sở cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong tỉnh: Quy hoạch phát triển sản xuất muối; Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng; Quy hoạch phát triển chăn nuôi và giết mổ chế biến gia súc gia cầm tập trung; Quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn.

- Đã công bố các quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện trong tỉnh đến năm 2020 như Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn; Quy hoạch thủy lợi; Quy hoạch phát triển nông nghiệp-thủy sản; Quy hoạch trạm bơm điện vừa và nhỏ.

Page 2: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

2. Công tác chỉ đạo sản xuất Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể và địa phương trong việc điều

hành, chỉ đạo sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao (tập trung các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, con nuôi). Kết quả (Xem phụ biểu 1).

a) Trồng trọt- Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa năm lương thực 2012 giảm so kế hoạch và

cùng kỳ nhưng năng suất và sản lượng đều tăng, diện tích giảm trong vụ Hè Thu do chuyển sang trồng cây màu có hiệu quả hơn ở những vùng đất bạc màu của huyện Mỏ Cày Bắc, trồng mía huyện Thạnh Phú và trồng dừa xen trong diện tích lúa đến nay dừa đã khép tán và do quá trình đô thị hóa của thành phố Bến Tre, Châu Thành. Các đối tượng rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá... gây hại nhẹ đến trung bình và diện tích nhiễm sâu, bệnh cũng giảm so cùng kỳ, nhìn chung thời tiết thuận lợi cho sản xuất lúa, mặn xâm nhập muộn, mùa mưa đến sớm và phân bố đều. Thực hiện cánh đồng mẫu trên lúa vụ Đông Xuân (2011-2012), vụ Hè Thu và vụ Thu Đông tại huyện Ba Tri và Giồng Trôm đạt diện tích 306 ha.

- Cây mía: Diện tích trồng mía giảm dần do cây lâu năm trồng xen đã đến thời kỳ khép tán và lực lượng lao động ngày càng thiếu. Giá mía trong niên vụ vừa qua đạt khá cao người trồng có lãi khá, cụ thể mía 10 chữ đường được Công ty cổ phần mía đường mua tại nhà máy với giá trung bình 1.140.000 đồng/tấn.

- Cây dừa: Diện tích dừa tăng liên tục qua nhiều năm do chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ diện tích cây ăn trái kém hiệu quả, đặc biệt là nhóm cây có múi trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc và Mỏ Cày Nam, một số diện tích mía tại Giồng Trôm và Mỏ Cày Nam chuyển dần sang trồng xen dừa. Sản lượng dừa năm nay tăng gần 40.000 tấn so năm 2011.

Các huyện, thành phố đã hoàn thành công tác giải ngân hỗ trợ cho người trồng dừa đợt 1/1012; kết quả kê khai và đã rà soát lại diện tích trồng dừa được hỗ trợ là 67.771,3 ha, tổng số tiền phải hỗ trợ trong đợt 1/2012 là 50,828 tỷ đồng; Sở Tài chính đã cấp đợt 1/2012 là 41,838 tỷ đồng và cấp bổ sung 8,990 tỷ đồng, đến nay các huyện đã chi hết số tiền được cấp cho người trồng dừa là 50,828 tỷ đồng đạt 100% số tiền phải hỗ trợ đợt 1/2012.

- Cây ăn trái: Tiếp tục phát triển vùng cây ăn trái đặc sản chuyên canh, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản lượng trái cây giảm do diện tích giảm mạnh (sau khi có số liệu chính thức về điều tra nông nghiệp nông thôn), bệnh chổi rồng gây hại trên nhãn và ảnh hưởng thời tiết gây hiện tượng xì mủ trên măng cụt...

+ Sâu đục trái bưởi là đối tượng dịch hại mới xuất hiện trên các vườn bưởi da xanh của thành phố Bến Tre, Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm và Bình Đại, diện tích nhiễm 720 ha, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đang triển khai 02 thí nghiệm thuốc BVTV và 02 mô hình quản lý sâu đục trái bưởi ở huyện Châu Thành và Mỏ Cày Bắc, diện tích mỗi mô hình 0,3 ha.

+ Bệnh chổi rồng gây hại trên nhãn diện tích 1.438 ha tập trung ở huyện Châu Thành, Chợ Lách, cán bộ kỹ thuật đã thực hiện khảo nghiệm 07 mô hình sử dụng thuốc sinh học phòng trừ bệnh, diện tích mỗi mô hình là 0,3-0,4 ha tại huyện Châu Thành và Bình Đại; tổ chức 20 lớp tập huấn cho nông dân trồng nhãn về biện pháp quản lý bệnh; tổ chức lễ phát động ra quân và cấp phát 500 tài liệu phòng trừ bệnh chổi rồng tại huyện Chợ Lách, Châu Thành, Giồng Trôm và Bình Đại; thực hiện thí nghiệm một số thuốc sinh học phòng trừ nhện lông nhung gây

2

Page 3: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

bệnh chổi rồng trên cây nhãn nhằm tìm ra loại thuốc ít độc hại cho sức khỏe con người và môi trường.

Đồng thời, phối hợp với Đài Truyền hình Bến Tre thực hiện phóng sự về tác nhân gây bệnh, môi giới truyền bệnh và biện pháp quản lý bệnh chổi rồng, tọa đàm chủ đề bệnh chổi rồng trên cây nhãn; phổ biến chuyên đề bệnh chổi rồng trên cây nhãn trong chương trình nông thôn và nhiều bài viết về bệnh chổi rồng được đăng tải trên báo Đồng Khởi và Wesite của Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Cây ca cao: Ca cao trồng xen trong vườn dừa, vườn cây lâu năm đang từng bước mở rộng diện tích, đến nay ước đạt 9.078 ha/10.000 ha, ca cao phát triển cho trái ổn định trong những năm gần đây, diện tích trồng tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam ...

b) Chăn nuôi- Tình hình chăn nuôi heo gặp khó khăn do giá cả đầu ra heo hơi ở mức thấp

từ cuối quí 1/2012 vì ảnh hưởng thông tin sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, tuy nhiên đàn heo vẫn giữ đàn chưa có xu hướng giảm, đàn gia cầm tăng so cùng kỳ; riêng đàn bò giảm do nhu cầu tiêu thụ và giá thịt bò tăng, số lượng bò xuất chuồng tăng nhanh hơn số sinh mới; mô hình chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại, an toàn sinh học. Để chủ động phòng chống dịch bệnh, cán bộ kỹ thuật đã thực hiện đồng loạt 3 đợt tổng vệ sinh tiêu độc, sát trùng tại các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, điểm trung chuyển và chợ, sử dụng 15.055 lít hóa chất (Navetcid và Lavetcid); tiêm phòng 3,5 triệu liều vaccine cúm gia cầm, 70.000 liều vaccine heo tai xanh cho đàn heo nái, heo nọc và heo con từ 1-3 tháng tuổi tại các xã vùng nguy cơ cao của huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, 103.308 liều vaccine lở mồm long móng heo, bò, trâu; tiêm phòng bổ sung 1.155.232 liều vaccine dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng, E.coli, lở mồm long móng heo, lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò và dại cho chó.

- Tình hình kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi: Chi cục Thú y kết hợp với các cơ quan thông tin tuyên truyền, các đoàn thể thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm nêu rõ các mối nguy của việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi. Tổ chức lấy mẫu nước tiểu, thịt heo, thức ăn chăn nuôi và kiểm tra các cửa hàng kinh doanh thuốc thú y kết quả không phát hiện chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonist.

c) Thủy sản- Diện tích nuôi thủy sản tăng so kế hoạch và cùng kỳ, tăng 0,2% so kế hoạch

và tăng 0,5% so cùng kỳ; diện tích tăng chủ yếu trên cá, trong đó tăng cá tra nuôi.- Sản lượng nuôi thủy sản vượt so kế hoạch và cùng kỳ, sản lượng tăng chủ

yếu cá tra nuôi, tôm biển nuôi không đạt kế hoạch và giảm so cùng kỳ, nguyên nhân dịch bệnh tôm nuôi diễn biến phức tạp và kéo dài.

- Sản lượng khai thác thủy sản tăng so kế hoạch và cùng kỳ, nghề cào đôi tăng về số lượng tàu, về chất lượng sản phẩm và hiệu quả khai thác.

- Hoạt động Ban quản lý cảng cá: Ban Quản lý Cảng cá được thành lập đưa vào hoạt động trên cơ sở hợp nhất 2 cảng Bình Đại - Ba Tri ổn định về tổ chức bộ máy, chấn chỉnh một số mặt hoạt động tại cảng cá Ba Tri; nghiệm thu đưa vào hoạt động cảng cá Thạnh Phú và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá huyện Bình Đại. Hoạt động các cảng cá đến nay tương đối ổn định và có sự thống nhất chung

3

Page 4: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

trong quản lý điều hành giữa các cảng cá. Lượng tàu cập cảng lên xuống hàng hóa ước 7.500 lượt, hàng thủy sản qua cảng 41.691 tấn; doanh thu 3,7 tỷ đồng.

- Chế biến thủy sản: Tình hình chế biến của các nhà máy chế biến thủy sản chịu tác động của suy thoái kinh tế, một số nhà máy hoạt động không đạt kế hoạch.

- Tình hình dịch bệnh: Thời gian qua ngành đã thực hiện khá tốt công tác phòng, chống dịch bệnh

trên tôm biển nuôi. - Diện tích thiệt hại trên tôm biển nuôi thâm canh, bán thâm canh 2.409 ha

(tôm sú 1.256,5 ha; tôm chân trắng: 1.152,5 ha), tôm chết nhiều ở giai đoạn trên 65 ngày tuổi, một số ít ở giai đoạn đến 80 ngày tuổi, tập trung chủ yếu trên địa bàn các xã An Hòa Tây, An Thủy và An Đức huyện Ba Tri; xã Định Trung, Bình Thới, Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị, Thị trấn huyện Bình Đại; xã Thạnh Phong, Thạnh Hải và An Điền huyện Thạnh Phú. Nguyên nhân chủ yếu do bệnh đốm trắng (WSSV), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô dưới vỏ (IHHNV) và một số trường hợp không xác định rõ nguyên nhân.

- Tôm nuôi quảng canh cải tiến, tôm rừng, tôm lúa phát triển bình thường, dịch bệnh có xảy ra nhưng thiệt hại không đáng kể, thu hoạch tôm xong, một số hộ đã sản xuất lúa và chuẩn bị ao đầm để tiếp tục thả giống.

- Dịch bệnh vẫn xuất hiện rải rác trên các ao cá tra nuôi, tỷ lệ thiệt hại có xu hướng tăng, tỷ lệ hao hụt trung bình từ 10-15%, các bệnh thường gặp đó là gan thận có mủ, xuất huyết, phù đầu, trắng gan và mang, ký sinh trùng..., tập trung ở các ao cá tra có trọng lượng dưới 200 gram/con.

- Thực hiện công tác bảo hiểm nông nghiệp: Chi cục Nuôi trồng thủy sản đã phối hợp Công ty Bảo Minh thực hiện công tác giám định dịch bệnh, hỗ trợ bồi thường cho các hộ dân tham gia mua bảo hiểm nông nghiệp.Tính đến nay đã giải quyết bồi thường 539 trường hợp với số tiền 19,505 tỷ đồng. Riêng đối với bảo hiểm cá tra có 2 hợp đồng tham gia bảo hiểm, với tổng giá trị bảo hiểm là 18,908 tỷ đồng, tổng phí bảo hiểm là 0,694 tỷ đồng.

d) Lâm nghiệp- Hoàn thành thực hiện trồng rừng mới đạt 90 ha/100 ha. Tổ chức khai thác

39,8 ha rừng Đước trồng tại huyện Ba Tri và Thạnh Phú (gồm 3 hộ cá nhân và 2 tập thể) và tỉa thưa 46,3 ha rừng Đước trồng tại huyện Ba Tri và Bình Đại (9 hộ cá nhân và 3 tập thể) sản phẩm thu 4.994,9 ster củi, 23 m củi gốc, 783 m củi 3 tấc, 80 cây cừ các loại.

- Tổ chức 226 lượt kiểm tra rừng, qua kiểm tra phát hiện 42 vụ vi phạm thiệt hại về đất rừng và rừng, các vụ việc đã được xử lý theo qui định.

- Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng không xảy ra trường hợp cháy rừng.e) Diêm nghiệp Diện tích và sản lượng muối năm nay đạt thấp do thời tiết đầu vụ không thuận

lợi và ảnh hưởng những cơn mưa trái mùa.3. Thực hiện các chương trình, dự ána) Công tác đầu tư thủy lợi và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai (Xem phụ biểu 2)- Công tác thủy lợi đầu tư xây dựng cơ bản:- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước: Ước đến cuối năm 2012 đạt

255,2/285,4 tỷ đồng, đạt 89,4 % kế hoạch, gồm:

4

Page 5: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

+ Nguồn vốn trái phiếu chính phủ ước thực hiện 112/140 tỷ đồng.+ Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu trung ương 142,4/142,4 tỷ đồng.+ Hỗ trợ vốn đối ứng ODA: 0,764/3 tỷ đồng. - Các công trình thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia: Thực hiện

giải ngân đến cuối năm ước 23,5/23,5 tỷ đồng. - Kinh phí phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn 10.676/13.460 tỷ đồng.- Nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí: 46,4 /46,4 tỷ đồng. - Công tác phòng chống hạn hán, lụt bão: - Phối hợp với các huyện, thành phố Bến Tre kiểm tra phương án phòng chống

hạn mặn mùa khô năm 2012, Ngành đã có kế hoạch phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn nên thiệt hại không đáng kể. Tiếp tục triển khai các công trình thủy lợi trọng điểm như nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai, hoàn thành đê biển Ba Tri; đồng thời ngành phối hợp với các địa phương triển khai các công trình ngăn mặn cục bộ, nạo vét kênh nội đồng, duy tu sửa chữa cống,… đảm bảo nước ngọt phục vụ sản xuất. Kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão năm 2012 về việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” và phương án di dời dân của các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh; kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, phân công nhiệm vụ thành viên; tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác phòng chống lụt bão cho các huyện, thành phố 07 lớp 256 người tham dự.

b) Công tác quản lý, khai thác các nhà máy nướcThực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước nông thôn, các nhà

máy nước đã nỗ lực vận hành xử lý nước cải thiện chất lượng dịch vụ cấp nước nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng nước sạch của cộng đồng. Các nhà máy nước cung cấp đủ nước cho người dân sinh hoạt trong phạm vi cấp nước của nhà máy. Đã đưa vào vận hành khai thác Nhà máy nước ngọt Ba Lai, công suất 1.600 m3/h nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho người dân nông thôn trong mùa khô và sử dụng nước để nuôi trồng thủy sản. Đến nay Trung tâm đang quản lý, vận hành khai thác 49 nhà máy nước nông thôn với tổng công suất thiết kế 916m 3/h, trong năm 2012 đã lắp mới cho 4.000 khách hàng nâng tổng số hộ sử dụng nước lên 33.261 hộ.

c) Chương trình phát triển nông thôn+ Phát triển làng nghề nông thôn - Hướng dẫn cho 03 làng nghề điểm huyện Chợ Lách hoàn chỉnh các thủ tục

đề nghị đầu tư phát triển làng nghề theo Thông tư 113/TT-BTC (lồng ghép trong các đợt công tác tập huấn) và tổ chức tọa đàm về việc thành lập, củng cố, kiểm tra hoạt động của Ban quản lý làng nghề.

- Đã hoàn chỉnh Đề án củng cố tổ chức nâng cao năng lực phát triển vùng sản xuất hoa kiểng tập trung tỉnh Bến Tre. Tổng kết và hoàn chỉnh báo cáo Đề án liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực của tỉnh giai đoạn 2010-2011. Xây dựng kế hoạch phối hợp Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, Phòng Kinh tế thành phố về các hoạt động phát triển kinh tế tập thể.

- Ước tính đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 27 làng nghề được cấp giấy chứng nhận, trong đó 25 làng nghề cây giống hoa kiểng, 1 đánh bắt thủy hải sản, 1 làm muối (năm 2012 công nhận 3 làng nghề cây giống hoa kiểng).

5

Page 6: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

+ Phát triển sản xuất nông thủy sản theo hình thức trang trại và các lọai hình kinh tế hợp tác

- Kinh tế hợp tác: Tổ chức các buổi tuyên truyền Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tư số 04/2008/TT-BKH, vận động thành lập tổ hợp tác. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng thành lập 10 Tổ hợp tác từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho 10 xã đạt NTM năm 2014.

- Luỹ kế đến cuối năm 2012 có 39 HTX.- Đến nay đã có nhiều loại sản phẩm được cấp chứng nhận chất lượng như

MSC nghêu; 13 GlobalGAP cá tra, 02 GlobalGAP chôm chôm (Phú Phụng-Chợ Lách), 03 VietGAP bưởi da xanh (Quới Sơn-Châu Thành, Hòa Nghĩa-Chợ Lách, HTX Mỹ Thạnh An-TP Bến Tre), 01VietGAP nhãn (Long Hòa-Bình Đại), 01 VietGAP chôm chôm (Tiên Long-Châu Thành), 01VietGAP Măng cụt (Long Thới-Chợ Lách). Đã tái cấp chứng nhận lần 2 tổ hợp tác nhãn Long Hòa-Bình Đại, chuẩn bị tái cấp chứng nhận lần 3 mô hình GlobalGAP chôm chôm (Phú Phụng-Chợ Lách) và chuẩn bị tái cấp chứng nhận lần 2 tổ liên kết chôm chôm (Phú Phụng-Chợ Lách). Đang xây dựng tiêu chuẩn VietGAP tổ liên kết Sầu riêng Sơn Định-Chợ Lách và tổ liên kết rau an toàn Châu Hưng-Bình Đại.

- Kinh tế trang trại : Triển khai thực hiện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại tại 08 huyện và thành phố theo tiêu chí mới của Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT. Tổng số hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo tiêu chí mới trên địa bàn tính đến nay là 87 hồ sơ, trong đó có 82 hồ sơ chăn nuôi heo, 03 hồ sơ chăn nuôi gà, 01 hồ sơ chăn nuôi bò, 01 hồ sơ chăn nuôi cút. Hồ sơ đủ điều kiện đã được cấp giấy chứng nhận trang trại là 67 hồ sơ, trong đó 64 trang trại chăn nuôi heo, 02 trang trại chăn nuôi gà đã áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, 01 trang trại chăn nuôi chim cút.

d) Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới - Tham gia cùng Đoàn công tác Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện

Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 02/8/2011 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 14/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về việc thông qua Đề án tổng thể xây dựng NTM tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Tổ chức các cuộc kiểm tra, làm việc với các xã điểm xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là 05 xã điểm đạt chuẩn xã NTM vào năm 2013 để bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

- Xây dựng và thống nhất kế hoạch sử dụng nguồn vốn 26,13 tỷ đồng đã được phân bổ thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2012 để triển khai thực hiện. Cụ thể:

+ Thống nhất với UBND các huyện, thành phố về danh mục các công trình hạ tầng thiết yếu đầu tư cho các xã điểm và đã tổ chức triển khai thực hiện với nguồn vốn 14,7 tỷ đồng.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình đào tạo, tập huấn NTM, tuyên truyền, phát triển sản xuất 5,13 tỷ đồng.

+ Phân bổ 6,3 tỷ đồng cho 90 xã thực hiện công tác quy hoạch và phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, hỗ trợ các xã thực hiện công tác quy hoạch theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT- BXD-BNNPTNT-

6

Page 7: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

BTN và MT ngày 28/10/2011 của liên Bộ (Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường) về quy định lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã NTM (Thông tư số 13).

Kết quả thực hiện công tác quy hoạch nông thôn mới :* Đã quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch 124/124 xã.* Đã quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch theo đồ án mẫu (quy hoạch

chung) 121/124 xã (trong đó 25 xã điểm đã phê duyệt).* Đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã 64/124 xã. - Công tác xây dựng và phê duyệt đề án xã nông thôn mới 124/124 xã đã

hoàn thành và phê duyệt xong trong đầu tháng 7/2012. - Phối hợp Đài phát thanh và truyền hình tỉnh tổ chức tuyên truyền về xây

dựng NTM thông qua chuyên mục “Nông thôn trên đường phát triển” phát mỗi tháng hai kỳ; phối hợp các ngành liên quan tham mưu tỉnh tổ chức lễ phát động phong trào thi đua xây dựng NTM; đôn đốc và hỗ trợ các xã tổ chức lễ phát động phong trào thi đua và tổ chức tọa đàm xây dựng NTM 124/124 xã.

- Công tác lồng ghép với dự án DBRP trong xây dựng nông thôn mới: Xây dựng kế hoạch và được dự án hỗ trợ kinh phí thực hiện 12 lớp tập huấn đào tạo báo cáo viên (TOT) trong năm 2012; hoàn chỉnh kế hoạch dự toán kinh phí cho năm 2013 để dự án tiếp tục hỗ trợ vốn thực hiện mở các lớp tập huấn và thực hiện mô hình phát triển sản xuất.

- Đã triển khai thực hiện được 15 mô hình phát triển sản xuất từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia NTM năm 2012 tại 15 xã điểm. Các mô hình này đang được người dân đầu tư phát triển nhân rộng tại các địa phương theo hướng liên kết với các đại lý, doanh nghiệp để sản phẩm đầu ra tiêu thụ được thuận lợi.

- Hỗ trợ 5 xã điểm xây dựng hoàn chỉnh bảng tiến độ thực hiện 19 tiêu chí đạt chuẩn xã NTM năm 2013.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị tổ chức 65 lớp tập huấn theo kế hoạch năm 2012 cho 3.852 học viên có liên quan đến nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

e) Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thônSở Nông nghiệp và PTNT giao cho Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư chủ

trì triển khai kế hoạch dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, thời gian thực hiện từ tháng 11-12/2012, đã tổ chức đào tạo 31/38 lớp cho 897 học viên với nội dung kỹ thuật chăn nuôi gà an toàn sinh học, chăn nuôi heo, chăn nuôi bò, kỹ thuật trồng lúa, cây ăn trái, ca cao, dừa, kỹ thuật Bonsai kiểng và đã cấp 897 thẻ học nghề cho học viên; kinh phí thực hiện 1,064 tỷ đồng/1,195 tỷ đồng, đạt 89% kế hoạch.

f) Chương trình giống cây trồng vật nuôi- Sản xuất 120 ha lúa giống ở Trại giống Ba Tri và vệ tinh, củng cố và xây

dựng 150 ha mạng lưới nhân giống, cung ứng 400 tấn trong đó có 50 tấn giống cấp nguyên chủng và 350 tấn giống cấp xác nhận đạt 115% kế hoạch năm và 111% so cùng kỳ. Cơ cấu giống cung ứng 100% là giống kháng rầy nâu kháng trung bình trở lên và chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh phổ biến; phẩm chất gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, chất lượng, năng suất cao. Cung ứng giống lúa phẩm cấp nguyên chủng, xác nhận đạt tỷ lệ gần 7% diện tích. Tỷ lệ sử dụng giống

7

Page 8: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

xác nhận, XN1, XN2 (do Trung tâm, tổ giống, hợp tác xã và các tổ chức kinh doanh giống khác trong và ngoài tỉnh cung cấp) gần 30 % diện tích đạt 100% KH.

- Củng cố và xây dựng mới 22 đại lý cung ứng giống lúa trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh sản lượng lúa giống do Trung tâm trực tiếp cung ứng, còn có một lượng lúa giống cung ứng đến sản xuất thông qua các điểm trình diễn giống, các điểm thử nghiệm giống mới của Trung Tâm và các tổ giống tại địa phương. Đến nay Trung tâm đã củng cố và xây dựng 45 tổ nhân giống với hơn 500 nông dân tham gia sản xuất giống lúa ở 7 huyện. Tỷ lệ sử dụng giống tốt trong dân đạt 85% diện tích, diện tích còn lại nông dân sử dụng giống lúa mùa địa phương hoặc giống tốt nhưng đã qua sử dụng rất nhiều vụ, không còn xác định được tên giống và giống OC 10. Ngoài ra, sản xuất và liên kết sản xuất các loại dừa giống (dừa thơm lá dứa, dừa xiêm, dừa dâu…) và một số loại giống cây ăn trái khác (bưởi da xanh, ca cao).

- Triển khai thực hiện các dự án, đề tài: Dự án Nâng cao năng lực hệ thống sản xuất kinh doanh giống lúa trong tỉnh; Dự án Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn UTZ-CERTIFIED cho sản phẩm ca cao đang trồng trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Đề tài Tuyển chọn giống lúa chống chịu mặn thích nghi vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng mặn ven biển Đồng bằng sông Cửu Long; Dự án Phát triển bò thịt chất lượng cao bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo giai đoạn 2012-2013; Dự án Quản lý, nâng cao chất lượng đàn Heo đực giống; Đề án Quản lý, nâng cao chất lượng bò đực giống tỉnh giai đoạn 2012-2015, Đề tài so sánh con lai F1 giữa các giống bò Brahman, Red Angus, Angus phân biệt giới tính, bò lai Sind với bò cái địa phương; Đề tài Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre.

- Đã hoàn chỉnh báo cáo đang trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các Dự án cải tạo vườn dừa kém hiệu quả giai đoạn 2013-2016, Dự án bình tuyển, sưu tập, bảo tồn cây ăn trái đầu dòng chất lượng cao tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2015, Dự án thiết lập vườn dừa giống và bình tuyển cây dừa mẹ để cải thiện giống dừa trong sản xuất đại trà tỉnh Bến Tre giai đoạn 2012-2015.

- Hoạt động giống thủy sản: Dự án Cá tra bố mẹ thuần hóa di truyền đàn cá khỏe mạnh, ăn tốt, tăng trọng đạt yêu cầu, trung bình tăng trọng 3,4-3,8 kg/con sau 1 năm nuôi. Do trong thời gian chờ bàn giao mặt bằng nên việc tổ chức sản xuất giống cá nước ngọt chỉ mang tính ngắn hạn, tạm thời. Trong năm 2012, tranh thủ thời gian chưa bàn giao, Trại cá nước ngọt Sơn Đông đã sản xuất và cung ứng 600.000 post tôm càng xanh giống, tiếp tục ương 45.000 con tôm càng xanh giống, kích cỡ 2-3 cm, ương 6,5 tấn cá tra giống, 1.000 kg cá trê giống và 1,7 tấn cá giống các loại (cá rô phi, cá chép có kích cỡ 80-120 con/kg). Trại Cadet Bình Đại đã tập trung sản xuất và cung ứng giống tôm sú chất lượng cao khoảng 8,6 triệu post đạt 85 % KH, ương 200.000 con cá chẽm giống kích cở 1-10 cm đạt 50% KH. Trại Thới Thuận tổ chức sản xuất nghêu giống nhân tạo, kết quả được 52 triệu nghêu cám (trong đó bán 38,5 triệu và ương trên vùng cao triều 13,5 triệu) và 6 triệu nghêu giống.

g) Công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản- Thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy

sản tuyên truyền, phát hành 7.216 tờ dán, tờ bướm, tổ chức 13 lớp tập huấn về chất lượng, an toàn thực phẩm.

8

Page 9: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

- Kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản và thủy sản:

+ Tổ chức kiểm tra công nhận và định kỳ về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản cho 619 cơ sở gồm 501 tàu cá, 02 cảng cá, 65 cơ sở thu mua (sơ chế), 36 cơ sở chế biến khô, 02 cơ sở sản xuất nước mắm, 12 cơ sở sản xuất nước đá và 01 cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa; trong đó có 76 cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm gồm 43 cơ sở thu mua (sơ chế), 33 cơ sở sản xuất khô.

+ Tiến hành kiểm tra, đánh giá, phân loại 136 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT, kết quả 136 cơ sở xếp loại C, nguyên nhân xếp loại C là do các cơ sở giết mổ có khắc phục một số các sai lỗi so với đợt kiểm tra trước nhưng vẫn còn 2 tồn tại thuộc lỗi tới hạn (Se) không khắc phục được: việc sử dụng nguồn nước theo QCVN 01:2009/BYT và gần khu dân cư.

+ Thực hiện 02 đợt kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu tại các cơ sở thu mua thủy sản trên địa bàn 03 huyện biển. Kết quả, không phát hiện việc đưa tạp chất vào trong tôm nguyên liệu tại các cơ sở mà Đoàn đã kiểm tra.

+ Tổ chức Hội nghị triển khai mô hình chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn và tập huấn 06 lớp kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho các xã viên của tổ hợp tác tại xã Hưng Nhượng huyện Giồng Trôm. Đồng thời, hướng dẫn tổ hợp tác hoàn tất thủ tục hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Kết quả, tổ hợp tác đã được chứng nhận vào tháng 11/2012.

+ Thực hiện 06 đợt thu mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm, thuốc bảo vệ thực vật trên rau, quả và thức ăn chăn nuôi, thịt với: 144 mẫu (Rau, quả 100 mẫu; Thức ăn chăn nuôi, thịt 44 mẫu). Kết quả phân tích phát hiện 04 mẫu thịt nhiễm Salbutamol tại lò giết mổ trên địa bàn huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam và Thành phố Bến Tre và 03 mẫu rau có hàm lượng Nitrate vượt mức giới hạn cho phép.

+ Kiểm tra an toàn thực phẩm 20 cơ sở sản xuất giá đỗ, rau mầm và 04 cơ sở kinh doanh hạt giống, hóa chất trên địa bàn Thành phố Bến Tre và huyện Mỏ Cày Nam; Kết quả đoàn kiểm tra đã phát hiện và lập biên bản 12/20 cơ sở sản xuất giá đỗ sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc và 01/04 cơ sở kinh doanh hóa chất không nhãn hàng hóa đúng quy định.

+ Khảo sát và thiết lập chương trình quản lý chất lượng GMP, SSOP cho 18 cơ sở thu mua, sơ chế thủy sản tại huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.

+ Thực hiện 02 đợt kiểm tra, đánh giá cơ sở và thu mẫu kiểm tra dư lượng, kháng sinh cấm, thuốc bảo vệ thực vật trên rau, quả và thịt (từ nguồn vốn của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản) với 25 cơ sở (15 cơ sở sản xuất rau, 04 cơ sở chăn nuôi, 06 cơ sở giết mổ); và tiến hành thu 30 mẫu (15 mẫu rau và 15 mẫu thịt). Kết quả phân tích phát hiện 10 mẫu thịt heo nhiễm Salmonella.

+ Thực hiện 03 đợt thu mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm, trong thủy sản sau thu hoạch với 111 mẫu, kết quả không phát hiện dư lượng, chất cấm.

+ Điều tra nguyên nhân cơ sở cung cấp nguyên liệu các lô hàng bị cảnh báo về an toàn thực phẩm của một cơ sở tại huyện Thạnh Phú theo tinh thần Công văn số 164/CLNB-CL ngày 29/5/2012 của Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và

9

Page 10: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

Thủy sản Nam bộ. Kết quả, điều tra cho thấy lô hàng trên không phù hợp với lô hàng tôm nuôi tại Thạnh Phú; Chi cục đã báo cáo kết quả về Cơ quan Nam bộ để xử lý.

h) Công tác khuyến nôngTập huấn 125 lớp về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cho 5.396 người

tham dự. Xây dựng 9 mô hình trình diễn với kinh phí của tỉnh và 05/05 dự án kinh phí khuyến nông quốc gia. Nhìn chung các tiến bộ kỹ thuật chuyển giao đã được người dân áp dụng đạt hiệu quả, góp phần thay đổi nhận thức cũng như tập quán canh tác của nông dân từ sử dụng phân bón, thuốc hóa học sang sử dụng phối hợp với các sản phẩm hữu cơ sinh học góp phần tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn.

i) Dự án 10.000 ha ca cao và Dự án ca cao chứng nhận - Dự án 10.000 ha ca cao: Thực hiện chủ trương của Tỉnh về việc phát triển ca

cao trồng xen nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất vườn dừa, trong năm với chính sách hỗ trợ giá cây giống đến nay đã giao nhận khoảng 730.000 cây ca cao. Sản xuất ca cao trồng xen trong vườn dừa ngày càng khăng định vị thế, hiệu quả các mô hình trồng xen.

- Dự án ca cao chứng nhận: Năm 2012 Dự án đã tích cực vận động, tổ chức, thực hiện thành lập và đưa vào vận hành hoạt động 64 Câu lạc bộ Ca cao chứng nhận tại 4 huyện trọng điểm là Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam với sự tham gia của 1.253 nông dân và 04 doanh nghiệp thu mua, chế biến ca cao, diện tích 790 ha (Tiền Giang có 600 hộ và 01 HTX). Dự kiến từ tháng 12/2012-1/2013 sẽ tổ chức thanh tra độc lập và cấp chứng nhận UTZ cho các doanh nghiệp và hộ dân tham gia, đồng thời tiếp tục nhân rộng về mặt qui mô. Các hộ tham gia câu lạc bộ ca cao chứng nhận được tập huấn-chuyển giao kỹ thuật bón phân, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh…; đến nay hầu hết các vườn cây sinh trưởng phát triển tốt ít bị sâu bệnh.

j) Dự án Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học (QSEAP)

Tổng kinh phí được duyệt năm 2012 là 20,705 tỷ đồng, thực hiện 3 hợp phần: đã tổ chức tập huấn 62 lớp cho nông dân về thực hành cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng dẫn qui trình kỹ thuật cho các hộ nhận giống theo hạng mục thay thế giống, 30 lớp trước xây dựng, 45 lớp về cách sử dụng công trình khí sinh học cho người chăn nuôi và chuyển tiền hỗ trợ xây dựng hầm biogas, phối hợp với các huyện khảo sát nhu cầu thay thế giống già cỗi, sâu bệnh đã tiến hành giao 16.050 cây chôm chôm và 65.564 cây bưởi da xanh cho các hộ dân. Khảo sát thiết kế để lập báo cáo đầu tư các mô hình vùng sản xuất nông nghiệp an toàn. Hoàn chỉnh qui hoạch vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn Bến Tre đến năm 2020. Đầu tư xây dựng 900/900 công trình biogas và nghiệm thu đưa vào sử dụng. Ước thực hiện đến cuối năm 5,942 tỷ đồng, đạt 28,7% kế hoạch.

k) Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Bến Tre do WWF tài trợ (tổng kinh phí ước 102.000 USD).

Triển khai thực hiện các hạng mục vườn ươm cây giống lâm nghiệp tại xã An Thủy, huyện Ba Tri; mô hình trồng rừng có hàng rào cản sóng ở khu vực đang bị xói lở của huyện Bình Đại; mô hình sản xuất nông nghiệp trồng dưa hấu, thủy sản (rừng - tôm) thích ứng với biến đổi khí hậu và thân thiện với môi trường, mô hình

10

Page 11: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

trồng băng rừng cản gió ở xã An Thủy, huyện Ba Tri (01ha) để bảo vệ cho sản xuất nông nghiệp.

l) Công tác thanh tra- Trong năm 2012 thực hiện 07 cuộc thanh tra theo kế hoạch, trong đó:+ Thanh tra 03 cuộc về trách nhiệm lãnh đạo các đơn vị trong công tác phòng

chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí đối với Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Ban quản lý Dự án chuyên ngành nông nghiệp, Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi.

+ Thanh tra 03 cuộc về trách nhiệm lãnh đạo các đơn vị về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đối với Chi cục nuôi trồng thủy sản, Trung tâm khuyến nông-khuyến ngư, Trung tâm giống nông nghiệp.

+ Thanh tra 01 cuộc về việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị chuyên môn tại đơn vị đối với Chi cục Kiểm lâm.

- Thực hiện thanh tra chuyên ngành: Hoạt động thanh, kiểm tra lĩnh vực thủy sản, thức ăn gia súc, thuốc Thú y, thuốc BVTV, phân bón 30/16 chuyến đạt 187,5%.

II- NHẬN XÉT-ĐÁNH GIÁ1. Các mặt đạt được - Sản xuất lúa năm lương thực 2012 thuận lợi, sản lượng vượt so kế hoạch và

cùng kỳ, đặc biệt bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá đã được khống chế. Thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu” theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại huyện Ba Tri, Giồng Trôm. Giá dừa có sự biến động giảm do ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân, để giữ vững diện tích dừa toàn tỉnh ngành đã tuyên truyền khuyến cáo nông dân tiếp tục thực hiện các biện pháp thâm canh, đốn tỉa các cây dừa già cỗi, năng suất kém, nhân rộng mô hình trồng xen, nuôi xen tôm càng xanh... thường xuyên chăm sóc, bón phân kết hợp phòng trừ bọ cánh cứng gây hại bằng thuốc sinh học nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể Ong ký sinh. Tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 10/2012/NQ-HĐND về việc hỗ trợ khó khăn cho người trồng dừa; đồng thời đề nghị hỗ trợ 100% tiền giống cây ca cao trồng xen.

- Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi ổn định, những dịch bệnh nguy hiểm heo tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm không xảy ra, người chăn nuôi đã chủ động tiêm phòng và chăm sóc đàn vật nuôi, vệ sinh tiêu độc chuồng trại đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ bùng phát dịch.

- Công tác quản lý mùa vụ, môi trường, dịch bệnh, giống và tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản luôn được quan tâm, đặc biệt là việc hỗ trợ hóa chất tiêu hủy trên tôm nuôi khi có dịch bệnh xảy ra, ý thức của người dân từng bước được nâng cao trong việc quản lý môi trường, khai báo dịch bệnh.

- Công tác quản lý tàu cá ngày càng chuyên môn hóa, đáp ứng yêu cầu của tổ chức và nhân dân. Tàu nhỏ ven bờ ngày càng giảm, nâng tỷ lệ tàu khai thác xa bờ ngày càng cao theo đúng định hướng phát triển của Ngành.

- Công tác quản lý bảo vệ rừng đã có chiều hướng tích cực do có sự tham gia của cộng đồng, người dân đã nhận thức về lợi ích của rừng trong việc phòng chống thiên tai và ứng phó với sự biến đổi khí hậu. Những tháng đầu năm thời tiết khô hạn trên diện rộng nên nguy cơ cháy rừng cao, tuy nhiên do kịp thời triển khai

11

Page 12: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

các biện pháp phòng, chống cháy rừng, mặt khác năm nay có mưa sớm hơn nên không xảy ra trường hợp cháy.

- Công tác phòng chống hạn mặn, phòng chống lụt bão đã được các địa phương quan tâm và phối hợp với ngành nên việc ảnh hưởng và thiệt hại trong năm không đáng kể, đồng thời ý thức của người dân trong việc ứng phó với thiên tai cũng được nâng lên.

- Được sự quan tâm của Bộ, Ngành trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh nên công tác thủy lợi đã được đầu tư, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng, đồng thời kết hợp với công tác quản lý vận hành công trình đã góp phần trong việc thực hiện kế hoạch của Ngành. Công tác đầu tư XDCB đối với Ngành đã được bố trí vốn tương đối lớn trong năm nên từng lúc các dự án đã được đầu tư trước đây phát huy được hiệu quả cao hơn.

- Các công trình cấp nước tập trung ở địa phương được quản lý khai thác phát huy hiệu quả và duy trì tính bền vững lâu dài. Bộ phận dân cư nông thôn đã từng bước có chuyển biến về nhận thức và quan tâm đến nhu cầu sử dụng nước sạch và đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Công tác xây dựng nông thôn mới đã được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các ngành hữu quan, công tác tuyên truyền được chú trọng, đồng thời có sự đoàn kết thống nhất, sự đồng thuận và hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân. Hầu hết các địa phương chủ động triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, xác định được những phần việc và cách tổ chức thực hiện từng nội dung tiêu chí chưa đạt, có chú ý đến việc thực hiện những tiêu chí dễ làm, ít kinh phí.

2. Các mặt hạn chếBên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn đọng một số khó khăn, hạn chế như:- Nền kinh tế tỉnh nhà còn phụ thuộc vào nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng còn

phụ thuộc nhiều vào qui mô mở thêm diện tích, năng suất tăng chậm, hiệu quả của các sản phẩm còn thấp; đặc biệt là lĩnh vực nuôi thuỷ sản vùng mặn lợ vẫn chưa ổn định được các mô hình nuôi và hiệu quả sản xuất.

- Tình hình thiên tai, nước mặn xâm nhập, ảnh hưởng biến đổi khí hậu (mưa trái mùa) và dịch bệnh thường xuyên xảy ra (Bệnh chổi rồng trên cây nhãn, dịch bệnh trên tôm biển…), gây ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất muối, cây ăn trái và nuôi tôm biển.

- Một số sản phẩm trái cây đặc sản đạt về chất lượng nhưng chưa đảm bảo về tính ổn định, độ đồng đều và các nhu cầu về số lượng lớn. Sức cạnh tranh hàng nông, thuỷ sản còn hạn chế, cho nên khi bị các rào cản kỹ thuật và an toàn thực phẩm của các thị trường khó tính sẽ gặp khó khăn.

- Giá cả thị trường luôn biến động, không ổn định gây nhiều bất lợi cho sản xuất, giá cả một số mặt hàng nông sản có xu hướng giảm nhẹ, giá dừa liên tục giảm mạnh nên đời sống của người trồng dừa gặp rất nhiều khó khăn. Giá các sản phẩm chăn nuôi giảm thấp, giá thức ăn tăng cao làm ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi trong tỉnh.

- Giá nhiên liệu xăng dầu tăng cũng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản. Thức ăn, thuốc hóa chất phục vụ cho nghề nuôi không ổn định, giá cả tăng liên tục, chất lượng chưa đảm bảo, gây nhiều khó khăn cho người nuôi.Giá bán tôm nguyên liệu giảm thấp so với năm 2011 nên đa số người nuôi thu hoạch từ hòa

12

Page 13: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

vốn đến lỗ, lãi rất ít. Giá bán cá tra nguyên liệu dao động không ổn định, trong những tháng đầu năm 2012 giá bán cá tra nguyên liệu ở mức cao, dao động từ 25.000 đến 26.700 đồng/kg nên đa số người nuôi có lãi khá từ 2.500 - 3.500 đồng/kg, từ cuối quí 2 đến đầu quí 3 giá bán cá tra nguyên liệu giảm mạnh dao động từ 21.000 - 22.700đồng/kg , nên đa số người nuôi bị lỗ. Hiện nay giá bán cá tra nguyên liệu có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại (dao động từ 23.000 - 24.500đồng/kg cá), đa số người nuôi hòa vốn, một số ít có lãi.

- Chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp mặc dù có quan tâm nhưng chưa được đồng bộ, phần lớn đời sống của nông dân chưa được cải thiện tương xứng. Nông dân lại là bộ phận chịu nhiều rủi ro nhất do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá cả cũng như các yếu tố bất lợi khác phát sinh trong nền kinh tế thị trường.

- Công tác xây dựng quy hoạch, chương trình, dự án ngành còn chậm do phải phụ thuộc các cấp, ngành có liên quan như trong khâu lấy ý kiến đóng góp,…Thêm vào đó, năm nay đã đến thời kỳ rà soát, điều chỉnh, xây dựng quy hoạch nên hầu hết các tư vấn quy họach đều quá tải.

- Trong quá trình triển khai và thi công các công trình thủy lợi còn gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, thiếu vốn.... làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình.

- Tình hình sản xuất muối quy mô sản xuất nhỏ theo hộ gia đình, phương thức sản xuất thủ công dẫn đến năng xuất thấp và chất lượng muối không cao. Nguyên nhân chưa thành lập được các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã để nâng quy mô sản xuất và sản lượng, cơ sở hạ tầng đồng muối chưa được nâng cấp, mô hình sản xuất muối sạch chưa được nhân rộng.

- Khối lượng công việc trong xây dựng nông thôn nhiều nhưng chưa có cán bộ chuyên trách ở huyện, xã, cán bộ xã còn hạn chế về năng lực và chuyên môn nên gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai thực hiện.

Phần haiKẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2013

Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2011-2015), phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh có những thuận lợi như:

- Kinh tế của tỉnh có khả năng tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. - Được sự quan tâm hỗ trợ phát triển của trung ương, tỉnh và tài trợ quốc tế

thông qua các chính sách hỗ trợ sản xuất, các chương trình dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, các dự án phát triển sản xuất góp phần giải quyết việc làm tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân.

Song song với những thuận lợi cơ bản nêu trên, trong năm 2013 phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh còn gặp phải những khó khăn cơ bản như:

- Ở trong nước, kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát chưa vững chắc, sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn.

- Trong tỉnh, tình hình thời tiết, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường, không ổn định do ảnh hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Giá cả đầu vào một số mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, ngược lại giá cả và thị trường tiêu thu một số sản phẩm chủ lực của tỉnh không ổn định; cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất trong thời gian qua được quan tâm

13

Page 14: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

đầu tư nhưng chưa đồng bộ; khó khăn nội tại của ngành nông nghiệp chưa được giải quyết; một số chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp còn bất cập.

Trước những thuận lợi và khó khăn nêu trên nhiệm vụ chủ yếu để phát triển ngành nông nghiệp nông thôn trong năm 2013 tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm như sau:

I. NHIỆM VỤ1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp - Trồng trọt: Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, tiếp tục đầu tư chiều sâu,

thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả vườn cây ăn trái đặc sản; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, chế biến, bảo quản sau thu hoạch; nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu tại các vùng lúa trọng điểm của tỉnh.

- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, các nhóm sản phẩm chủ lực gắn với giết mổ, chế biến công nghiệp, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường nâng cao hiệu quả, khả năng kiểm soát dịch bệnh và môi trường đối với chăn nuôi nông hộ.

- Thủy sản: Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường. Đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, tạo điều kiện, hỗ trợ ngư dân cải hoán phương tiện, phương thức đánh bắt xa bờ, nhằm gia tăng hiệu quả đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an ninh, trật tự bảo vệ trên biển.

- Lâm nghiệp: Tăng cường quản lý, sử dụng và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có; thực hiện tốt kế hoạch trồng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ phát triển rừng theo quy hoạch; kết hợp phát triển lâm nghiệp với nông - ngư nghiệp và các ngành nghề nông thôn, góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tác động biến đổi khí hậu.

- Diêm nghiệp: Triển khai quy hoạch sản xuất và chế biến muối sạch 2 huyện Ba Tri và Bình Đại. Tiếp tục theo dõi tình hình sản xuất và lưu thông muối trong toàn tỉnh để thực hiện các giải pháp nhằm tăng năng xuất, chất lượng giúp diêm dân an tâm đầu tư sản xuất và phát triển nghề muối.

2. Triển khai thực hiện các chương trình dự án - Đầu tư xây dựng cơ bản: Tập trung đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thủy

lợi, đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt, chủ động tưới tiêu cho vùng sản xuất lúa, vùng nuôi thủy sản, vườn cây ăn trái và phục vụ sinh hoạt cho nhân dân. Đầu tư xây dựng hệ thống đê biển; kè chống xói lở bờ sông; nâng cấp mở rộng các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão ở 3 huyện ven biển; đầu tư xây dựng các làng cá, bến cá…

- Phát triển kinh tế nông thôn: + Phát triển trang trại theo quy mô tập trung hướng mạnh vào sản xuất hàng

hóa theo quy trình sản phẩm sạch và an toàn, gia tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, ổn định đời sống nông dân.

+ Ngành nghề nông thôn: Tiếp tục thẩm định, công nhận và phát huy các làng nghề, làng nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho nông dân nông thôn; Nâng cao chất lượng và đa dạng sản phẩm của làng nghề kết hợp với phát triển mô hình du lịch làng nghề…

14

Page 15: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

- Khoa học, công nghệ và đào tạo:+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, lai tạo giống lúa,

giống cây ăn trái, quy trình sinh sản nhân tạo giống thủy sản, chuyển giao và ứng dụng nhanh, có hiệu quả, tạo nguồn giống tốt, chất lượng cao, sạch bệnh, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất. Triển khai thực hiện đề án khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

+ Tiếp tục thực hiện công tác khuyến nông, khuyến ngư qua các hình thức chuyển giao KHKT như tập huấn kỹ thuật, sinh hoạt câu lạc bộ nông dân, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất an toàn được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP... nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để có giải pháp xử lý kịp thời khi xảy ra dịch bệnh. Đồng thời tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi, giết mổ và buôn bán gia súc, gia cầm nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành nghiêm túc các qui định về phòng, chống dịch bệnh.

- Triển khai xây dựng Chương trình MTQG về nông thôn mới: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đào tạo tập huấn (ban quản lý xã, ban phát triển ấp, ban chỉ đạo các cấp), tổ chức tuyên truyền... cho 25 xã nông thôn mới đến năm 2015 và 99 xã nông thôn mới đến năm 2020; tập huấn cho BCĐ các cấp, cán bộ quản lý cấp xã.

II. CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH CHỦ YẾU NĂM 2013 (xem phụ biểu 1)1. Trồng trọtCây lúa diện tích 75.500 ha, năng suất 48,7 tạ/ha, sản lượng 367.950 tấn. Cây mía

diện tích 4.800 ha, năng suất 810 tạ/ha, sản lượng 388.800 tấn. Cây dừa diện tích 57.500 ha, sản lượng 470.400 tấn. Cây ăn trái diện tích 29.750 ha, sản lượng 319.795 tấn.

2. Chăn nuôi Tổng đàn trâu 1.400 con; đàn bò 155.000 con; đàn heo 455.000 con; đàn gia

cầm 6 triệu con. Sản lượng thịt xuất chuồng 110.000 tấn (trong đó, thịt heo 72.200 tấn). Trứng 85 triệu quả.

3. Lâm nghiệp Khoán bảo vệ rừng 3.906 ha; trồng mới 90 ha; trồng cây phân tán 1,01 triệu

cây; chăm sóc rừng 280 ha.4. Diêm nghiệp Diện tích 1.350 ha, sản lượng 54.000 tấn.5. Thủy sản Tổng số tàu đánh bắt 3.900 chiếc, trong đó tàu đánh bắt xa bờ 1.760 chiếc.

Diện tích nuôi 43.545 ha (trong đó diện tích nuôi tôm biển 31.550 ha, tôm càng xanh 2.300 ha, cá 4.500 ha, nhuyễn thể 4.695 ha, nuôi khác 500 ha). Thể tích nuôi lồng bè 30.000 m3. Tổng sản lượng 359.000 tấn, trong đó khai thác 150.000 tấn, nuôi trồng 209.000 tấn.

6. Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 82%. Tỷ lệ hộ

dân nông thôn sử dụng nước sạch 39%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh 34%.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN1. Thực hiện công tác quy hoạch

15

Page 16: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

- Phối hợp với các ngành và địa phương tập trung triển khai thực hiện và quản lý có hiệu quả các quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 đã được phê duyệt như: Quy hoạch phát triển thủy lợi; QH Phát triển nông nghiệp-thuỷ sản; QH chi tiết nuôi thủy sản 3 huyện ven biển; QH bố trí dân cư; QH phát triển ngành nghề nông thôn; Quy hoạch Hệ thống trạm bơm điện qui mô vừa và nhỏ; Quy hoạch phát triển Phát triển sản xuất muối; Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng; Quy hoạch phát triển chăn nuôi và giết mổ chế biến gia súc gia cầm tập trung; Quy hoạch vùng phát triển cây ăn quả đặc sản an toàn;…

- Tiếp tục triển khai xây dựng các báo cáo quy hoạch: Quy hoạch vùng mía nguyên liệu; Quy hoạch vùng sản xuất lúa vụ Thu Đông; Quy hoạch hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

2. Tiến hành xây dựng các chương trình, dự án cụ thể trên từng lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, v.v…; triển khai thực hiện có hiệu quả các kế hoạch thực hiện nghị quyết về tam nông, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, các dự án về ứng phó biến đổi khí hậu

a) Trồng trọt- Tiếp tục thực hiện các dự án Nâng cao chất lượng an toàn sản phẩm nông

nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học; Nhân rộng các mô hình sản xuất chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế VietGAP, GlobalGAP trên các cây ăn trái đặc sản của tỉnh như chôm chôm, sầu riêng, bưởi da xanh, nhãn... tạo ra một lượng lớn hàng hoá, chất lượng tốt, kích cở đồng đều phục vụ xuất khẩu.

- Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh: Đây là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng, tích hợp đồng bộ giữa nghiên cứu, triển khai với sản xuất- kinh doanh (khép kín sản xuất, chế biến và tiêu thụ), hợp tác, đào tạo, chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC). Sản xuất quy mô lớn sẽ được triển khai thực hiện ở mạng lưới nông hộ trong vùng ứng dụng CNC. Các nông hộ trong vùng ứng dụng CNC sẽ là vệ tinh sản xuất cho doanh nghiệp ứng dụng CNC .

- Triển khai Dự án cải tạo 5.000 ha vườn dừa kém hiệu quả; nhân rộng các mô hình trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa để nâng cao giá trị sản xuất trên diện tích đất canh tác, đặc biệt quan tâm thực hiện dự án trồng xen 10.000 ha ca cao, ca cao chứng nhận. Tiếp tực triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân trồng dừa trên địa bàn tỉnh.

- Ổn định vùng lúa tập trung có năng suất cao ở các huyện Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri và Bình Đại; hướng dẫn nông dân kỹ thuật canh tác các loại giống có chất lượng và giá trị thương phẩm cao, áp dụng các biện pháp IPM, 3 giảm 3 tăng, bốn đúng, xuống giống đồng loạt đúng lịch thời vụ; khuyến cáo phát triển 2 vụ lúa ăn chắc/năm với các giống có năng suất và chất lượng cao trong khu vực ngọt hoá, các vùng chủ động nguồn nước ngăn mặn trong vụ Đông Xuân có thể phát triển lên 3 vụ lúa/năm hoặc chuyển sang hệ thống canh tác 2 lúa - 1 màu; phát triển mạnh mô hình lúa- tôm ở vùng 6 tháng mặn, 6 tháng ngọt; tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu tại các vùng lúa trọng điểm, xây dựng vườn dừa mẫu.

16

Page 17: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

- Triển khai thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả nghề hoa kiểng huyện Mỏ Cày Bắc và Chợ Lách, từng bước hình thành vùng chuyên canh hoa, cây cảnh có giá trị xuất khẩu tập trung ở các xã Vĩnh Thành, Hưng Khánh Trung B, Long Thới…huyện Chợ Lách.

b) Chăn nuôi- Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tập trung (trang trại, gia trại)

quản lý tốt môi trường chăn nuôi, vận động nông dân chăn nuôi có kiểm soát, chống thả rông, chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại.

- Củng cố mạng lướí thú y từ tỉnh đến cơ sở, quản lý chăn nuôi đến hộ gia đình nhằm phát hiện và xử lý ổ bệnh kịp thời khi mới phát sinh không để lây lan thành dịch trên diện rộng. Đồng thời có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người chăn nuôi khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm.

- Về giống: Kiểm soát tốt chất lượng đàn giống; tiếp tực triển khai dự án cải tiến nâng cao chất lượng đàn bò thịt, dự án quản lý chất lượng đàn heo đực giống và đàn bò đực giống…nhằm Nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm

- Củng cố, nâng cao hiệu quả các lò giết mổ tập trung, mỗi huyện phải có từ 2-3 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường.

- Tiếp tục vận động, tuyên truyền, hỗ trợ người chăn nuôi xây dựng công trình khí sinh học nhằm giảm thiểu ô nhiểm môi trường; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống.

c) Nuôi trồng thủy sản - Hoàn thiện hạ tầng các khu sản xuất giống tập trung; khuyến khích, tạo điều

kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống thủy sản trong tỉnh, liên kết với các trại sản xuất giống ngoài tỉnh để đảm bảo cung ứng giống tốt cho nhu cầu nuôi; thực hiện tốt công tác kiểm dịch giống thuỷ sản.

- Tăng cường công tác khuyến ngư, đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao qui trình kỹ thuật tiên tiến cho người nuôi theo hướng công nghệ sinh học, sử dụng vi sinh. Tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường cho cả 3 vùng mặn, lợ, ngọt. Quản lý chặt chẽ lịch thời vụ đối với nuôi tôm biển; thường xuyên phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác giám sát, phòng trừ dịch bệnh trên các đối tượng nuôi chính của tỉnh (tôm biển, cá tra, nghêu, sò).

- Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động và nhân rộng mô hình Ban Quản lý vùng nuôi đối với các vùng nuôi tập trung cho đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, tôm chân trắng, cá tra; phát triển mạnh hình thức nuôi xen tôm càng xanh trong vườn dừa với hình thức liền canh liền cư và nuôi luân vụ tôm sú - tôm càng xanh - lúa ở vùng 6 tháng mặn 6 tháng ngọt; củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã khai thác nghêu tiến tới thực hiện mô hình đồng quản lý khai thác vùng bãi triều và vùng nước ven bờ.

d) Khai thác thủy sản- Tạo điều kiện, hỗ trợ ngư dân cải hoán phương tiện, phương thức đánh bắt

xa bờ, giảm cường lực khai thác ven bờ thông qua việc thực hiện các dự án chuyển đổi nghề, phát triển sinh kế bền vững, nhằm gia tăng hiệu quả đánh bắt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

17

Page 18: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

- Xây dựng các mô hình hiệu quả trong lĩnh vực bảo quản sản phẩm, sử dụng máy dò ngang, cải tiến ngư cụ,… để nhân rộng.

- Tổ chức lại sản xuất theo hình thức tổ đội khai thác nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, hỗ trợ nhau khi có thiên tai, sự cố, đồng thời góp phần bảo vệ an ninh trật tự trên biển. Tiếp tục xây dựng đề án tổ chức tàu cá hoạt động khai thác thủy sản theo mô hình tổ đội trong đó chú trọng đến chính sách hỗ trợ cho ngư dân.

- Đầu tư nâng cấp mở rộng các cảng cá Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú; thu hút mạnh các cơ sở thu mua, sơ chế, kho trữ lạnh tại cảng và các dịch vụ hậu cần khác tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nghề cá phát triển.

e) Chế biến xuất khẩu thuỷ sản- Phối hợp với các ngành thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến thuỷ

sản tại tỉnh, đặc biệt là vào các khu, cụm công nghiệp.- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ chế

biến các mặt hàng giá trị gia tăng thông qua các chương trình, dự án tài trợ.- Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu đối với sản phẩm chủ

lực như GlobalGAP đối với vùng nuôi cá tra, GAP đối với vùng nuôi tôm, MSC, CoC đối với sản phẩm nghêu,...để mở rộng sản xuất và thị trường xuất khẩu.

- Xúc tiến hình thành liên hiệp gồm các HTX khai thác nghêu, cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nghêu để quản lý và phát huy thế mạnh của chứng nhận quốc tế MSC con nghêu Bến Tre.

- Tập trung xây dựng chuổi liên kết phát triển bền vững “4 nhà” để nhà máy có nguồn nguyên liệu sạch, ổn định, còn người nông dân có vốn, có thị trường và giá cả ổn định để an tâm phát triển sản xuất.

- Thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm tiến tới xây dựng thương hiệu sạch đối với tôm sú và tôm chân trắng của Bến Tre; phối hợp với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xây dựng thương hiệu cá tra ĐBSCL để mở rộng thị trường và ổn định giá cả.

f) Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn- Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai, nhất là phối hợp, hỗ

trợ địa phương thực hiện nhanh công tác giải phóng mặt bằng. - Tập trung thực hiện các hạng mục trọng điểm của dự án Hệ thống thủy lợi

Bắc Bến Tre. Triển khai thực hiện dự án đê biển và các công trình dưới đê, các công trình phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn; các công trình kè chống sạt lở bờ sông; các công trình ứng phó biến đổi khí hậu… Nâng cấp và nạo vét thủy lợi nội đồng, thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo ngăn mặn, trữ ngọt, chủ động tưới tiêu cho vùng sản xuất lúa, vườn cây ăn trái và phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, cấp thoát nước thông thoáng cho các vùng nuôi thủy sản tập trung.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình đang thi công, đồng thời thu hút các nguồn lực sớm triển khai các nhà máy cấp nước sinh hoạt nông thôn theo quy hoạch, nhằm giảm thiểu tác hại do biến đổi khí hậu gây ra. Phối hợp tốt các đơn vị có liên quan (Y tế, Giáo dục, Ngân hàng Chính sách xã hội…) triển khai thực hiện tốt công tác hỗ trợ dân nông thôn xây dựng hố xí hợp vệ sinh.

- Tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai các chương trình đề án trong lĩnh vực phát triển nông thôn như: đề án dạy nghề cho lao động nông

18

Page 19: UBND TỈNH BẾN TRE CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ …vukehoach.mard.gov.vn/DataStore/chienluoc/2136Bao cao ke... · Web view- Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi gia súc, gia

thôn; chương trình phát triển làng nghề; hỗ trợ phát triển mô hình sản xuất tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại…

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt việc huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới (lồng ghép các chương trình dự án, vận động doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân tài trợ xây dựng CSHT kỹ thuật ở nông thôn). Trong đó ưu tiên tập trung đầu tư cho 25 xã đạt tiêu chí nông thôn mới đến năm 2015.

- Tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị liên quan, các tổ chức, hội, đoàn thể triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2013. Trên cơ sở kế hoạch tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng phòng, ban, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao.

Trên đây là báo cáo tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 và kế hoạch năm 2013, Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC- Bộ NN và PTNT;- Tỉnh ủy; - UBND tỉnh;- Sở KH- ĐT;- Cục Thống kê;- Ban thi đua khen thưởng (SNV);- BGĐ Sở;- Lưu: VT, KHTC 14.

19