ubnd tỈnh ninh thuẬn cỘng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt … nq 33_signed... · làm...

20
1 UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-SVHTTDL Ninh Thuận, ngày tháng 4 năm 2019 BÁO CÁO Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Thực hiện Kế hoạch số 144-KH/TU ngày 05/3/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, cụ thể như sau: I. Bối cảnh thực hiện Nghị quyết. Ninh Thuận là tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam trung bộ, có 6 huyện và 01 thành phố; với 65 xã, phường, thị trấn; 402 thôn, khu phố; đời sống nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây được sự quan tâm chỉ đạo và thực hiện của các cấp, các ngành và sự đồng thuận tron g nhân dân nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh liên tục phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Trong tình hình hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập, bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong đó, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và ổn định: Nhu cầu tổ chức, sáng tạo và thưởng thức văn hóa nghệ thuật trong tầ ng lớp nhân dân ngày càng phong phú và đa dạng. Tỉnh còn khó khăn về kinh tế, thiết chế văn hóa cơ sở chưa đầy đủ; cán bộ văn hóa cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở. Nhưng Ninh Thuận lại là nơi “giàu” về văn hóa, đặc biệt là văn hóa phi vật thể của người Kinh, Chăm, Raglai và các đồng bào dân tộc khác... điều đó đã góp phần trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo học tập, quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH TW Đảng (khóa XI), các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động của Trung ương, Tỉnh ủy về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cụ thể hóa, thực hiện nghiêm túc, đạt được những kết quả nhất định. Qua đó nhận thức về vai trò và tầm quan trọng

Upload: others

Post on 20-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

1

UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-SVHTTDL Ninh Thuận, ngày tháng 4 năm 2019

BÁO CÁO

Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung

ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Thực hiện Kế hoạch số 144-KH/TU ngày 05/3/2019 của Ban thường vụ Tỉnh

ủy về Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung

ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết

số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây dựng và phát triển

văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, cụ

thể như sau:

I. Bối cảnh thực hiện Nghị quyết.

Ninh Thuận là tỉnh nằm ở vùng duyên hải Nam trung bộ, có 6 huyện và 01

thành phố; với 65 xã, phường, thị trấn; 402 thôn, khu phố; đời sống nhân dân

chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây được sự quan tâm

chỉ đạo và thực hiện của các cấp, các ngành và sự đồng thuận trong nhân dân

nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh liên tục phát triển, góp phần nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Trong tình hình hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi

mới, mở cửa và hội nhập, bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên

các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong đó,

đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và ổn

định: Nhu cầu tổ chức, sáng tạo và thưởng thức văn hóa nghệ thuật trong tầng

lớp nhân dân ngày càng phong phú và đa dạng. Tỉnh còn khó khăn về kinh tế,

thiết chế văn hóa cơ sở chưa đầy đủ; cán bộ văn hóa cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu

công tác quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở. Nhưng

Ninh Thuận lại là nơi “giàu” về văn hóa, đặc biệt là văn hóa phi vật thể của

người Kinh, Chăm, Raglai và các đồng bào dân tộc khác... điều đó đã góp phần

trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản

sắc dân tộc.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo học tập, quán triệt triển khai thực hiện Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH TW Đảng (khóa XI), các Chỉ thị, Nghị quyết,

Chương trình hành động của Trung ương, Tỉnh ủy về "Xây dựng và phát triển

văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã

được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cụ thể hóa, thực hiện nghiêm túc, đạt

được những kết quả nhất định. Qua đó nhận thức về vai trò và tầm quan trọng

Page 2: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

2

trong việc "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu

cầu phát triển bền vững đất nước” được nâng lên, tạo thuận lợi để xây dựng lối

sống, phong cách văn hóa con người Ninh Thuận trong tình hình hiện nay, góp

phần đưa tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW đi vào cuộc sống, hoàn thành các

mục tiêu, nhiệm vụ đã được Nghị quyết đề ra.

II. Công tác quán triệt, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết.

1. Công tác quán triệt.

Thực hiện Chương trình hành động số 282-CTHĐ/TU ngày 16/9/2014 của

Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp

ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Kế hoạch số 5755/KH-UBND ngày

27/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Chương trình hành động

của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn

hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch 38/KH-SVHTTDL ngày 02/7/2015

về thực hiện Kế hoạch số 5755/KH-UBND ngày 27/11/2014 của Ủy ban nhân

dân tỉnh; đồng thời phối hợp các sở, ban ngành, đoàn thể và địa phương đẩy

mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho

cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân chú trọng công tác bảo tồn

và phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh,

làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên

tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII)

gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI về “Tiếp tục

đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, việc thực

hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn

Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,

những biểu hiện “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ” (Nghị quyết

Trung ương 4 khóa XII) gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII

về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh”.

Qua 5 năm triển khai thực hiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cụ thể

bằng các nội dung chủ yếu tập trung vào xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh,

hướng tới con người Ninh Thuận phát triển toàn diện Chân – Thiện – Mỹ; bảo

tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung sau 5 năm triển khai thực hiện đã đạt được một số kết quả đáng ghi

nhận, nội dung có tính lan tỏa rộng, tác động mạnh, làm thay đổi đến tư duy lối

sống tích cực đến đội ngũ cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân1.

1 Kế hoạch số 3027/KH-UBND, ngày 27/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về phát huy các nguồn lực đẩy mạnh công tác xã hội hóa, hoàn thiện thiết chế văn hóa trong Chương trình xây dựng nông thôn

mới; Kế hoạch số 430/KH-UBND ngày 29/01/2018 kế hoạch phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động

Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) Nhà Văn hóa – Thể thao thôn,

khu phố (gọi chung là thôn) đến năm 2020 ; Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 8/01/2018 về việc ban

Page 3: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

3

2. Công tác tuyên truyền.

Trong 5 năm qua việc triển khai thực hiện tuyên truyền Nghị quyết Hội

nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát

triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất

nước, được ngành chú trọng theo chức năng, nhiệm vụ, đã kịp thời triển khai

thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu trọng tâm. Cụ

thể là trên các lĩnh vực như: Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, đặc biệt là di

sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số; xây dựng con người, lối sống văn

hóa; xâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình, khu phố văn hóa; tập

trung xây dựng và thực hiện tốt Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa”; hoàn thiện hệ thống thể chế và thiết chế văn hóa; tạo điều kiện

hỗ trợ sự nghiệp văn học, nghệ thuật; tăng cường các biện pháp xây dựng, phát

triển văn nghệ quần chúng; nghiên cứu sưa tầm, triển lãm, thông tin lưu động, cổ

động trực quan, biểu diễn nghệ thuật... đồng thời phát triển nghệ thuật biểu diễn

theo định hướng ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy các loại hình nghệ

thuật truyền thống; tăng cường công tác thông tin đại chúng; phát huy những giá

trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng truyền thống; nâng cao chất lượng

hoạt động thông tin đối ngoại, chủ động giao lưu và hợp tác quốc tế về văn

hóa…

III. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị Quyết.

1. Thực hiện 6 nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết.

a) Xây dựng dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.

Trong thời gian qua, việc xây dựng con người Ninh Thuận phát triển toàn

diện đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình hiện nay đã được Ngành văn

hóa, Thể thao và Du lịch đặc biệt quan tâm, chú trọng; coi con người là trọng

tâm, là nhân tố quyết định của sự phát triển về mọi mặt. Để con người Ninh

Thuận phát triển toàn diện hướng đến Chân – Thiện – Mỹ trước hết phải xây

dựng môi trường gia đình, cộng đồng... có lối sống văn hóa lành mạnh, vì môi

trường là một trong những yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến quá trình

nhận thức con người. Năm 2018 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy

ban nhân dân tỉnh tổ chức thành công Hội nghị chuyên đề “Xây dựng lối sống,

phong cách văn hóa con người Ninh Thuận trong tình hình hiện nay”.

b) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh.

- Xây dựng gia đình văn hóa

hành Tiêu chí đánh giá hoạt động Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) trên

địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 8/01/2018 về việc ban hành Tiêu chí đánh

giá hoạt động Nhà Văn hóa – Thể thao thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Kế hoạch số 604/KH-BCĐ ngày

09/02/2018 của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” về việc triển khai thực

hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Ninh Thuận, năm 2018; Kế hoạch số 1225/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo Phong trào về việc triển khai thực hiện Đề án truyền thông về phát triển Phong

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (sau đây gọi tắt là Phong trào) đến năm 2020, tầm nhìn đến

năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Kế hoạch số 53 /KH-SVHTTDL, ngày 23/4/2018 về việc triển khai thực

hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (Xây dựng nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững) năm 2018.

Page 4: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

4

Xuất phát từ nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây

dựng gia đình văn hóa, luôn coi phong trào xây dựng gia đình văn hóa là phong

trào trọng tâm, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa” các cấp đã chú trọng chỉ đạo triển khai thực hiện, tạo ra những chuyển

biến tiến bộ trong việc nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn

hóa, công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung, tiêu chuẩn xây dựng gia đình

văn hóa, tổ chức việc bình xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa kịp thời,

kết quả bình xét danh hiệu gia đình văn hóa năm 2018 đạt 91%.

Trong những năm qua, triển khai công tác gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan trong tỉnh tổ chức tuyên

truyền các nội dung như: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng

giới; Luật Hôn nhân và gia đình; chính sách liên quan đến việc xây dựng gia

đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững, đặc biệt là đối với việc giữ

gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử trong gia đình; về vai trò,

vị trí, ý nghĩa của đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình; của các

tổ chức, lực lượng xã hội, của gia đình, các thành viên trong gia đình đối với

việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, của dân tộc. Bên

cạnh đó thường xuyên tổ chức hoạt động lồng ghép nội dung tuyên truyền, giáo

dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm là xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khu phố

văn hoá. Các phong trào do các tổ chức, đoàn thể phát động như: “Nuôi con

khoẻ, dạy con ngoan”; “Ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”, “Gia

đình dòng họ hiếu học”; “Gia đình nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi,

đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo”, “Phòng, chống tệ nạn xã hội” và

phong trào “Xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy”, “Xã, phường

phù hợp với trẻ em”, phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng xã đạt

chuẩn văn hoá nông thôn mới”... Cùng với việc tuyên truyền vận động đó, ở địa

phương đã thành lập và đi vào hoạt động các loại hình Câu lạc bộ (CLB) như:

CLB "Gia đình phát triển bền vững", CLB "Gia đình Hạnh phúc ", CLB "Ông bà

mẫu mực, con cháu thảo hiền"... Xây dựng và nhân rộng các mô hình điển hình,

tiêu biểu, tạo ra phong trào xây dựng gia đình ít con, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc,

biểu dương kịp thời và nhân rộng các mô hình gia đình vượt khó vươn lên, gia

đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình trẻ hạnh phúc, gia đình nhiều

thế hệ chung sống mẫu mực, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em... Việc triển khai thực hiện đã thực sự có tác động và làm thay đổi

cuộc sống tinh thần, vật chất của nhiều gia đình.

- Xây dựng thôn, khu phố văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới, phường/ thị

trấn văn minh đô thị.

Nhằm phát huy các danh hiệu văn hóa, Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân

đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chỉ đạo các địa phương tổ chức thực hiện

mục tiêu nâng cao chất lượng Phong trào, tập trung công tác tuyên truyền, phổ

biến tiêu chuẩn công nhận các danh hiệu đến các thôn, khu phố; trong đó chú

trọng đến việc xây dựng và thực hiện theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg về

hương ước, quy ước qua đó, đã phát huy hiệu quả, Ngành Văn hóa, Thể thao và

Page 5: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

5

Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản triển khai thực hiện

cụ thể: Công văn số 3253/UBND-KGVX ngày 31/7/2018 về việc triển khai thực

hiện Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 8/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ

về xây dựng thực hiện hương ước, quy ước; Kế hoạch số 5116/KH-UBND ngày

27/11/2018 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 22/2018/QĐ-

TTg ngày 8/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng thực hiện hương ước,

quy ước; Xây dựng kế hoạch số 1026/KH-UBND ngày 19/3/2019 về việc triển

khai thực hiện Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ

quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn

hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” trên địa bàn tỉnh

Ninh Thuận. Hướng dẫn địa phương đăng ký tham gia thi đua và bình xét các

danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”,

“Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” năm 2019 áp dụng theo quy định tại Nghị

định 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ. Đến nay thôn, khu phố

văn hóa đã thực sự là những điểm sáng về bảo tồn văn hóa dân tộc, phong trào

xây dựng thôn, khu phố văn hóa; xã, phường, thị trấn văn hóa làm cho các quy

định, quy tắc, quy ước và chuẩn mực văn hóa thấm sâu vào người dân, từng

bước hình thành lối sống văn hóa, văn minh. Tính đến nay toàn tỉnh đã phát

động xây dựng được 397/402 thôn, khu phố văn hóa đạt 98,75% ; phát động xây

dựng 20/47 xã văn hóa nông thôn mới đạt 42,5% và phát động xây dựng được

16/18 phường thị trấn văn minh đô thị đạt 88,8%. Đến cuối năm 2018 có

342/402 thôn, khu phố văn hóa được công nhận đạt 85%; 12/18 phường, thị trấn

đạt văn minh đô thị; 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính

phủ về việc đẩy mạnh nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; Ủy ban

nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch số 1208/KH-UBND ngày

27/3/2018 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018

của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh nếp sống văn minh trong việc cưới, việc

tang trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và Hướng dẫn số 01/HD-SVHTTDL ngày

8/5/2018 về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ

hội trên địa bàn tỉnh. Nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong

tỉnh về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội luôn được

các cấp, các ngành và địa phương quan tâm, triển khai thường xuyên và liên tục.

Việc quán triệt và triển khai quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc

cưới, việc tang và lễ hội và các văn bản hướng dẫn chỉ đạo thực hiện kịp thời;

Các địa phương nhanh chóng chỉ đạo và hướng dẫn đến các thôn, khu phố, hộ

gia đình ở khu dân cư. Hàng năm, tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực

hiện việc cưới, việc tang và lễ hội gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ

sở và gắn chặt việc xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa trong

Phong trào “Toàn dân đoàn kết vây dựng đời sống văn hóa”, xem đây là một

trong những nội dung tiêu chí đánh giá, bình xét, phân loại danh hiệu gia đình

văn hóa… đồng thời nêu cao vai trò gương mẫu của từng hộ dân, cán bộ, đảng

viên, đoàn viên, hội viên biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt, phê phán

Page 6: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

6

những hành vi sai phạm. Do vậy trong quá trình triển khai, thực hiện luôn được

sự quan tâm chỉ đạo và xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng của

tỉnh.

Đối với việc cưới: Trong những năm qua việc thực hiện nếp sống văn minh

trong việc cưới trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Hầu hết các đám

cưới được tổ chức trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm đúng quy định của luật hôn

nhân; các nghi lễ trong việc cưới thực hiện trang nghiêm và giữ được thuần

phong mỹ tục, hiện tượng tổ chức đám cưới linh đình đã được hạn chế. Nhìn

chung, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới trên địa bàn tỉnh có

nhiều tiến bộ, các cơ quan, đơn vị và địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc

chỉ đạo thực hiện.

Đối với việc tang: Sau những năm phát động và xây dựng thôn, khu phố

văn hóa nhân dân đã có sự đổi thay, dần xóa bỏ những tập tục lạc hậu và đã có

sự chuyển biến rõ nét trong thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang. Đặc

biệt, ở một số đồng bào dân tộc thiểu số không còn tình trạng mổ heo, mổ trâu

gây lãng phí tốn kém, việc phân chia tài sản cho người chết chỉ làm tượng trưng,

không đem bỏ ngoài mộ những tài sản đắt tiền. Đối với người Kinh khi có người

chết đều thuê đội an táng, tổ chức gọn nhẹ, không tổ chức đánh kèn, trống quá

22 giờ và không trước 5 giờ sáng hôm sau. Đối với đồng bào Chăm thì đám

thiêu tươi của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn được hạn chế tối đa, thay vào

đó là đám thiêu khô (chôn gửi trước một thời gian rồi làm đám thiêu). Đám thiêu

tươi của người Chăm Bàlamôn chỉ còn dành cho những vị chức sắc cao: Cả sư,

phó cả sư.

Đối với lễ hội: Để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong những

năm qua việc thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội đã thực hiện đúng quy

chế do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Nhìn chung, hầu hết các lễ

hội trong cộng đồng dân tộc trong tỉnh đều thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức

trước khi diễn ra lễ hội... Do vậy, phần nhiều các lễ hội được tổ chức đúng thuần

phong mỹ tục, thực hiện tốt quy chế và đảm bảo về an ninh trật tự. Việc tổ chức

các ngày lễ kỷ niệm và các sự kiện chính trị địa phương cũng đảm bảo trang

trọng, nghiêm túc, tiết kiệm và hiệu quả, gắn với phong trào thi đua yêu nước.

Các hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của các ngành, cơ quan, đơn vị được

thực hiện theo tinh thần tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, không phô trương.

- Thiết chế văn hóa xã, phường, thị trấn.

Trong những năm qua thiết chế văn hóa đã từng bước được đầu tư, phục vụ

đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên địa bàn toàn tỉnh

hiện nay có 65 xã, trong đó: 142 xã đã đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa –

2 Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm có 01 TTVHTT ở xã Thành Hải.

Huyện Ninh Hải có 01 TTVHTT ở thị trấn Khánh Hải.

Huyện Thuận Bắc có 01 Trung tâm Văn hóa – Thể thao ở xã Công Hải. Huyện Ninh Sơn có 04 TTVHTT xã Nhơn Sơn; Lâm Sơn, Lương Sơn, Quãng Sơn.

Huyện Bác Ái có 05 TTVHTT xã gồm: Phước Tiến, Phước Trung, Phước Hòa, Phước Thành và Phước

Thắng.

Huyện Ninh Phước có 01 TTVHTT xã gồm: Phước Sơn

Page 7: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

7

Thể thao xã và 51 xã còn lại sử dụng Hội trường Ủy ban nhân dân, Nhà Văn hóa

Chăm, Trung tâm học tập cộng đồng để làm Trung tâm Văn hóa – Thể thao gắn

với chức năng là Trung tâm học tập cộng đồng để tổ chức các hoạt động.

Trên cơ sở sáp nhập từ Hội trường, Nhà Văn hóa Chăm, Trung tâm học tập

cộng đồng thành Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã (theo Công văn số

661/SVHTTDL–XDNSVHGĐ, ngày 20/7/2015 hướng dẫn tổ chức và hoạt động

Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và Nhà Văn hóa – Thể thao thôn trên địa bàn

tỉnh Ninh Thuận); đến nay 50 xã đã sáp nhập; riêng 15 phường ở thành phố

Phan Rang – Tháp Chàm chưa sáp nhập, tuy nhiên 15 phường vẫn sử dụng hội

trường của Ủy ban nhân dân phường để tổ chức các hoạt động.

Thời gian qua, Trung tâm Văn hóa – Thể thao xã về cơ sở vật chất phần lớn

tận dụng hội trường Ủy ban nhân dân xã phục vụ hoạt động (trên cơ sở sáp nhập

từ Trung tâm học tập cộng đồng, hội trường Ủy ban nhân dân) và tổ chức các

hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của địa phương; hội trường đều

có khu vực sân khấu để biểu diễn, nhưng diện tích nhỏ; có trang thiết bị thiết

yếu như: Loa, micro, âm ly, bàn, ghế, bục phát biểu, bộ trang trí khánh tiết.…với

đặc thù địa phương chưa bố trí xây dựng Trung tâm Văn hóa – Thể thao thì các

hội trường này thường được lựa chọn để diễn ra các hội thi, hội diễn văn hóa,

văn nghệ quy mô vừa và nhỏ.

- Thiết chế văn hóa, thể thao cấp thôn, khu phố

Toàn tỉnh có 402 thôn, khu phố; số Nhà Văn hóa hiện có là 123 thôn, khu

phố; 40 Nhà sinh hoạt cộng đồng; 317 trụ sở Ban Quản lý thôn, khu phố, 33

thôn chưa có trụ sở, nhưng vẫn tận dụng các trụ sở BQL thôn gần kề hay đình

chùa để tổ chức các hoạt động. Trên cơ sở đó các huyện, thành phố đã sáp nhập

Nhà sinh hoạt cộng đồng, trụ sở Ban Quản lý thôn thành Nhà Văn hóa – Thể

thao thôn (theo Công văn số 661/SVHTTDL–XDNSVHGĐ, ngày 20/7/2015

hướng dẫn tổ chức và hoạt động Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã và Nhà Văn

hóa – Thể thao thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận). Riêng thành phố Phan Rang

– Tháp Chàm chưa sáp nhập nhưng vẫn tận dụng hội trường thôn, khu phố để tổ

chức các hoạt động.

Hầu hết các Nhà Văn hóa, trụ sở BQL, nhà cộng đồng xây dựng khoảng 12

năm trước. Do quỹ đất xây dựng và nguồn kinh phí đầu tư còn hạn chế nên các

trụ sở xây dựng diện tích với quy mô nhỏ (chưa đáp ứng theo Thông tư số

06/2011/TT-BVHTTDL ngày 08/3/2011).

Về cơ sở vật chất và trang thiết bị: Cơ bản được trang bị các thiết bị thiết

yếu phục vụ cho hoạt động của Nhà Văn hóa như: Âm thanh; nơi trang trí, bàn

Huyện Thuận Nam có 01 TTVHTT xã ở Phước Nam. 3 Huyện Ninh Hải có 05 thôn có Nhà Văn hóa (Thái An, Phương Cựu, Cầu Gãy, Đá Hang, Mỹ Hòa); Huyện Thuận Bắc có 01 thôn có Nhà Văn hóa (thôn Suối Giếng);

Huyện Ninh Sơn có 04 thôn có Nhà Văn hóa (Do, Gòn 1, Gia Rót, Ú);

Huyện Bác Ái có 01 thôn có Nhà Văn hóa (Bố Lang);

Huyện Ninh Phước có 01 thôn có Nhà Văn hóa (Tà Dương).

Page 8: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

8

ghế phục vụ sinh hoạt tại địa phương… nhưng chưa đầy đủ, đến nay đa số đã

xuống cấp và hư hỏng.

c) Xây dựng văn hóa trong chính trị, kinh tế.

Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế được xác định là nhân tố quan

trọng để xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Xây dựng văn hóa

trong chính trị và kinh tế được triển khai gắn liền với việc thực hiện Nghị quyết

Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về công tác xây dựng

Đảng và việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XI và nay là

Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm

theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, góp phần đấu tranh phòng,

chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển

hóa" trên lĩnh vực văn hóa, làm cho nội bộ thật sự đoàn kết, thống nhất. Trong

thời gian qua, công tác tuyên truyền vận động đến cán bộ, công chức, viên chức

và nhân dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, gương mẫu chấp hành pháp luật,

chấp hành nội quy cơ quan đơn vị, giữ gìn trật tự, đảm bảo an toàn giao thông,

giữ gìn cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh đường phố và nơi công cộng; bảo

vệ tài sản công… qua đó đã góp phần vào sự ổn định an ninh trật tự, an toàn xã

hội phát triển kinh tế - văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh.

Triển khai Kế hoạch số 513/KH-UBND, ngày 19/02/2016 của Ủy ban nhân

dân tỉnh Ninh Thuận về việc “Đổi mới nếp sống văn hóa, văn minh đô thị tỉnh

Ninh Thuận, giai đoạn 2016 – 2020”. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao

các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan thường trực) đã hướng dẫn các

Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai

thực hiện... Thông qua đó từng bước xây dựng nét văn hóa ứng xử, giao tiếp văn

minh, lịch sự trong cộng đồng; đề cao lối sống văn hóa, nếp sống văn minh,

quan hệ cộng đồng thân thiện và nhân ái. Xây dựng ý thức, lối sống đô thị gắn

với văn minh; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình,

dòng tộc, cộng đồng dân cư, tạo chuyển biến tích cực trong văn hóa ứng xử,

giao tiếp nơi công cộng, văn hóa du lịch, văn hóa công sở... Trong thời gian qua,

các sở, ban, ngành đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quán triệt

chủ trương việc thực hiện đổi mới nếp sống văn hóa, văn minh đô thị đến toàn

thể cán bộ, công chức, viên chức. Đến nay, đã tạo được sự chuyển biến rõ nét,

đã thay đổi những nếp nghĩ, cách ứng xử trong cuộc sống, gương mẫu chấp hành

pháp luật, chấp hành nội quy cơ quan đơn vị, giữ gìn trật tự, đảm bảo an toàn

giao thông, giữ gìn cảnh quan môi trường, giữ gìn vệ sinh đường phố và nơi

công cộng… qua đó đã góp phần vào ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội,

phát triển kinh tế - văn hóa xã hội trên địa bàn tỉnh4.

4 Với sự tham gia trên 700 cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang,

đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; lực lượng đoàn viên, thanh niên và công nhân của Công ty TNHH Dịch vụ, Thương mại và Sản xuất Nam Thành Ninh Thuận. Sau Lễ Mít tinh, đã phối hợp với

Tỉnh Đoàn, Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại và Sản xuất Nam Thành Ninh Thuận, Ủy ban nhân dân

huyện Ninh Hải và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm và các đơn vị liên quan thu gom rác thải tại Công viên biển

và khu vực biển Bình Sơn-Ninh Chữ.

Page 9: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

9

Việc xây dựng văn hóa trong kinh tế được các cấp, các ngành đẩy mạnh

thực hiện, nhất là việc cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tạo điều

kiện tốt nhất cho doanh nhân, doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế. Tạo lập

môi trường văn hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa minh bạch, tiến bộ,

hiện đại để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa. Xây dựng

văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân được quan tâm chỉ đạo trên cơ sở ý

thức tôn trọng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững, kinh

doanh có hiệu quả. Bên cạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp,

doanh nhân trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp xây dựng, bảo

vệ Tổ quốc; thường xuyên tổ chức các hoạt động từ thiện, nhất là đối với gia

đình chính sách, người có công, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

d) Về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa.

Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý

và tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch; tập trung triển khai

tuyên truyền, cổ động trực quan, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa

văn nghệ, thể thao, du lịch, trưng bày triển lãm chuyên đề, sách báo, phim ảnh, biểu

diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ các sự

kiện trọng đại của đất nước; góp phần bổ sung cho nguồn vốn văn hóa nghệ

thuật, vừa mang tính dân gian, vừa mang tính hiện đại, mang đậm nét văn hóa

dân tộc, phát huy vốn văn hóa văn nghệ dân gian, phù hợp với nền văn hóa Việt

Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, đã thực hiện kế hoạch và vượt

chỉ tiêu giao.

Hàng năm, vào dịp lễ kỷ niệm các sự kiện của quê hương, đất nước; Ủy

ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động thể dục

thể thao, nhằm phát triển rộng rãi phong trào thể thao quần chúng ngày càng sâu

rộng và lan tỏa. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực thể dục thể

thao5. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng,6 nâng cao trình độ thẩm

5 Trong năm 2018 Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân tỉnh Ninh Thuận

năm 2018; phối hợp tổ chức thành công, chất lượng và hiệu quả Lễ Khai mạc, Bế mạc và các môn thi đấu trong

chương trình Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Ninh Thuận lần thứ VI năm 2018, chuẩn bị hướng tới Đại hội thể

thao toàn quốc năm 2018, hướng dẫn triển khai Chương trình bơi an toàn phòng, chống đuối nước trẻ em năm

2018. Trong 9 tháng đầu năm 2018 đào tạo 16 đội thể thao ở các môn: Taekwondo, Điền kinh, Vovinam, Bóng bàn, Karatedo, Quần vợt, Cầu lông, Cờ vua. Tham dự 10 giải thể thao đạt 40 huy chương các loại ở môn Điền

kinh và Cờ vua, gồm: 05 giải quốc gia, đạt 02 HCV, 03 HCB; 03 Khu vực và mở rộng, đạt 13 HCV, 11 HCB, 08

HCĐ; 02 giải Cụm thi đua, đạt 03 HCB , gồm: 15 HCV, 17 HCB và 08 HCĐ; trong tháng 9, các đội tuyển tiếp

tục tham gia 06 giải thể thao toàn quốc. Xây dựng kế hoạch, phối hợp tổ chức thành công 09 giải thể thao cấp tỉnh5,

08 giải thể thao phối hợp là Hội thao các ngành trong tỉnh, các giải thể thao thao thành tích cao, Hội thao cấp khu vực,

toàn quốc và quốc tế năm 2018. Phối hợp thực hiện tốt việc đón, đưa các giải đua xe đạp đảm bảo trật tự, an toàn,

long trọng. 6 Chỉ đạo triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trưng bày,

triển lãm, chiếu phim,... phục vụ các nhiệm vụ chính trị, các ngày lễ tết, các sự kiện của tỉnh với nhiều hình thức

phong phú, đa dạng, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh và đặc biệt chú trọng đến đồng bào các dân tộc miền núi,

vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ổn đinh

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức, phối hợp tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ thường xuyên và định kỳ nhân các ngày lễ tết, lễ kỷ niệm và các sự kiện của tỉnh. Xây dựng kế

hoạch, kịch bản và tổ chức đoàn tham tham gia Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Tiếng hát Miền Đông lần thứ

XVIII - năm 2018 tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Các đoàn nghệ thuật biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ

các ngày lễ tết, các sự kiện, lễ kỷ niệm và các hoạt động chào mừng của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong

Page 10: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

10

mỹ, khả năng tiếp thu, thụ hưởng văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ trong cán bộ, hội

viên, nhân dân, đặc biệt là chăm lo bồi dưỡng định hướng cho thanh niên, thiếu

niên, chăm lo nâng cao thể lực, tầm vóc con người Ninh Thuận, gắn giáo dục thể

chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng sống, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây

dựng và bảo vệ tổ quốc. Phát động nhân dân tham gia rèn luyện thân thể theo

gương Bác Hồ vĩ đại, tạo ra một xã hội tập luyện thể dục thể thao thường xuyên,

rộng rãi, phong phú và tiến bộ, nâng cao thể lực, tầm vóc của người dân. Xây

dựng con người Ninh Thuận phát triển toàn diện có đạo đức, nhân cách và lối

sống đẹp, có tinh thần yêu quê hương, đất nước, có ý chí tự lực, tự cường, trung

thực, đoàn kết, sáng tạo, tự trọng, tự chủ, chịu khó, dám nghĩ, dám làm vươn

lên, cầu tiến vì sự giàu mạnh của quê hương Ninh Thuận.

Công tác di sản, tính đến nay, đã có 239 di tích được kiểm kê trên địa bàn

toàn tỉnh7, gồm các loại hình: Đình làng 48 di tích; chùa 86 di tích; miếu 18 di

tích; nhà thờ 24 di tích; lăng (lăng thờ cá Voi/cá Ông) 12 di tích; tháp Chăm 03

di tích; thánh đường Hồi giáo 10 di tích; đền thờ của người Chăm 13 di tích; phế

tích và bia ký Chăm 06 di tích; di tích lịch sử cách mạng 11 di tích; danh thắng

08 di tích. Toàn tỉnh đã có 58 di sản văn hóa được các cấp công nhận và xếp

hạng, bao gồm: 14 di tích cấp quốc gia (trong đó có 02 di tích quốc gia đặc biệt

(tháp Pô Klong Garai và tháp Hòa Lai); 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc

gia gồm Lễ hội Katê của người Chăm và Nghệ thuật làm gốm truyền thống của

người Chăm làng Bàu Trúc; 42 di tích cấp tỉnh. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam

Bộ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân

loại. Ninh Thuận vinh dự nằm trong danh sách 21 tỉnh, thành được công nhận

danh hiệu này. Tiếp tục tập trung công tác phối hợp xây dựng hồ sơ đề cử quốc

gia Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm tỉnh Ninh Thuận đệ trình

UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn

cấp.

Công tác sưu tầm hiện vật trên địa bàn toàn tỉnh đã đạt được những kết quả

nhất định8. Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”,

“Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Nhất năm

2015 và lần thứ Hai – năm 2018. Năm 2018, hoàn thành công tác xếp hạng Di

tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh đối với Miếu Đông Sơn, phường Văn Hải,

Đình Mỹ Phước, phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm; Miếu

tỉnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, văn hóa tinh thần cho bà con, nhân dân và nâng cao nhận

thức về chính trị, xã hội trong nhân dân. 7 Nguồn: Quy hoạch phát triển Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh NinhThuận đến năm 2020 của

UBND tỉnh. 8 Trong năm 2017 và 2018: Sưu tầm và nhập kho 650 hiện vật, hình ảnh, tài liệu khoa học; chụp ảnh kiểm

kê khoa học 385 hiện vật; kẹp số đăng ký và phân loại 360 lý lịch hiện vật. Xử lý hóa chất, vệ sinh kho định kỳ 51 đợt. Tổ chức, phối hợp trưng bày triển lãm 05 chuyên đề8, gồm: “Ninh Thuận Mừng Đảng - Mừng Xuân Đinh

Dậu 2017”, kết hợp bộ sưu tập hiện vật tư nhân của ông Nguyễn Ngọc Ẩn; “Ninh Thuận 25 đổi mới và phát triển”;

“Nghệ thuật Đờn ca tài tử tỉnh Cà Mau” và “Nhạc cụ các dân tộc tỉnh Ninh Thuận”; “Văn hóa Raglai tỉnh Ninh

Thuận” và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh An Giang chuyên đề “Văn hóa Chăm Ninh Thuận”. Khảo sát bước đầu hồ

sơ khoa học Nghề thuốc cổ truyền của người Chăm. Phối hợp tổ chức 02 đợt trưng bày, triển lãm lưu động: tại

Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa chuyên đề “Văn hóa Chăm Ninh Thuận”, tại Bảo tàng Cà Mau chuyên đề “Văn hóa

Raglai tỉnh Ninh Thuận”. Nghiên cứu chuyên đề “Sưu tầm Ariya (trường ca) người Chăm Ninh Thuận” giai

đoạn 1 bàn giao lưu trữ; đề xuất đặt hàng 03 nhiệm vụ nghiên cứu Khoa học giai đoạn 1, năm 2018.

Page 11: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

11

Thanh Minh, xã Nhơn Hải; và Danh lam thắng cảnh cấp tỉnh Vịnh Vĩnh Hy và

Hang Rái, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Được công nhận Lễ Bỏ mả của người

Raglai là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hoạt động của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật, hiện nay tổng số Hội

viên 203 người, số biên chế được giao chuyên trách là 06 người, trong đó 03

biên chế, 02 hợp đồng và 01 chuyên trách lãnh đạo Hội. Hoạt động văn học -

nghệ thuật đã được triển khai thực hiện với nhiều hình thức, góp phần nâng cao

chất lượng đời sống tinh thần của người dân. Đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn

tỉnh đã phát huy tinh thần sáng tạo, tích cực trong các hoạt động sáng tác và có

nhiều tác phẩm chất lượng, đạt một số giải thưởng cao trong nước, khu vực và

quốc tế. Các tác giả, tác phẩm văn học, nghệ thuật đã góp phần tích cực vào

công tác quảng bá, giới thiệu về vùng đất, con người Ninh Thuận với bạn bè

trong và ngoài nước. Có nhiều tác phẩm đạt chất lượng tốt phản ánh các khía

cạnh của đời sống sinh hoạt, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh

quốc phòng. Kết quả có 05 tác phẩm đạt giải thưởng sáng tác, quảng bá tác

phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ để học tập và làm theo tư tưởng đạo

đức phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 1 (2016-2018) do Ban Tuyên giáo

Trung ương trao tặng.

e) Về phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng hoàn thiện

thị trường văn hóa.

Phát triển công nghiệp văn hóa bước đầu được đầu tư, nhất là việc đầu tư

phát triển những sản phẩm văn hóa phục vụ du lịch, dịch vụ. Chất lượng các

hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại các Di sản văn hóa. Sản phẩm thủ công mỹ

nghệ ở một số địa phương trong tỉnh được đăng ký thương hiệu và tiếp cận thị

trường. Các sản phẩm du lịch, làng nghề, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng

phát triển phong phú, đa dạng; chất lượng không ngừng được nâng lên; tiêu

biểu: Làng gồm Bàu trúc, làng Dệt Mỹ nghiệp...

Lĩnh vực quảng cáo, báo chí, phát thanh - truyền hình phát triển về loại

hình, doanh thu. Hoạt động sáng tác, xuất bản cũng đạt được những kết quả

đáng khích lệ. Nhiều tác phẩm xuất sắc trên các lĩnh vực truyền hình, nhiếp ảnh,

âm nhạc, sân khấu của các văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh đã đạt giải cao tại các

cuộc thi, liên hoan trong nước và trên thế giới, góp phần quảng bá hình ảnh, văn

hóa, con người và vùng đất Ninh Thuận với bạn bè trong và ngoài nước.

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, ngoài việc sử dụng nguồn thu

từ du lịch để đầu tư cho du lịch, tỉnh đã có cơ chế, chính sách khuyến khích các

tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên

tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa, du lịch. Nhờ đó, trên địa bàn tỉnh

hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng,

khách sạn có quy mô lớn tại các khu du lịch biển.

Thực hiện hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, triển khai cho

các cơ quan trên địa bàn đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn

hóa. Qua đó, đã mang lại những kết quả thiết thực, nhiều cơ quan đã quan tâm

Page 12: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

12

đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể

dục thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ, công chức và người

lao động. Đầu năm 2018 có 537 cơ quan, đơn vị đăng ký và cuối năm tỉ lệ cơ

quan đơn vị văn hóa đạt 95%.

f) Hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Trong những năm qua, tỉnh ta luôn quan tâm đến việc hợp tác quốc tế, mở

rộng giao lưu văn hóa với các nước. Các sự kiện trọng đại của tỉnh, lễ hội truyền

thống của đồng bào Chăm, Raglai... đã giới thiệu được nét văn hóa đăc sắc của

tỉnh cho bạn bè quốc tế biết đến. Đặc biệt vào thời gian gần đây nhất, nhiều

khách quốc tế đã đến tìm hiểu nghiên cứu, tham quan, nghỉ dưỡng. Qua đó đã

tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, làm phong phú và phát triển những nét đẹp

văn hóa các dân tộc. Bên cạnh đó, tăng cường quảng bá, giới thiệu tiềm năng, con

người Ninh Thuận, tạo điều kiện giao lưu, thu hút khách du lịch và nhiều doanh

nghiệp đầu tư vào Ninh Thuận. Tổ chức và mời các doanh nghiệp du lịch tham

gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại các sự kiện, lễ hội trong và ngoài tỉnh9. Mời các

doanh nghiệp, dịch vụ du lịch tham dự Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam

tại Châu Âu. Phục vụ hướng dẫn chu đáo các đoàn khách đến khảo sát, thăm và

làm việc với tỉnh10, trong đó có đoàn của Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ. Qua đó, đã

thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham gia lễ hội, mặt khác đưa các đoàn

nghệ thuật của các quốc gia, vùng lãnh thổ quốc tế, giao lưu văn hóa; đây là cơ

hội để giao lưu, quảng bá các sản phẩm văn hóa, các giá trị văn hóa truyền

thống của địa phương đến bạn bè trong nước và quốc tế; đồng thời tiếp thu có

chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc; từng bước thu hẹp khoảng

cách nâng cao mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền.

2. Thực hiện 04 giải pháp nêu trong Nghị quyết.

a) Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực

văn hóa

Trong 5 năm qua các cấp ủy, tổ chức Đảng trong toàn ngành luôn xác định

xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam là một nhiệm vụ quan

trọng trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chỉ đạo tăng cường công

tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và

phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao vai trò

gương mẫu, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết. Đổi

mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng vừa bảo đảm để văn hóa, văn

9 Hoàn thành tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế lần thứ III - Huế 2018; Lễ hội Hoa Ban Điện Biên

năm 2018; Hội chợ Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi 2018;...- Tham gia Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam -

VITM Hanoi 2018; Liên hoan Ẩm thực Quốc tế lần thứ III - Huế 2018; Hội chợ du lịch Quốc tế ITE-HCMC.

Phát hành trên 3.500 ấn phẩm tuyên truyền quảng bá du lịch gồm Cẩm nang, bản đồ, đĩa đến Đại sứ quán các

nước ở Việt Nam 91 và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài 8, Hội nghị xúc tiến du lịch Ấn Độ tại TP. HCM.

Tổ chức đón tiếp đoàn FAMTRIP Malaysia tham quan điểm đến du lịch tiêu biểu trong tỉnh, giới thiệu văn hóa Chăm qua các tiết mục ca múa nhạc.

10 Đại biểu HĐND các tỉnh, thành phố Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên tham quan du lịch trong

tỉnh, Báo Thông Tấn xã Việt Nam, Công ty TNHH Quảng cáo TM Sen Vàng; Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban

Truyền hình Đối ngoại (VTV4), Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên.

Page 13: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

13

học - nghệ thuật, báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của

Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân trong sáng tạo trên cơ sở phát

huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn; khắc phục tình trạng buông lỏng sự

lãnh đạo hoặc mất dân chủ, hạn chế tự do sáng tạo. Luôn coi trọng xây dựng

văn hóa từ trong Đảng, trong cơ quan, hàng năm trong toàn ngành 100% cán bộ,

đảng viên, công chức, người lao động đăng ký học tập và làm theo tư tưởng, đạo

đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được

cũng còn những khó khăn nhất định đến việc thu hút nhân tài nhất là lĩnh vực

nghệ thuật và thể dục thể thao.

b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa

Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về

văn hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và sự

bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông. Đẩy nhanh việc thể chế hóa,

cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Tham mưu cơ chế,

chính sách về văn hóa, về quyền tác giả và các quyền liên quan, phù

hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn. Điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế, chính

sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật. Bổ sung chính sách kinh

tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa phát

triển kinh tế và phát triển văn hóa; có chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng

bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý, tổ chức và

hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực

văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác thanh tra văn hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân và tổ chức

khi để xảy ra sai phạm. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các tổ

chức xã hội, cộng đồng dân cư và công dân đối với việc tổ chức và quản lý hoạt

động văn hóa. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư

tưởng, đạo đức, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trên lĩnh vực văn hóa. Ngăn

chặn có hiệu quả tình trạng một bộ phận báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ

hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích, sản phẩm lệch lạc, thị hiếu tầm

thường.

c) Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa

Trong những năm qua việc phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa, coi trọng quy

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa. Tiếp tục gửi

sinh viên, cán bộ đi đào tạo chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật, thể thao. Có

chính sách phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh cán bộ trong lĩnh

vực văn hóa, nghệ thuật; trọng dụng người có tài, có đức. Điều chỉnh chế độ tiền

lương, trợ cấp đối với những người hoạt động trong các bộ môn nghệ thuật đặc

thù.

d) Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa

Trong những năm qua Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm đến

việc đầu tư phát triển văn hóa từ công tác đào tạo, quy hoạch, đầu tư cơ sở vật

chất, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các vùng miền núi, vùng đồng bào

dân tộc thiểu số và một số loại hình nghệ thuật truyền thống cần bảo tồn, phát

Page 14: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

14

huy như: Truyền dạy đánh nhạc cụ Mả la, Khèn bầu, chế tác đàn Chapy, nghệ

thuật làm gốm, dệt...; liên kết phát triển văn hóa với việc phát triển du lịch trở

thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên mức đầu tư của Nhà nước cho

văn hóa chưa tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế, việc đầu tư cho hệ thống

thiết chế văn hóa còn hạn chế, chưa đáp ứng theo Thông tư số 12/2010/TT-

BVHTTDL, ngày 22/12/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Quy

định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Trung tâm Văn hóa - Thể thao

xã; Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL, ngày 08/3/2011 của Bộ Văn hóa, Thể

thao và Du lịch về việc Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí Nhà Văn

hóa - Khu thể thao thôn.

IV. Đánh giá chung

1. Kết quả đạt được

Qua 05 năm thực hiện Chương trình hành động số 282-CTHĐ/TU ngày

16/9/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người

Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Ủy ban nhân dân tỉnh

ban hành Kế hoạch số 5755/KH-UBND ngày 27/11/2014 của Ủy ban nhân dân

tỉnh về việc triển khai Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh

(khóa XII) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lãnh

đạo, chỉ đạo theo chức năng nhiệm vụ, triển khai thực hiện hoàn thành những

mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp tại Chương trình hành động số 282-

CTHĐ/TU ngày 16/9/2014 của Tỉnh ủy, qua đó góp phần tích cực trong xây

dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trên cơ sở kế thừa, phát huy những

giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương, xây dựng và

hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp,

pháp luật; nêu cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân đối với bản thân, gia đình

và xã hội nhằm đạt mục tiêu xây dựng con người ngày càng phát triển toàn diện,

hướng tới chân - thiện - mỹ.

Công tác giáo dục - đào tạo được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, chất

lượng giáo dục không ngừng được tăng lên. Việc xây dựng và nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động được

đẩy mạnh thực hiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh

tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.

Phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục đạt được những

kết quả quan trọng, chất lượng ngày càng được nâng lên. Việc xây dựng gia đình

năm 2018 đạt 91%; thôn, khu phố đạt 98,75%; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt

95%; qua đó đã có tác động tích cực đến đời sống văn hóa ở cơ sở, cổ vũ các

phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế

- xã hội trên địa bàn tỉnh. Môi trường văn hóa từng bước được cải thiện; các thiết

chế văn hóa được quan tâm đầu tư gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đến

Page 15: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

15

nay Trung tâm Văn hóa- Thể thao xã, phường, thị trấn đạt 100%, Nhà Văn hóa -

Thể thao thôn đạt 91,8% (sáp nhập theo Công văn số 661/SVHTTDL-NSVHGĐ

ngày 20/7/2015).

Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, biểu diễn, triển lãm, văn nghệ

quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đảng

viên, công chức và nhân dân tham gia. Hoạt động của hệ thống thư viện, phòng

đọc từ cơ sở đến tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa thế giới, di tích văn

hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo và đạt được những kết quả

quan trọng, nhất là phục vụ cho công tác phát triển kinh tế du lịch, giáo dục

truyền thống văn hóa, lịch sử. Nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, lịch sử

có giá trị đã phát huy tác dụng trong đời sống xã hội. Văn hóa đặc trưng của các

đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được khôi phục, bảo tồn và phát triển.

Hoạt động hội nhập, hợp tác quốc tế về văn hóa được tăng cường lãnh đạo,

chỉ đạo thực hiện, nhất là trong các hoạt động khảo cổ, trùng tu, bảo tồn và phát

huy giá trị di sản văn hóa. Các hoạt động giao lưu, đối ngoại, hợp tác trên lĩnh

vực văn hóa, du lịch với một số nước trong khu vực và trên thế giới được tăng

cường.

2. Hạn chế.

Sau 5 năm triển khai Chương trình hành động số 282-CTHĐ/TU ngày

16/9/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người

Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Kế hoạch số 5755/KH-

UBND ngày 27/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Chương

trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) thực hiện Nghị

quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững đất nước; đã đạt được nhiều kết quả nhất định, đời sống văn hóa, tinh thần

của các tầng lớp nhân dân có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn

những mặt tồn tại, hạn chế nhất định, đó là:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy đảng, chính quyền, địa

phương trong việc tuyên truyền chưa thường xuyên, kịp thời. Việc cụ thể hóa

các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, chương trình của Đảng trên lĩnh vực văn hóa

còn chậm.

Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa còn nhiều bất cập; công

tác quản lý, bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử, văn hoá chưa được quan tâm

đúng mức nên nhiều di tích xuống cấp chưa được trùng tu, sửa chữa kịp thời.

Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa chưa thường xuyên, triệt để.

Chất lượng các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa chưa cao, chưa đáp

ứng được nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân. Các loại hình nghệ

Page 16: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

16

thuật mang bản sắc văn hóa truyền thống tuy được khôi phục nhưng chưa nhiều.

Các trung tâm học tập cộng đồng, các điểm bưu điện văn hóa xã, các thiết chế

văn hóa chưa phát huy được hiệu quả. Chưa có nhiều khu vui chơi giải trí công

cộng để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, nhất là trẻ em.

Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa trên địa bàn tỉnh có tiến bộ

bước đầu nhưng chưa rộng khắp, việc thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển

công nghiệp văn hóa còn hạn chế. Công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa

chưa phát triển, quy mô còn nhỏ, lẻ.

Các biểu hiện thiếu văn minh trong kinh doanh, giao tiếp ứng xử, tình trạng

suy thoái đạo đức, lối sống, các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng gia tăng, làm

cho quan hệ gia đình, cộng đồng, xã hội nảy sinh những tiêu cực. Tình trạng tảo

hôn, hôn nhân cận huyết thống, trộm cắp, tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra ở một số nơi.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đôi lúc còn mang

tính hình thức, thiếu bền vững, còn nặng bề nổi, chưa đi vào chiều sâu. Việc xây

dựng và thực hiện các quy chế, quy ước văn hóa cộng đồng, văn hóa công sở, công

nhận gia đình văn hóa còn mang tính hình thức.

3. Nguyên nhân.

a) Nguyên nhân dẫn dến thành công.

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển

khai Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền

vững đất nước; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chú trọng trong công tác

phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

triển khai nhiệm vụ; ban hành Kế hoạch số 38/KH-SVHTTDL ngày 02/7/2015

cụ thể hóa theo chức năng, nhiệm vụ; tổ chức quán triệt đến đảng viên, cán bộ,

công chức viên chức và tuyên tuyền đến nhân dân, từng bước xây dựng con

người Ninh Thuận phát triển toàn diện, xây dựng lối sống, phong cách văn hóa con

người Ninh Thuận trong tình hình hiện nay.

b) Nguyên nhân của hạn chế.

Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị và địa phương về vai trò, vị trí và

tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa lối sống, phong cách

văn hóa con người chưa thực sự đầy đủ, coi văn hóa chỉ là một hoạt động

của ngành văn hóa

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, quá trình giao lưu hội

nhập phần nào làm cho một bộ phận chạy theo giá trị vật chất, không chú trọng

đến việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, nhất là các điểm vui

chơi, giải trí cho thanh thiếu niên, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng và hệ

thống trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền ở một số địa phương còn

thiếu.

Page 17: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

17

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn

hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ hoạt động nghiệp vụ văn

hóa cấp cơ sở chưa được quan tâm, đầu tư đầy đủ.

Đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng

đến việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

4. Bài học kinh nghiệm

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng và phát

triển văn hóa, con người. Xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát

triển văn hóa.

Tích cực tuyên truyền, vận động mỗi cá nhân trong cộng đồng tự trau dồi,

rèn luyện phẩm chất đạo đức, hướng đến hoàn thiện nhân cách con người, đáp

ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, đảm bảo “đức” và “tài”. Trước hết, mỗi cán

bộ, đảng viên thật sự gương mẫu, là tấm gương cho quần chúng noi theo.

Xác định việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người là trách nghiệm

của cả hệ thống chính trị, là sự nghiệp toàn dân, trong đó xác định rõ nhân dân là

chủ thể trong việc phát triển văn hóa và xây dựng con người. Chính vì vậy,

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và Cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” vừa là nhiệm vụ,

vừa là giải pháp để xây dựng môi trường văn hóa, phát triển đời sống văn hóa

tinh thần thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội. Chú trọng phát huy vai trò

chủ thể, năng lực sáng tạo và sự tham gia tích cực của nhân dân. Quan tâm phát

huy truyền thống văn hóa tốt đẹp trong gia đình, cộng đồng dân cư.

PHẦN THỨ II

Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới tiếp tục thực hiện

Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về

xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát

triển bền vững đất nước

I. Dự báo tình hình.

Sau khi sơ kết 05 năm triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW, sẽ đánh giá toàn

diện về những nhiệm vụ, giải pháp; nêu lên những kết quả đạt được, đồng thời làm

rõ những tồn tại hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện. Qua đó đề ra phương

hướng triển khai thực hiện; dự báo tình hình trong thời gian tới sẽ tiếp tục triển khai

Nghị quyết số 33-NQ/TW bằng một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp

với điều kiện phát triển của đất nước qua đó sẽ từng bước hoàn thiện các chuẩn

mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, xây dựng con người Việt Nam phát

triển toàn diện.

II. Về phương hướng.

Tiếp tục quán triệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải

pháp chủ yếu của Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09-6-2014 của Ban Chấp hành

Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam

Page 18: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

18

đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, các cấp ủy đảng, chính quyền,

Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện

Chương trình hành động số 282-CTHĐ/TU ngày 16/9/2014 của Tỉnh ủy về thực

hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)

về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát

triển bền vững đất nước, Kế hoạch số 5755/KH-UBND ngày 27/11/2014 của Ủy

ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Chương trình hành động của Ban Chấp

hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con

người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; tạo bước chuyển

mạnh mẽ về công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của

Đảng bộ, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy dân chủ, truyền

thống cách mạng, bản sắc văn hóa; huy động mọi nguồn lực và tạo bước đột phá

trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhanh, bền vững; bảo đảm an sinh xã

hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm quốc phòng

- an ninh; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đẩy

mạnh hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế; phấn đấu đến, Ninh Thuận trở

thành tỉnh khá của cả nước, sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Xây dựng và phát triển văn hóa, con người là triển khai đồng bộ xây dựng

môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh;

xây dựng Nhà nước và cả hệ thống chính trị thực sự của dân, do dân và vì dân;

xây dựng từng cộng đồng và gia đình hòa thuận, ấm no và hạnh phúc. Xây dựng

và phát triển văn hóa, con người (cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) là sự

nghiệp lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.

III. Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

1. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo các Sở, ban ngành,

đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện thành phố tập trung triển khai

thực hiện hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng

yêu cầu phát triển bền vững đất nước gắn với với việc thực hiện Chỉ thị số 05-

CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư

tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Thuận trong hội nhập hiện nay.

3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa phù hợp với điều kiện

phát triển kinh tế hiện nay; cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về

văn hóa, ban hành các văn bản phù hợp với điều kiện và thực tiễn của địa

phương. Chủ động đấu tranh phòng, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng,

đạo đức, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực văn hóa.

Page 19: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

19

4. Coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo quản lý

văn hóa đúng thực chất; xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa

đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho phát

triển văn hóa và phát triển con người. Tăng cường đầu tư, đẩy mạnh nghiên cứu

lý luận, tổng kết thực tiễn để nâng cao khả năng dự báo và định hướng phát triển

văn hóa, xây dựng con người tại địa phương.

6. Tập trung đẩy mạnh Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa”, và xem đây là tiền đề nhằm tạo động lực nâng cao đời sống tinh thần cho nhân

dân ở khu dân cư, tạo ra được nhiều nơi vui chơi giải trí cho nhân dân, đặc biệt là

vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

7. Tiếp tục đầu tư gìn giữ, khôi phục một số di sản văn hóa, thể thao truyền

thống; tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hóa hiện đại nhằm tạo điều kiện tốt nhất

cho nhân dân tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao tại cộng đồng. Kiểm tra

chặt chẽ các hoạt động, dịch vụ văn hóa, thể thao theo đúng pháp luật; xây dựng môi

trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn toàn tỉnh.

8. Xây dựng phát triển môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với truyền

thống nhân văn, bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng văn hóa trong hệ

thống chính trị, trong từng cộng đồng thôn, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong

việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy

con người Ninh Thuận hoàn thiện nhân cách.

9. Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công

nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Ninh Thuận. Từng bước thu hẹp

khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng

miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã

hội.

10. Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh”, gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung

ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi

sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn

biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

11. Hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại: xây dựng các Đề

án liên quan đến văn hóa, du lịch, tổ chức các sự kiện gây ảnh hưởng, sức hút,

sự chú ý của bạn bè trong nước và quốc tế.

IV. Đề xuất, kiến nghị.

1. Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Quan tâm đến đầu tư từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở

cở sở, từng bước hoàn thiện tiêu chí văn hóa nông thôn mới.

- Phân bổ kinh phí cho hoạt động lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, quan tâm

đến hoạt động của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật.

Page 20: UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT … NQ 33_signed... · làm nền tảng trong công tác xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam

20

- Đẩy mạnh công tác quảng bá, nét đặc trưng văn hóa tỉnh Ninh Thuận,

giới thiệu thu hút nhà nghiên cứu, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

2. Đối với Trung ương.

Tăng nguồn lực hỗ trợ đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa đối với khu

vực nông thôn, miền núi, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa, và các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân ở các khu công nghiệp. Ban

hành cơ chế, chính sách đặc thù nhằm bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống

của đồng bào dân tộc thiểu số. Có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ làm

công tác văn hóa từ huyện đến cơ sở như: Chế độ đào tạo, bồi dưỡng chuyên

môn, nghiệp vụ.

Tăng cường công tác quản lý trên lĩnh vực truyền thông, hoạt động sáng

tác, in ấn, xuất bản, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội có nội dung không

lành mạnh, tác động tiêu cực đến tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân,

nhất là đối với thế hệ trẻ.

Trên đây là báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc sơ kết 5

năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI)

về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát

triển bền vững đất nước./.

Nơi nhận GIÁM ĐỐC - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; - UBND tỉnh;

- Ban Giám đốc (TD Office)

- Lưu VT, QLVHGĐ (TĐG).

Châu Thanh Hải