ƯƯỜỜnngg tthhccss--tthhpptt nngguuyyỄỄ · pdf file · 2017-02-12lời...

36
T T R R Ư Ư N N G G T T H H C C S S - - T T H H P P T T N N G G U U Y Y N N K K H H U U Y Y N N T T G G I I Á Á O O D D C C C C Ô Ô N N G G D D Â Â N N K K N N Ă Ă N N G G S S N N G G D D á á n n : : G G i i h h n n q q u u ê ê V V i i t t N N h h ó ó m m n n g g h h i i ê ê n n c c u u 1 1 0 0 A A 2 2

Upload: ledung

Post on 11-Mar-2018

218 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

TTTRRRƯƯƯỜỜỜNNNGGG TTTHHHCCCSSS---TTTHHHPPPTTT NNNGGGUUUYYYỄỄỄNNN KKKHHHUUUYYYẾẾẾNNN

TTTỔỔỔ GGGIIIÁÁÁOOO DDDỤỤỤCCC CCCÔÔÔNNNGGG DDDÂÂÂNNN ––– KKKỸỸỸ NNNĂĂĂNNNGGG SSSỐỐỐNNNGGG

DDDựựự ááánnn::: GGGiiiữữữ hhhồồồnnn qqquuuêêê VVViiiệệệttt

NNNhhhóóómmm nnnggghhhiiiêêênnn cccứứứuuu ––– 111000AAA222

Page 2: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

1

Giữ hồn quê Việt

Mục lục

Nội dung Trang

Phần I:GIỚI THIỆU CHUNG

Lời nói đầu .......................................................... 2

Phần II: CÁC THỂ LOẠI

Hò ........................................................................ 5

Lí .......................................................................... 7

Hát ru .................................................................. 10

Đờn ca tài tử ........................................................ 18

Cải lương ............................................................. 25

Nhạc lễ ................................................................. 27

Âm hưởng dân ca ................................................. 32

PHẦN III: THỰC TRẠNG THƯỞNG THỨC ÂM

NHẠC DÂN TỘC HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP

Phần IV: KẾT LUẬN

Lời kết ........................................................................ 37

Page 3: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

2

Giữ hồn quê Việt

LỜI NÓI ĐẦU

Thân gửi bạn đọc!

Lời Mở Đầu Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với một nền văn minh lâu đời, có một nền âm

nhạc dân gian đa dạng ,phong phú. Những tiết tấu, âm điệu đặc trưng của dân ca phần

lớn phát nguồn từ những câu đồng dao dù bình dị đơn giản, hay những câu ca dao thâm

thúy khúc chiết và loại vần thơ vần như lục bát được gạn lọc, bổ sung qua nhiều giai

đoạn khác nhau rồi thở thành những thể loại ca hát dân gian khác nhau của từng địa

phương, từng vùng miền. Độc đáo nhất vẫn phải kể đến là dân ca Nam Bộ giàu chất trữ

tình, đậm màu thi vị và rất phong phú về thể loại như: hò, lý, hát ru, hát huê tình, đồng

dao, nói thơ, nói vè. Ngoài ra còn phải nhắc đến loại hình âm nhạc dân tộc đờn ca tài tử

đầy tình cảm, sâu sắc. Âm nhạc truyền thống Nam bộ là sự kết hợp hoàn hảo của

những nhạc cụ dân tộc độc đáo.

Trong cuốn sách này , chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn nét đẹp của dân ca Nam

Bộ thông qua những loại hình nghệ thuật như hò, lý , ,hát ru, đờn ca tài tử … nhằm

giúp các bạn hiểu hơn về giá trị văn hóa phi vật chất mà ông cha ta để lại cho chúng

ta , giúp chúng ta cảm nhận được nét đẹp, yêu thích từ đó giữ gìn và phát huy mang

đậm nét bản sắc dân tộc , thể hiện tích cách của con người Việt Nam .

Nhóm nghiên cứu lớp 10A2

Page 4: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

3

Giữ hồn quê Việt

PHẦN II: GIỚI THIỆU CHUNG

NAM BỘ

Page 5: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

4

Giữ hồn quê Việt

rong nền âm nhạc dân tộc dân gian, Hò là một trong những thể loại gắn bó thân thiết với

sinh hoạt lao động của người dân Việt. Hò có thể chỉ là một làn điệu duy nhất, nhưng cũng

có khi là một tập hợp nhiều làn điệu có chung thuộc tính về nội dung cũng như hình thức

biểu hiện nghệ thuật.

Đã có một thời, những điệu hò được xem như món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc

sống. Từ miền sơn thượng với bao thác ghềnh hiểm trở, đến miền đồng bằng phì nhiêu, bao la bát

ngát, cho tới tận những nơi cửa biển hay ngoài khơi xa sóng to gió cả, đâu đâu cũng vang vọng

những giọng hò. Hò bảng lảng dọc triền sông, hò lãng đãng trên những cánh đồng lúa chín mùa thu

hoạch, hò xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày ở mỗi miền quê… tất cả đã góp phần tạo nên một

kho tàng phong phú và đa dạng các loại hò.

Cũng như tên nhiều miền của đất nước, hò là một điệu dân ca phổ biến ở Nam Bộ nói riêng.

Hò được gắn liền với sông nước, với khung cảnh êm ả, phẳng lặng. Với một âm hưởng phóng

khoáng, tự do, mang ít nhiều nhân tố "tự sự", "vịnh thán", hò thường được dùng để ngợi ca hay đề

cao một đạo lý tốt đẹp nào đấy như lòng chung thủy sắt son, niềm tin yêu chặt dạ bền lòng... Âm

điệu của các thể loại hò ở từng địa phương thường không giống nhau về chi tiết luyến láy, về cách

xử lý các "âm điệu" giữa câu, hay có đôi khi cũng khác nhau về kết cấu toàn bộ. Thí dụ như: hò

Đồng Tháp thì kết ở một nốt thuộc "át âm", nhưng trong lúc đây, tuy cùng một điêu thức "xon",

nhưng hò Miền Đông, hò Bạc Liêu, hò Gia Ninh, thì lại dùng nốt chủ âm để kết hoàn toàn.

Việc xử lý kếu cấu này tùy thuộc vào phong cách, vào nội dung của từng vùng, nhằm thể hiện được

tính cách riêng biệt, màu sắc độc đáo, chứ không phải là không có dụng ý. Thông thường do ý nghĩa

của nội dung lời hò giữ vai trò quyết định, nên giai điệu của hò này được tiến hành theo đường nét

bình ổn, "lên dần" hoặc "xuống dần", cố tránh những bước nhảy quãng đột xuất, nhằm tạo ra một

phong vị êm đềm, nhẹ nhàng như kiểu "ngân nga, tự sự", nặng đi vào chiều sâu lắng hơn là ầm ĩ,

huyên náo. Hoàn cảnh xã hội ngày càng thay đổi, nên nội dung và hình thức hò cũng được cải biên

và bổ sung cho thích hợp. Ví dụ như, khi Mặt trận Bình dân bên Pháp chiếm được nhiều thắng lợi

trên địa hạt chính trị, thì ở Nam Bộ, kế bên những loại hò mộc, hò huê tình, hò đối, hò thơ, hò

truyện... lại xuất hiện thêm một loại hò gọi là hò quốc sự. Nội dung hò quốc sự đề cập đến những

vấn đề chính trị cổ vũ và động viên tinh thần yêu nước của quần chúng:

T

Page 6: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

5

Giữ hồn quê Việt

hò ơi! Trên đời mọi vật bẩn nhơ

Hò ơi! Em ơi trải bao thế hệ oai hùng

Nước nhà lâm nạn anh hùng ra tay

Hi sinh bao quản thân dài

Máu đào từng rửa, "nước" rày thành trong

Nội dung lớn của hò phần lớn dựa trên cơ sở của lối thơ lục bát, nhưng khi xử lý thì có thể giữ

nguyên, hoặc có khi lại mở rộng dài hơn để khớp với âm điệu của câu hò. Vì thế việc sáng tác ra

những câu hò được đông đảo quần chúng tham gia dễ dàng và nhanh chóng thu hút được sự hâm

mộ của quần chúng. Về tháng bảy âm lịch, thường là mùa cấy rộ và cũng là lúc mà các "vạn" cấy

(như phường, hội) được có dịp trổ tài vừa cấy giỏi lại vừa hò hay... và dĩ nhiên sau những lần gặp

gỡ, biết mặt... biết tài nhau... là đến những lời hò hẹn cho những ngày sau mùa gặt hái...

Ngày nay, đời sống hiện đại, làn sóng công nghiệp hóa cùng biết bao thăng trầm của thời

cuộc đã làm lãng quên rất nhiều sinh hoạt nghệ thuật dân gian. Đi canô, xuồng máy, người ta không

còn cần đến những điệu hò… ơ… trên sông nước mỗi sớm chiều. Phương thức gặt lúa, đánh bắt

trên sông đã không còn như xưa, khiến mất dần những giai điệu của Hò cấy lúa, cũng như Hò giựt

chì, Hò leo dốc, Hò kéo gỗ… Thẩm mỹ, nhu cầu nghệ thuật của các lớp con cháu thế hệ mới đã

thay đổi cơ bản với khá nhiều những nét văn hóa nói chung, âm nhạc nói riêng du nhập từ nước

ngoài. Và, cũng như nhiều thể loại âm nhạc dân gian khác, các điệu hò dường như chỉ còn tồn tại

trong ký ức của một thời vang bóng. Tuy vậy, để bảo tồn những giá trị của thể loại âm nhạc này,

đây đó, người ta đang nỗ lực phục dựng, bảo lưu một vài điệu hò được xem như có tính nghệ thuật

cao, nhằm tạo dựng một bức tranh khái quát về Hò của người Việt, giúp những thế hệ sau có thể tìm

hiểu được những nét độc đáo nhất về một thể loại âm nhạc đã từng có thời gian gắn bó thân thiết

với cuộc sống của biết bao thế hệ người dân Việt.

Page 7: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

6

Giữ hồn quê Việt

KHÁI NIỆM

“Lý” là một làn điệu dân ca đặc trưng của những người nông dân mộc mạc chất phát. Những

lời ca trong những điệu “Lý” luôn nói lên tinh thần tích cực và sức sống mạnh mẻ của nông dân, lời

lẽ thường chân thật và mộc mạc, không văn chương, nhưng diễn tả tình cảm bộc trực mà đậm đà.

NGUỒN GỐC

Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, lý Nam Bộ có xuất phát từ nguồn gốc lao động,

không do bàn tay nghệ sĩ tạo nên mà chỉ là một hình thức nghệ thuật tự phát của quần chúng nhân

dân. Trong quá trình khai phá và chinh phục vùng đồng bằng Nam Bộ, trước một vùng đất màu mỡ,

bao la, từ những vườn cây ăn trái bạt ngàn của vùng Long Khánh, Biên Hòa (Đồng Nai), cho đến

những cánh đồng lúa bông vàng trĩu hạt phơi mình dưới ánh nắng chói chang ở miền châu thổ Cửu

Long, đã khơi nguồn cảm hứng dạt dào cho người dân sinh sống tại mảnh đất hiền hòa này sáng tạo

ra nhiều làn điệu lý mang nét đặc trưng riêng, đậm chất trữ tình, ngọt ngào, sâu lắng.

Lý Nam Bộ xuất hiện khá nhiều trong sinh hoạt văn hóa dân gian và thường được dùng như

một chất liệu để làm phong phú thêm cho một số làn điệu âm nhạc cổ truyền Nam Bộ.

ĐẶC ĐIỂM

Từ buổi đầu đi khai phá miền đất mới phương Nam, người nông dân đồng bằng Nam Bộ đã

lấy văn học nghệ thuật truyền miệng để nói lên ước vọng của mình trong cuộc sống. Việc sử dụng

thể thơ lục bát vào điệu lý, kết hợp những từ, cụm từ, lặp từ, tiếng đệm, âm hơi ngỡ như thừa thãi

nhưng đó lại là nghệ thuật thể hiện đầy đủ và rõ ràng nhất các cung bậc tình cảm của con người

Nam Bộ, lúc thiết tha, da diết, khi thì phấn khởi, vui tươi một cách rất tự nhiên, bình dị. Lý Nam Bộ

không chỉ phong phú về số lượng mà cả về đề tài, nội dung cũng như đặc tính âm nhạc.

Cái hay của các điệu lý Nam Bộ trước hết bởi nó là một loại dân ca sinh động về nội dung,

phong phú về điệu thức, đa dạng về ngôn từ. Thứ hai là nó có thể xuất hiện trong hầu hết các loại

hình nghệ thuật dân gian của miền Nam, thường được xen vào các bài ca vọng cổ, vở tuồng cải

lương. Lời ca thì chân chất, mộc mạc, dễ hiểu, dễ thuộc, dễ hát nên nó thường được sử dụng rộng

rãi trong mọi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, trong mọi thôn cùng ngõ hẻm ở quê hương Nam Bộ.

Page 8: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

7

Giữ hồn quê Việt

Ai cũng có thể hát lý và hát bất cứ nơi đâu như: khi chèo xuồng, lúc ru em, khi làm đồng;

hoặc vào các dịp lễ, tết, hội hè, giỗ chạp… Nhờ vậy mà lý đã được người dân Nam Bộ bình chọn là:

“Nhất Lý, Nhì Ngâm, Tam Nam, Tứ Oán”. Lý Nam Bộ như là một món ăn tinh thần thiết yếu của

cư dân đồng bằng Nam Bộ đến nỗi trong dân gian có câu thơ như sau: “Con Cua quậy ở dưới hang/

Nó nghe giọng lý kềnh càng bò lên”. Quả thật, lý Nam Bộ có sức quyến rũ lòng người và thật

không sai khi nói lý Nam Bộ là viên ngọc quý trong kho tàng dân ca Việt Nam.

Trong dân ca miền Nam, lý là một làn điệu dân ca đặc trưng của những người nông dân mộc

mạc. Những lời ca trong những điệu lý luôn nói lên tinh thần tích cực và sức sống mạnh mẽ của

người nông dân. Lời lẽ thường chân thật và mộc mạc, không văn chương bóng bẩy, nhưng diễn tả

được tình cảm, thể hiện được cá tính bộc trực, phóng khoáng của người Nam Bộ. Mặc dù lời ca của

những điệu lý miền Nam đa phần giống với những câu hát của ca dao, hò, vè vì chúng có vần điệu

dễ hát, nhưng khác với ca dao, hò, vè ở chỗ lý mang tính nhạc (hát), trong khi các thể loại dân gian

kia mang thuộc tính của thi ca (thơ).

Lý Nam Bộ có đặc điểm là ngắn gọn, mỗi bài chỉ có một lời, giai điệu có những quãng nhảy

xa tạo nên sắc thái sâu lắng trầm mặc hơn so với các điệu lý ở các vùng, miền khác. Mỗi điệu lý

Nam Bộ đều có một nội dung rõ rệt, hoặc phổ biến những kinh nghiệm sản xuất như Lý đất giồng,

Lý kéo chài chẳng hạn; hoặc ca ngợi những đức tính tốt của con người trong cuộc sống như Lý Ba

Tri, ca ngợi cái đẹp trong thiên nhiên như Lý chim xanh; hoặc oán trách nhau như Lý lu là; hoặc

mỉa mai, châm biếm bọn cường hào, ác bá như Lý con khỉ, Lý bình vôi, Lý con sam.

Nghiên cứu về dân ca Nam Bộ, ta thấy rằng, hầu như trong các điệu lý miền Nam đều có hình

bóng con sông, bến nước, làng quê với những giai điệu thật trữ tình, tha thiết, luôn chứa đựng tình

cảm của người dân phương Nam luôn nhớ về quê hương, nhớ về ký ức của lứa đôi nơi quê nhà.

CÁC BÀI LÍ NAM BỘ PHỔ BIẾN

Đến với Lý Chiều chiều - một bài Lý giao duyên tâm tình với tiết tấu nhẹ nhàng, với ca từ mộc

mạc, với tình cảm nồng nàn, gợi cho người nghe cảm giác buồn man mác: “Chiều chiều ra đứng

tây lầu tây. Thấy cô tang tình gánh nước. Tưới cây tưới cây ngô đồng. Xui khiến xui trong lòng,

trong lòng tôi thương. Thương cô tưới cây ngô đồng”.

Khi tiết tấu Lý sôi nổi thì đó cũng là lúc tâm thế con người được thăng hoa nhất: “Kêu cái mà

quạ kêu, kêu cái mà quạ kêu. Quạ kêu nam đáo, lắc đáo nữ phòng, người dưng khác họ, chẳng nọ

thời kia. Nay dìa (về) thời mai ở, ban ngày thời mắc cỡ, tối ở quên dìa. Rằng a í a ta dìa, lòng

thương nhớ thương. Rằng a í a ta dìa lòng thương nhớ thương” (Lý Quạ kêu).

Hay bài Lý Cây bông: “Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông, ơi bạn ơi. Bông lê cho bằng

bông lựu ơi bạn ơi. Là a í a đố nàng, bông rồi lại mấy bông là a í a đố nàng, bông rồi lại mấy

bông…”.

Page 9: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

8

Giữ hồn quê Việt

Lý cây bông

Page 10: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

9

Giữ hồn quê Việt

NGUỒN GỐC:

ấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ hoặc hò dân gian được truyền miệng từ bà

xuống mẹ, thế hệ trước sang thế hệ sau. Do đó, những bài hát này rất đa dạng, mang tính

chất địa phương, gần như mỗi gia đình có một cách hát riêng biệt.

KHÁI NIỆM:

Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng đơn giản giúp trẻ con ngủ. Phần lớn các câu trong bài hát

ru con.Hát ru Nam bộ là một loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian, truyền miệng từ thế hệ

này sang thế hệ khác. Hát ru của miền Nam nói chung (có thể khác nhau ở Tây Nam bộ và Đông

Nam bộ) gọi là hát đưa em, chịu ảnh hưởng của công việc, hoàn cảnh và khí hậu vùng miền nên hát

ru của Nam bộ nghe giản dị đơn sơ mà gần gũi. Trong cái ngọt của hát ru Nam bộ đặc biệt là miền

Tây Nam bộ, toát lên sự man mác, thiết tha, phóng khoáng, bao dung của hò Đồng Tháp, của các

điệu lý - câu hò sông nước Cửu Long. Bài hát ru thường được bắt đầu bằng những mô típ

quen thuộc như “ầu ơ….ví dầu“hay “ơ…ầu ơ…” và đoạn sau là phần lời của những câu ca

dao, những khúc hát thường có kết cấu lục bát, ví dụ:

“ Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.”

hay:

“Ầu ơ… Gió đưa cây cải về trời

Rau râm ở lại chịu đời đắng cay”

“À ơi..! Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con... À ơi…!”

L

Page 11: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

10

Giữ hồn quê Việt

Một đặc điểm cần đề cập đến nữa là lời hát ru Nam bộ có một làn điệu rất nhẹ

nhàng, êm ã, như những dòng sông chở đầy phù sa, như sự lênh láng của cánh đồng quê

vào mùa nước nổi. Lời hát ru vừa ngân nga vừa sâu lắng, vang xa chất du dương êm ã, tạo

cho trẻ thơ một cảm giác rất êm tai, và từ đó dễ đưa các em đi vào giấc điệp.

NỘI DUNG:

Về lời ca, như đã biết, người hát Ru con có thể sử dụng bất cứ câu thơ, chùm thơ hay cả

một bài thơ lục bát có sẵn làm lời ca. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể giãi bày nỗi niềm tâm sự.

Điều đó có nghĩa nội dung lời ca của các làn điệu hát ru thật rộng mở. Có thể nói, những câu hát

ru Nam Bộ đã thể hiện rất sinh động và khá toàn diện đời sống của người Việt ta xưa. Ở

đây, có thể tìm thấy rất nhiều chủ đề, từ cảnh quan thiên nhiên, quê hương, đất nước, cánh cò, cây

đa, bến sông, bến chợ, sân đình... cho đến tâm tư tình cảm của con người. Trong đó, sẽ thấy những

chiều cạnh khác nhau như sau:

+Tâm sự của người hát với đứa trẻ (đối tượng ru ngủ)

+Tâm sự của người hát với những người xung quanh

+Tâm sự của người hát với chính mình, than thân, trách phận...

Như vậy, bên cạnh mục đích ru ngủ, làn điệu hát Ru con còn là cơ hội để mỗi cá nhân có thể

bộc lộ những khả năng nghệ thuật âm nhạc và thơ ca nhất định. Đồng thời, người ta có thể mượn

hát Ru con làm nơi bộc bạch nhiều tâm tư tình cảm chan chứa nhất, thỏa mãn những cái mà không

thể nói thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Ở góc độ khác, thông qua hát Ru con, mọi người cũng có

cơ hội để thấu hiểu người thân trong gia đình. Những âm điệu đậm đà mầu sắc dân tộc ấy cứ thấm

dần, thấm dần qua giấc ngủ, ngày này qua ngày khác.., thẩm thấu và khắc sâu mãi vào trong tâm

hồn trẻ thơ, tình cảm yêu thiên nhiên yêu cuộc sống, nhen nhóm lên ngọn lửa yêu thương và bắt đầu

hình thành nhân cách con người từ những lời hát ru của mẹ.

Ý NGHĨA TRI THỨC:

Lời hát ru, xét về mặt tác dụng của nó đối với trẻ thơ trong những lúc lắc võng, đưa

nôi chỉ là để dỗ giấc các em, bên cạnh đó, lời hát ru còn là sự phản ánh sinh động đời

sống, tình cảm, những quan hệ xã hội cũng như cách cư xử văn hoá của người Việt ta

ngày xưa.

1. Tình cảm thiêng liêng cao cả của ông bà, cha mẹ được con cháu ghi tạc trong lòng:

Có câu hát như sau:

“ Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày thức đủ vừa năm

Lại có câu:

Công cha như núi Thái Sơn

Page 12: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

11

Giữ hồn quê Việt

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Những lời hát ru trên dường như phổ biến đến mức trong hát ru trẻ ngủ của người

dân Nam Bộ không thể thiếu những câu ca nằm lòng ấy. Với nét đẹp của ca từ, phải chăng

lời hát ru còn muốn vươn đến những đối tượng khác, những thành viên khác trong gia

đình chăng? Chính điều này khẳng định người Việt ta từ xưa đã rất xem trọng đạo nghĩa

và rất có hiếu với cha mẹ vì cha mẹ là đấng sinh thành dưỡng dục với một sự gắn bó qua

từng tháng ngày ta khôn lớn.

Bởi thế lời hát ru còn có câu như sau:

“Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi

Khó đi mẹ dắt con đi

Con đi trường học, mẹ đi trường đời.”

Page 13: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

12

Giữ hồn quê Việt

Văn hoá Việt Nam rất thiên trọng nữ tính, bởi người Việt Nam từ lúc còn thơ bé đã

rất gần với mẹ, người mẹ luôn bên con, quan tâm chăm sóc từng bước chân của con mình.

Qua bài ca còn cho ta thấy dân tộc ta xưa rất có ý thức học tập, thích cầu tiến; học tập

này bao gồm cả học kiến thức khoa học lẫn kiến thức đời sống xã hội, con đi trường học,

mẹ đi trường đời. Có thể khẳng định rằng, ngoài vốn tri thức tiếp thu ở trường, người học

trò nhỏ còn tiếp nhận được một lượng kiến thức về đạo đức, về vốn sống thực tế rất lớn từ

người mẹ nữa.

Chính vì công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ to lớn như trời trời biển, nên trong kho

tàng hát ru lại có câu:

“ Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”

Đây phải chăng là tấm lòng của những cô gái lấy chồng xa xứ; cứ mỗi chiều về nhớ

mẹ, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên trong lòng với một nỗi ưu tư thương nhớ. Tình cảm

ấy đã chuyển hoá thành nỗi đau vừa cụ thể, vừa rất trừu tượng: ruột đau chín chiều.

2. Đời sống người Việt xưa trọng sùng hiếu đạo:

Do người Việt ta xưa ý thức rất rõ về công lao to lớn của ông bà, cha mẹ, nên lời

hát ru thể hiện sâu sắc sự hiếu đạo đối với họ.

Câu ca mộc mạc mà chứa đựng một tấm lòng cao đẹp:

“Gió đưa gió đẩy về rẩy ăn cồng

Page 14: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

13

Giữ hồn quê Việt

Về sông ăn cá, về đồng ăn cua

Bắt cua làm mắm cho chua

Gửi về cho ngoại khỏi mua tốn tiền.”

Ngoài việc cung phụng từ miếng ăn, thức uống, đâu đó còn là tiếng lòng, là nỗi

niềm cảm thương tha thiết:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.”

Từ tình cảm tha thiết, sự hiếu đạo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ - mà khi những

lúc bị quở trách, đánh mắng, người con luôn tìm cách bộc lộ chữ hiếu của mình để được

giảm nhẹ trận đòn:

“Má ơi đừng đánh con đau

Để con bắt ốc hái rau má nhờ.”

Ngày xưa, điều kiện thiên nhiên chưa được khai phá phổ biến, càng đi về phía Nam

của Nam bộ càng vắng vẻ hoang sơ. Người con gái vì lẽ đó mà càng không muốn rời xa

mẹ:

“Má ơi đừng gả con xa

Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

Nhà má ở tại đám dâu

Bước qua đám đậu đầu cầu ngó qua

Ngó qua đám bắp trỗ cờ

Đám dưa trỗ nụ, đám cà trỗ bông”

3. Những cung bậc tình cảm từ tình yêu lứa đôi cho đến tình cảm vợ chồng:

Nhiều bài hát ru Nam bộ đã thể hiện đầy đủ những phương diện của tình cảm từ

tình yu lứa đôi đến mối quan hệ vợ chồng một cách toàn diện.

Trước hết là cách thể hiện lễ độ đối với đấng song thân của người yêu:

“ Đi qua nhà má, hai tay tôi sá, hai cẳng tôi quỳ

Vì thương con má sá gì thân tôi.”

Thực tế, người con trai không phải hành lễ như trong câu hát. Đó là đấu hiệu nghệ

thuật của lời hát ru nhằm thể hiện sự tôn trọng và tỏ hành vi lễ phép của người con trai

muốn cầu hôn cô gái.

Vượt lên trên sự khó khăn đó, điều đáng lo ngại trong tình yêu còn là sự ngăn sông

cách núi mà ông cha ta một khi đã yêu thì dẫu gian nan đến đâu cũng vượt qua:

Page 15: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

14

Giữ hồn quê Việt

“Thương nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”

Trong tình yêu người Việt rất dễ thông cảm cho nhau, nhưng do ta chú trọng sự

điềm đạm, hoà nhã của con người nên, người con gái sẵn sàng chờ đợi người con trai đến

khi nào anh ta đã tu dưỡng được tính tình của mình:

“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về anh học chữ nhu

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”

Và trong tình yêu cũng có những trái ngang, xa cách, lúc đó nỗi thương nhớ cũng

hoá thành nỗi đau:

“Chiều chiều chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ bạn chín chiều ruột đau.

Khi con người rơi vào trạng thái thất tình thì câu ca lại được thể hiện ở một

cách khác:

Lan huệ sầu ai lan huệ héo

Page 16: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

15

Giữ hồn quê Việt

Lan huệ sầu tình trong héo ngoài tươi.”

Sự tan vỡ trong tình yêu do cha mẹ không ưng thuận cũng là một nỗi đau cần được

cảm thông:

“ Cây da trốc gốc, thợ mộc đương cưa

Đôi ta đi ra cũng xứng, đứng lại cũng vừa

Tại cha với mẹ kén lừa xui gia.”

Sự vất vả của người vợ khi gia đình bị đổ vỡ hoặc những bê tha của người chồng:

Gió đưa bụi chuối sau hè

Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ

Con thơ tay ẵm tay bồng

Tay nào xách nước, tay nào vo cơm.”

4. Những khía cạnh khác của đời sống người Việt xưa:

Sự vất vả, cô đơn:

“ Gió đưa cây cải về trờ

Rau răm ở lại chịu đời đắng cay.”

Lao động sản xuất tăng gia là đời sống vui tươi:

“Đất thanh bình mạ xanh em cấy

Một hạt mầm là mấy tình thương

Ngó lên mảnh đất quê hương

Dâu xanh la tốt vấn vương tơ tằm.”

Luôn có ý thức về cái đẹp trong ăn nói:

Page 17: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

16

Giữ hồn quê Việt

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”

Page 18: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

17

Giữ hồn quê Việt

ờn ca tài tử là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di

sản văn hóa phi vật thểvà là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng

lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ

cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.

Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ

thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau

những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc

gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách

thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là

bạn bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu

nệ về trang phục.

2. NGUỒN GỐC

Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi

không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ

hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng.

Nguồn gốc của nhạc tài tử là ca Huế, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ.

3. GIÁ TRỊ

Đờn ca tài tử thể hiện tính cách phóng khoáng và nếp sống sông nước miệt vườn của con

người Nam bộ, vì thế đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân, là món ăn tinh thần

không thể thiếu trong những ngày hội, dịp vui của đồng bào. Do đó, đờn ca tài tử có sức lan

toả mạng mẽ không chỉ gói gọn trong một địa bàn, địa phương hay một vài tỉnh, thành phố

mà có mặt hầu hết các tỉnh, thành khu vực phía Nam. Đi đâu chúng ta cũng nghe đờn ca tài tử,

đi đâu chúng ta cũng thấy những hoạt động sôi nổi của các câu lạc bộ, đội, nhóm đờn ca tài tử.

Sức sống mãnh liệt, tầm ảnh hưởng văn hoá rộng, giá trị nghệ thuật độc đáo, không nhằm lẫn

với bất cứ loại hình nghệ thuật nào khác chính là lý do thuyết phục nhất để lựa chọn Đờn ca

tài tử là một trong những di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của miền Nam nói riêng và Việt

Nam nói chung.

Đ

Page 19: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

18

Giữ hồn quê Việt

3. PHẠM VI VÀ NHẠC CỤ

Nghệ thuật Đờn ca tài tử hiện đang được phát triển ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam Việt Nam

là: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương,Bình Phước, Bình Thuận, Cà

Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Long An, Ninh

Thuận, Sóc Trăng, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long. Trong đó, Bạc Liêu, Bình

Dương, Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh là những tỉnh, thành phố có nhiều người hát đờn ca tài tử

nhất.

Nhạc cụ trong "Đờn ca tài tử" gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn

tam, sáo thường là sáo bảy lỗ (phụ họa). Hiện nay có một loại đàn mới do các nghệ nhân Việt Nam

cải biến là Guitar phím lõm. Loại nhạc cụ này được khoét lõm các ngăn sao cho khi đánh lên nghe

giống nhạc cụ Việt Nam nhất (âm cao).

4. TRÌNH DIỄN

Ban nhạc tường dùng năm nhạc cụ, thường gọi là ban ngũ tuyệt gồm đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn

kìm, đàn cò, và đàn tam. Phụ họa thêm là tiếng sáo thường là sáo bảy lỗsong lan (nhạc cụ bằng gỗ

để gõ nhịp) hoặc cả Ghita lõm.

Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau

nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn ở đình, miếu hoặc

trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn.

Những năm gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài tử hợp lại

với nhau thành các câu lạc bộ đờn ca tài tử mang tính bán chuyên nghiệp. Bên cạnh nghề nghiệp

chính, họ phục vụ văn nghệ khi có yêu cầu.Một số người nói rằng từ "tài tử" có nghĩa là nghiệp dư.

Trong thực tế, từ này có nghĩa là tài năng và ngụ ý rằng những người này không dùng nghệ thuật để

kiếm kế sinh nhai,mà chỉ để cho vui hoặc những lúc ngẫu hứng. Tuy nhiên, điều này không có

nghĩa là họ không phải là chuyên gia. Ngược lại, để trở thành một nghệ sĩ trong ý nghĩa xác thực

nhất của từ này, họ phải thực hành trong một thời gian dài.Đối với hình thức âm nhạc, vai trò của

các ca sĩ và nhạc sĩ đều bình đẳng. Ca trù hát và người ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền

Trung) là phụ nữ, trong khi đờn ca tài tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trò bình đẳng.

Loại hình âm nhạc không chỉ ở các lễ hội và các bên mà còn trong thời gian sau thu hoạch.

Ngoài ra, nó có thể được chơi trong bóng mát của cây, con thuyền hoặc trong đêm trăng sáng...

Page 20: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

19

Giữ hồn quê Việt

Ban đờn ca tài tử Nguyễn Tống Triều dự hội chợ các nước thuộc địa ở Marseille, Pháp năm 1906.

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu

Nguồn: Wikipedia

Page 21: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

20

Giữ hồn quê Việt

1. Khái niệm

iải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng:

"cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch

bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. Ở đây là đã cải lương (cải cách, đổi

mới) nghệ thuật hát bội. Từ một động từ theo nghĩa thông thường đã trở thành một

danh từ riêng. Sau khi cải lương thì nghệ thuật Cải Lương đã khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về

nội dung và hình thức

2. Nguồn gốc

Cải lương ra đời vào những thập niên của đầu thế kỷ XX ở địa bàn miền Tây Nam Bộ. Cải lương

được hình thành từ những lối ca hát tài tử, cũng có nhiều người cho rằng: cải lương là hình thức ca

ra bộ và dần dần phát triển thành những kịch bản được diễn xuất trên sân khấu, nhằm đáp ứng nhu

cầu của khán thính giả lúc bấy giờ. Lúc này, đã có nhiều đoàn cải lương chuyên nghiệp, hoạt động

một cách rộng rãi ở nhiều tỉnh Nam Bộ, rồi lan dần ra miền Trung và ngay cả miền Bắc cũng đón

nhận giọng ca cải lương này. Có thể nói rằng: cải lương là một loại hình sân khấu nghệ thuật tổng

G

Page 22: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

21

Giữ hồn quê Việt

hợp, được đúc kết và diễn đạt trên phương diện của nhiều tư tưởng. Nói cách khác, đây là một loại

hình sân khấu được đúc kết và có sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới (kim cổ giao duyên).

Có thể nói: quá trình hình thành nghệ thuật cải lượng, là một qúa trình khá phức tạp. Vì, đất

nước chúng ta còn nghèo về nhiều mặt, đặc biệt là về khía cạnh của cải vật chất, muốn hình thành

một đoàn cải lương trước hết phải có tài chánh, nếu không thì không tạo tinh thần cho những người

đến với ngành nghệ thuật một cách bền vững.

3. Giá trị

a. Giá trị văn hóa

Trong đời sống của con người, vô cùng những khía cạnh nói về văn hóa có giá trị thực chất.

Nhưng, dù sao đi nữa, bất kỳ một di sản văn hóa nào, thì cũng có những giai đoạn phát triển của nó

và ở đỉnh cao hay còn gọi là điểm son. Thì, trong nghệ thuật cải lương cũng vậy, nó cũng có những

giai đoạn biến chuyển, thay đổi. Vì thế, tôi xin đề cập đến đỉnh cao của nghệ thuật cải lương.

Ngay trong chính bản thân nghệ thuật cải lương, về thi pháp, sáng tạo, thì nó đã hàm chứa hai

đặc điểm có vẻ trái ngược, nhưng lại rất thống nhất, đó là: sự khép kín mang tính định hình của

những qui ước sân khấu truyền thống ( các bài bản ca hát, các giai điệu âm nhạc, các qui ước biểu

diễn của diễn viên…) và sự mở ra của các hình thái nghệ thuật sân khấu ở khả năng thích hợp của

nó. Mặt khác, nghệ thuật cải lương còn có một khuôn mặt riêng khả ái, mang đầy chất nữ tính. Cho

nên, vừa đậm đà sắc thái truyền thống, lại vừa ngời ngời một ánh sáng hiện đại, làm cho con người

cảm thấy cuộc sống thanh thản và sống lạc quan yêu đời hơn. Nhưng con người cũng đừng qúa lạm

dụng thời gian, mà làm ánh hướng tới công việc của gia đình cũng như những công việc của xã hội.

Page 23: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

22

Giữ hồn quê Việt

b. Giá trị nhân văn

Cải lương đã đưa lại một giá trị tinh thần cho người Việt Nam khá sâu sắc và cụ thể. Nó khai

thác thế giới tâm hồn của con người, bằng cảm nhận của tinh thần, đạo lý và tâm lý triết học

phương Đông, Phật Giáo ( với 14 điều răn dạy) trong đó có sự chấp nhận, bao dung, tha thứ và đoàn

viên là các tố chất chính.

Thế giới tình cảm được chắt lọc ( như chất liệu) và được thăng hoa ( qua ngôn ngữ và phương

tiện nghệ thuật biểu diễn đầy sức truyền cảm của diễn viên) tác động mạnh và trực tiếp nhận thức

tình cảm của người xem. Sự đồng cảm giữa con người với nhau cũng xuất hiện từ đây, thậm chí

người xem còn tác động trở lại, nhằm đẩy sự khích lệ lên cao hơn nữa ở nơi diễn viên. “ Nhất là khi

diễn viên ca những bài Oán, khi họ hoàn thành một cách ngọt ngào về phần lời nói lối gối sang câu

và chữ “ đổ” bài vọng cổ … và được công chúng vỗ tay tán thưởng, thì người diễn viên đã biết chắc

là yên tâm rồi và lúc đó càng có tinh thần diễn xuất hay hơn!” Có những câu chữ nghề nghiệp mà

chỉ ngành cải lương mới có, như: ca “ có ngầu”, ca “ quên sầu”, ca “ mùi mẫn” và ca lấy nước mắt

khán giả…, đều thể hiện một tính chất sâu thẳm của con người Việt Nam.

Qua đó cho chúng ta thấy: cả người sáng tạc lẫn người xem đều mong muốn một kết thúc “ có hậu”,

vì vậy cách đặt vấn đề của kịch bản và vở diễn lúc ban đầu có thể khác nhau, nhưng khi đi vào giải

quyết và kết thúc vấn đề, thì không còn khác nhau nữa. Ví dụ: chuyện cổ thì được giải oan, chuyện

kim thì sau những giải thích, thì không còn hiểu lần nữa, sau khi đã nhận ra thì “ cải tà quy chính”,

Page 24: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

23

Giữ hồn quê Việt

còn những người đã từng bị hành hạ, đau khổ sẽ lại tha thứ, bao dung hoặc báo trước một điều kiện

“ cho quay lại”.

Với những đặc trưng dễ nhận thấy đó, thì cải lương đã để lại nhiều vở diễn mang đậm “ tình

cảm” được ghi nhận ở từng giai đoạn khác nhau, nhưng đều mang một đặc tính là thể hiện nhân

cách con người.

Page 25: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

24

Giữ hồn quê Việt

uê hương Bạc Liêu rất tự hào là một trong những địa phương góp phần rất lớn vào việc phát

triển nhạc lễ cổ truyền đồng thời góp phần khai sinh phong trào đờn ca tài tử Nam bộ. Người

có công lao lớn nhất đặt nền móng ấy chính là Hậu tổ Nhạc Khị và Sư Nguyệt Chiếu. Đó là

những người con ưu tú của vùng đất Bạc Liêu.

1.Khái niệm

Theo GSTS Trần Văn Khê thì nhạc lễ là loại hình âm nhạc gắn liền với nghi lễ và tôn giáo.

Thật vậy, nhạc lễ là loại hình âm nhạc chỉ có bản đờn chứ không có kèm lời ca như nhạc tài tử và

chỉ phục vụ cho việc thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng và tôn giáo.

2.Nguồn gốc

Theo nhiều nguồn sử học, nhạc lễ nước ta xuất hiện từ thời Nhà Lý năm 1121, dựa trên nền

của âm nhạc tế tự cung đình. Vào thời Nhà Nguyễn, ở Đàng Trong, nhạc lễ phát triển khá rực rỡ,

triều đình có cả một đội nhạc. Trong tiến trình mở mang bờ cõi, nhạc lễ cung đình không còn tồn tại

duy nhất ở Triều đình mà đã theo bước chân của những quan nhạc, những nghệ nhân và những

người khẩn hoang du nhập vào đất Nam bộ.

Trong cuộc hành trình vào Nam, nhạc cung đình dần dần được canh tân, kết hợp với những sáng tác

mới để hình thành loại hình nhạc lễ cổ truyền Nam bộ. Nhạc lễ cổ truyền Nam bộ lúc này được

dùng phổ biến trong các đám cúng kiến, tang ma, giỗ chạp tại gia thất hay tổ chức hát cúng tại đình

làng. Ban đầu nhạc cụ của nhạc lễ khá đồ sộ như: Bộ gõ (có trống chiến, trống cái, bạc lớn, bạc nhỏ,

mõ …); bộ vỗ (có trống cơm, bồng …); bộ hơi (có kèn đại, kèn trung, kèn tiểu …); bộ kéo (đờn cò,

gáo …); bộ gảy (có đờn kìm, sến, tranh, độc huyền, …). Dần dần các nhạc cụ này tinh gọn lại phù

hợp với điều kiện thực tế, thường chỉ còn các nhạc cụ gảy, gõ và dây kéo vĩ, không dùng các loại

trống nhạc, kèn rầm rộ nữa, dùng song lang thay cho trống nhạc để giữ nhịp điệu, tiết tấu… Ban

nhạc lễ cũng được tổ chức lại một cách gọn nhẹ hơn. Những Ban nhạc lễ nhỏ gọn như vậy người ta

còn có tên gọi là nhóm đờn cây.

3.Đặc điểm Các bài bản của nhạc lễ cổ truyền dần dần được điển hóa chủ yếu là 7 bài Bắc lớn (Xàng xê,

Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long Ngâm, Tiểu khúc, Vạn giá); kèm theo các bài Nam

(Nam ai, Nam xuân, Đảo ngũ cung)… vừa tạo ra sự phù hợp với hoàn cảnh, vừa thể hiện được yêu

Q

Page 26: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

25

Giữ hồn quê Việt

cầu nghiêm túc, trang nghiêm khi hành lễ. Ông Ba Đợi, một nhạc sư của Triều đình Huế có câu nói

khá nổi tiếng : “Lễ phải có nghi, nhạc phải có hòa, tiếng đờn phải đủ cả trầm, bổng nhặt khoan”.

Đối với Đờn ca tài tử, theo nhiều nhà nghiên cứu thì loại nhạc này có nhiều tên gọi khác nhau tùy

theo từng nơi, từng vùng, có người gọi là “Đờn ca tài tử” hoặc “Đàn ca tài tử”, người khác thì gọi là

“Âm nhạc tài tử”, cũng có người gọi là “Ca nhạc tài tử”, gọi cách nào cũng có nghĩa, nhưng thông

dụng vẫn sử dụng là “Đờn ca tài tử Nam bộ”, nhưng dù có tên gọi như thế nào, các nhà nghiên cứu

âm nhạc đều cho rằng loại hình nghệ thuật này thoát thai từ hoạt động nhạc lễ và hình thành ở Nam

bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, do các nhạc quan, nhạc sĩ triều đình Huế theo phong trào

Cần Vương vào Nam mang vào. Trên bước đường Nam tiến, dòng nhạc này đã nhạy bén tiếp thu

những tinh hoa của âm nhạc địa phương, thêm thắt một chút nét nhạc mới, cách tân phong, cách

diễn tấu hay đặt thêm lời ca vào lòng bản nhạc …Từ đó Đờn ca tài tử được ra đời.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Nam bộ đã hình thành nhiều nhóm ca nhạc tài tử và tranh đua

với nhau về nghệ thuật, ra sức cải tiến, nâng cao sáng tác thêm nhiều bài bản mới. Ở Vĩnh Long, có

ông Trần Quan Quờn (Ký Quờn); Long An có ông Ba Đợi (Nguyễn Quang Đại); Cần Thơ có Mộc

Quán Nguyễn Trọng Quyền; Bạc Liêu có ông Nhạc Khị và Sư Nguyệt Chiếu, …Nghệ nhân Nhạc

Khị lúc sinh thời có nói 1 câu khá nổi tiếng: “Chơi đàn ca tài tử là coi như ra trận, hễ ca sai lời, sai

nhịp, sai giọng, đờn sai nhạc, sai nhịp là coi như không phải đờn ca tài tử”. Các Ông và học trò của

mình đã ra sức nghiên cứu, canh tân, hiệu đính các bài nhạc lễ, cải biên các bài bản gốc của ca nhạc

Cung đình Huế, tiếp thu những đặc sắc của âm nhạc dân gian địa phương, cách tân lối bắt nhịp

(nhịp nội, nhịp ngoại, nhịp lơi), song vẫn tôn trọng lòng bản, để tạo một giai điệu hòa hợp với ngôn

ngữ, phong cách của người dân Nam bộ. Như vậy, nhạc lễ và đờn ca tài tử có mối quan hệ hữu cơ

rất đặc biệt.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, nhạc lễ cổ truyền và đờn ca tài tử Nam bộ đều dựa theo học thuyết âm

– dương ngũ hành với ngũ cung: Hò - Xự - Xang - Xê - Cống (Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ), và

dựa trên nền tảng lễ nghĩa, đạo đức, bản chất luân lý con người phương Đông.

Nếu nhạc lễ biểu trưng cho văn hóa cung đình, thì đờn ca tài tử biểu hiện đặc sắc của văn hóa dân

gian Nam bộ. Nếu nhạc lễ mang nét trang trọng cung kính thì nhạc tài tử vừa da diết, ngọt ngào, dễ

hòa vào tâm hồn những con người vừa định cư ở vùng đất mới. Nhạc lễ chủ yếu là sử dụng nhạc khí

để hòa đờn, phối khí, còn đơn ca tài tử ngoài việc hòa đờn, phối khí còn phải có phần ca diễn.

Bài bản của Nhạc lễ chủ yếu là 7 bài Bắc lớn, kèm theo các bài Nam, còn Đờn ca tài tử thì phong

phú hơn nhiều, có đủ 4 điệu: Bắc, Hạ, Nam, Oán, có cả 4 hơi: Xuân, Ai, Đào, Ngự; Các bài bản của

nhạc lễ cổ truyền đa số là bản tổ của Đờn ca tài tử (3 Nam, 6 Bắc, tứ Oán, 7 bài)… Các bài bản và

cách thể hiện của Đờn ca tài tử thì hết sức đa dạng, phù hợp với phong cách của vùng, miền, người

ta chỉ cần thay lời mới để sát hợp trong mọi hoàn cảnh: quan, hôn, tang, tế, biệt ly, thất tình, thất

sủng…

Page 27: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

26

Giữ hồn quê Việt

Đội nhạc lễ cổ truyền. Nguồn ảnh: Báo Đại Đoàn Kết điện tử

Mục đích của nhạc lễ cổ truyền chủ yếu là phục vụ việc tế lễ, cúng kiến nghiêm túc trong các

đám tang ma, cúng đình, còn đờn ca tài tử thì phục vụ “vô tư” cho các lễ hội, đình đám, cưới hỏi,

giỗ chạp, liên hoan, không đặt yêu cầu thù lao, gọi là “giúp vui”, mang tính cộng đồng sâu sắc, bình

đẳng giữa mọi người.

Các hoạt động của nhạc lễ cổ truyền và đờn ca tài tử tuy có mục đích khác nhau nhưng thực tế luôn

kết hợp vì có mối quan hệ hữa cơ cùng dựa vào nhau để dễ dàng phát huy và phổ biến rộng rãi trong

công chúng.

Đối với Bạc Liêu, trước thế kỷ XX đã hình thành hoạt động nhạc lễ nhưng còn mang tính gia truyền

nên chưa phổ biến rộng rãi. Đến khi thiết chế đình làng ở địa phương được thiết lập, trong đình có

Hương nhạc để chăm lo việc cúng tế thì nhu cầu nhạc lễ cúng đình cũng như cúng kiến tại tư gia bắt

đầu được chú ý.

Năm 1930, với sự hợp tác của Sư Nguyệt Chiếu, ông Nhạc Khị thành lập Ban nhạc lễ đầu tiên trên

vùng đất Bạc Liêu. Lúc đầu, Ban nhạc này chỉ chuyên đờn phục vụ cúng đình và các đám ma chay,

tế lễ. Dần dần, theo yêu cầu của gia chủ và một số người hâm mộ, Ban nhạc bổ sung thêm người

biết ca để phục vụ sau giờ hành lễ, từ đó quy mô Ban nhạc cũng được mở rộng từ việc phục vụ cúng

kiến, tế lễ dần dần mở rộng phục vụ cả đám cưới hỏi, tiệc tùng, liên hoan, tiếp tân, khánh tiết…Ban

nhạc lễ hôm nào, giờ đây vô hình chung đã trở thành Ban nhạc đờn ca tài tử.

GSTS Trần văn Khê đã coi ông Nhạc Khị là một người lạ thường, ông chuyên về nhạc lễ và rất rành

về nhạc tài tử, ông thường ngồi trong mùng một mình để biểu diễn một lúc nhiều món nhạc khí.

Người nghe tưởng rằng có đầy đủ cả một Ban nhạc. Đồng thời, với Nhạc Khị, Sư Nguyệt Chiếu đã

có công lớn trong việc canh tân, hiệu đính 7 bài Bắc lớn để ứng dụng vào trong nhạc lễ cổ truyền và

nhạc Phật giáo Nam bộ.

Hoạt động nhạc lễ và đờn ca tài tử từ khi xuất hiện ở Bạc Liêu đến nay đã trên một thế kỷ, hai

dòng nhạc này đã góp phần rất lớn để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày càng cao

Page 28: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

27

Giữ hồn quê Việt

và đa dạng của nhân dân. Ngày nay, hoạt động nhạc lễ và đờn ca tài tử ở Bạc Liêu phát triển rất

rộng rãi, hầu như không có đám cúng đình nào hoặc đám tang nào mà không có nhạc lễ; tương tự

như vậy từ vùng nông thôn hẻo lánh hay tại khu vực đô thị, hầu như cuộc liên hoan, hội nghị, tiệc

tùng nào cũng có hơi hám của đờn ca tài tử. Hiện nay Bạc Liêu có khoảng trên 100 Đội, nhóm,

CLB đờn ca tài tử hoạt động dưới hình thức xã hội hóa và các tổ chức này không ngừng mang

những lời ca, bản đờn phục vụ cho những người hâm mộ.

Bên cạnh những đóng góp tích cực của hoạt động nhạc lễ, đờn ca tài tử qua nhiều thời kỳ khác nhau,

2 dòng nhạc này không ngừng được củng cố, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh

thần cho nhân dân. Song, mặt trái của nó cũng mang lại không ít những tiêu cực ảnh hưởng đến sinh

hoạt văn hóa lành mạnh của nhân dân. Có nhiều Ban nhạc lễ hay Ban nhạc tài tử khi hoạt động còn

thể hiện các bản đờn hay các món nhạc khí nhiều khi còn tùy tiện; môi trường trình diễn thiếu lành

mạnh, thiếu nghiêm túc, không còn giữ được tôn chỉ mục đích ban đầu, thậm chí bị thương mại hóa

làm mất đi bản chất tốt đẹp của dòng nhạc mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Mặt

khác, 2 dòng nhạc này còn mang nặng tính chất dân gian và gia truyền, nên trong quá trình phổ biến

trên 1 thế kỷ qua ít nhiều cũng bị mai một, vì vậy các ngành chức năng cần quan tâm hơn trong việc

bảo tồn và phát huy di sản văn hóa này trên địa bàn tỉnh.

Đã qua, cùng với nhiều nơi khác, Bạc Liêu đã góp phần rất lớn vào việc phát triển nhạc lễ cổ truyền

và góp phần khai sinh ra hoạt động đờn ca tài tử Nam bộ. Nhạc lễ và đờn ca tài tử ngày nay đã trở

thành di sản văn hóa quý báu, không những của Nam bộ mà còn của vùng đất, con người Bạc Liêu.

Hai di sản này luôn có mối quan hệ đặc biệt, tuy hai mà một, tuy một mà hai, cùng dựa vào nhau để

cùng phát triển. Các tiền nhân Bạc Liêu như Nhạc Khị, Sư Nguyệt Chiếu … đã có công lớn trong

việc tạo ra hoạt động nhạc lễ và đờn ca tài tử thì chúng ta hôm nay cũng như thế hệ mai sau phải có

trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn, phát huy hai dòng nhạc này mãi mãi được trường tồn, để 2 di sản văn

hóa truyền thống này của dân tộc không ngừng phát triển phục vụ cho yêu cầu của quê hương đất

nước.

Page 29: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

28

Giữ hồn quê Việt

m nhạc dân tộc (ANDT) Việt Nam là một phần trong văn hóa dân gian cổ truyền của

Việt Nam, trải qua mấy ngàn năm trầm tích, tiềm ẩn vô cùng tận. Đừng cho rằng âm nhạc

dân gian đã bị khai thác cạn kiệt. Nói như thế là chưa hiểu hết trữ lượng của quặng mỏ quý

giá này, hoặc có khi chỉ thấy lớp đất mặt mà không thấy kho trầm tích dưới sâu.

Vài năm gần đây, một số tác giả trẻ nỗ lực sáng tạo theo phong cách được gọi là “dân gian

đương đại”, đây là những cố gắng thể nghiệm đáng trân trọng

Âm nhạc cổ truyền và dân ca Việt Nam có vô vàn làn điệu phong phú của nhiều vùng miền;

mỗi một điệu thức đều chứa đựng một thang âm (scale) của riêng nó; chưa kể những điệu thức tam

âm, tứ âm... khu biệt. Ngoài ra, với sự sắp xếp và phát triển khéo léo các bậc (quãng), những đặc

điểm hoa mỹ nhấn, rung, mổ... của ANDT, ta sẽ tạo ra được những giai điệu bay bổng, độc đáo mà

vẫn đậm đà bản sắc dân tộc Những thủ pháp trên đã được những nhạc sĩ tiền bối áp dụng và tạo

nên những tác phẩm mang giai điệu phong phú tuyệt vời và thuần chất âm nhạc Việt.

Để mang hơi thở đương đại thì phần hòa âm, phối khí có thể vận dụng những nghệ thuật âm

thanh của thế giới, từ cổ điển, thính phòng đến những trào lưu đương đại (thậm chí dùng cả loop,

Â

Page 30: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

29

Giữ hồn quê Việt

effect sounds- hiệu ứng âm thanh...) tạo nên một background (phông nền) đầy đặn, một bệ đỡ tôn

vinh phần giai điệu thuần Việt lên, theo tôi cách kết hợp như thế là hợp lý –vừa mang hơi thở đương

đại vừa tôn vinh bản sắc âm nhạc Việt. Thậm chí, khi không có nhạc đệm, chỉ cần nghe giai điệu,

người nghe đã biết đó là âm nhạc Việt Nam.

Page 31: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

30

Giữ hồn quê Việt

PHẦN III: THỰC TRẠNG THƯỞNG THỨC ÂM

NHẠC DÂN TỘC HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP

Qua một cuộc khảo sát được thực hiện bởi bộ phận khảo sát, chúng tôi đã nhận được kết quả với

không ít bất ngờ

Trường THCS & THPT Nguyễn Khuyến

Tổ GDCD- KNS

Lớp 10A2

BẢNG KHẢO SÁT

Kiến thức về Dân ca Nam Bộ, thị hiếu của giới trẻ dành cho dân ca và Dân ca Nam Bộ

Họ và tên: ………………………………Lớp…………..Tuổi…………….

Trường……………………………………………………………………...

Câu 1: Bạn hiểu dân ca là: “

A. Những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

B. Bài hát của người dân

C. Là tất cả bài hát của người Việt

D. Tất cả đểu đúng

Câu 2: Nguồn gốc Dân ca Nam bộ?

A.An Dương Vương truyền lại

B. Là dân ca ở Nam Bộ.

C.Là dân ca được đưa vào Nam Bộ bởi những người di cư từ Bắc và Trung bộ vào.

D.Tất cả trên đều đúng

Câu 3: Bài nào sau đây là dân ca Nam Bộ ?

A.Hò cống chùa C.cà phê miệt vườn

B.Lí sáo đậu D.lí cây bông

Câu 4: nghệ thuật sân khấu cải lương có từ bao giờ ?

A.Thế kỷ X C.Thế kỷ XV

Page 32: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

31

Giữ hồn quê Việt

B.Thế kỷ XVII D.Thế kỷ XIX

Câu 5: Đờn ca tài tử được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm nào ?

A.2012 C.2014

B.2013 D.2011

Câu 6: Ai sau đây là tác giả bản vọng cổ: Dạ cổ hoài lang?

A.Cao Văn Lầu C.Út Trà Ôn

B. Năm Châu D.Thanh Tòng

Câu 7: Dân ca Nam Bộ gồm các thể loại gì ?

A.Hò,lí, đờn ca tài tử , cải lương C Hò, lý, hát xaon.ca trù, ví dặm

B.Quan họ, trống quân, hò , lý, cải lương D.Nhã nhạc cung đình

Câu 8 :Những loại nhạc cụ dùng để biểu diễn đờn ca tài?

A.Đàn tranh, đàn tì bà C.Đàn sến, sáo trúc

B.Đàn ghita D.Đàn kìm, cò, tranh, bầu, ghita phím lõm

Câu 9: Những điệu lý Nam bộ được đặt tện theo:

A. Nội dung của lời hát, B.Một số từ đầu của câu hát:,

B. Tếng đệm lót hoặc tiếng láy đưa hơi, theo địa anh: D. Tất cả đều đúng

Câu 10.phạm vi ảnh hưởng của đờn ca tài tử?

A.Lục tỉnh Nam Kỳ C.Cả Việt Nam

B. 21 tỉnh Nam Bộ D. đồng bằng sông Cửu Long

Câu 11.Mức dộ yêu thích của bạn với dân ca?

A. like B. dislike C. ok

Vì………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

Câu 12.bạn cảm thấy thế nào khi nghe nhạc dân ca ?

A.Rất hưng phấn C.Chán

B.Cũng được D.Cảm xúc khác…………………………..

Page 33: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

32

Giữ hồn quê Việt

Câu 13: Cần làm để âm nhạc dân tộc đặc biệt là dân ca tồn tại và phát triển trong đời sống hiện đại?

A.Đưa vào dạy trong nhà trường C. Thi tìm hiểu về dân ca

B.Tổ chức các cuộc thi hát dân ca D. Biểu diễn nơi công cộng

Ý kiến khác………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

Câu 14: Có ý kiến cho rằng khi đất nước chúng ta bắt đầu phát triển, sự du nhập của âm nhạc

nước ngoài khiến cho các loại hình âm nhạc truyền thống dần bị lãng quên và mai một, trong

lòng công chúng đặc biệt là giới trẻ chúng ta, bạn có suy nghĩ gì về vấn đề này?

rất thích 45%

cũng được 22%

chán 33%

Mức độ yêu thích của học sinh với dân ca

Page 34: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

33

Giữ hồn quê Việt

Hầu hết các bạn được phỏng vấn đều trả lời rất nghiêm túc và chân thật. Gần một nửa số học

sinh đều yêu thích nhạc dân ca và có hiểu biết về truyền thống âm nhạc tốt đẹp và lâu đời này. Mặc

dù hiện nay có rất nhiều dòng nhạc mới lạ như EDM du nhập vào Việt Nam nhưng bản sắc dân tộc

lâu đời vẫn được ưa chuộng. Đây là một điều thật đáng mừng

dạy trong trường 33%

tổ chức thi hát dân ca

45%

thi tìm hiểu về dân ca

11%

biểu diễn nơi

công cộng 0% khác

11%

Ý kiến của học sinh về cách phát triển Dân ca

trả lời đúng

50% trả lời sai

48%

không trả lời 2%

Mức độ hiểu biết của học sinh về dân ca

Page 35: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

34

Giữ hồn quê Việt

Phần IV: KẾT LUẬN

Chúng ta đều biết, không ai có thể phủ nhận được giá trị lịch sử, giá trị nhân văn của nền âm

nhạc dân tộc, bởi vì không có nó, dân tộc sẽ không thể vượt qua khỏi đêm trường nghìn năm Bắc

thuộc, không thể vượt qua những khúc quanh cam go, khắc nghiệt của chiến tranh nối tiếp chiến

tranh và lịch sử dựng nước và giữ nước của dòng dõi Lạc Hồng. Đó là các làn điệu hát ru, hát đồng

dao, hát giao duyên, hát mừng nhà mới, mừng được mùa... của 54 dân tộc anh em trên dải đất hình

chữ S (Việt Nam).Đó chính là ý chí Việt Nam, tâm hồn Việt Nam qua mọi thời đại, qua mọi thăng

trầm mà vẫn giữ được cốt cách của chính dân tộc mình. Hy vọng cuốn sách này sẽ giúp các bạn

hiểu và yêu hơn dòng âm nhạc đậm đà bản sắc này. Hãy giữ hốn quê Việt bằng việc giới thiệu

những sản phẩm của chúng tôi đến với mọi người các bạn nhé. Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm nghiên cứu lớp 10A2

Page 36: ƯƯỜỜNNGG TTHHCCSS--TTHHPPTT NNGGUUYYỄỄ · PDF file · 2017-02-12Lời nói đầu ... âm điệu đặc trưng của dân ca phần ... chúng tôi muốn giới thiệu

35

Giữ hồn quê Việt

Du Đỗ Lan Chi Nguyễn Vương Quốc Thanh

Thượng Thành Đạt Dương Phước Thiện

Huỳnh Lê Tuyết Anh Vi Thị Anh Thư

Nguyễn Hữu Hà Khanh Nguyễn Nhất Thống

Nguyễn Ngọc Lan Anh Phạm Ngọc Y Sa

Nguyễn Huỳnh Phương Thảo Nguyễn Phương Dung

Trần Thanh Thảo Nguyễn Minh Thắng

Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến - Cơ sở Bình Dương Địa chỉ: A26B, đường A3 (Võ Văn Tần), phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

ĐT: 0650.222 0903 - 0650.222 0999 - Fax: 0650.222 0922

Email: [email protected]

Tổ GDCD – KNS Website: novackjohnson.atavist.com/dan-ca-nam-bo-10a2