Ủy ban nhÂn dÂn cỘng hÒa xà hỘi chỦ nghĨa viỆt...

63
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ————— ———————————— Số: 01 /BC-UBND Tiền Giang, ngày 06 tháng 01 năm 2016 BÁO CÁO Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 –––––––––––––––– Phần thứ nhất TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015 Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân khóa VIII – kỳ họp thứ 12 đã thông qua Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2015, với mục tiêu tổng quát là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn và vững chắc hơn năm 2014, gắn với việc cùng với cả nước thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm gắn với tái cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ... nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành kinh tế. Tiếp tục phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách tỉnh năm 2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra các quyết định giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch phân bổ nguồn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ năm 2015 của tỉnh. Đồng thời, với việc giao kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 10/KH-UBND ngày 23/01/2015 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. Kết quả tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 cụ thể như sau: I. THỰC HIỆN MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN 1. Về giá cả, thị trường: - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2015 so với tháng trước giảm 0,07% (thành thị giảm 0,02%, nông thôn giảm 0,08%); so với tháng 12/2014 tăng

Upload: phamhuong

Post on 04-Feb-2018

218 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ————— ————————————

Số: 01 /BC-UBND Tiền Giang, ngày 06 tháng 01 năm 2016

BÁO CÁO

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016

––––––––––––––––

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015

Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân khóa VIII – kỳ họp thứ 12 đã thông qua Nghị quyết số 100/2014/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2015, với mục tiêu tổng quát là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn và vững chắc hơn năm 2014, gắn với việc cùng với cả nước thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm gắn với tái cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại - dịch vụ... nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành kinh tế. Tiếp tục phát triển văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường, cải thiện đời sống nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách tỉnh năm 2015, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ra các quyết định giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch phân bổ nguồn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ năm 2015 của tỉnh.

Đồng thời, với việc giao kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 10/KH-UBND ngày 23/01/2015 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015. Kết quả tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 cụ thể như sau:

I. THỰC HIỆN MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC CHO PHÁT TRIỂN

1. Về giá cả, thị trường:

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2015 so với tháng trước giảm 0,07% (thành thị giảm 0,02%, nông thôn giảm 0,08%); so với tháng 12/2014 tăng

Page 2: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

2

1,32% và CPI bình quân 12 tháng năm 2015 so cùng kỳ năm trước tăng 1,34%. Nếu so sánh trong 5 năm gần đây thì chỉ số CPI của năm 2015 thấp nhất, ở mức dưới 1,32% (năm 2011: 19,1%, năm 2012: 3,53%, năm 2013: 7,18%, năm 2014: 2,64%).

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2015 giảm chủ yếu là do giá xăng dầu trong nước tiếp tục giảm, tác động đến nhóm nhiên liệu giảm 3,45%; giá cước vận chuyển giảm 0,28%, giá xi măng, sắt thép giảm nhẹ, dẫn đến nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 2,34%...

- Về công tác quản lý thị trường được thực hiện thường xuyên theo đúng kế hoạch, kiểm tra chuyên đề về chất lượng an toàn thực phẩm, kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm mùa trung thu, kiểm tra các nhóm mặt hàng trọng điểm như: xăng dầu, LPG, thuốc lá, phân bón, sữa, rượu, bố thắng xe máy giả nhãn hiệu ELIG…; đặc biệt, mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Đến cuối năm 2015, lực lượng quản lý thị trường và đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra và phối hợp kiểm tra tổng cộng 2.969 vụ, phát hiện vi phạm 1.248 vụ và xử lý vi phạm 1.229 vụ (tăng 5,58% so với cùng kỳ), thu phạt 7 tỷ đồng (phạt hành chính 5,1 tỷ đồng, bán hàng tịch thu 1,9 tỷ đồng). Vi phạm nhiều nhất là gian lận thương mại và vi phạm kinh doanh chiếm 74% tổng số vụ vi phạm; hàng cấm, hàng nhập lậu chiếm 14,5%,...

Về thanh tra hành chính đã thực hiện 64 cuộc, những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra như: chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác quản lý tài chính, lạm thu tiền thuế giá trị gia tăng, quyết toán kinh phí quy hoạch sử dụng đất không đúng quy định, quyết toán khối lượng vật tư không đúng theo dự toán và quyết toán được duyệt,... Tổng số tiền được phát hiện có vi phạm ước tính 15,7 tỷ đồng (trong đó, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách 2,6 tỷ đồng, kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét xử lý 13,1 tỷ đồng).

Về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành: đã triển khai 3.112 cuộc (trong đó 361 cuộc thanh tra, 2.751 cuộc kiểm tra) chủ yếu về an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, hành nghề y dược, sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, kinh doanh karaoke, điện thoại di động, giao thông vận tải, tài nguyên khoáng sản, xây dựng, sử dụng năng lượng tiết kiệm,... Qua đó đã phát hiện 1.490 trường hợp vi phạm, đã ban hành 1.139 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 5,6 tỷ đồng.

2. Xuất, nhập khẩu:

a) Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu lũy kế đến tháng 12 năm 2015 đạt 1.758,7 triệu USD, đạt 109,9% kế hoạch, tăng 6,2% so cùng kỳ (cùng kỳ tăng 41,6%); trong đó kinh tế nhà nước thực hiện 38,7 triệu USD, giảm 11,6%; kinh tế ngoài nhà nước 577,9 triệu USD, giảm 13,5%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.142,2 triệu USD, tăng 21%. Kim ngạch xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến đạt 1.663,8 triệu USD, chiếm 94,6% kim ngạch xuất khẩu. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh như sau:

Page 3: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

3

- Gạo: xuất được 94,65 triệu USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ (giá trị giảm tương ứng là 5,1 triệu USD). Giá xuất bình quân năm 2015 so năm 2014 giảm 10,9%, giảm 51,1 USD/tấn. Nguyên nhân của xuất khẩu giảm là do trong quý 2 và quý 3 các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, lượng gạo tồn kho của các doanh nghiệp ngày càng nhiều trong khi đó hợp đồng mới chưa ký được, các doanh nghiệp tạm trữ phải chịu rủi ro rất lớn. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giảm ở mức thấp là do nguồn cung dồi dào, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới với các nguồn cung cấp chính như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar,…

- Thủy sản: xuất được 283,4 triệu USD, giảm 23,9% so với cùng kỳ (giá trị giảm tương ứng 88,9 triệu USD). Hàng thủy sản xuất khẩu của tỉnh tập trung chủ yếu mặt hàng cá tra là chính. Trong bối cảnh giá cá tra nguyên liệu trong nước chưa ổn định, thị trường xuất khẩu còn nhiều khó khăn, giá cá tra nguyên liệu luôn biến động khiến nông dân nuôi cá lo lắng.

Mặt hàng cá tra của doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU. Xuất khẩu hàng thủy sản giảm do các doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt với những biến động của thị trường thế giới liên quan đến tỷ giá ngoại tệ do ảnh hưởng của tỷ giá đồng Euro mất giá, nhu cầu nhập khẩu của thị trường cũng như giá nhập khẩu cá tra đều giảm; việc đồng USD tăng giá lại làm tăng sự cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới khiến cho khách hàng tại các thị trường này hạn chế nhập khẩu hoặc tìm cách giảm giá mua (do các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chọn USD là đồng tiền thanh toán thương mại cho các đơn hàng). Bên cạnh đó, việc áp lực từ luật thuế chống bán phá giá và hàng rào kỹ thuật của Mỹ đã gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang thị trường của Mỹ.

- Hàng rau quả: xuất khẩu được 9,0 triệu USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ (giá trị tăng tương ứng 2,1 triệu USD). Xuất khẩu các sản phẩm chủ yếu như: nước dứa cô đặc, khóm đông, thanh long, xoài, sầu riêng, dứa đóng hộp,… Các sản phẩm này chủ yếu xuất sang thị trường Châu Á. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu các mặt hàng này hạn chế về kỹ thuật, công nghệ chế biến nên giá thành sản xuất cao, khả năng cạnh tranh thấp.

- Hàng may mặc: xuất được 381,9 triệu USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ (giá trị tăng tương ứng là 20,3 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như mặt hàng giày dép, sản phẩm bằng nhựa, túi xách, ống đồng… Đây là nhóm hàng xuất khẩu được đánh giá trong năm 2015 có nhiều thuận lợi; thị trường EU tiếp tục là thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký cũng là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị phần tại thị trường Mỹ.

- Về thị trường xuất khẩu: tỷ trọng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu đã có chuyển dịch mạnh từ Châu Âu sang Châu Mỹ; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Châu Âu chiếm 22% (giảm 6% so cùng kỳ), tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ chiếm 41% (tăng 7% so với cùng kỳ).

Page 4: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

4

b) Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả năm 2015 thực hiện được 1.134,4 triệu USD, tăng 31,8% so cùng kỳ (cùng kỳ năm 2014 tăng 55,6%). Giá trị nhập khẩu tập trung chủ yếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 67,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Hàng nhập khẩu tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 1.126,6 triệu USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ. Trong đó: trị giá hàng nhập khẩu cho ngành sản xuất chế biến thực phẩm đạt 281 triệu USD, tăng 30,7%; ngành may mặc đạt 268,9 triệu USD, tăng 29,9%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan đạt 372,7 triệu, tăng 81,1%.

Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu như: thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 43,7%, nguyên phụ liệu dược phẩm tăng 2,7%, nguyên phụ liệu dệt may gia giày tăng 79,6%, kim loại thường tăng 25,3%, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 72,0% so cùng kỳ.

3. Về tín dụng - ngân hàng:

Hoạt động của ngành ngân hàng đã có chuyển biến tốt, thực hiện tái cơ cấu các tổ chức tín dụng như việc sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Phát triển Nhà ĐBSCL với NHTMCP Đầu tư và Phát triển và được đổi tên thành NHTMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Mỹ Tho; NHTMCP Phương Nam sáp nhập NHTMCP Sài Gòn Thương Tín và đổi tên thành NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Sông Tiền. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 25 chi nhánh NHTM, 02 ngân hàng chính sách, 11 chi nhánh loại 3, 69 phòng giao dịch, 1 Quỹ tiết kiệm và 16 Quỹ tín dụng nhân dân. Ngành ngân hàng đã tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 27/01/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn hiệu quả trong năm 2015, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 40/KH-TGI nhằm thực hiện tốt kế hoạch tăng trưởng tín dụng, linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của nền kinh tế thị trường, phục vụ tốt nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

- Về công tác huy động vốn: mặt bằng lãi suất huy động từ đầu năm đến nay tương đối thấp so với các năm trước, một số ngân hàng chủ động giảm lãi thấp hơn mức trần, tuy nhiên công tác huy động vốn của các ngân hàng tương đối thuận lợi và tăng trưởng liên tục so với đầu năm. Việc chấp hành trần lãi suất huy động tại các ngân hàng tốt, không xảy ra tình trạng vi phạm về trần lãi suất.

Để gia tăng nguồn vốn huy động trung, dài hạn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế nên lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng đang tăng nhẹ nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Với nhiều sản phẩm tiền gửi hấp dẫn và những tiện ích khi sử dụng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, sản phẩm ngân hàng ngày càng trở nên gần gũi với người dân, khách hàng và đang được nhiều người sử dụng và cũng góp phần đáng kể vào việc tăng trưởng nguồn vốn huy động. Ước đến cuối năm 2015, tổng vốn huy động đạt 37.592 tỷ đồng, tăng 6.002 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 19% (cùng kỳ năm 2014 tăng 22,2%).

Page 5: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

5

- Về công tác tín dụng: triển khai thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế, góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngành ngân hàng đã rất tích cực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách tín dụng, thực hiện tiết kiệm chi phí đầu vào để hạ lãi suất đầu ra nhằm hỗ trợ nguồn vốn chi phí rẻ giúp doanh nghiệp ổn định sản suất kinh doanh và từng bước tăng trưởng trong điều kiện còn khó khăn.

Từ đầu năm đến nay, trước những diễn biến tích cực từ nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng tăng, đã kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế nên nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất cũng được tăng cao, đã góp phần tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

Dự kiến đến cuối năm 2015, tổng dư nợ cho vay đạt 27.589 tỷ đồng, tăng 4.405 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 19% (cùng kỳ năm 2014 tăng 18,2%). Khả năng tăng trưởng tín dụng trên toàn địa bàn sẽ vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra tăng 16%/năm), cao hơn cả nước (tăng trưởng tín dụng cả nước dự kiến năm 2015 tăng 17%). Nợ xấu đang có xu hướng giảm, các ngân hàng rất tích cực trong việc thu hồi nợ như phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc xử lý, thu hồi nợ, bán nợ cho Công ty quản lý tài sản (VAMC), tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh. Nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,98% trên tổng dư nợ cho vay, giảm 0,62% so với đầu năm (đầu năm nợ xấu chiếm 1,61%), với số dư là 267 tỷ đồng, giảm 105 tỷ đồng so với đầu năm.

Để có được kết quả khả quan trên, ngành ngân hàng đã tổ chức triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách một cách tích cực. Cụ thể:

+ Thực hiện việc kết nối giữa ngân hàng – doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thị, thành (gồm Cái Bè, khu vực Cai Lậy, Châu Thành và thành phố Mỹ Tho) để trực tiếp triển khai những chủ trương chính sách; tiếp nhận và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

+ Thực hiện tốt việc cơ cấu lại lãi suất cho vay đối với các món vay cũ và giảm lãi suất cho vay đối với món vay mới. Việc chấp hành trần lãi suất cho vay của các ngân hàng là khá tốt, một số ngân hàng đã chủ động hạ lãi suất thấp hơn trần quy định, đây cũng là điều kiện quan trọng giúp Ngân hàng tăng trưởng tín dụng nhanh so đầu năm. Về thực hiện lãi suất cho vay, cơ cấu dư nợ với lãi suất thấp chiếm tỷ trọng rất khá cao.

+ Triển khai thực hiện các chương trình tín dụng chỉ định như cho vay nông nghiệp, nông thôn; cho vay phát triển thủy sản; cho vay hỗ trợ lãi suất… theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cho vay nuôi tôm, cá tra; chương trình bình ổn thị trường quanh năm; các chương trình tín dụng chính sách khác… Thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo các ngân hàng tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Trung ương để góp phần tăng trưởng tín dụng, đặc biệt việc cho vay phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ được các ngân hàng tích cực thực hiện nên kết quả thực hiện nhanh so với các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL.

Page 6: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

6

4. Thu, chi ngân sách nhà nước:

- Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương năm 2015 ước đạt 5.495,7 tỷ đồng, đạt 122,7% so dự toán, tăng 20,7% so với năm 2014. Bao gồm các khoản thu chủ yếu như: thu nội địa là 3.790,7 tỷ đồng (đạt 120,1%, tăng 24,9%), thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 555 tỷ đồng (đạt 105,7%, tăng 7,3%), thu xổ số kiến thiết 1.150 tỷ đồng (đạt 143,8%, tăng 15,0% so với năm 2014).

- Ước thực hiện tổng chi ngân sách địa phương năm 2015 là 9.310,6 tỷ đồng, đạt 139,1% so với dự toán, tăng 12,2% so với năm 2014. Trong đó: chi đầu tư phát triển là 3.067,95 tỷ đồng, tăng 45,1% so với năm 2014 (bao gồm: chi đầu tư phát triển năm 2015: 1.633 tỷ đồng, đạt 176,3% dự toán; chi đầu tư từ nguồn thu XSKT là 1.150 tỷ đồng; chi chuyển nguồn từ năm trước chuyển sang: 284,9 tỷ đồng, đạt 179,4% dự toán); chi thường xuyên 5.377,1 tỷ đồng, đạt 115,1% so với dự toán, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

5. Huy động vốn đầu tư phát triển:

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước cả năm đạt 24.242 tỷ đồng, đạt 99,4% kế hoạch, tăng 12,7% so với năm 2014 (năm 2014 tăng 16,9%). Trong đó:

a) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) năm 2015:

Thực hiện các Quyết định giao vốn của Trung ương và Nghị quyết số 99/2014/NQ-HĐND ngày 12/12/2014 của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015, tỉnh đã triển khai kế hoạch đầu tư XDCB năm 2015 từ nguồn vốn đầu tư công là 2.340,8 tỷ đồng, cụ thể:

- Vốn ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách: tỉnh đã triển khai kế hoạch đầu tư XDCB năm 2015 từ nguồn vốn ngân sách và có tính chất ngân sách với tổng vốn đầu tư là 1.656,3 tỷ đồng, bao gồm: Vốn trong cân đối ngân sách địa phương: 419,5 tỷ đồng. Vốn từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 800 tỷ đồng. Vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu: 309,8 tỷ đồng. Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (phần vốn dành cho đầu tư phát triển): 52 tỷ đồng. Vốn nước ngoài (ODA): 75 tỷ đồng.

Qua quá trình triển khai thực hiện, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và có tính chất ngân sách cả năm 2015 đạt 2.102,5 tỷ đồng, tăng 446,2 tỷ đồng so với Nghị quyết của HĐND tỉnh, trong đó: Vốn từ nguồn thu xổ số kiến thiết, dự kiến cả năm đạt 1.150 tỷ đồng, tăng 350 tỷ đồng so với kế hoạch 800 tỷ đồng; vốn xổ số kiến thiết năm 2014 kết dư, chuyển sang bổ sung kế hoạch năm 2015 là 96,2 tỷ đồng.

Căn cứ kế hoạch vốn được phân bổ theo Nghị quyết HĐND tỉnh; các ngành, các địa phương đã đưa vào triển khai thực hiện 567 công trình, dự án; trong đó cấp tỉnh quản lý 122 công trình, cấp huyện và xã quản lý từ nguồn vốn phân cấp và bổ sung có mục tiêu của tỉnh là 445 công trình; dự kiến cả năm đầu tư hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng 384 công trình, trong đó cấp tỉnh 36 công trình, cấp huyện và xã 348 công trình. Ước tổng giá trị khối lượng thực hiện cả năm là 1.978,7 tỷ đồng và giá trị giải ngân đạt 100% kế hoạch.

Page 7: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

7

- Vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP): kế hoạch năm 2015 là 369,5 tỷ đồng. Trong đó, lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế là 246,5 tỷ đồng, bố trí 12 dự án chuyển tiếp, 03 dự án giao thông (Đường tỉnh 865, Đường Cần Đước - Chợ Gạo, Đường và kè sông Tiền khu vực thành phố Mỹ Tho), 01 dự án thủy lợi (Năm kênh Bắc Quốc lộ 1) và 08 dự án Bệnh viện. Dự kiến đến cuối năm hoàn thành 11 dự án thuộc lĩnh vực giao thông, y tế; ước giá trị khối lượng thực hiện cả năm 2015 là 214,0 tỷ đồng và giá trị giải ngân là 208,0 tỷ đồng, đạt 84,4% kế hoạch, còn lại chuyển tiếp sang năm 2016. Vốn đối ứng các dự án ODA là 47 tỷ đồng, bố trí cho 01 dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - tiểu dự án thành phố Mỹ Tho; ước giá trị thực hiện cả năm đạt 100% kế hoạch. Vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới là 76 tỷ đồng, bố trí cho 130 xã; dự kiến đến cuối năm 2015 toàn tỉnh có 12 xã đạt 19 tiêu chí; 20 xã đạt trên 15 tiêu chí; các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí; ước giá trị khối lượng thực hiện cả năm là 76 tỷ đồng và giá trị giải ngân là 60 tỷ đồng, đạt 78,9% kế hoạch, còn lại chuyển tiếp sang năm 2016.

- Vốn tín dụng đầu tư nhà nước: Kế hoạch năm 2015 là 165 tỷ đồng (bao gồm đợt 1 là 85 tỷ đồng và bổ sung đợt 2 là 80 tỷ đồng); đã bố trí đầu tư Kênh 14 và 70 công trình giao thông nông thôn của cấp huyện; ước giá trị khối lượng thực hiện cả năm 2015 là 150 tỷ đồng và giá trị giải ngân là 125 tỷ đồng, đạt 75,8% kế hoạch, còn lại chuyển tiếp sang năm 2016.

- Vốn tạm ứng Kho bạc Nhà nước: Kế hoạch năm 2015 là 150 tỷ đồng, để triển khai các dự án Đường tỉnh 871B, Đường tỉnh 878 và cầu Chợ Gạo; ước khối lượng thực hiện cả năm đạt 100% kế hoạch.

- Tình hình thực hiện các dự án quan trọng, trọng điểm của tỉnh:

+ Dự án Quảng trường trung tâm tỉnh:

. Về tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: đến nay đã có 569/601 hộ đồng ý nhận tiền, đạt 94,7% số hộ bị giải phóng mặt bằng, còn lại 32 hộ chưa đồng ý nhận tiền do chưa đồng ý về đơn giá đất, đơn giá vật kiến trúc và đề nghị được hưởng chính sách tái định cư. Đến nay đã có 504 hộ bàn giao mặt bằng với tổng diện tích 29,46/32,33 ha, đạt 91,1% diện tích giải phóng mặt bằng.

. Về dự án “Hạ tầng kỹ thuật - Quảng trường trung tâm tỉnh”: đang triển khai thi công gói thầu “san nền toàn khu” đạt 95% khối lượng trên phần diện tích 29,3 ha, dự kiến hoàn thành cuối tháng 12 năm 2015.

. Về dự án “Sân lễ Quảng trường trung tâm”: đang tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn lập bản vẽ thi công và dự toán (lần 2), sau khi dự án Hạ tầng kỹ thuật bàn giao mặt bằng khu sân lễ sẽ tiến hành lựa chọn nhà thầu thi công.

+ Dự án Khu tái định cư Đạo Thạnh:

. Về tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: đến nay đã có 88/111 hộ đồng ý nhận tiền, đạt 79,3% số hộ bị giải phóng mặt bằng, còn lại 23 hộ chưa đồng ý nhận tiền do chưa đồng ý về đơn giá đất, đơn giá vật kiến trúc và đề nghị được hưởng chính sách tái định cư. Đến nay đã có 86 hộ bàn giao mặt bằng với tổng diện tích 6,88/8,4 ha, đạt 76,7% giải phóng mặt bằng.

Page 8: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

8

. Về dự án “Hạ tầng kỹ thuật - Khu tái định cư Đạo Thạnh” đang tổ thức thi công gói thầu “san lắp mặt bằng, hệ thống thoát nước và nền đường” đạt 76,2% giá trị khối lượng, dự kiến đến cuối tháng 12 năm 2015 hoàn thành cùng với gói thầu “Hệ thống chiếu sáng”.

+ Dự án đường Lê Văn Phẩm (đoạn 2):

. Giai đoạn 1 (đoạn từ đường Nguyễn Thị Thập đến đê Hùng Vương dài 500 m): về công tác giải phóng mặt bằng, đã tiến hành chi trả tiền cho 48/49 hộ đạt 97,9%; về công tác thực hiện đầu tư, đã thi công đạt 90% khối lượng phần đường và vỉa hè; phần cầu đã thi công hoàn thành nhịp 01, nhịp 02 và nhịp 03, hiện đang vướng giải phóng mặt bằng của 01 hộ còn lại. Chủ đầu tư đang tiếp tục phối hợp với thành phố Mỹ Tho tiếp tục vận động, củng cố hồ sơ chi trả hoặc thực hiện biện pháp cưỡng chế để sớm bàn giao mặt bằng thi công hoàn thành công trình.

. Giai đoạn 2: Dự án Khu nhà ở thương mại kết hợp đầu tư giai đoạn 2 đường Lê Văn Phẩm. Về công tác giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư dự án (Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang) đã thực hiện chi trả cho 140/152 hộ dân với tổng số tiền là 98,9/109 tỷ đồng. Về công tác thực hiện đầu tư, đang triển khai thi công san lắp mặt bằng, hệ thống thoát nước trên phần diện tích đất các hộ dân bàn giao là 97,8/99,9 ha. Chủ đầu tư tiếp tục phối hợp với thành phố Mỹ Tho tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân còn lại đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng, xúc tiến nhanh việc tính tiền sử dụng đất dự án này để có cơ sở thực hiện các bước tiếp theo.

+ Dự án Khoa Khoa học cơ bản - Trường Đại học Tiền Giang: đã nghiệm thu đưa vào sử dụng và bàn giao đưa vào sử dụng vào ngày 10/10/2015.

+ Dự án Trường THPT Chuyên Tiền Giang: đã nghiệm thu đưa vào sử dụng và bàn giao đưa vào sử dụng vào ngày 12/8/2015.

+ Dự án Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang:

Dự án đầu tư mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tiền Giang với quy mô 1.000 giường, tổng mức đầu tư trên 2.350 tỷ đồng đã được quy hoạch xây dựng trên khu đất Đồng Sen thuộc xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho với quy mô diện tích trên 10 ha. Trong thời gian qua, tỉnh đã làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các tổ chức tài trợ để vận động nguồn vốn ODA thực hiện dự án. Đồng thời tiếp tục đăng ký với Trung ương hỗ vốn TPCP cho dự án nói trên trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020.

Các khó khăn, vướng mắc hiện nay là dự án quy mô vốn đầu tư lớn trên 2.350 tỷ đồng, khả năng huy động đủ các nguồn vốn ngân sách, vốn ODA và vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện dự án còn nhiều khó khăn, đòi hỏi thời gian dài.

Đồng thời, để khắc phục nhanh tình trạng quá tải giường bệnh, ngoài việc xã hội hóa đầu tư công trình Khu điều trị theo yêu cầu và kỹ thuật cao, Sở Y tế đang triển khai thực hiện Cải tạo sửa chữa Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tỉnh tại

Page 9: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

9

vị trí hiện hữu và đề xuất tiếp tục xây dựng mới Khoa Nội A bằng nguồn vốn của tỉnh giai đoạn 2016-2020.

+ Dự án Trụ sở làm việc các sở, ngành tỉnh: đã phê duyệt dự án đầu tư và lập bản thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình. Dự án tạm đình hoãn theo chủ trương chung của Chính phủ về việc đầu tư các trụ sở hành chính tập trung hiện nay.

+ Các dự án Đường tỉnh:

. Đường tỉnh 878: đang tiến hành áp giá bồi thường, giải phóng mặt bằng, chi trả trong tháng 11/2015 và phấn đấu hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2015; đồng thời đã khởi công gói thầu “thi công phần đường, cầu Quảng Thọ, cống qua đường giai đoạn 1” trong tháng 10/2015 trên đoạn đất công dài 2 km.

. Dự án Đường tỉnh 871B: đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thi công đoạn qua địa bàn huyện Gò Công Đông đến nay đạt 40% khối lượng. Riêng công tác giải phóng mặt bằng đoạn qua địa bàn thị xã Gò Công đã chi trả được 125/134 hộ dân. Hiện đang tiếp tục vận động và chi tiền đền bù cho các hộ dân còn lại.

+ Dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Mỹ Tho: có tổng mức đầu tư là 1.152,5 tỷ đồng trong đó, vốn ODA chiếm 70%, vốn đối ứng 30%, được thực hiện từ năm 2012 đến hết năm 2017.

Đánh giá chung, kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2015, đặc biệt là các dự án quan trọng, trọng điểm của tỉnh đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp tích cực triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, hầu hết các nguồn vốn được giao kế hoạch ngay từ đầu năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện, đến nay nhiều công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Đối với các dự án trọng điểm, đến nay đã đầu tư hoàn thành 02 dự án về trường học đưa vào khai thác sử dụng, một số dự án quan trọng đã được triển khai thi công như: ĐT 871B, ĐT 878, cầu Chợ Gạo,... và các dự án chuyển tiếp đang triển khai thực hiện theo kế hoạch.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, tồn tại nhất định, nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh còn nhiều khó khăn, hạn hẹp, còn mất cân đối lớn giữa nhu cầu và khả năng nguồn chi, đặc biệt là nguồn thu sử dụng đất chi cho đầu tư. Việc bố trí bổ sung đủ vốn cho các công trình hoàn thành trong năm kế hoạch hoặc các công trình có khối lượng thực hiện cao còn nhiều khó khăn, đặc biệt vốn đối ứng các dự án ODA, các dự án hạ tầng giao thông, thủy lợi, công nghiệp, văn hóa, du lịch, xã hội, quốc phòng, an ninh... còn nhiều khó khăn và còn nhiều công trình quan trọng theo chủ trương của Tỉnh ủy và Nghị quyết của HĐND tỉnh chưa huy động được vốn theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn còn khó khăn, vướng mắc, đặc biệt thực hiện các quy định của Luật Đất đai mới năm 2013 về các chính sách hỗ trợ, tái định cư... làm tăng chí phí đền bù một số dự án lên trên 2

Page 10: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

10

lần, làm vượt tổng mức đầu tư, khả năng cân đối vốn nhiều dự án và là nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến độ thực hiện các dự án mới có liên quan đến công tác bồi thường giải tỏa.

b) Vốn tín dụng đầu tư: dự kiến trong năm 2015, Quỹ Đầu tư Phát triển của tỉnh và chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bến Tre – Tiền Giang đã giải ngân trên địa bàn tỉnh cho các đơn vị (cho vay các chương trình kiên cố hóa kênh mương, cho vay hỗ trợ phát triển hợp tác xã,...), với số tiền là 285,7 tỷ đồng, tăng 42,5% so với cùng kỳ.

c) Vốn đầu tư ODA: Đến tháng 9/2015, trên địa bàn tỉnh còn 06 dự án ODA còn hoạt động đó là: Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - tiểu dự án thành phố Mỹ Tho, Dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL (Dự án WB5), Dự án Xử lý chất thải Y tế, Dự án đầu tư Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt Tiểu vùng sông Mê công mở rộng và Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp. Trong 9 tháng đầu năm 2015, các dự án ODA trên địa bàn tỉnh giải ngân được 237,4 tỷ đồng (vốn ODA: 108,6 tỷ đồng, vốn đối ứng 128,8 tỷ đồng), đạt 58,7% so với kế hoạch giải ngân năm 2015 (chủ yếu giải ngân từ dự án Nâng cấp đô thị thành phố Mỹ Tho); so với cùng kỳ năm 2014 vốn giải ngân tăng gấp 2,5 lần (vốn ODA tăng 2,27 lần, vối đối ứng tăng 2,73 lần). Dự kiến đến cuối năm 2015, các dự án ODA của tỉnh giải ngân được 390,8 tỷ đồng, đạt 78,2% so với kế hoạch năm (vốn ODA: 138,7 tỷ đồng, đạt 75% so với kế hoạch năm; vốn đối ứng 252,1 tỷ đồng, đạt 80% so với kế hoạch năm).

d) Đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Trong năm 2015 đã cấp mới 10 giấy chứng nhận đầu tư (trong đó có 06 dự án trong KCN), với tổng vốn đầu tư đăng ký mới là 68,9 triệu USD (bằng về số dự án và tăng 35% về tổng vốn đăng ký so với cùng kỳ); ngoài ra, có 07 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng mức đầu tư tăng thêm là 43 triệu USD (tăng 40% về số dự án và 10% vốn đăng ký tăng thêm so với năm 2014). Tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm 111,9 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ. Vốn FDI ước cả năm 2015 thực hiện khoảng 190 triệu USD, bằng 81% so với năm 2014; doanh thu đạt 1.036 triệu USD, tăng 1,1% so cùng kỳ; đóng góp cho ngân sách khoảng 48 triệu USD, tăng 14%; tạo việc làm cho 76.000 lao động, tăng 36% so năm 2014.

Qua công tác rà soát đánh giá đầu tư các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, trong năm 2015 tỉnh đã ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của 04 dự án có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong KCN, CCN với tổng vốn đăng ký là 27 triệu USD, nguyên nhân là do nhà đầu tư chưa thực hiện triển khai dự án. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 92 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1.649 triệu USD (trong đó có 40 dự án nằm ngoài KCN với tổng vốn đăng ký 176,3 triệu USD, 52 dự án nằm trong KCN với tổng vốn đăng ký 1.472,7 triệu USD).

Bên cạnh các dự án đã triển khai đi vào hoạt động thì vẫn còn một số dự án chưa triển khai hoặc đã ngưng hoạt động, cụ thể như: có 04 dự án trong KCN

Page 11: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

11

(tổng vốn đăng ký 46 triệu USD) chưa triển khai xây dựng do nhà đầu tư vừa được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đang khẩn trương đầu tư xây dựng để dự án sớm đi vào hoạt động; 02 dự án (tổng vốn đăng ký 500 triệu USD) đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai xây dựng do gặp các khó khăn vướng mắc về mặt bằng triển khai dự án. Ngoài KCN có 04 dự án (tổng vốn đăng ký 3,2 triệu USD) chưa triển khai thực hiện; có 01 dự án (vốn đăng ký 0,4 triệu USD) đã ngưng hoạt động. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành và địa phương rà soát tình hình hoạt động của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó sẽ thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án chưa triển khai thực hiện theo tiến độ đã đăng ký trong giấy chứng nhận đầu tư.

II. VỀ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH LĨNH VỰC

1. Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

a) Về tăng trưởng kinh tế:

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, theo giá so sánh năm 2010) năm 2015 đạt 48.694 tỷ đồng, tăng 9,0% (đạt kế hoạch đề ra, tăng 9-9,5%), quý sau tăng cao hơn quý trước, quý 1 tăng 8,3%, quý 2 tăng 8,64%, quý 3 tăng 9,35% và quý 4 tăng 9,53%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 4,4% (năm 2014 tăng 4,3%); khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 17,1% (năm 2014 tăng 15,4%), trong đó ngành xây dựng tăng 9,2%; và khu vực dịch vụ tăng 9,0% (năm 2014 tăng 7,7%). Trong 9,0% tăng trưởng thì khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,1% và khu vực dịch vụ đóng góp 3,0%.

Bình quân 5 năm, giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng kinh tế theo giá so sánh 2010 của tỉnh đạt 7,6%/năm (theo giá so sánh 94 tăng bình quân 11%/năm, kế hoạch đề ra tăng 11-12,0%).

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng: theo xu hướng tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 42,1% năm 2014 xuống còn 39,9% năm 2015 (kế hoạch 38,8-38,9%), tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng khá, tỷ trọng có xu hướng tăng từ 23,0% năm 2014 tăng lên 24,9% năm 2015 (kế hoạch 26,0%) và khu vực dịch vụ tăng từ 34,9% năm 2014 tăng lên 35,2% năm 2015 (kế hoạch 35,1-35,2%).

2. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn

a) Sản xuất nông lâm ngư nghiệp: Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngư nghiệp cả năm 2015 tăng 4,4% (năm 2014 tăng 4,3%). Ngành nông nghiệp tăng 4,7% (năm 2014 tăng 4,3%); trong đó: trồng trọt tăng 5,9%, chăn nuôi tăng 2,6%. Ngành thủy sản tăng 3,0% (tăng thấp hơn 2,2% so năm 2014), nuôi trồng và khai thác đều tăng. Nuôi trồng thủy sản trong những tháng đầu năm gặp khó khăn do dịch bệnh xảy ra ở tôm và nghêu làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành thủy sản. Riêng ngành lâm nghiệp chỉ bằng 91,4% so cùng kỳ.

Page 12: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

12

Bình quân 5 năm, giai đoạn 2011-2015, giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,7%/năm (theo giá so sánh 94 tăng bình quân 5,7%/năm, kế hoạch đề ra tăng 4,3-4,5%).

- Trồng trọt, tổng sản lượng cây lương thực có hạt thu hoạch đạt 1,36 triệu tấn, đạt 103,8% kế hoạch, giảm 1,8% so cùng kỳ; chủ yếu là sản lượng lúa đạt 1,34 triệu tấn, chiếm 98,5%, giảm 1,9% so cùng kỳ, năng suất đạt 59,8 tạ/ha (tăng 0,7% so với cùng kỳ).

Riêng sản lượng lúa vụ Đông Xuân 2014 - 2015 chiếm 40,2% tổng sản lượng lúa; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham gia thu, mua tạm trữ 91.000 tấn lúa quy gạo, đạt 100% kế hoạch phân bổ. Bên cạnh đó, có 563,4 ha lúa Hè Thu mới gieo sạ tại 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây bị thiệt hại (trong đó 473 ha thiệt hại >70%), phần diện tích bị thiệt hại này đã được nông dân gieo sạ, tỉa dặm lại sau đó. Về tiến độ thực hiện cánh đồng lớn về sản xuất lúa, đến nay các công ty đã và đang thu mua trên diện tích 2.864/4.353,5 ha lúa được ký hợp đồng với sản lượng 20.000 tấn; trong đó, vụ Đông Xuân 2014 - 2015, đã thực hiện được 70,9% hợp đồng với sản lượng 15.578 tấn. Thông qua các công tác hướng dẫn khung thời vụ xuống giống; chuyển giao khoa học kỹ thuật; triển khai thực hiện các mô hình 1 phải 5 giảm và công nghệ sinh học giúp nông dân tiết kiệm được từ 2 - 3 triệu đồng/ha/vụ (từ việc tiết giảm lượng lúa giống, lượng phân đạm không cần thiết và đặc biệt là lượng thuốc trừ sâu, rầy) không những bảo vệ sức khỏe người nông dân mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng. Bên cạnh đó, việc tham gia thực hiện mô hình liên kết cánh đồng lớn còn giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/ha; bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế và tạo được niềm tin cho nông dân.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã gieo trồng được 4.374 ha bắp, sản lượng đạt 15.760 tấn, tăng 8,7%; cây chất bột có củ trồng được 1.477 ha, sản lượng thu được 15.100 tấn, giảm 18,8%; cây rau đậu các loại trồng được 50.886 ha, sản lượng thu hoạch 870.595 tấn, tăng 5%. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 10.076 ha cây màu (dưa, bắp, rau các loại…) được trồng luân canh trên nền đất lúa làm gia tăng lợi nhuận cho nông dân từ 8,3 - 14,9 triệu đồng so với trồng lúa, rút ngắn thời gian gieo trồng, đảm bảo cơ cấu mùa vụ, đặc biệt là các vùng chịu ảnh hưởng lũ, hạn, mặn.

Trên cây lâu năm: cây trồng phát triển tốt, toàn tỉnh hiện có 87.939 ha cây lâu năm với sản lượng thu hoạch trên 1,4 triệu tấn, tăng 8,5% so cùng kỳ; trong đó cây ăn trái có 70.589 ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn (tăng 2,7% so cùng kỳ). Bên cạnh giá bán một số sản phẩm chủ lực như: sầu riêng, bưởi da xanh luôn ở mức cao làm tăng lợi nhuận của người trồng thì giá thanh long không ổn định đã ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng thanh long.

- Chăn nuôi: chăn nuôi gia súc phát triển ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển so với cùng kỳ như đàn heo của tỉnh có gần 603 ngàn con (tăng 1,2%), đàn bò có gần 88,3 ngàn con (tăng 12,7%), đàn gia cầm có 8,9 triệu con (tăng 23,9%). Trong năm, giá gà công nghiệp tại trại nuôi giảm mạnh do ảnh hưởng thông tin đùi gà đông lạnh xuất xứ từ Mỹ được bán ở Việt Nam với mức

Page 13: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

13

giá chỉ 20.000 đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với sản phẩm trong nước; riêng giá trứng gà công nghiệp có tăng vào dịp trung thu. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan kiểm tra 34 hộ chăn nuôi heo, 01 đại lý thuốc thú y, 01 kho trung chuyển. Kết quả có 34 mẫu nước tiểu của heo (13 hộ) vượt ngưỡng quy định do sử dụng chất cấm, 05 mẫu thức ăn chăn nuôi không phát hiện (còn 13 mẫu đang chờ kết quả). Qua kiểm tra, các hộ chăn nuôi vi phạm phải làm bản cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bên cạnh đó việc truy xuất nguồn gốc chất cấm đã giao cho Cảnh sát PC 46.

- Nuôi trồng và khai thác thủy sản: tình hình thời tiết những tháng đầu năm không thuận lợi, bệnh trên tôm và nghêu tiếp tục xảy ra, thị trường tiêu thụ không ổn định (giá tôm thẻ giảm, giá cá tra và cá điêu hồng thương phẩm dao động ở mức ngang giá thành sản xuất) nên tiến độ thả nuôi tôm, cá tra,... đều chậm hơn so với cùng kỳ năm 2014. Từ tháng 8 năm 2015 đến nay, thời tiết khá thuận lợi nên các hộ nuôi tôm khu vực Gò Công tập trung thả giống vụ 2 nên diện tích tăng nhanh nhưng giảm 1% so với cùng kỳ. Năm 2015, toàn tỉnh có 15.576 ha nuôi thủy sản (giảm 1,1% so với cùng kỳ); tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt gần 242,8 nghìn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ.

- Tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi:

+ Trên cây lúa: đã có 46.211 ha lúa có rầy nâu, tăng 17% so với cùng kỳ; do nông dân các huyện phía Tây xuống giống vụ Đông Xuân 2014-2015 không đúng theo lịch thời vụ khuyến cáo, trên cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa khác nhau (nhất là huyện Cái Bè, Tân Phước và một số xã của huyện Châu Thành, thị xã Cai Lậy); tuy nhiên về mật số thì thấp hơn dao động ở mức bình quân từ 200-400 con/m2. Ngoài ra, còn có 8.598 ha có bệnh đạo ôn cổ bông, tăng 38,5% so với cùng kỳ, tỷ lệ bệnh từ 2-3% và 10.802 ha có bệnh đốm vằn, tăng 41,6% so với cùng kỳ, tỷ lệ bệnh từ 10-15%.

+ Trên cây ăn trái: diện tích trồng nhãn bị tái nhiễm bệnh chổi rồng vẫn còn nhưng tỷ lệ bệnh thấp. Đã có 934 ha nhãn bị bệnh trong đợt cao điểm cuối tháng 3/2015 đến trung tuần tháng 4/2015, tập trung cao nhất tại huyện Cái Bè và một số xã của huyện Cai Lậy, thành phố Mỹ Tho. Đến nay, diện tích nhiễm bệnh giảm còn 251/3.626 ha, chiếm 7% (chủ yếu trên giống nhãn tiêu huế), tỷ lệ bệnh chủ yếu dưới 30%. Cây thanh long đã có 270 ha bị nhiễm bệnh đốm nâu, tỷ lệ dưới 20%, thấp hơn 50 ha so với cùng kỳ; do nông dân ngày càng nhận thức hơn về đối tượng dịch hại này và áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp, đặc biệt là khâu vệ sinh vườn và tiêu hủy cành bệnh để hạn chế khả năng lây lan của bệnh.

+ Trên gia cầm: ghi nhận bệnh cúm A.H5N1 xảy ra ở 5 hộ chăn nuôi (4 hộ nuôi gia cầm và 1 hộ nuôi chim cút) tại các huyện Gò Công Đông, Châu Thành và Chợ Gạo với tổng số gia cầm bệnh là 4.900 con/tổng đàn 7.430 con và 9.550 con chim cút bệnh/tổng đàn 15.000 con, đã tiến hành tiêu hủy 4.251 con gia cầm. Bệnh xảy ra trên đàn gia cầm chưa được tiêm phòng vắc xin cúm hoặc có tiêm phòng nhưng đã hết thời gian miễn dịch, mua con giống không rõ nguồn

Page 14: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

14

gốc và chưa thực hiện tốt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Các ngành và địa phương đã khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, đặc biệt là vận động chủ nuôi tiêu hủy gia cầm mắc bệnh, tổ chức tiêm phòng bao vây điểm dịch nhằm ngăn chặn mầm bệnh không phát tán.

+ Trên tôm: từ đầu tháng 7/2015 đến nay tình hình bệnh trên tôm có chiều hướng lây lan nhanh và diễn biến khá phức tạp. Trong năm 2015, đã có 297 ha tôm nuôi ở các huyện phía Đông bị thiệt hại, chiếm 9,8% diện tích nuôi. Đã xác minh 242 hộ/104,1 ha tôm giống thả nuôi có nguồn gốc chủ yếu từ tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, hầu hết đều không có kiểm dịch của cơ quan thú y, tôm chết tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ 30-40 ngày tuổi. Đã sử dụng 3.717 kg Chlorine/18 hộ/9,27 ha và 12.330 kg TCCA/181 hộ/68,04 ha để xử lý khống chế bệnh.

+ Trên nghêu: từ giữa tháng 3 đến tháng giữa 4/2015 xảy ra hiện tượng nghêu chết hàng loạt tại vùng nuôi biển Tân Thành, huyện Gò Công Đông với 1.580,1 ha nghêu nuôi bị thiệt hại của 225 sân nuôi nghêu, tỷ lệ thiệt hại từ 75-90%, đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ nghêu nuôi bị thiệt hại. Từ giữa cuối tháng 4/2015, nghêu đã ngưng chết và hiện đang sinh trưởng và phát triển tốt, người nuôi cũng đã thả bù giống vào phần diện tích bị thiệt hại để tiếp tục nuôi.

- Lâm nghiệp, trồng được 2,73 triệu cây phân tán các loại. Toàn tỉnh hiện có 1.431 ha rừng phòng hộ, tập trung tại các huyện Gò Công Đông, Tân Phú Đông; rừng sản xuất có 1.700 ha ở huyện Tân Phước, giảm 435 ha so với cùng kỳ do diện tích rừng tràm sản xuất chuyển sang trồng dứa và cây hàng năm khác.

b) Về phát triển nông nghiệp, nông thôn:

- Về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong năm 2015 có thêm 4 xã được phê duyệt đồ án và 37 xã được phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới; lũy kế có 139 xã đã được phê duyệt đồ án và đề án. Tính đến nay, bình quân số tiêu chí đạt được trên địa bàn tỉnh là 11 tiêu chí/xã; riêng số tiêu chí đạt được bình quân tại 30 xã chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 (bao gồm 11 xã điểm) là 14,9 tiêu chí/xã. Đến cuối năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 12 xã đạt 19/19 tiêu chí và đã được công nhận xã nông thôn mới. Nhìn chung mức độ đạt các tiêu chí so với quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới còn thấp so với bình quân toàn quốc.

- Về đầu tư hạ tầng nông nghiệp - nông thôn, đã triển khai 17 công trình đầu tư hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn với tổng vốn giao năm 2015 là 356,9 tỷ đồng, đã giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn giao.

- Về đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn, các huyện, thị, thành đã triển khai thi công và hoàn thành 257 công trình, dài 140 km với tổng vốn thực hiện gần 78 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Page 15: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

15

- Về tỷ lệ hộ dân nông thôn có điện toàn tỉnh đến cuối tháng 12/2015 đạt 99,99%; có 404.057 điện kế chính, hiện còn 15.713 điện kế tổ có từ 2 - 9 hộ và 280 điện kế tổ có từ 10 hộ trở lên.

- Về nước sinh hoạt nông thôn, tỉnh đã tiến hành đầu tư 03 công trình với tổng vốn giao trong năm 2015 là 6 tỷ đồng, đã giải ngân được 100% vốn giao. Năm 2015, tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96,6% (trong đó có 84,8% dân số sử dụng nước từ trạm cấp nước tập trung, 11,8% sử dụng giếng đơn lẻ); bên cạnh đó, tỷ lệ dân số được cấp nước hợp vệ sinh và cấp nước đạt theo Quy chuẩn 02 của Bộ Y tế là 66,99%.

Nhìn chung, do tình hình mặn năm 2015 trên các cửa sông xuất hiện tương đối sớm và xâm nhập sâu vào nội đồng; thời tiết nắng nóng, nền nhiệt cao kết hợp mực nước nội đồng thấp; mùa mưa đến trễ đã làm một số diện tích lúa Đông Xuân 2014-2015 ở huyện Gò Công Tây thiếu nước vào cuối vụ và lúa Hè Thu mới gieo sạ tại 2 huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây bị thiệt hại nặng, đồng thời cũng gây khó khăn cho công tác phòng chống cháy rừng. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp, bệnh trên gia cầm và nghêu nuôi đã xảy ra ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh ảnh hưởng đến thu nhập của người nuôi. Giá một số nông, thủy sản như: gà công nghiệp, thanh long, tôm, nghêu,... giảm đã ảnh hưởng đến thu nhập và tâm lý đầu tư mở rộng của người sản xuất.

3. Về sản xuất công nghiệp – xây dựng và phát triển đô thị: giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp - xây dựng theo giá so sánh 2010 tăng 17,1% (cùng kỳ tăng 15,4%), trong đó công nghiệp tăng 18,5%, tăng cao hơn so cùng kỳ là 2,1 điểm %, đây là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định và cao nhất trong những năm gần đây. Ngành xây dựng còn nhiều khó khăn trong việc huy động vốn, giải phóng mặt bằng,… nhưng vẫn giữ ở mức tăng 9,2% so năm 2014 (tăng thấp hơn cùng kỳ 0,6%).

Bình quân 5 năm, giai đoạn 2011-2015, giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp - xây dựng theo giá so sánh 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 14,3%/năm (theo giá so sánh 94 tăng bình quân 16,1%/năm, kế hoạch đề ra tăng 16,1-18,2%).

a) Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2015 tăng 8,1% so cùng kỳ. Bao gồm: ngành khai khoáng tăng 17,5% so cùng kỳ; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,0%, một số mặt hàng sản xuất tăng như: sản xuất chế biến thực phẩm tăng 8,0%, sản xuất đồ uống tăng 3,4%, sản xuất trang phục tăng 3,3%...; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,5%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng 13,0%.

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định, tăng trưởng khá, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 2010 toàn tỉnh ước thực hiện 64.717 tỷ đồng, tốc độ tăng 19,0% so với năm 2014 (bằng so với cùng kỳ năm 2014). Trong đó, khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 61,7% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, là khu vực có mức tăng trưởng cao nhất, tăng

Page 16: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

16

21,8% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, dược phẩm, đóng sà lan tăng cao; các doanh nghiệp còn lại nhìn chung sản xuất vẫn chưa có sự chuyển biến lớn. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 35,8%, tăng 19,4% so cùng kỳ chủ yếu do các doanh nghiệp sản xuất giày, túi xách tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, có đơn hàng ổn định trong năm. Khu vực kinh tế nhà nước, đóng góp không đáng kể, chiếm tỷ trọng 2,5%, giảm 26,3% so với năm 2014. Phân theo ngành kinh tế: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 63.839,3 tỷ đồng, tăng 19,0%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng hơi nước và điều hòa không khí đạt 591,2 tỷ đồng, tăng 16,8%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 285,9 tỷ đồng, tăng 18,4%; ngành khai khoáng đạt 0,5 tỷ đồng, tăng 18,8%.

Về tình hình sản xuất một số sản phẩm chủ yếu: một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá cao, sản xuất gặp thuận lợi như: sản phẩm gạo xay xát tăng 420,0%, sản phẩm bia đóng chai tăng 253,3%, sản phẩm bia đóng lon tăng 144,9%, màn bằng vải tăng 71,8%, sản phẩm sản xuất dược phẩm tăng 138,5%, sản xuất ống và ống dẫn bằng đồng tăng 151,9%. Bên cạnh đó có một số sản phẩm có chỉ số tồn kho giảm là: thức ăn cho thủy sản giảm 28,8%, thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh dạng viên giảm 76,9%, thuốc chứa pênixilin hoặc kháng sinh dạng bột, cốm giảm 8,1%,…

b) Về công tác quản lý năng lượng:

- Lưới điện phân phối trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Công ty Điện lực Tiền Giang quản lý, vận hành 2.737,6 km đường dây trung áp (trong đó: 3 pha dài 1.264,8 km, 1 pha dài 1.472,8 km); 5.170,8 km đường dây hạ áp (trong đó: 3 pha dài 330,3 km, 1 pha dài 4.840,5 km); và 12.186 máy biến áp với tổng dung lượng là 1.047.105 kVA.

- Về đầu tư, cải tạo lưới điện nông thôn từ nguồn vốn vay Ngân hàng Tái thiết Đức:

+ Giai đoạn 1: trong năm 2014 đã hoàn thành và đóng điện 1.628 tuyến hạ thế với tổng chiều dài 1.049,3 km; thi công 26/27 tuyến trung thế (trong đó, đóng điện 4 tuyến). Từ đầu năm 2015 đến nay, Công ty Điện lực Tiền Giang đã hoàn thành tuyến trung thế cuối cùng, đóng điện thêm 14 tuyến; lũy kế: thi công đạt 100% (27/27 tuyến trung thế) trong đó, đóng điện 18 tuyến.

+ Giai đoạn 2: trong năm 2014 đã hoàn thành và đóng điện 574 tuyến hạ thế với tổng chiều dài 377,6 km; thi công 74 tuyến trung thế với tổng chiều dài 46,35 km. Từ đầu năm 2015 đến nay, Công ty Điện lực Tiền Giang đã thi công 80 trạm biến áp, tổng dung lượng 2.000kVA và đóng điện 66/74 tuyến trung thế.

- Về an toàn điện: từ đầu năm 2015 đến nay trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 22 vụ tai nạn về điện làm 20 người chết, 01 người bị thương, so với năm 2014 tăng 04 vụ, số người chết tăng 01 người, nhiều nhất là ở địa bàn huyện Tân Phú Đông (xảy ra 04 vụ, làm chết 04 người). Nguyên nhân chủ yếu là do bất cẩn trong việc sử dụng điện, sử dụng điện không an toàn, dùng điện để bẫy chuột,…

Page 17: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

17

- Về tỷ lệ hộ có điện: đến tháng 12/2015, tỷ lệ hộ có điện toàn tỉnh đạt 99,99% và có 472.990 điện kế chính, chiếm 103,3% trên tổng số hộ dân có điện (nhiều hơn tổng số hộ dân có điện là do trên địa bàn tỉnh có nhiều trường hợp 1 hộ gắn trên 1 điện kế chính).

- Thực hiện Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: thực hiện kiểm toán năng lượng cho 22 doanh nghiệp; thực hiện giải pháp tiết kiệm năng lượng cho 5 doanh nghiệp (trong đó 3 doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ với tổng số tiền là 160 triệu đồng); hỗ trợ 80 hộ tham gia Chương trình mua đèn compact xông thanh long ra hoa trái vụ, với số tiền là 445,1 triệu đồng; và 50 hộ gia đình mua máy nước nóng năng lượng mặt trời. Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh tiết kiệm được 49,8 triệu kwh, đạt 106,6% kế hoạch năm.

c) Tình hình thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm công nghiệp:

- Về tình hình thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp (KCN): hiện có 04 KCN được thành lập và đi vào hoạt động gồm: KCN Mỹ Tho, KCN Tân Hương, KCN Long Giang, KCN Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp với diện tích 1.101,5 ha. Còn lại 03 KCN: KCN Bình Đông, KCN Tân Phước I, KCN Tân Phước II đang mời gọi đầu tư và thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Trong năm 2015, thu hút được 06 dự án (tăng 01 dự án so cùng kỳ) với tổng vốn đầu tư đăng ký mới là 108 triệu USD (tăng 59,1% so với cùng kỳ), tổng diện tích thuê đất là 18,1 ha; nâng tổng số dự án trong các khu công nghiệp của tỉnh lên 77 dự án, trong đó có 51 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,38 tỷ USD và 3.983,6 tỷ đồng, tổng diện tích thuê 381,3 ha, đạt tỷ lệ 51,7% tổng diện tích các KCN. Ngoài ra, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án với tổng vốn điều chỉnh tăng là 36,9 triệu USD, các nội dung chủ yếu là tăng vốn đầu tư, điều chỉnh diện tích thuê đất, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án, bổ sung ngành nghề kinh doanh… Thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 04 dự án tại KCN Long Giang

Tình hình triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN: Hiện tại KCN Mỹ Tho và KCN Tân Hương đã được triển khai xây dựng hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, chủ đầu tư hạ tầng KCN Mỹ Tho tiếp tục thực hiện duy tu, sửa chữa một số công trình bên trong KCN như: cổng chào, xây dựng gờ giảm tốc đường nội bộ số 7, lắp đặt nắp hố ga thoát nước mưa các tuyến đường nội bộ...; KCN Long Giang đang tiếp tục đầu tư các hạng mục hạ tầng, hiện chủ đầu tư đang triển khai thi công hệ thống thoát nước, giao thông, đường nội bộ,... kết quả đạt khoảng 60% (trên diện tích 406ha). KCN Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp đã san lắp mặt bằng 85/285,3 ha, hiện chưa đầu tư hạng mục hạ tầng, đã thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam.

- Tình hình thu hút đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp:

Trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 04 cụm công nghiệp (CCN), bao gồm: CCN An Thạnh, Trung An, Song Thuận và Tân Mỹ Chánh, hiện đang tiếp tục đầu tư các hạng mục cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của các CCN trên địa bàn như: Hệ thống thoát nước mưa, phòng cháy chữa cháy, duy tu sửa chữa mặt đường, hàng rào… Trong năm 2015, thu hút được 01 dự án tại CCN Tân Mỹ Chánh với tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng; nâng tổng số dự án tại các

Page 18: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

18

CCN trên địa bàn tỉnh là 86 dự án, trong đó có 07 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.120,9 tỷ đồng, tổng diện tích đất sử dụng là 77,5 ha.

Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN khá ổn định, tổng giá trị sản xuất, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu đều tăng so cùng kỳ; giải quyết việc làm khoảng 70.000 người, trong đó có 441 lao động nước ngoài. Tổng số lao động ở CCN khoảng 13.471 người, trong đó có 15 lao động nước ngoài. Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn về triển khai đầu tư hạ tầng các KCN như: KCN Long Giang vẫn còn 15 hộ dân chưa thống nhất đơn giá bồi thường nên gây khó khăn trong triển khai dự án cho các nhà đầu tư dự án thứ cấp vào KCN, ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư. Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu, CCN chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư: đường vào KCN Dịch vụ dầu khí Soài Rạp, đường vào KCN Long Giang, đường vào CCN An Thạnh; thường xuyên xảy ra cúp điện tại KCN Long Giang làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

d) Về xây dựng và phát triển đô thị:

* Giá trị tăng thêm ngành xây dựng ước cả năm 2015 đạt 1.615,4 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng 9,2% so cùng kỳ (năm 2014 tăng 9,8%), giá trị tăng thêm theo giá hiện hành đạt 2.035,4 tỷ đồng. Bình quân 5 năm, giai đoạn 2011-2015, giá trị tăng thêm ngành xây dựng theo giá so sánh 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 4,3%/năm.

Tập trung triển khai các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện theo chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai áp dụng các quy định mới của Trung ương về quản lý ngành và ban hành các quy định, hướng dẫn mới về quản lý đầu tư xây dựng góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các chủ đầu tư, doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh...

- Về xây dựng cụm, tuyến dân cư và các chương trình nhà ở: Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ gồm 46 dự án được phê duyệt, gồm: 03 dự án cụm dân cư, đến nay đã hoàn thành xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như: hệ thống cấp, thoát nước tổng thể, hệ thống giao thông, hệ thống điện tổng thể,...; đã bố trí 734 hộ, trong đó có 514 hộ thuộc đối tượng của chương trình, đến nay đã xây dựng 405 căn nhà và bố trí 379 hộ dân vào ở, đạt tỷ lệ 79%. Và 43 dự án bờ bao khu dân cư có sẵn, đến nay đã hoàn thành 43 dự án, bình xét cho các hộ dân vào xây dựng nhà ở, tổng số hộ dân hiện hữu của 43 dự án là 13.663 hộ.

- Về quy hoạch và phát triển đô thị: đã tổ chức thẩm định Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2030 và triển khai thực hiện các Chương trình phát triển đô thị thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và lập đề cương, dự toán và hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị thị xã Cai Lậy; xây dựng Nghị quyết Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Mỹ Tho đến năm 2030 để thực hiện các thủ tục đầu tư

Page 19: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

19

đối với các dự án trên địa bàn thành phố Mỹ Tho;... Đến tháng 12/2015, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 15,42% (năm 2014 đạt 15,40%).

Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thị trấn Cái Bè, Bến Tranh, Tân Tây, Long Bình, Đồng Sơn; điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị An Hữu, Thiên Hộ, Long Định, Vĩnh Kim, Tân Phú Đông; Quy hoạch phân khu 1/2000 Phường 5, Phường 6 (thành phố Mỹ Tho); quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 Cụm công nghiệp An Thạnh 2 (huyện Cái Bè); thẩm định Quy hoạch chi tiết 1/500 Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da liễu, Trung tâm pháp y, Trung tâm Giám định y khoa; điều chỉnh Quy hoạch Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2025 (Khu vực xử lý chất thải rắn phía Đông).

Nhìn chung, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong các năm qua luôn tăng ở mức khá, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp bình quân 5 năm tăng 17%/năm, riêng năm 2015 tăng 19,0%. Kết quả đạt được như trên là do có sự tập trung tháo gỡ khó khăn về cơ sở hạ tầng ở các khu, CCN để ngày càng hoàn thiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất công nghiệp trên địa bàn, công tác khuyến công, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư được triển khai, thiết lập các chương trình hợp tác kinh tế với thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp vẫn chưa có sự chuyển biến lớn, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất lương thực sản xuất ở mức thấp do nhu cầu nhập khẩu của các nước giảm trong khi nguồn cung tăng, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp, bên cạnh các yêu cầu ngày càng cao của thị trường các nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch, dư lượng thuốc trừ sâu,… Ngoài ra, sản xuất công nghiệp của tỉnh hiện nay chủ yếu là công nghiệp gia công, sơ chế; công nghiệp chế tạo còn hạn chế nên tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp là chưa cao; các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, thị trường, vốn sản xuất kinh doanh còn hạn chế; trình độ công nghệ còn thấp, chất lượng sản phẩm không cao... Ngành xây dựng tăng trưởng khá, tuy nhiên còn nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng,…

4. Về thương mại - dịch vụ:

Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ tăng trưởng khá, tăng 9,0% (kế hoạch 2015 tăng 8,8 - 9,0%), cao hơn so với năm 2014 là 1,3 điểm % (cùng kỳ năm 2014 tăng 7,7%). Hầu hết các ngành trong khu vực này đều tăng so với cùng kỳ; tuy nhiên vẫn chưa có sự chuyển biến mạnh theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ. Một số ngành có mức tăng khá như: bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô và xe có động cơ tăng 10,5%; vận tải kho bãi tăng 10,6%; dịch vụ ăn uống và lưu trú tăng 8,7%. Trong năm 2015, trên địa bàn tỉnh có sự sáp nhập giữa các ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tuy nhiên tăng trưởng của ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm vẫn tăng ở mức 8,7%,… Hạn chế của khu vực này là các hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, các điểm tham quan du lịch và sản phẩm du lịch chưa phong phú nên chưa tạo được ấn tượng đối với du khách,...

Page 20: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

20

Bình quân 5 năm, giai đoạn 2011-2015, giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ theo giá so sánh 2010 đạt tốc độ tăng trưởng 7,3%/năm (theo giá so sánh 94 tăng 11,5%/năm, kế hoạch đề ra 12,5-13,3%).

a) Hoạt động thương mại nội địa, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội cả năm 2015 đạt 48.959 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ, đạt 96,0% so kế hoạch; trong đó, kinh tế nhà nước chiếm 8,9%, tăng 5,4% so cùng kỳ, kinh tế ngoài nhà nước chiếm 90,6%, tăng 11,8% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,4%, tăng 0,7%. Phân theo ngành kinh tế: thương nghiệp chiếm 81,5%, tăng 11,4% so cùng kỳ; lưu trú chiếm 0,1%, giảm 3,9%; ăn uống chiếm 8,4%, tăng 9,9%; du lịch lữ hành chiếm 0,1%, tăng 11%; dịch vụ chiếm 9,8%, tăng 12,2% so cùng kỳ.

- Tiếp tục thực hiện 05 chợ đã khởi công trong năm 2014: đến nay, có 3 chợ đã hoàn thành và đưa vào hoạt động như: chợ Tân Phước (huyện Tân Phước), chợ Tân Mỹ Chánh (TP. Mỹ Tho), chợ Thanh Bình (huyện Chợ Gạo). Xây dựng mới chợ Bình Phú (huyện Cai Lậy), diện tích 4.300 m2, vốn đầu tư là 12,8 tỷ đồng, đã xây dựng hoàn thành, đang trình phương án sắp xếp, bố trí các hộ tiểu thương vào chợ. Xây dựng mới chợ Phú Phong (huyện Châu Thành), diện tích 7.678 m2, vốn đầu tư là 7,4 tỷ đồng, đã xây dựng xong nhà lồng chợ và hoàn thành giai đoạn 1 và thực hiện thủ tục để đầu tư giai đoạn 2 với các hạng mục bờ kè, hệ thống đường, điện, thoát nước,…

- Trong năm 2015, đầu tư xây dựng các chợ, trung tâm thương mại: đầu tư xây mới và sửa chữa 5 chợ (xây dựng mới 4, sửa chữa 1) và 1 khu thương mại, với tổng vốn đầu tư 726,7 tỷ đồng (trong đó vốn xã hội hóa 706,8 tỷ đồng). Tiến độ thực hiện đầu tư như sau:

+ Xây dựng mới: chợ Khu 3, huyện Chợ Gạo, diện tích 520 m2, vốn đầu tư 1,08 tỷ đồng, đã hoàn thành đưa vào hoạt động; chợ Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, diện tích 2.073 m2, vốn đầu tư 3,2 tỷ đồng, đã hoàn thành đưa vào hoạt động; chợ Gò Công Đông, huyện Gò Công Đông, diện tích 3.900 m2, vốn đầu tư 12,4 tỷ đồng, đã xây dựng hoàn thành, đang trình phương án sắp xếp, bố trí các hộ tiểu thương vào chợ; chợ Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, diện tích 2.663 m2, vốn đầu tư 6,8 tỷ đồng, hiện đang triển khai thi công, tiến độ đạt khoảng 90%; khu thương mại dịch vụ thành phố Mỹ Tho, diện tích 18.600 m2, vốn đầu tư là 700 tỷ đồng, hiện đang triển khai thi công. Ngoài ra, đã khởi công dự án xây mới Chợ - khu dân cư Tam Hiệp (huyện Châu Thành), diện tích 17.370 m2 (đang thi công công trình hạ tầng khu dân cư), trong đó sẽ đầu tư xây dựng nhà lồng chợ bằng vốn ngân sách huyện khoảng 3,2 tỷ đồng, tiến độ đạt khoảng 60%; Chợ đêm Cái Bè đã hoàn thành đưa vào hoạt động từ 24/4/2015.

+ Sửa chữa chợ Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, diện tích 2.900m2, vốn đầu tư 210 triệu đồng, hiện đã hoàn thành và đưa vào hoạt động.

b) Lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin:

- Về bưu chính, viễn thông: trong năm 2015, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, không ngừng đầu tư phát triển mạng lưới, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đa dạng, phục vụ tốt

Page 21: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

21

nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin và truyền thông của nhân dân. Dự kiến đến cuối năm 2015, tổng số thuê bao điện thoại có trên mạng là 204.171 thuê bao (bao gồm thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau); mật độ điện thoại bình quân đạt 11,83 thuê bao/100 dân. Số thuê bao Internet hiện đạt 76.250 thuê bao; mật độ Internet bình quân đạt 4,42 thuê bao/100 dân. Tổng doanh thu đạt 1.705 tỷ đồng, ước đạt 103% so với kế hoạch, tăng 3,1% so với năm 2014.

- Về công nghệ thông tin: trong những năm qua, Tỉnh ủy đã có nhiều chủ trương, UBND tỉnh đã có nhiều giải pháp chỉ đạo điều hành và các ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực tập trung phát triển công nghệ thông tin (CNTT), đặc biệt là trong năm 2015 đã triển khai các giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước nên đã cho thấy sự phát triển CNTT của tỉnh đã được cải thiện đáng kể so với trước đây, Cụ thể: “Chỉ số sẵn sàng cho phát triển công nghệ thông tin (ICT)” của Tiền Giang từ thứ hạng 27/63 tỉnh, thành vào năm 2014 (năm 2012: xếp hạng 55/63, năm 2013: 55/63) đã nâng lên hạng 17/63 trong năm 2015 (trong đó Chỉ số ứng dụng CNTT của tỉnh từ hạng 33/63 năm 2014 nâng lên hạng 21/63 trong năm 2015).

+ Về hạ tầng công nghệ thông tin:

Đã triển khai đầu tư hạ tầng và kết nối mạng máy tính cục bộ cho 22 sở, ban, ngành tỉnh và 11 huyện, thị, thành; triển khai kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng cho 22 sở, ban, ngành tỉnh, 11 huyện, thị, thành và 173 xã, phường, thị trấn. Đầu tư nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và trang bị các thiết bị bảo mật cho các sở, ngành, UBND cấp huyện kết nối mạng diện rộng của tỉnh nhằm cung cấp máy chủ và hạ tầng an ninh thông tin tốt phục vụ cho việc triển khai các ứng dụng trong năm 2015 và các năm tiếp theo.

Triển khai dự án “Xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình một cửa - một cửa liên thông tỉnh Tiền Giang giai đoạn 1”.

Mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng diện rộng của tỉnh nhằm đảm bảo hệ thống an toàn an ninh thông tin như: hệ thống tường lửa, lọc thư rác, vận hành phần mềm quản lý văn bản và điều hành, cảnh báo mã độc… cho các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện.

+ Về ứng dụng công nghệ thông tin:

Triển khai và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc theo mô hình tập trung tại 22 sở, ban, ngành tỉnh, 11 UBND cấp huyện, 173 đơn vị cấp xã và đang triển khai mở rộng cho một số cơ quan ngành dọc, cơ quan đoàn thể tỉnh. Việc triển khai chung một phần mềm theo mô hình tập trung đã tạo điều kiện cho việc gửi nhận thông tin liên thông giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn được thực hiện thuận lợi hơn.

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành: cơ sở dữ liệu ngành Công an (Dự án quản lý nhân khẩu đã triển khai đưa vào sử dụng 9 phần mềm); cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức (đã triển khai phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức đến các sở, ban, ngành tỉnh và đang triển khai tập huấn gói phần mềm đến

Page 22: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

22

UBND các huyện); cơ sở dữ liệu dân cư, hộ tịch và quản lý công chứng cho ngành tư pháp (phần mềm đã đưa vào sử dụng chính thức giữa năm 2013 và đã mở rộng triển khai tin học hóa thủ tục hành chính phần mềm quản lý hộ tịch, hộ khẩu cho ngành tư pháp đến cấp xã).

Triển khai chữ ký số, chứng thư số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Đến nay Ban cơ yếu Chính phủ đã cấp 314 chữ ký số cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Nâng cấp và mở rộng Cổng thông tin điện tử Tiền Giang và đưa vào hoạt động với 01 cổng chính và 35 cổng thông tin thành phần cho các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện. Số lượng thủ tục hành chính công trên các cổng thông tin của các cơ quan, đơn vị được cải thiện, trong tổng số 1.617 dịch vụ công, có 1.372 dịch vụ trực tuyến đạt mức độ 2; 215 dịch vụ đạt mức độ 3; 30 dịch vụ đạt mức độ 4.

c) Ngành dịch vụ vận tải:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 tuyến xe buýt với 153 xe hoạt động (trong đó có 4 tuyến liên tỉnh với 54 xe) và một doanh nghiệp taxi Mai Linh với 85 xe. Vận tải hành khách theo tuyến cố định có 42 tuyến liên tỉnh và 06 tuyến nội tỉnh, tổng số xe hoạt động là 213 xe (tuyến liên tỉnh 154 xe). Do tình hình kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh giữa các đơn vị vận tải nên các tuyến cố định có xu hướng giảm dần, nhất là các tuyến nội tỉnh. Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 1.832,9 tỷ đồng, tăng 8,4% so cùng kỳ; trong đó, doanh thu chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài nhà nước 1.832,9 tỷ đồng, tăng 13,2%. Vận tải đường bộ thực hiện 1.109,4 tỷ đồng, tăng 8,1% so cùng kỳ; vận tải đường sông thực hiện 655,6 tỷ đồng, tăng 10,4%, vận tải đường biển thực hiện 67,9 tỷ đồng, giảm 4,7%.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển được 13.734 ngàn tấn, tăng 2,7% so cùng kỳ (vận tải đường bộ tăng 0,1%; đường thủy tăng 3,9%); khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 1.280.463 ngàn tấn.km, tăng 5,4% so cùng kỳ (luân chuyển đường bộ tăng 4,4% so cùng kỳ; đường thủy tăng 5,8%).

Khối lượng hành khách vận chuyển được 33.901 ngàn lượt khách, tăng 7,2% so cùng kỳ (vận tải đường bộ tăng 6,7%). Khối lượng hành khách luân chuyển thực hiện 1.196.568 ngàn lượt khách.km, tăng 14,6% so cùng kỳ (luân chuyển hành khách đường bộ tăng 14,8% so cùng kỳ).

Nhìn chung, từ đầu năm đến nay, khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa và hành khách đều đáp ứng nhu cầu đi lại cũng như sản xuất của người dân. Hoạt động xe buýt, taxi, xe tuyến trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại và giảm đáng kể số lượng xe máy lưu thông, góp phần hạn chế tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông.

d) Về du lịch:

Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển bền vững trên cả 3 mặt về lượng khách, cơ sở vật chất và doanh thu. Tổng lượt khách du lịch đến tỉnh trong năm 2015 là 1.478,6 ngàn lượt khách, đạt 98,6% kế hoạch, tăng 3,7% so cùng kỳ, trong đó

Page 23: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

23

khách quốc tế đạt 484,4 ngàn lượt khách, tăng 8,2% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 4.259 tỷ đồng, tăng 9,7%; trong đó kinh tế nhà nước tăng 3,4%, kinh tế cá thể tăng 10% và kinh tế tư nhân tăng 11,2% so cùng kỳ.

Cơ sở hạ tầng du lịch tiếp tục được đầu tư qua các dự án như: khu du lịch sinh thái Cù lao Thới Sơn, khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước, Bến tàu thủy du lịch thành phố Mỹ Tho,… Tuy nhiên, hoạt động du lịch hiện chưa tương xứng với tiềm năng và các thế mạnh của tỉnh. Các loại hình du lịch còn đơn điệu, phương thức hoạt động, sản phẩm phục vụ du lịch nhiều hạn chế và chưa đa dạng. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tuy được quan tâm đầu tư nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

5. Phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể:

a) Về đăng ký kinh doanh, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên 450 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký trên 1.500 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 14,5% về số doanh nghiệp và tăng 7,2% về vốn đăng ký. Có 167 doanh nghiệp đăng ký vốn tăng thêm là 1.697,8 tỷ đồng, so cùng kỳ năm trước giảm 6,7% về số lượng doanh nghiệp và 10,2% số vốn đăng ký bổ sung; trong năm có khoảng 200 doanh nghiệp đăng ký thay đổi vốn với số vốn bổ sung thêm là 1.800 tỷ đồng (so với thực hiện năm 2014 giảm 16,0% về số doanh nghiệp và giảm 20,8% về vốn đăng ký). Ngoài ra, còn cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 58 chi nhánh, 15 văn phòng đại diện (so cùng kỳ năm 2014 tăng 14 chi nhánh và tăng 04 văn phòng đại diện). Trong năm có 80 doanh nghiệp giải thể, tăng 11,1% so thực hiện năm 2014. Có 13 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình (giảm 06 doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2014). Hiện trên địa bàn tỉnh có 5.750 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 41.368 tỷ đồng.

Nhìn chung, trong năm 2015, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, vốn bổ sung giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2014, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm chỉ đạt 3,0 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ (giảm gần 0,95 tỷ đồng/doanh nghiệp).

Để giải quyết khó khăn của doanh nghiệp, trong năm 2015 ngoài việc tập trung tháo gỡ các khó khăn cụ thể của từng doanh nghiệp, tỉnh tổ chức các hoạt động kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp nhằm giải quyết ách tắc để khơi thông dòng vốn đưa vào sản xuất. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có dự án tốt được tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư sản xuất kinh doanh; đổi mới công nghệ, tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng như: nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Ngoài việc hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng, còn hỗ trợ về lãi suất, tín chấp, tỉnh đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay để đổi mới trang thiết bị, đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở sản xuất, góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho các DNNVV. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều nỗ lực về cải cách thủ tục hành chính để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp thông qua việc

Page 24: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

24

công khai các thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế,... triển khai dự án một cửa điện tử tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp huyện và một số ngành cấp tỉnh.

b) Hoạt động kinh tế tập thể, dự kiến trong năm 2015, toàn tỉnh có 98 HTX (giảm 02 HTX so với cùng kỳ năm 2014), 01 liên hiệp HTX, 1.460 THT (trong đó có 528 THT hoạt động theo đúng Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007, tăng 08 THT so với cùng kỳ năm 2014). Trong đó: không có HTX thành lập mới; giải thể 02 HTX là HTX thủy sản Hòa Hưng và HTX nếp bè Tân Bình Thạnh do ngưng hoạt động đã lâu và không có khả năng củng cố; không công nhận HTX y tế Ngọc Gia Linh do hoạt động không đúng Luật HTX; có 64 HTX đã tổ chức hoạt động lại theo Luật HTX năm 2012. Doanh thu bình quân HTX là 21,1 tỷ đồng (tăng 17,6% so cùng kỳ năm 2014). Tổng số thành viên của HTX là 51.364 thành viên, tổng số tổ viên của THT là 64.494 tổ viên. Thu nhập bình quân của người lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã khoảng 29,5 triệu đồng/người/năm.

c) Về công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trong năm 2015 tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, cổ phần 05 doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước,... Kết quả đến nay, Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho đã ra mắt thành công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng; hoàn thành tổ chức bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư và người lao động đối với Công ty TNHH MTV Công trình đô thị thị xã Gò Công; quyết định phê duyệt và công bố giá trị doanh nghiệp Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang; tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp đối với Công ty TNHH MTV Cấp nước nông thôn Tiền Giang, Công ty TNHH MTV Chăn nuôi Tiền Giang.

Thực hiện thoái vốn đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang, theo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp được phê duyệt, trong năm 2015, Công ty thực hiện thoái vốn tại Tổ chức Tài chính vi mô Mêkông. Do tổ chức này chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép nên chưa thể thoái vốn. UBND tỉnh đã có công văn số 2225/UBND-TM ngày 20/5/2015 đồng ý cho công ty được dời thời gian thoái vốn cho đến khi tổ chức này được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.

III. GIÁO DỤC ĐÀO TẠO, KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

1. Giáo dục và đào tạo:

Tiếp tục ổn định và phát triển về qui mô, giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo ở các ngành học, bậc học. Kỷ cương, nề nếp, môi trường sư phạm được giữ vững, chất lượng giáo dục toàn diện được duy trì ổn định. Mạng lưới trường lớp được kiện toàn và phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Toàn ngành giáo dục đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ở các bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp; tổ chức tốt kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2015, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt

Page 25: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

25

94,87%. Tổ chức khai giảng năm học mới, tuyển sinh (kể cả đại học, cao đẳng) vào các lớp đầu cấp năm học 2015-2016.

- Về số học sinh, năm học 2015-2016, nhà trẻ 5.575 cháu, tỷ lệ huy động 9,3% so dân số độ tuổi; mẫu giáo 50.060 cháu, đạt tỷ lệ 72,3% so độ tuổi; tiểu học 139.346 học sinh, đạt tỷ lệ 100% so với độ tuổi; trung học cơ sở 103.441 học sinh, đạt tỷ lệ 98,4% so độ tuổi; trung học phổ thông 43.142 học sinh, đạt tỷ lệ 58% so với dân số trong độ tuổi.

- Về đội ngũ giáo viên, toàn ngành có 20.045 cán bộ, giáo viên và nhân viên, cơ bản đáp ứng nhu cầu số lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, viên chức cho các cấp học; bên cạnh đó, công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên được quan tâm đẩy mạnh.

- Về cơ sở vật chất, tập trung xây dựng mới phòng học, phòng hành chính quản trị, phòng thực hành thí nghiệm, thay thế dần các phòng học xuống cấp nặng; mua sắm thêm thiết bị dạy học, tạo điều kiện quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đến năm học 2014-2015, toàn tỉnh có 9.394 phòng học, giảng đường ở giáo dục mầm non, phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; trong đó có 6.511 phòng học kiên cố, chiếm tỉ lệ 69,3% tổng số phòng. Đã xây dựng nhiều trường học với đầy đủ các phòng thư viện, phòng thực hành thí nghiệm, phòng chức năng và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học; 100% trường phổ thông có thư viện, trong đó có 360 trường có thư viện đạt chuẩn, chiếm tỉ lệ 93%.

- Về đào tạo đại học, quy mô sinh viên đang học tại Trường Đại học Tiền Giang là 10.565 sinh viên, với 47 ngành nghề ở 3 bậc đào tạo (ĐH: 12 ngành, CĐ: 28 ngành và TCCN: 07 ngành). Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 được tổ chức nghiêm túc và kỷ cương; công tác chấm thi và công bố kết quả thi của Trường đảm bảo đúng quy định, kết quả có 1.886 sinh viên nhập học năm học 2015-2016, đạt 79,6% chỉ tiêu tuyển sinh.

- Về đào tạo nghề, đến nay, các trường đã tiếp nhận nhập học được 856 hồ sơ tuyển sinh trung cấp, cao đẳng nghề, đạt 61,1% kế hoạch năm. Các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã chiêu sinh và tổ chức dạy nghề cho 10.850 học viên sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng.

2. Hoạt động khoa học công nghệ

Tập trung đưa khoa học công nghệ để phục vụ phát triển kinh tế qua các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

- Về lĩnh vực quản lý đề tài, dự án, đã tổ chức triển khai 08 đề tài, dự án cấp tỉnh; 05 chương trình, đề tài, dự án chuyển tiếp, kiểm tra tiến độ thực hiện và nghiệm thu giai đoạn 09 đề tài, dự án. Đến nay đã tổ chức nghiệm thu kết thúc 04 đề tài, dự án cấp tỉnh và 01 đề tài, dự án cấp cơ sở.

- Về lĩnh vực quản lý sở hữu trí tuệ, tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp lập thủ tục bảo hộ sở hữu trí tuệ; hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Page 26: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

26

hàng hóa cho 34 cơ sở; đồng thời, hướng dẫn 07 cơ sở hoàn chỉnh hồ sơ gia hạn giấy phép.

- Về lĩnh vực quản lý đo lường chất lượng, thường xuyên tiến hành kiểm định các cơ sở kinh doanh dụng cụ ngành nước, công tơ điện, cơ sở kinh doanh vàng bạc, xăng dầu,… trên địa bàn tỉnh. Kết quả đã kiểm định tổng số 72.542 lượt phương tiện đo với tỉ lệ sai hỏng 3,5%.

IV. Y TẾ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, PHÚC LỢI XÃ HỘI, GIẢM NGHÈO VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI KHÁC

1. Về y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện thường xuyên; không ghi nhận xảy ra tai biến trong thực hiện tiêm chủng trẻ tại các Trạm y tế xã, Trung tâm Y tế dự phòng. Công tác phòng chống dịch bệnh trong 10 tháng đầu năm 2015 ghi nhận: 04 bệnh tăng (sốt xuất huyết, viêm gan virus, Rubella, liên cầu lợn), 13 bệnh giảm (thương hàn, lỵ trực tràng, viêm não, thủy đậu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt rét, xoắn khuẩn vàng da) và một số bệnh tương đương so với cùng kỳ. Trong năm 2015, đã có 1.982 người mắc sốt xuất huyết (tăng 125,5% so với cùng kỳ), xảy ra 02 trường hợp tử vong. Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm được tuyên truyền rộng rải trong nhân dân, các cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn; trong năm, ghi nhận 493 người mắc ngộ độc thực phẩm, không xảy ra trường hợp tử vong.

Tình hình khám chữa bệnh tại các tuyến tương đối ổn định, vẫn còn tình trạng quá tải cục bộ tại một số đơn vị, trong đó có quá tải về khám BHYT. Vì vậy, ngành y tế đã chủ động xây dựng đề án giảm quá tải bệnh viện và trước mắt là hướng dẫn các đơn vị xây dựng chi tiết đề án giảm tải trong khám chữa bệnh, phối hợp cùng BHXH tỉnh điều chỉnh số thẻ đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu thông qua đơn vị ký hợp đồng là Trung tâm y tế để thực hiện khám chữa bệnh BHYT tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Công suất sử dụng giường bệnh toàn tỉnh đạt 94%, tuy nhiên tại các phòng khám thuộc trung tâm y tế còn thấp, đạt 53,8%. So cùng kỳ, tổng số lần khám bệnh trong toàn tỉnh giảm 7,2%, số bệnh nhân điều trị nội trú giảm 0,03%, số ngày điều trị nội trú giảm 0,2%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 67%.

Công tác Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Chăm sóc sức khỏe sinh sản giữ vững theo kế hoạch; tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về dân số - chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình, kết hợp với chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật để nâng cao chất lượng chăm sóc và hạ đến mức thấp nhất tỷ suất tử vong ở bà mẹ mang thai, duy trì giảm thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì ngành Y tế vẫn còn gặp một số khó khăn do thiếu nhân lực y tế toàn ngành để đáp ứng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Số lượng bác sĩ, dược sĩ đại học đào tạo theo yêu cầu, theo địa chỉ, liên thông tốt nghiệp năm 2014 chưa đủ bổ sung cho các đơn vị y tế; kinh phí của các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế giảm nhiều so với năm 2014 tác động đến kế hoạch hành động của các chương trình...

Page 27: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

27

2. Về lao động, việc làm

Công tác cho vay giải quyết việc làm: do Trung ương không bổ sung vốn, các địa phương giải ngân các dự án cho vay hỗ trợ việc làm trên cơ sở vốn thu hồi. Tổng nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm 82.990 triệu đồng; doanh số cho vay đến nay là 24.051 triệu đồng; thu hồi vốn 31.769 triệu đồng, dư nợ 74.568 triệu đồng. Từ đầu năm đến nay, đã giới thiệu việc làm cho 5.059 lượt lao động, trong đó có 3.878 lao động tìm được việc làm ổn định.

Về công tác xuất khẩu lao động, trong năm 2015 đưa 161 lao động xuất cảnh làm việc có thời hạn, đạt 107,3% kế hoạch năm, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Về giải quyết tốt chế độ bảo hiểm thất nghiệp, đến nay có 11.010 trường hợp đăng ký (tăng 16,7% so với cùng kỳ), trong đó có 10.776 trường hợp đã có quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp với tổng số tiền chi trả 81,8 tỷ đồng.

Ước đến cuối năm 2015 giải quyết việc làm cho 24.360 lao động, đạt 101,5% kế hoạch năm, tương đương cùng kỳ; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm còn 2,5%.

3. Về công tác giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và các vấn đề xã hội khác

a) Về công tác giảm nghèo, thực hiện các giải pháp giảm nghèo và huy động nguồn lực trong nhân dân; tập trung đầu tư cho những vùng khó khăn nhất để giảm hộ nghèo một cách bền vững; đẩy mạnh tổ chức thực hiện các mô hình giảm nghèo; giám sát, đánh giá tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo, cận nghèo năm 2015 và thực hiện giám sát, đánh giá chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015 tại 11 xã của 11 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ mức đóng 30% phí bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo. Đến cuối năm 2015, số hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 17.270 hộ, tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,8% (kế hoạch đề ra là 4,16%).

b) Thực hiện chính sách với người có công, tổ chức vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa năm 2015 được hơn 11 tỷ đồng. Từ nguồn vận động đã tổ chức bàn giao đưa vào sử dụng 133 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí trên 5,3 tỷ đồng; sửa chữa 71 căn, tổng kinh phí 1,4 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thực hiện đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến tháng 9/2015 đã hỗ trợ xây mới được 1.038 nhà, kinh phí 35 tỷ đồng; thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ chế độ trợ cấp ưu đãi người có công, tổ chức điều dưỡng tại gia đình cho11.116 người với tổng số tiền gần 12,4 tỷ đồng; mua bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng và thân nhân người có công theo Nghị định số 31/2013/NĐ-CP đến nay được 16.772 trường hợp.

c) Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện mô hình “Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng”. Tuyên truyền trong cộng đồng về phòng tránh tai nạn thương tích trẻ em, phòng

Page 28: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

28

ngừa trẻ em bị xâm hại, bạo lực ở 17 xã điểm trên địa bàn tỉnh có 850 lượt người tham dự; tổ chức các hoạt động “Tháng hành động vì trẻ em năm 2015” từ ngày 1-30/6/2015 với nhiều hình thức hoạt động phong phú như diễn dàn trẻ em với chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói” và Hội thi kiến thức và kỹ năng về công tác Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tổ chức cho các em có hoàn cảnh đặc biệt tham gia trại hè “Ước mơ hồng” tại tỉnh Kiên Giang và tổ chức Tết Trung thu năm 2015.

Trong năm 2015, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã vận động được 14 tỷ đồng, đồng đạt 155,6% kế hoạch, trong đó tiền mặt là 2,2 tỷ đồng; với kết quả vận động được, đã hỗ trợ, trợ giúp cho 49.831 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, thông qua các chương trình trao, tặng học bổng, cấp phát xe lăn, thực hiện 18 kỳ “Tiếp sức đến trường”, hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật, tặng quà nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu và hỗ trợ kinh phí phẫu thuật cho các em bệnh tim bẩm sinh…

d) Phòng chống tệ nạn xã hội, tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức với nội dung tuyên truyền về tác hại của tệ nạn mại dâm, ma túy, ngăn ngừa tệ nạn mua bán người. Tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng tại 03 xã, phường thuộc huyện Châu Thành, Chợ Gạo và TP. Mỹ Tho. Toàn tỉnh có 131 xã , phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm; 46 xã, phường lành mạnh 03 năm liền (trong đó có 07 xã, phường đạt lành mạnh 05 năm liền).

4. Về văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Các hoạt động văn hoá được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, sôi nổi với nội dung phong phú đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, gắn liền với những ngày lễ, sự kiện quan trọng của đất nước. Thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, đến nay số hộ gia đình văn hóa toàn tỉnh là 417.403 hộ, đạt tỷ lệ 96,2%; có 969 ấp, khu phố văn hóa được công nhận; tổng số, xã phường văn hóa được công nhận là 79 xã; 33 chợ văn hóa. Tuy nhiên hiện nay việc quản lý văn hóa cũng còn một số mặt bất cập như vấn đề quản lý cơ sở kinh doanh Karaoke, kinh doanh nhạc sống dưới hình thức các xe bán kẹo kéo, cho thuê dàn nhạc và amply gây tiếng ồn lớn… gây bức xúc trong nhân dân, chậm có giải pháp khắc phục.

Hoạt động thể dục thể thao cho mọi người và thể thao thành tích cao được chú trọng. Phong trào quần chúng được duy trì từ tỉnh đến cơ sở. Số người tập thể dục thể thao thường xuyên là hơn 510.000 người. Thể thao thành tích cao năm 2015, tham 47 giải, đạt được 356 huy chương, trong đó có 106 huy chương vàng, 107 huy chương bạc và 143 huy chương đồng; tham gia Đại hội thể dục - thể thao đồng bằng sông Cửu Long lần VI, xếp hạng 3/14 đoàn tham gia.

Các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao, thông tin tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, tập trung chào mừng các ngày lễ, Tết và các sự kiện quan trọng như: 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 40 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương, 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Tiền

Page 29: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

29

Giang giai đoạn 2011-2015, Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,…

V. VỀ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1. Về tài nguyên đất:

Các huyện, thành phố, thị xã đang khẩn trương tổng hợp, xử lý số liệu, chỉnh lý bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ cho công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện. Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với hộ gia đình, cá nhân, đến nay đã cấp được 189.804,8 ha/194.152,7 ha, chiếm tỷ lệ 97,8%.

2. Về tài nguyên nước, khoáng sản:

Đã cấp 211 giấy phép khai thác nước dưới đất; 82 giấy phép thăm dò nước dưới đất; 14 giấy phép gia hạn khai thác; 41 giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; ban hành kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh; tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản 7/15 đơn vị tại huyện Cái Bè và TP. Mỹ Tho; kiểm tra hoạt động khai thác cát dọc tuyến sông Tiền đoạn từ Mỹ Tho đến cửa Đại, khu vực Vàm dưới cù lao Tân Phong, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy. Tổ chức thực hiện dự án “Khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” từ ngày 02/3/2015 đến 30/9/2015.

3. Về môi trường:

Đã tổ chức thẩm định và xem xét phê duyệt 38 báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp mới 52 sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Đã tổ chức kiểm tra các quy định về bảo vệ môi trường đối với 37 cơ sở. Kết quả kiểm tra cho thấy đa phần các cơ sở đều có nhận thức về công tác bảo vệ môi trường, có đầu tư các công trình xử lý chất thải cho hoạt động của doanh nghiệp mình. Qua kiểm tra đã hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên môi trường vẫn còn một số hạn chế như: việc phối hợp trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở một số địa phương với Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chưa được chặt chẽ; còn thiếu các quy định cụ thể trong giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng về ứng phó với Biến đổi khí hậu; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng; một số cơ sở chưa xây dựng hệ thống xử lý khí thải theo đúng quy định, sử dụng nhiên liệu khác với hồ sơ môi trường đã được cấp; công tác quản lý khai thác cát còn lúng túng, chưa có giải pháp thật sự hiệu quả.

VI. THANH TRA, TƯ PHÁP, NGOẠI VỤ, NỘI VỤ VÀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

1. Thanh tra:

Page 30: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

30

Ngành thanh tra tích cực, chủ động tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch. Hoạt động thanh tra chuyên ngành triển khai thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, qua đó đã chấn chỉnh, xử lý kịp thời những vấn đề có dư luận, bức xúc. Đã triển khai 75 cuộc thanh tra (trong kế hoạch là 60 cuộc, ngoài kế hoạch 15 cuộc), giảm 31 cuộc so với cùng kỳ. Qua thanh tra đã phát hiện 47 đơn vị vi phạm với tổng số tiền được phát hiện có vi phạm là 216,98 tỷ đồng. Kết quả xử lý vi phạm về kinh tế, thu hồi nộp ngân sách 4,02 tỷ đồng, xem xét xử lý 212,96 tỷ đồng; về hành chính xử lý 18 tập thể, 274 cá nhân,…; về hình sự xử lý 01 vụ. Bên cạnh đó, đã triển khai 4.742 cuộc thanh, kiểm tra (giảm 342 cuộc so với cùng kỳ), kết quả đã phát hiện 1.671 trường hợp vi phạm; ban hành 1.597 quyết định xử phạt với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 7,19 tỷ đồng và tiến hành thu hồi số tiền 3,0 tỷ đồng,…

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện, góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh trật tự.

2. Tư pháp:

Thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2015, trong năm đã thực hiện được 60/63 văn bản (đạt tỷ lệ 95,2% so với kế hoạch), đưa ra khỏi Chương trình 03 văn bản. Mặt khác, nhằm cụ thể hóa các quy định của Trung ương cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành 17 văn bản ngoài Chương trình. Thẩm định kịp thời 88 dự thảo văn bản; công tác kiểm tra VBQPPL tiếp tục được tăng cường, thực hiện thường xuyên, kịp thời đôn đốc và theo dõi việc xử lý những văn bản qua kiểm tra có dấu hiệu vi phạm.

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở được đẩy mạnh nhằm đi vào chiều sâu, bám sát nhu cầu của xã hội, kết quả đã tuyên truyền được 68.977 cuộc với hơn 2,1 triệu lượt người tham dự. Về công tác hòa giải cơ sở, các Tổ hoà giải ở cơ sở đã tiếp nhận và đưa ra hòa giải thành 1.972/2.384 vụ việc, đạt tỷ lệ 82,7%, tăng 2,5% so cùng kỳ năm 2014.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tư pháp trong năm 2015 vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như: quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực như hộ tịch, chứng thực, lý lịch tư pháp chậm được đổi mới, xã hội hóa lĩnh vực giám định tư pháp chưa có chuyển biến tích cực; quản lý các hoạt động công chứng còn nhiều bất cập, xảy ra vi phạm; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa thật sự đi vào chiều sâu, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh đã ban hành; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực (nhất là lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch) còn rườm rà, phức tạp, chi phí tuân thủ khá cao; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính còn lúng túng, hiệu quả chưa cao do chưa có hướng dẫn, quy định thống nhất; công tác quản lý, điều hành đơn vị còn nhiều sai phạm.

3. Ngoại vụ:

Trong năm 2015, công tác hợp tác quốc tế tiếp tục được nâng lên, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa tỉnh Tiền Giang với các cơ quan ngoại giao

Page 31: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

31

tại Việt Nam, cũng như với các nước trên thế giới. Tỉnh đã tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch ở nước ngoài để mời gọi hợp tác, thúc đẩy phát triển du lịch, thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực tại các thị trường.

Bên cạnh đó, nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh giao lưu, học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội của các nước tiên tiến, trong thời gian qua tỉnh đã cử 284 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài về việc công (dự hội nghị, hội thảo, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề, học tập trao đổi kinh nghiệm, xúc tiến đầu tư, khảo sát tìm hiểu thị trường,…) và chấp thuận cho 294 lượt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài về việc riêng (tham quan, du lịch,...).

Về số lượng đoàn vào, đến nay tỉnh đã đón 14 đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc, cũng như tham quan tại tỉnh. Đồng thời, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh đã tổ chức đón tiếp và làm việc với 131 đoàn khách nước ngoài từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó thăm và làm việc (53 đoàn), nghiên cứu khoa học (15 đoàn), tham quan và giao lưu (06 đoàn), liên quan hoạt động tài trợ phi Chính phủ nước ngoài (44 đoàn), giới thiệu sản phẩm (13 đoàn). Nhìn chung, công tác quản lý người nước ngoài đến hoạt động tại tỉnh được thực hiện chặt chẽ. Tỉnh luôn quan tâm, chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn nước ngoài đến làm việc với các cơ quan, đơn vị địa phương.

4. Nội vụ và công tác cải cách hành chính:

- Về công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông trên lĩnh vực đất đai; tổ chức thực hiện kế hoạch khảo sát mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; ban hành quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, tổ chức cuộc thi về công tác cải cách hành chính và tổng hợp chuyên đề thi đua cải cách hành chính năm 2015.

- Về công tác tổ chức bộ máy, biên chế: thành lập, kiện toàn tổ chức, bộ máy các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Tính đến đầu tháng 11/2015 toàn tỉnh có 29.386 biên chế hành chính, sự nghiệp; trong đó, công chức cấp tỉnh là 1.284 người, cấp huyện là 970 người, sự nghiệp giáo dục - đào tạo là 20.366 người, sự nghiệp y tế là 5.405 người, sự nghiệp văn hóa thông tin - truyền thông là 509 người, sự nghiệp khác 852 người, các hội là 137 người.

- Về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng cán bộ, công chức, tổ chức triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2015 và hướng dẫn xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCCVC năm 2016 và những năm tiếp theo. Quyết định cử 50 công chức, viên chức học cao học và thu hút 08 trường hợp có trình độ sau đại học; cử 120 cán bộ, công chức tham dự lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước (QLNN) chương trình chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp.

Page 32: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

32

VII. QUỐC PHÒNG, AN NINH

1. Quốc phòng:

Công tác quân sự luôn được chú trọng, sẵn sàng chiến đấu cao trong mọi tình huống. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai; tổ chức duy trì nghiêm ca, kíp trực và luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu, phòng chống cháy nổ nhất là trong các cao điểm lễ, tết. Các lực lượng phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt hoạt động trị an, tuần tra kiểm soát, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đã triển khai thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình các bước tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ 02 đợt; các đơn vị giao quân đạt 100% chỉ tiêu, với tổng số 1.700 thanh niên, bảo đảm chất lượng, an toàn.

2. An ninh, trật tự an toàn xã hội:

Chủ động triển khai công tác nắm tình hình, chỉ đạo thực hiện những chủ trương, giải pháp quan trọng đảm bảo an ninh chính trị; thực hiện tốt công tác phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và phòng ngừa các yếu tố tác động bất lợi về chính trị. Thực hiện tốt công tác nắm tình hình an ninh tại các mục tiêu kinh tế trọng điểm, các dự án, các khu, cụm công nghiệp kịp thời phát hiện và giải quyết triệt để các vụ việc liên quan đến an ninh văn hóa - xã hội.

Trong năm 2015, tội phạm về trật tự xã hội xảy ra 734 vụ (giảm 3,3% so cùng kỳ); điều tra làm rõ 562 vụ (đạt tỷ lệ 76,5%), bắt 544 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá trên 03 tỷ đồng góp phần kiềm chế, kéo giảm tội phạm trên địa bàn tỉnh. Tai nạn giao thông đường bộ giảm cả ba mặt so với cùng kỳ: về số vụ giảm 14% (362/423 vụ), số người chết giảm 21% (181/229 người), số người bị thương giảm 24% (296/392 người); tai nạn giao thông đường thủy xảy ra 08/10 vụ, làm chết 03/03 người, tài sản thiệt hại khoảng 1,3 tỷ đồng. Cháy, nổ xảy ra 40/47 vụ (giảm 9,7% so cùng kỳ), làm chết 01/01 người, bị thương 06/04 người, thiệt hại tài sản khoảng 60,2 tỷ đồng (trong đó, vụ cháy tại Công ty TNHH Jako Vina, huyện Chợ Gạo tài sản thiệt hại trị giá khoảng 50 tỷ đồng).

VIII. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2015

Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 của tỉnh tuy có gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nên đã đạt được những kết quả tích cực, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt kế hoạch đề ra; cả 3 khu vực đều tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ, nhất là ngành công nghiệp và ngành dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu vượt kế hoạch đề ra; thương mại, thu hút khách du lịch tăng khá; các giải pháp về tiền tệ, tín dụng - ngân hàng được triển khai thực hiện có hiệu quả, lãi suất cho vay được điều chỉnh giảm, doanh số cho vay tăng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng; thu hút đầu tư, thu ngân sách tăng trưởng khá;... Các lĩnh vực giáo dục, y tế, giảm nghèo, giải quyết việc làm,… được tập trung lãnh đạo đạt kết quả tốt. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững...

Page 33: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

33

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng nhưng không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra; thu nhập bình quân đầu người không đạt kế hoạch; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn (thị trường tiêu thụ, tiếp cận thông tin của thị trường, vốn tín dụng,...); sản xuất nông, ngư nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giá bán một số loại nông, thủy sản không ổn định và có xu hướng giảm mạnh, tình hình thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi thủy sản; sức mua tăng thấp hơn cùng kỳ; thị trường xuất khẩu còn khó khăn (như mặt hàng thủy sản, gạo xuất khẩu giảm), chưa phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, xúc tiến đầu tư, thương mại; đào tạo phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp với nhu cầu;…

*

* *

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Theo dự báo, trong thời gian tới, khoa học, công nghệ phát triển rất nhanh cùng với toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Kinh tế thế giới phục hồi chậm và còn nhiều khó khăn. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn là trung tâm phát triển năng động của kinh tế thế giới; các nước lớn tăng cường sức mạnh quân sự, tranh giành ảnh hưởng trong khu vực ngày càng quyết liệt. Tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp, khó lường.

Ở trong nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều và có thêm kinh nghiệm trong lãnh đạo quản lý, điều hành nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Dự báo tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh nói riêng sẽ phục hồi nhanh hơn, việc giảm lãi suất cho vay cùng với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp mới, các văn bản hướng dẫn có hiệu lực và Luật Đầu tư công,... sẽ có hiệu lực, góp phần kích cầu về đầu tư, tiêu dùng; thị trường trong và ngoài nước có xu hướng phục hồi theo hướng tích cực hơn… Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức đối với phát triển kinh tế còn lớn; ẩn chứa nhiều rủi ro và thách thức, biến động khó lường trên thị trường tài chính và giá dầu. Việc hình thành cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 và việc ký kết và triển khai các hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) tạo ra những điều kiện quan trọng trong phát triển, nhưng cũng tạo ra những thách thức rất lớn, nhất là trong việc phát triển thị trường, tăng cường khả năng cạnh tranh cả ở thị trường quốc tế và thị trường trong nước...

II. MỤC TIÊU NHIỆM VỤ VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2016

Page 34: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

34

1. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, gắn với việc cùng với cả nước thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư; tổ chức triển khai, thực hiện 05 đột phá chiến lược của tỉnh gắn với tái cơ cấu các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp,... nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành kinh tế, doanh nghiệp trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế.

2. Dự kiến các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2016:

a) Các chỉ tiêu kinh tế (1):

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tốc độ tăng trưởng GRDP theo giá so sánh 2010) tăng 8,5 - 9,0% so với năm 2015. GRDP (2) theo giá thực tế đạt khoảng 69.970 - 70.290 tỷ đồng.

Giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,0-4,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 17,0 – 17,2%; và khu vực dịch vụ tăng 7,7 - 8,4%.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Khu vực I: 38,4%.

+ Khu vực II: 26,9%.

+ Khu vực III: 34,7%.

- Thu nhập bình quân đầu người (GRDP/người) đạt 40,3 triệu đồng/người.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,1 tỷ USD, tăng khoảng 15,4% so với ước thực hiện năm 2015.

- Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 26.600 - 27.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 38 – 39,0% so GRDP.

- Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương là 5.854 tỷ đồng, đạt 106,5% so với ước thực hiện năm 2015 (trong đó: thu nội địa: 4.154 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 700 tỷ đồng, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết: 1.000 tỷ đồng).

(1) Các chỉ tiêu kinh tế như: tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu

người và tổng vốn đầu tư toàn xã hội được xây dựng trên nền số liệu của Tổng cục Thống kê

công bố cho tiền Giang loại trừ yếu tố tính trùng. (2) GRDP (Gross Regional Domestic Product): Tổng sản phẩm trên địa bàn, dùng để

tính cho địa phương cấp tỉnh.

Page 35: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

35

- Tổng chi ngân sách địa phương là 7.520,86 tỷ đồng; trong đó chi đầu tư phát triển là 2.199,0 tỷ đồng (bao gồm vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đầu tư các chương trình mục tiêu,...).

b) Các chỉ tiêu xã hội:

- Tốc độ phát triển dân số khoảng 0,6%; giảm tỷ lệ sinh 0,1‰.

- Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 74,8%. Tỷ lệ học sinh tiểu học đi học trong độ tuổi đạt 100%; trung học cơ sở đạt 99,0%; trung học phổ thông đạt 59,7%.

- Giải quyết việc làm cho 20.000 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 150 lao động. Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%.

- Tuyển mới 5.370 sinh viên, học sinh (1.300 đại học, 2.180 cao đẳng và 1.890 trung cấp chuyên nghiệp); 1.400 em học nghề (350 cao đẳng và 1.050 trung cấp); 9.400 học viên sơ cấp và dạy nghề thường xuyên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 46,4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,8% (theo chuẩn giai đoạn 2011-2015).

- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 12,98%.

- Tỷ lệ tử vong: trẻ em dưới 1 tuổi là 9,98‰, trẻ em dưới 5 tuổi là 11,48‰.

- Số giường bệnh/10.000 dân (không tính trạm y tế) là 21,5 giường.

- Số bác sỹ/10.000 dân là 6 người.

- Tỷ lệ dân số tham gia bảo biểm y tế là 73,4%.

- Đến cuối năm 2016, có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng thêm 10 xã so với năm 2015.

c) Các chỉ tiêu môi trường:

- Tỷ lệ hộ dân nông thôn được cung cấp nước hợp vệ sinh đạt 97,2%, trong đó có 85,3% dân số sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung.

- Tỷ lệ hộ dân đô thị được sử dụng nước sạch: 98%.

- Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý: 94%.

- Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý đạt 95% và tỷ lệ nước thải y tế được thu gom và xử lý đạt 70%.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ LĨNH VỰC

1. Về phát triển kinh tế

a) Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn:

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, giá trị gia tăng cao, trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới góp phần xây dựng kinh tế chung của tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần

Page 36: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

36

của người dân nông thôn. Phấn đấu giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, ngư nghiệp (theo giá so sánh 2010) tăng khoảng 4,0 - 4,5% so năm 2015.

- Lĩnh vực trồng trọt: dự kiến xuống giống 208.580 ha lúa (giảm 7,2% so với năm 2015), sản lượng dự kiến đạt gần 1,22 triệu tấn (giảm 8,7% so năm 2015); rau đậu các loại: diện tích xuống giống 50.280 ha (tương tương so với cùng kỳ), sản lượng dự kiến đạt 905.150 tấn. Cây ăn trái: diện tích đạt khoảng 72.795 ha, sản lượng 1,3 triệu tấn (tương đương năm 2015).

- Lĩnh vực chăn nuôi: tổng đàn vật nuôi của tỉnh năm 2016 dự kiến như sau: đàn heo là 601.400 con (giảm 0,3% so với năm 2015); đàn bò 87.300 con (giảm 1,1% so với năm 2015); đàn gia cầm 8,75 triệu con (giảm 1,75% so năm 2015).

- Lĩnh vực thủy sản: diện tích thả nuôi dự kiến đạt 15.690 ha (trong đó, diện tích nuôi nước ngọt chiếm 41,1%); tổng sản lượng thủy sản dự kiến đạt 242.225 tấn (giảm 2,2% so với năm 2015).

- Lâm nghiệp: tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng theo các phương án và kế hoạch cụ thể. Trồng mới 60 ha rừng phòng hộ và 1 triệu cây phân tán đồng thời giao khoán quản lý bảo vệ 1.300 ha.

- Về xây dựng nông thôn mới: dự kiến trong năm 2016 sẽ có thêm 10 xã đạt 19/19 tiêu chí được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; nâng tổng số xã đạt 19/19 tiêu chí đến cuối năm 2016 là 22 xã; bình quân trong toàn tỉnh số tiêu chí đạt chuẩn/xã là từ 12 tiêu chí/xã trở lên.

- Về đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn: tiếp tục ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn (thực hiện 10 công trình chuyển tiếp và dự kiến triển khai mới 57 công trình); phát triển thủy lợi gắn với phòng tránh lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Về đào tạo nghề nông thôn, tổ chức 100 lớp đào tạo 12 nhóm nghề cho 3.000 học viên với tổng kinh phí thực hiện khoảng 3,2 tỷ đồng từ Chương trình MTQG việc làm - Dạy nghề.

- Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, dự kiến đầu tư mới 10 công trình. Đến cuối năm 2016, có sẽ có 97,2% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; trong đó, có 85,3% dân số sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung.

b) Phát triển công nghiệp, xây dựng và đô thị:

* Phấn đấu giá trị tăng thêm ngành công nghiệp toàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) tăng 18,5% so với ước thực hiện năm 2015. Phấn đấu giá trị tăng thêm ngành xây dựng (theo giá so sánh 2010) tăng trưởng đạt 7,1 - 8,9% so ước thực hiện năm 2015.

- Về phát triển công nghiệp: khai thác tối đa các lợi thế, tiềm năng để phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản để tạo ra các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tập trung thu hút các doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với lợi thế của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để triển khai nhanh các dự án đầu tư trên địa bàn

Page 37: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

37

tỉnh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai và khai thác có hiệu quả các khu, cụm công nghiệp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp tăng trưởng nhanh, bền vững và gắn với việc bảo vệ môi trường.

- Về xây dựng, phát triển nhà ở, đô thị: Dự kiến trong năm 2016, phát triển thêm 06 phường mới là phường Thạnh Mỹ, phường Bình Tạo của TP Mỹ Tho và 04 phường Long Hưng, Long Chánh, Long Thuận, Long Hòa của thị xã Gò Công; nâng tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 18,1% (năm 2015 đạt 15,42%).

+ Về phát triển nhà ở; cụm tuyến dân cư: tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng lũ theo kế hoạch đề ra.

Phát triển nhà ở đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại đồng bộ với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phù hợp với điều kiện quy hoạch và điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng; đa dạng hoá các loại hình nhà ở (nhà ở xã hội, nhà cho thuê …) đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở của nhân dân; tạo động lực cho phát triển đô thị bền vững; góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phát triển mạnh thị trường bất động sản; khai thác có hiệu quả các loại bất động sản, đặc biệt là nguồn lực đất đai, nhà, công trình xây dựng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; góp phần hoàn thiện đồng bộ các loại thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục triển khai thực hiện các chương trình, đề án nhà ở trọng điểm giai đoạn 2011-2020 đã được Chính phủ phê duyệt: Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng; Chương trình phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN; Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng thường xuyên ngập lũ khu vực đồng bằng sông Cửu Long (giai đoạn 2); Chương trình hỗ trợ hộ nghèo khu vực nông thôn cải tạo nhà ở; Chương trình cải tạo, nâng cấp các khu nhà ở cũ để chỉnh trang đô thị theo quy hoạch…

+ Về phát triển đô thị: Tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị, gắn kết giữa đầu tư phát triển đô thị với quy hoạch xây dựng. Phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn làm cơ sở phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Từng bước xây dựng hệ thống đô thị phù hợp trên địa bàn, đảm bảo cho mỗi đô thị, theo vị trí và chức năng của mình phát huy thế mạnh, nâng cao tính cạnh tranh, phát triển ổn định, cân bằng, bền vững; xây dựng đồng bộ và từng bước nâng cao chất lượng đô thị và hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, chú trọng hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị (nhất là các đô thị trung tâm), hệ thống nước sinh hoạt và xử lý chất thải ở các đô thị, các khu công nghiệp; đảm bảo đô thị có môi trường trong sạch, an toàn. Lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị TP. Mỹ Tho (02 khu), thị xã Gò Công (02 khu), và các địa bàn: Bình Phú, thị trấn Mỹ Phước, thị trấn Chợ Gạo và thị trấn Tân Hòa; rà soát điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị thị xã Cai Lậy.

c) Phát triển dịch vụ:

Page 38: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

38

Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu các ngành dịch vụ. Phát triển mạnh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ có giá trị cao, có tiềm năng, lợi thế như: thương mại, du lịch, viễn thông, công nghệ thông tin, khách sạn và lưu trú, y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh,... góp phần nâng cao tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu giá trị gia tăng khu vực dịch vụ năm 2015 (theo giá so sánh 2010) tăng 7,7 - 8,4% so với ước thực hiện năm 2015 và chiếm 34,7% cơ cấu kinh tế của tỉnh.

- Về thương mại – xuất, nhập khẩu:

Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được ký kết sẽ là cơ hội để mở rộng thêm quan hệ thương mại với các nước trong TTP, các mặt hàng may mặc (quần áo, túi xách, giày,...) xuất khẩu sẽ được hưởng lợi từ TPP, kim ngạch xuất khẩu có dấu hiệu khả quan và tăng trưởng ổn định hơn.

Đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không lệ thuộc vào một thị trường, tăng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch nhằm giảm rủi ro và ổn định. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại theo hình thức xã hội hóa. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, có lợi thế của tỉnh.

Dự kiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2016 đạt 55.500 tỷ đồng, tăng 13,4% so với ước thực hiện năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu 2.100 triệu USD, tăng 19,4% so ước thực hiện năm 2015. Kim ngạch nhập khẩu đạt 1.200 triệu USD, tăng 5,8% so ước thực hiện năm 2015.

- Về du lịch, đẩy mạnh quảng bá và phát triển du lịch có hiệu quả, khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển du lịch theo hướng bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững; đẩy mạnh liên kết vùng, tỉnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế để tăng tỉ lệ khách du lịch đến Việt Nam; tạo động lực thúc đẩy các ngành khác cùng phát triển, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói giảm nghèo; góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống và bảo vệ an ninh, quốc phòng. Tăng cường đầu tư, thu hút đầu tư các dự án du lịch ở các khu vực như: TP. Mỹ Tho, Gò Công Đông, Cái Bè,…có hiệu quả nhằm tận dụng lợi thế ven sông, ven biển,... Tập trung thu hút đầu tư, phát triển đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm phục vụ khách du lịch,… góp phần tăng giá trị gia tăng ngành du lịch. Dự kiến năm 2016, tổng số khách du lịch đến Tiền Giang là 1.520 nghìn lượt, tăng 2,9% so năm 2015, trong đó khách quốc tế đạt 650 nghìn lượt.

- Về vận tải, tăng cường quản lý và thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng vận tải hành khách theo tuyến cố định, nâng cấp các bến xe theo tiêu chuẩn, tiếp tục phát triển vận tải xe buýt, vận tải taxi đáp ứng yêu cầu phát triển của các đô thị, các khu, cụm CN. Khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hình thức liên doanh liên kết, có giải pháp nâng chất lượng vận tải và khai thác ưu thế

Page 39: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

39

của vận tải đường thủy,... để tăng năng lực và khả năng cạnh tranh thị trường. Phát triển đa dạng các dịch vụ vận tải, đảm bảo nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, tiết kiệm chi phí xã hội. Phấn đấu năm 2016 tăng trưởng bình quân 5% về khối lượng vận tải hàng hóa và 5% về lượt vận chuyển hành khách so với năm 2015.

- Về bưu chính, viễn thông, tiếp tục phát triển bưu chính, viễn thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra giám sát, nâng cao chất lượng dịch vụ; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án mở rộng, phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong các cơ quan quản lý nhà nước. Dự kiến trong năm 2016 phát triển thêm 43.600 thuê bao điện thoại (bao gồm cả thuê bao điện thoại di động trả trước), mật độ bình quân đạt 11,4 thuê bao/100 dân; thuê bao internet phát triển 13.150 thuê bao, mật độ bình quân đạt 5,32 thuê bao/100 dân. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 1.758 tỷ đồng.

Tiếp tục duy trì và phát triển chỉ số ICT- Index của tỉnh, phấn đấu gia tăng thứ hạng trong cả nước, đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng tập trung hiện đại, tận dụng mọi nguồn lực địa phương, đảm bảo tiết kiệm ngân sách nhà nước, đào tạo và nhận chuyển giao công nghệ từ các dự án công nghệ thông tin nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tự chủ trong bảo trì nâng cấp hệ thống thông tin.

+ Về hạ tầng công nghệ thông tin: phát triển hạ tầng công nghệ thông tin các cấp theo hướng hiện đại, đồng bộ đảm bảo phục vụ hiệu quả các mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh; đầu tư trang thiết bị máy tính, xây dựng mạng LAN cho UBND các xã, phường, thị trấn, kết nối với mạng chuyên dùng của UBND cấp huyện; triển khai thực hiện Giai đoạn 2 dự án: “Xây dựng ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình Một cửa- Một cửa liên thông tỉnh Tiền Giang”; triển khai thực hiện Đề án xây dựng Chính phủ điện tử.

+ Về ứng dụng CNTT: nâng cấp và mở rộng phần mềm ứng dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, tích hợp chữ ký số vào trong công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý của các cơ quan nhà nước; xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành đảm bảo tính tích hợp dùng chung của tỉnh và đồng bộ với cơ sở dữ liệu ngành trong cả nước; triển khai các ứng dụng nguồn mở; tăng cường đẩy mạnh xây dựng các ứng dụng CNTT phục vụ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

- Các dịch vụ tài chính – ngân hàng: Trong năm 2016, ngành ngân hàng tiếp tục hỗ trợ, cung cấp đủ vốn cho doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó ngành ngân hàng có khả năng thu hồi được các khoản nợ xấu nhằm bổ sung vốn kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh. Nguồn vốn huy động trong năm 2016 tăng khoảng 12% so với năm 2015, với số dư đạt 40.334 tỷ. Dư nợ tín dụng tăng trưởng khoảng 14% so với năm 2015, với số dư đạt 31.451 tỷ; nợ xấu chiếm khoảng 1,8% trên tổng dư nợ, với số dư nợ xấu ước tính 542 tỷ đồng.

Page 40: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

40

d) Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và cổ phần hóa doanh nghiệp:

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư; xây dựng lực lượng xúc tiến đầu tư năng động, hoạt động có hiệu quả… Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về doanh nghiệp; giải quyết nhanh và thỏa đáng các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp; thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách, nhân lực, đất đai,…triển khai thực hiện tốt các chính sách và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về ưu đãi thuế, miễn, giảm, giản, gia hạn thuế cho doanh nghiệp.

- Nâng cao chất lượng công tác đăng ký kinh doanh để đảm bảo cho người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận được các dịch vụ công một cách thuận lợi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đăng ký kinh doanh, khuyến khích các doanh nghiệp đăng ký qua mạng. Định kỳ làm việc với các doanh nghiệp để động viên, hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển; tăng cường hơn nữa vai trò trách nhiệm của ngành, địa phương để giải quyết kịp thời các công việc liên quan đến doanh nghiệp, người dân.

Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn nhất là nguồn vốn tín dụng để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh nhằm tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Về phía doanh nghiệp cần chủ động tái cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ các tính toán yếu tố đầu vào, tiết kiệm, giảm chi phí quản lý, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết,… để huy động nguồn vốn thay vì chỉ trông chờ vào vốn vay của ngân hàng. Phát triển mạng phân phối và đẩy mạnh tiếp thị.

Dự kiến trong năm 2016, có khoảng 500 doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký mới trong năm là 1.800 tỷ đồng, tăng 11,1% về số lượng doanh nghiệp và tăng 20,0% về số vốn đăng ký mới so với thực hiện năm 2015. Có 220 doanh nghiệp đăng ký bổ sung vốn với số vốn bổ sung thêm là 2.200 tỷ đồng, tăng 10% về số doanh nghiệp và 22,2% về số vốn bổ sung.

- Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn Luật HTX và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật HTX năm 2012, Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2013-2018. Vận động thành lập mới 05 HTX và 26 THT ở những nơi đủ điều kiện; củng cố và hướng dẫn thủ tục giải thể HTX ngưng hoạt động, thực hiện việc chuyển đổi HTX sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Phấn đấu xây dựng HTX làm ăn khá, giỏi đạt trên 80%.

Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển HTX như: tập trung củng cố các HTX hoạt động yếu kém, hướng dẫn và giải pháp khắc phục các mặt yếu kém, củng cố lại bộ máy quản lý, xây dựng lại điều lệ theo Luật HTX 2012; hỗ trợ các HTX đủ điều kiện lập dự án vay vốn với mức

Page 41: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

41

lãi suất ưu đãi từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển HTX, quỹ quốc gia giải quyết việc làm theo kênh của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức tài chính khác; củng cố HTX nông nghiệp để làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho các HTX thành viên; các sở ban, ngành phối hợp xây dựng các đề tài, dự án để hỗ trợ cho các HTX trong việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ, ưu tiên các chương trình dự án đầu tư, thực nghiệm phục vụ cho phát triển sản xuất kinh doanh; phối hợp với các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX được thuê đất hoặc giao đất có thu tiền để HTX xây dựng văn phòng, nhà xưởng sản xuất, kho bãi phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh .... Tạo điều kiện để tăng cường mối liên kết giữa các HTX, giữa HTX với các loại hình kinh tế khác và với nhà khoa học nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển. Hình thành các liên hiệp HTX trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Tiếp tục thực hiện và hoàn thành cổ phần hóa các công ty TNHH MTV Công trình đô thị thị xã Gò Công, Chăn nuôi Tiền Giang, Cấp nước Tiền Giang, Cấp nước nông thôn Tiền Giang. Chỉ đạo 6 công ty: TNHH MTV Xổ số kiến thiết Tiền Giang, Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang, Công trình đô thị thị xã Gò Công, Chăn nuôi Tiền Giang, Cấp nước Tiền Giang, Cấp nước nông thôn Tiền Giang và người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Công trình đô thị Mỹ Tho xây dựng chiến lược, kế hoạch 5 năm 2016-2020 và kế hoạch năm 2016 về phát triển sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển.

đ) Đầu tư phát triển:

Tiếp tục tăng cường xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tập trung vốn nhà nước vào đầu tư đồng bộ các công trình, dự án trọng yếu; ưu tiên đầu tư đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng và trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt từ 8,5 - 9,0% thì cần phải huy động mọi nguồn lực để tập trung vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 26.600 - 27.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 38,0 - 39,0%/GRDP, tăng 9,7 - 13,1% so với thực hiện năm 2015. Trong đó:

- Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách và có tính chất ngân sách: dự kiến kế hoạch năm 2016 là 2.199,0 tỷ đồng, tăng 32,8% so kế hoạch năm 2015, trong đó vốn trong cân đối ngân sách địa phương là 679,1 tỷ đồng, tăng 26,4%; vốn từ nguồn thu xổ số kiến thiết là 1.000 tỷ đồng, tăng 25%; vốn nước ngoài (ODA) là 170,3 tỷ đồng, tăng 127,1%; vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia là 41,2 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư các chương trình mục tiêu là 308,4 tỷ đồng.

- Vốn trái phiếu Chính phủ: dự kiến kế hoạch năm 2016 là 438,3 tỷ đồng, tăng 77,8% so kế hoạch năm 2015; bao gồm: các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế và kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.

Page 42: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

42

- Vốn tín dụng đầu tư: dự kiến trong năm 2016, Quỹ Đầu tư Phát triển của tỉnh và chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Bến Tre – Tiền Giang đã giải ngân trên địa bàn tỉnh cho các đơn vị (cho vay các chương trình, dự án, hỗ trợ phát triển HTX,...) với số tiền là 232 tỷ đồng, bằng 81,2% so với cùng kỳ.

- Thu hút viện trợ phát triển chính thức (ODA): trong năm 2016, trên địa bàn tỉnh còn lại 04 dự án tiếp tục thực hiện đó là: Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, Dự án đầu tư Quản lý và giảm nhẹ rủi ro hạn hán và lũ lụt Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, Dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - tiểu dự án TP. Mỹ Tho; Dự án hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện. Trong năm 2016, tiếp tục đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa 08 dự án ODA của tỉnh với tổng mức đầu tư dự kiến 8.297 tỷ đồng vào danh mục phê duyệt dự án, làm cơ sở đàm phán với nhà tài trợ, bao gồm: Dự án Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP. Mỹ Tho (vốn đầu tư 2.560 tỷ đồng), Dự án thoát nước đô thị thị xã Gò Công và TP. Mỹ Tho (562 tỷ đồng), Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang (2.344 tỷ đồng), Dự án hỗ trợ toàn diện cây sơ ri Gò Công (114,7 tỷ đồng), Dự án Giảm thất thoát, tăng cường, mở rộng mạng lưới cấp nước tiếp nhận nhà máy nước Bình Đức và nhà máy nước BOO Đồng Tâm (509 tỷ đồng), Dự án Hoàn thiện dự án ngọt hoá Gò Công (720 tỷ đồng), Dự án Chống xói lở, gây bồi và trồng cây chắn sóng bảo vệ tuyến đê biển Gò Công, huyện Gò Công Đông (549 tỷ đồng) và Dự án Xây dựng hệ thống chống xâm thực và tái tạo vành đai rừng phòng hộ bằng giải pháp kết cấu mềm tại huyện Gò Công Đông (938 tỷ đồng).

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): dự báo trong năm 2016 tình hình thu hút đầu tư FDI của tỉnh sẽ triển vọng và khả quan hơn so với năm 2015, khả năng sẽ đạt được nhiều thành tựu trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài nhờ vào tình hình kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng tốt hơn và đầu tư trong nước cũng sẽ cải thiện, những giải pháp chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh đã triển khai trong thời gian qua sẽ phát huy tác dụng. Dự kiến năm 2016 sẽ thu hút được 12 dự án với tổng vốn đăng ký dự kiến đạt 170 triệu USD, dự kiến có 06 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng là 60 triệu USD, nâng tổng vốn đăng ký mới và đăng ký tăng thêm trong năm 2016 là 230 triệu USD. Đồng thời vốn thực hiện đạt 210 triệu USD, đóng góp cho ngân sách đạt 50 triệu USD, tạo việc làm cho 79.000 lao động.

Tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/08/2013 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, tập trung cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, tăng cường hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài cần tập trung vào các dự án phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung mời gọi đầu tư vào dự án cảng biển, đầu tư hạ tầng KCN để tạo quỹ đất cho các nhà đầu tư thứ cấp... Bên cạnh đó tỉnh cũng sẽ tiếp tục xây dựng môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh thông thoáng hơn, minh bạch hơn, giảm chi phí không chính thức để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của tỉnh theo hướng giải quyết tốt nhất các nhu cầu bức xúc của doanh nghiệp. Tổ chức rà soát, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong

Page 43: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

43

hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức xây dựng chương trình xúc tiến đầu tư, xây dựng danh mục dự án mời gọi đầu tư.

e) Thu, chi ngân sách:

Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương năm 2016 đạt 5.854 tỷ đồng, tăng 6,52% so với ước thực hiện năm 2015. Trong đó, thu nội địa 4.154 tỷ đồng; thu xổ số kiến thiết 1.000 tỷ đồng; thu thuế xuất, nhập khẩu 700 tỷ đồng.

Tổng chi từ ngân sách địa phương năm 2016 là 7.520,86 tỷ đồng, đạt 80,8% so ước thực hiện 2015; trong đó, chi đầu tư phát triển là 2.199,0 tỷ đồng (bao gồm vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đầu tư các chương trình mục tiêu,...).

2. Về phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ:

a) Giáo dục và đào tạo:

- Về giáo dục: tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hiệu quả đào tạo ở các ngành học, cấp học thông qua việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và đẩy mạnh việc tiêu chuẩn hóa và hiện đại hóa các điều kiện dạy và học. Mở rộng quy mô phát triển giáo dục mầm non, nâng cao kết quả thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đẩy mạnh phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, nâng cao hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề. Năm 2016, phấn đấu tỷ lệ huy động các cháu đi nhà trẻ là 10,5%, mẫu giáo 74,8%; tỷ lệ huy động học sinh đi học so với dân số độ tuổi tiểu học 100%, trung học cơ sở 99%, trung học phổ thông và tương đương đạt 63% (trong đó trung học phổ thông đạt 59,7%); tỷ lệ số trường đạt chuẩn quốc gia ở bậc mầm non 19,4%, tiểu học 53,1%; trung học cơ sở 28% và trung học phổ thông là 21,6%.

- Về đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, tiếp tục nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo; đẩy mạnh sắp xếp lại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. Đào tạo nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Dự kiến năm 2016, tuyển sinh 3.480 chỉ tiêu đại học, cao đẳng chính quy (Đại học Tiền Giang 2.400 chỉ tiêu, Cao đẳng Y tế 1.080 chỉ tiêu) và 1.890 chỉ tiêu trung cấp chuyên nghiệp. Đào tạo nghề sẽ chiêu sinh đào tạo 350 học sinh cao đẳng nghề, 1.050 học sinh trung cấp nghề và 9.400 học sinh sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2016 lên 46,4%.

b) Về phát triển khoa học công nghệ:

Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) và Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Hình thành những mô hình chuyên canh cây ăn trái tập trung theo hướng đảm bảo an toàn, chất lượng và xuất khẩu; ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao để tạo ra những giống lúa, giống cây trồng có ưu thế về chất lượng và phù hợp từng vùng sinh thái

Page 44: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

44

của tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh việc nghiên cứu những giống gia súc, gia cầm, thủy sản có năng suất và giá trị thương phẩm cao theo hướng xuất khẩu. Dự kiến năm 2016 triển khai 12 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh. Bên cạnh đó, tiếp tục hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp xác lập quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ; hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp xác lập, triển khai dự án Quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể Chợ Gạo cho sản phẩm trái thanh long; đẩy mạnh hoạt động quản lý tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, tổ chức kiểm định tổng số 40.000 lượt phương tiện đo.

3. Về phát triển xã hội:

a) Giải quyết việc làm, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội:

- Về lao động, việc làm, tiếp tục thực hiện công tác cho vay giải quyết việc làm, chú trọng đến các dự án phi nông nghiệp kết hợp với dự án dạy nghề nông thôn. Đổi mới công tác tư vấn xuất khẩu lao động theo hướng có trọng tâm, có chọn lọc phù hợp với từng thị trường. Dự kiến năm 2016, tạo việc làm cho 20.000 lao động, trong đó, tạo thêm việc làm từ dự án cho vay hỗ trợ việc làm 6.500 lao động; xuất khẩu 150 lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%.

- Về công tác giảm nghèo, tập trung nguồn lực và chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo; lồng ghép các chương trình, dự án, nhất là đào tạo nghề, nâng cao kiến thức, trình độ tay nghề gắn với các dự án vay vốn ưu đãi cho người nghèo để tạo việc làm tại chỗ; tiếp tục duy trì và nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các mô hình, cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả về giảm nghèo; giáo dục làm thay đổi nhận thức cho hộ nghèo, vận động người nghèo, hộ nghèo chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo, người nghèo như: Y tế, giáo dục đào tạo, hỗ trợ học nghề, kết hợp tạo việc làm cho hộ nghèo. Phấn đấu đến cuối năm 2016 đưa tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn 3,8%.

- Các lĩnh vực xã hội khác: Tiếp tục thực hiện Mô hình “Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng” năm 2015 ở 36 xã điểm; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và chính sách liên quan đến trẻ em, đặc biệt tạo mối quan tâm và thúc đẩy sự thay đổi về nhận thức của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ trẻ em; giáo dục kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em cho gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em; quản lý tốt việc cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em.

Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020, từng bước kéo giảm tệ nạn mại dâm, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn. Song song đó, tiếp tục đổi mới các biện pháp tuyên truyền phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy, tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền trong quần chúng nhân dân.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi người có công; xử lý các trường hợp còn tồn đọng về xác nhận, công nhận người có công; tiếp

Page 45: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

45

tục thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở.

b) Về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bình đẳng giới:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống y tế đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; củng cố và phát triển nguồn nhân lực y tế, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng dân số góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực.

Hoàn thiện tổ chức mạng lưới y tế các tuyến, phát triển ổn định nguồn nhân lực trong ngành Y tế; đẩy mạnh hoạt động y tế dự phòng song hành với củng cố và phát triển hệ thống khám chữa bệnh; tăng cường phối hợp liên ngành trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Phát triển bảo hiểm y tế tiến đến bảo hiểm y tế toàn dân.

Nâng cao hoạt động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, đảm bảo ổn định dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý và khống chế tình trạng mất cân bằng giới tính, nâng cao chất lượng dân số.

Phấn đấu năm 2016, giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống 9,98‰, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi 11,48‰, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống còn 12,9%, số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 21,5 giường; số bác sỹ/10.000 dân là 6 người, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ 95%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đầy đủ vaccine đạt trên 96%, tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã (theo chuẩn mới 2011-2015) đạt 80%, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 73,4%.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện Chiến lược quốc gia về “Bình đẳng giới” từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục; nâng cao năng lực để nâng cao kiến thức về bình đẳng giới cho tất cả các đối tượng trong cộng đồng. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

c) Phát triển văn hóa, thông tin và thể thao:

Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hóa, thể thao và gia đình; tập trung xây dựng các công trình về thiết chế văn hóa - thể thao cho xã nông thôn mới và các chương trình hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao sôi nổi, thiết thực để chào mừng các ngày kỷ niệm truyền thống của địa phương, các sự kiện quan trọng của đất nước.

Phấn đấu tổng số xã, phường văn hóa được công nhận đến năm 2016 là 87 xã; 961 ấp, khu phố văn hóa được công nhận, trong đó công nhận mới là 03 đơn vị; số xã có nhà văn hóa xã là 17 đơn vị... Đẩy mạnh phong trào luyện tập thể dục thể thao quần chúng; phát triển thể thao thành tích cao, dự kiến tổng số huy

Page 46: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

46

chương đạt được là 119 huy chương, trong đó có 28 huy chương vàng, 33 huy chương bạc và 58 huy chương đồng.

4. Về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Về tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản:

Hoàn chỉnh công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn 2010-2020; tăng cường công tác quản lý đất công; thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với các dự án, công trình khi Nhà nước thu hồi đất; thực hiện công tác định giá đất làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất; tiến hành tổng điều tra đánh giá tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức triển khai phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản theo kế hoạch thanh, kiểm tra hàng năm; tổ chức kiểm tra đột xuất theo phản ảnh của nhân dân, chính quyền địa phương. Tổ chức quản lý chặt chẽ mạng quan trắc nước dưới đất; lập quy hoạch tài nguyên nước mặt tỉnh Tiền Giang; rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh; thực hiện việc điều tra, đánh giá, xác định các vùng đăng ký khai thác nước dưới đất theo quy định. Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra định kỳ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

b) Về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu:

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu; tổ chức hoạt động về bảo vệ môi trường; tổ chức Ngày Môi trường thế giới 05/6 và Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; tiếp tục rà soát và có biện pháp xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ở những nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nông thôn, ở khu dân cư,...; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cơ sở đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết được phê duyệt với số lượng 60 cơ sở.

Tiếp tục thực hiện công tác ứng phó động đất, sóng thần, phòng, chống lụt bão và các tình huống thiên tai xảy ra; đồng thời, tăng cường hiệu quả trong chỉ đạo phòng, chống, ứng phó hậu quả thiên tai, kịp thời nắm được diễn biến khi thiên tai xảy ra để xử lý, khắc phục hậu quả sự cố.

5. Về cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

a) Về cải cách hành chính:

Ban hành quyết định quy định số lượng và mức hỗ trợ đối với công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; thẩm định, đánh giá, xếp loại kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2016; tổng hợp báo cáo Chỉ số cải cách hành chính tỉnh Tiền Giang năm 2015 theo Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ

Page 47: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

47

trưởng Bộ Nội vụ; tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2015, triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 của tỉnh; phát động chuyên đề thi đua “Đẩy mạnh cải cách hành chính” năm 2016; xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra công tác CCHC năm 2016, đồng thời tiếp tục thực hiện tuyên truyền công tác CCHC theo Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 14/3/2012 của UBND tỉnh.

b) Về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

Thực hiện đồng bộ và không ngừng nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tổ chức thực hiện 100% các cuộc thanh tra trách nhiệm phòng, chống tham nhũng theo kế hoạch, nội dung thanh tra tập trung đi sâu các giải pháp phòng ngừa tham nhũng ở từng cơ quan, đơn vị. Nghiêm túc xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ, các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại địa phương và đơn vị thuộc quyền quản lý,... Đôn đốc việc thực hiện kết luận, chỉ đạo sau thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng.

Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng. Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác lý lịch tư pháp, quản lý về giao dịch bảo đảm, kiểm soát thủ tục hành chính, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Khắc phục những mặt hạn chế trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, bảo đảm đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả; về quản lý các hoạt động công chứng, thừa phát lại...

6. Về quốc phòng, an ninh; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế:

a) Về quốc phòng, an ninh:

- Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ thị, mệnh lệnh và các văn bản chỉ đạo về công tác sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai; chấp hành nghiêm chế độ trực và luyện tập các phương án sẵn sàng chiến đấu; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phối hợp hoạt động tuần tra kiểm soát, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là trong các đợt cao điểm, các sự kiện chính trị trọng đại; tăng cường lực lượng theo dõi nắm chắc tình hình trên không, trên biển và nội địa, các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự xã hội, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi nắm chắc tình hình thời tiết, chủ động lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh khi xảy ra. Thực hiện chặt chẽ các bước tuyển quân, tuyển sinh quân sự bảo đảm đúng quy trình, có chất lượng, giao quân đạt 100% chỉ tiêu.

- Quán triệt, vận dụng đúng đắn các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ an ninh, trật tự. Kịp thời đề ra chủ trương, giải pháp đảm bảo tuyệt đối an toàn các mục tiêu, các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại; quyết tâm giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Chủ động ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất

Page 48: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

48

bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm; kiềm chế sự gia tăng của các loại tội phạm, triệt phá các băng nhóm tội phạm, không để tội phạm gia tăng, lộng hành. Đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ; quyết tâm kiềm giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông. Phấn đấu trong năm 2016 kéo giảm 3-5% số vụ tội phạm về trật tự xã hội so với năm 2015; tỷ lệ điều tra, khám phá án đạt trên 75%, trong đó tỷ lệ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90%; kiềm chế, giảm tai nạn giao thông từ 10-15% trên cả ba mặt so năm 2015.

b) Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế:

Tăng cường các hoạt động đối ngoại, tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư, thương mại để mời gọi đầu tư và mở rộng thị trường; tích cực mở rộng hợp tác quốc tế ở các cấp, các ngành và thiết lập các kênh xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch hiệu quả hơn. Hợp tác với các tổ chức quốc tế xây dựng và từng bước hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh phù hợp với các quy định của Trung ương và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; cải thiện môi trường đầu tư, trong đó, chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang hoạt động; hướng dẫn doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc tiếp cận, nghiên cứu, triển khai dự án trên địa bàn tỉnh. Chủ động tìm kiếm, vận động đối tác đầu tư tiềm năng và tranh thủ sự giới thiệu đối tác của các cơ quan đại diện ngoại giao của các nước tại Việt Nam và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình xúc tiến thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020; tăng cường, nâng cao hiệu quả, chất lượng vận động, thực hiện các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Đồng thời, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, giám sát và đánh giá hiệu quả các khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH, CHỦ YẾU

1. Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước; thực hiện tốt chính sách tín dụng, ngân hàng; tăng cường quản lý thị trường cùng với cả nước thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội:

a) Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước; thực hiện tốt chính sách tín dụng - ngân hàng; mở rộng thị trường, kể cả thị trường xuất khẩu:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay ngắn hạn theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ như: chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, chính sách phát triển thủy sản,... Tăng dư nợ tín dụng phù hợp với yêu cầu tăng trưởng gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng. Phát triển đa dạng các loại hình cung cấp dịch vụ mới nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tăng cường xử lý và thu hồi nợ xấu nhằm giảm nợ xấu cho ngành ngân hàng, đồng thời giúp ngân hàng có nguồn

Page 49: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

49

vốn để tiếp tục cho vay. Thực hiện tốt công tác điều hoà và lưu thông tiền mặt, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền và tài sản quý trong quá trình thu, chi, vận chuyển. Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

- Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước; tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá; triệt để tiết kiệm chi ngân sách; bảo đảm tỉ lệ hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư. Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn cho phát triển kinh tế ở các ngành, lĩnh vực, tập trung thực hiện các chính sách, giải pháp huy động vốn có hiệu quả,...

- Mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển đa dạng sản phẩm, thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, gia tăng chế biến các mặt hàng nông sản; triển khai có hiệu quả chương trình phát triển thương mại điện tử, cung cấp thông tin giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường. Bồi dưỡng nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kỹ năng xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp; khuyến khích và hỗ trợ nghiệp vụ các doanh nghiệp nhỏ chuyển từ gia công, xuất khẩu ủy thác sang xuất khẩu trực tiếp.

- Theo dõi tình hình cung cầu, giá cả thị trường, tổ chức thực hiện hoặc đề xuất thực hiện các giải pháp nhằm ổn định cung, cầu thị trường. Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, đầu cơ nâng giá, gây rối loạn thị trường. Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, xử lý nghiêm các vi phạm. Tiếp tục thực hiện giám sát theo các quy định của Trung ương về lộ trình điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ thiết yếu theo cơ chế thị trường. Đồng thời hỗ trợ thiết thực đối tượng chính sách và hộ nghèo.

b) Nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh:

- Nâng cao hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, trọng tâm là đầu tư công. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Đầu tư công và Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, khả năng cân đối vốn đầu tư của Nhà nước và tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước. Bố trí vốn tập trung ưu tiên cho vốn đối ứng các dự án ODA quan trọng; hỗ trợ cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng quan trọng theo hình thức đối tác công - tư (PPP); đầu tư cho xây dựng nông thôn mới và các địa bàn còn khó khăn. Phân cấp rõ, đề cao trách nhiệm, tạo sự chủ động cho các sở, ngành, địa phương trong quản lý đầu tư công, bảo đảm công khai, minh bạch.

- Tăng cường huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Đa dạng hóa các kênh huy động vốn, các hình thức đầu tư....

+ Tiếp tục tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nhất là hạ tầng giao thông kết nối các khu, cụm công nghiệp với các tuyến giao thông chính (ĐT 871B, ĐT878...), hạ tầng cấp nước (cho khu vực phía Đông), cấp điện ổn định... đây là điều kiện quan trọng trong thu hút đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài, nhằm

Page 50: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

50

khai thác tốt cơ hội khi Việt Nam chính thức tham gia AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), TPP (Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương)... Trong đó, nguồn vốn đầu tư công ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bên cạnh việc thu hút đầu tư từ các hình thức khác như: BOT, PPP...

+ Tập trung rà soát và nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách đầu tư thông thoáng, bên cạnh phải triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đầu tư của Trung ương trên địa bàn tỉnh, mặt khác cần nghiên cứu và ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc thù của tỉnh trong phạm vi thẩm quyền. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi đầu tư trên thực tế (chính sách ưu đãi chung, chính sách ưu đãi nông nghiệp – nông thôn, chính ưu đãi trong lĩnh vực xã hội hóa…). Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch các khu dân cư, đô thị, các tiểu vùng kinh tế động lực làm cơ sở cho việc kêu gọi và định hướng đầu tư theo đúng định hướng phát triển...

+ Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện cải cách đồng bộ trong các lĩnh vực như đầu tư, đăng ký kinh doanh, đất đai, xây dựng, môi trường... theo hướng giảm thời gian giải quyết, loại bỏ những thủ tục không phù hợp, thực hiện liên thông... Giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ... của cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức giao tiếp, làm việc trực tiếp với nhà đầu tư, doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế “một cửa liên thông”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục cho nhà đầu tư, doanh nghiệp... Triển khai thực hiện tốt các chính sách, pháp luật có hiệu lực năm 2015 như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành... Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

+ Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ chức triển khai tốt quy chế phối hợp trong hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng xây dựng bộ máy và bố trí cán bộ chuyên trách công tác xúc tiến đầu tư tại các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện. Xây dựng Danh mục dự án mời gọi đầu tư theo hướng khả thi nhất là đối với vấn đề mặt bằng, đất đai, hạ tầng... để có kế hoạch quảng bá, giới thiệu, mời gọi nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án...

2. Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực phù hợp quy hoạch và các đề án tái cơ cấu, tái cấu trúc các ngành chủ yếu nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh:

Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở kết hợp sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về vốn đầu tư, lao động, đất đai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ,... nhằm gia tăng năng suất và đóng góp nhiều vào giá trị gia tăng cho các ngành, lĩnh vực. Xây dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát huy tích cực lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế,... Nâng cao chất lượng tăng trưởng trên cơ sở phát huy nội lực, đồng thời thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.

a) Nâng cao chất lượng công tác dự báo, rà soát, cập nhật, xây dựng quy hoạch, định hướng phát triển của tỉnh, của các ngành, lĩnh vực đồng bộ, hiệu quả khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh và quá trình hội nhập quốc tế.

Page 51: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

51

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (01/2015) và các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của các huyện, thị xã và TP. Mỹ Tho đã được UBND tỉnh phê duyệt, các cấp, các ngành điều chỉnh, cập nhật, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch ngành, địa phương nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển. Tập trung công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị,... nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch, định hướng phát triển và huy động nguồn lực thực hiện. Các sở ngành, địa phương nghiên cứu cụ thể hóa và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 bằng các kế hoạch hàng năm, các đề án, giải pháp phát triển...

Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tập trung nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo tình hình kinh tế thị trường trong và ngoài nước, dự báo tác động biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhất là tập trung công tác dự báo tác động của việc hội nhập AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASIAN), TPP (Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương),… của nước ta sẽ tác động đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như thế nào; những ngành, lĩnh vực, sản phẩm của tỉnh sẽ có cơ hội cũng như thách thức ra sao để đề xuất, xây dựng các giải pháp ứng phó phù hợp.

b) Phát triển nhanh các ngành, lĩnh vực phù hợp quy hoạch, kế hoạch và các đề án tái cơ cấu, tái cấu trúc các ngành nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh:

- Phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp phù hợp Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực nông nghiệp bình quân khoảng 4 - 4,5% và đến cuối năm 2016 có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng thêm 10 xã so với năm 2015). Đầu tư, phát triển các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm từng bước nâng cao hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp. Trước mắt, đầu tư và mời gọi đầu tư triển khai khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô 100 ha theo các giai đoạn. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hoá một cách hợp lý, nâng cao chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường kết nối nông thôn - đô thị, phối hợp các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới; hình thành các vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ; xây dựng cánh đồng lớn; sản xuất theo chuỗi giá trị từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ; hợp tác trong nuôi trồng khai thác hải sản và phát triển các hình thức sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Đối với cây lúa, giảm dần diện tích lúa 3 vụ ở các vùng thiếu nước, ảnh hưởng lũ. Diện tích lúa còn lại duy trì xuống giống lúa tập trung, né rầy; tiếp tục

Page 52: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

52

áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như: 3 giảm, 3 tăng; 1 phải 5 giảm; công nghệ sinh thái; cơ giới hóa trước, trong và sau thu hoạch. Tiếp tục triển khai các mô hình Cánh đồng lớn sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP, tổ chức mở rộng, kết nối các doanh nghiệp. Thực hiện tốt Kế hoạch số 276/KH-UBND ngày 01/12/2014 về việc thực hiện cánh đồng lớn sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2014-2020; phát triển diện tích sản xuất cánh đồng lớn là 6.710 ha với 11.867 hộ dân tham gia.

Đối với cây ăn trái, áp dụng biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp theo hướng GAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm; nhân rộng mô hình áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. Tập trung đầu tư phát triển cây sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc và thanh long Chợ Gạo.

Đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, từng bước chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung. Hướng dẫn chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, chăn nuôi theo mô hình an toàn sinh học (áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp) để vừa tạo cơ hội sinh kế cho nông hộ vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tập trung phát triển đàn bò; tăng tỷ trọng gia cầm qua phát triển đàn gà, vịt sinh sản; tiếp tục thực hiện công tác đăng ký chăn nuôi, thực hiện công tác quản lý thức ăn chăn nuôi, quản lý giống vật nuôi.

Đối với thủy sản: tập trung sản xuất thâm canh đối với các đối tượng nuôi chủ lực (tôm, nghêu, phát triển cá rô phi xuất khẩu); tiếp tục đa dạng hóa các đối tượng nuôi, chú ý phát triển nuôi theo hướng luân canh, xen canh thủy sản - lúa phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng. Tăng cường công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá; khuyến khích ngư dân trang bị các thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc, máy khai thác để hoạt động an toàn và khai thác có hiệu quả; xây dựng các tổ, đội sản xuất trên biển. Tiếp tục tuyên truyền cho ngư dân hiểu biết công ước quốc tế về biển và thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản khai thác thông qua việc tập trung phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần ở các cảng cá và áp dụng công nghệ mới trong bảo quản sản phẩm khai thác.

Về trồng mới rừng và bảo vệ rừng: tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch 219/KH-UBND ngày 24/10/2014 của UBND tỉnh về Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2020; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. Theo dõi tình hình xâm thực đai rừng phòng hộ đê biển Gò Công.

Về xây dựng nông thôn mới: tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn; đầu tư phát triển giáo dục, y tế và các phúc lợi xã hội ở nông thôn. Huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Phát triển các loại hình

Page 53: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

53

sản xuất, dịch vụ ở nông thôn gắn với việc bảo vệ môi trường; hỗ trợ thực hiện và nhân rộng các mô hình, dự án sản xuất có hiệu quả…

- Tiếp tục thúc đẩy ngành công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh và là ngành thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của tỉnh.

Triển khai thực hiện Đề án Tái cấu trúc ngành công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; lập mới Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2035... Phát triển các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng, tập trung vào những ngành có lợi thế cạnh tranh, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn và có ý nghĩa quan trọng đến định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh.

Phân bố công nghiệp hợp lý trên địa bàn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp. Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án thứ cấp vào KCN Long Giang. Khẩn trương chuẩn bị các thủ tục và điều kiện liên quan để tiếp nhận KCN Dịch vụ dầu khí Soài Rạp và tổ chức mời gọi, lựa chọn nhà đầu tư để sớm triển khai đầu tư hạ tầng, tạo nguồn đất sạch phục vụ cho việc mời gọi các dự án đầu tư thứ cấp, tập trung phát triển đồng bộ với cầu Mỹ Lợi đã hoàn thành và tuyến đường tỉnh 871B đang đầu tư góp phần phát triển vùng công nghiệp phía Đông của tỉnh… Thực hiện tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, chính sách đất đai đáp ứng nhu cầu quỹ đất “sạch” cho phát triển công nghiệp. Tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp còn lại theo quy hoạch đã duyệt để thu hút đầu tư.

Chuyển dịch nhanh cơ cấu các ngành công nghiệp quan trọng, công nghiệp mũi nhọn trên cơ sở các lợi thế so sánh về nguồn nguyên liệu tại chỗ, vị trí địa lý, nguồn lao động dồi dào. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài; tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại đồng thời hội nhập với thị trường khu vực và thế giới. Tập trung phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và chế biến sâu. Phát triển công nghiệp may theo hướng giảm dần tỷ lệ gia công, nâng cao tỷ lệ sản phẩm tự thiết kế, sản xuất để tiêu thụ. Đặc biệt quan tâm công nghiệp chế tạo máy phục vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp để phát triển đồng bộ ngành công nghiệp và nông nghiệp của tỉnh...

Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp hiện có, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống thông qua chính sách và ứng dụng công nghệ mới. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ như: chế biến nông sản, thực phẩm, cơ khí nhỏ và cơ khí sửa chữa, các sản phẩm dệt, may, đan, lát thêu truyền thống… Hình thành các vệ tinh hợp tác chặt chẽ với công nghiệp chủ đạo của tỉnh để tạo điều kiện phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn.

Triển khai thực hiện tốt các chính sách mới có liên quan đến quản lý, phát triển công nghiệp, khu cụm công nghiệp nhằm tiếp tục thúc đẩy đẩy công nghiệp

Page 54: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

54

của tỉnh phát triển nhanh. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất. Tiếp tục rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính, các quy định không còn phù hợp; bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để tăng cường hiệu quả thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

- Phát triển đa dạng các ngành dịch vụ phù hợp tiềm năng và lợi thế của tỉnh: Thu hút đầu tư và phát triển các ngành dịch vụ tỉnh có tiềm năng, lợi thế như: du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, cảng, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh,... Hình thành một số trung tâm thương mại - dịch vụ, du lịch,... Thu hút phát triển mạnh hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trong vùng và tham gia vào mạng phân phối chung của cả nước.

+ Tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển thương mại, triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Thực hiện điều chỉnh Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tổ chức mời gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo Quy hoạch đã được phê duyệt; hỗ trợ các nhà đầu tư sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các dự án đầu tư chợ, siêu thị, trung tâm thương mại...

Hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, THT, nông dân liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường đầu ra cho nông sản hàng hóa. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống xuất khẩu như: chiếu cói, thảm,... tại các địa phương phát triển, đáp ứng yêu cầu các sản phẩm tiêu dùng có nguồn gốc tự nhiên đang tăng cao trên thị trường nước ngoài.

+ Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử của tỉnh; nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tour, tuyến, điểm du lịch cũng như hoạt động của cơ sở du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước cũng như khách quốc tế. Mời gọi đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, để góp phần thu hút khách du lịch đến tỉnh. Tập trung đầu tư, thu hút đầu tư phát triển các dự án phát triển du lịch như: khu du lịch Cồn Thới Sơn, Khu du lịch biển Tân Thành, Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười, gắn kết với Khu tâm linh “Thiền Viện Trúc Lâm Chánh Giác”, du lịch Cái Bè... phấn đấu thu hút khách năm 2016 khoảng 1,52 triệu lượt khách...

c) Tiếp tục thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;... Rà soát việc quản lý, cho thuê đất công, quản lý tài sản công, bán cổ phần ra bên ngoài,... thống kê, sắp xếp lại toàn bộ diện tích đất công nhằm tránh tình trạng thất thoát, sử dụng đất công không hiệu quả, sai mục đích. Khuyến khích phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình. Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng nhiều lao động. Phát triển bền vững và nhân rộng các mô hình

Page 55: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

55

kinh tế hợp tác hiệu quả. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu...

3. Phát triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ:

a) Về giáo dục đào tạo: Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng. Triển khai thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo hướng mở, xây dựng xã hội học tập. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáo dục đại học. Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học. Phát triển hợp lý giáo dục công lập và ngoài công lập. Có cơ chế đặc thù để tuyển chọn và trọng dụng nhân tài.

Tăng cường công tác xã hội hóa trong giáo dục – đào tạo, triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi, đề án xã hội hóa của tỉnh đã được ban hành trong năm 2014, 2015. Xây dựng đề án “Tăng cường đầu tư thiết bị trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020” nhằm mục tiêu đầu tư, bổ sung trang thiết bị dạy học cho các trường mầm non, phổ thông trong tỉnh. Tập trung triển khai xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các ngành học, bậc học, nâng tỉ lệ số trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Ưu tiên sử dụng các nguồn kinh phí để đầu tư, trang bị đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị giáo dục mầm non; các trang thiết bị hiện đại phục vụ đề án dạy và học ngoại ngữ. Đầu tư trang bị thêm phòng máy vi tính, các phần mềm dạy học, phần mềm ứng dụng trong quản lý nhằm đáp ứng được yêu cầu dạy và học; đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy và học trong nhà trường. Tiếp tục củng cố, sát nhập các trung tâm giáo dục thường xuyên - hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề các huyện...

b) Về khoa học công nghệ:

Tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu các ngành kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh, bảo đảm quốc phòng an ninh và các nhu cầu phát triển của xã hội. Nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học từ ngân sách nhà nước. Tăng cường thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực kết hợp với thu hút trọng dụng cán bộ, công chức thực tài.

Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các giống cây ăn trái đặc sản có thế mạnh như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo,… Hoàn thiện các quy trình áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng sản phẩm trong lĩnh vực cây ăn trái có khả năng xuất khẩu; chú trọng các hệ thống chất lượng theo yêu cầu của khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng dần tỷ lệ cơ giới trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã để góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản và chuyển dịch

Page 56: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

56

cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Có cơ chế theo dõi ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn...

4. Phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

a) Thực hiện tốt các chính sách xã hội, nhất là chính sách đối với người có công và bảo đảm an sinh xã hội:

Thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động; tiếp tục thực hiện công tác cho vay giải quyết việc làm, chú trọng đến các dự án phi nông nghiệp để tạo nhiều việc làm; nâng cao chất lượng hoạt động sàn giao dịch việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm; đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền, tạo nguồn xuất khẩu lao động; đổi mới công tác tư vấn xuất khẩu lao động theo hướng có trọng tâm, có chọn lọc phù hợp với từng thị trường.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh giảm nghèo bền vững theo chuẩn nghèo mới, giảm nghèo nhanh hơn trong địa bàn huyện nghèo Tân Phú Đông. Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ nghèo về y tế, giáo dục đào tạo, hỗ trợ học nghề, kết hợp tạo việc làm cho hộ nghèo không đất sản xuất hoặc thiếu đất sản xuất; tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo, hướng dẫn kỹ năng giảm nghèo cho người dân...

Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng…

Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Làm tốt công tác trợ giúp xã hội. Thực hiện tốt chính sách bảo hộ lao động. Chú trọng phòng chống tệ nạn xã hội. Tăng cường quản lý lao động nước ngoài tại địa phương...

b) Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Tiếp tục làm tốt công tác y tế dự phòng, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phục hồi chức năng. Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng, nhất là nhân lực trình độ và chuyên môn cao; nâng cao y đức của đội ngũ cán bộ y tế. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Thực hiện giá dịch vụ y tế theo lộ trình tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch; đồng thời hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo. Phát triển y học cổ truyền. Tăng cường quản lý thuốc chữa bệnh và bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, các quy trình kỹ thuật và chăm sóc người bệnh toàn diện. Đẩy mạnh cải tiến thủ tục hành chính, hợp lý hoá lao động trong việc khám chữa bệnh để giảm phiền hà cho người bệnh, tạo điều kiện khám chữa bệnh một cách nhanh, gọn, tiện lợi, rút ngắn thời gian nằm viện của người bệnh.

Tiếp tục theo dõi giám sát bệnh truyền nhiễm; nâng cao hoạt động giám sát dịch tễ. Giám sát chủ động trung gian truyền bệnh tại các điểm cố định, ổ dịch cũ và điểm nóng nhằm dự báo sớm tình hình dịch bệnh, phòng chống dịch chủ động. Tổ chức tiêm phòng vac-xin chủ động đối với các bệnh có vac-xin dự phòng tại các vùng trọng điểm, trong cộng đồng tập trung dân cư đông.

Page 57: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

57

Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Nâng cao hoạt động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, đảm bảo ổn định dân số, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em.

c) Phát triển văn hóa, thể dục, thể thao:

Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hoá. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và trong xây dựng nông thôn mới. Bảo tồn, phát huy các di sản và giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng. Làm tốt công tác người cao tuổi, gia đình, thanh thiếu niên, bình đẳng giới, bà mẹ, trẻ em và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Phát triển thể dục, thể thao cho mọi người và thể thao thành tích cao theo đúng kế hoạch đề ra.

5. Tăng cường bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu:

a) Về tài nguyên và môi trường:

- Tăng cường công tác quản lý đất công; thực hiện kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Triển khai thực hiện tốt các chính sách về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ, khai thác hiệu quả, hợp lý đất đai và tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Tăng cường quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch và quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất. Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước. Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống.

- Triển khai thực hiện có kết quả chương trình mục tiêu khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Kiểm soát chặt các nguồn gây ô nhiễm nhất là tại các khu, cụm công nghiệp, lưu vực ven sông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường; ngăn chặn việc khai thác tài nguyên trái phép; giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng môi trường. Tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác cát, tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

b) Về công tác phòng tránh thiên tai và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu:

- Chủ động thực hiện có kết quả các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tiếp tục triển khai thực hiện khung hướng dẫn ưu tiên thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và lồng ghép những nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong công tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp.

Page 58: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

58

- Tăng cường quản lý nhà nước và thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm. Đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các lực lượng và mọi người dân; huy động các nguồn lực, thực hiện hiệu quả công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

6. Về cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

a) Về cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước:

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, đạo đức, năng lực, trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Đổi mới công tác tuyển dụng, đề bạt cán bộ, công chức, bảo đảm cạnh tranh, công khai, minh bạch. Đánh giá cán bộ, công chức phải trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ. Tập trung cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, cung cấp dịch vụ công. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu lực hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật.

b) Công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

- Thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật. Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cuộc thanh tra, tập trung vào việc phát hiện, chấn chỉnh, kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; thanh tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng ở các đơn vị nhằm hạn chế tiêu cực, tham nhũng.

- Thực hiện nghiêm quy định về kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập. Tăng cường giáo dục phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm công vụ. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, và xử lý đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, lãng phí. Tăng cường giám sát và phòng chống tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật. Đề cao vai trò giám sát của MTTQ, các đoàn thể nhân dân và của cơ quan thông tin truyền thông trong phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân. Bảo vệ người tố cáo tham nhũng, xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng chống tham nhũng để tố cáo sai sự thật.

7. Tăng cường quốc phòng, an ninh; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế

a) Về quốc phòng, an ninh:

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Kết hợp tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu

Page 59: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

59

về phòng chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả, ma túy, mua bán người; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác phối hợp hoạt động, tuần tra kiểm soát, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là trong các đợt cao điểm,... Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm; chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi kích động, manh động, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước và con người Việt Nam; giải quyết có hiệu quả các vụ việc tranh chấp khiếu kiện, không để phức tạp, kéo dài, trở thành điểm nóng. Đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; quyết tâm kiềm giảm tai nạn giao thông.

b) Về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế:

Tăng cường công tác thông tin đối ngoại. Tích cực, chủ động mở rộng hợp tác quốc tế; tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch; nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang hoạt động; nâng cao hiệu quả vận động và tiếp nhận các khoản viện trợ. Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, giám sát và đánh giá hiệu quả các khoản viện trợ, đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh.

8. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền:

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Các cấp, các ngành phải chủ động và thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan thông tin đại chúng, trước hết là các thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước,... và các thông tin liên quan đến tình hình trong nước và quốc tế. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại với người dân và doanh nghiệp để hiểu rõ về tình hình và chính sách của Đảng, Nhà nước, từ đó tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chung sức chung lòng thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đã đề ra.

Trên đây là báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 tỉnh Tiền Giang. Báo cáo này thay thế Báo cáo số 219/BC-UBND ngày 13/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh./. Nơi nhận: - VP Chính phủ; - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; - BCĐ Tây Nam Bộ; - TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh; - CT, các Phó CT UBND tỉnh; - Lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; - CT UBND các huyện, thành, thị; - LĐ VP.UBND tỉnh; - Các phòng nghiên cứu VP UBND tỉnh; - Lưu: VT, P.TH (Q.Anh).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

Page 60: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

60

Phần phụ lục:

Phụ lục 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015:

STT Chỉ tiêu Đơn vị

TH

năm 2014

Năm 2015

Kế hoạch Thực hiện So với

Kế hoạch (%)

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá ss 2010), Cục Thống kê tỉnh công bố ngày 19/10/2015

% 7,9 9 - 9,5 9,0 Đạt

- Nông nghiệp " 4,3 4,2 - 5,0 4,4

- Công nghiệp - xây dựng " 15,4 17,5 - 18,0 17,1

- Dịch vụ " 7,7 8,8 - 9,0 9,0

2 GRDP bình quân/người (Cục Thống kê tỉnh công bố ngày 19/10/2015)

Tr.đồng 33,1 37,2 36,1 97,0

3 Cơ cấu kinh tế (Cục Thống kê tỉnh công bố ngày 19/10/2015)

Không

đạt

- Nông nghiệp % 42,1 38,8 39,9

- Công nghiệp - xây dựng " 23,0 26,0 24,9

- Dịch vụ " 34,9 35,2 35,2

4 Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 1.480 1.600 1.758,7 109,9

5 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

103 tỷ đồng 21,5 24,4-25,2 24,2 99,4

6 Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương

Tỷ đồng 4.554 4.481 5.496 Vượt

7 Tổng chi ngân sách từ kinh tế địa phương

Tỷ đồng 8.529 6.692,6 9.311 139,1

Trong đó: Chi đầu tư phát triển (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi đầu tư từ nguồn thu XSKT năm 2015, chi chuyển nguồn từ năm trước)

Tỷ đồng 2.115 1.726,3 3.068 177,7

8 Tốc độ phát triển dân số % 0,6 0,8 0,6 133,3

9 Mức giảm tỷ lệ sinh ‰ 0,1 0,1 0,1 100

10 Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi

-Mẫu giáo % 69,5 71,3 72,3 101,4

-Tiểu học % 100 100 100 100

Page 61: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

61

STT Chỉ tiêu Đơn vị

TH

năm 2014

Năm 2015

Kế hoạch Thực hiện So với

Kế hoạch (%)

-THCS % 98 98,8 98,4 99,6

-THPT % 49,9 53,3 58 108,8

11 Đào tạo

- Tuyển mới sinh viên ĐH và CĐ SV 2.060 3.653 2.536 69,4

- Tuyển mới học sinh TCCN HS 1.967 2.068 1.532 74,1

- Tuyển mới HS CĐ và TC nghề HS 714 1.400 856 61,1

- Tuyển mới học viên sơ cấp và dạy nghề thường xuyên

HV 10.961 12.000 10.850 90,4

12 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 43 45 45 100

Trong đó:Lao động qua đào tạo nghề

% 34,7 36 36 100

13 Số lao động được tạo việc làm Lao động 24.500 24.000 24.360 101,5

Trong đó: Xuất khẩu lao động Lao động 153 150 161 107,3

14 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị % 2,5 < 4 2,5 Đạt

15 Tỷ lệ hộ nghèo % 4,98 4,16 3,8 Vượt

16 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

% 13,9 13,1 13,1 100

17 Tỷ lệ tử vong: Đạt

-Trẻ em <1 tuổi ‰ 3,11 10,1 1,9

-Trẻ em <5 tuổi ‰ 4,07 11,6 2,69

18 Số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường trạm y tế)

Giường 19,09 23 21,5 93,5

- Số bác sỹ/10.000 dân Bác sỹ 4,99 6,0 5,5 91,7

19 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

% 93 96,5 96,6 100,1

20 Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch

% 95,3 96,0 98,0 102,1

21 Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý

% 87 88,0 93,0 105,7

22 Tỷ lệ nước thải y tế được thu gom và xử lý

% 60 65 70 107,7

Page 62: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

62

Phụ lục 2: Các chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện

2015 KH 2016

1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

(GRDP, theo giá ss 2010) % 9,0 8,5-9,0

- Nông nghiệp " 4,4 4,0-4,5

- Công nghiệp - xây dựng " 17,1 17,0-17,2

- Dịch vụ " 9,0 7,7-8,4

2 GRDP bình quân/người Tr.đồng 36,1 40,3-40,5

3 Cơ cấu kinh tế

- Nông nghiệp % 39,9 38,4

- Công nghiệp - xây dựng " 24,9 26,9

- Dịch vụ " 35,2 34,7

4 Tổng kim ngạch xuất khẩu Triệu USD

1.758,7 2.100

5 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 103 tỷ đồng

21,2 26,6-27,4

6 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới (3) xã 8 10

7 Tổng thu ngân sách từ kinh tế địa phương Tỷ đồng 5.496 5.854

8 Tổng chi ngân sách từ kinh tế địa phương Tỷ đồng 9.311 7.520,9

Trđó: Chi đầu tư phát triển (4) Tỷ đồng 3.068 2.199,0

9 Tốc độ phát triển dân số % 0,6 0,6

10 Mức giảm tỷ lệ sinh ‰ 0,1 0,1

11 Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi

- Mẫu giáo % 72,3 74,8

- Tiểu học % 100 100

- THCS % 98,4 99

- THPT % 58 59,7

12 Đào tạo

- Tuyển mới sinh viên ĐH và CĐ SV 2.536 3.480

- Tuyển mới học sinh TCCN HS 1.532 1.890

- Tuyển mới Hs CĐ và trung cấp nghề HS 856 1.400

- Tuyển mới học viên sơ cấp và dạy nghề HV 10.850 9.400

(3 ) Đến cuối năm 2015, toàn tỉnh có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới (riêng năm 2015 có 8 xã

đạt chuẩn nông thôn mới). (4) Chi đầu tư phát triển năm 2016 có bao gồm vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư các chương

trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ đầu tư các chương trình mục tiêu,...

Page 63: ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT …skhdt.tiengiang.gov.vn/SiteFolders/SKHDT/177/01. BC... · quả, sức cạnh tranh của các ngành ... kinh doanh

63

STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện

2015 KH 2016

thường xuyên

13 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 45 46,4

Trong đó:Lao động qua đào tạo nghề % 36

14 Số lao động được tạo việc làm Lao động 24.360 20.000

Trong đó: Xuất khẩu lao động Lao động 161 150

15 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị % 2,5 2,5

16 Tỷ lệ hộ nghèo % 3,8 3,8

17 Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng % 13,1 12,98

18 Tỷ lệ tử vong:

-Trẻ em <1 tuổi ‰ 1,9 9,98

-Trẻ em <5 tuổi ‰ 2,69 11,48

19 Số giường bệnh/10.000 dân (không tính giường trạm y tế)

Giường 21,5 21,5

Số bác sỹ/10.000 dân Bác sỹ 5,5 6,0

20 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế % 67 73,4

21 Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

% 96,6 97,2

Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng từ hệ thống cấp nước tập trung

% 84,8 85,3

22 Tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch % 98,0 98,0

23 Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được thu gom và xử lý

% 93,0 94,0

24 Tỷ lệ nước thải y tế được thu gom và xử lý % 70,0 70,0