và vụ việc canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp hàng...

32
BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG SỐ 48 - 2014 Hệ thống phòng vệ thương mại của Canada và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng Hóa xuất kHẩu từ Việt nam một số vướng mắc trong việc tínH toán biên độ tHiệt Hại của vụ việc điều tra chống bán phá giá Hội thảo về kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả biện pháp phòng vệ thương mại và Cơ chế giải quyết tranh chấp tại Wto ngày 13/11/2014 tại thành phố Hồ Chí minh BỘ CÔNG THƯƠNG CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Upload: others

Post on 01-Nov-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

BẢN TIN CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNG

SỐ 48 - 2014

Hệ thống phòng vệ thương mại của Canada và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp

Hàng Hóa xuất kHẩu từ Việt nam

một số vướng mắc trong việc tínH toán biên độ tHiệt Hại của vụ việc điều tra chống bán phá giá

Hội thảo về kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả biện pháp phòng vệ thương mại và Cơ chế giải quyết tranh chấp tại Wto ngày 13/11/2014 tại thành phố Hồ Chí minh

BỘ CÔNG THƯƠNGCỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

Page 2: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

Bộ Công Thương

CụC Quản lý Cạnh tranh

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thương có nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá, Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 2 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm.

Page 3: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

Bản tInCạnh tranh & nGƯỜI tIÊu DÙnG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

giấy phép xuất bản số 03/gP-XBBT Cấp ngày 08/01/2014

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

nGƯỜI ChỊu trÁCh nhIỆM XuẤt BảnBẠCh VĂn MỪng

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương

Ban BIÊn tẬPngUYỄn Phương nAM, Võ VĂn ThúY,

Trần Thị Minh Phương, PhẠM ChâU giAng,PhẠM Thị QUỳnh Chi, PhẠM hương giAng, Bùi ngUYỄn Anh

TUấn, PhAn ĐứC QUế, Phùng VĂn Thành, CAo XUân QUảng, hồ Tùng BáCh, Trần DiệU LoAn,

TẠ MẠnh Cường

hỘI ĐỒnG CỐ VẤnTrương ĐÌnh TUYỂn

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPgS. TS. LÊ DAnh VĨnh

Nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thươngông Trần QUỐC Khánh

Thứ trưởng Bộ Công ThươnggS. TS. hoàng ĐứC Thân

Đại học Kinh tế Quốc dânPgS. TS. ngUYỄn như PháT

Viện Nhà nước và Pháp luậtTS. Bùi ngUYÊn Khánh

Viện Nhà nước và Pháp luật

tổ chức sản xuất và phát hànhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranh (CCID)

25 ngô Quyền - hà nộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

Đại diện tại tP. hồ Chí MinhSố 12 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.hCM

Phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Mục lục

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

04 CHUYÊN MỤC Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

22 TIN TỨC - SỰ KIỆN

28 HỎI ĐÁP

29 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 4: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

4 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cùng với những lợi ích

từ việc được dỡ bỏ các hàng rào thuế quan ở các thị trường lớn, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam luôn phải hứng chịu những thách thức, khó khăn mới từ các biện pháp phòng vệ thương mại. Các biện pháp phòng vệ thương mại là công cụ để các quốc gia Thành viên WTO bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu khi các biện pháp thuế quan dần được dỡ bỏ.

Tính đến nay, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã bị điều tra tổng cộng khoảng 74 vụ việc phòng vệ thương mại (trong đó có 44 vụ việc chống bán phá giá, 5 vụ việc chống trợ cấp, 15 vụ việc Tự vệ và 10 vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang

có xu hướng tăng lên. Từ năm 2009 đến 2013, Hoa Kỳ đã 4 lần khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (túi PE, ống thép, mắc áo và tôm nước ấm).

Bên cạnh đó, ngày 19 tháng 12 năm 2013, Ủy ban Châu Âu (EC) đã khởi xướng vụ việc điều tra chống trợ cấp liên quan đến sản phẩm sợi tổng hợp (polyester staple fibres - PSF) từ Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc nhập khẩu vào EU- đây là vụ điều tra chống trợ cấp đầu tiên của EU đối với Việt Nam. Trong số các thành viên WTO áp dụng nhiều các biện pháp chống trợ cấp, không thể không kể đến EU - đứng thứ hai về sử dụng các biện pháp chống trợ cấp (sau Hoa Kỳ).

Trong các vụ việc điều tra chống trợ cấp thì phương pháp tính toán nhằm xác định rõ được mức độ trợ cấp mà doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng và sử dụng nó làm cơ sở áp thuế đối kháng là một

trong những vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến biên độ trợ cấp, mức thuế mà doanh nghiệp phải chịu.

Bài nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan về việc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp của EC và phương pháp tính toán biên độ trợ cấp đối với các chương trình cụ thể để người đọc hiểu rõ hơn về lĩnh vực này.

Theo đó, bài nghiên cứu sẽ thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

- Nghiên cứu cơ sở pháp lý, các nguyên tắc chung về điều tra áp dụng biện pháp đối kháng của EC và phương pháp tính toán biên độ trợ cấp của EC

- Đưa ra khuyến nghị cho Chính phủ, các nhà sản xuất/xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng của Việt Nam trong việc ứng phó với các vụ kiện chống trợ cấp.

I. Tổng quan quy định về điều tra trợ cấp và áp dụng biện pháp đối kháng của Liên minh Châu Âu

Luật pHáp, quy địnH Của eC Về pHương pHáp tínH toán biên độ trợ Cấp trong CáC Vụ ViệC điều tra áp dụng biện pHáp CHống trợ Cấp Của eu

Chuyên mụC

Page 5: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

5ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

1. Cơ sở pháp lýHiện nay, các quy định pháp lý về

điều tra chống trợ cấp và áp dụng biện pháp đối kháng của EC được quy định tại ở Quy định số 597/2009 ngày 11 tháng 6 năm 2009 về việc bảo vệ chống lại hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp từ các nước không phải thành viên của Cộng đồng Châu Âu.

Quy định này được hệ thống hoá dựa trên nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau của EU và các điều ước quốc tế mà EU là thành viên, bao gồm: (1) Điều 133 Hiệp ước thành lập Cộng đồng Châu Âu; (2) Các quy chế thành lập tổ chức chung về các thị trường nông nghiệp và Các quy chế được thông qua phù hợp với Điều 308 của Hiệp ước (1) áp dụng với hàng hoá được sản xuất từ các sản phẩm nông nghiệp, và cụ thể là các điều trong các Quy định trên cho phép miễn trừ nguyên tắc chung về các biện pháp bảo vệ tại biên giới có thể được đơn phương thay thế bởi các biện pháp được nêu trong các Quy định này; (3) Quy định của Hội đồng (EC) số 2026/97 ngày 6 tháng 10 năm 1997 về việc bảo vệ chống lại hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp từ các nước không phải thành viên của Cộng đồng Châu Âu; (4) Kết quả cuối cùng của Vòng đàm phán Uruguay về thương mại đa phương, thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); (5) Phụ lục 1A của Hiệp định thành lập WTO (Hiệp định WTO), được Hội đồng thông qua bằng Quyết định Số 94/800/EC ngày 22 tháng 12 năm 1994 kết luận thay mặt cho Cộng đồng Châu Âu, trong đó, không kể các vấn đề khác, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994), Hiệp định về Nông nghiệp, Hiệp định về việc thực thi Điều VI của GATT 1994 (Hiệp định Chống bán phá giá – ADA) và Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (Hiệp định trợ cấp – SCM).

2. Quy định về trợ cấp và biện pháp đối kháng

a. Định nghĩa trợ cấpTheo quy định pháp luật của WTO

tại Điều 1 Hiệp định Trợ cấp và biện pháp đối kháng (SCM Agreements), trợ cấp được coi là tồn tại nếu

“(a)(1) có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công trên lãnh thổ của một Thành viên (theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:

(i) chính phủ chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), các khoản chuyển vốn hoặc nhận nợ trực tiếp có khả năng xảy

ra (như bảo lãnh tiền vay);(ii) các khoản thu phải nộp cho chính

phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính như giảm thuế );

(iii) chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng;

(iv) chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu từ điểm (i) đến (iii) trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những hoạt động thông thuờng của chính phủ.

hoặc(a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ

thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994;

và(b) một lợi ích do đó đã được cấp.”Nhìn chung, trợ cấp là một công cụ

chính sách của Chính phủ các quốc gia để nhằm hỗ trợ việc phát triển kinh tế, an sinh xã hội, phát triển khoa học công nghệ, hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ giáo dục, hỗ trợ dân tộc vùng miền khó khăn… Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng các khoản trợ cấp này đã góp phần gây ra sự bóp méo thương mại quốc tế hay nói cách khác các khoản trợ cấp này đã tạo ra thương mại không công bằng mà điều này cần phải được loại bỏ trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa thương mại trên toàn cầu.

Do đó, WTO đã có những quy định để xử lý các hành vi trợ cấp gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng hóa được trợ cấp và hàng hóa tương tự không được trợ cấp từ quốc gia khác. Hiệp định SCM của WTO cũng quy định cơ chế, biện pháp để đấu tranh lại với việc trợ cấp này.

b. Phân loại trợ cấp:Theo quy định của WTO, có 3 loại

trợ cấp như sau:- Trợ cấp bị cấm: là những khoản trợ

cấp bị cấm hoàn toàn (bao gồm trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp để ưu tiên sử dụng hàng nội địa thay vì hàng nhập khẩu)

- Trợ cấp không thể đối kháng: là những khoản trợ cấp không dành riêng cho bất cứ ngành công nghiệp, doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp nào (ví dụ như trợ cấp để nghiên cứu, phát triển chung, hỗ trợ vùng miền khó khăn,..) Tuy nhiên những khoản trợ cấp này đã phải chấm dứt kể từ năm 1999.

- Trợ cấp có thể đối kháng: Những trợ cấp có thể đối kháng là những loại

trợ cấp (ngoài những trợ cấp thuộc 02 mục trên) gây ra ảnh hưởng xấu tới lợi ích của Thành viên khác. Những trợ cấp có thể đối kháng thường gây ra những ảnh hưởng sau:

* Trợ cấp của một quốc gia có thể gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước của quốc gia nhập khẩu

* Trợ cấp của một quốc gia có thể gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu của quốc gia khác khi cạnh tranh ở một nước thứ 3

* Trợ cấp trong nội địa của một quốc gia có thể gây thiệt hại cho những nhà xuất khẩu muốn cạnh tranh ở thị trường này.

c. Biện pháp đối kháng:Theo quy định của WTO, đối với

những khoản trợ cấp bị cấm và trợ cấp có thể đối kháng được, thì quốc gia bị thiệt hại có thể sử dụng 02 phương pháp để giải quyết việc vi phạm của Thành viên có trợ cấp nói trên gồm: (1) sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO hoặc (2) điều tra áp dụng biện pháp đối kháng (Countervailing duty). Tuy nhiên, luật pháp của EU chỉ quy định một phương pháp đó là việc điều tra áp dụng biện pháp đối kháng.

Biện pháp đối kháng được sử dụng với mục đích để bù đắp những phần trợ cấp của hàng hóa nhập khẩu nhằm đảm bảo điều kiện thương mại công bằng và bảo vệ ngành sản xuất trong nước khỏi thiệt hại từ hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp.

Trong một vụ việc điều tra áp dụng biện pháp đối kháng (CVD), để áp thuế chống trợ cấp (hay thuế đối kháng) cơ quan điều tra của EU là Ủy ban Châu Âu (EC) phải điều tra và chứng minh được các chương trình trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu phải thỏa mãn các điều kiện sau:

(i) Doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi ích từ các chương trình trợ cấp có thể đối kháng;

(ii) Và hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp này gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể tới ngành sản xuất nội địa của Liên minh Châu Âu;

(iii) Biện pháp đối kháng phải có lợi ích tới Liên minh.

Nếu có kết luận về việc phải áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thì thường ở dưới dạng thuế đối kháng hoặc cam kết giá từ nhà xuất khẩu hoặc chính phủ nước trợ cấp. Mục đích của một trong hai dạng biện pháp này là để bù đắp lại tác động của trợ cấp gây ra thiệt hại. Do đó, theo quy định của EC (Điều 15.1 quy định 2026/97), mức thuế đối kháng sẽ

Chuyên MụC

Page 6: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

6 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

không vượt quá mức trợ cấp được tìm thấy và mức thuế phải thấp hơn mức trợ cấp nếu việc áp thuế thấp hơn này là đủ để loại bỏ thiệt hại cho ngành sản xuất của Liên minh.

Dù là trong trường hợp nào thì cần phải biết được mức trợ cấp chính xác, điều này yêu cầu phải có một phương pháp tính toán mức trợ cấp.

Trợ cấp có thể dưới nhiều dạng nhưng phải tạo thành lợi ích. Theo quy định tại Điều 5 quy chế 2026/17, việc tính toán lợi ích sẽ phản ánh được lượng trợ cấp tồn tại trong giai đoạn điều tra và không chỉ đơn giản là giá trị bề mặt của lượng trợ cấp vào thời điểm chuyển cho bên nhận hoặc chính phủ không thu. Do đó, giá trị bề mặt của trợ cấp phải được chuyển đổi thành giá trị thực tế trong giai đoạn điều tra thông qua việc áp dụng mức lãi suất thị trường thông thường.

II. Quy định của EC về việc tính toán biên độ trợ cấp trong các vụ việc điều tra

1. Tính toán trợ cấp theo đơn vị/trị giá ad valorem

Hiệp định SCM của WTO và Quy định số 2026/97 của EC cho rằng ảnh hưởng chính của trợ cấp đó là làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, nhằm phản ánh được điều này, Hiệp định SCM và Quy định của EC đã quy định rằng việc tính toán biên độ trợ cấp là để xác định lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng trên từng đơn vị sản phẩm trong giai đoạn điều tra. Nếu là sản phẩm tiêu dùng, ví dụ như ti vi, đơn vị phù hợp sẽ là từng chiếc tivi. Nếu là sản phẩm khối lượng lớn, không đóng bao, ví dụ như phân bón, hóa chất thì có thể tính trợ cấp theo tấn hoặc đơn vị đo lường phù hợp khác. Do đó, loại trợ cấp đơn giản nhất để tính là loại được cấp theo đơn vị.

Trợ cấp tính theo đơn vị có thể được quy thành mức giá trị ad valorem tại biên giới của Liên minh bằng cách diễn đạt trợ cấp theo đơn vị như là % của giá CIF nhập khẩu trung bình (chưa tính thuế) trên một đơn vị sản phẩm. Bằng cách này thì có thể kết luận là liệu lượng trợ cấp có phải là de minimis (không đáng kể) hay không do được thể hiện ở dạng giá trị % (ví dụ về lượng trợ cấp được coi là de minimis nếu chỉ ở mức 1% đối với hàng nhập khẩu từ các nước phát triển, 2-3% đối với nước đang phát triển).

Như đã phân tích ở phần trên của bài viết, các chương trình trợ cấp bị điều tra thường là những chương trình ưu đãi miễn giảm đối với thuế (các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh

nghiệp...), cho vay ưu đãi để đầu tư phát triển hoặc để sản xuất xuất khẩu, các khoản ưu đãi trợ cấp liên quan đến đất đai, cung cấp nguyên liệu đầu vào với giá thấp hoặc sản phẩm được nhà nước mua lại với giá cao giá thị trường…

Nhìn chung các khoản trợ cấp được tính toán dựa vào sự so sánh sự khác biệt giữa chi phí thực tế của doanh nghiệp và chi phí dự kiến sẽ phải chi nếu không có khoản trợ cấp đó trong giai đoạn điều tra.

2. Tính toán trợ cấp đối với một số loại trợ cấp cụ thể

a. Cấp phát (grant)Trong trường hợp một khoản cấp

phát (hoặc tương đương) có nghĩa là không phải trả lại tiền, trị giá của trợ cấp là lượng cấp phát có xét đến sự khác biệt giữa thời điểm được nhận và giai đoạn điều tra, nghĩa là giai đoạn mà việc sản xuất hoặc bán hàng được thực hiện.

Do đó, nếu khoản cấp phát được phân bổ trong giai đoạn điều tra (nghĩa là được dùng hết để sử dụng cho sản xuất hoặc bán hàng trong giai đoạn này), tiền lãi đáng lẽ sẽ phát sinh trong giai đoạn này sẽ được cộng thêm vào. Tuy nhiên, nếu khoản cấp phát này được phân bổ trong một giai đoạn dài hơn giai đoạn điều tra, tiền lãi sẽ được cộng vào theo cách khác (sẽ giải thích ở dưới).

Bất kỳ khoản thu nhập nào được chuyển hoặc không phải thu (ví dụ miễn thuế nhập khẩu hoặc thuế thu nhập, khấu trừ, khoản tiền tiết kiệm từ việc được cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ ưu đãi hoặc có được từ việc bán hàng cao hơn mức giá thông thường) thì được coi là tương đương với một khoản cấp phát.

Ví dụ cụ thể về khoản cấp phát hoặc tương đương

Để tính toán được tổng lượng trợ cấp, tất cả những khoản được nêu trong ví dụ dưới đây cần được cộng thêm tiền lãi như đã trình bày ở trên; tổng mức trợ cấp cũng phụ thuộc vào việc liệu khoản trợ cấp là được phân bổ hay là chi phí.

(i) Chuyển tiền trực tiếp: Đây là trường hợp đơn giản nhất, lượng trợ cấp đúng bằng lượng mà doanh nghiệp nhận được (ví dụ một khoản trợ cấp để bù đắp những khoản lỗ trong hoạt động).

(ii) Miễn thuế: lượng trợ cấp là lượng thuế đáng lẽ công ty được miễn thuế phải trả với mức thuế suất cơ bản áp dụng trong giai đoạn điều tra

(iii) Giảm thuế: lượng trợ cấp được xác định bằng khoản chênh lệch giữa mức thuế thực tế công ty được giảm trong giai đoạn điều tra và lượng đáng nhẽ phải nộp tại mức thuế thông thường. (phương

pháp tương tự được áp dụng cho tất cả các loại miễn giảm nghĩa vụ ví dụ: thuế nhập khẩu, thanh toán tiền trợ cấp cho thôi việc, tiền an sinh xã hội)

(iv) Khấu hao nhanh: Việc khấu hao nhanh tài sản cố định theo một chương trình của chính phủ được coi như là khoản giảm thuế. Điều này sẽ dẫn đến việc tăng chi phí của doanh nghiệp và làm giảm đi lượng thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong năm tài chính đó. Lượng trợ cấp được xác định bằng sự chênh lệch của khoản thuế mà doanh nghiệp đáng lẽ phải nộp trong giai đoạn điều tra theo lịch trình khấu hao thông thường đối với tài sản liên quan và khoản thuế mà doanh nghiệp thực sự nộp theo chương trình khấu hao nhanh. Do khấu hao nhanh dẫn đến việc doanh nghiệp được giảm thuế trong giai đoạn điều tra nên điều này tạo thành lợi ích.

(v) Trợ cấp lãi suất: Trong trường hợp này, lượng trợ cấp là lượng lãi suất mà công ty được nhận trợ cấp tiết kiệm được trong giai đoạn điều tra.

b. Những khoản vayViệc tính toán lượng trợ cấp đối với

các khoản vay thường là những trợ cấp ưu đãi về lãi suất và cá biệt là những trường hợp hoãn thuế hay cho vay không hoàn lại.

Đối với những trợ cấp ưu đãi về lãi suất:

Theo nguyên tắc chung, lượng trợ cấp được xác định bằng lượng lãi suất chênh lệch giữa việc doanh nghiệp đi vay từ Chính phủ và đi vay từ ngân hàng thương mại tư nhân trong giai đoạn điều tra.

Cụ thể trong các trường hợp này, cơ quan điều tra sẽ phải so sánh lãi suất mà doanh nghiệp phải trả (khi vay từ chính phủ) và lãi suất thông thường đối với những khoản vay cho một doanh nghiệp tương tự từ các ngân hàng thương mại tư nhân trong nội địa quốc gia xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp không có các thông tin về lãi suất các khoản vay ở thị trường tư nhân, thì cơ quan điều tra có thể xây dựng mức lãi suất của các ngân hàng thương mại tư nhân dựa trên các dữ liệu về nền kinh tế tại thời điểm đó và tình trạng của doanh nghiệp bị đơn.

Từ đó, cơ quan điều tra xác định được sự chênh lệch lãi suất và lượng ưu đãi mà doanh nghiệp đã được hưởng trong giai đoạn điều tra.

Đối với một số trường hợp cá biệt:- Hoãn thuế: Trong một số trường

hợp việc hoãn thuế hay hoãn bất cứ nghĩa vụ tài chính nào khác đều có thể được

Chuyên mụC

Page 7: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

7ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

coi là một khoản cho vay không lãi suất của nhà nước đối với doanh nghiệp được hưởng. Do đó, lượng ưu đãi cũng sẽ được tính toán theo phương pháp ở trên.

- Cấp vốn có hoàn lại: trường hợp này cũng được coi là khoản vay không phải trả lãi cho đến khi hoàn lại. Nếu không hoàn lại, toàn bộ hoặc một phần, thì sẽ được coi là khoản cấp vốn thay vì là khoản vay không trả lãi từ ngày mà bắt đầu không hoàn lại. Nếu khoản cấp vốn được phân bổ theo thời gian, việc phân bổ này sẽ bắt đầu vào ngày không hoàn lại. Lượng trợ cấp sẽ là lượng cấp vốn trừ đi những khoản đã hoàn lại.

- Cho vay không hoàn lại: Trong một số trường hợp, các khoản vay được xác định là không phải hoàn lại gốc vay thì toàn bộ khoản vay này (bao gồm cả gốc và lãi) sẽ được coi là một khoản trợ cấp được tính từ ngày cho vay.

c. Bảo lãnh khoản vayNhìn chung, việc bảo lãnh khoản

vay sẽ làm giảm rủi ro của bên cho vay và tạo điều kiện cho doanh nghiệp – bên đi vay - dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với nguồn vốn rẻ hơn (lãi suất thấp hơn). Trên thực tế, nếu chính phủ thực hiện việc bảo lãnh cho vay thì việc doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi hơn có thể không được coi là khoản trợ cấp nếu việc bảo lãnh này đều được dựa trên mục tiêu thương mại (doanh nghiệp phải trả khoản phí để được vay bảo lãnh với lãi suất ưu đãi).

Trong trường hợp chương trình bảo lãnh vay của chính phủ được xác định là không dựa trên cơ sở, mục đích thương mại thì chương trình này sẽ được coi là một sự đóng góp tài chính của chính phủ và tạo nên trợ cấp dành cho doanh nghiệp. Lượng trợ cấp mà doanh nghiệp được hưởng đối với chương trình này được xác định bằng 1 trong 2 phương pháp: (i)sự chênh lệch giữa khoản phí mà doanh nghiệp thực trả và phí mà doanh nghiệp đáng lẽ phải trả để chương trình bảo lãnh có tính khả thi hoặc (ii) khoản mà doanh nghiệp trả cho khoản vay được bảo lãnh (phí + lãi suất) và lượng lãi suất doanh nghiệp phải trả nếu vay thương mại (tùy phương pháp nào cho kết quả thấp hơn).

Nếu doanh nghiệp không phải trả một khoản phí nào để nhân được ưu đãi thì mức trợ cấp được xác định bằng sự chênh lệch giữa khoản tiền mà công ty phải trả cho khoản vay được bảo lãnh và khoản tiền mà công ty sẽ phải trả cho một khoản vay thương mại thông thường mà không có sự bảo lãnh của chính phủ.

Nguyên tắc tính toán tương tự cũng

áp dụng cho việc bảo lãnh tín dụng.d. Hàng hóa dịch vụ được nhà nước

cung cấpHàng hóa, dịch vụ được nhà nước

cung cấp đều có thể được xác định là một khoản trợ cấp nếu nó được cung cấp với giá thấp hơn giá của hàng hóa, dịch vụ đó ở thị trường nội địa. Ví dụ việc nhà nước cấp quyền sử dụng đất hoặc cho thuê đất đối với các doanh nghiệp với giá ưu đãi hơn so với giá cả trên thị trường tự do. Lượng trợ cấp trong trường hợp này được xác định là sự chênh lệch giữa cái giá mà công ty phải trả cho hàng hóa/dịch vụ và giá đủ để bù đắp cho hàng hóa/dịch vụ đó trong điều kiện thị trường thông thường (nếu giá phải trả cho chính phủ là thấp hơn giá thị trường).

Giá đủ bù đắp thường được xác định trong điều kiện thị trường tại thị trường nước xuất khẩu và việc tính toán khoản trợ cấp phải chỉ phản ánh phần hàng hóa/dịch vụ mà được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất hoặc bán sản phẩm tương tự trong giai đoạn điều tra.

Trong trường hợp có nhà cung cấp tư nhân

Cũng giống như các chương trình trợ cấp khác, việc xác định lượng trợ cấp mà doanh nghiệp được nhận là bằng cách so sánh đơn giá dịch vụ, hàng hóa do nhà nước cung cấp với giá của các doanh nghiệp tư nhân cung cấp. Từ đó, trong trường hợp này, cơ quan điều tra xác định được lượng trợ cấp mà doanh nghiệp nhận được là sự chênh lệch giữa giá của nhà nước và giá thấp nhất mà doanh nghiệp tư nhân cung cấp cho bị đơn trong giai đoạn điều tra.

Nếu trong trường hợp doanh nghiệp bị đơn không có giao dịch nào đối với các nhà cung cấp tư nhân thì giá bán của thị trường tự do sẽ được xác định bằng giá của một công ty tương tự (trong cùng ngành nghề) trả để mua sản phẩm đó từ thị trường tự do. Và việc xác định lượng trợ cấp cũng bằng cách so sánh giá như trên.

Trường hợp chính phủ cung cấp độc quyền:

Nếu trong trường hợp chính phủ là nhà cung cấp duy nhất trên thị trường (ví dụ là thị trường điện, nước) thì những hàng hóa, dịch vụ độc quyền của nhà nước cung cấp sẽ được coi là thấp hơn giá đủ bù đắp nếu một công ty hoặc ngành nghề cụ thể được hưởng lợi từ giá ưu đãi này. Trong trường hợp này, lượng trợ cấp được xác định là sự khác biệt giữa giá bán ưu đãi cho doanh nghiệp bị đơn (hoặc ngành sản xuất sản phẩm điều tra)

so với giá bán thông thường.Tuy nhiên, nếu hàng hóa, dịch vụ

này được cung cấp rộng rãi trên toàn thị trường, thì sẽ coi là trợ cấp mang tính riêng biệt nếu có bằng chứng chứng minh rằng có giá ưu đãi dành riêng cho một ngành nghề hay doanh nghiệp nào đó.

Có thể là giá sẽ khác nhau tùy thuộc vào các tiêu chí khách quan và trung lập, ví dụ người mua với số lượng lớn thì sẽ phải trả thấp hơn với người mua nhỏ lẻ, ví dụ khi mua khí đốt và điện. Trong trường hợp này, việc một số doanh nghiệp được hưởng lợi từ giá ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp khác không có nghĩa là việc cấp hàng hóa/dịch vụ là thấp hơn giá đủ bù đắp nếu việc định giá này được áp dụng chung cho toàn bộ nền kinh tế chứ không phải là áp cho một lĩnh vực hoặc doanh nghiệp cụ thể nào. Lượng trợ cấp, về mặt nguyên tắc, là sự chênh lệch giữa giá ưu đãi và giá thông thường.

Tuy nhiên, nếu giá thông thường là không đủ để bù đắp tổng chi phí trung bình của nhà cung cấp (có cộng thêm khoản lợi nhuận hợp lý trung bình của ngành), lượng trợ cấp là khoản chênh lệch giữa giá ưu đãi và giá đủ bù đắp chi phí và lợi nhuận.

Nếu chính phủ là nhà cung cấp độc quyền hàng hóa/dịch vụ có công dụng cụ thể, vấn đề giá ưu đãi không xảy ra, và lượng trợ cấp sẽ là sự chênh lệch giữa giá mà doanh nghiệp liên quan phải trả và giá bù đắp chi phí và lợi nhuận của nhà cung cấp.

Trường hợp chính phủ mua sắm hàng hóa

Trong trường hợp mà Chính phủ thực hiện mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp bị điều tra (ở mức giá cao hơn mức bán cho thị trường tự do) thì lượng trợ cấp được xác định bằng sự chênh lệch giữa giá chính phủ mua vào và giá cao nhất mà doanh nghiệp bán cho khối tư nhân. Nếu doanh nghiệp liên quan không bán cho khối tư nhân, thì cần xem xét giá mua của doanh nghiệp tư nhân trong ngành từ các doanh nghiệp có thể so sánh được.

Cũng như trên, trong trường hợp nhà nước độc quyền trong việc mua hàng hóa, dịch vụ đó thì lượng trợ cấp được xác định bằng lượng chênh lệch giữa giá bán của công ty đủ để bù đắp (bao gồm giá thành trung bình trong giai đoạn điều tra + lợi nhuận hợp lý) và giá nhà nước trả cho công ty (cao hơn mức giá nói trên). Tuy nhiên mức giá bán đủ để bù đắp của công ty được xác định trên cơ sở từng vụ việc.

Chuyên MụC

Page 8: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

8 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

Chính phủ cấp vốn chủ sở hữu (equity capital)

Việc Chính phủ cấp vốn chủ sở hữu sẽ không được coi là tạo ra lợi ích, trừ phi quyết định đầu tư có thể được coi là không phù hợp với thông lệ đầu tư thông thường (bao gồm cả việc cấp khoản vốn mang tính rủi ro) của nhà đầu tư tư nhân ở nước xuất khẩu.

Do đó, việc cấp vốn chủ sở hữu bản thân nó không tạo ra lợi ích. Vấn đề là liệu nhà đầu tư tư nhân liệu có đầu tư vào công ty mà chính phủ cấp vốn chủ sở hữu hay không. Trên cơ sở nguyên tắc này, vấn đề này cần được xử lý theo từng vụ việc. Rõ ràng là nếu chính phủ mua cổ phiếu ở một công ty và trả với giá cao hơn giá thị trường cho những cổ phiếu này (có xét đến các yếu tố khác mà có thể đã ảnh hưởng đến một nhà đầu tư tư nhân), lượng trợ cấp là khoản chênh lệch giữa hai mức giá.

Theo nguyên tắc chung, trong trường hợp không có thị trường cho các cổ phiếu giao dịch tự do, thì kỳ vọng thực tế của chính phủ đối với khoản lợi nhuận có thể mang lại khi mua cổ phiếu cần được xem xét. Trong trường hợp này, nếu có tồn tại một nghiên cứu độc lập cho thấy là công ty liên quan là một khoản đầu tư hợp lý thì đây sẽ là bằng chứng hợp lý nhất, nếu không thì gánh nặng đặt lên vai chính phủ khi phải chứng minh được cơ sở mà mình kỳ vọng vào khoản lợi nhuận hợp lý có thể mang lại từ khoản đầu tư này.

Trong trường hợp không có giá thị trường và việc bơm tiền để mua cổ phiếu được thực hiện như là một phần của một chương trình đầu tư bởi chính phủ, cần lưu ý đến không chỉ các phân tích liên quan đến công ty được mua cổ phiếu mà còn xem xét cả tình trạng chung của chương trình trong vòng một số năm gần nhất. Nếu thông tin cho thấy là chương trình đầu tư này đã đem lại một lợi nhuận hợp lý cho chính phủ, thì nên được coi là chính phủ hành động theo thông lệ đầu tư thông thường của nhà đầu tư tư nhân. Ngược lại, thì chính phủ phải chứng minh được cơ sở cho việc có kỳ vọng vào khoản đầu tư này.

Việc tồn tại một khoản trợ cấp được xác định dựa trên thông tin mà các bên sẵn có vào thời điểm bơm vốn. Do đó, nếu việc bơm vốn đã được thực hiện một vài năm trước, việc công ty hoạt động không hiệu quả như mong đợi không có nghĩa là tồn tại trợ cấp, nếu có thể chứng minh được việc kỳ vọng vào khoản lợi nhuận dựa trên những số liệu, thực tế có được vào thời điểm bơm vốn.

Ngược lại, có thể tồn tại trợ cấp thậm chí là đã đạt được mức lợi nhuận hợp lý, nếu tại thời điểm bơm vốn, triển vọng về khoản lợi nhuận đó là không chắc chắn đến mức không nhà đầu tư tư nhân nào muốn đầu tư.

Trong trường hợp không có giá thị trường cho khoản bơm vốn và có tồn tại trợ cấp và lợi ích, nghĩa là chính phủ đã không hành động như thông lệ thông thường của một nhà đầu tư tư nhân, toàn bộ hoặc một phần tiền bơm vốn đó phải bị coi là khoản cấp vốn (grant). Quyết định rằng toàn bộ khoản bơm vốn đó sẽ được coi là khoản cấp vốn chỉ nên được đưa ra trong trường hợp đặc biệt nếu cho rằng chính phủ không có ý định nhận bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ khoản đầu tư trên và thực ra là cấp một khoản vốn trá hình cho công ty liên quan. Quyết định về việc bao nhiêu phần trăm khoản bơm vốn này sẽ được coi là khoản cấp vốn sẽ phụ thuộc vào việc chính phủ tiếp cận gần với tiêu chí của nhà đầu tư tư nhân như thế nào và điều này sẽ được đưa ra trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Chính phủ không thu khoản nợ Việc chính phủ hoặc ngân hàng có

vốn sở hữu nhà nước không thu khoản nợ khiến cho doanh nghiệp không phải trả các nghĩa vụ tài chính và vì thế sẽ được coi là một khoản cấp vốn. Nếu khoản trợ cấp này được phân bổ theo thời gian thì giai đoạn phân bổ sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm không thu khoản nợ. Lượng trợ cấp sẽ là số tiền nợ chưa trả (bao gồm cả lãi cộng gộp).

e. Các quy định về việc phân bổ các khoản trợ cấp - giai đoạn điều tra trợ cấp:

Giai đoạn điều tra trợ cấp:

Theo quy định các khoản trợ cấp phải được xác định trong giai đoạn điều tra – thông thường là năm tài chính gần nhất của doanh nghiệp được hưởng lợi (Điều 4(1) của Quy định số 2026/97). Mặc dù theo quy định, giai đoạn điều tra chỉ cần ít nhất là 6 tháng trước khi khởi xướng điều tra, nhưng việc sử dụng năm tài chính gần nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra hơn vì các dữ liệu sẽ sẵn có hơn với tính chính xác cao hơn

do được kiểm toán.Bởi vì có nhiều khoản trợ cấp sẽ

được cấp trong nhiều năm, nhưng cũng nên điều tra những chương trình trợ cấp đã được cấp trước giai đoạn điều tra để xác định phần trợ cấp được phân bổ trong giai đoạn điều tra là bao nhiêu.

(i) nếu trợ cấp được cấp theo từng đơn vị sản phẩm. VD: trợ cấp chiết khấu xuất khẩu trên từng đơn vị sản phẩm, thì lượng trợ cấp được xác định một cách thông thường bằng giá trị bình quân gia quyền của lượng chiết khấu trong giai đoạn điều tra.

(ii) Một số dạng trợ cấp khác mà không được thể hiện trên từng đơn vị sản phẩm mà là một khoản chung thì cần được phân bổ một cách hợp lý trên từng đơn vị sản phẩm.

Phân bổ các khoản trợ cấp- Đối với các khoản trợ cấp không

lặp lại (non recurring)Do có những khoản trợ cấp mà

doanh nghiệp được hưởng từ trước giai đoạn điều tra nhưng có ảnh hưởng trong nhiều năm (ví dụ như mua tài sản cố định), cơ quan điều tra phải xác định được tỷ lệ của khoản trợ cấp đó được phân bổ trong giai đoạn điều tra là bao nhiêu. Cụ thể đối với tài sản cố định, tất cả các ưu đãi, trợ cấp liên quan tới tài sản cố định như miễn giảm thuế, phí,… đều sẽ phải được phân bổ đều theo tuổi đời của sản phẩm (giống như việc hạch

Chuyên mụC

Page 9: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

9ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

toán khấu hao tài sản cố định) (Điều 7(3) của Quy định số 2026/97).

Do đó lượng trợ cấp được phân bổ trong từng năm trong quá trình khấu hao tài sản cố định. Việc này có thể hoàn thành theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Ví dụ, nếu thời gian khấu hao bình thường là 5 năm, thì 20% lượng trợ cấp sẽ được phân bổ trong giai đoạn điều tra (1 năm).

Cách tiếp cận việc phân bổ theo thời gian có nghĩa rằng các trợ cấp không lặp lại (non-recurring) được cấp nhiều năm trước giai đoạn điều tra cũng có thể bị đối kháng nếu nó vẫn có hiệu lực trong giai đoạn điều tra.

Loại phân bổ này tương đương với việc cấp vốn hàng năm có lặp lại (mỗi năm cấp một khoản bằng nhau). Để xác định lợi ích cho bên được nhận, thì cần cộng cả lãi suất thương mại năm.

Trong trường hợp ngoại lệ, nếu trợ cấp không lặp lại nhỏ hơn 1% giá trị tài sản thì thường sẽ không được phân bổ hàng năm mà tính luôn trong một năm.

- Đối với những khoản trợ cấp lặp lại (recurring) được cấp trong giai đoạn điều tra

Đối với những khoản trợ cấp này, do doanh nghiệp được hưởng ưu đãi định kỳ hàng năm (recurring) (như giảm thuế TNDN hay ưu đãi lãi suất cho vay ngắn hạn, nên lượng trợ cấp sẽ rơi toàn bộ vào trong giai đoạn điều tra. Khi tính toàn bộ lợi ích đối với doanh nghiệp được nhận, cơ quan điều tra sẽ cộng cả mức lãi suất thương mại theo năm, do giả định rằng nếu không được nhận khoản trợ cấp này thì doanh nghiệp đó cũng phải vay tiền và trả lãi.

Trong trường hợp trợ cấp lặp lại có liên quan đến mua tài sản cố định, ví dụ miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc (xảy ra trước giai đoạn điều tra), khoản lợi ích có được từ những năm trong giai đoạn khấu hao cũng cần được xem xét và phân bổ một lượng hợp lý cho giai đoạn điều tra.

Ngoài ra, trợ cấp lặp lại mà được cấp với lượng lớn, tập trung trước giai đoạn điều tra thì trong một số trường hợp cũng sẽ được phân bổ theo thời gian nếu xác định được rằng khoản trợ cấp này có liên quan đến việc mua tài sản cố định và vẫn tạo ra lợi ích trong giai đoạn điều tra.

Đối với việc phân bổ trợ cấp vào từng đơn vị sản phẩm, theo quy định của EC và Hiệp định SCM, đối với mỗi loại trợ cấp sẽ được phân bổ vào từng đơn vị sản phẩm theo các cách khác nhau cho phù hợp với bản chất của khoản trợ cấp

đó. Cụ thể:(i) Trợ cấp xuất khẩu: Cơ quan

điều tra sẽ lấy toàn bộ lượng trợ cấp được xác định là trợ cấp xuất khẩu trong giai đoạn điều tra chia cho tổng lượng xuất khẩu của doanh nghiệp trong giai đoạn điều tra (bởi vì ưu đãi này chỉ dành cho hàng xuất khẩu)

(ii) Trợ cấp không dành riêng cho xuất khẩu: Đối với loại hình trợ cấp này, do cả hàng hóa bán nội địa lẫn hàng hóa xuất khẩu đều được hưởng lợi nên cơ quan điều tra sẽ phải chia lượng trợ cấp này cho tổng doanh số bán hàng (nội địa + xuất khẩu) của doanh nghiệp.

(iii) Nếu chương trình trợ cấp chỉ dành cho một sản phẩm riêng biệt thì biên độ trợ cấp chỉ tính lượng trợ cấp trên từng đơn vị sản phẩm của sản phẩm đó. Còn nếu là chương trình trợ cấp chung thì phải chia đều trên tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp được hưởng lợi.

g. Giảm trừ (deduction) từ khoản trợ cấp

Điều 7(1) của Quy định số 2026/97 quy định rằng chỉ trong một số trường hợp sau thì lượng trợ cấp có thể được giảm trừ:

(i) Bất cứ khoản phí hoặc chi phí cần thiết phát sinh nào để doanh nghiệp có thể được đăng ký, hưởng trợ cấp:

Cần chú ý rằng điều này phụ thuộc vào nhà xuất khẩu của quốc gia liên quan có thực hiện việc yêu cầu giảm trừ hay không; trong trường hợp không có yêu cầu giảm trừ cùng với bằng chứng chứng minh thì doanh nghiệp sẽ không được giảm trừ. Lượng phí và chi phí có thể được giảm trừ là những gì đã được thanh toán trực tiếp cho chính phủ trong giai đoạn điều tra. Phải chứng minh được rằng khoản phí đó là bắt buộc để được hưởng những ưu đãi, trợ cấp. Do đó, những chi phí cho các bên tư nhân như luật sư, kế toán sẽ không được giảm trừ. Kể cả những khoản đóng góp tự nguyện cũng không được xét giảm trừ.

(ii) Thuế xuất khẩu, thuế hoặc phí khác đối với việc xuất khẩu một sản phẩm sang EU với mục đích bù lại lượng trợ cấp

Những yêu cầu giảm trừ này chỉ có thể được chấp nhận nếu những thuế và phí này được thu trong giai đoạn điều tra và tiếp tục bị thu ngay cả sau khi biện pháp áp thuế cuối cùng được đưa ra.

Ngoài ra, bình thường sẽ không có khoản nào được giảm trừ khỏi lượng trợ cấp.

III. Kết luận và khuyến nghịHiện nay, hàng hoá có xuất xứ từ

Việt Nam liên tục bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và không có xu hướng ngừng lại. Do đó, đây vẫn luôn là những khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu và cả Chính phủ Việt Nam. Hơn hết, nguy cơ hàng hóa xuất khẩu bị điều tra chống trợ cấp lại có xu hướng tăng và các vụ việc đều bắt nguồn từ các thị trường lớn – có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam là Hoa Kỳ và EU

Từ phía Chính phủ, nhằm đối phó với các vụ kiến chống trợ cấp Việt Nam cần có những bình luận, lập luận, đề xuất thể hiện rõ ý kiến, quan điểm nhằm cập nhật thông tin về chính sách pháp luật của Việt Nam tránh gây hiểu nhầm từ phía cơ quan điều tra. Trong các vụ việc chống trợ cấp cụ thể mà Chính phủ Việt Nam là một bên liên quan, Chính phủ cần thể hiện rõ sự hợp tác khi tham gia vào vụ việc nhưng cũng có thể để ngỏ khả năng đưa các quốc gia khởi kiện ra Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO nếu như quy trình điều tra của các quốc gia này không minh bạch, vi phạm pháp luật và các cam kết của các Thành viên với WTO và gây ra cản trở thương mại.

Về phía các hiệp hội, ngành hàng, các nhà sản xuất/xuất khẩu cần chủ động tìm hiểu thông tin, cập nhật tình hình pháp luật của các thị trường xuất khẩu, phân tích các nguy cơ ‘bị kiện’ để có các hành động ứng phó kịp thời; chủ động giữ mối quan hệ thường xuyên với các nhà nhập khẩu tại thị trường xuất khẩu để nắm bắt các thay đổi trên thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, các hiệp hội và các nhà sản xuất/xuất khẩu cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Chính phủ để được tư vấn, hỗ trợ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Hơn nữa, để chuẩn bị tốt hơn cho công tác kháng kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần nghiên cứu kĩ hơn về phương pháp tính toán của các cơ quan điều tra để nhằm chuẩn bị sẵn sàng những tài liệu, thông tin để chứng minh được hàng hóa xuất khẩu của mình là không bán phá giá hoặc không được trợ cấp.

Vũ Tuấn nghĩa(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ của

nước ngoài)

Chuyên MụC

Page 10: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

10 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

I. hỆ ThỐng ChỐng BÁn PhÁ gIÁ VÀ ChỐng TRỢ CấP CỦa CanaDa

1. Bối cảnhCanada thiết lập hệ thống chống bán

phá giá đầu tiên của thế giới – Quy chế chống bán phá giá 1904 như là một chọn lựa để tăng cường thuế hải quan. Hệ thống này được thiết kế để thực hiện việc bảo vệ chống lại việc lưu chuyển hàng hoá dư thừa với động cơ huỷ diệt (predatory disposal of surpluses) của các nhà sản xuất từ các quốc gia lớn hơn Canada rất nhiều. Thuế chống bán phá giá được nhìn nhận như là một công cụ tạo ra sự bảo vệ cho ngành công nghiệp nội địa Canada chống lại hàng hoá bán phá giá, theo đó tránh được mức thuế quan cao không cần thiết áp dụng với tất cả các hàng hoá nhập khẩu vì hành động này lại đánh vào những người tiêu dùng không sử dụng hàng hoá bán phá giá.

Hệ thống chống bán phá giá của Canada gần như không thay đổi từ khi nó được ban hành tới tận năm 1968. Hệ thống này đã được ủng hộ mạnh mẽ từ ngành công nghiệp nội địa của Canada bởi nó đang đem lại một cách thức mau lẹ và hiệu quả trong việc giải quyết hiện tượng bán phá giá. Tuy vậy, hệ thống này lại thiếu những quy trình điều tra chi tiết. Nó được nhiều đối tác thương mại của Canada xem như một hệ thống tự động bởi nó không kết hợp với kiểm tra về thiệt hại cụ thể.

2. hệ thống pháp luật hiện nayLuật pháp về các biện pháp chống

bán phá giá và chống trợ cấp của Canada được quy định trong Đạo luật Các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (Special Import Measures Act – SIMA) và Đạo luật về Toà Thương mại quốc tế Canada (the Canadian International Trade Tribunal Act) cùng với các điều luật và quy định của họ. Gói các quy định này và thực tiễn cũng như các quy trình liên quan tuân thủ theo tất cả các quy định của GATT 1994 và các Hiệp định của WTO.

a. CBSa tính toán biên độ phá giá hoặc lượng trợ cấp

Cơ chế thực thi và tuân thủ pháp luật phòng vệ thương mại của Canada

sử dụng quy trình kiện kép (a dual track process) giống như được sử dụng tại Hoa Kỳ. Việc xác định hành vi phá giá hay trợ cấp, và việc tính toán biên độ phá giá hoặc lượng trợ cấp thuộc trách nhiệm của cơ quan chống bán phá giá vào năm 1921. Đến ngày 12 tháng 12 năm 2003, Cơ quan này đổi tên thành Cơ quan Biên phòng Canada (Canada Border Services Agency- CBSA).

CBSA là cơ quan trực thuộc Bộ đối phó các tình trạng khẩn cấp và an toàn công cộng. Bộ này gồm các Cục: Đối phó các tình trạng khẩn cấp, Quản lý khủng hoảng, An toàn quốc gia, Trừng phạt, Chính sách…). CBSA là cơ quan có thẩm quyền rất rộng từ các vấn đề hải quan, nhập cư, kiểm soát thực phẩm đến chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ (giống như sự kết hợp giữa Tổng Cục hải quan – Bộ Tài chính, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế và Cục Xuất nhập cảnh – Bộ Công An của Việt Nam).

CBSA có mặt tại gần 1.200 địa điểm xuyên suốt Canada và tại 39 quốc gia khác, với hơn 14.000 cán bộ công chức hoạt động liên tục tại 119 khu vực biên giới và 13 cảng hàng không quốc tế.

Đứng đầu CBSA là Chủ tịch (President) được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm và ký các quyết định liên quan tới việc khởi xướng điều tra, ban hành kết luận sơ bộ, áp dụng thuế phòng vệ thương mại tạm thời, kết luận cuối cùng, lệnh áp thuế, các kết luận rà soát… Trên thực tế, công việc này được giao cho Ban Chương trình thương mại CBSA (The Trade Programs Directorate) quản lý việc thực thi và tuân thủ SIMA. Ban được thành lập bao gồm một số lượng lớn người tham gia quản lý và điều tra các hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp và thẩm tra các hồ sơ này. Ban được tổ chức theo mặt hàng cho phép các chuyên viên phát huy chuyên môn nhất định trong những lĩnh vực này, một số liên quan tới những sản phẩm kỹ thuật cao. Có 4 nhóm chính là: Sản phẩm công nghiệp; sản phẩm tiêu dùng; chính sách vận hành; và nhóm rà soát cơ bản.

b. CITT xác định thiệt hạiTòa Thương mại quốc tế Canada

(CITT) kết hợp chức năng của 4 tổ chức: Tòa Thương mại Nhập khẩu, Tòa Thương mại Chống bán phá giá, Tòa Thương mại về Thuế quan và Tòa về hàng dệt may. Ngoài ra CITT còn có chức năng rà soát về mua sắm Chính phủ. Như vậy, thẩm quyền của CITT cũng rất lớn và có phạm vi hoạt động rộng.

CITT là một Tòa hành chính thực thi hệ thống nhằm đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế của Canada. CITT tiến hành các cuộc điều tra để xác định liệu hàng hoá nhập khẩu bán phá giá hoặc nhận được trợ cấp có đang gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hai đáng kể hoặc ngăn cản sự phát triển của ngành sản xuất tại Canada. CITT là cơ quan bán tư pháp độc lập có trách nhiệm thực thi các nghĩa vụ theo luật định một cách độc lập và công bằng, báo cáo với Quốc hội thông qua Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Bên cạnh những chức năng nhiệm vụ như của Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (US ITC), CIIT còn có một số chức năng sau:

- CITT tiến hành phiên điều trần khi có kháng cáo với quyết định được CBSA đưa ra theo Luật Hải quan, Luật Thuế và Luật về Các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA). Chiếu theo hệ thống luật pháp của Việt Nam, tuy không hoàn toàn giống nhau, nhưng dường như CITT đang làm công tác như tòa cấp trên trong công tác phúc thẩm đối với các quyết định của CBSA;

- CITT tiến hành điều tra đối với đơn kiện của các nhà cung cấp tiềm năng liên quan tới việc mua sắm Chính phủ được điều chỉnh bởi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ, Hiệp định Thương mại nội khối và Hiệp định về Mua sắm Chính phủ của WTO;

- CITT tiến hành điều tra khi các nhà sản xuất của Canada yêu cầu được miễn giảm thuế đối với việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất.

CITT có 9 người được Thủ tướng bổ nhiệm trong nhiệm kỳ 5 năm. Ban lãnh đạo CITT gồm Chánh án và 2 Phó Chánh

Hệ tHống pHòng Vệ tHương mại Của Canada Và Vụ ViệC Canada Lần đầu tiền điều tra CHống trợ Cấp Hàng Hóa

xuất kHẩu từ Việt nam

Chuyên mụC

Page 11: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

11ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

án, ngoài ra còn có các thành viên khác như Thư ký Tòa, Trưởng Ban nghiên cứu, Trưởng Ban rà soát, Trưởng Ban hỗ trợ dịch vụ… Để hỗ trợ các cuộc điều tra, CITT cũng có các nhà kinh tế học, các chuyên gia về công nghiệp và các chuyên gia pháp lý để đưa ra những phân tích kỹ thuật cuối cùng khi xem xét các vấn đề thiệt hại, tổng cộng hơn 100 cán bộ phụ trách các lĩnh vực khác nhau.

Báo cáo của các chuyên gia trong mỗi vụ việc là nhân tố then chốt trong quyết định do CITT đưa ra. Công việc này đòi hỏi một tổ hợp rất nhiều kỹ năng được chuyên môn hóa sâu sắc mà các chuyên viên của CBSA rất cần.

II. TỔng Quan VỀ QuY TRÌnh ĐIỀu TRa CỦa CBSa

1. Thủ tục điều tra của Canada theo gần với các quy định của hiệp định WTO

Các quy định của SIMA bao gồm cả nội dung về hành vi phá giá lẫn trợ cấp, đều quan trọng như nhau và theo sát các quy định của Hiệp định WTO. Như đã chỉ ra ở trên, các hiệp định nhìn nhận thực tiễn bán phá giá và trợ cấp bản thân nó (per se) không bị kết tội. Đúng hơn là, chỉ khi hàng hoá nhập khẩu bán phá giá hay nhận được trợ cấp gây ra hoặc đe doạ gây thiệt hại đáng kể hoặc làm ngăn trở sự hình thành, phát triển của ngành công nghiệp nội địa thì các biện pháp khắc phục thương mại mới được phép thực thiện dưới dạng các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp.

2. Các thủ tục thông thường trong điều tra của CBSa

Nhìn chung các hoạt động của CBSA trong việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp theo các bước dưới đây:

- Cung cấp hướng dẫn cho các nhà sản xuất Canada để hỗ trợ việc chuẩn bị các hồ sơ yêu cầu đầy đủ về tính bề mặt (a properly documented complaint) và hoàn thiện “bản câu hỏi dành cho Nguyên đơn”. Một cuộc điều tra sẽ được khởi xướng dựa trên Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá/chống trợ cấp đầy đủ và hợp lệ dưới dạng bản in của các nhà sản xuất Canada sản xuất trên 25% tổng lượng sản xuất hàng hoá tương tự ở Canada. CBSA có thể tự khởi xướng một cuộc điều tra nếu có đủ bằng chứng chứng minh và hỗ trợ quy trình này. CBSA cũng có thể khởi xướng một cuộc điều tra theo sự chỉ đạo của CITT khi cơ quan này (a) nhận thấy có hành vi bán phá giá/trợ cấp khi đang xem xét các trường hợp khác hoặc (b) đưa ra tư vấn về yêu cầu rằng, theo ý kiến của họ,

có bằng chứng hợp lý chỉ ra thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại. Trong cả 3 trường hợp nêu trên, CBSA sẽ chỉ khởi xướng điều tra khi:

+ Có bằng chứng về việc hàng hoá bán phá giá hoặc nhận trợ cấp

+ Có bằng chứng hợp lý chỉ ra rằng việc bán phá giá hay nhận trợ cấp đang gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản sự phát triển của ngành sản xuất trong nước; và

+ Nếu có hiện tượng trợ cấp, thì trợ cấp này là có thể đối kháng được theo quy định của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (Hiệp định SCM)

- Thông báo khởi xướng điều tra cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, chính phủ các quốc gia xuất khẩu, CITT và Nguyên đơn; đồng thời đăng trên Công báo Canada (Canada Gazzete). Các thông báo công khai sẽ được ban hành sau mỗi bước của quy trình điều tra.

- Ngay sau khi khởi xướng, một bản câu hỏi chi tiết sẽ được gửi tới các nhà sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá bị cáo buộc. Bản câu hỏi cho các nhà sản xuất/xuất khẩu nhằm mục đích tính toán giá trị thông thường của hàng hoá ở nước xuất khẩu. Bản câu hỏi này sẽ bao gồm nhiều thông tin như lượng và giá trị bán hàng nội địa, chi phí sản xuất, marketing và quản lý, chi phí vận tải và bốc dỡ hàng, các điều khoản đền bù hoặc thu xếp tài chính đặc biệt giữa các bên,... Bản câu hỏi gửi cho nhà nhập khẩu để thu thập các thông tin liên quan tới giá xuất khẩu và các vấn đề như thời hạn và điều kiện mua hàng, chi phí xuất khẩu do nhà xuất khẩu ước đoán, và các mối quan hệ hợp đồng đặc biệt giữa các bên. Những câu hỏi chi tiết hơn sẽ được gửi nếu nhà xuất khẩu và nhập khẩu là các công ty liên kết.

- CBSA tạo ra một hồ sơ công khai các thông tin thu thập được trong cuộc điều tra. Hồ sơ này được công bố trên Internet và được cập nhật thường xuyên các văn bản và dữ liệu do CBSA thu thập được hoặc do các bên liên quan gửi. Các thông tin công khai sẽ được đưa vào hồ sơ và cho phép các bên liên quan gửi yêu cầu đăng ký tiếp cận.

- Việc tổng hợp các thông tin được thực hiện trong khung thời gian khá chặt chẽ. Các nhà xuất khẩu thông thường có 37 ngày để trả lời bản câu hỏi. Các chuyên viên của CBSA thường tới thực địa các nhà sản xuất/xuất khẩu để thẩm tra tính chính xác của bản trả lời bản câu hỏi điều tra và cùng lúc đó thu thập lời

giải đáp cho các câu hỏi bổ sung mà họ quan tâm trong vụ việc. Việc thẩm tra sẽ hình thành cơ sở của báo cáo và các kiến nghị gửi tới Chủ tịch của CBSA (CBSA President) để ban hành kết luận sơ bộ (preliminary determination) về hành vi bán phá giá hoặc trợ cấp.

+ Các thông tin gửi tới CBSA có thể được định dạng dưới dạng thông tin mật nếu như có sự giải thích tại sao các thông tin này cần được xử lý dưới dạng mật và nộp kèm theo một bản tóm tắt công khai.

+ Trước khi ban hành kết luận sơ bộ, cuộc điều tra có thể bị chấm dứt nếu như CITT cho rằng các bằng chứng chưa đủ hợp lý để chỉ ra thiệt hại hoặc việc ngăn cản sự hình thành và phát triên của ngành công nghiệp nội địa; hoặc CBSA cho rằng các bằng chứng về sự tồn tại của hành vi bán phá giá hay trợ cấp là không đầy đủ, hoặc lượng bán phá giá/trợ cấp là không đáng kể.

+ Kết luận sơ bộ về phá giá/trợ cấp thông thường được ban hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra nhưng thời hạn này có thể được gia hạn thêm 45 ngày trong các trường hợp phức tạp. Kết luận sơ bộ phải thể hiện trong đó ước lượng biên độ phá giá hoặc lượng trợ cấp liên quan và nêu rõ hàng hoá bị điều tra. Kết luận sơ bộ cũng phải chỉ rõ nếu như áp dụng đối với hàng hoá nhận trợ cấp bị cấm, chỉ rõ lượng trợ cấp bị cấm và tên của nhà nhập khẩu hàng hoá.

+ Khi kết luận sơ bộ khẳng định sự tồn tại của hành vi bán phá giá/trợ cấp được ban hành, CITT sẽ chính thức bắt đầu cuộc điều tra xác định liệu hàng hoá nhập khẩu bị điều tra có đang gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất nội địa. CBSA cũng tiếp tục điều tra về hành vi phá giá/trợ cấp để chuẩn bị cho việc ban hành kết luận cuối cùng. Trong thời gian này, thuế tạm thời (sơ bộ) sẽ được thu hoặc yêu cầu ký quỹ đối với hàng hoá bị điều tra nhập khẩu vào Canada.

+ Trong khuôn khổ vụ điều tra, CBSA có thể chấp thuận cam kết giá của các nhà xuất khẩu nếu cơ quan này đánh giá rằng cam kết giá có thể loại trừ trợ cấp, biên độ phá giá hoặc thiệt hại đáng kể. Trong vụ việc chống trợ cấp, chính phủ của nước xuất khẩu cũng có thể đưa ra cam kết giá. Cuộc điều tra sẽ kết thúc sau khi cam kết giá được đưa ra nếu như nhà xuất khẩu hoặc chính phủ của nước xuất khẩu đề nghị tại cùng thời điểm cam kết giá được đưa ra.

+ Tới khoảng ngày thứ 130 của cuộc điều tra, các bên liên quan được nộp bản

Chuyên MụC

Page 12: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

12 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

bào chữa tới CBSA. Các bên được tiếp cận tất cả các thông tin trên hồ sơ vụ việc (phụ thuộc vào hướng dẫn về bảo mật). Các bên có thể sử dụng kết luận sơ bộ và bất cứ thông tin nào trên hồ sơ vụ việc của CBSA để đưa ra các phản biện tới CBSA liên quan tới phương pháp được sử dụng để xác định giá trị thông thường, giá xuất khẩu và và lượng trợ cấp cho quyết định cuối cùng. Các bản bào chữa sẽ được luân chuyển tới các bên trong cuộc điều tra và các bản phản biện đối với bản bào chữa có thể được nộp cho CBSA.

+ Kết luận cuối cùng sẽ được CBSA ban hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày ban hành kết luận sơ bộ khi thoả mãn điều kiện hàng hoá bán phá giá hoặc nhận trợ cấp và lượng bán phá giá/trợ cấp là đáng kể.

Luật pháp, quy định và thực tiễn của Canada rất chi tiết và tỉ mỉ. Các yêu cầu pháp lý đặt lên vai các bên cũng như CBSA và CITT gánh nặng lớn. Hơn nữa, trong khi thủ tục chung tương tự áp dụng cho cả điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp, thì điều tra chống trợ cấp được xem là nhạy cảm hơn vì nó liên quan tới việc một quốc gia đặt ra câu hỏi về ảnh hưởng thương mại của một chương trình được xây dựng bởi chính phủ của một quốc gia khác.

Bảng thời gian và các bước điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp do Canada tiến hành

ngày Sự kiện Thực hiện

0 Nộp hồ sơ yêu cầu CBSA

21 CBSA xác định liệu hồ sơ đã đầy đủ về bề mặt hay chưa CBSA

51 CBSA khởi xướng điều tra CBSACBSa khởi xướng điều tra

1 CBSA ban hành bản câu hỏi điều tra cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu CBSA

1 CITT công bố thông báo về việc bắt đầu điều tra thiệt hại sơ bộ CITT

4 CBSA thu thập và tạo ra danh sách phụ lục CBSA

22CITT ban hành các thông tin nhận được từ CBSA tới các bên liên quan phục vụ cho việc điều tra thiệt hại sơ bộ

CITT

32

CITT nhận bản trả lời từ các bên phản đối hồ sơ yêu cầu (các nhà nhập khẩu, xuất khẩu và các bên khác) phục vụ cho việc điều tra thiệt hại sơ bộ

CITT

38 CBSA nhận bản trả lời bản câu hỏi điều tra của các nhà xuất khẩu CBSA

39-90 CBSA thẩm tra bản câu hỏi của nhà xuất khẩu và phân tích dữ liệu CBSA

39CITT nhận bản đệ trình trả lời từ nguyên đơn và các bản đệ trình ủng hộ nguyên đơn trong việc điều tra thiệt hại sơ bộ

CITT

60 CITT ban hành kết luận sơ bộ về thiệt hại hoặc chấm dứt điều tra

75 CITT công bố bản giải thích cho kết luận sơ bộ về thiệt hại CITT

90 CBSA ban hành kết luận sơ bộ về bán phá giá hoặc chấm dứt cuộc điều tra CBSA

91-180 CITT áp dụng thuế tạm thời và tiếp tục điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp CBSA

91

CITT ban hành thông báo về điều tra và lịch điều tra, và gửi bản câu hỏi điều tra cho các nhà nhập khẩu, xuất khẩu, người mua và ngành công nghiệp nội địa

CITT

111Các nhà nhập khẩu, xuất khẩu, người mua và ngành công nghiệp nội địa hoàn thành bản câu hỏi điều tra

CITT

120 Bản lưu dữ liệu của CBSA đóng lại CBSA

130 Các phản biện về vụ việc gửi tới CBSA từ các tất cả các bên CBSA

140Bản trả lời các bản phản biện gửi tới CBSA từ các bên liên quan tới các tranh luận về vụ việc

CBSA

140 CITT ban hành tới các chuyên viên báo cáo và phụ lục của toà CITT

150 Các nhà sản xuất nội địa nộp đệ trình trường hợp của họ CITT

160 Các nhà nhập khẩu và xuất khẩu đệ trình trường hợp của họ CITT

180 Các nhà sản xuất nội địa đệ trình bản trả lời phản biện CITT

180 CBSA ban hành kết luận cuối cùng về phá giá hoặc chấm dứt cuộc điều tra CBSA

180-195 CITT tổ chức điều trần về thiệt hại

210 CITT ban hành kết luận cuối cùng về thiệt hại CITT

225 CITT ban hành bản giải thích cho kết luận cuối cùng về thiệt hại CITT

III. ThỰC TIẾn XỬ LÝ VỤ VIỆC PhÒng VỆ ThƯƠng MẠI ĐẦu TIÊn DO CanaDa KhỞI XƯỚng ĐỐI VỚI hÀng hÓa XuấT KhẨu CỦa VIỆT naM.

1. Diễn biến vụ việcNgày 21 tháng 7 năm 2014, theo quy định của pháp luật

chống trợ cấp của Canada, sau khi xem xét đơn kiện và lập luận của các bên liên quan, Cơ quan Biên phòng Canada (CBSA) đã chính thức thông báo khởi xướng và tiến hành điều tra vụ việc hai công ty Công ty Tenaris Canada và EVRAZ Inc. Canada đề nghị điều tra chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) đối với một số sản phẩm ống thép dẫn dầu (oil country tubular goods – OCTG) xuất khẩu từ Việt Nam và 08 quốc gia/vùng lãnh thổ khác (Ấn Độ, Indonesia, Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine) vào thị trường Canada (riêng Đài Loan chỉ bị kiện chống bán phá giá).

Ngày 26 tháng 7 năm 2014, Chính phủ Việt Nam (CPVN) đã nhận được Bản câu hỏi điều tra về các chương trình bị cáo buộc trợ cấp và về quy chế kinh tế thị trường nhằm xem xét tình trạng của ngành sản xuất OCTG của Việt Nam có hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường hay không.

Ngày 20 tháng 8 năm 2014, CPVN nộp Bản đệ trình các vấn đề thiệt hại tới CITT.

Ngày 10 tháng 9 năm 2014, CPVN nộp Bản trả lời lần thứ nhất tới CBSA.

Ngày 19 tháng 9 năm 2014, CITT ban hành Kết luận về việc sản phẩm bị điều tra đã gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây

Chuyên mụC

Page 13: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

13ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

ra thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của Canada phù hợp theo quy định tại tiểu mục 37.1(1) của Đạo luật về các Biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA).

Ngày 03 tháng 10 năm 2014, CITT ban hành Bản công bố các lý do (Statement of reasons) giải thích kết luận ngày 19 tháng 9 năm 2014 của cơ quan này.

Ngày 12 tháng 11 năm 2014, CBSA tiếp tục gửi Bản câu hỏi bổ sung (First defficiency letter) tới CPVN.

Theo quy định của CBSA, CPVN phải nộp Bản trả lời câu hỏi bổ sung vào ngày 10 tháng 12 năm 2014.

2. Các phân tích về vụ việca. nguyên đơn và Luật sư tư vấn

của nguyên đơn Hai Công ty Tenaris Canada và

EVRAZ Inc. Canada là hai công ty sản xuất ống thép dẫn dầu (OCTG) hàng đầu Canada. Các công ty ủng hộ Nguyên đơn: Công ty EnergeX Tube, Public Welded Tube of Canada và Alberta Oil Tool. Việc CBSA ban hành thông báo chính thức khởi xướng điều tra đã cho thấy Nguyên đơn và các công ty ủng hộ đã đáp ứng các điều kiện về tính bề mặt của Hồ sơ yêu cầu điều tra, đồng thời cho thấy quy mô, thị phần cũng như sức ảnh hưởng của Nguyên đơn đối với ngành sản xuất ống OCTG của Canada. Hơn nữa, 2 công ty này cũng chính là Nguyên đơn trong vụ việc tương tự nêu trên đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu OCTG nhập khẩu từ Trung Quốc (năm 2009). Như vậy, việc nguyên đơn yêu cầu CBSA điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá và trợ cấp đối với sản phẩm ống thép dẫn dầu OCTG đã được chuẩn bị kỹ và bài bản.

Mặt khác, Luật sư của Nguyên đơn là Hãng luật McMillan LLP và Casidy Levy Kent (Canada). McMillan là hãng luật hàng đầu tại Canada, có khoảng 400 luật sư thành viên với trên 100 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ khách hàng và tư vấn chuyên môn liên quan tới lĩnh vực kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, cá nhân và cả chính phủ tại Canada, Hoa Kỳ và các nước khác trên thế giới. Casidy Levy Kent là hãng luật chuyên về lĩnh vực thương mại quốc tế và đầu tư với trên 20 năm kinh nghiệm, có trụ sở tại thủ đô Ottawa, Canada. Hãng luật này đã tham gia tranh tụng các vụ việc giải quyết tranh chấp về thương mại và đầu tư tại các toà án quốc tế, bao gồm cả WTO và NAFTA và tham gia đàm phán các hiệp định thương mại song phương và đa phương.

b. hàng hóa thuộc đối tượng điều tra

Ống thép dẫn dầu OCTG có các mã HS: 7304.29; 7304.39; 7304.59; 7306.29 (đây cũng là những mã HS bị điều tra trong vụ Hoa Kỳ điều tra AD đối với sản phẩm OCTG của Việt Nam năm 2013); 7306.30; 7306.50; 7306.90.

Trong vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Canada đối với Trung Quốc về cùng mặt hàng ống thép dẫn dầu này (năm 2009) thì mã HS của sản phẩm bị điều tra cũng nằm trong 2 nhóm chính: 7304.29 và 7306.29 (với biên độ phá giá từ 13,85% tới 166,9%; và lượng trợ cấp từ 84,15 tới 4070 nhân dân tệ/mét tấn).

Kim ngạch xuất khẩu của ống thép OCTG của Việt Nam sang Canada trong các năm 2012, 2013 và 5 tháng đầu năm 2014, lần lượt đạt 31,8 triệu USD; 19 triệu USD; và 7,8 triệu USD. Sản phẩm thép là sản phẩm bị điều tra phòng vệ thương mại nhiều nhất của Việt Nam với tổng số khoảng 18 vụ việc được khởi xướng bởi nhiều quốc gia khác nhau. Đây cũng là vụ kiện chống trợ cấp (CVD) lần thứ 4 đối với sản phẩm thép của Việt Nam. Trước đó, Hoa Kỳ đã và đang điều tra CVD vào năm 2011 (ống thép hàn các-bon), năm 2012 (mắc áo thép) và năm 2014 (đinh thép). Ngành thép nói chung và các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu ống OCTG liên tục là bị đơn trong các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài. Đặc biệt, trong tháng 7 năm 2014 vừa qua, doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu ống OCTG của Việt Nam đã phải nhận biên độ phá giá cuối cùng từ 24,22% tới 111,47% trong vụ kiện chống bán phá giá do Hoa Kỳ khởi xướng. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tính tới hết năm 2013, Canada là một trong những quốc gia sử

dụng biện pháp chống trợ cấp thường xuyên nhất trên thế giới với 37 vụ việc, chỉ sau Hoa Kỳ (138 vụ việc) và EU (72 vụ việc).

Trong vụ việc này, Công ty SeAH, Hot Rolling Pipe (bị đơn bắt buộc trong vụ việc chống bán phá giá ống OCTG sang Hoa Kỳ) cũng nằm trong danh sách các nhà sản xuất/xuất khẩu được Canada biết tới. Do vậy, nếu cơ quan điều tra Canada ra lệnh áp thuế, ngành thép nói chung và ngành OCTG nói riêng sẽ phải đối mặt thêm với nhiều áp lực, khó khăn và rào cản gia nhập thị trường.

c. Các chương trình, chính sách bị điều tra

Trong vụ việc chống trợ cấp, CBSA sẽ điều tra một loạt các chương trình, chính sách bị cáo buộc là trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu OCTG của Việt Nam. Một số chương trình bị điều tra cũng giống các chương trình trong các vụ điều tra CVD trước đây của Hoa Kỳ và EU, bao gồm: (1) chương trình cho vay ưu đãi; (2) miễn/giảm thuế nhập khẩu; (3) miễn/giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; (4) ưu đãi thuế cho doanh nghiệp FDI; (5) miễn/giảm tiền sử dụng/thuê đất; (6) ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động...

Bên cạnh việc điều tra các chương trình trợ cấp, CBSA sẽ tiến hành thêm một cuộc điều theo quy định tại Điều 20 Đạo luật về Các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA) để xem xét tình trạng của ngành sản xuất OCTG của Việt Nam có hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường hay không.

d. Sự khác biệt trong thủ tục điều tra của Canada

Đây là vụ kiện CVD lần thứ 7 đối với Việt Nam nhưng lại là vụ việc đầu tiên do Canada khởi xướng, chính vì vậy, các quy định pháp lý, thủ tục điều tra và

Chuyên MụC

Page 14: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

14 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

cách thức xử lý của vụ việc này sẽ có một số khác biệt và mới đối với Việt Nam.

- Cuộc điều tra trợ cấp và Bản câu hỏi điều tra

Bên cạnh cuộc điều tra thông thường, CBSA sẽ tiến hành thêm một cuộc điều tra theo quy định tại Điều 20 của Đạo luật về Các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA) để xem xét tình trạng của ngành sản xuất OCTG của Việt Nam có hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường hay không do các thông tin mà nguyên đơn cung cấp cho CBSA chỉ ra rằng giá nội địa của ngành sản xuất OCTG phần lớn phụ thuộc Chính phủ chứ không phải được quyết định trên thị trường cạnh tranh. Theo đó, bên cạnh việc yêu cầu CPVN trả lời Bản câu hỏi điều tra về trợ cấp của Chính phủ (Government Subsidy RFI), CBSA còn yêu cầu CPVN trả lời Bản câu hỏi theo quy định tại Điều 20 nêu trên (Goverment Section 20 RFI). Việc này được nhận định là một điểm khá có lợi cho Việt Nam so với các cơ quan điều tra khác như Hoa Kỳ hay EU bởi nếu ngành công nghiệp nội địa của Canada không có yêu cầu xem xét cơ chế kinh tế thị trường, thì trong từng vụ việc riêng lẻ, Việt Nam sẽ nghiễm nhiên được coi là nước có nền kinh tế thị trường và sẽ được hưởng những điều kiện áp dụng công bằng hơn trong suốt quá trình điều tra. Trong trường hợp của Hoa Kỳ và EU, các nước/khối này chưa công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, do vậy Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Châu Âu (EC) thường xuyên áp dụng phương pháp nước thay thế với ngưỡng chuẩn bên ngoài (external benchmark) khi tính toán biên độ phá giá và biên độ trợ cấp của Việt Nam. Điều này thường dẫn tới biên độ phá giá/trợ cấp rất cao, phản ánh không chính xác tình hình thị trường và tạo ra sự bất công bằng đối với Việt Nam.

Mặt khác, tuy về mặt nội dung có nhiều điểm giống với các chương trình trợ cấp trong các vụ việc trước đây của Hoa Kỳ, EU (ưu đãi thuế, đất đai, lãi suất...) nhưng cấu trúc câu hỏi điều tra của Canada lại có sự khác biệt. Ví dụ, câu hỏi của Hoa Kỳ hay EU nêu rõ và trực tiếp vào các luật, nghị định, thông tư, quyết định... liên quan tới các chương trình bị điều tra; còn Canada đưa ra một loạt tên các chương trình và rất nhiều câu hỏi tổng quát yêu cầu CPVN phải tự cung cấp toàn bộ các thông tin liên quan tới các chương trình này. Hơn nữa, CBSA không lựa chọn bị đơn bắt buộc nên tất cả các doanh nghiệp và địa phương nơi

doanh nghiệp bị liệt kê có trụ sở đều trở thành bị đơn bắt buộc trong vụ việc. Do vậy, lượng thông tin cần phải cung cấp rất rộng và khó giới hạn. Chính sự tổng quát này cũng dẫn tới khó khăn khi xác định phạm vi trả lời hay trách nhiệm trả lời của các cơ quan liên quan của CPVN. Các cơ quan liên quan cũng gặp nhiều khó khăn trong việc trả lời câu hỏi vì chưa có kinh nghiệm về thực tế điều tra của Canada và chưa nắm rõ cách thức, mục đích đằng sau của các câu hỏi.

Hơn nữa, tại nhiều câu hỏi trong Bản câu hỏi điều tra, CBSA không giới hạn phần trả lời chỉ trong số các doanh nghiệp bị đơn hay Chính quyền các địa phương nơi có các doanh nghiệp bị đơn mà hỏi trong phạm vi rất rộng liên quan tới toàn bộ hoạt động thực thi, giám sát của tất cả tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Do vậy, thời gian dành cho việc trao đổi, cung cấp thông tin thông qua công tác hành chính công gặp rất nhiều khó khăn, khó có thể đáp ứng quy định gắt gao về thời hạn của CBSA cho dù cơ quan này vẫn cho phép gia hạn thời hạn trả lời Bản câu hỏi điều tra.

Về mặt thủ tục, CBSA không có hệ thống Cổng thông tin điện tử để nộp các Bản trả lời câu hỏi (bao gồm cả bản trả lời đầu tiên, bổ sung và tất cả các tài liệu chứng minh đính kèm). Do vậy, Chính phủ các nước bị điều tra phải nộp các Bản trả lời câu hỏi thông qua Cơ quan đại diện của mình tại Canada (trong trường hợp của Việt Nam là Thương vụ Việt Nam tại Canada). Thủ tục nộp này tốn một khoảng thời gian lớn để thực hiện, dẫn tới việc thời gian dành cho trả lời các nội dung bị thu hẹp đi. Đây cũng là một điểm bất cập trong hệ thống điều tra của Canada so với Hoa Kỳ (Các bản trả lời của Hoa Kỳ có thể nộp trực tiếp tại Cổng điện tử IA ACCESS).

- Cuộc điều tra về thiệt hạiCITT thể hiện rõ ràng vai trò của

mình trong một cuộc điều tra thông qua việc ban hành thông báo chi tiết tiến trình điều tra thiệt hại tới các Bên liên quan, trong đó có Chính phủ Việt Nam, cụ thể:

- CITT sẽ tiến hành điều tra sơ bộ thông qua thu thập các bản đệ trình trong thời gian luật định. Chính phủ liên quan có nguyên vọng tham gia cuộc điều tra sơ bộ về thiệt hại này phải đăng ký tham gia với CITT;

- CITT sẽ ban hành Danh sách các Bên tham gia (List of Participants). Các luật sư tư vấn và các bên không có luật sư tư vấn sẽ được phép tiếp cận các thông tin công khai. Các thông tin mật chỉ được

tiếp cận bởi luật sư tư vấn đã có cam kết với CITT.

- CITT sẽ cung cấp thông tin công khai nhận từ CBSA cho các bên đăng ký tham gia và cung cấp thông tin mật cho luật sư.

- Bản đệ trình của các bên phản đối nguyên đơn cần chứa đựng các chứng cứ, như là các văn bản và nguồn tài liệu chứng minh các báo cáo thực tế trong bản đệ trình và các lập luận liên quan tới các câu hỏi về:

+ Liệu có tồn tại hàng hoá sản xuất tại Canada, khác với hàng hoá do CBSA xác định trong bản thông báo về các lý do (statement of reasons) cho việc khởi xướng điều tra, là hàng hoá tương tự với hàng hoá bị điều tra;

+ Liệu rằng hàng hoá bị điều tra nhiều hơn một phân lớp hàng hoá;

+Các nhà sản xuất nội địa sản xuất hàng hoá tương tự nào được bao gồm trong ngành sản xuất nội địa; và

+ Liệu rằng các thông tin trước CITT có chỉ ra dấu hiệu hợp lý về việc hàng hoá bị điều tra bị cáo buộc bán phá giá và nhận trợ cấp đã gây ra thiệt hại hoặc sự ngăn cản sự hình thành, phát triển hoặc đe doạ gây ra thiệt hại cho ngành công nghiệp nội địa.

Về thủ tục nộp, Bản đệ trình sẽ phải lập thành 10 bản cứng để gửi cho CITT và có thể được nộp thêm qua Cổng điện tử của CITT (Secure E-filing Service). Như vậy, mặc dù cùng hệ thống Chính phủ, cách thức nộp của CITT cũng có sự khác biệt với CBSA khi cho phép sử dụng ứng dụng điện tử tiên tiến hơn trong quá trình điều tra. Tuy nhiên, quy định điều tra thiệt hại của Canada cũng có những bất cập riêng. Cụ thể, CITT sẽ lập một Bản danh sách các Bên được nhận Bản đệ trình mật, và các bên được nhận Bản đệ trình công khai. Danh sách này sẽ được cập nhật liên tục trong suốt thời gian CITT thu thập bản đệ trình, tính cả thời điểm đã hết hạn đăng ký theo quy định. Điều này cho thấy CITT vẫn linh hoạt về thời gian cho các Bên đăng ký chứ không cố định chặt như trong công văn. Hơn nữa, CITT lại yêu cầu các Bên liên quan tự gửi Bản đệ trình mật và công khai cho các Bên theo danh sách cập nhật. Việc các Bên liên quan thực hiện việc này dễ gây nhầm lẫn khi phải gửi các phiên bản khác nhau cho các đối tượng khác nhau.

Phùng gIa ĐứC(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ

thương mại của nước ngoài)

Chuyên mụC

Page 15: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

15ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

Thông tin chungNgày 14 tháng 7 năm 2014, Ban Hội

thẩm trong vụ việc DS437 (Trung Quốc kiện Hoa Kỳ về các biện pháp chống trợ cấp mà Hoa Kỳ áp dụng với một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc) đã ra Báo cáo cuối cùng và gửi tới các Thành viên có liên quan.

Trước đó, ngày 25 tháng 12 năm 2012, Trung Quốc đã gửi yêu cầu tham vấn với Hoa Kỳ liên quan tới vụ việc này, tuy nhiên, sau đó do 02 bên không thể giải quyết vấn đề thông qua tham vấn, Trung Quốc đã yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm, vụ việc chính thức được đưa ra giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

Vụ việc này liên quan tới 32 quyết định khởi xướng điều tra, cũng như các

quyết định sơ bộ và cuối cùng trong 17 vụ việc điều tra chống trợ cấp (CVD) do DOC tiến hành với hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc từ 2007 đến 20121; có 12 quốc gia/thị trường tham gia vào vụ việc với tư cách bên thứ ba, trong đó có Việt Nam.

Các nội dung khiếu kiện chủ yếu của Trung Quốc: (1) về mặt thực tiễn (as applied) liên quan tới việc xác định “cơ quan công” (public body), xác định tính riêng biệt, sử dụng “dữ liệu sẵn có bất lợi” (adverse facts available), sử dụng ngưỡng chuẩn bên ngoài để tính toán; (2) về mặt

1 Các sản phẩm bị điều tra của Trung Quốc bao gồm: Tấm pin mặt trời; tháp gió; giấy nhiệt; giấy tráng; sợi; kệ bếp; bồn thép; axit citric; gạch magiê các bon; ống chịu lực; ống dẫn; ống đúc; ống trụ thép; ống khoan; ống dẫn dầu; dây mạch; và nhôm đùn.

luật pháp (“as such”) liên quan tới việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ DOC cho rằng việc một doanh nghiệp được sở hữu đa số bởi Chính phủ là đủ để coi doanh nghiệp đó là một “cơ quan công”.

nội dung kết luận của Ban hội thẩm với các cáo buộc của Trung Quốc như sau:

1. Về phạm vi của vụ kiệnHoa Kỳ yêu cầu Ban Hội thẩm không

đưa quyết định sơ bộ của 02 vụ việc Tháp gió và Bồn thép vào phạm vi xem xét của vụ DS437, do trong yêu cầu tham vấn Trung Quốc chỉ yêu cầu tham vấn về quyết định khởi xướng điều tra, không đề cập đến các quyết định sơ bộ của 02 vụ việc này.

Trong khi đó, Trung Quốc lập luận rằng, theo quy định tại điều 4.4 DSU,

báo Cáo Cuối Cùng Của ban Hội tHẩm trong Vụ ViệC dS437 (trung quốC kiện Hoa kỳ Về CáC biện pHáp CHống trợ Cấp mà Hoa kỳ áp dụng Với một Số Sản

pHẩm nHập kHẩu từ trung quốC)

Chuyên MụC

Page 16: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

16 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

bất cứ yêu cầu tham vấn nào cũng phải chỉ ra biện pháp bị khiếu kiện (measure at issue) và cơ sở pháp lý cho việc khiếu kiện, và 02 vụ việc điều tra Tháp gió và Bồn thép đều là “biện pháp bị khiếu kiện” (measure at issue) đã được Trung Quốc chỉ ra trong yêu cầu tham vấn. Dù không đề cập tới quyết định sơ bộ nêu trên trong yêu cầu tham vấn do vào thời điểm đó DOC chưa ra quyết định sơ bộ, tuy nhiên Trung Quốc cho rằng quyết định sơ bộ là giai đoạn phát triển tiếp theo của quyết định khởi xướng điều tra, nên các kết luận sơ bộ trong 02 vụ việc này cũng thuộc phạm vi khiếu kiện của vụ việc DS437. Ngoài ra, Trung Quốc cho rằng việc đưa 02 quyết định sơ bộ này vào trong yêu cầu thành lập ban hội thẩm không làm mở rộng phạm vi của vụ kiện, do nội dung khiếu kiện của Trung Quốc liên quan tới 02 quyết định sơ bộ này cũng tương tự như với quyết định sơ bộ áp dụng cho các sản phẩm khác thuộc phạm vi điều tra của vụ việc.

Ban Hội thẩm đã kết luận rằng, 02 quyết định sơ bộ nêu trên không thuộc phạm vi xem xét của vụ việc DS437 do: (1) các vụ việc điều tra về bản chất không phải là các biện pháp (measures), mà là vụ việc tố tụng (proceedings) bao gồm một loạt các hành động liên quan tới các quy trình thủ tục chính thức có thể dẫn tới việc áp dụng các biện pháp, do đó việc Trung Quốc lập luận cả 02 vụ việc điều tra Tháp gió và Bồn thép đều là biện pháp bị khiếu kiện (measure at issue) là không hợp lý; (2) bản chất, mục đích và tác động của quyết định khởi xướng điều tra và quyết định sơ bộ hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, thông báo khởi xướng chỉ đơn thuần thông báo về các chương trình trợ cấp bị điều tra mà không cần đưa ra bất cứ kết luận nào; trong khi đó, quyết định sơ bộ và quyết định cuối cùng có thể dẫn tới việc áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp tạm thời hoặc biện pháp cuối cùng. Do đó, Ban Hội thẩm đã loại bỏ quyết định sơ bộ trong vụ việc Tháp gió và Bồn thép ra khỏi phạm vi xem xét của vụ kiện DS437.

2. Về mặt thực tiễn áp dụng (as applied)

2.1. Ban Hội thẩm hoàn toàn ủng hộ các lập luận sau của Trung Quốc

(1) Trung Quốc cho rằng DOC đã xác định sai hoặc không đủ cơ sở để xác định một số doanh nghiệp có sở hữu nhà nước (SOEs) là “cơ quan công” (public bodies) theo quy định tại Điều 1.1(a)(1) của Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM).

Theo đó, trong khuôn khổ 12 trong số 17 vụ việc CVDs có liên quan của vụ kiện, DOC đã kết luận các SOEs là “cơ quan công” do được sở hữu đa số bởi chính phủ, do đó đã tạo nên sự đóng góp tài chính dưới dạng cung cấp nguyên liệu đầu vào dưới giá trị thông thường cho các bị đơn.

Nhằm phản bác kết luận trên, Trung Quốc đã dẫn chiếu tới kết luận của Cơ quan Phúc thẩm trong vụ việc DS3792 xác định rằng “yếu tố cốt lõi” để xác định một cơ quan công (public body) theo Điều 1.1(a)(1) của Hiệp định SCM là cơ quan đó “được giao thẩm quyền thực hiện các chức năng của Chính phủ”, và DOC đã không tuân thủ các nghĩa vụ “nhằm đảm bảo rằng các kết luận của mình được dựa trên cơ sở thực tế và đầy đủ” do các chứng cứ về sở hữu của chính phủ “không thể được sử dụng làm cơ sở để xác định rằng một thực thể được giao thẩm quyền thực hiện các chức năng của Chính phủ”.

Trong khi đó, Hoa Kỳ lập luận rằng “cơ quan công” theo điều 1.1(a)(1) có nghĩa là một thực thể được kiểm soát bởi Chính phủ và chính phủ có thể sử dụng các nguồn lực của thực thể đó như là nguồn lực của Chính phủ.

Mặc dù, Ban Hội thẩm không đồng ý với cách Trung Quốc diễn giải quyết định cuối cùng của Cơ quan phúc thẩm trong vụ DS379 về định nghĩa “cơ quan công”. Tuy nhiên, Ban Hội thẩm vẫn kết luận rằng yếu tố được sở hữu đa số bởi Chính phủ là không đủ cơ sở để kết luận một tổ chức là “cơ quan công”, do đó việc Hoa Kỳ đã hành động không phù hợp với Điều 1.1(a)(1) Hiệp định SCM.

(2) Trung Quốc cho rằng DOC không đủ chứng cứ khẳng định (positive evidence) để chứng minh chương trình cấp đất và quyền sử dụng đất thấp hơn giá trị thông thường có tính riêng biệt theo khu vực địa lý theo quy định tại Điều 2.2 và 2.4 Hiệp định SCM trong khuôn khổ 07/17 vụ việc CVD thuộc phạm vi khiếu kiện3.

Trung Quốc cho rằng cơ sở pháp lý mà DOC sử dụng để xác định chương trình cấp đất và quyền sử dụng đất mang tính riêng biệt trong 07 vụ việc nêu trên là không hợp lý, trái với quy định tại điều 2.2 Hiệp định SCM. Theo đó, DOC chỉ

2 Vụ việc Trung Quốc kiện Hoa Kỳ về các loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ áp dụng với một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.

3 07 vụ kiện với các sản phẩm: Ống dẫn, giấy nhiệt, axit citric, Ống dẫn dầu OCTG, dây mạch, giấy tráng phủ và ống đúc.

dựa trên 02 yếu tố để đưa ra kết luận, gồm: (i) lô đất đang được xem xét nằm trong khu công nghiệp hoặc khu phát triển kinh tế; và (ii) khu công nghiệp hoặc khu kinh tế đó thuộc thẩm quyền của cơ quan bán đất/cấp quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng dẫn chiếu tới việc DOC đã từng áp dụng cơ sở pháp lý tương tự trong vụ điều tra CVD với Bao bì dệt, tuy nhiên trong vụ việc DS379, Ban Hội thẩm đã kết luận cơ sở đó là không phù hợp.

Trước những cáo buộc của Trung Quốc, Hoa Kỳ cho rằng việc Trung Quốc viện dẫn tới kết luận của Ban Hội thẩm trong vụ việc DS379 là không phù hợp do kết luận đó được đưa ra dựa trên các dữ liệu riêng của vụ việc điều tra, không thể áp dụng cho các vụ việc điều tra khác.

Ban Hội thẩm sau khi xem xét đã kết luận như sau:

02 yếu tố mà DOC dựa vào để xác định tính riêng biệt của chương trình cấp đất và quyền sử dụng đất là yếu tố cần, nhưng chưa đủ. Chương trình đó chỉ thực sự mang tính riêng biệt nếu DOC chứng minh có sự khác biệt trong việc cấp đất giữa trong và ngoài khu công nghiệp hoặc khu kinh tế, như về chính sách, về điều kiện, giá cả,…

Trong 06/07 vụ việc CVD thuộc phạm vi khiếu kiện của nội dung này (ngoại trừ vụ kiện CVD với giấy tráng phủ - coated paper), DOC đã hành động không phù hợp với điều 2.2 Hiệp định SCM.

Trung Quốc không đưa ra chứng cứ hoặc lập luận thuyết phục chứng minh DOC vi phạm điều 2.4 Hiệp định SCM.

(3) Trung Quốc cho rằng việc DOC kết luận hạn chế xuất khẩu tạo ra sự “đóng góp tài chính” không phù hợp với Điều 1.1(a) hiệp định SCM.

Trung Quốc cho rằng biện pháp hạn chế xuất khẩu (export restraint) chỉ đơn thuần là một biện pháp chính sách của chính phủ nhằm đặt ra một số giới hạn/điều kiện với việc xuất khẩu một số mặt hàng cụ thể, không tạo ra sự đóng góp tài chính theo Điều 1.1(a)(iv) Hiệp định SCM.

Thêm vào đó, Trung Quốc cũng viện dẫn tới kết luận của Ban Hội thẩm trong vụ việc DS1944. Theo đó, Trung Quốc cho rằng 02 vụ việc thuộc phạm vi khiếu kiện của nội dung này là vụ việc Hoa Kỳ điều tra CVD với gạch magie và ống hàn có nhiều điểm tương đồng với các vụ điều

4 Vụ việc giải quyết tranh chấp DS194: Trung Quốc kiện Hoa Kỳ về việc coi hạn chế xuất khẩu là trợ cấp

Chuyên mụC

Page 17: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

17ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

tra bị đưa ra khiếu kiện trong vụ việc DS194. Theo đó, Ban Hội thẩm đã kết luận rằng hạn chế xuất khẩu không tạo ra “đóng góp tài chính” theo quy định của Điều 1.1(a)(1).

Ban Hội thẩm hoàn toàn đồng ý với các lập luận của Trung Quốc, và đã kết luận rằng DOC hành động không phù hợp với quy định của điều 1.1(a)(1) hiệp định SCM.

Cùng với việc kết luận như trên, Ban Hội thẩm đã yêu cầu DOC điều chỉnh các biện pháp bị coi là không phù hợp với nghĩa vụ của Hoa Kỳ theo các điều khoản của Hiệp định SCM.

2.2. Ban Hội thẩm bác bỏ một phần lập luận của Trung Quốc cho rằng DOC đã thực hiện không đúng nghĩa vụ theo điều 2 Hiệp định SCM khi xác định một số chương trình trợ cấp đầu vào có tính riêng biệt.

Trung Quốc khiếu kiện nội dung liên quan tới việc xác định tính riêng biệt của chương trình trợ cấp đầu vào (input subsidy) trong 12 vụ việc điều tra chống trợ cấp với các sản phẩm.5 Cụ thể, Trung Quốc cho rằng về mặt thực tiễn (de facto) DOC đã không đưa ra được kết luận chính xác dựa trên cơ sở các chứng cứ khẳng định rằng các chương trình trợ cấp đầu vào là riêng biệt.

Thứ nhất, Trung Quốc cho rằng theo điều 2 Hiệp định SCM, có 3 nguyên tắc để xác định tính riêng biệt của chương trình trợ cấp như sau:

“(a) Where the granting authority, or the legislation pursuant to which the granting authority operates, explicitly limits access to a subsidy to certain enterprises, such subsidy shall be specific.

(b) Where the granting authority, or the legislation pursuant to which the granting authority operates, establishes objective criteria or conditions(2) governing the eligibility for, and the amount of, a subsidy, specificity shall not exist, provided that the eligibility is automatic and that such criteria and conditions are strictly adhered to. The criteria or conditions must be clearly spelled out in law, regulation, or other official document, so as to be capable of verification.

(c) If, notwithstanding any appearance of nonspecificity resulting from the application of the principles laid down in subparagraphs (a) and (b), there

5 12 vụ việc gồm liên quan tới các sản phẩm sau: ống chịu lực, ống dẫn, sợi, kệ bếp, OCTG, sợi dây (wire strand), ống hàn, giấy tráng, ống khoan, nhôm đùn, ống trụ thép, tấm pin mặt trời.

are reasons to believe that the subsidy may in fact be specific, other factors may be considered. Such factors are: use of a subsidy programme by a limited number of certain enterprises, predominant use by certain enterprises, the granting of disproportionately large amounts of subsidy to certain enterprises, and the manner in which discretion has been exercised by the granting authority in the decision to grant a subsidy. In applying this subparagraph, account shall be taken of the extent of diversification of economic activities within the jurisdiction of the granting authority, as well as of the length of time during which the subsidy programme has been in operation.”

Trung Quốc cho rằng DOC đã bỏ qua không xem xét nguyên tắc (a) và (b), mà trực tiếp sử dụng nguyên tắc (c), trong khi đó nguyên tắc (c) đã chỉ rõ sau khi áp dụng cả 2 nguyên tắc (a) và (b) mà không đưa ra kết luận về tính riêng biệt thì mới sử dụng nguyên tắc (c).

Thêm vào đó, trong quá trình thực tiễn áp dụng nguyên tắc (c), DOC cũng gặp phải một số lỗi trong việc xem xét các yếu tố khác như: (i) không xác định được rõ chương trình trợ cấp (subsidy programme) trong yếu tố thứ nhất là gì, mà DOC chỉ đơn thuần giả định rằng có tồn tại trợ cấp; (ii) DOC không xác định được cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp (the granting authority) theo yếu tố thứ 3; (iii) và không xem xét tới yếu tố được chỉ ra trong câu cuối cùng của nguyên tắc (c): “Khi áp dụng điểm này, cần tính đến mức độ của việc đa dạng hoá các hoạt động kinh tế trong phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp, cũng như cần tính tới khoảng thời gian hoạt động của chương trình trợ cấp.”

Hoa Kỳ đã phản biện lại các cáo buộc của Trung Quốc như sau:

Thứ nhất, Hoa Kỳ cho rằng điều 2 của Hiệp định SCM không quy định rằng các nguyên tắc (a), (b), (c) phải áp dụng lần lượt theo trình tự, câu đầu tiên trong nguyên tắc (c) chỉ ám chỉ truyền đạt thông tin rằng nguyên tắc (c) chỉ là một ngoại lệ trong trường hợp nếu áp dụng theo nguyên tắc (a) và (b) mà xác định được là bề ngoài chương trình không mang tính riêng biệt.

Thứ hai, DOC cho rằng điều 2.1 SCM không yêu cầu cơ quan điều tra phải chỉ rõ ra một chương trình trợ cấp chính thức (formal subsidy programme), vì một chương trình trợ cấp có thể được hình thành một cách chính thức hoặc không chính thức (formally or informally) thông

qua bản thân sự vận hành của chương trình đó.

Thứ ba, DOC cho rằng điều 2 cũng không yêu cầu phải chỉ rõ cơ quan cấp chương trình trợ cấp. Và cuối cùng, DOC cho rằng câu cuối cùng của nguyên tắc (c) không có nghĩa là trong tất cả các cuộc điều tra, cơ quan điều tra đều phải phân tích rõ 02 yếu tố được chỉ ra cuối cùng.

Sau khi xem xét tất cả lập luận của các bên liên quan, Ban Hội thẩm đã kết luận như sau:

Về việc áp dụng các nguyên tắc của điều 2.1 SCM: Ban Hội thẩm đồng ý với Trung Quốc rằng các đoạn của điều 2.1. tuân theo một trật tự logic nhất định, tuy nhiên cơ quan điều tra không nhất thiết phải tuân theo trình tự này trong các cuộc điều tra. Ban Hội thẩm cho rằng, việc áp dụng nguyên tắc (c) chỉ “thường” (“normally”) được áp dụng sau khi đã áp dụng nguyên tắc (a) và (b). DOC không hề vi phạm điều 2.1 SCM khi chỉ áp dụng nguyên tắc (c) để xác định tính riêng biệt.

Về việc xác định chương trình trợ cấp và cơ quan cấp trợ cấp: chứng cứ, lập luận mà Trung Quốc đưa ra không đủ để kết luận là DOC vi phạm điều 2.1.

Về việc tính đến câu cuối cùng của nguyên tắc (c) khi xác định trợ cấp, Ban Hội thẩm xác định trong lời văn của quy định đã chỉ rõ “shall” có nghĩa là cơ quan điều tra “có nghĩa vụ, trách nhiệm” phải tính đến 02 yếu tố: mức độ việc đa dạng hóa các hoạt động kinh tế trong phạm vi quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp và khoảng thời gian hoạt động của chương trình khi xác định tính riêng biệt của chương trình trợ cấp. Như vậy DOC đã vi phạm câu cuối cùng của điều 2.1(c) Hiệp định SCM.

2.3. Ban Hội thẩm bác bỏ hoàn toàn các lập luận sau của Trung Quốc

(1) Trung Quốc cho rằng DOC đã sai khi kết luận rằng có tồn tại sự “bóp méo thị trường”, dẫn tới việc DOC từ chối sử dụng ngưỡng chuẩn trong nước để tính toán.

Trung Quốc khiếu kiện rằng khi tính toán mức lợi ích trong 12 vụ việc CVD6 liên quan tới chương trình trợ cấp chính phủ cung cấp hàng hóa thấp hơn giá trị thông thường, DOC đã sử dụng ngưỡng chuẩn bên ngoài để tính toán do cho rằng giá cả thị trường trong nước của Trung Quốc đã bị bóp méo là vi phạm Điều 1.1. và Điều 14(d) Hiệp định SCM.

Cụ thể, Trung Quốc cho rằng DOC

6 12 vụ việc: ống chịu lực, ống dẫn, sợi, kệ bếp, OCTG, dây sợi, ống hàn, giấy in, ống khoan, nhôm đùn, ống trụ thép và tấm pin mặt trời.

Chuyên MụC

Page 18: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

18 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

chỉ dựa vào thị phần kiểm soát của Chính phủ trong việc sản xuất hàng hóa tương tự ở thị trường nội địa để kết luận về sự bóp méo thị trường.

Tuy nhiên, Ban Hội thẩm đã kết luận rằng, sau khi xem xét cả 12 vụ việc bị khiếu kiện, chỉ có 1 số vụ kiện trong đó DOC chỉ dựa trên cơ sở sở hữu của chính phủ để kết luận về sự bóp méo của thị trường, còn phần lớn các vụ việc, DOC còn dựa trên nhiều yếu tố khác để đưa ra kết luận, như: dựa trên dữ liệu sẵn có, khối lượng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào thị trường Trung Quốc thấp, hay việc hạn chế xuất khẩu,…

Ngoài ra, theo điều 14(d), Trung Quốc đã viện dẫn tới kết luận của Cơ quan Phúc thẩm trong vụ việc DS2577 rằng chỉ trong trường hợp vai trò của chính phủ như là người cung cấp khoản đóng góp tài chính quá nổi bật tới nỗi gây ra sự bóp méo giá cả trên thị trường thì cơ quan điều tra mới sử dụng tới ngưỡng chuẩn bên ngoài để tính toán.

Tuy nhiên, Ban Hội thẩm cho rằng lập luận của Trung Quốc chưa vững, do chính phủ có thể gây ra sự bóp méo thị trường bằng nhiều cách khác nhau, chứ không hẳn chỉ bằng cách lợi dụng vai trò của người cung cấp khoản đóng góp tài chính, như lập luận của Trung Quốc. Hơn nữa, trong vụ việc DS379, Cơ quan Phúc thẩm cũng đã kết luận rằng ngoài vai trò nổi bật của chính phủ, cơ quan điều tra cũng cần cân nhắc các yếu tố khác để xác định về sự bóp méo giá cả thị trường”.

Do đó, liên quan tới khiếu kiện này của Trung Quốc, Ban Hội thẩm kết luận rằng, DOC không vi phạm quy định của Điều 1.1(b) và Điều 14(d) của Hiệp định SCM khi sử dụng ngưỡng chuẩn bên ngoài để tính toán trong 12 vụ việc liên quan.

(2) Trung Quốc cho rằng DOC không có đầy đủ chứng cứ về việc đóng góp tài chính của các cơ quan công và về tính riêng biệt của chương trình trợ cấp làm cơ sở để tiến hành khởi xướng điều tra vụ việc.

Thứ nhất, liên quan tới chứng cứ về việc đóng góp tài chính của các cơ quan công, Trung Quốc cho rằng trong một số vụ việc, DOC sử dụng việc các SOEs được sở hữu phần lớn bởi chính phủ có cung cấp đầu vào cho các nhà sản xuất, và do đó tạo nên sự đóng góp tài chính, để làm cơ sở khởi xướng điều tra vụ việc là không hợp lý.

7 Vụ việc giải quyết tranh chấp DS257: Canada kiện Hoa Kỳ về kết luận cuối cùng trong vụ việc điều tra với gỗ mềm nhập khẩu từ Canada

Thứ hai, liên quan tới chứng cứ tính riêng biệt của chương trình trợ cấp làm cơ sở để khởi xướng điều tra, vẫn giữ nguyên lập luận như đã nói ở trên, Trung Quốc cho rằng chứng cứ mà DOC đưa ra không thỏa mãn 4 yếu tố được nêu trong nguyên tắc (c) Điều 2.1 Hiệp định SCM.

Ban Hội thẩm cho rằng, mặc dù như đã nói ở trên, việc được sở hữu phần lớn bởi Chính phủ không đủ để kết luận một SOE là một cơ quan công theo định nghĩa của Điều 1.1 Hiệp định SCM, tuy nhiên, vẫn có thể được sử dụng như là 1 trong số các chứng cứ chứng minh một cơ quan là cơ quan công và do đó có khả năng cung cấp các khoản đóng góp tài chính cho doanh nghiệp.

Thêm vào đó, Ban Hội thẩm cũng khẳng định rằng yêu cầu đối với các chứng cứ đưa ra để khởi xướng điều tra vụ việc không quá khắt khe như yêu cầu đối với chứng cứ để đưa ra các kết luận. Nên chỉ cần có dấu hiệu có sự đóng góp tài chính hoặc có dấu hiệu thỏa mãn một trong số các yếu tố để xác định tính riêng biệt là đủ cơ sở để khởi xướng điều ra.

Do đó, Ban Hội thẩm đã kết luận rằng DOC hành động không trái với quy định tại điều 11 SCM về khởi tố và tiến hành điều tra vụ việc chống trợ cấp.

(3) Trung Quốc cho rằng DOC đã sai khi sử dụng “dữ kiện sẵn có bất lợi” để ra kết luận thay vì sử dụng dữ kiện sẵn có trong hồ sơ

Trung Quốc cáo buộc trong số 42 kết luận trong 15 vụ việc điều tra, DOC đã sử dụng “dữ liệu sẵn có bất lợi” để kết luận về đóng góp tài chính, lợi ích và tính riêng biệt của trợ cấp, thay vì sử dụng dữ liệu thực tế có trong hồ sơ, là vi phạm Điều 12.7 Hiệp định SCM.

Ban Hội thẩm đã kết luận rằng, việc DOC dựa trên dữ liệu sẵn có bất lợi để đưa ra kết luận là hoàn toàn phù hợp với quy định tại điều 12.7 của Hiệp định SCM, do trong quá trình điều tra, có một số doanh nghiệp Trung Quốc đã không sẵn sang hợp tác, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra.

3. Về mặt pháp lý (as such)Ban Hội thẩm ủng hộ lập luận phản

bác của Trung Quốc đối với “giả định có thể bác bỏ” (rebuttable presumption) của DOC rằng việc được sở hữu đa số bởi Chính phủ là đủ để coi một doanh nghiệp như một “tổ chức công” (public body).

Trong vụ việc điều tra chống trợ cấp với sản phẩm Kệ bếp, DOC đã chỉ ra rằng “việc giả định có thể bác bỏ rằng doanh nghiệp được sở hữu phần lớn bởi chính phủ là các cơ quan công phù hợp với Mục

771(5)(B) của Đạo luật thuế quan 1930”. Trung Quốc cũng viện dẫn tới kết

luận của Cơ quan phúc thẩm trong vụ việc uS Zeroing (EC) rằng giả định có thể bác bỏ được sử dụng trong vụ việc Kệ bếp nêu trên đã hình thành nên một quy tắc hoặc một tiêu chuẩn có khả năng áp dụng chung và rộng rãi trong việc xác định liệu một thực thể bị kiểm soát bởi Chính phủ Trung Quốc có được coi là cơ quan công hay không.

Ban Hội thẩm hoàn toàn đồng ý với các lập luận của Trung Quốc, vì giả định có thể bác bỏ trong vụ việc Kệ bếp đã dẫn tới việc DOC hành động không phù hợp với điều 1.1(a)(1) Hiệp định SCM bằng cách sử dụng việc kiểm soát/sở hữu phần lớn bởi Chính phủ như là cơ sở cho việc xác định cơ quan công không phù hợp với kết luận của Cơ quan Phúc thẩm trong vụ việc DS379 rằng việc sở hữu bởi Chính phủ không đủ để kết luận rằng một thực thể là một cơ quan công.

Diễn biến tiếp theoNgày 22 tháng 8 năm 2014, Trung

Quốc đã thông báo DSB quyết định kháng cáo tới Cơ quan Phúc thẩm về một số diễn giải pháp lý và vấn đề pháp luật trong Báo cáo Ban Hội thẩm.

Ngày 27 tháng 8 năm 2014, Hoa Kỳ cũng đã nộp kháng cáo.

Ngày 20 tháng 10 năm 2014, Chủ tịch Cơ quan Phúc thẩm thông báo cho DSB rằng dự kiến báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm được ban hành không muộn hơn ngày 18 tháng 12 năm 2014.

Kết luậnDo các vấn đề mà Trung Quốc khiếu

kiện cũng là các vấn đề nổi cộm trong các vụ điều tra chống bán phá giá của Hoa Kỳ với Việt Nam, nên ngay từ giai đoạn đầu tiên, Việt Nam đã đăng ký làm bên thứ 3 và tích cực bình luận, theo dõi diễn biến của vụ việc.

Mặc dù Ban Hội thẩm không hoàn toàn ủng hộ các khiếu kiện của Trung Quốc, nhưng các khiếu kiện được Ban Hội thẩm ủng hộ đều rất có lợi, tạo tiền đề tốt cho Việt Nam trong các vụ viêc giải quyết tranh chấp trong tương lai, đặc biệt là kết luận về việc xác định cơ quan công.

TRẦn Thị Lan hƯƠng(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ

thương mại của nước ngoài)

Chuyên mụC

Page 19: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

19ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

Theo các quy định của WTO, trong các cuộc điều tra chống bán phá giá (CBPG), bên cạnh việc tính

toán biên độ bán phá giá, cơ quan điều tra cũng cần phải đánh giá “thiệt hại” của ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các quy định của WTO liên quan đến vấn đề xác định thiệt hại còn chưa rõ ràng và cụ thể. Chính vì vậy, trong rất nhiều vụ việc điều tra chống bán phá giá, kết quả tính toán biên độ thiệt hại của Cơ quan điều tra thường gây nhiều tranh cãi đối với các bên liên quan.

1. Tổng quan phương pháp tính biên độ thiệt hại trong quá trình đánh giá thiệt hại

Trong các cuộc điều tra chống bán phá giá (CBPG), bên cạnh việc tính toán biên độ bán phá giá, cơ quan điều tra phải đánh giá “thiệt hại” của ngành sản xuất trong nước. Cho đến thời điểm hiện nay, theo ghi chú 9 của Hiệp định Chống bán phá giá (Anti-dumping Agreement - ADA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có 3 loại thiệt hại được liệt kê, đó là:

(1) Thiệt hại đáng kể (material injury)(2) Nguy cơ gây thiệt hại đáng kể

(Threat to cause material injury)(3) Ngăn cản (hay làm chậm trễ) việc

hình thành một ngành sản xuất trong nước

Do thiệt hại là yếu tố định tính cao, và không có định nghĩa chính xác về thiệt hại, vì vậy trong Điều 3.2 và Điều 3.4 của ADA đã liệt kê danh sách các nhân tố Cơ quan điều tra chống bán phá giá cần phải xem xét khi xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước, như: lượng nhập khẩu, ảnh hưởng của hành vi bán phá giá đối với giá bán trong nước, ảnh hưởng đối với lợi nhuận, doanh thu của ngành sản xuất trong nước. Trên thực tế, theo thông lệ của một số nước hay sử dụng công cụ CBPG như Liên minh Châu Âu (EU), Hàn Quốc, cơ quan điều tra đã sử dụng một nhân tố quan trọng để đánh giá thiệt hại đó là chỉ số biên độ thiệt hại (injury margin), áp dụng theo nguyên tắc thuế CBPG thấp hơn (lesser duty rule). Điều đó có nghĩa mức thuế CBPG không được vượt quá một trong hai giá trị là biên độ phá giá và biên độ thiệt hại. Mục đích của nguyên tắc nhằm hướng tới các biện pháp CBPG sẽ được đưa ra ở mức độ hợp lý và cần thiết để ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng

kể của ngành sản xuất trong nước1. Vì vậy theo nguyên tắc này, mức thuế CBPG được áp dụng sẽ bằng với biên độ nào thấp hơn.

Biên độ thiệt hại được tính toán dựa trên cơ sở của công thức so sánh giá của nhà xuất khẩu với giá của ngành sản xuất trong nước cho từng sản phẩm tương tự. Giá của ngành sản xuất trong nước dựa trên giá bán kỳ vọng (hay còn gọi là giá bán khi không có thiệt hại – non-injurious price). Công thức tính biên độ thiệt hại như sau:

Trong đó:a: bình quân gia quyền của giá bán

của các nhà sản xuất trong nước khi không có thiệt hại (non-injurious price)

B: bình quân gia quyền giá nhập khẩu của các nhà xuất khẩu

C: bình quân gia quyền giá CIF các sản phẩm của các nhà xuất khẩu

Trong công thức như trên, - A = Giá thành sản xuất toàn bộ

sản phẩm (COM) + lợi nhuận hợp lý (Reasonable profit)

1 Điều.9.1 Hiệp định Chống bán phá giá WTO (ADA)

một Số Vướng mắC trong ViệC tínH toán biên độ tHiệt Hại Của Vụ ViệC điều tra CHống bán pHá giá

Chuyên MụC

Page 20: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

20 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

- B = Giá CIF của các nhà xuất khẩu + chi phí của nhà nhập khẩu

Cũng tương tự như tính biên độ phá giá, khi so sánh hai giá A và B, nếu có những yếu tố khác biệt có thể ảnh hưởng đến giá, Cơ quan điều tra có thể tiến hành điều chỉnh giá để phù hợp với thực tế. Theo công thức tính toán biên độ thiệt hại nêu trên, Cơ quan điều tra sẽ phải thu thập dữ liệu về các giao dịch bán hàng từ các nhà xuất khẩu và phân bổ chi phí sản xuất của các nhà sản xuất trong nước theo mã PCN. Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra cũng phải thu thập dữ liệu về chi phí nhập khẩu của công ty nhập khẩu để tính toán giá nhập khẩu.

Điểm khác biệt cơ bản giữa việc tính toán biên độ thiệt hại và biên độ bán phá giá đó là biên độ thiệt hại sẽ tính chung cho từng nước hoặc tính chung cho toàn bộ các quốc gia bị điều tra. Trong khi đó, biên độ bán phá giá sẽ được tính riêng cho từng công ty của từng quốc gia. Chính vì vậy, Cơ quan điều tra sẽ phải thực hiện các điều chỉnh về giá cũng như chi phí trong dữ liệu của nhà xuất khẩu và nhà sản xuất trong nước nhằm đảm bảo việc so sánh mang tính công bằng giữa giá bán của nhà xuất khẩu và giá bán của nhà sản xuất trong nước.

Đối với việc sử dụng phương pháp zeroing trong tính toán biên độ thiệt hại, đây là phương pháp đã gây nhiều tranh cãi do việc sử dụng phương pháp quy về không đối với những mã PCN khi tính toán biên độ thiệt hại có giá trị âm sẽ quy về không không đảm bảo tính công bằng. Vì vậy các Cơ quan điều tra trên thế giới hầu như không áp dụng phương pháp này trong quá trình tính toán biên độ thiệt hại.

2. những khó khăn và vướng mắc khi tính toán biên độ thiệt hại

Có thể thấy rằng, công thức tính toán biên độ thiệt hại khá đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay việc tính toán biên độ thiệt hại thường gặp khó khăn và gây ra nhiều tranh cãi đối với các bên liên quan. Do ADA không có những quy định cụ thể và rõ ràng về việc tính toán biên độ thiệt hại, vì vậy việc tính toán biên độ thiệt hại được thực hiện chủ yếu tại các quốc gia có áp dụng nguyên tắc “lesser duty rule” và tại mỗi quốc gia, phương pháp và cách thức tính toán biên độ thiệt hại của Cơ quan điều tra cũng không hoàn toàn giống nhau. Một số khó khăn mà các Cơ quan điều tra thường gặp phải trong việc tính toán biên độ thiệt hại, có thể kể đến như sau:

(1) Khác biệt giữa hàng hóa tương

tự sản xuất trong nước và hàng hóa bị điều tra

Trước khi ra quyết định điều tra chính thức một vụ việc CBPG, Cơ quan điều tra đều xem xét rất kỹ lưỡng về đặc tính kỹ thuật, công dụng của các sản phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước. Tuy nhiên trong rất nhiều vụ việc điều tra CBPG, các sản phẩm sản xuất trong nước sẽ có những khác biệt nhất định so với các sản phẩm nhập khẩu bị điều tra. Chính vì sự khác nhau giữa hàng hóa sản xuất trong nước và nhập khẩu, khi cơ quan điều tra tiến hành mã hóa sản phẩm theo PCN (Product code number) để phục vụ việc phân loại sản phẩm của mỗi công ty cũng như tính toán biên độ thiệt hại, Cơ quan điều tra đã không sử dụng được công thức ở trên để so sánh giá giữa sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu (do có rất ít mã PCN trùng nhau giữa sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu).

Trong một số vụ việc tại Hàn Quốc, Cơ quan điều tra đã lựa chọn các đặc tính chủ yếu và đại diện cho sản phẩm và lược bỏ một số đặc điểm theo mã PCN để tiến hành tính toán biên độ thiệt hại. Việc so sánh theo các tiêu chí như vậy vẫn đảm bảo không làm thay đổi giá thành và chất lượng của sản phẩm cũng như các đặc tính cơ bản của sản phấm.

(2) Tính toán lợi nhuận hợp lý của ngành sản xuất trong nước

Theo các quy định của pháp luật hiện hành, việc tính toán lợi nhuận hợp lý không có các quy định cụ thể và rõ ràng. Cơ quan điều tra có thể tính toán lợi nhuận hợp lý dựa trên bình quân gia quyền lợi nhuận thực tế/ kỳ vọng của các nhà sản xuất trong nước. Trong một số trường hợp, cơ quan điều tra sẽ tự tính toán đựa trên các giao dịch bán hàng của các nhà sản xuất trong nước trong bản trả lời câu hỏi. Tuy nhiên, trên thực tế do đặc thù của mỗi ngành sản xuất có nhiều đặc điểm riêng, vì vậy lợi nhuận của từng ngành cũng có sự khác nhau. Trong những ngành sản xuất mang tính đặc thù và sử dụng công nghệ cao, lợi nhuận của ngành có thể lên đến trên 10%. Nhưng trong một số ngành sản xuất các sản phẩm dân dụng và phổ thông như: thép, xi măng và hàng tiêu dùng, lợi nhuận của ngành khá thấp chỉ từ 2% - 5%. Trong khi đó, để tính toán biên độ thiệt hại, lơi nhuận hợp lý là yêu tố quan trọng cấu thành giá bán không có thiệt hại. Khi lợi nhuận hợp lý được tính toán ở mức cao sẽ khiến chỉ số biên độ thiệt hại tăng lên. Chính vì vậy, trong nhiều vụ việc điều tra CBPG tại

EU, các bên liên quan đã tranh luận khá nhiều về cách thức tính toán, xác định lợi nhuận hợp lý do Cơ quan điều tra đưa ra.

(3) Tính toán chi phí của nhà nhập khẩu

Để tính toán chi phí của nhà nhập khẩu, Cơ quan điều tra sẽ tính toán dựa trên dữ liệu do các nhà nhập khẩu cung cấp. Tuy nhiên, trong tất cả các vụ việc điều tra CBPG, các công ty nhập khẩu thường là bên phản đối vụ việc nhiều nhất do tác động của thuế CBPG làm tăng giá thành nhập khẩu và họ thường không hợp tác với Cơ quan điều tra trong việc trả lời các bản câu hỏi liên quan. Trong rất nhiều vụ việc trên thế giới, khi các nhà nhập khẩu không hợp tác, Cơ quan điều tra sẽ phải tự thu thập số liệu và tính toán chi phí nhập khẩu. Đây là một khó khăn thực sự cho Cơ quan điều tra trong việc chứng minh các kết quả tính toán đó là minh bạch và hợp lý.

Qua một số phân tích về khó khăn nêu trên, chúng ta có thể thấy một trong những lý do chính khiến kết quả tính toán biên độ thiệt hại của Cơ quan điều tra thường gây nhiều tranh cãi là do thiếu những hướng dẫn và quy định cụ thể về vấn đề này trong ADA cũng như nội luật của từng quốc gia. Vì vậy, trên thực tế phương pháp tính toán biên độ thiệt hại thường khá mở và mỗi quốc gia lại có cách hiểu và áp dụng khác nhau.

Đối với Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, hệ thống kê khai tài chính kế toán chưa được thống nhất, minh bạch và đầy đủ. Vì vậy Cơ quan điều tra thường gặp nhiều khó khăn để có được số liệu chính xác và thường phải hướng dẫn các nhà sản xuất trong nước cũng như các công ty nhập khẩu trong quá trình trả lời bản câu hỏi của Cơ quan điều tra. Mặc dù việc tính toán biên độ thiệt hại gặp nhiều trở ngại, tuy nhiên hầu hết các chuyên gia và nhà nghiên cứu đều cho rằng để có thể đánh giá đầy đủ và toàn diện lợi ích kinh tế - xã hội nói chung cũng như lợi ích của tất cả các bên liên quan trong một vụ việc điều tra CBPG, việc tính toán biên độ thiệt hại là rất cần thiết.

TRƯờng hƯng (Phòng điều tra vụ kiện phòng vệ

thương mại của các doanh nghiệp trong nước)

Chuyên mụC

Page 21: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

21ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Pháp luật và thực tiễn điều tra chống trợ cấp của một số nước trên thế giới

Ngày 16 tháng 12 năm 2014, Ủy ban Châu Âu (EC) đã ra quyết định cuối cùng kết thúc vụ kiện

điều tra chống trợ cấp đối với sản phẩm sợi PSF nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Một số diễn biến vụ việc- Nguyên đơn: Hiệp hội Sợi nhân

tạo Châu Âu CIFRS.- Hàng hóa bị điều tra: Sợi Polyester

tổng hợp (PSF) chưa chải thô, kéo sợi hay chế biến để đánh sợi có mã CN 5503 20 00 (sản phẩm này hiện đang chịu mức thuế nhập khẩu vào EU là 4%).

- Ngày khởi xướng: 19 tháng 12 năm 2013

- Giai đoạn điều tra: từ 01/10/2012 đến 30/9/2013.

- Các chương trình, chính sách của Việt Nam bị điều tra: (1) các khoản vay ưu đãi với lãi suất thấp và bảo lãnh vay; (2) chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp trong Khu công nghiệp và khu Công nghệ cao; (3) các chính sách ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp; (4) các ưu đãi về thuế; (5) ưu đãi về quyền sử dụng đất; (6) ưu đãi khác như: cung cấp nguyên vật liệu thô cho các doanh nghiệp PSF thấp hơn giá trị thông thường; khấu hao nhanh,…

Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các cơ quan địa phương nghiên cứu trả lời Bản câu hỏi điều tra do EC gửi.

Trên cơ sở các nội dung trả lời của Chính phủ Việt Nam, EC đã tiến hành thẩm tra các cơ quan trung ương cũng như các cơ quan địa phương.

nội dung kết luận cuối cùngSau khi thu thập thông tin từ bản trả

lời các bản câu hỏi đầu tiên và bổ sung, đồng thời tiến hành thẩm tra tại chỗ với Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam, EC đã ra kết luận cuối cùng chấm dứt vụ việc với những lý do như sau:

Sau khi tính toán, EC xác định biên độ trợ cấp của Việt Nam và Trung Quốc đều thấp hơn 2% (Việt Nam: 1,25%). Theo quy định của WTO và EC, một vụ việc điều tra chống trợ cấp áp dụng với sản phẩm có xuất xứ từ một nước đang phát triển phải được chấm dứt nếu cơ quan có thẩm quyền liên quan xác định được rằng biên độ trợ cấp cho sản phẩm đó không vượt quá 2% (mức tối thiểu – de minimis). Với Ấn Độ, mặc dù có biên độ trợ cấp cao hơn mức tối thiểu, nhưng EC kết luận rằng không có đủ chứng cứ để chứng minh có mối liên hệ giữa hàng

hóa nhập khẩu của Ấn Độ và thiệt hại của ngành công nghiệp của EC.

Việc EC kết luận rằng biên độ trợ cấp của Việt Nam là không đáng kể và chấm dứt vụ việc điều tra là kết quả tích cực và thành công đối với Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam, phản ánh nỗ lực, sự hợp tác đầy đủ và thiện chí của các cơ quan Chính phủ Việt Nam và doanh nghiệp trong gần 01 năm tham gia kháng kiện bao gồm việc trả lời các bản câu hỏi điều tra, chuẩn bị các tài liệu chứng minh và tham gia quá trình thẩm tra của EC tại Việt Nam. Đồng thời, do đây là vụ kiện chống trợ cấp đầu tiên của EC đối với Việt Nam, kết quả cuối cùng nêu trên đặc biệt có ý nghĩa, có thể tạo tiền lệ tích cực cho Việt Nam trong các vụ việc tương lai.

Thông tin xin liên hệ:Phòng xử lý các vụ kiện phòng vệ

thương mại của nước ngoài – Cục Quản lý cạnh tranh, Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; Tel: (+84 4) 22205012; Fax: (+84 4) 222 05003, Email: [email protected]

(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài)

ủy ban CHâu âu (eC) ra quyết địnH Cuối Cùng kết tHúC Vụ ViệC điều tra CHống trợ Cấp Với Sản pHẩm Sợi pSF

nHập kHẩu từ Việt nam

Chuyên MụC

Page 22: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

22 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Đến tháng 12 năm 2014, Luật Cạnh tranh đã ra đời vừa tròn mười năm. Mặc dù thời gian tồn tại

chưa phải là dài nhưng Luật Cạnh tranh cũng đã bước đầu phát huy được vai trò và hiệu quả trong việc tạo lập một hành lang pháp lý chung cho các hoạt động cạnh tranh, duy trì và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng, sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế thị trường và là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Nội dung sau đây sẽ điểm lại những nét chính trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh cũng như một số kết quả thực thi sau mười năm kể từ khi được ban hành.

1. Bối cảnh nền kinh tế trước khi soạn thảo

Sau hơn một thập kỷ phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đến cuối những năm 1990, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, tăng trưởng kinh tế hàng năm khá ổn định, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân hàng năm khoảng 7%, chính sách kinh tế mới đã thực sự khơi dậy khả năng tiềm tàng của các thành phần kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, đến tháng 7 năm 1999, trên cả nước có 35.000 doanh nghiệp gồm nhiều loại hình thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Và từ khi Luật doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2000, chỉ sau một năm, đến hết năm 2000, đã có hơn 14.400 doanh nghiệp mới được thành lập.

Con số trên cho thấy một số lượng khổng lồ các chủ thể kinh doanh đầy tiềm năng trên thị trường Việt Nam. Và từ đó, sự cạnh tranh của các đối thủ trong từng lĩnh vực, từng ngành hàng cũng trở nên gay go và quyết liệt. Sức nóng cạnh tranh trên thị trường làm cho đời sống kinh tế trong nước sôi động hẳn lên, là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh doanh phải tự hoàn thiện mình để hoạt động có hiệu quả. Song cũng chính từ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt đó làm cho thị trường bị đe doạ trước sự tấn công của những hành vi phản cạnh tranh. Cùng với thời gian và sự phát triển của nền kinh tế, những thủ đoạn và hành vi phản cạnh tranh trong kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng trở nên

tinh vi và nguy hiểm hơn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc tới sự ổn định của nền kinh tế, sự sống còn của một số ngành sản xuất và công nghiệp nội địa.

Có thể nói, việc xây dựng nền kinh tế thị trường và tiếp nhận quy luật cạnh tranh là một quy luật vận động trong nền kinh tế nhưng chưa chuẩn bị được một hành lang pháp lý nhằm kiểm soát sự vận động của nền kinh tế trên cơ sở cạnh tranh đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh vô tổ chức, thiếu lành mạnh và không có sự định hướng. Không thể phủ nhận những mặt tích cực của cạnh tranh với vai trò là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhưng vấn đề cạnh tranh cần phải có sự điều tiết của Nhà nước để ngăn chặn, loại trừ và kìm hãm tính không lành mạnh hay mặt trái của cạnh tranh cũng như đảm bảo một môi trường cạnh tranh thực sự lành mạnh, công bằng và bình đẳng cho các quan hệ kinh tế vận động và phát triển.

2. Các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và nhà nước về điều tiết cạnh tranh và kiểm soát độc quyền

Trong nhiều thập kỷ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã làm lu mờ hình ảnh, vị trí cũng như tầm quan trọng của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế. Nhưng kể từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì quan điểm và

nhận thức của chúng ta về các quy luật vận động của nền kinh tế thị trường đã có sự thay đổi. Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, cùng với quá trình đổi mới, cạnh tranh đã từng bước được tiếp nhận như một quy luật, một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, quản lý và điều hành nền kinh tế quốc dân. Trước thực trạng của các hành vi phản cạnh tranh, của vấn đề cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế xuất hiện trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới cũng như xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường theo các nguyên tắc và quy luật vận động khách quan thì việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành một văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề cạnh tranh và độc quyền ở Việt Nam đã đến độ chín muồi. Điều này cũng được thể hiện rõ trong các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước.

Trong Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về các văn kiện trình Đại hội VIII ngày 28 tháng 6 năm 1996 đã nêu “…cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãng phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau...”.

Trên tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 7 năm 1996) xác định “... tiếp tục hoàn thiện và mở thêm nhiều loại hình thị trường hàng hoá và dịch vự, với sự tham gia bình đẳng của các thành phần kinh tế. Nghiên cứu ban hành Luật bảo đảm cạnh tranh và

Luật CạnH tranH Sau mười năm nHìn LạiTIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 23: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

23ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

kiểm sát độc quyền trong kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh và chống hạn chế thương mại...”.

Để hiện thực hoá chủ trương trên, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá X đã ban hành Nghị quyết số 19/1998/QH10 ngày 20 tháng 12 năm 1998 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1999, trong đó giao cho Bộ Thương mại chủ trì soạn thảo Dự án Luật cạnh tranh và chống độc quyền, trên cơ sở phối hợp và thống nhất với các Bộ, ngành liên quan.

3. Qúa trình soạn thảo và ban hànhTrên tinh thần quán triệt Nghị quyết

số 19/1998/QH10 nêu trên, để triển khai nhanh thực hiện, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ban hành Chỉ thị số 11/2000/CT-BTM ngày 12 tháng 5 năm 2000 về việc triển khai soạn thảo Luật Cạnh tranh, trong đó nêu rõ “cạnh tranh và độc quyền là những phạm trù cơ bản gắn liền với kinh tế thị trường nên những quy định pháp luật về cạnh tranh và độc quyền khi được ban hành sẽ là những chế định pháp luật quan trọng trong hệ thống pháp luật kinh tế, góp phần xây dựng một hành lang pháp lý vừa đảm bảo cho các quan hệ kinh tế diễn ra lành mạnh, thông thoáng, đạt hiệu quả cao, vừa đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, bảo vệ lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân trong sản xuất kinh doanh”.

Sau quá trình 4 năm soạn thảo, ngày 03 tháng 12 năm 2004, Luật số 27/2004/QH11 về Cạnh tranh đã được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 6 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. Với thiết kế gồm 6 chương, 123 Điều, Luật Cạnh tranh gồm các chế định điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh (bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế), điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Được đánh giá là Hiến pháp của nền kinh tế thị trường nên ngay từ khi được ban hành, Luật Cạnh tranh được kỳ vọng là công cụ quan trọng nhằm tạo lập hành lang pháp lý, đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế thị trường và là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Luật Cạnh tranh của Việt Nam cũng được bạn bè quốc tế đánh giá là tương đối hiện đại, điều chỉnh hầu hết các

vấn đề cơ bản tác động đến môi trường cạnh tranh cũng như được áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động tại thị trường Việt Nam, không phân biệt hình thức sở hữu và không loại trừ đối với doanh nghiệp nhà nước.

4. Kết quả thực thi sau 10 năm kể từ khi ban hành

Sau 10 năm kể từ ngày ban hành, việc triển khai áp dụng và thực thi Luật Cạnh tranh trong thực tiễn cũng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, rất đáng khích lệ.

4.1. Việc điều tra và xử lý đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh

Sau khi Luật Cạnh tranh được ban hành và có hiệu lực, Cơ quan cạnh tranh đã từng bước đẩy mạnh hoạt động điều tra đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh, trong đó tập trung vào các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Tính đến nay, đã có 08 vụ việc hạn chế cạnh tranh đã được Cơ quan cạnh tranh điều tra và xử lý. Trong số đó có 03 vụ việc xuất phát từ đơn khiếu nại của doanh nghiệp và 05 vụ việc do Cơ quan cạnh tranh tự phát hiện dấu hiệu về hành vi vi phạm và khởi xướng điều tra. Các vụ việc điều tra cũng thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau bao gồm lĩnh vực sản xuất bia, ngành xăng dầu, thị trường bảo hiểm, lĩnh vực điện ảnh, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chuyên chở hành khách bằng tàu trên đường biển, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành. Số doanh nghiệp bị điều tra trong 08 vụ việc nêu trên lên tới gần 70 doanh nghiệp, và tổng số tiền xử phạt lên tới gần 5,5 tỷ đồng.

Mặc dù số lượng vụ việc hạn chế cạnh tranh được điều tra và xử lý còn khá khiêm tốn, nhưng xét trong bối cảnh Cơ quan cạnh tranh còn non trẻ và đang gặp rất nhiều khó khăn cũng như bị hạn chế về nguồn nhân, vật lực phục vụ cho quá trình thực thi thì đây mới chỉ là những thành quả đạt được bước đầu để cho thấy một sự khởi đầu thuận lợi và ở một chừng mực nào đó, Luật Cạnh tranh đã chính thức đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng.

Nó cũng cho thấy quyết tâm của Cơ quan cạnh tranh trong việc thực thi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, nó cũng gióng lên một hồi chuông cảnh báo để cho cộng đồng các doanh nghiệp tự nhận thức và điều chỉnh hành vi kinh doanh của mình cho phù hợp với quy định của pháp luật, từng

bước hình thành văn hóa cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và hướng tới một môi trường cạnh tranh bền vững.

Ngoài các vụ việc hạn chế cạnh tranh được chính thức điều tra và xử lý, Cơ quan cạnh tranh cũng thực hiện điều tra tiền tố tụng đối với 77 vụ việc. Trong số đó, có 38 vụ việc liên quan đến quy định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền (chiếm 49%), 36 vụ việc liên quan đến quy định về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (chiếm 47%) và có 3 vụ việc liên quan đến quy định về hành vi tập trung kinh tế bị cấm (chiếm 4%). Thông qua hoạt động điều tra tiền tố tụng, Cơ quan cạnh tranh một mặt thu thập các thông tin, số liệu cần thiết để xây dựng cơ sở dữ liệu về từng ngành, lĩnh vực kinh tế nhất định, mặt khác, tìm hiểu, lý giải các nghi vấn về hành vi hạn chế cạnh tranh đang xảy ra trên thị trường để từ đó kịp thời áp dụng các biện pháp can thiệp trong trường hợp cần thiết nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm.

4.2. Việc điều tra và xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Sau tròn 10 năm ban hành Luật Cạnh tranh, đã có 298 đơn khiếu nại liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được Cơ quan cạnh tranh tiếp nhận, và có 144 đơn được thụ lý, điều tra. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh rất đa dạng, diễn ra dưới nhiều hình thức và trong nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, bán hàng đa cấp bất chính, gièm pha đối với doanh nghiệp khác, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, chỉ dẫn gây nhầm lẫn, và gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác. Nhóm hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số các vụ việc, chiếm tới 66%. Tiếp theo là các vụ việc liên quan tới hành vi bán hàng đa cấp bất chính, chiếm khoảng 22%. Số lượng vụ việc liên quan tới các dạng hành vi khác như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, gây rối hoạt động của doanh nghiệp khác, gièm pha doanh nghiệp khác, xâm phạm bí mật kinh doanh… có số lượng hạn chế hơn. Cơ quan cạnh tranh đã ban hành 122 quyết định xử phạt đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh với số tiền phạt rất lớn, trong đó tiêu biểu là các năm 2008 với 805 triệu đồng, năm 2011 với 1,4 tỷ đồng và năm 2013 với 650 triệu đồng. Năm 2011 là năm số lượng vụ việc việc cạnh tranh không lành mạnh được điều tra lớn nhất, với 36 vụ việc.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 24: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

24 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Những năm khác còn lại có số lượng vụ việc cạnh tranh không lành mạnh được điều tra ít hơn.

Những con số thống kê nêu trên cho thấy một nỗ lực không ngừng và vai trò quan trọng của Cơ quan cạnh tranh trong việc điều tra, xử lý đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, chế định kiểm soát đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã phát bước đầu phát huy tác dụng và là cơ sở pháp lý quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.

4.3. Việc kiểm soát các hoạt động tập trung kinh tế

Tại thời điểm năm 2004, khi Luật Cạnh tranh mới được ban hành cũng đồng thời là thời điểm mà các hoạt động tập trung kinh tế ở Việt Nam bắt đầu trở thành một làn sóng mạnh mẽ. Nếu năm 2005, tại Việt Nam có 18 giao dịch tập trung kinh tế với tổng giá trị giao dịch khoảng 61 triệu đô la Mỹ thì đến năm 2007, các vụ tập trung kinh tế tại Việt Nam đã tăng nhanh nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với 113 vụ, tổng giá trị đạt 1,753 tỷ đô la Mỹ. Đến năm 2011, số vụ tập trung kinh tế đã lên tới 266 vụ với tổng giá trị giao dịch đạt 6,25 tỷ đô la Mỹ. Trong 5 năm gần đây, tăng trưởng trong hoạt động tập trung kinh tế tại Việt Nam đạt mức bình quân trên 30%. Cùng với sự gia tăng của các hoạt động tập trung kinh tế là những nguy cơ tiềm ẩn của việc hình thành các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh có thể gây ảnh hưởng tới môi trường cạnh tranh. Chính vì vậy, Cơ quan cạnh tranh đã đẩy mạnh và tích cực thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát và kiểm soát đối với hoạt động tập trung kinh tế để ngăn chặn kịp thời và giảm thiểu tác động tiêu cực mà một số giao dịch tập trung kinh tế có thể gây ra đối với thị trường. Tính đến tháng 8 năm 2014, Cơ quan cạnh tranh đã thụ lý 23 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế và 12 vụ việc tham vấn về tập trung kinh tế. Trong số các vụ việc được Cơ quan cạnh tranh tiếp nhận xem xét, các vụ việc tập trung kinh tế theo hình thức sáp nhập doanh nghiệp chiếm đa số với 18 vụ việc và 3 vụ việc còn lại dưới hình thức tham vấn tập trung kinh tế. Các vụ việc tập trung kinh tế diễn ra ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng tập trung ở một số nhóm ngành chính như công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, phân phối bán lẻ, kinh doanh bất động sản và thông tin truyền thông. Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cũng thuộc mọi thành

phần kinh tế, từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp dẫn đầu trong các ngành, lĩnh vực kinh doanh và các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.

Một trong những kết quả nổi bật của quá trình thực thi quy định của Luật Cạnh tranh về kiểm soát tập trung kinh tế là số việc thông báo và tham vấn tập trung kinh tế đã ngày một tăng lên bởi nhiều lý do. Một là, do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh luôn được tích cực đẩy mạnh, giúp các doanh nghiệp có nhận thức và ý chí tuân thủ pháp luật cạnh tranh tốt hơn. Hai là, có sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan có liên quan trong việc kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế diễn ra trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Ba là, có sự chuyển dịch về phương thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương thức đầu tư thông mua hoạt động mua bán, sáp nhập nhằm tiết kiệm nguồn lực, dễ dàng thâm nhập thị trường và giảm thiểu các rào cản gia nhập thị trường.

5. Và nhìn lại sau thời gian mười năm

Nhìn lại quãng thời gian mười năm kể từ khi Luật Cạnh tranh được ban hành và cũng gần ngần ấy năm luật này được đưa vào thực thi, có thể thấy một số điểm sau:

Thứ nhất, cần khẳng định việc ban hành Luật Cạnh tranh là sự thể chế hoá, hiện thực và cụ thể hoá một cách nhanh chóng và kịp thời chủ trương xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh, cạnh tranh vì mục đích phát triển đất nước và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, kiểm soát độc quyền trong kinh doanh, chống cạnh tranh không lành mạnh mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra làm tiền đề cho việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Có thể nói, sự ra đời của Luật Cạnh tranh đã đánh một dấu mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới nền kinh tế. Chủ trương đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường trên nền tảng cạnh tranh tự do và bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn nếu như còn thiếu một công cụ hiệu quả để kiểm soát độc quyền và các hành vi phản cạnh tranh. Thực thi thành công Luật Cạnh tranh sẽ là yếu tố then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nền kinh tế thị trường vận

hành hiệu quả. Cùng với sự ghi nhận vai trò của cạnh tranh tại khoản 2, Điều 51, Hiến pháp năm 2013, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật thì vị trí và vai trò của Luật Cạnh tranh trong hệ thống pháp luật đã được nâng lên một tầm cao mới, càng trở nên ý nghĩa và quan trọng hơn bao giờ hết.

Thứ hai, có thể nói ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, pháp luật cạnh tranh đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Tuy nhiên, đối với những nước Châu Á, đặc biệt trong khối ASEAN, pháp luật cạnh tranh vẫn còn khá mới mẻ. Việc lần đầu tiên ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004 là bước tiến bộ và là một thành công đáng kể của Việt Nam so các nước khác trong khu vực. Việt Nam là nước thứ tư trong khối ASEAN ban hành Luật Cạnh tranh. Những nước ban hành trước Việt Nam là Thái Lan (ban hành năm 1999), In-đô-nê-si-a (ban hành năm 1999) và Xing-ga-po (ban hành tháng 10 năm 2004). Ma-lai-xi-a mãi tới năm 2010 mới ban hành Luật Cạnh tranh. Các quốc gia còn lại trong Asean hiện còn đang trong quá trình soạn thảo hoặc lấy ý kiến để thông qua.

Thứ ba, những kết quả thực thi bước đầu đạt được sau mười năm kể từ khi ban hành Luật Cạnh tranh đã giúp nâng cao nhận thức của toàn cộng đồng xã hội về vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh, giúp định hình văn hoá cạnh tranh trong kinh doanh và giúp điều chỉnh hành vi ứng xử cho phù hợp không chỉ đối với cộng đồng các doanh nghiệp mà cả đối với các cơ quan quản lý nhà nước và toàn thể cộng đồng xã hội. Rõ ràng, kết quả bước đầu đạt được trong thực thi các quy định về chống các hành vi hạn chế cạnh tranh, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của cơ quan cạnh tranh đã tác động một cách trực tiếp tới nhận thức và hành vi không chỉ của các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường mà còn cả đối với mọi tổ chức, cá nhân khác trong xã hội. Luật Cạnh tranh bước đầu không chỉ giúp bảo vệ các hoạt động cạnh tranh, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng xã hội về cạnh tranh và bảo vệ cạnh tranh, mà còn giúp điều chỉnh hành vi của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh và mọi cá nhân, tổ chức khác trong xã hội cho phù hợp để hướng tới một môi trường cạnh tranh có văn hoá, lành mạnh và bình đẳng.

(xem tiếp trang 30)

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 25: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

25ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

quyết tranh chấp tại WTO liên quan đến các biện pháp PVTM chiếm một tỷ lệ lớn. Trước xu thế đó, Việt Nam cũng đã và đang tham gia 02 vụ việc giải quyết tranh chấp tại WTO nhằm bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, trước nhu cầu bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi hàng nhập khẩu, Việt Nam cũng đã bước đầu sử dụng các công cụ PVTM với 02 vụ việc điều tra tự vệ đối với kính nổi (2009) và dầu thực vật (2013) và 01 vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép từ một số nước (2014).

Nhằm phổ biến và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm ứng phó, sử dụng các biện pháp PVTM cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, ngày 13 tháng 11 năm 2014 vừa qua, Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương đã tổ chức buổi hội thảo về Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả biện pháp phòng vệ thương mại và Cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO tại Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tài trợ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen.

Buổi hội thảo có sự tham gia của hơn 80 khách mời, gồm đại diện của

Hội tHảo Về kinH ngHiệm ứng pHó Và Sử dụng Hiệu quả biện pHáp pHòng Vệ tHương mại Và Cơ CHế giải quyết tranH CHấp tại Wto ngày 13/11/2014

tại tHànH pHố Hồ CHí minH

Trong thời gian qua, cùng với sự mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại toàn cầu, các hàng rào bảo vệ

thương mại truyền thống như thuế, thuế quan… được dỡ bỏ thì các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ) đã được nhiều nước sử dụng như một công cụ bảo hộ sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh gay gắt và ngày càng tăng của hàng hóa nhập khẩu nước ngoài.

Trước tình hình đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đã và đang trở thành mục tiêu của các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nhiều nước khác nhau trên thế giới. Tính đến tháng 10 năm 2014, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam là 71 vụ. Hàng hóa bị kiện không chỉ tập trung ở những sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu lớn như thủy sản, giày da, thép… mà còn mở rộng sang những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ.

Cùng với xu hướng sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo hộ sản xuất trong nước, các nước cũng có xu hướng lạm dụng các công cụ này với các biện pháp không phù hợp với quy định của WTO, gây ảnh hưởng bất lợi đến các nước xuất khẩu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới số lượng các vụ việc giải

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 26: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

26 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

nhiều cơ quan, đơn vị khác nhau bao gồm: hơn 30 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thép, sợi; các hiệp hội ngành nghề (VASEP, HAWA, Hiệp hội cao su Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Hiệp hội Rau quả Việt Nam…); các Sở (Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp Hồ Chí Minh …); các Cục (Công nghiệp địa phương, Quản lý Xuất nhập khẩu, Hóa chất, Hải quan, Thương mại điện từ và Công nghệ thông tin Hồ Chí Minh…); Trung tâm WTO VCCI; các văn phòng luật; trường đại học, viện nghiên cứu cũng như một số cơ quan truyền thông (báo, tạp chí, đài tiếng nói, đài truyền hình…).

Các diễn giả trình bày bao gồm các chuyên gia, cán bộ nhiều kinh nghiệm phụ trách trực tiếp các vụ việc PVTM và giải quyết tranh chấp tại WTO của Cục Quản lý Cạnh tranh cũng như luật sư đại diện cho một số doanh nghiệp Việt Nam trong công tác kháng kiện các vụ điều tra PVTM của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chương trình hội thảo gồm các bài trình bày với nội dung thiết thực, sát với thực tiễn và nhu cầu của doanh nghiệp, hiệp hội và các đơn vị có liên quan, cụ thể: “Thực trạng và xu hướng áp dụng biện pháp PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”, “Kháng kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp – Kinh nghiệm của Việt Nam”, “Một số vấn đề lưu ý đối với doanh nghiệp Việt Nam khi chuẩn bị hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá – bài học từ vụ việc đầu tiên”, “Giải quyết tranh chấp WTO – Tổng quan về vận hành và sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”. Các bài trình bày đã thu hút sự quan tâm lớn của không chỉ cộng đồng doanh nghiệp mà còn các cơ quan có liên quan qua việc các khách mời đã đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu thêm về thủ tục điều tra PVTM của nước ngoài đối với Việt Nam cũng như trao đổi bên lề về các vụ việc điều tra PVTM của Việt Nam với hàng nhập khẩu.

Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội cũng như các đơn vị liên quan tại buổi hội thảo đã cho thấy sự quan tâm đối với lĩnh vực PVTM và cơ chế giải quyết tranh chấp tại WTO – các nội dung đang ngày càng trở nên không còn xa lạ đối với Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại hiện nay.

hằng nga(Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ

thương mại của nước ngoài)

Bia - Nước giải khát là lĩnh vực sản xuất vật chất có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có tác

động không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người, nhất là đời sống tinh thần. Cùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế, ngành Bia - Nước giải khát đã đạt được những kết quả khả quan, không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao và trở thành thị trường có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã tạo cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo dựng được thương hiệu uy tín, thành công trên thương trường như Sabeco, Habeco…

Nhằm tạo ra một diễn đàn mở để các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức hiệp hội, các đại diện doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu cùng trao đổi về các vấn đề liên quan đến tình hình cạnh tranh và chất lượng hiện nay, Cục Quản lý cạnh tranh (Cục QLCT) - Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đã tổ chức buổi hội thảo: “Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực Bia - Nước giải khát” tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 12, năm 2014.

Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục QLCT, ông Bùi Trường Thắng – Phó

Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, PGS. TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát và các diễn giả từ các phòng chuyên môn của Cục Quản lý cạnh tranh cùng với sự tham gia của các đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, đông dảo doanh nghiệp, người tiêu dùng và phương tiện truyền thông báo chí.

Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày thực trạng, môi trường cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực bia, nước giải khát tại Việt Nam. Theo bà Trần Phương Lan – Trưởng phòng Phòng Giám sát và Quản lý cạnh tranh, thị trường bia Việt Nam được đánh giá có mức tăng khá nhanh do các doanh nghiệp nội địa mở rộng sản xuất và các doanh nghiệp nước ngoài tham gia ngày càng nhiều. Dự kiến thị trường bia của Việt Nam có mức tăng trưởng ổn định hàng năm khoảng 7% trong vòng 5 năm tới, và đạt mức hơn 4 tỷ lít vào năm 2017. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (sản lượng sản xuất của 2 thành phố chiếm gần 40% lượng sản xuất bia tại Việt Nam). Tuy nhiên, có một thực tế trên thị trường bia hiện nay là xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong nước. Dấu hiệu hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp bia tại Việt Nam

Hội tHảo “CạnH tranH Và bảo Vệ quyền Lợi người tiêu dùng trong LĩnH VựC

bia – nướC giải kHát” tại Hà nội

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 27: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

27ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

thể hiện qua việc treo thưởng cao khi dỡ biển hiệu của hãng khác, hay đóng giả vai khách hàng nói xấu công khai chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh với mục đích gièm pha doanh nghiệp khác.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu – Nước giải khát cho rằng với việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, trong thời gian tới, sẽ có nhiều tập đoàn đồ uống nước ngoài vào Việt Nam. Vì thế, thị trường bia – nước giải khát sẽ cạnh tranh rất mạnh, đi cùng với đó là nhiều hành vi phản cạnh tranh xuất hiện.

Ông Phạm Văn Cao – Phó trưởng phòng Phòng điều tra và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh cho biết tình trạng cạnh tranh không lành mạnh đang tồn tại một cách phổ biến, đa dạng, tuy nhiên thực tế hiện nay, số lượng vụ việc bị xử lý là không nhiều, mỗi năm chỉ giải quyết được khoảng 40-50 vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, còn trong lĩnh vực bia, nước giải khát thì khá ít.

Ông Bùi Trường Thắng – Phó Vụ trưởng, Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương cũng cho rằng hiện nay quản lý an toàn thực phẩm với các loại nước giải khát còn rất lỏng lẻo, đặc biệt là đối với

các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, hộ gia đình với công nghệ, thiết bị lạc hậu. Do vậy các hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng phải vào cuộc mạnh hơn, hướng dẫn người tiêu dùng biết được các quyền của mình. Còn bản thân các doanh nghiệp để phát triển được thị trường phải cam kết, có quy trình sản xuất đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm và giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất cho đến khâu phân phối, bán lẻ.

Bên cạnh đó, ông Phan Thế Thắng – Phó Trưởng phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhận định, trong thời gian gần đây người tiêu dùng khiếu nại nhiều nhất là về quảng cáo gian dối, cường điệu công dụng của nước giải khát, làm cho người tiêu dùng tin tưởng và chấp nhận mua giá cao, nhưng thực tế lại không được như lời nhà sản xuất. Ngoài ra, còn có các khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm, như phát hiện ra dị vật, kết tủa trong chai bia hoặc lon nước giải khát. Khiếu nại việc sử dụng phụ gia thực phẩm độc hại, chất bảo quản bị cấm như sử dụng các loại hương liệu thực phẩm, phụ gia công nghiệp trong pha chế nước giải khát. Trên cơ sở đó, ông Thắng kiến nghị bản thân các doanh nghiệp cần phải giám sát chặt chẽ hơn nữa trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng

hóa, trong hoạt động quảng cáo, khuyến mại, quá trình sau bán hàng. Các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức, nhận biết cho cán bộ, công nhân viên và thiết lập bộ phận tư vấn, giải quyết khiếu nại tố cáo cho người tiêu dùng một cách kịp thời, đúng quy định. Còn về phía người tiêu dùng, cũng cần phải trung thực trong việc khiếu nại, không lợi dụng để thu lợi bất chính làm ảnh hưởng đến thương hiệu của các doanh nghiệp.

Hội thảo đã kết thúc thành công tốt đẹp góp phần nâng cao năng lực quản lý và tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành sản xuất bia, nước giải khát nói riêng đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng Việt.

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Page 28: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

28 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

Câu hỏi 1: Có các loại hình thức trợ cấp nào?

Trả lời:Theo quy định của Hiệp định về trợ

cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định SCM) thì có 3 hình thức trợ cấp, bao gồm:

- Trợ cấp bị cấm (trợ cấp đỏ)- Trợ cấp có thể đối kháng (trợ cấp

có thể bị kiện – trợ cấp vàng)- Trợ cấp không bị cấm (trợ cấp

không bị kiện - trợ cấp xanh).Câu hỏi 2: Thế nào là hình thức

trợ cấp bị cấm (trợ cấp đỏ)?Trả lời:Theo quy định tại Điều 3, Mục II

Hiệp định SCM, trừ khi có quy định khác tại Hiệp định Nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây dù được quy định trong luật hay thực thi trên thực tế, theo định nghĩa về trợ cấp sẽ bị cấm:

(a) Các chương trình trợ cấp căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu (còn gọi là trợ cấp xuất khẩu), bao gồm những khoản trợ cấp dưới đây:

- Khoản trợ cấp của Chính phủ cấp trực tiếp cho một doanh nghiệp hoặc một ngành sản xuất trong nước dựa trên kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp hoặc nghành sản xuất đó;

- Các chương trình giữ lại tiền tệ hoặc các hành vi tương tự liên quan đến thưởng khuyến khích xuất khẩu;

- Vận chuyển nội địa và cước phí giao hàng xuất khẩu, được Chính phủ

cung cấp hoặc giao quyền cung cấp, với những điều kiện thuận

lợi hơn so với giao hàng nội địa;- Chính phủ hoặc cơ quan Chính

phủ cung cấp dịch vụ và sản phẩm nhập khẩu, hoặc sản xuất trong nước sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, trực tiếp hay gián tiếp thông qua các chương trình được phép của Chính phủ, với những điều kiện thuận lợi hơn cung cấp cho các sản phẩm tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hay dịch vụ để sử dụng trong sản xuất hàng tiêu thụ trong nước, nếu trong trường hợp là một sản phẩm, các điều kiện điều khoản đó thuận lợi hơn điều kiện thương mại thông thường sẵn có trên thị trường thế giới dành cho nhà xuất khẩu của Thành viên đó;

- Chương trình miễn toàn bộ hoặc một phần, hoặc ân hạn liên quan đến xuất khẩu như các khoản thuế trực thu hay khoản đóng góp xã hội mà doanh nghiệp sản xuất hay thương mại đã hoặc phải thanh toán;

Cho phép miễn giảm đặc biệt trực tiếp liên quan tới xuất khẩu hoặc kết quả xuất khẩu, vượt quá hay cao hơn những miễn giảm dành cho sản xuất để tiêu thụ trong nước khi tính toán mức cơ sở để thu thuế trực tiếp.

- Miễn hay hoàn thuế gián thu đối với sản xuất hoặc lưu thông sản phẩm xuất khẩu cao hơn mức áp dụng đối với sản xuất hay lưu thông một sản phẩm tương tự tiêu thụ trên thị trường nội địa;

- Miễn, hoàn hay hoãn nộp thuế gián thu cộng gộp kỳ trước của hàng hóa hay dịch vụ được sử dụng trong sản xuất hàng xuất khẩu vượt quá mức được miễn, giảm hay hoãn thu với các khoản thuế gián thu gộp đánh vào sản phẩm hay dịch vụ thuộc

các giai đoạn trước đây tương ứng được tiêu thụ trên thị trường trong nước; tuy nhiên với điều kiện là, các khoản thuế gián thu cộng gộp trong kỳ trước được miễn giảm hay hoãn thu có thể áp dụng đối với hàng đã xuất khẩu mà không áp dụng với sản phẩm tương tự được tiêu thụ trong nước, khi các khoản thuế gián thu cộng gộp được đánh vào vật tư đầu vào tiêu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu (tạo thành hao phí thông thường).

- Giảm hoặc hoàn thuế nhập khẩu vượt quá mức áp dụng đối với nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu (tạo thành mức hao phí thông thường; tuy nhiên, nếu trong những trường hợp riêng biệt, nhà sản xuất có thể sử dụng một số lượng đầu vào trên thị trường trong nước ngang bằng hay có cùng chất lượng và đặc điểm như đầu vào nhập khẩu để thay thế đầu vào trong nước đó để có thể được hưởng lợi từ quy định này khi các hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tương ứng cùng phát sinh trong một thời kỳ hợp lý nhưng không quá hai năm.

- Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt do Chính phủ quản lý) thực hiện các chương trình bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, các chương trình bảo hiểm hoặc bảo lãnh nhằm chống lại sự tăng chi phí sản phẩm xuất khẩu hay các chương trình về rủi ro ngoại hối, với phí thu thấp không hợp lý, không đủ để chi trả cho chi phí hoạt động dài hạn hoặc thâm hụt của các chương trình đó,

- Chính phủ (hoặc các cơ quan đặc biệt trực thuộc hoặc do Chính phủ quản lý) cấp các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất thấp hơn mức mà họ thực tế phải trả để có được tiền thực hiện việc này (hay lẽ ra phải trả nếu vay trên thị trường vốn quốc tế để có được tiền cùng thời hạn và các điều kiện tín dụng, và được tính bằng cùng một đồng tiền của tín dụng xuất khẩu), hoặc các cơ sở đó trả cho toàn bộ hay một phần chi phí phát sinh với nhà xuất khẩu hay với thể chế tài chính để có được tín dụng, trong chừng mực các khoản tín dụng đó được sử dụng để bảo đảm dành cho nhà xuất khẩu những lợi thế đáng kể trong lĩnh vực tín dụng xuất khẩu.

- Bất kỳ khoản thu nào từ ngân sách nhà nước tạo thành trợ cấp theo nội dung quy định tại Điều XVI GATT 1994. Theo quy định này, đó là các khoản cấp phát hoặc duy trì bất kỳ một hình thức trợ cấp nào bao gồm cả hình thức hỗ trợ giá và thu nhập, trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng lượng xuất khẩu hàng hóa từ,

HỎI - ĐÁP

Page 29: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

29ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

biện pHáp Cam kết giá trong Vụ ViệC điều tra CHống bán

pHá giá (tiếp)

hoặc làm giảm lượng nhập khẩu hàng hóa vào lãnh thổ nước trợ cấp và trợ cấp xuất khẩu.

(b) Các chương trình trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, liên quan đến ưu tiên sử dụng hàng sản xuất trong nước hơn hàng nhập khẩu.

Mỗi nước thành viên sẽ không được cấp hay duy trì những khoản trợ cấp nêu trên.

Câu hỏi 3: Thế nào là trợ cấp có thể bị đối kháng (trợ cấp vàng) và trợ cấp không thể đối kháng (trợ cấp xanh)t?

Trả lời:Theo Hiệp định SCM, hầu hết các

chương trình trợ cấp, đặc biệt là trợ cấp sản xuất có thể bị đối kháng. Đây là những khoản trợ cấp mang tính riêng biệt. Đối tượng nhận trợ cấp này chỉ giới hạn trong một hoặc một số doanh nghiệp, một hoặc một số ngành sản xuất hoặc một khu vực địa lý nhất định. Những chương trình này không bị cấm nhưng sẽ là đối tượng bị kiện tại cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương hoặc bị áp dụng các biện pháp đối kháng khi một Thành viên áp dụng trợ cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của các Thành viên khác.

Trợ cấp không thể đối kháng (trợ cấp xanh) là trợ cấp không mang tính chất riêng biệt. Đó là những trợ cấp mang tính phổ cập, không phân biệt giữa các ngành hay các doanh nghiệp, và dựa trên những tiêu chí kinh tế khách quan và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng biệt đối với bất kỳ đối tượng nào. những trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu của doanh nghiệp, trợ cấp để hỗ trợ đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, hoặc trợ cấp để phát triển sản xuất ở những vùng lạc hậu, khó khăn cũng được coi là trợ cấp xanh. Tuy nhiên, những trợ cấp này cần phải có một số điều kiện kèm theo quy định tại Điều 8.2, Mục IV của Hiệp định SCM.

an BÌnh (TỔng hỢP)

Liên quan đến các biện pháp phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ) trong các FTA, hầu hết các nước cam kết ở mức độ tuân thủ theo quy định của WTO và luật pháp về phòng vệ thương mại của các nước. Tuy nhiên, do mục đích của các FTA hướng tới sự tự do hóa thương mại và hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới nên một số quy định về phòng vệ thương mại sẽ được các nước đàm phán “nới lỏng” hơn so với WTO.

Trong các biện pháp được WTO cho phép để chống lại hành vi thương maị không công bằng (bán phá giá và trợ cấp), các FTA ngày càng chú trọng đàm phán vấn đề cam kết giá giữa doanh nghiệp và cơ quan điều tra nước nhập khẩu để hướng tới việc không áp dụng thuế như một biện pháp trừng phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và trợ cấp. Đi đầu cho xu hướng này là Hàn Quốc khi hầu hết các FTA nước này đàm phán với các đối tác trong khu vực và thế giới đều đề cập đến biện pháp cam kết giá. Thông thường, các điều khoản đàm phán liên quan đến cam kết giá quy định những nhà xuất khẩu nước ngoài cần nâng giá xuất khẩu hoặc hạn chế lượng nhập khẩu

QuY Định VỀ CaM KẾT gIÁ TROng CÁC hIỆP Định ThƯƠng MẠI TỰ DO (FTa)

Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) luôn yêu cầu mức độ cam kết mở cửa sâu rộng hơn các cam kết mở cửa trong Hiệp định thương mại thông thường. Theo FTA, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan, nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), trên thế giới có hơn 200 FTAs có hiệu lực.1

Các FTA trong thời gian gần đây chứng kiến một xu hướng mới là không chỉ những lĩnh vực thương mại mở cửa được đề cập mà cả những vấn đề phi thương mại như lao động, môi trường cũng được đưa vào đàm phán và ký kết. Các Hiệp định đã có cam kết mạnh về thuế quan và nhiều vấn đề phi thuế quan (xuất xứ hàng hóa, các biện pháp phòng vệ thương mại, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, chính sách cạnh tranh…và cả những vấn đề phi thương mại như lao động, môi trường).

1 http://tapchitaichinh.gov.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=26835

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 30: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

30 ACVC ạ n h t r a n h & n g ư ờ i t i ê u d ù n g | S ố . 4 8 - 2 0 1 4

sản phẩm bị điều tra để bù đắp thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước hoặc loại bỏ hành vi bán phá giá.

QuY Định BIỆn PhÁP CaM KẾT ThEO PhÁP LuẬT ChỐng BÁn PhÁ gIÁ CỦa VIỆT naM

Theo quy định của WTO cũng như Pháp lệnh chống bán phá giá của Việt Nam, có hai hình thức cam kết đó là2:

a) Điều chỉnh giá bán;b) Tự nguyện hạn chế khối lượng,

số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam

Theo Pháp lệnh chống bán phá giá và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP, cam kết loại trừ bán phá giá phải được cơ quan điều tra xem xét dựa trên các căn cứ sau đây3: (i) Việc áp dụng Cam kết loại trừ bán phá giá có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và (ii) Việc áp dụng Cam kết loại trừ bán phá giá không gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội trong nước.

Về cơ bản, pháp luật về cam kết giá trong điều tra chống bán phá giá của Việt Nam tương tự như quy định của

2 Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH3 Nghị định số 90/2005/NĐ-CP quy định

chi tiết một số điều trong pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

WTO và đa số quốc gia. Ngoài ra, pháp luật chống bán phá giá Việt Nam bổ sung thêm yêu cầu về việc áp dụng Cam kết loại trừ bán phá giá không gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội trong nước4.

Theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá của WTO và Việt Nam, cơ quan điều tra có nghĩa vụ:

(i) phải xem xét yêu cầu cam kết giá tự nguyện của công ty trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được cam kết. (Điều 34 Nghị định về chống bán phá giá);

(ii) thông báo công khai nội dung cho các bên có quyền lợi liên quan (Điều 21.3 Pháp lệnh Chống bán phá giá);

(iii) có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết của bên yêu cầu sau khi xem xét và Bộ trưởng Bộ Công Thương phải thông báo rõ cho bên yêu

4 Nghị định 90/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều trong pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

cầu được biết (Điều 21.4 Pháp lệnh Chống bán phá giá)

Tính đến hết năm 2013, Việt Nam mới đang điều tra chống bán phá giá vụ việc đầu tiên đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và lãnh thổ Đài Loan nên chưa thực hiện bất kỳ cam kết giá nào đối với các bên liên quan trong vụ việc.

KIM ThÀnh(Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ

thương mại của doanh nghiệp trong nước)

(tiếp theo trang 24)Thứ tư, không chỉ đóng góp vào việc

phát triển kinh tế trong nước, sự ra đời của Luật Cạnh tranh còn mang ý nghĩa và đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, sự ra đời của Luật Cạnh tranh chính là điểm nhấn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cho bạn bè quốc tế thấy và công nhận Việt Nam đã xây dựng được một chính sách cạnh tranh minh bạch, ổn định và thống nhất làm tiền đề cho việc xây dựng, mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác thương mại song và đa phương với nhiều quốc gia trên thế giới, làm tiền đề cho việc gia nhập hay tham gia vào các diễn đàn hay tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Trước hết, sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2004 là bước đi kịp thời để đáp ứng điều kiện trong quá trình đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng

chung của kinh tế thế giới trong hai thập kỷ qua là đẩy mạnh quá trình hợp tác kinh tế song phương và đa phương thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, khu vực và quốc tế. Bên cạnh những nội dung đàm phán truyền thống thì sáng kiến đưa chính sách cạnh tranh trong đó bao gồm việc kiểm soát các hành vi phản cạnh tranh vào là một trong những cam kết song, đa phương và khu vực đã trở nên phổ biến và ngày càng quan trọng. Vì vậy, các quy định của Luật Cạnh tranh chính là nền tảng pháp lý quan trọng làm cơ sở đàm phán về các nội dung cạnh tranh được đưa ra trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực. Trong phạm vi khu vực, việc ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh ở Việt Nam và ở từng quốc gia thành viên là một trong những điều kiện tiên quyết được đặt ra làm tiền đề cho việc thành lập Cộng đồng kinh tế

chung Asean vào năm 2015.Từ những nội dung được đề cập trên

đây, có thể nói, thời gian 10 năm thực sự chưa phải là đủ để một ngành luật mới như Luật Cạnh tranh có thể đi sâu và bám rễ sâu vào đời sống xã hội, trở thành khuôn thước mẫu mực điều chỉnh hành vi của tất cả các doanh nghiệp, các cá nhân và tổ chức trong xã hội. Và mặc dù các quy định của Luật Cạnh tranh chưa thực sự hoàn hảo, chưa thực sự đầy đủ và chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả như mong đợi nhưng những thành quả thực thi bước đầu đạt được cũng như những đóng góp quan trọng của Luật Cạnh tranh đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước rất đáng nhận được sự trân trọng và ghi nhận vào thời điểm Luật Cạnh tranh tròn 10 tuổi.

Phùng Văn ThÀnh(Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh

tranh)

Luật CạnH tranH Sau mười năm nHìn Lại

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Page 31: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

Trung tâm thông tin (CCID) là đơn vị trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập theo quy định tại Quyết định số 848/QĐ-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh.

nhIỆM Vụ Và Quyền hạn1. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước phục vụ công tác quản lý nhà nước về cạnh

tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 2. Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế liên quan đến công tác quản lý, điều hành của Cục theo yêu cầu của Lãnh

đạo Cục.3. Phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức và cá nhân

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng. 4. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị trong, ngoài Cục biên tập, phát hành các ấn phẩm định kỳ tuyên truyền, giới thiệu

về quản lý cạnh tranh, phòng vệ thương mại và bảo vệ người tiêu dùng và các hoạt động khác của Cục.5. Xây dựng, duy trì và quản lý mạng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của Cục.6. Vận hành, duy trì và phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Cục.7. Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, phòng vệ thương

mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;8. Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin theo sự chỉ đạo

của Cục trưởng.9. Tìm kiếm các nguồn hỗ trợ trong nước và quốc tế thuộc thẩm quyền của Trung tâm để thực hiện nhiệm vụ được giao10. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo phân công của Cục trưởng.

Cơ CẤu tổ ChứC

CụC QUản Lý CẠnh TrAnhtrunG tÂM thÔnG tIn Cạnh tranhLuôn vượt sự mong đợi của bạn

Trụ sở: 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nội, Việt namTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: và vụ việc Canada lần đầu tiền điều tra chống trợ cấp Hàng ...vca.gov.vn/Newsletters/CTNTD_48_VN_preview.pdf · thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ĐIỀU TRA VIÊNTrung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lý

cạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition Train-ing Center (CTC).

Thông tin liên hệ:trung tâm Đào tạo điều tra viên (CtC)Địa chỉ: Số 25 ngô Quyền, hoàn Kiếm, hà nộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

CÁC Ấn PhẩM Đã XuẤt Bản