cƠ cẤu tỔ chỨc cỦa cỤc quẢn lÝ cẠnh tranh - bỘ cÔng...

32

Upload: others

Post on 05-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng
Page 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập trong hệ thống tổ chức của Bộ Công Thươngcó nhiệm vụ thực thi Luật Cạnh tranh, Pháp lệnh về Bảo vệ người tiêu dùng, Pháp lệnh Chống bán phá giá,Pháp lệnh Chống trợ cấp và Pháp lệnh tự vệ.

Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm2006, Cục Quản lý cạnh tranh hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy và duy trì môi trường cạnh tranh hiệu quảcho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của doanh nghiệp vàngười tiêu dùng.

Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng do Thủ tướng bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởngBộ Công Thương, và một số Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm

l Thúc đẩy tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả l Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng trước

những hành vi hạn chế cạnh tranhl Chống các hành vi phản cạnh tranh l Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngl Hỗ trợ cho ngành sản xuất trong nước phòng, chống các vụ

kiện bán phá giá, trợ cấp và tự vệ của nước ngoài.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

CỤC QUẢN LÝCẠNH TRANH

Lãnh đạo Cục

Ban Điều tra vụ việchạn chế cạnh tranh

Ban Điều tra và xử lýcác hành vi cạnh tranh

không lành mạnh

Ban Giám sát và quảnlý cạnh tranh

Ban Xử lý chống bánphá giá, chống trợ cấp

và tự vệ

Ban Hợp tác quốc tế

Trung tâm Thông tincạnh tranh

Trung tâm Đào tạođiều tra viên

Văn phòng

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Ban Bảo vệ người tiêu dùng

Page 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

Thư Ban biên tậpLuật Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng sẽ có hiệu lực từ ngày 01

tháng 7 năm 2011. Trên cơ sở Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật sẽ được ban hànhtrong thời gian tới, sẽ là khuôn khổ pháp lý căn bản để các cơ quanquản lý Nhà nước và cộng đồng xã hội đẩy mạnh công tác bảo vệquyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Với chức năng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trongcông tác quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng, song song vớiviệc đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật, Cục Quản lý cạnh tranhđã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan triển khai cáchoạt động tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức của ngườitiêu dùng.

Bản tin “Cạnh tranh và Người tiêu dùng” số 27 với chủ đề bảo vệquyền lợi người tiêu dùng sẽ cung cấp cho độc giả những thông tinbài viết xoay quanh chủ đề về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùngcũng như những tin tức về các hoạt động sự kiện liên quan tới côngtác bảo vệ người tiêu dùng tại các địa phương trên cả nước nhằmhưởng ứng ngày Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực.

BAN BiêN Tập

BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

Của Cục Quản lý cạnh tranh

Giấy phép xuất bản số 10/GP-XBBTCấp ngày 20/01/2011

Phát hành vào ngày 20 hàng tháng

NGƯời CHịU TRáCH NHiệm xUẤT BẢNBẠCH VĂN MỪNG

Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương

BAN BiêN TậpNGUYỄN PHƯƠNG NAM, LÊ PHÚ CƯỜNG,

NGUYỄN THàNH HẢi, ĐỖ VĂN HÙNG,NGUYỄN THỊ THÚY

HỘi đồNG Cố vẤNTRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mạiPGS. TS. LÊ DANH VĨNH

Thứ trưởng Bộ Công ThươngGS. TS. HOàNG ĐỨC THÂN

Đại học Kinh tế Quốc dân PGS. TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT

Viện Nhà nước và Pháp luật TS. BÙi NGUYÊN KHÁNH

Viện Nhà nước và Pháp luật

Cộng tác viên ở nước ngoàiLÊ THàNH ViNH

Nghiên cứu sinh chuyên ngành Luật ĐH Monash, AustraliaDANiEL VANHOUTTE

Đại học Tự do, Bỉ

Tổ chức sản xuất và phát hànhTRUNG TÂm THÔNG TiN CẠNH TRANH (CCid)

25 Ngô Quyền - Hà NộiĐT: (04) 2220 5305 * Fax: (04) 2220 5303

Email: [email protected]

đại diện tại Tp. Hồ Chí minhTầng 6, số 8 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - TP. HCM

phát hành tạiCông ty phát hành báo chí Trung ương

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng xin trân trọng cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến đóng góp của độc giả nhằm nâng cao chấtlượng của Bản tin. Mọi ý kiến đóng góp, thư từ, tin, bài xin gửi về:

Ban Biên tập Bản tin Cạnh tranh và Người tiêu dùng25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

ĐT: (04) 2220 5009 * Fax: (04) 2220 5303 * Email: [email protected]

Page 4: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A4 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Trong số này BẢN TiN CẠNH TRANH & NGƯời TiêU dùNG

5 BẢO vệ NGƯời TiêU dùNG

18 TiN TỨC - SỰ KiệN

20 TRANG QUốC TẾ

23 HỎi đáp

26 NGHiêN CỨU - TRAO đỔi

24 pHáp LUậT vỀ CẠNH TRANH

30 TẢN mẠN

Page 5: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A 5CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Mạng lưới thực thi và bảo vệngười tiêu dùng quốc tế (in-ternational Consumer Pro-

tection & Enforcement Network –iCPEN) là tổ chức quốc tế lớn nhấttrên thế giới về bảo vệ người tiêudùng (BVNTD).

Đây là mạng lưới tập hợp đạidiện của 41 cơ quan BVNTD trên thếgiới như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, HànQuốc, Hà Lan…. và 03 tổ chức quốctế làm quan sát viên bao gồm: Tổchức Hợp tác và Phát triển Kinh tế(OECD), Uỷ Ban Châu Âu (EC) và Hộinghị Liên hợp quốc về thương mại vàphát triển kinh tế (UNCTAD). Mục tiêuchính của iCPEN là thúc đẩy các quốcgia đưa ra những biện pháp thực tiễnnhằm ngăn chặn các hành vi lừa gạtngười tiêu dùng có yếu tố quốc tế(lừa đảo xuyên quốc gia).

Trong thời gian gần đây, iCPEN đãđẩy mạnh các nỗ lực hợp tác để giảiquyết các vấn đề về người tiêu dùngliên quan đến giao dịch xuyên quốcgia đối với hàng hoá và dịch vụ thôngqua một loạt các hoạt động như:

- Xây dựng website bảo vệ ngườitiêu dùng trong các giao dịch điện tử.Website www.econsumer.gov cungcấp các thông tin về công tác BVNTDở các nước thành viên iCPEN, các bíquyết mua sắm trực tuyến hữu dụng

và thông tin về cách thức giải quyếtkhiếu nại của khách hàng.

- Tổ chức Ngày cùng hành độngđể phát hiện và loại bỏ các trang webcó nguy cơ lừa gạt hoặc gian lận gâythiệt hại cho người tiêu dùng. Hàngnăm, iCPEN sẽ lựa chọn một ngày đểcùng hành động, rà soát các trangthông tin điện tử trong diện khả nghi.Tiếp đó, các trang được cho là gây hạicho NTD sẽ nhận được các tin nhắnqua email cảnh báo về những saiphạm của mình.

- Tổ chức Tháng phòng ChốngGian Lận (FPM): theo đó, các thànhviên iCPEN dành 1 tháng trong mỗinăm hoạt động của mình để tập hợpcác thông tin và xây dựng dự án giáodục người tiêu dùng để nâng caonhận thức của người tiêu dùng.Thông thường, các nước thành viênsẽ lựa chọn trong một hoặc nhiềulĩnh vực cụ thể như mua sắm điện tử,gian lận trong xổ sổ…

Ngoài ra, iCPEN còn là diễn đànchia sẻ thông tin giữa các cơ quanBVNTD người tiêu dùng trên thế giớivà khuyến khích hợp tác quốc tế giữacác cơ quan thực thi pháp luật.

Sau 2 năm tham dự iCPEN với vaitrò quan sát viên, vừa qua tại Hội nghịthường niên iCPEN diễn ra tại Hà Lan,Cục Quản lý cạnh tranh đã chính thức

trở thành hội viên thứ 41 của Mạnglưới iCPEN.

Tại Việt Nam, hành vi vi phạmquyền lợi người tiêu dùng đang cóchiều hướng ngày càng gia tăng cảvề số lượng và mức độ phức tạp.Nhiều hình thức giao dịch mới nhưbán hàng từ xa, tiếp thị qua điệnthoại, lừa đảo qua internet… đã vàđang trở nên phổ biến.

Đứng trước yêu cầu đó, tại kỳ họpthứ 8 Quốc hội Khóa Xii diễn ra vàotháng 11 năm 2010, Quốc hội đãchính thức thông qua Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng của ViệtNam và Luật sẽ có hiệu lực kể từtháng 7 năm 2011.

Do đó, việc gia nhập iCPEN vàothời điểm hiện nay có ý nghĩa rấtquan trọng trong bối cảnh Cục Quảnlý cạnh tranh đang triển khai cácbước chuẩn bị cho công tác thực thiluật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcủa Việt Nam trong thới gian tới.

Với tư cách là hội viên của iCPEN,Cục QLCT sẽ được tham gia vào cácnhóm công tác chuyên môn để họchỏi kinh nghiệm về các lĩnh vực cụthể như: quảng cáo gây nhầm lẫn tớingười tiêu dùng, gian lận thương mạiảnh hưởng đến lợi ích của người tiêudùng, bảo vệ người tiêu dùng trongcác giao dịch điện tử… để từ đó ápdụng trong công tác thực thi phápluật bảo vệ người tiêu dùng tại ViệtNam. Cục Quản lý cạnh tranh cũng sẽtham gia dự án hợp tác giữa iCPEN vàOECD với các hoạt động hỗ trợ nhưđào tạo, hội thảo, nghiên cứu…

Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hộiđể Cục tăng cường hình ảnh trêntrường quốc tế và đẩy mạnh hợp tácsong phương với các nước thành viêniCPEN, qua đó đóng góp một phầnvào nỗ lực chung nhằm từng bướcnâng cao quyền lợi của người tiêudùng trên thế giới nói chung vàngười tiêu dùng Việt Nam nói riêng.

Các thông tin về Mạng lưới iCPENcó thể xem chi tiết tại địa chỉ website:www.icpen.org

THANH mAi

Cục Quản lý cạnh tranh chínhthức trở thành hội viên củaMạng lưới thực thi và bảo vệngười tiêu dùng quốc tế (ICPEN)

Page 6: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

v C A6 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Chào mừng sự kiện Luật Bảo vệQuyền lợi người tiêu dùngchính thức có hiệu lực từ ngày

01 tháng 7 năm 2011, trong khuônkhổ hợp tác với Cục Bảo vệ người tiêudùng Hà Lan, ngày 12 tháng 7 năm2011, tại Trung tâm Hội nghị Ủy bannhân dân Thành phố Hải Phòng, CụcQuản lý cạnh tranh đã phối hợp vớiSở Công thương Hải Phòng tổ chứchội thảo “Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng – môi trường pháp lý và kinhnghiệm thực thi”.

Tham dự buổi Hội thảo có ÔngBạch Văn Mừng – Cục trưởng CụcQuản lý cạnh tranh Việt Nam, BàBernadette van Buchem - Chủ tịch Cơquan Bảo vệ người tiêu dùng Hà Lan(BVNTD) và các diễn giả khác tới từ Cơquan BVNTD Hà Lan, Cục Quản lýcạnh tranh, Sở Công thương HảiPhòng và đông đảo các đại biểu đếntừ các sở/ban/ngành, hiệp hội, cáctrường đại học, các doanh nghiệpcũng như người tiêu dùng không chỉtrên địa bàn thành phố Hải Phòng màcòn các địa phương lân cận khác.

Tại buổi Hội thảo, các đại biểu đãđược lắng nghe Bà Bernadette vanBuchem- Chủ tịch Cơ quan Bảo vệngười tiêu dùng Hà Lan (BVNTD) trìnhbày về kinh nghiệm thực thi và tuyêntruyền Luật BVNTD của Hà Lan. Tuy làmột cơ quan còn non trẻ với số lượngnhân viên ít ỏi (45 người) nhưng CụcBVNTD Hà Lan đã đạt được những kết

quả nhất định trong việc bảo vệ 17triệu người tiêu dùng mà chủ yếu làbằng phương pháp tuyên truyền trựctiếp hoặc gián tiếp về Luật, nâng caoquyền lợi của người tiêu dùng bằngviệc cung cấp thông tin và hướngdẫn thông qua các dịch vụ hỗ trợ trựctuyến.

Tiếp theo đó là bài phát biểu củađại diện Cục Quản lý cạnh tranh ViệtNam – Bà Vũ Thị Bạch Nga – Trưởngban BVNTD về các nội dung chínhcủa Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêudùng, các quyền của người tiêu dùngnhằm nâng cao hiểu biết của các tổchức, doanh nghiệp, hiệp hội vàngười tiêu dùng về Luật BVNTD, vềquyền lợi của bản thân họ, từ đónâng cao ý thức bảo vệ người tiêudùng của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Bình Minh, PhóGiám đốc Sở Công thương Hải Phòngcũng có bài trình bày vắn tắt về thựctrạng bảo vệ người tiêu dùng tại HảiPhòng trong thời gian qua, số vụ việckhiếu nại và xử lý, các vấn đề còn tồntại và các cơ quan bảo vệ người tiêudùng liên quan giúp người tiêu dùngcó thể đến khiếu nại khi có vụ việcxảy ra. Từ những kinh nghiệm đó, ôngcũng đưa ra các đề xuất nhằm nângcao hiệu quả công tác bảo vệ ngườitiêu dùng.

Kết thúc phần thuyết trình là bàiphát biểu của Ông Bob Boelema- Banchiến lược và hợp tác quốc tế, Cơ

Hội thảo “Bảo vệ Quyền lợi ngườitiêu dùng - Môi trường pháp lý vàkinh nghiệm thực thi”

quan BVNTD Hà Lan. Ông BobBoelema đã trao đổi những kinhnghiệm đạt được trong công tác bảovệ người tiêu dùng của Hà Lan. Theoông, những hiệu quả mà Hà Lan đạtđược là nhờ các hoạt động tuyêntruyền quảng bá tích cực, quảng cáotrực tuyến và hoạt động tăng cườngđối thoại. Liên quan tới hoạt độngtuyên truyền quảng bá, nguyên tắccủa hoạt động tuyên truyền là tư vấncho người tiêu dùng về quyền vànghĩa vụ của họ đồng thời phải hỗtrợ tư vấn cho người tiêu dùng vàgiám sát các cơ quan quản lý khác.Công cụ hữu hiệu nhất của Hà Lantrong hoạt động tuyên truyền đó làCổng thông tin ConsuWijzer với 3 Cơquan giám sát là Cơ quan BVNTD HàLan, Cơ quan cạnh tranh Hà Lan và Cơquan Bưu chính viễn thông Hà Lan.Theo Cơ quan BVNTD Hà Lan, hỗ trợngười tiêu dùng, tức là giúp ngườitiêu dùng chủ động hành động.Quảng cáo trực tuyến cần phải hiểnthị mục tiêu quảng cáo. Liên quan tớihoạt động tăng cường đối thoại, Cơquan BVNTD Hà Lan đã có các chiếndịch hợp tác với các đơn vị truyềnthông, tổ chức các hội chợ, hoạtđộng hợp tác thường xuyên… Đâythực sự là những kinh nghiệm quýbáu trong việc thực thi pháp luật vềbảo vệ quyền lợi người tiêu dùngkhông chỉ đối với các quốc gia có hệthống pháp luật bảo vệ người tiêudùng khá hoàn thiện mà còn đối vớinhững quốc gia đang trong quá trìnhhoàn thiện môi trường pháp luật.

Hội thảo kết thúc với phần thảoluận sôi nổi giữa các đại biểu và diễngiả. Các đại biểu đã có dịp phát biểunhững quan điểm, ý kiến, đề xuất củamình cũng như được giải đáp nhữngthắc mắc tới cơ quan quản lý Trungương, địa phương và Cơ quan Bảo vệngười tiêu dùng Hà Lan.

Hội thảo đã góp phần nâng caohiểu biết của người tiêu dùng, cộngđồng doanh nghiệp về các nội dungcủa Luật Bảo vệ Quyền lợi người tiêudùng Việt Nam, môi trường pháp lývề bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.Những kinh nghiệm thực thi luật củaCục Bảo vệ Người tiêu dùng Hà Lanlà những thông tin hết sức quý giáđối với cơ quan quản lý của Việt Namtrong quá trình thực thi công tác bảovệ người tiêu dùng. Hội thảo kết thúcthành công tốt đẹp và nhận được sựđánh giá cao của các đại biểu tới dự.

Lê NGUyễN

Page 7: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A 7CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Nhằm phổ biến Luật Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng chocác cơ quan quản lý, doanh

nghiệp và người tiêu dùng tại tỉnhTiền Giang và Bến Tre, ngày 13 tháng4 năm 2011 tại nhà khách tỉnh ủy tỉnhTiền Giang, dưới sự hỗ trợ của Cơquan hợp tác Quốc tế Nhật Bản tạiViệt Nam (JiCA), – Bộ Công Thươngđã phối hợp với Sở Công Thương tỉnhTiền Giang tổ chức Hội thảo giới thiệuLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng.

Tham dự Hội thảo có Ông NguyễnTrung Dũng - Phó Cục trưởng, CụcQuản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương,TS. Vũ Thị Bạch Nga - Trưởng Ban Bảovệ người tiêu dùng, Ông MurookaNaomichi đại điện văn phòng Jica tạiViệt Nam, Lãnh đạo Sở Công Thương,Hội Bảo vệ người tiêu dùng, kháchmời từ các sở, ban, ngành, người tiêudùng và cơ quan truyền thông đếnđưa tin.

Tại Hội thảo TS. Vũ Thị Bạch Ngađã giới thiệu những điểm mới trongluật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngvề quyền trách nhiệm của người tiêudùng; Trách nhiệm của doanh nghiệpsản xuất kinh doanh hàng hóa dịchvụ đặc biệt là trách nhiệm bảo hành,thu hồi sản phẩm, trách nhiệm củabên thứ ba; Những quy định mới vềtổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng như khởi kiện vìquyền lợi người tiêu dùng, thực hiệnnhiệm vụ được cơ quan nhà nướcgiao. Ngoài ra, bà Nga cũng giới thiệuvề Dự thảo Nghị định quy định chitiết và hướng dẫn thi hành luật bảovệ quyền lợi người tiêu dùng, nhữngvấn đề cần xin ý kiến trong Dự thảoNghị định để Hội thảo đóng góp ýkiến.

Đại diện sở Công Thương tỉnhTiền Giang đã báo cáo về tình hìnhtriển khai công tác bảo vệ người tiêudùng trên địa bàn trong thời gian

qua, khó khăn vướng mắc, kiến nghịvà phương hướng hoạt động trongthời gian tới. Trong thời gian qua SởCông Thương đã tích cực tổ chức cáchội thảo chuyên đề phổ biến kiếnthức pháp luật về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, chỉ đạo Hội Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng thành lậpcác chi hội tại các huyện, cho đến naytrên toàn tỉnh đã có 8/10 huyện,thành phố, thị xã có chi hội, đồng thờithành lập được 37 tổ chức hòa giải tạicác chợ, treo 99 bảng tuyên truyền vềquyền và nghĩa vụ của người tiêudùng tại các chợ, siêu thị. Trong thờigian qua Hội bảo vệ người tiêu dùngđã tiến hành hòa giải thành 23 vụ,còn lại 3 vụ đã hoàn tất hồ sơ chuyểnsang tòa án để giải quyết. Tuy nhiên,vẫn tồn tại một số khó khăn trongthực hiện công tác bảo vệ người tiêudùng ở tỉnh như: chưa có cơ chế phốihợp tốt giữa các sở ban ngành; Ngườitiêu dùng ngại tố cáo, khiếu nại; Cácchế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe;Hội bảo vệ người tiêu dùng chưa cókinh phí hoạt động thường xuyên. Đểkhắc phục những tồn tại trên, sởCông Thương Tiền Giang kiến nghịBộ Công Thương sớm ban hành Nghịđịnh hướng dẫn chi tiết luật bảo vệquyền lợi người tiêu dùng và hỗ trợđào tạo cán bộ thực hiện công tácbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ởđịa phương.

Cũng cùng mục đích như trên,ngày 14 tháng 4 năm 2011 tại nhàkhách tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, Cục Quảnlý cạnh tranh - Bộ Công Thương đãphối hợp với Sở Công Thương tỉnhTiền Giang tổ chức Hội thảo giới thiệuLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng.

Sau bài phát biểu giới thiệu luậtcủa TS. Vũ Thị Bạch Nga, Đại diện SởCông Thương Bến tre đã báo cáo vềtình hình thực hiện công tác bảo vệngười tiêu dùng trong thời gian qua

đã đạt được kết quả đáng kể như:Phối hợp với Đài Phát thanh – Truyềnhình, Sở Y tế, Chi cục Đo lường Chấtlượng và Hội Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng tổ chức tọa đàm, phổ biếnkiến thức pháp luật về bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng; Chỉ đạo Chi cụcQuản lý thị trường kiểm tra, kiểm soátvà xử lý nghiêm các trường hợp viphạm về an toàn vệ sinh thực phẩm,chống gian lận trong kinh doanhxăng dầu, gian lận thương mại, niêmyết và bán theo giá niêm yết; Chỉ đạoHội giải quyết kịp thời các đơn thưkhiếu nại của người tiêu dùng. Tuynhiên trong thời gian tới Sở CôngThương cần tập trung một số nhiệmvụ như: Tăng cường tuyên truyền chongười tiêu dùng biết những quyềncủa mình để người tiêu dùng lêntiếng khi quyền lợi bị vi phạm; Phốihợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngànhtrong tỉnh để triển khai hiệu quảcông tác bảo vệ người tiêu dùng; Mởrộng mạng lưới tổ chức bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng trên toàn tỉnh; Yêucầu các doanh nghiệp thực hiệnnghiêm trách nhiệm với người tiêudùng. Đặc biệt trong năm nay sẽ đẩymạnh tuyên truyền nội dung LuậtBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chocơ quan quản lý, các cá nhân, tổ chứchoạt động sản xuất kinh doanh vàngười tiêu dùng trong toàn tỉnh.

Phát biểu tổng kết hội thảo PhóCục trưởng Nguyễn Trung Dũngđánh giá cao nỗ lực của Sở CôngThương Tiền Giang và Bến Tre trongviệc tuyên truyền phổ biến pháp luậtvề bảo vệ người tiêu dùng cũng nhưtriển khai các biện pháp để phát triểnhội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,tổ chức hòa giải người tiêu dùng,đồng thời tiếp thu ý kiến đóng gópcho Dự thảo Nghị định quy định chitiết và hướng dẫn thi hành luật Bảovệ quyền lợi người tiêu dùng.

đOàN QUANG đÔNG

Hội thảo giới thiệu Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtại Tiền Giang và Bến Tre

Page 8: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A8 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Nhằm hưởng ứng Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng có hiệu lực (ngày 01tháng 7 năm 2011) và kỉ niệm 10 năm

Ngày Gia đình Việt (28 tháng 6 năm 2001 – 28tháng 6 năm 2011), được sự đồng ý của Lãnhđạo Bộ Công Thương, 14h ngày 27 tháng 7năm 2011, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóanghệ thuật Việt Nam 02 Hoa Lư, Hà Nội ViệtNam, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ CôngThương đã phối hợp với Công ty cổ phầntruyền thông Việt tổ chức Hội thảo “Sữa vớisức khỏe người tiêu dùng Việt Nam” nhằmtạo ra một diễn đàn cho nhà quản lý, nhàkhoa học, các doanh nghiệp kinh doanh sữavà người tiêu dùng cùng trao đổi về cáchthức lựa chọn, bảo quản và sử dụng sữa saocho hiệu quả nhất.

Tới dự Hội thảo có PGS.TS Lê Danh Vĩnh -Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương,GS.TS Nguyễn Công Khẩn – Cục trưởng CụcAn toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, ÔngNguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng CụcQuản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, PGS.TSNguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dĩnhdưỡng Quốc gia, cùng các doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực sữa, người tiêudùng và các cơ truyền thông đến đưa tin.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởngLê Danh Vĩnh đánh giá cao sáng kiến tổ chứcHội thảo “Sữa với sức khỏe người tiêu dùngViệt Nam”. Sữa là một mặt hàng có ý nghĩaquan trọng với đời sống người tiêu dùng ViệtNam đặc biệt là với người già và trẻ em,những đối tượng người tiêu dùng dễ bị “tổnthương” nhất. Tại Việt Nam, nhu cầu sử dụngsữa của người tiêu dùng ngày một tăng,người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến cácvấn đề về chất lượng sữa cũng như có nhiềusự lựa chọn hơn khi sử dụng sữa. Ngành kinhdoanh sữa trở thành một ngành kinh doanhcó khả năng đem lại lợi nhuận cao. Nhiều tổchức, cá nhân kinh doanh đã tham gia vàoquá trình sản xuất, nhập khẩu, phân phối mặthàng này. Yêu cầu về an toàn vệ sinh thựcphẩm, bảo quản, vận chuyển đối với các sảnphẩm sữa là rất nghiêm ngặt. Tuy nhiên,trong thời gian vừa qua đã có không ít doanhnghiệp không đáp ứng đủ yêu cầu trên thậmchí cố tình không thực hiện đúng và đầy đủdẫn đến chất lượng sữa cung cấp đến tayngười tiêu dùng không đảm bảo ảnh hưởng

Hội thảo "Sữa với sức khỏe người tiêu dùng việt Nam"

Trong thời gian từ ngày 21 tháng5 đến ngày 31 tháng 5 năm2011, Đoàn công tác của Cục

Quản lý cạnh tranh bao gồm: ôngNguyễn Phương Nam - Phó Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh làmtrưởng đoàn, cùng các cán bộ trongCục Quản lý cạnh tranh như: Bà VũThị Bạch Nga - Trưởng Ban Bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, ôngNguyễn Văn Thành- Phó trưởng BanBảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,ông Tạ Mạnh Cường - Chánh VănPhòng Cục, ông Lê Phú Cường - Phógiám đốc Trung tâm thông tin, ôngĐoàn Quang Đông - chuyên viênBan Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, bà Vũ Thanh Mai - Chuyên viênBan Hợp tác quốc tế và ông LêHoàng Tùng - Chuyên viên Vụ Kinhtế tổng hợp, Văn phòng Chính phủđã sang Hà Lan để khảo sát kinhnghiệm thực thi công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng của HàLan. Đợt khảo sát lần này Đoàn có cơhội làm việc với các cơ quan như: Cơquan giải quyết các khiếu nại củangười tiêu dùng; Viện Kinh tế Asser,Cục Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng Hà Lan; Hội Bảo vệ quyền lợitiêu dùng Hà Lan, Tòa án Hague (bộphận giải quyết các vụ việc liên quanđến người tiêu dùng), Bộ Kinh tế,

nông nghiệp và cải cách Hà Lan. Kếtquả của chuyến khảo sát đã thànhcông tốt đẹp với sự đón tiếp nhiệttình từ các cơ quan tại Hà Lan, đồngthời được hiểu thêm rất nhiều vềcông tác bảo vệ quyền lợi người tiêudùng, cũng như bộ máy tổ chức củacác cơ quan bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng tại Hà Lan.

Qua chuyến khảo sát lần nàyĐoàn cũng đề xuất một số ý kiếnnhư:

- Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng là trách nhiệm chung của xãhội, tuy nhiên quyết định của cơquan quản lý nhà nước mang tínhđịnh hướng và quyết định hiệu quảcủa hoạt động này, chính vì vậy cầncó sự quan tâm hơn nữa của các cấplãnh đạo với công tác bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng.

- Sớm ban hành một cơ chế giảiquyết khiếu nại chuyên nghiệp, hiệuquả và tiện lợi để giải quyết có hiệuquả các khiếu nại của người tiêudùng, có thể học tập mô hình Cơquan giải quyết khiếu nại của Hà Lan.

- Cần có một cơ chế phối hợpchặt chẽ giữa các cơ quan quản lýnhà nước trong việc bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng.

Hà pHẠm

Kết quả đoàn khảo sát về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng tại Hà Lan

Page 9: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

9CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Ngày 28 tháng 4 năm 2011, tại trụ sở Chicục Tiêu chuẩn và Đo lường Tp. HảiPhòng – 240 Văn Cao đã diễn ra Đại hội

lần iii Hội Đo lường và Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng Tp. Hải Phòng.

Tham dự Đại hội có TS. Vũ Thị Bạch Nga-Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quảnlý cạnh tranh, Bộ Công Thương, TS. ĐoànPhương – Chủ tịch Hội ViNASTAS, Ô. Vũ VănTạo - Phó Chủ tịch Uỷ ban mặt trận Tổ quốcThành phố, TS. Trần Quang Uy - P. Chủ tịchkiêm TTK Hội Đo lường Việt Nam, KS. TrầnKhắc Điền - Viện phó viện Đo lường Việt Nam,lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, doanh nghiệp vàngười tiêu dùng trên địa bàn đến tham dự.

Đại hội lần thứ iii đã thông qua báo cáohoạt động của Hội trong nhiệm kỳ ii (2005-2010) và phương hướng nhiệm kỳ iii (2011 –2016); Thông qua điều lệ hội sửa đổi; Bầu lạiBan chấp hành khóa iii với 31 đại biểu. Tại đạihội lần này ông Nguyễn Bình Minh – PhóGiám đốc Sở Công Thương Hải Phòng đượcbầu làm chủ tịch Hội.

Phát biểu tại đại hội, TS Vũ Thị Bạch Ngađánh giá cao kết quả của Hội Đo lường và Bảovệ quyền lợi người tiêu dùng Tp. Hải Phòng đãlàm được trong nhiệm kỳ ii như: Tuyên truyềnphổ biến pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng; Giải quyết khiếu nại của người tiêudùng với tỉ lệ giải quyết thành là 90%; Thamgia phản biện và đóng góp ý kiến xây dựngvăn bản pháp luật với các cơ quan nhà Nước.Tuy nhiên, trong thời gian tới Hội Hội Đolường và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tp.Hải Phòng cần đẩy mạnh hơn nữa mạng lướiChi hội tại các quận, huyện đồng thời chuẩnbị điều kiện cần thiết để thực hiện nhữngnhiệm vụ theo quy định tại Luật Bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng về khởi kiện tập thể vìquyền lợi người tiêu dùng, thực hiện một sốnhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao.

Phát huy những thành tích đạt được trongnhiệm kỳ ii, hy vọng trong nhiệm kỳ iii Hội Đolường và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tp.Hải Phòng sẽ đạt được nhiều thành tích hơnnữa trong công tác bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, xứng đáng là địa chỉ đáng tin cậyđể người tiêu dùng Hải Phòng tìm đến.

đOàN QUANG đÔNG

đại hội Lần iii Hội đo lường và Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng Tp. Hải phòng

đến sức khỏe của người tiêu dùng.Tại hội thảo này, các tổ chức, cánhân kinh doanh sữa, các chuyêngia dinh dưỡng, các nhà quản lý sẽgiải đáp các thắc mắc của người tiêudùng đối với những vấn đề nói trên.

GS.TS Nguyễn Công Khẩn chobiết Sữa là một mặt hàng đặc biệt,bởi sữa có nhiều chức năng có thểuống thay nước, cũng có thể là chấtbổ sung dinh dưỡng nhưng việc sửdụng sữa như thế nào cho hiệu quảthì phần lớn người tiêu dùng ViệtNam chưa tìm hiểu kỹ, người già thìdùng loại sữa nào, em nhỏ thì sửdụng sữa ra sao, người bị loãngsương thì dùng loại sữa có chất gìđể bổ sung can xi, các loại sữa nàycần bảo quản tại môi trường vànhiệt độ bao nhiêu?. Trong nhữngnăm gần đây đời sống nhân dân đãđược cải thiện, nhiều người tiêudùng đã có điều kiện mua và sửdụng sữa, tuy nhiên người tiêudùng thường nhầm lẫn giữa thôngtin quảng cáo và hướng dẫn sửdụng. Việc sử dụng sữa từ trước đếnnay vẫn theo phong trào, vì thế dùlượng sữa sử dụng trên đầu ngườihiện đã tăng gấp nhiều lần nhưngvẫn chưa hiệu quả. Thống kê củaViện Dinh dưỡng cho thấy, trẻ emdưới năm tuổi của nước ta vẫn còn17,2% số em bị suy dinh dưỡngthấp còi và gần 29,7% số suy dinhdưỡng thể nhẹ cân. Các chuyên giadinh dưỡng cũng khuyến cáo, khilựa chọn các sản phẩm sữa ngườitiêu dùng cần đọc các thông tin trên

bao bì, thậm trí tư vấn bác sĩ để lựachọn sữa phù hợp nhóm tuổi, tìnhtrạng dinh dưỡng, theo điều kiệnkinh tế.

Dưới góc độ cơ quan quản lýnhà nước về bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng, ông Nguyễn Văn Thành –Phó Trưởng ban Ban Bảo vệ ngườitiêu dùng Cục Quản lý cạnh tranhđã giới thiệu cho các vị đại biểu,doanh nghiệp và người tiêu dùngtham dự Hội thảo nội dung Luật Bảovệ quyên lợi người tiêu dùng sẽ cóhiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm2011. Ông Thành đã chỉ rõ nhữngquyền của người tiêu dùng đượcpháp luật bảo vệ, trong trường hợpquyền lợi đó bị vi phạm thì ngườitiêu dùng có thể đến đâu để khiếunại. Ngoài ra, ông Thành cũng nhấnmạnh những điểm mới được quyđịnh trong luật đối với trách nhiệmcủa các tổ chức cá nhân kinh doanhhàng hóa dịch như: trách nhiệm bảohành, thu hồi sản phẩm lỗi, tráchnhiệm của bên thứ ba trong việccung cấp thông tin đến người tiêudùng.

Phát biểu kết thúc hội thảo PhóCục trưởng Cục Quản lý cạnh tranhNguyễn Phương Nam đánh giá caosự tham gia và trao đổi thẳng thắncủa các nhà quản lý nhà nước, nhàkhoa học, các doanh nghiệp kinhdoanh sữa và người tiêu dùng vềcác vấn đề liên quan đến lựa chọn,sử dụng và bảo quản các sản phẩmsữa sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

Page 10: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

v C A10 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam,thạch rau câu hương vị khoaimôn thương hiệu Taro bị phát

hiện có sử dụng chất phụ gia DEHP cónguy cơ gây ung thư.

DEHP (Bis(2-ethylhexyl) phatha-late) là một loại hoá chất công nghiệpcó trong các loại bao bì, thảm trải nhà,áo đi mưa bằng PVC, DBP (mỹ phẩm)...Đây là hóa chất chỉ được dùng trongsản xuất công nghiệp, tuy nhiên,nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận đã sửdụng nó vào trong chế biến thựcphẩm.

Thông thường, trong sản xuấtthực phẩm như thạch rau câu, thạchdừa, sữa đậu nành, xirô cam chanh,nước ép hoa quả các loại, hạt trà sữatrân châu... nhà sản xuất đều có sửdụng chất tạo đục. Chất tạo đục trongthực phẩm được chế biến từ nguyênliệu tự nhiên như cùi chanh, cùi cam,vì vậy không ảnh hưởng đến sứckhỏe. Nhưng thực tế, giá của chất tạođục thông thường và chất tạo đụccông nghiệp có một sự chênh lệchquá lớn, gấp 10 lần. Chính vì vậy, mộtsố nhà sản xuất đã cố tình chọn chấttạo đục trong công nghiệp để cho vàothực phẩm.

Theo các bác sĩ, DEHP nếu dùngtrong thực phẩm có thể gây ung thư,phá vỡ tuyến nội tiết và làm thay đổilượng hoócmôn trong cơ thể. Đối vớinữ giới sẽ làm rối loạn hoócmôn sinhdục và giảm lượng tinh trùng đối vớinam giới.

Chất phụ gia này được Công tyNew Choice Foods nhập về phục vụcho việc sản xuất thạch rau câu chứkhông bán lại cho công ty nào khác.

Theo Công ty New Choice Foods,công ty này đã thu hồi xong toàn bộ3.688 thùng sản phẩm thạch rau câuhương vị khoai môn nhãn hiệu Taro từ75 đại lý và 307 siêu thị trong toànquốc.

Hiện, đoàn thanh tra liên ngànhmới phát hiện việc sử dụng chất tạođục chứa DEHP đối với loại sản phẩmthạch rau câu hương vị khoai mônnhãn hiệu Taro của Công ty NewChoice Foods. Tuy nhiên, việc rà soátcác sản phẩm có sử dụng chất tạo đụccó DEHP vẫn tiếp tục được tiến hànhthông qua duy trì liên hệ thông tin vớicơ quan chức năng của Đài Loan vàmạng lưới Quản lý An toàn Thựcphẩm Quốc tế (iNFOSAN) thuộc Tổchức Y tế Thế giới (WHO).

Ngay cả khi thạch chưa phát hiệnchất tạo đục, các bác sĩ và các chuyêngia dinh dưỡng cũng đã cảnh báo chamẹ không nên cho con ăn quá nhiềuthạch. Viện Dinh dưỡng khuyến cáo:Thạch hoa quả vốn không được làmtừ quả tươi nguyên chất. Thành phầnchủ yếu để làm thạch là carrageenan-một loại polymer sinh học được táchchiết từ cây rong sụn và một số loạirong khác, có những lợi ích nhất địnhđối với chức năng ruột, nhưng ăn quánhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thuchất khoáng và nước của cơ thể. Do

đó, thay vì cho các con ăn thạch, chamẹ nên cho con ăn nhiều trái cây hơnvì mức độ dinh dưỡng của trái cây baogiờ cũng gấp nhiều lần thạch hoaquả.

Với những loại thạch có chứa chấttạo đục thì đã có bằng chứng là ănquá nhiều có thể gây ung thư. Do đó,gia đình nên cảnh giác khi lựa chọncác sản phẩm thạch cho con. Khôngnên cho con ăn quá 1 gamthạch/ngày. Nếu thấy trẻ có biểu hiệnbuồn nôn, khó thở, đau bụng… cầnđưa trẻ đến ngay bệnh viện để đượckiểm tra sớm.

Nghiên cứu mới đây của Phó Giáosư Liu Chunhong, Đại học Nôngnghiệp Hoa Nam (Trung Quốc) chothấy: Không chỉ thạch mà nhiều loạimì tôm dạng gói và bột ngũ cốc, túinước sốt, túi gia vị… cũng chứa DEHPvượt mức cho phép (cao trên 50%).Ngoài DEHP thì hiện nay chất dẻo DBPvà DiNP cũng là hoá chất độc hại cónhiều trong bao bì đóng gói sảnphẩm. DBP khi tồn tại trong cơ thểgây dậy thì sớm ở bé gái, gây lệch lạcgiới tính nam, dị dạng và teo nhỏ cơquan sinh dục.

Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩmcũng khuyến cáo người tiêu dùngkhông nên hoang mang, lo lắng. TheoCục ATVSTP, hiện nhiều mặt hàngthạch trên thị trường không có nhiềunguy cơ nhiễm các chất này vì hầu hếtcác loại thạch trên thị trường Việt Namqua điều tra của Cục ATVSTP đều cóxuất xứ từ châu Âu. Trong khi đó đốitượng bị tình nghi nhất là các sảnphẩm thạch có xuất xứ từ Đài Loan,Trung Quốc.

QUyẾT THắNG (tổng hợp)

Thạch khoai môn New Choice chứa chấtphụ gia DEHP gây ung thư

Cục Quản lý cạnh tranh với tưcách là cơ quan giúp Bộtrưởng Bộ Công Thương thực

hiện chức năng quản lý nhà nước vềbảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,trong thời gian qua đã kiểm trathông tin quảng cáo của hãngHonda về chế độ bảo hành cho xemáy được treo trên trên xe với nộidung “Bảo hành 2 năm hoặc 20.000km cho cả động cơ và khung xe”.

Với nội dung thông tin gây khóhiểu cho người tiêu dùng như vậy,ngày 28 tháng 3 năm 2011 CụcQuản lý cạnh tranh đã có công vănsố 167/QLCT-BVNTD đề nghị côngty Honda Việt Nam làm rõ nội dung

quảng cáo trên các sản phẩm xemáy Honda.

Tại văn bản trả lời của công tyHonda Việt Nam đã cam kết chỉnhsửa những nội dung quảng cáonhằm thông tin tới người tiêu dùngnhư sau:

Về nội dung:Bảo hành 2 năm hoặc 20.000

km thay cho “Bảo hành 2 năm hoặc20.000 km cho cả động cơ và khungxe”.

Tài liệu sửa chữa:- Với quảng cáo báo: sẽ chỉnh

sửa và áp dụng cho các số báo pháthành từ cuối tháng 5/2011.

- Đối với nội dung quảng cáotreo trên xe tại các HEAD: sẽ thay nộidung mới, dự kiến hoàn tất việc inấn và gửi đến các HEAD váo cuốitháng 6/2011.

- Đối với các vật liệu quảng cáokhác tại các HEAD: Sẽ ngừng khôngsử dụng theo yêu cầu của Cục Quảnlý cạnh tranh.

Trên đây là những thông tin liênquan đến nội dung quảng cáo củacông ty Honda Việt Nam đã sửachữa, Cục Quản lý cạnh tranh thôngbáo để người tiêu dùng sử dụng xemáy Honda Việt Nam được biết.

đOàN QUANG đÔNG

Thông tin liên quan đến chế độ bảo hành của Honda

Page 11: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A 11CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Trẻ em cấu thành một lực lượngđông đảo người tiêu dùng (NTD)các loại hàng hóa và dịch vụ trên

thị trường. Trong số các thị trườngphục vụ lực lượng NTD này, chúng tacó thể kể đến các loại hàng hóa, dịchvụ như đồ chơi, thức ăn nhanh, quầnáo giày dép, và các loại hình vui chơigiải trí. Trẻ lớn có thể tự mua sắmhàng hóa dịch vụ bằng tiền tiết kiệmhoặc tiền kiếm được nhờ các côngviệc làm thêm. Ngoài ra, cha mẹ vàngười lớn cũng có thể nhờ trẻ emmua sắm một số hàng hóa, ví dụ cácloại thực phẩm dùng cho bữa ăn giađình. Kể cả trẻ nhỏ cũng có thể có tácđộng gián tiếp tới thị trường thôngqua ảnh hưởng của chúng đối với chamẹ và người lớn xung quanh.

Trong khi một bộ phận trẻ lớnhơn có thể là những NTD khá hiểubiết, đại bộ phận các em, đặc biệt cácem trong độ tuổi đến trường thườngmua sắm và sử dụng dịch vụ mộtcách ngẫu nhiên và chịu ảnh hưởngrất mạnh của các biện pháp tiếp thịráo riết của thương nhân (cá nhân, tổchức sản xuất, kinh doanh hàng hóavà dịch vụ).

Rào cản lớn nhất ngăn cản trẻ emthực hiện các quyền của mình với tưcách là NTD chính là việc chúngthường không hề hay biết mình cócác quyền đó. Kể cả khi trẻ em biết là

mình có quyền, chúng cũng thườngkhông biết làm thế nào để thực hiệncác quyền đó, hoặc không đủ tự tinđể khiếu nại đòi bồi thường/bảo vệkhi các quyền của chúng bị xâmphạm (điều này đúng cả với ngườilớn). Do đó, các cơ chế giải quyếtkhiếu nại của NTD cần phải được bổsung bởi các tiêu chí đầu vào (regula-tory requirements) đối với tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụvà các chương trình giáo dục trẻ em.

Luật Bảo vệ quyền lợi của NTD rađời có quy định rõ về quyền và nghĩavụ của người tiêu dùng; trách nhiệmcủa tổ chức, cá nhân kinh doanhhàng hóa, dịch vụ đối với người tiêudùng; cũng như vấn đề giải quyếttranh chấp giữa người tiêu dùng và tổchức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,dịch vụ; v.v. Luật này cũng đưa ra mộtđịnh nghĩa rõ ràng về NTD (Khoản 1,Điều 3 – “Người tiêu dùng là ngườimua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ chomục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cánhân, gia đình, tổ chức”). Tuy nhiên,không phân biệt giữa NTD lớn tuổi vàNTD là trẻ em. Từ đó, có thể thấy, vớitư cách là đối tượng được bảo vệ củaluật này, trẻ em cũng có các quyềntương tự như người lớn, kể cả đượctham gia giải quyết tranh chấp và bồithường thiệt hại, bao gồm cả cáctrường hợp trẻ em cần có người đại

diện về mặt pháp lý vì chưa đủ tuổitham gia các vụ án dân sự. Tuy nhiên,do đặc thù về độ tuổi và hạn chế vềhiểu biết, nhận thức và hành vi, côngtác bảo vệ NTD là trẻ em cần đượcchú trọng đặc biệt ở một số lĩnh vựcsau đây:

Kinh doanh các loại hànghóa có hại, nguy hiểm vàkhông an toàn đối với trẻ em

Khoản 3 và khoản 5 Điều 7 Luật vềbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em2004 của Việt Nam nghiêm cấm “bán,cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá,chất kích thích khác có hại cho sứckhoẻ;” và “Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻem mua, bán, sử dụng văn hoá phẩmkích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, saochép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữvăn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sảnxuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi cóhại cho sự phát triển lành mạnh củatrẻ em”. Luật này áp dụng cho việc bảovệ trẻ em dưới 16 tuổi, như vậy cónghĩa ít nhất thì người bán không thểbán các loại rượu bia hoặc chất kíchthích cho trẻ em nếu không có bằngchứng cụ thể về tuổi. Tuy nhiên, thựctế ở Việt Nam hoàn toàn cho thấy điềungược lại. Rượu bia được bày bán tựdo trong tất cả các cửa hàng, các điểmkinh doanh tự phát hoặc các hàngquán rong cho mọi đối tượng người

Một số vấnđề về bảo vệngười tiêudùng là trẻ em

Page 12: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

v C A12 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

mua. Kể cả trong các siêu thị, nơi lẽ raviệc kinh doanh mặt hàng này phảiđược quản lý chặt chẽ hơn cũngkhông hề có quy định về độ tuổi củangười mua.

Gần đây báo chí có nêu nhiều vụviệc về các đồ dùng cho trẻ em có thểcó các tác động độc hại hoặc khôngan toàn khác, ví dụ như bình sữa nhựatrong có chứa chất BPA, các loại cốcnhựa, đồ chơi trẻ em có xuất xứ từTrung Quốc có thể gây ung thư hoặcvô sinh hiện đang có mặt tại thịtrường Việt Nam. Một số các công tysản xuất hoặc nhập khẩu các mặthàng này có thể có thông cáo đăngtải tại nơi họ bán hàng, hay in trên sảnphẩm về việc tuân thủ các tiêu chuẩnÂu, Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay thìtrách nhiệm đảm bảo an toàn cho trẻem trong khi sử dụng các mặt hàngnày luôn thuộc về cha mẹ các em.Điều này, thực ra là đi ngược lại cácnguyên tắc về trách nhiệm sản phẩm(product liability) trong bảo vệ NTD.Theo Luật Bảo vệ quyền lợi của NTD2010, trong trường hợp hàng hóa cókhuyết tật (bao gồm việc không đảmbảo an toàn, có khả năng gây thiệt hạicho tính mạng, sức khỏe và tài sảncủa NTD), tổ chức cá nhân kinh doanhhàng hóa dịch vụ có trách nhiệm thuhồi các hàng hóa này và bồi thườngthiệt hại. Tuy nhiên, cơ chế này, khi ápdụng đối với trường hợp NTD là trẻem, thì chỉ có tác dụng sửa chữa (rem-edy) khi thiệt hại đã xảy ra.

Liên minh Châu Âu yêu cầu tất cảcác nhà sản xuất đồ chơi trẻ em phảiđảm bảo các tiêu chuẩn cấp thiếtnhất về an toàn trước khi được đưahàng hóa của họ ra thị trường. Đây làmô hình mà việc tuân thủ pháp luậtcủa các nhà sản xuất là ngầm định.Nhà sản xuất chứng thực việc các sảnphẩm của họ tuân thủ với các quyđịnh của pháp luật bằng cách dánnhãn “Cộng đồng Châu Âu” ('Com-munauté Européene' - CE) trên các đồchơi. Liên minh Châu Âu có một chỉthị quy định riêng về các tiêu chuẩnvề an toàn cho tất cả các loại đồ chơithiết kế cho trẻ em dưới 14 tuổi. Chỉthị này đưa ra các nguyên tắc chungcũng như đề cập đến các hiểm nguycụ thể như những tiêu chí mà theo đóđộ an toàn của đồ chơi phải được sosánh. Ví dụ như đồ chơi và các bộphận của đồ chơi, cũng như gói bọcđể bán lẻ của chúng phải được kiểmnghiệm an toàn để không gây ngạtthở hoặc đột tử ở trẻ em. Đây là một

mô hình có thể được nghiên cứu, họctập và áp dụng cho phù hợp với tìnhhình Việt Nam. Ngoài việc kiểm soátchặt chẽ hàng sản xuất trong nước,các tiêu chuẩn an toàn cũng cần đượcáp dụng với hàng hóa nhập khẩuchính thức, bên cạnh việc ngăn chặnsự lan tràn của hàng hóa nhập lậu.

An toàn cho trẻ em với tưcách NTd tại các điểm kinhdoanh dịch vụ vui chơi giảitrí

Cũng theo Luật về bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em 2004, trẻ emcó quyền được vui chơi giải trí lànhmạnh, được hoạt động văn hoá, nghệthuật, thể dục, thể thao, du lịch phùhợp với lứa tuổi. Tuy nhiên, đến naykhông có luật nào quy định nghĩa vụcủa các nhà cung cấp dịch vụ đặc biệtlà dịch vụ vui chơi giải trí phục vụriêng đối tượng trẻ em phải có nghĩavụ đảm bảo an toàn như thế nào vàphải chịu trách nhiệm ra sao trongtrường hợp vi phạm pháp luật hoặccó thiệt hại xảy ra đối với trẻ em trongkhi đang sử dụng các dịch vụ này vớitư cách NTD. Một lần nữa như đã đềcập tới ở trên, chúng ta cần có cácquy định về tiêu chuẩn an toàn đặt ratừ trước khi các điểm kinh doanh dịchvụ này được cấp phép hoạt động đểhọ tuân thủ thì quyền lợi của trẻ emmới có thể được bảo vệ.

Bảo vệ NTd là trẻ em đốivới hàng hóa, dịch vụ là cácphương tiện thông tin

Trẻ em cũng là một bộ phận NTDtrực tiếp và sôi động của các dịch vụthông tin truyền hình, v.v. bao gồm cảtivi, báo, đài phát thanh và dịch vụ in-ternet. Điều 29 Luật về bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em 2004 của ViệtNam có quy định: “Trên xuất bảnphẩm, đồ chơi, chương trình phátthanh, truyền hình, nghệ thuật, điệnảnh nếu có nội dung không phù hợpvới trẻ em thì phải thông báo hoặcghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào khôngđược sử dụng”. Tuy nhiên, đây là mộtđiều khoản chỉ mang tính nguyên tắcmà chưa được cụ thể hóa trong thựcthi. Ví dụ, ở nhiều quốc gia trên thếgiới có các điều khoản cụ thể cấmphát các chương trình truyền hìnhhoặc phát thanh có nội dung khôngphù hợp với trẻ em vào thời gian màthường có một số lượng lớn trẻ emtiếp cận với các phương tiện truyềnthông này. Hay họ cũng quy định cụ

thể về các dấu hiệu phải dán nhãntrên các văn hóa phẩm hoăc phát ởđầu các chương trình truyền hìnhkhông dành cho trẻ em. Ngoài ra,người bán còn bị cấm bán một số vănhóa phẩm không phù hợp cho trẻ emdưới độ tuổi quy định.

vấn đề quảng cáoTrẻ em là bộ phận NTD có khả

năng tiêu thụ lớn và có ảnh hưởngcao tới chi tiêu của các gia đình. Dovây, càng ngày các chương trìnhquảng cáo hoặc khuyến mại càngđược thiết kế nhắm vào đối tượng trẻem ở độ tuổi nhỏ hơn. Do vậy, đã xuấthiện không ít quan ngại của cộngđồng về tác động của các hoạt độngquảng cáo với trẻ em. Một số nghiêncứu trên thế giới đã chỉ ra rằng trẻ emdưới 7 tuổi không có khả năng phânbiệt giữa các chương trình tivi, kể cảquảng cáo, với đời thực. Do vậy,chúng rất dễ bị dẫn dắt bởi cácchương trình quảng cáo. Xét từ gócđộ luật pháp bảo vệ NTD, cần có cácquy định rõ ràng về các quảng cáo cókhả năng dẫn dắt tới ấn tượng sai lệchvề hàng hóa dịch vụ (misleading), cácquảng cáo lừa đảo (deceptive), có tínhchất so sánh (comparative) hoặc đưathông tin không chính xác, đặc biệtkhi tính đến ảnh hưởng của chúng lêntrẻ em, và kể cả người lớn trong nhiềutrường hợp.

Trên đây là một số vấn đề liênquan đến bảo vệ quyền lợi NTD là trẻem ở nước ta cũng như kinh nghiệmtrên thế giới. Một cách vắn tắt, vấn đềbảo vệ NTD trẻ em liên quan chủ yếuđến các vấn đề về an toàn (thể chấtcũng như tinh thần), trong khi cha mẹcác em là những người chịu thiệt hạivề kinh tế. Quyền lợi của cha mẹ vàtrẻ em trong các trường hợp này cầnđược bảo vệ. Bên cạnh việc đưa ra cácquy định về giải quyết tranh chấp cóthể áp dụng được trong trường hợpNTD, người khiếu nại là trẻ em, chúngta cũng cần xem xét lại toàn bộ hệthống luật pháp có liên quan, đặc biệtlà hệ thống tiêu chuẩn mà các cánhân, tổ chức kinh doanh hàng hóadịch vụ cần tuân thủ. Ngoài ra, việcđưa các nội dung liên quan đến bảovệ NTD nói chung và bảo vệ trẻ emnói riêng vào chương trình giáo dục,hoặc các hoạt động ngoại khóa từcác bậc cơ sở cần được xem xét thựchiện, để đảm bảo giáo dục và thôngtin cho các em về quyền của mình.

QUẾ ANH

Page 13: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

Nhằm tìm hiểu kinh nghiệm xâydựng luật, xây dựng mô hìnhcơ quan quản lý nhà nước, các

tổ chức xã hội, mô hình các tổ chứcgiải quyết khiếu nại của người tiêudùng của Hà Lan nhằm góp phầnhoàn thiện các quy định pháp luật vềbảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam,từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 31tháng 5 năm 2011, Đoàn công táccủa Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ CôngThương do Phó Cục trưởng NguyễnPhương Nam làm trưởng đoàn đãthăm và làm việc với các cơ quanquản lý nhà nước, cũng như các tổchức xã hội, tòa án tham gia vào côngtác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngHà Lan. Sau đây là một số nét kháiquát về mô hình các cơ quan về bảovệ người tiêu dùng của Hà Lan:

Cơ quan quản lý nhànước về bảo vệ người tiêudùng của Hà Lan

Hà Lan là một quốc gia có nềnkinh tế phát triển, với số dân là 16triệu người, thu nhập bình quân đầu

người là 48.000 đô-la, công tác bảo vệquyền lợi người tiêu dùng mới đượccác cơ quan Nhà nước quan tâm cáchđây gần 20 năm, tuy nhiên, Cơ quanBảo vệ người tiêu dùng mới đượcthành lập năm 2007.

Cục Bảo vệ người tiêu dùng HàLan được thành lập năm 2007 theoquy định 2006/2004 của Châu Âu,trực thuộc Bộ Kinh tế, nông nghiệp vàcải cách. Nhân sự của Cục là 50 người.

Cơ cấu tổ chức (hình dưới)Nhiệm vụ chính của Cục bảo vệ

người tiêu dùng- Giám sát và nâng cao việc tuân

thủ pháp luật bảo vệ người tiêudùng, và nếu cần tiến hành các biệnpháp xử lý.

- Hợp tác bảo vệ người tiêu dùngxuyên biên giới đòi hỏi sự hỗ trợ lẫnnhau trên cơ sở Quy định số2006/2004 (là cơ quan đầu mối duynhất của Hà Lan).

- Trao quyền cho người tiêu dùngbằng cách cung cấp cho họ thông tinvà hướng dẫn thông qua trung tâm

hỗ trợ người tiêu dùng (được gọi làConsuWijzez), liên kết với NMA (Cơquan cạnh tranh) và OPTa (Cơ quantruyền thông và bưu chính độc lập).

Những văn bản pháp luật mà cơquan bảo vệ người tiêu dùng Hà lanthực thi:

- Hành vi hoạt động thương mạikhông lành mạnh; Quảng cáo gâynhầm lẫn;Thương mại điện tử; Giaodịch của người tiêu dùng; Điềukhoản hợp đồng chung; Bán hàng từxa; Timesharing; Du lịch trọn gói; Bánhàng tận cửa: Niêm yết giá; Luật vềdịch vụ.

Mối quan hệ giữa cơ quan bảo vệngười tiêu dùng và các cơ quan cóliên quan khác:

- Cơ quan hợp tác:+ Hội bảo vệ người tiêu dùng;+ Các cơ quan thực thi khác: NMA

(Cơ quan cạnh tranh) và OPTa (Cơquan truyền thông và bưu chính độclập), NMA ( Cơ quan năng lượng).

+ Hợp tác quốc tế (CPC, iCPEN).- Các lĩnh vực hợp tác:+ Chia sẻ thông tin;+ Hợp tác cùng điều tra trong

lãnh thổ quốc gia và trong khu vựcEU;

+ Chuyển tiếp vụ việc;+ Các chiến dịch truyền thông.Hội Bảo vệ người tiêu dùngHội Bảo vệ người tiêu dùng Hà

Lan là một tổ chức phi lợi nhuận, cóthu phí hội viên được thành lập đểbảo vệ quyền lợi của người tiêudùng.

Hội có 250 nhân viên và 482.000hội viên trên cả nước. Kinh phí hoạtđộng của hội chủ yếu là từ thu phíhội viên (61 euro/năm), ngoài ra từnguồn thu các tạp chí hướng dẫntiêu dùng do hội phát hành. Hộikhông nhận bất cứ sự hỗ trợ kinh phínào từ Chính phủ.

Với những thành viên của hội khicó khiếu nại xảy ra, hội sẽ đứng rabảo vệ quyền lợi người tiêu dùng màkhông thu phí, còn những người tiêudùng không phải là hội viên muốnhội bảo vệ thì sẽ phải chịu phí nhưthuê luật sư, phí khởi kiện.

Tòa án Hague cơ quangiải quyết tranh chấp ngườitiêu dùng

Tại Hà Lan có một bộ phận trongtòa án chuyên để giải quyết khiếukiện của người tiêu dùng tại tòa án.Tòa xử kiện đối với những vụ có giá

Chiến lược vàtruyền thông

Ban thư ký

Ban phụtrách thực

thi

Văn phòngđầu mối duynhất với EU

Ban tiếpnhận vụ

việc

Trung tâm tư vấnngười tiêudùng

BỘ TRƯởNG

Cục trưởng

Ban phápchế

v C A 13CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Hà Lan

Page 14: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A14 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

Theo một kết quả nghiên cứu của Việnnghiên cứu dư luận xã hội – Ban Tuyêngiáo Trung ương đưa ra trong hội nghị

đánh giá tình triển khai thực hiện các nhiệmvụ năm 2011 của cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thì gần80% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên sửdụng hàng dệt may trong nước.

Đây là một tín hiệu đáng khích lệ đối vớicác doanh nghiệp dệt may trong nước trongbối cảnh hàng năm có một lượng hàngngoại khổng lồ, đặc biệt là các mặt hàng từTrung Quốc nhập khẩu tràn vào thị trườngViệt Nam. Chỉ trong 5 tháng đầu năm, tổngnhập siêu nước ta đã lên tới 6,5 tỉ USD.

Cuộc vận động đã đưa ra nhiều giải phápvà thu được những kết quả tích cực. Cùng vớimặt hàng dệt may, nhiều sản phẩm nội địakhác cũng đã chiếm được lòng tin của ngườitiêu dùng, như sản phẩm rau quả là 58%, cácsản phẩm đồ gia dụng là 49%, vật liệu xâydựng, đồ nội thất là 38%, thuốc men, dượcphẩm, dụng cụ y tế là 26%,... Các cửa hàng,hệ thống siêu thị cũng cho bày bán nhiềuhơn các loại hàng hóa mang thương hiệuViệt, cá biệt tại một số siêu thị ở thành phốHồ Chí Minh như Sài Gòn Co-op, hàng ViệtNam chiếm tới 98%.

Các cơ quan ban ngành của Trung ươngvà địa phương, hiệp hội và doanh nghiệpđang tích cực xúc tiến nhiều chương trình đểnhằm hưởng ứng chủ trương của Bộ chínhtrị, nâng cao vị thế của hàng dệt may tại thịtrường trong nước.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Trung ươngCuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiêndùng hàng Việt Nam” phó thủ tướng Hoàng

trị nhỏ hơn 5000 euro dự kiến trongthời gian tới giá trị vụ kiện về ngườitiêu dùng sẽ lên đến 25000 euro.Hiện nay, đã có 10 quận trong tổngsố 19 quận có tòa án bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng. Bình quân mỗi ngàytòa án giải quyết 250 vụ việc khiếukiện của người tiêu dùng (tuy nhiênsố vụ việc mà đầy đủ nguyên đơn vàbị đơn cùng đến tòa chỉ có 20%). Tòalàm việc 4 ngày trong một tuần, phícho mỗi vụ việc là 250 euro do bênthua kiện phải trả.

Cơ quan giải quyết khiếunại của người tiêu dùng HàLan

Cơ quan giải quyết khiếu nại củangười tiêu dùng Hà Lan là tổ chức philợi nhuận được thành lập để giảiquyết các tranh chấp của người tiêudùng với các doanh nghiệp, đượcthành lập từ năm 1970, thành phầngồm cơ quan quản lý nhà nước, đạidiện của các hiệp hội doanh nghiệp,đại diện hội bảo vệ người tiêu dùng;kinh phí hoạt động được tài trợ củanhà nước là 15%, 85% là của cácdoanh nghiệp; các quyết định của Cơquan giải quyết khiếu nại người tiêudùng có tính bắt buộc và đảm bảo thihành.

Hiện nay, trên cả nước Hà Lan có50 Cơ quan giải quyết khiếu nạingười tiêu dùng, trong mỗi Cơ quanđều có đại diện của cơ quan quản lýnhà nước, tổ chức xã hội về bảo vệngười tiêu dùng, hiệp hội doanhnghiệp, hoạt động trên hầu hết cáclĩnh vực của nền kinh tế như: điện tử,điện, nước, giao thông vận tải, nhà ở,y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông,du lịch, phim ảnh… thậm chí cả bảovệ người tiêu dùng trong mua bánđộng vật.

Trình tự thủ tục giảiquyết khiếu nại giữa ngườitiêu dùng và doanh nghiệp

Người tiêu dùng gửi đơn khiếunại lên Cơ quan giải quyết khiếu nạithông qua email, đồng thời nộp phí(từ 25 euro đến 125 euro). Phía doanhnghiệp bị khiếu nại phải nộp mộtkhoản tiền đảm bảo thi hành.

Cơ quan giải quyết khiếu nại đưara quyết định căn cứ trên: Nguyên tắchợp lý và công bằng; Các văn bảnpháp luật có liên quan của Hà Lan vềvụ việc khiếu nại; Quan điểm của cácbên; Chứng cứ các bên cung cấp;Điều tra của Cơ quan; Dựa trên đa số

phiếu biểu quyết của Cơ quan giảiquyết khiếu nại.

Quyết định của Cơ quan là có tínhbắt buộc thực hiện với cả hai bên:Trong trường hợp người tiêu dùng bịthua kiện có nghĩa doanh nghiệpkhông có lỗi, khi đó doanh nghiệpđược lấy lại khoản tiền nộp tạm ứngđảm bảo thi hành quyết định của Cơquan, còn trong trường hợp doanhnghiệp bị thua thì Cơ quan giải quyếtkhiếu nại trả số tiền mà doanhnghiệp nộp để đảm bảo thi hànhquyết định thi hành của Cơ quan, nếukhoản tiền nộp tạm ứng không đủdoanh nghiệp phải nộp thêm, nếudoanh nghiệp không chịu nộp thìhiệp hội doanh nghiệp phải nộp thaysau đó thu lại doanh nghiệp.

Tỉ lệ giải quyết khiếu nại củangười tiêu dùng thông qua Cơ quangiải quyết khiếu nại này có tỉ lệ thànhcông là 90% bởi quyết định dựa trênhợp lý hóa quyền lợi và nghĩa vụ củacác bên. Quá trình giải quyết vụ việcđược số hóa, người tiêu dùng vàdoanh nghiệp có thể kiểm tra bất cứlúc nào thông qua mật khẩu đượccung cấp tại website của Cơ quan.

Người tiêu dùng có thể lựa chọnCơ quan giải quyết khiếu nại ngườitiêu dùng hoặc gửi đơn lên tòa ángiải.

Cơ quan giải quyết khiếu nạingười tiêu dùng là một mô hình mớivề giải quyết khiếu nại người tiêudùng, Cơ quan này dung hòa được lợiích các bên do thành phần trong Cơquan có cả cơ quan quản lý nhà nước,tổ chức xã hội về bảo vệ người tiêudùng, hiệp hội doanh nghiệp.

Hà Lan là một nước có nền kinhtế phát triển, cơ quan bảo vệ ngườitiêu dùng mới được thành lập vàonăm 2007, tuy nhiên hoạt động bảovệ người tiêu dùng được tiến hànhrất hiệu quả không chỉ từ các cơ quannhà nước như Cục Bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng, tòa án Hague màcòn từ các tổ chức xã hội về bảo vệngười tiêu dùng, cũng như tổ chứcđộc lập có các thành viên là nhànước, hội người tiêu dùng và hiệp hộidoanh nghiệp đứng ra để bảo vệquyền lợi người tiêu dùng. Từ thựctiễn Hà Lan, thiết nghĩ Việt Nam cầngiành sự quan tâm hơn nữa với côngtác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngđể hoạt động người tiêu dùng từtrung ương đến địa phương hoạtđộng có hiệu quả hơn, người tiêudùng được bảo vệ tốt hơn.

đOàN QUANG đÔNG

Người tiêu dùng ưu tiên dùng hàngdệt may trong nước

Page 15: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A 15CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Trung Hải cũng khẳng định, Chính phủsẽ sớm ban hành các văn bản phápluật để hỗ trợ các doanh nghiệp ViệtNam trong việc đẩy mạnh phát triểnsản xuất cũng như cạnh tranh với cácmặt hàng ngoại trong đó có hàng dệtmay trong nước.

Bộ Công Thương đang phát triểnviệc xúc tiến các chương trình để hàngViệt thay thế hàng nhập khẩu, nângcao việc sử dụng nguyên vật liệu nộiđịa. Trong đó có chương trình xúc tiếnthương mại quốc gia với 22 đề án xúctiến thương mại với kinh phí hổ trợ là55 tỉ đồng. Bộ cũng đưa ra đề án pháttriển kinh tế vùng sâu vùng xa, biêngiới hải đảo với kinh phí là 20,1 tỉ đồng.

Các doanh nghiệp và hiệp hộicũng đã triển khai nhiều chương trìnhxây dựng hình ảnh và lòng tin đối vớingười tiêu dùng trong nước như:Chương trình "Đồng hành cùng doanhnghiệp dệt may Việt Nam vì đồng bàobiển đảo của Tổ quốc" của các doanhnghiệp dệt may hàng đầu, chươngtrình xây dựng các quỹ hỗ trợ chođồng bào miền núi và hải đảo, cácchương trình từ thiện,.... Các chươngtrình này đã tạo hiệu ứng tích cực tớitâm lý người tiêu dùng, đặc biệt là cácvùng sâu vùng xa nơi hàng ngoại,hàng Trung Quốc đang chiếm ưu thế.

Tiềm năng để phát triển trongnước vẫn còn hết sức lớn, vì vậy ngoàicông tác vận động, các doanh nghiệpdệt may trong nước phải tích cực chủđộng sản xuất sản phẩm gắn với nhucầu trong nước. Tuy nhiên, để duy trìđược sự cạnh tranh cho hàng hóa ViệtNam ngoài việc nâng cao chất lượngsản phẩm, cần phải nâng cao "lòng tin"của người Việt với hàng Việt. Lòng tinchỉ có thể có được không chỉ qua khâutuyên truyền, quảng bá và các hỗ trợcủa cơ quan quản lý mà còn xuất phát

từ chính nội lực của doanh nghiệp.Bên cạnh nhiều vấn đề bất cập mà

hàng dệt may đang phải đối mặt thìviệc tạo dựng kênh phân phối hiệuquả tới tay người tiêu dùng là vấn đềđược doanh nghiệp đề cập khá nhiều.Hiện tại, chi phí cho khâu phân phốicủa các doanh nghiệp Việt Nam cònchiếm tỷ trọng lớn trong giá thành.Điều này làm đẩy giá cả sản phẩm khiđưa ra thị trường và cũng làm giảmtính cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường nội địa.

Vấn đề mẫu mã sản phẩm gần đâyđã được cải thiện. Các công ty dệt maylớn trong nước đã chú trọng hơn trongkhâu thiết kế, đặc biệt là sử dụng cácchuyên gia thiết kế giỏi trong và ngoàinước. Tuy nhiên, nhìn chung mẫu mãsản phẩm trong nước còn chưa bắt kịpvới thị hiếu người tiêu dùng. Điều nàycòn vì thực tế là hàng dệt may là hàngcó thị hiếu mẫu mã thay đổi rất nhanhđòi hỏi doanh nghiệp phải thườngxuyên thăm dò, cập nhật để nắm bắtđược nhu cầu chung của các bộ phậnvà tầng lớp người tiêu dùng.

Song song với các cuộc vận động,Nhà nước cần phải tăng cường côngtác giám sát và quản lý hoạt độngbuôn bán, làm hàng giả. Thực trạnghàng dởm, hàng sản xuất tại TrungQuốc nhưng nhái mẫu mã và dán mác“Made in Vietnam” còn xuất hiện kháphổ biến. Những loại hàng này khôngchỉ thiệt hại cho doanh nghiệp dệtmay Việt Nam mà còn cho cả thươnghiệu hàng Việt Nam nói chung. Đặcbiệt, càng đi sâu vào các vùng sâuvùng xa, hàng Trung Quốc và hàngTrung Quốc nhái hàng Việt Nam xuấthiện ngày càng nhiều và vẫn chiếm vịtrí hoàn toàn áp đảo so với hàng dệtmay trong nước.

Nhìn tổng thể diễn biến của thịtrường và tâm lý người tiêu dùng cóthể thấy cuộc vận động “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đãcó tác động tích cực tới hàng Việt Namnói chung và hàng dệt may tại thịtrường trong nước. Vấn đề là Nhà nướccùng với doanh nghiệp và hiệp hội cầntiếp tục quan tâm, đầu tư thời gian vànhân lực để giữ vững nâng cao hơnnữa lòng tin của người tiêu dùng dànhcho sản phẩm trong nước. Đây là vấnđề tiên quyết ảnh hưởng tới sức cạnhtranh của hàng Việt Nam và sự pháttriển của ngành dệt may nói chungtrên thị trường nội địa.

Lê dUy

Sơ kết cuộc vận độngNgười Việt Nam ưu tiêndùng hàng Việt Namnăm 2011

Hội nghị đã nghe báo cáo và thảo luậntình hình triển khai thực hiện cácnhiệm vụ năm 2011 của Cuộc vận

động và những giải pháp đẩy mạnh Cuộcvận động trong 6 tháng cuối năm 2011 vàtrong thời gian tiếp theo.

Theo đó, tính tới hết tháng 5 năm 2011,chương trình đưa hàng Việt về nông thônnăm 2011 đã triển khai được 5 tháng, tổ chứcđược 50 đợt bán hàng về nông thôn với hơn1.000 lượt doanh nghiệp tham gia. Theo kếtquả thăm dò, có 58% người tiêu dùng nôngthôn quan tâm và lựa chọn hàng Việt chonhu cầu tiêu dùng của mình. Trong số 63 Banchỉ đạo Cuộc vận động các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương 21 Ban đã xây dựngkế hoạch triển khai Cuộc vận động. Các hoạtđộng này đã được diễn ra đều đặn tại cáctỉnh, trung bình mỗi nơi 1 đợt/tháng. Đặcbiệt, tại các tỉnh biên giới, hàng Việt khôngchỉ thu hút được người dân bản địa mà cònthu hút được đông đảo dân cư của các nướcláng giềng như Lào, Campuchia, TrungQuốc...

Trong đó, Ban chỉ đạo Cuộc vận độngThành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt độngxúc tiến thương mại, đưa hàng Việt đến vớingười tiêu dùng, trong đó tổ chức 53 điểmbán hàng giảm giá với sự tham gia của 23đơn vị; “Tuần bán hàng vì người tiêu dùng”;tổ chức 398 điểm bán hàng bình ổn giá, cácphiên chợ hàng Việt. Cho đến nay, 29/29quận, huyện của thành phố Hà Nội đã thànhlập được Ban chỉ đạo Cuộc vận động. Banchỉ đạo Cuộc vận động TP. Hồ Chí Minh đãphối hợp với nhiều ngành tổ chức Giải báochí “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”; Banchỉ đạo Cuộc vận động TP Đà Nẵng cũng đãtổ chức được 8 phiên chợ hàng Việt tại vùngngoại thành, khu công nhân...; Ban chỉ đạoCuộc vận động tỉnh Bắc Ninh đã phối hợpvới ngành công thương, các doanh nghiệptổ chức 3 hội chợ cấp tỉnh với chủ đề “NgườiViệt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” với

Ngày 7 tháng 6 năm 2011, tại Hà Nội,Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vậnđộng "Người việt Nam ưu tiên dùnghàng việt Nam" tổ chức Hội nghị đánhgiá tình hình triển khai thực hiện cácnhiệm vụ năm 2011 của các Bộ, ban,ngành Trung ương và Ban chỉ đạo cácđịa phương theo kết luận của Hội nghịsơ kết 1 năm triển khai Cuộc vận động.

Page 16: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG

v C A16 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

tổng số 260 đơn vị tham gia, gồm 470gian hàng, thu hút khoảng 85.000người tham quan, mua sắm.

Báo cáo của Ban chỉ đạo Cuộc vậnđộng cũng chỉ ra một số tồn tại trongquá trình triển khai như: Một số cấpủy, chính quyền, đoàn thể các cấpchưa quan tâm đúng mức đến côngtác lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp đẩymạnh Cuộc vận động; chưa huy độngcả hệ thống chính trị, doanh nghiệpvà các tầng lớp nhân dân tham giahưởng ứng. Bên cạnh đó, còn nhiềuBộ, Ban Ngành, đoàn thể ở Trungương chưa chủ động xây dựng kếhoạch triển khai Cuộc vận động năm2011, các giải pháp đẩy mạnh Cuộcvận động vẫn còn mang tính chungchung, hô hào là chính, tiến hànhtheo tính "thời vụ". Từ sau dịp Tết TânMão và sau Hội nghị sơ kết đến nay,Cuộc vận động có chiều hướng lắngxuống. Công tác hướng dẫn, kiểm tra,đôn đốc thực hiện Cuộc vận động củaBan chỉ đạo ở một số địa phương cònlúng túng, chưa thật chủ động, linhhoạt, đến nay còn 42/63 tỉnh, thànhphố chưa xây dựng kế hoạch triểnkhai thực hiện Cuộc vận động trongnăm 2011. Do chưa có cơ chế về kinhphí và các điều kiện phục vụ việc triểnkhai Cuộc vận động nên trong triểnkhai công việc của Ban chỉ đạo các cấpcòn nhiều khó khăn.

Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ CôngThương Hồ Thị Kim Thoa cũng đã báocáo sơ kết tình hình triển khai Chươngtrình hành động của Bộ Công Thươnghưởng ứng Cuộc vận động năm 2011.

Theo đó, với mục tiêu tăng cườngtriển khai Cuộc vận động "Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam",trong gần 6 tháng đầu năm 2011, BộCông Thương đã thực hiện đa dạngnhiều hoạt động thiết thực hưởngứng trong toàn Ngành Công Thương.Thực hiện Chương trình hành độngcủa Bộ Công Thương hưởng ứngCuộc vận động và Kế hoạch tăngcường triển khai thực hiện Chươngtrình hành động của Bộ, Sở CôngThương các tỉnh, thành phố và cácđơn vị trực thuộc Bộ đã bám sát chủtrương của Cuộc vận động, phối hợpchặt chẽ với các ban ngành, đơn vịliên quan triển khai tích cực bằngnhững biện pháp, kế hoạch cụ thểnhằm đưa Cuộc vận động thực sự trởthành phong trào mạnh mẽ, có phạmvi ảnh hưởng sâu rộng trong toànNgành và trên cả nước.

Trong công tác tuyên truyền, Bộđã tăng cường công tác kiểm tra,giám sát các đơn vị Ngành Công

Thương triển khai Cuộc vận động vàtham gia đoàn kiểm tra của Ban chỉđạo Trung ương. Bộ Công Thương đãphối hợp với các ngành, địa phươngvà cơ quan truyền thông tăng cườngcông tác tuyên truyền về Cuộc vậnđộng. Các cơ quan thông tin, truyềnthông của Bộ Công Thương đã tíchcực tham gia vào Cuộc vận động vớitrên 100 tin, bài được đăng tải và côngbố trên các phương tiện thông tin; tổchức tuyên truyền Cuộc vận độngtrong học sinh, sinh viên trong cáctrường trực thuộc Bộ và đẩy mạnhphong trào hưởng ứng Cuộc vậnđộng "Người Việt Nam ưu tiên dùnghàng Việt Nam"; tổ chức các buổi tọađàm, hội thảo, các chương trình tônvinh các sản phẩm Việt, doanh nghiệpViệt tiêu biểu.

Bộ Công Thương cũng đã rà soát,ban hành bổ sung luật pháp, cơ chếnhư thực hiện cải cách thủ tục hànhchính, tạo điều kiện thuận lợi chongười dân và giảm gánh nặng chi phícho doanh nghiệp; tổ chức nghiêncứu, đề xuất tiêu chuẩn chất lượng,quy chuẩn kỹ thuật đối với một sốhàng hóa Việt Nam, hài hòa tiêuchuẩn quốc tế…

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Uỷban Trung ương MTTQ Việt NamHuỳnh Đảm biểu dương và đánh giácao việc triển khai thực hiện Cuộc vậnđộng của các cấp, các nghành trongthời gian qua, Cuộc vận động đã đượctriển khai dưới nhiều hình thức, đadạng, phong phú, đã xuất hiện nhiềumô hình và điển hình tốt, tạo niềm tinvà khẳng định Cuộc vận động sẽ đivào đời sống và ngày càng hiệu quả.Những kết quả đã đạt được đã nângcao nhận thức, thúc đẩy tích cực hoạtđộng sản xuất kinh doanh hàng hoátrong nước, góp phần trực tiếp vàoviệc thực hiện các mục tiêu quốc gia,vào thành tựu chung của đất nước.Chủ tịch cũng đề nghị các bộ, banngành, trung ương, địa phương tiếptục tích cực thực hiện Cuộc vận động;Mặt trận tổ quốc các cấp cần gắnCuộc vận động với CVĐ "Toàn dânđoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ởkhu dân cư", phát huy truyền thốngyêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc,xây dựng văn hoá tiêu dùng hàng ViệtNam để Cuộc vận động thực sự ngàycàng đi vào đời sống xã hội.

Phát biểu ý kiến chỉ đạo Hội nghị,Phó Thủ tướng Chính phủ HoàngTrung Hải đánh giá cao sự chỉ đạoquyết liệt, sự quan tâm của Ban chỉđạo Trung ương Cuộc vận động

Thực hiện Nghị quyết số 27/2008/NQ-QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 củaQuốc hội về Chương trình xây dựng luật,

pháp lệnh năm 2009; Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2008 của Thủtướng Chính phủ về việc phân công Cơ quanchủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh củaChính phủ năm 2009, Bộ Công Thương đãchủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quanxây dựng dự án Luật Bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng.

Sau quá trình nghiên cứu rà soát hệ thốngpháp luật Việt Nam, kết hợp khảo sát học tậpkinh nghiệm một số nước trên thế giới, BộCông Thương đã tiến hành xây dựng Dự thảoLuật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và lấyý kiến rộng rãi cộng đồng đặc biệt là cácnhóm đối tượng chịu sự tác động của Luật.

Đây là một đạo luật chứa đựng nhiều vấnđề mới so với nhận thức pháp lý truyền thốngvà của số đông. Vì vậy, để tạo cơ sở cho việcnghiên cứu, góp ý, bài viết này nêu và làm rõmột số hiện tượng pháp lý được ghi nhậntrong Dự luật.

1. vị trí của pháp luật bảo vệngười tiêu dùng trong hệ thốngpháp luật

Quan hệ tiêu dùng là một loại quan hệđược thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán,theo đó, người tiêu dùng mua và/ hoặc sửdụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của ngườicung cấp mà không vì mục đích kinh doanh(bán lại). Như vậy, quan hệ tiêu dùng khôngphải là quan hệ thương mại, được điều chỉnhbởi Luật Thương mại mà chỉ có thể là quan hệdân sự được điều chỉnh chung bởi Bộ luật dânsự. Là văn bản pháp luật gốc trong đời sốngpháp lý dân sự, Bộ luật dân sự yêu cầu phảithiết lập các quan hệ pháp luật dân sự theo(Xem tiếp trang 28)

Một số vấn đề lý luận xung Luật Bảo vệ quyền lợi

Page 17: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A 17CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

các nguyên tắc tự do thỏa thuận, nguyêntắc bình đẳng, thiện chí và trung thực, tựchịu trách nhiệm, tôn trọng đạo đức tốtđẹp, tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự, tôntrọng lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng,quyền và lợi ích hợp pháp của ngườikhác, nguyên tắc tuân thủ pháp luật vànguyên tắc hòa giải (Điều 4/12. Bộ luậtdân sự).

Tuy nhiên, do tính chất xã hội củaquan hệ tiêu dùng mà người tiêu dùngkhó có thể có cơ hội trở thành tự do, bìnhđẳng vì họ buộc luôn phải tham gia vàomối quan hệ với đặc tính truyền kiếp là“thông tin bất cân xứng”. Bên cạnh sự bấtcân xứng về thông tin, người tiêu dùngcòn có thể phải rơi vào tình trạng mấtkhả năng mặc cả khi họ buộc phải sửdụng hàng hóa, dịch vụ của nhà cungcấp độc quyền.

Đời là vậy, những kẻ có thế và lựcmạnh hơn thường hành xử theo xuhướng lạm dụng quyền lực trong quanhệ với kẻ yếu. Thêm vào đó, nếu như cứcó 300% lợi nhuận thì các nhà “tư bản”sẵn sàng treo cổ mình lên và vì vậy, họcũng sẵn sàng “khuyến mại” cho kháchhàng và người tiêu dùng những cạm bẫypháp lý và kỹ thuật và thậm chí còn cảnhững thứ độc hại. Vì lẽ đó, mọi hệ thốngpháp luật nhân đạo đều phải ưu tiên bảovệ kẻ yếu và như thế, pháp luật bảo vệngười tiêu dùng sẽ tựa hồ như một côngcụ hỗ trợ từ bên ngoài quan hệ dân sự đểkhắc phục những lổ hổng về khả năng tựdo và bình đẳng của người tiêu dùngtrong quan hệ với nhà cung cấp để quanhệ dân sự có thể trở lại với đúng nguyêntắc của nó.

Trên tinh thần đó, pháp luật bảo vệ

người tiêu dùng là loại pháp luật mangtính can thiệp vào quyền tự do (do khôngnhận thức được quy luật) của các nhàcung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ vànhư thế, không có sự tự do và bình đẳngtrong quan hệ pháp luật về bảo vệ ngườitiêu dùng.

Cũng cần lưu ý rằng, các lĩnh vựcpháp luật khác như pháp luật cạnh tranh,pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm,pháp luật về chất lượng sản phẩm vàrộng ra là cả pháp luật dân sự, hình sựđều có thêm mục đích là bảo vệ ngườitiêu dùng. Tuy nhiên, nếu như nhữngpháp luật này bảo vệ người tiêu dùngtheo phương pháp can thiệp vào hành vicủa nhà sản xuất, kinh doanh, cung cấpsản phẩm hàng hóa dịch vụ thông quanhững hạn chế hoặc cấm đoán hành vithì pháp luật bảo vệ người tiêu dùng (vớitính cách là một chế định pháp luật độclập) lại xuất hiện ở phía người tiêu dùng.Theo đó, pháp luật bảo vệ người tiêudùng sẽ tạo cho người tiêu dùng nhữngkhả năng và cơ hội thuận lợi hơn trongcơ chế điều chỉnh pháp luật quan hệ muabán (theo luật dân sự) mà một chủ thểpháp luật dân sự thông thường sẽ khôngcó được.

2. Triết lý về ngoại lệNếu như trong xã hội không xuất

hiện quan hệ tiêu dùng như đã trìnhbàytrên đây thì mọi quan hệ dân sựthông thường đều chỉ cần đến sự điềuchỉnh của pháp luật dân sự truyền thống.Như thế, mọi vấn đề đều được diễn ranhư theo những nguyên tắc truyềnthống trong việc xem xét, đánh giá và xửlý các hành vi pháp lý.

Tuy nhiên, xuất phát từ những phântích trên đây, sản xuất hàng hóa dẫn đếnnhững người cung cấp sản phẩm, hànghóa, dịch vụ chuyên nghiệp và quan hệtiêu dùng nhất định phải xuất hiện trongxã hội hiện đại. Vì vậy, do bản thân quanhệ tiêu dùng luôn tiềm ẩn những ngoạilệ của nguyên tắc dân sự truyền thốngnên việc thiết kế cơ chế pháp lý bảo vệngười tiêu dùng phải tính đến việc thựcthi những ngoại lệ trong quan hệ phápluật dân sự về nội dung và hình thức. Hơnthế nữa, do chính pháp luật đã chứatrong mình sự bất công bằng (do phảidùng cùng một thước đo để áp dụng chomọi hiện tượng cụ thể khác nhau trênthực tế) nên việc áp dụng những ngoạilệ của cơ chế áp dụng pháp luật dân sựđối với người tiêu dùng là xuất phát từnhu cầu nội tại của chính hiện tượngpháp luật để thiết lập sự công bằng pháplý trên thực tế. Điều này cũng từng đượcthể hiện trong quan hệ pháp luật laođộng.

Điều mà các nhà làm luật luôn phảitỉnh táo là, trong khi thiết lập các công cụpháp lý để thiết lập sự công bằng này cầnphải tính đến việc bảo vệ lợi ích của “phíabên kia” – những nhà sản xuất và cungcấp sản phẩm tiêu dùng. Bởi lẽ, nếu nhưgiới tiêu dùng và giới kinh doanh có xungđột lợi ích với nhau thì sự xung đột đóphải được hiểu là “mâu thuẫn biệnchứng”. Không thể bảo vệ người tiêudùng mà dẫn đến triệt tiêu hay hạn chếkinh doanh trên phạm vi xã hội. Sẽ khôngthể tưởng tượng nổi nếu như giới tiêudùng được trang bị những vũ khí sắc bénnhưng không có cơ hội sử dụng trênthực tế.

Mặt khác cũng phải thấy rằng, trongkhi pháp luật tạo cho người tiêu dùngnhững cơ hội tốt hơn, được coi là ngoại lệcủa nguyên tắc dân sự thì bản thân ngườitiêu dùng cũng phải phấn đấu để trởthành những “nhà tiêu dùng thông thái”và để biết liên kết, tự bảo vệ mình, trướckhi cần đến sự trợ giúp của pháp luật.

Từ những điều trên đây cho thấy, việcáp dụng những hiện tượng điều chỉnhpháp luật mang tính đặc thù và ngoại lệtrong cơ chế điều chỉnh pháp luật bảo vệngười tiêu dùng là nhu cầu khách quanmà không chỉ là nhân đạo và điều nàykhông làm “đổ vỡ nền tảng của pháp luậtdân sự” – như đã có sự lo lắng. Điều nàykhẳng định được bởi lẽ, (i) thứ nhất làkhông có nguyên tắc nào mà không cóngoại lệ mà ngoại lệ này đã được luậnchứng như trên và (ii) thứ hai là khi ápdụng những ngoại lệ pháp lý (về nộidung và hình thức trong cơ chế dân sự)thì những ngoại lệ này một mặt chỉ ápdụng trong quan hệ tiêu dùng và đối vớingười tiêu dùng và mặt khác, những vấnđề khác thuộc về pháp luật nội dung vàhình thức trong lĩnh vực dân sự và nhữngnhững lĩnh vực pháp khác (như đất đai,tài chính…) mà không được phát triểnđể trở thành “ngoại lệ” thì giữ nguyên giátrị điều chỉnh quan hệ tiêu dùng.

Từ đây, rút ra hệ quả là, 1. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng, hiểu theo nghĩa tổng quát làmột hệ thống pháp luật có liên quan đếnnhau mà đạo luật riêng rẽ về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng chỉ có giá trịtiên phong, và

2. Để bảo vệ quyền lợi người tiêudùng cần đến trách nhiệm của toàn xãhội, của Nhà nước, của giới doanh nghiệpvà cả những nỗ lực, cố gắng của chínhgiới người tiêu dùng có tổ chức.

pGS.TS NGUyễN NHƯ pHáT

(Kỳ sau đăng tiếp)

quanh người tiêu dùng[*]

* Bài đăng tạp chí Nhà nước và Pháp luật,2/2010

Page 18: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

Trong giai đoạn 2009-2010, Cục Quản lýcạnh tranh đã triển khai tích cực các hoạtđộng thực thi Luật cạnh tranh nhằm góp

phần xây dựng một môi trường cạnh tranhlành mạnh. Năm 2010, sau hơn 2 năm soạnthảo, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngđã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quátrình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng và sẽ tạo bước đà để tăngcường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêudùng của Việt Nam trong thời gian tới. Năm2010 cũng là năm đánh dấu những tiến bộđáng kể của Cục trong việc thực thi pháp luậtvề phòng vệ thương mại, lần đầu tiên CụcQuản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra ápdụng biện pháp tự vệ đối với một mặt hàngnhập khẩu vào Việt Nam.

Bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụchính, Cục cũng đã tổ chức nhiều hoạt độngnhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ Cụcthông qua các chương trình đào tạo, hợp táctrao đổi kinh nghiệm, phối hợp với các cơquan trong và ngoài nước. Cục Quản lý cạnhtranh tiếp tục tư vấn, hỗ trợ công đồng doanhnghiệp ứng phó với các vụ kiện chống bánphá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoàicũng như tham gia tích cực vào các phiên giảiquyết tranh chấp quốc tế trong khuôn khổ Tổchức thương mại Thế giới (WTO).

Với mục đích tổng hợp, đánh giá hiệu quảcác hoạt động trong năm 2010 đồng thời đềra phương hướng, kế hoạch hoạt động chonăm 2011, Cục Quản lý cạnh tranh đã xâydựng và hoàn thiện “Báo cáo hoạt độngthường niên năm 2010” như một ấn phẩm vềcác hoạt động đã, đang và sẽ thực hiện trongtương lai để các đơn vị liên quan, các doanhnghiệp tiện theo dõi và phối hợp hoạt động.

BAN Hợp TáC QUốC TẾ CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

v C A18 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Cục Quản lý cạnh tranhra mắt “Báo cáo hoạtđộng thường niênnăm 2010”

Ngày 01 tháng 7 năm2011, tại Thành phố HồChí Minh, Cục Quản lý

cạnh tranh tổ chức hội nghịtổng kết công tác quản lý bánhàng đa cấp. Tham dự hội nghịcó đại diện đến từ các cơ quantrung ương và địa phương nhưBộ Nội vụ, Bộ Tài chính - TổngCục Thuế, Bộ Y tế, Lãnh đạo,chuyên viên của các Sở CôngThương trên cả nước, đại diệnđến từ Hiệp hội chống hànggiả và bảo vệ thương hiệu ViệtNam, và Hiệp hội bán hàng đacấp Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, ÔngBạch Văn Mừng – Cục trưởngCục Quản lý cạnh tranh đãnhấn mạnh tính cần thiết tổchức Hội nghị tổng kết côngtác quản lý hoạt động bánhàng đa cấp và đề ra một sốnội dung cần trao đổi, thảoluận tại hội nghị.

Báo cáo tổng kết công tácquản lý hoạt động bán hàngđa cấp do ông Nguyễn TrungDũng, Phó Cục trưởng CụcQuản lý cạnh tranh trình bàyđã tóm lược quá trình hìnhthành và phát triển hoạt độngbán hàng đa cấp tại Việt Nam,tổng kết những thành tựutrong hoạt động bán hàng đacấp cũng như trong công tácquản lý nhà nước từ trungương đến địa phương. Báo cáo

đã nêu ra một số hạn chếnhược điểm của hoạt độngbán hàng đa cấp tại Việt Namtrong thời gian qua và một sốkhó khăn trong công tác quảnlý nhà nước đối với hoạt độngnày.

Ông Trần Vinh Nhung, PhóGiám đốc Sở Công Thươngthành phố Hồ Chí Minh đãtổng kết những thành quả đãđạt được trong công tác quảnlý hoạt động bán hàng đa cấptại thành phố Hồ Chí Minh.Theo đó, Sở đã cấp giấy đăngký tổ chức bán hàng đa cấpcho 29 doanh nghiệp trên địabàn, kết quả bán hàng đa cấpcủa doanh nghiệp này năm2010 đạt trên 1 290 tỷ đồng, tạiHồ Chí Minh đã có trên 442nghìn người tham gia cácmạng lưới bán hàng đa cấp.Bên cạnh đó, Ông Nhung cũngchỉ ra một số vấn đề cần traođổi xem xét như: Cơ sở lôi kéomạng lưới nhà phân phối giữacác doanh nghiệp; Sử dụngmô hình trả thưởng bất chính,tinh vi; Áp dụng phương thứckinh doanh đa cấp trong lĩnhvực dịch vụ; Có sự “lách luật”hình thức kinh doanh bánhàng; Có sự “núp bóng đầu tư”của doanh nghiệp nước ngoài;Các doanh nghiệp hoạt độngchưa giám sát được hoạt độngcủa nhà phân phối…

Tại Hội nghị, các đại biểu

Hội nghị tổng kết công tác quản lýhoạt động bán hàng đa cấp

Page 19: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A 19CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Ngày 14 tháng 5 năm 2011,Bộ Thương mại Hoa Kỳ đãđăng Công báo Liên bang

thông báo về việc họ đã tiến hànhrà soát lại mức thuế chống bánphá giá cho 23 doanh nghiệp xuấtkhẩu tôm của Việt Nam trong giaiđoạn rà soát hành chính lần thứ 2(POR2) từ ngày 01 tháng 02 năm2006 đến ngày 31 tháng 01 năm2007. Quyết định này của DOCđược tiến hành dựa trên lệnh củaTòa Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ(USCiT) ra ngày 17 tháng 6 năm2010 về việc yêu cầu DOC xem xétlại hồ sơ và thu thập thêm cácthông tin nhằm tính toán lại mức

thuế suất chống bán phá giá cho23 doanh nghiệp.

Theo danh sách DOC đưa ra cả23 doanh nghiệp xuất khẩu tômcủa Việt Nam đều được hưởngmức thuế 0,01% (de minimis). Nếuphán quyết của tòa không cókháng cáo lên Tòa Phúc thẩm Liênbang Hoa Kỳ (CAFC), DOC sẽ tiếnhành hướng dẫn Cơ quan Hảiquan và Biên phòng Hoa Kỳ ápthuế chống bán phá giá cho các lôhàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ theomức thuế đã sửa.

Danh sách 23 doanh nghiệpđược điều chỉnh mức thuế suất:

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) điềuchỉnh mức thuế suất chống bán phágiá đối với 23 doanh nghiệp x uất khẩuTôm của Việt Nam

doanh nghiệp Biên độ thuế1 Amanda Foods (Vietnam) Ltd. 0,01 (de minimis)

2 C.P. Vietnam Livestock Co. Ltd 0,01 (de minimis)

3 Cadovimex Seafood import-Export and Processing JointStock Company (CADOViMEX) 0,01 (de minimis)

4 Cafatex Fishery Joint Stock Corporation (“Cafatex Corp.”) 0,01 (de minimis)

5 Can Tho Agricultural and Animal Product import ExportCompany (“CATACO”) 0,01 (de minimis)

6 Coastal Fishery Development (Cofidec) 0,01 (de minimis)

7 Cuulong Seaproducts Company (“Cuu Long Seapro”) 0,01 (de minimis)

8 Danang Seaproducts import Export Corporation(“Seaprodex Danang”) 0,01 (de minimis)

9 Frozen Seafoods Factory No. 32 0,01 (de minimis)

10 investment Commerce Fisheries Corporation (“incomfish”) 0,01 (de minimis)

11 Kim Anh Co., Ltd. 0,01 (de minimis)

12 Minh Hai Export Frozen Seafood Processing Joint StockCompany, 0,01 (de minimis)

13 Minh Hai Joint-Stock Seafoods Processing Company(“Seaprodex Minh Hai”) 0,01 (de minimis)

14 Minh Hai Sea Products import Export Company(Seaprimex Co) 0,01 (de minimis)

15 Ngoc Sinh Private Enterprise 0,01 (de minimis)

16 Nha Trang Fisheries Joint Stock Company (Nha Trang Fisco) 0,01 (de minimis)

17 Nha Trang Seaproduct Company (Nha Trang Seafoods) 0,01 (de minimis)

18 Phu Cuong Seafood Processing and import-Export Co., Ltd 0,01 (de minimis)

19 Phuong Nam Co. Ltd 0,01 (de minimis)

20 Sao Ta Foods Joint Stock Company (Fimex VN) 0,01 (de minimis)

21 Soc Trang Aquatic Products and General import ExportCompany (“Stapimex”) 0,01 (de minimis)

22 UTXi Aquatic Products Processing Company 0,01 (de minimis)

23 Viet Foods Co., Ltd. 0,01 (de minimis)

đến từ Sở Công Thương Hà Nội, Đà Nẵng,Cần Thơ, Đồng Nai… đã trình bày tham luậntổng kết công tác quản lý hoạt động bánhàng đa cấp tại địa phương trong thời gianqua, đa số các ý kiến cho rằng đây là mộtphương thức bán hàng có tính đặc thù,người tiêu dùng cũng có cơ hội tiếp cận vàsử dụng các hàng hóa có chất lượng cao, đadạng về mẫu mã và nhận được dịch vụ chămsóc khách hàng khá tốt. Đối với xã hội,phương thức bán hàng đa cấp đã huy độngđược khá nhiều lực lượng lao động, gópphần giải quyết công ăn việc làm, nâng caothu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.Tuy nhiên, với đặc trưng là phương thức kinhdoanh trực tiếp đến người tiêu dùng, trongđó việc lưu hành và phân phối sản phẩmđược thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầngbao gồm những cá nhân riêng biệt, hoạtđộng độc lập; do vậy công tác quản lý nhànước đối với hoạt động kinh doanh này trênthực tế cũng gặp nhiều khó khăn.

Tiếp đến, bài tham luận của đại diện đếntừ Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tếđã báo cáo về công tác quản lý nhà nước vềan toàn thực phẩm trong sản xuất kinh thựcphẩm chức năng tại doanh nghiệp bán hàngđa cấp ở Việt Nam.

Báo cáo của Bà Trương Thị Nhi, Chủ tịchHiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam đã tómtắt quá trình ra đời của Hiệp hội, tổng kếtnhững việc Hiệp hội bán hàng đa cấp, cácdoanh nghiệp bán hàng đa cấp tại Việt Namđã làm được trong thời gian qua, đồng thờiBà Chủ tịch hiệp hội cũng đã đưa ra một sốkiến nghị đối với các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền để thực hiện tốt công tác quảnlý hoạt động bán hàng đa cấp trong thờigian tới, một mặt nâng cao hiệu quả côngtác của cơ quan quản lý nhà nước, tạo môitrường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng,đồng thời tạo điệu kiện để các doanhnghiệp trong hiệp hội phát triển để có thểđóng góp cho nền kinh tế, xã hội của đấtnước.

Kết thúc Hội nghị, Cục trưởng Bạch VănMừng đã cảm ơn những ý kiến trao đổi đónggóp của các đại biểu tham dự hội nghị, ÔngCục trưởng nhấn mạnh, bên cạnh nhữngđóng góp của các doanh nghiệp bán hàngđa cấp như tạo công ăn việc làm và thu nhậpcho gần 1 triệu người lao động, đóng gópvào ngân sách trên 1.200 tỷ đồng, hoạt độngbán hàng đa cấp tại Việt Nam trong thời gianqua đã bộc lộ những hạn chế nhất định nhưbán hàng đa cấp bất chính, quảng cáokhông đúng về tính năng công dụng củahàng hóa… do vậy, trong thời gian tới cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tăngcường công tác quản lý cũng như tạo điềukiện để doanh nghiệp hoạt động theo đúngcác quy định của pháp luật.

TRUNG THƯớNG (Ban phòng vệ thương mại – Cục Quản lý cạnh tranh)

Page 20: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

Sự phát triển của ngành công nghiệp bán hàng trực tiếptại Vương Quốc AnhChính phủ Anh rất coi trọng sự

phát triển của ngành côngnghiệp bán hàng trực tiếp.

Vương quốc Anh mở rộng phạm vicủa quảng cáo sản phẩm bán hàngtrực tiếp. Trong điều kiện ở Vươngquốc Anh, các nhà phân phối phảituân theo pháp luật và các quy địnhvề kinh doanh thương mại và phápluật và các quy định về bảo vệ ngườitiêu dùng, đồng thời tuân theo quyđịnh tương ứng về bán hàng trực tiếpvà hướng dẫn về ngành công nghiệpvới ngành công nghiệp tương ứngtrong tổ chức.

Bán hàng trực tiếp là phương thứctiếp thị mang tính cá nhân thông quacác tiếp thị viên trực tiếp nhằm đạtđược kết quả bán lẻ cuối cùng, việcđặt hàng được trực tiếp thông quagiữa nhà phân phối với người tiêudùng, hàng hóa thường được gửi trựctiếp đến nhà của người tiêu dùng.Khác biệt lớn nhất giữa bán hàng trựctiếp và bán hàng không qua cửa hàng(non-store sales) là trong bán hàngtrực tiếp, việc đặt hàng đạt đượcthông qua gặp mặt trực tiếp, còn bánhàng không qua cửa hàng thì việc đặthàng thường thông qua internet, cácphương tiện truyền thông và cácphương tiện truyền thông khác. TạiAnh, phương thức bán hàng trực tiếpsử dụng hệ thống cửa hàng bách hóa,hệ thống siêu thị giống như phươngthức bán lẻ.

Các loại sản phẩm của phươngthức bán hàng trực tiếp và các sảnphẩm bán trong các cửa hàng báchhóa là tương tự nhau, bao gồm cảhàng hóa cá nhân và hàng hóa dànhcho hộ gia đình, đồ nội thất và đồ điệngia dụng… nhưng các sản phẩmtrong bán hàng trực tiếp không baogồm thực phẩm tươi sống. Nhìn từ sự

phát triển theo thời gian của nhiềuloại sản phẩm mới vào thị trườngthông qua các kênh bán hàng trựctiếp. Hiện nay, trên thị trường việc bánmáy hút bụi, máy giặt, hộp nhựa ăntrưa, cửa sổ kính kép, sản phẩm chămsóc da đều được tung ra lần đầu tiêntrên thị trường thông qua các kênhbán hàng trực tiếp.

Chính phủ Anh coi trọng sự pháttriển của ngành công nghiệp bánhàng trực tiếp. Đầu tháng 5 năm 1999,việc Thủ tướng Tony Blair thành lậpHiệp hội bán hàng trực tiếp (Direct-Selling Association, DSA) cho thấy vaitrò ngày càng lớn của Đại Hội Đồngtrong việc hỗ trợ cho sự phát triển củangành công nghiệp bán hàng trựctiếp. Ông cho biết chính phủ Anh đãnhận ra vai trò quan trọng tạo ra củacải vật chất cho nền kinh tế của ngànhcông nghiệp bán hàng trực tiếp đốivới nước Anh. Đối với phụ nữ, bánhàng trực tiếp có thể giúp họ hài hòagiữa công việc và gia đình, do đó sẽmang đến những cơ hội tiềm nănglớn, và bởi vậy sẽ tác động tới nềnkinh tế Anh và tác động tích cực tới thịtrường lao động.

Theo khảo sát ngành công nghiệpcủa Hiệp hội Bán hàng trực tiếp, năm2004, doanh thu của ngành côngnghiệp bán hàng trực tiếp của Anh là2.355.900.000 £ (bao gồm cả thuếGTGT). Trong 10 năm qua, doanh sốbán hàng của các Công ty thành viêncủa hiệp hội đã tăng gấp đôi, chiếmhơn 70% doanh số của tổng 109 nhàphân phối và chiếm 90% doanh sốcủa toàn ngành công nghiệp bánhàng trực tiếp. Ngành công nghiệpbán hàng trực tiếp của Vương quốcAnh trong năm 2004 đã tạo ra tổngcộng 133 triệu giao dịch bán hàngtrực tiếp, trung bình mỗi giao dịch

bán lẻ lên đến 17,65 £, tổng số ngườitham gia mạng lưới phân phối là590.000 người, trong đó 95,1% sốngười tham gia thuộc loại kinh doanhbán thời gian.

Thành lập năm 1959, Công ty mỹphẩm AVON của Anh (Avon Cosmet-icsLtd.,) là nhà bán lẻ lớn nhất Anh, với160.000 đại diện bán hàng trực tiếp(Avon lady, AvonLady) phục vụ gần800 triệu khách hàng. Cứ mỗi 3 tuầncác sản phẩm của Avon lại được cậpnhật thông qua đại diện trực tiếpbằng cách trưng bày cho người tiêudùng.

Chủng loại sản phẩm bán hàngtrực tiếp trực tiếp của Anh rất phongphú. Năm 2004, British Telecom vàdoanh thu bán trực tiếp các thiết bịcủa nó lên đến hơn 700 triệu £, chiếmđến gần 1/3 tổng doanh thu; doanhsố bán hàng trực tiếp của mỹ phẩm,nước hoa, sản phẩm chăm sóc da, đồtrang sức và vật dụng cá nhân kháclên đến 651,1 triệu £ chiếm tới 27,6%.Trong các cách bán hàng trực tiếp,phương thức bán hàng gặp mặt trựctiếp là phương thức chủ đạo, doanh sốthu được từ phương thức này lên đến91% tổng doanh số bán hàng trựctiếp.

Vương Quốc Anh chưa xây dựngmột luật riêng cụ thể cho bán hàngtrực tiếp đơn lẻ. Tuy nhiên, hình thứcbán hàng trực tiếp đa cấp (ví dụ nhưmarketing mạng lưới, bán hàng hìnhtháp, marketing đa cấp) thì đã có quyđịnh pháp luật cụ thể điều chỉnh.Nhưng ngoài các phương pháp bánhàng thông thương theo quy định,Vương quốc Anh nên áp dụng trongngành công nghiệp bán hàng trựctiếp cả các điều khoản về bảo vệngười tiêu dùng và các quy định vềthuế giá trị gia tăng.

Thứ nhất, quyền trực tiếp đượchủy bỏ các đơn đặt hàng. Ở Anh đãphát triển “Quy định Bảo vệ Ngườitiêu dùng năm 1997 (Hủy bỏ hợpđồng của các cơ sở không kinhdoanh)”. Quy định này áp dụng đốivới bất kỳ giao dịch không tự nguyệnnào (unsolicited transaction) có giá trịtừ 35 £ trở lên, người tiêu dùng phảiđược cung cấp các thông tin chi tiết,và có thể hủy bỏ đơn đặt hàng trongvòng 7 ngày, và được hoàn trả toànbộ số tiền. Tuy nhiên, đối với phânphối viên, nếu thực hiện theo hướngdẫn điều khiển công việc kinh doanhkhách hàng của Hiệp hội bán hàngtrực tiếp Anh, nhà phân phối (Ngườitham gia bán hàng trực tiếp) có

v C A20 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

TRANG QUỐC TẾ

Page 21: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A 21CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Ngày 05 tháng 05 năm 2011, haiđồng chủ sở hữu của các côngty kinh doanh sản phẩm hải

sản đã bị phạt tù vì vi phạm 13 tội liênquan đến việc nhập khẩu trái phép vàcố tình dán sai nhãn hiệu hàng hóasản phẩm cá nhập khẩu từ nướcngoài và các sản phẩm hải sản khác.Trong vụ US v. Blyth, et al, (tại bang Al-abama) các công tố viên thuộc Bộ Tưpháp đã buộc tội các bị đơn trong vụnày vì cố ý dãn nhãn hàng hóa saitheo Đạo luật Lacey và gắn nhãn hiệugiả theo Đạo luật về Thực phẩm,Dược phẩm và Mỹ phẩm. Vụ kiện nàyđược tiến hành điều tra bởi một số cơquan có liên quan bao gồm: Bộ Anninh Nội địa, Cơ quan Chấp pháp Ditrú và Hải quan Mỹ, Cục Quản lý Đạidương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kỳ,Văn phòng Thi hành Luật pháp, vàĐơn vị đặc biệt trực thuộc Bộ Quốcphòng….

Cụ thể, các bị đơn trong vụ Blythđã mua các sản phẩm cá da trơn đượcnuôi ở Việt Nam nhưng lại được khaibáo là “cá bơn” nhằm trốn thuế chốngbán phá giá của Hoa Kỳ đánh vào sảnphẩm cá da trơn của Việt Nam từ năm2003. Với hành động này, các bị đơntrên đã trốn được xấp xỉ 145,000 đô latiền thuế.

Tiếp theo vụ Blyth này là một vụkiện gần đây khác, vụ US v. Wolff, etal., cũng liên quan tới vấn đề thực thithương mại. Các bị đơn của vụ việcnày đã bị buộc tội với hàng loạt viphạm hình sự, bao gồm việc cản trởthực thi pháp luật vì cố tình lẩn tránhthuế chống bán phá giá được áp chosản phẩm mật ong nhập từ Trung

Quốc. Trong khi các bị đơn của vụWolff bị buộc tội cản trở thực thi phápluật và vi phạm thương mại, thì các bịđơn của vụ Blyth còn bị tuyên án theohai điều khoản pháp luật hình sự cụthể, đó là 18 U.S.C. § 542 và § 545, vàtheo các điều lệ về quản lý nhập khẩukhác, Đạo luật Lacey(16 U.S.C. §§3371–3378) và Đạo luật về Thựcphẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm (21U.S.C. §§ 301 et seq.).

Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ đã ápdụng nhiều chế tài dân sự khác nhaucho các vi phạm về thương mại, và cóvẻ họ cũng đã sử dụng thêm cả cácchế tài hình sự cho các vụ gian lậnthương mại này. Hoa Kỳ cũng tuyênbố sẵn sàng bổ sung nguồn lực đểđảm nhiệm vấn đề này (bao gồm độingũ điều tra viên từ các cơ quan vàcông tố viên từ các đơn vị khác nhaucủa Bộ Tư pháp). Với thực tế này, cácnhà nhập khẩu Hoa Kỳ và chủ thể liênquan khi nhập khẩu cần thận trọnghơn bao giờ hết để tuân thủ đúng cáclệnh áp thuế chống bán phá giá, luậtHải quan, và các luật về thương mạikhác của Hoa Kỳ.

BAN pHòNG vệ THƯƠNG mẠi (Cục Quản lý cạnh tranh)

Gia tăng nguy cơ bị truy tố trách nhiệmhình sự trong các vụ việc chống bán phágiá và gian lận hải quan nhằm lẩn tránhthuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳmột vụ việc gần đây liên quan đến vấn đề lẩn tránh thuế chốngbán phá giá đã cảnh báo về một thực tế rằng chính phủ Hoa Kỳđang thực hiện chiến lược áp dụng các chế tài hình sự cho nhữngvi phạm khi tham gia hoạt động thương mại. Từ trước đến naychính phủ Hoa Kỳ thực thi pháp luật thương mại của mình thôngqua các hình phạt dân sự, (ví dụ, theo quy định tại phần 1592 luậtsố 19, đạo luật Hoa Kỳ - Liên quan đến các quy định về chế tài khivi phạm pháp luật về Hải quan) nhưng gần đây, Hoa Kỳ cũng đãbắt đầu áp dụng các chế tài hình sự cho những vi phạm luậtthương mại có yếu tố liên quan đến hải quan.

quyền trả lại hàng hóa trong vòng 14ngày, không phụ thuộc vào giá trị củagiao dịch và không phụ thuộc vàogiao dịch thuộc loại tự nguyện haykhông tự nguyên.

Thứ hai,về điều khoản bán hàngtrực tiếp đa cấp. Nhà phân phối phảituân theo “Đạo luật về kế hoạch kinhdoanh năm 1996 ” và “Quy định về kếhoạch kinh doanh năm 1997”. Tháng6 năm 2005, Bộ Thương mại và Côngnghiệp Anh đã ban hành “Hướng dẫnvề kế hoạch kinh doanh trong thươngmại và công nghiệp”, hướng dẫn chitiết về 2 quy định trên. Cái gọi là kếhoạch kinh doanh (hay sơ đồ kinhdoanh) được xây dựng dựa trên cácdạng thức khác nhau của các phânphối viên bán hàng trực tiếp đa cấp.Những quy định về bán hàng trực tiếpđa cấp ở Anh, việc ký kết hợp đồngtrong 7 ngày đầu tiên ngay sau khimới đăng ký vào hệ thống bán hàngđa cấp, giá trị đầu tư không được quá200 £ để giúp ngăn chặn người mớitham gia bị ràng buộc quá sâu vào hệthống bán hàng trực tiếp.

Trong vòng 14 ngày sau khi ký kếthợp đồng, những người mới tham giamuốn rút khỏi hệ thống bán hàng đatrực tiếp đa cấp, nhà phân phối cungcấp bất kỳ hàng hóa gì đã bị hư hại bởichính nhà phân phối để thực hiệnnghĩa vụ chịu chi phí hoàn trả đượctạo ra (trong hợp đồng cần cụ thể hóavật hoàn trả và hoàn trả về địa chỉ tạinước Anh), để hủy bỏ bất kỳ dịch vụnào đã được lên lịch, và có thể đượchoàn trả toàn bộ số tiền.

14 ngày sau khi ký hợp đồng,người mới tham gia trong mạng lướiphân phối đa cấp thông báo bằng vănbản tại bất kỳ thời gian nào sau 14ngày tham gia (hợp đồng quy định cụthể việc chấm dứt bản tuyên bố hợpđồng) có thể chấm dứt hợp đồng, loạibỏ các nghĩa vụ liên quan. Trong 90ngày tiếp theo, được trả lại bất kỳhàng hoá nào nhưng phải trả các chiphí liên quan, và sau đó mới đượcnhận tiền hoàn trả. Nếu những nhàphân phối đa cấp chấm dứt hợp đồng,khoản trả lại được tạo ra bởi các chiphí kết hợp có liên quan. Tuy nhiên,nhiều nhà phân phối giữ lại mộtquyền, quyền này không thuộc vềnhững người không thể tham gia vàocác hoạt động thương mại đa cấpcạnh tranh với các nhà phân phối, vídụ như sự hình thành hay sự tham giavào một tổ chức bán hàng đa cấp trựctiếp tương tự khác.

(Xem tiếp trang 28)

Page 22: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A22 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

TRANG QUỐC TẾ

Ebay muachương trìnhthương mạiđiện tử mãmở Magento

Samsung bị kết tội thông đồng ấn địnhgiá ti vi LCD trong vụ kiện BrandsMart USA

Samsung bị kết tội thông đồng ấnđịnh giá ti vi LCD trong vụ kiệnBrandsMart USA.

Công ty Điện tử Samsung, nhà sảnxuất tivi và bảng màn hình phẳng lớnnhất thế giới, đã bị kết tội về việcthông đồng tăng giá một cách giả tạomàn hành tinh thể lỏng do Tập đoànBrandsMart USA- nhà bán lẻ sản phẩmđiện tử đệ đơn khởi kiện.

Các công ty lập thành một “cartelquốc tế” để hạn chế việc sản xuất cácbảng LCD sử dụng trong tivi, điệnthoại di động và các màn hình máytính từ năm 1996 đến 2006, theo nhưkhiếu kiện của Tập đoàn interbondcủa Hoa Kỳ, tập đoàn cũng kinh doanhgiống như BrandsMart USA.

“Sự thông đồng này đã làm ảnhhưởng đến hàng tỷ đôla thương mạitrong cả nước Mỹ”, interbond cho biếttrong đơn kiện gửi ngày 3 tháng 6năm 2011 lên Tòa Liên bang ở FortLauderdale, Florida.

15 công ty, cộng thêm cả các cơ sởcủa một số công ty này, là bị đơn củavụ kiện do Tập đoàn interbond tại Hol-lywood- có trụ sở ở Florida khởi kiện.

Bộ Tư pháp cho biết ít nhất 22 giámđốc của ngành sản xuất màn hình đã bịkết tội hình sự trong một vụ điều tra củaMỹ đối với việc ấn định giá LCD. 8 côngty cũng đã bị kết tội trong vụ điều trađem lại hơn 890 triệu đôla Mỹ tiền phạt.

Các nhà sản xuất LCD đã tổ chứchàng tháng và đôi khi là hàng quý “cáccuộc họp về tinh thể” giữa các giámđốc cao và trung cấp, tại các cuộc họpnày họ đồng ý kiểm soát giá và nguồncung, theo như khiếu kiện của inter-bond. Các công ty Nhật Bản đã khởixướng ra các cuộc họp này và sau đóđưa các nhà sản xuất Hàn Quốc và ĐàiLoan vào vụ thông đồng khi họ thamgia thị trường, interbond cho biết.

Brandsmart điều hành 11 cửahàng điện tử giảm giá theo kiểu nhàkho ở Florida và Georgia.

QUyẾT THắNG

Hàn Quốc gia hạn thuế chống bán phá giááp đối với sản phẩm gạch men Trung QuốcNgày 26 tháng 5 năm 2011, Ủy ban

Thương mại Hàn Quốc (KTC) đãquyết định gia hạn lệnh áp thuế

chống bán phá giá đối với sản phẩmgạch men từ Trung Quốc thêm 3 nămsau khi kết luận rằng sản phẩm này bịphá giá tại thị trường Hàn Quốc.

Mức thuế chống bán phá giá từ9,14% đến 29,41% sẽ bị áp đối với sảnphẩm nhập khẩu, Ủy ban Thương mạiHàn Quốc cho biết sau khi rà soát cáckhiếu kiện do 4 nhà sản xuất nội địa gửi,Seoul đã áp mức thuế từ 2,76% đến29,41% vào tháng 12 năm 2005 sau khisố lượng sản phẩm gạch men nhậpkhẩu từ Trung Quốc đã tăng mạnh từnăm 2001 đến 2005.

Gạch men được sử dụng chủ yếutrong lĩnh vực xây dựng. Thị trường HànQuốc đã đạt mức 600 tỷ won ($545,7triệu) doanh số trong năm 2009.

Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, cũngcho biết họ đã rà soát yêu cầu do cáccông ty Hàn Quốc gia hạn lệnh áp thuếchống bán phá giá hiện tại đối với sảnphẩm phim polyethylene-terephthalatetừ Trung Quốc và Ấn Độ, và sẽ bắt đầu

một đợt rà soát những hành vi khônglành mạnh có thể xảy ra.

Các biện pháp trừng phạt đối với sảnphẩm phim PET đã có hiệu lực từ tháng10 năm 2008 nhưng sản lượng nhậpkhẩu mặc dù đã giảm mạnh trong năm2009 đã bắt đầu tăng trở lại vào nămngoái. Diễn biến như vậy có thể dẫn đếnnhững tổn hại nghiêm trong đối với cáccông ty nội địa nếu lệnh thuế chống bánphá giá được dỡ bỏ.

PET được sử dụng để làm giấy góiđồ ăn sẵn và kính màu. Thị trường nộiđịa đạt 1,1 nghìn tỷ won năm ngoái. Ủyban Thương mại Hàn Quốc cũng sẽ bắtđầu điều tra đối với sản phẩm giấy kraftnhập từ Nga, Hoa Kỳ, indonesia, TrungQuốc và Canada.

Do có những khiếu nại bởi các côngty như Công ty giấy Ssangyong nên phảiđiều tra chính thức KTC cho biết.

Thị trường giấy kraft của Hàn Quốcđạt khoảng 150 tỷ won trong năm 2010sau khi có lệnh áp thuế chống bán phágiá đối với sản phẩm giấy kraft vào cuốinăm 2008.

QUyẾT THắNG(Nguồn: Antidumping publishing)

Ngày 6 tháng 6 năm2011Tập đoàn Ebay chobiết họ đang mua Tập

đoàn Magento- công ty sáng lậpra chương trình thương mại điệntử mã nguồn mở. Đây là mộtphần của hoạt động đẩy mạnhthị trường online của công tynày để cung cấp các nguồncông nghệ cho những công tykinh doanh và công ty bán lẻ.

EBay đã mua một phần nhỏcổ phiếu của Magento vào nămngoái và sẽ mua hết phần cổphiếu còn lại của công ty Ma-gento. Công ty này cho biết phivụ này sẽ không ảnh hưởng đếncác kết quả của năm tài chínhhiện tại của công ty.

Các điều khoản của phi vụđã không được tiết lộ.

EBay cho biết Magento cóthể giúp cho những nỗ lực củanhóm X.Commerce mới đượcthiết lập gần đây của EBay.

Đây là phi vụ gần đây nhấttrong một loạt các vụ sáp nhậpcủa EBay năm nay. Vào tháng 4,EBay đã mua công ty quảng cáoWhere, và trong tháng 3, EBaycho biết họ có thể mua Tập đoànThương mại GSi chuyên cungcấp dịch vụ thương mại điện tửvới giá 2 tỷ đôla Mỹ (1 tỷ bảngAnh).

QUyẾT THắNG(Nguồn Reuters)

Page 23: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A 23CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

>> Câu hỏi 1: Tiêu chuẩnvề chất lượng hàng hóađược pháp luật quy địnhnhư thế nào?

� Trả lờiNghị định số 132/2008/NĐ-CP

ngày 31 tháng 12 năm 2008 củaChính phủ quy định quản lý nhànước về chất lượng sản phẩm, hànghóa quy định:

Tiêu chuẩn, chất lượng sảnphẩm, hàng hóa là văn bản kỹ thuậtquy định đặc tính, yêu cầu kỹ thuậtđối với sản phẩm, hàng hóa, phươngpháp thử các đặc tính, yêu cầu vềbao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảoquản sản phẩm, hàng hóa, các yêucầu đối với hệ thống quản lý chấtlượng và các vấn đề khác có liênquan đến chất lượng sản phẩm,hàng hóa (trách nhiệm đối với ngườitiêu dùng, tiết kiệm tài nguyên, bảovệ môi trường….)

Tiêu chuẩn và chất lượng sảnphẩm, hàng hóa do Thủ trưởng cáccơ quan, tổ chức có thẩm quyền banhành theo thủ tục xác định. Tiêuchuẩn được xây dựng dựa trên thànhtựu khoa học, công nghệ và thamkhảo tiêu chuẩn quốc tế, khu vực vànước ngoài, có tính đến điều kiệnkinh tế- xã hội thực tế của Việt Nam.

Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm,hàng hóa phải thường xuyên đượcsoát xết, điều chỉnh cho phù hợp vớisự phát triển của khoa học, côngnghệ và hội nhập kinh tế quốc tế.

>> Câu hỏi 2: Những hànhvi sản xuất, kinh doanh nàobị coi là vi phạm quyền lợingười tiêu dùng và bị phápluật nghiêm cấm?

�Trả lờiNhững hành vi sản xuất, kinh

doanh sau đây bị coi là vi phạmquyền lợi người tiêu dùng và bị phápluật nghiêm cấm:

- Không đăng ký, công bố tiêuchuẩn, chất lượng hàng hóa, dịch vụtheo quy định của pháp luật đối vớitrường hợp pháp luật yêu cầu phảiđăng ký;

- Không thực hiện đúng cam kếtvới người tiêu dùng;

- Không thường xuyên kiểm travề an toàn, chất lượng hàng hóa, dịchvụ, thực hiện việc cân, đo, đếm chínhxác.

- Không thông tin, quảng cáochính xác và trung thực về hàng hóa,dịch vụ;

- Không niêm yết giá hàng hóa,dịch vụ;

- Không công bố điều kiện, thờihạn, địa điểm bảo hành và hướngdẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ củamình cho người tiêu dùng.

- Không giải quyết kịp thời mọikhiếu nại của người tiêu dùng vềhàng hóa, dịch vụ của mình khôngđúng tiêu chuẩn chất lượng, sốlượng, giá cả đã công bố hoặc hợpđồng đã giao kết;

- Không bồi hoàn, bồi thườngthiệt hại cho người tiêu dùng theoquy định của pháp luật.

>> Câu hỏi 3: pháp luậtquy định như thế nào đốivới hành vi bán hàng đa cấpbất chính?

� Trả lờiKhoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh

2004 quy định: bán hàng đa cấpđược hiểu là phương thức tiếp thịđể bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điềukiện sau:

- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa

được thực hiện thông qua mạng lướingười tham gia bán hàng đa cấpgồm nhiều cấp nhiều nhánh khácnhau;

- Hàng hóa được người tham giabán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếpcho người tiêu dùng tại nơi ở, nơilàm việc của người tiêu dùng hoặcđịa điểm khác không phải là địađiểm bán lẻ thường xuyên củadoanh nghiệp hoặc của người thamgia;

- Người tham gia bán hàng đacấp được hưởng tiền hoa hồng, tiềnthưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từkết quả tiếp thị bán hàng của mìnhvà của người tham gia bán hàng đacấp cấp dưới trong mạng lưới domình tổ chức và mạng lưới đó đượcdoanh nghiệp bán hàng đa cấp chấpthuận.

Theo quy định tại Điều 48 LuậtCạnh tranh, doanh nghiệp bị cấmthực hiện các hành vi sau đây nhằmthu lợi bất chính từ việc tuyển dụngngười tham gia mạng lưới bán hàngđa cấp:

- Yêu cầu người muốn tham giaphải đặt cọc, phải mua một số lượnghàng hóa ban đầu hoặc phải trả mộtkhoản tiền để được quyền tham giamạng lưới bán hàng đa cấp;

- Không cam kết mua lại với mứcgiá ít nhất là 90% giá hàng hóa đãbán cho người tham gia để bán lại;

- Cho người tham gia nhận tiềnhoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tếkhác chủ yếu từ việc dụ dỗ ngườikhác tham gia mạng lưới bán hàngđa cấp;

- Cung cấp thông tin gian dối vềlợi ích của việc tham gia mạng lướibán hàng đa cấp, thông tin sai lệchvề tính chất, công dụng của hànghóa để dụ dỗ người khác tham gia.

Hà pHẠm

HỎI ĐÁP

Page 24: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH

v C A24 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Từ 01/06, chỉ được nhậpđiện thoại, mỹ phẩm vàrượu qua 03 cảng biểnNgày 06/05/2011, Bộ Công Thương

đã ra Thông báo số 197/TB-BCT về việcnhập khẩu rượu, mỹ phẩm, điện thoạidi động nhằm bảo vệ quyền lợi và sứckhỏe người tiêu dùng, chống việc nhậpkhẩu hàng giả, hàng kém chất lượngvà tăng cường chống gian lận thươngmại

Theo đó, các mặt hàng rượu, mỹphẩm, điện thoại di động (trừ hành lýmang theo người của khách nhậpcảnh) chỉ được làm thủ tục nhậpkhẩu, thông quan tại 03 cảng biểnquốc tế là: Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.HCM.

Cũng theo Thông báo này, ngoàicác chứng từ xuất trình cho cơ quanhải quan khi làm thủ tục nhập khẩutheo quy định hiện hành, thươngnhân còn phải xuất trình thêm Giấychỉ định hoặc ủy quyền là nhà phânphối, nhà nhập khẩu của chính hãngsản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồngđại lý của chính hãng sản xuất, kinhdoanh mặt hàng đó. Các giấy tờ nàyđược cơ quan đại diện ngoại giao ViệtNam ở nước ngoài hợp pháp hóalãnh sự theo quy định của pháp luật.

Theo ý kiến của một số doanhnghiệp trong ngành, quy định mớinày sẽ khiến họ khó khăn hơn khi làmthủ tục nhập khẩu, vì trước đây, cácmặt hàng này đều chủ yếu nhập khẩuqua đường bộ và đường hàng không,việc vận chuyển qua đường biển sẽlàm thủ tục kéo dài, thời gian vậnchuyển về Việt Nam cũng lâu hơn,chất lượng cũng bị ảnh hưởng. Bêncạnh đó, khi nhập khẩu còn phải cógiấy xác nhận của đại diện ngoại giaoViệt Nam ở nước ngoài như vậy chiphí sẽ cao lên, không loại trừ khả

năng biến động về giá các mặt hàngnày trong thời gian tới.

Một số chuyên gia nhận định, việcban hành quy định này nhằm hạnchế tình trạng nhập siêu theo chủtrương của Chính phủ, tuy nhiên Thứtrưởng Bộ Công Thương - NguyễnThành Biên lý giải việc quy định nàykhông nhằm mục đích hạn chế nhậpsiêu mà nhằm hạn chế gian lậnthương mại...

Thời hạn thực hiện các hướngdẫn, thủ tục nêu trên kể từ ngày01/06/2011.

Không được khuyến mạigiảm giá cước viễn thôngdưới khungNgày 06/04/2011, Chính phủ đã

ban hành Nghị định số 25/2011/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Viễn thông, trongđó Chính phủ đặc biệt chú trọng đếncác quy định về khuyến mại dịch vụviễn thông và hàng hóa viễn thôngchuyên dùng

Cụ thể, doanh nghiệp viễn thôngkhông được khuyến mại nhằm mụcđích cạnh tranh không lành mạnhtrên thị trường viễn thông, bán phágiá dịch vụ viễn thông, hàng hóa viễnthông chuyên dùng; không đượckhuyến mại bằng việc giảm giá cướcdịch vụ viễn thông, hàng hóa viễnthông chuyên dùng xuống thấp hơnmức giá cụ thể được Nhà nước quyđịnh; không được giảm giá xuốngthấp hơn mức tối thiểu đối với dịchvụ viễn thông, hàng hóa viễn thôngchuyên dùng do Nhà nước quy địnhkhung giá hoặc giá tối thiểu.

Mức giá trị vật chất dùng đểkhuyến mại cho một đơn vị dịch vụ,hàng hóa viễn thông chuyên dùngkhông được vượt quá 50% giá củađơn vị dịch vụ, hàng hóa viễn thôngchuyên dùng được khuyến mại đó trừcác trường hợp khuyến mại dùng thử,cung cấp dịch vụ hoặc tặng hàngkhông thu tiền, chương trình khuyếnmại mang tính may rủi…

Đáng chú ý là quy định: Một tổchức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốnđiều lệ hoặc cổ phần trong mộtdoanh nghiệp viễn thông thì khôngđược sở hữu trên 20% vốn điều lệhoặc cổ phần của doanh nghiệp viễnthông khác cùng kinh doanh trongmột thị trường viễn thông thuộcDanh mục dịch vụ viễn thông do BộThông tin và Truyền thông quy định.

Được biết, chủ trương này sẽ ảnhhưởng không nhỏ tới cơ cấu vốn gópvà mô hình tổ chức của một số doanhnghiệp Nhà nước trong ngành viễnthông, đặc biệt là VNPT vì doanhnghiệp này hiện đang nắm giữ 100%vốn trong 02 mạng di động lớn làMobiFone và VinaPhone.

Cũng theo Nghị định này, doanhnghiệp đầu tư kinh doanh dịch vụviễn thông phải đảm bảo mức vốnpháp định theo quy định. Trong đó,doanh nghiệp thiết lập mạng viễnthông di động mặt đất có sử dụngkênh tần số vô tuyến điện phải đápứng mức vốn pháp định là 20 tỷđồng, mức cam kết đầu tư ít nhất 60tỷ đồng, thiết lập mạng viễn thông diđộng ảo thì phải có vốn pháp định là300 tỷ đồng và mức cam kết đầu tư ítnhất 1000 tỷ đồng trong 3 năm đầutiên…

Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 01/06/2011 và thay thếNghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày03/09/2004, các quy định về đầu tưviễn thông trong Nghị định121/2008/NĐ-CP ngày 03/12/2008 vàcác quy định về viễn thông trongNghị định 97/2009/NĐ-CP về quản lýdịch vụ internet, quản lý nội dungthông tin trên internet.

Kể từ ngày 01/06/2013, doanhnghiệp đã được cấp giấy phép viễnthông không phù hợp với quy địnhcủa Nghị định này phải làm thủ tụcđề nghị cấp, đổi giấy phép theohướng dẫn của Bộ Thông tin vàTruyền thông.

Lấy mẫu kiểm tra vệ sinhan toàn thực phẩm đốivới 21 nhóm sản phẩmNgày 01/04/2011, Bộ Y tế ban hành

Thông tư số 14/2011/TT-BYT hướngdẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phụcvụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệsinh an toàn thực phẩm.

Theo đó, tổ chức, cá nhân tiếnhành các thao tác kỹ thuật nhằm thuđược một lượng thực phẩm nhất địnhđại diện và đồng nhất phục vụ choviệc phân tích, đánh giá chất lượng,vệ sinh an toàn thực phẩm.

Người lấy mẫu phải đáp ứng đầyđủ 04 yêu cầu khi tiến hành lấy mẫuđể kiểm tra, bao gồm: Là thành viêncủa đoàn thanh tra, kiểm tra; Đượcđào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuậtlấy mẫu thực phẩm; Phải trực tiếp lấymẫu tại cơ sở hoặc theo chỉ định của

Page 25: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A 25CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

đoàn thanh tra và Phải tiến hành lậpBiên bản lấy mẫu, Biên bản bàn giaomẫu và dán tem niêm phong theomẫu được quy định.

Thông tư quy định lượng lấy mẫuđể tiến hành kiểm tra đối với 21 sảnphẩm, trong đó lượng lấy mẫu phụcvụ kiểm tra đối với sản phẩm sữa là từ100g (ml) đến 1,5kg (lít); đồ uống làtừ 500ml (g) đến 6lít (kg); thịt và sảnphẩm thịt từ 150g đến 1,0kg; thựcphẩm chức năng từ 100g đến 1,5kg...

Lượng mẫu tối thiểu là lượngmẫu đủ để kiểm nghiệm một chỉ tiêucủa sản phẩm; tùy thuộc vào mụcđích của quá trình thanh tra, kiểm tralượng mẫu lấy có thể được tăng haygiảm và loại sản phẩm không cótrong mục trên có thể được lấy theoquyết định của trưởng đoàn thanhtra, kiểm tra phù hợp với yêu cầuthanh tra, kiểm tra.

Sau khi kết thúc quá trình lấymẫu, mẫu kiểm nghiệm phải đượcbàn giao ngay cho đơn vị kiểmnghiệm trong thời gian sớm nhất.Quá trình vận chuyển, bàn giao và lưumẫu, các điều kiện về bảo quản vàthời gian lưu mẫu phải phù hợp vớicác yêu cầu do nhà sản xuất công bố.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày01/06/2011.

Từ 01/06, điều chỉnh giábán điện theo cơ chế thịtrường Thủ tướng Chính phủ đã ký

Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày15 tháng 04 năm 2011 về điều chỉnhgiá bán điện theo cơ chế thị trường,theo đó, thời gian điều chỉnh giá bánđiện giữa 02 lần liên tiếp tối thiểu là03 tháng thay vì 01 năm như quyđịnh hiện hành; việc điều chỉnh giábán điện theo cơ chế thị trường phảiđược thực hiện công khai, minh bạch.

Giá bán điện chỉ được điều chỉnhkhi thông số đầu vào cơ bản biếnđộng so với thông số đã được sửdụng để xác định giá bán điện hiệnhành. Các thông số đầu vào khác của

giá bán điện chỉ được xem xét để điềuchỉnh giá bán điện sau khi có báo cáoquyết toán, kiểm toán theo quy định.

Trường hợp giá nhiên liệu, tỷ giángoại tệ tại thời điểm tính toán biếnđộng so với thông số đã được sửdụng để xác định giá bán điện hiệnhành và cơ cấu sản lượng điện phátthay đổi so với kế hoạch phát điệnđược phê duyệt làm giá bán điện tạithời điểm tính toán giảm từ 5% trởlên so với giá bán điện hiện hành thìTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)quyết định điều chỉnh giảm giá bánđiện tương ứng.

Trường hợp giá nhiên liệu, tỷ giá

ngoại tệ tại thời điểm tính toán biếnđộng so với thông số đã được sửdụng để xác định giá bán điện hiệnhành và cơ cấu sản lượng điện phátthay đổi so với kế hoạch phát điện đãđược phê duyệt làm giá bán điện tạithời điểm tính toán so với giá bánđiện hiện hành tăng tới mức 5% thìEVN được phép điều chỉnh tăng giábán điện ở mức tương ứng sau khiđăng ký và được Bộ Công Thươngchấp thuận.

Chênh lệch trên 5% thì EVN báocáo Bộ Công Thương và gửi Bộ Tàichính để thẩm định, Thủ tướng xemxét, phê duyệt. Sau 15 ngày làm việc,kể từ ngày Bộ Công Thương trình Thủtướng Chính phủ mà chưa có ý kiếntrả lời, cho phép EVN được điều chỉnhgiá bán điện ở mức 5%.

Với quyết định này, “nút thắt” vềgiá điện từ bấy lâu nay vẫn tồn tạitrong nền kinh tế đã được tháo gỡ vìnó giải quyết được nhiều vấn đề cùngmột lúc như: Giải quyết được căn bảnnhững nguyên nhân tồn tại như thuhút vốn đầu tư, thiếu điện, tổn thất,lãng phí điện năng, giải phóng mặt

bằng, sự chậm trễ trong đầu tư các dựán điện…

Quyết định này có hiệu lực thihành kể từ ngày 01/06/2011.

Thành phố Hà Nội sẽ quảnlý chặt chẽ hơn hoạt độngbán hàng đa cấp. đây lànội dung của Quyết địnhsố 16/2011/Qđ-UBNd vềquy chế phối hợp quản lýhàng đa cấp.Quy chế này quy định những

nguyên tắc, trách nhiệm và quan hệphối hợp hoạt động giữa các cơ quanquản lý nhà nước của Thành phố HàNội (dưới đây gọi tắt là các cơ quan)trong công tác quản lý nhà nước vềhoạt động bán hàng đa cấp trên địabàn thành phố Hà Nội; bao gồm việccấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấyđăng ký tổ chức bán hàng đa cấp,kiểm tra, hướng dẫn, giám sát hoạtđộng kinh doanh bán hàng đa cấp,phát hiện, xử lý vi phạm và thu hồiGiấy đăng ký tổ chức bán hàng đacấp (dưới đây gọi tắt là Giấy đăng ký)theo quy định của pháp luật đối vớicác doanh nghiệp hoạt động bánhàng đa cấp trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, các hoạt động phối hợpquản lý gồm: việc cấp, cấp lại, sửa đổi,bổ sung giấy đăng ký tổ chức bánhàng đa cấp; kiểm tra, hướng dẫn,giám sát hoạt động kinh doanh bánhàng đa cấp; phát hiện, xử lý vi phạmvà thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bánhàng đa cấp. Chi cục Quản lý thịtrường, Công an thành phố Hà Nội sẽphối hợp với các cơ quan chức năng

tổ chức kiểm tra, kiểm soát hoạt độngbán hàng đa cấp trên địa bàn; ngănchặn, xử lý hành vi vi phạm quy địnhcủa pháp luật về hoạt động bán hàngđa cấp. Hoạt động bán hàng đa cấpsẽ được kiểm tra thường xuyên hoặcđột ngột để ngăn chặn các sai phạm.

Lê dUy(Tổng hợp)

Page 26: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

Cấp phép li-xăng bắt buộcQSHTT như một phương thứcchống độc quyền

“Cấp phép li-xăng bắt buộc là mộthợp đồng không tự nguyện giữangười mua tự nguyện và một ngườibán không tự nguyện do nhà nước ápđặt và thực thi... Khảo sát Luật Sở hữutrí tuệ quốc tế cho thấy ba (3) điềukhoản cấp phép li-xăng bắt buộc phổbiến nhất được áp dụng khi một bằngsáng chế phụ thuộc bị chặn, khi mộtbằng sáng chế không được đưa vàothực hiện, hay khi một phát minh liênquan đến thực phẩm hay thuốc. Hơnnữa, cấp phép li-xăng bắt buộc có thểđược coi là một biện pháp khắc phụchậu quả của các vụ án độc quyền haycác trường hợp sử dụng sai mục đích,khi sáng chế có ý nghĩa quan trọngđến an ninh quốc gia hay khi chủ thểcó được cấp phép li-xăng bắt buộc làcác quốc gia chủ quyền”. [1] Trong cáctrường hợp này, lợi ích của côngchúng trong việc tiếp cận rộng hơnvới những phát minh được cấp bằngsáng chế được đặt lên trên lợi ích cánhân của người giữ quyền để tậndụng triệt để độc quyền của mình.Bên được chỉ định mua các li-xăng bắtbuộc thông thường sẽ phải bồi hoànthích hợp về tài chính cho người giữbằng sáng chế. Kể cả sau khi sáng chếđã được cấp phép li-xăng bắt buộc,người chủ ban đầu của sáng chế vẫncó quyền được chống lại các bênkhông được cấp phép sử dụng sángchế đó.

Liên quan đến sự giao thoa giữaQSHTT/LCT, việc cấp phép li-xăng bắtbuộc có thể được thực hiện trên cơ sởsự tồn tại của: (i) việc từ chối cấp phép

và (ii) các hành vi phản cạnh tranh cóliên quan đến QSHTT của người giữbằng sáng chế.

Từ chối giao dịch là căn cứ đảmbảo cấp phép li-xăng bắt buộc đãđược quy định trong luật nhiều quốcgia, như luật về sáng chế của TrungQuốc, Ác-hen-ti-na và i-xa-ren.

Một căn cứ được chấp nhận rộngrãi của Luật SHTT đó là người giữQSHTT không có nghĩa vụ phải cấpphép các vấn đề đã được bảo hộ chongười khác. Nguyên tắc này thườngđược coi là đúng ngay cả khi mộtcông ty sở hữu vị trí độc quyền trênmột thị trường do nó sở hữu tài sản trítuệ. Một phán quyết trước đó của Tòaán tối cao Mỹ cho rằng khả năng loạitrừ các đối thủ khác khỏi việc sử dụngmột bằng sáng chế mới ‘có thể coi làcần thiết của quyền được thụ hưởngcủa bằng sáng chế bởi đó là đặcquyền của bất kỳ chủ sở hữu tài sảnnào về việc có sử dụng hay không sửdụng tài sản mà không bị đặt dấu hỏivề động cơ thực hiện.’ [2] Mặt khác, xéttừ góc độ sự giao thoa của LuậtSHTT/LCT, người ta có thể đặt câu hỏiliệu nghĩa vụ đó có tồn tại.

Các tòa án tại Liên minh châu Âuvà Mỹ có lúc đã cho rằng việc từ chốicấp phép một bằng sáng chế vi phạmluật cạnh tranh. Tuy nhiên, dù cácquốc gia và khu vực này là nhữngđịnh chế pháp lý tiên tiến nhất về luật

SHTT và cạnh tranh, họ cũng khôngquy định cụ thể liệu việc từ chối giaodịch có phải là phản cạnh tranhkhông khi nó có liên quan đến sở hữutrí tuệ. Thực tế pháp lý ở EU đôi khicòn ủng hộ việc từ chối giao dịch trêncơ sở những lợi ích có thể kỳ vọngđược từ sáng tạo. Một trường hợp cóchút khác biệt là ở Brazil, khi Điều 21Luật Chống độc quyền quy định “việckhông tận dụng hay sử dụng khôngđầy đủ quyền sở hữu trí tuệ và côngnghệ của một công ty” là một dấuhiệu rõ ràng cho thấy rằng cácnguyên tắc cạnh tranh tự do đã bị viphạm.

Trong khi bản thân việc được nhànước cấp bằng sáng chế mà không cógian lận là không vi phạm luật chốngđộc quyền; hay việc một ai đó tích lũybằng sáng chế, mà không do gian lậnhay có ý đồ xấu, cũng không phải làkhông hợp pháp; Luật Chống độcquyền cho rằng khi một bên tích cựctích lũy, không sử dụng, và thực thiQSHTT đối với các yếu tố đầu vào thiếtyếu trên một thị trường nhất định vớimục tiêu giết chết cạnh tranh trên thị

(Tiếp kỳ trước)

[1] Arnold G.J (1993), Cấp phép li-xăngbắt buộc quốc tế: Cơ sở và thực tế, Quỹnghiên cứu PTC của Trung tâm luậtFranklin Pierce , iDEA: Tạp chí Luật và côngnghệ

[2] Vụ kiện giữa Công ty túi Continentalvới Công ty túi Eastern , 210. Mỹ 405 (1909)

Cấp phép LI-XĂNG bắt buộc và hệ quả phản cạnh tranh của các bằng sang chế dược phẩm

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

v C A26 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

Page 27: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

trường đó, họ sẽ phải chịu sự trừngphạt của luật chống độc quyền. Khiđó, người đó có nghĩa vụ phải cấpphép li-xăng các quyền SHTT này,hoặc biện pháp cấp phép li-xăng bắtbuộc có thể được áp dụng để khắcphục vi phạm pháp luật nói trên.

Tại Anh quốc và một số các quốcgia khác theo luật Anh (common law),việc từ chối giao dịch có thể dẫn tớiviệc biện pháp cấp phép li-xăng bắtbuộc được áp dụng khi bên giữ bằngsáng chế không cung cấp cho thịtrường xuất khẩu, khi việc thực hiệnmột phát minh được cấp bằng sángchế nào có đóng góp quan trọng bịngăn chặn hay cản trở, hay khi việcđưa ra và phát triển các hoạt độngcông nghiệp hay thương mại trongnước bị tổn hại một cách không côngbằng.[3] Tương tự, ở Nam Phi, việc cấpphép li-xăng bắt buộc có thể được ấnđịnh trong trường hợp bên giữ bằngsáng chế từ chối cấp phép dựa trênnhững điều khoản hợp lý, khi cácngành thương mại, công nghiệp haynông nghiệp hay việc tạo lập mộtngành thương mại hay công nghiệpmới trong nước bị ngăn trở, và khi việccấp phép đó là vì lợi ích công cộng.[4]

Liên quan đến các hành vi phảncạnh tranh, Luật Cạnh tranh Ca-na-đatrao quyền cho Tòa án Liên bang xóabỏ thương hiệu, cấp phép li-xăng cácsáng chế (bao gồm việc đặt ra tất cảcác điều khoản và điều kiện), hủy bỏgiấy phép đang có hiệu lực và hạn chếhay vô hiệu hóa bằng sáng chế thôngthường hay quyền thương hiệu khithương hiệu hay bằng sáng chế đóđược sử dụng để tác động tiêu cựcđến kinh doanh hay thương mại hay

ngăn cản hay làm suy giảm cạnhtranh một cách đáng kể.[5]

Sự tồn tại của các hành vi phảncạnh tranh cũng được coi là cơ sở đểthực hiện cấp phép li-xăng bắt buộctrong luật của các quốc gia Chi-lê,[6]

Ác-hen-ti-na,[7] và các quốc gia Cộngđồng Anh-điêng,[8] cũng như một sốquốc gia khác. Luật về sáng chế củacác quốc gia này thường bao gồmluôn các điều khoản liên quan đến cáchành vi phản cạnh tranh, một lựachọn có thể coi là thực tế hơn vàthẳng thắn hơn trong trường hợp cácquốc gia này không có LCT hay LCTcòn yếu. Tuy nhiên, gần đầy không cótrường hợp thực tiễn nào về việc ápdụng những điều khoản này. Tại NamPhi, việc cấp phép li-xăng bắt buộc cóthể được thực hiện nếu nhập khẩu cóthể đáp ứng được nhu cầu đối vớimột sản phẩm được bảo hộ và mứcgiá do người được cấp bằng sáng chếđưa ra là “cao quá mức so với mức giáđược tính trước đó tại các quốc giasản xuất hàng hóa được bằng sángchế bảo hộ, theo giấy phép của ngườigiữ bằng sáng chế hay dưới danhnghĩa người thừa kế hay người tiềnnhiệm của người đó”. [9]

Những hệ quả phản cạnhtranh có thể có của các sángchế về dược phẩm

Ngành công nghiệp dược phẩmtoàn cầu hiện tại được định giá ở mứcxấp xỉ 400 tỷ đô la Mỹ. Mức tăngtrưởng ở mỗi nước khác nhau, với cácquốc gia đang phát triển như NamTriều Tiên, Đài Loan, Ấn Độ, v.v. cómức tăng trưởng cao trong khoảng từ12-15% năm. Hầu hết các quốc gia có

v C A 27CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

[3] Xem thêm Mục 48.3.d Luật về sángchế Anh quốc, được sửa đổi năm 1977

[4] Xem thêm 56(2)(d), Luật về sáng chếsố 57, 1978 của Nam Phi

[5] Xem thêm Mục 32 của Luật cạnhtranh Ca-na-đa, RSC 1985, c C-34, đã đượcsửa đổi

[6] Xem thêm Luật Số 19.039 ban hànhcác quy tắc áp dụng với chức danh côngnghiệp và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ(ngày 24 tháng Giêng năm 1991) của Chi-lê

[7] Xem thêm Luật Số 24.481 năm 1995về Bằng sáng chế và các mô hình tiện ích(được Luật Số 24.572 sửa đổi) (nội dung hợpnhất được Nghị định số 260/96 ngày 20tháng 3 năm 1996 thông qua) của Ác-hen-ti-na

[8] Xem thêm Điều 61-69 Quyết định 486năm 2000 của Cộng Đồng các quốc giaAnh-điêng về Quy định chung về sở hữu trítuệ tại http://www.sice.oas.org/Trade/Junac/ Decisiones/DEC486be.asp

[9] Xem thêm Mục 56(2)(e), Luật về sángchế số 57, 1978 của Nam Phi

[10] Theo như cách phân loại của Tổ chứcthương mại Thế giới (WTO) và Diễn đànThương mại và phát triển Liên hợp quốc(UNCTAD), có tất cả 4 mức phát triển củangành công nghiệp dược toàn cầu, tươngtự như cách phân loại này.

[11] Nguồn: R. Ballance, J. Progany & H.Forstener, UNiDO, Ngành công nghiệp dượcthế giới: Quan điểm quốc tế về sáng tạo, cạnhtranh và chính sách (1992), theo như tríchdẫn trong K. Balusubramaniam ,Tiếp cậnThuốc: Bằng sáng chế, giá cả và Chính sáchcông – Quan điểm của người tiêu dùng (2001)(bài viết được trình bày tại Hội thảo quốc tếOxfam về Sở hữu trí tuệ và phát triển: Tươnglai nào cho Hiệp định TRiPS của WTO?, Bruc-xen, ngày 20 tháng 3 năm 2001).

[12] Nanda, Nitya và Ritu Lodha (2002),Giúp thuốc thiết yếu có mức giá hợp lý vớingười nghèo, Tạp chí Luật Quốc tế Wiscon-sin, Tập 20, Số 3.

mỨC đỘ GiAi đOẠN pHáT TRiểN

Số QUốC GiA

Côngnghiệp đang phát triển Tổng

5.Ngành công nghiệpdược đa dạng với cơ sởnghiên cứu đáng kể

10 Không có 10

4. Có khả năng sáng tạo 12

6(Ác-hen-ti-na, Bra-xin,

Trung Quốc, Ấn Độ, HànQuốc và Mê-xi-cô)

18

3.Các quốc gia sản xuấtcả thành phần trị liệuvà thuốc thành phẩm

6 7 13

2. Các quốc gia chỉ sảnxuất thành phẩm 2 87 89

1. Không có công nghiệpdược phẩm 1 59 60

Tổng 31 159 190

thể được chia ra thành 5 nhóm, tùytheo trình độ phát triển của ngànhdược phẩm của các quốc gia này.[10]

Các nhóm này được thể hiện trongbảng sau:

Cấu trúc ngành công nghiệpdược toàn cầu[11]

Khu vực phát triển đa dạng và cócơ sở nghiên cứu của ngành côngnghiệp dược toàn cầu chỉ tập trung ởmột số ít quốc gia, đặc biệt là Mỹ, Anh,Đức, và Thụy Sỹ, với vài công ty lớn.Hiện nay, có chưa đến 40 công tycạnh tranh trên thị trường thuốc có lợinhuận rất cao. Ngành dược cho rằngviệc bảo hộ bằng sáng chế lâu dài làcần thiết bởi nếu không các công tythuốc sẽ không thể chi trả tài chính đểphát triển các loại thuốc mới. Cáccông ty này kiếm được hầu hết lợinhuận của họ từ một số lượng thuốcnhỏ. Trên thực tế, 75% lợi nhuận màcông ty thuốc thu được là từ 10% cácloại thuốc.[12] Những con số này chothấy một mức độ tập trung cao trongngành công nghiệp dược toàn cầu,

Page 28: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A28 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

mặc dù các thị trường trong nướctương ứng có thể được phân chia vàphân đoạn. Các hoạt động sát nhậpvà mua lại (M&A) do các tập đoàn đaquốc gia (MNCs) thực hiện (bất kểchúng có trụ sở chính ở đâu hay giaodịch thực tế diễn ra ở đâu) do đó sẽ cóảnh hưởng nghiêm trọng đến tìnhhình cạnh tranh ở mỗi nước.

Bản thân độc quyền có được từbảo hộ bằng sáng chế với các sảnphẩm dược và cấu trúc tập trung củathị trường, như đã được đề cập ở trên,hoàn toàn không vi phạm Luật Cạnhtranh. Tuy nhiên, chúng hoàn toàn cóthể gây tác động phản cạnh tranh. Vídụ, thông thường việc nắm giữ độcquyền cung cấp một hàng hóa haydịch vụ nhất định luôn hấp dẫn vớingười nắm quyền và tiếp đó thườnglà việc lạm quyền. Sự lạm dụng này cóthể diễn ra dưới một số cách thức, baogồm định giá quá cao, cố ý hạn chếtiếp cận thị trường tạo điều kiện choviệc định giá cao và áp dụng cácnguyên tắc tiếp thị có chọn lọc cóthỏa hiệp đối với việc tiếp cận.

Năm 2003, Ủy ban cạnh tranhNam Phi đã phát hiện ra rằng hai côngty GlaxoSmithKline Nam Phi vàBoehringer ingelheim đã vi phạmLuật Cạnh tranh 1998 của Nam Phibằng cách lạm dụng vị trí thống lĩnhcủa mình trên thị trường thuốc điềutrị hội chứng suy giảm miễn dịch(ARV). Cả hai công ty này đã từ chốicấp phép bằng sáng chế, dù được đề

xuất một khoản tiền bản quyền hợplý. Đặc biệt, Ủy ban đã phát hiện rarằng hai công ty này đã từ chối chođối thủ tiếp cận một cơ sở thiết yếu(essential facility), đặt mức giá quácao, và tham gia vào hành vi loại bỏđối thủ cạnh tranh. Cuối cùng, cáccông ty đã quyết định tự hòa giải, saukhi vụ việc được trình lên Tòa án cạnhtranh.

Một ví dụ khác là vào năm 2007,một số công ty dược bán lẻ đã cáobuộc công ty sản xuất thuốc AbbottLaboratories đã lạm dụng vị trí độcquyền với bằng sáng chế thuốc HiVgọi là Norvir, để tăng giá thuốc tới gần400% trong vòng 4 năm để bù đắp lạinhững thiệt hại do cạnh tranh giatăng với một loại thuốc liên quan đếnHiV khác. Mặc dù Norvir có thể đượcsử dụng độc lập, nó thường là mộtloại thuốc thành phần được sử dụngđể tăng cường hiệu quả của các thuốchạn chế HiV khác, gồm có Kaletra, mộtnhãn hiệu khác của Abbott. Vài nhàsản xuất đối thủ sử dụng Norvir, là loạithuốc duy nhất thuộc loại này, để bổsung các loại thuốc của họ. Khi các đốithủ của Kaletra bắt đầu chiếm đượcthị phần, Abbott tính giá cao hơn đểbù đắp lại thiệt hại và lấy lại vị trí thịtrường.

Người nắm giữ bằng sáng chếcũng có thể lạm dụng quyền củamình để ngăn cản sáng tạo năngđộng hoặc sáng tạo ở tuyến dưới, haycác đối thủ sản xuất thuốc generic gia

nhập thị trường. Ví dụ, tháng 6 năm2005, Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụnghình phạt 60 triệu eu-rô với công tyAstraZeneca vì đã sử dụng sai hệthống sáng chế quốc gia và các quytrình trong nước về tiếp thị dượcphẩm để ngăn cản hay trì hoãn cácđối thủ sản xuất thuốc generic đối vớithuốc chữa ung thư Losec của mìnhtham gia thị trường. Sau đó vào ngày15 tháng giêng năm 2008, EC đãtuyên bố rằng họ đã khởi động “mộtcuộc điều tra toàn ngành” đối vớingành công nghiệp dược phẩm, baogồm cả những cuộc kiểm tra đột xuất(dawn raids). EC cho biết họ tiến hànhcuộc điều tra toàn nghành bởi họ longại rằng đang có ít loại thuốc mớihơn được tung ra thị trường, và rằngviệc tham gia thị trường của các loạithuốc generic sẽ bị trì hoãn. EC cũngchỉ ra rằng dù hàng năm các công tythuốc đưa ra thị trường 40 loại thuốcmới trong những năm từ 1995 đếnnăm 1999, sau đó trung bình giảmxuống 28 loại trong những năm từ2000 đến 2004. EC cũng cho biết Ủyban đang xem xét một số vấn đề cạnhtranh tiềm ẩn: như thỏa thuận giữacác công ty dược, ví dụ thỏa thuận tạitòa án về sáng chế; hay như việc tạolập các rào cản thị trường thông quaviệc sử dụng sai quyền sáng chế, tạolập các sáng chế ‘gây nhiễu’, và lạmdụng các quy định điều tiết kinh tếhay các cách thức khác.

QUẾ ANH

Hướng dẫn của Bộ Thươngmại và Công nghiệp Anh về yêucầu điều tiết chỉ tối thiểu hóacác tiêu chuẩn, những nhà phânphối đa cấp có thể cung cấp cácđiều khoản hợp đồng có lợi hơnđể đảm bảo các quyền và nghĩavụ của cả hai bên.

Thứ ba, luật thuế giá trị giatăng. Tại khu vực bán lẻ truyềnthống của Anh, các công ty bánlẻ đã đăng ký kinh doanh hoặccá nhân phải nộp thuế giá trị giatăng. Nhưng theo các chỉ thị củaAnh về bán hàng trực tiếp liênquan đến thuế giá trị gia tăngquy định người tiêu dùng cuốicùng trong chuỗi bán hàng đacấp sẽ phải chịu thuế giá trị giatăng đã gắn trong giá trị hànghóa nếu nhà phân phối của đạidiện công ty chưa thực hiện

đăng ký kinh doanh. Ngoài các khu vực địa lý cụ

thể bên ngoài (ví dụ như ĐảoMan), các nhà phân phối ởVương quốc Anh (các công tyhoặc cá nhân) không có quyềntham gia bán hàng trực tiếp. Tuynhiên, nếu nhà phân phối tớicác hộ gia đình, hoặc phân phốihàng hoá để nhận thanh toán,bạn cần phải được công nhậnbởi các trạm cảnh sát địaphương.

Ba cơ quan điều hành độclập của Bộ Thương mại và côngnghiệp Anh Văn phòng Thươngmại công bằng (viết tắt là OFT)chịu trách nhiệm giám sát hàngngày ngành công nghiệp bánhàng trực tiếp. Hiệp hội bánhàng trực tiếp chịu trách nhiệmvề bán hàng trực tiếp tự quản lývà tự kỷ luật.

HOàNG THị THU TRANG(Nguồn: http://howtocontrolchildren.com)

Sự phát triển...(Tiếp theo trang 20)

Sơ kết cuộc vận động...(Tiếp theo trang 15)

"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".Phó Thủ tướng nhấn mạnh công tác tuyêntruyền là một giải pháp quan trọng, cần phảithực hiện lâu dài, bền bỉ để Cuộc vận động"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đisâu vào đời sống của nhân dân, góp phần xâydựng nếp văn hóa tiêu dùng lâu dài của ngườiViệt. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ đạocác doanh nghiệp có các giải pháp nâng cao chấtlượng, sức cạnh tranh của hàng hóa. Đồng thời,Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo các Bộ, ngành tăngcường công tác kiểm tra, kiểm soát tiêu chuẩn,chất lượng hàng hóa, giá cả sản phẩm, hàng hóaViệt Nam sản xuất và hàng ngoại nhập, xử lýnghiêm những hành vi vi phạm về chất lượngsản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Phó Thủ tướngcũng nhất trí với đề xuất Ban chỉ đạo Cuộc vậnđộng về việc biểu dương, khen thưởng cho cáccá nhân và tập thể làm tốt công tác tuyên truyền,vận động, triển khai có hiệu quả cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Lê dUy (Tổng hợp)

Page 29: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

v C A 29CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

HOẠT ĐỘNG KỲ TỚI

Hoạt động: Hội thảo quốc tế "Nâng cao nănglực cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN

Thời gian: 22-23/06/2011Nội dung: Trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về

các vấn đề liên quan đến tái cơ cấu các cơ quancạnh tranh, bài học thực tiễn của các nước ASEAN

Thành phần: VCA, đại diện các cơ quan cạnhtranh ASEAN

địa điểm: Jakarta, indonesia.

Hoạt động: Hội thảo quốc tế đặc biệt củaỦy ban về bảo vệ người tiêu dùng của các nướcthành viên ASEAN (ACCP)

Thời gian: 12-13/07/2011Nội dung: Rà soát hoạt động của Ủy ban

bảo vệ người tiêu dung ASEAN trong thời gianvừa qua, thảo luận phương hướng hoạt độngtrong thời gian tới

Thành phần: VCA, đại diện của các cơ quanbảo vệ người tiêu dùng trong khu vực ASEAN

địa điểm: Philippin

Hoạt động: Hội thảo tuyên truyềnvề Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Thời gian: 12/7/2011Nội dung: Giới thiệu về Luật bảo vệ

người tiêu dùng Việt Nam và kế hoạchthực thi Luật trong thời gian tới

Thành phần: Đại diện của Sở, Ban,Ngành, Doanh nghiệp.

địa điểm: Hải Phòng.

Hoạt động: Diễn đàn Châu Á về Chính sách người tiêu dùngThời gian: 07-08/07/2011Nội dung: Trao đổi kinh nghiệm xây dựng và thực thi chính sách bảo vệ

người tiêu dùng của các nước trong khu vựcThành phần: VCA, đại diện của các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng

trongkhu vực Châu Áđịa điểm: Hàn Quốc

Hoạt động: Hội thảo tuyên truyềnvề Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêudùng

Thời gian: 08/7/2011Nội dung: Tuyên truyền Luật Bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùngThành phần: VCA, Sở Công

thương Cần thơđịa điểm: Cần thơ

Page 30: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

TẢN MẠN

v C A30 CẠNH TRANH & NGƯỜI TIÊU DÙNGSố 27 - 2011

NhớMấy chục năm rồi, những tất

bật hối hả của đất thị thànhkhiến con người có thêm

nhiều những mối lo toan. Nhưngkhông hiểu sao tôi vẫn luôn mongnhớ có lại được khung cảnh và cảmgiác của một buổi chiều mưa mùa Hạngày xưa. Một buổi chiều với cơn mưabất chợt và không nói với nhau bất cứlời nào, nhưng không hiểu sao buổichiều mưa hôm đó tôi vẫn nhớ như inđến tận hôm nay…

Cơn giông tới bất ngờ chân mâytím

Màn mưa chiều mở dấu lớp sonmôi

Nét hoang vu hiu hắt đã lâu rồiChiều lưng núi, nhớ em, mưa mùa

hạ…(Thơ Bùi Thanh Tiên)

Chớm hạ, “ông trời” thường trởnên khó tính lạ. Bất chợt nắng, bấtchợt mưa. Mua ồn ào sôi nổi chứkhông lề rề sướt mướt. Mưa đến nỗi“… Mối nhỏ bay cao, mối già bay thấp.Ông mặt trời. Rối rít. Tìm nơi ẩn nấp”(thơ Trần Đăng Khoa). Mưa đấy, rồi lạitạnh ngay, dù sấm chớp có thể vẫnùng oàng rạch toác bầu trời...

Chưa hẳn đã hoàn toàn giốngnhau. Nhưng tôi đã lớn lên qua baomùa mưa đầu Hạ như thế! Để giờ đây,mỗi khi bắt đầu có những cơn mưarào báo hiệu mùa Hạ đã trở về, dùkhông được chạy ào ra tồng ngồngtắm mưa, không được chạy đi nhặthoa gạo rơi để ăn đến đỏ cả môi,không được mang đơm mang đó đibắt cá bắt ếch ngoài đồng… tôi vẫnkhông thể nguôi ngoai những kỷ

niệm, những ký ức hồn nhiên, trongtrẻo của một thời… tắm mưa.

Quê tôi là một ngôi làng nhỏ nằmkhép mình bên những triền núi thấpcủa miền đất trung du xứ Thanh. Quênghèo và lam lũ, nhưng rất đỗi yênbình. Ký ức tuổi thơ tôi, dĩ nhiên cónhiều điều để nhớ. Một trong nhiềunhững kỷ niệm đó, có cả tiếng sấmchớp của những cơn mưa đầu mùa.Thậm chí, tôi còn nhớ như in nhữngkinh nghiệm dân gian mà ông cha tôivẫn thường truyền khẩu cho đám concháu chúng tôi mỗi khi có cơn giôngđầu Hạ, như “cơn giông núi Nưa vácbừa mà chạy, cơn giông núi Là cứ tàtà mà đi”. Những kinh nghiệm dângian đó, có lúc đúng lúc sai, nhưng vềcơ bản là đúng và khi đã lớn lên, tôihiểu nó đã được đúc kết qua rất nhiềuđời. Chỉ tiếc là đám con cháu hiện nay,có được nghe lại những câu đại loạinhư thế, cũng không biết định hướngnúi Nưa ở phía nào, núi Là ở hướngđâu. Bởi vì những ngọn núi thấp đóđã bị nạn khai thác đá san phẳng tựkhá lâu rồi.

Ngày ấy, cứ cuối Xuân đầu Hạ làtôi rất thèm được ngắm mưa, đượctắm mưa và mong thật nhiều cơnmưa. Mẹ từng bắt gặp tôi ngồi tư lựbên hiên nhà cả tiếng đồng hồ, mặccho những màn mưa quất ràn rạt vàomặt. Bà bảo tôi là kẻ bị “trời đày”, rằnglớn lên đời con sẽ chẳng sung sướnggì đâu, vì ai lại cứ đi đâm đầu ra chỗphong sương mưa gió? Lời mắng yêucủa đấng sinh thành có thể chưa hẳnđúng, nhưng lúc đó chính tôi cũngkhông cắt nghĩa nổi tại sao mình lại

thích cắm mặt, đâm đầu ra chỗ mưachỗ gió, chỗ mà đến ông mặt trờicũng phải vội vàng đi tìm nơi ẩn nấpnhư ý thơ của Trần Đăng Khoa!

Một buổi chiều đúng giờ tan họcthì cơn mưa giông ập đến. Tôi băngqua cánh đồng làng mặc cho lũ bạn íới gọi ở lại trường trú mưa. Mưa gióràn rạt quất liên hồi kỳ trận, khiến mộtthằng bé còm nhom như tôi cứ lảođảo giữa cánh đồng. Mấy chú cá rôtheo dòng nước chảy ngược đã rạchlên bờ mương. Đưa chiếc cặp sáchvào trong bụng áo đã ướt sũng nước,tôi chỉ việc thò tay nhặt cá cho vào túiquần. Lúc hai túi quần đã đầy cá rô, ởrãnh nước từ ruộng cao chảy xuốngruộng thấp, có một khối cá chạchđang cuộn vào nhau lăn theo dòngnước cạn trông như quả bưởi (sau nàytôi mới hiểu đó là hiện tượng giaophối của loài cá chạch). Đưa chiếc mênón trên đầu ra, rất nhanh trí vừa chạytheo “quả bưởi” đó tôi vừa dùng haihàm răng lập cập của mình cắn thủngmột lỗ trên chóp nón và hứng trọn“quả bưởi” cá chạch chui vào. Nhưngvì lỗ thủng ở chóp nón quá nhỏ (tôicắn thủng để có ý cho nước chảy ra vàhứng lại cá), nước chưa chảy hết rangoài thì những con cá chạch dườngnhư bừng tỉnh. Chúng nhảy toán loạnra bên ngoài khiến tôi chỉ dùng taykịp “be” lại được vài con. Đúng lúc đó,có một giọng cười khúc khích của côbé cùng xóm, chắc chạy về trước tôinhưng vẫn dính mưa và đang thu lungồi bên trong một chiếc cống cạngần đó. Tôi chạy lại phía chiếc cốngnhư một phản xạ hoàn toàn tự nhiên.Mặt tái mét và chân tay nhợt nhạt,nhưng vẫn cười rất vô tư kéo vạt áo côbạn gái thuở thiếu thời ra và khôngcần biết bạn có đồng ý hay không, tôilộn ngược một bên túi quần cho tấtcả số cá rô vào đó rồi túm áo lại. Haiđứa cứ thu lu ngồi như thế mà lập cậprun cho đến khi trời ngớt mưa…

Mấy chục năm rồi, những tất bậthối hả của đất thị thành khiến conngười có thêm nhiều những mối lotoan. Nhưng không hiểu sao tôi vẫnluôn mong nhớ có lại được khungcảnh và cảm giác của một buổi chiềumưa mùa Hạ ngày xưa. Một buổi chiềuvới cơn mưa bất chợt và không nói vớinhau bất cứ lời nào, nhưng khônghiểu sao buổi chiều mưa hôm đó tôivẫn nhớ như in đến tận hôm nay…

Lê NGUyễN (Tổng hợp)

những cơn mưa đầu Hạ

Page 31: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH

TRUNG TÂM THÔNG TIN CẠNH TRANHLuôn vượt sự mong đợi của bạn

CHỨC NĂNG & NHiệm vỤ� Chủ trì xây dựng và quản lý hệ thống thông tin dữ liệu về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp

dụng biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức lưu giữ và bảo quản hồ sơ vụ việc đã được VCAvà các cơ quan có thẩm quyền khác xử lý để phục vụ cho công tác chuyên môn của VCA;

� Cung cấp thông tin trong nước và quốc tế phục vụ cho công tác quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật vàhoạch định chính sách của VCA;

� Chủ động phát triển các hoạt động dịch vụ thông tin phục vụ yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Cục trưởng;

� Phối hợp với các đơn vị liên quan để biên tập và phát hành các ấn phẩm định kỳ giới thiệu, tuyên truyền vềquản lý cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháptự vệ và các hoạt động khác của Cục;

� Xây dựng và duy trì Hệ thống Quản lý tri thức của VCA;� Tham gia hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị thuộc Cục trong công tác nghiên cứu, phân tích thông tin vụ việc

theo chỉ đạo của Cục trưởng; � Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi được phân công.

Trung tâm Thông tin cạnh tranh (CCID) là một đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ CôngThương, được thành lập theo quy định tại Nghị định số 06/2006/ND-CP ngày 09/01/2006 của Chính phủ.

BỘ CÔNG THƯƠNG

Cục Quản lý cạnh tranh (vCA)

Trung tâm Thông tin cạnh tranh(CCid)

phòng Tổng hợp (TH)

phòng Công nghệ (iTd)phòng phát triển dịch vụ thông

tin và dữ liệu chuyên ngành(idSd)

phòng Thông tin và dữ liệuchuyên ngành (Aidd)

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trụ sở: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, việt NamTel: (84.4) 2220 5305 ; Fax: (84.4) 2220 5303 ; Email: [email protected]

Page 32: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CẠNH TRANH - BỘ CÔNG …vca.gov.vn/Newsletters/BT_27_bong6.pdf · Lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh gồm một Cục trưởng

Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Quản lýcạnh tranh, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, thực hiện chức năng giúp Cụctrưởng Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụcho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợcấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.

Cùng với Trung tâm Thông tin cạnh tranh, Trung tâm Đào tạo điều tra viên là đơnvị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý cạnh tranh.

Trung tâm Đào tạo điều tra viên có tên giao dịch tiếng Anh là: Competition TrainingCenter (CTC).

Thông tin liên hệ:Trung tâm đào tạo điều tra viên (CTC)Địa chỉ: Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà NộiĐiện thoại: 04 - 2220 5010

TRUNG TÂm đàO TẠO điỀU TRA viêN