vai trò của các triết lí trong hoạch

33
LOGO Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học Nhóm trình bày: Đại học, Cao Đẳng 2 Thành viên: 1. Trần Mạnh Thúy Quỳnh 2. Cái Thị Lê Nương 3. Nguyễn Phúc Huy 4. Tô Lan Phương 5. Duân 6. Cường 7. Thảo

Upload: huynh-thi-to-lan

Post on 27-Jun-2015

218 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGO Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Nhóm trình bày: Đại học, Cao Đẳng 2

Thành viên:1. Trần Mạnh Thúy Quỳnh2. Cái Thị Lê Nương3. Nguyễn Phúc Huy4. Tô Lan Phương5. Duân6. Cường7. Thảo

Page 2: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGO

Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình họcTriết lí giáo dục là gì?I

Vai trò của các triết lí trong giáo dục?II

Vai trò của các triết lí trong hoạch định CTH?III

Tìm hiểu 1 vài triết lí GD & CTH trên thế giới?IV

Triết lí giáo dục ở Việt Nam có hay không?4V

Page 3: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOI. Triết lí giáo dục là gì?

Triết lí giáo dục

Triết học GD

Triết lí

Triết học

Page 4: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOI. Triết lí giáo dục là gì?

Triết học:

Triết học là một khoa học, một môn học về những quan điểm chung nhất của con người về thế giới tự nhiên, xã hội, con người và sự nhận thức thế giới đó.

Nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, xem cái nào có trước, cái nào có sau, và có thể nhận thức được thế giới hay không, xem đó là hai vấn đề cơ bản của triết học.

Là khoa học nghiên cứu những vấn đề chung và cơ bản như các vấn đề: tồn tại, tri thức, giá trị, lý trí, tâm trí, ngôn ngữ. Có khi được xem như một triết thuyết

Page 5: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOI. Triết lí giáo dục là gì?

Triết lí: Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ: “triết lí”

là cái lý sâu xa mà phải vậy của mọi sự vật, mọi lý do, mọi nguyên tắc trên đời.

Theo cách chiết tự: “triết” chỉ sự am hiểu, tri thức đại quát, bản chất, thông thái; “lí” là lý lẽ, lý giải, ý sâu xa.

Triết lí có thể được hiểu là triết học đã được vận dụng vào một trường hợp cụ thể, gắn với cuộc sống thực ở một cấp độ nào đó, trong một phạm vi nào đó.

Có người hiểu “triết lí” là “lý luận triết học”.

Page 6: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOI. Triết lí giáo dục là gì?

Triết học giáo dục:

Thuật ngữ “triết học giáo dục” được dùng nhiều ở phương tây cũng để chỉ triết lí giáo dục. Ở nước ta “triết học giáo dục” được hiểu với nội dung là: những tư tưởng quan điểm cơ bản nhất để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục.

Nói cách khác, có thể coi thuật ngữ “triết học giáo dục” và thuật ngữ “triết lí giáo dục” gần như hai thuật ngữ đồng nghĩa. Chúng giống nhau trong phạm vi khoa học, môn học. Khác nhau trong vận động thực tiễn.

Page 7: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOI. Triết lí giáo dục là gì?

Triết lí giáo dục: Triết lý giáo dục là thực tế giáo dục đã được con người, cộng đồng, xã

hội trãi nghiệm – cái đã trãi qua và nghiệm thấy, cảm nhận, biết đến, hiểu ra, ý thức được – được đúc kết lại thành một giá trị được biểu đạt trong câu ngắn gọn, ca dao, tục ngữ, cụm từ… nhằm truyền đạt, tiếp thu và thể hiện trong cuộc sống. Mang lại một giá trị nhất định cho con người, cộng đồng, xã hội, duy trì và làm nảy nở cái đúng, tốt, đẹp; ngăn ngừa, sửa chữa, loại trừ cái sai, cái ác, cái xấu.. .(Triết lý giáo dục thế giới và VN – Phạm Minh Hạc)

Triết lí giáo dục có thể ở các cấp độ khác nhau: một cá thể, một tập thể, cả một quốc gia cho cả hệ thống giáo dục (đường lối, chiến lược, chính sách… phát triển giáo dục, thái độ đối với nhà giáo, với học trò…) đến một nhà trường, một lớp học, một nhà giáo, một gia đình.(Triết lý giáo dục thế giới và VN – Phạm Minh Hạc)

Triết lí giáo dục hiểu theo nghĩa tổng thể: đó là cơ sở triết học của một nền giáo dục của một nước. Đó là quan điểm về vai trò, vị trí của giáo dục, đường lối, phương hướng phát triển, mục tiêu, nguyên lý giáo dục; là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục.

Page 8: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOII. Vai trò của các triết lí trong giáo dục

Là các tuyên bố về mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn, chiến lược của một quốc gia về những vấn đề cơ bản của giáo dục

Triết lí giáo dục

Là cơ sở tư tưởng, lý luận chỉ đạo xây dựng và phát triển giáo dục

Giữ vai trò

Page 9: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIII.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

1

Vai trò đối với hoạch định CTH

2

Thực tế áp dụng

3

Những điều cần lưu ý khi

xây dựng CTH

Page 10: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIII.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Vai trò: Triết lí giáo dục, cũng như công tác phát triển chương trình, là trọng tâm của các hoạt động có mục đích, và là công cụ hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định từ nhiều lựa chọn khác nhau.

Các triết lí có thể giúp các nhà hoạch định chương trình: Gợi ý các mục đích trong giáo dục. Làm rõ các mục tiêu và các hoạt động học tập trong nhà trường. Xác định vai trò của các cá nhân làm việc trong trường. Hướng dẫn việc lựa chọn các chiến lược học tập và thủ thuật trong lớp

học

(Thật vậy, Khi chọn một triết lí giáo dục, các chuyên gia chương trình bắt buộc phải xem xét các lựa chọn có tính giá trị. Các chuyên gia chương trình nào có ý thức về niềm tin của mình về giáo dục và học tập sẽ đưa ra những quyết định thường nhật tốt hơn)

Khi tốc độ thay đổi trong giáo dục càng ngày càng trở nên nhanh hơn thì vai trò của một triết lí, một tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong giáo dục là vô cùng cần thiết trong hoạch định chương trình học.

Sự thiếu phương hướng thường để lại kết quả là chương trình học bao gồm rất nhiều nội dung nhưng chỉ thực hiện được rất ít.

Page 11: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIII.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Thực tế áp dụng hiện nay: Mặc dù mối quan tâm về các triết lí giáo dục đã tồn tại từ rất lâu, nhưng việc vận dụng các khuynh hướng triết lí giáo dục trong hoạch định chương trình còn gặp nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chù quan: Một số ít những nhà hoạch định chương trình là có hiểu biết

các triết lí giáo dục, có tầm nhìn xa và có đủ kĩ năng để thiết kế các chương trình học của nhà trường. Điều này đang dần dần được cải thiện bằng cách đưa những người được đào tạo và hoạt động trong lĩnh vực phát triển chương trình học tập những kỹ năng cao hơn để co thể đánh giá xu hướng giáo dục, hiểu biết và vận dụng các triết lí giáo dục một cách hiệu quả.

Khách quan: Hiện nay, do sự phong phú của các triết lí giáo dục trên thế giới và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các thông tin, lí lẽ cho các cơ sở triết lí ấy cũng như sự phát triển ngày càng đa dạng các mục đích giáo dục đòi hỏi các nhà hoạch định phải có những suy nghĩ thấu đáo, những lựa chọn, vận dụng thích hợp cho hệ thống giáo dục của nước mình và áp dụng đúng thời điểm.

Page 12: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIII.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Chủ quan và khách quan: Việc thiết kế chương trình đa phần là quá trình tích tụ những kiến thức xã hội mới lên trên những kiến thức cũ. Những chương trình này được áp dụng theo những mốc thời gian quy định mà không cần biết chúng có thích hợp cho cuộc sống, cho nhu cầu của người học và của xã hội tương lai hay không. Các nhà hoạch định chương trình bị thất bại đa số là do thiếu tính nhất quán triết học, thiếu dự tính về độ chuẩn của chương trình theo thời gian. Một phần do không theo đòi hỏi của công chúng, không tuân thủ theo nguyên lý của sự thay đổi.

Page 13: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIII.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Những lưu ý về việc lựa chọn các triết lí giáo dục khi hoạch định chương trình học:

1. Các triết lí chính về cuộc sống và giáo dục theo truyền thống thường được xác định bằng 3 tiêu chí: Cái gì tốt? Cái gì đúng? Cái gì thực? Nhưng các quan điểm cá nhân về cái tốt, chân lí, và hiện thực thường khác nhau đáng kể.

Các câu hỏi này không đơn giản bởi có quá nhiều cách chọn lựa tư tưởng, cách chuyển chúng thành những hướng dẫn, hay sắp xếp vào chương trình học. Số cách chọn lựa lại càng tăng cao hơn bởi kiến thức của ta về thế giới ngày càng trở nên phức tạp.

Do đó ta cần phải đặt ra thêm những câu hỏi cần phải trả lời trước khi hoạch định: Nhà trường có nên tồn tại không? Phải dạy cái gì? Vai trò của giáo viên và học sinh là gì? Nhà trường phải đối mặt với sự thay đổi như thế nào?

Page 14: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGO

2. Khi tiến hành lựa chọn một triết lí giáo dục cho hoạch định chương trình ta cần trả lới các câu hỏi quan trọng như:

Mục đích của giáo dục là gì?

Mẫu nhân cách nào, mô hình xã hội nào chúng ta muốn có?

Phương pháp dạy học nào, hình thức tổ chức lớp học nào chúng ta phải thực hiện để đạt những mục đích mong muốn.

III.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Page 15: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIII.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Ví dụ tham khảo: 8 câu hỏi của McNeil đặt ra để bảo đảm tính đúng đắn khi xây dựng các mục tiêu giáo dục trong hoạch định chương trình học. 1. Mục đích của nhà trường là thay đổi, thích nghi hay chấp nhận trật

tự xã hội? 2. Một trường học có thể làm gì tốt hơn so với các cơ quan khác? 3. Các mục tiêu nào là mục tiêu chung cho toàn bộ hệ thống giáo dục. 4. Các mục tiêu phải nhấn mạnh tính hợp tác hay tính cạnh tranh? 5. Các mục tiêu phải giải quyết các vấn đề đang được tranh cải hay

chỉ là những vấn đề đòi hỏi kiến thức có sẵn? 6. Thái độ có phải được dạy không? Các kĩ năng cơ bản? Các chiến

lược giải quyết vấn đề? 7. Giáo viên phải nhấn mạnh các vấn đề trong khóa học hay phải giúp

học sinh có cách ứng xử bên ngoài học đường? 8. Các mục tiêu có phải dựa vào các nhu cầu của địa phương hay của

xã hội nói chung không? Các nhu cầu cần được thể hiện của học sinh là gì?

Page 16: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGO

Năm triết lí Năm triết lí GD điển GD điển

hìnhhình

Đánh giá Đánh giá khuynh khuynh

hướng triết hướng triết họchọc

Triết lí giáo dục đầu TK

XXI

IV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

1 2 3

Page 17: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Triết lí GD điển

hình

Thực nghiệm

Hiện sinh

Hiện thực

Duy tâmVĩnh cửu

Nhìn chung, các triết lí này, đại diện cho một trục biểu diễn rộng lớn các tư tưởng về vấn đề: nhà trường nên là cái gì và phải làm cái gì.

Page 18: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Triết lí vĩnh cửu: đây là triết lý bảo thủ, theo truyền thống, thường kém linh hoạt. Là triết lí cơ bản dựa vào các định nghĩa kinh điển về giáo dục Nội dung: hiện thực là thế giới của lí tính. Triết lí vĩnh cửu tin là giáo

dục, cũng như bản chất con người là không đổi. Giáo dục theo các nhà triết lí vĩnh cửu là sự chuẩn bị cho cuộc sống. Học sinh phải được dạy những tính vĩnh cửu của thế giới thông qua việc học tập có tổ chức. Nói cách khác dạy theo triết lí vĩnh cửu là dạy những cái chân lý đã có và đã được thừa nhận.

Quan điểm:

- Về hiện thực: hiện thực là thế giới của lí trí và chúa trời.

- Về chân lí: là lí trí và sự khám phá.

- Về cái tốt: là sự hợp lý.

- Về giáo dục lí tưởng: là nền giáo dục dùng để phát triển trí tuệ.

- Về học: là cố gắng hiểu những công việc vĩ đại mà loài người đã tạo ra.

- Về sự thay đổi: Chân lí là bất diệt, tất cả sự thay đổi của nhà trường chỉ có tính bề mặt không có sự thay đổi thực.

Page 19: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Xây dựng chương trình:

- Nội dung dạy học: giảng dạy những chân lý bất diệt hay những chân lý được khám phá qua hoạt động tiên đoán gồm:

+ Giảng dạy hiện thực: thể hiện các chân lý qua các môn học, các triết lí.

+ Giảng dạy chân lí: hình thành khả năng, tinh thần kỉ luật thông qua rèn luyện.

+ Giảng dạy giá trị: giáo dục hành vi kỉ luật để thấy được lẽ phải.

- Vai trò của trường học: chủ yếu là thể hiện lẽ phải và ý chí của chúa trời

- Vai trò của người giáo viên: là diễn giải và thuật lại chân lý đó.

- Vai trò của học sinh: là lĩnh hội thụ động.

- Phương pháp dạy học chủ yếu: thuyết trình, tổ chức rèn luyện, kiểm soát hành vi người học.

Page 20: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Triết lí duy tâm: đây là một triết lí đề cao sự thông thái của con người. Nội dung: hiện thực là thế giới trong tư tưởng của từng cá nhân. Chân lí

được sinh ra trong sự nhất quán của các tư tưởng. Cái tốt là cái lí tưởng, cái gì đó mà con người cố gắng để đạt được. Hay nói cách khác, triết lí duy tâm cho rằng cái tốt, những ước mơ bay bổng luôn có ở tương lai do đó giáo dục là chọn lựa những lý tưởng đó và giáo dục cho học trò cố gắng để đạt được.

Quan điểm:

- Về hiện thực: hiện thực là thế giới của tinh thần.

- Về chân lí: là sự nhất quán của các tư tưởng.

- Về cái tốt: là sự bắt chước mẫu người lí tưởng.

- Về sự thay đổi: Chân lí được lĩnh hội, chống thay đổi. Sự thay đổi chỉ nằm trong trật tự của quá trình giáo dục.

Page 21: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Xây dựng chương trình: - Nội dung dạy học: giảng dạy về sự thông thái của các thời đại

gồm:

+ Giảng dạy hiện thực: dạy các môn học trí tuệ - viết đọc, triết học, tôn giáo.

+ Giảng dạy chân lí: dạy các tư tưởng thông qua thuyết giảng, thảo luận.

+ Giảng dạy giá trị: bắt chước các anh hùng và các mẫu lí tưởng.

- Vai trò của trường học: rèn luyện tư tưởng và trí tuệ cho người học ngày càng sâu sắc hơn, giới thiệu những mô hình hành vi gương mẫu.

- Vai trò của người giáo viên: báo cáo về các cá nhân, các yếu tố lý tưởng trong hiện tại và tương lai cho học trò. Ngoài ra, người thầy phải là người mẫu mực về những hành vi lí tưởng.

- Vai trò của học sinh: là tiếp nhận bị động, ghi nhớ bằng cách học thuộc.

- Phương pháp dạy học chủ yếu: thuyết trình, báo cáo, diễn giải, nêu gương.

Page 22: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Triết lí hiện thực: đây là một triết lí đề cao tính hiện thực, nhìn thấy được. Nội dung: thế giới là chính nó và giáo dục là dạy học sinh về thế giới.

Cái tốt được tìm thấy trong các qui luật tự nhiên và trong trật tự của thế giới tự nhiên. Chân lí là sự tương ứng được rút ra từ việc quan sát các qui luật và trật tự của tư nhiên.

Hay nói cách khác, triết lí hiện thực cho rằng cái tốt là cái nhìn thấy được, quan sát được, rút ra được từ hiện thực do đó giáo dục là giảng dạy những thông tin thực tế cho người học để giúp họ trở nên thông thạo hơn.

Quan điểm:

- Về hiện thực: thế giới của sự vật.

- Về chân lí: là sự tương ứng và cảm giác khi chúng ta nhìn thấy chúng.

- Về cái tốt: là cái hợp quy luật tự nhiên.

- Về sự thay đổi: Luôn hướng về sự hoàn hảo, thay đổi có trật tự.

Page 23: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Xây dựng chương trình: - Nội dung dạy học: giảng dạy các qui luật thực tế của tự nhiên gồm:

+ Giảng dạy hiện thực: dạy các môn học về thế giới tự nhiên – toán học, khoa học.

+ Giảng dạy chân lí: dạy để hiểu và có thể giải thích thông tin, hay kể lại thông tin.

+ Giảng dạy giá trị: đào tạo theo quy tắc đạo đức.

- Vai trò của trường học: cho thấy trật tự của thế giới và vũ trụ.

- Vai trò của người giáo viên: là người biểu diễn, truyền đạt kiến thức về thực tế đến học sinh hoặc trình bày thực tế đó cho học sinh quan sát nghiên cứu.

- Vai trò của học sinh: là vận dụng, tham gia thụ động nghiên cứu sự vật.

- Phương pháp dạy học chủ yếu: truyền đạt, trình bày kiến thức.

Page 24: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Triết lí thực nghiệm: đây là một triết lí đề cao sự thay đổi. Nội dung: thế giới là nơi luôn thay đổi. Thực tế là cái gì đó mà người ta

đã thật sự trãi qua. Chân lí là cái đang diễn ra. Triết lí thực nghiệm chấp nhận công khai sự thay đổi và liên tục tìm kiếm để phát hiện phương cách mới nhằm mở rộng và cải tiến xã hội.

Hay nói cách khác, triết lí thực nghiệm cho rằng cái tốt là những gì được chấp nhận qua sự khảo sát của công chúng do đó giáo dục là giảng dạy thông qua việc giải quyết các vấn đề, các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.

Quan điểm:

- Về hiện thực: thế giới của kinh nghiệm.

- Về chân lí: là cái đang hoạt động, cái đang diễn ra.

- Về cái tốt: là cái được chấp nhận thông qua khảo sát của công chúng.

- Về sự thay đổi: thay đổi luôn hiện hữu, thay đổi là cả một quá trình.

Page 25: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Xây dựng chương trình: - Nội dung dạy học: dạy các vấn đề xã hội và khoa học xã hội,

phương pháp và chủ thể, kinh nghiệm gồm:

+ Giảng dạy hiện thực: dạy các môn học về kinh nghiệm xã hội – nghiên cứu xã hội.

+ Giảng dạy chân lí: dạy cách giải quyết vấn đề, phương pháp, đồ án.

+ Giảng dạy giá trị: đưa ra các quyết định nhóm một cách có trật tự.

- Vai trò của trường học: Khám phá và phát triển xã hội chúng ta đang sống để chia sẻ kinh nghiệm.

- Vai trò của người giáo viên: là người giúp đỡ, tư vấn cho học viên.

- Vai trò của học sinh: tham gia chủ động, đóng góp.

- Phương pháp dạy học chủ yếu: làm việc nhóm với sự giúp đỡ, tư vấn của giáo viên.

Page 26: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Triết lí hiện sinh: đây là một triết lí đề cao tính chủ quan cá nhân.

Nội dung: Cái tốt, cái chân lý và hiện thực là do cá nhân xác định. Thực tế là thế giới hiện hữu, chân lí được chọn lựa theo chủ quan và cái tốt là vấn đề của sự tự do.

Hay nói cách khác, triết lí hiện sinh cho rằng cái đúng, cái tốt là tùy theo từng người do đó giáo dục phải giúp cho học sinh hiểu chính bản thân mình và biết được chổ đứng của mình trong xã hội.

Quan điểm:

- Về hiện thực: là thế giới hiện hữu.

- Về chân lí: chân lý thuộc về cá nhân. Do chủ quan cá nhân lựa chọn.

- Về cái tốt: là sự tự do.

- Về giáo dục lí tưởng: là nền giáo dục cho phép bọn trẻ là chính chúng.

- Về học: là sự tự phát triển dựa trên những yếu tố bẩm sinh: thông minh, thực tế mà không có bất cứ ý kiến chủ quan nào của người lớn. (Neill)

- Về sự thay đổi: thay đổi lúc nào cũng luôn cần thiết.

Page 27: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Xây dựng chương trình: - Nội dung dạy học: không giới hạn chủ đề:

+ Giảng dạy hiện thực: các môn học chọn lựa, nghệ thuật, đạo đức, triết học.

+ Giảng dạy chân lí: gợi mở các phản ứng cá nhân, đặt câu hỏi.

+ Giảng dạy giá trị: đánh thức bản thân tự chịu trách nhiệm.

- Vai trò của trường học: giúp đỡ trẻ em nhận biết bản thân và vị trí của chúng trong xã hội.

- Vai trò của người giáo viên: đặt câu hỏi, giúp học sinh trong lộ trình cá nhân.

- Vai trò của học sinh: tự quyết định các quy tắc riêng.

- Chương trình học có thể do cá nhân quyết định.

Page 28: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

2. Đánh giá khuynh hướng triết học:

Vì nhà

Page 29: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

3. Triết lý giáo dục đầu thế kỷ XXI:

* Unesco:- Đặc điểm thời đại: thế giới đang thay đổi rất nhanh theo xu hướng toàn cầu hóa, đầy

mâu thuẫn, khủng hoảng.- Vai trò của giáo dục: vai trò quan trọng, lớn hơn bao giờ hết: then chốt, trung tâm,

chính yếu, chìa khóa vào thế kỷ mới… đối với cả loài người, từng quốc gia, và từng cá nhân cả về kinh tế và xã hội.

- Chức năng, nhiệm vụ của giáo dục: là phục vụ kinh tế (tính chất mới của lao động, cơ cấu lao động mới…), xã hội và con người (phát triển bền vững, năng lực làm chủ bản thân, phát triển năng lực…) – có nhiều đặc điểm mới.

- Đường lối giáo dục: học suốt đời.- Mục tiêu giáo dục: bốn trụ cột (biết, làm, chung sống, tồn tại – làm người); con người

phát triển toàn diện. Thực hiện mục tiêu giáo dục là quá trình biện chứng diễn ra cả đời.

- Vai trò của người giáo viên: là người giữ vai trò quan trọng, cốt tử, không thể thay thế được trong giáo dục thế hệ trẻ. Quan hệ thầy – trò giữ vai trò trọng yếu trong giáo dục.

- Đường lối chính sách phát triển giáo dục: Khẳng định nhà nước giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với phát triển giáo dục, nhất là chính sách đầu tư. Đồng thời khuyến khích đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho giáo dục.

Page 30: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOIV. Tìm hiểu một số triết lí giáo dục thế giới

Pháp Mỹ Nhật BảnVai trò của giáo dục

Chức năng, nhiệm vụ của GD

Phục vụ những biến đổi kinh tế xã hội, nhất là nhân lực, thế giới lao động đến toàn cầu hóa, hội nhập, công bằng

Đườg lối giáo dục

Giáo dục suốt đời

Mục tiêu GD

Đường lối GD

Đặc điểm thời đại

Giáo dục trong “xã hội toàn cầu”, “xã hội thông tin”

So sánh triết lý giáo dục của Pháp – Mỹ - Nhật Bản:

Page 31: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGO

1 2 3 4

Triết lí giáo dục VN, có hay không?

Điểm qua các “triết lí” giáo dục VN

trong lịch sử

“Triết lí” giáo dục Hồ Chí Minh

“Triết lí” giáo dục theo

quan điểm của Đảng ta

V. Triết lý giáo dục Việt Nam

Page 32: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGOV. Triết lý giáo dục Việt Nam

Page 33: Vai trò của các triết lí trong hoạch

LOGO