ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/resources/docs/subdomain/ktdbcl/cong van/2014-40... ·...

10

Upload: others

Post on 28-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Cong van/2014-40... · qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế
Page 2: ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Cong van/2014-40... · qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế
Page 3: ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Cong van/2014-40... · qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế
Page 4: ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Cong van/2014-40... · qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Số: 39 /BB-XHNV-KT&ĐBCL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2014

BIÊN BẢN Hội thảo Đảm bảo chất lượng năm 2014

Thời gian: 8:00-11:30, thứ Sáu, ngày 20 tháng 6 năm 2014 Địa điểm: Phòng C103, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM Thành phần tham dự: 1. PGS.TS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng, Trưởng ban; 2. ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà, Trưởng Phòng KT&ĐBCL, Thư ký; 3. TS. Nguyễn Quốc Chính, Trưởng Ban ĐH&SĐH, ĐHQG-HCM, khách mời; 4. TS. Sái Công Hồng, Phó Viện trưởng Viện ĐBCLGD, ĐHQG-HN, khách mời; 5. Lãnh đạo Trung tâm KT&ĐGCLĐT, ĐHQG-HCM và đại diện các bộ phận ĐBCL của các

trường thành viên trong hệ thống ĐHQG-HCM, khách mời; 6. Đại diện các trường đại học khác ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang,

Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, khách mời; 7. Lãnh đạo các Phòng/Ban/Trung tâm/Khoa/Bộ môn, cán bộ chuyên trách ĐBCL khối

chuyên môn của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, khách mời; 8. Cán bộ, giảng viên có quan tâm của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

Khai mạc hội thảo: PGS.TS. Võ Văn Sen nhấn mạnh: “Đối với giáo dục đại học, không gì quan trọng hơn là chất lượng giáo dục đào tạo. Tôi thật sự mong muốn chất lượng đào tạo đại học ngày càng cao hơn qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế là vấn đề sống còn, là yếu tố quyết định phát triển đối với hệ thống giáo dục đại học trong thời đại hiện nay”. Theo PGS.TS. Võ Văn Sen, kiểm định chất lượng trong hội nhập quốc tế quyết định sự phát triển của sự nghiệp giáo dục, của hệ thống giáo dục đại học quốc gia nói chung và Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM nói riêng. Hiện nhà trường cũng mới chỉ có 2 CTĐT đạt chuẩn AUN, đó là CTĐT ngành Việt Nam học và Ngữ văn Anh. “Đây là kết quả khá khiêm tốn so với nỗ lực của nhà trường. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ làm hết sức mình và đặt vấn đề kiểm định chất lượng lên hàng đầu trong chiến lược phát triển giáo dục của nhà trường”, PGS.TS. Võ Văn Sen khẳng định.

A. PHIÊN THỨ NHẤT Thành phần chủ tọa:

1. PGS.TS. Lê Khắc Cường, Trưởng Khoa Việt Nam học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM;

2. ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà, Trưởng Phòng KT&ĐBCL, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM;

3. TS. Đào Minh Hồng, Trưởng Khoa Quan hệ quốc tế, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

1 / 6

Page 5: ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Cong van/2014-40... · qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế

2 / 6

I. Phần báo cáo PGS.TS. Trần Doãn Sơn, Giảng viên Khoa Cơ khí, Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM trình bày chủ đề “Nâng cao chất lượng đào tạo bằng chuyển đổi chương trình đào tạo theo hướng CDIO” gồm 2 nội dung:

- Nâng cao chất lượng đào tạo; - Thực trạng và hướng giải quyết.

TS. Lê Văn Hảo, Trưởng Phòng ĐBCL và Thanh tra, Trường Đại học Nha Trang báo cáo “Xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá đáp ứng chuẩn đầu ra” với 2 nội dung:

- Các cách tiếp cận phổ biến trong việc xây dựng CTĐT, tác giả giới thiệu qui trình xây dựng/điều chỉnh chuẩn đầu ra và CTĐT của Trường ĐH Nha Trang;

- Phân tích thực trạng về tình hình hoạt động kiểm tra đánh giá hiện nay, tác giả đề xuất giải pháp nhằm giúp hoạt động kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn đầu ra của CTĐT.

TS. Sái Công Hồng, Phó Viện trưởng Viện ĐBCLGD, ĐHQG-HN trình bày “Đề xuất quản lý chương trình đào tạo theo cách tiếp cận đảm bảo chất lượng của AUN” qua 4 nội dung:

- Giới thiệu hệ thống ĐBCL bên trong của AUN; - Giới thiệu bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT của AUN; - Đề xuất các yêu cầu quản lý CTĐT theo tiếp cận ĐBCL của AUN; - Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn việc triển khai quản lý CTĐT theo cách tiếp cận ĐBCL của

AUN.

II. Phần thảo luận 1. Phần báo cáo tham luận của PGS.TS. Trần Doãn Sơn TS. Sái Công Hồng góp ý:

- Nếu ta theo cách tiếp cận chuẩn ABET thì hơn khó vì tiêu chuẩn và tiêu chí của ABET rất cao, tiền rất đắt với tổng số tiền 350.000 USD cho một chuơng trình nên chưa khả thi;

- Nếu chúng ta tiếp cận chương trình AUN, ABET hay bất cứ chuẩn nào của Việt Nam thì cái chuẩn đầu ra phải lượng hóa các thang bật. Nếu lướt qua phần CĐR thì kết quả sẽ rất thấp;

- Hiện nay chuẩn đầu của ĐHQG HN xây dựng chương trình chuẩn theo cách tiếp cận CDIO cho tất cả các chương trình trình Ngoại ngữ, Kinh tế, Nhân văn…không chỉ riêng cho khối kỹ thuật.

PGS.TS. Trần Doãn Sơn chia sẻ: - Hiện nay trường tôi, ĐH Đà Nẵng và một số trường khác đang hướng tới kiểm định chương

trình theo ABET; - 27 trường đại học trong khối ASEAN đã tham gia kiểm đinh AUN-QA vì dễ hơn, không phải

tốn nhiều kinh phí kiểm định như ABET. 2. Phần báo cáo tham luận của TS. Lê Văn Hảo và TS. Sái Công Hồng TS. Hồ Tấn Sính, Trưởng Ban ĐBCL và Thanh tra giáo dục, Trường ĐH Ngoại ngữ Tin học Tp.HCM

- Nêu lên những khó khăn về kiểm tra và đánh giá CTĐT, chuẩn đầu ra. Những trường nào đã và có làm ISO thì tổ chức đánh giá nội bộ theo mô hình nhất định còn các trường khác thì mỗi trường làm theo một kiểu;

- Bộ GD&ĐT vẫn chưa có quyết định hay xây dựng một qui trình nào về tổ chức kiểm tra tự đánh giá chuẩn đầu ra mà để tự mỗi trường làm một kiểu.

Page 6: ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Cong van/2014-40... · qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế

3 / 6

PGS.TS. Trần Doãn Sơn bày tỏ: - Bộ GD&ĐT giao quyền tự chủ cho các trường đại học và các trường đại học có thể tiếp cận

hay có cách nhìn của mình mà chọn ra mô hình ĐBCL nào mà đi theo. Ví dụ về quản lý cấp trường, Bộ GD&ĐT cho chúng ta tự quản lý cấp trường nhưng phải làm sao bám sát được các tiêu chí kiểm định chất lượng ở trường đó thì đó mới là cách tiếp cận;

- Chúng tôi xây dựng bảng tiêu chí nào, đơn vị nào chịu trách nhiệm và qua đó hàng năm chúng tôi đánh giá công việc ở đơn vị ấy dựa trên tiêu chí kiểm định chất lượng trường đại học mà nhà trường giao cho đơn vị đó phải hoàn thành;

- Về CTĐT chúng tôi đi theo mô hình AUN để tổ chức quản lý CTĐT hiệu quả; - AUN muốn hướng đến đánh giá Program chứ không phải Curriculum. Cái curiculum chỉ nhìn

mà thấy để biết người dạy biết mình dạy cái gì, người học biết mình học cái gì, kiểm tra đánh giá thi cử ra sao. Còn program bao gồm cả các nguồn lực của nhà trường để tạo ra chất lượng cho chương trình curriculum đó;

- Để đánh giá chương trình tốt thì các đơn vị phụ trách curriculum phải tốt. TS. Sái Công Hồng chia sẻ:

- Chúng tôi là cơ quan, đơn vị tham mưu về các hoạt động ĐBCL cho ĐHQG-HN, Bộ GD&ĐT. Trên thực tế triển khai, để các đơn vị tự nhìn nhận thực trạng về ĐBCL, chúng tôi đề nghị các lãnh đạo đơn vị gạch đầu dòng những cái gì chưa làm được và trên cơ sở đó chúng tôi rà soát lại và đề xuất với nhà trường xây dựng lộ trình, cải tiến, khắc phục những điểm chưa đạt được;

- Nhà trường, hiệu trưởng đứng ra chỉ đạo thực hiện là yêu cầu các khoa thực hiện thì các khoa mới làm chứ các phòng/ban yêu cầu thì các khoa không làm và phòng/ban chỉ là đầu mối để hướng dẫn chi tiết cho các khoa triển khai tự đánh giá cấp CTĐT;

- Chúng tôi rà soát CTĐT theo các tiêu chí cốt lõi quan trọng nhất của AUN. Có khoa 3 chương trình nhưng có khoa 4-5 chương trình cho nên chỉ đánh giá những tiêu chí cốt lỗi, trên cơ sở đó họ sẽ hình thành dần;

- Hiện nay Giám đốc ĐHQG-HN chỉ đạo chúng tôi thực hiện đánh giá toàn bộ các chương trình bằng các chỉ số cốt lõi dựa theo tiêu chuẩn AUN-QA. Chúng tôi hiện nay có 308 chương trình trong đó có 100 chương trình đại học, 104 chương trình sau đại học và 104 chương trình tiến sĩ. Do đó, chúng tôi phải phân loại các chương trình;

- Đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay chưa đúng thật chất của nó; giáo trình của ta đa số chỉ “trình” là chính mà không có “giáo”.

B. PHIÊN THỨ HAI Thành phần chủ tọa: 1. PGS.TS. Tô Minh Thanh, Trưởng Bộ môn Ngữ học Anh, Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐH

KHXH&NV, ĐHQG-HCM; 2. ThS. Nguyễn Duy Mộng Hà, Trưởng Phòng KT&ĐBCL, Trường ĐH KHXH&NV,

ĐHQG-HCM; 3. TS. Lê Hoàng Dũng, Trưởng Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

I. Phần báo cáo 1. TS. Đỗ Hạnh Nga, Trưởng Khoa Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM báo cáo chủ đề “Đánh giá chất lượng giảng viên Khoa Công tác Xã hội, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM trong hoạt động đảm bảo chất lượng khối chuyên môn” với 3 nội dung:

- Hoạt động ĐBCL trong Công tác xã hội và nhiệm vụ giảng viên; - Đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên- một công tác thường kỳ hiệu quả;

Page 7: ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Cong van/2014-40... · qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế

4 / 6

- Một vài đề xuất nhằm nâng cao chất lượng giảng viên Công tác xã hội. 2. ThS. Võ Thị Bích Thảo, chuyên viên Trung tâm ĐBCL và Khảo thí, Trường Đại học Cần Thơ trình bày “Cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá: nhân tố quan trọng để phát triển tư duy độc lập sáng tạo và đổi mới phương pháp dạy và học” với 4 nội dung:

- Kiểm tra và đánh giá? - Một vài hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay; - Sự cần thiết của việc cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá; - Đề xuất cải tiến phương pháp kiểm tra đánh giá.

3. ThS. Vũ Duy Cương, Phó Giám đốc Trung tâm ĐBCL và Phương pháp giảng dạy, Trường Đại học Luật TP. HCM trình bày “Áp dụng phương pháp giảng dạy song giảng - Team Teaching (Co - Teaching) trong giảng dạy đại học” có 3 nội dung: - Trình bày khái quát chung về phương pháp song giảng; - Sự phù hợp giữa Team-teaching và CTĐT chất lượng cao; - Một số vấn đề khi áp dụng phương pháp song giảng. II. Phần thảo luận

1. Phần báo cáo tham luận của TS. Đỗ Hạnh Nga PGS.TS. Tô Minh Thanh chia sẻ:

- Trong buổi họp với Đoàn đánh giá ngoài AUN về chất lượng đào tạo của ngành Việt Nam học, Trưởng đoàn đánh giá AUN - Giám đốc Trung tâm KT&KĐCLGD, Trường Đại học Quốc gia Singapor có hỏi “Làm thế nào nhà trường đánh giá chất lượng giảng viên?”

- Hiện giờ chúng chưa ta có một qui định chuẩn mang tính định lượng về vấn đề đánh giá giảng viên. Qua báo cáo của TS. Đỗ Hạnh Nga, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề như nâng cao chất lượng giảng viên về năng lực chuyên môn, phương pháp giảng dạy, tư duy đào tạo, và đạo dức nghề nghiệp. Đây cũng là vấn đề làm thế nào để đánh giá giảng viên một cách công khai, công bằng về những cái chuẩn mà tiêu chí chúng ta đặt ra là nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao phương pháp giảng dạy, nâng cao tư duy đào tạo và đảm bảo đạo đức tối thiểu.

PGS.TS. Lê Khắc Cường trao đổi: - Trong khảo sát nhà tuyển dụng, họ cho biết phải đào tạo thêm về kỹ năng mềm, về kiến thức

nghiệp vụ đối với sinh viên ngành Công tác xã hội, vậy kỹ năng mềm ở đây là gì? Khoa đã trang bị kỹ năng mềm cho sinh viên như thế nào?

- Hiện nay trong các ngành học, trong các môn học ở ĐHQG-HCM đều có đề cập đến kỹ năng mềm nhưng nhìn lại CTĐT hầu như không có môn nào giảng dạy riêng về kỹ năng mềm. Vậy, có bao nhiêu môn học mà sinh viên có thể tự nâng cao kỹ năng mềm trong ngành đào tạo Công tác Xã hội?

TS. Đỗ Hạnh Nga trả lời: - Sinh viên năm thứ nhất vào trường còn rất rụt rè, qua đến năm thứ hai, thứ ba và thứ tư sinh

viên chúng tôi khác hẳn đó là nhờ sinh viên được trải qua thực hành, thực tập thực tế. - Khoa chúng tôi có dành riêng 3 tín chỉ cung cấp cho sinh viên về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng

trình bày, làm việc nhóm… bằng cách đưa các em về Ủy ban phường/xã để thực hành và hỗ trợ địa phương về các dự án như ma túy, mại dâm, trẻ em đường phố… Các em giúp đỡ các người đó và qua đó sinh viên có thể phát huy kỹ năng mền như về giao tiếp, thuyết trình, viết báo cáo…

Page 8: ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Cong van/2014-40... · qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế

5 / 6

PGS.TS. Tô Minh Thanh nhấn mạnh: - Vậy đối với những chương trình đạo tạo khác không có nhiều tín chỉ dành cho sinh viên thực

tập thực tế thì làm sao sinh viên có thể phát huy kỹ năng mềm? TS. Sái Công Hồng góp ý:

- Đối với kỹ năng mềm hầu như không có môn nào đào tạo nó mà bản thân nó đã được tích hợp sẵn từ những môn học trong chương trình và do chính các giảng viên giảng dạy đó tạo ra như làm việc nhóm, thuyết trình… và đặt biệt nó được hình thành trong quá trình kiến tập thực tế;

- Hiện nay có quy định của Bộ GD&ĐT về đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên theo công văn ban hành ngày 20/5/2010 và hàng năm cứ tháng 7 báo cáo kết quả về Cục Nhà giáo;

- Muốn đánh giá được chất lượng giảng viên thì đầu tiên giảng viên của chúng ta phải tự đánh giá trước đã, sau đó mới nhận phản hồi từ các đối tượng liên quan, đặt biệt là người học. Còn đánh giá CTĐT, nhà tuyển dụng, phản hồi sinh viên tốt nghiệp hiện nay là đánh giá toàn bộ giảng viên của chương trình đó. Muốn đánh giá từng giảng viên thì phải đánh giá từ đồng cấp tức là những người có cùng chuyên môn. Tuy nhiên cũng phải có đánh giá của cán bộ quản lý như chủ nhiệm bộ môn;

- Cách sử dụng kết quả đánh giá giảng viên sao cho phù hợp chứ không phải như để đem ra xét thi đua khen thưởng thì không phù hợp mà phải xem như là việc xây dựng, góp ý và trao đổi. Đối với giảng viên đó dạy môn học đầu tiên thì kết quả đó chưa thể kết luận được, chỉ để tham khảo; việc sử dụng kết quả đánh phải bắt đầu góp ý từ lần thứ hai. 2. Phần báo cáo tham luận của ThS. Võ Thị Bích Thảo và ThS. Vũ Duy Cương

PGS.TS. Tô Minh Thanh ghi nhận đề xuất của báo cáo viên: - Phương pháp song giảng với những giảng viên có nhiều kinh nghiệm có thể giúp giảng viên trẻ

có những kinh nghiệm thực tế. Đây là một gợi ý hết sức xác đáng. Nhân đây cũng mong nhà trường quan tâm để có cơ chế nhất định nhằm giúp đỡ và triển khai việc này trong thực tế.

PGS.TS. Trần Doãn Sơn có đặt câu hỏi: - Đối với Việt Nam, đánh giá và kiểm tra thì mang tính chất cạnh tranh còn với người nước

ngoài thì nó mang tính hợp tác, tại sao? TS. Hoàng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý chất lượng, Đại học Công nghiệp Hà Nội, trao đổi:

- Trường của tôi, liên quan đến phần kiểm tra và đánh giá, chúng tôi nhấn mạnh đến kiểm soát quá trình đánh giá. Quá trình đó chúng tôi rất thận trọng. Không biết tại sao điểm thi bao giờ cũng thấp hơn điểm quá trình đánh giá? Ta kiểm soát như thế nào? Ở các nước phát triển người ta trao quyền tuyệt đối đánh giá cho người giảng dạy như vậy có phù hợp không?

ThS. Võ Thị Bích Thảo trả lời chung: - Như em học ở nước ngoài (nước Úc) tất cả các bài kiểm tra của em xem như là hợp tác vì các

bài luận của em trong nhóm có thể tham khảo và nhận xét với nhau. Qua đó giáo viên đánh giá qua việc phản hồi của nhóm còn ở Việt Nam cạnh tranh là do hệ đại học của ta có điểm chuẩn và điểm sàn;

- Còn ở trường em đánh giá là do giảng viên quyết định qua điểm giữa kỳ, cuối kỳ trừ những môn chung, ngoại ngữ thì dựa vào đánh giá thi cuối kỳ.

TS. Lê Hoàng Dũng góp ý: - Hội đồng khoa học và đào tạo Khoa Ngữ văn Anh vẫn cho quyết định điểm 70% ở các kỹ

năng, 30% là bài thi khi tính điểm vẫn dựa vào nhiều yếu tố khác trong điểm cuối kỳ; - Thi tuyển sinh và đánh giá môn học qua quá trình là hai vấn đề khác nhau.

Page 9: ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Cong van/2014-40... · qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế

TS. Nguyễn Quốc Chính khẳng định: - ĐHQG-HCM tin tuyệt đối vào giảng viên vì giảng viên là người đánh giá tốt nhất và nó thể

hiện ngay trong qui chế đào tạo; - Qui định điểm giữa kỳ và cuối kỳ là do giảng viên linh động đánh giá theo quá trình. Đó là

quan điểm của ĐHQG-HCM. TS. Lê Văn Hảo chia sẻ:

- Kiểm tra và đánh giá luôn song hành với nhau, không thể tách rời ra được; - Kiểm soát giảng viên ở mức độ nào? Về mặt quản lý ta muốn có nhiều công cụ để nắm chắc

giảng viên, để họ phải dạy theo đúng chương trình, theo đúng nội dung… Còn về giảng viên thì họ muốn tự do hơn, họ không thích bị kiểm soát chặt, nếu chúng ta kiểm soát chặt giảng viên thì sợ rằng tính sáng tạo của họ sẽ không cao.

Bế mạc hội thảo:

PGS.TS. Võ Văn Sen, Hiệu trưởng phát biểu bế mạc hội thảo: - Tiếp thu tất cả ý tưởng của các tham luận, các ý kiến, kinh nghiệm của các báo cáo viên và các

vị đại biểu; - Hiệu trưởng nhà trường đánh giá hội thảo đã thành công tốt đẹp, có tính thực tiễn cao, kết quả

của hội thảo sẽ được dùng để làm chủ đề cho các tọa đàm sẽ được tổ chức trong nhà trường trong năm học 2014-2015 này nhằm vận dụng, phát huy ngay thành quả mà Hội thảo đã mang lại.

Hội thảo đã kết thúc vào lúc 11:30 cùng ngày.

HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC

PGS.TS. Võ Văn Sen

THƯ KÝ CUỘC HỌP (2)

ThS. Bùi Ngọc Quang

THƯ KÝ CUỘC HỌP (1)

ThS. Lê Đức Duy

6 / 6

Page 10: ktdbcl.hcmussh.edu.vnktdbcl.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ktdbcl/Cong van/2014-40... · qua việc kiểm soát và đánh giá chất lượng. Hội nhập quốc tế