vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/bao-cao-tinh-hinh... · web viewphÒng thƯƠng mẠi vÀ...

81
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁO CÁO “TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016 VÀ CÁC KIẾN NGHỊ”

Upload: lytuyen

Post on 27-Mar-2018

217 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

BÁO CÁO

“TÌNH HÌNH KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016 VÀ CÁC KIẾN NGHỊ”

Hà nội, 7/2016

Page 2: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Mục lục

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016...........................................1

II. TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016.........................10

2.1. Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2016.............10

2.2. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm

2016............................................................................................................................12

2.3. Tình hình doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng kinh doanh trong 6 tháng

đầu năm 2016............................................................................................................13

2.4. Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm

2016............................................................................................................................15

III. KIẾN NGHỊ........................................................................................................22

Page 3: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

I. TÌNH HÌNH KINH TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

Kinh tế nước ta 6 tháng đầu năm 2016 diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng

kinh tế toàn cầu tăng nhưng với tốc độ chậm lại. Kinh tế Trung Quốc tiếp tục

suy giảm, các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản và EU tăng trưởng yếu.

Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc trong năm 2015,

kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp

của thời tiết, biến đổi khí hậu và môi trường biển.

Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ dấu hiệu khởi sắc trong năm 2015,

kinh tế nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến phức tạp của

thời tiết, biến đổi khí hậu và môi trường biển. Rét đậm, rét hại ở các tỉnh phía Bắc,

tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng tại Tây Nguyên, Nam Trung

Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long và hiện tượng cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền

Trung đã ảnh hưởng lớn tới sản xuất và đời sống nhân dân.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương

tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07

tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ

đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách

Nhà nước năm 2016. Đồng thời tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, chủ

động và triển khai hiệu quả nhiều biện pháp ứng phó với tác động của biến đổi

khí hậu nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, ổn định đời sống và phát triển sản

xuất. Kết quả đạt được của các ngành, lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm như sau:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2016 ước tính tăng

5,52% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,55%.

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm nay tuy cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ các năm

2012-2014 nhưng có dấu hiệu chững lại so với tốc độ tăng 6,32% trong 6 tháng

đầu năm 2015. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,12%; khu vực dịch vụ

tăng 6,35%. Riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,18%. Về cơ

cấu kinh tế 6 tháng đầu năm nay tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng

khu vực dịch vụ và giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản.

1

Page 4: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm giảm so với cùng

kỳ năm trước chủ yếu do ngành nông nghiệp (chiếm trên 75% giá trị tăng thêm

khu vực I) giảm 0,78%. Nguyên nhân do sản lượng lúa đông xuân năm nay chỉ

đạt 19,4 triệu tấn, giảm 1,3 triệu tấn (giảm 6,4%) so với vụ đông xuân 2015.

Giá trị tăng thêm ngành lâm nghiệp tăng 5,75%; ngành thủy sản tăng 1,25%.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 6,82%,

thấp hơn nhiều mức tăng 9,66% của cùng kỳ năm trước, chủ yếu do ngành khai

khoáng giảm 2,20% (6 tháng đầu năm 2015 tăng 8,48%). Ngành công nghiệp

chế biến, chế tạo tăng 10,1%, tương đương với mức tăng của cùng kỳ năm

2015. Ngành sản xuất và phân phối điện và ngành cung cấp nước và xử lý rác

thải, nước thải tăng trưởng khá tốt với mức tăng tương ứng là 11,7% và 8,10%.

Ngành xây dựng 6 tháng đầu năm tăng 8,8%, mức tăng cao nhất kể từ năm

2010 trở lại đây.

Khu vực dịch vụ 6 tháng đầu năm nay đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ

năm 2012 tới nay. Một số ngành tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Bán buôn,

bán lẻ tăng 8,1%; hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 6,1%; thông

tin và truyền thông tăng 8,76%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,30%;

nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 7,20%; giáo dục và đào tạo tăng 7,15%.

Hoạt động kinh doanh bất động sản đạt mức tăng 3,77%, là mức cao nhất kể từ

năm 2011 đến nay.

Về cơ cấu kinh tế 6 tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy

sản chiếm tỷ trọng 15,74%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,94%;

khu vực dịch vụ chiếm 41,01% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm

10,31%). Cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2015 là: 16,70%; 33,52%;

39,57% (thuế là 10,21%).

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5%

so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 7,6%; quý II tăng 7,5%), thấp

hơn nhiều mức tăng 9,7% của cùng kỳ năm 2015[6]. Trong các ngành công

nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,1%, đóng góp 7,1 điểm phần trăm vào

2

Page 5: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,7%, đóng góp 0,8

điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,1%,

đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2,2% (chủ yếu do

khai thác dầu thô giảm 6,1%), làm giảm 0,5 điểm phần trăm mức tăng chung.

Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất 

6 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất kim loại tăng 19,7%; sản

xuất sản phẩm điện tử, máy tính và quang học tăng 17,9%; sản xuất xe có động

cơ tăng 15,3%; dệt tăng 15%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 14,6%; sản xuất

sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 14,1%; sản xuất sản phẩm từ cao su

và plastic tăng 12,9%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 12,3%. Một

số ngành có mức tăng thấp hoặc giảm: Sản xuất trang phục tăng 8,6%; sản xuất

đồ uống tăng 7,9%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 7,6%; sản xuất thuốc, hóa

dược và dược liệu tăng 7%; sản xuất thiết bị điện tăng 3,1%; khai thác than tăng

3%; sản xuất thuốc lá tăng 2,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng

2,2%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 3,7%.

Trong 6 tháng đầu năm nay, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Ti vi tăng 69,9%; ô tô tăng 27,2%; thép cán

tăng 22,7%; thép thanh, thép góc tăng 22,1%; thức ăn cho gia súc tăng 17,7%;

xi măng tăng 17,7%; sắt, thép thô tăng 15,1%. Một số sản phẩm tăng khá: Bột

ngọt tăng 12%; điện sản xuất tăng 11,5%; sữa bột tăng 11,4%; khí hóa lỏng

(LPG) tăng 11,3%; thủy hải sản chế biến tăng 9,2%. Một số sản phẩm tăng thấp

hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Quần áo mặc thường tăng 5,3%; than đá

tăng 3%; thuốc lá điếu tăng 2,5%; xe máy giảm 0,5%; phân u rê giảm 4,2%;

giày, dép da giảm 4,5%; đường kính giảm 5%; dầu thô khai thác giảm 6,1%;

điện thoại di động giảm 7,2%; phân hỗn hợp (NPK) giảm 9,6%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm

trước của một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như sau: Thái Nguyên

tăng 40,3%; Quảng Nam tăng 35,8%; Cần Thơ tăng 24,6%; Hải Phòng tăng

16,9%; Bắc Ninh tăng 13,5%; Đà Nẵng tăng 11,1%; Bình Dương tăng 8,4%;

3

Page 6: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Hải Dương tăng 8,2%; Đồng Nai tăng 7,9%; Hà Nội tăng 7,4%; thành phố Hồ

Chí Minh tăng 6,9%; Vĩnh Phúc tăng 6,1%; Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 2,1%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5/2016

tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính

chung 5 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 8,8% so

với cùng kỳ năm 2015. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so với cùng kỳ

năm trước: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học tăng 15,2%;

sản xuất xe có động cơ tăng 14,2%; sản xuất kim loại tăng 13,7%; sản xuất

giường, tủ, bàn ghế tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác

tăng 12,5%; sản xuất đồ uống tăng 10,4%. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng

thấp hoặc giảm: Dệt tăng 4,3%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng

3,6%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 2,5%; sản xuất hóa chất và các

sản phẩm từ hóa chất giảm 0,4%; sản xuất thuốc lá giảm 0,8%; sản xuất phương

tiện vận tải khác giảm 2,1%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm

01/6/2016 tăng 9% so với cùng thời điểm năm 2015 (thấp hơn mức tăng 11,8%

của cùng thời điểm năm trước), trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng

thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu

tăng 7,9%; sản xuất da, các sản phẩm có liên quan giảm 1,8%; sản xuất đồ uống

giảm 9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) giảm

15,5%; sản xuất thiết bị điện giảm 23%; sản xuất thuốc lá giảm 34,5%; sản xuất

phương tiện vận tải khác giảm 53%. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so

với mức tăng chung: Sản xuất xe có động cơ tăng 115,3%; sản xuất sản phẩm

điện tử, máy vi tính và quang học tăng 69,6%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ

giấy tăng 33,4%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 26,1%; sản

xuất trang phục tăng 17,3%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 16,3%.

Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 5 tháng

đầu năm 2016 là 71,5%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất

4

Page 7: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 132,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất

118%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 113,7%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời

điểm 01/6/2016 tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động

khu vực doanh nghiệp Nhà nước giảm 0,4%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước

tăng 3,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 8,9%. Tại thời

điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai

khoáng giảm 3,6% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo

tăng 6,7%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,8%; cung cấp nước và xử lý rác

thải, nước thải tăng 2,9%.

Lao động của các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/6/2016 so

với cùng thời điểm năm trước của một số địa phương như sau: Thái Nguyên

tăng 35,3%; Hải Phòng tăng 9,9%; Bà Rịa-Vũng Tàu tăng 8,6%; Đồng Nai tăng

8,3%; Bình Dương tăng 5,7%; Đà Nẵng tăng 4,5%; Quảng Nam tăng 4%; Vĩnh

Phúc tăng 2,4%; Hải Dương tăng 1,5%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 1,2%; Hà

Nội tăng 1,2%; Cần Thơ giảm 0,2%; Quảng Ngãi giảm 7,3%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu

năm nay ước tính đạt 1724nghìn tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ

năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,5%, thấp hơn mức tăng 8,8% của

cùng kỳ năm 2015.

Thị trường bảo hiểm 6 tháng đầu năm duy trì tăng trưởng tích cực. Tính

đến thời điểm hiện nay, số doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường là

61 doanh nghiệp. Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường quý II/2016 ước

tính tăng 26% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi

nhân thọ tăng 16%; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 35%.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm ước

tính đạt 1314,3  nghìn tỷ đồng, chiếm 76,2% tổng mức và tăng 9,8% so với

cùng kỳ năm trước, trong đó một số tỉnh, thành phố có doanh thu tăng khá:

Bình Dương tăng 20,1%; Nam Định tăng 17,5%; Thanh Hóa tăng 14,9%;

5

Page 8: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Khánh Hòa tăng 14,9%; Quảng Nam tăng 14,7%; An Giang tăng 14,2%; Bắc

Giang tăng 14,1%; Hải Phòng tăng 13,2%. Phân theo ngành hàng: Lương

thực, thực phẩm tăng 13,1%; may mặc tăng 12,2%; đồ dùng, dụng cụ, trang

thiết bị gia đình tăng 10%; phương tiện đi lại tăng 9,1%; riêng vật phẩm văn

hoá, giáo dục chỉ tăng 0,8%.

Xét về góc độ sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng

6,98% so với cùng kỳ năm 2015, đóng góp 5,09 điểm phần trăm; tích lũy tài sản

tăng 10%, đóng góp 2,65 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa

và dịch vụ làm giảm 2,22 điểm phần trăm.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2016 theo giá hiện hành

ước tính đạt 618,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước và bằng

32,9% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nướcđạt 229,3 nghìn tỷ đồng, chiếm

37,1% tổng vốn và tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà

nước đạt 230,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,3% và tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài đạt 158,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,6% và tăng 15,6%.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2016 thu

hút 1145 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7496,9 triệu USD, tăng

51,3% về số dự án và tăng 95,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.

Đồng thời có 535 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký tăng vốn với

số vốn tăng thêm đạt 3787,8 triệu USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự

án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 11284,7 triệu USD, tăng 105,4% so với

cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm

2016 ước tính đạt 7,3 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2015.

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2016 ước

tính đạt 425,6 nghìn tỷ đồng, bằng 42% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt

343,8 nghìn tỷ đồng, bằng 43,8%; thu từ dầu thô 17,7 nghìn tỷ đồng, bằng

32,5%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 63,0 nghìn tỷ đồng,

bằng 36,6%.

6

Page 9: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2016 ước tính

đạt 508,5 nghìn tỷ đồng, bằng 39,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển

đạt 74,5 nghìn tỷ đồng, bằng 29,2%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc

phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể đạt 363,4 nghìn tỷ đồng, bằng

44,1%; chi trả nợ và viện trợ đạt 68 nghìn tỷ đồng, bằng 43,8%.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2016 ước tính đạt 82,2 tỷ

USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng ký năm trước tăng 9,3%),

trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 23,7 tỷ USD, tăng 3,3%; khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 58,5 tỷ USD, tăng 6,9%. Nếu loại trừ

yếu tố giá (giá xuất khẩu bình quân giảm 3,85%), kim ngạch hàng hóa xuất

khẩu 6 tháng đạt 85,5 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2015, thấp hơn

mức tăng của cùng kỳ năm 2015 là 13,3%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng gia công, lắp ráp tăng so với cùng

kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 17,1 tỷ USD, tăng 16,7%; dệt may đạt

10,7 tỷ USD, tăng 5,1%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 7,9 tỷ USD, tăng

7,1%; giày dép đạt 6,3 tỷ USD, tăng 8,8%. Một số mặt hàng có kim ngạch giảm

so với cùng kỳ năm trước: Gạo đạt 1,3 tỷ USD, giảm 2,7%; dầu thô đạt 1,1 tỷ

USD, giảm 46,6% (lượng giảm 23%); sắt thép đạt 832 triệu USD, giảm 5,2%;

cao su đạt 530 triệu USD, giảm 12,3%. 

Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm nay không có nhiều thay

đổi so với cùng kỳ năm trước: Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước

tính đạt 37,4 tỷ USD, tăng 6,3% và chiếm 45,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất

khẩu (tăng 0,2 điểm phần trăm). Nhóm hàng công nghiệp nhe và tiểu thủ công

nghiệp đạt 33,5 tỷ USD, tăng 5,1% và chiếm 40,7% (giảm 0,3 điểm phần trăm).

Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 8,3 tỷ USD, tăng 7,8% và chiếm 10,1% (tăng 0,2

điểm phần trăm). Hàng thủy sản ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 4,4% và chiếm 3,7%

(giảm 0,1 điểm phần trăm).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm, Hoa Kỳ là thị trường

xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với 17,7 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ

7

Page 10: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

năm trước. Tiếp đến là EU đạt 16,3 tỷ USD, tăng 9,8%; Trung Quốc đạt 9,2 tỷ

USD, tăng 14,3%; Hàn Quốc đạt 5,1 tỷ USD, tăng 39%. Riêng xuất khẩu sang

thị trường ASEAN đạt 8,2 tỷ USD, giảm 12,6%; Nhật Bản đạt 6,6 tỷ USD,

giảm 1,3%.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2016 đạt 80,7 tỷ USD,

giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt

33,4 tỷ USD, tăng 1,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 47,3 tỷ USD,

giảm 1,8%. Nếu loại trừ yếu tố giá (giá nhập khẩu bình quân giảm 7,8%), kim

ngạch nhập khẩu 6 tháng đạt 87,5 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2015.

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm trước:

Máy móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng khác đạt 13,1 tỷ USD, giảm 5,9%; xăng

dầu đạt 2,4 tỷ USD, giảm 17,5% (lượng tăng 28,1%); điện thoại và linh kiện đạt

4,9 tỷ USD, giảm 7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 878 triệu USD, giảm 19,4%. Bên

cạnh đó, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm

trước: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 12,5 tỷ USD, tăng 12,1%; vải đạt 5,1

tỷ USD, tăng 3,5%; sắt thép đạt 3,8 tỷ USD, tăng 2,8%; nguyên phụ liệu dệt

may, giày dép đạt 2,6 tỷ USD, tăng 2,3%; kim loại thường khác đạt 2,2 tỷ USD,

tăng 24,1%; sản phẩm chất dẻo đạt 2,1 tỷ USD, tăng 17,3%.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay, nhóm hàng tư liệu

sản xuất ước tính đạt 73,7 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước và

chiếm 91,3% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (giảm 0,1 điểm phần trăm),

trong đó nhóm máy móc, thiết bị và dụng cụ, phụ tùng đạt 33,1 tỷ USD, giảm

0,6% và chiếm 41%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 40,6 tỷ USD, giảm

0,6% và chiếm 50,3%. Nhóm hàng tiêu dùng 6 tháng ước tính đạt 7,1 tỷ USD,

tăng 0,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 8,7% kim ngạch hàng hóa nhập

khẩu (tăng 0,1 điểm phần trăm).

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu, 6 tháng đầu năm nay Trung Quốc vẫn

là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với 23,3 tỷ USD, giảm

2,9%. Tiếp theo là Hàn Quốc đạt 14,9 tỷ USD, tăng 7,9%; ASEAN đạt 11,5 tỷ

8

Page 11: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

USD, giảm 3,4%; Nhật Bản đạt 6,8 tỷ USD, giảm 6,3%; EU đạt 4,6 tỷ USD,

giảm 6,5%; Hoa Kỳ đạt 3,8 tỷ USD, tăng 2%.

Cán cân thương mại trong 6 tháng đầu năm xuất siêu 1,5 tỷ USD, trong đó

khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 9,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài xuất siêu 11,2 tỷ USD.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72% so

với bình quân cùng kỳ năm 2015, tuy cao hơn so với mức tăng 0,86% của bình

quân cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân

6 tháng của một số năm gần đây. CPI 6 tháng đầu năm tăng do một số nguyên

nhân chủ yếu sau: (i) Giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch số

37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính, đồng

thời một số địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số

86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ; (ii) Trong 6 tháng đầu năm

có nhiều kỳ nghỉ kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí tăng cao, giá

các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng lên. Bên cạnh đó, do nhu cầu thu mua

thịt lợn xuất khẩu sang Trung Quốc tăng và hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh

Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long đã ảnh hưởng đến

giá lương thực, thực phẩm trong nước.

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI trong 6 tháng đầu năm, có một số

yếu tố góp phần kiềm chế CPI: (i) Mặc dù trong quý I nhu cầu hàng hóa phục

vụ Tết Nguyên đán tăng, nhưng do giá xăng dầu và giá cước vận tải giảm,

nguồn cung hàng hóa dồi dào nên giá cả không biến động lớn; (ii) Giá các mặt

hàng thiết yếu trên thế giới tương đối ổn định, một số mặt hàng giảm mạnh

trong quý I như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép. Giá xăng dầu giảm 21,07%,

kéo theo chỉ số giá nhóm giao thông 6 tháng đầu năm 2016 giảm 9,37% so với

cùng kỳ năm trước, đóng góp mức giảm CPI chung 0,85%; (iii) Các cấp, các

ngành tăng cường thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng

thời thực hiện các chính sách bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu, ổn định giá

cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.

9

Page 12: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,80% so với bình

quân cùng kỳ năm 2015.

II. TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

2.1. Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2016

Trong 6 tháng đầu năm 2016, cả nước có thêm 54.501 doanh nghiệp thành

lập mới với số vốn đăng ký là 427.762 tỷ đồng, tăng 20% về số doanh nghiệp

và tăng 51,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ năm 2015

so với 2014 tăng 21,7% về số doanh nghiệp và 22,3% về vốn).

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2016

là 1.202.486 tỷ đồng, bao gồm: tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký

thành lập mới là 427.762 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các

doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 774.724 tỷ đồng.

Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 6 tháng đầu

năm 2016 đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 26,2% so với cùng kỳ năm 2015. Số lao động

đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2016 là

645,1 nghìn lao động, giảm 0,97% so với cùng kỳ năm trước.

 Số doanh nghiệp thành lập mới tập trung nhiều nhất ở loại hình công ty

TNHH 1 thành viên với 29.343 doanh nghiệp đăng ký, tiếp đến là loại hình công

ty TNHH 2 thành viên là 13.882 doanh nghiệp, loại hình công ty cổ phần là

9.026 doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp tư nhân là 2.242 doanh nghiệp và

loại hình công ty hợp danh là 08 doanh nghiệp.

Xét theo vùng lãnh thổ, tất cả các vùng đều có sự tăng trưởng về số lượng

doanh nghiệp đăng ký thành lập: Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

có tỷ lệ tăng nhiều nhất là 28,3%; tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng với tỷ lệ

tăng là 21,5%; Tây Nguyên tăng 20,2%; Đông Nam Bộ tăng 18,6%; Trung du

và miền núi phía Bắc tăng là 18,3%; khu vực có mức tăng thấp nhất là Đồng

bằng Sông Cửu Long tăng là 9,2%. Tuy nhiên nếu xét về số vốn đăng ký mới thì

Đồng bằng Sông Cửu Long lại là vùng có tỷ lệ tăng nhiều nhất là 128,1%; tiếp

10

Page 13: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

đến là Bắc Tây Nguyên tăng 98,1%; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung

tăng 55,2%; Đông Nam Bộ tăng 50%; Đồng bằng Sông Hồng tăng 46,7%;

Trung du và miền núi phía Bắc đăng tăng 3,8%.

Theo lĩnh vực hoạt động, hầu hết các ngành, lĩnh vực hoạt động có xu

hướng tăng về tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới so với cùng kỳ năm 2015, trong

đó có những ngành có tỷ lệ tăng cao là: Kinh doanh bất động sản tăng 110,9%;

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 80%; Hoạt động dịch vụ khác tăng

41,1%; Giáo dục đào tạo tăng 40%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết

kế; quảng cáo và chuyên môn tăng 32,8%;... Duy nhất ngành Nghệ thuật, vui

chơi và giải trí có số doanh nghiệp gia nhập thị trường giảm 32,2%. Đáng chú ý,

kinh doanh bất động sản là ngành có số lượng DN đăng ký mới cao nhất trong

năm 2015. Điều này cho thấy rõ xu hướng chuyển dịch đầu tư vào ngành này,

nhất là tổng số vốn đăng ký mới trong lĩnh vực này trong 6 tháng đầu năm tăng

359,1%, cao nhất trong số các ngành. Một số ngành khác có sự tăng trưởng cao

về vốn đăng ký là Khai khoáng tăng 290,1%; Thông tin và truyền thông tăng

276,6%; Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên

môn khác tăng 145,8%; Trái ngược hoàn toàn với xu hướng phát triển doanh

nghiệp trong ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí, dù đứng trong nhóm 3

ngành có tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp mới cao nhất năm 2015, tuy nhiên

trong 6 tháng đầu năm, ngày này đã chứng kiến sự tụt giảm mạnh nhất về số vốn

đăng ký mới (-24,4%)

Biểu đồ 1: Tăng trưởng về số doanh nghiệp và vốn đăng ký theo ngành 6

tháng đầu năm 2016

11

Page 14: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

2.2. Tình hình doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm

2016

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2016 là

14.902 doanh nghiệp, tăng 75,2% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức

tăng 2,2% của 6 tháng đầu năm 2015. Đây là con số hết sức khích lệ, cho thấy

niềm tin của cộng đồng vào môi trường kinh doanh tiếp tục được củng cố. 

Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở tất cả các

vùng so với cùng kỳ năm 2015, cụ thể: Đồng bằng Sông Cửu Long tăng

12

Page 15: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

120,3%; vùng Đông Nam Bộ tăng 91,3%; Tây Nguyên tăng 62,8%; Đồng bằng

Sông Hồng tăng 61,2%; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung tăng 59%;

Trung du và miền núi phía Bắc tăng 28,5%.  

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2016 cũng

tăng ở tất cả các ngành so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành có tỷ lệ tăng

cao là: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 163,8%; Nông nghiệp, lâm nghiệp

và thủy sản tăng 129,9%; Giáo dục và đào tạo tăng 111,6%; Dịch vụ lưu trú và

ăn uống tăng 92,5%.

2.3. Tình hình doanh nghiệp giải thể, tạm ngừng kinh doanh trong 6 tháng

đầu năm 2016

Trong 6 tháng đầu năm, tổng số doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc

giải thể là 36.626 doanh nghiệp, trong đó: 5.507 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục

giải thể, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước (cùng ký năm trước giảm 0,9%);

18.916 doanh nghiệptạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể,

tăng 4,2%; 12.203 doanh nghiệpđăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn,

tăng 37,1%, số doanh nghiệp này sẽ hoạt động kinh doanh trở lại khi hết thời

hạn tạm ngừng. Như vậy có thể thấy số lượng DN giải thể hoặc ngừng hoạt

động đã tăng lên so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù số lượng DN giải thể, tạm

ngừng hoạt động vẫn thấp hơn nhiều so với số lượng DN đăng ký mới, tuy

nhiên việc số lượng DN giải thể, tạm ngừng hoạt động vẫn tăng lên so với năm

2015 cho thấy những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt vẫn còn

nhiều.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (vốn dưới 10 tỷ đồng) là

nhóm gặp khó khăn nhiều nhất, chiếm 93% số DN giải thể, chiếm 94,1% số DN

tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 92,5% số DN tạm ngừng hoạt động không

đăng ký hoặc chờ giải thể.

Xét về vùng lãnh thổ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, nơi tập

trung gần 3/4 số lượng doanh nghiệp cả nước, là 2 vùng có số lượng doanh

13

Page 16: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể tăng, trong 3 vùng là Trung du và

miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và Đồng bằng Sông

Cửu Long có các tỷ lệ này giảm.

- Theo lĩnh vực hoạt động: Phân theo lĩnh vực hoạt động, trong 6 tháng

đầu năm 2016 phần lớn các ngành, lĩnh vực đều có số doanh nghiệp giải thể

tăng so với cùng kỳ năm trước, các ngành, lĩnh vực có mức tăng cao là: Khai

khoáng có 251 doanh nghiệp, tăng 286,2%; Nghệ thuật, vui chơi và giải trí có

209 doanh nghiệp, tăng 154,9%; Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội có 33 doanh

nghiệp, tăng 120%. Trừ Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội, tất cả các ngành khác

đều có số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng. Số

lượng ngành có tỷ lệ DN ngừng hoạt động chờ giải thể hoặc không đăng ký

hoạt động cũng chiếm 10/17 ngành, trong đó có những ngành có tỷ lệ cao là:

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (120,8%), KH&CN, dịch vụ tư vấn, thiết

kế, q/cáo và chuyên môn khác (79,7%), Thông tin và truyền thông (69,7%).

Kinh doanh bất động sản tiếp tục là ngành hấp dẫn trong 6 tháng đầu năm 2016

khi mà số lượng DN phải ngừng hoạt động chờ giải thể hoặc không đăng ký

hoạt động giảm 46,3%, cao nhất trong số các ngành, và số DN giải thể không

tăng so với cùng kỳ năm 2015. (Xem phụ lục 1)

Bảng 1: Số doanh nghiệp tạm ngừnghoạt động hoặc giải thểtheo vùng lãnh

thổ trong 6 tháng đầu năm 2016Đơn vị: DN

TT Vùng lãnh thổ 6 tháng đầu năm 2016 6 tháng đầu năm 2016 so với

cùng ky 2015

Tạm

ngừng

kinh

doanh có

thời hạn

Tạm ngừng

hoạt động

không đăng

ký hoặc chờ

giải thể

Giải

thể

Tạm

ngừng

kinh

doanh có

thời hạn

Tạm ngừng

hoạt động

không đăng

ký hoặc chờ

giải thể

Giải

thể

Tông sô 12.203 18.916 5.507 37,1% 4.2% 17%

1 Đồng bằng Sông 4.043 5.044 958 46,8% 5,5% 12,7%

14

Page 17: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Hồng

2 Trung du và MN

phía Bắc

619 576 291 46,0% -45,6% -10,5%

3 Bắc Trung Bộ

và DH miền

Trung

2.062 2.074 750 45,7% -21,5% -4,6%

4 Tây Nguyên 411 649 165 12,6% -37,7% 9,3%

5 Đông Nam Bộ 4.272 9.262 2.530 31,2% 43,4% 64,8%

6 Đồng bằng Sông

Cửu Long

796 1.311 813 16,5% -39,6% -23,4%

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

2.4. Xu hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 6 tháng đầu năm

2016

VCCI đã thực hiện nghiên cứu về xu hướng sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2016 thông qua việc khảo sát “Động thái

doanh nghiệp Việt Nam”.Bêncạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng tiến hành

nghiên cứu tương tựthông qua báo cáo “Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành

công nghiệp chế biến, chế tạo 4 tháng đầu năm 2016”.Với phương pháp tương

đối đồng nhất, các báo cáo này đã đưa ra được nhận định chung (cảm nhận của

chính các doanh nghiệp) về tình hình sản xuất –kinh doanh (SX-KD) của

doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2016 như sau :

a) Tình hình SK-XD trong6 tháng đầu năm 2016: xu hướng lợi nhuận

tiếp tục giảm

Tình hình sản xuất kinh doanh tổng thể của các doanh nghiệp Việt Nam 6

tháng đầu năm 2016 không được cải thiện so với 6 tháng cuối năm 2015.Lợi

nhuận trên một đơn vị sản phẩm vẫn tiêp tục giảm làm cho doanh nghiệp đánh

giá không khả quan về tình hình sản xuất kinh doanh chung, mặc dù các yếu tố

khác như tổng doanh số, số lượng công nhân viên, hiệu suất sử dụng máy móc

thiết bị và năng suất lao động bình quân đều có xu hướng được cải thiện.

15

Page 18: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Biểu đồ 1: Chỉ sô động thái của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2016

Tổng thể tình hình

sx-kd

Tổng doanh số

Giá bán bình quân

Lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm

Hiệu suất sử dụng máy móc

Số lượng công nhân

viên

Năng suất lao động

bình quân

Giá thành trên một

đơn vị sản phẩm

-15-10

-505

101520253035

-1

9

-3

-10

7 8

16

8

18

30

5 7

1815

23

12

CSĐT thực thấy 6 tháng đầu năm 2016 CSĐT dự cảm 6 tháng cuối năm 2016

Nguồn: Khảo sát Động thái doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm

2016

+Tổng doanh số tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2016. Chỉ số này được dự

cảm sẽ được cải thiện lớn trong 6 tháng cuối năm 2016. Tổng doanh số có xu

hướng tăng cho thấy tín hiệu phục hồi của thị trường. Thu nhập tăng lên làm cho

sức mua đang dần được cải thiện.

+ Giá bán bình quân giảm nhe trong 6 tháng đầu năm 2016. Tuy nhiên, các

doanh nghiệp dự cảm trong 6 tháng cuối năm 2016, giá bán bình quân sẽ có xu

hướng tăng lên.

+ Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị hiệu quả hơn. Yếu tố này cũng có thể

tiếp tục được cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2016.

+ Lợi nhuận bình quân tiếp tục giảm vào 6 tháng đầu năm 2016 so với 6

tháng cuối năm 2015. Mặc dù các doanh nghiệm có kỳ vọng là chỉ số này sẽ

được cải thiện trong 6 tháng tới, song đây là yếu tố đánh giá sát thực nhất về

hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được cải thiện nhiều

trong thời gian qua, cho thấy các tín hiệu tích cực của thị trường vẫn còn rất yếu

ớt.

16

Page 19: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

+ Số lượng lao động trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng lên. Xu hướng này

tiếp tục được duy trì trong 6 tháng cuối năm 2016. Một điều đáng lưu ý xu

hướng giảm tăng trưởng việc làmtại các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn.

+Năng suất lao động bình quân cũng được cảm nhận có xu hướng được cải

thiện trong 6 tháng đầu năm 2016 và tiếp tục được dự cảm tăng lên trong 6 cuối

năm 2016.Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn cho thấy lợi thế hơn so với các

doanh nghiệp quy mô nhỏ với giá trị cao hơn cả hai tiêu chí về doanh thu và giá

trị gia tăng trên một lao động.

+ Về khối lượng sản xuất, có 45,3% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng

sản xuất của doanh nghiệp quý II năm nay tăng so với quý trước; 18,6% số

doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm và 36,1% số doanh nghiệp cho

rằng ổn định. Về xu hướng quý III so với quý II, có 49,5% doanh nghiệp dự báo

khối lượng sản xuất tăng lên; 12,2% số doanh nghiệp dự báo giảm và 38,3% số

doanh nghiệp dự báo ổn định.

+ Về đơn đặt hàng, có 39,3% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng quý II

năm nay cao hơn quý trước; 18,2% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng giảm và

42,5% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định. Xu hướng quý III so với

quý II tiếp tục khả quan với 44,1% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng cao

hơn; 12,0% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm và 43,9% số doanh nghiệp

dự kiến có đơn hàng ổn định.

+ Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý II năm nay so với quý trước, có 30,0%

số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu cao hơn; 19,0% số doanh

nghiệp có đơn hàng xuất khẩu giảm và 51,0% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất

khẩu ổn định. Xu hướng quý III so với quý II, có 38,2% số doanh nghiệp dự

kiến tăng đơn hàng xuất khẩu; 12,1% số doanh nghiệp dự kiến giảm và 49,7%

số doanh nghiệp dự kiến ổn định.

+ Về chi phí sản xuất, có 23,1% số doanh nghiệp khẳng định chi phí sản

xuất trên một đơn vị sản phẩm quý II năm nay tăng so với quý trước; 9,7% số

doanh nghiệp cho biết chi phí giảm và 67,2% số doanh nghiệp cho rằng chi phí

17

Page 20: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

ổn định. Xu hướng trong quý III/2016, có 17,0% số doanh nghiệp dự kiến chi

phí sản xuất sẽ tăng so với quý II; 10,5% doanh nghiệp cho rằng chi phí giảm và

72,5% số doanh nghiệp dự kiến chi phí sản xuất ổn định.

+ Về tình hình tồn kho sản phẩm, có 19,1% số doanh nghiệp có lượng tồn

kho quý II năm nay tăng so với quý trước; 31,8% số doanh nghiệp có lượng tồn

kho giảm và 49,1% số doanh nghiệp giữ ổn định. Xu hướng quý III so với quý

II, có 14,7% số doanh nghiệp dự báo lượng hàng tồn kho sẽ tăng; 29,7% số

doanh nghiệp cho rằng lượng hàng tồn kho sẽ giảm và 55,6% số doanh nghiệp

dự báo sẽ giữ ổn định.

+ Về tồn kho nguyên vật liệu, quý II/2016 so với quý trước, có 17,1% số

doanh nghiệp cho biết lượng tồn kho nguyên vật liệu tăng; 30,2% số doanh

nghiệp cho là giảm và 52,7% số doanh nghiệp trả lời giữ nguyên. Dự kiến quý

III so với quý II, có 14,2% số doanh nghiệp dự báo lượng tồn kho nguyên vật

liệu tăng; 28,1% doanh nghiệp dự báo lượng tồn kho giảm và 57,7% số doanh

nghiệp cho rằng sẽ không có biến động về tồn kho nguyên vật liệu.

b) Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ vẫn gặp nhiều khó khăn nhất

Trong 6 tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ chiếm đến

trên 90% trong tổng số các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể.

Kết quả khảo sát của VCCI cũng cho thấy các doanh nghiệp nhỏ gặp nhiều khó

khăn hơn các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Lợi nhuận trên một đơn vị

sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều giảm, nhưng mức độ

giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp nhỏ là lớn nhất. Mức tăng doanh thu của

các doanh nghiệp nhỏ cũng thấp hơn doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn. Số

lượng lao động tuyển mới trong các doanh nghiệp nhỏ cũng không nhiều bằng

các doanh nghiệp vừa và lớn.

Biểu đồ 2: CSĐT thực thấy 6 tháng đầu năm 2016 về tình hình SX-KD theo

quy mô doanh nghiệp phân theo số lao động

Đơn vị: Điểm %

18

Page 21: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn-20-15-10-505

101520

2 25

14

-4

-17

-7-11

62 3

10

Tổng doanh số Lợi nhuận trên đơn vị sản phẩmSố lượng lao động

Nguồn: VCCI –Khảo sát động thái doanh nghiệp Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016.

c) Các doanh nghiệp trong nông, lâm nghiệp thủy sản đang đứng

trước rất nhiều khó khăn thách thức và cơ hội mới

Lĩnh vực Nông lâm thủy sản vẫn chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp.

Trong 6 tháng đầu năm 2016, khu vực Nông lâm thủy sản có số lượng DN đăng

ký mới chỉ tăng nhe so với cùng kỳ năm 2015 (3,4%), tuy nhiên số DN phải tạm

ngừng hoạt động không đăng ký hoặc trờ giải thể lại tăng mạnh, 120,8%, cao

nhất trong số các ngành. Điều này cho thấy những khó khăn của các DN trong

ngành.

Biểu đồ 3: CSĐT thực thấy về tình hình SX-KD ngành nghề kinh doanh

Đơn vị: Điểm %

19

Page 22: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Công nghiệp và xây dựng Thương mại và dịch vụ Nông, lâm nghiệp và thủy sản

-40-30-20-10

01020304050

9 8

-4-11 -7

-31

10 5

40

Tổng doanh số Lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩmSố lượng lao động

Nguồn: VCCI- Khảo sát động thái doanh nghiệp VN 6 tháng đầu năm

2016

Theo kết quả khảo sát của VCCI, Chỉ số động thái thực thấy về tình hình

SX-KD theo ngành nghề kinh doanh cho thấy, các DN trong lĩnh vực nông, lâm

nghiệp và thủy sản có mức giảm lợi nhuận nhiều nhất so với hai lĩnh vực là công

nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Trong khi DN trong hai lĩnh vực

công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ có doanh thu tăng lên thì các

DN trong nông lâm thủy sản lại giảm đi. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh

vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đang mở rộng quy mô thông qua việc tuyển

thêm nhiều lao động. Điều này cho thấy các doanh nghiệp này dường như có kế

hoạch để nắm bắt các cơ hội kinh doanh trong thời gian tới.

d) Kế hoạch SX-KD của doanh nghiệp 6 tháng cuối năm 2016

Xu hướng chung trong 6 tháng cuối năm 2016, phần lớn doanh nghiệp dự

báo tình hình sản xuất kinh doanh lạc quan hơn 6 tháng đầu năm, trong đó

55,4% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 9,3% số doanh nghiệp

cho rằng khối lượng sản xuất giảm và 35,3% số doanh nghiệp vẫn ổn định. Về

số đơn đặt hàng, có 48,5% số doanh nghiệp dự kiến số đơn đặt hàng tăng; 9,5%

số doanh nghiệp dự kiến giảm và 42,0% số doanh nghiệp cho rằng sẽ ổn định;

số đơn đặt hàng xuất khẩu dự báo tương ứng là 42,1%; 9,4% và 48,5%. Về quy

20

Page 23: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

mô lao động, có 26,5% số doanh nghiệp dự kiến sẽ tăng quy mô lao động; 7,0%

số doanh nghiệp cho rằng sẽ giảm và 66,5% số doanh nghiệp không có biến

động quy mô lao động.

Biểu đồ 4: Triển vọng kinh doanh trong thời gian tới

Đơn vị: Điểm %

Toàn bộ các DN nói chung

Khu vực DN nhà nước

Khu vực DN ngoài nhà nước

Khu vực FDI

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

13.9

8.6

14.5

17.8

49.5

35.7

50

52.6

25.2

40.7

24.4

24.8

10.7

12.3

9.9

4.4

0.700000000000001

2.7

1.2

0.2

Rất khả quan Khả quan Bình thường Khó khăn Rất khó khăn

Nguồn: VCCI- Khảo sát động thái doanh nghiệp VN 6 tháng đầu năm

2016

Đánh giá về triển vọng của các doanh nghiệp trong thời gian tới, 63,4% các

doanh nghiệp cho là khả quan, tuy nhiên vẫn còn tới 11,4% doanh nghiệp cảm

triển vọng trong những năm tới khó khăn. Đáng chú ý, tỷ lệ các doanh nghiệp

cảm thấy khó khăn cao nhất ở các doanh nghiệp nhà nước, 15%, tiếp đến là các

doanh nghiệp ngoài nhà nước 11,1%, trong khi chỉ có 4,6% các DN FDI. Điều

này cho thấy, trong khi các DN FDI đã sẵn sàng đón nhận các cơ hội mới từ các

hiệp định hợp tác quốc tế của Việt Nam thì các doanh nghiệp nhà nước lại bi

quan hơn, khi mà cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn và môi trường kinh doanh bình

đẳng hơn.

21

Page 24: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

III. KIẾN NGHỊ

Từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2016,

cộng đồng doanh nghiệp đề xuất một số kiến nghị như sau:

3.1. Đề nghị Chính phủ kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô

Sau mức tăng trưởng mạnh năm 2015, tăng trưởng của nền kinh tế trong 6

tháng đầu năm 2016có dấu hiệu chậm lại, thấp hơn so dự báo. Điều này cho thấy

nhiều yếu tố tiêu cực trong nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó là hậu quả của

thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường có nguy cơ làm sụt giảm

sản xuất nông nghiệp. Lạm phát tuy vẫn ở mức thấp nhưng việc lãi suất tín dụng

tăng trở lại luôn tiềm ẩn những yếu tố dẫn đến bùng phát trở lại.

- Đề nghị Chính phủ kiên định đối với các mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm

soát lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý, coi đây là trọng tâm của công tác

điều hành vì nó ảnh hường lớn đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp về mặt dài hạn.

- Đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế để giảm bớt

rủi ro cho tăng trưởng trung hạn, rủi ro về tài khóa. Ngân hàng Nhà nước cần có

đẩy mạnh công tác truyền thông về thực hiện chính sách tiền tệ, ngoại hối.... để

tăng lòng tin của thị trường và nhà đầu tư về chủ trương nhất quán của Chính

phủ, tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính, đặc biệt đối với các chính

sách tín dụng ngoại tệ, tín dụng cho ngành bất động sản, mua bán sáp nhập các

tổ chức tín dụng

3.2. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại

Hệ thống pháp luật kinh doanh cần tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện tạo

điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp trong việc thành lập, thực hiện

các hoạt động đầu tư, kinh doanh và rút khỏi thị trường.

-Chính phủ cần thực hiện ngay việc tổng rà xét các quy định pháp luật liên

quan đến hoạt động của doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,

Luật Xây dựng, Luật Đấy đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lao động, Luật

Công nghệ cao, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... để bảo đảm sự

22

Page 25: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

thống nhất, đồng bộ giữa các luật, thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện. Loại bỏ

những văn bản pháp luật chồng chéo, đặc biệt là chồng chéo về thủ tục hành

chính.

- Cần ngăn chặn cho được tình trạng ban hành các giấy phép con dưới mọi

hình thức, cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, coi việc ban hành

giấy phép, chứng nhận chứng chỉ, hay bất kỳ hình thức nào hạn chế quyền tự do

kinh doanh của cá nhân, tổ chức sau ngày 1-7-2016 được xem là hành vi sửa

đổi, bổ sung Phụ lục của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư. Việc sửa đổi và bổ

sung này phải do Quốc hội thực hiện.

- Thay đổi tư duy phân biệt từ ngay chính các cơ quan quản lý nhà nước.

Tiếp tục xây dựng các cơ chế chính sách để doanh nghiệp dân doanh được bình

đẳng với các DNNN trong vấn đề tiếp cận vốn đặc biệt là vốn ODA, mặt bằng

sản xuất, chuyển giao khoa học – công nghệ, hợp đồng mua sắm công và chính

sách lao động.

-Thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặt doanh

nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh

tế khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi bao cấp còn tồn tại trên thực tế; minh bạch

hoạt động các doanh nghiệp nhà nước, cải cách chính sách thuế và cổ tức.

- Xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước độc

quyền, nhất là doanh nghiệp nhà nước độc quyền trên các lĩnh vực như điện,

viễn thông, xăng dầu…, và cho phép tư nhân cùng kinh doanh để hạn chế vai trò

“thống soái” của các doanh nghiệp nhà nước trên các lĩnh vực đang độc quyền.

- Cải thiện chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích

các doanh nghiệp FDI gắn kết hoạt động kinh doanh của mình với các doanh

nghiệp trong nước.

3.3 Hoàn hiện thể chế để phát triển các thị trường các yếu tố đầu vào

Thể chế để tạo điều kiện cho phát triển thị trường các yếu tố đầu vào như

vốn, đất đai, khoa học công nghệ ... đóng vai trò đôi khi là quyết định đối với

hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi việc tự do hóa các thị trường sản

23

Page 26: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

phẩm và việc tích hợp chúng vào nền kinh tế toàn cầuđạt được tiến bộ đáng kể ở

nước ta, việc phát triển và tự do hóa các thị trường yếu tố được cho là lúng túng,

thể hiện rõ qua việc phân bổ đất đai và vốn kém hiệu quả.Việc thiếu các thể chế

thị trường yếu tốsẽ cản trở việc tăng năng suất bởi lẽ chỉ có thể chế tốt thì mới

đảm bảo được quyền tài sản tư nhân,cạnh tranh tự do và công bằng.

3.3.1.Về thị trường đất đai:

- Chính phủ nghiên cứu ban hành các quy định mới hướng dẫn thi hành

Luật đất đai, tăng tính thanh khoản của thị trường đất đai, hỗ trợ các giao dịch

bảo đảm để các chi phí giao dịch trên thị trường, hỗ trợ các DN kịp thời nắm bắt

các cơ hội đầu tư khi công việc kinh doanh có liên quan đến việc chuyển đổi

mục đích sử dụng đất. Sửa đổi bổ sung các chính sách luật pháp liên quan đến

đất đai để tạo điều kiện cho việc nâng cao năng suất, ứng dụng công nghệ cao

vào trong nông nghiệp.

- Chính phủ khi thực hiện việc tăng giá thuê đất cần có lộ trình cụ thể. Miễn

thu tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần đất mà các doanh nghiệp (có

trụ sở nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp) phải mua đất nằm ngoài

khu công nghiệp, cụm công nghiệp để đầu tư xây nhà cho công nhân trong

KCN, cụm công nghiệp nếu không còn đất trống. Xem xét việc giảm thuế, phí

có liên quan đến thuê, mua, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Giảm tiền thuê

đất phải nộp đối với một số doanh nghiệp có khó khăn về trả tiền thuê đất do

những điều chỉnh về giá thuê đất được áp dụng từ các năm trước. Xây dựng gói

ưu đãi về giá sử dụng đất ưu đãi cho các dự án du lịch (đặc biệt là các dự án nằm

trong quy hoạch du lịch đã được xác định). Nhanh chóng cập nhật và ban hành

khung giá đất tối thiểu theo sát giá thị trường nhằm tạo sự công bằng trong định

giá cho thuê sử dụng đất hàng năm.

3.3.2.Về thị trường vốn:

- Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân được tiếp cận

nguồn vốn vay ODA nếu đủ điều kiện. Phát triển thị trường vốn để tạo điều

kiện cho DN huy động nguồn lực xã hội thông qua phát hành trái phiếu, cổ

24

Page 27: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

phiếu và thông qua quỹ đầu tư để đáp ứng nhu cầu đầu tư của của DN ngoài Nhà

nước, giảm dần sự phụ thuộc quá nhiều của DN vào nguồn vốn vay từ ngân

hàng như hiện nay. Quan tâm phát triển và xây dựng hành lang pháp lý cho các

hình thức tài chính phù hợp cho khởi nghiệp mới xuất hiện như: quỹ thiên thần,

quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ cộng đồng Fund; P2P.

- Hoàn thiện hệ thống đăng ký tài sản để tăng cường khả năng thế chấp cho

DNNVV, tập trung vào việc triển khai đồng bộ với việc cấp giấy chứng nhận sử

dụng đất. Tiếp tục khuyến khích các ngân hàng thương mại áp dụng các hình

thức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp để tăng cường khả năng cho vay tín chấp.

Thiết lập hệ thống thông tin tín dụng có chất lượng cao hơn về DN đi vay và cả

về khách hàng tiềm năng, có thể bao gồm cả các khoản thanh toán của chủ

doanh nghiệp cho các tiện ích công. Những thông tin này rất hữu ích đối với các

DN đi vay lần đầu.

- Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và điều kiện cho vay, thực hiện những hình

thức cho vay mới như cho vay theo các chuỗi sản xuất và cung ứng, cho vay qua

bảo lãnh tín dụng, cho vay tín chấp thông qua hệ thống đánh giá tín nhiệm

doanh nghiệp, cho vay theo kế hoạch sản xuất kinh doanhchứ không chỉ dựa vào

tài sản thế chấp. Khuyến khích các ngân hàng thương mại dành tỷ lệ tín dụng

thích đáng cho vay đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Xây dựng chương trình cải thiện năng lực quản trị công ty cho các DN

Việt Nam để thúc đẩy dòng vốn từ các quỹ đầu tư tư nhân và thị trường chứng

khoán. Đây cũng là giải pháp để tạo niềm tin từcác DN nước ngoài đối với các

DN Việt nam.

3.4. Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh doanh nông nghiệp

tổng hợp

Mục tiêu trong tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa khu vực nông

nghiệp là phải đạt hiệu quả cao hơn nhiều trong sử dụng đất và nước, chuyển đổi

sang thực hành sản xuất nông nghiệp dựa vào tri thức/kỹ năng, tận dụng tốt hơn

tính hiệu quả kinh tế theo quy mô và phạm vi trong chuỗi giá trị.Việc chuyển

25

Page 28: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

đổi này không chỉ bó hep trong ngành nông nghiệp mà có thể còn liên quan đến

đất đai (quyền sở hữu/quyền thuê và quyền sử dụng đất), vai trò của các tác

nhân khác như doanh nghiệp, các nhà khoa học và các cấp chính quyền.

Chính phủ bên cạnh việc thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa cần tập

trung vào việc xây dựng các chính sách phát triển doanh nghiệp trong ngành

nông nghiệp.Hiện nay, mặc dù chủ trương chính sách chung tạo hành lang pháp

lý cho doanh nghiệp phát triển đã có nhưng còn nhiều bất cập. Những ưu đãi của

chính phủ chưa đủ sức hấp dẫn nên hiệu quả thu hút doanh nghiệp đầu tư vào

nông nghiệp nông thôn còn hạn chế. Hơn nữa, kinh doanh nông nghiệp vốn là

ngành nghề khó kiếm lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn dài, đối mặt với nhiều

rủi ro. Bởi vậy, để thực sự tạo được sức hút đủ mạnh kéo các doanh nghiệp đầu

tư vào nông nghiệp, nông thôn cần tạo những bước đột phá trong thủ tục tiếp

cận vốn, tín dụng cũng như các chính sách ưu đãi khác.

Bên cạnh đó, Chính phủ phải có giải pháp cấp bách để tăng cường các

hệ thống và năng lực quản lý rủi ro về an toàn thực phẩm.Việc giao nhiệm vụ

cho ba cơ quan phụ trách về an toàn thực phẩm là một bất cập trong công tác

kiểm soát an toàn thực phẩm trong nước. Chính phủ cũng cần khuyến khích và

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động ban hành và kiểm soát tiêu chuẩn

chất lượng vật tư hàng hóa của mình.

3.5. Tăng cường các biện pháp, chính sách trợ giúp các doanh nghiệp

nhỏ và vừa

Các doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn

các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Do đó, Chính phủ cần có chương trình

hỗ trợ riêng để các doanh nghiệp này bớt bị tác động bởi những thay đổi về

môi trường kinh doanh. Trọng tâm là:

- Sớm hoàn thiện dự thảo và ban hành Luật hỗ trợ DNNVV: các nội

dung hỗ trợ cần được xây dựng theo nguyên tắc đảm bảo thúc đẩy tăng

trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh của DNNVV, hạn chế hình thức hỗ trợ

26

Page 29: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

trực tiếp từ cơ quan nhà nước, khuyến khích các hiệp hội tham gia cung cấp

các dịch vụ hỗ trợ DNNVV.

-Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV và cải thiện hoạt động

của Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV để tạo điều kiện cho các DNNVV

tiếp cận các nguồn tài chính.

- Thúc đẩy nhanh việc triển khai Chương trình đổi mới công nghệ quốc

gia và hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, hướng vào các hoạt

động phục vụ các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và công nghiệp phụ

trợ.

- Tăng cường biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường đầu ra

vì hầu hết các doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động trong 6 tháng đầu năm

2016 là do không tiêu thụ được sản phẩm.

27

Page 30: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Phụ lục 1: Số doanh nghiệp tạm ngừng hoặc giải thể theo lĩnh vực hoạt

động 6 tháng đầu năm 2016

Đơn vị: DN

ST

T

Ngành nghề kinh

doanh

6 tháng 2016 6 tháng 2016 so với cùng ky

Tạm

ngừng

kinh

doanh có

thời hạn

Tạm ngừng

hoạt động

không đăng

ký hoặc chờ

giải thể

Giải

thể

Tạm

ngừng

kinh

doanh có

thời hạn

Tạm ngừng

hoạt động

không đăng

ký hoặc chờ

giải thể

Giải thể

Tổng số 12.203 18.916 5.507 37,1% 4,2% 17%

1 Bán buôn, bán lẻ; sửa

chữa ô tô, xe máy

4.899 8.517 2.125 36,1% 6,8% 14,9%

2 Công nghiệp chế

biến, chế tạo

1.594 2.128 724 33,7% -3,1% 26,4%

3 Dịch vụ lưu trú và ăn

uống

631 902 313 53,9% 5,7% 19,0%

4 D/vụ việc làm; du

lịch, cho thuê máy

móc thiết bị và các

d/vụ hỗ trợ khác

623 880 285 33,1% 10,3% 43,9%

5 Giáo dục và đào tạo 177 276 116 37,2% 34,6% 26,1%

6 Hoạt động dịch vụ

khác

200 317 85 36,1% -1,9% 19,7%

7 Kinh doanh bất động

sản

133 154 57 35,7% -46,3% 0,0%

8 Khai khoáng 591 861 251 44,9% 41,6% 286,2%

9 KHCN, dịch vụ tư

vấn, thiết kế, q/cáo

và chuyên môn khác

161 221 96 67,7% 79,7% -53,4%

10 Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

98 424 90 81,5% 120,8% -30,2%

11 Nghệ thuật, vui chơi

và giải trí

219 339 209 33,5% -27,3% 154,9%

12 Sản xuất phân phối,

điện nước, gas

56 56 43 36,6% -28,3% 7,5%

28

Page 31: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

13 Tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm

60 154 63 17,6% 21,3% 65,8%

14 Thông tin và truyền

thông

263 504 212 48,6% 69,7% -13,8%

15 Vận tải kho bãi 669 745 258 35,4% -8,9% 24,0%

16 Xây dựng 1.804 2.358 547 34,2% -13,2% -5%

17 Y tế và hoạt động trợ

giúp xã hội

25 50 33 -3,8% 2,0% 120,0%

Nguồn: Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ KH&ĐT

Phụ lục 2: Danh mục các kiến nghị của doanh nghiệp trong 6 tháng đầu

năm 2016

Stt Nội dung kiến nghị Đơn vị kiến

nghị

Thẩm quyền

giải quyết

Ghi chú

Những kiến nghị trong tháng 1,2

1 Đề nghị Bộ Tài chính có hướng dẫn phù hợp đến cơ quan

thuế địa phương và cộng đồng doanh nghiệp về nội dung

liên quan đến việc thực hiện và thi hành pháp luật điều

chỉnh khấu trừ thuế GTGT đầu vào của sản phẩm nhập

khẩu để (1) tránh cho cả doanh nghiệp và cơ quan thuế

khỏi gánh nặng hành chính và (2) để những sáng kiến của

Bộ liên quan đến Thông tư 70 không bị xem nhe bởi yêu

cầu đơn vị nhập khẩu trả thuế hai lần khi đã có chứng từ

thanh toán.

Phòng

Thương mại

Mỹ tại Việt

Nam

Tổng cục

Thuế - Bộ Tài

chính

Đã gửi

trong BC

tháng 1,2

2 Kiến nghị đối với một số vấn đề liên quan đến thủ tục hải

quan trong quá trình áp dụng Hệ thống VNACCS.

Hiệp hội

doanh

nghiệp Nhật

Bản tại Việt

Nam

Tổng cục Hải

quan – Bộ Tài

chính

Đã gửi

trong BC

tháng 1,2

3 Đề nghị Bộ Tài chính xem xét lại quyết định Công văn số

12128/2015/BTC-CST và hủy bỏ việc truy thu thuế

BVMT đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu

Các doanh

nghiệp sản

xuất vách và

Bộ Tài chính Đã gửi

trong BC

tháng 1,2

29

Page 32: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

là dung dịch polyol trộn sẵn HCFC141b chỉ để sử dụng

trong sản xuất các sản phẩm vách và tôn cách âm, cách

nhiệt.

tấm lợp sử

dụng

Polyurethan

e

4 Đề nghị Bộ Công Thương, Cục Quản lý thị trường quan

tâm, cân nhắc lại quyết định xử phạt vi phạm của Công ty

ở mức phạt hợp lý hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho Công

ty tiếp tục hoạt động.

Công ty CP

sản xuất

thương mại

dịch vụ

Ngọc Tùng

Bộ Công

Thương, Cục

Quản lý thị

trường

Đã gửi

trong BC

tháng 1,2

5 Kiến nghị giải quyết vướng mắc của các doanh nghiệp

thuê gia công xin cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ

Văn phòng

Luật sư

Trần Vũ Hải

Bộ Công

Thương

Đã gửi

trong BC

tháng 1,2

6 Kiến nghị về việc doanh nghiệp chậm nhận được tiền

hoàn thuế.

Công ty CP,

TM, ĐT

Vân Long -

CDC

Bộ Tài chính,

Cục Thuế Hải

Phòng

Đã gửi

trong BC

tháng 1,2

30

Page 33: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Những kiến nghị trong tháng 3

7 Đề nghị giải quyết quyền lợi cho Công ty TNHH Cầu

Đường Việt Nam liên quan đến hoạt động khảo sát lập dự

án đầu tư công trình đường Hưng Khánh – Đồng Khê do

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái làm chủ đầu tư

Công ty

TNHH Cầu

Đường Việt

Nam

UBND Tỉnh

Yên Bái

Nội dung

chi tiết

kiến nghị

ở phần

sau

8 Kiến nghị tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài khi dùng xe ô tô vận chuyển hàng hóa

trong phạm vi nội bộ (không kinh doanh vận tải) nhưng bị

khó khăn, vướng mắc bởi Nghị định số 86/2014/NĐ-CP

ngày 10 tháng 09 năm 2014 và Thông tư số 63/2014/TT-

BGTVT ngày 07/11/2014

Công ty 4

Oranges

Co., Ltd

Bộ Giao

thông Vận tải

Đã trả lời

tại CV số

5212/BGT

VT-VT

ngày

11/5/2016

9 Kiến nghị liên quan đến an toàn thực phẩm:

- Thành lập nhóm công tác có sự tham gia của đại diện

các bộ/cơ quan liên quan, Tiểu ban Thực phẩm, Nông

nghiệp và Nuôi trồng Thủy sản và các tổ chức khác đang

hoạt động tích cực trong lĩnh vực này nhằm tiếp tục triển

khai đối thoại về an toàn thực phẩm;

- Cần có chế tài mạnh hơn để xử lý các doanh nghiệp, cá

nhân có sử dụng các chất và phụ gia bị cấm sử dụng hoặc

làm giả.

- Thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ về

quản lý An toàn Thực phẩm trung ương trực thuộc một bộ

nhất định.

Trung tâm

Hỗ trợ DN

NVV -

VCCI

Bộ Nông

nghiệp và

Phát triển

nông thôn

Nội dung

chi tiết

kiến nghị

ở phần

sau

10 Đề nghị kéo dài lộ trình áp dụng thu phí BHXH theo luật

BHXH 2016 để giảm bớt khó khăn cho DN

Trung tâm

Hỗ trợ

DNNVV -

VCCI

Bộ Lao động,

Thương binh

và Xã hội ;

Bảo hiểm xã

hội Việt Nam

Nội dung

chi tiết

kiến nghị

ở phần

sau

Những kiến nghị trong tháng 4, 5

11 Kiến nghị liên quan đến Nghị định 19/2016/NĐ-CP ngày

22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí:

1. Nghị định không nên quy định về số lượng vỏ chai và

Cty TNHH

SX, TM &

DV Đông

Bộ Công

Thương

31

Page 34: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

tồn trữ khi chưa có dữ liệu thống kê cụ thể mức sản lượng

tiêu thụ LPG của các Trạm chiết từng vùng miền trên cả

nước. Trường hợp đó là điều kiện bắt buộc đối với nhóm

ngành kinh doanh có điều kiện thì nên quy định ở mức

thấp nhất đối với 1 trạm chiết là 50.000 vỏ chai LPG và

tồn trữ 150m3. (Khoản 1 và điểm a, khoản 2 Điều 9,

NĐ/2016/NĐ-CP).

2. Sửa đổi Khoản 3, Điều 42: Các loại giấy chứng nhận

đủ điều kiện kinh doanh khí:

“1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất, nhập khẩu LPG,

LNG, CNG.

2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân

phối LNG, CNG

3. Giấy chứng nhận đủ điều làm thương nhân phân phối

và chiết nạp LPG vào chai.

4. …đến….8….”

Vì như vậy sẽ giảm được 1 giấy phép con do Bộ Công

thương cấp, giao việc cấp phép về cho Sở Công thương

các tỉnh.

3.Tăng mức xử phạt vi phạm đối với các đơn vị vi phạm

để hoạt động kinh doanh LPG phát triển lành mạnh, góp

phần phát triển kinh tế và nộp thuế cho ngân sách nhà

nước.

Tùng (108

Trần Hưng

Đạo, TP.Hà

Giang, tỉnh

Hà Giang) -

Đại diện các

doanh

nghiệp nhỏ

và vừa kinh

doanh trong

lĩnh vực

LPG (Gas)

12 Kiến nghị:

Việc cấp Các giấy phép con liên quan đến kinh doanh

thực phẩm (Giấy CN VSATTP tại nơi kinh doanh và sản

xuất thực phẩm…) hiện nay đều mang tính hình thức,

không có tác dụng quản lý trên thực tế. Vì thế thay vì quy

định phải làm thủ tục cấp các giấy chứng nhận (vừa mất

thời gian vừa nhiều tiêu cực), các điều kiện sản xuất, kinh

doanh thực phẩm nên trở thành qui trình bắt buộc đối với

sản xuất, kinh doanh của các cơ sở. Các cơ quan quản lý

sẽ thanh kiểm tra, nhắc nhở, tập trung vào hậu kiểm,

hướng dẫn việc thực hiện qui trình và phạt các cơ sở vi

Cty TNHH

Tư vấn &

TMQT Duy

Hiếu

Bộ Y tế

32

Page 35: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

phạm các qui trình đó.

13 Kiến nghị: Cần có hướng dẫn về việc thực hiện quyền

của doanh nghiệp được quy định tại Điều 5 Luật Đầu tư

và Điều 7 Luật Doanh nghiệp.

Văn phòng

TransPacifi

c Law

Bộ KH và ĐT

14 Kiến nghị:Cần có thêm văn bản hướng dẫn về trách

nhiệm hành chính và vật chất của Cơ quan cấp phép nếu

vi phạm các quy định tại Điều 6 Nghị định số

118/2015/NĐ-CP và Điều 9 Nghị định số 78/2015/NĐ-

CP.

Văn phòng

TransPacifi

c Law

Bộ KH và ĐT

15 Đề nghị giải quyết quyền lợi của Công ty Cổ phần Dược

phẩm CPC1 Hà Nội liên quan đến sự chồng chéo trong

quản lý giữa các cơ quan nhà nước

Công ty Cổ

phần Dược

phẩm CPC1

Hà Nội

Bộ Công

Thương, Bộ Y

tế, Bộ Tài

chính

16 Kiến nghị loại bỏ một số quy định chưa hợp lý đối với

hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trong Nghị định

52/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/4/2008 về quản

lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ; Thông tư 45/2009/TT-BCA

ngày 14/7/2009 hướng dẫn Nghị định 52/2008/NĐ-CP

Công ty

dịch vụ bảo

vệ

Bộ Công An

17 Đề nghị xem xét lại quy định về áp dụng mã HS cho mặt

hàng nhập khẩu “Set top box” nói trên của Tổng cục Hải

quan, để đảm bảo hỗ trợ triển khai Đề án số hóa đã được

Chính phủ phê duyệt.

Công ty Cổ

phần Công

nghệ Đông

Dương

Bộ Tài chính,

Tổng cục Hải

quan

18 Đề nghị về xem xét cấp hạn ngạch nhập khẩu không áp

thuế tự vệ tạm thời theo Quyết định số 862/QĐ-BCT

Công ty Cổ

phần Que

hàn điện

Việt Đức

Bộ Công

Thương

19 Kiến nghị về phân loại và thuế nhập khẩu mặt hàng Máy

biến áp, Máy biến dòng điện sử dụng điện môi lỏng dùng

cho thiết bị đo lường loại cao thế.

Hiệp hội

Công

nghiệp Kỹ

thuật Điện

Việt Nam

Bộ Tài chính,

Tổng cục Hải

quan

20 Kiến nghị về việc thực hiện niêm yết và thoái toàn bộ vốn

Nhà nước Công ty Habeco & Sabeco.

Hiệp hội

các nhà đầu

Bộ Tài chính

33

Page 36: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

tư tài chính

Việt Nam

(VAFI)

21 Nhằm giúp cho ngành cà phê phát triển bền vững, ổn định

đời sống đồng bào Tây Nguyên, Hiệp hội Cà phê Ca cao

VN kiến nghị:

- Dãn nợ, xóa nợ đối với các hộ nông dân và doanh

nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê có nợ quá hạn

do bị ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khô hạn và mất

mùa gây nên để các doanh nghiệp có điều kiện tổ chức lại

sản xuất và kinh doanh để trả nợ ngân hàng

- Tiếp tục giải ngân gói 12 nghìn tỷ với lãi xuất ưu đãi

phục vụ tái canh cà phê. Đối với các hộ nông dân và

doanh nghiệp đã thực hiện tái canh từ năm 2012 đến nay

tiếp tục được hưởng lãi xuất ưu đãi năm 2016. Đề nghị

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục cho doanh nghiệp vay ngoại

tệ để thu mua cà phê xuất khẩu và trả lại ngân hang bằng

ngoại tệ. Theo các cam kết quốc tế, các tập đoàn FDI

được lập doanh nghiệp chế biến, thu mua và xuất khẩu cà

phê nhân. Lãi xuất vay của họ tối đa có 3%. Nếu các

doanh nghiệp VN vay bằng tiền VN lãi xuất phải từ 6,5 –

7% TÙY THEO NGÂN HÀNG. Như vậy các doanh

nghiệp VN sẽ thua ngay trên sân nhà và sẽ bị các doanh

nghiệp FDI chiếm thị phần xuất khẩu chi phối và quay lại

ép giá nông dân như họ đã và đang làm hiện nay.

- Cho phép thành lập Quỹ phát triển cà phê VN nhằm hỗ

trợ cho sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu cà phê như các

nước Brasil, Colombia, Ấn Độ đang làm.

Hiệp hội Cà

phê Ca cao

VN

Ngân hàng

Nhà nước

22 Về thực hiện giấy phép nhập khẩu:

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, công ty mất nhiều

thời gian do giấy phép nhập khẩu phải được cấp thì mới

được mở tờ khai và thông quan.

Ví dụ như “Đồ chơi” (sử dụng cho khách hàng Clarks):

Nếu không sử dụng với mục đích kinh doanh trong nước,

Công ty

TNHH SX

HTD Bình

Tiên

Bộ Công

Thương ; Tổng

cục Hải quan

34

Page 37: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

công ty phải làm công văn xin miễn kiểm tra chất lượng

trước khi muốn nhập hàng. Thời gian cơ quan ban ngành

ký duyệt khá lâu mất từ 1 tuần đến 2 tuần.

Kiến nghị : Đề nghị rút ngắn thời gian ký duyệt trong

vòng 3 ngày để tăng hiệu quả sản xuất, xuất khẩu.

23 Về hóa chất nhập khẩu:

- Phải giám định để xác định mã HS code, thời gian có

kết quả từ nửa năm đến 1 năm.

- Trong thời gian chờ đợi, công ty vẫn được nhập hàng,

nếu có phát sinh, công ty phải khai bổ sung và đóng bổ

sung thuế nếu có sự chênh lệch, sai lệch về HS code.

Kiến nghị: Có kết quả giám định trong vòng 1 đến 1.5

tháng.

Bộ Tài chính ;

Tổng Cục Hải

quan

24 Về vải nhập khẩu:

- Bị khống chế bởi thông tư 37/2015/TT-BTC ngày

30/10/2015, theo đó nếu nhập sản xuất sẽ không giám

định. Nếu nhập kinh doanh phải giám định và tốn chi phí

nhiều, mỗi 1 lần nhập hàng đều phải giám định (chi phí

1.6 triệu/màu).

Kiến nghị: Áp dụng cho nhiều lần nhập nếu chủng loại

giống nhau.

Bộ Tài chính

25 Về ấn phẩm nhập khẩu (quyển hướng dẫn sử dụng của

đơn hàng Clarks):

Phải xin giấy phép tại Sở Văn Hóa Thể Thao mới được

nhập hàng, thời gian duyệt khoảng 1 tuần.

Kiến nghị: Rút thời gian xin phép xuống còn 3 ngày

Bộ Văn hóa,

Thể thao, Du

lịch

26 Về ống dẫn nguyên vật liệu bằng thép phục vụ sản xuất:

Theo thông tư 12/2015/TT-BCT ngày 12/6/2015, thời

gian xin giấy phép là 15 ngày.

Kiến nghị: Rút thời gian xin giấy phép xuống còn 3 ngày

Bộ Công

Thương

27 Về nhập máy móc thiết bị tạo TSCĐ:

Phải kiểm tra 100% mặc dù đã nhập nhiều lần.

Kiến nghị: Kiểm tra 1 lần đối với những máy móc thiết bị

đã nhập nhiều lần để tránh mất thời gian, ảnh hưởng đến

Bộ Tài chính,

Tổng Cục Hải

quan

35

Page 38: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

năng suất, tiến độ sản xuất

28 Về xin CO:

Hiện nay theo quy định thì việc cấp CO phải 3 ngày,

nhưng trong thực tế thì các cơ quan cấp CO cho doanh

nghiệp chỉ trong 1 ngày. Quy định 3 ngày là không thực

tế và có thể tạo điều kiện cho cơ quan cấp CO làm khó

doanh nghiệp.

Đề nghị sửa lại quy định thời gian cấp CO là 1 ngày

Bộ Công

Thương

29 Về khai bổ sung cho những phát sinh (hàng không và

đường biển)

Nếu khi đã khai hàng và hàng lên đến cảng chuẩn bị xuất,

phát hiện tờ khai có thông tin sai lệch, Hải quan yêu cầu

phải quay về nơi đăng ký tờ khai ban đầu để khai bổ

sung. Như vậy sẽ gây tốn thời gian và bị rớt hàng.

Kiến nghị: Thực hiện Công văn hoặc Biểu mẫu được

phép chỉnh sửa tại Hải quan để kịp xuất hàng.

Bộ Tài chính,

Tổng cục Hải

quan

30 Về xuất hàng đường hàng không:

Không có cụ thể % chênh lệch số kg cho phép (sai số kg

cho phép)

Kiến nghị : Cho biết số lượng cụ thể trên Packing List và

thực tế % chênh lệch số kg cho phép giữa Doanh nghiệp

và Hải quan sân bay.

Bộ Tài chính,

Tổng cục Hải

quan

31 Nhà nước hỗ trợ về các chính sách, thuế nhập khẩu

nguyên vật liệu, linh kiện trong ngành sản xuất cáp

quang, mức thuế ưu đãi nhập nguyên liệu sản xuất trong

nước để doanh nghiệp sản xuất trong nước cạnh tranh với

nguồn hàng nhập khẩu nước ngoài

- Đề nghị có thêm ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho

các Doanh nghiệp sản xuất cáp quang và linh kiện cáp

quang

- Đề nghị lập Quỹ phát triển Công nghệ cao, để giúp

doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển trong ngành công

nghệ cao tiếp cận được vốn giá rẻ, đầu tư hiệu quả hơn.

Hiệp hội

Internet

Việt Nam

36

Page 39: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

32 Công ty nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu chính ngạch

có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; có đầy đủ các giấy tờ theo

đúng quy định của pháp luật; nộp đủ thuế cho ngân sách

nhà nước; không gian lận thương mại; không nhập lậu và

không phải là hàng cấm. Khi vận chuyển trong nội địa có

đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo đúng quy định của

pháp luật.

Khi bị các cơ quan chức năng kiểm tra thì phát hiện một

chút thiếu sót trong khi khai báo hàng hóa nhưng không

làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm; không ảnh

hưởng đến giá trị khai báo; không làm ảnh hưởng đến

thuế suất; không có dấu hiệu gian lận thương mại và

không đánh lừa người tiêu dùng.

Vậy, đề nghị làm rõ các cơ quan chức năng có trách

nhiệm xử lý như thế nào trong trường hợp này.

Công ty

TNHH TM

XNK Ever

Bridge Việt

Nam - 100

Lê Đại

Hành -

Đông Kinh

– Tp. Lạng

Sơn

Bộ Công

Thương, Bộ

Tài chính

33 Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, cải tiến lại hệ thống hóa

đơn chứng từ đặc biệt là thuế VAT cho phù hợp với thực

tiễn, giảm bớt những bất cập cho doanh nghiệp.

Cty TNHH

Tư vấn &

TMQT Duy

Hiếu

Bộ Tài chính

34 Đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét lại một số

quyết định liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh

tầu du lịch tại Hạ Long

Nhóm

doanh

nghiệp kinh

doanh dịch

vụ tham

quan, lưu

trú bằng tầu

khách du

lịch trên

vịnh Hạ

Long

UBND tỉnh

Quảng Ninh

Những kiến nghị trong tháng 6

35 Đề nghị cơ quan thuế phối hợp với VCCI, hiệp hội doanh

nghiệp tỉnh tổ chức các khóa đào tạo, phổ biến chính

sách, thông tin, nghiệp vụ cho doanh nghiệp thường

Trung tâm

Hỗ trợ

DNNVV -

Bộ Tài chính,

Tổng cục Thuế

Nội dung

chi tiết

kiến nghị

37

Page 40: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

xuyên hơn nữa với quy mô lớp tập huấn khoảng 40-50

người để doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những thay đổi

trong chính sách thuế gần đây.

VCCI ở phần

sau

36 Kiến nghị về việc áp dụng chính sách thuế và xử lý thuế

thu nhập doanh nghiệp liên quan đến dự án sản xuất phần

mềm của Công ty GBS.

Công ty Cổ

phần GBS

Tổng cục Thuế Nội dung

chi tiết

kiến nghị

ở phần

sau

37 Kiến nghị với Cơ quan quản lý Thuế nghiên cứu thêm về

vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế đang quá

phiền hà cho doanh nghiệp. Cần cho phép thành lập dịch

vụ thủ tục hành chính công trong thực hiện thủ tục thuế

với chi phí hợp lý, hoặc cho phép doanh nghiệp chi tiền

để làm nhanh thủ tục thuế một cách hợp lệ.

Công ty

TNHH Sản

xuất thương

mại La Thu

So

Bộ Tài chính,

Tổng cục Thuế

Nội dung

chi tiết

kiến nghị

ở phần

sau

38 - Đề nghị thực hiện mức thuế nhập khẩu đối với xăng là

10% theo FTA Việt Nam – Hàn Quốc, đối với các mặt

hàng dầu là 0% theo ATIGA, và áp mức thuế này vào

tính giá cơ sở để điều hành giá bán lẻ xăng dầu.

- Đề nghị nghiên cứu điều chỉnh một số sắc thuế nội địa

của sản phẩm xăng dầu để bù đắp thiếu hụt do giảm thuế

nhập khẩu theo lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết.

Hiệp hội

Xăng dầu

Việt Nam

Bộ Tài chính,

Tổng cục Thuế

Nội dung

chi tiết

kiến nghị

ở phần

sau

39 Đề nghị ban hành Nghị định Chính phủ thay thế cho

thông tư 20 áp dụng từ ngày 1/7/2016 để đảm bảo sự phát

triển lành mạnh của thị trường và ngành công nghiệp ô tô

cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đảm

bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường

Hiệp hội

các nhà sản

xuất ô tô

Việt Nam

(VAMA)

Bộ Công

Thương, Bộ

Giao thông

Vận tải

Nội dung

chi tiết

kiến nghị

ở phần

sau

CHI TIẾT MỘT SỐ KIẾN NGHỊKiến nghị 7:

Ngày 15/10/2004, Công ty Cầu Đường Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công ty) ký kết

Hợp đồng Kinh tế số 25/HĐKT với Ban Quản lý Dự án công trình giao thông Yên Bái để

thực hiện việc “khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình đường Hưng Khánh (Trấn

Yên) – Đồng Khê (Văn Chấn) tỉnh Yên Bái”. Công trình này do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên

Bái làm Chủ đầu tư.

38

Page 41: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Theo Công ty phản ánh thì, Công ty đã hoàn thành công việc và đã có đủ chứng từ để

thanh quyết toán theo thỏa thuận trong Hợp đồng cũng như các quy định có liên quan, tuy

nhiên đến nay (tháng 3/2016) Công ty vẫn chưa được thanh toán hết số tiền (mới chỉ được

tạm ứng 790.861.000 Việt Nam Đồng), tức là Chủ đầu tư còn thiếu 472.791.000 Việt Nam

Đồng. Điều này khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc thiếu kinh phí đảm

bảo hoạt động kinh doanh cũng như trả lương cho cán bộ công nhân viên. Công ty đã nhiều

lần gửi Công văn tới Chủ đầu tư để yêu cầu hoàn tất việc thanh toán nhưng không nhận được

phản hồi.

Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh

Yên Bái cân nhắc, thực hiện hợp đồng đã ký với Công ty Cầu Đường Việt Nam theo đúng

quy định của pháp luật.

Kiến nghị 8:

Công ty 4 Oranges Co., Ltd là Cty 100% vốn nước ngoài, được thành lập và đi vào hoạt

động sản xuất kinh doanh kể từ năm 2005. Cty trang bị 04 xe ô tô vận tải chỉ duy nhất thực

hiện nhiệm vụ chở hàng hóa là sơn và bột trét tường do Cty sản xuất ra từ Nhà Máy của Công

ty ở địa chỉ Lô C02 – 1, KCN Đức Hòa 1, Ấp 5, Xã Đức Hòa Đông, Huyện Đức Hòa, Tỉnh

Long An (gọi tắt là Nhà Máy) về lưu Kho của Công ty tại địa chỉ số 18/49 Quốc lộ 1A, Khu

phố 1, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh (Gọi tắt là Kho).

Việc Công ty dùng xe vận tải hàng từ Nhà Máy về Kho cũng của Công ty là hoạt động

vận chuyển hàng hóa nội bộ, trong khi vận chuyển giữa 2 điểm này, Cty cũng mang đầy đủ

hóa đơn, chứng từ chứng minh chỉ chở hàng hóa trong nội bộ Công ty từ Nhà máy đến Kho

để lưu giữ (vì nhà máy không có kho tại chỗ) chứ không hoàn toàn mang đi tiêu thụ sản phẩm

hay giao cho khách ngoài thị trường, hoặc địa điểm bán hàng, cửa hàng, đại lý v.v… Như vậy,

đây chỉ là hoạt động lưu chuyển hàng trong nội bộ Công ty, không thu cước phí vận tải trực

tiếp, cũng không thu cước phí vận tải gián tiếp bằng bất cứ hình thức nào; Hàng hóa khi lưu

giữ tại Kho của Công ty muốn tiêu thụ hoặc bán ra thị trường cho khách hàng, đại lý, người

tiêu dùng v.v. thì Công ty vẫn phải thuê những đơn vị/phương tiện vận tải hàng hóa khác để

vận chuyển hàng hóa và khi đó Cty vẫn phải trả tiền cước phí vận tải cho những đơn

vị/phương tiện vận tải bên ngoài đó.

Trong giấy phép đầu tư của Công ty cũng không có chức năng và ngành nghề kinh

doanh vận tải, và thực tế Cty cũng không có mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải

bằng bất cứ hình thức nào.

Thế nhưng, theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2014 của Chính

phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong đó tại khoản 3 điều 3 có

39

Page 42: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

nội dung quy định “Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận

tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít

nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và

thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó”

Do Công ty (100% vốn nước ngoài) hoạt động trước khi Chính phủ ban hành Nghị định

số 86/2/14/NĐ-CP thì không diện đối tượng phải/và được cấp giấy phép kinh doanh vận tải;

Mặt khác, theo quy định tại hiệp định chung về thương mại và các cam kết gia nhập WTO của

Việt Nam thì Cty là DN 100% vốn nước ngoài không thuộc diện doanh nghiệp được phép

kinh doanh vận tải; Và như thế trong giấy chứng nhận đầu tư cũng sẽ không được cấp mã

ngành kinh doanh vận tải. Vì lẽ đó, dù có cố gắng tuân thủ Nghị định số 86/2/14/NĐ-CP thì

Công ty cũng không thể được cấp giấy phép kinh doanh vận tải và phù hiệu; và Công ty cũng

không có mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải mà chỉ là hoạt động vận tải hàng

hóa lưu chuyển trong nội bộ Công ty từ Nhà Máy đến Kho chứa hàng mà thôi

Tuy nhiên, theo khoản 1 và 2 Điều 20 của Nghị định số 86/2/14/NĐ-CP thì Cty phải

làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải và phải có phù hiệu.

Đồng thời, cũng theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm

2014 của Chính phủ, thì từ ngày 01/01/2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có

trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên phải đăng ký kinh doanh vận tải và phải có phù hiệu; Nhưng

theo khoản 2, điều 55 Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông

vận tải cấp mới đủ điều kiện được cấp phù hiệu.

Trên cơ sở quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, Cty luôn tuyệt đối tuân thủ:

Tuy nhiên, với quy định bất hợp lý tại khoản 3 điều 3, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10

tháng 09 năm 2014 và Điều 50, Điều 51, khoản 2, điều 55 của Thông tư số 63/2014/TT-

BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao thông Vận tải thì Công ty không thể thực hiện được

việc xin thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và như vậy cũng đồng nghĩa

với không được cấp phù hiệu; Và xét về bản chất sự việc cũng như mục đích kinh doanh thực

tế, Công ty không hoạt động kinh doanh vận tải và không thu cước phí vận tải dưới bất kỳ

hình thức nào.

Vừa qua, ngày 07/3/2016 – Xe ô tô của Công ty đang trên đường vận chuyển hàng hóa

từ Nhà Máy Sản xuất về chứa tại Kho của Công ty thì đã bị Đội 4 – Thanh tra Sở giao thông

vận tải TP. Hồ Chí Minh lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường

bộ số AA 179364 ngày 07/03/2016 đối với tài xế Nguyễn Tấn Trung lái xe đầu kéo 62LD

00066, với nội dung biên bản ghi “Ông Trung điều khiển ô tô đầu kéo 62LD 00066 kéo theo

rơ mooc 62R 0015 do Công ty Oranges Co., Ltd làm chủ phương tiện vi phạm – điều khiển xe

40

Page 43: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

không có phù hiệu đối với loại xe quy định phải có phù hiệu (khối lượng hàng chuyên chở cho

phép tham gia giao thông 16.100kg)” và thu giữ giấy phép lái xe hạng D; FC có số hiệu giấy

phép là 790146963421.

Kiến nghị:

Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền hoạt

động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,

tuân thủ pháp luật, đóng thuế vào ngân sách nhà nước cũng như phù hợp với chính sách

khuyến khích đầu tư Nước ngoài của Nhà nước và đảm bảo nguyên tắc bất hồi tố trong chính

sách pháp luật là văn bản ban hành sau phải không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp

pháp trước đó; Đồng thời phù hợp với Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/03/2015 của Chính

phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao

năng lực cạnh tranh Quốc gia năm 2015 – 2016, Cty kiến nghị như sau:

1) Công ty không kinh doanh vận tải, việc Cty chở hàng hóa chỉ là duy nhất thực hiện

chức năng lưu chuyển hàng hóa nội bộ từ Nhà máy đến Kho của Công ty. Việc chuyển chở

hàng hóa ra ngoài thị trường tiêu thụ, Cty vẫn phải thuê và trả cước phí vận tải cho đơn vị vận

tải được thuê ngoài Công ty; Vì vậy, Công ty 4 Oranges Co., Ltd đề nghị được xem xét giải

quyết miễn cho Công ty thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô và phù hiệu, vì

điều này không thể thực hiện như đã trình bày ở phần trên.

2) Đề nghị Đội 4 – Thanh tra giao thông TP. HCM, xem xét giải quyết hủy bỏ biên bản

vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ số AA 179364 ngày 07/03/2016 đối

với tài xế Nguyễn Tấn Trung lái xe đầu kéo 62LD 00066; Đồng thời trả lại giấy phép lái xe

hạng D; FC số hiệu 790146963421 cho tài xế này.

3) Cty cũng cam kết: Tất cả các xe ô tô của Công ty Oranges Co., Ltd chỉ hoạt động vận

chuyển hàng hóa nội bộ từ Nhà Máy đến Kho chứa hàng của Công ty mà thôi, Cty không vận

tải hàng hóa giao ra thị trường để tiêu thụ hoặc trực tiếp bán ra thị trường cho khách hàng, đại

lý, người tiêu dùng, mà phải thuê một đơn vị vận tải khác thực hiện công đoạn này và trả cước

phí vận tải cho đơn vị đó. Công ty không hoạt động kinh doanh vận tải và không thu cước phí

vận tải dưới bất kỳ hình thức nào.

Kiến nghị 9:

An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong xã hội hiện đại. Giải quyết được vấn

đề an toàn thực phẩm cũng là giúp ngành nông nghiệp tăng trưởng, tìm được thị trường đầu ra

vì các sản phẩm nông nghiệp được người dân trong nước tin dùng và hàng nông sản xuất khẩu

không bị các nước nhập khẩu từ chối nhiều như hiện nay. Một phương pháp giúp giải quyết

vấn đề an toàn thực phẩm là áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, tức là hệ thống theo dõi

41

Page 44: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

và truy xuất giúp các doanh nghiệp và cơ quan chức năng định vị được vị trí của sản phẩm

trong tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng. Hệ thống này không chỉ phát huy hiệu quả

trong trường hợp thu hồi sản phẩm mà còn giảm tình trạng gian lận thực phẩm giúp quản lý

bệnh dịch và hữu dụng trong các trường hợp khẩn cấp về môi trường. Việc truy xuất nguồn

gốc cũng có vai trò quan trọng vì trong một số trường hợp, các sản phẩm làm giả hoặc bất hợp

pháp vẫn được trà trộn vào sản phẩm mà người sử dụng không hề hay biết. Hiện nay, chế tài

xử lý các đối tượng vi phạm còn thiếu nên các vấn đề về an toàn thực phẩm có xu hướng ngày

càng gia tăng. Vì vậy, Trung tâm đề xuất:

- Thành lập nhóm công tác có sự tham gia của đại diện các bộ/cơ quan liên quan, Tiểu

ban Thực phẩm, Nông nghiệp và Nuôi trồng Thủy sản và các tổ chức khác đang hoạt động

tích cực trong lĩnh vực này nhằm tiếp tục triển khai đối thoại về an toàn thực phẩm;

- Cần có chế tài mạnh hơn để xử lý các doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng các chất và

phụ gia bị cấm sử dụng hoặc làm giả.

- Thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý An toàn Thực phẩm trung

ương trực thuộc một bộ nhất định.

Kiến nghị 10:

Bắt đầu từ ngày 01/01/2016, việc áp dụng mức lương tối thiểu mới và cách tính bảo

hiểm năm 2016 có hiệu lực. VCCI đã thu thập được ý kiến của một số doanh nghiệp về việc

thay đổi này như sau: nhìn chung, việc tăng mức lương cơ bản và cách tính bảo hiểm mới

không làm thay đổi kế hoạch phát triển kinh doanh mà doanh nghiệp đã đề ra cho năm 2016

do các doanh nghiệp này luôn thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về lương và đóng bảo

hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước. Song việc thay đổi mức lương tối thiểu và cách tính

bảo hiểm đã làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến công việc kinh

doanh khó khăn hơn. Ở một số doanh nghiệp được điều tra thì quỹ lương dự kiến tăng 30%,

đây là một mức tăng đáng kể.

Đồng thời, theo luật BHXH 2016 thì:

+ Từ 1/1/2016-31/12/2017 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp

lao động

+ Từ 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lao động và

các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp có kiến nghị là: tình hình hoạt động kinh doanh của của

doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, vừa mới phục hồi sau ảnh hưởng của đợt suy giảm tăng

trưởng kinh tế, vì vậy, đề nghị kéo dài lộ trình áp dụng thu phí BHXH theo luật BHXH 2016

để giảm bớt khó khăn cho DN.

42

Page 45: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Kiến nghị 35:

Về lĩnh vực thuế: các cơ chế chính sách về thuế đã được cải thiện rất nhiều, tiết kiệm

không ít thời gian và giải quyết được nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2016, Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 về sửa đổi các luật về

thuế 2016 bắt đầu có hiệu lực. Theo đó, luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế

giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số

31/2013/QH13, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số

điều theo Luật số 70/2014/QH13, Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ

sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13 và Luật số 71/2014/QH1. Vì vậy, hiện nay,

doanh nghiệp đang rất mong muốn được cơ quan thuế hướng dẫn thực hiện về những điểm

sửa đổi, bổ sung này.

Việc tuyên truyền thông tin, hướng dẫn về thuế là việc rất cần thiết giúp doanh nghiệp

hiểu đúng, hiểu đầy đủ về những cơ chế, chính sách và các thủ tục, nghiệp vụ của thuế. Từ đó,

doanh nghiệp sẽ giảm bớt được những khó khăn trong quá trình thực thi nghĩa vụ thuế.

Một ví dụ về việc doanh nghiệp không hiểu đầy đủ quy định về thuế là: theo kiến nghị

của Hiệp hội DN tỉnh An Giang, có một số DNNVV thắc mắc về mức thuế suất thuế thu nhập

doanh nghiệp (TNDN) áp dụng cho doanh nghiệp mình. Theo các doanh nghiệp này thì họ là

DNNNVV (định nghĩa về DNNVV theo nghị định 56/2009 là có vốn đăng ký ≤ 20 tỷ hoặc có

số lao động ≤ 300 lao động) được áp mức thuế suất 20% nhưng trên thực tế cơ quan thuế lại

dựa vào mức doanh thu trên 20 tỷ đồng/năm của doanh nghiệp để áp mức thuế suất 22%.

Thực ra, các doanh nghiệp này không nắm biết kịp thời quy định thuế nên xảy ra tình trạng

thắc mắc nói trên vì hướng dẫn về áp dụng mức thuế suất TNDN đã được quy định rõ ràng tại

thông tư 78/2014/TT-BTC, điều 11, khoản 2 (Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của

pháp luật Việt Nam (kể cả hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%).

Vì vậy, đề nghị cơ quan thuế phối hợp với VCCI, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh tổ chức

các khóa đào tạo, phổ biến chính sách, thông tin, nghiệp vụ cho doanh nghiệp thường xuyên

hơn nữa với quy mô lớp tập huấn khoảng 40-50 người để doanh nghiệp có cơ hội nêu ra các

câu hỏi, vướng mắc.

Kiến nghị 36

Nhân hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp doanh nghiệp ngày 28/4/2016, Công ty GBS

đã trình bày ý kiến (công văn số 33/16/CV-GBS ngày 28/4/2016) với Thủ tướng Chính phủ

về các vướng mắc trong áp dụng chính sách thuế với mong muốn được Thủ tướng Chính phủ

43

Page 46: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

quan tâm và chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét tháo gỡ khó khăn cho Công ty. Sau hội

nghị, Công ty GBS đã nhận được Công văn số 2285/TCT-CS ngày 27/5/2016 của Tổng cục

Thuế trả lời kiến nghị, tuy nhiên nội dung công văn chưa trực tiếp giải đáp các câu hỏi và có ý

kiến cụ thể để giải quyết vấn đề mà Công ty gặp phải.

Do vậy, Công ty Cổ phần GBS tiếp tục kiến nghị để được xem xét và hướng dẫn giải

quyết một số vấn đề sau:

- Vấn đề về áp dụng văn bản: Công văn số 2285/TCT-CS ngày 27/5/2016 căn cứ Thông

tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số

24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ về thi hành Luật thuế TNDN năm 2003. Tuy

nhiên Công ty Cổ phần GBS đề nghị, vướng mắc của Công ty cần áp dụng quy định của Luật

thuế TNDN năm 2008, Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số

122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ và Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày

27/7/2012 của Bộ Tài chính để giải quyết.

Ngoài ra, Công văn số 724/TCT-CS ngày 09/3/2010 của Tổng cục Thuế trả lời Cục thuế

Tp. Hồ Chí Minh không phải là văn bản pháp luật áp dụng chung và là căn cứ để viện dẫn.

Công văn số 724/TCT-CS hướng dẫn xử lý khoản chi phí xây dựng cơ bản còn dở dang của

Công ty TNHH xi măng Holcim Việt Nam tại Nhà máy sản xuất xi măng Hòn Chông, tỉnh

Kiên Giang. Còn về dự án phần mềm của Công ty Cổ phần GBS, đây là dự án thuộc lĩnh vực

công nghệ cao và đã hình thành sản phẩm phần mềm, đã chào bán nhưng không có bên mua,

và đặc điểm của phần mềm là lạc hậu theo thời gian sẽ càng không bán được nên phải thanh

lý. Theo Công ty Cổ phần GBS việc áp dụng Công văn số 724/TCT-CS vào trường hợp của

Công ty là không phù hợp.

- Công ty Cổ phần GBS khẳng định các chi phí tạo ra sản phẩm phần mềm là chi phí

hoạt động sản xuất thật. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến khoa học

và công nghệ có nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó dự báo như yếu tố về vốn, nhân lực,

thị trường cạnh tranh trong nước, quốc tế, chính sách pháp luật của Nhà nước chưa đồng bộ,

thống nhất, nên việc Công ty đầu tư nghiên cứu các sản phẩm công nghệ tuy đã thu được

những kết quả nhất định, có thành công, nhưng cũng có thất bại từ các dự án thua lỗ… Mặt

khác, vì đặc thù của sản phẩm công nghệ phần mềm là thường xuyên đổi mới, nhanh chóng

lạc hậu nên thời gian càng lâu càng không tiêu thụ được. Dự án của Công ty đã tham gia đấu

thầu cung ứng sản phẩm phần mềm nhưng không trúng thầu, không bán được nên không còn

khả năng thu hồi vốn dẫn đến phải thanh lý. Công ty Cổ phần GBS kỳ vọng Chính phủ, các tổ

chức, cá nhân có thể hỗ trợ bằng cách trưng mua với giá mua đại diện giúp cho Công ty có

doanh thu, hạch toán chi phí tất toán dự án nhưng thực tế không có người mua nên để đóng dự

44

Page 47: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

án, Công ty buộc phải ghi nhận doanh thu bằng không đồng thời chấp nhận lỗ hạch toán vào

chi phí kinh doanh và đang nỗ lực khôi phục năng lực tài chính để tiếp tục duy trì sản xuất.

Căn cứ quy dịnh pháp luật và chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học công

nghệ (Khoản 6 Điều 6 Luật khoa học và công nghệ 2013 có nêu: “Nhà nước thực hiện các

chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu:…

6. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và

công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ”, và tại Khoản 2 Điều 56: “2. Kinh phí đầu

tư phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được tính là khoản chi thực tế phát sinh

liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”), căn cứ quy định về thuế

thu nhập doanh nghiệp và thực tế hoạt động của Công ty GBS, Công ty mong Chính phủ, Bộ

Tài chính, các Bộ, Ngành hữu quan quan tâm hướng dẫn cho Công ty hạch toán khoản chi phí

dự án phần mềm bị thua lỗ phải xác định thanh lý với doanh thu bằng không, để có thể hạch

toán vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thu hồi vốn.

Nếu không được hạch toán vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp, đề nghị Tổng

cục Thuế: hướng dẫn cách thức hạch toán để thu hồi được khoản chi phí đầu tư bỏ ra; không

xác định đây là khoản lãi (thu nhập) để thu thuế thu nhập doanh nghiệp và tính tiền phạt chậm

nộp, vừa không đúng với quy định vừa không phù hợp với thực tế kinh doanh.

Kiến nghị 37:

Kiến nghị về vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế:

Theo Công ty La Thu So, mặc dù hiện nay chính sách thuế cũng như thủ tục về thuế đã

được các cơ quan liên quan cải tiến nhiều, nhưng ở cấp Chi cục Thuế các địa phương vẫn còn

tạo ra những nhiêu khê rắc rối gây cản trở kinh doanh và làm mất thời gian của doanh nghiệp.

Trường hợp Công ty La Thu So, hàng tháng cán bộ Công ty đều bị cán bộ quản lý thuế

của Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng gọi lên để đối chiếu nợ thuế, phải đi lại nhiều lần nhưng

không được giải quyết dứt điểm do cán bộ thuế nêu ra nhiều lý do để từ chối. Có lý do không

từ doanh nghiệp như là vì các phòng ban của Chi cục thường kê khai thiếu cho doanh nghiệp

một vài tờ khai, hoặc tự có khoản phạt nào đó từ lâu mà doanh nghiệp và chính Chi cục đều

không biết. Cụ thể ngày 16 tháng 3 năm 2016, Công ty La Thu So nhận được công văn của

Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng thông báo về việc phải nộp số tiền thuế thiếu và phạt nộp

chậm thuế. Công ty La Thu So đã liên hệ với Chi cục để đối chiếu tiền thuế và tìm ra nguyên

nhân của khoản nợ thuế Thu nhập cá nhân năm 2014 là do năm 2014 Chi cục Thuế quận Hai

Bà Trưng kê thiếu một tờ khai thuế thu nhập cá nhân dẫn đến quyết toán lệch so với sổ kê

khai. Ngoài ra còn một khoản phạt hành chính mà Chi cục cũng không xác định được từ

45

Page 48: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Quyết định xử phạt nào từ trước năm 2014 trong khi Công ty La Thu So đã quyết toán xong

thuế của năm 2014, và như vậy là đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại.

Vướng mắc của Công ty La Thu So còn là ở việc ngày 08 tháng 4 năm 2016, Công ty đã

gửi một bộ tài liệu đầy đủ để điều chỉnh bổ sung thông tin đăng ký thuế về thay đổi địa điểm

kinh doanh chuyển từ quận Hai Bà Trưng sang quận Hoàng Mai. Bộ phận một cửa của Chi

cục Thuế quận Hai Bà Trưng tiếp nhận và sau đó cán bộ của Công ty La Thu So phải đi lại rất

nhiều lần để quyết toán và nộp đủ các khoản phạt nộp chậm. Tuy nhiên sau 02 tháng hoàn

thiện các nghĩa vụ yêu cầu, đề nghị của Công ty chỉ được đáp ứng bằng công văn xác nhận

không nợ thuế của Chi cục, không có giá trị pháp lý để làm thủ tục chuyển đổi địa điểm đăng

ký kinh doanh nên đến nay Công ty vẫn chưa thể ổn định trụ sở để tiến hành công tác. Sự tốn

phí về thời gian làm việc như vậy với Công ty là quá lớn.

Công ty kiến nghị với Cơ quan quản lý Thuế nghiên cứu thêm về vấn đề đơn giản hóa

thủ tục hành chính thuế đang quá phiền hà cho doanh nghiệp. Nên chăng cho phép thành lập

dịch vụ thủ tục hành chính công trong thực hiện thủ tục thuế với chi phí hợp lý, hoặc cho phép

doanh nghiệp chi tiền để làm nhanh thủ tục thuế một cách hợp lệ.

Kiến nghị 38:

Theo các Hiệp hội FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, Việt Nam

đang thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo các mức thuế nhập khẩu khác

nhau (đối với xăng là 20% nhập từ ASEAN và 10% nhập từ Hàn Quốc; tương tự, các mặt

hàng xăng dầu 0% và 5%)…

Ngày 17/3/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 48/2016/TT-BTC áp mức thuế

nhập khẩu đối với mặt hàng xăng là 20%, các mặt hàng dầu là 7%. Cách áp mức thuế nhập

khẩu này đã gây chênh lệch lớn, ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng, gây bức xúc cho dư

luận xã hội.

Để khắc phục bất cập của Thông tư 48/2016/TT-BTC, ngày 18/3/2016, Bộ Tài chính ra

văn bản 189/BTC-QLG áp dụng mức thuế nhập khẩu để tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu

là thuế nhập khẩu bình quân gia quyền theo sản lượng nhập khẩu từ các nguồn khác nhau, lấy

số liệu quý trước tính cho quý sau. Hiện mức thuế nhập khẩu đang áp dụng cho quý II/2016

(văn bản 4536/BTC-QLG ngày 5/4/2016) để tính giá cơ sở là 18,35% đối với xăng; 2,32% đối

với diesel; và 0% đối với dầu hỏa và mazut. Việc Quý Bộ áp mức thuế nhập khẩu bình quân

gia quyền đã bộc lộ những bất cập lớn.

1. Về cơ sở pháp lý

Theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu tại mục 9 điều

3 quy định giá cơ sở là căn cứ để cơ quan quản lý Nhà nước điều hành giá bán lẻ xăng dầu

46

Page 49: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

trong nước, giá cơ sở bao gồm 11 yếu tố trong đó có thuế nhập khẩu; Tại chương II Thông tư

liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC phương pháp tính giá cơ sở quy định giá cơ sở bao gồm

11 yếu tố trong đó có thuế nhập khẩu. Như vậy, Nghị định 83/2014/NĐ-CP, Thông tư liên

tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC đều quy định và hướng dẫn cụ thể chi tiết, minh bạch từng

yếu tố chứ không quy định thuế nhập khẩu bình quân gia quyền theo quý để hình thành giá cơ

sở.

Như vậy, việc điều hành, cách áp thuế nhập khẩu để tính giá cơ sở hiện nay chưa đúng

với Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC.

2. Về thực tế

- Khi cho áp thuế theo văn bản 4536/BTC-QLG với mức thuế nhập khẩu bình quân gia

quyền 18,35% đối với xăng; 2,32% đối với diesel thì mức chênh lệch thuế nhập khẩu vẫn còn

lớn, làm cho giá cơ sở ở mức cao; theo đó giá bán lẻ cũng ở mức cao, không có lợi cho người

tiêu dùng, bất cập này không được xử lý triệt để gây bức xúc trong dư luận xã hội.

- Cách áp thuế nhập khẩu bình quân gia quyền không phản ánh đầy đủ diễn biến giữa

giá thế giới và giá trong nước, cụ thể trong kỳ điều hành đầu tiên của quý II/2016 áp dụng

mức thuế bình quân gia quyền, giá dầu diesel trong nước đã diễn biến ngược lại với giá thế

giới trong khi giá diesel thế giới giảm 0,4% thì trong nước phải tăng sử dụng quỹ bình ổn từ

năm 983 đồng lên 1.017 đồng/lít mới giữ nguyên được giá bán lẻ.

- Tính công khai, minh bạch của cách áp dụng thuế nhập khẩu bình quân gia quyền

không thuyết phục được người tiêu dùng, giới chuyên gia, các phương tiện truyền thông và

các doanh nghiệp xăng dầu. Dư luận cho rằng cơ quan quản lý nhà nước vần còn dùng những

biện pháp hành chính để can thiệp vào thị trường xăng dầu, trong khi Nghị định 83/2014/NĐ-

CP và Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC đã có những quy định và hướng dẫn cụ

thể.

- Về nguồn: Khi thực hiện các cam kết FTA, các nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ tập trung

vào các nguồn có ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất như FTA Việt Nam - Hàn Quốc, ATIGA.

Vì vậy khả năng đáp ứng nhu cầu cho các nhà nhập khẩu Việt Nam là rất lớn. Mặt khác mỗi

năm Việt Nam cần khoảng 30%, chỉ còn nhập khẩu 70%. Đến năm 2017, khi nhà máy Lọc

hóa dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động thì sản xuất trong nước đảm bảo nhu cầu cho những năm

tới. Thêm vào đó, theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP, các đầu mối phải dự trữ bắt buộc 30 ngày

cộng với dự trữ quốc gia sẽ đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.

Từ những bất cập trên, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam kiến nghị:

47

Page 50: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

- Thực hiện mức thuế nhập khẩu đối với xăng là 10% theo FTA Việt Nam – Hàn Quốc,

đối với các mặt hàng dầu là 0% theo ATIGA, và áp mức thuế này vào tính giá cơ sở để điều

hành giá bán lẻ xăng dầu.

- Nghiên cứu sớm điều chỉnh một số sắc thuế nội địa của sản phẩm xăng dầu để bù đắp

thiếu hụt do giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cắt giảm thuế theo cam kết. Năm 2017 có thể

tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường theo tỷ lệ phù hợp với mức độ giảm thuế

nhập khẩu, việc tăng hai sắc thuế này theo tỷ lệ phù hợp sẽ đảm bảo ổn định giá bán lẻ, không

ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng, duy trì nguồn thu ngân sách nhà nước, thuận

lợi cho các doanh nghiệp xăng dầu.

Kiến nghị 39:

Thông tư số 20/2011/TT-BCT (thông tư 20) do Bộ Công thương ban hành ngày

12/5/2011 có thể sẽ hết hiệu lực từ ngày 1/7/2016. Việc đó có thể sẽ dẫn đến những tác động

tiêu cực tới quyền lợi người tiêu dùng, tới việc đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi

trường nếu Chính phủ không kịp thời có các biện pháp thay thế áp dụng từ ngày 1/7/2016, khi

thông tư 20 sẽ không còn hiệu lực nữa.

Kể từ khi được ban hành, Thông tư 20 đã làm tốt vai trò quan trọng của mình trong việc

bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi

trường. Ô tô là một sản phẩm phức tạp, tích hợp nhiều công nghệ cao, đặc biệt ở Việt Nam ô

tô có ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều người tham gia giao thông. Kinh doanh xe ô tô yêu

cầu phải có dịch vụ chuyên nghiệp và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Vì vậy,

thông thường việc kinh doanh xe ô tô cần phải được ủy quyền bởi nhà sản xuất để nhận được

sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết cũng như đào tạo con người và cung cấp linh kiện chính hiệu phục

vụ cho dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng định kỳ, cũng như việc triệu hồi xe để đảm bảo xe luôn ở

chất lượng tốt nhất trong suốt vòng đời. Chất lượng xe, dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng

chuyên nghiệp trong ngành ô tô có ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo an toàn giao thông và bảo

vệ môi trường. Khi thông tư 20 hết hiệu lực và không được thay thế, chúng tôi lo ngại về việc

ai sẽ đảm bảo chất lượng xe và dịch vụ khách hàng, các chiến dịch triệu hồi, xử lý sản phẩm

thải bỏ nếu những nhà nhập khẩu không chính hãng sẽ dừng hoạt động kinh doanh sau đó vì

những lý do nào đó.

Ngoài ra, khi các yêu cầu của Thông tư 20 hết hiệu lực sẽ xuất hiện rất nhiều nhà nhập

khẩu chính hãng thường hoạt động trốn thuế bằng việc khai giá mua xe/bán xe thấp hơn thực

tế và thanh toán bất hợp pháp ra nước ngoài như tình trạng đã xẩy ra trước khi thông tư 20

được ban hành. Việc này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu thuế của Chính phủ.

48

Page 51: vbis.vnvbis.vn/wp-content/uploads/2017/04/Bao-cao-tinh-hinh... · Web viewPHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM. VIỆN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP. BÁO CÁO “ TÌNH

Với những lý do nêu trên, đề nghị Chính phủ ban hành một nghị định thay thế cho thông

tư 20 áp dụng từ ngày 1/7/2016 để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường và ngành

công nghiệp ô tô cũng như đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo an toàn giao

thông và bảo vệ môi trường.

Hà nội, ngày 30 tháng 07 năm 2016

Người thực hiện

Đoàn Thị Quyên

49