vĩ mô

34
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập hiện nay thì khoa học và công nghệ là một yếu tố có tác động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Nó là chìa khóa cho việc hội nhập thành công, cho việc rút ngắn quá trình CNH – HĐH đất nước bắt kịp với các quốc gia khác trên thế giới. Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định đến việc thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế của nước ta sang nền kinh tế tri thức theo tiến trình toàn cầu hóa. Khoa học công nghệ là một yếu tố có thể nói là nó đi vào mọi mặt của đời sống. Nhưng đặc điểm của yếu tố công nghệ là khó xác định sự đóng góp trực tiếp, chỉ được thể hiện thông qua việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố khác như tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị. Do vậy tiểu luận này chỉ xin đưa ra một số vai trò cơ bản của nó có thể nhìn thấy một cách rõ ràng của khoa học công nghệ. Và lĩnh vực của khoa học là rất rộng lớn nên em chỉ xin phân tích về vai trò của công nghệ thông tin với quá trình phát triển kinh tế của nước ta do Công nghệ thông tin là một lĩnh vực mà hiện nay đang phát triển rất nhanh và ứng dụng to lớn vào sản xuất và cả đời sống. Tiểu luận gồm 2 phần: Phần I. Những nội dung cơ bản về khoa học công nghệ và vai trò của khoa học công nghệ với phát triển kinh tế. Phần II. Đánh giá vai trò khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. Với kiến thức còn hạn chế cho nên tiểu luận này còn nhiều thiếu sót mong thầy đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn.

Upload: phanthitraianh

Post on 24-Dec-2015

8 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

hay

TRANSCRIPT

Page 1: vĩ mô

LỜI MỞ ĐẦU

Trong xu thế hội nhập hiện nay thì khoa học và công nghệ là một yếu tố có tác

động to lớn đến việc tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước ta. Nó là chìa khóa

cho việc hội nhập thành công, cho việc rút ngắn quá trình CNH – HĐH đất nước bắt

kịp với các quốc gia khác trên thế giới. Khoa học công nghệ là yếu tố quyết định đến

việc thực hiện mục tiêu chuyển nền kinh tế của nước ta sang nền kinh tế tri thức theo

tiến trình toàn cầu hóa. Khoa học công nghệ là một yếu tố có thể nói là nó đi vào mọi

mặt của đời sống. Nhưng đặc điểm của yếu tố công nghệ là khó xác định sự đóng góp

trực tiếp, chỉ được thể hiện thông qua việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố khác như

tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy

móc thiết bị. Do vậy tiểu luận này chỉ xin đưa ra một số vai trò cơ bản của nó có thể

nhìn thấy một cách rõ ràng của khoa học công nghệ. Và lĩnh vực của khoa học là rất

rộng lớn nên em chỉ xin phân tích về vai trò của công nghệ thông tin với quá trình

phát triển kinh tế của nước ta do Công nghệ thông tin là một lĩnh vực mà hiện nay

đang phát triển rất nhanh và ứng dụng to lớn vào sản xuất và cả đời sống.

Tiểu luận gồm 2 phần:

Phần I. Những nội dung cơ bản về khoa học công nghệ và vai trò của khoa học

công nghệ với phát triển kinh tế.

Phần II. Đánh giá vai trò khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin

với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Với kiến thức còn hạn chế cho nên tiểu luận này còn nhiều thiếu sót mong thầy

đóng góp ý kiến.

Em xin chân thành cảm ơn.

Page 2: vĩ mô

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ VAI TRÒ

CỦA KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG TĂNG TRƯỞNG,

PHÁT TRIỂN KINH TẾ

I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN:

1. Bản chất của tăng trưởng và phát triển kinh tế:

1.1 Tăng trưởng kinh tế:

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng

thời gian nhất định thường là một năm. Trong đó sự gia tăng được thể hiện ở quy mô

và tốc độ. Thu nhập bằng giá trị phản ánh các chỉ tiêu GDP, GNI và được tính cho

toàn bộ nền kinh tế hoặc tính bình quân trên một đầu người.

Như vậy, bản chất của tăng trưởng là sự phản ánh thay đổi về lượng của nền

kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay

việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao do vậy quá trình ấy phải được tạo

nên bởi nhân tố đóng vai trò quyết định là khoa học, công nghệ và vốn nhân lực trong

điều kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý.

1.2 Phát triền kinh tế:

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển

kinh tế được xem là một quá trình biến đổi cả về lượng và chất, nó là sự kết hợp một

cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện hai vấn đề về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia.

Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu thức: Một là, sự gia

tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân đầu

người. Hai là, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế. Đây là tiêu thức phản

ánh sự biến đổi về chất của nền kinh tế một quốc gia. Ba là, sự biến đổi ngày càng tốt

hơn trong các vấn đề xã hội.

1.3 Phát triền kinh tế bền vững:

Vào năm 1987, khái niệm đầu tiên về phát triển bền vững đã được Ngân hàng

Thế giới (WB) đưa ra: Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện

tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn.

Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự

Page 3: vĩ mô

kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: tăng trưởng kinh

tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

2. Lý luận chung về khoa học và công nghệ:

2.1 Khoa học:

Khoa học là tập hợp của những hiểu biết và tư duy nhằm khám phá những

thuộc tính tồn tại khách quan của những hiện tượng tự nhiên và xã hội.

Khoa học thường được phân thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Trong đó khoa học tự nhiên nghiên cứu các sự vật, hiện tượng và quá trình tự nhiên.

Khoa học xã hội thì nghiên cứu các hiện tượng, quá trình và quy luật vận động, phát

triển của xã hội.

2.2 Công nghệ:

Công nghệ1 là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ

và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm hay dịch vụ phục vụ đời

sống xã hội.

Ngày nay, công nghệ thường được coi là sự kết hợp giữa phần cứng và phần

mềm. Phần cứng thể hiện kỹ thuật của phương pháp sản xuất nó gồm các phương tiện

sản xuất và máy móc thiết bị. Phần mềm bao gồm ba thành phần: thứ nhất, là thành

phần con người với những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, tay nghề, thói

quen...trong lao động; thứ hai là thành phần thông tin gồm các bí quyết, quy trình,

phương pháp, dữ liệu, bản thiết kế...; và thành phần cuối cùng là thành phần tổ chức

thể hiện trong việc bố trí sắp xếp, điều phối và quản lý.

Trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng đòi hỏi phải có sự tác động qua

lại lẫn nhau giữa phần cứng và phần mềm. Sự kết hợp chặt chẽ giữa chúng sẽ là điều

kiện cơ bản đảm bảo cho sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong mối quan hệ đó, phần mềm

được coi là xương sống, cốt lõi của quá trình sản xuất thì thành phần con người là

chìa khóa, hoạt động theo những hướng dẫn của thành phần thông tin. Thành phần

thông tin là cơ sở để con người ra quyết định. Thành phần tổ chức có nhiệm vụ liên

kết các thành phần trên, động viên người lao động nâng cao hiệu quả hoạt động sản

xuất.

2.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ:

Tuy khoa học và Công nghệ có nội dung khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ chặt

chẽ, tác động thúc đẩy lẫn nhau. Khoa học không chỉ mô tả khái quát công nghệ mà

còn tác động trở lại, mở đường cho sự phát triển công nghệ. Khoa học tạo cơ sở lý

Page 4: vĩ mô

S

P0

P1

P

O

Q

0

Q1

D2

D1

Q0

Q1Q0 Q

D

P0

P1

O

S

0

S1

S0

thuyết và phương pháp cho ứng dụng, triển khai công nghệ càng mang tính trực tiếp

nhiều hơn.

3.Đổi mới công nghệ:

3.1 Các hình thức đổi mới công nghệ:

3.1.1 Đổi mới sản phẩm:

Đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các

sản phẩm truyền thống của công ty mình hoặc công ty khác. Việc tạo ra một sản phẩm

mới đòi hỏi phải đảm bảo về những điều kiện tiền đề. Tuy nhiên ở các nước phát triển

do hạn chế về điều kiện tiền đề nên thường lựa chọn cải tiến sản phẩm.

Cải tiến sản phẩm thường theo xu hướng hoàn thiện sản phẩm hiện có qua việc

cải tiến các thông số kỹ thuật hoặc thay đổi kiểu giáng,

màu sắc nguyên liệu sản xuất. Ảnh hưởng của cải tiến

sản phẩm thể hiện chủ yếu ở việc tăng phúc lợi xã

hội, điều này khó lượng hóa được nhưng người ta có

thể thấy hiệu quả của nó qua việc dịch chuyển đường

cầu lên trên làm cho giá cả sản phẩm có xu hướng tăng

lên.(Điều này thể hiện ở hình bên)

3.1.2 Đổi mới quy trình sản xuất

Đổi mới quy trình sản xuất có tác dụng làm tăng

năng xuất của máy móc thiết bị dẫn đến năng xuất sản

xuất tăng làm cho cung tăng. Tức đường cung dịch

chuyển sang phải từ đường S0 sang đường S1. Điều

đó có nghĩa sản lượng sản xuất tăng từ Q0 lên Q1

và cho phép tiết kiệm chi phí sản xuất, giá sản phẩm

giảm từ P0 P1

Một trong những xu hướng đổi mới quy trình sản xuất được các nước đang

phát triển quan tâm là thay đổi trình độ kỹ thuật sản xuất.

II.VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỚI TĂNG TRƯỞNG,

PHÁT TRIỂN KINH TẾ:

1.Hàm sản xuất và yếu tố công nghệ

1.1 Hàm sản xuất Cobb_Douglass và tiến bộ công nghệ:

- Hàm sản xuất Cobb_ Douglass: Y = A.Kα.Lß

Kết quả đổi mới quy trình sản xuất

Page 5: vĩ mô

y = f(k)

Năng suất lao động = A.

-Nhận xét:

+ Yếu tố A chính là năng xuất yếu tố tổng hợp TFP: nó thể hiện kỹ năng, tiến

bộ công nghệ và trình độ quản lý.

+ K/L: nó là mức vốn sản xuất bình quân trên một lao động, nó thể hiện kỹ

thuật sản xuất.

+ α: hệ số co dãn sản lượng theo vốn.

Hàm sản xuất Cobb_ Douglass cho thấy năng suất tăng khi hoặc TFC tăng lên

(yếu tố công nghệ) lúc này là phát triển kinh tế theo chiều sâu; hoặc K/L tăng lên lúc

này là phát triển theo chiều rộng. Trong xu hướng hiện nay người ta chú trọng đến

phát triển kinh tế theo chiều sâu nên để phát triển kinh tế bền vũng thì phải tăng yếu

tố năng suất tổng hợp.

1.2 Mô hình Solow và tiến bộ công nghệ:

1.2.1 Mô hình Solow: Mô hình Solow được xây dựng trên tư tưởng tự do của

trường phái Tân cổ điển và kết hợp với mô hình Harrod_Dommar

Trước tiên Solow đã đưa ra một số giả Y/L

thiết đó là: năng suất cận biên của vốn

giảm dần hay là lợi nhuận của vốn giảm

dần và hàm sản xuất được xét là hàm sản K/L

xuất giản đơn, tức là Y = f(K, L). Từ đó ông tiến hành

chia cả hai về của hàm sản xuất cho L được: (thu nhập bình quân một lao động)

y=f(k). Biểu hiện ở hình trên.

Từ trên mô hình có thể rút ra một số nhận xét: khi vốn bình quân cho một lao động

tăng thì sản lượng bình quân cho một lao động cũng tăng nhưng chậm dần do vốn

tăng nhanh hơn lao động nên dẫn tới tình trạng thiếu hụt lao động.

Từ vai trò của vốn đầu tư là tăng tích lũy vốn sản xuất và thay thế vốn sản xuất đang

bị hao mòn dần: I = ∆I + Dp

Áp dụng phương trình: K(t+1)=IT+(1- σ).Kt Ta lại có: It=St=s.Yt

K(t+1)= s.Yt +(1- σ).Kt (1)

Page 6: vĩ mô

s.f(k) + (1- σ).kt

k0 k1 k2 k3 k* k

Để xem xét ảnh hưởng của quy mô lao động/dân số hay tốc độ tăng lao động đối với

tăng thu nhập bình quân ta chia hai vế của phương trình (1) cho L:

k(t+1)= s.yt +(1- σ).kt = s.f(k) + (1- σ).kt

Trong đó: kt+1: tích lũy vốn sản xuất mới năm t+1

s: tỷ lệ tiết kiệm; σ: tỷ lệ khấu hao

k*: mức tích lũy vốn ở trạng thái dừng (1- σ).kt: vốn sản xuất sau khi trừ đi hao mòn.

Một số kết luận được Solow rút ra từ mô hình:

+ Tăng trưởng sẽ giảm dần nếu vốn sản xuất tăng nhanh hơn so với lao động (quy luật năng

suất biên giảm dần).

+ Năng suất cận biên của vốn giảm dần sẽ dẫn tới việc giảm mức tích lũy vốn để phù hợp

với mức tăng lao động do vậy trong dài hạn vốn sản xuất bình quân sẽ cố định ở trạng thái dừng

k*.

+ Nếu tích lũy vốn sản xuất ổn định tới trặng thái dừng nào đấy thì thu nhập bình quân đầu

người cũng ở trạng thái dừng vì “y” là một hàm của k do vậy sẽ dẫn đến không có tăng trưởng

trong dài hạn.

1.2.2 Mô hình Solow trong điều kiện tiến bộ kỹ thuật:

Solow cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng phụ thuộc vào hai yếu tố đó là: thứ nhất những

tiến bộ kỹ thuật của sản xuất; và khả năng tích lũy các yếu tố đầu vào. Tiến bộ kỹ thuật tác động

đến tăng trưởng kinh tế thông qua nâng cao việc sử dụng các yếu tố đầu vào(làm tăng năng suất

và tăng hiệu quả sản xuất).

Theo phần trên ta có phương trình Solow là: K(t+1) = s.Yt + (1 - ).Kt

Ký hiệu:

E: n/s hay hiệu quả của lao động

L.E: lượng lao động có hiệu quả

π: tốc độ tăng trưởng của năng suất (tiến độ kỹ thuật)

n: tốc độ phát triển của lao động

k: tích lũy vốn cho một lao động hiệu quả.

kt+1 = s.yt +(1-σ).kt k*

(1+n).(1+π ).kt+1 = s.yt + (1- σ).kt

Kết luận: Lượng vốn sản xuất trên một đơn vị lao động hiệu quả hội tụ về trạng thái dừng k *.

Mức tăng thu nhập bình quân bằng với mức tăng của tiến bộ kỹ thuật trong dài hạn (y= π).

Do vậy yếu tố tiến bộ kỹ thuật là yếu tố có tác động trực tiếp đến mức tăng trưởng bình quân

trong dài hạn.

Page 7: vĩ mô

2. Vai trò của khoa học và công nghệ:

2.1 Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế:

K.Marx đã dự đoán rằng: đến giai đoạn công nghiệp, việc sản sinh ra sự giàu có thực sự

không phụ thuộc nhiều vào thời gian lao động, mà lại phần lớn phụ thuộc vào tình trạng chung của

khoa học và sự tiến bộ kỹ thuật hay sự vận dụng khoa học vào sản xuất. Như vậy, KH&CN không

chỉ tạo ra công cụ lao động mới, mà cả phương pháp sản xuất mới, do đó mở ra khả năng mới về kết

quả sản xuất và tăng năng suất lao động.

Dưới tác động của kho học và công nghệ, các nguồn lực sản xuất được mở rộng. Mở rộng

khả năng phát hiện, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên; làm biến đổi chất lượng nguồn lao

động. Cơ cấu lao động xã hội chuyển từ lao động giản đơn là chủ yếu sang lao động bằng máy móc,

có kỹ thuật nhờ đó nâng cao năng suất lao động. Mở rộng khả năng huy động, phân bổ và sử dụng

các nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả biểu hiện thông qua quá trình hiện đại hóa các tổ chức

trung gian tài chính, hệ thống thông tin liên lạc, giao thộng vận tải...

Khoa học công nghệ với sự ra đời của các công nghệ mới đã làm cho nền kinh tế chuyển từ

phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu tức là tăng trưởng kinh tế đạt được dựa trên

việc nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất. Với vai trò này, KH&CN là phương tiện để

chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức, trong đó phát triển nhanh các công nghệ

cao, sử dụng nhiều lao động trí tuệ là đặc điểm nổi bật.

2.2 Thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

-Sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN không chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển của các nghành

mà còn làm cho phân công lao động xã hội ngày càng trở nên sâu sắc và đưa đến phân chia ngành

kinh tế thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới. Từ đó làm thay

đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực thể hiện:

- Tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng dần, còn của

ngành nông nghiệp thì ngày càng giảm.

- Cơ cấu kinh tế trong nội bộ mỗi ngành cũng biến đổi theo hướng ngày càng mở rộng quy

mô sản xuất ở những ngành có hàm lượng công nghệ cao. Lao động tri thức ngày càng chiếm tỷ

trọng lớn, mức độ thị hóa cũng ngày càng tăng nhanh. Tất cả trở thành đặc trưng của sự phát triển

khoa học và công nghệ.

2.3 Tăng sức cạnh tranh hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường:

Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Muốn vậy các doanh

nghiệp phải sản xuất những mặt hàng có nhu cầu lớn, tối thiểu hóa các chi phí yếu tố đầu vào, nâng

cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, hình thức sản phẩm..cho phù hợp. Những yêu cầu này

chỉ được thực hiện khi áp dụng tiến bộ KH&CN vào trong sản xuất và kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, việc áp dụng tiến bộ KH&CN đã có những tác động sau:

- Các yếu tố sản xuất như tư liệu sản xuất, lao động ngày càng hiện đại và đồng bộ.

- Quy mô sản xuất mở rộng, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều loại hình doanh

nghiệp mới.

- Tạo ra nhịp độ cao hơn trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Page 8: vĩ mô

- Chiến lược kinh doanh từ chỗ hướng nội, thay thế hàng nhập khẩu sang hướng ngoại,

hướng vào xuất khẩu, từ thị trường trong nước hướng ra thị trường thế giới, tăng sức cạnh tranh trên

thị trường quốc tế.

Ngày nay các nước đi đầu về khoa học công nghệ không chỉ có ưu thế trong cạnh tranh trên

thị trường thế giới, mà còn có ưu thế về xuất khẩu tư bản, chuyển giao KH&CN sang các nước khác.

2.4 Khoa học và công nghệ là một công cụ mạnh đối với phát triển con

người:

Khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ gen...ngày càng

phát triển và được ứng dụng rộng rãi vào các công tác chăm sóc sức khỏe của người

dân. Đã có những bước nhảy vọt trong lĩnh vực y tế nhất là trong việc phát minh ra

những loại thuốc, vắc – xin, các thiết bị y tế... Đồng thời việc phát triển những công

nghệ sạch đã cải thiện môi trường sống của con người, giảm việc ô nhiễm môi

trường...Tất cả những điều này đã góp phần cải thiện sức khỏe của con người, tăng

tuối thọ trung bình.

Khoa học và công nghệ đến với con người thông qua quá trình giáo dục, đào

tạo và hoạt động thực tiễn trang bị cho con người những tri thức và kinh nghiệm cần

thiết để cho họ có thể nhanh chóng thích nghi với các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến

trong sản xuất và đời sống. Mặt khác, do sự thường xuyên đổi mới theo hướng hiện

đại dần của các trang thiết bị sản xuất và đời sống buộc con người phải thường xuyên

học tập, trau dồi kiến thức, chuyên môn để khỏi bị đào thải ra khỏi quá trình sản xuất

xã hội thích ứng với cuộc sống hiện đại. Chính nhờ vậy mà trình độ và chất lượng của

đội ngũ những người lao động trong lực lượng sản xuất không ngừng được nâng cao

và hiện đại hóa.

KH&CN tác động thông qua việc đổi mới sản phẩm, và đổi mới quy trình sản

xuất đã làm tăng quy mô sản xuất; tăng năng suất của máy móc thiết bị. Một mặt

KH&CN kích cầu; mặt khác nó giúp tăng năng suất qua đó tăng cung và từ đó nền

kinh tế tăng trưởng và làm tăng thu nhập bình quân; cải thiện mức sống của người

dân.

2.5 Có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện cơ chế tổ chức, quản lý sản

xuất, kinh doanh:

Trong sản xuất nói riêng, trong mọi hoạt động của xã hội nói chung nếu không

có một cơ chế tổ chức quản lý điều hành hợp lý thì chắc chắn không thể mang lại kết

quả tích cực. Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của công tác tổ chức quản lý và liên kết

các yếu tố trang thiết bị, máy móc, con người và thông tin lại với nhau thành một tổ

Page 9: vĩ mô

hợp vận hành hợp lý, đồng điệu nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định. Nhiệm vụ quan

trọng của quản lý là điều hành, phân phối, sắp xếp đúng người, đúng việc nhờ đó mà

có thể khai thác, phát huy sở trường, sở đoản của từng người, kích thích lợi ích người

lao động để họ có thể bộc lộ hết những khả năng, thế mạnh của mình.

Những công việc thì ngày càng rộng lớn, phức tạp, vừa tỉ mỉ, chi tiết của công

tác tổ chức và quản lý ngày nay đang được thực hiện một cách nhanh chóng hơn, hiệu

quả hơn nhờ có sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông

tin. Khoa học công nghệ ngày nay cũng đã đúc rút và xây dựng nên nhiều những tri

thức, cả tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức và quản lý. Tổ

chức và quản lý đã trở thành một khoa học – khoa học quản lý.

2.6 Góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

của xã hội

Phát triển bền vững hay phát triển lâu bền đang là quan tâm sâu sắc của toàn

nhân loại. KH&CN góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển

bền vững. Những đóng góp có tính chất quyết định của KH&CN vào thúc đẩy sản

xuất, nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh là điều đã quá rõ ràng. Ngoài ra sự

phát triển của KH&CN đã giảm bớt sự lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô

nhiễm môi trường; khắc phục những hậu quả tiêu cực do sản xuất xã hội mang lại

giúp cho tăng trưởng kinh tế không những nhanh mà còn an toàn.

Đối với mục tiêu sinh thái, trước tiên KH&CN cung cấp cho con người những

tri thức về môi trường thiên nhiên, qua đó giúp con người có cơ sở để xây dựng ý

thức sinh thái. KH&CN giúp con người cập nhật được thông tin về môi trường từ đó

con người có thể chủ động phòng tránh, khắc phục để giảm thiểu những hậu quả xấu,

những rủi ro không đáng có.

Bản thân KH&CN đang có tác động rất mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc lên sự

phát triển của xã hội loài người. KH&CN đặc biệt là CNTT góp phần to lớn đối với

công cuộc xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng, bình đẳng trong xã hội, tự do

dân chủ; giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận với các thông tin hơn, tạo ra một cơ chế

phản ánh tiếng nói của người dân đặc biệt là của người nghèo đến chính phủ hiệu quả

hơn, góp phần nâng cao chất lượng của các dịch vụ công.

3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển khoa học công nghệ:

3.1 Môi trường thể chế, chính sách:

Page 10: vĩ mô

Các cơ chế chính sách có tác động là động lực và kích thích cả về cung lẫn

cầu trên thị trường công nghệ.

Về phía cung: chính sách có tác động rất lớn đến nguồn cung của khoa học

công nghệ. Nếu có một cơ chế chính sách thích hợp về chế độ tuyển dụng, đãi ngộ đối

với các nhà khoa học thì chúng ta sẽ thu hút được rất nhiều nhà khoa học và công

nghệ, tránh tình trạng chảy máu chất xám. Chính sách về bản quyền, chính sách ưu

đãi cho các doanh nghiệp phần mềm… Tất cả những chính sách đấy có tác động làm

cho nguồn cung của KH&CN tăng lên, ngược lại sẽ làm cho nguồn cung bị giảm sút.

Về phía cầu: với một môi trường kinh tế tự do cạnh tranh lành mạnh, với việc

đổi mới cơ chế quản lý đối với các doanh nghiệp nhà nước…từ đó tác động buộc các

doanh nghiệp phải đẩy mạnh việc áp dụng khoa học và công nghệ. Với những chính

sách tín dụng ưu đãi, thực hiện chế độ khấu hao nhanh nhằm đẩy nhanh tốc độ đổi

mới công nghệ làm cho nhu cầu khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp tăng

lên kích cầu của khoa học và công nghệ.

3.2 Vốn:

Việc tiến hành nghiên cứu khoa học đòi hỏi rất nhiều vốn: từ đầu tư cho cơ sở

nghiên cứu: trang bị thiết bị, phòng thí nghiệm đến quá trình tiến hành nghiên cứu,

các cuộc thử nghiệm điều tra đều rất cần nhiều kinh phí. Không những thế việc triển

khai để đưa những một số công nghệ mới, ứng dụng các đề tài khoa học – công nghệ

vào trong đời sống cũng đòi hỏi một nguồn kinh phí lớn. Vì vậy vốn có tác động rất

lớn đến việc thúc đẩy sự phát triển của kho học – công nghệ.

Vốn có tác động vào việc tiến hành đổi mới, cải tiến sản phẩm trong các

doanh nghiệp qua việc tiến hành đầu tư cho nghiên cứu. Vốn đầu tư nhiều hay ít quyết

định phần lớn về trang thiết bị, máy móc trình độ khoa học công nghệ của doanh

nghiệp.

3.3 Quan hệ quốc tế:

Quan hệ quốc tế có tác động trực tiếp đến việc hợp tác đầu tư, phát triển khoa

học công nghệ giữa các quốc gia. Nó tác động đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI,

làm tăng số dự án FDI vào trong nước, qua đó những tăng được nguồn vốn đầu tư mà

quan trọng hơn là gia tăng được số công nghệ chuyển giao, đẩy nhanh tiến bộ khoa

học công nghệ.

Quan hệ quốc tế còn tác động đến việc giao lưu, trao đổi giữa các tổ chức

khoa học công nghệ trong nước và các tổ chức khoa học công nghệ nước ngoài, tăng

Page 11: vĩ mô

cường việc thu hút các nguồn tri thức từ bên ngoài để nâng cao năng lực và trình độ

trong nước.

3.4 Nhân lực:

Có thể nói đối với việc phát triển khoa học và công nghệ thì nguồn nhân lực

đóng vai trò tác động trực tiếp. Nguồn nhân lực trong công tác nghiên cứu có tác động

đến chất lượng của các đề tài khoa học và công nghệ được sự chính xác về nghiên cứu

trong khoa học tự nhiên hay khả năng ứng dụng cao trong các nghiên cứu KHXHNV

& KH&CN. Trình độ, khả năng và cả đạo đức của đội ngũ thẩm định các công nghệ

tác động to lớn đến chất lượng của các công nghệ được đưa vào ứng dụng qua đó làm

tăng hiểu quả của các công nghệ tăng trưởng kinh tế.

Trình độ ký thuật, kỹ năng của đội ngũ lao động có tác động đến việc sử dụng

các công nghệ mới có hiệu quả hay không. Một công nghệ tiên tiến nhưng đội ngũ lao

động ở trình đọ thấp thì sẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp có khi không những không

phát huy được hiệu quả của công nghệ mà còn gây ra nhiều thiệt hại to lớn.

CHƯƠNG II

VAI TRÒ CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỐI

VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM

I.TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ VIỆT NAM:

1. Khoa học xã hội và nhân văn:

Các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn đã có tác

động tích cực và đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Về những vấn đề KT-XH: Khoa học xã hội nhân văn cung cấp các luận cứ

khoa học cho quá trình hoạch định đường lối, chiến lược, chính sách phát triển và việc

triển khai thực hiện chúng. Như làm rõ bản chất của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa; các vấn đề xã hội và xu hướng biến đổi xã hội trong tiến

trình đổi mới từ đó xây dựng cơ sở khoa học cho việc lựa chọn chiến lược phát triển

kinh tế xã hội cho các vùng trong giai đoạn 2020.

Về lĩnh vực chính trị, một số đề tài nguyên cứu đưa ra quan niệm mới về Nhà

nước pháp quyền hướng tới một nền chính trị XHCN và Nhà nước XHCN với mục

Page 12: vĩ mô

tiêu là duy trì bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân của Nhà nước, phát

huy cao độ dân chủ XHCN và nâng cao hiệu lực quản lý và điều hành…

Về vấn đề văn hóa, dân tộc, tôn giáo,các đề tài đã đi sâu vào nguyên cứu về

văn hóa, con người và nguồn nhân lực Việt Nam. Một số công trình được đánh giá có

giá trị văn hóa cao như các dự án điều tra, sưu tầm, bảo tồn, khai thác và phát huy các

di sản văn hóa quý báu của dân tộc: dự án tổng thể về Hán nôm, Dự án sử thi Tây

nguyên, Dự án tư liệu văn học Việt Nam 10 thế kỷ…Ngoài ra còn có những đề tài

nguyên cứu dân tộc, tôn giáo ở vùng các dân tộc miền núi phía Bắc, Tây nguyên và

Tây Nam bộ đã được triển khai. Các đề tài về dân tộc tôn giáo đã góp phần giúp đỡ

việc tiến hành thực hiện dự án 133 và 135 phù hợp với văn hóa của các dân tộc; đảm

bảo việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.

Về những vấn đề quốc tế: Một số đề tài nhiệm vụ khoa hoạc đã tiến hành

nghiên cứu dự báo xu hướng phát triển và biến đổi tình hình kinh tế và chính trị quốc

tế, những vấn đề có tính toàn cầu, chiến lược phát triển của các nước lớn, làm rõ các

thách thức, thời cơ phát triển cơ chế tác động của các xu hướng quốc tế đến sự phát

triển của Việt Nam. Kết quả nguyên cứu đã đưa ra nhiều kiến nghị có giá trị, góp

phần xây dựng chính sách đối ngoại, nhất là chính sách kinh tế, lộ trình gia nhập các

tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu

vực của Việt Nam.

2.Khoa học tự nhiên:

Hằng năm có hằng trăm công trình nguyên cứu thuộc hoạt động nghiên cứu cơ

bản. Các đề tài tập trung chủ yếu đi sâu nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến ,

nhất là các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công

nghệ sinh học… Như các đề tài về toán học đã đưa ra một số phương pháp luận về

ứng dụng các mô hình điều kiện, quản lý, dự báo trong công nghệ…Trong tin học đã

cung cấp một số phương pháp phát hiện tri thức từ dữ liệu: phương pháp hỗ trợ phần

mềm, nhận dạng văn bản…Về vật lý đã phát triển một số phương pháp thực nghiệm

mới về nghiên cứu bán dẫn nano, phương pháp mô hình hóa vật liệu tổ hợp…Về hóa

học đã xác định được tính chất và hoạt tính của một số xúc tác trong công nghệ lọc

dầu, quy luật chiết và hiệu ứng tăng cường chiết của các nguyên tố đất hiếm. Về khoa

học sự sống kết quả nghiên cứu về sinh học phân tử , di truyền học đã bước đầu được

ứng dụng trong y học, trồng trọt và chăn nuôi…Đặc biệt các năm gần đây các đề tài

về khoa học trái đất đã tiến hành nghiên cứu xác định các nguyên nhân và cơ chế hình

Page 13: vĩ mô

thành các tai biến địa chất ở vùng núi phía Bắc và đề xuất các giải pháp phòng tránh;

đã tiến hành nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp phòng tránh,

hạn chế lũ lụt, đánh giá các tác nhân gây lũ lụt và xây dựng các bản đồ chuyên cảnh

báo lũ lụt.

3.Tác động của khoa học công nghệ trong các ngành Kinh tế quốc dân:

Kết quả trong các chương trình khoa học công nghệ đã góp phần tích cực làm

tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, nông – lâm – thủy sản, bưu

chính –viễn thông và y tế.

Trong nông nghiệp, các nhà khoa học đã tạo được hàng trăm giống cây trồng,

vật nuôi, đưa máy móc vào trong sản xuất cơ giới hóa, điện khí hóa nông nghiệp làm

tăng năm suất nông nghiệp. Mặc khác việc nâng cấp đầu tư công nghệ trong việc bảo

quản nông sản phẩm đã góp phần nâng cáo giá trị của hàng hóa nông sản, làm tăng

thu nhập cho người nông dân.

Trong lâm nghiệp, nhờ áp dụng khoa học công nghệ nhiều địa phương, lâm

trường, nông dân đã trồng rừng kinh tế có lãi. Đặc biệt công nghệ gen đã góp phần

giữ lại những giống cây lâm nghiệp quý hiếm.

Trong thủy sản1, khoa học công nghệ đã góp phần đáng kể giúp ngành thủy

sản đạt sản lượng xuất khẩu gần 7 tỷ USD/năm (năm 2013). Gần đây, chúng ta đã

thành công trong việc sản xuất các giống cua biển, ốc hương, cá song…mở ra triển

vọng mới cho phát triển sản xuất các mặt hàng có giá trị kinh tế cao.

Trong Y tế2, khoa học công nghệ đã tập trung vào 2 hướng quan trọng là chăm

sóc sức khỏe cộng đồng và ứng dụng công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị.

Kết quả nổi bật nhất là chúng ta đã có 4 nhà máy sản xuất vacxin đạt chuẩn quốc tế,

đã làm chủ việc sản xuất 11 loại vacxin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng,

thay thế trên 80% vacxin nhập ngoại góp phần giảm tỷ lệ mắc một số bệnh.

Trong công nghiệp, đã làm chủ được các công nghệ trong ngành cơ khí và tự

sản xuất được các thiết bị công nghệ gia công, công nghệ hàn, công nghệ sơn, mạ và

ứng dụng các phần mềm chuyên dụng trong thiết kế và sản xuất các sản phẩm cơ

khí…làm tăng năng xuất sản xuất, các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chi

phí sản xuất giảm. Nhiều ngành công nghiệp mới ra đời, các ngành công nghiệp tăng

trưởng với tốc độ cao.

1 www.tapchitaichinh.vn2 Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vacxin và sinh phẩm y tế

Page 14: vĩ mô

Trong giao thông vận tải, nhờ đổi mới công nghệ, trong đó có nhiều công

nghệ và thiết bị do trong nước nghiên cứu tạo ra, ngành đã có nhiều thành quả. Ví dụ

ngành đóng tàu đã có bước tiến vượt bậc, trong kế hoạch sản xuất kinh doanh năm

2014 của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) dự kiến: tổng giá trị sản lượng

tăng 120% so với năm 2013; giá trị tổng sản lượng dự kiến 7.458 tỷ đồng.

Trong xây dựng, từ chỗ tiếp nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ, đến nay

đã có khả năng tự thiết kế và thi công bằng các công nghệ tiên tiến nhất. Nhờ vậy các

sản phẩm của ngành xây dựng có thể cạnh tranh được với hàng ngoại đồng thời duy

trì được tốc độ tăng trưởng cao.II. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

NƯỚC TA:

1. Tổng quan chung về công nghệ thông tin:

1.1 Khái niệm và các thành phần của công nghệ thông tin:

Nhìn một cách toàn diện công nghệ thông tin gồm ba phần: tin học, viễn thông và quản trị.

Về cơ bản, tin học lo việc xử lý dữ liệu, viễn thông lo việc nhận và phát dữ liệu, còn quản lý quyết

định dữ liệu nào cần nhận, phát hay xử lý. Nói một cách rõ hơn thì quản lý chọn loại dữ liệu nào để

nhận, xử lý thành thông tin, rồi phát thông tin đó đi. Về mặt thực tế, công nghệ thông tin bao gồm tất

cả các hoạt động liên quan tới ba lĩnh vực đó, về phần cứng cũng như phần mềm; phần mềm ở đây

được hiểu theo nghĩa tổng quát bao gồm cả các dịch vụ kèm theo. Chính vì tính bao trùm này mà

công nghệ thông tin đã xâm nhập vào nền kinh tế của mọi nước.

Công nghệ thông tin là ngành công nghệ cao cơ bản có vai trò đặc biệt trong lực lượng sản

xuất mới đặc trưng cho thời đại mới, thời đại thông tin.

1.2 Tác động của công nghệ thông tin:

1.2.1 Phân tích đánh giá các nguồn lực:

Công nghệ thông tin góp phần tác động đến việc tiến hành phân tích đánh giá các nguồn lực

của đất nước – các nguồn lực tự nhiên và cả các nguồn nhân lực; các nguồn tài nguyên tái tạo lẫn

không tái tạo được: nguồn tài nguyên thiên nhiên như tài nguyên rừng, thủy hải sản, tài nguyên

khoáng sản...

Công nghệ thông tin với các thiết bị tiên tiến của mình, đặc biệt là internet và viễn thông đã

góp phần làm cho quá trình phân tích và đánh giá các nguồn lực được dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn,

chính xác hơn.

1.2.2 Sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực:

Không những, công nghệ thông tin góp phần to lớn vào việc phân tích và đánh giá các nguồn

lực mà nó còn có tác dụng giúp sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực. Thông qua hệ thống

máy tính việc kiểm soát sử dụng nguồn lực chính xác đúng định hướng tránh lãng phí.

Đặc biệt với ngồn nhân lực, việc kiểm soát bằng máy tính, đánh giá năng lực từ đó có thể

phân công đúng người đúng việc. Qua hệ thống thông tin người lao động có thể tìm kiếm thông tin

Page 15: vĩ mô

về công việc phù hợp với mình một cách nhanh chóng cũng như các doanh nghiệp có thể tuyển dụng

những lao động như mong muốn dễ dàng hơn.

1.2.3 Phát triển viễn thông và thông tin liên lạc nói chung:

Trong xã hội ngày nay viễn thông và thông tin liên lạc là một phần tất yếu không thể thiếu

được của đời sống con người, ngoài ra thông tin có một vị trí cực kỳ quan trọng, mang tính quyết

định đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Công nghệ thông tin phát triển góp phần

làm cho việc liên lạc ngày càng dễ dàng hơn rút ngắn khoảng cách tương đối của thế giới, nó cũng

góp phần làm tăng đường truyền viễn thông nhanh hơn.

Công nghệ thông tin cũng tác động làm phát triển mạnh thông tin quốc gia, mạng truyền

thông, mạng máy tính, mạng quốc tế; kết nối mọi người gần nhau hơn, thông tin cập nhật kịp thời,

chính xác hơn.

1.2.4 Đối với hoạt động quản lý:

Nhờ có sự trợ giúp của CNTT thông qua mạng internet, các máy tính điện tử mà người ta đã

tiến hành công tác tổ chức quản lý một cách sâu sắc, toàn diện cả ở tầm vĩ mô lẫn ở tầm vi mô. Các

thông tin mệnh lệnh từ người quản lý có thể trực tiếp đi đến người bị quản lý bằng mạng máy tính

mà không phải qua các khâu trung gian nhờ vậy các mệnh lệnh, thông tin vừa được chuyển tải

nhanh chóng, lại vừa không bị thất lạc trên đường đi. Do vậy các hoạt động quản lý như quản lý

kinh tế, quản lý hành chính, quản lý môi trường được dễ dàng và có hiệu quả hơn.

2. Việt Nam trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới:

2.1 Chỉ số phát triển CNTT-TT:

Trong báo cáo đánh giá về xã hội thông tin của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), chỉ số

phát triển CNTT-TT của Việt Nam năm 2012 tiếp tục tăng 5 bậc, từ 86/152 lên 81/161, vươn lên

xếp vị trí thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 12/27 nước châu Á – Thái Bình Dương.

Nếu tính cả giai đoạn 10 năm (2002-2012), Việt Nam đã bức phá ngoạn mục từ vị trí 107 lên vị

trí 81 tăng 26 bậc. Việc xếp hạng về chỉ số phát triển CNTT-TT này được đánh giá dựa trên 3

yếu tố chính là truy cập mạng, ứng dụng CNTT và kỹ năng CNTT, trong đó Việt Nam được ITU

đánh giá cao về ứng dụng CNTT với thứ hạng 76/161 (năm 2012).

Bảng liệt kê xếp hạng về chỉ số phát triển CNTT-TT (IDI) của Việt Nam và các nước trong

khu vực Đông Nam Á trong 10 năm qua

TT

Năm

Tên nước

2012 2010 2008 2007 2002

ĐiểmXếp

hạngĐiểm

Xếp

hạngĐiểm

Xếp

hạngĐiểm

Xếp

hạngĐiểm

Xếp

hạng

1 Xin – ga - po 7,66 12 7,47 10 6,95 14 6,57 15 4,83 16

2 Bru-nây 4,95 57 4,85 57 5,07 42 4,80 41 3,27 41

3 Ma-lai-xi-a 4,82 58 4,63 57 3,96 56 3,79 52 2,74 50

4 Việt Nam 3,68 81 3,41 86 3,05 86 2,61 92 1,59 107

5 Thái Lan 3,41 92 3,29 89 3,27 76 3,44 63 2,17 70

6 Phi-líp-pin 3,19 94 3,04 94 2,87 90 2,63 91 2,07 79

7 In–đô-nê–xi-a 3,19 95 3,01 97 2,46 107 2,13 108 1,54 109

Page 16: vĩ mô

8 Lào 1,99 120 1,84 120 1,74 118 1,60 117 1,05 125

9 Cam-pu-chia 1,96 121 1,88 119 1,70 120 1,53 121 1,04 126

10 Mi-an-ma 1,67 131 1,65 129 1,71 119 1,57 119 1,64 104

11 Đông Timo - - - - - - - - - -

Tổng số nước đánh giá 161 152 159 154 154

Ghi chú “-“ chưa xếp hạng

2.2 Tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm:

Theo Nghiên cứu về tình hình Vi phạm bản quyền Phần mềm Toàn cầu BSA, năm 2011,

Việt Nam có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính là 81%, giảm 2% trong hai năm liên tiếp,

so với mức 83% năm 2010 và 85% năm 2009.Giá trị thương mại của phần mềm bị vi phạm bản

quyền là 395 triệu US$, giảm 4% so với năm trước.

2.3 Chỉ số sẵn sàng kết nối: (NRI)

NRI là “mức độ chuẩn bị của một nước hay cộng đồng để tham gia và hưởng lợi từ các phát

triển của CNTT”. Chỉ số này do WEF công bố và được tính từ 4 yếu tố: sự sẵn sàng của chính phủ,

sẵn sàng của người dân, sẵn sàng của doanh nghiệp và tác động của CNTT-TT (mới được bổ sung

trong báo cáo năm 2012).

Xếp hạng NRI của Việt Nam qua các năm(từ 2001 đến 2013):

TT

Năm

Tên nước

2013 2012 2011 2005 2001

ĐiểmXếp

hạngĐiểm

Xếp

hạngĐiểm

Xếp

hạngĐiểm

Xếp

hạngĐiểm

Xếp

hạng

1 Xin – ga - po 5,96 2 5,86 2 5,59 2 1,89 2 5,47 8

2 Ma-lai-xi-a 4,82 30 4,80 29 4,74 28 0,93 24 3,82 36

3 Thái Lan 3,86 74 3,78 77 3,89 59 0,35 34 3,58 43

4 In–đô-nê–xi-a 3,84 76 3,75 80 3,92 53 -0,36 68 3,24 59

5 Việt Nam 3,74 84 3,70 83 3,90 55 -0,47 75 2,42 74

6 Phi-líp-pin 3,73 86 3,64 86 3,57 86 -0,37 70 3,27 58

7 Cam-pu-chia 3,34 106 3,32 108 3,23 111 -1,03 104 - -

8 Đông Timo 2,72 134 2,84 132 2,72 136 - - - -

9 Bru-nây - - - - - - - - - -

10 Lào - - - - - - - - - -

11 Mi-an-ma - - - - - - - - - -

Tổng số nước đánh giá 144 142 138 115 75

Ghi chú: “-“ chưa xếp hạng

2.4 Sếp hạng về chính phủ điện tử

Chỉ số CPĐT do năng lực và mức độ sẵn sàng của từng quốc gia trong việc xây dựng

CPĐT dựa trên nền tảng CNTT và truyền thông phát triển đất nước. Năng lực được đánh giá qua

mức độ đầu tư tài chính, hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách, tổ chức quản lý; còn mức độ sẵn sàng

được đánh giá qua khả năng cung cấp thông tin và tri thức cho dân chúng và doanh nghiệp.

Page 17: vĩ mô

Báo cáo mới nhất của UNPAN (mạng lưới trực tiếp về hành chính công và tài chính của

Liên Hợp Quốc) công bố cho thấy: sau 10 năm phát triển, thứ hạng của Chính phủ điện tử Việt Nam

đã tăng 14 bậc, từ xếp hạng 97 vào năm 2003 lên 83 năm 2012 trên tổng số 150 nước trên thế giới

được xếp hạng và xếp thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á. Báo cáo đánh giá chỉ số Chính phủ điện tử dựa

trên 3 yếu tố: Dịch vụ công trực tuyến, cơ sở hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực. Trong chỉ số

này, Việt Nam được thế giới đánh giá cao về các dịch vụ công trực tuyến.

Bảng liệt kê xếp hạng về Chính phủ điện tử của Việt Nam và các nước Đông Nam Á từ

2003 – 2012.

TT

Năm

Tên nước

2012 2010 2008 2005 2003

ĐiểmXếp

hạngĐiểm

Xếp

hạngĐiểm

Xếp

hạngĐiểm

Xếp

hạngĐiểm

Xếp

hạng

1 Xin – ga - po 0,8474 10 0,7476 11 0,7009 23 0,8503 7 0,746 12

2 Ma-lai-xi-a 0,6703 40 0,6101 32 0,6063 34 0,5706 43 0,524 43

3 Bru-nây 0,6250 54 0,4796 68 0,4667 87 0,4475 73 0,459 55

4 Việt Nam 0,5217 83 0,4454 90 0,4558 91 0,3640 105 0,357 97

5 Phi-líp-pin 0,5130 88 0,4637 78 0,5001 66 0,5721 41 0,574 33

6 Thái Lan 0,5093 92 0,4653 76 0,5031 64 0,5518 46 0,446 56

7 In–đô-nê–xi-a 0,4949 97 0,4026 109 0,4107 106 0,3819 96 0,422 71

8 Lào 0,2935 153 0,2637 151 0,2383 156 0,2421 147 0,192 149

9 Cam-pu-chia 0,2902 155 0,2878 140 0,2989 139 0,2989 128 0,264 134

10 Mi-an-ma 0,2703 160 0,2818 141 0,2922 144 0,2959 129 0,280 126

11 Đông Timo 0,2365 170 0,2273 162 0,2462 155 0,2512 144 0,087 169

Bính quân khu vực

Châu Á

0,4992 0,4424 0,4290 0,4388 -

Bình quân thế giới 0,4882 0,4406 0,4514 0,4267 -

Tổng số nước đánh

giá190 183 192 191 173

Ghi chú: “-“ không có số liệu

2.5 Gia công phần mềm – dịch vụ:

Tháng 3/2004, CIO Insight công bố báo cáo Global Outsoureing 2005 đánh giá thực trạng và

tiềm năng các nước trong lĩnh vực gia công phần mềm. Trong báo cáo này công bố 2 chỉ số: Global

Opportunity Rank (GOI – Chỉ tiêu về khả năng gia công phần mềm 2005) và Future Opportunity

Rank (FOI – Chỉ tiêu về tiềm năng gia công phần mềm năm 2015).

Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia theo Global Opportunity Rank không có tên Việt Nam.

Trong bảng xếp hạng theo Future Opportunity Rank, Việt Nam xếp thứ 17/30. Việt Nam được đánh

giá cao về tiềm năng của nguồn nhân lực trẻ và các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp

phần mềm của nhà nước.

3. Thực trạng công nghệ thông tin ở Việt Nam

3.1 Thị trường công nghệ thông tin Việt Nam

Page 18: vĩ mô

Thi trường CNTT Việt Nam năm 2012 đạt con số 25.458 triệu USD, tăng trưởng 86,3% so

với năm 2011, trong đó phần cứng tăng 103,2%, phần mềm dịch vụ tăng 3,13%, nội dung số tăng

6,0%.

Thị trường CNTT Việt Nam 2008-20123

Doanh thu công nghiệp CNTT (Triệu

USD)2008 2009 2010 2011 2012

Tăng

trưởng

Tổng doanh thu công nghiệp CNTT 5.220 6.167 7.629 13.663 25.458 86,3%

Trong

đó:

Công nghiệp phần cứng 4.100 4.627 5.631 11.326 23.015 103,2%

Công nghiệp phần mềm 680 850 1.064 1.172 1.208 3,1%

Công nghiệp nội dung số 440 690 934 1.165 1.235 6,0%

3.2 Tình hình xuất khẩu:

Năm 20124, theo số liệu của Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thiết bị tin học

của Việt Nam được đánh giá là cao nhất từ trước đến nay. Xuất nhập khẩu CNTT-TT (Triệu USD) 2008 2009 2010 2011 2012

Trong

đó:

Kim ngạch xuất khẩu linh kiện, sản phẩm,

thiết bị phần cứng, máy tính, điện tử, viễn

thông

2.807 3.370 5.666 10.893 22.916

Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, sản phẩm,

thiết bị phần cứng, máy tính, điện tử viễn

thông

5.710 6.527 7.638 10.465 19.443

3.3 Công nghiệp phần mềmDoanh thu công nghiệp CNTT Việt Nam năm 2013 đạt trên 39,5 tỷ USD, tăng 55,3% so với

năm 2012 nhờ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử tăng 59,7% với doanh thu trên 36,7 tỷ USD và chiếm tới 93% tổng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT.

Công nghiệp phần mềm và nội dung số cũng tăng trưởng mạnh, lần lượt là 12,7% và 13,9%. Xuất khẩu sản phẩm CNTT năm 2013 đạt 34,76 tỷ USD, tăng trên 51,7% so với năm 2012. Đặc biệt, trong lĩnh vực CNTT, Việt Nam đã xuất siêu 8,4 tỷ USD trong năm 2013.

3.4 Viễn thông Internet:Tính đến ngày 26/12/20135, tổng doanh thu viễn thông ước đạt 9,9 tỷ USD. Tổng số thuê bao

điện thoại đạt 105 triệu thuê bao, trong đó di động chiếm 93%; hơn 31 triệu người sử dụng Internet; tổng số thuê bao Internet băng rộng (xDSL) đạt hơn 5,17 triệu thuê bao; tổng băng thông kết nối Internet trong nước đạt 613,8Gb/s và tổng băng thông kết nối Internet quốc tế đạt 549Gb/s; hơn 263.000 tên miền “.vn” đã đăng ký và Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1 Đông Nam Á về số lượng sử dụng tên miền cấp cao mã quốc gia, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 172% năm; tổng số tên miền tiếng Việt đã đăng ký đạt gần 950.000; tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp đạt trên 15,5 triệu địa chỉ.

Năm 2013, Việt Nam nằm trong Top 10 nước châu Á có tốc độ tăng trưởng người dùng Internet nhanh nhất khu vực châu Á, đạt 33,19 triệu người; Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á và thứ 99/193 quốc gia về Chính phủ điện tử trong năm 2013 với 100% cơ quan

3 Nguồn: Cục quản lý đăng ký kinh doanh, bộ kế hoạch đầu tư.4 Nguồn: Tổng cục Hải quan5 Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của Bộ TT&TT

Page 19: vĩ mô

nhà nước có trang/cổng thông tin điện tử, cung cấp hơn 100.000 dịch vụ công trực tuyến các loại phục vụ người dân và doanh nghiệp.

4.Vai trò của công nghệ thông tin với quá trình phát triển của Việt Nam

4.1 Đối với hội nhập kinh tế quốc tế:

Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay cả ở khu vực và quốc tế thì Công

nghệ thông tin và đặc biệt là thương mại điện tử được coi là chìa khóa để nước ta thực

hiện hội nhập. Việc thực hiện kết nối Internet, thương mại điện tử, việc nâng cao

đường truyền, giảm giá cước đã đưa con người Việt Nam tiến gần với thế giới; tiến

hành xây dựng chính phủ điện tử đã nâng vị thế của Việt Nam lên trong con mắt của

các quốc gia trên thế giới. Việc phát triển tin học, thương mại điện tử tạo thành tác

động to lớn chứng tỏ nền kinh tế ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường tự do cạnh

tranh lành mạnh. Đồng thời từ năm 2000 trở lại đây, trong tiêu chí đánh giá năng lực

cạnh tranh quốc gia, diễn đàn Kinh tế thế giới đã tăng tầm quan trọng của KH&CN

đặc biệt là CNTT thông qua việc nâng tỷ trọng về năng lực công nghệ từ 1/7 lên 1/3

tổng số điểm đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia, với tốc độ tăng trưởng CNTT

của nước ta được đánh giá là một trong những nước cao nhất thế giới đã góp phần

giúp Việt Nam được các nước đánh giá là rất có tiềm năng để phát triển và hội nhập

kinh tế thế giới.

4.2 Đối với tăng trưởng kinh tế:

Cùng với việc tác động đến các ngành kinh tế quốc dân làm tăng năng suất

của các ngành này góp phần vào việc đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra. Năm

2013 ước tính tổng doanh thu công nghiệp CNTT Việt Nam đạt khoảng 37 tỷ USD,

tăng khoảng 45% so với tổng doanh thu năm 2012 và gấp gần 3 lần tổng doanh thu

công nghiệp CNTT năm 2011. Và trong tổng số 37 tỷ USD doanh thu công nghiệp

CNTT năm 2013, có 34 tỷ USD là doanh thu từ công nghiệp phần cứng và doanh thu

của công nghiệp phần mềm, dịch vụ chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD, đóng góp của CNTT

vào tăng trưởng GDP ngày càng lớn. CNTT tác động đến tăng trưởng thông qua việc

tác động đến năng suất, tăng trưởng của các doanh nghiệp bằng việc ứng dụng công

nghệ của mình vào việc sử dụng hiệu quả nguồn lực, giảm chi phí sản xuất dẫn đến

giảm giá thành tăng lợi nhuận. Đặc biệt là tác động to lớn của thương mại điện tử

(TMĐT): theo các chuyên gia, ứng dụng TMĐT giúp DN giảm 50% chi phí giao dịch,

tăng 20%-30% lợi nhuận, mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh, tiết

kiệm được thời gian, vừa tăng cơ hội tiếp xúc với các đối tác, bạn hàng; thương mại

Page 20: vĩ mô

điện tử mới ra đời sẽ góp phần đáng kể trong công tác xúctiến thương mại. Bởi vì

thương mại điện tử đem lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp.

4.3 Đối với quản lý:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý đã giúp cho việc quản lý

có hiệu quả hơn. Hiện nay chúng ta đang tiến hành việc đưa quản lý bằng tin học vào

tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp, góp phần tăng hiệu quả

quản lý, đặc biệt việc ứng dụng CNTT vào quản lý đã hạn chế thất thoát, lang phí

nguông lực. Ví dụ như vai trò của CNTT đối với quản lý trong ngành Tài chính,

Thuế, Hải quan, Hàng không, Điện lực…Nếu xét về số lượng các lĩnh vực đã có ứng

dụng CNTT thì hiện nay có trên 70% các lĩnh vực quản lý của ngành đã được ứng

dụng CNTT thông qua các chương trình ứng dụng, 100% các lĩnh vực đều sử dụng

máy tính để hỗ trợ công việc. Hiện tại nếu không có hệ thống máy tính và các chương

trình ứng dụng thì nhieuf hệ thống tác nghiệp như: Ngân sách nhà nước, kho bạc nhà

nước, quản lý thuế, quản lý công sản, quản lý nợ nước ngoài, quản lý nội bộ…gần

như không hoạt động được.

4.4 Đối với các vấn đề giáo dục, y tế văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng:

Việt Nam với một nền văn hóa đa dạng với hơn 54 dân tộc, CNTT đã góp

phần đưa các dân tộc lại gần nhau hơn, hiểu rõ về bản sắc văn hóa của các dân tộc anh

em thông qua các trang Web, các chương trình về dân tộc thiểu số.

Đồng thời Internet là nguồn cung cấp thông tin rất phong phú về các lĩnh vực

chuyên ngành, giúp cho cộng đồng có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu về các lĩnh vực kinh

tế, văn hóa, xã hội. Thông tin cập nhật về các tin tức, chủ trương, chính sách thuộc

các lĩnh vực chuyên ngành, liên quan đến sự phát triển, tính ổn định trong đời sống và

làm ăn của cộng đồng đang trở thành nguồn lực quan trong mang lại giá trị mới cho

cộng đồng và xã hội, làm cho những công việc của Chính phủ trở nên gần gủi hơn với

cộng đồng. Thông qua thông tin, người dân cũng biết để tuân thủ, chấp hành và theo

dõi việc thực hiện những quy định do chính quyền ban hành của cán bộ, công chức

địa phương.

Bưu điện văn hóa đã được kết nối Internet, tạo điều kiện cho Thanh thiếu niên

nông thôn tiếp cận công nghệ thông tin, tham gia học từ xã, luyện thi từ xa, học qua

mạng…ở đây người dân được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông và được đọc

miễn phí các loại sách, báo: pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ

Page 21: vĩ mô

thuật…góp phần nâng cao dân trí từ đó tác động giúp đỡ việc thực hiện công bằng và

công tác xóa đói giảm nghèo.

CNTT có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở nước ta,

ứng dụng CNTT trong giáo dục, phát triển đào tạo trực tuyến, sách giáo khoa điện tử

và học tập tương tác, nền giáo dục có thể thay đổi từ phương thức truyền thụ kiến

thức sang phát triển năng lực cá nhân. Thông qua việc hiện đại hóa phương tiện giảng

dạy, thành lập các trung tâm thư viện có nối mạng trực tuyến giúp cho học viên tiếp

cận được với nhiều thông tin từ cuộc sống.

Đối với y tế, CNTT góp phần to lớn vào việc thực hiện chữa bệnh từ xa; phổ

biến các thông tin về các loại bệnh cách phòng tránh các loại bệnh đó góp phần nâng

cao hiểu biết của người dân như: thông tin về đại dịch gia cầm, tác hại của HIV, bệnh

gan, sốt xuất huyết…nó còn góp phần nâng cao việc hợp tác giữa các bệnh viện, giáo

sư bác sĩ trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả trong chữa bệnh, nghiên cứu

vắcxin, thuốc chữa bệnh.

CNTT góp phần giúp cho người lao động và các doanh nghiệp tiếp cận với

nhau một cách dễ dàng hơn từ đó giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu nguồn lao

động (phù hợp) của doanh nghiệp như: Việc tuyển dụng và tìm kiếm việc làm trên

mạng Internet ngày càng phổ biến và đa dạng hình thức.

Trong công tác nghệ thuật, CNTT giúp cho việc sáng tác được dễ dàng hơn

đặc biệt là trong điện ảnh – ngành nghệ thuật thứ 7: kỷ xảo điện ảnh, CNTT đã nâng

cao chất lượng các phim của Việt Nam được công chúng hết sức hoan nghênh và

giành được nhiều giải cao trong các liên hoan phim quốc tế. CNTT còn giới thiệu các

tác phẩm mới giúp cho người dân nắm bắt được các thông tin. Việc xây dựng các kho

thư viện sách, phim, nhạc trực tuyến giúp người dân tiếp cận dễ dàng với các tác

phẩm hơn và có thể thưởng thức chúng tại nhà mà không phải đến rạp chiếu công

cộng. CNTT còn giúp tuyên truyền cho các tác phẩm hay bổ ích đến với người đọc,

người xem…Công nghệ thông tin cũng đã được áp dụng cả vào trong quốc phòng an

ninh, chúng ta đã thực hiện các đề án đưa CNTT vào trong quân sự, quốc phòng để

đảm bảo an ninh trong giai đoạn mới giai đoạn mà tội phạm về CNTT bùng nổ phát

triển.

KẾT LUẬN

Page 22: vĩ mô

Công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ nói chung có vai trò vô

cùng quan trọng, nó là yếu tố nguồn lực đầu vào cho sản xuất, không những thế nó

còn tác động giúp nâng cao hiệu quả sử dụng của các yếu tố nguồn lực khác. Nó có

đóng góp quan trọng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng như giải quyết các

vấn đề xã hội.

Đặc biệt trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới hiện nay,

khoa học công nghệ và công nghệ thông tin càng phát huy vai trò của mình giúp

chúng ta hội nhập nhanh hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

trong quá trình hội nhập.

Với vai trò quan trọng như vậy tuy nhiên việc phát triển khoa học công nghệ

và công nghệ thông tin ở Việt Nam chưa lâu và còn nhiều bất cập nên để đạt được

mục tiêu đưa nền kinh tế nước ta thành nề kinh tế tri thức thì chúng ta phải nâng cao

vai trò của khoa học công nghệ trong quá trình phát triển từ đó góp phần phát triển

kinh tế.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh tế phát triển

2. Khoa học công nghệ một số nhận thức làm biến đổi con người

3. Sách trắng về CNTT &TT Việt Nam năm 2013.

4. Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của Bộ TT&TT

5. Thông tin trên Internet